Ngày 14-02-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:51 14/02/2012
NỊNH
N2T

Có một huyện lịnh rất thích người khác tâng bốc mình, mỗi lần ra một mệnh lệnh nào, nếu thuộc hạ mở miệng khen hay thì ông ta rất vui vẻ. Một thuộc hạ có lòng muốn nịnh ông ta nên lợi dụng lúc quan huyện có mặt, thì cố ý kề tai người bên cạnh nói nhỏ:
- “Phàm là quan ngồi ở trên cao thì phần nhiều đều thích người khác tâng bốc, chỉ có chủ nhân của chúng ta thì không như thế, ngài không hề để ý đến những lời tâng bốc của người khác !”
Quan huyện nghe được thì lập tức kêu tên thuộc hạ ấy đến trước mặt, vỗ ngực rung đùi, dương dương tự đắc, bèn khen thưởng cho tên thuộc hạ gấp bội, và nói:
- “Khà khà, chỉ có ngươi là hiểu lòng của ta, ngươi là tên thuộc hạ tốt nhất”.
Từ đó về sau tên thuộc hạ ấy càng thêm nịnh ông ta.

Suy tư:
Ở đời ai cũng thích người khác nói tốt cho mình, ai cũng thích người khác nói lời khen ngợi mình, vì đó là chuyện thường tình của con người không có gì là lạ cả.
Nhưng cách đây hơn hai ngàn năm, có một người sau khi chữa lành người bị phung cùi, thì nghiêm nhặt cấm anh ta không được nói cho ai biết là mình đã chữa lành bệnh cho anh ta, nhưng người được lành bệnh phung cùi ấy, vẫn cứ lớn tiếng nói cho người khác biết ai là người chữa lành bệnh nguy hiểm ngặt nghèo cho mình, vị đó chính là Đức Chúa Giê-su. (Mc 1, 40-45)
Được người khác khen ngợi khi mình làm việc tốt việc có ích cho mọi người thì đó chính là niềm vui, nhưng sẽ vui hơn và có ý nghĩa hơn khi người khác nói những lời thật khi nhận xét về công việc của mình làm. Đó chính là hoa quả của ân sủng trong đời sống tu đức, và là kết quả của sự tu thân dưỡng tính của người quân tử vậy.
Thích người khác nói lời nịnh nọt thì khác với lời khen thật của người khác.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:52 14/02/2012
N2T

3. Mỗi lần tôi chiến thắng cơn cám dỗ thì lại được một vòng triều thiên mới.

(Thánh Bernad)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lịch trình cụ thể chuyến thăm Mễ Tây Cơ, Cuba của Đức Thánh Cha từ 23-28 tháng Ba
Jos. Tú Nạc, NMS
08:35 14/02/2012
VATICAN – ĐTC Benedict XVI sẽ gặp Tổng thống Cuba, Raul Castro; Tổng thống Mễ Tây Cơ,,Felipe Calderon và các Giám mục cùng các tín hữu Công Giáo từ khắp mọi miền khi Ngài thăm Mễ Tây Cơ và Cuba vào hạ tuần tháng Ba.

Ngài cũng đón chào những Giám mục Mỹ La Tinh và vùng Caribbe cũng như cầu nguyện tại Thánh đường Mẹ Đồng Trinh Bác Ái của El Cobre ở Cuba.

Đây là chuyến viếng thăm thứ ba của Ngài tới Mỹ châu sau Hoa Kỳ vào năm 2008 và Ba Tây năm 2007.

Sau 14 giờ bay từ Roma tới Mễ Tây Cơ, Đức Thánh Cha sẽ được sắp xếp thời gian ở Leon, Mễ Tây Cơ, 23 – 26 tháng Ba. Sau chuyến bay 3 giờ đồng hồ tới Cuba, Ngài sẽ ở Santiago de Cuba và Havana từ ngày 26 – 28 tháng Ba. Ngài sẽ trờ về Roma sau chuyến bay 10 giờ đồng hồ vào ngày 29 tháng Ba.

Trogn chuyến đi của ngài, ĐTC Benedict sẽ cử hành ba Thánh Lễ ngoài trời, gồm một Thánh Lễ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 400 Đức Mẹ Đồng Trinh Bác Ái El Cobre, Mẹ bảo trợ Cuba.

Ở Mễ Tây Cơ, Ngài sẽ có cuộc gặp gỡ đặc biệt với các thiếu nhi và cử hành giờ Kinh Chiều với các giám mục đến từ Mỹ La tinh, và ở Cuba ngài sẽ có một chuyến thăm viếng riêng Thánh Đường Mẹ Đồng Trinh Bác Ái El Cobre.

Dưới đây là lịch trình chuyến tông du được Vatican công bố ngày 31 tháng Một. Thời gian liệt kê là giờ địa phương, với giờ Đông phương ở trong ngoặc đơn.

Thứ Sáu, 23/ 3 (Rome, Leon)
9: 30a.m. (4: 30 a.m.), Khởi hành từ Phi trường Fiumicino, Roma tới Leon, Guanajuato, Mễ Tây Cơ.
4: 30p.m. (6: 30 p.m.), Nghi thức tiếp đón tại Phi trường Quốc tế Guanajuato. Sứ điệp của Đức Thánh Cha.

Thứ Bẩy, 23/ 3 (Leon, Mễ Tây Cơ)
8:00 a.m. (10: 00 a.m.), Thánh Lễ riêng tại Nguyện đường của Nữ tu viện Miraflores, Leon, nơi mà Đức Thánh Cha sẽ lưu lại.
6: 00 p.m. (8: 00 p.m.), Thăm xã giao tổng thống Mễ Tây Cơ Felipe Calderon tại tòa nhà chính phủ Guanajuato, Conde Rul.
6: 45 p.m. (8: 45p.m.), Chào những thiếu nhi tập trung tại Quảng trường Hòa Bình, nhận xét của Đức Thánh Cha.

Chúa Nhật, 25/ 3 (Leon)
10: 00 a.m. (12: 00 p.m.) Thánh Lễ tại Công viên Bicentennial. Bài giảng của Đức Thánh Cha. Buổi nói chuyện về Kinh Truyền Tin. Nhận xét của Đức Thánh Cha.
6: 00 p.m. (8: 00 p.m.), Cử hành giờ kinh chiều với các giám mục đến từ Mễ Tây Cơ và Mỹ La tinh tại nhà thờ chánh tòa Leon. Sứ điệp của Đức Thánh Cha.

Thứ Hai, 26/ 3 (Leon, Santiago de Cuba)
9: 00 a.m. (11: 00 a.m.), nghi thức từ giã tại Phi trường Quốc tế Guanajuato. Sứ điệp của Đức Thánh Cha.
9: 30 a.m.) (11: 30 a.m.), Khởi hành tới Santiago de Cuba.
2: 00 p.m.), nghi thức tiếp đón tại Phi trường Quốc tế Antonio Maceo, Cuba. Sứ điệp của Đức Thánh Cha.
2: 00 p.m. (2: 00 p.m.), Thánh Lễ ngoài trời kỷ niệm lần thứ 400 Đức Mẹ Đồng Trinh Bác Ái El Cobre tại Công trường Cách mạng Antonio Maceo. Bài giảng của Đức Thánh Cha.

Thứ Ba, 27/ 3 (Santiago de Cuba, Havana)
9: 30 a.m. (9: 30 a.m.), Viếng thăm Thánh đường Đức Mẹ Đồng Trinh Bác Ái El Cobre.
10: 30 a.m. (10: 30 a.m.), Khởi hành từ Phi trường Quốc tế Antonio Maceo, Santiago de Cuba tới Havana.
12: 00 p.m. (12: 00 p.m.), Tới Phi trường Quốc tế Jose Marti, Havana.
5: 30 p.m. (5: 30 p.m.), Thăm xã giao tổng thống Raul Castro tại Dinh Cách mạng Havana.
7: 15 p.m. (7: 15 p.m.), Gặp gỡ và dủng bữa tối với các giám mục Cuba và đoàn tùy tùng tại Tòa Khâm sứ.

Thứ Tư, 28/ 3 (Havana)
9: 00 a.m. (9: 00 a.m.), Thánh Lễ tại Công trường Cách mạng Havana. Bài giảng của Đức Thánh Cha.
4: 30 p.m. (4: 30 p.m.), Nghi thức giã từ tại Phi trường Quốc tế Jose Marti, Havana. Sứ điệp của Đức Thánh Cha.
5: 00 p.m. (5:00 p.m.), Khởi hành về Roma.

Thứ Năm, 29/ 3 (Rome)
10: 15 a.m. (4: 15 a.m.), Tới Phi trường Ciampino, Roma.
 
Tôn giáo và Hạnh phúc
Trầm Thiên Thu
10:24 14/02/2012
Cuối năm 2011, để phân tích kinh nghiệm về nỗ lực của tôn giáo đối với hạnh phúc, người ta đã sử dụng các dữ liệu từ 3 đợt (2002/2003, 2004 và 2006) của tổ chức Nghiên cứu Xã hội Âu châu (ESS – European Social Survey) đối với 114.019 cá nhân ở 24 quốc gia.

Các dữ liệu này cung cấp thông tin về đặc tính cá nhân như giới tính, tuổi tác, thu nhập, sức khỏe tổng quát theo quan điểm cá nhân, tình trạng hôn nhân, hoạt động chính, số con và trình độ học vấn, và những phương diện khác,…

Khi làm trắc nghiệm thống kê tìm các mối tương quan các biến số giữa hạnh phúc và tôn giáo, người ta có kết quả chủ yếu là:

1. Có hệ quả quan trọng thuộc về tôn giáo đối với hạnh phúc. Những người theo một tôn giáo nào đó sẽ sống hạnh phúc hơn những người không có tôn giáo.

2. Tôn giáo hoặc giáo phái có hệ quả quan trọng đối với hạnh phúc. Người Tin Lành, các tín đồ Kitô giáo khác và người Công giáo cho biết họ hạnh phúc hơn người theo Chính thống giáo và các Giáo hội Đông phương.

3. Dường như có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tôn giáo ở một người đối với hạnh phúc: Càng sùng đạo càng hạnh phúc. Tuy nhiên, những người tự coi mình là “không có tôn giáo” (0) có mức hạnh phúc tương đối so với những người có mức 5 về tỷ lệ sùng đạo.

4. Thường xuyên tham dự các nghi lễ tôn giáo cũng tương quan với hạnh phúc: những người hàng ngày tham dự các nghi lễ tôn giáo thì hạnh phúc hơn những người không tham dự.
 
Top Stories
Haiphong, Vietnam: le Premier ministre conclut à l’illégalité de la confiscation du terrain de Doan Van Vuon
Eglises d'Asie
08:29 14/02/2012
Les conclusions du Premier ministre Nguyên Tân Dung sur l’affaire de la récupération forcée de l’exploitation de Doan Van Vuon et la destruction de sa maison ont été rendues publiques à Haiphong, vendredi 10 février, en fin d’après-midi. Ainsi, après avoir traîné plus d’un mois – l’opération de récupération forcée de l’exploitation remonte au 5 janvier –, l’affaire aura été réglée en moins d’une semaine sur l’intervention du Premier ministre. ...

... Mais comme beaucoup d’observateurs indépendants l’ont fait remarquer, on peut se demander s’il s’agissait, pour le pouvoir central, de réparer une injustice, ou bien plutôt de mettre un terme à une vague de protestation, qui, par son intensité et son extension, était en train de devenir une menace pour le pouvoir en place.

Le 10 février, le Premier ministre s’est donc rendu à Haiphong où il a présidé la réunion, qui a duré trois heures. Les représentants de plusieurs ministères y ont présenté les résultats de l’enquête menée sur place et les autorités de la ville de Haiphong leurs propres rapports sur les faits. Dès la fin du débat, les conclusions signées du Premier ministre sur l’affaire ont été rendues publiques. Elles accablent principalement les autorités du district et de la commune, invitent la municipalité de Haiphong à s’autocritiquer, tout en se gardant bien d’innocenter Doan Van Vuon et ses compagnons sur lesquels plane toujours la menace d’un procès au pénal.

Le jugement porté par ces conclusions sur les comportements des autorités du district de Tiên Lang est clair et sans appel. La décision de récupération du terrain et l’opération menée à cet effet ont enfreint les dispositions de la loi. Pour ce qui concerne la destruction de la maison qui a accompagné l’opération, le Premier ministre demande expressément qu’elle fasse l’objet d’une action en justice et soit jugée au pénal.

Nguyên Tân Dung a insisté sur les responsabilités des autorités municipales de Haiphong, qui sont chargées de revenir sur les décisions malencontreuses prises par le district et de rétablir l’exploitant agricole spolié dans ses droits. Elles devront aussi faire en sorte que les institutions judiciaires mènent à bien l’enquête préalable au procès de M. Vuon et de ses compagnons pour tentative d’homicide et opposition à des agents dans l’exercice de leurs fonctions.

L’affaire avait débuté le 5 janvier dernier lorsqu’une centaine de policiers et militaires s’était emparée d’un terrain côtier utilisé par Doan Van Vuon et sa famille pour y élever poissons et crustacés. Les utilisateurs du terrain, qui avaient déjà entrepris des démarches administratives pour s’opposer aux décisions des autorités du district, ont résisté les armes à la main (des armes artisanales et des explosifs). Des policiers ont été blessés et quatre membres de la famille engagés dans la lutte ont été arrêtés. Cette affaire a rapidement fait des remous dans l’opinion, d’autant plus que M. Vuon, ingénieur agricole, avait précédemment été officiellement félicité pour ses qualités d’entrepreneur.

Les autorités ecclésiastiques du diocèse de Haiphong avaient été les premières à s’inquiéter pour ce catholique, membre connu et estimé de la paroisse locale. Après avoir envoyé son vicaire général enquêter sur les lieux, l’évêque avait publié une lettre dans laquelle il faisait part de l’excellent rapport qui lui avait été remis sur M. Vuon, ainsi que de son soutien dans cette épreuve. Beaucoup de personnalités avaient également pris parti pour lui, comme, par exemple, Lê Duc Anh, ancien Premier ministre, qui exerce encore aujourd’hui une influence notable malgré son âge avancé. Des sites et des blogs l’ont aussi soutenu avec passion. La presse officielle, et en particulier l’organe des Jeunesses communistes Tuôi Tre (‘Jeunesse’), a publié plusieurs articles en sa faveur. Le Premier ministre a alors lancé une enquête en s’appuyant sur plusieurs ministères. Celle-ci a abouti d’abord à la mise à pied des responsables du district de Tiên Lang, puis à la réunion du vendredi 10 février à Haiphong à l’issue de laquelle le Premier ministre a fait connaître ses conclusions.

(Source: Eglises d'Asie, 14 février 2012)
 
Note from Holy See on leaked Vatican documents
Fr. Frederico Lombardi SJ
09:41 14/02/2012
Given below is the text of a note written by Holy See Press Office Director Fr Frederico Lombardi SJ and released late yesterday afternoon by Vatican Radio, concerning the recent leaking of a series of Vatican documents:

"Nowadays we must all have strong nerves, because no one can be surprised at anything. The American administration was affected by Wikileaks, now the Vatican too has its disclosures, its leaked documents, which tend to create confusion and bewilderment, and to throw a bad light on the Vatican, the governance of the Church and, more broadly, on the Church herself.

"We must, then, remain calm and keep our nerve, make use of reason, something which not all media outlets tend to do. The documents in question are of different kinds and importance, drawn up at various times and for differing situations. One thing is the discussion of the improved economic management of an institution such as the Governorate, which has many different activities; another are notes on current juridical and legislative questions, about which it is quite normal that there should be contrasting opinions; quite another are delirious and incomprehensible reports about plots against the Pope's life. Yet, putting them all together helps to create confusion. Serious reporting should be capable of distinguishing the issues and understanding their differing importance. It is obvious that the economic activities of the Governorate have to be managed wisely and rigorously. It is clear that the IOR and financial activities must be correctly integrated into international anti-recycling norms. These are of course the Pope's instructions. At the same time, it is evident that the story about a plot against the Pope, as I said immediately at the time, is nonsense, madness, and does not deserve to be taken seriously.

"There is something very sad in the fact that documents are dishonestly passed from the inside to the outside in order to create confusion. Both sides bear responsibility: firstly the suppliers of documents of this kind, but also those who undertake to use them for purposes that certainly have nothing to do with pure love of truth. We must, therefore, stand firm, not allowing ourselves to be swallowed up by the vortex of confusion, which is what ill-intentioned people want, and remaining capable of using our reason.

"In a certain sense - according to an ancient expression of human and spiritual wisdom - the emergence of more powerful attacks is a sign that something important is at stake. The series of attacks against the Church on the issue of sexual abuse has been justly met with serious and profound commitment to far-sighted renewal; not a myopic response but purification and rehabilitation. We have now taken control of the situation and are developing a powerful strategy of healing, renewal and prevention, for the good of society as a whole. At the same time, there is a serious commitment to ensure authentic transparency in the working of Vatican institutions, also from an economic perspective. New norms have been issued and channels have been opened for international monitoring. And yet a lot of the recently leaked documents tend to discredit precisely those efforts. This, paradoxically, constitutes another reason to continue them with determination, not allowing ourselves to be cowed. If many people insist on attacking us, the issue is obviously important.

Whoever thinks he is discouraging the Pope and his collaborators in their commitment is mistaken.

"As for the issue of the supposed power struggles in view of the next conclave, I would invite everyone to note that all the Pontiffs elected during the last hundred years have been people of exalted and unquestioned spiritual merit. Cardinals have naturally sought, and still seek, to elect someone who deserves the respect of the people of God, someone who can serve humankind in our time with great moral and spiritual authority. Reading these events as an internal power struggle depends to a large extent on the moral coarseness of those who provoke them and those who see them as such, people often incapable of seeing anything else. Fortunately, those who believe in Jesus Christ know that - whatever may be written in today's newspapers - the true concerns of
those with positions of responsibility in the Church are the serious problems facing the men and women of today and tomorrow. Not for nothing do we also believe in, and speak of, the assistance of the Holy Spirit".

(Source: VIS)
 
Chine: Dire ‘DIEU en chinois - 天主 … 上帝 ?
Frans De Ridder, CICM
12:19 14/02/2012
Comment dire Dieu en chinois ? Pour les catholiques chinois, c’est 天主 (Tianzhu) ; pour les protestants chinois, c’est 上帝 (Shangdi). Le « maître du ciel » d’un côté, l’« empereur d’en-haut » de l’autre. En chinois, pour désigner les protestants, on dit : 基督教 (Ji du jiao, ‘religion du Christ’) ; pour désigner les catholiques, on dit : 天主教 (Tian zhu jiao, ‘religion du maître du ciel’). D’où viennent ces différences ? Que signifient-elles ? Dans le texte ci-dessous, le P. Frans De Ridder, CICM, nous livre des clefs de compréhension (1). La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.

Que dit un nom ? Beaucoup ! Bien plus que ce que la plupart des gens imagine. Il peut orienter durablement ce qui fait l’identité d’une personne et de sa mission dans la vie. Nombreux sont les Chinois qui passent des heures et des heures à consulter des livres spécialisés pour trouver le nom « juste » pour leur enfant. Nomen est omen. Le nom est un signe, il confère un message et une mission.

Dieu a-t-il un nom ? C’est une bonne question. La réponse n’est pas si simple. Dans l’Ancien Testament, Moïse et ses contemporains ont débattu cette question. Dieu n’a pas donné son nom. Dieu a seulement répondu : « Je suis Celui qui est ». On pourrait même faire plus court en disant : « Je suis ».

Je suis ! Ce nom peut cependant transmettre un incroyable message pour nombre de nos contemporains postmodernes : « Je suis réel, j’existe ! ». Malgré l’indifférence, les doutes, les prophètes de malheur, les livres et les articles nous serinant que « Dieu est mort »…, Dieu existe vraiment ! Et cette réalité devrait résonner profondément dans nos cœurs.

Un nom peut aussi donner une fausse indication ou devenir une cause d’embarras. Une très sainte femme à Taiwan a donné comme nom à son fils : 聖光… (sheng guang ou ‘lumière sainte’). Cet homme simple et bon s’en est presque excusé en disant : « Père, je ne suis pas digne de ce nom. »

Dieu a-t-il un nom ? Est-ce que Dieu est en accord avec le nom que les hommes lui ont donné au cours de l’histoire humaine ? Devons-nous lui donner un autre nom ? Ou devons-nous simplement observer un profond silence respectueux, submergés de respect et d’émerveillement en présence de l’« Unique » que nous ne pouvons nommer.

Nommer…, donner un nom à quelqu’un signifie que j’ai un pouvoir sur lui, que je donne à l’autre une destinée… que j’ai l’autre en mon pouvoir. Voilà pourquoi nous ne pouvons nommer Dieu.
De plus, que signifient ces quatre lettres D I E U ?

Quand le christianisme a été apporté en Chine, le défi fut grand. Comment appeler cet être suprême, cette réalité ultime, l’origine de tout ce qui existe dans la langue chinoise ? Les peuples puisent des mots dans leur langage… afin d’exprimer ce qu’est (ou ce qui est) grand, tout-puissant, omnipotent, suprême… Certains de ces concepts sont tirés de leur propre expérience culturelle chinoise : un roi 王 (wang), un empereur 皇帝 (huangdi). Mais les Chinois ont réalisé que ce Dieu que les missionnaires appelaient aussi bon et aimant devait être une coudée au-dessus de leurs autorités régnantes.

C’est pourquoi ils mirent le caractère « cieux » 天 (tian) devant l’idéogramme « roi » faisant ainsi de « dieu » un roi des cieux 天王 (tianwang). D’autres, dans la tradition protestante, mirent le mot « au-dessus » 上 (shang) devant le terme « empereur » 帝 (di), faisant ainsi de « dieu » 上帝 (shangdi) un empereur suprême.

Peut-être vais-je trop vite et je néglige un aspect. Dans la tradition catholique, nous n’appelons pas « dieu » le roi des cieux. Dieu est appelé le Seigneur des cieux 天主 (tianzhu). Un lecteur attentif pourrait percevoir les similitudes et les dissemblances entre « roi » 王 et « seigneur » 主.

La différence est le petit accent mis sur 王. Sans doute le génie de la langue chinoise a été de percevoir que « dieu » n’est pas juste n’importe quel roi… Il est un roi très élevé, unique. Ce qui explique la présence de cet accent sur le王 (wang) ; celui-ci devenant 主 (zhu).
Il est intéressant de noter que dans l’Ancien Testament, Dieu est aussi appelé Seigneur. Et comme catholique, seul Jésus est appelé par nous Seigneur.

Il est peut-être temps de se pencher sur « roi » 王.
Nous voyons trois lignes horizontales : 三 (san). Elles représentent le chiffre trois ! Trois est un célèbre idéogramme qui a des centaines de combinaisons et des sens innombrables. 諸候之寶三
(zhu hou zhi bao san) : Mencius a dit : le trésor d’un prince est triple : le territoire, le peuple, le gouvernement et ses activités.

三寶 (san bao): dans le bouddhisme, il y a les trois trésors : Buddha, la sangha et le dharma. Tout ce qui est complet doit être exprimé à l’aide du concept trois 三.
(On peut se demander si ce ne sont pas les chinois qui ont appris aux jésuites à toujours faire leurs homélies en trois points !)

三不知 (san bu zhi) : être ignorant du début à la fin d’un sujet en passant par le milieu. Là, les trois lignes horizontales représentent le passé, le présent et l’avenir.
三思而後行 (san si er hou xing) : Pense trois fois avant d’agir. Regarde avant de sauter !
三人成虎 (san ren cheng hu, ‘Trois hommes font un tigre’) : Répète trois fois un mensonge et tout le monde te croira. Un mensonge sera pris comme une vérité s’il est suffisamment répété.
三人行必有我師 (san ren xing, bi you wo shi) : Si trois personnes sont réunies, l’une au moins peut être mon professeur.
三年有成 (san nian you cheng) : Trois ans de dur labeur seront couronnés de succès.

Revenant à l’expression 三不知 (san bu zhi), qui signifie être ignorant du début, au milieu et jusqu’à la fin d’un sujet, j’ai l’intuition que les trois lignes horizontales représentent le passé, le présent et le futur. Cela peut aussi signifier les enfers, la vie présente et la vie future. D’après cette interprétation, celui qui règne a autorité sur les enfers, la terre et les cieux. N’oubliez pas que dans notre Credo nous confessons que le Seigneur (après sa résurrection) « descendit aux enfers » afin de proclamer sa royauté sur le mal et le péché, y compris la mort.

Mon intuition est que ces trois lignes horizontales doivent être reliées et devenir une afin d’être réellement à la tête et de recevoir toute autorité. C’est pourquoi il est tracé une ligne verticale reliant les trois autres : nous avons notre « roi » 王.

Mon intuition chrétienne est que nous pouvons nous appuyer sur cet idéogramme pour le mystère de la Sainte Trinité. La traduction chinoise pour la Trinité est : 三位一體 (san wei yi ti), les trois personnes 三位 en un seul corps 一體 (une unité ou l’unité). Il est certain que les termes « personne » et « corps » ont un sens parfois trompeur dans les langues occidentales. J’aborde là un terrain qui n’est pas le mien mais plutôt celui des théologiens professionnels.

En écrivant au sujet de la traduction catholique du nom de Dieu, je suis encore plus convaincu et même séduit par la signification profonde que des générations de Chinois ont attribuée au nom de Dieu. Cette riche signification est peut-être la raison pour laquelle les missionnaires catholiques ont choisi 天主 (tianzhu), le Seigneur des cieux. Cela signifie que Dieu, quel que soit le terme que l’on utilise pour le nommer, est réel et qu’il a réellement la situation en main.

Dans un prochain article, je vous livrerai le fruit de quelques recherches sur la tradition protestante de 上帝 (shangdi) ou empereur suprême.

On peut juste dire que pour les Chinois…, l’empereur est « dieu » et que cela était la réalité au Japon jusqu’à la fin de la seconde guerre mondiale. Mais ceci fera l’objet d’un troisième article !

(1) D’origine belge, le P. Frans De Ridder est missionnaire, membre de la Congrégation du Cœur Immaculé de Marie. Provincial des ‘scheutistes’ (les CICM) pour la Mongolie, la Chine, Hongkong, Taiwan et Singapour, il réside à Taiwan. Il se rend régulièrement sur le continent chinois pour y animer des sessions de formation et des retraites.

(Source: Eglises d'Asie, 14 février 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tết Nhâm Thìn Tại Cộng Đoàn Garges -Sarcelles Pháp Quốc
Trần Văn Cảnh
17:08 14/02/2012
TẾT NHÂM THÌN TẠI CỘNG ĐOÀN GARGES - SARCELLES PHÁP QUỐC

Garges-Sarcelles. Chúa nhật 12.02.2012, Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Garges Sarcelles mừng lễ hội Tết Nhâm Thìn 2012

Garges Sarcelles là tên một trạm xe lửa của hai thành phố Garges-lès-Gonesse và Sarcelles, ở phía bắc Paris khoảng gần 20 cây số. Ở hai thị xã này, người gốc ngoại kiều chiếm một tỷ số đông : 1/3 gốc Do Thái, 1/3 gốc Ả Rập. Nhiều nhận vật chính trị, thể thao và văn nghệ xuất thân từ đậy, mà nổi tiếng nhất có lẽ là ông Dominique STRAUSS-KAHN (DSK). Và ở đây có một Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam kỳ cựu và sốt sắng.

Năm 1954 nhiều gia đình Việt Nam có quốc tịch Pháp hồi hương về Pháp. Nhờ cha Nguyễn Mạnh Tân, dòng Phanxicô, một số đã dần dà về ở vùng ngoại ô Bắc Paris, và qui tụ lại với nhau, tạo thành Tổ chức Truyền giáo Việt nam ở Seine và Oise vào năm 1961, với khoảng 101 gia đình công giáo ở Sarcelles và 56 gia đình ở Ermont. (Bản điều tra 1962, lưu trữ tại Văn khố Toà Tổng Giám Mục Paris). Năm 1969, Cha Nguyễn Quang Toán và Nguyễn Văn Long đến quy tụ một số bà, lập nên Hội Đạo Binh Đức Mẹ, hội họp và dâng lễ mỗi chiều thứ tư tại nhà thờ Jean XXIII. Năm 1972, một lớp giáo lý đầu tiên cho các trẻ em được tổ chức.

Năm 1977, Cha Trương Đình Hoè, được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris, quy tụ một Ban Giám Đốc hùng hậu gồm 7 linh mục và 3 nữ tu. Cha Mai Đức Vinh, thành phần Ban Giám Đốc, được chỉ định lo giáo lý ở giáo xứ Paris và đi thăm viếng đồng bào tỵ nạn vùng Sarcelles. Ngài được phép dâng lễ mỗi chúa nhật cho đồng bào, trong phòng khánh tiết Trung tâm tỵ nạn Jean Charcot. Một ca đoàn đầu tiên được thành lập. Đồng bào tỵ nạn Việt nam, trong đó có người công giáo, đổ về ở Sarcelles càng ngày càng đông. Nhiều giáo dân ở thị xã Garges bên cạnh cũng đến dự lễ. Các sinh hoạt mục vụ trở thành sầm uất hơn : Lễ chúa nhật đông hơn. Hội Đạo Binh thêm người gia nhập. Lớp Giáo Lý thu hút đông trẻ em hơn. Ca đoàn được tăng cường với nhiều bạn trẻ hơn. Cộng đoàn Sarcelles Garges thực tế được thiết lập từ đó. Đầu năm 1979, một cái Tết đầu tiên đã được Cha Mai Đức Vinh tổ chức cho Cộng Đoàn, ở Hội quán Jean Louis Thibaut, với sự hiện diện của các cha sở hai xứ Pháp Sarcelles và Garges.

Xem Hình

Năm 1979, vào mùa Phục Sinh, cha sở xứ Sarcelles, linh mục René Olivier, đã chính thức công nhận Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Sarcelles Garges và đồng ý cho cha Vinh cử hành lễ chúa nhật cho đồng bào ở nhà thờ Jean XXIII, vào mỗi chúa nhật tuần thứ hai và thứ tư, lúc 9 giớ 15’. Nhịp sống bác ái và đạo đức, nhờ gương hiền lành, khiêm nhường và chịu khó của cha Tuyên Úy, cũng như sự tận tâm của các giáo dân trách nhiệm, đã được khuyến khích và phát triển. Năm 1980, cha Mai Dức Vinh được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam. Ngài đặc biệt chú trọng đến nhân sự, chú tâm đào tạo cán bộ. Một Ban Đại Diện đã được bầu vào năm 1983, gồm bà Brigitte Girard, bà Kongsum, Ông Nguyễn Văn Nhàn, Ông Chea Tâm, Ông David Nguyễn Hữu Nhơn và ông Xavier Girard. Rồi một giáo dân đã được chọn và gửi đi học, chuẩn bị lãnh chức phó tế. Nhưng cha Vinh càng ngày càng bận với công việc Giáo Xứ Paris, từ năm 1985, đã phải nhờ các cha phó thay thế làm tuyên úy tại Cộng Đoàn Sarcelles Garges.

Năm 1985, cha Phêrô Bùi Duy Nghiệp đã được bổ nhiệm làm tuyên úy cộng đoàn Sarcelles Garges. Trong nhiệm kỳ của cha Nghiệp, 1986-1988, Thầy François Xavier Girard, Phó Tế Vĩnh Viễn Việt Nam đầu tiên được chịu chức, trở thành giáo sĩ, đã cùng với phu nhân phụ giúp các cha tuyên úy rất đắc lực. Cha Nghiệp được bề trên gọi về Toulouse, cha Vinh phải trở lại trong hai năm 1989-1990 và đã thành lập hai chi Hội Yểm Trợ Ơn Gọi và chi Hội Các Bà Mẹ Công giáo. Năm 1990, cha Giuse Nguyễn Văn Dziên về làm việc cho Giáo Xứ Việt Nam Paris, được bổ nhiệm làm Tuyên Úy Cộng Đoàn Sarcelles Garges.

Năm 1994, cha Vincentê Nguyễn Văn Cẩn được bổ nhiệm thay cha Dziên. Các anh chị em Ca đoàn đã chung sức làm một cuốn « Thánh Ca Hợp Tuyển », dầy 134 trang. Cũng trong nhiệm kỳ cha Cẩn, 1994-2002, việc đọc kinh liên gia đình đã được tổ chức.

Sang nhiệm kỳ cha Giuse Trần Anh Dũng, từ 2003 đến nay, một sức sống mới của cộng đoàn được phát sinh : nhiều giáo dân trở lại sinh hoạt với cộng đoàn, nhiều ca viên trở lại hát với ca đoàn. Cha tuyên úy mới cho phát hành « Bản Tin Mục Vụ Hàng Tháng » của cộng đoàn. Và lễ Mừng Xuân hàng năm đã được tổ chức rất chu đáo : không khí vui hơn, phấn khởi hơn ; người đến tham dự và ở lại đến phút chót đông hơn. Ban Đại Diện Địa Điểm Mục Vụ Garges Sarcelles hiện nay gồm bốn vị sau đây : Ông Chea Tâm, chị trần an lập, Ông Nguyễn Đức Thiệp và Ca Trưởng Nguyễn Văn Bình.

Cộng đoàn Sarcelles Garges dâng Thánh lễ mừng Xuân Nhâm Thìn, chúc nhau « Phúc, Lộc, Thọ, trong Liên Đới Niềm Tin

Thiệp mời tham dự « Thánh Lễ mừng Xuân Nhâm Thìn » vào chiều Chúa Nhật 12/02/2012 đã được phổ biến. Nhưng từ hơn tuần lễ nay, trời rất lạnh, xuống đến -10, -8 độ C. Bốn ngày trước hẹn, Ban Đại Diện đã phải đổi địa điểm, kiếm được một phòng thể dục có sưởi ấm hơn. Phòng rộng cả ngàn mét vuông. Ban Đại Diện đã chuẩn bị, trang trí và tổ chức rất gọn gàng, tiếp đón và ý nghĩa.

Qua cửa chính, cuối lối vào, một bàn tiếp tân, có hoa chào khách, có nước trà, càfê nóng mời người tham dự. Sau bàn càfê, bước vào trong, phòng thể thao biến thành một thánh đường Mừng Xuân Nhâm Thìn.

Thẳng trước mặt, một bức tranh rất to treo trên tường đối diện, vẽ bánh trái ngày Tết : bánh chưng, bánh tét, trái dừa, đu đủ, dưa hấu và viết bốn chữ CHÚC MỪNG NĂM MỚI.

Phía phải, trên bục gỗ cao, một bàn thờ đã được dọn sẵn, với 5 đèn lồng, như năm cái phúc : phúc lộc thọ khang an, với 8 bình hoa, như tám mối phúc của Phúc Âm. Sau bàn thờ một bức tranh vẽ ba cây hoa, như ba cái nhiều, vây quanh bốn số 2012 viết lối họa giống hình con rồng, như mời tín hữu đến hái lộc Lời Chúa đầu năm 2012 ; phía trên có hai hàng chữ viết lớn : CỘNG ĐOÀN GARGES SARCELLES CHÀO XUÂN NHÂM THÌN.

Chuyển cái nhìn vế phía trái đến khu chính giữa, hai hàng ghế đã được kê sẵn, đủ chỗ cho trên 200 người tham dự. Rồi nhìn hẳn về phía trái, trên hai bàn dài, bày rất kín đáo, nhưng rõ rệt đầy thức ăn, nước uống.

Khách còn đang mơ, thả hồn vào mộng xuân, thì người đại diện cộng đoàn đã nói lời mời mọi người đứng lên, chuẩn bị bắt đầu « Thánh Lễ Mừng Xuân Nhâm Thìn », vì đã đúng 15 giờ.

TẾT là một lễ hội lớn nhất trong các lễ hội văn hóa việt nam. Tết có phần Lễ và phần Hội. Lễ, để cộng đoàn tạ ơn và chúc tuổi Chúa, chúc tuổi nhau và lỳ xì cho các cháu ấu thiếu nhi. Hội, để cộng đoàn tham dự văn nghệ và « ăn tết » với nhau và bạn bè.

Lễ Tết của Việt Nam bắt đầu với việc kính bái tổ tiên, chúc tuổi Ông Bà, Cha Mẹ. Lễ Tết của Việt Nam Công Giáo cũng vậy. Giữ gìn phong hóa, người công giáo việt nam luôn luôn bắt đầu Lễ Tết bằng Thánh Lễ, để tạ ơn Chúa, để chúc tuổi Ngài, để chia sẻ lộc Lời Chúa và để dâng Năm Mới cho Chúa và xin Ngài phù trì.

Phát lộc Lời Chúa, trong Thánh Lễ Mừng Xuân, hai giáo dân đã đọc hai bài thánh thư, Sách Dân số, 6, 22-27 và thư I thánh Phaolô gửi Tín Hữu Thê-Xa-Lô-Ni-Ca, 5, 16-26. Rồi cha phó tế đọc Phúc Âm Thánh Matthêu, 6, 25-34.

Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông chủ tế mời Cộng Đoàn suy gẫm về một ý nghĩa của ba bài thánh kinh này cho ngày Xuân Nhâm Thìn. Ngài nêu lên thực tại xã hội mùa xuân năm nay có nhiều khó khăn : kinh tế xuống thấp, sinh hoạt đắt đỏ, người thất nghiệp ngày càng đông, người vô gia cư ngày càng nhiều, người nghèo ngày càng khổ, đói không đủ ăn, khát không có uống, lạnh không đủ mặc,…và đưa ra một nhận xét hai chiều. Chiều là người, ai trong chúng ta chẳng lo âu về cuộc sống, ai trong chúng ta chẳng suy nghĩ về những khủng hoẳng, những bạo lực, những tai nạn, những chiến tranh ?

Nhưng chiều là tín hữu có niềm tin, chúng ta ai chẳng tin vào Chúa Quan Phòng ?

Trong bài đọc 1, Chúa muốn từng người chúng ta hãy chúc cho anh em mình được Chúa chúc lành : « Hãy nói với A-ha-ron và các con nó rằng : Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này: "Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh (em)! Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh (em) và dủ lòng thương anh (em)! Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh (em)!

Trong bài Phúc Âm, Chúa bảo đừng lo lắng quá, nhưng hãy tin tưởng vào Chúa : « Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy ».

Trong bài đọc 2, Thánh Phaolô đã chỉ rõ lối đi của người tín hữu con Chúa. Là tín hữu, ta không ỷ lại, vô lo ; Nhưng, là con cái của Chúa, ta TÌN Ngài để nhìn ra lối đi, Cậy Ngài để biết định đoạt, Mến Ngài để liên đới với anh chị em : « Anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Ðức Kitô Giêsu. Anh em đừng dập tắt Thần Khí. Chớ khinh thườngơn nói tiên tri. Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa. Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Ðấng kêu gọi anh em là Ðấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó. Chúc anh em được đầy tràn ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta ».

Hiểu Lời Chúa như vậy, Xuân Nhâm Thìn 2012 này, chúng ta chúc nhau

một năm hạnh phúc, mà PHÚC lớn nhất là được làm con cái Chúa cho hiếu thảo hơn,

một năm nhiều lộc, mà LỘC to nhất là được nước Chúa làm gia nghiệp cho trọn hơn,

một năm nhiều thọ, mà THỌ lâu nhất là được đời sống vĩnh cửu của Chúa. Amen.

Cuối thánh lễ, hai ông Đại diện Cộng Đoàn nói lời chúc mừng, bằng tiếng việt và tiếng pháp, để chúc tuổi quý cha, quý cụ, quý ân nhân, quý bạn bè và toàn thể Cộng Đoàn. Rồi biếu quà bốn cha đồng tế và bốn chú giúp lễ. Sau đó, hai ông chuyển một số bao thơ, xin các cha lì xì cho các cháu ấu thiếu nhi của Cộng Đoàn.

Hội TẾT, như lời viết trong thiệp mời, gồm văn nghệ và ăn tết : « Sau Thánh Lễ, kính mời Quí Ông bà, Anh chị em, cùng toàn thể bạn bè, thân hữu chung vui với Chương trình Văn Nghệ và cùng thưởng thức những món ăn thắm đượm hương vị Quê Hương ».

Một chương trình văn nghệ độc đáo đã được trình diễn, qua hết các thể loại thông thường : ca, múa, nhạc, thơ,…

Một bàn tiệc đầy đồ ăn thức uống, từ từ mở ra, chờ đón mọi người thưởng thức !

Paris, ngày 12 tháng 02 năm 2012

Trần Văn Cảnh
 
Thư Mục Vụ TGM Saigòn: Năm mới, canh tân đổi mới, lo âu và hy vọng
+ ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn
22:16 14/02/2012
Trước thềm Xuân Nhâm Thìn
NĂM MỚI, CANH TÂN ĐỔI MỚI, LO ÂU VÀ HY VỌNG


Năm mới, canh tân đổi mới

1. Đại Hội Dân Chúa Việt Nam năm 2010 mời gọi dân Chúa VN chung sức xây ngôi nhà Giáo Hội tại VN theo mô hình Giáo Hội Mầu nhiệm-Hiệp thông-Sứ vụ. Công Nghị giáo phận năm 2011 tạo cơ hội cho mọi thành phần trong giáo phận ý thức tham gia xây mới ngôi nhà gia đình, cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, giáo phận, thành Giáo Hội Mầu Nhiệm- Hiệp thông-Sứ vụ. Xây trên nền tảng vững chắc là Lời Chúa, nhằm làm cho các ngôi nhà đó trở nên đền thờ Thiên Chúa ngự ở giữa dân Người. Sự hiện diện thường xuyên của Thiên Chúa mang lại sự bình an cùng tạo cơ hội cho mọi người ngày ngày kín múc nguồn nước hằng sống, và chia sẻ cho đồng bào và đồng loại. Nguồn nước hằng sống chính là kho tàng ơn cứu độ mà Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa làm người mang tặng cho gia đình nhân loại.

Lo âu

2. Kinh nghiệm canh tân đổi mới từ các Tông đồ. Sau 3 năm sống với Chúa Giêsu, lòng trí các môn đệ của Chúa vẫn mang quan điểm dân gian về ơn cứu độ. Quan niệm dân gian về ơn cứu độ, không phải là giải thoát gia đình nhân loại khỏi mọi sự dữ cản đường đi đến nguồn sống dồi dào trong yêu thương và bình an, song chỉ là giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ đế quốc Roma. Chính vì thế, khi đối diện với nghịch cảnh trái ý, khi đứng trước cuộc khổ nạn của Thầy Giêsu, các ông không hành động theo lòng tin, song chỉ phản ứng theo cảm tính cùng bản năng tự vệ (thủ lợi, đấu tranh bạo lực, bỏ cuộc...).

Sau biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh, Thiên Chúa Cha sai phái Thánh Thần đến ban năng lực đổi mới lòng trí, tầm nhìn cùng quan điểm các ông. Sau khi đón nhận ơn Thánh Thần, các ông trở nên con người mới, bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Phục Sinh, làm chứng nhân và loan báo Tin Mừng cứu độ cho các dân tộc. Sự kiện đó xác minh Chúa Thánh Thần là nguồn lực tình yêu đổi mới lòng người.

3. Kinh nghiệm canh tân đổi mới từ Công Đồng Vatican II. Kết thúc Công Đồng Vatican II năm 1965, nhiều vị trong Giáo Hội vui mừng và cảm nhận rằng Công Đồng là một lễ Hiện Xuống mới. Thế nhưng, những năm sau đó, xuất hiện những nhóm cực hữu và cực tả, tạo ra sự phân hoá đó đây trong Giáo Hội. Những nhóm cực hữu cảm thấy trở nên xa lạ đối với Giáo Hội đang đổi mới, và đóng băng trong xu thế bảo thủ. Những nhóm cực tả, - thay vì bước theo Chúa Giêsu hoà nhập và đồng cảm với phận người, lấy tình yêu thương đổi mới lòng người, - thì dấn thân vào đời, từng lúc đồng hoá ít nhiều với thế gian và đi theo con đường đấu tranh chống đối nhau, xa rời đường lối yêu thương cứu độ của Chúa. Cả hai xu thế đều gây nên ít nhiều khó khăn cho hành trình đổi mới trong sự hợp nhất và bình an.

Điển hình những khó khăn đó đây trong hơn 50 năm qua, như:

- sự phân hoá, khủng hoảng cục bộ trong cộng đồng dân Chúa cũng như trong một số dòng tu từ những năm sau Công Đồng Vatican II 1965;

- những bước đi lạc lõng cùng sai lệch của một số chức sắc trong những thập niên qua...

Một nguyên nhân sâu xa gây ra khó khăn và cản bước con đường canh tân đổi mới trong sự hợp nhất và an bình, phải chăng đó khung nếp hẹp hòi của lòng trí con người cùng bản năng tự vệ? Nói khác đi, phải chăng là sự khiếm khuyết nhân tố " thiên thời, địa lợi, nhân hoà ", là yếu tố văn hoá có thể hợp lực với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới đời sống gia đình nhân loại?

Hy vọng

4. Kinh nghiệm từ lịch sử loài người là bài học cho thế hệ hôm nay. Những xáo trộn cùng những biến động và bạo lực không ngừng trên con đường đổi mới cuộc sống xã hội loài người xưa nay, nhắc nhở cho mọi người ghi nhớ bài học của tiền nhân : "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" là điều kiện cần có để người người trong thiên hạ có cơ hội đón nhận được ơn bình an và nguồn sống dồi dào mà Cha trên trời thương ban cho gia đình nhân loại.

Kỳ thực, cả ba yếu tố đó đều hàm chứa Lời Chúa, giáo huấn của Giáo Hội triển khai Lời Chúa, ơn Chúa Thánh Thần. Đó cũng là nguồn ánh sáng và năng lực trợ giúp cho người người vượt qua khung nếp hẹp hòi của lòng trí cùng bản năng tự vệ, để được tự do theo lòng tin cậy mến soi dẫn tiến bước đi đến nguồn sống dồi dào trong hợp nhất và bình an.

5. Thiên thời nghĩa là thuận ý trời, theo như lòng Chúa mong muốn. Lời Chúa cho biết trọng tâm của ý Chúa là mong muốn người người trong thiên hạ được sống và sống dồi dào trong yêu thương và an bình.

6. Địa lợi nghĩa là phù hợp với luật lệ và giáo huấn của Giáo hội, với truyền thống văn hoá lành mạnh của dân tộc.

Một thí dụ điển hình. Triển khai Lời Chúa dạy, giáo huấn của Giáo Hội công giáo xác định gia đình là quà tặng của Thiên Chúa cho gia đình nhân loại, vì sự sống và hạnh phúc của mọi người. Người đón nhận quà tặng đó có bổn phận xây dựng gia đình mình thành :

(1) cái nôi của sự sống mới, sự sống dồi dào,
(2) mái ấm tình thương,
(3) ngôi trường đầu tiên giáo dục làm người tốt và hữu ích cho nhân loại,
(4) thành trì bảo vệ thế hệ trẻ khỏi bị lây nhiễm những thói hư tật xấu cùng các tệ nạn xã hội.

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình lành mạnh, xã hội lành mạnh. Môi trường xã hội lành mạnh, nhà nhà mới có cơ hội hít thở không khí trong lành, và vững bước đi đến nguồn sống dồi dào trong yêu thương và bình an. Và truyền thống văn hoá dân tộc, như "Hôn nhân là chuyện trăm năm; Đồng vợ đồng chồng thì tát biển Đông cũng cạn...", có cùng một ý hướng.

7. Nhân hoà nghĩa là hoà với lòng người. Ngoài thực tế "bá nhân bá tánh", cuộc sống gia đình, cộng đoàn, xã hội, luôn bao hàm những quan điểm dị biệt và mâu thuẫn, đặc biệt hôm nay là mâu thuẫn giữa những quan điểm về tự do, nhân quyền, quyền lợi..., trong đời sống hôn nhân và gia đình, trong cộng đồng và xã hội. Trong lịch sử loài người, có những lúc, những mâu thuẫn đó đã trở thành nguyên nhân gây ra sự phân hoá và hận thù, cùng dẫn đến đấu tranh và bạo lực, khủng bố và chiến tranh, chết chóc và tang thương cho gia đình nhân loại.

Muốn có nhân hoà trong cuộc sống nhân loại, người tu thân, tề gia, trị quốc, trị quốc, cần nỗ lực thoát ra khỏi khung nếp hẹp hòi của lòng trí và bản năng tự vệ, để lòng tin cậy mến được tự do theo sự soi dẫn của ánh sáng chân lý và tình yêu từ Lời Chúa cùng ơn Chúa Thánh Thần, hướng đến sự đồng thuận về những mẫu số chung, thống nhất về mặt bổ túc và điểm trung hoà giữa những dị biệt trong cuộc sống. Nhờ đó, những dị biệt trong cuộc sống có cơ hội trở thành một mối lợi, phong phú hoá đời sống nhân loại, đem lại an vui và hạnh phúc cho nhà nhà.

8. Nguồn lực canh tân đổi mới đời sống dân Chúa. Kinh nghiệm trong đời sống dân Chúa cho biết hoa trái của ơn đổi mới tuỳ thuộc vào sự kết hợp ba nguồn lực chính :

(1) nguồn tự lực từ ý thức và ý chí của mỗi người,

(2) nguồn trợ lực từ sự hỗ trợ của gia đình, cộng đoàn, của Giáo Hội,

(3) nguồn chủ lực từ Thiên Chúa, là Đấng Tạo Hoá ban sự sống, là Cha yêu thương ban Lời mang ánh sáng chân lý và tình yêu, ban sức sống mới của Người Con Một là Đức Giêsu Kitô, ban Thánh Linh của Ngài cùng ơn soi sáng, ơn hiểu biết, ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh, ơn hiệp thông, ơn hợp nhất, ơn đổi mới, cho những ai biết mở rộng lòng tin đón nhận.

Nói cách khác, Lời Chúa cùng đời sống cầu nguyện gắn bó với Chúa, và đời sống hiệp thông hợp nhất trong Giáo Hội, đồng cảm và chia sẻ trong cộng đồng nhân loại, khi được liên kết thành nguồn lực tổng hợp, sẽ tăng sức cho mọi người thoát ra khỏi khung nếp hẹp hòi của lòng trí cùng bản năng tự vệ phản ứng khép kín và chống đối lẫn nhau, và cùng nhau an tâm tiến bước đi đến nguồn sống dồi dào trong hợp nhất và an bình.

9. Bí quyết xây mới ngôi nhà Giáo Hội trên nền vững chắc là Lời Chúa. Kinh nghiệm trong lịch sử Giáo Hội cho biết: đời sống cầu nguyện cùng thực thi Lời Chúa dạy mến Chúa yêu người, là nguồn nước nguồn phân vun tưới cho hạt mầm ơn thánh phát triển và sinh hoa thơm trái lành cho đời sống gia đình và cộng đoàn tín hữu, cũng như cho đời sống xã hội nhân loại.

Vì thế, chúng tôi ước mong người người, nhà nhà, trước hết và trên hết, một lòng sống trọn tình hiếu thảo thờ kính Thiên Chúa, luôn tìm và thi hành ý Cha trên trời, theo sự soi dẫn của ơn khôn ngoan từ Chúa Thánh Thần. Sống trọn tình con thảo đối với Ba Ngôi Thiên Chúa không những là trọng tâm của đạo làm con Chúa, song còn là nền tảng cho cuộc sống trọn nghĩa huynh đệ đồng cảm, hợp nhất và chia sẻ đối với mọi người anh em đồng đạo, đồng bào và đồng loại.

+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
 
Thư ngỏ: Xây dựng Khu nhà mới của Đại chủng viện thánh Giuse - Saigòn
+ ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn
22:20 14/02/2012
Ngày lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh,
02-02-2012


THƯ NGỎ: V/v Xây dựng Khu nhà mới
của Đại chủng viện Thánh Giuse - Sài Gòn


Kính gửi: Anh Em linh mục, Anh Chị Em tu sĩ
và giáo dân trong gia đình giáo phận

Anh Chị Em rất thân mến,

Trong những ngày đầu năm Nhâm Thìn 2012, tôi viết lá thư này để trình bày với Anh Chị Em về việc xây dựng khu nhà mới của Đại chủng viện Thánh Giuse.

1. Đào tạo linh mục là công cuộc hết sức quan trọng trong đời sống Giáo Hội, vì việc canh tân và phát triển Giáo Hội tuỳ thuộc phần lớn vào việc thi hành chức vụ linh mục. Do đó, Chủng viện được coi là con tim của giáo phận, và giáo phận phải dành ưu tiên về nhân sự cũng như những phương tiện cần thiết cho công cuộc đào tạo linh mục.

2. Vì ý thức tầm quan trọng đó, nên ngay từ năm 1863, Đức Cha Dominique Lefèbvre, giám quản tông toà địa phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn), đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng Chủng viện Thánh Giuse hiện nay. Cha Théodore Louis Wibaux (cha Vị), giám đốc đầu tiên của Chủng viện, đích thân điều hành công trình này. Năm 1866, Đức Cha Miche (Đức Cha Mịch) chủ sự lễ khánh thành Chủng viện và chính thức khai giảng năm học mới với 60 chủng sinh, do các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris đảm nhận việc đào tạo. Hiện nay, phần mộ của cha Wibaux vẫn còn được gìn giữ trong khuôn viên Chủng viện, để ghi nhớ công lao của vị giám đốc tiên khởi.

Vào tháng 7 năm 1961, Hội Thừa Sai Paris trao Chủng viện Thánh Giuse cho hàng giáo sĩ Việt Nam đảm trách. Lúc bấy giờ, các lớp Triết học được đặt tại trường Lê Bảo Tịnh, đường Hoàng Hoa Thám ; các lớp Thần học được đặt tại Chủng viện hiện nay, đường Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng). Để quy tụ cả khoa Triết và Thần học tại một nơi, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã xây thêm những khu nhà mới. Ngày 7 tháng 8 năm 1963, năm học mới được khai giảng với 235 chủng sinh Triết và Thần học. Cũng trong năm đó, ngày 29-30 tháng 12, Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô đã long trọng chủ sự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Chủng viện Thánh Giuse (1863-1963).

Chính từ ngôi trường Chủng viện này, biết bao nhiêu linh mục đã được đào tạo và đang phục vụ trên khắp các miền đất nước. Cách riêng, trong giáo phận chúng ta, hầu hết các linh mục giáo phận đều xuất thân từ mái trường Chủng viện Thánh Giuse.

3. Hiện nay, số chủng sinh ngày càng gia tăng. Chúng ta phải tạ ơn Chúa vì sự phong phú ơn gọi Chúa ban cho Giáo Hội Việt Nam nói chung và Tổng giáo phận Thành phố nói riêng. Đàng khác, chúng ta phải lo tu bổ và xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đào tạo các linh mục tương lai. Cơ sở cũ đã được xây dựng từ lâu, nay xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa, cơ sở cũ không còn khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo và sinh hoạt hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới.

Vì thế, tiếp nối công trình của các vị tiền nhiệm, tôi quyết định xây dựng khu nhà mới cho Đại chủng viện. Khu nhà mới này sẽ có Nhà nguyện, Thư viện, Hội trường, phòng Truyền thống, các phòng học, phòng họp, cũng như nhà ở cho chủng sinh. Theo dự định, Chủng viện sẽ tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 năm 2012, lễ kính Thánh Giuse, Bổn mạng của Chủng viện. Hy vọng công trình sẽ hoàn thành trong năm 2013 để kỷ niệm 150 năm thành lập Chủng viện Thánh Giuse -Sài Gòn (1863-2013).

4. Một công trình lớn như trên chắc chắn đòi hỏi kinh phí rất lớn. Vì thế, tôi tha thiết kêu gọi tất cả các linh mục, tu sĩ, Anh Chị Em giáo dân trong giáo phận chung tay xây dựng khu nhà mới này. Cách cụ thể, tôi đề nghị với Anh Chị Em: trong suốt thời gian xây dựng Chủng viện, xin Anh Chị Em dành Chúa nhật đầu tháng để quyên góp cho việc xây dựng Chủng viện. Số tiền quyên góp được trong mỗi giáo xứ, xin các cha gửi về Toà Tổng Giám Mục, 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, các ân nhân cũng có thể gửi sự giúp đỡ trực tiếp cho Đại chủng viện qua địa chỉ sau :

Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm,
Giám đốc Đại chủng viện
6 bis Tôn Đức Thắng, quận I, thành phố Hồ Chí Minh
Đt : 3910.56.94

Linh mục Gioakim Trần Văn Hương
Phó giám đốc Đại chủng viện
6 Tôn Đức Thắng, quận I, thành phố Hồ Chí Minh
Đt : 3910.13.07

Thưa Anh Chị Em,

Chúng tôi xin đặt công trình xây dựng này dưới sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse, thánh bổn mạng của Chủng viện. Nhờ lời chuyển cầu của ngài và của Đức Trinh Nữ Maria, nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi tuôn đổ phúc lành xuống trên Anh Chị Em và mọi ân nhân xa gần, đã rộng lòng giúp đỡ việc xây dựng Chủng viện và đào tạo linh mục.

(đã ký)
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ Tiên Lãng: Đừng dễ tin như thế!
Lê Hiền Đức
21:06 14/02/2012
VỤ TIÊN LÃNG: ĐỪNG DỄ TIN NHƯ THẾ!

Ông Nguyễn Tấn Dũng vừa kết luận về vụ cưỡng chế ở Hải Phòng, hàng loạt toà báo liền giật những cái tít rất kêu, một số nghe còn đậm chất phường tuồng: Một kết luận hợp lòng dân (SGGP), Kết luận của Thủ tướng "thấu tình, đạt lí" (VOV), Người dân vỡ òa niềm vui, lãnh đạo Hải Phòng "tâm phục" (Bee.net.vn), Kết luận của Thủ tướng đã làm nức lòng nhân dân (GDVN), Vợ Đoàn Văn Vươn cảm ơn Thủ tướng (Vietnamnet), Người dân Tiên Lãng phấn khởi cảm ơn Thủ tướng (Vietbao), Người dân Tiên Lãng: "Lòng tin của chúng tôi đã hồi sinh" (VNE), Kết luận công bằng, tạo niềm tin cho nhân dân cả nước (PLTP), Tiên Lãng: và con tim đã vui trở lại (Vietnamnet)…

Điều ấy chẳng làm tôi ngạc nhiên vì giật tít, đăng tin như thế là "công việc" của các toà báo trên. Các toà báo mang danh "nhân dân" như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không đăng tin, bình luận gì đáng kể cũng chẳng làm tôi ngạc nhiên vì "công việc" của họ là vậy.

Phóng viên Việt Nam viết thế mà nhiều khi không phải thế, không nghĩ như thế. Chẳng nói đâu xa, ngay trước ngày ông Dũng kết luận, toà báo Giáo dục Việt Nam cử người tới phỏng vấn tôi; tôi chỉ nêu giả định "sự nghiêm minh của Thủ tướng trong việc xử lí các cán bộ vi phạm trong vụ việc ở Tiên Lãng sẽ làm gương cho các địa phương khác trong cả nước"; khi đăng bài, toà báo không thêm thắt câu nào, chữ nào, đó là cách làm việc nghiêm túc, nhưng lại giật cái tít: "Cưỡng chế ở Hải Phòng: "Bà già" Lê Hiền Đức kì vọng vào Thủ tướng" thì thật đáng rầu lòng.

Kì vọng? Tôi đâu có đem "trái tim lầm chỗ để trên đầu"(1) như thế vì "kết luận" mới chỉ là lời nói mà tôi thì đã thấy rất rõ khoảng cách ghê gớm giữa lời nói và việc làm của ông Dũng. Dưới đây là vài thí dụ để minh hoạ:

Ngày 27-6-2006, khi nhậm chức Thủ tướng, ông Dũng cao giọng tuyên bố: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay". Từ đó tới nay, tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng mà ông vẫn tại vị.

Ngày 7-5-2009, khi ông tới thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân kỉ niệm 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng có bảo ông về vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên: "Rất mong các đồng chí lưu tâm đến chuyện khai thác. Đây là địa điểm chiến lược quan trọng của đất nước, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng an ninh không chỉ với Việt Nam mà cả với Đông Dương". Đại tướng còn bày tỏ sự quan ngại về việc lao động nước ngoài vào theo các dự án này. Ông nắm tay Đại tướng, khẳng định: "Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng". Vậy mà hai ngày sau, khi tiếp xúc cử tri quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng, ông lại nói, về vấn đề bô-xít, Bộ Chính trị đã có kết luận và thông báo công khai trên báo chí, sau đó ông "phân tích" nào là tài nguyên đất nước ta hạn hẹp trong khi trữ lượng bô-xít lớn thứ 3 thế giới, riêng ở Tây Nguyên trên 5 tỉ tấn, nào là "việc khai thác sẽ được chỉ đạo nghiêm túc và có sự kiểm soát và quản lí chặt chẽ để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên". Thực tế diễn ra thế nào, chúng ta ít nhiều đã rõ.

Ngày 25-11-2011, đăng đàn trước Quốc hội, ông nói Việt Nam có đủ căn cứ pháp lí và lịch sử về việc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa… Ấy vậy mà trong liền mấy tháng trước đó, đối với tất cả các cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, gây hấn trên Biển Đông của ta, ông đều để lực lượng công an ngăn chặn, trấn áp, thậm chí còn bắt bớ, đánh đập, giam giữ, xử phạt hành chính, đe doạ truy tố người biểu tình. Hiện nhiều người từng tham gia biểu tình vẫn đang bị khống chế, o ép. Nghiêm trọng hơn, một trong những "biểu tình viên" tích cực nhất là bà Bùi Thị Minh Hằng đã bị "tập trung cải tạo", thực chất là bị giam giữ mà không qua xử án.

Chẳng cứ ông Dũng, có thể nói tất cả các quan chức Việt Nam tôi từng tiếp xúc trong mươi năm trở lại đây đều ít nhiều nói một đằng làm một nẻo, khiến người dân không biết đâu mà lần, không thể nào tin. Trong kết luận về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, ông Dũng chỉ nói những điều không thể nói khác đi vì nhân chứng, vật chứng đã đủ đầy, căn cứ pháp lí đã sáng tỏ, ai nấy đều hay biết. Về kết luận này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước thể hiện rất rõ sự tinh tường, sắc sảo khi khẳng định với phóng viên báo GDVN rằng: "Nếu dừng lại như thế này thì có thể nói là chỉ giải quyết nửa vời thôi. Đây mới chỉ là kết luận vụ việc nhưng xử lí như thế nào việc này phải làm một cách nghiêm túc từ thành phố trở xuống".

Cách đây ít hôm, trong bài "Thế thiên hành đạo", tôi có viết: "Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng". Nay lao lí vẫn lao lí, cửa nát nhà tan vẫn cửa nát nhà tan, màn trời chiếu đất vẫn màn trời chiếu đất, việc giải quyết vụ việc đã được giao cho lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện đúng theo kiểu xử lí nội bộ, trong đó Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đỗ Trung Thoại – người đã đã dối trá tới mức "vô liêm sỉ", "lèo lá, tráo trở" tới mức "không còn giới hạn" (chữ dùng của ông Bùi Hoàng Tám) khi nói về thủ phạm phá nhà ông Đoàn Văn Vươn – được cử làm Tổ trưởng rồi đổi sang Tổ phó thường trực Tổ công tác xử lí những vấn đề liên quan vụ cưỡng chế, trang mạng "lề phải" VTC thì có bài "Cưỡng chế Tiên Lãng: Ông Vươn có thể chỉ bị 12 năm tù", chẳng biết có phải để dọn đường, rõ ràng dưới con mắt tôi, xin nhắc lại, chính quyền trung ương của Việt Nam vẫn chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.

Quay trở lại chủ đề chính - điều gì làm tôi ngạc nhiên?

Đó là việc trong mấy ngày qua, từ nhiều tỉnh thành, hàng chục người dân bị cướp đất đai, nhà cửa, phải khiếu nại, tố cáo hàng năm, hàng chục năm với hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lá đơn mực hoà máu, mồ hôi và nước mắt mà vẫn chưa thu được kết quả gì đã gọi điện cho tôi bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Than ôi, đất đai, nhà cửa bị cướp trắng, đi kêu cầu bị đá vòng, đá hất từ chỗ nọ sang chỗ kia, bị khước từ, mắng chửi, xua đuổi, o ép, thậm chí bị hành hung mà bà con vẫn phấn khởi, tin tưởng, trông mong, hi vọng ư? Bà con chúng ta quả là quá tốt, phẩm chất người Việt xưa nay vốn là như vậy đấy. Nhưng đặt niềm tin của mình cho đúng chỗ thì vao giờ cũng không phải hối hận, thưa bà con.

Ngay sau khi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hô hào diệt bầy sâu tham nhũng rồi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hô hào chỉnh đốn Đảng Cộng sản, tôi đã có thư ngỏ gửi hai ông để hưởng ứng song tới nay đã thấy chút hồi âm nào đâu nào.

Tôi e tất cả chỉ là “nhân nghĩa bà Tú Đễ”.(2)

L. H. Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

(1) Mượn thơ Tố Hữu

(2) Thành ngữ chỉ thứ “nhân nghĩa” giả vờ. (BVN)
 
Giao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân: Cách mạng trong sản xuất nông nghiệp
Hà Nhân
21:15 14/02/2012
Giao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân: Cách mạng trong sản xuất nông nghiệp

Nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong sau vụ việc tại Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, nếu lần này giao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân sẽ tạo nên một cuộc cách mạng mới trong sản xuất nông nghiệp.

Những bài học đắt giá

Là người gắn bó với nông dân trong 50 năm qua, ông có thể cho biết chính sách về đất đai của chúng ta thay đổi như thế nào?

Đối với nông dân, nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Sau giải phóng miền Bắc 1954 chúng ta chia đất cho nông dân, đã tạo ra sức bật về sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1960, chúng ta tiến hành tập thể hoá ruộng đất.

Chúng ta mong muốn từ nền kinh tế tập thể đó để đi lên sản xuất lớn, mang lại lợi ích cho nông dân. Nhưng thực tế điều này trái với quy luật. Nền nông nghiệp VN rơi vào khủng hoảng. Từ đó, xuất hiện mô hình khoán việc cho nông dân của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc.

Đến năm 1981 có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm cho nhóm và người lao động trong điều kiện đất đai vẫn tập thể hóa. Nông nghiệp bắt đầu có bước phát triển nhưng vì đất đai không giao đến hộ nông dân nên đến năm 1983-1984 sản xuất nông nghiệp lại đi xuống. Đến năm 1987 khi tôi làm Bộ trưởng thì nông nghiệp VN khủng hoảng cực độ.

Ông có thể nói cụ thể hơn về thời điểm mình nhận chức Bộ trưởng Nông nghiệp?

Tôi gọi thời điểm đó là “đêm trước của cuộc đổi mới”. Lúc đó, chúng ta phải nhập khẩu 40 vạn tấn gạo nhưng vẫn không cứu được đói cho dân, còn tới 2 triệu người đói. Tôi trình lên Trung ương đề nghị nhập thêm gạo thì được trả lời, vàng, ngoại tệ đều hết, đành phải chịu.

Năm 1988, với công lớn của đồng chí Võ Chí Công, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10, với hai nội dung chính là giao khoán ruộng đất cho nông dân và tự do mua bán sản phẩm. Chỉ sau một năm nước ta tăng được 2 triệu tấn lương thực mặc dù không có khoa học kỹ thuật, đầu tư gì mới, vẫn những người nông dân ấy. Tất cả như nằm mơ, không thể tưởng tượng nổi đối với cả các nhà chính trị, kinh tế, khoa học.

Đến năm 1989 chúng ta xuất khẩu được gần 1,5 triệu tấn gạo. Thế giới cũng không thể hiểu nổi, tại sao những người nông dân ấy, phân bón, thủy lợi vẫn thế mà nông nghiệp lại nhảy vọt như vậy. Đó là nhờ giải phóng chính sách đất đai.

Luật Đất đai hiện nay giao quyền sử dụng đất cho nông dân 20 năm. Nông dân được quyền tối đa của quyền sử dụng đất. Nhưng đến nay thì thấy, giao quyền sử dụng vẫn không được vì nông dân chưa phải là chủ thực sự của ruộng đất, đất vẫn không phải là hàng hóa.

Đối lập với nông dân là thất bại

Vậy theo ông chính sách đất đai đang có những bất cập gì?

Tôi đã phát biểu tại Ủy ban sửa đổi Luật Đất đai là, luật của ta, tạo ra nút thắt cổ chai về quyền sở hữu. Mặc dù có quyền năng tối đa nhưng nông dân vẫn không phải là chủ sở hữu đất mà là đất nhà nước giao. Dẫn đến không huy động được nguồn lực tối đa của nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ được giao, thuê 20 năm thì nông dân, doanh nghiệp đầu tư lớn làm gì, khả năng bị thu hồi đất lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu.

Thực tế qua vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng, Hải Phòng thì vấn đề không chỉ ở chính sách đất đai mà còn là hành xử sai trái của chính quyền với dân, ông có suy nghĩ gì?

Nông dân có một đặc tính là rất thích tự nguyện, không muốn áp đặt. Tôi là nông dân tôi biết, khi đồng tình rồi thì nông dân ủng hộ tuyệt đối. Qua bao nhiêu năm sống với nông dân tôi đúc kết, tất cả những gì đối lập với nông dân đều thất bại. Khi tôi về Thái Bình xử lý, nếu nông dân đồng tình thì êm ả.

Bấy giờ huy động hiến đất làm đường, làm trường nông dân cho ngay, không mất tiền. Có khi uống bữa rượu là xong hết, còn nếu áp đặt vô lý thì nông dân sẵn sàng phản kháng bởi họ không có gì để mất cả. Nếu chính sách đất đai cứ để như hiện nay thì xung đột lợi ích vẫn tiếp diễn mà rất khó xử lý.

Vậy theo ông phải thay đổi chính sách theo hướng nào để hạn chế xung đột mà phát huy được nguồn lực từ nông dân, xã hội đầu tư vào nông nghiệp?

Thực tế, khái niệm sở hữu toàn dân với một cách hiểu, tư duy cứng nhắc thì cần xem xét lại. Có lúc ta tưởng sở hữu toàn dân là phù hợp, nhưng qua thực tế đã chứng minh nó không còn phù hợp, làm nảy sinh nhiều mặt trái không thể xử lý nổi. Theo tôi cần đa dạng hóa sở hữu, có sở hữu nhà nước, sở hữu cộng đồng, còn lại đất sản xuất kinh doanh kể cả nông, lâm nghiệp là sở hữu tư nhân của nông dân, hộ nông nghiệp. Tự do lớn nhất của nông dân là quyền sở hữu đất đai. Khi đó, nông dân sẽ đem hết trí lực, nguồn lực để sản xuất nông nghiệp lâu dài.

Nhiều người lo "cho sở hữu thì nông dân sản xuất, chuyển đổi lung tung thì sao?". Không thể có chuyện đó, bởi nhà nước quản lý bằng quy hoạch. Vùng này sản xuất lúa, anh chuyển sang làm việc khác, cây trồng khác đều không được. Nếu chuyển đổi phải nộp thuế rất lớn.

Tôi sang Pháp, một bên là ruộng lúa mỳ, một bên là ruộng nho. Tôi hỏi tại sao không chuyển sang trồng nho cho giá trị cao hơn, họ trả lời không được vì nhà nước đã quy hoạch, nếu chuyển đổi thuế rất nặng.

Nông dân chờ cuộc cách mạng ruộng đất mới

Nếu có chế độ sở hữu rõ ràng về đất đai cũng giúp đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất, tiến tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, thưa ông?

"Nông dân bị thu hồi đất giá rẻ với vài trăm nghìn một mét vuông, sau đó thành đất đô thị giá gấp hàng chục lần. Tiền thuế nhà nước thu không được bao nhiêu, trong khi chênh lệch địa tô vào doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp cũng không hưởng cả mà họ chia lại cho những người có quyền lực. Đây là nguồn gốc đẻ ra tham nhũng. Nông dân bị xâm hại quyền lợi cũng tạo ra những mâu thuẫn, bất ổn trong xã hội" - Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.

Hiện một số nơi nông dân tích tụ ngầm dẫn đến nguy cơ tranh chấp, xung đột lợi ích giữa nông dân và chính quyền, và chính giữa nông dân với nhau. Cho nông dân quyền sở hữu đất đai là chính sách nhân văn nhất, cao quý nhất. Khi đó, việc mua, bán đất đai công khai, người tích tụ đất đai yên tâm bỏ tiền đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Doanh nghiệp đầu tư cũng chỉ biết một cửa là mua lại của nông dân, không phải chạy ông A, ông B. Nhiều doanh nghiệp hiện nay không sợ mất tiền mà sợ nhất chạy ông này, ông kia rất tốn kém thời gian, tiền của. Doanh nghiệp trước khi đầu tư tính toán được chi phí đầu vào, yên tâm làm ăn.

Khi đó, không còn khái niệm thời hạn 20, 30 năm. Tất nhiên, mới đầu thực hiện chính sách, quản lý nhà nước sẽ có lúng túng nhưng dần sẽ tốt. Đó là nền kinh tế thị trường công khai, minh bạch chứ không phải cơ chế thị trường tù mù, tạo kẽ hở cho tham nhũng.

Vậy theo ông chính sách này sẽ tác động trở lại với sản xuất nông nghiệp như thế nào?

Hiện nay 70% dân số cả nước là nông dân, nếu tuyên bố chính sách sở hữu ruộng đất thì 70% người dân coi như cuộc cách mạng đối với họ một lần nữa, phấn khởi lắm. Bởi đây là nút thắt cuối cùng của quá trình đổi mới chính sách đất đai sau 60 năm. Đến lúc này coi như chính sách đất đai nông nghiệp đã hoàn thiện. Điều này cũng đúng quy luật phát triển, đất của nông dân phải do nông dân sở hữu.

Thưa ông cũng có lo ngại chúng ta công nhận sở hữu tư nhân ruộng đất thì sẽ hình thành những “địa chủ” mới, tích tụ đất nhưng không sản xuất nông nghiệp?

Tích tụ đất nông nghiệp trên thế giới có một số loại. Thứ nhất, là nông trường, đồn điền đại tư bản tại Châu Phi, Nam Mỹ. Chủ tư bản thuê hết dựa trên bóc lột nhân công cực độ, đây là chủ nghĩa tư bản dã man. Thứ hai, là đồn điền, trang trại lớn tại Mỹ và một số nước Châu Âu với quy mô hàng trăm héc ta nhưng chủ sở hữu là nông dân, họ đưa cơ giới vào sản xuất.

Thứ ba là như ở ta, đất đai manh mún, tiểu nông. Muốn loại trừ những mặt tiêu cực thì tích tụ phải do nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp làm chủ mới có hiệu quả. Ở ta tích tụ cũng phải do hộ nông dân làm chủ. Nếu cơ giới hóa cao thì tích tụ cao, cơ giới hóa thấp thì tích tụ thấp.

Cám ơn ông.

Hà Nhân

Nguồn: tienphong.vn
 
Văn Hóa
Đẹp mãi tình yêu
Thanh Sơn
08:39 14/02/2012
TÌNH yêu đẹp tựa mùa xuân
YÊU nhau hoa nở đầu tuần ngát hương
THIỆN tâm dìu bước lên đường
HẢO duyên hòa hợp uyên ương trọn đời
TUYỆT vời! khắp nẻo rong chơi
VỜI cao tung cánh khắp trời đó đây

TỪ ngày duyên thắm đong đầy
KHI tình cao vút ngất ngây xác hồn
THIÊN đàng trần thế trường tồn
CHÚA ban ta phải kính tôn danh Ngài
ĐẤT cho ta ở khoan thai
TRỜI cho ta cả muôn loài đẹp xinh!
DỰNG nên vạn sự hữu tình
XÂY nên triệu thứ cho mình hưởng xuân

TRÁI thơm rượu qúy đầu tuần
TIM ta có mở dành phần tiến dâng?
HỒNG tâm chia sẻ phúc phần
THẮM ân nghĩa Chúa vô ngần thưởng ban
ĐONG đầy đấu giữa trần gian
ĐẦY ân, đầy phúc, sẻ san cho người

TÌNH yêu sẽ rất tuyệt vời
YÊU thương sẽ nở hoa cười giữa xuân
HẠNH do cây đức trào tuôn
PHÚC do chúa thưởng mãi luôn đời đời
ĐỜI vui đời sẽ tuyệt vời
NẦY tương lai sẽ rạng ngời ngàn sau
ĐỜI đời trong Chúa tươi màu
SAU ơn phước cả sang giàu Thánh Danh.

14. 02.2012
 
Tình Yêu và Mùa Xuân
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:44 14/02/2012
1. Thánh Valentinô

Ngày 14 tháng 2, Giáo hội mừng lễ Thánh Valentinô.

Người ta nghĩ rằng Thánh Valentine là linh mục ở Rôma và là một y sĩ. Trung thành với đức tin, ngài được phúc tử đạo vào ngày 14 tháng 2. Chúng ta không biết gì nhiều về ngài, nhưng ngay vào khoảng năm 350, một nhà thờ đã được xây cất nơi ngài tử đạo.

Truyền thuyết nói rằng ngài là một linh mục thánh thiện đã cùng với Thánh Marius giúp đỡ các vị tử đạo trong thời Claudius II. Ngài bị bắt, và bị điệu đến tổng trấn Rôma xét xử. Sau khi dụ dỗ mọi cách nhưng đều vô hiệu, quan tổng trấn đã ra lệnh cho lính dùng gậy đánh đập ngài, sau đó đưa đi chém đầu vào ngày 14 tháng 2, khoảng năm 269. Người ta nói rằng Ðức Giáo Hoàng Julius I đã cho xây một nhà thờ gần Ponte Mole để kính nhớ ngài.

Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc việc cử hành ngày Valentine. Một số cho rằng người Rôma có một tập tục vào giữa tháng 2, trong ngày ấy các con trai tô điểm tên các cô con gái để tỏ lòng tôn kính nữ thần dâm dục là Februata Juno. Các tu sĩ thời ấy muốn dẹp bỏ tập tục này nên đã thay thế bằng tên các thánh tỉ như Thánh Valentine. Một số khác cho rằng thói quen gửi thiệp Valentine vào ngày 14 tháng 2, là vì người tin rằng các con chim bắt đầu sống thành cặp vào ngày này, là ngày Thánh Valentine bị chém đầu. Dường như chắc chắn hơn cả là vào năm 1477, người Anh thường liên kết các đôi uyên ương với ngày lễ Thánh Valentine, vì vào ngày này "mọi chim đực đi tìm chim mái.". Tục lệ này trở thành thói quen cho các đôi trai gái viết thư tình cho nhau vào ngày Valentine. Ngày nay, các cánh thiệp, quà cáp và thư từ trao cho nhau là một phần của việc cử hành ngày Valentine.(x.nguotinhuu.com)

Ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống để trao đổi thư tình và Thánh Valentinô đã trở thành quan thầy của những cặp uyên ương. ( Macmillan Profiles: Festivals and Holidays, 1999, p. 363)

2. Tình yêu và mùa xuân

Nhân ngày Valentine, nghe ca khúc “Anh cho em mùa Xuân”, nhạc réo rắt gợi bao cảm xúc về tình yêu hồn nhiên trong sáng.

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sĩ Kim Tuấn.

“Anh cho em mùa Xuân. Mùa xuân này tất cả.
Lộc non vừa trẩy lá. Thơ còn thương cõi đời.
Con chim mừng ríu rít.Vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa.Đồng ta xanh mấy mùa.
Con trâu từ đồng cỏ.Khua mõ về rộn khua.
Ngoài đê diều thẳng cánh.Trong xóm vang chuông chùa.
Chiều in vào bóng núi.Câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc.Trăng chờ trong liếp dừa.
Con sông dài mấy nhánh.Cát trắng bờ quê xưa…”.


Kim Tuấn sinh năm 1940 tại Huế.Trải qua thời thơ ấu ở Phan Thiết rồi vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học, làm thơ từ đầu thập niên 1960 và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trước 1975 với 17 bài.

Về bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”, Kim Tuấn cho biết :Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ : Hà Tĩnh, vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Đất mẹ gầy có lúa”, có lúa chứ không phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 1960, sau đó in trong tập “Ngàn Thương” (chung với Định Giang) và được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn…

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể lại trường hợp ông đã phổ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”của Kim Tuấn. Đó là ngày mùng 5 Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn hơi hướm tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn thơm mùi giấy mới. Đó là tập 40 bài thơ của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi không nhớ tên. Tôi lần giở đọc qua từng bài và bắt gặp bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”.

Đó là một bài thơ ngũ ngôn đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc. Vậy là chỉ trong buổi sáng hôm đó tôi phổ nhạc xong bài thơ. Điều buồn cười là tôi lấy luôn 3 câu thơ đầu tiên phổ thành 1 câu nhạc (Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…) thấy rất “ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc. Tôi lấy câu thơ đầu tiên để đặt tên cho ca khúc này. Sáng hôm sau có một nhà thơ còn rất trẻ xưng tên là Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi : “Có gửi cho nhạc sĩ một tập thơ, không biết đã nhận chưa?”. Tôi trả lời : “Nhận được rồi và riêng bài thơ ‘Nụ hoa vàng ngày xuân’ của Kim Tuấn thì tôi đã phổ thành ca khúc”.

Kim Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Từ đó, tôi và Kim Tuấn đã có một mối quan hệ, mối duyên văn nghệ rất tốt đẹp…

Nhà thơ Kim Tuấn mất năm 2003, còn nhạc sĩ Nguyễn Hiền mất năm 2005. Hai người bạn thơ nhạc đã rủ nhau vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ bài nhạc họ gởi lại trần gian vẫn còn mãi. (x.dotchuoinon.com)

Mỗi độ xuân về, giai điệu rộn ràng tươi vui của bài hát “Anh cho em mùa xuân” lại vang vọng trên khắp mọi nẻo đường quê hương.

Anh cho em mùa xuân, đường hoa vào phố nhỏ, nhạc chan hòa đây đó .Tình yêu non nước này, bài thơ còn xao xuyến, rung nắng vàng ban mai…

Tình yêu cũng giống như mùa xuân. Những cảm xúc tình yêu khi xuân đến không giống như con tim yêu lãng mạn của mùa thu, không kiếm tìm sự ấm áp như mùa đông, cũng chẳng giống như suối nguồn tưới mát tâm hồn trong những ngày nắng cháy da của mùa hạ. Tình yêu trong mùa xuân là nỗi khát khao cháy bỏng, là sự trào dâng những xúc cảm mãnh liệt, nồng nàn, rộn rã…

Ngày Valentine như một kỷ niệm để nhắc nhở mọi người về Tình yêu. Một chàng trai thương mến một cô gái nhưng không dám tỏ tình, nhân ngày Valentine đã dùng một tấm thiệp hay một món quà để bày tỏ tình cảm. Một cặp tình nhân, nhân dịp Valentine để biểu lộ tình yêu đằm thắm hơn. Một đôi vợ chồng già, tình yêu đã phai nhạt với tháng ngày, nhân ngày Valentine, một bó hoa, một cử chỉ đặc biệt sẽ làm sống lại mối tình lâu ngày ngủ yên. Con cái bày tỏ tình yêu hiếu thảo với cha mẹ nhân ngày Valentine. Thật hạnh phúc khi nhận được một đóa hồng nhân ngày Valentine. Tình yêu sẽ bừng sáng, tươi mát trở lại hơn xưa rất nhiều.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Mùa xuân là mùa của sự sống niềm vui và hy vọng.Yêu nhau là mùa xuân đang về, cưới nhau là khởi đầu mùa xuân, một năm mới của đời sống vợ chồng. Thật hạnh phúc cho những ai đang yêu và được yêu, những rung động của tình yêu sẽ hòa chung với sắc xuân ấm áp, linh thiêng và tươi mới…!

Làm sao để vợ chồng mãi là mùa xuân của nhau?

Thứ nhất là phải biết nghe nhau.Lắng nghe bằng tất cả sự tôn trọng.
Thứ hai là phải biết nói với nhau. Nói với nhau bằng ngôn ngữ tình yêu.
Thứ ba phải biết dí dỏm, trào lộng. Hài hước sẽ làm cho bầu không khí gia đình nhẹ nhàng vui tươi.
Thứ bốn phải biết cầu nguyện với nhau và cho nhau.Cầu nguyện cho nhau, và cầu nguyện cùng nhau. Có hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh gia đình cùng cầu nguyện, cùng nghe lời Chúa.

Hãy tặng nhau Tình Yêu Valentine để luôn có mùa xuân hạnh phúc. Tình Yêu Valentine là Tình yêu Vị Tha Agapê. Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.

Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo: Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lời Chúa
Diệp Hải Dung
22:14 14/02/2012
LỜI CHÚA
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Người ta không chỉ sống bằng lương thực hàng ngày,
mà bằng lời của Chúa để được sống đời đời…

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền