Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa chữa lành người bị phong cùi
Lm. Vinh Sơn scj
09:57 11/02/2018
Chúa Nhật VI Thường Niên B
Lv 13,1-2.44-46; 1Cr 10,31 – 11,1; Mc 1,40-45
Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư 6 Tháng 11 năm 2013
Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghiã Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật. Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin đặc biệt này
Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tật làm nhiều người tưởng nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu đã chữa nhưng người phong cùi…
Bệnh phong cùi là một loại bệnh do vi trùng lây nhiễm nghiêm trọng. Đây là một trong các căn bệnh cổ xưa của nhân loại khiến cho con người rất sợ hãi và khinh rẻ những người bị bệnh. Mãi vào năm 1873, Bác sĩ Hansen khám phá ra vi trùng phong cùi, vì thế mà người ta đặt tên là vi trùng Hansen. Bệnh phong có thể bắt đầu bằng những mụn nhỏ và lở loét, những chỗ ung lở thì có mùi tanh hôi. Ở trên mặt thì lông mày rụng hết, mặt lộ ra, thanh quản bị lở, giọng nói trở nên khàn đặc, hơi thở khò khè... Vi trùng Hansen hủy hoại các dây thần kinh chung quanh nhiều phần trong cơ thể đặc biệt là chân tay, khiến cho chúng mất cảm giác, rồi gặm nhấm từ từ khiến cho chúng bị biến dạng rữa nát và rơi rụng. Trung bình bệnh này phát triển trong 9 năm, cuối cùng điên loạn, hôn mê và chết. Hiện nay bệnh phong cùi có thể chữa trị hữu hiệu bằng những loại y dược đặc trị . Tuy nhiên y khoa vẫn chưa có thuốc chủng ngừa chống bệnh phong, nhưng kiểm soát bằng cách chặn bệnh và chữa sớm. Hiện nay trên thế giới đã có khoảng 15 đến 20 triệu người bệnh phong cùi. Ở Việt nam có 21 trại phong, số bệnh nhân phong cùi tiềm tàng có khoảng từ 120.000 đến 150.000.
Trong xã hội của người Do Thái xưa, Người phong cùi phải sống tách biệt khỏi gia đình và bạn hữu, bị coi như đã chết, luật còn quy định: “Người mắc bệnh phung hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên:”Ô uế, ô uế”. Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế, nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13,45-46). Phải tránh xa mọi người, nếu gặp người mạnh khỏe ngoài đường, họ phải hô hoán lên cho người ta biết là mình mắc bệnh, như là dấu hiệu đề phòng cho người khác khỏi tiếp xúc vì đụng đến người phong cùi bị coi như là nhiễm dơ. Ngoài ra, người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì phong cùi bị coi là mắc trọng tội, bị nhơ bẩn và bị Chúa phạt. Cho nên người mắc bệnh phong cùi, đau đớn cả xác lẫn hồn, họ sống mà như chết.
Với bệnh phong cùi, Dân Do Thái qua mọi thời tin rằng chỉ có Thiên Chúa mới chữa được, bởi vì cũng giống như gọi một người chết về lại với cuộc sống hay chính Ngài ban quyền chữa bệnh phong cho những ngôn sứ lớn, như Môsê (x. Ds 12,9-14; Xh 4,6-8) và ngôn sứ Êlisa (x. 2 V 5,9-14). Vì vậy người ta còn có thể chờ đợi chờ đợi Đấng Mêsia (x. Mt 11,5) có thể đến cứu chữa căn bệnh khủng khiếp này.
Cho nên người phong cùi trong Tin Mừng (Mc 1,40-45) nghe danh tiếng Đức Giêsu là Đấng Mêsia thay vì tránh xa như luật quy định, anh lại gần và khẩn xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1, 40), Anh cùi có một niềm tin tưởng phi thường vào Chúa Giêsu khi anh ta gán cho ý muốn của Đức Giêsu một quyền lực to lớn chỉ có nơi Đấng đến từ Thiên Chúa. Trông chờ Đấng có quyền năng từ Thiên Chúa, và Đức Giêsu hành động như Thiên Chúa: chỉ cần Người muốn điều ấy được thực hiện.
Trước tình trạng khốn khó của anh cùi, Người chạnh lòng thương (Mc 1, 41) (Hl. splanchnistheis, partic. aorist của động từ splanchnizomai do từ ta splanchna, lòng dạ) theo nghĩa chính xác hơn là: “bị rung động”; “bị chuyển động trong lòng”. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa xa cách, vô cảm, dửng dưng, nhưng là một Thiên Chúa dễ bị thương tổn bởi đau khổ với sự tín thác vào Ngài, một Thiên Chúa cùng chia sẻ với những người đau khổ, một Thiên Chúa mang trên mình những thương tích của chúng ta (x. Is 53,5).
Đức Giêsu giơ tay đụng vào anh ta – người cùi, Luật cũng đã cấm như thế. Ngay cả, khi một ai đó tiến lại sát kề bên người cùi, người bệnh cũng phải kêu to lên để người khác lánh xa: "Ô uế! Ô uế!". Đức Giêsu phá đổ một điều cấm kỵ nguy hiểm khi Ngài đụng chạm đến người phong hủi bởi chạnh lòng thương và muốn phá bỏ bức rào ngăn cách giữa người bệnh và người lành bằng tấm lòng bao dung trong yêu thương. Sau này Thánh Phanxicô Khó Khăn đã ôm hôn người cùi, Cha Đa Miêng giam mình trên đảo Molokai để săn sóc anh chị em phong cùi, Đức cha Caisaigne sống bên người như người cha đối với con cái. Đức bác ái yêu thương của Kitô giáo, mời gọi chúng ta vượt mọi bức tường ngăn cách để đến với người đau khổ, bị bỏ rơi…
Khi lành bệnh, bệnh nhân được giới thiệu đến các thầy tư tế để được chứng nhận lành bệnh và gia nhập lại vào xã hội,như mọi người khác và không bị mọi người xa tránh nữa…
Bệnh phong cùi cho đến hôm nay vẫn bị người đời cô lập phải sống tách biệt khỏi xã hội. Các nhà tu đức học và linh hướng luôn coi tội lỗi là một thứ bệnh cùi thiêng liêng, cũng khiến con người bị cô lập hoá về đời sống thiêng liêng. Tội làm cắt lìa khỏi Thiên Chúa, sự cắt lìa này làm họ trở nên như một cành nho khô héo lìa cây nho, thành một bàn tay đứt lìa khỏi cơ thể, làm sứt mẻ tình bạn với Thiên Chúa và người anh chị em. Vì sự cắt lìa không thể nhận sự sống thiêng liêng của Thiên Chúa. Thân phận của người sống trong tội còn tệ hơn cả thân phận người phong hủi…
Như người bệnh phong nhận biết rất rõ tình trạng bệnh tình của mình, khao khát được lành sạch và tìm đến với Chúa Giêsu – Đấng Messia mà anh tin là mang quyền năng và xin được tẩy sạch, chúng ta cũng chạy đến với Đức Kitô xin tẩy chúng ta khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi vốn làm chúng ta phong cùi về tinh thần thiêng liêng… qua bí tích gỉai tội, người hối nhận được lành bệnh.
Mang tâm tình như anh cùi đến xin Chúa chữa lành, con vang lời ca vịnh:
"Con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con"
(Tv 32,5).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
Lv 13,1-2.44-46; 1Cr 10,31 – 11,1; Mc 1,40-45
Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư 6 Tháng 11 năm 2013
Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghiã Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật. Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin đặc biệt này
Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tật làm nhiều người tưởng nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu đã chữa nhưng người phong cùi…
Bệnh phong cùi là một loại bệnh do vi trùng lây nhiễm nghiêm trọng. Đây là một trong các căn bệnh cổ xưa của nhân loại khiến cho con người rất sợ hãi và khinh rẻ những người bị bệnh. Mãi vào năm 1873, Bác sĩ Hansen khám phá ra vi trùng phong cùi, vì thế mà người ta đặt tên là vi trùng Hansen. Bệnh phong có thể bắt đầu bằng những mụn nhỏ và lở loét, những chỗ ung lở thì có mùi tanh hôi. Ở trên mặt thì lông mày rụng hết, mặt lộ ra, thanh quản bị lở, giọng nói trở nên khàn đặc, hơi thở khò khè... Vi trùng Hansen hủy hoại các dây thần kinh chung quanh nhiều phần trong cơ thể đặc biệt là chân tay, khiến cho chúng mất cảm giác, rồi gặm nhấm từ từ khiến cho chúng bị biến dạng rữa nát và rơi rụng. Trung bình bệnh này phát triển trong 9 năm, cuối cùng điên loạn, hôn mê và chết. Hiện nay bệnh phong cùi có thể chữa trị hữu hiệu bằng những loại y dược đặc trị . Tuy nhiên y khoa vẫn chưa có thuốc chủng ngừa chống bệnh phong, nhưng kiểm soát bằng cách chặn bệnh và chữa sớm. Hiện nay trên thế giới đã có khoảng 15 đến 20 triệu người bệnh phong cùi. Ở Việt nam có 21 trại phong, số bệnh nhân phong cùi tiềm tàng có khoảng từ 120.000 đến 150.000.
Trong xã hội của người Do Thái xưa, Người phong cùi phải sống tách biệt khỏi gia đình và bạn hữu, bị coi như đã chết, luật còn quy định: “Người mắc bệnh phung hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên:”Ô uế, ô uế”. Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế, nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13,45-46). Phải tránh xa mọi người, nếu gặp người mạnh khỏe ngoài đường, họ phải hô hoán lên cho người ta biết là mình mắc bệnh, như là dấu hiệu đề phòng cho người khác khỏi tiếp xúc vì đụng đến người phong cùi bị coi như là nhiễm dơ. Ngoài ra, người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì phong cùi bị coi là mắc trọng tội, bị nhơ bẩn và bị Chúa phạt. Cho nên người mắc bệnh phong cùi, đau đớn cả xác lẫn hồn, họ sống mà như chết.
Với bệnh phong cùi, Dân Do Thái qua mọi thời tin rằng chỉ có Thiên Chúa mới chữa được, bởi vì cũng giống như gọi một người chết về lại với cuộc sống hay chính Ngài ban quyền chữa bệnh phong cho những ngôn sứ lớn, như Môsê (x. Ds 12,9-14; Xh 4,6-8) và ngôn sứ Êlisa (x. 2 V 5,9-14). Vì vậy người ta còn có thể chờ đợi chờ đợi Đấng Mêsia (x. Mt 11,5) có thể đến cứu chữa căn bệnh khủng khiếp này.
Cho nên người phong cùi trong Tin Mừng (Mc 1,40-45) nghe danh tiếng Đức Giêsu là Đấng Mêsia thay vì tránh xa như luật quy định, anh lại gần và khẩn xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1, 40), Anh cùi có một niềm tin tưởng phi thường vào Chúa Giêsu khi anh ta gán cho ý muốn của Đức Giêsu một quyền lực to lớn chỉ có nơi Đấng đến từ Thiên Chúa. Trông chờ Đấng có quyền năng từ Thiên Chúa, và Đức Giêsu hành động như Thiên Chúa: chỉ cần Người muốn điều ấy được thực hiện.
Trước tình trạng khốn khó của anh cùi, Người chạnh lòng thương (Mc 1, 41) (Hl. splanchnistheis, partic. aorist của động từ splanchnizomai do từ ta splanchna, lòng dạ) theo nghĩa chính xác hơn là: “bị rung động”; “bị chuyển động trong lòng”. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa xa cách, vô cảm, dửng dưng, nhưng là một Thiên Chúa dễ bị thương tổn bởi đau khổ với sự tín thác vào Ngài, một Thiên Chúa cùng chia sẻ với những người đau khổ, một Thiên Chúa mang trên mình những thương tích của chúng ta (x. Is 53,5).
Đức Giêsu giơ tay đụng vào anh ta – người cùi, Luật cũng đã cấm như thế. Ngay cả, khi một ai đó tiến lại sát kề bên người cùi, người bệnh cũng phải kêu to lên để người khác lánh xa: "Ô uế! Ô uế!". Đức Giêsu phá đổ một điều cấm kỵ nguy hiểm khi Ngài đụng chạm đến người phong hủi bởi chạnh lòng thương và muốn phá bỏ bức rào ngăn cách giữa người bệnh và người lành bằng tấm lòng bao dung trong yêu thương. Sau này Thánh Phanxicô Khó Khăn đã ôm hôn người cùi, Cha Đa Miêng giam mình trên đảo Molokai để săn sóc anh chị em phong cùi, Đức cha Caisaigne sống bên người như người cha đối với con cái. Đức bác ái yêu thương của Kitô giáo, mời gọi chúng ta vượt mọi bức tường ngăn cách để đến với người đau khổ, bị bỏ rơi…
Khi lành bệnh, bệnh nhân được giới thiệu đến các thầy tư tế để được chứng nhận lành bệnh và gia nhập lại vào xã hội,như mọi người khác và không bị mọi người xa tránh nữa…
Bệnh phong cùi cho đến hôm nay vẫn bị người đời cô lập phải sống tách biệt khỏi xã hội. Các nhà tu đức học và linh hướng luôn coi tội lỗi là một thứ bệnh cùi thiêng liêng, cũng khiến con người bị cô lập hoá về đời sống thiêng liêng. Tội làm cắt lìa khỏi Thiên Chúa, sự cắt lìa này làm họ trở nên như một cành nho khô héo lìa cây nho, thành một bàn tay đứt lìa khỏi cơ thể, làm sứt mẻ tình bạn với Thiên Chúa và người anh chị em. Vì sự cắt lìa không thể nhận sự sống thiêng liêng của Thiên Chúa. Thân phận của người sống trong tội còn tệ hơn cả thân phận người phong hủi…
Như người bệnh phong nhận biết rất rõ tình trạng bệnh tình của mình, khao khát được lành sạch và tìm đến với Chúa Giêsu – Đấng Messia mà anh tin là mang quyền năng và xin được tẩy sạch, chúng ta cũng chạy đến với Đức Kitô xin tẩy chúng ta khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi vốn làm chúng ta phong cùi về tinh thần thiêng liêng… qua bí tích gỉai tội, người hối nhận được lành bệnh.
Mang tâm tình như anh cùi đến xin Chúa chữa lành, con vang lời ca vịnh:
"Con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con"
(Tv 32,5).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Tro B. 14.2.2018
Lm Francis Lý văn Ca
13:53 11/02/2018
ÐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay chúng ta bắt đầu 40 ngày của Mùa Chay, 40 ngày chuẩn bị cho Mùa Phục Sinh: Mùa Chay là ăn mùa năn sám hối – thời gian để chúng ta quay trở về với cội nguồn Thiên Chúa – Thời gian để chúng ta quay về với chính mình – và với quan hệ của chúng ta với tha nhân.
Vì, trong nhiều phạm vi của cuộc sống, chúng ta quy tựu về chính cá nhân mình mà quên đi Thiên Chúa, chúng ta tự quết định nhiều điều trong cuộc sống như chính chúng ta là Thiên Chúa mà quên đi cả những người sống chung quanh chúng ta.
Mùa Chay là thời gian thuận lợi để chúng ta quay trở về với Thiên Chúa và tha nhân là những người sống chung quanh chúng ta với tâm hồn sám hối ăn năn khi cúi đầu lãnh nhận dấu ấn tro bụi với tâm hồn sẳn sàng thay đổi với ơn Chúa trợ giúp.
Hôm nay, chúng ta bắt đầu Mùa Chay Thánh của Giáo Hội qua việc ăn chay và kiêng thịt. Giờ đây chúng ta tham dự thánh lễ cũng như tham dự nghi thức làm phép và xức tro sau bài chia sẻ của linh mục chủ tế. Mùa Chay trở về mời gọi người tín hữu sống tinh thần của việc ăn năn sám hối, trở về với Chúa qua chay tịnh và làm hòa với Ngài cũng như Anh Chị Em qua Bí Tích Hòa Giải một cách cụ thể.
Chu kỳ Phụng Vụ của Mùa Chay được bắt đầu qua nghi thức làm phép và xức tro hôm nay, có ý nghĩa kêu mời chúng ta ăn năn thống hối, qua việc làm cụ thể nầy, chúng ta sẽ nhận được sự khoan hồng thứ tha của Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Giona nhắc nhở dân chúng quay trở về với Thiên Chúa Giavê, qua chay tịnh phần xác. Chúng ta cũng được Giáo Hội mời gọi hy sinh, hãm mình và đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội trong chiến dịch tình thương của Mùa Chay.
TRƯỚC BÀI II:
Qua Ðức Kitô, chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa Cha. Nhưng với thân phận yếu hèn, chúng ta đã đánh mất ơn Chúa qua tư tưởng, lời nói và việc làm. Mùa Chay là dịp thuận lợi để chúng ta chuẩn bị làm hòa lại với Chúa và với anh chị em qua những nghĩa cử cao đẹp.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Chúa Giêsu nhắc nhở các tông đồ những nguyên tắc chính để thực hiện trong việc chay tịnh: Bố Thí, Cầu Nguyện và Ăn Chay Hãm Mình. Chúng ta đã thực hiện một phần nào đó trong ngày hôm nay và trong suốt lộ trình của Mùa Chay.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua phần phụng vụ đặc biệt của ngày lễ hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta trở về với Ngài, qua chay tịnh phần xác và hướng đến tha nhân trong sự bác ái. Giờ đây chúng ta dâng lên Thiên Chúa ý nguyện cầu sau đây:
1. Mùa Chay nhắc nhở chúng ta phải trở về với Chúa và làm hòa với anh em. Xin Chúa giúp mỗi nguời trong chúng ta tìm gặp được Chúa qua bí tích hòa giải và làm hòa với anh chị em trong thông cảm và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Ðáp lại tiếng Chúa và Giáo Hội kêu mời, chúng ta đã bước vào ngày đầu tiên của Mùa Chay Thánh. Xin cho chúng ta biết dùng 40 ngày của Mùa Chay, để mưu ích cho cá nhân bằng những ích lợi thiêng liêng và tha nhân nhận được lòng quảng đại của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Một năm đã qua, có quá nhiều biến cố đau thương xảy đến: thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, mất mùa, khủng bố gieo tang tóc kinh hoàng. Xin cho chúng ta biết dùng khả năng Chúa ban để phần nào xoa dịu những thống khổ của anh chị em kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho đôi mắt tâm hồn chúng ta rộng mở, trái tim chúng ta biết thông cảm với những nổi thống khổ của tha nhân và tay chúng ta biết chia sẻ với anh chị em đang khốn cùng những hồng ân Chúa ban. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, anh chị em của chúng ta đã qua đời, đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là Ðấng hay thương xót và tha thứ, xin nhìn đến sự thống hối ăn năn của chúng con trong ngày lễ hôm nay. Xin tăng thêm ơn thần lực, để chúng con mạnh dạn biến đổi đời sống và hướng đến anh em trong tình bác ái. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hôm nay chúng ta bắt đầu 40 ngày của Mùa Chay, 40 ngày chuẩn bị cho Mùa Phục Sinh: Mùa Chay là ăn mùa năn sám hối – thời gian để chúng ta quay trở về với cội nguồn Thiên Chúa – Thời gian để chúng ta quay về với chính mình – và với quan hệ của chúng ta với tha nhân.
Vì, trong nhiều phạm vi của cuộc sống, chúng ta quy tựu về chính cá nhân mình mà quên đi Thiên Chúa, chúng ta tự quết định nhiều điều trong cuộc sống như chính chúng ta là Thiên Chúa mà quên đi cả những người sống chung quanh chúng ta.
Mùa Chay là thời gian thuận lợi để chúng ta quay trở về với Thiên Chúa và tha nhân là những người sống chung quanh chúng ta với tâm hồn sám hối ăn năn khi cúi đầu lãnh nhận dấu ấn tro bụi với tâm hồn sẳn sàng thay đổi với ơn Chúa trợ giúp.
Hôm nay, chúng ta bắt đầu Mùa Chay Thánh của Giáo Hội qua việc ăn chay và kiêng thịt. Giờ đây chúng ta tham dự thánh lễ cũng như tham dự nghi thức làm phép và xức tro sau bài chia sẻ của linh mục chủ tế. Mùa Chay trở về mời gọi người tín hữu sống tinh thần của việc ăn năn sám hối, trở về với Chúa qua chay tịnh và làm hòa với Ngài cũng như Anh Chị Em qua Bí Tích Hòa Giải một cách cụ thể.
Chu kỳ Phụng Vụ của Mùa Chay được bắt đầu qua nghi thức làm phép và xức tro hôm nay, có ý nghĩa kêu mời chúng ta ăn năn thống hối, qua việc làm cụ thể nầy, chúng ta sẽ nhận được sự khoan hồng thứ tha của Thiên Chúa là Cha đầy lòng thương xót.
Giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Giona nhắc nhở dân chúng quay trở về với Thiên Chúa Giavê, qua chay tịnh phần xác. Chúng ta cũng được Giáo Hội mời gọi hy sinh, hãm mình và đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội trong chiến dịch tình thương của Mùa Chay.
TRƯỚC BÀI II:
Qua Ðức Kitô, chúng ta được giao hòa với Thiên Chúa Cha. Nhưng với thân phận yếu hèn, chúng ta đã đánh mất ơn Chúa qua tư tưởng, lời nói và việc làm. Mùa Chay là dịp thuận lợi để chúng ta chuẩn bị làm hòa lại với Chúa và với anh chị em qua những nghĩa cử cao đẹp.
TRƯỚC BÀI PHÚC ÂM:
Chúa Giêsu nhắc nhở các tông đồ những nguyên tắc chính để thực hiện trong việc chay tịnh: Bố Thí, Cầu Nguyện và Ăn Chay Hãm Mình. Chúng ta đã thực hiện một phần nào đó trong ngày hôm nay và trong suốt lộ trình của Mùa Chay.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua phần phụng vụ đặc biệt của ngày lễ hôm nay, Chúa mời gọi chúng ta trở về với Ngài, qua chay tịnh phần xác và hướng đến tha nhân trong sự bác ái. Giờ đây chúng ta dâng lên Thiên Chúa ý nguyện cầu sau đây:
1. Mùa Chay nhắc nhở chúng ta phải trở về với Chúa và làm hòa với anh em. Xin Chúa giúp mỗi nguời trong chúng ta tìm gặp được Chúa qua bí tích hòa giải và làm hòa với anh chị em trong thông cảm và tha thứ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Ðáp lại tiếng Chúa và Giáo Hội kêu mời, chúng ta đã bước vào ngày đầu tiên của Mùa Chay Thánh. Xin cho chúng ta biết dùng 40 ngày của Mùa Chay, để mưu ích cho cá nhân bằng những ích lợi thiêng liêng và tha nhân nhận được lòng quảng đại của chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Một năm đã qua, có quá nhiều biến cố đau thương xảy đến: thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn, mất mùa, khủng bố gieo tang tóc kinh hoàng. Xin cho chúng ta biết dùng khả năng Chúa ban để phần nào xoa dịu những thống khổ của anh chị em kém may mắn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho đôi mắt tâm hồn chúng ta rộng mở, trái tim chúng ta biết thông cảm với những nổi thống khổ của tha nhân và tay chúng ta biết chia sẻ với anh chị em đang khốn cùng những hồng ân Chúa ban. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho Ông Bà Tổ Tiên, anh chị em của chúng ta đã qua đời, đặc biệt là những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, là Ðấng hay thương xót và tha thứ, xin nhìn đến sự thống hối ăn năn của chúng con trong ngày lễ hôm nay. Xin tăng thêm ơn thần lực, để chúng con mạnh dạn biến đổi đời sống và hướng đến anh em trong tình bác ái. Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ đưọc tổ chức tại Panama từ 22 đến 27 tháng Giêng năm 2019
Nguyễn Long Thao
11:23 11/02/2018
Ngài nói: “Đây, tôi đã ghi danh làm khách hành hương tham dự Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Tôi mời gọi các bạn thanh thiếu niên trên toàn thế giới sống biến cố ơn sủng, huynh đệ với đức tin và tinh thần phấn khởi, bằng cách hoặc đi Panama, hoặc tham dự biến cố này cùng với cộng đồng của qúy bạn”.
Ngay từ bây giờ khách hành hương có thể ghi danh trực tuyến tham dự đại hội Giới Trẻ Thế Giới như Đức Thánh Cha đã làm;
Ghi danh tại điạ chỉ sau đây:
http://www.panama2019.pa/en/registration-of-pilgrims/
Nguyễn Long Thao
Đức Phanxicô có được thuyết trình theo tầm cỡ một nhà lãnh đạo thế giới không?
Vũ Văn An
13:28 11/02/2018
Cuộc khủng hoảng tín nhiệm hiện Đức Phanxicô đang trải qua dường như mỗi ngày một tệ hại thêm. Nội dung cuộc khủng hoảng liên quan đến các tố cáo của các nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở Chile hẳn mọi người đã biết.
Chỉ xin nhấn mạnh một điểm: ở Chile và trên chuyến bay từ Lima trở về Rôma sau đó, Đức Phanxicô dứt khoát cho rằng chưa có nạn nhân nào cung cấp bất cứ bằng chứng nào cả. Liền ngay sau đó, hãng Associated Press cho đăng tải nội dung lá thư năm 2015 của nạn nhân Juan Carlos Cruz gửi Đức Phanxicô thông qua Marie Collins, cựu thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên. Thành viên này đích thân trao lá thư cho vị chủ tịch Ủy Ban là Đức Hồng Y Sean O’Malley. Đức Hồng Y O’Malley xác nhận với cả Collins lẫn Cruz rằng ngài đã đích thân trao lá thư tận tay Đức Phanxicô, trước khi Đức Giáo Hoàng tông du Chile khá lâu.
Đa số các báo chí đồng ý với Cruz rằng như thế, Đức Phanxicô đã “nói láo”, vì rõ ràng, có nạn nhân đã cung cấp bằng chứng cho ngài từ lâu.
John Allen Jr. của tạp chí Crux, tuy không kết luận như thế, nhưng cho rằng việc này chẳng qua là do thói quen ưa “ứng khẩu” của Đức Phanxicô, và ngạc nhiên không hiểu tại sao thứ ứng khẩu này chưa gây phiền phức bao nhiêu cho ngài trước đây.
Thực vậy, đã có nhiều phản ứng tiêu cực đối với lối ứng khẩu ấy rồi, như người ta không hiểu qua câu nói người Công Giáo “không đẻ như thỏ” có nghĩa gì; đây là câu phát biểu của ngài trong cuộc họp báo trên máy bay từ Phi Luật Tân trở về Rôma năm 2015. Nhưng hồi ấy, “mối tình lãng mạn” giữa ngài và truyền thông nói chung còn rất mặn mà, nên những câu nói ấy tỏ ra vô thưởng vô phạt.
Bây giờ thì “mối tình lãng mạn” ấy đang phai nhạt dần, nhất là sau chuyến viếng thăm Chile gần đây của ngài. Nên mới có chuyện.
Nhưng thực ra, Đức Phanxicô nói ghì về việc chưa có bằng chứng? Theo Allen, câu nói tiếng Ý của Đức Giáo Hoàng là “Non sono venuti, non hanno dato le evidenze per il giudizio,” hàm ý muốn nói rằng “họ không đến” với ngài, để đặt bằng chứng trong tay ngài.
Chứ còn bằng chứng thì ai cũng biết là đã có từ lâu và đã được đặt trong tay Đức Phanxicô. Ấy thế nhưng, theo Allen, sự kiện một ai đó đặt vào tay Đức Giáo Hoàng 1 lá thư, 1 việc mà ngày nào cũng diễn ra cả hàng trăm lần, thì có chi bảo đảm là ngài đọc lá thư này?
Nhưng nếu ngài không đọc ngay, thì nhân chuyến đi Chile, các phụ tá của ngài phải đọc nó và trình nội dung để ngài nắm trước khi “lao đầu vào sói rừng” chứ? Đâu có cảnh ngài nói với 1 giọng quả quyết như đinh đóng cột rằng chưa có bằng chứng, chưa có nạn nhân nào đưa bằng chứng cho ngài?
Tuy nhiên, vấn đề còn nhiều khúc mắc, không thể một sớm một chiều kết luận rằng Đức Phanxicô thiếu trung thực, như Marie Collins. Theo Charles Collins, chủ bút tạp chí Crux, bà này ngã lòng quyết đóan rằng tình tiết này “dứt khoát xâm hại tới tính khả tín, tới niềm tin tưởng và hy vọng” nơi Đức Phanxicô. Hay như một ký giả của tờ Catholic Herald cho rằng: chìa khóa hiện nay nằm trong tay Đức Hồng Y Sean O’Malley. Vị này mà quả quyết thực sự đã trao lá thư của Cruz vào tận tay Đức Phanxicô, thì uy tín của Đức Phanxicô sẽ mất hết đến phải từ chức, và người thay thế rất có thể là Đức Hồng Y O’Malley.
Dù Đức Hồng Y O’Malley có quả quyết đã trao tận tay Đức Phanxicô, thì như trên đã nói, rất có thể ngài chưa đọc nó, vì các phụ tá có nhiệm vụ đọc nó không đọc nó hay đọc nó rồi mà không trình nội dung cho ngài vì bất cứ lý do nào đó. Bây giờ biết thì ngài lập tức phái chuyên viên thượng thặng của Tòa Thánh đi điều tra thực hư. Sao lại bảo là khả tin tính của ngài không còn, để mà “khích” Hồng Y O’Malley “đảo chánh”!
Một tác giả hình như của tờ America còn lưu ý một điều: trên chuyến bay từ Lima trở về, sau khi quả quyết chưa có bằng chứng, Đức Phanxicô có nói thêm mà ít ai để ý rằng: nếu có bằng chứng, ngài là người đầu tiên sẽ xem xét. Liền sau đó, rất có thể khi về đến Vatican, ngài mới đọc được bằng chứng, bèn phái Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna đi Chile. Đây là một thiện chí vượt bực, chứ sao lại khăng khăng cho là ngài mất hết khả tín tính.
Người ta phải đợi mãi tới nay mới có người chịu lưu ý tới một nhân tố mà đáng lẽ ra mọi người đã phải lưu ý từ lâu để tránh tất cả các nhận định vội vàng, trút mọi trách nhiệm lên Đức Phanxicô. Người đó chính là Associated Press với hàng tít “Pope’s briefing system under scrutiny after Chile gaffe” (Hệ thống thuyết trình của Đức Giáo Hoàng cần được soi mói sau vụ lầm lỡ Chile). Briefing đúng ra có nghĩa “Một buổi họp trong đó thông tin hay huấn thị được cung ứng cho người ta, nhất là trước khi họ làm một việc gì”.
Về phương diện trên, Associated Press đặt câu hỏi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được thông tri ra sao về những gì đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo với 1.2 tỷ tín hữu?
Câu hỏi trên cần được đặt ra sau khi Đức Giáo Hoàng có vẻ như hoàn toàn không hay biết gì về các chi tiết của một vụ tai tiếng lạm dụng tình dục ở Chile, khiến chuyến tông du ở đấy có mùi chua cay. Một sự kiện khác là việc ngài đột ngột và không một giải thích sa thải 1 nhà quản trị Ngân Hàng Vatican đáng kính. Và gần đây nhất là vụ Đức Hồng Y Zen tố cáo ngài không hiểu ra rằng các nhà ngoại giao của ngài “đang bán đứng” Giáo Hội Hầm Trú ở Trung Hoa vì các lý do chính trị.
Theo A.P., một số quan sát viên Vatican hiện đang tự hỏi có phải Đức Phanxicô không nhận được đủ những cuộc thuyết trình thông tin có giá trị cao xứng hợp với một nhà lãnh đạo thế giới hay có phải ngài phải dựa nhiều vào bản năng và mạng lưới các người đưa tin (informant) riêng, những người dấm dúi tin tức bên lề?
Trong 5 năm làm giáo hoàng, cũng theo A.P., Đức Phanxicô đã tạo ra một cơ cấu thông tin không chính thức, song hành, đôi khi cọ xát với các kênh chính thức của Vatican. Hiện tượng này bao gồm một hội đồng 9 Hồng Y mà có người gọi là “nội các nhà bếp” (kitchen cabinet), ba tháng họp một lần, và những buổi thuyết trình thường xuyên của các cố vấn thân cận.
Tuần vừa qua, Vatican đưa ra lời bào chữa rất đáng chú ý về dòng lưu chuyển tín liệu tới lui Đức Phanxicô và việc ngài “nắm vững” tình hình Công Giáo Trung Hoa. Lời bào chữa này quả quyết ngài theo dõi sát nút các cuộc thương thảo với Trung Hoa, được các cố vấn “trung thành” thuyết trình tin tức và hoàn toàn nhất trí với quốc vụ khanh của ngài.
Có người như ký giả Massimo Franco, người giữ một mục trên tờ Corriere della Sera, tin vào lời bào chữa ấy và đổ lỗi cho điều ông gọi là “hội chứng Santa Marta” tức sự kiện Đức Phanxicô, thay vì ở trong Tông Điện, được bao vây chỉ bởi các cố vấn thân cận mà thôi, thì ngài lại sống ờ Nhà Khách Santa Marta, nơi ngài gặp đủ hạng người và do đó, đủ mọi nguồn thông tin khác nhau.
Không thể gọi đó là “hội chứng” mà phải tỏ ý tiếc vì mặc dù có những nguồn tín liệu đa dạng như thế, nhưng trong vụ Trung Hoa thì ngài hoàn toàn theo tín liệu do phủ quốc vụ khanh tâu lên, một tín liệu được nhiều người coi là bị gạn lọc bằng con mắt chính trị.
Nhân dịp này, A.P. cho hay: một số tín liệu được người đưa tin đích thân chuyển giao, một số đến bằng thư từ, nhưng tất cả được trình lên ngài trong một tập hồ sơ bằng da mầu đỏ để ở bàn giấy ở cửa chính Nhà Santa Marta và sau đó được một Vệ Binh Thụy Sĩ đưa lên lầu và trao cho một trong hai thư ký riêng của ngài.
Đức Phanxicô có hai người “giữ cửa” chính là Đức Ông Yoannis Lahzi Gaid, một giáo sĩ Ai Cập vốn phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh, và Đức Ông Fabian Pedacchio, một giáo sĩ người Á Căn Đình, người mà hồi còn ở Buenos Aires, chính ngài đã phái qua Rôma năm 2007.
Ngài còn có vị chủ tịch phủ giáo hoàng là Đức Tổng Giám Georg Gaenswein, người sắp xếp các buổi yết kiến chính thức và quyết định ai được chào hỏi Đức Giáo Hoàng vào cuối các buổi yết kiến chung hôm thứ Tư.
Để chứng minh tầm quan trọng của các vị cố vấn thân cận này, A.P. thuật lại câu truyện Đức Bênêđíctô XVI rút lại án tuyệt thông cho vị giám mục bác bỏ việc người Do Thái bị thảm sát trong Thế Chiến II, mà không hề hay biết gì về quan điểm chống Do Thái cố hữu của vị này. Chỉ cần các thư ký của ngài vào Google 1 phút thôi, họ sẽ khám phá ra điều ấy, một việc họ “quên” làm! Một cái quên thật tai hại biết bao cho danh thơm của vị giáo hoàng thuộc loại hiểu biết nhất xưa nay của Giáo Hội.
Người ta sợ vụ lầm lỡ Chile lần này cũng giống như thế. Nó nằm ở một khâu nào đó hết sức đơn giản nhưng hệ lụy thì vô cùng lớn lao!
A.P. cũng thêm một nhận xét, hơn cả vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hiện tùy thuộc rất nặng ở nhóm thân hữu xưa từ những ngày còn ở Á Căn Đình như Sorondo (ca ngợi Trung Hoa như gương mẫu tuân hành giáo huấn giáo hoàng!) và phải thêm, cả một số người cùng Dòng thuộc loại “hãnh tiến” như Sparado (Ý, khinh thường cả hàng Hồng Y), Martin (Mỹ, ca tụng đồng tính luyến ái). Chính những người này đang là nguồn cung cấp cho ngài “nhịp đập” của những gì đang diễn ra tại quê hương, tại Vatican và cá cnơi khá ctrên thế giới.
Đáng lo hơn cả, theo A.P., là “ngài cực kỳ cương quyết (stubborn) một khi đã quyết định dựa theo nguồn tin tới với ngài như vụ sa thải người số 2 đáng kính tại Ngân Hàng Vatican, Ông Giulio Mattietti, người bị đuổi không hề được giải thích lý do.
Trong diễn văn cuối năm với Giáo Triều Rôma sau đó, Đức Phanxicô chỉ trích các nhân viên Vatican vừa bị sa thải, tự coi mình là tử đạo, “bị giáo hoàng dìm vào bóng tối”.
A.P. cho rằng vụ Chile cho thấy dường như người bị dìm trong bóng tối lần này là chính Đức Phanxicô. Vì rõ ràng, các tin tức liên quan đến vụ tai tiếng ở Chile đã được báo chí phanh phui cả hơn 2 năm trước chứ đâu có mới mẻ chi. Vậy mà ngài bảo ngài không biết, tin tức ấy không đến với ngài.
Phải tin là ngài thành thật. Một nhà lãnh đạo Dòng Tên có thể có rất nhiều khuyết điểm, nhưng tinh thần trách nhiệm thì họ không bao giờ thiếu. Họ không thể biến có thành không, biến không thành có.
Vậy thì trách nhiệm chỉ có thể là ở một khâu nào đó y hệt như vụ Đức Bênêđíctô tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục bác bỏ việc thảm sát người Do Thái trước đây.
Tất cả những đồ đoán, lên án, xỏ xiên hiện nay nên dừng lại, chờ kết quả điều tra chính thức của Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna. Vì quả tình có nhiều uẩn khúc trong vụ tai tiếng này mà chỉ có cuộc điều tra chính thức do một vị giáo phẩm cao cấp với nhiều thành tích sáng chói thực hiện mới có thể giải tỏa được.
Chỉ xin nhấn mạnh một điểm: ở Chile và trên chuyến bay từ Lima trở về Rôma sau đó, Đức Phanxicô dứt khoát cho rằng chưa có nạn nhân nào cung cấp bất cứ bằng chứng nào cả. Liền ngay sau đó, hãng Associated Press cho đăng tải nội dung lá thư năm 2015 của nạn nhân Juan Carlos Cruz gửi Đức Phanxicô thông qua Marie Collins, cựu thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên. Thành viên này đích thân trao lá thư cho vị chủ tịch Ủy Ban là Đức Hồng Y Sean O’Malley. Đức Hồng Y O’Malley xác nhận với cả Collins lẫn Cruz rằng ngài đã đích thân trao lá thư tận tay Đức Phanxicô, trước khi Đức Giáo Hoàng tông du Chile khá lâu.
Đa số các báo chí đồng ý với Cruz rằng như thế, Đức Phanxicô đã “nói láo”, vì rõ ràng, có nạn nhân đã cung cấp bằng chứng cho ngài từ lâu.
John Allen Jr. của tạp chí Crux, tuy không kết luận như thế, nhưng cho rằng việc này chẳng qua là do thói quen ưa “ứng khẩu” của Đức Phanxicô, và ngạc nhiên không hiểu tại sao thứ ứng khẩu này chưa gây phiền phức bao nhiêu cho ngài trước đây.
Thực vậy, đã có nhiều phản ứng tiêu cực đối với lối ứng khẩu ấy rồi, như người ta không hiểu qua câu nói người Công Giáo “không đẻ như thỏ” có nghĩa gì; đây là câu phát biểu của ngài trong cuộc họp báo trên máy bay từ Phi Luật Tân trở về Rôma năm 2015. Nhưng hồi ấy, “mối tình lãng mạn” giữa ngài và truyền thông nói chung còn rất mặn mà, nên những câu nói ấy tỏ ra vô thưởng vô phạt.
Bây giờ thì “mối tình lãng mạn” ấy đang phai nhạt dần, nhất là sau chuyến viếng thăm Chile gần đây của ngài. Nên mới có chuyện.
Nhưng thực ra, Đức Phanxicô nói ghì về việc chưa có bằng chứng? Theo Allen, câu nói tiếng Ý của Đức Giáo Hoàng là “Non sono venuti, non hanno dato le evidenze per il giudizio,” hàm ý muốn nói rằng “họ không đến” với ngài, để đặt bằng chứng trong tay ngài.
Chứ còn bằng chứng thì ai cũng biết là đã có từ lâu và đã được đặt trong tay Đức Phanxicô. Ấy thế nhưng, theo Allen, sự kiện một ai đó đặt vào tay Đức Giáo Hoàng 1 lá thư, 1 việc mà ngày nào cũng diễn ra cả hàng trăm lần, thì có chi bảo đảm là ngài đọc lá thư này?
Nhưng nếu ngài không đọc ngay, thì nhân chuyến đi Chile, các phụ tá của ngài phải đọc nó và trình nội dung để ngài nắm trước khi “lao đầu vào sói rừng” chứ? Đâu có cảnh ngài nói với 1 giọng quả quyết như đinh đóng cột rằng chưa có bằng chứng, chưa có nạn nhân nào đưa bằng chứng cho ngài?
Tuy nhiên, vấn đề còn nhiều khúc mắc, không thể một sớm một chiều kết luận rằng Đức Phanxicô thiếu trung thực, như Marie Collins. Theo Charles Collins, chủ bút tạp chí Crux, bà này ngã lòng quyết đóan rằng tình tiết này “dứt khoát xâm hại tới tính khả tín, tới niềm tin tưởng và hy vọng” nơi Đức Phanxicô. Hay như một ký giả của tờ Catholic Herald cho rằng: chìa khóa hiện nay nằm trong tay Đức Hồng Y Sean O’Malley. Vị này mà quả quyết thực sự đã trao lá thư của Cruz vào tận tay Đức Phanxicô, thì uy tín của Đức Phanxicô sẽ mất hết đến phải từ chức, và người thay thế rất có thể là Đức Hồng Y O’Malley.
Dù Đức Hồng Y O’Malley có quả quyết đã trao tận tay Đức Phanxicô, thì như trên đã nói, rất có thể ngài chưa đọc nó, vì các phụ tá có nhiệm vụ đọc nó không đọc nó hay đọc nó rồi mà không trình nội dung cho ngài vì bất cứ lý do nào đó. Bây giờ biết thì ngài lập tức phái chuyên viên thượng thặng của Tòa Thánh đi điều tra thực hư. Sao lại bảo là khả tin tính của ngài không còn, để mà “khích” Hồng Y O’Malley “đảo chánh”!
Một tác giả hình như của tờ America còn lưu ý một điều: trên chuyến bay từ Lima trở về, sau khi quả quyết chưa có bằng chứng, Đức Phanxicô có nói thêm mà ít ai để ý rằng: nếu có bằng chứng, ngài là người đầu tiên sẽ xem xét. Liền sau đó, rất có thể khi về đến Vatican, ngài mới đọc được bằng chứng, bèn phái Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna đi Chile. Đây là một thiện chí vượt bực, chứ sao lại khăng khăng cho là ngài mất hết khả tín tính.
Người ta phải đợi mãi tới nay mới có người chịu lưu ý tới một nhân tố mà đáng lẽ ra mọi người đã phải lưu ý từ lâu để tránh tất cả các nhận định vội vàng, trút mọi trách nhiệm lên Đức Phanxicô. Người đó chính là Associated Press với hàng tít “Pope’s briefing system under scrutiny after Chile gaffe” (Hệ thống thuyết trình của Đức Giáo Hoàng cần được soi mói sau vụ lầm lỡ Chile). Briefing đúng ra có nghĩa “Một buổi họp trong đó thông tin hay huấn thị được cung ứng cho người ta, nhất là trước khi họ làm một việc gì”.
Về phương diện trên, Associated Press đặt câu hỏi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được thông tri ra sao về những gì đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo với 1.2 tỷ tín hữu?
Câu hỏi trên cần được đặt ra sau khi Đức Giáo Hoàng có vẻ như hoàn toàn không hay biết gì về các chi tiết của một vụ tai tiếng lạm dụng tình dục ở Chile, khiến chuyến tông du ở đấy có mùi chua cay. Một sự kiện khác là việc ngài đột ngột và không một giải thích sa thải 1 nhà quản trị Ngân Hàng Vatican đáng kính. Và gần đây nhất là vụ Đức Hồng Y Zen tố cáo ngài không hiểu ra rằng các nhà ngoại giao của ngài “đang bán đứng” Giáo Hội Hầm Trú ở Trung Hoa vì các lý do chính trị.
Theo A.P., một số quan sát viên Vatican hiện đang tự hỏi có phải Đức Phanxicô không nhận được đủ những cuộc thuyết trình thông tin có giá trị cao xứng hợp với một nhà lãnh đạo thế giới hay có phải ngài phải dựa nhiều vào bản năng và mạng lưới các người đưa tin (informant) riêng, những người dấm dúi tin tức bên lề?
Trong 5 năm làm giáo hoàng, cũng theo A.P., Đức Phanxicô đã tạo ra một cơ cấu thông tin không chính thức, song hành, đôi khi cọ xát với các kênh chính thức của Vatican. Hiện tượng này bao gồm một hội đồng 9 Hồng Y mà có người gọi là “nội các nhà bếp” (kitchen cabinet), ba tháng họp một lần, và những buổi thuyết trình thường xuyên của các cố vấn thân cận.
Tuần vừa qua, Vatican đưa ra lời bào chữa rất đáng chú ý về dòng lưu chuyển tín liệu tới lui Đức Phanxicô và việc ngài “nắm vững” tình hình Công Giáo Trung Hoa. Lời bào chữa này quả quyết ngài theo dõi sát nút các cuộc thương thảo với Trung Hoa, được các cố vấn “trung thành” thuyết trình tin tức và hoàn toàn nhất trí với quốc vụ khanh của ngài.
Có người như ký giả Massimo Franco, người giữ một mục trên tờ Corriere della Sera, tin vào lời bào chữa ấy và đổ lỗi cho điều ông gọi là “hội chứng Santa Marta” tức sự kiện Đức Phanxicô, thay vì ở trong Tông Điện, được bao vây chỉ bởi các cố vấn thân cận mà thôi, thì ngài lại sống ờ Nhà Khách Santa Marta, nơi ngài gặp đủ hạng người và do đó, đủ mọi nguồn thông tin khác nhau.
Không thể gọi đó là “hội chứng” mà phải tỏ ý tiếc vì mặc dù có những nguồn tín liệu đa dạng như thế, nhưng trong vụ Trung Hoa thì ngài hoàn toàn theo tín liệu do phủ quốc vụ khanh tâu lên, một tín liệu được nhiều người coi là bị gạn lọc bằng con mắt chính trị.
Nhân dịp này, A.P. cho hay: một số tín liệu được người đưa tin đích thân chuyển giao, một số đến bằng thư từ, nhưng tất cả được trình lên ngài trong một tập hồ sơ bằng da mầu đỏ để ở bàn giấy ở cửa chính Nhà Santa Marta và sau đó được một Vệ Binh Thụy Sĩ đưa lên lầu và trao cho một trong hai thư ký riêng của ngài.
Đức Phanxicô có hai người “giữ cửa” chính là Đức Ông Yoannis Lahzi Gaid, một giáo sĩ Ai Cập vốn phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh, và Đức Ông Fabian Pedacchio, một giáo sĩ người Á Căn Đình, người mà hồi còn ở Buenos Aires, chính ngài đã phái qua Rôma năm 2007.
Ngài còn có vị chủ tịch phủ giáo hoàng là Đức Tổng Giám Georg Gaenswein, người sắp xếp các buổi yết kiến chính thức và quyết định ai được chào hỏi Đức Giáo Hoàng vào cuối các buổi yết kiến chung hôm thứ Tư.
Để chứng minh tầm quan trọng của các vị cố vấn thân cận này, A.P. thuật lại câu truyện Đức Bênêđíctô XVI rút lại án tuyệt thông cho vị giám mục bác bỏ việc người Do Thái bị thảm sát trong Thế Chiến II, mà không hề hay biết gì về quan điểm chống Do Thái cố hữu của vị này. Chỉ cần các thư ký của ngài vào Google 1 phút thôi, họ sẽ khám phá ra điều ấy, một việc họ “quên” làm! Một cái quên thật tai hại biết bao cho danh thơm của vị giáo hoàng thuộc loại hiểu biết nhất xưa nay của Giáo Hội.
Người ta sợ vụ lầm lỡ Chile lần này cũng giống như thế. Nó nằm ở một khâu nào đó hết sức đơn giản nhưng hệ lụy thì vô cùng lớn lao!
A.P. cũng thêm một nhận xét, hơn cả vị tiền nhiệm, Đức Phanxicô hiện tùy thuộc rất nặng ở nhóm thân hữu xưa từ những ngày còn ở Á Căn Đình như Sorondo (ca ngợi Trung Hoa như gương mẫu tuân hành giáo huấn giáo hoàng!) và phải thêm, cả một số người cùng Dòng thuộc loại “hãnh tiến” như Sparado (Ý, khinh thường cả hàng Hồng Y), Martin (Mỹ, ca tụng đồng tính luyến ái). Chính những người này đang là nguồn cung cấp cho ngài “nhịp đập” của những gì đang diễn ra tại quê hương, tại Vatican và cá cnơi khá ctrên thế giới.
Đáng lo hơn cả, theo A.P., là “ngài cực kỳ cương quyết (stubborn) một khi đã quyết định dựa theo nguồn tin tới với ngài như vụ sa thải người số 2 đáng kính tại Ngân Hàng Vatican, Ông Giulio Mattietti, người bị đuổi không hề được giải thích lý do.
Trong diễn văn cuối năm với Giáo Triều Rôma sau đó, Đức Phanxicô chỉ trích các nhân viên Vatican vừa bị sa thải, tự coi mình là tử đạo, “bị giáo hoàng dìm vào bóng tối”.
A.P. cho rằng vụ Chile cho thấy dường như người bị dìm trong bóng tối lần này là chính Đức Phanxicô. Vì rõ ràng, các tin tức liên quan đến vụ tai tiếng ở Chile đã được báo chí phanh phui cả hơn 2 năm trước chứ đâu có mới mẻ chi. Vậy mà ngài bảo ngài không biết, tin tức ấy không đến với ngài.
Phải tin là ngài thành thật. Một nhà lãnh đạo Dòng Tên có thể có rất nhiều khuyết điểm, nhưng tinh thần trách nhiệm thì họ không bao giờ thiếu. Họ không thể biến có thành không, biến không thành có.
Vậy thì trách nhiệm chỉ có thể là ở một khâu nào đó y hệt như vụ Đức Bênêđíctô tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục bác bỏ việc thảm sát người Do Thái trước đây.
Tất cả những đồ đoán, lên án, xỏ xiên hiện nay nên dừng lại, chờ kết quả điều tra chính thức của Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna. Vì quả tình có nhiều uẩn khúc trong vụ tai tiếng này mà chỉ có cuộc điều tra chính thức do một vị giáo phẩm cao cấp với nhiều thành tích sáng chói thực hiện mới có thể giải tỏa được.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Về với Sơn La ngày giáp Tết
Triết Giang
09:54 11/02/2018
Đi qua Đền thánh Lòng Thương xót Hòa Bình, chúng tôi ghé thăm chúc Tết cha Giuse Nguyễn Trung Thoại- hạt trưởng hạt Hòa Bình- Sơn La. Dù đang có khách nhà quê lên chúc tết, cha Giuse vẫn đưa chúng tôi ra trước tượng đài Đức Mẹ Hòa bình mới khánh thành. Nhà thờ Hòa Bình xây theo kiến trúc nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhưng trước mặt tiền đã có tượng đài Chúa Thương xót khi nâng nhà thờ thành đền thánh Lòng Thương xót của giáo phận Hưng Hóa năm 2015 nên tượng Đức Mẹ Hòa bình được dựng ở bên trái quảng trường. Cha Giuse cùng chúng tôi cầu nguyện rồi cha ban phép lành cho đoàn đi đường bình an và giục chúng tôi khởi hành sớm vì quãng đường khá xa phải mất 6 giờ xe chạy sau khi đã chụp ảnh kỷ niệm với đoàn. Tôi biết các đoàn từ thiện lên đây cũng là theo lời mời gọi của cha Giuse. Sơn La cần lắm những tấm lòng từ thiện để làm ấm lòng những người nghèo nhất là đồng bào dân tộc. Cha Giuse còn dặn thêm : cố đến trại phong Sông Mã nhé.
Đường đi Sơn La bây giờ đã trải nhựa ngon lành nhưng qua mấy con dốc dựng đứng từ Mai Châu đi Sơn La hay từ thành phố Sơn La đi Sông Mã cũng thấy sợ vì dưới bánh xe là vực sâu thăm thẳm, nhiều người không dám nhìn xuống. Dù còn cả tuần lễ nữa mới đến tết Mậu Tuất nhưng hai bên đường đã đậm đặc sắc xuân. Đào rừng dựng hai bên đường đủ các cỡ to nhỏ, dài cả cây số rất đẹp. Tiết trời khá lạnh. Ven đường chỗ nào cũng thấy dân đốt củi để sưởi.
Ông Giuse Nguyễn Khắc Lộc là sĩ quan quân đội phục viên và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Tình Lam (Hưng Hóa) cho tôi biết, cha Thoại đã đặt vấn đề giúp đỡ đồng bào Sơn La từ đầu năm nhưng mãi cuối năm mới thực hiện được vì ông cũng còn có các chương trình từ thiện ở phía Bắc. Đoàn của ông cũng vừa đưa một xe hàng từ thiện lên Yên Bái. Cùng đi có chị Maria Nguyễn Thị Minh Nguyệt ở xứ Cổ Nhuế (Hà Nội). Cả nhà chị cùng có mặt tromg đoàn hôm nay. Gia đình chị tham gia làm từ thiện từ 30 năm nay. Lúc đầu là đi xin các thai nhi ở các bệnh viện về chôn táng theo nghi thức Công Giáo rồi dần dần đi cứu trợ các hoàn cảnh khó khăn, các trại phong, các trung tâm chăm sóc trẻ em mồ côi, cụ già neo đơn. Chị lôi cuốn được nhiều chị em, bè bạn cùng tham gia nên nhóm của chị đã có những chuyến hàng từ thiện “ra tấm, ra miếng”. Năm 2017, tôi cũng được mời tham gia cùng chị đến trại phong Xuân Mai (Hà Tây) ủng hộ với số quà trị giá 50 triệu đồng. Bây giờ xứ Cổ Nhuế thành địa chỉ cung cấp bánh chưng từ thiện lớn, mỗi năm tới vài nghìn chiếc cho khắp miền Bắc và cả Huế nữa. Để quên đi những dốc cao, vực thẳm và thời gian, chúng tôi cùng lần hạt với nhau trên xe.
Lúc quay về, qua cửa khẩu Việt Lào thấy đèn điện sáng trưng nhưng chẳng ai còn tâm trí đâu mà dừng lại chụp ảnh nữa. Trên xe, ông Giuse Nguyễn Xuân Chính là trùm phó xứ Mai Sơn vốn gốc Hưng Yên lên đây khai hoang từ những năm 1970. Ông nói, lúc đó cũng có một số người Công Giáo nhưng vì mưu sinh, chẳng ai nghĩ đến nhu cầu có nhà nguyện chứ nếu đặt vấn đề chắc sẽ được đáp ứng chứ không phải khó như bây giờ. Ông cho biết, Sơn La vốn là vùng đất truyền giáo của dòng Chúa Cứu thế những năm 1980. Các cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong… thì không bản nào ở Sơn La không có dấu chân. Rất nhiều người đã được gia nhập đạo giai đoạn này. Nhưng về sau, chính quyền cấm không cho các linh mục dòng hiện diện ở đây nên đời sống đạo cũng bị gián đoạn. Một số người Công Giáo lâu ngày không sinh hoạt đạo, lại dễ bị anh em Tin Lành cuốn hút nên gia nhập Tin Lành vì Tin Lành là người dân sở tại, xã hội cũng khó cấm đoán họ. Trong khi Công Giáo không có nhân sự và dù có cũng khó vào các bản người dân tộc. Nhưng dấu ấn của dòng Chúa Cứu thế còn rất đậm không chỉ số lượng tín đồ mà trên bàn thờ hầu như nhà nào cũng có ảnh Đức Mẹ hằng cứu giúp và khi đọc kinh hiệp lễ người ta vẫn đọc: “Giêsu lạy Chúa uy linh/ Chúa thương nhân loại giáng sinh làm Người. Trước ngày chịu chết cứu đời/ Chúa ban Mình Thánh dưỡng nuôi linh hồn…”. Đây là bài kinh vần do cha Giuse Vũ Ngọc Bích- người giữ đền Đức Mẹ hằng cứu giúp Hà Nội soạn, bây giờ vẫn đọc hàng ngày ở Thái Hà.
Về đến xứ Mai Sơn đã 22 giờ đêm. Cha xứ Giuse Nguyễn Tiến Liên (ảnh giữa) cùng với mấy sơ dòng Mến Thánh giá Hưng Hóa đã dọn sẵn những nồi lẩu gà thơm phức để đón chúng tôi. Cha Liên nói, chiều thứ bảy cha dâng 3 lễ và Chúa Nhật 4 lễ. Như vậy, mỗi Chúa Nhật cha phải đi chừng 2-300 km. Nhà thờ Mai Sơn- gọi cho sang trọng thế nhưng cũng chỉ là kho chứa ngô của ông Quy mở rộng ra nhưng cũng có thể chứa 5-600 người dự lễ. Nhưng sáng sớm, cha còn phải đi dâng một lễ nữa rồi mới về dâng lễ ở Mai Sơn lúc 9 giờ cho người ở xa kịp đến. Cha nói với chúng tôi chuẩn bị khoảng 200 xuất quà. Mỗi túi quà gồm bánh chưng, đường, muối, mì chính, dầu ăn, kẹo bánh, thuốc đánh răng, ủng, dép và cả quần áo ấm nữa trị giá khoảng 400 ngàn/túi. Danh sách các hộ nghèo đã được các bản thống kê và Ban hành giáo báo cho các bản lên nhận. Quần áo đã qua sử dụng thì đổ cả đống, ai lựa cái gì dùng được thì lấy, không hạn chế. Lúc lễ, người ngồi chật nhà thờ và còn ngồi cả ngoài sân và tôi rất ngạc nhiên, người lên chịu lễ khá đông nhất là số lên nhận chúc lành tới mấy trăm người. Cha Liên bảo tôi, cha mới về 3 tháng cũng rửa tội cho được 150 người và hiện còn khoảng 350 người nữa vừa lên nhận chúc lành sẽ tiếp tục được học giáo lý để nhập đạo vào lễ Phục sinh năm nay. Còn ông Chính nói: nhu cầu về tượng ảnh, tràng hạt cũng nhiều. Mỗi lễ Chúa Nhật cũng phải cấp hàng trăm cỗ tràng hạt cho người xin. Rồi cứ sáng Chúa Nhật lại lo cho người đến lễ ăn sáng, ăn trưa và quà cho họ mang về nhà nữa. Nhà xứ hiện cũng đang nuôi 10 em ăn học văn hóa cũng như đức tin Công Giáo để các em sau này có thể truyền giáo cho chính đồng bào mình. Song nhà xứ thì quá chật chội. Cha xứ vẫn phải nghỉ trong “buồng áo” cùng với một chủng sinh về giúp xứ.
Bữa cơm tất niên được dọn ra. Cha Liên thay mặt giáo xứ cảm ơn các đoàn từ thiện. Còn tôi thay mặt anh chị em trong đoàn chúc Tết cha xứ, Ban hành giáo và bà con giáo dân luôn được Chúa ban cho nhiều hồng ân trong việc loan báo Tin mừng cho bà con các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La.
Cha xứ mời chúng tôi đi thăm một bản nơi cha dâng lễ lúc 12 giờ trưa, nơi như cha nói có rất nhiều đào đẹp và ông trưởng bản cũng hứa chặt tặng chúng tôi mỗi người một cành đào tết nhưng vì đường xa, chúng tôi xin tạm biệt .
Trên đường về Hà Nội, không thấy mấy xe không chở đào tết. Những nụ đào chúm chím sẽ nở xòe đúng dịp tết để đón xuân sang. Dù vất vả trải qua cả ngàn cây số nhưng chúng tôi thấy rất vui vì thấy cả một tương lai rộng mở cho cánh đồng truyền giáo ở Sơn La.
Lễ Mừng Thọ Tại Giáo Xứ Chính Tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
10:08 11/02/2018
Sáng hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm Âm lịch Đinh Dậu, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế tổ chức lễ Mừng Thọ cho 260 cụ ông cụ bà và các nữ tu thuộc Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam. Thánh lễ đồng tế do Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến chủ sự, với tất cả tấm lòng tạ ơn Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và tâm tình tri ân của toàn thể cộng đoàn Giáo xứ đối với các cụ đã bao năm chung tay góp sức để xây dựng Giáo xứ trưởng thành như hôm nay.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Cha Quản xứ thay mặt cộng đoàn chúc thọ các cụ với một sự kính trọng và đầy yêu thương, vì các cụ là những người được Chúa chúc phúc nên trường thọ. Năm nay là năm mà Giáo hội đưa ra chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ”. Các cụ chính là những tấm gương sáng cho con cháu là những gia đình trẻ, tiếp tục là chứng tá cho tình yêu thương để con cháu noi theo.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Cha chủ tê và 2 Cha Phó đã xức Dầu Thánh để các cụ được tăng thêm sức mạnh của Chúa Thánh thần, vượt qua bệnh tật và khổ đau.
Sau Thánh lễ, ông Phero Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn chúc Thọ các cụ: “Quý cụ đã bước qua cái tuổi thất thập cổ lai hy xưa nay hiếm. Các cụ chính là những cuốn từ điển sống, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà các cụ đã tích lũy được qua bao năm tháng đã để truyền lại cho hậu thế.
Các cháu thiếu nhi biểu diễn vũ khúc Mừng Xuân để tặng các cụ trong ngày mừng thọ nói lên tâm tình quý trọng và đầy yêu thương của thế hệ cháu con đối với quý cụ.
Trương Trí
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Cha Quản xứ thay mặt cộng đoàn chúc thọ các cụ với một sự kính trọng và đầy yêu thương, vì các cụ là những người được Chúa chúc phúc nên trường thọ. Năm nay là năm mà Giáo hội đưa ra chủ đề: “Đồng hành cùng Gia đình trẻ”. Các cụ chính là những tấm gương sáng cho con cháu là những gia đình trẻ, tiếp tục là chứng tá cho tình yêu thương để con cháu noi theo.
Sau phần phụng vụ Lời Chúa, Cha chủ tê và 2 Cha Phó đã xức Dầu Thánh để các cụ được tăng thêm sức mạnh của Chúa Thánh thần, vượt qua bệnh tật và khổ đau.
Sau Thánh lễ, ông Phero Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn chúc Thọ các cụ: “Quý cụ đã bước qua cái tuổi thất thập cổ lai hy xưa nay hiếm. Các cụ chính là những cuốn từ điển sống, những kinh nghiệm và sự khôn ngoan mà các cụ đã tích lũy được qua bao năm tháng đã để truyền lại cho hậu thế.
Các cháu thiếu nhi biểu diễn vũ khúc Mừng Xuân để tặng các cụ trong ngày mừng thọ nói lên tâm tình quý trọng và đầy yêu thương của thế hệ cháu con đối với quý cụ.
Trương Trí
Tổng Giáo Phận Huế: Ngày Hội Giới Trẻ Hạt Thành Phố
Trương Cao Minh Trí
10:31 11/02/2018
Ngày 11 tháng 2, giáo xứ Tây Linh, Tổng Giáo phận Huế hân hoan chào đón các linh mục, các bạn trẻ đến từ các giáo xứ trên địa bàn thành phố Huế về tham dự Ngày hội Giới trẻ hạt Thành phố.
Đúng 9 giờ sáng, tất cả bạn trẻ từ khắp các giáo xứ thuộc hạt Thành phố Huế đã cùng nhau tề tựu đông đảo về khuôn viên của nhà thờ Tây Linh. Khuôn mặt rạng rỡ, vui tươi pha một chút mong chờ và háo hức hiện rõ trên khuôn mặt của mọi thành viên. Đối với Giới trẻ hạt Thành phố, đây là cơ hội để họ tạo tình đoàn kết, tìm kiếm các mối quan hệ và nhất là tìm cho mình một nửa còn lại phù hợp với đạo đức căn bản.
Xem Hình
Đến 9 giờ 30, linh mục Bênêđictô Ngô Văn Hài, Tổng Đặc trách Giới trẻ toàn Địa phận; linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, Hạt trưởng hạt Thành phố; linh mục Gioan Baotixita Phan Ngọc, Phó xứ Chính tòa Phủ Cam; linh mục Giuse Phan Tấn Hồ, Quản xứ Bến Ngự đã có mặt tại Nhà thờ Tây Linh. Sau khi dành ít phút để nói về những lợi ích của ngày hội hôm nay, cha Bênêđictô đã long trọng tuyên bố khai mạc Ngày hội Giới trẻ Hạt thành phố năm 2018.
Những hoạt động chủ yếu của buổi sáng là những trò chơi. Mở đầu là cuộc thi gói bánh tét với sự tham gia của các bạn trẻ đến từ 12 giáo xứ. Các linh mục là những giám khảo chấm thi. Tiếp đó là trò chơi thi bắn lon, mỗi giáo xứ sẽ cử ra 1 bạn trẻ tham gia, người nào bắn rơi được 3 lon trước sẽ giành chiến thắng. Trò chơi bắt vịt cũng hấp dẫn không kém, các bạn trẻ tham gia trò chơi với sự hào hứng, phấn khởi, và những người xuất sắc nhất đã giành được phần thưởng là chính con vịt mình đã bắt được.
Trải qua một buổi sáng với những trò chơi sôi nổi, buổi chiều là khoảng thời gian dành cho việc sám hối, xưng tội. Đặc biệt, đỉnh cao của ngày hội là Thánh lễ đồng tế lúc 15 giờ do linh mục Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ tế. Mở đầu thánh lễ, cha Antôn chào mừng tất cả bạn trẻ đến với giáo xứ Tây Linh để tham dự Ngày hội Giới trẻ Hạt thành phố. Cha cũng nhấn mạnh, những ngày hội như thế này sẽ giúp giới trẻ toàn Giáo phận gắn kết tình huynh đệ, làm tăng thêm Đức tin.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, cha Tổng Đại diện cho rằng bệnh phong cùi là một căn bệnh đáng sợ, vì nó tàn phá cơ thể của con người. Tuy nhiên, căn bệnh phong cùi trên cơ thể nó không đáng sợ bằng căn bệnh phong cùi trong tâm hồn, vì nó sẽ làm biến dạng về nhân cách, suy nghĩ của chúng ta. Bệnh “cãi” theo Ngài là một trong những dấu hiệu của bệnh phong cùi trong tâm hồn, vì nó sẽ mang lại những hệ lụy về lâu dài cho suy nghĩ của mỗi con người. Đối với các bạn trẻ, các bạn là những con người đang chuẩn bị để bước vào đời sống hôn nhân gia đình, các bạn cần những bài học để tránh rơi vào những cuộc đổ vỡ. Ngài đã dành phần lớn thời gian trong bài giảng để nhắc nhở và khuyến cáo các bạn trẻ để tránh mắc phải căn bệnh “cãi”, vì ít nhiều nó sẽ khiến cho mối quan hệ trong gia đình sẽ trở nên “cơm không lành, canh không ngọt”.
Kết thúc thánh lễ, thay mặt cho các cha đồng tế, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh đã gửi đến các bạn trẻ lời chúc mừng một Năm Mới tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa.
TRƯƠNG CAO MINH TRÍ
Đúng 9 giờ sáng, tất cả bạn trẻ từ khắp các giáo xứ thuộc hạt Thành phố Huế đã cùng nhau tề tựu đông đảo về khuôn viên của nhà thờ Tây Linh. Khuôn mặt rạng rỡ, vui tươi pha một chút mong chờ và háo hức hiện rõ trên khuôn mặt của mọi thành viên. Đối với Giới trẻ hạt Thành phố, đây là cơ hội để họ tạo tình đoàn kết, tìm kiếm các mối quan hệ và nhất là tìm cho mình một nửa còn lại phù hợp với đạo đức căn bản.
Xem Hình
Đến 9 giờ 30, linh mục Bênêđictô Ngô Văn Hài, Tổng Đặc trách Giới trẻ toàn Địa phận; linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, Hạt trưởng hạt Thành phố; linh mục Gioan Baotixita Phan Ngọc, Phó xứ Chính tòa Phủ Cam; linh mục Giuse Phan Tấn Hồ, Quản xứ Bến Ngự đã có mặt tại Nhà thờ Tây Linh. Sau khi dành ít phút để nói về những lợi ích của ngày hội hôm nay, cha Bênêđictô đã long trọng tuyên bố khai mạc Ngày hội Giới trẻ Hạt thành phố năm 2018.
Những hoạt động chủ yếu của buổi sáng là những trò chơi. Mở đầu là cuộc thi gói bánh tét với sự tham gia của các bạn trẻ đến từ 12 giáo xứ. Các linh mục là những giám khảo chấm thi. Tiếp đó là trò chơi thi bắn lon, mỗi giáo xứ sẽ cử ra 1 bạn trẻ tham gia, người nào bắn rơi được 3 lon trước sẽ giành chiến thắng. Trò chơi bắt vịt cũng hấp dẫn không kém, các bạn trẻ tham gia trò chơi với sự hào hứng, phấn khởi, và những người xuất sắc nhất đã giành được phần thưởng là chính con vịt mình đã bắt được.
Trải qua một buổi sáng với những trò chơi sôi nổi, buổi chiều là khoảng thời gian dành cho việc sám hối, xưng tội. Đặc biệt, đỉnh cao của ngày hội là Thánh lễ đồng tế lúc 15 giờ do linh mục Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh chủ tế. Mở đầu thánh lễ, cha Antôn chào mừng tất cả bạn trẻ đến với giáo xứ Tây Linh để tham dự Ngày hội Giới trẻ Hạt thành phố. Cha cũng nhấn mạnh, những ngày hội như thế này sẽ giúp giới trẻ toàn Giáo phận gắn kết tình huynh đệ, làm tăng thêm Đức tin.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, cha Tổng Đại diện cho rằng bệnh phong cùi là một căn bệnh đáng sợ, vì nó tàn phá cơ thể của con người. Tuy nhiên, căn bệnh phong cùi trên cơ thể nó không đáng sợ bằng căn bệnh phong cùi trong tâm hồn, vì nó sẽ làm biến dạng về nhân cách, suy nghĩ của chúng ta. Bệnh “cãi” theo Ngài là một trong những dấu hiệu của bệnh phong cùi trong tâm hồn, vì nó sẽ mang lại những hệ lụy về lâu dài cho suy nghĩ của mỗi con người. Đối với các bạn trẻ, các bạn là những con người đang chuẩn bị để bước vào đời sống hôn nhân gia đình, các bạn cần những bài học để tránh rơi vào những cuộc đổ vỡ. Ngài đã dành phần lớn thời gian trong bài giảng để nhắc nhở và khuyến cáo các bạn trẻ để tránh mắc phải căn bệnh “cãi”, vì ít nhiều nó sẽ khiến cho mối quan hệ trong gia đình sẽ trở nên “cơm không lành, canh không ngọt”.
Kết thúc thánh lễ, thay mặt cho các cha đồng tế, Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh đã gửi đến các bạn trẻ lời chúc mừng một Năm Mới tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa.
TRƯƠNG CAO MINH TRÍ
Thư mục vụ tháng 2 năm 2018 của Giáo Phận Hưng Hóa
+ GM. Anphong Nguyễn Hữu Long
11:56 11/02/2018
THƯ MỤC VỤ THÁNG 2 NĂM 2018
Cộng đoàn dân Chúa giáo phận Hưng Hóa thân mến,
Tôi hân hạnh thay mặt đức cha chính Gioan Maria Vũ Tất để ngỏ lời với anh chị em nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất.
Chúng tôi cầu chúc giáo phận chúng ta trong năm mới này được ở trong tình thương Chúa, dưới sự phù trợ của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng giáo phận.
Nhân dịp này, chúng tôi muốn gửi đến anh chị em một vài suy tư trong việc đồng hành với các gia đình trẻ, là trọng tâm mục vụ của giáo phận trong năm nay.
Mỗi lần đón một mùa xuân mới, lòng mọi người đều trào dâng niềm vui. Người lớn thì vui vì được sống thêm một năm, người trẻ thì vui vì được tăng thêm một tuổi. Ai nấy đều hân hoan hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp hơn trong năm mới.
Từ niềm vui xuân, tôi mời anh chị em hướng đến một niềm vui khác quan trọng hơn, lâu dài hơn, ý nghĩa hơn, đó là niềm vui hôn nhân, niềm vui yêu thương. Cụm từ này gợi nhớ Tông huấn về gia đình (Amoris lætitia) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Tết Nguyên Đán là dịp gia đình đoàn tụ, con cái về bên cha mẹ, vợ chồng có khi cả năm phải xa nhau vì sinh kế nay về với nhau. Niềm vui ngày xuân được gia tăng nhờ niềm vui đoàn tụ gia đình trong yêu thương.
Lúc khởi đầu hôn nhân, đôi vợ chồng nào cũng cảm thấy tràn ngập niềm vui, tình yêu và hạnh phúc như đôi tân hôn ở tiệc cưới Cana. Men hạnh phúc trào tuôn từ những ly rượu mừng. Anh chị em chắc chắn đều mong gia đình mình lúc nào cũng đầy ắp niềm vui, nụ cười, và hạnh phúc tỏa rạng.
Nhưng rồi trong cuộc sống hôn nhân, “chung” thì “đụng”. Không sao tránh khỏi những lúc mà mối tương giao vợ chồng gặp thử thách trắc trở, như tiệc cưới Cana giữa chừng thì hết rượu (cf. Ga 2,3). Niềm vui và nụ cười biến mất, thay vào đó là nước mắt, nỗi buồn. Đôi vợ chồng nghi ngại nhau, trút cho nhau những lời cay đắng, lạnh nhạt, ghét ghen, không từ cả những hành vi bạo lực. Nhiều đôi vợ chồng không chịu nổi đã đi đến chỗ đoạn tuyệt, chia tay.
Rõ ràng là có nhiều nguy cơ rình rập gia đình để phá đổ tình yêu và hạnh phúc. Đáp lại kế hoạch mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giáo phận Hưng Hóa chúng ta dành năm nay để đồng hành với các gia đình trẻ. Ủy ban Mục Vụ Gia Đình của giáo phận sẽ đề ra những hoạt động cụ thể trong năm nay, chúng tôi mong các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ và các gia đình cùng chung tay thực hiện.
Cần có cả một cẩm nang dày để xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, các đôi vợ chồng Công Giáo muốn giữ được niềm vui hôn nhân và gia đình thì cần ý thức và thực hành ngay những việc căn bản sau đây :
1. Xác tín niềm vui đích thực đến từ Chúa, như thánh vịnh 43,4 xác quyết : “Chúa là nguồn vui của con”. Chúa Giêsu cũng nói lên mong ước của Ngài là “Niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được nên trọn vẹn” (Ga 15,11). Đôi vợ chồng Công Giáo nào mà có Chúa ở trong cuộc sống của họ thì sẽ vui và hạnh phúc. Gia đình nào không có Chúa thì cũng không có niềm vui và hạnh phúc đích thực. Chúa ở trong gia đình để bảo đảm niềm vui, Chúa ở giữa vợ chồng để chia sẻ nỗi buồn của họ. Xin anh chị em bắt chước hai môn đệ trên đường Emmaus mời Chúa ở lại với mình, với gia đình và hôn nhân của mình. Khi gặp thử thách, thay vì than trách nhau, đôi vợ chồng hãy đến với Chúa, ngồi bên nhau và cùng cầu nguyện. Tại tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã khéo léo dạy bài học ấy, khi Mẹ đến bên Chúa và nói : “Họ hết rượu rồi”, và nói với gia nhân : “Hễ Người bảo gì, các anh cứ làm theo”. Anh chị em hãy thực hành giờ kinh tối gia đình, vì nó sẽ mang lại cho gia đình biết bao ơn Chúa. Đức Thánh Cha Piô X nói : “Gia đình nào cầu nguyện thì sẽ hạnh phúc!”
2. Muốn giữ được hạnh phúc và niềm vui trong hôn nhân và gia đình, vợ chồng hãy tôn trọng nhau, như đã cam kết khi thành hôn : “… để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời”. Đừng khinh thị, coi thường nhau. Vợ chồng bình đẳng trước mặt Chúa, chứ không phải “chồng chúa, vợ tôi”. Hãy lắng nghe nhau, đừng cho mình là đúng còn người kia thì sai.
3. Trong lúc bất bình, mỗi người hãy kiềm chế, đừng nói những lời thiếu văn hóa, đừng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, mà hãy cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để biết việc phải làm. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát (5,22-23) cho biết : “Hoa quả của Thần Khí là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ”. Chúng ta xem thánh Giuse đã xử sự thế nào khi hay tin Đức Maria có thai ? Ngài không hoạnh họe, trách mắng, làm rùm beng, nhưng âm thầm cầu nguyện và xin Chúa soi sáng. Chúa đã sai thiên thần đến với Giuse trong giấc ngủ và dạy ngài cách giải quyết. Tôi được biết người Lào rất ít khi cãi vã, vì khi có bất bình, một người bỏ đi chỗ khác, thì sự việc sẽ không còn căng thẳng, và mọi sự lại trở nên êm đẹp. Có một phụ nữ đến hỏi cha sở bài thuốc chữa cho vợ chồng khỏi cãi nhau. Cha cho chị một chai thuốc và dặn ngậm một ngụm khi nào xảy ra cãi vã. Ít lâu sau chị cho biết thuốc rất hiệu nghiệm, và muốn xin tên thuốc để mua thêm. Cha cho biết thuốc đó rất dễ kiếm và không mất tiền. Thì ra là nước lã. Khi chị ngậm nước trong miệng rồi thì không thể nói lại, và thế là không có chiến tranh !
4. Anh chị em hãy thực tập những nhân đức của đời sống hôn nhân và gia đình, được kể ra trong thư gửi tín hữu Côlôsê (3,12-15) : “Anh em thân mến, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Ðức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” ; hay đoạn sau đây trích trong thư gửi tín hữu Êphêsô (4,30-32) : “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô”.
Anh chị em thân mến,
Trong khi vui hưởng niềm vui đón mùa xuân mới và đoàn tụ gia đình trong dịp Tết này, xin mỗi người làm chồng hay vợ, làm cha mẹ hay con cái, hãy cố hết sức để niềm vui này tươi nở và bền lâu như những cánh hoa xuân khoe sắc thắm trong gia đình. Mỗi người hãy tự hỏi liệu mình đang đem lại niềm vui cho gia đình, cho vợ chồng con cái, hay đang mang nỗi buồn và sự đau khổ thất vọng cho nhau. Hãy mạnh dạn sửa đổi những gì không tốt, với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa.
Và như vậy, tôi phải thêm một ý nữa vào lời chúc xuân : Thân ái chúc anh chị em được hưởng niềm vui và hạnh phúc đích thật của gia đình Công Giáo, niềm vui đó đến từ Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Maria, xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng xuống trên anh chị em và ở lại luôn mãi. Amen.
+ Anphong Nguyễn Hữu Long
Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa
Cộng đoàn dân Chúa giáo phận Hưng Hóa thân mến,
Tôi hân hạnh thay mặt đức cha chính Gioan Maria Vũ Tất để ngỏ lời với anh chị em nhân dịp đầu xuân Mậu Tuất.
Chúng tôi cầu chúc giáo phận chúng ta trong năm mới này được ở trong tình thương Chúa, dưới sự phù trợ của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng giáo phận.
Nhân dịp này, chúng tôi muốn gửi đến anh chị em một vài suy tư trong việc đồng hành với các gia đình trẻ, là trọng tâm mục vụ của giáo phận trong năm nay.
Mỗi lần đón một mùa xuân mới, lòng mọi người đều trào dâng niềm vui. Người lớn thì vui vì được sống thêm một năm, người trẻ thì vui vì được tăng thêm một tuổi. Ai nấy đều hân hoan hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp hơn trong năm mới.
Từ niềm vui xuân, tôi mời anh chị em hướng đến một niềm vui khác quan trọng hơn, lâu dài hơn, ý nghĩa hơn, đó là niềm vui hôn nhân, niềm vui yêu thương. Cụm từ này gợi nhớ Tông huấn về gia đình (Amoris lætitia) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Tết Nguyên Đán là dịp gia đình đoàn tụ, con cái về bên cha mẹ, vợ chồng có khi cả năm phải xa nhau vì sinh kế nay về với nhau. Niềm vui ngày xuân được gia tăng nhờ niềm vui đoàn tụ gia đình trong yêu thương.
Lúc khởi đầu hôn nhân, đôi vợ chồng nào cũng cảm thấy tràn ngập niềm vui, tình yêu và hạnh phúc như đôi tân hôn ở tiệc cưới Cana. Men hạnh phúc trào tuôn từ những ly rượu mừng. Anh chị em chắc chắn đều mong gia đình mình lúc nào cũng đầy ắp niềm vui, nụ cười, và hạnh phúc tỏa rạng.
Nhưng rồi trong cuộc sống hôn nhân, “chung” thì “đụng”. Không sao tránh khỏi những lúc mà mối tương giao vợ chồng gặp thử thách trắc trở, như tiệc cưới Cana giữa chừng thì hết rượu (cf. Ga 2,3). Niềm vui và nụ cười biến mất, thay vào đó là nước mắt, nỗi buồn. Đôi vợ chồng nghi ngại nhau, trút cho nhau những lời cay đắng, lạnh nhạt, ghét ghen, không từ cả những hành vi bạo lực. Nhiều đôi vợ chồng không chịu nổi đã đi đến chỗ đoạn tuyệt, chia tay.
Rõ ràng là có nhiều nguy cơ rình rập gia đình để phá đổ tình yêu và hạnh phúc. Đáp lại kế hoạch mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giáo phận Hưng Hóa chúng ta dành năm nay để đồng hành với các gia đình trẻ. Ủy ban Mục Vụ Gia Đình của giáo phận sẽ đề ra những hoạt động cụ thể trong năm nay, chúng tôi mong các giáo hạt, giáo xứ, giáo họ và các gia đình cùng chung tay thực hiện.
Cần có cả một cẩm nang dày để xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, các đôi vợ chồng Công Giáo muốn giữ được niềm vui hôn nhân và gia đình thì cần ý thức và thực hành ngay những việc căn bản sau đây :
1. Xác tín niềm vui đích thực đến từ Chúa, như thánh vịnh 43,4 xác quyết : “Chúa là nguồn vui của con”. Chúa Giêsu cũng nói lên mong ước của Ngài là “Niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được nên trọn vẹn” (Ga 15,11). Đôi vợ chồng Công Giáo nào mà có Chúa ở trong cuộc sống của họ thì sẽ vui và hạnh phúc. Gia đình nào không có Chúa thì cũng không có niềm vui và hạnh phúc đích thực. Chúa ở trong gia đình để bảo đảm niềm vui, Chúa ở giữa vợ chồng để chia sẻ nỗi buồn của họ. Xin anh chị em bắt chước hai môn đệ trên đường Emmaus mời Chúa ở lại với mình, với gia đình và hôn nhân của mình. Khi gặp thử thách, thay vì than trách nhau, đôi vợ chồng hãy đến với Chúa, ngồi bên nhau và cùng cầu nguyện. Tại tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã khéo léo dạy bài học ấy, khi Mẹ đến bên Chúa và nói : “Họ hết rượu rồi”, và nói với gia nhân : “Hễ Người bảo gì, các anh cứ làm theo”. Anh chị em hãy thực hành giờ kinh tối gia đình, vì nó sẽ mang lại cho gia đình biết bao ơn Chúa. Đức Thánh Cha Piô X nói : “Gia đình nào cầu nguyện thì sẽ hạnh phúc!”
2. Muốn giữ được hạnh phúc và niềm vui trong hôn nhân và gia đình, vợ chồng hãy tôn trọng nhau, như đã cam kết khi thành hôn : “… để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời”. Đừng khinh thị, coi thường nhau. Vợ chồng bình đẳng trước mặt Chúa, chứ không phải “chồng chúa, vợ tôi”. Hãy lắng nghe nhau, đừng cho mình là đúng còn người kia thì sai.
3. Trong lúc bất bình, mỗi người hãy kiềm chế, đừng nói những lời thiếu văn hóa, đừng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, mà hãy cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để biết việc phải làm. Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát (5,22-23) cho biết : “Hoa quả của Thần Khí là : bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ”. Chúng ta xem thánh Giuse đã xử sự thế nào khi hay tin Đức Maria có thai ? Ngài không hoạnh họe, trách mắng, làm rùm beng, nhưng âm thầm cầu nguyện và xin Chúa soi sáng. Chúa đã sai thiên thần đến với Giuse trong giấc ngủ và dạy ngài cách giải quyết. Tôi được biết người Lào rất ít khi cãi vã, vì khi có bất bình, một người bỏ đi chỗ khác, thì sự việc sẽ không còn căng thẳng, và mọi sự lại trở nên êm đẹp. Có một phụ nữ đến hỏi cha sở bài thuốc chữa cho vợ chồng khỏi cãi nhau. Cha cho chị một chai thuốc và dặn ngậm một ngụm khi nào xảy ra cãi vã. Ít lâu sau chị cho biết thuốc rất hiệu nghiệm, và muốn xin tên thuốc để mua thêm. Cha cho biết thuốc đó rất dễ kiếm và không mất tiền. Thì ra là nước lã. Khi chị ngậm nước trong miệng rồi thì không thể nói lại, và thế là không có chiến tranh !
4. Anh chị em hãy thực tập những nhân đức của đời sống hôn nhân và gia đình, được kể ra trong thư gửi tín hữu Côlôsê (3,12-15) : “Anh em thân mến, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Ðức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” ; hay đoạn sau đây trích trong thư gửi tín hữu Êphêsô (4,30-32) : “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô”.
Anh chị em thân mến,
Trong khi vui hưởng niềm vui đón mùa xuân mới và đoàn tụ gia đình trong dịp Tết này, xin mỗi người làm chồng hay vợ, làm cha mẹ hay con cái, hãy cố hết sức để niềm vui này tươi nở và bền lâu như những cánh hoa xuân khoe sắc thắm trong gia đình. Mỗi người hãy tự hỏi liệu mình đang đem lại niềm vui cho gia đình, cho vợ chồng con cái, hay đang mang nỗi buồn và sự đau khổ thất vọng cho nhau. Hãy mạnh dạn sửa đổi những gì không tốt, với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa.
Và như vậy, tôi phải thêm một ý nữa vào lời chúc xuân : Thân ái chúc anh chị em được hưởng niềm vui và hạnh phúc đích thật của gia đình Công Giáo, niềm vui đó đến từ Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu.
Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Maria, xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng xuống trên anh chị em và ở lại luôn mãi. Amen.
+ Anphong Nguyễn Hữu Long
Giám Mục Phụ Tá Hưng Hóa
Đức Thánh Cha gửi lời Chúc Tết đến các gia đình
Tứ Quyết SJ
14:30 11/02/2018
VATICAN - Trong buổi đọc kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 11.02.2018, Đức Thánh Cha Phanxico đã gửi lời Chúc Tết đến các gia đình thuộc thuộc miền Viễn Đông và tại nhiều nơi trên thế giới đang chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến!
Ngày 15 tháng hai sắp tới, tại vùng Viễn Đông và nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu triệu người sẽ ăn mừng Tết Nguyên Đán. Tôi xin gửi lời chào trân trọng tới tất cả các gia đình. Tôi cầu chúc mọi người luôn sống đoàn kết, giàu tình huynh đệ và đầy những ước mơ tốt đẹp, để góp phần xây dựng một xã hội mà trong đó tất cả mọi người được đón nhận, được bảo vệ, được thăng tiến và được hội nhập. Tôi xin gửi tới mọi người lời cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là món quà, là kho tàng quý giá cần luôn được theo đuổi với lòng từ bi, khôn ngoan và can đảm. Tôi đồng hành với quý vị và cầu chúc phúc lành cho quý vị.
Anh chị em thân mến!
Ngày 15 tháng hai sắp tới, tại vùng Viễn Đông và nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu triệu người sẽ ăn mừng Tết Nguyên Đán. Tôi xin gửi lời chào trân trọng tới tất cả các gia đình. Tôi cầu chúc mọi người luôn sống đoàn kết, giàu tình huynh đệ và đầy những ước mơ tốt đẹp, để góp phần xây dựng một xã hội mà trong đó tất cả mọi người được đón nhận, được bảo vệ, được thăng tiến và được hội nhập. Tôi xin gửi tới mọi người lời cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là món quà, là kho tàng quý giá cần luôn được theo đuổi với lòng từ bi, khôn ngoan và can đảm. Tôi đồng hành với quý vị và cầu chúc phúc lành cho quý vị.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ăn Chay Ngày Lễ Thánh Valentine Và 29 Tết
Gioan Lê Quang Vinh
12:00 11/02/2018
Ăn Chay Ngày Lễ Thánh Valentine Và 29 Tết
Ngày Lễ Tro năm nay nhằm ngày Lễ Thánh Valentine, ngày tình yêu, và ngày 29 Tết. Dường như ăn chay kiêng thịt trái ngược với hai ngày vui, ngày Lễ Tình yêu bắt nguồn từ Kitô giáo và ngày 29 Tết dân tộc.
Vâng, dường như trái ngược, bởi vì trong tâm tưởng con người, ngày Lễ Tro là ngày “xé lòng mình”, đấm ngực ăn năn, chay tịnh và than khóc. Ngày Lễ Tro còn là ngày con người tưởng nhớ đến thân phận bụi tro của mình: “Người từ bụi đất sẽ trở về cùng đất bụi” (St.3,19).
Ngày Lễ Thánh Velentine, ngày tình yêu, là ngày Giáo Hội và xã hội đề cao tình yêu, ngày mà những người chưa yêu thì nô nức, những người mới yêu thì đưa nhau đi chơi, đi ăn uống, và những mối tình dài lâu có dịp hâm nóng tình yêu, cũng bằng những tiệc tùng hay ít nhất cũng hẹn hò lãng mạn bên chén rượu nồng hay ly cà phê góc phố.
Ngày 29 Tết thì thiên hạ nô nức sắm sửa, ăn mừng năm cũ đi qua, chào nhau giữa tiếng cười bên bàn tiệc.
Vâng, thoạt nhìn thì tinh thần ngày thứ Tư Lễ Tro 14 tháng 2 (29 tháng chạp âm lịch) có vẻ đầy mâu thuẫn và làm cho nhiều người lưỡng lự: ăn chay hay không? Cứ vui đi và lỗi luật Hội Thánh. Hay giữ luật Hội Thánh cách quảng đại mà lòng vẫn cứ nôn nao?
Nhiều người đã nói đến lập trường của Hội Thánh, mà Đức Giám Mục Robert Baker của giáo phận Birmingham, Alabama, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh trong thư Mục vụ của ngài.
Ở đây, chúng ta cùng trao đổi với tư cách những người đang yêu các bạn nhé.
Chúng ta tự hỏi yêu nhau có nhất thiết là phải ăn uống no say không? Câu trả lời là không. Những mối tình lớn, sâu đậm, không nhất thiết được nuôi dưỡng bằng những bữa ăn hay những ly cá phê, trà sữa. Những mối tình lớn lắm khi cũng không cần đến cả một cành hoa. Chính lý tưởng sống, sự hy sinh và lòng đạo đức sâu xa mới nuôi dưỡng tình yêu các bạn ạ.
Thế thì, chúng ta thử một lần mừng ngày tình yêu, ngày Valentine bằng món ăn thiêng liêng, ngồi bên Chúa Giêsu mà tâm sự với Người. Chúng ta tin rằng tình yêu của chúng ta sẽ thật sự lớn lên và đâm bông kết trái.
Thứ hai, ăn chay có phải là buồn bã không? Thưa không. Ăn chay ngoài ý nghĩa hãm mình, còn có hai ý nghĩa quan trọng hơn nhiều là chia sẻ cho người túng thiếu và kết hiệp với Chúa Giêsu Khổ nạn. Mà bạn ơi, là người Công Giáo chúng ta hiểu rằng mầu nhiệm Khổ nạn của Chúa chúng ta gắn liền với mầu nhiệm Phục Sinh. Ăn chay là cách thế để đi vào mầu nhiệm Phục Sinh vinh thắng. Tình yêu chúng ta gằn liền với chay tịnh là đã mang trong mình ánh bình minh của ngày Phục Sinh.
Thứ ba, 29 Tết là ngay vui mà lại đi ăn chay? Các bạn thử nghĩ nhé. Đối với nhiều người dù không có Đạo, nếu ngày 28 họ đã ăn uống quá nhiều, say sưa… thì liệu ngày 29 họ cũng cứ liều mình say sưa nữa, hay lại thích muối mè một bữa để lấy sức cho ngày Xuân? Rồi bạn hãy xem, nhiều anh em các tôn giáo khác ăn chay ngày mồng một Tết để lòng thanh tịnh, cầu may mắn v.v… Việc ăn chay những ngày này cũng không có gì là xa lạ.
Còn một điều nữa, trong bài “Ăn chay trẻ trung” viết cách đây ít lâu, chúng tôi có viết thế này: “Khi bạn có người yêu và sắp đến giờ hẹn, bạn bớt ăn một chút cho hơi thở thơm tho, cho giọng nói nhẹ nhàng. Bạn mê thịt “nai đồng quê” lắm, thêm chút riềng, chút mắm tôm, ôi tuyệt vời. Món nhắm đã dọn sẵn, bạn muốn xơi quá đi mất, nhưng vài phút nữa là có thể ngồi gần nàng mà thì thầm thỏ thẻ với nhau, thôi đành hy sinh cho tình yêu vậy!”
Hy sinh cho tình yêu là hy sinh ý nghĩa nhất. Ăn chay ngày 14/2, ngày 29 Tết là hy sinh cho Chúa Giêsu, Đấng yêu chúng ta vô cùng, và hy sinh cho nhau nữa. Chúa Giêsu chúc phúc cho chúng ta không trừ ngày nào, thì chúng ta cũng phải nghĩ đến Người không trừ ngày nào.
Vậy thưa bạn, chúng ta cùng ăn chay, lòng hân hoan cảm tạ Chúa và cầu nguyện cho người yêu của mình các bạn nhé. Nụ cười trong ngày chay tịnh sẽ rạng rỡ hơn, vì chúng ta biết rằng chúng ta có cả một cuộc đời phía trước để yêu thương, còn chay tịnh thì mỗi năm chỉ có vài ngày thôi.
“Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga.15,13). Chúa Giêsu đã yêu chúng ta hết mình, thì chúng ta, chúng ta cũng hãy quảng đại với Người và với nhau, các bạn đồng ý không?
Gioan Lê Quang Vinh
Ngày Lễ Tro năm nay nhằm ngày Lễ Thánh Valentine, ngày tình yêu, và ngày 29 Tết. Dường như ăn chay kiêng thịt trái ngược với hai ngày vui, ngày Lễ Tình yêu bắt nguồn từ Kitô giáo và ngày 29 Tết dân tộc.
Vâng, dường như trái ngược, bởi vì trong tâm tưởng con người, ngày Lễ Tro là ngày “xé lòng mình”, đấm ngực ăn năn, chay tịnh và than khóc. Ngày Lễ Tro còn là ngày con người tưởng nhớ đến thân phận bụi tro của mình: “Người từ bụi đất sẽ trở về cùng đất bụi” (St.3,19).
Ngày Lễ Thánh Velentine, ngày tình yêu, là ngày Giáo Hội và xã hội đề cao tình yêu, ngày mà những người chưa yêu thì nô nức, những người mới yêu thì đưa nhau đi chơi, đi ăn uống, và những mối tình dài lâu có dịp hâm nóng tình yêu, cũng bằng những tiệc tùng hay ít nhất cũng hẹn hò lãng mạn bên chén rượu nồng hay ly cà phê góc phố.
Ngày 29 Tết thì thiên hạ nô nức sắm sửa, ăn mừng năm cũ đi qua, chào nhau giữa tiếng cười bên bàn tiệc.
Vâng, thoạt nhìn thì tinh thần ngày thứ Tư Lễ Tro 14 tháng 2 (29 tháng chạp âm lịch) có vẻ đầy mâu thuẫn và làm cho nhiều người lưỡng lự: ăn chay hay không? Cứ vui đi và lỗi luật Hội Thánh. Hay giữ luật Hội Thánh cách quảng đại mà lòng vẫn cứ nôn nao?
Nhiều người đã nói đến lập trường của Hội Thánh, mà Đức Giám Mục Robert Baker của giáo phận Birmingham, Alabama, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh trong thư Mục vụ của ngài.
Ở đây, chúng ta cùng trao đổi với tư cách những người đang yêu các bạn nhé.
Chúng ta tự hỏi yêu nhau có nhất thiết là phải ăn uống no say không? Câu trả lời là không. Những mối tình lớn, sâu đậm, không nhất thiết được nuôi dưỡng bằng những bữa ăn hay những ly cá phê, trà sữa. Những mối tình lớn lắm khi cũng không cần đến cả một cành hoa. Chính lý tưởng sống, sự hy sinh và lòng đạo đức sâu xa mới nuôi dưỡng tình yêu các bạn ạ.
Thế thì, chúng ta thử một lần mừng ngày tình yêu, ngày Valentine bằng món ăn thiêng liêng, ngồi bên Chúa Giêsu mà tâm sự với Người. Chúng ta tin rằng tình yêu của chúng ta sẽ thật sự lớn lên và đâm bông kết trái.
Thứ hai, ăn chay có phải là buồn bã không? Thưa không. Ăn chay ngoài ý nghĩa hãm mình, còn có hai ý nghĩa quan trọng hơn nhiều là chia sẻ cho người túng thiếu và kết hiệp với Chúa Giêsu Khổ nạn. Mà bạn ơi, là người Công Giáo chúng ta hiểu rằng mầu nhiệm Khổ nạn của Chúa chúng ta gắn liền với mầu nhiệm Phục Sinh. Ăn chay là cách thế để đi vào mầu nhiệm Phục Sinh vinh thắng. Tình yêu chúng ta gằn liền với chay tịnh là đã mang trong mình ánh bình minh của ngày Phục Sinh.
Thứ ba, 29 Tết là ngay vui mà lại đi ăn chay? Các bạn thử nghĩ nhé. Đối với nhiều người dù không có Đạo, nếu ngày 28 họ đã ăn uống quá nhiều, say sưa… thì liệu ngày 29 họ cũng cứ liều mình say sưa nữa, hay lại thích muối mè một bữa để lấy sức cho ngày Xuân? Rồi bạn hãy xem, nhiều anh em các tôn giáo khác ăn chay ngày mồng một Tết để lòng thanh tịnh, cầu may mắn v.v… Việc ăn chay những ngày này cũng không có gì là xa lạ.
Còn một điều nữa, trong bài “Ăn chay trẻ trung” viết cách đây ít lâu, chúng tôi có viết thế này: “Khi bạn có người yêu và sắp đến giờ hẹn, bạn bớt ăn một chút cho hơi thở thơm tho, cho giọng nói nhẹ nhàng. Bạn mê thịt “nai đồng quê” lắm, thêm chút riềng, chút mắm tôm, ôi tuyệt vời. Món nhắm đã dọn sẵn, bạn muốn xơi quá đi mất, nhưng vài phút nữa là có thể ngồi gần nàng mà thì thầm thỏ thẻ với nhau, thôi đành hy sinh cho tình yêu vậy!”
Hy sinh cho tình yêu là hy sinh ý nghĩa nhất. Ăn chay ngày 14/2, ngày 29 Tết là hy sinh cho Chúa Giêsu, Đấng yêu chúng ta vô cùng, và hy sinh cho nhau nữa. Chúa Giêsu chúc phúc cho chúng ta không trừ ngày nào, thì chúng ta cũng phải nghĩ đến Người không trừ ngày nào.
Vậy thưa bạn, chúng ta cùng ăn chay, lòng hân hoan cảm tạ Chúa và cầu nguyện cho người yêu của mình các bạn nhé. Nụ cười trong ngày chay tịnh sẽ rạng rỡ hơn, vì chúng ta biết rằng chúng ta có cả một cuộc đời phía trước để yêu thương, còn chay tịnh thì mỗi năm chỉ có vài ngày thôi.
“Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga.15,13). Chúa Giêsu đã yêu chúng ta hết mình, thì chúng ta, chúng ta cũng hãy quảng đại với Người và với nhau, các bạn đồng ý không?
Gioan Lê Quang Vinh
Văn Hóa
Lan man chuyện CHÓ năm TUẤT
Đinh Văn Tiến Hùng
20:42 11/02/2018
Lan man chuyện CHÓ năm TUẤT
‘Sống trên đời ăn miếng dồi Chó,
Chết xuống âm phủ biết có hay không?’
Hai câu thơ tuyên dương món thịt ‘nai đồng quê’ của làng nhậu, làm tôi chợt nhớ đến hình ảnh độc đáo mở đầu kỷ nguyên dã nhân
‘đỉnh cao trí tuệ’ Xã hội Chủ nghĩa Việt cộng tháng 4 năm 75. Hai tên cán ngố mặt non choẹt hí hửng gánh tòn teng con chó thui da vàng bóng từ nhà Giây Thép Gió (phía trước luôn có vài xe treo lòng thòng những con chó thui hay luộc nên dân nơi đây gọi thân mật là nhà Giây Thép Chó). Hai chú nón cối băng qua khu chợ Ông Tạ dưới con mắt và nụ cười khôi hài dân chúng hai bên đường phố. Chúng vênh váo hãnh diện vì có một thực đơn cao cấp hằng mong chờ với cái cười đồng lõa cùng hàm răng nhe ra của con chó thui mừng chiến thắng giải phóng Miên Nam.
Bỗng có đứa trong bọn trẻ Xóm Đạo cất tiếng ca :
-Bộ đội ngoài Bắc vô đây,
Gánh theo con chó vàng hây. (*)
Có tiếng vỗ tay và cười vang cổ võ thằng nhỏ dám sửa thơ ca chống Cộng của Thục Vũ.
Đang hồi tưởng về quá khứ, chợt bừng tỉnh nghe vọng xa xa tiếng gà từ giã năm cũ và quanh quẩn nơi đây tiếng chó sủa rộn ràng đón chào Xuân Mậu Tuất đang đến. Năm nay, loài chó thông minh tình nghĩa gần gũi với con người, được đứng chung với 12 con giáp và 6 loại gia súc, vì đã được người thuần hóa từ loài sói rừng hung ác cách đây 15 ngàn năm rồi và đặt cho nhiều hỗn danh như: khuyển, cẩu, cún, cầy tơ, nai đồng quê, mộc tồn (cây còn, con cầy). Loài chó gồm 12 chủng loại khác nhau mang bộ lông đen tuyền, trắng toát, vàng rực, nhưng không thấy xanh lè hay đỏ chói và đôi khi đốm khoang. Các loài như chó sói, linh cẩu, hải cẩu, cáo, cũng thuộc dòng họ chó. Nhỏ nhất là giống Chihuahua nặng chừng 450g. Giống to lớn nhất St Bernard nặng tới 140 kg. Chó Lửa Phú Quốc nặng chừng 10kg, giỏi săn bắt và rất trung thành, vì thế năm nay tại đường hoa Nguyễn Huệ Sài gòn, tà quyền Cộng Sản đã chọn chó Phú Quốc là biểu tượng linh vật cho năm Tuất (chắc chúng khoe khoang là người dân dưới chế độ CS được sống sung sướng như chó) . Trong khi bọn tư bản đó và các đại gia ăn Tết với những cặp cây cảnh hoa mẫu đơn tạo hình 2 chú khuyển giá lên tới 350 triệu tiền Hồ hay gởi chó cưng tại khách sạn 5 sao để đi du hí nước ngoài cùng bày thê tử. Tiền của ăn cướp tha hồ phung phí, khi mà dân nghèo không có được vài chục ngàn để sắm Tết... Chó có loại to lớn cả 100 ký như Ngao khuyển Tây Tạng, đánh hơi giỏi dùng săn thú, tìm nấm quí, chăn dê cừu. Quân đội dùng quân khuyển để tìm kho súng đạn, tìm dấu vết mìn bẫy. Cảnh Sát huấn luyện cho dẫn dắt người mù, đánh hơi ma túy, hàng lậu, các chip điện tử giấu kín… Vì thế có những con nổi tiếng được gắn lon và nhận huy chương như chó Cai Jack của Lữ đoàn Bộ binh Dublin Anh quốc được tưởng thưởng Anh dũng Bội tinh như một chiến sĩ can trường. Thế chiến thứ 2, Nga có 168 Biệt đội Quân Khuyển gồm 60.000 con. Nước ta đã biệt dùng quân khuyên từ thời Bình Định Vương Lê Lợi, tướng Nguyễn Xí Huân huấn luyện đội Quân Khuyển 100 con để quấy phá các doanh trại giặc Minh. Trong vụ khủng bố hai tòa nhà Trung Tâm Thương Mại và Ngũ Giấc Đài Hoa Kỳ, nhiều cảnh khuyển được trao tặng danh hiệu Hero vì gan dạ, nhanh nhẹn , khôn khéo hướng dẫn nạn nhân thoát hiểm và truy tìm nạn nhân còn bị vùi lấp trong đống đổ nát. Gần đây nhất, chó dũng cảm Frida cứu sống được 52 người trong vụ động đất tại Mexico…
Qua bao thế hệ, dòng giống chó lan rộng khắp nơi với nhiều chủng loại nào là chó Nhật Akito Inu- Chó dẫn đường Bắc cực Alaskan Malamute- Chó Huskey của người Eskimokéo xe trên vùng băng tuyết- Chó Anh Bulldog canh gác lý tưởng- Chó Bulldog dễ thương dễ bảo- Chó Dalmation đốm khoang hiếu động- Chó săn giỏi English Foxhound – Chó Golden Retriever được yêu chuộng tại Mỹ- Chó German Shepherd dog berger trung thành can đảm, dùng bảo vệ kho tàng, cơ sở trọng yếu của quân đội, cảnh sát- Chó bướm Papillon xinh đẹp, thông minh, dễ thương, nuôi như thú cảnh-Chó Pug hiền lành, năng động, dễ mến- Saint Bernard lòai chó to lớn được các tu sĩ huấn luyện để cứu hộ người trong các vùng tuyết lở- Chó Ngao khổng lồ Tây Tạng bảo vệ đàn gia súc hay canh gác các tu viện tại vùng tuyết sơn Himalaya…
Nhưng nhiều người biết đến 3 chú chó nổi tiếng thế giới :
-Khoa học gia Ivan Petrovich Pavlov, đã chứng minh sự phản xạ có điều kiện qua chó tiết dịch vị. Sự thí nghiệm của ông gọi là ‘Tiết tâm linh’ (nhểu nước miếng) khiến ông nổi tiếng, đoạt giải Nobel Y học năm 1904. Từ thí nghiệm này làm nền tảng cho ‘Thuyết thói quen tâm lý’ được John Watson phát triển và đã mở đầu cho những nghiên cứu nối tiếp, đem lại nhiều ích lời cho nhận loại…Rất tiếc ông không ghi lại tên chú chó thân yêu hữu dụng này.
-Phi hành khuyển Laika du hành vào không gian trên phi thuyền Sputnick-2 Liên sô ngày 3/11/ 1957 và đã hy sinh tính mạng trong nấm mộ không gian cho khoa học khi phi thuyền bùng cháy.
-Haichiko- Người Nhật đã dựng tượng đài kỷ niệm chú chó trung thành. Sau 10 năm giáo sư Ueno Eizaburo qua đời,
cứ đúng 3 giờ chiều mỗi ngày Haichico vẫn kiên nhẫn đợi chủ về, cho đến khi gục chết trên sân ga sau 10 năm đợi chờ vô vọng. Câu chuyện gây xúc động nhiều người, nên đã quyên góp tiền xây dựng đài kỷ niệm cho chú chó trung thành mà tới nay vẫn còn lưu lại- Bạn có nghe nói ký hiệu chữ a vòng @ trên bàn phim với người Nga còn có nghĩa là chó nhìn thấy có đuôi giống đuôi chó, nên khi du lịch qua Nga Sô thấy có bức tường mang chữ @, ta tự hỏi không biết đây là công ty điện tử hay đài tượng niệm giống như chú chó Haichico của Hàn quốc ?
Nhưng lại ít người biết đến những ‘Đệ nhất Khuyển’ của các vị Tổng Thống Cờ Hoa, rất được cưng chiều, đôi khi còn tháp tùng các Vị nguyên thủ dạo khắp đây đó :
-Chó Fido của TT Abraham Lincoln- Fala của TT Franklan Roosevelt – Zsa Zsa của TT John Kennedy – Checkers của TT
Richard Nixon- Lucky của TT Ronald Reagan- Budddy của TT Bill Clinton – Barney của TT George Bush – Bo của TT Barack Obama – Sau cùng là con Patton của đương kim Tổng Thống Donald Trump.
Chó được yêu quí và chiều chuộng nên tại Hoa Kỳ người ta lập những Bệnh viện Chó săn sóc sức khỏe cho chúng. Mỹ viện làm đẹp cho chó. Hội chợ triển lãm, thi sắc đẹp chó, ta thấy một bà mập ú mồ hôi nhễ nhại chạy theo chú chó xù đen như gỗ mun, anh chàng to con vạm vỡ như lực sĩ cử tạ đủng đỉnh dắt con chó vàng nhỏ xíu vào sân thi, nhìn chẳng tương xứng tí nào, một tiểu thư xinh đẹp thư thái như đi dạo phố với con chó lông trắng như tuyết…Nếu trước đây, nhà văn Nguyễn Vỹ nhìn cảnh này đâu có than thở cho thân phận người cầm bút ‘Nhà văn An-nam khổ như chó’
Và người dân quê Viêt nam dưới chế độ Cộng sản tàn ác hiện nay sẽ đau lòng thốt ra lời ‘Người dân VN không bằng chó’. Buổi sáng chạy theo chó tập thể dục, tay không quên cầm túi ni-lông làm vệ sinh cho chó cưng và nếu lạc mất sẽ thông báo dán cột đèn với lời hứa tìm được sẽ hậu tạ. Đôi khi chó còn được hưởng quyền thừa kế, như chó Toby được thừa hưởng 15 triệu Bảng Anh năm 1931 do chủ Ella Welder di chúc lại. Ba công ty chuyên sản xuất 250 thực đơn cho chó : Mars-Unisab (Mỹ)- Nestle (Thụy Sĩ )- Royal Canin (Pháp).
Người ta yêu quí chó đến nỗi xếp bọn mày râu sau cả chó mèo, nhưng xin các ông cũng đừng buồn tủi, vì dù sao các ngài cũng lọt được vào ‘tứ quí’ trong xã hội vĩ đại văn minh này ( nhất con nít, nhị nữ giới, tam chó mèo, tứ nam giới ). Và chó chết còn được chôn cất đàng hoàng trong nghĩa trang giành riêng cho chó…
Theo phong tục truyền thống nhiều nơi có miếu đền thờ chó như Thần cẩu. Nhiều dân tộc thiểu số VN nhận chó
như vật tổ. Người ta còn đặt tên cho các chòm sao : Tiểu khuyển- Đại khuyển- Lạp khuyển- Thiên khuyển- Thần khuyển.
Trong số đề chó mang số 11, 51, 91 như số 35 để chỉ những ai có máu loài dê. Chó Ngao 3 đầu đuôi rắn canh cửa địa ngục. Chó Hao Thiên Khuyển trong Tây Du Ký đánh hơi tài tình khỉ Tôn Ngộ Không sắp xuất hiện. Chó Waldi linh vật biểu tượng Thế Vận Hội Mùa Hè 1972. Trung Hoa coi chó như thần làng và thổ địa- Người Nhật tin chó có khả năng khống chế loài thủy quái và động đất- Trong Bản Thảo Cương Mục, ông Lý thời Trân lại còn cẩn thận chia khuyển làm 3 loại phân biệt : Điền Khuyển (chó săn), Phệ Khuyển (chó giữ nhà) và Thực Khuyển (chó thịt)- Người Parsi Ấn Độ đặt chó bên người sắp chết để hỗ trợ đồng hành- Nhiều nước Đông Nam Á có tục thờ Chó Đá, như ở Việt Nam nơi các đình miếu thường thấy có hai con chó đá trấn giữ phía trước gọi là Thần Cẩu hay Hoàng Thạch…
Riêng trong Thánh Kinh, chó cũng được nhắc đến 37 lần, xin trích dẫn vài đoạn tiêu biểu sau :
-“Hãy coi chừng loài chó, hãy coi chừng kẻ làm gian ác, hãy coi chừng phép cắt bì giả dối…” (Philip.3: 2)
-“Những loài chó, những thuật sĩ, những kẻ tà dâm, những kẻ giết người, những kẻ thờ ngẫu tượng, những kẻ ưa thích làm sự gian dối, đều ở ngoài hết thảy…” (Khải Huyền 22: 15)
-“Vì những chó bao quanh tôi, một lũ hung ác vây phủ tôi. Chúng nó đâm thủng tay và chân tôi…” (Thánh vịnh 22: 16)
-“Vua Israel kéo ra đánh ai ? Chó đuổi theo ai ? Một con chó chết ! Một con bị chết !...” (Samuel 24: 14)
-“Đừng cho chó những đồ thánh và đừng ném hột trai trước mặt heo, kẻo nó đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các ngươi…” (Mt.7: 6)
-“Những con chó ở dưới gầm bàn cũng ăn những vụn bánh rơi của con cái.” (Mc.7: 24- 30)
-“Những kẻ canh giữ của Israel đều là đui mù không biết chi hết. Chúng hết thảy đều là chó câm, chẳng biết sủa, đều chiêm bao, nằm sóng sượt và ham ngủ; lại là chó mê ăn không biết no. Ây là những kẻ chăn chiên chẳng khôn sáng, mọi người theo đường riêng mình, mọi người tìm tư lợi cho mình, người nào cũng vậy.” (Ê-sai.56: 10& 11)
……………………. Trong phim hoạt hình Walt Disney có chó Benji, Cleo, Asta cùng với chú chó Pluto và chuột Mickey nổi tiếng. Chó 3 đầu Fludfy sinh vật huyền bí trong phim thần thoại dài nhiều tập Harry Potter. Chó tài tử Pal diễn xuất rất xuất sắc trong phim ‘Lassie come home’. Chó Rin-Tin-Tin đóng liên tiếp 24 phim đem về bộn bạc cho hãng phim Warner Bros. Siêu sao chó Rex chiếm kỷ lục trong loại phim ‘Thanh tra Rex’ cuốn hút hơn 10 triệu người theo dõi…
Trong văn chương thơ phú, cũng thấy xuất hiện bóng dáng loài chó. Truyền sử Trung Hoa nói về Phạm Lãi, sau khi phò Việt vương Câu Tiễn lấy lại giang sơn vương quyền, khuyên bạn là đại thần Văn Chủng rằng :’Cao điểu tận, lương cung tàn- Giáo thố tử, tẩu cẩu phanh’ ( Ý nói chim trên cao bị bắn chết, cung tốt cũng vất bỏ- Thỏ bị giết thì chó săn cũng chết ). Quả nhiên, sau này Văn Chủng bị Câu Tiễn giết vì nghe lời dèm pha. Cũng giống như câu: ‘Được chim bẻ ná, được cá quên canh’ hay câu ‘Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn.’- Kim Dung cây bút nổi tiếng Trung Quốc với những truyện kiếm hiệp kỳ tình làm say mê nhiều người, trong Anh Hùng Xạ Điêu, bang chủ Hồng Thất Công trấn động võ lâm với bí kíp ‘Đả cẩu bổng pháp’ (phương pháp dùng gậy đánh chó làm vũ khí) tuyệt chiêu khắc chế đối thủ .
- Văn chương nước ta, chuyện về loài chó lại càng phong phú hơn. Lịch sử Việt Nam ghi lại bài hịch nổi tiếng của danh tướng Trần Hưng Đạo khuyên nhủ ba quân có câu: “Tiền của không mua được đầu giặc, chó săn tuy hay nhưng không đuổi được quân thù…” -Truyện Kiều cũng nói về bọn vô lại côn đồ do Hoạn Thư sai đến bắt ghen nàng Kiều vì đã kết tình với chồng mụ là chàng Thúc Sinh:
‘Sửa sang buồm gió lèo mây,
Khuyển ưng lại lựa một bày côn quang’.
-Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc mô tả cuộc đời người cung nữ một thời được vua sủng ái, sau bị bỏ rơi trong cung phòng cô lạnh, ví cuộc đời nàng phù du như bức tranh ‘vân cẩu’ :
‘Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương’.
-Nổi bật, tác phẩm cổ thi Lục Súc Tranh Công dùng hình ảnh 6 gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn, đại diện cho 6 quan lục bộ triều đình tranh nhau công trạng, ai cũng cho mình hữu dụng hơn người khác trong việc giúp dân giúp nước. Hãy nghe chó kể công lao :
‘Đêm năm canh con mắt như chong,
Đứa đạo tặc nép oai khủng động.
Ngày sáu khắc lỗ tai bằng trống,
Đưa gian tham thấy bóng cũng kinh’.
-Thiên tài bất đắc chí Cao Bá Quát, bị đầy đi làm giáo thụ Quốc Oai nơi làm sơn chướng khí, khỉ ho cò gay, chó ăn đá gà ăn sỏi, than thân phận buồn thảm cô đơn:
‘Nhà trống ba gian, một thày, một cô, một chó cái,
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi ! ’
-Lê Thánh Tôn, vị vua hay chữ làm nhiều bài vịnh ý nghĩa rất hóm hỉnh như bài Con Chó Đá :
‘Lần kể xuân thu biết mấy muôn,
Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi,
Đêm thanh nguyệt giãi mây trông nguyệt,
Ngày nắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi,
Phỏng trong sức có ngàn cân nặng,
Dầu nhẫn ai lay cũng chẳng rời.’
-Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt không muốn cộng tác với người Pháp, ông lui về ở ẩn và gởi tâm sự trong bài ‘Chó già’ :
‘Tuy rằng muông cẩu có ân ba,
Răng rụng lâu năm nó phải già,
Bởi đuổi hưu Tần nên mỏi gối,
Vì lo khỉ Sở mới dùng da,
Không ai trấn Bắc ngăn bày cáo,
Ít kẻ ngừa Tây giữ đứa tà,
Mạnh mẽ khi xưa còn hớn hở,
Bây giờ yếu đuối hết xông pha.’
-Nhà văn Nguyễn Vỹ cũng tủi phận cho những người cầm bút cùng thời :
‘Thời thế bây giờ đã thấy khó,
Nhà văn An Nam khổ như chó,
Mỗi lần cầm bút nói văn chương.
Nhìn đàn chó đói gầy trơ xương.’
-Ta phải mỉm cười với một bài thơ trào phúng của Võ liên Sơn khi đến thăm người bạn cũ, giờ nuôi một bày chó Tây hùng hậu xổ ra uy hiếp :
‘Lâu ngày đi thăm bạn,
Đến ngõ chó tuôn ra,
Những con to và béo,
Tiếng sủa như đồng loa,
Tiếng chó biết nhà chủ,
Làm ăn rày khá mà,
Thôi thế cũng là đủ,
Bất tất phải vào nhà.’
-Truyện Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố đã được dựng thành phim thật cảm động, mô tả chị Dậu nghèo đến nỗi phải bán con gái đầu lòng mới 7 tuổi làm đứa ở và ổ chó mới đẻ cho lão nghị Quế lấy hai đồng để nộp sưu thuế cho chồng.
-Nhà văn Sơn Nam 50 năm cầm bút với hàng chục tác phẩm giá trị về lịch sử, văn học, phong tục… Miền Nam. Trong
‘Chuyện xưa tích cũ’ viết chung với Tô Nguyệt Đình, tả về 5 con vật nuôi trong nhà gồm : ngựa- chó-mèo- bò- heo, cùng một màu đen. Năm con vật tranh công và bất mãn với tên gọi tầm thường giống nhau. Nên ông chủ mở một cuộc thi chạy để chấm công được mang tên mới. Kết quả như sau :
-Ngựa về nhất nhận danh hiệu Ngựa Ô.
-Chó về nhì nhận danh hiệu Chó Mực.
-Mèo về ba nhận danh hiệu Mèo Mun.
-Bò về hạng tư nhận hiệu Bò Hóng.
-Heo lẽo đẽo về cuối tên cũ Heo Đen.
Cách giải quyết thâm thúy công bằng, nhưng thật ra chẳng có gì thay đổi vì : Ô- Mực- Mun- Hóng cũng chỉ là Đen được gọi khác đi thôi.
-Gần đây nhất cây bút trẻ trong nước Đinh Vũ Hoàng Nguyên mới mất, đã để lại nhiều bài thơ và một số truyện rất ngắn đầy châm biếm và hài hước- Xin trích dẫn một đoạn trong truyện ngắn của ông dí dỏm sâu sắc và phản ảnh rất trung thực của bọn tà quyền Cộng Sản đương thời đúng thời điểm năm khuyển :
“…Một ngày, Cao Như Đảng mở quán thịt chó.
Hôm khai trương gã mời cán bộ xã đến đánh chén. Rất vui. Nhưng đang bữa thịt, bí thư xã phát hiện ra cái biển trước quán đề THỊT CHÓ ĐẢNG. Ông bí thư gọi Cao Như Đảng đến quắc mắt : ‘ Ông ghi thế này là chửi ai?
Cao Như Đảng nói : ‘ Thì dân vẫn gọi em là Đảng Chó, các bác trên xã cũng gọi em là Đảng Chó, thì giờ em mở quán cũng làm biển thế cho tiện’. Bí thư bảo: ‘ Lời nói gió bay, nói mồm với nhau không có gì làm bằng chứng,
chứ ghi lên thế này thì mặt mũi đảng còn cái chó gì nữa.’ Gã đành: ‘ Dạ! Dạ!...’
Cái biển sau rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề ĐẢNG THỊT CHÓ. Bí thư xã đang ăn, nhìn biển mới gật gật gù gù bảo:’ Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ đảng cho đỡ bị hiểu lầm.’
Nhưng đang bữa, bí thư giật mình mới quát: ‘ Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương, phản động, muốn đi tù à ? ‘
Cao Như Đảng méo mặt hỏi : ‘ Cả nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động ? ‘. Ông bí thư hạ giọng thầm thì: ‘Nước này là một đảng lãnh đạo, cấm có câu chuyện 2,3 đảng. Ông ghi thế này nhỡ có ai hiểu là ông lập đảng đối lập thì toi.’ Cao Như Đảng bảo: ‘ Chả nhẽ thằng bán thịt chó và thằng ăn thịt chó, mà cũng bị thành đảng à? ’. Bí thư bảo: ‘ Ai chả biết thế! Nhưng cái nước mình nó thế! Mà thôi, tốt nhất thời thời nay cái gì đã đảng thì đừng chó, mà đã chó thì đừng đảng.’ Gã đành: ‘ Dạ! Dạ!...’
Sau bữa đó, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi chữ THỊT CHÓ….”
-Năm nay Mậu Tuất, lại một nhà thơ sống trong Xã hội chủ nghĩa VN, Hoàng Trọng Thanh đã hạ bút châm biến chua cay, gọi bọn tà quyền là một Xã hội chó (xin trích dẫn một đoạn) :
-Đất Việt ngày nay sao lắm chó ?
Chó ở trong dinh, chó ở ngoài đường,
Chó nắm quyền cao bán cả quê hương,
Chó cướp nhà đất…phô trương quyền lực.
………………………………………………………..
Đất nước ngày nay ôi thảm khốc,
Đầy chó ngu hèn bạc ác vô luân,
Bày Hán cẩu ngang nhiên sống quây quần,
Cũng vỗ ngực là thân nhân, đồng chí !!!
Trong Văn chương bình dân Việt Nam, chó gần gũi thân mật với con người đã phát sinh nhiều câu ca dao tục ngữ ý nghĩa sâu sắc thú vị nếu ta chịu nghĩ suy :
-Con không chê cha mẹ khó; chó không chê chủ nghèo.
-Chó đâu có sủa chỗ không; chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.
-Nào ai buôn bán trăm bề; đâu bằng nuôi chó huyền đề bốn chân.
-Chó khôn tứ túc huyền đề; tai thì hơi cúp, đuôi thì hơi cong.
-Con chó chê khỉ lắm lông; khỉ lại chê chó ăn dông nằm dài.
-Nhà bà có con chó đen; người lạ nó cắn người quen nó mừng.
-Con mèo con chó có lông; cây tre có mắt, nồi đồng có quai.
-Bực mình con chó sủa dai; sủa nguyệt lâu đài, sủa bóng nguyệt lu.
-Hát cho chó cắn bỏ lông; hát cho con gái bỏ chồng mà theo.
-Chó mà điên dại có mùa; người mà điên dại không mùa không năm.
-Lạc nhà nắm đuôi chó; lạc ngõ nắm đuôi trâu.
-Con mèo làm bể nồi rang, con chó chạy lại để mang lấy đòn.
-Làm người thì khó; làm chó thì dễ- Chó treo mèo đậy- Chó nhảy bàn độc- Xít chó bụi rậm- Nói dai như chó nhai giẻ rách-
-Chó giữ nhà; gà gáy sáng- Ráng mỡ gà thì gió; ráng mỡ chó thì mưa- Chó giống cha; gà giống mẹ- Nói dối như chó ăn vụng bột- Chó ngáp phải ruồi- Chó chui gầm chạn- Lên voi xuống chó-hàm chó vó ngựa- Đánh chó ngó mặt chủ- Treo đầu dê, bán thịt chó- Chó chết hết chuyện….
Sự trung thành của loài chó đã để lại một số danh ngôn ngưỡng mộ :
-“Có 3 người bạn trung thành là một người vợ tấm cám, một con chó nuôi từ nhỏ và một số tiền dự trữ.”
( Benjamin Franklin )
-“Ngoài con chó, sách là người bạn tốt nhất của con người.” ( Groucho Marx )
-“Tôi càng nhìn nhân loại, tôi lại càng thích chú chó của mình hơn.” ( Blaise Pascal )
-“Chó là loài duy nhất trên trái đất, yêu bạn hơn chính nó.” ( John Billing )
-“Thế giới sẽ là nơi tốt đẹp hơn, nếu ai cũng có khả năng yêu thương vô điều kiện như loài chó.” ( M.K Clinton )
Chó là loài vật đáng yêu đáng quí như thế, nhưng con người đâu có tha, dù rằng Hội Bảo vệ Súc vật lên án là dã man với một loài trung thành và hữu dụng cho con người. Nhưng một số người phản bác cho rằng ăn thịt chó cũng bình thường như ăn thịt bò, gà, vịt…hơn thế nữa thịt chó bổ dưỡng và khoái khẩu- Hàn Quốc là nước tiêu thụ thịt chó khá mạnh, nhưng Thế Vận Hội Seoul 1988 cũng phải tạm thời đóng cưa các tiệm thịt chó vì bị tẩy chay (có lẽ vì thế họ đã di chuyển qua đường Phạm văn Hai, Ông Tạ VN làm cứ điểm Phố Khuyển)- Trái lại năm nay 2018, Ban vận động dường như bất lực trong việc kêu gọi các nhà hàng bán thịt chó tại Pyeongchong nơi diễn ra Thế Vận Hội Mùa Đông sẽ khai diễn vào ngày 9/2- Đài Loan dùng thịt chó như dược liệu cải thiện tuần hoàn và tăng nhiệt độ cho cơ thể- Trung Hoa là nước tiêu thụ chó nhiều nhất Á châu, có cả Lễ Hội Chó một ngày giết tới 15 ngàn con, các chú con trời còn làm thực phẩm bổ dưỡng cho các phi hành gia, vì trên mặt trăng và các chòm sao làm gì có món cầy tơ bổ béo này. Vì thế người ta mới chế biến loại thuốc đại bổ thận ‘Tam tinh Hải cẩu bổ thận hoàn’, không biết có đa năng hữu dụng như các loại dược thảo chữa bách bệnh như : Sữa ong chúa, Rêu hoàng hậu, Trứng cá hồi, Sâm Cao ly, Tân sanh yến, Đông trùng hạ thảo…. đang được quảng cáo rầm rộ ??? Nhưng đặc biệt, vẫn là các bợm nhậu VN ngất ngư với món ‘nai đồng quê’ và ‘nước mắt quê hương’ rung đùi đắc ý ca tụng hết mình như các đệ tử nhà sư Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử :
-Sống trên đời ăn miếng dồi chó; chết xuống âm phủ biết có hay không ?
-Sống được miếng dồi chó; thác được bó vàng tâm !
-Con chó khóc đứng khóc ngồi; má ơi đi chợ mua tôi đồng riềng !
-Thịt chó thì phải có riềng; thịt lợn thì phải có riêng củ hành !
Lại còn đem món cày tơ so sánh với truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà không sợ đắc tội :
-Làm trai biết đánh tổ tôm,
Uống rượu thịt chó, ngâm nôm Thúy Kiều.
Rồi lại biến chế thành 7 món cầu kỳ hấp dẫn : Thịt luộc hay hấp- Chả chiền- Nhựa mận- Thịt nướng- Gan nướng cuốn mỡ chài- Xào măng ăn với bún- Lòng và dồi.
Đã vậy còn dụ dỗ cả các bà các cô để quên cả tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh :
-Con gà mà gáy o o,
Đi chưa đến chợ đã lo ăn quà,
Bánh nếp chen lẫn bánh đa,
Củ từ, khoai mỡ, lẫn hàng cháo kê,
Ăn rồi cắp nón ra về,
Thấy hàng chả chó lại lê chân vào !
Đó mơi chính là văn hóa ẩm thực đấy Quí vị ạ !
Trước khi dừng bút, được biết theo tử vi Đông phương TT đương kim Hoa Kỳ Donald Trump sinh năm 1946 Bính Tuất ( mạng Khuyển ) còn lãnh tụ hung hăng Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sinh năm 1983 Quí Hợi (mạng Heo). Như vậy
heo ủn sẽ bị chó săn đuổi chạy dài.
Giữa lúc tình hình thế giới căng thẳng về những vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Triều Tiên, chúng ta hãy bình tĩnh ‘Wait and See’ !
Đến đây xin dùng câu chuyện có thực 100% để kết thúc bài viết lan man mãi về chó :
“Có ông nghe tin bạn già chí cốt sắp rời bỏ Quê hương sang đinh cư nơi xứ người, vôi vàng đến thăm từ giã.
Vừa đến cổng, con chó vàng chạy ra sủa inh ỏi, ông sợ quá định thối lui, thì vừa đúng lúc người bạn già chạy ra, cúi xuống vuốt ve con chó và ghé tai nói nhỏ với nó điều gì không rõ. Bỗng con chó im tiếng, cúp đuôi ngoan ngoãn chạy vào trong nhà. Ông bạn thấy thế vội khen :
-Anh dạy chó hay thật ! Anh nói gì mà nó vâng phục ngay vậy ?
Người bạn chủ nhà ngó trước nhìn sau, vì lúc này đương thời đỉnh cao ‘Xuống hố cả nước’ (XHCN}, ghé tai thủ thỉ với ông bạn già :
-Tôi bảo nó ‘Mày không im mõm, tao sẽ chó đi cải tạo mút mùa ! ’
-Chí lý ! Thật là hiệu nghiệm !
Vài ngày sau, ông lại được người bạn mời đến dự tiệc chia tay với món ‘nai đồng quê và nước mắt quê hương’
Thôi thế là Chó chết hết chuyện ! “
Xuân Mậu Tuất 2018, kính chúc Quí Vị an khang hạnh phúc và hy vọng đón chào tin vui đến với Quê Hương thân yêu như lời sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm :
-Chó no vẫy đuôi mừng thánh chúa,
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày. (*)
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú: Theo sấm ký cụ Trạng Trình năm nay là năm Tuất (Chó) và năm sau năm Hợi (Lợn) sẽ có thái bình.
-Hình kèm theo : 2 chú chó cảnh – Ngao khuyển tuyết sơn Tây Tạng và Bạch Khuyển tiểu thư.
-Hai câu thơ nhái theo bài ca đấu tranh ‘Lửa máu hận thù’ của NS Thục Vũ :
“Giặc từ miền Bắc vô đây,
Bàn tay nhuốm máu đồng bào…”
‘Sống trên đời ăn miếng dồi Chó,
Chết xuống âm phủ biết có hay không?’
Hai câu thơ tuyên dương món thịt ‘nai đồng quê’ của làng nhậu, làm tôi chợt nhớ đến hình ảnh độc đáo mở đầu kỷ nguyên dã nhân
‘đỉnh cao trí tuệ’ Xã hội Chủ nghĩa Việt cộng tháng 4 năm 75. Hai tên cán ngố mặt non choẹt hí hửng gánh tòn teng con chó thui da vàng bóng từ nhà Giây Thép Gió (phía trước luôn có vài xe treo lòng thòng những con chó thui hay luộc nên dân nơi đây gọi thân mật là nhà Giây Thép Chó). Hai chú nón cối băng qua khu chợ Ông Tạ dưới con mắt và nụ cười khôi hài dân chúng hai bên đường phố. Chúng vênh váo hãnh diện vì có một thực đơn cao cấp hằng mong chờ với cái cười đồng lõa cùng hàm răng nhe ra của con chó thui mừng chiến thắng giải phóng Miên Nam.
Bỗng có đứa trong bọn trẻ Xóm Đạo cất tiếng ca :
-Bộ đội ngoài Bắc vô đây,
Gánh theo con chó vàng hây. (*)
Có tiếng vỗ tay và cười vang cổ võ thằng nhỏ dám sửa thơ ca chống Cộng của Thục Vũ.
Đang hồi tưởng về quá khứ, chợt bừng tỉnh nghe vọng xa xa tiếng gà từ giã năm cũ và quanh quẩn nơi đây tiếng chó sủa rộn ràng đón chào Xuân Mậu Tuất đang đến. Năm nay, loài chó thông minh tình nghĩa gần gũi với con người, được đứng chung với 12 con giáp và 6 loại gia súc, vì đã được người thuần hóa từ loài sói rừng hung ác cách đây 15 ngàn năm rồi và đặt cho nhiều hỗn danh như: khuyển, cẩu, cún, cầy tơ, nai đồng quê, mộc tồn (cây còn, con cầy). Loài chó gồm 12 chủng loại khác nhau mang bộ lông đen tuyền, trắng toát, vàng rực, nhưng không thấy xanh lè hay đỏ chói và đôi khi đốm khoang. Các loài như chó sói, linh cẩu, hải cẩu, cáo, cũng thuộc dòng họ chó. Nhỏ nhất là giống Chihuahua nặng chừng 450g. Giống to lớn nhất St Bernard nặng tới 140 kg. Chó Lửa Phú Quốc nặng chừng 10kg, giỏi săn bắt và rất trung thành, vì thế năm nay tại đường hoa Nguyễn Huệ Sài gòn, tà quyền Cộng Sản đã chọn chó Phú Quốc là biểu tượng linh vật cho năm Tuất (chắc chúng khoe khoang là người dân dưới chế độ CS được sống sung sướng như chó) . Trong khi bọn tư bản đó và các đại gia ăn Tết với những cặp cây cảnh hoa mẫu đơn tạo hình 2 chú khuyển giá lên tới 350 triệu tiền Hồ hay gởi chó cưng tại khách sạn 5 sao để đi du hí nước ngoài cùng bày thê tử. Tiền của ăn cướp tha hồ phung phí, khi mà dân nghèo không có được vài chục ngàn để sắm Tết... Chó có loại to lớn cả 100 ký như Ngao khuyển Tây Tạng, đánh hơi giỏi dùng săn thú, tìm nấm quí, chăn dê cừu. Quân đội dùng quân khuyển để tìm kho súng đạn, tìm dấu vết mìn bẫy. Cảnh Sát huấn luyện cho dẫn dắt người mù, đánh hơi ma túy, hàng lậu, các chip điện tử giấu kín… Vì thế có những con nổi tiếng được gắn lon và nhận huy chương như chó Cai Jack của Lữ đoàn Bộ binh Dublin Anh quốc được tưởng thưởng Anh dũng Bội tinh như một chiến sĩ can trường. Thế chiến thứ 2, Nga có 168 Biệt đội Quân Khuyển gồm 60.000 con. Nước ta đã biệt dùng quân khuyên từ thời Bình Định Vương Lê Lợi, tướng Nguyễn Xí Huân huấn luyện đội Quân Khuyển 100 con để quấy phá các doanh trại giặc Minh. Trong vụ khủng bố hai tòa nhà Trung Tâm Thương Mại và Ngũ Giấc Đài Hoa Kỳ, nhiều cảnh khuyển được trao tặng danh hiệu Hero vì gan dạ, nhanh nhẹn , khôn khéo hướng dẫn nạn nhân thoát hiểm và truy tìm nạn nhân còn bị vùi lấp trong đống đổ nát. Gần đây nhất, chó dũng cảm Frida cứu sống được 52 người trong vụ động đất tại Mexico…
Qua bao thế hệ, dòng giống chó lan rộng khắp nơi với nhiều chủng loại nào là chó Nhật Akito Inu- Chó dẫn đường Bắc cực Alaskan Malamute- Chó Huskey của người Eskimokéo xe trên vùng băng tuyết- Chó Anh Bulldog canh gác lý tưởng- Chó Bulldog dễ thương dễ bảo- Chó Dalmation đốm khoang hiếu động- Chó săn giỏi English Foxhound – Chó Golden Retriever được yêu chuộng tại Mỹ- Chó German Shepherd dog berger trung thành can đảm, dùng bảo vệ kho tàng, cơ sở trọng yếu của quân đội, cảnh sát- Chó bướm Papillon xinh đẹp, thông minh, dễ thương, nuôi như thú cảnh-Chó Pug hiền lành, năng động, dễ mến- Saint Bernard lòai chó to lớn được các tu sĩ huấn luyện để cứu hộ người trong các vùng tuyết lở- Chó Ngao khổng lồ Tây Tạng bảo vệ đàn gia súc hay canh gác các tu viện tại vùng tuyết sơn Himalaya…
Nhưng nhiều người biết đến 3 chú chó nổi tiếng thế giới :
-Khoa học gia Ivan Petrovich Pavlov, đã chứng minh sự phản xạ có điều kiện qua chó tiết dịch vị. Sự thí nghiệm của ông gọi là ‘Tiết tâm linh’ (nhểu nước miếng) khiến ông nổi tiếng, đoạt giải Nobel Y học năm 1904. Từ thí nghiệm này làm nền tảng cho ‘Thuyết thói quen tâm lý’ được John Watson phát triển và đã mở đầu cho những nghiên cứu nối tiếp, đem lại nhiều ích lời cho nhận loại…Rất tiếc ông không ghi lại tên chú chó thân yêu hữu dụng này.
-Phi hành khuyển Laika du hành vào không gian trên phi thuyền Sputnick-2 Liên sô ngày 3/11/ 1957 và đã hy sinh tính mạng trong nấm mộ không gian cho khoa học khi phi thuyền bùng cháy.
-Haichiko- Người Nhật đã dựng tượng đài kỷ niệm chú chó trung thành. Sau 10 năm giáo sư Ueno Eizaburo qua đời,
cứ đúng 3 giờ chiều mỗi ngày Haichico vẫn kiên nhẫn đợi chủ về, cho đến khi gục chết trên sân ga sau 10 năm đợi chờ vô vọng. Câu chuyện gây xúc động nhiều người, nên đã quyên góp tiền xây dựng đài kỷ niệm cho chú chó trung thành mà tới nay vẫn còn lưu lại- Bạn có nghe nói ký hiệu chữ a vòng @ trên bàn phim với người Nga còn có nghĩa là chó nhìn thấy có đuôi giống đuôi chó, nên khi du lịch qua Nga Sô thấy có bức tường mang chữ @, ta tự hỏi không biết đây là công ty điện tử hay đài tượng niệm giống như chú chó Haichico của Hàn quốc ?
Nhưng lại ít người biết đến những ‘Đệ nhất Khuyển’ của các vị Tổng Thống Cờ Hoa, rất được cưng chiều, đôi khi còn tháp tùng các Vị nguyên thủ dạo khắp đây đó :
-Chó Fido của TT Abraham Lincoln- Fala của TT Franklan Roosevelt – Zsa Zsa của TT John Kennedy – Checkers của TT
Richard Nixon- Lucky của TT Ronald Reagan- Budddy của TT Bill Clinton – Barney của TT George Bush – Bo của TT Barack Obama – Sau cùng là con Patton của đương kim Tổng Thống Donald Trump.
Chó được yêu quí và chiều chuộng nên tại Hoa Kỳ người ta lập những Bệnh viện Chó săn sóc sức khỏe cho chúng. Mỹ viện làm đẹp cho chó. Hội chợ triển lãm, thi sắc đẹp chó, ta thấy một bà mập ú mồ hôi nhễ nhại chạy theo chú chó xù đen như gỗ mun, anh chàng to con vạm vỡ như lực sĩ cử tạ đủng đỉnh dắt con chó vàng nhỏ xíu vào sân thi, nhìn chẳng tương xứng tí nào, một tiểu thư xinh đẹp thư thái như đi dạo phố với con chó lông trắng như tuyết…Nếu trước đây, nhà văn Nguyễn Vỹ nhìn cảnh này đâu có than thở cho thân phận người cầm bút ‘Nhà văn An-nam khổ như chó’
Và người dân quê Viêt nam dưới chế độ Cộng sản tàn ác hiện nay sẽ đau lòng thốt ra lời ‘Người dân VN không bằng chó’. Buổi sáng chạy theo chó tập thể dục, tay không quên cầm túi ni-lông làm vệ sinh cho chó cưng và nếu lạc mất sẽ thông báo dán cột đèn với lời hứa tìm được sẽ hậu tạ. Đôi khi chó còn được hưởng quyền thừa kế, như chó Toby được thừa hưởng 15 triệu Bảng Anh năm 1931 do chủ Ella Welder di chúc lại. Ba công ty chuyên sản xuất 250 thực đơn cho chó : Mars-Unisab (Mỹ)- Nestle (Thụy Sĩ )- Royal Canin (Pháp).
Người ta yêu quí chó đến nỗi xếp bọn mày râu sau cả chó mèo, nhưng xin các ông cũng đừng buồn tủi, vì dù sao các ngài cũng lọt được vào ‘tứ quí’ trong xã hội vĩ đại văn minh này ( nhất con nít, nhị nữ giới, tam chó mèo, tứ nam giới ). Và chó chết còn được chôn cất đàng hoàng trong nghĩa trang giành riêng cho chó…
Theo phong tục truyền thống nhiều nơi có miếu đền thờ chó như Thần cẩu. Nhiều dân tộc thiểu số VN nhận chó
như vật tổ. Người ta còn đặt tên cho các chòm sao : Tiểu khuyển- Đại khuyển- Lạp khuyển- Thiên khuyển- Thần khuyển.
Trong số đề chó mang số 11, 51, 91 như số 35 để chỉ những ai có máu loài dê. Chó Ngao 3 đầu đuôi rắn canh cửa địa ngục. Chó Hao Thiên Khuyển trong Tây Du Ký đánh hơi tài tình khỉ Tôn Ngộ Không sắp xuất hiện. Chó Waldi linh vật biểu tượng Thế Vận Hội Mùa Hè 1972. Trung Hoa coi chó như thần làng và thổ địa- Người Nhật tin chó có khả năng khống chế loài thủy quái và động đất- Trong Bản Thảo Cương Mục, ông Lý thời Trân lại còn cẩn thận chia khuyển làm 3 loại phân biệt : Điền Khuyển (chó săn), Phệ Khuyển (chó giữ nhà) và Thực Khuyển (chó thịt)- Người Parsi Ấn Độ đặt chó bên người sắp chết để hỗ trợ đồng hành- Nhiều nước Đông Nam Á có tục thờ Chó Đá, như ở Việt Nam nơi các đình miếu thường thấy có hai con chó đá trấn giữ phía trước gọi là Thần Cẩu hay Hoàng Thạch…
Riêng trong Thánh Kinh, chó cũng được nhắc đến 37 lần, xin trích dẫn vài đoạn tiêu biểu sau :
-“Hãy coi chừng loài chó, hãy coi chừng kẻ làm gian ác, hãy coi chừng phép cắt bì giả dối…” (Philip.3: 2)
-“Những loài chó, những thuật sĩ, những kẻ tà dâm, những kẻ giết người, những kẻ thờ ngẫu tượng, những kẻ ưa thích làm sự gian dối, đều ở ngoài hết thảy…” (Khải Huyền 22: 15)
-“Vì những chó bao quanh tôi, một lũ hung ác vây phủ tôi. Chúng nó đâm thủng tay và chân tôi…” (Thánh vịnh 22: 16)
-“Vua Israel kéo ra đánh ai ? Chó đuổi theo ai ? Một con chó chết ! Một con bị chết !...” (Samuel 24: 14)
-“Đừng cho chó những đồ thánh và đừng ném hột trai trước mặt heo, kẻo nó đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các ngươi…” (Mt.7: 6)
-“Những con chó ở dưới gầm bàn cũng ăn những vụn bánh rơi của con cái.” (Mc.7: 24- 30)
-“Những kẻ canh giữ của Israel đều là đui mù không biết chi hết. Chúng hết thảy đều là chó câm, chẳng biết sủa, đều chiêm bao, nằm sóng sượt và ham ngủ; lại là chó mê ăn không biết no. Ây là những kẻ chăn chiên chẳng khôn sáng, mọi người theo đường riêng mình, mọi người tìm tư lợi cho mình, người nào cũng vậy.” (Ê-sai.56: 10& 11)
……………………. Trong phim hoạt hình Walt Disney có chó Benji, Cleo, Asta cùng với chú chó Pluto và chuột Mickey nổi tiếng. Chó 3 đầu Fludfy sinh vật huyền bí trong phim thần thoại dài nhiều tập Harry Potter. Chó tài tử Pal diễn xuất rất xuất sắc trong phim ‘Lassie come home’. Chó Rin-Tin-Tin đóng liên tiếp 24 phim đem về bộn bạc cho hãng phim Warner Bros. Siêu sao chó Rex chiếm kỷ lục trong loại phim ‘Thanh tra Rex’ cuốn hút hơn 10 triệu người theo dõi…
Trong văn chương thơ phú, cũng thấy xuất hiện bóng dáng loài chó. Truyền sử Trung Hoa nói về Phạm Lãi, sau khi phò Việt vương Câu Tiễn lấy lại giang sơn vương quyền, khuyên bạn là đại thần Văn Chủng rằng :’Cao điểu tận, lương cung tàn- Giáo thố tử, tẩu cẩu phanh’ ( Ý nói chim trên cao bị bắn chết, cung tốt cũng vất bỏ- Thỏ bị giết thì chó săn cũng chết ). Quả nhiên, sau này Văn Chủng bị Câu Tiễn giết vì nghe lời dèm pha. Cũng giống như câu: ‘Được chim bẻ ná, được cá quên canh’ hay câu ‘Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn.’- Kim Dung cây bút nổi tiếng Trung Quốc với những truyện kiếm hiệp kỳ tình làm say mê nhiều người, trong Anh Hùng Xạ Điêu, bang chủ Hồng Thất Công trấn động võ lâm với bí kíp ‘Đả cẩu bổng pháp’ (phương pháp dùng gậy đánh chó làm vũ khí) tuyệt chiêu khắc chế đối thủ .
- Văn chương nước ta, chuyện về loài chó lại càng phong phú hơn. Lịch sử Việt Nam ghi lại bài hịch nổi tiếng của danh tướng Trần Hưng Đạo khuyên nhủ ba quân có câu: “Tiền của không mua được đầu giặc, chó săn tuy hay nhưng không đuổi được quân thù…” -Truyện Kiều cũng nói về bọn vô lại côn đồ do Hoạn Thư sai đến bắt ghen nàng Kiều vì đã kết tình với chồng mụ là chàng Thúc Sinh:
‘Sửa sang buồm gió lèo mây,
Khuyển ưng lại lựa một bày côn quang’.
-Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc mô tả cuộc đời người cung nữ một thời được vua sủng ái, sau bị bỏ rơi trong cung phòng cô lạnh, ví cuộc đời nàng phù du như bức tranh ‘vân cẩu’ :
‘Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương’.
-Nổi bật, tác phẩm cổ thi Lục Súc Tranh Công dùng hình ảnh 6 gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn, đại diện cho 6 quan lục bộ triều đình tranh nhau công trạng, ai cũng cho mình hữu dụng hơn người khác trong việc giúp dân giúp nước. Hãy nghe chó kể công lao :
‘Đêm năm canh con mắt như chong,
Đứa đạo tặc nép oai khủng động.
Ngày sáu khắc lỗ tai bằng trống,
Đưa gian tham thấy bóng cũng kinh’.
-Thiên tài bất đắc chí Cao Bá Quát, bị đầy đi làm giáo thụ Quốc Oai nơi làm sơn chướng khí, khỉ ho cò gay, chó ăn đá gà ăn sỏi, than thân phận buồn thảm cô đơn:
‘Nhà trống ba gian, một thày, một cô, một chó cái,
Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi ! ’
-Lê Thánh Tôn, vị vua hay chữ làm nhiều bài vịnh ý nghĩa rất hóm hỉnh như bài Con Chó Đá :
‘Lần kể xuân thu biết mấy muôn,
Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi,
Đêm thanh nguyệt giãi mây trông nguyệt,
Ngày nắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi,
Phỏng trong sức có ngàn cân nặng,
Dầu nhẫn ai lay cũng chẳng rời.’
-Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt không muốn cộng tác với người Pháp, ông lui về ở ẩn và gởi tâm sự trong bài ‘Chó già’ :
‘Tuy rằng muông cẩu có ân ba,
Răng rụng lâu năm nó phải già,
Bởi đuổi hưu Tần nên mỏi gối,
Vì lo khỉ Sở mới dùng da,
Không ai trấn Bắc ngăn bày cáo,
Ít kẻ ngừa Tây giữ đứa tà,
Mạnh mẽ khi xưa còn hớn hở,
Bây giờ yếu đuối hết xông pha.’
-Nhà văn Nguyễn Vỹ cũng tủi phận cho những người cầm bút cùng thời :
‘Thời thế bây giờ đã thấy khó,
Nhà văn An Nam khổ như chó,
Mỗi lần cầm bút nói văn chương.
Nhìn đàn chó đói gầy trơ xương.’
-Ta phải mỉm cười với một bài thơ trào phúng của Võ liên Sơn khi đến thăm người bạn cũ, giờ nuôi một bày chó Tây hùng hậu xổ ra uy hiếp :
‘Lâu ngày đi thăm bạn,
Đến ngõ chó tuôn ra,
Những con to và béo,
Tiếng sủa như đồng loa,
Tiếng chó biết nhà chủ,
Làm ăn rày khá mà,
Thôi thế cũng là đủ,
Bất tất phải vào nhà.’
-Truyện Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố đã được dựng thành phim thật cảm động, mô tả chị Dậu nghèo đến nỗi phải bán con gái đầu lòng mới 7 tuổi làm đứa ở và ổ chó mới đẻ cho lão nghị Quế lấy hai đồng để nộp sưu thuế cho chồng.
-Nhà văn Sơn Nam 50 năm cầm bút với hàng chục tác phẩm giá trị về lịch sử, văn học, phong tục… Miền Nam. Trong
‘Chuyện xưa tích cũ’ viết chung với Tô Nguyệt Đình, tả về 5 con vật nuôi trong nhà gồm : ngựa- chó-mèo- bò- heo, cùng một màu đen. Năm con vật tranh công và bất mãn với tên gọi tầm thường giống nhau. Nên ông chủ mở một cuộc thi chạy để chấm công được mang tên mới. Kết quả như sau :
-Ngựa về nhất nhận danh hiệu Ngựa Ô.
-Chó về nhì nhận danh hiệu Chó Mực.
-Mèo về ba nhận danh hiệu Mèo Mun.
-Bò về hạng tư nhận hiệu Bò Hóng.
-Heo lẽo đẽo về cuối tên cũ Heo Đen.
Cách giải quyết thâm thúy công bằng, nhưng thật ra chẳng có gì thay đổi vì : Ô- Mực- Mun- Hóng cũng chỉ là Đen được gọi khác đi thôi.
-Gần đây nhất cây bút trẻ trong nước Đinh Vũ Hoàng Nguyên mới mất, đã để lại nhiều bài thơ và một số truyện rất ngắn đầy châm biếm và hài hước- Xin trích dẫn một đoạn trong truyện ngắn của ông dí dỏm sâu sắc và phản ảnh rất trung thực của bọn tà quyền Cộng Sản đương thời đúng thời điểm năm khuyển :
“…Một ngày, Cao Như Đảng mở quán thịt chó.
Hôm khai trương gã mời cán bộ xã đến đánh chén. Rất vui. Nhưng đang bữa thịt, bí thư xã phát hiện ra cái biển trước quán đề THỊT CHÓ ĐẢNG. Ông bí thư gọi Cao Như Đảng đến quắc mắt : ‘ Ông ghi thế này là chửi ai?
Cao Như Đảng nói : ‘ Thì dân vẫn gọi em là Đảng Chó, các bác trên xã cũng gọi em là Đảng Chó, thì giờ em mở quán cũng làm biển thế cho tiện’. Bí thư bảo: ‘ Lời nói gió bay, nói mồm với nhau không có gì làm bằng chứng,
chứ ghi lên thế này thì mặt mũi đảng còn cái chó gì nữa.’ Gã đành: ‘ Dạ! Dạ!...’
Cái biển sau rút kinh nghiệm, Cao Như Đảng đề ĐẢNG THỊT CHÓ. Bí thư xã đang ăn, nhìn biển mới gật gật gù gù bảo:’ Sửa thế này được, để cái giống ấy sau chữ đảng cho đỡ bị hiểu lầm.’
Nhưng đang bữa, bí thư giật mình mới quát: ‘ Dỡ biển xuống ngay, khẩn trương, phản động, muốn đi tù à ? ‘
Cao Như Đảng méo mặt hỏi : ‘ Cả nhà em toàn người ngoan và ngu, có biết gì mà phản động ? ‘. Ông bí thư hạ giọng thầm thì: ‘Nước này là một đảng lãnh đạo, cấm có câu chuyện 2,3 đảng. Ông ghi thế này nhỡ có ai hiểu là ông lập đảng đối lập thì toi.’ Cao Như Đảng bảo: ‘ Chả nhẽ thằng bán thịt chó và thằng ăn thịt chó, mà cũng bị thành đảng à? ’. Bí thư bảo: ‘ Ai chả biết thế! Nhưng cái nước mình nó thế! Mà thôi, tốt nhất thời thời nay cái gì đã đảng thì đừng chó, mà đã chó thì đừng đảng.’ Gã đành: ‘ Dạ! Dạ!...’
Sau bữa đó, Cao Như Đảng lại thay biển mới, còn đề mỗi chữ THỊT CHÓ….”
-Năm nay Mậu Tuất, lại một nhà thơ sống trong Xã hội chủ nghĩa VN, Hoàng Trọng Thanh đã hạ bút châm biến chua cay, gọi bọn tà quyền là một Xã hội chó (xin trích dẫn một đoạn) :
-Đất Việt ngày nay sao lắm chó ?
Chó ở trong dinh, chó ở ngoài đường,
Chó nắm quyền cao bán cả quê hương,
Chó cướp nhà đất…phô trương quyền lực.
………………………………………………………..
Đất nước ngày nay ôi thảm khốc,
Đầy chó ngu hèn bạc ác vô luân,
Bày Hán cẩu ngang nhiên sống quây quần,
Cũng vỗ ngực là thân nhân, đồng chí !!!
Trong Văn chương bình dân Việt Nam, chó gần gũi thân mật với con người đã phát sinh nhiều câu ca dao tục ngữ ý nghĩa sâu sắc thú vị nếu ta chịu nghĩ suy :
-Con không chê cha mẹ khó; chó không chê chủ nghèo.
-Chó đâu có sủa chỗ không; chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.
-Nào ai buôn bán trăm bề; đâu bằng nuôi chó huyền đề bốn chân.
-Chó khôn tứ túc huyền đề; tai thì hơi cúp, đuôi thì hơi cong.
-Con chó chê khỉ lắm lông; khỉ lại chê chó ăn dông nằm dài.
-Nhà bà có con chó đen; người lạ nó cắn người quen nó mừng.
-Con mèo con chó có lông; cây tre có mắt, nồi đồng có quai.
-Bực mình con chó sủa dai; sủa nguyệt lâu đài, sủa bóng nguyệt lu.
-Hát cho chó cắn bỏ lông; hát cho con gái bỏ chồng mà theo.
-Chó mà điên dại có mùa; người mà điên dại không mùa không năm.
-Lạc nhà nắm đuôi chó; lạc ngõ nắm đuôi trâu.
-Con mèo làm bể nồi rang, con chó chạy lại để mang lấy đòn.
-Làm người thì khó; làm chó thì dễ- Chó treo mèo đậy- Chó nhảy bàn độc- Xít chó bụi rậm- Nói dai như chó nhai giẻ rách-
-Chó giữ nhà; gà gáy sáng- Ráng mỡ gà thì gió; ráng mỡ chó thì mưa- Chó giống cha; gà giống mẹ- Nói dối như chó ăn vụng bột- Chó ngáp phải ruồi- Chó chui gầm chạn- Lên voi xuống chó-hàm chó vó ngựa- Đánh chó ngó mặt chủ- Treo đầu dê, bán thịt chó- Chó chết hết chuyện….
Sự trung thành của loài chó đã để lại một số danh ngôn ngưỡng mộ :
-“Có 3 người bạn trung thành là một người vợ tấm cám, một con chó nuôi từ nhỏ và một số tiền dự trữ.”
( Benjamin Franklin )
-“Ngoài con chó, sách là người bạn tốt nhất của con người.” ( Groucho Marx )
-“Tôi càng nhìn nhân loại, tôi lại càng thích chú chó của mình hơn.” ( Blaise Pascal )
-“Chó là loài duy nhất trên trái đất, yêu bạn hơn chính nó.” ( John Billing )
-“Thế giới sẽ là nơi tốt đẹp hơn, nếu ai cũng có khả năng yêu thương vô điều kiện như loài chó.” ( M.K Clinton )
Chó là loài vật đáng yêu đáng quí như thế, nhưng con người đâu có tha, dù rằng Hội Bảo vệ Súc vật lên án là dã man với một loài trung thành và hữu dụng cho con người. Nhưng một số người phản bác cho rằng ăn thịt chó cũng bình thường như ăn thịt bò, gà, vịt…hơn thế nữa thịt chó bổ dưỡng và khoái khẩu- Hàn Quốc là nước tiêu thụ thịt chó khá mạnh, nhưng Thế Vận Hội Seoul 1988 cũng phải tạm thời đóng cưa các tiệm thịt chó vì bị tẩy chay (có lẽ vì thế họ đã di chuyển qua đường Phạm văn Hai, Ông Tạ VN làm cứ điểm Phố Khuyển)- Trái lại năm nay 2018, Ban vận động dường như bất lực trong việc kêu gọi các nhà hàng bán thịt chó tại Pyeongchong nơi diễn ra Thế Vận Hội Mùa Đông sẽ khai diễn vào ngày 9/2- Đài Loan dùng thịt chó như dược liệu cải thiện tuần hoàn và tăng nhiệt độ cho cơ thể- Trung Hoa là nước tiêu thụ chó nhiều nhất Á châu, có cả Lễ Hội Chó một ngày giết tới 15 ngàn con, các chú con trời còn làm thực phẩm bổ dưỡng cho các phi hành gia, vì trên mặt trăng và các chòm sao làm gì có món cầy tơ bổ béo này. Vì thế người ta mới chế biến loại thuốc đại bổ thận ‘Tam tinh Hải cẩu bổ thận hoàn’, không biết có đa năng hữu dụng như các loại dược thảo chữa bách bệnh như : Sữa ong chúa, Rêu hoàng hậu, Trứng cá hồi, Sâm Cao ly, Tân sanh yến, Đông trùng hạ thảo…. đang được quảng cáo rầm rộ ??? Nhưng đặc biệt, vẫn là các bợm nhậu VN ngất ngư với món ‘nai đồng quê’ và ‘nước mắt quê hương’ rung đùi đắc ý ca tụng hết mình như các đệ tử nhà sư Lỗ Trí Thâm trong truyện Thủy Hử :
-Sống trên đời ăn miếng dồi chó; chết xuống âm phủ biết có hay không ?
-Sống được miếng dồi chó; thác được bó vàng tâm !
-Con chó khóc đứng khóc ngồi; má ơi đi chợ mua tôi đồng riềng !
-Thịt chó thì phải có riềng; thịt lợn thì phải có riêng củ hành !
Lại còn đem món cày tơ so sánh với truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà không sợ đắc tội :
-Làm trai biết đánh tổ tôm,
Uống rượu thịt chó, ngâm nôm Thúy Kiều.
Rồi lại biến chế thành 7 món cầu kỳ hấp dẫn : Thịt luộc hay hấp- Chả chiền- Nhựa mận- Thịt nướng- Gan nướng cuốn mỡ chài- Xào măng ăn với bún- Lòng và dồi.
Đã vậy còn dụ dỗ cả các bà các cô để quên cả tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh :
-Con gà mà gáy o o,
Đi chưa đến chợ đã lo ăn quà,
Bánh nếp chen lẫn bánh đa,
Củ từ, khoai mỡ, lẫn hàng cháo kê,
Ăn rồi cắp nón ra về,
Thấy hàng chả chó lại lê chân vào !
Đó mơi chính là văn hóa ẩm thực đấy Quí vị ạ !
Trước khi dừng bút, được biết theo tử vi Đông phương TT đương kim Hoa Kỳ Donald Trump sinh năm 1946 Bính Tuất ( mạng Khuyển ) còn lãnh tụ hung hăng Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sinh năm 1983 Quí Hợi (mạng Heo). Như vậy
heo ủn sẽ bị chó săn đuổi chạy dài.
Giữa lúc tình hình thế giới căng thẳng về những vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Triều Tiên, chúng ta hãy bình tĩnh ‘Wait and See’ !
Đến đây xin dùng câu chuyện có thực 100% để kết thúc bài viết lan man mãi về chó :
“Có ông nghe tin bạn già chí cốt sắp rời bỏ Quê hương sang đinh cư nơi xứ người, vôi vàng đến thăm từ giã.
Vừa đến cổng, con chó vàng chạy ra sủa inh ỏi, ông sợ quá định thối lui, thì vừa đúng lúc người bạn già chạy ra, cúi xuống vuốt ve con chó và ghé tai nói nhỏ với nó điều gì không rõ. Bỗng con chó im tiếng, cúp đuôi ngoan ngoãn chạy vào trong nhà. Ông bạn thấy thế vội khen :
-Anh dạy chó hay thật ! Anh nói gì mà nó vâng phục ngay vậy ?
Người bạn chủ nhà ngó trước nhìn sau, vì lúc này đương thời đỉnh cao ‘Xuống hố cả nước’ (XHCN}, ghé tai thủ thỉ với ông bạn già :
-Tôi bảo nó ‘Mày không im mõm, tao sẽ chó đi cải tạo mút mùa ! ’
-Chí lý ! Thật là hiệu nghiệm !
Vài ngày sau, ông lại được người bạn mời đến dự tiệc chia tay với món ‘nai đồng quê và nước mắt quê hương’
Thôi thế là Chó chết hết chuyện ! “
Xuân Mậu Tuất 2018, kính chúc Quí Vị an khang hạnh phúc và hy vọng đón chào tin vui đến với Quê Hương thân yêu như lời sấm ký của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm :
-Chó no vẫy đuôi mừng thánh chúa,
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày. (*)
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
(*)Ghi chú: Theo sấm ký cụ Trạng Trình năm nay là năm Tuất (Chó) và năm sau năm Hợi (Lợn) sẽ có thái bình.
-Hình kèm theo : 2 chú chó cảnh – Ngao khuyển tuyết sơn Tây Tạng và Bạch Khuyển tiểu thư.
-Hai câu thơ nhái theo bài ca đấu tranh ‘Lửa máu hận thù’ của NS Thục Vũ :
“Giặc từ miền Bắc vô đây,
Bàn tay nhuốm máu đồng bào…”
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 12/02/2018: Trung Quốc gia tăng đàn áp tôn giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:15 11/02/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một ngày cầu nguyện đặc biệt cho Hòa bình và chấm dứt bạo lực tại các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá, đặc biệt tại Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, những nước đã bị chiến tranh tàn phá trong nhiều năm qua và Ngài mời gọi tất cả không phân biệt nam nữ, bất luận tôn giáo hãy tham dự.
Phát biểu trước khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật Chúa Nhật, Đức Thánh Cha nói “Đối diện với những bi kịch kéo dài tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, tôi mời tất cả anh chị em tín hữu hãy tham gia Ngày Đặc biệt cầu nguyện cho Hòa bình vào ngày thứ Sáu 23 tháng 2 trong Mùa Chay sắp tới”.
Đức Thánh Cha nói những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ đặc biệt hướng về những anh chị em đang bị bạo lực tại Cộng Hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan, và Đức Thánh Cha tiếp tục mời gọi cũng như trong nhiều dịp tương tự khác “Tôi cũng mời anh chị em không cùng tín ngưỡng với chúng tôi, hãy cùng tham gia với chúng tôi trong những cách thế thích hợp nhất”
Đức Thánh Cha cũng mời gọi cầu nguyện cho những khủng khoảng tại Madagascar
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ những tâm tình gần gũi với dân chúng Madagascar, “gần đây bị một trận bão lớn gây nhiều chết chóc và thương vong, và làm cho nhiều người phải di tản và gây nhiều thiệt hại to lớn” Xin Thiên Chúa an ủi và đỡ nâng họ.
Hạt giống hy vọng mới cho tình huynh đệ nơi giới trẻ
Trong bài diễnvăn, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến bài Tin mừng Phúc Âm và Ngài nêu lên một mẫu gương, một thanh thiếu niên tên là Teresio Olivelli, người đã bị giết vì đức tin Kitô giáo vào năm 1945 ở trại tập trung Hersbruck.
“Teresio đã làm chứng cho tình yêu Chúa Kitô dành cho những người yếu đuối, nên chàng đã được thông dự vào danh sách những vị tử đạo của thế kỷ vừa qua. Sự hy sinh anh hùng của chàng là một hạt giống cho niềm hy vọng và tình huynh đệ, đặc biệt cho giới trẻ”.
Một Ngày sống tại Ý Đại Lợi
Đức Thánh Cha đề cập đến việc làm hàng ngày của Ngài tại Ý này được ghi dấu “Tin mừng Phúc âm hầu làm cho niềm vui được tỏa lan ra khắp nơi trên thế giới”; Ngài hiệp thông với các Giám mục Ý trong việc bày tỏ lòng biết ơn và động viên các giáo hội khắp năm châu phát huy và làm thăng tiến cuộc sống.
Cuối cùng, trong số những người mà Đức Thánh Cha chào đón cách đặc biệt là phái đoàn đến từ thành phố Agrigento của Sicilia, những người mà Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn trước những lời cam kết tiếp nhận và giúp hòa nhập những người nhập cư di dân.
2. Trước thềm cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Vatican Web site lên án việc “phanh thây” một nữ chiến binh người Kurds
Trong một diễn biến khủng khiếp nhất của xung đột tại Trung Đông, người Kurd ở Syria đã cáo buộc các phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ đã “phanh thây” một nữ chiến binh người Kurd, quay lại toàn bộ vụ hành hình và sau đó tung lên Internet.
Nạn nhân, một nữ quân nhân trong đơn vị Bảo vệ Nhân dân Kurd – gọi tắt là YPG - được xác định là cô Barin Kobani, 23 tuổi. Cô đã tham gia vào một cuộc hành quân gần đây để đánh đuổi bọn khủng bố Hồi Giáo IS khỏi các khu vực ở miền bắc Syria.
Cho đến nay, Ankara đã từ chối không bình luận gì về video, và những người có trách nhiệm trong vụ giết người dã man này vẫn chưa được xác định.
Tháng trước, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Quân đội Giải phóng Syria, là phiến quân chống chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad đã mở chiến dịch “Hành quân nhành Ôliu” tại tỉnh Afrin nhắm vào các đơn vị YPG, mà Ankara xem là một nhánh của Đảng Lao động Kurdistan – gọi tắt là PKK. Cần nói ngay rằng Afrin là một tỉnh của Syria. Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền trước sự nhắm mắt của Hoa Kỳ và khối Nato.
Hoạt động xuyên biên giới khổng lồ này bao gồm các cuộc không kích và các lực lượng bộ binh và thiết giáp đã tỏ ra rất tốn kém.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng 790 thành viên của YPG, một số đảng viên Đảng Dân chủ Kurds và quân khủng bố Hồi Giáo IS đã bị giết trong cuộc hành quân tại Afrin.
Đáp lại, quân YPG đã bắn vô số tên lửa vào các tỉnh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ là Hatay và Kilis trong vài tuần qua, giết chết 5 thường dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng Thống Recep Tayyip Erdoğan vào ngày thứ Hai 5 tháng 2. Đây là lần đầu tiên một Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ gặp Đức Giáo Hoàng tại Tòa Thánh Vatican sau 59 năm. Chủ ý cuộc gặp gỡ này theo báo chí lề phải của Thổ Nhĩ Kỳ là vì Thổ Nhĩ Kỳ và Vatican đều quan tâm đến lời tuyên bố của Hoa Kỳ về tình trạng thành Giêrusalem. Tuy nhiên, bài báo trên cho thấy Tòa Thánh đủ tỉnh táo để thấy những hậu ý chính trị sâu xa của Erdoğan.
3. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kéo dài 50 phút, dài hơn dự kiến. Erdogan đã đến Rome để nói chuyện với Đức Thánh Cha về Jerusalem sau quyết định của Tổng thống Donald Trump di chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Jerusalem, một động thái bị Đức Thánh Cha Phanxicô cũng như Erdogan và các nhà lãnh đạo Trung Đông chỉ trích mạnh mẽ.
Đức Thánh Cha đã trao cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ một huy chương. Ngài giải thích bằng tiếng Ý với sự giúp đỡ của người phiên dịch rằng huy chương này miêu tả “một thiên thần hòa bình tóm cổ con quỷ chiến tranh, biểu tượng của một thế giới dựa trên hòa bình và công lý”.
Tổng thống Erdogan cùng đi với vợ là Emine Erdogan; con gái của ông là Esra; con rể là Berat Albayrak, người cũng là Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên; Bộ trưởng Ngoại giao Mevlut Cavusoglu; Bộ trưởng Kinh tế Nihat Zeybekci; Bộ trưởng Quốc phòng Nurettin Canikli; và Bộ trưởng Kinh tế Nihat Zeybekci.
Cuộc đối thoại đằng sau cánh cửa đóng kín giữa Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài 50 phút. Theo báo cáo của Vatican, trong “những cuộc thảo luận chân thành” với Đức Giáo Hoàng và sau đó với Đức Hồng Y Parolin và Đức Tổng Giám Mục Gallagher - Erdogan đã nói về “quan hệ song phương giữa Tòa Thánh và Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình của quốc gia này, điều kiện sống của cộng đồng Công Giáo, những nỗ lực tiếp nhận người tị nạn và những thách thức liên quan đến vấn đề này. Tình hình tại Trung Đông, đặc biệt là tình trạng của Jerusalem là chủ đề chính. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua đối thoại và đàm phán, tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế”.
Theo thông tấn xã Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, Đức Giáo Hoàng và Erdogan đã nói về “tầm quan trọng của việc nhấn mạnh những nguy hiểm gây ra bởi quyết định của tổng thống Trump đối với Jerusalem và chỉ ra rằng quyết định của ông ta không nên được áp dụng”. Cũng theo Anadolu, trong các cuộc đàm phán, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Đức Giáo Hoàng cũng thảo luận về “những nỗ lực chung chống lại chủ nghĩa bài ngoại và chủ nghĩa Hồi giáo” và nhu cầu tránh “những lời tuyên bố khiêu khích liên kết Hồi giáo với khủng bố”.
4. Các kỷ lục trễ nãi của các nguyên thủ quốc gia được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến
Cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã được dự trù vào lúc 9h30 sáng thứ Hai 5 tháng Hai. Tuy nhiên, tổng thống Erdogan đến Vatican trễ với một đoàn xe “hoàng tráng” hơn hai mươi chiếc xe hơi một vài phút sau 9h30, hơi chậm so với kế hoạch.
Bên ngoài, tại lâu đài các Thiên Thần sát bên Vatican, đông đảo người Kurds biểu tình chống Erdogan. 3,500 cảnh sát Ý đã được điều động để bảo đảm an ninh cho Erdogan. Có lẽ vì thế nên có sự trễ mãi.
Nữ hoàng Elizabeth của Anh, vào năm 2014, đã trễ hai mươi phút. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến trễ 70 phút vào năm 2015. Chính ông này đã từng đến trễ 50 phút trong cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđictô XVI vào năm 2013.
Vị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng viếng thăm Vatican là ông Celal Bayar. Năm 1959, ông đã được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tiếp. Ngài đã từng là khâm sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1934 đến 1943. Quan hệ ngoại giao song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Tòa Thánh được thiết lập chính thức vào năm 1960.
Erdogan đã tiếp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Ankara vào tháng 11 năm 2014. Sau quyết định của tổng thống Trump về Jerusalem, Erdogan và Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện điện thoại hai lần.
5. Người Công Giáo phương Tây phải giữ chay và kiêng thịt trong ngày Valentine này vì đó là ngày Thứ Tư Lễ Tro
Ngày Thứ Tư Lễ Tro năm nay rơi vào ngày 14 tháng 2, là Ngày Valentine, hay còn gọi là lễ tình nhân.
Hai ngày lễ này đều có truyền thống Kitô Giáo sâu xa, nhưng bầu khí cử hành hoàn toàn khác biệt. Ngày Lễ Tình Nhân, được đặt theo tên của Thánh Valentine, một vị tử đạo ở thế kỷ thứ ba, liên quan đến sự lãng mạn với thiệp, kẹo, hoa và các bữa ăn tối ngon miệng. Trong khi đó, ngày Thứ Tư Lễ Tro có giai điệu trầm buồn hơn khi bắt đầu 40 ngày Mùa Chay trong sám hối, và cầu nguyện.
Ngày thứ Tư Lễ Tro, cùng với Thứ Sáu Tuần Thánh, là những ngày bắt buộc giữ chay và kiêng thịt, nghĩa là không ăn thịt và chỉ ăn một bữa chính thức và hai bữa ăn nhỏ. Nói cách khác, không phải là một ngày để tiêu thụ kẹo, bánh sô cô la hay một bữa tối với những món thịt nướng ưa thích.
Nhiều người tự hỏi liệu các giám mục Công Giáo có thể chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày thứ Tư Lễ Tro này và dời vào một ngày khác, như đôi khi các ngài vẫn chuẩn chước cho việc kiêng thịt khi lễ Thánh Patrick rơi vào một ngày Thứ Sáu nào đó trong Mùa Chay.
Đức Giám Mục Robert Baker của giáo phận Birmingham, Alabama, cho biết câu trả lời là KHÔNG. Trong thư mục vụ đầu tháng Hai, 2018, Đức Cha Robert Baker viết:
“Một số người đã hỏi liệu tôi chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày 14 tháng Hai này không?”
“Câu trả lời của tôi là không, vì sự tôn trọng tầm quan trọng của Ngày Thứ Tư Lễ Tro trong cuộc đời của rất nhiều người, kể cả những anh em không phải Công Giáo của chúng ta - và qua việc này tôi muốn nhấn mạnh rằng mùa Mùa Chay đã bắt đầu.”
Ngài đề nghị người Công Giáo mừng ngày Valentine vào một ngày khác, có thể là ngày 13 tháng 2, chẳng hạn.
“Thiên Chúa tốt lành, Đấng đã chịu khổ nhiều vì tình yêu dành chúng ta, chắc chắn sẽ ban thưởng cho lòng trung thành và hy sinh của chúng ta”, ngài nói thêm.
Tổng Giáo phận Chicago đề nghị những ai muốn mừng ngày Valentine nên mừng vào một ngày trước đó, ngày Mardi Gras vì đó là “một thời gian lễ hội theo truyền thống trước khi bắt đầu Mùa Chay.”
Đức Hồng Y Blase J. Cupich, Tổng Giám Mục Chicago, nói, “Người Công Giáo trên khắp thế giới công nhận ngày Thứ Tư Lễ Tro là sự bắt đầu trang trọng của một khoảng thời gian suy tư và sám hối, như được thấy rõ nơi số lượng lớn những người đi nhà thờ trong ngày này. Điều đó nhấn mạnh rằng nghĩa vụ giữ chay và kiêng thịt phải là ưu tiên trong cộng đồng Công Giáo.”
Tổng Giáo phận New York và Tổng Giáo Phận Detroit cũng minh nhiên khẳng định không chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày thứ Tư Lễ Tro này.
Lần cuối cùng ngày thứ Tư Lễ Tro và Ngày Valentine trùng vào một ngày là ngày 14 tháng 2 năm 1945.
Các nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động tông đồ tại Đại học Georgetown, gọi tắt là CARA, chỉ ra rằng hai ngày này sẽ trùng lại vào những năm 2024, và 2029. Đặc biệt, vào năm 2096, ngày thứ Tư Lễ Tro sẽ xảy ra vào ngày 29 tháng 2 lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội.
6. Đức Hồng Y Charles Bo chia sẻ rằng Giáo hội Miến Điện bị bách hại nhưng vẫn phát triển.
“Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện sống kinh nghiệm của ông Job - không tiền bac, không quyền lực và không tài sản... Giáo hội tại Miến Điện bị bách hại nhưng vẫn phát triển.” Ðó là những lời chia sẻ của Ðức Hồng Y Charles Bo, trong đại hội các Giám mục toàn Ấn độ đang diễn ra tại Bangalore.
Ðức Hồng Y Bo được các Giám mục Ấn độ mời chia sẻ về Giáo hội tại Miến Điện. Miến Điện, cũng được gọi là Burma, do chính quyền Anh điều hành, từ năm 1885-1937, như một phần của đế quốc Ấn độ và được hoàn toàn độc lập vào năm 1948. Với 700 ngàn tín hữu, Giáo Hội Công Giáo chiếm chỉ 2% dân số. Tuy là con số ít nhỏ, nhưng Giáo hội Miến Điện rất đa dạng và nổi tiếng nhất trong số các nhóm thiểu số. Chính điều này đã gây nên sự phân biệt đối xử và nghi kỵ từ đại đa số người Miến Điện, là những người gắn bó với niềm tin Phật giáo.
Ðức Hồng Y Bo chia sẻ với các Giám mục Ấn độ: “Cho đến gần đây, Giáo hội Miến điện là một giáo hội bị bách hại. Vào ngày 01 tháng 04 năm 1965, các trường học của Giáo hội bị quốc hữu hóa, các tài sản của Giáo hội bị tịch thu, các thừa sai bị trục xuất. Chỉ trong một đêm, Giáo hội bị tước hết quyền lực. Những kẻ xấu đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ có thể sống sót.”
Ðức Hồng Y Bo cho biết thêm rằng chính quyền đầu tiên được bầu chọn và cả chính quyền quân sự sau đó đã cổ võ một chính sách độc tài về “một chủng tộc, một tôn giáo và một ngôn ngữ”. Trong khi tôn giáo chiếm đa số được hưởng sự bảo vệ của quốc gia thì các tôn giáo thiểu số bị đối xử phân biệt trong giáo dục và các công việc của chính quyền. Các Kitô hữu thường cảm thấy mình là công dân hạng hai tại quê hương của họ.
Các thành phần của Giáo hội chịu đau khổ nhưng họ đã đoàn kết cùng nhau; trước hết họ học cách sống sót rồi kháng cự. Họ không chỉ sống sót nhưng phát triển. Theo Ðức Hồng Y, các liên kết với Giáo Hội Công Giáo các nơi và việc trao quyền cho người giáo dân là điều có ý nghĩa trong tiến trình này. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo là gương mẫu cho toàn quốc gia.
Ðức Hồng Y Bo cũng nói đến việc Giáo hội vượt qua sự khác biệt để hình thành căn tính Công Giáo. Giáo hội Miến Điện có 16 giáo phận: 4 thuộc sắc tộc Karen, 3 thuộc Kachins, 4 thuộc Chins, 3 thuộ Kayahs và 2 các chủng tộc hỗn hợp. Sự thành công và phấn đấu của Giáo hội, khi vượt qua căn tính sắc tộc để tiến tới những vấn đề chung, đã đưa họ lại với nhau và giúp đỡ họ. Ngài nói: “Việc thiếu các cơ hội cho người Công Giáo thúc đẩy chúng tôi thành lập các ủy ban giáo duc và giúp người nghèo thành một dân số được giáo dục và có quyền.”
Tuy nhiên Giáo hội Miến Điện vẫn đối diện những vấn đề, trong đó có bầu khí lo sợ do các nhóm cực đoan gây nên. Ðức Hồng Y cho biết ngay cả một số tu sĩ Phật giáo cũng có những lời nói hận thù và bạo lực. Có những thành phần cực đoan xen lẫn trong các cộng đồng và họ buộc chính quyền ban hành các luât chống các nhóm thiểu số. Giáo hội Miến Điện đã đáp lại bạo lực thù oán bằng cách phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với các lãnh đạo tôn giáo ôn hòa, với các nhà ngoại giao và với cộng đồng quốc tế. ÐHY nói: “Bằng việc tương tác với các thành phần ôn hòa trong tôn giáo chiếm đại đa số tại quốc gia này chúng tôi làm cho thiểu số bạo lực này nằm ở ngoài lề.”
Tuy vậy, theo Ðức Hồng Y, khủng bố lớn nhất chính là đói nghèo và ngài gọi nó là sự dữ mà Giáo hội cần chiến đấu chống lại. Ngài kết án nền kinh tế tự do mới tạo ra sự bất bình đẳng và lưu ý rằng từ 30 năm nay, “một nền kinh tế bằng hữu” đã cướp bóc các nguồn tài nguyên phong phú ở Miến Điện. Hậu quả nghèo đói này đã đưa đến việc buôn người với số đông người trẻ Miến Điện bị rơi vào các hình thức nô lệ hiện đại khắp Ðông nam á.
Ðức Hồng Y Bo kêu gọi một cuộc chiến trên toàn thế giới chống lại nạn nghèo đói và bất bình đẳng. Ngài nói: “Các đất nước chúng ta vô cùng nghèo. Như các Linh mục chúng ta nói những điều vĩ đại hàng ngày: 'Hãy nhận lấy mà ăn.' Chúng ta ý thức cách đau đớn rằng gần một triệu người đi ngủ với bao tử trống rỗng.”
7. Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm Trung Tâm Loppiano của Phong trào Tổ Ấm.
Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm trung tâm Loppiano của Phong trào Focolari, Tổ Ấm, vào ngày 10 tháng 5 năm 2018.
Loppiano thuộc giáo phận Fiesole, gần thành phố Firenze, cách Roma khoảng 300 cây số về hướng bắc và là “thị trấn” đầu tiên của Phong trào Tổ Ấm, được thành lập cách đây 54 năm (1964), và hiện có 850 người cư ngụ, gồm các gia đình, người nam người nữ, người trẻ, Linh Mục và tu sĩ, thuộc 65 quốc gia năm châu, trong đó hơn nửa thường trú trong khi những người khác tham gia 1 trong 12 trường quốc tế trong khoảng thời gian từ 6 đến 18 tháng. Nhiều người Việt Nam cũng đã từng cư ngụ và được huấn luyện tại trung tâm này.
Sự kiện những người sống tại Loppiano thuộc nhiều quốc tịch, chủng tộc và văn hóa biến trung tâm này thành một “phòng thí nghiệm” về sự sống chung giữa những người thuộc tuổi tác, giai tầng xã hội, truyền thống, văn hóa và tín ngưỡng khác nhau.
Hôm 2 tháng 2 năm 2018, Chị Maria Voce, Chủ tịch Phong trào Tổ Ấm, nói rằng “tin Ðức Thánh Cha sẽ viếng thăm Loppiano làm cho tôi ngạc nhiên và rất vui mừng. Thật là một vinh dự lớn cho Phong trào Tổ Ấm được đón tiếp Ðức Thánh Cha tại “thị trấn” của chúng ta, nhưng nhất là cuộc viếng thăm của Ngài là một sự khích lệ tăng cường cuộc sống thân sống yêu thương và hiệp nhất bắt nguồn từ Tin Mừng. Ðây là luồng gió Tin Mừng được sống thực mà chúng ta mong muốn Ðức Thánh Cha Phanxicô có thể thấy khi đến Loppiano. Giờ đây tin này được loan truyền tới toàn thể các cộng đoàn của Phong trào, niềm vui và sự dấn thân ày được chia sẻ trên toàn thế giới”.
Phong trào Tổ Ấm do chị Chiara Lubich sáng lập vào tháng 12 năm 1943, theo linh đạo hiệp thông, và hiện có khoảng 120 ngàn thành viên tại 194 nước trên thế giới và 1 triệu 500 ngàn người thiện cảm, tham gia các sinh hoạt của Phong trào.
8. Trung quốc áp dụng luật mới hạn chế các hoạt động tôn giáo.
Từ ngày 01 tháng 02 năm 2018, những quy định mới của nhà cầm quyền Trung quốc về các hoạt động tôn giáo được ban hành hồi tháng 10 năm 2017 đã bắt đầu được áp dụng.
Các quy luật này giám sát chặt chẽ tất cả các cộng đoàn chính thức và nộp phạt, bắt bớ và tước quyến sở hữu đối với các thành viên của các cộng đồng không chính thức. Những người trẻ là những nạn nhân đầu tiên của chính sách siết chặt này.
Các nguồn tin của hãng tin Á châu xác định rằng từ ngày 01 tháng 02 năm 2018, Văn phòng Tôn giáo vụ và Mặt trận tổ quốc đã bắt đầu thông báo cho tất cả các giáo xứ Công Giáo biết rõ là từ nay trở đi không được tổ chức các kỳ trại (mùa đông hay mùa hè), nơi giới trẻ họp nhau vài ngày nghỉ hè hoặc tĩnh tâm.
Trên thực tế, các quy định mới yêu cầu rằng “các lớp học tôn giáo” chỉ có thể được thực hiện ở nơi đăng ký và dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Tụ họp trong lều, ngoài trời hoặc trong một số khách sạn giá rẻ, tổ chức các cuộc hội họp và thậm chí ở cùng với những người trẻ sẽ bị coi là “hoạt động tôn giáo bất hợp pháp.” Lệnh này được ban hành khẩn cấp cũng vì sắp đến kỳ nghỉ dài vào dịp Tết Nguyên đán, bắt đầu vào ngày 16 tháng 2 năm 2018.
Một số Linh mục ở Sơn Tây, Nội Mông và các miền khác nhau của Trung quốc đã nhận được cảnh báo này. Một số giáo xứ nhận được thư từ Văn phòng Tôn giáo vụ.
Các quy định mới cũng yêu cầu các nhóm không tôn giáo, các trường không theo hệ phái nào, các địa điểm không phải là nơi hoạt động tôn giáo không nên thực hiện việc đào tạo tôn giáo, cũng như các học viện đời không được có các hoạt động tôn giáo (điều 41). Ðể thực hiện các chỉ thị này, mà không chỉ từ khi có các quy định mới, từ vài năm nay, các đại học và trường học bị cấm cử hành lễ Giáng sinh, ngay cả tiệc Giáng sinh, bị cấm các trang trí và chúc mừng, nhân danh “căn tính văn hóa Trung hoa”, nhưng lại cho phép phát các trận đá banh.
Một sự kiện đã được chính quyền áp dụng với các tín đồ Hồi giáo Trung quốc, đó là cấm các người trẻ dưới 18 tuổi tham dự các buổi cầu nguyện ở đền thờ. Việc cấm đoán này ít hơi đối với các Kitô hữu. Nhưng tháng 8 năm 2017, ít nhất 100 cộng đoàn Tin lành đã nhận được lệnh không cho phép con em của họ tham dự các nghi lễ tôn giáo và học giáo lý.
Ðảng cộng sản Trung quốc dường như đang khẩn trương tìm cách ngăn chặn sự phát triển đức tin nơi người trẻ. Theo một số liệu thống kê cách đây vài năm, hơn 60% sinh viên đại học Trung quốc và Thượng hải mong muốn tìm hiểu về Kitô giáo. Hiện nay, sự tỉnh thức tôn giáo ở Trung quốc dường như không thể kiểm soát được.