Ngày 26-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con Yêu Dấu
Lm Vũđình Tường
05:32 26/02/2015
Mỗi lần Chúa Cha nhắc đến tình yêu Cha Con dành nhau ta thấy tình yêu đó luôn thể hiện không phải bằng ngôn từ không mà luôn kèm theo sứ mạng của Tin Mừng. Sứ mạng đó được thể hiện qua hành động cụ thể. Sứ mạng Chúa Con tự nguyện lãnh nhận ngay sau khi Đức Kitô lãnh nhận phép thanh tẩy từ Joan đó là công khai rao giảng về nước trời.

Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con Mc,1,11

Liền sau đó Đức Kitô tiến vào hoang địa và ở đó bốn mươi ngày ăn chay, cầu nguyện chuẩn bị cho chương trình rao giảng công khai về nước Thiên Chúa đã đến gần.
Ngày biến hình trên núi thánh có sự hiện diện của ba tông đồ Phêrô, Giacobê và Gioan. Cả ba đều chứng kiến cuộc đàm thoại giữa Đức Kitô và tổ phụ Môisen và tiên tri Elia. Cuộc đàm thoại bị gián đoạn khi các ông nghe tiếng Chúa Cha vang vọng như tiếng sấm phán

Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài Mc 9,7

Các tông đồ được chiêm ngắm ít nhiều về cuộc sống tương lai và các ông vui mừng muốn ở lại trên núi thánh nhưng Đức Kitô có chương trình Ngài cần thực hiện nên Thầy trò xuống núi. Sự hiện hữu của các tổ phụ trên núi thánh xác nhận một niềm tin. Niềm tin đó chính là có sự sống đời sau. Đối với nhân loại các tổ phụ đã chết nhiều năm trước, mộ các ngài còn nằm kia nhưng sao các ngài đang sống, hiện diện trên núi thánh xác nhận các ngài đang an vui sống gần Chúa. Nhắc đến tổ phụ Môisen là nhắc đến hành trình bốn mươi năm, vượt sa mạc dẫn dân Chúa chọn về Đất Hứa. Môisen dưới sự hướng dẫn, bảo bọc của Thiên Chúa đã vượt qua ngàn trùng gian khổ, dẫn dân Chúa chọn vượt Biển Đỏ, giải thoát họ khỏi ách nô lệ của Pharaô tiến vào Đất Hứa. Tiên Tri Elia cũng có sứ mạng vất vả không kém. Elia đặt trọn niềm tin vào lời Chúa làm tròn sứ mạng trong lo âu, sợ hãi cho sự sống còn của chính ông. Vua Ahab làm vua vùng phía bắc xứ Israel từ 874-853 BC. Ông nghe lời vợ là Jezebel thờ tà thần Baal. Thiên Chúa sai tiên tri Elia báo cho vua biết nếu không thống hối ông và toàn dân sẽ bị phạt. Vua Ahab đã không thống hối còn tìm các giết Elia. Nhà tiên tri phải trốn nơi hoang địa và Thiên Chúa cứu ông khỏi tai hoạ và giúp ông hoàn thành điều Thiên Chúa sai phán. (Muốn biết thêm chi tiết mời đọc số một, Sách các Vua chương 17-22).

Tiếng phán ra của Chúa Cha từ trong đám mây là bằng chứng rõ ràng khác cho thấy Thiên Chúa hằng sống luôn đồng hành với Đức Kitô. Những sáng sớm Đức Kitô tìm nơi thanh vắng cầu nguyện chính là Ngài đàm đạo cùng Chúa Cha.

Sứ mạng xuống núi của Đức Kitô là mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Một sứ mạng đầy đau thương, nhiều nước mắt và cuối cùng là chết trong cô đơn, trên thập giá, nơi đồi vắng. Một kiểu hoang địa mà khi nghe đến ai cũng cảm thấy chân tay run rẩy, toàn thân rùng rợn. Đức Kitô đi trọn con đường đó và sau ba ngày chôn trong mộ Ngài sống lại vinh quang.

Sau khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết người ta mới nhận ra sức mạnh vô song và vinh quang ngàn trùng của Thiên Chúa. Sức mạnh đó mạnh hơn sự chết và vinh quang đó sáng tỏ hơn mặt trời chiếu sáng. Điều này cho thấy có sự liên kết giữa biến hình và sự sống trường sinh. Để có sự sống trường sinh cần có biến hình. Để được biến hình lại cần hoàn thành sứ mạng trao phó. Để hoàn thành sứ mạng trao phó cần đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô. Đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô sẽ được vinh thăng sống muôn đời kề cận vinh quang Thiên Chúa, nhận cùng lời Chúa phán trên núi thánh.

Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài Mc 9,7

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn 300.000 người nước ngoài đăng ký dự Ngày Quốc Tế giới trẻ tại Ba Lan
Lm. Trần Đức Anh OP chuyển ý
12:45 26/02/2015
CRACOVIA. Cho đến nay đã có hơn 300 ngàn người từ nước ngoài đăng ký tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ tiến hành tại Cracovia, ở miền nam Ba Lan, vào tháng 7 năm 2016.

Tuyên bố hôm 25-2-2015 với giới báo chí, ĐHY Stanislaw Dziwisz, TGM Cracovia, cho biết trong con số vừa nói có 200 ngàn người từ Italia và 80 ngàn từ Pháp, 16 ngàn từ Đức. Thêm vào đó có hơn 10 ngàn người từ Ucraina, Slovak và Hoa Kỳ.

ĐHY Dziwisz cũng nói rằng ngoại trưởng Ba Lan, Ông Grzegorz Schetyna, cho biết sẽ đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực nhập cảnh (visa) cho các bạn trẻ đến tham dự Ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 23 tại Cracovia từ 25 đến 31-7-2016.

ĐHY cũng xác nhận lễ khai mạc và cuộc gặp gỡ đầu tiên của ĐTC Phanxicô với các bạn trẻ sẽ diễn ra tại công viên Blonia, rộng 48 hécta, trong khi buổi canh thức và thánh lễ bế mạc sẽ diễn ra tại khu vực Brzegi cácH trung tâm thành phố Cracovia 15 cây số. Khu này rộng 200 hécta, đủ để đón tiếp hơn 1 triệu người tham dự thánh lễ. Tuy nhiên chưa có quyết định chung kết về vấn đề này.

Đây là lần thứ hai Ba Lan đón tiếp Ngày Quốc Tế giới trẻ. Lần đầu vào năm 1991 tại Tổng giáo phận Czestochowa, nơi có Đền thánh Đức Mẹ Đen, Nữ Vương Ba Lan.

Ngày Quốc Tế giới trẻ, cấp hoàn vũ, liền trước đây, được cử hành tại thành phố Rio de Janeiro hồi tháng 7-2014 với sự tham dự của 3 triệu 700 ngàn bạn trẻ cùng với ĐTC Phanxicô (KNA 26-2-2015)
 
Đà gia tăng của Kitô Giáo
Vũ Van An
17:39 26/02/2015
Cuộc điều tra hàng năm tựa là “Tình Trạng Kitô Giáo Hoàn Cầu” của International Bulletin of Missionary Research (Tập San Nghiên Cứu Truyền Giáo Quốc Tế) cung cấp cho ta nhiều con số đa dạng: một số khá ấm lòng, một số khá ngã lòng; nhưng phần lớn giúp ta nắm được bản chất giây phút hiện tại trong lịch sử Kitô Giáo.

Cuộc điều tra năm nay lấy năm 1900 làm mốc để đưa ra các dự phóng cho năm 2050. Trong khoảng 1 thế kỷ rưỡi này, có nhiều tin vui về điều kiện nhân bản khắp thế giới mà ta cần lưu ý khi nhớ lại những tin buồn của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Thí dụ: năm 1900, 27.6 phần trăm người trưởng thành trong tổng số 1.6 tỷ người trên thế giới biết đọc biết viết. Năm 2015, 81 phần trăm người trưởng thành trong tổng số 7.3 tỷ người trên thế giới biết đọc biết viết, và người ta dự đoán, đến năm 2050, 88 phần trăm người trưởng thành trong một thế giới gồm 9.5 tỷ người sẽ biết đọc biết viết. Quả là một thành tựu lớn lao.

Trong số 7.3 tỷ người hiện nay trên thế giới, 89 phần trăm là tín hữu các tôn giáo, trong khi 1.8 phần trăm cho là mình vô thần và 9 phần trăm khác cho là mình bất tri (agnostics): điều này cho thấy những người hô hoán vô thần như Richard Dawkins và bằng hữu ông ta không hẳn đang thắng thế…

Năm 1900, có 267 triệu người Công Giáo trên thế giới; ngày nay, Giáo Hội hoàn cầu đếm được 1.2 tỷ chi thể và số này được dự phóng tăng lên 1.6 tỷ vào giữa thế kỷ này. Tuy vậy, vào 1 phần tư cuối cùng của thế kỷ 20, Công Giáo bị Hồi Giáo chiếm mất địa vị cộng đồng tôn giáo lớn nhất hoàn cầu, khi dân số Hồi Giáo khắp thế giới tăng từ 571 triệu người năm 1970 lên 1.7 tỷ người hiện nay.

Trong hơn một thế kỷ qua, sự gia tăng kỳ diệu nhất trong Kitô Giáo diễn ra tại Phi Châu: năm 1900, số Kitô hữu tại đây chỉ là 8.7 triệu người, ngày nay, họ là 542 triệu người và có lẽ sẽ tăng tới 1.2 tỷ người vào năm 2050, lúc con số Kitô hữu Phi Châu sẽ bằng con số Kitô hữu Mỹ Châu La Tinh và Âu Châu gom lại. Kitô Giáo thế kỷ 21 cũng là một thực tại có tính đô thị hơn so với 100 năm trước đây. Năm 1900, 29 phần trăm dân số Kitô Giáo thế giới sống tại các đô thị; nay là 65 phần trăm, mặc dù dự phóng tới năm 2050, có thể giảm xuống 59 phần trăm. Nhưng có lẽ các con số đáng ngạc nhiên nhất trong cuộc điều tra lần này liên quan tới các Kitô hữu Ngũ Tuần và Đặc Sủng. Năm 1900, họ chỉ là 981,000 người, ngày nay họ là 643,661,000 người; và tới năm 2050, dự phóng họ sẽ lên tới hơn 1 tỷ người. Chỉ xét về con số mà thôi, Kitô Giáo Ngũ Tuần và Đặc Sủng là hiện tượng phát triển nhanh nhất trong lịch sử tôn giáo thế giới.

Ba hiện tượng trên, tức gia tăng tại Phi Châu, đô thị hóa và Phái Ngũ Tuần, cũng góp phần giải thích sự phân mảnh càng ngày càng lớn lao hơn của thế giới Kitô Giáo. Điều có thể gọi là Kitô Giáo tự lập (entrepreneurial), tức tự lập ra chính Giáo Hội của mình, là thành phần có mặt cả ở ba hiện tượng này. Chính vì thế, con số các hệ phái Kitô Giáo tăng từ 1,600 năm 1900, lên 45,000 hiện nay, và dự phóng sẽ lên tới 70,000 vào năm 2050.

Dù có sự gia tăng tốt đẹp như trên, Kitô Giáo xem ra không tiến triển bao nhiêu nếu kể về phần trăm so với dân số thế giới. Thực vậy, năm 1900, phần trăm ấy là 34.5; đến năm 1970, xuống còn 33.3, rồi 32.4 năm 2000; nhưng lên 33.4 hiện nay, và dự phóng sẽ lên 33.7 năm 2025 và 36 năm 2050.

Hiện tượng trên phần lớn do sự giảm sút Kitô Giáo tại Âu Châu. Tại đây, người ta thấy phần trăm gia tăng người Kitô hữu hàng năm được kể là thấp nhất: 0.16 phần trăm. Nói về con số Kitô hữu so với dân số Kitô Giáo thế giới, thì Kitô Giáo Âu Châu giảm sút đáng kể hơn cả: năm 1900, họ chiếm 66 phần trăm, hiện nay, họ chỉ là 23 phần trăm. Điều này khiến người ta khó chịu khi các lãnh tụ Kitô Giáo Âu Châu, bất kể là Công Giáo hay Thệ Phản, lên mặt “dạy đạo” cả thế giới, coi người không bằng mình. Như trường hợp Đức HY Kasper tại Thượng Hội Đồng năm rồi, coi thường các đóng góp của Phi Châu.

Một con số được George Weigel tỏ ra ái ngại là theo dự phóng của cuộc điều tra, chỉ có 14 phần trăm những người không phải là Kitô hữu hiện nay biết tới 1 người Kitô hữu. Điều này cho thấy cả sự cô lập giữa các nhóm tôn giáo với nhau lẫn sự thất bại của việc truyền giảng Tin Mừng. Bởi thế, vẫn còn cần rất nhiều thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo, nhất là nơi những người chưa bao giờ tiếp xúc với đức tin.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hòa hợp mối đầu tư - Hòa giải cuỗm kiều hối
Phạm Trần
09:38 26/02/2015
HÒA HỢP MỒI ĐẦU TƯ-HÒA GIẢI CUỖM KIỀU HỐI

Chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc sau 40 năm còn ngổn ngang trăm mối tơ vò lại rối ren thêm vào dịp Tết qua phát ngôn thiếu xây dựng và không đúng sự thật của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và báo Quân đội Nhân dân.

Trước hết hãy bàn về Bài viết “Suy ngẫm đầu Xuân” của ông Sang đăng trên Tạp chí Quê Hương Online, Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, phổ biến đúng ngày Mồng một Tết (19/02/2015).

Ông viết: “ Trong thời kỳ Đổi mới, đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc vận động nhiều nước gỡ bỏ hàng rào cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam; nhiều kiều bào trở thành cầu nối gắn kết, dẫn dắt các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam. Với tấm lòng đau đáu vì sự phát triển của nước nhà, nhiều kiều bào trực tiếp về nước làm chuyên gia tư vấn, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đầu tư công sức và tiền của để sản xuất kinh doanh, thành lập các công ty xuất nhập khẩu hàng hóa…”

Hòan tòan sai với trường hợp của Mỹ. Hàng rào cấm vận Việt Nam từ 1975 đến 1994 do Hoa Kỳ chủ động và lãnh đạo nhằm cấm các nước có quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam. Các Tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng lớn của Hoa Thịnh Đốn, tiêu biểu như Qũy tiền tệ Quốc tế (International Money Fund,IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng bị chi phối.

Lệnh cấm vận của Mỹ nhằm 2 mụch đích chính: trừng phạt Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã xé bỏ Hiệp định Paris 1973, dùng võ lực đánh chiếm Việt Nam Cộng hòa, đồng minh của Mỹ. Thứ hai là chống cuộc xâm lăng chiếm đóng Kampuchea 1978 -1992 của quân đội CSVN.

Theo tài liệu chính thức, đến năm 1993, Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm các nước khác cho Việt Nam vay tiền trả nợ cho các tổ chức tài chính quốc tế. Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai quốc gia. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Như vậy, điều mà ông Chủ tịch Trương Tấn Sang bảo là “đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc vận động nhiều nước gỡ bỏ hàng rào cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam” , trong trường hợp nước Mỹ là không có cơ sở. Bởi vì vào thời gian từ 1975 đến 1995, họat động của nhóm thiểu số được gọi là “người Việt yêu nước” thân Hà Nội ở Hoa Kỳ chỉ đếm trên đầu ngón tay và không có bất cứ khả năng vận động nào với Chính quyền Mỹ về chuyện bỏ cấm vận.

Có chăng là cuộc vận động tích cực của một số các Nhà lập pháp Mỹ cựu chiến binh Việt Nam, trong số có hai Nghị sỹ John McCain và John Kerry để đổi lấy hợp tác của Chính phủ Việt Nam trong công tác tìm kiếm quân nhân Mỹ còn mất tích tại 3 chiến trường Việt Nam, Lào và Kampuchea.

Ông Sang khoe “nhiều kiều bào trực tiếp về nước làm chuyên gia tư vấn, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học” , nhưng số này không qúa 200 người đi về qua nhiều giai đọan từ khi có Nghị quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Phần lớn người về giúp Việt Nam thuộc các tổ chức viện trợ Quốc tế hay giáo dục của các trường Đại học.

Ông Sang còn biểu dương : “ Kiều hối không ngừng tăng, trở thành một trong những nguồn ngoại lực quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Có thể khẳng định, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã thực sự góp phần không nhỏ vào thành công của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự vươn lên bắt nhịp mạnh mẽ của Việt Nam với khu vực và thế giới những năm qua.”

Sở dĩ người Việt ở nước ngoài gửi nhiều tiền về Việt Nam vì Nhà nước không đánh thuế trên khỏan tiền này, đồng thời giúp thân nhân có thể đầu tư vào ba ngành: dịch vụ, địa ốc và du lịch, hoặc gửi vào ngân hàng để lấy lời.

Nhưng nếu ông Sang cho rằng: “Những đóng góp đáng trân trọng và đầy tự hào đó của kiều bào ta đối với Tổ quốc xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người dân đất Việt, kết tinh trong truyền thống quý báu hàng ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam từ thuở Vua Hùng lập nước” thì đó là một ngộ nhận không phản ảnh trung thực mục đích giúp gia đình có cuộc sống khá hơn là chính.

Bởi vì “yêu nước” hay hướng về quê cha đất tổ luôn luôn là định hướng không bao giờ phai nhạt, dù trong bất cứ hòan cảnh nào đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng nếu coi hành động mỗi năm có hàng ngàn người Việt về thăm quê hương, dòng tộc, thăm mồ mả tổ tiên cũng đồng nghĩa với “yêu xã hội chủ nghĩa” hay chấp nhận đảng CSVN là một ý nghĩ cường điệu và sai lầm.

ĐẦU TƯ VÀ KIẾU HỐI

Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngòai, hiện có 51/63 tỉnh, thành phố trong nước có các dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài, với hơn 3,600 doanh nghiệp kiều bào với tổng số vốn đầu tư lên tới 8,6 tỉ USD.

Con số 8,6 tỉ USD không nhỏ, gần bằng một nửa nguồn vốn doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Invesment, Đầu tư trực tiếp từ Nước Ngoài) vào Việt Nam năm 2014. (theo báo Giáo Dục Việt Nam, 19/02/2015).

Trong khi đó, số Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%/năm, Năm 2009 là 6,83 tỷ USD, năm 2010 đạt mức 8,6 tỷ USD, năm 2011 là 9 tỷ USD, năm 2012 đạt 10 tỷ USD, năm 2013 đạt gần 11 tỷ USD.(theo Đài Tiếng nói Việt Nam,VOV ngày 20/09/2014).

Theo báo Giáo dục Việt Nam thì khỏan Kiếu hối lớn lao này đã “bù đắp được 92% chênh lệch cán cân thương mại. Trong năm 2012, dù tình hình kinh tế thế giới lẫn trong nước nhiều khó khăn nhưng lượng kiều hối vẫn có sự bứt phá, chạm mốc 11 tỷ USD. Hiện Việt Nam nằm trong số 10 nước nhận kiều hối hàng đầu thế giới.”

Các chuyên gia tài chính ở Việt Nam ước tính từ năm 1991 đến năm 2014, tổng số tiền 90 tỷ USD đã được người Việt ở nước ngoài gửi về Việt Nam, chiếm 1/3 tổng số vốn đầu tư của nước ngòai vào Việt Nam.

Phần lớn số tiền này do khối người Việt từ miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) ra đi từ năm 1975 đang định cư ở các quốc gia có nền công nghệ và giáo dục cao như Mỹ, Châu Âu, Canada và Úc Đại Lợi. Số còn lại là của khỏang 500,000 lao động Việt Nam được Nhà nước gửi ra nước ngoài làm việc, nhiều nhất tại Nam Hàn và Đài Loan.

Nhưng ở Việt Nam doanh nhân Việt kiều không có các dự án kinh tế lớn, đáp ứng nhu cầu tốt, mang lại lợi nhuận cao vì nhiều địa phương đã dành các địa bàn thuận lợi, lưu thông tốt, gần thành phố, các ngành dễ kiếm tiền cho các doanh nghiệp trong nước và của nhà nước.

Vì vậy nhiều doanh nhân Việt kiều không muốn “mang tiền đi đổ sông Ngô” vì nhà nước CSVN vẫn dành nhiều ưu đãi cho các nhóm lợi ích trong đảng.

Ngoài ra thủ tục hành chính rườm rà lại hay thay đổi, áp dụng tùy tiện, cán bộ coi Việt kiều như những con mòng béo mập nên làm gì cũng phái nạp tiền “bôi trơn” hay “phong bì” thì mới xong khiến doanh nhân nản chí.

Báo Giáo dục Việt Nam, GDVN (19/02/2015) phản ảnh: “ Ông Phạm Văn Thắng - một Việt kiều Đức trở về đầu tư trong nước 12 năm cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút đầu tư vào lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là dịch vụ, du lịch. Các cơ chế đầu tư ở Việt Nam khá thông thoáng, chi phí sinh hoạt rẻ, công nhân Việt Nam khéo tay, có năng suất lao động cao, với những người được đào tạo, không kém các nước khác.

Những khó khăn của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khi đầu tư vào trong nước chủ yếu liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, thủ tục hành chính, chính sách cần có định hướng lâu dài bền vững… Chính vì gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong vấn đề thủ tục hành chính, những công nghệ ông Thắng đưa về Việt Nam không được lắng nghe áp dụng vì vậy doanh nhân này đang tính đường quay trở lại Đức để kinh doanh.”

Trong một bài viết đăng trên báo GDVN ngày 24/02/2015, ông Thắng thổ lộ:”Cách đây 12 năm khi trở về Việt Nam đầu tư, tôi ấp ủ nhiều dự định triển khai các công trình về công nghệ. Trong đó có công nghệ gia cố đất làm đường bằng phụ gia của Đức, công nghệ làm sạch, công nghệ làm vật liệu không nung của Đức... nhưng tất cả đều thất bại.

Thất bại vì nhiều lý do, trước hết phải khẳng định chính sách của Đảng và Nhà nước rất khuyến khích, rất mở. Tuy nhiên cơ chế tổ chức vận hành của toàn bộ cơ sở hạ tầng này vẫn ì ạch, trì trệ, không đáp ứng được với những yêu cầu của những doanh nhân Việt kiều. Chúng tôi quen cách làm việc hiện đại thông thoáng của những nước tiên tiến…..

“….Cũng là kinh doanh nhưng bên kia không phải động tác phong bì... còn bên mình thì doanh nghiệp phải lo quá nhiều cái, mà không thế không được….Về đầu tư, văn bản pháp luật, chính sách thay đổi liên tục doanh nghiệp khó chạy theo, muốn làm cũng khó.

Tuy nhiên khi khoe khoang qúa lố công lao của đảng trong công tác Việt kiều, ông Sang đã sai lầm khi nói rằng: “Để có được những thành công đó, chúng ta tự hào có Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm tới bộ phận máu thịt không thể tách rời là 4,5 triệu người con Việt Nam ở bốn phương trên khắp địa cầu. Vai trò và vị trí của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn được ưu tiên trong chính sách của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương tích cực triển khai nhằm mục đích tạo thuận lợi nhiều nhất cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.”

“Ưu tiên”, “quan tâm” và “tạo thuận lợi” cho Kiều bào ra sao thì ông Sang hãy đọc những lời trăn trở để rút khỏi Việt Nam của thương gia Phạm Văn Thắng.

Ông Sang cũng cần nhìn ra sự thất bại của Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, sau 10 năm thi hành Nghị quyết 36, đã không sao lôi kéo được thế hệ Việt kiều thứ hai ra đi sau 1975 mà cả với thế hệ thứ ba và thứ bốn sinh ra ở nước ngoài cũng không ai muốn về nước sống chung với chế độ Cộng sản còn tiếp tục tước đoạt các quyền tự do cở bản của người dân.

Do đó, ông Chủ tịch nước cũng không nên hờn dỗi nói rằng : “Mỗi dịp Xuân về, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về quê hương, thắp nén hương cho ông bà tổ tiên, thăm lại nơi chôn rau cắt rốn. Đó là truyền thống, đạo lý quý báu của ông cha ta truyền lại qua ngàn đời, được cả dân tộc gìn giữ và nâng niu. Nhưng chúng ta không khỏi chạnh lòng khi hàng chục triệu lượt kiều bào đã trở về thăm Tổ quốc, thì vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa một lần về lại quê cha đất Tổ kể từ khi cất bước ra đi. Họ vẫn còn định kiến, mặc cảm của quá khứ. Họ có hiểu chăng đất mẹ luôn mở rộng vòng tay nhân ái cho mọi người con trở về trong đùm bọc và yêu thương. Tôi mong rằng sẽ sớm có một ngày 4,5 triệu người Việt Nam nước ngoài đồng lòng như một, hướng về Tổ quốc, chung tay góp sức làm rạng rỡ cho non sông gấm vóc Việt Nam.”

Ông Sang bảo chỉ “còn một bộ phận nhỏ” trong số 4.5 triệu Kiều bào không muốn thân thiện với nhà nước và đảng CSVN thì hoặc ông đã bị cấp dưới nịnh hót báo cáo sai, hay ông đã không dám nhìn vào sự thật để thất vọng thấy rằng nếu có một cuộc trưng cầu ý kiến thì sẽ thấy số người Việt ở nước ngoài muốn về Việt Nam sinh sống không có bao nhiêu vì có ai dại để đánh mất tự do bao giờ ?

LÝ LUẬN DƯƠNG TRUNG QUỐC

Bài viết thứ hai cần bàn tới là của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.

Ông Dương Trung Quốc, quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh năm 1947 và lớn lên tại Hà Nội.

Ông không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng được đảng chọn là Đại biểu Quốc hội của Tỉnh Đồng Nai từ các khóa XI, XII và XIII . Ông cũng là một trong số rất hiếm người đã có những phát biểu thẳng thắn trong các kỳ họp quốc hội.

Ông còn là một trong số 2 Đại biểu Quốc hội “không bấm nút chấp thuận bản Hiến pháp sửa đổi 1992 sáng ngày 28/11/2013”, với lý do ông đứng về phía những người dân “có ý kiến khác”, nhất là việc Quốc hội đã “luật hoá” Cương lĩnh của Đảng gọi là “Xây dựng đất nước trong thời ký qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa”.

Với tiêu đề “Hòa hợp dân tộc là quy tụ được nhân tâm” đăng trên báo Lao Động điện tử, Cơ quan của Tổng kliên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 19/02/2015 (Mồng Một Tết), ông Quốc viết : “ Hiệp định Genève (20/07/1954) được ký kết tạm thời chia cắt đất nước, nhưng rồi sự tạm thời ấy không thể giải quyết vấn đề thì chúng ta lại phải tiếp tục sự nghiệp chiến đấu, ngay cả khi Mỹ can thiệp vào, chúng ta phải tiến hành kháng chiến chống Mỹ.”

Thiết nghĩ, là Nhà Sử học thì ông Dương Trung Quốc biết rõ hơn mọi người về sự khác biệt giữa “tiếp tục sự nghiệp chiến đấu” cho chính nghĩa hay “kháng chiến chống Mỹ” như “chống Pháp giành độc lập” trước đây.

Khác với cuộc chiến chống Pháp của toàn dân chứ không của riêng người Cộng sản, chủ trương “xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa” của đảng CSVN ở miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) sau Hiệp định Geneve 1954, là nguyên nhân của cuộc nội chiến nồi da xáo thịt đồng bào kéo dài 20 năm, 1955 -1975.

Ông Dương Trung Quốc đã thần thánh hóa nhóm chữ “sự nghiệp chiến đấu” và “kháng chiến chống Mỹ” để xóa đi tội ác xâm lược miền Nam của đảng CSVN. Từ Chính quyền Quốc gia Việt Nam sau Hiệp định Geneve 1954 (Ngô Đình Diệm) đến các Chính phủ Việt Nam Cộng hoà sau này (1956-1975), chưa khi nào Quân đội của miền Nam đã vượt Vỹ tuyến 17 chia đôi đất nước để trả đũa các cuộc tấn công của Bộ đội miền Bắc.

Ngược lại chính quyền Cộng sản miền Bắc đã bịa đặt ra chuyện đồng bào ruột thịt nhân dân miền Nam bị kìm kẹp trong gông cùm của Mỹ-Ngụy nên đã xâm nhập người và vũ khí vào Nam để mở ra chiến tranh dưới chiêu bài “giải phóng”!

Miền Bắc cũng đã mời 320,000 quân Trung Quốc vào giúp bảo vệ miền Bắc để cho bộ đội rảnh tay mang súng đạn của các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa do Nga Sô lãnh đạo vượt Trường Sơn vào đánh phá VNCH.

Nhưng chắc ông Dương Trung Quốc, Nhà biên sử, làm sao có thể quên câu nói để đời của Tổng Bí thư Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.” ? (theo Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích)

Như vậy thì chính nghĩa “giải phóng” cho ai và vì ai đã rõ chưa mà Đại biểu Dương Trung Quốc vẫn viết rằng: “Trong sự kiện 30.4.1975, ta dùng chữ “giải phóng” là rất đúng, nhưng giải phóng là hướng tới mục tiêu không chỉ độc lập dân tộc, mà quan trọng nhất, thiêng liêng nhất là thống nhất quốc gia. Ngày nay, rõ ràng chúng ta đang nối tiếp sự nghiệp ấy bằng việc bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ, kể cả biển đảo. Tôi cho rằng, đương nhiên một cuộc chiến tranh có kẻ thắng người thua, nhưng quan trọng nhất là chúng ta đạt được mục tiêu. Mục tiêu không phải chúng ta chiến thắng đối phương, mà đó chỉ là phương thức để đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước.“

Lý luận con loăng quăng của Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chỉ để giảm thiểu tính gỉa dối của hai chữ “giải phóng” và phủi trách nhiệm lịch sử đối với những người, ở cả hai bờ chiến tuyến, đã nằm xuống.

Trong suốt 20 năm chiến tranh, dù phải đối phó với cuộc xâm lăng tàn bạo của bộ đội Cộng sản miền Bắc và du kích quân Cộng sản trong Nam do miền Bắc chỉ huy, nhân dân miền Nam chưa hề bao giờ bị ai “kìm kẹp, áp bức, bóc lột sức lao động hay thiếu ăn, thiếu mặc và nghèo nàn” như đồng bào miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa.

Nếu ông Quốc bình tĩnh lấy kính hiển vi soi lại mức sống và tình trạng xã hội của miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì ông sẽ thất vọng khi biết đã có những người lính bộ đội bật khóc khi vừa đặt chân đến Sài Gòn hoa lệ của miền Nam, trong ngày được gọi là “giải phóng” vì đến lúc đó họ mới biết đã bị đảng đánh lừa đẩy vào cuốc chiến vô lý.

Câu nói nổi tiếng nhất trong họ là của Bà Dương Thu Hương, Nhà văn gốc Bộ đội : “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại.”

Bằng chứng lịch sử đã nói nhiều về sự khác biệt giữa hai xã hội Nam-Bắc khi họ bước chân vào Thủ đô Sài Gòn và các thành thị miền Nam mà không cần phải biện giải thêm.

Hơn thế nữa, theo theo 4 định nghĩa của “Đại từ điển tiếng Việt” của Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin năm 1998 thì nghĩa của “giải phóng” là : 1.- Làm cho thoát ách áp bức, được tự do:giải phóng đất nước. 2.- Làm cho thoát khỏi những ràng buộc bất hợp lí: giải phóng phụ nữ. 3.- Làm cho hết mọi cản trở để thực hiện mục đích: giải phóng mặt bằng. 4.- Làm cho chất này được thoát khỏi chất khác: Phản ứng hoá học đã giải phóng chất khí.

Như vậy, sự kiện 30.4.1975 không thể gọi là “giải phóng” như ông Dương Trung Quốc đã bẻ cong tiếng Việt cho phù hợp với tư duy chính trị của Đại biểu Quốc hội, thay vì phải trung thực và trong sáng trong quan điểm của nhà viết sử.

Đồng bào miền Nam không cần miền Bắc giải phóng. Đảng và quân đội CSVN đã xâm lược và chiếm đóng Việt Nam Cộng hòa để thống nhất đất nước bằng võ lực để sau đó gây ra thảm trạng ngụy trang “học tập cải tạo”dành cho hàng trăm ngàn quân và dân miền Nam.

Cũng vì hai chữ “giải phóng” lừa bịp mà hàng chục ngàn con dân Việt Nam vô tội khác đã phải bỏ mình ở Biển Đông trên đường vượt biển tìm tự do.

Hai chữ “giải phóng” cũng đã bần cùng hoá nhân dân đô thị miền Nam đang từ no cơm ấm áo xuống hàng nô lệ bần cùng trong chiến dịch đuổi dân đi vùng “kinh tế mới” và “cải tạo tư sản miền Nam” hay “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam” , bắt đầu từ ngày 04/09/1975 chủ động trên giấy tờ bởi chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Sau đó, giai đọan 2 từ ngày 15/07/1976, làm theo Nghị quyết 254/NQ/TW của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (sau này đổi thành Đảng Cộng sản Việt Nam) quy định “ về những công tác trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.”

Sau chiến dịch sai lầm tận diệt tư sản - mại bản trong Nam, kết thúc năm 1978, nhân dân cả nước lâm vào đói kém khiến đảng phải “đổi mới hay là chết” tại kỳ Đại hội đảng VI năm 1986.

Đó là bài học “giải phóng”, không phải cho người dân miền Nam, phe bại trận mà cho chính những kẻ chiến thắng ngạo mạn chưa bao giờ biết rằng “lịch sử cũng biết nói”.

Rất tiếc Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc không muốn dừng ở đây. Ông Quốc nhìn nhận lòng người trong-ngoài vẫn còn phân tán nhưng không quy trách nhiệm cho ai đã gây ra tình cảnh như bây giờ, 40 năm sau cuộc chiến chấm dứt.

Ông viết: “ Chúng ta luôn tự hào nói về một cộng đồng hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng thực sự khiến cho cộng đồng ấy gắn bó với tổ quốc ta và chế độ chính trị của ta là một quá trình phấn đấu lâu dài.

Vì thế tôi cho rằng, năm nay kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta nên xác định và chia sẻ nhận thức ấy để thấy điều quan trọng hiện nay là phải quy tụ được nhân tâm vì đất nước….Trong hòa hợp dân tộc, nói về sự phân tâm chúng ta biết rằng nó gắn với những biến cố chiến tranh. Quy luật chiến tranh rất khắc nghiệt, có máu đổ xương rơi từ cả hai phía, có những chính sách khắc nghiệt để lại những vết hằn khó lành.”

KHÔNG LÀM ĐƯỢC-TẠI SAO ?

Nhưng tại sao lại “khó lành” thì người Việt Nam ở nước ngoài và rất nhiều người trong nước, đặc biệt là giới Trí thức và cựu đảng viên biết rất rõ, sau khi đã cả đời hy sinh mà cuộc sống bây giờ vẫn còn hẩm hiu hơn kẻ hậu sinh chưa mất một giọt máu trên chiến trường.

Những người này đang ngày đêm đấu tranh đòi dân chủ và tự do cho con cháu và cho thế hệ mai sau, nhưng lại bị đảng đàn áp và cô lập, có người đã hết cả đường kiếm sống thì Nhà nước CSVN muốn hòa hợp và hòa giải với ai ?

Do đó khi nghe ông Dương Trung Quốc kêu gọi người bỏ nước ra đi vì không còn đường sống với người Cộng sản “cũng phải hiểu tại sao lúc đó chúng ta phải tiến hành những chính sách cứng rắn như thế. Nhìn lại quá khứ ta thấy rằng, chiến tranh vừa kết thúc, nền kinh tế còn chưa khôi phục, kẻ thù cũ vẫn cấm vận và chống phá, lại xuất hiện những kẻ thù mới vốn là đồng minh của mình, mà cuộc chiến tranh biên giới ở Tây Nam và phía Bắc thể hiện những khó khăn chồng chất ấy.

Trong bối cảnh đó, những người cầm quyền cũng không còn cách nào khác, buộc phải đối xử bằng một chính sách rất khắc nghiệt. Nếu chúng ta chia sẻ được với hoàn cảnh lịch sử cụ thể thì sẽ giảm đi phần nào những mặc cảm, hận thù.”

Ông Quốc phát biểu như thế vì ông chưa hề bao giờ là nạn nhân của kẻ chiến thắng. Câu chuyện không đơn giản như rủ nhau ngồi vào chiếu rượu để uống cho say bí tỉ rồi bắt tay nhau cười vang “đòan kết, đại đòan kết” là xong.

Không hiểu Nhà sự học Dương Trung Quốc còn nhớ câu nói của ông Nguyễn Đức Bình, Giáo sư triết học, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, một thời đã nói chủ trương của đảng là “đổi mới nhưng không đổi màu”, “hoà hợp mà không hòa tan ” ?

Chân lý cực kỳ bảo thủ này vẫn đang được học tập và áp dụng sâu rộng trong đảng, nhất là khi Ban Tuyên giáo nói về “hòa hợp-hòa giải dân tộc”, tuy màu mè, hào sảng nhưng “trăm voi không được bát nước xáo” !

Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy ông Quốc nêu ra ý kiến : “

Trong vấn đề hòa hợp dân tộc, cái chưa được là sự chênh lệch giữa những con người ở hai phía. Trong đó, một phía muốn đi nhanh hơn, còn một phía vì nhiều lý do mà muốn phải đúng mực. Như vậy, cả hai bên phải cùng thúc đẩy phải có sự trao đổi để gặp nhau.”

“Tôi thấy một nguyên lý của người xưa rất đúng là phải đặt vào địa vị người khác mới hiểu được người ta. Tôi suy nghĩ về việc có phải đây là sự chìa bàn tay của người chiến thắng với kẻ thua hay đây là trách nhiệm chung đối với tương lai, con cái của mình.”

Thiện ý của ông Quốc rất đáng để tâm, nhưng chưa ai quên được những cố gắng “hòa hợp-hòa giải” thất bại của hai Việt kiều nổi tiếng là nguyên Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ và Nhạc sỹ Phạm Duy.

Hai ông đã đem về Việt Nam cả sự nghiệp và danh dự cá nhân cốt để “người chung một nước phải thương nhau cùng” ! Nhưng sau 7 năm trăn trở đi-về giữa Mỹ và Việt Nam từ 2004 đến ngày qua đời ở Kuala Lumpur (Mã Lai Á) 23/07/2011, ông Kỳ đã không làm được gì cho đúng với “biểu tượng của hoà hợp dân tộc” mà phiá chính quyền Cộng sản đã tặng cho ông.

Nhạc sỹ Phạm Duy về Việt Nam sinh sống từ ngày 17/05/2005 cũng với ý tưởng “người Việt hãy ngồi lại với nhau”, nhưng sau 8 năm rong hát đó đây từ Nam ra Bắc như ông tự coi mình là “lá rụng về cội”, Phạm Duy qua đời tại Sài Gòn ngày 27/01/2013, hơn một tháng sau khi người con trai cả của ông, Ca sỹ Duy Quang qua đời tại California ngày 20 tháng 12 năm 2012.

Sự ra đi của 2 mẫu người trong chuyện “hòa hợp-hòa giải dân tộc” tưởng là chuyện thường sinh-lão-bệnh-tử, nhưng đằng sau vẫn có một hố ngăn cách để giải thích tại sao chuyện “con cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” vẫn còn nhiều kẻ muốn đá giò lái khi ngoài miệng thì vẫn nói cười hòa hợp trơn hơn mỡ lợn !

BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đó là những gì mà Tác gỉa Thiện Văn của báo Quân đội Nhân dân đã viết trong bài “Cầu đồng tồn dị", vì mục tiêu tốt đẹp của đất nước”, ngày 23/02/2015

Tác giả khoe : “ Thấm nhuần tư tưởng “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, một mặt, dân tộc Việt Nam dám đánh, quyết đánh và đánh đến cùng bọn xâm lăng cướp nước; nhưng mặt khác, dân tộc ta cũng rất khoan dung, độ lượng. Khi giặc đầu hàng, không những không trả thù, mà ngược lại còn đối đãi tử tế và cấp phương tiện, lương thảo cho chúng trở về nước. Hiếu sinh mà không hiếu sát, căm thù quân xâm lược mà không giết hại khi chúng thất bại là truyền thống nhân nghĩa cao cả của dân tộc ta. Với con người Việt Nam, sau khi “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”!

Bài báo nói vậy mà không phải vậy khi đảng CSVN, một mặt phỉ báng những ai nghi ngờ sẽ có “tắm máu, trả thù ở miền Nam” sau ngày 30/04/1975, nhưng lại đánh lừa hàng trăm ngàn quân-cán-chính thất trận của VNCH đem đi đầy ải cực hình tại các trại tù lao động mệnh danh “học tập cải tạo”.

Rất nhiều nạn nhân của chế độ mới đã bị chết mất xác, bị đổi xử tệ bạc và bị hành hạ thân xác trong các nhà giam bị bỏ đói, bị chết khát, bị còng tay chân đến mang thương tật cả đời và bệnh tật không được chữa trị.

Thế mà báo Quân đội Nhân dân vẫn tự khoe những điều không có thật : “Mang trong mình phẩm chất, tâm thế ấy từ hàng nghìn đời nay, dân tộc ta luôn mở rộng vòng tay để đón bạn bè khắp năm châu bốn biển, trong đó có cả những người Việt đã từng một thời “lạc lối lầm đường”. Với những người như thế, Đảng, Nhà nước ta luôn lấy tình đồng bào để cảm hóa họ, giúp họ hướng về điều hay lẽ phải và những giá trị, niềm tin tốt đẹp của cội nguồn, dân tộc. Trong mấy chục năm qua, nhất là sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới (1986), Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm tập hợp, đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp và lực lượng trong xã hội với thái độ “cầu đồng tồn dị”, lấy cái chung nhất, lớn nhất để cùng chung sống hòa thuận, gắn bó với nhau, không vì cái nhỏ, cái khác biệt trong suy nghĩ, phong tục, tập quán, lối sống mà gây chia rẽ, mất đoàn kết; đồng thời chấp nhận sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc sinh sống trên đất nước ta và người Việt ở nước ngoài, nhưng không trái với mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Nhưng khi nói rằng đảng “chấp nhận sự khác biệt giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc sinh sống trên đất nước ta và người Việt ở nước ngoài, nhưng không trái với mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” thì đó là điều kiện tiên quyết không cần bàn cãi mà trên hết phải tuân hành, chấp nhận “chủ nghĩa xã hội”, hay chủ nghĩa Cộng sản cũng thế !

Như vậy là chỉ có đảng có lẽ phải, ai muốn “hòa hợp” thì chui vào, không có quyền bàn cãi phải trái ?

Thiện Căn cũng không ngại lên giọng : “Đối với những người “đi theo phía bên kia” trong các cuộc chiến tranh trước đây, chúng ta sẵn sàng “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ hồi hương, thăm thân và hợp tác làm ăn cùng xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Từ Cương lĩnh của Đảng đến Hiến pháp của Nhà nước đều khẳng định: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Từ chủ trương đúng, chính sách nhất quán và thái độ ứng xử trước sau như một, hằng năm số Việt kiều về thăm quê hương ngày càng đông, góp sức người, sức của cho Tổ quốc ngày càng nhiều.”

Nhưng về thăm quê hương đâu có nghĩa là cuốn gói đi theo đảng ? Việt kiều gửi tiền giúp gia đình cũng không đồng nghĩa với “giúp nước” của người Cộng sản ?

Sau khi khoe “Chỉ tính 4 năm trở lại đây, lượng kiều hối chuyển về nước liên tục gia tăng. Nếu như năm 2000, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam mới đạt 1,3 tỷ USD, thì mười năm sau, năm 2011 con số này lên tới 9 tỷ USD. Ba năm qua (2012-2014), lượng kiều hối tăng dần từ 10, 11 đến 12 tỷ USD”, bài báo tự vẽ ra điều được gọi là “niềm tin” của Kiều bào với nhà nước : “Đó là những “con số biết nói” thể hiện niềm tin của bà con Việt kiều đối với môi trường hòa bình, ổn định của đất nước và những triển vọng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.”

Có đúng như Thiện Căn và báo Quân dội Nhân dân tự biên tự diễn về một sự đồng thuận chính trị nào đó đã gắn kết đảng CSVN với người Việt Nam ở nước ngoài, hay cũng chỉ là câu chuyện “hòa hợp để mồi đầu tư và hòa giải để được thêm kiều hối” ?

Phạm Trần

(02/015)
 
Màu cờ - Biểu tượng và Niềm tin
Bảo Giang
09:40 26/02/2015

Màu Cờ, Biểu Tượng và Niềm Tin. phần 2

Lịch sử của một dân tộc là sự kết hợp từ những cung nhạc trầm bổng, suy thịnh nối tiếp nhau. Sau ngày Việt Minh cướp được chính quyền tại miền bắc và sau hiệp định genève 20-7-1954, Việt Nam bị chia đôi, dòng sông Bến Hải tạm thời được coi là lằn ranh chia đôi đất nước. Bầu trời Việt Nam lần đầu tiên có hai màu cờ, có hai chính phủ với hai thể chế khác biệt và xung khắc nhau. Cuộc chia đôi đất nước với hai chế độ xung khắc nhau đã tạo nên một cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử của dân tộc. Số lượng ngưòi trốn chạy chế độ cộng sản vào năm 1954 lên đến hàng triệu người. Hàng hàng, lớp lớp ngưòi bỏ lại phần quê hương ở phía sau mà đi. Gánh hành trang của họ mang trên vai không phải là nhà cửa ruộng vườn, nhưng là trọn vẹn nền văn hóa nhân bản và luân thường đạo lý của dân tộc. Rồi họ dựng lều, xây nhà ở phần đất miền nam với hòai bảo bảo về trọn vẹn phần đất còn lại của tiền nhân. Bảo toàn và phát triển nền văn hóa nhân bản của dân tộc, chờ ngày về xây dựng lại miền đất, nơi họ phải bỏ ra đi ngày nào.

Tiếc rằng, việc mọi người chung sức xây dựng và kiến tạo một nhà Việt Nam phồn vinh tại miền nam và đưa màu cờ Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Độc Lập của Việt Nam vươn lên vùng trời thế giới, lại rơi vào lòng căm thù của những đôi mắt đỏ của tập đoàn CS. Từ đó, Việt cộng dưói sự lãnh đạo của HCM, không ngừng xua quân tràn vào, tạo nên cảnh máu đổ thịt rơi. Hàng vạn nhà ra tro, hàng triệu người đã mất cuộc sống chỉ vì những cái đầu không tim óc của những kẻ tự mặc cho mình cái áo thụng cách mạng, nhưng không có quần như đứa bé kéo lê cái lá Cờ Đỏ trong cuộc đấu tố là truyền thống, là lịch sử là văn hóa của họ. Kết quả. một kết quả tang thương trong nốt nhạc trầm của đất nước. Cộng sản đã cướp được chính quyền ở miền nam Việt Nam bằng súng đạn của Nga Tàu vào ngày 30-4-1975. Và người Việt Nam lại vội vã băng biển khơi mà đi.

Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc, giải thích cho chính xác từ “ Cướp” mà tôi dùng trong trường hợp CS Cướp Chính Quyền của Việt Nam vào hai thời kỳ, sau chiến tranh Đông Dưong vào ngày 02-9-1945 tại miền bắc. Và sau chiến tranh gọi là “chống Mỹ cứu nước” vào ngày 30-4-1975. Tôi gọi là Cướp bởi vì: Theo tinh thẩn của bản Hiến Chương Đại Tây Dương 1941 và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc 1945 quyết định: Trong 4 năm từ 1945 đến 1949. Các đế quốc Tây Phương bao gồm Hoa Ky, Anh Pháp, Hòa Lan sẽ lần lượt tự giải thể và trao trả Độc Lập cho 12 thuộc địa tại khu vực Á Châu, trong đó có việc trao trả Độc Lập cho các nước Đông Dương do Pháp thực hiện vào năm 1949. Theo tinh thần này, Việt Nam hoàn toàn thu hồi lại chủ quyền Quốc Gia theo Hiệp Định Elysée do chính tay Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ký ngày 8 tháng 3, 1949. Cũng theo tinh thần của Hiệp Định Élysée, tất cả các hiệp ước về thuộc địa và bảo hộ được ký kết với pháp trước kia, từ hậu bán thể kỷ 19 đã bị Hiệp Định Elysée hủy bỏ hoàn toàn.

Theo đó cuộc chiến gọi là dành Độc Lập từ 1946 đến năm 1954 thực ra chỉ là cuộc chiến do CS chủ trương để cướp chính quyền tại miền bắc do CS Trung cộng trực tiếp chỉ đạo. Nó, xét cho cùng, chỉ có một tác dụng, một gía trị duy nhất sau cái chết của hàng triệu người là nước Việt Nam bị chia ra làm hai và CS chiếm được độc quyền lãnh đạo ở miền bắc và mở rộng biên cương về phía nam cho CS mà thôi. Ngoài ra, nó không có một chút ý nghĩa nào khác để được gọi là chiến tranh dành Độc Lập cho Việt Nam. Bởi lẽ, vào năm 1949 Việt Nam đã hoàn toàn thu hồi chủ quyền vào ngày -8-3-1949.

Kế đến là việc tập đoàn CS gây ra chiến tranh tang tóc tại miền nam. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cộng sản dựng chiêu bài “đánh Mỹ cứu nưóc “để “ thống nhất” tổ quốc chỉ là cái bánh vẽ để lừa bịp và đẩy đồng bào miền bắc, những người vừa khốn khổ thoát chết sau cuộc đấu tố kinh hoàng, nay không nơi nương tựa, đành phải bước vào cuộc chiến mù lòa do CS tạo ra. Gọi đây là cuộc chiến phi tranh phi nghĩa, lừa bịp những người đang trong cuộc khủng hoảng sau cuộc đấu tố và đẩy họ vào chiến tranh để CS cưóp chính quyền ở miền nam là vì: Trong thực tế, Việt Nam đã hoàn toàn được thống nhất vào ngày 23-4-1949, là ngày Quốc Hội Nam Kỳ biểu quyết giải tán chế độ Nam Kỳ tự trị để sát nhật Nam Phần vào lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam theo tinh thần hiệp định Elysée với 45 phiếu thuận và 6 phiếu chống. Như thế, Việt cộng không có công cán gì trong việc dành Độc Lập và Thống nhất đất nước vào năm 1945 và 1975. Có chăng chúng tạo ra chiến tranh để Việt Nam bị chia ra làm hai, rồi lại triếp tục điên cuồng theo đuổi chiến tranh để cướp nốt phần còn lại.

Nên khi viết về việc Thống Nhất và Độc Lập của Việt Nam, LS Thống đã thẳng thắn nhận định rằng:“ Đảng Cộng Sản đã phủ nhận nền độc lập này và đã phá hoại nền thống nhất này. Vì Hiệp Định Élysée không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia. Do đó họ vẫn tiếp tục chiến đấu võ trang và đã ký Hiệp Định Genève chia đôi đất nước để cướp chính quyền tại Miền Bắc năm l954. Và rồi, với sự yểm trợ của Quốc Tế Cộng Sản, họ lại tiếp tục chiến đấu võ trang để thôn tính Miền Nam năm l975. “ vì Trung thành với chủ nghĩa Quốc Tế Vô Sản, Đảng Cộng Sản Đông Dương phủ định chủ nghĩa dân tộc. Họ không chủ trương đấu tranh giành độc lập….. Lịch sử đã chứng minh rằng Đảng Cộng Sản chỉ sử dụng cuộc đấu tranh giành độc lập như một chiêu bài, một chiến thuật để đạt mục tiêu chiến lược là Cướp Chính Quyền. Họ đã chống đối và phá hoại bất cứ giải pháp độc lập nào không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia.” ( Ls Nguyễn hữu Thống, Duyệt lại sự thật lịch sử),)

Tuy nhiên, sau bốn mươi năm cướp được chính quyền trên toàn cõi Việt Nam, CS với nhiều sách lược bá đạo, ngu dân, ngu cán, vẫn không thể giải thể được hình bóng lá Cờ Vàng là biểu tượng cho tinh thần Tự Do, Độc Lập, Nhân Bản ở trong lòng người Việt Nam. Kết qủa, Cờ Vàng tuy tạm mất dấu trên đất Việt, nhưng đã cùng với bước chân của những người tỵ nạn, ngạo nghễ tung bay trên bầu trời thế giới. Cờ Vàng từ Đại Dương vươn lên, không chỉ là niềm tin, là sức mạnh của người Việt Nam vuợt qua cái chết và ngục tù của cộng sản để đi lên. Nhưng còn là một động lực, một tiếng nói mãnh liệt giúp cho thế giới chuyển minh, đặc biệt là các quốc gia đang bị CS chiếm đóng quật khởi, phá vở bức tường Bá Linh, làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Liên sô, giải phóng 1/3 thế giới khỏi ách cộng sản ( 1989). Tại sao Cờ Vàng có chỗ đứng như hôm nay và trở thanh biểu tượng Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền Công Lý, cho mọi người cùng tìm về? Và ai đã chiến đấu cho Cờ Đỏ? Ai vì Cờ Vàng?

A. Ai và những ai chiến đấu cho Cờ Đỏ, giết chết Độc Lập, Tự Do của dân Việt?

1. Li Jishen

Chairman of the People's Government (at Fuzhou)

21 Nov 1933 - 21 Jan 1934 Li Jishen (b. 1884 - d. 1959) http://web.archive.org/web/20040401213716/http://www.worldstatesmen.org/China.html

Người đầu tiên được kể đến như là người sống chết với Cờ Đỏ là Li Jishen ( Lý kỳ Thân). Li Jishen là người sáng lập và lãnh đạo phong trào CS tại Phúc Kiến, lấy Cờ Đỏ sao vàng là biểu tượng cho cuộc tranh dấu của đảng CS Phúc Kiến vào khoảng 11.1933 đến 1-1934. Sau cuộc nổi dậy ở Phúc Châu, Phúc Kiến, bị phe Tưởng giới Thạch dẹp tan, Li JiShen đem tàn quân xát nhập vào với Mao Trạch Đông. Sau này Lý làm phó chủ tịch nhà nước Trung cộng vào năm 1949. Lá cờ này không còn được sử dụng kể từ khi Lý sát nhập quân đội tan rã của mình vào với phe Mao trạch Đông. Nhưng xem ra màu cờ này mãi còn ở trong lòng những đảng viên CS Phúc Kiến và Lý kỳ Thân. Bởi vì, nó đã giúp Trung cộng toại nguyện vượt biên giới để xuôi nam. Khi Li- Mao thấy lá cờ này phe phẩy trên đất nước Việt Nam chẳng khác gì nơi quê nhà Phúc Kiến. Hơn thế, nơi đó sẽ còn là nơi để càng lúc càng có nhiều ngưòi Tàu đổ bộ sang bên kia biên giới… mới để xây dựng cơ nghiệp. Những di dân, lúc đầu là bất hợp pháp này sẽ khoanh vùng và thành những căn cứ an toàn cho một bước “ nhảy vọt” trong mưu đồ thôn tính nam bang mà không phải đổ qúa nhiều máu xương như cho ông họ đã làm và đã thất bại. Hơn thế, từ bên kia, dân an nam đã được CS dạy cho nằm lòng bài ca như câu ca dao từ cửa miệng mọi ngưòi là: “Bên đây biên giới là Tàu (nhà) , bên kia biên giới cũng là Trung Hoa (quê hương)” (Tố Hữu) lẽ nào ta không thắng?

2. Hồ chí Minh,(---- 1969) tên là Hồ Quang, đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng, Thiếu tá trong quân đội giái phóng nhân dân Trung cộng, chủ tịch đảng cộng sản Đông Dương, chủ tịch đảng cộng sản VN, chủ tịch nhà nước VNDCCH.

Trước tiên, tôi không để năm sinh của HCM vì CS chưa DNA để chứng thực cái xác trong lồng kiếng kia là của HCM sinh 1901? Nó có qúa nhiều hoài nghi nên tôi không đề năm sinh. Tuy nhiên, theo hồ sơ còn lưu trữ trong Quân Ủy Trung Ương Trung Cộng, Hồ chí Minh là Hồ Quang, thiếu tá quân đội nhân dân, đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, phục vụ ngành điện báo thuộc bát lộ quân của Chu Đức.Y được lệnh xâm nhập vào lãnh thổ và thành lập đảng cộng sản Việt Nam sau khi được tin Nguyễn tất Thành (ái Quốc) đã chết về bệnh lao trên đường đến Liên Sô?. Y đã mang lá cờ của CS Phúc Kiến vào Việt Nam trong khoảng 1940. Theo Võ Nguyên Giáp,” Phiên bản lá cờ này do HCM mang về từ nước ngoài và được chính thức treo lên cửa hang Pắc Bó vào ngày 19-5-1941”. Sau đó, Hồ Quang trở về Trung quốc. Trên đường về, Y bị quân của Tưởng giới Thạch bắt. Vì sợ bị lộ tông tích là Hồ Quang, Y đã khai là ngưòi Việt, tên Hồ chí Minh.

Với lý lịch này, tôi cho rằng HCM suốt quãng đời, từ 1940-1969 đã hết lòng hết sức để phục vụ cho Cờ Đỏ. Bề ngoài, với danh nghĩa cho Việt Nam, nhưng thực chất, y không phục vụ cho quyền lợi của dân tộc và tổ quốc Việt Nam, nhưng vì quyền lợi của Trung cộng. Nói cách khác, Y xâm nhập hàng ngũ CSĐD với mưu đồ cướp chính quyền tại Việt Nam và Miên, Lào để mở đường cho Trung cộng tràn xuống phương nam. Đó là lý do tại sao. Trung cộng hỗ trợ toàn diện cho HCM trong cuộc chiến chống Pháp và Quốc Gia Việt Nam từ 1946-1954, để rồi đất nước Việt Nam bị chia đôi vào ngày 20-7-1954. với khoảng một triệu người Việt hy sinh. Sau đó mở cuộc chiến vào nam và kết thúc vào ngày 30-4-1975 với khoảng hơn hai triệu người mất cuộc sống. HCM đã thoả nguyện ước chiến đấu cho màu Cờ Đỏ của Phúc Kiến để cướp lấy, không những chính quyền mà còn cả giang sơn Việt Nam cho Trung cộng.

3. Đặng xuan Khu (1907-1988) TBT đảng CSĐD tiền thân đảng CSVN.

Có thể Đặng xuân Khu biết rất rõ xuất xứ của lá cờ cũng như lý lịch bản thân và chủ trương của Hồ chí Minh, vì Khu đã có nhiều thời gian hoạt động đi lại trên đất Trung Hoa. Ngay cái bút danh của Khu là Trường Chinh đã nói lên tấm lòng thờ Tầu cua Khu. Hơn thế, khi trốn bản án tử hình của hội đồng đề hình Pháp vào năm 1943, y cần một chỗ nương tựa chắc chắn. Theo đó việc y thờ Tàu là dễ hiểu. Dĩ nhiên y có thể theo gương những kẻ bán nước đi thờ Tàu, nhưng khi phò Tàu, Y đã nhân danh TBT đảng CSĐD, viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ quốc ngữ để học chữ Tàu, và uống thuốc Tàu để xin được làm chư hầu cho Trung cộng như y, là một việc làm thô bỉ, đáng khinh. Đây là bản văn đầy ô nhục cho đảng CSVN. Tuy nhiên, Khu lại được đảng CS đánh gía là lý thuyết gia hàng đầu của đảng, là niềm kiêu hãnh vô biên của cộng sản VN! Khu viết:

Việt Minh Vận Động cho Việt Nam làm Chư Hầu Trung Quốc

ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG Hòa

… đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc…..

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế

Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa hoc, phát minh v.v….. TBT Trường chinh.( 1951)

4. Lê Duẫn:

Khi Đặng xuân Khu còn chạy đà theo chủ trương của Tàu, Lê Duẫn không có tư cách gì để chen chân vào cuộc tranh đua với Minh – Chinh. Tuy nhiên, sự tàn bạo, vô nhân của mùa đấu tố đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc sống của dân chúng VN, nên dù không muốn, TC đành phải tạm hy sinh Khu và giữ lại Hồ Quang trong vai chủ tịch nhà nước, chủ tịch đảng CSVN. Đó chính là cơ hội tốt nhất để Lê Duẫn uốn mình, qùy gối xuống thờ Tàu. Xem ra việc làm của Duẫn còn tệ hơn cả Lê chiêu Thống. Trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970. Duẫn xác định, trước mặt Mao:” Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch”. Trong lần khác, Y lại tuyên bố: “ Ta đánh Mỹ la đánh cho trung Quốc, cho Liên Sô”. Tiếc rằng những lời tuyên bố “hào hùng” của y đã không được đài phát thanh của Việt cộng truyền đi cho dân chúng cùng nghe. Và cho mãi đến hôm nay cũng không dám nhắc lại, dù chỉ một lần.

Kết quả, hơn hai triệu người Việt Nam từ bắc đến nam mất mạng sống vì cuộc chiến điên cuồng do tập đoàn Minh - Duẫn – Giáp- Thọ - Thanh, Dũng… thực hiện theo chủ trương mở rộng biên cương xuống phương nam của Tàu cộng dưới chiêu bài “đánh Mỹ cứu nước”. Vào ngày 30-4- 1975 với súng đạn dồi dào của Tàu, Liên Sô, CS đã cướp được, không phải chỉ có chính quyền của miền nam, nhưng còn cướp được trọn vẹn tài sản phong phú, tiền rừng bạc bể của Việt Nam. Từ đây, cộng sản độc chiếm quyền chính trị bá đạo để tạo ra độc quyền chiếm đoạt mọi tài sản của đất nước vào túi riêng. Sau bốn mươi năm cướp được công quyền, dân tình một ngày một xơ xác điêu linh, xã hội ngày thêm băng hoại về luân lý, đạo đức. Cán cộng ngồi xổm trên công lý, triển nở thứ đạo đức bá đạo, tàn độc, trộm cướp, gian trá của HCM để tự tạo cho mình cảnh giàu sang lớn. Phần đất nước của tiền nhân thì tan hoang, hình thể không còn là một hình thể thuộc Việt Nam. Trái lại, thành những miếng vá da beo, da cọp thuộc Tàu nằm trong lòng đất Việt Nam.

5. Phạm văn Đồng,

Mở đầu cho chương trình da beo thuộc Tàu là Phạm văn Đồng. Một trong số những “ lãnh đạo” đã không thể có điểm nổi bật lên một vai trò như Hồ chí Minh, Lê Duẩn hay Đặng xuân Khu, nhưng Y đã nhanh chóng đáp lời TC để làm một công việc thiên thu lưu xú là: Ký công hàm bán nước thế cho HCM. Chuyện ký Công Hàm bán nước này đã được Phạm văn Đồng thực hiện sau khi Chu Ân Lai, thủ tướng Trung cộng công bố chủ quyền 12 hải lý trên quần đảo Trương Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, là của Trung cộng. Đổi lại, y được giao cho cái chức thủ tướng ( thái thú) xuốt đời (cho đến khi bị mù). Đồng viết:

CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC

Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển….

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958 PHẠM VĂN ĐỒNG”

6. Những kẻ chạy cờ: Giáp, Thanh, Dũng…

Chiến thắng Điện Biên, đẩy Giáp lên thành một tên tuổi lớn, đi đâu cũng vang dội tên tuổi đại tướng cầm quân…không giống như sau này là … “đại tướng cầm quần chị em”! Nay thì mọi việc lại phơi bày cách khác. Giáp luôn luôn ở cách xa trận địa mà không một hỏa lực pháo nào có thể bắn tới. Kế đến, Giáp chỉ là kẻ nhận lệnh trực tiếp từ những tướng Tàu nướng quân Việt như Trần Canh, La qúy Ba mà thôi. Cuộc sống chết của người chiến binh VN không làm bận tâm viên tướng Tàu, Trần Canh, miễn là chúng đạt mục đích xuôi nam. Có thể Võ nguyên Giáp cũng là một trong số những người biết rõ nguồn gốc của lá cờ tàu, cũng như biết rõ về lý lịch của Hồ chí Minh, vì Giáp đã gặp Hồ Quang trước khi Y xâm nhập vào Việt Nam. Giáp được đưa vào vị thế lớn là nhờ Hồ chí Minh. Tuy nhiên, Giáp cũng chỉ là một mắt xích đang làm nhiệm vụ cho TC như lời HCM công bố sau chiến dịch biên giới vào 1951 như sau: “Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi của đường lối Mao Trạch Đông… “Cảm ơn các đồng chí”, phần các đồng chí Việt Nam và nhân dân chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa giành lấy thắng lợi cuối cùng lớn hơn, lấy thành công để đền đáp sự kỳ vọng tha thiết và giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc..” ( Nhật ký La qúy Ba) Nào thấy công lao của Giáp đâu?

Với những thành tích như trên, tôi cho rằng, tập thể từ Minh ( Hồ Quang), Khu, Duẫn Đồng, Giáp, Thọ… là những người đã cúc cung, tận tụy phục vụ cho lá cờ Phúc Kiến, dù mỗi người có một nét chui luồn và được giao nhiệm vụ khác nhau. Nhưng tất cả đã góp lại, tạo ra một dấu mốc rất “ oanh liệt”. Tạo nên một danh phận, một nền văn hóa cho Cờ Đỏ mà tác giả theo ” mây mù thế kỷ” ( Bùi Tín) đã góp công tuyên truyền và hãnh diện nhắc đến là: ” Tôi thấy lá Cờ Đỏ sao vàng đã có một thời oanh liệt, nó có một lịch sử hào hùng” (MMTK190). Qủa đúng như thế và sau đây là những điểm oanh liệt và một lịch sử hào hùng mà Bùi Tín góp công và ca tụng:

Thứ nhất: Nó oanh liệt vì đã tạo ra “ thắng lợi long trời lở đất” với cái chết của gần 200 ngàn người thuộc thành phần dân tộc Việt Nam do tập đoàn này tạo ra trong mùa đấu tố và hàng trăm ngàn người khác mất nhà mất nghiệp hay phải bỏ mình vì cuộc chiến 1946-54 giúp tập đoàn này cướp và độc chiếm chính quyền ở miền bắc theo Hiệp Định đình chiến tại Genève và chia nước Việt Nam ra làm hai.

Kế đến là hai điểm “ oanh liệt “ khác giúp tạo nên danh phận, truyền thống, lịch sử hào hùng cho Cờ Đỏ để nó trở thành biểu tượng của sự chết, sự sợ hãi, sự kinh hoàng, của sự trộm cướp nhớn và bán nước, hại dân. Sở dĩ nó có lịch sử hào hùng này là vì bất cứ nơi đâu có Cờ Đỏ xuất hiện là nơi đó có máu của người dân Việt đứng ra bảo vệ Công Lý, bảo vệ nền luân lý, bảo vệ truyền thống đạo đức và nhân bản của xã hội, cũng như sự Độc Lập của Việt Nam tuôn chảy. Bất cứ nơi đâu có Cờ Đỏ xuất hiện là các đình chùa, miếu, đền… là biểu tượng của một nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam bị Cờ Tầu đập phá cho bình địa. Và bất cứ nơi đâu có bóng dáng của lá cờ Phúc Kiến phe phẩy là nơi đó có đầy đủ những chứng liệu bán nước, là có đầy đủ những chứng liệu cướp đoạt tài sản của nhân dân hay chiếm cứ của công. Đó chính là những nét oanh liệt mà tác gỉa đi theo “ mây mù” đã hãnh diện đề cao thành tích và phục vụ nó. Nó oanh liệt như thế nên ngoài cái Cờ Đỏ ấy ra, không một lá cờ nào khác có thể tạo ra được những biểu tượng “ hào hùng” và “ oanh liệt” như thế! Bằng chứng ư?

Hãy nhìn đến lớp sóng sau của tập đoàn CS là thấy được toàn bộ những điều tôi vừa viết. Nó hiển hiện ngay trưóc mắt mọi người, không cần chứng minh. Thử hỏi xem, chừng nào những Mười, Linh, Phiêu, Kiệt, Khải, Anh, Mạnh , Cầm…. và những yêu tinh như Trọng, Sang, Dũng, Hùng, Phúc, Thanh, Hải, Lưu., Luận, Phúc… Rứa sẽ trả lời một cách công khai cho người dân Việt Nam biết mật ước của Thành Đô gồm những điểm nào. Có phải những kẻ này đã vì quyền lợi của tập đoàn “oanh liệt”, nên đã theo gương Đặng xuân Khu, van xin TC chấp nhận và ban cho CS Việt Nam một quy chế tự trị vào năm 2020 như lời đồn đãi hay không? Nếu không, tại sao không một kẻ nào dám công khai chuyện mật ước Thành Đô là cái gì? Rồi hãy hỏi những thành phân này xem Nam Quan Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Làm giở thuộc về ai? Có phải bên đây là Tàu, bên kia cũng là Trung Hoa không? Rồi Đắc Nông, Tân Cơ, rừng đầu nguồn, Cửa Việt… bây giờ do ai kiểm soát? Trên toàn quốc Việt Nam hiện nay có bao nhiêu làng Tàu, với luật lệ Tàu, trường học Tàu, mà quan cán Việt Nam không còn được phép lai vãng đến? Rồi có bao nhiêu khu phố như Bình Dương? Bao nhiêu công trình lớn nhỏ nằm trong tay nhà thầu Trung cộng? Tại sao tất cả các tướng công an cũng như quân đội và các cấp mang quân hàm từ đại tá trở lên đều phải sang học tập ở bên Tàu trước khi được thăng cấp? Họ được gời đi để trau dồi kiến thức chuyên môn hay học tập cho tốt đường lối của đảng hết lòng phục vụ cho chủ trương bành trướng, Hán hóa Việt Nam của Trung cộng?

Hỏi nhiều rồi, ai trả lời đây? Theo đó, câu trả lời hay nhất cho dân chúng Việt Nam là hãy nhìn cái cúi gập người của Trương tấn Sang trước lá cờ Tàu, nhìn thái độ, lời nói của Trọng, Thanh, Dũng… và những kẻ mang lý lịch Tàu như Uông chung Lưu, Hoàng Trung Hải… đã được cài, cắm vào những chức vụ then chốt của nhà nước và đảng cộng sản VN thì sẽ biết tập đoàn này phục vụ cho ai? Thử hỏi, một tập thể nhờ cái Cờ Đỏ của Phúc Kiến để vơ vét, cướp giật tất cả mọi tài sản của nhân dân Việt Nam, từ tinh thần cho đến vật chất cho đầy túi tham như thế, mà lại có thể gọi nó là oanh liệt và có một lịch sử hào hùng ư?

Với tôi, tôi vẫn nhớ đến hình ảnh truyền thống oanh liệt, và lịch sử hào hùng của đứa bé cởi truồng, hai tay trịnh trọng cầm lá Cờ Đỏ đi quanh dấu trường đấu tố năm nào. Tấm ảnh có sức thuyết phục lớn. Vì sau cuộc đấu tố này, toàn bộ “Trí Phú Địa Hào” đã bị CS tiêu diệt, chỉ còn lại những nhà cách mạng nhớn nhỏ, đều cởi truồng nổi lên làm lịch sử mà thôi. Vời kiểu làm lịch sử ấy, dưới lá cờ ấy, dân tình không khốn đốn như hôm nay mới lạ. Tuy nhiên, nhìn tấm hình, bạn tôi bảo là,” thằng bé được cho ăn bánh, nó cầm cờ. nhưng khi tung ra một nắm bánh kẹo khác, sẽ thấy nó quăng cả cờ đi, chạy ra mà tranh dành, vồ lấy bánh kẹo”. Nay lời tiên tri ấy đã ứng nghiệm rồi. Xem ra chẳng có mấy kẻ trong số nhửng nhà cách mạng Việt cộng sẽ sống và chết với cái Cở Đỏ oanh liệt kia? Trái lạ đã có, và có rất nhiều những nhà cách mạng VC mồm thì bô bô sống chết với Cờ Đỏ oanh liệt và lịch sử hào hùng, nhưng chân thì đã nhanh hơn mồm, bồng con bế cháu, tìm cách cho chúng sang các nước bạn của Cờ Vàng mà mua nhà, mua đất, mua cơ sở để chờ… thời trốn!

Tóm lại, sau khi cướp được Công quyền, tạo ra được thế cướp vững mạnh để chiếm hữu toàn bộ tài sản của tư nhân cũng như của công, mà không ai có thể cưởng chống lại được. CS đã nhân danh đảng, nhân danh chủ nghĩa CS, lợi dụng cái Cờ Đỏ để, trước là triệt hạ nhau, sau là triệt hạ nhân dân để độc chiếm lấy cái quyền cưóp đoạt cho mình và cho phe nhóm của mình. Nghĩa là, ở trong lòng tập thể đứng dưới lá Cờ Đỏ này, vốn dĩ là không có gia đình, không có Tổ Quốc, không có tôn giáo, không có luân lý, không có dân tộc, nên nó cũng đồng nghĩa với không có sự sống, không có niềm tin. Biểu tượng của nó là sự chết, là tội ác và dối trá. Cuộc sống của nó là tạm bợ, tầm gủi, là cuộc sống lẩn tránh của bọn thổ phỉ sau khi phạm pháp. Tuy nhiên, không có gian dối nào có thể lẩn trốn Công Lý. Cộng sản và tội ác của nó cũng không có ngoại lệ.

B. Ai và những ai chiến đấu cho Cờ vàng? phần 3.

Bảo Giang

2-2015

 
Văn Hóa
Bài hát ''con sẽ trở về''
Văn Duy Tùng
09:37 26/02/2015
Con sẽ trở về“Con Sẽ Trở Về” như là một lời thưa từ cõi lòng với tâm tình chân thành và khiêm tốn. Con sẽ trở về bên Cha, nơi mà từ đó con đã ra đi “Cho con sinh ra trong ngàn người rồi Cha sẽ gọi con đi…”.
 
Lá thư Paraguay - Sự nghiệp trồng người
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
10:58 26/02/2015
PARAGUAY – SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI

Hướng về đất Mẹ

Trung tuần tháng Hai Dương lịch năm nay lại trùng vào những ngày cuối năm Âm lịch ở Việt Nam nên trong lòng cũng thấy bồn chồn hướng về đất Mẹ trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi. Trên Facebook hiện lên hàng ngày các hình ảnh vui buồn lẫn lộn của người dân Việt đón Tết. Tai nạn giao thông ở đất Mẹ Việt Nam vào những dịp lễ hội và Tết cổ truyền luôn là nỗi ám ảnh cho bao người con dân Việt. Nhìn những cảnh tượng đau lòng ấy mà thấy thương cho đồng bào, quê hương mình.

Đã nhiều năm rồi không được ăn Tết ở quê hương nên dần dần cũng phai đi nỗi nhung nhớ. Tuy nhiên Tết Ất Mùi 2015 năm nay là cái Tết thứ 3 không còn Mẹ để gọi điện thăm hỏi, tỉ tê. Có nhiều người hỏi sao đã là linh mục rồi mà còn quá ủy mị, chưa dứt được tình cảm gia đình, người thân để theo Chúa trọn vẹn như lời Chúa dạy: “Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau,thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”. (Lc 9,62).Có lẽ mình không thích hợp thật theo nghĩa đen này, nhưng đã là người thì sao lại dễ quên đi cội nguồn, quê hương mình và Chúa đâu có hẹp hòi, ích kỷ khi chúng ta yêu mến người thân mình, nhất là cha mẹ và quê hương.

Sự nghiệp trồng người

Từ đầu tháng Hai tới giờ chúng tôi đã nhận bài sai mới để làm việc trực tiếp với một trường học tư thục Công Giáo của Dòng đã có hơn 50 năm qua. Đây là trường học mà năm ngoái chúng tôi đã được Nhà Dòng ủy thác làm Hiệu trưởng trong 3 tháng khi vị Hiệu trưởng người Ba Lan đương nhiệm lúc ấy nghỉ phép ở quê hương trong dịp 25 năm linh mục của ngài. Có lẽ cuộc đời của chúng tôi gắn liền với sự nghiệp trồng người dù là một tu sĩ truyền giáo. Tất cả đều là sự quan phòng của Chúa và vì là tu sĩ nên chúng tôi phải vâng phục trong đối thoại. Nghỉ tưởng đến Paraguay để truyền giáo và sẽ được giao một vùng xa xôi để đồng hành với dân lành, nhưng chỉ được vài năm ở đó thì Nhà Dòng lại gọi về làm việc trong ngành huấn luyện và đào tạo ơn gọi truyền giáo cho các tu sĩ đa văn hóa. Rồi sau 6 năm làm việc trong Chủng viện truyền giáo, chúng tôi đã xin Nhà Dòng ban cho một ân huệ để trở về với các giáo điểm truyền giáo xa xôi ngày xưa, nhưng Nhà Dòng lại thuyết phục làm việc ở môi trường giáo dục thực thụ tại thủ đô Asuncion với gần 100 giáo viên và 1.500 học sinh cùng với những nhân viên tạp vụ khác.

Các trường học Việt Nam thường bắt đầu vào tháng Chín, tuy nhiên, ở Nam Mỹ, trường học bắt đầu vào tháng Hai sau gần 3 tháng hè nóng bức. Các trường tư thục thường bắt đầu sớm hơn các trường công lập của nhà nước khoảng hai tuần. Đứng ở cương vị là người chịu trách nhiệm chính cả về chuyên môn học thuật lẫn mục vụ tâm linh ở một trường tư thục Công Giáo có tầm cỡ ở Paraguay này, chúng tôi mới thấy được giá trị và tầm quan trọng của giáo dục không chỉ đào tạo về tri thức mà còn về tri đức nữa. Chính vì thế, ở bên này các trường công lập do nhà nước đài thọ miễn phí từ mầm non đến hết trung học nhưng những gia đình từ trung lưu trở lên đều gởi con cái của họ học ở các trường tư thục Công Giáo dù phải đóng học phí khá đắt đỏ tùy theo cơ sở vật chất và uy tín của từng trường, nhưng cha mẹ cảm thấy an tâm hơn vì con cái họ trưởng thành về nhân cách lẫn tri thức để chuẩn bị hành trang cho tương lai của con cái họ khi học ở các trường tư thục.

Trong những ngày đầu nhận nhiệm vụ mới, chúng tôi phải đối diện với đủ mọi thành phần trong trường học tư thục này để giải quyết những vấn đề về học phí, về nhân sự mới, về những giáo viên và nhân viên đã đến tuổi hưu trí… Dĩ nhiên là có nhiều điều tích cực nhưng điều tiêu cực cũng không phải ít. Có những điều chính mình phải quyết định dẫu biết rằng liền sau đó sẽ kèm theo những lời chỉ trích, nói xấu. Làm sao có thể làm hài lòng hết tất cả mọi người được khi là người phải ra quyết định một điều hệ trọng.

Trường học quả là một xã hội thu nhỏ vì trong đó có đủ mọi thành phần nên cũng là một thách đố cho đời sống linh mục. Một người bạn không Công Giáo đang làm việc ở một công ty nhà nước tại Sài Gòn có thắc mắc với chúng tôi là tại sao linh mục lại có thể làm Hiệu trưởng một trường học, liệu rằng chuyện ấy có ảnh hưởng đến đời tu hay không? Có lẽ người bạn này sinh sau đẻ muộn và không hiểu nhiều về các trường học tư thục của miền Nam Việt Nam trước năm 1975 nên nêu lên thắc mắc này là có lý. Chúng tôi đã giải thích cho cô ấy biết người đi tu không chỉ chúi đầu đọc kinh, tụng niệm và không biết gì chuyện nhân tình thế thái. Những người tu trì còn phải biết dấn thân trong mọi lĩnh vực xã hội, nhất là thăng tiến quyền con người. Họ tuy sống giữa đời nhưng không thuộc về đời và nhiệm vụ của họ là làm cho môi trường họ đang sinh sống ngày càng thăng hoa theo tất cả ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, người đi tu khi làm việc trong ngành giáo dục cần phải tỉnh táo nhiều vì biết bao cạm bẫy, cám dỗ đang chờ phía trước và không biết khi nào sẽ bị sập bẫy khi xã hội ngày nay từng giây phút mọi thứ đều được bạch hóa trên không gian mạng Internet.

Ngoài việc ở trường học, Nhà Dòng cũng bổ nhiệm chúng tôi làm Phó xứ của một giáo xứ bên cạnh trường để liên kết giữa trường học và giáo xứ. Đây cũng là đường hướng mục vụ của Nhà Dòng vì ở Paraguay, Nhà Dòng chúng tôi có 5 trường tư thục ở các thành phố khác nhau và các anh em linh mục làm việc ở trường học thường phải kiêm nhiệm thêm chức Phó xứ. Công việc khá căng thẳng ở trường học từ thứ Hai đến thứ Sáu và cuối tuần lại tiếp tục bên giáo xứ khiến nhiều lúc cũng khá ngán ngẫm và đôi chút càm ràm vì sao mình không có giờ nghỉ ngơi như nhiều người khác- nhưng khi suy niệm chương V của Tin Mừng Gio-an cho ngày Mồng 3 Tết về Thánh Hóa công ăn việc làm giúp chúng tôi bình tâm hơn: “Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Xc. Ga 5,17).

Một trong những khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong trường học là một số giáo viên có trình độ chuyên môn cao nhưng lại có khuynh hướng “bài giáo sĩ” vì có thành kiến với một số bậc tu trì trước đây, và bây giờ luôn nghĩ rằng người tu sĩ nào cũng y như thế. Chúng tôi luôn cố gắng dung hòa và tìm những phương thế tốt nhất để đối thoại nhằm giải tỏa những thành kiến cố hữu trong họ. Có một vài giáo viên thâm niên từng giảng dạy ở đây cũng muốn thử tài quản lý của chúng tôi thế nào hòng xem có thể qua mặt hay bắt nạt được không vì tưởng chúng tôi là người mới thiếu kinh nghiệm, nhưng có lẽ họ không thành công. Thật sự môi trường nào cũng có lính cũ bắt nạt lính mới nhưng không phải lúc nào các lính cũ cũng thắng thế nếu các lính mới không phải là những người dễ bắt nạt.

Thông tin vừa nhận được từ Bộ Ngoại Giao và Hội Đồng Giám Mục Paraguay về chuyến thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô vào trung tuần tháng Bảy tới đây khiến người dân của xứ sở Nam Mỹ nhỏ bé này nức lòng mong đợi. Một quốc gia chỉ có 7 triệu dân thôi (thua dân số thành phố Sài Gòn của Việt nam mình) mà được hân hạnh nhiều lần đón tiếp các vị Đại Diện Chúa Ki-tô ở trần gian nhứ Đức Gio-an Phao-lô II năm 1988 và bây giờ là Đức Phan-xi-cô thì còn gì vui hơn nữa. Trong khi đó, nước Việt Nam chúng ta có một lịch sử lâu đời, với một dân số tầm cỡ thế giới, một nét đạo truyền thống gần 5 thế kỷ mà cũng chỉ vì thiếu đi tính dân chủ và tự do tôn giáo nên người Công Giáo Việt Nam chưa được diễm phúc tiếp đón vị Đại Diện Chúa Ki-tô ở trần gian là các Vị Giáo Hoàng để hâm nóng niềm tin đang bị mai một giữa một thế giới tục hóa và vô thần.

Những ngày Xuân Ất Mùi 2015 nơi Đất Mẹ đã qua đi nhanh chóng và những người con ở xa về thăm gia đình nay phải trở lại với công việc hay học hành tiếp tục là nỗi trăn trở về chuyện giao thông đi lại và các tai nạn khó lường. Không hiểu sao ở Việt nam mình những dịp lễ hội hay Tết nhất xe cộ và mọi thứ đều tăng giá! Ở các nước mà chúng tôi từng đi qua hay quốc gia nhỏ bé và hơi lạc hậu như Paraguay nơi chúng tôi đang sinh sống này, chính quyền luôn đảm bảo tất cả mọi ngày trong năm dù lễ lạc hay ngày thường giá cả đều như nhau, thậm chí những ngày lễ hội giá cả lại rẻ hơn để khuyến khích người tiêu dùng. Ước mong năm 2015 này những nhà cầm quyền ở Đất Mẹ Việt Nam thân yêu và được xem là “đầy tở của nhân dân” biết quan tâm đến người dân để họ bớt khổ, và những lời cầu chúc hay nhất trong những ngày Tết như Năm Mới An Lành, Chúc Tết đến trăm điều như ý; Mừng xuân sang vạn sự thành công… sẽ trở thành sự thật đế nước Việt Nam mình ngày càng giàu mạnh và sống trong an bình cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Paraguay, 26 tháng 02 năm 2015

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Tâm tình gửi ĐGM Chủ Tịch Uỷ Ban Giáo Dục Công Giáo Việt Nam
Một sinh viên Đại học Sư phạm.
11:44 26/02/2015
TÂM TÌNH GỬI Đức Cha CHỦ TỊCH ỦY BAN GIÁO DỤC Công Giáo SAU KHI ĐỌC THƯ MỪNG XUÂN ẤT MÙI GỬI SINH VIÊN HỌC SINH

Kính thưa Đức Cha Giuse yêu quý của chúng con,

Một mùa xuân lại tràn về trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, trong dịp đầu năm mới Ất mùi này, với lòng kính yêu và biết ơn, con cũng xin kính chúc Đức Cha một năm mới thật nhiều sức khỏe, xin Chúa ban cho Cha tràn đầy ơn khôn ngoan, thánh đức để Cha có thể tiếp tục nâng đỡ, dạy dỗ đoàn chiên mà Chúa đã trao phó, cách riêng là cho những sinh viên, học sinh chúng con đang rất cần những lời dạy dỗ quý báu của Cha.

Kính thưa Đức Cha, con là một sinh viên đại học năm thứ ba đang học tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi đọc được thư của Đức Cha, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Giáo Dục Công Giáo, gửi cho sinh viên học sinh chúng con nhân dịp tết nguyên đán Ất Mùi này, con cảm thấy rất vui, trân trọng khi cảm thấy rằng chính mình nhận được sự quan tâm của Ủy ban Giáo Dục, cách riêng của Đức Cha đã dành cho chúng con.

Mùa xuân là mùa của sự ấm áp, yêu thương mà không thể không nói đến đó là sự đầm ấm, tình yêu thương của gia đình. Quả thật, những ngày đầu năm, con cái dù đi làm ăn, học tập ở nơi nào đi nữa cũng muốn về bên gia đình, về với cha mẹ, quanh quần bên nhau với bữa cơm đầm ấm, những lời chúc tốt đẹp, những lời tâm sự với đầy ấp yêu thương. Như trong lời bài thánh ca Đầu Xuân Cầu Cho Gia Đình –của Phanxicô mà con rất thích có hát rằng: “Ngày đầu xuân bao người đi xa cũng về với gia đình, [..] ngất ngây với tình yêu mến, dâng đến mẹ cha bông hoa là lòng biết ơn”. Và lòng biết ơn ấy còn được nâng lên với đầy ý nghĩa cao cả, đầy sự linh thiêng nhờ lệnh truyền mà Chúa đã dạy trong Điều răn thứ tư của Mười điều răn là: “Con hãy thảo kính cha mẹ” mà Cha đã nhắc lại cho chúng con. Vì thế, chắc hẳn những lời cầu nguyện của chúng con, những việc tốt chúng con làm để thể hiện lòng thảo kính đối với ông bà, cha mẹ trong năm mới này sẽ được Chúa chúc lành. Ước chi mỗi người sinh viên học sinh chúng con, không chỉ biết thể hiện lòng thảo kính với ông bà, cha mẹ trong dịp đầu năm mới, nhưng còn trong suốt mọi ngày của năm , qua những lời cầu nguyện mỗi tối, trong thánh lễ hằng ngày mà chúng con tham dự, qua những việc làm của mình, để không phụ lòng yêu thương của các ngài.

Kính thưa Đức Cha, đọc xong thư của Đức Cha, con còn nhận ra rằng Đức Cha là một người mục tử rất yêu mến đoàn chiên của mình, cách riêng là yêu thương chúng con. Qua những lời dạy dỗ, dặn dò chúng con trong dịp tết này đã thể hiện tình yêu thương ấy của Đức Cha. Đằng sau những lời dặn dò ấy là cả tấm lòng của một người cha thao thức, mong mỏi các con của mình ngày càng tốt đẹp hơn, sống xứng đáng hơn theo thánh ý của Cha chung trên trời. Đức Cha đã dặn chúng con tránh xa những trò chơi đỏ đen, không lành mạnh; cẩn thận, chấp hành luật khi tham gia giao thông để tôn trọng sự sống của mình và của tha nhân. Không biết các bạn khác thế nào, riêng con thì những điều ấy con quyết tâm thực hiện để không phải vướng vào những tật xấu nguy hiểm, cũng như chú ý trách nhiệm khi giao thông, góp phần an toàn và hạn chế tối đa những điều không may lành sẽ xảy ra cho bản thân mình và người khác.

Hơn nữa, điều mà Cha gợi lên cũng đã làm cho mỗi người sinh viên chúng con phải suy nghĩ về tình người: bên cạnh sự vui tươi, ấm áp của nhiều người thân trong mùa xuân này, còn biết bao những hoàn cảnh kém may mắn, buồn tủi. Đó có thể là những người vô gia cư, những bạn sinh viên nghèo, công nhân nghèo không có đủ điều kiện để đón Tết bên gia đình; những em bé mồ côi, những người già neo đơn,… Với khả năng của mình, chúng con có thể làm gì đây? Thưa Đức Cha rất kính mến, như Cha đã nói “Nếu trái tim của các con biết rung động thực sự trước những người đau khổ, thì trái tim ấy sẽ mách bảo cho các con cách thức thích hợp để gần gũi và ủi an họ”. Quả thật, chúng con ước mong những việc nhỏ bé để có thể mang lại được một phần niềm vui cho những người đau khổ ấy. Cụ thể như là việc chúng con tổ chức thành một nhóm đi làm chương trình vui xuân cho các em ở trại mồ côi, thăm viếng những người già neo đơn, với những gói bánh, bịch sữa mà chúng con sẽ gửi tặng. Tuy giá trị vật chất nhỏ nhoi, chẳng đáng gì, nhưng chúng con hy vọng mang đến cho những anh chị em bất hạnh một sự ấm áp của mùa xuân đầy tình người.

Cuối cùng, trong tình con thảo, con xin được gửi đến Đức Cha một lần nữa, những lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong tình yêu của Chúa Xuân qua lời cầu bầu của Mẹ Maria trong năm mới Ất Mùi này.

Một sinh viên Đại học Sư phạm.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Vàng
Diệp Hải Dung, Australia
22:24 26/02/2015
NẮNG VÀNG
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Nắng vàng nhuộm lá vàng đây
Tình ơi! Nhặt chút nắng say rồi về.
(Trích thơ của Đăng Từ)