Ngày 21-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:13 21/02/2009
SÙNG BÁI NGẪU TƯỢNG

N2T


Đại sư đã nhiều lần cảnh cáo các đệ tử về cạm bẩy của tôn giáo. Ông ta thích nhất là nói về câu chuyện của một vị tiên tri, vị tiên tri này tay cầm lửa đi trên phố lớn phố nhỏ nói lớn: “Thiên Chúa sẽ đem lửa đốt cháy thánh điện, như thế con người ta mới biết chăm sóc chính mình, mà sự liên hệ với Thiên Chúa thì vượt qua thánh điện.”

Sau đó, đại sư còn nói thêm một câu: “Sẽ có một ngày tự tay ta sẽ châm lửa đốt cháy thánh điện và Thiên Chúa cùng một lúc.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Sư phụ đúng là ăn nói phạm thượng, vì muốn đốt cháy Thiên Chúa và thánh điện cùng một lúc.

Nhưng xét cho rốt ráo, thì sư phụ nói cũng đúng, nếu chúng ta chỉ chú trọng đến đền thờ vật vật chất với những kiến trúc nguy nga, trang hoàng lộng lẫy, để rồi mỗi tuần một lần đến nhà thờ dâng lễ theo luật rồi biệt tăm mất tiêu luôn tuần khác, thì cũng nên...đốt nhà thờ luôn cho khỏe, bởi vì nhà thờ xây cho nguy nga tráng lệ, mà không xây dựng đền thờ tâm hồn cho tốt đẹp, thì cũng vô ích mà thôi.

Có một vài người Ki-tô hữu chỉ đến nhà thờ mỗi tuần một lần rồi thôi, nhưng không đem ơn súng của Chúa của lần đến nhà thờ ấy để sống trong sáu ngày của mình, cho nên họ chưa làm chứng được cho Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình.

Đại sư chưa đốt cháy thánh điện và Thiên Chúa, nhưng chính chúng ta đã đốt cháy Thiên Chúa và thánh điện trước rồi.

Đốt lúc nào vậy ? Đốt khi chúng ta lợi dụng nhà thờ để kiếm tiền của các bà góa; đốt khi chúng ta dùng nhà thờ để chia bè chia cánh “chém giết” nhau ví quyền lợi; đốt khi chúng ta đem nhà thờ để “đấu giá” lòng đóng góp của giáo dân, mà để đền thờ tâm hồn giáo dân tối tăm u ám mà không xây dựng...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:14 21/02/2009
N2T


87. Không có Chúa Giê-su thì đều là âu sầu hỏa ngục; có Chúa Giê-su thì đều là thiên đàng ngọt ngào.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:16 21/02/2009
N2T


31. Một đồng cẩn thận thì hơn một cân khôn ngoan.

 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:17 21/02/2009
CHỦ NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 2, 1-12

“Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội.”


Bạn thân mến,

Chúa Giê-su có quyền tha tội vì Ngài là Thiên Chúa, và chỉ Thiên Chúa mới có quyền năng chữa lành bệnh hoạn nơi thân xác và bệnh hoạn trong tâm hồn của con người, đó chính là việc tha tội. Có những lần bạn và tôi tỏ ra ganh tức vì người bạn của mình được nổi tiếng, được mọi người biết đến, đó là bởi vì lòng ích kỷ của chúng ta quá lớn, đến nổi không nhận ra tài năng của người bạn mình.

Lòng ghen ghét và ích kỷ đã làm mờ mắt của các kinh sư khi thấy Chúa Giê-su nói với người bại liệt: “này con, tội con được tha rồi.” Bởi vì chỉ dựa vào sách vỡ, chị cậy vào các thứ lề luật mà không nhìn thấy việc làm thiết thực của Chúa Giê-su nên các kinh sư mới thì thầm phê phán Ngài là phạm thượng, nếu họ -các kinh sư- không quá câu nệ luật lệ, thì chắc chắn họ cũng sẽ thấy được những việc Chúa Giê-su làm là bởi Thiên Chúa mà đến.

Khi đức tin của bạn và tôi được củng cố bởi Lời Chúa, thì lúc đó bạn và tôi sẽ nhìn thấy rất rõ những tài năng mà anh em chị em đã làm cho người khác, mà không một chút phê bình họ; khi đức tin của bạn và tôi mạnh mẻ như đức tin của người bại liệt, thì lúc đó bạn và tôi mới được gọi là người yêu tha nhân như chính mình.

Bạn thân mến,

Người bại liêt bị bệnh về thân xác không cử động được, nhưng đức tin của ông ta vào Chúa Giê-su thì sinh động vô cùng, cho nên dù ông ta chưa mở miệng cầu xin Chúa, nhưng chính đức tin của ông –tự thâm tâm- đã cầu xin rồi nên Chúa Giê-su lập tức chữa lành cho ông ta.

Các kinh sư –và cả chúng ta nữa- tuy không bại liệt nơi thân xác, nhưng tâm hồn thì bị chứng bại liệt, vì có rất nhiều lúc, chúng ta không sinh động nhận ra ơn Chúa hoạt động nơi người khác, chúng ta chỉ biết và chỉ muốn độc quyền ơn Chúa mà thôi, nên hay phê phán và bất bình với người khác khi họ nhân danh Chúa làm những điều có ích cho anh chị em.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa chữa lành bệnh bại liệt trong tâm hồn của chúng ta, để đức tin của chúng ta được sống động và dễ dàng nhận ra ơn Chúa trên người khác.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

-----------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Ngày tình yêu: chia sẻ với các bạn trai & bạn gái (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:20 21/02/2009
CÔNG DUNG NGÔN HẠNH

Các bạn gái thân mến,

Dù chúng ta sống trong thời đại nào, thì người ta vẫn cứ luôn muốn người con gái phải có công dung ngôn hạnh, người chồng nào cũng muốn kiếm cho mình một người vợ hiền, bạn trai nào cũng muốn kết bạn với một người con gái dễ thương, bởi vì chính người vợ là người đóng vai trò lớn nhất trong việc đem lại hạnh phúc cho gia đình. Do đó, công dung ngôn hạnh là những đức tính mà người con gái phải biết để sống, bởi vì các đức tính ấy như nước tưới cho cây hoa thêm xinh tươi, như phân bón làm cho cây hoa thêm sức mạnh.

Công Dung Ngôn Hạnh là tứ đức của người con gái: Công là biết việc để làm, Dung là khuôn mặt vui tươi rạng rỡ, Ngôn là lời nói dịu dàng, Hạnh là nết na.

Người ta thường nói: trai tài gái sắc, là để nói lên nguyên nhân quyến rủ nhau của nam và nữ, người con trai thích con gái đẹp, và người con gái thì tích những chàng trai có tài, đó là chuyện bình thường và tự nhiên. Tuy nhiên, điều quan trong ở nơi người con gái không phải chỉ có sắc đẹp mà thôi, nhưng còn có cái nết nữa, cái nết nầy làm nên những điều kỳ diệu nơi người con gái, là chất keo dính thu hút tình yêu của đàn ông con trai, nếu không có cái nết thì dù cho các bạn gái có sắc đẹp nghiêng nước khuynh thành thì cũng chỉ là hồng nhan đa truân mà thôi.

1. Công

Công là việc làm, nhìn thấy việc làm của người con gái thì người ta có thể nhận ra người con gái ấy siêng năng hay làm biếng, giỏi hay dở, biết quán xuyến việc nhà hay không, và cũng từ nơi cái CÔNG ấy, mà người con trai chọn vợ cho mình.

Thời nay có những con gái không biết nấu cơm, bởi vì đã có thức ăn nhanh bán đầy ngoài chợ hoặc nơi các cửa hàng; cũng có nhiều cô gái không biết may vá, vì áo quần may sẵn được bán đầy ngòai chợ hoặc trong các cửa hàng quần áo. Như thế không thể đổ lỗi cho thời thế là văn minh hiện đại cần gì phải nấu ăn mà không nấu, cũng không phải ông chồng nào cũng thích ăn cơm hộp, cũng không phải áo quần mặc hoài không cũ không rách, cho nên biết việc mà làm đối với người con gái rất là quan trọng.

Đã có những trường hợp gia đình tan nát, vợ chồng gây gỗ nhau hoài là vì gia đình chồng vợ rất ít khi ăn cơm chung với nhau, vì –có lẽ- chồng làm ca sáng vợ làm ca chiều, nhưng nguyên nhân chính là vợ không chịu nấu cơm, mà chỉ chạy ra mua cơm hộp về cho cả nhà cùng ăn, mà không hiểu rằng, bữa cơm chung trong gia đình rất quan trọng, nó làm cho cha mẹ con cái quây quần bên nhau, và trong bữa cơm mọi người có thể chia sẻ cho nhau những công việc của mình...

Công cũng là sự chuyên cần của các bạn gái, bởi vì một cô gái biết việc làm thì luôn bận bịu với công việc, mà người ta thường nói là “buông cái chầm cầm cái chèo” là vậy. Một người con gái thích làm việc trong gia đình, nói nôm na là thích nội trợ, thì cô ta sẽ không còn giờ ngồi lê đôi mách nói chuyện hết người này đến người nọ, cô ta cũng sẽ không có rỗi rãnh để tụm năm tụm ba nói to nói nhỏ chuyện gia đình chồng con. Sự chuyên cần của các bạn gái sẽ làm cho các chàng trai yêu thích, vì không ai chọn cho mình một người yêu mà việc gì cũng không biết làm, hoặc biết làm mà cứ đùa qua đùa lại cho người khác, cho nên, dù cô gái có học giỏi mấy chăng nữa, thì cũng sẽ không mấy được các chàng trai vui thích.

2. Dung

Dung là khuôn mặt. Một khuôn mặt vui tươi, miệng như luôn nở nụ cười thì ai cũng thích thú muốn làm quen, nhất là các bạn gái.

Có những bạn gái có khuôn mặt xinh đẹp nhưng cứ hếch mặt lên trời mà đi, làm như trên đời này chỉ có mình là người đẹp, còn ai cũng xấu xí lọ lem, những bạn gái này chắc chắn là chẳng có ai thích, vì tuy đẹp nhưng trên mặt không tỏa ra nét dịu dàng tươi vui, trái lại, có những bạn gái tuy khuôn mặt không đẹp nhưng trên mặt luôn có nét vui tươi, thân thiện thì có nhiều người thích, bởi vì Dung không chỉ là khuôn mặt mà thôi, nhưng còn là sự dịu dàng tỏa ra trên nét mặt nữa, cho nên khi nhìn thấy khuôn mặt của một cô gái, dù không đẹp, nhưng phúc hậu thì người ta liền nảy sinh lòng cảm mến; Dung cũng còn là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái được biểu hiện ra trên khuôn mặt, nó làm cho người đối diện cảm thấy an lòng khi trò chuyện.

Có những bạn gái chỉ mới mười sáu mười bảy tuổi, nhưng khuôn mặt đã già trước tuổi, bởi vì muốn khuôn mặt mình đẹp nên cứ son phấn đánh vào cho nhiều, thế là tuổi hồn nhiên trôi theo những vệt son phấn để lại những vết hằn của tuổi trẻ trên khuôn mặt của mình.

Tươi cười trong mọi nghịch cảnh là cái Dung của người con gái, của người vợ hiền đảm đang và của người mẹ phúc hậu, đó là hạnh phúc của đàn ông con trai và của gia đình con cái. Bởi vì khi cái Dung không tỏ hiện được nét đẹp duyên dáng của tâm hồn, thì có đẹp như chim sa cá lặn thì cũng chẳng ích gì cho hạnh phúc gia đình.

3. Ngôn

Ngôn là lời nói. Con gái mà ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương thì phải biết, ai cũng yêu mến; trái lại, con gái mà ăn nói như “dùi cui chấm mắm nêm” thì thật là một bất hạnh, bởi vì:

“Một thương tóc bỏ đuôi gà

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên…”


Lời nói, tự nó là một vũ khí sắc bén của đàn bà con gái, nó không phải là con dao nhưng sắc bén hơn cả dao kéo; nó không phải là cung tên, nhưng mỗi lời nói phát ra thì bắn thẳng vào tim của những người yêu cũng như người ghét, rất đau và rất hạnh phúc.

Ngôn của người con gái được tỏ hiện qua cách cư xử với những người chung quanh: có những bạn gái thì ăn nói đốp chát vào mặt người khác, có những bạn gái thì nói năng như phường lỗ mãng, lại có những bạn gái nói năng như những bà bán cá ngoài chợ, các bạn gái ấy tưởng rằng những lời nói “nặng nề” ấy của mình sẽ được mọi người kính nể, và hơn thế nữa, có thể trở thành người ăn nói mạnh bạo mà không cần phải kiêng dè ai ?! Đó là những suy nghĩ sai lầm của các cô gái có khuôn mặt đẹp, nhưng nói năng thì chẳng khác gì bọn con trai du thủ du thực. Tôi đã tận mắt nhìn thấy một nhóm các nữ sinh mặc áo dài trắng, hai tà áo cột túm quanh lưng, hai tay áo xắn lên cao và miệng thì luôn mồm chửi rủa đéo cha đéo mẹ như đàn ông con trai, nhóm nữ sinh này đang bao vây một bạn gái khác và dùng những câu nói xa lạ không có trong từ điển tiếng Việt để chửi bạn học của mình...

a. Ngôn ở gia đình.

Ngôn ở gia đình là Ngôn mà các bạn gái thường sử dụng với cha mẹ và các anh chị em của mình, cũng như nói chuyện với hàng xóm, là ngôn mà khi người ta nghe được thì liền đánh giá trực tiếp ngay gia đình cha mẹ dạy dỗ con cái như thế nào, là Ngôn mà khi khách tới nhà thì đem lòng khen đáo khen để bạn mình có cô con gái ăn nói dễ thương nhẹ nhàng, là Ngôn mà khi bạn trai của anh mình đến chơi đã nghe rồi thì không nở rời bước.v.v...đó là những lời nói có giáo dục hẳn hoi, được cha mẹ chỉ bảo và được con gái nghe theo để làm vốn tương lai cho mình.

Một người người con gái có giáo dục thì lời nói của họ có nét dễ thương duyên dáng, khôn ngoan và vui tươi.

Có những bạn gái khi về nhà thì to tiếng cãi lời cha mẹ, chảnh chọe với hàng xóm, nạt nộ em trai em gái mình, và làm “ngứa mắt” người hàng xóm vì những lời nói ỏng ẹo điệu bộ; tuy vậy, vẫn có những bạn gái ăn nói rất có duyên, nghe mà mát ruột dù đang giận hờn, các bạn gái này biết dùng lời nói của mình như là khí giới bảo vệ mình, và là chất xúc tác hứng thú cho người tiếp chuyện với họ, bởi vì chính các bạn gái này đã biết “học ăn, học nói, học gói, học mở” ngay từ khi còn ở trong gia đình với cha mẹ mình.

b. Ngôn ở nhà trường.

Ngôn ở nhà trường là Ngôn lễ phép với thầy cô và dễ thương với các bạn học; Ngôn ở nhà trường là lời nói được các thầy các cô chăm chút từng lúc, là lời nói được giáo dục và chọn lựa, cho nên ngay khi còn ở ghế nhà trường mà các bạn gái không chịu học tập cách ăn cách nói của mình, thì sẽ làm tủi nhục các thầy cô và bạn bè của mình, bởi vì nếu ngay khi còn cắp sách vỡ đi học mà lời nói đã dao to búa lớn, thì khi lớn lên ra giữa đời không những làm cho người khác đánh giá con người của mình là thứ vô học (dù mình có học), đồ vô giáo dục (dù mình có giáo dục). Cho nên dù thế nào chăng nữa, Ngôn ở nhà trường vẫn là lời nói mà các bạn gái cần phải để ý học hỏi như một môn học riêng cho mình.

Ở nhà trường các bạn gái có nhiều cơ hội được tiếp xúc và được nói nhiều với nhiều người, các bạn có thể rút ra cho mình một kinh ngiệm riêng khi đối thoại với người khác, bởi vì việc ăn nói dễ thương khôn phải tự nhiên mà có, nhưng còn là do mình luyện tập và chú ý khi trò chuyện với người khác. Có những bạn gái tuy học hành không cao nhưng ai cũng thích nghe các bạn ấy nói, vì lời nói của các bạn ấy dễ thương và nhẹ nhàng, và được đánh giá là người có giáo dục. Được người khác khẳng định mình qua lời ăn tiếng nói là một thế lợi cho mình, cho nên, khi còn ở ghế nhà trường, thì các bạn gái nên tập tành thói quen ăn nói dịu dàng, dễ nghe và vui vẻ.

c. Ngôn ở ngoài xã hội.

Dù các bạn gái chưa ra đời làm việc, nhưng có rất nhiều cơ hội để trò chuyện với những người khác, như khi giúp mẹ đi chợ, đi sắm áo quần, đi dự tiệc sinh nhật của bạn bè, đi du lịch hoặc tham gia một vài sinh hoạt giao lưu nào đó của trường mình và trường khác trong thanh phố, đây là những dịp hiếm có để các bạn quan sát người khác trò chuyện với nhau, và cũng là cơ hội để các bạn mở rộng kiến thức giao tiếp với người khác.

Ngôn ở ngoài xã hội rất đa dạng và phức tạp, bởi vì xã hội là một cộng đồng lớn đủ mọi thành phần chung sống với nhau, giap tiếp nhau, làm ăn buôn bán với nhau, do đó mà ngôn từ của họ cũng phức tạp không kém, do đó mà khi các bạn gái có dịp ra ngoài thì cần phải chú ý học hỏi nhiều hơn.

Vào chợ búa các bạn gái sẽ nghe được những ngôn từ phức tạp, có khi gây gương mù gương xấu bởi những người bán hàng cá hàng thịt oang oang nói những lời khó nghe; vào các cửa hàng siêu thị các bạn sẽ nghe được những lời nói niềm nở dễ thương của các nhân viên bán hàng; vào tiệm nét (internet) các bạn sẽ nghe được những ngôn từ lóng không có trong từ điển tiếng Việt mà các bạn chát nói chuyện với nhau.v.v...đó là chưa nói khi các bạn gái vào những khu nhà ổ chuột, các bạn sẽ nghe những tiếng chửi rủa, những lời nói mà nghe xong thì các bạn bịt tai đi cho nhanh ra khỏi chỗ ấy...

Lời nói ngoài xã hội thật vô cùng phức tạp, nhưng không phải tất cả đều đáng sợ, bởi vì chính lời nói của mình sẽ làm cho người khác thấy vui vẻ và bằng lòng không nói những lời “mất dạy” hoặc những lời khó nghe trước mặt mình. Đó chính là nhờ vào sự học hỏi ở gia đình và ở nhà trường, đó chính là nhờ các bạn gái biết chọn hướng đi cho tương lai của mình bằng cách học tập ngay khi còn ở ghế nhà trường.

Có những bạn gái khi đi phỏng vấn để kiếm việc làm được giám khảo chấm đậu, dù cho có một vài sơ suất nhỏ, nhưng ban giám khảo cũng vẫn cho qua, là vì các bạn ấy ăn nói dễ thương và đối đáp dịu dàng, lịch sự, cho nên thế mới biết, ở ngoài xã hội người ta luôn chú trọng đến cách ăn nói của các bạn gái để đánh giá năng lực tương lai của họ, bởi vì lời nói được phát ra nhẹ nhàng dễ thương là do bởi một tâm hồn chứa đầy sức sống, yêu đời và thân thiện.

d. Ngôn ở nhà thờ

Nhà thờ là nơi thờ phượng Thiên Chúa cách công khai của người Ki-tô hữu, khi đến nhà thờ thì lòng mỗi người đều cảm thấy như thanh thới nhẹ nhàng, bởi vì họ đang đi về nhà Thiên Chúa là Cha trên trời của họ, nơi đây những ngôn từ được thốt ra là để ca tụng, ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa, cho nên tất cả mọi người Ki-tô hữu đều cảm nghiệm được Chúa đang hiện diện với họ, do đó mà những bài ca, những lời kinh mà họ thốt ra đều chất chứa niềm tin yêu và hy vọng...

Kinh nghiệm cho thấy các bạn gái nào thường đến nhà thờ thì chắc chắn có đời sống khác với những bạn cùng trang lứa, bởi vì chính những bạn gái này được dạy dỗ biết nói ra những lời đầy chân thành và bác ái với tha nhân; và kinh nghiệm cũng cho thấy rằng, các bạn gái nào có tham gia sinh hoạt ở nhà thờ như ca đoàn, hướng dẫn viên giáo lý, Thiếu Nhi Thánh Thể.v.v...thì thường là những cô gái hiền lành, dễ thương, dễ mến, bởi vì ngay trong môi trường của nhà thờ, lời nói của các bạn gái ấy đều được uốn nắn bởi các linh mục và những người có trách nhiệm của nhà thờ; và một kinh nghiệm nữa cho thấy, các bạn trai khi tìm cho mình một người bạn nhảy nhót ăn chơi điệu đàng, thì họ đến các nơi nhảy nhót vũ trường hoặc bia ôm, cà phê ôm, nhưng muốn tìm cho mình một người vợ, thì họ sẽ đến nhà thờ để kiếm tìm. Tại so vậy ? Thưa, tại vì những cô gái nào thường đến nhà thờ thì thường là những cô gái có đức hạnh trên trung bình...

Ngôn nơi nhà thờ là ngôn của yêu thương, ngôn của an ủi, ngôn của vui tươi và hiệp nhất. Do đó, nếu các bạn gái thường đến nhà thờ thì sẽ thấy rõ Lời Chúa dạy dỗ mình cách sống đúng đạo làm người và làm con của Chúa, từ nơi nhà thờ, các bạn gái học tập cách nói những lời yêu thương, học nói những lời đem lại bình an và vui vẻ cho người khác qua việc tham dự thánh lễ và các buổi học hỏi Lời Chúa, cũng như các buổi sinh hoạt các đoàn thể khác.

(còn tiếp)

---------------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
15:17 21/02/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (71)

701. Vấn đề “tội” là vấn đề rất quan trọng.

Nếu chúng ta không tin có tội, chúng ta cũng không tin có Chúa.
Nếu chúng ta không tin có tội, chúng ta sẽ tha hồ phạm tội mà không sợ gì, chỉ sợ người ta bắt được mà phạt bề ngoài mà thôi.
Nếu chúng ta không tin có tội, đời sống đạo đức, công bình, thánh thiện, bác ái sẽ không có ý nghĩa gì, vì thế, chúng ta sẽ tha hồ sống bất công, tham nhũng, lươn lẹo, phỉnh gạt, dâm tà, … vì khi đó, chúng ta đâu còn tin có Ông Trời mà sợ, đâu còn tin có lương tâm cắn rứt nữa mà lo!

702.Tội là do ta muốn

Theo lời Chúa Giêsu dạy, tội là do lòng mình mà ta, nghĩa là do ta muốn:
- “Vì tự lòng, phát xuất ra những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó là những cái làm cho con người ra ô uế.” (Mt 15,19-20).

703. Tội làm cho chúng ta ra dại dột

Dại dột thứ nhất: Thật là dại dột khi chúng ta làm sỉ nhục Đấng mà chúng ta phải tùy thuộc tất cả: khí để thở, nước để uống, các đồ để ăn cho được sống như cơm bánh, cá, chim, hoa quả, trái cây, …
Dại dột thứ hai: Thật là dại dột khi chúng ta làm sỉ nhục một Đấng ở trên cao, đang cầm cái giây treo lơ lửng mạng sống chúng ta và có thể thả chúng ta rớt xuống bất cứ lúc nào.
Dại dột thứ ba: Thật là dại dột khi chúng ta thường sợ mất lòng nhau, sợ mất lòng kẻ khác, nhưng chúng ta lại không sợ mất lòng Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử chúng ta.

704. Mỗi tội chúng ta phạm là tội thờ thọ tạo như thờ Chúa của mình.

Những thọ tạo ở đời nầy, Chúa ban cho chúng ta như những phượng tiện được dùng để đi tìm Chúa mà tôn thờ. Nhưng khi phạm tội, chúng ta tôn thờ các thọ tạo, chúng ta xem chúng như là mục đích, chứ không phải là phương tiện nữa.
Như vậy, khi phạm tội, chúng ta hạ bệ Chúa xuống để đưa thọ tạo lên mà tôn thờ. Bởi thế, mỗi tội chúng ta phạm đến Chúa là tội thờ thọ tạo như thờ Chúa của mình.

705. Tầm mức nặng nề và quái gở của tội

Tội lỗi thật nặng nề và quái gở, vì dù trọng hay nhẹ, tội lỗi luôn luôn gây ra những hậu quả ghê tởm cho linh hồn chúng ta.
Tội trọng thì sao? Tội trọng làm cho linh hồn chúng ta ra hư đốn, làm cho ý chí chúng ta đầu hàng trước các cơn cám dỗ, làm tê liệt lương tâm chúng ta. Tội trọng đuổi Chúa ra khỏi linh hồn chúng ta, giết chết linh hồn chúng ta, cướp mất tất cả công nghiệp chúng ta đã lập được. Tội trọng làm cho chúng ta phải sa xuống hỏa ngục đời đời.
Còn tội nhẹ thì sao? Tuy chưa giết linh hồn chúng ta, nhưng tội nhẹ làm cho linh hồn chúng ta ra yếu nhược, ngăn trở chúng ta đi đàng nhân đức, ru ngủ chúng ta trong nguội lạnh trễ nải, dẫn chúng ta đi xuống dốc để phạm tội trọng dễ dàng.

706. Đừng tạo thành công, rồi dừng lại và ru mình trong đó.

Nếu bạn đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn.
Nếu bạn đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân, của gia đình mình, hãy chuyển hướng sang nhóm của bạn, cho xã hội và cho loài người.
Đừng tạo thành công, rồi dừng lại và ru mình trong đó.
Bạn có nội lực, kỹ năng và hoàn toàn có khả năng để tạo nên điều khác biệt. (Tài Sản Quý Nhất Ở Đâu?)

707. Phải hành động! Phải đạt cho được kết quả!

Cần phải quyết định và cần phải muốn bằng một ý chí kiên trì, bất biến để đi đến cùng.
Điều quan trọng là hành động để thực hiện các quan niệm, để kết thúc bằng những kết quả.
Hãy làm việc! Hãy chồng hòn đá nầy lên hòn đá kia! Hãy xây dựng!
Phải làm một cái gì đó!
Phải hành động!
Phải đạt cho được kết quả! … Đúng thế! Tôi chỉ biết kết quả! (Foch) (Sống Sao Cho Ra Sống!)

708. Mềm mại như cây liễu! Đừng cứng cỏi như cây tùng!

Các ông thầy võ nhật dạy các môn đệ phải “mềm mại như cây liễu, đừng cứng cỏi như cây tùng.”
Bạn có biết tại sao những vỏ xe hơi lăn trên đường mà chịu được đủ các tội tình: nào cọ vào đường, nào đè lên đá nhọn không?
Mới đầu, các nhà chế tạo đưa ra những vỏ xe cứng rắn, nhưng chẳng bao lâu, vỏ xe tan tành ra từng mảnh. Rồi họ mới chế ra những vỏ xe mềm hơn để làm cho sự đụng chạm trên đường dịu, nhẹ đi và những vỏ nầy “chịu đựng” được.
Trên đường đời khập khểnh, bạn và tôi, nếu ta học cách nào làm cho những sự đụng chạm dịu bớt đi, thì cuộc hành trình của ta cũng dài hơn và êm đềm, sung sướng hơn. (Quẳng Gánh Lo Đi và Vui Sống)

709. Hai từ “làm ơn” và “cám ơn”

Một trong những nhu cầu sâu xa nhất trong tâm hồn con người, là được đánh giá cao.
Mỗi khi bạn thể hiện sự đánh giá cao đối với ai đó về việc họ làm, bạn khiến họ thấy mình có giá trị, có năng lực hơn.
Bạn thể hiện điều ấy, đơn giản chỉ bằng lời “cám ơn”.
Chữ “cám ơn” là hai từ mạnh nhất trong tiếng Anh và là cách diễn đạt có giá trị nhất trong bất cứ ngôn ngữ nào.
Tôi (Og Mandino) đã từng đi và làm việc ở hơn 80 quốc gia. Tôi thấy rằng bạn có thể đi gần hết mọi quốc gia trên thế giới mà chỉ cần học và sử dụng hai từ “làm ơn” và “cám ơn”.
Từ “cám ơn” có một sức mạnh đặc biệt.
Mỗi khi bạn nói như vậy với một ai đó, bạn sẽ làm tăng lòng tự tôn của họ rất nhiều.
Lời cám ơn của bạn là phần thưởng, sự thúc đẩy đối với những hành vi của họ.
Lời cám ơn của bạn sẽ làm tăng khả năng họ lặp lại điều đó.
Nếu bạn nói cám ơn vì một điều nhỏ thôi, người ta sẽ làm một điều gì đó lớn hơn cho bạn. (Quyết Tâm – Thành Công Sẽ Tới)

710. Một nền quốc học Việt Nam

Quốc học, nên định nghĩa là “cái học nhằm phát triển toàn diện cá nhân và xã hội (xã hội, hiểu là quốc gia, mà con người là phần tử).
Một nền quốc học, xứng danh của nó, gồm nhiều đặc tính tinh thần…
- tinh thần uyên bác
- tinh thần sưu tầm
- tinh thần phê phán
- tinh thần phát kiến
- tinh thần phát minh
- tinh thàn ứng dụng
- tinh thần ái quốc phục vụ (Người Đắc Lực)
 
Đến với Chúa Giêsu
+ GM JB Bùi Tuần
15:19 21/02/2009
Thời gian từ đầu năm 2009 đến nay là thời gian vắn.

Tuy tương đối vắn, nó vẫn đủ cho mỗi người chúng ta có một chút kinh nghiệm nào đó, để làm nền cho mong muốn của mình về tương lai.

Riêng tôi, chút kinh nghiệm đó thuộc về tôn giáo.

Kinh nghiệm tôn giáo của tôi là thế này: Thời thế càng khó khăn, người ta càng đến với Chúa.

Kinh nghiệm này được hướng dẫn bởi một đoạn văn của Phúc Âm thánh Marcô.

"Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Người lánh về phía Biển Hồ. Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xidon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm...

"Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông ấy đến với Người" (Mc 3,7-13).

Đến với Chúa Giêsu là một hiện tượng đã xảy ra từ xưa. Nay cũng đang xảy ra lúc này. Đám đông từ nhiều lãnh thổ đến với Chúa Giêsu. Các người được Chúa Giêsu gọi cũng đến với Chúa Giêsu.

1/ Đến với Chúa

Đến với Chúa Giêsu là một cụm từ khác với đi theo Chúa Giêsu.

Đến với Chúa diễn tả một hành vi thân mật. Đến với Chúa chứng tỏ họ nhìn Chúa là một Đấng cứu thế, là một Đấng sống động. Hơn nữa, tất cả họ đều là những người nhận mình thiếu thốn. Họ đến với Chúa, vì họ tin Chúa thương cảm và thương xót.

Thương cảm là Chúa đồng cảm nỗi khổ đau thiếu thốn của họ. Chúa sẽ không nhìn họ một cách lạnh lùng, nhưng sẽ gần gũi họ, như cùng đau với họ, cùng khổ với họ.

Thương xót là Chúa sẽ cứu giúp họ. Hoặc bằng cách cất đi khỏi họ những gánh nặng thể xác và tâm hồn. Hoặc bằng cách đem lại cho họ những nâng đỡ thiêng liêng, giúp họ cảm nếm được một hé mở nào đó của thế giới vô hình.

Được gần gũi, được thương cảm, được thương xót là những tình cảm nhận được một cách trực tiếp từ Chúa. Tình cảm đó rất nhẹ nhàng, thuộc về bản thân từng người, tuỳ theo hoàn cảnh riêng tư của họ.

2/ Cảnh giác

Kinh nghiệm đó là rất quý giá. Vì thế, mà ta phải nâng niu. Hơn nữa, ta phải cảnh giác đối với những gì gọi là đến với Chúa mà thực ra không hẳn là đến với Chúa.

Để dễ hiểu, tôi xin phép kể lại một ví dụ do một người bạn đã kể.

Một chiếc cầu chiến lược mới được xây cất. Vì tính cách quan trọng của chiếc cầu, Nhà Nước phái một tiểu đội đến bảo vệ. Tiểu đội ấy xây dựng nhà cửa cho mình. Họ cảm thấy cần đưa vợ con đến cùng chung sống. Họ lại xây dựng nhà cửa cho gia đình họ. Họ làm nên một số đông. Số đông ấy cảm thấy cần thoả mãn nhu cầu sinh sống của mình. Do đó, nảy sinh ra những xóm chợ, những quán ăn uống, những nơi giải trí. Chuỗi dài nhu cầu càng ngày càng dài thêm. Họ cần đến nhau, họ quan tâm đến nhau, họ bảo vệ nhau.

Hậu quả là họ không còn chú trọng đến chiếc cầu, mặc dù chiếc cầu là yếu tố chính. Khi xảy ra chinh chiến, họ lo cứu họ, mà bỏ cứu cầu.

Xin trở lại Chúa Giêsu hôm nay. Chúa Giêsu hôm nay vẫn là Đấng sống động, Đấng gần gũi, Đấng thương cảm, Đấng xót thương.

Có những người đã đến với Người một cách dễ dàng. Họ đã gặp được Người.

Nhưng cũng có những người đã đến với Người một cách khó khăn. Thậm chí có những người đã không gặp được Người. Lý do một phần có thể là do họ không thực sự muốn gặp Chúa, mà chỉ muốn dừng lại ở những gì gọi là thuộc về Chúa, nhưng chưa phải là Chúa. Hoặc một phần có thể là do những gì gọi là thuộc về Chúa đã không giúp họ đến gặp Chúa một cách nhẹ nhàng, nhiều khi còn cản họ.

Kinh nghiệm cho thấy: Biết bao người nói là đến với Chúa, nhưng đã dừng ở luật Chúa, ở môn đệ Chúa, ở đền thờ Chúa, ở tổ chức của Chúa, ở môn học về Chúa. Họ rất dấn thân và rất nhiệt tình trong đời sống đạo. Nhưng họ vẫn không vượt qua được hàng rào giới thiệu và bảo vệ Chúa. Chính những hàng rào đó cản họ đến gặp Chúa.

3/ Nhìn lại xưa và nay

Thánh sử Marcô nói là thời đó rất đông người từ những vùng xa nhau, khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, đã đến với Chúa Giêsu. Kinh nghiệm bản thân của họ đã thuyết phục họ. Và họ đã kể lại cho những người khác về kinh nghiệm đẹp đẽ đó.

Thánh sử Marcô cũng nói là thời đó những người được Chúa Giêsu gọi, đã đến với Chúa. Với kinh nghiệm về sự gặp Chúa Giêsu, họ đã thấy Tin Mừng là chính Chúa, chính Người là Đấng cứu độ.

Thời nay cũng đang xảy ra như hồi đó. Đông đảo dân chúng đi đến với Chúa. Họ đã gặp Chúa là Đấng rất gần gũi, rất thương cảm và rất thương xót.

Thời nay nhiều người được Chúa gọi cũng đang kể lại về sự họ sẽ đến với Chúa, đã gặp Chúa, đã được Chúa cho thấy Người là Đấng sống động, Đấng đồng hành với những người đau khổ, Đấng thương xót họ, Đấng đã giúp họ biết thương yêu mọi người, như Chúa đã thương yêu họ.

Kinh nghiệm trên đây cho phép tôi nói lên điều tôi mong muốn nhất lúc này và trong tương lai là:

Các môn đệ Chúa hãy giúp mọi người đến với Chúa và gặp được Chúa, vì Chúa xót thương.

Đám đông hãy cứ đến với Chúa và tìm gặp Chúa, vì Người là Đấng cứu độ.

Đến với Chúa một cách khiêm tốn, đầy phó thác. Gặp Chúa một cách sống động, với tất cả thân phận đích thực của mình.

Lạy Chúa, Chúa cho con đến với Chúa và gặp được Chúa, đó là một hồng ân cao cả, con xin hết lòng cảm tạ Chúa đến muôn đời.
 
Thư Mục vụ giáo phận Đà Lạt Mùa Chay 2009
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
16:16 21/02/2009
TÒA GIÁM MỤC
9 Nguyễn Thái Học
Đàlạt – Lâm Đồng


Đàlạt, ngày 21 tháng 02 năm 2009

Kính gửi: Quý Cha, các Tu sĩ – Chủng sinh
và Anh Chị Em giáo dân trong Gia Đình Giáo Phận

THƯ MÙA CHAY 2009

Tái khám phá ý nghĩa kitô giáo của việc thực hành chay tịnh

Quý Cha và Anh Chị Em thân mến,

Mầu Nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh của Đức Kitô là cao điểm và là nguồn suối cho tất cả đời sống kitô hữu của chúng ta, đời sống của những người tin vào Chúa và dứt khoát đi theo Chúa.

Vì thế, tôi gửi đến anh chị em Lá Thư Mùa Chay này, với mong muốn tất cả chúng ta, mỗi người, mỗi gia đình trong Giáo phận chuẩn bị cách tốt nhất để tham dự sâu xa vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô, đồng thời kín múc cho mình những ân sủng thiêng liêng cần thiết, để đời sống kitô hữu chúng ta ngày càng lớn lên, ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ, sẵn sàng dấn thân trong đời sống đức tin và đức mến, trên con đường mà Đức Kitô đã mở ra cho chúng ta.

Như anh chị em biết, thời gian Mùa Chay trải dài trong 40 ngày với cao điểm là Canh Thức Phục Sinh, trong đó chúng ta ca hát quyền năng của Thiên Chúa là Đấng ”đã chiến thắng sự dữ, rửa sạch lỗi lầm của chúng ta, ban lại cho tội nhân sự trong trắng, niềm vui cho người sầu khổ, làm tan biến hận thù, mang lại cho chúng ta bình an và hạ thấp sự kiêu ngạo của thế gian”. Lời loan báo Mầu Nhiệm Vượt Qua này đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô nêu lên ngay đầu Sứ Điệp Mùa Chay 2009 của Ngài, nhằm kêu gọi các kitô hữu trên toàn thế giới suy nghĩ và khám phá lại ý nghĩa kitô giáo của việc thực hành chay tịnh. Hiệp với ý nguyện đó, tôi cũng kêu gọi anh chị em đào sâu ý nghĩa và thực hành việc chay tịnh trong Mùa Chay Thánh năm nay cách đặc biệt hơn, phù hợp với hoàn cảnh sống đạo của chúng ta.

1. Chay tịnh – phương thế tham dự vào cuộc chiến chống lại sự dữ, trưởng thành trong đời sống thiêng liêng: Thời gian chay tịnh 40 ngày nhắc lại cho chúng ta cuộc xuất hành của Dân Chúa ra khỏi đất Ai Cập về miền Đất Hứa. Thời gian 40 năm lang thang trong sa mạc đã giúp họ trưởng thành trong đời sống thiêng liêng, thực sự dứt bỏ với quá khứ nô lệ. Thật vậy, nhờ thời gian thiếu thốn trong sa mạc mà họ nhận ra con người thực của mình: được giải thoát nhưng vẫn dính bén với đời sống vật chất dễ dãi trong quá khứ, tiến về miền Đất Hứa mà lòng vẫn tiếp tục gắn bó với đủ thứ ngẫu tượng. Và chính nhờ sống trong thiếu thốn mà họ học được thế nào là dứt khoát với những dính bén trần tục và thế nào là khao khát lương thực thần thiêng của Thiên Chúa. Nhắc lại điều này là để tất cả chúng ta nhớ rằng: chay tịnh không phải chỉ là nhịn ăn nhịn uống bên ngoài mà là phương thế cần thiết giúp chúng ta, những người đi theo Chúa, có cơ hội ý thức hơn về thực trạng đời sống tinh thần của mình. Thật vậy, chúng ta sống dính bén với tội lỗi, với những lợi lộc trần gian, với những tham vọng thế tục nhiều hơn chúng ta tưởng. Vì thế, ước mong anh chị em hãy coi trọng việc chay tịnh, và hơn nữa mang lấy tinh thần chay tịnh, nghĩa là dứt khoát với ”ma quỷ, mọi việc làm và mọi sự sang trọng của ma quỷ”, tự nguyện loại bỏ hay bớt đi những nhu cầu không cần thiết, hoặc xử dụng một cách chừng mực hơn, chính đáng hơn những phương tiện hoặc sở hữu của mình, để nhờ đó, tâm hồn và đời sống của chúng ta nhẹ nhàng hơn, tự do hơn trong việc hướng tới những “của cải tinh thần” mà Thiên Chúa sẵn sàng ban cho chúng ta trong Đức Kitô.

2. Chay tịnh – phương thế giúp cảm thông với người sầu khổ. Việc chay tịnh không chỉ nhằm thanh luyện bản thân mà hơn nữa còn là phương thế giúp chúng ta mở rộng lòng ra với tha nhân. Thật vậy, đọc lại lịch sử Dân Chúa, chúng ta thấy các tiên tri đã không ngừng lên tiếng cảnh tỉnh Dân Israel hãy biết thương đến người nghèo khổ, thiếu thốn bởi lẽ chính họ cũng là những kẻ đã từng phải khốn khó, tha hương. Thánh Gioan cũng cảnh giác các kitô hữu: ”nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1Ga 3,17). Như thế, chay tịnh đích thực luôn gắn liền với “bố thí”, nói khác đi, tự nguyện sống nghèo khó là để cho anh em mình được nên giầu có ! Quả thực đây mới là ý nghĩa đặc trưng của chay tịnh theo tinh thần kitô giáo, bởi lẽ nó vừa giúp chúng ta ý thức mình chỉ là kẻ nghèo trước mặt Chúa, vừa là cơ hội để chúng ta đi theo con đường mà Đức Kitô đã đi, như lời thánh Phaolô nói với giáo đoàn Côrintô, nhân dịp lạc quyên giúp đỡ người đói khát, hoạn nạn: ” Anh em biết Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em mình trở nên giàu có” (2Cr 8,9). Như thế, ăn chay sẽ không có bao nhiêu ý nghĩa nếu điều đó không làm cho mỗi người, mỗi gia đình chúng ta biết sống rộng rãi hơn, thông cảm hơn trong đời sống của mình với người khác. Ăn chay là để tấm lòng chúng ta trở nên giàu có, như Đức Kitô.

3. Chay tịnh – con đường dẫn đến Thiên Chúa: Chay tịnh giúp chúng ta nhận ra con người thực của mình, dứt khoát với tội lỗi, mở lòng ra với tha nhân, và sâu xa hơn nữa ”mở ra nơi tâm hồn tín hữu con đường dẫn đến Thiên Chúa… thánh Phêrô Kim Ngôn viết: Việc chay tịnh là linh hồn của việc cầu nguyện, lòng thương xót là sức sống của việc chay tịnh. Vì thế ai cầu nguyện thì phải ăn chay; ai ăn chay thì phải có lòng thương xót” (trích sứ điệp Mùa Chay 2009). Thực vậy, suy gẫm lại 40 ngày chay tịnh của Đức Giêsu cũng như ba cơn cám dỗ Ngài trải qua sau đó, chúng ta thấy tất cả đều qui về một mục đích: đón lấy Thánh Ý Cha làm lương thực cho tất cả đời sống và sứ vụ của mình. Vì thế mục đích cuối cùng của chay tịnh là giúp chúng ta, mỗi người, mỗi gia đình biết sẵn sàng đón nhận Thánh Ý Chúa làm kim chỉ nam và làm lương thực cho đời sống của mình. Điều này cũng có nghĩa là, thời gian chay tịnh phải trở thành thời gian để mỗi người, mỗi gia đình ý thức hơn, khám phá nhiều hơn về lòng mến của Thiên Chúa dành cho chúng ta cũng như lòng mến của chúng ta dành cho Thiên Chúa, qua việc suy gẫm Lời Chúa, tham dự các cử hành Phụng Vụ cũng như các thực hành đạo đức thiêng liêng khác.

Quý Cha và Anh Chị Em thân mến,

Chay tịnh không chỉ là thực hành đạo đức theo lòng sốt sắng cá nhân nhưng là điều mà Kinh Thánh cũng như tất cả truyền thống kitô giáo đề ra cho chúng ta và đã đem lại bao nhiêu hoa quả cho đời sống người kitô hữu trong suốt dòng lịch sử. Nhưng phải nhìn nhận rằng, trong thế giới hiện tại của chúng ta, một thế giới đề cao giá trị vật chất cùng với tất cả những tiện nghi mà phương tiện vật chất mang lại, việc chay tịnh dần dần mất đi ý nghĩa, ngay cả đối với người kitô hữu, và cũng vì thế mà đời sống tinh thần, đời sống tâm linh có nguy cơ cạn kiệt. Do đó, khi lập lại những giá trị thiêng liêng của việc chay tịnh theo tinh thần kitô giáo, tôi hết sức mong mỏi anh chị em hãy ý thức lại những giá trị đó. Hãy tôn trọng và thực hành việc chay tịnh theo lời dạy của Giáo Hội, nhưng với ý thức của con người trưởng thành, nghĩa là hiểu biết và thấm thía lý do sâu xa của điều mình làm. Đặc biệt là các bậc cha mẹ, xin anh chị em hãy giải thích cặn kẽ cho con cái ý nghĩa và sự cần thiết của chay tịnh, và anh chị em hãy làm gương trong sự dứt khoát với tội lỗi, sốt sắng tham dự các cử hành phụng vụ cũng như dấn thân trong việc bác ái, vì nhờ đó, anh chị em có thể thực hiện cách hữu hiệu điều mà Giáo Hội Việt Nam đề ra cho năm mục vụ 2009: ”Canh tân môi trường giáo dục gia đình công giáo”.

Thân mến,
Giám Mục Giáo Phận Đàlạt
 
Cuộc gặp gỡ của niềm tin sẽ làm nên phép lạ
LM. Giuse Trương Đình Hiền
18:28 21/02/2009
CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN (B): Cuộc gặp gỡ của niềm tin sẽ làm nên phép lạ

Dẫn nhập đầu lễ :

Kính thưa cộng đoàn,

Sau một loạt trình thuật về các sinh hoạt cụ thể của Chúa Giêsu trong cuộc đời công khai: kêu gọi các môn đồ (CN II,III), giảng dạy trong các hội đường Do thái cùng với uy quyền khu trừ thần ô uế (CN IV), tất bật rao giảng Tin Mừng và chữa bệnh khắp nơi (CN V), phục hồi cuộc sống cho những người phong hủi (CN VI). Và hôm nay, CN VII, qua dấu chỉ chữa lành tê liệt thân xác: “đứng dậy vác chõng mà đi”, Ngài đã thi hành quyền năng tha tội của Thiên Chúa tình yêu: “Tội con được tha rồi”.

Như thế, chúng ta có thể nhận ra trọng tâm của sứ điệp phụng vụ hôm nay đó là thôi thúc chúng ta hãy kiên vững đức tin vào Chúa Kitô bằng cuộc sống thường xuyên gặp gỡ Ngài qua các cử hành bí tích để nhờ đó nhận được ơn chữa lành mọi hội chứng tê liệt tâm hồn, trở nên một con người mới sống động, hân hoan tiếp bước Ngài ra đi loan Tin Mừng Cứu độ.

Giờ đây, chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.

Giảng Lời Chúa

Nếu ở Na-da-rét Chúa Giêsu bị rẽ khinh, xua đuổi, thì hôm nay, ở Ca-pha-na-um có đô hội người tuôn đến với Ngài. Và vì thế, khi ở Na-da-rét Ngài không làm được phép lạ nào, thì ở đây, phép lạ đã xảy ra. Mà không phải chỉ là phép lạ thể xác “đứng dậy vác chõng mà đi”, mà còn có phép lạ linh hồn “tội lỗi con đã được tha”.

Chính vì thế, bài học đầu tiên chúng ta tìm thấy trong sứ điệp Lời Chúa hôm nay chính là:

1. Cuộc gặp gỡ của niềm tin sẽ làm nên phép lạ.

Đi qua trên những nẻo đường lịch sử cứu độ, đặc biệt, những nẻo đường của Tân ước, chúng ta đều gặp thấy những lần phép lạ xảy ra theo sau những cuộc gặp gỡ của niềm tin. Từ cuộc gặp gỡ của niềm tin tinh tuyền mãnh liệt giữa thần sứ Gáp-ri-el và cô thôn nữ Maria đã xảy ra phép lạ cả thể: Ngôi Lời đã nhập thể làm người. Rồi đến cuộc gặp gỡ giữa 2 bà mẹ thánh thiện, đơn sơ nhưng đầy lòng tin và yêu mến đã cho Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ và tức khắc được thánh hóa. Và 30 năm sau đó, có bao nhiêu cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu với những con người đón nhận Ngài trong tin yêu hy vọng là có bấy nhiêu phép lạ kèm theo: Cuộc gặp gỡ tại tiệc cưới Cana đã đem về dấu lạ đầu tiên trong chặng đường công khai rao giảng: 600 lít nước lã hóa thành rượu ngon; nhờ gặp gỡ Ngài mà những kẻ bị thần ô uế ám đã được giải thoát, những người phung cùi, câm đui, què điếc đã được chữa lành …cuộc gặp gỡ giữa Ngài và người mù từ lúc mới sinh, đã mở bừng đôi mắt thịt của u mê lầm lạc tối tăm để đôi mắt tâm linh trực giác được ánh nhìn của chân lý và niềm tin; bà mẹ góa thành Naim trên đường đưa tiễn con về huyệt mộ buồn đau, nhờ gặp Ngài mà thấy con sống lại trong vòng tay hạnh phúc; cũng thế, nếu gia đình Matta, Maria ở Bêtania ngày ấy không gặp Chúa trở về, thì chắc chắn người em trai yêu dấu La-gia-rô đã chết thối trong niềm tiếc thương buồn đau da diết của những thân còn lại…

Và không chỉ có “phép lạ thể chất”. Chính nhờ cuộc gặp gỡ với Ngài mà bao nhiêu “phép lạ tâm hồn” đã xảy ra: gặp Ngài: Lêvi thu thuế, đã bật gốc giã từ quá khứ tội lỗi phồn hoa để nên tông đồ dấn thân phục vụ; cuộc gặp gỡ Ngài bên bờ giếng Giacóp ở Samari đã giúp cô thanh nữ phóng đảng tim được “nguồn nước sống đích thực”; cuộc gặp gỡ trong nước mắt sám hối chân tình của cô gái điếm Maria Mađalêna đã làm nên một phụ nữ mang Tin Mừng Phục Sinh đến cho thế giới; cuộc gặp gỡ tin yêu trong những phút giây cuối đời đã mở ra cho người kẻ trộm bị đóng đinh bên hữu một chân trời hy vọng: “Hôm nay con sẽ ở trên thiên đường với Ta”…

2. Ai sẽ giúp làm nên cuộc gặp gỡ: Thiên Chúa, anh em, chính mình.

Quả thật, nếu Chúa không “đi bước trước” chắc chắn con người sẽ không tự nhắc nổi mình lên để đích thân đến gặp gỡ Ngài. Kể từ biến cố “Lời đã nhập thể và ở giữa chúng ta”, khoảng cách đất- trời đã thôi cách biệt, tương quan Chúa-Người đã nối lại “nghĩa cũ tình xưa’ vốn đã bị tội lỗi làm cho ngàn trùng xa cách.

Thiên Chúa yêu thế gian nên đã đích thân đến “đi tìm từng con chiên lạc”, và cho dù con người có quên mất lối về trong phóng đảng trụy lạc bùn nhơ, thì Người cha Thiên Chúa vẫn cứ hoài mong ngóng đợi. Nếu ngày xửa ngày xưa trong thời cựu ước, Thiên Chúa đã “mở một con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn”… để “xóa bỏ các tội phản nghịch của dân và không còn nhớ đến lỗi lầm của họ” (BĐ 1). Thì đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã chen vai sát cánh cùng anh em mình lội xuống dòng sông Giođan của khổ đau thập giá để khi chỗi dậy, đứng lên, đã “kéo tất cả lên với Ngài trong cuộc sống phục sinh vinh hiển”.

Tuy nhiên, cũng có những lúc, những nơi, như biến cố người bất toại được chữa lành trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, chính những anh em bạn hữu lại là những cánh tay đắc lực để đưa anh em đến được với Thiên Chúa. Có biết bao nhiêu người đã buông mình thất vọng trong những cái chết cay đắng ê chề, hay trong những cuộc sống buồn đau tăm tối, vì không tìm thấy một bàn tay nâng đỡ đưa ra để nắm lấy, một ánh mắt nhìn để cảm thông.

Chúng ta có thể cảm nhận được ý nghĩa nêu trên khi đọc những dòng nhật ký cuối cùng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm ghi lại vào ngày 20.6.70 trước khi chết:

“Không, mình không tho dại nữa, mình đã lớn, đã dày dạn trong gian khổ nhưng lúc nầy đây sao mình cảm thấy thèm khát đến vô cùng bàn tay chăm sóc của một người mẹ mà thực ra là một bàn tay của một người thân hay tệ hơn chỉ là một người quen cũng được. Hãy đến với mình, hãy nắm chặt bàn tay mình trong lúc cô đơn, truyền cho mình tình thương, sức mạnh để vượt qua những chặng đường gian khổ trước mắt”.

Và chúng ta đã biết, người thiếu nữ tài hoa, một bác sĩ bộ đội đầy trách nhiệm và nhân bản đạo dức, đã bị bắn chết trong nổi cô độc và thất vọng lênh láng ấy.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng chờ Thiên Chúa “ra tay” chơi một đòn sấm sét như kiểu Phaolô ngã ngựa trên đường Đa-mát thì mới hy vọng đổi đời; hay cứ ỷ nại vào sự chăm sóc nhiệt tình của anh em “cột dây thòng xuống trước mặt Chúa Giêsu” thì mới mong đứng dậy…mà phải cố gắng bằng tất cả những nỗ lực của bản thân. Người con hoang đã quyết chí “tự mình chỗi dậy đi về nhà cha”, Maria Mađalêna tự mình đến khóc dưới chân Chúa, Maria Bêtania tự mình đập bể bình dầu thơm cam tùng để xức chân Chúa, Giakê tự mình trèo lên cây sung để nhìn xem Chúa và tự mình dọn cổ đón Ngài. Tục ngữ xưa có câu “tận nhân lực tất tri thiên mệnh” phải chăng là muốn diển tả nội dung đó.

3. Những cuộc gặp gỡ và phép lạ cần thiết cho hôm nay

Cho dù một thế giới đã được cứu độ, một thế giới đã được gieo ánh sáng Tin Mừng, một thế giới đã được ngọn gió của Thánh Thần tràn ngập…nhưng vẫn là một thế giới trên đường hoàn thiện và đang mang trong mình những vết thương đau, những bệnh hoạn tật nguyền của thân phận con cháu Ađam. Vì thế, thế giới mãi mãi không ngừng cần những phép lạ để chữa lành và những cuộc gặp gỡ Thiên Chúa để lãnh nhận hồng ân.

Chính vì thế, trên thế giới, trong đất nước Việt nam, có biết bao nhiêu trung tâm hành hương, kính viếng mà có bao giờ ế ẩm vắng lặng đâu. Và cũng chính ở tại những nơi đó, có biết bao phép lạ đã xảy ra cho những kẻ đến đó mang theo niềm tin và hy vọng. Nói cách khác, khi nào con người còn mang trong thân xác những yếu đau của bệnh hoạn tật nguyền, còn mang trong linh hồn những con vi khuẩn của tội lỗi, của những “hội chứng bất toại tâm hồn”, thì vẫn còn cần Thánh lễ, Tòa Giải tội, tràng chuổi Mân Côi…Vẫn còn cần những lồi giảng khuyên của các linh mục, những sự thăm viếng ủi an của các hội viên Legio Mariae, những hy sinh cầu nguyện thầm lặng của những tu sĩ giam mình trong bốn bức tường đan viện. Hơn lúc nào hết, khi các gia đình đang phải đối mặt với ban thách đố của trào lưu tục hóa và hưởng thụ, của nền văn minh sự chết, thì những đứa con cần những người cha, người mẹ đạo đức; học sinh cần những thầy cô gương mẫu tốt lành; đất nước cần những nhà lãnh đạo cần kiệm liêm chính; Giáo Hội cần những mục tử tài đức thánh thiện…Tất cả đó sẽ là những con cá nhỏ, tấm bánh đơn được đặt vào bàn tay quyền năng của Đấng Phục Sinh để từ đó Ngài làm nên phép lạ, phép lạ xoa dịu những vết thương đau, phép lạ cho người nghèo niềm tin và hy vọng, phép lạ trả lại công bằng, tự do cho những bất công áp bức, phép lạ phục hồi những nhân phẩm bị xúc phạm, chà đạp, phép lạ mang đến cuộc sống làm người và làm con Thiên Chúa đúng nghĩa, phép lạ phục hồi phẩm giá hôn nhân-gia đình; phép lạ có nhiều thanh niên nam nữ sống anh hùng, quảng đại, can đảm nói không với tội lỗi dục vọng và sẵn sàng nói có với dấn thân phục vụ tha nhân; phép lạ các quốc gia, các cồng đồng sắc tộc, các nền văn hóa bao dung, sẻ chia và hòa hợp trong ngôn ngữ của yêu thương…Và hôm nay, trong thánh lễ nầy, chúng ta cầu nguyện cho nhau để mỗi người thực sự gặp gỡ Đức Kitô trong đưc tin để được Ngài biến đổi, chữa lành như hôm nao người bất toại đã nhận được lời quyền năng: “Tội lỗi con đã được tha…hãy đứng lên vác chõng mà về”.
 
Câu chuyện đại hồng thủy
LM. Anphong Trần Đức Phương
21:43 21/02/2009
CÂU CHUYỆN ĐẠI HỒNG THỦY CHÚA NHẬT I MÙA CHAY, NĂM B

Mô hình chiếc tàu Ông Noe do nhà sáng tạo người Dutch, ông Johan Huibers khởi sự đóng vào tháng Năm, 2005 theo đúng tỷ lệ trong Thánh Kinh. Tàu dài bằng 2/3 sân Football (Mỹ), và cao bằng nhà 3 tầng. Ông muốn là một chứng nhân của lòng tin vào sự thật của Thánh Kinh.

Mùa Chay Thánh năm nay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro (25 tháng 2 năm 2009) cho đến Chúa Nhật Lễ Lá ( 5 tháng 4, 2009) mở đầu Tuần Thánh, và tiếp theo là Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh (12 - 4 - 2009 ).

Trong Chúa Nhật I Mùa Chay (Năm B), Bài Đọc I (Sáng thế 9, 8-15) nhắc đến câu chuyện Đại Hồng Thủy. Thánh Phêrô cũng nhắc đến câu chuyện Đại Hồng Thủy trong Bài Đọc II (1 Phêrô 3, 18-22). Đại Hồng Thủy đã tiêu diệt tất cả nhân loại và mọi sinh vật “trừ 8 người trong gia đình ông Noe và một số sinh vật được đưa lên tàu”.

Câu chuyện Đại Hồng Thủy nhắc nhở chúng ta đến hậu quả khủng khiếp của tội lỗi. Nhưng con người chúng ta luôn bị cám dỗ lôi cuốn phạm tội. Bài Phúc Âm (Matcô 1, 12-15) cũng ghi lại việc chính Chúa Giêsu cũng để cho ma qủy cám dỗ, sau khi đã ăn chay 40 ngày.

Khách đến xem tàu
Cám dỗ là một thử thách suốt cuộc đời chúng ta. Nhưng bị cám dỗ chưa hẳn là đã phạm tội. Có rất nhiều thứ cám dỗ khác nhau, nhưng tất cả đều do khuynh hướng con người chúng là ‘ham danh, ham lợi, ham lạc thú!’. Mọi người đếu bị cám dỗ. Ai trong chúng ta cũng ham muốn được ca tụng, được giầu có, và thỏa mãn các thú vui. Ngay cả các vị Thánh tu hành trong sa mạc cũng bị cám dỗ, nhiều khi rất mạnh mẽ, cả trong tuổi già (như Thánh Antôn Viên Phú; Lễ kính ngày 17-1 hàng năm). Nhưng chúng ta có thể thắng cám dỗ, nếu có ơn Chúa giúp đỡ qua việc cầu nguyện, ăn chay hãm mình, và xa tránh dịp tội.

Trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, khi chúng ta lên chịu xức tro, chúng ta đã nghe ca đoàn hát: “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro…” (Bài “Hỡi Người Hãy Nhớ” của Kim Long) để nhắc nhở chúng ta đã được dựng nên do “bụi tro, và khi chết, thân xác chúng ta cũng sẽ trở về ‘tro bụi’. Suy nghĩ như vậy không phải để chúng ta ‘bi quan yếm thế’; nhưng chỉ để chúng ta nhớ đến cuộc đời của chúng ta trên trần thế này ngắn ngủi, mỗi ngày qua đi là một ngày chúng ta đi đến gần nấm mộ của chúng ta hơn, và sau khi chết thân xác chúng ta sẽ trở thành tro bụi. Tuy nhiên, chúng ta đã được dựng nên theo hình ảnh Chúa, có linh hồn bất tử. Chết chỉ là ‘thể phách, hồn là tinh anh” và ‘sống gửi thác về’, ‘sinh qúy tử quy’. Chúng ta sẽ được về với Chúa là Cha chúng ta trên nước Hằng Sống, miễn là chúng ta luôn biết cố gắng thắng cám dỗ để sống xứng đáng những con người đã “được dựng nên theo hình ảnh Chúa!’ (Sáng thế 1, 26).

Các con vật trong tàu
Mùa Chay chính là “thời gian thuận tiện” (2 Corintô 6,2) để chúng ta ‘làm các việc lành phúc đức’. Mùa Chay chính là thời gian để chúng ta dùng nhiều thời giờ hơn để sống đức tin của chúng ta, thánh hóa bản thân và gia đình chúng ta. Có những việc Giáo hội nhắc nhở chúng ta phải làm nhiều hơn trong Múa Chay, đó là: Cầu nguyện, ăn năn sám hối lỗi lầm quá khứ qua việc xét mình xưng tội; làm việc đền tội qua những hy sinh hãm mình (ăn chay và kiêng thịt); làm việc từ thiện (thường gọi là ‘làm phúc bố thí’), giúp đỡ những người nghèo khó, bệnh tật, đau khổ trên thế giới. Những việc này chúng ta vẫn làm hàng ngày, và từng giây phút cuộc đời, nhưng vào Mùa Chay, chúng ta cố gắng nhiều hơn để giúp đổi mới con người chúng ta, gia đình chúng ta và chuẩn bị những ngày kỷ niệm việc Chúa đã chịu chết để chuộc tội chúng ta, nhưng Ngài đã Sống Lại và Lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.

Xin hiệp ý cầu nguyện chung, để mỗi người chúng ta sống tốt đẹp mùa Chay Thánh này, được dồi dào ơn thánh Chúa để canh tân con người chúng ta, gia đình chúng ta và chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn trong thế giới hôm nay.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:32 21/02/2009
CHĂM BÓN

N2T


Một vị học đạo đến tham quan và thỉnh giáo sư phụ, nói: “Sau khi con trở về quê thì làm thế nào có thể phân biệt sư phụ thật và sư phụ giả ?”

Sư phụ trả lời: “Sư phụ tốt thì dùng phương pháp dạy cách tu đức thật; sư phụ xấu thì chỉ nói lý luận suông.”

- “Nhưng con phải làm thế nào để biết được là phương pháp tốt hay xấu ?”

- “Tốt thì giống như một nông phu, ông ta tự nhiên biết được phải chăm bón thế nào cho thích đáng.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Giữa đám học trò, sư phụ giỏi thì biết đứa học trò này nên học môn này, đứa học trò kia nên học môn kia, đó là một sư phụ giỏi và dạy dỗ có phương pháp.

Chúa Giê-su là một vị đại sư phụ, trong mươi hai học trò, Ngài –không những biết tính cách của họ, mà còn biết tận tâm can của họ- cho nên Ngài biết cách dạy dỗ với tất cả yêu thương, dù có một học trò là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt phản bội Ngài. Ngài biết Phê-rô này nhanh nhẹn cương trực đầy niêm tin yêu nên đã chọn làm đầu Hội Thánh, Ngài biết Phao-lô là kẻ có tài ăn nói, học thức, đi làm tông đồ cho các dân ngoại, Ngài biết đứa học trò phản bội mình, nên đã nhắc nhở khuyên bảo...

Chúa Giê-su cũng đã chọn chúng ta và trao cho sứ mạng hợp với tài năng của mình, cho nên đừng so đo phân bì khi các bạn đồng lớp được phục vụ nơi thành phố mà mình thì ở vùng quê, đừng thắc mắc khi bạn bè làm chức vụ này còn mình thì cứ mãi làm cha phó, bởi vì Chúa biết khả năng và tính cách của mỗi người.

Vui mừng và tích cực phục vụ trong cương vị hiện có của mình, là trở thành một học trò giỏi của vị thầy tài ba rồi vậy.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:33 21/02/2009
N2T


88. Phàm là người không có Thiên Chúa thì không có gì cả; phàm là người có Thiên Chúa thì cái gì cũng có. Phàm là người có Thiên Chúa mà đem ý chí kết hợp với Ngài, thì tìm được tất cả mọi điều thiện hảo nơi Ngài.

(Thánh Augustin)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:35 21/02/2009
N2T


32. Đạo đức và khôn ngoan là thực hiện hạnh phúc và tự do cách chân chính, cho nên nó là nguyên tố không thể thiếu.

 
Hôn Nhân Hợp Giáo Luật
LM.Phêrô Trần Thế Tuyên
23:35 21/02/2009

Hôn Nhân Hợp Giáo Luật



A.Định nghĩa vài từ ngữ cần thiết:

1. Bất hợp luật (illicit or unlawful): Một hành động không phù hợp với qui định của Giáo Luật, nhưng không làm vô hiệu lực hành động.

Thí dụ: Một linh mục rửa tội cho giáo dân của mình trong lãnh thổ giáo xứ của người khác mà không trình báo với bản quyền sở tại. (G.L.862)

Không rơi vào trường hợp nguy tử, nhưng linh mục lại ban bí tích rửa tội tại nhà tư và không có phép của Bản Quyền địa phương. (G.L.860)

Những ai được rửa tội trong trường hợp kể trên coi như thực sự đã rửa tội, không cần phải rửa tội lại, cho dù việc cử hành bí tích không hợp luật.

2. Không thành sự, vô hiệu lực (invalid):

Hành động không có hiệu lực vì quên sót một yếu tố làm cho hành động đó thành sự.

Thí dụ: Kết hôn với nhau, nhưng lại không trao lời ưng thuận rõ ràng trước mặt vị giáo sĩ có thẩm quyền chứng hôn (authorized priest or deacon) và hai nhân chứng (two witnesses) (GL. 1108-1123)

Hoặc tác nhân không hội đủ điều kiện luật định để làm cho hành động sinh hiệu lực.

Thí dụ: Kết hôn với người có chức thánh (G.L. 1087) hay với một tu sĩ đã khấn trọn mà chưa giải gỡ lời khấn (G.L. 1088)

3. Ngăn trở tiêu hôn (diriment impediment):

Ngăn trở làm cho người ta không thể kết hôn có hiệu lực (G.L.1073). Một số ngăn trở tiêu hôn:

a) Người nam chưa tròn 16 tuổi và người nữ chưa tròn 14 tuổi (G.L. 1083 §1)
b) Bất lực vĩnh viễn giao hợp tiền hôn nhân (G.L.1084 §1).
c) Người đã kết hôn và còn đang bị ràng buộc bởi dây hôn nhân trước (G.L.1085 §1)
d) Hôn nhân dị giáo (giữa một người Công Giáo và người không rửa tội) mà không có phép chuẩn.
a) Những người đã lãnh nhận chức thánh (G.L. 1087) hay những tu sĩ khấn trọn công khai và vĩnh viễn (G.L. 1088)
b) Đoạt nữ: Bắt cóc và ép buộc kết hôn (G.L. 1089)
c) Tội ác: Gây ra cái chết cho người phối ngẫu để tiến tới hôn nhân khác (G.L. 1090)
d) Con nuôi được pháp luật nhìn nhận: hôn nhân bất thành ở hàng dọc và bậc thứ hai ở hàng ngang. Thí dụ: con, cháu của con nuôi hay giữa con ruột và con nuôi coi như anh chị em.

Miễn chuẩn (dispensation): Giáo quyền (Competent Ecclesiastical authority) như Giám Mục, Tổng Đại Diện (Vicar General) hay Đại diện Giám Mục (Episcopal Vicar), gọi chung là Bản Quyền địa phương (Local Ordinary) trong quyền hạn qui định bởi luật được miễn chuẩn cho người công giáo khỏi những ràng buộc của Giáo Luật (all impediments of ecclesiastical laws) vì ích lợi thiêng liêng của họ.

Thí dụ: Miễn chuẩn cho người Công Giáo kết hôn thành sự với người không chịu phép rửa tội, cũng được gọi là hôn nhân dị giáo. (Dispensation for disparity of Cult) (G.L. 1129)

Giáo Luật qui định: Hôn nhân, dù chỉ một bên là công giáo, chỉ thành sự và hiệu lực khi có Bản Quyển sở tại, hoặc Cha sở, hay linh mục hoặc Phó tế được ủy quyền chứng hôn trước mặt hai nhân chứng (G.L.1108§1). Tuy nhiên bản quyền địa phương có thể miễn chuẩn cử hành hôn nhân theo luật định (Dispensation from Canonical form). Khi được miễn chuẩn nầy, hôn nhân có thể cử hành những nơi khác hơn là nhà thờ công giáo, như ở Chùa Phật Giáo, hay ở một hội trường hay có thể xảy ra trước một người không phải là giáo sĩ công giáo (G.L.1118)

Tuy nhiên có những ngăn trở mà sự miễn chuẩn được dành riêng cho Tông Tòa (Apostolic See – G.L.1078 §2) như ngăn trở chức thánh hay ngăn trở do lời khấn dòng công khai và vĩnh viễn của những tu sĩ thuộc luật Giáo Hoàng (Pontifical right) hay ngăn trở do tội ác nói ở khoản GL. 1090

Có những ngăn trở sẽ không bao giờ được miễn chuẩn như: Bất lực vĩnh viễn tiền hôn nhân; như bị ràng buộc bởi hôn nhân trước; hay ngăn trở họ máu hàng dọc (impediment of consanguinity in direct line). Thí dụ: Ông-Cháu hay ngăn trở họ máu hàng ngang bậc hai. Thí dụ: anh chị em ruột. (impediment of consanguinity in the second degree of collateral line) (G.L.1078 §3)

B. Những thí dụ về: (1) hôn nhân thành sự (Valid Marriage); (2) hôn nhân bí tích (Sacramental marriage); (3) hôn nhân thành sự không bí tích (valid but not sacramental marriage) và (4) những hôn nhân không được coi là hôn nhân (invalid marriage)

Bộ Giáo Luật 1983 dành ra 110 điều từ điều số 1055 đến điều số 1165 để nói riêng về hôn nhân. Nó phức tạp hơn bất cứ vấn đề nào khác trong sinh hoạt Giáo Hội. Tôi xin dùng những thí dụ để xếp loại hôn nhân: hôn nhân thành sự, hôn nhân bí tích, hôn nhân thành sự không bí tích và hôn nhân không có giá trị hôn nhân.

1. Hôn nhân thành sự (Valid marriage – Xin hiểu là đôi nam nữ được rửa tội thành sự và đây là hôn nhân đầu tiên trong đời họ)

a) Một người đàn Ông Công Giáo và một người đàn bà công giáo kết hôn trước một linh mục và hai nhân chứng.
b) Một người đàn bà Anh giáo và người đàn ông rửa tội trong Giáo Hội Trưởng lão (Presbyterian Church) kết hôn trước Thẩm Phán Hòa Giải (a Justice of the Peace) sau khi đã được giáo quyền của họ chuẩn nhận.
c) Một người đàn ông công giáo và một người đàn bà Phật Giáo (chưa hề được rửa tội) kết hôn trước mặt linh mục công giáo và hai nhân chứng sau khi đã được miễn chuẩn dị giáo (dispensation for disparity of Cult)
d) Hai người, một người đàn bà và một đàn ông cùng rửa tội bên Giáo Hội Luther kết hôn trước Mục sư của Giáo hội Luther.
e) Hai người, một đàn ông và một đàn bà chưa hề được rửa tội trong bất cứ Giáo Hội nào, kết hôn trước Thẩm Phán Hòa Giải (a Justice of the Peace).
f) Người đàn bà rửa tội bên Anh Giáo kết hôn với một người đàn Ông công giáo trước mặt linh mục công giáo và hai nhân chứng sau khi đã được phép kết hôn hỗn hợp (mixed marriage)

2. Hôn nhân có Bí Tích (Sacramental marriage): Hôn nhân giữa hai người được rửa tội, thành sự và có bí tích.

a) Một người đàn Ông Công Giáo và một người đàn bà công giáo kết hôn trước một linh mục công giáo và hai nhân chứng.
b) Một người đàn bà Anh giáo và người đàn ông rửa tội trong Giáo Hội Trưởng lão (Presbyterian Church) kết hôn trước Thẩm Phán Hòa Giải (a Justice of the Peace) sau khi đã được giáo quyền của họ chuẩn nhận.
c) Người đàn bà rửa tội bên Anh Giáo và một người đàn Ông công giáo kết hôn trước mặt linh mục công giáo và hai nhân chứng sau khi đã được phép kết hôn hỗn hợp (mixed marriage)
d) Hai người, một người đàn bà và một đàn ông cùng rửa tội bên Giáo Hội Luther kết hôn trước Mục sư của Giáo hội Luther.

3. Hôn Nhân thành sự nhưng không có bí tích (valid but not sacramental marriage)

a) Một người đàn ông công giáo và một người đàn bà Phật Giáo (chưa hề được rửa tội) kết hôn trước mặt linh mục cộng giáo và hai nhân chứng sau khi đã được miễn chuẩn dị giáo (dispensation for disparity of Cult)
b) Hai người, một đàn ông và một đàn bà chưa hề được rửa tội trong bất cứ Giáo Hội nào, cả hai có thể là Phật Giáo, kết hôn trước Thẩm Phán Hòa Giải (a Justice of the Peace).

4. Hôn Nhân không thành sự hay đúng hơn không là hôn nhân (invalid marriage)

a) Một người đàn Ông theo Do Thái giáo và một người đàn bà Công Giáo kết hôn trước Thẩm Phán tòa Hòa Giải (a Justice of the Peace). Hôn nhân nầy thường được gọi là “thiếu hình thức cử hành hôn nhân theo luật định – GL. 1108§1” (defect of Canonical form). Giáo luật không nhìn nhận những hôn nhân không theo Giáo Luật.
b) Hai người đàn ông hay hai người đàn bà, dù có rửa tội hay không rửa tội trong bất cứ Giáo Hội nào, kết hôn trước Thẩm Phán Tòa Hòa Giải. Hôn nhân đồng tính (same sex marriage) không được nhìn nhận là hôn nhân vì đi ngược với luật tự nhiên (natural law) mà Tạo Hóa đã thiết lập (Divine law) – G.L. 1055§1
c) Giữa hai vị thành niên, nam 15 tuổi, Công Giáo và bên nữ 14 tuổi, theo Phật Giáo (Ngăn trở tiêu hôn, không chỉ vì dị giáo nhưng vì bên Nam chưa đủ 16 tuổi theo luật định G.L. 1083§1)
d) Giữa một người đàn ông bất lực vĩnh viễn tiền hôn nhân và một ngườI đàn bà (Ngăn trở tiêu hôn không ai có quyền miễn chuẩn GL. 1084§1)
e) Hôn nhân giữa người đàn ông độc thân và người đàn bà đã có chồng, li dị, nhưng còn rang buộc bởi dây hôn nhân trước (Ngăn trở tiêu hôn do dây hôn nhân trước còn hiệu lực G.L. 1085§1 và §2)
Chúng ta có thể thêm nhiều thí dụ về những hôn nhân bất thành vì rơi vào trường hợp tiêu hôn được Giáo Luật qui định từ điều 1083 đến 1094.

5. Những lưu ý quan trọng về những thí dụ trên:

a) Hai người, một đàn ông và một đàn bà, nếu đã được rửa tội thành sự, không nhất thiết phải rửa tội Công Giáo, kết hôn có bí tích (Sacramental marriage - xem lại thí dụ II – 2 bên trên)
b) Như vậy hôn nhân có bí tích là hôn nhân giữa hai người đã rửa tội thành sự (GL. 1055) Hôn nhân tự nhiên xảy ra giữa hai người không ai được rửa tội hoặc chỉ một người được rửa tội.
c) Chúng ta hay nghe nói về tiêu hủy hay tháo gỡ hôn nhân (dissolution of the marriage bond) Thoạt nghe ai cũng nghĩ rằng: Đức Thánh Cha, hay các Giám Mục hay Tòa Án Hôn Phối có quyền tuyên bố hủy bỏ hôn nhân của người khác.
Không, không ai có quyền đó kể cả Đức Giáo Hoàng, vì Chúa đã nói “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, con người không được phân ly hay tháo gỡ” (Matthêu 19:3-6)
Như vậy sao lại có chuyện tháo gỡ xảy ra hàng ngày trong Giáo Hội?

Giáo Hội hiểu “sự gì Thiên Chúa đã liên kết” là những hôn nhân có bí tích và đã hoàn hợp – Ratum et consumatum – ratified and consummated). Đó là hôn nhân của hai người có rửa tội và họ đã thật sự chung sống đời vợ chồng bằng sự giao hợp đúng nghĩa và đúng cách của con người (humano modo - human manner – GL. 1061§1). Không ai có khả năng tiêu hủy hay giải gỡ, chỉ trừ cái chết (No man must not divided – GL.1141)

Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng và chỉ mình Ngài có quyền tháo gỡ:

Những hôn nhân được gọi là có bí tích giữa hai người được rửa tội (ratified) nhưng chưa hoàn hợp (non-consummated marriage) hoặc hôn nhân dị giáo thành sự không bí tích (valid but non-sacramental marriage), nhưng chưa hoàn hợp (non-consummated marriage) khi có lý do chính đáng và được yêu cầu ít là từ một phía (G.L. 1142) Đức Giáo Hoàng tháo gỡ những hôn nhân trên không dựa trên danh nghĩa Ngài đứng đầu Giáo Hội, nhưng trên danh nghĩa và quyền thay mặt Chúa Kitô ở trần gian (Ministerial and Vicarious authority). Từ năm 1216, Đức Giáo Hoàng Innocent III đã đề cập đến quyền thay mặt Chúa Kitô nầy của Đức Giáo Hoàng. Lý do chính đáng được hiều là vì phần rỗi linh hồn (salus animarum – salvation of souls)

Những hôn nhân giữa hai người không được rửa tội lúc kết hôn. Sau đó một người tòng giáo và người kia không chấp nhận chung sống hòa bình. Đức Giáo Hoàng áp dụngg đặc ân Thánh thánh Phaolô (Pauline Privilege) để tháo gỡ sự ràng buộc của dây hôn nhân trước vì ích lợi đức tin cho người vừa tòng giáo, đồng thời cho phép họ tiến tới một hôn nhân khác (GL. 1143-1147)

Gọi là đặc ân Thánh Phaolô vì căn cứ trên Thư thứ I Phaolô gửi Giáo Đoàn Corintô 7:12-15 nói “Nếu người phối ngẫu không có đức tin rời bỏ anh hay chị hãy để họ ra đi! Anh hay chị không còn ràng buộc gì với họ. . . ”

Đặc ân Thánh Phaolô chỉ áp dụng có hiệu lực khi thỏa đáp ba điều kiện:

@ Từ hôn nhân thành sự của hai người không được rửa tội lúc kết hôn.
@ Sau đó một người được rửa tội thành sự.
@ Người phối ngẫu chưa rửa tội không chấp nhận sống chung hay chung sống hòa bình.

Đặc ân thánh Phêrô (Petrine Privilege) hay cũng gọi là sự tháo gỡ dây hôn nhân vì đặc ân đức tin (dissolution of the Matrimonial bond in favour of the faith) Ngày nay người ta không thích dùng từ Đặc Ân Thánh Phêrô, vì thật sự Thánh Phêrô không có ban một đặc ân nào cho hôn nhân cả.

Đặc ân nầy không được qui định thành luật trong bộ Giáo Luật 1917. Nhưng bắt đầu từ năm 1920, Đức Giáo Hoàng giải gỡ những hôn nhân vì lý do đặc ân đức tin. Đền năm 1934 Văn Phòng Tòa Thánh ra nguyên tắc hướng dẫn hoàn thành thủ tục xin giải gỡ hôn nhân vì đặc ân đức tin. Ngày 6.12.1973 Bộ Đức Tin ban hành huấn thị Ut Notum est. Gần đây nhất là Potestas Ecclesiae (Quyền bính của Giáo Hội) cũng do Thánh Bộ Đức Tin ban hành. Theo đó hôn nhân giải gỡ vì đặc ân đức tin được áp dụng như sau:

Phần I – Số 1: Hôn nhân giữa hai người mà ít nhất một người không được rửa tội sẽ có thể được Đức Giáo Hoàng tháo gỡ vì đặc ân đức tin nếu họ không chung sống như vợ chồng sau khi người kia được rửa tội. (non-use of the marriage after the baptism perchance of the party who was not previously baptized)

Hôn nhân giữa hai người không công giáo và ít nhất là một người không được rửa tội có thể được Đức Giáo Hoàng giải gỡ vì đặc ân đức tin và vì phần rỗi các linh hồn, in favorem fidei salutemque animarum (in Potestas Ecclesiae, trang 3)

Chúng ta hiểu như thế nầy: Hôn nhân thành sự giữa hai người không công giáo, ít nhất có một người không rửa tội. Hôn nhân nầy tan vỡ và li dị dân sự. Trước mắt Giáo Hội, họ vẫn bị ràng buộc bởi dây hôn nhân tự nhiên. Nhưng sau đó, một người đi kết hôn với một người công giáo, thì họ xin giải gỡ hôn nhân thành sự trước. Đức Giáo Hoàng có thể giải gỡ vì đặc ân đức tin và vì sự cứu độ các linh hồn, tức vì ích lợi thiêng liêng cho người Công Giáo. Nếu không người công giáo sẽ không được xưng tội rước lễ. Đó là lý do mà người ta dùng “đặc ân đức tin và vì phần rỗi các linhn hồn (in favor of the faith and the salvation of souls).

Tất cả những giải thích nầy dựa trên quyển Special Marriage Case and Procedures do hai tác giả: Linh mục Wojciech Kowal, OMI và Linh mục William H. Woestman, OMI. Giáo sư Giáo Luật Đại Học St. Paul, Ottawa, vừa xuất bản tháng 9.2008

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên với linh mục trong nnhóm “cùng nhau học hỏi” ở Canada

 
Ngày tình yêu: chia sẻ với các bạn trai & bạn gái (tiếp theo và hết)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:38 21/02/2009
4. Hạnh

Hạnh là nết na phẩm hạnh.

Là đức hạnh mà tất cả mọi thiếu nữ phải có để tô điểm thêm lên vẻ đẹp vốn có của con người mình, chính cái Hạnh này làm cho lời nói và thái độ của các bạn gái tăng thêm phần duyên dáng, và nhất là để họ -các bạn gái- trở thành những bông hoa đẹp biết nói, và không phải vô cớ mà người ta đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ như là những đức tính anh hùng trong việc hy sinh cho chồng con.

Hạnh khác với Công, Dung và Ngôn, bởi vì Hạnh thuộc về nội tâm bên trong của người phụ nữ, tức là những suy tư ý nghĩ đều luôn hướng đến hạnh phúc cho người thương yêu của mình, và đem lại niềm vui cho những người khác. Cho nên, xét cho cùng thì khi các bạn gái có Hạnh thì đức hạnh này bộc lộ ra nơi công việc của mình làm là chuyên chăm và sang tạo; khi các bạn gái có Hạnh thì đức hạnh này được hiển hiện ra nơi Dung là khuôn mặt hiền hòa khả ái; khi các bạn gái có Hạnh thì đức hạnh này được phát ra bởi lời nói nhẹ nhàng thanh thót dễ thương, đó chính là hiệu quả tất yếu khi các bạn gái có Hạnh trong tâm hồn mình.

Hạnh là kiên nhẫn lắng nghe những lời nói phê bình của bạn bè. Khi mà có các bạn gái cho rằng, việc đánh lộn giữa đường của các bạn gái, việc gây gổ lớn tiếng với người khác là chuyện thường tình chẳng có gì là quan trọng trong xã hội hiện đại này, thì cái nết na đức hạnh sẽ làm cho các bạn gái điềm tĩnh và khôn ngoan hơn, để đối phó với những hoàn cảnh như thế.

Hạnh là cách đi đứng đoan trang, Hạnh cũng là bày tỏ thái độ lịch sự khi ở giữa đám đông, Hạnh cũng là niềm vui toát ra bởi một tâm hồn không muốn tranh chấp cùng người khác, mà chỉ biết mong muốn người khác luôn được bằng an…

LỜI KẾT

Các bạn trai và bạn gái thân mến,

Cuộc nói chuyện nào cũng sẽ có hồi kết thúc, buổi tâm sự nào rồi cũng sẽ chia tay và hẹn tái ngộ.

Những điều mà tôi vừa chia sẻ với các bạn trên đây, tuy không dài dòng đi sâu vào chi tiết, nhưng cũng tạm gọi là món quà tặng cho các bạn, để trong cuộc sống, dù bạn đã có người yêu hay chưa, hoặc đã kết hôn chưa, thì nó vẫn cứ là lời nhắc nhở các bạn trẻ sống đúng với tất cả niềm vui và tự hào của tuổi thanh niên, và càng tự hào hơn nữa khi các bạn được Thiên Chúa ban cho sự năng động và nhiệt thành của tuổi trẻ, để các bạn –như những bông hoa đẹp nhất- trong khu vườn xã hội đầy những cạm bẫy và lo âu này.

Quyển sách nhỏ “Chia sẻ với các con trai và con gái của thời đại @” sẽ kết thúc ở đây, nhưng đường đời mà các bạn đi vẫn còn dài với nhiều cạm bẫy và lo lắng, nhiều đam mê và hưởng thụ…

Xã hội ngày càng phát triển, khoa học thì mỗi ngày một tiên tiến, chỉ cần vào internet là các bạn có thể nhìn thấy mặt bạn bè ờ những nơi xa xăm trên thế giới, chỉ cần một cú click chuột, là các bạn có thể trò chuyện tâm sự với bạn bè xa gần của mình khắp nơi trên mặt đất rất rộng và rất nhỏ bé này, đó chính là những ưu điểm mà khoa học tiên tiến đem lại cho chúng ta, đó là hạnh phúc mà khoa học đã đem lại nối kết mọi người với nhau.

Nhưng khoa học –đồng thời- cũng là con dao hai lưỡi, nó có thể cứu sống và giết chết con người ta, nếu con người ta dung nó vào những mục đích đen tối.

Có những bạn gái lợi dụng internet để “câu” khách với những hình ảnh trần truồng của mình qua hình ảnh webcam; có những bạn trai lên mạng để thỏa mãn thị dục với những hình ảnh khiêu dâm; có những bạn suốt ngày ngồi quán nét để chát chít với bạn bè mà quên mất giờ học, chơi game đến nỗi bỏ cả ăn uống, tất cả những điều ấy chính là con dao lưỡi thứ hai của khoa học đang giết chết những tâm hồn trong trắng và nhiệt huyết như các bạn trẻ.

Một hôm nhân dịp về thăm nhà đi qua tiệm nét của đứa em ruột làm chủ, tôi tình cờ nhìn thấy một cô bé tuổi khoảng mười lăm mười sáu đang chát với một người đàn ông già tuổi khoảng trên năm mươi, mà cô bé ấy xưng hô anh em ngọt xớt, hỏi đứa em thì được trả lời: “Tụi nó bỏ học hành vào đây để tìm các đại gia kiếm tiền, và chỉ vài phút là cưỡi xe đi ngay, không phải một mình nó đâu nhiều đứa như nó lắm, em cũng đã nhiều lần nhắc nhở tụi nó đi về mà học hành.” Tôi cũng đã tiếp chuyện với các cô gái Việt Nam lấy chồng Taiwan, họ lên mạng (internet) để ngoại tình, để kiếm bạn trai, để làm gái gọi, vì có những ông chồng già không kiểm soát được người vợ còn rất trẻ của mình, vì không có tình yêu trong đời sống vợ chồng, vì đời sống hưởng thụ ở xã hội Taiwan, và vì các cô ấy sống bất cần đời, vì tương lai chẳng còn gì để giữ để tiến lên, vì đã kiếm tiền xây nhà cho cha mẹ ở quê rồi. (Tôi sẽ chia sẻ với các bạn trẻ về thân phận những cô gái lấy chồng Taiwan, và những mảnh đời như chiếc lá xanh bị ngắt khỏi cành cây khi còn xanh).

Xã hội đang cần sự đóng góp của các bạn trẻ bây giờ và sau này, sự đóng góp đó chính là các bạn –mỗi người một vẻ- đem những những kiến thức mà mình đã học được nơi nhà trường, chứ không phải những điều xấu bắt chước ngoài xã hội, bởi vì một khi các bạn quyết tâm sống làm người tốt có ích cho xã hội và Giáo Hội, thì lúc ấy, các bạn chính là những thiên thần của hòa bình, là những cánh chim bay khắp muôn nơi kiến tạo tình yêu chân thành giữa con người với nhau.

Hạnh phúc là ở đó: trở nên một người có ích cho mọi người.

Với cương vị là một linh mục của Chúa Giê-su, là mục tử của đàn chiên, là người cha, người anh, người thầy và người bạn của các bạn trẻ, tôi xin chúc lành của Thiên Chúa cho các bạn trẻ nam nữ, để nhờ ơn của Chúa mà các bạn mỗi ngày một thăng tiến hơn trong đời sống tâm linh, cũng như trong hoàn cảnh sống giữa cuộc đời hôm nay…



Viết xong ngày lễ Tình Yêu 2009

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lập pháp Công Giáo bảo vệ đời sống
Bùi Hữu Thư
01:31 21/02/2009

Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lập pháp Công Giáo bảo vệ đời sống



Tiếp xúc với Chủ Tịch Hạ Viện Pelosi

VATICAN ngày 18, tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đang kêu gọi các nhà lập pháp bảo vệ sự thánh thiêng của đời sống con người theo giáo huấn của Giáo Hội. Ngài khẳng định như vậy trong một buổi tiếp kiến bà chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ.

Đức Thánh Cha tiếp xúc ngắn gọn với bà Nancy Pelosi và các người tháp tùng hôm nay sau buổi triều kiến chung, theo thông cáo của Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha Benedict XVI
Đưc Thánh Cha Benedict XVI tại Vatican ngày thứ tư


Tòa Thánh sau đó thông báo là “Ngài dùng cơ hội này để nói về những đòi hỏi của luật luân lý tự nhiên và giáo huấn bất biến của Giáo Hội về phẩm giá của đời sống con người từ lúc thụ thai đến khi chết.”

Đức Thánh Cha thêm là các giáo huấn này “mời gọi tất cả mọi người Công Giáo, nhất là các nhà lập pháp, thẩm phán và những ai chịu trách nhiệm về sự an vui của xã hội, cộng tác với tất cả mọi người nam và nữ có thiện chí nhằm tạo dựng một hệ thống pháp lý công chính có thể bảo vệ đời sống con người ở mọi giai đoạn phát triển."

Bà Nancy Pelosi Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ


Trong một thông báo của văn phòng bà Pelosi, bà nói trong buổi tiếp xúc, bà đã ngợi khen “sự lãnh đạo của Giáo Hội trong việc chống nghèo đói và chống hiện tượng tăng nhiệt độ hoàn vũ, cũng như sự tận hiến của Đức Thánh Cha cho tự do tôn giáo và chuyến viếng thăm Do Thái sắp tới của ngài."

Sự mâu thuẫn về phá thai

Cuộc tiếp xúc xẩy ra sau khi bà Pelosi có những nhận xét sai lầm lúc được đài truyền hình phỏng vấn tháng Tám vừa qua. Khi được hỏi bao giờ thì đời sống khởi sự, bà trả lời rằng là người Công Giáo bà đã nghiên cứu vấn đề này “lâu rồi” và “các tiến sĩ của Giáo Hội vẫn chưa xác định được."

Ngày hôm sau, Đức Hồng Y Justin Rigali, chủ tịch Uỷ Ban Hoạt Động Bảo Vệ Đời Sống và Giám Mục William Lori, chủ tịch Uỷ Ban Học Thuyết của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã tuyên bố, “câu trả lời của bà không đúng với lịch sử và bản chất của giáo huấn chân chính của Giáo Hội Cộng Giáo là chống phá thai."

Hai vị này và các giám mục khác, gửi một thông cáo giải thích quan điểm của Giáo Hội. Họ trích dẫn giáo huấn trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo: “Kể từ thế kỷ thứ nhất Giáo Hội đã khẳng định tội ác vô luân của mọi hình thức phá thai. Giáo huấn này chưa hề thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi. Trực tiếp phá thai, nghiã là sử dụng việc phá thai làm cứu cánh hay phương tiện đều vi phạm trầm trọng đến lề luật luân lý."

Tổng Giám Mục George Niederauer giáo phận San Francisco, là giáo phận của bà Pelosi, đã mời bà đến thăm với tư cách cá nhân vào tháng Chín.

Các dân biểu Công Giáo

Trong khi đó, hai dân biểu Công Giáo khác là John Boehner và Thaddeus McCotter, viết một lá thư ngày Thứ Ba cho Hồng Y Rigali. Họ cám ơn Đức Hồng Y về lá thư ngày 5 tháng 2 gửi cho tất cả các dân biểu Quốc Hội trong đó ngài yêu cầu các dân biểu duy trì các đạo luật phò đời sống và tránh bắt buộc dân chúng đóng thuế để tài trợ cho việc phá thai.

Lá thư gửi các dân biểu, được phổ biến rộng rãi có câu: "Chúng tôi cùng sát vai với quý vị trong việc bảo vệ tất cả mọi đời sống và trông đợi được tiếp tay với quý vị."

Thư này tiếp: Chúng tôi cam kết làm việc với các đồng nghiệp phò đời sống thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ để tích cực đánh bại các nỗ lực ban hành đạo luật được mệnh danh là Tự Do Lựa Chọn - Freedom of Choice Act (FOCA) hay bất cứ đạo luật tương tự nào khác. Chúng tôi cũng cam kết làm việc để duy trì, thay vì làm giảm hiệu lực của các đạo luật ngăn cấm việc sử dụng ngân khoản Liên Bang cho mục đích khuyến khích hay tài trợ cho việc ủng hộ phá thai. […]

"Như Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khuyến cáo trong chuyến tông du Hoa Kỳ năm ngoái, ‘tuyên dương quà tặng đời sống, để phục vụ cho đời sống, và cổ võ cho một nền văn hóa sự sống.'"
 
Đức Giáo Hoàng ca ngợi người làm cho Châu Âu thành Kitô hữu
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:56 21/02/2009
Ngài nghĩ về sự đóng góp của vị Bede đáng kính

VATICAN (Zenit.org).- Ông Bede đáng kính đã góp phần làm cho Châu Âu thành Kitô hữu, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói, và như vậy nên cầu xin Thiên Chúa làm xuất hiện nhửng người thuộc tầm cỡ của ngài.

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong buổi tiếp kiến chung tổ chức trong Quảng Trường Thánh Phêrô. Ngài đã dành bài suy tư của ngài cho Bede, người đã sống từ những năm đầu 670 tới 735. Đức Thánh Cha đã tập trung về sự đóng góp của Bede cho việc học hỏi Kinh Thánh, lịch sử Giáo Hội, và thần học phụng vụ.

“Kinh Thánh là nguồn kiên định cho suy tư thần học của Bede,” Đức Thánh Cha ghi nhận. “Sau khi thực hiện một sự nghiên cứu phê phán kỷ càng về văn bản[…] ngài giải thích về sách Thánh, bằng cách đọc sách Thánh trong tâm trạng Kitô học, nghĩa là, liên kết chung hai sự: Một đàng, ngài nghe văn bản đang nói chính xác điều gì, ngài thật sự muốn nghe và hiểu rõ chính văn bản; đàng khác, ngài xác tín rằng chìa khóa để hiểu Kinh Thánh như Lời duy nhất của Thiên Chúa là Chúa Kitô và với Chúa Kitô, trong ánh sáng của Người, ta hiểu Cựu và Tân Uớc như ‘một’ Kinh Thánh.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định rằng lịch sử Giáo Hội là một “chủ đề được Bede ưa thích.”

Học giả đặt trung tâm lịch sử trong sự sinh của Chúa Kitô, ngài làm một quyển lịch bắt đầu với mầu nhiệm Nhập Thể, Đức Thánh Cha ghi chú.

Ngài nói tiếp: “[Bede] trình bày sáu công đồng chung đầu tiên và sự phát triển của các công đồng này. […] Sau cùng, ngài đã viết rất kỷ lưỡng về mặt tài liệu và với chuyên môn văn chương ‘ Lịch Sử Giáo Hội của Dân Anh,’ do đó ngài được thừa nhận là ‘cha của môn lịch sử nước Anh.’[…]

“Sự tính toán tỉ mỉ về mặt khoa học ngài đã làm để thiết lập niên hiệu chính xác việc cử hành lễ Phục Sinh, và như vậy của toàn chu kỳ năm phụng vụ, đã trở thành văn bản qui chiếu cho toàn Giáo Hội Công Giáo.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rõ sự đóng góp của Bede như “một thầy danh tiếng về thần học phụng vụ.”

Ngài nói rằng “cách Bede làm thần học, là bện sách Thánh, phụng vụ và lịch sử,” đã cho ngài khả năng ban bố một “sứ điệp đúng lúc cho ‘những tình trạng sự sống khác nhau’”

Đức Giám mục thành Rome đã ghi nhận rằng Bede đã hưởng khi còn sống “danh tiếng sự thánh thiện và khôn ngoan.” Trên một thế kỷ sau khi ngài chết, ngài được sánh ngang với “một mặt trời mới Thiên Chúa đã cho mọc lên không phải trong phương Đông nhưng trong phương Tây để soi sáng thế giới.”

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định rằng “đó là môt thực tại là, với những tác phẩm của ngài, Bede đã đóng góp hữu hiệu để làm nên một châu Âu Kitô hữu, trong đó những dân tộc và những văn hoá khác nhau liên kết với nhau, bằng cách tặng cho nhau một gương mặt đồng nhất, được linh hứng bởi đức tin Kitô hữu.”

“Chúng ta hãy cầu nguyện,” ngài kết thúc “ xin cho ngày nay cũng có những nhân vật cỡ Bede, hầu giữ toàn thể Lục Địa hiệp nhất; chúng ta hãy cầu nguyện xin cho tất cả chúng ta ao ước tái khám phá những nguồn gốc chung chúng ta, để nên những kẻ xây dựng một châu Âu nhân bản sâu sắc và đích thực Kitô hữu.”
 
Đức Giáo Hoàng cảnh báo Brazil về nạn nghèo đói luân lý
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
03:59 21/02/2009
Đức Thánh Cha nói nạn nghèo này có thể đưa tới một xã hội yếu kém

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã mời tân đại sứ Brazil bên cạnh Toà Thánh coi việc giáo dục luân lý như là một phương cách đánh bại nạn nghèo đang thịnh hành của các giá trị tại xứ sở.

Hôm 9/2 Đức Giáo Hoàng ca ngợi những cố gắng của Brazil trong trận chiến vì công bình xã hội lớn hơn, khi nhận thư ủy nhiệm của Luiz Felipe de Seixxas Correa, và và ngài đề cao một số lãnh vực quan tâm cách riêng đối với Giáo Hội.

Đức Thánh Cha kêu gọi sự thăng tiến “những giá trị nhân bản cơ bản,” như gia đình, và sự bảo hộ toàn diện sự sống “từ lúc thụ thai cho tới lúc kết thúc tự nhiên.”

Ngài cũng nhấn mạnh sự “bảo vệ những nguyên lý đạo đức không gây hại nhưng bảo vệ sự hiện hữu của phôi thai và quyền của nó được sinh ra.”

“Trong một bầu khí liên đới và hiểu biết lẫn nhau,” Đức Thánh Cha nói tiếp, “chính phủ tìm kiếm nâng đở những sáng kiến ủng hộ trận chiến chống nạn nghèo, và chống những khiếm khuyết trong sự đào tạo kỷ thuật, trên cả hai bình diện quốc gia và quốc tế.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thừa nhận chính sách của Brazil về sự tái phân phối nội bộ vế thu nhập, đã dễ dàng hóa một hạnh phúc lớn hơn giữa dân chúng.” Ngài kêu gọi xứ sở “tiếp tục khuyến khích một sự phân phối tốt hơn về của cải, làm gia tăng phép công bình xã hội vì thiện ích người nghèo.”

Nghèo thiêng liêng

Ngài đã khẳng định, “ngoài sự nghèo vật chất, nạn nghèo luân lý rải rác khắp thế giới cũng có một ảnh hưởng quyết định, cả nơi không thiếu những của cải vật chất.”

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Trên thực tế, nguy cơ của thuyết tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, cùng với sự thiếu những nguyên lý luân lý vững chải để hướng dẫn sự sống những công dân bình thường, làm suy yếu cấu trúc các gia đình và xã hội Brazilian.

“Vì lẽ này chúng ta không thể đánh giá quá cao nhu cầu khẩn cấp đối với sự đào tạo luân lý vững chắc trên mọi cấp bậc—gòm phạm vi chính trị-- hầu phản công lại một sự đe dọa tiến hành từ những ý thưc hệ vật chất cố chấp, và cách riêng cơn cám dỗ tham nhũng trong việc quản lý những tài chánh công và tư.

“Vì mục đích này, Kitô giáo có thể cung cấp một sự đóng góp hữu ích […] như một tôn giáo hoà bình và tự do và vì phục vụ thiện ích thật của nhân loại.”

Đức Thánh Cha đã nói về sự hợp tác chân tình mà Giáo Hội—đang khi chu toàn sứ vụ mình-- muốn duy trì với chính quyền Brazilian” cho sự phát triển trọn vẹn con người.”

Ngài tán dương “sự đồng qui các nguyên lý, của Tông Tòa và chính phủ, đối với những đe dọa cho hoà bình thế giới, khi hoà bình bị ảnh hưởng do thiếu quan điểm tôn trọng những kẻ khác trong phẩm giá nhân bản của họ.”

Đức Thánh Cha nói thêm, “Những mục tiêu của Giáo Hội […] và nhà nước, mặc dầu khác biệt, cắt nhau trong một điểm đồng qui: thiện ích con người và công ích một quốc gia.”
 
Đức Giáo Hoàng chỉ tới sự liên kết Đấng Sáng Tạo
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:02 21/02/2009
Ngài nói sự phát triển tùy thuộc sự công nhận ơn gọi siêu nhiêu của con người

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định sự đáp ứng của Australia với những thách đố tính toàn cầu hoá, và ngài khích lệ xứ này tôn trọng và cân nhắc tương quan giữa Đấng Sáng Tạo, sự sáng tạo và tạo vật.

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm 12/2 trong buổi tiếp kiến với Timothy Andrew Fischer, tân đại sứ Australia bên cạnh Toà Thánh.

Ngài công bố, “Sự cam kết của Giáo Hội với xã hội dân sự neo

chắc trong niềm xác tín của mình là sự tiến triển nhân bản--hoặc như cá nhân hay là tập thể-- thì tùy thuộc sự thừa nhận ơn gọi siêu nhiên thích hợp với mổi người.”

Với viễn ảnh là mỗi người nhận lãnh phẩm giá của mình từ Thiên Chúa, Đưc Thánh Cha nói, “ chúng ta có thể phản công những khuynh hướng theo chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa chấp nhận hậu quả, rất phổ biến ngày nay, chỉ ăn khớp với những triệu chứng và những tác động của những xung đột, sự phân tán xã hội, và sự mơ hồ luân lý, hơn là những gốc rễ của chúng.”

Ngài nói tiếp: “Khi chiều kích thiêng liêng của nhân loại được đưa ra ánh sáng, những tâm trí cá thể được lôi kéo về với những giá trị luân lý, và những người khác.”

Nhớ đến giới trẻ

Đức Thánh Cha đã nói về Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Australia tháng 7 năm 2008 và tầm quan trọng của nó cho Giáo Hội. Ngài diễn tả ngày ấy như là “một biến cố thiêng liêng: một thời gian khi giới trẻ, không phải tất cả giới trẻ có một sự kết hợp với Giáo Hội, chạm trán với Thiên Chúa trong một sự kinh nghiệm mãnh liệt về sự cầu nguyện, học hỏi và nghe, như vậy là tới chỗ cảm nghiệm đức tin trong hành dộng.

Ngài nói thêm, “tôi cầu xin cho thế hệ những Kitô hữu trẻ này tại Australia và khắp thế giới sẽ hướng sự say mê của họ tới tất cả những gì là thật và tốt vào trong việc tạo dựng những tình bạn qua những sự chia rẽ và tạo dựng những chỗ của đưc tin sống trong và cho thế giới chúng ta, những khung cảnh đức cậy và đức mến thiết thực.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã ca ngợi những cố gắng ngoại giao của Australia, về đối nội với các thổ dân, cũng như về đối ngoại với châu Á và châu Phi. Ngài khẳng định rằng “ khi những bóng mát và ánh sáng sự toàn cầu hóa vươn tới thế giới chúng ta trong những cách thức ngày càng thêm phức tạp, quốc gia đại sứ chứng tỏ mình sẵn sàng đáp ứng với một sự đa dạng ngày càng gia tăng của những yêu sách trong một cách có nguyên tắc, có trách nhiệm và đổi mới.”

Một trong những vấn đề này là sự đe dọa đến sự sáng tạo của Thiên Chúa qua sự thay đổi khí hậu, ngài khẳng định, và như vậy “tương quan cơ bản giữa Đấng sáng Tạo, sự sáng tạo và tạo vật cần được cân nhắc và tôn trọng. “

Đức Giáo Hoàng nói thêm, “Từ việc thừa nhận này chúng ta có thể khám phá một bộ luật chung về đạo đức học, gòm những qui tắc mọc rễ trong luật tự nhiên được Đấng Sáng Tạo ghi khắc trong tâm hồn mỗi người.”

Ngài nói: “Một lập trường đạo đức đích thực là trung tâm của mọi chính sách phát triển có trách nhiệm, biết tôn trọng và bao gòm về mặt xã hội.

“Chính đạo đức học ra lệnh cho một sự dáp ứng thương cảm và quảng đại đối với cảnh nghèo khó; đạo đức học biến thành khẩn cấp sự hy sinh về những lợi tức thuộc tính bảo hộ cho những xứ nghèo có thể tới được những thị trường đã phát triển, đúng như đạo đức học biến thành hợp lý sự khăng khăng đòi hỏi của những quốc gia ban tặng về sự chịu trách nhiệm và sự trong sáng trong việc sử dụng viện trợ tài chánh bởi những nước nhận.

“Về phần mình, Giáo Hội có một truyền thống lâu dài trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe, nơi Giáo Hội đứng hàng đầu trong sự tiến gần do lòng đạo đức tới những nhu cầu riêng biệt của mọi cá nhân.”

Tuy nhiên, ngài đã nhấn mạnh, theo dõi “ phẩm chất sự sống” không nên bao hàm “việc chiếm đoạt một sự sống” qua những sự hành nghề như phá thai.
 
Đại hội đánh dấu 80 năm Khế Ước Lateran
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:04 21/02/2009
VATICAN (Zenit.org).- Đức Hồng Y Tarcisio Bertone nhận xết mặc dầu chiều kích nhỏ, Quốc gia Vatican lớn hơn trong những phương diện khác.

Quôc Vụ Khanh của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói hôm thứ Ba lúc khai mạc đại hội “Một Lãnh Thổ Nhỏ cho một Sứ Vụ Lớn,” tổ chức tại đền Lateran thành Rome, (nói rằng ) Vatican là “nhỏ nhưng lớn; lớn nhất trong thế giới từ bất cứ phương diện nào.”

Biến cố, do Chính Quyền Tòa Thánh tổ chức, đánh dấu kỷ niệm thứ 80 của những hòa ước 11/2/1929 thừa nhận sự độc lập và chủ quyền Toà Thánh, xây dựng Quốc gia Vatican City, và vạch rõ tương quan dân sự và tôn giáo giữa chính quyền và Giáo Hội tại Italy.

Đại Hội đã kết thúc hôm Thứ Bảy với buổi yết kiến với Đức Giáo Hoàng.

Đức Hông Y Bertone đã nói kỷ niệm này là “một thời điểm thích hợp nhắc lại mục đích cao qúy của sự hiện diện và hành động của Giáo hội, để đánh giá mục tiêu đã được áp dụng trong vòng 80 thập niên qua, và để cố gắng ý cảm giác những thể thức tương lai mà sứ vụ quốc gia có thể đảm nhận.”

Khi nhìn lại lịch sử Quốc Gia Vatican, hồng y nhắc lại cách riêng công trình của Đức Pius XI: “Đức Thánh Cha cao quí này là kẻ sáng tạo và xây dưng Quôc Gia Vatican.”

Việc ký những Hoà Ước Lateran chấm dứt cái gọi là “vấn đề Roma” đã bắt đầu năm 1870 khi Italy xâm chiếm và chiếm hữu những tài sản của Giáo Hội.

Đức Hồng Y Bertone qui chiếu vế Đức Pius XI, ngài nói rằng Quốc gia Vatican” là, trên thật tế, hâu qủa sự kiên trì, óc thực tế, văn hóa và sự sáng suốt của ngài, được chúng tỏ trong nhiều dịp khác và trước nhiều vấn đề nghiêm chỉnh đã đánh dấu Giáo Hội và xã hội trong triều giáo hoàng của ngài.

Thê Chiến thứ Hai

Quốc Vụ Khanh cũng đã duyệt lại những biến cố chính lịch sử mà nhà nước nhỏ bé này đương đầu từ khi được sinh ra, biến cố đầu tiên là Thế Chiến Thứ Hai (1939-1945).

Ngài đã ghi nhận trong lúc chiến tranh Toà Thánh đã thực hiện “một hành động mãnh liệt cổ võ hòa bình và đức bác ái, nhưng với những giơi hạn đáng kể.”

“Chúng ta hãy suy tư về sự kiện các nhà ngoại giao bên cạnh Toà Thánh của những xứ lâm chiến với Italy, đã phải bỏ Rome ra về và hành động giáo hội, ngoại giao và bác ái cuả Tòa thánh bị qui định bởi sự kiểm soát của quốc gia Italian”.

Đức hồng y cũng nhắc tới những công trình bác ái mà Đức Piô XII đã có khả năng thực hiện tại châu Âu trong thế chiến, những hành động ấy cung cấp viện trợ và sự giúp đở hầu liên kết “những kẻ chiến tranh đã phân ly.”

Đức Hồng Y Bertone đã ghi nhận rằng Roma bị quân Đức chiếm đóng từ từ tháng 9/1943 tới tháng 6/1944: “Thành Vatican bị một quyền bính chính trị-quân sự bao vây, Germain Reich, với họ Toà Thánh đã không có một số nhỏ xung đột công khai.”

Đức Hồng Y cũng nhắc lại những nơi trú ẩn được sử dụng đẽ che chở nhiều nạn nhân trong Thế chiến Thứ Hai: Đại Chủng viện Giáo Hoàng Lateran, Tu Viện Thánh Phaolo Ngoại thành, và những Villas Giáo Hoàng Castel Gandolfo, cũng như các đan viện, tu viện, học viện tại Roma.

Ngài cũng nhắc lại những biến cố quan trọng đã xảy ra trong Quốc Gia Vatican trong lịch sử 80 năm: Công Đồng Vatican Hai, các Thượng Hội Đồng giám mục, những cử hành các năm thánh, cách riêng Đại Năm thánh năm 2000.

Hồng Y Bertone đã ghi nhận cách riêng tang lễ Đức Gioan Phaolo II và sự bàu cử Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, “ hai biến cố đã đưa tới Roma những thẩm quyền chóp đỉnh chính trị thế giới và những đoàn người khổng lồ.”
 
Đức Giáo Hoàng thúc đẩy đến việc xưng tội
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:07 21/02/2009
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Tội là điều đặt ra khoảng cách giữa người tín hữu và Thiên Chúa, và chính bí tích giải tội HÒA HỢP hai bên lại với nhau,

Đức Giáo Hoàng đã nói điều này hôm 15/2 trong một bài suy niệm Tin Mừng thánh Marcô tường thuật việc người phung được chữa lành, tường thuật ngài đã trình bày trước lúc đọc kinh Truyên Tin trưa với những kẻ qui tụ trong Quảng Trương Thánh Phêrô.

Trong tường thuật Tin Mừng, Đức Thánh Cha nhắc lại, người mắc bệnh phung “quì xuống van xin rằng: ‘Nếu ngài muốn, ngài cò thể làm cho tôi được sạch! ’ Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh, và bảo: ‘Tôi muốn anh hãy được sạch!”’

“Theo luật Do Thái ngày xưa, “Đức Thánh Cha giải thích,” bệnh phung không những bị coi như một cơn bịnh mà còn như hình thức nặng nhất của ‘sự ô uế,’”

Ngài nói tiếp: “ Như vậy bệnh phung làm thành một thứ sự chết tôn giáo và dân sự, và sự chữa lành nó là một thứ phục sinh. Chúng ta có thể thấy trong bịnh phung một biểu tượng sự tội, mà chính sự tội là sự ô uế thật tâm hồn, làm chúng ta xa cách Chúa.

“Trên thực tế, không phải bịnh thể lý làm chúng ta xa cách Chúa, như những qui tắc xưa giả thiết, nhưng sự tội, là điều dữ thiêng liêng và luân lý.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI suy niệm: “Những tội chúng ta phạm làm chúng ta xa cách Chúa, và, nếu chúng không được xưng thú khiêm tốn, bằng cách tin tưởng vảo lòng Chúa thương xót, cuối cùng chúng sẽ mang đến sự chết phần linh hồn. Phép lạ này có giá trị biểu tượng đầy quyền phép.

“Trong Bí Tích Sám Hối, Chúa Kitô chịu đóng dinh và phục sinh, qua các thừa tác viên của Người, thanh tẩy chúng ta với lòng thương xót vô cùng của Người, phục hồi chúng ta trong sự hiệp thông với Cha trên trời và với anh em chúng ta, và ban cho chúng ta một ân huệ tình yêu, niềm vui và sự bình an của Người.”

“Anh chị em thân mến,” ngài kết thúc, Chúng ta hãy kêu xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng Chúa đã gìn giữ cho khỏi mọi vết nhơ tội, xin Mẹ giúp chúng ta tránh tội và siêng năng chạy tới bí tích giải tội, bí tích tha thứ, mà giá trị và tầm quan trọng đối với đời sống Kitô hữu cần được tái khám phá ngày nay.”
 
Đức Giáo Hoàng: Trong Giáo Hội không có chỗ cho những tâm trí hẹp hòi
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
04:09 21/02/2009
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Giáo Hội không có chỗ cho những tâm trí hẹp hòi và những xung đột sắc tộc, và cần làm việc cho sự hiệp nhất trước cảnh đa dạng.

Đức Giáo Hàng nói điều này hôm thứ Bảy 15/2 khi ngài tiếp kiến các giám mục từ Nigeria lúc kết thúc cuộc thăm viếng theo lệ 5 năm của các ngài tại Roma

Ngài đã ghi nhận rằng một trong những chủ đề được đề cập trong cuộc hợp đặc biệt lần thứ Hai sắp tới của Thượng Hội Đồng Giám Mục vì châu Phi, sẽ là sự băn khoăn sắc tộc: “Hình ảnh kỳ diệu của Jerusalem trên trời, sự qui tụ vô số người nam và nữ từ mọi bộ tộc và tiếng nói và dân và nước, những người đã được cứu chuộc bằng máu Chúa Kitô, khuyến khích anh em đối mặt thách đố xung đột chủng tộc hiện diện bất cứ nơi nào, cả trong Giáo Hội.

Đức Thánh Cha đã diễn tả sự đánh giá của ngài đối với những kẻ đã “ chấp nhận môt sứ vụ mục vụ bên ngoài những biên giới của nhóm thuộc vùng hay tiếng nói của anh em” và đối với những kẻ đã chiến thắng và nâng đở họ trong sứ vụ của họ. “Sự anh em sẵn sàng thích ứng với những kẻ khác là một dấu hùng hồn chỉ một gia đình mới của mọi người tin vào Chúa Kitô.”

“Không có chỗ trong Giáo Hội cho bất cứ loại chia rẽ nào,” ngài nói tiếp. “Những tân tòng và những người mới ngập đạo phải được dạy biết chấp nhận chân lý này khi họ dấn thân theo Chúa Ktô và sống mọt đời sông tình yêu Kitô hữu.

“Tất cả mọi kẻ tin, cách riêng những chủng sinh và các linh mục sẽ nên trưởng thành và quảng đại bằng cách cho phép sứ điệp Tin Mừng thanh lọc và lướt qua mọi sự hẹp hòi có thể của những viễn tượng địa phương.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khuyến khích các giám mục tiếp tục cổ võ” thực tại xã hội và giáo hội quan trọng của hôn nhân và đời sống gia đình.”

“Những khóa dạy các đôi đã cam kết, và huấn giáo giáo lý phổ quát và đặc biệt về giá trị sự sống nhân bản, hôn nhân và gia đình sẽ tăng cường người tin hữu trước những thách đố do những thay đổi trong xã hội mang đến với họ” ngài nói. “Tương tự anh em đừng quên khích lệ các hiệp hội hay các phong trào trợ giúp đắc lực các đôi vợ chồng trong sự sống đức tin và những cam kết hôn nhân của họ.”

Đức Giáo Hoàng ca ngợi các giám mục Nigeria vì những cố gắng của các ngài trong sự đối thoại liên tôn, cách riêng với Hồi Giáo. “Với sự kiên nhẫn và bền chí, những tương quan mạnh mẽ về sự tôn trọng, về tình bạn và sự cọng tác thực tiển đã được vun trồng với người thuộc các tôn giáo khác.

“Qua những cố gắng của anh em như những kẻ cổ võ thiện chí siêng năng và không mỏi mệt, Giáo Hội sẽ trở nên một dấu chỉ và dụng cụ rõ hơn về sự hiệp thông với Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại.”

Về vai trò các giám mục trong chính trị, Đức Thánh Cha đã ghi nhận hội đồng sẽ chú trọng “rút ra từ những nguyên lý Công Giáo những sự giải thích được soi sáng về các vấn đề quốc gia hiện hành.

“Với sự tin tưởng trong Chúa, anh em hãy tiếp tục thực thi thẩm quyền giám mục của mình trong trận chiến chống lại các thực hành và sự tham nhũng bất công, và chống lại mọi nguyên nhân và mọi hình thức phân biệt đối xử và tình trạng tội ác, cách riêng sự đối xử làm mất phẩm giá các người nữ và sự thực hiện đáng trách bắt cóc “ ngài nói. Bằng cách cổ võ học thuyết xã hội Công Giáo anh em cống hiến sự góp phần lương thiện của anh em cho xứ sở anh em và trợ giúp củng cố trật tự quốc gia dựa trên tình liên đới và một nề văn hoá thuộc nhân quyền.”
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của các chủng viện
Bùi Hữu Thư
17:12 21/02/2009

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của các chủng viện



Ngài nói việc đào tạo là yếu tố chính để có các linh mục xuất sắc

VATICAN ngày 20 tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha nói, những năm tại chủng viện rất tiên quyết cho việc nhận định và chuẩn bị, và sự kiện cần có nhiều linh mục không thể đưa tới việc bỏ qua sự nhận định ơn gọi kỹ lưỡng nơi các ứng viên.

Đức Thánh Cha khẳng định điều này hôm nay khi ngài trình bầy với Uỷ Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh trong phiên họp khoáng đại của họ.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng năm ngoái ngài đã tiếp xúc với một số giám mục thuộc Châu Mỹ La Tinh và quần đảo Caribbean khi họ về trình diện theo chu kỳ 5 năm. Ngài nói, "Tôi nói với họ về thực tại của các Giáo Hội điạ phương do họ cai quản, họ phải có thể hiểu biết tường tận những hy vọng và khó khăn của sứ vụ tông đồ của họ.”

Đức Thánh Cha khuyến khích sứ vụ của đại lục đang được thực hiện trong miền, là hoa quả chính cuả Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh và Caribbean do ngài khởi xướng tại Ba Tây năm 2007.

Giáo Hội là nhà

Trích dẫn chủ đề của phiên họp khoáng đại, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo các linh mục tương lai tại chủng viện.

Ngài nói, "Đối với tất cả chúng ta, chủng viện là nơi tiên quyết cho việc nhận định và chuẩn bị. Tại đây, trong cuộc đối thoại với Chúa Kitô, ước muốn chúng ta là được bắt rễ trong Người cần được tăng cường. Trong những năm ở đây, chúng ta học nhìn nhận Giáo Hội như mái ấm của ta, chúng ta cùng đồng hành với Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ yêu quý của chúng ta, để luôn luôn vâng phục thánh ý Chúa. [...]

"Muốn có các linh mục theo lòng mong muốn của Chúa Kitô, cần phải tin tưởng vào tác động của Chúa Thánh Thần, thay vì các kế hoạch và tính toán của con người. [...] Mặt khác, nhu cầu về linh mục để đáp ứng với những thách đố của thế giới ngày nay không được đưa đến việc bỏ qua sự nhận định kỹ lưỡng của các ứng viên, hay sư lơ là đối với những đòi hỏi cần thiết – cũng như chặt chẽ -- để cho việc đào tạo họ và giúp họ trở nên những linh mục gương mẫu."

Đức Thánh Cha công nhận rằng “bây giờ hơn bao giờ hết, các chủng sinh có ý chí tốt, vượt trên những chủ đích khác, muốn chọn đời linh mục, phải chỉ được thúc đẩy bởi ước muốn trở thành các môn đệ và nhà truyền giáo chân chính của Chúa Giêsu Kitô, Đấng hiệp thông với các giám mục của Người, sẽ hiện diện với họ trong sứ mệnh và chứng tá đời sống của họ."

Ngài nói rằng, “việc đào tạo về nhân bản, tinh thần, trí tuệ và mục vụ của các chủng sinh rất thiết yếu cho điều này, cũng như việc lựa chọn thích nghi các cha giáo của họ, là những người phải có khả năng học vấn và sư phạm, có tinh thần linh mục, và lòng trung thành với Giáo Hội, để họ có thể khơi giậy nơi các người trẻ này những gì Dân Chúa cần thiết và mong đợi nơi chủ chiên của họ."

Đức Thánh Cha kết luận bằng việc gửi gấm điều này nơi Mẹ Maria Đồng Trinh, “xin Mẹ đồng hành với những ai đang chuẩn bị cho sứ vụ linh mục và theo bước Con Mẹ, Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc chúng ta."
 
Vị tông đồ của 8000 người phong cùi sẽ được phong hiển thánh vào tháng 11/2009
Nguyễn Long Thao
17:43 21/02/2009
VATICAN CITY 21/02/09 – Thông tấn xã AP trích dẫn nguồn tin từ Tòa Thánh Vatican cho biết cha Damien, vị linh mục nổi tiếng thế giới vì chăm sóc 8000 người phong cùi tại Hawaii trong thế kỷ 19 sẽ được ĐGH Bênêđictô XVI phong lên bậc hiển thánh vào ngày 11 tháng 10 năm 2009.

Tin phong hiển thánh cho Chân Phước Damien được loan báo trong phiên họp giữa ĐTC với các Hồng Y tại giáo triều vào ngày Thứ Bảy 21/02/09

Cha Damien là người Bỉ, sinh năm 1840. Tên trong giấy khai sanh của Ngài là Joseph de Veuster, nhưng ngài lại lấy tên Damien de Veuster. Năm 1864 Ngài gia nhập Tu Hội Truyền Giáo Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria đến làm việc tại Hawaii. Chín năm sau đó, Ngài đảm nhận việc trông coi các bệnh nhân phong cùi tại đảo Molokai là nơi 8000 bệnh nhân phong cùi bị bỏ rơi trên quần đảo này và cuối cùng vì phục vụ bệnh nhân, Ngài cũng chết vì bệnh phong cùi.

Năm 1995 cha Damien de Veuster đã được ĐGH Gioan Phaolô II phong lên bậc Chân Phước. Tháng 7 vừa qua ĐGH Bênêđictô XVI đã chính thức công nhận phép lạ một người đàn bà ở Honolulu bị ung thư phổi vào giai đoạn cuối, được lành bệnh vào năm 1999 nhờ sự can thiệp của chân phước Damien. Phép lạ này theo giáo luật là điều kiện cần thiết để Giáo Hội phong một Chân Phước lên bậc Hiển Thánh.

Được biết trong lễ phong hiển thánh cho cha Damien vào tháng 11 tới đây, ĐGH cũng sẽ phong hiển thánh cho 3 vị nữa.
 
Top Stories
Aufnahme diplomatischer Beziehungen zwischen Vatikan und Vietnam?
KathWeb
00:02 21/02/2009
Hanoi-Vatikanstadt, 20.2.09 (KAP) Der Heilige Stuhl und Vietnam verhandeln offensichtlich über die Aufnahme voller diplomatischer Beziehungen. Der stellvertretende vatikanische "Außenminister", Prälat Pietro Parolin, hält sich derzeit mit einer Delegation in Hanoi auf. Internationale Nachrichtenagenturen berichteten, Parolin habe in der vietnamesischen Hauptstadt auch den Wunsch des Papstes nach einem Besuch des südostasiatischen Landes deponiert.

Die Katholiken stellen in Vietnam rund zehn Prozent der Bevölkerung. Nach den Philippinen und Südkorea ist Vietnam das am stärksten christlich geprägte ostasiatische Land. In der Haltung der kommunistischen Regierung zur katholischen Kirche war in den letzten Jahren eine zunehmende Entspannung festzustellen; allerdings ist die Ernennung von Bischöfen nach wie vor von Tauziehen begleitet, auch wird die Zahl der Priesteramtskandidaten limitiert. Zudem ist es in den letzten Monaten zu dramatischen Auseinandersetzungen um hochwertige Grundstücke in bester Innenstadtlage in Hanoi gekommen, die früher in kirchlichem Besitz waren (es handelte sich um die Gebäude der einstigen Apostolischen Delegatur sowie um das Redemptoristenkloster).

In der wichtigsten Zeitung von Hanoi ("Ha Noi Moi") schilderte der Leiter des Regierungsbüros für die religiösen Angelegenheiten, Nguyen The Doan, in einem Interview aus Anlass des Besuches der vatikanischen Delegation die Entwicklung der Beziehungen zwischen dem Heiligen Stuhl und Vietnam. In dem Interview wird zwar weder direkt noch indirekt auf die Aufnahme diplomatischer Beziehungen Bezug genommen, der Regierungsfunktionär betonte aber die Notwendigkeit, den vatikanisch-vietnamesischen Beziehungen einen neuen "Anstoß" ("impulsion"/"thuc day") zu geben. Nguyen The Doan zog zugleich eine positive Zwischenbilanz der bisher 17 Verhandlungsrunden zwischen dem Vatikan und Hanoi seit 1990.
 
Des centaines de milliers de Coréens sont venus se recueillir devant la dépouille du cardinal Kim
Eglises d'Asie
00:04 21/02/2009
COREE DU SUD: Des centaines de milliers de Coréens sont venus se recueillir devant la dépouille du cardinal Kim

Dans la matinée du vendredi 20 février, la messe de funérailles du cardinal Kim Sou-hwan, décédé le 16 février à l’âge de 86 ans (1), a réuni une foule de plus de 10 000 personnes. En dépit du froid mordant de l’hiver coréen, la plupart avaient pris place en-dehors de la cathédrale Myeongdong, des écrans géants retransmettant en direct la cérémonie religieuse. A l’intérieur de l’édifice, 31 évêques, dont deux évêques japonais, et quelque 500 prêtres concélébraient l’office, qui a duré une heure et demie et a été retransmis en direct dans sa totalité par l’ensemble des réseaux nationaux de télévision.

Dans son homélie, l’actuel archevêque de Séoul, le cardinal Nicholas Cheong Jin-suk, a rappelé combien la mort n’était pas la fin de toutes choses mais l’entrée dans la vie nouvelle. Il a souligné que l’amour du cardinal Kim pour les pauvres était ce qui lui avait donné la force de se dresser contre les généraux au pouvoir en Corée du Sud jusqu’à la fin des années 1980. Mgr Peter Kang U-il, évêque de Cheju, a relevé que les non-catholiques étaient très nombreux parmi les personnes qui portaient le deuil du cardinal Kim et que l’unité de la nation autour du prélat était un bienfait qu’il léguait à son pays, en cette période de conjoncture économique déprimée.

Entre le 17 février et le 20 février, ce sont près de 400 000 Coréens qui sont venus se recueillir devant la dépouille du cardinal, exposée dans un cercueil de bois recouvert d’une demi-sphère en verre. Durant quatre jours, la cathédrale Myeongdong n’a pas désempli, ouverte de 5h30 le matin à minuit; la file des catholiques et des non-catholiques venus se recueillir s’étendait sur plusieurs centaines de mètres. L’hommage des politiques a été unanime; l’actuel président, Lee Myung-bak, un protestant, l’ancien président Kim Dae-jung, un catholique, sont venus se recueillir devant le cercueil; le secrétaire général des Nations Unies, le Coréen Ban Ki-moon, a fait parvenir un message de condoléances. La presse a été à l’unisson, consacrant de longs articles en Une et de nombreux reportages au cardinal Kim et à sa vie.

Du côté des responsables religieux, la tonalité était semblable. Le Conseil national des Eglises en Corée, qui regroupe de nombreuses Eglises protestantes coréennes, a publié un message où l’on pouvait lire: « Nous réalisons à quel point le cardinal a été un don de Dieu. » L’œuvre du cardinal en faveur de l’œcuménisme et du dialogue interreligieux a aussi été rappelée. Pour l’Ordre Jogye, la plus importante branche du bouddhisme en Corée, l’influence du cardinal Kim allait au-delà des cercles catholiques et était caractérisée par le service des pauvres et l’attention portée à toutes les souffrances. « Nous partageons la peine des catholiques, qui ont perdu un grand maître spirituel », a déclaré le vénérable Jikwan, principal responsable de l’ordre bouddhique.

Enfin, selon le mouvement Un seul Corps - Un seul Esprit, organisation promouvant le don d’organes, les engagements en faveur de futurs dons d’organes ont été multiplié par trois après la mort du cardinal. La presse a en effet rapporté que Mgr Kim avait fait don de ses yeux dès 1989, une promesse réitérée à ses médecins peu avant sa mort. Dans un pays où le confucianisme, profondément ancré, enseigne que c'est une marque de piété filiale que de ne pas porter atteinte à l'intégrité du corps reçu de ses parents, l’attitude du cardinal n’est pas passée inaperçue (2).

(1) Voir dépêche diffusée le 16 février 2009.

(2) A propos de l’action de l’Eglise catholique en Corée du Sud en faveur des dons d’organes, voir EDA 448
 
Gesprekken Vietnam-Vaticaan bieden hoop (Hòa Lan)
katholieknieuwsblad
01:39 21/02/2009
Vrijdag, 20 februari 2009 - De gesprekken van de Vaticaanse delegatie met Vietnamese regeringsvertegenwoordigers van afgelopen week hebben de “basis gelegd voor verdere gesprekken”. Dat heeft mgr. Pietro Parolin medegedeeld. Parolin is de Vaticaanse ondersecretaris voor Buitenlandse Zaken en het hoofd van de delegatie die gesprekken voerde over het aangaan van diplomatieke betrekkingen tussen beide staten.

Tijdens de onderhandelingen is gesproken “over het beleid ten aanzien van de godsdienstvrijheid in Vietnam”. Parolin sprak de hoop uit dat “resterende onopgeloste zaken in de betrekkingen met goede wil en door oprechte dialoog kunnen worden opgelost”.

Godsdienstvrijheid lijkt daarmee het belangrijkste onderwerp van gesprek te zijn geweest. Dat is al zo sinds de eerste gesprekken in 1990 begonnen. Sindsdien zijn er al zestien Vaticaanse delegaties op gesprek geweest.

Dit werd bevestigd door de Vietnamese onderminister van Buitenlandse Zaken, Nguyen Quoc Cuong. Hij sprak over het “consistente beleid ten aanzien van de godsdienstvrijheid” en sprak de hoop uit dat de Heilige Stoel “actief bijdraagt aan het leven van de katholieke gemeenschap in Vietnam en de solidariteit tussen de godsdiensten en de gehele Vietnamese bevolking zal sterken”. Hij hoopt ook op “praktische bijdragen aan de nationale opbouw”. De gelovigen van Hanoi en Thai Bin, die onvermoeibaar ijveren voor de teruggave van geannexeerde kerkelijke bezittingen, zijn “blij” dat de diplomatieke gesprekken goed verlopen. “Die laten zien dat we elkaar begrijpen en dat wij meer onderlinge solidariteit hebben”. “Om diplomatieke betrekkingen aan te kunnen gaan moet men luisteren, respect hebben, harmonie en wederzijds vertrouwen hebben. Dat dient de eenheid van de lokale Kerk. En als wij een zijn hebben wij rust, vrede, gerechtigheid en wederzijdse acceptatie.”

Toch zijn er ook die minder vertrouwen hebben. “Als je denkt dat er enige verbetering zit in de diplomatieke betrekkingen na deze gesprekken zul je lelijk opkijken”, aldus priester Joseph Nguyen tegenover VietCatholic News. “Voor de Vietnamese autoriteiten bestaat er helemaal niets wat lijkt op een diplomatieke relatie met het Vaticaan. Omdat zij geconfronteerd worden met boze reacties op hun beruchte reputatie ten aanzien van mensenrechten hebben ze deze gelegenheid aangegrepen om de internationale gemeenschap wijs te maken dat zij de vrijheid van godsdienst willen verbeteren.” (KN)

(Source: http://www.katholieknieuwsblad.nl/kort/index.php?id=5922)
 
Termina la primera sesión del Grupo de Trabajo Vietnam – Santa Sede (Tây Ban Nha)
Zenit
16:11 21/02/2009
Se discutió sobre el establecimiento de relaciones diplomáticas bilaterales

CIUDAD DEL VATICANO, viernes 20 de febrero de 2009 (ZENIT.org).- La primera sesión del Grupo de Trabajo Vietnam-Santa Sede sobre la cuestión de las relaciones diplomáticas tuvo lugar el 16 y el 17 de febrero en Hanoi, “en una atmósfera de apertura, de franqueza y de respeto recíproco”, según ha hecho público hoy la Sala Stampa de la Santa Sede.

La delegación vaticana, presente en estos días en el país asiático por invitación del gobierno vietnamita, estaba encabezada por monseñor Pietro Parolin, subsecretario para las Relaciones con los Estados, y ha mantenido encuentros tanto con las autoridades gubernamentales como con los obispos.

El comunicado conjunto emitido al témrino de la sesión explica que en el encuentro “se proponía un intercambio de puntos de vista sobre el establecimiento de relaciones diplomáticas bilaterales, y ha sido presidido por el señor Nguyen Quoc Cuong, Viceministro de Asuntos Exteriores, y por monseñor Pietro Parolin”.

Durante el encuentro, monseñor Parolin “ha tomado nota de las explicaciones ofrecidas por la delegación vietnamita acerca la política sobre libertad religiosa y de creencia, reconociendo que en Vietnam hay muchos desarrollos positivos en la vida religiosa y augurando que las cuestiones añun pendientes en las relaciones bilaterales entre Vietnam y la Santa Sede puedan resolverse gracias a la buena voluntad y mediante un diálogo sincero”.

El prelado ha subrayado también “la línea de la Santa Sede de respeto de la independencia y de la soberanía de Vietnam, con motivo de la cual las actividades religiosas de la Iglesia no se propondrán alcanzar fines políticos”, recordando que “la enseñanza de la Iglesia invita a los fieles a ser buenos ciudadanos que actúan por el bien común del país”.

Por su parte, el representante del Gobierno vietnamita “ha subrayado las líneas constantes de la política vietnamita sobre la libertad de credo, como también los resultados alcanzados en los años recientes y el estado actual de las cuestiones religiosas”.

Cuong, prosigue el texto, “ha augurado que la Santa Sede contribuya activamente a la vida de la comunidad católica en Vietnam, que se refuerce la solidaridad entre las religiones y la entera población vietnamita, y que haya una fuerte cohesión de la Iglesia católica en Vietnam con la nación, contribuyendo de forma práctica a la edificación del país”.

Las partes, observa la nota vaticana, “han mantenido una profunda y amplia discusión sobre las relaciones bilaterales, deteniéndose también en temas relativos a la Iglesia católica en Vietnam” y reconociendo “el alentador progreso de las relaciones entre Vietnam y la Santa Sede que han tenido lugar desde 1990”.

De la misma forma, ambas partes se mostraron de acuerdo “en considerar que el primer encuentro de este grupo de trabajo conjunto ha supuesto un nuevo e importante paso adelante en las relaciones bilaterales y que se deberán hacer esfuerzos mayores para promoverlas ulteriormente”.

Por esto, se ha decidido fijar un segundo encuentro del Grupo de trabajo, en fecha y lugar aún por determinar.

Vietnam tiene cerca de 85 millones de habitantes, de los cuales 7 millones son católicos.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Ban Mê Thuột có tân Giám Mục
LM Trần Công Nghị
15:07 21/02/2009
VATICAN - Sáng hôm nay, ngày 21-2-2009, Phòng Báo Chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC Benedictô XVI đã bổ nhiệm Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giáo sư Đại chủng viện Nha Trang, làm tân Giám mục chính tòa giáo phận Ban Mê Thuột.

Tân giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản năm nay 53 tuổi, sinh ngày 25-11 năm 1956 tại giáo xứ Tuy Hòa, Phú Yên, giáo phận Quy Nhơn, theo học tại Tiểu chủng viện Quy Nhơn (1968-1975), Sau đó từ năm 1975 đến 1988 theo học triết và thần học tại Trung tâm huấn luyện (Đại chủng viện) của Giáo Phận tại Màng Lăng, Tuy An. Một thời gian 5 năm sau đó, thầy Bản được lãnh chức Linh Mục ngày 16-9-1993.

Sau 3 năm làm phó xứ Tuy Hòa (1993-1996), năm 1996 Cha Bản được gửi sang Pháp theo học tại Học viện Công Giáo Paris trong 9 năm trời (1996-2005) và đã tốt nghiệp Cao học Thánh Kinh.

Năm 2005 cha Cha Vinh Sơn Bản trở về quê hương và được bổ nhiệm phụ trách việc huấn luyện các chủng sinh của giáo phận Quy Nhơn đồng thời làm giáo sư tại Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang. Cha được bổ nhiệm làm chuyên viên tại Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 về Lời Chúa tại Roma từ ngày 5 đến 26-10 năm 2008.

Giáo Phận Ban Mê Thuột trống tòa trong 3 năm qua, từ ngày 17-5-2006 sau khi Đức Cha Giuse Nguyễn Tích Đức từ chức. Trong thời gian qua, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Giám mục Nha Trang, kiêm nhiệm Giám quản Tông Tòa giáo phận Ban Mê Thuột.

LƯỢC SỬ ĐỊA DANH GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT

Giáo Phận Ban Mê Thuột có 339.000 tín hữu Công Giáo trên tổng số 2.5208.000 dân cư, với 99 giáo xứ, 106 linh mục (trong đó 93 linh mục thuộc giáo phận và 13 linh mục thuộc các dòng tu). Giáo phận cũng có 35 tu huynh, 40 chủng sinh và 350 nữ tu.

Giáo phận Ban Mê Thuột có diện tích rộng lớn (24.462,44 km2) trải rộng các tỉnh Đăklăk, Đăknông và một phần của tỉnh Bình Phước ( Thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Đăng, Bù Đốp và Phước Long).

Để biết rõ hơn về Giáo Phận Ban Mê Thuột, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử để tìm đến nguồn gốc của:

- Tỉnh Đăklăk và thành phố Buôn Ma Thuột.

- Tỉnh Đăknông.

- Thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Đăng, Bù Đốp và Phước Long (thuộc tỉnh Bình Phước).

Thành Phố Buôn Ma Thuột: Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản. Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.

Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thị xã này có tên là Ban Mê Thuột. Năm 1995, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, và đến năm 2005 là đô thị loại 2.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH GIÁO PHẬN.

Tên hành chính hiện nay là Buôn Ma Thuột, nghĩa là buôn làng của cha ông Thuột. Tên được giữ trong giáo quyền khi thành lập giáo phận là Ban Mê Thuột. (Cũng là tên hành chính vào thời gian được thành lập thị xã 05/06/1930).

Đầu năm 1842, Đức cha Etienne Théodore Cuénot Thể, giám mục Đàng Trong, cử hai cha J.C. Miche Mịch, Duclos Lộ cùng thầy Micae Cuông tới vùng Tây Nguyên. Công việc thất bại nhưng đặt ra một định hướng và thầy Micae Cuông đã dùng chính mạng sống mình để minh chứng Tin Mừng Đức Kitô. Từ năm 1842-1846, Đức cha Thể liên tiếp sai linh mục, thầy giảng và tín hữu tìm đường lên Tây Nguyên qua ngả Quảng Nam, Quảng Ngãi, nhưng sự việc không dễ dàng.

Năm 1847, Cha Fontaine Khâm thuộc hội Thừa sai Paris (MEP) được phái lên sống với đồng bào M’nông gần Buôn Yeng Drôm, giữa Bandon và Đăkmil. Đây có lẽ là vị thừa sai đầu tiên đến truyền giáo trên miền Đăklăk.

Ngày 14-1-1932, Đức Piô XI quyết định thành lập giáo phận Kontum gồm ba tỉnh Kontum, Pleiku, Đăklăk và một phần lãnh thổ Attâpư thuộc Lào. Toà Thánh bổ nhiệm cha bề trên M. Jannin Phước làm giám mục tiên khởi giáo phận Kontum, hiệu toà Gadara. Ngày 29-1-1934, ngài đến kinh lý Buôn Ma Thuột - Đăklăk lần đầu tiên và tìm khu đất để lập họ đạo với số giáo dân khoảng 50 người, thuộc giáo xứ Plei Pơo (La Sơn, Pleiku), cha Ban làm quản xứ.

1 - Thành lập Giáo họ Banmêthuột: 15.8.1934

Ngày 11-5-1934, thầy giảng Phaolô Hiền là một thầy giảng già có gia đình (nay gọi là Giáo phu) thuộc Họ đạo Mang Yang được sai đi giúp lập Họ đạo Banmêthuột. Ngày 15-8-1934, thầy Hiền và giáo dân lập nhà nguyện nhỏ đầu tiên ở Buôn Ma Thuột. Ngôi nhà đơn sơ, nhỏ bé, mái tranh vách đất.

Sau này các Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn đã xây một Nhà nguyện mới trên nền Nhà nguyện tiên khởi này. Hiện nay nó thuộc phạm vi của Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh.

Nhà nguyện Họ đạo Banmêthuột tuy được xây cất bất hợp pháp, nhưng Công sứ tỉnh Đăklăk là ông Henri Gerbinis và ông Trương Kỳ, quan An nam đầu tỉnh đã nhắm mắt làm ngơ, vì cả hai ông đều là người Công giáo. Trong khi đó Đức Cha Jannin vẫn tất bật ngược xuôi để lo liệu giấy tờ hợp pháp cho thửa đất đó. Và sau hơn bốn năm trời thơ đi thơ lại, cuối cùng Tòa Khâm sứ Trung kỳ mới chấp thuận giải quyết cho Đức Cha được mua khu đất trên với giá 2 xu (0.02 đồng) một mét vuông. Quyết định cấp đất này do ông Graffeuil, Khâm sứ Trung kỳ ký ngày 29.11.1938. Số 195/942. Tòa Giám mục Kontum đã trả 201 đồng để mua 10.050 m2 đất vào ngày 16.12.1938.

2 - Thành lập Giáo xứ Banmêthuột: 30.3.1937

Ngày 30-3-1937, giáo họ Buôn Ma Thuột được nâng lên hàng giáo xứ, đây là giáo xứ đầu tiên tại Đăklăk do linh mục Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn phục vụ.

Sau một thời gian ngắn phục vụ giáo xứ, do không hợp thủy thổ, Ngài bị bệnh sốt rét và thương hàn. Ngày 12.01.1938, Cha trở về Tòa Giám mục để chữa bệnh. (Ngài mất năm 1982 sau 60 năm làm linh mục).

Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, Năm 1939-1940, hai cha Pierre Janningros và Pierre Romeuf Phương (giáo phận Quy Nhơn) lên đóng tại Buôn Ma Thuột, hai vị phục vụ thay cha Nguyễn Đắc Cẩn nghỉ hưu. Giáo xứ Banmêthuột không có linh mục quản xứ suốt 4 năm rưỡi vì thời cuộc lúc ấy và cũng vì Đức Cha Jannin Phước qua đời (ngày 14.7.1940 tại Kontum, hưởng thọ 73 tuổi với 42 năm linh mục và 7 năm Giám mục).

Gần hai năm sau ngày Đức Cha Jannin Phước qua đời. Ngày 22.4.1942, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Sion Khâm làm Giám mục Kontum. Ngài nhậm chức tháng 5.1942 và hai tháng sau Giáo xứ Banmêthuột có Cha sở mới: Đó là Cha Romeuf Phương, Ngài được bổ nhiệm ngày 26.7.1942.

3 - Nhà thờ lớn Ban Mê Thuột 1958- 1959.

Mùa Phục Sinh năm 1941, cha đã vận động mua một mẫu tây đất để cất nhà thờ xứ. Từ năm 1955, nhiều giáo xứ trên địa bàn Đăklăk, Quảng Đức, Phước Long được hình thành, nhất là cuộc di cư từ Bắc vào đây làm số giáo dân ngày càng thêm đông. Tháng 9-1956, cha Gioan Baotixita Trần Thanh Ngoạn được bổ nhiệm làm quản xứ Buôn Ma Thuột, ngài cùng giáo dân xây dựng nhà thờ Buôn Ma Thuột, nhà thờ này trở thành nhà thờ chính toà giáo phận Ban Mê Thuột. Chiều dài 45m, rộng 12m, mỗi cánh Thánh Giá 12m x 12m. Tổng diện tích 828m2; trừ cung thánh, còn được 1200 chỗ ngồi. Nhà thờ xây đúng một năm và được khánh thành vào ngày Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh tháng 4-1959.

Cơ sở Nhà thờ cũ, Đức Cha Kim tạm giao cho các Sư Huynh La San mở Trường Trung Tiểu học, niên khóa đầu tiên là 1959-1960. Sau khi các Sư Huynh xây cất xong Trung học La San đồi (nay là Trường Cao đẳng Sư Phạm Đăklăk), Đức Cha giao quyền sở hữu cơ sở cũ cho các Nữ Tử Vinh Sơn tùy nghi sử dụng.

4 - Thiết lập Giáo Phận 22/06/1967.

Ngày 22-6-1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh: Đăklăk (1925), Quảng Đức (1959) và Phước Long (1957). Giáo phận mới trải rộng trên diện tích 21.723km2 với dân số 290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Cùng sắc chỉ, Đức Phaolô VI, bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Huy Mai làm giám mục tiên khởi giáo phận. Ngài được tấn phong ngày 15-8-1967, tại Sài Gòn. Khi thành lập, giáo phận có 55 linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân.

Ngày 22-6-1987 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập giáo phận, Đức cha đã cung hiến nhà thờ Buôn Ma Thuột. Năm 1981, Đức cha phó Giuse Trịnh Chính Trực đã được tấn phong và ngài đã chính thức cai quản giáo phận từ năm 1990, sau khi Đức cha Nguyễn Huy Mai từ trần. Ngài đã âm thầm xây dựng giáo phận trong điều kiện thiếu thốn và khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 2000, nhường quyền cai quản giáo phận lại cho Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức.

Năm 2006, vì lý do sức khỏe Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức đã đệ đơn xin từ chức. Vào ngày 17/05/2006 Đức Hồng Y Crescentio Sepe Bộ Trưởng Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã ký Sắc Lệnh bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa đang là Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Banmêthuột.

Ngày 29 và 30/05/2006 toàn thể thành phần dân chúa Giáo Phận Ban Mê Thuột long trọng đón tiếp Đức Cha Phao Lô tại Tòa Giám Mục và nhà thờ chính tòa Ban Mê Thuột.

Và hôm nay ngày 21.2.2009, ĐTC Benêđictô XVI đã bổ nhiệm Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, giáo sư Đại chủng viện Nha Trang, làm tân Giám mục chính tòa giáo phận Ban Mê Thuột.

5 – Bổn mạng giáo phận.

Giáo Phận Ban Mê Thuột chọn bổn mạng là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Lễ Bổn mạng được mừng kính vào ngày 22.6 hàng năm tại Nhà thờ Chính Tòa Ban Mê Thuột, đây cũng là kỷ niệm ngày thành lập Giáo phận ( 22.6.1967 ). Nếu ngày 22.6 trùng vào thứ Bảy, Chúa nhật hoặc thứ Hai, thì sẽ chuyển qua một ngày khác trong tuần để mọi thành phần dân Chúa có thể dễ dàng tham dự. Cụ thể lễ Bổn mạng Giáo phận năm 2008 sẽ được cử hành vào ngày thứ tư 25.6 (Đây cũng là lần đầu tiên mừng lễ bổn mạng Giáo Phận).

6 - Nhà Chung Ban Mê Thuột (Nay là Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột).

Cơ sở này ban đầu do các Nữ tu Dòng Biển Đức xây dựng. Về sau, để thuận lợi cho sự phát triển của Dòng, hai Đức Giám mục Kontum và Sài Gòn đã chấp thuận cho Nữ Đan viện Biển Đức dời về Thủ Đức, Sài Gòn vào năm 1966 để lập cơ sở mới tại đó. Cơ sở Nhà Dòng đã được Đức Cha Kim mua lại để các cha trong hạt Banmêthuột làm nơi hội họp hằng tháng, như một sở quản lý và làm chỗ nghỉ vãng lai. Một nửa cơ sở này dành cho Dòng Mến Thánh Giá di chuyển từ Kontum xuống ở tạm trong khi chờ đợi xây cất Nhà Dòng.

Cha Võ Quốc Ngữ được bổ nhiệm làm Quản lý Nhà Chung Banmêthuột. Sau này, vào ngày 22.6.1967 với sắc chỉ “Qui Dei Benignitate” thiết lập Giáo phận Banmêthuột của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngôi nhà này được mang tên mới:“Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột”. (Tài liệu về lịch sử giáo phận Ban Mê thuột trích từ Website Vatican và Website GP Ban mê Thuột)

7 - Địa chỉ Tòa Giám Mục

104 Phan Chu Trinh

Thành Phố Ban Mê Thuột, Tỉnh Dăk Lăk

ĐT: 0500852756 – Fax: 0500840087
 
Giáo phận Ban Mê Thuột hân hoan chúc mừng Tân GM Vinh-Sơn Nguyễn Văn Bản
+ GM Phaolô Nguyễn Văn Hòa
15:13 21/02/2009
TÒA GIÁM MỤC BAN MÊ THUỘT
104 PHAN CHU TRINH
TP. BUÔN MA THUỘT
TỈNH ĐĂK LĂK


Số 13/09

THÔNG BÁO

Kính gửi:
Quí Cha, quí Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và Anh Chị Em giáo dân,

Tôi hân hoan báo cho quí Cha và anh chị em:

Theo tin từ Văn phòng báo chí Tòa Thánh, ngày 21.02.2009 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cha Vinh-sơn NGUYỄN VĂN BẢN làm Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột. Ðy là một tin mừng mà chúng ta đã chờ đợi gần ba năm qua.

Chúng ta tạ ơn Chúa đã đoái thương đến Giáo phận nhà. Chúng ta cảm ơn Đức Thánh Cha và Tòa Thánh đã đáp ứng nguyện vọng của chúng ta. Và tôi cũng cảm ơn anh chị em đã nhiệt tình cầu nguyện trong thời gian vừa qua.

Sau đây tôi xin sơ lược về tiểu sử của ngài:

Đức Tân Giám mục sinh ngày 25.11.1956, tại Tuy Hoà, Phú Yên, thuộc Giáo phận Qui Nhơn, là con thứ bảy trong số chín người con của Ông Bà cố Vinh-sơn Nguyễn Văn Biện và Maria Hoàng Thị Lụa.
Từ năm 1968 đến 1975: tu học ở chủng viện Qui Nhơn.
Từ 1975 - 1988: học triết và thần ở phân khoa thần học II tại Tuy Phước, Bình Định và ở trung tâm Mằng Lăng, Phú Yên.
Từ năm 1988 đến 1993: giúp xứ Tuy Hoà.
Ngày 16.9.1993 được Đức Giám Mục Phaolô Huỳnh Đông Các phong chức linh mục.
Từ 16.9.1993 đến 1996: linh mục phụ tá tại giáo xứ Tuy Hoà.
Từ 1996 đến 2005: theo học tại Học Viện Công Giáo Paris (Pháp), đậu Thạc sĩ thần học - chuyên môn Kinh Thánh (DSEB).
Từ ngày 18.09.2005 đến nay: đặc trách đào tạo chủng sinh của giáo phận và dạy Kinh Thánh tại Đại chủng viện Sao Biển - Nha Trang.
Chuyên viên Thượng Hội đồng Giám Mục khóa 12 (từ 05 - 26.10.2008).

Xin quí Cha và anh chị em cầu nguyện cho vị Chủ Chăn mới của Giáo phận và xin cũng cầu nguyện cho tôi.
Thân ái chào quí Cha và anh chị em trong Chúa Kitô.

Toà Giám mục Ban Mê Thuột, ngày 21.02.2009
Giám mục Giám Quản Tông Tòa
(ấn ký)
 
Thước phim tổng quát về Phái đoàn Tòa Thánh thăm giáo phận Thái Bình
Tông Đồ
15:33 21/02/2009
THÁI BÌNH - Chúng tôi muốn ghi lại đây biến cố Phái đoàn Vatican thăm viếng giáo phận Thái Bình như là một chứng từ của một người luôn đi sát bên Phái đoàn và đức Giám mục Giáo phận, hầu cống hiến qúi vị như những thước phim quay lại biến cố vừa qua.

Phái đoàn Toà Thánh viếng thăm Thái Bình đã được thảo luận từ nhiều tháng trước, do đó, việc chuẩn bị cũng được tính toán chu đáo hơn. Đáng lẽ cuộc đón tiếp diễn ra trọn ngày 20/02 đến sáng 21/02 mới tiễn đoàn sang Giáo phận Bùi Chu, nhưng do ý muốn của phái đoàn sẽ từ giã Giáo phận Bùi Chu vào trưa 21/02 để về Hà Nội. Như vậy thời gian viếng thăm Bùi Chu quá ngắn, từ 9 giờ đến 12 giờ.

Mặc dù phái đoàn rất muốn nghỉ đêm ở Thái Bình và sẵn lòng chiều theo chương trình do Đức Giám mục Giáo phận đã hoạch định: ngoài việc viếng thăm các nơi vào buổi sáng - trưa - chiều, phái đoàn còn có thể thăm Chùa Keo, Giáo xứ Bồng Tiên và dự buổi văn nghệ, trong đó có tiết mục chèo đặc sắc do chính Đức Giám mục chủ biên với tựa đề “Hiến Dâng Đứa Con Trai Duy Nhất” dựa theo Kinh Thánh về Abraham. Do phút chót, theo đề nghị của Đức Giám mục Giáo phận Bùi Chu, chương trình diễn ra chỉ gói gọn trong ngày 20/02 tại Giáo phận Thái Bình.

Từ trưa 19/02, Cha Tổng đại diện cùng đoàn (gồm 20 người) đi từ Giáo phận Thái Bình, gồm có hai Đức Ông, ban truyền thông của Giáo phận và một số đại diện nam nữ tu sĩ và chủng sinh lên chào phái đoàn tại Hà Nội và chính thức gặp Đức Ông thứ trưởng và hai Đức Ông đi cùng đoàn, để mời các ngài về Giáo phận.

Đến 16 giờ 30 cùng ngày, Cha Tổng đại diện điện về cho Đức Cha và cho biết, một số nhân vật quan trọng cũng sẽ tháp tùng phái đoàn, gồm có: Đức Tổng Giám mục TGP Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt cũng về thăm với lý do Thái Bình là quê ngoại của ngài (Giáo xứ Vạn Đồn), và một số Linh mục thuộc ban thư ký HĐGMVN. Tin này cũng gây phấn khởi trong hàng ngũ Linh mục, tu sĩ nam nữ Thái Bình và phải có sự điều chỉnh trong lễ nghi đón tiếp.

Buổi sáng ngày 20/02 tôi thấy Đức Giám mục dậy sớm dâng lễ. Trong bài chia sẻ Tin Mừng, ngài cũng nhấn mạnh tới biến cố Toà Thánh đến thăm Giáo phận. Và nhân bài sách Thánh (St 11,1-9) về tháp Babel, ngài kêu gọi mọi người sốt sáng cầu nguyện cho phái đoàn và Giáo phận không có sự kiện tháp Babel, ngược lại xây dựng một xã hội có tiếng nói duy nhất là tình thương từ Chúa Thánh Thần.

Lễ xong, tôi thấy Đức Giám mục đứng trên sân thượng TGM lo lắng nhìn lên bầu trời xám xịt, nghĩ tới bản tin dự báo thời tiết tối hôm trước trên truyền hình Việt Nam cho biết về một đợt gió mùa lại tràn xuống các tỉnh miền bắc nước ta, có thể gây mưa từ nhỏ đến lớn…thảo nào không khí oi bức như mùa hè, nhất là đôi chân những người già cũng “nổi loạn”.

Chúng tôi được biết những cuộc điện đàm liên tiếp giữa các máy của Cha Tổng đại diện với Đức Giám mục và các thành phần khác cho biết từng đoạn đường đi của phái đoàn. Mọi sự nơi quảng trường Nhà thờ Chính toà cũng như các phòng ốc tại khách sạn Thiên Hà đã sẵn sàng.

9 giờ, được tin phái đoàn đã tới con đường vào thành phố.

9 giờ 30, được tin báo, 6 chiếc xe hơi chở phái đoàn đang tiến về đường Lê Lợi, phía trước Nhà thờ Chính toà. Đức Giám mục trong y phục chỉnh tề, áo tím đóng đai…cũng đã tiến ra trước cửa Nhà thờ. Ngài được các ban kèn cử nhạc và giáo dân lên tiếng hoan hô. Chúng tôi nhận thấy, từ sân thượng Nhà thờ, là nơi phái đoàn và các Đức Giám mục sẽ chủ toạ buổi đón tiếp, đã được sắp xếp chỉnh tề. Từ cổng Nhà thờ đến ngã tư đường Lê Lợi, hai bên là dãy những phường trống khác nhau gồm cả 4 quả trống lớn của Gx Hoàng Xá và Bồng Tiên. Từ đó là dãy những trống lớn trống nhỏ, ban kèn, hát múa…y phục sặc sỡ, trang trọng trong bầu khí ban mai. Hàng trăm, hàng chục phóng viên chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư, kể cả những chiếc điện thoại di động, máy ảnh hàng chục hàng trăm đã sẵn sàng.

Đúng 10 giờ, đoàn xe xuất hiện, một tu sĩ cầm cờ Toà Thánh đi bộ trước xe chở Cha Tổng đại diện dẫn đầu. Hai bên là các thiếu nhi vừa đi vừa múa hát. Xe chở Đức Ông thứ trưởng và hai Đức Ông là chiếc xe thứ hai, rồi đến xe chở Đức TGM TGP Hà Nội…

10 giờ 10, Đức Giám mục tươi cười đến trước xe của Đức Ông trưởng phái đoàn, và ngài đến ôm chào Đức Ông thứ trưởng Bộ ngoại giao Toà Thánh, lần lượt đến các vị khách khác, nhất là Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Các em thiếu nhi ùa tới quàng những vòng hoa tươi thắm cho quý khách. Tiếng kèn nổi lên trong tiếng vỗ tay làm rung cả góc trời.

Phái đoàn phải chật vật dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của các nhân viên an ninh mới có thể tiến lên khán đài chủ toạ. Ngồi giữa là Đức Ông thứ trưởng và Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Từ lễ đài chủ toạ nhìn xuống, tôi thấy mênh mông biển người, đủ mọi người… Nam nữ tu sĩ trong tu phục, các thanh niên nam nữ trong màu sắc trang nhã; các thiếu nhi mầu áo sặc sỡ đủ màu; các ban kèn trong y phục đồng loạt cả nam lẫn nữ bên những nhạc cụ bóng loáng tại khu vực giành riêng.

Mở đầu, Cha phó văn phòng nói mấy câu khai mạc, đoạn mời Đức Cha Giáo phận phát biểu. Bài phát biểu như sau:

Kính thưa Đức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngoại giao Toà Thánh Vatican,
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội,
Kính thưa Đức Ông Barnabe Nguyễn Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền giáo,
Kính thưa Đức Ông F.X. Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á Vụ bộ ngoại giao Toà Thánh,
Kính thưa Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh,
Kính thưa ông đại diện bộ ngoại giao, ban tôn giáo, các ban ngành trung ương và địa phương,
Kính thưa Cha tổng đại diện Gp Thái Bình, các linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, anh chị em giáo hữu và đồng bào thân mến,

Với tư cách là Giám mục Giáo phận Thái Bình, tôi xin gửi đến quý vị lời chào trân trọng và quý mến.

Thật là vinh dự cho Giáo phận Thái Bình, nơi đồng chua nước mặn, theo linh đạo truyền thống Dòng Đaminh Tây Ban Nha, các vị đã có công rao giảng Tin Mừng trên mảnh đất này được hơn bốn trăm năm, xin chân thành đón tiếp phái đoàn Toà Thánh và các vị tới viếng thăm hôm nay. Mong rằng cuộc viếng thăm này như ánh sáng bình an phát xuất từ Chúa Thánh Thần sẽ khích lệ và mang lại cho chúng tôi nhiều ân huệ, giúp chúng tôi sống tốt đẹp sứ mệnh của người Kitô trong xã hội hôm nay. Song địa điểm chật hẹp, thiếu nhiều điều kiện, nên xin coi đây chỉ là phần đầu của buổi tiếp đón; phần thứ hai sẽ được tổ chức tại Giáo xứ Đền Thánh Đông Phú. Tôi xin kính mời Cha tổng đại diện thay mặt tôi đọc lời chào mừng các vị, sau đó kính mời các vị vui lòng tới dự buổi chào đón trọng thể tại Giáo xứ Đền Thánh Đông Phú nói trên.

Xin chân thành cảm tạ và xin được như vậy.


Tiếp sau bài phát biểu của Đức Giám mục là bài chào mừng của Cha Tổng đại diện – Đaminh Đặng Văn Cầu. Bài chào mừng được phát lên như sau:

Trọng kính Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao Tòa Thánh,

Trọng kính Đức Ông F.X. Cao Minh Dung, Văn phòng đặc trách vùng Đông Nam Á Châu, Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh,

Trọng kính Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Vụ trưởng Bộ truyền giảng Phúc âm cho các Dân Tộc,

Kính thưa quý quan khách,

Hôm nay là một ngày trọng đại và vui mừng đối với toàn thể cộng đoàn dân Chúa Thái Bình: Chúng con rất vinh dự được đón Phái đoàn Tòa Thánh tới thăm. Đây quả là một ân huệ lớn lao mà phái đoàn dành cho chúng con, một giáo phận nhỏ bé “Đồng chua nước Mặn” như Đức Cha chúng con vừa giới thiệu.

Thật vậy, từ khi được tách ra từ giáo phận Mẹ Bùi Chu năm 1936, đây là lần thứ hai một phái đoàn Tòa Thánh chính thức viếng thăm giáo phận Thái Bình.

Trong niềm phấn khởi hân hoan này, đại diện cho các linh mục, tu sĩ nam nữ và cộng đồng dân Chúa, xin nồng nhiệt chúc mừng phái đoàn Toà Thánh đã đến với Giáo phận Thái Bình chúng con.

Kính thưa Quý Đức Ông, Địa phận Thái Bình gồm 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên với diện tích 2.207 km2 chạy dài từ bãi biển Đồng Châu Thái Bình tới nương dâu An Vĩ Hưng Yên. Hiện tại, con số tín hữu của Thái Bình còn khá khiêm tốn chỉ có 120.000 tín hữu trên tổng số hơn 3 triệu dân, được phục vụ bởi 58 linh mục Triều và 3 linh mục Dòng. Số CS đang theo học tại ĐCV Hà Nội là 39. Ngoài ra, tại Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu mà chiều nay chúng con có vinh dự được đón phái đoàn tới viếng thăm, chúng con còn có gần 30 anh em tu sĩ cao tuổi đang được bồi dưỡng để trở thành những “tâm sĩ” như lòng Chúa mong ước và gần 40 tu sinh đang học tập và tu dưỡng theo chương trình tiền chủng viện.

Việc mời gọi và đón nhận các dòng tu tới hiện diện và hoạt động tại Thái Bình nói lên mối quan tâm của Đức Cha chúng con tới sứ mạng truyền giáo trong giáo phận. Nếu như cách đây 5 năm, Thái Bình chưa có một dòng tu nào thì con số hiện nay đã là 10 với khoảng hơn 100 tu sĩ nam nữ. Các dòng tu này đang đóng góp rất tích cực và hiệu quả trong công việc truyền giáo cũng như từ thiện bác ái của giáo phận.

Để giúp các tín hữu trưởng thành hơn trong đời sống Đức Tin, sau khi cử hành 3 năm Thánh mà Tòa Thánh ban, Đức Giám Mục giáo phận còn tổ chức Năm Hồng Đào với 4 hoạt động: Tôn thờ Thánh Thể, Thực hành bác ái, Học hỏi Giáo lý và Kinh Thánh, tôn sùng Đức Mẹ la Vang. Năm nay, chúng con đang tiến hành Năm Giáo dục gia đình theo tinh thần Thư Mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Những hoạt động trên đem lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho các tín hữu.

Với sự khôn ngoan của mình, Đức Cha khả kính của chúng con vừa giúp tín hữu giữ được những truyền thống tốt đẹp của đạo đức bình dân mà các Đấng dòng Đa Minh đã dày công vun đắp vừa tiếp thu những cái mới để trưởng thành và phát triển. Ngôi nhà thờ vừa mang kiến trúc Á Đông vừa mang tính hiện đại mà lát nữa Quý Đức Ông có dịp chiêm ngắm chính là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa trong việc sống đạo, làm chứng cho Tin Mừng của Dân Chúa Thái Bình hôm nay.

Từ khi nhận được tin phái đoàn Tòa Thánh sẽ viếng thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chúng con rất vui mừng. Nhưng chúng con vui hơn nữa khi nhận được thơ của quý Đức Ông cho biết: phái đoàn sẽ viếng thăm Thái Bình. Trong những ngày qua, chúng con chờ đợi trong niềm phấn khởi hân hoan và trong tâm tình cầu nguyện để chuyến đi của phái đoàn đem lại nhiều kết quả tốt đẹp như ý Chúa muốn.

Sự hiện diện của phái đoàn hôm nay giúp chúng con xác tín rằng:

Mặc dầu xa xôi, chúng con không bị quên lãng. Mặc dầu nhỏ bé chúng con vẫn có vinh dự và trách nhiệm hiệp thông với HT toàn cầu xây dựng nhiệm thể Chúa Kytô mỗi ngày một lớn mạnh.

Sự viếng thăm của Phái đoàn như nguồn động lực giúp chúng con đẩy mạnh quyết tâm sống đạo của mình.

Nhân dịp này chúng con xin quí Ðức Ông kính dâng lên Ðức Thánh Cha Bênêdictô XVI, Ðức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, Ðức Hồng y Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các dân tộc, tâm tình kính mến, tuân phục và lòng biết ơn sâu xa của chúng con.

Chúng con tha thiết nguyện cầu và hy vọng một ngày gần đây sẽ được đón Đức Thánh Cha tới thăm Việt Nam và thăm địa phận Thái Bình chúng con.

Trong bầu khí vui mừng và ấm tình gia đình này, xin quý Đức Ông nhận nơi đây lòng yêu mến chân thành, lòng tri ân sâu sắc của chúng con.

Kính chúc quý Đức Ông sức khỏe, sự bình an và thành công trong sứ vụ Chúa và Giáo Hội trao phó.

Một lần nữa, chúng con xin hân hoàn chào đón phái đoàn!


Mọi người vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, hợp ý với lời phát biểu của các Đấng đại diện và đều mong ngóng lời cao quý của các Đấng ấy từ nơi đồng chua nước mặn thẳng cánh cò bay vang tới tận Tòa thánh. Đức Ông Thứ trưởng Bộ ngoại giao tươi tỉnh hồng hào phát biểu bằng tiếng ý, do Đức ông Banabê Nguyễn Văn Phương chuyển dịch; đại ý ngài nói rằng: rất vinh dự được đến thăm giáo phận Thái Bình, một giáo phận xưa nay được tiếng là giáo phận đạo đức, đơn sơ nhiệt thành, nhất là luôn luôn gắn bó với Đức Thánh Cha và Tòa thánh mà lần này ngài có vinh dự đến tận nơi (với Đức ông Banabê thì đây là lần thứ hai tới giáo phận Thái Bình). Cảm giác đầu tiên tôi ghi nhận lúc bước chân tới cửa quảng trường nhà thờ là một cảm giác bơ ngỡ thán phục, vì sự nhiệt thành của Đấng chủ chăn và các thành phần Dân Chúa yêu mến kính trọng người đại diện cho Đức Thánh Cha yêu quý của chúng ta. Mọi tiếng hoan hô và tiếng vỗ tay đồng tình với lời nói của Đức ông.

Sau nưa là quy mô hoành tráng của ngôi nhà thờ Chính tòa, một ngôi nhà thờ không khác gì ngôi nhà thờ đẹp nhất trong các nước ở Âu châu. Mọi người lại hỉ hả vui mừng vỗ tay nhiệt liệt. Tôi thấy Đức Tổng Giám mục Hà Nội quay sang Đức Giám mục giáo phận bắt tay với niềm cảm kích. Đức ông trong phái đoàn hé mở cho cộng đoàn dân Chúa biết: có thể Đức Thánh Cha sang thăm Việt Nam và dĩ nhiên có tới thăm Thái Bình. Lúc này không phải chỉ có tiếng vỗ tay hoan hô, mà tiếng kèn, tiếng tống, lời ca tiếng hát đã đồng loạt trổi vang lên; các em thiếu nhi nhảy mừng như thể Đức Thánh Cha đã đến quảng trường nhà thờ lúc này. Đức ông hứa sẽ chuyển dịch tất cả những lời nói, việc làm, những tình cảm cũng như quang cảnh đón tiếp đặc biệt này với Đức Thánh Cha khi ngài trở về Tòa Thánh.

Sau bài diễn văn đầy xúc cảm, là lễ nghi trao tặng món quà đặc biệt cho các Đức ông: những bức sơn mài tả về Thái Bình, ở giữa có ngôi nhà thờ Chính tòa Thái Bình. Các ngài tỏ ra thích thú cám ơn. Các em thiếu nhi múa hát một bài chào mừng phái đoàn. Sau đó, Đức Giám mục dẫn đoàn vào thăm nhà thờ: bắt đầu từ Giếng rửa tội, diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, nhơ bàn tay Đức Kitô (linh mục chỉ là dụng cụ) rửa tội cho các thụ nhân. Đức ông Thứ trưởg và các vị quan khách đều khen ngợi ý tưởng sáng tạo của Đức Cha giáo phận gói gọn trong câu thơ:

Nhị vàng bông trắng lá xanh
Mừng em rửa tội nhân danh Chúa Trời
Làm con Thiên Chúa Ba Ngôi
Làm con Giáo Hội đ ời đời vinh quang
”.

Sau đó, các ngài tiến vào trong nhà thờ, đi giữa hai hàng các em nhỏ phất cao lá cờ Tòa thánh. Các ngài đều tỏ ra choáng ngợp trước sự rực rỡ và thông thoáng của ngôi thánh đường. Những bức phù điêu do bàn tay các nghệ sỹ nông dân ở các xứ họ miền quê Thái Bình sáng tạo, với những nét tả vẽ khéo léo chẳng khác gì các nghệ nhân thự thụ. Nhất là ngai Tòa vàng trên Cung thánh, Đức Giám mục lưu giữ từ nhà thờ cũ, được trang hoàng thiếp lại bằng vàng ròng.

Cả đoàn người đi xuống gian tầng hầm nhà thờ viếng Thánh Thể, rồi sang viếng mộ hai Đức Cha tiên khởi của giáo phận. Sau đó, đoàn người tiến ra đọc kinh trước linh đài Đức Mẹ Lavang Thái Bình; rồi tiến về Tòa Giám Mục. Đức Cha giáo phận chỉ tay lên những mảnh tưởng loang lổ, đã để lộ cốt sắt trên trong ở ngay chỗ cửa ra vào và nói với Đức ông Thứ trưởng: đây còn dấu vết của chiến tranh, kỷ niệm hai lần Tòa Giám Mục và Nhà thờ Chính tòa cũ bị bom tàn phá. Đức Cha cố xây lại nhà thờ Chính tòa mới, còn Tòa Giám mục để giành cho thế hệ sau... Sau khi vào nhà khách nghỉ ngơi, truyện trò, đúng 11 giờ, phái đoàn lại lên đường tới giáo xứ Đông Phú, cách đó 30 cây số.

Đòan xe tháp tùng phái đoàn Tòa Thánh đi Đông Phú, với lực lượng chừng hơn một trăm xe ôtô rải rác và hàng ngàn xe máy đi theo. Cuộc hành trình vừa ra khỏi thành phố, rồng rắn qua các thị trấn như: Kiến Xương, Tiền Hải và qua những cánh đồng còn đang gieo cấy giở dang, dưới trời mưa phùn lạnh lẽo, song ai nấy rất phấn khởi tự hào như chưa từng có phái đoàn nào được đón tiếp như vậy. Đoàn đi qua chiếc cầu Tám tấn lịch sử. Chiếc cầu này đã đánh dấu lần đầu tiên Đức Giám mục giáo phận tới miền các xứ đạo sầm uất này. Khi đó, chiếc cầu vừa thi công xong, đáng lẽ chỉ thông cầu vào ngày sinh nhật cụ Hồ (19/5), song vì lần đầu tiên Đức Giám mục đi làm mục vụ, nên UBND tỉnh chỉ thị cho các cơ quan chức năng thông cầu để Đức Giám mục đi qua, trở về rồi lại đóng. Thật là một biến cố lạ lùng do bàn tay Thiên Chúa xếp đặt. Tới ngã tư cầu trắng, thấy xuất hiện một lực lượng công an trấn giữ, sẵn sàng giúp việc ổn định trật tự. Khi cách nhà thờ khoảng chừng 1 cây số đã thấy cổng chào bằng tiếng Việt, tiếng Ý, tiếng Pháp: hoan nghênh Đức Thánh Cha, hoan nghênh phái đoàn Tòa Thánh một sự kiện chưa từng có nơi các xứ họ phía Đông Thái Bình. Còn khoảng 500 mét nữa, tôi thấy hai bên giáo dân tụ tập dưới trời mưa tầm tã, phấn khởi vỗ tay hoan hô, phất cờ Tòa thánh. Ở đây phải kể đến đoàn trống trắc, dưới trời mưa, vì sợ mặt trống mềm ra nên phải lấy ni lông phủ kín mặt, nhưng tiếng kêu ồm ồm vẫn vang lên, hòa lẫn tiếng kèn đồng khoan thai thánh thót. Tới cổng vào thánh đường, con đường vừa mới làm xong chiều hôm trước bằng phẳng nhẵn nhụi, chúng tôi thấy Đức Giám mục giáo phận dẫn đầu phái đoàn xuống xe, rồi cùng Đức ông Thứ trưởng và các Đấng bậc cùng đoàn bước đi giữa rừng người, cờ quạt, trống phách, y phục sang trọng đủ màu, mặc dầu trên đầu che bằng những chiếc ô Trung Quốc lòe lẹt, song ai nấy nét mặt vui tươi hớn hở, chen lẫn nhau “rất trật tự”, để cố gắng nhìn xem và bắt tay vị đại diện Đức Thánh Cha tới thăm một xứ đạo miên quê nhỏ bé. Cả phái đoàn bước lên ngôi đền thờ kiến trúc theo kiểu Á đông, gồm 27 bậc, tức là 3 bậc cửu trùng ( theo triết lý Á đông qua ba bậc cửu trùng mới tới ngai vua) để vào trong nhà nguyện chầu Thánh Thể (nơi đây đã được Bề trên giáo phận đặt làm nơi tôn thờ Thánh Thể suốt ngày đêm của giáo phận) và viếng Hài cốt hai thánh tử đạo Đinh Văn Dũng và Đinh Văn Thuần trong chốc lát. Sau đó, phái đoàn đi về khu vực nhà xứ nghỉ ngơi giây lát rồi mặc phẩm phục ra lễ đài tại linh đài Lavang mới được xây dựng quay hướng về phía ngôi đền kính Thánh Thể và hánh Tử đạo.

Trời bắt đầu nổi gió lớn, mưa nặng hạt, thế nhưng người tụ họp trên quảng trường, trên mái nhà chung quanh, trên cây, hoặc khoắc áo mưa để hở hai con mắt, hoặc một rừng ô Trung Quốc rẻ tiền từ Lạng Sơn, Móng Cái, Diêm Điền, hình như các chợ biên giới đều tụ họp về đây để chống chọi với gió mùa đông bắc mạnh cấp 4 cấp 5 đang thổi ào ào từ bãi biển Cồn Vành, Đồng Châu, nhưng không làm gì được đám người vững tin và lòng mến này, như câu thơ:

Trời mưa ướt áo ướt quần
Mưa sao ướt được tinh thần giáo dân
”.

Các vị dâng lễ đồng tế ngồi trên linh đài đúng là trên cao gió lộng, đều bị những cơn gió đưa mưa tới, táp vào mặt mũi, áo quần ướt sũng. Nhưng một thánh lễ kính các thánh Tử đạo Việt Nam đã đốt lên ngọn lửa yêu mến nồng nàn. Trong bài giảng của Đức ông, do Đức ông Banabê chuyển dịch, đã nói lên điều đó. Đức ông hùng hồn ca ngợi lòng mến của giáo dân Việt Nam, đặc biệt giáo dân Đông Phú. Ngài mong mỏi Đức Thánh Cha có mặt nơi đây để chứng nghiệm hàng chục ngàn con tim đang thổn thức cùng người cha chung yêu dấu dâng lên Thiên Chúa “Bài ca ngàn trung...”. Mọi người có mặt, từ các Đức Giám mục, linh mục, tu sỹ nam nữ, giáo dân, các tôn giáo bạn và những người lương dân đều phấn khởi đón nhận lời tâm huyết đó. Những tiếng vỗ tay nhất loạt vang lên tán thưởng, làm đứt quãng lời phát biểu của vị đại diện Đức Thánh Cha.

Càng ngày gió càng thổi, mưa càng rơi, nhưng tất cả mọi người đều hướng mắt lên lễ đài Lavang để chứng kiến cuộc dâng lễ vật. Nào bánh chưng, bánh dầy, nào hoa trái đồng quê. Cảm động nhất là vị đại diện chính quyền địa phương cùng một kiều nữ dâng lên Đức ông Thứ trưởng bó hoa tươi thắm. Mọi người tán thành vui vẻ. Đức Giám mục thấy thời tiết có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người, nên ra lệnh cho cha xứ rút ngắn chịu lễ để mau kết thúc. Cuối cùng, sau lời cảm tạ của cha xứ, Đức ông Thứ trưởng đứng lên cám ơn mọi người, và rất tế nhị cám ơn ông chủ tịch UBND xã và lương dân có mặt đã đồng cảm với vị đại diện Tòa Thánh Vatican và hiệp thông với anh em công giáo trong tình yêu thương của một công dân nước Việt Nam đang lớn mạnh.

Lễ hết, mọi người đội trời mưa về nhà xứ thưởng thức bữa ăn ngon do tài khéo léo của ban ẩm thực giáo xứ thể hiện. Lúc đó, đồng hồ đã chỉ 3 giờ. Theo lịch, 3 giờ phái đoàn phải có mặt ở UBND tỉnh để chào thăm các vị lãnh đạo tỉnh, nên Đức Giám mục giáo phận đã nhờ cha Tổng Đại diện liên hệ với các vị có chức trách xin lùi lại một giờ để phái đoàn kịp trở về.

Vào khoảng 3 giờ 30, đoàn xe rời Đông Phú cách khó khăn bịn rịn, nhất là Đức ông Thứ trưởng đã bị những người mến yêu xin chụp ảnh, hôn nhẫn (nhưng không có nhẫn đành hôn tay). Ban trật tự phải vất vả để giải thoát cho Đức ông ra xe. Ngài nói: “Tôi được tiếp đón như chính Đức Thánh Cha vậy. Như lời Đức Hồng y Étchegaray sau cuộc viếng thăm Việt Nam về đã nói với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II rằng: “Nếu Đức Thánh Cha đến Việt Nam thì cũng chỉ được đón tiếp như con mà thôi”.

Trên đường về, cha Tổng Đại diện nhận được một cú điện thoại của UBND tỉnh rằng: Ủy Ban không sẵn sàng đón tiếp Đức Tổng Kiệt. Không rõ các vị có bị ảnh hưởng và tác động gì không. Nhưng chúng tôi đã dự liệu nên đã nhất trí từ trước rằng: Đức tổng không ra chào UBND tỉnh. Thành ra cả hai bên đã có dự kiến dự liệu.

Theo chương trình, sau cuộc viếng thăm UBND tỉnh, các ngài sẽ viếng thăm Chủng viện Thánh Tâm, Dòng nữ tu Đaminh Thái Bình rồi từ giã Thái Bình đi tới giáo phận Bùi Chu.

Đoàn xe đi qua một số đường phố lớn, tới trụ sở UBND tỉnh cũ (trụ sở mới đã được xây dựng rất đồ sộ và hoành tráng, nhưng chưa khánh thành) mà nhân dan quen gọi là “nhà trắng” của tỉnh. Đồng chua nước mặn giờ đã được tân thời hóa. Nghe đâu tỉnh còn tiến tới giầu có hơn, vì có mỏ than sắp được khai thác sẽ lớn gấp nhiều lần mỏ than Quảng Ninh.

Ra đón phái đoàn ở cổng gồm các vị đại diện UBND tỉnh, đại diện Ban Tôn giáo tỉnh v.v... Mọi người được đưa lên phòng khách. Tiếp đoàn là ông phó Chủ tịch Hoàng Đình Thạch, theo như ông nói, ông đã được đi thăm rất nhiều nước, kể cả đến Roma và Tòa Thánh Vatican.

Mở đầu vị Trưởng ban Tôn giáo Trung ương giới thiệu các thành phần trong buổi tiếp đón. Đoạn Đức ông Thứ trưởng phát biểu chào mừng bằng tiếng Ý, do Đức ông Banabê dịch bằng tiếng Việt Nam với giọng văn tiếng Việt cổ 40 năm về trước như ngài đã thú nhận. Qua đó chúng tôi thấy rằng, Đức ông Thứ trưởng tóm tắt mấy lời về cuộc họp với bộ ngoại giao và Tòa Thánh với điểm tích cực tiến tới thiết lập ngoại giao từng bước, tuy còn một số khó khăn, nhưng qua con đường đối thoại chân chính. Trong đó, hai bên có xét đến điểm khúc mắc của các địa phương. Đức ông nói, trong tinh thần ấy, Đức Giám mục Giáo phận này vẫn được tiếng là mềm dẻo, khéo léo, sẽ cùng chính quyền địa phương giải quyết tốt đẹp mọi điều. Ngài cũng thêm: nhờ chính quyền địa phương, cả giáo quyền tạo điều kiện cho cuộc thiết lập quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam chóng được thực hiện.

Vị lãnh đạo UBND tỉnh nói bằng tiếng Việt, do Đức ông Cao Minh Dung dịch ra tiếng Ý, đại khái là hoan nghênh đoàn đã tới thăm tỉnh Thái Bình, mà các nét đặc biệt đã được Đức Giám mục thông báo trình bày cho phái đoàn. Song phái đoàn và các vị có thể tận mắt chứng kiến sự hòa hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa chính quyền và Tôn giáo trong các buổi gặp gỡ như sáng nay tại Tòa Giám mục và ban chiều ở Đông Phú; cũng như việc xây dựng, tu tạo các nơi thừa tự, nhất là ngôi nhà thờ Chính tòa của giáo phận, là niềm vinh dự cho cả Giáo Hội và xã hội địa phương.
 
Giáo dân Đông Phú đón tiếp phái đoàn Tòa Thánh
Hương Giang
15:52 21/02/2009
THÁI BÌNH - Theo như lịch trình, khi về thăm giáo phận Thái Bình, phái đoàn Tòa Thánh sẽ thăm và cử hành thánh lễ tại đền Thánh Đông Phú (thuộc xã Nam Trung – huyện Tiền hải – Thái Bình). Biết được tin này, bà con giáo dân nơi đây đã mong chờ từng ngày từng giờ, và đã chuẩn bị mọi mặt từ việc tiếp đón tới việc sửa soạn tâm hồn để đón chào phái đoàn. Và niềm khát khao, mong chờ đó đã thành hiện thực vào ngày 20/02/2009.

Đông Phú – một vùng đất thánh thiêng

Đông Phú là quê hương của hai Thánh tử đạo Phê Rô Đinh Văn Thuần và Phê rô Đinh Văn Dũng. Đây là nơi hành hương của rất nhiều phái đoàn gần xa. Cha xứ Đông Phú - Giuse Nguyễn Thuân cho biết: “trung bình một ngày có khoảng 200 lượt người tới đền thánh để xin ơn hai thánh tử đạo. Nhiều người ở tận các tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng...cũng hành hương tới Đông Phú”.

Giáo xứ Đông Phú có diện tích khoảng 2000m2 với 1300 giáo dân. Người dân nơi đây vốn có lòng đạo đức từ lâu đời. Vì thế cứ mỗi dịp có lễ lớn cả Giáo xứ lại đoàn kết một lòng tổ chức Thánh lễ rất long trọng, sốt sắng. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua việc tiếp đón phái đoàn Tòa Thánh vừa qua.

Từ khi nghe tin có phái đoàn Tòa Thánh sang thăm, không chỉ có các giáo dân mà những anh chị em tôn giáo bạn cũng luôn ủng hộ và sát cánh cùng Cha xứ để gấp rút chuẩn bị mọi mặt từ vật chất tới tinh thần cho “sự kiện trọng đại nhất từ xưa tới nay”.

Để xe của phái đoàn Tòa thánh có thể thuận tiện vào nhà thờ, cách đây cả tháng trời, bà con trong xứ đã gấp rút đổ bê tông và mở rộng con đường dẫn vào nhà thờ và dựng thêm chiếc cổng để quang cảnh của đền Thánh được khang trang hơn.

Giáo dân trong xứ không chỉ chuẩn bị về mặt vật chất mà còn sốt sắng sửa soạn tâm hồn để tiếp đón phái đoàn Tòa Thánh. Lm.Nguyễn Thuân cho biết thêm: “Từ khi nghe tin có phái đoàn Tòa Thánh sang thăm, bà con giáo dân trong xứ cũng như các xứ xung quanh đã siêng năng xưng tội, rước lễ, sốt sắng chầu Thánh Thể, cầu xin Đức Mẹ LaVang cùng hai thánh tử đạo cho phái đoàn được làm việc thành công và đặc biệt được bình an khi về thăm Đông Phú”.

Đón chào phái đoàn Tòa Thánh bằng tấm lòng đơn sơ

Là những người xuất thân từ nông dân sống ven biển nên người dân nơi đây vốn quen với “chân lấm tay bùn” và “đánh bắt thủy hai sản” chứ đâu quen việc tiếp đón và tổ chức thánh lễ mang tầm cỡ quốc tế như khi có phái đoàn Tòa Thánh sang thăm. Giáo dân Đông Phú chỉ có tấm lòng nhiệt thành, đơn sơ, xuất phát từ đáy lòng mình để dâng lên phái đoàn. Điều đó được thể hiện bằng sự tiếp đón nhiệt tình, nụ cười hồn hậu ngay khi phái đoàn Tòa Thánh mới tới cho đến khi kết thúc. Mỗi khi phái đoàn Tòa Thánh đi đến đâu, bà con lại vây quanh, cố chen chân mong sao nhìn thấy các Đức ông trong phái đoàn. Rồi khi thánh lễ kết thúc, ai cũng muốn có được một tấm hình của Đức ông cho dù chỉ là tấm ảnh “nhạt nhòa” lưu trong chiếc điện thoại tàu.

Cũng vì lòng thành kính, sự khao khát được gặp phái đoàn Tòa Thánh nên cho dù thời tiết mưa rét, giáo dân trong xứ cũng như khắp các vùng lân cận đã mang ô, mặc áo mưa, thậm chí “đầu trần” tới Đền thánh Đông Phú từ rất sớm “để chiếm chỗ”. Vì khuôn viên nhà thờ không đủ sức chứa lượng lớn người nên rất nhiều người phải đứng tận ngoài đường để dự lễ, thậm chí trèo lên các nhà cao tầng chỉ mong được chiêm ngắm phái đoàn Tòa Thánh. Và sự tiếp đón nhiệt thành đó còn được thể hiện bằng nhiều băng rôn với nội dung “hân hoan đón chào phái đoàn Tòa Thánh” được dịch ra nhiều thứ tiếng (Anh, Pháp, Ý...) mặc dù đây là thôn quê – người dân đâu biết đến những thứ ngoại ngữ lạ lẫm đó.

Được phái đoàn Tòa Thánh tới thăm không chỉ là niềm hãnh diện của những người theo đạo nơi đây mà cả những anh chị em tôn giáo bạn cũng rất vui mừng khi được đón “phái đoàn Ngoại Giao mang tầm cỡ quốc tế” tới thăm. Cha xứ Giuse cho biết: “ngày hôm qua – là ngày phái đoàn Tòa Thánh tới thăm Đông Phú nên tất cả người dân trong vùng không kể lương giáo đã nghỉ buôn bán, không ra đồng lao động...mà trở về Đền Thánh để chiêm ngưỡng phái đoàn Tòa Thánh”.

Chúa Giêsu xưa đã nói: “ta chỉ cần lòng nhân chứ đâu cần tế lễ”, vì thế chúng con – những người dân Đông Phú hôm nay cũng chỉ có món quà là lòng thành kính của mình dâng lên phái đoàn Tòa Thánh, mong các Ngài tiếp nhận và gửi những tấm lòng vàng đó tới Đức Thánh Cha. Xin Đức Thánh Cha cùng các Đức ông trong phái đoàn tiếp tục cầu nguyện để chúng con ngày càng vững tin, làm chứng cho Chúa bằng tấm lòng đơn sơ, mộc mạc của mình.
 
Từ Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu tới Trung tâm Thánh Mẫu Gành Ráng Qui Nhơn
Phạm cảnh Đáng
16:02 21/02/2009
QUI NHƠN - Trước đây, Linh địa Trà Kiệu là Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo Phận Qui Nhơn. Vì thế khi bế mạc Năm Thánh Mẫu 1958, Giáo phận Qui Nhơn đã quyết định tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu toàn giáo phận tại Trà Kiệu trong 3 ngày, kể từ ngày 31-1 đến ngày 2-2-1959. Đây cũng là kỳ Đại Hội lần thứ nhất, khai mạc cho những kỳ Đại Hội tiếp theo, mà Giáo phận đã qui định là 3 năm một lần..Ngày ấy có hàng vạn giáo dân từ khắp giáo phận ( Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngải,và Quang Nam Đà Nẵng ) về dự Đại Hội.

Người ta ai cũng nhắc nhớ câu thơ truyền tụng ngày Đại Hội Thánh Mẫu Trà Kiệu cho khỏi quên:

Nhớ mồng 2, nhớ tháng 2
Hội Đền Trà Kiệu ai ai cũng về
"

Nhưng đến năm 1962, năm dự trù tổ chức Đại Hội TMTK lần thứ hai thì Giáo phận không thể tổ chức được, vì ĐGM Giáo phận phải chuẩn bị đi dự Công Đồng Vaticanô II ( thánh 10 năm 1962), đồng thời chuẩn bị phân chia Giáo phận. Đến ngày 18-1-1963, ĐGH Gioan 23 đã chính thức ký sắc lệnh thiêt lập Giáo Phận Đà Nẵng, với phần đất Quảng Nam, Đà Nẵng được tách ra từ Giáo phận mẹ Qui Nhơn.

Kể từ đó, Linh địaTrà Kiệu không còn là Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Qui nhơn nữa, mà ĐGM tiên khởi Giáo phận Đà Nẵng. Phêrô Maria Phạm ngọc Chi lại chọn làm Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Đà Nẵng.

Nhưng huyền nhiệm thay, theo như Linh mục Gioan Võ Đình Đệ, Quan lý TGM Qui Nhơn, cũng chính là “Công trình sư” của Trung Tâm Thánh Mẫu Gành Ráng hiện nay đã viết như sau:

“Ngày 11 tháng 02 năm 1963, ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đưc, sau ngày Trà Kiệu không còn thuộc Giáo phận Qui nhơn nữa thì Cha Giuse Maria Phạm Châu Diên đã khởi công xây dựng hang đá Đức Mẹ Gành Ráng mà hiện nây trở thành Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Qui nhơn. Cha Diên đã ghi lại công việc xây dựng nầy trong hồi ký của Cha:

“Khi còn ngồi trên ghế chủng viện, đọc truyện thánh Grignion de Montfort, thấy Ngài thiết lập trung tâm kính Đức Mẹ trên một trái đồi, xung quanh trồng 150 cây thông làm chuỗi Môi khôi sống. Giáo hữu tham gia hăng hái, mỗi lát cuốc là một kinh kính mừng. Tôi liền ước ao, có ngày nào, làm cho Đức Mẹ một cái gì giống như vậy. Ngặt một nỗi khu vực Bùi Chu quá bằng phẳng, không có lấy một mô đất cao. Cái tư tưởng kỳ dị ấy cứ theo đuổi tôi. Năm 1952, nghỉ mát tại Hạ Long, tôi ước ao di một hòn đảo về Bùi Chu làm núi Đức Mẹ.

Ai dè Chúa quan phòng lại đưa tôi đến hoạt động ở miền Trung đầy sơn thanh thủy tú (1957-1964). Năm 1958 là năm Thánh Mẫu thế giới, kỷ niệm bách chu niên Đức Mẹ hiển hiện nơi Lộ Đức. Lúc đó tôi đang ở Quy Nhơn, ước vọng năm xưa sôi sục và đòi được thi hành.

Tôi lưu ý tới núi Xuân Vân, gọi là Ghềnh Ráng. Quả thế, chân núi là cái gành đá so le có hang động rất đẹp. Về mùa Xuân, một đôi khi, mây thấp đậu lại ngọn núi, trông thật thơ mộng. Vì thế, tiền nhân gọi nó là Xuân Vân. Vụng Quy Nhơn hình vành móng ngựa, sau lưng là núi Bà Hoả, cực Bắc là hòn Yến, cực Nam là Xuân Vân. Như thế, biết vị trí nầy đẹp chừng nào ! Giá cất một đền thờ, thực là lý tưởng. Nhưng nhà thờ Công giáo, dù to dù nhỏ, cũng phải gắn liền với một cộng đoàn giáo hữu để có người hôm sớm phụng thờ.

Việc đầu tiên phải làm là lập một giáo họ tại đây. Thôn Xuân Vân, lèo tèo ba bốn chục nóc nhà tranh rải rác dưới chân núi, ăn ra tới lợi biển. Cư dân phần nhiều là người nghèo nàn chất phác, lên rừng kiếm củi, xuống biển mò cua, ra thành làm việc. Cả thôn chỉ có một gia đình công giáo gồm một mẹ một con.

Sau khi nghiên cứu tình hình, tôi bàn với ông xã trưởng Phước Tấn, lập trường sơ học miễn phí. Cô giáo Lê Vân có tư cách, có học thức đã gây được uy tín cho nhà trường. Trẻ em thất học kéo đến rất đông. Về văn hoá như vậy là tạm ổn.

Về mặt xã hội, dân chúng quá nghèo. Tôi vận động hội Bác Ái Vinh Sơn đến hoạt động. Nhân dịp tết năm ấy, ba người đàn ông đứng tuổi đến thăm tôi và xin theo Đạo cùng với cả gia đình. May thay, một thanh niên Công giáo, anh Nguyễn Ngọc Long, mới về thuê nhà ở trong thôn. Tôi liền mượn nhà anh làm phòng họp và giao cho anh dạy giáo lý cho chừng ba chục người lớn. Trẻ nhỏ, cô giáo Lê Vân phụ trách.

Sáng Chúa nhật, mồng hai tết 1958, có cuộc rước tượng Đức Mẹ từ đầu thôn về nhà anh Long, được dùng làm nhà nguyện lâm thời và cử hành thánh lễ. Từ đó, tôi ra làm lễ các ngày Chúa nhật.

Đêm mồng hai, rạng ngày mồng ba tết, một bà già mơ thấy bà tiên nữ mặc áo trắng thắt lưng xanh bảo sớm mai sẽ cho gia đình một mẻ lưới. Bà liền đánh thức con trai mà bảo. Quả nhiên, sáng hôm sau, nhiều người mang lưới ra kéo ruốc, thứ tép trắng, ven bờ biển trước nhà, nhưng không ai được gì, trừ có vợ chồng anh Nhảy, con bà, được hai mẻ ruốc, đong được 32 rổ đầy. Từ khi gia đình nầy tòng giáo, người chồng luôn đau yếu. Làm rừng không được, có người gièm pha, đã toan đâm nản. Nay được ơn nầy thì cả nhà vui vẻ vững tin. Sau này, anh Nhảy được rửa tội, đặt tên thánh là Phêrô và làm biện họ giáo.

Thấy nhà nguyện lâm thời chật chội, họ họp nhau đến xin tôi cất nhà thờ. Lên rừng Vân Canh, họ chặt cây, cắt tranh chở về một đống. Trên một khu đất cao ráo đẹp đẽ, quay ra biển, họ hí hoáy cất một ngôi nhà 4m X 10m. Sau đó, chúng tôi rửa tội lớp đầu tiên được 30 người.

Như trên đã nói, mục đích chính của tôi là xây cất một ngôi đền cho Đức Mẹ trên núi Xuân Vân. Chúng tôi khởi công ngày lễ Lộ Đức 11-02-1963, trên triền núi hướng về thành phố ở phía Bắc, nhìn ra biển cả về phía Đông. Động thờ được xây dựa vào khóm đá, cao chừng 05 mét trên mặt bãi, có đường vòng đi lên. Trong động bày tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi vô cùng từ ái. Trước hang đá có bàn thờ khả dĩ làm lễ ngoài trời. Thực hiện công tác nầy là một số người thiện chí và làm việc không công.”

Sau khi hang đá được hoàn thành, Cha tiếp tục làm nhà thờ bên cạnh hang đá:

“Đồ án nhà thờ do Ty Kiến thiết Bình Định vẽ, dài 16m, rộng 6m với tiền đường 8m x 4m, mặt tiền cao 22m. Vị trí nhà thờ nằm trên triền núi dốc, chúng tôi phải xây một bức tường đá dày 01 mét, cao 07 mét, với hai cánh ôm vào sườn núi, rồi đổ cát cho đầy để làm nền nhà. Bên ngoài tường đá, chúng tôi xây một tường gạch để làm một cái hầm có thể dùng làm phòng cho cha ở. Các vật liệu phải gánh qua cầu bắc qua con lạch chảy trước nhà thờ. Công tác khai thiên phá thạch khổ sở lắm, gần một năm mới xong.

Nhà thờ, tường xây gạch đặc, kèo xà gỗ quý, ngói đỏ cỡ to. Cửa sổ làm lối mở hé, phòng khi gió bão. Mặt tiền đổ sân bêtông, bên trên có auvent lượn chữ M. Thánh giá vươn cao 22 mét khỏi mặt đất. Một cầu thang men tường dẫn lên cửa phòng áo, lên tiền đình và lên hang đá một lượt.

Bức tường cung thánh là một bích hoạ trình bày cảnh thiên đàng giao hoà với cảnh núi Xuân Vân, chính giữa là toà tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu ngự trị. Hai toà cạnh, bên hữu là toà Đức Mẹ vô nhiễm, bảo trợ nhà thờ. Bên tả là toà Thánh cả Giuse, do gia đình anh chị Mười dâng cúng để tạ ơn sinh được con trai như lòng mong ước.

Lễ Mông Triệu, 15-08-1964, tổ chức khánh thành với một cuộc rước kiệu long trọng quanh núi, do Đức Cha Hoàng Văn Đoàn chủ toạ và đông đảo đồng bào tham dự”.

Công trình nhà thờ núi và hang đá Đức Mẹ đã hoàn thành. Ngày 22-08-1964, Cha Diên lên máy bay về Sài Gòn để uống thuốc vì suy nhược như ngài tâm sự: “ Vì từ lâu, tôi lại mắc chứng suy nhược toàn diện. Đó chính là lý do tôi dời bỏ Quy Nhơn. Đức Cha và các bạn hữu đưa chân tôi ra phi cảng. Giáo hữu Ghềnh Ráng đã đợi sẵn, chạy tới xúm xít xung quanh và chào tiễn tôi trong nước mắt. Lòng tôi cũng cảm thấy bùi ngùi. Tôi đến với Quy Nhơn lòng đầy nhiệt huyết, và đã thực hiện được một vài ước vọng của tôi. Nay từ giã Quy Nhơn, tôi giữ mãi một kỷ niệm đối với người với cảnh, mang bầu nhiệt huyết đi theo mình để làm những phận vụ Chúa quan phòng sẽ trao”.


Sau khi Cha Diên về Sài Gòn dưỡng bệnh và ở lại Sài Gòn làm việc, nhà thờ núi và hang đá Đức Mẹ là nơi cử hành phụng vụ ngày Chúa nhật và các buổi đọc kinh chung hằng ngày của giáo hữu Ghềnh Ráng và các giáo hữu di cư từ các giáo xứ trong vùng chiến tranh về tạm cư taị đây.

Số giáo hữu trong vùng chiến tranh về tạm cư tại Ghềnh Ráng ngày càng đông, nhà thờ núi không đủ chổ sinh hoạt. Năm 1965, trên khuôn viên nhà thờ giáo xứ Ghềnh Ráng hôm nay, Cha Giuse Nguyễn Sồ dựng một nhà tiền chế khá rộng (41m x 8m = 328m2), vách xây táp lô, lợp tôn, vừa làm nhà thờ vừa làm phòng sinh hoạt cho Cha Sở. Từ thời điểm nầy, việc kinh lễ hằng ngày của cộng đoàn dân Chúa được cử hành tại nhà thờ mới. Nhà thờ núi chỉ có thánh lễ ngày Chúa nhật. Nhịp sinh hoạt như thế được kéo dài một thời gian, sau đó, tại nhà thờ núi chỉ có thánh lễ hằng năm vào dịp lễ bổn mạng, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hằng ngày, vẫn có giáo hữu đến kính viếng Đức Mẹ tại hang đá.

Sau ngày 30/04/1975, Nhà thờ núi được trưng dụng, có thời gian làm khu giải trí với tên gọi nhà hàng Phương Mai. Nhà hàng nầy hoạt động được một thời gian, sau đó bỏ hoang phế. Trong khi nhà thờ bị trưng dụng và hoang phế, Đức Mẹ tại hang đá vẫn luôn được giáo dân trong vùng thường xuyên kính viếng và được Đức Mẹ ban nhiều ơn phước.

Ngày 04-03-2004, bằng công văn số 423/ UB-XD của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định, giao lại cho Tòa Giám Mục Quy Nhơn khu vực nhà thờ và hang đá nầy với tổng diện tích 1.602 m².

Ngày 04/ 05/ 2004, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định đã cấp cho Toà Giám Mục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T668927, với 1.602 m².

- Ngày 11/ 08/ 2004, bằng công văn số 2044/ UB – NC, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cho phép Toà Giám Mục xây dựng mới nhà thờ và hang đá.
- Ngày 15 / 06 / 2005, Sở Xây Dựng Bình Định đã cấp cho Toà Giám Mục giấy phép xây dựng số 45 / GPXD.
- Ngày 25 / 07/ 2005, Toà Giám Mục đã khởi công xây dựng.

Sau 40 năm với mưa nắng, gió biển và thời gian hoang phế, nhà thờ đã ọp ẹp, mất an toàn, trong và ngoài nhà thờ đã rêu phong, do vậy, nhà thờ đã được san bằng để xây dựng nhà thờ mới. Hang đá Đức Mẹ được giữ nguyên, chỉ trang trí thêm ánh sáng và gia cố chân đế. Toàn thể thiết kế công trình được kết hợp hoà phối với cảnh trí thiên nhiên.

Vị trí khu đất đồi núi với độ dốc 33%, tường cao bao quanh, cổng vào ngay trên đỉnh dốc Mộng Cầm, đối diện với mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử. Từ cổng vào có lối đi cấp bậc thang và lối đi không có cấp dẫn vào nhà thờ và đến hang đá. Công trình mới được chia làm ba phần:

1. Phần sân từ cổng vào, có hàng cau, có những dây trầu, có những cụm đá ong như để gợi nên chút không gian Việt. Trong không gian Việt nầy có phù điêu Chúa Giêsu Thánh Thể, biểu hiệu trung tâm Thánh Thể của Giáo phận; có tượng Á Thánh Anrê Phú Yên, Thánh Anrê Kim Thông, Thánh Giám mục Têphanô Thể, những chứng nhân Tin Mừng tiêu biểu của Hội Thánh Việt Nam cách chung, và cách riêng của Giáo phận Quy Nhơn.

2. Phần giữa là nhà thờ, nhà thờ mới được định vị ở vị trí mới, mặt tiền tháp nhà thờ mới hướng về phương Bắc, liền sát với vách cung thánh nhà thờ cũ. Nhà thờ mới được thiết kế theo ý tưởng ‘con tàu Nôê’, hình bầu dục, trên phần tháp phía Nam dưới chân Thánh giá, có hình chim bồ câu ngậm cành lá. Phần dưới nhà thờ là các phòng ở. Tượng Thánh Giuse ngự trị trên một tảng đá ngay đầu lối đi phía Đông nhà thờ. Chặng đàng Thánh giá đặt ngoài trời, được khởi đi từ đầu phần sân phía Tây nhà thờ, có dòng suối nhỏ phát xuất từ chặng thứ nhất gợi nhớ dòng suối ơn cứu chuộc của Chúa tuôn chảy. Dòng suối chảy đến chặng thứ tám, rơi xuống thác, chảy vào chân đồi hang đá Đức Mẹ, từ chân đồi nầy “ tình mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, nước chảy xuống hồ trước hang đá và được tiếp tục bơm lên thành chu kỳ khép kín. Bốn chặng cuối cùng của chặng đàng Thánh giá ở trước mặt tháp nhà thờ, phù điêu Chúa Giêsu phục sinh bằng đá cẩm thạch màu cũng được định vị ở đó.

3. Hang đá Đức Mẹ và sân trước hang đá. Song song phía Tây tháp nhà thờ là hang đá. Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bồng Chúa Giêsu mang chiếc dép bị đứt quai đang ngự trị tại hang đá. Hình ảnh Chúa Giêsu thơ nhi mang dép đứt quai đang được Mẹ ẳm bồng làm cho ta thêm an tâm và tin tưởng vào Mẹ. Đôi mắt dịu hiền của Mẹ đang dõi nhìn từng người con của Mẹ, những lúc chúng ta sơ sẩy ‘đứt quai dép’, Mẹ ra tay nâng đỡ, ẳm bồng, âu yếm vỗ về chúng ta như thế.

Sân trước hang đá bao gồm hồ nước, bàn thờ dâng lễ với phù điêu cảnh Tiệc ly, và toàn bộ phần móng nhà thờ cũ đã được tháo dỡ, cát đá bên trong được chuyển đi để làm phòng sinh hoạt. Vị trí nhà thờ cũ nằm gọn trong sân gạch đỏ trước tháp nhà thờ mới. Trên bức tường phòng sinh hoạt có phù điêu bài giảng trên núi. Chung quanh sân được tường kín bao bọc có tiểu cảnh tiệc cưới Cana, tiểu cảnh tường than khóc, tất cả khung cảnh tạo nên bầu khí cầu nguyện ấm cúng.

Sau những tháng ngày nổ lực thi công dưới sự hướng dẫn và phù trì của Mẹ Hằng Cứu Giúp, toàn thể công trình được hoàn thành.

Lúc 8 giờ 30 ngày 02/02/2007, lễ khánh thành và làm phép nhà thờ được Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự cùng với 59 Linh mục đồng tế, số đông tu sĩ và giáo dân cùng hiệp dâng thánh lễ trong niềm vui cám tạ. Trước khi làm phép nhà thờ và cử hành thánh lễ, Cha Tổng Đại Diện công bố quyết định của Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Soạn thành lập nơi đây làm Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu của Giáo phận Quy Nhơn.

Ngày nay Gành Ráng đã trở thành Trung Tâm Thánh Thể và Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận Qui nhơn, là nơi mà nhiều đoàn hành hương trên con đường đến Thánh địa Trà Kiệu, La Vang đều ghé lại kính viếng.

(Viết theo tư liệu của Lm Gioan Võ Đình Đệ, TGM Qui Nhơn)
 
Khánh thành nhà huấn nghệ cho người di dân và người nghèo giáo xứ thánh Phaolô, Bình Tân Sàigòn
Caritas Sàigòn
16:21 21/02/2009
KHÁNH THÀNH NHÀ HUẤN NGHỆ CHO NGƯỜI DI DÂN VÀ NGƯỜI NGHÈO

GIÁO XỨ THÁNH PHAOLÔ, BÌNH TÂN, SÀIGÒN

Trong bầu khi nhộn nhịp của những ngày cuối năm âm lịch và đầu năm mới, nhà thờ Phaolô Bình Tân rộn rã đón những buớc chân của các bạn trẻ di dân từ khắp muôn phương trở về với Tổng Giáo Phận Saigon để tiếp tục công việc của mình.

Năm 2009 với một dấu ấn đặc biệt, ngôi nhà huấn nghệ dành cho người nghèo và người di dân đã được khánh thành và đi vào hoạt động. Trải qua 18 tháng ròng rã, Cha Trưởng Ban Mục Vụ Di Dân Phaolô Phạm Trung Dong đã âm thầm dốc hết tâm huyết, cố gắng hết sức để xây dựng một ngôi nhà nhằm hỗ trợ người nghèo và anh chị em di dân bằng việc mở các lớp dạy nghề miễn phí: lớp may, vi tính, anh ngữ, đàn, nhất là văn phòng tư vấn hôn nhân gia đình, cùng với các lớp học tình thương dành cho các cháu.

Tất cả không nằm ngoài mục đích giáo dục và hướng nghiệp, giúp người nghèo có cơ hội thăng tiến đời sống, trưởng thành trong đức tin, làm chứng cho Tin Mừng nhằm tiến tới xây dựng một xã hội văn minh tình thương. Nhà huấn nghệ được xây dựng ngay cạnh giáo xứ Phaolô Bình Tân với diện tích 500 m2. Gồm một trệt và 3 lầu, khang trang, rộng rãi thoáng mát, phòng hội lớn có sức chứa khoảng 500 người. Ngoài chương trình học tập của các lớp huấn nghiệp, hội trường còn là nơi hội họp, giao lưu, gặp gỡ và chia sẻ của các bạn trẻ để phát huy tài năng, đem lại niềm tin yêu, sức sống lành mạnh cho mọi người. Đặc biệt trong ngôi nhà tình thương này thường xuyên có 1 linh mục hiện diện để hỗ trợ đời sống tâm linh cho các bạn công nhân.

Biết nói sao cho hết tâm tình cảm tạ khi ý tưởng xây dựng nhà huấn nghệ bắt nguồn từ những thao thức mục vụ trước những nhu cầu vô tận của những người nghèo, xa quê nhưng lại không tìm ra hướng giải quyết. Khởi sự với 2 đồng xu của bà góa nghèo dâng lên Thiên Chúa, công việc được Thiên Chúa chúc phúc qua sự tài trợ của Hội Đồng Giám Mục Ý. Phúc lành càng trở nên đầy tràn chan chứa với nghi thức làm phép của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Saigon vào chiều Chúa nhật trung tuần tháng giêng năm 2009. Hiện diện cùng với những người nghèo trong giây phút linh thiêng cảm tạ hồng ân Chúa ban, có linh mục Giuse Đinh Huy Hưởng Trưởng Ban Mục Vụ Bác Ái Xã Hội Saigon là người trực tiếp xin tài trợ từ Hội Đồng Giám Mục Ý và là người đồng chia sẻ những nỗi lắng lo với Cha Trưởng Ban Mục Vụ Di Dân từ ngày khởi công xây dựng cho đến ngày hoàn tất công trình.

Hiện nay các lớp học đã và đang đi vào hoạt động mặc dầu vậy vẫn còn nỗi lo canh cánh bên lòng về những nhu cầu cấp thiết để công việc có thể hoạt động ổn định và toàn diện. Xin tiếp tục phó dâng những gì còn lại cho tình thương quan phòng của Thiên Chúa với sự bầu cử của Mẹ Maria và thánh cả Giuse.

Xin chân thành cảm tạ Hội Đồng Giám Mục Ý, nơi quy tụ những tấm lòng, trái tim của những người xa cách không cùng ngôn ngữ tiếng nói, chưa một lần gặp gỡ nhưng cùng chung tâm nguyện là con một cha, anh em một nhà đã trợ giúp tận tình và yêu thương đùm bọc không phân biệt màu da, tôn giáo sống Tin Mừng triệt để cho hương thơm tốt lành của Thiên Chúa được lan tỏa khắp nơi.

Cảm đội ơn Thiên Chúa, xin mọi người cùng với Mẹ Maria cất cao lời kinh Magnificat để tạ ơn Thiên Chúa vì những người hèn mọn được Chúa thương chúc phúc, người nghèo khó Chúa ban ơn dư đầy.
 
Bài diễn văn chào mừng Phái đoàn Tòa Thánh tại Bùi Chu
+ GM Giuse Hoàng Văn Tiệm
16:31 21/02/2009
BÀI DIỄN VĂN CHÀO MỪNG CỦA ĐỨC CHA GIUSE HOÀNG VĂN TIỆM

Trọng kính Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Toà Thánh Vatican
Trọng kính Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Thư Ký Đệ Nhất Bộ Truyền Giáo Toà Thánh Vatican
Trọng kính Đức Ông Phanxicô Cao Minh Dung, Thư Ký Bộ Ngoại Giao Toà Thánh Vatican
Trọng kính Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội
Trọng kính Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh
Trọng kính Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Bùi Chu
Trọng kính Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và toàn thể Anh Chị Em,

Hôm nay Giáo Phận Bùi Chu chúng con gồm có 387 ngàn giáo dân, 2 giám mục, 159 linh mục, 4 phó tế, 42 chủng sinh và gần 600 tu sĩ rất vui mừng đón tiếp phái đoàn Toà Thánh đến viếng thăm chúng con.

Sự hiện diện của phái đoàn được coi như sự hiện diện của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đang ở giữa chúng con. Chúng con đang cầu xin trong hy vọng, một ngày nào đó Đức Thánh Cha sẽ đến với chúng con. Dù ở xa xôi, bé nhỏ, nghèo nàn, nhưng chúng con luôn gắn bó với Hội Thánh, với Đức Thánh Cha. Trong quá khứ, cha ông chúng con đã chứng tỏ lòng trung thành với Chúa và Hội Thánh, đã sẵn sàng chịu chết vì đức tin.

Ngày nay Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và Bùi Chu nói riêng đã có những dấu hiệu khởi sắc về sự sống đạo và xây dựng Hội Thánh. Nhiều nhà thờ mới mọc lên để đáp ứng nhu cầu tôn giáo. Gần đây Đức Thánh Cha mới ban cho Bùi Chu chúng con một ơn trọng đại là ban sắc phong nâng Đền Thánh Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội Phú Nhai lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường, sánh vai với trên 70 Vương Cung Thánh Đường khác trên khắp thế giới. Sắc phong này được ban cho chúng con nhằm đúng dịp kỷ niệm 150 năm dâng hiến giáo phận Bùi Chu cho Đức Mẹ, mà Đức Cha Thánh Valentinô Berriô Ôchoa Vinh, Giám mục của chúng con thời đó, đã khấn hứa sẽ xây dựng một Đền Thánh xứng đáng dâng hiến cho Đức Mẹ để tỏ lòng biết ơn Người đã gìn giữ giáo phận qua cơn khốn khó.

Chúng con cũng đang chờ đợi một tin vui trọng đại nữa, là một ngày rất gần đây, Đức Thánh Cha sẽ ban phép cho chúng con được mở một Đại Chủng Viện mới tại Bùi Chu, để phục vụ nhu cầu ơn gọi cho bốn giáo phận: Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Bùi Chu. Chúng con đang nỗ lực chuẩn bị để đáp ứng những nhu cầu cần thiết mà một Đại Chủng Viện phải có, để sớm chiêu sinh khoá đầu tiên.
Chúng con xin chân thành cám ơn Đức Thánh Cha và phái đoàn. Chúng con xin phái đoàn chuyển lời chào thăm, lòng biết ơn và trung thành của chúng con lên Đức Thánh Cha và xin Đức Thánh Cha ban Phép Lành Toà Thánh cho chúng con. Chúng con vẫn cầu nguyện cho Đức Thánh Cha hằng ngày trong Thánh lễ và khi chầu Mình Thánh Chúa.

Chúng con cầu chúc phái đoàn qua cuộc viếng thăm này, mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và cho đất nước chúng con.

Chúng con chân thành kính chúc.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ghi nhận phản ứng và nhận định về chuyến thăm viếng Phái đoàn Vatican tới Việt Nam
Gia Kỳ
15:40 21/02/2009
Bàn về các cuộc thảo luận của nhóm công tác, Đức ông Parolin cho biết hai bên đã có những cuộc thảo luận tốt đẹp và rất hài lòng về điều này… Đức ông Parolin cho hay các cuộc thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn và cởi mở. Đức ông không cho biết rõ tiến trình thảo luận sẽ còn kéo dài bao lâu, nhưng nói rằng kết quả sẽ là việc thiết lập quan hệ ngoại giao, điều cả hai bên cùng mong ước”.

Cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican về quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã kết thúc, đúng như chương trình dự liệu, sau hai phiên làm việc: chiều 6-02-2009 và sáng 17-02-2009.

Từ những nhận định trên các phương tiện thông tin chính thức của Việt Nam…

Ngày 18-02-2009, một ngày sau khi cuộc hội đàm kết thúc, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin về cuộc họp:

Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã trao đổi một cách sâu rộng và tổng thể các vấn đề trong quan hệ giữa hai bên trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam. Hai bên ghi nhận chiều hướng phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh từ năm 1990 tới nay. Hai bên cho rằng cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp là một bước tiến mới quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh và nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương. Hai bên nhất trí sẽ tiến hành phiên họp thứ hai của Nhóm công tác hỗn hợp. Thời gian và địa điểm phiên họp sẽ được xác định sau. Cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican đã diễn ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau”.

Cùng ngày, TTXVN đã thực hiện cuộc phỏng vấn ông Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh.

Khi được hỏi “Ông nhận định thế nào về cuộc gặp lần này và về tiến triển trong mối quan hệ giữa hai bên?”, ông Trưởng ban đưa nhận xét:

Tuy đây là lần đầu tiên Tổ chuyên gia hỗn hợp của mỗi bên gặp nhau nhưng với những gì đã thu được từ quá trình gặp gỡ hai bên trong những năm qua và với thiện chí của cả hai bên cũng như kết quả ban đầu của cuộc gặp lần này chắc chắn sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho những bước tiếp theo trong những lần gặp sau”.

Trước đó, ông Nguyễn Thế Doanh cũng cho phóng viên biết quan điểm của Ban Tôn giáo về những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy quan hệ hai bên:

Trước hết là sự tôn trọng lẫn nhau, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, pháp luật Việt Nam, vừa cùng chia sẻ và tôn trọng sự khác biệt, vừa cùng thể hiện tinh thần thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận mới. Thứ hai, muốn có kết quả trong quan hệ thì phải bảo đảm sự hài hòa về lợi ích của mỗi bên. Thứ ba, cả hai bên đều phải quyết tâm cùng nhau hướng tới sự phát triển một cách trong sáng và lành mạnh, trong đó việc duy trì và khẳng định đường hướng đồng hành cùng dân tộc của Giáo hội Công giáo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không để bị tác động bởi những ý nghĩ và hành vi tiêu cực từ bất cứ phía thứ ba nào”.

Hôm sau, 19-02-2009, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi về ý nghĩa, kết quả chuyến thăm Việt Nam lần này của phái đoàn Vatican, thời gian và địa điểm của cuộc gặp lần sau, khi nào hai bên sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao, ông Lê Dũng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:

Đây là cuộc họp lần thứ 18 giữa hai bên kể từ năm 1990 đến nay và là cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican. Cuộc họp đầu tiên của Nhóm Công tác hỗn hợp là một bước tiến quan trọng, khẳng định chiều hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Vatican. Việc tổ chức cuộc họp này khẳng định chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chính sách tôn giáo nhất quán và đúng đắn cũng như thiện chí của Việt Nam trong những năm qua… Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vatican là một tiến trình. Hai bên cần có thêm các cuộc trao đổi để xác định khuôn khổ và những nguyên tắc chung về quan hệ… Thời gian và địa điểm của cuộc họp tiếp theo của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican sẽ được ấn định sau”.

… Đến một số dư luận từ báo chí nước ngoài

Ngày 17-02-2009, khi cuộc họp giữa hai phái đoàn ngoại giao Việt Nam và Vatican đang diễn ra tại Hà Nội, trang tin điện tử của BBC (Anh) đưa tin:

Việt Nam và Vatican nối lại hội đàm hôm thứ Hai khi đoàn của thứ trưởng ngoại giao Tòa thánh họp với đoàn của Bộ Ngoại giao Việt Nam”.

Đồng thời cũng đưa ra đánh giá sự kiện ngoại giao trên đây bằng cách đặt trong bối cảnh hiện nay: “Gần đây quan hệ giữa Hà Nội và Vatican bước vào tiến trình tan băng”.

BBC còn nhắc lại cách Vatican ứng xử trong một số vụ việc diễn ra tại Hà Nội từng gây xôn xao trong dư luận: “Trong thời gian tranh chấp, Tòa thánh Vatican không đưa ra quan điểm công khai về chủ đề đất đai tại Việt Nam”.

Trong khi đó, hai ngày sau khi cuộc họp của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican về quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã kết thúc, trong bản tin ngày 19-02-2009, trang tin điện tử Voanews.com giật tít khá ngoạn mục: “Ðức ông Parolin hy vọng Ðức Giáo Hoàng có thể đến thăm Việt Nam năm nay”.

Trong bài viết có nhan đề khá ấn tượng nêu trên, Voanews.com đã nêu ra nhận xét của Đức ông Pietro Parolin, trưởng đoàn của Vatican, về cuộc làm việc vừa qua với phía Việt Nam:

Bàn về các cuộc thảo luận của nhóm công tác, Đức ông Parolin cho biết hai bên đã có những cuộc thảo luận tốt đẹp và rất hài lòng về điều này… Đức ông Parolin cho hay các cuộc thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn và cởi mở. Đức ông không cho biết rõ tiến trình thảo luận sẽ còn kéo dài bao lâu, nhưng nói rằng kết quả sẽ là việc thiết lập quan hệ ngoại giao, điều cả hai bên cùng mong ước”.

Ngày 19-02-2009, trang tin điện tử của Ý, Zenit.org, bản tiếng Pháp, chạy hàng tít lớn: “Viet Nam: Négociations avec Vatican, bilan positif du gouvernement” (Việt Nam: Những cuộc đàm phán với Vatican, bản tổng kết tích cực của chính quyền).

Trong bản tin này, Zenit.org dẫn từ nguồn của báo điện tử Eglise d’Asie (EDA) của Hội Thừa sai Paris, đăng lại bản dịch sang tiếng Pháp bài phỏng vấn của TTXVN đối với ông Nguyễn Thế Doanh. Từ đó nêu bật đánh giá của phía Việt Nam về kết quả của những cuộc trao đổi Việt Nam – Vatican từ gần 20 năm qua là “tích cực”.

Cuộc họp đầu tiên của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Vatican diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng Hai 2009 rồi sẽ đi vào lịch sử.

Nội dung cụ thể của cuộc đàm phán giữa hai phái đoàn ngoại giao của Việt Nam và Vatican, cuộc gặp gỡ chính thức của phái đoàn Tòa thánh với Ban Tôn giáo Chính phủ, cũng như những cuộc tiếp xúc không chính thức của ba đức ông đến từ Rôma với các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân Việt Nam… chưa được công bố và cũng không thể ghi nhận đầy đủ, trọn vẹn. Nhưng có thể nhận ra một bàu khí nhẹ nhàng, không căng thẳng, gay cấn đã toát lên qua nội dung được thông tin chính thức, ngôn từ phát biểu, gương mặt, phong thái của tất cả mọi nhân vật tham gia vào sự kiện.

Như vậy đã có thể nói đến những tín hiệu khá tích cực về bang giao giữa hai quốc gia Việt Nam và Vatican sẽ thành hiện thực.

Vấn đề phải chăng sẽ chỉ là thời gian? Cố nhiên trên những chặng đường sắp tới của tiến trình đàm phán, sẽ còn phải khai thông nhiều chướng ngại do lịch sử và sự khác biệt về quan điểm để lại, còn phải xây dựng những cơ sở cho sự đồng thuận và nền tảng cho cung cách ứng xử lâu dài trong tương lai.
 
Giáo xứ Cát Thuế cầu nguyện cho Sự Thật-Công Lý-Hòa Bình
JB. Nguyễn Hữu Vinh
18:00 21/02/2009
NÂNG CAO NGỌN NẾN, GIÁO XỨ CÁT THUẾ CẦU NGUYỆN CHO SỰ THẬT – CÔNG LÝ – HOÀ BÌNH

Nhận được lời mời của linh mục JB Phạm Văn Hà về tham dự tuần Chầu lượt của Giáo xứ, chúng tôi ngược đường Láng Hoà Lạc gần 20 km thì về đến xứ Cát Thuế thuộc xã Vân Côn – Huyện Hoài Đức – Hà Nội.

Con đường nhỏ đi giữa sự yên bình của đồng ruộng của một vùng thuần nông thuộc huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội dẫn chúng tôi vào ngôi Thánh đường mới xây dựng khá xinh xắn. Linh mục Hà cho biết, ở đây số nhân danh có 2.300, những giáo dân ở đây rất vững vàng lòng tin mến và nhiệt thành.

Đặc biệt, giáo dân ở đây có tinh thần hiệp nhất thông công rất mạnh mẽ với toàn thể cộng đồng dân Chúa, nhất là với Tổng Giáo phận Hà Nội trong những tháng ngày khó khăn vừa qua ở Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà. Rất nhiều giáo dân đã bất chấp khó khăn xa xôi vất vả, thường xuyên vượt qua quãng đường vài chục km đến hiệp thông với Thái Hà và Toà Khâm sứ trong những ngày qua.

Từ ngày toàn thể Giáo phận Hà Nội cùng hiệp ý cầu nguyện, hằng tuần ở Giáo xứ thường xuyên tổ chức cầu nguyện cho sự thật, công lý, hoà bình. Đến nay việc đó đã trở thành một công việc hết sức bình thường và là một nhu cầu của cộng đồng dân Chúa nơi đây.

Chúng tôi đã chứng kiến buổi thắp nến cầu nguyện cho Sự thật, Công lý, Hoà bình tại giáo xứ đêm thứ 7 mà Giáo xứ được hân hạnh thay mặt Giáo phận làm Tuần chầu Thánh thể.

Những ngọn nến sáng rực cả Thánh đường trong đêm gió lạnh mưa phùn, những lời kinh, những lời cầu nguyện cất lên tha thiết dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria xin cầu cho Thế giới hoà bình, cho các dân tộc đang đau khổ, cho đất nước được sống trong sự thật, công lý, hoà bình, cho Giáo hội ngày càng vững mạnh và hiệp nhất.

Đặc biệt xúc động khi những lời cầu nguyện cất lên cầu cho Đức Tổng Giám mục Giuse được hồn an xác mạnh, được vững vàng vượt qua những đau khổ nơi thế gian bởi các thế lực đen tối để đưa con thuyền Giáo phận đến bến bình an.

Cũng trong những buổi cầu nguyện này, Giáo xứ đã không quên những nơi đang khó khăn như cộng đồng Linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà, giáo dân Sơn La… để xin Chúa cho những nơi đó được sự bình an và quan phòng của Chúa.

Đến những nơi này, chúng tôi hiểu hơn sức sống mãnh liệt của Giáo hội có cội nguồn từ thẳm sâu trong lòng người Giáo dân đã tạo nên một nguồn lực mà không một thế lực thế gian nào có thể khuất phục và đè bẹp.

Xin hiệp nhất cùng cầu nguyện với toàn thế giáo dân giáo xứ cũng như toàn thể Giáo hội, để chúng ta luôn được “mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha, xin Cha cho mọi người nên một như chúng ta”… như lời Thánh ca đêm nay mọi giáo hữu trong Giáo xứ đã dâng lên Thiên Chúa.

Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 2009
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư Liệu Thánh Kinh (15): Nghề Nông Thời Thánh Kinh
Vũ Văn An
08:06 21/02/2009
Tư Liệu Thánh Kinh: Nghề Nông Thời Thánh Kinh

Nói chung, dân sống tại Pa-lét-tin thường làm nghề nông, mặc dù bản chất đất đai, khí hậu, và nhiều yếu tố khác làm cho nghề này luôn vất vả nặng nhọc. Phần lớn đất đai là hoang địa và đá cát, do đó cày cấy không được. Khi dân Ít-ra-en bắt đầu định cư tại Đất Hứa, mỗi hộ được cấp một mảnh đất và có lẽ cả quyền cho chiên dê ăn cỏ trên đất chung. Nhưng rồi với thời gian, những người khá giả tìm cách ‘mua đứng’ những nông trại nhỏ (xem Is 5:8) và những nông dân nghèo luôn luôn phải tranh đấu cam go mới giữ được miếng đất nhỏ nhoi của mình.

Người nông phu tiêu biểu của Ít-ra-en không sống tại nông trại của mình, nhưng tại một làng hay một thị trấn gần đó. Làng và thị trấn này thường gần những thành kiên cố. Vì điều quan trọng là phải ở gần nguồn cung cấp nước và được bảo vệ, đề phòng những cuộc xâm lấn của quân thù. Ông ta chỉ được sở hữu số đất đai ông ta tự làm ăn được trên đó, với sự giúp tay của một hai người làm thuê. Mọi người trong gia đình người nông dân đều chia nhau làm việc. Ông có thể trồng những vụ có thể trồng được, cũng như nho và ô-liu. Ông cũng có thể sở hữu ít cừu và dê do các con trai hay một vài người làm thuê chăm sóc. Người nông dân cũng có thể chuyên canh.

Ông ta có 4 mối lo chính: hạn hán, cuồng phong từ hướng đông (gọi là ‘sirocco’=gió nóng và ẩm) có thể cuốn đi đất mầu, châu chấu, và quân xâm lăng. Những vụ mùa chính là lúa, nho (làm rượu), và ô-liu (ép dầu). Cả ba vụ mùa này được nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong Thánh Kinh (Thí dụ Đnl 7:13; Ncây số 5:11; Hs 2:8). Nhưng danh sách các vụ mùa này có thể mở rộng thêm.

Lúa: Ở một số ít thung lũng phì nhiêu, đồng bằng Phi-lít-tin, Thung Lũng Gio-đan, và Đồng Bằng Gít-rơ-en, người ta trồng những vụ mùa lúa mì qúi giá. Lúa mạch được trồng ở nhiều nơi hơn vì loại lúa này cần ít thời gian và có thể trồng trên đất kém mầu mỡ hơn. Người ta cũng trồng loại lúa mì spelt và kê. Bánh mì là thực phẩm căn bản hàng ngày, nên bất cứ thung lũng hay hạ nguyên nào có thể sử dụng được đều trồng loại lúa này. Bất cứ loại đá nào nằm ngổn ngang đây đó cũng được dùng để xây những bờ thành trên sườn đồi ngăn cho đất mầu khỏi bị mất đi.

Các Thứ Rau: Có những mùa rau như đậu nâu, đậu Hà-Lan, đậu, hành, dưa leo, tỏi và các cây gia vị. Những loại này được trồng gần nhà hay giữa các hàng nho.

Trái Cây: Nho được dùng làm bánh ngọt. Các thứ trái cây khác gồm có dưa, vả, chà là, lựu và các thứ hạt. Một số loại trái cây trên dùng làm đồ uống cho sáu tháng Hè hạn hán từ Tháng Năm tới Tháng Mười. Dầu từ ô-liu dùng để nấu ăn, thắp đèn, y tế và giặt giũ.Cây nho và cây ô-liu trồng trên sườn đồi.

Cây Lanh (Flax): Một ít cây lanh được trồng để chế ra vải vóc.

Lịch Nhà Nông: Gần đây, người ta tìm ra một mảnh đá vôi được định niên biểu khoảng thời Vua Sa-lô-môn, trên đó có viết một bài vè kiểu học trò. Người ta đặt tên bài vè ấy là Lịch Ghe-dê:

Hai tháng thu hoạch (ô-liu).

Hai tháng trồng (lúa).

Hai tháng muộn trồng.

Một tháng cuốc xới cây lanh,

Một tháng thu lúa mạch nhanh về nhà,

Một tháng mùa hội đăng hoa,

Hai tháng chăm sóc qua loa nho cành,

Một tháng trái hạ thơm lành.


Đó quả là bản tóm lược lịch nhà nông cả năm.

Mùa Ô-Liu: Từ Tháng 9 hay Tháng 10 tới Tháng 11 là mùa hái ô-liu và ép lấy dầu. Cây ô-liu có thể chịu được nhiều tháng không mưa và có thể sống trên đất rất nông. Nó cần hai năm để chín và, vì cây chín từ từ, nên nhà nông có thể hái nó bất cứ lúc nào ông có thì giờ. Trái ô-liu được chở trong thúng tới các bể chứa và thời xa xưa, dầu được ép bằng cách lấy chân đạp hay dùng chày giã những trái ô-liu ấy. Sau này, người ta chế ra cối xay để làm việc đó. Trái ô-liu được đổ trên một phiến đá có rãnh và một phiến đá khác xoay trên những trái ô-liu kia nhờ một trục ngang. Chất nghiền từ trái ô-liu nhờ sức nặng của cối được ép mạnh. Những máy ép ô-liu lớn đã được tìm thấy từ thời Vua Đa-vít, gồm một trục ngang sẽ ép xuống mớ ô-liu. Đầu trên có đeo những quả nặng, trong khi đầu dưới được giữ cố định trong một chiếc lỗ trên tường. Dầu sẽ chẩy vào bể chứa bằng đá, và sẽ lưu lại đó một thời gia lâu cho lóng và trong.

Cày và Trồng: Tháng 10/11 là mưa đầu ‘qúi giá’ sau những ngày nắng hạ hạn hán. Từ đó đến tháng Giêng là lúc cày đất và trồng lúa. Chiếc cày thường là một cây gỗ thông thường có cán và đầu nhọn bằng sắt (bằng đồng trước thời Vua Đa-vít). Nó được cột vào một cái ách và được một hay hai con bò đực kéo. Nông phu có thể một tay giữ cày, tay kia cầm một chiếc que để đánh giục bò. Vì cầy tương đối nhẹ, nên nông phu có thể nâng nó qua bất cứ tảng đá lớn nào. Nó để lại phía sau những đường cày sâu chừng 80 đến 100cm. Hạt giống (lúa mì, lúa mạch và cả lanh nữa) được vãi bằng tay rồi sau đó nông phu có khi lại dùng cày để phủ đất lên những hạt đó. Lắm khi người ta cũng kéo theo các cành cây để làm mịn đất, và dùng cuốc để phá cỏ dại.

Trồng Trễ: Từ tháng Giêng tới tháng Ba, các trận mưa Đông bắt đầu và việc trồng tỉa lại tiếp diễn: người ta có thể trồng kê, đậu, đậu nâu, dưa và dưa leo.

Mùa Gặt Lanh và Lúa: Trong hai tháng Ba và Tư, các trận mưa trễ bắt đầu. Những trận mưa này giúp lúa hạt phát triển đến độ việc hái gặt có thể bắt đầu được. Lanh được thu hoạch trước nhất, trong hai tháng trên. Người ta dùng cuốc cuốc các cây lanh lên ở chỗ gần gốc rồi phơi khô các thân lanh này để chuẩn bị làm thành thừng hay vải vóc. Qua các tháng Tư, Năm và Sáu, là mùa gặt lúa mạch và lúa mì. Thân lúa được cắt bằng liềm (một tay cầm nhỏ bằng gỗ với lưỡi sắc cong bằng sắt hay đồng) và các nhánh lúa được liềm cắt ấy được cột lại thành bó. Các bó lúa ấy được chất lên lưng lừa hay xe kéo và chở về các ‘sàn đập’. Sàn này dường như là tài sản chung và là trung tâm sinh hoạt của cả làng vào mùa gặt. Nó thường là một mảnh đất lộ thiên nhiều đá hay phủ đất sét, tại một địa điểm gió lộng ở ngoài làng. Người ta vây nó bằng các tảng đá rồi trải các bó lúa xuống sàn cao chừng một bộ. Người ta đập lúa bằng cách lấy gập đập lên nó hay lái một con vật nào đó đi chung quanh dẵm lên. Cũng có khi dùng cả dụng cụ đập lúa nữa. Dụng cụ này thường là một tấm ván, hay một tấm ván đặt trên bánh xe, có gắn những viên đá hay miếng sắt nhỏ. Các thân lúa bị chặt và hạt lúa rơi ra. Sau đó, người nhà nông sẽ sẩy lúa, nghĩa là lấy cào gỗ tung những thân lúa lên không khí, rơm sẽ được thổi qua một bên, dùng để nuôi gia súc vào mùa Đông; còn hạt, vì nặng hơn, sẽ rơi xuống sàn trở lại. Người ta sẽ sàng chúng rồi chứa trong những chiếc vại lớn bằng đất, trong các bể chứa khô ráo đào dưới đất, hay trong những vựa lúa lớn hơn. Dường như có khá nhiều vựa lúa rất lớn của cả nước để chứa lúa các nông phu đóng thuế vào dịp này.

Nho: Trong các tháng Sáu, Bẩy và Tám, cây nho được tỉa và làm cho gọn gàng. I-sai-a 5 và Mác-cô 12 cho ta một số hình ảnh về việc người ta sửa soạn các vườn nho mới ra sao. Họ đào một giao thông hào làm biên giới, rồi dựng cột lên để giữ một bờ dậu hay một hàng rào. Các cây nho mới được trồng thành hàng và cành lá chúng mọc trên những dàn chống đỡ. Sau đó người ta bắt đầu tỉa những cây nho này. Khi trái bắt đầu xuất hiện, người ta cho dựng một cái chòi bằng lá hay một cái tháp bằng đá để canh chừng kẻ trộm, hay xua đuổi chó sói, chó rừng.

Mùa Trái Cây: Trong các tháng Tám và Chín, người ta thu hoạch trái cây mùa Hè: vả, sung, lựu, nho. Các rổ nho được đem tới những bể chứa nhỏ có sàn dốc xuống những chiếc lọ. Các trái nho ấy được đạp lên để nước cốt tiết ra. Người ta đã khám phá rất nhiều bể chứa loại này tại ‘Shephelah’ (Chân đồi Giuđa). Việc hái và đạp nho được diễn ra trong không khí lễ hội. Người ta có thể ăn trái nho cùng một lúc. Đệ nhị luật 23:25 cho hay: ‘khi vào vườn nho của người đồng loại của anh em, thì anh em có thể ăn nho tùy thích, ăn cho đến no, nhưng không được bỏ vào giỏ của mình’. Các chất cặn cần 40 ngày mới lắng. Rồi người ta chứa rượu nho đã lên men trong những bình chứa bằng da hay bằng sành. Ở một số nơi, việc làm rượu trở thành gần như một kỹ nghệ. Tại Ghíp-ôn, 56 chiếc cán bình đã được tìm ra trên đó có khắc tên thị trấn và tên người chủ vườn nho. Ngoài ra còn có 63 bể chứa hình chuông dùng để trữ rượu thời các vua cùng với các bể lên men rượu cũng như các máy ép nho.

Thú Vật: Trong tiếng Hi-bá-lai, ‘trâu bò’ (cattle) bao gồm chiên, dê, bò và lừa, nhưng không kể heo. Lừa được nuôi để chở hàng. Bò để cày bừa, chỉ giết thịt trong những dịp đặc biệt. Chiên và dê luôn được nuôi chung. Chiên phần lớn để cho len may quần áo, thỉnh thoảng lắm mới bị làm thịt: tại Do Thái, mỡ đuôi chiên được coi là món hảo hạng hiếm có. Chúng cũng cung cấp sữa dưới hình thức đông (curds) cho dân nghèo ‘mạt rệp’. Dê rất qúy về phương diện ăn thịt và cung cấp sữa. Lông nó dùng làm vải thô và da chúng dùng làm bình chứa. Cuộc sống của người chăn chiên xem ra thay đổi rất ít từ thời Áp-ra-ham đến thời Chúa Giê-su. Họ chăn dắt đoàn chiên, biết từng con, và canh giữ chúng ngày đêm (xem Ga 10:1-6). Dù có những hàng rào bằng đá vây kín, vẫn có những nguy cơ như trộm đạo và thú dữ: sư tử, báo và gấu (cho đến lúc bị diệt chủng), sói và linh cẩu (hyenas), chó rừng, rắn rết và bò cạp. Người chăn chiên mang theo cây gậy để giữ cho chiên khỏi ngã hoặc cũng có thể tự trang bị cho mình một cây chùy bằng gỗ. Nếu chiên bị đánh cắp, ông ta phải bồi thường cho chủ. Nếu chiên bị thú dữ tấn công, ông ta phải đem được bằng chứng về trại (xem Xh 22:12-13).

Thời Tân Ước: Tại lãnh thổ Do Thái, việc làm nông thay đổi rất ít suốt thời Thánh Kinh, dù tại các nước khác ở vùng Địa Trung Hải, nhiều tiến bộ đã đạt được. Phe Biệt Phái thường hay gọi những người không hiểu biết về tôn giáo là ‘bọn nhà quê’. Điều này cho thấy các nông phu không được tôn trọng bao nhiêu. Tuy nhiên, đất nước này từng được thâm canh rất nhiều. Một văn sĩ đương thời đã miêu tả hoa trái của Ít-ra-en tốt hơn bất cứ hoa trái nào của nước khác. Vùng Ga-li-lê mầu mỡ đã sản xuất nhiều lanh hơn, và có lẽ đã đưa ra nhiều dự án dẫn thủy nhập điền. Ngay thời đó, người dân đã có thói quen nuôi nhiều gà vịt.
 
Thông Báo
Cáo Phó: Bà Cố Anna Matta Nguyễn thị Thi đã tạ thế tại Kontum
Nữ tu Catarina Nguyễn Thị Minh Thường
16:10 21/02/2009
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Chợ
Josephhoa Phạm
14:15 21/02/2009

ĐI CHỢ



Ảnh của Josephhoa Phạm

Anh ơi buông áo em ra,

Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa

Chợ trưa rau sẽ héo đi,

Lấy chi nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền