Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Tư 24/2: Phép Lạ Mỗi Ngày - Suy Niệm của Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD - Kinh Thánh Cả Giuse
Giáo Hội Năm Châu
00:16 23/02/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 23-February-2021 theo giờ Việt Nam
Tin Mừng Lc 11,29-32
Thế hệ gian ác này sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.
✠Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giê-su bắt đầu nói : “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na. Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy. Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa. Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ trỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.”
Đó là Lời Chúa
Vói lên tới trời
Lm. Minh Anh
05:44 23/02/2021
VÓI LÊN TỚI TRỜI
“Như mưa tuyết từ trời rơi xuống”;
“Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến hai nhịp của một chuyển động: một nhịp từ trên cao xuống, “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống”; một nhịp từ dưới thấp lên, “Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại”. Qua đó, Chúa Giêsu dạy chúng ta, những người dưới đất, cách thức ‘vói lên tới trời’, lên tới Chúa Cha, Đấng ngự trên trời.
Qua miệng ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa nói, “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống sẽ không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất”; từ trời cao, Thiên Chúa ban lời, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ, tiềm ẩn nhưng đầy hy vọng; Thiên Chúa chờ đợi “hoa trái” từ đất lên trời. Với bài Tin Mừng, từ đất thấp, con người dâng lời, lời đó sẽ dâng lên tới trời. Thế nhưng, lời từ đất dâng lên mà Thiên Chúa chờ đợi phải là lời Chúa Giêsu dạy; bởi lẽ, lời của chúng ta nếu không như Chúa Giêsu dạy, có thể rộn ràng nhưng hời hợt, lải nhải nhưng vô hồn. Vì thế, qua Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu chỉ ra cách thức cầu nguyện đúng đắn, Ngài dạy chúng ta cách tốt nhất ‘vói lên tới trời’ để làm đẹp lòng Chúa Trời.
Chúa Giêsu đã từng ở một mình và dành cả đêm để cầu nguyện; rõ ràng, Ngài ủng hộ việc cầu nguyện nhiều giờ và cầu nguyện chân thành. Thế nhưng, vẫn có sự khác biệt giữa điều Ngài đã làm suốt đêm và điều Ngài phê phán những người ngoại giáo; họ “lảm nhảm”, nhiều lời. Vì thế, “Kinh Lạy Cha” trở thành kiểu mẫu cho việc ‘vói lên tới trời’.
“Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Thành ngữ “trên trời” không nhằm thể hiện sự xa cách không gian nhưng nói đến một sự gần gũi vượt không gian; một cái gì siêu nhiên vượt điều tự nhiên; đó là sự khác biệt hoàn toàn của tình yêu, một tình yêu không mệt mỏi vốn sẽ luôn có ở đó, và luôn ở trong tầm tay. Chỉ cần thưa lên, “Lạy Cha chúng con ở trên trời” là đủ, và tình yêu của Chúa Cha lập tức được ban, và như thế, con người đã ‘vói lên tới trời’. Vì thế, không có sợ hãi khi cầu nguyện; cũng không ai phải cô đơn. Nếu không may, bị người cha trần thế lãng quên, chúng ta bực bội; thì đó không phải là trải nghiệm của một Kitô hữu vì biết rằng, chúng ta là con trai, con gái rất yêu quý của Thiên Chúa; và rằng, không gì có thể dập tắt tình yêu Người dành cho mỗi chúng ta.
Một số người thích nói chuyện, muốn người khác nghe, nhưng họ không có sở thích lắng nghe; tuy nhiên, thường thì không thể lắng nghe nếu chúng ta không quen im lặng. Mẹ Têrêxa đã từng viết, “Cầu nguyện là hoa trái của thinh lặng”. Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu, cầu nguyện là để lắng nghe hơn là nói. Khi ở cùng một người hiểu biết, chúng ta hạn chế đặt câu hỏi và dành thời giờ để lắng nghe; với Chúa Giêsu, Đấng mặc khải Chúa Cha thì khác, Ngài muốn chúng ta hỏi Ngài nhiều điều về Chúa Cha, và đó là ‘vói lên tới trời’; để sau đó, chuyên tâm lắng nghe Ngài. Chúng ta sẽ học cách hỏi Chúa Giêsu điều gì chúng ta cần nhất, điều gì để được sự sống đời đời.
Một người cha và đứa con nhỏ đang đi dạo, bỗng đứa con hỏi ông làm cách nào mà điện có thể đi qua những sợi dây được căng giữa các cột, “Ba không biết!”, người cha nói; “Ba không hiểu nhiều về điện”. Đi xa hơn, đứa bé lại hỏi, điều gì đã gây ra những tia chớp và sấm sét, “Điều này ba cũng không rõ lắm”, ông trả lời. Đứa bé tiếp tục hỏi về nhiều thứ, nhưng không câu hỏi nào được giải thích. Cuối cùng, về gần đến nhà, đứa bé nói, “Ba ơi, con hy vọng ba không bận tâm đến tất cả những câu hỏi đó”. Người cha trả lời, “Không hề; trái lại, ba rất vui vì con đang gần ba”.
Anh Chị em,
Câu chuyện giữa người cha và đứa con dễ thương làm sao! Những câu hỏi liên quan đến chuyện dưới đất của đứa bé khiến chúng ta liên tưởng đến những câu hỏi liên quan đến chuyện trên trời. Qua Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được giải đáp mọi thắc mắc không chỉ những chuyện dưới thấp mà cả những chuyện trên cao. Trong phép Thánh Thể, trong Lời Chúa, Ngài đang có mặt để giải thích cho chúng ta mọi sự; mọi vấn nạn của cuộc sống, mọi vấn đề của linh hồn. Ngài giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Cha, Đấng luôn chờ đợi con người không ngừng ‘vói lên tới trời’ bằng những câu hỏi, những lời van xin, để Thiên Chúa cũng có thể ban sự sống đời đời cho kẻ Người yêu thương.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Mùa Chay, mùa cầu nguyện, mùa ‘vói lên tới trời’; xin cho con biết, càng nhận lãnh trong thinh lặng, con càng biết cho đi trong hành động”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Như mưa tuyết từ trời rơi xuống”;
“Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến hai nhịp của một chuyển động: một nhịp từ trên cao xuống, “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống”; một nhịp từ dưới thấp lên, “Khi cầu nguyện, các con đừng nhiều lời như dân ngoại”. Qua đó, Chúa Giêsu dạy chúng ta, những người dưới đất, cách thức ‘vói lên tới trời’, lên tới Chúa Cha, Đấng ngự trên trời.
Qua miệng ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa nói, “Như mưa tuyết từ trời rơi xuống sẽ không trở lên trời nữa, nhưng chúng thấm xuống đất”; từ trời cao, Thiên Chúa ban lời, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ, tiềm ẩn nhưng đầy hy vọng; Thiên Chúa chờ đợi “hoa trái” từ đất lên trời. Với bài Tin Mừng, từ đất thấp, con người dâng lời, lời đó sẽ dâng lên tới trời. Thế nhưng, lời từ đất dâng lên mà Thiên Chúa chờ đợi phải là lời Chúa Giêsu dạy; bởi lẽ, lời của chúng ta nếu không như Chúa Giêsu dạy, có thể rộn ràng nhưng hời hợt, lải nhải nhưng vô hồn. Vì thế, qua Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu chỉ ra cách thức cầu nguyện đúng đắn, Ngài dạy chúng ta cách tốt nhất ‘vói lên tới trời’ để làm đẹp lòng Chúa Trời.
Chúa Giêsu đã từng ở một mình và dành cả đêm để cầu nguyện; rõ ràng, Ngài ủng hộ việc cầu nguyện nhiều giờ và cầu nguyện chân thành. Thế nhưng, vẫn có sự khác biệt giữa điều Ngài đã làm suốt đêm và điều Ngài phê phán những người ngoại giáo; họ “lảm nhảm”, nhiều lời. Vì thế, “Kinh Lạy Cha” trở thành kiểu mẫu cho việc ‘vói lên tới trời’.
“Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Thành ngữ “trên trời” không nhằm thể hiện sự xa cách không gian nhưng nói đến một sự gần gũi vượt không gian; một cái gì siêu nhiên vượt điều tự nhiên; đó là sự khác biệt hoàn toàn của tình yêu, một tình yêu không mệt mỏi vốn sẽ luôn có ở đó, và luôn ở trong tầm tay. Chỉ cần thưa lên, “Lạy Cha chúng con ở trên trời” là đủ, và tình yêu của Chúa Cha lập tức được ban, và như thế, con người đã ‘vói lên tới trời’. Vì thế, không có sợ hãi khi cầu nguyện; cũng không ai phải cô đơn. Nếu không may, bị người cha trần thế lãng quên, chúng ta bực bội; thì đó không phải là trải nghiệm của một Kitô hữu vì biết rằng, chúng ta là con trai, con gái rất yêu quý của Thiên Chúa; và rằng, không gì có thể dập tắt tình yêu Người dành cho mỗi chúng ta.
Một người cha và đứa con nhỏ đang đi dạo, bỗng đứa con hỏi ông làm cách nào mà điện có thể đi qua những sợi dây được căng giữa các cột, “Ba không biết!”, người cha nói; “Ba không hiểu nhiều về điện”. Đi xa hơn, đứa bé lại hỏi, điều gì đã gây ra những tia chớp và sấm sét, “Điều này ba cũng không rõ lắm”, ông trả lời. Đứa bé tiếp tục hỏi về nhiều thứ, nhưng không câu hỏi nào được giải thích. Cuối cùng, về gần đến nhà, đứa bé nói, “Ba ơi, con hy vọng ba không bận tâm đến tất cả những câu hỏi đó”. Người cha trả lời, “Không hề; trái lại, ba rất vui vì con đang gần ba”.
Anh Chị em,
Câu chuyện giữa người cha và đứa con dễ thương làm sao! Những câu hỏi liên quan đến chuyện dưới đất của đứa bé khiến chúng ta liên tưởng đến những câu hỏi liên quan đến chuyện trên trời. Qua Chúa Giêsu, chúng ta sẽ được giải đáp mọi thắc mắc không chỉ những chuyện dưới thấp mà cả những chuyện trên cao. Trong phép Thánh Thể, trong Lời Chúa, Ngài đang có mặt để giải thích cho chúng ta mọi sự; mọi vấn nạn của cuộc sống, mọi vấn đề của linh hồn. Ngài giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Cha, Đấng luôn chờ đợi con người không ngừng ‘vói lên tới trời’ bằng những câu hỏi, những lời van xin, để Thiên Chúa cũng có thể ban sự sống đời đời cho kẻ Người yêu thương.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Mùa Chay, mùa cầu nguyện, mùa ‘vói lên tới trời’; xin cho con biết, càng nhận lãnh trong thinh lặng, con càng biết cho đi trong hành động”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:25 23/02/2021
13. Cha mẹ nhìn thấy con nhỏ tập đi mà bị té ngã thì không những không nổi giận, trái lại càng thêm vui vẻ, bởi vì họ hiểu rõ nếu con nhỏ không bị té ngã thì sẽ không biết đi. Từ đó mà nhìn ra, phương pháp tốt để đánh mình, chẳng qua chính là thừa nhận sự yếu đuối của mình.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:29 23/02/2021
71. BÍ MẬT CỦA LÊN ĐỒNG
Con người ta vì để trừ khử bệnh tật, tà ma ác thần, nên thường làm một việc mê tín gọi là lên đồng.
Ở miền bắc (Trung Quốc), người nữ lên đồng thì gọi là cô đồng, người nam lên đồng thì gọi là ông đồng. Có một ông đồng nọ có một đệ tử, một hôm có người đến mời ông ta lên đồng nhưng không may ông đồng vắng nhà, còn tên đồ đệ thì mới học biết đánh trống xướng ca mà thôi, vì sư phụ chưa truyền cho anh ta bí quyết mời thần linh nhập vào mình, nhưng anh ta cũng vò đầu gắng gượng đi ngồi đồng.
Anh ta vừa hát vừa nhảy nhưng không thấy thần linh nhập vào mình, anh ta nhảy múa loạn xạ và nói những lời tầm phào không ai hiểu gì cả, mặc dù vậy cũng được gia chủ thù lao tiền bạc.
Về đến nhà nhìn thấy ông đồng thì luôn miệng nói:
- “Quá khổ, quá khổ”.
Sau đó đem chuyện lên đồng kể cho sư phụ nghe.
Ông đồng kinh ngạc nói:
- “Đồ đệ, con làm sao mà biết được phương pháp ấy, thầy cũng vẫn thường làm như vậy đó !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 71:
Con người ta sức lực và trí óc có hạn nên thường tin vào những chuyện nhảm nhí, mà việc làm phổ thông nhất là lên đồng để tin vào âm hồn và ma quỷ...
Làm những việc dị đoan là chuyện của những người không có đức tin chân thật, và là việc của những người lợi dụng việc tin dị đoan của người khác để kiếm sống, mà việc lợi dụng thần thánh thì dễ “lừa” người khác nhất.
Điều răn thứ nhất trong mười điều răn Đức Chúa Trời có dạy rằng: “Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự”.
Thờ phượng một Thiên Chúa trên hết mọi sự, nhưng có những người Ki-tô hữu thích cùng với bạn bè lên đồng xuống đồng, và có khi cùng với người yêu đi đến chùa lễ phật bằng không thì sợ người yêu giận, họ quên mất điều răn thứ nhất mà Thiên Chúa đã dạy, vì họ không còn tin Thiên Chúa nữa, họ không còn coi Thiên Chúa là Cha trên trời của mình nữa, trái lại họ đã làm một việc mà bất kỳ người con nào cũng không dám làm, đó là bất hiếu không nhìn nhận người sinh ra mình là cha mẹ của mình...
Khi người Ki-tô hữu đi bái lạy bụt thần dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng đều là những đứa con bất hiếu bất kính với Thiên Chúa, và gián tiếp hay trực tiếp phủ nhận Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của mình...
Lên đồng là chuyện bịp bợm của ma quỷ, là phủ nhận Thiên Chúa là cha và nhận ma quỷ là cha của mình, người Ki-tô hữu biết rất rõ điều này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Con người ta vì để trừ khử bệnh tật, tà ma ác thần, nên thường làm một việc mê tín gọi là lên đồng.
Ở miền bắc (Trung Quốc), người nữ lên đồng thì gọi là cô đồng, người nam lên đồng thì gọi là ông đồng. Có một ông đồng nọ có một đệ tử, một hôm có người đến mời ông ta lên đồng nhưng không may ông đồng vắng nhà, còn tên đồ đệ thì mới học biết đánh trống xướng ca mà thôi, vì sư phụ chưa truyền cho anh ta bí quyết mời thần linh nhập vào mình, nhưng anh ta cũng vò đầu gắng gượng đi ngồi đồng.
Anh ta vừa hát vừa nhảy nhưng không thấy thần linh nhập vào mình, anh ta nhảy múa loạn xạ và nói những lời tầm phào không ai hiểu gì cả, mặc dù vậy cũng được gia chủ thù lao tiền bạc.
Về đến nhà nhìn thấy ông đồng thì luôn miệng nói:
- “Quá khổ, quá khổ”.
Sau đó đem chuyện lên đồng kể cho sư phụ nghe.
Ông đồng kinh ngạc nói:
- “Đồ đệ, con làm sao mà biết được phương pháp ấy, thầy cũng vẫn thường làm như vậy đó !”
(Tiếu Tán)
Suy tư 71:
Con người ta sức lực và trí óc có hạn nên thường tin vào những chuyện nhảm nhí, mà việc làm phổ thông nhất là lên đồng để tin vào âm hồn và ma quỷ...
Làm những việc dị đoan là chuyện của những người không có đức tin chân thật, và là việc của những người lợi dụng việc tin dị đoan của người khác để kiếm sống, mà việc lợi dụng thần thánh thì dễ “lừa” người khác nhất.
Điều răn thứ nhất trong mười điều răn Đức Chúa Trời có dạy rằng: “Thứ nhất thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến người trên hết mọi sự”.
Thờ phượng một Thiên Chúa trên hết mọi sự, nhưng có những người Ki-tô hữu thích cùng với bạn bè lên đồng xuống đồng, và có khi cùng với người yêu đi đến chùa lễ phật bằng không thì sợ người yêu giận, họ quên mất điều răn thứ nhất mà Thiên Chúa đã dạy, vì họ không còn tin Thiên Chúa nữa, họ không còn coi Thiên Chúa là Cha trên trời của mình nữa, trái lại họ đã làm một việc mà bất kỳ người con nào cũng không dám làm, đó là bất hiếu không nhìn nhận người sinh ra mình là cha mẹ của mình...
Khi người Ki-tô hữu đi bái lạy bụt thần dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng đều là những đứa con bất hiếu bất kính với Thiên Chúa, và gián tiếp hay trực tiếp phủ nhận Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của mình...
Lên đồng là chuyện bịp bợm của ma quỷ, là phủ nhận Thiên Chúa là cha và nhận ma quỷ là cha của mình, người Ki-tô hữu biết rất rõ điều này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một Thoáng Thiên Đàng
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
16:05 23/02/2021
Chúa Nhật 2 Mùa Chay B
Một Thoáng Thiên Đàng
Chúa Giêsu đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt; Chúa Giêsu hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến Hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho họ cảm nếm một chút Thiên Đàng trước Thiên Đàng.
[Một thoáng Thiên Đàng đã làm cho ông Phêrô ngây ngất và muốn ở lại đó luôn: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”. Ông Môsê đại diện cho luật, ông Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông đến chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đấng mà hai ông đã loan báo và chờ đợi. Ông Môsê đã xin cho được thấy dung nhan Thiên Chúa mà không được (x.Xh 33,19-22). Ông Êlia là “ông Ba Lửa”, ba lần khiến lửa từ trời xuống, một lần để đốt của lễ trên núi Cat Minh (1V 18, 36-38), hai lần để đốt lính của vua (2V 1,9-12); ông không xin được thấy dung nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa tỏ cho ông thấy Người không ở trong gió bão, không ở trong cơn động đất, không ở trong lửa. “Sau lửa có tiếng gió hiu hiu.Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ có tiếng hỏi ông” (1V 19,11-13). Hôm nay cả hai ông được chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đức Kitô.
Ông Phêrô ngây ngất không biết phải nói gì, “vì các ông kinh hoàng”. Đây không phải lần đầu các ông kinh hoàng. Nhưng hôm nay nỗi kinh hoàng lên tới cực độ khi đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người”. Đó là câu trả lời cho sự phản kháng của ông Phêrô. Hãy vâng nghe lời Người, kể cả lời về thập giá mà loài người không thể chấp nhận. Chỉ có Con Yêu Dấu của Thiên Chúa mới chấp nhận và cho ta sức mạnh để vác mà đi đàng sau Người, để có thể vào trong vinh quang với Người. Tại sao Thiên Đàng lại ở cuối con đường thập giá? Tại sao lại cần đến Con Yêu Dấu của Thiên Chúa để dẫn ta đi trên con đường ấy mà vào trong vinh quang?
Một thoáng Thiên Đàng trôi qua như gió thoảng, như mây bay: “Các ông chợt nhìn quanh thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi”. Trên đường xuống núi, Đức Giêsu lại truyền cho các ông giữ bí mật: “Người truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại”]. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô; Lm Giuse Nguyễn Công Đoan. SJ).
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia”. Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.” (x.Đức Giêsu thành Nazareth, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 269).
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cor,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(x.sđd, trang 273).
Tin vào Đức Kitô là đi con đường Thập Giá cùng với Người. Muốn ở lại trong vinh quang của Đức Kitô, phải vác thập giá với Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).Vác thập giá hằng ngày là chấp nhận những khổ đau theo thánh ý Chúa, là đối diện với những thách đố của cuộc đời với lòng thanh thản trong sự phó thác vào tình yêu Thiên Chúa, là biết từ bỏ và chọn lựa những gì cần thiết để nuôi dưỡng niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc lữ hành Đức Tin đầy hiểm nguy sóng gió. Satan “như sư tử gầm thét, ngày đêm rình mò chờ chực cắn xé” (1 Pr 5,8).Satan luôn rình rập chung quanh chúng ta, nó “chờ đợi thời cơ” (Lc 4,13) thuận tiện và khai thác tất cả mọi thứ trong cuộc sống để làm lung lay niềm tin của chúng ta. Nếu chúng ta“có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này ‘rời khỏi đây, qua bên kia !’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20-21). Sức mạnh đức tin thật lớn lao!
Bài đọc 1 kể về đức tin của Abraham. Nhờ “tin Đức Chúa” (St 15, 6), Abraham được “Đức Chúa lập giao ước” (St 15,18). Không những thế, ông còn trở thành tổ phụ của dòng dõi đông như sao trên trời (x. St 15,5). Nhưng trên hết, nhờ lòng tin, ông được “Đức Chúa kể ông là người công chính” (St 15,6). Lòng tin đã thực hiện một cuộc biến hình ngoạn mục trong đời Abraham. Đức tin đã khiến Abraham vượt núi băng rừng đến miền đất hứa. Đất hứa đó, ngày nay không đóng khung trong ranh giới Do thái, vì miêu duệ Abraham là Giáo hội đã trải rộng khắp mặt đất. Mặc dù niềm tin đó đã gặp nhiều thử thách, nhưng Giáo hội vẫn sống mạnh mẽ với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Nhờ đó, Giáo hội đã biến hình và luôn phản ánh vinh quang Thiên Chúa giữa muôn dân.
Cuộc biến hình hôm nay còn ngoạn mục hơn Abraham nhiều. Chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu sẽ biến Kitô hữu thành người công chính, thành bạn hữu của Người để có thể đi vào cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa.
Gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức Kitô là một hành trình đức tin đi đến sự sống mới.Thánh Phaolô đã đi trọn hành trình ấy và ngài đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống biến đổi trở nên giống Chúa Kitô. Tư tưởng “trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10) bàng bạc trong các bức thư của ngài và đã trở thành nguyên lý căn bản đưa chúng ta đến ơn cứu rỗi. Cuộc biến đổi để trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn là một tiến trình kéo dài cả đời người. Mỗi ngày một chút, rũ bỏ con người cũ, loại dần lối sống tội lỗi để làm con người mới với lối sống mới theo Thánh Thần, chúng ta sẽ gắn bó và thuộc về Chúa Kitô, và Người sẽ “biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Bài đọc 2).
Thiên Chúa yêu thương con người là một tình yêu không “môn đăng hộ đối”, hoàn toàn do sáng kiến và lòng xót thương của Ngài. Thiên Chúa đã đi bước đầu trong mối tương quan và thiết lập giao ước với Apraham.Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi đông đúc và nguyên vẹn. Thiên Chúa cũng hứa thông qua ông, tất cả các dân tộc trên trái đất sẽ được chúc phúc, bởi vì Đấng Messia sẽ đến từ dòng dõi của ông. Lời hứa ấy đã được nên trọn vẹn nơi Chúa Giêsu. Biến cố biến hình chính là một mạc khải về tình thương lạ lùng đó. Thiên Chúa hiến mình cho con người: Cha hiến ban Con và Con hiến ban chính bản thân mình chịu chết để vào Phục Sinh khai mở con đường dẫn tới sự sống. Tin vào tình thương Thiên Chúa, nên chúng ta học theo lối sống của Chúa Giêsu bằng cách đọc và suy gẫm Tin Mừng, đem Lời Chúa vào cuộc sống, để cho Lời Chúa thay đổi cách suy nghĩ, nói năng và hành động của chúng ta được trở nên giống với cung cách của Chúa Giêsu. Đó là được biến hình trong Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa như Thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2,10).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở trong người đó…sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5). Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mỗi ngày nên giống Chúa trong lời nói việc làm, xin cho đời sống chúng con nên dấu chỉ yêu thương của Chúa giữa cuộc đời hôm nay. Amen.
Một Thoáng Thiên Đàng
Chúa Giêsu đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt; Chúa Giêsu hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến Hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho họ cảm nếm một chút Thiên Đàng trước Thiên Đàng.
[Một thoáng Thiên Đàng đã làm cho ông Phêrô ngây ngất và muốn ở lại đó luôn: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”. Ông Môsê đại diện cho luật, ông Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông đến chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đấng mà hai ông đã loan báo và chờ đợi. Ông Môsê đã xin cho được thấy dung nhan Thiên Chúa mà không được (x.Xh 33,19-22). Ông Êlia là “ông Ba Lửa”, ba lần khiến lửa từ trời xuống, một lần để đốt của lễ trên núi Cat Minh (1V 18, 36-38), hai lần để đốt lính của vua (2V 1,9-12); ông không xin được thấy dung nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa tỏ cho ông thấy Người không ở trong gió bão, không ở trong cơn động đất, không ở trong lửa. “Sau lửa có tiếng gió hiu hiu.Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ có tiếng hỏi ông” (1V 19,11-13). Hôm nay cả hai ông được chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đức Kitô.
Ông Phêrô ngây ngất không biết phải nói gì, “vì các ông kinh hoàng”. Đây không phải lần đầu các ông kinh hoàng. Nhưng hôm nay nỗi kinh hoàng lên tới cực độ khi đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người”. Đó là câu trả lời cho sự phản kháng của ông Phêrô. Hãy vâng nghe lời Người, kể cả lời về thập giá mà loài người không thể chấp nhận. Chỉ có Con Yêu Dấu của Thiên Chúa mới chấp nhận và cho ta sức mạnh để vác mà đi đàng sau Người, để có thể vào trong vinh quang với Người. Tại sao Thiên Đàng lại ở cuối con đường thập giá? Tại sao lại cần đến Con Yêu Dấu của Thiên Chúa để dẫn ta đi trên con đường ấy mà vào trong vinh quang?
Một thoáng Thiên Đàng trôi qua như gió thoảng, như mây bay: “Các ông chợt nhìn quanh thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi”. Trên đường xuống núi, Đức Giêsu lại truyền cho các ông giữ bí mật: “Người truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại”]. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô; Lm Giuse Nguyễn Công Đoan. SJ).
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia”. Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.” (x.Đức Giêsu thành Nazareth, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 269).
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cor,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(x.sđd, trang 273).
Tin vào Đức Kitô là đi con đường Thập Giá cùng với Người. Muốn ở lại trong vinh quang của Đức Kitô, phải vác thập giá với Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).Vác thập giá hằng ngày là chấp nhận những khổ đau theo thánh ý Chúa, là đối diện với những thách đố của cuộc đời với lòng thanh thản trong sự phó thác vào tình yêu Thiên Chúa, là biết từ bỏ và chọn lựa những gì cần thiết để nuôi dưỡng niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc lữ hành Đức Tin đầy hiểm nguy sóng gió. Satan “như sư tử gầm thét, ngày đêm rình mò chờ chực cắn xé” (1 Pr 5,8).Satan luôn rình rập chung quanh chúng ta, nó “chờ đợi thời cơ” (Lc 4,13) thuận tiện và khai thác tất cả mọi thứ trong cuộc sống để làm lung lay niềm tin của chúng ta. Nếu chúng ta“có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này ‘rời khỏi đây, qua bên kia !’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20-21). Sức mạnh đức tin thật lớn lao!
Bài đọc 1 kể về đức tin của Abraham. Nhờ “tin Đức Chúa” (St 15, 6), Abraham được “Đức Chúa lập giao ước” (St 15,18). Không những thế, ông còn trở thành tổ phụ của dòng dõi đông như sao trên trời (x. St 15,5). Nhưng trên hết, nhờ lòng tin, ông được “Đức Chúa kể ông là người công chính” (St 15,6). Lòng tin đã thực hiện một cuộc biến hình ngoạn mục trong đời Abraham. Đức tin đã khiến Abraham vượt núi băng rừng đến miền đất hứa. Đất hứa đó, ngày nay không đóng khung trong ranh giới Do thái, vì miêu duệ Abraham là Giáo hội đã trải rộng khắp mặt đất. Mặc dù niềm tin đó đã gặp nhiều thử thách, nhưng Giáo hội vẫn sống mạnh mẽ với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Nhờ đó, Giáo hội đã biến hình và luôn phản ánh vinh quang Thiên Chúa giữa muôn dân.
Cuộc biến hình hôm nay còn ngoạn mục hơn Abraham nhiều. Chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu sẽ biến Kitô hữu thành người công chính, thành bạn hữu của Người để có thể đi vào cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa.
Gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức Kitô là một hành trình đức tin đi đến sự sống mới.Thánh Phaolô đã đi trọn hành trình ấy và ngài đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống biến đổi trở nên giống Chúa Kitô. Tư tưởng “trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10) bàng bạc trong các bức thư của ngài và đã trở thành nguyên lý căn bản đưa chúng ta đến ơn cứu rỗi. Cuộc biến đổi để trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn là một tiến trình kéo dài cả đời người. Mỗi ngày một chút, rũ bỏ con người cũ, loại dần lối sống tội lỗi để làm con người mới với lối sống mới theo Thánh Thần, chúng ta sẽ gắn bó và thuộc về Chúa Kitô, và Người sẽ “biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Bài đọc 2).
Thiên Chúa yêu thương con người là một tình yêu không “môn đăng hộ đối”, hoàn toàn do sáng kiến và lòng xót thương của Ngài. Thiên Chúa đã đi bước đầu trong mối tương quan và thiết lập giao ước với Apraham.Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi đông đúc và nguyên vẹn. Thiên Chúa cũng hứa thông qua ông, tất cả các dân tộc trên trái đất sẽ được chúc phúc, bởi vì Đấng Messia sẽ đến từ dòng dõi của ông. Lời hứa ấy đã được nên trọn vẹn nơi Chúa Giêsu. Biến cố biến hình chính là một mạc khải về tình thương lạ lùng đó. Thiên Chúa hiến mình cho con người: Cha hiến ban Con và Con hiến ban chính bản thân mình chịu chết để vào Phục Sinh khai mở con đường dẫn tới sự sống. Tin vào tình thương Thiên Chúa, nên chúng ta học theo lối sống của Chúa Giêsu bằng cách đọc và suy gẫm Tin Mừng, đem Lời Chúa vào cuộc sống, để cho Lời Chúa thay đổi cách suy nghĩ, nói năng và hành động của chúng ta được trở nên giống với cung cách của Chúa Giêsu. Đó là được biến hình trong Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa như Thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2,10).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở trong người đó…sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5). Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mỗi ngày nên giống Chúa trong lời nói việc làm, xin cho đời sống chúng con nên dấu chỉ yêu thương của Chúa giữa cuộc đời hôm nay. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 23/02/2021
14. Tâm hồn người công chính thường hướng lên cao; tâm hồn người tội lỗi thường sa xuống dưới.
(Thánh Jerome)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 23/02/2021
72. TÚ TÀI MUA CỦI
Có một tú tài muốn mua củi, vẩy tay gọi:
- “Người vác củi (gánh củi), qua đây.”
Người bán củi nghe được hai tiếng “qua đây” thì gánh củi đi đến trước mặt tú tài.
Tú tài hỏi:
- “Nó giá bao nhiêu? (củi này giá bao nhiêu tiền)”
Người bán củi nghe được rõ ràng chữ “giá” bèn nói giá tiền.
Tú tài nói:
- “Ngoài thật trong giả, khói nhiều mà lửa ít, xin giảm bớt”. (1)
Lúc này thì người bán củi không hiểu tú tài nói gì cả, bèn xoay mình gánh củi đi mất.
(Tiếu Tán)
Suy tư 72:
Người bán củi thì không có học hành, anh tú tài thì chữ nghĩa đầy mình, đem chữ nghĩa cao vời vợi đi nói chuyện với người không học, thì giống như mấy người già lão nói tiếng Phúc Kiến với người mới học tiếng Phúc Kiến, nghe chữ được chữ mất tức cười lắm...
Đem thần học cao vời vợi giảng cho trẻ em thì giống như nước đổ đầu vịt, trẻ em cứ trố mắt nhìn cha nói cái gì mà chúng nó không hiểu gì cả; đem cái triết lý cao siêu giảng cho người nhà quê ít học thì chẳng khác gì phá đám giấc ngủ của họ, mơ mơ màng màng tức tối mong cho cha mau kết thúc bài giảng để thánh lễ mau kết thúc...
Thời nay có những người chữ nghĩa đầy mình, ăn nói cao vời vợi nhưng không ai hiểu, nhất là có một vài linh mục khi giảng lễ, vì khi giảng các ngài không kéo cái chữ nghĩa cao vời ấy xuống với thực tế cuộc sống của con người, các ngài chưa học nơi Đức Chúa Giê-su khi giảng lễ, Đức Chúa Giê-su giảng rất thực tế: “Có người đi gieo hạt giống trong ruộng mình...”, ai lại không biết người gieo giống lúa chứ, nhất là những người làm nghề nông...
Ngẫm nghĩ lại, nếu con người ta cứ ỷ vào sức học sức hiểu biết của mình để rao giảng Lời Chúa thì rất dễ thất bại, phải học cách giảng nơi Đức Chúa Giê-su thì mới thành công, đó là sự khiêm tốn và biết sống Lời Chúa trước khi rao giảng cho mọi người...
(1) Ý câu này là: “Củi này bên ngoài thì cứng, bên trong thì rỗng, đốt lên khói thì nhiều nhưng lửa thì ít, xin giảm giá một chút”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một tú tài muốn mua củi, vẩy tay gọi:
- “Người vác củi (gánh củi), qua đây.”
Người bán củi nghe được hai tiếng “qua đây” thì gánh củi đi đến trước mặt tú tài.
Tú tài hỏi:
- “Nó giá bao nhiêu? (củi này giá bao nhiêu tiền)”
Người bán củi nghe được rõ ràng chữ “giá” bèn nói giá tiền.
Tú tài nói:
- “Ngoài thật trong giả, khói nhiều mà lửa ít, xin giảm bớt”. (1)
Lúc này thì người bán củi không hiểu tú tài nói gì cả, bèn xoay mình gánh củi đi mất.
(Tiếu Tán)
Suy tư 72:
Người bán củi thì không có học hành, anh tú tài thì chữ nghĩa đầy mình, đem chữ nghĩa cao vời vợi đi nói chuyện với người không học, thì giống như mấy người già lão nói tiếng Phúc Kiến với người mới học tiếng Phúc Kiến, nghe chữ được chữ mất tức cười lắm...
Đem thần học cao vời vợi giảng cho trẻ em thì giống như nước đổ đầu vịt, trẻ em cứ trố mắt nhìn cha nói cái gì mà chúng nó không hiểu gì cả; đem cái triết lý cao siêu giảng cho người nhà quê ít học thì chẳng khác gì phá đám giấc ngủ của họ, mơ mơ màng màng tức tối mong cho cha mau kết thúc bài giảng để thánh lễ mau kết thúc...
Thời nay có những người chữ nghĩa đầy mình, ăn nói cao vời vợi nhưng không ai hiểu, nhất là có một vài linh mục khi giảng lễ, vì khi giảng các ngài không kéo cái chữ nghĩa cao vời ấy xuống với thực tế cuộc sống của con người, các ngài chưa học nơi Đức Chúa Giê-su khi giảng lễ, Đức Chúa Giê-su giảng rất thực tế: “Có người đi gieo hạt giống trong ruộng mình...”, ai lại không biết người gieo giống lúa chứ, nhất là những người làm nghề nông...
Ngẫm nghĩ lại, nếu con người ta cứ ỷ vào sức học sức hiểu biết của mình để rao giảng Lời Chúa thì rất dễ thất bại, phải học cách giảng nơi Đức Chúa Giê-su thì mới thành công, đó là sự khiêm tốn và biết sống Lời Chúa trước khi rao giảng cho mọi người...
(1) Ý câu này là: “Củi này bên ngoài thì cứng, bên trong thì rỗng, đốt lên khói thì nhiều nhưng lửa thì ít, xin giảm giá một chút”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Xin ơn biến đổi trong Mùa Chay Thánh
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
21:43 23/02/2021
Suy Niệm Chúa nhật II Mùa Chay – B
(Mc 9, 1-9)
Bước vào Chúa nhật thứ hai Mùa Chay Thánh, phụng vụ Giáo Hội trình bày cho chúng ta cảnh đẹp lộng lẫy biến hình của Chúa Giêsu, có Phêrô, Giacôbê và Gioan làm chứng. Tin Mừng mô tả : "Chúa Giêsu đã biến hình trước mặt các ông và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết" (Mc 9, 2-3).
Chúa Giêsu biến hình
Trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Mc 6, 30-44; 8, 1-10). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Mc 31, 33). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Mc 9, 5). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Xin ơn biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần
Chúa biến hình, báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng con mắt cũng như trái tim tim để nhìn thấy Ánh Sáng nhiệm mầu của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Bốn thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Nếu như sau khi chịu phép rửa nơi sông Giordan "Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với các dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người" (Mc 1,12-13), thì giờ đây chúng ta cũng phải xin Chúa Thánh Thần trợ giúp.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta biết biến đổi. Nhưng để biến đổi đâu có dễ, cần phải ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta từng bước trong Mùa Chay, đặc biệt là xin Ngài biến đổi.
Xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người khô khan biếng trễ xưng tội rước lễ, lười đi nhà thờ bỏ lễ Chúa nhật thành người đạo đức thánh thiện và siêng năng. Xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng; từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người; từ con người kiêu căng tự mãn thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Chúa Thánh Thần đã biến đổi các giác quan của các tông đồ, họ mới có thể nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Cặp mắt được đổi mới, các ông mới nhìn rõ hơn những gì tỏa sáng, tai được biến đổi để nghe rõ hơn tiếng nói tuyệt vời và có thật : là tiếng nói của Thiên Chúa Cha, Đấng hài lòng về Con yêu dấu của Ngài. Chúng ta cũng thế, hãy để Chúa Thánh Thần tác động mới mong được biến đổi, giác quan của chúng ta mới có thể nhìn thấy và nghe được những điều kỳ diệu và vui mừng trong Thiên Chúa cùng với hàng ngũ các thánh đã được Chúa Giêsu phục sinh từ trong cõi chết.
Để được biến đổi
Hãy vâng nghe lời Chúa.
Nhờ vâng nghe và thực hành lời Chúa, tổ phụ Abraham đã lên đường. Chúa bảo đi là đi. Thế nên, Abraham đã trở nên tổ phụ của một dân tộc đông đảo như sao trời cát biển.
Trong lúc biến hình, Chúa Cha từ trong đám mây đã xác nhận Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha, và dạy các môn đệ : "Hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9,35). Có vâng nghe lời Chúa Cha, Đức Giêsu mới trở nên người con chí ái đẹp lòng Cha mọi đàng. Nhờ vâng nghe Lời Chúa, chúng ta mới xứng đáng là người môn đệ của Đức Giêsu.
Cầu nguyện
Đang khi cầu nguyện, Chúa Giêsu biến đổi hình dạng trở nên sáng láng. Chúng ta cũng chỉ được biến đổi thân phận tội lỗi của mình bằng việc tha thiết cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp và thứ tha. Đây là Mùa Chay, mùa biến đổi, chúng ta cần đến với Chúa để được biến đổi trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Chẳng hạn như tham dự tĩnh tâm, giục lòng ăn năn sám hối tội lỗi, quyết tâm sửa đổi thói hư tật xấu bằng việc thực hành nhân đức mỗi ngày để đền tội.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin biến đổi con. Xin biến đổi con mắt, môi miệng và lỗ tai con, để con biết thấy cái hay cái đẹp của tha nhân, biết nói lời hay lẽ phải, biết nghe Lời Chúa, và nhất là thực hành Lời Chúa dạy. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mc 9, 1-9)
Bước vào Chúa nhật thứ hai Mùa Chay Thánh, phụng vụ Giáo Hội trình bày cho chúng ta cảnh đẹp lộng lẫy biến hình của Chúa Giêsu, có Phêrô, Giacôbê và Gioan làm chứng. Tin Mừng mô tả : "Chúa Giêsu đã biến hình trước mặt các ông và áo Người trở nên chói lọi trắng tinh như tuyết" (Mc 9, 2-3).
Chúa Giêsu biến hình
Trước khi Chúa Giêsu biến hình, Người đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi chừng năm ngàn người ăn no (x. Mc 6, 30-44; 8, 1-10). Vẻ chưng hửng của các Tông đồ về tương lai tươi sáng, và sự mãn nguyện về vị Thiên sai của dân chúng. Khi thăm dò ý kiến chung, Đức Giêsu đã loan báo cuộc thương khó lần thứ I (x. Mc 31, 33). Như thế, Người đã mạc khải cho các môn đệ biết rằng, con đường tiến về Giêrusalem sẽ đưa Người đến với đau khổ, tử nạn và cái chết đau thương trên thập giá, sau đó mới rạng ngời ánh vinh quang. Vì chưa nhận ra ý Chúa nên Phêrô muốn dựng ba lều ở trên núi sau khi chứng kiến Chúa biến hình (x. Mc 9, 5). Như thế, Phêrô đã muốn biến cái tạm thời trở thành cái vĩnh cửu để khỏi phải đương đầu với khổ đau và thập giá.
Xin ơn biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần
Chúa biến hình, báo trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, và mời gọi chúng ta mở rộng con mắt cũng như trái tim tim để nhìn thấy Ánh Sáng nhiệm mầu của Thiên Chúa hiện diện trong toàn thể lịch sử cứu rỗi. Mầu nhiệm Năm Sự Sáng, thứ Bốn thì Ngắm, Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi, ta hãy xin cho được biến đổi nhờ Chúa Thánh Thần. Nếu như sau khi chịu phép rửa nơi sông Giordan "Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với các dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người" (Mc 1,12-13), thì giờ đây chúng ta cũng phải xin Chúa Thánh Thần trợ giúp.
Chúa biến hình vinh quang sáng láng, để chúng ta biết biến đổi. Nhưng để biến đổi đâu có dễ, cần phải ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta từng bước trong Mùa Chay, đặc biệt là xin Ngài biến đổi.
Xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người khô khan biếng trễ xưng tội rước lễ, lười đi nhà thờ bỏ lễ Chúa nhật thành người đạo đức thánh thiện và siêng năng. Xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ con người tối tăm tội lỗi nên con người tươi sáng; từ con người ích kỷ tham lam thành người sẵn sàng yêu thương hy sinh và phục vụ mọi người; từ con người kiêu căng tự mãn thành người khiêm nhu tin tưởng và phó thác vào Chúa.
Chúa Thánh Thần đã biến đổi các giác quan của các tông đồ, họ mới có thể nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Cặp mắt được đổi mới, các ông mới nhìn rõ hơn những gì tỏa sáng, tai được biến đổi để nghe rõ hơn tiếng nói tuyệt vời và có thật : là tiếng nói của Thiên Chúa Cha, Đấng hài lòng về Con yêu dấu của Ngài. Chúng ta cũng thế, hãy để Chúa Thánh Thần tác động mới mong được biến đổi, giác quan của chúng ta mới có thể nhìn thấy và nghe được những điều kỳ diệu và vui mừng trong Thiên Chúa cùng với hàng ngũ các thánh đã được Chúa Giêsu phục sinh từ trong cõi chết.
Để được biến đổi
Hãy vâng nghe lời Chúa.
Nhờ vâng nghe và thực hành lời Chúa, tổ phụ Abraham đã lên đường. Chúa bảo đi là đi. Thế nên, Abraham đã trở nên tổ phụ của một dân tộc đông đảo như sao trời cát biển.
Trong lúc biến hình, Chúa Cha từ trong đám mây đã xác nhận Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Chúa Cha, và dạy các môn đệ : "Hãy vâng nghe lời Người" (Lc 9,35). Có vâng nghe lời Chúa Cha, Đức Giêsu mới trở nên người con chí ái đẹp lòng Cha mọi đàng. Nhờ vâng nghe Lời Chúa, chúng ta mới xứng đáng là người môn đệ của Đức Giêsu.
Cầu nguyện
Đang khi cầu nguyện, Chúa Giêsu biến đổi hình dạng trở nên sáng láng. Chúng ta cũng chỉ được biến đổi thân phận tội lỗi của mình bằng việc tha thiết cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp và thứ tha. Đây là Mùa Chay, mùa biến đổi, chúng ta cần đến với Chúa để được biến đổi trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Chẳng hạn như tham dự tĩnh tâm, giục lòng ăn năn sám hối tội lỗi, quyết tâm sửa đổi thói hư tật xấu bằng việc thực hành nhân đức mỗi ngày để đền tội.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin biến đổi con. Xin biến đổi con mắt, môi miệng và lỗ tai con, để con biết thấy cái hay cái đẹp của tha nhân, biết nói lời hay lẽ phải, biết nghe Lời Chúa, và nhất là thực hành Lời Chúa dạy. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hãy ủng hộ Tuyên ngôn của các Phụ nữ Công Giáo Pháp về ơn gọi của nữ giới trong Giáo hội
Đặng Tự Do
00:20 23/02/2021
Trong cuộc vận động phong chức linh mục cho phụ nữ của Tiến Trình Công Nghị ở Đức, người ta thường chiếu hình ảnh các nữ tu trẻ với vẻ mặt “buồn tàn thu” và chán nản vì không được phong chức linh mục. Tuy nhiên, một nhóm phụ nữ Công Giáo ở Pháp đã đưa ra tuyên ngôn bác bỏ ý hướng đó và nhấn mạnh “vẻ đẹp của thiên chức chuyên biệt của phụ nữ”.
Ý tưởng cho bản tuyên ngôn nảy sinh ngay sau khi tông thư dưới dạng tự sắc Spiritus Domini của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào ngày 10 tháng Giêng. Cho đến nay, điều 230, triệt 1 của bộ Giáo Luật quy định như sau: “Các giáo dân thuộc nam giới có đủ tuổi và điều kiện do nghị định của Hội Ðồng Giám Mục ấn định, có thể lãnh tác vụ đọc sách hoặc giúp lễ, qua một nghi lễ phụng vụ đã qui định. Tuy nhiên, việc trao tác vụ này không cho họ quyền được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả lương”.
Trong Tông thư dưới dạng Tự Sắc “Spiritus Domini”, nghĩa là “Thần Khí Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô truyền bỏ đi cụm từ “thuộc nam giới” để cho phép nữ giới có thể đảm trách thừa tác vụ Đọc Sách và Thừa Tác Viên Giúp Lễ, dưới hình thức ổn định và được thể chế hóa.
Không có gì mới trong việc giao phó cho nữ giới việc rao truyền Lời Chúa trong các cử hành phụng vụ hoặc làm công việc phục vụ tại bàn thờ với tư cách là người giúp lễ (altar servers, chierichette) hoặc với tư cách là thừa tác viên Thánh Thể (acolytes, accolitato). Ở nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, những thực hành này đã được các giám mục địa phương cho phép từ lâu, đặc biệt là trong trường hợp các bé gái giúp lễ.
Quý vị có thể tìm thấy bản tuyên ngôn trên trang web La Vocation du Feminines (https://lavocationdufeminin.fr/appel-a-approfondir-la-vocation-de-la-femme/). Tính đến chiều thứ Hai 22 tháng Hai, nó đã thu hút được khoảng 540 chữ ký.
Tuyên ngôn nói rằng “đối với chúng tôi, vấn đề về sự hiện diện của người phụ nữ trong đền thờ và sự cố chấp ủng hộ chức tư tế cho những người đã kết hôn hoặc chức tư tế cho phụ nữ, là những triệu chứng của một cuộc khủng hoảng phụng vụ nghiêm trọng bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng nhân học sâu sắc hơn liên quan đến sự bổ sung giữa người nam và người nữ”.
Những người ký tên nhấn mạnh rằng “mọi người Công Giáo nên lo lắng về tình trạng bất ổn sâu sắc này”.
“Trong khi chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của chủ nghĩa giáo sĩ, thì trớ trêu thay chúng ta lại quên rằng việc phụ nữ không nằm trong hàng giáo sĩ của Giáo hội là vì thiện ích của tất cả Giáo Hội.” Tuyên ngôn đặc biệt nhấn mạnh rằng “hơn bao giờ hết, ngày nay ơn gọi của phụ nữ đã được được trình bày như các bức hí họa, một cách quá sức nghèo nàn”
Tuyên ngôn lưu ý rằng “truyền thống tách rời phụ nữ khỏi bàn thờ là rất cổ xưa, hiện diện cả trong truyền thống Đông phương và Tây phương. Tuy nhiên, Kitô Giáo luôn dạy rằng người nam và người nữ bình đẳng về phẩm giá”.
Tuyên ngôn chỉ ra những ví dụ về những phụ nữ có ảnh hưởng trong Giáo hội, như Thánh Catêrina thành Siena và Thánh Joan thành Arc.
Tuyên ngôn cũng nhấn mạnh rằng Thiên Chúa “đã ban cho chúng ta Con của Người qua Đức Trinh Nữ Maria”, và “trong Mẹ, tình yêu của Thiên Chúa tìm thấy ngôi nhà không thể thay thế của mình”, và “tất cả chúng ta đều là những người mắc nợ với tiếng xin vâng đầy nữ tính của Mẹ”.
Những người ký tên đồng ý với nhau rằng “Không nên khuyến khích các cô gái trẻ tham gia vào bầu không khí đấu tranh và đòi hỏi. Họ nên được khuyến khích để phát triển những tài năng phù hợp với đặc điểm của riêng họ. Họ phải nhận chân được một sự thật theo đó được là một người phụ nữ là một ân sủng đáng kể!”
Mặt khác, họ nói, các bé trai phải được giáo dục để “kính sợ Thiên Chúa, biết quên mình vì tha nhân, và lòng kính trọng cơ thể con người”.
“Là những phụ nữ Công Giáo, nhận thức được đặc ân của Đức Mẹ, chúng tôi chọn đặt sức lực và tài năng của mình để phục vụ sự bổ sung hữu hiệu giữa nam và nữ”, tài liệu viết.
Bản tuyên ngôn kết thúc với lời khích lệ các giám mục Công Giáo sẵn sàng đứng lên chống lại áp lực của “ý thức hệ giới tính,” trong Giáo hội.
“Chúng tôi ý thức rằng các mục tử của chúng tôi, để trung thành với lời kêu gọi truyền giáo của các ngài cũng như các truyền thống Kinh thánh và Giáo hội, còn phải trải qua nhiều áp lực, và các ngài sẽ còn phải chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi bảo đảm với các ngài về lời cầu nguyện của chúng tôi và tình cảm quý trọng của chúng tôi, để sự độc thân của các ngài được khi được dâng hiến và hợp nhất với Đấng Hy Sinh, càng ngày càng sinh hoa kết quả,” những người ký tên viết.
Trong tông thư “Ordinatio sacerdotalis” năm 1994, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố rằng “Giáo hội không có thẩm quyền nào trong việc phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách chung cuộc”.
Phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo trên chuyến bay vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Về việc phong chức phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời cuối cùng rất rõ ràng, đó là lời của Thánh Gioan Phaolô II và điều này vẫn còn hiệu lực”.
Nếu quý vị và anh chị em ủng hộ truyền thống này của Giáo Hội, và lo lắng về tình trạng bất ổn sâu sắc xin ký tên tại địa chỉ này: https://lavocationdufeminin.fr/appel-a-approfondir-la-vocation-de-la-femme/ hay https://tinyurl.com/zt0jahvf
Cách điền vào form:
Phần 1: Identité - Danh tính
Xin điền vào phần Prénom: Họ của mình
Xin điền vào phần Nom: Tên của mình
Phần 2: Adresse - Địa Chỉ
Xin điền N° et voie: Số nhà và tên đường
Xin điền Ville: Thành phố
Xin điền Code Postal: Mã bưu điện
Xin chọn Pays: Quốc Gia
Xin điền Profession: Nghề nghiệp
Je souhaite être informé(e) des suites données à ce manifeste: Tôi muốn được thông báo về diễn biến tiếp theo của Tuyên ngôn này
J'accepte que mon nom apparaisse sur ce site en tant que signataire: Tôi chấp nhận rằng tên của tôi sẽ xuất hiện trên trang web này với tư cách là người ký tên.
Oui: Đồng ý – Non: Không đồng ý
J'ai lu et j'accepte les conditions ci-dessous:
Les informations recueillies à partir de ce formulaire font l’objet d’un traitement informatique destiné à "La vocation du féminin" à des fins de traitement de votre signature. Elles sont conservées pour la durée nécessaire à cette finalité. Le défaut de réponse à un champ facultatif n’entraîne aucune conséquence sur le traitement de votre demande. Vous disposez d’un droit d’accès, de rectification, de suppression et de portabilité des informations qui vous concernent ainsi que d’un droit d’opposition et de limitation du traitement que vous pouvez exercer en nous contactant. Pour en savoir plus, veuillez consulter notre politique de respect de la vie privée.
Tôi đã đọc và chấp nhận các điều kiện dưới đây:
Thông tin thu thập từ biểu mẫu này có thể được xử lý bằng máy điện toán nhằm mục đích xác minh chữ ký của bạn cho Tuyên ngôn "La vocation du nữ". Chúng được lưu giữ trong thời gian cần thiết cho mục đích này. Việc không trả lời một câu hỏi tùy chọn không ảnh hưởng đến việc xử lý yêu cầu của bạn. Bạn có quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa và thay đổi các thông tin liên quan đến bạn cũng như có quyền phản đối và giới hạn xử lý bằng cách liên hệ với chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng xem chính sách của chúng tôi về quyền tư ẩn.
Sau cùng xin nhấn vào nút: Valider ma signature - Xác thực chữ ký của tôi.
Source:Catholic News AgencyFrench Catholic women launch manifesto on feminine vocation in the Church
Ý tưởng cho bản tuyên ngôn nảy sinh ngay sau khi tông thư dưới dạng tự sắc Spiritus Domini của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố vào ngày 10 tháng Giêng. Cho đến nay, điều 230, triệt 1 của bộ Giáo Luật quy định như sau: “Các giáo dân thuộc nam giới có đủ tuổi và điều kiện do nghị định của Hội Ðồng Giám Mục ấn định, có thể lãnh tác vụ đọc sách hoặc giúp lễ, qua một nghi lễ phụng vụ đã qui định. Tuy nhiên, việc trao tác vụ này không cho họ quyền được Giáo Hội trợ cấp hoặc trả lương”.
Trong Tông thư dưới dạng Tự Sắc “Spiritus Domini”, nghĩa là “Thần Khí Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô truyền bỏ đi cụm từ “thuộc nam giới” để cho phép nữ giới có thể đảm trách thừa tác vụ Đọc Sách và Thừa Tác Viên Giúp Lễ, dưới hình thức ổn định và được thể chế hóa.
Không có gì mới trong việc giao phó cho nữ giới việc rao truyền Lời Chúa trong các cử hành phụng vụ hoặc làm công việc phục vụ tại bàn thờ với tư cách là người giúp lễ (altar servers, chierichette) hoặc với tư cách là thừa tác viên Thánh Thể (acolytes, accolitato). Ở nhiều cộng đồng trên khắp thế giới, những thực hành này đã được các giám mục địa phương cho phép từ lâu, đặc biệt là trong trường hợp các bé gái giúp lễ.
Quý vị có thể tìm thấy bản tuyên ngôn trên trang web La Vocation du Feminines (https://lavocationdufeminin.fr/appel-a-approfondir-la-vocation-de-la-femme/). Tính đến chiều thứ Hai 22 tháng Hai, nó đã thu hút được khoảng 540 chữ ký.
Tuyên ngôn nói rằng “đối với chúng tôi, vấn đề về sự hiện diện của người phụ nữ trong đền thờ và sự cố chấp ủng hộ chức tư tế cho những người đã kết hôn hoặc chức tư tế cho phụ nữ, là những triệu chứng của một cuộc khủng hoảng phụng vụ nghiêm trọng bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng nhân học sâu sắc hơn liên quan đến sự bổ sung giữa người nam và người nữ”.
Những người ký tên nhấn mạnh rằng “mọi người Công Giáo nên lo lắng về tình trạng bất ổn sâu sắc này”.
“Trong khi chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về sự nguy hiểm của chủ nghĩa giáo sĩ, thì trớ trêu thay chúng ta lại quên rằng việc phụ nữ không nằm trong hàng giáo sĩ của Giáo hội là vì thiện ích của tất cả Giáo Hội.” Tuyên ngôn đặc biệt nhấn mạnh rằng “hơn bao giờ hết, ngày nay ơn gọi của phụ nữ đã được được trình bày như các bức hí họa, một cách quá sức nghèo nàn”
Tuyên ngôn lưu ý rằng “truyền thống tách rời phụ nữ khỏi bàn thờ là rất cổ xưa, hiện diện cả trong truyền thống Đông phương và Tây phương. Tuy nhiên, Kitô Giáo luôn dạy rằng người nam và người nữ bình đẳng về phẩm giá”.
Tuyên ngôn chỉ ra những ví dụ về những phụ nữ có ảnh hưởng trong Giáo hội, như Thánh Catêrina thành Siena và Thánh Joan thành Arc.
Tuyên ngôn cũng nhấn mạnh rằng Thiên Chúa “đã ban cho chúng ta Con của Người qua Đức Trinh Nữ Maria”, và “trong Mẹ, tình yêu của Thiên Chúa tìm thấy ngôi nhà không thể thay thế của mình”, và “tất cả chúng ta đều là những người mắc nợ với tiếng xin vâng đầy nữ tính của Mẹ”.
Những người ký tên đồng ý với nhau rằng “Không nên khuyến khích các cô gái trẻ tham gia vào bầu không khí đấu tranh và đòi hỏi. Họ nên được khuyến khích để phát triển những tài năng phù hợp với đặc điểm của riêng họ. Họ phải nhận chân được một sự thật theo đó được là một người phụ nữ là một ân sủng đáng kể!”
Mặt khác, họ nói, các bé trai phải được giáo dục để “kính sợ Thiên Chúa, biết quên mình vì tha nhân, và lòng kính trọng cơ thể con người”.
“Là những phụ nữ Công Giáo, nhận thức được đặc ân của Đức Mẹ, chúng tôi chọn đặt sức lực và tài năng của mình để phục vụ sự bổ sung hữu hiệu giữa nam và nữ”, tài liệu viết.
Bản tuyên ngôn kết thúc với lời khích lệ các giám mục Công Giáo sẵn sàng đứng lên chống lại áp lực của “ý thức hệ giới tính,” trong Giáo hội.
“Chúng tôi ý thức rằng các mục tử của chúng tôi, để trung thành với lời kêu gọi truyền giáo của các ngài cũng như các truyền thống Kinh thánh và Giáo hội, còn phải trải qua nhiều áp lực, và các ngài sẽ còn phải chịu nhiều đau khổ. Chúng tôi bảo đảm với các ngài về lời cầu nguyện của chúng tôi và tình cảm quý trọng của chúng tôi, để sự độc thân của các ngài được khi được dâng hiến và hợp nhất với Đấng Hy Sinh, càng ngày càng sinh hoa kết quả,” những người ký tên viết.
Trong tông thư “Ordinatio sacerdotalis” năm 1994, Đức Gioan Phaolô II tuyên bố rằng “Giáo hội không có thẩm quyền nào trong việc phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách chung cuộc”.
Phát biểu với các nhà báo trong cuộc họp báo trên chuyến bay vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: “Về việc phong chức phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, lời cuối cùng rất rõ ràng, đó là lời của Thánh Gioan Phaolô II và điều này vẫn còn hiệu lực”.
Nếu quý vị và anh chị em ủng hộ truyền thống này của Giáo Hội, và lo lắng về tình trạng bất ổn sâu sắc xin ký tên tại địa chỉ này: https://lavocationdufeminin.fr/appel-a-approfondir-la-vocation-de-la-femme/ hay https://tinyurl.com/zt0jahvf
Cách điền vào form:
Phần 1: Identité - Danh tính
Xin điền vào phần Prénom: Họ của mình
Xin điền vào phần Nom: Tên của mình
Phần 2: Adresse - Địa Chỉ
Xin điền N° et voie: Số nhà và tên đường
Xin điền Ville: Thành phố
Xin điền Code Postal: Mã bưu điện
Xin chọn Pays: Quốc Gia
Xin điền Profession: Nghề nghiệp
Je souhaite être informé(e) des suites données à ce manifeste: Tôi muốn được thông báo về diễn biến tiếp theo của Tuyên ngôn này
J'accepte que mon nom apparaisse sur ce site en tant que signataire: Tôi chấp nhận rằng tên của tôi sẽ xuất hiện trên trang web này với tư cách là người ký tên.
Oui: Đồng ý – Non: Không đồng ý
J'ai lu et j'accepte les conditions ci-dessous:
Les informations recueillies à partir de ce formulaire font l’objet d’un traitement informatique destiné à "La vocation du féminin" à des fins de traitement de votre signature. Elles sont conservées pour la durée nécessaire à cette finalité. Le défaut de réponse à un champ facultatif n’entraîne aucune conséquence sur le traitement de votre demande. Vous disposez d’un droit d’accès, de rectification, de suppression et de portabilité des informations qui vous concernent ainsi que d’un droit d’opposition et de limitation du traitement que vous pouvez exercer en nous contactant. Pour en savoir plus, veuillez consulter notre politique de respect de la vie privée.
Tôi đã đọc và chấp nhận các điều kiện dưới đây:
Thông tin thu thập từ biểu mẫu này có thể được xử lý bằng máy điện toán nhằm mục đích xác minh chữ ký của bạn cho Tuyên ngôn "La vocation du nữ". Chúng được lưu giữ trong thời gian cần thiết cho mục đích này. Việc không trả lời một câu hỏi tùy chọn không ảnh hưởng đến việc xử lý yêu cầu của bạn. Bạn có quyền truy cập, chỉnh sửa, xóa và thay đổi các thông tin liên quan đến bạn cũng như có quyền phản đối và giới hạn xử lý bằng cách liên hệ với chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng xem chính sách của chúng tôi về quyền tư ẩn.
Sau cùng xin nhấn vào nút: Valider ma signature - Xác thực chữ ký của tôi.
Source:Catholic News Agency
Cái chết bí ẩn của nữ tu Ấn Độ
Đặng Tự Do
04:38 23/02/2021
Cảnh sát đang điều tra cái chết của một nữ tu Công Giáo có thi thể được tìm thấy trong một mỏ đá bỏ hoang chứa đầy nước ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ.
Thi thể của Sơ Jaseena Thomas, một thành viên của Dòng Các Nữ Tử Truyền giáo của Thánh Tôma Tông đồ, được tìm thấy trôi nổi trong mỏ đá ở khu vực Vazhakkala thuộc quận Ernakulum vào ngày 14 tháng 2.
Thi thể đã được đưa đi khám nghiệm tử thi và sẽ được chôn cất vào ngày 15 tháng 2. Báo cáo khám nghiệm tử thi chưa được công bố cho giới truyền thông.
Nữ tu 45 tuổi này đang phải điều trị bằng các thứ thuốc tâm thần từ 10 năm qua.
“Sơ Thomas mắc phải một căn bệnh tâm thần sau khi chị và một nữ tu khác đã gặp phải một tai nạn giao thông cách đây 16 năm, trong đó người nữ tu đi cùng chết ngay tại chỗ”, Nữ tu Jessy Jose, Bề trên của tỉnh dòng Pala nói.
Vào năm 2004, trong khi Sơ Thomas và người bạn đồng hành đang đợi xe buýt, một chiếc xe chạy quá tốc độ mất kiểm soát và tông vào nữ tu đồng hành với sơ, người nữ tu ấy đã chết ngay trước mặt Sơ Thomas.
“Vụ việc thương tâm này đã tàn phá tinh thần của sơ và sơ bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tâm thần. Trong 10 năm qua, sơ đã phải điều trị bệnh tâm thần”, một thông cáo từ nhà dòng cho biết.
Khi không tìm thấy sơ, nhà dòng đã báo cáo sự vắng mặt của sơ cho cảnh sát. Một cuộc tìm kiếm của cảnh sát đã tìm thấy thi thể của sơ nổi trong mỏ đá vào khoảng 6 giờ tối.
Ấn Độ đã chứng kiến hơn 20 cái chết bí ẩn như vậy của các nữ tu trong ba thập kỷ qua. Nhưng ngoại trừ trường hợp của một nữ tu, hầu hết các trường hợp đều bị cho là do tự tử mà không có bất kỳ cuộc điều tra nghiêm túc nào.
Source:UCANews
Bắt tại trận một người ăn trộm thùng tiền nhà thờ ở Philadelphia
Đặng Tự Do
04:39 23/02/2021
Tổng giáo phận Philadelphia đang cảnh báo các giáo xứ cảnh giác sau khi một người đàn ông bị bắt vì ăn trộm hàng loạt nhà thờ địa phương.
“Tại thời điểm này, chúng tôi đang trong quá trình liên lạc rộng rãi với tất cả các giáo xứ trong Tổng giáo phận để cảnh báo các mục tử về sự hoành hành gần đây của các vụ trộm”, Ken Gavin, giám đốc truyền thông của tổng giáo phận, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Năm.
Hôm thứ Tư, NBC 10 Philadelphia đưa tin cảnh sát địa phương đã bắt quả tang một người đàn ông đang có hành vi ăn trộm chiếc thùng tiền dành cho người nghèo tại Nhà thờ Thánh Katharine thành Siena ở Wayne, Pennsylvania. Các nhân viên cảnh sát mặc thường phục đã lảng vảng tại giáo xứ sau khi có báo cáo về việc các nhà thờ trong khu vực liên tục bị cướp, trong đó nhà thờ Thánh Katharine là mục tiêu.
Các cảnh sát chìm đã bắt giữ người đàn ông, được xác định là Lorenzo Muniz, 35 tuổi, ở Collegeville, Pennsylvania. Muniz thú nhận với cảnh sát rằng anh ta đã liên tục cướp một số nhà thờ kể từ cuối tháng Giêng.
Tổng giáo phận cho biết, mặc dù đã được thông báo về “những vụ cướp hàng loạt “ những chiếc thùng tiền dành cho người nghèo tại các giáo xứ của Hạt Bucks gần đó vẫn chưa an toàn.
Tổng Giáo Phận yêu cầu bất cứ ai gặp khó khăn trong thời kỳ đại dịch hãy liên hệ với Tổng Giáo Phận để được hỗ trợ, thay vì dùng đến phương thế trộm cắp.
“Trộm cắp dưới bất kỳ hình thức nào đều đáng bị khiển trách, nhưng đặc biệt là khi người nghèo phải gánh chịu những hậu quả”, Gavin nói.
“Tổng Giáo Phận Philadelphia điều hành nhiều chương trình nhằm hỗ trợ những người có nhu cầu”, Gavin nói. “Những khó khăn trong thời gian qua đã tăng lên đáng kể do hậu quả của đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Chúng tôi ở đây để phục vụ tất cả những người có nhu cầu với khả năng tốt nhất của chúng tôi”.
“Nếu cá nhân nào rơi vào thời kỳ khó khăn, họ không cần phải trộm cắp”, ông nói. “Họ chỉ cần lên tiếng yêu cầu hỗ trợ”.
Muniz đang bị buộc tội với một số tội danh, bao gồm phá hoại cơ sở thờ tự, trộm cắp trái phép, có hành vi phạm tội nghiêm trọng, sở hữu công cụ phạm tội và dùng ma túy. Anh ta đang bị buộc tội ở hai khu vực pháp lý riêng biệt nơi anh ta đã thực hiện các hành vi trộm cắp.
Vào tháng 6 năm 2020, hai người đàn ông bị bắt vì một loạt vụ trộm tại các nhà thờ ở khu vực Philadelphia.
Một nhà thờ Công Giáo khác gần đây đã bị nhắm mục tiêu vì trộm cắp ở Boone, Bắc Carolina. Theo tin tức của WXII 12, sở cảnh sát địa phương đã bắt giữ một người đàn ông 54 tuổi vào ngày 12 tháng 2 vì đã đột nhập vào giáo xứ St. Elizabeth ở quận Hill, và lấy trộm nhà tạm.
Source:Catholic News Agency
Tân Tổng Giám Mục của Tehran được tấn phong tại Rôma
Đặng Tự Do
04:40 23/02/2021
Một tu sĩ dòng Phanxicô đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm tổng giám mục Tehran-Isfahan trong tuần này và được giao nhiệm vụ “mang ánh sáng Tin Mừng” đến cho Iran.
Đức Tổng Giám Mục Dominique Mathieu, 57 tuổi, đã được tấn phong tại Rôma trong Vương cung thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ vào ngày 16 tháng 2, ngày lễ Thánh Maruthas, vị giám mục thế kỷ thứ tư và là vị thánh bảo trợ của Iran.
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Phương Đông, đã dâng thánh lễ, và ủy nhiệm cho vị tân tổng giám mục “trở thành người chăn dắt dân Chúa ở Iran”.
“Đến Iran, chư đệ sẽ thấy một cộng đồng Công Giáo với số lượng nhỏ và đa dạng về truyền thống nghi lễ: bên cạnh những người Công Giáo Latinh mà chư đệ là mục tử, chư đệ sẽ tìm thấy những người Armenia và Chanđê, cũng như những người anh em của các hệ phái Kitô khác,” Đức Hồng Y Sandri nói.
“Qua ba sứ vụ thánh hóa, cai quản và giảng dạy, được ban cho chư đệ một cách trọn vẹn qua sự tấn phong giám mục, và cùng với các giám mục anh em của chư đệ, chư đệ trao ra chứng tá là muối cho vùng đất đó, cũng như mang lại ánh sáng của Tin Mừng”.
Iran là một trong những quốc gia ít người Công Giáo nhất trên thế giới. Tổng giáo phận Công Giáo Latinh được đổi tên gần đây là Tehran-Isfahan có sáu giáo xứ và khoảng 2,000 giáo dân. Tổng giáo phận Tehran-Isfahan đã bị trống tòa trong sáu năm qua sau khi Đức Tổng Giám Mục Ignazio Bedini, một tu sĩ dòng Salêdiêng, người Ý, nghỉ hưu.
Thuộc về một nhóm thiểu số tôn giáo được công nhận trong một nước cộng hòa Hồi giáo, các nhà thờ Công Giáo ở Iran bị chính phủ giám sát chặt chẽ bằng camera giám sát và các trường tôn giáo bị hạn chế về những gì họ có thể dạy. Việc cải đạo từ Hồi giáo sang Cơ đốc giáo có thể là một tội ác với mức án hơn 10 năm tù.
Đức Tổng Giám Mục Dominique Mathieu mới được tấn phong là người gốc Bỉ. Ngài gia nhập dòng Phanxicô năm 1983 và được thụ phong linh mục năm 1989 sau khi học thần học ở Rôma tại Khoa Thần học Giáo hoàng Thánh Bonaventura. Ngài nói năm thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Ả Rập.
Ngài từng là giám đốc Đền Thánh Quốc Gia Thánh Anthony ở Brussels và sau đó là bề trên tỉnh dòng Phanxicô ở Bỉ. Ngài được cử đi truyền giáo vào năm 2013 tại Li Băng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục Tehran-Isfahan vào ngày 8 tháng Giêng năm 2021.
Source:Catholic News Agency
Quốc hội Pháp thông qua dự luật chống chủ nghĩa cực đoan gây lo ngại cho tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
16:30 23/02/2021
Quốc hội Pháp đã thông qua một dự luật mà những người ủng hộ cho rằng sẽ chống lại chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai, đặc biệt là đối với những người Hồi giáo ở Pháp. Tuy nhiên, dự luật bao gồm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các tôn giáo, cấm các biểu tượng tôn giáo trong một số trường hợp và đưa ra các quy định nghiêm ngặt về giáo dục tại nhà.
Dự luật, có tiêu đề “Ủng hộ việc tôn trọng các nguyên tắc của nước Cộng hòa”, nhằm đề cao “các giá trị của Pháp” như chủ nghĩa thế tục và bình đẳng nam nữ. Nó đã được Quốc hội thông qua vào ngày 16 tháng 2 với tỷ số 347 trên 151 và 65 phiếu trắng. Quốc hội hiện nay được kiểm soát bởi đảng trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron.
Dự luật được coi là gần như chắc chắn sẽ được thông qua ở Thượng viện do phe bảo thủ kiểm soát, mặc dù dự luật sẽ không được đưa ra trước Thượng viện cho đến ngày 30 tháng 3.
Ông Macron nói rằng cần phải có hành động để ngăn chặn sự xuất hiện của một “phản xã hội” từ chối luật pháp và các giá trị của Pháp như chủ nghĩa thế tục và bình đẳng, Agence France Presse đưa tin.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 29 tháng Giêng với hàng chục phóng viên nước ngoài, Macron nói rằng “ Tôi yêu cầu mọi công dân, bất kể tôn giáo của họ, tôn trọng các quy tắc của nước Cộng hòa, bởi vì họ là một công dân trước khi là một tín đồ hay một người không tin”.
Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin, nhà tài trợ chính của dự luật, đã nói rằng dự luật cung cấp “sự bảo vệ tốt hơn cho những phụ nữ là nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”.
“Đó là một cuộc tấn công thế tục cực kỳ mạnh mẽ”, ông nói với đài RTL trước cuộc bỏ phiếu. “Đó là một văn bản khó khăn nhưng cần thiết cho nền cộng hòa”.
Tuy nhiên, một số người chỉ trích dự luật này phản đối rằng nó nhắm vào người Hồi giáo và xâm phạm quyền tự do tôn giáo và tự do hiệp hội.
Đa số người Pháp theo Kitô Giáo, với một số lượng khá lớn tuyên bố không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Hồi chiếm khoảng 8% dân số Pháp. Trong hơn một thế kỷ, Pháp đã có một truyền thống thế tục hóa mạnh mẽ, được hình thành chủ yếu để phản ứng với Công Giáo, nhưng trong những thập kỷ gần đây nhắm chủ yếu vào Hồi giáo.
Source:Catholic News Agency
Chủ đề các bài thuyết giảng Mùa Chay trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
17:19 23/02/2021
Trong gần 100 năm qua, các Đức Giáo Hoàng đã dành thời gian cho một khóa tĩnh tâm hàng năm kéo dài gần một tuần. Đầu tiên là đầu Mùa Vọng, sau này được đổi lại là vào đầu Mùa Chay. Khoá tĩnh tâm này chỉ dành cho Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Bên cạnh đó, mỗi thứ Sáu hàng tuần trong Mùa Vọng và Mùa Chay còn có một sinh hoạt khác có nhiều người tham dự hơn là nghe giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng trình bày các bài suy niệm. Những người được mời tham dự là các Hồng Y, các giám mục, thành viên của Giáo triều Rôma, của Phủ Giáo hoàng, của giáo phận Rôma, Bề trên Tổng quyền của các Dòng tu.
Các bài thuyết giảng Mùa Chay năm 2021 sẽ do Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa OFM, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng trình bày với chủ đề “Các con nói Thầy là ai?” (Mt 16:15).
Các bài thuyết giảng Mùa Chay sẽ diễn ra, theo cùng một thể thức như các bài thuyết giảng Mùa Vọng năm 2020, trong Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican để tạo điều kiện cho những vị tham gia có thể giữ khoảng cách xã hội phù hợp.
Các bài giảng sẽ diễn ra với sự hiện diện của Đức Thánh Cha vào các ngày Thứ Sáu của Mùa Chay: cụ thể là vào các ngày 26 tháng 2, 5, 12 và 26 tháng 3 lúc 9 giờ sáng theo giờ địa phương.
Source:Vatican News
Câu chuyện hy hữu đằng sau Năm Thánh Giuse
Thanh Quảng sdb
20:00 23/02/2021
Câu chuyện hy hữu đằng sau Năm Thánh Giuse
Theo tờ Register Catholic cho hay làm thế nào mà Cha Donald Calloway có sáng kiến đệ một lá thư quan trọng lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Bức tranh ‘Thánh Giuse được trang trí rực rỡ trong Vương cung thánh đường thánh Carlo ở đường Corso Rome. Năm đặc biệt về Thánh Giuse trong Giáo hội được tiến hành ra sao.
Vatican - Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố Năm Thánh Giuse, tin này được nhanh chóng lan rộng. Năm thánh này đã được cảm hứng như thế nào, có lẽ, ít người được biết đến.
Lm Maria Donald Calloway, tác giả cuốn sách về “Quyền năng của thánh Giuse”, đã nói với tờ Register trong một loạt các cuộc phỏng vấn rằng mặc dù cha đã hay biết về tin này với lòng biết ơn sùng mộ, và cha đã ghi chép lại rất rõ những chi tiết dẫn đến quyết định lịch sử này.
Cha Calloway đã tiết lộ chi tiết một bức thư mà ngài đã gửi vào tháng 5 năm 2019 – cho Đức Giám Mục Héctor Zordán, Giáo phận Gualeguaychú, Argentina – nhờ chuyển đến tay Đức Thánh Cha Phanxicô, xin Ngài công bố một năm đặc biệt dâng kính Thánh Giuse trên toàn Giáo hội. Trước khi gửi bức thư này, Cha Calloway cũng cho hay ngài gửi tới Thánh bộ Ân xá và Sám Hối xin rộng ban cho những người tham gia vào phong trào dâng mình cho Thánh Giuse, nhận được ân toàn xá toàn.
Cha Calloway giải thích: “Sau khi viết xong tác phẩm, tôi nhận thức được rằng trong Giáo hội hoàn vũ, chưa bao giờ có một năm nào dând kính Thánh Giuse cả; vì vậy, tôi tự nhủ thật là một điều thiếu xót! Vì vị thánh vĩ đại nhất sau Đức Mẹ - Người Bảo vệ Giáo hội - và chúng ta thậm chí chưa bao giờ làm một điều gì đó như thế cho Ngài? ”Vì vậy, tôi đã có cảm hứng viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Tôi không biết bằng cách nào, tôi có thể đệ trình nó tới tay ĐTC, hoặc làm thế nào để Đức Thánh Cha nhận được, chứ đừng nói đến việc liệu ngài có ý tưởng gì hay không? Vì vậy, tôi bắt đầu viết thư cho các giám mục riêng rẽ xin các ngài nghĩ tới việc dâng hiến Giáo phận cho Thánh Giuse và nhiều vị đã trả lời cho thư đề nghị của tôi. Tuy nhiên, năm ngoái, vào ngày 1/5 (lễ Thánh Giuse Thợ), tôi đã quyết định viết lá thư cho Đức Thánh Cha”.
Cha Calloway giải thích rằng ban đầu ngài viết thư bằng tiếng Anh nhưng nhanh chóng được một hội viên trong cùng Tu hội Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, khuyên cha nên dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của Đức Thánh Cha.
Cha Calloway giải thích: “Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha không rành tiếng Anh, nên tôi muốn ĐTC đọc lá thư của tôi được dễ dàng hơn, nên tôi đã nhờ Cha Dante Agüero ở Argentina dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha”.
Sau khi Cha Agüero dịch, ngài lại gợi ý xin một giám mục ở Argentina chuyển thư đến tận tay Đức Thánh Cha.
Cha Calloway thật ngỡ ngàng trước sự quan phòng của Chúa, đã gửi người bạn và người anh linh mục của bạn ngài giúp dịch và còn gợi ý chuyển bức thư đi! “Rõ ràng đây là việc Chúa làm: Vì trong tâm trí tôi ước muốn làm sao có một cơ hội một giám mục mà bạn quen biết, đi triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng mộ thánh Phêrô (ad limina), sẽ đích thân trao bức thư này?
Giám mục Zordán xác nhận với tờ Register rằng chính ngài đã chuyển bức thư của Cha Calloway cho ĐTC trong chuyến viếng thăm ad limina của các giám mục Argentina vào ngày 2/5/2019.
“Cha Dante Agüero - một người bạn lâu năm - đã trao cho tôi lá thư của Cha Donald Calloway, người anh em trong cùng Tu hội với tôi, để trao cho Đức Thánh Cha. “Cha Dante cũng cho Đức cha biết nội dung của bức thư là xin Đức Thánh Cha Phanxicô mở Năm Thánh Giuse. Trên thực tế, Cha Calloway là người quảng bá tuyệt vời lòng sùng kính Thánh Giuse”.
Giám mục Zordán kể lại ngày ngài gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 2 tháng 5 năm 2019, và chuyển bức thư của Cha Calloway. Đức cha chia sẻ “Tôi đã chuẩn bị rất kỹ, đặc biệt là cầu nguyện và suy tư. Tôi nhớ Đức Thánh Cha đã tiếp đón chúng tôi trong điện Vatican. Ngài đích thân chào hỏi từng người chúng tôi, và trao đổi với mỗi người một vài lời, về những công việc chúng tôi làm ở Argentina. ”
“Khi đến lượt tôi, ĐTC chào tôi với một cử chỉ vui mừng. … Tôi đáp lại một cách vui vẻ. Chúng tôi đã trao đổi với nhau một vài lời, và sau đó tôi đã đưa cho Ngài một số thư, trong đó có thư yêu cầu của Cha Calloway về Năm Thánh Giuse.”
Sau khi trở về Argentina, Giám mục Zordán nói với tờ Register rằng ngài không được Vatican trả lời gì về bức thư, nhưng khi trao nó trực tiếp cho Đức Thánh Cha, vị giám mục biết rằng ĐTC sẽ đọc nó và có thể sẽ trả lời.
“Giờ đây, tôi tin rằng nội dung của bức thư đã đóng góp rất nhiều vào việc đưa đến quyết định công bố Năm thánh Giuse, được Đức Thánh Cha công bố vào ngày 8 tháng 12”.
Cha Calloway nói với tờ Register rằng, cho đến ngày 8 tháng 12, ngài vẫn chưa hay tin gì từ Vatican về lời khấn xin của mình. “Và vào thời điểm đó, ngài đã viết thư cho các giáo phận ở Hoa Kỳ, xin các giám mục giao phận công bố Năm Thánh Giuse.” Tháng 12, ngài đã nhận được thư phúc đáp của 11 giám mục Hoa Kỳ.
Mặc dù thư phúc đáp từ các giám mục Hoa kỳ là một điều rất đáng khích lệ, nhưng Cha Calloway thừa nhận với tờ Register rằng đó chưa phải là thành quả mà ngài mong đợi.
“Bức thư gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô làm tôi lúc nào cũng nghĩ tới và cầu nguyện. Mọi người liên lạc với tôi, hỏi tôi có nghe gì từ Đức Thánh Cha chưa; và tôi phải trả lời là “chưa” - nhưng tôi đang cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Đột nhiên, một thông báo của Tòa thánh được công bố, đây là một nghiên cứu rất kỹ lưỡng, suy nghĩ thấu triệt. Tòa thánh đã quyết định cho công bố “Năm Thánh Giuse” tuyệt diệu này nhằm đúng vào dịp kỷ niệm 150 năm Giáo hội tuyên nhận Thánh Cả Giuse là ‘Đấng Bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ’.”
Theo tờ Register Catholic cho hay làm thế nào mà Cha Donald Calloway có sáng kiến đệ một lá thư quan trọng lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Bức tranh ‘Thánh Giuse được trang trí rực rỡ trong Vương cung thánh đường thánh Carlo ở đường Corso Rome. Năm đặc biệt về Thánh Giuse trong Giáo hội được tiến hành ra sao.
Vatican - Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố Năm Thánh Giuse, tin này được nhanh chóng lan rộng. Năm thánh này đã được cảm hứng như thế nào, có lẽ, ít người được biết đến.
Lm Maria Donald Calloway, tác giả cuốn sách về “Quyền năng của thánh Giuse”, đã nói với tờ Register trong một loạt các cuộc phỏng vấn rằng mặc dù cha đã hay biết về tin này với lòng biết ơn sùng mộ, và cha đã ghi chép lại rất rõ những chi tiết dẫn đến quyết định lịch sử này.
Cha Calloway đã tiết lộ chi tiết một bức thư mà ngài đã gửi vào tháng 5 năm 2019 – cho Đức Giám Mục Héctor Zordán, Giáo phận Gualeguaychú, Argentina – nhờ chuyển đến tay Đức Thánh Cha Phanxicô, xin Ngài công bố một năm đặc biệt dâng kính Thánh Giuse trên toàn Giáo hội. Trước khi gửi bức thư này, Cha Calloway cũng cho hay ngài gửi tới Thánh bộ Ân xá và Sám Hối xin rộng ban cho những người tham gia vào phong trào dâng mình cho Thánh Giuse, nhận được ân toàn xá toàn.
Cha Calloway giải thích: “Sau khi viết xong tác phẩm, tôi nhận thức được rằng trong Giáo hội hoàn vũ, chưa bao giờ có một năm nào dând kính Thánh Giuse cả; vì vậy, tôi tự nhủ thật là một điều thiếu xót! Vì vị thánh vĩ đại nhất sau Đức Mẹ - Người Bảo vệ Giáo hội - và chúng ta thậm chí chưa bao giờ làm một điều gì đó như thế cho Ngài? ”Vì vậy, tôi đã có cảm hứng viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Tôi không biết bằng cách nào, tôi có thể đệ trình nó tới tay ĐTC, hoặc làm thế nào để Đức Thánh Cha nhận được, chứ đừng nói đến việc liệu ngài có ý tưởng gì hay không? Vì vậy, tôi bắt đầu viết thư cho các giám mục riêng rẽ xin các ngài nghĩ tới việc dâng hiến Giáo phận cho Thánh Giuse và nhiều vị đã trả lời cho thư đề nghị của tôi. Tuy nhiên, năm ngoái, vào ngày 1/5 (lễ Thánh Giuse Thợ), tôi đã quyết định viết lá thư cho Đức Thánh Cha”.
Cha Calloway giải thích rằng ban đầu ngài viết thư bằng tiếng Anh nhưng nhanh chóng được một hội viên trong cùng Tu hội Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, khuyên cha nên dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của Đức Thánh Cha.
Cha Calloway giải thích: “Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha không rành tiếng Anh, nên tôi muốn ĐTC đọc lá thư của tôi được dễ dàng hơn, nên tôi đã nhờ Cha Dante Agüero ở Argentina dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha”.
Sau khi Cha Agüero dịch, ngài lại gợi ý xin một giám mục ở Argentina chuyển thư đến tận tay Đức Thánh Cha.
Cha Calloway thật ngỡ ngàng trước sự quan phòng của Chúa, đã gửi người bạn và người anh linh mục của bạn ngài giúp dịch và còn gợi ý chuyển bức thư đi! “Rõ ràng đây là việc Chúa làm: Vì trong tâm trí tôi ước muốn làm sao có một cơ hội một giám mục mà bạn quen biết, đi triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng mộ thánh Phêrô (ad limina), sẽ đích thân trao bức thư này?
Giám mục Zordán xác nhận với tờ Register rằng chính ngài đã chuyển bức thư của Cha Calloway cho ĐTC trong chuyến viếng thăm ad limina của các giám mục Argentina vào ngày 2/5/2019.
“Cha Dante Agüero - một người bạn lâu năm - đã trao cho tôi lá thư của Cha Donald Calloway, người anh em trong cùng Tu hội với tôi, để trao cho Đức Thánh Cha. “Cha Dante cũng cho Đức cha biết nội dung của bức thư là xin Đức Thánh Cha Phanxicô mở Năm Thánh Giuse. Trên thực tế, Cha Calloway là người quảng bá tuyệt vời lòng sùng kính Thánh Giuse”.
Giám mục Zordán kể lại ngày ngài gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 2 tháng 5 năm 2019, và chuyển bức thư của Cha Calloway. Đức cha chia sẻ “Tôi đã chuẩn bị rất kỹ, đặc biệt là cầu nguyện và suy tư. Tôi nhớ Đức Thánh Cha đã tiếp đón chúng tôi trong điện Vatican. Ngài đích thân chào hỏi từng người chúng tôi, và trao đổi với mỗi người một vài lời, về những công việc chúng tôi làm ở Argentina. ”
“Khi đến lượt tôi, ĐTC chào tôi với một cử chỉ vui mừng. … Tôi đáp lại một cách vui vẻ. Chúng tôi đã trao đổi với nhau một vài lời, và sau đó tôi đã đưa cho Ngài một số thư, trong đó có thư yêu cầu của Cha Calloway về Năm Thánh Giuse.”
Sau khi trở về Argentina, Giám mục Zordán nói với tờ Register rằng ngài không được Vatican trả lời gì về bức thư, nhưng khi trao nó trực tiếp cho Đức Thánh Cha, vị giám mục biết rằng ĐTC sẽ đọc nó và có thể sẽ trả lời.
“Giờ đây, tôi tin rằng nội dung của bức thư đã đóng góp rất nhiều vào việc đưa đến quyết định công bố Năm thánh Giuse, được Đức Thánh Cha công bố vào ngày 8 tháng 12”.
Cha Calloway nói với tờ Register rằng, cho đến ngày 8 tháng 12, ngài vẫn chưa hay tin gì từ Vatican về lời khấn xin của mình. “Và vào thời điểm đó, ngài đã viết thư cho các giáo phận ở Hoa Kỳ, xin các giám mục giao phận công bố Năm Thánh Giuse.” Tháng 12, ngài đã nhận được thư phúc đáp của 11 giám mục Hoa Kỳ.
Mặc dù thư phúc đáp từ các giám mục Hoa kỳ là một điều rất đáng khích lệ, nhưng Cha Calloway thừa nhận với tờ Register rằng đó chưa phải là thành quả mà ngài mong đợi.
“Bức thư gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô làm tôi lúc nào cũng nghĩ tới và cầu nguyện. Mọi người liên lạc với tôi, hỏi tôi có nghe gì từ Đức Thánh Cha chưa; và tôi phải trả lời là “chưa” - nhưng tôi đang cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Đột nhiên, một thông báo của Tòa thánh được công bố, đây là một nghiên cứu rất kỹ lưỡng, suy nghĩ thấu triệt. Tòa thánh đã quyết định cho công bố “Năm Thánh Giuse” tuyệt diệu này nhằm đúng vào dịp kỷ niệm 150 năm Giáo hội tuyên nhận Thánh Cả Giuse là ‘Đấng Bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ’.”
Văn Hóa
Xin Viết Lại Những Câu Tin Mừng Chưa Trọn
Sơn Ca Linh
09:52 23/02/2021
“Cơn lốc ào ạt” của “Ngày Năm Mươi” thuở ấy,
Hay “Hơi Thở” nhẹ của “Ngày Thứ Nhất trong tuần”,
Ngài phải đến để “bộ mặt trái đất được canh tân”,
Hay để viết lại,
Trên trái tim ai, “những câu Tin Mừng chưa trọn” !
Vâng, “Phải yêu như Thầy…”,
Đâu phải “yêu để được vỗ về, đưa đón…”;
“Phải ra khơi thả lưới…”
Chứ nào “cứ đợi chờ nhàn nhã buông câu” !
“Phải yêu hơn…, yêu đến cùng…”,
Chứ không phải “miễn có yêu là được, chẳng sao”;
“Để chiên được sống”,
Chưa, “Phải cho chiên được sống dồi dào” mới trọn;
Từ bỏ, dễ thôi,
nhưng “sẵn sàng mang thập giá” mới là điều phải chọn;
Mến Chúa ư, có chứ !
Nhưng phải “hết lòng, hết dạ, hết trí khôn…”;
Và thương anh em,
“như thương chính mình” đó mới thật là thương;
Không thể “thánh nửa vời”,
Phải “hoàn thiện như Cha trên trời, Đấng Hoàn thiện”.
Và đức công bằng,
Không dừng lại ở đòn “ăn miếng trả miếng”,
Mà sẵn sàng “đưa hẳn má bên kia”…!
Muốn cả Nước Trời,
Mà đành quay lưng sụ mặt lui về,
Hay cố nhét đầy cái bị,
“gấp trăm, gấp nghìn” những thứ vừa bỏ lại !...
Đi làm từ thiện, viếng thăm, trao quà bác ái…,
Nhưng vẫn hơn khi “cúi xuống rửa chân… như Thầy” !
Cứ tưởng “thứ tha một ngày bảy lượt” đã đủ đầy;
Không, phải tha không ngừng và tha mãi mãi…
Giờ mới rõ thân tôi,
Cả một “đầm lầy” ô nhơ, một rừng khô hoang dại…
Hỡi Lửa, hỡi Gió, hỡi Nước Thần Linh !
xin rửa sạch, xin tưới mát, xin đốt nóng ngọn lửa tình,
lòng cứng cỏi uốn mềm, hồn giá băng sưởi cho ấm áp…
Xin chữa lành dập nát thương đau, tật tàng thương tích,
Mọi sự trong ngoài sai lệch sửa cho ngay,
Và xin làm ơn viết lại,
Những “câu Tin Mừng sao cho trọn vẹn”, từ hôm nay !
Để “bộ mặt” nầy thôi,
từng người, rồi thế giới sẽ được “canh tân đổi mới !”
Sơn Ca Linh (23.02.2021)
Cô đơn
Đinh Văn Tiến Hùng
17:14 23/02/2021
(Mt. 26: 38)
Cô đơn đâu phải chỉ một mình,
Phố phường nhộn nhịp đón bình minh,
Bước đi xiêu vẹo như say nắng,
Lang thang lầm lũi nghiêng bóng hình.
Trao đi người nhận vẫn làm thinh,
Kẻ nhận với ta chẳng đồng tình,
Vì thế hy vọng không thể đến,
Trông trước nhìn sau chỉ có mình.
Cận kề khoảng trống lại bao la,
Có phải đôi lòng muốn lìa xa,
Đâu tại không gian mà ngăn cách,
Do chính lòng mình chẳng thiết tha.
Đồng sàng dị mộng còn đuổi đeo,
Thời gian vội vã cứ cuốn theo,
Đôi bờ biết đến bao giờ gặp,
Dòng nước cuốn đi những cánh bèo.
Sáng thế Chúa tạo dựng A-đam,
Trăm hoa muông thú khắp địa đàng,
Chàng thấy cô đơn như còn thiếu,
Chúa biết tặng cho một E-và.
Nhân loại ngày nay đang nghĩ gì?
Trăm phương nghìn kế để làm chi!
Càng sống văn minh, càng trống vắng,
Cô đơn lạc lõng cả đường đi.
Cô đơn vì chính kiến bất đồng,
Đắm chìm danh lợi mộng bá vương,
Loại bỏ mầu da, khác chủng tộc,
Hủy diệt con người chẳng tiếc thương.
Thành công tuyệt đỉnh các ngôi sao,
Tiền tài danh vọng thật dồi dào,
Những thấy lòng mình cô đơn quá,
Giã từ nhân thế quá xôn xao.
Một mình trong vườn vắng Ô-liu,
Đêm buông nhè nhẹ đuổi nắng chiều,
Chúa đang cầu nguyện lời tha thiết,
Vì Ngài cảm thấy rất cô liêu.
Con người phụ bạc Chúa trăm chiều,
Giu-đa phản bội Thày mến yêu,
Môn đồ chạy trốn vì khiếp nhược,
Ôi Chúa cô đơn biết bao nhiêu!
Thế trần cuốn hút những đam mê,
Chạy theo thân xác đã ê chề,
Hai tay buông lỏng khi từ giã,
Níu kéo được chi lúc trở về!
Đời con nhiều lúc quá cô đơn,
Hồn xác bơ vơ đã mỏi mòn,
Chỉ còn có Chúa nơi nương tựa,
Theo Ngài đời sống vĩnh phúc hơn.
(*) Vài Dòng Tâm Tình:
Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, muốn nhận lại không có ai cho.
Cô đơn là chờ đợi điều mình chờ mà chẳng bao giờ đến.
Như hai người đôi bờ sông đứng nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng xa cách.
Nên cô đơn tuy gần nhau mà vẫn cách biệt, không phải cách biệt bởi dòng sông, mà ở lòng người.
Bởi đó vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, sống chung một mái nhà vẫn cảm thấy cô đơn.
Tôi cô đơn vì bị vây bọc bởi những lãnh đạm, giả dối, ghen ghét, thù hận…
Cô đơn không phải chỉ có lớp tuổi trẻ vô vọng về tương lai.
Cô đơn không phải chỉ có lớp người già nuối tiếc về quá khứ.
Tôi thấy mình cô đơn vì muốn tách biệt với mọi người.
Suy rộng ra nơi quốc gia và thế giới, cô đơn còn do nguyên nhân vì bất đồng chính kiến, phân biệt chủng tộc màu da, lan truyền dịch bệnh, tham vọng độc tôn xưng bá đồ vương, khoa học hủy diệt đồng loại.
Muốn tránh cô đơn, hãy sống công bằng! Đừng ích kỷ, tự cao, hãy sống quảng đại, độ lượng!
Vậy phương thuốc hữu hiệu nhất chữa bệnh cô đơn cho chính mình và làm cho người khác tránh được cô đơn, xin cùng nhau suy tư những dòng tâm tình thô thiển nhỏ bé nêu trên - Mong thay!
Đinh Văn Tiến Hùng
(*) Bài thơ ‘Cô đơn’ trên đã được NS Đỗ Khải phổ nhạc. Xin đính kèm theo bản nhạc. Đây không phải là Thánh Ca, chỉ là bài tâm tình ‘Đem Đạo vào Đời’ để cùng suy gẫm nguyện cầu. Vi chính Chúa cũng cô đơn trong hoang mạc 40 ngày ăn chay cầu nguyện trước khi rao giảng Tin Mừng, bị Sa-tan cám dỗ; cô đơn trong vườn Ôliu khi Giuđa nộp Thày các tông đồ bỏ trốn; lúc bị xét xử trong dinh Philatô và Caipha; cô đơn vác thập giá lên đồi Golgôta để chuộc tội nhân trần… Mùa Chay Thánh ta hãy suy niệm chia sẻ tâm tình cô đơn với Chúa.
VietCatholic TV
Bắt tại trận một người ăn trộm thùng tiền nhà thờ ở Philadelphia. Cái chết bí ẩn của một nữ tu Ấn Độ.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:37 23/02/2021
1. Cái chết bí ẩn của nữ tu Ấn Độ
Cảnh sát đang điều tra cái chết của một nữ tu Công Giáo có thi thể được tìm thấy trong một mỏ đá bỏ hoang chứa đầy nước ở bang Kerala, miền nam Ấn Độ.
Thi thể của Sơ Jaseena Thomas, một thành viên của Dòng Các Nữ Tử Truyền giáo của Thánh Tôma Tông đồ, được tìm thấy trôi nổi trong mỏ đá ở khu vực Vazhakkala thuộc quận Ernakulum vào ngày 14 tháng 2.
Thi thể đã được đưa đi khám nghiệm tử thi và sẽ được chôn cất vào ngày 15 tháng 2. Báo cáo khám nghiệm tử thi chưa được công bố cho giới truyền thông.
Nữ tu 45 tuổi này đang phải điều trị bằng các thứ thuốc tâm thần từ 10 năm qua.
“Sơ Thomas mắc phải một căn bệnh tâm thần sau khi chị và một nữ tu khác đã gặp phải một tai nạn giao thông cách đây 16 năm, trong đó người nữ tu đi cùng chết ngay tại chỗ”, Nữ tu Jessy Jose, Bề trên của tỉnh dòng Pala nói.
Vào năm 2004, trong khi Sơ Thomas và người bạn đồng hành đang đợi xe buýt, một chiếc xe chạy quá tốc độ mất kiểm soát và tông vào nữ tu đồng hành với sơ, người nữ tu ấy đã chết ngay trước mặt Sơ Thomas.
“Vụ việc thương tâm này đã tàn phá tinh thần của sơ và sơ bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tâm thần. Trong 10 năm qua, sơ đã phải điều trị bệnh tâm thần”, một thông cáo từ nhà dòng cho biết.
Khi không tìm thấy sơ, nhà dòng đã báo cáo sự vắng mặt của sơ cho cảnh sát. Một cuộc tìm kiếm của cảnh sát đã tìm thấy thi thể của sơ nổi trong mỏ đá vào khoảng 6 giờ tối.
Ấn Độ đã chứng kiến hơn 20 cái chết bí ẩn như vậy của các nữ tu trong ba thập kỷ qua. Nhưng ngoại trừ trường hợp của một nữ tu, hầu hết các trường hợp đều bị cho là do tự tử mà không có bất kỳ cuộc điều tra nghiêm túc nào.
Source:UCANews
2. Bắt tại trận một người ăn trộm thùng tiền nhà thờ ở Philadelphia
Tổng giáo phận Philadelphia đang cảnh báo các giáo xứ cảnh giác sau khi một người đàn ông bị bắt vì ăn trộm hàng loạt nhà thờ địa phương.
“Tại thời điểm này, chúng tôi đang trong quá trình liên lạc rộng rãi với tất cả các giáo xứ trong Tổng giáo phận để cảnh báo các mục tử về sự hoành hành gần đây của các vụ trộm”, Ken Gavin, giám đốc truyền thông của tổng giáo phận, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Năm.
Hôm thứ Tư, NBC 10 Philadelphia đưa tin cảnh sát địa phương đã bắt quả tang một người đàn ông đang có hành vi ăn trộm chiếc thùng tiền dành cho người nghèo tại Nhà thờ Thánh Katharine thành Siena ở Wayne, Pennsylvania. Các nhân viên cảnh sát mặc thường phục đã lảng vảng tại giáo xứ sau khi có báo cáo về việc các nhà thờ trong khu vực liên tục bị cướp, trong đó nhà thờ Thánh Katharine là mục tiêu.
Các cảnh sát chìm đã bắt giữ người đàn ông, được xác định là Lorenzo Muniz, 35 tuổi, ở Collegeville, Pennsylvania. Muniz thú nhận với cảnh sát rằng anh ta đã liên tục cướp một số nhà thờ kể từ cuối tháng Giêng.
Tổng giáo phận cho biết, mặc dù đã được thông báo về “những vụ cướp hàng loạt “ những chiếc thùng tiền dành cho người nghèo tại các giáo xứ của Hạt Bucks gần đó vẫn chưa an toàn.
Tổng Giáo Phận yêu cầu bất cứ ai gặp khó khăn trong thời kỳ đại dịch hãy liên hệ với Tổng Giáo Phận để được hỗ trợ, thay vì dùng đến phương thế trộm cắp.
“Trộm cắp dưới bất kỳ hình thức nào đều đáng bị khiển trách, nhưng đặc biệt là khi người nghèo phải gánh chịu những hậu quả”, Gavin nói.
“Tổng Giáo Phận Philadelphia điều hành nhiều chương trình nhằm hỗ trợ những người có nhu cầu”, Gavin nói. “Những khó khăn trong thời gian qua đã tăng lên đáng kể do hậu quả của đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Chúng tôi ở đây để phục vụ tất cả những người có nhu cầu với khả năng tốt nhất của chúng tôi”.
“Nếu cá nhân nào rơi vào thời kỳ khó khăn, họ không cần phải trộm cắp”, ông nói. “Họ chỉ cần lên tiếng yêu cầu hỗ trợ”.
Muniz đang bị buộc tội với một số tội danh, bao gồm phá hoại cơ sở thờ tự, trộm cắp trái phép, có hành vi phạm tội nghiêm trọng, sở hữu công cụ phạm tội và dùng ma túy. Anh ta đang bị buộc tội ở hai khu vực pháp lý riêng biệt nơi anh ta đã thực hiện các hành vi trộm cắp.
Vào tháng 6 năm 2020, hai người đàn ông bị bắt vì một loạt vụ trộm tại các nhà thờ ở khu vực Philadelphia.
Một nhà thờ Công Giáo khác gần đây đã bị nhắm mục tiêu vì trộm cắp ở Boone, Bắc Carolina. Theo tin tức của WXII 12, sở cảnh sát địa phương đã bắt giữ một người đàn ông 54 tuổi vào ngày 12 tháng 2 vì đã đột nhập vào giáo xứ St. Elizabeth ở quận Hill, và lấy trộm nhà tạm.
Source:Catholic News Agency
3. Tân Tổng Giám Mục của Tehran được tấn phong tại Rôma
Một tu sĩ dòng Phanxicô đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm tổng giám mục Tehran-Isfahan trong tuần này và được giao nhiệm vụ “mang ánh sáng Tin Mừng” đến cho Iran.
Đức Tổng Giám Mục Dominique Mathieu, 57 tuổi, đã được tấn phong tại Rôma trong Vương cung thánh đường Mười hai Thánh Tông đồ vào ngày 16 tháng 2, ngày lễ Thánh Maruthas, vị giám mục thế kỷ thứ tư và là vị thánh bảo trợ của Iran.
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Phương Đông, đã dâng thánh lễ, và ủy nhiệm cho vị tân tổng giám mục “trở thành người chăn dắt dân Chúa ở Iran”.
“Đến Iran, chư đệ sẽ thấy một cộng đồng Công Giáo với số lượng nhỏ và đa dạng về truyền thống nghi lễ: bên cạnh những người Công Giáo Latinh mà chư đệ là mục tử, chư đệ sẽ tìm thấy những người Armenia và Chanđê, cũng như những người anh em của các hệ phái Kitô khác,” Đức Hồng Y Sandri nói.
“Qua ba sứ vụ thánh hóa, cai quản và giảng dạy, được ban cho chư đệ một cách trọn vẹn qua sự tấn phong giám mục, và cùng với các giám mục anh em của chư đệ, chư đệ trao ra chứng tá là muối cho vùng đất đó, cũng như mang lại ánh sáng của Tin Mừng”.
Iran là một trong những quốc gia ít người Công Giáo nhất trên thế giới. Tổng giáo phận Công Giáo Latinh được đổi tên gần đây là Tehran-Isfahan có sáu giáo xứ và khoảng 2,000 giáo dân. Tổng giáo phận Tehran-Isfahan đã bị trống tòa trong sáu năm qua sau khi Đức Tổng Giám Mục Ignazio Bedini, một tu sĩ dòng Salêdiêng, người Ý, nghỉ hưu.
Thuộc về một nhóm thiểu số tôn giáo được công nhận trong một nước cộng hòa Hồi giáo, các nhà thờ Công Giáo ở Iran bị chính phủ giám sát chặt chẽ bằng camera giám sát và các trường tôn giáo bị hạn chế về những gì họ có thể dạy. Việc cải đạo từ Hồi giáo sang Cơ đốc giáo có thể là một tội ác với mức án hơn 10 năm tù.
Đức Tổng Giám Mục Dominique Mathieu mới được tấn phong là người gốc Bỉ. Ngài gia nhập dòng Phanxicô năm 1983 và được thụ phong linh mục năm 1989 sau khi học thần học ở Rôma tại Khoa Thần học Giáo hoàng Thánh Bonaventura. Ngài nói năm thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Ả Rập.
Ngài từng là giám đốc Đền Thánh Quốc Gia Thánh Anthony ở Brussels và sau đó là bề trên tỉnh dòng Phanxicô ở Bỉ. Ngài được cử đi truyền giáo vào năm 2013 tại Li Băng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục Tehran-Isfahan vào ngày 8 tháng Giêng năm 2021.
Source:Catholic News Agency
4. Ðức Hồng Y Sako cho biết: Giới nghiêm không cản trở cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha
Ðức Hồng Y Louis Raphael Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê, cho biết cuộc giới nghiêm vì đại dịch do chính phủ Iraq vừa ban hành, không phải là một chướng ngại đối với cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại nước này, từ ngày 5 đến 8 tháng 3 năm 2021.
Trong phiên họp hôm 14 tháng 2 năm 2021, của Ủy ban toàn quốc về sức khỏe và an ninh quốc gia, dưới quyền chủ tọa của thủ tướng Mustafa Al-Kadhimi, chính phủ đã ban hành một loạt các biện pháp hạn chế để đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 tại Iraq. Trong số các biện pháp đó, có sự giới nghiêm hoàn toàn mỗi tuần vào những ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chúa nhật, kể từ ngày 18 tháng 2 năm 2021, và giới nghiêm bán phần từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng, vào những ngày thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư và thứ Năm mỗi tuần, cho đến ngày 8 tháng Ba năm 2021. Ðiều này có nghĩa là cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha cũng nằm trong thời kỳ giới nghiêm.
Không phải tuân thủ biện pháp giới nghiêm trên đây là các nhân viên bộ y tế, lực lượng an ninh và các cơ quan chính phủ cung cấp các dịch vụ thiết yếu. Các cửa tiệm thực phẩm, bánh mì và tiệm thuốc tây được phép mở cửa từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối. Ngoài ra, dân chúng phải đeo khẩu trang, không được cử hành lễ an táng công cộng, các nơi thờ phượng của các tôn giáo đều bị đóng cửa cho đến khi có lệnh mới...
Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Italia, truyền đi ngày 15 tháng 2 năm 2021, Ðức Hồng Y Sako nói: “Về sự rủi ro nguy hiểm cho những người tham dự các cuộc gặp gỡ với Ðức Thánh Cha, đó là những người đã được chọn để đại diện các cộng đoàn Giáo hội, tất cả họ đã được đăng ký, vì thế sẽ không có vấn đề. Qua đó chúng tôi đã tuân hành tất cả những giới hạn do chính phủ đề ra để chống Covid-19. Ảnh hưởng của các biện pháp giới nghiêm đối với cuộc viếng thăm của Ðức Thánh Cha tương đối giới hạn. Trong những ngày qua, tôi đã gặp các vị lãnh đạo cao nhất của quốc gia: tổng thống, thủ tướng, để nói về cuộc viếng thăm này. Tất cả đều vui mừng vì họ biết rằng cuộc viếng thăm của Ðức Giáo hoàng là điều quan trọng đối với thiện ích của Iraq và của dân chúng”.
Ðức Hồng Y Sako cho biết ngài cũng nhận được những lời rất đẹp từ phía các vị lãnh đạo Hội giáo, như ông Mustada al-Sadr, thủ lãnh một số đông đại biểu quốc hội. Ngoài ra, cuộc gặp gỡ giữa Ðức Giáo hoàng Phanxicô với đại Ayatollah Al-Sistani có thể mở ra một hành trình rất quan trọng”. Về việc ký một văn kiện chung, không có sự khẳng định chính thức nào”.
Source:SIR
Phải chăng ‘Trời trồng’ những cột trụ kim loại ở hàng loạt quốc gia? Lo ngại tự do tôn giáo ở Pháp
Đặng Tự Do
16:29 23/02/2021
1. Phải chăng ‘Trời trồng’ những cột trụ kim loại ở hàng loạt quốc gia?
Một cột bằng kim loại dài 4m đã bất ngờ xuất hiện tại một bùng binh ở quận Bandal của thủ đô Kinshasa vào sáng Chúa Nhật.
Sự kiện mới nhất này nằm trong một loạt những vụ xuất hiện bí ẩn thu hút trí tưởng tượng của những người hâm mộ khoa học viễn tưởng trên toàn thế giới. Các trường hợp tương tự đã diễn ra tại một sa mạc ở tiểu bang Utah, Hoa Kỳ vào tháng 11, sau đó ở Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, làm dấy lên các thuyết âm mưu.
Những cột trụ này trông không giống như các tác phẩm kiến trúc thịnh hành trên thế giới khiến nhiều người đồn thổi rằng đó có thể là các tác phẩm của người ngoài hành tinh. Các phương tiện truyền thông Congo phổ biến một tin đồn rằng cây cột này là do “Trời trồng”.
“Chúng tôi thức dậy và thấy khối kim loại này”, Serge Ifulu, một cư dân địa phương cho biết. “Chúng tôi rất ngạc nhiên vì các mặt của nó có hình tam giác mà chúng tôi thường thấy trong các bộ phim tài liệu về Tam Điểm hay trong cuốn phim Illuminati”.
Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, số người hiếu kỳ vây quanh cột trụ kim loại này đã rất đông. Nhiều người cảm thấy tức giận vì chính quyền không loại bỏ cột trụ kim loại này, mà họ cho là tác phẩm của một tay phù thủy “tà ma ngoại đạo” nào đó, hay một mưu toan chính trị.
Một người lấy hết sức bình sinh ném một hòn đá vào cột trụ kim loại này. Nó bị móp khiến người ta vững tin rằng đó không phải là một khối kim loại đặc ruột. Dân chúng đã xúm lại dùng xà beng, gậy gộc đập phá tới tấp để xem bên trong có gì. Kết quả, bên ngoài là một lớp kim loại, bên trong chỉ là một khung sắt. Họ đã nổi lửa đốt nó đi.
Source:Reuters
2. Lạnh dữ dội khiến 24 người chết, hơn 4 triệu người không có điện ở Texas
Ít nhất 24 người đã chết và hơn 4 triệu người không có điện ở Texas sau khi đợt giá băng dữ dội hiếm gặp đã buộc nhà điều hành lưới điện của tiểu bang phải áp dụng hình thức mất điện luân phiên vì nhu cầu điện cao hơn.
Nguyên nhân cái chết của người này được nghi ngờ là do tiếp xúc với “nhiệt độ cực thấp”, Cảnh sát trưởng Houston Art Acevedo cho biết trên Twitter.
Đợt lạnh giá quét qua Texas cũng tràn đến khu vực phía bắc của nước láng giềng Mễ Tây Cơ, nơi các nhà chức trách cho biết 4.7 triệu người bị mất điện vào đầu tuần.
Việc đóng băng cũng gây thiệt hại cho ngành năng lượng của bang, cho đến nay là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất của Hoa Kỳ, đóng cửa các nhà máy lọc dầu và buộc các nhà khai thác đường ống dẫn khí đốt tự nhiên phải hạn chế lại.
Ngoài Texas, phần lớn nước Mỹ đang phải hứng chịu thời tiết lạnh thấu xương trong ba ngày cuối tuần.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết một khối không khí Bắc Cực đã lan xuống phía nam, vượt ra ngoài các khu vực quen với thời tiết băng giá, với cảnh báo bão mùa đông sẽ xảy ra tại hầu hết các khu vực Bờ biển Vịnh, Oklahoma và Missouri.
Source:Reuters
3. Lạnh quá Đức Cha Daniel Flores của Brownsville miễn kiêng thịt thứ Sáu 19 tháng 2
Đức Cha Daniel Flores Giám Mục của Brownsville đã thông báo hôm thứ Năm qua Twitter rằng ngài chuẩn chước cho anh chị em không phải kiêng thịt vào ngày thứ Sáu sau Thứ Tư Lễ Tro.
“Tôi đã ban hành một chuẩn chước chung trong Giáo phận về việc kiêng thịt vào ngày mai, 19 tháng 2 năm 2021. Nhiều gia đình trong Giáo phận sẽ không có lựa chọn nào khác ngoại trừ việc ăn những gì họ có,” Đức Cha Flores đã tweet vào ngày 18 tháng 2.
Ngài nói thêm, “Luật Chúa không có ý định gây thêm khó khăn cho những gì đã là một tình huống thử thách rất lớn đối với nhiều người. Tất nhiên, những người có thể tuân thủ kỷ luật này, có thể kiêng thịt. Tôi đề nghị điều này cho những người đau khổ vào lúc này”.
Giáo phận Brownsville đã bị ảnh hưởng đặc biệt bởi cơn bão mùa đông hiện đang đổ bộ vào khu vực phía nam của Hoa Kỳ.
Tình trạng mất điện ở Texas đã gây ra tình trạng thiếu năng lượng, thực phẩm và nước, buộc khu vực này phải tạm ngừng các lớp học, tạo ra các “trung tâm sưởi ấm” cho người già và đưa ra cảnh báo đun sôi nước máy vì các nhà máy khử trùng nước mất điện.
Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh là những ngày bắt buộc phải ăn chay và kiêng thịt đối với người Công Giáo. Ngoài ra, tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, các ngày thứ Sáu trong Mùa Chay là những ngày bắt buộc phải kiêng thịt.
Luật giữ chay là bắt buộc đối với người Công Giáo từ 18 tuổi cho đến 59 tuổi. Khi ăn chay, một người được phép ăn một bữa no, và hai bữa nhỏ khác cộng lại không bằng một bữa no. Các quy tắc liên quan đến việc kiêng thịt là bắt buộc đối với các người Công Giáo từ 14 tuổi trở đi.
Nếu có thể, việc nhịn ăn vào Thứ Sáu Tuần Thánh được tiếp tục cho đến Canh Thức Phục Sinh (vào đêm Thứ Bảy Tuần Thánh) như là việc “nhịn ăn vượt qua” để tôn vinh sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu, và để chuẩn bị cho chúng ta chia sẻ đầy đủ hơn và cử hành một cách dễ dàng hơn sự phục sinh của mình.
Source:Catholic News Agency
4. Quốc hội Pháp thông qua dự luật chống chủ nghĩa cực đoan gây lo ngại cho tự do tôn giáo
Quốc hội Pháp đã thông qua một dự luật mà những người ủng hộ cho rằng sẽ chống lại chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai, đặc biệt là đối với những người Hồi giáo ở Pháp. Tuy nhiên, dự luật bao gồm các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các tôn giáo, cấm các biểu tượng tôn giáo trong một số trường hợp và đưa ra các quy định nghiêm ngặt về giáo dục tại nhà.
Dự luật, có tiêu đề “Ủng hộ việc tôn trọng các nguyên tắc của nước Cộng hòa”, nhằm đề cao “các giá trị của Pháp” như chủ nghĩa thế tục và bình đẳng nam nữ. Nó đã được Quốc hội thông qua vào ngày 16 tháng 2 với tỷ số 347 trên 151 và 65 phiếu trắng. Quốc hội hiện nay được kiểm soát bởi đảng trung dung của Tổng thống Emmanuel Macron.
Dự luật được coi là gần như chắc chắn sẽ được thông qua ở Thượng viện do phe bảo thủ kiểm soát, mặc dù dự luật sẽ không được đưa ra trước Thượng viện cho đến ngày 30 tháng 3.
Ông Macron nói rằng cần phải có hành động để ngăn chặn sự xuất hiện của một “phản xã hội” từ chối luật pháp và các giá trị của Pháp như chủ nghĩa thế tục và bình đẳng, Agence France Presse đưa tin.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 29 tháng Giêng với hàng chục phóng viên nước ngoài, Macron nói rằng “ Tôi yêu cầu mọi công dân, bất kể tôn giáo của họ, tôn trọng các quy tắc của nước Cộng hòa, bởi vì họ là một công dân trước khi là một tín đồ hay một người không tin”.
Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin, nhà tài trợ chính của dự luật, đã nói rằng dự luật cung cấp “sự bảo vệ tốt hơn cho những phụ nữ là nạn nhân của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”.
“Đó là một cuộc tấn công thế tục cực kỳ mạnh mẽ”, ông nói với đài RTL trước cuộc bỏ phiếu. “Đó là một văn bản khó khăn nhưng cần thiết cho nền cộng hòa”.
Tuy nhiên, một số người chỉ trích dự luật này phản đối rằng nó nhắm vào người Hồi giáo và xâm phạm quyền tự do tôn giáo và tự do hiệp hội.
Đa số người Pháp theo Kitô Giáo, với một số lượng khá lớn tuyên bố không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Hồi chiếm khoảng 8% dân số Pháp. Trong hơn một thế kỷ, Pháp đã có một truyền thống thế tục hóa mạnh mẽ, được hình thành chủ yếu để phản ứng với Công Giáo, nhưng trong những thập kỷ gần đây nhắm chủ yếu vào Hồi giáo.
Source:Catholic News Agency
Các nữ tu, linh mục Công Giáo tham gia biểu tình chống đảo chính Miến Điện
Giáo Hội Năm Châu
21:53 23/02/2021
Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 24-February-2021 theo giờ Việt Nam
1. Các nữ tu, linh mục Công Giáo tham gia biểu tình chống đảo chính Miến Điện
Trong khi quân đội Myanmar tăng cường đàn áp những người biểu tình, thì các cuộc biểu tình vẫn bộc phát khắp nơi, yêu cầu khôi phục lại thể chế dân chủ và trả tự do cho các nhà lãnh đạo được dân bầu nên, có cả những người Công Giáo đã tham gia vào các biểu tình, các nữ tu cung cấp đồ ăn thức uống cho những người biểu tình.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Nhiều tu sĩ nam nữ và linh mục Công Giáo tham gia các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp đất nước Myanmar để phản đối cuộc đảo chính quân sự cách đây hai tuần, kêu gọi quân đội hãy trả tự do cho nhà lãnh đạo được dân chúng bầu chọn trong đảng của bà Aung San Suu Kyi và các dân biểu khác trong chính phủ, làm nên nền dân chủ.
Thông tấn xã UCA đưa tin, có hàng trăm ngàn người Công Giáo diễu hành trên các đường phố của thành phố chính của đất nước hôm Chủ nhật, vừa tuần hành vừa đọc kinh lần hạt. Những người trẻ tuổi cầm các biển ngữ “trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi” và “Chúng tôi ủng hộ CDM”, nghĩa là phong trào dân sự. Các nữ tu từ các giáo xứ khác nhau đã thể hiện tình đoàn kết với người dân Myanmar bằng cách diễu hành trên đường phố, cầu nguyện tại các hàng quán và cung cấp đồ ăn thức uống cho những người biểu tình ở Yangon và nhiều nơi khác.
Ở bang Kachin, một thành trì của đạo Thiên chúa, các nữ tu đứng ở lối vào của một khuôn viên nhà thờ trong khi cầm các biểu ngữ “Phản đối chế độ độc tài” và “Xin hãy lắng nghe tiếng nói của người dân” trong khi những người biểu tình tràn ra đường phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang ngày 14 tháng 2.
Cuộc đảo chính chống lại nền dân chủ
Quân đội Myanmar đã đảo chính vào ngày 1 tháng 2, sau khi bắt giữ các nhà lãnh đạo được dân chúng bầu phiếu một cách dân chủ từ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Su Kyi đứng đầu. Cuộc đảo chính diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và quân đội, vốn cho rằng cuộc tổng tuyển cử tháng 11, giành chiến thắng cho đảng NLD là gian lận. Kể từ đó các vụ bắt giữ cứ tăng lên...
Các cáo buộc của phe quân sự buộc tội bà Su Kyi bao gồm việc đăng ký các nhân viên trong guồng máy chính trị của bà…
Không sợ hãi trước đại dịch và bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người, hàng nghìn người thuộc mọi tầng lớp, mọi tôn giáo đã xuống đường trên khắp đất nước Phật giáo này kể từ khi quân đội đảo chính vào ngày 6 tháng 2.
Đối mặt
Lực lượng an ninh đã tăng cường đàn áp những người biểu tình chống đảo chính vào hôm thứ Hai, khi hàng ngàn thầy cô sinh viên học sinh và dân chúng diễu hành trên đường phố Mandalay, hô vang và cầm những tấm biển ngữ có nội dung như: “Hãy trả tự do cho các nhà lãnh đạo của chúng ta”, “Ai đứng về phía công lý?” và "Yêu cầu ngừng bắt người bất hợp pháp lúc nửa đêm."
Tối Chủ nhật vừa qua, quân đội đã cúp internet trên toàn quốc trong vòng 8 giờ, hầu kiểm soát an ninh ở các thành phố lớn.
Chính quyền quân đội cảnh báo những người biểu tình trên toàn quốc rằng họ có thể phải đối diện với án tù 20 năm nếu bất chấp các lực lượng vũ trang. Quân đội cho biết các bản án dài và tiền phạt cũng sẽ được áp dụng cho những người kích động "thù hận hoặc khinh thường" đối với các nhà lãnh đạo của cuộc đảo chính. Các việc thay đổi pháp lý đã được công bố khi xe bọc thép xuất hiện trên đường phố của thành phố.
LHQ
Người đứng đầu Liên hợp quốc hôm Chủ nhật đã kêu gọi quân đội và cảnh sát đảm bảo quyền hội họp và biểu tình cách ôn hòa, phải được “tôn trọng hoàn toàn” và người biểu tình “không bị trả thù”. Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết: “Các báo cáo về bạo lực tiếp tục leo thang, đe dọa và quấy nhiễu các nhân viên chính quyền là điều không thể chấp nhận được.
Ông Thomas Andrews, một nhân viên đặc biệt của LHQ cho hay về tình hình nhân quyền ở Myanmar, trên tweet như sau “cứ như thể các tướng lĩnh đã tuyên chiến với người dân Myanmar: các cuộc đột kích vào nhà đêm khuya; hạch sách và bắt bớ; nhiều quyền lợi của dân chúng bị tước bỏ như cúp internet, đưa các đoàn xe quân đội vào kiểm soát dân chúng”. Ông ta đã nhấn mạnh: “Thật là những thảm trạng của một tình trạng tuyệt vọng! Các tướng lãnh trong quân đội sẽ phải chịu trách nhiệm!”
2. Đức Thánh Cha nói: Các Kitô hữu bị giết ở Libya năm 2015 là 'những nhân chứng của Chúa Giêsu'
Đức Thánh Cha Phanxicô nhớ lại 21 chứng nhân Kitô hữu trung thành, họ là 20 tín hữu Chính thống giáo Ai Cập và 1 người Ghana - những người đã bị các phần tử Hồi giáo cực đoan giết vào năm 2015 tại Libya.
(Tin Vatican – Lm Benedict Mayaki, SJ)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video vào hôm thứ Hai (14/2/2021) nhân ngày kỷ niệm sáu năm 21 Kitô hữu Chính thống bị Nhà nước Hồi giáo giết ở Libya.
Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay là ngày mà vào năm 2015, tôi nhớ trong tâm trí tôi một phép rửa đẫm máu của hai mươi mốt người đàn ông là các Kitô hữu không được rửa tội bằng nước và Chúa Thánh Linh mà bằng máu”.
“Họ là những vị thánh của thời đại chúng ta, Thánh của mọi Kitô hữu, Thánh của mọi giáo phái và truyền thống Kitô giáo,” Đức Thánh Cha khẳng định như thế. “Họ là những người đã trao phó cuộc đời mình trong máu thắm Chiên Con, họ là những người... thuộc về dân Thiên Chúa, những người trung thành của Thiên Chúa."
Sự kiện này được tưởng nhớ vào thứ Sáu trong một buổi lễ trực tuyến, có sự tham dự của Đức Thượng phụ Chính thống Tawadros II, với sự hiệp thông của Giáo hội Anh giáo, Đức Tổng Giám Mục Justin Welby thành Canterbury, và một số chức sắc khác.
Những con người bình thường làm chứng nhân cho Chúa Giêsu
Nói thêm về cuộc sống chứng tá của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng 21 Kitô hữu này “làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô” họ là “những con người bình thường” đi làm ăn để nuôi sống gia đình của họ”.
“Họ là những người đàn ông bình thường, những người cha của gia đình, những người cha mong muốn hạnh phúc cho con cái mình; họ đã sống với phẩm giá của những người lao động, những người không chỉ tìm cách mang cơm bánh về cho gia đình, mà còn sống xứng với phẩm giá của công ăn việc làm của mình”.
Đức Thánh Cha nói: "Họ bị cứa đứt cổ vì sự tàn bạo của ISIS, họ chết khi kêu cầu "Lạy Chúa Giêsu! ", xin thương xót con".
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay mặc dù cái chết của họ trên bãi biển ở Sirte là một thảm kịch, nhưng bãi biển đó đã được “chúc phúc bởi máu của họ”. ĐTC nói thêm rằng thật vậy “từ sự đơn sơ, từ đức tin đơn thành nhưng kiên định của họ, họ đã nhận được món quà lớn nhất mà một Kitô hữu có thể nhận được: làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô qua việc hiến dâng mạng sống mình”.
Biết ơn Chúa, Giáo hội và gia đình
Bày tỏ lòng biết ơn đối với Thiên Chúa về món quà của những “người anh em can đảm” này, Đức Thánh Cha tạ ơn Chúa Thánh Thần đã ban cho họ “sức mạnh và sự kiên vững” để tuyên xưng Chúa Giêsu ngay cả khi họ phải hiến mạng.
Đức Thánh Cha cũng thừa nhận ơn của các giám mục và linh mục trong Giáo hội Chính Thống đã “nuôi dạy họ và giúp họ trưởng thành trong đức tin.”
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn họ trong việc vun trồng và nuôi dưỡng đức tin: “Họ là những người vun trồng đức tin 'bằng một ngôn ngữ', mà Đức Thánh Cha Phanxicô nói “một thứ ngôn ngữ vượt lên mọi ngôn ngữ loài người…”
3. Đức Thánh Cha châu phê tám sắc lệnh liên quan đến các ứng cử viên phong thánh
Thứ Bảy 20-2-2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê tám sắc lệnh của Bộ Phong thánh, trong đó có một sắc lệnh xác nhận một phép lạ.
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh, người đã đệ trình bày các sắc lệnh để ĐTC châu phê những nguyên nhân của một số ứng viên trong tiến trình phong thánh.
Đức Thánh Cha đã đã châu phê sắc lệnh về phép lạ do một nữ giáo dân người Ý, để nân bà lên hàng chân phước. Một trong bảy sắc lệnh về các nhân đức anh hùng liên quan đến một linh mục người Anh.
Armida Barelli, Ý
Một sắc lệnh phê chuẩn một phép lạ được thể hiện nhờ sự chuyển cầu của một nữ giáo dân người Ý, Tôi tớ đáng kính của Chúa Armida Barelli, một thành viên của Dòng Phan sinh tại thế. Bà sinh ngày 1 tháng 12 năm 1882 tại Milan và mất tại Marzio, Ý vào ngày 15 tháng 8 năm 1952.
Trong thời gian học tại trường nội trú dưới sự quản trị của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phanxicô từ năm 1895 đến năm 1900, cô đã khám phá ra ơn gọi tu trì của mình và sống đặc sủng Phan sinh. Từ chối một số lời cầu hôn, cô quyết định dâng mình phục vụ tha nhân, đặc biệt là người nghèo và trẻ em mồ côi. Cùng với Cha Agostino Gemelli, OFM, cô đã đồng sáng lập Học viện cho những người dấn thân trở nên những Thừa sai cho Vương quyền của Chúa Kitô, hiện nay có hơn 2.200 thành viên tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Phép lạ được bà chuyển cầu sẽ nâng bà lên hàng chân phước. Bà cần thê hiện một phép lạ khác để được phong hiển thánh.