Ngày 05-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn Chữa Lành
Lm Vũđình Tường
05:37 05/02/2015
Đức Kitô mang lại nhiều an ủi, hy vọng và tình thương lại cho những ai may mắn đón nhận lời Ngài mời gọi trong cuộc sống. Phúc Âm thánh Marcô thuật lại rất nhiều trường hợp Ngài gặp gỡ, an ủi và chữa lành họ. Một người trong số đó là bà nhạc gia của ông Phêrô mắc bệnh sốt rét, nằm trên giường.

Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy, cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài c.31

Tiếng đồn lan nhanh, ngay tối hôm đó người ta kéo đến đông đảo xin Người chữa bệnh.

Đức Kitô chữa nhiều kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai c.34

Đức Kitô chữa lành không phải chỉ khỏi bệnh mà còn ban cho họ ơn đặc biệt, biết mình không những được bình phục và còn khoẻ hơn trước, tự tin hơn trước. Chương thứ hai Phúc Âm thánh Marcô ghi lại câu chuyện một người bị liệt giường nhiều năm, không thể di chuyển được phải nhờ bốn người bạn thương khiêng cả giường đến cho Đức Kitô chữa bệnh. Đến nơi người ta ngồi đông không thể chen vào được. Bốn người bàn nhau dỡ mái nhà thả chiếc giường có người bại liệt nằm trên đó. Đức Kitô chữa lành người bại liệt bằng cách ra lệnh cho anh đứng dậy vác chõng mà về. Ngay sau câu nói của Đức Kitô anh không cần thời gian hồi phục, lập tức đứng ngay dậy vác chõng ra về trước mặt mọi người chứng kiến. Anh không những được khỏi bệnh mà còn sạch tội trước mặt Chúa. Anh cảm thấy một sức mạnh nội tâm vươn lên như suối nguồn vô tận đến từ trong tâm hồn.

Không cần thời gian hồi phục đó cũng là kinh nhgiệm của bà nhạc gia ông Phêrô. Bà yếu liệt do sốt rét hành hạ, ngay sau khi được chữa khỏi bà đứng dậy phục vụ các ông, thực hành nhân đức bác ái. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong Phúc Âm thánh Marcô thực hành nhiệm vụ tông đồ - phục vụ người khác. Có nhiều thứ bệnh không phải chỉ làm cho con người suy nhược mà có khi nguy hiểm đến tính mạng, làm mất tự tin, bế tắc sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, tự mình không thể tiếp tực công việc kiếm sống, không tự lo cho mình mà phải nhờ đến người khác giúp đỡ. Bệnh tật cắt đứt mọi sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong cộng đoàn. Đức Kitô chữa không những cho họ khỏi bệnh mà còn giúp họ nối kết lại với những gì trước đây bị gián đoạn, ngăn trở. Tiếp tục lại công việc, tự mình lo cho mình và lo cho tha nhân, nối lại sinh hoạt với cộng đoàn đức tin mà có thời họ tích cực sinh hoạt.

Đức Kitô có thói quen tốt lành là sau một ngày làm việc mệt mỏi sáng sớm hôm sau Ngài luôn tìm nơi vắng vẻ cầu nguyện. Ngài bắt đầu một ngày mới bằng việc cầu nguyện, liên kết với Chúa Cha, hội í với Chúa Cha về chương trình cứu độ nhân loại. Nhớ lại trước khi bắt đầu rao giảng công khai Đức Kitô cũng đã ở trong hoang địa một thời gian lâu. Thời gian trong hoang địa là thời gian cầu nguyện. Thời gian trong hoang địa để nhìn lại mối liên kết với Chúa Cha, nhìn lại bước đường đã qua và hoạch định cho bước đường kế tiếp, là thời gian chuẩn bị cho chương trình chữa lành và quan trọng hơn là chương trình cứu độ.

Khác với các thế lực trần thế, họ dựa vào sức mạnh của vũ khí, vũ khí càng tân tiến, sức công phá càng mạnh họ càng có lợi thế trong cuộc chiến. Đức Kitô không nhờ vào sức mạnh của vũ khí chiến tranh. Vũ khí của Ngài chính là tình yêu, cải hoá con tim người ta bằng tâm tình yêu mến, và thực thi bác ái với tha nhân. Ngài thắng con tim người ta và ban cho con tim đó một sức sống mới, sức sống phát xuất tự tâm, thay đổi lối suy nghĩ và tìm nguồn vui trong phục vụ.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
93 phụ nữ đã phát ngôn trong Kinh Thánh
Nguyễn Trọng Đa
09:39 05/02/2015
93 phụ nữ đã phát ngôn trong Kinh Thánh

ĐTC Biển Đức XVI bên bức ảnh Mẹ Maria và Chúa Giêsu

Một nghiên cứu mới đã cho thấy rằng có tổng cộng 93 phụ nữ được nhắc đến trong Kinh Thánh - và họ chỉ nói khoảng 1,1 phần trăm của toàn bộ Kinh Thánh.

Nữ mục sư Lindsay Hardin Freeman và ba nữ cộng sự viên đã nghiên cứu trong ba năm cuốn “Bible’s New Revised Standard Version” (Bản tiêu chuẩn duyệt lại mới của Kinh Thánh) để đếm từng từ ngữ được các phụ nữ nói trong Kinh Thánh.

Họ phát hiện rằng trong số 93 phụ nữ trong Kinh thánh, chỉ có 49 người có tên rõ ràng - và tất cả họ chỉ nói tổng cộng 14.056 từ.

Nữ mục sư Freeman cho biết: "Chúng tôi đã rất ngạc nhiên vì chưa thấy ai làm công việc nghiên cứu này trước đây cả. Tôi muốn biết thực sự các phụ nữ trong Kinh Thánh đã nói những gì”.

"Chúng tôi thấy rằng tất cả các sách trước đây đều tìm xem các phụ nữ trong Kinh Thánh làm gì, chứ không tìm xem phụ nữ nói những gì. Chúng tôi muốn tìm lời họ nói, và đưa lời ấy vào cuộc sống”.

Nhóm bốn phụ nữ đã họp nhau và nghiên cứu Kinh Thánh trong Giáo Hội Giám chức Chúa Ba Ngôi ở Excelsior, bang Minnesota (Mỹ), nơi bà Freeman làm giám đốc, khi cuộc nghiên cứu bắt đầu.

Nghiên cứu công phu của họ tiết lộ rằng Đức Maria, Thân mẫu Chúa Giêsu, nói 191 từ, trong khi bà Maria Mađalêna chỉ nói 61 từ và bà Xa-ra (Sarah), vợ tổ phụ Áp-ra-ham, được cho là nói 141 từ.

Trong khi đó, bà E-va, - có lẽ là phụ nữ nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh – chỉ nói 74 từ, và bà Giu-đi-tha (Judith), trong sách Giu-đi-tha (Gđt), nói nhiều từ nhất, tổng cộng 2.689 từ.

Một phụ nữ Samaria vô danh, người đã có cuộc trò chuyện dài nhất với Chúa Giêsu trong Kinh Thánh, nói tổng cộng 151 từ.

Ước tính Kinh Thánh có khoảng 1,1 triệu từ.

Nữ mục sư Freeman cho biết nhiều phụ nữ đã chịu 'chấn thương khủng khiếp' trong Kinh Thánh, và bà nói: “Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra các câu chuyện của họ”.

Nữ mục sư nói với tờ báo Huffington Post: "Vì bất cứ lý do gì, chúng tôi đã nhìn thấy chứng tá của các phụ nữ trong Kinh Thánh trong nhiều ngàn năm, và tất cả các đóng góp của họ cho đức tin và cho lịch sử thế giới”.

“Chúng tôi đã khóc cho các câu chuyện này, và chúng tôi cũng đã cười cho các câu chuyện này. Đức tin của chúng tôi đã được gia tăng".

Kinh Thánh có các qui chiếu cho khi nào phụ nữ được phép nói, và một giải thích của Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (I Cr) cho thấy thánh Phaolô đã viết rằng phụ nữ "nên giữ im lặng" trong nhà thờ.

Nữ mục sư Freeman là một chuyên viên về chủ đề vai trò phụ nữ trong Kinh Thánh, và cũng là tác giả của cuốn "The Scarlet Cord: Conversations With God's Chosen Women”, vốn nghiên cứu câu chuyện của 12 phụ nữ trong Kinh Thánh.

Phát hiện trên đây của nhóm đã được công bố trong cuốn sách nhan đề “Bible Women: All Their Words and Why They Matter' (Các phụ nữ Kinh Thánh: Tất cả lời họ nói và tại sao chúng là quan trọng). (Daily Mail 5-1-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội đồng Giám Mục Hy Lạp
Lm. Trần Đức Anh OP
09:58 05/02/2015
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5-2-2015, dành cho 8 GM Hy Lạp, ĐTC kêu gọi Giáo Hội tại nước này tiếp tục giúp mọi người tin tưởng nơi tương lai mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài tại nước này.

Các GM Hy lạp về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh. Trong bài huấn dụ trao cho các vị tại buổi tiếp, ĐTC viết:

”Đứng trước sự kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh xảy ra trầm trọng tại đất nước anh em, anh em đừng mỏi mệt trong việc khuyên nhủ tất cả mọi người hãy tin tưởng nơi tương lai, chống lại cái gọi là nền văn hóa bi quan. Tinh thần liên đới mà mỗi Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cụ thể trong đời sống thường nhật tạo nên một men hy vọng”.

ĐTC cũng khích lệ các GM Hy Lạp săn sóc những tín hữu Công Giáo nhập cư, kể cả những người ở trong tình trạng bất hợp pháp. ”Tôi thành tâm khuyến khích anh em hãy tiếp tục tiến bước với một đà tiến truyền giáo mới, đặc biệt đưa người trẻ tham gia vào công trình này, vì họ chính là tương lai của đất nước”.

Tiếp đến là tiếp tục những cuộc đối thoại giữa các tín hữu Công Giáo và Chính Thống, để nuôi dưỡng hành trình đại kết cần thiết”. Ngài kêu gọi các GM đặc biệt chăm sóc việc mục vụ ơn gọi để đối phó với tình trạng thiếu linh mục, nhất là kiên trì theo đuổi các chương trình chuẩn bị hôn nhân, đứng trước sự suy yếu gia đình, do trào lưu tục hóa. Cũng đừng quên những già, nhiều khi phải sống trong cô đơn và bị bỏ rơi vì nền văn hóa gạt bỏ đang lan tràn.

Hy Lạp rộng 132 ngàn cây số vuông với 11 triệu 300 ngàn dân cư, trong đó hơn 90% là tín hữu Chính Thống giáo, và chỉ có 141 ngàn tín hữu Công Giáo tương đương với 1,2% dân số. Các tôn giáo thiểu số tại nước này vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi và kỳ thị. Ví dụ nếu một Giám Mục Công Giáo muốn sửa chữa một thánh đường của mình thì phải xin sự đồng ý của vị Giám Mục Chính Thống tại địa phương. (SD 5-2-2015)
 
Thư của Đức Thánh Cha về Ủy ban Tòa Thánh chống lạm dụng tính dục
Lm. Trần Đức Anh OP
09:58 05/02/2015
VATICAN. ĐTC đã gửi thư đến các HĐGM và các Bề trên dòng tu để giới thiệu Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên, đồng thời kêu gọi cộng tác với cơ quan này.

Trong thư, ĐTC cho biết Ủy ban này mới được thành lập hồi tháng 3 năm 2014, với mục đích đưa ra những đề nghị và sáng kiến nhắm cải tiến các qui luật và thủ tục bảo vệ tất cả các trẻ thành viên và những người lớn dễ bị tổn thương. Hồi tháng 7-2014, ngài đã gặp một số nạn nhân đã bị các linh mục lạm dụng tính dục và nghe chứng từ của họ. Điều này càng làm cho ngài xác tín cần phải tiếp tục làm tất cả những gì có thể để bài trừ khỏi Giáo Hội nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và mở ra một con đường hòa giải và chữa lãnh cho những người đã bị lạm dụng.

ĐTC cho biết các thành viên của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thánh niên đã được bổ nhiệm trong thời gian qua và sắp sửa nhóm họp lần đầu tiên tại Roma. Trong dịp này, ngài khẳng định rằng: Ủy ban có thể là một dụng cụ mới mẻ, có giá trị và hữu hiệu để giúp ngài linh hoạt và thăng tiến sự dấn thân của toàn thể Giáo Hội, trên bình diện HĐGM, các giáo phận, dòng tu, để thực thi những hoạt động cần thIết hầu bảo đảm sự bảo vệ các trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương, cũng như mang lại câu trả lời theo công lý và lòng từ bi.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Các gia đình phải biết rằng Giáo Hội không từ khước một cố gắng nào để bảo vệ con cái của họ và họ có quyền được tìm đến với Giáo Hội với lòng tín nhiệm hoàn toàn, vì Giáo Hội là một nhà an toàn. Vì thế, không thể dành ưu tiên cho một nhận xét nào khác, thuộc bất kỳ loại nào, chẳng hạn ước muốn tránh gương mù, vì tuyệt đối không có chỗ trong thừa tác vụ của Giáo Hội những kẻ nào lạm dụng trẻ vị thành niên”.

ĐTC nhắc nhở các HĐGM hoàn toàn thực thi lá thư của Bộ giáo lý đức tin ngày 3-5-2011, soạn thảo các đường hướng chỉ đạo để đối phó với những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Điều quan trọng là các HĐGM đề ra phương thế để theo định kỳ duyệt lại các qui luật và kiểm chứng việc áp dụng các qui luật ấy”.

GM giáo phận và Bề trên cấp cao của các dòng tu có nhiệm vụ kiểm chứng xem trong các giáo xứ và các tổ chức của Giáo Hội có bảo đảm an toàn cho các trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương hay không.. Ngoài ra cần đề ra những chương trình trợ giúp mục vụ cho các nạn nhân, để họ có thể được hưởng các dịch vụ tâm lý và tinh thần. Các vị mục tử và các vị trách nhiệm các cộng đoàn dòng tu hãy săn sàng gặp các nạn nhân và thân nhân của họ. Đó là những cơ hội quí giá để lắng nghe và xin lỗi những người đã chịu đau khổ nhiều”.

Sau cùng, ĐTC yêu cầu các HĐGM và các Bề trên dòng cộng tác hoàn toàn và lưu tâm với Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên.

Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ vị thành niên do ĐHY Sean O'Malley, dòng Capuchino, TGM Boston, làm chủ tịch. Vị Tổng thư ký là Đức Ông Robert Oliver, người Mỹ, nguyên là chưởng tín (promotore di giustizia) của Bộ giáo lý đức tin. Các thành viên Ủy ban được ĐTC bổ nhiệm làm 2 đợt, tổng cộng là 17 người, trong đó có 8 phụ nữ. Trong số các thành viên có hai người, một nam và một nữ, đã là nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng khi còn nhỏ. (SD 5-2-2015)
 
Top Stories
Pope: Church must rid itself of the scourge of child sexual abuse
ViS
10:01 05/02/2015
(Vatican 2015-02-05) Pope Francis has sent a letter to the Presidents of Episcopal Conferences and Superiors of Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life to ask for their complete co-operation with the Pontifical Commission for the Protection of Minors, in order to insure that everything possible is done to rid the Church of "the scourge" of the sexual abuse of children. Below is the English language translation of the Pope’s letter

Last March I established the Pontifical Commission for the Protection of Minors, which had first been announced in December 2013, for the purpose of offering proposals and initiatives meant to improve the norms and procedures for protecting children and vulnerable adults. I then appointed to the Commission a number of highly qualified persons well-known for their work in this field.

At my meeting in July with persons who had suffered sexual abuse by priests, I was deeply moved by their witness to the depth of their sufferings and the strength of their faith. This experience reaffirmed my conviction that everything possible must be done to rid the Church of the scourge of the sexual abuse of minors and to open pathways of reconciliation and healing for those who were abused.

For this reason, last December I added new members to the Commission, in order to represent the Particular Churches throughout the world. In just a few days, all the members will meet in Rome for the first time.

In light of the above, I believe that the Commission can be a new, important and effective means for helping me to encourage and advance the commitment of the Church at every level – Episcopal Conferences, Dioceses, Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, and others – to take whatever steps are necessary to ensure the protection of minors and vulnerable adults, and to respond to their needs with fairness and mercy.

Families need to know that the Church is making every effort to protect their children. They should also know that they have every right to turn to the Church with full confidence, for it is a safe and secure home. Consequently, priority must not be given to any other kind of concern, whatever its nature, such as the desire to avoid scandal, since there is absolutely no place in ministry for those who abuse minors.

Every effort must also be made to ensure that the provisions of the Circular Letter of the Congregation for the Doctrine of the Faith dated 3 May 2011 are fully implemented. This document was issued to assist Episcopal Conferences in drawing up guidelines for handling cases of sexual abuse of minors by clerics. It is likewise important that Episcopal Conferences establish a practical means for periodically reviewing their norms and verifying that they are being observed.

It is the responsibility of Diocesan Bishops and Major Superiors to ascertain that the safety of minors and vulnerable adults is assured in parishes and other Church institutions. As an expression of the Church’s duty to express the compassion of Jesus towards those who have suffered abuse and towards their families, the various Dioceses, Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life are urged to identify programmes for pastoral care which include provisions for psychological assistance and spiritual care. Pastors and those in charge of religious communities should be available to meet with victims and their loved ones; such meetings are valuable opportunities for listening to those have greatly suffered and for asking their forgiveness.

For all of these reasons, I now ask for your close and complete cooperation with the Commission for the Protection of Minors. The work I have entrusted to them includes providing assistance to you and your Conferences through an exchange of best practices and through programmes of education, training, and developing adequate responses to sexual abuse.

May the Lord Jesus instil in each of us, as ministers of the Church, the same love and affection for the little ones which characterized his own presence among us, and which in turn enjoins on us a particular responsibility for the welfare of children and vulnerable adults. May Mary Most Holy, Mother of tenderness and mercy, help us to carry out, generously and thoroughly, our duty to humbly acknowledge and repair past injustices and to remain ever faithful in the work of protecting those closest to the heart of Jesus.

From the Vatican, 2 February 2015
Feast of the Presentation of the Lord
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng sinh nhật 200 năm Don Bosco tại Đà Lạt
Hữu Phước
09:44 05/02/2015
Chiều tối 30.1, tại dòng Don Bosco Đà Lạt, Học viện Don Rua và Giáo sở Don Bosco tổ chức mừng lễ Bổn mạng và sinh nhật lần thứ 200 của cha thánh Gioan Bosco.

Hình ảnh

Đức Cha An tôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt chủ sự thánh lễ; cùng đồng tế có quí Cha thuộc Cộng thể Don Rua, quí Bề trên các dòng và các cha trong giáo hạt.

Phần giảng lễ Đức Cha Antôn nhờ cha Giám đốc Tôma Vũ Kim Long chia sẻ. Theo Đức Cha “Vì kỷ niệm 200 năm sinh nhật Don Bosco, tôi nhờ Cha Giám đốc giảng lễ. Được nghe cha Giám đốc giảng tôi học hỏi thêm được nhiều điều từ Don Bosco, được nghe sự hướng dẫn của cha Bề trên cả đối với đai gia đình Salêdiêng trong năm 2015 là sống với, sống cho và sống vì giới trẻ”. (xin xem bài kèm theo)

Trước khi kết thúc thánh lễ, vị đại diện Giáo sơ Don Bosco đã ngỏ lời cảm ơn Đức Cha, quí cha đồng tế và cộng đoàn hiện diện đã vể tham dự thánh lễ sốt sắng, cầu nguyện cho Giáo sở và Hội dòng.

Sau thánh lễ là phần liên hoan mừng sinh nhật 200 năm Don Bosco. Dù tuổi cao sức yếu nhưng Đức Cha An tôn vẫn bước lên sân khấu hòa chung vũ điệu sôi động, tươi trẻ “200 năm Don Bosco” với các cha, các thầy Salêdiêng.

Tiếp đó, đại diện giáo sở dâng lên Cha Thánh Gioan Bosco những tâm tình con thảo, trước khi Đức Cha cùng cha Giám đốc và cha Phao lô Quách Quốc Bình, đặc trách giáo sở cắt bánh sinh nhật mừng 200 năm Don Bosco.

Công đoàn hiện diện khá bất ngờ khi Đức Cha thực hiện bằng reo và mời gọi cộng đoàn hô vang: “200 năm- Sinh nhật Don Bosco/ 200 năm- Mùa xuân cho giới trẻ// 200 năm sinh nhật Don Bsoco- 200 năm Mùa xuân cho giới trẻ”.

Trong khi dự tiệc, cộng đoàn được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn do các thầy, tu sinh, đại diện giáo sở, giáo xứ Hà Đông cùng một số nghệ sĩ đến từ TP.HCM biểu diễn.

Ngày 31.1, tại Trung tâm tĩnh tâm K’ Long của Hội dòng Salêdiêng Don Bosco diễn ra Đại hội Giới trẻ thuộc các thành phần trong gia đình Sa lê diêng và các giáo xứ do các cha Don Bosco đảm trách. Trước đó, vào các ngày 1.1 và 3.1, tại dòng Don Bosco Đà Lạt, nhà dòng đã tổ chức Đại hội Thiếu niên và Đại hội Giới trẻ cho các bạn trẻ đến từ các giáo xứ trong giáo hạt.

Đúng như nhận định của Đức Cha An Tôn “Mừng sinh 200 năm Don Bosco là niềm vui không chỉ dành cho các cha, các thầy, các thành phần thuộc gia đình Sa lê diêng mà còn là niềm vui của tất cả mọi người trong Hội Thánh, trong Giáo phận Đà Lạt. Mong mỗi người hãy bắt chước Thánh Don Bosco để sống với, sống cho và sống vì giới trẻ”.
 
Lễ giỗ Cha Micae Maria Việt Anh, sáng lập Dòng Tận Hiến ICM
Hữu Phước
09:40 05/02/2015
LỄ GIỖ 22 NĂM CHA MICAE MARIA NGUYỄN KHẮC VIỆT ANH ĐẤNG SÁNG LẬP TU HỘI TẬN HIẾN ICM (28. 01. 1993 - 2015)

Theo tinh thần thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2014 định hướng, năm 2015 là năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống giáo xứ và đời sống thánh hiến cộng đoàn tu.

Hình ảnh

- Cách riêng với Giáo xứ Minh Giáo là cái nôi của Tu Hội Nhập Thể - Tận Hiến-Truyền Giáo ( ICM) đã khai mở cho năm Tân Phúc Âm Hóa Giáo xứ với chiều kích UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN, với tâm tình đạo hiếu nhớ đến các mục tử đã có góp phần xây dựng Giáo xứ trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển.

- Để cụ thể hóa hành động đức tin và lòng yêu mến các bậc tiền bối, nhân dịp lễ giỗ 22 năm về Nhà Chúa của Cha Micae Maria Nguyễn Khắc Việt Anh, Đấng sáng lập Tu Hội Tận Hiến ICM, cũng là Cha Quản xứ tiên khởi của xứ Minh Giáo – Đà Lạt ( 1968). Tu Hội Tận Hiến đã kết hợp với xứ Minh Giáo tổ chức lễ giỗ cho Cha Micae Việt Anh, mục đích để con cái của ngài là các tu sĩ Tận Hiến và bà con giáo dân xứ Minh Giáo “ôn cố tri tân”, hồi ức những kỷ niệm, tinh thần tận hiến, truyền giáo, tình yêu Chúa nơi con người Cha Việt Anh.

- Ngày lễ giỗ Cha Micae Việt Anh với Chủ đề VỀ NGUỒN sẽ là trọng tâm cho chương trình tổ chức xuyên suốt ba phần trong đêm diễn nguyện:

- Phần I: Thánh lễ là trung tâm điểm của lời hiệp thông cầu nguyện cho Cha Micae, tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa đã ban cho Tu Hội Tận Hiến và tri ân các vị mục tử. Hiện diện trong thánh lễ có cha Fx Nguyễn Văn Hoàng, Tổng Đại Diện của Tu Hội, quý cha Tận Hiến cùng một số cha khách, qúy tu sĩ nam nữ hạt Đà Lạt, các hiệp hội gia đình tông đồ liên đới với Tu Hội và bà con giáo dân xứ Minh Giáo.

- Phần II: Sau thánh lễ là nghi thức thắp hương kính nhớ vị Sáng Lập của Tu Hội, cùng với diễn trình hồi tưởng những mốc thời gian hành trình ơn gọi của Cha Micae Việt Anh, khởi đi từ ngày 2/2/1949, ngài được ơn đặc sủng thành lập các phong trào tận hiến cho Chúa Thánh Thể và Mẹ Maria. Từ đó xuất phát ý tưởng hình thành một Tu Hội Tận Hiến nơi chính con người Cha Việt Anh, và trải qua biết bao thăng trầm lịch sử của xã hội và Giáo Hội. Mãi tới ngày 28.01.2000 bản Hiến Pháp của Nam Tu Hội chính thức được Tòa Thánh châu phê. Từ đó Tu Hội Tận Hiến đầy đủ tư cách pháp nhân đứng trong lòng Hội Thánh. Quả là một ơn đoàn sủng do tình thương của Chúa ban, xét về khía cạnh loài người không dám nghĩ tới, nhưng với Thiên Chúa có thể làm mọi sự trong mọi người.

- Khép lại phần nghi thức thắp hương là nghỉ thư giãn để mọi người thưởng thức ẩm thực dân dã ba miền với sáu gian hàng buffe tự chọn, do các gia đình tông đồ liên đới với Tu Hội phục vụ.

- Phần III: Tiếp sau ẩm thực là nhạc hội du xuân do quý thầy ICM, giới trẻ, giáo lý viên và hiền mẫu xứ Minh Giáo trình diễn; cùng với sự góp mặt của Ca sĩ Yasuy, quán quân Việt Nam Idol năm 2013. Các tiết mục văn nghệ dù chỉ cây nhà lá vườn nhưng đã được dàn dựng rất công phu không kém phần chuyên nghiệp.

- Tạ ơn Chúa đã ân ban cho Tu Hội Tận Hiến và xứ Minh Giáo cảm nghiệm sâu xa hơn về tính hiệp thông liên đới giữa đời sống tận hiến và sứ vụ tông đồ nơi người Giáo Dân.

- Tạ ơn Chúa đã khơi dậy trong lòng mỗi người niềm tin vững chắc vào Chúa, tình mến Chúa nồng nàn và cùng nhau loan báo Tin Mừng của Chúa qua môi trường sống, qua cung bậc sống từng ơn gọi.
 
Giáo hạt Bảo Lộc khai mạc Năm Đời Sống Thánh Hiến
Nguyễn Thiện
09:50 05/02/2015
Vào lúc 08g00 Sáng Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng, ngày 07.12.2014 tại Giáo xứ Bảo Lộc, Cha Quản Hạt Giuse Nguyễn Hữu Duyên đã chủ sự Thánh lễ Khai mạc năm “Đời sống Thánh Hiến”, cùng hiệp dâng Thánh lễ có quý Cha đồng tế, gần 500 Tu Sĩ trong Giáo Hạt và cộng đoàn dân Chúa. Hiện nay trong Giáo Hạt Bảo Lộc có sự hiện diện của 26 Hội Dòng với 66 Cộng đoàn Tu Sĩ.

Hình ảnh

Được biết, trong buổi gặp gỡ 120 Bề trên Tổng quyền các dòng nam hôm 29.11.2013, Đức Thánh Cha Phanxicô loan báo năm 2015 sẽ là năm về Đời sống Thánh Hiến, nhân kỷ niệm 50 Sắc lệnh “Đức Ái Trọn Hảo” của Công Đồng Catican II. Tại Rôma, khai mạc ngày 30.11.2014 và bế mạc ngày 02.02.2016. Tại Giáo Phận Đà Lạt, Đức Cha Antôn Giám Mục Giáo Phận quyết định tổ chức ngày khai mạc vào Chúa Nhật 07.12.2014 tại mỗi Giáo Hạt.

Sau Thánh lễ, Cha Giuse Nguyễn Xuân Quang SDB, Trưởng Ban Điều Hành Liên Tu Sĩ Giáo Hạt Bảo Lộc, chia sẻ chuyên đề: “Thách đố của Người Tu Sĩ trong thời đại mới”. Tiếp sau đó là phần thảo luận theo nhóm và thuyết trình phần thảo luận của nhóm với những đề tài:

1. Đời sống thánh hiến có còn hợp thời nữa hay không ? Tương lai nào cho đời sống thánh hiến ?

2. Dù sao thì đời sống thánh hiến không thể bỏ qua vai trò của mình trong lịch sử hôm nay. Vậy đâu là câu trả lời thoả đáng cho những thách đố của đời sống thánh hiến hôm nay ?

3. Trong Tông huấn Vita Consecrata của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng nhắc nhở rằng: ba lời khuyên phúc âm bao hàm những giá trị tạm gọi là trái ngược với não trạng thế gian. Vậy ta cần tìm đâu ra những giá trị Tin Mừng cho thế giới hôm nay ?

Cuối cùng Cha Quản Hạt đã đúc kết phần thảo luận nhóm, ngài chia sẻ, thay vì trả lời những câu hỏi thảo luận trên, ngài chia sẻ về ý nghĩa tổ chức năm Đời sống Thánh Hiến của Đức Thánh Cha: có ba mục tiêu: một là nhìn lại quá khứ với tâm tình ta ơn Chúa về đời sống thánh hiến và thống hối về những yếu đuối; hai là hướng về tương lai với niềm hy vọng; ba là sống đời sống thánh hiến với lòng nhiệt huyết, tiếp tục Phúc Âm Hoá ơn gọi thánh hiến để làm chứng về vẻ đẹp bước theo Chúa Kitô qua những hình thức khác nhau của đời sống thánh hiến.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Mùa Xuân Quê Hương tôi đó
Đinh Văn Tiến Hùng
11:03 05/02/2015
Mùa Xuân Quê Hương tôi đó

*Mùa Xuân đã đến đây rồi,
Nhưng sao dân Việt quê tôi ơ hờ !
Bới vì một lũ giặc Hồ,
Phá tan Đất Nước cơ đồ tổ tiên !


Ai về Tổ quốc xa xôi,
Cho tôi nhắn gởi ngàn lời nhớ thương,
Xuân về cách biệt Quê hương,
Hồn tôi trĩu nặng tha phương mối sầu.

Xuân Quê hương tôi đó !
Với tháng ngày tăm tối,
Với gông cùm xiềng xích
Với đồng ruộng xác xơ,
Với thôn xóm điêu tàn,
Với hơn chín mươi triệu người trong một nhà tù vĩ đại,
Dưới bầu trời nghẹt thở,
Thiếu áo cơm và không cả tự do,
Đang dâng lên bao nỗi kinh hoàng,
Bày Qui đỏ ngông cuồng và say máu.

Xuân Quê hương tôi đó !
Người mẹ già mắt dưng dưng dòng lệ,
Chất chồng năm tháng tủi nhục còng lưng,
Giờ lầm lũi chống gậy chờ trông,
Ngày trở lại những đứa con phiêu bạt.

Xuân Quê hương tôi đó !
Với bao trẻ thơ bất hạnh,
Không được cắp sách đến trường,
Không tương lai và mất cả tình thương,
Ngày ngày đổi miếng cơm bên đống rác.

Xuân Quê hương tôi đó !
Còn đâu người phụ nữ dịu hiền,
Còn đâu những trẻ thơ trong trắng,
Khi loài ác quỉ buôn người
Biến tất cả thành trò chơi tình dục.

Xuân Quê hương tôi đó !
Mảnh đất để nuôi thân, mái nhà là tổ ấm,
Tôn giáo là lẽ sống tinh thần,
Nhưng lũ dã nhân từ rừng rú kéo về
Xâm chiếm phá tan hoang hết cả .
Xuân Quê hương tôi đó !
Bao thanh niên, thiếu nữ thân gầy,
Bị ức hiếp, đánh đập, đọa đầy với đồng lương không đủ sống
Vì chính quyền tham nhũng tiếp tay cho bọn ngoại quốc dã man .

Xuân Quê Hương tôi đó !
Nhiều Chiến sĩ Dân chủ đã hiên ngang quật khởi vùng dậy tranh đấu cho cuộc sống tự do, nhưng họ bị bọn công an côn đồ đe doa, trù dập, hành hung, bắt bớ, giam cầm với bản án bất công qua những phiên tòa man rợ luật rừng.

Xuân Quê Hương tôi đó !
Với Bau-xit Tây Nguyên, với Đông đô Bính Dương, với cửa biển chiến lược Vũng Áng, với ngọn đèo yết hầu Hải Vân…nơi ẩn núp của giặc Tàu dưới lớp áo công nhân đang âm mưu dọn đường cho Thỏa ước Thành Đô biến thành sự thực.

Xuân Quê hương tôi đó !
Mảnh đất Tổ tiên bao công lao tô bồi gìn giữ.
Chống giặc xâm lăng đổ biết bao mồ hôi xương máu.
Nay chúng khiếp nhược cắt đất, dâng biển đảo cho Cộng Tàu làm móm quà Thái thú.

Xuân Quê Hương tôi đó !
Có nhiều tên tư bản đỏ giàu bạc tỉ,
Xây lâu đài, sắm siêu xe, cho vợ con xuất ngoại huênh hoang ăn chơi du hí.
Chẳng khác nào những con thú người đã biến thành loài khỉ,
Nhưng chúng không được xếp vào danh sách các tỉ phú hoàn cầu,
Bởi chúng có tự mình vất vả tạo ra đâu ?
Chỉ là những tên côn đồ thi nhau ăn cướp.

Ôi Xuân Quê hương tôi đó !
Với tháng năm mỏi mòn đợi chờ,
Những đứa con phiêu bạt trở về,
Mang niềm tin và dựng lại Quê hương
Cho em thơ nao nức đến trường,
Cho mẹ già ngưng dòng lệ xót xa,
Cho thiếu nữ mắt ngời lên hạnh phúc,
Cho chàng trai lòng ngập tràn hy vọng,
Cho giáo đường, chùa chiền vang vọng tiếng chuông ngân.
Cho muôn người say nắng ấm bình minh,
Nhìn ngạo nghễ Cờ Vàng bay trong gió….

Ai về Tổ quốc xa xôi,
Cho tôi nhắn gởi ngàn lời nhớ thương,
Xuân về cách biệt sầu vương,
Mong ngày dựng lại Quê Hương thanh bình.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG - ( Xuân Ất Mùi Nhớ Cố Hương )
 
Tin Đáng Chú Ý
Dược thảo bị ngưng bán ở bốn hệ thống bán lẻ lớn ở New York
Người Việt
11:03 05/02/2015
ALBANY, New York (NV) - Bộ Tư Pháp New York hôm Thứ Hai tố cáo bốn công ty bán lẻ lớn ở tiểu bang bày bán các dược thảo giả mạo, có hại cho sức khỏe, đồng thời yêu cầu phải lấy xuống hết khỏi các kệ thuốc, theo tường thuật của báo New York Times.

Nhà chức trách cho hay, họ thử nghiệm các thuốc bồi bổ bằng dược thảo với nhãn hiệu bán chạy nhất tại bốn hệ thống bán lẻ GNC, Target, Walgreens và Walmart, và nhận thấy bốn trong năm sản phẩm hoàn toàn không có chất dược thảo như đã ghi trên nhãn.

Thử nghiệm cho thấy những viên thuốc ghi là dược thảo, không có gì ngoài bột gạo, măng tây và rau cỏ trồng trong nhà, đôi khi có thêm những chất gây nguy hiểm cho người bị dị ứng.

Cuộc điều tra được giới chuyên gia y tế hoan nghênh vì từ lâu họ thường than phiền về phẩm chất lẫn sự an toàn của những sản phẩm được cho là bồi bổ cơ thể, vốn được miễn không bị kiểm soát gắt gao như thuốc biên toa.

Cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) thường chỉ để ý đến những sản phẩm có chứa thành tố gây nguy hiểm.

Nhưng loan báo hôm Thứ Hai là lần đầu tiên các hệ thống bán lẻ và nhà thuốc tây bị dọa sẽ bị kiện vì bán các sản phẩm cố ý lường gạt người tiêu dùng.

Trong số sản phẩm bị phát giác, có thuốc viên sâm bán ở Walgreens, nói là giúp “chịu đựng dẻo dai và cường tráng,” thật ra chỉ chứa bột gạo và tỏi.

Bày bán tại Walmart, bạch quả, loại dược thảo của Trung Quốc, giúp tăng cường trí nhớ, nhưng nhà chức trách khám phá thấy chỉ có bột củ cải, rau cỏ và bột mì, mặc dù ngoài nhãn ghi rằng không có bột mì và gluten.

Ba trong sáu dược thảo bán tại Target như bạch quả, St John's wort và rễ cây hoa valerian, có tác dụng giúp dễ ngủ. Kết quả thử nghiệm cho thấy tất cả đều không có như ghi ở nhãn mà chỉ là bột gạo, đậu, cà rốt.

Còn ở GNC, ngoài nhãn không thấy ghi những chất tìm thấy trong những thuốc viên bày bán như đậu phộng và đậu nành, vốn có hại đối với người bị dị ứng.

Bốn nhà bán lẻ nói trên nhận được giấy “Cease and Desist Notification” hôm Thứ Hai, bắt giải thích họ sử dụng phương pháp nào để xác định các thành phần trong những thuốc bồi bổ bày bán.

Ông Eric T Schneiderman, bộ trưởng Tư Pháp New York, nói: “Ghi nhãn sai, chứa uế tạp và quảng cáo gian dối là hành vi phạm pháp. Tất cả tạo cho các gia đình cư dân của New York đứng trước rủi ro không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với người bị dị ứng với những thành tố không kê ra.”

Kết quả điều tra của Bộ Tư Pháp đưa đến một bài báo đăng trên New York Times năm 2013, làm dấy lên nhiều nghi vấn về sự giả mạo lan tràn trong kỹ nghệ thuốc bồi bổ.

Trường Ðại Học Guelph ở Canada sau đó mở cuộc nghiên cứu và thấy rằng một phần ba dược thảo thử nghiệm không chứa những chất ghi trên nhãn, thay vào đó, là những chất bột rẻ tiền.

Bác Sĩ Pieter Cohen, giáo sư Ðại Học Harvard Medical School, nhận xét: “Nếu đúng như vậy thì tai hại quá.”

Ông tiếp: “Chúng ta bàn đến những sản phẩm bày bán tại những nhà buôn thuộc dòng chính như Walmart và Walgreens, nơi mà chúng ta trông mong có phẩm chất tuyệt đối cao nhất.”

Ðể đáp lại, Walgreens nói họ sẽ lấy khỏi kệ tất cả sản phẩm bán ở khắp toàn quốc, mặc dù chỉ mới có tiểu bang New York yêu cầu.

Walmart nói cũng sẽ làm tương tự, đồng thời sẽ tiếp xúc với các nơi cung cấp.

GNC nói sẽ hoàn toàn hợp tác với cuộc điều tra nhưng vẫn bênh vực phẩm chất lẫn sự tinh khiết của sản phẩm họ bán.

Họ cho biết đã thử nghiệm tất cả sản phẩm bằng “những phương pháp tin cậy và được dùng rộng rãi.”

Target không đưa ra lời bình luận nào. (TP)

(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=202503&zoneid=1#.VNOgSp3F98E)
 
Văn Hóa
Ca dao Việt Nam
Tom Nguyễn
09:07 05/02/2015
CA DAO VIỆT NAM

Việt Nam máu đỏ, da vàng
Cả ba miền Bắc, Trung, Mam, một nhà
Sắc vàng biểu hiện màu da
Da vàng nhưng đỏ tình quê hương mình
Ba miền máu thắm hùng anh
Vua Hùng khởi nghiệp Gia Đình Việt Nam
Xưa nay bao kẻ hung tàn
Muốn giành Chữ S nhưng đành tháo lui
Chạy xa vẫn thấy ngậm ngùi
Vì dân Việt quyết diệt loài sói lang
Luôn yêu chuộng sự Bình An
Công Bình, Chân Lý là niềm khát khao
Việt Nam là khúc ca dao
Muôn đời hãnh tiến, vươn cao không ngừng

Xuân Ất Mùi, 2015
 
Ngày Tình Yêu Thánh
Trầm Thiên Thu
09:09 05/02/2015
Ngày 14 tháng Hai hằng năm là Valentine’s Day – Ngày Tình Yêu hoặc Ngày Tình Nhân. Ngày này dành cho những người hẹn hò yêu đương với nhau. Nhưng ngày này nhắc nhở bạn về tình yêu tâm linh, tình yêu bạn dành cho Chúa Giêsu. Như vậy, Valentine’s Day phải là Ngày Tình Yêu Thánh đối với các Kitô hữu chúng ta.

Thánh nữ “bông hoa nhỏ” Têrêsa đã gọi Chúa Giêsu là Đức Tình Quân. Mỗi chúng ta đều có cuộc “hôn nhân mầu nhiệm” với Chúa Giêsu. Tại sao chúng ta phải yêu mến Ngài? Đây là 10 lý do xác định Chúa Giêsu là người yêu của bạn:

1. NGÀI TRỢ GIÚP BẠN

“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em” (Ga 14:16-18). Chúa Giêsu không bỏ mặc bạn một mình, Ngài giúp đỡ bạn qua Chúa Thánh Thần, Đấng giữ bạn đi trên đường ngay nẻo chính.

2. NGÀI BAN SỨC MẠNH

“Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4:13). Thánh Phaolô biết rằng ngài có sức mạnh nhờ Chúa Giêsu hoàn tất công việc của thánh nhân. Ơn Chúa đủ cho chúng ta, chỉ cần chúng ta mở lòng ra đón nhận!

3. NGÀI THEO ĐUỔI BẠN

“Những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:12). Chúa Giêsu theo đuổi chúng ta mọi nơi, muốn chúng ta là con cái Thiên Chúa và được trường sinh trong Vương Quốc của Thiên Chúa.

4. NGÀI CHIẾN THẮNG TỬ THẦN CHO BẠN

“Chính Đức Kitô đã tiêu diệt thần chết, và đã dùng Tin Mừng mà làm sáng tỏ phúc trường sinh bất tử” (2 Tm 1:10). Chúa Giêsu chết trên Thập Giá để ban sự sống dồi dào cho bạn. Ngài ghét tội lỗi, bệnh tật và bất công, ghét đến nỗi làm cho ách của chúng ta trở nên thoải mái và gánh nặng của chúng ta trở nên nhẹ nhàng.

5. NGÀI CẦU NGUYỆN CHO BẠN

“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17:20-21). Bạn là phần lớn trong đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu. Ngài luôn luôn là Đấng trung gian biện hộ cho chúng ta trước mặt Chúa Cha.

6. NGÀI CỨU ĐỘ BẠN

“Chính do ân sủng và nhờ lòng tin mà anh em được cứu độ: đây không phải bởi sức anh em, mà là một ân huệ của Thiên Chúa; cũng không phải bởi việc anh em làm, để không ai có thể hãnh diện” (Ep 2:8-9). Chúa Giêsu cứu bạn thoát khỏi thung lũng tử thần và sự hủy diệt. Ngài đưa bạn vào Vương Quốc của Thiên Chúa bằng lòng thương xót của Ngài.

7. NGÀI TUYỂN CHỌN BẠN

“Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1 Pr 2:9). Chúng ta được tuyển chọn để làm vinh danh Thiên Chúa. Chúa Giêsu giáo dưỡng chúng ta suốt hành trình tâm linh và đưa chúng ta càng ngày càng lên cao.

8. NGÀI BÊNH VỰC BẠN

“Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính?34 Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?” (Rm 8:33-34). Chúa Giêsu là Đấng bảo vệ và biện hộ cho chúng ta trước mặt Chúa Cha.

9. NGÀI CHUẨN BỊ CHỖ Ở CHO BẠN

“Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em” (Ga 14:2). Chúa Giêsu không để chúng ta mồ côi, Ngài về trời chuẩn bị chỗ ở cho chúng ta, rồi Ngài sẽ trở lại để đón chúng ta về với Chúa Cha.

10. NGÀI YÊU THƯƠNG BẠN

“Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5:8). Đời đời Chúa Giêsu yêu thương bạn vô hạn, không chỉ trong ngày Valentine, mà Ngài làm cho bạn vui sống suốt 365 ngày.

(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
 
Đầu xuân tâm tình chuyện đạo hiếu
Nguyễn Văn Nghệ
10:40 05/02/2015
ĐẦU XUÂN TÂM TÌNH CHUYỆN ĐẠO HIẾU

Trong lá thư của Giám mục Bá Đa Lộc gởi cho giáo sĩ Letondal đề ngày 17.08.1789, ông kể chuyện Hoàng tử Cảnh sau khi theo ông sang Pháp và trở nước, do né tránh không chịu bái cúng trước bàn thờ tổ tiên, đã làm cho Nguyễn Ánh tức giận: “…Ngài ngạc nhiên vì sao đạo Gia tô có thể dung túng cho tín đồ quên hết ông bà tổ tiên làm vậy”. Sự kiện này được vua Minh Mạng nhắc lại vào tháng 10 năm Mậu Tuất( 1838): “...bọn khanh há không nhớ việc Thái tử Anh Duệ ư? Hoàng khảo ta lúc mới mở nước, bị Xiêm khống chế, gửi Thái tử Anh Duệ cho người Tây đem về nuôi dạy, để mưu tính giữ gìn. Đến khi lấy lại được Gia Định, nước ấy trả về, Thái tử không chịu bái yết tôn miếu, nói rằng áo quần theo cách thức nước ấy, Hoàng khảo ta đến bấy giờ mới hối, may có Cao hoàng hậu khéo dạy dỗ, vài tháng sau Thái tử mới thay lòng đổi dạ, không thế hầu làm người Tây rồi” (Đại Nam thực lục, tập V, Nxb Giáo dục, tr. 402).

Quan niệm phải thắp hương bái cúng trước bàn thờ tổ tiên mới là hiếu kính, có hoàn toàn đúng chăng?

Có một người mang một bó hoa tươi ra nghĩa trang và đặt lên trên mộ người thân của mình và đứng mặc niệm. Kế đến có một người khác đem bánh trái, xôi chè đặt trên mộ người thân của mình và thắp hương vái lạy. Thấy vậy người kia lên tiếng hỏi: “Bao giờ người thân của anh lên ăn các thứ ấy?”. Tay đang cầm nén hương nghi ngút khói, anh ta đáp: “Khi nào người thân của anh lên nhận bó hoa của anh đặt trên mộ thì khi ấy người thân của tôi cũng sẽ lên ăn các món này”.

Không một dân tộc nào, không một tôn giáo nào dạy con người bất kính với tổ tiên. Mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo đều có nghi thức riêng để biểu lộ lòng hiếu kính đối với tổ tiên. Hiếu kính đích thực không phải ở chỗ khi cha mẹ chết rồi mới tổ chức cúng tế với mâm cao cỗ đầy, mà ở chỗ khi cha mẹ còn sống, con cái phải “ Sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực” (Đem hết sức mình mà thờ cha mẹ - Luận ngữ: Học nhi).

Thầy Tăng tử nói: “Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ phất nhục, kỳ hạ năng dưỡng” (Hiếu có ba bậc: bậc đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm nhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ - Lễ ký: Tế nghĩa). Để làm tôn trọng cha mẹ thì con cái phải “lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu” ( gây dựng thân mình, đem thi hành cái đạo ra rõ tiếng về đời sau để cho vinh hiển cha mẹ - Hiếu kinh). Hai bậc đầu tuy khó mà dễ, bậc sau cùng tuy dễ mà khó thực hiện một cách trọn vẹn. Trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến bậc dưới cùng là “nuôi cha mẹ” mà thôi!

Thầy Tử Du hỏi Đức Khổng tử về đạo hiếu. Đức Khổng tử trả lời: “ Kim chi hiếu giả, thị vi năng dưỡng, chí ư khuyển mã, giai năng hữu dưỡng. Bất kính hà dĩ biệt hồ” (Thời bây giờ được gọi là hiếu là đã có thể nuôi dưỡng được cha mẹ như vậy là đủ rồi, cho đến như chó ngựa chúng ta còn phải nuôi dưỡng. Nếu nuôi cha mẹ mà không có lòng hiếu kính thì việc nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có khác gì đâu – Luận ngữ: Vi chính). Hiếu kính chính là thước đo việc con cái nuôi dưỡng cha mẹ.

Tục ngữ có câu: “ Bé cậy cha, già cậy con”. Khi cha mẹ già yếu con cái phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ. Nuôi dưỡng cha mẹ mới chỉ là yêu cầu tối thiểu của đạo làm con. Nhưng trong việc nuôi dưỡng cha mẹ đã có nhiều gia đình nạnh nhau hoặc suy bì thiệt hơn với nhau. Ngày xửa , ngày xưa có một gia đình có bốn anh em trai đều đã yên bề gia thất nhưng người cha già lại còn sống. Vì nạnh nhau nên chẳng có người con nào chịu nuôi cha già. Cuối cùng họ thống nhất là mỗi người nuôi cha già trong ba tháng và trước khi chuyển giao cho người kế tiếp phải đem cha già ra cân, nếu sụt cân thì người sau sẽ không nhận. Có một anh do nuôi cha già một cách thơ bơ thất bất nên biết khi chuyển giao sẽ thiếu cân nên anh ta đã giở trò ma giáo lấy miếng chì giấu vào mình cha già cho đủ cân. Vì thế tục ngữ có câu : “Con cái pha chì cho cha mẹ” (pha có nghĩa là chế hoặc trộn lẫn vào). Hoặc chuyện mỗi đứa con nuôi cha mẹ trong một tháng, nhưng ngặt nỗi tháng có 30 ,tháng có 31 ngày nên tháng có ngày thứ 31 cha mẹ phải ra đứng ngoài đường. Đúng là “ cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”; “ Một mẹ nuôi nổi chín, mười con, chín mười con không nuôi nổi một mẹ”.

Chỉ mới ở cấp độ thấp nhất là nuôi dưỡng cha mẹ mà đã “tính tháng, tính ngày”, còn như đòi hỏi ở cấp độ sau đây thì sẽ được bao nhiêu người thực hiện đúng ý nghĩa của nó? Một hôm thầy Tử Hạ cũng hỏi Đức Khổng tử cũng về vấn đề chữ hiếu. Đức Khổng tử trả lời: “Sắc nan, hữu sự đệ phục kỳ lao, hữu tửu thực tiên sinh soạn, tằng thị dĩ vi hiếu hồ”(Điều khó nhất là nuôi dưỡng cha mẹ, con cái có giữ được nét mặt vui vẻ mãi mãi không. Có việc gì con cái làm thay cho cha mẹ, có gì ngon mời cha mẹ ăn, đây chắc gì là đã có hiếu – Luận ngữ: Vi chính). Trong lúc nuôi dưỡng cha mẹ cho dù gia đình nghèo khổ, đến bửa ăn chỉ toàn thức ăn đạm bạc đơn sơ nhưng con cái luôn giữ được nét mặt hòa vui trước mặt cha mẹ là đã thể hiện đạo hiếu rồi. Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào mà vẫn giữ được nét mặt hòa vui trước mặt cha mẹ quả một điều khó thực hiện đối với những người con trực tiếp nuôi cha mẹ. Do đó có nhiều người rất hiểu tâm lý, thỉnh thoảng họ về quê thăm cha mẹ vài hôm và nhận thấy người anh em của mình đang trực tiếp nuôi cha mẹ có một vài thái độ , cử chỉ không hợp lễ với cha mẹ, họ đã cảm thông động viên người anh em đó cố gắng làm tốt hơn nữa chứ không hề lên mặt trách mắng.

“ Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (Trăm cái nết trong cuộc sống, hiếu là trước tiên). Người con hiếu thảo thực sự là “sự phụ mẫu năng kiệt kỳ lực” (phải đem hết sức mình mà thờ cha mẹ), lúc “ sanh sự chi dĩ lễ, tử táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ” (cha mẹ lúc còn sống phải đối xử theo lễ, khi chết phải theo lễ mà táng, theo lễ mà cúng tế - Luận ngữ: Vi chính).

Sách Đức Huấn Ca của người Do Thái đã đề cao sự hiếu thảo, vì hiếu thảo có kèm theo lời chúc phúc: “ Ai yêu mến cha mình, thì đền bù tội lỗi, ai thảo kính mẹ mình, thì như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha mình sẽ được vui mừng trong con cái. Khi cầu xin người ấy được nhậm lời. Ai thảo kính cha mẹ sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha sẽ làm vui lòng mẹ. Hỡi kẻ làm con hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền lòng người, khi người còn sống. Nếu tinh thần người sa sút thì hãy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng chớ đành khinh dễ người. Vì của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng. Của biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi và xây dựng đức công chính của ngươi”.

Nguyễn Văn Nghệ

Tổ dân phố Phú Lộc Tây I, Thị trấn Diên Khánh , Khánh Hòa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hương Giang
Tấn Đạt
21:48 05/02/2015
HƯƠNG GIANG
Ảnh của Tấn Đạt
Dòng Hưong giang như lặng chìm
Tràng Tiền bao nhịp...mới tìm thấy nhau
Yêu em anh đợi buồng cau
Yêu anh chăm sóc dây trầu tươi xanh
Trên dòng Hương giang hiền lành
Câu hò lời hẹn...trăng thanh chứng tình
Mơ sao...đám cưới đôi mình.
(Trích thơ của Sương Anh)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 30/01 – 04/02/2015: Ngày Thế giới đời sống thánh hiến 2015 tại Vatican.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:21 05/02/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ngày Thế giới về đời sống thánh hiến lần thứ 19 tại Vatican.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em vừa xem thấy là nghi thức làm phép nến và đoàn rước đông đảo gồm 50 tu sĩ nam nữ, đại diện cho các hình thái khác nhau của đời sống Thánh Hiến trong thánh lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh và cũng là Ngày Thế giới về đời sống thánh hiến lần thứ 19 do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Đền thờ Thánh Phêrô hôm thứ Hai 2 tháng 2.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Hồng Y João Aviz de Braz, Tổng Trưởng Bộ các dòng tu, Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, OFM, các chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các linh mục dòng, trước sự hiện diện của hàng ngàn tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nhắn nhủ những người thánh hiến hãy đạt tới sự khôn ngoan qua sự tuân phục và tuân giữ tu luật. Ngài nhận xét rằng: “Tin mừng của ngày lễ hôm nay 5 lần nhấn mạnh đến sự tuân phục của Mẹ Maria và Thánh Giuse đối với 'Lề luật của Chúa' (Xc Lc 2,22.23.24.27.39). Chúa Giêsu không đến để làm theo ý riêng, nhưng là theo ý Chúa Cha, và đây là 'lương thực' của Ngài như chính Ngài đã nói (Xc Ga 4,34). Vì thế ai theo Chúa Giêsu thì cũng tiến bước trên con đường vâng phục, như bắt chước ‘sự hạ cố’ của Chúa, hạ mình và đón nhận ý Chúa Cha làm ý mình, đến độ tự hủy và hạ nhục chính mình (Xc Pl 2,7-8). Đối với một tu sĩ, tiến bước chính là hạ mình trong việc phục vụ. Một hành trình giống như con đường của Chúa Giêsu, Đấng ‘không giữ cho mình đặc ân như Thiên Chúa’ (Pl 2,6). Hạ mình trở nên đầy tớ để phục vụ.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng con đường ấy có hình thức là tu luật, thấm đượm đoàn sủng của vị sáng lập. Đối với mọi người, qui luật không thể thay thế được chính là Tin Mừng, là sự hạ mình của Chúa Kitô, nhưng Chúa Thánh Linh, trong tinh thần sáng tạo vô biên, cũng diễn tả điều ấy qua nhiều tu luật của đời sống thánh hiến, và tất cả các tu luật ấy đều nảy sinh từ sự bước theo Chúa Kitô, từ con đường hạ mình phục vụ”.

Đức Thánh Cha xác quyết rằng qua “luật” ấy, những người thánh hiến có thể đạt được sự khôn ngoan, đây không phải là một khả năng trừu tượng, nhưng là công trình và là hồng ân của Chúa Thánh Linh, và dấu chỉ tỏ tường của điều này chính là niềm vui. Đúng vậy, niềm vui của tu sĩ là kết quả của con đường hạ mình như Chúa Giêsu.. Và khi chúng ta buồn sầu, thì chúng ta hãy tự hỏi xem chúng ta có đang sống chiều kích hạ mình hay không”.

Đức Thánh Cha nhắc đến tấm gương của hai cụ già, Simeon và Anna, là những người ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Linh (Tin Mừng nhắc điều này 4 lần), được Chúa hướng dẫn và linh hoạt. Chúa đã cho họ sự khôn ngoan qua hành trình dài của cuộc sống trên con đường tuân phục lề luật, một sự tuân phục một đàng hạ nhục và hủy diệt, nhưng đàng khác đó là sự tuân phục giữ gìn và bảo đảm hy vọng, và giờ đây đầy tính sáng tạo vì đầy Thánh Linh..

Áp dụng những điều trên đây vào thực trạng của các dòng tu, Đức Thánh Cha nhắc đến sự thích ứng tu luật với thời đại và khẳng định rằng: “sự canh tân đích thực chính là một công trình của đức khôn ngoan, được hun đúc trong tinh thần ngoan ngoãn và vâng phục”.

Tăng cường và đổi mới đời sống thánh hiến diễn ra qua lòng yêu mến nồng nhiệt hơn đối với tu luật, và qua khả năng chiêm ngưỡng và lắng nghe những người cao niên trong hội dòng. Như thế “kho tàng”, đoàn sủng của mỗi gia đình dòng tu được bảo tồn nhờ sự tuân phục và khôn ngoan. Và qua con đường ấy, chúng ta được gìn giữ, tránh được tính trạng sống đời thánh hiến của chúng ta một cách 'tùy hứng' và thiếu cụ thể, như thể đó là một thứ tri thức, biến thành một sự “chế nhạo” đời tu, trong đó người ta sống theo Chúa mà không từ bỏ, cầu nguyện mà không có sự gặp gỡ, sống huynh đệ không có hiệp thông, vâng phục mà không tín thác, bác ái mà không có chiều kích siêu việt”

2. Số nữ tu đã giảm mạnh trong một thập niên vừa qua, trong khi số nam tu gần như không đổi

Nhân ngày Thế giới về đời sống thánh hiến lần thứ 19, Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Tòa Thánh đã đưa ra những con số thống kê cho thấy số nữ tu đã giảm mạnh trong một thập niên vừa qua, trong khi số nam tu gần như không đổi.

Năm 2002, toàn Giáo Hội có 782,932 nữ tu. Đến năm 2013 chỉ còn 693,575 chị, tức là giảm mất 89,357 chị hay 11.4%. Cái chết là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm này.

Năm 2002, toàn Giáo Hội có 192,552 nam tu sĩ. Đến năm 2013, còn 190,267, tức là giảm mất 2,285 vị hay 1.18%.

Các dòng tu nam có đông thành viên nhất là Dòng Tên với 17,287 vị, tiếp đến là dòng Salêdiêng Don Bosco vớ 15,573 vị và dòng Anh Em Hèn Mọn với 14,123 bị.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành riêng năm nay là năm cầu nguyện cho đời sống thánh hiến, và khích lệ các Kitô hữu tái khám phá giá trị của đời sống thánh hiến. Ngài nói đó là thời gian để đổi mới và để cho thế giới thấy sức mạnh của tình huynh đệ.

Hôm 7 tháng 11 năm 2014, Đức Thánh Cha nói:

"Đời sống thánh hiến có thể giúp các Giáo Hội và toàn xã hội bằng cách đưa ra những chứng của tình huynh đệ, cho thế giới thấy rằng chúng ta có thể sống với nhau như anh em trong sự đa dạng".

3. Đức Thánh Cha công bố sẽ thăm Bosnia-Herzegovina

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1 tháng Hai, sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã thông báo về cuộc viếng thăm sắp tới của Ngài.

Đức Thánh Cha nói:

“Anh chị em thân mến, tôi muốn loan báo: thứ Bẩy 6 tháng 6 tới đây, nếu Chúa muốn, tôi sẽ đến thành Sarajevo, thủ đô nước Bosnia-Herzegovina. Ngay từ bây giờ tôi xin anh chị em cầu nguyện để cuộc viếng thăm của tôi nơi các dân tộc yêu quí này là một sự khích lệ cho các tín hữu Công Giáo, khơi dậy những men thiện hảo và góp phần củng cố tình huynh đệ và hòa bình, đối thoại liên tôn và thân hữu”

Sarajevo chỉ cách Rôma một giờ bay và là thủ đô của nước Bosnia-Herzegovina rộng hơn 51 ngàn cây số vuông với 3 triệu 700 ngàn dân cư, đông nhất là người Hồi giáo 43%, tiếp đến là các tín hữu Chính Thống Serbi gần 30% và sau cùng là các tín hữu Công Giáo 18%, đa số là người gốc Croát. Chiến tranh giữa 3 nhóm dân này đã diễn ra trong 4 năm từ năm 1991 đến 1995 làm 100,000 người bị thiệt mạng. Nhiều tội phạm chiến tranh vẫn đang bị truy nã.

4. Đức Thánh Cha tái liên đới với các tín hữu Kitô Trung Đông

Sáng ngày 30 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô tái liên tiếng bày tỏ tình liên đới và kêu gọi cầu nguyện cho các tín hữu Kitô bị bách hại tại Trung Đông, nhất là tại Syria và Iraq.

Ngài trình bày lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến 30 thành viên Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương nhóm họp tại Roma trong một tuần qua. Đức Thánh Cha nói:

“Trong lúc này, chúng ta đặc biệt chia sẻ nỗi kinh hoàng và đau khổ vì những gì xảy ra tại Trung Đông, đặc biệt tại Iraq và Syria. Tôi nhớ đến tất cả mọi người dân trong vùng, trong đó có các anh chị em Kitô chúng ta và nhiều nhóm thiểu số, đang phải chịu những hậu quả của cuộc xung đột cam go. Cùng với anh em, tôi cầu nguyện hằng ngày để sớm có một giải pháp thương thuyết, và khẩn cầu lòng từ nhân thương xót của Thiên Chúa đối với những người bị thương tổn vì thảm trạng bao la này.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:

“Tất cả các tín hữu Kitô đều được mời gọi cộng tác với nhau trong sự chấp nhận và tín nhiệm nhau để phục vụ chính nghĩa hòa bình và công lý. Ước gì nhờ lời chuyển cầu và tấm gương của nhiều vị tử đạo và các thánh, đã can đảm làm chứng tá cho Chúa Kitô trong tất cả các Giáo Hội chúng ta, nâng đỡ và củng cố anh em cùng với các cộng đoàn của anh em”.

Trước đó trong phần đầu bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhắc đến quá trình hoạt động từ năm 2003 của Ủy ban hỗn hợp đối thoại gồm đại diện của Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất Kitô và các Giáo Hội Chính Thống Đông phương. Trong 10 năm đầu, Ủy ban đã nhìn lại quá khứ và cứu xét sự hiệp thông của các Giáo Hội với nhau trong những thế kỷ đầu tiên, và trong cuộc gặp gỡ lần này, Ủy ban đã nghiên cứu sâu rộng về bạn chất của các bí tích, nhất là bí tích Rửa Tội.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu mong công việc mà anh em đã khởi sự có thể mang lại thành quả dồi dào cho việc nghiên cứu chung về thần học và giúp chúng ta ngày càng sống tình thân hữu huynh đệ sâu xa hơn”.

Trong Ủy ban hỗn hợp đối thoại thần học này, ngoài Công Giáo còn có đại diện của 7 Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, như Giáo Hội Copte Ai Cập, Giáo Hội Arméni Tông truyền (Arméni, Liban), Giáo Hội Chính Thống Ethiopia, Eritrea, Siro Malankara (Ấn độ).

Ngoài ra cũng có Ủy Ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và 14 Giáo Hội Chính Thống, đông đảo hơn với gần 60 thành viên

5. Thay đổi nghi thức trao dây Pallium cho các vị Tổng Giám Mục chính tòa

Theo quyết định mới của Đức Thánh Cha Phanxicô, dây Pallium từ nay sẽ được trao cho vị Tổng Giám Mục đứng đầu giáo tỉnh trong một buổi lễ tại chính ngay giáo phận của ngài.

Trong thư đề ngày 12 tháng Giêng gửi đến các vị Sứ thần và Khâm Sứ Tòa Thánh trên thế giới, Đức Ông Guido Marini, Trưởng Ban nghi lễ phụng vụ của Tòa Thánh, đã thông báo quyết định trên đây của Đức Thánh Cha.

Dây Pallium là dây làm bằng lông chiên màu trắng có 6 hình thánh giá màu đen, biểu tượng quyền của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh và sự hiệp thông với Đức Thánh Cha. Vị TGM đeo dây này ở cổ và vai như vị mục tử nhân lành vác chiên trên vai. Cho đến nay, các vị TGM chính tòa vẫn về Roma để nhận dây Pallium từ Đức Thánh Cha trong thánh lễ ngài cử hành ngày 29-6, lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, trừ trường hợp ngoại lệ, dây này được vị Đại Diện Tòa Thánh trao trong một buổi lễ tại Giáo Hội địa phương.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 29 tháng Giêng, Đức Ông Guido Marini nói:

“Ý nghĩa sự thay đổi này là làm nổi bật hơn quan hệ giữa vị tân TGM chính tòa với Giáo Hội địa phương của các vị, và để tạo cơ hội cho nhiều tín hữu được hiện diện tại nghi thức rất ý nghĩa đối với họ, và nhất là là cho các Giám Mục thuộc hạt - trong cùng một giáo tỉnh -, để tham dự lễ trao dây Pallium. Theo chiều hướng đó, ý nghĩa buổi lễ ngày 29-6 vẫn được giữ nguyên, tức là nhấn mạnh mối giây hiệp thông và cũng là sự hiệp thông theo phẩm trật giữa Đức Thánh Cha và các vị tân TGM chính tòa, và đồng thời, qua sự trao giây này ở địa phương, có thêm mối liên hệ với Giáo Hội địa phương”.

Theo quyết định mới, dây Pallium vẫn được Đức Thánh Cha làm phép trong ngày 29 tháng 6 tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong thánh lễ đồng tế với các vị tân Tổng Giám Mục chính tòa, như thói quen từ trước đến nay, nhưng Đức Thánh Cha chỉ trao giây này cho các vị theo thể thức riêng và đơn sơ. Sau đó, tại giáo phận thuộc quyền, lễ nghi trao giây Pallium sẽ được tổ chức trong một lễ nghi trọng thể, trong đó vị Đại diện Tòa Thánh, được Đức Thánh Cha ủy quyền, trao cho vị tân TGM chính tòa trước sự hiện diện của các GM trong cùng giáo tỉnh và các tín hữu.

Quyết định của Đức Thánh Cha không thay đổi khoản giáo luật khoản số 437 triệt 1 theo đó, vị tân Tổng Giám Mục chính tòa phải đích thân hoặc nhờ đại diện xin Đức Thánh Cha ban dây Pallium trong vòng 3 tháng sau khi thụ phong Giám Mục, hoặc nếu đã là Giám Mục rồi thì tính từ lúc được bổ nhiệm.

6. Một linh mục Dòng Cát Minh sẽ giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các thành viên của Giáo triều Rôma

Cha Bruno Secondin, một linh mục Dòng Cát Minh đang giảng dạy tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô ở Rôma, sẽ giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các thành viên của Giáo triều Rôma.

Tuần tĩnh tâm tập trung vào tiên tri Ê-lia, sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 27 Tháng Hai, tức là Tuần Thứ Nhất Mùa Chay, tại một nhà tĩnh tâm ở Ariccia, một thành phố nhỏ gần ngoại ô Rôma. Đây là nhà tĩnh tâm của các cha dòng Thánh Phaolô. Năm ngoái, tuần tĩnh tâm Mùa Chay cũng đã diễn ra tại đây từ 9 đến 14 tháng Ba. Vị thuyết giảng trong dịp này là Đức Ông Angelo De Donatis, một cha sở của giáo phận Rôma.

Truyền thống Đức Giáo Hoàng và giáo triều Rôma tham dự tuần tĩnh tâm đã có từ năm 1925. Trong 39 năm sau đó, các tuần tĩnh tâm này chỉ diễn ra vào Mùa Vọng. Đến năm 1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục mới đề ra Tuần tĩnh tâm Mùa Chay và cũng mở rộng danh sách các vị thuyết giảng. Cho đến lúc đó, các vị giảng thuyết đều là các cha dòng Tên.

Thông thường, tuần tĩnh tâm của giáo triều Rôma được tổ chức tại nhà nguyện Redemptoris Mater – Mẹ Đấng Cứu Chuộc - trong dinh Tông Tòa của Tòa Thánh. Năm ngoái, trước khi thôi giữ chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đã thông báo ý định của Đức Thánh Cha muốn tổ chức tĩnh tâm bên ngoài Vatican.

7. Tòa Thánh thay đổi truyền thống thả chim bồ câu hòa bình

Tòa Thánh đã phải thay đổi một cử chỉ truyền thống là thả chim bồ câu sau những khiếu nại của các nhóm bảo vệ động vật ở Ý.

Trong nhiều năm, vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng cùng với hai trẻ em thuộc Công Giáo Tiến Hành Italia sẽ thả một cặp bồ câu trắng trong trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật. Nhưng năm ngoái, cử chỉ hòa bình này đã ngay lập tức được đáp lại bằng bạo lực: hai chú chim bồ câu đã bị hai con chim lớn tấn công khiến anh chị em tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô phải hồi hộp lo lắng.

Cuối cùng, hai chú chim bồ câu cũng thoát nạn. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ động vật phàn nàn rằng việc thả chim bồ câu nhỏ ở trung tâm của Rôma có thể là dành cho chúng một bản án tử hình. Vì thế, năm nay, bong bóng đã được thả để thay thế.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lần đã thả một cặp bồ câu trong dịp này nhưng những con chim bồ câu lại quay lại cửa sổ phòng làm việc của ngài, không chịu bay đi.

8. Đức Thánh Cha đề cao nông nghiệp

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi đề cao vai trò của giới nông dân, bài trừ nạn nghèo đói và bảo tồn môi sinh.

Trong buổi tiếp kiến sáng 31 tháng Giêng, dành cho 200 đại diện của Liên đoàn toàn quốc nông dân Italia, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Liên đoàn, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Không có nhân loại nếu không có sự canh tác đất đai; không có đời sống tốt đẹp nếu không có lương thực mà đất đai sản xuất cho con người thuộc mọi đại lục. Vì thế ngành nông nghiệp có một vai trò chủ yếu. Hoạt động của những người canh tác, quảng đại dành thời giờ và năng lực cho công tác này, thực là một ơn gọi đích thực. Ơn gọi này đáng được nhìn nhận và đánh giá một cách thích hợp, cả trong những chọn lựa cụ thể về chính trị và kinh tế”.

Trong ý hướng đó, Đức Thánh Cha kêu gọi loại bỏ những chướng ngại đe dọa ngành nông nghiệp, khiến cho các thế hệ trẻ không còn cảm thấy được thu hút dấn thân trong canh nông nữa.

Cũng trong chiều hướng này, Đức Thánh Cha mời gọi chú ý đến tình trạng nghèo đói vẫn còn đè nặng trên rất nhiều người trong nhân loại. Ngài nói: “Sự tuyệt đối hóa các qui luật thị trường, nền văn hóa gạt bỏ và phung phí lương thực đã lên tới mức độ không thể chấp nhận được, cùng với những yếu tố khác, đang gây đau khổ và lầm than cho bao nhiêu gia đình. Vì thế cần xét lại tường tận hệ thống sản xuất và phân phối lương thực”.

Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng con người không những được kêu gọi canh tác đất đai nhưng còn bảo tồn đất nữa. Hai điều này có liên hệ mật thiết với nhau. Mỗi nông dân đều biết rõ thật là khó canh tác trong một thời đại có những biến đổi mau lẹ về khí hậu và những biến cố khí hậu thái cực ngày càng lan tràn. Làm sao tiếp tục sản xuất lương thực tốt cho cuộc sống của mọi người, khi mà sự ổn định khí hậu bị lâm nguy, khi mà không khí, nước và đất đai không còn tinh khiết vì bị ô nhiễm?

Sau cùng, Đức Thánh Cha cũng cổ võ một nền nông nghiệp ít ảnh hưởng tiêu cực tới môi sinh: làm sao để việc canh tác của chúng ta đồng thời cũng là một công trình bảo tồn đất đai? Chỉ như thế các thế hệ tương lai mới có thể tiếp tục ở trên trái đất và canh tác đất đai”.

9. Hai Giám Mục Việt Nam tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới thứ 14

Hôm 31 tháng Giêng, Văn phòng Thượng Hội Đồng Giám Mục đã công bố danh sách các nghị phụ đại biểu sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về gia đình vào tháng 10 năm nay. Các vị do các Hội Đồng Giám Mục liên hệ bầu lên và được Đức Thánh Cha phê chuẩn.

Hai đại biểu được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bầu lên là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Sàigòn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Phụ tá giáo phận Xuân Lộc. Đại biểu dự khuyết là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục giáo phận Mỹ Tho.

Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 14 sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 4 đến 25-10-2015 về chủ đề “Ơn gọi và sứ mạng của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới ngày nay”.

Theo qui luật hiện hành (điều 6,1,3), các Hội Đồng Giám Mục có dưới 25 thành viên thì được bầu 1 đại biểu, từ 26 đến 50 thành viên được bầu 2 đại biểu, từ 51 đến 100 thì được 3 đại biểu, từ 100 trở lên thì được 4 đại biểu. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và Pháp, mỗi nước có 4 đại biểu, và có 2 thành viên dự khuyết.

Ngoài ra, có các nghị phụ do Đức Thánh Cha bổ nhiệm. Con số các vị chiếm tối đa 15% tổng số các nghị phụ.

Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 13 tiến hành tại Roma từ ngày 7 đến 28-10-2012 về chủ đề “Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô”, có 262 nghị phụ.

10. Phim mới ca ngợi những nỗ lực cứu giúp người Do Thái của Đức Giáo Hoàng Piô XII

Một bộ phim mới có tưạ đề “Shades of Truth”, nêu bật những nỗ lực cứu giúp người Do Thái của Đức Piô XII trong suốt thời gian xảy chiến dịch diệt chủng của người Do Thái của Đức Quốc Xã sẽ được chính thức ra mắt vào ngày 1 tháng Tư năm nay.

Tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết bộ phim sẽ được giới thiệu trước tại Vatican vào ngày 02 tháng 3, và sau đó chiếu tại liên hoan phim Cannes trước khi công chiếu rộng rãi.

Vị tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Piô XII đã dẫn dắt Giáo Hội trong một thời kỳ rất khó khăn từ 2 tháng Ba năm 1939 đến khi ngài qua đời ngày 9 tháng 10 năm 1958; tức là 19 năm 7 tháng và 7 ngày.

Sau thế chiến thứ Hai, ngài dành được rất nhiều cảm tình và lòng biết ơn của người Do Thái.

Moshe Sharett, Ngoại trưởng đầu tiên của Do Thái và sau đó là phó Thủ tướng Do Thái, đã từng cho biết như sau:

“Tôi nói với Đức Piô XII rằng nghĩa vụ đầu tiên của tôi là cám ơn ngài và qua ngài cám ơn Giáo Hội Công Giáo, nhân danh những người Do Thái, vì những gì các vị đã làm trong nhiều quốc gia để cứu thoát người Do Thái. Chúng tôi chân thành ghi ân Giáo Hội Công Giáo.”

Golda Meir, Thủ tướng Do Thái đã khóc thương Đức Piô XII như sau:

“Chúng ta chia sẻ nỗi đau chung của nhân loại trước sự qua đi của Đức Piô XII. Khi cuộc tử đạo đáng sợ xảy đến cho dân tộc chúng ta trong thập niên kinh hoàng của chủ nghĩa Quốc Xã Đức, tiếng nói của Đức Giáo Hoàng đã cất lên cho các nạn nhân. Đời sống trong thời đại chúng ta đã được phong phú hóa bởi một tiếng nói xuất phát từ những sự thật luân lý cao cả vượt lên trên những chao đảo của cuộc xung đột hàng ngày. Chúng ta than khóc một vĩ nhân phụng sự hòa bình.”

Dưới ảnh hưởng của những xuyên tạc lịch sử thêu dệt bởi cộng sản, các phe nhóm cực hữu và cả một số thành phần Công Giáo bất mãn với Giáo Hội như John Cornwell, một cựu chủng sinh, là người đã rất xông xáo trong chiến dịch phỉ báng Đức Piô XII với những cuốn sách như Hitler's Pope, nhiều người lầm tưởng là Đức Piô XII đã làm rất ít hay chẳng làm gì cả để cứu người Do Thái.

Cuốn phim do đạo diễn Liana Marabini thực hiện giở lại hơn 100,000 tài liệu và phỏng vấn hàng loạt những người có liên quan để tìm ra sự thật và tuyên dương lòng bác ái anh hùng của Đức Piô XII.

Trong phim, một nhà ngoại giao Do Thái, ông Pinchas Lapicide, người đã từng viết cuốn Three Popes and the Jews khẳng định Đức Piô XII là "người đóng vai trò quyết định trong việc cứu thoát tối thiểu 700,000 người Do Thái, nhưng có lẽ phải đến 860,000 người khỏi cái chết cầm chắc trong tay dưới nanh vuốt của Quốc Xã Đức".

Một người khác là nhà viết sử người Hung Gia Lợi, ông Jeno Levai, trưng ra những sử liệu lấy từ văn khố Tòa Thánh và các quốc gia để chứng minh rằng Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Hung và các Đức Giám Mục "đã can thiệp đi can thiệp lại theo những chỉ thị của Đức Piô XII" và nhờ những nỗ lực này "trong mùa thu và mùa đông 1944, không có một nhà thờ Công Giáo nào tại Budapest lại không mở rộng vòng tay chứa chấp những người Do Thái đang trốn chạy".

11. Hội nghị truyền giáo ở châu Âu

Phát biểu tại một hội nghị 3 ngày về truyền giáo ở châu Âu, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về cổ vũ Tân Phúc Âm Hóa, cho biết:

“Giáo Hội thông truyền cho mọi thế hệ tất cả những gì Giáo Hội là. Bản chất của Giáo Hội là rao giảng Tin Mừng. Chúng ta đang họp nhau đây để làm rõ bất cứ điều gì hữu ích cho sứ mệnh đó.”

Hội nghị, quy tụ 40 thành viên đại diện cho các hội đồng giám mục châu Âu, đã kết thúc vào ngày 29 tháng Giêng. Đức Cha Nicholas Hudson, Giám Mục phụ tá của tổng giáo phận Westminster, Anh quốc, nói rằng có hai ý tưởng chính, mà ngài xem là cốt lõi trong thông điệp Niềm Vui Phúc Âm do Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra:

“Đầu tiên là việc dạy giáo lý phải giúp ích cho việc loan báo Tin Mừng; thứ hai giáo lý cần phải được kết hợp với linh đạo.”

12. Một Giám Mục và 50 linh mục, giáo dân bị cướp ở Venezuela

"Chúng tôi không thể tiếp tục như thế này, tôi không nhìn thấy hành động cụ thể nào chống lại bạo lực", Đức Cha Mariano José Parra Sandoval, Giám mục giáo phận Ciudad Guyana, Venezuela đã viết thư cho chính phủ nước này như trên sau khi bị cướp, cùng với 50 người khác trong một cuộc họp giáo xứ vào ngày 27 tháng Giêng.

"Lúc 8:00 tối, khi bước gần đến hội trường của giáo xứ Virgen del Valle, ở Ciudad Guyana, tôi cảm thấy mọi thứ đều rất yên tĩnh xung quanh. Nhưng ngay khi tôi bước vào nhiều tiếng quát tháo bắt tôi phải nằm xuống sàn nhà". Vị giám mục cho báo chí địa phương biết như trên.

Ngài nói thêm: "Tôi đã nói chuyện với thống đốc tiểu bang là chúng ta không thể tiếp tục như thế này. Tiền được chi vào rất nhiều thứ, nhưng chính phủ chẳng dành chút nào cho chi phí bảo vệ an toàn cho các công dân".

Bản tin của thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm 30 tháng Giêng tường thuật rằng cha chính xứ, và hai linh mục khác, coi sóc các giáo xứ lân cận đã cho biết rằng từ đầu năm 2015 đến nay đây là lần thứ năm kẻ cướp đã tấn Công Giáo xứ này. Đức Cha Sandoval đã bị cướp đi một điện thoại cầm tay và một laptop.

Ngài nói thêm: “Chúng ta không thể đóng cửa nhà thờ vì mất an ninh. Chúng ta cần dạy người trẻ sống không bạo lực. Nhưng một điều chắc chắn, là hiện nay chúng ta không sống an toàn trong xã hội Venezuela.".

Tuyệt vọng và thiếu an ninh tại các thành phố của Venezuela đang đẩy các nhóm thanh niên tấn công người đi đường chỉ vì một vài đô la. Phạm pháp đô thị đã tăng lên và nhiều người tin rằng đó là hậu quả của tình hình kinh tế khủng khiếp mà đất nước đang trải qua.

13. Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập cảm thấy dễ thở hơn một chút dưới thời tổng thống mới

Kitô hữu Ai Cập đã nhìn thấy quyền lợi của họ được chú ý hơn nhiều dưới chính quyền của Tổng thống Abd al-Sisi. Người phát ngôn của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ai Cập cho thông tấn xã AsiaNews biết như trên.

Cha Rafic Greiche nói rằng ba giấy phép xây dựng mới các nhà thờ Công Giáo đã được phê chuẩn. Ngài lưu ý rằng giấy phép xây các nhà thờ Kitô giáo chưa bao giờ được cấp dưới thời gian cai trị của cựu Tổng thống Hosni Mubarak, cũng như chính phủ Hồi giáo cực đoan của tổng thống Mohamed Morsi là người đã bị quân đội lật đổ và bắt giam hôm 3 tháng 7 năm 2013.

Cha Rafic Greiche nói thêm: “Một số đơn xin phép xây dựng nhà thờ đã được nộp từ hơn một thập kỷ qua. Chính phủ mới cuối cùng đã bắt đầu phê duyệt các đơn xin này.”

Quốc hội mới của Ai Cập sẽ thảo luận về những thể chế đổi mới quá trình phê duyệt các nơi phụng tự. Trong một diễn biến đáng khích lệ, chính phủ đã mời các nhà lãnh đạo Kitô giáo giúp soạn thảo các quy luật mới.

14. Đức Hồng Y Malcolm Ranjith ca ngợi những nỗ lực hòa giải quốc gia của tân tổng thống

Chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Sri Lanka đã có những thành quả nhãn tiền. Đó là những nhận định của Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục thủ đô Colombo và cũng là nhà lãnh đạo cao cấp nhất tại quốc gia này.

Trong một diễn biến ngoạn mục, tổng thống Maithripala Sirisena đã quyết định trả lại cho nhiều gia đình người Tamil những đất đai bị trưng dụng làm doanh trại quân đội sau khi quân chính phủ chiến thắng quân nổi dậy Hổ Tamil trong cuộc chiến kéo dài từ 23 tháng 7 năm 1983 đến ngày 18 tháng 5 năm 2009.

Một số đơn vị quân đội đã được triệt thoái khỏi vùng này. Tổng thống Maithripala Sirisena cho rằng sự hiện diện của quân đội nhằm ngăn chặn một cuộc nổi dậy khác của người Tamil là “không cần thiết”. Một phần đáng kể đất đai của người Tamil đã bị các sĩ quan chia chác nhau để xây nhà riêng và các sân golf. Những phần đất này cũng sẽ được trả lại.

Nhà lãnh đạo Công Giáo hàng đầu của Sri Lanka cũng ca ngợi tổng thống vì những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết thêm là ông Sirisena đã bổ nhiệm các chức sắc Phật giáo, Ấn Độ giáo, và người Công Giáo để lãnh đạo các văn phòng chính phủ về Phật giáo, Ấn Độ giáo, và Kitô giáo sự vụ.

Đức Hồng Y Malcolm Ranjith nói: “Thật là tốt đẹp khi thấy các cơ quan này được giao cho những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau, là các tín hữu của các tôn giáo tương ứng". Ngài nói thêm rằng tổng thống mới "đã thực hiện những biện pháp quan trọng trong việc bảo đảm các quy định của pháp luật trong nước được thực hiện nghiêm chỉnh, thúc đẩy hòa bình và sự hài hòa giữa các cộng đồng khác nhau."

15. Thêm một thảm họa Charlie Hebdo

Hơn 200 người Hồi giáo, tức giận bởi biếm họa châm chích Muhammad trong một ấn phẩm của tờ Charlie Hebdo ở Paris, đã tấn công vào một trường nam sinh ở Pakistan và buộc trường này phải đóng cửa. Agence France-Presse cho biết như trên hôm 27 tháng Giêng.

Vụ tấn công xảy ra ở Bannu, một thành phố thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, là một tỉnh biên giới giáp ranh với Afghanistan. Bốn học sinh của trường bị thương, và nhiều cửa sổ bị đập vỡ.

Những kẻ tấn công sau đó đã cảnh cáo các thầy cô giáo và buộc nhà trường phải đóng cửa vô thời hạn.

16. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong Tháng Hai

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong tháng Hai, ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô như sau:

- Ý chung: Cầu cho các tù nhân, nhất là các tù nhân trẻ, có cơ hội để gầy dựng lại cuộc sống đúng nhân phẩm.

- Ý truyền giáo: Cầu cho các cặp vợ chồng đã ly thân được các cộng đoàn Kitô hữu đón nhận và giúp đỡ.

17. Vatican “tấn công” phẫu thuật thẩm mỹ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong phần sau chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một trong những câu chuyện thời sự tuần qua được nhiều phương tiện truyền thông đề cập đến với những hàng tít giật gân như “Vatican ‘tấn công’ phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo thống kê của Hội Giải Phẩu Thẩm Mỹ Hoa Kỳ, Brazil là nước đứng đầu thế giới về số ca giải phẩu thẩm mỹ trong năm 2013 với 1,491, 721 ca. Hoa Kỳ đứng thứ hai với 1,452, 356 ca. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng Nam Hàn mới là quốc gia đứng đầu về Giải Phẩu Thẩm Mỹ. Trong năm 2014, Bộ Du Lịch và Di Trú Đại Hàn ghi nhận 7.5 triệu người đã đến sửa sắc đẹp tại Hán Thành, nơi có cả một làng gồm toàn các thẩm mỹ viện.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy là một trong những show quảng cáo hàng ngày hàng giờ của các đài truyền hình Nam Hàn cho GangNam tức là cho các dịch vụ sửa sắc đẹp.

Người phụ nữ lao động lam lũ này có 3 đứa con. Sau khi sửa sắc đẹp, cô ta đẹp như tiên. Cô tiến ra khán đài trước sự trầm trồ của các phụ nữ khác. Cô đẹp lộng lẫy đến mức chỉ có anh chồng còn nhìn ra được cô ta là vợ mình. Tất cả ba đứa con, không đứa nào còn nhận ra được đó là mẹ của chúng.

Tài liệu mới của Vatican đã lên án phẫu thuật thẩm mỹ phụ nữ, gọi đó là "một tấn kích đối với căn tính phụ nữ."

Tài liệu này được hình thành ra bởi một nhóm phụ nữ cố vấn cho Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và sẽ được dùng như một hướng dẫn thảo luận trong khóa họp khoáng đại về những vấn đề liên quan đến phụ nữ trong Giáo Hội kéo dài từ 04 đến 07 tháng Hai dưới sự chủ toạ của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi.

Tài liệu có đoạn viết "phẫu thuật thẩm mỹ giống như một Burqa làm bằng thịt." Burqa là áo choàng truyền thống mà phụ nữ Hồi giáo thường mặc nơi công cộng.

Tài liệu cảnh báo chống lại những phẫu thuật thẩm mỹ nói "phẫu thuật thẩm mỹ không xuất phát từ nhu cầu cần được điều trị y khoa có thể là một tấn kích đối với bản sắc nữ tính. Nó cho thấy một sự từ chối cơ thể đến mức phủ nhận những 'hương vị' lẽ ra phải được tôn trọng trong cuộc sống".

Những chỉ trích về phẫu thuật thẩm mỹ tự chọn là một phần trong một phân tích rộng hơn về những thách thức mà người phụ nữ hiện đại phải đối diện trong Giáo Hội và xã hội.

Tờ Christian Post ghi nhận rằng tài liệu về phẫu thuật thẩm mỹ của Tòa Thánh được đưa ra trùng hợp với tuyên bố của siêu người mẫu Andressa Urach của Brazil, người đã quả quyết là sửa sắc đẹp là một tội lỗi.

Siêu người mẫu Andressa Urach, xướng ngôn viên của nhiều chương trình truyền hình Brazil, năm nay 27 tuổi, đang cố giành giật lại mạng sống sau một ca giải phẩu thẩm mỹ ở bệnh viện Conceiaicao ở Porto Alegere. Có lúc các bác sĩ nghĩ rằng Andressa Urach đã qua đời. Tuy nhiên, hiện cô vẫn còn sống. Cô nói với tờ Daily Mail là cô tin đã từng vượt qua lằn ranh của cuộc sống và gặp gỡ Chúa.

Cô nói:

"Tôi biết rằng tôi đã rời khỏi cơ thể của tôi và đã chết. Tôi đã đến một chỗ hoang vắng, giống như một sa mạc, hoàn toàn im lặng. Đó là khi tôi biết rằng Thiên Chúa thực sự hiện hữu. Tôi cảm thấy sự hiện diện của Ngài. Tôi biết tôi đang đứng trước ngày chung thẩm của mình. Cuộc sống của tôi lóe lên trước mắt tôi như một bộ phim. Tôi cảm thấy xấu hổ và biết tôi không xứng đáng được lên thiên đàng. Tôi cầu xin sự tha thứ và cầu xin Chúa cho tôi một cơ hội khác, và hứa sẽ hoán cải."

Andressa Urach nói cô không nghĩ là cô đủ sức chống lại trào lưu “nghiện” sửa sắc đẹp của phụ nữ ở Brazil nhưng cô sẽ chiến đấu chống lại não trạng này đến hơi thở cuối cùng.

18. Vatican sẽ cung cấp cho người vô gia cư ở Rôma chỗ cắt tóc và cạo râu miễn phí

Vatican sẽ cung cấp cho người vô gia cư ở Rôma không chỉ các phòng tắm mà thôi nhưng còn cả chỗ cắt tóc và cạo râu khi cơ sở mới được khánh thành vào tháng Hai, người đứng đầu văn phòng bác ái của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho biết như trên.

Năm ngoái, Tòa Thánh công bố sẽ cung cấp các phòng tắm vòi sen ở quảng trường Thánh Phêrô cho những người vô gia cư. Tờ Avvenire, tức là Tương Lai, hôm thứ Năm 29 tháng Giêng trích thuật lời Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski cho biết Vatican cũng sẽ cung cấp chỗ cắt tóc và cạo râu bắt đầu từ ngày 16 tháng 2 tại một khu vực dưới hàng cột của quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski, với chức danh chính thức là Quan Phát Chẩn của Đức Giáo Hoàng, cho biết nhiều thợ hớt tóc tại kinh thành Rôma đã tình nguyện cắt tóc và cạo râu miễn phí cho người vô gia cư vào thứ Hai hàng tuần, là ngày mà các cửa hàng của họ theo thói quen sẽ đóng cửa.

Tờ báo cho biết những người thợ hớt tóc tại kinh thành Rôma tốt lành này đã tặng ghế, dụng cụ cắt tóc và gương.

Đức Tổng Giám mục Konrad Krajewski đã đưa ra ý tưởng xây dựng nhà tắm tại Quảng trường Thánh Phêrô vào năm ngoái sau khi ngài mời một người vô gia cư đi ăn với ngài nhưng người này từ chối và nói rằng người ông rất hôi vì không tìm được chỗ tắm rửa.

Đề nghị của Đức Tổng Giám mục đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Đức Thánh Cha với các dự án vòi sen và sau đó mở rộng thêm việc cắt tóc và cạo râu.

19. Mở án phong chân phước cho chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolare

Tiến trình điều tra để phong Chân Phước cho chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolare, tức là Tổ Ấm, đã được bắt đầu ở cấp giáo phận vào hôm thứ Ba 27 tháng Giêng dưới hình thức một buổi kinh chiều tại nhà thờ chính tòa Frascati, gần Rôma.

Chị Chiara Lubich đã được sinh ra ở Trento, miền Bắc nước Ý. Chị đã thành lập Phong trào Quốc tế Focolare, mà đặc sủng là thúc đẩy hòa bình và sự hiệp nhất của tất cả mọi người, ở Frascati.

Trong một thông điệp gởi đến những người tham dự buổi lễ, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng rằng gương sáng của chị Chiara Lubich sẽ truyền cảm hứng cho "sự canh tân lòng trung thành với Chúa Kitô và lòng quảng đại phục vụ cho sự hiệp nhất của Giáo Hội" giữa những người đã noi theo di sản tinh thần quý giá của cô.

Đức Hồng Y Parolin nói Đức Giáo Hoàng cũng mong mỏi cuộc đời và các tác phẩm của chị Chiara Lubich sẽ được các tín hữu trên toàn thế giới biết đến nhiều hơn.

Chị Chiara Lubich (tên rửa tội là Silvia) sinh tại thành phố Trentô, miền Bắc Italia, vào năm 1920. Năm 1943, giữa thời thế chiến thứ hai, cùng với vài người bạn, Chị Chiara Lubich đã bắt đầu sống thực hành giáo huấn phúc âm trong cảnh sống hằng ngày. Nhóm bạn sống phúc âm này quy tựu lại với nhau thành một cộng đoàn nhỏ, gọi là "Focolare", tức "Tổ Ấm", khai sinh một phong trào sống phúc âm giữa đời, mà hiện nay được biết đến với tên gọi "Phong Trào Tổ Ấm", có mặt tại 182 quốc gia, thuộc khắp năm châu, với khoảng 4 triệu thành viên. Ðiều đặc biệt là trong số thành viên của Phong Trào "Tổ Ấm", có cả những thành viên kitô, nhưng không phải là Công Giáo, đến từ 350 Giáo Hội kitô, hoặc cộng đồng Giáo Hội kitô khác nhau. Và có cả những anh chị em hồi giáo, do thái giáo, phật giáo, ấn độ giáo, lão giáo, vân vân,... đến sinh hoạt trong phong trào. Như thế, với dòng thời gian, từ một "tổ ấm" nhỏ sống tinh thần phúc âm, một phong trào lớn được khai sinh, dựa trên tinh thần tu đức hiệp thông, quy tụ những con người thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ, ngành nghề, hoàn cảnh xã hội. Ðó là những con người dấn thân trở thành "men tình yêu thương", nhắm xây dựng một thế giới liên đới hơn, hiệp nhất hơn.

Nhìn chung, trong hơn 60 năm sinh hoạt, Phong Trào Tổ Ấm do chị Chiara Lubich sáng lập và làm chủ tịch, đã gợi hứng và khai sinh biết bao sáng kiến cụ thể, cho người lớn, cũng như cho các bạn trẻ và cho cả những trẻ nhỏ nữa.

Dấn thân của Chị Chiara Lubich đã mang lại nhiều giải thưởng tôn vinh chính cá nhân của Chị: năm 1977, Chị được giải thưởng Templeton vì sự Tiến Bộ Tôn Giáo; năm 1996, giải thưởng của UNESCO vì sự nghiệp giáo dục cho Hoà Bình; năm 1998, giải thưởng Âu Châu về Nhân Quyền. Ðặc biệt, từ năm 1996 đến khi qua đời, chị Chiara Lubich, đã nhận được 9 Bằng Tiến Sĩ Danh Dự, từ các Ðại Học tại Âu Châu, Châu Mỹ La Tinh, Á Châu và Hoa Kỳ. Nhiều thành phố trên thế giới đã công nhận Chị là "Công Dân Danh Dự" của thành phố.

Chị Chiara Lubich là một giáo dân đơn sơ, nhưng có một uy quyền tinh thần rất cao. Ðược Ðức Gioan XXIII đón tiếp, được Ðức Phaolô VI lắng nghe, và được Ðức Gioan Phaolô II mộ mến, Chị Chiara Lubich đã tham dự hai Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới.
 
Thánh Ca
Video Thánh Ca: Khúc Cảm Tạ - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
05:12 05/02/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây