Ngày 04-02-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày Tềt: Tuổi Già - Đạo Hiếu
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
16:18 04/02/2011
THÂN TÂM MẠNH KHỎE # 9

Ngày Tết - Tuổi Già - Đạo Hiếu

Thượng Đế dạy: “Ngươi hãy thờ kính Cha Mẹ”

( Chia sẻ Ngày Mồng 2 Tết: Mt 15, 4)

“Hãy tôn kính cha mẹ,…để ngươi được hạnh phúc và hưởng thụ trên mặt đất này”. (Ep 6, 2)

“Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận; nhưng hãy giáo dục chúng. .bằng cách khuyên răn và sửa dạy”. (Ep 6, 4)

Ngày Tết tới, người Việt nam ta ai cũng nghĩ tới Đạo Hiếu và Tuổi Gìa. Văn hóa Việt Nam luôn kính lão đắc thọ, kính trọng tuổi gìa. Ngày Tết mọi người chúc nhau: “PHÚC-LỘC-THỌ”

1- Muốn được sống lâu: Là con cháu nên biết tính ông bà, vì mong được kính trọng, chiều chuộng. Ca dao, Tục ngữ có câu:

Trẻ cậy cha, già cậy con - Trẻ dưỡng cây, già cây dưỡng – Già được bát canh, trẻ được manh áo mới. Nếu con cháu nó không làm được những điều trên thì bố mẹ cũng đừng vì đó mà buồn phiền, nhưng luôn vui vẻ, không than trách, không giận hờn. Vì giận hờn sẽ phát sinh ra nhiều bệnh tật, giảm tuổi thọ.

2- Lão giả an tri: Đừng để cho các cụ bị tủi thân, vì các cụ chỉ muốn lão giả an tri, cảm thấy mình bị hất hủi, sinh ra tủi nhục. Trên thực tế, các cụ chẳng muốn trẻ chưa qua, già đẽ đến hay cảnh cha già con mọn, già vừa lấm lén, thân đã ra hèn.

3- Tuổi gìa sinh tật. Tật đây có thể hiểu nhiều nghĩa: tật hư thói xấu, bệnh tật, cũng có câu: Trẻ đeo hoa, già mang tật, hay là: Tuổi già trái chứng, hoặc: Tuổi già sinh tật như đất sinh cỏ.

Như vậy đừng tưởng mình là gì mà dễ tức giận, trách con cháu. Hãy vui nhận những bất toàn của mình, để con cháu vui lòng, và mình được vui tươi sảng khoái tâm hồn sẽ ít bệnh và sống lâu hơn.

4- Tuổi già có đáng sợ không?

Dù sống ở xã hội văn minh vật chất, người ta vẫn sợ tuổi già, vì tuổi già đã mất sự kính trọng., không còn tinh thần kính trên nhường dưới, tôn ti đẳng cấp nữa. Trong xã hội vật chất với lợi nhuận này, người ta chỉ để ý đến: tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ lanh lợi tháo vát…Trong khi đó coi tuổi gìa là lỗi thời, tuổi gìa về vườn. tuổi gìa mất thế, tuổi già mất chỗ. Nhưng ở Hoa kỳ thì tuổi già thấy có thế, tuổi già có chỗ. Có chỗ làm việc, có chổ sinh hoạt, trò truyện nghỉ ngơi tại Hội Cao niên…

5- Hiếu thảo với cha mẹ già: Đôi khi con cháu thiếu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, đã quên câu: Cha mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày. Nhiều khi vì kế sinh nhai đã quên lãng: Cha mẹ xiêu vẹo lều tranh,, đói no không biết, rách lành chẳng hay. Còn có trường hợp: Cha mẹ nói một, con cãi mười. Chẳng còn có kỷ cương gì nữa: Con người có bố có ông, như cây có cội như sông có nguồn.

6- Hãy nói và làm cho nhau bây giờ: Tới đây, tôi nhớ một tác giả vô danh đã viết những lời vàng ngọc như sau, thiết tưởng mọi người nên thực hiện hôm nay:

a/ Tôi thà có một bông hoa nhỏ từ vườn của bạn bè, còn hơn những cánh hoa tuyển chọn khi đời tôi kết thúc trên mặt đất này.

b/ Tôi thà được nghe một lời thân ái, còn hơn những lời tâng bốc khi tim ngừng đập.

c/ Tôi thà được nhận những nụ cười yêu thương và chân thành từ bạn bè, còn hơn những giọt nước mắt rơi quanh quan tài, khi từ giã cõi đời.

d/ Hãy mang đến cho tôi mọi cành hoa của bạn hôm nay, dù hồng, dù trằng hay đỏ, tím. Thà có một nụ hoa hôm nay, còn hơn một xe tải đầy hoa lúc lìa đời.

Quý vị có mắc nợ ông bà, cha mẹ, hay bạn bè nào một lời cám ơn hoặc tỏ lòng quý mến không? Đừng trì hoãn nữa, Hãy nói ngay và làm cho họ hôm nay. Ngày mai có thể là quá trễ đấy! Nên nhớ câu: “Nói lời thân ái không bao giờ là quá sớm, bởi lẽ bạn không bao giờ ngờ nó là quá trễ.”

Ptế: JBM Nguyễn Định Sưu Tầm * johndvn@yahoo.com
 
Đừng ham làm mặt trời
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:05 04/02/2011
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Thường Niên, Năm A


Qùa Tết Tân Mão của Thi Sĩ Xuân Ly Băng ( Đức Ông JB Lê Xuân Hoa) là tập thơ mới nhất “Đừng ham làm mặt trời”. Lời thơ thật nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhiều hình ảnh so sánh rất gần gũi thân thương của đời thường.

Khoan mộng làm mặt trời.
Đừng mơ làm sao sáng.
Hãy cố gắng con ơi.
Làm những điều nhỏ mọn
Chỉ vì mến Chúa thôi.

Tặng người con không thích
Một nụ cười thế thôi
Đôi mắt nhìn trìu mến
Để chia sẽ tâm tình
Với một người đau khổ
Viếng thăm và giúp đỡ
Người bệnh tật già nua.

Đừng ngại nắng ngại mưa.
Thấy Chúa trong người họ
Không mắng la nạt nộ.
Đừng giận dữ một ai.
Chút mật bắt nhiều rồi
Hơn giấm chua từng hũ.

Hiền lành và tha thứ
Biết rộng rãi khoan dưng.
Theo Chúa ở khiêm nhường
Và sẵn sàng phục vụ.

Việc làm tuy bé nhỏ
Giá trị thật vô cùng
Làm mặt trời đừng mong.
Cũng đừng mơ làm sao sáng…

Những ngày Tết, đọc chùm thơ “Đừng ham làm mặt trời” mà Đức Ông gởi tặng, tôi liên tưởng đến hình ảnh Muối và Ánh Sáng của Tin Mừng Chúa nhật V thường niên hôm nay.
Khoan mộng làm mặt trời.
Đừng mơ làm sao sáng.
Chỉ mong làm muối đất.
là ánh sáng Chúa thôi.
Hiến chương Nước trời được Chúa Giêsu công bố trong Tin mừng Chúa nhật vừa qua. Tiếp theo bài giảng trên núi, Chúa Giêsu xác định sứ mạng của các môn đệ: anh em là muối cho đời... anh em là ánh sáng thế gian.
Anh em là muối cho đời: một định nghĩa tuyệt vời về người Kitô hữu.(Mana)
Sử gia Pliny viết: "Không gì bằng hữu dụng bằng muối và ánh sáng". Không có ánh sáng, cỏ cây sẽ úa tàn. Không có muối, sơn hào hải vị cũng sẽ ra nhạt phèo. Chúa Giêsu ví các môn đệ của Ngài như muối đất và ánh sáng của trần gian. Đây là một vinh dự cho các môn đệ vì họ được mời để tham dự vào sứ mệnh làm muối đất, ánh sáng của Chúa Kitô.
Chúa Giêsu Kitô chính là Ánh Sáng soi chiếu trần gian u mê (Mt 4,16; Phil 2,15; Eph 5,8). Ngài đến để giảng dạy cho thế gian biết đâu là hạnh phúc chân thật "Ta là đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúa Giêsu đã chữa lành những kẻ bị tật nguyền, xoa dịu những tâm hồn đau khổ. Như muối đất, tình yêu của Ngài, được biểu lộ qua những nghĩa cử bác ái và cái chết, đã làm cho trần gian tẻ lạt và khổ đau thêm mặn, ý vị.

"Muối đất". Muối được dùng để khử trùng, gìn giữ thức ăn, và để nêm vào các món ăn cho thêm hương vị mặn mà. Nếm một món ăn thiếu muối sẽ thấy nhạt nhẽo. Nhưng chỉ cần thêm vài hạt muối, món ăn trở nên đậm đà và dễ ăn. Người bị bệnh cao huyết áp phải ăn lạt nên thướng mất ngon khi ăn. Người Việt chúng ta thường dùng nước mắm để nêm các món ăn. Nhưng vẫn phải thêm muối, món ăn mới thêm hấp dẫn.
Vào thời Chúa Giêsu, muối tượng trưng cho tính hiếu khách. Khách đến nhà thường được tặng bánh mì và muối, biểu hiệu sự tiếp đón nồng hậu.
Ngày xưa, khi chưa khám phá ra phân bón hóa học, người ta dùng muối để làm đất đai thêm phì phiêu. Khi chưa có tủ lạnh, muối còn được dùng để ướp cá, thịt và thức ăn để giữ được lâu ngày hơn. Chúa Giêsu sai các môn đệ đến trong thế gian như người ta nêm muối vào thức ăn để thêm hương vị và giữ được lâu. Vị mặn của muối là yếu tố quan trọng. Mặn thuộc về bản chất của muối.Vị mặn, đó là lòng yêu mến Chúa mặn nồng. Vị mặn là tình yêu tha nhân mặn mà. Yêu Chúa mặn nồng, yêu tha nhân mặn mà, đời sống chúng ta sẽ ướp hương vị tình yêu mặn mòi cho cuộc đời.
Anh em là ánh sáng cho trần gian: một định nghĩa kinh khủng về người Kitô hữu. Bởi lẽ chỉ Thiên Chúa mới là Ánh Sáng (1Ga 1,5). Chỉ Đức Giêsu mới dám nhận mình là Ánh Sáng (Ga 8,12). Anh em là ánh sáng vì anh em gần Thầy, gần đèn thì sáng.(Mana).
"Ánh sáng thế gian". Một hình ảnh rất quen thuộc với người Việt Nam chúng ta, đó là đèn dầu. Một căn nhà có đèn sáng báo hiệu nhà đang có người ở, có sự sống. Một người đi lạc trong đêm tối hẳn sẽ rất sung sướng khi thấy có ánh đèn. Ánh đèn này đem lại niềm vui và thu hút mọi người.“Các con là ánh sáng thế gian”. Đây là lời mời gọi truyền giáo: qua đời sống của mình, qua lời nói và hành động, người Kitô hữu được mời gọi làm ánh sáng hy vọng cho những ai đang lần mò trong bóng tối tuyệt vọng, dẫn dắt họ đến với Chúa. Trong bóng đêm mịt mùng, một ánh lửa nhỏ cũng có thể được nhìn thấy từ xa.

Chúa Giêsu không nói: các con hãy cố gắng làm muối đất và trở nên ánh sáng cho thế gian. Nhưng lại nói: các con là muối đất và là ánh sáng thế gian, bởi vì các con là môn đệ của Thầy, vì các con đã lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.

"Các con là sự sáng thế gian". Sự sáng này không phải do chúng ta tạo nên, nhưng phát xuất từ Chúa Kitô: "Ta là sự sáng thế gian" (Ga 8,12). Chúa Giêsu muốn chúng ta như tấm gương phản chiếu ánh sáng của Ngài cho mọi người và cho mọi nơi. Do đó ánh sáng được chiếu tỏa không phải cho chúng ta được vinh danh, nhưng cho vinh quang của Chúa: "Sự sáng của các con phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".
Muối đất, sự sáng thế gian: hai hình ảnh cùng diễn tả một lời mời gọi. Tiên tri Isaia, trong bài đọc 1, đưa ra những phương cách để giữ muối khỏi "lạt" và ngọn đèn luôn chiếu sáng. Đó là sống bác ái: chia cơm sẻ bánh cho người nghèo đói, tiếp đón những kẻ bất hạnh vô gia cư, cho quần áo những người không đủ mặc... Khi ấy, "ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày".

Có lẽ nhiều người sẽ tự nhủ: làm sao mình có khả năng và xứng đáng làm muối đất và sự sáng cho mọi người? Nắm muối gồm những hạt muối nhỏ dồn lại, đèn sáng được nhờ những giọt dầu góp lại. Những hạt muối nhỏ đó, những giọt dầu đó là những việc bé nhỏ mà chúng ta thực hiện trong đời sống hằng ngày: những nụ cười, lời nói nhã nhặn, lịch thiệp, những cử chỉ bác ái, khiêm nhường, kiên nhẫn, biết lắng nghe, tha thứ, biết nghĩ đến người khác...

Sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến chứng từ muối đất và ánh sáng trần gian của người Kitô hữu. Nếu chúng ta thương yêu nhau như Chúa đã yêu thương thì chính đời sống, việc làm, việc bác ái của chúng ta sẽ mang lại hương vị cuộc đời, hương thơm cho mọi người, chiếu tỏa ánh sáng giúp nhiều người đến với Chúa là "nguồn ánh sáng và ơn cứu độ " (Tv 2,1).

 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:48 04/02/2011
TẤU KHÔNG NỔI

N2T


Có anh Giáp đi thi văn chương, nhọc công suy nghĩ tìm câu cú. Đầy tớ của anh ta đứng đợi ngoài cổng trường thi, nhìn thấy rất nhiều người đã lên nộp bài và đi ra khỏi trường thi, mà trời cũng gần tối rồi, anh ta cảm thấy rất bực bội, bèn hỏi đầy tớ của anh Ất:

- “Không biết làm một bài văn đại khái cần bao nhiêu chữ ?”

Đầy tớ của anh Ất nói:

- “Bất quá khoảng chừng năm sáu trăm chữ chứ gì ?”

Đầy tớ của anh Giáp nghe như thế thì càng cảm thấy lạ, bèn lẩm bẩm nói:

- “Lẽ nào trong bụng không có năm sáu trăm chữ sao ? Nếu có thì tại sao giờ này vẫn chưa đi ra ?”

Đầy tớ của anh Ất an ủi anh ta:

- “Anh không nên sốt ruột, mặc dù trong bụng của ông chủ anh có năm sáu trăm chữ, chẳng qua là nhất thời tấu không lên mà thôi”.

Suy tư:

Thời xưa có những thí sinh đi thi nhưng trong bụng không có chữ nào, những thí sinh ấy thường là những công từ chỉ biết gái và rượu mà thôi.

Ngày nay, có những học sinh trung học đi thi đại học nhưng trong bụng thì không có chữ nào, đến nỗi phải đem theo tài liệu vào phòng thi; thời nay có những ông quan tại chức đi thi, trong bụng không có chữ nào, đến nỗi phải nhờ người khác đi thi hộ cho mình…

Có một vài người Ki-tô hữu khoe mình có cả một bụng kinh sách, nhưng đi nhà thờ thì không thấy mở miệng đọc kinh; có một vài giáo dân khoe mình có cả một bụng kinh thánh, nhưng lại sống như những không không hề biết đến kinh thánh là lời của Thiên Chúa.

Chúa Giê-su Ki-tô nói hể trong lòng có thế nào thì miệng mới nói ra thế ấy.

Nhưng những học trò ấy, những quan tại chức ấy, những người Ki-tô hữu ấy trong lòng có gì đâu mà “tấu cho nổi”. Ha ha ha...

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 5 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:50 04/02/2011
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 5, 13-16.

“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian”.


Anh chị em thân mến,

Người Ki-tô hữu được gọi là ánh sáng cho đời và là muối ướp đời cho mặn mà tình yêu, bởi vì chính những người Ki-tô hữu –qua bí tích Rửa Tội- đã trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su: chết và phục sinh.

Đốt đèn lên thì đặt trên cao để soi sáng cho cả nhà, và nhờ có ánh sáng mà người ta mới nhìn thấy mọi sự để hoàn tất công việc, cũng như mới thấy đường mà đi, đó là một sự thật mà ai cũng biết.

Ánh sáng chính là hành động bác ái.

Người Ki-tô hữu là ánh sáng cho đời khi chúng ta biết hành động theo lương tâm, và hết lòng yêu mến tha nhân trong cuộc sống của mình, chúng ta không đốt đèn rồi đội trên đầu để chiếu sáng mọi người, nhưng chúng ta thắp đèn bằng lửa yêu mến của Chúa Giê-su ở trong tim chúng ta, rồi từ quả tim nhân hậu ấy mà mọi hành động, thái độ của chúng ta khi tiếp xúc trò chuyện với tha nhân, chính là ngọn đèn sáng chiếu soi cho mọi người thấy rõ Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc đời.

Có nhiều loại ánh sáng: ánh sáng mặt trăng, ánh sáng mặt trời và ánh sáng của các vì sao; có loại ánh sáng bằng đèn điện cũng như có loại ánh sáng bằng đèn dầu, nhưng tất cả những loại ánh sáng ấy được sáng lên theo thời theo gian của ban ngày hoặc ban đêm. Nhưng ánh sáng phát xuất từ tâm hồn của người Ki-tô hữu thì không phân biệt ngày đêm, giàu nghèo, thời tiết lạnh nóng.v.v... bất kỳ ở đâu và lúc nào, thì người Ki-tô hữu cũng có thể chiếu sáng tinh thần Phúc Âm cho mọi người thấy, để qua ánh sáng là việc làm bác ái cụ thể ấy, mà người ta nhận ra được khuôn mặt của Thiên Chúa cũng như tình yêu của Ngài trên con người chúng ta...

Muối là bảo quản và chữa thương.

Muối cũng vậy, rất cần thiết cho thân thể của con người, cũng như rất cần thiết cho việc bảo quản thịt cá tươi, bởi vì nó mặn.

Người Ki-tô hữu chúng ta không chỉ là muối ướp cho tình cảm giữa người với nhau thêm mặn nồng, nhưng còn có bổn phận bảo quản gìn giữ những tình cảm ấy ngày càng gắn chặt hơn, bởi vì sẽ không có gì bảo đảm cho một tình cảm, nếu không có sự chân thành và sự tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa.

Muối thì rất mặn, và vì mặn nên mới có thể giữ cho thịt cá được tươi, cuộc sống của người Ki-tô hữu vốn là bác ái và phục vụ, tức là muối mặn vừa giữ cho tình cảm giữa người với nhau được đầm ấm, vừa là rửa sạch vết thương lòng của tha nhân khi họ bị người khác hiểu lầm, vu cáo, hãm hại. Là mẫu gương làm cho người tội lỗi phải xét lại đời sống phóng túng của mình, bởi vì đời sống yêu thương và phục vụ của người Ki-tô hữu chính là muối xát mạnh rát tận tâm hồn của họ.

Anh chị em thân mến,

Ở đời, ai cũng mong được làm lãnh đạo chỉ huy người khác, nhưng ít người muốn trở thành ánh sáng và muối cho tha nhân, bởi vì ai cũng thích ánh sáng nhưng không thích làm ánh sáng, ai cũng thích ăn thịt cá tươi ngon nhưng không ai muốn làm muối ướp đời...

Chúng ta là Ki-tô hữu, nghe theo lời của Chúa Giê-su dạy bảo, chúng ta phải trở nên ánh sáng cho đời và nên muối mặn ướp tình tha nhân, bằng chính cuộc sống bác ái, hy sinh và phục vụ của chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Ướp Đời
Lm Vũđình Tường
00:32 04/02/2011
Muối và lửa có bà con, họ hàng thân thiết với nhau từ trong bếp lên đến nhà và có mặt cạnh mâm cơm. Bữa cơm tối nơi đồng quê thường có ánh đèn dầu dù lu mờ vẫn soi đủ sáng cho bữa ăn thanh đạm. Nơi phố thị đôi khi ánh đèn cầy lấp lánh thay thế ánh đèn điện tạo nên khung cảnh tình tứ, thơ mộng. Muối và lửa ưa sống gần nhau, cả hai cần cho việc bếp núc, hỗ trợ nhau về phương diện thực phẩm. Muối có khả năng cầm giữ cho thực phẩm lâu hư. Lửa cũng có tác dụng không kém.Thực phẩm nấu chín giữ được lâu hơn là để sống. Kết hợp giữa muối và lửa là cách giữ thực phẩm an toàn và lâu nhất. Có loại thực phẩm nấu gần chín trước khi bỏ muối. Lại cũng có loại thực phẩm cần ướp muối cho thấm trước khi nấu. Biết gia giảm hài hoà giữa muối và lửa là tài nghệ riêng của đầu bếp trứ danh. Họ biết khi nào phải bỏ muối, khi nào phải tăng giảm lửa. ‘Cơm sôi bé lửa chẳng khê khắm gì’ là lời khuyên căn bản trong việc bếp núc.

Công dụng của muối

Muối cần thiết cho cơ thể. Thiếu muối cơ thể sinh hoạt bất thường. Quá nhiều muối làm cao máu. Nước biển có muối mặn, vì thế có thể tắm lâu trong nước biển; trong khi tắm lâu trong sông, rạch, hồ, ao, da bị nhăn, gọi là thiu tay chân. Muối và ánh sáng ngoài công dụng cầm giữ thực phẩm lâu hư còn có khả năng khử trùng. Muối làm tăng vị, giúp ăn ngon miệng. Lạt quá mất ngon, mặn quá không thưởng thức được. Ánh sáng cũng tác dụng không kém, nhờ ánh sáng kích thích tâm lí khiến cho tâm hồn thoải mái, khung cảnh hài hoà làm cho thực phẩm thú vị hơn. Xem thế muối lợi về phương diện thể lí; ánh sáng lợi về phương diện tâm lí.

Bản chất của muối là mặn, không mất vị mặn ngay cả khi để trong kho lâu ngày, muối vẫn giữ vị mặn nguyên chất. Cách duy nhất có thể làm nhạt muối khi trộn muối chung với thứ khác như pha trong nước, trong bột hoặc dùng lửa đốt muối cháy thành than. Sức nóng không tiêu huỷ hết chất mặn trong muối mà chỉ làm thay đổi vị mặn của muối. Muối và lửa, tuỳ vào công dụng mà được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Phúc âm xác định rõ ràng khi đề cập đến muối và ánh sáng:

Chính anh em là muối cho đời…. là ánh sáng cho trần gian.

Muối ướp đời

Đức Kitô nói rõ chính anh em là muối cho đời. Ánh sáng cho trần gian. Ngài không nói là nên như muối hay học từ muối mà nói: chính anh em là muối cho đời. Như thế nhiệm vụ chính của người Kitô hữu là sống mang lại lợi ích cho đời. Cuộc sống chứng nhân cho Chúa giữa trần gian. Sống để làm sáng danh Chúa và mang lại niềm vui, hy vọng cho mình và cho xã hội loài người. Kitô hữu cần mang sức sống an lành vào nơi bất an. Mang tin yêu, hy vọng vào nơi thất vọng. Sống tinh thần Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô. Cho đời lên hương. Nhiệm vụ của Kitô hữu là muối cho mọi người, giúp họ trở thành người tốt bằng cách chính mình sống đời sống tốt, để lời nói, hành động của mình trở thành muối cho đời.

Là ánh sáng chiếu dọi khắp gian trần, không phải chỉ chiếu sáng một vùng trời mà cho cả gian trần. Ý tưởng trên có tham lam quá chăng? Thưa không bởi vì Kitô hữu không làm việc tuỳ hứng, cá nhân, đơn độc nhưng làm việc theo tinh thần chung. Tinh thần Kitô hữu là tinh thần cộng đoàn, tập thể, đại gia đình Chúa. Mọi người là anh chị em, cùng chung một Cha. Tinh thần cùng làm lợi cho nước trời, không phải cho cá nhân mình mà cho Nước Cha trị đến. Cho í Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời theo tinh thần Kinh Lậy Cha.

Phản ứng

Là ánh sáng chiếu soi gian trần, là muối ướp đời nên cuộc sống người Kitô hữu luôn phấn đấu giữa tích cực và tiêu cực. Xã hội đời có phản ứng tích cực bằng cách chấp nhận chào đón, để cho lối sống của người Kitô hữu ảnh hưởng trên xã hội, thay đổi lối sống xã hội. Phản ứng tiêu cực là chống lại, từ chối hay loại trừ những gì trái với bản chất, khuynh hướng xã hội ưa thích. Đời sống Kitô hữu chắc chắn sẽ gặp đối kháng, phê bình, chỉ trích và ngay cả bị bách hại, tù đầy là điều không thể tránh. Ánh sáng và muối Kitô hữu ướp đời không khéo sẽ bị muối đời, bóng tối xã hội bao phủ, tấn công và lui vào thế mất phẩm chất.

Người Kitô hữu tốt không để cho văn hoá hưởng thụ, văn hoá sự chết, văn hoá khoái lạc, pha trộn làm giảm giá trị hay mất phẩm chất muối đời mình. Muối Kitô hữu mất phẩm chất khi nó tự tin vào khả năng riêng của nó, khi thiếu khiêm nhường, khi một mình xông pha vào cuộc sống mà thiếu sự cộng tác thành tâm, với lòng mến của các Kitô hữu khác. Nhất là thiếu niềm tin vào Thiên Chúa. Lúc đó muối người Kitô bị pha trộn quá nhiều loại văn hoá sự chết, sa đoạ. Ánh sáng Phúc âm không toả sáng giúp đời mà trái lại bị bóng tối gian trần bao phủ, làm giảm hiệu năng. Muối bị hoá chất. Muối bị đời thoái hoá không thể ướp được đời. Loại muối khác là giữ kín trong kho, lợi ích của muối bị giam kín trong bao, bị, ích chi cho đời, ngoại trừ chủ nó cất kĩ làm của hồi môn. Loại ánh sáng bị che phủ làm giảm mức sáng. Phúc Âm giải thích loại muối và ánh sáng trên có cũng như không, khác chi vô dụng.

Ánh sáng

Ánh sáng và bóng tối luôn đố kị nhau. Ánh sáng mạnh sẽ phá tan bóng tối. Bóng tối dầy đặc sẽ ngăn cản ánh sáng. Nhờ bước đi trong ánh sáng mà ánh sáng soi đường đi. Đi trong ánh sáng ít bị vấp té. Nếu bóng tối là dấu chỉ của thất vọng, tuyệt vọng thì ánh sáng trái lại là dấu chỉ của hy vọng, dấu chỉ của sự sống. Bởi vì nơi đâu có hy vọng nơi đó có sự sống, có mầm sống mới.

Hãy đặt trọn niềm tin vào ánh sáng Đức Kitô là ánh sáng không bao giờ tàn lụi, không bóng tối nào che khuất được.
 
Chúng ta sẽ là ánh sáng của Đức Kitô trong một thế giới đen tối
Lm Jude Siciliano, OP
01:43 04/02/2011
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN A

Is 58: 7-10; Tv: 112; 1 Cor 2: 1-5; Mt 5: 13-16

Trong những năm gần đây, người ta đã chứng minh muối có những nguy hại. Nó liên quan đến cao huyết áp, một mối nguy đe dọa tính mạng của con người. Các bác sĩ khuyến cáo những người bị chứng cao huyết áp hạn chế việc nạp muối vào cơ thể. Với việc tiêu thụ ngày càng tăng về thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, các chuyên gia về dinh dưỡng cảnh báo tất cả chúng ta rằng chúng ta đã sử dụng quá nhiều muối, và nhắc nhở chúng ta nên hạn chế bớt – nhất là những ai lớn tuổi. Vì thế, đối với thế giới hiện đại của chúng ta, quả thật đó chẳng phải là một lời khích lệ hay khen ngợi khi Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Người làm “muối cho đời”.

Chẳng có ai chỉ ăn muối không. Ngay cả hôm nay, với những cảnh báo mà chúng ta nghe thấy, hầu như mọi người đều chỉ thích một chút muối trong thức ăn của họ. Tôi có lần nói chuyện với một người bạn của tôi làm y tá bị chứng cao huyết áp. Cô ấy nháy mắt tinh nghịch với tôi và nói rằng: “Tôi không được phép ăn muối nhưng tôi vẫn bỏ một chút muối vào thức ăn của tôi. Nó làm tăng hương vị của thức ăn”.

Nhưng các Tông đồ ngày xưa đâu có lo lắng vì ăn quá nhiều khoai tây chiên hay những bữa tối đông lạnh. Kinh nghiệm của họ về muối hoàn toàn khác với những quan niệm của chúng ta. Muối là một thứ xa hoa và dùng để bảo quản thức ăn. Nó còn là biểu tượng của tình bằng hữu và cộng đoàn, và vì thế người ta chia sẻ muối trong những buổi tiệc để bày tỏ tình bằng hữu dạt dào và tình cảm gia đình nồng thắm của họ.

Trong Kinh thánh Hippri, muối là biểu tượng của sự trường cửu và thanh sạch. Muối biểu trưng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, mà sách Dân số (18:19) đã mô tả như là một “kết ước không thể xâm phạm muôn đời tồn tại trước nhan Đức Chúa, cho ngươi và dòng dõi ngươi”. “Giao ước vĩnh cửu” đó được mô tả là “một giao ước được lập bằng muối” (2Sb 13,5). Vì thế, khi Chúa Giêsu mời gọi các tông đồ “làm muối cho đời” đó là danh hiệu đã âm hưởng sâu sắc trong kinh nghiệm thường nhật cũng như trong di sản tôn giáo của họ. Người đã đề nghị họ trước hết làm bạn với Người và vào trong mối tương quan bền chặt với Thiên Chúa.

Các Kitô hữu tiên khởi lấy hình ảnh của muối và đã nối kết hình ảnh đó với phép rửa và giao ước của họ với Chúa. Chính nhờ giao ước này mà họ được bảo vệ và gìn giữ cho khỏi ác thần. Thế gian có thể làm hư hoại các Kitô hữu, nhưng phép rửa và Tin mừng sẽ bảo vệ và gìn giữ họ trong tương quan với Chúa Giêsu và với người khác. Họ giống như những tiền nhân Dothái, ở trong một “giao ước bằng muối”.

Mãi cho đến thời gian gần đây, muối vẫn được sử dụng trong nghi thức thánh thẩy. Nó được bỏ trên lưỡi của người lãnh nhận Bí tích Rửa tội. (Muối cũng được rắc vào nước để được chúc phúc.) Chúng ta cũng rảy nước thánh lên mình để nhắc nhớ lại Bí tích Thánh tẩy của chúng ta và tính chất chữa lành cũng như bảo cho đức tin của chúng ta. Nước thánh tẩy đó cũng tiếp tục bảo vệ chúng ta khỏi ác thần, vì Thiên Chúa chưa phá bỏ “giao ước lập với muối” mà chúng ta có được trong Đức Giêsu. Trong sự sống tuôn trào của Thánh Thần trong mỗi người được rửa tội, chúng ta có thể hoàn tất ơn gọi trở nên “muối cho trần gian”.

Kitô hữu chúng ta cũng đang ở trong “giao ước lập bằng muối” với những người khác. Chúng ta có thể không phải là người tốt nhất trong số những người bạn. Chúng ta có thể không mời những người khác đến nhà chúng ta trong những dịp đặc biệt, hay dùng bữa tối trong những ngày nghỉ. Tuy nhiên, chúng ta đã kết ước với anh chị em chúng ta trong Bí tích Rửa tội của chúng ta. Trong Đức Giêsu, chúng ta kết hiệp vĩnh hằng với Thiên Chúa, được tăng sức và nuôi dưỡng nhờ Thánh Thần. Chúng ta trong “giao ước bằng muối”.

Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta chúng ta được mời gọi vào trong sự phục vụ của Chúa Giêsu Kitô. Người không chỉ mời gọi chúng ta làm “muối cho trần gian” mà bảo chúng ta hãy là thứ muối cho trần gian. Đó là một trách nhiệm hết sức khó khăn mà Đức Giêsu tin tưởng trao cho chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên nhân chứng chỉ đường cho người ta đến với Chúa Giêsu. Chúng ta có thể thấy mình nhỏ bé và vô nghĩa như hạt muối, một thành phần nhỏ bé, nhưng như hạt muối chúng ta trộn lẫn chứ không tránh né cuộc sống trần gian. Như hạt muối, chúng ta không chỉ gây sự chú ý cho mình, nhưng người ta sẽ nhận ra hương vị mà chúng ta mang lại cho thế giới – đó là sự thinh lặng, nhưng lại là sự hiện diện hữu hiệu của Đức Kitô – Đấng mà chúng ta có với Người một giao ước vĩnh cửu bằng muối.

Nhưng đôi khi người môn đệ của Đức Giêsu dường như không chỉ là sự hiện diện lặng lẽ trong cuộc sống thường nhật. Một số hoàn cảnh đòi hỏi chúng ta phải tác động mạnh lên thế giới xung quanh. Hoặc, như phần thứ hai của bài Tin mừng hôm nay nhắc chúng ta, chúng ta là “ánh sáng cho thế gian”. Trong một sân vận động rộng lớn tối đen, một que diêm lóe lên trong sân có thể khiến mọi người dù ở mãi những hàng ghế sau, hay mãi phía trên nhìn thấy nó. Trong bóng tối, không ai bỏ qua ánh sáng. Chúng ta sẽ là ánh sáng của Đức Kitô trong một thế giới đen tối.

Đức Giêsu không nói điều gì mới mẻ cho tín hữu Dothái giáo. Ngôn sứ Isaia đã cho thấy một số ví dụ về việc làm thế nào tín hữu có thể trở nên ánh sáng cho trần gian. “Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì khoắc áo che thân,…” Sau này Đức Giêsu lấy lại sứ điệp đó trong dụ ngôn mà Người mô tả mình như kẻ thiếu thốn nhất, “Vì khi Ta đói, các ngươi đã cho ăn, khi ta khát,…”

Hôm nay, thánh Phaolô khuyên chúng ta rằng, nguyên chỉ sự khôn ngoan của con người sẽ không mang lại ánh sáng cho trần gian. Còn có nhiều ánh chớp và sự chói lào quyến rũ chúng ta từ nhiều phía, nhưng không thực sự soi sáng con đường mà ánh sáng Chúa Kitô đã được tỏ lộ qua cuộc đời và trên thập giá của người mang lại.

Dĩ nhiên, một thành xây trên núi không thể nào che giấu được. Chúng ta không cần Đức Giêsu nói cho chúng ta những điều hiển nhiên như thế. Nhưng đối với những người Dothái, hình ảnh thành xây trên núi đó khiến họ nhớ đến thành Giêrusalem – không chỉ là thành vật chất nhưng trong tất cả ý nghĩa của nó đối với người Dothái – là dấu chỉ sự công chính và hiện diện của Thiên Chúa giữa họ. Thành Giêrusalem lý tưởng sẽ là một nơi mọi thứ được làm đúng đắn theo như ánh sáng của Chúa. Đó là thành của dân Thiên Chúa.

Các ngôn sứ đã tiên báo rằng thành Giêrusalem lý tưởng và hoàn hảo này sẽ lôi cuốn mọi dân nước và Thiên Chúa sẽ dạy dỗ và bảo vệ họ. Ngôn sứ Mikha công bố:

“Dân dân sẽ đến và nói

Hãy đến đây, ta cùng lên núi ĐỨC CHÚA,…

để Người dạy ta biết lối của Người

và bước theo đường Người chỉ vẽ."

Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống,

từ Giê-ru-sa-lem, lời ĐỨC CHÚA phán truyền.” (Mk 4:2)

Giáo hội chúng ta được cho là một thành được đặt trên núi như thế. Chúng ta được mời gọi để trở nên một cộng đoàn lôi kéo dân của muôn nước đến với Đức Giêsu. Việc lành chúng ta làm trên đời sẽ hiển diện chúng ta – như một thành trên núi – cho tất cả mọi người được thấy.

Vâng, chúng ta được đặt trên núi nhưng những xì-căng-đan của những năm gần đây, trong tất cả mọi câp độ của giáo hội chúng ta, đã không lôi kéo nhưng khiến một số người rời bỏ chúng ta. Đặc tính là ánh sáng của chúng ta bị lu mờ; và như là muối, chúng ta cũng đã bị mất hương vị đối với nhiều người. Vì thế, như một đáp trả cho lời giảng dạy và mời gọi của Thầy Giêsu hôm nay, chúng ta cầu xin không chỉ cho chúng ta, nhưng cho toàn thể Giáo hội. Chúng ta cầu xin được tẩy rửa, canh tân nhhờ nguồn sáng mà chỉ Thánh Thần mới có thể ban tặng. “Lạy Thánh Thần ánh sáng, xin giúp chúng con trở nên những tôi trung trong thế gian, thành ánh sáng cho đêm tối và muối cho hương vị của đời với Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô”.

Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 04/02/2011
N2T


21. Nếu chúng ta không thay đổi cuộc sống, thì làm việc đền tội nào có ích gì chứ ?”

(Thánh Augustine)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:53 04/02/2011
ÔNG CHA

Quán ăn do cô dâu Việt Nam làm chủ, cô chủ quán quen biết thấy ngài đến, vui vẻ nói:

- “Cha dùng gì con làm cho ?”

Các thực khách người Việt ngạc nhiên khi nghe cô chủ quán xưng hô cha con với ngài.

- “Ê, ổng là ai mà chị xưng hô bằng cha, ổng còn trẻ quá mà ?”

Ngài bối rối muốn nói với cô chủ quán gọi bằng anh cho giống như mọi người, bỗng nghe cô chủ quán trả lời:

- “Cha là cha nhà thờ, tụi tao có đạo phải kêu bằng cha”.

Cha cảm thấy mắc cở vì ý nghĩ kêu bằng “anh” vừa rồi của mình.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Bài giảng xuân Tân Mão của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, GM Phát Diệm
Linh mục Phêrô Nguyễn Hồng Phúc ghi
20:18 04/02/2011
Trong ngày đầu năm mới, những người con đang ở trong gia đình hay là những người con đi làm ăn phương xa ở các thành phố, giờ phút này qui tụ về mái ấm gia đình, để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong ngày đầu năm mới. Nhìn lại một năm đã qua, chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa. Chúng ta vui mừng vì những thành quả mà chúng ta đã làm được. Hoặc là những thành quả về vật chất, chúng ta kiếm được một số tiền, chúng ta cũng thành công trong sự nghiệp; chúng ta cũng đã kiến tạo được gia đình của mình, cộng đoàn của mình, xã hội của mình mỗi một ngày một tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng trong giờ phút này, cùng với niềm vui và tâm tình tạ ơn, chúng ta cũng thấy xuất hiện lên trong tâm tư của mình những ưu tư và lo lắng về một năm mới sắp sửa bắt đầu.

Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự thay đổi của cuộc đời. Trong bài đọc thứ nhất (St 1,1-31) chúng ta thấy Thiên Chúa dựng nên mặt trời, mặt trăng, ngôi sao ngày và đêm nối tiếp nhau. Xuân hạ thu đông bốn mùa thay đổi, hết năm này tới năm khác. Cuộc đời chúng ta cũng trôi đi, năm này qua năm khác. Không mấy chốc mà chúng ta đã trưởng thành. Không mấy chốc mà chúng ta đã già đi. Chúng ta ưu tư về ngày mai, về năm mới Tân Mão này. Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Và trong đoạn Tin Mừng Mt 6,25-34 chúng ta cũng sẽ có những câu hỏi, như: “Trong năm Tân Mão này chúng ta sẽ ăn gì? Chúng ta sẽ mặc gì? Chúng ta sẽ làm gì? Cuộc đời của chúng ta sẽ như thế nào? Tuy nhiên, Chúa Giê su nói: “Đó là câu hỏi của dân ngoại. Đó là mối lo của những ai không tin Thiên Chúa”(Mt 6,32). Chắc hẳn ở giữa trần gian chúng ta cũng có những câu hỏi ấy, nhưng đối với một người tín hữu tin vào người Cha nhân từ thì những câu hỏi ấy không phải là vấn đề lớn đối với chúng ta. Chúng ta cũng đặt ra ưu tư những câu hỏi đó, chúng ta cũng làm việc bởi vì Chúa trao phó thế giới này thế giới này, để chúng ta làm ra của cải mà nuôi sống mình, nuôi sống anh chị em, rồi chúng ta cũng biến đổi thế giới này ngày một tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ làm được tất cả những công việc ấy. Nhưng mà một người nô lệ của Chúa Giê su khi sống giữa đời cùng lao động, ưu tư và vất vả thì chúng ta sống với tâm tình phó thác và bình an, bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta. Một sợi tóc trên đầu đã được Chúa quan phòng, đã được Chúa biết hết và vì vậy, chúng ta cũng kinh nghiệm ở đời này, một cuộc sống được Thiên Chúa yêu thương bao bọc.

Trong năm vừa qua, có những người bạn chúc tuổi tôi và xin cầu nguyện để “Sang năm mới con có sức mạnh của Chúa để vác Thánh giá. Con thấy Thánh giá của con nặng nề quá. Không biết con có vác được không?!” Tôi đã trả lời thế này: “Năm ngoái, anh chị em cũng nói như vậy, không biết là bao nhiêu Thánh giá trong cuộc đời, Thánh giá về vật chất, Thánh giá về thân xác, Thánh giá về tinh thần. Bao nhiêu Thánh giá, không biết mình có vác được không?” Nhưng mà hôm nay, sau ba trăm sáu mươi lăm ngày, anh chị em đã vác được và đã vượt qua tất cả những điều đó. Đó là do đâu? Thưa, đó là do ân sủng tình thương của Thiên Chúa. Không phải chúng ta vác Thánh giá mà chính Chúa vác Thánh giá đỡ cho chúng ta. Chúng ta lo lắng nhưng chúng ta có biết rằng tình thương của Chúa hằng ở bên cạnh chúng ta, Chúa đồng hành bên cạnh chúng ta. Cũng như cuộc đời của mình trong quá khứ đang được Chúa tuôn đổ biết bao nhiêu hồng ân của Chúa thì đó là dấu chứng bảo đảm rằng, trong bước đường tương lai của mình, trong 365 ngày của năm Tân Mão này, anh chị em chắc chắn cũng sẽ nhận được những hồng ân và ân sủng của Thiên Chúa như vậy. Chúa bảo đảm với chúng ta, Chúa lo lắng cho chúng ta, Chúa quan phòng về cuộc đời của chúng ta cũng như trong quá khứ, Chúa đã dẫn dắt chúng ta trên từng bước đường trong từng ngày sống, thì trong tương lai cũng vẫn là một tình thương ấy; cũng vẫn là một ân sủng ấy; cũng vẫn là một Người Cha quan tâm tới chúng ta, dẫn dắt chúng ta trong cuộc đời.

Thưa anh chị em,

Tôi muốn chia sẻ với anh chị em:

Người Ki tô hữu là người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc nhất bởi vì chúng ta biết Chúa đang lo lắng cho chúng ta. Chúng ta hạnh phúc nhất bởi vì chúng ta bước đi trong tình thương của Chúa. Lẽ dĩ nhiên, Chúa là Cha yêu thương tất cả mọi người. Nhưng mà người Kitô hữu chúng ta biết được tình thương của Chúa, Chúa mời gọi chúng ta sống trong sự phó thác vào tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Nếu chúng ta sống được tâm tình phó thác, bình an như vậy thì chúng ta sẽ là những người hạnh phúc. Năm Tân Mão 2011 của chúng ta sẽ là năm tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ với anh chị em:

Chúng ta muốn hạnh phúc. Chúa muốn ban hạnh phúc cho chúng ta, Chúa muốn gìn giữ chúng ta trong hạnh phúc, nhưng như trong bài Tin Mừng theo thánh Matthêô, Chúa bảo với chúng ta điều gì? Chúa bảo chúng ta đừng có lo chuyện ăn uống, ăn gì? mặc gì? Không! Chuyện đó Chúa đã lo cho chúng ta. Điều mà Chúa mời gọi chúng ta là gì? Đó là: “Tiên vàn, hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính Người. Còn các sự khác, Chúa ban thêm cho chúng ta”(Mt 6, 33). Vậy thì muốn có hạnh phúc, chúng ta hãy đi tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài là gì? Thưa, đó là những điều Chúa mời gọi trong Phúc Âm. Vậy tôi xin được tóm tắt trong bốn điểm sau:

- Thứ nhất: Sự thật;

- Thứ hai: Công bằng, công lý;

- Thứ ba: Yêu thương;

- Thứ tư: Sự hòa bình.

Bốn trụ cột cho nền tảng gia đình, mái nhà gia đình cũng như mái nhà của xã hội, mái nhà của giáo hội. Chúng ta muốn hạnh phúc. Thứ nhất, anh chị em hãy sống theo sự thật của Lời Chúa. Ngày hôm nay, nhiều người rao giảng những điều dối trá, loan truyền những sự dối trá. Người ta bảo rằng “Không có Thiên Chúa”; người ta bảo là “Không có sự sống đời sau”; người ta bảo rằng “Hãy lo phát triển về kinh tế. Hãy đi tìm sự khoái lạc. Hãy đi tìm cách làm sao để làm giàu càng nhiều càng tốt. Hãy lo cho mình cuộc sống đời này mà không có cuộc sống ở đời sau”... Không cần tin tưởng vào bất cứ một điều gì khác. Thưa anh chị em, đó là sự dối trá, và sự dối trá này, nếu chúng ta bước theo thì cuộc đời chúng ta không hạnh phúc. Ngày nay người ta nói: “Tôi tự do, tôi rao giảng về sự tự do,”. rao giảng về sự phóng túng, rao giảng về sự khoái lạc. Kêu gọi người ta sống thỏa thích, người ta loan truyền về sự phá thai, loan truyền đồng tính, loan truyền sự giàu có vật chất. Biết bao nhiêu sự lầm lạc và dối trá. Vậy mà có rất nhiều người bước theo sự dối trá ấy. Bước theo sự dối trá đấy sẽ không có bình an và hạnh phúc. Tôi xin giải thích về bốn trụ cột trên:

- Trụ cột thứ nhất trong cuộc sống của chúng ta đó là sự thật: Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, có nghĩa là hãy sống theo sự thật mà Chúa Giê su đã dạy cho chúng ta. Sự thật ở đây là gì? Thưa, đó là tin vào Thiên Chúa; Sự thật ở đây là gì? Đó là chúng ta biết rằng cuộc đời của mình sẽ có kết thúc; Sự thật ở đây là gì? Đó là chúng ta bước theo đường lối mà chúng ta nghe trong Phúc Âm: Ai bước đi trong “sự thật” thì người ấy sẽ có cuộc sống bình an và hạnh phúc.

- Trụ cột thứ hai trong cuộc sống của chúng ta đó là công bằng: Ngày hôm nay chúng ta thấy nhiều người trong xã hội cậy dựa vào tiền bạc, cậy dựa vào quyền lực để mà ức hiếp người khác, để mà biến đổi đen thành trắng, trắng thành đen. Có nhiều người dựa vào uy thế của mình để bóc lột người khác. Sự công bằng đó là tôn trọng phẩm giá của người khác. Tôn trọng quyền lợi về tinh thần cũng như vật chất của người khác. Ai muốn sống theo hạnh phúc của Chúa thì người ấy phải sống theo sự công bằng. Có những người tìm cách để mà sống gian dối, lọc lừa miễn làm sao cho mình có tiền bạc, miễn làm sao để mình thắng được người khác, để mình thống trị được người khác. Nhưng mà những người sống theo sự bất công và gian dối, cuộc đời của người ấy có thể trước mắt thắng lợi nhưng mà về lâu về dài, cuộc đời đó sẽ sụp đổ cùng với giòng lũ thác của cuộc đời. Chúng ta muốn sống bình an và hạnh phúc thì hãy biết sống công bằng, biết tôn trọng những người khác. Chúng ta lo cho cuộc sống của mình nhưng đồng thời cũng tôn trọng hạnh phúc của người khác, đừng đánh mất hạnh phúc của người khác, đừng biến hạnh phúc của người khác thành hạnh phúc của mình. Chỉ có con đường công bằng, sống theo công lý thì chúng ta mới có được cuộc sống hạnh hạnh phúc.

- Trụ cột thứ ba trong cuộc sống của chúng ta đó là tình yêu thương. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là muốn sống ích kỷ, là muốn thu vào cho mình. Mình muốn mọi người lo cho mình. Nhưng cuộc sống mà trong đó tất cả mọi người đều ích kỷ thì đó là cuộc sống khô cằn, cuộc sống đưa tới sự chết chóc. Chúng ta từng kinh nghiệm rằng: Chỉ khi nào chúng ta mở lòng mình ra, sống cho người khác thì cuộc đời của chúng ta mới tìm được ý nghĩa và vì nó có ý nghĩa như vậy, người ta cảm thấy mình được hạnh phúc. Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta có một trái tim. Trái tim này được mời gọi để yêu thương, để chia sẻ cho nhau, để quan tâm tới người khác, đặc biệt là những người nghèo khổ sống chung quanh mình. Chúa ban cho chúng ta một trái tim để chúng ta cảm thông với nỗi đau khổ của anh chị em. Chúa ban cho chúng ta một trái tim để chúng ta biết nghĩ tới người khác và sống cho người khác, không phải chỉ nghĩ cho mình. Ngày hôm nay có nhiều người chỉ nghĩ răng chỉ sống cho mình thôi. Điều đó là sự sai lạc. Chúng ta muốn được bình an và hạnh phúc, chúng ta phải biết sống cho người khác. Chân lý căn bản của Phúc Âm đó là “Chúng ta muốn người khác làm cho mình điều gì thì hãy làm như vậy cho người khác”(Mt 7,12). Không phải là bắt người khác phải sống cho mình nhưng mà phải quên mình đi để sống cho người khác. Đó là chúng ta được tham dự vào tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Như vậy thì đó chính là lẽ sống của cuộc đời mình. Nếu chúng ta bước theo con đường đó, chúng ta sẽ hạnh phúc.

- Trụ cột thứ tư trong cuộc sống của chúng ta đó là sự hòa bình của sự an bình. Chúng ta thấy có những người tìm cách gieo rắc sự nghi ngờ nơi người khác, tìm cách để gieo rắc sự hận thù, cổ võ sự hận thù. Có nhiều người muốn làm xáo trộn cộng đoàn, muốn cho mình tiến lên, cho mình triển nở thì khơi dậy sự hận thù, tạo sự rối loạn, tạo sự mất trật tự. Có những người muốn hạnh phúc, muốn sống vui thỏa thì lại bị gieo rắc cái sự bất ổn trong cộng đoàn trong xã hội và kết cục thì cuộc đời của người ấy cũng không hạnh phúc và những người khác cũng mất đi sự hạnh phúc.

Chúng ta, những người môn đệ của Chúa, tìm kiếm sự công chính của Nước Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi để hạnh phúc để xây dựng hòa bình, làm sao cho cuộc sống của chúng ta từ trong gia đình tới cộng đoàn giáo xứ, tới giáo phận, tới cộng đoàn xã hội, làng xóm xã ấp... Tất cả được sống hài hào trong sự trật tự, sống trong sự lớn lên và chia sẻ cho nhau. Nếu chúng ta xây dựng được sự hòa bình ấy thì cuộc đời của chúng ta sẽ có hạnh phúc. Anh chị em thấy thế giới ngày hôm nay, những ngòi nổ chiến tranh, những sự bất hòa, những sự hận thù đang từng ngày lớn lên leo thang ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta muốn có một đất nước Việt Nam hạnh phúc, muốn có một gia đình hạnh phúc thì hãy đi theo con đường của xây dựng hòa bình, xây dựng sự an bình. Đó chính là bốn trụ cột. Trụ cột chân lý, trụ cột công bằng, trụ cột của tình thương, trụ cột của sự hòa bình. Đấy là bốn trụ cột làm nên tòa nhà của chúng ta. Nếu chúng ta sống được như vậy, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Chúa nói, tiên vàn chúng ta hãy tìm kiếm bốn điều trên trước, tìm kiếm sự công chính trước, Nước Thiên Chúa trước, còn các sự khác Chúa thêm cho chúng ta. Còn những đau khổ thì ngày nào cũng có sự đau khổ của ngày ấy.

Anh chị em thân mến,

Chúa mời gọi chúng ta hãy vui lên. Anh chị em đừng quá vô tư về cuộc đời này. Chúng ta là môn đệ của Chúa, chúng ta làm chứng trước mặt mọi người về niềm vui và hạnh phúc của người Kitô hữu. Niềm vui và hạnh phúc này bắt nguồn từ sự tin tưởng vào tình thương và ân sủng của Chúa. Hạnh phúc này bắt nguồn từ chỗ chúng ta xây dựng cuộc đời của mình theo trụ cột của Phúc Âm. Nếu được như vậy thì năm mới sắp tới đây sẽ đến với chúng ta. Và sang năm, giờ phút này, chúng ta cũng sẽ ngồi lại đây để dâng lời tạ ơn Chúa và chúng ta sẽ có kinh nghiệm rằng Lời Chúa nói với chúng ta hôm nay, Lời đó là đúng. Lời đó là tuyệt đối đúng. Kinh nghiệm đã qua dạy chúng ta như vậy và kinh nghiệm sắp tới cũng sẽ chứng minh điều ấy.

Trong những ngày đầu năm này chúng ta chúc phúc, chúng ta cầu chúc, chúng ta mong mỏi cho nhau được hạnh phúc, nhưng tất cả những lời cầu chúc của chúng ta chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta gom góp tất cả và đặt lên đĩa thành, chén thánh tại bàn thờ. Chúng ta dâng thánh lễ này với tâm tình, với sự mong mỏi, với sự hoài bão của chúng ta, bao nhiêu ước nguyện của cá nhân, của gia đình, của cộng đoàn của chúng ta. Chúng ta dâng lên Chúa Cha cùng với hy lễ của Chúa Giêsu trên bàn thờ. Xin Chúa chấp nhận và chúc lành cho tất cả mọi người của chúng ta. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Bắc Phi: Ai Cập và Tunisia đòi hỏi tự do và phẩm giá
Lã Thụ Nhân
14:24 04/02/2011
Các giám mục Bắc Phi: Ai Cập và Tunisia đòi hỏi tự do và phẩm giá

Các Giám Mục của Tunisia, Algeria, Morocco, Libya và Tây Sahara đánh giá cao các cuộc biểu tình của giới trẻ. Chúng là cơ hội cho cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Cho đến nay các cuộc biểu tình ở Ai Cập và Tunisia đã không được thực hiện dưới màu sắc Hồi giáo.

Algiers (AsiaNews / Agencies) - Theo Hội đồng Giám Mục Bắc Phi (CERNA) thì các cuộc biểu tình đang "làm rung chuyển Tunisia và Ai Cập hôm nay" là "một minh chứng cho tự do và phẩm giá". CERNA đã công bố một tuyên bố tối hôm 03/02 khi kết thúc cuộc họp thường niên của họ, được tổ chức tại thủ đô Algeria.

CERNA bao gồm các giám mục của Tunisia, Algeria, Morocco, Libya và Tây Sahara. Tuyên bố hôm 03/02 là tiếng nói công khai đầu tiên của họ về những gì đang xảy ra tại các quốc gia Ả Rập ở Bắc Phi, nơi mà các cuộc biểu tình đại chúng do nghèo đói và tham nhũng của các chế độ độc tài đang làm lung lay các hệ thống chính trị. Nhấn mạnh đến "đòi hỏi tự do và phẩm giá", các giám mục không phân biệt giữa người Hồi giáo và Kitô giáo. Đối với họ, nó "đặc biệt đến từ các thế hệ trẻ trong khu vực của chúng tôi và được thể hiện trong một thiện ý để đòi hỏi được công nhận như là những công dân có trách nhiệm".

Một thực tế đáng ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát quốc tế là các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Tunisia và Ai Cập có thể thấy các Kitô hữu và người Hồi giáo sát cánh bên nhau biểu tình. Sự hiệp nhất của họ là "thế tục" và cùng là nạn nhân của nghèo đói, cái giá phải trả cao, tham nhũng, thất nghiệp. Trong tuyên bố của mình, các giám mục không bình luận về các cuộc tấn công chống Kitô hữu gần đây ở Ai Cập và Iraq, và thay vào đó nhìn thấy "những cơ hội nhiều hơn nữa" cho sự phát triển mối quan hệ giữa Kitô hữu và người Hồi giáo như là những công dân. "Vâng, đối thoại Hồi giáo - Kitô giáo là điều có thể".

Tại Ai Cập, Kitô hữu Coptic xuất hiện bên cạnh giới trẻ Hồi giáo, mặc dù giới chức Chính Thống Giáo Coptic đã đề nghị các tín hữu "giữ bình tĩnh".

Cho đến nay, các cuộc biểu tình tại Cairo đã không được thực hiện theo màu sắc Hồi giáo. Theo nhiều người trẻ Coptic, mối đe dọa Hồi giáo đã được khai thác - và nuôi dưỡng bởi chế độ Mubarak để chia rẽ và kiểm soát người dân.
 
Các giám mục Philippine sẵn sàng đi tù để ngăn chặn luật phò phá thai
Lã Thụ Nhân
14:25 04/02/2011
Các giám mục Philippine sẵn sàng đi tù để ngăn chặn luật phò phá thai

Hội Đồng Giám Mục kêu gọi người Công Giáo phản đối và chiến đấu chống lại dự luật sẽ được thông qua trong tháng Hai. Hội phò sự sống tố cáo các áp lực lên chính phủ của các cơ quan quốc tế ủng hộ phá thai và ngừa thai.

Manila (AsiaNews) – Các giám mục Phi Luật Tân đã công bố một chiến dịch "bất tuân dân sự" chống lại khả năng thông qua luật về sức khỏe sinh sản. Hôm 03/02, Đức Cha Arturo Bastes, Giám Mục của Sorgoson cho hay: "Chúng tôi, cùng với các linh mục của chúng tôi sẵn sàng đi tù, để phản đối chống lại hành động vô đạo đức này".

Các giám mục tuyên bố rằng chiến dịch không tìm cách lật đổ chính phủ, mà là một lập trường mạnh mẽ bác bỏ dự luật và sẽ diễn ra một cách ôn hòa. Trong một lá thư mục vụ, Đức Cha Nereo Odchimar, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân kêu gọi người dân phản đối dự luật và hành động chống lại việc thông qua nó. Tuy nhiên, vị giám mục nhấn mạnh việc tổ chức các cuộc biểu tình và các hình thức phản đối khác sẽ để cho mỗi tín hữu tự do lựa chọn. Theo các nguồn tin của Tin Tức Á Châu, các giám mục hiệp nhất trong phản đối của họ, nhưng có nhiều sự không chắc chắn trong giáo dân Công Giáo. Trong tháng Hai, biện pháp sẽ được đệ trình lên Hạ Nghị Viện để phê chuẩn chính thức. Để không làm tổn thương tình cảm của người Công Giáo, nó sẽ không được gọi là "Luật sức khỏe sinh sản", thay vào đó là luật "về cha mẹ có trách nhiệm". Tuy nhiên, cách xếp đặt sẽ cho phép việc sử dụng các biện pháp tránh thai xem như phá thai, bảo trợ của luật trong các trường học và cấm sự chống đối lương tâm đối với các bác sĩ sẽ vẫn có hiệu lực. Điều này bất chấp những nỗ lực của Giáo Hội và gần đây nhất là Tổng thống Benino Aquino, người đã công bố một đánh giá các điểm gây tranh cãi nhất của luật.

Trong khi đó, Hiệp hội phò sự sống Quốc Tế Sự Sống Con Người (HLI) sẽ tổ chức một cuộc biểu tình trong những ngày tới để yêu cầu Tổngtthống Aquino chống lại các áp lực của các tổ chức quốc tế tài trợ cho việc kiểm soát sinh sản như một cách để giảm nghèo. Theo Giám đốc Rene Bullecer của HLI, Tổng Thống đang bị áp lực của các cơ quan quốc tế như Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA). Họ đã tài trợ hơn 900 triệu Mỹ kim cho chính phủ để buộc Tổng Thống Aquino lùi bước.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ chúc thọ tại giáo xứ Tân Lộc
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
09:59 04/02/2011
NSáng nay 6h ngày mùng hai tết, trên loa phóng thanh của giáo xứ vang vọng và phóng xa những bài hát do các ca sĩ giọng ấm áp đậm đà và da diết làm sao, như:

Xem hình ảnh

“ Con ra đời có mẹ cha, là trời cao biển lớn bao la…”
Rồi: “ Chim có tổ, suối có nguồn, con người cũng có tổ tiên…”

Hoặc: Nuôi con bằng sữa tình yêu, và dạy con bằng tiếng thương yêu…Bàn tay cha dòng sữa mẹ, con ghi nhớ không bao giờ quyên…”.

Ôi! Những áng thơ được các nhạc sĩ phổ thành lời ca tiếng hát đầm ấm và da diết biết chừng nào, nó cứ vang xa, quyện lại bay vút hoà tan vào từng con tim, thớ thịt, khối óc, nó xoáy vào lòng mỗi một người con cháu của giáo xứ Tân Lộc trong những giây phút đầu xuân, làm cho không gian và lòng người như dừng lại ngừng trôi và: trong sâu thẳm đáy tâm hồn của bao người con, người cháu, người chắt bừng lên ngọn lửa thảo hiếu, ân tình cảm tạ, tri ân.

Tôi còn nhớ một anh bạn tâm sự rằng: “Lúc mẹ còn sống bà bị bệnh cao huết áp liệt nữa người, anh đã dành nhiều sự chăm sóc cho mẹ mình, đến khi bà đi lại được, hằng ngày anh phải tập dìu bà đi từng đoạn tập cho mẹ minh, anh bảo anh là người làm công tác kinh doanh rất bận nhưng vẩn tranh thủ thời gian dìu mẹ mình hàng ngày hai ba chục phút để tập đi, có một lần vì vội công việc, anh muốn dìu mẹ mình đi nhanh để cho xong buổi tập, đáng lẽ anh cứ từ tốn dìu bà đi chậm như bao ngày để bà đi nhè nhẹ vì bà còn rất yếu, hơn nữa không thể đi nhanh như người khoẻ. Hôm đó trong thâm tâm anh muốn bà đi nhanh và anh đã vội vàng vừa dìu vừa thúc lôi bà đi quá nhanh. Mãi sau khi bà qua đời anh cứ hối hận mãi vì đã một lần do công việc mà đã không nhẹ nhàng dìu mẹ mình như bao ngày, anh bảo hình ảnh hai chân mẹ mình lúc đó rung, run muốn ngã khi phải theo bước và sức lôi thúc kéo của anh, nó cứ ám ảnh mãi trong anh về buổi tập thể dục đó, sao không dìu và nâng nưu mẹ nhẹ nhàng như bao lần khác ?.

Vâng ngày mùng hai tết nó gợi lại cho ta bao nhiêu kỷ niệm tốt và xấu giữa con cái đối với cha mẹ, giữa cháu chắt đối với ông bà, những bài hát cứ da diết làm sao.

Trời mùng hai tết thật ấm áp dễ chịu, những tia nắng cứ dần dần sưởi ấm con người và cảnh vật sau những ngày dài cóng lạnh do từng đợt gió mùa đông bắc. Từng đoàn con cháu mặc cho ông bà, cha mẹ mình những bộ cánh đẹp mới, dìu đưa nhau đến thánh đường để dâng lễ mừng thọ quý cụ ông bà. Gần 150 cụ ông, cụ bà 70 tuổi trở lên trên 6.500 nhân danh toàn giáo xứ. Ban tổ chức đã dành trọn một gian rưỡi trên cùng để quý ông bà ngồi dâng lễ, Cha và đoàn rước long trọng từ cửa chính nhà thờ rước các cụ lên, thật cảm động, đầu lễ cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng ngài đã long trọng chúc thọ Quý cụ Ông cụ Bà bằng ba chữ Phúc, Lộc, Thọ. Ngài nói “chúng ta thật vinh dự long trọng tổ chức thánh lễ mừng thọ Quý cụ Ông, cụ Bà trong ngày mùng hai tết, ngày giáo hội kính nhớ ông bà tổ tiên. Quý cụ Ông Bà và chúng ta đừng nghị cha mẹ mình già rồi không làm được gì nữa cho con cháu”, ngài nhấn mạnh “ Không đâu, các cụ làm được rất nhiều nữa là khác, các cụ là điểm tựa, là cây đa cổ thụ của làng, của xứ, của gia đình, của con cháu, các cụ đã làm vì con cháu quá nhiều rồi, nay hàng ngày lo siêng năng đến nhà thờ cầu nguyện cho con, cho cháu không ngừng nghỉ, có người già yếu đáng lẽ phải nghỉ để con cháu phụng dượng, nhưng lại lu bu với bao công việc lặt vặt với con cái cháu chắt hàng ngày.

Tôi cứ gẫm mãi lời nói hài hước của một ông ban hành giáo họ Tân Lộc khi người ta hỏi thăm xã giao rằng “gia đình ông bà ra cửa nhà được mấy đứa rồi, thì ông bảo; Dạ cám ơn. Ông vừa cười vừa nói: vơ làng! (Ối giời) ra cửa nhà một mà vào cửa nhà bốn” ý nói đứa con gái đi làm dâu tức ra cửa nhà, nay thì nó đẻ được bốn đứa và xách (đưa) về nhà cha mẹ để ông bà trông dùm.

Sau lời chúc thọ của Cha xứ là đại diện tặng quà cho các cụ được Ban tổ chức cử hai người con ưu tú của giáo xứ là thầy Phaolô Nguyễn Đình Tộ đang học tại học viện dòng Chúa Cứu Thế và thầy J.B Nguyễn Văn Diệu đang học tại học viện dòng Phanxicô Sài Gòn. Những tràng pháo tay vang dội kéo dài chúc mừng. Thánh lễ được diễn tiến trong tâm tình thờ phượng, tạ ơn và cầu xin rất sốt mến.

Sau thánh lễ Ông chủ tịch Hội Đồng Mục vụ giáo xứ Giuse Nguyễn Duy Vui đại diện cộng đoàn lên chúc thọ Quý cụ Ông, cụ Bà bằng cả một lòng thành kính tri ân của đoàn con thảo hiếu và tiệc nhẹ mừng thọ Quý cụ được tổ chức tại phòng ăn giáo xứ trong niềm vui xúc động. nhiều cụ đã rưng rưng nước mắt cầm tay mãi khi tạm biệt ra về mà không nói nên lời.

Cám tạ Chúa Xuân, cảm tạ Cha xứ và mọi người đã dành cho Quý cụ một ngày xuân đầy ân tình thảo hiếu mang tính giáo dục cao, xin kính chúc Quý cụ sức khoẻ, hạnh phúc và bình an trong Chúa Xuân.
 
Lời chúc Tết của ta, Lời chức Tết của Chúa
Lm Fx Nguyển hùng Oánh
10:33 04/02/2011
Tại Toà Tổng Giám mục Sg, câu đối Tết Tân Mão treo lên:

TÂN NIÊN THÁNH ĐỨC BAO ÂN PHÚC
XUÂN NHẬT AN HOÀ MÃI PHÚ VINH

Tại Nhà thờ Xây dựng, cũng có câu đối tết:

TÂN NIÊN SINH THÁNH ĐỨC
VẠN DÂN ĐẮC NHÂN TÂM

Cầu chúc cho nhau nên thánh, sống đức hạnh, sống an hoà, được phú vinh hoặc mong cho năm mới xuất hiện thánh nhân tài đức ra giúp đời làm cho mọi người toại lòng. Chữ thánh có chữ “vương” (vua) đối với chữ “nhân”: vua không có nhân từ, đại lượng là bạo chúa, vì thế chữ “nhân “ làm đầu,đi trước (nguyên nhân), chữ thánh là hậu quả. Từ xưa tới nay, những người sống bác ái, từ tâm, giúp đỡ người nghèo, người đau khổ, hoạn nạn đều đươc trân trọng, ca tụng là người có tâm: hiền nhân, mẹ hiền. Chữ “đức” có chữ “tâm”, hai chữ nầy tạo nên một sự hoà hợp nội tại, đức mà không có tâm, tâm mà không có đức thì trở thành một ác nhân.

Câu chúc: XUÂN NHƯ Ý diễn tả được mọi mong ước của mọi người được theo ý mình, nhưng người chúc và kẻ nhận đòi phải có nhân, có tâm,có đức. Kẻ gian ác mà chúc “xuân như ý”, chẳng có ai dám nhận..

Còn Chúa Kitô? Có thề nói Chúa Kitô cũng chúc tết cho mọi người trong Bài Tin Mừng Tám Mối Phúc Thật.(Mt 5, 1-10). Ta có thể dùng bài Tin mừng nầy trong dịp Tết (Giao thừa, mồng một Tết hoặc ở xứ người thì mồng bốn Tết (6-2-2011).Có tám lời chúc phúc trong thánh Matheu tức là tám con đường được hạnh phúc đời đời:

Đường thứ nhất là phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó tức là kẻ bị xã hội lấn át.,bị người có quyền ăn hiếp như các bà goá mà Cựu ước nói tới nhiều lần, kẻ bị đói khổ, hoặc giàu có nhưng cảm thấy số phận con người mỏng manh, không bền vững v.v, họ chỉ biết trông cậy vào Thiên Chúa toán năng, quyền phép cứu họ được mà thôi..

Đường thứ hai là kẻ hiền lành, người khoan dung nhân từ, không dùng quyền lực đè nén áp chế.

Đường thứ ba là kẻ ưu sầu: ưu sầu vì tội lỗi của mình, của tha nhân, ưu sầu vì Thánh Ý Chúa chưa đươc thực thi, ưu sầu vì Nước Chúa chưa được khắp nơi đón nhận.

Đường thứ tư là kẻ đói khát sự công chính tức là ao ước cho Tin Mừng đươc rao giảng khắp nơi, Thánh Ý Chúa được thực thi mọi nơi.

Đường thứ năm là kẻ biết thương xót tức là kẻ biết thương người, kẻ thực thi đức bác ái, giúp đỡ, tha thứ, chấp nhận mọi người.

Đường thứ sáu là kẻ có lòng trong sạch tức là người ngay thẳng, chân thật, không gian dối, không tà tâm, hành vi ngay thẳng, cử chỉ chân thật, và trong Tân ước được nâng lên chỉ kẻ “tự hoạn” vì Nươc Trời tức là kẻ bõ mọi vấn vương gia đình, tiền bạc để dấn thân hoàn toàn phụng sự Thiên Chúa, Hội Thánh và bác ái vô vị lợi với mọi người.

Đường thứ bảy là kẻ kiến tạo hoà bình, gây bầu khí hoà thuận, giúp người ta sống hoà thuận, thương yêu nhau.

Đường thứ tám là kẻ đau khổ vì lẽ công chính, vì đạo ngay, là kẻ chịu đau khổ vì sống phù hợp vói Tin Mừng, là kẻ hy sinh mạng sống để sống trung thành với Chúa.

Những người sống tám con đường trên là những người đươc Thiên Chúa chúc phúc vì Chúa ban phần thưởng Nước Trời cho họ. Đây không phải lời hứa suông, nhưng là tám con đường Chúa chỉ cho người ta sống để đạt tới phúc thật. Các con đường nầy xem ra nghịch lại với hạnh phúc trần gian. Thật vậy, trần gian xem giàu có, quyền thế, chức tước là hạnh phúc, và trần gian khinh chể kẻ nghèo khó, Trong cuôc sống hiện nay: thực dụng, dửng dưng với Thiên Chúa và tục hoá càng ngay càng đối nghịch với tám con đường phúc thật mà chính đời sống của Chúa Kitô ở trần gian đã thực hiện và bây giớ Ngài mong ta sống.

Trong mục Tài chính Kinh tế, truyền hình HTV9 lúc 14,30 mồng Một Tết ngày 3-2-2011, ba nhà làm giàu thành công đã đồng ý ba điểm; phải có tri thức, nhân cách và đạo đức. Thiết tưởng đây là bước đầu bước lên bậc thang đức, nếu làm giàu để giúp đời, giúp người, họ hướng về bậc thánh.

Tại nước ta, càng chống tham nhũng, tham nhũng không hết mà xem càng nhiểu hơn, điều xấu không hết. Tám mối phúc thật giúp ta sống tốt trước để giúp đề ta trờ nên ánh sang, muối cho xã hội..
 
Thánh Lễ Giao Thừa Tết Tân Mão tại giáo xứ St. Maria Goretti
Teresa Đinh
11:09 04/02/2011
Thánh Lễ Giao Thừa Tết Tân Mão tại giáo xứ St. Maria Goretti

Ngay từ buổi chiều 30 Tết, giáo xứ St. Maria Goretti tại San Jose đã rộn rã công việc chuẩn bị cho thánh lễ Giao Thừa.

Chị Thanh lo cắm hoa trên bàn thờ và sửa soạn những cành đào để giáo dân có Lộc Chúa mang về nhà sau Thánh lễ. Ông Thành ngắm nghía cây mai vàng rực rỡ bên cạnh bàn thờ, ông biết sau Thánh lễ mọi người sẽ được dịp đứng chụp hình bên cây hoàng mai để lấy hên cho năm mới. Các sơ Hằng và sơ Trang bận rộn treo ‘Lộc Lời Chúa’ lên những cành đào, cành mai. Ông Sơn và ông Cầm trang trí xe kiệu Các Thánh Tử Đạo với hình bản đồ Viêt nam. Ông Nghiêm lo phần nhang nến cho phần phụng tự…

Xem hình

Rất đúng giờ, các giáo dân lục tục đến nhà thờ. Ai cũng quần là áo lượt, tươi cười chào hỏi chúc tụng nhau trước khi vào ghế ngồi. Tuy sáng mai là mùng một Tết, nhưng nhiều người vẫn còn phải đi làm nhưng nhà thờ đã đông đầy người.

Đầu năm Mới, giáo dân đều mong muốn đến nhà thờ để cảm tạ Thiên Chúa vì những Hồng ân Người đã ban cho trong những ngày tháng qua, và để cầu xin Chúa ban cho những Ơn Lành trong những ngày tháng sắp tới.

Ba hồi chiêng trống nổi lên báo hiệu Thánh lễ bắt đầu. Đã lâu lắm mới lại được nghe những âm thanh đong đầy tình tự dân tộc như hôm nay.

Cỗ Kiệu Các Thánh Tử đạo từ cuối nhà thờ tiến vào, được tháp tùng bởi các em Thiếu nhi Thánh thể trong vai lính thú thời bắt đạo, theo sau là đại diện các đoàn thể trong quốc phục và đồng phục.

Đại diện các hội đoàn dâng hương truớc bàn thờ Kính Linh Hài các Thánh Tử Đạo và tưởng nhớ cầu nguyên cho Tổ tiên và cho các Anh hùng dân tôc đã hy sinh vì lý tưởng tự do. Nghi lễ nghi ngút khói hương rất trang trọng và cảm động.

Phần Dâng Lễ Vật với hai cặp bánh Tét và bánh chưng rất đạc biệt phải nhờ đến đôi thanh niên lực lưỡng và hai thanh nữ yểu điệu khiêng làm mọi người …nín thở theo dõi.

Tết thì phải có múa lân, có pháo nổ, có lì xì, có lộc xuân theo đúng truyền thống tốt đẹp của dân tộc(?) Thế nên dù Thánh lễ có kéo dài thời gian hơn dự định, nhưng mọi nguời đều vui mừng hể hả vì được lì xì Lộc Lời Chúa, lại có cả lộc Xuân là cành đào nhỏ chi chít nụ …Ai cũng chứa chan hy vọng năm Mới sẽ được phát tài phát lộc bằng năm bằng mười năm cũ.

“Chúa là Đấng Từ bi và nhân hậu. Người đại lượng và chan chứa Tình thương”. Đó là Lời Chúa trong tờ Lộc mà tôi đã ‘ hái được’ trong Lễ Giao thừa. Tình thương của Chúa sẽ ban cho chúng ta sự bình yên, và đó là điều mà chúng tôi hằng tâm nguyện.
 
Chu Ru, miền Thượng - một dân tộc thiểu số nhưng đầy ắp tình người
Ngọc Linh
12:38 04/02/2011
Sài Gòn - Ca Đơn. Chúng tôi bắt xe khách đi từ Sài Gòn đến được Ka Đơn miền Cao Nguyên trong đêm khuya canh vắng vào một cuối tuần. Chợp mắt được một chút thì đúng 5 gìờ sáng tôi nghe tiếng kinh vang vọng từ nhà thờ Ka Đơn làm cho khung cảnh hùng vĩ với những núi đồi xung quanh lại thêm vẻ huyền bí hơn.

Xem hình ảnh

Thánh lễ sáng bắt đầu vào 5 gìờ rưỡi. Nhà thờ hình vuông, lập tôn đơn sơ như một kho chứa hàng, nhưng khá rộng để có thể đón nhận thật nhiều giáo dân sốt sắng đi tham dự thánh lễ. Hôm nay thánh lễ nói về tình gia đình, Cha Ngọc đưa ví dụ một bài tường trình nói về một người mẹ giết con mình vì ham mê chơi ví tính, trong lúc con mình đòi ăn cơm vì quá đói. Qua câu chuyện Cha muốn nói lên thảm trạng các gia đình không còn tình thương vì họ không có niềm tin, nói nôm na là vì họ không cùng nhau đến nhà thờ tôn sùng Thiên Chúa.

Trong bài giảng cha cũng tỏ bày tình cảm của cha dành cho Giáo Xứ Ka Đơn. Cha xem các Bác lớn tuổi như Cha Mẹ mình, các giáo dân như anh em trong gia đình. Cha mong muốn tất cả mọi người trong Giáo Xứ thương yêu đùm bọc nhau như những người trong gia đình. Yêu thương được thể hiện rõ ràng nhất là sự phục vụ của các bác và các anh chị trong hội Vincentê bác ái, thường giúp Cha Ngọc góp quỹ đong gạo hàng tháng cho những người già yếu, đơn côi không gia đình và những người khuyết tật.

Cha Ngọc có rất nhiều chương trình giúp đỡ người dân tộc thiểu số cụ thể như đào giếng cho các người dân tộc nghèo, tặng bê con cho họ nuôi lớn thành bò làm vốn. Cho đến nay Cha đã giúp được cho người dân tộc hơn 80 con bê. Cha lại đi vào ruộng tập họp các em chăn bò nghèo không có cơ hội đi học và đem về nhà Xứ nuôi. Sáng ra các em cùng nhau ăn sáng, phụ Cha giữ gìn khuôn viên nhà thờ cho sạch sẽ. Em nào đi học sáng thì đi, các em khác về nhà giúp gia đình và chiều đi học. Tối đến các em lại trở về nhà Xứ làm bài tập và ngủ lại ở đấy. Hiện nay có thầy Phong giúp bài tập cho các em, nếu các em gặp khó khăn không hiểu hết. Mục đích cha muốn giúp các em vì muốn cho chúng có cơ hội đi học như nguời Kinh.

Tuy nhiên Cha Ngọc cũng là người tích cực bảo tồn ngôn ngữ Chu Ru của người dân tộc đang sống xung quanh Cha. Cách đây 20 năm, khi được Đức giám Mục Đà Lạt bổ nhiệm về Ka Đơn nhận họ đạo cho đồng bào thiểu số, sứ mạng của cha là lo người dân tộc Chu Ru. Điều kiện thời bấy giờ khó khăn, đường xá thô sơ chưa khai thác, xe cộ hiếm hoi, chỉ có cha Ngọc có chiếc xe Landrover già nua mà năm nay vẫn còn sử dụng đã vừa tròn 40 tuổi do các Cha Tây qua VN truyền giáo để lại. Chiếc xe thổ tả này phải được chưng thu cho vào viện bảo tàng thìđúng hơn, nhưng đối với cha Ngọc lại là một tài sản vô giá để giúp người Thượng. Hôm chúng tôi có mặt ở Ka Đơn đã phải đổ mồ hôi đẩy xe vì nằm chết giữa đường. Đấy là bệnh hằng ngày của xe. Tuy nhiên với chiếc xe này Cha đã từng đưa các bệnh nhân đau nặng đến bệnh viện trong lúc đêm khuya, chở quan tài đi chôn trong núi, nơi người dân tộc sinh sống. Kinh nghiệm đau lòng với Cha nhất là có lúc đưa một người phụ nữ mang thai đi bệnh viện nhưng khi xe mang trở về làng thì đã thành hai cái xác chết bởi vì người mẹ không có thể đem lại sự sống cho con mình và cũng không đủ sức để sống còn trong lúc sinh con.

Hiện nay cha Ngọc là một trong những chuyên gia sưu tầm và bảo tồn văn hóa người Chu Ru. Cha có lập ra một ban dịch thuật, dịch những bài kinh từ tiếng Kinh ra tiếng Chu Ru để bảo tồn lại ngôn ngữ này. Trong thánh lễ thì kinh Lạy Cha lúc nào cũng được đọc bằng tiếng Chu Ru. Mỗi tháng Cha dành riêng một ngày Chúa Nhật để làm lễ bằng tiếng Chu Ru cũng như cho văn hóa Chu Ru trở nên sống động lại bằng cách dùng những tiếng nhạc cụ và trống chiêng của người Chu Ru đánh lên. Những dụng cụ nhạc này và những dụng cụ làm việc, những nữ trang, đồ vật trong nhà của người Chu Ru đã được cha Ngọc cẩn thận mua và xin lại của những người dân tộc để tránh thất lạc những di tích quan trọng của người dân tộc Chu Ru. Có thể nói cha Ngọc hiện nay là người chuyên môn duy nhất về ngôn ngữ cũng như phong tục văn hóa của người Chu Ru. Cha lúc nào cũng khuyên những người Chu Ru, nay đã đi lại nhiều với người Kinh luôn gìn gìữ ngôn ngữ của họ, thậm chí nhiều lúc Cha Ngọc là người phải bầy lại tiếng Chu Ru cho họ khỏi quên.

Thiết nghĩ người nghèo ở Việt Nam đi đâu cũng gặp. Là Việt kiều khi về thăm gia đình ở Việt Nam thăm ta lúc nào cũng có cảm giác cần giúp đỡ kinh tế họ cho tốt hơn. Nhưng khi đi xa Sài Gòn và vào những vùng hẻo lánh, ta mới biết nơi đó còn muôn vàn khó khăn hơn. Vả lại khi đến những nơi này ta mới có xác tín được công việc truyền giáo là gì cho người mang danh hiệu Kitô giáo.

Khi có dịp đi làm ủy lạo thì mới nhận thấy là người Việt Nam rất yêu thương nhau sát với nghĩa „lá lành đùm lá rách“. Căn bản sống này chắc chắn được xây dựng qua triết lý đạo Khổng, nhưng thiết nghĩ lời Chúa Giêsu dạy cho chúng ta cũng không xa gì với triết lý trên. Khi chúng ta nhân danh Ngài làm chuyện tốt thì danh Ngài lại được cả sáng hơn.

Cám ơn Cộng Đoàn Bắc Đức hàng năm vẫn kín đáo quyên góp cho công việc truyền giáo nơi vùng Cao Nguyên.
 
Cảm tưởng một chuyến đi đến với thế giới u tối của người khiếm thị
Ngọc Linh
12:39 04/02/2011
Sài Gòn - Củ Chi. Với 300 Euro của một gia đình vùng Bắc Đức và 1.000 Euro của một bạn trẻ gửi mang về tặng người mù tôi đã bắt đầu đến với thế giới u tối của người khiếm thị sau tuần lễ đầu tiên đi thực tập tại bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn trong năm học cuối của y khoa ở Đức quốc.

Xem hình ảnh

Mái ấm đầu tiên với cái tên „Mây Bốn Phương“ ở Củ Chi mà chúng tôi đến thăm diễn tả thật chính xác cho những người khiếm thị đang sinh sống tại đây, vì họ là những đám mây từ nhiều phương trời của dải đất Việt Nam đã tìm đến được mái ấm này để cùng các bạn khiếm thị đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ chén cơm manh áo trong cuộc sống.

Trước khi đến đây tôi đã liên lạc với chị Loan, một người bị khiếm thị, nhưng cũng là người cùng với người chồng khiếm thị là anh Đến hiện đang chăm lo cho 37 người khiếm thị sống tại mái ấm „Mây Bốn Phương“ này. Khi được biết tôi muốn đến thăm và mang qùa, Chị có ngỏ lời xin hiện kim vì mái ấm đang cần xây một bức tường xung quanh để tránh kẻ trộm vào nhà. Đối với chúng ta, những người sáng mắt thì không mường tượng ra được tại sao 37 người trong nhà mà không thể trông chừng không cho kẻ trộm vào nhà. Tôi thiết tưởng khi chúng ta nhắm mắt lại môt hồi lâu thì chắc chúng ta sẵn sàng thông cảm cho khó khăn mà các bạn khiếm thị tại đây đang gặp phải. Kẻ sáng mắt có cửa cổng khóa an toàn còn bị trộm thăm viếng thường xuyên huống gì người mù chẳng có gì rào lại chung quanh nhà cho mình. Nỗi lo sợ của họ là vậy.

Chỉ một ví dụ đơn sơ khi tôi xin chụp hình với hai mẹ con người khiếm thị. Thói quen của người sáng mắt như tôi lúc chụp ảnh xong là tự động đi đứng tự do làm cho hai mẹ con vẫn còn đứng yên tại chỗ vì họ nghĩ rằng chúng tôi vẫn còn đang chụp hình với họ. Tôi đã đi khỏi hơn 10 bước thì những người quen mới nhắc khéo cho biết điều này. Thật là tắc trách cho sự vô ý này thế là tôi nhẹ nhàng trở lại nói với họ đã chụp hình xong rồi.

Con đường từ Sài Gòn đến Củ Chi cách khoảng 30 cây số. Theo sự yêu cầu của Cha Tuấn chúng tôi dùng 300 Euro để mua 2 tạ gạo, 20 thùng mì, 30 ký đường, 100 lon sữa, 6 chai dầu 5 lít và 10 ký bột gia vị đến với mái ấm „Mây Bốn Phương“. Vì mủi lòng khi nghe chị Loan kể ra sự lo lắng cho nên tôi cũng xuất quỹ sinh viên nghèo của mình ra và chia sẻ với mái ấm 1 triệu rưỡi tiền VN (55 Euro) và đưa cho chị Loan, phụ Chị xây bức tường tránh trộm.

Nơi mái ấm tôi đã có dịp làm quen đến những cô chú, anh chị và các em khiếm thị đang sống nơi đây. Họ tường thuật cho tôi nghe hoàn cảnh đưa họ vào tình trạng khiếm thị cũng như sinh hoạt hàng ngày tại mái ấm. Phần đông anh em học và làm nghề chơi nhạc, ca hát cho đình đám, làm Massage (xoa bóp) hay làm chổi lông gà quét bụi. Ao ước của chị Loan là muốn mua thêm miếng đất bên cạnh nhà để có chỗ chứa rơm bó chổi quét nhà.

Trong mái ấm hiện nay có 3 người sáng mắt, trong đó có một cô bé bị người chồng bỏ sau khi sinh con. Biết được mái ấm này em xin vào ở và được anh chị Đến- Loan đón nhận. Em ở đây giúp trông coi nhà cũng như công việc cần người sáng mắt phụ giúp.

Hiện nay trong mái ấm có ba cô đang mang thai. Những vợ chồng hiện đang sống thật chật chội sau căn nhà trong những túp lều đơn sơ được che bằng những tấm chiếu. Vì sống trong thế giới u tối cho nên họ không nhìn thấy những đống rác xung quanh họ. Tôi thật mủi lòng nhưng không nhìn thấy ra giải pháp nào tốt hơn cho họ. Trong thâm tâm chỉ mong họ đầy nghị lực để vươn lên những khó khăn họ đang gặp phải.

Vào ngay chiều hôm ấy tôi cầm 1.000 Euro do một bạn trẻ vùng Bắc Đức nhờ tôi trao lại cho người bạn học của anh hiện làm giám đốc Mái Ấm Thiên Ân. Khi đến Mái Ấm Thiên Ân ấn tượng đầu tiên mà tôi có là Mái Ấm này thật là thiên đường so với mái ấm „Mây Bốn Phương“ mà sáng nay tôi đã đến thăm: cũng một tật nguyền nhưng hai nơi sống quá cách biệt về vật chất, vì Mái Ấm Thiên Ân đang được hai cơ quan nhân đạo của Thụy Sĩ và Đức tài trợ. Tôi so sánh và cảm thấy số tiền 1.000 Euro qúa lớn đáng lẽ phải được phụ giúp cho mái ấm Mây Bốn Phương mới phải.

Nhưng sau khi tiếp chuyện với thày Phong, giám đốc Mái Ấm Thiên Ân tôi nhận ra sự đón nhận tài trợ của hai cơ quan từ thiện thật xứng đáng. Mái ấm này được tổ chức một cách quy củ. Hiện nay trong mái ấm có 3 người phục vụ chính. Môt chị quản gia, lo luôn giấy tờ sổ sách, một chị nấu cơm và một chú lo canh gác mái ấm cũng như tu sửa những hệ thống điện nước trong nhà.

Mái Ấm Thiên Ân sạch sẽ gọn gàng, cấu trúc Mái Ấm có kỹ thuật và trật tự. Hỏi ra thì biết các em đươc đào tạo từ ban đầu. Các em chia nhau lau chùi làm vệ sinh, lau bàn ăn, phụ nấu cơm dọn dẹp.

Các em được đào tạo trong mái ấm và khi lên trung học các em có thể học chung với tất cả các bạn sáng mắt ngoài trường công cộng. Theo thày Phong kể thì từ thuở ban đầu mái ấm cũng rất vất vả. Nhưng đến hôm nay với sự „may mắn“ như Thày nhấn mạnh thì mái ấm đã giúp được nhiều em lên bậc đại học và đã ra trường. Những em này vẫn thường trở lại mái ấm để giúp lại những em mới đến. Các em giúp các bạn học căn bản những môn sử dụng nhạc khí, xoa bóp mà trước thày Phong phải mất tiền mời các nhà chuyên nghiệp về dạy. Qua hình thức này mái ấm vừa tiết kiệm tiền lại tạo cho những em được may mắn từ mái ấm có cơ hội trả ơn lại và giúp đỡ những em mới lên học.

Tôi ra về lòng hớn hở và vui sướng vì đã được làm quen với hai mái ấm của người khiếm thị. Thiết nghĩ mình chẳng làm được gì nhưng tôi nghĩ những giây phút làm cho tôi suy nghĩ những gì tôi đang có là đôi mắt sáng khiến cho tôi ít nhất cũng biết yêu quý và mang ơn.

Trong thế gìới u tối của những người khiếm thị ở đâu đó tôi vẫn thấy những tâm hồn trong sáng tràn đầy hy vọng. Các em đã thể hiện cho tôi thấy qua những giọng hát thật hay không kém các ca sĩ nhà nghề.

Tôi cầu chúc thày Phong nhiều sưc khỏe để hướng dẫc các em trên con đường nhiều tương lai và hy vọng, tôi cầu chúc chị Loan và anh Đến mau gặp may để có điều kiện giúp những người đang sống trong Mái Ấm Mây Bốn Phương.

Hôm nay vào dịp đầu Xuân Tân Mão 2011, tôi nhận được một cú điện thoại chúc Tết cùa hai gia đình quen biệt với cha Tuấn đang sống bên Hoa Kỳ khi họ đọc vài hàng viết của tôi nói về hoàn cảnh khó khăn của người khiếm thị ở Mái Ấm Mây Bốn Phương. Những người bạn của cha Tuấn bàn với nhau trao tặng 2.500 đô la Mỹ để cất lại các mái nhà che nắng mưa và xây tường chung quanh tránh trộm cho họ.

Đúng là một quà lì xì lớn nhất vào dịp Tết Ta mà tôi nhận được trong cuộc đời. Cám ơn tất cả các ân nhân. Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho công việc bác ái của quý vị.
 
Lễ Giao Thừa Cộng Đoàn Tam Biên, Giáo Phân Orange
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
18:16 04/02/2011
GARDEN GROVE - Để giã từ Năm cũ Canh Dân, đón chào Năm Mới Tân Mão và dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, cầu nguyện cho Ông bà Tổ tiên và Quê hương Việt Nam thân yêu, Cộng đoàn Tam Biên, thuộc Giáo xứ St. Callistus, đã tổ chức Thánh Lễ Giao Thừa vào lúc 8:00 tối thứ Tư 2-02-2011.

Xem hình ảnh

Trước Thánh Lễ, Ban Thường vụ Cộng đoàn đã đại diện dâng lên Chúa những nén hương của lòng thành để cầu nguyện cho Ông bà Tổ tiên và cho Quê hương Việt Nam thân yêu có tự do tôn giáo thật sự và quyền con người được tôn trọng.

Sau phần dâng hương, Thánh Lễ đồng tế đã diễn ra trang trọng với sự chủ tế của cha xứ Nguyễn văn Tuyên, quí cha phó đồng tế: Nguyễn kim Long, Trần cao Thương, Antonio Lopez và Thày sáu Khiết phụ lễ. Phần dâng của lễ khi ca đoàn hát được minh hoạ bởi gần 100 em thiếu nhi trong đội vũ Phụng vụ với áo dài truyền thống thật đẹp mắt.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, ông chủ tịch Công đoàn có lời chúc tết quí cha, thày, sơ và các cụ ông, cụ bà cao niên với những phần quà tượng trưng. Sau Thánh Lễ, quí cha phát lộc lì xì cho tất cả những người tham dự Thánh Lễ (Khoảng 1, 400 người) và sổ xố lấy hên gồm 15 giải thưởng, mà giải nhất là “Con Mèo Sữa” $300 tiền mặt, giải nhì $200, và giải ba $100. Khi giải thưởng cuối cùng đã có người nhận, mọi người ra về trong hân hoan chuẩn bị đón những giờ phút đầu tiên của Năm Mới với nhiều ước mong tốt đẹp cho nhau.

Trước thềm Năm Mới, Kính chúc tất cả quí Cha, quí Thày, quí Sơ và toàn thể quí Ông bà, Anh chị em được tràn đầy ơn Chúa, sức khỏe và hanh phúc.
 
Văn Hóa
Muối và ánh sáng
Ngô xuân Tịnh, cvk
10:05 04/02/2011
Anh em là muối cho đời
Muối mà bị nhạt tức thời quăng đi
Cho người dẫm đạp bởi vì
Trở nên vô dụng lấy chi để mà
Muối cho nó mặn như xưa
Ánh em ánh sáng chói lòa chiếu ra
Nơi gần cho chí nơi xa
Thế gian soi sáng chan hòa khắp nơi
Thành xây trên núi để rồi
Ai đem cất dấu thử coi được nào ?
Anh em thử hỏi xem sao
Thắp đèn rồi úp vào thùng cất đi ?
Nhưng đem đặt đế tức thì
Để soi sáng cả phạm vi trong nhà
Anh em ánh sáng tỏa ra
Để cho thiên hạ gần xa tỏ tường
Điều hay điều tốt biểu dương
Việc anh em để tìm đường tôn vinh
Cha anh em ngự thiên đình
Chu toàn bổn phận thực tình Chúa trao
Người ơi xin để tâm vào.

Muối cho đời ánh sáng cho thế gian (Mt 5 12-16)