Ngày 10-02-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:17 10/02/2012
HAI CHỒNG
N2T

Chồng muốn lấy thêm một bà vợ nữa, vợ nói:
- “Một người chồng chỉ hợp với một người vợ, lấy thêm vợ nhỏ thì xuất xứ từ điển cổ nào vậy hử ?”
Chồng nói:
- “Bà không biết trong sách Mạnh tử có viết: Người nước Tề có một thê (vợ) và một thiếp (vợ nhỏ) sao ?”
Vợ nói:
- “Nếu là như thế thì tôi cũng có thể đi kiếm thêm một ông chồng nữa”.
Chồng nói:
- “Bà nói vậy là có ý gì ?”
Bà vợ hùng hồn đầy lý lẽ nói:
- “Lẽ nào ông không nghe trong sách “đại học” có nói: Thị Trình ở Hà Nam có hai chồng hay sao ?”

Suy tư:
Từ thuở tạo thiên lập địa, Thiên Chúa đã tạo dựng nên một người nam và lấy xương sườn người nam mà dựng nên người nữ, bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.
Đó chính là đôi vợ chồng đầu tiên trên mặt đất.
Không ai bỏ vợ bỏ con đi lấy vợ khác mà được hạnh phúc bình an, cũng không ai bỏ chồng bỏ gia đình đi theo trai mà được hạnh phúc sung sướng, bởi vì Thiên Chúa chỉ chúc lành cho những ai tuân giữ giới răn của Ngài, và những ai hết lòng chu toàn bổn phận và trách nhiệm của mình.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng: “Bí tích Hôn Phối biểu thị sự kết hợp giữa Đức Chúa Ki-tô và Hội Thánh. Bí tích này ban ơn giúp các đôi phối ngẫu yêu thương nhau như Đức Chúa Giê-su đã yêu thương Hội Thánh . Ân sủng của bí tích kiện toàn tình yêu tự nhiên của các đôi phối ngẫu, củng cố sự hợp nhất bất khả phân ly của họ và thánh hóa họ trên đường tiến về đời sống vĩnh cửu”. (1)
Đặc tính cốt yếu của bí tích hôn phối là: một vợ một chồng và bất khả phân ly.

(1) Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 1661.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:19 10/02/2012
Chương 40:

CÁM DỖ


“Không một thử thách nào xảy ra cho an hem mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để an hem có sức chịu đựng. (1 Cr, 10, 13)
N2T

1. Thiên Chúa dùng sự cám dỗ và cây thập giá để thử thách người mà Ngài yêu mến.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:14 10/02/2012
RỬA CẦU TIÊU
N2T

Giáp và Ất là hai người rất sợ vợ.
Ất chạy qua nhà Giáp tổ khổ:
- “Cái con vợ mặt vàng khè của tôi càng ngày càng dữ tợn, trời tối rồi mà con sai tớ đi rửa cầu tiêu”.
Giáp nghe xong thì nổi giận đùng đùng, xắn tay áo lên nói:
- “Cái con vợ mày quá quắc rồi, hừ, nếu mà gặp tay tớ...” lời nói chưa dứt thì vợ đứng phía sau lưng nói:
- “Nếu gặp tay ông thì thế nào hử ?”
Giáp bất giác nhỏ tiếng nói:
- “Nếu gặp tay tôi thì đi rửa gấp chứ sao”.

Suy tư:
Có những người miệng hùm gan sứa, tức là nói những lời mạnh bạo không sợ ai, nhưng khi đụng việc thì mặt mày tái mét, tay chân run bần bật; lại có những người tuyên bố mạnh miệng mình thế này thế nọ, nhưng khi có người hung tợn hơn lên tiếng thì lại câm như hến. Đó chính là miệng hùm gan sứa, là anh hùng rơm dễ bị đốt cháy.
Có những người Ki-tô hữu mạnh dạn tuyên bố mình không sợ cám dỗ, cám dỗ đến thì cầu nguyện nó chạy ngay, nhưng khi bạn bè rủ đi uống bia ôm thì quên mất cầu nguyện, lại còn nói có sao đâu, thế là chết trong cám dỗ; lại có những người Ki-tô hữu tuyên bố mạnh miệng nếu cám dỗ đến thì mình bỏ đi, nhưng khi cơn cám dỗ sắc dục đến thì họ không những không bỏ đi, mà lại còn khen cơn cám dỗ thật là kỳ diệu, thế là họ bị kềm hãm trong vòng tay sắc dục gỡ không ra.
Ma quỷ không hề sợ những người tuyên bố mạnh miệng, dẫn chứng cách chống cơn cám dỗ này, cách từ chối cơn cám dỗ kia, nhưng nó chỉ sợ những người cầu nguyện liên lĩ mà thôi, bởi vì cầu nguyện liên lĩ thì có sức công phá ma quỷ gấp vạn lần tuyên bố không sợ cám dỗ…
Người cầu nguyện liên lĩ thì giống như người luyện nội công hằng ngày, sức mạnh cũng từ đó mà tăng dần và phát huy tiềm lực vô song.
Ai hiểu thì hiểu.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 6 TN B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:16 10/02/2012
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN

Tin Mừng: Mc 1, 40-45
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.


Anh chị em thân mến,
Bệnh cùi – dấu hiệu của bất hạnh.
Người ta ai cũng sợ người mắc bệnh cùi, vì người mắc bệnh cùi thì thân thể không được lành lặn: ngón tay ngón chân bị rụng mất, thân thể chảy nước vàng rất ghê và ngứa ngáy khó chịu, và vào thời Đức Chúa Giê-su ai mắc bệnh này thì bị loại ra khỏi cuộc sống của xã hội, nghĩa là phải trốn vào rừng sâu tránh xa mọi người. Đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của người cùi, ai cũng xa lánh họ, kể cả bà con thân thuộc, họ trở thành kẻ cô đơn.

Người ta ai cũng sợ bệnh cùi, dù khoa học hôm nay có thể trị được bệnh ấy, nhưng ấn tượng bệnh cùi để lại trong đầu óc con người rất mạnh mẽ, do đó mà nhiều lúc, con người ta thường e dè sợ sệt khi tiếp xúc với người mắc bệnh cùi đã lành bệnh. Đó cũng là nổi bất hạnh của người cùi, không được loài người chấp nhận sống chung với họ.

Bệnh cùi trong tâm hồn – dấu hiệu của sự chết.
Bệnh cùi nơi thân xác thì ai cũng thấy và cũng biết, do đó mà ai cũng phải tránh. Nhưng bệnh cùi trong tâm hồn thì không ai thấy, không ai biết, vì người bệnh dáng vẻ bên ngoài rất đàng hoàng đạo mạo, áo quần tươm tất và có những lời lẽ đạo đức, nhưng trong tâm hồn thì chứa đầy những mưu mô hại người, họ đi đến đâu thì ở đó có chia rẻ, có tranh chấp và có sự ghen ghét chen vào.

Bệnh cùi trong tâm hồn là dấu hiệu của sự chết chóc mà từ thuở tạo thiên lập địa, Ca-in đã mắc phải và đã giết chết em mình là A-ben với những lời lẽ rất thân tình và tỏ vẻ săn sóc em mình, nhưng bên trong tâm hồn thì đầy những ghen tương, hậm hực...

Bệnh cùi trong tâm hồn chính là những tội lỗi mà chúng ta đã mắc phải, những tội lỗi này có khi chỉ một lời nói xúc phạm đến anh chị em mà chúng ta không biết, có khi nó cũng là một cử chỉ kiêu ngạo khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, những tội nhỏ này sẽ trở thành lớn hơn, khi chúng ta không tìm cách trị liệu cho đến nơi đến chốn, thì nó trở thành thần chết cho linh hồn của chúng ta.

Bí tích Hòa Giải – phương thuốc chữa lành.
“Tôi muốn, anh hãy được sạch”, chỉ một lời nói mà Đức Chúa Giê-su đã chữa lành người mắc bệnh phong cùi, một thứ bệnh bất trị mà ai mắc phải đều coi như đã chết.

Đức Chúa Giê-su chính là người thầy thuốc của mọi thời đại. Ngày xưa đã vì chạnh lòng thương dân chúng lầm than mà Ngài đã ra tay chữa lành các thứ bệnh tật, không những nơi thân xác mà ngay cả trong tâm hồn cho họ. Ngày hôm nay chính Ngài cũng là vị bác sĩ không những giàu lòng thương xót mà còn thấu suốt mọi tâm hồn, Ngài vẫn sẵn sàng chữa lành bệnh tật cho những ai kêu cứu đến Ngài.
Nơi Bí tích Hòa Giải, chính Đức Chúa Giê-su đã chữa lành bệnh cùi trong tâm hồn cho chúng ta qua thừa tác viên của Hội Thánh –Linh Mục- chính các ngài với năng quyền đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua Giáo Hội đã nói với tội nhân: “Tôi, với năng quyền của Hội Thánh ban cho, tôi tha tội cho anh (chị), nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Cũng chỉ một lời nói mà mọi bệnh tật trong tâm hồn chúng ta đều được chữa lành.

Vì lòng thương yêu nhân loại vô bờ bến mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra bí tích Hòa Giải để tiếp tục bày tỏ tình yêu cứu độ của Ngài cho nhân loại, chính Ngài đã kêu mời chúng ta hãy thật tình sám hối và ăn năn các tội của mình để được tha thứ và được cứu độ.

Gợi ý suy tư:
- Có lúc nào tôi ý thức được mình là người mắc bệnh cùi trong tâm hồn, để mà xin Chúa chữa lành ?
- Mỗi khi tôi bị người khác chống đối chỉ trích và cảm thấy cô đơn, tôi có nghĩ đến những người khác đang bệnh hoạn cô đơn hơn mình, để an ủi mình không ?
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:17 10/02/2012
N2T

2. Lửa có thể luyện sắt thép, cám dỗ có thể luyện người lương thiện.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:17 10/02/2012
BÃI GIỮ XE
Giáo xứ lớn nhất nhì trong giáo phận của một thành phố lớn nhất nước, nhà thờ có sân rất rộng với các tượng đài Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh chung quanh.
Giáo xứ rất đông giáo dân, đa số là thành phần giàu có, mỗi lần đi lễ thì xe cộ các loại rất nhiều, nhưng lại không có nơi để đậu xe của mình, giáo dân muốn đi dạo trong sân nhà thờ tìm sự yên tĩnh cũng không có chỗ, bởi vì cha sở đã đem sân nhà thờ cho người ta đấu thầu làm bãi giữ xe hơi và xe hai bánh, nên từ sang đến tối rất ồn ào giống như bãi giữ xe trước rạp hát Hòa Bình.
Giáo dân bất mãn nói: “Sao cha sở không đem nhà thờ cho thuê làm hí viện cho luôn !!”
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
''Sự huy hoàng của chân lý, vẻ đẹp của đức ái''
Bùi Hữu Thư
07:56 10/02/2012
Lời các nghệ sĩ ca tụng Đức Thánh Cha Benedict XVI

ROME, ngày 9 tháng 2, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Các nghệ sĩ đã ca tụng Đức Thánh Cha Benedict XVI năm 2011 nhân dịp ngài kỷ niệm 60 năm thụ phong linh mục. Các tác phẩm của họ bây giờ đã được tập trung trong một tuyển tập mang tên: "Sự huy hoàng của chân lý, vẻ đẹp của đức ái. Nghệ sĩ ca tụng Đức Thánh Cha Benedict XVI", theo một thông cáo của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và của Thư Viện Xuất Bản Vatican (LEV).

Thật vậy, đây là một cuốn "danh mục" về cuộc triển lãm được tổ chức năm ngoái tại sảnh đường Phaolô VI ở Vatican (xem Zenit ngày 17 tháng 6, 2011). Cuộc triển lãm được Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa cổ võ, đã được chính Đức Thánh Cha khai mạc ngày 4 tháng 7, nhân dịp gặp gỡ các họa sĩ và Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, là người đã trình bầy dự án này của Văn Phòng "Nghệ Thuật và Văn Hóa của hội đồng, có sự tháp tùng của linh mục giám đốc Pasquale Jacopone. Cuộc triển lãm sau đó đã được mở cửa cho công chúng vào xem từ ngày 5 tháng 7 đến 4 tháng 9, 2011.

Tuyển tập gồm có các diễn văn của Đức Thánh Cha vào ngày khai mạc, các tác phẩm được chụp hình, và một phân tích của các tác phẩm.

Tuyển tập sẽ được trình bầy cho giới truyền thông ngày 18 tháng 2 sắp tới trong sảnh đường Thánh Catarina của nhà thờ "Minerve", chỉ cách điện Panthéon có hai bước: chính trong nhà thờ Rôma này là nơi an nghỉ của thánh Catarina thành Siêna và chân phước Fra Angelico (Giovanni da Fiesole, 1395 –1455), là người bảo vệ các nghệ sĩ, và niên lịch phụng vụ có lễ nhớ được ghi đúng vào ngày 18 tháng 2.

Cuộc trình bầy này sẽ được chủ tọa bởi Đức Hồng Y Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, với sự hiện diện của các giám đốc của Thư Viện LEV, và các đại diện của các Viện Bảo Tàng Vatican và các nghệ sĩ.

Trong số này có: kiến trúc sư Tây Ban Nha Santiago Calatrava, nhạc sĩ sáng tác Arvo Part, văn sĩ Vicenzo Cerami, là những người sẽ nhắc đến cái đà tiến mới về đối thoại giữa Giáo Hội và các nghệ sĩ.

Điều đặc biệt đáng ghi nhận là cuộc đối thoại giữa Giáo Hội, Phúc Âm, và các nghệ sĩ đã khởi sự từ Đức Thánh Cha Phaolô VI, được tái lập bởi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một Giáo Hoàng thi sĩ và cũng là một kịch sĩ, là người chúng ta thừa hưởng lá thư đầu tiên của một Giáo Hoàng gửi cho các nghệ sĩ vào năm 1999: ngài cũng đã phục hồi, dưới sự điều khiển của Đức Hồng Y Paul Poupard, "bộ trưởng Văn Hóa" của ngài, Năm Thánh của các Nghệ Sĩ, vào ngày đáng ghi nhớ là 18 tháng 2, 2000. Việc đối thoại có kết quả và khích lệ này đã được tái khởi xướng bởi Đức Thánh Cha Benedict XVI, một Giáo Hoàng nhạc sĩ: hai nhân vật trên đã thực hiện một tổng hợp cá nhân, hiện sinh, và thần học, giữa nghệ thuật và Phúc Âm.
 
ĐTC: hãy phó thác nơi Người tất cả những gánh nặng mà chúng ta mang trong tâm hồn
Jos. Tú Nạc, NMS
08:36 10/02/2012
“Trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, trước những hoàn cảnh đau đớn và khó khăn nhất, khi mà dường như Thiên Chúa không nghe thấy, chúng ta không phải sợ hãi và hãy phó thác nơi Người tất cả những gánh nặng mà chúng ta mang trong tâm hồn, chúng ta đừng e ngại hãy kêu than với Người trong nỗi đau của chúng ta,” ĐTC Benedict đã phát biểu hôm thứ Tư khi Ngài tiếp tục loạt bài học của Ngài về sự cầu nguyện của Đức Ki-tô trong buổi Yết triều thường lệ của Ngài, tuần này tập trung vào tiếng than khóc của Chúa Giê-su từ Thánh Giá: “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, sao Người lại bỏ rơi con?”

Ngài nói: “Tiếng than khóc này sau khoảng thời gian ba giơ đồng hồ khi bóng tối bao trùm mặt đất. Bóng tối là biểu tượng song hành cảm xúc trái ngược nhau trong Kinh Thánh – thường khi nó là biểu tượng của sức mạnh tội ác, cũng có khi có thể hữu dụng để diễn tả sự hiện diện thánh thiêng kỳ bí. Y như Moses được che phủ trong đám mây đen khi Thiên chúa hiện ra với ông trên núi, nên Chúa Giê-su trên đồi Can-vê được bao phủ trong bóng tối. Mặc dù Đức chúa Cha xuất hiện khiếm diện, bằng một cách kỳ bí cái nhìn chăm chú yêu thương của Người được tập trung vào tình yêu thương của Đức Chúa Con hy sinh trên Thánh Giá.”

Với những lời bình bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha nói: “Chúa Giê-su cầu nguyện vào lúc bị chối bỏ sau cùng bởi con người, vào lúc bị ruồng bỏ, Người cầu nguyện, tuy nhiên, ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa trong giờ phút này, trong lúc mà Người cảm nhận tình huống bi đát của sự chết loài người. Nhưng chúng ta hãy tự vấn: một Thiên Chúa đầy quyền lực như vậy mà lại không cách nào can thiệp để cứu Con Một của mình khỏi sự đau đớn hãi hùng này hay sao? Điều đó thật quan trọng để hiểu rằng việc cầu nguyện của Chúa Giê-su không phải là tiếng than khóc của con người đi đến để gặp gỡ cái chết trong tuyệt vọng, cũng chẳng phải tiếng than khóc của con người tự mình biết bị ruồng bỏ. Để rồi Chúa Giê-su đã tạo Thánh Vịnh 22 của Người, Thánh Vịnh của dân Israel chịu đau khổ, và bằng đường lối này, không phải Người tự chấp nhận hình phạt của dân Người, mà còn cho tất cả con người, những người chịu đau khổ vì áp bức của cái ác và đồng thời, mang tất cả những người này đến với trái tim Thiên Chúa tự Người bằng sự tin tưởng tuyệt đối rằng tiếng than khóc của Người sẽ được nghe thấy trong sự phục sinh.”

“Lời cầu nguyện này của Chúa Giê-su hàm ẩn sự tin cậy và phó thác tuyệt đối trong tay Thiên Chúa, ngay cà lúc mà dường như Người vắng mặt, ngay cả lúc dường như Người cứ lặng thinh, theo một kế hoạch mà đối với chúng ta không thể hiểu được. Sự đau khổ của Người là để chia sẻ với chúng ta và cho chúng ta, nó bắt nguồn từ yêu thương và rồi mang lấy sự cứu chuộc, chiến thắng của tình yêu.”

Đức Thánh Cha đã kết luận: “Bằng lời cầu nguyện, chúng ta vác thập giá của chúng ta hằng ngày tới Thiên Chúa, bằng sự tin tưởng tuyệt đối rằng Người hiện hữu và nghe thấy chúng ta. Sự than khóc của Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta rằng bằng lời cầu nguyện chúng ta ắt vượt qua những rào cản thuộc “cái tôi” của mình, những vấn đề phiền toái của mình và tự chúng ta cởi mở trước những nhu cầu và nỗi đau của người khác. Lời nguyện cầu của Chúa Giê-su khi dang tay trên Thánh Giá dạy chúng ta hãy cầu nguyện với yêu thương cho hết thảy anh chị em, những người mà cảm thấy gánh nặng cuộc sống mỗi ngày, những người đang trải qua những giây phút khó khăn, những người sống trong đau đớn, không một lời an ủi, để họ cũng có thể cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa, người mà không bao giờ bỏ rơi họ.”

Theo sau lời giáo huấn của Ngài, ĐTC Benedict đã đưa ra lời kêu cầu cho tất cả những nạn nhân của đợt giá lạnh bất ngờ chết người đã thu hút sự chú ý rất nhiều ở Âu châu tuần này: “Trong những tuần vừa qua, một đợt sương giá đã quét một số khu vực ở Âu châu đã gây thiếu tiện nghi trầm trọng và thiệt hại đáng kể. Tôi muốn bày tỏ tình cảm thân thương của tôi với những người phải gánh chịu hậu quả bởi thời tiết vô cùng khắc nghiệt này, trong lúc tôi mời gọi lời nguyện cầu khẩn thiết cho những nạn nhân và gia đình của họ. Đồng thời tôi cổ vũ sự tương trợ để những người đang phải chịu đau khổ vì những sự kiện bi thảm này được trợ giúp độ lương, khoan dung.”

Và cuối cùng Ngài chào những khách hành hương hiện diện ở sành đường Phao-lô VI: “Tôi chào tất cả những khách du lịch nói tiếng Anh và những khách hành hương hiện diện tại buổi Yết Triều hôn nay, gồm những đoàn đến từ Anh quốc, Ai-len, Na Uy và Hoa Kỳ. Tôi gửi lời chào mừng đặc biệt đến các sinh viên hiện có mặt nơi đây, và tôi cầu nguyện để việc trau giồi học tập của các bạn có thể hữu ích để đào sâu tri thức của các bạn và tình yêu của Thiên Chúa cùng với Đấng Cứu Độ Giê-su Ki-tô. Bất kỳ bóng tối nào mà các bạn trải qua trong cuộc sống, các bạn có thể luôn kiên định trong đức tin, hy vọng và tình yêu. Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho tất cả anh chị em!”
 
Người Công Giáo, Tin Lành và Do Thái đòan kết đòi Tự Do Tôn Giáo
Trần Mạnh Trác
10:26 10/02/2012
Đồng tác giả Donald Wuerl, Charles Colson và Meir Y. SOLOVEICHIK

(Đức Hồny Y Wuerl là Tổng Giám Mục Washington, D.C. Ông Colson là vị sáng lập ra cơ quan Prison Fellowship và trung tâm Colson Center for Christian Worldview. Rabbi Soloveichik là giám đốc kinh thánh của trung tâm Straus Center và giảng dậy môn Tư Tưởng Tây Phương tại Đại Học Yeshiva University đồng thời là phụ tá rabbi của cộng đồng Do Thái Kehilath Jeshurun ở Manhattan.)


Những gì làm cho một người Công giáo, một người Tin lành và một người Do Thái có sự đồng ý với nhau thì chắc chắn phải đưa đến một kết luận nặng ký. Chúng tôi hy vọng đó cũng là trường hợp của chúng tôi ở đây, vì những gì đã dẫn chúng tôi xích lại gần nhau thì rất quan trọng: đó mối đe dọa gây ra bởi chính sách của chính phủ liên quan đến một quyền tự do cơ bản của con người, quyền tự do tôn giáo.

Tháng trước, Bộ Y tế và Nhân sự liên bang đã thông báo rằng Đạo Luật Cải Tổ Y Tế đòi hỏi những người sử dụng lao động phải trả tiền bảo hiểm cho các lọai thuốc triệt sản, ngừa thai và gây ra phá thai. Điều làm cho thông báo ấy trở thành một mối quan ngại là Bộ Y tế đã từ chối không miễn trừ cho các tổ chức tôn giáo đang phục vụ những người không thuộc tôn giáo của họ, chẳng hạn như bệnh viện và trường học.

Những tin tức và bình luận về câu chuyện này hầu như chỉ đóng khung vào cuộc xung đột giữa chính phủ liên bang và các giám mục Công giáo. Chỉ nhắm vào một chữ "ngừa thai" mà thôi, nhiều nhà bình luận đã thỏa thích đưa ra những kết quả thăm dò về việc sử dụng các biện pháp tránh thai của người Công Giáo, và đi tới kết luận rằng dù bộ luật có xâm phạm tự do tôn giáo thì sự xâm phạm ấy chỉ liên quan đến một chủ trương cá biệt của một số người ít ỏi.

Không có gì xa sự thật đến như thế. Giảng dạy của Giáo hội Công giáo về vấn đề ngừa thai (chưa đề cập đến phá thai và phẫu thuật triệt sản) thì đã rất rõ ràng, nhất quán và công khai. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế Kathleen Sebelius sẽ buộc các tổ chức Công giáo phải, hoặc là vi phạm giáo huấn luân lý của Giáo hội Công giáo, hoặc là ngưng các dịch vụ y tế giáo dục và xã hội mà họ đang cung cấp cho những người nghèo. Đây là điều không thể chấp nhận được.

Và trong khi hầu hết các giáo phái Tin lành có một cái nhìn rộng rải hơn (permissive) về ngừa thai, họ vẫn chia sẻ một xác tín của người Công giáo là cất đi mạng sống của một con người trong tử cung, dù là dùng phẫu thuật hoặc dùng thuốc, thì vi phạm quyền cơ bản của con người là quyền được sống. Những tổ chức bất vụ lợi của Tin Lành như cơ quan Prison Fellowship sẽ phải lựa chọn hoặc là vi phạm lương tâm của họ hoặc là nộp tiền phạt mà cuối cùng sẽ phá hủy khả năng của họ để giúp những người mà họ cam kết giúp đỡ.

Nhưng còn tồi tệ hơn tác động về tài chính, quyết định của bà Sebelius là một hành vi vi phạm đến niềm tin. Khái niệm của bà về một "sự cân bằng thích hợp" giữa tự do tôn giáo và "khả năng truy cập ngày càng tăng" của các "dịch vụ phòng ngừa quan trọng" đã đi ngược với Tu Chính Án thứ Nhất.

Năm 1790, có một cuộc trao đổi thư từ giữa tổng thống George Washington và ông Moses Seixas, giáo trưởng của cộng đòan Do Thái giáo tại Newport, RI. Ông Seixas đã ca ngợi quốc gia vừa mới thành lập là Hoa Kỳ về sự "dung dưỡng tất cả các sự tự do của lương tâm, và các quyền công dân." Những người đã từng bị tước đọat "quyền vô giá của một người công dân tự do" thì sẽ hiểu biết rất rõ ràng và sẽ trân quí sự tự do tôn giáo và sự tự do lương tâm.

Đáp lại, Washington đã viết rằng người dân Mỹ có "quyền để hoan nghênh chính mình" vì đã nêu gương cho "một chính sách mở rộng và tự do" trong đó có tự do lương tâm. Ông nói thêm rằng nền tảng sức mạnh của xã hội Mỹ là dựa vào khả năng của các cộng đòan đức tin có thể tìm kiếm lợi ích cho tất cả người Mỹ.

Chúng ta đang thấy nhiều bằng chứng của sức mạnh đó (mà Washington đã nói ở trên) ở xung quanh chúng ta: Nếu một người mẹ có con mọn cần phải đi tới phòng cấp cứu, thì nhiều khả năng nơi đó là một bệnh viện Công giáo. Nếu một cựu tù nhân cần được giúp đỡ để hòa nhập với cuộc sống bên ngoài nhà tù, thì nhiều khả năng sự trợ giúp đó sẽ đến từ một cơ quan Kitô giáo như cơ quan Prison Fellowship.

Tuy nhiên, thay vì khuyến khích các cộng đồng đức tin tiếp tục công việc tốt đẹp của họ cho lợi ích của tất cả mọi người, chính quyền Obama đã buộc họ phải có lựa chọn: phục vụ Thiên Chúa và láng giềng tùy theo, hoặc là tuân theo các mệnh lệnh của tôn giáo, hoặc là uốn gối vâng phục mệnh lệnh của nhà nước.

Đối với người Do Thái, lá thư của George Washington đã luôn luôn được ấp ủ cách trân trọng. Nó thể hiện lời hứa của nước Mỹ không chỉ cho họ, nhưng mở rộng cho tất cả mọi người công dân. Đó là lý do tại sao nhiều người trong cộng đồng Do Thái đang sửng sốt khi thấy sự tự do tôn giáo mà Washington đã ca ngợi từ những thế kỷ trước, ngày nay đang bị hủy diệt bởi người kế nhiệm. Washington đã viết: "Mong rằng những hậu duệ của Áp-ra-ham đang sống trong vùng đất này... sẽ tiếp tục đóng góp và vui hưởng thiện ích của các cư dân khác."

Tại thời điểm quan trọng này, mọi người Mỹ có đức tin, những người có ý thức bảo vệ quyền tự do của họ, phải, dựa vào Tu Chính Án thứ Nhất, "kiến nghị lên chính phủ để đòi hỏi sửa đổi những nỗi bất bình." Đó là lý do tại sao trong hai năm qua hơn 500.000 người đã ký bản "Tuyên bố Manhattan" trong đó có việc bảo vệ tự do tôn giáo. Giống như chúng ta, họ tin rằng không thể có một trường hợp nào mà một người có đức tin phải vi phạm lương tâm và loại bỏ niềm tin tôn giáo để tuân theo một luật pháp bất công nghiêm trọng.

Đó là điều mà người Công Giáo này, người Tin Lành này và người Do Thái này đã thỏa thuận với nhau một cách hoàn hảo.
 
Obama đi vào ngõ cụt, đang cố gài số de trong vụ pháp lệnh cưỡng chế ngừa phá thai
Trần Mạnh Trác
17:09 10/02/2012
Sau khi ban hành pháp lệnh cưỡng ép bảo hiểm 'ngừa và phá thai' và gặp sự phản kháng mãnh liệt từ các giám mục Công giáo Hoa kỳ; trước một viễn ảnh mà nhiều bình luận gia mô tả là đã điên rồ tự mình đâm đầu vào một vực thẳm tranh cử, tổng thống Obama ngày hôm nay tìm cách gài số de.

Không còn cái tự cao tự đại của ngày 20 tháng 1, chỉ 2 ngày trước dịp kỷ niệm Roe v. Wade, lúc ông loan báo pháp lệnh với một luận điệu bất cần mà Đức Giám Mục David A. Zubik của Pittsburgh đã mô tả như ngụ ý rằng “To hell with your religious beliefs" ("Đếch cần với niềm tin của chúng mày"); ngày hôm nay Obama đã đóng vai một người thành tâm sám hối với lời tuyên bố đầy 'nhân nghĩa' dọn sẵn:

"Công việc đầu tiên của tôi ở Chicago là làm việc với những giáo xứ Công giáo trong các khu phố nghèo, và tiền lương của tôi được trả nhờ ở một cơ quan của Giáo Hội Công Giáo...Và tôi thấy rằng những giáo hội địa phương thường làm việc cho cộng đồng tốt hơn là những chương trình của chính phủ, vì vậy mà tôi biết tầm quan trọng của các cộng đòan đức tin và những tác động tốt đẹp trên các cộng đồng của họ."

"Tôi cũng biết rằng một số tổ chức tôn giáo - đặc biệt là những tổ chức liên hệ với Giáo Hội Công Giáo - có trở ngại về tôn giáo trong việc cung cấp trực tiếp lọai bảo hiểm bao gồm các dịch vụ tránh thai cho các nhân viên của họ".

Obama thông báo rằng pháp lệnh sẽ được chỉnh lại cho những trường hợp có sự phản đối từ các tổ chức bất vụ lợi và tôn giáo.

"Qua những điều chỉnh này, giới phụ nữ vẫn có quyền truy cập các dịch vụ phòng ngừa miễn phí bao gồm các dịch vụ tránh thai dù cho họ làm việc ở nơi đâu", Obama nói. "Đó là nguyên tắc cốt lõi vẫn được giữ."

"Nhưng nếu một chủ nhân (người sử dụng lao động của người phụ nữ) là một tổ chức từ thiện hoặc bệnh viện có sự ngăn trở vì lý do tôn giáo để cung cấp các dịch vụ tránh thai thì các công ty bảo hiểm - không phải bệnh viện, không phải tổ chức từ thiện - sẽ được yêu cầu để tiếp cận và cung cấp dịch vụ tránh thai miễn phí, không phải trả tiền phụ thêm (co-pays), mà không bị rắc rối."

Với sự phân biệt đó, những tổ chức (từ thiện, tôn giáo) trên không phải cung cấp, không phải trả tiền hoặc giới thiệu nhân viên đến các lọai bảo hiểm đó. Phận sự này là của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Obama và bà bộ trưởng Y tế Kathleen Sebelius cho biết rằng họ luôn có kế hoạch làm việc với các tổ chức tôn giáo để chỉnh đốn lại pháp lệnh. Tuy nhiên, họ phải làm gấp hơn sau khi nghe những phản đối kịch liệt từ phía Giáo Hội Công Giáo và những người khác.

"Chúng ta không thể bỏ ra cả năm để làm một việc này" Obama cho biết khi trả lời báo chí.

Nhưng liệu những biện pháp mới này có giúp Obama thóat ra khỏi con đường cụt mà chính ông tự đưa xác vào không?

Ngay trước và sau cuộc họp báo, nhiều nhân vật được Obama tham vấn đã lên tiếng chỉ trích khắc nghiệt.

"Đây là một 'thỏa hiệp giả' được thiết kế để bảo vệ cơ hội tái cử của Tổng thống, chứ không phải để bảo vệ quyền lương tâm," theo lời của bà Hannah Smith, chuyên gia tư vấn pháp lý của Quỹ Becket cho Tự do Tôn giáo.

Quỹ Becket lập luận rằng "những tổ chức tôn giáo sẽ không hài lòng vì vẫn bị buộc phải trả tiền cho các công ty bảo hiểm để cung cấp miễn phí những biện pháp tránh thai." (Các hãng bảo hiểm sẽ nâng giá bảo hiểm cao lên đễ bù vào khỏan chi phí này)

Quỹ Becket vừa nạp đơn kiện chính phủ thay mặt cho các tổ chức tôn giáo, trong đó có mạng lưới truyền thông Công Giáo EWTN.

Ông Michael Warsaw, chủ tịch và Giám đốc điều hành của EWTN, nói rằng ông "khá hoài nghi rằng các thay đổi sẽ giải quyết những mối quan tâm cơ bản về tự do tôn giáo."

Ông giải thích rằng những thay đổi "có thể không thực sự áp dụng" cho các tổ chức như EWTN bởi vì họ tự bảo hiểm lấy.

Vì vậy, Warsaw cho biết, họ "sẽ vẫn bị buộc phải trả tiền cho các dịch vụ này, và như vậy vẫn vi phạm niềm tin tôn giáo của chúng tôi."

Ông Bill Donohue, chủ tịch Liên đoàn Công giáo, lập luận rằng "mánh khóe mới nhất của Obama chỉ làm xúc phạm thêm đến một vết thương có sẵn".

"Nếu một chương trình bảo hiểm của Công Giáo mà phải bao gồm các dịch vụ vô đạo đức, thì kế hoạch đó là một sự xúc phạm, đơn giản và nôm na là như vậy" ông nói.

Ông Tony Perkins, chủ tịch của Hội đồng Nghiên cứu gia đình, cũng đồng ý như vậy, ông nói rằng chính sách mới "không làm gì để thay đổi cái cơ bản của pháp lệnh là chống tôn giáo, chống lương tâm và chống sự sống."

"Thỏa hiệp" chỉ là một "mảnh giấy vụn đầy mánh lới quảng cáo" sẽ không bảo vệ các chủ nhân tôn giáo bị buộc phải trả tiền cho sản phẩm mà họ tin là vô đạo đức.

Perkins lập luận rằng không có một biện pháp tránh thai nào thực sự là miễn phí cả "bởi vì các công ty bảo hiểm sẽ tăng chi phí bảo hiểm và hành chính tới các hãng mua bảo hiểm".

Ông kêu gọi cần có một luật mới để đảm bảo vệ quyền lương tâm thật sự cho mọi người Mỹ.

Cuộc tranh cãi cũng đã gây chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ, trong những ngày gần đây nhiều dân biểu nghị sĩ đã ra mặt chỉ trích việc xử lý của Obama về vấn đề này. Thượng nghị sĩ Joe Manchin (D. bang Virginia), đã đồng bảo trợ một bộ luật để đảo ngược pháp lệnh, trong một bức thư gửi cho Obama tuần trước, ông gọi pháp lệnh là "phản lại người Mỹ" ("un-American").

Còn cựu Thống đốc bang Virginia Timothy M. Kaine, một trong những đồng minh chính trị thân cận nhất của ông Obama, thì cho biết ông Obama phải tìm cho ra một con đường trung đạo.

Thượng Nghị Sĩ Robert Casey của Pennsylvania và Joe Manchin của West Virginia và niên trưởng phe Dân Chủ ở Hạ Viện (House Democratic Caucus Chairman) là dân biểu John Larson của Connecticut đã cùng lên tiếng đòi phải thay đổi chánh sách.

Nhiều chuyên gia về tôn giáo cho biết những biện pháp vá víu ngày hôm nay là không đủ. "Đó chỉ là một trò đánh bóng bộ vỏ bề ngòai", theo lời ông Robert Destro, giáo sư luật tại trường Đại học Catholic University.

Linh mục Frank Pavone, Giám đốc của hội các linh mục phò sự sống, cho biết ngài không hài lòng. "Một giải pháp cho vấn đề này có thể không chỉ bao gồm các người sử dụng lao động của các tôn giáo," Cha Pavone nói. "Tự do tôn giáo bao gồm quyền tự do lương tâm, không chỉ thuộc về các giáo hội mà thôi, nhưng thuộc về mọi người Mỹ. Mà còn có rất nhiều lý do ngòai tôn giáo để phản đối chính sách này."

Bà Marie Hilliard, giám đốc đạo đức sinh học và chính sách công tại Trung tâm National Catholic Bioethics Center, là một y tá (registered nurse) và cũng là một luật sư luật đạo, lưu ý rằng chính quyền đã không thay đổi định nghĩa của những người được miễn trừ. Thay vào đó, Obama đã đưa ra một quy định đặc biệt cho "các nhóm tôn giáo không được miễn."

Nó vẫn chỉ là một định nghĩa hẹp hòi cho các nhà thờ sử dụng và phục vụ giáo dân của họ, không một trường học, bệnh viện, cơ sở xã hội hoặc các mục vụ khác được công nhận trên mã số thuế là một tổ chức tôn giáo được miễn trừ. Cho đến khi việc này được thay đổi, bà Hilliard cho biết, chính phủ vẫn có thể "chọn lựa những 'trái đào', là các nhóm mà chính phủ cho là xứng đáng được miễn trừ."

Trên mặt trận chính trĩ, chỉ trong vòng vài phút sau khi có thông báo, tòa Bạch Cung bắt đầu tung ra các tin tức về sự ủng hộ của một số tổ chức Công giáo, như là Hiệp hội Y tế Công Giáo (CHA) và hội Catholics United.

Cơ sở Planned Parenthood dĩ nhiên hoan nghênh nhiệt liệt.

Nhưng trong bản tin phát cho báo chí vào thứ Sáu, Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa (RNC ) nói rằng Obama đang "cưỡi trên lưng cọp" ("ride the fence") trong vụ việc này. "Đây là một trò chơi nguy hiểm khi đối phó với một quyền cơ bản của Hoa Kỳ đã được bảo vệ bởi Hiến pháp như tự do tôn giáo,".

Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ chưa có bình luận gì về những biến chuyển mới, tuy nhiên ông Anthony Picarello, luật sư của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã đưa ra lời bình luận sơ khởi rằng tòa Bạch Cung vẫn chỉ "có nói mà không có làm" ("all talk, no action")
 
Các Giám Mục tái kêu gọi vận động Nghành Lập Pháp về Tự do Tôn giáo
Phaolô Phạm Xuân Khôi
22:46 10/02/2012
Dưới đây là bản dịch bản tin vừa phát hành tối ngày 10 tháng 2 năm 2012 của HĐGMHK để trả lời “Nhượng Bộ” của Obama. Nguyên văn được đăng ở: http://www.usccb.org/news/2012/12-026.cfm

* * *


WASHINGTON, - Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) đã ban hành công bố dưới đây:

Các giám mục Công Giáo từ lâu đã hỗ trợ quyền được chăm sóc sức khỏe vì sự sống cho tất cả, và quyền làm theo lương tâm của tất cả mọi người tham gia vào tiến trình phức tạp trong việc cung cấp sự chăm sóc sức khỏe ấy. Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra hai phản đối nghiêm trọng đối với luật về "các dịch vụ phòng ngừa" ban hành bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) trong tháng 8 năm 2011.

Thứ nhất, chúng tôi phản đối luật bắt buộc các chương trình bảo hiểm sức khỏe tư nhân – trên toàn quốc, bởi một chữ ký của một quan lại -- phải bao gồm triệt sản và ngừa thai, kể cả những loại thuốc có thể gây ra phá thai. Tất cả các luật buộc buộc khác về "dịch vụ phòng ngừa” là để tránh bệnh tật, mà có thai không phải là một bệnh. Hơn nữa, buộc các chương trình bảo hiểm phải bao gồm các thuốc gây phá thai là vi phạm luật làm theo lương tâm hiện hành của liên bang. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi huỷ bỏ hoàn toàn sắc luật bắt buộc này.

Thứ đến, chúng tôi đã giải thích rằng luật buộc này sẽ áp đặt một gánh nặng rất lớn lao và nghiêm trọng chưa từng có trên lương tâm của những người coi những "dịch vụ" như thế là vô luân: các công ty bảo hiểm bị bắt buộc phải viết các bảo hiểm bao gồm cả điều này; các chủ nhân và trường học bị bắt buộc phải bảo trợ và hỗ trợ loại bảo hiểm này; và các nhân viên và sinh viên bị bắt buộc phải trả tiền cho loại bảo hiểm này. Do đó, chúng tôi kêu gọi Bộ Y Tế, nếu khăng khăng giữ sắc luật buộc này, thì hãy cung cấp một miễn trừ vì lương tâm cho tất cả các những nhóm liên quan này - chứ không chỉ một thiểu số rất nhỏ “những chủ nhân tôn giáo" mà Bộ Y Tế đã đề nghị cho miễn trừ lúc ban đầu.

Hôm nay, Tổng thống đã làm hai điều.

Trước hết, ông đã quyết định giữ lại sắc lệnh bắt buộc này của Bộ Y Tế trên toàn quốc về bảo hiểm bao gồm triệt sản và ngừa thai, kể cả một số thuốc gây phá thai. Điều này vừa không được hỗ trợ trong luật pháp và vẫn còn là một quan tâm luân lý nghiêm trọng. Chúng tôi không thể không nhắc lại điều này, trong khi quá nhiều người chỉ hoàn toàn chú ý đến vấn đề tự do tôn giáo.

Thứ đến, Tổng Thống đã công bố một số thay đổi trong việc luât buộc này sẽ được điều hành như thế nào, mà vẫn còn chưa có chi tiết rõ ràng. Như chúng tôi có thể nói vào lúc này, sự thay đổi có vẻ có những đường nét cơ bản sau:

• Nó vẫn sẽ bắt buộc tất cả các hãng bảo hiểm phải bao gồm các dịch vụ không thể chấp nhận được trong tất cả các bảo hiểm mà họ sẽ viết. Vào lúc này, có vẻ những chủ nhân tôn giáo tự bảo hiểm, và các hãng bảo hiểm tôn giáo, cũng không được miễn trừ luật buộc này.

• Nó sẽ cho phép các chủ nhân vô vị lợi và tôn giáo tuyên bố rằng họ không cung cấp loại bảo hiểm như thế. Nhưng nhân viên và hãng bảo hiểm có thể đồng ý riêng để có thêm loại bảo hiểm này. Người nhân viên sẽ không phải trả thêm tiền để có được loại bảo hiểm ấy, và loại bảo hiểm ấy sẽ được cung cấp như một phần của bảo hiểm của chủ nhân, chứ không phải là một văn kiện phụ riêng biệt.

• Cuối cùng, chúng tôi được cho biết rằng việc gia hạn một năm kể từ ngày có hiệu lực (từ ngày 1 tháng 8 năm 2012 đến ngày 1 tháng 8 năm 2013) có sẵn cho bất kỳ chủ nhân tôn giáo vô vị lợi nào muốn, mà không cần phải làm đơn xin chính phủ hay qua một tiến trình duyệt y.

Những thay đổi này đòi hỏi sự phân tích cẩn thận về luân lý, và hơn nữa, có vẻ lệ thuộc vào một số biện pháp thay đổi. Nhưng chúng tôi lưu ý ngay từ đầu rằng việc thiếu bảo vệ rõ ràng cho các nhóm liên quan chính -- cho các chủ nhân tôn giáo tụ bảo hiểm; cho các chủ nhân có lợi nhuận tôn giáo và thế tục; cho các chủ nhân thế tục vô vị lợi; cho hãng bảo hiểm tôn giáo; và cho các cá nhân – là điều không thể chấp nhận được và phải được sửa đổi. Và trong trường hợp các nhân viên và hãng bảo hiểm đồng ý thêm những loại bảo hiểm không thể chấp nhận được này, nó vẫn được cung cấp như một phần của chương trình bảo hiểm của những chủ nhân không chấp thuận, được tài trợ cùng một cách như phần còn lại của bảo hiểm được cung cấp bởi chủ nhân không chấp thuận này. Điều này cũng gây ra mối quan tâm nghiêm trọng về luân lý.

Chúng tôi chỉ nhận được thông tin về đề nghị này lần đầu tiên sáng hôm nay, và chúng tôi đã không được tham khảo ý kiến trước. Một số thông tin chúng tôi có bằng văn tự và một số bằng miệng. Đương nhiên là chúng tôi sẽ tiếp tục làm áp lực để có sự bảo vệ lương tâm lớn nhất mà chúng ta có thể có được từ Cơ Quan Hành Pháp. Tuy nhiên, bước ra ngoài điều chuyên biệt này, chúng tôi lưu ý rằng đề nghị hiện nay tiếp tục liên quan đến việc xâm phạm của chính phủ một cách không cần thiết vào việc quản trị nội bộ của các tổ chức tôn giáo, và đe dọa của chính phủ cưỡng bách dân chúng và các nhóm tôn giáo phải vi phạm niềm tin sâu sắc nhất của họ. Trong một quốc gia đưa tự do tôn giáo lên thành nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của nó, chúng ta không thể bị giới hạn việc thương lượng trong những phạm vi này. Chỉ có một giải pháp đầy đủ cho vấn đề tự do tôn giáo này là cho Bộ Y Tế để hủy bỏ sắc lệnh bắt buộc phải mua các dịch vụ không thể chấp nhận được này.

Do đó chúng tôi sẽ tiếp tục -- một cách không không kém hăng say, không thiếu ý thức khẩn trương -- những nỗ lực của chúng tôi để sửa đổi vấn đề này qua hai nghành khác của chính phủ. Chẳng hạn như, chúng tôi tái kếu gọi của Quốc Hội để thông qua, và chính phủ để ký, Đạo Luật Tôn Trọng Quyền Làm Theo Lương Tâm. Và chúng tôi tiếp tục kêu gọi các tín hữu Công Giáo, và tất cả các đồng bào người Mỹ của chúng tôi, cùng tham gia vào nỗ lực này để bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm cho tất cả mọi người.
 
Top Stories
Les diocèses de Nha Trang et Phan Thiêt rendent hommage au P. Gérard Moussay décédé le 1er février
Eglises d'Asie, 10 février 2012
08:50 10/02/2012
Vietnam: «Lorsque tu manges le fruit de l'arbre, souviens-toi de celui qui a planté l'arbre»: les diocèses de Nha Trang et Phan Thiêt rendent hommage au P. Gérard Moussay décédé le 1er février

Trente-sept ans après son départ du Vietnam en 1975, le souvenir du P. Gérard Moussay et de son travail missionnaire est resté très vivant dans le pays. À l'occasion de son décès, le 1er février dernier, la Conférence épiscopale du Vietnam et de nombreux évêques, à titre personnel, ont fait part de leur tristesse à la Société des Missions étrangères de Paris (MEP).

Sa disparition a suscité une émotion plus particulière dans la région où il avait travaillé, le diocèse de Nha Trang, dont une partie est devenue le diocèse de Phan Thiêt. Des messes y ont été célébrées pour le repos de son âme, rassemblant une très nombreuse assistance. Le sentiment dominant qui s'est exprimé dans ces célébrations a été la reconnaissance pour le don de Dieu qui leur avait été accordé à travers la personne du missionnaire ainsi que le travail qu’il avait accompli. Un dicton vietnamien, déjà évoqué lors de ses funérailles à Paris le 6 février dernier a été cité à plusieurs reprises : « Lorsque tu manges le fruit de l'arbre, souviens-toi de celui qui a planté l'arbre ». Il s'affichait même sur les banderoles accrochées aux murs de l'église à cette occasion.

Quelques années après son arrivée au Vietnam en 1960, le P. Gérard Moussay avait fondé dans une région qui faisait alors partie du diocèse de Nha Trang, la paroisse de Hiêp Nghia. À la suite d’un démembrement du diocèse, celle-ci appartient aujourd'hui au diocèse de Phan Thiêt. Quelque 80 familles issues de l'exode des catholiques du Nord Vietnam vers le sud en 1954, conduites par le P. Moussay, étaient venues s'établir sur de petites parcelles de forêt sommairement défrichés. Plus de cinquante ans plus tard, le 8 février dernier, l'ensemble de cette communauté - plus de 600 paroissiens au total - arborant tous le bandeau blanc sur le front, signe de deuil traditionnel, participaient à la messe célébrée dans l'église de Hiêp Nghia à l'intention du fondateur défunt de la paroisse. Les plus anciens l’avaient connu personnellement, la majorité en avait beaucoup entendu parler. En 2010, lors de la fête du cinquantenaire de la fondation de la paroisse, on avait évidemment évoqué son nom et son œuvre. Le P. Moussay, invité aux célébrations, se préparait à partir pour le Vietnam lorsque des ennuis cardiaques l'obligèrent à se faire hospitaliser.

L'attachement de la population de la région au missionnaire récemment décédé s'est exprimé dès la procession d'ouverture. Le portrait du missionnaire défunt, porté en tête, immédiatement derrière la croix, était suivi par le groupe de notables du conseil paroissial de Hiêp Nghia, puis par des représentants des sept paroisses environnantes où le jeune missionnaire avait, d'une façon ou d'une autre, exercé son ministère. Les prêtres et les religieuses fermaient la marche. Chacun est venu se prosterner devant le portrait, bâtonnets d'encens allumés à la main.

L'évêque de Phan Thiêt, Mgr Joseph Vu Duy Thông, un ami du P. Moussay qu'il avait surtout connu lors de ses études universitaires à Paris, avait tenu à présider la messe. Dans son homélie, il a évoqué un certain nombre de souvenirs. S'appuyant sur le discours du Christ après la Cène dans l'évangile de Jean, il a présenté le séjour et l'oeuvre du missionnaire dans la région comme un don de Dieu et a exprimé sa reconnaissance à la Société des Missions étrangères de Paris.

La veille, le 7 février, la communauté catholique de la petite paroisse de Cu Mi (diocèse de Phan Thiêt) que le P. Moussay avait desservi entre 1960 et 1961, s'était également rassemblée pour participer à une célébration eucharistique à ses intentions.

Le 9 février, dans la cathédrale de Nha Trang, Mgr Joseph Vo Duc Minh, évêque du diocèse, ainsi que Mgr Paul Nguyên Van Hoa, évêque émérite de Nha Trang et 25 prêtres ont concélébré une messe pour le repos de l'âme du P. Gérard Moussay. Dans sa présentation du défunt au début de la célébration, Mgr Joseph Minh a insisté sur les liens profonds qui s'étaient établis entre le diocèse de Nha Trang et le missionnaire. Dans son homélie il a résumé ainsi son séjour dans le diocèse : « Immédiatement après son ordination à 26 ans, le P. Gérard Moussay a été envoyé dans le diocèse de Nha Trang. Il exerça d'abord son ministère dans deux paroisses, Phuoc An et Phuoc Thiên, puis fut envoyé dans la province de Binh Thuy où il a été chargé des paroisses de Tân Ly, Hiêp Nghia et Hiêp An (1959-1968). Après 10 ans de ministère paroissial, il s'engagea dans l'étude de la langue et de la culture cham au Centre culturel Cham de Phan Rang (1968-1975)».

Après avoir évoqué le reste de son itinéraire missionnaire, en Indonésie et ensuite aux archives des Missions étrangères de Paris, l'évêque concluait : « Véritablement, c'est avec tout son coeur que le P. Moussay a étudié la langue et la culture des régions où il était envoyé en mission. Il s'est ainsi employé à apporter le Seigneur Jésus à tous, aux catholiques comme aux païens. Le diocèse de Nha Trang est fier de ce prêtre qui a ainsi pu conjuguer harmonieusement ces deux missions ».

(Source: Eglises d'Asie, 10 février 2012)
 
Has Former Cuban Dictator Fidel Castro ‘Rediscovered Jesus?’
Miami New Times
14:17 10/02/2012
Cuba's ailing former leader Fidel Castro, 85, is certainly no friend of the United States. But new reports have some wondering if the former president is now looking to become a comrade of...Jesus Christ. According to media reports, Castro's daughter, Alina Fernandez, is claiming that her father has become more friendly to religion as his life is nearing a close.

Now, it is important to note that Fernandez is estranged from her father, so it's unclear just how much inside information she has regarding his faith views. See, Fernandez was born to one of Castro's mistresses who fled to Spain with her daughter back in 1993 (Fernandez is now based in Miami). That being said, her words are still worth noting, especially considering news that has purportedly leaked from a Vatican source.

"He has rediscovered Jesus at the end of his life," Fernandez was quoted as saying in La Repubblica, a popular Italian newspaper. The complete translation of her comments, as reported by ABC News, is as follows:

“During this last period, Fidel has come closer to religion: he has rediscovered Jesus at the end of his life. It doesn’t surprise me because dad was raised by Jesuits.”

This same article goes on the quote an unnamed, high-ranking Vatican official as well -- an individual who is helping organize Pope Benedict XVI's upcoming trip to Cuba.

"Fidel is at the end of his strength. Nearly at the end of his life. His exhortations in the party paper Granma, are increasingly less frequent," the unnamed source said. "We know that in this last period he has come closer to religion and God."

This is causing some to wonder if the former leader will be seeking out forgiveness and a clean slate with the Pople next month. The Associated Press has more regarding Pope Benedict's impending trip to Cuba:

The Roman Catholic Church in Cuba has announced the dates and a partial itinerary for Pope Benedict XVI's much-anticipated visit to the island, the first by a pontiff since John Paul II's groundbreaking 1998 tour.

The church said in a statement Sunday that the pontiff will be in Cuba from March 26 to 28, following a visit to Mexico.


Fidel Castro With Brother Raul, Who After Taking Control in 2008 Has Introduced A New and Once Unthinkable Push …

This trip is noteworthy for a number of reasons. To begin, Castro has a complicated history with the Catholic Church. He was excommunicated in 1962 and, considering his treatment of citizens and his nation's isolation, he hasn't always had the most favorable interactions with Christian leadership. However, since his brother, Raul, has taken over, conditions seem to be improving. NPR reports:

The origins of Pope Benedict's upcoming trip to Cuba can partly be traced back to events at the church in the spring of 2010. At that time, government-organized mobs attacked the women outside the church as foreign television cameras rolled.

Cuba's church leaders intervened, and in the dialogue with Raul Castro that followed, more than 100 jailed dissidents were freed. [...]

Under Raul Castro, Cuba's Catholic Church has recovered a degree of prominence it hasn't had in 50 years. Castro said the island will welcome the pope with affection and respect, announcing he would pardon nearly 3,000 more prisoners in advance of the papal visit.

"This is a demonstration of the strength and generosity of the Cuban Revolution," Castro said in a Dec. 23 speech to Cuba's parliament.


All things considered, it is quite possible that the former dictator (Fidel) has renounced his past behaviors and is prepared to ask the Pope for forgiveness, while seeking to re-join his long-lost faith tradition.

(Source: H/T: Miami New Times)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Đông Mỹ GP Quy Nhơn
GM. Phêrô Nguyễn Soạn
07:58 10/02/2012
Bài Giảng Thánh Lễ Cung Hiến Nhà Thờ Đông Mỹ Của Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, GM. GPQN

- Kính thưa Đức Cha Vinh Sơn, Giám Mục Ban Mê Thuột, Đức Cha Phó, Cha Tổng Đại Diện

- Quý cha hạt trưởng, cha sở Đông Mỹ, quý cha,

- Quý tu sĩ, chủng sinh,

- Quý ân nhân xa gần và anh chị em thân mến.

Xem hình

Hôm nay chúng ta vui mừng cùng nhau dâng lên Chúa lời tạ ơn nhân dịp cung hiến nhà thờ Đông Mỹ. Trong bầu khí trang nghiêm và đạo đức này, chúng ta hãy dừng lại giây lát suy niệm các bài đọc của Lời Chúa hôm nay để định hướng cuộc sống cho mình.

Bài đọc I trích từ sách các Vua quyển thứ nhất, thuật lại việc sau khi xây xong đền thờ Giêrusalem, vua Salomon đứng giữa đền thờ cầu nguyện để xin Chúa ghé mắt đến đền thờ đang được hiến dâng. Chính Salomon ngày xưa và chúng ta hôm nay đều ý thức Thiên Chúa là Đấng tạo thành vũ trụ bao la, các tầng trời không thể chứa được, thì ngôi đền thờ đối với Người là quá nhỏ bé. Nhưng vì yêu thương con người nên Chúa vui lòng ngự đến ở trong đền thờ. Trong khiêm cung, chúng ta cầu xin Chúa đến ngự trong ngôi nhà thờ của chúng ta, ngôi thánh đường mà chúng ta cung hiến cho Chúa hôm nay.

Bài đọc thứ II trích thư thứ nhất I của thánh Phêrô, nhắc chúng ta rằng: đền thờ làm bằng gỗ đá quan trọng, nhưng đền thờ thiêng liêng được xây dựng bằng chính con người mới là điều đáng ghi nhớ. Thánh Phêrô dạy: “Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi đền thờ thiêng liêng” (1Pr 2,5).

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng việc tôn thờ Thiên Chúa không dừng lại ở ngôi đền thờ vật chất mà phải đi từ vật chất đến tinh thần, trong đó cốt lõi đời sống người Kitô hữu là bác ái, là yêu thương. Muốn thờ lạy Chúa cho xứng đáng, không phải chỉ xây cất nhà thờ mà phải thờ Chúa “trong tinh thần và trong chân lý”. Thật vậy, Chúa Giêsu không muốn phá đổ hoàn toàn mọi hình thức tế tự bên ngoài, vì nó biểu hiện cụ thể tâm tình bên trong và giúp đưa tâm hồn con người đi từ thực tại hữu hình đến thực tại vô hình. Điều Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta là phải vượt qua tinh thần câu nệ hình thức như của người Do Thái để vươn lên Thiên Chúa là Đấng vô hình đầy tình yêu. Luật Môisen nhường chỗ cho luật bác ái. Đền thờ Giêrusalem được thay thế bằng đền thờ thiêng liêng là chính Đức Kitô Phục Sinh, chân lý của Chúa Cha. Cụ thể, khi thực thi bác ái với anh em đồng loại chính là chúng ta thờ Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý.

Điều gì mang lại sự khác biệt giữa ngôi thánh đường với một ngôi nhà bình thường. Chúa Giêsu đã trả lời: “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện”. Nói như vậy, Chúa có ý dạy nhà thờ tuy là công trình kiến trúc kỳ diệu, thu hút người tín hữu đến kính viếng, nhưng không phải chỉ khâm phục những đường nét nghệ thuật, những trang trí mỹ lệ, những kính màu rực rỡ, mà còn phải khâm phục cung kính dấu chỉ Mầu Nhiệm, biết nhận ra nơi đây con đường đạo đức dẫn đưa con người từ khả giác đến vô hình.

Nhà thờ là trái tim của giáo xứ, nơi lôi kéo ơn Chúa xuống cho các tín hữu và chuyển lời cầu của các tín hữu lên Thiên Chúa. Điều này giúp các tín hữu và tất cả những tâm hồn thiện chí cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa sống động, toàn năng, vô cùng lớn lao, vô cùng tốt đẹp, đang mời mọi người đến tìm Chúa khi Chúa ngự nơi đây; có lúc chúng ta phải khát khao tìm kiếm mới gặp, vì Người luôn hiện diện trong cõi thâm sâu của lòng người.

Anh chị em thân mến,

Nhà thờ Đông Mỹ được cung hiến hôm nay là niềm hãnh diện cho giáo xứ, là kết quả của bao công khó trải dài gần 2 năm 9 tháng kể từ khi làm phép viên đá đầu tiên vào ngày 28.05.2009. Trong tâm tình cảm mến và tri ân đối với Thiên Chúa, tác giả những kỳ công, chúng ta cũng dạt dào lòng biết ơn đối với nhiều người đã cầu nguyện, góp công góp của, trải qua những ngày tháng nắng mưa cam khổ để xây dựng ngôi thánh đường này. Từ đây, trong ngôi thánh đường này sẽ vang lên những lời ca tiếng hát, cử hành những bí tích, những thánh lễ tạ ơn…. để ngợi ca tình Chúa, cầu nguyện cho quê hương đất nước và cho mọi người không phân biệt lương giáo.

Chúng ta, nhất là giáo dân Đông Mỹ, hãy ra sức sớm chiều kinh lễ, đặc biệt các ngày Chúa Nhật và lễ trọng tham dự đông đủ. Mặt khác, chúng ta hãy thực thi bác ái theo tinh thần Chúa Giêsu dạy, không chỉ với nhau mà còn hướng lòng về những người xung quanh để giới thiệu Thiên Chúa là Tình yêu cho họ. Có như vậy mỗi người chúng ta góp phần biến giáo xứ Đông Mỹ đầy niềm tự hào và có bề dày lịch sử truyền giáo, thành một giáo xứ có đức tin vững chắc và lòng mến sắc son; biến ngôi thánh đường mới nầy thành chứng tích một quá khứ hào hùng, hứa hẹn một tương lai tươi sáng; đồng thời qua đó biến đổi chính bản thân mình thành những viên đá sống xây dựng Đền thờ của Chúa Thánh thần là chính Hội Thánh Chúa.

Qua lời cầu bàu của Đức Maria Hồn Xác Lên Trời quan thầy giáo xứ Đông Mỹ, xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác cho giáo xứ và biến giáo xứ ngày càng trở nên điểm sáng ngời trong công cuộc truyền giáo của giáo phận. Amen.

.
 
Thánh Lễ Tạ Ơn 60 năm Linh Mục của Đức Ông Laurenso Phạm Hân Quynh
Thùy Chi
08:46 10/02/2012
HẢI PHÒNG – Lúc 9 giờ 30 sáng ngày 9.2.2012, tại quảng trường giáo xứ Đông Xuyên (xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng), Đoàn Nghĩa tử của Đức ông Laurenso Phạm Hân Quynh đã long trọng mừng 60 năm Linh mục (5.4.1952 - 5.4.2012) cho ngài. Đức cha Giuse Vũ văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng chủ sự thánh lễ cùng với các Đức cha Laurenso Chu văn Minh Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội; Đức cha Giuse Nguyễn văn Yến, nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm; Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm và 54 linh mục trong ngoài giáo phận.

Xem hình ảnh

Đến tham dự thánh lễ này có quí vị chính quyền các cấp của tỉnh Hải Phòng; đoàn Giáo xứ Đông Xuyên tại Giáo phận Bà Rịa – Vũng Tàu do cha Phaolo Nguyễn Thành Lai làm trưởng đoàn; đoàn giáo xứ Trì Chính (giáo phận Phát Diệm) có cha xứ Px. Trần Duy Hưng và cha xứ Chính tòa Phát Diệm - Phêrô Nguyễn Hồng Phúc nguyên Chính xứ Trì Chính cùng Ban hành giáo và đại diện giáo dân quê hương Trì Chính của Đức ông; quí khách từ Tổng Giáo phận Hà Nội là Giáo xứ Hà Đông, giáo xứ Thái Hà; giáo dân giáo xứ Súy Nẻo (Giáo phận Hải Phòng), quí thân nhân, ân nhân, những người con thiêng liêng, bà con giáo dân của ba giáo xứ Đông Xuyên, Xuân Hòa, Tiên Đôi và những người quen biết Đức ông. Ước chừng có hơn 3000 người đã cùng về hòa chung niềm vui trong thánh lễ tạ ơn.

Từ chiều hôm trước, lúc 18 giờ ngày 8.2.2012 đã có thánh lễ cầu cho Tiền Nhân và Quý ân nhân của Đức ông Laurenso Phạm Hân Quynh. Thánh lễ do cha Anton Nguyễn văn Uy chủ tế. Sau thánh lễ, đại diện các hội đoàn của Cộng đoàn ba giáo xứ Xuân Hòa, Đông Xuyên và Tiên Đôi lên chúc mừng Đức ông. Chương trình Đêm Hội Thánh Ca Tạ Ơn được diễn ra trong 2 tiếng đồng hồ thu hút cả nghìn người tới dự.

Khi ở lại Xuân Hòa từ năm 1972, sau 12 năm quản chế, Đức ông Laurenso Phạm Hân Quynh đã bắt đầu đón nhận các ơn gọi, đến giờ này ngài đã có 9 linh mục là con thiêng liêng của ngài, đó là các cha:

1. Cha Phanxico Xavie Nguyễn Trường Triều (1924 – 23.12.2006), đã qua đời tại Hoa Kỳ;
2. Cha Anton Nguyễn văn Uy, chịu chức Linh mục ngày 19.3.1976, Chính xứ Thư Trung (xã Đằng Lâm, huyện Hải An, tỉnh Hải Phòng);
3. Cha Giuse Nguyễn văn Luân, chịu chức Linh mục ngày 9.6.1994, Chính xứ Khúc Giản (xã An Tiến, huyện An Lão, tỉnh Hải Phòng);
4. Cha Giuse Nguyễn văn Thông, chịu chức Linh mục ngày 24.1.1998, Chính xứ Chính tòa Hải Phòng (46 Hoàng văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng);
5. Cha Phêrô Hoàng văn Thịnh, chịu chức Linh mục ngày 8.9.1998, Chính xứ Bùi Hòa (xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Phòng);
6. Cha Phêrô Nguyễn văn Lập, chịu chức Linh mục ngày 2.2.2004, Chính xứ Đông Khê (xã Đông Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh);
7. Cha Toma Nguyễn văn Vinh, chịu chức Linh mục ngày 2.2.2004, Chính xứ Liễu Dinh (xã Trường Thọ, huyện An Lão, tỉnh Hải Phòng);
8. Cha Giuse Hoàng văn Thiều, chịu chức Linh mục ngày 7.10.2007, Phụ tá xứ Đông Xuyên (xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng);
9. Cha Phêrô Nguyễn văn Diện, chịu chức Linh mục ngày 22.5.2011, Mục vụ tại Pháp.

Đức ông Laurenso Phạm Hân Quynh sinh ngày 30.8.1926 tại giáo xứ Trì Chính, giáo phận Phát Diệm, từ năm lên 9 tuổi được nhận vào nhà thờ giúp lễ. Đến năm 16 tuổi vào học trường Providence (Thiên Hữu – Huế). Năm 1944, thầy học tại Đại Chủng viện Liễu Giai Hà Nội. Sau đó chuyển sang học tại Dòng Châu Sơn Ninh Bình và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, rồi học ở Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội.

Năm 1949, thầy đi du học tại Đại học Công Giáo Paris, đồng thời học song song Đại Học Sorbone. Ngày 5.4.1952, thầy được chịu chức linh mục ở tuổi 26 và trở về Việt Nam, là linh mục Địa phận Hà Nội.

Tháng 6.1956, sau hai năm mục vụ tại Hà Nội, cha đã theo Đức cha Phêrô Khuất văn Tạo về phục vụ tại Hải Phòng.

Từ ngày 12.10.1960 đến ngày 25.10.1972 cha bị quản chế. Và sau ngày hết quản chế cha vẫn bị buộc cư trú tại giáo xứ Xuân Hòa cho tới năm 1989 mới hoàn toàn tự do. Năm 1979, Đức cha Giuse Nguyễn Tùng Cương đặt cha làm Cha Chính Địa phận cho tới năm 1999.

Ngày 10.8.2009, cha Hân Quynh đón nhận tước hiệu Đức Ông do Đức Thánh Cha Benedicto XVI ban tặng.

Hiện nay, Đức ông Laurenso Phạm Hân Quynh 87 tuổi, đương nhiệm Chính xứ Đông Xuyên, Xuân Hòa và Tiên Đôi.
 
Gợi ý cho một Quy chế Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ
Ủy ban Giáo dân HĐGMVN
11:46 10/02/2012
GỢI Ý CHO MỘT QUY CHẾ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ
MỘT QUY CHẾ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ


Dưới sự hướng dẫn và nâng đỡ rất ân cần của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân, Ban Biên soạn Đề cương Quy chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ của Ủy ban Giáo dân (trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam) đã thực hiện tạm xong tập sách mỏng này: Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ.

Trình bày về quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ, tập sách có sáu chương (33 điều): Chương I: Tổ chức hội đồng mục vụ; Chương II: Nhiệm vụ và quyền lợi; Chương III: Tuyển chọn; Chương IV: Nhận chức, sinh hoạt, nhiệm kỳ; Chương V: Nội quy giáo xứ TC "NỘI QUY CỦA GIÁO XỨ", và Chương VI: Lời kết.

Tuy rất mong muốn được đặt mình vào toàn bộ tổ chức và sinh hoạt của Giáo hội: Giáo hội hoàn vũ, giáo hội tại từng quốc gia hay vùng lãnh thổ, giáo phận, giáo hạt để có thể được nhận biết cách đầy đủ hơn, Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ xin được khất lại ở dịp khác những điều khoản có liên quan cách riêng biệt hơn của quy chế đối với các cấp: giáo hạt, giáo phận, toàn quốc....

Kính xin quý vị hữu trách, những nhà chuyên môn, và quý anh chị em xa gần vui lòng tiếp tục góp ý thêm cho công trình nhỏ bé này để tập Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ thực sự góp phần cho việc biên soạn Quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ tại các giáo xứ của nhiều giáo phận. Chân thành cảm ơn quý vị trước. Nguyện xin Thiên Chúa ban dồi dào ơn lành của Ngài trên chúng ta.

* Chương I
TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

Điều 1. Giáo xứ[1]

Giáo xứ là gia đình/cộng đoàn các tín hữu:

(1) cư ngụ trong một địa hạt;[2]
(2) cùng nhau thi hành sứ vụ:
- tôn thờ Thiên Chúa
- học hỏi và loan truyền Tin mừng
- thực thi bác ái cộng đồng.
(3) được hưởng tính cách pháp nhân theo luật;[3]
(4) được thành lập, thay đổi hoặc giải tán do giám mục giáo phận;[4]
(5) được giám mục giáo phận uỷ thác cho linh mục chính xứ (cha sở, cha xứ) chăm sóc.[5]

Điều 2. Linh mục chính xứ[6]

Linh mục chính xứ là người:

(1) mục tử (chủ chăn) riêng của giáo xứ;[7]
(2) hướng dẫn cộng đoàn giáo xứ, thi hành nhiệm vụ thánh hoá, giảng dạy, và phục vụ (tư tế, ngôn sứ và vương đế) dưới quyền của giám mục giáo phận;[8]
(3) đại diện của giáo xứ trong tất cả mọi hành vi pháp lý, liên đới và hiệp thông với mọi người.[9]

Điều 3. Hội đồng mục vụ giáo xứ[10]

Hội đồng mục vụ giáo xứ / Hội đồng giáo xứ / Hội đồng mục vụ là cơ chế gồm đại đa số là những giáo dân thuộc giáo xứ:

(1) được giám mục giáo phận cho phép thành lập (nếu ngài xét thấy thuận lợi);[11]
(2) có quyền tư vấn và được điều hành theo các quy tắc do giám mục giáo phận ấn định;[12]
(3) cộng tác với linh mục chính xứ thi hành sứ vụ Tin mừng, góp phần xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn dân Thiên Chúa, sống làm chứng và loan truyền Tin mừng, yêu thương, phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người;[13]
(4) đặc biệt cộng tác với linh mục chính xứ trong việc quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt trong giáo xứ, xây đắp tình liên đới, hiệp thông của những người anh chị em thuộc gia đình giáo xứ.[14]

Điều 4. Thành phần hội đồng mục vụ giáo xứ / hội đồng mục vụ / hội đồng giáo xứ

Cách tổng quát hội đồng mục vụ giáo xứ bao gồm các thành viên được cộng đoàn tín nhiệm và được giám mục giáo phận hoặc linh mục chính xứ bổ nhiệm tham gia vào sinh họat chung trong giáo xứ. Tùy từng trường hợp cụ thể,

(1) nghĩa thứ nhất (hẹp): hội đồng mục vụ giáo xứ gồm ban thường vụ và các uỷ viên;
(2) nghĩa thứ hai (rộng): hội đồng mục vụ giáo xứ gồm ban thường vụ, các uỷ viên, các trưởng của các giáo họ (ban chấp hành), các trưởng của các giới (ban trị sự), và các trưởng của các hội đoàn (ban phục vụ);
(3) nghĩa thứ ba (mở rộng): hội đồng mục vụ giáo xứ gồm ban thường vụ, các uỷ viên, tất cả các thành viên thuộc các ban chấp hành các giáo họ, các ban trị sự các giới, và các ban phục vụ các hội đoàn trong giáo xứ.

Điều 5. Các chức vụ trong ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ

Các chức vụ trong ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ gồm có:[15]

(1) chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ (chánh trương);
(2) phó chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ, đặc trách nội vụ (phó trương nội vụ);
(3) phó chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ, đặc trách ngoại vụ (phó trương ngoại vụ);
(4) thư ký hội đồng mục vụ giáo xứ; và
(5) thủ quỹ hội đồng mục vụ giáo xứ.

Điều 6. Các uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ

Các uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ là chức vụ của các thành viên trực thuộc ban thường vụ, có nhiệm vụ phụ trách các lãnh vực chuyên môn để phục vụ giáo xứ, hoặc có trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành các ban mục vụ giáo xứ.

[16] Trong giáo xứ, có thể có các chức vụ uỷ viên sau:
(1) uỷ viên mục vụ phụng tự,
(2) uỷ viên mục vụ giáo lý,
(3) uỷ viên mục vụ thánh nhạc,
(4) uỷ viên mục vụ giới trẻ,
(5) uỷ viên mục vụ thiếu nhi,
(6) uỷ viên mục vụ truyền giáo,
(7) uỷ viên mục vụ bác ái xã hội-Caritas Việt Nam
(8) uỷ viên mục vụ hôn nhân và gia đình,
(9) uỷ viên mục vụ di dân,
(10) uỷ viên âm thanh, ánh sáng,
(11) uỷ viên lễ tân, khánh tiết,
(12) uỷ viên quản trị tài sản giáo xứ.

Điều 7. Các chức vụ trong ban chấp hành giáo họ

Ban chấp hành giáo họ gồm có:[17]

(1) trưởng giáo họ (trùm chánh);[18]
(2) phó giáo họ, đặc trách nội vụ (trùm phó nội vụ);
(3) phó giáo họ, đặc trách ngoại vụ (trùm phó ngoại vụ);
(4) thư ký giáo họ; và
(5) thủ quỹ giáo họ.

Điều 8. Các chức vụ trong ban chấp hành giáo khu (xóm giáo)

Ban chấp hành giáo khu gồm có:[19]

(1) trưởng giáo khu (trưởng khu/xóm);
(2) phó giáo khu, đặc trách nội vụ (phó khu/xóm nội vụ);
(3) phó giáo khu, đặc trách ngoại vụ (phó khu/xóm ngoại vụ);
(4) thư ký giáo khu/xóm;
(5) thủ quỹ giáo khu/xóm.

Điều 9. Các chức vụ trong các giới, các hội đoàn tông đồ

Được tổ chức và sinh hoạt theo nội quy riêng, tên gọi các chức vụ trong ban trị sự các giới và ban phục vụ các hội đoàn tùy thuộc vào cơ chế tổ chức của các giới và các hội đoàn: trưởng giới trẻ, phó giới trẻ, trưởng huynh đoàn, phó huynh đoàn, trưởng xứ đoàn, phó xứ đoàn, hội trưởng, hội phó, trưởng nhóm, phó nhóm....[20]

Để khái quát hóa, tên gọi các chức vụ trong các giới và các hội đoàn tông đồ được hiểu như sau:
(1) trưởng của giới/hội đoàn là vị đứng đầu của giới/hội đoàn;
(2) phó nội vụ của giới/hội đoàn là vị đứng thứ hai sau trưởng của giới/hội đoàn;
(3) phó ngoại vụ của giới/hội đoàn là vị đứng thứ ba sau trưởng và phó nội vụ của giới/hội đoàn;
(4) thư ký của giới/hội đoàn là vị đứng thứ tư sau trưởng, phó nội vụ, phó ngoại vụ của giới/hội đoàn;
(5) thủ quỹ của giới/hội đoàn là vị đứng thứ năm sau trưởng, phó nội vụ, phó ngoại vụ, thư ký của giới/hội đoàn.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG MỤC VỤ GIÁO XỨ
LINH MỤC CHÍNH XỨ


* Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI

Điều 10. Nhiệm vụ của linh mục chính xứ đối với hội đồng mục vụ giáo xứ[21]

Là chủ chăn riêng của giáo xứ, chịu trách nhiệm hướng dẫn tinh thần và sinh hoạt mục vụ của giáo xứ, linh mục chính xứ:

(1) có thể mời linh mục phụ tá và đại diện các tu sĩ tham gia vào sinh hoạt của hội đồng mục vụ giáo xứ;[22]
(2) chủ trì và là người chịu trách nhiệm các phiên họp, các cuộc sinh hoạt của hội đồng mục vụ giáo xứ (khi vắng mặt, có thể ủy nhiệm cho linh mục phụ tá hoặc cho chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ);[23]
(3) tạo bầu khí đối thoại, trợ lực, hiệp thông và hợp tác lành mạnh: “thống nhất trong điều chính, tương nhượng trong điều phụ, bác ái trong mọi sự”;[24] tiếp nhận, duyệt xét và phê chuẩn những kiến nghị được đa số các thành viên tán thành (tôn trọng đúng mức tính tư vấn của hội đồng mục vụ giáo xứ);[25]
(4) lo liệu việc huấn luyện và bồi dưỡng cho các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ về phương diện thiêng liêng, nhân bản, chuyên môn nhằm nâng cao năng lực phục vụ và làm việc tập thể; nhờ đó, góp phần hoàn thành sứ vụ yêu thương và phục vụ;
(5) nên chuyển dần sự lãnh đạo và điều hành của mình trong tư cách là chủ chăn riêng của giáo xứ được giám mục giáo phận trao phó:[26] từ truyền lệnh sang chỉ dẫn, kế tiếp là trợ lực, sau cùng là uỷ thác nhằm tạo thuận lợi cho các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ ngày càng chủ động và tích cực hơn trong việc xây dựng giáo xứ.

Điều 11. Nhiệm vụ của hội đồng mục vụ giáo xứ

Nắm bắt tình hình chung của giáo xứ, nhất là hiện trạng đời sống đức tin và phong hóa trong giáo xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ cùng với linh mục chính xứ (và dưới sự hướng dẫn của ngài):

(1) góp phần tích cực trong việc hoạch định chương trình mục vụ, đề ra phương thức và phân công thực hiện;
(2) phối hợp hài hoà các công tác của các đơn vị mục vụ trong sự tôn trọng tính tự lập của từng đơn vị;
(3) theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, và báo cáo kết quả;
(4) góp phần giải quyết những vấn đề (hài hòa những khác biệt, xóa dần những xung khắc, giải tỏa những bất đồng) trong tinh thần liên đới, tương trợ và hiệp thông;
(5) góp phần chia sẻ trách nhiệm trong việc quản trị tài sản giáo xứ;[27]
(6) tích cực bồi dưỡng tri thức, nâng cao tinh thần, tạo thêm năng lực làm việc tập thể và dấn thân phục vụ trong yêu thương.

Điều 12. Nhiệm vụ của ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ

Cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với linh mục chính xứ trong việc quản trị giáo xứ, ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ cùng với linh mục chính xứ (và dưới sự hướng dẫn của ngài):

(1) thực hiện việc lãnh đạo và quản trị, tổ chức và điều hành giáo xứ (quan tâm đặc biệt đến những vấn đề cấp giáo xứ);
(2) soạn thảo chương trình nghị sự cho các phiên họp của giáo xứ, kế hoạch mục vụ của từng dịp lễ (theo mùa), đề xuất những sáng kiến mục vụ phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của giáo xứ, trao đổi với các thành viên liên hệ nhằm chuẩn bị cho việc phân công thực hiện, tích cực thi hành và giúp người khác thi hành thật tốt các nghị quyết đã được phê duyệt;
(3) phát triển, nâng cao đời sống tôn giáo và xã hội của mọi người trong giáo xứ, đặc biệt của những gia đình lâm cảnh túng nghèo và những người bị bỏ rơi.

Điều 13. Nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ

Cùng với linh mục chính xứ (và dưới sự hướng dẫn của ngài), chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ có nhiệm vụ:

(1) chịu trách nhiệm chung về hội đồng mục vụ giáo xứ trong việc lãnh đạo và điều hành, hoạch định chương trình mục vụ... để giáo xứ được thăng tiến trong chính sứ vụ của giáo xứ;
(2) quán xuyến cách tổng quát mọi sinh họat mục vụ, động viên cộng đoàn giáo xứ, cách riêng các thành viên hội đồng mục vụ, nhất là các thành viên ban thường vụ, nhằm tạo bầu khí đối thoại, hiệp thông, hợp tác lành mạnh...;
(3) khi được uỷ nhiệm của linh mục chính xứ, chủ trì các phiên họp của hội đồng mục vụ giáo xứ, các buổi sinh hoạt của ban thường vụ;
(4) thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ trong những trường hợp được uỷ nhiệm, nhưng không có quyền đồng thuận những gì trái nghịch quyền lợi của giáo xứ.

Điều 14. Nhiệm vụ của phó chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ, đặc trách nội vụ

Cùng với linh mục chính xứ (và dưới sự hướng dẫn của ngài), phó chủ tịch đặc trách nội vụ của hội đồng mục vụ giáo xứ có nhiệm vụ:

(1) hợp tác với chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ; thay thế chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ khi vị này vắng mặt, để chịu trách nhiệm chung về hội đồng mục vụ giáo xứ trong việc lãnh đạo và điều hành, hoạch định chương trình mục vụ... sao cho giáo xứ được thăng tiến trong chính sứ vụ của giáo xứ;
(2) phối hợp các sinh hoạt mục vụ giáo xứ trong những trường hợp được uỷ nhiệm, đặc biệt các sinh hoạt thuộc lãnh vực phụng tự và huấn giáo;
(3) thực hiện các sinh hoạt thuộc các lãnh vực trên khi giáo xứ không có ủy viên chuyên trách.[28]

Điều 15. Nhiệm vụ của phó chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ, đặc trách ngoại vụ

Cùng với linh mục chính xứ (và dưới sự hướng dẫn của ngài), phó chủ tịch đặc trách ngoại vụ của hội đồng mục vụ giáo xứ có nhiệm vụ:

(1) hợp tác với chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ; thay thế chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ khi vị này và phó chủ tịch nội vụ của hội đồng mục vụ giáo xứ vắng mặt, để chịu trách nhiệm chung về hội đồng mục vụ giáo xứ trong việc lãnh đạo và điều hành, hoạch định chương trình mục vụ... sao cho giáo xứ được thăng tiến trong chính sứ vụ của giáo xứ;
(2) phụ trách việc liên lạc với bên ngoài giáo xứ trong những trường hợp được uỷ nhiệm: thường là phối hợp các sinh hoạt thuộc lãnh vực tông đồ, bác ái xã hội (đặc biệt quan tâm đến người nghèo, neo đơn, bệnh tật...), phát triển và truyền bá đức tin, chăm sóc các lớp giáo lý dự tòng;
(3) thực hiện công việc thuộc các lãnh vực trên khi giáo xứ không có ủy viên chuyên trách.[29]

Điều 16. Nhiệm vụ của thư ký hội đồng mục vụ giáo xứ

Cộng tác với linh mục chính xứ và ban thường vụ trong công việc sổ sách của giáo xứ, thư ký hội đồng mục vụ giáo xứ có nhiệm vụ:

(1) giúp phác thảo các chương trình sinh hoạt được giao phó, trình duyệt... và thực hiện các bản báo cáo trình linh mục chính xứ;
(2) soạn thảo các chương trình, thống nhất với vị chủ tọa và giữ chương trình, đọc các văn thư, và ghi biên bản các phiên họp giáo xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ và ban thường vụ;[30]
(3) thông tin, liên lạc văn thư, báo cáo các số liệu giáo xứ, thực hiện và lưu trữ sổ sách giáo xứ, văn thư của giáo xứ;
(4) phối hợp với các thư ký giáo họ về sổ gia đình Công giáo, cập nhật những số liệu về giáo xứ.

Điều 17. Nhiệm vụ của thủ quỹ hội đồng mục vụ giáo xứ

Cộng tác với linh mục chính xứ và ban thường vụ trong công việc tài chánh, thủ quỹ hội đồng mục vụ giáo xứ có nhiệm vụ:

(1) dưới sự thống nhất của linh mục chính xứ và cùng với chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ, quản lý tài chánh của hội đồng mục vụ giáo xứ (không phải tài chánh giáo xứ);
(2) cùng với các vị hữu trách lo liệu việc gây quỹ cho giáo xứ, cho hội đồng mục vụ giáo xứ khi được ủy thác;[31]
(3) phối hợp với kế toán viên (người phải lo sổ sách chi thu cách đầy đủ và minh bạch theo biểu mẫu chung của giáo phận) để cùng thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định của giáo xứ;
(4) góp phần vào việc quản trị tài sản giáo xứ: trông coi, bảo trì, tu bổ cơ sở của giáo xứ, và thực hiện các giấy tờ sổ sách tài chánh, tài sản liên hệ;
(5) nhận quyết định của linh mục chính xứ về việc cất giữ hoặc làm sinh lời ngân khoản chưa sử dụng đến;
(6) được chi theo hạn mực quy định cho những công việc chính đáng của hội đồng mục vụ giáo xứ (theo tiêu chuẩn chung của giáo phận).

Điều 18. Nhiệm vụ của các uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ

Cộng tác với linh mục chính xứ và ban thường vụ trong công việc chuyên môn, các uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ có nhiệm vụ:

(1) hợp tác với ban thường vụ và với nhau để thực hiện các phần việc chuyên môn của mình trong sự tương kính, tương nhượng và tương trợ;
(2) tạo mối dây liên kết và hoà hợp trong và giữa các giới, các hội đoàn, các gia đình trong giáo xứ, để thi hành việc phục vụ, sứ vụ bác ái với tính cách cộng đồng, thể hiện tình đoàn kết và tinh thần hiệp thông;
(3) đảm nhận, thi hành các quyết định chung của giáo xứ và thực hiện các công tác được trao phó theo phần việc chuyên môn của mình;

(4) trình bày nhu cầu và nguyện vọng thuộc các phần việc chuyên môn của mình, báo cáo tình hình và công tác đã thực hiện trong phạm vi chuyên trách đó.

Điều 19. Quyền lợi[32]

Thánh Phaôlô viết trong thư gửi Timôthê:

Cha đã chiến đấu trong cuộc chiến đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây, cha chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Chúa là Vị thẩm phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho cha trong ngày ấy, và không chỉ cho cha, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.[33]

Như thế, người phục vụ Nước Chúa không mong chờ bổng lộc trần gian như danh vọng, chức quyền.... Người phục vụ Tin mừng cần có tinh thần vô vị lợi và biết kiên trì họat động theo gương Thánh Tông đồ Phaolô.
Tuy nhiên, để có thể: (1*) nắm bắt tình hình chung của giáo xứ, nhất là hiện trạng đời sống đức tin và phong hóa trong giáo xứ; (2*) cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với linh mục chính xứ trong việc quản trị giáo xứ; (3*) có uy tín phục vụ và hứng khởi tham gia công việc Hội thánh, các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ được hưởng một số quyền lợi khi còn sống và khi qua đời.

Điều 20. Quyền lợi khi còn sống

Các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ khi còn sống, được:

(1) học hỏi, huấn luyện, bồi dưỡng cách hệ thống qua tập huấn, thường huấn, chuyên huấn... nhằm nâng cao tinh thần và năng lực phục vụ;
(2) bồi dưỡng cách riêng qua các dịp tĩnh tâm, đặc biệt là dịp nhận chức và chuẩn bị mừng trọng thể lễ bổn mạng hội đồng mục vụ giáo xứ;
(3) linh mục chính xứ dâng lễ cầu nguyện cho dịp lễ bổn mạng hội đồng mục vụ giáo xứ;[34]
(4) cộng đoàn giáo xứ bày tỏ thái độ trân trọng, biết ơn, cầu nguyện và chung tay cộng tác để xây dựng Giáo hội Chúa;
(5) cấp vi bằng, khi hoàn thành nhiệm vụ cách mỹ mãn, theo quy định của giáo phận.[35]

Điều 21. Quyền lợi khi qua đời

Vì các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ đã từng cộng tác chặt chẽ và thường xuyên với linh mục chính xứ trong việc quản trị giáo xứ, khi:

(1) đến dịp lễ các linh hồn (2-11), các thành viên đã qua đời có quyền được giáo xứ trích quỹ hội đồng mục vụ giáo xứ để xin một thánh lễ cầu nguyện cho;
(2) một thành viên đương nhiệm hoặc đã mãn nhiệm qua đời:
* Thành viên ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ và trưởng các giáo họ:
(1*) trong giáo xứ: (1**) ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ đến viếng xác, (2**) hội đồng mục vụ giáo xứ trích quỹ xin một thánh lễ và thông báo cho cộng đoàn dự lễ an táng;
(2*) ngoài giáo xứ (ở xa): hội đồng mục vụ giáo xứ xin một thánh lễ và ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ thông báo cho cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
* Thành viên khác thuộc hội đồng mục vụ giáo xứ:
(1*) trong giáo xứ: (1**) các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ đến viếng xác, (2**) hội đồng mục vụ giáo xứ trích quỹ xin một thánh lễ và thông báo cho cộng đoàn dự lễ an táng;
(2*) ngoài giáo xứ (ở xa): hội đồng mục vụ giáo xứ xin một thánh lễ và thông báo cho cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
(3) người bạn đời của một thành viên đương nhiệm hoặc đã mãn nhiệm qua đời:[36]
* Người bạn đời của thành viên ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ và của trưởng các giáo họ:
(1*) trong giáo xứ: (1**) ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ đến viếng xác, (2**) hội đồng mục vụ giáo xứ trích quỹ xin một thánh lễ và thông báo cho cộng đoàn dự lễ an táng;
(2*) ngoài giáo xứ (ở xa): hội đồng mục vụ giáo xứ xin một thánh lễ và ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ thông báo cho cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
* Người bạn đời của thành viên khác thuộc hội đồng mục vụ giáo xứ:
(1*) trong giáo xứ: (1**) đại diện hội đồng mục vụ giáo xứ đến viếng xác, (2**) hội đồng mục vụ giáo xứ trích quỹ xin một thánh lễ và thông báo cho cộng đoàn dự lễ an táng;
(2*) ngoài giáo xứ (ở xa): hội đồng mục vụ giáo xứ xin một thánh lễ và thông báo cho cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
(4) cha hoặc mẹ của một thành viên đương nhiệm hoặc đã mãn nhiệm qua đời:
* Cha hoặc mẹ của thành viên ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ và của trưởng các giáo họ:
(1*) trong giáo xứ: ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ đến viếng xác và dự lễ an táng;
(2*) ngoài giáo xứ (ở xa): ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ thông báo cho cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.
* Cha hoặc mẹ của thành viên khác thuộc hội đồng mục vụ giáo xứ:
(1*) trong giáo xứ: thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ đến viếng xác và dự lễ an táng;
(2*) ngoài giáo xứ (ở xa): hội đồng mục vụ giáo xứ thông báo cho cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện.

* Chương III

TUYỂN CHỌN

Điều 22. Tiêu chuẩn tuyển chọn người vào hội đồng mục vụ giáo xứ

Đã lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo, đã ghi danh trong giáo xứ ít là một năm, ứng viên (nam hoặc nữ) vào hội đồng mục vụ giáo xứ là tín hữu có:[37]

(1) đời sống đạo đức gương mẫu, phù hợp với giáo huấn và đường lối của Giáo hội, uy tín, nhiệt thành trong việc chung và không bị ngăn trở về giáo luật;
(2) những đức tính nhân bản cần cho chức vụ, như tinh thần trách nhiệm, hy sinh phục vụ, biết làm việc tập thể;
(3) năng lực cần thiết cho chức vụ: sức khoẻ, trình độ văn hoá (và trình độ học vấn tương xứng), những kỹ năng chuyên môn;
(4) thời giờ đủ và thích hợp dành cho công việc chung;
(5) hạn tuổi:[38] (1*) đối với thành viên ban thường vụ và trưởng các giáo họ: từ 30 đến 65 tuổi;[39] (2*) đối với các uỷ viên, có thể mở rộng hạn định: “từ duới 30 đến trên 65 tuổi”.[40]

Điều 23. Tuyển chọn người vào ban thường vụ

Ban tổ chức bầu cử (linh mục chính xứ và ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ đương nhiệm) có nhiệm vụ tổ chức, giám sát việc bầu chọn của mọi cấp trong giáo xứ. Việc tuyển chọn người vào ban thường vụ cần được tiến hành qua những bước sau:[41]

Bước 1 (đề cử): Ban chấp hành mỗi giáo họ, ban trị sự mỗi giới, ban phục vụ mỗi hội đoàn đề cử năm người thuộc giáo xứ (không phân biệt nam nữ, nguyên quán...); linh mục chính xứ cùng với các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ lập danh sách ứng viên gồm bảy hoặc tám vị trong số những người được đề cử nhiều nhất (linh mục chính xứ có thể bổ sung vài ứng viên khác), rồi niêm yết danh sách hoặc công bố vào ngày Chúa nhật cho cộng đoàn giáo xứ, ít là hai tuần trước ngày bầu chọn.[42]
Bước 2 (bầu chọn): Tuỳ hoàn cảnh, mỗi giáo xứ có thể sử dụng một trong các phương thức sau:
(1) người đi bầu: (1*) mỗi tín hữu từ 18 tuổi trở lên đi bầu; hoặc (2*) mỗi gia đình cử một đại diện đi bầu;[43] hoặc (3*) thành viên các đơn vị mục vụ (giáo họ, ban mục vụ, giới, và hội đoàn) cử đại diện đi bầu;
(2) thể thức: (1*) bầu phiếu kín từng người vào các chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch nội vụ, phó chủ tịch ngoại vụ, thư ký, thủ quỹ; hoặc (2*) bầu phiếu kín một lượt năm vị có tên trong danh sách ứng viên.[44]
Bước 3 (kết quả): Ban bầu cử khui thùng phiếu và kiểm phiếu công khai trước mọi người: (1*) người có số phiếu cao nhất từ trên xuống là người trúng cử (nếu đó là thể thức bầu từng người vào từng chức vụ); (2*) năm người có số phiếu cao nhất từ trên xuống là những người trúng cử (nếu đó là thể thức bầu một lượt năm vị vào các chức vụ của ban thường vụ). Lưu ý:
(1) để tránh tình trạng người đắc cử từ chối nhận chức vụ sau khi bầu, ban bầu cử, cách riêng linh mục chính xứ cần giải thích trước cho mọi người trong xứ, nhất là những người được đề cử, hiểu được ý nghĩa cao quý của việc dấn thân phục vụ giáo xứ và mời gọi những ai được trúng cử không từ chối;
(2) nếu người đắc cử nhất định từ chối, thì đôn người có số phiếu cao kế tiếp lên.

Điều 24. Tuyển chọn người vào các ban chấp hành các giáo họ, giáo khu

Với sự hỗ trợ về tổ chức (và giám sát) của linh mục chính xứ và ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ đương nhiệm, việc tuyển chọn người vào các ban chấp hành các giáo họ, giáo khu diễn ra trong phạm vi mỗi giáo họ, giáo khu cũng theo thể thức tương tự như việc tuyển chọn người vào ban thường vụ vừa nêu trong điều 23.

Điều 25. Tuyển chọn những người làm uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ

Để đáp ứng nhu cầu của giáo xứ và phát huy các đặc sủng Chúa Thánh Thần ban cho giáo dân, linh mục chính xứ là người quyết định thiết lập các ban mục vụ trong giáo xứ. Cũng chính ngài có thể tự ý chọn và mời nhân sự thích hợp để làm ủy viên cho mỗi ban mục vụ ấy.
Thông thường qua sự đề cử của các thành viên hội đồng mục vụ, các hội đoàn, các ban ngành mục vụ trong giáo xứ, hoặc do chính mình tuyển chọn, linh mục chính xứ bổ nhiệm các chức vụ uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ cho các vị có khả năng thích hợp: đã từng được tuyển chọn và được mời điều hành các ban mục vụ trong giáo xứ. Số lượng các ủy viên nhiều hay ít là hoàn toàn tùy theo nhu cầu của mỗi giáo xứ.[45] Cụ thể:
(1) là người quyết định thiết lập các ban mục vụ trong giáo xứ, linh mục chính xứ có thể tuyển chọn một số vị trong các ban mục vụ có khả năng phù hợp để làm uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ;
(2) là người quyết định thiết lập hay cho phép các hội đoàn hoạt động trong giáo xứ, linh mục chính xứ (với sự tư vấn của ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ) có thể chọn và mời vị đứng đầu (hoặc người đại diện) của một hay nhiều hội đoàn làm uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ;
(3) đối với giáo xứ nhỏ, các thành viên ban thường vụ có thể chia nhau kiêm nhiệm công việc của các uỷ viên hội đồng mục vụ giáo xứ.

Điều 26. Tuyển chọn người vào ban trị sự của các giới và ban phục vụ hội đoàn tông đồ trong giáo xứ

Đối với các hội đoàn có cơ cấu luật lệ riêng như Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh, Huynh đoàn Phan Sinh Tại Thế..., việc tuyển chọn người vào ban phục vụ hội đoàn được thực hiện theo nội quy riêng của các hội đoàn. Trong đó, việc chuẩn thuận của linh mục chính xứ đối với các thành viên ban phục vụ mỗi hội đoàn được xem là việc làm khôn ngoan và cần thiết cho chính sự phát triển của hội đoàn; và qua đó, cũng là sự phát triển của giáo xứ.
Với sự bổ nhiệm hoặc chuẩn thuận của linh mục chính xứ, các chức vụ thuộc về ban trị sự của mỗi giới, và các chức vụ thuộc về ban phục vụ mỗi hội đoàn tông đồ trong giáo xứ được trao cho các vị có khả năng thích hợp.

* Chương IV
NHẬN CHỨC - SINH HOẠT – NHIỆM KỲ

Điều 27. Nhận chức và bàn giao

Tùy theo truyền thống từng giáo phận, linh mục chính xứ trình danh sách các thành viên ban thường vụ (và các trưởng ban chấp hành các giáo họ) mới thuộc hội đồng mục vụ giáo xứ cho giám mục giáo phận. Toà giám mục ra văn thư chấp thuận sự bổ nhiệm của linh mục chính xứ đối với các vị ấy để chính thức hóa việc thi hành sứ vụ phục vụ của các vị trong Giáo hội.[46]
Sau đó, linh mục chính xứ tổ chức tĩnh tâm (nếu được) và cử hành nghi thức nhận chức cho các vị này trong thánh lễ có đông người tham dự. Việc bàn giao giữa các ban cũ – mới nên diễn ra đơn giản dưới sự chứng kiến của linh mục chính xứ.

Điều 28. Sinh hoạt

Để thúc đẩy nhiệm vụ của các thành viên, để thông tri và nắm vững tình hình giáo xứ, để biên soạn và thực hiện kế hoạch mục vụ toàn niên, bán niên, mỗi tam cá nguyệt và mỗi tháng của giáo xứ (kiểm điểm các công tác mục vụ, chuẩn bị cho công việc sắp tới, phân công và phối hợp thực hiện, tạo bầu khí hiệp nhất giữa các thành viên trong giáo xứ...), ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo xứ, các ủy viên hội đồng mục vụ giáo xứ và các trưởng ban chấp hành các giáo họ:

(1) họp định kỳ mỗi tháng một lần,
(2) họp bất thường khi linh mục chính xứ triệu tập;[47]
(3) họp định kỳ mỗi ba/bốn tháng một lần (tối thiểu mỗi năm hai lần) với sự tham dự của tất cả các trưởng ban trị sự các giới và các trưởng ban phục vụ các hội đoàn.[48]

Điều 29. Nhiệm kỳ của hội đồng mục vụ giáo xứ

Nhiệm kỳ của ban thường vụ, các uỷ viên, ban chấp hành các giáo họ là ba hoặc bốn năm (x. điều 4).[49] Trong đó:

(1) Thành viên ban thường vụ được tái bầu cử hai lần liền vào chức vụ cũ; nghĩa là, một người có thể trúng cử tối đa ba nhiệm kỳ liên tục trong cùng một chức vụ.[50]
(2) Các thành viên ngoài ban thường vụ có thể được tái cử nhiều lần liền vào chức vụ cũ.
(3) Các thành viên là các trưởng của các giới và các trưởng của các hội đoàn có nhiệm kỳ theo nội quy riêng của mỗi đơn vị.
(4) Thay thế và bổ sung: (1*) trường hợp khuyết chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ, phó chủ tịch nội vụ lên thay thế; (2*) trường hợp khuyết một trật chủ tịch và phó chủ tịch nội vụ, phó chủ tịch ngoại vụ lên thay thế; (3*) trường hợp khuyết một trật cả ba vị: chủ tịch và hai phó chủ tịch, có thể tổ chức bầu cử bổ sung (dưới sự hướng dẫn của linh mục chính xứ); (4*) trường hợp khuyết một thành viên khác hay một uỷ viên: linh mục chính xứ bàn bạc với ban thường vụ để tìm người thay thế.

Điều 30. Từ nhiệm

Khi có lý do chính đáng và sau khi đã bàn bạc với linh mục chính xứ và ban thường vụ, một thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ có thể xin từ nhiệm.

Điều 31. Bãi nhiệm

Sau đôi ba lần cảnh cáo không có kết quả tích cực và sau khi bàn bạc với ban thường vụ về trường hợp phạm lỗi nặng của một thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ nào đó, như:

(1) bỏ phế nhiệm vụ (không nhiệt thành, thiếu khả năng trầm trọng);
(2) làm gương xấu về đời sống luân lý (thiếu nhân cách, đạo đức sa sút nghiêm trọng: bê tha rượu chè, cờ bạc, rối vợ, rối chồng…);
(3) gây chia rẽ (chống đối hoặc bất tuân các quyết định chính đáng của linh mục chính xứ);
(4) ...
thì linh mục chính xứ có thể bãi nhiệm thành viên ấy.

* Chương V
NỘI QUY

Điều 32. Nội quy riêng của mỗi giáo xứ

Mỗi giáo xứ nên có bản nội quy riêng để thống nhất các sinh hoạt giáo xứ, kiến tạo cộng đoàn giáo xứ theo mẫu gương cộng đoàn giáo hội thời các thánh tông đồ. Đó cũng là cách thức triển khai quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ. Bản nội quy giáo xứ cần được giáo dân góp ý và được linh mục chính xứ phê duyệt.[51] Bản nội quy giáo xứ chỉ có giá trị trong giáo xứ. Cụ thể, bản nội quy giáo xứ được soạn thảo để:[52]

(1) xác định mô hình giáo xứ và định hướng mục vụ nhằm mời gọi mọi thành phần dân Chúa góp sức xây dựng tình người trong Chúa Kitô, tinh thần hiệp thông huynh đệ trong giáo xứ, giáo phận, làm chứng cho tình thương bao la của Thiên Chúa là Cha chung mọi người...;
(2) xác định cụ thể về việc cử hành (lãnh nhận) các bí tích, cũng như những sinh hoạt mục vụ giáo xứ, giáo họ, giáo khu, liên gia (tuyển chọn, bầu cử, chọn thánh bổn mạng, mừng lễ thánh bổn mạng,[53] sinh hoạt hỗ tương…);
(3) xác định chi tiết và cụ thể về việc lãnh đạo, tổ chức cũng như hướng dẫn các giới, các hội đoàn trong giáo xứ.

* Chương VI

LỜI KẾT

Điều 33. Giá trị của tập Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ TC "Điều 32. Quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ của giáo phận" \f C \l "1"

Tập Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ này gồm sáu chương (33 điều), có giá trị thử nghiệm bốn năm, mong ước được áp dụng (hoặc tham khảo, hoặc quy chiếu, hoặc biên soạn, hoặc hiệu đính) trong tất cả các giáo xứ thuộc các giáo phận tại Việt Nam kể từ ngày... tháng... năm.... Theo đó, tập Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ này sẽ thay thế mọi quy chế hoặc định ước trước đây trong cùng lãnh vực được đề cập đến.

________________________________________

Chú thích:
[1] X. SC, số 42; AA, số 10; 26; BGL, đ. 515; 518
[2] X. BGL, đ. 515 §1.
[3] X. BGL, đ. 515 §3.
[4] X. BGL, đ. 515 §2.
[5] X. BGL, đ. 515 §1.
[6] X. BGL, đđ. 515; 518; 519; 536; 537.
[7] X. BGL, đ. 519.
[8] X. BGL, đđ. 518; 519.
[9] X. BGL, đđ. 519; 532.
[10] X. Mt 20,1-7; BGL, đđ. 228; 512; 532; 536; 537.
[11] X. BGL, đ. 536 §1.
[12] X. BGL, đ. 536 §2.
[13] X. BGL, đ. 537.
[14] X. BGL, đ. 537.
[15] Tuỳ nhu cầu và hoàn cảnh thực tế của mỗi giáo xứ: (1) các chức vụ phó có thể được thêm vào; hoặc (2) một thành viên có thể kiêm nhiệm hai chức vụ.
[16] Các vị chuyên trách các lãnh vực mục vụ/ban mục vụ giáo xứ nên là các ủy viên trong hội đồng mục vụ giáo xứ. Tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh thực tế của mỗi giáo xứ (theo sự định liệu của linh mục chính xứ), một số lượng cụ thể (hay tất cả) các vị chuyên trách các lãnh vực mục vụ/ban mục vụ giáo xứ sẽ chính thức là các ủy viên hội đồng mục vụ giáo xứ.
[17] Giáo xứ gồm nhiều giáo họ. Nếu giáo họ lớn có thể thêm các chức vụ uỷ viên chuyên trách các lãnh vực mục vụ/ban mục vụ giáo họ. Trong trường hợp này, giáo họ có thể được linh mục chính xứ hướng dẫn thành lập hội đồng mục vụ giáo họ; và theo đó, ban chấp hành giáo họ sẽ được gọi là ban thường vụ hội đồng mục vụ giáo họ.
[18] Trưởng ban chấp hành giáo họ là thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ (x. điều 4, số 2).
[19] Giáo họ gồm nhiều giáo khu. Giáo khu còn được gọi là xóm đạo, xóm giáo, khu đạo, khu giáo.
[20] Được linh mục chính xứ bổ nhiệm trực tiếp hay chuẩn nhận làm trưởng của giới/hội đoàn, các vị này là thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ (x. điều 4, số 2).
[21] X. BGL, đđ. 515-552.
[22] X. BGL, đ. 545.
[23] X. BGL, đ. 536 §1.
[24] Câu La Tinh nổi tiếng này “In necessariis unitas, in dubiis libertas, in omnibus caritas” được gán cho Thánh Âutinh là tác giả. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã sử dụng câu này trong Thông điệp Ad Petri cathedram (về chân lý, hiệp nhất, bình an trong tinh thần bác ái), ban hành ngày 29 tháng 6 năm 1959.
[25] X. BGL, đ. 536 §2.
[26] X. BGL, đ. 515 §1.
[27] X. BGL, đ. 537.
[28] Các lãnh vực nêu trong số (2) của điều 14 này.
[29] Các lãnh vực nêu trong số (2) của điều 15 này.
[30] Một biên bản phiên họp cần phải có chữ ký của cả vị chủ toạ phiên họp lẫn chữ ký của vị thư ký phiên họp thì biên bản ấy mới có giá trị.
[31] Kể cũng là trong khả năng phục vụ, thủ quỹ hội đồng mục vụ giáo xứ, khi được ủy thác, cũng nên là người được cùng với các vị hữu trách để lo liệu việc gây quỹ.
[32] X. BGL, đđ. 305; 536.
[33] 2 Tm 4.7-8.
[34] Linh mục chính xứ cầu nguyện cho tất cả các vị phục vụ giáo xứ ở các cấp, đương nhiệm và đã mãn nhiệm.
[35] Toà giám mục cấp cho các thành viên ban thường vụ và các trưởng ban chấp hành các giáo họ (theo đề xuất của linh mục chính xứ). Linh mục chính xứ cấp cho các thành viên khác.
[36] Tương tự như số (2) của điều này.
[37] Phẩm chất và năng lực các thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ luôn cần được trau dồi, phát huy, và nâng cao ngang tầm với sứ vụ cao quý.
[38] Cần hết sức linh hoạt để thực sự phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo xứ.
[39] Về hạn tuổi để được làm hoặc tiếp tục làm thành viên hội đồng mục vụ giáo xứ, rất nên cân nhắc đến những trường hợp đặc biệt.
[40] Cần hết sức linh hoạt để thực sự phù hợp với hoàn cảnh của từng giáo xứ.
[41] Khi hoàn cảnh không cho phép tuyển chọn thành viên ban thường vụ theo thể thức đề xuất ở đây, linh mục chính xứ cần báo cho toà giám mục để tìm phương thức khác.
[42] Nhiệm kỳ của ban thường vụ là ba hoặc bốn năm. Mỗi thành viên có thể được ứng cử, được tái bầu cử để tuyển chọn thêm hai lần vào chức vụ cũ; nghĩa là, một người có thể trúng cử tối đa ba nhiệm kỳ trong cùng một chức vụ.
[43] Số gia đình đi bầu phải quá bán số gia đình trong giáo xứ thì cuộc bầu cử mới hợp lệ.
[44] Nếu giáo xứ chọn thể thức bầu chọn một lượt năm người trong danh sách ứng viên thì: (1) linh mục chính xứ bàn bạc (hội ý) với năm vị đắc cử về các chức vụ thích hợp nhất cho từng vị (để rồi chính giám mục giáo phận hoặc linh mục chính xứ sẽ bổ nhiệm cả năm vị); (2) tất cả các thành viên của hội đồng mục vụ giáo xứ (dưới sự hướng dẫn của linh mục chính xứ) sẽ bầu chọn những vị đã đắc cử vào các chức vụ trong ban thường vụ (sao cho phù hợp với khả năng của từng vị).
[45] Có thể: (1) tuyển chọn một số vị có khả năng phù hợp, hoặc (2) tuyển chọn một số vị đang đặc trách các hội đoàn trong giáo xứ, hoặc (3) mời tất cả các vị đang đặc trách các hội đoàn trong giáo xứ vào làm các ủy viên hội đồng mục vụ giáo xứ.
[46] Các ủy viên hội đồng mục vụ giáo xứ và các chức vụ khác trong giáo xứ, giáo họ… do linh mục chính xứ ra văn thư bổ nhiệm (chung hoặc riêng từng vị).
[47] Việc triệu tập cuộc họp hội đồng mục vụ giáo xứ, ban chấp hành giáo họ... thuộc phạm vi quyền hạn được ủy thác của linh mục chính xứ trong tư cách là mục tử riêng: (1) ngài tự mình quyết định triệu tập cuộc họp, hoặc (2) quyết định vì chấp thuận lời đề nghị triệu tập cuộc họp của đa số các thành viên trong ban thường vụ, ban chấp hành, ban trị sự và ban phục vụ.
[48] Mô phỏng theo cuộc họp của hội đồng mục vụ giáo xứ, các ban chấp hành các giáo họ, các ban trị sự các giới và các ban phục vụ các hội đoàn tổ chức sinh hoạt của mình theo nội quy của mỗi đơn vị.
[49] Điều 4: Cách tổng quát mà nói thì tổ chức hội đồng mục vụ giáo xứ bao gồm các thành viên thuộc ban thường vụ, các ban chấp hành các giáo họ, các ban trị sự các giới, và các ban phục vụ các hội đoàn. Tùy từng trường hợp cụ thể, hội đồng mục vụ giáo xứ được đề cập đến với các ý nghĩa rộng hẹp khác nhau:
(1) nghĩa thứ nhất (hẹp): hội đồng mục vụ giáo xứ gồm ban thường vụ và các uỷ viên;
(2) nghĩa thứ hai (rộng): hội đồng mục vụ giáo xứ gồm ban thường vụ, các uỷ viên, các trưởng của các giáo họ (ban chấp hành), các trưởng của các giới (ban trị sự), và các trưởng của các hội đoàn (ban phục vụ);
(3) nghĩa thứ ba (mở rộng): hội đồng mục vụ giáo xứ gồm tất cả các thành viên thuộc ban thường vụ, các uỷ viên, các ban chấp hành các giáo họ, các ban trị sự các giới, và các ban phục vụ các hội đoàn trong giáo xứ.
[50] Rất nên cân nhắc đến những trường hợp đặc biệt.
[51] Nếu thuận tiện, bản nội quy giáo xứ còn rất nên được trao đổi và thống nhất cách cơ bản trong giáo hạt hoặc trong liên giáo hạt.
[52] Để góp phần thống nhất trong đa dạng (diversity in unity), các bản quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ của giáo phận cần được biên soạn hoặc hiệu đính với sự tham khảo và quy chiếu vào tập Gợi ý cho một quy chế hội đồng mục vụ giáo xứ của Hội đồng Giám mục Việt Nam ban hành ngày... tháng... năm....
[53] Hội đồng mục vụ giáo xứ rất nên chọn một vị thánh giáo dân Việt Nam làm bổn mạng.
 
Tòa GM Vĩnh Long kiếu nại chính quyền sử dụng bất hợp pháp đại Chủng Viện Vĩnh Long
VP TGM Vĩnh Long
11:30 10/02/2012
VĂN PHÒNG TÒA GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 Đường 3 Tháng 2, TP. Vĩnh Long
Phone: 070.3824016
E mail:tgmvinhlong@gmail.com


Vĩnh Long, ngày 15 tháng 01 năm 2012

THÔNG BÁO
(V/v Cơ Sở Đại Chủng Viện Giáo Phận Vĩnh Long)


Kính gởi: Quý Cha,
Quý Bề Trên các Dòng Tu, Quý tu Sĩ Nam Nữ
và Anh Chị Em Giáo dân trong các Họ Đạo Giáo Phận Vĩnh Long

Ngày 21 tháng 12 năm 2011 vừa qua, trang báo điện tử của Chính quyền tỉnh Vĩnh Long đưa tin từ CV số: 3518/UBND-KTTH về việc đầu tư 60 tỷ đồng để nâng cấp Trung Tâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niên tỉnh Vĩnh Long. Ai cũng hiểu đây là cơ sở Đại Chủng Viện của Giáo Phận Vĩnh Long, tọa lạc tại số 75 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, nhưng đã bị biến thành nơi vui chơi giải trí của thanh thiếu niên. Thật là đau buồn và hoang mang khi biết bao công sức đóng góp của các bậc tiền nhân, các tín hữu trong Giáo Phận đã bị hủy bỏ một cách vô tội vạ.

Từ sau năm 1975, rất nhiều tài sản chung của Giáo Phận đã bị chiếm dụng, mặc dù các Đức Giám Mục Giáo phận đã nhiều lần lên tiếng và gởi đơn khiếu nại, đề nghị chính quyền trao lại các cơ sở của Giáo Phận, đặc biệt là cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long, nhưng chính quyền tỉnh Vĩnh Long không chịu giải quyết.

Lịch sử cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long ( hiện nay là TrungTâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niện tỉnh Vĩnh Long):

Cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long tại số 75 đường Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành phố Vĩnh Long, cơ sở nầy có nguồn gốc đất do Giáo Phận Vĩnh Long mua vào năm 1939, theo tờ đoạn mãi lập ngày 12/08/1939, đã qua nhiều giai đoạn phát triển như sau:

- Năm 1956, Giáo Phận bắt đầu xây dựng một dải nhà lầu gồm một trệt hai lầu, một nhà nguyện, nhằm vào việc đào tạo chủng sinh cho Giáo phận.
- Năm 1958, tiếp nhận các chủng sinh (120 chủng sinh từ 9 đến 10 tuổi)
- Năm 1961, Linh mục Raphae Nguyễn văn Diệp được cử đến đây để thành lập Trung Tâm Mục vụ của Giáo Phận.
- Ngày 1 tháng 8 năm 1964, bắt đầu đón tiếp các Đại Chủng Sinh từ các Giáo Phận Cần Thơ, Mỹ Tho và Vĩnh Long; các Cha Xuân Bích được mời đến đảm trách việc đào tạo Linh mục.
- Năm1970, Giáo phận thay thế một phần dải nhà trệt tiền chế bằng một dải nhà kiên cố, gồm một trệt hai lầu, làm khu Thần học, ngang với dải nhà cũ dành cho khu Triết học.
- Năm 1971, các cha Xuân Bích trao việc điều hành Đại Chủng Viện lại cho các linh mục Giáo phận Vĩnh Long và từ đó đến năm 1977, có các linh mục từ Cần Thơ (Cha Thuận), Long Xuyên (Cha Khả) và các cha Dòng Đa Minh (Cha Nguyễn Huy Lịch, Cha Hoàng Đắc Ánh, Cha Đỗ Xuân Quế), Dòng Tên (Cha Lê Thanh Quế) đến cộng tác giảng dạy.
- Năm 1972, xây thêm Nhà Nguyện trong khuôn viên của Đại Chủng Viện, giữa hai khu Triết học và khu Thần học.

Tuổi thọ không cao, cơ sở Đại Chủng Viện đã bị Nhà Nước tỉnh Cửu Long "trưng dụng" theo quyết định số 1957/QĐ.UBT ngày 06/09/1977 của UBND tỉnh Cửu Long. Hậu quả của việc trưng dụng này là có nhiều Linh mục giáo sư và Đại Chủng Sinh đang tu học, bị cầm tù với tội danh mà các ngài không bao giờ làm, đó là tội phản động. Trong số những vị bị cầm tù mà hiện nay còn sống và phục vụ Giáo phận có: Đức Cha Tôma, Giám mục đương nhiệm Giáo phận Vĩnh Long; Cha Phaolô Lưu văn Kiệu, Tổng Đại Diện, và nhiều Cha cựu giáo sư Đại Chủng Viện, các Linh mục phục vụ tại các Họ Đạo trong Giáo Phận.

Biên Bản Kiểm Kê Tài Sản ngày 10.09.1977 chứng minh rằng cơ sở trên là tài sản của Giáo phận, nhằm phục vụ cho việc đào tạo Linh mục và cử hành các lễ nghi tôn giáo, cụ thể là:

• Biên bản này nói rằng tài sản mang tên Đại Chủng Viện.
• Trong số tài sản Đại Chủng Viện đã biên nhận, có 49 ghế dài dùng làm lễ; 01 Nhà Tạm của tôn giáo (âm vào tường) có diện tích (0,4m x 0,6m), đây là Nhà Tạm theo nghĩa tôn giáo là nơi thiêng liêng để Mình Thánh Chúa; 08 Khăn Thánh phục vụ cho việc làm lễ.

- Kể từ năm 1977 cho đến nay, cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long đã thay đổi rất nhiều về mặt hình thức cũng như những sinh hoạt. Nhà Nước tỉnh Vĩnh Long đã sử dụng cơ sở này làm Cung Thiếu Nhi, rồi sau đó là Trung Tâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niên, tổ chức đủ loại hình vui chơi giải trí, trong đó có những căn tin bày bán các thứ ăn uống.... Theo dòng thời gian, cơ sở này đang trong tình trạng bị xuống cấp vì không được sửa sang.

- Từ năm 1998 đến nay, nhiều lần các Đức Giám Mục Giáo Phận đã gởi đơn khiếu nại, đề nghị chính quyền tỉnh Vĩnh Long trao lại quyền sử dụng cơ sở Đại Chủng Viện Vĩnh Long (Trung Tâm Hoạt Động Thanh Thiếu Niên) để làm Trung Tâm Mục Vụ cho Giáo Phận, nhằm phục vụ cho công việc giáo dục và đào tạo giáo dân, bồi dưỡng Linh mục, Tu sĩ, làm nơi Tĩnh Tâm thường niên cho các Linh mục Giáo Phận.

Giáo phận Vĩnh long hiện nay có hơn 200.000 giáo dân, 600 Tu sĩ nam nữ, 186 Linh mục, chúng ta thật sự cần phải có một Trung tâm Mục Vụ như các Giáo phận khác, để đáp ứng nhu cầu mục vụ, giáo dục và đào tạo.

Văn phòng TGM xin gởi đến Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em giáo dân trong Giáo phận thông báo này, như một tư liệu lịch sử, liên quan đến cơ sở Đại Chủng Viện của Giáo phận, để hiểu rõ và nhất trí với lập trường của Giáo phận, trong việc yêu cầu chính quyền tỉnh Vĩnh Long đáp ứng nhu cầu cần thiết, qua Thỉnh Nguyện Thư của toàn thể Giáo phận gởi đến chính quyền.

Xin Quý Cha hướng dẫn và giải thích cho giáo dân trong Họ Đạo biết được lịch sử của cơ sở này và hiệp thông trong lời cấu nguyện, để nhu cầu chính đáng của Giáo Phận chúng ta sớm được giải quyết.

Nguyện xin Chúa ban Bình an và chúc lành cho tất cả chúng ta.

VP Tòa Giám Mục Vĩnh Long
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng: Lãnh Đạo Hải Phòng Chỉ Bị Kiểm Điểm
RFA
08:10 10/02/2012
Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng: Lãnh Đạo Hải Phòng Chỉ Bị Kiểm Điểm

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều hôm nay 10-2 đã về Hải Phòng họp với các bộ ngành và cơ quan chức năng địa phương để có kết luận về vụ cưỡng chế đầm và phá nhà ông Đoàn Văn Vươn tại Tiên Lãng.

Nhiều người trông đợi

Trước cuộc làm việc mà mọi người quan tâm đang chú ý, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam cho biết ba điểm mà thủ tướng muốn các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan làm rõ, đó là:

- Điểm thứ nhất là việc giao - thu hồi đất đối với ông Đoàn Văn Vươn đúng sai ở đâu, trách nhiệm thuộc về cơ quan, cá nhân nào?

- Thứ hai, hoạt động cưỡng chế tổ chức có theo đúng qui định và trong qui định pháp luật khi nào cần sử dụng đến biện pháp cưỡng chế; và nếu không đúng thì sai ở điểm nào, tổ chức nào, cấp nào chịu trách nhiệm?

- Điểm thứ ba có chủ trương hủy tài sản trong vụ cưỡng chế không; nếu có thì chủ trương đó do cấp nào, do ai đưa ra?

Kết luận của Thủ tướng

Tin cho biết cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hải Phòng bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều, và đến 5 giờ Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam có cuộc họp báo thông tin về kết luận của Thủ tướng tại Trung tâm hội nghị quốc tế.

Theo ông Vũ Đức Đam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận hai quyết định giao đất QĐ447 và QĐ220 của huyện Tiên Lãng đều không đúng pháp luật.

Đến hai quyết định thu hồi 460 và 461 cũng trái pháp luật. Vì quyết định thu hồi không đúng nên việc cưỡng chế cũng không đúng.

Còn về việc hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thủ tướng yêu cầu xử lý theo đúng qui định của pháp luật.

Huyện Tiên Lãng sai phạm trong vụ cưỡng chế đất đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn, tuy nhiên theo ông Nguyễn Tấn Dũng còn có nguyên nhân khách quan từ những bất cập của luật đất đai Việt Nam.

Vì những bất cập này mà có đến 70% vụ khiếu kiện là khiếu kiện đất đai, và nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm

Ông thủ tướng cũng không quên nhắc phải khẩn trương đưa vụ án giết người ra xét xử với những tình tiết giảm nhẹ.

Phản ứng của gia đình ông Vươn

Có thể bản thân bốn người trong gia đình họ Đoàn đang bị giam chờ ngày ra tòa vì bị khởi tố tội danh giết người và chống người thi hành công vụ không biết được những gì đang diễn ra bên ngoài những bức tường nhà giam từ ngày 5 tháng giêng cho đến nay.

Tuy nhiên, hai người phụ nữ được tại ngoại có thể nói từng ngày từng giờ mong mỏi công lý được thực thi đối với gia đình họ. Những điểm không chỉ thủ tướng mà nhiều người thắc mắc trong vụ cưỡng chế hôm ngày 5 tháng 1, cùng những khúc mắc khác về đất đai khu đầm nuôi trồng thủy sản tại Tiên Lãng được mọi người trông đợi ánh sáng công lý sẽ soi rõ.

Ngay sau khi được biết kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với vụ cưỡng chế buộc chồng và người thân của họ phải nổ súng hoa cải và mìn tự tạo làm cho bốn công an và hai dân quân bị thương, và họ bị buộc tội chống người thi hành công vụ, thì cảm tưởng đầu tiên của họ được bộc bạch như sau.

Trước hết của bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn:

“Gia đình rất mừng. Chúng tôi nhờ Đảng, chính phủ xử lý thích đáng đúng người đúng tội. Tôi mừng quá không nói được những điều mong muốn.”

Và bà Phạm thị Báu (Hiền), vợ ông Đoàn Văn Quý:

“Gia đình đang theo dõi trên mạng và rất mừng. Gia đình mong mỏi thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các cấp xử lý vụ việc nhà chúng tôi một cách nhanh chóng, công bằng. Bây giờ mình phải chấp nhận hy sinh vì cái mất của nhà tôi là cái được của toàn xã hội. Như thế mới có bài phát biểu của thủ tướng hôm nay.”

Tiếp đến là những người cùng tham gia Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng, những người suốt hơn tháng qua cũng lo lắng nhưng cương quyết lên tiếng vì sự thật và lẽ phải cũng chờ đợi giây phút thủ tướng ra kế luận về vấn đề liên quan đến khu đất đầm mà họ lâu nay nuôi trồng thủy sản để sinh kế.

Ông tổng thư ký liên chi hội Vũ Văn Luân cho biết:

“Đầu tiên rất vui vì đó là chân lý mà chúng tôi đã khẳng định từ năm 1993. Dân chúng hoan nghênh quyết định đúng lòng dân của chính phủ.

Vụ việc này do yếu kém trong quản lý và ý đồ khuất tất của họ từ năm 93 đến nay; thứ ba là việc vào cuộc của các cấp chính quyền chậm. Đây là vấn đề lớn liên quan đến khiếu nại, tố cáo, việc ban hành văn bản pháp luật.

Vấn đề thực thi còn thời gian, chúng ta phải chờ đợi.”

Xin được nhắc lại, ông Nguyễn Tấn Dũng vừa là ủy viên Bộ chính trị Đảng CSVN, vừa là đại biểu quốc hội đơn vị Hải Phòng, vừa là thủ tướng chính phủ. Theo nhiều người dân trong nước lâu nay thủ tướng từng có ý kiến đối với một số vụ việc lớn ở Việt Nam nhưng rồi việc thực hiện theo chỉ đạo đó cũng chẳng mấy rõ ràng.

Dù đã có kết luận của thủ tướng về vụ gia đình họ Đoàn tại Tiên Lãng, Hải Phòng nhưng quá trình đi đến thực thi những chỉ đạo đó thực tế thời gian sẽ trả lời và mọi người tiếp tục chờ đợi.

Trong khi đó cuộc sống của gia đình ông Đoàn Văn Vươn biết đến bao giờ mới được trở lại như cũ. Bản án dành cho bốn người trong gia đình họ Đoàn nặng, nhẹ thế nào tiếp tục làm dư luận xôn xao, dân chưa thực sự an lòng trước mọi diễn biến xảy ra.
 
Ông Nguyễn Tấn Dũng kết luận về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng
Nguyễn Quang Thắng
08:32 10/02/2012
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 43 /TB-VPCP

Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2012

THÔNG BÁO

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ
Về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng


Ngày 10 tháng 2 năm 2012 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Hội Nông dân Việt Nam, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.

Sau khi nghe báo cáo tổng hợp chung của Văn phòng Chính phủ và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:

I. Những năm qua, chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều thay đổi. Từ năm 1987 đến nay, Luật Đất đai đã được ban hành mới 3 lần (1987, 1993, 2003) và sửa đổi 2 lần (1998, 2001). Hàng trăm văn bản dưới luật cũng được ban hành, sửa đổi nhưng vẫn còn không ít vấn đề chưa đủ rõ, thậm chí trùng chéo, mâu thuẫn.

Trình độ, năng lực cán bộ quản lý đất đai, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế trong khi đất đai đang biến động rất nhanh, văn bản pháp luật về đất đai lại rất nhiều và phức tạp, nên công tác quản lý đất đai trong cả nước còn nhiều bất cập. Nhiều vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai chưa được điều chỉnh và xử lý kịp thời; khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% tổng số vụ khiếu kiện và có nhiều vụ việc kéo dài.

Trong những năm qua, cấp uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai, không ngừng nâng cao hiệu qủa sử dụng đất nói chung và đất bồi ven biển nói riêng, góp phần phát triển KTXH khá nhanh và toàn diện, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với ông Đoàn Văn Vươn chính quyền địa phương đã giao đất, kể cả giao bổ sung phần đất lấn chiếm sau khi đã xử phạt hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ông Vươn đầu tư tôn tạo, nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất được giao.

Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn như sau:

1. Việc giao đất, thu hồi đất

- Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 4 tháng 10 năm 1993 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.

Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 9 tháng 4 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 4 tháng 10 năm 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên quyết định này không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn giao đất và thời điểm tính thời hạn giao đất.

- Các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23/4/2008, Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 07/4/2009 của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.

2. Việc cưỡng chế thu hồi đất

Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.

3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn

Việc Lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh.

II. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh việc lãnh đạo thành phố Hải Phòng nghiêm túc kiểm điểm, nhận khuyết điểm, trách nhiệm và đã lãnh đạo, chỉ đạo cần thiết đối với vụ việc này. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng tiếp tục thực hiện tốt các công việc sau:

1. Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai. Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.

2. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng qui định của pháp luật việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn. Đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.

3. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.

4. Chỉ đạo huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn.

5. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:

- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.

- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ - nghiêm túc với Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.

6. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự. Sớm ổn định tình hình mọi mặt của huyện Tiên Lãng. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng, phát huy thành tựu to lớn và truyền thống tốt đẹp của thành phố Hải Phòng, tập trung lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 mà Đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra.

Những công việc trên phải được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

III. Qua vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai

2. Bộ TNMT chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới.

3. Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng thể chế để kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp.

4. Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng.

5. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.

Yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp thiết thực hơn nữa vào việc xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân. Nghiêm túc rút kinh nghiệm, hết sức tránh việc đưa tin không khách quan, không đúng bản chất sự việc làm phương hại đến lợi ích của đất nước và người dân.

Yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chủ quản, tăng cường chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí hoạt động đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tuyên truyền định hướng dư luận xã hội; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những vi phạm để báo chí nước ta ngày càng vững mạnh, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng đối với vụ việc này của các đồng chí lão thành, các chuyên gia và nhiều cán bộ, nhân dân đã gửi trực tiếp đến Thủ tướng hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp xây dựng đối với việc quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Quang Thắng


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó TTg;
- UBTW MTTQVN, Hội Nông dân VN;
- VPTƯ Đảng; VPQH; VPCTN;
- Uỷ ban Kiểm tra Trung ương;
- Toà án NDTC, Viện KSNDTC;
- Ban Dân nguyện của UBTVQH;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Thành uỷ, UBND TP Hải Phòng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban Tuyên giáo TW;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ, đơn vị: TH, ĐP, NC, KTN, PL, TTĐT;
- Lưu: KNTN(3), VT. TS

(Nguồn: (Chinhphu.vn)
 
Bản án nào dành cho quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng trong vụ Đoàn Văn Vươn?
Giuse Thẩm Nguyễn
13:15 10/02/2012
Bản án nào dành cho quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng trong vụ Đoàn Văn Vươn?

Hãng thông tấn AP sáng nay đưa tin tại thành phố Jefferson City, tiểu bang Missouri một cô bé 15 tuổi tên là Alyssa Bustamante, đã giết chết một cô bé khác, tên là Elizabeth Olten, 9 tuổi chỉ vì cô muốn tìm một cảm giác lạ, cảm giác của kẻ giết người. Cô viết trong cuốn nhật ký của mình như thế này: "Đó là một cảm giác lạ lùng, một cảm giác thú vị pha lẫn với sự hồi hộp, sợ hãi và run rẩy...."

Quan tòa, Pat Joyce, đã dành cho kẻ giết người này bản án tù chung thân, không có cơ hội giảm khinh. Luật sư của Bustamante đã xin mức án nhẹ hơn với lý do xem ra không mấy thuyết phục. Đó là thân chủ của ông đã dùng thuốc giảm buồn phiền Prozac, đã chịu nhiều áp lực của nghịch cảnh và đã định tự tử nhiều lần vì uống quá nhiều thuốc giảm đau .

Nhưng công tố viên đã cho rằng phải dành mức án cao hơn cho Bustamante vì cô đã cố tình giết người, đã lập mưu dẫn Elizabeth ra ngoài chơi để giết Elizabeth, đã đào hố chôn trước hai ngày để sẵn sàng vùi xác nạn nhân xuống và nhất là lời thú tội trong cuốn nhật ký của cô.

Tội phạm loại này không giết người để cướp của hay để trà thù mà chỉ vì một lý do đơn giản là giết người để tìm cảm giác lạ khi giết người. Sự suy đồi về đạo đức đã tới mức cùng cực!

Con vật chỉ ăn thịt con vật khác khi đói theo bản năng sinh tồn nhưng khi nó đã no rồi thì con mồi có đến gần nó cũng chẳng thèm vồ.

Nghĩ về vụ cưỡng chiếm nhà đất của ông Đoàn Văn Vươn xảy ra trong dịp tết vừa qua, tôi thấy đám quan tham này đã lợi dụng sự bất cập của luật đất đai để gây ra bao tang tóc cho gia đình nạn nhân, chẳng phải vì họ thiếu đất, thiếu vườn, thiếu tiền mà vì bản chất gian ác, thói lộng quyền của cộng sản và lòng tham vô đáy của họ.

Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng xảy ra trong một hoàn cảnh xã hội mà giai cấp mới giàu có đa số là những quan chức đương quyền. Họ không chuyên ngành về kinh doanh, chẳng am tường về quản trị nhưng lại dành quyền quản lý xã hội. Họ là thiểu số giàu có về tiền bạc, dư thừa về quyền thế giữa đại đa số dân chúng nghèo khổ, bị đàn áp bóc lột, bị đối xử bất công mà vẫn cam lòng nhẫn nhục chịu đựng. Đoàn Văn Vươn chính là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước căm giận của toàn dân.

Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 03/10/2008 cho biết: “Việt Nam và Ấn Độ là một trong những quốc gia có số lượng triệu phú tăng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ là 24,2% và 20%. Theo thống kê tại Việt Nam, có khoảng 1.200 người đang sở hữu tài sản 1 triệu USD” (theo điều tra của Tập đoàn tài chính Merrill Lynch và Capgemini).

Chắc là không khập khễnh nếu so sánh kẻ giết người để tìm cảm giác lạ với kẻ cướp của khi đã có nhiều của cải dư thừa. Kẻ giết người để tìm cảm giác lạ bị kết án chung thân, còn kẻ cướp đất, cướp phương tiện sinh sống của người khác trong khi họ quá no đủ, tiền dư bạc thừa, thì sẽ bị kết án như thế nào?

Bản án dù có rất nghiêm khắc chăng nữa mà nó không đem lại sự cải hóa phạm nhân và xã hội thì chỉ là sự trả thù của một sự trả thù khác hợp pháp mà thôi. Không có bản án nào có gía trị giáo dục bằng bản án mà chính kẻ phạm tội ra án lệnh cho mình. Tất cả những khung hình phạt trong xã hội đều phải mang tính cách răn đe giáo dục chứ không phải nhằm đầy đọa, làm mất nhân phẩm người sai phạm. Vì thế kẻ làm điều sai trái phải nhận ra lỗi lầm của mình, phải có lòng ăn năn hối lỗi và quyết tâm sửa đổi để trở về với chân thiên mỹ. Chỉ khi có quyết tâm sửa đổi mới giúp những ai đã lỡ đi sai đường tìm lại được sự bình an và có thể hòa đồng với đồng bào mình.

Hôm qua, theo tin tức của BBC cho biết Lê Văn Hiền,Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, và Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND và một số quan chức khác ở xã Vinh Quang đã bị đình chỉ công tác vì những sai phạm trong vụ cưỡng chiếm đất của ông Đoàn Văn Vươn. Họ bị cách chức, đó là hình phạt mà đảng CSVN của họ dành cho các đảng viên thoái hóa . Hôm nay, thông cáo của văn phòng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu chính quyền Hải Phòng và Tiên Lãng phải tự kiểm điểm và khẳng định việc các viên chức chính quyền cưỡng chế đất đai và phá hủy căn nhà của ông Đoàn Văn Vương là hoàn toàn sai trái. Đó là một tín hiệu tốt là tiếng nói hay tiếng súng của người dân thấp cổ bé họng cuối cùng đã được lắng nghe. Tuy nhiên, chúng ta phải đánh gía sự lắng nghe này như thế nào? Vì có thể lắng nghe đó chỉ là nhất thời để xoa dịu dư luận, lắng nghe để tìm ra những kẻ dám nói lên sư thật rồi sau đó tìm cách tiêu diệt hay lắng nghe của bước đầu cải đổi, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho người dân...Lắng nghe theo kiểu nào thì ít ra tiếng kêu oan đã được lắng nghe và có kết quả nhất định.

Qua biến cố này và chiều hướng giải quyết vụ việc ở Tiên Lãng đang được sự đồng tình của xã hội, mong rằng những quan khác, những người đã và đang cậy quyền, cậy thế nên suy nghĩ lại trước khi giở thói làm càn. Không có gì dấu kín mãi được. Sự thật như ánh sáng sẽ chiếu rọi vào mọi ngõ ngách của nơi tối tăm dưới bầu trời này. Khi sự thật được tôn trọng, tất cả mọi oan khiên sẽ phải được giải quyết, mọi mưu đố bất chính sẽ bị đưa ra ánh sáng. Hoà bình và công lý nhất định sẽ được vãn hồi trên quê hương ta. Sớm muộn chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Qua Internet, nhìn nét mặt lo âu, ảo não của các quan bị cách chức trái ngược hẳn với thái độ ngông nghêng mấy ngày trước làm tôi cũng thấy tội nghiệp cho họ. Có ai ngờ đâu việc làm sai trái lần này lại dẫn đến cái họa mất chức hôm nay. Gía mà họ ăn ở có tình có nghĩa, có trước có sau thì đâu nên nỗi .Còn đâu những tuyên bố đầy tự mãn, còn đâu đám quần chúng để tiền hô hậu ủng! Việc lên voi xuống chó như thế này có thể xảy ra cho bất cứ ai, cái khác nhau là lúc lên voi thì ai cũng mến mà lúc xuống chó thì ai cũng thương, đó mới chính là nghệ thuật sống.Tự mãn càng cao, tủi nhục càng sâu. Bây giờ những quan tham phải trở về cái gốc của mình là một người dân. Nhưng không thể trở thành người dân bình thường nếu họ không suy nghĩ và hành động như một người dân: đơn sơ, chân thành và hòa đồng với mọi người .

Để trở thành người dân bình thường, trước hết các ông quan phải có lời xin lỗi những gia đình nạn nhân để có sự thông cảm với những người đã bị trù dập và làm hại. Các ông nên nhận rõ những sai trái của mình. Không phải chỉ là một nhận thức suông, nhưng còn phải can đảm thú nhận những âm mưu toan tính của mình khi cậy quyền ỷ thế . Khi các ông công khai nhận là mình sai, có nghĩa là các ông đã giải oan cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Các quan sai có nghĩa là ông Vươn đúng. Cái đúng của ông Vươn sẽ giúp ông thoát cảnh giam cầm, cái đúng trả lại danh dự cho ông và cái đúng bắt buộc nhà cầm quyền phải đền bù những thiệt hại tinh thần cũng như vật chất cho ông và gia đình. Chỉ khi các ông quan Hải Phòng dám nhận lỗi, dám công khai xin lỗi và trả lại công bằng cho gia đình nạn nhân thì tâm hồn các ông mới được bình an và các ông mới có cơ hội hưởng tuổi gìa với những của cải mà các ông đang sở hữu hiện nay.

Kẻ giết người, Alyssa Bustamante, trước toà đã có những giây phút hối hận. Cô ta nói " Tôi rất hối hận vì những gì tôi đã làm. Tôi biết lời xin lỗi không đền bù được những điều tệ hại tôi đã gây ra. Nếu tôi có thể đổi cuộc sống của tôi để lấy lại sự sống cho nạn nhân, tôi cũng sẽ làm. Tôi xin thành thật xin lỗi".

Còn những kẻ lợi dụng chức quyền để làm tan nát gia đình ông Vươn, ông Quý, đưa bao người vào cảnh tù tội, thì xin các ông đừng chần chừ nữa, cũng hãy nói lên lời xin lỗi, hãy mạnh dạn nói lên sự thật về vụ cưỡng chiếm ở Tiên Lãng. Khung phạt dành cho các quan không chỉ là cách chức, mà là sự dày vò lương tâm của người muốn hoàn thiện. Để sống cho ra sống, các ông cần nói lên sự thật, cần giải oan cho các nạn nhân. Chỉ có sự thật mới chữa lành mọi vết thương và mới hàn gắn lại tình người.

Không có bản án tương xứng nào cho những kẻ cố tình làm sai và cũng không cần bản án nào cho những người muốn trở về với nẻo chính đường ngay.Truyền thống cao quý của người Việt Nam mình là luôn tha thứ cho những kẻ biết ăn năn hối cải, luôn mở rộng vòng tay đón những kẻ lầm đường muốn trở về.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Kết luận của Thủ tướng vụ Tiên Lãng: diệt cỏ phần ngọn
Trịnh Viên Phương
14:28 10/02/2012
Trịnh Viên Phương (danlambao) - Cuối cùng thì người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng kết luận vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng- Hải Phòng. Tất cả đã được phơi bày nhưng có nhiều vài điều cần suy nghĩ từ kết luận của ông Thủ tướng chính phủ.

1. Vẫn là cách làm việc theo cách "chỉ đạo". Ở cấp cao thì Thủ tướng chỉ đạo cho Tòa án tối cao. Ở địa phương thì tỉnh ủy chỉ đạo cho tòa án tỉnh, huyện ủy chỉ đạo cho tòa án huyện. Khi cần thì Thủ tướng thò tay xuống chỉ đạo luôn cho Tòa án làng xã. Như vậy thì tòa án từ trên xuống dưới, từ nhỏ đến to làm việc không theo nguyên tắc độc lập trong xét xử mà phải làm theo sự chỉ đạo. Trong kết luận của thủ tướng, thêm một nữa xác định pháp luật hiện hành đã bị khống chế bởi đảng cầm quyền từ trung ương đến địa phương: "Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này."

2. Cơ quan bảo vệ pháp luật: Viện kiểm sát, công an, tòa án cũng bị khống chế trong sự chỉ đạo đảng. Xưa nay các vụ án về chính trị được đưa ra xét xử "công khai" thì người ta luôn biết có sự chỉ đạo của đảng nhưng tìm bằng chứng thì không được. Qua kết luận này thì Thủ tướng chính phủ đã công khai và chính thức chứng minh cho nhân dân biết là các cơ quan được gọi là "bảo vệ pháp luật" nhưng chính là làm theo chỉ đạo. Cần nhắc lại Tòa án Hải Phòng được chính phủ chỉ đạo kỳ này cũng là nơi từng xét xử "vụ án" Phạm Thanh Nghiên, "vụ án " nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

3. Đối phó với các cơ quan truyền thông báo chí thì Thủ tướng một mặt nhờ ông Bộ trưởng Vũ Đức Đam ra khen vuốt mặt báo chí nhưng buổi làm việc chiều ngày 10.2.2012 thì hầu hết phải ngồi chờ từ sáng đến chiều tối sau đó thì ông Bộ trưởng ra "họp báo" đọc kết luận được soạn từ trước và trả lời sơ sài, chung chung các câu hỏi của báo chí. Chỉ một ít phóng viên của báo "lề đảng" được cấp thẻ vào dự phiên họp báo này. Nội dung và hình ảnh cho các báo thì chỉ được vào trang web của chính phủ lấy về và loan tin. Ngay cả các cơ quan truyền thông là công cụ của chính phủ mà họ họ còn sợ và e dè thì các phóng viên của các hãng thông tấn thù địch như VOA, BBC, AFP, AP, RFI, RFA... hay các blogger khác thì còn khuya mới mon men được đến cổng của các cuộc họp báo này. Cách trả lời chất vấn trong cuộc họp báo dù là "người trong nhà" với nhau nhưng ông Vũ Đức Đam cũng trả lời theo kiểu qua loa, mang tính chất đối phó.

4. Kết luận của thủ tướng chính phủ cho thấy các quan chức ở địa phương từ tỉnh đến huyện đều là "vi phạm pháp luật". Nhưng chính thủ tướng thừa nhận là Luật đất đai đã ban hành và sửa đổi 5 lần trong thời gian ngắn. Nghĩa là Quốc hội bù nhìn đã không làm tốt khâu "làm luật". Luật mới ban hành chưa khô dấu mực thì đã sửa đổi và ban hành cái mới. Không chỉ Luật đất đai mà nhiều Bộ luật khác đầy kẻ hở và kẻ lợi dụng các kẻ hở này chính là các quan chức. Ngay bản thân chính phủ và cá nhân Thủ tướng cũng vi phạm luật pháp rành rành thì làm sao mà chỉ đạo cho nghiêm khắc.

Sẽ còn nhiều điều khác nữa nhưng chỉ điểm sơ qua vài nội dung trong kết luận của Thủ tướng cũng như cách trình bày trong họp báo cho thấy kỳ này đảng cầm quyền ra tay vụ Tiên Lãng như là cách chữa cháy, xoa dịu dư luận. Sẽ không có một quan chức cường hào nào bị xử lý thỏa đáng như mong đợi của người dân. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn còn đi nhiều chặng đường gập ghềnh khác để lấy lại một phần quyền lợi chính đáng bị mất của mình. Và hàng triệu dân oan trong 70 % vụ khiếu kiện đất đai hiện nay chỉ thấy rằng việc hái sao trên trời dễ dàng hơn là tin vào các quan chức từ trung ương đến địa phương trả lại tài sản đất đai bị các quan chức của đảng cấu kết nhau từ trung ương đến địa phương cướp đi.

(Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/02/ket-luan-cua-thu-tuong-vu-tien-lang.html#more)
 
Văn Hóa
Ngày Lễ Tình Yêu: Bài ca dao cho bạn đời
Đinh văn Tiến Hùng
10:58 10/02/2012
Ngày Lễ Tình Yêu: Bài Ca Dao Cho Bạn Đời
( Ngày Lễ Tình Yêu – Valentine’Day 14/2/12 )

*”Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được tháo gỡ ra” –Mt.19: 6.

Bạn Đời ta gọi là Mình,
Mình ơi! Ta gọi thân tình Nhà Tôi.
Đời người cuộc sống lứa đôi,
Thân ta một nửa đã trao nhau rồi,
Thế dù năm tháng nổi trôi,
Giàu nghèo, sướng khổ vẫn thời có nhau,
Trọn tình vẹn nghĩa trước sau,
Dẫu trăm năm bạc mái đầu chẳng thay.
Lời đầu giao kết còn đây,
Tình yêu bền vững, nối giây thề nguyền.
Ghi tâm khắc cốt lời truyền,
Chúa đã phán buộc vợ chồng thực thi:
“ Thiên Chúa kết hợp điều gì,
Loài người không được gỡ đi theo mình “
Bạn Đời tình nghĩa trung trinh,
Mình ơi! Ta gọi thân tình Nhà Tôi.
Cuộc đời ta đã kết đôi,
Trăm năm đầu bạc vẫn thời có nhau.
Thương nhau xin gởi đôi câu,
Yêu nhau xin nhớ Ca dao Bạn Đời.

Đinh văn Tiến Hùng
 
Công lý sẽ sáng tỏ
Nguyễn Thanh Trúc
10:58 10/02/2012
Đoàn Văn Vươn xin hỏi ông là ai
Sao ông khẳng khái chống lại phường cướp đất
Hình như ông không biết sợ hãi
Không sợ tù đày giá lạnh những đêm dài

Ông đứng dậy vì tâm ông ngay chính
Không mãi cúi đầu với ác bá cường hào
Tội tình gì khi đời ông xông xáo?
Kiếm miếng cơm nuôi sống cả gia đình


Cưỡng chiếm đất thật nực cười ấu trĩ
Cường quyền đem xe ủi phá nát nhà dân
Chồng bị tù vợ con không chỗ nương thân
Tài sản bị cướp bóc, thật cực kỳ phi lý

Công luận phẩn nộ bất bình từ muôn phía
Cầm quyền điạ phương chối baibãi không làm
Sao chối được tội đồ mình đã phạm
Giữa ban ngày chứng kiến biết bao người

Ôi ông Vươn, ông đơn thân độc mã
Chống lại kẻ cường hào hiếp đáp dân lành
Từ Tiên Lãng tiếng kêu ông khai phá
Tiếng kêu oan nức nở đến trời xanh

Chúng tôi chua xót nhìn ông cảnh tù tội
Chúng tôi đau lòng nhìn nhà ông sụptan
Ông quẩn chí, ông cùng đường bí lối
Vì lũ quan gian hại dân lành lầm than

Rồi công lý sẽ đến ngày sáng tỏ
Ông trở về đầm ấm với vợ con
Ông được đền bù bao năm tháng nhọc lo
Tài sản đó là công ông gầy dựng

Cường hào ác bá không thể hoài tồn tại
Người dân hiền đến lúc phải vùng lên
Chống lại cường hào để sớm có ngày mai
Ngày mai sáng sống đờ ikhông sợ hãi

Lên tiếng nói mỗi khi bị áp bức
Đòi công bằng đòi hơi thở tự do
Sống ấm no đêm không còn tức tưởi
Vui cuộc đời tươi đẹp và chăm lo

Chăm lo con cái sống cuộc đời sung túc
Chăm lo ruộng vườn không sợ bị tịch thu
Chăm lo ngôi nhà không sợbị phá tan
Chăm lo cuộc sống không tù đày áp bức

Nguyện xin Chúa Ngài thương kẻ cùng cực
Ban ơn thiêng giúp ông vững niềm tin
Tâm ông lao khổ với muôn vàn thao thức
Chúa sẽ thương đoái nhận lời ông xin.
 
Nhạc phẩm “Vãn còn em”
Phạm Trung
11:20 10/02/2012
Xin giới thiệu nhạc phẩm “Vẫn còn em” của Phạm Trung, thơ: Tịnh Vân với Tiếng hát Minh Quang

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm /Thiền: Trên Cành Hoa Xuân
Đặng Đức Cương
22:30 10/02/2012
TRÊN CÀNH HOA XUÂN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Xuân đến mọi năm như lệ thường
Tia nắng hòa chan, hoa tỏa hương
Tiếng chim ríu tít trên cành trúc,
Liễu rũ bên tường cạnh hướng dương.
(Trích thơ của Việt Dương Nhân)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 3/02 - 10/2/2012
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:25 10/02/2012
Buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 8 tháng 2

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 8 tháng 2, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói với khoảng 4,000 tín hữu hành hương về sự đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá. Trong lời kêu gọi đưa ra sau bài Huấn Đức hàng tuần, Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của mình với những nạn nhân của cơn bão tuyết dữ dội ập xuống châu Âu tuần trước, giết chết hàng trăm người và khiến nhiều vùng bị mất điện.

Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay tôi muốn suy niệm với anh chị em về tiếng kêu của Chúa Giêsu từ trên Thánh Giá, "Lạy Chúa, là Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con?" Tiếng kêu này xảy ra sau ba tiếng đồng hồ bóng tối bao trùm mặt đất. Bóng tối là một biểu tượng đầy mâu thuẫn trong Kinh Thánh – Một mặt nó thường xuyên tiêu biểu cho sức mạnh của ma quỷ. Mặt khác nó cũng thường thể hiện sự hiện diện bí ẩn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu trên đồi Canvê được bọc trong bóng tối cũng cùng một bối cảnh như Môi-se được bao phủ trong đám mây đen khi Thiên Chúa hiện ra với ông trên núi.

Mặc dù Chúa Cha dường như vắng bóng, trong một cách thế bí ẩn cái nhìn yêu thương của Ngài vẫn đang tập trung trên sự hy sinh yêu thương của Con Ngài trên thập giá. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra rằng tiếng kêu của nỗi thống khổ của Chúa Giêsu không phải là một biểu hiện của sự tuyệt vọng: trái lại, cũng như câu mở đầu của bài Thánh Vịnh 22 là câu đã tóm gọn được toàn bộ nội dung của bài thánh vịnh đó, nó thể hiện sự tự tin giống như sự tự tin của dân Israel là bất chấp tất cả nghịch cảnh họ đang trải qua. Thiên Chúa vẫn hiện diện, vẫn nghe và trả lời tiếng kêu của dân Ngài.

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đang hấp hối này dạy chúng ta hãy cầu nguyện với sự tự tin cho tất cả các anh em của chúng ta và những ai đang đau khổ, để họ cũng có thể thấu hiểu tình yêu của Thiên Chúa, là Đấng không bao giờ bỏ rơi họ.

Tôi chào mừng tất cả các du khách nói tiếng Anh và những người hành hương đang hiện diện trong Đại Thính Đường này, bao gồm các nhóm đến từ Anh, Ireland, Na Uy và Hoa Kỳ. Tôi cũng chào đón một cách đặc biệt các sinh viên đang theo học ở đây, và tôi cầu nguyện rằng việc học tập của anh chị em nâng cao kiến thức và tình yêu vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Dù đối diện với bất cứ thứ bóng tối nào trong cuộc đời, anh chị em có thể luôn luôn giữ vững đức tin, niềm hy vọng, và tình yêu. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em!

Sứ Điệp Mùa Chay năm 2012

Hôm thứ Ba 07 tháng 2, Tòa Thánh đã công bố sứ điệp Mùa Chay năm 2012 của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong một cuộc họp báo do Đức Hồng Y Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum chủ trì.

Đức Hồng Y Robert Sarah nhận định:

"Mùa Chay là thời điểm thích hợp trong năm phụng vụ để hoán cải, để nhớ rằng Thiên Chúa không quên chúng ta".

Sứ điệp năm nay đề nghị các tín hữu Công giáo hãy cố gắng giúp đỡ những người khác thông qua các tổ chức từ thiện và đặc biệt là hãy sửa lỗi cho anh chị em mình trong tình huynh đệ.

Đức Hồng Y giải thích rằng "Lòng bác ái dạy rằng chúng ta không chỉ có trách nhiệm vật chất với những người khác, nhưng chúng ta còn phải chăm nom cho cả phần đạo đức và tâm linh của họ nữa. Khi sửa lỗi cho anh chị em mình thì đó không phải để lên án hoặc khiển trách họ, nhưng phải tính đến công lý và phải có lòng can đảm để đặt thẳng vấn đề không quanh co."

Mùa Chay là thời gian bốn mươi ngày chuẩn bị cho lễ Phục Sinh. Mùa Chay năm nay bắt đầu vào ngày Thứ Tư Lễ Tro 22 tháng 2 và kết thúc vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá, với sự khởi đầu của Tuần Thánh.

Nhà lãnh đạo Anh giáo Rowan Williams sẽ thăm Đức Giáo Hoàng ở Roma vào tháng Ba

Đức Tổng Giám Mục thành Canterbury và cũng là người đứng đầu của Giáo Hội Anh giáo Rowan Williams sẽ thăm viếng Rôma vào tháng Ba này. Ngài sẽ gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng để cùng nhau cầu nguyện tại nhà thờ San Gregorio al Celio, nằm ở phía trước đồi Palentine của Rôma.

Hồi tháng Mười năm ngoái, nhân ngày Hòa Bình Thế Giới được tổ chức tại Assisi, vị Giám Mục Anh Giáo này đã thăm Rôma.

Trong chuyến viếng thăm đó, hai vị đã thảo luận cách thức để thúc đẩy đối thoại giữa hai Giáo Hội để tìm ra một căn bản chung.

Đức Tổng Giám Mục Williams đã từng nói rằng cuộc đối thoại đại kết là trách nhiệm của các giám mục và một trong những vấn đề lớn nhất mà họ phải đối diện là xu hướng không chấp nhận nhau.

Tuy nhiên, quan hệ Công Giáo và Anh Giáo tiếp tục được cải thiện. Nhiều người cho rằng đó là nhờ chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đến Anh hồi tháng Chín năm 2010. Trong dịp đó, Đức Thánh Cha đã gặp Đức Tổng Giám Mục Williams tại biệt điện Lambeth.

Đức Giáo Hoàng tiếp bà Laurence Argimon Pistre, Tân Đại sứ của liên hiệp Châu Âu

Sáng thứ Hai, 06 tháng 2, Đức Thánh Cha đã tiếp tân đại sứ của liên hiệp Châu Âu cạnh Tòa Thánh là bà Laurence Argimon-Pistre. Trước khi đảm nhận chức vụ đại sứ, bà đã từng là Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu. Bà Argimon-Priste là người hoạt động rất tích cực trong cả hai lĩnh vực chính trị và giáo dục.

Bà có một văn bằng luật từ Đại học Grenoble và trước khi đến Rome, bà là là một đại diện thường trực của liên hiệp Châu Âu trước Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và các tổ chức của Liên Hiệp Quốc về giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) ở Paris.

Kinh Truyền Tin: Phương dược tốt nhất là đức tin vào Thiên Chúa

Dưới một cơn mưa tuyết bao phủ Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã ban huấn từ nhân buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 5 tháng 2. Đức Thánh Cha đã đề cập những câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành người bệnh và sự hiện diện của bệnh hoạn trong thế giới ngày nay.

Ngài nói:

"Bệnh tật cũng là một dấu chỉ của sự dữ trên thế giới và trong con người, trong khi sự phục hồi mạc khải về Nước Trời, và chỉ cho thấy Thiên Chúa gần gũi chúng ta."

Đức Thánh Cha cũng ghi nhận có những tiến bộ gần đây trong y học để chống lại bệnh tật. Ngài nhận định rằng trong khi các loại thuốc mới giúp chống lại những bệnh tật khác nhau, phương dược nâng đỡ chúng ta tốt nhất là niềm tin vào một sức mạnh cao cả hơn.

Ngài nói:

"Y học trong những thập kỷ gần đây đã có những bước tiến lớn, và chúng ta rất biết ơn, nhưng Lời Chúa dạy chúng ta rằng có một thái độ quyết định và nền tảng để giải quyết căn bệnh này và đó chính là đức tin vào Thiên Chúa, vào sự tốt lành của Ngài."

Những người tham dự buổi đọc kinh Truyền Tin đã buộc phải dũng cảm chịu đựng tuyết và băng, trong cơn bão tuyết lớn nhất ập vào Rôma kể từ năm 1985.

Búp bê Nữ Tu Thánh Thiện được bày bán rộng rãi tại Hoa Kỳ

Một công ty Mỹ, có tên là “Saintly Sisters” nghĩa là “Các Nữ Tu Thánh Thiện” đã sản xuất một loại búp bê độc đáo. Nhà thiết kế nói rằng, mục đích của các búp bê này là để chuẩn bị tâm lý cho các bé gái khi lớn lên sẽ nhìn các nữ tu như một điều gì đó bình thường, không phải là điều gì đó hiếm hoặc thậm chí là lập dị.

Có tổng cộng bảy mô hình, với những áo dòng làm bằng tay và cả một chuỗi Mân Côi. Búp bê Nữ Tu Thánh Thiện được bày bán rộng rãi trên Internet với mức giá hiện nay là khoảng 40 euro.

Các tác giả hy vọng rằng một ngày trong tương lai, một nữ tu nào đó có thể nói rằng ơn gọi của mình đã khởi đầu từ lúc cô bắt đầu chơi với một trong những con búp bê này.

Chilê Một Đức Giám Mục nhận định: "Năm Đức Tin phải tập trung vào Chúa Kitô"

Từ những nẻo đường của Chilê, các giám mục của nước này đã đến Rôma trong khuôn khổ ad limina. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Cha Juan Ignacio Gonzalez Errazuriz của giáo phận San Bernardo, đã trả lời một số câu hỏi của Rome Reports. Ngài đã đề cập đến Năm Đức Tin, mà ngài mô tả như là một phần mở rộng của Năm Linh mục.

Đức Cha Juan Ignacio Gonzalez Errazuriz cho biết

"Đức Giáo Hoàng đã muốn làm nổi bật hình ảnh của Chúa Kitô như là trung tâm của lịch sử và trọng tâm của đời sống con người. Ngài muốn làm nổi bật những lời dạy của Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Theo một cách nào đó nó giống như hoa quả cuối cùng của Công Đồng Vatican II. "

Đức Cha Juan Ignacio Gonzalez Errazuriz đã được tấn phong giám mục vào năm 2003. Ngài nói rằng đối với người Công giáo, phát triển và nuôi dưỡng đức tin là những điều rất quan trọng. Với Năm Đức tin sắp đến, ngài khích lệ tập trung vào việc dạy giáo lý.

Ngài nói:

"Điều quan trọng nhất đó chính là đạo lý trung tâm của Giáo Hội về Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa Ba Ngôi, các Bí tích, đời sống cầu nguyện, các điều răn, tất cả đều có trong Sách Giáo Lý. Mọi người không nên xa lạ với điều đó bởi vì đó là sự mặc khải của sự thật mà Thiên Chúa đã ban cho con người. "

Đức Cha Juan Ignacio Gonzalez Errazuriz rất tích cực với các trang mạng xã hội trên Internet. Ngài có các accounts trên Facebook và Twitter với hơn 2.000 người theo dõi. Ngài nói rằng, đó là một cách để thúc đẩy niềm tin, ngay cả trong thời đại kỹ thuật số.

Bão tuyết bao phủ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô

Tuyết đang rơi ở Rome! Tuyết bắt đầu rơi dồn dập vào buổi chiều thứ Sáu trên Quảng trường Thánh Phêrô. Lần cuối cùng thành phố nhìn thấy tuyết là vào năm 2009. Trong khoảng thời gian này, nhiều người Ý thường đến thăm Vatican để nhìn thấy mái vòm của Vương cung thánh đường phủ đầy tuyết.

Màn treo tại cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng đã được kéo lui về phía sau để dân chúng có thể có một cái nhìn rõ hơn.

Đức Giáo Hoàng cầu nguyện với hàng ngàn tu sĩ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô

Để kỷ niệm ngày Thế Giới cầu nguyện cho cuộc sống thánh hiến, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã cầu nguyện với hàng ngàn tu sĩ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Các tu sĩ và nữ tu thuộc giáo phận Rôma đã tập trung tại Vatican để cử hành lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh hôm 2 tháng 2 vừa qua.

Đức Hồng Y Levada: "Đáp trả về giáo luật trước các trường hợp lạm dụng tính dục mà thôi thì chưa đủ"

Đức Thánh Cha đã viết thư cho hội nghị về cách thế đối phó với các trường hợp lạm dụng tính dục và yêu cầu đặt nhu cầu của các nạn nhân lạm dụng lên hàng ưu tiên nhất.

Đó là điểm chính của hội thảo "Hướng tới Chữa Lành và Canh Tân", được tổ chức bởi Đại học Gregorian ở Rôma, với sự hỗ trợ tích cực của Tòa Thánh

Các tham dự viên sẽ bao gồm các giám mục từ 110 hội đồng giám mục và hơn 30 bề trên tổng quyền của các dòng tu. Mục đích là để huấn luyện cho các vị cách thế giúp đỡ các nạn nhân của lạm dụng và giải thích những gì cần phải làm với các linh mục và tu sĩ đã phạm vào những tội ác này.

Ông Hans Zollner chủ tịch của hội nghị "Hướng tới Chữa Lành và Canh Tân" cho biết:

"Các vị đã đến để cho thế giới thấy một dấu chỉ rõ ràng về ý chí và nhiệm vụ của Giáo Hội muốn mạnh mẽ thay đổi cách cư xử khi phải đối diện với tội lỗi xấu xa và tội ác lạm dụng tính dục trong Giáo Hội và trong xã hội."

Hội nghị đã được khai mạc bởi Đức Hồng Y William Joseph Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin. Ngài là người chịu trách nhiệm về việc phản ứng lại những tội ác này thay mặt cho Tòa Thánh Vatican.

Đức Hồng Y tin rằng phản ứng của Giáo Hội cần phải có nhiều cấp. Các phản ứng đầu tiên nên được dành để giúp đỡ các nạn nhân. Ngoài ra một môi trường an toàn cần được tạo ra cho trẻ em, cũng như các chương trình nhằm mục đích bồi dưỡng các linh mục, và hợp tác với chính quyền dân sự.

Đức Hồng Y cho biết:

"Hơn 4.000 trường hợp lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên được báo cáo cho Bộ Giáo Lý Đức Tin trong thập niên vừa qua đã cho thấy, một mặt, là tính chất không thỏa đáng của những phản ứng thuần tuý giáo luật trước thảm kịch này, và mặt khác, là sự cần thiết phải có một phản ứng tổng hợp nhiều mặt ".

Đức Hồng Y nhắc lại rằng lạm dụng tính dục cũng là một hành vi phạm tội dân sự và rằng Giáo Hội phải hợp tác với pháp luật. Ngài nhấn mạnh rằng những trường hợp này nên được đưa đến các cơ quan có thẩm quyền thích hợp.

Chương trình 40 ngày cho sự sống tại Canada

Sau khi chứng kiến những thành công to lớn của chương trình 40 ngày cho sự sống tại Hoa Kỳ, Liên minh Vận Động cho sự sống đã du nhập chương trình này vào Canada lần đầu tiên trong năm 2007, với buổi cầu nguyện toàn quốc gia tại Ottawa, và Halifax.

Kể từ đó, chương trình 40 ngày cho sự sống tại Canada đã được phát triển tại hơn một chục thành phố trên khắp Canada. Một số thành phố đã thi hành chiến dịch này đến hai lần mỗi năm (mùa xuân và mùa thu).

Các tham dự viên thường tổ chức các buổi đọc kinh Mân Côi ngay trước các cơ sở phá thai.

Chương trình 40 ngày cho cuộc sống đã thành công trong việc đóng cửa năm cơ sở phá thai như thế, và cứu được ít nhất 4,313 trẻ sơ sinh.

Ban tổ chức chương trình 40 ngày cho sự sống tại Canada cho biết ngày toàn quốc cầu nguyện cho sự sống năm 2012 sẽ được tổ chức tại Ottawa vào Thứ Năm ngày 10 tháng 5 tại Ottawa, Ontario.

Ban tổ chức hy vọng phá vỡ kỷ lục của năm ngoái với sự tham dự của 15,300 người từ khắp Canada. Bên cạnh cuộc diễu hành qua các đường phố của Ottawa, sẽ có buổi thắp nến cầu nguyện vào buổi tối hôm trước, tức là vào ngày 09 tháng 5, và một Hội nghị Phò Sinh quy tụ đông đảo các thanh niên vào ngày thứ Sáu 11 tháng 5.