Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 06/02: Chấp nhận bị quấy rầy – Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
01:39 05/02/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, qua biển rồi, Đức Giê-su và các môn đệ ghé vào đất liền tại Ghen-nê-xa-rét và lên bờ. Thầy trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giê-su. Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó. Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.
Đó là lời Chúa
Cuộc tạo dựng mới
Lm. Minh Anh
13:49 05/02/2023
CUỘC TẠO DỰNG MỚI
“Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất”.
Franz Joseph Haydn, “Cha đẻ của nền âm nhạc giao hưởng”; “The Creation”, “Tạo Dựng” là một trong những kiệt tác của tác giả. Ngày kia, ông được mời đến Vienna Opera, nơi trình tấu tuyệt phẩm này. Suy yếu vì tuổi tác, Haydn ngồi trên xe lăn. Tác phẩm được hợp tấu, khán giả bị cuốn hút bởi những cảm xúc vô tận. Đến đoạn cao trào “Hãy có ánh sáng!”, ban hợp xướng bùng nổ đến mức mọi người đứng dậy, tiếng vỗ tay như sấm, đến nỗi phần trình tấu phải gián đoạn. Haydn gắng gượng đứng lên, làm hiệu xin mọi người im lặng; và với bàn tay run run, ngón trỏ chỉ lên trời, ông nói, “Không, không! Không phải tôi, nhưng là Ngài, tất cả đã có!”. Sau khi dành sự tôn vinh và chúc khen cho Đấng Tạo Thành, ông ngã ra ghế, kiệt sức và ngất lịm!
Kính thưa Anh Chị em,
“Không! Không phải tôi, nhưng là Ngài”. Cùng với F. J. Haydn, phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ, không chỉ một mà có đến hai cuộc tạo dựng: một từ nguyên thuỷ; một từ Chúa Giêsu. Thế nhưng, nói, “Tất cả những ai chạm tới Ngài, đều được khỏi”. Không chỉ chữa phần xác, Chúa Giêsu chữa cả phần hồn. Việc chữa lành này được gọi là cứu độ, hay một ‘cuộc tạo dựng mới!’.
Bài đọc Sáng Thế nói đến những ngày Thiên Chúa tạo dựng! “Hãy có ánh sáng!”; “Hãy có vòm trời!”; “Hãy có những vật sáng trên vòm trời!”. Qua những buổi chiều và những buổi sáng, Thiên Chúa thấy chúng tốt đẹp. Thánh Vịnh đáp ca bộc lộ niềm hân hoan, “Công trình Chúa làm Chúa được hân hoan”. Như người mẹ chuẩn bị mọi thứ cho đứa con, Thiên Chúa đã làm tất cả những gì có thể trước khi tạo dựng con người. Và như thế, mỗi ngày, khi hít thở, vui hưởng ánh sáng, sử dụng những gì Chúa ban... con người sờ đụng Thiên Chúa, sờ đụng huyền nhiệm!
Vậy mà, Thiên Chúa không chỉ tạo dựng, nhưng trong Chúa Giêsu, Ngài còn cứu độ. Marcô mô tả, “Dân chúng rảo chạy khắp miền; nghe tin Người ở đâu thì khiêng những kẻ đau yếu nằm trên chõng đến đó”. ‘Rảo chạy’ có nghĩa là ‘bước những bước ngắn vội vã’, ‘chạy tới chạy lui’; nhưng họ chạy, chỉ để mang đến những con người muốn được lành phần xác; điều này khá dễ dàng, vì họ chỉ cần chạm đến gấu áo Ngài. Vậy mà Chúa Giêsu lại ước ao chữa lành một điều gì đó quan trọng hơn, bên trong hơn; Ngài muốn chữa lành linh hồn. Để một khi linh hồn được chữa lành, thì việc lành lặn nội tâm này mang một tên gọi khác, “cứu độ”, ‘cuộc tạo dựng mới!’.
Anh Chị em,
“Từ nguyên thuỷ Thiên Chúa đã tạo thành trời đất”. Như F. J. Haydn nói, “Với Ngài, tất cả đã có!”. Nhưng với Chúa Giêsu, “Tội anh được tha!”; “Chị hãy về đi, từ nay đừng phạm tội nữa!”; “Hãy theo tôi!”; “Hãy xuống mau!”, thì với Ngài, đây là những ‘cuộc tạo dựng mới!’. Mỗi khi chữa lành bên trong một ai, mọi người vui mừng nhìn Chúa Giêsu; thế nhưng, như Haydn, Ngài cũng sẽ chỉ ngón trỏ lên trời và nói, ‘Không! Không phải Tôi! Nhưng là Cha, tất cả đã có!”. Không chỉ ngửa ra ghế, Ngài đã gục xuống trong mồ ba ngày và nay chôn mình trong các nhà chầu, trở nên của ăn nuôi sống bạn và tôi. Ngài mong chữa lành chúng ta, hẫu mỗi người thêm chất Chúa, bớt chất người; và “qua những buổi chiều và những buổi sáng”, Ngài tiếp tục làm những gì có thể để mỗi ngày có thêm những ‘cuộc tạo dựng mới’ đáng ao ước nhất! Như con nhộng xấu xí được lột xác, bạn và tôi, nhờ Ngài, ngày kia sẽ bay lên như những con bướm đẹp xinh!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin chữa lành nội tâm con, hầu con trở nên ‘một tạo vật mới’, một tạo vật đã chuyển mình, biến đổi, lột xác bằng ‘cuộc tạo dựng mới’; và bấy giờ, con cũng có thể bay lên!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:00 05/02/2023
21. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết ý là: dùng toàn bộ trí nhớ để yêu Ngài và vĩnh viễn không quên Ngài.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 05/02/2023
54. ĐÔN VÀO CHO ĐỦ
Tề tuyên vương kêu người thổi ống sinh và quy định phải có ba trăm người cùng thổi.
Ông Nam Quách là người không biết đánh đàn thổi sáo, cũng yêu cầu cho mình được vào ban hợp tấu, Tuyên vương bèn để cho ông ta tham gia hội nhạc, và cũng được lương bổng giống như những người khác.
Tuyên vương chết đi, Hỗn vương kế vị, ông ta rất thích độc tấu, ông Nam Quách biết vàng thau không thể lẫn lộn, chỉ có cách là trốn đi.
(Hàn Phi Tử)
Suy tư 54:
Triều đại nào cũng có những kẻ ăn theo, họ ăn theo vì dựa vào thế giá của nhà vua hoặc là người có quyền thế, nhưng đến khi triều đại sụp đổ, hoặc người quyền thế bị mất quyền, thì họ cũng tìm cách rút lui.
Trong cộng đoàn giáo xứ cũng thường có những người ăn theo, họ dựa vào thế của cha sở rồi làm chuyện này chuyện nọ mà không cần thông qua cha sở, cho nên trong giáo xứ mới đẻ ra nhiều “quái thai”, và những “ quái thai” này lại sinh ra nhiều cái kỳ quặc khác, thế là giáo xứ chia ra năm bè bảy mảng mất đoàn kết, chia bè kết phái gây xáo trộn cho sinh hoạt của cộng đoàn nơi có những người thành tâm thiện chí.
Khi mới đến nhận một giáo xứ nào đó, các cha sở thường kiếm cho mình một nhóm người làm nòng cốt, để điều hành giáo xứ trong bước đầu, đó là chuyện khôn ngoan của các ngài, nhưng nếu các ngài không đề cao cảnh giác thì loại người ăn theo sẽ len lỏi vào và làm lủng đoạn công việc mục vụ của các ngài.
Xét cho cùng, cái chuyện ăn theo thì do lỗi cha sở trước tiên, nếu ngài cương quyết tổ chức một giáo xứ tốt lành thì không nên thiên vị ai, nếu ngài thực sự để quyền lợi giáo xứ trên quyền lợi của một vài cá nhân tay chân của ngài, thì ngài nên công bằng trong cách điều hành công việc.
Bởi vì tất cả mọi giáo dân trong giáo xứ đều được Chúa trao phó cho ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tề tuyên vương kêu người thổi ống sinh và quy định phải có ba trăm người cùng thổi.
Ông Nam Quách là người không biết đánh đàn thổi sáo, cũng yêu cầu cho mình được vào ban hợp tấu, Tuyên vương bèn để cho ông ta tham gia hội nhạc, và cũng được lương bổng giống như những người khác.
Tuyên vương chết đi, Hỗn vương kế vị, ông ta rất thích độc tấu, ông Nam Quách biết vàng thau không thể lẫn lộn, chỉ có cách là trốn đi.
(Hàn Phi Tử)
Suy tư 54:
Triều đại nào cũng có những kẻ ăn theo, họ ăn theo vì dựa vào thế giá của nhà vua hoặc là người có quyền thế, nhưng đến khi triều đại sụp đổ, hoặc người quyền thế bị mất quyền, thì họ cũng tìm cách rút lui.
Trong cộng đoàn giáo xứ cũng thường có những người ăn theo, họ dựa vào thế của cha sở rồi làm chuyện này chuyện nọ mà không cần thông qua cha sở, cho nên trong giáo xứ mới đẻ ra nhiều “quái thai”, và những “ quái thai” này lại sinh ra nhiều cái kỳ quặc khác, thế là giáo xứ chia ra năm bè bảy mảng mất đoàn kết, chia bè kết phái gây xáo trộn cho sinh hoạt của cộng đoàn nơi có những người thành tâm thiện chí.
Khi mới đến nhận một giáo xứ nào đó, các cha sở thường kiếm cho mình một nhóm người làm nòng cốt, để điều hành giáo xứ trong bước đầu, đó là chuyện khôn ngoan của các ngài, nhưng nếu các ngài không đề cao cảnh giác thì loại người ăn theo sẽ len lỏi vào và làm lủng đoạn công việc mục vụ của các ngài.
Xét cho cùng, cái chuyện ăn theo thì do lỗi cha sở trước tiên, nếu ngài cương quyết tổ chức một giáo xứ tốt lành thì không nên thiên vị ai, nếu ngài thực sự để quyền lợi giáo xứ trên quyền lợi của một vài cá nhân tay chân của ngài, thì ngài nên công bằng trong cách điều hành công việc.
Bởi vì tất cả mọi giáo dân trong giáo xứ đều được Chúa trao phó cho ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô kết thúc Chuyến tông du Nam Sudan & Cộng Hòa Dân Chủ Congo
Thanh Quảng sdb
16:18 05/02/2023
ĐGH Phanxicô kết thúc Chuyến tông du Nam Sudan & Cộng Hòa Dân Chủ Congo (DRC)
Đức Thánh Cha Phanxicô khởi hành từ Juba trên chiếc máy bay của Đức Thánh Cha về lại Rôma, kết thúc chuyến tông du kéo dài 6 ngày của ngài đến Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước giờ tạm biệt ĐTC nói: “Các bạn ở trong trái tim của tôi, các bạn ở trong trái tim của chúng tôi, các bạn ở trong trái tim của tất cả các Kitô hữu trên khắp thế giới! Đừng bao giờ mất hy vọng. Và đừng để mất cơ hội nào để xây dựng hòa bình.”
Những lời khích lệ đó là những kết thúc công khai mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trước khi giã từ Nam Sudan kết thúc chuyến tông du thứ 40 của ngài ra nước ngoài.
Máy bay của Đức Thánh Cha khởi hành từ Sân bay Quốc tế Juba lúc 11:56 sáng giờ địa phương, đưa Đức Thánh Cha và hơn 70 nhà báo về lại Rome.
Đức Thánh Cha đến Rôma vào khoảng 5:15 chiều giờ địa phương.
Lời kêu gọi hòa bình
Trong sáu ngày qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tìm mọi cách để mang đến một thông điệp nâng đỡ và hy vọng cho dân chúng của nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.
ĐTC phát biểu một cách mạnh mẽ và thường xuyên về sự cần thiết của mỗi người để thúc đẩy hòa bình trong cuộc sống của chính họ và trong quốc gia của họ.
Những lời nói công khai đầu tiên này của ĐTC tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo đã tạo nên bầu khí cho suốt chuyến tông du, khi Ngài nói chuyện với chính quyền dân sự của các đất nước này.
ĐTC nói: “Những vùng đất nước này bao la và tràn đầy sức sống, nét đẹp của Châu Phi này, đang bị bạo lực tấn công làm cho ra bạc nhược như đang dẫy chết!”
Mặc dù mỗi bài phát biểu dành cho một đối tượng khác nhau, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết hợp chúng lại với nhau bằng một lời kêu gọi chấm dứt mọi bạo lực ở hai quốc gia này, củng cố những lời nói công khai của ngài bằng những cử chỉ thân thương gần gũi.
Biến thông điệp thành hành động
Những đám đông khổng lồ đã đến tham dự các Thánh lễ công cộng: hơn một triệu người đã tham dự thánh lễ với ngài ở thủ đô Kinshasa ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo (DRC), và khoảng 100.000 tín hữu đã quy tụ với ngài ở Juba, khoảng 1/5 dân số của thủ đô Nam Sudan.
Khi máy bay của Đức Thánh Cha cất cánh từ Juba, Đức Tổng Giám Mục Stephen Ameyu Martin Mulla của Juba nói với SSBC, đài truyền hình quốc gia, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã để lại một thông điệp hy vọng và kêu gọi mọi người dân Nam Sudan hãy ở bên nhau và cố gắng hướng tới hòa bình.
Ngài nói: “Chỉ bằng cách quan tâm đến anh chị em của mình, chúng ta mới thực sự có được bình an. “Chúng tôi hy vọng các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi sẽ lắng nghe và nắm bắt sứ điệp của Đức Thánh Cha, và sứ điệp của Đức Tổng Giám Mục Justin Welby và của Cha Tổng Iain Greenshields.”
Đức Thánh Cha Phanxicô khởi hành từ Juba trên chiếc máy bay của Đức Thánh Cha về lại Rôma, kết thúc chuyến tông du kéo dài 6 ngày của ngài đến Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trước giờ tạm biệt ĐTC nói: “Các bạn ở trong trái tim của tôi, các bạn ở trong trái tim của chúng tôi, các bạn ở trong trái tim của tất cả các Kitô hữu trên khắp thế giới! Đừng bao giờ mất hy vọng. Và đừng để mất cơ hội nào để xây dựng hòa bình.”
Những lời khích lệ đó là những kết thúc công khai mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trước khi giã từ Nam Sudan kết thúc chuyến tông du thứ 40 của ngài ra nước ngoài.
Máy bay của Đức Thánh Cha khởi hành từ Sân bay Quốc tế Juba lúc 11:56 sáng giờ địa phương, đưa Đức Thánh Cha và hơn 70 nhà báo về lại Rome.
Đức Thánh Cha đến Rôma vào khoảng 5:15 chiều giờ địa phương.
Lời kêu gọi hòa bình
Trong sáu ngày qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tìm mọi cách để mang đến một thông điệp nâng đỡ và hy vọng cho dân chúng của nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan.
ĐTC phát biểu một cách mạnh mẽ và thường xuyên về sự cần thiết của mỗi người để thúc đẩy hòa bình trong cuộc sống của chính họ và trong quốc gia của họ.
Những lời nói công khai đầu tiên này của ĐTC tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo đã tạo nên bầu khí cho suốt chuyến tông du, khi Ngài nói chuyện với chính quyền dân sự của các đất nước này.
ĐTC nói: “Những vùng đất nước này bao la và tràn đầy sức sống, nét đẹp của Châu Phi này, đang bị bạo lực tấn công làm cho ra bạc nhược như đang dẫy chết!”
Mặc dù mỗi bài phát biểu dành cho một đối tượng khác nhau, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết hợp chúng lại với nhau bằng một lời kêu gọi chấm dứt mọi bạo lực ở hai quốc gia này, củng cố những lời nói công khai của ngài bằng những cử chỉ thân thương gần gũi.
Biến thông điệp thành hành động
Những đám đông khổng lồ đã đến tham dự các Thánh lễ công cộng: hơn một triệu người đã tham dự thánh lễ với ngài ở thủ đô Kinshasa ở Cộng Hòa Dân Chủ Congo (DRC), và khoảng 100.000 tín hữu đã quy tụ với ngài ở Juba, khoảng 1/5 dân số của thủ đô Nam Sudan.
Khi máy bay của Đức Thánh Cha cất cánh từ Juba, Đức Tổng Giám Mục Stephen Ameyu Martin Mulla của Juba nói với SSBC, đài truyền hình quốc gia, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã để lại một thông điệp hy vọng và kêu gọi mọi người dân Nam Sudan hãy ở bên nhau và cố gắng hướng tới hòa bình.
Ngài nói: “Chỉ bằng cách quan tâm đến anh chị em của mình, chúng ta mới thực sự có được bình an. “Chúng tôi hy vọng các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi sẽ lắng nghe và nắm bắt sứ điệp của Đức Thánh Cha, và sứ điệp của Đức Tổng Giám Mục Justin Welby và của Cha Tổng Iain Greenshields.”
Bài giảng lễ của Đức Phanxicô tại Nam Sudan
Vu Van An
17:54 05/02/2023
Theo tin Tòa Thánh, trước khoảng 70,000 tín hữu Nam Sudan, tụ tập tại Lăng John Garang ở thủ đô Juba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ đại trào. Trong thánh lễ này, ngài tha thiết thúc giục mọi người hạ vũ khí hận thù, mặc lấy tâm tình tha thứ. Sau đây là nguyên văn bài giảng và lời từ biệt của ngài, dựa theo bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Hôm nay tôi muốn trích dẫn những lời mà Thánh Tông Đồ Phaolô đã nói với cộng đoàn Côrintô trong bài đọc thứ hai và lặp lại chúng ở đây trước mặt anh chị em: “Hỡi anh em, khi tôi đến với anh em, tôi không đến để loan báo cho anh em chứng tá của Thiên Chúa trong lời nói cao cả hoặc sự khôn ngoan. Vì tôi đã quyết định không biết gì giữa anh em ngoài Chúa Giêsu Kitô và Người đã chịu đóng đinh” (1 Cr 2:1-2). Vâng, mối quan tâm của Thánh Phaolô cũng là của tôi, khi tôi tụ họp ở đây với anh chị em nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa của tình yêu, Thiên Chúa, Đấng đã đạt được hòa bình qua thập giá của Người; Chúa Giêsu, Thiên Chúa chịu đóng đinh vì tất cả chúng ta; Chúa Giêsu chịu đóng đinh nơi những người đau khổ; Chúa Giêsu, bị đóng đinh trong cuộc sống của rất nhiều người trong số anh chị em, trong rất nhiều người ở đất nước này; Chúa Giêsu, Chúa phục sinh, Đấng chiến thắng sự dữ và sự chết. Tôi đến đây để loan báo về Người và để củng cố anh chị em trong Người, vì sứ điệp của Chúa Kitô là sứ điệp của niềm hy vọng. Chúa Giêsu biết nỗi thống khổ của anh chị em và niềm hy vọng anh chị em mang trong lòng, những niềm vui và những phấn đấu đánh dấu cuộc đời anh chị em, bóng tối đang tấn công anh chị em và niềm tin mà anh chị em dâng lên trời như một bài ca trong đêm. Chúa Giêsu biết anh chị em và yêu anh chị em. Nếu chúng ta ở lại trong Người, chúng ta không bao giờ phải sợ hãi, vì đối với chúng ta, mọi thập giá sẽ trở thành sự phục sinh, mọi buồn phiền sẽ trở thành hy vọng, và mọi than thở sẽ trở thành vũ điệu.
Vì vậy, tôi muốn suy niệm về những lời sự sống mà Chúa Giêsu đã nói với chúng ta trong Tin Mừng hôm nay: “Anh em là muối cho đời… Anh em là ánh sáng thế gian” (Mt 5:13-14). Những hình ảnh này nói gì với chúng ta, trong tư cách môn đệ của Chúa Kitô?
Trước hết, chúng ta là muối của đất. Muối được dùng để nêm thức ăn. Nó là thành phần vô hình mang lại hương vị cho mọi điều. Chính vì lẽ đó mà từ xa xưa, muối đã là biểu tượng của khôn ngoan, một đức tính không thể nhìn thấy nhưng làm tăng thêm hương vị cho cuộc sống, một cuộc sống mà thiếu nó thì trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Tuy nhiên, Chúa Giêsu muốn nói đến loại khôn ngoan nào? Ngài dùng hình ảnh muối ngay sau khi dạy các môn đệ về Các Mối Phúc Thật. Như vậy, chúng ta thấy các Mối phúc là muối của đời sống Kitô hữu, vì chúng mang sự khôn ngoan từ trời xuống thế gian. Chúng cách mạng hóa các tiêu chuẩn của thế giới này và cách suy nghĩ thông thường của chúng ta. Và chúng nói gì? Một cách tóm tắt, chúng nói với chúng ta rằng để được chúc phúc, hạnh phúc và viên mãn, chúng ta không được nhắm để được mạnh mẽ, giàu có và quyền lực, nhưng khiêm nhường, nhu mì, hay thương xót; không làm điều ác cho ai, nhưng là người kiến tạo hòa bình cho mọi người. Chúa Giêsu nói, đây là sự khôn ngoan của một môn đệ; nó là thứ mang lại hương vị cho thế giới xung quanh chúng ta. Chúng ta hãy nhớ điều này: nếu chúng ta thực hành các Mối phúc, nếu chúng ta thể hiện sự khôn ngoan của Chúa Kitô, chúng ta sẽ mang lại hương vị không chỉ cho cuộc sống của chúng ta, mà còn cho cuộc sống của xã hội và của đất nước chúng ta đang sống.
Muối không chỉ mang lại hương vị; nó còn có một chức năng khác, rất cần thiết vào thời Chúa Kitô: nó bảo quản thức ăn để nó không bị hư và hỏng. Kinh thánh nói rằng có một “thức ăn”, một điều tốt thiết yếu cần được bảo tồn hơn tất cả những điều khác, và đó là giao ước với Thiên Chúa. Vì vậy, trong những ngày đó, bất cứ khi nào một lễ vật được dâng lên Chúa, người ta sẽ thêm một ít muối vào đó. Chúng ta hãy nghe Kinh thánh nói về điều này: “Các ngươi không được để thiếu muối giao ước với Thiên Chúa của mình trong lễ vật ngũ cốc; cùng với tất cả lễ vật của mình, ngươi phải dâng muối” (Lv 2:13). Do đó, muối được sử dụng như một lời nhắc nhở về nhu cầu căn bản của chúng ta để duy trì mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, bởi vì Người trung thành với chúng ta, và giao ước của Người với chúng ta là giao ước không thể hủy hoại, bất khả xâm phạm và tồn tại lâu dài (x. Ds 18:19; 2 Sb 13:5). Theo đó, mỗi môn đệ của Chúa Giêsu, như muối của đất, là chứng nhân cho giao ước mà Thiên Chúa đã lập và chúng ta cử hành trong mỗi Thánh Lễ: một giao ước mới, vĩnh cửu và không thể phá bỏ (x. 1 Cr 11,25; Dt 9), và một tình yêu dành cho chúng ta không thể lay chuyển ngay cả bởi sự bất trung của chúng ta.
Thưa anh chị em, chúng ta là nhân chứng cho điều kỳ diệu này. Vào thời cổ xưa, khi con người hoặc các dân tộc thiết lập một hiệp ước hữu nghị với nhau, họ thường niêm phong nó bằng cách trao đổi một ít muối. Là muối của đất, chúng ta được mời gọi làm chứng cho giao ước với Thiên Chúa một cách hân hoan và biết ơn, và như thế chứng tỏ rằng chúng ta là những người có khả năng tạo ra những mối dây thân hữu và lối sống huynh đệ. Những người có khả năng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau như một cách để kiềm chế sự hủ bại của cái ác, căn bệnh chia rẽ, sự bẩn thỉu của những thương vụ kinh doanh gian dối và bệnh dịch bất công.
Hôm nay tôi muốn cảm ơn anh chị em, bởi vì anh chị em là muối của trái đất ở đất nước này. Tuy nhiên, khi anh chị em nghĩ đến nhiều vết thương của nó, bạo lực làm gia tăng nọc độc của hận thù và sự bất công gây ra đau khổ và nghèo đói, anh chị em có thể cảm thấy mình nhỏ bé và bất lực. Bất cứ khi nào cơn cám dỗ này tấn công anh chị em, anh chị em hãy cố nhìn vào muối và những hạt nhỏ xíu của nó. Muối là một thành phần nhỏ bé và khi được cho vào thức ăn, nó sẽ biến mất, nó sẽ tan biến; nhưng chính nhờ cách đó, nó nêm gia vị cho toàn bộ món ăn. Cũng vậy, mặc dù chúng ta nhỏ bé và yếu đuối, ngay cả khi sức lực của chúng ta có vẻ yếu ớt trước mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và cơn thịnh nộ mù quáng của bạo lực, chúng ta, những Kitô hữu, có thể góp phần quyết định làm thay đổi lịch sử. Chúa Giêsu muốn chúng ta giống như muối: chỉ một nhúm nhỏ cũng tan ra và mang lại một hương vị khác cho mọi thứ. Do đó, chúng ta không thể lùi bước, bởi nếu không có sự góp sức nhỏ bé đó, không có sự đóng góp nhỏ bé của chúng ta, thì mọi thứ trở nên vô vị. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, những điều thiết yếu, không phải từ những gì có thể xuất hiện trong sử sách, mà từ những gì thay đổi lịch sử. Nhân danh Chúa Giêsu và các Mối phúc của Người, chúng ta hãy hạ bỏ vũ khí hận thù và trả thù, để cầm lấy vũ khí cầu nguyện và bác ái. Chúng ta hãy vượt qua những điều không thích và ác cảm mà theo thời gian đã trở thành kinh niên và có nguy cơ khiến các bộ lạc và các nhóm sắc tộc chống lại nhau. Chúng ta hãy học cách bôi muối tha thứ lên các vết thương của chúng ta; muối rát bỏng nhưng nó cũng chữa lành. Ngay cả khi trái tim của chúng ta rỉ máu vì những sai trái mà chúng ta đã phải chịu đựng, chúng ta hãy từ chối, một lần và mãi mãi, lấy ác báo ác, và chúng ta sẽ phát triển lành mạnh bên trong. Chúng ta hãy đón nhận nhau và yêu thương nhau cách chân thành và quảng đại, như Chúa yêu thương chúng ta. Chúng ta hãy trân trọng những gì tốt đẹp mà chúng ta đang có, và không để cho mình bị hủ bại bởi cái ác!
Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang hình ảnh thứ hai được Chúa Giêsu sử dụng, đó là ánh sáng: Các con là ánh sáng thế gian. Một lời tiên tri vĩ đại đã được nói về dân Israel: “Ta sẽ ban ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ơn cứu độ của ta đến tận cùng trái đất” (Is 49:6). Giờ đây lời tiên báo đó đã được ứng nghiệm, vì Thiên Chúa Cha đã sai Con của Người là ánh sáng thế gian (x. Ga 8,12), ánh sáng thật chiếu soi mọi người và mọi dân tộc, ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và xua tan mọi đám mây u ám (x. Ga 1:5.9). Chúa Giêsu, ánh sáng thế gian, nói với các môn đệ rằng họ cũng là ánh sáng thế gian. Điều này có nghĩa là, khi chúng ta nhận được ánh sáng của Chúa Kitô, ánh sáng là Chúa Kitô, chúng ta trở nên “sáng chói”; chúng ta tỏa ra ánh sáng của Chúa!
Chúa Giêsu nói tiếp: “Thành xây trên núi không thể bị che khuất. Không ai thắp đèn rồi để dưới cái thùng, nhưng để trên chân đèn, để nó soi sáng mọi người trong nhà” (Mt 5:15). Một lần nữa, đây là một hình ảnh quen thuộc thời đó. Nhiều ngôi làng ở Galilê được xây dựng trên sườn đồi và có thể nhìn thấy từ rất xa. Đèn trong nhà được đặt trên cao để có thể chiếu sáng mọi ngóc ngách của căn phòng. Khi một ngọn đèn tắt, nó được phủ bằng một dụng cụ đất nung gọi là "giạ" [bushel], dụng cụ này này sẽ tước đi oxy của ngọn lửa và do đó làm tắt ánh sáng của nó.
Anh chị em thân mến, rõ ràng Chúa Giêsu muốn nói gì khi yêu cầu chúng ta trở thành ánh sáng thế gian: chúng ta, những môn đệ của Người, được mời gọi tỏa sáng như thành phố trên đồi, như ngọn đèn không bao giờ tắt. Nói cách khác, trước khi chúng ta lo lắng về bóng tối bao quanh mình, trước khi chúng ta hy vọng rằng những bóng tối xung quanh chúng ta sẽ sáng lên, thì chúng ta được kêu gọi tỏa ra ánh sáng, mang lại ánh sáng cho thành phố, làng mạc và nhà cửa, những người quen biết và mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta bằng cuộc sống và các công việc tốt của chúng ta. Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh, sức mạnh để trở nên ánh sáng trong Người, để mọi người thấy những việc lành của chúng ta, và khi thấy những việc lành đó, như Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta, thì họ sẽ vui mừng trong Thiên Chúa và tôn vinh Người. Nếu chúng ta sống như con trai con gái, anh chị em trên trái đất, mọi người sẽ biết rằng tất cả chúng ta đều có Cha trên trời. Do đó, chúng ta được yêu cầu cháy sáng một cách đầy yêu thương, không bao giờ để ánh sáng của chúng ta bị dập tắt, không bao giờ để dưỡng khí bác ái phai nhạt khỏi cuộc sống của chúng ta để những việc làm của sự dữ có thể lấy đi bầu không khí trong lành của chứng tá chúng ta. Đất nước này, rất đẹp nhưng bị tàn phá bởi bạo lực, cần ánh sáng mà mỗi người trong anh chị em có, hay tốt hơn, ánh sáng của mỗi người trong anh chị em.
Anh chị em thân mến, tôi cầu nguyện để anh chị em trở thành muối rải ra, làm tan biến và gieo rắc cho Nam Sudan hương vị huynh đệ của Tin Mừng. Xin cho các cộng đoàn Kitô hữu của anh chị em tỏa sáng rạng rỡ, để giống như những thành phố được xây dựng trên một ngọn đồi, họ sẽ chiếu tỏa ánh sáng của lòng tốt cho mọi người và cho thấy rằng điều đẹp đẽ và khả hữu là sống quảng đại và hiến thân, có niềm hy vọng và cùng nhau xây dựng một tương lai hòa giải. Anh chị em thân mến, tôi ở với anh chị em và tôi bảo đảm với anh chị em trong lời cầu nguyện của tôi rằng anh chị em sẽ cảm nghiệm được niềm vui của Tin Mừng, hương vị và ánh sáng mà Chúa, “Thiên Chúa bình an” (Pl 4:9), “Thiên Chúa của mọi niềm an ủi” (2 Cr 1:3), mong muốn được tuôn đổ trên mỗi người trong anh chị em.
______________________________________________________________________________________________________________________
Nhận xét cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Cảm ơn hiền đệ Stephen [Đức Tổng Giám Mục Stephen Ameyu Martin Mulla] vì những lời tốt đẹp của hiền đệ. Tôi chào Tổng thống Cộng hòa, cũng như các nhà chức trách dân sự và tôn giáo hiện diện.
Bây giờ tôi đã đi đến cuối cuộc hành hương này giữa các bạn, và tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi về sự chào đón nồng nhiệt đã dành cho tôi và về tất cả những công việc đã được thực hiện để chuẩn bị cho chuyến thăm này, đó là chuyến thăm huynh đệ của ba người chúng tôi.
Tôi biết ơn tất cả các bạn, anh chị em, những người đã đến đây với số lượng lớn từ nhiều nơi khác nhau, dành nhiều giờ, nếu không muốn nói là nhiều ngày, trên đường! Tôi cảm ơn các bạn vì tình cảm mà các bạn đã dành cho tôi, nhưng cũng vì niềm tin của các bạn và sự kiên nhẫn của các bạn, vì những điều tốt các bạn làm và những khó khăn mà các bạn sẵn sàng dâng lên Chúa mà không nản lòng mà tiếp tục tiến bước. Nam Sudan sở hữu một Giáo hội can đảm, có mối liên hệ chặt chẽ với Giáo hội ở Sudan, như Đức Tổng Giám Mục lưu ý khi nhắc đến Thánh Josephine Bakhita, một người phụ nữ vĩ đại, nhờ ơn Chúa, đã biến đổi tất cả những đau khổ mà bà phải chịu đựng thành niềm hy vọng. Như Đức Bênêđíctô đã nhận xét: “Niềm hy vọng sinh ra trong bà đã ‘cứu chuộc’ bà, bà không giữ cho riêng mình; niềm hy vọng này phải đến được với nhiều người, đến với tất cả mọi người” (Spe Salvi, 3). Hy vọng là hạn từ tôi muốn để lại cho mỗi bạn, như một món quà để chia sẻ, một hạt giống đơm hoa kết trái. Như Thánh Josephine nhắc nhở chúng ta, phụ nữ, đặc biệt ở đây, là dấu hiệu của hy vọng, và tôi đặc biệt cảm ơn và chúc lành cho tất cả phụ nữ trên đất nước này.
Hy vọng, tôi sẽ liên tưởng đến một hạn từ khác, hạn từ đã vang vọng trong những ngày này: hòa bình. Tôi đến đây với hai hiền đệ Justin và Iain, những người mà tôi chân thành cảm ơn; ba chúng tôi sẽ cùng nhau đồng hành với các bạn và làm tất cả những gì có thể để các bạn bước đi bình yên, bước đến hòa bình. Tôi muốn giao phó đường đi của toàn dân cùng với ba anh em chúng tôi, con đường hòa giải và hòa bình này cho một người phụ nữ khác. Mẹ là Mẹ Maria yêu dấu nhất của chúng ta, Nữ Vương Hoà Bình. Mẹ đã đồng hành cùng chúng tôi với sự hiện diện đầy quan tâm và thầm lặng của Mẹ. Bây giờ chúng ta cầu nguyện với Mẹ, và chúng ta phó thác cho Mẹ sự nghiệp hòa bình ở Nam Sudan và toàn lục địa Phi Châu. Chúng ta cũng phó thác cho Đức Mẹ hòa bình trên thế giới của chúng ta, đặc biệt là ở nhiều quốc gia đang có chiến tranh, như Ukraine, một quốc gia chịu nhiều đau khổ.
Anh chị em thân mến, cả ba chúng tôi đang trở về nhà của chính mình, với các bạn thậm chí còn gần gũi hơn với trái tim của chúng tôi. Tôi xin nhắc lại: các bạn ở trong trái tim của chúng tôi, các bạn ở trong trái tim của chúng tôi, các bạn ở trong trái tim của các Kitô hữu trên toàn thế giới! Đừng bao giờ mất hy vọng. Và đừng đánh mất cơ hội để xây dựng hòa bình. Cầu mong hy vọng và hòa bình ở giữa các bạn. Cầu mong hy vọng và hòa bình ngự trị ở Nam Sudan!
Cuộc họp báo trên chuyến bay từ Nam Sudan trở về Rôma của Đức Phanxicô
Vu Van An
23:06 05/02/2023
Trong khi tường trình về cuộc họp báo trên không của Đức Phanxicô, tờ New York Times và cả Hãng tin Công Giáo CNA nhấn mạnh đến vấn đề đồng tính luyến ái và chỉ nhắc qua loa tới các vấn đề khác, thì tờ CruxNow của John Allen Jr. tương đối đề cập tới nhiều vấn đề được các nhà báo tháp tùng Đức Phanxicô trong chuyến đi này nêu lên. Chúng tôi xin chuyển ngữ bài tường trình này của nữ ký giả Elise Allen, tựa là Francis accuses critics of ‘instrumentalizing’ death of Benedict XVI (Đức Phanxicô tố cáo các người phê bình ngài đã ‘công cụ hóa’ cái chết của Đức Bênêđíctô XVI):
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cáo buộc những người chỉ trích ngài đã “công cụ hóa” cái chết gần đây của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, nói rằng những chia rẽ bộc lộ sau sự ra đi của vị giáo hoàng quá cố có liên quan nhiều đến ý thức hệ hơn là đức tin.
Phát biểu với các nhà báo hôm Chủ Nhật trên chuyến bay của hãng hàng không ITA Airways ngày 5 tháng 2 từ Juba về Rôma, Đức Giáo Hoàng nói những tin đồn rằng Đức Bênêđictô khó chịu về một số quyết định của ngài là sai, và khi ngài hỏi ý kiến Đức Bênêđictô về một số điều, Đức Bênêđictô “đã đồng ý.”
Đức Phanxicô không cho biết ngài xin lời khuyên của Đức Bênêđictô về những quyết định nào, nhưng nói rằng ngài tin rằng “cái chết của Đức Bênêđictô đã bị công cụ hóa”.
Đức Bênêđictô XVI trị vì từ năm 2005 cho đến khi làm nên lịch sử vào năm 2013 khi trở thành vị giáo hoàng đầu tiên từ chức giáo hoàng sau 600 năm. Ngài đã dành 10 năm cuối đời để nghỉ hưu, sống tại Đan viện Mater Ecclesiae của Vatican, lâu hơn thời gian ngài giữ chức vụ giáo hoàng.
Ngài qua đời vào ngày 31 tháng 12 ở tuổi 95, và trong vòng vài ngày sau thông báo, một loạt bài báo và sách đã được xuất bản dường như đã đặt Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô chống lại nhau.
Trong số các ấn phẩm được phát hành có một cuốn sách tự truyện của thư ký riêng lâu năm của Đức Bênêđictô, Đức Tổng Giám Mục người Đức Georg Gänswein, trong đó Gänswein cho biết Đức Bênêđictô rất đau lòng trước quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô vào năm 2021 nhằm hạn chế quyền tham dự Thánh lễ Latinh Truyền thống, cũng như tài liệu năm 2016 của Đức Phanxicô Amoris Laetitia, một văn kiện đã thận trọng mở cửa cho những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn dân rước lễ.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein cũng cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô quả có tham khảo ý kiến của Đức Bênêđictô XVI về một số vấn đề, nhưng đã ngừng tìm kiếm lời khuyên của ngài sau khi Đức Bênêđictô thúc giục người kế nhiệm đưa ra “sự phản đối mạnh mẽ và công khai” chống lại “triết học phái tính”.
Trong một cuốn sách thuật lại cuộc phỏng vấn của nhà báo Ý Franca Giansoldati, công bố ngay sau khi Đức Bênêđictô qua đời, Đức Hồng Y người Đức Gerhard Müller, cựu bộ trưởng bộ giáo lý của Vatican và là bạn thân của Đức Bênêđictô XVI, đã buộc tội Đức Phanxicô.
Trong số những điều khác, Đức Hồng Y Müller cáo buộc Đức Phanxicô có một “giới ma thuật” xung quanh ngài gồm những cố vấn đáng ngờ về mặt thần học, không nhất quán trong cách tiếp cận các vụ lạm dụng tình dục và đôi khi bốc đồng trong các phán đoán của ngài. Về điểm cuối cùng đó, Müller trích dẫn trường hợp của Hồng Y người Ý Angelo Becciu, tuyên bố rằng giáo hoàng đã loại bỏ Becciu dựa trên một bài báo đơn độc trên tạp chí.
Không nêu tên cụ thể bất cứ ai, Đức Phanxicô dường như đã giải quyết những lời chỉ trích như vậy trong các bình luận của mình vào hôm Chúa nhật.
Đức Phanxicô nói, khi Đức Bênêđictô qua đời, “Người ta muốn lấy điểm cho phe của họ, họ biến một người tốt như vậy, rất gần gũi với Chúa thành công cụ... một người đã làm quá nhiều, những người đó không có đạo đức, họ là những người thuộc đảng phái, chứ không thuộc Giáo Hội.”
“Ở mọi phía, bạn đều thấy xu hướng lập đảng với các quan điểm thần học, và sau đó cổ vũ cho chúng,” Ngài nhận định như thế, đồng thời cho biết ngài để mặc những điều như vậy, bởi vì chúng “sẽ tự biến mất”.
Đức Phanxicô cho biết Đức Bênêđíctô là người mà với ngài “tôi có thể nói về mọi thứ” và dễ dàng trao đổi ý kiến.
Đức Giáo Hoàng cho biết, “Ngài luôn ở bên cạnh tôi, hỗ trợ và nếu có khó khăn gì, ngài nói với tôi và chúng tôi thảo luận. Không có vấn đề gì”. Đức Phanxicô nói rằng có lúc, một người mà theo ngài, tự cho mình là “nhà thần học vĩ đại”, đã phàn nàn về việc Đức Phanxicô ủng hộ quyền thừa kế trong các cuộc kết hợp dân sự.
Đáp lại, Đức Phanxicô cho biết Đức Bênêđíctô đã triệu tập bốn Hồng Y thần học “cấp cao nhất” để nghiên cứu vấn đề, “và câu chuyện kết thúc ở đó,” và họ không thấy có vấn đề gì với lập trường đó.
Đức Phanxicô cho biết ngài kể lại câu chuyện vì “tôi muốn nói rõ ràng Đức Bênêđictô là ai,” và nhấn mạnh rằng Đức Bênêđictô không “cay đắng” khi nghỉ hưu, như nhiều người đã miêu tả.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu khi kết thúc Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Congo và Cộng hòa Nam Sudan từ ngày 31 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2, nhằm an ủi và động viên người dân của hai quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Ngài đã cùng đến Nam Sudan với Tổng Giám mục Canterbury, Justin Welby, và Người điều hành Giáo Hội Scotland, Iain Greenshields, cả hai đều đã cùng đi với giáo hoàng trên chuyến bay trở về và tham gia cuộc họp báo trên chuyến bay của ngài.
Ngoài bi kịch xung quanh cái chết của Đức Bênêđictô XVI, các chủ đề khác được thảo luận bao gồm cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, việc kết tội hình sự đồng tính luyến ái ở một số quốc gia và các chuyến đi tiềm năng của giáo hoàng trong tương lai.
Về cuộc chiến Ukraine, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết ngài sẵn sàng gặp cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, đồng thời nói rằng ngài muốn đến thăm cả hai quốc gia.
“Nếu tôi không đến Kyiv, đó là vì lúc đó không thể đến Moscow,” ngài nói như thế, đồng thời cho biết ngài đang tìm kiếm “một cơ hội nhỏ để đàm phán.”
Ngài cũng kêu gọi sự chú ý đến các cuộc xung đột hoàn cầu khác, chẳng hạn như các cuộc chiến đang diễn ra ở Syria, Yemen và Myanmar, nói rằng xung đột Ukraine “không phải là cuộc chiến duy nhất.”
Ngài nói, “Có những cuộc chiến quan trọng hơn vì tiếng ồn mà chúng tạo ra, nhưng thế giới đang có chiến tranh, nó đang tự hủy diệt. Chúng ta phải suy nghĩ về điều này một cách nghiêm túc, nó đang tự hủy diệt.”
Nói xen vào, Đức Tổng Giám Mục Welby cho biết “việc chấm dứt cuộc chiến này nằm trong tay của Tổng thống Putin. Ông ấy có thể kết thúc nó bằng việc rút quân và ngừng bắn, sau đó đàm phán về giải pháp lâu dài” nếu ông ấy chọn, nhưng hiện vẫn chưa đưa ra quyết định đó.
Cả Đức Tổng Giám Mục Welby lẫn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều ca ngợi vai trò của phụ nữ trong việc cổ vũ hòa bình: Đức Giáo Hoàng thì ca ngợi nhiều phụ nữ mà ngài đã gặp ở cả Cộng hòa Dân chủ Congo lẫn Nam Sudan, những người đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ do chiến tranh nhưng không đánh mất niềm tin của mình.
Ngài nói, sức mạnh của phụ nữ là điều “chúng ta phải coi trọng, nhưng không phải chỉ để phô trương cho bản thân, một việc xúc phạm đến phụ nữ. Phụ nữ sinh ra là dành cho những điều vĩ đại hơn.”
Ngài cũng lên án việc buôn bán vũ khí hoàn cầu, nói rằng nó kéo dài xung đột và kéo dài chiến tranh, dẫn đến sự hủy diệt hơn nữa.
Ngài nói, “Tôi nghĩ rằng ngày nay, trên thế giới, buôn bán vũ khí là bệnh dịch lớn nhất. Có người nói với tôi, nếu họ không bán vũ khí trong một năm, chiến tranh trên thế giới sẽ kết thúc. Tôi không biết điều đó có đúng hay không, nhưng ngày nay đứng đầu là việc bán vũ khí”.
Ngài cho biết, sự lan tràn vũ khí cũng thúc đẩy chủ nghĩa bộ lạc, “bạo lực giữa các bộ lạc là do buôn bán vũ khí, và sau đó, họ khai thác đất đai và điều đó gây ra xung đột trong các bộ lạc.”
“Đây là điều ma quái, không có hạn từ nào khác. Nó phá hủy, phá hủy sáng thế, phá hủy con người, nó phá hủy xã hội,” ngài nói như thế, và đồng thời lên án hiện tượng trẻ em đi lính ở nhiều nơi, bao gồm cả Cộng hòa Dân chủ Congo.
Về vấn đề đồng tính luyến ái, Đức Giáo Hoàng, Đức Tổng Giám Mục Welby và Tổng Điều hiệp viên Greenshields đều nhấn mạnh sự cần thiết phải chào đón những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái và lên án việc kết tội hình đồng tính luyến ái đang diễn ra ở nhiều quốc gia.
Giáo Hội Công Giáo là giáo hội duy nhất trong số ba giáo hội được đại diện tại cuộc họp báo, một cách nào đó, không cho phép hôn nhân đồng tính, và Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican gần đây cũng đã từ chối ban phép lành cho các cặp đồng tính.
Trong bài phát biểu của mình, Đức Giáo Hoàng lên án các bậc cha mẹ đuổi con cái ra khỏi nhà vì đồng tính luyến ái, nói rằng, “chúng có quyền ở nhà, những đứa trẻ có khuynh hướng này, bạn không thể đuổi chúng ra khỏi nhà, chúng có quyền đối với việc này.”
Ngài cho biết có nhiều quốc gia duy trì luật hình sự chống đồng tính luyến ái, và một số quốc gia đi xa đến mức trừng phạt tội phạm này bằng án tử hình, “hoặc công khai hoặc bưng bít.”
“Kết án một người như vậy là một tội lỗi. Ngài nói, kết tội hình hình những người có xu hướng đồng tính luyến ái là một sự bất công, đồng thời nói rằng các vận động hành lang “là một chuyện khác”, trong khi những người đồng tính luyến ái “là những con người”.
Đức Tổng Giám Mục Welby lặp lại nhận xét của Đức Thánh Cha, nói rằng vấn đề này đã là một cuộc thảo luận lớn trong Giáo hội Anh và trong Quốc hội Anh. Ngài nói, Giáo hội Anh gần đây đã thông qua hai nghị quyết về việc kết tội hình sự đồng tính luyến ái.
Mặc dù điều này “không thực sự thay đổi suy nghĩ của nhiều người,” Đức Tổng Giám Mục Welby cho biết vấn đề này sẽ là chủ đề thảo luận chính tại hội đồng chung sắp tới của Giáo hội Anh, trong đó Đức Tổng Giám Mục Welby nói rằng ngài “chắc chắn sẽ trích dẫn lời của Đức Thánh Cha,” người mà ngài nói đã tóm tắt cách họ cảm thấy “đẹp và chính xác”.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về các kế hoạch tông du sắp tới và sức khỏe của chính ngài, cho biết ngài đang lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Ấn Độ vào năm 2024, và năm nay, ngoài chuyến đi đến Lisbon cho Ngày Giới trẻ Thế giới vào tuần đầu tiên của tháng 8, ngài còn có một chuyến đi Marseille dự kiến vào ngày 23 tháng 9.
Ngài nói, có thể ngài sẽ bay thẳng đến Mông Cổ từ Marseille, nhưng ngài nhấn mạnh những kế hoạch đó vẫn chưa phải là cuối cùng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng vị Hồng Y đầu tiên của Mông Cổ, Giorgio Maregno, trong công nghị của ngài vào tháng 8 năm ngoái.
Nói chung, Đức Phanxicô cho biết ngài thích đến thăm “các quốc gia nhỏ nhất ở Châu Âu… để biết một chút về ‘Châu Âu ẩn giấu’, Châu Âu có nhiều nền văn hóa chưa được biết đến. Đây là sự lựa chọn của tôi, để cố gắng không rơi vào việc hoàn cầu hóa lòng thờ ơ.”
Về sức khỏe của mình, Đức Giáo Hoàng thừa nhận rằng “nó không giống như thời kỳ đầu của triều đại giáo hoàng, đó là sự thật,” và đầu gối của ngài tiếp tục gây cho ngài những vấn đề, “nhưng nó đang tiến triển từ từ.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video: Tái xuất giang hồ? Phỏng vấn Lm Daminh Nguyễn Phi Long, CSsR, Tân Bề Trên DCCT VN Hải Ngoại
Trần Mạnh Trác
17:37 05/02/2023
Trong bối cảnh toàn thể thế giới đang lo lắng phục hồi sau 3 năm Covid, DCCT VN Hải Ngoại đả đưa Cha Đaminh Nguyễn Phi Long trở lại chức vụ làm Bề Trên Phụ Tỉnh.
Trước đây Cha đã đảm nhiệm chức vụ này 8 năm rồi về hưu 4 năm. Cho nên phải chăng đây là một trường hợp “Tái Xuất Giang Hồ” với những chiêu thức mới?
Cuộc phỏng vấn đã hé mở cho thấy thực trạng cuả Phụ Tỉnh Dòng Chuá Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại, quan điểm về chức vụ cuả một dòng Thừa Sai, và nguyên tắc điều hành và quyết định trong dòng.
Về việc nghỉ hưu sau khi hoàn tất 2 nhiệm kỳ, Cha Long cho biết đó không phải là được nghỉ ngơi, nhưng là vì nguyên tắc cuà dòng là không ai được làm hơn 2 nhiệm kỳ. Sự thay đổi trong cuộc sống nhiều khi cũng cần thiết để có sự linh động, sự thanh thoát không dính bén vào chức vụ và nơi chốn. Đó là một điều cần thiết cho các dòng Thừa Sai.
Cha Long có một cái nhìn lạc quan về tình trạng sống đạo thời hậu Covid, “ Nhìn chung sau 2,3 năm nhiều giới hạn, bây giờ trở lại sinh hoạt đầy đủ thì nhiều người cảm thấy phấn khởi.”
Ngài hy vọng: ”chúng ta trở về sống niềm tin với tất cả sự phấn khởi...Không chỉ lấy lại mà còn thăng tiến hơn nữa”
Ý định điều hành nhà dòng bây giờ cuả Ngài là: ”Chúng tôi sẽ tiếp tục các công việc mà các đấng tiền nhiệm đã đề ra để có sự tiếp nối nhau”
Và nguyên tắc hướng dẫn các quyết định trong dòng là: “Không phải để thực hiện công trình di sản riêng nhưng ̣để thực hiện những gì Chuá muốn. Điều để mà nhận biết ý Chuá là qua sự thoả thuận đồng ý cuả hội đồng, và cuả tất cả anh em trong Phụ Tỉnh”
Ngài cũng cho biết về tình trạng cuả Phụ Tỉnh DCCT như sau:
“Xét về cơ sở vật chất và tài chánh thì Chuá ban cho như vậy là khá ổn định. Đó là một phép lạ, một bước ngoặc, một con đường dài mà Chuá dẫn chúng tôi đi”
Về vấn đề Ơn Gọi, ngài nói: ”DCCT Hải Ngoại được Chúa chúc lành vẫn còn nhiều ơn gọi. Dù là sinh non đẻ muộn nhất nhưng có nhiều Linh mục Tu sĩ với tuổi trẻ nhất so với các tỉnh dòng ở Hoa Kỳ, và kể cả toàn thể Bắc Mỷ (Canada, Hoa Kỳ và Mexico).
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt về chuyến tông du Phi Châu: ĐTC gặp gỡ giới trẻ và các giáo lý viên Congo
VietCatholic Media
05:00 05/02/2023
Sáng thứ Năm, ngày 02 tháng Hai, sau khi dâng thánh lễ riêng tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Kinshasa, Đức Thánh Cha đã đến Sân vận động “Các vị Tử đạo Lễ Hiện Xuống” để gặp gỡ giới trẻ và các giáo lý viên, cách tòa Sứ thần Tòa Thánh gần ba cây số.
Vận Động Trường này được kiến thiết xong vào năm 1993, sau 5 năm xây cất. Sân mang tên bốn nhà chính trị Congo bị kết án tử hình và hành quyết tại khu vực nay là Sân vận động này, vì bị cáo là âm mưu chống nhà độc tài Mobutu.
Sân có 80.000 chỗ và được sử dụng vào các cuộc gặp gỡ quốc tế về thể thao và văn hóa, nhưng phần lớn được dùng cho các trận đấu bóng đá và các cuộc thi đấu thể thao. Cũng như nhiều dinh thự ở Congo, Sân Vận động này được kiến thiết với sự đầu tư của Trung Quốc.
Đến sân vận động vào khoảng 9 giờ, Đức Thánh Cha dùng xe đi vòng quanh để chào thăm mọi người, giữa tiếng reo hò vui mừng của họ. Thao trường đông chật các ghế ngồi. Trên lễ đài với Đức Thánh Cha, có đông đảo các giám mục, cùng với các nhóm vũ điệu.
Cuộc gặp gỡ bắt đầu lúc 9 giờ 15 phút, với năm lời chào mừng và giới thiệu của Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giám mục Congo Dân chủ về giáo dân. Ngài nhắc đến các vấn đề của giới trẻ và hoạt động quan trọng của các giáo lý viên tại nước này. Tiếp đó là chứng từ của một bạn trẻ, rồi một giáo lý viên, xen kẽ có một màn vũ truyền thống của Congo.
Phóng sự đặc biệt về chuyến tông du Phi Châu: Đức Thánh Cha gặp gỡ các tổ chức bái ái Congo
VietCatholic Media
05:01 05/02/2023
Hoạt động cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô chiều ngày 01 tháng Hai vừa qua, tại thủ đô Congo, cũng diễn ra tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh: đó là cuộc gặp gỡ lúc 6 giờ 30 chiều, với đại diện của 6 tổ chức bác ái hoạt động tại Cộng Hoà Dân chủ Congo. Đó là tổ chức Telema Ongenge, Những người Phong cùi ở nhà thương dela Rive, Hội Fasta, Trung Tâm Giấc Mơ, những người câm điếc ở làng Bondeko, người mù thuộc các trường học Ngọn lửa nhỏ thuộc Phong trào Focolare, Tổ ấm, và sau cùng là các nữ đan sĩ dòng Trappiste ở Mvanda.
Hoạt động của các tổ chức này được trình bày vắn tắt cho Đức Thánh Cha, trước khi ngài ngỏ lời với mọi người.
Kyiv phản công: Những tiếng nổ rung chuyển Mariupol. Nga dọa hạt nhân nếu Ukraine tấn công Crimea
VietCatholic Media
14:26 05/02/2023
1. Tình hình ở tiền tuyến phía đông hiện rất khó khăn, Zelenskiy nói
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết tình hình ở tiền tuyến ở phía đông đất nước đang trở nên khó khăn hơn và Nga đang tung thêm nhiều quân vào trận chiến.
Điện Cẩm Linh đang thúc đẩy một chiến thắng quan trọng trên chiến trường sau nhiều tháng thất bại. Các lực lượng Nga đang cố gắng kiểm soát thị trấn Bakhmut và chiến đấu để giành quyền kiểm soát một tuyến đường tiếp tế chính cho các lực lượng Ukraine ở gần đó.
Quân đội Nga cũng đang cố gắng chiếm thành phố khai thác than Vuhledar, cách Bakhmut khoảng 120 km về phía tây nam, thuộc khu vực phía đông của Donetsk.
“Tôi thường phải nói rằng tình hình ở tiền tuyến rất khó khăn, ngày càng trở nên khó khăn hơn, và đã đến lúc… Kẻ xâm lược đang ngày càng đưa nhiều lực lượng của mình vào để phá vỡ hàng phòng ngự của chúng ta,” Zelenskiy nói trong video hàng đêm của mình gởi quốc dân đồng bào.
“Hiện tại rất khó khăn ở Bakhmut, Vuhledar, Lyman và các hướng khác,” ông nói.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật mùng 5 tháng Hai Thứ trưởng Quốc phòng Hanna Maliar cho biết những nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ hệ thống phòng thủ ở Bakhmut và Lyman đã thất bại.
Lyman, nằm ở phía bắc của Bakhmut, đã được lực lượng Ukraine giải phóng vào tháng 10.
Cô Maliar cho biết: “Tuần này, lực lượng xâm lược của Nga đã nỗ lực hết sức để chọc thủng tuyến phòng thủ của chúng ta và bao vây Bakhmut, đồng thời phát động một cuộc tấn công mạnh mẽ vào khu vực Lyman. Nhưng nhờ sự kiên cường của những người lính của chúng ta, họ đã không thành công.”
Hôm thứ Sáu, Zelenskiy tuyên bố rằng các lực lượng của ông sẽ chiến đấu vì Bakhmut “chừng nào chúng ta còn có thể”, nhưng tình hình ở đó ngày càng trở nên nghiêm trọng đối với các lực lượng Ukraine.
Bộ tổng tham mưu của các lực lượng vũ trang Ukraine đã báo cáo hàng ngày về nhiều cuộc đụng độ trong khu vực và các blogger quân sự ở Mạc Tư Khoa đã tuyên bố một số thành công chưa được xác minh của Nga dọc theo tiền tuyến.
2. Nổ lớn ở khu vực Mariupol. Số lượng binh sĩ Nga xung quanh thành phố Mariupol phía nam đã tăng khoảng 10.000 đến 15.000
Những tiếng nổ lớn đã vang lên tại khu vực Mariupol vào tối thứ 7 rạng sáng Chúa Nhật. Đây là lần thứ hai trong tuần này khu vực này bị không kích. Số lượng binh sĩ Nga xung quanh thành phố Mariupol ở miền nam đã tăng khoảng 10.000 đến 15.000, điều đó có nghĩa là tổng số quân Nga đóng tại Mariupol hiện nay là khoảng 30.000. Họ không đóng quân ở thành phố nhưng trong các vùng nông thôn.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mariupol Explosions Have Mayor 'Smiling and Waiting for Good News'“, nghĩa là “Những tiếng nổ lớn ở Mariupol khiến thị trưởng mỉm cười và chờ đợi tin tốt lành.”
Theo một cố vấn của văn phòng thị trưởng lưu vong, ít nhất bảy vụ nổ đã vang lên khắp thành phố Mariupol do Nga xâm lược, khiến các quan chức Ukraine “mỉm cười và chờ đợi tin tốt lành”.
Petro Andryushchenko đã viết trên kênh Telegram của mình rằng Nga tuyên bố hệ thống phòng không của họ trong khu vực đã hoạt động và bắn hạ tất cả các máy bay không người lái tấn công khu vực Mariupol.
“ Tiếng đại bác ầm ĩ khắp thành phố. Ít nhất bảy tiếng nổ lớn. Bờ trái. Một con đường rộng giữa làng Vynogradne và làng Pionerske,” ông cố vấn viết.
“Họ báo cáo về hoạt động tích cực của lực lượng phòng không của quân xâm lược. Tất nhiên, các phương tiện tuyên truyền không chính thức đưa tin tiêu chuẩn về 'cuộc tấn công bằng máy bay không người lái' và 'hạ gục tất cả các mục tiêu'. Suy nghĩ viển vông. Chúng ta đang mỉm cười và chờ đợi tin tốt lành.”
Mariupol là một trong những điểm nóng lớn đầu tiên của cuộc chiến sau khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Khoảng 11 tuần sau, Thị trưởng Mariupol Vadym Boychenko cho biết số dân thường thiệt mạng đã tăng gấp đôi so với con số do Đức Quốc xã gây ra trong hơn hai năm trong Thế chiến thứ hai. Boychenko gọi đó là “một trong những cuộc diệt chủng dân thường tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.”
“Trong hai năm, Đức quốc xã đã giết 10.000 thường dân ở Mariupol. Và quân xâm lược Nga Nga chỉ trong hai tháng đã tận diẹt hơn 20 nghìn Mariupol. Hơn 40.000 người đã bị buộc phải trục xuất,” Boychenko đã viết vào thời điểm đó trên kênh Telegram của riêng mình.
“Đây là một trong những vụ diệt chủng dân thường tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Quân đội Nga đang phá hủy thành phố của chúng ta và cư dân của thành phố một cách có mục đích và tàn nhẫn.”
“Phân biệt chủng tộc là chủ nghĩa phát xít của thế kỷ 21,” Boychenko nói thêm. “Không nghi ngờ hay ảo tưởng. Nhân loại đã phải trả giá đắt cho chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ qua. Nếu hôm nay chúng ta không đoàn kết, không ngăn chặn tệ nạn này thì cái giá phải trả lần này có thể cao hơn rất nhiều”.
Trong số những người thiệt mạng tại cảng biển chiến lược trên Biển Azov có hơn 1.200 cư dân đang chen chúc bên trong một nhà hát với dòng chữ “trẻ em” được sơn ở mỗi bên của tòa nhà.
Tuy nhiên, bất chấp sự tàn bạo của người Nga, Boychenko và nhóm của ông vẫn hy vọng rằng thành phố sẽ được giải phóng và đã thề sẽ xây dựng lại ngay khi được giải phóng. Tuần trước, anh ấy nói với Luân Đôn Thời Báo rằng anh ấy ước tính 70% cư dân trước chiến tranh sẽ quay trở lại.
Ông nói: “Một nửa thành phố giờ là tro bụi với 1.300 trong số 2.600 tòa nhà bị phá hủy,” ông nói và ước tính thiệt hại thiệt hại là 14,5 tỷ USD.
“Vì vậy, chúng tôi đã phát triển một chương trình chiến lược cho sự hồi sinh của thành phố, Mariupol Reborn. Chúng tôi đã lôi kéo những người bạn ở Mỹ, các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị, để hình dung về sự phục hưng của Mariupol.
“Chúng tôi muốn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giao thông vận tải hàng đầu, thực hiện quá trình chuyển đổi xanh và tận dụng tài sản du lịch lớn nhất của Mariupol, là bờ Biển Azov.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
3. Ngoại trưởng Anh nói vũ trang cho Ukraine là 'con đường duy nhất dẫn đến hòa bình'
Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết hôm Chúa Nhật rằng giúp trang bị vũ khí cho Ukraine để nước này có thể tự vệ trước Nga là con đường nhanh nhất để đạt được hòa bình.
Viết trên tờ Thời Báo Malta trước chuyến thăm vào thứ Ba tới đảo quốc Địa Trung Hải, là quốc gia đảm nhận chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào đầu tháng Hai, Cleverly viết:
Giống như tất cả các nhà cai trị độc tài, Putin chỉ phản ứng trước sức mạnh của đối thủ. Ông đã từ chối kế hoạch hòa bình 10 điểm của Volodymyr Zelenskiy vào tháng 12 năm ngoái. Đó là lý do tại sao Vương quốc Anh và những người bạn của Ukraine đang làm tất cả những gì có thể để mang lại thành công cho Ukraine trên chiến trường. Và đó là lý do tại sao tôi rất vui khi Đức và Mỹ cùng tham gia với Vương quốc Anh trong việc gửi xe tăng tới Ukraine. Cung cấp cho người Ukraine những công cụ họ cần để hoàn thành công việc là con đường nhanh nhất – thực sự là duy nhất – dẫn đến hòa bình.
Cuộc chiến ở Ukraine dự kiến sẽ chi phối các cuộc đàm phán giữa Anh và Malta, một thành viên của Liên minh Âu Châu.
4. Nga úp mở khả năng răn đe hạt nhân nếu Ukraine tấn công Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Floats Nuclear Deterrence if Ukraine Attacks Crimea”, nghĩa là “Nga úp mở khả năng răn đe hạt nhân nếu Ukraine tấn công Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Một đồng minh chủ chốt của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mạc Tư Khoa có thể chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine cố giành lại quyền kiểm soát Crimea.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, người hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với một nhà báo Nga được đăng trên Telegram hôm thứ Bảy rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào Crimea sẽ bị đáp trả bằng “các cuộc tấn công trả đũa”, và sẽ không có các cuộc đàm phán nào để chấm dứt cuộc xung đột, sẽ đánh dấu kỷ niệm một năm vào cuối tháng này.
Nhận xét của ông được đưa ra khi Nga đang nỗ lực giành được những chiến thắng quân sự ở Ukraine, mà bất chấp quy mô quân sự lớn của nước này đến nay vẫn chưa đạt được. Khi Putin phát động cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, ông nhắm đến một chiến thắng nhanh chóng, nhưng nỗ lực phòng thủ mạnh hơn mong đợi của Ukraine, được hỗ trợ bởi viện trợ quân sự của phương Tây, đã làm giảm lợi thế quân sự của Điện Cẩm Linh, cho phép Kyiv chiếm lại hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ bị xâm lược.
Giờ đây, những chiến thắng của Ukraine đang thúc đẩy sự lạc quan rằng quân đội của họ có thể chiếm lại Crimea, một khu vực mà Nga đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Chỉ vài ngày trước phát biểu của Medvedev, một quan chức Ukraine cho biết Kyiv đang chuẩn bị “các lữ đoàn tấn công” để giành lại các vùng lãnh thổ bị xâm lược bao gồm cả Crimea. Trong khi đó, New York Times đưa tin vào Tháng Giêng rằng chính quyền Biden đang trở nên sẵn sàng hơn khi thừa nhận Ukraine có thể cần phải tấn công bán đảo Crimea ở Hắc Hải.
Giữa những dấu hiệu cho thấy Crimea có thể trở thành một địa điểm chiến đấu, Medvedev, được nhà báo Nadana Friedrichson phỏng vấn, đã cảnh báo rằng việc Ukraine tiến hành các cuộc tấn công để giành lại vùng đất này sẽ gây ra hậu quả tàn khốc.
“Sẽ không có đàm phán trong trường hợp này, sẽ chỉ có các cuộc tấn công trả đũa,” ông nói hôm thứ Bảy. “Toàn bộ Ukraine, vẫn nằm dưới sự cai trị của Kyiv, sẽ bị đốt cháy.”
Medvedev tiếp tục rằng phản ứng của Nga đối với các cuộc tấn công vào Crimea có thể là “bất cứ điều gì” và Mạc Tư Khoa không đặt ra bất kỳ hạn chế nào. Ông nói thêm rằng Điện Cẩm Linh sẵn sàng triển khai “tất cả các loại vũ khí”, bao gồm cả hạt nhân, tùy thuộc vào “bản chất của mối đe dọa”, theo các chính sách chính thức của chính phủ về răn đe hạt nhân.
“Theo các tài liệu học thuyết của chúng tôi, bao gồm Nguyên tắc cơ bản của Răn đe hạt nhân. Tôi có thể bảo đảm với các bạn rằng câu trả lời sẽ nhanh chóng, khó khăn và thuyết phục”, ông Medvedev nói.
Ukraine và Nga coi Crimea là một phần hợp pháp của lãnh thổ của họ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cam kết sẽ hất cẳng quân đội Nga khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea, như một điều kiện để chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, các quan chức Nga cho biết họ sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong đó Kyiv khôi phục quyền kiểm soát đối với khu vực.
Thiếu tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước rằng Ukraine đang nhắm tới việc chiếm lại Crimea vào cuối mùa hè. Crimea có tầm quan trọng chiến lược, vì đây là thành phố cảng quan trọng của Sevastopol, nằm trên Hắc Hải. Trong khi đó, Mạc Tư Khoa cũng đã sử dụng Crimea để tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine trong cuộc chiến của họ.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine để bình luận.
5. Thủ tướng Olaf Scholz nói: 'Putin không đe dọa tôi hay nước Đức'
Trong cuộc phỏng vấn với Bild am Sonntag, Olaf Scholz cho biết Vladimir Putin “không đưa ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với tôi hay nước Đức” trong các cuộc điện đàm với tổng thống Nga.
Cựu thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, nói chuyện với đài BBC trong một bộ phim tài liệu vào đầu tuần này, cho biết nhà lãnh đạo Nga đã đe dọa ông bằng một cuộc tấn công hỏa tiễn “chỉ diễn ra trong một phút”.
Thủ tướng Đức cho biết các cuộc trò chuyện của ông với Putin cho thấy rõ ràng rằng họ có quan điểm rất khác nhau về cuộc chiến ở Ukraine, mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.
Scholz nói: “Tôi nói rất rõ ràng với Putin rằng Nga phải chịu trách nhiệm duy nhất về cuộc chiến.”
“Nga đã xâm chiếm nước láng giềng của mình mà không có lý do, khi chiếm một phần lãnh thổ Ukraine hoặc toàn bộ đất nước dưới sự kiểm soát của họ.”
Ông nói, bởi vì Đức cho rằng các hành động của Nga đã vi phạm khuôn khổ hòa bình của Âu Châu, nên nước này đang cung cấp cho Ukraine sự giúp đỡ về tài chính, nhân đạo và quân sự.
6. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cho biết tổng thống Ukraine đã đồng ý rằng vũ khí do phương Tây cung cấp sẽ không được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga.
“Có sự đồng thuận về điểm này,” Scholz nói trong một cuộc phỏng vấn với tuần báo Bild am Sonntag.
Các đồng minh phương Tây của Ukraine đã cam kết trang bị cho nước này các hỏa tiễn và hệ thống hỏa tiễn chính xác, cũng như xe tăng, khi nước này cố gắng đẩy lùi quân đội Nga ở phía đông.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã so sánh sự can thiệp của các quốc gia như Đức với cuộc đấu tranh của Nga trong Thế chiến thứ hai. Nhưng Scholz bác bỏ sự so sánh.
Ông nói: “Những lời nói của Putin là một phần của một loạt những so sánh lịch sử ngớ ngẩn mà ông ấy sử dụng để biện minh cho cuộc tấn công của mình vào Ukraine. Nhưng không có gì biện minh cho cuộc chiến này.
“Cùng với các đồng minh của mình, chúng ta đang cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine để nước này có thể tự vệ. Chúng ta đã cân nhắc cẩn thận từng đợt chuyển giao vũ khí, với sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh của chúng ta, bắt đầu từ Mỹ”.
Scholz nói rằng đường lối dựa trên sự đồng thuận như vậy nhằm “tránh leo thang”.
7. Thống đốc vùng Luhansk, Serhiy Haidai, cho biết các lực lượng Ukraine vẫn kiểm soát làng Bilohorivka, đồng thời cho biết thêm rằng tình hình ở đó căng thẳng, nhưng trong tầm kiểm soát.
“Thông tin đang được lan truyền ở Liên bang Nga cho rằng quân Nga đã chiếm được Bilohorivka và đánh bật người của chúng ta ra khỏi thị trấn đó,” Haidai nói với đài truyền hình quốc gia hôm Chúa Nhật.
“Quân đội của chúng ta vẫn ở vị trí của họ, không ai chiếm được Bilohorivka, không ai vào đó, không có đối phương nào ở đó.”
Một số quan chức do Mạc Tư Khoa cài đặt và các blogger quân sự thân Nga gần đây đã tuyên bố các bước tiến của Nga theo hướng Bilohorivka, phần cuối cùng của Luhansk - phần phía bắc của Donbas - do lực lượng Ukraine nắm giữ.
“Tình hình ở phía trước căng thẳng, nhưng được kiểm soát bởi các lực lượng Ukraine,” Haidai nói.
“ Số lượng các cuộc tấn công của Nga đã... tăng lên, nhưng tất cả chúng đều bị đẩy lùi bởi quân đội của chúng ta, những người vẫn giữ nguyên vị trí của họ.”
8. Y như Tần Thủy Hoàng ngày xưa, Putin ra lệnh đốt sách của người Ukraine
Theo Trung tâm Kháng chiến Quốc gia, một tổ chức do Lực lượng đặc biệt của Ukraine điều hành, các lực lượng Nga đã tịch thu sách của Ukraine từ các thư viện và trường học ở phía đông Luhansk bị xâm lược và đốt hết trong các nhà máy.
Theo báo cáo, ở Rovenky do Nga xâm lược, sách của Ukraine, đặc biệt là văn học, bị đốt cháy hàng loạt.
Trước đó, các ủy ban của Nga ở Luhansk bị xâm lược được cho là đã ra lệnh tịch thu 365 ấn bản sách tiếng Ukraine từ các trường học và thư viện trong khu vực, tờ Kyiv Independent đưa tin.
Người ta cho rằng Nga đã cố tình áp đặt các câu chuyện tuyên truyền lên trẻ em Ukraine thông qua giáo dục tại các vùng lãnh thổ bị xâm lược kể từ khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
9. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã tước quyền công dân của một số cựu chính trị gia có ảnh hưởng.
“Hôm nay, tôi đã ký các tài liệu liên quan để thực hiện một bước nữa nhằm bảo vệ và thanh lọc nhà nước của chúng ta khỏi những kẻ đứng về phía kẻ xâm lược,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm.
Ông không liệt kê tên nhưng cho biết họ có hai quốc tịch Nga và Ukraine.
Theo truyền thông nhà nước Ukraine, danh sách này bao gồm một số chính trị gia hàng đầu từ văn phòng của Viktor Yanukovych, người từng là tổng thống thân Nga của Ukraine từ năm 2010 cho đến khi ông bị phế truất vào năm 2014.
Danh sách bao gồm Dmytro Tabachnyk, cựu bộ trưởng giáo dục và khoa học, Andriy Klyuyev, cựu phó thủ tướng và người đứng đầu chính quyền của Yanukovych, và Vitaliy Zakharchenko, cựu bộ trưởng nội vụ, hãng thông tấn RBC-Ukraine đưa tin.
Ukraine đã tước quyền công dân Ukraine của một số người và đã trừng phạt hàng trăm cá nhân và công ty Nga và Belarus kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga một năm trước.
Khủng hoảng Mỹ-TQ: Bắc Kinh đáp trả bằng những lời đe dọa sau khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu gián điệp
VietCatholic Media
17:42 05/02/2023
1. Trung Quốc đáp trả bằng những lời đe dọa sau khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu gián điệp
Quân đội Hoa Kỳ hôm thứ Bảy đã bắn hạ một khinh khí cầu do thám Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Carolina sau khi nó đi ngang qua các địa điểm quân sự nhạy cảm trên khắp Bắc Mỹ.
Trung Quốc khẳng định việc khinh khí cầu này bay vào đất Mỹ là một tai nạn liên quan đến một máy bay dân sự và đe dọa sẽ trả đũa.
Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh bắn hạ khinh khí cầu sớm hơn, vào hôm thứ Tư. Nhưng các quan chức Mỹ cho biết ông được khuyên rằng thời điểm tốt nhất để thực hiện chiến dịch là khi nó ra tới vùng biển.
Các quan chức quân sự xác định rằng việc bắn hạ nó từ độ cao 18.288 mét sẽ gây rủi ro không đáng có cho những người trên mặt đất.
Trung Quốc đáp lại rằng họ bảo lưu quyền “thực hiện các hành động tiếp theo” và chỉ trích Mỹ vì “một phản ứng rõ ràng là thái quá và vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế”.
Trong tuyên bố hôm Chúa Nhật, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty liên quan, đồng thời bảo lưu quyền thực hiện các hành động đáp trả tiếp theo.”
Sự hiện diện của khinh khí cầu trên bầu trời nước Mỹ trong tuần này đã giáng một đòn nặng nề vào mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đã căng thẳng và đã đi xuống trong nhiều năm. Nó khiến Ngoại trưởng Antony Blinken đột ngột hủy bỏ chuyến công du Bắc Kinh được dự trù nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai nước.
“Họ đã hạ nó thành công và tôi muốn khen ngợi những phi công của chúng ta đã làm được điều đó,” Biden nói sau khi đáp xuống chiếc Air Force One trên đường đến Trại David.
Khinh khí cầu mầu trắng khổng lồ được phát hiện vào sáng thứ Bảy trên Carolinas khi nó đến gần bờ biển Đại Tây Dương.
Khoảng 2:39 chiều theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ, một máy bay chiến đấu F-22 đã bắn một hỏa tiễn vào khinh khí cầu, làm thủng nó khi nó cách bờ biển khoảng 6 hải lý gần Myrtle Beach, Nam Carolina, Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết như trên.
Cảnh tượng này khiến người Mỹ nhìn lên bầu trời cả tuần, tự hỏi liệu quả bóng bay bí ẩn có lơ lửng trên họ hay không.
Hôm thứ Bảy, Ashlyn Preaux, 33 tuổi, đi ra ngoài để nhận thư ở Forestbrook, Nam Carolina, và nhận thấy những người hàng xóm của cô ấy đang nhìn lên - và quả bóng bay ở đó, trên bầu trời xanh không mây. Sau đó, cô nhìn thấy máy bay chiến đấu lượn vòng và quả bóng bay bị trúng đạn.
“Tôi không ngờ hôm nay thức dậy sẽ tham gia một bộ phim 'Top Gun',” cô nói.
Các mảnh vỡ đã rơi xuống vùng nước sâu 14 mét, nông hơn so với dự kiến của các quan chức, và nó lan ra khoảng 11 km và hoạt động thu hồi bao gồm một số tàu.
Các quan chức ước tính nỗ lực phục hồi sẽ hoàn thành trong một thời gian ngắn chứ không phải vài tuần.
Tổng thống Joe Biden nói chuyện với các thành viên báo chí sau khi bước xuống chiếc Air Force One tại Sân bay Khu vực Hagerstown ở Hagerstown hôm Thứ Bảy, ngày 4 tháng 2, trên đường đến Trại David vào cuối tuần.
Các quan chức quốc phòng và quân sự Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Bảy rằng khinh khí cầu đã đi vào khu vực phòng không của Hoa Kỳ ở phía bắc quần đảo Aleutian vào ngày 28 Tháng Giêng và di chuyển phần lớn trên đất liền qua Alaska và sau đó vào không phận Canada ở Lãnh thổ Tây Bắc vào hôm thứ Hai. Nó đã quay trở lại lãnh thổ Hoa Kỳ qua phía bắc Idaho vào hôm thứ Ba, ngày Tòa Bạch Ốc cho biết Biden lần đầu tiên được thông báo về nó.
Khinh khí cầu được phát hiện hôm thứ Năm trên Montana, nơi có Căn cứ Không quân Malmstrom, có các hầm chứa hỏa tiễn hạt nhân.
Hai quan chức quốc phòng cấp cao cho biết người Mỹ đã có thể thu thập thông tin tình báo về khinh khí cầu khi nó bay qua nước Mỹ, và dành r một số ngày để phân tích và tìm hiểu cách nó di chuyển cũng như khả năng giám sát của nó.
Các quan chức đã thông báo với các phóng viên với điều kiện giấu tên.
Các quan chức cho biết quân đội Hoa Kỳ liên tục đánh giá mối đe dọa và kết luận rằng công nghệ trên khinh khí cầu không cung cấp cho Trung Quốc thông tin tình báo quan trọng ngoài những gì họ có thể thu được từ vệ tinh, mặc dù Hoa Kỳ đã thực hiện các bước để giảm thiểu những thông tin mà họ có thể thu thập được.
2. Nhà nước và truyền thông Trung Quốc phản ứng thế nào với vụ khinh khí cầu bay ngang nước Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Chinese State and Media Are Responding to Balloon Across U.S.”, nghĩa là “Nhà nước và truyền thông Trung Quốc phản ứng thế nào với khinh khí cầu trên khắp nước Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đáp lại trước phản ứng của Hoa Kỳ đối với một khinh khí cầu bị nghi ngờ do thám của Trung Quốc bằng những lời chỉ trích và sự tức giận rõ ràng khi Ngoại trưởng Antony Blinken hoãn chuyến thăm Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả khinh khí cầu là một “khí cầu dân sự” chủ yếu được sử dụng để theo dõi thời tiết nhưng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết các quan chức của họ tin rằng nó có “khả năng do thám”.
Hoãn chuyến đi đến Trung Quốc vào thứ Sáu, Blinken gọi vật thể này là một khinh khí cầu “do thám” và cho biết sự hiện diện của nó trên lãnh thổ Hoa Kỳ là “một hành động vô trách nhiệm”.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng khinh khí cầu đã vô tình đi vào không phận Hoa Kỳ và tấn công thẳng vào những ai nói khác với Bắc Kinh.
“Đây hoàn toàn là tình huống bất ngờ, bất khả kháng và sự việc đã rất rõ ràng”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao cho biết. “Trung Quốc luôn hành động theo đúng luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước.”
“Chúng tôi không có ý định vi phạm và chưa bao giờ vi phạm lãnh thổ hoặc không phận của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào. Một số chính trị gia và phương tiện truyền thông ở Mỹ đã thổi phồng nó lên để công kích và bôi nhọ Trung Quốc. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó,” tuyên bố cho biết.
Các phương tiện truyền thông tiếng Anh của nhà nước cũng chỉ trích những tuyên bố rằng khinh khí cầu đang được sử dụng cho mục đích do thám. Tờ China Daily đăng tải cái mà nó mô tả là “một bài xã luận chớp nhoáng” vào thứ Bảy nói rằng khinh khí cầu không phải là nguyên nhân khiến Blinken hủy chuyến đi của mình.
“Mặc dù Trung Quốc đã giải thích rõ ràng và minh bạch rằng khinh khí cầu được phát hiện ở Mỹ là một tàu dân sự được thiết kế cho mục đích khí tượng và việc nó vào Mỹ là ngoài ý muốn, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vẫn lấy đó làm cái cớ để hoãn chuyến thăm Trung Quốc đã được lên kế hoạch,” tờ báo cho biết.
China Daily, giống như Bộ Ngoại giao của nước này, đã đổ lỗi cho các bộ phận của giới truyền thông Hoa Kỳ, nói rằng quyết định của Blinken “dựa trên sự thổi phồng vấn đề của một số hãng truyền thông”.
Tờ báo cho biết: “Bằng cách giật gân mối đe dọa được cho là của khinh khí cầu do thám, các phương tiện truyền thông và chính trị gia Hoa Kỳ đang gây tổn hại cho quan hệ Trung-Mỹ. Nhưng họ nên từ bỏ ảo tưởng về việc Trung Quốc từ bỏ lợi ích cốt lõi của mình hoặc đầu hàng vô điều kiện trước áp lực của Mỹ để duy trì quan hệ song phương.”
Hôm thứ Sáu, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của nhà nước cũng khẳng định quan điểm của nhà nước rằng khinh khí cầu không được sử dụng để do thám.
“Trước khi làm rõ sự thật, quân đội và truyền thông Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc làm gián điệp, và vụ việc này đã đưa việc Hoa Kỳ thổi phồng gần đây về ‘mối đe dọa Trung Quốc’ lên một tầm cao mới,” tờ báo viết.
Trích dẫn các nhà phân tích giấu tên của Trung Quốc, bài báo cho biết “vụ đóng thế không được chứng minh bằng các chứng cớ cụ thể này có thể gây ra căng thẳng mới cho quan hệ Trung Quốc-Mỹ, vì đây là bước tiếp theo các động thái mạnh mẽ hơn của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự, công nghệ và ngoại giao cũng như về các vấn đề quan tâm cốt lõi của Trung Quốc, bao gồm cả đảo Đài Loan.”
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình nhưng hòn đảo này có chính phủ riêng phản đối sự cai trị của Trung Quốc. Hoa Kỳ, giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, không công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập nhưng các chính quyền liên tiếp của Hoa Kỳ đã cung cấp viện trợ quân sự cho hòn đảo này.
Lưỡng đảng chỉ trích Trung Quốc về khinh khí cầu, với một số đảng viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Lựa chọn Hạ viện mới về Cạnh tranh Chiến lược giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ mối quan ngại của họ với Newsweek vào hôm thứ Sáu.
Dân biểu Andy Kim gọi khinh khí cầu là “một động thái liều lĩnh của chế độ Chủ tịch Tập Cận Bình, làm tăng thêm các mối quan hệ trong khi cung cấp cho họ rất ít giá trị tình báo thực tế. Lẽ ra nó không bao giờ nên xảy ra và chúng ta phải làm việc để bảo đảm rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Trung Quốc để bình luận thêm.
3. Các phản ứng không bị kiểm duyệt trên internet Trung Quốc phản ánh lập trường chính thức của bọn cầm quyền rằng Hoa Kỳ đang thổi phồng tình hình.
Một số người lợi dụng nó như một cơ hội để chế giễu hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ thậm chí không thể chống lại một khinh khí cầu. Những người có ảnh hưởng theo chủ nghĩa dân tộc đã lợi dụng tin tức này để chế nhạo Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã phủ nhận mọi tuyên bố về hoạt động gián điệp và cho biết đây là khinh khí cầu dân dụng dành cho nghiên cứu khí tượng học. Bộ Ngoại giao nhấn mạnh hành trình của khinh khí cầu nằm ngoài tầm kiểm soát và kêu gọi Mỹ không “bôi xấu” nước này vì khinh khí cầu.
Trước khi chính thức xác nhận đây là khinh khí cầu của mình, Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报 - Global Times) là Hồ Hi Kim (Hu Xijin-胡希金) đã cho rằng Mỹ đang dựng chuyện, vụ khinh khí cầu này là câu chuyện được Hoa Kỳ thêu dệt từ đầu đến cuối và nếu có thì khinh khí cầu ấy không phải là của Trung Quốc.
4. Biden đối mặt với chỉ trích về phản ứng khinh khí cầu gián điệp
Thượng nghị sĩ bang Mississippi Roger Wicker, đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện cho biết: “Việc cho phép một khinh khí cầu do thám của Đảng Cộng sản Trung Quốc đi khắp lục địa Hoa Kỳ trước khi phản đối sự hiện diện của nó là một dự báo thảm hại về sự yếu kém của Tòa Bạch Ốc”.
Thượng nghị sĩ Thom Tillis, RN.C., đã tweet: “Bây giờ giai đoạn đáng xấu hổ này đã kết thúc, chúng ta cần câu trả lời từ Chính quyền Biden về quy trình ra quyết định. Cộng sản Trung Quốc được phép xâm phạm chủ quyền của Mỹ mà không bị cản trở trong nhiều ngày. Chúng ta phải chuẩn bị tốt hơn cho những hành động khiêu khích và xâm nhập trong tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, của Đảng Cộng Hòa đơn vị South Carolina tích cực hơn: “Xin cảm ơn những người đàn ông và phụ nữ của quân đội Hoa Kỳ, những người chịu trách nhiệm hoàn thành sứ mệnh bắn hạ khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc.
“Chính quyền Biden đã làm đúng khi hạ nó xuống.”
Trung Quốc đã tuyên bố rằng khinh khí cầu chỉ là một “khí cầu” nghiên cứu thời tiết đã bị thổi bay. Ngũ Giác Đài bác bỏ điều đó — cũng như lập luận của Trung Quốc rằng nó không được sử dụng để giám sát và chỉ có khả năng điều hướng hạn chế.
5. Quan chức Tòa Bạch Ốc nói rằng Biden đã thực hiện “hành động có trách nhiệm” bằng cách chờ lúc thuận tiện mới bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc
Một quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ Bảy rằng Tổng thống Joe Biden và các cố vấn quân sự của ông đã thực hiện “hành động có trách nhiệm” bằng cách chờ lúc thuận tiện mới bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc cho đến khi nó ra tới biển, giảm thiểu rủi ro mà nó có thể gây ra cho những người trên mặt đất nếu nó bị bắn hạ trên lục địa Mỹ.
Biden nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng ban đầu ông yêu cầu Ngũ Giác Đài bắn hạ khinh khí cầu vào hôm thứ Tư, nhưng cuối cùng ông đồng ý với đánh giá của quân đội rằng việc bắn hạ nó trên đất liền có thể khiến tính mạng người Mỹ gặp nguy hiểm và nên được thực hiện trên vùng biển rộng.
“Tổng thống đã đồng ý và chỉ đạo họ hạ gục nó ngay khi có thể an toàn trên mặt nước,” quan chức Tòa Bạch Ốc nói với CNN hôm thứ Bảy. “Kết quả là, họ đã phát triển một kế hoạch hạ khinh khí cầu khi nó ở trên mặt nước, trong không phận lãnh thổ của Hoa Kỳ.”
“Đây là hành động có trách nhiệm mà Tổng tư lệnh phải thực hiện,” quan chức này nói thêm. “Ông ấy ưu tiên sự an toàn của người dân Mỹ. Ông bảo đảm rằng quân đội thực hiện các bước để bảo vệ khỏi việc khinh khí cầu thu thập thông tin nhạy cảm, giảm thiểu bất kỳ giá trị tình báo nào đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Và, chúng ta đã có thể theo dõi khinh khí cầu và thu thập thông tin về nó.”
Điều này xảy ra sau khi các đảng viên Cộng hòa chỉ trích tổng thống vì đã không thực hiện các bước để bắn hạ quả bóng bay sớm hơn. Các đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Dịch vụ Vũ trang ở cả Hạ viện và Thượng viện gọi vụ việc là sự thể hiện “yếu kém” và thề sẽ tìm kiếm câu trả lời từ chính quyền. Họ cũng bày tỏ lo ngại rằng việc không bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc sớm đã cho Bắc Kinh cơ hội gieo rắc trên diện rộng những thứ không mong muốn mà Hoa Kỳ cần phải nhanh chóng tìm ra.
6. Costa Rica xác nhận đã nhìn thấy khinh khí cầu thứ hai trên bầu trời San Jose
Costa Rica vào tối thứ Bảy xác nhận đã có người nhìn thấy vào đầu tuần này một khinh khí cầu quan sát lớn màu trắng bay qua thủ đô San Jose.
Khinh khí cầu này có bề ngoài tương tự như khinh khí cầu của Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ.
Tổng giám đốc Hàng không dân dụng của Costa Rica, Fernando Naranjo Elizondo, nói với CNN rằng khí cầu được phát hiện phía trên San Jose hôm thứ Năm “không phải là khinh khí cầu có nguồn gốc từ Costa Rica.”
Lưu ý rằng khinh khí cầu này không hề rơi xuống lãnh thổ Costa Rica, ông nói rằng không có kế hoạch điều tra thêm “vì khinh khí cầu này đã biến mất.”
7. Trung Quốc đã tìm cách giảm nhẹ việc hủy bỏ chuyến đi của Blinken.
“Trên thực tế, Mỹ và Trung Quốc chưa bao giờ thông báo về bất kỳ chuyến thăm nào, việc Mỹ đưa ra bất kỳ thông báo nào như vậy là việc riêng của họ và chúng ta tôn trọng điều đó,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.
Ngũ Giác Đài cũng thừa nhận các báo cáo về khinh khí cầu thứ hai bay qua Mỹ Latinh.
“Bây giờ chúng ta đánh giá đó là một khinh khí cầu giám sát khác của Trung Quốc,” Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức câu hỏi về khinh khí cầu thứ hai.
Blinken, người dự kiến rời Washington đến Bắc Kinh vào cuối ngày thứ Sáu, cho biết ông đã nói với nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Vương Nghị trong một cuộc điện thoại rằng việc thả khinh khí cầu bay qua Mỹ là “một hành động vô trách nhiệm và quyết định của Trung Quốc thực hiện hành động này ngay trước thời điểm chuyến thăm của tôi sẽ gây bất lợi cho các cuộc thảo luận quan trọng mà chúng ta đã chuẩn bị để có.”
Khủng hoảng Mỹ-TQ: Bắc Kinh cố tình thả khinh khí cầu vào Mỹ để tác động đến cuộc chiến tại Ukraine
VietCatholic Media
22:04 05/02/2023
1. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Rubio cho rằng Trung Quốc cố tình thả khinh khí cầu để cho thấy Hoa Kỳ đang 'suy yếu'
Khinh khí cầu của Trung Quốc sau một tuần lang thang trên đất Mỹ đã bị bắn hạ, nhưng các tranh cãi lại bắt đầu rộ lên. Trong chương trình This Week của ABC News, một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho rằng cho đến nay, đa số các thành viên trong Quốc Hội ủng hộ các khoản viện trợ to lớn dành cho Ukraine trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc xâm lược vô lý và vô cớ của Vladimir Putin. Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ thay đổi sâu sắc sau vụ thả khinh khí cầu của Trung Quốc. Theo ông, Tập Cận Bình cố tình thả khinh khí cầu để cho thấy Hoa Kỳ đang 'suy yếu', để khơi dậy chủ thuyết hãy lo cho nước Mỹ trước hết.
Tờ New York Post có bài tường trình nhan đề “Rubio says China purposely sent balloon to show US in ‘decline’”, nghĩa là “cố tình thả khinh khí cầu để cho thấy Hoa Kỳ đang 'suy yếu'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, đảng viên Cộng hòa cấp cao trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, cho biết hôm Chúa Nhật rằng Trung Quốc cố tình thả khinh khí cầu gián điệp qua Hoa Kỳ để gửi thông điệp rằng nước Mỹ đang “suy tàn”.
“Họ đã cố tình làm điều này. Họ hiểu rằng nó sẽ bị phát hiện, họ biết chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải tiết lộ nó, rằng mọi người sẽ nhìn thấy nó trên bầu trời. Và thông điệp mà họ đang cố gắng gửi đi là những gì họ tin tưởng trong nội bộ của họ rằng Hoa Kỳ là một siêu cường vĩ đại một thời đang bị rỗng tuếch, nó đang suy tàn,” Thượng nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa đơn vị Florida cho biết trên chương trình “This Week” của ABC News.
Rubio bác bỏ lời bào chữa của Trung Quốc rằng khinh khí cầu là một “máy bay dân sự” đã bay chệch hướng, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định ban đầu của chính quyền Biden là giữ im lặng về vật thể sau khi nó đi vào không phận Hoa Kỳ và không bắn hạ nó cho đến khi nó ra khỏi Bờ Đông đã đi đúng theo ý đồ của TQ.
“Thông điệp Trung Quốc đang cố gắng gửi đến thế giới là, 'Hãy nhìn xem, những kẻ này thậm chí không thể làm gì với một quả khinh khí cầu trên không phận Hoa Kỳ',” Rubio nói với người dẫn chương trình Jonathan Karl.
“Làm sao bạn có thể tin tưởng Tòa Bạch Ốc của Đảng Dân chủ nếu có điều gì đó xảy ra ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Làm sao bạn có thể tin tưởng vào họ nếu họ không làm gì nổi với một quả khinh khí cầu ngay trên không phận Hoa Kỳ? Làm thế nào họ có thể viện trợ cho Đài Loan hoặc sát cánh với Phi Luật Tân hoặc Nhật Bản hoặc Ấn Độ khi người Trung Quốc tiến vào lãnh thổ của các quốc gia này?'“ ông hỏi.
Hai máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã bắn rơi khinh khí cầu vào chiều thứ Bảy ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, sau khi nó đã di chuyển ở độ cao khoảng 60.000 feet trên khắp đất nước và bay qua một số cơ sở quân sự kể từ lần đầu tiên được phát hiện gần Quần đảo Aleutian ở Alaska vào ngày 28 Tháng Giêng.
Rubio cho biết anh ấy muốn nghe lời giải thích từ chính quyền Biden về lý do tại sao quả khinh khí cầu không bị hất tung khỏi bầu trời sớm hơn.
“Tôi muốn nghe từ các quan chức quân sự về lý do tại sao nó không được giải quyết sớm hơn,” Rubio nói. “Các lựa chọn tại thời điểm đó là gì? Có thể trong một phiên họp kín, hoặc có thể với lợi ích của nhận thức muộn màng, họ sẽ có một số lập luận thực sự xác đáng về lý do tại sao điều đó không thể thực hiện được.”
Dân biểu Mike Turner của Đảng Cộng Hòa đơn vị Ohio, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, cũng chỉ trích Tòa Bạch Ốc vì điều mà ông gọi là thiếu “khẩn cấp” trong việc đối phó với khinh khí cầu Trung Quốc. Ông nói với chương trình “Gặp gỡ Báo chí” của NBC News vào Chúa Nhật rằng nó đáng lẽ phải bị hạ ngay lập tức khi nó đi vào không phận Hoa Kỳ ở Alaska.
Turner cho biết đường đi của khinh khí cầu đã đưa nó đến các cơ sở vũ khí hạt nhân và phòng thủ hỏa tiễn lớn của Mỹ và ông tin rằng người Trung Quốc đang cố gắng thu thập thông tin về “cách đánh bại sự chỉ huy và kiểm soát” của các hệ thống quân sự nhạy cảm nhất của Mỹ.
Ông nói: “Đó là một cuộc khủng hoảng mà chắc chắn tổng thống cần phải khẩn cấp và không chỉ đợi cho đến khi nó đến Đại Tây Dương mới giải quyết nó.
Tổng thống Biden cho biết hôm thứ Bảy rằng ông đã ra lệnh bắn hạ quả khinh khí cầu, được mô tả là to bằng ba chiếc xe buýt, vào hôm thứ Tư khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng mọi người đã nhìn thấy nó trên bầu trời Montana nhưng được Ngũ Giác Đài khuyên nên đợi cho đến khi đó là trên mặt nước để bảo vệ người dân trên mặt đất.
Turner nói, “Không có lời bào chữa nào ở đây.”
“Họ biết đây là gì. Họ biết khinh khí cầu là gì, khả năng cơ động của nó là gì nhờ quan sát các hành động trước đó của Trung Quốc,” Turner nói.
“Họ nên đã được chuẩn bị. Họ đã không chuẩn bị thì chớ mà còn đang chờ đợi: 'Khinh khí cầu sẽ bay đi đâu? Họ đang cố làm gì vậy?' Nhưng đó không phải là cách bạn nhìn vào hành động của đối phương,” ông nói.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng nói với các phóng viên trong một cuộc họp ngắn hôm thứ Bảy rằng quân đội đã thu thập thông tin tình báo trên khinh khí cầu và đánh giá rằng Trung Quốc không có khả năng thu thập thông tin nhiều hơn những gì họ có thể thu được từ các vệ tinh.
Khi Hoa Kỳ chờ đợi vật thể bay qua Đại Tây Dương, “chúng ta cũng đã thực hiện các bước ngay lập tức để bảo vệ chống lại việc thu thập thông tin nhạy cảm của khinh khí cầu, làm giảm giá trị tình báo của nó đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”
Quan chức này cho biết: “Việc bắn hạ quả khinh khí cầu đã giải quyết mối đe dọa do thám đối với các cơ sở quân sự và tiếp tục vô hiệu hóa bất kỳ giá trị tình báo nào mà nó có thể tạo ra, ngăn không cho nó quay trở lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
“Ngoài ra, việc bắn hạ quả khinh khí cầu có thể giúp Mỹ khôi phục các thiết bị nhạy cảm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” quan chức này tiếp tục.
Nhưng Turner cho biết vào Chúa Nhật, “Rõ ràng, việc tổng thống hạ gục nó qua Đại Tây Dương giống như việc giải quyết hàng tiền vệ, sau khi trận đấu kết thúc.
Ông cay đắng nói: “Khinh khí cầu đã hoàn thành sứ mệnh của nó”.
2. Mỹ thông báo cho Anh trước và sau khi bắn rơi khinh khí cầu do thám
Theo một quan chức Anh, chính quyền Anh đã được thông báo trước và sau khi các máy bay chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc trên Đại Tây Dương gần bờ biển Hoa Kỳ hôm thứ Bảy.
Khi Hoa Kỳ theo dõi khinh khí cầu, Vương quốc Anh đã được cung cấp thông tin cập nhật và đánh giá của Hoa Kỳ từ Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao, quan chức Anh nói với CNN vào Chúa Nhật. Quan chức này cho biết họ đang “thảo luận chặt chẽ” về tình hình với Hoa Kỳ.
Sau khi khinh khí cầu bị bắn hạ vào thứ Bảy, quan chức này cho biết họ đã nhận được thông tin cập nhật từ Ngũ Giác Đài.
“Đánh giá của Hoa Kỳ chỉ ra sự vi phạm đáng lo ngại và có chủ ý đối với lãnh thổ và không phận có chủ quyền của họ. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ hành động quyết liệt của Hoa Kỳ và sẽ theo dõi cuộc điều tra về vụ việc này”, quan chức Anh cho biết.
Trước đó vào Chúa Nhật, Vương Quốc Anh cho biếthọ ủng hộ hành động của Hoa Kỳ.
“Việc gửi khinh khí cầu do thám trên lục địa Mỹ là không đúng. Vương quốc Anh sẽ luôn coi trọng an ninh quốc gia”
3. Đồi Capitol chuẩn bị cho các cuộc họp báo và bỏ phiếu có thể xảy ra về câu chuyện khinh khí cầu do thám của Trung Quốc
Với việc khinh khí cầu do thám bị nghi là của Trung Quốc bị bắn hạ trên Đại Tây Dương vào thứ Bảy, các nhà lập pháp ở Đồi Capitol đang chuẩn bị cho các cuộc họp báo về Trung Quốc và cách chính quyền Biden giải quyết cuộc khủng hoảng ngắn ngủi nhưng căng thẳng về mặt địa chính trị.
Theo một nguồn tin quốc hội, Nhóm 8 người sẽ nhận được một cuộc họp báo vào đầu ngày thứ Ba. Nhóm bao gồm các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa ở cả Hạ viện và Thượng viện, cũng như các thành viên chủ chốt của Ủy ban Tình báo từ cả hai viện. Nói chung, đó là những thông tin nhạy cảm mà phần còn lại của Quốc hội không phải lúc nào cũng được thông báo để bảo vệ bí mật.
Trong khi đó, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer hôm Chúa Nhật tuyên bố rằng toàn thể Thượng viện sẽ nhận được một báo cáo mật về Trung Quốc từ Văn phòng Đánh giá Mạng của Ngũ Giác Đài. Theo một nguồn tin quốc hội, cuộc họp báo đó dự kiến diễn ra vào ngày 15 tháng 2.
Schumer cho biết cuộc họp báo sẽ bao gồm thông tin về khả năng do thám, nghiên cứu và phát triển của Trung Quốc, các hệ thống vũ khí tiên tiến và các “nền tảng quan trọng” khác.
“Toàn bộ Thượng viện -- tất cả các thượng nghị sỹ của cả hai đảng -- sẽ có một cuộc họp báo quy mô lớn hơn và đầy đủ về Trung Quốc vào tuần tới. Và đó là điều mà tôi nghĩ sẽ rất quan trọng, nghiêm túc và hy vọng là phi chính trị,” đảng viên Đảng Dân chủ New York cho biết tại một cuộc họp báo ở Manhattan.
Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đang cân nhắc bỏ phiếu trong tuần này về nghị quyết lên án chính quyền Biden về cách tổng thống giải quyết khinh khí cầu do thám, một nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận nói với CNN.
Nghị quyết cũng có thể được biểu quyết sớm nhất là vào thứ Ba, cùng ngày Tổng thống Joe Biden sẽ đọc diễn văn Thông điệp Liên bang trước phiên họp chung của Quốc hội tại Điện Capitol Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, nguồn tin cảnh báo với CNN rằng các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra và chưa có kế hoạch chắc chắn nào được đưa ra.
Đảng Cộng hòa ngày càng chỉ trích chính quyền trong những ngày gần đây, cáo buộc chính quyền chậm hành động chống lại khinh khí cầu do thám và khiến nước Mỹ trông yếu thế.
Thánh Ca
Ca tụng Chúa
Lm Thái Nguyên
21:06 05/02/2023
THÁNH CA PHỤNG VỤ
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN A
Nhập lễ: Ca tụng Chúa: https://www.youtube.com/watch?v=7KJjQf9fU2M
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN A
Nhập lễ: Ca tụng Chúa: https://www.youtube.com/watch?v=7KJjQf9fU2M
Đáp ca TV 118
Lm Thái Nguyên
21:09 05/02/2023
THÁNH CA PHỤNG VỤ
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN A
Đáp ca TV 118: https://www.youtube.com/watch?v=MNMOkNPbYRg
Xin biến đổi con
Lm Thái Nguyên
21:11 05/02/2023
THÁNH CA PHỤNG VỤ
CHÚA NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN A
Hiep Lễ. Xin biến đổi con: https://www.youtube.com/watch?v=XRmaqlkp-So