Ngày 15-02-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Những vụ án của phép hôn phối - một thách đố mới
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
18:42 15/02/2011
NHỮNG VỤ ÁN CỦA PHÉP HÔN PHỐI - MỘT THÁCH ĐỐ MỚI

(Marriage Cases or Annulments)

“Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly.” (Mt. 19:6). “Hôn phối đã được thành nhận và hoàn hợp (“ratum et consummatum” hay “ratified and consummated”) không thể bị tháo gỡ bởi một quyền bính nhân loại hay một nguyên do nào, ngoài sự chết.” (Giáo Luật, điều 1141). Với lời giảng dạy của chính Chúa Kitô và luật điều của giáo hội ghi trên, người ta không thể nào làm mất đi tính chất gía trị hay hữu hiệu (valid - thành) và hợp lệ (licit - nên) của phép hôn phối Công Giáo.

Tuy nhiên, có những trường hợp mà phép hôn phối, tự bản tính, đã không hữu hiệu vì lý do này hay lý do khác. Ở những trường hợp đó, giáo hội đã cho phép các tín hữu được quyền thỉnh nguyện tòa án hôn phối (Tribunal) của giáo phận, tái xét trường hợp hôn nhân của mình. Sau một thời gian, trung bình khoảng18 tháng, nhanh hay chậm còn tùy ở mỗi giáo phận, điều tra và thẩm định các dữ kiện qua “canonnical jurisprudence” (việc hiểu và áp dụng giáo luật), tòa án hôn phối có thể tuyên bố là phép hôn phối đó đã vô hiệu (invalid) ngay từ bản tính. Do đó, người tín hữu sẽ được nhận bí tích hôn phối với người khác cách hoàn hảo hơn, có khi được gọi nôm na là “tái hôn.”

Mục đích của bài này là trình bày những lý do được giáo hội kể là chính đáng để giải quyết các trường hợp hôn phối, đồng thời giúp người tín hữu giáo dân nhìn thấy quyền lợi của mình và những cơ hội có thể được tòa án hôn phối tuyên xử rằng phép hôn phối đã lãnh nhận là vô hiệu tự bản tính.

Ðể hiểu vấn đề nhiều hơn, đề nghị quí độc giả tìm đọc thêm những tài liệu giá trị như các quyển “Annulments” của Linh Mục Lawrence G. Wrenn do Cannon Law Society of America (CLSA) xuất bản; “The Tribunal Reporter, bộ I, do Adam J. Maida diễn giải và cũng do CLSA xuất bản; “Marriage, Divorce and Nullity” sách hướng dẫn thủ tục xin toà án hôn phối xét xử các trường hợp hôn nhân, do Ðức Giám Mục Geoffrey Robinson viết.

Qua những tài liệu nói trên, cũng như từ chính bộ giáo luật, người ta có thể ghi nhận những lý do chính để tòa án hôn phối thẩm định các trường hợp. Thứ nhất là lý do bất lực (impotence), về cả phía nam lẫn nữ (GL điều 1084). Thứ hai, hoàn toàn giả vờ (total simulation. Ðiều 1101). Thứ ba, nhất định không muốn có con (1055 và 1061). Thứ tư, loại bỏ tính cách vĩnh viễn của hôn nhân (exclusion of perpetuity. 34, 809; 48, 256). Thứ năm, bất trung (exclusion of fidelity). Thứ sáu, áp lực và sợ hãi (1103). Thư bảy, mắc các bệnh tâm thần (psychoses), phản xã hội tính (sociopathy), đồng tính luyến ái (homosexuality), bệnh ngoài da, hay có cảm giác bất thường (hyperaesthesia), bệnh nghiện rượu v.v.. Sau này, một số lý do nữa đã được ghi thêm như bệnh động kinh (epilepsy), sự thiếu trưởng thành (Immaturity), thần kinh bị qúa giao động (depressive neurosis), và có những điều làm cho hôn phối bất thành từ phía nạn nhân (error and defective convalidations).

1. Trường hợp bất lực (GL. điều 1084)

a. “Bất lực để giao hợp, có trước khi kết hôn và vĩnh viễn, hoặc về phía người nam, hoặc về phía người nữ, dù tuyệt đối, dù tương đối, tự bản tính của nó khiến cho hôn phối vô hiệu.”

b. “Nếu ngăn trở bất lực có tính cách hoài nghi, dù hoài nghi về luật hay về sự kiện, thì không nên ngăn cản hôn phối hay tuyên bố vô hiệu bao lâu còn hồ nghi.”

c. “Sự son sẻ không ngăn cấm cũng không tiêu hủy hôn phối, không kể quy định của điều 1098” (lường gạt để kết hôn).

2. Gỉa vờ (total simulation. GL 1101)

a. “Sự ưng thuận bên trong của tâm hồn được suy đoán là tương hợp với những lời lẽ và cử chỉ bộc lộ lúc kết hôn.”

b. “Tuy nhiên, nếu một bên hay cả hai bên, do một hành vi tích cực của ý chí, lọai bỏ chính hôn phối hay một yếu tố chính yếu nào, hoặc một đặc tính chính yếu nào của hôn phối, thì việc kết hôn vô hiệu.”

3. Không muốn có con (contra bonum prolis, GL 1055 và 1061)

a. (1055): “Do giao ước hôn phối, người nam và người nữ tạo nên với nhau một cuộc thông hiệp trọn cả cuộc sống. Tự bản tính, giáo ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng giáo ước hôn phối giữa những người đã được chịu phép rửa tội lên hàng bí tích.”

b. “Bởi vậy, giữa những người đã chịu phép rửa tội, không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích.”

c. (1061): “Hôn phối hữu hiệu giữa những người đã chịu phép rửa tội được gọi là chỉ mới thành nhận (ratified), nếu chưa có sự hoàn hợp (hay “giao hợp,” consummated); hôn phối là thành nhận và hoàn hợp khi đôi bạn đã giao hợp với nhau một cách hợp với nhân tính. Sự giao hợp là hành động hướng đến việc sinh con cái, tức là một mục tiêu tự nhiên của hôn nhân, và do hành dộng ấy, đôi bạn trở nên một xác thể.”

d. “Sau khi đã cử hành hôn phối, nếu đôi bạn đã sống chung với nhau thì sự hoàn hợp được suy đoán (là đã có) cho đến khi chứng minh ngược lại.”

e. “Hôn phối vô hiệu được gọi là gỉa định, nếu đã được cử hành với sự ngay tình, ít ra là của một bên, cho đến khi cả hai bên biết chắc chắn về sự vô hiệu của hôn phối.”

4. Loại bỏ tính cách vĩnh viễn của hôn nhân (contra bonum sacramenti)

Xin xem lại GL 1101 về sự thực tâm. Sự “vĩnh viễn” của hôn phối được hiểu là trọn đời, không thể chấm dứt và được gọi là “bonum sacramenti.” Sự vĩnh viễn thuộc về bản tính của hôn phối, thể hiện qua các điều 1056, 1057 và 1134.

5. Bất trung (contra bonum fidei)

Cũng nằm trong điều 1101. Một vài thí dụ dẫn chứng: Ðược gọi là bất trung nếu một người kết hôn nhưng vẫn có chủ tâm rằng anh/chị ta sẽ có người tình khác khi cơ hội xảy đến. Hay một người có chủ tâm chỉ trung thành với vợ/chồng mình khi người phối ngẫu còn duyên dáng và làm cho mình thích mà thôi. Hoặc một người đã lập gia đình nhưng vẫn dành nhiều thì giờ hơn với cả vợ/chồng mình để đi lại, thăm viếng cách công khai với người tình cũ của mình.

6. Áp lực và sợ hãi (GL 1103)

“Hôn phối sẽ vô hiệu nếu được kếp lập vì áp lực hay sợ hãi trầm trọng do một nguyên cớ ngoại tại (bên ngoài), mặc dù không chủ ý trực tiếp gây ra, nhưng để thoát khỏi nó, người ta bị bó buộc đành phải lựa chọn kết hôn.”

Áp lực (Vis hay force) là sự cưỡng chế (coactio moralis) làm thay đổi ý chí dưới sự đe dọa của một sự dữ trong một cách mà ở tình trạng bình thường ý chí không thể chấp nhận được.

Sợ hãi (Metus) là sự dọa nạt (trepidatio mentis), hậu qủa của áp lực. Ðể phép hôn phối không có hiệu lực, sự sợ hãi phải trầm trọng (grave), ngoại tại (extrinsic), và có nguyên cớ (causative).

7. Các bệnh tâm thần

GL 1095: “Những người sau đây không có khả năng kết hôn:

a. (Lack of Due Reason) “Những người thiếu khả năng xử dụng trí khôn một cách vừa phải.”

b. (Lack of Due Discretion) “Những người thiếu sót trầm trọng trong sự nhận định về những quyền lợi và bổn phận thiết yếu của việc trao ban và đón nhận trong hôn nhân.”

c. (Lack of Due Competence) “Những người vì lý do tâm lý, không thể đảm nhận những nghĩa vụ thiết yếu của hôn nhân.”

8. Sự thiếu hiểu biết (Ignorance, GL 1096)

a. “Ðể có sự ưng thuận kết hôn, điều cần thiết là hai người kết hôn phải biết ít ra rằng: Hôn nhân là đời sống chung vĩnh viễn giữa người nam và người nữ, nhằm đến việc sinh sản con cái bằng việc giao hợp sinh lý cách nào đó.”

b. “Sau tuổi dậy thì, phải suy đoán là họ đã biết những điều đó rồi.”

9. Hôn phối bất thành từ phía nạn nhân (Imposed error hay error dolosus. GL 1098)

“Ai kết hôn do một sự (bị) lường gạt được bày ra vì mưu chước để cho mình ưng thuận, nếu sự lường gạt ấy liên hệ đến một tư cách của người bạn, mà tự nó, tư cách này có thể làm phiền nhiễu nặng nề cuộc sống chung của vợ chồng, thì sự kết hôn đó vô hiệu.”

Trường hợp này, không phải người lường gạt nhận một hôn phối vô hiệu, nhưng chính nạn nhân (người bị lường gạt) đã nhận một hôn phối vô hiệu.

VỚI ANH EM GIÁO SĨ

Xã hội Việt Nam từ ngàn đời vẫn giữ gìn những truyền thống đạo đức cao đẹp của tình nghĩa phu thê và lấy chữ Trung, Trinh, Hiếu, Nghĩa làm đầu. Giáo hội Công Giáo càng phù hợp hơn với những giáo huấn về sự ràng buộc chặt chẽ trong phép hôn phối. Vấn đề li dị đã ít khi là mối bận tâm của giáo hội. Những tòa án hôn phối ở các địa phận được thành lập theo giáo luật, nhưng việc phải xét xử một trường hợp hôn phối đã rất họa hiếm.

Tuy nhiên, từ ngày dân Việt nói chung, giáo hữu Công Giáo nói riêng ra sống ở nước ngoài mà hầu hết là ở những nước thuộc Âu, Mỹ hay Úc châu, theo truyền thống văn hóa phương Tây, việc li dị đã trở thành một vấn đề lớn. Ðiều này đã khiến một vài linh mục quản nhiệm các cộng đoàn người Việt Công Giáo (đặc biệt là những vị đã thụ phong LM ở bên nhà) ít nhiều bị bối rối. Một vấn đề qúa mới đối với các ngài, mặc dù trên thực tế nó đã không mới chút nào hết. Khi còn ở chủng viện, các ngài đã được huấn luyện về các trường hợp hôn phối, nhưng học mà không phải hành, nên đến khi thình lình phải đương đầu với vấn đề này, có người đã bị hụt hẫng và không biết phải giải quyết ra sao.

Thêm vào đó, còn là lương tâm nhiệm nhặt của các ngài, một phần do ảnh hưởng nếp văn hóa, truyền thống cổ kính của dân tộc. Trong qúa khứ ở quê nhà, thỉnh thoảng có giáo dân nào “lỡ” li dị, thì lập tức bị gán cho chữ “rối” và hầu như đương nhiên bị đẩy ra ngoài lề giáo hội. Đa số những người đó chẳng bao giờ được sống lại đời sống bí tích, nhiều khi cho đến lúc chết! Hơn nữa, có linh mục đã nghĩ rằng vào trường hợp này, các ngài vẫn có quyền “xử” theo phán đoán riêng của mình, chứ không phải theo quyền lợi đáng được hưởng của người giáo dân. Vấn đề ở đây là trách nhiệm của vị linh mục trước nhu cầu thiêng liêng của các giáo dân. Vị linh mục chính xứ, quản nhiệm hay bất cứ linh mục nào khi được yêu cầu, đều có bổn phận giúp đỡ người giáo dân đang muốn xin tòa án hôn phối tái xét trường hợp hôn nhân của mình. Có thể họ sẽ được tòa tuyên bố rằng hôn phối trước của họ đã vô hiệu từ bản tính, có thể là không; nhưng đây không phải là “quyền phán xét” của cha, mà là quyền của tòa án hôn phối. Vị linh mục được nhờ, trong trường hợp này sẽ chỉ là “luật sư” (Procurator-Advocate) giúp đỡ người tín hữu của mình.

Dĩ nhiên, cha sở có quyền lấy lý do này hay lý do khác để tránh né trách nhiệm về các vụ án hôn phối; nhưng con chiên của ngài sẽ phải chạy tìm sự giúp đỡ của một chủ chăn khác! Nếu không, họ sẽ trở thành chiên lạc. Nếu họ trở thành chiên lạc, ai sẽ là người chịu trách nhiệm tìm kiếm, đưa họ về đàn? Nếu không phải là chính chủ chăn của họ?

Trong lần nói chuyện với một LM người Việt đang làm việc trong toà án hôn phối của một giáo phận ở Mỹ, người viết bài này đã tâm sự rằng mình gặp trường hợp một đôi hôn phối xin “annulment” đã ba năm mà không thấy cha quản nhiệm “nói” gì hết. Cứ mỗi lần nhắc đến thì cha bảo rằng “đang lo.” Cuối cùng khi được gạn hỏi thì cha đó lôi tập hồ sơ từ ngăn kéo của ngài trao lại cho họ và nói, “Thôi các con tìm cha nào lo cho thì lo, cha bận lắm không lo được!” Hồ sơ của họ đã “ngủ quên” trong ngăn kéo của ngài đến ba năm! Vị LM người Việt nói trên đáp lại trong sự ngạc nhiên hơn của người viết: “Anh không biết đâu, em đang phải lo cho một vụ đã bị “dìm” đến năm năm rồi!” Thái độ tắc trách của những linh mục nói trên dĩ nhiên là không thể chấp nhận được.

Người mục tử kêu mời, khuyến khích và ngay cả thách đố giáo dân của mình sống và thực hành đức tin, nhưng người mục tử nhất định không khi nào lại trở thành vật cản, gây trở ngại cho những giáo dân của mình muốn sống đời sống bí tích (sacramental life.) Giáo luật là lề luật chung của giáo hội hoàn vũ, áp dụng bình đẳng, hữu hiệu và hợp lệ trên khắp thế giới, trong mọi giáo hội địa phương (quốc gia), cho tất cả các sắc dân và đến từng giáo hữu. Nói khác đi điều đó hay tìm cách lý giải với mục đích trốn tránh trách nhiệm là không tuân phục, là không chấp hành giáo luật vậy!

VỚI ANH CHỊ EM GIÁO DÂN

Người tín hữu giáo dân, nhất là dân Việt, ít khi được nghe nói đến “quyền lợi” của mình. Nhưng ở đây, thực sự anh\chị có “quyền” được thỉnh nguyện xin tòa án hôn phối thẩm định trường hợp hôn nhân của mình. Dĩ nhiên, tòa có thể tuyên bố thuận cũng như nghịch, nhưng việc đưa vấn đề ra tòa là quyền của anh\chị, và cha sở của anh\chị sẽ có trách nhiệm giúp đỡ anh\chị đến nơi đến chốn. Nếu ngài từ chối giúp đỡ, anh\chị có thể xin một vị linh mục khác, nên trong cùng một địa phận, để lo cho anh\chị. Ðôi khi một giáo dân cũng có thể được ủy thác làm công việc này (Proxy-Advocate). Tốt nhất, nên liên lạc với tòa án hôn phối (Tribunal) của giáo phận mình để nhận thêm những hướng dẫn. Hiện nay tại nhiều giáo xứ, đặc biệt giáo xứ Mỹ, có những “chuyên viên” (đã được huấn luyện) tình nguyện giúp các giáo hữu viết đơn, thu thập hồ sơ… chuẩn bị cho trường hợp hôn phối của họ. Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng cho tòa án hôn phối rất nhiều và các “vụ án” cũng được giải quyết nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, người viết bài này không bao giờ chủ trương khuyến khích li dị. Ðây là một tiến trình không bao giờ đem lại nguồn vui cho các đôi hôn phối. Chỉ khi nào vấn đề trở nên bất khả kháng và đã xảy ra, các đôi hôn phối đã gãy đổ mới nên nghĩ đến việc tái xét trường hợp hôn phối của mình, để có thể được tiếp tục sống đời sống bí tích của một tín hữu Công Giáo. Đặc biệt, không bao giờ nên tìm hiểu xem hôn nhân của mình có hữu hiệu (valid) hay không, để “lỡ ra” sau này còn có thể xin tái xét! Nên nhớ rằng sau khi đã kết hôn, nếu có một lý do chính đáng cho thấy phép hôn phối trên đã không hữu hiệu (Trường hợp giả định. Thí dụ như đã có sự lừa dối) nhưng đôi hôn phối, nhất là nạn nhân, vẫn tha thứ và chấp nhận, thì phép hôn phối đó vẫn hữu hiệu (GL 1061).

Ðã nhiều lần, kẻ viết bài này được nghe cùng một câu nói có cùng một âm điệu bi ai và tiếc nuối như nhau: “Cha ơi, ước chi con được sống lại đời mình thì con sẽ chẳng bao giờ li dị người chồng/vợ đầu tiên của con!” Những người đã có một lần gãy đổ hôn nhân, thường hay bị thêm những lần thất bại nữa. Mong anh\chị suy nghĩ thật chín chắn và cầu nguyện thật nhiều trước khi làm sự quyết định trọng đại này.

LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nước Úc chuẩn bị trung tâm hành hương tại Rôma
Bùi Hữu Thư
08:36 15/02/2011
ROME (CNS) – Đức Hồng Y George Pell tổng giáo phận Sydney quan sát sự tiến triển của một dự án xây cất rất táo bạo tại Rôma, giữa những máy trộn xi măng, thợ nề xây gạch, và các tấm đá cẩm thạch dùng làm sàn nhà;.

Ngài nói với các du khách: "Bây giờ, ở dưới này sẽ có một khu nhà hàng bán thức ăn, và du khách sẽ có thể ăn uống ngoài trời.” Ngài chỉ tay xuống một cái hố nơi đã được đặt nền móng cho một phòng ăn sáng.

Đức Hồng Y rất vui mừng khi được nghe biết là, mặc dầu có sự khám phá ra một bức thành cổ La mã trong khi đào hố, công trình xây phòng ăn sáng vẩn được xúc tiến như đã được hoạch định.

Khi được khai trương vào mùa thu năm nay, "Domus Australia" sẽ cung cấp phòng trọ cho 80 khách hành hương, một trung tâm thông tin cho du khách, và Thánh Lễ hàng ngày trong một nhà nguyện được trùng tu, nằm ngay trong khuôn viên.

Đây là một trung tâm hành hương quốc gia đầu tiên được xây cất tại Rôma, sau một thời gian rất lâu dài, và người Úc phải đối phó với một danh sách rất nhiều khó khăn tại một quốc gia mà giá cả vật liệu và nhân công gia tăng khủng khiếp hàng năm, và những chậm trễ về xây cất được coi như là một tình trạng bình thường của các hoạt động kinh doanh.

Thăm viếng điạ điểm này vào giữa tháng Hai, 2011, Đức Hồng Y Pell được thấy rất nhiều điều làm cho ngài vui mừng: Với trên 80 nhân công làm việc toàn phần, trung tâm sẽ hoàn tất đúng hạn kỳ và trong vòng ngân sách dự trù.

Đức Hồng Y nói: "Chúng tôi thiết lập trung tâm hành hương này để tăng cường những mối tương quan giữa Nước Úc, một nơi hết sức xa xôi với Giáo Hội Rôma xưa cổ.”

Ngài nói: “Bằng cách cung cấp những nguồn tư liệu thiêng liêng và tin liệu về tôn giáo, mục đích của trung tâm là khuyến khích các du khách trở nên các người hành hương.”
 
Phong trào chống Giáo Hội Công Giáo tại Đức và Italia thời Phục Hưng
Linh Tiến Khải
10:42 15/02/2011
Một số nhận định của ông Manuel Borutta, giáo sư sử học người Đức về các lựa chọn chống giáo sĩ trong thời Phục Hưng của Âu châu

Trong các tháng qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mạnh mẽ tố cáo các vụ bách hại các tín hữu Kitô đó đây trên thế giới, và khuynh hướng bài Kitô giáo trong chính các quốc gia âu châu có nền văn hóa Kitô. Phong trào tục hóa và chủ trương duy đời cực đoan ngày càng lan tràn tại Âu châu khiến cho các giới lãnh đạo chính trị của đại lục này không chỉ thờ ơ với Kitô giáo, mà còn tìm mọi cách gạt bỏ Kitô giáo ra khỏi cuộc sống xã hội nữa. Nhân danh nguyên tắc tách rời tôn giáo và nhà nước, họ muốn bịt miệng không cho Giáo Hội lên tiếng về các vấn đề của con người và của xã hội. Nhân danh chủ nghĩa duy đời cực đoan và sự tôn trọng đối với tín hữu các tôn giáo khác hay đối với những người vô tín ngưỡng, họ cấm các ngày lễ và các biểu tượng tôn giáo trong đời sống công cộng.

Trong diễn văn nói trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh ngày 10-1-2011 nhân dịp chúc mừng năm mới, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã than phiền rằng tại Tây Âu hiện nay người ta có xu hướng coi tất cả mọi tôn giáo như một nhân tố không quan trọng và xa lạ với xã hội tân tiến. Thậm chí họ còn coi tôn giáo là một yếu tố làm mất sự ổn định, và người ta dùng nhiều phương thế khác nhau để ngăn cản mọi ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống xã hội, đến độ đòi hỏi các tín hữu Kitô không được tham chiếu các xác tín tôn giáo và luân lý khi thi hành nghề nghiệp của họ, như buộc các bác sĩ y tá và nhân viên y tế cũng như một số luật sư không được nại vào quyền phản kháng lương tâm.

Trong cuốn sách tựa đề ”Chống Công Giáo. Đức và Italia trong thời đấu tranh văn hóa âu châu”, ông Manuel Borutta, giáo sư sử học người Đức tại đại học Koeln, cho rằng các lựa chọn bài giáo sĩ trong thời Phục Hưng khá giống với các lựa chọn do thủ tướng Otto van Bismarck của Đức đề ra. Đó là dùng các phương tiện truyền thông, chính trị và tôn giáo để miêu tả Giáo Hội Công Giáo như là ”mọi rợ, chậm tiến và xa lạ với tinh thần của thời tân tiến”. Đây là cuốn sách đầu tiên so sánh một cách sâu rộng cuộc đụng độ giữa thế giới công giáo và thế giới tự do trong thế kỷ XIX tại hai nước Đức và Italia.

Otto van BIsmarck làm thủ tướng Đức trong các năm 1871-1879, là người đã phát động phong trào đấu tranh văn hóa ”Kulturkampf” chống Giáo Hội Công Giáo, vì coi nó là một đe dọa đối với sự hiệp nhất của đế quốc Đức. Sau một loạt các khiêu khích ngày càng gia tăng, sự xung khắc bùng nổ hồi tháng 7 năm 1871. Ít lâu sau khi bộ nội vụ nhóm họp, thủ tướng Bismarck đã ra lệnh bắt giam hầu hết các Giám Mục Phổ. Vào tháng 11 cùng năm ông cấm các Linh Mục phát biểu về các vấn đề chính trị trong các bài giảng. Tháng 2 năm 1872 mọi trường học đều bị nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt. Vào tháng 6 cùng năm các tu sĩ bị sa thải, không được dậy học nữa. Vào tháng 12 năm đó Dòng Tên bị Nhà Nước Đức hủy bỏ, và các tương quan với Tòa Thánh bị cắt đứt. Tháng 5 năm 1873 chính quyền của thủ tướng Otto van Bismarck hạn chế sự tự do và tự trị của các giáo phận và dòng tu toàn nước Đức. Trong các năm tiếp theo bầu khí ít nóng bỏng hơn, dẫn đến các Luật làm hòa, được công bố giữa các năm 1876-1877. Và biến cố Đức Lêo XIII được bầu làm Giáo Hoàng năm 1878 góp phần vào việc giảm bớt căng thẳng trong tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Manuel Borutta, giáo sư sử học người Đức, về các lựa chọn chống giáo sĩ trong thời Phục Hưng của Âu châu. Giáo sư Borutta hiện dậy môn sử ký tại đại học Koeln bên Đức.

Hỏi: Thưa giáo sư Borutta, có thể nói rằng trong thời Phục Hưng, những gì đạo Công Giáo tại Italia đã phải gánh chịu, cũng là một cuộc đấu tranh văn hóa đích thực hay không? Nhưng đây lại là điều đã luôn luôn bị ngành sử học Italia phủ nhận hay bị lượng định trở lại, như giáo sư khẳng định trong nghiên cứu của giáo sư?

Đáp: Vâng, nó đã là như thế. Cuộc đấu tranh văn hóa đã là một hiện tượng toàn cầu liên quan tới nhiều vùng rộng lớn tại Âu châu cũng như bên châu Mỹ Latinh.

Phân tích cho cùng thì đó là một cuộc đụng độ liên quan tới vai trò và ý nghĩa của tôn giáo trong thời đại tân tiến. Sự kiện cuộc đụng độ hầu như bị hoàn toàn quên lãng tại Italia trong các chi tiết của nó, có nhiều lý do.

Một trong các lý do đó là Vấn đề Roma, duy nhất trong thứ loại của nó, đã che lấp các vấn đề hay các biến cố khác chung cho cả hai nước Italia và Đức. Lý do thứ hai đó là sau năm 1870 nhiều người Italia theo khuynh hướng tự do đã củng cố sự độc lập và chuyên biệt của họ đối với cuộc đấu tranh văn hóa Đức Phổ, để nhấn mạnh hoạt động hòa hoãn của họ. Và như thế đấu tranh văn hóa đã bị giản lược thành một đặc tính đức phổ, nảy sinh từ một sáng kiến cá nhân của thủ tướng Bismack, và không thể chuyển sang cho Italia như là phạm trù được. Như thế phần đóng góp tự do cho cuộc đấu tranh văn hóa Đức và các xung khắc có trước tại Italia đã được bỏ sang một bên.

Hỏi: Bạo lực của phong trào chống Giáo Hội Công Giáo tại Đức có mạnh mẽ hơn là tại Italia hay không thưa giáo sư?

Đáp: Trong cả hai nước đều đã có các cuộc đụng độ bạo lực giữa tín hữu công giáo và những người chống công giáo. Ngoài sự kiện trong cả hai nước đều đã xảy ra chiến tranh chống lại các quyền lực công giáo như Áo, Pháp và Nước Tòa Thánh, và một phần chúng được hiểu như là các chiến dịch chống công giáo. Tuy vậy, cuộc chiến đấu văn hóa đã khiến cho ít người bị chết, vì nó đã được thực hiện trên bình diện truyền thông, chính trị và tôn giáo.

Hỏi: Từ phía những người theo khuynh hướng tự do việc tấn công Giáo Hội đã luôn luôn được trình bầy như là sự cần thiết phải loại bỏ một chướng ngại ngăn cản sự hiệp nhất của Italia, hay ngăn cản việc tân tiến hóa nước Đức. Trái lại trong cuộc đấu tranh văn hóa Đức thành kiến tôn giáo và sự thù nghịch đối với Giáo Hội Công Giáo đã có sức nặng nào thưa giáo sư?

Đáp: Bên Đức việc đồng hóa Tin Lành với quốc gia và sự tân tiến đã có vai trò quan trọng. Người ta đã có các tâm tình mạnh mẽ chống lại Công Giáo, bắt nguồn từ thời Cải Cách. Bên Italia, trái lại, đa số những người theo khuynh hướng tự do nhắm tới việc cải cách đạo Công Giáo hơn là hủy bỏ nó. Họ chỉ đại điện cho một sự giải thích khác với đạo Công Giáo và với hàng lãnh đạo Giáo Hội. Tuy nhiên, với Cánh Tả chính trị họ đã chiếm đựơc một ảnh hưởng trên chính quyền và các đường lối chính trị cũng như trên các lực lượng có khuynh hướng triệt để và bài tôn giáo hơn, nhất là các lực lượng duy thực nghiệm. Và trong khung cảnh đó, thì từ khuynh hướng bài giáo sĩ người ta tiếp tục bước sang khuynh hướng chống lại Giáo Hội Công Giáo. Sự hiếu chiến của các lực lượng cấp tiến hướng tới chỗ chống giáo sĩ công giáo và chống lại các hình thái đặc biệt của lòng đạo đức công giáo, chứ không chống lại giới giáo sĩ và niềm tin của các tôn giáo khác. Trong nghĩa này, khuynh hướng bài giáo sĩ tại Italia đã là khuynh hướng chống lại Giáo Hội Công Giáo.

Hỏi: Giáo sư đã nghiên cứu vai trò mà giới truyền thông thời đó đã có trong việc khích động sự thù nghịch đối với Giáo Hội Công Giáo, tại Đức cũng như tại Italia. Đâu là các đề tài đã được giới truyền thông sử dụng nhiều nhất?

Đáp: Giới truyền thông thời đó sử dụng nhiều đề tài khác nhau để kích thích sự thù nghịch đối với Giáo Hội Công Giáo: từ âm mưu xuyên quốc của các tu sĩ dòng Tên cho tới chủ trương sống ăn bám và cuộc sống hưởng thụ của các nam tu sĩ, từ các khổ đau của các nữ tu bị nhốt trong tu viện cho tới việc điều kiện hóa cuộc sống tinh thần của dân chúng, của nữ giới và trẻ em, cho tới việc xưng tội như là sự vi phạm chuyện thân thiết kín đáo riêng tư của hôn nhân và sự độc lập của gia đình. Một cách đặc biệt thích hợp với chiến dịch tạo ra các gương mù gương xấu là các vi phạm luật độc thân của các linh mục. Nói chung Giáo Hội được giới thiệu như là một guồng máy của lệnh truyền và vâng lời hoàn toàn hữu hiệu. Các tu viện được miêu tả như là các tổ tội phạm và sự thối nát.

Hỏi: Giáo sư đã phân tích việc định hướng Giáo Hội Công Giáo tại Đức hay việc coi Công Giáo như là một yếu tố ”mọi rợ” và ”chậm tiến”, đông phương và xa lạ với tinh thần của sự tân tiến. Làm sao có thể khẳng định được quan điểm này, khi các vùng có truyền thống công giáo sâu đậm nhất như Baden và Bavière ngày nay lại là các bang phát triển kỹ nghệ tân tiến và giầu nhất nước Đức, và chắc chắn chúng cũng đã như thế ngay hồi thế kỷ XIX?

Đáp: Thật ra, vào thế kỷ XIX miền Nam Đức đã ít được kỹ nghệ hóa hơn miền Bắc. Tuy nhiên, các lý do sâu xa của việc ”đông phương hóa” Giáo Hội Công Giáo tại Đức là nơi tri giác tin lành về sự khác biệt công giáo, được cảm thấy như là một cái gì ngoại quốc và yếu kém hơn về mặt văn hóa. Đây lá môt tri giác bắt nguồn từ các tín hữu tin lành tự coi là được soi sáng thuộc miền Bắc nước Đức. Nó đã được óc phê bình kiểu Hegel gắn liền với chủ thuyết thơ mộng, được những người thuộc khuynh hướng dân chủ và tự do biến thành của riêng, và sau cùng qua nền luân lý đạo đức tin lành của Max Weber vào thế kỷ XIX nó đã bước vào trong việc tự ý thức của óc tân tiến tây phương.

Hỏi: Giáo sư đã viết rằng nước Thụy Sĩ là yếu tố nối liền hai cuộc đấu tranh văn hóa: cuộc đấu tranh văn hóa Đức với cuộc đấu tranh văn hóa Italia. Liên Bang Thụy Sĩ đã nắm giữ vai trò nào thưa giáo sư?

Đáp: Thụy Sĩ đã là một loại phòng thí nghiệm, qua rất nhiều tương quan cá nhân và trao đổi văn hóa với Đức và Italia. Ý niệm về cuộc đấu tranh văn hóa nảy sinh hồi năm 1840 nhằm miêu tả cuộc đấu tranh giữa tín hữu công giáo tự do thụy sĩ và các cơ quan trung ương Tòa Thánh. Tại Genève, ông Cavour hồi đó còn trẻ, đã tìm ra các lý do của sự linh hứng cho công thức ảo thuật của ông: ”Giáo Hội tự do trong quốc gia tự do”. Sau năm 1850 thẩm phán Johann Caspar Bluntschli người Zurich, cung cấp hướng đi cho các cuộc đấu tranh văn hóa trong các vùng Baden, Bavière, Phổ và Đức nói chung.

Ông Attilio Brunialti, học giả nghiên cứu luật người Torino và là dân biểu trong suốt 6 nhiệm kỳ, đã lấy lại mô thức của Bluntschli của một quốc gia ”nam tính” và của một Giáo Hội ”nữ tính”, bao hàm việc tách rời hai lãnh vực theo luật trưởng giả tách biệt nam nữ. Nhưng nước Pháp cũng góp phần ảnh hưởng của mình, chẳng hạn với các tiểu thuyết và các sách bài hàng giáo sĩ của Diderot, Michelet và Sue, hay với các châm biếm hài hước của Grandville. Việc nghiêm cứu các tương quan của các cuộc đấu tranh văn hóa của các nước khác nhau mới chỉ ở bước khởi đầu mà thôi.

(Avvenire 8-12-2010)
 
Philippine: Kitô hữu và người Hồi giáo phò sự sống chống luật phá thai
Lã Thụ Nhân
12:53 15/02/2011
Philippine: Kitô hữu và người Hồi giáo phò sự sống chống luật phá thai

Tại Manila, hơn 5.000 người thuộc mọi tôn giáo thể hiện nguyện vọng của họ đối với sự sống. Tổng thống Aquino bị cáo buộc thể hiện vai trò một cách mơ hồ, dù đã có cuộc đối thoại nghiêm chỉnh với Giáo Hội và các hiệp hội phò sự sống.

Manila (AsiaNews/Agencies) - Hơn 5.000 người Công Giáo, Tin Lành và Hồi Giáo của Phi Luật Tân đã biểu tình hôm 13/02 tại thành phố Pasay (Manila) nhằm phản đối Luật về sức khỏe sinh sản và thể hiện sự ủng hộ của họ đối với sự sống. Sự kiện này cũng có mặt các linh mục Công Giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo, bao gồm nhiều chính trị gia liên quan đến các cuộc tranh luận đang diễn ra tại Hạ Nghị Viện để thông qua luật.

"Chúng tôi cùng với các bạn bảo vệ sự sống", Fatima Aliah Dimaporo, một người Hồi Giáo và người đứng đầu huyện Lanao del Norte (Mindanao) lên tiếng. Phát biểu trước đám đông, người phụ nữ này lên án việc cổ võ các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình ở tất cả các trường học và bệnh viện trên khắp đất nước Phi Luật Tân. Bà Dimaporo nhấn mạnh rằng luật này là một nguy cơ cho sức khỏe của phụ nữ và không giải quyết được vấn đề nghèo khổ.

Theo Eric Manalang, nhà tổ chức sự kiện và là Chủ tịch Phò Sự Sống Phi Luật Tân, cho hay sự hiện diện của người Hồi Giáo và Tin Lành cho thấy rằng "lời kêu gọi chống lại dự luật về sức khỏe sinh sản không chỉ được ủng hộ bởi người Công Giáo nhưng là tất cả những người chống lại nạn phá thai và kế hoạch hóa gia đình". Các nhà hoạt động lên án vai trò mơ hồ của Tổng thống Aquino, người đã hội đàm với các giám mục, đã tuyên bố ý định hủy bỏ dự luật hiện hành, và sau đó lại rút lời.

Trong khi đó, nhân Lễ Thánh Valentine, những người ủng hộ luật đã được phân phát bao cao su và dụng cụ tránh thai miễn phí trong các khu ổ chuột của Manila. Hoạt động này diễn ra hàng năm và nhằm mục đích tranh thủ sự ủng hộ ở các huyện có số lượng phá thai bất hợp pháp cao nhất.

Các cuộc tranh luận về Sức Khỏe Sinh Sản đã diễn ra liên tục trong bốn năm. Luật loại bỏ các phòng khám phá thai, nhưng lại cổ võ cho chương trình kế hoạch hóa gia đình, thúc giục các cặp vợ chồng không nên có hơn hai con, phạt các bác sĩ và chuyên gia y tế phản đối phá thai vì lương tâm, và khuyến khích tự nguyện triệt sản. Giáo Hội Công Giáo và các hiệp hội cho rằng nên ủng hộ Chương trình Gia đình Tự nhiên (NFP), nhằm mục đích loan truyền nền văn hóa của trách nhiệm và yêu thương dựa trên các giá trị Kitô giáo trong người dân.
 
Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic:Một tương lai tốt đẹp hơn và tươi sáng hơn cho Ai Cập
Lã Thụ Nhân
12:55 15/02/2011
Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic:Một tương lai tốt đẹp hơn và tươi sáng hơn cho Ai Cập

Cairo, Ai Cập (Zenit.org). - Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic của Alexandria cho hay Giáo Hội tại Ai Cập đang cùng với tất cả "các công dân trung thành" của quốc gia tạ ơn Thiên Chúa vì "thành công tuyệt vời" của phong trào giới trẻ bắt đầu hồi tháng trước và dẫn đến việc từ chức của tổng thống.

Đức Hồng Y Antonios Naguib cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật: "Chúng tôi chắc chắn rằng mọi kỳ vọng sẽ được đáp ứng, theo thánh ý Thiên Chúa".

Từ 25 Tháng Giêng, Ai Cập đã trở thành công trường của những cuộc phản đối và biểu tình quy mô lớn lớn nhằm kêu gọi ông Hosni Mubarak từ chức. Cuối cùng Tổng Thống cũng phải từ chức hôm thứ Sáu 11/02. Hiện nay Một Hội đồng Quân sự đang điều hành đất nước.

Đức Hồng y nói về các lực lượng "đã làm chùn lại tình hình sai lạc để kiểm soát đất nước quá lâu". Ngài cho hay hy vọng một "tương lai tốt đẹp hơn và tươi sáng hơn cho nền văn minh Ai Cập" và lưu ý đến "tình yêu của Ai Cập và phẩm giá của công dân đất nước này".

Đức Hồng Y Naguib cho biết: "Ai Cập đã làm nên lịch sử của mình qua 7.000 năm với những mẫu tự của của ánh sáng và lửa. Và bây giờ chói lọi ánh hào quang mới". Đức Thượng Phụ cũng cam đoan dâng lời cầu nguyện cho những người bị thương trong các cuộc đấu tranh và các nạn nhân của bạo lực và phá hoại theo sau đó.

Ngài nói rằng các cuộc biểu tình mang lại "một thực tế rằng sự hiệp nhất giữa các công dân đã vắng bóng quá lâu, giới trẻ và người già, các Kitô hữu và người Hồi giáo, mà không cần bất kỳ sự suy xét hay phân biệt đối xử nào, nhằm mục đích và hành động vì lợi ích của Ai Cập, và vì an ninh và an toàn trong đất nước".

Đức Hồng Y nói thêm: "Chúng ta chắc chắn rằng những cảm xúc ngự trị trong tim sẽ kéo dài trong tương lai gần và xa. Bây giờ là thời gian cho công việc nghiêm túc, dấn thân và quyết định, do đó, Ai Cập sẽ đứng hàng đầu trên các bình diện xã hội, kinh tế và chính trị, và tỏa sáng trở lại với nền văn minh đã được bén rễ sâu vốn làm rạng ngời thế giới trong nhiều thế kỷ".

Đức Hồng Y kết luận: “Với mọi người dân Ai Cập, chúng tôi mong đợi các bước nhanh chóng sẽ mang lại những gì đã được tuyên bố bởi Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang, đó là tái thiết quốc gia trên cơ sở Hiến pháp lành mạnh. Chúng tôi muốn Ai Cập có vị thế trong số các quốc gia hiện đại".
 
Top Stories
France: une assemblée émue participe aux obsèques du fondateur de la Mission catholique vietnamienne à Paris
Eglises d'Asie
10:28 15/02/2011
Le 23 décembre dernier, de nombreux Vietnamiens d’une certaine génération, étudiants à Paris dans les années 1950 et 1960, ou membres de la communauté catholique à cette même époque, sont venus à la chapelle de la Mission vietnamienne de la rue des Epinettes pour participer aux obsèques du P. François-Xavier Trân Thanh Fian. Celui-ci fut l’aumônier des étudiants vietnamiens de Paris, le fondateur...

... et longtemps l’animateur de la Mission catholique vietnamienne. Ce fut une figure attachante, bien connue dans les milieux vietnamiens de la capitale. Le P. Gian s’est éteint très discrètement, le 18 décembre 2010, à la villa Marie-Thérèse, maison de retraite des prêtres de la région parisienne où il s’était retiré il y a quelque trois ans. Il avait 96 ans. La cérémonie des obsèques était présidée par Mgr Xavier Rambaud, représentant de l’archevêque de Paris. Concélébraient avec lui Mgr Joseph Mai Duc Vinh, actuel recteur de la Mission catholique vietnamienne, le P. Jean-Baptiste Etcharren, ancien supérieur des Missions étrangères de Paris, et de nombreux prêtres vietnamiens.

François-Xavier Trân Thanh Gian est né en 1914 dans la province de Quang Binh, au Centre-Vietnam. Il a vécu ses premières années dans l’ambiance confucéenne stricte d’une famille de cinq enfants dont il était l’aîné. Voulant le faire bénéficier d’une éducation de qualité, ses parents le placèrent, après ses études primaires, à l’école Pèlerin de Huê, tenue par les Frères des Ecoles chrétiennes. C’est là qu’il découvrit le christianisme. Lorsqu’il fit part à sa famille de son attirance pour le catholicisme, son père s’alarma de cette évolution, craignant surtout qu’il ne devienne religieux, délaissant ainsi son rôle de continuateur du culte familial des ancêtres. Pour le soustraire à cette influence, il le ramena à la maison. Après quelques tentatives avortées, le jeune garçon s’échappa de la demeure familiale pour se réfugier dans une maison de repos des Frères des écoles chrétiennes au pied du Col des nuages. C’est à cet endroit qu’à l’âge de 16 ans, il reçut le baptême. De retour à la maison, il continua les études sous la surveillance vigilante de son père. Cependant, en 1930, celui-ci s’inclina devant la persévérance de son fils et le laissa entrer au séminaire de An Ninh. Le jeune homme termina ses études secondaires avant d’entamer ses études de théologie. En 1941, il était ordonné prêtre dans l’église de Phuc Am. Ses parents et toute sa famille étaient autour de lui et le ramènent au village natal pour un grand banquet où tout le voisinage fut invité.

Le jeune prêtre, après avoir passé son baccalauréat, enseignera un temps au collège de la Providence, établissement fondé par les Missions étrangères à Huê. Puis, en 1945, il sera chargé du ministère paroissial aux alentours de Huê où les forces vietminh étaient déjà présentes. Il est à Dalat en 1949 lorsque son évêque l’envoie en France avec pour mission d’y poursuivre des études de mathématiques en vue d’un futur enseignement, sans doute au collège de la Providence. Il a alors 36 ans. En France, il obtiendra rapidement une licence de mathématiques, mais sera détourné de la préparation d’un doctorat par les urgences de la pastorale dans la diaspora vietnamienne de Paris. Il exerce alors son activité parmi les étudiants déjà nombreux, pour qui il organise des camps d’été chaque année. Il se soucie également de l’ensemble de la communauté catholique vietnamienne pour qui il va créer des lieux de rassemblement sociaux et cultuels. C’est lui qui, peu à peu développe, ce que l’on appelle « la Mission vietnamienne ». Cette dernière est d’abord située rue de l’Observatoire. Il va l’aménager, lui donner une nouvelle chapelle de style traditionnel dans la propriété des sœurs visitandines, rue Boissonade. Il est nommé officiellement aumônier de la communauté vietnamienne en 1955 et va le rester jusqu’en 1971. Il y fait preuve d’une activité débordante et multiplie les initiatives concernant la communauté vietnamienne.

La retraite n’arrêtera pas ses activités pastorales et sociales. A l’époque de la grande vague des boat-people, il participe activement à l’assistance sociale dont les réfugiés vietnamiens ont un besoin urgent. Il collabore également à l’œuvre des « villages vietnamiens », qui, au Vietnam, recueillent et élèvent de jeunes orphelins. Un peu plus tard, avec l’aide de quelques laïcs vietnamiens, il fonde une revue de langue française Droits de l’homme (Nhân Quyên), qui couvre l’actualité sociale, politique et religieuse des trois pays de l’ancienne Indochine: Vietnam, Cambodge, Laos. Ce sera là son dernier labeur d’importance. En juin 2008, il se retirera définitivement à la maison de retraite Marie-Thérèse, où, selon les témoins de ces derniers moments, il attendra la mort avec discrétion et bonne humeur (1).

(1) Une partie de ces renseignements sont tirés d’un article en vietnamien paru dans la revue de la Mission catholique vietnamienne, rédigé par Mgr Joseph Mai Duc Vinh.

(Source: Eglises d'Asie, 15 février 2011 )
 
Specialist Warns Against Dangers of Internet Use
Zenit
18:48 15/02/2011
Discourages Placing Computers in Youth Bedrooms

ROME, FEB. 15, 2011 (Zenit.org).- In a globalized and hyper-connected world of the Internet and new technologies, youth are at risk of isolation, says the president of the Italian Association of Catholic Psychologists and Psychiatrists.

Tonino Cantelmi, a surgeon specialized in psychiatry and author of more than 200 publications, said this Feb. 7 at a conference on "The Young Generations in the Internet Era," which was held at the headquarters of the Famiglia Domani association.

He said that "it is necessary to know these phenomena." Cantelmi said that the Church is among the most active users of the Internet, as he verified in meetings he had on the subject with representatives of some 150 dioceses.

The association president suggested that "young people and children use computers in common rooms of the home and not in isolation, as in their bedrooms."

"Affectivity, love and friendship are important instruments to overcome this technological challenge," he affirmed, noting that "beauty is a great healing motor of technological dependence."

"There is an ever greater tendency to 'techno-communicate,'" he observed, "creating a new way of relating in which it is easier to express one's feelings, as when one has a few drinks."

The danger, Cantelmi warned, is that of moving toward a "liquid society," without points of reference, in which, for example, sex and roles are confused.

The association president pointed out, moreover, that the Web could cause an anthropological change in the system of study, with a different development through "hyper-textuality," which allows one to change texts in a casual and illogical way.

At the same time, he recalled the positive aspects of technology, such as online medical consultations that are carried out with people from other countries.
 
Benedict XVI to Enjoy Gondola Ride in Venice
Zenit
18:49 15/02/2011
Program Published for May Visit to Northern Italy

VATICAN CITY, FEB. 15, 2011 (Zenit.org).- This May, Benedict XVI will enjoy the sites and sounds of Venice as many visitors before him -- on a gondola ride through the canals of the ancient city.

The Pontiff will do so on May 8, as part of his pastoral visit to the northern Italian cities of Aquileia, Venice and Mestre, whose program was published today by the Holy See.

According to the plan, the Holy Father will be traveling between Aquileia, Mestre and Venice, from 3:30 p.m. on Saturday, May 7, to 8 p.m. on Sunday, May 8. During the trip, he will deliver four addresses and a homily.

The papal plane will leave the Roman airport of Ciampino and arrive in Ronchi dei Legionari (Gorizia), from where he will go to the small city of Aquileia.

After greeting the local citizens in Piazza Capitolo, he will address a preparatory assembly for the Congress of Aquileia, which is due to be held at Pentecost 2012. This Congress brings together the representatives of the dioceses of Italy, Germany, Austria, Croatia and Slovenia, which some 1,000 years ago were suffragans of ancient Aquileia.

He will depart Aquileia by helicopter and travel to Venice, where he will arrive at 7:30 p.m. Benedict XVI will greet the citizens in front of St. Mark's Basilica and venerate the Evangelist's relics.

The following day, Sunday, May 8, the Holy Father will celebrate Mass in the park of San Giuliano at Mestre, followed by the praying of the Regina Coeli.

Then he will return in a motorboat to Venice, where he will dine with bishops of the Patriarchate, and later will address the assembly at St. Mark's Basilica for the closure of the diocesan pastoral visit.

The Pope will then climb into a gondola which will take him from St. Mark's Square to the Basilica della Salute, where he will give an address to the representatives from the worlds of culture and the economy.

Afterward, he will bless the works of restoration of the Chapel of the Blessed Trinity, and inaugurate the premises of the Studium Generale Marcianum Library, before returning in a motorboat to Venice’s Marco Polo Airport for his return to Rome.

He is scheduled to arrive in Rome at 8.30 p.m.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xây dựng chiến lược loan báo Tin Mừng
F.X. Trần Kim Ngọc, O.P.
09:45 15/02/2011
Người viết ưu tư về một sứ vụ cao cả. Sứ vụ đó là bản chất của Giáo Hội, sứ vụ truyền giáo. Trong cánh đồng truyền giáo tại Việt Nam, có nhiều nơi lúa đã chín nhiều nhưng lại thiếu thợ gặt; có nơi đồng không mông quạnh hoang vu, không có lúa mà cũng chẳng có thợ phát quang, chưa nói là thợ gieo; những nơi đồng hoang mà không có thợ gieo thì lấy gì mà gặt? Mệnh lệnh truyền giáo mà Chúa Kitô chỉ thị cho các Tông Đồ hẳn nhiên vẫn còn mang tính thời sự và cấp thiết đối với những môn đệ đang sống trên mảnh đất hình chữ S này. Với kinh nghiệm thực tế, dựa theo phương pháp của Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo Hội về truyền giáo, người viết xin được trình bày những suy tư và thao thức của mình qua một số bài viết trong khuôn khổ đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC LOAN BÁO TIN MỪNG” như một trăn trở hậu ĐẠI HỘI DÂN CHÚA.

Bài 1: Cần có tầm nhìn chiến lược truyền giáo không?

Dẫn nhập:Theo dõi thông tin kinh tế, xã hội... chúng ta thường bắt gặp hạn từ tầm nhìn chiến lược. Tầm nhìn chiến lược là điều quan trọng trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay. Dựa trên những quan điểm đời, người viết thử áp dụng nó vào đạo. Người viết không dám chắc về chiều sâu, chiều rộng, chiều dài và chiều cao của vấn đề nhưng cũng xin mạo muội đặt vấn đề; và đương nhiên, người viết rất mong đón nhận sự đóng góp ý kiến của quý vị để cho đề tài thêm phong phú hơn.

1. Tầm nhìn chiến lược

1.1. Tầm nhìn hay mục tiêu

Có thể hiểu nôm na về cái tầm nhìn như thế này: ước làm sao thì cố để được như vậy. Nói cách văn vẻ hơn, tầm nhìn là ước mơ hay mục tiêu đặt ra, rồi cố gắng xây dựng cuộc đời trên đó.

1.2. Chiến lược

Còn chiếc lược là những cách thức để thực hiện mục tiêu đã đặt ra, hay nói cách khác là tìm mọi cách để biến cái ước mơ của mình thành hiện thực. Mục tiêu đã đặt ra cần phải có những phương cách để thực hiện, nếu không thì sẽ thành ước mơ hão huyền. Tầm nhìn chiến lược định hướng cho những bước đi của chính công việc mình sẽ làm.

1.3. Sách lược

Khi đã có tầm nhìn và chiến lược rồi, điều cần nhất nữa là phải cụ thể hoá bằng những hành động qua những sách lược. Sách lược là tiến hành những việc làm cụ thể theo kế hoạch đã vạch ra.

2. Tầm nhìn trong kế hoạch cứu độ

2.1. Tầm nhìn chiến lược của Thiên Chúa

Sau khi con người sa ngã phạm tội, Thiên Chúa đã vạch ra một tầm nhìn vừa xa lại vừa rộng (xc. St 3,15). Thiên Chúa có tầm nhìn chiến lược, và Ngài đã dùng nhiều cách thức qua nhiều thời (xc. Dt 1,1) để biến cái mục tiêu hay ước mơ của mình thành hiện thực. Thiên Chúa đã thực hiện tầm nhìn chiến lược đó theo phương pháp sư phạm tiệm tiến.

2.2. Đức Kitô, Đấng vừa thực hiện vừa khai mở tầm nhìn

Chúa Kitô đến thế gian không phải sống như một con người không có ước mơ. Người có ước mơ. Và ước mơ của Người là đến để cho con người được sống và sống dồi dào (xc. Ga 10,10), được cứu độ và có sự sống đời đời (xc. Ga 3,16-17). Các sách Tin Mừng kể lại cuộc sống công khai của Người trong ba năm. Và trong ba năm ấy, Người đã có sách lược để thực hiện tầm nhìn chiến lược của Thiên Chúa bằng những việc làm cụ thể.

Đức Kitô đến để thực hiện tầm nhìn của Thiên Chúa, nhưng đồng thời Người cũng khai mở một tầm nhìn chiến lược mới rồi bàn giao lại cho các Tông Đồ: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28,19-20). Tầm nhìn của Người vừa rộng vừa xa: rộng là bao trùm mọi dân tộc, xa là cho đến tận thế.

2.3. Giáo Hội thực hiện ước mơ của Đức Kitô

Giáo Hội sơ khai, buổi đầu với con số nhỏ và chỉ quanh quẩn tại Giêrusalem, sao lại có sức mạnh lan toả như vậy? Đọc sách Công Vụ của các Tông Đồ, chúng ta sẽ học được rất nhiều điều liên quan đến sứ vụ trồng và mở Giáo Hội. Tầm nhìn của Giáo Hội sơ khai được Chúa Kitô Phục Sinh thác thảo đi từ gần đến xa: “anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1,8).

Giáo Hội trải qua bao nhiêu thế kỷ đang cố gắng để thực hiện tầm nhìn chiến lược mà Đức Kitô đã hoạch định bằng những việc làm cụ thể dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Và Giáo Hội sẽ vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu mà Chúa Kitô đã vạch ra cho đến khi thành toàn vào ngày tận cùng thế giới.

2.4. Thánh Phaolô, gương mẫu về việc hoạch định chiến lược truyền giáo

Gương mặt nổi bật trong Giáo Hội trải qua mọi thời trong việc hoạch định tầm nhìn chiến lược truyền giáo, đó là thánh Phaolô. Người đã được mời gọi muộn màng nhưng lại có sứ vụ thực hiện một mục tiêu lớn mà Chúa Kitô Phục Sinh đã vạch ra cho thánh nhân qua ông Khanania là mang danh Chúa “đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Ítraen” (Cv 9,15). Thánh Phaolô đã cụ thể hoá tầm nhìn chiến lược đó qua những công việc cụ thể trong những hành trình truyền giáo. Đọc kỹ phần hai của sách Công Vụ Tông Đồ và các thư của thánh Phaolô thì chúng ta sẽ thấy rõ thánh nhân là người có tầm nhìn chiến lược truyền giáo như thế nào.

3. Những câu chuyện minh hoạ

3.1. Câu chuyện 1

Hai người bạn hàng xóm học cùng nhau. Một người đứt gánh giữa đường, phải bỏ học khi mới xong lớp năm vì gia đình khó khăn; còn người kia vẫn học tiếp. Trong câu chuyện này, xin kể về người bỏ học; người vẫn tiếp học sẽ được kể trong câu chuyện 2.

Sau khi bỏ học, anh giúp bố mẹ làm việc đồng áng. Lên 20, anh cưới vợ. Khi cưới vợ, gia đình chỉ có một túp lều tranh. Anh khởi nghiệp với hai bàn tay trắng. Anh cố gắng xoay xở để có một chiếc bình ắc quy 12v. Anh dùng cái bình ắc quy này để đi kích cá. Anh kiếm được mỗi ngày từ 50 ngàn đến 200 ngàn đồng, có khi hơn. Ngoài phần lo cho gia đình, anh cố gắng trích trữ lại để thực hiện những việc đã vạch ra. Anh lập kế hoạch cho gia đình mình trong 10 năm. Mỗi năm, anh đặt ra một kế hoạch lớn, và trong mỗi năm ấy anh lại chia ra thành những kế hoạch nhỏ để cố gắng thực hiện. Và sau 10 năm, vợ chồng anh có ba người con và có nhà cửa khang trang và đầy đủ tiện nghi. Sau 10 năm, anh đã hoàn thành được ước mơ hay chỉ tiêu đúng như đã định. Vợ chồng anh lại đặt mục tiêu cho 20 năm tới: tập trung mọi sức lực để nuôi ba đứa con ăn học đàng hoàng...

3.2. Câu chuyện 2

Anh bạn thứ hai đã kể ở trên tiếp tục học hết phổ thông rồi đại học. Là con nhà khá giả trong làng, anh đã được chu cấp đầy đủ để học tập. Sau khi tốt nghiệp đại học luật, anh ở lại thành phố tìm kiếm việc làm. 6 năm đi làm anh cố gắng lắm mới trang trải đủ cho các nhu cầu hằng ngày: tiền đi lại, ăn uống, thuê phòng... 12 năm phổ thông, 4 năm đại học và 6 năm làm ở thành phố, đến nay anh vẫn hoàn tay trắng. Tấm bằng đại học không thể sử dụng được, anh phải làm nghề trái chuyên môn! Tính ra 4 năm đại học, gia đình phải cấp cho anh ít là 100 triệu. Bố mẹ anh phải than rằng: “cứ tưởng cho nó đi học đại học để đổi đời, kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ, ai dè bây giờ nó vẫn ngửa tay xin tiền bố mẹ là những người học hành chẳng ra gì!”

3.3. Câu chuyện 3

Năm 1995, người viết có dịp đặt chân đến vùng Tây Nguyên khi cà phê đang được giá. Mấy năm sau đó, cà phê mất giá, còn tiêu lại được giá. Một số bà con thấy vậy liền chặt cà phê để trồng tiêu. Ít năm sau, khi tiêu bắt đầu có trái thì lại mất giá, trong khi đó sầu riêng lại được giá. Thấy sầu riêng được giá, những người ấy lại chặt tiêu chuyển sang trồng sầu siêng. Sau mấy năm theo đuổi chăm sóc sầu riêng, đến khi sầu riêng bắt đầu có thu hoạch thì lại rớt giá. Sầu riêng hạ giá, cà phê tăng giá, những người ấy lại loay hoay đi tậu giống cà phê để trồng. Cứ thế! Những người nông dân ấy cứ quay đi quẩn lại trồng rồi chặt, chặt rồi trồng, cứ lận đận chạy theo giá cả, cuối cùng phải trả một cái giá đắt là tay trắng lại về tay không!!!

4. Một vài nhận định

4.1. Có tầm nhìn chiến lược và sách lược

Trong ba câu chuyện trên. Câu chuyện 1 cho ta thấy một con người không được ăn học bao nhiêu, nhưng có thể nói anh ta có một tầm nhìn, có chiến lược và có sách lược. Cái mục tiêu hay ước mơ anh đặt ra không phải là cao so với nhiều người, nhưng đối với anh là một người không được ăn học đến nơi đến chốn thì đó lại là một con người có tầm nhìn xa và rộng. Cái hay là anh đã vạch ra được hướng đi cho chính mình, đã có những cách để thực hiện giấc mơ của mình. Anh đã biến mục tiêu chiến lược thành những việc làm cụ thể cho mỗi một giai đoạn cụ thể. Và cuối cùng, ước mơ hay mục tiêu của anh trong 10 năm đã thành hiện thực. Đó thực là một con người có tầm nhìn, có chiến lược và có sách lược.

4.2. Có tầm nhìn chiến lược nhưng lại thiếu sách lược

Trong câu chuyện 2. Anh ta xuất phát từ một gia đình khá giả, có điều kiện để tiến thân. Gia đình cũng như chính anh đã có một tầm nhìn xa và rộng là muốn học hành để tiến thân. Nhưng oái oăm là chỉ có tầm nhìn mà thiếu chiến lược thì cũng chẳng đi tới đâu; hoặc là có tầm nhìn và có chiến lược nhưng lại thiếu những sách lược nên giống như người chỉ nói mà không làm. Cuối cùng, sau bao nhiêu năm đèn sách và với bao nhiêu tiền của, anh vẫn chỉ có hai bàn tay trắng. So sánh khả năng khi khởi nghiệp, hai người bạn này chênh nhau quá lớn. Anh bạn thất học khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, anh còn lại khởi nghiệp với tài sản có thể nói là gấp trăm lần, nhưng sau 10 năm thì anh bạn thất học có tài sản hơn anh bạn có học đến cả trăm lần. Chuyện có vẻ nực cười đấy, nhưng lại có rất nhiều trong đời sống xô bồ hôm nay!

4.3. Có sách lược nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược

Câu chuyện 3 ở trên cho thấy một số người nông dân có những sách lược, nghĩa là biết làm những việc nho nhỏ hằng ngày, nhưng lại không có tầm nhìn chiến lược. Và vì vậy, trong vòng mười mấy năm trời, họ cứ làm cái việc công cốc, như muối bỏ biển...!!!

5. Có cần tầm nhìn chiến lược truyền giáo không?

Qua những câu chuyện và phân tích ở trên, đến đây có thể nói được rằng để có một sự phát triển ổn định trong mọi lãnh vực của cuộc sống thì cần có tầm nhìn chiến lược. Trong việc loan báo Tin Mừng, có cần tầm nhìn chiến lược không? Câu trả lời có lẽ thuộc về những cơ quan chức năng và những người có thẩm quyền đưa ra, ở đây người viết chỉ xin nêu lên một số vấn đề.

5.1. Ai sẽ phác thảo tầm nhìn chiến lược truyền giáo?

Một tổ chức không có tầm nhìn chiến lược, trong đó mạnh ai nấy làm, có trở nên như những người trong câu chuyện 3 ở trên không? Trong việc loan báo Tin Mừng, tổ chức nào sẽ vạch ra tầm nhìn chiến lược để định hướng hoạt động truyền giáo trên phạm vi toàn quốc, cho các thực thể thấp hơn và cho mỗi cá nhân?

5.2. Có cần hạn định thời gian cho tầm nhìn chiến lược không?

Hạt giống Tin Mừng được gieo vào lòng đất Việt trên 350 năm. Hơn 350 năm ấy mới chỉ làm cho khoảng 7% người Việt tin theo Chúa. Phải mất bao nhiêu năm nữa để làm cho khoảng 93% người Việt đón nhận Tin Mừng? Nếu không giới hạn tầm nhìn thì sẽ trở thành vô hạn, như thế thì có mông lung quá không? Nếu không hạn định thời gian cho mỗi mục tiêu thì có bị rơi vào trường hợp của người ở trong câu chuyện 2?

Cần phải hạn định tầm nhìn lại ở mức nào thì vừa? 5 năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm, 50 năm... ? Và trong hạn định tầm nhìn, cần phải chia ra bao nhiêu giai đoạn, cần bao nhiêu bước và phải làm những gì để thực hiện mục tiêu cho từng giai đoạn?

5.3. Tầm nhìn chiến lược cần tập trung vào điểm nhấn nào?

Tầm nhìn chiến lược cần phải tập trung và cụ thể hoá bằng những việc làm cụ thể, nếu không tập trung vào một số điểm nhấn thì có rơi vào trường hợp trong câu chuyện 3? Hiện nay Giáo Hội tại Việt Nam có nhiều nhân sự, nhiều tiềm năng, nhưng nếu không được sử dụng đúng vào những việc làm cụ thể trong một kế hoạch rõ ràng thì những khả năng đó có bị lãng phí không? Cái gì cũng chung chung, ai cũng lo việc chung chung, thì cha chung ai sẽ khóc đây?

Thay lời kết

Năm 2010, nhiều sự kiện nổi bật diễn ra trong khuôn khổ mừng Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam. Theo dòng thời sự, người viết nhận ra một dấu hiệu hy vọng qua hai sự kiện, đó là Đại Hội Loan Báo Tin Mừng Toàn Quốc I và Đại Hội Dân Chúa. Hai sự kiện này nêu lên nhiều thao thức trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cho đồng bào dân tộc. Người viết rất xác tín vào tác động của Thần Khí Chúa trên Giáo Hội tại quê hương mình, nhưng vẫn băn khoăn về tính khả thi theo những ưu tư mà các đại biểu của hai đại hội này đặt ra. Chúng ta ưu tư, chúng ta thao thức, nhưng liệu chúng ta có thúc đẩy những ưu tư và thao thức đó thành những việc làm cụ thể không? Chúng ta có quyền chờ đợi trong tin tưởng và hy vọng rằng những ưu tư và thao thức đó sẽ được hoạch định rõ ràng, rồi từ đó mọi người sẽ đồng sức đồng lòng thực hiện những gì mà tất cả đều cam kết dấn thân thực hiện? Vậy thì để ước mơ đó thành hiện thực, có cần một tầm nhìn chiến lược truyền giáo không?

Chủ đề bài 2: Loan báo Tin Mừng theo mô hình nào?

P.S: Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
F.X. Trần Kim Ngọc, O.P.
Email: christmasngoc@gmail.com
 
Đêm Văn nghệ Xuân Tân Mão của Cộng đoàn Tam Biên
Lm. Nguyễn Kim Long
19:38 15/02/2011
GARDEN GROVE - Tối ngày 12.2.2011, trong bầu khí vui mừng của cả dân tộc Việt Nam mừng Xuân Tân Mão, Cộng đoàn Tam Biên, thuộc Giáo xứ St. Callistus, thành phố Garden Grove, California, đã tổ chức một Đêm Văn nghệ mừng Xuân Tân Mão, Xuân “Con Mèo” vào tối thứ Bảy 12-02-2011 tại Hội trường.

Xem hình ảnh

Chương trình được bắt đầu ngay sau Thánh Lễ 6:30 tối với 2 con Lân do các em Thiếu Nhi trình diễn đón chào quí cha và toàn thể những người tham dự. Số người hiện diện trong Hội trường càng lúc càng đông và con số có thể hơn 800 người.

Sân khấu năm nay được trang hoàng thật rực rỡ với hình chú Mèo dễ thương đang nhìn xuống khán giả. Chủ đề của Đêm Văn nghệ: Xuân và Quê hương, như một nhắc nhở những người con đất Việt nơi “đất khách quê người” hãy luôn nhớ mình là người Việt Nam và hãy cố gằng sống và hành động để làm rạng rỡ dòng giống “Con Rồng Cháu Tiên”.

Sau phần muá lân, ông chủ tịch Cộng đoàn Nguyễn Việt xuất hiện chào mừng, giới thiệu cha chánh xứ Nguyễn văn Tuyên lên khai mạc Đêm văn nghệ - làm phéo của ăn, và giới thiệu 2 MC: Minh Phượng và Quốc Tuấn. Chương trình được tiếp tục với các tiết mục đặc sắc do các Ban ngành và Hội đoàn trong Công đoàn thể hiện: Trường Giáo lý, Việt ngữ, Ban Vũ Phụng vụ, Các BMCG, Ban Tiếp Đón, các Ca đoàn, Đoàn vũ Thánh Linh….

Bên cạnh đó cũng có sự góp mặt của các ca sĩ: Phương hồng Quế, Anh Khoa và Đoàn Phi, Aỏ thuật gia Trần Minh. Phần chính của chương trình là mục trình diễn Fashion Show với gần 50 chục người mẫu là các anh chị em trong ca đoàn và các hội đoàn, dưới sự dàn dựng của các anh chị Huyền Trinh, Uyên Thi và Calvin Hiệp.

Ban nhạc The Brothers cũng góp phần làm cho bầu không khí của Đêm văn nghệ thêm phần nóng bỏng. Đan kẽ trong chương trình là mục sổ xố với giá $1/vé do cha Thượng làm trưởng ban và nhiều người đã may mắn trúng giải.

Trước khi kết thúc chương trình, cha phó Nguyễn kim Long, Trưởng ban tổ chức, lên sân khấu nói lời cám ơn đến cha chánh xứ và quí khách hiện diện, cám ơn BTV Cộng đoàn và tất cả những ân nhân, những ban ngành và những người đã góp phần trong việc làm cho Đêm văn nghệ thành công, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cả Cộng đoàn nhân ngày đầu Xuân.

Chương trình văn nghệ khép lại với bản đồng ca: Ly Rượu Mừng do quí cha, BTV và các ca viên trình bày. Mọi người ra về khi màn đêm đã buông xuống và hẹn gặp nhau vào Xuân Năm tới, năm Con Rồng.
 
Tin Đáng Chú Ý
Vợ đánh cọp cứu chồng
Kha Đông Anh
09:33 15/02/2011
Bà Han Besau, 55 tuổi, đã dùng chiếc vá gỗ (môi lớn) để cứu chồng, tên Tambun Gediu, 60 tuổi, thoát khỏi nanh vuốt cọp dữ trong rừng ở Malaysia.

Bà Han Besau đã dùng chiếc vá gỗ đập lên đầu cọp và thế là nó bỏ chạy. Ông Tambun nói: “Nếu vợ tôi không đến thì nó sẽ giết chết tôi”.

Dân làng Kg Sungai Tiang, nơi vợ chồng Tambun cư ngụ, cách Kuala Lumpur 160 dặm về hướng Bắc, đều gọi bà Han Besau là nữ anh hùng đã cứu chồng thoát chết trong gang tấc.

Trước đó bà Han đã chú ý tới tiếng cọp gầm, vì chồng bà đang săn nhím trong khu rừng đó. Theo phản xạ, bà chộp ngay chiếc vá gỗ và chạy đi. Thấy cọp đang kẹp chồng, bà hét lớn và đập chiếc vá gỗ lên đầu nó.

Ông Tambun bị cọp cào xước đầy mình, và phải mất hơn 10 giờ mới có thể đưa được ông tới bệnh viện Gerik, bệnh viện gần nhất.

Bà Shabrina Mohammad Shariff, nhân viên Sở Động vật Hoang dã và Vườn Quốc gia, nói rằng sẽ hỗ trợ tài chính cho ông Tambun, do Quỹ Đông vật Hoang dã hỗ trợ.

Ước tính trong khu rừng nguyên sinh này có khoảng 200 con cọp.

TRẦM THIÊN THU (Lược dịch từ New Straits Times và Daily Mail)
 
Văn Hóa
Vì Yêu Chúa vẫn... luôn chờ
Tuyết Mai
19:33 15/02/2011
Ai đã từng yêu phải hiểu
Yêu là chờ đợi là điều tất nhiên
Giữ luật là điều thần tiên
Giữ giới răn Chúa Lời thiêng trong lòng

Đừng như Evà, Adong
Thời nay phạm tội tâm hồn nhuốc nhơ
Giữ sao trong trắng nên thơ
Chờ tình yêu chín giấc mơ thực hành

Cùng nhau ta chọn ngày lành
Trước bàn thờ Chúa phép lành Chúa ban
Làm cho hai họ kết thân
Làm cho ngày cưới rộn ràng tình thâm

Cưới nhau về phải đồng tâm
Giữ lòng chung thủy nhất tâm một lòng
Lời thề hãy giữ cho tròn
Cả hai nên một trọn lòng với nhau

Cảm tạ Chúa cho tí nhau
Vợ chồng hạnh phúc mái đầu còn xanh
Nuôi con cơ cực cũng đành
Chúa ban no đủ an lành đời ta

Sống sao bắt chước Thánh Gia
Tuy nghèo nhưng vẫn tự tra tay làm
Ai nấy có công việc làm
Chu toàn bổn phận âm thầm hiến dâng

Tình Mẹ yêu Con ngút ngàn
Nuôi Con khôn lớn lệ tràn mi cay
Vì Mẹ hiểu con sau này
Ra đời gánh vác mai rày lang thang

Ruột gan Mẹ cũng ngổn ngang
Vì Con của Mẹ bỏ ngang Mẹ về
Con sống bên Mẹ chẳng nề
Ngày ngày rau cá chẳng hề con than

Ấy vì Con Mẹ là Đấng!
Con Vua Trời cho giáng trần cứu chuộc
Con Mẹ có giá phải Chuộc
Lãnh án tử hình và buộc phải chết

Giêsu vì Yêu, Ngài chọn chết
Trên Thập Tự Ngài trút hết hơi thở
Vì con người sống hững hờ
Vì con người không biết sợ hỏa ngục

Ngài chết, phục sinh, là thực
Ngài khải hoàn chiến thắng thực hiển vinh
Chứng minh Ngài Đấng Uy Linh
Ngài thực là Chúa tôn vinh muôn đời

Tình yêu Thiên Chúa sáng ngời
Hãy vì danh Chúa sống đời cho ngay
Hãy nên ăn ở lành ngay
Hãy nên sám hối ăn chay nguyện cầu

Tình yêu Có Chúa bền lâu
Gia đình có Chúa bể dâu chẳng là
Anh em sống trong thuận hòa
Trên nhường dưới nhịn một nhà an vui

Thế gian mấy ai được vui?
An bình bên Chúa sướng vui cuộc đời
Yêu Chúa thì hãy nghe Lời
Để tình yêu Chúa trọn đời tỏa lan

Lời Chúa được khắp nhân gian
Tin Mừng của Chúa tràn lan khắp miền
Yêu Chúa thì mọi ưu phiền
Mọi thứ lo lắng Ngài liền cất cho

Tình yêu Chúa quả vô bờ
Vì yêu Chúa vẫn … luôn chờ đợi ta.
 
Lạc nhau
Ngô xuân Tịnh
19:35 15/02/2011
Chạy mau kẻo hết dèn xanh
Đèn vàng chợt sáng lạc anh mất rồi
Chờ hết đèn đỏ một hồi
Ngã ba ngã bảy là thôi hết tìm
Đường đời lắm lúc ú tim
Tình yêu rượt đuổi lạc tìm lẫn nhau
Lạc nhau để lại vết đau
Đỏ hồng tím buốt theo dòng thời gian
Mặn chát giọt lệ ăn năn
Gừng cay mùi vị nồng nàn hương xưa
Mưa ngâu tháng bảy cơn mưa
Ướt dầm tình sử của mùa gặp nhau
Ngưu Lang Chức Nữ lạc nhau
Thủy chung lấp lánh một màu không phai.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Đầu Năm
Đặng Đức Cương
09:45 15/02/2011
NỤ CƯỜI ĐẦU NĂM

Ảnh của Đặng Đức Cương

Dù ai nặng nhẹ đủ lời

Nụ cười cứ giữ thảnh thơi lòng mình.

(vd)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chính Đạo
Nguyễn Trung Tây, SVD
22:12 15/02/2011
CHÍNH ĐẠO

Ảnh của Lm. Nguyễn Trung Tây, SVD

Tất cả mọi nẻo đường của trần thế

sẽ dẫn đưa ta về quê trời.

Tất cả mọi lời thầm trong mây gió

dìu ta đến cùng vầng thái dương.

(Trích nhạc Lời Ca Vang Cánh Đồng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền