Ngày 24-02-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tĩnh tâm mùa chay
Lm. Trần Đức Anh OP
09:51 24/02/2015
VATICAN. Lúc 4 quá giờ chiều Chúa Nhật 22-2-2015, ĐTC và các vị lãnh đạo tại Tòa Thánh, đã rời Vatican đi tĩnh tâm mùa chay cho đến sáng thứ sáu, 27-2 tới đây.

Giống như năm ngoái, các vị dùng xe bus để tới trung tâm ”Nhà Thầy Chí Thánh” (Casa Divin Maestro) của tu đoàn thánh Phaolo ở Ariccia, cách Roma khoảng 30 cây số về hướng nam.

Tuần tĩnh tâm năm nay có chủ đề là ”Tôi Tớ và các Ngôn Sứ của Thiên Chúa hằng sống”. Vị giảng tĩnh tâm là cha Bruno Secondin, 75 tuổi, dòng Cát Minh, nguyên là giáo sư tu đức thuộc Đại học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma và hiện là cố vấn tại Bộ các dòng tu. Các bài suy niệm của cha trình bày về Ngôn Sứ Elia dưới khía cạnh mục vụ.

Tuần tĩnh tâm bắt đầu lúc 6 giờ chiều với buổi Chầu Mình Thánh Chúa và kinh chiều. Những ngày sau đó có kinh sáng lúc 7 giờ rưỡi, tiếp đến là bài suy niệm thứ I lúc 9 giờ rưỡi, rồi thánh lễ đồng tế.

Ban chiều lúc 6 giờ có bài suy niệm thứ II, tiếp đến là Chầu Thánh Thể và kinh chiều.

Sáng thứ sáu 27-2, sẽ có thánh lễ lúc 7 giờ rưỡi và một bài kết thúc lúc 9 giờ rưỡi.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, Cha Bruno Secondin cho biết trong các bài suy niệm cha trình bày về phương diện mục vụ ngôn sứ Elia, một trong những ngôn sứ lớn nhất trong Cựu Ước, và là vị nhiệt thành bảo vệ lòng trung thành với Thiên Chúa chống lại các thần tượng.

Ngôn sứ Elia sống vào thế kỷ thứ 9 trước Chúa Kitô, bị nhà cầm quyền thời ấy bách hại, nên phải chạy trốn vào hoang địa. Trong hành trình này, có lúc nản chí quá, ngôn sứ ao ước được chết. Nhưng Elia được nuôi sống bằng bánh và nước một cách huyền nhiệm và tìm lại sinh lực để tiếp tục bước đi trong 40 đêm, ngày, để tới núi Hobeb, Núi của Chúa, trên đó Ngài tỏ mình cho ngôn sứ không phải như cuồng phong, nhưng như một làn giá nhẹ. Thế là trong sự yếu nhược của mình, ngôn sứ đạt được một cảm nghiệm thực sự về Thiên Chúa.

Theo cha Secondin, hành trình của ngôn sứ Elia phản ánh đức tin chân chính: đề tài các bài suy niệm làm nổi bật sự cần thiết phải trở về căn cội, có can đảm phủ nhận thái độ mơ hồ, tiến từ những thần tượng hư vô đến lòng đạo đức chân thật, từ sự trốn chạy đến sự lữ hành. Trong hành trình ấy có sự vượt thắng lo âu để tiến về sự sống. Nhưng cũng cần để Thiên Chúa làm cho ngạc nhiên, vì Chúa là làn gió nhẹ, một giọng nói thì thấm nhẹ nhàng, khác với điều chúng ta tưởng tượng.

Khi nói về cuộc gặp gỡ của ngôn sứ Elia với bà góa ở Zarepta, cha Secondin nhắc nhở rằng những người nghèo loan báo Tin Mừng cho chúng ta. Vì vậy cha Secondin cũng trình bày các tín hữu Kitô như những chứng nhân về sự công chính, tình liên đới và là những người loan báo về tình huynh đệ.

Trong các bài suy niệm, cha Secondin sử dụng phương pháp lectio divina: nguyện gẫm Lời Chúa, đọc Kinh Thánh kèm theo việc cầu nguyện, thực hiện một cuộc nói chuyện thân tình trong đó, khi đọc Sách Thánh, ta lắng nghe Thiên Chúa phán, và khi cầu nguyện, ta đáp lại Chúa với lòng cởi mở tín thác nơi Chúa.

ĐGH Biển Đức 16 đã từng khẳng định rằng ”Lectio divina hệ tại dừng lại lâu dài nơi một đoạn Kinh Thánh, đọc đi đọc lại, như thể ”nhai lại” như các Giáo Phụ vẫn nói, và có thể núi rút ra từ đó tất cả những tinh túy, để nuôi dưỡng sự suy niệm và chiêm ngắm, và tưới gội cuộc sống cụ thể bằng nhựa sống. Điều kiện của lectio divina là tâm trái phải được Thánh Linh soi sáng, nghĩa là từ chính Đấng đã linh hứng Kinh Thánh và nhờ đó ta đặt mình trong thái độ chăm chú lắng nghe Chúa”. (SD 21-2-2015)
 
30 triệu Mỹ Kim cho Đại Hội gia đình Công Giáo thế giới
Lm. Trần Đức Anh OP
09:52 24/02/2015
PHILADELPHIA. Ban tổ chức Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới tại Philadelphia Hoa Kỳ cho biết đã quyên góp được 30 triệu mỹ kim tiền mặt và hiện vật để hỗ trợ biến cố này.

Đại hội kỳ 8 các gia đình Công Giáo thế giới sẽ tiến hành từ ngày 22 đến 25-9 năm nay với sự hiện diện của ĐTC Phanxicô vào những ngày kết thúc.

Đại hội sẽ đón tiếp các diễn giả và tham dự viên, Công Giáo cũng như không Công Giáo, đến từ Hoa kỳ và các nước trên thế giới, để thảo luận về những phương thức củng cố và nâng đỡ các gia đình, giúp họ đương đầu với những thách đố ngày nay.

Số tiền 30 triệu mỹ kim quyên góp được tương ứng với 67% trong tổng số ngân sách dự chi cho Đại Hội là 45 triệu mỹ kim. Chi phí cho Đại hội bao gồm cả các biện pháp an ninh, kỹ thuật, chuyên chở, lao động và tăng cường các cơ cấu hạ tầng, hệ thống viễn thông, và những hàng rào kiểm soát người đi bộ.

Ban tổ chức Đại Hội sẽ xác định rõ hơn con số dự chi, có lẽ vào mùa hè tới đây, sau khi được thông báo lộ trình chính thức cuộc viếng thăm của ĐTC.

Đức Cha Charles Chaput, TGM giáo phận Philadelphia sở tại, chào mừng tin về cuộc lạc quyên và nói rằng: ”Lòng quảng đại tuyệt vời và lòng hăng say đối với Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới cũng như đối với ĐGH Phanxicô là những đặc tính nỗ lực quyên góp khởi đầu của chúng ta.. Chúng tôi thường nghe những người ủng hộ biến cố này nói về tầm quan trọng cơ bản của gia đình trong việc củng cố các cộng đoàn của chúng ta nói chung, và - bất phân biệt tín ngưỡng - tất cả đều bày tỏ ước muốn nâng đỡ định chế gia đình, vốn là nền tảng xã hội chúng ta”.

Đức TGM cũng cho biết dân chúng rất phấn khởi vì cuộc viếng thăm của ĐGH Phanxicô và sự hiện diện của Người tại Philadelphia vào tháng 9 tới đây thu hút dân chúng thuộc mọi tín ngưỡng cùng nhau nói chuyện, phục vụ, và xét cho cùng, là cùng nhau yêu thương”.

Văn phòng về hội nghị và du khách ở Philadelphia ước lượng ảnh hưởng kinh tế trong miền của Đại hội này và cuộc viếng thăm của ĐGH sẽ ở mức độ hơn 418 triệu mỹ kim (CNS 23-2-2015)
 
ISIS, thiên đàng hỏa ngục hai bên
Vũ Van An
21:25 24/02/2015
Nỗi kinh hoàng của vụ xử trảm 21 Kitô hữu Coptic tại Libya vẫn còn tràn ngập tâm trí dư luận hoàn cầu. Nhưng Kathryn Jean Lopez và Tom Hopes, liên tiếp trong mấy ngày qua, giúp tâm thần ta dịu hẳn lại vì những dòng nói lên đâu là thiên đàng đâu là địa ngục và thiên đàng quả khác xa hoả ngục đến ấm cõi lòng ta, dù ta có thể chẳng tin gì thiên đàng hỏa ngục.

Cám ơn người sát hại mình

Trong bài “Heaven in the Face of Hell”, Lopez kể lại câu truyện gia đình của 21 Kitô hữu tử đạo tại Libya, dù còn trong thời kỳ tang chế, đã lên tiếng cám ơn những người sát hại họ.

Thực vậy, Beshir Kamel, người anh của hai Kitô hữu bị thảm sát là Bishoy Astafanus Kamel, 25 tuổi, và Somaily Astafanus Kamel, 23 tuổi, vừa lên tiếng cám ơn các sát thủ của họ vì đã không loại bỏ tên Đấng Cứu Thế khỏi cuốn Video ghi lại vụ chặt đầu họ.

Xuất hiện trên một đài truyền hình Kitô Giáo Ả Rập, Kamel nói rằng các gia đình của các nạn nhân, những người lao công đi làm mướn ở Libya để trợ giúp gia đình, trong đó hết 13 người xuất thân từ một ngôi làng nhỏ, nghèo nàn, vẫn đang chúc mừng lẫn nhau. Anh giải thích: “chúng tôi hãnh diện có được số người như thế từ làng mình chịu tử vì đạo”.

Ai có được một chút lòng biết ơn trong tình huống như thế được? Câu trả lời: có, họ là người có hy vọng, hy vọng ở một điều gì đó có thực, có vĩnh viễn. Nghe có vẻ điên điên sao đó đối với xã hội duy tục hiện đại, một xã hội có khuynh hướng coi đức tin tôn giáo như một thứ xúc cảm, ủi an và nghi thức.

Kamel nói rằng “từ thời đại [Đế Quốc] Rôma, các Kitô hữu vốn đã bị tử vì đạo và vốn đã học được cách xử lý mọi sự xẩy ra trên đường mình đi. Việc này chỉ làm chúng tôi mạnh mẽ hơn trong đức tin vì Thánh Kinh dạy chúng tôi yêu kẻ thù và chúc lành cho những người nguyền rủa mình”. Và anh chuyển lời mẹ anh nói khi được hỏi bà sẽ làm gì nếu gặp người đã chặt đầu con trai bà. “Mẹ tôi, một người đàn bà vô học ở tuổi 60, cho hay bà sẽ mời anh ta vào nhà và cầu xin Thiên Chúa mở mắt anh ta vì anh ta là lý do khiến con trai bà được vào Nước Trời”. Việc này hiển nhiên không phải là xúc cảm, ủi an hay nghi thức.

Dù trong ngay ngày ấy, không chắc mẹ của Kamel có hành động như thế hay không, nhưng trên khắp thế giới, các Kitô hữu luôn có khả năng hành động như vậy. Phản ứng trước tin tức từ Libya, Đức Cha Angaelos, Tổng Giám Mục của Giáo Hội Chính Thống Coptic tại Anh, giải thích: “Dù xem ra có vẻ phi luận lý và không thể nào hiểu được, nhưng quả chúng tôi có cầu nguyện cho cả những người thi hành các tội ác khủng khiếp này, xin cho các giá trị của sáng thế và của sự sống con người trở nên hiển nhiên hơn đối với họ, và nhờ hiểu rõ như thế, các hiệu quả đau đớn sâu rộng hơn do hành vi man rợ này cũng như nhiều hành vi man rợ khác gây ra sẽ được hiều biết và xa tránh. Chúng tôi cầu xin cho việc chấm dứt cảnh phi nhân hóa các tù nhân, những người này đang trở thành các món hàng để trao đổi, mua bán và thương lượng”.

Đức Cha Angaelos nhấn mạnh thêm rằng chính nhờ tinh thần trên, Kitô hữu tiếp tục sống theo lời Thánh Phêrô nói trong thư thứ nhất, đoạn 3 câu 15 rằng “… luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em…”. Đàng khác, ngoài các vấn đề nền tảng về nhân quyền và tự do, đây cũng là lý do cho thấy tại sao các nền văn hóa được hưởng nhờ sự hiện hữu của các Kitô hữu; đây là lý do tại sao không nên tìm cách loại họ ra khỏi nơi phát sinh ra Kitô Giáo.

ISIS làm Giáo Hội phát triển

Trong bài “ISIS Will Grow the Church and the Church will change history once again”, Tom Hopes, dựa vào lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tin rằng máu các tử đạo đã và sẽ luôn đem lại đổi mới, cả vì các lý do tầm thường lẫn các lý do sâu xa.

Lý do: tử đạo vẽ nên bức tranh khôn sánh giữa sự hãi hùng của kẻ thù Chúa Kitô và vẻ đẹp của Kitô Giáo. Hopes bảo: hãy so sánh những câu truyện phát xuất từ Al Alour ở Ai Cập với những người duy thánh chiến đầy hận thù, từng bắt cóc và chặt đầu hơn một tá người thuộc ngôi làng này.

Sophia Jones của tờ Huffington Post và Ian Lee cũng như Jethro Mullen của CNN đã thu thập các truyện kể liên quan tới các tử đạo mới nhất của Ai Cập này.

Al Alour là một thị trấn rất nghèo và những người đàn ông bị giết đều là các lao công.

Jones thuật lại truyện của Hani Abdel Messihah, 32 tuổi, để lại 4 đứa con, ba gái 1 trai, và người vợ luôn nhớ đến anh như một người “hiền hậu và tốt bụng”. Bà bảo: “Anh ấy săn sóc tất cả chúng tôi. Anh ấy ôm hôn chúng tôi. Bất cứ anh ấy nói gì đều có lời cầu nguyện cả”.

Yousef Shoukry là Kitô hữu Coptic 24 tuổi, tới Libya kiếm việc làm dù biết ở đấy có nguy hiểm. Anh cho biết anh không sợ vì có Chúa ở cùng anh. Anh trai Shenouda của anh hết lòng ca ngợi em trai: “Em tôi sống theo Sách Thánh. Tôi không nhớ em đã làm gì quấy quá”.

Trong các bài báo trên, các Kitô hữu được thân nhân mô tả bằng những lời đầy tình người “rất dịu dàng”, “rất dễ bối rối”, “rất hạnh phúc với gia đình, vợ con”. Khiến ta không khỏi nghĩ tới các Kitô hữu tiên khởi “Hãy xem họ thương yêu nhau biết chừng nào”.

Ngược lại, hãy nghe lời kêu gọi hồi tháng Chín của phát ngôn viên ISIS là Abu Mohamed al-Adnani. Hắn khuyên những kẻ theo hắn tìm một người không tin trong Hồi Giáo và “đập nát đầu nó bằng cục đá hoặc hạ sát nó bằng con dao hay cán nó bằng xe từ trên cao, hoặc làm nó chết ngạt hoặc chuốc thuốc độ cho nó chết”.

Điều đầu tiên các vị tử đạo làm là: họ tỏ cho thế giới biết: chúng ta là người của yêu thương, đứng lên chống hận thù. Yêu thương luôn thắng trận chiến này. Nhất định như thế.

Ngoài việc chứng minh như trên, các vị tử đạo còn trực tiếp củng cố những người bước chân theo Chúa Kitô. Gương xấu tồi tệ nhất trong lịch sử Giáo Hội chính là việc chia rẽ giữa các Kitô hữu; việc này xé nát thân thể Chúa Kitô và làm suy yếu các chứng tá của ta. Khi những người thừa kế chân lý của Kitô bắt đầu công bố các học lý rất khác nhau, thì chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa duy tương đối sẽ bén gót theo chân.

Không gì kết hợp Giáo Hội bằng phúc tử đạo. Đức Phanxicô, vì thế, nhấn mạnh tới “đại kết bằng máu” khi nói tới các Kitô hữu Ai Cập tử vì đạo: “Lời duy nhất của họ là: Lạy Chúa Giêsu, xin cứu giúp con. Họ bị giết đơn thuần vì là Kitô hữu. Không có gì khác nhau dù là Công Giáo, Chính Thống Giáo, Coptic hay Thệ Phản. Họ đều là Kitô hữu! Máu họ là một và y như nhau. Máu họ tuyên xưng Chúa Kitô”.

Cuối cùng ta thấy ta có thể cùng nhau đứng chung một chỗ khi ta buộc phải đứng dưới chân thập giá, và thập giá là lý do sau cùng khiến “máu các tử đạo là hạt giống của Giáo Hội” như lời Tertulianô nói xưa kia.

Trung Đông chẳng bao lâu nữa sẽ học được bài học mà người cộng sản vô thần từng học được sau khi họ mưu toan triệt hạ đức tin tại các nước họ cai trị. Đức tin mỗi ngày một lên cao ở Đông Âu dù đang đà đi xuống ở Tây Âu.

Luận lý học của thập giá là: đức tin, đức cậy và đức mến trở nên mạnh mẽ hơn nhờ hy sinh. Khi anh chị em ta chết cho đức tin của họ, ta nhớ rằng ta không thể sống mà không có đức tin.

Chứng tá anh hùng của các tử đạo Ai Cập đã phát sinh hiệu quả. Jones cho hay: khi anh trai Shenouda của Shoukry xem cuốn video về phúc tử đạo của em mình, anh bảo: “tôi thấy, vào những giây phút cuối cùng, em tôi vẫn hết sức mạnh mẽ”. Và anh nói thêm: anh thấy một tia sáng từ trời chiếu rọi gương mặt em, ngay cả lúc đầu đã lìa khỏi cổ. “Điều ấy an ủi tôi”, Shenouda nói thế.

Các tường trình của CNN cho hay anh trai Hana của Mina Aziz cũng được an ủi khi xem cuốn video nói trên. Anh nói: “Đến phút chót, tên Chúa Giêsu vẫn ở trên môi miệng họ. Khi đang chịu tử đạo, họ kêu tên Chúa mà nói ‘Lạy Chúa, xin thương xót chúng con’. Cả làng tôi hãnh diện vì họ”.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh mừng Tết tại Giáo Xứ CTTĐVN, Arlington-Texas
Trần Trọng Long
00:51 24/02/2015


“Chúa ơi nay ngày xuân, hồn con say sưa trong sắc hương.
Thoáng muôn cung ca đàn, nhịp lừng vang hòa với thiều quang.


Bài ca nhập lễ đầy ý nghĩa cho thánh lễ khai mạc mừng Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015, bắt đầu từ Thứ Sáu, ngày 20 đến Chúa Nhật, ngày 22, tháng Hai, năm 2015, tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (GXCTTĐVN), Arlington, Texas, thuộc giáo phận Fort Worth. Cùng đồng tế trong thánh lễ với Cha chánh xứ có hai cha phó xứ, hai thầy phó tế, cùng với số đông giáo dân tham dự.

Giáo Xứ mừng xuân trong ba ngày tết với các ý chỉ trong những thánh lễ như sau: Thánh lễ mồng một Tết: Cầu Bình An Cho Năm Mới; Thánh lễ mồng hai Tết: Kính Nhớ Tổ Tiên và Ông Bà, Cha Mẹ; Thánh lễ mồng ba Tết: Thánh Hoá Công Ăn Việc Làm. Ngoài các thánh lễ dâng lời cảm tạ và cầu bình an đến với Thiên Chúa, giáo xứ còn có nhiều tiết mục như: lễ thượng kỳ, hội chợ xuân, múa lân, thi hoa hậu duyên dáng thiếu nhi, văn nghệ, xổ số, chúc tuổi quí cụ cao niên, hái lộc thánh, và lì-xì cho toàn thể cộng đồng giáo dân trong xứ.

Một điểm son nổi bật của GXCTTĐVN là luôn duy trì truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam qua các việc làm cụ thể: như trong dịp xuân năm nay, ngoài những cảnh vật đặc sắc dân tộc Việt Nam được trưng bày: cây mai, cây đào, bánh tét, bánh dầy, bánh chưng, ngũ quả, v.v….mọi người còn thấy hai câu đối rất là Xuân treo trên tường hai bên cung thánh:

Tết đến không quên nguồn cố tổ
Xuân về tưởng nhớ gốc quê hương


Trước khi cử hành thánh lễ ngày Chúa Nhật, một nghi thức dâng hương thật nghiêm trang với những nén hương dâng lên để kính thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, và kính nhớ tổ tiên theo nghi lễ cổ truyền dân tộc Việt Nam do ban nghi lễ phụng vụ của giáo xứ đảm trách.

Xem hình ảnh

Sau Thánh lễ, ông Trưởng Hội Đồng Mục Vụ, thay mặt giáo xứ, chúc tết đến quí Cha cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa, và đồng thời thông báo hai tin quan trọng. Giáo phận Fort Worth, đại diện giáo xứ, đã chính thức mua được mảnh đất với diện tích 8 acreas bên cạnh đất giáo xứ để cho việc phát triển của giáo xứ trong tương lai. Trong sự vui mừng đó, thì giáo xứ cũng nhận được tin Cha chánh xứ Raymond M. Nguyễn Mạnh Thư, CMC, được Nhà Dòng Đồng Công gọi về để lãnh sứ vụ mới vào trung tuần tháng ba, theo thông lệ điều hành của nhà dòng.

Giáo dân đều bùi ngùi khi nghe tin Cha chánh xứ được thuyên chuyển để lãnh nhiệm vụ mới. Vì trong thời gian gần ba năm phục vụ tại đây, nhiều sinh hoạt mục vụ của giáo xứ đã được phát triển tốt đẹp dưới mái ấm gia đình giáo xứ Các Thánh Từ Đạo Việt Nam….

“Xin Chúa khoan nhân, ban xuống muốn ân cho chúng con một năm thắm tươi.
Xin Chúa khoan nhân, ban xuống muốn ân cho chúng con một năm sáng ngời…”
 
ĐGM giáo phận Orange, Kevin W. Vann, chủ tế thánh lễ cầu bình an tại giáo xứ Tân Phú Sàigòn
Phương Nga /Lê Tân
10:05 24/02/2015
Giáo xứ Tân Phú: một Thánh lễ Tân niên đặc biệt.

“Ngày đầu xuân con dâng lên Thiên Chúa chí tôn, lời cảm mến chúc khen Cha chí lành - cảm tạ Chúa - Chúa đã ban thêm một mùa xuân, mùa xuân sáng tươi hy vọng cho mọi người trên dương gian”.

Những lời thánh ca mùa Xuân tưng bừng và đầy chân thành, vang lên trong ngôi thánh đường GX Tân Phú, TGP Sài Gòn, thay cho lời kinh cảm tạ của cộng đoàn dân Chúa trong ngày mồng Một Tết Ất Mùi, thứ Năm 19/ 02/ 2015. Hồng ân nối tiếp hồng ân: Thánh lễ giao thừa do ĐTGM Sài Gòn, Phaolô Bùi Văn Đọc cử hành; và 7 giờ sáng hôm nay, ĐGM giáo phận Orange, Kevin W.Vann, lại tiếp tục xông đất để chủ tế Thánh lễ cầu bình an trong năm mới.

Xem Hình

Nhiều tín hữu ở Việt Nam đã biết ĐGM Kevin W.Vann qua đĩa Gloria Giáng sinh 2014, mà ngài là một nhạc sĩ đã đệm đàn piano cho nghệ sĩ hát bài Mùa Đông Năm ấy năm tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ Đức Mẹ La Vang, một giáo xứ có tên tiếng Việt đầu tiên trên đất Hoa Kỳ.

Lúc 6g45 cha chánh xứ Tân Phú, Giuse Lê Đình Quế Minh đã tiến ra cổng để chào mừng ĐC Kevin W.Vann và quý vha Phanxicô Vũ Thế Toàn, Dòng Tên; cha Giuse Nguyễn Tiến Đình, quận Cam California trong nỗi vui mừng và xúc động.

Đoàn đồng tế có ĐC Kevin W.Vann, cha chánh xứ Giuse, cha Phanxicô Vũ Thế Toàn, cha Giuse Nguyễn Tiến Đình và ba cha phụ tá Tân Phú đã đi vòng quanh khuôn viên trước khi bước vào thánh đường dâng lễ.

Trước lễ, cha chánh xứ Giuse đã thay mặt cộng đoàn GX Tân Phú để gởi lời chào mừng đến Đức Cha và quý cha bằng tiếng Anh.

ĐC phát biểu đầu lễ, được Cha Phanxicô chuyển ngữ tiếng Việt: “Thật là một hồng ân lớn lao của Chúa ban cho anh chị em hôm nay, và tôi trong chuyến hành trình đầu tiên đến châu Á, đầu tiên đến Việt Nam, và đây cũng là Thánh lễ minh niên đầu tiên của tôi tại chính đất nước Việt Nam này. Tôi xin gửi lời chân thành đến anh chị em đã đến cùng hiệp dâng Thánh lễ, và giờ đây, chúng ta hãy thật lòng sám hối để xứng đáng cử hành Thánh lễ.”

Cha Phanxicô Vũ Thế Toàn chia sẻ trong bài giảng lễ: “Thật là phúc đức cho chúng ta trong lễ Minh Niên sáng nay, chúng ta quy tụ về đây trong tình thương của đại gia đình GX Tân Phú, để Tạ ơn Chúa, để dâng lên những tâm tình ao ước nhất cho Chúa và để trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong ngày đầu năm.

Là năm Mùi nên chúng ta xin Chúa cho chúng ta niềm mơ ước tương quan để chúng ta nhìn xem năm Dê trong Thánh Kinh, trong đời sống, trong phúc đức, trong đời thường và Dê của những khoảnh khắc chúng ta nên Thánh để xem cái Dê đó có đi vào đời sống của chúng ta hay không?

Loài Dê là loài mắn đẻ, chúng ta thấy phúc đức của Chúa trao cho chúng ta trong bản Hiến Chương Nước Trời để chúng ta nghiền ngẫm và đưa Lời Chúa vào cuộc sống tất bật hằng ngày của chúng ta và những tinh túy tâm linh trong bản Hiến Chương ấy sẽ hướng dẫn cuộc sống chúng ta.

Năm nay nhắc nhở chúng ta đến với Chúa và trân qúy bản chất con người trong từng giây phút để chúng ta trở nên thánh thiện….”

ĐC đã ban phép lành cho các cháu nhỏ lên rước Chúa và ban Phép lành cho một số chị đang mang thai. Số người rước lễ quá đông kéo dài tới 15 phút và cha Phanxicô phải chia Bánh Thánh nhỏ ra mới đủ cho cộng đoàn rước lễ.

Cuối lễ, ông Chủ tịch HĐMV GX Tân Phú ngỏ lời chân thành cám ơn ĐC Kevin W.Vann, quý cha đồng tế, quý xơ, quý chức, quý tu sỹ và toàn thể cộng đoàn, ông kính biếu ĐC và quý cha những bức tranh quang cảnh quê hương Việt Nam với nét vẽ hiền hòa và thơ mộng.

Trong lời đáp từ, được cha Giuse Nguyễn Tiến Đình chuyển ngữ, ĐC Kevin W.Vann nói: “Năm nay, tôi mừng 34 năm thụ phong linh mục và mừng 10 năm Giám mục. Từ đáy lòng và trong suốt những năm là chủng sinh tôi đã biết những người Việt Nam của chúng ta, đặc biệt khi chuyển đến vùng Texas Hoa Kỳ là tiểu bang có đông người Việt thì tôi biết nhiều về người Việt Nam hơn và tôi được khánh thành nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là nhà thờ lớn nhất ở bên Mỹ. Đối với Việt Nam, đây là Thánh lễ đầu tiên tại đây. Sau khi kết thúc, tôi trở về TGP Sài Gòn và tiếp tục ra Hà Nội tham dự một số sự kiện Văn hóa. Tôi rất ấn tượng với các bạn trẻ vì các bạn rất năng động, nhìn các bạn, tôi lại nhớ đến các bạn trẻ của tôi ở bên Mỹ…” Sau đó ĐC nói bằng tiếng Việt: “Chúc mừng Năm Mới, năm Ất Mùi.”

Thánh lễ kết thúc lúc 8g45 sau khi ca đoàn Giuse và cộng đoàn hát bài kết lễ “Hoan ca mùa xuân”. Tuy là mùng Một Tết, nhưng không thấy ai vội về nhà ngay vì mọi người còn đang lưu luyến không khí thánh lễ minh niên rất đặc biệt này.
 
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN Seattle Đón Xuân Ất Mùi 2015.
Nguyễn An Quý
20:37 24/02/2015
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo VN Seattle Đón Xuân Ất Mùi 2015.

Ngày 30 Tết năm nay rơi đúng vào ngày Thứ Tư Lễ Tro. Cảnh nhộn nhịp của ngôi thánh đường Việt Nam tọa lạc tại thành phố Tukwila trong những ngày gói bánh chuẩn bị đón Xuân vừa kết thúc vào chiều 29 Tết. Niềm vui của giáo xứ năm nay là những ngày gói bánh có số lượng giáo dân tham gia rất đông đảo tổng cộng trên 300 người tham gia, có vị đến giúp vài ba ngày, có vị một tuần và nhiều bị tham gia suốt mùa gói bánh, có người từ Everett cũng thường xuyên có mặt.

Xem Hình

Ngày 30 Tết dù là ngày Lễ Tro, nhưng với truyền thống cổ truyền mang tính thieng liêng của dân tộc Việt, nên giáo xứ CTTĐVN đã cử hành thánh lễ Giao Thừa trong đêm thứ tư lúc 8 giờ. Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế và linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Bước vào thánh đường mọi người đều nhìn thấy bàn thờ Tổ Tiên thật trang trọng với bệ cao có được đặt bức tượng điêu khắc Các Thánh Tử Đạo VN là Bổn mạng của Giáo xứ. Lễ giao thừa năm nay cũng là dịp mừng một năm cộng đoàn dân Chúa nơi đây qui tụ sinh hoạt tại tại cơ sở mới này và cũng là dịp đánh dấu 40 ly hương của tập thể người Công Giáo VN đến tại TB Washington cũng như mọi người Việt tỵ nạn trên khắp thế giới.

Đúng 8 giờ, MC giới thiệu thánh lễ với nghi thức tiển đưa năm Giáp Ngọ và đón mừng xuân Ất Mùi. MC qua giọng đọc dịu dàng: “Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con cảm tạ Chúa về bao hồng ân, phúc lộc / mà Chúa đã ban cho từng người,/ từng gia đình và giáo xứ chúng con trong năm Giáp Ngọ./nhất là hồng phúc mà chúng con đã có cơ sở mới để sinh hoạt trong năm qua, chúng con cùng nhau dâng lên Chúa / nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới / qua các tầng lớp đại diện cho mọi thành phần trong giáo xứ. Xin cho chúng con được tràn đầy phúc,/ lộc,/ an, / hòa trong năm mới”. MC dứt lời, ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm sự thiêng liêng của giây phút tiển đưa năm cũ và chào đón năm mới.Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên cung thánh. Trước thánh lễ là phần niệm hương rất trang trọng gồm quý cha, và đại diện các tầng lớp trong giáo xứ qua các thế hệ gồm tuổi thơ, thanh niên, trung niên và cao niên. Mỗi thành phần đều có lời dẫn niệm đại diện cho từng thành phần với lời nguyện cầu dâng lên Chúa thật cảm động. Sau phần niệm hương thánh lẽ được tiếp tục qua các phần phụng vụ.

Trước khi ban phép lành kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ chúc mừng năm mới đến với mọi người, mọi công đoàn, hội đoàn, ca đoàn. Thánh lễ giao thừa kết thúc lúc 9 giờ 30.

Tiếp nối những ngày vui đón Xuân Ất Mùi của toàn thể dân Chúa nơi đây là hai ngày Hội Chợ Tết được tổ chức vào ngày Thứ Bảy Mồng Ba và Chúa Nhật Mồng Bốn Tết. Sáng thứ bảy từ sáng sớm, nhiều giáo dân đã tề tựu tại nhà thờ để chuẩn bị cho công việc Hội Chợ Tết, nhìn quanh các gian hàng khá đẹp mắt, nào cây kiểng, nào gian hàng của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm giới thiệu phong trào gia dình Tôn Vương, nhất là sân khấu khá lộng lẩy và đầy vẻ trang nghiêm mang màu sắc Hồn Việt với những nét độc đáo của nền văn hóa Việt.. Nhiều nhân sĩ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cư ngụ chung quanh Seattle khi đến tham dự lễ khai mạc đã trầm trồ khen với người viết, có vị phát biểu rất đơn sơ, nhưng gói trọn tâm tình của người Việt Nam: “tôi mừng lắm, tôi hãnh diện lắm, dù không phải Công Giáo, nhưng khi nhìn thấy giáo xứ có được một cơ ngơi khang trang rộng rãi như thế này, nhất là nhìn quang cảnh tổ chức Hội Chợ Tết của giáo xứ tôi thật tâm đắc”. Nhiều vị khác phát biểu: ” lần đầu tiên tôi thấy một tổ chức ngươì Việt có được một nơi rộng lớn, ấm cúng như thế này trong những ngày mùa lạnh để tổ chức Hội Chợ Tết thật quí hoá vô cùng. Hàng năm giáo xứ nên duy trì việc tổ chức Hội Chợ Tết để các thế hệ con cháu chúng ta nhớ về cội nguồn dân tộc…” Tôi trịnh trọng bắt tay từng vị với lời cám ơn trân trọng về những thiện cảm của các vị.

Đúng 10 giờ, khai mạc Hội Chợ Tết với nghi lễ chào Quốc Kỳ Việt Mỹ hết sức trang trọng. Cảm động nhất là phần mặc niệm qua giọng ngâm thơ truyền cảm và tiếng sáo chiêu hồn tử sĩ đã đưa mọi người hiện diện đi vào giây phút thiêng liêng tưởng nhớ đến các anh hùng vị quốc vong than, các chiến sĩ VNCH và Đồng minh đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do. Lễ chào cờ chấm dứt, cha chánh xứ khai mạc Hội Chợ với lời chào mừng các đoàn thể, các Hội đoàn người Việt và toàn thể Cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ, ngài nhấn mạnh: giáo xứ hân hoan mừng Xuân Liên Kết, Xuân Ất Mùi, xin Chúa nối kết từng người Việt Quốc Gia Hải ngoại thành một khối vững mạnh, liên kết mọi thành phần dân Chúa trong từng gia đình, từng đoàn thể, từng cộng đoàn để xây dựng một cộng đồng đức tin lớn mạnh, chúc quý vị vui trong hai ngày Hội chợ với niềm vui Xuân Liên kết”.

Sau lời chào mừng khai mạc của cha chánh xứ, đoàn lân chào mừng Tân Niên quý đồng hương với những tiếng nổ giòn kéo dài khá lâu. Hiện diện trong buổi khai mạc có sự tham dự khá đông đảo quí đồng hương, các thân hào nhân sĩ trong Cộng Đồng người Việt Quốc Gia đến từ Everett, từ Tacoma và nhiều thành phố lân cận quanh vùng Seattle. Sau phần khai mạc đốt pháo múa lân là phần văn nghệ các Hội đoàn, Ca Đoàn kéo dài đến 4 giờ 30.

Cao điểm của những ngày Hội Chợ là thánh lễ mừng Tân Niên Xuân Ất Mùi được cử hành vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ bảy. Từ 4 giờ, từng đoàn người từ nhiều nơi đổ dồn về thánh đường để tham dự thánh lễ mừng Tân Niên. Hơn 4 giờ 30, các ghế ngồi trong nhà thờ đã đầy kín, các khu vực quanh hội trường đều có màn hình lớn để trực tiếp truyền hình thánh lễ cũng đã đấy kín các ghế ngồi, có khoảng hơn 2 ngàn năm trăm người hiện diện trong thánh lễ mừng Tân Niên.

Đúng 5 giờ, nghi thức được bắt đầu bằng giây phút thiêng liêng qua ba hồi chiêng trống kéo dài ngân vang, khiến mọi người cùng hướng về cội nguồn dân tộc. Ba hồi chiêng trống vừa dứt, nghi đoàn cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn trong bài ca nhập lễ. Thánh lễ do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế cùng với linh mục Trần Tài Việt, linh mục Phạm Hoàng Trung đồng tế và thấy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.Trong thánh lễ mừng Tân Niên theo thông lệ hàng năm của giáo xứ, bao giờ phần Dâng Lễ Vật cũng là cao điểm để nói lên lời tạ ơn và tâm tình mà các giáo dân đại diện cho con dân ba miền Bắc Trung Nam với những trang phục theo từng miền để dâng lên Chúa những của lễ từ lòng thành của mỗi miền, tất cả nói lên nguyện vọng của từng miền với lời tạ ơn. Đặc biệt trong đoàn Dâng Lễ Vật cũng có đại diện giới trẻ biểu trưng cho người Việt Hải ngoại đang sống lưu vong và luôn nhớ về cội nguồn trong những ngày Tết cổ truyền. Thánh lễ Tân Niên kết thúc với lời chúc mừng của cha chánh xứ và lời cám ơn của vị đại diện là chủ tịch Nguyễn Kiên HĐMV giáo xứ. Ông chủ tịch là người thuộc thế thế hệ thứ hai, ông là người hăng say phục vụ với tất cả bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Qua lời cám ơn ông gợi nhớ đến thời điểm mọi người đều tất tả ngược xuôi để di dời những gì có từ nhà thờ cũ đến nhà thờ mới trong năm 2014. Ông chủ tịch nói: con có nhiều cái sợ, lo sợ nhất là những ngày cận kề đón xuân Giáp Ngọ năm ngoái, mà giáo xứ chúng ta lo việc di dời về đây trong năm ngoái, rồi đến những cái sợ không có bãi đậu xe, cái sợ gần nhất là sợ không biết có gói bánh được không, sợ phải lo tổ chức Hội Chợ Tết như thế nào, cuối cùng với lời kết luận trong tiếng thỏ phào nhẹ nhỏ: “tạ ơn Chúa, mọi nổi sợ hải đã qua…”

Thánh lễ kết thúc lúc 6 giờ 30 và sau đó là đêm đại nhạc hội đến với toàn thể cộng đoàn dân Chúa cùng quý đồng hương hâm mộ. Hiẹn diẹn trong đêmm van nghệ có nhiều tiếng hát của các ca sĩ nổi tiếng như Lương Tùng Quang, Kỳ Uyên Phương, Công Thành & Lynn cùng với những nhạc cảnh đặc sắc đã cuốn hút hàng ngàn đồng hương vui chơi đón Xuân thật ý nghĩa trong khung cảnh ấm cúng của ngôi thánh đưởng dù đang giữa mùa đông giá lạnh. Chương trình đêm thứ bảy kết thúc lúc 10 giờ 40.

Chúa Nhật Mồng Bốn Tết, buổi sáng là các giờ phụng vụ thánh lễ lúc 7 giờ 30 và 10 giờ sáng mừng Chúa Nhật I Mùa Chay. Đến 1giờ là chương trình sinh hoạt Hội Chợ Tết có sự hiện diện của các ca sĩ lừng danh: Kỳ Uyên Phương, Lâm Mai Hương, Lương Tùng Quang, Công Thành& Lynn, Đoan Trang, cùng vơí sự đóng góp của các hội đoàn như các màn trình diễn hoa hậu của các thế hệ từ tuổi thơ đến tuổi già trong vai các mẫu hậu. Suốt hơn 4 tiếng đồng hồ với các tiết mục sinh động đã lôi cuốn lượng người tham dự khá đông đảo. Đến 4 giờ 30, ban Xổ Số xuất hiện trước sân khấu, phần văn nghệ chấm dứt để nhường chỗ cho chương trình xổ số mà mọi người mua vé đang mong đợi. các lồng cầu được bày trước mặt mọi người một các rõ ràng. Ban quay số gồm cha chánh xứ, đại diện HĐMV và các vị đại diện giáo dân quay số qua 4 lồng cầu. Kết quả xổ số 2 loại đều có 2 vị trúng lô an ủi tại chỗ. Cuộc vui của 2 ngày Hội Chợ Tết được kết thúc sau cuộc xổ vào lúc gần 5 giờ. Không khí yên tĩnh được trở lại để bắt đầu thánh lễ chiều lúc 5 giờ. Anh em giới trẻ lại hăng hái bắt tay vào việc thu dọn để trả lại sự bình thường trong các phòng ốc cho việc sinh hoạt trở lại trong tuần. Mọi người chia tay với tâm tình tạ ơn trong những ngày vui Xuân Liên Kết.

Nguyễn An Quý
 
Thư của ĐGM Cosma Hoàng Văn Đạt gửi các cộng đoàn thánh hiến trong giáo phận Bắc Ninh
+GM. Cosma Hoàng Văn Đạt
20:41 24/02/2015
Thư gửi các cộng đoàn thánh hiến trong giáo phận Bắc Ninh

Anh chị em sống đời tận hiến quý mến

Cùng với Hội Thánh toàn cầu, giáo phận chúng ta vừa qua đã khai mạc năm Đời Sống Thánh Hiến và cử hành ngày Đời Sống Thánh Hiến. Hôm nay nhân dịp Tết Ất Mùi đồng thời bước vào Mùa Chay, tôi xin ngỏ lời với anh chị em, không chỉ với tư cách giám mục giáo phận mà cả với tư cách một người sống đời thánh hiến như anh chị em, để nhờ ơn Chúa chúng ta cùng nhau vững bước và tiến bước trong tình hình cụ thể với ước nguyện ‘Đất chúng ta trổ sinh hoa trái’ (Tv 84/85,11).

1. Chúng ta cảm tạ Chúa cho giáo phận được sinh ra và lớn lên với hai gia đình tận hiến là Dòng Tên như người trồng và Dòng Đaminh như người tưới. Đó là những vị thừa sai đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi, rời bỏ quê hương yên vui, xông pha giữa bao khó khăn và nguy hiểm, chỉ vì muốn Tin Mừng cứu độ đến được với mọi người. Dấu ấn của những người tận hiến rất đậm nét trong lich sử giáo phận. Hiện nay, số người tận hiến trong giáo phận đông nhất trong suốt gần 400 năm qua và gồm đủ thành phần: nam và nữ, giáo sĩ và những người không chức thánh, chiêm niệm và tông đồ, dòng và tu hội đời, trực thuộc Tòa Thánh và thuộc quyền giáo phận. Những người tận hiến là quà tặng quý báu của Thiên Chúa cho Hội Thánh nói chung và giáo phận nói riêng. Đời sống và hoạt động của những người tận hiến đang góp phần đáng trân trọng vào chương trình mục vụ và truyền giáo của giáo phận. Với lòng biết ơn chân thành và sâu xa, mỗi người chúng ta đừng bao giờ quên Thiên Chúa ‘đã làm cho tôi những điều cao cả’ (Lc 1,49), như mẫu mực của mọi người tận hiến là Mẹ Maria hân hoan diễn tả trong kinh Ngợi Khen mà Hội Thánh không ngừng nhắc lại suốt 20 thế kỷ. Trong tinh thần ấy, chúng ta hãy hăng say tiếp bước những bậc tiền nhân trở nên thực sự là ‘hương thơm của Đức Kitô’ như thánh Phaolô nói (2 Cr 2,15), giữa Hội Thánh cũng như trong xã hội.

2. Để cử hành Năm Đời Sống Thánh Hiến theo đúng ý của Hội Thánh, chúng ta có thể dựa vào 3 tài liệu: (1) Tông thư của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 21.11.2014 công bố Năm Đời Sống Thánh Hiến, (2) Bài tường thuật dưới tựa đề “Hãy đánh thức thế giới”của Antonio Spadaro về buổi gặp gỡ thân mật giữa Đức Thánh Cha và bề trên Tổng Quyền các dòng nam vào tháng 11 năm 2013, (3) Thư luân lưu “Hãy vui lên” của Bộ Đời Sống Thánh Hiến và các Tu Đoàn Tông Đồ ngày 2.2.2014. Chúng ta cũng nên học hỏi lại những giáo huấn của Công Đồng Vaticano II trong hiến chế Ánh sáng muôn dân và sắc lệnh Đức ái trọn hảo, tông huấn Đời sống thánh hiến của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và tông huấn Niềm vui của Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Những cử hành bên ngoài dù tổ chức chu đáo và long trọng đến đâu cũng chỉ có ý nghĩa và hoa trái khi chúng ta thực sự đào sâu và đổi mới bản thân cũng như các cộng đoàn theo sự hướng dẫn của Hội Thánh. Ngoài ra, mỗi gia đình thánh hiến cũng nên ôn lại lịch sử của mình, từ giai đoạn sáng lập đến những thăng trầm, nhất là gương mẫu các vị thánh, để nhận ra Chúa đã dẫn dắt các thế hệ trước thế nào và vào thời điểm này phải tiếp bước các bậc tiền nhân thế nào.

3. Khởi từ những gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta có thể đặc biệt nhấn mạnh đến 3 điểm: niềm vui của Tin Mừng, ơn gọi ngôn sứ và đánh thức thế giới. Nhân loại mọi thời mọi nơi nói chung và những người trong xã hội chúng ta nói riêng luôn luôn khao khát niềm vui. Trong thế giới hiện nay, niềm vui đôi khi rất mong manh vì nhiều người chỉ dựa trên hưởng thụ vật chất hay những tương quan nhân văn, trong khi bầu khí hận thù, bạo động, chiến tranh, khủng bố thường xuyên đe dọa. Hội Thánh được hưởng niềm vui của Đức Kitô: “Anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui” (Ga 16,20); “Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em không ai lấy mất được” (Ga 16,22); “Niềm vui của anh em sẽ trọn vẹn” (Ga 16,24). Trong niềm tin ấy, thánh Phaolô mời gọi các tín hữu: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: anh em hãy vui lên” (Pl 4,4). Đó là niềm vui của những người biết mình được Thiên Chúa yêu thương và cứu độ. Niềm vui của Chúa chính là điều thế gian cần đến và những người tận hiến được mời gọi cách đặc biệt để bày tỏ và chuyển đến cho xã hội, như Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Ở đâu có người tận hiến, ở đấy có niềm vui.”

4. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tính cách triệt để của Tin Mừng không chỉ dành cho tu sĩ, nhưng chung cho mọi người. Riêng tu sĩ theo Chúa Giêsu bằng một cách thức đặc biệt, cách thức ngôn sứ.” Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ: “Hãy theo tôi” (Mt 9,9). Các tín hữu không theo một học thuyết, một lý tưởng, một đảng phái, hay theo một ai khác, nhưng theo Đức Kitô, Đấng là Con Thiên Chúa nhưng sống như con người, đồng thời là con người nhưng sống như Con Thiên Chúa. Đó là điều mới không chỉ cách đây 20 thế kỷ nhưng là mới đối với mọi nơi mọi thời. Người thiết lập một thực tại mới được gọi là Nước Thiên Chúa hay Nước Trời. Bài giảng trên núi (Mt 5-7) được coi như bản hiến chương của Nước Trời. Trong Cựu Ước, giữa dân Do Thái xuất hiện những khuôn mặt đặc biệt được gọi là ngôn sứ. Đó là những người không thuộc về cơ cấu pháp lý hay hành chính của dân, nhưng nhận sứ mệnh trực tiếp từ Thiên Chúa. Qua đời sống và lời nói, họ mời gọi hàng lãnh đạo cũng như dân chúng trung thành với Giao Ước. Đức Thánh Cha Phanxicô muốn các tu sĩ đóng vai trò ngôn sứ trong hoàn cảnh xã hội và thế giới hiện nay. Với đời sống cầu nguyện, chúng ta là người của Thiên Chúa, được sai đến giúp con người sống như con cái Thiên Chúa, theo gương Chúa Giêsu. Với đời sống huynh đệ, đặc biệt trong cộng đoàn, chúng ta là anh chị em của nhau và của mọi người. Với đời sống phục vụ, chúng ta làm mọi việc vì yêu mến, khiêm tốn như một người tôi tớ. Với đời sống theo ba lời khuyên Phúc Âm, chúng ta mời gọi mọi người thay đổi lối sống theo Hiến chương Nước Trời, để hướng đến một Trời Mới Đất Mới. Chúng ta sống khác người đời không phải vì lập dị, nhưng vì là người của Thiên Chúa như chính Chúa Giêsu mà phần nào các ngôn sứ đã phác họa trong Cựu Ước.

5. “Hãy đánh thức thế giới”: đó là lời Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi đặc biệt những người tận hiến. Thánh Phaolô đã ghi lại bài hát trong nghi thức Thánh Tẩy thời các thánh tông đồ: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ! Từ chốn tử vong, chỗi dậy đi nào! Đức Kitô sẽ chiếu sáng ngươi!” (Ep 5,14). Sau khi nguyên tổ phạm tội, cả loài người đã chìm vào giấc ngủ kiêu căng và ích kỷ, vô cảm và gian ác, từ đó phát sinh mọi tội lỗi và đau khổ. Các bậc hiền nhân và thánh nhân đã cố gắng thắp lên những ngọn nến để nhân loại khỏi chìm trong bóng tối. “Hãy nâng tâm hồn lên” (Tv 24/25,1; 65/86,4): đó là lời mời gọi từ trời cao, vì trên mặt đất chỉ con người mới có khả năng nâng tâm hồn lên. Phải làm gì để đánh thức thế giới? Trước hết chính chúng ta phải để cho Lời Chúa đánh thức hằng ngày, để cho Mình Máu Đức Kitô biến đổi liên tục, nhờ đó được Đấng là ánh sáng dùng làm những tia sáng soi chiếu thế gian. Được sống trong Nước Thiên Chúa là ‘công chính, bình an và hoan lạc của Chúa Thánh Thần’ (Rm 14,17), chúng ta được trao sứ mệnh giới thiệu và dẫn đưa từng người và mọi người đến với Chúa Giêsu, lấy tám mối phúc thật của Chúa thay thế cho bảy mối tội đầu của thế gian. Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, chúng ta vững tin Chúa Giêsu phục sinh đang hướng dẫn lịch sử nhân loại và Trời Mới Đất Mới không chỉ là ảo tưởng. Đức Thánh Cha Phanxicô nêu một thí dụ trong ngôn sứ Dacaria: “Trong những ngày ấy, mười người đàn ông thuộc mọi ngôn ngữ trong các dân tộc sẽ níu lấy áo của một người Giuđa mà nói: Chúng tôi muốn đi với anh em, vì chúng tôi đã nghe biết rằng Thiên Chúa ở với anh em” (Dc 8,23). Ngôn sứ Isaia cũng tiên báo: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước” (Is 60,3).

6. Ngoài đời sống, các ngôn sứ cũng loan báo sứ điệp của Chúa bằng việc làm. Hiện nay, đa số công việc của chúng ta là giáo dục, y tế, mục vụ, chăm sóc những người kém may mắn… Tinh thần phục vụ và hi sinh của những người tận hiến thường là âm thầm nhưng đã nên gương sáng cho các thành phần Dân Chúa cũng như những người chưa biết Chúa. Các linh mục dòng phục vụ ở những nơi nhỏ bé và khó khăn đã mở ra những chiều kích mới cho sứ vụ của giáo phận. Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhắc nhở về vùng ngoại vi, về một Hội Thánh chân tay lấm láp, mình mẩy bầm dập, về những người bé nhỏ chung quanh chúng ta… Đó là lời mời gọi Thiên Chúa gửi đến cho toàn thể Hội Thánh qua vị mục tử Chúa đã chọn. Là những người tận hiến, ước gì chúng ta cũng là những chiến sĩ tiên phong. Khởi hứng từ năm Đời Sống Thánh Hiến này, từng gia đình tận hiến và ngay cả từng người chúng ta có thể nghe được điều Chúa đã tỏ bày với ngôn sứ Isaia: “Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?” Chúng ta hãy lấy tất cả lòng nhiệt thành của vị ngôn sứ mà đáp lại: “Dạ, con đây, xin sai con đi!” (Is 6,8).

Mỗi sáng đọc kinh Chúc Tụng, đến câu “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, con sẽ đi trước Chúa mở lối cho Người” (Lc 1,76), chúng ta hãy tâm niệm Chúa đang nói với chính mỗi người tận hiến chúng ta. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, các thánh từng sống đời thánh hiến và các thánh tử đạo Bắc Ninh, xin Chúa cho chúng ta luôn được hưởng niềm vui của những người tận hiến cho Chúa, và chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người.

Bắc Ninh Tết Ất Mùi 2015

+Cosma Hoàng Văn Đạt SJ

Giám mục Bắc Ninh
 
Video giáo xứ La Vang Houston mừng Xuân Mới
LM Nguyễn Đức Vượng
21:14 24/02/2015
Video LaVang Houston mừng Năm Mới

Ngày lễ Tro cách chung như tất cả mọi nơi tại Hoa Kỳ, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang đã dành 3 lễ ngày thứ tư, mỗi thánh lễ trung bình 1000 người đến tham dự lễ và xức tro. Đồng thời cũng giữ chay kiêng thịt như Hội Thánh dạy.

Chỉ sau thánh lễ 7 giờ 30 tối thứ Tư, tất cả mọi ban ngành đoàn thể Công Giáo tiến hành mỗi người một tay chưng bông, sắp lộc, dựng bàn thờ tổ tiên tới đúng 12 giờ đêm mới xong và dĩ nhiên cũng ăn chút gì cho ấm bụng rồi ai về nhà nấy chuẩn bị cho Thánh lễ sáng Mùng Một Tết (ngày 19/02/2015.

Với thánh lễ sáng mùng Một tết lúc 8 giờ 30 với khoảng 800 người tham dự thánh lễ đầu năm và buổi chiều bắt đầu lúc 6 giờ có diễn nguyện trước thánh lễ với 2 bản nhạc Khúc Ca Mặt Trời do Cố Nhạc Sư Hải Linh phổ nhạc và bài La Vang Mẹ là Mùa Xuân của cha xứ Nguyễn Đức Vượng sáng tác đã được khoảng 80 ca viên trong các Ca Đoàn tham gia và chính cha Vượng điều khiển. Thánh lễ chiều nay với 1200 người tham dự bầu khí thiêng liêng, ấm áp từ ngoài trời nắng ấm gió nhẹ, bên trong nhà thờ với những bài hát lời thưa đưa mọi người vào bầu khí thật sốt sắng và trang trọng. Sau thánh lễ là phần nhận lộc, lì xì, múa lân, đốt pháo đưa mọi gnười vào hội trường Thánh Mẫu dự buổi văn nghệ xuân. Ban ẩm thực dã chuẩn bị cho 600 người tham dự tiệc vì có người phải về sau thánh lễ, đi làm sớm vào hôm sau hay đưa con về để sáng đi đến trường..

Một đêm văn nghệ mùng Một Tết nhớ đời, thật sinh động, những điiệc múa quê hương, những bài hát về tình yêu, sớ táo quân thật xúc tích nên toàn dân đã hưởng ứng đầy đủ cho đến khi kết thúc lúc 10 giờ bằng bài Xuân Ca do nhiều anh chị em cùng hát chung thật vui nhộn để tiễn mọi người về trong bình của ngày đầu xuân với gia đình Mẹ La Vang Houston.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bài phát biểu khai mạc Hội Chợ Tết Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria
+ ĐGM Vincent Nguyễn văn Long
05:35 24/02/2015
BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI CHỢ TẾT
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO VICTORIA
MELBOURNE 21.02.2015

+Vincent Nguyễn văn Long
Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Australia.
Kính thưa qúy khách và đồng bào thân mến,

Hôm nay, tôi xin được đại diện cho Giáo Hội Công Giáo và cách riêng là Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne kính chúc đồng bào một Năm Mới Ất Mùi an khang, thịnh vượng và một mùa Xuân đầy niềm tin yêu hy vọng khi chúng ta tranh đấu cho một tương lai tươi sáng cho con cháu, đặc biệt là cho một tương lai tươi sáng trên quê hương mến yêu.

Năm nay đánh dấu 40 năm ngày vết chân người Việt tỵ nạn và lưu vong trên khắp thế giới, một hiện tượng vô tiền khoáng đại và bi thương trong lịch sử đất nước. Sau ngày cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và đem ý thức hệ ngoại lai cai trị trên toàn đất nước, hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi trong nhục nhằn, chết chóc và nước mắt. Hiện tượng người Việt phải bỏ nước ra đi không chấm dứt mà còn tiếp tục. Cái nỗi nhục quốc thể như vết thương chưa lành khi chúng ta phải chạy trốn cái gọi là thiên đàng cộng sản: chạy trốn bằng lao động hợp tác, bằng du học, bằng làm cô dâu người ngoại quốc và thậm chí bằng cả đường vượt biển ngay tới ngày hôm nay. Tôi chắc chắn rằng nếu thế giới tự do còn tiếp tục nhận người tỵ nạn Việt Nam như họ từng làm vào thập niên 70 và 80 thì làn sóng đó không bao giờ chấm dứt bao lâu còn chế độ độc đảng phi nhân trên quê hương mến yêu.

Làm sao ai mang trong mình dòng máu Lạc Hồng không thể không trăn trở với những nỗi nhục quốc thể và với hiện tình bi thương của đất nước. Hôm nay là ngày Lễ Hội thiêng liêng của dân tộc. Sự kiện chúng ta mừng Tết nói lên cái cội nguồn của mình, cái nét đặc thù và tinh túy của truyền thống cha ông để lại. Như thế, chúng ta không thể không có bổn phận với tổ quốc sinh linh. Chúng ta không thể không góp phần vào việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước, xứng với công lao của tiền nhân.

Ở hải ngoại, chúng ta đã làm vẻ vang giống nòi. Chúng ta đã hội nhập thành công trong nhiều lãnh vực sau những biến cố vượt biên hãi hùng. Từ những người đến đây bằng hai bàn tay trắng, chúng ta đã tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội đa văn hóa. Những nơi có đông người Việt định cư như Springvale này đã lớn mạnh và trở nên những trung tâm năng động và điểm son của nước Úc.

Người Việt tại Úc được biết đến như là một cộng đồng luôn tranh đấu cho nhân quyền, tự do, công lý và toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta chứng tỏ rằng, khác với các cộng đồng sắc tộc bạn, chúng ta không phải chỉ là những người tha phương cầu thực mà là những người tỵ nạn chính trị. Chúng ta không chỉ tìm miếng cơm manh áo mà tìm những gía trị nhân bản, cho chúng ta và cũng cho những người còn ở lại. Tôi thường nói với giáo dân Công Giáo là trên hết mọi thứ món qùa chúng ta gởi về cho thân nhân ở quê nhà, anh chị em hãy tham dự vào tiến trình công lý hóa cho dân tộc. Đó mới chính là món qùa qúy nhất. Còn độc tài đảng trị, còn thể chế không do dân, của dân và vì dân thì đất nước sẽ còn bế tắt, còn bất công, nghèo đói và lạc hậu.

Ở quốc nội, đồng bào trong nước cũng đang vươn mình lên để tranh đấu cho những quyền lợi bất khả xâm phạm và cho tương lai đất nước trước sự băng hoại xã hội và sự mất chủ quyền mà chế độ cộng sản là thủ phạm. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền, các phong trào dân chủ và đặc biệt là các bạn trẻ yêu nước đang ngày đêm miệt mài vạch trần những sai lầm và tội ác của chế độ, trình bày những nhân quyền và dân quyền cho đồng bào, đề xuất những đường lối, kế hoạch phát triển đất nước, canh tân xã hội. Bất chấp những thủ đoạn bắt bớ và hãm hại của nhà cầm quyền Hà Nội, họ như những ngọn đuốc sáng phá tan đêm đen và báo hiệu bình minh của dân tộc.

Dấu tích oai hùng nơi đồng bào hải ngoại lẫn đồng bào quốc nội như thế chính là những chồi non hy vọng báo hiệu một mùa Xuân đích thực cho Dân tộc. Chúng ta hãy cùng tranh đấu cho mục đích chung và cùng kiến tạo một mùa Xuân mới cho tổ quốc. Mùa Xuân đó là Việt Nam quang phục, Việt Nam dân chủ, Việt Nam tự do, Việt Nam nhân bản, Việt Nam là tiền đồ cha ông tranh đấu và trối lại, Việt Nam là niềm tự hào cho người Việt khắp nơi.

Xin trân trọng và cám ơn tòan thể đồng bào.

SPEECH AT VIETNAMESE LUNAR FESTIVAL
SANDOWN PARK, February 21st, 2015
By Bishop Vincent Nguyen van Long
Auxiliary Bishop of Melbourne


Premier of Victoria, Mr Daniel Andrews,
Federal Opposition Leader, Mr Bill Shorten,
Esteemed guests, ladies and gentlemen,


It’s a great honour for me to represent the Catholic Archdiocese of Melbourne and in particular, the Vietnamese Catholic Community here which makes up 27% of the total Vietnamese population in Victoria, numbering some 25,000 members.

New Year or Tet for us is a time to give thanks and to renew sacred bonds in one’s family and community. As former refugees, we want to say thank you to Australia for welcoming us into your great country. Australia truly rose to the challenge of being an oasis for the oppressed when it accepted such a large number of Vietnamese refugees in such a short time, following the Fall of Saigon, thus reinforcing the abolition of the White Australia policy.

Notwithstanding the challenging process of integration into a very different Western society, we Vietnamese have by and large successfully made our home in your wonderful country, our wonderful country. We have practically cornered the bakery, the hair salon, the pedicure, manicure and waxing markets. We are now moving on the real estate, the financial, legal and medical fields. Spring Street will be next. So Premier Daniel Andrews, watch out! And don’t you worry Mr Bill Shorten! Canberra won’t be too far behind.

The spiritual sphere is not spared of the Vietnamese invasion either. At my episcopal ordination, I remarked that the Vietnamese are the new Irish in the Australian Church. That might not be a good complement to the Irish. Hang on. Perhaps, it is not a good complement to the Vietnamese either. Nevertheless, we are making inroads in almost every Catholic parish, school and religious institution in this country. We are changing the Eurocentric face of the Church in Australia.

This year as you know marks the 40th anniversary of our settlement. As a community, we intend to celebrate this milestone with a focus on strengthening our commitment to build a better Australia for all, especially the neediest. We who are the living testament of a decent, hospitable, generous and fair dinkum Australia commit ourselves to make it even stronger, better and richer, so that it may continue to be a beacon of hope and an oasis of freedom for the oppressed.

As Vietnamese Catholics, 40 years is a biblical milestone and holds great hope and great significance. With deep respect to our Jewish friends, we would like to compare their biblical journey into the promise land to our long and hard struggle for freedom and democracy in Vietnam. We are not merely economic migrants. We are here because of our love of freedom which was denied to us and still is being denied to our fellow Vietnamese in their own country. As we celebrate the season of new life and hope, we renew our commitment for a free and democratic Vietnam. We rely on Australia, its citizens, civic leaders and government to support us and support the people of Vietnam (as you did during our civil war) in our struggle for a Vietnam free from tyranny, oppression and foreign domination.

In conclusion, we say thank you for giving us the opportunity to rebuild our shattered lives. Thank you for giving us a good start and a fair go. May we together advance Australia Fair. May we also together extend a helping hand to our people in Vietnam so that they too can enjoy the same freedom, rule of law, human dignity and prosperity that we all enjoy.

Thank you Australia.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Điệp ca của lễ nhớ
Nguyễn Trọng Đa
09:28 24/02/2015
Giải đáp phụng vụ: Điệp ca của lễ nhớ

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi hiểu rằng tất cả các lễ nhớ (tùy chọn và buộc) được xem là lễ nhớ không bắt buộc trong mùa Chay. Định dạng cho lời nguyện kết thúc cho Kinh Sáng và Kinh Chiều là: 1) đọc lời nguyện riêng về mùa Chay, bỏ câu kết thúc; 2) đọc thêm điệp ca Kinh Benedictus hoặc Kinh Magnificat cho vị Thánh được nhớ; 3) sau đó thêm lời nguyện về vị Thánh rồi mới kết thúc. Rõ ràng là như vậy. Tuy nhiên, các lễ nhớ này (kể cả tùy chọn), vốn trùng với các ngày trong Mùa Chay, có điệp ca trong sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Tôi biết rằng điệp ca ấy trở thành một phần của lời nguyện kết thúc trong mùa Chay, nhưng liệu các điệp ca ấy được sử dụng ngoài mùa Chay không? Chữ đỏ cho biết rằng mọi thứ trong Phần Riêng Các Thánh được sử dụng, nhưng hình như các điệp ca ấy chỉ được đưa vào sử dụng đơn thuần trong lời nguyện kết thúc trong mùa chay - sự hiện diện của chúng bên ngoài mùa Chay có thể nâng cao mọi lễ nhớ (bắt buộc và tuỳ chọn) lên một bậc cao hơn so với chỉ là phù hợp mà thôi. - P. G., Charles Town, bang West Virginia, Mỹ.

Đáp: Người đưa ra câu hỏi trên đây là chính xác về các chỉ dẫn cho lời nguyện của lễ nhớ trong mùa Chay. Các chỉ dẫn này được tìm thấy trong văn kiện Trình bày và Qui định Các Giờ Kinh Phụng Vụ, các số 237-239. Người này cũng chính xác rằng trong mùa Chay, phần riêng của một số vị thánh, chẳng hạn thánh Casimir ngày 4-3, có các điệp ca đặc biệt trong mùa Chay, vốn không được dùng trong mùa thường niên.

Tuy nhiên, chữ đỏ không nói rằng chúng là các điệp ca của Kinh Benedictus và Kinh Magnificat, nhưng chỉ nói điệp ca thích ứng với giờ Kinh Sáng và Giờ Kinh Chiều. Đáng chú ý là chữ đỏ về điệp ca của Kinh Benedictus và Kinh Magnificat đã được hủy bỏ trong Sách Nhật Tụng trước các điệp ca theo mùa. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng chúng được sử dụng tại Kinh Benedictus hoặc Kinh Magnificat, nhưng được sử dụng duy nhất tại thời điểm kết thúc giờ kinh phụng vụ.

Tương tự như vậy, người ta có thể tranh luận để xem liệu điều ấy có nâng cao bậc của lễ nhớ vị thánh hay không – và có ít là hai lý do cho nó.

Trước tiên, bậc của lễ nhớ thuộc loại này là tự thân một bậc thấp. Không chỉ nó là luôn luôn tùy chọn, nhưng vị thánh hôm ấy chỉ được tưởng nhớ trong lời kinh phụng vụ và các bài đọc của ngày ấy. Trong thánh lễ, chỉ có lời tổng nguyện của vị thánh được sử dụng, trong khi mọi phần còn lại là theo phụng vụ mùa Chay, kể cả lễ phục tím. Điều này là chính xác cho lý do tại sao, khi niên lịch được cải cách năm 1969, một nỗ lực lớn đã được thực hiện, để chuyển lễ các vị thánh càng nhiều càng tốt ra khỏi mùa Chay, để không gặp trở ngại khi mừng kính các ngài.

Thứ hai là, thật là không rõ ràng khi cho rằng sự hiện diện của các điệp ca là một dấu hiệu của tầm quan trọng tương đối của một lễ nhớ. Hình như đúng đây là một vấn đề của một tập tục đặc biệt liên quan đến các lễ ấy trong mùa Chay. Điều này cũng đúng về Thánh lễ trong mùa Chay, mà trong đó lời nguyện cuối lễ là riêng cho mỗi ngày mùa Chay trong ấn bản thứ ba của Sách Lễ Latinh, và các bản dịch chính thức cuối cùng, chẳng hạn phiên bản tiếng Anh mới.

Ngay cả trong trường hợp rằng các điệp ca ấy là điệp ca của Kinh Benedictus và Kinh Magnificat, sự hiện diện của các điệp ca này là một dấu hiệu cho thấy khi nào vị thánh được tuyên thánh, hoặc một dấu hiệu của tầm quan trọng lịch sử của việc sùng kính ngài, hơn là tầm quan trọng của việc mừng lễ kính ngài.

Như một quy luật chung, nhưng không tuyệt đối, nhiều vị thánh xưa, mà sự sùng kính đã có trước khi tiến trình phong thánh bắt đầu thực hiện, đã có một điệp ca cho Kinh Benedictus và Kinh Magnificat. Một số Thánh trước đó nữa, do tầm quan trọng lịch sử của họ, đã có phần Phụng Vụ Các Giờ Kinh đầy đủ cho mình. Vì vậy, thánh Martinô thành Tours ngày 11-11, với tư cách là vị thánh không tử đạo đầu tiên đi vào lịch phụng vụ, đã có phần Phụng Vụ Các Giờ Kinh đầy đủ cho mình, đầy đủ hơn so với một số thánh tông đồ khác nữa, cho dù lễ của ngài là một lễ nhớ, chứ không lễ kính.

Tuy nhiên, sau khi tiến trình phong thánh chính thức bắt đầu thực hiện, dường như trong hầu hết các trường hợp, phần dành cho các thánh thời trước được giới hạn vào bài đọc thứ hai và lời tổng nguyện, trong khi các vị thánh thời sau đó hoặc thế kỷ gần đây lại có các điệp ca. Vì vậy, trong tháng Mười, lễ nhớ thánh Têrêsa thành Lisieux ngày 1-10 có các điệp ca đặc biệt, trong khi lễ nhớ thánh Têrêsa thành Avila ngày 15-10 lại không có điệp ca. Nhưng theo tôi được biết, không có ai đã gợi ý rằng lễ thánh Têrêsa thành Avila thuộc bậc thấp hơn so với lễ thánh Têrêsa thành Lisieux!.

Hầu hết các lễ nhớ tùy chọn không có các điệp ca; tuy nhiên, cũng có các ngoại lệ. Thánh Martinô Porres, lễ ngày 3-11 và được Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII tuyên thánh năm 1962, có các điệp ca của Kinh Benedictus và Kinh Magnificat.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kết luận một cách an toàn rằng sự có mặt hay vắng mặt của các điệp ca không phản ánh bậc của lễ mừng các vị thánh. (Zenit.org 24-2-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Lòng Từ Tâm
Nguyễn Trung Tây
13:48 24/02/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Lòng Từ Tâm


...Ăn chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska...


Có người hỏi,

— Tại sao lại ăn Chay vào mùa Chay?

Ừ, tại sao lại cứ phải ăn Chay vào Mùa Chay?

Tại sao?


Nhà Giàu Vô Danh và Nhà Nghèo Lazarô

Theo như thánh sử Luca 16:19-31, tại một thành phố kia có một người nhà giàu ngày đêm yến tiệc linh đình. Ngày ngày ông ta khoác vào người một bộ quần áo đẹp sang trọng. Nằm ngay trước cửa nhà ông là người hàng xóm hành khất Lazarô ghẻ lở đầy mình. Người hành khất bần hàn chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi là được ăn những mảnh vụn của thức ăn dư thừa rơi từ bàn ăn của ông nhà giàu. Nhưng rất tiếc ước mơ nhỏ nhoi này cũng không bao giờ trở thành hiện thực. Ngày ngày Lazarô nằm trước cửa nhà của ông nhà giàu. Không ai để ý tới sự hiện diện của người hành khất ngoại trừ những con chó, ngày ngày chạy đến liếm những vết thương ghẻ lở trên thân thể của ông ta. Cuối cùng người nhà giàu và ông hành khất cũng qua đời. Trong khi người hàng xóm bần hàn thuả xưa được đưa thẳng về trời, ông nhà giàu lãnh cái vé xe lửa tốc hành một chiều đi thẳng tới Hỏa Ngục.

Vào một ngày kia ngước mắt nhìn lên, ông nhà giầu nhận ra người hàng xóm Lazarô đang ngồi trong lòng của tổ phụ Abraham, hình ảnh của Thiên Chúa. Người nhà giàu mở miệng xin một giọt nước, bởi ông ta bị đốt cháy trong ngọn lửa nóng. Nhưng Thiên Chúa nói qua miệng của tổ phụ Abraham,

— Trễ quá rồi con! Trễ quá rồi!

Một giọt nước chẳng là chi. Một trăm giọt nước cộng lại ra một chén nước lạnh cũng không là gì. Không ai buôn bán một giọt nước. Chẳng ai nỡ lòng từ chối một chén nước lạnh với người qua đường. Nhưng yêu cầu nhỏ nhoi, một giọt nước làm nguội đầu lưỡi của ông nhà giàu trong Hỏa Ngục cũng bị Thiên Chúa, một Thiên Chúa của từ bi và nhân hậu thẳng thắn chối từ. Thiên Chúa không phạt ông nhà giàu bởi sự giàu có của ông ta, bởi nếu con cái của Ngài trở thành triệu phú, sống trong nhung êm nệm gấm, Thiên Chúa cũng mừng vui cho họ. Ông nhà giàu bị phạt rớt thẳng xuống Hỏa Ngục bởi đời sống thiếu bác ái, nói một cách khác, đời sống ích kỷ của chính ông ta. Cả một đời sống trong cơm ngon áo đẹp, không bao giờ ông ta mở mắt nhìn đến người hàng xóm đang ngày ngày nằm ngay trước cửa nhà của mình. Có một điều khá lạ, tên của người hành khất được đánh vần viết rõ từng chữ, Lazarô, nhưng tên của người nhà giàu là chi, không ai biết, chẳng ai hay. Người nhà giàu trở thành một nhân vật vô danh bởi tên tuổi của ông ta không được thánh sử Luca nhắc tới. Một trong những cách để giải thích hiện tượng thiếu vắng tên tuổi này là bởi vì đời sống ích kỷ của ông ta đã biến người nhà giàu trở thành một thứ rác rưởi của xã hội. Một người có đời sống rác rưởi như vậy, tên tuổi của người đó không xứng đáng được ai nhắc tới. Hỏa Ngục hay Sheol trong tiếng Cổ Do Thái cũng có nghĩa là nơi chứa rác rưởi. Ðời sống ích kỷ của người nhà giàu đã biến ông thành rác rưởi. Bởi vậy, Sheol, Hỏa Ngục, nơi chứa rác rưởi là nơi duy nhất xứng đáng dành cho những con người rác rưởi như ông ta định cư lâu đời và định cư mãi mãi.

Theo như thánh sử Matthew, vào ngày cuối đời, Thiên Chúa sẽ chất vấn những người đứng bên tay trái và bên tay phải của Ngài đúng một câu hỏi, “Khi xưa ta đói, các con có cho Ta ăn? Ta khát, các con có cho Ta uống? Ta là khách lạ, các con có tiếp rước? Ta trần truồng, các con có cho Ta mặc? Ta đau yếu, các con có thăm viếng? Ta ngồi tù, các con có hỏi thăm?” (Matt 25:35-36). Dựa vào Matt 25:31-46, chúng ta kinh ngạc khám phá ra một điều, theo như thánh sử Mátthêu, vé vào cửa Thiên Đàng sẽ được đóng mộc bởi một và chỉ một con dấu mà thôi, con dấu của lòng từ tâm. Ngày xưa, khi bị Thiên Chúa chất vấn, “Em con đâu rồi?”, Cain nhún vai nói, “Con không biết. Con có phải là người chăm sóc em con hay không?” (Genesis 4:9). Giavê Thiên Chúa không chấp nhận câu trả lời này. Mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, đều là con cái của Chúa, bởi vì vào ngày thứ Sáu trong tuần nhân loại đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa (Genesis 1:27). Bởi thần đề căn bản này, mọi người trên trái đất đều có nhiệm vụ phải săn sóc và bảo vệ những người kém may mắn hơn mình. Câu hỏi Giavê Thiên Chúa hỏi Cain thuả xưa, “Em con đâu rồi” (Genesis 4:9), Ngài sẽ hỏi lại tôi một lần nữa, khi tôi đứng trước mặt Tòa Án Tối Cao trên Nước Trời. Tùy theo câu trả lời, tôi sẽ được đứng bên tay phải hay tay trái của Thiên Chúa. Nếu giàu từ tâm, tôi đứng bên phía của ông Lazarô. Nếu thiếu từ tâm, tôi xếp hàng với ông nhà giàu vô danh.

Xóm Mù!

Giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn...


Xóm nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Tây rút đi, xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tàn cuộc chiến, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây béo và tròn, ma ta gầy và méo.

Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm không có tên nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.

Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến nửa đêm ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống. Thiên hạ trong xóm ngơ ngác hỏi nhau,

— Ủa, họ xây cái chi vậy?

— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng hồng như trái táo đó.

Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình.

Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.

Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,

— Đi! Đi chỗ khác chơi…

Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,

— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?

Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.

Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.

Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.

Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác người mặt tròn mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.

Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.

Có mấy người mặt tròn tròn mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.

Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!

Vào một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư trường phái khất thực, mặt trẻ măng vác bình bát đi ngang qua Xóm Ma. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông yên lặng bỏ đi.

Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà có dán một bài thơ, chữ sắc và gọn,

Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,

cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,

vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,

nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,

tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,

tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.



Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,

nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,

giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,

biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,

thì tôi sẽ sống khác,

sống tử tế hơn.



Và tôi sẽ không bao giờ sống

lạnh tanh như một xác chết đã chôn,

tối thui cặp mắt mù lòa,

không nhận ra

nhân diện của Bụt, của Phật, và của Chúa,

trên khuôn mặt của nhân gian,

và của những người anh chị em đói khổ bần hàn

sống chung quanh.



Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!

Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!




Suy Niệm

Ăn Chay vào mùa Chay là một cơ hội để thực hiện lòng từ tâm, bởi số tiền thay vì để mua tôm hùm, cua Alaska, vi cá, và bào ngư, tôi dùng trọn vẹn số tiền đó làm việc bác ái cho những người thiếu may mắn hơn mình. Mùa Chay do đó cũng là mùa của lòng từ tâm, bởi Thiên Chúa kêu gọi tôi mở rộng tầm nhìn, nhìn qua bên hàng rào của hàng xóm, của thôn làng, của quốc gia, để nhận ra cả thế giới này vẫn còn nhiều người nghèo đói đang giơ tay chờ đợi một tấm lòng từ tâm.

Thực Hành

Trong Mùa Chay này, tôi sẽ làm ba việc bác ái,

— Một cho người thân trong gia đình,

— Một cho hàng xóm.

— Một cho chính mình...

Lời Nguyện

Lạy Chúa, trong Mùa Chay thánh này, xin giúp con mở rộng lòng để con nhận ra thế giới đang đói khát và nghèo nàn... Còn nhiều người cần tới bàn tay con...

Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Hùng
Lê Trị
22:10 24/02/2015
TRANH HÙNG
Ảnh của Lê Trị
Anh em ăn ở thuận hòa,
Chớ điều chênh lệch, người ta chê cười.
(Ca dao).
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Mẹ Đứng Đó - Nhạc: Kim Long - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
05:20 24/02/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây