Ngày 07-02-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian
Lm Jude Siciliano OP
05:55 07/02/2014
Chúa Nhật V THƯỜNG NIÊN - A
Isaia 58: 7-10; T.vịnh 112; 1 Côrintô 2: 1-5; Matthêu 5: 13-16

HÃY NÊN MUỐI CHO ĐỜI VÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN

Trong năm phụng vụ này, Tin Mừng theo thánh Mátthêu là trọng điểm. Chúng ta khởi đi bằng việc nghe các bài đọc vào mùa Vọng: Sự sinh hạ của Đức Kitô, Ba Vua, ông Gioan Tẩy Giả rao giảng, Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan, kêu gọi những môn đệ tiên khởi, khai mạc sứ vụ của Đức Giêsu về việc rao giảng và chữa lành bệnh tật ở Galilê. Nhằm đưa vào những lời lẽ mang tính trần thế, trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta phải “bắt tay vào việc cần làm” – khi chịu phép rửa là chúng ta đã đáp trả lời mời gọi.

Tuần vừa qua là lễ Dâng Con vào đền thờ. Nếu lễ này không thay thế Chúa Nhật IV thường niên, thì chúng ta đã được nghe những bài đọc khai mạc của Bài giảng trên Núi – tức là các mối phúc. Bài đọc tuần này theo ngay sau các mối phúc. Thật là ngại ngùng khi chúng ta đã không được nghe những lời chúc phúc và những lời hứa khởi đầu Bài Giảng, vì những lời này cho đám đông biết rằng họ có thể nếm nghiệm những phần thưởng của cương vị người môn đệ ngay trong đời sống hiện tại. Mỗi mối phúc bắt đầu bằng cách nói: “Phúc thay...”, và bảo đảm cho các môn đệ Đức Giêsu về những phúc lành là thuộc về họ ngay bây giờ, và chờ đợi sự hoàn tất vào thời sau hết. Sứ điệp của Đức Giêsu, mà các môn đệ là người có phúc rồi, tiếp diễn trong bài đọc hôm nay. Một lần nữa, Người nói ở thì hiện tại: “Anh em là muối cho đời... Anh em là ánh sáng thế gian”.

Ngày nay, khi bước vào nhà thờ hay một cơ sở tôn giáo nào, chúng ta thấy khá phổ biến “Bản Báo Cáo Sứ vụ” của cộng đoàn được niêm yết đập vào mắt. Thường bản báo cáo như thế này là kết quả của cuộc đối thoại mang tính cầu nguyện do cộng đoàn mô tả về đặc tính và sứ vụ trong ánh sáng Tin Mừng.

Một trang Web chuyên đề (entrepeneur.com) đưa ra những hướng dẫn về việc soạn thảo bản báo cáo sứ vụ. Trang web cho biết rằng việc nối kết bản báo cáo sứ vụ với nhân viên còn quan trọng hơn là khách hàng. Tôi đoán đó là lý do tại sao tôi đọc quá nhiều bản báo cáo sứ vụ trên các bảng thông tin giáo xứ, và thật có giá trị cho những suy tư qua việc tham dự việc thờ phượng. Theo ngôn ngữ của mô hình kinh doanh, bản báo cáo sứ vụ có ý nghĩa cho “các nhân viên” hơn là “khách hàng”.

Tại một giáo xứ nọ, một số nhân viên văn phòng đã cho tôi biết cha xứ đã soạn thảo và phát hành bản báo cáo mà không cần tham khảo các thành viên, hội đồng giáo xứ hay giáo dân nào. Một phụ nữ nói rằng: “Vì chúng con không có dữ liệu gì cả, thì làm sao chúng con có thể nhận diện bản báo cáo và thực hành theo bản báo cáo sứ vụ đó? Bản báo cáo đó không phải của chúng con, nó là của cha xứ. Ngài không nên làm như thế!”

Bà ta có lý. Nhưng Đức Giêsu thì có quyền hạn đó. Bởi lẽ, bản báo cáo sứ vụ của Người dành cho chúng ta, những môn đệ của Người, hợp với đòi hỏi của bản báo cáo, tập trung và dễ dàng nhớ bản tóm tắt công việc của chúng ta. Ngay cả những người không đọc Kinh Thánh nhiều cũng có thể trích dẫn giáo huấn ngày hôm nay: “Anh em là muốn cho đời... Anh em là ánh sáng cho trần gian”.

Thế nên, hãy bỏ qua yếu tố ngôn ngữ, vì chúng ta, những Kitô hữu nên “bắt tay vào việc cần làm”. Chúng ta phải là chứng nhân cho thế gian. Đức Giêsu bắt đầu mô tả công việc cho các môn đệ bằng việc sử dụng hai hình ảnh. Chúng ta phải tác động thế giới bằng cách đưa muối và ánh sáng tác động vào môi trường. Muối làm gia vị cho thức ăn, và trong thế giới của Đức Giêsu, muối còn được dùng để bảo quản. Nó giữ cho thức ăn khỏi bị hư hoại. Ánh sáng xua tan hoặc đẩy lui bóng đêm. Ngay cả một que diêm cháy sáng cũng có thể được nhìn thấy ở khoảng cách xa trong đêm đen. Chẳng mất công nhiều để có được một sự ảnh hưởng tốt và bất ngờ khi thiếu ánh sáng.

Hình ảnh muối là một cảnh báo. “Nhưng muối mà nhạt đi... nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi”. Người Kitô hữu không đơn thuần có thể cùng tồn tại và sống hài hoà. Chúng ta phải thay đổi những gì cần thiết. Hãy nhớ câu nói rằng: “Nếu người Kitô hữu làm sự ác, thì chẳng phải người ta có bằng chứng để kết án chúng ta sao?” Vì thế, lời cảnh báo của Đức Giêsu rằng muối có thể mất tác dụng làm gia vị cho thức ăn và nó sẽ bị ném ra ngoài. Chúng ta được sai vào thế gian để thay đổi nó – chứ không chỉ để sống.

Đức Giêsu bảo các môn đệ rằng dù họ chỉ có ít người, nhưng họ là muối. Điều nguy hiểm cho Giáo Hội là, ở trong thế gian, những môn đệ như chúng ta có thể theo cách thế gian và đánh mất “vị mặn” cho những người quanh ta. Khi đó, Giáo Hội thành vô dụng.

Các môn đệ phải biết đưa ra sự thiện hảo cho thế gian bằng cách chu cấp những gì biết bảo vệ, dưỡng nuôi và tôn tạo cuộc sống, đồng thời chống lại những hạn chế hoặc những gì phá hủy cuộc sống. Biết bao lần các môn đệ không thể để cho những điều tiếp tục diễn ra như: sao lãng với người nghèo, phá hủy sự sống trong lòng mẹ, ngược đãi với người di dân, bạo hành với phụ nữ, quân đội mất kiểm soát... Đối với những vị thế này hay những vị thế khác của các hiện trạng nêu trên, “các môn đệ ướp mặn” phải là những tác nhân của sự thay đổi. Nếu tất cả chúng ta chẳng đem lại ơn ích nhiều cho thân phận con người, thì lúc đó Đức Giêsu có lý khi Người cho rằng, chúng ta là muối thiếu vị mặn và vô dụng đối với những mục đích của Người.

Khi nghe biết sứ vụ đầy thách đố mà Đức Giêsu trao phó, chúng ta có thể cảm nhận điều mà những môn đệ tiên khởi đã cảm nhận – tức là chúng ta không đủ tầm mức và tầm ảnh hưởng để tác động thế gian và chống lại các quyền lực “vận hành thế gian”. Xét về cá nhân chúng ta, điều đó đúng. Nhưng hãy nhớ rằng chúng ta không dựa trên bản thân mình. Đức Giêsu bắt đầu bài giảng bằng lời nhắc nhớ về những phúc lành của Thiên Chúa ở đây và ngay bây giờ.

Những lời chúc lành đó làm cho chúng ta liên kết với Thiên Chúa, và liên kết với cộng đoàn những người tin. Vì Đức Giêsu, chúng ta được làm cho nên công chính với Thiên Chúa. Bây giờ, chúng ta được mời gọi để phản chiếu sự công chính đó trong các tương quan với tha nhân. Hoặc trong những hình ảnh Đức Giêsu đã sử dụng, chúng ta phải là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian.

Trong Thánh Lễ này, qua Lời và Bí tích, chúng ta một lần nữa được Thiên Chúa tạo thành và canh tân. Chúng ta là người có phúc và những môn đệ của Đức Giêsu mà Thiên Chúa chúc phúc và Đức Giêsu sai đi. Cùng với ân sủng Thiên Chúa, chúng ta nỗ lực để sống lệnh truyền Tin Mừng mà Đức Giêsu đã thực hiện bằng sự sống, sự chết và sự phục sinh của Người.

Chuyển ngữ: A.E. Học viện Đaminh Gòvấp



5th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Isaiah 58: 7-10; Psalm 112; I Corinthians 2: 1-5; Matthew 5: 13-16


The gospel of Matthew has been our focus during this liturgical year. We began hearing passages from it in Advent: the birth of Christ, the Magi, John the Baptist’s preaching, Jesus’ baptism in the Jordan, the call of the first followers and the beginning of Jesus’ preaching and healing in Galilee. To put it in secular terms, in today’s gospel we are "getting down to business" – our response to the call we baptized have received.

Last week was the feast of the Presentation of the Lord. Had it been not replaced the Fourth Sunday in Ordinary Time, we would have heard the opening lines of the Sermon on the Mount – the Beatitudes. Our text this week follows immediately after the Beatitudes. It’s a shame we didn’t get to hear the blessings and the promises that opened the Sermon, for they tell the listening crowd that they can already experience the rewards of discipleship in this present life. Each beatitude begins, "Blessed are...," and assures Jesus’ followers of the blessings that are theirs now and which await fulfillment at the end time. Jesus’ message, that his disciples are already beatitude people, continues in today’s passage. He speaks again in the present tense, "You are the salt of the earth....You are the light of the world."

It is very common these days, upon entering a church or religious institution, to see the community’s "Mission Statement" prominently posted. Usually, such a statement is the result of a prayerful dialogue by the community to arrive at a description of its identity and mission in the light of the Gospel.

One business webpage (entrepeneur.com) gives guidelines for composing a mission statement. It says that it is more important to communicate the mission statement to employees than to customers. I guess that is why I read so many mission statements on the covers of parish bulletins, available for reflections by those attending worship. In the words of the business model, the mission statement is meant more for "employees" than the "customers."

At one parish some members of the staff told me the pastor composed and published the statement without consulting members of the staff, parish council or parishioners. A woman said, "Since we didn’t have any input, how can we identify with and fulfill that mission statement? It’s not ours, it’s his. He shouldn’t have done that!"

She was right. But Jesus has that authority. Jesus’ mission statement to us, his followers, fits the requirement of a brief, focused and easily remembered summary of our task. Even those who don’t read much scripture can quote today’s teaching, "You are salt of the earth....You are light of the world."

So, excuse the language, but we Christian need to "get down to business." We are to be witnesses to the world. Jesus begins to describe the task for his disciples by using two images. We are to affect the world the way salt and light affect their environments. Salt seasons food, and in Jesus’ world, it was used as a preservative. It kept food from spoiling. Light removes or pushes the darkness back. Even one lighted match can be seen at a distance on a dark night. It doesn’t take much to have a surprising good effect when light is lacking.

With the salt image comes a warning. "But if salt loses its taste...it is no longer good for anything but to be thrown out and trampled underfoot." Christians cannot merely co-exist and comfortably fit in. We must change what needs changing. Remember the saying, "If it were a crime to be a Christian, would they have any evidence to convict you?" Hence, Jesus’ warning that salt can lose its capacity to season the food it is in and should be thrown out. We are sent on mission into the world to change it – not merely to live in it.

Jesus tells his disciples that, though they are only few in number, they are salt. The danger for the church is that, being in the world, we disciples can take on worldly ways and lose our "saltiness" to flavor those around us. Then the church is useless. (Cf. "Quotable" below)

Disciples are to draw out goodness in the world by supporting what protects, nourishes and enhances life, while rejecting what limits or destroys it. There are times when disciples can’t let things continue as they are: neglect of the poor, destruction of life in the womb, mistreatment of immigrants, violence against women, an unbridled military, etc. For these and other positions of the status quo, "salty disciples" are to be agents of change. If we cannot bring about more humane conditions for all, then Jesus is right, we are salt without flavor and useless for his purposes.

As we hear the challenging mission Jesus gives us we can feel what those first disciples must have felt – we are not large or influential enough to affect the world and resist the powers that "run the world’s business." On our own, that’s true. But remember we are not on our own. Jesus began his sermon with a reminder of God’s blessings here and now.

Those blessing keep us united to God and to the community of believers. Because of Jesus we have been set right with God. Now we are called to reflect that righteousness in our relations with others. Or, in the images Jesus used, we are to be salt of the earth and light of the world.

At this Eucharist, through Word and Sacrament, we are again formed and reformed by God. We are the beatitude people and followers of Jesus whom God blesses and Jesus sends on mission. We strive, with God’s grace, to live out the gospel mission statement Jesus has enfleshed by his life, death and resurrection.
 
Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ 5 mùa thường niên năm A 09.02.2014
Mai Tá
18:51 07/02/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 5 mùa thường niên năm A 09.02.2014

“Hoa cười nguyệt rọi, cửa lồng gương,”
Lạ cảnh buồn thêm, nỗi vấn vương.”
(dẫn nhập từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mt 5 13-16
Với nhà thơ, nay cứ vấn vương một nỗi như hoa cười, nguyệt rọi, cửa lồng gương. Với nhà Đạo, xưa cũng vương vấn nhiều tình đầy hạnh phúc rất “8 mối”, được thánh-sử diễn tả ở trình-thuật.
Trình-thuật về “phúc hạnh 8 mối” hay “Hiến Chương Nước Trời”, thật ra không là lời Chúa đã nói thế, mà chỉ là lối hành văn đặc-biệt mà thánh Mát-thêu đã diễn-tả và như đường lối sáng-tác kiểu Do thái, vào thời đó. Văn-chương thời đó cốt đưa ra cho người đọc hiểu theo kiểu “bánh mì xắt lát nhiều lớp, xếp bắt chéo”. Lát đầu song song với lát cuối và lát thứ hai song song với lát áp chót, cứ thế diễn tả cách thoải mái, ý nhị. Rõ ràng là, cung cách viết lách theo kiểu này cứ xếp lớp chòng chéo nhau, chuyển thông-điệp thật rất đẹp.
Trình thuật, nay thánh Mát-thêu diễn-tả ở đoạn đầu, vào lúc Chúa cất bước lên đồi cao có chúng dân cứ thế kéo nhau đi theo; và đoạn cuối trình-thuật, lại mô-tả Chúa xuống đồi, cũng có chúng dân đi theo Ngài, rất lũ lượt. Các đoạn tiếp theo sau, thánh-sử đề-cập đến 9 mối phúc hạnh. Và, đoạn chót nhắc nhở những 3 lời rất cảnh-báo: các “lát bánh” mô-tả ở giữa bài, bàn việc thực-thi luật Torah và chuyện các ngôn-sứ thời buổi trước theo cung-cách cũng diễn-tả theo cách “tượng thanh tượng hình”, giống như thế.
Trọng tâm trình-thuật, nay thánh-sử cốt bàn về luật chính-yếu ở thời đó, như: cấm giết người, chớ ngoại tình hoặc đừng ly dị, cùng một số hành-xử khác như: thề độc, hoặc trừng phạt cùng đòi hỏi phải yêu thương cả đến kẻ thù mình, nữa. Điều này tương-xứng với yêu-cầu ở phần cuối của điều luật, là: làm cách nào xử lý tiền bạc/tài sản cho tốt đẹp và làm sao liên-hệ mật-thiết với bà con họ hàng, chốn thôn làng.
Phần giữa trình-thuật, tác-giả Mát-thêu càng đi dần vào cốt-lõi của “Hiến Chương Nước Trời”, tức: bàn về bổn-phận phải bố thí, nguyện cầu và kiêng khem. Điều, làm cho trình-thuật thánh Mát-thêu khác với thánh Luca và/hoặc các thánh-sử khác, là tác giả Mát-thêu lại đã chêm vào bản-văn mình viết “Kinh Lạy Cha” Chúa truyền-dạy như trọng-tâm mọi động-tác nguyện cầu nội-tâm; và đặc biệt là quyết-tâm tha-thứ hết mọi người.
Có thể nói, toàn-bộ công việc cải-tân luật Torah do Đức-Chúa-là-Môsê-Mới trên núi thánh, là nội-dung chính được nhắm đến trong “Kinh Lạy Cha”. Nội dung kinh này, tỏ cho thấy quan-hệ huyền-nhiệm Cha-Con rất tốt đẹp của Thiên-Chúa. Sự việc này, tăng dần với bổn phận tiên-quyết của người biết “cảm kích” quà tặng khó lường, do Cha ban. Lời kinh tập trung vào tương-quan xã-hội cũng như nhu-cầu tha-thứ hết mọi người; đồng thời, chấp-nhận sự thứ-tha của người khác. Tất cả, đã trở-thành điều quan-trọng đối với hành-xử căn bản là chúc-tụng/ngợi ca và cảm tạ Chúa phú ban món quà quí già, làm con Ngài.
Vào Mùa Chay, Hội-thánh thiết-lập nghi-thức “Khai-tâm Lòng đạo” là cốt tăng-cường ý-nghĩa quà tặng Chúa ban như nhiệm-tích thánh-thiêng đưa vào cử-hành ở Lễ Vọng Phục Sinh. Sở dĩ “Kinh Lạy Cha” đặt vào phụng-vụ của buổi ấy, là để chuẩn-bị cho những ai chấp-thuận “khai tâm lòng đạo” biết nhận ra quà của Chúa rất quí giá. Hiến Chương Nước Trời ở trình-thuật thánh Mát-thêu diễn tả giúp ta hiểu được sự việc canh-cải gồm tóm ý-nghĩa và kinh-nghiệm quí giá của quà tặng, còn nhiều hơn.
Đàng khác, tư-duy ý-nghĩa của “8 mối phúc-hạnh” nơi Hiến Chương Nước Trời, còn là suy-tư về toàn-bộ ý nghĩa rút ra từ nơi đó. Đây, là ý-nghĩa Lề-luật mà người Do-thái từng tuân-thủ rất nhiều năm ta có thói quen gọi là “Luật Torah”.
Cụm từ “Torah” ta nghe biết cũng nhiều, thật ra, là phần đầu của Kinh Thánh Do-thái và là Sách Cựu Ước dành cho mọi Kitô-hữu, tức gồm các sách: Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số vá Đệ Nhị Luật. Các bậc thức-giả vẫn gọi đó là Sách Ngũ Thư, tức đầu đuôi 5 cuốn Kinh Sách do Môsê lập. Các điều-luật ghi ở Ngũ Thư được viết trên “chỉ cảo” duy-nhất, tức: văn-bản chính-thức được thiết-lập ngay từ đầu. Đây là Sách Thánh “tiên khởi” của Do-Thái-giáo lẫn Đạo Chúa. Người Do-thái trân-trọng Sách này với tất cả niềm vui như trọn vẹn tài sản của riêng mình.
Cụm-từ “Torah” được mọi người hiểu theo nghĩa “lề-luật của Do-thái”. Quả là, sách Ngũ Thư bao gồm rất nhiều điều-khoản, chẳng hạn như: 10 điều răn-dạy, tuyển-tập luật-pháp và một số qui-định đặc-biệt dành riêng cho người Do-thái mà thôi như: tục cắt bì, thừa kế, vv… gồm tóm nhiều truyện kể, ghi ở trong đó. Lâu nay, ta vẫn gọi đó là: “Lề-luật Do-thái”, nhưng đó không là văn-bản được chuyển-vận từ sách ghi rõ luật Torah cho người Do-thái, như đa số nhiều người vẫn hiểu thế mỗi khi nói đến Ngũ Thư, tức: sách đề-cập mỗi luật và luật, thôi.

Thật ra thì, “Torah” chỉ có nghĩa như: chỉ-thị hoặc giáo-huấn mà người Do-thái muốn mọi người chú tâm như qui-định do cha ông để lại và là luật-lệ do cha mẹ đề ra, tựa Châm ngôn 18 ở Cựu Ước. Giáo huấn rút từ Luật Torah, mang nhiều ý-nghĩa hơn các điều-luật cần được áp-dụng cách triệt-để. Đó là chỉ-dẫn giúp ta học cách quan-hệ với Chúa, và đi vào thế giới của Ngài. Có điều hay, là: ngay phần đầu Luật Torah là sách Sáng Thế Ký, lại không thấy bất cứ điều-khoản nào nói về luật-pháp mà chỉ là truyện kể, thế thôi.
“Torah” tiếng Hipri xuất tự cụm-từ Hy Lạp “nomos”, diễn tả quan-hệ ta có với Chúa, nhưng không là điều mọi người ưa thích. Chính Luther, là người đầu tiên trong Đạo đã trích-dịch cụm-từ ấy thành “điều luật” và đưa vào văn-bản Kinh-thánh cùng nền thần-học chính-mạch. Nói chung, ông muốn nói lên phản-ứng của người đi Đạo đối với hệ-thống luật-lệ rất chi tiết mà ông thấy đầy nơi cuộc sống của người Công-giáo, vào thời ấy.
Kinh thánh Do thái, ở sách cuối như: Ezra, Nêhêmiah, Ký sự 1 và 2 lại thấy có câu “Torah của Đức Chúa” như mặc-khải thánh-thiêng do Môsê điều-nghiên suy-tư. Cứ thế, “Torah” trở-thành Luật truyền-khẩu do Chúa nói cho ta biết, rồi dần dà, ta coi đó như luật viết thành văn. Tuy nhiên, bản-văn Torah viết bằng chữ, tự nó không đứng vững, nhưng được bao- bọc bằng các khoản luật truyền-khẩu, có diễn giải.
Nói chung thì, “Torah” là đường-lối giúp ta sống đúng cách; đúng phong-tục/luật-lệ của người Do-thái từ trước đến nay. Tầm-suy nguồn-gốc tiếng Do-thái, người đọc thấy: tiếng ấy có nghĩa như “Mũi tên bắn” đánh thẳng vào mục tiêu, rất trúng đích. Như, Thánh vịnh 119 có đoạn viết rất rõ:
“Luật pháp Ngài, lạy Chúa, con yêu chuộng dường bao, suốt ngày cứ suy đi gẫm lại! Mệnh lệnh Chúa làm con khôn hơn địch thủ, vì con hằng ấp ủ mệnh lệnh đó trong lòng “(Tv 119: 97-98)
Cũng tựa hồ sự việc người Công Giáo lâu nay cất-giữ Mình Chúa ở “Nhà Tạm” thế nào, thì người Do-thái khi xưa cũng lưu-trữ Luật Torah trong “Khám” ở hội-đường, hệt như thế.
Với thánh Mát-thêu, “Torah-Mới” không là văn-bản giảng về Lề-luật hoặc Tin Mừng viết thành sách, cũng chẳng là bộ sưu-tập gồm mọi ký-ức truyền-tụng qua cửa miệng, cũng chẳng là truyền-thuyết hoặc truyện kể rất “đáng nể”, nhưng là chính Chúa bằng xương bằng thịt, được ban cho ta.
Thánh Mát-thêu ưa gọi Tin Mừng mình viết như “Sáng Thế Ký” mới của Đạo. Thật ra thì, Sáng Thế Ký ở Kinh-Sách là văn-bản cuối thêm vào Luật Torah theo cách hiểu này khác, đây lại là thành-tựu của bộ luật được người Do-thái xưa nay trân trọng. Đó cũng là truyện kể về cách sống của nhân loại, trong đó có phần khai-thác rất lan man, tản mạn nguy không kém. Thêm vào đó, là: đoản-văn ngẫu-hứng về tự-do và lý-sự gồm một số truyện xung-khắc nam/nữ, và/hoặc nền tảng gia-đình, tương lai nhân-loại; có sự chết, có nét đẹp và các anh-hùng-ca cùng truyện cám dỗ, có công bằng chính trực của giao ước và lề-luật, nữa.
Nói cho cùng, đây là văn-bản/truyện kể của con người về giai-đoạn chuyển từ di-sản tổ-tiên và lòng sùng-kính rất Đạo vào tình huống hy-vọng. Sáng Thế Ký có đoạn nói rõ: Đức Chúa là Đấng Tạo Thành Trời Đất, Ngài để mọi sự cứ thế xảy ra và biến mọi hỗn-độn thành trật-tự. Con người, đặc biệt là nữ-giới, lại được Tạo-hóa chăm-nom đặc-biệt và được ở chốn rất cao của cuộc sống, cũng rất thánh. Nói cho cùng, Sáng Thế Ký còn là truyện tình-tứ rất triệt-để và tích-cực.
Thánh Mát-thêu từng nắm rõ điều đó, nên đã tuyển-chọn các truyện kể tiêu-biểu và còn tiến xa hơn. Mở đầu Tin Mừng mình, tác-giả Mát-thêu đã sử-dụng những câu như: “Sách Cội Nguồn” về gia phả của Đức Giêsu như sau…” Rõ ràng là, với thánh Mát-thêu, Đức Giêsu là “Torah-Mới và Chung Cuộc”, tức: ý-nghĩa mới-mẻ và kết-cuộc của một Khởi-Đầu Mới” của nhân-loại khi Ngài chấp-nhận thân-phận làm Con Thiên Chúa-là-Cha-và-là-Tình-Yêu, rất thực.
Cùng một cảm-nghiệm với thánh-sử như thế, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên, mà rằng:

“Hoa cười nguyệt rọi, cửa lồng gương;
Lạ cảnh buồn thêm nỗi vấn vương.
Tha thướt liễu in hồ gợn bong,
Hững hờ mai thoảng, gió đưa hương.”
(Hàn Mặc Tử - Bài Cửa Sổ Đêm Khuya)

Đêm khuya cửa sổ, mở ra chân trời mới. Chân trời của Chúa, vẫn là 8 mối hoặc 10 mối rất phúc thật, nơi đời thực của mọi người.

Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh phê bình Ủy ban Liên hợp quốc
LM. Trần Đức Anh OP
08:44 07/02/2014
VATICAN. Cha Lombardi, Giám Đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, mạnh mẽ phê bình Ủy ban LHQ về các quyền trẻ em, đi quá thẩm quyền của mình và can thiệp vào giáo huấn đạo lý và luân lý của Giáo Hội Công Giáo.

Trong bản những nhận xét kết thúc, được công bố hôm 5-2-2014, Ủy ban LHQ về các quyền trẻ em, gồm 18 người, đã đòi Tòa Thánh phải cách chức ngay các giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng tính dục trẻ em và giao nạp họ cho nhà chức trách dân sự, mở văn khố, công bố các văn kiện tài liệu về những giáo sĩ bị cáo đã phạm tội lạm dụng tính dục, và cho rằng cho đến nay Tòa Thánh đã che đậy những tội ác này, khiến cho các thủ phạm tiếp tục phạm tội mà không bị trừng phạt. Ủy ban cũng đề nghị Tòa Thánh thay đổi giáo huấn về phá thai, ngừa thai, đồng tính luyến ái.

Trong thông cáo công bố hôm 7-2-2014, Cha Lombardi nói: ”Những nhận xét của Ủy ban theo nhiều hướng dường như đi quá các thẩm quyền của mình và xen mình vào chính các lập trường đạo lý và luân lý của Giáo Hội Công Giáo, đưa ra những chỉ dẫn liên hệ tới sự thẩm định luân lý về việc ngừa thai và chính việc phá thai, hoặc giáo dục trong gia đình, hoặc quan điểm về tính dục con người, dưới ánh sáng quan điểm ý thức hệ của Ủy ban về tính dục.”

Cha Lombardi cũng tố giác Ủy ban LHQ dành sự chú ý tối đa tới những tổ chức phi chính phủ vốn nổi tiếng có thiên kiến chống Công Giáo và Tòa Thánh, mà không để ý tới lập trường của Tòa Thánh, là thành viên ký kết hiệp ước về các quyền trẻ em. Thực vậy, các tổ chức phi chính phủ ấy (ONG) có đặc tính là không muốn nhìn nhận những gì đã được thực hiện tại Tòa Thánh và trong Giáo Hội Công Giáo trong những năm gần đây, qua việc nhìn nhận những sai lầm, canh tân các qui luật, phát triển các biện pháp huấn luyện và phòng ngừa. Không có hoặc rất ít tổ chức nào đã làm nhiều như Tòa Thánh. Người ta không hề thấy trong văn kiện của Ủy ban sự kiện tích cực ấy.
LM Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh kêu gọi dư luận đừng nói là sự đụng độ giữa Tòa Thánh và LHQ, vì Tòa Thánh vẫn ủng hộ LHQ một cách mạnh mẽ và chính các vị lãnh đạo cấp cao của LHQ nhiều lần bày tỏ sự quí chuộng đối với sự ủng hộ của Tòa Thánh, đặc biệt qua những lần mời các vị Giáo Hoàng viếg thăm và phát biểu tại Đại hội đồng LHQ.

Ủy ban LHQ về các quyền trẻ em chỉ là một bộ phận nhỏ, nhóm họp hai lần một năm để kiểm điểm việc áp dụng Hiệp ước quốc tế về các quyền trẻ em nơi các nước thành viên.

Cha Lombardi nhận xét rằng ”giọng điệu, sự phát triển và quảng cáo mà Ủy ban dành cho văn kiện những nhận xét về Tòa Thánh chắc chắn là điều không bình thường đối với thể thức thông thường đối với các nước khác đã ký Hiệp Ước. Việc làm này khiến cho Tòa Thánh trở thành một đối tượng của những sáng kiến và sự chú ý của giới truyền thông tai hại một cách bất công, và vì thế người ta có lý do chính đáng để phê bình nặng nề đối với Ủy ban này” (SD 7-2-2014)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 97 Giám Mục Ba Lan
LM. Trần Đức Anh OP
08:45 07/02/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô khích lệ các GM Ba Lan tăng cường tình đoàn kết, gia tăng giúp đỡ những người ly dị, đẩy mạnh việc săn sóc giới trẻ, gia tăng mục vụ ơn gọi và đào tạo linh mục.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung dành cho 97 GM Ba Lan sáng hôm 7-2-2014, nhân dịp các vị kết thúc tuần lễ hành hương viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.

ĐTC nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Gioan Phaolô 2 sắp được phong hiển thánh về tầm quan trọng của sự hiệp thông tinh thần và mục vụ giữa các GM: ”Sự đoàn kết của các vị Chủ Chăn trong đức tin, đức ái, trong việc giảng dạy và quan tâm chung đối với thiện ích của các tín hữu, chính là điểm tham chiếu cho toàn thể cộng đoàn Giáo Hội và cho bất kỳ ai đang tìm kiếm một hướng đi chắc chăn trong hành trình thường nhật, trên những nẻo đường của Chúa. Anh em thân mến, ước gì không một điều nào hoặc một ai có thể du nhập những chia rẽ giữa anh em!”.

ĐTC cảm tạ Chúa vì bao nhiêu điểm tích cực và tiềm năng lớn lao về đức tin, về sự cầu nguyện, đức ái và đời sống thực hành Kitô trong Giáo Hội tại Ba Lan. Nhưng ngài cũng nhắc đến một số sa sút trong nhiều khía cạnh của đời sống Kitô, đòi các vị Chủ Chăn phải phân định, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những cách thức để đương đầu với những thách đố mới, ví dụ quan niệm về một thứ tự do vô giới hạn, thái độ bao dung đố kỵ hoặc nghi kỵ đối với chân lý, hoặc sự khó chịu vì sự chống đối chính đáng của Giáo Hội đối với chủ thuyết duy tương đối đang lan tràn.

ĐTC đặc biệt lưu ý các GM Ba Lan về gia đình và ngài phê bình sự kiện ngày nay hôn nhân thường bị coi như một hình thức thỏa mãn tình cảm mà người ta có thể kiến tạo bằng bất cứ cách nào và thay đổi theo sự nhạy cảm của mỗi người (Evangelium gaudium, 66). Ngài nói: ”Đáng tiếc là quan điểm đó cũng ảnh hưởng trên tâm thức của các tín hữu Kitô, khiến họ dễ dàng ly dị hoặc chia lìa nhau. Các vị Chủ Chăn được mời gọi tự hỏi làm thế nào để trợ giúp những người sống trong tình trạng ấy, để họ không cảm thấy bị loại khỏi lòng từ bi của Thiên Chúa, khỏi tình yêu thương huynh đệ của các tín hữu Kitô và sự quan tâm chăm sóc của Giáo Hội đối với phần rỗi của họ; tự hỏi về cách thức làm sao để giúp họ đừng bỏ đức tin và giúp con cái họ được tăng trưởng trong kinh nghiệm trọn vẹn của Kitô giáo”.

Trong chiều hướng trên đây, ĐTC cổ võ việc huẩn bị hôn nhân, giúp họ vượt thắng những khó khăn, thử thách, lòng ích kỷ, bằng cách tha thứ cho nhau, chữa lành những gì có nguy cơ bị hư hỏng và đừng rơi vào cảm bẫy của não trạng vứt bỏ”.

ĐTC khuyến khích đẩy mạnh việc dạy giáo lý cho người trẻ, không phải chỉ gia tăng kiến thức đạo, nhưng đặc biệt huấn luyện về đức tin được sống thực như một quan hệ trong đó ta cảm thấy niềm vui vì được yêu thương và có thể yêu thương”.

Sau cùng, ĐTC mời gọi các GM đặc biệt tìm hiểu nguyên nhân sự sa xút ơn gọi nữ tu tại Ba Lan, và tìm phương thức đáp ứng, giúp các LM sống quan hệ bản thân với vị Mục Tử Nhân Lành, có tinh thần truyền giáo nồng nhiệt, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc người nghèo túng, người thất nghiệp vô gia cư, các bệnh nhân và những người bị bỏ rơi (SD 7-2-2014)
 
Đức Thánh Cha hỏi: ''Phần chúng ta, đâu là những gì chúng ta có thể để lại cho cõi đời này?''
Đặng Tự Do
18:19 07/02/2014
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Năm 6 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Martha, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về mầu nhiệm cái chết, mời gọi chúng ta cầu xin Chúa ban ơn được chết trong hy vọng, trong lòng Giáo Hội và biết rằng chúng ta đã để lại cho cõi đời này một di sản là chứng tá đẹp đẽ của một Kitô hữu.

Dựa trên câu chuyện về cái chết của Vua Đa-Vít, Đức Thánh Cha nói rằng mặc dù ông là kẻ có tội, ông không phải là một kẻ phản bội đất nước và vẫn được hoài niệm trong lòng người Israel, dân riêng của Thiên Chúa. Chúng ta cũng nên xin Chúa ban cho ân sủng được chết trong ngôi nhà tinh thần của chúng ta, tức là trong lòng Giáo Hội. Như tôi đã nói, chúng ta tất cả là những người tội lỗi, nhưng Giáo Hội cũng giống như một người mẹ chấp nhận chúng ta bất kể thân phận tội lỗi của chúng ta, và làm cho chúng ta được thanh sạch.

Đức Thánh Cha cũng ghi nhận là Vua Đa-Vít được chết trong hòa bình, trong niềm xác tín rằng sau cái chết nhà vua sẽ được xum họp với tổ tiên của mình. Đây là một ân sủng, chúng ta có thể cầu xin được chết trong niềm hy vọng là ở thế giới bên kia gia đình và người thân của chúng ta sẽ chờ đợi chúng ta ở đó. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ đến Thánh Têrêxa thành Lisieux. Khi tiếp cận cái chết, vị thánh nữ này đã trải qua cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong chập chùng những ý tưởng ma quỷ muốn gieo vào lòng cô là không có gì ngoài bóng tối mịt mù đang chờ đợi cô. Ma quỷ không muốn cô tin tưởng vào Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng thừa biết cuộc sống là một cuộc tranh đấu và phải xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng được chết trong hy vọng. Để làm điều này, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải bắt đầu bằng cách tin tưởng Thiên Chúa trong mọi khó khăn lớn nhỏ gặp phải hàng ngày, để hy vọng của chúng ta vào Thiên Chúa được phát triển và chúng ta quen thuộc với việc tín thác vào Chúa trong thịnh vượng cũng như lúc gian truân, khi này và trong giờ lâm tử.

Nhận xét cuối cùng của Đức Thánh Cha liên quan đến di sản Vua Đa-Vít để lại cho hậu thế sau 40 năm cai trị và chăm sóc dân Israel. Ông để lại di sản này cho con mình khi nói với chúng hãy tuân giữ luật Chúa, theo đường lối Chúa, và tuân giữ huấn lệnh Chúa. Đức Thánh Cha nhắc đến một ngạn ngữ theo đó “di sản tốt nhất chúng ta để lại cho con cháu là trồng một cây và viết một cuốn sách”. Đức Thánh Cha đặt câu hỏi, “phần chúng ta, chúng ta để lại những gì cho con cháu? Chúng ta có mang đến cho đời sự khôn ngoan, có trồng cho đời một cây nào? Chúng ta có làm được những điều tốt lành để hậu thế có thể xem chúng ta như một người cha hay một người mẹ hay không?”

Di sản của chúng ta là chứng tá Kitô chúng tôi đưa ra cho người khác, như các thánh nhân đã mạnh dạn sống Tin Mừng và đã để lại cho chúng ta một con đường để noi theo trong cuộc sống của chúng ta.
 
Đức Thánh Cha nhắc nhở nghĩa vụ rao giảng Tin Mừng của các tín hữu Kitô
Đặng Tự Do
18:20 07/02/2014
Trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Sáu 7 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Martha, Đức Thánh Cha nói tất cả mọi Kitô hữu đều được kêu gọi rao giảng Tin Mừng với sự khiêm nhường.

Lấy ý từ Tin Mừng kể lại cái chết bi thảm của Gioan Tẩy Giả, Đức Giáo Hoàng nói Thánh Gioan là người Thiên Chúa đã gửi đến dọn đường cho Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã phải ra trước triều đình của vua Hê-rô-đê đầy những bọn tham quan và những luật sĩ luôn thúc bách tất cả mọi người tuân theo những thứ luật lệ xa cách lề luật Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha ca tụng cách thế tuyệt vời mà vị thánh này đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô. Trước đông đảo đoàn lũ dân chúng tuôn đến với ngài, Gioan Tẩy Giả đã có cơ hội để tự xưng mình chính là đấng Messiah, nhưng thánh nhân đã không làm như thế. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Gioan Tẩy Giả là con người của chân lý”. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng thánh nhân đã bắt chước Chúa Giêsu trong sự khiêm nhường, trong đau khổ và nhục nhã của mình.

Cũng như những vị thánh nhân khác, Chân phước Têrêxa thành Calcutta, chẳng hạn; Thánh Gioan Tẩy Giả cũng đã phải kinh qua những khoảnh khắc đen tối, những khoảnh khắc đau khổ và nghi ngờ. Vì thế ngài đã gửi các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu: "Hãy cho tôi biết, ngài là ai, hay tôi đã sai lầm và còn phải chờ một đấng khác nữa? "

Đức Thánh Cha nói thánh Gioan Tẩy Giả là "hình ảnh biểu tượng của một môn đệ Chúa Giêsu" vì ngài là "người công bố Chúa Giêsu Kitô và theo con đường của Chúa Giêsu Kitô"

Kết thúc bài giảng Đức Thánh Cha nói chúng ta không nên xem tình trạng là Kitô hữu của chúng ta như thể đó là một đặc ân. Thay vào đó chúng ta được mời gọi rao giảng sứ điệp Tin Mừng với lòng khiêm nhường
 
Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha vinh danh cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh
Đặng Tự Do
19:23 07/02/2014
Phát ngôn viên Tòa Thánh Federico Lombardi vừa được Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha trao giải “Bravo” lần thứ 42.

Giải “Bravo” là giải thưởng hàng năm cuả Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha nhằm vinh danh những người làm công tác truyền thông đã có những đóng góp to lớn cho phẩm giá của con người, quyền con người, và các giá trị Tin Mừng.

Giải Bravo lần thứ 42 đã được trao tại Madrid hôm 6 tháng Hai.

Giám đốc văn phòng báo chí Vatican sinh ngày 20 tháng 8 năm 1942 tại Saluzzo, Italia. Ngài là một nhà thần học và triết học. Bên cạnh đó linh mục Dòng Tên này cũng là một nhà toán học. Ngài đã làm việc trong các phương tiện truyền thông hơn 30 năm qua.

Ngày 11 Tháng Bảy năm 2006, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, thay thế cho tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls, người đã giữ chức vụ này liên tục trong 22 năm.

Từ năm 1991, ngài đã được bổ nhiệm làm giám đốc chương trình của Radio Vatican, sau đó được bổ nhiệm làm Giám Đốc Truyền Hình Vatican vào năm 2001, và Tổng Giám Đốc Radio Vatican năm 2005.

Nét nổi bật của ngài là tính khiêm tốn và khả năng ứng phó linh hoạt và bặt thiệp.

Trong lần ra mắt đầu tiên với báo chí, cha Lombardi nói ngài sẽ không phải là một "phát ngôn viên" của Đức Giáo Hoàng

Ngài nói: "Tôi không nghĩ rằng vai trò của tôi là để giải thích ý tưởng của Đức Giáo Hoàng hoặc giải thích những điều mà ngài đã phát biểu một cách hết sức rõ ràng và phong phú."

Bên cạnh tiếng Ý là tiếng mẹ đẻ của mình, cha Lombardi nói thông thạo các ngôn ngữ Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha .
 
Đức Phanxicô: Mùa Chay, nghèo khó và cơ cực
Vũ Văn An
20:36 07/02/2014
Khi lấy tên Thánh Phanxicô, vị tu sĩ từng “cởi truồng” công khai để dứt khoát từ bỏ giầu sang, đức đương kim giáo hoàng đã cho thấy, đối với ngài, Giáo Hội phải là một Giáo Hội nghèo cho người nghèo. Và ngài không bỏ lỡ một cơ hội nào để lặp đi lặp lại chủ đề nòng cốt của triều đại giáo hoàng này.

Mùa Chay đương nhiên là dịp để nhắc lại chủ đề trên. Và tuy còn 5 tuần lễ nữa mới tới Mùa Chay 2014. Nhưng ngày 4 tháng Hai vừa qua, Đức Phanxicô đã cho công bố sứ điệp Mùa Chay của ngài, nhấn mạnh tới nghèo khó và nhất là sự nghèo khó của Chúa Kitô.

Nhân dịp này, thiết tưởng nên tìm hiểu cái hiểu của Thánh Phanxicô về ý niệm nghèo. Cha Dwight Longenecker cho rằng với Thánh Bênêđíctô, đời sống cộng đoàn đòi các đan sĩ phải sống nghèo, theo nghĩa, tuy được sử dụng mọi của cải của cộng đoàn, nhưng cá nhân đan sĩ không sở hữu bất cứ tài sản nào. Thánh Bênêđíctô không hẳn coi nghèo là một nhân đức.

Trái lại, thánh Phanxicô muốn cưới “Công Nương Nghèo” và chủ trương rằng sống nghèo là một nhân đức. Nhưng nghèo, theo ngài, không phải là bác bỏ mọi sự tốt lành ở trên đời, là coi mọi của cải vật chất như là ô uế hay xấu xa, vốn là chủ trương của phái nhị nguyên theo Manikêô. Thánh Phanxicô coi mọi của cải vật chất đều tốt cả, nhưng ta sẽ vui hưởng chúng tốt nhất bằng cách không sở hữu chúng hay không vơ vét chúng cho riêng mình. Cái nghèo của ngài do đó là khẳng nhận mọi sự chứ không bác bỏ mọi sự.

Điều cần bác bỏ là sở hữu tư riêng để phát triển trong ta thái độ siêu thoát Kitô thực sự. Siêu thoát trong các tôn giáo Đông Phương thường được hiểu là siêu thoát khỏi thế giới vật lý vì nó thấp hơn thế giới tâm linh. Nhưng siêu thoát Kitô Giáo có khác. Kitô hữu được kêu gọi siêu thoát khỏi những sự vật vật chất để gắn bó một cách thích đáng với mọi sự vật. Thi sĩ Thomas Traherne viết rằng “Con người chỉ công chính nếu biết yêu mọi sự vật theo giá trị của chúng”. Nói tóm lại, Kitô hữu phải siêu thoát khỏi mọi của cải của mình để có thể yêu chúng, và mọi sự vật khác,theo giá trị thực sự của nó.

Một nhà buôn, vì thế, vẫn cứ buôn bán phát đạt nhưng sống đạm bạc và dùng của cải cho các mục tiêu chính đáng là người sống nghèo. Linh mục Longnecker cho hay ngay một người biết thưởng thức một điều gì đó vì giá trị nội tại của nó và vì biết giá trị ấy và hưởng nó với một tâm tình biết ơn là người có tinh thần nghèo khó hơn người lấy nghèo khó làm lối sống để khoe khoang. Có thể nói nghèo là bằng lòng và biết ơn đối với những gì ta đang có. Nghèo giải thoát ta khỏi xa hoa, tức khỏi ý muốn sống phô trương trống rỗng.

Đức Hồng Y Robert Sarah, chủ tịch Hội Đồng “Cor Unum”, là cơ quan có nhiệm vụ phân phối sứ điệp của Đức Giáo Hoàng, cũng nhấn mạnh tới khía cạnh ý niệm Kitô Giáo có khác với ý niệm thông thường về nghèo. Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng Hai vừa qua, nhân dịp công bố sứ điệp Mùa Chay của Đức Phanxicô, Đức HY Sarah nhận định rằng: thông thường, người ta hiểu: nghèo là thiếu của cải vật chất. Muốn hiểu nghèo theo Kitô Giáo, người ta phải lấy Chúa Kitô làm qui chiếu, “Đấng đã tự ý ra nghèo để làm ta ra giầu có nhờ cái nghèo của Người”, như Thánh Phaolô nói trong thư thứ hai gửi tín hữu Côrintô. Thành thử, cái nghèo của Chúa Kitô có chiều kích tích cực nghĩa là để chúng ta nên giầu có, hay nói cách khác để chúng ta ra hạnh phúc: phúc thay ai nghèo khó!
Đức Phanxicô đi sâu hơn bằng cách cho thấy cái nghèo của Chúa Kitô chính là kho báu vĩ đại nhất của Người, sự giầu có vô biên của Người. Nơi Chúa Kitô “nghèo là giầu” và “giầu là nghèo”. Sự giầu có này là “sự giầu có khôn dò” (Eph. 3:8). Cũng theo Đức Phanxicô, cái nghèo của Chúa Kitô hệ ở chỗ Người tuyệt đối tin tưởng Chúa Cha, tin tưởng khôn nguôi, lúc nào cũng mong mỏi thể hiện ý muốn của Chúa Cha, làm Chúa Cha được vinh danh.

Chính trong chiều hướng trên, trích dẫn triết gia Công Giáo Leon Bloy, Đức Phanxicô cho hay: “chỉ có thứ nghèo thực sự này là không sống như con cái Thiên Chúa và như anh chị em của Chúa Kitô”.

Dựa vào điều này, Đức HY Sarah muốn người ta lưu ý tới công thức “Giáo Hội nghèo cho người nghèo” của Đức Phanxicô. Không thể đặt một Giáo Hội như thế ở thế “kình chống với một Giáo Hội của giáo huấn và của chân lý, một Giáo Hội chuyên chăm cầu nguyện và bảo vệ tín lý và luân lý”.

Nghèo và cơ cực

Thành thử, Đức Phanxicô nhấn mạnh: cách cứu nhân độ thế của Kitô hữu không phải dựa vào “các tài nguyên nhân bản”. Ta chỉ có thể cứu nhân loại và thế giới “qua cái nghèo của Chúa Kitô, Đấng đã trở nên nghèo trong các bí tích, trong lời Người nói và trong Giáo Hội của Người. Sự giầu có của Thiên Chúa không được chuyển giao qua sự giầu có của ta, mà luôn luôn và tuyệt đối được chuyển giao qua sự nghèo khó bản thân và cộng đoàn của ta, được Thần Trí Chúa Kitô làm cho nên men”

Nhưng ta được kêu gọi phải đương đầu với cảnh nghèo của anh chị em ta, phải đụng chạm tới cái nghèo ấy, phải biến nó thành cái nghèo của ta và phải đưa ra các biện pháp thực tiễn để làm nhẹ bớt cảnh nghèo này. Theo Đức Giáo Hoàng, nghèo khó có khác với cơ cực (destitution). Cơ cực là nghèo đến mất cả đức tin, mất cả đức cậy và sự hỗ trợ. Ngài bảo: có ba loại cơ cực: cơ cực vật chất, cơ cực tinh thần và cơ cực tâm linh.

“Cơ cực vật chất là loại cơ cực thường được gọi là nghèo. Nó ảnh hưởng tới những ai đang sống trong những điều kiện ngược hẳn với nhân phẩm: họ thiếu các quyền và các nhu cầu căn bản như thực phẩm, nước uống, vệ sinh, việc làm và cơ hội phát triển về văn hóa”.

Giáo Hội có nghĩa vụ “thoả mãn các nhu cầu trên và băng bó những vết thương từng làm méo mó gương mặt nhân loại”, một gương mặt vốn phản ảnh gương mặt Chúa Kitô. Các vết thương này bao gồm các vi phạm nhân phẩm con người, sự kỳ thị và lạm dụng trên khắp thế giới. Đây là các nguyên nhân gây ra cảnh cơ cực.

Về cảnh cơ cực tinh thần,k Đức Phanxicô cho rằng nó “hệ ở việc làm nô lệ cho thói xấu và tội lỗi. Ngài nói rằng nhiều gia đình chịu cảnh cơ cực này khi “một thành viên trong gia đình, thường là người trẻ, trở thành nô lệ cho rượu chè, ma úy, cờ bạc hay văn hóa khiêu dâm!”

Ngài thêm rằng nhiều người “không nhìn thấy ý nghĩa đời sống hay bất cứ viễn ảnh tương lai nào nữa” và đã đánh mất hy vọng vì thất nghiệp, các điều kiện bất xã hội, hay không được giáo dục hay chăm sóc sức khỏe thỏa đáng.

Loại cơ cực này liên hệ mật thiết với loại cơ cực tâm linh là loại cơ cực khi ta quay lưng với Thiên Chúa và từ khước tình yêu của Người. Nếu ta nghĩ ta không cần tới Thiên Chúa và có thể tự mình làm được, thì thế nào ta cũng thất bại, vì chỉ có Thiên Chúa mới thực sự cứu được ta và giải thoát ta. Chỉ có Tin Mừng mới xử lý được loại cơ cực này.

Đức Giáo Hoàng khuyến khích tín hữu “noi gương Chúa Kitô, Đấng đã trở nên nghèo để làm ta nên giầu có nhờ sự nghèo khó của Người”. Trong diễn trình trở nên nghèo để làm ta nên giầu có này, ta thấy có khía cạnh bị mất đi và hy sinh. Ngài cho rằng Mùa Chay là mùa thích hợp để từ bỏ hòng giúp đỡ và làm người khác giầu có bằng sự nghèo khó của ta. “Đừng quên rằng sự nghèo khó thật bao giờ cũng gây đau đớn… Tôi không tin tưởng có thứ bác ái nào lại không gây tốn kém và không gây đau đớn”.

Đức Hồng Y Sarah cho rằng quan điểm bao quát hơn của Đức Phanxicô về nghèo khó và cơ cực đưa ra một “viễn kiến đầy đủ” hơn về con người và các nhu cầu của họ mà không rơi vào cạm bẫy của chủ nghĩa giản lược nhân học (anthropological reductionism) là chủ nghĩa cho rằng ta có thể “giải quyết mọi vấn đề của con người nhân bản bằng cách chỉ cần giải quyết các vấn đề thuộc phúc lợi thể lý và vật chất mà thôi”.

Theo Đức Hồng Y, trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Phanxicô cho rằng ưu tiên chọn người nghèo của Giáo Hội chủ yếu phải được diễn dịch thành “ưu đãi và ưu tiên chăm sóc tôn giáo”. Ngài bảo rằng ý niệm này có tính nền tảng “để đừng biến Giáo Hội thành môt cơ quan phi chính phủ”, điều ngài từng nhấn mạnh trong bài giảng đầu tiên trong chức vụ giáo hoàng.

Thực vậy, Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh rằng: “quả thật rất đáng tiếc nếu nhìn vào người túng thiếu mà ta lại không nhận ra cảnh nghèo tâm linh thường ẩn khuất trong trái tim con người và làm họ đau đớn sâu xa, dù bề ngoài họ khá giả về vật chất. Và nếu ta muốn nắm được sứ điệp của Đức Phanxicô một cách đầy đủ, ta không nên chỉ xem sét nó theo giá trị nhân học. Tự bản chất, con người vốn là con cái Thiên Chúa”.
 
Top Stories
Fr Lombardi SJ: Note on children's rights Committee findings
Vatican Radio
09:32 07/02/2014
2014-02-07 Vatican - The Director of the Press Office of the Holy See, Fr. Federico Lombardi, SJ, has issued a Note to Vatican Radio (of which he is Director-General) regarding the United Nations, the Holy See, and the Committee on the Rights of the Child, in the wake of the Committee’s Concluding Observations on the reviewed Reports of the Holy See (and five member states that are also parties to the convention).

Fr. Lombardi SJ writes, “It is impossible not to see that the final recommendations of the Committee appear to present – according to the judgment of those, who followed closely the process that preceded them – serious limits,” noting in particular the Observations’ conspicuous lack of understanding of the specific nature of the Holy See – a lack he describes as, “particularly grave.”

The most serious issue with the Observations is found in the Committee's apparent overstepping of its own purview. "The observations of the Committee," writes Fr. Lombardi, "seem to go beyond its competencies, and to interfere in the very doctrinal and moral positions of the Catholic Church," specifically regarding abortion, contraception, family education and other related areas.

Fr. Lombardi SJ stresses that, while the Holy See has been subjected to “unjustly harmful” media attention, it is also true and at least equally important to recognize that the Committee itself has received “serious and well-founded” criticism. He goes on to underline that, while the United Nations organization as such is not responsible for the shortcomings of the Committee, public opinion has assigned the organization the brunt of negative fallout from the Committee’s conduct.

The three-page Note also reviews in detail the Holy See’s history of support for the work of the United Nations, as well as the history of the Holy See’s adherence to and participation in the Convention on the Right s of the Child (the Holy See was one of the earliest adherents to the Convention).

“The adherence of the Holy See to the Convention,” writes Fr. Lombardi SJ, “is motivated by a long-standing commitment of the Universal Church and of the Holy See in favor of the good of children.” He goes on to write, “It is for this reason, [that] the Holy See shall continue to dedicate itself to the effective implementation of the Convention, and to the maintenance of an open, constructive and sincere dialogue,” with the organs of the Convention.

Vatican Radio's translation of the full text is available below.

After the large number of articles and comments that followed the publication of the recommendations of the audit Committee of the Convention on the Rights of the Child, it seems useful to make a few comments and clarifications.

It is not appropriate to speak of confrontation “between the UN and the Vatican”. The United Nations is a reality that is very important to humanity today.

The Holy See has always provided strong moral support to the United Nations as a meeting place among all the nations, to foster peace in the world and the growth of the community of peoples in harmony, mutual respect and mutual enrichment. Countless documents and addresses of the Holy See at [the UN’s] highest levels and the intense participation of the Holy See’s representatives in the activities of many UN bodies attest to this.

The highest authorities of the UN have ever been aware of the importance of the moral and religious support of the Holy See for the growth of the community of nations: so they invited Popes to visit the organization and direct their words to the General Assembly. In the footsteps of Paul VI, John Paul II (twice) and Benedict XVI have done so. In short, the United Nations, at the highest levels, appreciate and desire the support of the Holy See and positive dialogue with it. So does the Holy See, for the good of the human family. This is the perspective in which the present questions ought to be raised.

International Conventions promoted by the United Nations are one of the ways in which the international community seeks to promote the dynamic of the search for peace and the promotion of the rights of the human person in specific fields. States are free to join. The Holy See/Vatican City State has adhered to those it considers most important in the light of its activities and its mission. (It should be noted that adherence to a Convention entails a commitment to participation, reports, etc. , which require staff and resources – for which reason the Holy See must choose [to adhere to] a limited number of Conventions, commensurate with its possibilities for participation). Among these, in a timely manner, the Holy See joined – among the first in the world – the Convention on the Rights of the Child, in the light of the great work done in this field, in many different forms ( educational, charitable , etc. . ) and for so long, by the Catholic community in the world, and in light of the Magisterium of the Church in this area, inspired by the behavior of Jesus described in the Gospels.

Naturally, the operations of the UN are vast and complex, and like any large organization – and precisely because of its international and as far as possible universal nature – embraces very different persons, positions and voices. It is therefore no wonder that in the vast world of the UN different visions shall encounter and even collide with each other. Therefore, in order that the overall result be positive, a great willingness to be open to dialogue is needed, along with attentive respect for essential rules and procedures, and in preparing activities.

For the verification of the implementation of the Convention on the Rights of the Child there is a committee based in Geneva, which holds two sessions a year, and which receives the reports of the different Party States, studies them and discusses them with the delegations sent by them, and formulates recommendations for better implementation of the provisions of the Convention. The recommendations made ​​by the Committee are often quite sparse and of relative weight. It is not by chance, that there is rarely heard a worldwide echo of the recommendations in the international press, even in the case of countries where problems of human rights and [problems regarding] children are known to be grave.

In the case of reports submitted to the Committee by the Holy See in recent months on the implementation of the Convention and the additional Protocols: ample written responses were given to the questions subsequently formulated by the Committee, after which followed a day for the hearing of a special delegation of the Holy See in Geneva on January 16. Now there has come, on February 5, the publication of the Committee 's concluding observations and recommendations . This [publication] has aroused extensive reaction and response.

What is there to observe in this regard?

First, the Holy See 's adherence to the Convention was motivated by a historical commitment of the universal Church and the Holy See for the sake of the children. Anyone who does not realize what this [commitment] represents for the sake of the children in the world today, is simply unfamiliar with this dimension of reality. The Holy See, therefore, as the Holy See’s Secretary of State, Archbishop Pietro Parolin has said, continues its efforts to implement the Convention and to maintain an open, constructive and engaged dialogue with the organs contained therein. [The Holy See] will take its further positions and will give account of them, and so on, without trying to escape from a genuine dialogue, from the established procedures, with openness to justified criticism – but the Holy See will do so with courage and determination , without timidity.

At the same time, one cannot fail to see that the latest recommendations issued by the Committee appear to present – in the opinion of those who have followed well the process that preceded them – grave limitations.

They have not taken adequate account of the responses , both written and oral, given by the representatives of the Holy See . Those who have read and heard these answers do not find proportionate reflections of them in the document of the Committee, so as to suggest that it was practically already written, or at least already in large part blocked out before the hearing.

In particular, the [Observations’] lack of understanding of the specific nature of the Holy See seem serious. It is true that the Holy See is a reality different from other countries, and that this makes it less easy to understand the Holy See’s role and responsibilities . [These particularities], however, have been explained in detail many times in the Holy See’s twenty years and more of adherence to the Convention, and [specifically addressed] in recent written responses. [Are we dealing with] an inability to understand, or an unwillingness to understand? In either case, one is entitled to amazement.

The way in which the objections [contained in the Concluding Observations] were presented, as well as the insistence on diverse particular cases, seem to suggest that a much greater attention was given to certain NGOs, the prejudices of which against the Catholic Church and the Holy See are well known, rather than to the positions of the Holy See itself, which were also available in a detailed dialogue with the Committee.

A lack of desire to recognize all the Holy See and the Church have done in recent years, [especially as regards] recognizing errors, renewing the regulations, and developing educational and preventive measures, is in fact typical of such organizations. Few, other organizations or institutions, if any, have done as much. This, however, is definitely not what one understands by reading the document in question.

Finally, and this is perhaps the most serious observation: the Committee’s comments in several directions seem to go beyond its powers and to interfere in the very moral and doctrinal positions of the Catholic Church, giving indications involving moral evaluations of contraception, or abortion, or education in families, or the vision of human sexuality, in light of [the Committee’s] own ideological vision of sexuality itself. For this reason, in the official communique released Wednesday morning there was talk of “an attempt to interfere in the teaching of the Catholic Church on the dignity of the human person and in the exercise of religious freedom.”

Finally, one cannot but observe that the tone, development, and the publicity given by the Committee in its document are absolutely anomalous when compared to its normal progress in relations with other States that are party to the Convention.

In sum: if the Holy See was certainly the subject of an initiative and a media attention in our view unfairly harmful, one needs to recognize that, in turn, the Committee has itself attracted much serious and well-founded criticism. Without desiring to place [responsibility for] what has transpired “[on] the United Nations”, it must be said that the UN carries the brunt of the negative consequences in public opinion, for the actions of a Committee that calls itself [by the UN name].

Let us try to find the correct plan of commitment for the good of the children – even through the instrument of the Convention. The Holy See will not allow its careful and reasoned responses to be lacking.
 
Pope Francis to Polish Bishops: The Church in Poland must reach out to the peripheries
ViS
09:34 07/02/2014
Vatican City, 7 February 2014 (VIS) – As the canonisation of Blessed John Paul II approaches, Pope Francis today received in audience the bishops of the Polish Episcopal Conference at the end of their five-yearly “ad limina” visit. He referred to the future saint as “a great Pastor who … guides us from Heaven, and reminds us of the importance of spiritual and pastoral communion between bishops”, and invited the former Pope's compatriots to ensure that nothing and no-one may bring divisions between them, as they are “called to build communion and peace, rooted in fraternal love, and to offer an encouraging example to all”, bringing “the strength of hope” to the Polish people.

The conversations that the Bishop of Rome has held in these days with the Polish prelates have confirmed that the Church in Poland “has great potential for faith, prayer, charity and Christian practice”, and that this “favours the Christian formation of the people, motivated and convinced practice, and the availability of laypeople and religious to collaborate actively in ecclesial and social structures”. However, there has been a certain decline in various aspects of Christian life, and this requires “discernment, and a search for underlying reasons and methods for facing new challenges, such as, for example, the idea of freedom without limits, hostile tolerance or indeed distrust of the truth, or resistance to the Church's legitimate opposition to dominant relativism”.

The family, “the place where one learns to live in difference and to belong to others, and where parents transmit faith to their children”, should occupy a central position in the ordinary pastoral care of bishops, also because “nowadays marriage tends to be viewed as a form of mere emotional satisfaction that can be constructed in any way or modified at will. Unfortunately this vision also influences the mentality of Christians, promoting a tendency towards divorce or separation. Pastors are called upon to ask themselves how they can help those who experience this situation, so that they are not excluded from God's mercy, from the fraternal love of other Christians and the care of the Church for their salvation; on how to help them not to abandon their faith and to enable them to raise their children in the fullness of Christian experience”. In this respect, he commented on the need for bishops to consider how to improve the preparation of young people for marriage, so that they are able to “discover the beauty of this union, based on love and responsibility”, and how to “help families to live and appreciate not only moments of joy, but also those of pain and weakness”.

In view of the next World Youth Day, which will be held in Krakow in 2016, the Pope turned his thoughts to the young “who, along with the elderly, are the hope of the Church” and to whom today's technological world “offers new possibilities for communication, but at the same time reduces interpersonal relationships based on direct contact, on the exchange of values and shared experiences. However, in the hearts of the young there is the yearning for something deeper, which allows their personalities to bloom fully. We must work towards meeting this wish”. A good opportunity, is offered by catechesis, which reaches the majority of Polish schoolchildren, who reach a good level of understanding of the truth of faith. “The Christian religion, however, is not an abstract science, but rather the essential knowledge of Christ, a personal relationship with God Who is love”.

The third theme of the Pope's address was the vocation to the priesthood and to consecrated life. After commenting that there are many Polish priests who exercise their ministry in the local Churches and also abroad and in missions, he praised the universities and faculties of theology throughout the country which “provide good intellectual and pastoral preparation” which must always be accompanied by “human and spiritual formation”.

In priestly ministry, “the light of witness can be obscured or hidden under a bushel if there is a lack of missionary spirit, of the wish to go out to the peripheries, with an ever-renewed missionary conversion to seek or encounter those who await Christ's Good News. This apostolic style also demands a spirit of poverty, of abandonment, to allow freedom of proclamation and sincere witness to charity”. With regard to vocations to consecrated life, especially in woman, “it is worrying to see a decline in numbers of those joining religious congregations, even in Poland: a complex phenomenon, with multiple causes. I hope that female religious Institutes may continue to be, in a way suited to our times, privileged spaces for the affirmation and human and spiritual growth of women. May religious women be ready to face tasks and missions, even those which are difficult and demanding, which bring to the fore their intellectual, emotional and spiritual capacities, their personal talents and charisms”.

The Pope concluded by encouraging care for the poor as, “in Poland too, despite current economic development in the country, there are many who are in need, unemployed, homeless, sick, and marginalised, and also many families – especially larger family units – who do not have sufficient means to live and to educate their children. Be close to them! I know how much the Church does in Poland in this field, demonstrating great generosity not only at a national level but also in other countries throughout the world. I thank you and your communities for your work. Continue to encourage your priests, religious and all faithful to have the 'imagination of charity', and to practice it at all times. And do not forget those who for various reasons leave the country in search of a better life elsewhere. Their growing numbers and their needs perhaps require greater attention on the part of the Episcopal Conference. Accompany them with the suitable pastoral care, so that they may conserve the faith and religious traditions of the Polish people”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Xuân Yêu Thương, đêm giao thừa ấm áp
Maria Bích Ngân
09:57 07/02/2014
Xuân Yêu Thương, đêm giao thừa ấm áp..

Kỷ niệm 5 năm Đêm Đông Không Nhà của Ban Mỹ Thuật Đa Minh (BMT ĐaMinh) cuộc triển lãm Giáng sinh 2013 đã khép lại sau mười ngày triển lãm tranh, tượng Mỹ thuật tại Trung Tâm Mục Vụ Đa Minh Ba Chuông (từ 21.12 đến 30.12.2013). Thế nhưng “Lời Ngỏ Tình Yêu” đã tỏa rộng đến những tâm hồn nhân ái, luôn muốn chia sẻ cùng những thân phận nghèo khó bệnh tật, những mảnh đời lang thang bất hạnh không nhà ….

Qua nhịp cầu yêu thương của chương trình Đêm Đông Không Nhà, là một hoạt động truyền thống của BMT ĐaMinh. Vào dịp Giao thừa Xuân Giáp Ngọ 2014 năm nay, BMT ĐaMinh đã đón nhận được sự đóng góp của nhóm thân hữu Đêm Đông Không Nhà, của chị Tôn Nữ Quỳnh Giao,

chị Nguyễn Ngọc Oanh,và của 1 số các ân nhân, không để lại tên họ địa chỉ… bên cạnh đó là số tiền trích ra 50% từ các tác phẩm bán được của họa sĩ Lê Hiếu, họa sĩ Minh Duy, Điêu khắc gốm Đoàn Xuân Hùng, trong cuộc triển lãm giáng sinh 2013.

Đặc biệt BMT Đaminh còn nhận được quà tặng từ Cha bề trên tu viện Albeto, Chánh xứ Giáo Xứ ĐaMinh Ba Chuông Linh Mục Micae Nguyễn Văn Bắc, 100 thùng mì gói gồm ba ngàn gói mì, tặng người nghèo.

Cha Linh Hướng BMT ĐaMinh - Bề trên Tu viện & nhà thờ Mai Khôi, Linh Mục Giuse Phạm Hưng Thịnh cũng chuyển đến Ban Mỹ Thuật 39 triệu tiền của các ân nhân đóng góp cho người nghèo. Một ân nhân, qua facebook Dominiart đã ũng hộ một số chăn bông cho chương trình Đêm đông không nhà lần 5 của BMT ĐaMinh.

Từ những đóng góp đó, BMT Đaminh đã mua những tặng phẩm bằng hiện vật, cả hiện kim cho 300 phần quà, mỗi phần quà tương đương 200ngàn. Quà hiện vật gồm bánh chưng, sữa Vinamilk, mì gói, chăn bông, hiện kim là mỗi bao lì xì 100ngàn đồng tiền mới.

Trưa 30 tết, thư ký Bích Ngân cùng họa sĩ Trần Thái, họa sĩ Mạnh Hùng, nhiếp ảnh gia Phó Bá Cường, và các thành viên, tình nguyện viên Tường Vân, Ngọc Hiếu, Hữu Hiệu, Ngọc Hoành … mang 70 phần quà đến bệnh viện Ung Bướu Thành phố, phát tặng cho bệnh nhân khoa nhi & khoa nội 2 đang còn nằm viện trong những ngày xuân, nhóm xuất phát từ nhà thờ Mai Khôi số 44 Tú Xương lúc 14g30.

Buổi tối, sau Thánh lễ giao thừa, anh em nghệ sĩ, thành viên, tình nguyện viên tập họp, phân nhóm, sắp xếp quà cho người nghèo, như mọi năm, quà được chia ra 4 nhóm với 230 phần quà còn lại

23g30’ Cha Linh hướng đã có mặt chia sẻ, động viên, cảm ơn sự tham gia của mọi người và cùng nâng ly rượu đầu xuân & chúc lành cho đoàn phát quà xuân có chuyến đi an lành, thành công tốt đẹp. Đoàn chia ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm từ 8 đến 10 người chở nhau trên xe Honda, đi 4 hướng:

Nhóm 1: Trưởng nhóm, họa sĩ Lê Hiếu cùng các thành viên, tình nguyện viên Ngọc Hiếu, Tường Vân, Thạch Quang…Đi Hướng Bến xe Miền tây.

Nhóm 2: Trưởng nhóm, thư ký Bích Ngân cùng họa sĩ Trần Thái, nhiếp ảnh gia Phó Bá Cường, Hữu Hiệu, các tình nguyện viên Quỳnh Giao, Ngọc Oanh, Phan Trung, Phan Thành…Đi hướng bến xe miền Đông

Nhóm 3: Trưởng nhóm, họa sĩ Mạnh Hùng Cùng với các tình nguyện viên Thanh phong, Phương Mai….Đi hướng ngã tư An Sương, bến xe Tây Ninh

Nhóm 4: Trưởng nhóm, họa sĩ Manh Cường cùng các tình nguyện viên Đức Dũng ( Truyền Thông TGP. SG), Chị Phượng, Chị Loan…Đi hướng Quận 7, Nhà Bè…

Sau 24g00’ các nhóm bắt đầu xuất phát từ nhà thờ Mai Khôi theo lộ trình từng nhóm, quà được chính các họa sĩ, chính các ân nhân tận tay mang đến cho người nghèo. Càng về khuya trời càng thấm lạnh, từng chiếc chăn bông được đắp cho những người nằm co rúm bên vĩa hè, Tết năm nay, trời lạnh hơn mọi năm, chiếc chăn bông ấm áp tình người. Xin được cảm ơn tất cả những tấm lòng bác ái, đã nối dài những cánh tay yêu thương đến với những thân phận khó nghèo, để có một đêm xuân đầm ấm.

Món quà cuối cùng được chia sẻ đến người nghèo cũng vừa qua 3g00’ sáng ngày mồng một Tết, anh em thành viên, tình nguyện viên BMT ĐaMinh giờ mới bắt đầu thấm lạnh và mắt cay sè vì buồn ngủ, nhưng lòng thấy hân hoan vì mọi việc đã được hoàn thành tốt đẹp, Tất cả tụ họp về nhà họa sĩ Lê Hiếu, quây quần bên nồi cháo gà bốc khói, cùng chúc nhau ly rượu đầu xuân, những tiếng cười giòn tan rộn ràng, ấm áp.

Ngày mới của Xuân Giáp Ngọ, năm 2014 bắt đầu. Xin được kính chúc Quý Cha, các vị ân nhân, tất cả anh chị em thành viên, tình nguyện viên đã đồng hành với BMT ĐaMinh cùng gia đình một năm Thánh Đức, tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa.

Maria Bích Ngân

Đêm đông không nhà 5: Hạnh phúc lang thang

Có người đã từng nói: “Nếu mỗi ngày bạn dành ra 1 giờ để nghiên cứu một lãnh vực nào đó, thì sau 5 năm, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong lãnh vực đó.”

Năm năm không phải là một thời gian dài nhưng cũng không phải là ngắn. Nhìn lại 5 năm đã qua của chương trình “Đêm Đông Không Nhà” do Ban Mỹ Thuật (BMT) Đaminh cùng các thân hữu tổ chức, hẳn nhiều người sẽ không khỏi chạnh lòng. Có những thành quả đạt được, và còn đó những nỗi băn khoăn không biết chia sẻ cùng ai.

Năm nay, cùng với gần 300 phần quà, nhiều gấp đôi so với năm ngoái, gần 50 thành viên gồm các họa sĩ Đaminh và thân hữu lại tiếp tục lên đường vào đúng đêm giao thừa năm Giáp Ngọ. Trước giờ khởi hành, anh chị em gặp gỡ cha Thịnh, chánh xứ nhà thờ Mai Khôi, linh hướng của BMT để được cha chúc lành và chia sẻ những lời động viên.

Sau đó, mọi người được chia thành 4 nhóm để lên đường theo 4 hướng bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, Nhà Bè, An Sương. Mỗi nhóm khoảng 60 phần quà. Mỗi phần quà gồm 1 bánh chưng, 10 gói mì và 1 phong bao lì xì 100.000VNĐ.

Họa sĩ Lê Hiếu, trưởng nhóm họa sĩ Đaminh cho biết: “Tất cả anh chị em họa sĩ và thân hữu đều rất vui và hạnh phúc vì 5 năm qua được lang thang ngoài đường làm những việc âm thầm nhỏ bé này.”

Trong khoảng thời gian từ 0g00 đến 3g30 sáng mồng một, tất cả những phần quà đã được trao tặng hết.

Kế đó, một số người về nhà đón tết, số còn lại cùng đến nhà họa sĩ Lê Hiếu đón năm mới bên nồi cháo gà nóng hổi và mấy chum rượu lạt. Tại đây, mọi người cùng chia sẻ cho nhau những niềm vui của nhóm mình đã thu được trong hơn 3 tiếng đồ hồ đầu năm.

Một vài chia sẻ thú vị:

Họa sĩ Mạnh Hùng: “Năm nay cũng có người không muốn nhận quà, chỉ nhận bao lì xì”

Thư ký Bích Ngân: “Nhìn những đứa bé phải đón tết ngoài đường thấy xót xa, ước gì có thêm nhiều quà nữa vì đến khi phát hết quà mà người nghèo vẫn còn rất nhiều”

Bé Phương Mai, thành viên mới cho biết: “Em rất vui và hạnh phúc vì lần đầu tiên được đi phát quà đêm giao thừa. Năm sau nhất định em sẽ tiếp tục tham gia.”

Những tia sáng đầu tiên của năm mới ló dạng cũng là lúc mọi người chia tay. Niềm vui là thế khi được chia sẻ những món quà không chỉ là vật chất nhưng còn là tấm lòng của từng thành viên muốn góp chút muối mặn cho đời. Và niềm vui ấy sẽ ngày càng nhân rộng nếu mỗi người cùng đáp lại lời mời gọi như Chúa Giê su đã dạy: “Anh em hãy đi và làm như vậy” (Lc 10,36)

Thanh Phong
 
Dạ Tiệc Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 tại Sydney
Diệp Hải Dung
21:02 07/02/2014
SYDNEY - Tối thứ Sáu 07/02/2014 khoảng 800 người đã đến nhà hàng Crystal Palace vùng Canley Heights Sydney tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014 do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney tổ chức với chủ đề “Mùa Xuân Yêu Thương” mục đích bảo tồn nền Văn Hóa Việt Nam và tạo cơ hội giúp cho các bậc con em hiếu thảo nhớ đến ông bà cha mẹ trong dịp Xuân về.

Hình ảnh

Trước khi khai mạc buổi tiệc Mc Đinh Kiên Giang và Phương Dung giới thiệu quý Cha Tân Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết với trang phục truyền thống VN tiến lên sân khấu để khai mạc Đêm Dạ Tiệc Mừng Xuân. Sau 3 hồi chiêng trống vang vọng, Cha Tuyên uý Trưởng Dương Thanh Liêm dâng lời chúc lên Thiên Chúa và cầu nguyện Năm Mới được bình an và hồng phúc. Tất cả mọi ngưòi trong nhà hàng đều đứng lên và nghiêm trang cùng đồng hát bài Tán Tụng Hồng để tạ ơn Thiên Chúa là Chúa của Mùa Xuân. Kế tiếp Ban Thường Vụ và các vị Trưởng Ban của Giáo Đoàn Cabramatta, Georges Hall, Fairfiled, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard, Revesby, và Trung Tâm Bringelly lên chúc Tết mọi người với nhạc phẩm Ly Rượu Mừng.

Sau khi chấm dứt nghi thức khai mạc là màn trình diễn Trống Xuân do hội Trống Diên Hồng trình diễn đồng thời đội Múa Lân cũng đến chào mừng quan khách cùng mọi người rất là ngọan mục. Kê tiếp là phần trình diễn văn nghệ do các anh chị em trong Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh trình diễn những màn hợp ca, song ca, đơn ca với những nhạc phẩm về Xuân rất đượm tình quê hương, ngoài ra cũng có phụ diễn hoạt cảnh Táo Ta Táo Tây chúc Têt rất vui nhộn.

Lồng vào chương trình văn nghệ có tiết mục xổ số may mắn lấy hên đầu năm và đặc biệt là phần chúc Tết đến các Cụ Ông Cụ Bà cao niên được mời lên trước sân khấu. Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chúc Tết qúy cụ ông cụ bà và Lộc Xuân năm dành tặng cho qúy cụ ông cụ bà là tượng Đức Mẹ La Vang rất đẹp. Cha ngỏ lời chúc thọ quý cụ ông cụ bà và cùng với quý Cha làm phép tượng Đức Mẹ và sau đó phân phát cho quý cụ ông cụ bà để nguyên xin ơn Đức Mẹ La Vang chúc lành tuổi thọ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney thay mặt Cộng Đồng cũng ngỏ lời chúc Tết đến quý vị cao niên được an lành trong ơn phúc Chúa. Đồng thời qúy Cha và ông bà Nguyễn Kim Danh, ông bà Nguyễn Viết Khẩn thuộc Giáo đoàn Mt. Pritchard cùng cắt chiếc Bánh Chưng và Dưa Hấu mừng Xuân.

Trước khi kết thúc buổi Dạ Tiệc, ông Hà Pi Liến Phó Chủ tịch Kế Hoạch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Thầy, quý quan khách và tất cả mọi người đã đến tham dự buổi Dạ Tiệc Mừng Xuân 2014 tạo cho Cộng Đồng thêm khởi sắc và có thêm tình đoàn kết yêu thương trong dịp đầu Xuân, đặc biệt cám ơn quý vị ân nhân đã đóng góp giúp đỡ cho Cộng Đồng tổ chức đêm Dạ Tiệc được thành công và tốt đẹp. Ông cũng ngỏ lời cám ơn chị Võ thị Bạch Huệ chủ nhân của nhà hàng Crystal Palace luôn giúp cho Cộng Đồng có những cơ hội tổ chức buổi tiệc, và kết thúc bế mạc vào lúc 11.30pm
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Linh mục Dominic Vũ Ngọc An qua đời tại Washington DC
Đức ông Giuse Trịnh Minh Trí
13:51 07/02/2014

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Linh mục Dominic Vũ Ngọc An
Sinh ngày 8 tháng 3 năm 1958 tại Rạch Giá, Việt Nam
được Chúa gọi về chiều ngày 5 tháng 2 năm 2014
Hưởng thọ 56 tuổi. 19 năm Linh mục

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
xin hiệp thông cầu nguyện Gia Đình Tang Quyến,
Quý Cha, Nam Nữ Tu Sĩ và Anh Chị Em Trong Giáo Phận Washington
Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam


CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Linh cửu được quàn tại Nhà Thờ Đức Mẹ Việt Nam
11814 New Hampshire Avenue, Silver Spring, MD 20904 Phone: 301-622-4895

Thứ Tư ngày 05 tháng 02 năm 2014
7:00 giờ tối: Thánh Lễ Đưa Chân

Chúa Nhật ngày 09 tháng 02 năm 2014
12:30 giờ trưa: Nghi thức đón quan tài và nghi thức phát tang
1:00 trưa-7:00 tối: Thăm viếng

Thứ Hai ngày 10 tháng 02 năm 2014
8:00 giờ sáng: Lễ Cầu Hồn
9:00 giờ sáng-7:00 giờ tối: Thăm viếng
7:30 giờ tối: Lễ Cầu Hồn do Đức Ông Tolentino chủ sự

Thứ Ba ngày 11 tháng 02 năm 2014
10:30 giờ sáng: Lễ An Táng do Đức Hồng Y Donald Wuerl chủ sự
Sau Thánh Lễ, di quan va an táng tại Nghĩa Trang Gate of Heaven
13801 Georgia Avenue, Silver Spring, MD 20906 Phone: 301-871-6500

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Cố Dominic
vị mục tử nhiệt tâm vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.

Thành kính,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiểu Sử Linh Mục Dominic Vũ Ngọc An
Sinh ngày 8 tháng 3 năm 1958 tại kinh 5 tỉnh Rạch Giá, Việt Nam trong gia đình Công Giáo có 10 người con.
Ngài là người con thứ ba của ông bà cố Đaminh Vũ Đình Hào và Maria Vũ Thị Huệ.
1971 – 1974 Học tại tiểu chủng viện Long Xuyên,Việt Nam.
1980 22 tuổi, vượt biên qua Mỹ.
1987 Tốt nghiệp đại học Temple tại Philadelphia, Pennsylvania, với bằng cử nhân về computer science
1988 – 1994 Tu học tại chủng viện Mount Saint Mary tại Emmitsburg, Maryland và giúp xứ tại Saint Ann Parish in Washington, D.C.
24/6/1995 Thụ phong linh mục bởi Đức Hồng Y James Cardinal Hickey tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm (Basilica of the National shrine of the Immaculate Conception.)
1995 Phục vụ tại Giáo Xứ St. Bernard of Clairvaux trong nhiệm vụ phó xứ.
2005 Đức Hồng Y Theodore Cardinal McCarrick bổ nhiệm làm Cha Sở tại Giáo Xứ Holy Family tại Hillcrest Heights, Maryland.
2008 Đức Hồng Y Donal W. Wuerl bổ nhiệm làm Cha Sở Giáo Xứ Mẹ Việt Nam tại Silver Spring, Maryland.
05/02/2014 An nghỉ trong Chúa vào lúc 2 giờ 10 phút chiều. tai Silver Spring, Maryland.
 
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu Linh mục Vincent Văn Đạo Nguyễn qua đời tại Thủ Đức Saigòn
Đức ông Giuse Trịnh Minh Trí
20:53 07/02/2014
PHÂN ƯU:
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Bà Cố Monica Maria Nguyễn Thị My
Đã về an nghỉ trong Chúa lúc 4:00 giờ chiều ngày 6 tháng 2 năm 2014
tại tư gia, Giáo Xứ Khiết Tâm, Thủ Đức, Sài Gòn
Bà Cố Monica Maria là thân mẫu Linh mục Vincent Văn Đạo Nguyễn
đang phục vụ Giáo Xứ Mary, Giáo Phận Spokane, Washington State.

Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
xin hiệp thông cầu nguyện với
Cha Vincent và Tang Quyến

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thứ Sáu ngày 7 tháng 2 năm 2014
tại tư gia Số 2/1 Đướng 4, Khu Phố 5, Bình Chiểu, Thủ Đức, Sài Gòn
Nghi Thức Tẩm Liệm, Làm Phép Tang và Thăm Viếng

Thứ Bảy ngày 8 tháng 2 năm 2014
7 giờ 45 phút sáng Thánh Lễ tại tư gia: Chủ sự - Lm Chánh Xứ Khiết Tâm

Thứ Hai ngày 10 tháng 2 năm 2014
7:00 giờ sáng: Thánh Lễ An Táng tại
Thánh Đường Giáo Xứ Khiết Tâm , Phường Bình Chiểu, Thủ Đức, Sài Gòn

Sau Thánh Lễ, di quan và an táng tại Nghĩa Trang Giáo Xứ Khiết Tâm
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Bà Cố Monica Maria
vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.

Thành Kính Phân Ưu
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Văn Hóa
Cho những tâm hồn tận hiến
Ngô Xuân Tịnh
17:43 07/02/2014
Bạn là ai ?
Là ngươi trai
Vai rộng
Trán cao
Sao băng là ánh mắt
Đời của bạn ướp bằng hoa mộng đẹp
Cao thượng
Thương yêu
Diễm kiều là hồn bạn
Tấm hồn thơ trong trắng quá tuyết ngàn
Bài thơ yêu đậm nét son đỏ chói
Yêu tha thiết một người Cha chí ái
Yêu nồng nàn mọi tha nhân đồng loại
Đồng lúa chín mênh mông đòi thợ gặt
Đàn chiên con ngơ ngác đợi chủ chăn
Bạn dâng hiến suốt cả một cuộc đời
Cho tiếng gọi tha thiết vời vợi
Cho tôi hôn những bước chân thiên thần
Cho tôi hôn đôi bàn tay ân cần
Đi gieo rắc hạt giống vàng chân lý
Cho tin mừng ướp hương lòng thế kỷ
Men cứu độ dậy bột khắp nhân gian
Đời bạn phúc lộc chứa chan
Trong như suối mát bên ngàn thông reo
Đèo cao lý tưởng bạn leo
Đời không trôi giạt cánh bèo tràng giang

Ngô xuân Tịnh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Duyên
Dominic Đức Nguyễn
22:16 07/02/2014
NỤ CƯỜI DUYÊN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Có những nụ cười dẫu không tên
Nhưng khi nhìn thấy rất khó quên
Ngỡ lòng mở hội qua ánh mắt
Vạn vật xung quanh tươi hẳn lên.
(Trích thơ của Trọng Văn)