Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:21 09/02/2024
29. Đức Chúa Giê-su đích thân ngự trong tâm hồn của chúng ta là hoàn toàn vì ân tứ rộng lớn của Ngài, chứ không phải vì chúng ta có công để thù lao, có đức để báo đáp.
(Thánh nữ Jutta of Huy, Bd)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:27 09/02/2024
75. KHÔNG CẦN ĐI THI
Có một học sinh hiệu là Văn Bàng, văn chương bút pháp đều quá tệ.
Gặp kỳ thi, Dụ Hoa Lệ khuyên Văn Bàng không nên tham gia, Văn Bàng không biết mình ngu nên kinh ngạc hỏi nguyên nhân tại sao.
Du Hoa Lệ nói:
- “Tưởng tượng anh làm văn chương, dù cho có tài thư pháp của nhà họa sĩ đại tài Văn Trưng Minh viết thì cũng vô dụng, hoặc coi như anh có tài văn của đại học sĩ Vương Thụ Khê để anh viết ra thì cũng không được hoàn toàn và người ta không buồn coi văn của anh. Tôi e rằng chỉ có cách truất chức mà không thu nhận anh, như thế vẫn còn chưa đủ để loại bỏ nghiệp chướng do cái văn chương xấu xí ấy tạo ra sao?”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 75:
Thường người ngoài cuộc thì sáng suốt hơn người trong cuộc, văn chương mình viết thì mình cho là hay nhưng người khác đọc chán đến buồn ngủ, thì quả là ở nhà quét nhà...cho vợ e rằng tốt hơn là đi thi để làm trạng nguyên...
Người khách quan là người thấy sự việc sao thì nói vậy, nên nó khác với người bàng quan cứ làm ngơ trước những chuyện ngược đời xảy ra trong cộng đoàn, nơi bạn bè của mình...
Đức Chúa Giê-su không làm người bàng quan nên Ngài đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ (1), Ngài cũng không dửng dưng trước những đau khổ của mọi người (2); thánh Gioan Tẩy Giả cũng không làm người bàng quan trước những việc làm của vua Hêrođê nên phải trả giá là bị tống ngục và bị chém đầu (3).
Bạn bè khuyên bảo mình vì bạn bè khách quan nhìn mình không thể làm được việc quá sức của mình, đó là bạn tốt; bạn bè khuyên mình vì biết những điều làm là không phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, hoặc việc mình làm là có hại cho mình cũng như cho mọi người... Tất cả những lời khuyên của bạn bè đều là có ý tốt cho mình, quan trọng là mình có giận có hờn với người khuyên bảo mình không mà thôi...
(1) Mt 21, 12-17.
(2) Mt 14, 4. Mc 6, 18.
(3) Mt 14, 3-12. Mc 6, 21-29.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một học sinh hiệu là Văn Bàng, văn chương bút pháp đều quá tệ.
Gặp kỳ thi, Dụ Hoa Lệ khuyên Văn Bàng không nên tham gia, Văn Bàng không biết mình ngu nên kinh ngạc hỏi nguyên nhân tại sao.
Du Hoa Lệ nói:
- “Tưởng tượng anh làm văn chương, dù cho có tài thư pháp của nhà họa sĩ đại tài Văn Trưng Minh viết thì cũng vô dụng, hoặc coi như anh có tài văn của đại học sĩ Vương Thụ Khê để anh viết ra thì cũng không được hoàn toàn và người ta không buồn coi văn của anh. Tôi e rằng chỉ có cách truất chức mà không thu nhận anh, như thế vẫn còn chưa đủ để loại bỏ nghiệp chướng do cái văn chương xấu xí ấy tạo ra sao?”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 75:
Thường người ngoài cuộc thì sáng suốt hơn người trong cuộc, văn chương mình viết thì mình cho là hay nhưng người khác đọc chán đến buồn ngủ, thì quả là ở nhà quét nhà...cho vợ e rằng tốt hơn là đi thi để làm trạng nguyên...
Người khách quan là người thấy sự việc sao thì nói vậy, nên nó khác với người bàng quan cứ làm ngơ trước những chuyện ngược đời xảy ra trong cộng đoàn, nơi bạn bè của mình...
Đức Chúa Giê-su không làm người bàng quan nên Ngài đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ (1), Ngài cũng không dửng dưng trước những đau khổ của mọi người (2); thánh Gioan Tẩy Giả cũng không làm người bàng quan trước những việc làm của vua Hêrođê nên phải trả giá là bị tống ngục và bị chém đầu (3).
Bạn bè khuyên bảo mình vì bạn bè khách quan nhìn mình không thể làm được việc quá sức của mình, đó là bạn tốt; bạn bè khuyên mình vì biết những điều làm là không phù hợp với tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su, hoặc việc mình làm là có hại cho mình cũng như cho mọi người... Tất cả những lời khuyên của bạn bè đều là có ý tốt cho mình, quan trọng là mình có giận có hờn với người khuyên bảo mình không mà thôi...
(1) Mt 21, 12-17.
(2) Mt 14, 4. Mc 6, 18.
(3) Mt 14, 3-12. Mc 6, 21-29.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Làm Con Phải Hiếu
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
05:23 09/02/2024
SUY NIỆM LỄ MÙNG HAI TẾT 2024
Làm Con Phải Hiếu
Theo tập tục vẫn có từ đời cha Đắc Lộ, để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh đã chỉ định Ngày Mồng Một Tết, là Ngày cầu cho thế giới được hòa bình, quốc thái dân an, gia đình ấm êm hạnh phúc.
Hôm nay Ngày Mồng Hai Tết, ngày kính nhớ tổ tiên ông bà, cha mẹ, những người đã cộng tác với Thiên Chúa để sinh thành, dưỡng dục chúng ta thành người.
Thứ bốn thảo kính cha mẹ
Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Ý tưởng của Lời ca nhập lễ nhắc nhớ chúng ta : “Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân...”. Lời nguyện tiến lễ mới đẹp làm sao : “Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận mà tuôn đổ hồng ân xuống trên tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để chúng con cũng được thừa hưởng phúc ấm của các ngài”.
Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng và cũng là bổn phận của kẻ làm con. Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Ước muốn sống lâu, sống hạnh phúc trên địa cầu này là lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới, bởi ai cũng mơ sống hạnh phúc, khang an và trường thọ. Chúa dạy : “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3,6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Ngoài việc sống vui sống hạnh phúc, kẻ tôn kính mẹ cha còn được tha thứ tội lỗi : “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm” (Hc 3,2). Được nhận lời khi cầu xin: “Ai hiếu thảo với cha mẹ, khi cầu xin họ sẽ được lắng nghe” (Hc 3,5b). Được con cái báo đền : “Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái” (Hc 3,5a). Vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau theo đấy”. Người bất hiếu với cha mẹ sẽ bị con cái đối xử tàn tệ hơn. Người có hiếu với cha mẹ cũng sẽ được con cái đối xử tốt đẹp. Được ơn lành tích trữ trong kho tàng : “Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu” (Hc 3,4).
Triết lý chữ hiếu qua chiếc bánh chưng xanh
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ VI là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.
Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được. Chỉ gói gọn trong chiếc bánh chưng xanh thôi là cả một Đạo Hiếu đáng ghi nhớ. Nó đã thoát khỏi đơn thuần là vật chất, móm ăn bình thường nhưng chứa đựng một triết lý sâu sắc đạo làm người.
Làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu
Từ lâu nhân loại đã luôn ca tụng về những tấm gương hiếu hạnh. Có thể thấy, dù ở thời đại nào, con người vẫn đề cao sự hiếu kính và báo đáp công ơn nuôi dưỡng của các đấng sinh thành.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh với “công cha, nghĩa mẹ”.
Mỗi lần nhắc tới ơn cha nghĩa mẹ, thì y như rằng ta có lớn, có già lụm cụm cũng vẫn là trẻ con trước mắt mẹ cha, rồi nước mắt ngắn dài, cha thương mẹ xót. Thương vì cái ơn quá lớn chưa có đền đáp được bao nhiêu, xót vì có lúc nghịch ngợm, và có khi đã từng là... nghịch tử, cãi cha mắng mẹ! Người ta nói xã hội xuống cấp về đạo đức, lòng người trở nên vô cảm, lạnh lùng, nhưng nếu quả tình họ vô cảm, lạnh lùng với cả cha mẹ mình thì... chẳng còn gì để nói.
Làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu, nếu không mọi việc làm tốt đều vô nghĩa. Thờ không phải chỉ lúc chết mới cúng giỗ linh đình mà phải thương, kính ngay từ thuở người còn sống. Kính vì ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục ví tựa “Thái sơn”, tựa “nước trong nguồn chảy ra”. Đỗ Trung Quân thì khẳng khái ví quê hương như là mẹ. Và mỗi người chỉ một, nên phải nhớ, nhớ để “lớn thành người”.
Tôn kính Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân.”
Phụng dưỡng Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Làm Con Phải Hiếu
Theo tập tục vẫn có từ đời cha Đắc Lộ, để thánh hóa ba ngày Tết Nguyên Đán, Hội Thánh đã chỉ định Ngày Mồng Một Tết, là Ngày cầu cho thế giới được hòa bình, quốc thái dân an, gia đình ấm êm hạnh phúc.
Hôm nay Ngày Mồng Hai Tết, ngày kính nhớ tổ tiên ông bà, cha mẹ, những người đã cộng tác với Thiên Chúa để sinh thành, dưỡng dục chúng ta thành người.
Thứ bốn thảo kính cha mẹ
Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Ý tưởng của Lời ca nhập lễ nhắc nhớ chúng ta : “Nhớ cầu cho bậc tổ tiên, khắc ghi công đức một niềm tri ân...”. Lời nguyện tiến lễ mới đẹp làm sao : “Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận mà tuôn đổ hồng ân xuống trên tổ tiên và ông bà cha mẹ chúng con, để chúng con cũng được thừa hưởng phúc ấm của các ngài”.
Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng và cũng là bổn phận của kẻ làm con. Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Ước muốn sống lâu, sống hạnh phúc trên địa cầu này là lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới, bởi ai cũng mơ sống hạnh phúc, khang an và trường thọ. Chúa dạy : “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3,6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Ngoài việc sống vui sống hạnh phúc, kẻ tôn kính mẹ cha còn được tha thứ tội lỗi : “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm” (Hc 3,2). Được nhận lời khi cầu xin: “Ai hiếu thảo với cha mẹ, khi cầu xin họ sẽ được lắng nghe” (Hc 3,5b). Được con cái báo đền : “Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái” (Hc 3,5a). Vì “Sóng trước đổ đâu, sóng sau theo đấy”. Người bất hiếu với cha mẹ sẽ bị con cái đối xử tàn tệ hơn. Người có hiếu với cha mẹ cũng sẽ được con cái đối xử tốt đẹp. Được ơn lành tích trữ trong kho tàng : “Ai kính mẹ thì tích trữ kho báu” (Hc 3,4).
Triết lý chữ hiếu qua chiếc bánh chưng xanh
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân.Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.
Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ VI là Lang Lèo (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Lang Lèo (sau có người gọi Lang Liêu) tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.
Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Lèo chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Lèo, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được. Chỉ gói gọn trong chiếc bánh chưng xanh thôi là cả một Đạo Hiếu đáng ghi nhớ. Nó đã thoát khỏi đơn thuần là vật chất, móm ăn bình thường nhưng chứa đựng một triết lý sâu sắc đạo làm người.
Làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu
Từ lâu nhân loại đã luôn ca tụng về những tấm gương hiếu hạnh. Có thể thấy, dù ở thời đại nào, con người vẫn đề cao sự hiếu kính và báo đáp công ơn nuôi dưỡng của các đấng sinh thành.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh với “công cha, nghĩa mẹ”.
Mỗi lần nhắc tới ơn cha nghĩa mẹ, thì y như rằng ta có lớn, có già lụm cụm cũng vẫn là trẻ con trước mắt mẹ cha, rồi nước mắt ngắn dài, cha thương mẹ xót. Thương vì cái ơn quá lớn chưa có đền đáp được bao nhiêu, xót vì có lúc nghịch ngợm, và có khi đã từng là... nghịch tử, cãi cha mắng mẹ! Người ta nói xã hội xuống cấp về đạo đức, lòng người trở nên vô cảm, lạnh lùng, nhưng nếu quả tình họ vô cảm, lạnh lùng với cả cha mẹ mình thì... chẳng còn gì để nói.
Làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu, nếu không mọi việc làm tốt đều vô nghĩa. Thờ không phải chỉ lúc chết mới cúng giỗ linh đình mà phải thương, kính ngay từ thuở người còn sống. Kính vì ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục ví tựa “Thái sơn”, tựa “nước trong nguồn chảy ra”. Đỗ Trung Quân thì khẳng khái ví quê hương như là mẹ. Và mỗi người chỉ một, nên phải nhớ, nhớ để “lớn thành người”.
Tôn kính Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân.”
Phụng dưỡng Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Đừng lo
Lm. Thái Nguyên
05:32 09/02/2024
ĐỪNG LO
Mồng Một Tết Nguyên Đán : Mt 6, 24-34
Suy niệm
Ngày đầu năm, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Đừng lo lắng”. Nhưng làm sao sống mà không lo. Người xưa có nói: "Không lo xa ắt có buồn gần". Xem ra có điều gì mâu thuẫn chăng? Thật ra, câu nói của người xưa là nhắc nhở ta đừng sống buông tuồng, dễ dãi, kẻo phải ân hận hối tiếc. Còn Chúa Giêsu khi bảo đừng lo lắng, là Ngài muốn chúng ta sống cuộc đời an vui thanh thản, không quá đặt nặng nhu cầu vật chất như cơm ăn áo mặc, vì Thiên Chúa đã quan phòng mọi sự. Ngay cả vạn vật cũng nằm trong dự hướng tốt lành của Ngài: Hãy xem chim trời không gieo không gặt mà chúng vẫn no đủ. Hoa huệ ngoài đồng không cửi không dệt mà vẫn đẹp tươi. Hơn nữa, Thiên Chúa là một người Cha nhân hậu, thừa biết những nhu cầu của con cái và luôn ban đúng lúc, miễn ta đừng lười lĩnh và biếng nhác, cũng như đừng ích kỷ, để còn biết chia sẻ và tương trợ lẫn nhau. Vì thế, hãy“Quẳng gánh lo đi và vui sống”.Thánh Phêrô đã khuyên ta: “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1Pr 5,7).
Tiếp theo, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy xét xem: “Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Ai cũng biết rằng, mình không thể chỉ sống bằng việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhưng chính yếu là sống bằng tình thương. Một em bé cũng nhận ra điều này, vì em không chỉ cần ăn, cần mặc, nhưng còn cần hơn nữa sự hiện diện yêu thương của những người thân. Thiếu tình thương thì mọi thứ khác trở thành thừa. Dù có tiền dư của đầy, đời sống con người cũng trở thành vô nghĩa, thậm chí trở thành địa ngục, vì nó gây nên tán tận lương tâm. Không lạ gì mà Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24).
Chúa Giêsu tiếp tục đặt vấn đề với chúng ta như sau: “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?”(Mt 6, 27). Ở đây, Ngài còn muốn nói đến cả những lo lắng mà ta cho là quan trọng và lớn lao. Nhưng hãy coi chừng, tiềm ẩn trong những lo lắng đó có thể là một thứ tham lam hay tham vọng trá hình. Dù có thể là điều quan trọng đi nữa, nếu cứ lo lắng như thế thì cuối cùng chúng ta được gì? Tâm trí ta lúc nào cũng bị chiếm đóng bởi những tính toán chi ly thì sao có thể sống an vui? Thật ra chẳng có gì quan trọng và lớn lao hơn là bình an và hạnh phúc trong cuộc đời mình. Không có gì có thể trao đổi vì đó là ân phúc tuyệt vời nhất của cuộc sống hôm nay và mãi mãi.
Thiên Chúa là chủ tể sự sống. Cuộc sống ta nằm trong vòng tay yêu thương của Chúa ngay từ lúc chào đời cho đến lúc lìa đời. Vì thiếu tín thác vào Chúa nên ta thường cậy dựa vào sự khôn ngoan và sức lực của mình, nên ta phải lo lắng không ngừng. Có lo lắng cách nào đi nữa thì cái gì đến cũng sẽ đến. Có những việc mà mình phải chấp nhận để nó diễn ra, nghĩa là thuận theo tự nhiên, tới đâu tính tới đó, chẳng gì phải sợ lo. Sự việc có trái ý hay tồi tệ đôi chút cũng chẳng chết chóc gì, miễn là ta đã tiên liệu một cách cẩn trọng và có kế hoạch: làm những gì cần làm, an tâm trước những gì không thể làm và không nên làm, rồi phó thác mọi sự cho Chúa. Thành công hay thất bại không quan trọng cho bằng tâm an trí sáng.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu cho ta biết có một mối lo hết sức nghiêm trọng mang tính vĩnh cửu, đó là lo “tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài”. Cụ thể lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa là lo sống tình yêu mến đối với Chúa và với mọi người. Lo thể hiện tình yêu trong mọi việc làm là điều rất chí thú để nếm trải cuộc sống với tất cả độ sâu của nó. Đó là cái lo làm cho ta hân hoan, vì biết rằng, mọi sự do Chúa mà có, mọi việc bởi Chúa mà thành. Đừng để mình chìm ngập trong những lo toan tính toán, mà hằng ngày hãy biết dành thời giờ để đến với Chúa, ở bên Chúa; dành sức lực để làm việc tông đồ, bác ái. Nhờ vậy, ta sẽ gặp Chúa trong mọi việc, thấy Chúa trong mọi nơi, nhận ra Chúa trong mọi người, đó là niềm vui lớn nhất trong đời Kitô hữu trong từng ngày sống.
Tất cả mọi khả năng và sức mạnh của chúng ta đều phải được huy động để làm nên một cuộc sống chan chứa tình yêu với mọi người mọi việc, nên không thể để cho mình quá lo lắng về những thứ phụ thuộc trong cuộc sống này. Nhờ vậy ta mới có một tinh thần thanh thoát và đầy an vui để hoàn thành một chuyến đi định mệnh mang tính vĩnh cửu. Cần ý thức sự hiện diện của Chúa trong mọi lúc để ta luôn hòa nhịp với trái tim của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay phải là cơ hội thay đổi đời sống chúng ta trong năm mới, để chúng ta được sống bình an trong tay Chúa, và dám đặt Chúa lên trên hết trong mọi lựa chọn của mình. Với định hướng đó, chúng ta vận dụng mọi khả năng, đầu tư thời giờ và công sức để thăng tiến bản thân và gia đình theo chương trình tình yêu của Chúa. Nhưng trong mọi việc, chúng ta hãy khao khát tìm kiếm Nước Thiên Chúa, khao khát sống thuộc về Chúa, để đạt tới Chúa là Mùa Xuân hạnh phúc muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Thế là năm cũ đã qua đi,
để cho năm mới tới đẹp ngời,
trước tiên con muốn dâng lời,
tạ ơn Thiên Chúa trong thời gian qua.
Con không chỉ muốn tạ ơn Chúa,
về hết những gì là thành quả,
nhưng còn cảm mến sâu xa,
những gì thất bại phong ba trên đời.
Cho dù cuộc sống chẳng gặp thời,
đều góp phần làm mới đời con,
vì rằng tình mến chưa tròn,
nên con phải được bào mòn chông gai.
Cuộc sống không thể không ngang trái,
nhưng lại cần thiết cho ngày mai,
cho dù cay đắng xót xa,
thật ra tất cả đều là hồng ân.
Nên con giữ vững một tinh thần,
không để lòng mình phải sân hận,
biết luôn nối kết tình thân,
với người với Chúa ân cần tận tâm.
Hôm nay mồng một ngày đầu năm,
bên Chúa chúng con đầy phấn khởi,
để xin ân phúc cho đời,
an vui thịnh đạt sáng ngời niềm tin.
Cho con biết giữ lòng chân chính,
sống công bình bác ái phân minh,
an vui trên bước đăng trình,
đặt mình trong Chúa với tình hiến dâng.
Một đời phó thác luôn phấn chấn,
hăng say chiến đấu giữa cuộc trần,
vì yêu con sống ân cần,
để ca tụng Chúa tri ân ngàn đời. Amen.
Thờ Cha Kính Mẹ
Lm. Thái Nguyên
05:35 09/02/2024
THỜ CHA KÍNH MẸ
Mồng Hai Tết: Mt 15, 1-6
Suy niệm
Hôm nay Mồng Hai Tết, Giáo Hội dành để kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ. Có thể nói rằng, là người Việt Nam, dù thuộc bất kỳ một tôn giáo nào, không thể chối bỏ là mình đã được dìm sâu trong cái gọi là “Đạo Hiếu” của truyền thống Dân tộc, còn gọi là “Đạo ông bà”, “Đạo gia tiên”, vì luôn đặt nặng tình nghĩa và ơn nghĩa lên trên hết Những câu ca dao tục ngữ đã ăn sâu vào tâm trí và đời sống mỗi gia đình như:
Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Tuy nhiên, xưa nay vẫn có một sự hiểu lầm là người Công Giáo coi thường việc thờ cúng ông bà tổ tiên. “Theo Đạo là bỏ Ông Bà”. Xem ra sự ngộ nhận này vẫn còn tồn tại trong tâm thức của một số người. Cần xác định ngay rằng: Đạo Hiếu theo Kitô giáo không chỉ là một hành động luân lý, đạo đức xã hội, hay truyền thống dân tộc, mà đó còn là một giới luật được Thiên Chúa truyền dạy, một giới răn chỉ đứng sau ba giới răn dành riêng cho Thiên Chúa. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ đặt trên nền tảng là niềm tin vào thiên Chúa. Vì biết rằng đó là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa, là điều Thiên Chúa muốn mọi người phải thi hành, chứ không phải chỉ là tập tục riêng của con người.
Ngay từ xa xưa, Kinh Thánh Cựu Ước đã nói rất nhiều về việc hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Qua sách Xuất hành, Thiên Chúa đã tuyên phán: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20, 12). Sách Đệ nhị luật đã xác định rõ ràng trong điều răn thứ tư của Thiên Chúa: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi” (5,16). Tiếp theo, các sách khác như sách Lêvi, sách Châm ngôn, sách Huấn ca, cũng đã bàn đến rất nhiều về việc thờ cha kính mẹ, và đặc biệt là cầu nguyện cho người đã chết (Macb12,44).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Đức Giêsu nhắc lại luật hiếu thảo từ sách Xh 20, 12 và Lv 20, 9: “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó”. Ngài phản đối một truyền thống bày đặt bởi người Pharisêu, đó là khi một người con lấy số tiền lẽ ra dành để nuôi cha mẹ mà dâng cúng cho đền thờ làm lễ phẩm thì anh ta khỏi phải dùng tiền đó mà nuôi cha mẹ nữa. Làm như thế là nhân danh một truyền thống của con người mà “vi phạm điều răn của Thiên Chúa” và “hủy bỏ lời của Thiên Chúa”. Đức Giêsu bênh vực quyền lợi của cha mẹ. Ngài không chấp nhận lối hành xử vô lý như vậy, và đòi người ta phải giữ điều răn thứ tư là thảo kính cha mẹ trong việc săn sóc và phụng dưỡng các ngài.
Tiếp nối theo Đức Giêsu, thánh Phaolô cũng đã dạy: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹp lòng Chúa” (Cl 3, 20). Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, ngài còn nhắn nhủ thêm:“Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6, 1-3). Tuy nhiên, việc thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ của người Công Giáo có sự khác biệt với anh em lương dân. “Bàn thờ” tổ tiên bao giờ cũng đặt dưới bàn thờ Chúa, và có hai điều không được phép: đó là đốt vàng mã và tin tổ tiên về ăn đồ cúng. Sự thật đời sau không như đời này, và đối với những người đã khuất, điều họ cần không phải là ăn uống mà được yêu mến, kính nhớ, cầu nguyện. Điều họ đói khát không phải là vật chất mà là sự sống tinh thần, là sự hiệp thông và viên mãn trong tình yêu. Vì thế, người Công Giáo không chỉ kính nhớ đến người quá cố qua vài nghi lễ giỗ chạp hàng năm, mà còn qua việc cầu nguyện và dâng lễ hàng ngày.
Tóm lại, “Đạo Hiếu” trong Kitô giáo là để sống chứ không phải để giữ. Sống “Đạo Hiếu” để chúng ta biết thông truyền chính sự sống ấy cho những người khác từ thế hệ này đến thế hệ kia, dù người ấy là ai và thuộc tôn giáo nào. Đặc biệt đối với chúng ta là những Kitô hữu, nếu không hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thì làm sao chúng ta có thể hiếu thảo với Thiên Chúa được? Lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ dưới đất là sự phản ảnh và là thước đo lòng hiếu thảo của chúng ta đối với Cha trên trời. Cũng vậy, khi càng yêu mến Chúa thì ta càng biết thể hiện tình yêu ấy qua việc sống hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, cũng như sẵn sàng cống hiến cuộc sống mình cho anh chị em.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Khi mang thân phận làm người thế,
Chúa sống hiếu thảo thật sâu xa,
ba mươi năm dưới mái nhà,
kính yêu vâng phục mẹ cha trọn tình.
Lớn lên trong tình nghĩa gia đình,
Chúa đã thành hình con yêu dấu,
học nơi Thánh Cả cao sâu,
và nơi Mẹ Thánh nhiệm mầu khiêm nhu.
Học biết yêu thương và cầu nguyện,
mỗi ngày càng nên giống mẹ cha,
trái tim rộng mở bao la,
để rồi cất bước mở ra Tin Mừng.
Sẵn sàng sứ mạng Cha giao phó,
với một tình yêu rất dạt dào,
một đời hết mực dâng trao,
hy sinh nghèo khó với bao cơ cầu.
Nhìn Chúa Giêsu sống đẹp mầu,
tình cha nghĩa mẹ thật gương mẫu,
nên con tôn kính cúi đầu,
một đời cảm mến ân sâu đáp đền.
Dù nay cha mẹ không còn nữa,
thì lòng kính nhớ vẫn đầy dư,
cầu xin Chúa cả nhân từ,
cho cha mẹ sớm an cư thiên đàng.
Bằng hy sinh việc lành bác ái,
của đoàn con cái kính Chúa đây,
nhất là thánh lễ hằng ngày,
nguồn ơn cứu độ tràn đầy phúc vinh.
Cúi xin Chúa Cả Thiên Đình,
ban cho cha mẹ an bình thiên thu. Amen.
Công ăn việc làm
Lm. Thái Nguyên
05:38 09/02/2024
CÔNG ĂN VIỆC LÀM
Mồng Ba Tết : Mt 25, 14-30
Suy niệm
Giáo Hội Việt Nam dành ngày mồng Ba Tết để “thánh hoá công ăn việc làm”, nghĩa là để công việc làm ăn của người tín hữu được Chúa chúc phúc, đem lại ý nghĩa thiêng liêng và giá trị cứu rỗi. Vì chúng ta biết rằng, mọi hoạt động của con người đều tùy thuộc vào Thiên Chúa:“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 126). Nhân gian ai cũng biết:“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Điều này nói lên mối tương quan linh thánh giữa Tạo Hóa và loài thụ tạo. Ngay từ đầu Thiên Chúa đã “dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất" (St 1, 26). Sau đó, chính Ngài đã “đem con người đặt vào vườn Êđen, để cày cấy và canh giữ đất đai“ (St 2, 15). Trao mọi sự vào tay con người, để con người làm chủ, đồng thời Thiên Chúa luôn yêu thương quan phòng và tiếp tục chăm sóc không ngừng, như Đức Giêsu đã cho biết: “Cho đến nay, Cha Ta vẫn làm việc liên lỉ, thì Ta cũng làm việc” (Ga 5,17).
Nhờ lao động, chúng ta được cộng tác vào công trình sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa trong thế giới này. Đây là một vinh dự lớn lao cho con người. Chúng ta làm việc không chỉ vì mình hay vì gia đình, mà còn vì ích lợi chung cho xã hội, cho mọi người. Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Trong khi mưu sinh cho mình và cho gia đình, tất cả những người nam cũng như nữ hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu, đều có lý để tin rằng nhờ lao công của mình họ tiếp nối công trình của Tạo hóa, phụng sự anh em, đóng góp công lao của mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử” (GS 34).
Lao động như thế không chỉ giúp con người có của ăn nuôi thân, mà còn làm tăng giá trị nhân phẩm, góp phần xây dựng một thế giới yêu thương, huynh đệ và hòa bình. Chính vì vậy mà Đức Giêsu coi việc góp phần của mỗi người là một điều hệ trọng, là một trách nhiệm lớn lao mang tính quyết định về số phận của một con người. Ngài nói rõ điều đó qua dụ ngôn những nén bạc, mà ông chủ giao cho các tôi tớ để sinh lợi khi ông đi xa. Số nén bạc trao tuy không đồng đều như nhau, nhưng ai cũng phải cố gắng để sinh lợi tối đa. Ngày ông chủ trở về và tính sổ, hai người đầu tiên đã đi làm ăn và sinh lợi xứng đáng với kỳ vọng của ông chủ, được coi là “tôi tớ tốt lành và trung tín”.
Còn người thứ ba lại đào lỗ chôn giấu nén bạc mình đã nhận. Khi ông chủ trở về, anh trả lại nén bạc còn nguyên, không hề đầu tư sinh lợi, vì anh sợ ông chủ “là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi”. Vì nghi ngờ ông chủ là người xấu, nên anh không dại gì bỏ công sức ra để phục vụ. Thật ra, đó cũng chỉ là lý do ngụy biện để che lấp tính cách của một “tôi tớ xấu xa, biếng nhác và vô dụng”. Sự thật là ông chủ không hà khắc như anh nghĩ, mà lại rất hào phóng, vì nén bạc của anh được lấy lại để trao cho người đã có mười nén. Tiếc xót cho anh, vì lười biếng, muốn sống an nhàn, nên trong phút chốc đã đánh mất cơ hội ngàn đời. Quả thật: “Một phút sa chân là ngàn đời ân hận”.
Ông chủ đi xa là hình ảnh của Đức Giêsu, Đấng đã nhập thể làm người, đã chết, đã sống lại hiển vinh và đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Nhưng Ngài hứa sẽ trở lại vào ngày tận thế để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Các Kitô hữu chúng ta đang sống trong niềm hy vọng ngày Chúa sẽ Quang Lâm. Trong khi chờ đợi, Ngài đòi chúng ta phải đầu tư số vốn là chính cuộc đời mình với mọi khả năng tự nhiên và siêu nhiên. Dù vốn nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề chính yếu là làm sao nỗ lực hết mình để sinh lợi từ những gì Chúa đã trao ban. Điều này đòi chúng ta phải mạnh dạn, sáng kiến, dám mạo hiểm, và đôi khi liều lĩnh để dấn thân vào những công việc mới mẻ, khó khăn. Đã làm thì không sợ lỗ lã hay thất bại, vì đối với Chúa, sự thành công của chúng ta đã nằm ngay trong chính sự trung thành và hy sinh tận tụy của mình.
Chúa đòi chúng ta phải làm việc để sinh lợi không phải vì Ngài nhưng vì chúng ta. Chẳng ai có thể thêm gì cho Chúa. Ngài không đòi ta phải nộp cho Ngài cả vốn lẫn lời. Dâng hiến cho Chúa chỉ là nói lên tình yêu mến đã ngập tràn trong trái tim ta. Hạnh phúc của Chúa là thấy ta trưởng thành qua việc góp phần với Ngài cho ngôi nhà trái đất này tươi tốt hơn, cho cuộc sống con người trở nên phong phú và dồi dào hơn. Và rằng: mọi thành quả do công khó của con người làm nên sẽ không mất đi, nhưng được biến đổi trong ngày sau hết, trong “trời mới đất mới”, nơi Thiên Chúa hiển trị ngàn đời, và Ngài là tất cả cho tất cả.
Cầu nguyện
Lạy Chúa!
Dấu hiệu trưởng thành của người trẻ,
là khi mạnh mẽ bước vào nghề,
biết đứng lên đưa mình vào cuộc sống,
không còn ngồi mà mơ tưởng viễn vông.
Thánh Phao-lô đã nói lên rằng:
“Ai không làm thì cũng đừng ăn”,
lười biếng không chỉ nhục thân,
mà còn hủy hoại khả năng tinh thần,
cũng như người đi chôn nén bạc,
khiến cho đời mình ra tan tác.
Làm việc để con thực hiện những ước mơ,
tự lực cánh sinh không chờ ai giúp đỡ,
cho đời con những cơ hội triển nở,
biết xoay sở và sáng tạo đời mình.
Làm việc giúp cho con nên giống Chúa,
Đấng không ngừng quan phòng và sáng tạo,
để con người và vũ trụ nên hoàn hảo,
cho tình yêu và cuộc sống được nâng cao.
Nhưng lạy Chúa xin cho con biết rằng,
mình đang sống trong đời đầy biến động,
trong thế giới rất dễ bị vong thân,
vì tất cả bị lôi vào sản xuất,
kinh tế coi như cứu cánh mọi thành phần,
khiến con người đánh mất cả lòng nhân.
Xin cho con luôn làm việc tận tình,
như đầy tớ tốt lành và trung tín,
biết hy sinh và sẵn sàng cống hiến,
đền đáp lại những gì Chúa đã ban,
bằng một tình yêu mến dâng ngập tràn,
để mọi người vui hưởng sự bình an. Amen.
Thánh Lễ Mùng Một Tết Nguyên Đán dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
09:14 09/02/2024
BÀI ĐỌC 1 St 1:14-18
Bài trích sách Sáng thế.
Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất.”
Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao.
Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối.
Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Pl 4:4-8
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Phi-líp-phê.
Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến.
Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện.
Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su.
Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. Lc 2:32
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Ngày lại ngày, chúng con ca ngợi Chúa, mãi ngàn năm, xin chúc tụng danh Ngài. Ha-lê-lui-a.
TIN MỪNG Mt 6:25-34
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng:
“Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo lắng cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo lắng cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?
Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?
Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy.
Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin!
Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó.
Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.
Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Đó là Lời Chúa.
Nới rộng tầm nhìn
Lm. Minh Anh
17:47 09/02/2024
NỚI RỘNG TẦM NHÌN
“Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”.
“Tiền thường xen vào giữa Chúa và người. Che mắt bằng hai xu nhỏ, bạn sẽ không thấy những ngọn núi. Cũng không cần một số tiền quá lớn xen vào giữa bạn với Chúa; chỉ cần một xu đặt không đúng vị trí, hậu quả sẽ là mất tầm nhìn, và bạn không bao giờ thấy Ngài. Hãy nới rộng tầm nhìn, đừng che chắn nó!” - Cedric Gowler.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chỉ cần một xu đặt không đúng vị trí, hậu quả sẽ là mất tầm nhìn!”. Ngày đầu năm, Lời Chúa mời gọi bạn và tôi ‘nới rộng tầm nhìn’, đừng che chắn nó! Chúa Giêsu căn dặn, “Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”. Đừng lo lắng kiểu thế gian, “Ta sẽ ăn gì và mặc gì?”.
“Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”. Điều Chúa Giêsu dạy được thánh Ignatiô gọi là ‘dửng dưng’ đối với vật chất. Rõ ràng, một số vật chất như bánh ăn, áo mặc và chỗ ở là cần thiết; nhưng thái độ ‘dửng dưng’ đối với chúng không phải là không quan tâm; trái lại, rất quan tâm! Chúng ta quan tâm có nhiều thứ và chỉ sử dụng chúng trong chừng mực cần thiết để kính mến Thiên Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân như Ngài mong chờ.
Lo lắng về của ăn vì giờ này tôi đang đói, rất khác, so với việc liệu tôi sẽ có gì để ăn vào tháng tới hay không; trăn trở về những gì đang xảy ra khi sức khoẻ tôi được chăm sóc tử tế, rất khác, so với việc tự hỏi sức khoẻ của tôi sẽ giữ được bao lâu những năm tới; băn khoăn vì không có tiền nhà để trả tháng này, rất khác, so với việc tự hỏi, khi nào tôi giàu?
Cũng thế, bận tâm về tương lai là lãng phí thời gian và năng lượng; ấy thế, bạn và tôi lại ‘mê’ chúng! Bởi lẽ, lo lắng không bao giờ cất được nỗi buồn của ngày mai, nó chỉ đào huyệt chôn vùi niềm vui của ngày hôm nay. Ngày đầu năm, Chúa Giêsu mời chúng ta nhìn lũ chim trời và những khóm hoa đồng nội. Chúng không làm gì ngoài việc trở nên chính mình; hồn nhiên bay lượn, đong đưa trước gió. Chúng thanh thoát, ngu ngơ và đẹp làm sao! Khi thời gian của chúng đến, chúng qua đi, vậy thôi! Đừng quên, Đấng chăm bẵm chúng là Đấng dựng nên trời đất, biển khơi và muôn loài trong đó - bài đọc Sáng Thế.
Vậy mà, chúng ta thường quá bận lòng để hối tiếc quá khứ hoặc trăn trở tương lai. Khá phi lý! Niềm vui và hạnh phúc chỉ có trong hiện tại. Không ở đâu khác! Nhìn về phía trước, ngoái lại phía sau, sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc; vì hạnh phúc đang ở đây, trong tầm tay vào mọi thời điểm. “Bạn có mọi thứ bạn cần ngay bây giờ để hạnh phúc!” - Anthony de Mello. Cuộc sống sẽ ra sao nếu bạn thực sự tin vào những gì chưa tới hay những gì đã qua! Vì hạnh phúc chỉ có thể có trong hiện tại. Hạnh phúc hôm qua không còn; hạnh phúc ngày mai chưa tồn tại; nếu bây giờ bạn không hạnh phúc, sẽ không bao giờ!
Anh Chị em,
“Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”. Ngày đầu năm, Giáo Hội muốn con cái định hướng cụ thể cho những tháng ngày tới. Bạn tìm gì? Hẳn ai cũng tìm điều cao quý nhất. Nhưng tất cả “gì” của thế gian đều ngắn ngủi, phù du so với Nước Thiên Chúa. Bởi lẽ tìm kiếm và sở hữu Nước Thiên Chúa là sở hữu chính Chúa; có Chúa, có tất cả, không chỉ đời này nhưng cả đời sau. 365 ngày mở ra, chắc chắn vui có, buồn có; hạnh phúc có, khổ đau có. Nhưng nếu biết ‘nới rộng tầm nhìn’ vào Cha trên trời, chúng ta sẽ an tâm vững tiến. “Tìm Nước Thiên Chúa” là một tầm nhìn và là một hướng đi đúng đắn nhất. Phaolô thật chí lý, “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại, vui lên anh em!” - bài đọc hai.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa là Mùa Xuân, đừng để bất cứ điều gì, bất cứ ai chắn che Chúa khỏi con. Cho con thấy rõ Chúa mỗi ngày, biết dang rộng đôi tay để nhận và để trao!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”.
“Tiền thường xen vào giữa Chúa và người. Che mắt bằng hai xu nhỏ, bạn sẽ không thấy những ngọn núi. Cũng không cần một số tiền quá lớn xen vào giữa bạn với Chúa; chỉ cần một xu đặt không đúng vị trí, hậu quả sẽ là mất tầm nhìn, và bạn không bao giờ thấy Ngài. Hãy nới rộng tầm nhìn, đừng che chắn nó!” - Cedric Gowler.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chỉ cần một xu đặt không đúng vị trí, hậu quả sẽ là mất tầm nhìn!”. Ngày đầu năm, Lời Chúa mời gọi bạn và tôi ‘nới rộng tầm nhìn’, đừng che chắn nó! Chúa Giêsu căn dặn, “Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”. Đừng lo lắng kiểu thế gian, “Ta sẽ ăn gì và mặc gì?”.
“Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”. Điều Chúa Giêsu dạy được thánh Ignatiô gọi là ‘dửng dưng’ đối với vật chất. Rõ ràng, một số vật chất như bánh ăn, áo mặc và chỗ ở là cần thiết; nhưng thái độ ‘dửng dưng’ đối với chúng không phải là không quan tâm; trái lại, rất quan tâm! Chúng ta quan tâm có nhiều thứ và chỉ sử dụng chúng trong chừng mực cần thiết để kính mến Thiên Chúa và yêu thương phục vụ tha nhân như Ngài mong chờ.
Lo lắng về của ăn vì giờ này tôi đang đói, rất khác, so với việc liệu tôi sẽ có gì để ăn vào tháng tới hay không; trăn trở về những gì đang xảy ra khi sức khoẻ tôi được chăm sóc tử tế, rất khác, so với việc tự hỏi sức khoẻ của tôi sẽ giữ được bao lâu những năm tới; băn khoăn vì không có tiền nhà để trả tháng này, rất khác, so với việc tự hỏi, khi nào tôi giàu?
Cũng thế, bận tâm về tương lai là lãng phí thời gian và năng lượng; ấy thế, bạn và tôi lại ‘mê’ chúng! Bởi lẽ, lo lắng không bao giờ cất được nỗi buồn của ngày mai, nó chỉ đào huyệt chôn vùi niềm vui của ngày hôm nay. Ngày đầu năm, Chúa Giêsu mời chúng ta nhìn lũ chim trời và những khóm hoa đồng nội. Chúng không làm gì ngoài việc trở nên chính mình; hồn nhiên bay lượn, đong đưa trước gió. Chúng thanh thoát, ngu ngơ và đẹp làm sao! Khi thời gian của chúng đến, chúng qua đi, vậy thôi! Đừng quên, Đấng chăm bẵm chúng là Đấng dựng nên trời đất, biển khơi và muôn loài trong đó - bài đọc Sáng Thế.
Vậy mà, chúng ta thường quá bận lòng để hối tiếc quá khứ hoặc trăn trở tương lai. Khá phi lý! Niềm vui và hạnh phúc chỉ có trong hiện tại. Không ở đâu khác! Nhìn về phía trước, ngoái lại phía sau, sẽ không bao giờ tìm thấy hạnh phúc; vì hạnh phúc đang ở đây, trong tầm tay vào mọi thời điểm. “Bạn có mọi thứ bạn cần ngay bây giờ để hạnh phúc!” - Anthony de Mello. Cuộc sống sẽ ra sao nếu bạn thực sự tin vào những gì chưa tới hay những gì đã qua! Vì hạnh phúc chỉ có thể có trong hiện tại. Hạnh phúc hôm qua không còn; hạnh phúc ngày mai chưa tồn tại; nếu bây giờ bạn không hạnh phúc, sẽ không bao giờ!
Anh Chị em,
“Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa!”. Ngày đầu năm, Giáo Hội muốn con cái định hướng cụ thể cho những tháng ngày tới. Bạn tìm gì? Hẳn ai cũng tìm điều cao quý nhất. Nhưng tất cả “gì” của thế gian đều ngắn ngủi, phù du so với Nước Thiên Chúa. Bởi lẽ tìm kiếm và sở hữu Nước Thiên Chúa là sở hữu chính Chúa; có Chúa, có tất cả, không chỉ đời này nhưng cả đời sau. 365 ngày mở ra, chắc chắn vui có, buồn có; hạnh phúc có, khổ đau có. Nhưng nếu biết ‘nới rộng tầm nhìn’ vào Cha trên trời, chúng ta sẽ an tâm vững tiến. “Tìm Nước Thiên Chúa” là một tầm nhìn và là một hướng đi đúng đắn nhất. Phaolô thật chí lý, “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại, vui lên anh em!” - bài đọc hai.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa là Mùa Xuân, đừng để bất cứ điều gì, bất cứ ai chắn che Chúa khỏi con. Cho con thấy rõ Chúa mỗi ngày, biết dang rộng đôi tay để nhận và để trao!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 6 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 09/02/2024
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 1, 40-45
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.
Anh chị em thân mến,
Bệnh cùi – dấu hiệu của bất hạnh.
Người ta ai cũng sợ người mắc bệnh cùi, vì người mắc bệnh cùi thì thân thể không được lành lặn: ngón tay ngón chân bị rụng mất, thân thể chảy nước vàng rất ghê và ngứa ngáy khó chịu, người Do Thái ai mắc bệnh này thì bị loại ra khỏi cuộc sống của xã hội, nghĩa là phải trốn vào rừng sâu tránh xa mọi người. Đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của người cùi, ai cũng xa lánh họ, kể cả bà con thân thuộc, họ trở thành kẻ cô đơn.
Người ta ai cũng sợ bệnh cùi, dù khoa học hôm nay có thể trị được bệnh ấy, nhưng ấn tượng bệnh cùi để lại trong đầu óc con người rất mạnh mẽ, do đó mà nhiều lúc, con người ta thường e dè sợ sệt khi tiếp xúc với người mắc bệnh cùi đã lành bệnh. Đó cũng là nỗi bất hạnh của người cùi, không được loài người chấp nhận sống chung với họ.
Bệnh cùi trong tâm hồn – dấu hiệu của sự chết.
Bệnh cùi nơi thân xác thì ai cũng thấy và cũng biết do đó mà ai cũng phải tránh. Nhưng bệnh cùi trong tâm hồn thì không ai thấy, không ai biết, vì người bệnh dáng vẻ bên ngoài rất đàng hoàng đạo mạo, áo quần tươm tất và có những lời lẽ đạo đức, nhưng trong tâm hồn thì chứa đầy những mưu mô hại người, họ đi đến đâu thì ở đó có chia rẻ, có tranh chấp và có sự ghen ghét chen vào.
Bệnh cùi trong tâm hồn là dấu hiệu của sự chết chóc mà từ thuở tạo thiên lập địa, Ca-in đã mắc phải và đã giết chết em mình là A-ben với những lời lẽ rất thân tình và tỏ vẻ săn sóc em mình, nhưng bên trong tâm hồn thì đầy những ghen tương, hậm hực...
Bệnh cùi trong tâm hồn chính là những tội lỗi mà chúng ta đã mắc phải, những tội lỗi này có khi chỉ một lời nói xúc phạm đến anh chị em mà chúng ta không biết, có khi nó cũng là một cử chỉ kiêu ngạo khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, những tội nhỏ này sẽ trở thành lớn hơn, khi chúng ta không tìm cách trị liệu cho đến nơi đến chốn, thì nó trở thành thần chết cho linh hồn của chúng ta.
Bí tích Hòa Giải – phương thuốc chữa lành.
“Tôi muốn, anh hãy được sạch”, chỉ một lời nói mà Đức Chúa Giê-su đã chữa lành người mắc bệnh phong cùi, một thứ bệnh bất trị mà ai mắc phải đều coi như đã chết.
Đức Chúa Giê-su chính là người thầy thuốc của mọi thời đại. Ngày xưa đã vì chạnh lòng thương dân chúng lầm than mà Ngài đã ra tay chữa lành các thứ bệnh tật, không những nơi thân xác mà ngay cả trong tâm hồn cho họ. Ngày hôm nay chính Ngài cũng là vị bác sĩ không những giàu lòng thương xót mà còn thấu suốt mọi tâm hồn, Ngài vẫn sẵn sàng chữa lành bệnh tật cho những ai kêu cứu đến Ngài.
Nơi bí tích Hòa Giải, chính Đức Chúa Giê-su đã chữa lành bệnh cùi trong tâm hồn cho chúng ta qua thừa tác viên của Hội Thánh là linh mục- chính các ngài với năng quyền đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua Giáo Hội đã nói với tội nhân: “Tôi, với năng quyền của Hội Thánh ban cho, tôi tha tội cho anh (chị), nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Cũng chỉ một lời nói mà mọi bệnh tật trong tâm hồn chúng ta đều được chữa lành.
Vì lòng thương yêu nhân loại vô bờ bến mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra bí tích Hòa Giải để tiếp tục bày tỏ tình yêu cứu độ của Ngài cho nhân loại, chính Ngài đã kêu mời chúng ta hãy thật tình sám hối và ăn năn các tội của mình để được tha thứ và được cứu độ.
Gợi ý suy tư:
- Có lúc nào tôi ý thức được mình là người mắc bệnh cùi trong tâm hồn, để mà xin Chúa chữa lành?
- Mỗi khi tôi bị người khác chống đối chỉ trích và cảm thấy cô đơn, tôi có nghĩ đến những người khác đang bệnh hoạn cô đơn hơn mình, để an ủi mình không?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Mc 1, 40-45
“Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.
Anh chị em thân mến,
Bệnh cùi – dấu hiệu của bất hạnh.
Người ta ai cũng sợ người mắc bệnh cùi, vì người mắc bệnh cùi thì thân thể không được lành lặn: ngón tay ngón chân bị rụng mất, thân thể chảy nước vàng rất ghê và ngứa ngáy khó chịu, người Do Thái ai mắc bệnh này thì bị loại ra khỏi cuộc sống của xã hội, nghĩa là phải trốn vào rừng sâu tránh xa mọi người. Đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của người cùi, ai cũng xa lánh họ, kể cả bà con thân thuộc, họ trở thành kẻ cô đơn.
Người ta ai cũng sợ bệnh cùi, dù khoa học hôm nay có thể trị được bệnh ấy, nhưng ấn tượng bệnh cùi để lại trong đầu óc con người rất mạnh mẽ, do đó mà nhiều lúc, con người ta thường e dè sợ sệt khi tiếp xúc với người mắc bệnh cùi đã lành bệnh. Đó cũng là nỗi bất hạnh của người cùi, không được loài người chấp nhận sống chung với họ.
Bệnh cùi trong tâm hồn – dấu hiệu của sự chết.
Bệnh cùi nơi thân xác thì ai cũng thấy và cũng biết do đó mà ai cũng phải tránh. Nhưng bệnh cùi trong tâm hồn thì không ai thấy, không ai biết, vì người bệnh dáng vẻ bên ngoài rất đàng hoàng đạo mạo, áo quần tươm tất và có những lời lẽ đạo đức, nhưng trong tâm hồn thì chứa đầy những mưu mô hại người, họ đi đến đâu thì ở đó có chia rẻ, có tranh chấp và có sự ghen ghét chen vào.
Bệnh cùi trong tâm hồn là dấu hiệu của sự chết chóc mà từ thuở tạo thiên lập địa, Ca-in đã mắc phải và đã giết chết em mình là A-ben với những lời lẽ rất thân tình và tỏ vẻ săn sóc em mình, nhưng bên trong tâm hồn thì đầy những ghen tương, hậm hực...
Bệnh cùi trong tâm hồn chính là những tội lỗi mà chúng ta đã mắc phải, những tội lỗi này có khi chỉ một lời nói xúc phạm đến anh chị em mà chúng ta không biết, có khi nó cũng là một cử chỉ kiêu ngạo khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, những tội nhỏ này sẽ trở thành lớn hơn, khi chúng ta không tìm cách trị liệu cho đến nơi đến chốn, thì nó trở thành thần chết cho linh hồn của chúng ta.
Bí tích Hòa Giải – phương thuốc chữa lành.
“Tôi muốn, anh hãy được sạch”, chỉ một lời nói mà Đức Chúa Giê-su đã chữa lành người mắc bệnh phong cùi, một thứ bệnh bất trị mà ai mắc phải đều coi như đã chết.
Đức Chúa Giê-su chính là người thầy thuốc của mọi thời đại. Ngày xưa đã vì chạnh lòng thương dân chúng lầm than mà Ngài đã ra tay chữa lành các thứ bệnh tật, không những nơi thân xác mà ngay cả trong tâm hồn cho họ. Ngày hôm nay chính Ngài cũng là vị bác sĩ không những giàu lòng thương xót mà còn thấu suốt mọi tâm hồn, Ngài vẫn sẵn sàng chữa lành bệnh tật cho những ai kêu cứu đến Ngài.
Nơi bí tích Hòa Giải, chính Đức Chúa Giê-su đã chữa lành bệnh cùi trong tâm hồn cho chúng ta qua thừa tác viên của Hội Thánh là linh mục- chính các ngài với năng quyền đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa qua Giáo Hội đã nói với tội nhân: “Tôi, với năng quyền của Hội Thánh ban cho, tôi tha tội cho anh (chị), nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Cũng chỉ một lời nói mà mọi bệnh tật trong tâm hồn chúng ta đều được chữa lành.
Vì lòng thương yêu nhân loại vô bờ bến mà Đức Chúa Giê-su đã lập ra bí tích Hòa Giải để tiếp tục bày tỏ tình yêu cứu độ của Ngài cho nhân loại, chính Ngài đã kêu mời chúng ta hãy thật tình sám hối và ăn năn các tội của mình để được tha thứ và được cứu độ.
Gợi ý suy tư:
- Có lúc nào tôi ý thức được mình là người mắc bệnh cùi trong tâm hồn, để mà xin Chúa chữa lành?
- Mỗi khi tôi bị người khác chống đối chỉ trích và cảm thấy cô đơn, tôi có nghĩ đến những người khác đang bệnh hoạn cô đơn hơn mình, để an ủi mình không?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cảm tạ Chúa vô cùng
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
17:57 09/02/2024
CẢM TẠ CHÚA VÔ CÙNG
LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA
Thưa Anh Chị Em,
Tất cả chúng ta vừa kết thúc một năm và bắt đầu chính thức trôi vào Giáp Thìn 2024. Lịch sử loài người sẽ không còn có bất cứ năm 2023 nào nữa. Chào tiễn biệt thời gian, chào tuổi đời vừa lướt qua và sẽ trôi xa.
Hành trình cuộc đời của từng người luôn có những điều giống nhau. Tất cả chúng ta đều được Chúa sinh ra. Tất cả đều mang lấy sự sống trong đời, đồng hành với đời bằng đủ mọi hoàn cảnh: vui, buồn, sướng, khổ, đau ốm, lo toan, nhọc nhằn, tuổi tác… Và rồi sẽ có một ngày, từng người không trừ ai, lần lượt bỏ lại sau lưng tất cả, một mình ra đi trong tấm thân rữa nát…
Hãy nhớ, mỗi chúng ta, ngay từ khi chưa thành thai trong lòng mẹ, từ đời đời, Chúa đã biết chúng ta. Từ đời đời, Chúa đã thánh hóa để chúng ta trở nên nghĩa thiết với Chúa. Tình yêu của Chúa đã tìm chúng ta tận muôn thuở. Tiên tri Giêrêmia cho biết như thế khi viết: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi. Ta đặt người làm tiên tri cho muôn dân…Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi. Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi” (Gr 1, 5.7b-8a).
Sự sống của mỗi người quý giá biết bao nhiêu. Bởi trước khi ta chưa là ta, Chúa đã tôn trọng giá trị sự sống ấy. Trước khi ta là chính ta, cái thuở mà ta chỉ tồn tại trong hư không, Chúa đã thể hiện sự quan phòng sắp xếp chương trình đời sống của ta. Thánh vịnh 139, 16 cho biết: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự”.
Vì thế, giờ đây ngỗn ngang trong dạ đầy những bâng khuâng, bồn chồn và cả những rạo rực của tiết xuân tươi, tôi mời gọi tất cả anh chị em hãy cùng tôi hướng về Thiên Chúa để cầu nguyện, để xin ơn, để chúc tụng và cảm tạ Chúa.
Xin Chúa thánh hóa chúng ta trong suốt năm mới này. Xin Chúa gìn giữ chúng ta luôn đi trong đường lối thánh thiện mà Chúa quan phòng ấn định cho chúng ta.
Chúng ta hãy không ngừng cảm tạ Chúa. Hãy cùng tất cả anh em loài người, chúng ta ngước nhìn Chúa mà sống lòng tri ân bằng mỗi giây phút trôi qua trong đời mình. Lời Thánh vịnh 100, 4 dạy ta phải biết tạ ơn Chúa: “Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn, tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi, tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người”.
Vậy giờ đây chúng ta bắt đầu cầu nguyện. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta trong phút giây Giao thừa thiêng liêng quý báu này.
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa, vì tất cả chúng con đều có bến xuất phát là lòng Chúa xót thương.
Tạ ơn Chúa, vì chính ơn Chúa ban để từng người chúng con có thể sống trong cuộc đời, để chúng con được làm người và còn trung thành làm con Chúa suốt cuộc đời chúng con.
Tạ ơn Chúa, vì chính tình yêu và ân sủng của Chúa luôn bao phủ cuộc đời chúng con. Chẳng khác chi nhiên liệu tốt để giúp con tàu giữ mãi vị thế của mình trên biển đời mênh mông sóng gió. Chúng con vững tin, chính ân sủng Chúa ban là sức mạnh giúp chúng con, hết lần này đến lần khác, băng mình vượt qua bao nhiêu gian nan, giông bão và thử thách.
Tạ ơn Chúa, vì con tàu cuộc đời chúng con, dù phải đối đầu với đủ loại bão bùng giăng mắc, mỗi chúng con đều có Chúa là hoa tiêu hướng dẫn từ khởi sự đến hoàn thành trên vạn nẻo hành trình.
Tạ ơn Chúa, vì lòng Chúa bao dung, tình Chúa triều mến, để dù có lúc mỏi mệt nơi ngàn sóng, niềm tin vào Chúa nơi mỗi chúng con, như được tiếp sức để có thể vươn xa trên lối trùng dương mênh mông của biển đời.
Tạ ơn Chúa, vì nơi Chúa, nguồn hạnh phúc không ngưng, để chúng con dựa dẫm mà sống, mà múc lấy nghị lực cho đời Kitô hữu của chính chúng con.
Tạ ơn Chúa, vì mỗi khi tựa đầu vào Chúa, dù rã rời, dù sinh lực mòn hao, chúng con lại thấy bùng lên sức sống, khiến chúng con can đảm vượt đầu sóng ngọn gió của bao nhiêu giông bão trên dòng đời.
Tạ ơn Chúa, vì niềm tín thác Chúa ban, đỡ nâng từng lối hành trình của chúng con.
Tạ ơn Chúa, vì bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu xúc phạm mà chúng con gây nên, lại được Chúa dùng tình thương hải hà của Chúa mà tha thứ, mà khỏa lấp tất cả để chúng con, cứ ngày qua ngày, lại tiếp tục sống, tiếp tục đón lấy ơn Chúa không ngơi.
Tạ ơn Chúa, vì nếu từ nơi Chúa, chúng con xuất phát, thì cũng chính nơi lòng Chúa âu yếm xót thương, chúng con lại quay về đỗ bến sau thời gian tung mình trên mọi lối đời. Ước mong được Chúa tha thứ và đón nhận. Ước mong lòng Chúa từ ái, sẽ là bến bờ bình yên, nguồn sống vĩnh cửu, hạnh phúc miên trường cho chúng con yên tâm ngã vào.
Cảm tạ Chúa, chúng con xin mượn lời Thánh vịnh số 9 để thân thưa với Chúa rằng“Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ, kể ra đây muôn việc lạ Chúa làm. Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa, đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao” (Tv 9, 2). Và Thánh vịnh 75:“Lạy Thiên Chúa, con xin tạ ơn Ngài, tạ ơn Ngài và cầu khẩn Thánh Danh, kỳ công Ngài, con xin kể lại” (Tv 75, 2).
Lạy Chúa, mãi muôn đời xin chúc tụng tạ ơn Chúa. Tạ ơn Chúa vô cùng. muôn ngàn đời, chúng con tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa, xin chúc lành chúng con trong năm mới. Xin cho chúng con năm mới tràn đầy thánh ân, an bình và tình thương của Chúa. Amen.
LỜI TẠ ƠN PHÚT GIAO THỪA
Thưa Anh Chị Em,
Tất cả chúng ta vừa kết thúc một năm và bắt đầu chính thức trôi vào Giáp Thìn 2024. Lịch sử loài người sẽ không còn có bất cứ năm 2023 nào nữa. Chào tiễn biệt thời gian, chào tuổi đời vừa lướt qua và sẽ trôi xa.
Hành trình cuộc đời của từng người luôn có những điều giống nhau. Tất cả chúng ta đều được Chúa sinh ra. Tất cả đều mang lấy sự sống trong đời, đồng hành với đời bằng đủ mọi hoàn cảnh: vui, buồn, sướng, khổ, đau ốm, lo toan, nhọc nhằn, tuổi tác… Và rồi sẽ có một ngày, từng người không trừ ai, lần lượt bỏ lại sau lưng tất cả, một mình ra đi trong tấm thân rữa nát…
Hãy nhớ, mỗi chúng ta, ngay từ khi chưa thành thai trong lòng mẹ, từ đời đời, Chúa đã biết chúng ta. Từ đời đời, Chúa đã thánh hóa để chúng ta trở nên nghĩa thiết với Chúa. Tình yêu của Chúa đã tìm chúng ta tận muôn thuở. Tiên tri Giêrêmia cho biết như thế khi viết: “Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa ngươi. Ta đặt người làm tiên tri cho muôn dân…Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi. Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi” (Gr 1, 5.7b-8a).
Sự sống của mỗi người quý giá biết bao nhiêu. Bởi trước khi ta chưa là ta, Chúa đã tôn trọng giá trị sự sống ấy. Trước khi ta là chính ta, cái thuở mà ta chỉ tồn tại trong hư không, Chúa đã thể hiện sự quan phòng sắp xếp chương trình đời sống của ta. Thánh vịnh 139, 16 cho biết: “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự”.
Vì thế, giờ đây ngỗn ngang trong dạ đầy những bâng khuâng, bồn chồn và cả những rạo rực của tiết xuân tươi, tôi mời gọi tất cả anh chị em hãy cùng tôi hướng về Thiên Chúa để cầu nguyện, để xin ơn, để chúc tụng và cảm tạ Chúa.
Xin Chúa thánh hóa chúng ta trong suốt năm mới này. Xin Chúa gìn giữ chúng ta luôn đi trong đường lối thánh thiện mà Chúa quan phòng ấn định cho chúng ta.
Chúng ta hãy không ngừng cảm tạ Chúa. Hãy cùng tất cả anh em loài người, chúng ta ngước nhìn Chúa mà sống lòng tri ân bằng mỗi giây phút trôi qua trong đời mình. Lời Thánh vịnh 100, 4 dạy ta phải biết tạ ơn Chúa: “Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn, tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi, tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người”.
Vậy giờ đây chúng ta bắt đầu cầu nguyện. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta trong phút giây Giao thừa thiêng liêng quý báu này.
Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa, vì tất cả chúng con đều có bến xuất phát là lòng Chúa xót thương.
Tạ ơn Chúa, vì chính ơn Chúa ban để từng người chúng con có thể sống trong cuộc đời, để chúng con được làm người và còn trung thành làm con Chúa suốt cuộc đời chúng con.
Tạ ơn Chúa, vì chính tình yêu và ân sủng của Chúa luôn bao phủ cuộc đời chúng con. Chẳng khác chi nhiên liệu tốt để giúp con tàu giữ mãi vị thế của mình trên biển đời mênh mông sóng gió. Chúng con vững tin, chính ân sủng Chúa ban là sức mạnh giúp chúng con, hết lần này đến lần khác, băng mình vượt qua bao nhiêu gian nan, giông bão và thử thách.
Tạ ơn Chúa, vì con tàu cuộc đời chúng con, dù phải đối đầu với đủ loại bão bùng giăng mắc, mỗi chúng con đều có Chúa là hoa tiêu hướng dẫn từ khởi sự đến hoàn thành trên vạn nẻo hành trình.
Tạ ơn Chúa, vì lòng Chúa bao dung, tình Chúa triều mến, để dù có lúc mỏi mệt nơi ngàn sóng, niềm tin vào Chúa nơi mỗi chúng con, như được tiếp sức để có thể vươn xa trên lối trùng dương mênh mông của biển đời.
Tạ ơn Chúa, vì nơi Chúa, nguồn hạnh phúc không ngưng, để chúng con dựa dẫm mà sống, mà múc lấy nghị lực cho đời Kitô hữu của chính chúng con.
Tạ ơn Chúa, vì mỗi khi tựa đầu vào Chúa, dù rã rời, dù sinh lực mòn hao, chúng con lại thấy bùng lên sức sống, khiến chúng con can đảm vượt đầu sóng ngọn gió của bao nhiêu giông bão trên dòng đời.
Tạ ơn Chúa, vì niềm tín thác Chúa ban, đỡ nâng từng lối hành trình của chúng con.
Tạ ơn Chúa, vì bao nhiêu tội lỗi, bao nhiêu xúc phạm mà chúng con gây nên, lại được Chúa dùng tình thương hải hà của Chúa mà tha thứ, mà khỏa lấp tất cả để chúng con, cứ ngày qua ngày, lại tiếp tục sống, tiếp tục đón lấy ơn Chúa không ngơi.
Tạ ơn Chúa, vì nếu từ nơi Chúa, chúng con xuất phát, thì cũng chính nơi lòng Chúa âu yếm xót thương, chúng con lại quay về đỗ bến sau thời gian tung mình trên mọi lối đời. Ước mong được Chúa tha thứ và đón nhận. Ước mong lòng Chúa từ ái, sẽ là bến bờ bình yên, nguồn sống vĩnh cửu, hạnh phúc miên trường cho chúng con yên tâm ngã vào.
Cảm tạ Chúa, chúng con xin mượn lời Thánh vịnh số 9 để thân thưa với Chúa rằng“Lạy Chúa, con hết lòng cảm tạ, kể ra đây muôn việc lạ Chúa làm. Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa, đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao” (Tv 9, 2). Và Thánh vịnh 75:“Lạy Thiên Chúa, con xin tạ ơn Ngài, tạ ơn Ngài và cầu khẩn Thánh Danh, kỳ công Ngài, con xin kể lại” (Tv 75, 2).
Lạy Chúa, mãi muôn đời xin chúc tụng tạ ơn Chúa. Tạ ơn Chúa vô cùng. muôn ngàn đời, chúng con tạ ơn Chúa.
Lạy Chúa, xin chúc lành chúng con trong năm mới. Xin cho chúng con năm mới tràn đầy thánh ân, an bình và tình thương của Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phản ứng kiềm chế của Israel, Do Thái đối với bức thư Đức Phanxicô vừa gửi cho họ
Vũ Văn An
14:08 09/02/2024
John L. Allen Jr., ngày 9 tháng 2 năm 2024, kể lại rằng Khi ông đến Vatican hơn 25 năm trước, một cuộc tranh cãi gay gắt về cây thánh giá ở trại Auschwitz và những căng thẳng về vở kịch khổ nạn ở Oberammergau đều đã trở thành tiêu điểm hoàn cầu. Nó diễn ra không lâu trước khi cuốn Giáo hoàng của Hitler của John Cornwall được tung ra, làm sống lại các cuộc tranh luận về sự “im lặng” được cho là của Đức Piô XII về nạn diệt chủng Holocaust, cũng như chuyến viếng thăm khó quên năm 2000 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô tới Bức tường phía Tây ở Giêrusalem.
Khi đó, một đồng nghiệp kỳ cựu nhìn ông và nói: “Đừng bao giờ quên, nhóc… Người Do Thái là tin tức”.
Quan điểm của đồng nghiệp này là bất cứ khi nào Vatican và Do Thái giáo giao thoa, thường có sự thảo luận rất lớn và sự quan tâm lớn của công chúng, rõ ràng là do lịch sử không ổn định của mối quan hệ cũng như những tiến bộ đáng chú ý đã đạt được kể từ thời Công đồng Vatican II (1962-65).
Tất cả những điều đó có nghĩa là những gì đã xảy ra trong tuần qua cần phải được giải thích: Một vị giáo hoàng đã gửi toàn bộ bức thư cho người Do Thái, và rất ít người phản ứng, ít nhất là nói lớn tiếng. Nó gần giống như một “thaoo tác cây đổ trong rừng” – nếu một vị giáo hoàng đưa ra một văn kiện và hầu như không có ai phản hồi, liệu nó có thực sự xuất hiện hay không?
Tóm lại, bức thư ngày 2 tháng 2 được gửi tới người Do Thái ở Israel và được gửi qua Karma Ben Johanan, giáo sư 41 tuổi về Kitô giáo và quan hệ Do Thái-Kitô giáo tại Đại học Do Thái ở Giêrusalem, đồng thời cũng là người tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Gregorianô do Dòng Tên tài trợ ở Rome.
Có vẻ như mục đích rõ ràng của Đức Phanxicô là giải quyết những căng thẳng nảy sinh trong mối quan hệ Do Thái-Công Giáo kể từ ngày 7 tháng 10 và sự khởi đầu của cuộc chiến giữa Israel và Hamas ở Gaza.
Đức Giáo Hoàng viết: “Cuộc chiến này cũng đã tạo ra những thái độ chia rẽ trong dư luận hoàn cầu và các lập trường gây chia rẽ, đôi khi diễn ra dưới hình thức bài Do Thái và chống Do Thái giáo”.
“Con đường mà Giáo hội đã đi cùng với các bạn, những dân tộc cổ xưa của giao ước, bác bỏ mọi hình thức chống Do Thái giáo và chủ nghĩa bài Do Thái, lên án một cách dứt khoát những biểu hiện thù hận đối với người Do Thái và Do Thái giáo là một tội chống lại Thiên Chúa”, Đức Phanxicô nói.
Thực ra, không phải là không có ai trong thế giới Do Thái phản hồi.
Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Do Thái ở Mỹ đưa ra một tuyên bố gọi bức thư là “một thông điệp mang tính biến đổi và được đánh giá cao về việc chữa lành trong thời điểm căng thẳng trong quan hệ Công Giáo-Do Thái” và mô tả nó là “từ bi và đáng hoan nghênh”.
Malka Simkovich, giám đốc chương trình Nghiên cứu Công Giáo-Do Thái tại Liên minh Thần học Công Giáo ở Chicago và là đồng tác giả cùng với Johanan của bức thư ngỏ tháng 11 gửi Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo Hội Công Giáo “hành động như một ngọn hải đăng của sự rõ ràng về mặt đạo đức và khái niệm”. ” để bảo vệ Israel và chống lại chủ nghĩa bài Do Thái giáo và chủ nghĩa bài Do Thái, cũng bày tỏ lòng biết ơn.
Simkovich viết trong một bài đăng trên mạng xã hội: “Bức thư của Đức Giáo Hoàng bày tỏ sự cam kết vững chắc về tình hữu nghị giữa Giáo Hội Công Giáo và người Do Thái, và chúng tôi vô cùng biết ơn. Cảm ơn ngài, @Pontifex.”
Ở Ý, Walker Meghnagi, chủ tịch cộng đồng Do Thái ở Milan, đã bày tỏ sự cảm kích. Ông nói rằng ông “rất vui mừng vì Đức Giáo Hoàng đã đáp lại lời kêu gọi củng cố tình hữu nghị Do Thái-Kitô giáo sau ngày 7 tháng 10”.
Meghnagi nói thêm rằng việc bác bỏ chủ nghĩa bài Do Thái là đặc biệt quan trọng bởi vì “trong những tháng gần đây, chúng tôi đã nhận được một số tín hiệu xấu từ một số thành viên quan trọng của thế giới nhà thờ, những người đã bày tỏ thái độ xúc phạm đạo Do Thái”.
Tuy nhiên, điều đó gần như chỉ có vậy, ít nhất là xét về phản ứng công khai của các nhà lãnh đạo Do Thái. Xét vì thông thường, cả một thác nước thảo luận sẽ được tung ra đối với bất cứ động thái nào của Giáo hoàng liên quan đến Do Thái giáo, thì sự sự kiềm chế như vậy phải được coi là đáng kể.
Đáng kể trong khía cạnh này là Raphael Schutz, đại sứ Israel tại Tòa thánh, người đã gặp Đức Phanxicô một ngày trước khi lá thư được gửi đi, để tặng ngài một tấm bưu thiếp của một họa sĩ truyện tranh Israel bày tỏ nỗi thống khổ của người Israel sau vụ tấn công ngày 7 tháng 10.
Trong khi Schutz duy trì một tài khoản rất tích cực trên X, ông đã không đăng phản ứng nào về lá thư của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên, ngày hôm sau, ông đã phản đối một lá thư khác mà Vatican đã gửi vào ngày 4 tháng 2 tới những người tổ chức giải thưởng “Tình huynh đệ nhân loại”, trong đó, cùng với những điều khác, Đức Giáo Hoàng bày tỏ “lòng biết ơn” đối với Sheikh Ahmed El- Tayeb, Đại Imam của Al-Azhar ở Cairo.
Schutz cáo buộc rằng El-Tayeb đã đưa ra những tuyên bố bài Do Thái về cuộc xung đột ở Gaza, đồng thời nói rằng, "Tiếp tục đối thoại với ông này theo cách tiếp cận công việc như thường lệ là sai lầm."
Sự kiện của vấn đề là nhiều nhà lãnh đạo Israel và Do Thái dường như không có khuynh hướng đi ngược đường của họ để ca ngợi bức thư của Đức Giáo Hoàng, bất chấp họ có thể cảm thấy đánh giá cao ra sao về nội dung của nó – điều này gợi ý: các căng thẳng sau ngày 7 tháng 10 trong mối quan hệ với Công Giáo sẽ không dễ dàng được xoa dịu.
Nhiều người Israel và người Do Thái tin rằng Đức Giáo Hoàng cần phải rõ ràng và mạnh mẽ hơn trong việc lên án chủ nghĩa khủng bố của Hamas và thừa nhận rằng Israel có liên quan đến một chiến dịch tự vệ chính đáng. Họ đã bị xúc phạm bởi những gợi ý cho rằng Israel đang tham gia vào “cuộc diệt chủng” ở Gaza, và muốn Đức Giáo Hoàng và Vatican tách mình ra khỏi những lời nói ví von như vậy.
Hơn nữa, họ cũng muốn Đức Giáo Hoàng kiềm chế một số nhà lãnh đạo Công Giáo khác, chẳng hạn như Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, người, trong số những người khác, được nhìn thấy đeo khăn quàng cổ keffiyeh của người Palestine, một biểu tượng của sự phản kháng của người Palestine, trong chuyến thăm Giáng sinh tới Bêlem.
Theo Allen, cho đến khi những điều đó xảy ra, sự thật phũ phàng là ít nhất một số người Israel và người Do Thái sẽ không hào hứng gì trong việc nhấn mạnh những điều tích cực đối với Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, để quay trở lại nơi chúng ta đã bắt đầu, điều quan trọng cần lưu ý là trong nhiều thập niên kể từ Công đồng Vatican II, đây hầu như không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên bung ra trong mối quan hệ Do Thái-Công Giáo. Chẳng hạn, có ai còn nhớ cuộc xung đột về một giám mục theo chủ nghĩa truyền thống phủ nhận Holocaust dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI không? Hay việc phong chân phước cho Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm 2000? Hoặc bất cứ số lượng các tập phim khác như vậy?
Tuy nhiên, với quan điểm (nghi ngờ về mặt y học nhưng quyến rũ về mặt thi vị) cho rằng xương sẽ lành lại mạnh hơn khi bị gãy, nhìn chung mối quan hệ vẫn đã phục hồi trở lại cùng với thời gian, khi các nhà lãnh đạo của cả hai bên tăng cường cam kết. Chúng ta sẽ xem liệu điều tương tự có đúng ở đây hay không, nhưng trong phạm vi quá khứ là lời nói đầu, thì ít nhất cũng có cơ sở để lạc quan.
Nữ Giám mục Anh giáo phát biểu trước Hội đồng Hồng Y của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
15:00 09/02/2024
Một nữ giám mục Anh giáo, người đã vận động cho “bình đẳng giới tính”, đã phát biểu trước Hội đồng Hồng Y hôm thứ Hai như một phần của phiên họp nhằm đào sâu suy tư “về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội”.
Linh mục Jo Bailey Wells, phó tổng thư ký của Hiệp hội Anh giáo, là một trong những thế hệ phụ nữ đầu tiên được phong chức linh mục trong Giáo hội Anh vào năm 1995. Kết hôn với một giáo sĩ Anh giáo và có hai con, bà cũng đã phục vụ trong tư cách tuyên úy cho Tổng Giám mục Canterbury.
Vị giám mục Anh giáo, người trước đây đã ca ngợi “lịch sử giới tính” cũng đã phát biểu tại một cuộc họp liên tôn giáo có sự tham dự của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Kazakhstan vào tháng 10 năm 2022 khi bà được cho là đã nói “bình đẳng giới tính là một phần trong kế hoạch của Chúa.”
Hội đồng Hồng Y, còn được gọi là “C9”, là một nhóm gồm chín vị Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập vào năm 2013 để tư vấn cho ngài về cải cách và quản trị Giáo hội. Một trong những nhiệm vụ chính của nó là cố vấn cho Đức Thánh Cha về việc cải cách Giáo triều Rôma, đã dẫn tới tông hiến năm 2022 Praedicate Evangelium (hay Rao giảng Tin Mừng). Hội Đồng cũng thường mời các diễn giả khách mời đến phát biểu với Đức Thánh Cha và các Hồng Y về các chủ đề chính.
Phát ngôn nhân của Vatican, Matteo Bruno, cho biết hôm thứ Hai rằng, cùng với Bailey Wells, Nữ tu Salêdiêng Linda Pocher, giáo sư Kitô học và Thánh Mẫu học tại Khoa Giáo hoàng về Khoa học Giáo dục của Rôma, và Giuliva Di Berardino, một trinh nữ thánh hiến và chuyên viên phụng vụ của Giáo phận Verona, Ý, đã chia sẻ những ý kiến về chủ đề phụ nữ trong Giáo hội.
Vatican đã không công bố thông tin về các cuộc thảo luận ngày hôm nay cũng như không công bố văn bản của bất kỳ bài thuyết trình nào được thực hiện tại cuộc họp. Diễn biến này xảy ra sau khi vấn đề nữ linh mục và phó tế trở thành trọng tâm đặc biệt của phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng về Tính Đồng Nghị vào tháng 10 năm ngoái.
Sơ Linda, người đã phát biểu trước C9 về cùng chủ đề này, đã nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 12 với Vida Nueva rằng “sự thật là phụ nữ luôn tích cực và hiện diện trong Giáo hội. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi bối cảnh, các hình thức nam tính hoặc chủ nghĩa giáo quyền ít nhiều vẫn tiếp tục được tìm thấy”.
Sơ Linda là người ủng hộ “Nguyên tắc Thánh Mẫu” trong Giáo hội, một lý thuyết bắt nguồn từ nhà thần học thế kỷ 20 Hans Urs von Balthasar, người hy vọng tính ưu việt của Giáo Hội Công Giáo được tất cả các giáo phái Kitô giáo chấp nhận trên cơ sở sự hội nhập của thừa tác vụ Phêrô vào thần bí Thánh Mẫu.
“Việc suy ngẫm về ‘nguyên tắc Thánh Mẫu’ là giúp hàng giáo phẩm trong giáo hội nhớ rằng Giáo hội không chỉ là một tổ chức, mà còn là thần bí, tâm linh, tình yêu”.
Các đại biểu Thượng Hội đồng đã bị chia rẽ về chủ đề nữ phó tế nhưng đồng ý tiếp tục nghiên cứu thần học về khả năng có chức phó tế nữ, và kết quả của một nghiên cứu như vậy sẽ được chia sẻ tại phiên họp tiếp theo của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, sẽ được tổ chức vào Tháng Mười tới.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường chọn cách nhấn mạnh đến chiều kích nữ tính của Giáo hội, gần đây kêu gọi thêm nhiều phụ nữ hơn vào các vị trí điều hành trong Giáo hội, và nói với các thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế vào tháng 11 năm ngoái rằng hãy “phi nam tính hóa Giáo hội”.
Tại cuộc họp C9 trước đó vào tháng 12, khi chủ đề phụ nữ trong Giáo hội cũng được thảo luận, các Hồng Y đã kết luận rằng “cần phải lắng nghe, và trên hết, trong các cộng đồng Kitô hữu cá nhân, về khía cạnh nữ tính của Giáo hội, để quá trình phản ánh và ra quyết định có thể nhận được sự đóng góp không thể thay thế của phụ nữ.”
Source:National Catholic Register
Các giám mục Virginia kêu gọi giáo dân chống lại việc thúc đẩy trợ tử
Đặng Tự Do
15:04 09/02/2024
Các giám mục Công Giáo của Virginia đã nêu lên mối lo ngại rằng trợ tử có thể sớm trở thành hợp pháp tại tiểu bang sau khi đạo luật thúc đẩy việc thực hành này được tiến hành gần đây ở cả Hạ viện và Thượng viện tiểu bang, với cuộc tranh luận ở mỗi cơ quan dự kiến sẽ diễn ra trong những tuần tới.
Trong một thông điệp ngày 5 tháng 2, các Giám mục Michael Burbidge của Arlington và Barry Knestout của Richmond đã viết để “cầu xin” các tín hữu trong giáo phận của các ngài liên hệ với thượng nghị sĩ và Dân biểu tiểu bang của họ và “thúc giục họ từ chối luật trợ tử”.
“Mỗi vụ tự tử đều là một bi kịch. Hỗ trợ tự tử tạo điều kiện cho bi kịch xảy ra và khiến những người dễ bị tổn thương nhất càng trở nên dễ bị tổn thương hơn,” Burbidge và Knestout nói. “Hợp pháp hóa nó sẽ khiến cuộc sống của người khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần, người già và những người không đủ khả năng chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe – trong số những người khác – có nguy cơ cao bị tổn hại chết người.”
Đạo luật của Thượng viện, SB 280, tuyên bố rằng nó “cho phép một người trưởng thành mắc bệnh nan y yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kê toa một loại chất được kiểm soát tự tiêm hay tự uống nhằm mục đích chấm dứt cuộc sống của bệnh nhân.” Nó định nghĩa “căn bệnh giai đoạn cuối” là căn bệnh không thể chữa khỏi và không thể hồi phục và sẽ dẫn đến tử vong trong vòng sáu tháng.
Luật cũng yêu cầu yêu cầu của bệnh nhân phải được đưa ra bằng miệng hai lần và được trình bày bằng văn bản, có chữ ký của bệnh nhân và một nhân chứng. Nó nói thêm rằng bệnh nhân phải có cơ hội hủy bỏ yêu cầu bất cứ lúc nào.
Nội dung của dự luật Thượng viện phản ánh nội dung của dự luật Hạ viện, HB 858.
Tại thượng viện, luật này được đưa ra bởi đảng viên Đảng Dân chủ Ghazala Hashmi. Trước đây, cô đã nhấn mạnh rằng một số cử tri, bệnh nhân và gia đình đã liên hệ với văn phòng của cô để “chia sẻ hành trình y tế khó khăn của họ, mong muốn kiểm soát các quyết định quan trọng cuối đời của họ và nỗi đau khổ thường đi kèm với giai đoạn cuối của cuộc đời họ.” bệnh tật.”
“Luật này tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo vệ, yêu cầu một quy trình có chủ ý với đội ngũ y tế, chẩn đoán bệnh nan y chỉ còn sống được sáu tháng hoặc ít hơn và khả năng tự dùng thuốc,” Hashmi cho biết trong một bài báo đăng trên tạp chí ngày 11 Tháng Giêng rằng “Nếu luật này được thông qua, lựa chọn này sẽ không dành cho tất cả mọi người; tuy nhiên, đa số người dân Virginia yêu cầu họ có lựa chọn này.”
Đại biểu Đảng Dân chủ của bang Patrick Hope, người đã đưa ra luật tại Hạ viện, đã nói thêm trong một tuyên bố của riêng mình rằng “hỗ trợ y tế khi hấp hối là cung cấp cho ai đó vào cuối cuộc đời một lựa chọn để chết với lòng nhân ái và phẩm giá”.
Các Đức Giám Mục Burbidge và Knestout lại lập luận ngược lại.
Hai vị nói: “Sự sống của con người là thiêng liêng và không bao giờ được bỏ rơi hay vứt bỏ.”
Các giám mục cho biết thêm: “Những người đang đối mặt với sự kết thúc của cuộc sống đang rất cần được giúp đỡ và phải được đồng hành với sự quan tâm đặc biệt”. “Các bệnh nhân cần được giảm bớt nỗi đau của họ, các bệnh nhân xứng đáng được chăm sóc y tế, giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời phẩm chất cao – chứ không phải thuốc tự sát. “
Sáng kiến của các nhà lập pháp Virginia nhằm hợp pháp hóa những gì về bản chất là sự hỗ trợ tự tử của bác sĩ cũng tương tự như sáng kiến của các nhà lập pháp ở bang Maryland lân cận, nơi cả hai viện của chính quyền bang đều đưa ra luật cùng loại với Virginia trong những tuần gần đây.
Mười tiểu bang và Washington, DC, đã hợp pháp hóa việc hỗ trợ tự tử – Oregon, Washington, Montana, Vermont, California, Colorado, Hawaii, New Jersey, Maine và New Mexico.
Ở Maryland, sự phát triển đã thúc đẩy một lá thư từ Đức Hồng Y Wilton Gregory Địa phận Washington, Tổng Giám mục William Lori Địa phận Baltimore và Giám mục William Koenig Địa phận Wilmington, những vị này, giống như các giám mục ở Virginia, kêu gọi các tín hữu vận động chống lại đạo luật này.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có thiện chí yêu cầu các nhà lập pháp của chúng ta từ chối tự sát như một lựa chọn cuối đời và chọn con đường tốt hơn, an toàn hơn, liên quan đến tình đoàn kết triệt để với những người sắp kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ,” một tuyên bố ngày 20 tháng 1 nói. 30 lá thư của các giám mục.
Các giám mục viết: “Chúng ta hãy chọn một con đường mô hình lòng trắc ẩn và phẩm giá thực sự cho những người phải đối mặt với những quyết định cuối đời và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi đề xuất chết người là việc bác sĩ hỗ trợ tự tử”.
Source:Crux
Nhật ký trừ tà số 277: Anh ta có ăn thịt quỷ không?
Đặng Tự Do
15:06 09/02/2024
Cách đây một thời gian, tôi đã cảnh báo mọi người không nên “ăn thịt quỷ”. Tôi kể lại chuyện tôi đang ăn trưa với một người rất tài năng:
Người có năng khiếu nhìn thấy ma quỷ. Người phục vụ đặt đĩa thức ăn trước mặt chúng tôi, nhưng người bạn đồng hành của tôi vẫn chưa bắt đầu ăn. Đó là một khoảnh khắc khó xử đáng chú ý. Cuối cùng, cô ấy nhìn lên và nói, “Cha không định ban phước cho món ăn sao?” Nhìn thái độ của cô ấy, tôi biết có chuyện gì đó không ổn. Tôi trả lời: “Thức ăn có vấn đề gì à?” Cô gật đầu nhưng không nói gì. Tôi đoán: “Có quỷ ở trên đồ ăn à?” Cô ấy nói lặng lẽ, “Có.” Tôi đã ban phước lành điển hình trong bữa ăn. Cô ấy nói lũ quỷ đã nhanh chóng rời đi.*
Gần đây, một gia đình đi nghỉ ở một nước Nam Mỹ. Đây là tài khoản cá nhân của người mẹ mà bà đã chia sẻ với tôi và tôi sử dụng với sự cho phép của bà:
Khi gia đình tôi tiếp cận những món ăn đa dạng trong một bữa tiệc buffet, tôi nhớ lại lời khuyên của Đức Ông Rossetti về việc chúc phúc cho bữa ăn. Được Đức Thánh Linh soi dẫn, tôi yêu cầu tạm dừng để cầu nguyện trước khi dùng bữa. Cả nhà trừ đứa con trai lớn thứ hai của tôi đều kính cẩn cúi đầu. Người con trai 21 tuổi này có quan điểm hoài nghi về việc cầu nguyện, đã bác bỏ hành động này. Anh ta nói: “Mẹ ơi, mẹ đang đẩy mọi việc đi quá mức đấy!”
Đêm hôm đó, đứa con trai của tôi, vốn đã chế giễu khái niệm về bữa ăn phước lành, đã ngã bệnh vì sốt cao và tiêu chảy suy nhược. Điều này chỉ kéo dài một vài giờ. Ngày hôm sau sức khỏe của cháu đã trở lại bình thường. Toàn bộ gia đình tôi, đặc biệt là con trai tôi, đã có được sự đánh giá cao mới về sức mạnh của lời cầu nguyện và lòng biết ơn. Sau đó, con trai tôi cầu nguyện trước bữa ăn.
Tất cả các thành viên trong gia đình đều ăn cùng một món, chỉ có cậu con trai bị bệnh. Người con trai đó chỉ xui xẻo hay đã ăn thịt một con quỷ?
Thức ăn bổ dưỡng rất quan trọng.** Những gì chúng ta nạp vào cơ thể có thể có ảnh hưởng sâu sắc về mặt thể chất, tâm lý và thậm chí cả tinh thần. Điều quan trọng nhất là khi chúng ta chúc phúc cho thức ăn của mình, chúng ta tạ ơn Chúa. Một trái tim tràn đầy lòng biết ơn Thiên Chúa là một trái tim vững vàng trên đường đến Nước Trời.
Source:Catholic News Agency
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúc Mừng Năm Mới
Đinh văn Tiến Hùng
17:53 09/02/2024
***CHÚC MỪNG NĂM MỚI***
Xa Quê thương nhớ mấy cho vừa
Hồn Quê lưu lạc về chốn xưa
Muôn nhà pháo nổ vương khắp ngõ
Gia quyến quây quần đón giao thừa
Quý Mão chị Mèo luôn thất bại
Giáp Thìn anh Long quyết không thua
Năm nay đón mừng Mùa Xuân Mới
Hy vọng dâng trào đẹp hơn xưa.
+ Truyền thống & Phong tục TẾT +
-Phong tục :
Trồng cây nêu, trang hoàng nhà cửa, dọn bàn thờ cúng gia tiên, cúng giao thừa, đốt pháo, cúng ông Táo, chúc tuổi, tiền lì xì, xông nhà, xuất hành, lên chùa hái lốc, xin xâm, tảo mộ…
-Trò chơi :
Du Xuân, Hội Xuân, đánh cờ người, đô vật, kéo giây, đánh đu, đánh phết, đá cầu, leo cột mỡ, chơi bài, bơi thuyền, chọi trâu, đá gà, bắt vịt ….
-Món ăn :
10 món ăn thông dụng ngày Tết :
Bánh chưng, bánh tét, xôi gấc, dưa hành, nem chua, giò, gà luộc, nem rán, thịt kho nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt.
Vì thế có 2 câu đối tiêu biểu :
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Như vậy thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết.
Kính Chúc Quý Vị luôn an khang hạnh phúc
- Xuân Giáp Thìn 2024
Xanh - Sạch - Đẹp
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
23:12 09/02/2024
XANH - SẠCH - ĐẸP
Đã từ lâu, nhà cầm quyền Việt Nam (mà có lẽ cả mọi nhà cầm quyền trên thế giới) đưa ra câu khẩu hiệu cho dân chúng, đặc biệt mỗi dịp Xuân về, nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên : Xanh - Sạch - Đẹp.
- Xanh là xanh tươi, tức là làm cho có nhiều cây cối mọc ra và lớn lên tươi tốt, bao quanh khu vực ta sinh sống; tạo bộ phổi cho thành phố, làng mạc; tạo màu sắc êm dịu cho cảnh quan.
- Sạch là sạch sẽ, tức là không để môi trường nhiễm bụi, nhiễm bẩn, nhiễm độc, nhiễm tiếng ồn, từ đường sá, sông ngòi, không khí, đến khu vực sinh sống. Ai nấy an tâm, bớt lo mắc bệnh.
- Đẹp là đẹp đẽ, tức là tạo sự hài hòa giữa mọi yếu tố làm nên sinh thái, từ nhà cửa, đường lộ, cầu cống, công viên, hồ nước v.v… Cư dân nhìn thấy thích mắt, du khách hăm hở tìm tới.
Việc bảo vệ môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp gợi lên việc thăng tiến môi trường xã hội, vốn cũng cần xanh, sạch, đẹp.
- Xanh là mỗi con người trong xã hội đều có điều kiện phát triển tươi tốt về đức, trí, thể; về thân xác và tâm hồn, về trí tuệ và ý chí, trở thành những công dân bình đẳng và có trách nhiệm.
- Sạch là mọi người đều sống với nhau trong thành tâm và thiện ý, luôn ngay chính trong tư tưởng, chân thật trong lời nói, thẳng thắn trong hành động. Ai nấy đều có thể tin tưởng nhau.
- Đẹp là trong xã hội luôn có sự hài hòa, thông hiệp giữa mọi thành phần. Dẫu bá nhân bá tánh, nhưng tất cả đều cùng một ý chí xây dựng một xã hội tràn đầy tình thương, sự thật, công bình, tự do.
Nhưng để có thể xây dựng một môi trường xã hội xanh, sạch, đẹp, thì điều kiện tiên quyết là phải hình thành môi trường tâm hồn xanh sạch đẹp nơi mỗi con người.
- Xanh là mỗi cá nhân lớn lên về tâm hồn chứ không chỉ về thể xác và trí tuệ, phát triển tình thương, tươi nở nhân đức, và quan trọng là từ con người biết làm cho mình trở thành con Chúa.
- Sạch là ngay chính trong ý hướng, lời nói và hành vi, vì luôn nhớ mình đang sống trước nhan Thiên Chúa, dưới cái nhìn hiền phụ của Người, và đang làm môn đồ của Đấng là Sự Thật.
- Đẹp là sống hài hòa trong bản thân, đem lý trí và ý chí điều khiển bản năng và xác thịt; sống tình yêu với Thiên Chúa như Cha-con, sống hiệp thông với mọi người như huynh đệ, đúng tinh thần Giáo hội.
Đã từ lâu, nhà cầm quyền Việt Nam (mà có lẽ cả mọi nhà cầm quyền trên thế giới) đưa ra câu khẩu hiệu cho dân chúng, đặc biệt mỗi dịp Xuân về, nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên : Xanh - Sạch - Đẹp.
- Xanh là xanh tươi, tức là làm cho có nhiều cây cối mọc ra và lớn lên tươi tốt, bao quanh khu vực ta sinh sống; tạo bộ phổi cho thành phố, làng mạc; tạo màu sắc êm dịu cho cảnh quan.
- Sạch là sạch sẽ, tức là không để môi trường nhiễm bụi, nhiễm bẩn, nhiễm độc, nhiễm tiếng ồn, từ đường sá, sông ngòi, không khí, đến khu vực sinh sống. Ai nấy an tâm, bớt lo mắc bệnh.
- Đẹp là đẹp đẽ, tức là tạo sự hài hòa giữa mọi yếu tố làm nên sinh thái, từ nhà cửa, đường lộ, cầu cống, công viên, hồ nước v.v… Cư dân nhìn thấy thích mắt, du khách hăm hở tìm tới.
Việc bảo vệ môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp gợi lên việc thăng tiến môi trường xã hội, vốn cũng cần xanh, sạch, đẹp.
- Xanh là mỗi con người trong xã hội đều có điều kiện phát triển tươi tốt về đức, trí, thể; về thân xác và tâm hồn, về trí tuệ và ý chí, trở thành những công dân bình đẳng và có trách nhiệm.
- Sạch là mọi người đều sống với nhau trong thành tâm và thiện ý, luôn ngay chính trong tư tưởng, chân thật trong lời nói, thẳng thắn trong hành động. Ai nấy đều có thể tin tưởng nhau.
- Đẹp là trong xã hội luôn có sự hài hòa, thông hiệp giữa mọi thành phần. Dẫu bá nhân bá tánh, nhưng tất cả đều cùng một ý chí xây dựng một xã hội tràn đầy tình thương, sự thật, công bình, tự do.
Nhưng để có thể xây dựng một môi trường xã hội xanh, sạch, đẹp, thì điều kiện tiên quyết là phải hình thành môi trường tâm hồn xanh sạch đẹp nơi mỗi con người.
- Xanh là mỗi cá nhân lớn lên về tâm hồn chứ không chỉ về thể xác và trí tuệ, phát triển tình thương, tươi nở nhân đức, và quan trọng là từ con người biết làm cho mình trở thành con Chúa.
- Sạch là ngay chính trong ý hướng, lời nói và hành vi, vì luôn nhớ mình đang sống trước nhan Thiên Chúa, dưới cái nhìn hiền phụ của Người, và đang làm môn đồ của Đấng là Sự Thật.
- Đẹp là sống hài hòa trong bản thân, đem lý trí và ý chí điều khiển bản năng và xác thịt; sống tình yêu với Thiên Chúa như Cha-con, sống hiệp thông với mọi người như huynh đệ, đúng tinh thần Giáo hội.
Văn Hóa
Về Quê
Vũ Văn An
16:39 09/02/2024
Ngay sau chuyến nghỉ lễ giáng sinh cuối năm 2022, đầu năm 2023 ở Shelly Beach thuộc vùng Central Coast của New South Wales trở về, các cháu nhà tôi đã nghĩ đến chuyến nghỉ lễ tiếp theo vào cuối năm 2023, đầu năm 2024. Điều hiếm hoi và lạ lùng là các cháu đã thống nhất ý nghĩ sẽ cùng đi Việt Nam. Ý nghĩ này sáng rực trong tôi. Mặc dù đã từng về Việt Nam 5 lần rồi. Lần đầu cuối năm 2000 đầu năm 2001. Lần thứ hai năm 2007, lần thứ ba năm 2008 để tham dự 50 năm Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, nơi tôi từng tu học từ 1960 tới 1966. Lần thứ tư năm 2011 vì báo động giả thân mẫu nhà tôi thập tử nhất sinh tại Bệnh Viện Vì Dân cũ. Lần thứ năm 2015 để tiễn đưa nhạc mẫu, lần đó, quả đã về Nhà Cha thật. Lần này có khác. Những lần trước, cùng lắm, vợ chồng tôi chỉ có thể cùng đi với gia đình người con rể thứ hai, vì anh là một bác sĩ mà tôi rất cần có bên cạnh do cơn nhồi máu cơ tim lớn khiến phần lớn tim tôi thành thẹo năm 1998, lúc tôi vừa tròn 60 năm cuộc đời. Lần này, vợ chồng tôi được 23 đứa con, dâu rể, các cháu và bạn trai bạn gái của chúng tháp tùng. Tất cả cùng khóa cửa nhà ở Sydney để cùng về Việt Nam, đi khắp Bắc Trung Nam. Lóe lên trong tâm trí tôi là ý nghĩ đưa chúng về lại nơi “chôn nhau cắt rốn” của tôi, để cùng tôi bái lạy thầy mẹ tôi cùng các cụ tổ cho tới đời thứ năm đã được ông anh cả tôi gom mộ về một khu chung thuộc nghĩa trang của làng. Khi bỏ làng ra Hải Phòng năm 1953 và sau đó đáp tầu của Hải quân Mỹ vào Mỹ Tho hơn một năm sau đó, tôi chỉ vỏn vẹn một thân một mình. Nay trở về với 23 người khác cùng chia sẻ cuộc sống với mình để bái lạy các cụ, chắc các cụ hài lòng, quên đi nỗi buồn tôi “ăn cơm Nhà Đức Chúa Trời” mà không thành thân trong nhà ấy! quả là một chuyện náo nức. Tôi trình bầy ý nghĩ ấy với các cháu, chúng đã hủy bỏ chuyến đi Sapa 2 ngày để cùng từ Hạ Long đi Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng để tôi thực hiện biến cố có một không hai trong đời.
Thế là các cháu đặt mua vé máy bay về Việt Nam ngay từ đầu năm 2023 và lo “book” các “tours” viếng thăm Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Sài Gòn lần hai, Mỹ Tho. Mọi sắp xếp đều trôi chẩy. Chỉ có hai chuyện trục trặc nhỏ: Trước nhất là E-Visa về Việt Nam. Theo hướng dẫn, thì việc điền đơn rất đơn giản. Mặc dù hết sức thận trọng và theo sát nút các bước của thủ tục, đơn của tôi không qua được giai đoạn trả tiền đến lần thứ ba. Nản lòng, tôi để đứa con gái thứ hai làm hộ, và cháu đã thành công. Nhưng khi in ra mới hay Visa sai ngày về, thay vì 13 tháng 1 năm 2024, Visa chỉ cho đến ngày 12/1, mặc dù mình nói rõ ngày về là ngày 13 tháng 1! Gửi e-mail khiếu nại, không được trả lời, đành phải nạp đơn lại. Mất thêm 25 USD. Vẫn còn hơn thằng cháu ngoại đầu tiên cùng về Việt Nam lần này với tôi, cũng trục trặc với E-Visa, nhưng phải về tận phi trường Tân Sơn Nhất mới điều chỉnh được, với phí tổn lên tới 500 USD!Thứ hai, bảo hiểm du lịch. Mắc quá và nhiều hãng bảo hiểm từ chối bảo hiểm cho đàn ông trên 77 tuổi và đàn bà trên 75 tuổi, trong khi tôi 82 theo giấy khai sinh và nhà tôi 77. Hãng bảo hiểm Medibank Private mà tôi là hội viên đã trên 30 năm nay, dù đã bớt 15%, vẫn đòi tôi phải trả hơn 1 ngàn úc kim cho một “comprehensive policy”. May quá, gặp được hãng bảo hiểm Southern Cross, chỉ bắt tôi phải trả 800 úc kim cho cùng một loại bảo hiểm.
Sài Gòn
Rồi cũng đến ngày khởi hành: ngày 23 tháng 12, 2023, trước lễ Noel 2 ngày. Tới Sài Gòn tối hôm 23/12, lúc Sài Gòn bắt đầu lên đèn. Người tài xế Taxi chở chúng tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất về số 364 Bến Vân Đồn Quận Tư cho chúng tôi nhận xét đầu tiên: Năm nay, Sài Gòn không tưng bừng mừng Lễ Giáng Sinh như mọi năm. Quả tình như thế, anh đưa chúng tôi qua rất nhiều con đường, qua cả Kinh Nhiêu Lộc, Ngã Ba Ông Tạ, nhưng ít thấy cảnh trang trí “hoành tráng” cho thấy Sài Gòn mừng Chúa Giáng Sinh như các năm trước. Ngoại trừ Nhà Thờ Đồng Tiến trên đường Nguyễn Tri Phương, nơi tôi từng cư ngụ 6 tháng tại Trú sở Nha Tuyên Úy Công Giáo, cùng với hai bác sĩ Lý Trung Dung và Trần Kim Tuyến, lúc mới rời Giáo Hoàng Học Viện Piô X, với những chùm đèn rự rỡ trên một diện tích lớn, ngoài ra chỉ là những ánh đèn leo lét trên các ngọn cây dọc đường và hắt ra từ các cửa tiệm hàng phố. Anh Tài xế giải thích: chẳng qua tại kinh tế xuống dốc. Làm sao khá được khi lái xe mà có bất cứ nồng độ rượu nào trong máu cũng bị phạt trị giá hơn cả chiếc xe. Không ai dám uống thì làm sao bán được bia. Quả thế, tôi nhận thấy nhiều nhà hàng, dù là tối thứ bẩy, vẫn vắng tanh “như chùa bà đanh”. Bớt được chết người vì tai nạn, nhưng kinh tế, chuyện làm ăn buôn bán xuống hẳn.
Tuy nhiên, người Sài Gòn ngược xuôi vẫn hết sức tấp nập. Khiến người tài xế taxi xê dịch từng thước một. Anh ta bảo: không biết họ đi đâu, làm gì, mà tối ngày chạy ở ngoài đường! Cũng có thể anh ta sốt ruột không làm sao kết thúc chuyến đi, để còn làm chuyến khác! Vì xe anh thuộc hệ thống vận chuyển Grab, một hệ thống vận chuyển cho khách hàng biết trước giá cả của chuyến đi, nên tài xế không thể định giá cho chuyến đi được, gặp lúc kẹt đường như lúc này, anh ta cũng đành chịu giá đã được thông báo trước cho khách hàng thôi!
Điều đầu tiên là Sài Gòn mùa đông nóng hơn cả Sydney mùa hè. Lẽ dĩ nhiên, mùa hè Sydney có hôm lên đến 44, 45 độ celsius, nhưng mấy ngày này, Sydney mùa hè chưa đến 30 độ celsius, trong khi Sài Gòn mùa đông lên đến 34 độ celsius, mồ hôi cứ gọi là nhễ nhãi mỗi khi ra đường. Phải để máy lạnh chạy gần như suốt đêm mới ngủ được. Đại gia đình chúng tôi chia thành 3 nhóm. Một nhóm ở khách sạn khu vực Quận 1, hai nhóm còn lại ở chung cư The GoldView đường Bến Vân Đồn Quận 4, một chung cư hơn 30 tầng lầu, nghe đâu mới bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2017 của tập đoàn TNR Holdings, do Thụy Điển thiết kế và Pháp giám sát việc xây cất. “Apartments” chúng tôi thuê đủ tiện nghi gồm 3 phòng ngủ, 2 toilets, phòng nào cũng có máy lạnh, phòng khách có đến hai chiếc, đầy đủ TV ở các phòng, và giá rất phải chăng. Điều đáng lưu ý là thủ tục ra vào chung cư rất an toàn. Quận 4 trước đây là một khu ổ chuột với nhiều nhà máy gây ô nhiễm. Nay đã lột xác, trở thành một trong những quận phát triển địa ốc bậc nhất thành phố, giáp giới với Quận Bẩy nổi tiếng vì Khu Phú Mỹ Hưng, được nhìn nhận là khu đô thị điển hình của Việt Nam, nơi thực tế dành cho người nước ngoài. Thực tế, rải rác, vẫn có những khu ổ chuột trên các con kênh Bến Nghé và Tẻ cùng với Sông Sài Gòn tạo thành quận 4 hình tam giác. Và ít nhất một tài xế Taxi than phiền về các cư dân Đại Hàn tại quận 7: khủng khiếp về ồn ào trên đường phố, hành hung cả đồng bào họ trên đó.
Cô em nhà tôi, dù bị tai biến mạch máu não từ năm 2010, bị liệt một nửa người, vẫn đã lấy Taxi từ thị trấn Nhà Bè đến thăm chúng tôi tại chung cư, mang theo đủ thứ trái cây: mận (roi), đu đủ, ổi, vú sữa, soài, thơm (dứa), mít, chuối. Còn cô em họ của tôi, được thằng con trai dùng xe Honda chở từ Hố Nai lên thăm, mang theo trái mít, nói là của Thái Lan, phải nặng tới 20 kg. Cho tới ngày chúng tôi đi Hà Nội, một tuần lễ sau đó, vẫn ăn chưa hết. Thật quý hóa và ngon miệng. Chưa bao giờ được ăn trái cây nhiều như tuần lễ này.
Vọng Giáng sinh, biết rằng không có cách chi tham dự thánh lễ nửa đêm tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn, đại gia đình chúng tôi rủ nhau tới nhà thờ Vĩnh Hội cùng đường. Trước giờ Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nhau suy niệm lịch sử cứu độ từ lúc “tạo thiên lập địa” đến lúc Chúa Giêsu Hài Đồng xuất hiện, với việc rước Tượng Chúa Hài Đồng lên gian cung thánh và được cha chủ tế, một linh mục rất trẻ, cung kính đặt vào hang đá đèn nến sáng chưng cạnh bàn thờ. Thánh Lễ bắt đầu với người dự lễ tràn qua cả Đường Bến Vân Đồn, đông vô kể. Dĩ nhiên, tôi phải đứng ngoài nhà thờ, nhưng được may mắn là ngay tại đường dẫn thẳng tới bàn thờ, nên theo dõi thánh lễ từ đầu đến cuối. Điều đáng lưu ý là có người đã nhường ghế gỗ cho tôi từ lúc có các bài đọc. Nếu tôi nhớ không lầm, thì đây là lần đầu tiên suốt trong 40 năm qua, tôi được nhường ghế ngồi tại một buổi cử hành phụng vụ công cộng ở ngoài trời. Chưa bao giờ tôi được hưởng ơn huệ này lúc ở Sydney! Dường như người ta nghĩ tôi chưa đến nỗi già để phải bận tâm nhường ghế.
Ngày Giáng Sinh, đại gia đình chúng tôi đến quán Hương Cau đường Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình ăn mừng lễ vào buổi tối, có mời một số thân hữu cư dân Sài Gòn tham dự. Nhà hàng này, trước đây hơn 10 năm, rất đông khách, nhưng hôm nay, ngoài đại gia đình chúng tôi ra, rải rác có thêm một vài bàn khác có thực khách mà thôi. Kinh tế Sài Gòn quả có đi xuống thật. Tuy nhiên, bữa ăn diễn ra rất vui, các món ăn tương đối ngon và dàn karaokê đã được tận dụng để góp vui.
Điều đáng buồn là sau khi tham dự bữa ăn thân mật và ngon miệng này với đủ cả dàn karaokê vui nhộn, cô em nhà tôi, trên đường về nhà ở Thị trấn Nhà Bè bằng xe taxi đã bị anh tài xế của tập đoàn Grab chơi xỏ. Như đã nói, cách đây hơn 10 năm, cô bị tai biến mạch máu não, bị liệt một nửa người, nên đi lại khá khó khăn. Lúc về đến nhà, cô tính lượm chiếc giỏ lên thì người tài xế nói cô cứ ra trước, anh ta sẽ trao chiếc giỏ cho cô sau. Nào ngờ sau đó anh ta đóng cửa xe và cho xe chạy mất hút. Điều đáng nói là trong chiếc giỏ, có số tiền lớn nhà tôi mới tặng cô. Điều đáng nói nữa là ngày hôm sau, khiếu nại với tập đoàn Grab, biện pháp duy nhất của họ là khóa tài khoản của người tài xế. Khiếu nại với Cảnh sát, họ bảo không bằng chứng, họ không giúp gì được!
Tôi vừa nhắc đến Thị Trấn Nhà Bè, dường như thuộc quận 7, của cô em nhà tôi. Bên cạnh những khu “hoành tráng” dành cho khách nước ngoài, quận 7 còn rất nhiều khu, tuy cũng cao tầng, nhưng không thể nào không xếp vào loại ổ chuột, với đường dẫn vào thô sơ và rác rưởi được vất tự do, phơi phới giữa bầu trời lộng gió. Nhà cô em nhà tôi thuộc một trong những khu này.
Đêm vọng giáng sinh, khu trung tâm Sàigòn nhộn nhịp là thế, người người ngược xuôi, dọc theo đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Lê Duẩn đầy ánh đèn muôn mầu rực rỡ, chen vai sát cánh nhau. Thế mà từ Nhà Hàng Hương Cau, đêm Giáng Sinh, đại gia đình chúng tôi tới đó, chỉ còn lác đác một số người, phần đông ngồi trong các quán ăn hoặc quán giải khát. Bùng binh ngã tư Nguyễn Huệ và Lê Lợi đèn đóm không còn, chìm vào bóng đêm ảm đạm. Người Sài Gòn mừng Giáng Sinh ít quá!
Chúng tôi dự tính ở Sài Gòn 8 ngày, để một số bọn trẻ đi Phú Quốc, còn người lớn chúng tôi thì đi khám răng để hoặc mổ hoặc nhổ hoặc bọc. Như tôi chẳng hạn, ở Sydney, nha sĩ M. vẫn cho rằng tôi cần phải bọc “nhiều răng”, khổ nỗi, mỗi chiếc răng, ông ấy tính đến 6, 7 trăm úc kim sau khi đã “claim” của hãng bảo hiểm một mớ. Thấy đau tiền quá, nên dịp về Sài Gòn lần này, tôi quyết chí đi bọc một số. Chúng tôi chọn Platinum Dental ở đường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 vì nơi này có chỗ trống cho chúng tôi vào ngày 26 tháng 12, đủ thời gian để xoay trở trước khi bay qua Hà Nội vào ngày 31. Hóa ra, đây là một chọn lựa may mắn vì Platinum Dental quả đáp ứng mọi điều chúng tôi mong chờ: nhân viên lịch thiệp, tận tình và nhất là không vẽ vời, chỉ chữa trị những gì cần chữa trị. Trung thực hình như nói lên phẩm tính của cơ sở này. Như tôi chẳng hạn, họ nói chỉ cần bọc một chiếc răng đã lấy gân máu ở Sydney, còn những chiếc khác, chỉ cần trám thôi. Mà trám thì tôi không ngán, bởi nha sĩ M. ở Sydney luôn gần như “bulk bill” tôi (thực tế là không lấy thêm tiền, ngoài tiền “claimed” của bảo hiểm). Chính cái trung thực này đã khiến người con rể do dự của tôi cũng để cho cơ sở này mổ một chiếc răng và nhổ hai chiếc răng “khôn”. Tất cả đều được tiến hành một cách rất nghề nghiệp, thành thạo, nhanh chóng, không gây đau đớn, khiến chúng tôi, sau đó, ăn uống ngon lành, không trở ngại và đủ thời gian bay đi Hà Nội an toàn, đúng ngày cuối năm 31 tháng 12.
Ngày hôm sau, chúng tôi tới Khu Tân Chí Linh, Ngã Ba Ông Tạ, nơi gia đình tôi vốn cư ngụ từ năm 1969 cho đến ngày nhà tôi và các cháu qua đoàn tụ với tôi năm 1984 tại Sydney. Tại đây, đầu tiên, chúng tôi tới Nhà Thờ Tân Chí Linh, nơi tôi và nhà tôi cử hành bí tích Hôn Phối năm 1968, và cũng là nơi cử hành lễ tang cho nhạc phụ tôi năm 1984 và nhạc mẫu tôi năm 2015. Tại đây, chúng tôi đã được ban hành giáo nhà xứ giúp đỡ viếng hài cốt hai vị hiện được đặt tại phòng Tưởng Niệm của Nhà Thờ. Nhà tôi không cầm được nước mắt.
Từ Nhà Thờ, chúng tôi rẽ qua thăm hai đứa cháu con ông anh cả nhà tôi. Hai cháu có cơ sở làm ăn vững chãi, khiến chúng tôi rất vui. Rồi từ nhà các cháu, chúng tôi trở lại “mái nhà xưa” trước đây ở số 29/2 khu hai, nay số đã đổi và người chủ mới không cho ghi số cũ, nên không biết đường nào mà mò. Con gái thứ hai, vì thế, nhận lầm ngôi nhà ngày xưa. Rất may, người hàng xóm hiện nay của căn nhà chỉ cho chúng tôi “căn nhà của cô Xuân” (em gái nhà tôi). Trước đây, căn nhà này chỉ là một căn nhà trệt, được tôi mua với giá 305,000 đồng tiền Việt Nam lúc đó, trong đó, tôi chỉ vỏn vẹn có 5,000 đồng, còn 3 trăm ngàn kia vay của nhạc phụ và của hai ông bác họ làm nghề bán nệm giường ở đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay), mỗi vị 100,000. Mãi đến năm 1974, nhờ đi tu nghiệp ở Hoa Kỳ gần 5 tháng, tôi mới có tiền hoàn lại các vị. Khi đi đoàn tụ năm 1984, nhà tôi đã phải ký giấy trao nhà cho Sở Quản Lý Nhà Đất và Công Trình Công Cộng. Trên tờ biên nhận, Sở này viết rằng, đây là căn nhà “do ông, bà đang quản lý sử dụng”. Tôi không chịu như thế, nên trong tờ đơn xin tạm trú trước khi buộc phải đi kinh tế mới sau hơn 5 năm “học tập cải tạo”, tôi viết rằng: “tôi xin phép được tạm trú tại căn nhà do vợ tôi làm chủ”. Nộp đơn ấy qua phường, rồi qua quận và cuối cùng lên thành được hai ngày thì tôi vượt biển thành công qua Đất Lý Quang Diệu! Rất may, nhờ cô em nhà tôi có hộ khẩu ở đó, nên giữ được căn nhà. Sau này cô sở hữu hóa được căn nhà sau khi đã nạp thuế bằng nửa trị giá căn nhà, và đã xây thêm hai tầng lầu, khang trang trông thấy. Nay đứa con gái của cô đã bán nó đi để chuyển đến nơi khác, nghe đâu ngoài phố. Nhưng cả khi cô và con gái cô sở hữu căn nhà, tôi vẫn chưa bao giờ vào lại căn nhà này sau khi rời nó vào tháng 10 năm 1980 để vượt biển qua Singapore.
Tôi quên không nói đến việc đến thăm một người bạn. Người bạn này là một linh mục, vốn cùng lớp với tôi hồi còn ở tiểu chủng viện Chân Phúc Liêm, Mỹ Tho, và Phanxicô Xaviê, Sài Gòn. Lên đại chủng viện thì ngài học tại Xuân Bích, Huế, tôi thì học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, nhưng chúng tôi tiếp tục liên lạc mật thiết với nhau. Và khi tôi lấy vợ năm 1968, trong túi không có một đồng xu, chính ngài giúp một mớ để tôi có thể mua trầu cau bánh trái theo tục lệ cưới hỏi, không cần nhờ đến bà má vợ, người từng nói với tôi: anh kiếm căn nhà nào đó, tôi mua trầu cau và bánh trái mang đến đó cho anh. Dù lúc đó, ngài mới làm linh mục được 1, 2 năm gì đó. Trước khi đến thăm, tôi điện thoại cho ngài. Vẫn bài ca "và con tim đã vui trở lại" quen thuộc của Đức Huy vang lên, nhưng không thấy ngài nhấc máy như thường lệ. Mãi đến lần thứ năm, mới có người nhắc máy, đưa cho ngài, nhưng ngài chỉ nói được câu: "có khỏe không?", rồi im lặng luôn. Người giúp việc giải thích: "Ông Cố yếu lắm, chỉ nằm một chỗ". Trời đất. Lần đầu tiên nghe thấy như vậy. Đã đành là ngài bị tai biến mạch máu não năm 2017 đúng vào dịp mừng kim khánh linh mục. Nhưng sau đó, ngài đã bình phục, còn đi cả Hoa Kỳ thăm bè bạn nữa. Thế mà giờ đây nằm một chỗ. Tôi vội đến thăm ngài vào đúng Lễ Giáng Sinh, 25 tháng 12.
Ấn tượng đầu tiên: ngài không còn gì, ngoài chiếc giường trải chiếu. Tôi vẫn thích mấy giá sách của ngài. Ngài chịu mua sách, đủ thứ sách. Từ cái tủ sách ấy, tôi từng được ngài đồng ý cho lấy hai cuốn: cuốn Hôn Nhân, Đức Tin và Tình Yêu do Tủ Sách Muối Đất xuất bản năm 2001 và cuốn The New Jerome Biblical Commentary, Student Edition, do Raymond E. Brown, Joseph A. Fitzmyer và Ronald E. Murphy chủ biên, do nhà Geoffrey C hapman tái bản năm 2000. Điều đáng nói: cuốn thứ nhất do chính tôi dịch của Jack Dominian năm 1999. Không hiểu Tủ Sách Muối Đất bới đâu ra bản dịch của tôi mà cho xuất bản. Ngài cũng không biết Tủ Sách Muối Đất ở trời trăng mây khói nào và tại sao họ lại có bản dịch của tôi. Sau này tôi còn được một người bạn tặng tôi hai cuốn sách nữa cũng của tôi dịch là cuốn Gia Tài Công Giáo, nguyên tác của Lawrence S. Cunningham và cuốn Linh Đạo Hôn Nhân Hiện Đại, nguyên tác của vợ chồng Evelyn Eaton và James D. Whitehead. Chưa hết, một linh mục bạn khác còn tặng tôi cuốn Từ Điển Bách Khoa Kinh Thánh cũng do tôi soạn thảo dựa phần lớn vào cuốn “A-Z Bible Encyclopedia” do Pat Alexander chủ biên và do nhà Sandy Lane Books, London, ấn hành, có tham khảo cuốn Từ Điển Công Giáo của linh mục John Hardon S.J. Cuốn này thì chính tôi gửi cho Cha Nguyễn Ngọc Tỉnh của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ để xuất bản, nhưng vì một lý do nào đó, cha đã không xuất bản chính thức, mà đã “âm thầm” in ra và phổ biến hình như dưới dạng biếu không, như quà tặng kèm theo việc bán các cuốn sách khác. Có người gợi ý: đưa cho ngài 1,000 Mỹ Kim là ngài in ngay. Tôi không tin như vậy vì chính ngài nói với tôi: "kinh phí là điều dễ dàng thôi, Thánh Kinh Hội sẵn sàng tài trợ". Hay là tại phần lớn nội dung được tôi lấy từ một tác giả Thệ Phản. Tôi thấy không hẳn như vậy, vì Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ hoạt động rất gần gũi với anh chị em Thệ Phản. Vả lại về phương diện nghiên cứu Kinh Thánh, Thệ Phản tiến xa hơn Công Giáo. Dù sao, tôi nghĩ đức công bằng không được tôn trọng trong các điển hình này.
Trở lại với vị linh mục bạn hiện nằm một chỗ. Đúng là trơ trụi một mình trên chiếc giường trải chiếu, trong một căn phòng không cửa sổ. Căn phòng này và phòng ăn trước đây thuộc nhà xứ của giáo xứ Ph.H., Phú Nhuận, được nghĩa tử kế thừa ngài làm chánh xứ tách ra để ngài nghỉ hưu. Toàn bộ nhà thờ [nhà thờ đầu tiên ở Sài Gòn được hoàn toàn điều hòa không khí] và khu nhà xứ đồ sộ 3 tầng lầu này là công trình của ngài, bằng tiền ngài vận động từ Hoa Kỳ, giáo dân không phải đóng góp chi cả.
Nói đến nhà thờ và khuôn viên giáo xứ mà không nói tới “trụ sở Hải Phòng” ở miền Nam là không đầy đủ. Vì cơ sở này quả tình vốn là trụ sở của giáo phận Hải Phòng di cư, trước biến cố 1975, bao gồm cả cơ sở Thành Đạt, song song với ngôi thánh đường hiện hữu, nhưng sau 1975, bị Nhà Nước trưng dụng vì trước đó được một cơ quan Hoa Kỳ sử dụng. Mỗi lần về Sài Gòn có việc, tôi đều cư ngụ tại đây, tọa lạc trên đường Chi Lăng, nay là Phan Đăng Lưu. Và cũng nhờ thế mà qua được năm dự bị ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Số là nhân năm đi giúp xứ ở Quảng Ngãi, tôi có ghi danh học năm dự bị ở Đại học này. Bạn tôi là Nguyễn Tiến Thuật có nhiệm vụ lấy “cours” để cuối niên học ấy, khi hết hạn “giúp xứ”, tôi có thể học để dự thi.
Phiền một nỗi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không cho in “cours” như các giáo sư khác. Khiến tôi không có một ý niệm gì là có Thiền sư dạy năm dự bị năm ấy. Một ngày trước kỳ thi, tới “trụ sở Hải Phòng” gặp một số tu sĩ Đồng Công trọ học ở đó, họ hỏi: "anh có “cours” của Thầy Nhất Hạnh không?" Trời đất, có thầy Nhất Hạnh sao? Tôi bèn ngấu nghiến đọc các ghi chép của vị tu sĩ này. Sáng hôm sau, đề thi triết đông là của Thầy Nhất Hạnh: thực tại tôn giáo và ngôn ngữ tôn giáo!
Hai thực tại trên không lạ lẫm gì đối với tôi, người từng lê đũng quần suốt 3 năm học triết ở Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, miệt mài với “via negativa” (con đường tiêu cực) của những đại trí như Tôma Aquinô. Nhưng các hình ảnh được thầy Nhất Hạnh trình bầy trong khóa giảng quả là tuyệt vời: dõi theo ngón tay mà nhìn mặt trời, bỏ thuyền khi đã đến bến... Con đường tiêu cực rõ nét hẳn lên! Tôi đậu kỳ thi năm dự bị là nhờ tới “trụ sở Hải Phòng”. Trụ sở này, trong biến cố 1975, hầu như bị bỏ hoang. May mắn không rơi vào tay người lạ là nhờ một thiếu nữ trọ học ở đó và có “hộ khẩu”. Rồi một vị linh mục gốc Hải Phòng từ Phan Thiết “chạy loạn” đến cư ngụ và được nhập hộ khẩu. Hai cha con họ giữ được quyền sở hữu của cơ sở, lẽ dĩ nhiên mất phần Thành Đạt. Cha bạn của tôi đến sau đó, sau thời gian cải tạo, sấp sỉ bằng với thời gian tù đầy của Đấng Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Nhưng ngài đã phát triển toàn bộ cơ sở, đến không còn vết tích gì của “trụ sở Hải Phòng” ngày xưa, trở thành một giáo xứ nghe đâu gồm tới khoảng 4 ngàn giáo dân, sinh hoạt tấp nập. Và một điều tôi rất thán phục là giáo xứ này không nặng về các hình thức sùng kính bình dân khác, mà sáng nào, họ cũng cùng nhau đọc kinh thần vụ, một cách thành thạo, sốt sắng...như các linh mục, tu sĩ!
Có điều, mặt tiền nhà thờ bị tới 7 căn hộ “chiếm đóng”. Giáo dân ra vào nhà thờ phải sử dụng cổng phía sau trên đường Ký Con. Cũng chính cha bạn của tôi đã giải tỏa được 7 căn hộ này, không rõ chính xác năm nào, nhưng nhất định không trước năm 2000, vì năm đó, tôi nhớ vẫn phải vào nhà xứ qua cổng Ký Con. Nay thì mặt tiền nhà thờ thênh thang, dù vì vậy mà âm thanh từ Phan Đăng Lưu vọng vào lúc nào cũng rõ mồn một. Không rõ ngài dùng “chiến lược” nào, nhưng Đức Cha Hoàng Đức Oanh, nguyên giám mục Kontum (cha bạn tôi trước 1975 vốn thuộc giáo phận Kontum) và cùng lớp với tôi ở Giáo Hoàng Học Viện Piô X, từng nói với tôi: “đó là một kỳ công!”
Cha bạn của tôi không phải chỉ có thế. Cái “tài” xoay ra tiền của ngài đã có từ thuở còn mài đũng quần ở đại chủng viện. Trong khi tôi phải hàng năm nhờ vào túi tiền của cha nghĩa phụ, thì cha bạn của tôi túi lúc nào cũng có tiền riêng. Có lẽ nhờ vậy mà Đức Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn đã trao cho ngài quản lý quỹ hưu bổng cho các linh mục của giáo phận, với vốn sơ khởi là 1 triệu mỹ kim, do Đức Hồng Y vừa quyên góp được trong một chuyến Mỹ Du. Quỹ này trước đây do một linh mục xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Piô X quản lý. Vị này từng cho tôi biết “dại gì mà đầu tư chi cho lôi thôi, lỡ mất, ai chịu, tớ chỉ gửi ở ngân hàng, được lãi bao nhiêu hay bấy nhiêu”. Kết quả là một năm, các linh mục nghỉ hưu chỉ được lãnh non dưới 1 triệu đồng từ quỹ này. Dưới thời quản lý của cha bạn tôi, dĩ nhiên với việc “đầu tư kinh doanh”, mỗi linh mục nghỉ hưu mỗi tháng được lãnh 2 triệu đồng, ngoài ra còn được cung cấp tiền chữa bệnh, nằm bệnh viện. Tôi không rõ những cách đầu tư kinh doanh của cha bạn tôi, nhưng nghe đâu phần lớn qua ngả địa ốc.
Nói về địa ốc, chính ngài kể cho tôi nghe câu truyện “cha Trọng rọi”: Cha Trọng trước đây vốn là một sư huynh hoạt động tại giáo phận Hải Phòng, Bắc Việt, sau vào đại chủng viện, thụ phong linh mục thuộc giáo phận Bùi Chu. Cha đi du học Pháp, không hiểu học ngành nào, nhưng từ ngày về Việt Nam, cha dạy chúng tôi tại tiểu chủng viện Phanxicô Xaviê, cạnh nhà thờ Huyện Sĩ, và nổi tiếng khám bệnh và chẩn bệnh bằng quả rọi, nên chúng tôi đặt cho ngài tên “Cha Trọng rọi”. Sau này, Cha “khẩn hoang” lập xứ đạo ở khu vực Hàng Xanh, Sài Gòn, và do đó sở hữu nhiều khu đất rộng. Khoảng năm 2010 hay gì đó, cha lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, cha bạn tôi tới thăm và khám phá ra ngài có một miếng đất hơn một nghìn thước vuông, gần Xa Lộ Biên Hòa (nay là Xa Lộ Hà Nội), để không. Máu “bất động sản” trong con người cha bạn tôi thúc giục ngài đưa ra đề nghị: dâng tặng miếng đặt này cho quĩ hưu bổng của các linh mục Sài Gòn. Cha Trọng “rọi” đã đồng ý, và nghe đâu, quỹ hưu bổng của giáo phận Sài Gòn tăng lên đáng kể, gấp 3 lần trước đây... Khỏi nói, quỹ này và người quản lý nó thu hút nhiều sự chú ý, người người tấp nập chạy tới, muốn trở thành thành viên của nó, dù tư cách “nhập tịch” Sài gòn không có chi là chính đáng cả.
Tôi cũng nghe, “thừa thắng” xông lên, Cha bạn tôi đã đầu tư vào một dự án bất động sản to lớn ở Cầu An Hạ, trị giá lên đến cả 5, 6 chục tỷ đồng Việt Nam. Nhưng rồi gặp lúc thị trường bất động sản ngưng đọng, cha bạn tôi bị kẹt vốn ở đó và sau cùng toàn bộ tiền bán dự án bị “phỗng tay trên” bởi một trung tá Công An trông coi khu bất động sản ấy. Có lẽ vì vậy, mà ngài bị đột quị và rơi vào tình huống gần như bị bỏ rơi hiện nay.
Còn nhớ trong thánh lễ mừng Kim Khánh linh mục của ngài, không có vị Giám Mục nào của Sài Gòn đến tham dự, chỉ có Đức Cha Thiên của Hải Phòng. Trái lại, trong thánh lễ mừng Kim Khánh Linh Mục của Cha Minh Quế, cũng cùng lớp với chúng tôi, ở Tân Phú, không những có Đức Tổng Giám Mục Đọc của Sài Gòn mà còn có thêm 8 Giám Mục khác. Tôi có nghe, Đức Tổng Giám Mục hiện nay của Sài Gòn, Đức Cha Nguyễn Năng, có đến thăm cha bạn tôi một lần trên giường bệnh, Đức Cha Thiên cũng đến thăm ngài một lần. Nhưng người ở ngay bên cạnh ngài, là cha sở giáo xứ Ph. H. hiện nay, chưa lần nào đến thăm ngài cả.
Tôi chỉ biết nắm tay cha bạn tôi và nói với ngài: mình làm việc vì Chúa, đâu phải vì người ta. Cha bạn tôi gật đầu đồng ý. Thật tình, sự việc ở đời có rất nhiều bí ẩn. Cái nhìn của tôi có thể sai, không đúng hay bất cập trong chi tiết. Nhưng nỗi sót sa của tôi với người bạn lâu đời chắc chắn không sai. Tôi trao ngài lại cho lòng thương xót Chúa.
Hình ảnh cha bạn ám ảnh tôi suốt chuyến về Việt Nam lần này. Bạn đọc thông cảm nếu thấy tôi quá lạc đề.
Kỳ tới: Hà Nội
Thế là các cháu đặt mua vé máy bay về Việt Nam ngay từ đầu năm 2023 và lo “book” các “tours” viếng thăm Sài Gòn, Hà Nội, Ninh Bình, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Sài Gòn lần hai, Mỹ Tho. Mọi sắp xếp đều trôi chẩy. Chỉ có hai chuyện trục trặc nhỏ: Trước nhất là E-Visa về Việt Nam. Theo hướng dẫn, thì việc điền đơn rất đơn giản. Mặc dù hết sức thận trọng và theo sát nút các bước của thủ tục, đơn của tôi không qua được giai đoạn trả tiền đến lần thứ ba. Nản lòng, tôi để đứa con gái thứ hai làm hộ, và cháu đã thành công. Nhưng khi in ra mới hay Visa sai ngày về, thay vì 13 tháng 1 năm 2024, Visa chỉ cho đến ngày 12/1, mặc dù mình nói rõ ngày về là ngày 13 tháng 1! Gửi e-mail khiếu nại, không được trả lời, đành phải nạp đơn lại. Mất thêm 25 USD. Vẫn còn hơn thằng cháu ngoại đầu tiên cùng về Việt Nam lần này với tôi, cũng trục trặc với E-Visa, nhưng phải về tận phi trường Tân Sơn Nhất mới điều chỉnh được, với phí tổn lên tới 500 USD!Thứ hai, bảo hiểm du lịch. Mắc quá và nhiều hãng bảo hiểm từ chối bảo hiểm cho đàn ông trên 77 tuổi và đàn bà trên 75 tuổi, trong khi tôi 82 theo giấy khai sinh và nhà tôi 77. Hãng bảo hiểm Medibank Private mà tôi là hội viên đã trên 30 năm nay, dù đã bớt 15%, vẫn đòi tôi phải trả hơn 1 ngàn úc kim cho một “comprehensive policy”. May quá, gặp được hãng bảo hiểm Southern Cross, chỉ bắt tôi phải trả 800 úc kim cho cùng một loại bảo hiểm.
Sài Gòn
Rồi cũng đến ngày khởi hành: ngày 23 tháng 12, 2023, trước lễ Noel 2 ngày. Tới Sài Gòn tối hôm 23/12, lúc Sài Gòn bắt đầu lên đèn. Người tài xế Taxi chở chúng tôi từ phi trường Tân Sơn Nhất về số 364 Bến Vân Đồn Quận Tư cho chúng tôi nhận xét đầu tiên: Năm nay, Sài Gòn không tưng bừng mừng Lễ Giáng Sinh như mọi năm. Quả tình như thế, anh đưa chúng tôi qua rất nhiều con đường, qua cả Kinh Nhiêu Lộc, Ngã Ba Ông Tạ, nhưng ít thấy cảnh trang trí “hoành tráng” cho thấy Sài Gòn mừng Chúa Giáng Sinh như các năm trước. Ngoại trừ Nhà Thờ Đồng Tiến trên đường Nguyễn Tri Phương, nơi tôi từng cư ngụ 6 tháng tại Trú sở Nha Tuyên Úy Công Giáo, cùng với hai bác sĩ Lý Trung Dung và Trần Kim Tuyến, lúc mới rời Giáo Hoàng Học Viện Piô X, với những chùm đèn rự rỡ trên một diện tích lớn, ngoài ra chỉ là những ánh đèn leo lét trên các ngọn cây dọc đường và hắt ra từ các cửa tiệm hàng phố. Anh Tài xế giải thích: chẳng qua tại kinh tế xuống dốc. Làm sao khá được khi lái xe mà có bất cứ nồng độ rượu nào trong máu cũng bị phạt trị giá hơn cả chiếc xe. Không ai dám uống thì làm sao bán được bia. Quả thế, tôi nhận thấy nhiều nhà hàng, dù là tối thứ bẩy, vẫn vắng tanh “như chùa bà đanh”. Bớt được chết người vì tai nạn, nhưng kinh tế, chuyện làm ăn buôn bán xuống hẳn.
Tuy nhiên, người Sài Gòn ngược xuôi vẫn hết sức tấp nập. Khiến người tài xế taxi xê dịch từng thước một. Anh ta bảo: không biết họ đi đâu, làm gì, mà tối ngày chạy ở ngoài đường! Cũng có thể anh ta sốt ruột không làm sao kết thúc chuyến đi, để còn làm chuyến khác! Vì xe anh thuộc hệ thống vận chuyển Grab, một hệ thống vận chuyển cho khách hàng biết trước giá cả của chuyến đi, nên tài xế không thể định giá cho chuyến đi được, gặp lúc kẹt đường như lúc này, anh ta cũng đành chịu giá đã được thông báo trước cho khách hàng thôi!
Điều đầu tiên là Sài Gòn mùa đông nóng hơn cả Sydney mùa hè. Lẽ dĩ nhiên, mùa hè Sydney có hôm lên đến 44, 45 độ celsius, nhưng mấy ngày này, Sydney mùa hè chưa đến 30 độ celsius, trong khi Sài Gòn mùa đông lên đến 34 độ celsius, mồ hôi cứ gọi là nhễ nhãi mỗi khi ra đường. Phải để máy lạnh chạy gần như suốt đêm mới ngủ được. Đại gia đình chúng tôi chia thành 3 nhóm. Một nhóm ở khách sạn khu vực Quận 1, hai nhóm còn lại ở chung cư The GoldView đường Bến Vân Đồn Quận 4, một chung cư hơn 30 tầng lầu, nghe đâu mới bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2017 của tập đoàn TNR Holdings, do Thụy Điển thiết kế và Pháp giám sát việc xây cất. “Apartments” chúng tôi thuê đủ tiện nghi gồm 3 phòng ngủ, 2 toilets, phòng nào cũng có máy lạnh, phòng khách có đến hai chiếc, đầy đủ TV ở các phòng, và giá rất phải chăng. Điều đáng lưu ý là thủ tục ra vào chung cư rất an toàn. Quận 4 trước đây là một khu ổ chuột với nhiều nhà máy gây ô nhiễm. Nay đã lột xác, trở thành một trong những quận phát triển địa ốc bậc nhất thành phố, giáp giới với Quận Bẩy nổi tiếng vì Khu Phú Mỹ Hưng, được nhìn nhận là khu đô thị điển hình của Việt Nam, nơi thực tế dành cho người nước ngoài. Thực tế, rải rác, vẫn có những khu ổ chuột trên các con kênh Bến Nghé và Tẻ cùng với Sông Sài Gòn tạo thành quận 4 hình tam giác. Và ít nhất một tài xế Taxi than phiền về các cư dân Đại Hàn tại quận 7: khủng khiếp về ồn ào trên đường phố, hành hung cả đồng bào họ trên đó.
Cô em nhà tôi, dù bị tai biến mạch máu não từ năm 2010, bị liệt một nửa người, vẫn đã lấy Taxi từ thị trấn Nhà Bè đến thăm chúng tôi tại chung cư, mang theo đủ thứ trái cây: mận (roi), đu đủ, ổi, vú sữa, soài, thơm (dứa), mít, chuối. Còn cô em họ của tôi, được thằng con trai dùng xe Honda chở từ Hố Nai lên thăm, mang theo trái mít, nói là của Thái Lan, phải nặng tới 20 kg. Cho tới ngày chúng tôi đi Hà Nội, một tuần lễ sau đó, vẫn ăn chưa hết. Thật quý hóa và ngon miệng. Chưa bao giờ được ăn trái cây nhiều như tuần lễ này.
Vọng Giáng sinh, biết rằng không có cách chi tham dự thánh lễ nửa đêm tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn, đại gia đình chúng tôi rủ nhau tới nhà thờ Vĩnh Hội cùng đường. Trước giờ Thánh Lễ, cộng đoàn cùng nhau suy niệm lịch sử cứu độ từ lúc “tạo thiên lập địa” đến lúc Chúa Giêsu Hài Đồng xuất hiện, với việc rước Tượng Chúa Hài Đồng lên gian cung thánh và được cha chủ tế, một linh mục rất trẻ, cung kính đặt vào hang đá đèn nến sáng chưng cạnh bàn thờ. Thánh Lễ bắt đầu với người dự lễ tràn qua cả Đường Bến Vân Đồn, đông vô kể. Dĩ nhiên, tôi phải đứng ngoài nhà thờ, nhưng được may mắn là ngay tại đường dẫn thẳng tới bàn thờ, nên theo dõi thánh lễ từ đầu đến cuối. Điều đáng lưu ý là có người đã nhường ghế gỗ cho tôi từ lúc có các bài đọc. Nếu tôi nhớ không lầm, thì đây là lần đầu tiên suốt trong 40 năm qua, tôi được nhường ghế ngồi tại một buổi cử hành phụng vụ công cộng ở ngoài trời. Chưa bao giờ tôi được hưởng ơn huệ này lúc ở Sydney! Dường như người ta nghĩ tôi chưa đến nỗi già để phải bận tâm nhường ghế.
Ngày Giáng Sinh, đại gia đình chúng tôi đến quán Hương Cau đường Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình ăn mừng lễ vào buổi tối, có mời một số thân hữu cư dân Sài Gòn tham dự. Nhà hàng này, trước đây hơn 10 năm, rất đông khách, nhưng hôm nay, ngoài đại gia đình chúng tôi ra, rải rác có thêm một vài bàn khác có thực khách mà thôi. Kinh tế Sài Gòn quả có đi xuống thật. Tuy nhiên, bữa ăn diễn ra rất vui, các món ăn tương đối ngon và dàn karaokê đã được tận dụng để góp vui.
Điều đáng buồn là sau khi tham dự bữa ăn thân mật và ngon miệng này với đủ cả dàn karaokê vui nhộn, cô em nhà tôi, trên đường về nhà ở Thị trấn Nhà Bè bằng xe taxi đã bị anh tài xế của tập đoàn Grab chơi xỏ. Như đã nói, cách đây hơn 10 năm, cô bị tai biến mạch máu não, bị liệt một nửa người, nên đi lại khá khó khăn. Lúc về đến nhà, cô tính lượm chiếc giỏ lên thì người tài xế nói cô cứ ra trước, anh ta sẽ trao chiếc giỏ cho cô sau. Nào ngờ sau đó anh ta đóng cửa xe và cho xe chạy mất hút. Điều đáng nói là trong chiếc giỏ, có số tiền lớn nhà tôi mới tặng cô. Điều đáng nói nữa là ngày hôm sau, khiếu nại với tập đoàn Grab, biện pháp duy nhất của họ là khóa tài khoản của người tài xế. Khiếu nại với Cảnh sát, họ bảo không bằng chứng, họ không giúp gì được!
Tôi vừa nhắc đến Thị Trấn Nhà Bè, dường như thuộc quận 7, của cô em nhà tôi. Bên cạnh những khu “hoành tráng” dành cho khách nước ngoài, quận 7 còn rất nhiều khu, tuy cũng cao tầng, nhưng không thể nào không xếp vào loại ổ chuột, với đường dẫn vào thô sơ và rác rưởi được vất tự do, phơi phới giữa bầu trời lộng gió. Nhà cô em nhà tôi thuộc một trong những khu này.
Đêm vọng giáng sinh, khu trung tâm Sàigòn nhộn nhịp là thế, người người ngược xuôi, dọc theo đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Lê Duẩn đầy ánh đèn muôn mầu rực rỡ, chen vai sát cánh nhau. Thế mà từ Nhà Hàng Hương Cau, đêm Giáng Sinh, đại gia đình chúng tôi tới đó, chỉ còn lác đác một số người, phần đông ngồi trong các quán ăn hoặc quán giải khát. Bùng binh ngã tư Nguyễn Huệ và Lê Lợi đèn đóm không còn, chìm vào bóng đêm ảm đạm. Người Sài Gòn mừng Giáng Sinh ít quá!
Chúng tôi dự tính ở Sài Gòn 8 ngày, để một số bọn trẻ đi Phú Quốc, còn người lớn chúng tôi thì đi khám răng để hoặc mổ hoặc nhổ hoặc bọc. Như tôi chẳng hạn, ở Sydney, nha sĩ M. vẫn cho rằng tôi cần phải bọc “nhiều răng”, khổ nỗi, mỗi chiếc răng, ông ấy tính đến 6, 7 trăm úc kim sau khi đã “claim” của hãng bảo hiểm một mớ. Thấy đau tiền quá, nên dịp về Sài Gòn lần này, tôi quyết chí đi bọc một số. Chúng tôi chọn Platinum Dental ở đường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 vì nơi này có chỗ trống cho chúng tôi vào ngày 26 tháng 12, đủ thời gian để xoay trở trước khi bay qua Hà Nội vào ngày 31. Hóa ra, đây là một chọn lựa may mắn vì Platinum Dental quả đáp ứng mọi điều chúng tôi mong chờ: nhân viên lịch thiệp, tận tình và nhất là không vẽ vời, chỉ chữa trị những gì cần chữa trị. Trung thực hình như nói lên phẩm tính của cơ sở này. Như tôi chẳng hạn, họ nói chỉ cần bọc một chiếc răng đã lấy gân máu ở Sydney, còn những chiếc khác, chỉ cần trám thôi. Mà trám thì tôi không ngán, bởi nha sĩ M. ở Sydney luôn gần như “bulk bill” tôi (thực tế là không lấy thêm tiền, ngoài tiền “claimed” của bảo hiểm). Chính cái trung thực này đã khiến người con rể do dự của tôi cũng để cho cơ sở này mổ một chiếc răng và nhổ hai chiếc răng “khôn”. Tất cả đều được tiến hành một cách rất nghề nghiệp, thành thạo, nhanh chóng, không gây đau đớn, khiến chúng tôi, sau đó, ăn uống ngon lành, không trở ngại và đủ thời gian bay đi Hà Nội an toàn, đúng ngày cuối năm 31 tháng 12.
Ngày hôm sau, chúng tôi tới Khu Tân Chí Linh, Ngã Ba Ông Tạ, nơi gia đình tôi vốn cư ngụ từ năm 1969 cho đến ngày nhà tôi và các cháu qua đoàn tụ với tôi năm 1984 tại Sydney. Tại đây, đầu tiên, chúng tôi tới Nhà Thờ Tân Chí Linh, nơi tôi và nhà tôi cử hành bí tích Hôn Phối năm 1968, và cũng là nơi cử hành lễ tang cho nhạc phụ tôi năm 1984 và nhạc mẫu tôi năm 2015. Tại đây, chúng tôi đã được ban hành giáo nhà xứ giúp đỡ viếng hài cốt hai vị hiện được đặt tại phòng Tưởng Niệm của Nhà Thờ. Nhà tôi không cầm được nước mắt.
Từ Nhà Thờ, chúng tôi rẽ qua thăm hai đứa cháu con ông anh cả nhà tôi. Hai cháu có cơ sở làm ăn vững chãi, khiến chúng tôi rất vui. Rồi từ nhà các cháu, chúng tôi trở lại “mái nhà xưa” trước đây ở số 29/2 khu hai, nay số đã đổi và người chủ mới không cho ghi số cũ, nên không biết đường nào mà mò. Con gái thứ hai, vì thế, nhận lầm ngôi nhà ngày xưa. Rất may, người hàng xóm hiện nay của căn nhà chỉ cho chúng tôi “căn nhà của cô Xuân” (em gái nhà tôi). Trước đây, căn nhà này chỉ là một căn nhà trệt, được tôi mua với giá 305,000 đồng tiền Việt Nam lúc đó, trong đó, tôi chỉ vỏn vẹn có 5,000 đồng, còn 3 trăm ngàn kia vay của nhạc phụ và của hai ông bác họ làm nghề bán nệm giường ở đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay), mỗi vị 100,000. Mãi đến năm 1974, nhờ đi tu nghiệp ở Hoa Kỳ gần 5 tháng, tôi mới có tiền hoàn lại các vị. Khi đi đoàn tụ năm 1984, nhà tôi đã phải ký giấy trao nhà cho Sở Quản Lý Nhà Đất và Công Trình Công Cộng. Trên tờ biên nhận, Sở này viết rằng, đây là căn nhà “do ông, bà đang quản lý sử dụng”. Tôi không chịu như thế, nên trong tờ đơn xin tạm trú trước khi buộc phải đi kinh tế mới sau hơn 5 năm “học tập cải tạo”, tôi viết rằng: “tôi xin phép được tạm trú tại căn nhà do vợ tôi làm chủ”. Nộp đơn ấy qua phường, rồi qua quận và cuối cùng lên thành được hai ngày thì tôi vượt biển thành công qua Đất Lý Quang Diệu! Rất may, nhờ cô em nhà tôi có hộ khẩu ở đó, nên giữ được căn nhà. Sau này cô sở hữu hóa được căn nhà sau khi đã nạp thuế bằng nửa trị giá căn nhà, và đã xây thêm hai tầng lầu, khang trang trông thấy. Nay đứa con gái của cô đã bán nó đi để chuyển đến nơi khác, nghe đâu ngoài phố. Nhưng cả khi cô và con gái cô sở hữu căn nhà, tôi vẫn chưa bao giờ vào lại căn nhà này sau khi rời nó vào tháng 10 năm 1980 để vượt biển qua Singapore.
Tôi quên không nói đến việc đến thăm một người bạn. Người bạn này là một linh mục, vốn cùng lớp với tôi hồi còn ở tiểu chủng viện Chân Phúc Liêm, Mỹ Tho, và Phanxicô Xaviê, Sài Gòn. Lên đại chủng viện thì ngài học tại Xuân Bích, Huế, tôi thì học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, nhưng chúng tôi tiếp tục liên lạc mật thiết với nhau. Và khi tôi lấy vợ năm 1968, trong túi không có một đồng xu, chính ngài giúp một mớ để tôi có thể mua trầu cau bánh trái theo tục lệ cưới hỏi, không cần nhờ đến bà má vợ, người từng nói với tôi: anh kiếm căn nhà nào đó, tôi mua trầu cau và bánh trái mang đến đó cho anh. Dù lúc đó, ngài mới làm linh mục được 1, 2 năm gì đó. Trước khi đến thăm, tôi điện thoại cho ngài. Vẫn bài ca "và con tim đã vui trở lại" quen thuộc của Đức Huy vang lên, nhưng không thấy ngài nhấc máy như thường lệ. Mãi đến lần thứ năm, mới có người nhắc máy, đưa cho ngài, nhưng ngài chỉ nói được câu: "có khỏe không?", rồi im lặng luôn. Người giúp việc giải thích: "Ông Cố yếu lắm, chỉ nằm một chỗ". Trời đất. Lần đầu tiên nghe thấy như vậy. Đã đành là ngài bị tai biến mạch máu não năm 2017 đúng vào dịp mừng kim khánh linh mục. Nhưng sau đó, ngài đã bình phục, còn đi cả Hoa Kỳ thăm bè bạn nữa. Thế mà giờ đây nằm một chỗ. Tôi vội đến thăm ngài vào đúng Lễ Giáng Sinh, 25 tháng 12.
Ấn tượng đầu tiên: ngài không còn gì, ngoài chiếc giường trải chiếu. Tôi vẫn thích mấy giá sách của ngài. Ngài chịu mua sách, đủ thứ sách. Từ cái tủ sách ấy, tôi từng được ngài đồng ý cho lấy hai cuốn: cuốn Hôn Nhân, Đức Tin và Tình Yêu do Tủ Sách Muối Đất xuất bản năm 2001 và cuốn The New Jerome Biblical Commentary, Student Edition, do Raymond E. Brown, Joseph A. Fitzmyer và Ronald E. Murphy chủ biên, do nhà Geoffrey C hapman tái bản năm 2000. Điều đáng nói: cuốn thứ nhất do chính tôi dịch của Jack Dominian năm 1999. Không hiểu Tủ Sách Muối Đất bới đâu ra bản dịch của tôi mà cho xuất bản. Ngài cũng không biết Tủ Sách Muối Đất ở trời trăng mây khói nào và tại sao họ lại có bản dịch của tôi. Sau này tôi còn được một người bạn tặng tôi hai cuốn sách nữa cũng của tôi dịch là cuốn Gia Tài Công Giáo, nguyên tác của Lawrence S. Cunningham và cuốn Linh Đạo Hôn Nhân Hiện Đại, nguyên tác của vợ chồng Evelyn Eaton và James D. Whitehead. Chưa hết, một linh mục bạn khác còn tặng tôi cuốn Từ Điển Bách Khoa Kinh Thánh cũng do tôi soạn thảo dựa phần lớn vào cuốn “A-Z Bible Encyclopedia” do Pat Alexander chủ biên và do nhà Sandy Lane Books, London, ấn hành, có tham khảo cuốn Từ Điển Công Giáo của linh mục John Hardon S.J. Cuốn này thì chính tôi gửi cho Cha Nguyễn Ngọc Tỉnh của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ để xuất bản, nhưng vì một lý do nào đó, cha đã không xuất bản chính thức, mà đã “âm thầm” in ra và phổ biến hình như dưới dạng biếu không, như quà tặng kèm theo việc bán các cuốn sách khác. Có người gợi ý: đưa cho ngài 1,000 Mỹ Kim là ngài in ngay. Tôi không tin như vậy vì chính ngài nói với tôi: "kinh phí là điều dễ dàng thôi, Thánh Kinh Hội sẵn sàng tài trợ". Hay là tại phần lớn nội dung được tôi lấy từ một tác giả Thệ Phản. Tôi thấy không hẳn như vậy, vì Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ hoạt động rất gần gũi với anh chị em Thệ Phản. Vả lại về phương diện nghiên cứu Kinh Thánh, Thệ Phản tiến xa hơn Công Giáo. Dù sao, tôi nghĩ đức công bằng không được tôn trọng trong các điển hình này.
Trở lại với vị linh mục bạn hiện nằm một chỗ. Đúng là trơ trụi một mình trên chiếc giường trải chiếu, trong một căn phòng không cửa sổ. Căn phòng này và phòng ăn trước đây thuộc nhà xứ của giáo xứ Ph.H., Phú Nhuận, được nghĩa tử kế thừa ngài làm chánh xứ tách ra để ngài nghỉ hưu. Toàn bộ nhà thờ [nhà thờ đầu tiên ở Sài Gòn được hoàn toàn điều hòa không khí] và khu nhà xứ đồ sộ 3 tầng lầu này là công trình của ngài, bằng tiền ngài vận động từ Hoa Kỳ, giáo dân không phải đóng góp chi cả.
Nói đến nhà thờ và khuôn viên giáo xứ mà không nói tới “trụ sở Hải Phòng” ở miền Nam là không đầy đủ. Vì cơ sở này quả tình vốn là trụ sở của giáo phận Hải Phòng di cư, trước biến cố 1975, bao gồm cả cơ sở Thành Đạt, song song với ngôi thánh đường hiện hữu, nhưng sau 1975, bị Nhà Nước trưng dụng vì trước đó được một cơ quan Hoa Kỳ sử dụng. Mỗi lần về Sài Gòn có việc, tôi đều cư ngụ tại đây, tọa lạc trên đường Chi Lăng, nay là Phan Đăng Lưu. Và cũng nhờ thế mà qua được năm dự bị ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Số là nhân năm đi giúp xứ ở Quảng Ngãi, tôi có ghi danh học năm dự bị ở Đại học này. Bạn tôi là Nguyễn Tiến Thuật có nhiệm vụ lấy “cours” để cuối niên học ấy, khi hết hạn “giúp xứ”, tôi có thể học để dự thi.
Phiền một nỗi, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không cho in “cours” như các giáo sư khác. Khiến tôi không có một ý niệm gì là có Thiền sư dạy năm dự bị năm ấy. Một ngày trước kỳ thi, tới “trụ sở Hải Phòng” gặp một số tu sĩ Đồng Công trọ học ở đó, họ hỏi: "anh có “cours” của Thầy Nhất Hạnh không?" Trời đất, có thầy Nhất Hạnh sao? Tôi bèn ngấu nghiến đọc các ghi chép của vị tu sĩ này. Sáng hôm sau, đề thi triết đông là của Thầy Nhất Hạnh: thực tại tôn giáo và ngôn ngữ tôn giáo!
Hai thực tại trên không lạ lẫm gì đối với tôi, người từng lê đũng quần suốt 3 năm học triết ở Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, miệt mài với “via negativa” (con đường tiêu cực) của những đại trí như Tôma Aquinô. Nhưng các hình ảnh được thầy Nhất Hạnh trình bầy trong khóa giảng quả là tuyệt vời: dõi theo ngón tay mà nhìn mặt trời, bỏ thuyền khi đã đến bến... Con đường tiêu cực rõ nét hẳn lên! Tôi đậu kỳ thi năm dự bị là nhờ tới “trụ sở Hải Phòng”. Trụ sở này, trong biến cố 1975, hầu như bị bỏ hoang. May mắn không rơi vào tay người lạ là nhờ một thiếu nữ trọ học ở đó và có “hộ khẩu”. Rồi một vị linh mục gốc Hải Phòng từ Phan Thiết “chạy loạn” đến cư ngụ và được nhập hộ khẩu. Hai cha con họ giữ được quyền sở hữu của cơ sở, lẽ dĩ nhiên mất phần Thành Đạt. Cha bạn của tôi đến sau đó, sau thời gian cải tạo, sấp sỉ bằng với thời gian tù đầy của Đấng Đáng Kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Nhưng ngài đã phát triển toàn bộ cơ sở, đến không còn vết tích gì của “trụ sở Hải Phòng” ngày xưa, trở thành một giáo xứ nghe đâu gồm tới khoảng 4 ngàn giáo dân, sinh hoạt tấp nập. Và một điều tôi rất thán phục là giáo xứ này không nặng về các hình thức sùng kính bình dân khác, mà sáng nào, họ cũng cùng nhau đọc kinh thần vụ, một cách thành thạo, sốt sắng...như các linh mục, tu sĩ!
Có điều, mặt tiền nhà thờ bị tới 7 căn hộ “chiếm đóng”. Giáo dân ra vào nhà thờ phải sử dụng cổng phía sau trên đường Ký Con. Cũng chính cha bạn của tôi đã giải tỏa được 7 căn hộ này, không rõ chính xác năm nào, nhưng nhất định không trước năm 2000, vì năm đó, tôi nhớ vẫn phải vào nhà xứ qua cổng Ký Con. Nay thì mặt tiền nhà thờ thênh thang, dù vì vậy mà âm thanh từ Phan Đăng Lưu vọng vào lúc nào cũng rõ mồn một. Không rõ ngài dùng “chiến lược” nào, nhưng Đức Cha Hoàng Đức Oanh, nguyên giám mục Kontum (cha bạn tôi trước 1975 vốn thuộc giáo phận Kontum) và cùng lớp với tôi ở Giáo Hoàng Học Viện Piô X, từng nói với tôi: “đó là một kỳ công!”
Cha bạn của tôi không phải chỉ có thế. Cái “tài” xoay ra tiền của ngài đã có từ thuở còn mài đũng quần ở đại chủng viện. Trong khi tôi phải hàng năm nhờ vào túi tiền của cha nghĩa phụ, thì cha bạn của tôi túi lúc nào cũng có tiền riêng. Có lẽ nhờ vậy mà Đức Hồng Y Nguyễn Minh Mẫn đã trao cho ngài quản lý quỹ hưu bổng cho các linh mục của giáo phận, với vốn sơ khởi là 1 triệu mỹ kim, do Đức Hồng Y vừa quyên góp được trong một chuyến Mỹ Du. Quỹ này trước đây do một linh mục xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Piô X quản lý. Vị này từng cho tôi biết “dại gì mà đầu tư chi cho lôi thôi, lỡ mất, ai chịu, tớ chỉ gửi ở ngân hàng, được lãi bao nhiêu hay bấy nhiêu”. Kết quả là một năm, các linh mục nghỉ hưu chỉ được lãnh non dưới 1 triệu đồng từ quỹ này. Dưới thời quản lý của cha bạn tôi, dĩ nhiên với việc “đầu tư kinh doanh”, mỗi linh mục nghỉ hưu mỗi tháng được lãnh 2 triệu đồng, ngoài ra còn được cung cấp tiền chữa bệnh, nằm bệnh viện. Tôi không rõ những cách đầu tư kinh doanh của cha bạn tôi, nhưng nghe đâu phần lớn qua ngả địa ốc.
Nói về địa ốc, chính ngài kể cho tôi nghe câu truyện “cha Trọng rọi”: Cha Trọng trước đây vốn là một sư huynh hoạt động tại giáo phận Hải Phòng, Bắc Việt, sau vào đại chủng viện, thụ phong linh mục thuộc giáo phận Bùi Chu. Cha đi du học Pháp, không hiểu học ngành nào, nhưng từ ngày về Việt Nam, cha dạy chúng tôi tại tiểu chủng viện Phanxicô Xaviê, cạnh nhà thờ Huyện Sĩ, và nổi tiếng khám bệnh và chẩn bệnh bằng quả rọi, nên chúng tôi đặt cho ngài tên “Cha Trọng rọi”. Sau này, Cha “khẩn hoang” lập xứ đạo ở khu vực Hàng Xanh, Sài Gòn, và do đó sở hữu nhiều khu đất rộng. Khoảng năm 2010 hay gì đó, cha lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, cha bạn tôi tới thăm và khám phá ra ngài có một miếng đất hơn một nghìn thước vuông, gần Xa Lộ Biên Hòa (nay là Xa Lộ Hà Nội), để không. Máu “bất động sản” trong con người cha bạn tôi thúc giục ngài đưa ra đề nghị: dâng tặng miếng đặt này cho quĩ hưu bổng của các linh mục Sài Gòn. Cha Trọng “rọi” đã đồng ý, và nghe đâu, quỹ hưu bổng của giáo phận Sài Gòn tăng lên đáng kể, gấp 3 lần trước đây... Khỏi nói, quỹ này và người quản lý nó thu hút nhiều sự chú ý, người người tấp nập chạy tới, muốn trở thành thành viên của nó, dù tư cách “nhập tịch” Sài gòn không có chi là chính đáng cả.
Tôi cũng nghe, “thừa thắng” xông lên, Cha bạn tôi đã đầu tư vào một dự án bất động sản to lớn ở Cầu An Hạ, trị giá lên đến cả 5, 6 chục tỷ đồng Việt Nam. Nhưng rồi gặp lúc thị trường bất động sản ngưng đọng, cha bạn tôi bị kẹt vốn ở đó và sau cùng toàn bộ tiền bán dự án bị “phỗng tay trên” bởi một trung tá Công An trông coi khu bất động sản ấy. Có lẽ vì vậy, mà ngài bị đột quị và rơi vào tình huống gần như bị bỏ rơi hiện nay.
Còn nhớ trong thánh lễ mừng Kim Khánh linh mục của ngài, không có vị Giám Mục nào của Sài Gòn đến tham dự, chỉ có Đức Cha Thiên của Hải Phòng. Trái lại, trong thánh lễ mừng Kim Khánh Linh Mục của Cha Minh Quế, cũng cùng lớp với chúng tôi, ở Tân Phú, không những có Đức Tổng Giám Mục Đọc của Sài Gòn mà còn có thêm 8 Giám Mục khác. Tôi có nghe, Đức Tổng Giám Mục hiện nay của Sài Gòn, Đức Cha Nguyễn Năng, có đến thăm cha bạn tôi một lần trên giường bệnh, Đức Cha Thiên cũng đến thăm ngài một lần. Nhưng người ở ngay bên cạnh ngài, là cha sở giáo xứ Ph. H. hiện nay, chưa lần nào đến thăm ngài cả.
Tôi chỉ biết nắm tay cha bạn tôi và nói với ngài: mình làm việc vì Chúa, đâu phải vì người ta. Cha bạn tôi gật đầu đồng ý. Thật tình, sự việc ở đời có rất nhiều bí ẩn. Cái nhìn của tôi có thể sai, không đúng hay bất cập trong chi tiết. Nhưng nỗi sót sa của tôi với người bạn lâu đời chắc chắn không sai. Tôi trao ngài lại cho lòng thương xót Chúa.
Hình ảnh cha bạn ám ảnh tôi suốt chuyến về Việt Nam lần này. Bạn đọc thông cảm nếu thấy tôi quá lạc đề.
Kỳ tới: Hà Nội
VietCatholic TV
Tân Tổng Tư Lệnh Ukraine là một danh Tướng. Nhà máy hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa của Nga nổ tung.
VietCatholic Media
02:51 09/02/2024
1. Vụ nổ lớn tấn công nhà máy sản xuất hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Massive Explosion Hits Russian Plant Making Nuclear Capable ICBMs”, nghĩa là “Vụ nổ lớn tấn công nhà máy sản xuất hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa có khả năng hạt nhân của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Truyền thông địa phương hôm thứ Tư đưa tin một vụ nổ mạnh đã được báo cáo tại Cộng hòa Udmurt của Nga tại một nhà máy vũ khí sản xuất các thành phần vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo.
Người dân đã chia sẻ video về vụ nổ được đưa tin trên nền tảng mạng xã hội Telegram, xảy ra trong khuôn viên nhà máy vũ khí Votkinsk. Nhà máy nằm cách thủ đô Izhevsk của Cộng hòa Udmurt khoảng 30 dặm.
Nhà máy vũ khí sản xuất các thành phần vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars (ICBM) và hỏa tiễn đạn đạo chiến lược cho hệ thống Topol-M và Iskander, Kyiv Post đưa tin.
Vụ việc được hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin, trong đó cho biết một cơ quan dịch vụ khẩn cấp địa phương đã thông báo rằng vụ nổ là do “một cuộc thử nghiệm động cơ hỏa tiễn theo lịch trình”, gọi đây là “một sự kiện đã được lên kế hoạch, không phải trường hợp khẩn cấp”.
Đài Âu Châu Tự do lưu ý rằng không có đề cập đến cuộc thử nghiệm theo lịch trình trên trang web của Bộ Tình huống Khẩn cấp Nga, nơi thường đăng các thông báo như vậy.
Theo hãng tin độc lập Mediazona của Nga, vào khoảng 23h giờ địa phương, kênh Telegram chính thức của Bộ Tình trạng khẩn cấp nước Cộng hòa Udmurtia của Nga viết: “Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga xác nhận một vụ nổ mạnh trên lãnh thổ Nhà máy Votkinsk gần Izhevsk.”
Tờ báo cho biết tin nhắn này đã bị xóa vài phút sau đó. Nửa giờ sau, Bộ đăng một bài đăng khác cho biết: “Không có tình huống khẩn cấp hoặc bất thường nào được ghi nhận trên lãnh thổ Cộng hòa Udmurt, không có sự việc nghiêm trọng về mặt xã hội nào xảy ra”.
Sau vụ nổ, một đám cháy lớn bùng phát tại nhà máy. Không rõ có thương vong hay không.
Vũ khí do nhà máy sản xuất đã được quân đội Nga sử dụng trong cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin.
Vào cuối năm 2023, cơ sở này đã công bố 19 hợp đồng của chính phủ về sản xuất các thành phần vũ khí hạt nhân, RFE đưa tin, đồng thời lưu ý rằng khi Putin đến thăm nhà máy vào năm 2011, ông đã mô tả nó là “một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga”.
Các cuộc tấn công trên đất Nga đã gia tăng cường độ trong suốt cuộc chiến, sắp chạm mốc hai năm. Ukraine thường không tuyên bố chịu trách nhiệm hoặc bình luận về các sự việc xảy ra trên lãnh thổ Nga.
Dữ liệu từ Molfar, một cơ quan tình báo nguồn mở, cho thấy số vụ cháy công nghiệp kỷ lục đã nhấn chìm nước Nga trong năm qua.
Có 939 vụ cháy ở Nga vào năm 2023, so với 416 vụ vào năm 2022, nghĩa là số vụ cháy ở nước này đã tăng 125,7% vào năm ngoái so với năm trước.
Bản đồ do Molfar tạo cho Newsweek cho thấy từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, số vụ cháy xảy ra nhiều nhất ở khu vực Mạc Tư Khoa với 156 vụ, cùng với các khu vực đáng chú ý khác bao gồm Leningrad, 78 vụ, Sverdlovsk, 53 vụ, Rostov, 44 vụ và Nizhny Novgorod, 37 vụ.
2. Văn phòng Tổng thống công bố sắc lệnh bổ nhiệm Tướng Oleksandr Syrskyi làm Tổng Tư Lệnh quân Ukraine
Sắc lệnh của Tổng thống Ukraine về việc bổ nhiệm Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, làm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine đã được công bố hôm thứ Năm 8 Tháng Hai.
Tướng Oleksandr Syrskyi từng là Tham mưu trưởng Chiến dịch chống khủng bố ở miền đông Ukraine. Đặc biệt, ông là một trong những chỉ huy trưởng của lực lượng đặc biệt trong trận chiến Debaltseve vào mùa đông năm 2015. Ông đã điều phối việc rút quân đội Ukraine khỏi Debaltseve. Nhóm “Bars” do Syrskyi thành lập bảo vệ việc rút Lực lượng vũ trang Ukraine khỏi thành phố một cách an toàn.
Vì các trận chiến ở đầu cầu Debaltseve, Oleksandr Syrskyi đã được trao tặng Huân chương Bohdan Khmelnytskyi, hạng III, và sau đó nhận được cấp bậc trung tướng.
Năm 2016, ông đứng đầu Bộ chỉ huy tác chiến chung của Lực lượng vũ trang Ukraine, nơi điều phối các hoạt động tác chiến của nhiều lực lượng an ninh Ukraine khác nhau ở Donbas. Năm 2017, ông là chỉ huy toàn bộ Chiến dịch chống khủng bố ở miền đông Ukraine, sau đó được thay thế bằng Chiến dịch Lực lượng chung.
Từ ngày 6 tháng 5 đến ngày 5 tháng 8 năm 2019, ông là Tư lệnh Bộ chỉ huy tác chiến chung của Lực lượng vũ trang Ukraine. Kể từ ngày 5 tháng 8 năm 2019, ông là Tư lệnh Lực lượng Lục Quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine.
Khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, Syrskyi đã chỉ huy lực lượng phòng thủ Kyiv, và sau đó ông là một trong những chỉ huy của cuộc phản công của Quân Ukraine ở khu vực Kharkiv.
Theo Ukrinform đưa tin, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã gặp Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Valerii Zaluzhnyi vào ngày 8 Tháng Hai, và cảm ơn ông vì hai năm bảo vệ Ukraine.
3. Quân đội Mỹ có kế hoạch tăng cường sản xuất pháo binh cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Army Plans to Ramp Up Artillery Production for Ukraine”, nghĩa là “Quân đội Mỹ có kế hoạch tăng cường sản xuất pháo binh cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Theo nhận xét gần đây của Doug Bush, trợ lý Bộ trưởng Lục quân về mua sắm, hậu cần và công nghệ, Quân đội Mỹ hy vọng sẽ tăng gấp đôi sản lượng hàng tháng của loại đạn dược chủ chốt được sử dụng ở Ukraine.
Sản lượng đạn pháo 155ly hàng tháng của Mỹ — được Kyiv săn đón nhiều khi nước này tiếp tục chống lại cuộc xâm lược của Nga — ở mức khoảng 28.000 quả mỗi tháng tính đến tháng 10 năm 2023. Bush cho biết trong cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, gọi tắt là CSIS, hôm thứ Hai rằng Quân đội đang đặt mục tiêu sản xuất khoảng 60.000 quả đạn pháo mỗi tháng vào tháng 10 năm 2024.
Bush nói trong sự kiện CSIS: “Nó sẽ cho phép chúng tôi hỗ trợ Ukraine đầy đủ hơn”, đồng thời nói thêm rằng việc tăng cường sản xuất pháo cũng sẽ cho phép Quân đội Hoa Kỳ “tự trang bị cho chính mình và cũng cho các đồng minh của chúng tôi”.
Trong tương lai, Quân đội hy vọng sẽ nhanh chóng tăng sản lượng lên 100.000 quả đạn pháo mỗi tháng vào tháng 10 năm 2025. Bush cho biết quân đội đang trên đà tăng sản lượng lên 80.000 quả đạn pháo mỗi tháng vào mùa thu bằng cách sử dụng kinh phí được phân bổ hiện tại, nhưng sự hỗ trợ bổ sung đó từ Quốc hội sẽ cần thiết để tăng sản lượng lên mốc 100.000.
Việc tăng sản lượng sẽ được thực hiện một phần nhờ một nhà máy mới đang được xây dựng ở Texas, nơi mà Bush cho biết sẽ có “một cách chế tạo vỏ đạn hoàn toàn mới” bằng cách sử dụng công nghệ mà Quân đội “chưa từng sử dụng trước đây”. Tốc độ sản xuất thêm đạn pháo 155ly cũng phụ thuộc vào tốc độ Quân đội có thể chế tạo vật liệu nổ dùng để lấp đầy chúng.
Nguồn tài trợ bổ sung cho việc sản xuất pháo binh đã được đưa vào yêu cầu tài trợ khẩn cấp trị giá 106 tỷ Mỹ Kim của Tổng thống Joe Biden vào mùa thu. Quân đội cho biết trong một thông cáo trước đó rằng yêu cầu khẩn cấp đã phân bổ 3,1 tỷ Mỹ Kim cho việc hiện đại hóa cơ sở và sản xuất 155ly. Nhưng viện trợ bổ sung cho Ukraine đã bị cản trở bởi các cuộc đấu tranh chính trị tại Quốc hội – Nhiều thành viên Thượng viện đã bỏ phiếu hôm thứ Tư để ngăn chặn dự luật phân bổ 10 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Kyiv.
Ukraine cũng phàn nàn về tình trạng thiếu pháo binh khi cuộc chiến chống Nga sắp kéo dài hai năm. Theo báo cáo của The New York Times vào tháng trước, quân đội Kyiv đang phải chật vật bắn khoảng 2.000 quả đạn mỗi ngày, trong khi Mạc Tư Khoa đang bắn gần 10.000 quả đạn mỗi ngày. Trong mùa hè, các nhà phân tích phương Tây ước tính Ukraine đã bắn tới 7.000 quả đạn pháo mỗi ngày.
Tháng trước, một số thành viên NATO đã ký hợp đồng trị giá 1,2 tỷ Mỹ Kim để cung cấp cho Ukraine tới 220.000 viên đạn pháo 155ly trong vài năm tới. Tổng thư ký liên minh, Jens Stoltenberg, nói với các phóng viên vào thời điểm đó rằng “cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành một trận chiến về đạn dược”, theo báo cáo từ Reuters.
Liên minh Âu Châu cũng dự kiến cung cấp cho Ukraine hơn 1 triệu quả đạn pháo vào cuối năm 2024, Đại diện cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
4. Ngũ Giác Đài đưa ra cảnh báo về Putin trước Quốc hội: 'Trung Quốc đang theo dõi'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pentagon Issues Putin Warning to Congress: 'China Is Watching'“, nghĩa là “Ngũ Giác Đài đưa ra cảnh báo về Putin trước Quốc hội: 'Trung Quốc đang theo dõi'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngũ Giác Đài một lần nữa kêu gọi Quốc hội thông qua thêm tiền để tài trợ cho các hoạt động quân sự của Ukraine, cảnh báo rằng việc các nhà lập pháp không làm như vậy sẽ gửi một “thông điệp nguy hiểm” tới Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh.
Phó Thư ký Báo chí Bộ Quốc phòng Sabrina Singh nói với các phóng viên hôm thứ Ba rằng Ngũ Giác Đài muốn Quốc hội nhanh chóng phê duyệt khoản bổ sung an ninh quốc gia “cực kỳ quan trọng” sẽ cung cấp thêm 60 tỷ Mỹ Kim tài trợ cho Ukraine.
Các thượng nghị sĩ đã đề xuất khoản bổ sung vào cuối tuần nhằm giải quyết tình trạng bế tắc đảng phái đã trì hoãn một gói viện trợ lớn cho Ukraine trong vài tháng, khiến việc vận chuyển đạn dược, hỏa tiễn và các thiết bị quan trọng khác bị tạm dừng.
Cô Singh nói hôm thứ Ba: “Cuộc đấu tranh vì chủ quyền của Ukraine gửi một thông điệp tới các chế độ độc tài trên khắp thế giới rằng việc vi phạm trật tự dựa trên luật lệ quốc tế sẽ phải trả giá đắt”.
“Việc Mỹ chùn bước trong việc hỗ trợ Ukraine sẽ gửi đi một thông điệp khác và là một thông điệp nguy hiểm. Nếu Mỹ ngừng hỗ trợ Ukraine, chúng ta sẽ nhận thức rõ ràng về hậu quả. Putin sẽ không dừng lại trong nỗ lực tìm kiếm quyền lực và quyền kiểm soát vượt ra ngoài biên giới Ukraine đối với NATO...Nếu Putin tấn công một đồng minh NATO, chúng ta sẽ thấy mình đang xung đột trực tiếp, vì chúng ta cam kết bảo vệ từng tấc đất của NATO.”
“Hãy nói rõ – chúng ta có thể làm việc có trách nhiệm và trả tiền ngay bây giờ để giúp đỡ Ukraine hoặc sau này chúng ta phải trả nhiều tiền hơn đồng thời làm mất đi những lợi ích mà chúng ta sẽ trao cho Vladimir Putin và một nước Nga táo bạo.”
Tòa Bạch Ốc và các đồng minh ở Âu Châu đã nhiều lần cảnh báo rằng chiến thắng của Nga ở Ukraine có thể thúc đẩy sự xâm lược của Trung Quốc đối với Đài Loan, hòn đảo dân chủ tự trị mà Bắc Kinh cam kết giành quyền kiểm soát. Trung Quốc đã ngầm ủng hộ cuộc chiến của Nga, mặc dù nước này tự cho mình là trọng tài trung lập.
“Trung Quốc đang theo dõi cách chúng ta hỗ trợ Ukraine trước sự xâm lược công khai của Nga,” Singh nói. “Nếu chúng ta chùn bước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng sẽ được khuyến khích thực hiện các hành động khiêu khích hơn nữa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”
Kyiv đang nỗ lực duy trì sự chú ý của phương Tây nhân dịp kỷ niệm hai năm ngày Nga tiến tới xâm lược toàn diện. Gói viện trợ bị đóng băng của Hoa Kỳ là ví dụ điển hình nhất, với nguồn tài trợ bị mắc kẹt giữa cuộc đối đầu giữa các đảng phái ở biên giới phía Nam.
Ở Âu Châu cũng vậy, tiến độ cũng rất chậm. Liên minh Âu Châu đã phê duyệt khoản viện trợ trị giá 54 tỷ Mỹ Kim vào tuần trước sau nhiều tháng trì hoãn do Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban gây ra, người bị các đồng nghiệp Liên Hiệp Âu Châu và NATO từ lâu chỉ trích là có thiện cảm với Mạc Tư Khoa.
Oleksandr Merezhko, thành viên quốc hội Ukraine và chủ tịch ủy ban đối ngoại của cơ quan, nói với Newsweek rằng sự chấp thuận của Liên Hiệp Âu Châu là “tin tức đáng mừng” ở Kyiv. “Nếu không có khoản hỗ trợ tài chính này, chính phủ của chúng tôi sẽ không thể trả lương và lương hưu. Nhờ viện trợ này, chúng tôi đã tránh được thảm họa tài chính.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông “biết ơn” gói này sẽ “củng cố sự ổn định kinh tế và tài chính lâu dài” của đất nước ông. Tổng thống cho biết viện trợ mới là “tín hiệu rõ ràng rằng Ukraine sẽ chống chọi” với cuộc chiến của Mạc Tư Khoa.
5. Zaluzhnyi sau cuộc gặp gỡ với Tổng thống Zelenskiy nhận định rằng: Muốn thắng, ai cũng phải thay đổi
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi sau cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nhấn mạnh nhiệm vụ năm 2022 khác với nhiệm vụ hiện tại nên để giành chiến thắng, mọi người phải thay đổi và thích ứng với thực tế mới.
“Trong những ngày khó khăn nhất đầu tiên của cuộc Đại chiến, chúng ta đã phải đương đầu với một đối phương hèn hạ và hùng mạnh. Chúng ta đã cùng nhau sống sót. Cuộc chiến của chúng ta vẫn tiếp tục và thay đổi mỗi ngày. Nhiệm vụ năm 2022 khác với nhiệm vụ năm 2024. Vì vậy, mỗi người cũng phải thay đổi, thích ứng với thực tế mới. Để cùng nhau giành chiến thắng,” Zaluzhnyi nói.
Theo Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, ông và Tổng thống đã có cuộc trò chuyện quan trọng và nghiêm chỉnh, và đã đưa ra quyết định thay đổi đường lối và chiến lược.
Zaluzhnyi cảm ơn tất cả những người đã ở bên mình. Đặc biệt, ông bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng cũng như Tổng thống Ukraine.
“Tôi tự hào về tất cả mọi người trong Lực lượng Vũ trang Ukraine đang bảo vệ tương lai của con em chúng ta. Tất cả binh lính, hạ sĩ quan và sĩ quan. Tôi cúi đầu trước tất cả những người đã hy sinh mạng sống của mình cho Ukraine và tự do. Chúng ta ghi nhớ và chúng ta sẽ trả thù tất cả. Ukraine chắc chắn sẽ thắng. Niềm tự hào cho Ukraine!” ông nói thêm.
Theo các tường thuật từ Kyiv việc chuyển tiếp từ Tướng Zaluzhnyi sang Tướng Syrskyi trong vai trò Tổng Tư Lệnh quân Ukraine có vẻ suôn sẻ hơn những gì được tường thuật ban đầu.
6. Video cho thấy thiết bị điều khiển từ xa của Ukraine đang kéo chiếc UAV Nga bị bắt
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Ukrainian Ground Drone Dragging Off Captured Russian UAV”, nghĩa là “Video cho thấy thiết bị điều khiển từ xa trên mặt đất của Ukraine đang kéo chiếc UAV Nga bị bắt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một thiết bị điều khiển từ xa trên mặt đất của Ukraine đã kéo đi một máy bay không người lái trinh sát trên không của Nga bị rơi, đoạn phim mới xuất hiện cho thấy điều đó, khi Kyiv ngày càng ra mắt đội thiết bị điều khiển từ xa trên mặt đất trước lễ kỷ niệm lần thứ hai cuộc chiến toàn diện ở nước này.
Theo đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội hôm thứ Ba, nguồn gốc từ tài khoản Telegram, có thể thấy một thiết bị điều khiển từ xa trên mặt đất, gọi tắt là UGV, đang kéo đi phương tiện trinh sát Orlan-30 của Nga tại một điểm không xác định dọc theo tiền tuyến.
Orlan-30 là phiên bản lớn hơn của máy bay không người lái trinh sát Orlan-10 của Nga, được truyền thông nhà nước Nga mô tả là có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và xác định mục tiêu.
Đoạn clip ngắn được cho là của cảnh sát quốc gia Ukraine, mặc dù nó không xuất hiện trong các video được công bố gần đây của lực lượng này.
Ukraine đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ máy bay không người lái, và thuyền không người lái thường xuyên gây chú ý khi tấn công vào tài sản của Nga ở Hắc Hải hoặc vượt qua biên giới vào lãnh thổ Nga.
Kyiv đã không bỏ qua sự phát triển của UGV. Giống như máy bay không người lái, những phương tiện này có thể thực hiện một loạt chức năng và giữ binh lính Ukraine tránh xa các vị trí dễ bị tổn thương và nguy hiểm.
Ukraine đã công bố kế hoạch thành lập “Đội quân robot” vào năm ngoái, một sáng kiến trên mặt đất để hợp tác cùng với “Đội quân máy bay không người lái” của nước này trên bầu trời.
Vào giữa tháng 9 năm 2023, Sa hoàng máy bay không người lái và Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, cho biết Kyiv đang thử nghiệm robot không người lái “Ironclad” trong các nhiệm vụ chiến đấu ở tiền tuyến. Fedorov cho biết trong một tuyên bố: thiết bị điều khiển từ xa trên mặt đất không có người điều khiển được trang bị súng máy và cung cấp khả năng trinh sát cũng như hỗ trợ hỏa lực.
Samuel Bendett, thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân, nói với Newsweek vào cuối tháng 1 rằng cả Nga và Ukraine đều đang phát triển UGV nhằm “thay thế binh lính con người trong các cuộc tấn công nguy hiểm và gây nhiều thương vong nhất”.
Nga cũng đã phát triển các robot mà nước này dự định sử dụng ở Ukraine, bao gồm cả robot chiến đấu “Marker” được hỗ trợ bằng Trí Tuệ Nhân Tạo.
Bendett nói: “Chúng tôi đang chứng kiến một mô hình tương tự ở cả hai phía khi nói đến việc phát triển UGV”. Ông nói: “Các phương tiện có xu hướng nhỏ hơn để giảm thiểu khả năng bị máy bay không người lái phát hiện,” ông nói và cho biết thêm rằng chúng thường thô sơ và rẻ tiền.
Bendett nói: “Mục tiêu tổng thể là thực hiện các nhiệm vụ đơn giản như tiến vào vị trí của đối thủ, buộc đối phương phải bắn vào vị trí đó và do đó làm lộ vị trí của hắn cho các cuộc tấn công tiếp theo bằng hệ thống mặt đất hoặc trên không”.
7. Hai thường dân thiệt mạng khi máy bay không người lái kamikaze của đối phương đâm vào xe hơi ở vùng Kherson
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 9 Tháng Hai, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết hai người đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong cuộc tấn công của Nga vào vùng Kherson.
Cô cho biết vào khoảng 16h ngày 8 Tháng Hai,, trên một con đường gần thị trấn Beryslav, lực lượng thực thi pháp luật phát hiện một chiếc xe hơi đang bốc cháy với thi thể 2 người chết bên trong. Chiếc xe có thể đã bị máy bay không người lái cảm tử tấn công. Thông tin chi tiết về vụ việc đang được xác lập.
Một người đàn ông 58 tuổi bị thương trong vụ pháo kích vào cộng đồng Bilozerka cũng được đưa đến bệnh viện. Vào thời điểm bị tấn công, người đàn ông đang cố gắng chạy đến nơi trú ẩn.
Lyutnytska cho biết trong ngày 7 Tháng Hai, quân đội Nga đã pháo kích một số khu định cư ở quận Kherson. Ba thường dân – bao gồm hai người đàn ông 56 và 62 tuổi và một phụ nữ 47 tuổi - bị thương trong các cuộc tấn công vào các làng Tokarivka, Molodizhne và Zelenivka. Tất cả đều được đưa tới bệnh viện. Hai người đàn ông đang trong tình trạng nghiêm trọng.
8. Nhận định của Đại Sứ Anh cạnh NATO
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “UK’s NATO envoy: Ukraine shouldn’t ‘expect a big leap forward’ at summit”, nghĩa là “Đại Sứ của Anh cạnh NATO nhận định Ukraine không nên 'mong đợi một bước tiến lớn' tại hội nghị thượng đỉnh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ Chiến tranh Lạnh đang được tiến hành ở Bắc Đại Tây Dương. Liên minh quân sự hùng mạnh nhất hành tinh đang phô trương sức mạnh - hy vọng rằng Điện Cẩm Linh sẽ lưu ý.
Khi Quốc hội Hoa Kỳ đấu tranh để đồng ý về một gói hỗ trợ mới của Mỹ cho Ukraine, liệu phần còn lại của liên minh có thể chia sẻ gánh nặng hay không?
Đại sứ Anh tại NATO, David Quarrey, đã nói với tờ Politico về sự sẵn sàng của liên minh đối với một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga, sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine từ các thành viên và liệu việc thảo luận về khả năng phòng thủ riêng biệt của Âu Châu sẽ trở thành hiện thực.
David Quarrey cũng kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ đạt được 'tiến bộ sớm' về gói viện trợ quân sự khổng lồ cho Kyiv.
Ông cho biết Ukraine không nên mong đợi nhiều tiến triển trong nỗ lực trở thành thành viên của mình tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới ở Washington DC.
Các thành viên của liên minh quân sự sẽ tập trung tại thủ đô của Hoa Kỳ từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 7, và trong khi câu hỏi về tư cách thành viên của Ukraine trong NATO có thể sẽ được thảo luận, Quarrey cho biết Kyiv nên giảm bớt kỳ vọng của mình.
“Tôi không mong đợi một bước tiến lớn về điều đó chủ yếu là do tình hình thực tế có thể xảy ra,” đại sứ nói với POLITICO.
Đồng thời, Quarrey cho biết, Vương quốc Anh “hoàn toàn tin tưởng rằng vị trí chính đáng của Ukraine là trong NATO”.
Ông nói: “Vấn đề là khi nào thôi chứ không phải là được hay không được, và công việc của chúng tôi ở đây là tiếp tục hỗ trợ Ukraine khi nước này tiến gần hơn đến liên minh”.
Các đồng minh NATO từ lâu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực gia nhập của Ukraine, nhưng cho đến nay vẫn chưa đưa ra mốc thời gian rõ ràng để gia nhập.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm ngoái tại Vilnius đã kết thúc mà không có tuyên bố rõ ràng rằng Ukraine có thể trở thành thành viên sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc, một quyết định không đạt được khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tức giận vào thời điểm đó.
Gần một năm sau, khi Ukraine tiếp tục chống lại cuộc xâm lược toàn diện và các cuộc tấn công đang diễn ra của Nga, Kyiv không chỉ tìm kiếm sự ủng hộ chính trị mà còn tìm kiếm hỗ trợ tài chính.
Sau khi Liên Hiệp Âu Châu cuối cùng đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine vào ngày 1 tháng 2, mọi con mắt đều đổ dồn về Mỹ, nơi khoản viện trợ quân sự trị giá 60 tỷ Mỹ Kim vẫn đang bị mắc kẹt tại Quốc hội. Quarrey cho biết ông hy vọng viện trợ sẽ được thông qua “càng nhanh càng tốt”.
Quarrey nói với POLITICO: “Chúng tôi thực sự hy vọng sẽ thấy được tiến triển sớm trong gói đó”. “Nó sẽ rất quan trọng cả về mặt nội dung lẫn tín hiệu chính trị mà nó sẽ gửi về cam kết lâu dài của phương Tây với Ukraine để giải quyết vấn đề này.”
9. Người Mỹ chiến đấu cho Ukraine kêu gọi Quốc hội thông qua Dự luật viện trợ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Americans Fighting for Ukraine Urge Congress to Pass Aid Bill”, nghĩa là “Người Mỹ chiến đấu cho Ukraine kêu gọi Quốc hội thông qua Dự luật viện trợ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly
Ba người Mỹ từng phục vụ trong lực lượng Ukraine đã cảnh báo về hậu quả thảm khốc trong cuộc chiến với Nga nếu Quốc hội không đồng ý viện trợ thêm cho Kyiv.
Theo bộ ba, những người cảm thấy buộc phải đến Ukraine để chiến đấu chống lại người Nga, sự bế tắc đang diễn ra tại Quốc hội về việc cấp thêm tài trợ cho Ukraine có nguy cơ mang lại cho Mạc Tư Khoa một lợi thế lớn trong cuộc xung đột kéo dài gần hai năm.
Một binh sĩ Mỹ gia nhập quân đoàn quốc tế của Ukraine và đến nước này vào tháng 8 năm 2022 cho biết: “Thật khó chịu khi đất nước của mình đang đình trệ”.
“Mỹ quyết định kết quả của cuộc chiến này. Nếu chúng ta quyết định Ukraine sẽ thắng thì Ukraine sẽ thắng. Nếu Mỹ chỉ ngủ quên thì Nga sẽ lấy đi nhiều nhất có thể”, người lính giấu tên nói với Newsweek.
Sau khi trở về Hoa Kỳ sau ba chuyến đi tới tiền tuyến ở Zaporizhzhia, Bakhmut và Kupiansk, ông là thành viên của phái đoàn đến Washington vào tháng trước để nói với các nhà lập pháp Hoa Kỳ về kinh nghiệm ở tiền tuyến của họ và nhu cầu cấp thiết cần có thêm viện trợ quân sự cho Ukraine.
Được tổ chức bởi RT Weatherman Foundation, tổ chức đã di tản và hồi hương các tình nguyện viên kỳ cựu người Mỹ chết và bị thương khi chiến đấu ở Ukraine, nhóm này bao gồm các cựu quân nhân Mỹ từng chiến đấu cho lực lượng Kyiv và các gia đình người Mỹ đã mất người thân trong chiến tranh.
“Bản thân tôi không đặc biệt quan tâm đến chính trị. Tôi chỉ làm việc dựa trên lý tưởng, lý tưởng là điều này chỉ là cái ác và chúng tôi đang đối đầu với nó và nó cần phải ngăn chặn”, người lính nói. “Nếu Ukraine thua, chúng tôi thua. Mọi người đều thua.”
Theo quan điểm của ông, Ukraine cần pháo binh, thiết bị phát hiện mìn và công nghệ tốt hơn để chống lại máy bay không người lái cũng như đạn dược.
“ Khi chúng tôi ở trong chiến hào, những người Ukraine cực kỳ lo lắng về việc hết đạn,” anh nói. “Chúng tôi sẽ nổ súng và người chỉ huy Ukraine ở trong chiến hào liên tục nói: 'Dừng lại, dừng lại, dừng lại, tiết kiệm đạn.' Và vì vậy anh ta sẽ tiếp tục giảm tốc độ bắn.”
Ông nói rằng ông không tin rằng người Nga được đào tạo bài bản để trở thành quân nhân, “nhưng theo thời gian, họ ngày càng giỏi hơn trong những việc mình làm. Họ đang học những bài học trên chiến trường. Họ không sợ mất hàng trăm ngàn người.”
Trong số phái đoàn đến Washington vào tháng trước có một lính dù trong quân đội Mỹ, người này cũng yêu cầu giấu tên vì có thể sẽ sớm trở lại tiền tuyến.
Kinh nghiệm của ông ở Ukraine từ mùa thu năm 2022 đến mùa thu năm 2023 - bao gồm cả thời gian gần thành phố Avdiivka, nơi mà Nga có thể sớm chiếm được - đã giúp ông hiểu rõ hơn về những gì lực lượng Kyiv cần khẩn cấp, chẳng hạn như thêm máy bay không người lái, thiết bị y tế và cáng.
Anh nói với Newsweek: “Một số người bạn của tôi đang làm nhiệm vụ đã gặp khó khăn với pháo binh khi tôi ở trên mặt đất. “Họ không có đủ, và tôi nghĩ mọi thứ sẽ thực sự khác đi nếu chúng tôi có được ưu thế đó.”
10. Vương quốc Anh chịu áp lực phải gửi những chiếc thuyền di cư bị tịch thu tới Kherson Push của Ukraine
Bị thương và bị phơi nhiễm ở Kherson do Nga kiểm soát, các chiến binh Ukraine chiến đấu trên sông Dnipro không thể làm gì khác ngoài việc ngồi yên trong nhiều ngày, chờ đợi thời gian để thoát khỏi cái nhìn sắc bén của máy bay không người lái Nga.
Một chỉ huy di tản y tế Ukraine làm việc với một trong các lữ đoàn thủy quân lục chiến của đất nước mà Newsweek xác định là Balibay cho biết: “Chúng tôi chỉ có nước là chờ đợi”.
Ukraine đã dành nhiều tháng để vượt qua sự kiểm soát của Nga ở phía đông, hoặc bên trái, bờ sông Dnipro hùng vĩ, con sông cắt ngang lãnh thổ Ukraine gần như đánh dấu các tuyến đầu chiến đấu ở miền nam trong hơn một năm.
Lực lượng của Kyiv đã thiết lập các đầu cầu và vùng kiểm soát dọc theo bờ biển do Nga nắm giữ ở khu vực Kherson phía nam. Nhưng với ít nguồn lực, binh sĩ Ukraine dễ bị tổn thương trước các cuộc không kích của Nga khi họ băng qua một trong những con sông rộng nhất Âu Châu, còn được gọi là Dnipro.
Nhưng đối với những chiến binh Ukraine dũng cảm vượt qua bờ đông và bị thương, việc chờ di tản có thể là một trong những phần nguy hiểm nhất của chiến dịch. Balibay cho biết những người lính bị thương không nguy hiểm đến tính mạng có thể đợi tới một tuần để được di tản y tế khỏi bờ đông, thay vào đó họ thường chọn đứng dậy và chiến đấu trở lại.
Nếu không thể làm được điều này, họ sẽ né tránh sự theo dõi liên tục của các máy bay không người lái của Nga và ngồi im. Balibay từ chối cho biết liệu binh sĩ Ukraine đang chờ di tản có thiệt mạng ở bờ đông hay không.
Nhưng vấn đề vẫn là Ukraine đang rất cần thuyền để giữ đà ở bờ đông và cứu mạng các chiến binh dũng cảm vượt sông.
Một tổ chức bác ái có trụ sở ở Anh cho rằng họ đã tìm ra giải pháp. Phái bộ tình nguyện Ukraine đang kiến nghị chính phủ Anh bàn giao những chiếc tàu bị tịch thu do người di cư sử dụng khi tìm đường đến bờ biển Vương quốc Anh, những chiếc thuyền mà tổ chức bác ái cho biết hiệ nay không được sử dụng trong các cơ sở lưu trữ với chi phí đáng kể đối với túi tiền của Vương quốc Anh.
Trở lại năm 2021, tờ The Times của Luân Đôn đưa tin rằng người nộp thuế ở Vương quốc Anh đã chi khoảng 500.000 bảng Anh, tương đương khoảng 632.000 Mỹ Kim, chỉ trong một năm để chứa thuyền của người di cư.
Alex Kruglyak, người đồng sáng lập Mission Ukraine, nói với Newsweek: “Chúng tôi sẵn sàng tài trợ chi phí vận chuyển”. “Chúng tôi muốn tiết kiệm tiền của người nộp thuế ở Vương quốc Anh bằng cách không phải lưu trữ và tái chế những chiếc thuyền này, chúng tôi thực sự đang cố gắng biến điều này thành một điều có lợi cho tất cả mọi người.”
Kruglyak nói thêm rằng hầu hết chiến dịch cho đến nay đều được tài trợ bởi một nhà tài trợ hào phóng, người muốn giấu tên.
Khi được Newsweek yêu cầu bình luận, Bộ Nội vụ Anh cho biết họ “hoàn toàn cam kết hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại cuộc chiến bất hợp pháp của Putin, đồng thời cung cấp nơi trú ẩn an toàn và bảo đảm cho những người chạy trốn khỏi cuộc xung đột”.
Một phát ngôn viên của chính phủ cho biết: “Mặc dù chúng tôi quyết tâm cung cấp cho Ukraine những tài nguyên mà họ cần, nhưng chúng tôi không thể tặng những chiếc thuyền nhỏ không an toàn và nguy hiểm vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người hơn”.
Alex Rennie, người sáng lập UK Friends of Ukraine và lãnh đạo hội đồng địa phương ở phía nam Vương quốc Anh, người quen thuộc với Mission Ukraine và công việc của tổ chức này, cho biết sáng kiến này có thể sẽ nhận được sự ủng hộ chính trị rộng rãi trong các hành lang quyền lực ở Vương quốc Anh. Ông nói với Newsweek rằng nhiều chiếc thuyền bị tịch thu sẽ có khả năng đi biển và những chiếc không ở trong tình trạng phù hợp vẫn có thể dùng làm phụ tùng thay thế và sửa chữa các tàu khác. Ông nói, những trở ngại cản đường đều “có thể giải quyết được”.
Tổ chức bác ái cho biết những chiếc thuyền này sẽ được sử dụng riêng cho việc di tản y tế các chiến binh Ukraine bị mắc kẹt ở bờ đông. Phái đoàn Ukraine đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng về thuyền, phần lớn là để di tản nạn nhân, mà tổ chức bác ái đã mua ở Anh trước khi các tình nguyện viên vận chuyển họ đến Ukraine.
Kruglyak cho biết, một số xưởng ở đất nước bị chiến tranh tàn phá sau đó đã cấu hình lại các con thuyền, sơn lại tàu và thay đổi các con tàu để phù hợp với việc cứu thương.
Kruglyak nói thêm: “Nếu bạn bị thương ở phía bên kia sông, lối thoát duy nhất của bạn là đi thuyền.
Rosie Cecil, một tình nguyện viên người Anh đã trở lại Ukraine cùng Phái bộ Ukraine vào tuần trước, cho biết: “ Đây là vấn đề sinh tử”. Cô nói với Newsweek: “Đôi khi họ thực sự bị truy đuổi bởi máy bay không người lái và pháo binh”.
Rosie nói: “Mỗi chiếc thuyền đều quan trọng. Cô nói thêm: “Khi không có thuyền thì mạng sống sẽ mất đi” và nói thêm: “Những chiếc thuyền này đang bị lãng phí”.
Tổ chức bác ái cho biết những chiếc thuyền này là viện trợ nhân đạo. Những chiếc thuyền di cư có đáy mềm, không thể chở vũ khí hạng nặng cần thiết cho các cuộc tấn công quân sự và sẽ được dành riêng cho việc di tản y tế.
Frederik Mertens, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, cho biết: “Cứu mạng sống của những người chiến đấu nếu điều đó có thể thực hiện được về mặt con người là một hành động tốt, công bằng và tự nó đã có giá trị lớn”. Nhưng từ quan điểm quân sự, “việc chắc chắn rằng mạng sống của bạn sẽ được cứu nếu có thể cũng mang lại sự nâng cao tinh thần thực sự cho tất cả quân đội và có ý nghĩa quân sự vững chắc,” ông nói với Newsweek.
Ông nói thêm: “Việc cứu những người lính bị thương có thể trở lại chiến đấu là điều hoàn toàn không cần bàn cãi.
Martin Blackwell, một tình nguyện viên khác của Anh, người đã hoàn thành hơn chục chuyến giao hàng tới Ukraine, cho biết Ukraine đã sử dụng tất cả các tàu thuyền theo ý mình, sử dụng thuyền của người di cư để di tản y tế, sau đó giải phóng các tàu chắc chắn hơn để vận chuyển vật liệu quân sự qua Ukraine.
Mertens cho biết, để Ukraine duy trì được các đầu cầu ở bờ đông, nước này cần có một “lực lượng cơ giới hóa mạnh” qua sông Dnipro.
Đây là điều Ukraine chưa có. Nó đã tiến hành các cuộc đột kích khắp Dnipro trong nhiều tháng nhưng vẫn chưa thể vận chuyển các nguồn tài nguyên để thực hiện một cú đẩy quyết định.
Tuy nhiên, Kyiv đã đạt được thành công đáng kể. Chính phủ Anh đánh giá vào cuối tháng 1 rằng Nhóm Lực lượng Dnipr do Nga đặc biệt thành lập, hoạt động ở Kherson, đã “không thành công trong mọi nỗ lực nhằm đánh bật” Ukraine khỏi bờ đông bất chấp lợi thế của Nga trong khu vực. Bộ Quốc phòng Anh cho biết việc huấn luyện kém và thiếu sự phối hợp đang cản trở những nỗ lực của Nga.
Blackwell nói với Newsweek: “Mọi nỗ lực của người Nga nhằm phá vỡ quân Ukraine đều bị cản trở ở mọi ngã rẽ và họ không có thiết giáp hạng nặng nào ở đó cả”. “Những gì họ làm thực sự phi thường. Đó là một chiến công siêu phàm của người Ukraine.”
Blackwell cho biết khu vực này cũng là “điểm yếu đối với người Nga”. Mạc Tư Khoa đã tập trung nguồn lực cho một cuộc tấn công dữ dội kéo dài hàng tháng xung quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk, gần thủ đô của khu vực, Thành phố Donetsk. Những lợi ích thu được từ cuộc tấn công được phát động vào đầu tháng 10 đã khiến Mạc Tư Khoa phải trả giá đắt về nhân sự và kho thiết bị của nước này.
Balibay cho biết, nếu Ukraine có thể tấn công sâu hơn về phía nam ở Kherson, Kyiv sẽ rút nhiều nguồn lực tinh nhuệ của Nga - lực lượng thủy quân lục chiến, lực lượng không quân - khỏi các điểm nóng giao tranh như Avdiivka và Kharkiv.
“ Việc giữ quân của đối phương cố định bằng các hoạt động tấn công hạn chế hoặc một mối đe dọa tích cực sẽ ngăn cản việc sử dụng chúng trên các phần khác của chiến trường mở rộng”.
Ông nói: “Các hoạt động của Ukraine trên khắp Dnipro ít nhất là một phần của sự tung hứng liên tục này và giữ cho quân đội Nga cố định,” đồng thời cảnh báo rằng liệu Ukraine có được hưởng lợi từ chiến lược này hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thất mà cả hai nước phải gánh chịu.
Và nếu Ukraine thành công trong việc đẩy lùi các đầu cầu ở những thị trấn như Krynky, ở bờ đông, xa hơn, “điều đó sẽ tạo ra một điểm khởi đầu cho một cuộc tấn công của Ukraine,” Mertens nói.
Trong cuộc phản công mùa hè năm 2023, Ukraine đã hy vọng đánh bại sự kiểm soát của Nga đối với một phần Kherson, càn quét xuống bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm. Tuy nhiên, giống như trường hợp ở những nơi khác dọc chiến tuyến, những lợi ích dự định đã không thành hiện thực vào cuối năm nay.
Mertens cho biết liệu Ukraine có thể khai thác tài nguyên qua sông Dnipro, làm suy giảm sức mạnh pháo binh của Nga và mở rộng các đầu cầu vào năm 2024 hay không.
Kruglyak thừa nhận rằng những chiếc thuyền di cư được tái sử dụng từ Vương quốc Anh “sẽ không bao giờ tạo ra sự khác biệt chiến lược” cho cuộc chiến. Nhưng họ có thể thực hiện “những cải tiến nhỏ mang tính chiến thuật” ở những khu vực mà Kyiv không có đủ băng thông để tập trung, ông nói.
Hai linh mục bị bắt cóc ở Nigeria. Tin vui cho GH Nam Hàn. HY Fernández trả lời các cáo buộc
VietCatholic Media
03:32 09/02/2024
1. Hai linh mục bị bắt cóc từ giáo xứ ở Nigeria
Một dòng truyền giáo tôn giáo ở Nigeria đang kêu gọi trả tự do an toàn cho hai thành viên của dòng đã bị bắt cóc khỏi một giáo xứ vào ngày 1 tháng Hai.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 2 tháng 2, Cha Dominic Ukpong, thư ký tỉnh của Tu đoàn Truyền giáo Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, đã thông báo với “nỗi buồn” về vụ bắt cóc Cha Kenneth Kanwa và Cha Jude Nwachukwu..
Cha Kanwa, linh mục quản xứ của Giáo xứ Thánh Vincent de Paul Fier thuộc Giáo phận Pankshin, và Cha Nwachukwu, phụ tá của ngài, đã bị bắt cóc “tại nhà xứ của giáo xứ vào đêm thứ Năm, ngày 1 tháng Hai,” theo tuyên bố.
Ukpong kêu gọi sự đoàn kết tinh thần: “Chúng tôi mong các bạn cầu nguyện vào thời điểm đầy thử thách này để họ được an toàn và nhanh chóng thoát khỏi cảnh giam cầm”.
“Xin Đức Trinh Nữ Maria Cực Thánh chuyển cầu cho những người con của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Amen”.
Nigeria đang phải đối mặt với làn sóng bạo lực gia tăng do các băng nhóm dàn dựng, trong đó các thành viên của chúng thực hiện các vụ tấn công bừa bãi, bắt cóc đòi tiền chuộc và trong một số trường hợp còn giết người.
Quốc gia Tây Phi này cũng đã trải qua cuộc nổi dậy từ năm 2009 của Boko Haram, một nhóm được cho là nhằm mục đích biến Nigeria, quốc gia đông dân nhất Phi Châu, thành một quốc gia Hồi giáo.
Source:Catholic News Agency
2. 16 linh mục, 25 phó tế được thụ phong tại Hán Thành, nơi diễn ra Đại hội Giới trẻ Thế giới 2027
Đức Tổng Giám Mục Phêrô Trọng Thuần Trạch (Peter Chung Soon-taek) của Hán Thành gần đây đã truyền chức cho 16 tân linh mục và 25 phó tế mới cho tổng giáo phận, nơi sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới năm 2027 tại Nam Hàn.
Với những lễ tấn phong này, số linh mục trong tổng giáo phận chính của Nam Hàn tăng từ 969 lên 985; nếu 25 phó tế trở thành linh mục, con số đó sẽ tăng lên 1.010.
Một bản tin ngắn được đăng trên trang web của Tổng Giáo phận Hán Thành cho biết lễ phong chức diễn ra vào ngày 1 và 2 tháng 2 tại Nhà thờ Chính tòa Mân Đông, cả hai đều do Đức Tổng Giám Mục Trọng chủ trì.
Bài báo giải thích thêm rằng “các phó tế và linh mục được chọn làm giáo sĩ qua bí tích truyền chức thánh có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, ban phát các bí tích và phục vụ Giáo hội với tư cách là cộng tác viên của giám mục. Đặc biệt, linh mục cử hành thánh lễ với tư cách là người đại diện cho Chúa Kitô”.
Trong số các phó tế được thụ phong, 21 người đã được đào tạo tại chủng viện tổng giáo phận, một người tại chủng viện Redemptoris Mater, một người thuộc Dòng Truyền giáo Lời Chúa, và hai người khác là tu sĩ Đa Minh.
Văn bản giải thích rằng “phó tế là cấp giáo sĩ đầu tiên trong hệ thống cấp bậc của Giáo Hội Công Giáo và có thể cử hành các bí tích rửa tội và hôn phối”.
Chủ đề Kinh thánh cho lễ truyền chức linh mục và phó tế là “Xin cho sự trong sạch và ngay thẳng bảo vệ tôi; Lạy Chúa, con trông đợi Ngài” (Tv 25:21).
Trong thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng:
“Là một linh mục là công cụ của Chúa, có thể có những lúc trong cuộc sống bạn lang thang và chùn bước trước những cám dỗ, thử thách bên ngoài và bên trong, nhưng tôi chọn câu này với hy vọng rằng bạn sẽ có thể vượt qua những khó khăn này với ' ngây thơ và ngay thẳng' và đứng trước Chúa vào ngày cuối cùng với tư cách là một linh mục công chính giống Chúa Giêsu,” ngài nói.
Tại Nam Hàn, một quốc gia có 52,6 triệu dân với đa số được xác định là không theo tôn giáo, người Công Giáo chiếm khoảng 11% dân số. Theo hãng thông tấn Vatican Fides, có hơn 5.700 linh mục và 1.784 giáo xứ trong nước.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Nam Hàn từ ngày 13 đến ngày 18 tháng 8 năm 2014, trong chuyến tông du nhân Ngày Giới trẻ Á Châu lần thứ sáu.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Hồng Y Fernández trả lời những lo ngại của những nạn nhân bị lạm dụng về cuốn sách đáng kinh ngạc
Gina Christian của tờ Sunday Visitor có bài tường thuật nhan đề “Cardinal Fernández responds to concerns by abuse survivors about astonishing book”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin Vatican nói với tờ Sunday Visitor rằng một cuốn sách gây tranh cãi mà ngài viết cách đây hơn 25 năm “theo tiêu chuẩn hiện tại là bất tiện” và “không có tính hữu ích” mà ông đã hình dung vào thời điểm viết bài.
Trong một email ngày 2 tháng 2, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, nhà lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin, đã trả lời một số câu hỏi của tờ Sunday Visitor liên quan đến cuốn “La pasión mística: espiritualidad y sexyidad” (“Niềm đam mê huyền bí: Tâm linh và nhục dục”), xuất bản năm 1998 khi ngài vẫn còn là linh mục ở Á Căn Đình.
Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin nói với tờ Sunday Visitor rằng ngài đã mua “một số bản có sẵn ở một số hiệu sách và tiêu hủy chúng”.
Cuốn sách tự quảng cáo là “lời mời đến thế giới của tình yêu nồng nàn ẩn sâu trong tâm hồn chúng ta”.
Ba trong số các chương của cuốn sách thảo luận rõ ràng về cực khoái, với chương cuối cùng có tựa đề “Chúa và cơn cực khoái của cặp đôi”. Một đoạn khác kể lại “cuộc gặp gỡ đầy đam mê với Chúa Giêsu” của một cô gái 16 tuổi bao gồm việc vuốt ve Chúa trên bãi biển và hôn lên miệng Chúa.
Được xuất bản khi Cha Fernández lúc đó còn là cố vấn cho một số ủy ban giám mục Á Căn Đình, tập sách dài 94 trang - do Ediciones Dabar có trụ sở tại Mexico phát hành - khám phá điều mà tác giả gọi là “những con đường cao cả của sự kết hợp thần bí, cho đến khi đạt đến điểm mà chúng ta dường như chạm tới điều không thể.”
Ngay sau khi văn bản gốc tiếng Tây Ban Nha xuất hiện trở lại trực tuyến vào đầu Tháng Giêng, hai nạn nhân bị lạm dụng tình dục – những người nhấn mạnh rằng họ không cáo buộc Đức Hồng Y có hành vi sai trái – nói với tờ Sunday Visitor rằng họ thấy tài liệu, những đoạn mà họ đã đọc qua bản dịch, thật đáng lo ngại.
Faith Hakesley, nạn nhân bị một giáo sĩ lạm dụng, tác giả cuốn sách “Những tia sáng của ân sủng: Những khoảnh khắc bình yên và chữa lành sau lạm dụng tình dục”, gọi cuốn sách là “hoàn toàn buồn nôn”.
Teresa Pitt Green của Spirit Fire, một mạng lưới công lý phục hồi Kitô giáo làm việc với Giáo Hội Công Giáo, nói với tờ Sunday Visitor rằng cô cảm thấy bối rối trước lời kể của Hồng Y Fernández về một thiếu nữ giấu tên trong cuốn sách của ngài, mà cô nói chỉ ra có “một mức độ không đúng mực rất cao”.
Sunday Visitor đã chia sẻ với Đức Hồng Y Fernández một đường dẫn tới toàn văn cuộc phỏng vấn với Hakesley và Pitt Green, đồng thời hỏi Đức Hồng Y về những suy nghĩ cụ thể của ngài về mối quan tâm của họ.
Viết bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài trả lời: “Tôi đồng ý rằng theo tiêu chuẩn ngày nay thì đây là một cuốn sách bất tiện. Trên thực tế, bản thân tôi đã nhận ra điều này 25 năm trước, vài tháng sau khi nó được xuất bản và đã ra lệnh thu hồi nó vì đối với tôi, dường như nó không hữu ích như tôi đã tưởng tượng, và những người rất trẻ hoặc rất già có thể bị nhầm lẫn..
Đức Hồng Y viết: “Hơn nữa, tôi đã mua một số bản có sẵn ở một số hiệu sách và tiêu hủy chúng”. “Đó là lý do tại sao tôi lấy làm tiếc vì những thành phần cực kỳ bảo thủ không chấp nhận tôi đã sử dụng cuốn sách này và phổ biến rộng rãi nó. Nó hoàn toàn đi ngược lại ý muốn của tôi và chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cả. Hôm nay, tôi sẽ viết một cái gì đó rất khác.”
Đức Hồng Y Fernández nói rằng “tài liệu về cực khoái của nam và nữ được lấy từ sách khoa học. Nhưng ngày nay chúng tôi thích giáo dân thực hiện việc nghiên cứu này hơn là các linh mục.”
Ngài viết: “Qua nhiều năm, chúng tôi đã học được nhiều điều, đặc biệt là trong những thập kỷ qua.
Về cô gái 16 tuổi giấu tên được nhắc đến trong cuốn sách của mình, Đức Hồng Y nói rằng “câu chuyện mà người này kể cho tôi, mà tôi thuật lại trong cuốn sách, là sáng kiến của cô ấy và tất nhiên tôi không muốn hỏi về nó”.
Ngài nói thêm rằng “mặt khác, tuổi của người đó là tưởng tượng, bởi vì đây là một giáo xứ nhỏ ở nội địa, và tôi không muốn bất cứ ai có thể suy ra người đó là ai”.
Đức Hồng Y không bình luận về hai mục được Sunday Visitor đề cập dựa trên các vấn đề được Hakesley và Pitt Green nêu ra: liệu tài liệu rõ ràng của cuốn sách có giống với nội dung được sử dụng bởi những kẻ lạm dụng tinh thần-tình dục, những người tìm cách làm giảm sự nhạy cảm của nạn nhân trước những vi phạm ranh giới tình dục hay không, và liệu cuốn sách - như Pitt Green đã lưu ý - có thể sẽ vi phạm các tiêu chuẩn hiện hành của các giám mục Hoa Kỳ về việc ngăn chặn lạm dụng, thường được gọi là “Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh thiếu niên,” còn được gọi là Hiến chương Dallas.
Source:Catholic News Agency
Phản bác Putin, tướng Nga nhìn nhận vũ khí NATO vượt xa Nga. Đức kêu gọi viện trợ gấp cho Ukraine.
VietCatholic Media
14:28 09/02/2024
1. Hạm đội Hắc Hải của Nga mất một phần ba hỏa lực
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Black Sea Fleet Lost Third of Its Firepower Since War Began: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Hạm đội Hắc Hải của Nga mất một phần ba hỏa lực kể từ khi chiến tranh bắt đầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kyiv cho biết Hạm đội Hắc Hải của Nga đã mất 1/3 hỏa lực kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Trung tâm Truyền thông Chiến lược của Lực lượng Vũ trang Ukraine, gọi tắt là StratCom, hôm thứ Tư báo cáo rằng lực lượng của Kyiv cho đến nay đã “vô hiệu hóa” khoảng 33% số tàu chiến của hạm đội trong cuộc xung đột.
Hạm đội Hắc Hải đã bị Ukraine nhắm đến khi nước này tìm cách đảo ngược việc sáp nhập Crimea năm 2014 của Putin. Khu vực này đóng vai trò là trung tâm hậu cần trung tâm của Mạc Tư Khoa cho lực lượng của nước này ở miền nam Ukraine.
“Theo Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine, quân đội của chúng tôi đã vô hiệu hóa 24 tàu Nga và một tàu ngầm”, cơ quan này cho biết như trên.
StratCom cho biết thêm: “Theo dữ liệu từ các nguồn mở, tính đến thời điểm bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga bao gồm 74 tàu chiến”. “Hành động gây hấn chống lại Ukraine có hại cho hạm đội của bạn.”
Hạm đội Hắc Hải của Nga đã phải gánh chịu nhiều thương vong trong suốt cuộc chiến. Kỳ hạm Moskva của nó đã bị tấn công và đánh chìm vào tháng 4 năm 2022. Vào tháng 9 năm 2023, một cuộc tấn công hỏa tiễn của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol được cho là đã giết chết một số sĩ quan chỉ huy và phá hủy một tàu ngầm Nga.
Ít nhất 37 thủy thủ Nga được cho là đã thiệt mạng khi Kyiv phá hủy tàu đổ bộ Novocherkassk vào tháng 12.
Hãng tin độc lập của Nga The Insider hôm 2/2 đưa tin ít nhất 26 tàu Nga đã bị lực lượng Kyiv tấn công kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Và vào cuối tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết Nga đã mất 1/5 hạm đội Hắc Hải trong 4 tháng trước đó.
Vụ mất tích được báo cáo gần đây nhất là tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn của Nga, Ivanovets, mà Ukraine cho biết họ đã tiêu diệt bằng máy bay không người lái trên biển gần Crimea.
Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, nói với The War Zone rằng lực lượng Ukraine đã tấn công tàu Ivanovets bằng 6 máy bay không người lái trên biển MAGURA V5 và “đưa nó xuống đáy Hắc Hải”.
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết hoạt động này được thực hiện bởi các binh sĩ thuộc lực lượng đặc biệt Nhóm 13 của nước này.
“Trong quá trình phá hủy con tàu được chỉ định, sáu cuộc tấn công trực tiếp của máy bay không người lái hải quân đã được thực hiện vào thân tàu. Hậu quả của sự hư hỏng là con tàu bị lật về phía sau và chìm. Theo số liệu sơ bộ, hoạt động tìm kiếm cứu nạn do đối phương tiến hành đã không thành công”, ông Budanov nói thêm.
Điện Cẩm Linh không bình luận về thông tin này.
2. Cơ quan An ninh Ukraine đã phát hiện một nhà nông học tại một trang trại ở vùng Kharkiv, người đã giúp quân đội Nga gài mìn trên các cánh đồng ở quận Kupiansk.
Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, xác định rằng trong thời gian Kupiansk bị tạm chiếm, người đàn ông này đã giúp quân xâm lược định hướng địa hình và chọn lãnh thổ để đặt bãi mìn. Kết quả là, người Nga đã gài mìn các khu vực xung quanh Kupiansk, bao gồm cả những con đường địa phương được dân thường sử dụng.
Nghi phạm còn cung cấp cho quân đội Nga nông sản và củi để sưởi ấm trong ngôi trường chiếm được mà quân xâm lược dùng làm căn cứ.
Người đàn ông này đã tiếp đón ba chỉ huy người Nga trong nhà riêng của mình. Ông yêu cầu các đồng sự của mình giao nộp cho quân xâm lược những khối bê tông và gỗ để xây dựng công sự. Những người từ chối làm như vậy sẽ bị đe dọa bỏ tù trong phòng tra tấn của Nga.
Sau khi giải phóng huyện, đồng phạm của bọn xâm lược vẫn ở lại cộng đồng, mong trốn tránh công lý nhưng bị các viên chức SBU vạch trần và bắt giữ.
Người đàn ông này bị buộc tội hỗ trợ quân xâm lược theo Phần 1 Điều 111-2 Bộ luật Hình sự Ukraine. Anh ta phải đối mặt với án tù lên tới 12 năm.
Nghi phạm hiện đang bị giam giữ.
3. Tướng Nga phản bác Putin với nhận xét pháo binh của NATO vượt trội hơn Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian General Counters Putin With NATO's 'Superior Artillery' Remark”, nghĩa là “Tướng Nga phản bác Putin với nhận xét về tính ưu việt của pháo binh NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một cựu tướng Nga cho rằng pháo binh của NATO vượt trội hơn Nga trong một bình luận trái ngược với lời khoe khoang gần đây của Putin về khả năng vũ khí của lực lượng của ông.
Điện Cẩm Linh và các nhà tuyên truyền của họ đã coi cuộc xâm lược Ukraine của Putin vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Mạc Tư Khoa và liên minh khi các đồng minh của Kyiv đã nỗ lực cung cấp viện trợ quân sự mà không làm leo thang xung đột.
Với việc Nga thường xuyên đưa ra các mối đe dọa chống lại phương Tây, ông Putin phát biểu tại một diễn đàn ở Mạc Tư Khoa vào ngày 2/2 rằng không giống như các loại vũ khí thời Liên Xô trong cuộc đối đầu với NATO trong Chiến tranh Lạnh, “các loại vũ khí mới nhất của chúng ta rõ ràng vượt trội hơn tất cả các loại vũ khí khác.
Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin: “Đây là một sự thật hiển nhiên”.
Nhưng Yury Baluyevsky, Tổng tham mưu trưởng Nga từ năm 2004 đến 2007 dưới thời Putin, dường như mâu thuẫn với đánh giá của ông chủ cũ.
Trong lời tựa của cuốn sách gồm các bài báo khoa học quân sự có tựa đề Thuật toán lửa và thép, ông nói rằng các nhà phát triển hệ thống pháo binh của Nga “không may đang ở chế độ chạy theo sau”.
“Sự vượt trội về phẩm chất của pháo binh NATO được thể hiện rõ ràng nhờ sự chuyển đổi sang pháo 155 ly cũng như sự phát triển của đạn pháo tầm xa 155 ly,” Baluyevsky đã viết.
Ông cũng nói rằng cuộc chiến ở Ukraine đã tiết lộ rằng Nga đang phải đối mặt với sự tụt hậu “đáng kể” về các hệ thống pháo và hỏa tiễn trong nước mà Mạc Tư Khoa phải ưu tiên tái vũ trang trong những năm tới.
Baluyevsky cũng cho biết, trong cuộc chiến ở Ukraine, lực lượng phòng không đã bất ngờ đánh bại lực lượng hàng không quân sự, làm cho không quân Nga không thể hoạt động trên lãnh thổ của đối phương, mà thậm chí ngay trên lãnh thổ của chính mình.
Ông viết: “Nhiệm vụ trấn áp hiệu quả hệ thống phòng không của đối phương thực tế là không thể giải quyết được”, đồng thời kết luận rằng cần phải có trinh sát, can thiệp, gây nhiễu hàng không và lực lượng đặc biệt để tiêu diệt hệ thống phòng không.
Một đoạn trích bình luận của ông đã được ấn phẩm Army Standard của Nga trích dẫn, được liên kết với kênh quân sự nhà nước Zvezda và cơ quan truyền thông tiếng Nga độc lập Agentstvo.
Đánh giá về khả năng của NATO được đưa ra khi đồng minh của Putin, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, chỉ trích điều mà ông gọi là “cuộc trò chuyện nguy hiểm” giữa các nhà lãnh đạo chính trị trong khối về khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mạc Tư Khoa và NATO.
Hôm thứ Tư, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói rằng quy mô ngân sách quân sự của NATO sẽ buộc Mạc Tư Khoa phải có phản ứng “bất cân xứng” nếu sự thù địch giữa các bên bắt đầu.
Ông nói: “Hỏa tiễn đạn đạo và hành trình có đầu đạn đặc biệt sẽ được sử dụng để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta”, điều này có nghĩa là “sự kết thúc của mọi thứ”.
4. Hơn 1.200 cư dân vùng Zaporizhzhia bị Nga giam cầm
1.200 cư dân của vùng Zaporizhzhia bị đối phương giam giữ. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nhiều. Thị trưởng thành phố Melitopol, Ivan Fedorov, tuyên bố như trên trong một cuộc họp báo.
“Theo các con số chính thức, có 1.200 người dân Zaporizhzhia trong các vùng bị tạm chiếm đang bị giam cầm. Ý kiến của tôi là con số này nhiều gấp đôi”, ông nói.
Ông kêu gọi những người còn ở lại hãy rời đi. Rốt cuộc, không ai có thể bảo đảm an ninh ở đó.
Fedorov nói thêm rằng một trụ sở riêng đã được thành lập tại Zaporizhzhia dựa trên Trung tâm Hỗ trợ những người bị bắt để thu thập thông tin về những người bị bắt cóc. Trung tâm có tất cả các khuyến nghị về việc phải làm gì nếu một người bị bắt, viết lời khai ở đâu và liên hệ với ai. Sau đó, chúng tôi bắt đầu làm việc cùng với các cơ quan đặc biệt và đại diện của Thanh tra Nhân quyền.
Thị trưởng Dniprorudne, Yevhen Matveev, đã bị giam giữ gần hai năm, và một nhà báo từ Melitopol, Iryna Levchenko, đã bị giam giữ trong một thời gian hơn một năm.
5. Scholz của Đức kêu gọi Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu tăng cường viện trợ cho Ukraine
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Germany’s Scholz urges US, EU to ramp up Ukraine aid”, nghĩa là “Scholz của Đức kêu gọi Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu tăng cường viện trợ cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi phương Tây tăng cường viện trợ cho Ukraine và gửi “tín hiệu rõ ràng” tới Putin, ngay trước khi khởi hành chuyến đi kéo dài 24 giờ tới Washington DC, nơi hàng tỷ đô la hỗ trợ quân sự cho Kyiv đang bị bế tắc.
Scholz nói với các phóng viên: “Điều cần thiết bây giờ là chúng ta hợp tác cùng nhau để tạo cơ hội cho Ukraine tự vệ, đồng thời gửi tín hiệu rất rõ ràng tới Tổng thống Nga”. “Tín hiệu là anh ta không thể tin rằng sự ủng hộ của chúng tôi sẽ suy yếu, nhưng nó sẽ tồn tại đủ lâu và sẽ đủ lớn.”
Trong chuyến đi tới thủ đô nước Mỹ, Scholz dự kiến sẽ gặp các nhà lập pháp Hoa Kỳ vào tối thứ Năm. Ông sẽ gặp Tổng thống Joe Biden vào chiều thứ Sáu để đàm phán về các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông.
Nói về chuyến đi, Scholz cho biết nó diễn ra “vào một thời điểm rất đặc biệt”.
Ông nói: “Vấn đề bây giờ là làm thế nào Âu Châu, cũng như Mỹ, có thể củng cố sự hỗ trợ cho Ukraine”. “Điều này là cần thiết vì cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vẫn đang diễn ra hết sức khốc liệt. Nó đang dẫn đến sự tàn phá lớn ở Ukraine.”
Gần hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, nguồn hỗ trợ tài chính cho Kyiv đang cạn kiệt. Trong khi Liên Hiệp Âu Châu gần đây đã thông qua khoản viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine thì Mỹ lại do dự trong việc chi thêm tiền mặt.
Sau nhiều tháng đàm phán, các thành viên Quốc Hội hôm thứ Tư đã chặn gói hỗ trợ lưỡng đảng trị giá 118 tỷ Mỹ Kim, bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ quân sự cho Kyiv.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục Quốc hội thúc đẩy việc tài trợ cho Ukraine, vốn đã bị đình trệ trong nhiều tháng do những bất đồng trong Quốc Hội về chính sách biên giới.
Thượng viện đang lên kế hoạch cho một cuộc bỏ phiếu khác để thúc đẩy một dự luật chỉ bao gồm viện trợ cho Ukraine, Israel và Đài Loan mà không có các điều khoản về an ninh biên giới. Nếu Washington không thể giúp được Kyiv, các nhà lãnh đạo Đức và các nước Âu Châu khác lo ngại rằng họ sẽ phải tự mình hỗ trợ Ukraine.
Scholz nói: “Sự hỗ trợ và những gì đã được hứa cho đến nay, những gì đã được hứa ở Âu Châu và thông qua các quyết định của Quốc hội Mỹ, vẫn là chưa đủ”. “Vì vậy, chúng ta phải tìm cách cùng nhau làm được nhiều việc hơn.”
Kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine gần hai năm trước, Mỹ đã trở thành nhà cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Kyiv, tiếp theo là Đức. Scholz nhấn mạnh điều này vào thứ năm.
Ông nói: “Đức đã có đóng góp rất lớn với các quyết định về ngân sách cho năm 2024 và những cam kết mà chúng tôi đã đưa ra trong những năm tới. “Nhưng sẽ không đủ nếu không có sự hỗ trợ ở khắp mọi nơi. Và bây giờ là lúc để làm điều đó.”
6. 'KHÔNG CÒN LỰA CHỌN NÀO KHÁC' ngoài vũ khí hạt nhân Người phụ trách hàng đầu của Putin cảnh báo về 'sự kết thúc của mọi thứ' trong ngày tận thế hạt nhân nếu Anh và phương Tây đe dọa Nga
Đó là tựa đề một bài báo của tờ The Sun. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.
Phương Tây sẽ phải đối mặt với “sự kết thúc của mọi thứ” nếu dám đe dọa Nga, người thân cận hàng đầu của Vladimir Putin đã cảnh báo.
Cựu tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố NATO và các nhà lãnh đạo Âu Châu trong đó có Rishi Sunak sẽ phải chịu trách nhiệm về “ngày tận thế” hạt nhân.
Những lời đe dọa lạnh lùng của Medvedev diễn ra sau những cảnh báo ở phương Tây - bao gồm ở Anh, Đức, Pháp, Na Uy, Phần Lan và Ba Lan - về khả năng Nga mở rộng các cuộc tấn công ra ngoài biên giới Ukraine, điều này sẽ buộc NATO phải tham chiến.
Người dân trên khắp thế giới hiện đang chuẩn bị tinh thần cho sự leo thang có thể gây ra Thế chiến thứ ba.
Hôm Thứ Năm, 8 Tháng Hai, Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga cho biết qua Telegram: “Mặc dù Nga đã nhiều lần lên tiếng về việc không có kế hoạch xung đột với NATO và các nước Liên Hiệp Âu Châu, nhưng những cuộc tranh luận cực kỳ nguy hiểm về chủ đề này vẫn tiếp tục.
“Tất cả các nhà lãnh đạo Âu Châu đều nói dối công dân của họ một cách cay độc. Lạy Chúa, nếu một cuộc chiến như vậy xảy ra, nó sẽ không diễn ra theo kịch bản như ở Ukraine”.
“Nó sẽ không được thực hiện trong các chiến hào sử dụng pháo binh, xe thiết giáp, máy bay không người lái và thiết bị tác chiến điện tử.”
Medvedev, là Tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, nói thêm rằng dân số của các nước NATO cộng lại là gần một tỷ, vì vậy tổng ngân sách quân sự của liên minh có thể vượt quá mức tương đương 1,1 ngàn tỷ bảng Anh.
Ông giải thích: “Vì vậy, do không thể so sánh được tiềm lực quân sự của chúng ta nên đơn giản là chúng ta sẽ không có lựa chọn nào khác. Câu trả lời sẽ không đối xứng.”
“Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi, hỏa tiễn đạn đạo và hành trình có đầu đạn đặc biệt sẽ được sử dụng.
“Điều này dựa trên các tài liệu quân sự mang tính học thuyết của chúng tôi và được mọi người biết đến.
“Và đây là Ngày tận thế rất khét tiếng. Sự kết thúc của mọi thứ.”
Trong hai năm kể từ khi Putin tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, tay sai của ông đã nhiều lần tuyên bố rằng Nga không có chiến tranh với Ukraine mà với NATO.
Medvedev là người mới nhất đe dọa phương Tây, nói với các chính trị gia rằng họ nên ngừng đối xử với cử tri của mình như “những kẻ ngu ngốc” và giải thích “sự thật cay đắng” về cuộc chiến của Nga ở Ukraine có thể diễn biến như thế nào.
Ông cho rằng “rõ ràng” tại sao các nhà lãnh đạo phương Tây lại lặp lại “câu thần chú sai lầm” là phải chuẩn bị cho một cuộc chiến với Nga.
Cựu tổng thống tuyên bố: “Cần phải chuyển hướng sự chú ý của cử tri để biện minh cho việc chi hàng tỷ đô la cho Ukraine đáng ghét của Bandera.
“Xét cho cùng, số tiền khổng lồ không được chi để giải quyết các vấn đề xã hội ở những quốc gia này mà dành cho cuộc chiến ở một đất nước đang hấp hối, xa lạ với những người nộp thuế, nơi dân số đã chạy trốn khắp Âu Châu và đang khủng bố người dân địa phương.
“Vì vậy, mỗi ngày lãnh đạo các nước này đều phát đi thông điệp: chúng tôi cần chuẩn bị cho cuộc chiến với Nga và tiếp tục giúp đỡ Ukraine, đồng thời chúng tôi cần sản xuất thêm xe tăng, đạn pháo, máy bay không người lái và các loại vũ khí khác”.
Tháng trước, Medvedev thề rằng Nga sẽ “làm mọi thứ để… đối phương của chúng ta biến mất khỏi bề mặt trái đất mãi mãi”.
Ông cũng cảnh báo vào tháng 10 rằng bất kỳ binh sĩ Anh nào huấn luyện bên trong Ukraine sẽ bị lực lượng Nga “tiêu diệt một cách tàn nhẫn”.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo ủy ban quân sự của NATO, Đô đốc Hà Lan Rob Bauer đã kêu gọi phương Tây “chuẩn bị cho kỷ nguyên chiến tranh”, tuyên bố NATO “cần một sự chuyển đổi trong chiến tranh”.
7. Video Crimea cho thấy hỏa tiễn Storm Shadow lướt qua hệ thống phòng không của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Video Shows Storm Shadow Missiles Glide over Russian Air Defenses”, nghĩa là “Video Crimea cho thấy hỏa tiễn Storm Shadow lướt qua hệ thống phòng không của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đoạn phim mới được công bố cho thấy các hỏa tiễn hành trình tầm xa của phương Tây do Ukraine bắn đã tiếp cận bán đảo Crimea do Mạc Tư Khoa kiểm soát trong cuộc tấn công vào một căn cứ không quân quan trọng của Nga vào cuối tháng trước.
Một đoạn clip ngắn, được các tài khoản tình báo nguồn mở đăng lên mạng xã hội, cho thấy thứ trông giống như tổ hợp phòng không S-400 tinh vi của Nga trên một cánh đồng, trước khi thoáng thấy thứ được mô tả là hỏa tiễn trên không của Ukraine đang hướng tới phía tây Crimea.
Kyiv đã tấn công phi trường Belbek của Nga gần thành phố cảng Sevastopol phía Tây, Tư lệnh Không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleschuk cho biết hôm 31 Tháng Giêng.
Chuyên gia quân sự và vũ khí David Hamble nói với Newsweek: “Chắc chắn có khả năng” đoạn video quay cảnh các cuộc tấn công vào Crimea, nhưng điều đó không thể xác nhận được. Tuy nhiên, ông nói, các hệ thống phòng không của Nga “bất lực trong việc ngăn chặn” các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Ukraine, bất chấp các hệ thống phòng không tiên tiến được bố trí ở Crimea.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết sau cuộc tấn công, lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ 20 hỏa tiễn của Ukraine trên Hắc Hải và Crimea. Mạc Tư Khoa cho biết: “Các mảnh hỏa tiễn Ukraine đã rơi xuống lãnh thổ của một đơn vị quân đội” ở phía bắc Sevastopol.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có thiệt hại nào đối với máy bay Nga đóng trên bán đảo này. Thống đốc Sevastopol do Nga bổ nhiệm, Mikhail Razvozhaev, cho biết quân đội Nga đã “đẩy lùi một cuộc tấn công lớn vào Sevastopol”, cho biết rằng không có ai bị thương, nhưng ít nhất 12 tòa nhà bị hư hại do các mảnh vỡ.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết đoạn phim định vị địa lý được công bố hôm thứ Tư cho thấy “những đám khói lớn bốc lên từ phi trường” gần Sevastopol.
Trong những bình luận sau đó, Đại tá Yuriy Ignat, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, cho biết Kyiv đã làm hư hại 3 máy bay phản lực của Nga tại căn cứ Belbek. Một tài khoản Telegram ủng hộ Điện Cẩm Linh có ảnh hưởng nhưng ẩn danh, trích dẫn những người được cho là người trong chính phủ, cho biết hôm thứ Tư rằng Nga đã mất “ba máy bay” tại phi trường Belbek, đồng thời cho biết Ukraine đã bắn 24 hỏa tiễn, 5 trong số đó không bị đánh chặn.
Natalia Humeniuk, phát ngôn nhân của lực lượng phòng thủ miền Nam Ukraine, cho biết 5 hỏa tiễn Ukraine đã tấn công các mục tiêu ở Crimea.
Kyiv tuyên bố sẽ đòi lại Crimea, nằm ở phía nam đất liền Ukraine, nhưng đã được lực lượng Điện Cẩm Linh kiểm soát kể từ khi sáp nhập vào năm 2014.
Kyiv đã nhiều lần sử dụng hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Storm Shadow và SCALP do phương Tây cung cấp để tấn công Crimea, bao gồm các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Nga như các cây cầu và hạm đội Hắc Hải của nước này có trụ sở một phần tại Sevastopol. Giữa tháng 9 năm 2023, Ukraine đã hạ thủy tàu ngầm Rostov-on-Don của Mạc Tư Khoa, được cho là tàu ngầm Nga đầu tiên bị tấn công trong chiến tranh, và một tàu đổ bộ.
8. Các Thủ đô Liên Hiệp Âu Châu lo ngại sự trả đũa và tấn công mạng của Nga sau khi đóng băng tài sản
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “EU capitals fear Russian retaliation and cyberattacks after asset freezes”, nghĩa là “Các Thủ đô Liên Hiệp Âu Châu lo ngại sự trả đũa và tấn công mạng của Nga sau khi đóng băng tài sản.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến
Các chính phủ càng xem xét việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để giúp tài trợ cho việc tái thiết Ukraine thì mọi việc càng trở nên phức tạp hơn.
Trong nhiều tháng, các quan chức Liên minh Âu Châu đã tìm cách sử dụng tài sản trị giá khoảng 200 tỷ euro mà khối này đã chặn lại sau cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin vào tháng 2 năm 2022 nhưng khối này vẫn liên tục nảy sinh những vấn đề mới. Giờ đây, một số chính phủ đang ấp ủ một kế hoạch nhằm cố gắng đạt được kết quả tương tự mà không cần phải ấn định số phận của tài sản.
Theo các quan chức tham gia tố tụng, nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp hóa đang xem xét đề xuất sử dụng những tài sản này làm tài sản thế chấp cho các khoản vay ngân hàng nhằm tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.
Những khoản tiền này sẽ bị tịch thu nếu Nga từ chối trả tiền bồi thường sau khi chiến tranh kết thúc.
Thành viên đảng Bảo thủ người Bỉ trong Nghị viện Âu Châu Johan Van Overtveldt, người đưa ra ý tưởng này trong cuộc phỏng vấn với POLITICO tuần trước, cho biết nó sẽ gây áp lực buộc Putin phải chấm dứt chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán.
“Nếu bạn lấy tổng cộng 200 tỷ euro đó bằng cách tịch thu chúng, động lực của Putin để đi đến các cuộc đàm phán hòa bình sẽ tăng lên” ông nói.
Những đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về sự trả đũa của Mạc Tư Khoa - bao gồm cả các cuộc tấn công mạng tiềm tàng nhắm vào các nước phương Tây - chống lại việc tịch thu toàn diện tài sản bị phong tỏa của nước này.
Một số quan chức Âu Châu tham gia thảo luận cảnh báo rằng điều này có thể gây ra phản ứng dữ dội đối với tài sản của Âu Châu ở Nga. Điều này xuất hiện cùng với những cảnh báo rằng nó có thể làm hoen ố danh tiếng của khu vực đồng euro, khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu giấu tên cho biết: “Chúng ta đang tiến vào vùng biển chưa được khám phá”. “Bất cứ ai cũng lo lắng về hậu quả tiềm tàng của việc tịch thu tài sản.”
Nỗ lực không liên quan của Liên Hiệp Âu Châu nhằm chuyển tiền mặt từ ngân sách trung ương sang Ukraine đã vấp phải sự phản đối chính trị nghiêm trọng, khiến các chính phủ phải xem xét các nguồn tiền thay thế. Phải mất nhiều tuần vận động ngoại giao trước khi các nhà lãnh đạo thuyết phục được Hung Gia Lợi vào ngày 1 tháng 2 dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với khoản tiền mặt trị giá 50 tỷ euro mà Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine.
Theo những người ủng hộ đề xuất này, kế hoạch tịch thu tài sản có thể tạo ra hơn 200 tỷ euro để hỗ trợ tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Các nước G7 đang hướng tới việc đưa ra lộ trình phối hợp trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ Hoa Kỳ, quốc gia cùng với Vương quốc Anh và Canada, ít lo ngại hơn các nước Liên Hiệp Âu Châu như Đức, Pháp và Ý.
Ở Âu Châu, có những lo ngại Mạc Tư Khoa có thể trả đũa bằng cách đưa ra một loạt kháng cáo chống lại Euroclear, một công ty lưu ký tài chính có trụ sở tại Bỉ nắm giữ phần lớn dự trữ của Nga ở Âu Châu.
Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem nói với các phóng viên vào cuối tháng Giêng: “Một tổ chức như Euroclear là một tổ chức tài chính có hệ thống rất cao. “Chúng ta nên… cố gắng tránh tác động của việc tịch thu tài sản của Nga đối với sự ổn định tài chính.”
Theo một quan chức Bỉ, trong một dấu hiệu cho thấy kiểu trả đũa mà các quốc gia lo ngại có thể xảy ra, các thực thể Nga đã đệ trình 94 vụ kiện ở Nga yêu cầu hoàn trả cho Euroclear, hoạt động theo luật của Bỉ, sau khi các khoản đầu tư và lợi nhuận của họ ở Âu Châu bị đóng băng. kiến thức về thủ tục tố tụng.
Các ngân hàng cho vay hàng đầu của Nga, bao gồm Rosbank, Ngân hàng Sinara và Rosselkhozbank, đã đệ đơn kiện Euroclear trị giá hàng trăm triệu rúp.
“Những người yêu cầu bồi thường đã bắt đầu các thủ tục pháp lý nhằm mục đích chủ yếu là tiếp cận các tài sản bị chặn trong sổ sách của Euroclear,” cơ quan thanh toán bù trừ của Bỉ viết trong một tuyên bố hôm thứ Năm.
Euroclear nói thêm rằng họ có thể sẽ thua kiện tại tòa án ở Nga vì nước này “không công nhận các lệnh trừng phạt quốc tế”. Điều này củng cố mối lo ngại rằng việc tịch thu toàn bộ có thể khiến tài sản của phương Tây ở Nga bị trả đũa.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết vào tháng 12 rằng Nga sẽ phản đối việc tịch thu tài sản cố định của mình. Không đi sâu vào chi tiết, ông cho rằng điều tương tự có thể xảy ra với tài sản của phương Tây ở Nga.
Một quan chức Bỉ, cũng phát biểu với điều kiện giấu tên, cảnh báo rằng Điện Cẩm Linh có thể đáp trả bằng cách tấn công vào các tài sản bị phong tỏa ở Nga mà Euroclear chịu trách nhiệm.
Nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cảnh báo rằng Nga cũng có thể leo thang các cuộc tấn công mạng nhằm vào các tổ chức tài chính phương Tây nhằm lấy lại tiền. Họ chỉ ra những đột biến gần đây trong các chiến dịch trực tuyến của Nga như hoạt động của Mạc Tư Khoa ở Phần Lan sau khi trục xuất các nhà ngoại giao Nga khỏi Helsinki.
Một giám đốc điều hành của một công ty an ninh mạng nêu lên lo ngại rằng việc tịch thu tài sản có thể khiến Mạc Tư Khoa phát triển khả năng chuyển hướng các giao dịch tài chính lớn sang tài khoản của Nga.
Một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu thứ hai bác bỏ những cảnh báo này, chỉ ra rằng Nga đã tịch thu các chi nhánh địa phương của các công ty Âu Châu - bao gồm nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg và nhà sản xuất thực phẩm Pháp Danone - từ rất lâu trước khi tịch thu tài sản được đưa vào chương trình nghị sự chính trị tại G7.
Nhà ngoại giao này đưa ra quan điểm rằng Điện Cẩm Linh sẽ tiếp tục làm suy yếu lợi ích tài chính của Âu Châu ở Nga bất kể kế hoạch tịch thu có được thực hiện hay không.
Ủy ban Âu Châu vẫn đứng ngoài cuộc tranh luận về việc tịch thu tài sản trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Âu Châu cảnh báo rằng điều này có thể làm suy yếu danh tiếng của đồng euro.
Theo tuyên bố của Euroclear, đề xuất ban đầu của Liên Hiệp Âu Châu chỉ nhắm vào số tiền thu được từ tài sản đầu tư của Nga, lên tới hơn 4 tỷ euro mỗi năm. Các phái viên Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý vào cuối tháng 1 rằng những khoản thu nhập này phải được gửi vào một tài khoản riêng của cơ quan thanh toán bù trừ nơi chúng được giữ.
Ủy ban Âu Châu sẽ phải đưa ra đề xuất thứ hai để kích hoạt việc chuyển tiền mặt vào ngân sách Liên Hiệp Âu Châu và sau đó đến Ukraine.
9. Bốn máy bay quân sự Nga được phát hiện trong không phận Alaska
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Four Russian Military Aircraft Detected in Alaskan Airspace”, nghĩa là “Bốn máy bay quân sự Nga được phát hiện trong không phận Alaska” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bốn máy bay quân sự của Nga được phát hiện trong không phận Alaska, vài ngày sau khi chính phủ Mỹ đẩy lùi yêu sách của Mạc Tư Khoa đối với Alaska.
Bốn máy bay phản lực quân sự được theo dõi hoạt động trong Vùng nhận dạng phòng không Alaska, gọi tắt là ADIZ, nhưng vẫn ở trong không phận quốc tế và không đi vào không phận có chủ quyền của Mỹ hoặc Canada, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ, gọi tắt là NORAD, cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Ba.
NORAD cho biết: “Hoạt động này của Nga ở ADIZ Alaska diễn ra thường xuyên và không được coi là mối đe dọa”.
Alaska từng là một phần của Nga. Năm 1867 nó được bán cho Mỹ với giá 7,2 triệu Mỹ Kim sau khi Tổng thống Mỹ Andrew Johnson ký Hiệp ước Alaska. Nó được Nga chính thức chuyển giao cho Mỹ vào ngày 18 tháng 10 năm 1867 và trở thành một tiểu bang vào ngày 3 Tháng Giêng năm 1959.
Điện Cẩm Linh vào Tháng Giêng đã ban hành một nghị định mới liên quan đến việc nắm giữ bất động sản lịch sử của Nga ở nước ngoài, chỉ đạo và tài trợ cho chính quyền tổng thống và bộ ngoại giao trong việc “tìm kiếm bất động sản ở Liên bang Nga, Đế quốc Nga cũ, Liên Xô cũ”, sau đó đề cập đến Newsweek đã đưa tin trước đó rằng “việc ghi danh quyền hợp lệ... và sự bảo vệ hợp pháp đối với tài sản này”.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Mỹ bác bỏ thông tin cho rằng ông Putin có thể tìm cách chiếm Alaska.
“Tôi đại diện cho tất cả chúng tôi trong chính phủ Hoa Kỳ để nói rằng chắc chắn, ông ấy sẽ không lấy lại được số tiền đó,” phó phát ngôn viên chính của Bộ Ngoại giao Vedant Patel cho biết hôm 22 Tháng Giêng,.
NORAD không nêu chi tiết loại máy bay Nga nào được phát hiện hôm thứ Ba.
NORAD cho biết ADIZ là một vùng không phận quốc tế được xác định nhưng “yêu cầu nhận dạng, định vị và kiểm soát sẵn sàng tất cả các máy bay vì lợi ích an ninh quốc gia”.
Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ cho biết họ sử dụng “mạng lưới phòng thủ nhiều lớp gồm các vệ tinh, radar trên mặt đất và trên không cùng chiến binh để theo dõi máy bay và thông báo các hành động thích hợp”.
“NORAD vẫn sẵn sàng sử dụng một số phương án đáp trả để bảo vệ Bắc Mỹ”, NORAD cho biết thêm.
Tháng Giêng năm ngoái, một pháp sư người Siberia đã dự đoán rằng Alaska – và California – sẽ trở thành một phần của Nga vào năm 2023.
“Nước Mỹ có thể sớm bị chia cắt thành nhiều phần và một số bang sẽ tuyên bố chủ quyền. Nhiều khả năng, Alaska và California sẽ trở lại Liên bang Nga”, Phó pháp sư của Nga, Artur Tsybikov, cho biết trong một video đăng trên X,, bởi Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine.
10. Điện tặc tiết lộ số tiền Nga trả cho Iran cho máy bay không người lái Shahed
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Hack Reveals How Much Russia Paid Iran for Shahed Drones”, nghĩa là “Điện tặc tiết lộ số tiền Nga trả cho Iran cho máy bay không người lái Shahed.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một nhóm tin tặc tuyên bố đã thu thập được chi phí sản xuất của máy bay không người lái kamikaze Shahed-136 do Iran sản xuất đang được sử dụng rộng rãi trong các cuộc tấn công của Nga vào các mục tiêu ở Ukraine.
Prana Network cho biết họ đã xâm nhập các máy chủ email của công ty Sahara Thunder của Iran, công ty được cho là hoạt động như bình phong cho Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, gọi tắt là IRGC, sản xuất máy bay không người lái tấn công khét tiếng hiện nay.
Các tài liệu do Prana công bố dường như nêu chi tiết các cuộc đàm phán giữa đại diện Nga và Iran về việc cung cấp hàng ngàn quả đạn Shahed, cũng như dự án đang diễn ra nhằm thành lập nhà máy Shahed ở đặc khu kinh tế Alabuga ở miền trung nước Nga.
Đơn giá mà phía Iran đặt ra là 23 triệu rúp - tương đương khoảng 375.000 Mỹ Kim vào thời điểm đó - theo thông tin rò rỉ của Prana. Prana cho biết, đại diện của Mạc Tư Khoa, đã bảo đảm mức giá giảm cho các đơn đặt hàng số lượng lớn. Một thỏa thuận được cho là đã đạt được với 2.000 chiếc Shahed với đơn giá là 290.000 Mỹ Kim và 6.000 chiếc với đơn giá là 193.000 Mỹ Kim.
Các tài liệu của Prana cho thấy chi phí đơn vị cao hơn nhiều so với báo cáo trước đây. Tờ Guardian đã viết vào Tháng Giêng rằng một chiếc Shahed được cho là tốn khoảng 20.000 Mỹ Kim để sản xuất, trong khi Hội đồng Đại Tây Dương đưa ra chi phí sản xuất vào khoảng 20.000 đến 40.000 Mỹ Kim.
Vụ rò rỉ Prana cũng cho thấy rằng Nga đang thanh toán ít nhất một số hàng nhập khẩu của Shahed bằng vàng. Ví dụ: vào tháng 2 năm 2023, công ty Máy móc Alabuga đã chuyển 2 triệu gram vàng cho Sahara Thunder.
Máy bay không người lái Shahed đã trở thành yếu tố chính trong các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine trong gần hai năm chiến tranh toàn diện. Kyiv cho biết vào tháng 12 rằng Nga đã phóng hơn 3.700 máy bay không người lái vào Ukraine trong 22 tháng trước đó.
Shahed-136 chính thức được đưa vào sử dụng trong quân đội Iran vào năm 2021. Máy bay không người lái này, các biến thể và các phiên bản tiền nhiệm của nó cũng đã được lực lượng Houthi chiến đấu ở Yemen sử dụng.
Chúng được quân đội Nga gọi là máy bay không người lái Geran, trong khi người Ukraine đặt biệt danh cho chúng là “máy cắt cỏ” và “máy bay mxe hơi” vì động cơ ồn ào của chúng. Các lực lượng Nga dường như đã nâng cấp Shahed của họ để tăng khả năng sống sót, các phiên bản mới nhất có sơn đen, động cơ phản lực và vật liệu để giảm tín hiệu vô tuyến và radar.
Chi phí tương đối thấp của Shahed đã khiến chúng trở thành một phần quan trọng trong chiến dịch bắn phá của Nga. Máy bay không người lái thường được sử dụng để tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và hàng hải, tầm bắn của chúng đủ để tiếp cận tỉnh Lviv phía tây Ukraine và các cơ sở dọc sông Danube, một phần của biên giới phía tây nam với Rumani.
Mạc Tư Khoa dường như coi trọng nguồn cung Shahed của mình và theo The Washington Post đang xây dựng một nhà máy để chế tạo máy bay không người lái ở vùng Tatarstan miền trung nước Nga. Tờ báo cho biết cơ sở này dự kiến có thể sản xuất tới 6.000 máy bay không người lái kamikaze vào năm 2025.
Nhà Trừ Tà giải thích lý do phải làm phép thức ăn. Nữ Giám mục Anh giáo tại phiên họp các HY Cố vấn
VietCatholic Media
14:59 09/02/2024
1. Nữ Giám mục Anh giáo phát biểu trước Hội đồng Hồng Y của Đức Thánh Cha Phanxicô
Một nữ giám mục Anh giáo, người đã vận động cho “bình đẳng giới tính”, đã phát biểu trước Hội đồng Hồng Y hôm thứ Hai như một phần của phiên họp nhằm đào sâu suy tư “về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội”.
Linh mục Jo Bailey Wells, phó tổng thư ký của Hiệp hội Anh giáo, là một trong những thế hệ phụ nữ đầu tiên được phong chức linh mục trong Giáo hội Anh vào năm 1995. Kết hôn với một giáo sĩ Anh giáo và có hai con, bà cũng đã phục vụ trong tư cách tuyên úy cho Tổng Giám mục Canterbury.
Vị giám mục Anh giáo, người trước đây đã ca ngợi “lịch sử giới tính” cũng đã phát biểu tại một cuộc họp liên tôn giáo có sự tham dự của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Kazakhstan vào tháng 10 năm 2022 khi bà được cho là đã nói “bình đẳng giới tính là một phần trong kế hoạch của Chúa.”
Hội đồng Hồng Y, còn được gọi là “C9”, là một nhóm gồm chín vị Hồng Y được Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập vào năm 2013 để tư vấn cho ngài về cải cách và quản trị Giáo hội. Một trong những nhiệm vụ chính của nó là cố vấn cho Đức Thánh Cha về việc cải cách Giáo triều Rôma, đã dẫn tới tông hiến năm 2022 Praedicate Evangelium (hay Rao giảng Tin Mừng). Hội Đồng cũng thường mời các diễn giả khách mời đến phát biểu với Đức Thánh Cha và các Hồng Y về các chủ đề chính.
Phát ngôn nhân của Vatican, Matteo Bruno, cho biết hôm thứ Hai rằng, cùng với Bailey Wells, Nữ tu Salêdiêng Linda Pocher, giáo sư Kitô học và Thánh Mẫu học tại Khoa Giáo hoàng về Khoa học Giáo dục của Rôma, và Giuliva Di Berardino, một trinh nữ thánh hiến và chuyên viên phụng vụ của Giáo phận Verona, Ý, đã chia sẻ những ý kiến về chủ đề phụ nữ trong Giáo hội.
Vatican đã không công bố thông tin về các cuộc thảo luận ngày hôm nay cũng như không công bố văn bản của bất kỳ bài thuyết trình nào được thực hiện tại cuộc họp. Diễn biến này xảy ra sau khi vấn đề nữ linh mục và phó tế trở thành trọng tâm đặc biệt của phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng về Tính Đồng Nghị vào tháng 10 năm ngoái.
Sơ Linda, người đã phát biểu trước C9 về cùng chủ đề này, đã nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 16 tháng 12 với Vida Nueva rằng “sự thật là phụ nữ luôn tích cực và hiện diện trong Giáo hội. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi bối cảnh, các hình thức nam tính hoặc chủ nghĩa giáo quyền ít nhiều vẫn tiếp tục được tìm thấy”.
Sơ Linda là người ủng hộ “Nguyên tắc Thánh Mẫu” trong Giáo hội, một lý thuyết bắt nguồn từ nhà thần học thế kỷ 20 Hans Urs von Balthasar, người hy vọng tính ưu việt của Giáo Hội Công Giáo được tất cả các giáo phái Kitô giáo chấp nhận trên cơ sở sự hội nhập của thừa tác vụ Phêrô vào thần bí Thánh Mẫu.
“Việc suy ngẫm về ‘nguyên tắc Thánh Mẫu’ là giúp hàng giáo phẩm trong giáo hội nhớ rằng Giáo hội không chỉ là một tổ chức, mà còn là thần bí, tâm linh, tình yêu”.
Các đại biểu Thượng Hội đồng đã bị chia rẽ về chủ đề nữ phó tế nhưng đồng ý tiếp tục nghiên cứu thần học về khả năng có chức phó tế nữ, và kết quả của một nghiên cứu như vậy sẽ được chia sẻ tại phiên họp tiếp theo của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, sẽ được tổ chức vào Tháng Mười tới.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường chọn cách nhấn mạnh đến chiều kích nữ tính của Giáo hội, gần đây kêu gọi thêm nhiều phụ nữ hơn vào các vị trí điều hành trong Giáo hội, và nói với các thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế vào tháng 11 năm ngoái rằng hãy “phi nam tính hóa Giáo hội”.
Tại cuộc họp C9 trước đó vào tháng 12, khi chủ đề phụ nữ trong Giáo hội cũng được thảo luận, các Hồng Y đã kết luận rằng “cần phải lắng nghe, và trên hết, trong các cộng đồng Kitô hữu cá nhân, về khía cạnh nữ tính của Giáo hội, để quá trình phản ánh và ra quyết định có thể nhận được sự đóng góp không thể thay thế của phụ nữ.”
Source:National Catholic Register
2. Các giám mục Virginia kêu gọi giáo dân chống lại việc thúc đẩy trợ tử
Các giám mục Công Giáo của Virginia đã nêu lên mối lo ngại rằng trợ tử có thể sớm trở thành hợp pháp tại tiểu bang sau khi đạo luật thúc đẩy việc thực hành này được tiến hành gần đây ở cả Hạ viện và Thượng viện tiểu bang, với cuộc tranh luận ở mỗi cơ quan dự kiến sẽ diễn ra trong những tuần tới.
Trong một thông điệp ngày 5 tháng 2, các Giám mục Michael Burbidge của Arlington và Barry Knestout của Richmond đã viết để “cầu xin” các tín hữu trong giáo phận của các ngài liên hệ với thượng nghị sĩ và Dân biểu tiểu bang của họ và “thúc giục họ từ chối luật trợ tử”.
“Mỗi vụ tự tử đều là một bi kịch. Hỗ trợ tự tử tạo điều kiện cho bi kịch xảy ra và khiến những người dễ bị tổn thương nhất càng trở nên dễ bị tổn thương hơn,” Burbidge và Knestout nói. “Hợp pháp hóa nó sẽ khiến cuộc sống của người khuyết tật, người mắc bệnh tâm thần, người già và những người không đủ khả năng chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe – trong số những người khác – có nguy cơ cao bị tổn hại chết người.”
Đạo luật của Thượng viện, SB 280, tuyên bố rằng nó “cho phép một người trưởng thành mắc bệnh nan y yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe kê toa một loại chất được kiểm soát tự tiêm hay tự uống nhằm mục đích chấm dứt cuộc sống của bệnh nhân.” Nó định nghĩa “căn bệnh giai đoạn cuối” là căn bệnh không thể chữa khỏi và không thể hồi phục và sẽ dẫn đến tử vong trong vòng sáu tháng.
Luật cũng yêu cầu yêu cầu của bệnh nhân phải được đưa ra bằng miệng hai lần và được trình bày bằng văn bản, có chữ ký của bệnh nhân và một nhân chứng. Nó nói thêm rằng bệnh nhân phải có cơ hội hủy bỏ yêu cầu bất cứ lúc nào.
Nội dung của dự luật Thượng viện phản ánh nội dung của dự luật Hạ viện, HB 858.
Tại thượng viện, luật này được đưa ra bởi đảng viên Đảng Dân chủ Ghazala Hashmi. Trước đây, cô đã nhấn mạnh rằng một số cử tri, bệnh nhân và gia đình đã liên hệ với văn phòng của cô để “chia sẻ hành trình y tế khó khăn của họ, mong muốn kiểm soát các quyết định quan trọng cuối đời của họ và nỗi đau khổ thường đi kèm với giai đoạn cuối của cuộc đời họ.” bệnh tật.”
“Luật này tiếp tục áp dụng các biện pháp bảo vệ, yêu cầu một quy trình có chủ ý với đội ngũ y tế, chẩn đoán bệnh nan y chỉ còn sống được sáu tháng hoặc ít hơn và khả năng tự dùng thuốc,” Hashmi cho biết trong một bài báo đăng trên tạp chí ngày 11 Tháng Giêng rằng “Nếu luật này được thông qua, lựa chọn này sẽ không dành cho tất cả mọi người; tuy nhiên, đa số người dân Virginia yêu cầu họ có lựa chọn này.”
Đại biểu Đảng Dân chủ của bang Patrick Hope, người đã đưa ra luật tại Hạ viện, đã nói thêm trong một tuyên bố của riêng mình rằng “hỗ trợ y tế khi hấp hối là cung cấp cho ai đó vào cuối cuộc đời một lựa chọn để chết với lòng nhân ái và phẩm giá”.
Các Đức Giám Mục Burbidge và Knestout lại lập luận ngược lại.
Hai vị nói: “Sự sống của con người là thiêng liêng và không bao giờ được bỏ rơi hay vứt bỏ.”
Các giám mục cho biết thêm: “Những người đang đối mặt với sự kết thúc của cuộc sống đang rất cần được giúp đỡ và phải được đồng hành với sự quan tâm đặc biệt”. “Các bệnh nhân cần được giảm bớt nỗi đau của họ, các bệnh nhân xứng đáng được chăm sóc y tế, giảm nhẹ và chăm sóc cuối đời phẩm chất cao – chứ không phải thuốc tự sát. “
Sáng kiến của các nhà lập pháp Virginia nhằm hợp pháp hóa những gì về bản chất là sự hỗ trợ tự tử của bác sĩ cũng tương tự như sáng kiến của các nhà lập pháp ở bang Maryland lân cận, nơi cả hai viện của chính quyền bang đều đưa ra luật cùng loại với Virginia trong những tuần gần đây.
Mười tiểu bang và Washington, DC, đã hợp pháp hóa việc hỗ trợ tự tử – Oregon, Washington, Montana, Vermont, California, Colorado, Hawaii, New Jersey, Maine và New Mexico.
Ở Maryland, sự phát triển đã thúc đẩy một lá thư từ Đức Hồng Y Wilton Gregory Địa phận Washington, Tổng Giám mục William Lori Địa phận Baltimore và Giám mục William Koenig Địa phận Wilmington, những vị này, giống như các giám mục ở Virginia, kêu gọi các tín hữu vận động chống lại đạo luật này.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả những người có thiện chí yêu cầu các nhà lập pháp của chúng ta từ chối tự sát như một lựa chọn cuối đời và chọn con đường tốt hơn, an toàn hơn, liên quan đến tình đoàn kết triệt để với những người sắp kết thúc cuộc hành trình trần thế của họ,” một tuyên bố ngày 20 tháng 1 nói. 30 lá thư của các giám mục.
Các giám mục viết: “Chúng ta hãy chọn một con đường mô hình lòng trắc ẩn và phẩm giá thực sự cho những người phải đối mặt với những quyết định cuối đời và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi đề xuất chết người là việc bác sĩ hỗ trợ tự tử”.
Source:Crux
3. Nhật ký trừ tà số 277: Anh ta có ăn thịt quỷ không?
Cách đây một thời gian, tôi đã cảnh báo mọi người không nên “ăn thịt quỷ”. Tôi kể lại chuyện tôi đang ăn trưa với một người rất tài năng:
Người có năng khiếu nhìn thấy ma quỷ. Người phục vụ đặt đĩa thức ăn trước mặt chúng tôi, nhưng người bạn đồng hành của tôi vẫn chưa bắt đầu ăn. Đó là một khoảnh khắc khó xử đáng chú ý. Cuối cùng, cô ấy nhìn lên và nói, “Cha không định ban phước cho món ăn sao?” Nhìn thái độ của cô ấy, tôi biết có chuyện gì đó không ổn. Tôi trả lời: “Thức ăn có vấn đề gì à?” Cô gật đầu nhưng không nói gì. Tôi đoán: “Có quỷ ở trên đồ ăn à?” Cô ấy nói lặng lẽ, “Có.” Tôi đã ban phước lành điển hình trong bữa ăn. Cô ấy nói lũ quỷ đã nhanh chóng rời đi.*
Gần đây, một gia đình đi nghỉ ở một nước Nam Mỹ. Đây là tài khoản cá nhân của người mẹ mà bà đã chia sẻ với tôi và tôi sử dụng với sự cho phép của bà:
Khi gia đình tôi tiếp cận những món ăn đa dạng trong một bữa tiệc buffet, tôi nhớ lại lời khuyên của Đức Ông Rossetti về việc chúc phúc cho bữa ăn. Được Đức Thánh Linh soi dẫn, tôi yêu cầu tạm dừng để cầu nguyện trước khi dùng bữa. Cả nhà trừ đứa con trai lớn thứ hai của tôi đều kính cẩn cúi đầu. Người con trai 21 tuổi này có quan điểm hoài nghi về việc cầu nguyện, đã bác bỏ hành động này. Anh ta nói: “Mẹ ơi, mẹ đang đẩy mọi việc đi quá mức đấy!”
Đêm hôm đó, đứa con trai của tôi, vốn đã chế giễu khái niệm về bữa ăn phước lành, đã ngã bệnh vì sốt cao và tiêu chảy suy nhược. Điều này chỉ kéo dài một vài giờ. Ngày hôm sau sức khỏe của cháu đã trở lại bình thường. Toàn bộ gia đình tôi, đặc biệt là con trai tôi, đã có được sự đánh giá cao mới về sức mạnh của lời cầu nguyện và lòng biết ơn. Sau đó, con trai tôi cầu nguyện trước bữa ăn.
Tất cả các thành viên trong gia đình đều ăn cùng một món, chỉ có cậu con trai bị bệnh. Người con trai đó chỉ xui xẻo hay đã ăn thịt một con quỷ?
Thức ăn bổ dưỡng rất quan trọng.** Những gì chúng ta nạp vào cơ thể có thể có ảnh hưởng sâu sắc về mặt thể chất, tâm lý và thậm chí cả tinh thần. Điều quan trọng nhất là khi chúng ta chúc phúc cho thức ăn của mình, chúng ta tạ ơn Chúa. Một trái tim tràn đầy lòng biết ơn Thiên Chúa là một trái tim vững vàng trên đường đến Nước Trời.
Source:Catholic News Agency