Ngày 20-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vạn Nẻo Yêu Thương Để Nên Hoàn Thiện
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:35 20/02/2020
Vạn Nẻo Yêu Thương Để Nên Hoàn Thiện

(Chúa Nhật VII TN A – Mt 5,38-48)

“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Vì được nhận làm con cái nên Chúa Kitô truyền dạy chúng ta phải nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Một nét hoàn thiện của Cha trên trời mà Chúa Kitô mạc khải đó là giàu lòng từ bi, chậm bất bình và hết sức khoan dung, là luôn cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn kẻ bất lương. Quả thật nếu chúng ta chỉ biết yêu thương những người dễ thương và thi ân cho những người thân thích thì có khác gì đâu nhiều anh em chưa biết Thiên Chúa và có khi còn chưa hơn gì những người được xem là tội lỗi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vượt qua mức công bình giao hoán kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng…”, để sống yêu thương một cách quảng đại, vô điều kiện và đến cùng như Chúa Kitô mời gọi với kiểu nói “ngoa ngữ” là nếu bị vả má bên phải thì đưa cả má bên trái hoặc giả có ai muốn lấy áo trong của mình thì đưa luôn cho họ cả áo ngoài?

Trước hết cần phải hiểu rõ lối nói ngoa ngữ là kiểu nói phóng đại cốt chỉ nhằm muốn nhấn mạnh nội dung nói chứ không phải là dạy hình thức cách thế diễn tả. Khi bị bắt và bị điệu đến trước mặt Thượng tế Caipha, Chúa Giêsu đã bị một thuộc hạ ngài Caipha vả vào mặt thì Người đâu có đưa má bên kia cho anh ta vả thêm nhưng lại nghiêm giọng: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18,23). Với kiểu nói “má này, má kia; áo trong, áo ngoài, một dặm, hai dặm”, Chúa Kitô nhấn mạnh rằng nếu đã là yêu thì phải vô điền kiện, đã là yêu thì phải quảng đại và đi đến cùng. Và Người cho biết cái lý do duy nhất mà chúng ta được mời gọi sống yêu thương như trên đó là vì chúng ta đã được nhận làm con của Đấng là Cha của tất cả mọi người.

Nếu chúng ta tin nhận Đấng Toàn Năng là Cha của mình thì hệ quả tất yếu đương nhiên đến đó là phải nhận nhau và sống với nhau như anh chị em ruột thịt cùng chung một mái nhà. Cụm từ cùng chung một mái nhà muốn nói đến nghĩa tình huynh đệ, tỉ muội, khi còn ở trong vòng tay mẹ cha. Bởi chưng đã có đó chuyện lúc còn nhỏ thì anh bên em, khi có bánh anh lại chia, còn lớn lên có gia đình riêng thì ai giàu nấy ăn; lúc còn nhỏ thì chị ngã em nâng, nhưng khi đã lấy chồng thì có thể có trường hợp chị ngã, em lại đạp dìm luôn!

Thiết nghĩ rằng để có thể sống yêu thương nhau như lời truyền dạy của Chúa Kitô thì không gì hơn phải có niềm tin sâu sắc vào Đấng dựng nên chúng ta là Cha Toàn Năng chí ái và tiếp bước theo chân người Anh Cả Giêsu. Xin đừng quên những lời thắm thiết của Người đêm Tiệc ly: “Thầy truyền cho anh em giới răn mới là hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13,34).

Yêu thương các môn đệ, Chúa Kitô không chỉ bao bọc, chở che các ngài mà còn thẳng thắn răn bảo, sửa dạy các ngài và đã có khi quở mắng là Satan. Yêu thương người đương thời thì Chúa Giêsu không chỉ chữa lành bệnh tật mà còn xua trừ ma quỷ; Người không chỉ khoan dung tha thứ cho người tội lỗi hối cải mà còn lên án, cánh báo những người cố chấp chai lì trong tội; Người không chỉ hoá bánh ra nhiều nuôi ăn dân chúng mà còn bện dây thừng thành roi đánh đuổi những người đã biến Nhà Chúa thành hang trộm cướp hay thành nơi buôn bán… Như thế yêu thương nhau không phải chỉ là bao bọc chở che nhau mà còn phải sửa bảo nhau khi cần phải sửa dạy. Thương người có 14 mối, thế mà nhiều khi chúng ta chỉ thương nhau cách bất cập, nghĩa là còn nhiều thiếu sót có khi là đáng trách. Chỉ biết trao cho nhau cơm áo gạo tiền thì cũng chưa hẳn đã là yêu nếu không biết can đảm sửa dạy kẻ mê muội, không biết răn bảo kẻ có tội.

Lời Chúa trong sách Lêvi mà Giáo Hội trích đọc Chúa Nhật này có câu: “Người không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó.” (Lv 19,17). Một sự thật mà lắm khi chúng ta vô tình hay hữu ý không dám trực diện, đó là khi người anh em lỗi phạm mà chúng ta không can đảm quở trách thì chúng ta một cách nào đó chúng ta đang “ghét” người anh em mình. Rất có thể chúng ta không minh nhiên ghét người anh em lỗi phạm nhưng chúng ta lại không dám thương họ như lời Chúa dạy vì sợ bị bách hại, sợ phải vác thập giá.

Dõi theo chân Chúa Kitô để sống yêu thương thì luôn có đó thập giá phải gánh vác. Ai không can đảm vác thập giá mình thì không xứng đáng làm môn đệ của Người. Yêu kẻ thù không phải là nhắm mắt làm ngơ hay tự bó tay chịu trận để kẻ thù mãi đắm chìm trong tội mà phải nỗ lực làm cho kẻ thù hoán cải, đổi thay. Cầu nguyện cho những người ngược đãi chúng ta không chỉ dừng lại ở động thái “lâm râm khấn vái” mà còn phải nắm tay lại giúp họ sửa đổi cung cách hành xử tàn nhẫn, bất công của họ. Tin mừng cho chúng ta hay rằng sau khi cầu nguyện thì Chúa Giêsu không ngồi đó mà chờ đợi nhưng mau mắn thực thi thánh ý Chúa Cha bằng cả mọi nỗ lực gắng công của mình, có khi sau đó lênh đênh trên thuyền giữa sóng biển mà vẫn ngủ thiếp say li bì, có khi phải toát cả mồ hôi pha lẫn máu và đến cả khi thân thể chẳng còn hình tượng người ta nữa với trái tim bầm dập nát tan.

Biên giới của tình yêu là một tình yêu không biên giới. Đã tin nhận Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Cha Toàn Năng thì phải nên hoàn thiện ngày mỗi hơn cho xứng với phận làm con.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:40 20/02/2020

4. Nếu làm việc thiện để mong được người khác tán thưởng, lấy danh tiếng để làm phương hướng cuối cùng của mình, thì không những không có công đức, lao nhọc vô ích, mà lại còn đem việc thiện của con biến thành tội lỗi; không những không tăng thêm vinh quang của thiên đàng, mà còn tăng thêm hình phạt của địa ngục.

(Thánh Basil)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


---------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:57 20/02/2020
51. KIÊN CƯỜNG BẤT KHUẤT CỦA HÀN CẢO

Bộc xạ Hàn Cảo càng lớn càng giống phụ thân, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ.

Từ đó về sau, Hàn Cảo vì sợ nhìn thấy hình bóng của mình mà nhớ đến tình cảm cha con, nên không soi gương, và tự cho mình là người “kiên cường bất khuất”.

Mùa đông nọ anh ta bị bệnh, thầy thuốc đắp thuốc cho anh ta, đắp liên tiếp nhiều lần mà cũng không dính, nên thuận miệng nói:

- “Trời lạnh thật, thuốc cao vừa rời lửa thì liền cứng lại”.

Hàn Cảo nhạy cảm cách đặc biệt nên cười nói với thầy thuốc:

- “Hàn Cảo tôi, thực tế là cứng ạ”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 51:

Thương cha nhớ mẹ khi các ngài đã qua đời là chuyện thường tình của con cái, nhưng vì sợ nhớ cha mà làm tổn thương đến sức khỏe mình rồi không dám soi gương thì quả là lập dị hết chỗ nói, lại còn “tự phong” cho mình là người kiên cường bất khuất thì thật là “siêu” lập dị...

Có những người Ki-tô hữu không đi đến nhà thờ vì sợ thấy cái chỗ của cha mẹ mình ngồi khi còn sống để đọc kinh dâng lễ thì đau lòng thương cảm, đây chỉ là lý do phụ mà thôi, bởi vì người Ki-tô hữu càng nhớ càng thương cha mẹ thì việc trước tiên là phải cầu nguyện cho các ngài, cần phải luôn đến nhà thờ dâng lễ cầu nguyện chứ không phải thấy cái ghế mà cha mẹ thường ngồi trong nhà thờ rồi khóc lóc mà bỏ về không đến nhà thờ; lại có những Ki-tô hữu khi cha mẹ còn sống thì không đoái hoài đến, nhưng khi cha mẹ đã thành người thiên cổ thì khóc lu bù lấy cái này của cha về làm kỷ niệm, lấy cái kia của mẹ về bỏ trong nhà mình để nhớ mẹ khi còn sống, mọi hành vi cử chỉ này đều giả dối vì có người lấy đồ của cha mẹ về thì vất lăn lóc trong xó nhà, có người lấy đồ kỷ niệm của cha mẹ đem đi bán kiếm tiền nhậu...

Nhớ cha mẹ khi các ngài đã qua đời và thương tâm khi có ai đó nhắc đến cha mẹ mình, đó chưa phải là người con có hiếu, nhưng cầu nguyện cho cha mẹ, làm việc thiện và hy sinh để xin Thiên Chúa thứ tha những lỗi lầm thiếu sót của cha mẹ khi còn sống, đó mới chính là người con có hiếu và là bổn phận của người Ki-tô hữu vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hãy Sống Yêu Thương Và Nên Trọn Lành
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:16 20/02/2020
Suy Niệm Chúa Nhật Vii Thường Niên - Năm A

(Mt 5,38 - 48)

Kết thúc "Bài giảng trên núi", căn tính của người kitô hữu là muối, là ánh sáng. Tiếp theo sau đó, Chúa Giêsu tiếp tục mạc khải cho khi dạy các môn đệ và cũng dạy chính chúng ta về thái độ cần phải có cũng như thực hành trong đời sống: "Các con đã nghe bảo... Còn Thầy, Thầy bảo các con ". Vậy nghe bảo gì? Và cụ thể giáo huấn của Chúa Giêsu cho các môn đệ mình ra làm sao?

Khi Chúa Giêsu khi trích dẫn câu nói của người xưa về luật công bằng khi trả thù đã được ghi rõ trong Cựu Ước "Mắt đền mắt, răng đền răng " ( Xh 21,24). Chúng ta phải thừa nhận rằng, đây là một bước tiến lớn trong tương quan hành xử giữa người với người so với thời Lamek, bởi Lamek đã từng nói với hai vợ: "Vì một vết thương, ta giết một người, (Ta) trầy da, một nam nhi toi mạng. Vì Cain sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy! " (St 4,23-24) Vậy là trả thù mãi mãi. Luật "Mắt đền mắt, răng đền răng" ( Xh 21,24) giúp con người khỏi rơi vào tình trạng thái quá. Trái lại, Luật của tình yêu phủ nhận sự đồng nhất với kẻ thù: "Còn Thầy, Thầy bảo các con: đừng chống cự lại với kẻ hung ác" (Mt 5, 39).

Xem video và nghe bài giảng

Theo Chúa Giêsu, yêu thương là vượt ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn của cái ác và sống tình huynh đệ đại đồng, nên khi Ngài bảo chúng ta "đưa má bên kia cho nó nữa" là Ngài muốn chúng ta xây đắp tình hiệp thông anh em. "Đưa má bên kia" là cố tình giúp đối phương khám phá ra tình yêu và biết rằng thực hành bác ái là điều có thể. "Đưa má bên kia" còn muốn nói với kẻ ác rằng nó đã nhận được người anh em như nó là anh em. Một hành động đáng tin cậy như thế sẽ phá tan bạo lực.

Chúa Giêsu yêu cầu gia tăng thêm tình yêu và lòng tha thứ càng nhiều càng tốt! Vì tình yêu có sức mạnh giúp đối phương xích lại gần ta hơn bằng tình người. Như thế, bằng cách trao ban, chúng ta nhận nó là anh em.

"Cho nó cả áo choàng", "đi với nó hai dặm" không phải một áp đặt, nhưng chứng minh con người luôn có sáng kiến về tình yêu. Vì đó là điều đẹp lòng Chúa, nên chúng ta từ bỏ điều có đi có lại và chủ động xây đắp tình hiệp thông trong tình yêu. "Ai xin, thì con hãy cho. Ai muốn vay mượn, thì con đừng khước từ " (Mt 5, 44).

Tình yêu phải được thực hiện theo châm ngôn: "Hãy yêu thương thù địch các con, hãy làm lành cho những kẻ ghét các con, và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ và vu khống các con" (Mt 5, 44). Chúa Giêsu không chỉ lên án một hệ thống dùng bạo lực để trả thù cho cân, Ngài còn muốn chúng ta hủy bỏ luật ăn miếng trả miếng xưa. Tình yêu không gia tăng theo kiểu có đi có lại - "người ngươi yêu mến là một người anh em ngươi, một người ngươi yêu mến là người bạn ngươi". Tình yêu là quà tặng, nhưng không dựa trên sự khác biệt tối thiểu. Sự khác biệt của tình yêu là không giống nhau, là người khác chứ không phải là người họ hàng, nhưng là người chúng ta cảm thấy gần. Như Chúa Giêsu đã nói: "đó là người thân cận của ngươi". Tuy nhiên, Chúa Giêsu không bác bỏ sự phân biệt của chúng ta. Người khác không phải luôn là một người bạn, nó có thể trở thành kẻ thù. Điều quan trọng là tất cả mọi người là anh em với nhau.

Thật phù hợp để người kitô hữu khẳng định căn tính là con Thiên Chúa của mình khi thực hành lời Chúa Giêsu dạy để trở nên con cái của Cha trên Trời. Giới luật yêu thương mà Chúa Giêsu để lại đã mạc khải rõ về hồng ân yêu thương. Là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải yêu thương ngay cả kẻ thù, kẻ muốn cắt đứt tương quan là con Thiên Chúa và anh em với ta. Luật ăn miếng trả miếng không còn tồn tại. Chỉ có tình yêu mới biến đổi được hận thù, tình yêu làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa và thể hiện chức phận là con đối với Người.

Như thế, chúng ta đi đến cùng lời Chúa Giêsu dạy về thánh ý Thiên Chúa trong đời sống: "Các ngươi hãy thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh" (Lv 19,1). Bằng những lời này, Thiên Chúa mời gọi dân Israel và cả chúng ta ngày hôm nay thể hiện lòng trung thành với giao ước Thiên Chúa đã thiết lập, đồng thời đặt luật lệ xã hội trên giới răn "Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình" (Lv 19,18). Tuy nhiên, phải đi xa hơn để tình yêu của chúng ta được phổ quát nhằm cho luật cũ được kiện toàn. Khi yêu như thế, ta đang thực hiện lời mời gọi của Chúa Giêsu: "Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành" (Mt 5,48).

Nhưng ai có thể nên trọn lành? Sống trọn lành là thi hành thánh ý Chúa trong tư cách là con. Thánh Xip-ri-a-nô từng viết: "Cách hành xử của con cái Thiên Chúa phải tương hợp với tình phụ tử của Thiên Chúa bởi vì Thiên Chúa được tôn vinh và ca tụng từ những việc tốt lành của con người " (De zelo et livore, 15: CCL 3a, 83). Như thế, con người có thể trở nên trọn lành khi sống tròn đầy cương vị làm con cái Thiên Chúa. Chúa Cha làm khác chúng ta là những người bỏ người này chọn người kia. Chúa Cha làm cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như kẻ dữ, và cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương. Chúa Cha quan tâm đến cả hai, người lành cũng như kẻ dữ; con cái Thiên Chúa cũng phải trở nên trọn lành "như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành " (Mt 5, 48).

Xem ra có thể khó, nhưng Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta trước khi nói: "Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Ðấng ngự trên trời" (Mt 5, 44-45). Ai đón nhận Thiên Chúa trong đời sống mình và yêu mến Người hết lòng, người ấy có khả năng bắt đầu một chặng đường mới, có thể chu toàn thánh ý Thiên Chúa hầu hiện thực hoá một hiện hữu mới được nuôi sống bởi tình yêu và hướng đến sự vĩnh cửu. Tình yêu là điều vĩ đại, chúng ta đọc thấy trong sách Gương Chúa Giêsu, một điều tốt làm nhẹ đi những nặng nhọc và nâng đỡ những điều khó khăn. Tình yêu thôi thúc ta hướng lên cao mà không còn bị vướng bận vào bất cứ điều gì thuộc trần thế.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin giúp chúng con luôn sống xứng đáng là con Cha trên Trời. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Nhật VII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
18:41 20/02/2020


Lêvi 19: 1-2; Tvịnh 102; I Côrintô 3: 16-23; Mátthêu 5: 38-48

Tôi muốn thay đổi các bài đọc hôm nay bằng những bài khác. Phần đông ở các giáo xứ không có sách bài đọc theo thánh lễ nơi ghế ngồi của giáo dân. Nếu các bài Kinh Thánh đọc hôm nay; ngoại trừ một số ít người có điện thoại di động có ghi; Thì ai mà biết được sự khác biệt? Tôi thích nghe bài diễn tả về phép lạ. Câu chuyện đó có thể gợi lên niềm hy vọng nơi vài người khao khát tìm đến Chúa Giêsu. Ngài khen đức tin của họ, và ngay đó người phụ nữ được chữa lành... người đui được trông thấy, và mọi người đều ngạc nhiên! Và bởi thế, thật là một câu chuyện hay. Nghe câu chuyện đó chúng ta có thể dễ ngợi khen và cảm thấy nhẹ nhàng.

Thật thế, các bài đọc hôm nay không có tiếng thở dài và lời an ủi. trong những tuần vừa qua chúng ta nghe các bài đọc nói về Bài Giảng Trên Núi. Và những lời giảng đó có thể làm chúng ta không thấy thoải mái và không thể ngồi yên trên ghế được. Chúa Giêsu bắt đầu những lời dạy của Ngài "Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng..." Rồi Ngài nói "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết..." để dẫn dắt cộng đoàn Do Thái. "Anh em đã nghe luật dạy rằng Mắt đền mắt, răng đền răng". Đoạn văn đã được chú giải bởi những người chưa được học Kinh Thánh, nhằm biện minh cho sự trả thù và án tử hình. Nhưng, trước kia, lúc buổi ban đầu đó là lời dạy của sự cảm thông nhằm chống lại sự trả thù hằng loạt. Trong cộng đoàn Do Thái, nếu có một người bà con bị nạn, cả gia đình sẽ nổi giận nhằm trả thù người gây tai nạn và cả chính gia đình người đó. Rồi chẳng mấy chốc kéo theo các gia đình gây chiến với nhau, bộ lạc chống lại với bộ lạc. Và vì thế luật dạy để giảm bớt những hành vi bạo lực nên chỉ nói ngắn gọn "chỉ mắt đền mắt, chỉ răng đền răng".

Thật thế, ngoại trừ yếu tổ hoàn thiện tuyệt hảo nơi Chúa Giêsu; Ngài muốn sự tuyệt hão đó lan đến mọi người. Ngài thêm từ "nhưng Thầy nói...” Và điều đó bác bỏ mọi lập luận về những điều gì có thể gọi là ý nghỉ thường tình", như từ theo đạo. Thật ra chúng ta mong muốn Đạo của chúng ta giáo lý rõ ràng và dễ suy luận, đó là điều mà chúng ta có thể giải thích một cách dễ dàng cho mọi người chung quanh muốn tìm hiểu phải không? Chúng ta sẽ có thêm nhiều người đến ngồi đông đảo trong nhà thờ và người Kitô hữu chúng ta sống phù hợp với cuộc sống, như thế "hợp lý" hơn.

Chúa Giêsu nói về những điều đã được văn hóa chúng ta thừa nhận rộng rãi và xem như tự nhiên và Ngài thêm từ "Nhưng". Để Ngài có thể nói với chúng ta như thế này "anh em đã nghe nói. Nếu có ai đẩy anh em, thì hãy đảy người đó lại. “Nhưng, Thầy bảo anh em...” Anh em đã nghe nói cho người đó vào lao tù và quăn chìa khóa đi. Anh em đã nghe nói nếu họ không học được ngôn ngữ của anh em; hãy gởi trả họ về lại bản xứ họ... "Nhưng, Thầy bảo anh em...” Chúng ta đã xây nhà thờ này, hãy để những người mới đến bắt đầu như là giáo xứ của họ... “Nhưng, Thầy bảo anh em...” Anh em đã nghe, đất nước của tôi đúng hay sai... “Nhưng, Thầy bảo anh em....”

Chúa Giêsu lắng nghe sự khôn ngoan độc đáo của chúng ta. Ngài nghe những cách suy nghĩ và hành động quen thuộc đó và chận chúng ta lại với từ "Nhưng Thầy bảo anh em...” Chúa Giêsu nói lên điều chúng ta nghĩ là đã làm đúng và hình như chống lại với điều Ngài nghĩ. Bài Giảng Trên Núi có thể là lý do cho ông Mark Twain nói "Đó không phải là điều tôi không hiểu về Kinh Thánh nhưng điều làm tôi khó chịu, chính là những gì tôi kịp hiểu tới ".

Chúa Giêsu không nói về việc biến chúng ta trở nên nạn nhân để chúng ta bị chịu phạt. Ngài nói, không nên cộng tác với sự dữ bất kỳ dười hình thức nào, đừng khuyến khích nó. Không nên lầy lửa chống lại lửa, hãy thử dùng nước. Không nên góp phần vào giúp lứa cháy to để gây thương tật và chiếm đoạt. Lời dạy của Chúa Giêsu là Ngài không giúp nhưng thúc đẩy chúng ta có tinh thần cầu nguyện. Hãy cầu nguyện liên lỷ xin ơn khôn ngoan và thêm sức mạnh.

Những lời trong Bài Giảng Trên Núi quá quen thưộc. Chúng ta có thể quên đi những lời hướng dẫn đó, vì nó đòi hỏi chúng ta "Hãy yêu kẻ thù..., hãy giơ cả má bên trái ra nữa... Hãy cầu nguyện cho những ai ngược đãi anh em... hãy di với người ấy thêm một dặm.." Đây không phải là lời kêu gọi trên tấm thiệp Hallmark. Chúa Giêsu nhất quyết nói về những điều Ngài đang đòi hỏi và mong đợi nơi chúng ta. Hãy tưởng tượng sức mạnh nội tâm của một người đã sống theo lời dạy của Chúa Giêsu, Ngài không muốn các môn đệ Ngài chịu tai nạn. Nhưng hãy tưởng tượng ý thức về phẩm giá của chính các môn đệ. Họ không hề lay chuyển quyết định trước kẻ thù. Bài Giảng Trên Núi đã giúp ông Gandhi trong cuộc kháng chiến chống lại sự đô hộ của người Anh. Bài giảng giúp ông Martin Luther King và các người theo ông tuần hành bất bạo động để chông lại sự phân biệt chủng tộc và sự bất công khi đối mặt với các vòi rồng, đội cảnh khuyển của cảnh sát và dùi cui họ xử dụng.

Có thể có cách nào khác cho chúng ta chăng. Có thể lời dạy của Chúa Giêsu chỉ nhằm dạy cho những người đầu tiên theo Ngài, Còn những người có tên được ghi trong Kinh Thánh; Có thể lời dạy của Chúa Giêsu cũng chỉ dành riêng cho những ai có đức tin mạnh, như các "thánh" trong sổ bộ các thánh của giáo hội; để cho những người chịu phép rửa tội chọn làm thánh bổn mạng, hay trong sách kinh nguyện của chúng ta, hay các thánh được thể hiện bằng các tượng trong nhà thờ hay trên các kính màu cưa sổ trong nhà thờ. Có phải Chúa Giêsu đang dạy chúng ta là những người đang sống trong thế giới phức tạp ngày nay chăng? Có phải Chúa Giêsu đang nói với giáo hội hôm nay đang lan rộng khắp cùng thế giới hay không?

Chúng ta có thể không không được tính vào những người đó nếu chúng ta chỉ nghĩ Bài Giảng Trên Núi là đẻ dành cho những anh hùng đặc biệt. Thật không nên nghĩ thoáng như thế. Lời dạy là dành cho tất cả chúng ta, những người có tên trong sổ rửa tội của giáo xứ. Thế nên trên các trang của sổ rữa tội nên ghi thêm câu "Người Nghe Bài Giảng Trên Núi tên là...”.

Bài Giảng không phải là một lời dạy dễ thực hiện. Mỗi người trong chúng ta đang là người tiếp tục công việc của Ngài, nhưng chúng ta không nên chán nản như lời thường nói "Thiên Chúa chưa làm xong việc với chúng ta". Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta không bao giờ giảm bớt những cố gắng của chúng ta để thực hiện các lời Ngài dạy. Để những lời dạy đó không chỉ nằm trên trang giấy trong sách hay treo trên một bức tường. Tuy nhiên Chúa Giêsu còn khuyến khích chúng ta hãy làm nhiều hơn nũa. Nên nhớ Bài Giảng Trên Núi bắt đầu với bài Các Mối Phúc Thật. Đó là những lời chúc phúc cho những ai được Ngài đón nhận vào Nước Trời. Lời chúc phúc ấy ban ơn sủng để sống lời dạy ngày này qua ngày khác, trong một thế giới phức tạp và hờ hững của chúng ta.

Hình như vẫn chưa đủ, nên Chúa Giêsu kết thúc bằng một lời ngắn gọn "Bởi thế anh em hãy nên thánh thiện như Chúa Cha trên trời là Đấng thánh thiện" Vì sao Chúa Giêsu lại đòi hỏi điều mà dường như không thể làm được? Có thể là để chúng ta khỏi sống an toàn và nói "tôi đã hoàn thành những điều Ngài đòi hỏi". Hay có thể là để nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương như Thiên Chúa đã yêu thương, hãy tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ, hãy nhẫn nại như Thiên Chúa đã nhẫn nại. Chúng ta phải luôn luôn quay về với cộng đoàn, để được nhắc nhở nên thực hiện Bài Giảng Trên Núi cho toàn thế giới. Chúng ta có thể làm như thế vì chúng ta đã được chúc phúc bởi lời Chúa và đã được nuôi dưởng bởi đời sống Chúa Giêsu nơi bàn thờ. Chúng ta không thể sống Bài Giảng Trên Núi với năng lực riêng của chúng ta. Nhưng chúng ta nhớ lời thiên thần nói với Mẹ Maria khi thiên thần báo tin Ngôi Lời sé nhập thể trong Đức Maria là "không có gì Thiên Chúa không có thể làm được".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


7th SUNDAY (A)
Leviticus 19: 1-2, 17-18; Psalm 103; 1Cr 3: 16-23; Matthew 5: 38-48

I am tempted to sneak in a different Scripture reading today. Most parishes no longer have missalettes in the pews with today’s scripture readings and, except for a few who are reading texts on their cell phones… who would know the difference? I would prefer a miracle story. The drama! The sympathy it immediately would stir up. Some desperate person reaches out to Jesus; he admires their faith...and immediately the woman is healed...the man’s eyes are opened and people marvel! Now that makes a terrific story, hearing it we can sigh with relief and admiration.

Well, there are no sighs of delight and comfort today. These past weeks we have been hearing passages from the Sermon on the Mount and they should have us uncomfortable and on the edge of our seats. Jesus begins his teachings, "You have heard that it was said…." Then he gives his commentary on rules that guided the Jewish community. "You have heard that it was said, and eye for an eye and a tooth for a tooth." The passage is readily quoted by people who don’t read the Bible, to justify revenge and the death penalty. But originally it was a compassionate teaching against revenge on a mass scale. In their tight knit community, if a relative were injured, the whole family would rise up in revenge against the offender and their family. Soon families would be warring against families, tribes against tribes. Thus, the law was meant to scale down the violence, as if to say, "Just an eye for an eye. Just a tooth for a tooth."

Well that makes perfect sense. Except Jesus doesn’t leave well enough alone. He adds that small, little conjunction, "But, I say…." That knocks out all our logic and anything we might name as a common sense" approach to religion. After all, don’t we want our religion to be sensible; something we would have no trouble explaining to an interested person? We would get a lot more numbers in our pews if being a Christian would fit more comfortably into the rest of our lives and was more "reasonable."

Jesus addresses what we have widely taken for granted in our culture and then adds that conjunction… "But" So, he might say something like this: "You have heard it said..." If someone pushes you, push them back. But I say to you… You have heard it said lock them up and throw away the key.... But I say to you.... You have heard it said, if they can’t learn the language send them back where they came from... But I say to you.... You have heard it said, we built this church, let those newcomers start their own parish... But I say to you... You have heard it said, my country right or wrong... But I say to you...."

Jesus listens to our well-worn wisdom; our accustomed ways of thinking and acting and stops us in our tracks with a little word, "But – I say to you." He names what we consider sound advice and then contrasts it with his own. The Sermon on the Mount may have been the reason Mark Twain said, "It’s not what I don’t understand about the Bible that bothers me… it’s what I do understand."

Jesus is not talking about allowing ourselves to be victims. He is saying: don’t cooperate with harm in all its forms, don’t further it. Don’t fight fire with fire, try water. Don’t take part in all that adds to the blaze and causes injury and domination. Jesus’ teaching cannot help but evoke prayer in us; prayer for wisdom and prayer for strength.

Phrases from the Sermon are so familiar we can forget how demanding they are and how much they ask of us. "Love your enemies….Turn the other cheek….Pray for your persecutors….Go the extra mile." This isn’t a mushy faith on a Hallmark card. Jesus is very particular about what he expects from us. Imagine the interior strength a person must have living his teachings. He is not asking his followers to be victims. But imagine the sense of their own dignity his disciples would have standing unshaken and resolute before their enemies. The Sermon inspired Gandhi in his resistance to British colonialism. It inspired Martin Luther King and his followers to march nonviolently against racism and injustice in the face of fire hoses, billy clubs and German Shepherd police dogs.

Maybe there is a way out for us, some wiggle room. Perhaps the teachings were just meant for Jesus’ original followers; the women and men whose names are written in our Bible. Maybe his teachings were also meant for those who are great heroes of our faith, the "saints" whose names we were given at baptism, are written in our prayer books, and personified in our statues and stained glass windows. Was Jesus speaking to us, who live in this modern and complicated world? Was he speaking to today’s church spread throughout the world?

We would be let us off the hook if we just thought the Sermon on the Mount was meant for super heroes. Not so fast... the teachings are meant for each of us whose names are written in our parish baptismal registry. On those pages, where our names are inscribed, should be the heading, "People of the Sermon on the Mount."

The Sermon is not an easy teaching. Each of us is a work in progress, but we shouldn’t get discouraged, as the saying goes, "God’s not done with us yet." Jesus encourages us never to give up on our efforts to put flesh and blood on his teachings so that they don’t just remain on a page in a book, or a wall hanging. Jesus does more than encourage us however. Remember how the Sermon on the Mount began, with the Beatitudes? They are Jesus’ blessing for those he welcomes into his kingdom. That blessing bestows the grace to live the teachings day by day, in our complex and often distracting world.

As if it weren’t enough Jesus concludes with a another brief word, "So, be perfect just as your heavenly Father is perfect." Why would Jesus command what seems impossible? Maybe so we would never become complacent and say, "I’ve done what’s required." Maybe to remind us that if we are to love as God loves, and forgive as God forgives, we must be patient as God is patient. We must keep coming back here, with this community, to be reminded to put flesh on the Sermon on the Mount in the world. We can do that because we have been blessed by the Word of God and nourished by the life of Jesus at the table, We cannot live the Sermon by our own strength, but we remember what the angel said to Mary in announcing the Word of God taking flesh in her, "For nothing is impossible for God."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sức mạnh của Giáo dục là kiến tạo một xã hội huynh đệ hơn
Thanh Quảng sdb
17:33 20/02/2020
Sức mạnh của Giáo dục là kiến tạo một xã hội huynh đệ hơn

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ với những tham dự viên của Hội nghị toàn cầu về Giáo dục Công Giáo, Ngài kêu gọi họ hợp nhất các nỗ lực cố gắng tạo thành một Liên minh Giáo dục rộng lớn để đào tạo những con người trưởng thành, có khả năng vượt qua những cái nhỏ nhặt chia rẽ hầu xây dựng những mối liên hệ cho một xã hội loài người thân thiện hơn".
(Tin Vatican)

Giáo dục là một thực tế năng động, nó là một nguồn giúp con người tìm đến với ánh sáng. Đó là những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cho những tham dự viên của Hội nghị Toàn cầu về Giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.
Trong bài nói chuyện với Đại hội đang nhóm họp tại Vatican hôm qua thứ Năm (20/2/20), Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng giáo dục là một nguồn năng lực đặc biệt, một động lực giúp tăng trưởng và phát triển toàn diện con người trên bình diện xã hội và cá nhân.

Trào lưu bảo vệ sinh thái
Đức Thánh Cha cũng cho rằng, một khía cạnh khác của giáo dục là gây ý thức và thúc đẩy một trào lưu bảo vệ hệ sinh thái cho trái đất chúng ta đang sống.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng giáo dục của người Kitô hữu đặt con người làm trung tâm, nó không thể tách rời họ ra khỏi chính họ với trái đất, ngôi nhà chung mà họ đang sống, và trên hết là khám phá và xây dựng một tình huynh đệ giữa một xã hội đa văn hóa hầu làm phong phú lẫn nhau.
Phong trào giáo dục này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng điều tất yếu là các nhà giáo dục phải có khả năng đề ra một qui trình sư phạm cho một nền đạo đức sinh thái học, giúp phát triển tình đoàn kết, trách nhiệm và chăm sóc cho nhau một cách hiệu quả dựa trên lòng thương cảm".

Một trào lưu hòa nhập
Đức Thánh Cha tiếp tục mô tả giáo dục là một tiến trình bao gồm - một sự bao gồm mọi hoạt động cho mọi người, không loại trừ ai! Con người sinh ra phải được thừa hưởng một nền giáo dục để không còn cảnh phải di dân tị nạn, thành nạn nhân của nạn buôn người, không còn bị phân biệt về giới tính, tôn giáo hay chủng tộc.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Những phát minh hiện đại tân tiến là một phần không thể thiếu trong thông điệp giáo dục Kitô giáo. Giáo dục phải cổ súy một nền hòa bình, biến mọi người thành những sứ giả hòa bình. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay nền giáo dục cũng bị khủng hoảng vì nhiều lý do...

Hiệp ước giáo dục toàn cầu
Với ý tưởng đó, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh với những tham dự viên rằng: Ngài cảm thấy cần phải thiết lập một ngày cho ngành giáo dục Công Giáo toàn cầu; và ngày đó được ấn định vào ngày 14 tháng 5 hàng năm. Việc tổ chức mừng ngày đó được trao cho Thánh Bộ Giáo dục Công Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi tất cả những ai đang nắm giữ trọng trách chính trị, tài chính, tôn giáo và giáo dục hãy cùng nhau xây dựng lại hệ thống giáo dục. Mục đích, theo Đức Thánh Cha, là "làm sống lại những cam kết trước các thế hệ trẻ, một niềm hăng say tha thiết với một nền giáo dục cởi mở toàn diện hơn, có khả năng lắng nghe, kiên tâm đối thoại, xây dựng và hiểu biết lẫn nhau. Một nền giáo dục mà Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới là xây dựng những con thành đạt trưởng thành, có khả năng vượt qua cái tôi nhỏ nhặt, đố kỵ hầu xây dựng những mối quan hệ tươi đẹp cho một nhân loại thân thiện hơn".
Để đạt được những mục tiêu này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta cần có lòng can đảm, một thứ can đảm dám đặt để con người làm trọng tâm.
Trong chân trời giáo dục rộng lớn này, Đức Thánh Cha khuyến khích những tham dự viên hãy hợp tác, tiếp tục hoàn thành những bước tiến thúc đẩy cho tiến tình hình thành những hiệp ước cho những năm tới, đặc biệt trong việc soạn thảo những qui luật hầu thành lập một Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục...
 
Vụ thảm sát kinh hoàng tại Đức có liên quan đến coronavirus. Phụ nữ Vũ Hán can đảm lên tiếng
Đặng Tự Do
18:18 20/02/2020
Một người cực hữu đến mức cực đoan đã giết chết ít nhất 9 người trong các vụ tấn công vào hai quán shisha ở một thành phố ở miền tây nước Đức.

Thủ tướng Angela Merkel cho biết có nhiều dấu hiệu kẻ tấn công ở thành phố Hanau đã hành động vì phân biệt chủng tộc.

Các công tố viên liên bang xem đây là một cuộc tấn công khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất năm người chết là công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Cảnh sát cho biết nghi phạm 43 tuổi đã tự sát sau khi giết chết mẹ mình.

Truyền thông địa phương đã xác định nghi phạm là Tobias, một công dân Đức. Nhật báo tin tức Bild cho biết anh ta có giấy phép sử dụng súng. Các tạp chí đạn dược và súng được tìm thấy trong xe của anh ta.

Các nhà chức trách đang kiểm tra một video có vẻ là của nghi phạm, được đăng trực tuyến vài ngày trước các cuộc tấn công, trong đó anh ta thể hiện các lý thuyết cực đoan cánh hữu. Truyền thông Đức cho biết ông cũng để lại một lá thư tuyệt mạng nói rõ động cơ giết người của mình vì phân biệt chủng tộc và tâm lý bài ngoại được khơi dậy mãnh liệt tại các quốc gia Tây phương sau khi dịch coronavirus bùng lên ở Trung Quốc.

Cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh có những mối lo ngại ngày càng tăng về nạn bạo lực cực hữu ở Đức. Phát biểu tại Berlin, bà Merkel nói: “Phân biệt chủng tộc là một chất độc. Hận thù là một chất độc và chất độc này tồn tại trong xã hội của chúng ta và đã gây ra biết bao những tội ác.”

Vụ xả súng diễn ra vào khoảng 22 giờ tối thứ Tư 19 tháng Hai và mục tiêu đầu tiên là quán bar shisha Midnight ở trung tâm thành phố Hanau. Các nhân chứng báo cáo đã nghe hàng chục tiếng súng nổ.

Nghi phạm sau đó thoát đi trên một chiếc xe hơi mầu sậm đến khu phố Kesselstadt, cách đó khoảng 2.5km và nổ súng tại quán Arena Bar & Cafe.

Các quán bar shisha là nơi mọi người tụ tập để hút một ống điếu được gọi là shisha hoặc hookah. Tập quán hút thuốc kiểu này này được tìm thấy ở các nước Trung Đông và Á Châu. Chúng cũng phổ biến ở nhiều nơi khác trên thế giới nơi có đông các di dân Á Châu.

Vụ xả súng đã gây ra một cuộc săn lùng kéo dài hàng giờ trong đêm được hỗ trợ bởi máy bay trực thăng. Thoạt đầu, cảnh sát không nghĩ là vụ này được gây ra bởi một tay súng duy nhất.

Sau đó, cảnh sát đã xác định tay súng này qua các thông tin từ các nhân chứng và camera giám sát. Sáng sớm ngày thứ Năm, họ đã xông vào nhà của nghi phạm, gần hiện trường vụ nổ súng thứ hai và phát hiện anh ta nằm chết gần người mẹ 72 tuổi của mình.

Hanau là một thành phố ở bang Hesse, với 100,000 cư dân cách Frankfurt khoảng 25km về phía đông.

Bộ trưởng Nội vụ của bang là ông Peter Beuth cho biết các nhà chức trách đang kiểm tra một trang web được cho là của nghi phạm. “Những gì chúng ta biết cho đến nay là chắc chắn có một động cơ bài ngoại.”

Trong khi đó, tại Vũ Hán, một người phụ nữ đã tố giác các phương tiện truyền thông lề phải của bọn cầm quyền Trung Quốc là tô hồng một thực trạng rất đen tối tại địa phương.

Chị ấy nói như sau.

Các công dân đồng bào tôi
Vì chuyện viêm phổi Vũ Hán
Virus viêm phổi Vũ Hán
Mọi chuyện đã xảy ra là theo bài bản của nhà nước
Tuy nhiên chỉ các công dân bình thường phải chịu khổ vì nạn dịch này
Gia đình tôi, cha mẹ tôi, bạn bè tôi
Nhà nước chẳng quan tâm gì đến chúng ta, những công dân bình thường
Có tiền chúng ta cũng chẳng mua được thuốc men, cũng chẳng có chỗ trong nhà thương
Các bạn Hương Cảng, tôi ủng hộ nền độc lập của các bạn
Tôi cũng ủng hộ nền độc lập của Đài Loan
Tây Tạng và Hương Cảng, tôi ủng hộ nền độc lập của các bạn
Những hành vi gian ác của đảng cộng sản Trung Quốc
một chế độ tham nhũng
một xã hội gian ác
Chẳng một ai có thể phát biểu tự do
Chẳng một ai. Ai dám nói lên sự thật thì liền bị công an bắt bớ
Bị tước mất tự do, giam cầm, và đưa ra tòa xét xử
Nếu chúng ra phán quyết 10 năm hay 20 năm tù, thì phán quyết đó đã được quyết định rồi
Cả các luật sư cũng thành vô dụng
Tất cả các luật sư ngay thẳng đều bị bọn cầm quyền bắt giữ
Dù muốn nói sự thật, họ cũng không nói được vì sự gian ác thống trị mọi nơi
Tôi muốn nói với các bạn những điều này
một người hy sinh, hai người hy sinh
Đó là sự hy sinh cần thiết cho một cuộc cách mạng
Tôi sẽ hy sinh, tố giác và đánh thức mọi người
Vì cha mẹ tôi, gia đình tôi
Vì cuộc sống tự do của chúng ta
Tôi biết là nguy hiểm khi tố giác
Nhưng tôi hết chịu nổi rồi. Tôi không thể!
Chẳng có giường bệnh, chẳng có thuốc men, tất cả tin tức trên TV đều là lời nói dối
Tôi chứng kiến sự đau khổ và rên xiết của các công dân bình thường
Tôi đang gióng lên tiếng nói
Tôi nói cho tôi, cho các công dân Vũ Hán, cho dân tộc Trung Hoa.
Chúng làm chuyện này chỉ vì tiền
Trong cái xã hội gian ác này, tôi không thể cứ câm mồm được nữa.
Tôi thực sự nổi điên lên
Ai cũng ngại lên tiếng. Nhưng tôi đứng dậy và gióng lên tiếng nói.
Chúng ta phải phản kháng. Hỡi các công dân đồng bào tôi.
Chúng ta không thể tiếp tục bị lừa.
Tôi không thể cứ tiếp tục sống thế này.
Chúng ta phải lên tiếng cho thế hệ tương lai.


Source:BBC
 
Thượng đỉnh bảo vệ vị thành niên của Tòa Thánh tròn một tuổi
Vũ Văn An
18:20 20/02/2020
Hội nghị thượng đỉnh của Tòa Thánh về việc bảo vệ các vị thành niên trong Giáo Hội đến nay vừa tròn một năm. Nhân cơ hội này, hai vị từng tham dự Hội Nghị vừa cho hay: việc bảo vệ trong phạm vi này nay đã có phần được cải thiện.

Hai vị đó là linh mục Stéphane Joulain, một nhà trị liệu tâm lý và linh mục Hans Zollner, giám đốc Trung Tâm Bảo Vệ Vị Thành Niên của Đại Học Gregoriana.

Nói với Olivier Bonnet của Đài Phát Thanh Vatican, Cha Joulain cho biết có nhiều tiến bộ. Theo cha, ngay sau Hội nghị, là giai đoạn im lặng, trong đó, các Hội Đồng Giám Mục thế giới tiếp nhận tài liệu từ Tòa Thánh và các vị Chủ Tịch các Hội Đồng này chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp Giám Mục của mình. Nay ta đang bước vào giai đoạn mới trong đó, các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đang đưa ra các biện pháp, nên có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn hành động.

Để có thể đấu tranh hữu hiệu nạn lạm dụng tình dục trẻ em, cần phải khai triển các dụng cụ khác nhau. Dụng cụ hiện đang được khai triển là thiết lập các văn phòng để người ta lui tới khiếu nạn các vụ lạm dụng và được lắng nghe.

Cha cho rằng song song với việc đó, cần xúc tiến việc “mẫn cảm hóa” nơi các giáo xứ. Tuy nhiên, không những chỉ ở các giáo xứ mà cả những nơi đào tạo các linh mục và người thánh hiến tương lai cũng thế, trong đó, nhấn mạnh không đặt ở chỗ “chống lại họ” mà là ở chỗ “bảo vệ dân Chúa”, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất.

Về khía cạnh tiến bộ, Cha Joulain đơn cử Ivory Coast đã thiết lập một trung tâm để các giáo phận nhận được việc đào tạo. Ở Kenya, một chương trình mẫn cảm hóa đã được thiết lập; một chương trình khác nhằm giúp trẻ em có khả năng lên tiếng khi các em cảm thấy an toàn của các em bị đe dọa.

Cha cho hay một điều gì đó đang thay đổi: chúng ta không còn tập chú vào chuyện “đi truy lùng phù thủy” nữa, thay vào đó, chúng ta chú tâm vào việc “bảo vệ”. Cha cho hay đó là một bước ngoặt quan trọng.

Cha lưu ý: trong một số nền văn hóa, trẻ em không phải là các “ngôi vị” mà là “sở hữu của gia đình”. Trong trường hợp này, các em không thể lên tiếng. Cha hy vọng tình huống sẽ từ từ thay đổi trong tương lai, nếu ta nghiêm túc lưu ý tới các trở ngại hiện có, mà theo cha tùy thuộc “bình diện quản trị trong Giáo Hội”. Nó có phần chậm chạp và phức tạp.

Cha Zollner, một thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Vệ Các Vị Thành Niên, cũng cho rằng so với một năm trước đây, việc bảo vệ vị thành niên trong Giáo Hội đã có cải thiện. Trả lời phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican, Cha cho hay: đã có một số thay đổi trong luật lệ của Giáo Hội mà phần lớn chứa trong văn kiện “Các Con Là Ánh Sáng Thế Gian”.

Từ 1 tháng 6 năm 2019, mọi giáo phận nay có nghĩa vụ phải thiết lập một văn phòng để tiếp nhận báo cáo lạm dụng và để can thiệp và phòng ngừa. Mọi linh mục và tu sĩ có nghĩa vụ phải báo cáo các trường hợp lạm dụng cho giáo quyền, và lần đầu tiên, ta có hệ thống giải trình trong trường hợp các Giám Mục hay bề trên Dòng lơ là hay che đậy các vụ lạm dụng.

Thêm vào đó, còn có 3 điểm được Đức Phanxicô đưa ra hồi tháng 12: tuổi trẻ em bị lạm dụng được nâng lên từ 14 tới 18 và bí mật Giáo Hoàng được bãi bỏ liên quan tới các trường hợp lạm dụng này nghĩa là không Giám Mục hoặc giám tỉnh nào có thể núp đàng sau điều gọi là bí mật chính trị nữa. Như thế, mức bí mật chung quanh các tài liệu mà một số vị viện cớ để không hợp tác với chính quyền nay đã được cất đi.

Thứ ba, ta cũng có thay đổi đối với các nhà giáo luật học giáo dân: từ này các giáo dân có chuyện môn về giáo luật có thể can dự vào các thủ tục giáo luật. Ngoài ra, còn có sự thay đổi về tác phong. Cha Zoller nhìn thấy sự thay đổi này khi các Giám Mục gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng. Các ngài rất xúc động và nhiều vị dàn dụa nước mắt. Các Chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới có thói quen gặp gỡ các Giám Mục trong khu vực của mình để chia sẻ các điều nghe được từ các hội nghị về bảo vệ trẻ em.

Tóm lại theo Cha Zoller “nhiều nơi trên thế giới, nay đã có ý thức sâu sắc hơn và sẵn lòng hơn đối với việc thực sự xử lý vấn đề và làm bất cứ điều gì cần phải làm để người trẻ và người lớn dễ bị tổn thương được an toàn hơn trong Giáo Hội”.

Được hỏi, có những người chưa hài lòng, vẫn còn muốn Giáo Hội can đảm và minh bạch hơn, Cha Zoller trả lời rằng Đức Giáo Hoàng đã thúc đẩy rất nhiều. Nên Hội Nghị Thượng Đỉnh chấm dứt cuối tháng 2, đến đầu tháng 6 đã có luật lệ mới. Theo tiêu chuẩn Vatican, thì đó là vận tốc “sét đánh” rồi. Cha nghĩ Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục thúc giục như thế. Ngài sẽ không dừng tay đâu. Sẽ còn nhiều biện pháp khác nữa nay mai. Theo cha, nay không hẳn ta hành động vì bị áp lực từ các phương tiện truyền thông, mà thực sự vì ý thức được nhu cầu phải tạo môi trường an toàn cho trẻ em trong Giáo Hội.

Các nạn nhân bị lạm dụng

Theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, các nạn nhân bị lạm dụng cũng kéo nhau tới Rôma và Geneva để kỷ niệm biến cố này. Hai tổ chức của Mỹ, Bishops Accountability (Các Giám Mục Giải Trình) và Ending Clergy Abuse (Chấm Dứt Nạn Giáo Sĩ Lạm Dụng), đã tổ chức nhiều biến cố trong một tuần lễ nhân dịp này. Họ nói đến các tiến bộ đã đạt được và cả những hố phân cách còn cần phải lấp đầy.

Hôm thứ Hai, trong một cuộc họp báo của Bishops Accountability, các nạn nhân và những người ủng hộ họ đã trung thực thừa nhận các tiến bộ đã đạt được sau Hội Nghị Thượng Đỉnh, nhưng phần lớn phê phán việc theo dõi. Họ cho rằng việc chấp pháp các thủ tục mới vẫn chưa có chi rõ ràng và nhiều Giám Mục vẫn chưa thi hành các luật lệ mới.

Tại Geneva, đại diện của các tổ chức trên đã gặp gỡ Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em và Ủy Ban về Khuyết Tật. Và sau đó, đã họp báo trình bầy về việc một nhóm người Ý và người Á Căn Đình nạp đơn lên các Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn và Quyền Trẻ Em về việc một linh mục Ý lạm dụng trẻ em tại Próvolo Institute, một trường Công Giáo dành cho trẻ em điếc tại thành phố Ý Verona, trước khi chuyển đến một trường chị em của viện tại thành phố Á Căn Đình Mendoza.

Hôm thứ Năm, họ lại họp báo ở Rôma để trình bầy “báo cáo hoàn cầu” về lạm dụng từ sau Hội Nghị Thượng Đỉnh... Hôm thứ Sáu là phiên của các nạn nhân từ Úc nói về trường hợp Đức Hồng Y Pell... Họ cũng cho chiếu cuốn phim “Người Bảo Vệ Đức Tin” nói về việc Đức Bênêđíctô XVI xử lý việc lạm dụng.

Cao điểm là ngày thứ Bẩy với đêm canh thức “Zero Tolerance”, một thuật ngữ được Đức Phanxicô sử dụng nhiều trước Hội Nghị Thượng Đỉnh nhưng đã trở nên gây tranh cãi khi một số chuyên viên chỉ trích tính tối nghĩa của nó.

Nói chung, phản ứng đối với Hội nghị Thượng đỉnh nơi các nhóm nạn nhân và những người ủng hộ họ khá đa dạng.

Một số tin rằng Hội nghị là một thành công, đánh dấu việc Vatican thay đổi phương thức đối với việc lạm dụng, trong khi nhiều người khác cho rằng việc thay đổi ấy chưa đi xa đủ.

Juan Carlos Cruz, một nạn nhân người Chile thì coi việc bãi bỏ “bí mật Giáo Hoàng” là một quyết định can đảm, cho rằng đó là động thái cộng đồng nạn nhân vẫn mong đợi lâu nay và nó giúp rất nhiều người. Dĩ nhiên còn nhiều điều cần làm, song “những hành động can đảm và một điều to lớn như việc này, là một bước lớn tiến tới”. Anh cho rằng Đức Phanxicô là người biết việc trong vấn đề lạm dụng. Anh hiểu nhiều người muốn Đức Giáo Hoàng tiến nhanh hơn nữa, nhưng “đây là trận chiến leo đồi... không như chuyện Đức Giáo Hoàng ký một sắc lệnh rồi mọi sự phải kết thúc”.

Nhiều người khác không đồng ý với anh. Anne Barrett Doyle, đồng giám đốc của Bishops Accountability, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, đã chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô là không còn sử dụng thuật ngữ "zero tolerance" nữa, ngài đã bỏ nó khỏi ngữ vựng của ngài từ 12 tháng nay.
 
Tịch thu tài liệu và computers tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
Đặng Tự Do
18:51 20/02/2020
Đức Ông Alberto Perlasca
Hiến binh Vatican đã tịch thu tài liệu và các computer tại Phủ Quốc Vụ khanh Tòa Thánh, liên quan đến các tai tiếng về tài chánh và bất động sản.

Toàn văn thông báo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết như sau:

“Sáng nay, trong khuôn khổ một cuộc tìm kiếm theo yêu cầu của Chưởng Lý Gian Piero Milano, và Phó Chưởng Lý Alessandro Diddi, việc thu giữ các tài liệu và thiết bị máy tính đã được thực hiện tại Văn phòng và nhà ở của Đức Ông Alberto Perlasca, nguyên Chánh văn phòng phân bộ tổng vụ của Phủ Quốc vụ khanh.

Biện pháp này, được thực hiện trong bối cảnh cuộc điều tra các khoản đầu tư trong thị trường tài chính và bất động sản của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng liên quan đến những gì được phát hiện từ các cuộc thẩm vấn đầu tiên các quan chức bị điều tra và bị ngưng chức vào thời điểm đó, tuy vẫn tôn trọng nguyên tắc các đương sự được coi là vô tội cho đến khi bị kết án.

Văn phòng Chưởng Lý và đoàn Hiến binh tiếp tục điều tra về phương diện hành chính và kế toán và tiếp tục các hoạt động hợp tác với các cơ quan điều tra nước ngoài.”

“Các quan chức bị điều tra và bị ngưng chức” nói ở trên là năm quan chức Vatican bị đình chỉ vào tháng 10 trong bối cảnh một cuộc tái duyệt nội bộ về một thỏa thuận của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhằm mua một bất động sản rộng 17,000m2 tại khu phố Chelsea của Luân Đôn, bao gồm một nhà kho cũ thuộc cửa hàng bách hóa Harrod dự kiến chuyển đổi thành các căn hộ cao cấp. Kinh phí cho việc mua ban đầu đó được lấy từ Quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô, được người Công Giáo trên toàn thế giới quyên góp hàng năm để hỗ trợ các hoạt động của Đức Giáo Hoàng. Tổng số tiến lên đến 220 triệu Mỹ Kim.


Source:Crux
 
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti khai mạc cuộc họp các Giám mục tại Bari
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
19:04 20/02/2020
Ngày 19.2.2020 Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý – CEI, đã trích dẫn Giorgio La Pira để khai mạc cuộc họp "Địa Trung Hải - biên giới hòa bình" được tổ chức do Giáo hội Ý với sự tham dự của 58 giám mục đại biểu Công Giáo từ 20 quốc gia. ĐHY nhắc nhớ rằng di cư sẽ không chấm dứt cho đến khi có hòa bình, công bằng và hợp lý kinh tế. “Địa Trung Hải sẽ trở thành như trước đây».

Toàn cảnh biển rộng của chúng ta là "bức tranh của các nền văn hóa và truyền thống Kitô giáo, đã trở thành mộ của hàng ngàn anh chị em” chủ tịch của CEI tố cáo. Vì lý do này, ĐHY kêu gọi hòa bình và công lý ngay từ đầu bài phát biểu của mình, để đối mặt với các tệ nạn chiến tranh, bạo lực, "sự hỗn loạn không thể kiểm soát". "Bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu bất công, bao nhiêu thờ ơ." "Chúng tôi phải nói đủ rồi với chính sách được thực hiện trên máu của các dân tộc," Bassetti khẳng định "Có một biên giới vô hình ngăn cách các dân tộc khốn khổ với những dân tộc phúc lợi".

Nói cách chính xác là nghèo đói khiến những khu vực này không ổn định, ngài giải thích, Và trong nhiệm vụ này, ĐHY nêu rõ vai trò của các Giáo hội. Đặc biệt, ơn gọi của các Giáo hội là "trở thành những Giáo hội không ngừng trở về nguồn đức tin, để truyền tải cho giới trẻ và các thế hệ tương lai vẻ đẹp và niềm vui của Đấng Phục sinh; trở thành Giáo hội của các mối Phúc, chờ đợi nẩy mầm một nền văn hóa mới của Địa Trung Hải, chỉ có thể là văn hóa gặp gỡ và chào đón, ra hình phạt cho sự rối loạn không kiểm soát, sự nghèo đói lan rộng và sự phá hủy toàn bộ nền văn minh; trở thành các Giáo hội ngôn sứ, đối với bất kỳ hệ thống của quyền lực và của việc làm giàu tạo ra sự thờ ơ, sợ hãi, đóng kín và, do đó, là gian manh, áp bức, chiến tranh, tội ác chống lại loài người; trở thành những Giáo hội của "các vị tử đạo Địa Trung Hải", những người biết cách nhận ra những dấu chỉ của thời đại và có khả năng đối thoại để "giải giới" mọi cách sử dụng xúc phạm danh Chúa vì hận thù anh em mình»

Chủ tịch của CEI cũng đề cập đến các cuộc đàn áp Kitô hữu, nhưng vẽ bức tranh của mình nhân danh hy vọng. "Những vấn đề mà bản thân chúng ta đo lường được, tạo thành một sự kích thích hơn nữa để vượt qua, trước hết cho chúng ta, những rào cản vượt Địa Trung Hải và tăng cường gặp gỡ và hiệp thông giữa chúng ta. Chúng tôi cảnh báo về trách nhiệm và sự cấp bách của nó, chúng tôi xác tín rằng việc liên kết các mối quan hệ huynh đệ là điều kiện để tham gia vào quá trình hội nhập".

ĐHY Bassetti nêu lên những vấn đề khác nhau có tâm chấn tại Địa Trung Hải. Di cư chẳng hạn. "Các giám mục chúng ta không thể xem vấn đề của người di cư theo cách phân nhánh, như thể đó chỉ là vấn đề của 'cuộc di cư' làm nghèo nàn lãnh thổ của chúng ta hoặc 'những người đến' gây nên bất ổn", ngài nói. "Đối với chúng ta, những người nghèo rời đi hoặc quyết định ở lại, hoặc đến và rất thường xuyên chết trong cuộc hành trình hoặc biết những đau khổ và bất công không thể kể xiết là Chúa Kitô đã di cư, ở lại, chịu đựng, gõ cửa nhà chúng ta".

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Avvenire
 
Top Stories
Un jeune prêtre vietnamien auprès des villageois en quarantaine de la province de Vinh Phuc
Églises d'Asie
09:34 20/02/2020
Le 13 février, le gouvernement a mis en quarantaine les 10 600 habitants de la commune de Son Loi, dans la province de Vinh Phuc dans le nord du Vietnam, pour une durée de 20 jours. Le père Joseph Hoang Trong Huu, ordonné en juin et originaire de Lai Te, s’est porté volontaire auprès des villageois placés en quarantaine à cause de l’épidémie du coronavirus Covid-19. Le jeune prêtre a appelé la population à respecter les personnes infectées et à fournir du matériel médical. Depuis le 16 février, il apporte des conseils pastoraux et sanitaires à Son Loi, auprès des antennes paroissiales de Ngoc Bao et de Ba Cau.

La commune rurale de Son Loi, dans le nord-est du Vietnam, a été placée en quarantaine ce 13 février par le gouvernement vietnamien, par peur de la contagion. Les 10 600 habitants de la commune vivent à 44 km environ de Hanoï, la capitale. Parmi eux, on compte cinq patients atteints du coronavirus. Par ailleurs, la province de Vinh Phuc a déjà confirmé 11 infections sur 16 cas signalés, dont un bébé âgé de trois mois. Le virus est arrivé dans la province vietnamienne le 17 janvier, après le retour de huit ouvrières depuis la ville de Wuhan, où le virus a été détecté en décembre. Le père Francis Xavier Nguyen Duc Dai, curé de Huu Bang, explique que le père Joseph Huu, qui a des compétences sanitaires et qui a été ordonné en juin dernier, a amené du savon, des lotions antiseptiques, des masques de protection et des médicaments aux villageois. De son côté, le père Huu assure que les villageois protègent leurs familles et leurs communautés en portant des masques et en se lavant les mains avec soin. Il ajoute qu’ils continuent de travailler dans les fermes et de mener leurs activités quotidiennes comme d’habitude. Le prêtre confie que les personnels de santé travaillent dur en donnant des conseils sanitaires et en procurant du matériel médical aux familles. Il remarque également que malgré la peur du coronavirus, beaucoup de personnes continuent de venir prier à l’église, y compris les jeunes. « Je prévoie de placer l’Eucharistie sur les autels afin que les gens puissent venir adorer et chercher l’espérance divine », déclare-t-il, en appelant la population à prier pour les malades.

Le père Huu demande également le soutien de tous et invite à envoyer une aide médicale aux personnels de santé, aux patients, et à toutes les personnes atteintes de souffrances physiques ou mentales. Il estime que les gens devraient sympathiser et partager avec les personnes mises en quarantaine plutôt que de se tenir éloignés d’elles. Le prêtre, originaire de la paroisse de Lai Te, avoue que tous les habitants, lui compris, sont toujours exposés aux risques d’infections à tout moment. Il se veut rassurant en ajoutant que les personnes infectées ont bon espoir d’être guéries, mais qu’elles se sentent isolées, mises à l’écart et méprisées par les autres, une situation qui semble généralisée dans l’ensemble de la commune et de la province. L’évêque de Bac Ninh, Mgr Cosme Hoang, a publié un clip vidéo afin d’encourager les fidèles à suivre les instructions médicales des services de santé. « Je prie tous les jours pour vous et pour tous les malades à travers le monde », a-t-il déclaré, en ajoutant que le diocèse est prêt à donner le nécessaire pour prévenir au mieux le développement de l’épidémie. Il a confié vouloir visiter la commune en quarantaine dès que la situation le permettra. Le Vietnam a mis en quarantaine plusieurs milliers de citoyens revenus de Chine, dans des camps militaires et des installations temporaires. Au 19 février, on comptait 2 011 décès et 75 199 personnes infectées dans le monde, dont une large majorité en Chine continentale, ainsi que 14 626 personnes guéries.

(Source: Églises d'Asie - le 20/02/2020, avec Ucanews, Hanoï)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm thánh của liên dòng Mến Thánh Giá tại Âu Châu kỷ niệm 350 năm thành lập
Lê Đình Thông
08:46 20/02/2020
Chiều ngày 19/02/2020 : Liên Dòng Mến Thánh Giá tại u Châu đã cử hành trọng thể Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 350 năm thành lập tại Nguyện đường Hội Thừa sai Paris (MEP). Thánh lễ do Đức TGM Jean-Pierre Cattenoz (giáo phận Avignon) cử hành, cùng với Đức TGM Dominique Lebun (giáo phận Rouen), Đức Cha Stanislas Lalanne (giáo phận Pontoise), LM Balthasar Caterino, bề trên nhà MEP, LM Vũ Minh Sinh, chủ tịch Liên tu sĩ Pháp, LM Nguyễn Kim Sang, giám đốc Giáo xứ Paris, Đức Ông Mai Đức Vinh và khoảng 60 LM chính xứ và LM sinh viên. LM Nguyễn Văn Hiền, đại diện các cha sinh viên phụ trách dẫn lễ.

Trước thánh lễ, nữ tu Anne-Marie Nguyễn Thị Hường, Dòng Mến Thánh Giá Huế đã giới thiệu 15 cộng đoàn Mến Thánh Giá tại châu u :

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Bà Rịa có 4 nữ tu tại Pontmain (Mayenne).

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn có 5 nữ tu tại Avignon.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán có 6 nữ tu tại Pontoise.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt có 2 nữ tu tại Ý.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp có cộng đoàn tại Đức (10 nữ tu), tại Pháp (10 nữ tu), tại Ý (4 nữ tu).

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội có 16 nữ tu tại Dieppe (Pháp) và Ý.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Huế có 20 nữ tu tại Strasbourg (Pháp) và Roma (Ý).

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm có 7 nữ tu tại Poitiers.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang có 16 nữ tu tại Paris và Na Uy.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết có 2 nữ tu tại Ý.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn có 8 nữ tu tại Na Uy, Saint Rambert-Albon (Pháp).

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức có 3 nữ tu tại Ý.

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm có 3 nữ tu tại Besançon (Pháp).

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Vinh có 10 nữ tu tại Montbéliard (Pháp).

- Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc có 12 nữ tu tại Chelles (Pháp), Hòa Lan và Thụy Điển.

Trong số 15 hội dòng hiện hoạt động tại châu Âu có 72 nữ tu tham dự.

Sau khi nghi thức rước Thánh Giá, LM Nguyễn Văn Hiền đã giới thiệu bằng tiếng Pháp ý nghĩa của Thánh lễ Kỷ niệm như sau : ‘‘Cũng vào ngày 19/02 cách nay 350 năm (1670), Đức Cha Lambert de la Mottẹ (1624-1679) đã nhận lời khấn của hai nữ tu tiên khởi, Sr Agnès và Sr Paule tại Phố Hiến, ghi dấu ngày chính thức thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam.

350 năm sau, hôm nay, ngày 19/02/2020, các Nữ tu Mến Thánh Giá họp mặt tại đây (128 rue du Bac - Paris), trong Nguyện đường của Hội Thừa sai Paris, mà Đức Cha Lambert là một trong số những vị sáng lập.

Đề khai mạc Năm Thánh dưới dấu Thánh giá Vinh quang, và theo truyền thống Việt Nam, các nữ tu sẽ cử hành nghi thức dâng hương, tưởng nhớ Đức Cha Lambert, vị sáng lập dòng, đồng thời cũng để vinh danh các công trình của ngài.’’

Nữ tu Lan Chi, Hội Dòng Mến Thánh Gíá Chợ Quán điểu khiển Thánh ca. Mở đầu là ca nhập lễ (bằng tiếng Pháp) tôn vinh Thánh Giá Chúa Giêsu : Chúng con ngợi ca Thánh giá Chúa được dựng nên trên khắp trần hoàn. Như dấu chỉ sáng ngời của Tình yêu Thiên Chúa.

Sau đó là ca khúc tưởng niệm Đức Cha Lambert de la Motte do các nữ tu trong Hội Dòng đồng ca : Như núi cao, như biển rộng. Công ơn Cha không bờ không bến. Con xin ghi lòng, khắc cốt ghi tâm. Công ơn Cha không bao giờ quên.

Phụng vụ lời Chúa hôm nay là bản tụng ca danh thánh Đức Kitô : ‘‘Khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ’’ (Pl 2,6-11).

Sau bài Phúc âm theo thánh Gioan, Đức TGM Jean-Pierre Catteno đã nhắc lại mầu nhiệm Thánh giá mà Đức Cha Lambert từng rao giảng. Cũng như Chúa Giêsu vâng theo thánh ý Ngôi Cha, từ 350 năm nay, các nữ tu nối tiếp công trình của ngài, yêu mến Thánh giá. Các nữ tu trong hội dòng sấp mình dưới chân Thánh giá, trái tim ấp ủ tình yêu thương, theo gương thánh Gioan là môn đệ được Chúa yêu thương. Trên thập giá, khi người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Nước là nước rửa tội, còn máu chính là phép Thánh thể.’’

Ca hiệp lễ là bản thánh ca riêng của hội dòng, tiếp nối bài giảng về Thánh giá : ‘‘Lạy Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh. Ngài là đối tượng duy nhất của lòng con. Con xin tôn thờ, con xin chúc tụng. Vì Chúa đã dùng Thánh giá để cứu độ trần gian.’’

Ca khúc kết lễ (tiếng Pháp) mang ý nghĩa sai đi, hội dòng Mến Thánh Giá ngày nay đi khắp thế gian, loan báo Tin Mừng cho muôn dân.

Sr Thérẻse Kim Thanh, Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang, đã đại diện các cộng đoàn Mến Thánh Giá tại châu u, tiếp nối ý nghĩa sai đi, phát biểu như sau : ‘‘Thật là niềm vui và hạnh phúc cho hội dòng đưọc cử hành Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm thành lập tại trụ sở Hội Thừa sai Paris là gia đình thiêng liêng của đấng sáng lập, Đức Cha Lambert de la Motte là một trong số hai vị Đại diện Tông tòa tiên khởi tại Việt Nam.

Đức Cha Lambert de la Motte thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá để phục vụ trong phạm vi giáo phận. Trong thánh lễ này, 38 cộng đoàn tại u châu, đại diện cho 138 nữ tu vui mừng hiệp thông với các nữ tu của 30 Hội Dòng Mến Thánh Giá trên khắp thế giới :

- 24 Hội Dòng ở Việt Nam

- 3 ở Thái Lan

- 1 ở Lào

- 1 ở Kampuchia

- và 1 ở Hoa Kỳ.

Chúng con không dám nghĩ Thánh lễ này lại được cử hành tại trụ sở các cha Thừa sai Paris vốn là gia đình thiêng liêng của đấng sáng lập.

Chúng con dâng lên Cha Gilles Reithinger, Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris lòng biết ơn. Nhờ được ngài chấp thuận và khuyến khích, chúng con mới có thể quây quần nơi đây hiệp dâng Thánh lễ Tạ Ơn.

Chúng con dâng lên Đức Cha Pierre Cattenoz, Tổng giám mục Avignon lòng biết ơn. Ngài đã nhận lời mời của các sœurs Mến Thánh Giá công tác tại giáo phận nhận lời chủ lễ. Chúng con bày tỏ lòng tri ân Đức Cha Dominique Lebrun, TGM Rouen và Đức Cha Stanistas Lalanne, GM Pontoise cùng dâng Thánh lễ.

Chúng con biết ơn cha Pierre Nguyễn Văn Hiền đã giúp chúng con trong việc tổ chức và dẫn lễ.

Chúng con cám ơn các cha đến từ các giáo xứ có các nữ tu chúng con làm việc và các cha sinh viên.’’

Sau đó, sœur Kim Thanh đã dâng giỏ lan trắng cho cha bề trên nhà MEP để bày tỏ lòng biết ơn.

Năm nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội đã trình diễn một vũ điệu nhịp nhàng, diễn tả năm cánh hoa tỏa ngát làn hương mến Chúa yêu người.

Sau cùng, cộng đoàn tham dự đã chung vui với quý cha và các nữ tu Mến Thánh Giá trong tiệc trà thân mật.

Lê Đình Thông
 
Dòng Đa Minh Rosa Lima Khánh Thành Nhà Têrêsa Calcutta Tại Giáo Phận Kontum
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du
08:51 20/02/2020
Dòng Đa Minh Rosa Lima Khánh Thành Nhà Têrêsa Calcutta Tại Giáo Phận Kontum

9g30 ngày 20 tháng 2 năm 2020, cộng đoàn Mỹ Linh của Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima đã được Đức Giám Mục Aloisio Nguyễn Hùng Vị, giám mục giáo phận Kontum đến làm phép nhà lưu bệnh xá Têrêsa Calcutta và chủ tế thánh lễ tạ ơn. Cùng đồng tế với Ngài còn có cha Tổng đại diện, quý cha xứ cha phó và quý cha các Hội Dòng đang phục vụ trên miền truyền giáo Tây Nguyên.

Vì đang mùa dịch cúm Corona nên việc mời khách cũng không mở rộng, chỉ những người nghĩa thiết. Các chị em trong Dòng cũng đại diện một số tham dự.

Xem Hình

Trong lời mở đầu thánh lễ, Đức cha ngỏ lời: Anh chị em bệnh nhân cũng được Chúa Giê-su qua trung gian của các sơ để đem đến sự chữa lành cho những anh chị em đến ở đây. Chúng ta làm phép nhà này và thấy được rằng tương lai nơi đây sẽ đón tiếp anh chị em người phong, anh chị em bệnh tật. Những anh chị em ấy sẽ được nâng đỡ về phần hồn cũng như phần xác. Xin Chúa Giê-su tiếp tục đồng hành với các chị, để các chị là cánh tay nối dài của Chúa Giê-su đem đến sự chữa lành cho những anh chị em, nhất là anh chị em nghèo khổ trong vùng này.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, năm 2017 chị em đã xây dựng một phòng khám. Nơi đây có phòng vật lý trị liệu, châm cứu, phòng rửa vết thương, phòng cho thuốc và một nhà bếp phục vụ những anh chị em dân tộc từ các làng xa đến lấy thuốc, họ đi sớm và chưa kịp ăn sáng.

Trạm xá có một sơ bác sĩ, một y sĩ và tám điều dưỡng, cấp dưỡng, hộ lý...Mỗi ngày khám và cho thuốc cũng như rửa vết thương hay tập vật lý trị liệu khoảng 50 người mỗi buổi sáng. Trong số năm mươi người thì có đến hai phần ba là anh chị em sắc tộc, số còn lại là người Kinh. Buổi chiều các sơ và nhân viên thay nhau đi vào các làng rửa vết thương và cho thuốc cho bệnh nhân phong.

Chi phí thuốc men được tính ra sao? Các sơ cho biết là: miễn phí hoàn toàn với những bệnh nhân có sổ hộ nghèo, giảm phí tùy theo hoàn cảnh cụ thể...và thực ra ai không có tiền đến các sơ vẫn khám bệnh và cho thuốc đem về như thường.

Khi có bệnh nhân trở bệnh nặng, các sơ tìm cách đưa đến các bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên, có những trường hợp chưa đến nỗi phải đưa ra bệnh viện lớn, nhưng nếu ở nhà thì người bệnh không biết giữ vệ sinh, e rằng nhiễm trùng....

Những ưu tư ấy, các sơ chia sẻ với Hội Dòng, với Đức Cha giáo phận, quý cha thân quen và một số thân hữu. Và dự án xây nhà lưu bệnh xá Têrêsa Calcutta được bắt đầu với sự cầu nguyện của chị em trong Dòng, sự đóng góp của các ân nhân gần xa.

Sáng nay, trước sự chứng kiến của bao người, nhà lưu bệnh xá Têrêsa Calcutta đã được đức cha Aloisio làm phép và chúc lành. Đức cha đã gửi gắm đến các sơ rằng: Ngôi nhà này không phải dành cho các chị em trong dòng ở mà dành cho các bệnh nhân, nên chúng ta vỗ một tràng pháo tay chúc mừng các bệnh nhân có nơi để chữa bệnh. Tôi cám ơn Dòng Đa Minh Rosa Lima đã đến giáo phận Kontum cộng tác với anh em linh mục và với các hội dòng khác để truyền giáo nói chung và có các việc làm cụ thể tùy theo linh đạo của Dòng. Và hôm nay các chị một cách nào đó sống cái OP của mình. OP là Dòng Giảng Thuyết, giảng thuyết không phải là đứng đó mà nói.... qua các công việc làm của các chị với anh chị em bệnh nhân phong và bệnh nhân cần đến sự giúp đỡ của quý sơ, để quý sơ nói đến tình thương của Chúa dành cho họ. Đó cũng là OP đó. Đó là cách để mà nói cho người ta biết về Chúa, nói về tình thương của Chúa. Mong các chị noi gương Mẹ Teresa Calcutta mà các chị nhận làm bổn mạng lưu bệnh xá này, các chị sẽ đem tình thương của Chúa cho muôn người.

Sơ Maria Trần Thị Lụa, đại diện Hội Dòng đã dâng lên Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ và quý khách hiện diện cũng như quý ân nhân vắng mặt lời tri ân chân thành. Vì những nâng đỡ trong lời cầu nguyện, trong đời sống mục vụ của các chị em và hôm nay Hội Dòng đã đón nhận được biết bao ân tình của Đức Cha và cộng đoàn dân Chúa. Điều đó nhắc nhớ chị em chúng con trong hành trình phục vụ người nghèo, chúng con luôn luon có Chúa và không hề đơn độc.

Sau thánh lễ, chị em chụp chung với Đức cha và quý cha đồng tế một tấm ảnh lưu niệm. Sau đó là bữa Agape đơn sơ thanh đạm.

Tạ ơn Chúa với Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima chúng con có được một lưu bệnh xá với một phòng bếp và nhà ăn, ba phòng lưu bệnh, mỗi phòng 5 giường, một phòng trực, một phòng tiểu phẫu, một phòng khách và phòng đặc biệt chữa lành tâm hồn là nhà nguyện nho nhỏ đã được Đức cha làm phép hôm nay. Nhà Nguyện này mới là trung tâm phát ra một năng lực chữa bệnh cho bệnh nhân cả về vết thương tinh thần lẫn thể xác và là nguồn năng lượng cho chị em chúng con dấn thân trên con đường phục vụ anh chị em.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Virus Trung Cộng - Con Bệnh Việt Nam
Phạm Trần
09:52 20/02/2020


Sau 41 năm thắng Trung Cộng xâm lược, Việt Nam đã học được gì với hậu qủa của 10 năm đẫm máu và tàn bạo (1979-1989) của cuộc chiến này?

Không nhiều. Việt Nam Cộng sản vẫn chịu nhục để tồn tại bên cạnh những người phương Bắc mà họ gọi là “vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Nhưng đàn anh khổng lồ, với 1.6 tỷ người Trung Cộng chưa hề từ bỏ mộng bá quyền muốn Việt Nam lệ thuộc toàn diện vào nhà nước theo Chủ nghĩa Cộng sản gọi là “đặc sắc Trung Quốc”, một bước “thuộc địa không văn bản”, hay “một nhà nước hai chế độ” không hiệp ước.

Trên thực tế, chưa thấy có manh động quân sự nào từ phía Trung Cộng để đạt tham vọng chính trị này, nhưng Bắc Kinh đã có kế hoạch kiểm soát Hà Nội từ Hội nghị Thành Đô năm 1990.

CHUYỆN THÀNH ĐÔ

Tài liệu của Bách khoa Toàn thư mở viết:” 10 năm chiến tranh tại biên giới Trung Quốc khiến Việt Nam hao tổn rất nhiều nhân lực và kinh tế. Ở thời điểm đó, thỏa hiệp với Trung Quốc để Việt Nam có thể tập trung phát triển là điều cần thiết. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ giúp chiến tranh ở biên giới chấm dứt.”

Do đó: “Hội nghị Thành Đô (hay gọi là Mật ước Thành Đô) là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.”

Thành phần tham dự:

Phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng.

Phía Trung Quốc có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.

Theo tin ngoại giao Tây phương vào thời điểm này thì Bắc Kinh đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia là điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cũng có tin phía Trung Cộng còn đòi Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh phải loại Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tên thật Phạm Văn Cương), một người có lập trường chống Trung Cộng, là điều kiện thứ hai. Tin này chưa bao giờ được xác nhận trước khi ông Thạch rời Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị năm 1991.

Dù vậy, vẫn có những tin đồn, được Đài Á Châu Tự do (RFA, Radio Free Asia, tiếng Việt) nói xuất phát vào năm 2014 từ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã của Trung Cộng cho biết đã có một “Kỷ Yếu Hội Nghị” để lại nhiều điều bí mật.

Theo đó, Kỷ Yếu có ghi:”Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.” (theo Bách khoa Toàn thư mở).

Tuy nhiên tin này đã bị Ban Tuyên giáo Trung ương, Cơ quan tuyên truyền và bảo vệ tư tưởng đảng CSVN phủ nhận với Tuyên bố khẳng định: "Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gọi là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020..." Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân”. (Tài liệu Tuyên giáo tháng 10/2014)

Cho đến nay (2020), những đồn đoán về Mật ước Thành Đô, được nói là của của Hoàn Cầu Báo và Tân Hoa Xã, đã chứng minh không đúng đối với Việt Nam.

TẠI SAO HƯƠNG KHÓI VẮNG TANH?

Nhưng có một việc xẩy ra, sau Hội nghị Thành Đô, là phía Việt Nam đã “tự quên” cuộc chiến tranh biên giới 10 năm với quân Tầu từ 1979 đến 1989.

Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nói:” Trong 10 năm sau chiến tranh, Nhà nước tổ chức rất đàng hoàng các cuộc mít tinh kỷ niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, để Nhân dân được biết. Nhưng từ năm 1990, tức sau Hội nghị Thành Đô, thì cuộc chiến tranh này đã bị lãng quên, thậm chí hoạt động kỷ niệm của người dân bình thường để tưởng nhớ đến cuộc chiến tranh này, thì cũng không được hoan nghênh, hoặc là bị ngăn cản, bị trấn áp, hạn chế. (Đài RFI, ngày 6/09/2014)

Ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đẫm máu này năm 2019 và 41 năm nay, 2020, vẫn chỉ có các bài viết, nhưng càng ngày càng ít, kể những câu chuyện kháng chiến hào hùng của quân-dân 6 Tỉnh biên giới gồm Lai Châu, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai và Hà Giang. Tuy nhiên, không có bất cứ cuộc truy điệu nào được tổ chức. Hương khói vẫn lạnh tanh ơ khắp nơi, nhất là tại vùng núi vôi ở mặt trận khốc liệt Vỵ Xuyên (Hà Giang) trước đây, nơi vẫn còn trên 4,000 người lính nằm mục xương cô đơn ở đó, có nơi nay đã do Tầu chiếm mất.

Theo tiết lộ của Cố Thiếu tướng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng từ 1974 đến 1987, Nguyễn Trọng Vĩnh, thì ngoài việc Trung Cộng ra lệnh cho Việt Nam “không được nhắc lại cuộc chiến biên giới”, còn “không được thào luận chuyện quân đảo Hoàng Sa” mỗi khi có họp với phía Trung Quốc.

Tướng Vĩnh không nhắc đến Trường Sa là nơi Trung Cộng đã chiếm 7 vị trí gồm : Gạc Ma (Johnson South Reef),, ngày 14/03/1988 sau khi tấn công hạ sát 64 binh sỹ. Sau đó, Trung Cộng xua quân chiếm thêm các đá Châu Viên (Cuarteron Reef ), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef) và Xu Bi (Subi Reef).

Trung Quốc đã tân tạo các vị trí chiếm đóng thành đảo nhân tạo với sân bay, bến cảng, trại đóng quân, hệ thống phòng không, radar và một số đài khí tượng và hải đăng

XÂM LƯỢC BIÊN GIỚI

Cũng nên biết, chỉ vì sợ mất lòng Tầu mà Lãnh đạo CSVN đã muối mặt để thờ ơ, lạnh nhạt và cố tình vô ơn bạc nghĩa với những quân và dân đã hy sinh trong các cuộc chiến chống Tầu xâm lược ở Hoàng Sa (1974), Trường Sa(1978) và Biên giới từ 1979 đến 1989.

Tại Hoàng Sa đã có 74 chiền sỹ Hải quân của Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình vì nước. Đảng và nhà nước CSVN đã công khai kỳ thị không nhìn nhận họ là công dân Việt Nam. Ở Trường Sa có 64 chiến sỹ của lực lượng Quân đội Nhân dân hy sinh ở Gạc Ma khi họ bị lính Tầu thảm sát, chỉ vì phải tuân lệnh “không được nổ súng” của Đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy là Bộ trường Quốc phòng, người ai cũng biêt thân Tầu đặc sản.

Tại mặt trận biên giới Việt-Trung, Việt Nam tuyên bố 10.000 dân thường bị thiệt mạng, nhưng chưa công bố số liệu chi tiết về thương vong quân sự.

- Trung Quốc tuyên bố 30.000 chết-57.000 lính chết, 70.000 du kích chết về phía Việt Nam.

- Phương Tây ước tính: khoảng 20.000 chết hoặc bị thương (trong đó 8.000 chết).

Ngược lại, phía Trung Quốc có thương vong gồm 6.954 chết, 14.800 bị thương (nguồn khác của Trung Quốc thống kê có 8.531 chết, 21.000 bị thương).

- Phương Tây ước tính: 28.000 chết hoặc hơn 20.000 chết hoặc 13.000 chết, chưa kể hàng chục ngàn bị thương

(Tài liệu Bách khoa toàn thư mở).

SÁCH SỬ BỊP BỢM-NƯỚC NÀO ĐE DỌA VIỆT NAM?

Nhưng quan trọng hơn là những gì đảng CSVN muốn để lại cho đời sau về công lao giữ nước và dựng nước của các Thế hệ đi trước.

Rất buồn và bi thảm, cuộc chiến biên giới kéo dài 10 năm mà sách sử của nhà nước Cộng sản chỉ ghi lại vỏn vẹn có 12 dòng nguyên văn:”5h sáng ngày 17-2-1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới kéo dài 1.400km tiến vào sáu tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái), Lai Châu, điều động 9 quân đoàn chủ lực, 2.559 khẩu pháo, 550 xe tăng và thiết giáp tiến sâu vào đất Lạng Sơn, Lào Cai (30Km), Lai Châu (15km), Cao Bằng (50km).

Quân dân Việt Nam kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch, tiêu diệt, đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên xâm phạm lãnh thổ Việt Nam”. (Trang 355, Tập 14, Lịch sử Việt Nam, NXB KHXH)

Vậy, cụ quân Tầu thàm sát dã man các thường dân trong cược chiến này đã bị vứt đi đâu?

Hãy đọc:”Tối 9/3/1979, lính Trung Quốc giết hại dã man 43 người, mà phần lớn là phụ nữ, trẻ em (ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) khi chúng đang trên đường rút quân về nước, tất cả thi thể sau đó đều bị quẳng xuống một cái giếng.

Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước”.

(Tài liệu của các báo Việt Nam)

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN kể:”Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta, thì phía sau là đội quân dân binh rất đông — vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc, nhưng là đội quân ô hợp hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được

Tướng Lương, gười từng chiến đấu tại những cứ điểm ác liệt nhất ở khu vực biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 — 1987), nói tiếp:”Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế.

Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và lội xuống các ao của dân bên đường để bắt cá, nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945, khi quân Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật.

Một điển hình cho việc đập phá — là khi tôi lên thư viện Lào Cai — nằm trên một sườn núi. Khi đó, quân Trung Quốc vào thư viện lấy sách ra xé và quẳng trắng xóa phía trước, rải dưới chân đồi.

Nhìn cảnh tượng ấy, tôi cảm nhận những kẻ đó hèn hạ, vô học đến mức nào.”

Ông Lương bùi ngùi:”Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, đã là một phần của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã mở sang một trang mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép lãng quên sự thật.

Sự thật ở đây là dân tộc chúng ta rất anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc — không sợ hãi mặc dù đối phương đã bất ngờ tấn công và họ mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Chúng ta đã chiến đấu và giành thắng lợi cho dù có những tổn thất rất lớn.

Hàng chục nghìn người lính và nhiều thường dân ngã xuống dưới làn đạn của quân xâm lược trong suốt giai đoạn 1979-1988.

Chúng ta không kích động, không gây hận thù, đơn giản là nói về lịch sử, nói về những gì cha anh đã phải trải qua để giữ gìn bờ cõi của Tổ quốc.

Đây là một phần của lịch sử và sự thật không ai được phép lãng quên, che mờ, chìm lấp. Còn nếu lãng quên cuộc chiến tranh biên giới 1979 là có tội với nhân dân, với những người đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng này.

(theo Trí Thức Trẻ)

Nhưng ai đã và đang lãng quên 10 năm chiến tranh bi thảm này, ngoài các thế hệ Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam từ các thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khóa VI), Đỗ Mười (khóa VII), Lê Khả Phiêu (khóa VIII), Nông Đức Mạnh (hai khóa IX và X), và Nguyễn Phú Trọng từ khóa đảng XI năm 2011 đến khóa XII này.

Không những chỉ “mất trí nhớ” về chiên trường biên giới mà mới đây, vào ngày 19/12/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, hiện kiêm cả chức Chủ tịch nước đã cảnh giác:”Hiện nay có những nước vẫn nhòm ngó, tranh chấp chủ quyền, muốn xâm phạm độc lập chủ quyền của chúng ta. Và do đó “mong nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân với tất cả hoạt động, không chỉ giao lưu bề nổi mà Bộ Quốc phòng, Quân ủy tiếp tục đi sâu, làm sâu sắc bài học chiến tranh cách mạng, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”. (theo báo Pháp Luật Online)

Người đứng đầu Đảng, Nhà nước CSVN không nêu tên nước nào, nhưng con số “những” là cách nói tránh “phạm húy” của ông Trọng mà ai cũng biết, chỉ có Trung Cộng là nước duy nhất đang muốn ăn tươi nuốt sống con cá Việt Nam.

Trung Cộng, tuy chưa thật sự cai trị Việt Nam nhưng đã kiểm soát hầu như toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Chỉ riêng năm 2019, Việt Nam đã nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc gần 30 tỷ Mỹ kim. Gần hềt linh kiện Việt Nam sử dụng phải nhập cảng từ Tầu và phần lớn nông-ngư sản của Việt Nam phải xuất khẩu sang Trung Hoa.

Việt Nam đã “cống” quặng Bauxite trên Tây Nguyên và “dâng”mỏ gang thép ở Hà Tĩnh cho Tầu, kể cả Đài Loan có các công ty Tầu hợp doanh đầu tư.

Ngoài ra còn hàng chục nhà máy, cơ sở thương mại và hàng nghìn công nhân Tầu đã có mặt ở Việt Nam để khai thác sức lao động và lợi dụng đất đai để trục lợi trên mồ hôi, nước mắt của người dân Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam cũng đã để cho dân Tầu nhập cư vô kiểm soát, chiếm cừ đất đai của Việt Nam ở những vùng bờ biển và điểm cao chiến lược tứ biên giới xuồng tận mũi Cà Mâu và hải đảo.

Như vậy thì thật sự Quân đội và Công an của đảng đang bảo vệ an ninh cho ai mà ông Nguyễn Phú Trọng còn kêu gọi:”Mong quân đội tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, truyền thống của nhân dân Việt Nam anh hùng. Đảng bộ quân đội phải trong sạch, đoàn kết thống nhất cao, đi đầu trong tất cả các lĩnh vực, gắn bó mật thiết với nhân dân. Nhân dân mọi vùng miền gắn bó với bộ đội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phối hợp với lực lượng an ninh, công an để giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

“Như thế đất nước mới trường tồn, không phải thế hệ này mà các thế hệ sau”. (báo Pháp Luật Online, ngày 19/12/2019)

Như vậy thì tuy Lãnh đạo Việt Nam đang làm tốt các biện pháp phòng, chống nạn dịch Virus Vũ Hán, nhưng lại sợ hãi đến co cụm để quên mất con vi khuẩn cực kỳ dã man và tàn bạo Trung Hoa đã từng cai trị dân ta 1,000 năm và ngày nay đang âm thầm gậm nhấm chủ quyền biển đảo của ta ở Biển Đông. -/-

Phạm Trần

(02/020)
 
Văn Hóa
Câu chuyện truyền giáo: Tạm Biệt Xứ Sở Hoa Tulip
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
19:29 20/02/2020
Sau những ngày mục vụ ở Warsava- Ba Lan kết thúc, chúng tôi cũng chính thức nhận bài sai mới từ Tổng Quyền và lần này là chính chúng tôi lựa chọn. Nhiều anh em trong cộng đoàn ở Tỉnh Dòng Hòa Lan cũng khá ngạc nhiên với quyết định này nên đã điện thoại, nhắn tin hỏi thăm sao chúng tôi lại rời xa họ trong lúc này. Anh em chúng tôi thuộc đủ mọi thành phần văn hoá, quốc tịch khác nhau nhưng luôn sống trong bầu khí gia đình nên rất quí mến nhau, nhất là các linh mục lớn tuổi từng đi mục vụ ở các quốc gia châu Phi hay Á châu mà nay trở về trong tuổi xế chiều không thể làm gì được nhiều và cần sự trợ giúp từ người khác nhưng các ngài vẫn còn minh mẫn và nhạy bén. Chúng tôi không muốn giải thích nhiều vì mỗi người đều có lý do riêng và luôn muốn chu toàn bổn phận của mình dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh hay quốc gia nào.

Những ngày mục vụ cho nguời Việt tại Ba Lan và Latvia tuy ngắn ngủi nhưng để lại trong chúng tôi những kỷ niệm đẹp. Đức Thánh Cha Phanxico từng nói người mục tử phải mang lấy mùi chiên vì chính khi gần với chiên mới hiểu được chiên và chiên mới yêu mến mục tử. Những ngày ngắn ngủi ở Ba Lan và Latvia đã giúp chúng tôi hiểu thêm tâm trạng và cuộc sống của những người đã bỏ nước ra đi để tìm kiếm một cuộc sống an toàn nhưng họ phải trả giá quá đắt vì đời không như là mơ. Những bữa ăn thanh đạm tại những ngôi nhà thuê chật hẹp của những cặp vợ chồng trẻ dù còn rất nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn lạc quan tin tuởng vào Chúa là một điều hiếm thấy ở các sắc dân khác mà chúng tôi đã từng làm việc. Họ không hề than vãn, kêu ca mà dù có kêu cũng chẳng ai giúp ngoại trừ chính bản thân mình. Cũng may là có các nữ tu Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ nguời Việt và một linh mục người bản xứ Dòng Ngôi Lời rất giỏi tiếng Việt luôn đồng hành với họ về đời sống thiêng liêng và có thế giúp họ một số giấy tờ để họ có thể an tâm hơn trong việc cư trú ở đó. Anh chị em người Việt ở Latvia sống rất thầm lặng vì quốc gia này khá yên bình nhưng tìm kiếm việc làm rất khó khăn khiến nhiều khi họ cũng nhục chí. Chúng tôi đã cùng ăn, cùng uống, cùng chia sẻ những vui buồn với họ trong những ngày ở đó và đã cử hành thánh lễ minh niên để cầu cho một Năm Mới an bình và hạnh phúc.

Cũng đúng những ngày Tết Canh Tý năm nay chúng tôi lại nghe một hung tin khi đại dịch Virus Corona phát xuất từ Vũ Hán – Trung Quốc đã khiến cả thế giới đảo điên và người Việt Nam bị thiệt hại rất nhiều vì phải sống gần anh láng giềng xấu tính này. Chúng tôi còn nhớ trong dịp ngày 3 Tết, vào cuối tháng 01.2020 khi còn ở Ba Lan, một bé gái khoảng 12 tuổi đến gần chúng tôi vừa buồn, vừa khóc mếu nói với chúng tôi rằng cha ơi cầu nguyện cho chuyến đi của mẹ con trong tuần tới vì con sợ mẹ con bị nhiễm bệnh và bị cách ly khỏi chúng con, con sợ lắm. Lời nhắn nhủ của cô bé ấy khiến chúng tôi cảm thấy mình cần phải cầu nguyện nhiều hơn nữa và phải làm gì đó theo sức của mình để đàn chiên bé nhỏ được sống trong an bình. Tuy nhiên, qua tin tức hàng ngày thì căn bệnh này đã trở nên đại dịch nằm ngoài tầm kiểm soát đến nỗi nhiều quốc gia phải tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung quốc và cũng đóng cửa luôn các hãng hàng không đến hay đi từ quốc gia đông nhất thế giới này. Đâu đâu người ta cũng bị ám ảnh cái tên Trung Quốc dù không phải là kỳ thị nhưng rõ ràng người ta sợ bị lây nhiễm và việc đi lại các nơi công cộng cũng như đi du lịch đều bị đình trệ. Một số Hội Đồng giám mục như Hongkong, Singapore cũng ra thông cáo nên tham dự thánh lễ ở nhà qua màn ảnh để tránh lây nhiễm và nhiều sinh hoạt quan trọng trong các giáo phận hay giáo xứ ở Việt Nam cũng bị đình lại. Cơn dịch SARS năm 2003 chúng tôi cũng có nghe qua nhưng không thấy ghê gớm như cơn dịch lần này có lẽ truyền thông hồi đó không giống như bây giờ. Dù tin hay không chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng những lời trong Kinh Thánh luôn ứng nghiệm qua các thời kỳ. Là người Công Giáo, chúng ta phải luôn cầu nguyện và sẵn sàng vì giờ Chúa đến vào lúc chúng ta không ngờ.

Về lại Hoà Lan sau những ngày mục vụ nơi đất khách, chúng tôi phải lo sắp xếp hành trang để chuẩn bị cho sứ vụ mới. Chúng tôi dự tính về Việt Nam nghỉ ngơi và duỡng bệnh trước khi bắt đầu sứ vụ nhưng do tình hình bệnh dịch mỗi ngày phức tạp hơn nên phải đổi vé nhiều lần. Do còn một tuần thảnh thơi nên chúng tôi quyết định đi Rome để thăm lại cảnh xưa mà cách đây gần 10 năm chúng tôi từng có khoá học ở đó. Cũng may ở đó còn có hai linh mục lớp đàn em người Việt đang làm việc và học hành ở đây nên các anh em đưa đi thăm lại vài cảnh xưa và một vài nơi mà chúng tôi chưa được đi trong đó có Đan Viện thánh Biển Đức ở Monte Cassino được xây dựng từ thế kỷ thứ V trên một ngọn núi cao cách Rome khoàng 2 tiếng đi xe lửa. Nhìn những toà nhà và ngôi thánh đường cổ kính với hai bức tuợng lớn của hai anh em đều là thánh là thánh Biển Đức và thánh nữ Scholastica mà giờ đây do nắng mưa và thời gian nên đã bị mai một nhiều. Người ta đến đây để tham quan nhưng nhiều người đến đây cũng để tìm nơi thanh tịnh và suy tư. Khi đến thăm nơi nầy chúng tôi chợt nhớ đến Thánh Vịnh 8 mà thánh Vương Đa-vít đã từng chiêm ngắm: Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?... Chúng tôi cũng đến dâng thánh lễ cho một Dòng Kín nơi có một Thỉnh Sinh người Việt đang tu tập ở đây và lần đầu tiên chúng tôi giảng cho các nữ tu Dòng Kín ở Rome bằng tiếng Ý dù chưa ngày nào chúng tôi học tiếng Ý nhưng vì tiếng Ý cũng khá gần với tiếng Tây Ban Nha nên chúng tôi chuẩn bị đêm hôm trước để chia sẻ cho các nữ tu Dòng Kín gồm người bản địa Italia, các Soeurs đến từ Peru, Mexico, Portugal, Filipinas và Việt Nam. Người anh em linh mục cùng đồng tế với chúng tôi đang học Biblicum ở Rome cũng khá ngạc nhiên về chuyện này nhưng ngài chỉ biết cười vì sự liều mạng của chúng tôi.

Những ngày ở Kinh Đô của giáo hội tuy ngắn ngủi nhưng chúng tôi được sống trong bầu khí quốc tế nơi hội tụ những anh em cùng Dòng đến Rome học các chuyên ngành để mai sau phục vụ giáo hội tại quê nhà. Chúng tôi cũng may mắn được gặp lại một số anh em truyền giáo xưa kia bên Mỹ châu Latinh nay trở thành những người có chức vụ cao trong Dòng đang ở nhà Tổng Quyền. Anh em có dịp chào hỏi nhau và chúc lành cho công việc của nhau.

Niềm mơ ước của chúng tôi là một lần trong đời được viếng thăm quê hương của thánh bổn mạng Antôn của mình tại Lisboa và Đền Thánh Đức Mẹ Fatima ở Bồ Đào Nha. Bởi thế, sau chuyến thăm Rome, chúng tôi đã đáp máy bay đi Portugal để thực hiện niềm mơ ước của mình. Vừa đến phi trường Lisboa, chúng tôi đón Metro và sau đó là xe bus để đến Fatima thăm viếng Mẹ. Cũng may nhờ tiếng Bồ Đào Nha ít ỏi của mình chúng tôi tìm đến một cộng đoàn của Dòng Ngôi Lời tại Fatima để trú ngụ trong những ngày ở đây và tìm hiểu thêm các sinh hoạt của anh em trong Dòng. Chúng tôi đã đi thăm viếng các di tích lịch sử từng xảy ra cách đây hơn 100 năm với 3 em bé khi Đức Mẹ hiện ra và hiểu thêm rất nhiều qua lời kể của một anh em linh mục bản xứ bằng chính tiếng bản xứ. Chúng tôi cũng may mắn được đứng đúng vị trí nơi Đức Mẹ hiện ra với 3 trẻ mục đồng mà giờ đây là một nhà nguyện nơi các tín hữu hành hương từ khắp muôn phương đến đây từng giờ lần cuỗi Mân Côi để thực hiện một trong ba sứ điệp của Mẹ. Chúng tôi cũng được đồng tế với một nhóm khách hành hương nói tiếng Tây Ban Nha và cha chủ tế có mời chúng tôi đọc bài Tin Mừng và chia sẻ Lời Chúa cho khách hành hương vì chúng tôi là người Việt Nam duy nhất trong ngày hôm ấy. Được gần bên Mẹ, được thầm thỉ với Mẹ và cùng với mọi người ca tụng Chúa với Mẹ chúng tôi cảm thấy bình an vô cùng và cũng không quên cầu cho thế giới được vượt qua cơn đại dịch Coronavirus đang hoành hành khiến người ta lo sợ.

Rời Fatima mà trong lòng còn nhiều lưu luyến với người Mẹ tuyệt vời luôn lo lắng cho đoàn con là thế giới đang trong cơn lầm than khốn khổ, và người Mẹ ấy luôn bằng cách này hay cách khác hiện ra để nhắc nhở con cái mình biết ăn năng thống hối đế được Chúa đoái thương. Chúng tôi đón xe bus lên đường đi Lisboa để thăm quê hương của thánh bổn mạng Anton của mình. Người ta thường biết đến thánh Anton hay làm phép lạ là thánh Anton Padua vì khi ngài trở thành tu sĩ Dòng Phanxico thì ngài chuyển về thành Padua bên Italy nên tên của ngài cũng gắn liền với thành phố ấy. Tuy nhiên, người Bồ Đào Nha gọi ngài là thánh Anton Lisboa vì quê huơng của ngài ở thành Lisboa nước Bồ Đào Nha, và nhà của ngài hiện giờ là một ngôi thánh đường ngay bên cạnh nhà thờ Chính Toà cổ kính tại thủ đô Lisboa. Rất nhiều khách hành hương mến mộ ngài nên khi đến Lisboa thường ghé thăm để cầu nguyện và xin ơn. Một anh em linh mục cùng Dòng người Phi Luật Tân đang làm việc tại Lisboa đã hướng dẫn chúng tôi đi thăm những điểm du lịch chính ở thủ đô Lisboa và nói rằng có lẽ nhà thờ thánh Anton là nơi được nhiều người viếng thăm nhất vì họ được nhiều ơn nhờ lời bầu cử của thánh Anton. Ước nguyện của chúng tôi giờ đây đã thành hiện thực và chúng tôi nghĩ chính thánh Anton đã bầu cử cho chúng tôi để tôi được gặp ngài ngay tại chính quê hương của ngài.

Sau những ngày hành hương Rome, Fatima và Lisboa, chúng tôi trở lại Hoà Lan để lo một số thủ tục bàn giao trước khi nhận sứ vụ mới. Vé đã cầm trong tay nhưng nhiều người điện thoại tới nói rằng chúng tôi nên huỷ vé vì về Việt Nam lần này không nên vì cơn đại dịch ngày một lan rộng và trầm trọng. Nhà Dòng đã cố gắng hoãn vé nhiều lần nhưng lần này chúng tôi vẫn quyết định ra đi vì công việc đã sắp xếp hết mà ở lại thì cũng không làm được gì.

Cảm ơn đất nước và con người Hoà Lan đã cưu mang chúng tôi trong gần 3 năm qua. Có lẽ chúng ta có duyên nhưng không có nợ. Hòa Lan là một quốc gia rất thanh bình, an toàn và nhân văn với những con người văn minh, lịch sự. Tôi đã học hỏi được rất nhiều từ quốc gia nổi tiếng về cối xay gió và hoa Tu-líp xinh đẹp này. Chúng tôi cũng không quên cảm ơn những người đồng hương Việt Nam thân yêu đã đón nhận và yêu thương chúng tôi như người thân trong gia đình dù tôi chỉ là một linh mục cù lần và cục mịch. Tôi sẽ rất nhớ anh chị em nhưng tôi tin rằng với phương tiện thông tin đại chúng hiện nay và việc đi lại từ quốc gia này đến quốc gia khác không còn là chuyện khó khăn nữa. Anh chị em cũng là một phần trong ký ức của tôi trong đời sống truyền giáo. Xin anh chị em luôn cầu nguyện cho tôi để tôi luôn được bình an và sống trong ân nghĩa Chúa. Xin Chúa trả công bội hậu cho những anh chị em về những gì anh chị em đã làm cho nhà truyền giáo hèn mọn này. Tạm biệt anh chị em và hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau để cùng nhau dâng lên lời tạ ơn Chúa. Chúng ta cũng chuẩn bị bước vào mùa chay Thánh với nghi thức xức tro để nhìn nhận con người bất toàn và mỏng giòn của chúng ta. Xin Chúa, Mẹ Maria và thánh Giuse giúp chúng ta biết hoán cải nội tâm, xé lòng chứ đừng xé áo và xin các Ngài ban nhiều ơn lành cho chúng ta. God zegene ons.

Hoà Lan, 20 tháng 02 năm 2020,

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ly Cà Phê Nhỏ
Nguyễn Trung Tây Lm.
22:17 20/02/2020
LY CÀ PHÊ NHỎ
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Em hỏi thế nào là hạnh phúc?
Hạnh phúc à, cũng đơn giản thôi!
Một ly cà phê một tách sữa,
Một trời hạnh phúc một trời tôi!
(NTT)
 
VietCatholic TV
Trung Quốc xin Mỹ 100 triệu đô chống virus nhưng giận báo Mỹ gọi mình là kẻ bệnh hoạn của Á Châu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:06 20/02/2020
Tính đến 10 giờ sáng thứ Năm 20 tháng Hai, số người chết vì coronavirus, hay chính thức phải gọi là COVID-19 đã tăng vọt lên đến 2,118 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 74,576 người. Như thế, trong ngày thứ Tư đã có thêm 114 người bị thiệt mạng, và thêm 394 người được xác nhận là đã nhiễm bệnh. Trung Quốc cho biết trong số những người bị nhiễm bệnh 18% ở trong tình trạng nguy kịch.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, là một bác sĩ người Ethiopia, hiện là Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, cho rằng COVID-19 nguy hiểm vượt xa nạn khủng bố vì theo ông “khủng bố lâu lâu mới tấn công một lần, gây thương vong vài chục người. COVID-19 đều đặn mỗi ngày đều gây ra cái chết cho hàng trăm người.”

Trong các báo cáo hàng ngày, các phát ngôn nhân Trung Quốc cũng đề cập đến hàng ngàn người đã được hồi phục. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu những người đã chiến thắng được tử thần này có nguy cơ bị nhiễm bệnh lại hay không?

Bác sĩ Lý Thanh Viễn (Li QinGyuan - 李清远), giám đốc khoa phòng ngừa và điều trị viêm phổi tại Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc Nhật Bản tại Bắc Kinh, cho biết các kháng thể có thể được tạo ra trong cơ thể những người đã được phục hồi, bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh lần nữa.

“Tuy nhiên, ở một số cá nhân, kháng thể không thể tồn tại lâu,” Bác sĩ Viễn nói. Do đó, theo ông “Nhiều bệnh nhân đã được phục hồi, vẫn có khả năng nhiễm bệnh lần nữa. Và nếu điều đó xảy ra trong một thời gian ngắn, khả năng tử vong là rất cao.”

Do đó, ông kêu gọi các bệnh nhân đã hồi phục cần thận trọng, hơn cả những người chưa từng bị nhiễm virus này.

Eng Eong Ooi, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm mới phát sinh tại Trường Y khoa Duke-NUS của Singapore, nói với USA TODAY rằng còn quá mới để xác định một cách chắc chắn rằng liệu khả năng miễn dịch sẽ tồn tại trong một thời gian ngắn, hay có thể kéo dài trong nhiều năm hay suốt đời.

“Có khả năng cơ thể những bệnh nhân đã được phục hồi, sẽ phát triển khả năng miễn dịch,” ông nói. “Nhưng bất cứ kết luận nào đưa ra vào lúc này tôi e rằng đều là quá sớm. Chúng ta cần thời gian nghiên cứu.”

Trong khi đó, hôm thứ Tư, Trung Quốc cho biết họ đã nhận được 16 tấn khẩu trang y tế và các thiết bị bảo vệ khác từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng (Geng Shuang - 耿爽) cho biết Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ cung cấp khoản quyên góp 100 triệu đô la để giúp ngăn chặn dịch bệnh.

Giải thích lý do Hoa Kỳ phải chi tiền, ông Cảnh Sảng nói: “Trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, tất cả các quốc gia cần phải tham gia”.

Trong khi ngửa tay xin tiền của Mỹ, hôm thứ Tư 19 tháng Hai, bọn cầm quyền Trung Quốc đã thu hồi thị thực nhập cảnh và ra lệnh trục xuất 3 phóng viên của tờ Wall Street Journal để trả đũa cho một bài báo trên cột ý kiến về coronavirus mà Bắc Kinh cho là phân biệt chủng tộc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối bài báo có tựa đề “China Is the Real Sick Man of Asia.” Nghĩa là “Trung Quốc là kẻ bệnh hoạn thực sự của châu Á.”

Điều đáng nói là 3 ký giả này không phải là tác giả của bài này. Đó chỉ là ý kiến của một độc giả.

Nhiều người coi cụm từ “kẻ bệnh hoạn của châu Á” có ý đề cập đến các cuộc chiến xuất phát từ tham vọng bành trước theo chủ nghĩa Đại Hán của Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trong quá khứ. Đối với người Trung Quốc, đó là một thuật ngữ rất xúc phạm.

Vụ việc xảy ra chỉ một ngày sau khi chính quyền Trump cho biết họ sẽ bắt đầu đối xử với 5 cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc đang hoạt động trên đất Mỹ như các cơ quan hoạt động vì quyền lợi của ngoại bang, và không loại trừ khả năng làm gián điệp, và vì thế chính quyền Hoa Kỳ bắt buộc các cơ quan này phải báo cáo với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nhân thân của các nhân viên và tài sản của họ.

Trong khi đó, Iran cho biết có hai người đã nhiễm COVID-19 và đã chết.

Tại Ấn Độ, Bộ Nội Vụ của Ấn, có lẽ dưới áp lực của phía Trung Quốc đã cảnh cáo một thầy giảng Kinh Koran vì ông này bày tỏ sự hả hê khi thấy Trung Quốc gặp nạn và mong mỏi cho quốc gia này còn thê thảm hơn nữa.

Giáo sĩ Hồi giáo Ilyas Sharafuddin nói trong một bài giảng được thu âm rằng sự bùng phát coronavirus là một “hình phạt của Allah đối với Trung Quốc vì đã ngược đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ”. Giáo sĩ Ilyas nói rằng “Người Trung Quốc đã đe dọa người Hồi giáo và cố gắng hủy hoại cuộc sống của 20 triệu anh chị em của chúng ta. Người Hồi giáo bị ép uống rượu, đền thờ Hồi giáo của họ bị phá hủy và Sách Thánh của họ bị đốt cháy. Trung Quốc nghĩ rằng không ai có thể thách thức họ, nhưng Allah mạnh nhất đã trừng phạt họ.”

Giáo sĩ Hồi giáo Ilyas Sharafuddin, cư ngụ tại thành phố Hyderabad, là thủ phủ bang Telangana của Ấn Độ, nói thêm rằng “Người La Mã, Ba Tư và Nga, là những người kiêu ngạo và chống lại Hồi giáo”, tất cả đều bị Allah hủy diệt.


Source:USA Today
 
Tình cảnh bi thảm của Giáo Hội tại Trung Quốc theo nhận định của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:34 20/02/2020
Hôm 11 tháng Hai, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên giám mục Hương Cảng đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Quốc Hội Hoa Kỳ trên Đồi Capitol ở Washington, DC. Sau cuộc gặp gỡ đó, Đức Hồng Y đã dành cho Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, một cuộc phỏng vấn, trong đó ngài đã thảo luận về tình hình Giáo hội tại Trung Quốc, thỏa thuận của Tòa Thánh với chế độ cộng sản này, và mối quan hệ của ngài với Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của Đức Hồng Y với CNA. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

CNA: Thưa Đức Hồng Y, xin Đức Hồng Y cho chúng con biết về tình hình của Giáo hội tại Trung Quốc?

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân: Giáo Hội đang bị đàn áp ở Trung Quốc ngày càng bi đát hơn. Cả Giáo hội chính thức, và Giáo Hội thầm lặng. Trên thực tế, Giáo Hội thầm lặng phải chịu số phận bi đát là biến mất dần. Tại sao? Bởi vì ngay cả Tòa thánh cũng không giúp họ. Các giám mục lớn tuổi đang hấp hối, chỉ còn không đến 30 giám mục trong Giáo hội thầm lặng và không có linh mục mới nào được thụ phong.

Nhưng chúng tôi hy vọng rằng người Công Giáo Trung Quốc có thể giữ vững niềm tin trong gia đình của họ - vì vậy chúng tôi thường nói với họ, ‘anh chị em hãy quay lại các hang toại đạo!’

“Ngay cả trong Giáo Hội chính thức, các tín hữu cũng bị kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn. Trên nóc nhà thờ người ta bảo họ phá hủy cây thánh giá đi, còn bên trong nhà thờ, người ta bắt họ trưng bày hình ảnh của Tập Cận Bình, có lẽ không phải ở giữa gian cung thánh, nhưng ở một nơi trang nghiêm nào đó. Bây giờ họ phải có cờ cộng sản trong nhà thờ, họ phải hát quốc ca.

Những trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào nhà thờ, không được phép tham gia bất kỳ hoạt động tôn giáo nào. Lễ Giáng sinh bị cấm, trong cả nước. Ngay cả Kinh thánh cũng bị dịch lại, theo tư duy chính thống của Cộng sản. Vì thế, bây giờ chúng ta thấy cộng sản ngày càng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với Giáo hội, và thực sự đang có một lời than van lan rộng trong toàn Giáo hội.

Bây giờ, tôi không dám liên lạc trực tiếp với bất cứ ai ở Trung Quốc - vì quá nguy hiểm cho họ. Nhưng đôi khi người này người khác có thể đến Hương Cảng, để gặp gỡ tôi và khóc với tôi, họ nói ‘chúng ta có thể làm gì đây?’ Tôi nói ‘Tôi còn có thể làm gì cho anh chị em? Tôi không thể làm gì được. Tôi không có tiếng nói ở Vatican, đơn giản là không có.’

CNA: Thưa Đức Hồng Y, ngài đã công khai chống lại mối quan hệ của Tòa Thánh với nhà nước Trung Quốc, điều này có ảnh hưởng đến mối quan hệ của ngài với Đức Thánh Cha Phanxicô không?

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân: Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ tình cảm đặc biệt với tôi. Trong các cuộc phỏng vấn, họ hỏi ngài ‘Đức Thánh Cha nghĩ gì về Hồng Y Trần Nhật Quân?’ và Đức Giáo Hoàng nói ‘Ngài là một người tốt, nhưng có lẽ hơi sợ hãi, vì tuổi tác của ngài’ Bạn muốn hỏi tôi bao nhiêu tuổi à? Tôi đã già, tôi 88 tuổi, nhưng tuổi tác giúp tôi không còn sợ hãi nữa. Bởi vì tôi không còn gì để đạt được, và cũng chẳng còn gì để mất.

Tình hình ở Trung Quốc là rất xấu. Và người gây nên nông nỗi này không phải là Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng không biết nhiều về Trung Quốc. Và ngài có thể có một số thiện cảm với những người cộng sản, bởi vì ở Nam Mỹ, trong những người cộng sản cũng có những người tốt, những người biết đau khổ trước bất công trong xã hội. Nhưng cộng sản Trung Quốc không phải như thế. Họ là những kẻ bắt bớ dân lành vô tội. Vì vậy, tình hình là, trên phương diện con người mà nói, chẳng có chút hy vọng gì đối với Giáo Hội Công Giáo: Những người cộng sản luôn luôn đàn áp Giáo hội, nhưng bây giờ oái oăm là các tín hữu Công Giáo không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ Vatican. Vatican đang giúp bọn cầm quyền, đầu hàng, trao mọi thứ vào tay chúng.

Vì vậy, chân thành mà nói, tôi không có vấn đề với Đức Giáo Hoàng. Nhưng tôi có vấn đề với Đức Hồng Y Pietro Parolin. Bởi vì những điều tồi tệ này từ ngài mà ra. Từ chính ngài. Đến nay, vẫn như vậy, ngài vẫn rất lạc quan về cái chính sách gọi là ‘Ostpolitik’, tức là chính sách thỏa hiệp. Nhưng bạn không thể thỏa hiệp với họ: vì họ chỉ muốn bạn đầu hàng hoàn toàn - chủ nghĩa cộng sản là như thế.

CNA: Thưa Đức Hồng Y, sau thỏa thuận năm 2018 giữa Tòa thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm giám mục, các thành viên của Giáo hội thầm lặng dường như đã chịu những áp lực mới của bọn cầm quyền, ngài có thấy như thế không?

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân: Tôi nghĩ rằng trường hợp rõ ràng nhất liên quan đến một Giám Mục ở Phúc Kiến, là Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦).

Bây giờ, họ hợp pháp hóa cho 7 giám mục bất hợp pháp, là các giám mục ly khai, các giám mục bị vạ tuyệt thông. Nhưng điều đã xảy ra là, ở hai trong số bảy giáo phận đó, cũng có hai Giám Mục thầm lặng được Tòa Thánh bổ nhiệm. Họ là các Giám Mục hợp pháp nhưng Rôma lại yêu cầu họ phải từ chức. Bây giờ cả hai vị chịu bước xuống, rồi thì sao?

Một vị ở Phúc Kiến được hứa hẹn rằng ngài sẽ được công nhận là Giám Mục Phụ Tá, dù bị giáng cấp, nhưng vẫn là giám mục. Thế là ngài chấp nhận. Nhưng sau đó, bọn cầm quyền Trung Quốc nói ‘không, chúng tôi chưa bao giờ công nhận ông là giám mục. Ông phải ký vào tài liệu này.’ Và tài liệu đó nói ‘Tôi đã chấp nhận Giáo hội độc lập.’ Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm nói ‘không, tôi không thể ký vào đó được.’ Thế là ngài chưa được công nhận là giám mục.

Thời gian gần đây, những tin tức từ Hoa Lục cho biết ngài bị đuổi ra khỏi Tòa Giám Mục và phải ngủ đầu đường xó chợ bởi vì họ nói ‘tòa nhà của bạn không an toàn. Nó vi phạm quy định phòng cháy.’

Có người cho rằng có thể có chút cường điệu khi nói ngài phải ngủ đầu đường xó chợ. Nhưng thực ra đó là sự thật, vì chính phủ không cho phép bất cứ ai chứa chấp ngài. Bây giờ trong giáo phận đó, Giáo Hội thầm lặng có đến 80% các linh mục và các tín hữu. Giáo hội chính thức chỉ có một số ít linh mục, và vị Giám Mục, là Giám Mục thực sự, hiện nay thậm chí không được công nhận là Giám Mục Phụ Tá. Kinh khủng thật.

Cho nên, trong thỏa thuận này, Vatican mất tất cả, và chẳng được cái gì. Tôi không thể hiểu tại sao họ lại làm điều đó. Tôi chắc chắn rằng Đức Giáo Hoàng có ý định tốt là giành cho được một không gian, một chút không gian để có thể thở nổi và rồi có thể một ngày nào đó chúng ta có thể có được điều gì đó tốt hơn chăng. Nhưng còn Hồng Y Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ngài biết rất rõ cộng sản là ai, và không có cách nào để mặc cả với cộng sản, lại đi làm một việc chẳng đem lại được điều gì.

Tôi luôn luôn nói “anh chị em có thể tưởng tượng ra được cái cảnh Thánh Giuse đi thương thuyết với Hêrôđê để cứu hài nhi Giêsu bé bỏng không?” Không đời nào. Bạo chúa ấy chỉ muốn giết Chúa Hài Đồng.


Source:Catholic News Agency
 
Bác sĩ Anh Hùng Lý Văn Lương có phải là người Công Giáo không?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:32 20/02/2020
Bác sĩ Lý văn Lương (Li Wenliang - 李文亮), là bác sĩ đầu tiên đưa ra cảnh báo về coronavirus và công an Trung Quốc đã bắt anh phải im lặng. Anh đã chết trong bệnh viện sau khi nhiễm bệnh từ các bệnh nhân. Cái chết của anh - đầu tiên bị bọn cầm quyền phủ nhận, sau đó được cả truyền thông nhà nước thừa nhận - đã gây ra những lời bình luận dữ dội trên mạng, ngay cả khi công an internet cố gắng xóa sạch những lời bình luận này.

Tháng 12 năm ngoái, vị bác sĩ 34 tuổi này đã gửi tin nhắn cho các đồng nghiệp của mình để cảnh báo về một loại virus tương tự như virus Sars. Nhưng công an internet đã ngay lập tức can thiệp và cáo buộc anh ta “tung tin đồn” gây rối trật tự công cộng. Sau đó, anh bị nhiễm virus và bị cô lập tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán.

Tin tức về cái chết của bác sĩ Lương đã xuất hiện vào khoảng 9h30 tối ngày thứ Năm 6 tháng Hai, thoạt đầu cũng được các phương tiện truyền thông của đảng cộng sản, như tờ Hoàn cầu Thời báo, và tờ Nhân dân đưa tin. Nhưng nhiều giờ sau đó, tin tức này đã bị phủ nhận, nói rằng bác sĩ Lương thực sự đang được điều trị đặc biệt. Các nhà báo và các bác sĩ nói rằng các thành viên của chính phủ đã đến bệnh viện, buộc mọi người phải thay đổi bản tin của họ, nói rằng bác sĩ vẫn còn sống. Nhưng khoảng 3 giờ sáng, các bác sĩ đã quyết định thông báo cái chết của anh.

Cái chết của anh tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán đã gây ra một loạt các bình luận ca ngợi anh là một “anh hùng thường nhật”, người đã hy sinh mạng sống của mình cho người dân, trái ngược với “các thủ lĩnh béo tốt”, là những người đã dấu nhẹm tin tức về virus trong hơn 40 ngày, vì chỉ quan tâm làm sao duy trì “sự ổn định” và sức mạnh của họ. Không khí chung là một sự đau buồn và phẫn nộ.

Tuy nhiên, sau khi mạng WeChat của Trung Quốc đăng một bài thơ được cho là của anh trước khi qua đời, đã có những thay đổi trong tâm tình của các tín hữu Kitô Trung Quốc đối với biến cố này.

Bài thơ rất dài, xin chỉ trích những câu cuối:

Xin tạm biệt những người tôi yêu mến.
Xin chia tay Vũ Hán, quê hương tôi.
Tôi hy vọng rằng sau cơn thảm họa,
Có ai đó sẽ một lần nhớ đến,
Có người đã cố gắng cho họ biết sự thật càng sớm càng tốt.
Cố gắng cho bạn biết sự thật càng sớm càng tốt.
Tôi hy vọng rằng sau cơn thảm họa,
Người ta học được cách đứng cho thẳng,
Không còn để những người tử tế,
Phải chịu đau khổ vô tận,
Và nỗi buồn bất lực.
Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp,
đã chạy hết chặng đường,
đã giữ vững niềm tin.
Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính (2 Ti-mô-thê 4:7-8a)

Với việc công bố bài thơ này, cộng đồng Kitô hữu trực tuyến đã có một bức tranh khác. Nhiều nhóm Kitô hữu WeChat đang chuyển tiếp cho nhau tin nhắn theo đó bác sĩ Lương là một thầy thuốc Kitô hữu, như Thánh Luca trong Kinh thánh.

Các Kitô hữu trên Internet nói với nhau một cách sôi nổi như thể đây không phải là lúc để bày tỏ sự đau buồn mà là lúc để hát Allelujah, để ca ngợi khoảnh khắc tuyệt vời của tình yêu Chúa. Tờ China Christian Daily nhận xét rằng “Tin tức mới nhất này, bác sĩ Lương là người anh em trong Chúa Kitô của chúng ta, khiến nhiều người vui mừng như vừa khám phá ra một thế giới mới.”

Trên mạng Vi Bác (Weibo - 微博), một mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc, đã xuất hiện các tweet nóng bỏng, nâng việc tưởng niệm vị bác sĩ này lên một tầm cao tâm linh, chẳng hạn, có những tweet nói rằng bác sĩ Lương đã “vinh quang trở về ngôi nhà trên thiên đàng của mình”, “anh đã yên nghỉ trong vòng tay của Chúa”. Nhiều người cũng cho rằng chứng tá anh hùng của anh là một cơ hội tốt để truyền giáo.

Nhiều độc giả hỏi chúng tôi, bác sĩ Lương có phải là người Công Giáo không? Chúng tôi đã đem chuyện này trao đổi với các đồng nghiệp Hương Cảng tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thánh Linh, gọi tắt là HSSC.

Câu trả lời chúng tôi nhận được từ HSSC cho đến nay, trước khi thu hình chương trình này là:

Trong những năm gần đây, số Kitô hữu Trung Quốc đã tăng lên đáng kể. Trước năm 1949, là thời điểm cộng sản chiếm được Hoa Lục, có 4 triệu Kitô hữu (3 triệu là người Công Giáo và 1 triệu là người Tin lành). Con số này đã đạt đến 47 triệu, theo các thống kê của bọn cầm quyền Bắc Kinh. Nhiều nghiên cứu độc lập cho thấy ít nhất phải có 67 triệu Kitô hữu. Kitô giáo được cho là tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 7%. Tuy nhiên, các nhóm Tin Lành phát triển mạnh hơn Công Giáo, thu hút đặc biệt những người trẻ.

Nếu bài thơ ấy thực sự là của bác sĩ Lương thì có thể cho rằng anh là một Kitô hữu. Nhưng anh là người Công Giáo hay Tin Lành thì vô phương mà biết được. Trong điều kiện bị bách hại rất cam go tại Trung Quốc, đặc biệt là trong tỉnh Hồ Bắc, phần lớn các Kitô hữu đều sinh hoạt trong các Giáo Hội thầm lặng. Nói nôm na là hoạt động như các hội kín. Cho nên, ngay cả câu hỏi đơn giản nhất là có bao nhiêu người Công Giáo thuộc tổng giáo phận Hán Khẩu, trong tỉnh Hồ Bắc với dân số 57 triệu dân này, cũng không có câu trả lời.

Chúng ta chưa có điều kiện để biết bác sĩ Lương có phải là người Công Giáo hay không. Nhưng có thể hy vọng mãnh liệt rằng giờ đây anh đã được an nghỉ trong vòng tay Chúa.