Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm vui Chúa chữa lành và Chúa tiếp tục rao giảng
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:03 03/02/2009
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 1, 29-39
Cuộc sống trần gian luôn bao trùm bởi nhiều loại bệnh, con người tìm ra được loại thuốc đặc trị bệnh này thì bệnh khác lại phát sinh. Y khoa, khoa học, văn minh, tiến bộ luôn là niềm vui cho con người. Nhưng con người dù có tài giỏi mấy đi nữa vẫn không giải quyết được mọi thứ, mọi loại bệnh đang tràn lan trên thế giới.Tuy nhiên, đọc Tin Mừng chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì Chúa Giêsu chữa được mọi thứ bệnh hoạn tật nguyền. Hôm nay, Chúa đến nhà bà nhạc gia của ông Phêrô và chữa lành bệnh sốt cho bà bằng một cử chỉ hết sức đơn giản là cầm nhẹ tay bà và nâng bà dậy. Chúa chữa nhiều loại bệnh và xua trừ ma quỉ ra khỏi nhiều người.
CHÚA CHỮA LÀNH BỆNH TẬT BẰNG CỬ CHỈ GIẢN ĐƠN:
Chúa cho thấy uy quyền tối cao của Ngài trên sự dữ. Bởi vì theo quan niệm của người Do Thái bệnh là do tội lỗi gây ra. Họ cho rằng cảm sốt là hình phạt của của Thiên Chúa và đồng nghĩa với dịch bệnh. Họ cũng cho cảm sốt là do ma quỉ gây ra. Quan niệm như thế, người Do Thái coi mọi thứ bệnh đều do ma quỉ và việc chữa khỏi bệnh là chiến thắng được ma quỉ. Do đó, việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh cảm sốt của bà nhạc gia ông Phêrô nói lên ý nghĩa Thiên Chúa cứu chuộc con người, đồng thời biểu lộ vai trò Thiên sai của Chúa Giêsu. Chúa chữa lành cảm sốt cho bà nhạc gia ông Phêrô không cần đến bất cứ một loại thuốc nào.Ngài chữa lành bằng một cử chỉ đơn thuần cầm tay nhẹ bà nhạc gia và nâng dậy. Chúa còn xua đuổi quỉ ra khỏi nhiều người. Đối với nhiều người như Tin Mừng thuật lại, mắc đủ mọi thứ bệnh, nhưng Chúa cũng không hề dùng thuốc thang gì để chữa họ, Ngài chỉ cần đặt tay trên họ, mọi thứ bệnh đều được chữa khỏi. Chúa mang lại cho họ niềm vui và nụ cười. Chúng ta thán phục Chúa vì những việc thật lạ lùng Chúa đã chữa lành các bệnh nhân và xua trừ ma quỉ ra khỏi nhiều người. Bệnh hoạn, ma quỉ đều là sự dữ ai cũng muốn tránh xa nhưng khi phải đối diện với Chúa Giêsu chúng đều phải khuất phục Ngài.
CHÚA LÀM PHÉP LẠ ĐỂ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CHO NHÂN LOẠI :
Chúa chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và xua trừ ma quỉ là để củng cố niềm tin cho tất cả những ai đang phải chiến đấu, vật lộn với những thứ bệnh, những thứ quỉ đang hoành hành quấy rối con người nhiều khi ngay ở chính trong bản thân mình, đó là những thứ tội lỗi, những tính hư nết xấu, những khuynh hướng xấu, những đam mê, dục vọng…Con người nhiều khi yếu đuối, mệt mỏi muốn buông xuôi, thả lỏng mặc cho con thuyền cuộc đời muốn trôi đi đâu thì trôi. Tuy nhiên, con người chỉ có thể vượt thắng khi biết đón nhận nó. Đây là thái độ của đức tin. Bên cạnh những phiền toái, những khổ lụy, những ốm đau bệnh tật, chúng ta tin vào Thiên Chúa bởi vì Ngài luôn yêu thương chúng ta và sẵn sàng cứu giúp chúng ta. Ngài vẫn làm phép lạ để củng cố niềm tin của chúng ta và tỏ rõ uy quyền tuyệt đối, tối cao của Ngài đối với nhân loại, đối với con người.
BÀ NHẠC GIA ÔNG PHÊRÔ ĐƯỢC CHỮA LÀNH ĐÃ PHỤC VỤ CHÚA VÀ CÁC MÔN ĐỆ:
Sau khi được Chúa chữa lành, bà nhạc gia ông Phêrô đã đứng dậy và phục vụ mọi người. Cử chỉ của bà giúp chúng ta hiểu được rằng qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã trở thành con của Chúa và con cái của Hội Thánh, chúng ta hãy mau mắn chỗi dậy ra đi phục vụ anh em đồng loại, đặc biệt những người bé nhỏ, cô thân cô thế, những người neo đơn, ốm đau tật nguyền. Có phục vụ, có chia sẻ với tha nhân chúng ta mới thấy đời mình có ý nghĩa và nhẹ nhàng thư thái bởi vì Chúa đã nói “ Hãy yêu như Thầy đã yêu “ ( Ga 15, 12 ).
CHÚA CẦU NGUYỆN VÀ TIẾP TỤC RAO GIẢNG:
Chúa luôn kết hợp với Thiên Chúa Cha bằng lời cầu nguyện.Cầu nguyện là nhu cầu, là lương thực đích thực của đời Chúa Giêsu. Ngài luôn kết hiệp và hiệp thông với Cha Ngài. Ngài cần gặp Cha vì Ngài được Cha sai đến trần gian. Chúa Giêsu luôn yêu thương con người. Ngài chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỉ. Ngài luôn cầu nguyện để đến với nhân loại, đến với con người. Ngài chữa lành, xua trừ ma quỉ, hoạt động để đến với chúa Cha. Ngài không chỉ dừng bước ở Capharnaum, nhưng Ngài còn nhiều nơi khác nữa. Ngài tiếp tục cùng với các môn đệ ra đi. Tin Mừng cần được rao giảng, cần được loan báo nhiều nơi và mọi nơi.
Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin vào quyền năng của Chúa. Amen.
Mc 1, 29-39
Cuộc sống trần gian luôn bao trùm bởi nhiều loại bệnh, con người tìm ra được loại thuốc đặc trị bệnh này thì bệnh khác lại phát sinh. Y khoa, khoa học, văn minh, tiến bộ luôn là niềm vui cho con người. Nhưng con người dù có tài giỏi mấy đi nữa vẫn không giải quyết được mọi thứ, mọi loại bệnh đang tràn lan trên thế giới.Tuy nhiên, đọc Tin Mừng chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì Chúa Giêsu chữa được mọi thứ bệnh hoạn tật nguyền. Hôm nay, Chúa đến nhà bà nhạc gia của ông Phêrô và chữa lành bệnh sốt cho bà bằng một cử chỉ hết sức đơn giản là cầm nhẹ tay bà và nâng bà dậy. Chúa chữa nhiều loại bệnh và xua trừ ma quỉ ra khỏi nhiều người.
CHÚA CHỮA LÀNH BỆNH TẬT BẰNG CỬ CHỈ GIẢN ĐƠN:
Chúa cho thấy uy quyền tối cao của Ngài trên sự dữ. Bởi vì theo quan niệm của người Do Thái bệnh là do tội lỗi gây ra. Họ cho rằng cảm sốt là hình phạt của của Thiên Chúa và đồng nghĩa với dịch bệnh. Họ cũng cho cảm sốt là do ma quỉ gây ra. Quan niệm như thế, người Do Thái coi mọi thứ bệnh đều do ma quỉ và việc chữa khỏi bệnh là chiến thắng được ma quỉ. Do đó, việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh cảm sốt của bà nhạc gia ông Phêrô nói lên ý nghĩa Thiên Chúa cứu chuộc con người, đồng thời biểu lộ vai trò Thiên sai của Chúa Giêsu. Chúa chữa lành cảm sốt cho bà nhạc gia ông Phêrô không cần đến bất cứ một loại thuốc nào.Ngài chữa lành bằng một cử chỉ đơn thuần cầm tay nhẹ bà nhạc gia và nâng dậy. Chúa còn xua đuổi quỉ ra khỏi nhiều người. Đối với nhiều người như Tin Mừng thuật lại, mắc đủ mọi thứ bệnh, nhưng Chúa cũng không hề dùng thuốc thang gì để chữa họ, Ngài chỉ cần đặt tay trên họ, mọi thứ bệnh đều được chữa khỏi. Chúa mang lại cho họ niềm vui và nụ cười. Chúng ta thán phục Chúa vì những việc thật lạ lùng Chúa đã chữa lành các bệnh nhân và xua trừ ma quỉ ra khỏi nhiều người. Bệnh hoạn, ma quỉ đều là sự dữ ai cũng muốn tránh xa nhưng khi phải đối diện với Chúa Giêsu chúng đều phải khuất phục Ngài.
CHÚA LÀM PHÉP LẠ ĐỂ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CHO NHÂN LOẠI :
Chúa chữa lành bệnh hoạn tật nguyền và xua trừ ma quỉ là để củng cố niềm tin cho tất cả những ai đang phải chiến đấu, vật lộn với những thứ bệnh, những thứ quỉ đang hoành hành quấy rối con người nhiều khi ngay ở chính trong bản thân mình, đó là những thứ tội lỗi, những tính hư nết xấu, những khuynh hướng xấu, những đam mê, dục vọng…Con người nhiều khi yếu đuối, mệt mỏi muốn buông xuôi, thả lỏng mặc cho con thuyền cuộc đời muốn trôi đi đâu thì trôi. Tuy nhiên, con người chỉ có thể vượt thắng khi biết đón nhận nó. Đây là thái độ của đức tin. Bên cạnh những phiền toái, những khổ lụy, những ốm đau bệnh tật, chúng ta tin vào Thiên Chúa bởi vì Ngài luôn yêu thương chúng ta và sẵn sàng cứu giúp chúng ta. Ngài vẫn làm phép lạ để củng cố niềm tin của chúng ta và tỏ rõ uy quyền tuyệt đối, tối cao của Ngài đối với nhân loại, đối với con người.
BÀ NHẠC GIA ÔNG PHÊRÔ ĐƯỢC CHỮA LÀNH ĐÃ PHỤC VỤ CHÚA VÀ CÁC MÔN ĐỆ:
Sau khi được Chúa chữa lành, bà nhạc gia ông Phêrô đã đứng dậy và phục vụ mọi người. Cử chỉ của bà giúp chúng ta hiểu được rằng qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta đã trở thành con của Chúa và con cái của Hội Thánh, chúng ta hãy mau mắn chỗi dậy ra đi phục vụ anh em đồng loại, đặc biệt những người bé nhỏ, cô thân cô thế, những người neo đơn, ốm đau tật nguyền. Có phục vụ, có chia sẻ với tha nhân chúng ta mới thấy đời mình có ý nghĩa và nhẹ nhàng thư thái bởi vì Chúa đã nói “ Hãy yêu như Thầy đã yêu “ ( Ga 15, 12 ).
CHÚA CẦU NGUYỆN VÀ TIẾP TỤC RAO GIẢNG:
Chúa luôn kết hợp với Thiên Chúa Cha bằng lời cầu nguyện.Cầu nguyện là nhu cầu, là lương thực đích thực của đời Chúa Giêsu. Ngài luôn kết hiệp và hiệp thông với Cha Ngài. Ngài cần gặp Cha vì Ngài được Cha sai đến trần gian. Chúa Giêsu luôn yêu thương con người. Ngài chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỉ. Ngài luôn cầu nguyện để đến với nhân loại, đến với con người. Ngài chữa lành, xua trừ ma quỉ, hoạt động để đến với chúa Cha. Ngài không chỉ dừng bước ở Capharnaum, nhưng Ngài còn nhiều nơi khác nữa. Ngài tiếp tục cùng với các môn đệ ra đi. Tin Mừng cần được rao giảng, cần được loan báo nhiều nơi và mọi nơi.
Lạy Chúa Giêsu, xin củng cố đức tin cho chúng con để chúng con luôn tin vào quyền năng của Chúa. Amen.
Đức Kitô -vị lương y thứ thiệt
Lm Nguyễn Thành Long
17:17 03/02/2009
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN B
Tin mừng Maccô hôm nay cho chúng ta chiêm ngắm dung mạo của một Đức Giêsu như một vị lương y thứ thiệt.
- Đức Giêsu, vị lương y quyền năng siêu phàm:
Ngài tỏ ra là một “bác sĩ đa năng”, có năng quyền chữa đủ các thứ bệnh tật: từ mù loà, què quặt, câm điếc, đến cùi hủi, bại liệt, kinh phong, phù thủng, quỷ ám… Nói chung là những chứng bệnh thuộc đa khoa: nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, tâm thần,…
Ngài còn có khả năng chữa cả các chứng bện nan y mà con người bó tay. Không có bệnh nào mà Chúa lắc đầu, bó tay hay chê, rồi trả về. Thậm chí là chết rồi Ngài còn cho sống lại. Đúng là một vị thần y chính hiệu !
Quyền năng siêu phàm còn được biểu lộ cách đặc biệt ở chổ Ngài chữa các bệnh hoạn tật nguyền chỉ bằng một lời nói hay một vài cử chỉ rất đơn giản, như trường hợp bà nhạc gia của Simon Phêrô. Ngài không sử dụng một phương tiện y khoa nào, cũng không kê toa một thứ thuốc tây y, đông y hay nam y nào. Quyền năng hoàn toàn tự nơi Ngài phát xuất ra. Tất nhiên quyền năng như thế chỉ có ở nơi một vị Thiên Chúa.
- Đức Giêsu, vị lương y từ bi nhân hậu:
Từ bi nhân hậu được thể hiện ở chỗ: Ngài chữa bệnh không vì tiền, chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Nếu các bác sĩ ngày nay càng giỏi càng kênh kiệu, càng yêu sách, tức là tay nghề càng cao thì càng đòi hỏi tiền thù lao, tiền khám chữa bệnh càng cao. Còn Chúa Giêsu, mặc dù Ngài quyền năng vô cùng nhưng Chúa không dùng năng quyền đó để trục lợi cho mình, gia đình hay cho các mộn đệ. Ngài vẫn sống nghèo.
Từ bi nhân hậu còn được thể hiện ở chỗ: Ngài cứu chữa cả khi người bệnh chưa van xin, như trường hợp một người bị phù thủng, và người bị bại liệt 38 năm nằm ở bên bờ hồ Betthada. Ngày nay ta thấy nhiều người bệnh bị chết oan chỉ vì khi được đưa tới bệnh viện không có người nhà hay không có tiền đóng cho bệnh viện. Chúa Giêsu không như thế, vì cái tâm của Ngài là cái tâm từ mẫu, là Thánh Tâm.
Còn hơn thế, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành bệnh tật thể xác cho con người, Ngài còn chữa lành cả bệnh tật về phần linh hồn nữa. Vì linh hồn mới là điều quan trọng hơn.
Sau khi về trời Chúa Giêsu có tiếp tục thực hiện hành vi cứu chữa của Ngài đối với các bệnh tật của con người về mặt thể lý nữa hay không ? Thưa có. Ngài vẫn tiếp tục thực hiện hành vi cứu chữa của Ngài. Có thể là trực tiếp đối với một số bệnh nan y, bệnh đặc biệt mà ta vẫn thường gọi là phép lạ siêu nhiên. Hay đối với một số người bệnh khi vì lợi ích phần rỗi của họ.
Cũng có thể là gián tiếp, qua các bác sĩ các thầy thuốc, như người ta vẫn thường nói: “Bác sĩ chữa bệnh, nhưng Thiên Chúa cho lành bệnh”. Gián tiếp qua các khám phá y học, chẳng hạn như sơ đồ gen, xét nghiệm AND; hay các phát minh y khoa như các dụng cụ máy móc như máy siêu âm, chụp X quang, chụp Citi… hoặc là gián tiếp qua các phương dược mà con người bào chế được ….
Nhưng đặc biệt là Chúa Giêsu tiếp tục cứu chữa con người về phương diện tâm hồn, cứu chữa khỏi những thương tích do tội lỗi và sự chết. Và chắc hẳn đây là điều mà chúng ta cần cầu xin Chúa cứu chữa hơn hết.
Vậy chúng ta hãy năng đến với Chúa với lòng tin tưởng và cậy trông, nhất là khi chúng ta bị tật bệnh về phần linh hồn để được Chúa băng bó, săn sóc và chữa lành. Amen.
Tin mừng Maccô hôm nay cho chúng ta chiêm ngắm dung mạo của một Đức Giêsu như một vị lương y thứ thiệt.
- Đức Giêsu, vị lương y quyền năng siêu phàm:
Ngài tỏ ra là một “bác sĩ đa năng”, có năng quyền chữa đủ các thứ bệnh tật: từ mù loà, què quặt, câm điếc, đến cùi hủi, bại liệt, kinh phong, phù thủng, quỷ ám… Nói chung là những chứng bệnh thuộc đa khoa: nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, tâm thần,…
Ngài còn có khả năng chữa cả các chứng bện nan y mà con người bó tay. Không có bệnh nào mà Chúa lắc đầu, bó tay hay chê, rồi trả về. Thậm chí là chết rồi Ngài còn cho sống lại. Đúng là một vị thần y chính hiệu !
Quyền năng siêu phàm còn được biểu lộ cách đặc biệt ở chổ Ngài chữa các bệnh hoạn tật nguyền chỉ bằng một lời nói hay một vài cử chỉ rất đơn giản, như trường hợp bà nhạc gia của Simon Phêrô. Ngài không sử dụng một phương tiện y khoa nào, cũng không kê toa một thứ thuốc tây y, đông y hay nam y nào. Quyền năng hoàn toàn tự nơi Ngài phát xuất ra. Tất nhiên quyền năng như thế chỉ có ở nơi một vị Thiên Chúa.
- Đức Giêsu, vị lương y từ bi nhân hậu:
Từ bi nhân hậu được thể hiện ở chỗ: Ngài chữa bệnh không vì tiền, chữa bệnh hoàn toàn miễn phí. Nếu các bác sĩ ngày nay càng giỏi càng kênh kiệu, càng yêu sách, tức là tay nghề càng cao thì càng đòi hỏi tiền thù lao, tiền khám chữa bệnh càng cao. Còn Chúa Giêsu, mặc dù Ngài quyền năng vô cùng nhưng Chúa không dùng năng quyền đó để trục lợi cho mình, gia đình hay cho các mộn đệ. Ngài vẫn sống nghèo.
Từ bi nhân hậu còn được thể hiện ở chỗ: Ngài cứu chữa cả khi người bệnh chưa van xin, như trường hợp một người bị phù thủng, và người bị bại liệt 38 năm nằm ở bên bờ hồ Betthada. Ngày nay ta thấy nhiều người bệnh bị chết oan chỉ vì khi được đưa tới bệnh viện không có người nhà hay không có tiền đóng cho bệnh viện. Chúa Giêsu không như thế, vì cái tâm của Ngài là cái tâm từ mẫu, là Thánh Tâm.
Còn hơn thế, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành bệnh tật thể xác cho con người, Ngài còn chữa lành cả bệnh tật về phần linh hồn nữa. Vì linh hồn mới là điều quan trọng hơn.
Sau khi về trời Chúa Giêsu có tiếp tục thực hiện hành vi cứu chữa của Ngài đối với các bệnh tật của con người về mặt thể lý nữa hay không ? Thưa có. Ngài vẫn tiếp tục thực hiện hành vi cứu chữa của Ngài. Có thể là trực tiếp đối với một số bệnh nan y, bệnh đặc biệt mà ta vẫn thường gọi là phép lạ siêu nhiên. Hay đối với một số người bệnh khi vì lợi ích phần rỗi của họ.
Cũng có thể là gián tiếp, qua các bác sĩ các thầy thuốc, như người ta vẫn thường nói: “Bác sĩ chữa bệnh, nhưng Thiên Chúa cho lành bệnh”. Gián tiếp qua các khám phá y học, chẳng hạn như sơ đồ gen, xét nghiệm AND; hay các phát minh y khoa như các dụng cụ máy móc như máy siêu âm, chụp X quang, chụp Citi… hoặc là gián tiếp qua các phương dược mà con người bào chế được ….
Nhưng đặc biệt là Chúa Giêsu tiếp tục cứu chữa con người về phương diện tâm hồn, cứu chữa khỏi những thương tích do tội lỗi và sự chết. Và chắc hẳn đây là điều mà chúng ta cần cầu xin Chúa cứu chữa hơn hết.
Vậy chúng ta hãy năng đến với Chúa với lòng tin tưởng và cậy trông, nhất là khi chúng ta bị tật bệnh về phần linh hồn để được Chúa băng bó, săn sóc và chữa lành. Amen.
Một ngày bận rộn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:20 03/02/2009
Chúa Nhật 5 B (Mc 1,29-39)
Bài Tin Mừng cho thấy một ngày bận rộn của Chúa Giêsu. Giảng dạy trong hội đường rồi đến nhà chữa bệnh cho nhạc mẫu Phêrô. Buổi chiều cho đến tối mịt, Chúa chữa lành dân chúng đủ loại bệnh hoạn tật nguyền. Sáng sớm tinh mơ, Chúa dành thời gian đẹp nhất một ngày mới để cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Công việc bề bộn của Chúa Giêsu tạo nên khuôn mẫu cho tất cả các môn sinh. Nhịp sống mỗi ngày của Chúa với khởi đầu là cầu nguyện rồi rao giảng và chữa lành thể xác tâm hồn cho con người.
1. Cầu nguyện:
Sáng sớm, Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng cầu nguyện (1,35). Suốt ngày lo toan với bao nhiêu là công việc, tiếp xúc đủ thứ hạng người, Chúa Giêsu dành buổi sáng tinh mơ để tâm sự trao đổi với Cha. Cầu nguyện là nhu cầu thật sự của Chúa Giêsu. Người cần có thời gian sống riêng tư một mình. Người cần sống bên Cha, tâm sự về gánh nặng công việc, về nổi đau khổ của loài người, về cuộc chiến chống Satan. Người thấy mình cần được Cha cảm thông và nâng đỡ, cần ánh sáng và nghị lực để làm tròn sứ mạng.Người cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Cha. Một ngày mới khởi đầu như thế để múc nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
2. Rao giảng
Việc quan trọng thứ hai là rao giảng Tin mừng. “Ngày Sabát, Chúa Giêsu vào hội đường giảng dạy”(1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa. “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (1,22). Cả phương pháp và bầu khí giảng dạy của Người đều như một sự mạc khải mới mẻ. Chúa giảng với một uy quyền vượt xa các luật sĩ kinh sư thời đó. Chúa giảng như Đấng có thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao. Chúa hoàn toàn độc lập khi giảng dạy. Người không trích dẫn, không dựa vào thế giá một chuyên viên nào. Vì thế, giáo lý của Chúa mới mẻ, người nghe đón nhận như luồng gió mát dịu từ thiên đàng thổi tới, lòng người cảm mến hân hoan, tâm hồn rộng mở hướng về trời cao với Chúa Cha. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô nói đến bổn phận rao giảng Phúc Âm mà ngài đã lãnh nhận. Thánh nhân đã chu toàn và để công cuộc rao giảng được kết quả, “tôi đã trở nên yếu đuối với người yếu đuối… trở nên mọi sự cho mọi người.”
3. Chữa lành thể xác tâm hồn.
Lời giảng dạy thể hiện bằng hành vi yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. “Ra khỏi hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon… Bà nhạc của ông Simon đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy;cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài” (1,29-31).Chúa Giêsu làm một cử chỉ thân ái là cầm lấy tay bà và nâng dậy, như sau này Người cầm tay đứa con gái ông trưởng hội đường, một cô bé mười hai tuổi đã chết lại đứng dậy được (Mc 5,41), như sau này Người cầm tay cậu bé bị động kinh nằm trên đất, nâng cậu dậy và cho cậu đứng lên (Mc 9,27).
“Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người” (1,32). Căn nhà ông Simon nhỏ hẹp, các bệnh nhân phải đứng thành nhiều vòng bên ngoài chờ đợi đến lượt mình. Tất cả đều được Chúa chữa lành. Tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca cũng có cùng một cảm nghiệm đó khi nói: “Chính Người chữa những kẻ dập nát tâm can, và băng bó vết thương tâm của họ”. Thánh Phêrô trong sách Công vụ Tông đồ cũng đã làm chứng: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38). Chúa Giêsu đụng chạm đến biển khổ của nhân loại. Người không mong múc cạn, chỉ mong làm vơi đi, chỉ mong cùng chia sẻ và ban cho nó một ý nghĩa. Chúa Giêsu có một trái tim rung động “chạnh lòng thương”, một tấm lòng bao dung vô bờ bến.Rao giảng Tin Mừng yêu thương, làm phép lạ chữa lành, mở rộng vòng tay đón nhận và tha thứ những kẻ tội lỗi. Chúa chữa lành bệnh tật thể xác và tâm hồn con người. Gặp Chúa, những ai sống ích kỷ đều trở nên quãng đại, những ai ghen ghét hận thù đều trở thành yêu thương tha thứ. Gặp Chúa, con người tìm được mùa xuân cuộc đời.
4. Một ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
5:30 sáng: Khi công trường Thánh Phêrô còn đang yên tĩnh trong bầu khí buổi sáng sớm của thành Rôma và chờ đợi những đoàn du khách sẽ lần lượt kéo đến, trên tầng thứ ba của tòa nhà nơi Đức Gáo Hoàng cư ngụ và làm việc, người ta thấy ánh sáng đèn bắt đầu chiếu lên; đó là lúc Đức Giáo Hoàng thức dậy và bắt đầu một ngày mới với những giờ phút cầu nguyện và tĩnh tâm sáng.
7:00 sáng: Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng cùng với sự hiện diện của hai Đức Ông Goerg Gaenswein và Alfred Zuereb (hai vị Thư Ký của Đức Giáo Hoàng) và bốn người giúp việc. Thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì thường có thêm một số khách được vào cùng dâng lễ.
8:30 sáng: Đức Giáo Hoàng làm việc tại Văn phòng riêng. Nếu trời tốt, cửa sổ nhìn ra công trường Thánh Phêrô sẽ mở (chính từ cửa sổ này, vào mỗi trưa Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng nguyện kinh Truyền Tin cùng với các khách hành hương tụ tập tại công trường Thánh Phêrô phía dưới). Một trong hai Đức Ông Thư ký sẽ đem đến cho Đức Giáo Hoàng tập các văn kiện, bản tóm lược các tin tức quan trọng trên thế giới, chương trình làm việc trong ngày, những người Ngài sẽ gặp và những đề tài chính sẽ đề cập đến.
11:00 Trưa: Đức Giáo Hoàng xuống phòng tiếp tân ở tầng hai để tiếp các vị thủ lãnh các quốc gia, các vị Giám Mục, các nhân vật quan trọng… đã được sắp xếp theo chương trình. Sau đó Ngài tiếp các khách đến viếng thăm tại thư viện riêng.
1:30 Trưa: Đức Giáo Hoàng dùng bữa trưa đơn giản tại phòng ăn ở tầng ba với các viên chức hoặc đôi khi có khách được mời. Sau đó Đức Giáo Hoàng thường chơi Piano, đặc biệt những bản của Mozart, rồi đi dạo một chút trước khi nghỉ trưa.
3:30 Chiều: Đức Giáo Hoàng lại làm việc tại văn phòng để duyệt lại các văn kiện và các bài diển văn.
Vào Mùa Đông từ 4:00 đến 4:45 chiều (vào mùa Hè từ 6:45 đến 7:30) Ngài ra vườn để đi dạo với hai vị thư ký.
6:00 Chiều: Ngài gặp gỡ tại văn phòng riêng, các vị cố vấn thân cận, như các Đức Hồng Y, các Giám Mục Tổng Trưởng, Tổng Thư Ký các Bộ tại Tòa Thánh.
7:30 Tối: Đức Giáo Hoàng ăn bữa tối, xem tin tức trên truyền hình. Sau đó Ngài vào Nhà Nguyện để cầu nguyện trong yên lặng ban đêm.
Khi chuông Đại Thánh Đường Thánh Phêrô điểm 11 giờ đêm, đèn phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng tắt và Ngài bắt đầu nghỉ đêm. ( VietCatholic News 19/06/2008, Lm Anphong Trần Đức Phương Phỏng theo Isabelle de Gaulmyn, “A day in the life of the Pope” trong Catholic Digest April 2008).
Ngày làm việc bận rộn của Chúa Giêsu, ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng đều đầy ắp niềm vui cầu nguyện và hoạt động. Đó chính là khuôn mẫu cho mọi tín hữu.Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia, 1999) nói đến đời sống cầu nguyện và hoạt động của mọi tín hữu: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng: việc truyền giáo vừa là một hoạt động có chiêm niệm, vừa là một chiêm niệm có hoạt động (số 23). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo xác định: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725).
Một ngày sống khởi đầu với kinh nguyện, thánh lễ, chúng ta được gia tăng lòng Tin Cậy Mến, nhờ đó mà nhiệt thành làm mọi việc sáng danh Chúa.
Bài Tin Mừng cho thấy một ngày bận rộn của Chúa Giêsu. Giảng dạy trong hội đường rồi đến nhà chữa bệnh cho nhạc mẫu Phêrô. Buổi chiều cho đến tối mịt, Chúa chữa lành dân chúng đủ loại bệnh hoạn tật nguyền. Sáng sớm tinh mơ, Chúa dành thời gian đẹp nhất một ngày mới để cầu nguyện cùng Chúa Cha.
Công việc bề bộn của Chúa Giêsu tạo nên khuôn mẫu cho tất cả các môn sinh. Nhịp sống mỗi ngày của Chúa với khởi đầu là cầu nguyện rồi rao giảng và chữa lành thể xác tâm hồn cho con người.
1. Cầu nguyện:
Sáng sớm, Chúa Giêsu tìm nơi thanh vắng cầu nguyện (1,35). Suốt ngày lo toan với bao nhiêu là công việc, tiếp xúc đủ thứ hạng người, Chúa Giêsu dành buổi sáng tinh mơ để tâm sự trao đổi với Cha. Cầu nguyện là nhu cầu thật sự của Chúa Giêsu. Người cần có thời gian sống riêng tư một mình. Người cần sống bên Cha, tâm sự về gánh nặng công việc, về nổi đau khổ của loài người, về cuộc chiến chống Satan. Người thấy mình cần được Cha cảm thông và nâng đỡ, cần ánh sáng và nghị lực để làm tròn sứ mạng.Người cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Cha. Một ngày mới khởi đầu như thế để múc nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
2. Rao giảng
Việc quan trọng thứ hai là rao giảng Tin mừng. “Ngày Sabát, Chúa Giêsu vào hội đường giảng dạy”(1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa. “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (1,22). Cả phương pháp và bầu khí giảng dạy của Người đều như một sự mạc khải mới mẻ. Chúa giảng với một uy quyền vượt xa các luật sĩ kinh sư thời đó. Chúa giảng như Đấng có thẩm quyền của chính Thiên Chúa tối cao. Chúa hoàn toàn độc lập khi giảng dạy. Người không trích dẫn, không dựa vào thế giá một chuyên viên nào. Vì thế, giáo lý của Chúa mới mẻ, người nghe đón nhận như luồng gió mát dịu từ thiên đàng thổi tới, lòng người cảm mến hân hoan, tâm hồn rộng mở hướng về trời cao với Chúa Cha. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô nói đến bổn phận rao giảng Phúc Âm mà ngài đã lãnh nhận. Thánh nhân đã chu toàn và để công cuộc rao giảng được kết quả, “tôi đã trở nên yếu đuối với người yếu đuối… trở nên mọi sự cho mọi người.”
3. Chữa lành thể xác tâm hồn.
Lời giảng dạy thể hiện bằng hành vi yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. “Ra khỏi hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon… Bà nhạc của ông Simon đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy;cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài” (1,29-31).Chúa Giêsu làm một cử chỉ thân ái là cầm lấy tay bà và nâng dậy, như sau này Người cầm tay đứa con gái ông trưởng hội đường, một cô bé mười hai tuổi đã chết lại đứng dậy được (Mc 5,41), như sau này Người cầm tay cậu bé bị động kinh nằm trên đất, nâng cậu dậy và cho cậu đứng lên (Mc 9,27).
“Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người” (1,32). Căn nhà ông Simon nhỏ hẹp, các bệnh nhân phải đứng thành nhiều vòng bên ngoài chờ đợi đến lượt mình. Tất cả đều được Chúa chữa lành. Tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca cũng có cùng một cảm nghiệm đó khi nói: “Chính Người chữa những kẻ dập nát tâm can, và băng bó vết thương tâm của họ”. Thánh Phêrô trong sách Công vụ Tông đồ cũng đã làm chứng: “Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người” (Cv 10,38). Chúa Giêsu đụng chạm đến biển khổ của nhân loại. Người không mong múc cạn, chỉ mong làm vơi đi, chỉ mong cùng chia sẻ và ban cho nó một ý nghĩa. Chúa Giêsu có một trái tim rung động “chạnh lòng thương”, một tấm lòng bao dung vô bờ bến.Rao giảng Tin Mừng yêu thương, làm phép lạ chữa lành, mở rộng vòng tay đón nhận và tha thứ những kẻ tội lỗi. Chúa chữa lành bệnh tật thể xác và tâm hồn con người. Gặp Chúa, những ai sống ích kỷ đều trở nên quãng đại, những ai ghen ghét hận thù đều trở thành yêu thương tha thứ. Gặp Chúa, con người tìm được mùa xuân cuộc đời.
4. Một ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
5:30 sáng: Khi công trường Thánh Phêrô còn đang yên tĩnh trong bầu khí buổi sáng sớm của thành Rôma và chờ đợi những đoàn du khách sẽ lần lượt kéo đến, trên tầng thứ ba của tòa nhà nơi Đức Gáo Hoàng cư ngụ và làm việc, người ta thấy ánh sáng đèn bắt đầu chiếu lên; đó là lúc Đức Giáo Hoàng thức dậy và bắt đầu một ngày mới với những giờ phút cầu nguyện và tĩnh tâm sáng.
7:00 sáng: Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện riêng cùng với sự hiện diện của hai Đức Ông Goerg Gaenswein và Alfred Zuereb (hai vị Thư Ký của Đức Giáo Hoàng) và bốn người giúp việc. Thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì thường có thêm một số khách được vào cùng dâng lễ.
8:30 sáng: Đức Giáo Hoàng làm việc tại Văn phòng riêng. Nếu trời tốt, cửa sổ nhìn ra công trường Thánh Phêrô sẽ mở (chính từ cửa sổ này, vào mỗi trưa Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng nguyện kinh Truyền Tin cùng với các khách hành hương tụ tập tại công trường Thánh Phêrô phía dưới). Một trong hai Đức Ông Thư ký sẽ đem đến cho Đức Giáo Hoàng tập các văn kiện, bản tóm lược các tin tức quan trọng trên thế giới, chương trình làm việc trong ngày, những người Ngài sẽ gặp và những đề tài chính sẽ đề cập đến.
11:00 Trưa: Đức Giáo Hoàng xuống phòng tiếp tân ở tầng hai để tiếp các vị thủ lãnh các quốc gia, các vị Giám Mục, các nhân vật quan trọng… đã được sắp xếp theo chương trình. Sau đó Ngài tiếp các khách đến viếng thăm tại thư viện riêng.
1:30 Trưa: Đức Giáo Hoàng dùng bữa trưa đơn giản tại phòng ăn ở tầng ba với các viên chức hoặc đôi khi có khách được mời. Sau đó Đức Giáo Hoàng thường chơi Piano, đặc biệt những bản của Mozart, rồi đi dạo một chút trước khi nghỉ trưa.
3:30 Chiều: Đức Giáo Hoàng lại làm việc tại văn phòng để duyệt lại các văn kiện và các bài diển văn.
Vào Mùa Đông từ 4:00 đến 4:45 chiều (vào mùa Hè từ 6:45 đến 7:30) Ngài ra vườn để đi dạo với hai vị thư ký.
6:00 Chiều: Ngài gặp gỡ tại văn phòng riêng, các vị cố vấn thân cận, như các Đức Hồng Y, các Giám Mục Tổng Trưởng, Tổng Thư Ký các Bộ tại Tòa Thánh.
7:30 Tối: Đức Giáo Hoàng ăn bữa tối, xem tin tức trên truyền hình. Sau đó Ngài vào Nhà Nguyện để cầu nguyện trong yên lặng ban đêm.
Khi chuông Đại Thánh Đường Thánh Phêrô điểm 11 giờ đêm, đèn phòng ngủ của Đức Giáo Hoàng tắt và Ngài bắt đầu nghỉ đêm. ( VietCatholic News 19/06/2008, Lm Anphong Trần Đức Phương Phỏng theo Isabelle de Gaulmyn, “A day in the life of the Pope” trong Catholic Digest April 2008).
Ngày làm việc bận rộn của Chúa Giêsu, ngày làm việc của Đức Giáo Hoàng đều đầy ắp niềm vui cầu nguyện và hoạt động. Đó chính là khuôn mẫu cho mọi tín hữu.Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia, 1999) nói đến đời sống cầu nguyện và hoạt động của mọi tín hữu: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng: việc truyền giáo vừa là một hoạt động có chiêm niệm, vừa là một chiêm niệm có hoạt động (số 23). Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo xác định: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725).
Một ngày sống khởi đầu với kinh nguyện, thánh lễ, chúng ta được gia tăng lòng Tin Cậy Mến, nhờ đó mà nhiệt thành làm mọi việc sáng danh Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thanh lọc sự sống
Vũ Văn An
02:39 03/02/2009
Thanh lọc sự sống
Các hang đá Sinh Nhật chưa được gỡ bỏ, thì tại Anh Quốc người ta đã xôn xao tranh luận về việc phá thai có chọn lựa các trẻ chưa sinh bị chẩn đoán mắc các chứng bệnh hiểm nghèo.
Nhật báo Guardian ngày 12 tháng 1 vừa qua cho hay: cuộc tìm tòi của trung tâm nghiên cứu bệnh tự kỷ (autism) tại Đại Học Cambridge đang đem lại khả thể khám phá ra các trẻ thơ chưa sinh mắc chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu này tìm thấy mối liên kết giữa mức độ cao về testosterone trong nước ối (amniotic fluid) của phụ nữ mang thai với các đặc điểm tự kỷ nơi 235 trẻ em được họ nghiên cứu.
Nhân dịp này, Giáo Sư Simon Baron-Cohen, Giám Đốc nhóm nghiên cứu, đặt câu hỏi với Báo Guardian: “Nếu có việc thử nghiệm tiền sinh để tìm ra bệnh tự kỷ, thì liệu việc ấy có nên làm hay không? Ta sẽ mất gì nếu các trẻ em mắc xáo trộn tự kỷ bị loại khỏi dân số?”.
Theo tờ báo này, các thử nghiệm về bệnh tự kỷ trước khi sinh đưa lại nhiều hiệu quả tích cực. Theo Hội Tự Kỷ Quốc Gia, chúng giúp các bậc cha mẹ biết cách chuẩn bị và tìm được trợ giúp cho đứa con của họ.
Kèm theo bản tin trên, tờ Guardian có cho đăng tải lời chứng của Charlotte Moore, người hiện nuôi dạy hai con trai mắc chứng tự kỷ là George and Sam. Bà Moore nhìn nhận gánh nặng do việc nuôi dạy trẻ tự kỷ đem tới cho các bậc cha mẹ, và bà sợ rằng nhiều bà mẹ sẽ trục thai những đứa trẻ như thế nếu biết đứa con của mình bị các thử nghiệm này xác nhận mang bệnh, một điều hiện đang xẩy ra cho các trẻ có hội chứng Down.
Tuy nhiên, bản thân bà không bao giờ nghĩ đến việc trục thai đứa con mắc chứng tự kỷ. Bà cho rằng: “Cuộc sống gia đình của chúng tôi vẫn phong phú và có ý nghĩa như bất cứ cuộc sống gia đình nào khác; cuộc đời các con trai tôi dĩ nhiên có điều thảm hại, và cả cuộc đời của chính tôi cũng thế. Nhưng một xã hội đặt thành mục tiêu phải loại bỏ mọi biến tố có thể làm cho cuộc đời trở thành phức tạp một cách ly kỳ là một xã hội tôi không muốn sống trong đó”.
Thoát khỏi bệnh ung thư
Các tin tức liên quan đến bệnh tự kỷ trên đây đã xuất hiện liền ngay sau việc công bố tại Anh về sự ra đời của đứa trẻ đầu tiên được lựa chọn về phương diện di truyền để sinh ra mà hoàn toàn thoát khỏi các “gene” (gien) có liên quan tới bệnh ung thư vú. Theo tường trình ngày 10 tháng 1 vừa qua của nhật báo Scotsman, một cặp vợ chồng được điều trị bệnh hiếm muộn tại Đại Học Luân Đôn và bào thai của họ kinh qua diễn trình chẩn đoán di truyền tiền cấy ghép (pre-implantation genetic diagnosis) để bảo đảm bào thai này không mang gien BRCA1. Phụ nữ mang loại gien này có nguy cơ phát triển ung thư vú tới 80% xác suất.
Tờ Scotsman cũng tường trình các cảm nghĩ của Michaela Aston, hiện đang phục vụ tại cơ sở bác ái Sự Sống. Bà này cho hay: “Cơ sở Sự Sống vui mừng đối với mọi sự sống mới, nên xin chào mừng em nhỏ mới chào đời này. Tuy nhiên, chúng tôi hết sức quan tâm đối với việc vứt bỏ các bào thai bị coi là không đáng sống. Ta cần nhớ rằng ta không phải chỉ là một mớ gien mà thôi”.
Tin tức trên cũng lôi cuốn sự chú ý của William Saletan, người hiện viết cho tờ báo điện tử Slate. Trong lời bình luận ngày 14 tháng 1 vừa qua, Saletan cho thấy sự không trung thực về ngôn từ trong thông cáo báo chí của Trường Đại Học Luân Đôn. Theo Saletan, các cuộc thử nghiệm này đã được thực hiện lúc em bé còn đang ở trạng thái phôi thai, và em bé vừa được hạ sinh là một trong 11 phôi thai được thử nghiệm, trong đó, 9 phôi thai bị vứt bỏ, 2 phôi thai được cấy ghép, mang lại kết quả là em bé đang nhắc tới.
Chơi chữ
Saletan cho rằng: “Bây giờ ta gọi các cuộc thử nghiệm ấy là ‘tiền thụ thai’ (pre-conception). Điều ấy chỉ có nghĩa là ta đã hạ giá từ từ chính các phôi thai. Người ta gọi các phôi thai ở thời kỳ đầu là ‘tiền phôi thai’ (pre-embryos) để việc sử dụng chúng trong các thí nghiệm khoa học dễ được chấp nhận hơn, và thế là ta thay đổi luôn cả ý nghĩa của hạn từ thụ thai. (Họ bảo) Đừng lo lắng về sáu cái trứng chúng tôi cho thụ tinh, sau đó vứt bỏ, xả nước cho mất đi để lựa được em bé này. Những cái trứng kia có bao giờ được thụ thai thực sự đâu. Mà thực ra chúng đâu có phải là các phôi thai!”.
Sau đó, Saletan nhấn mạnh rằng nếu em bé được thụ thai cách tự nhiên, em có 50% xác suất mang gien xấu. Và nếu em nhận được gien xấu, em có xác suất từ 50 tới 85% mắc bệnh ung thư vú. Nhưng ngay trong trường hợp ấy, bệnh này vẫn có thể được khám phá và chữa chạy. Saletan cho hay: việc thử nghiệm loại này đang trên đường phát triển nhanh. Chỉ mấy ngày sau đó, tức ngày 18 tháng 1, Tô Cách Lan thông báo rằng hàng trăm cặp vợ chồng Tô Cách Lan sẽ được thử nghiệm để bảo đảm có được những đứa con mong ước, không mắc các chứng bệnh di truyền.
Một sở thử nghiệm của Tô Cách Lan sẽ được Trung Tâm Y Khoa Sinh Nở của Glasgow phát động vào cuối năm nay. Các phôi thai sẽ được thử nghiệm để khám phá ra một trong 200 gien thuộc loại di truyền các bệnh hiểm nghèo như ung thư và xơ hóa nang (cystic fibrosis). Trung tâm này sẽ chỉ cấy các phôi thai nào có bảo đảm không mắc các bệnh di truyền đặc thù, với thù lao chữa trị lên đến 5,500 bảng Anh. Hiện nay, dịch vụ này mới chỉ có ở Anh, chứ chưa có ở phía bắc của biên giới.
Một phát ngôn viên ẩn danh của Giáo Hội Công Giáo Tô Cách Lan cho tờ báo hay: “Đó không phải là việc điều trị một chứng bệnh nào hết, mà chỉ là phương cách hủy diệt những ai bị mắc nạn vào thời kỳ đầu hết của sự sống. Điều ấy hoàn toàn vô đạo đức và không nên được ủng hộ”.
Đường dốc trượt
Một bài báo khác đề cập tới các cuộc thử nghiệm trên trẻ chưa sinh khiến người ta sợ rằng việc hủy diệt các mạng sống chưa sinh mỗi ngày một trầm trọng hơn. Ngày 25 tháng 1, tờ Sunday Times tường trình rằng các cuộc thử nghiệm để xác định phụ quyền đang được tiến hành trên các trẻ chưa sinh tại một số phòng thí nghiệm DNA.
Bài báo trên cho hay những cuộc thử nghiệm như thế giúp các bà mẹ trục thai đứa con của mình nếu họ chắc mẩm đứa con đó là kết quả của một cuộc tình vụng trộm bên ngoài hôn nhân.
Theo bài báo trên, cơ sở “Giải Pháp DNA” (DNA Solutions), một cơ sở cung cấp các cuộc thử nghiệm di truyền lớn nhất ở Vương Quốc Hiệp Nhất Anh, hiện đang thực hiện tới 500 cuộc thử nghiệm phụ quyền một năm. Tờ Sunday Times cũng cho hay: chính công ty này nhìn nhận rằng một số phụ nữ sử dụng các cuộc thử nghiệm của họ sau đó sẽ trục thai đứa con của họ nếu họ thấy nó có người cha ‘sai lầm’.
Josephine Quintavalle, sáng lập viên cơ sở “Bình Luận về Đạo Đức Học Sinh Nở”, phát biểu rằng: “Điều này quả đáng lo ngại hết sức. Hiển nhiên là những người chịu thử nghiệm như thế sẽ sẵn sàng phá thai. Những người cung cấp cuộc thử nghiệm loại này quả đang khuyến khích ‘các giải pháp’ thuộc loại này”.
Các phụ nữ đang chịu thử nghiệm để khám phá ra các vấn đề di truyền hay phụ quyền nên suy nghĩ lời chứng của Victoria Lambert, người đã viết một bài trên nhật báo Daily Mail vào ngày 3 tháng 1 vừa qua, mô tả lại kinh nghiệm trục thai đứa con tàn tật của mình.
Đứa con của bà mắc hội chứng Patau, cũng được gọi là trisomy 13 (3 nhiễm sắc thể, giống bệnh Down là loại trisomy 21), và mặc dù phần đông các trẻ mang hội chứng này đều chết lúc mới sinh hay sau đó ít lâu, nhưng một vài em vẫn có thể sống sót đến đầu đời trưởng thành. Trục thai con mình là một kinh nghiệm để lại trong bà nhiều vết thương thật sâu. Bà viết: “Nói một cách đơn giản, quyết định của tôi và các hậu quả của quyết định này tiếp tục hành hạ tôi suốt chín năm qua”.
Sau đó, Lambert mô tả tiếp về những lần sẩy thai mấy năm sau đó, lúc bà đã gần 40 tuổi. Khi người ta đề nghị soi cắt lớp (scan) cho bà, bà đã từ chối. Theo bà, “Dần dần tôi hiểu rõ: một khi đã quyết định không để người ta làm những cuộc thử nghiệm để khám phá ra bệnh Down hay bất cứ điều gì khác, tôi hết còn lo lắng về việc đứa con mình sẽ ra sao nữa. Đàng nào nó cũng là con của mình, miễn là nó sinh ra mà còn sống là được, mọi điều khác đều có thể lo liệu được”.
Bà Lambert nhận định rằng: dù các cuộc thử nghiệm tiền sinh đang làm các khoa học gia hứng khởi, nhưng chúng rất nguy hiểm, vì các thử nghiệm ấy càng dễ và càng đơn giản bao nhiêu, thì các quyết định về sống và chết càng dễ dàng bấy nhiêu, và dĩ nhiên càng làm cho người ta hối tiếc bấy nhiêu.
Ở đây, tưởng cũng nên nhắc lại điều Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (số 2268) giảng dạy: “Quan tâm về giống tốt (eugenics) hay về y tế công cộng không thể biện minh được việc giết người”. Oái oăm thay, trong khi công luận đang càng ngày càng chống lại án tử hình dành cho các phạm nhân có tội, thì người ta lại cho phép ‘kết án tử’ các trẻ thơ vô tội chưa sinh ra đời.
Theo Cha John Flynn LC (Zenit ngày 1 tháng 2 năm 2009)
Các hang đá Sinh Nhật chưa được gỡ bỏ, thì tại Anh Quốc người ta đã xôn xao tranh luận về việc phá thai có chọn lựa các trẻ chưa sinh bị chẩn đoán mắc các chứng bệnh hiểm nghèo.
Nhật báo Guardian ngày 12 tháng 1 vừa qua cho hay: cuộc tìm tòi của trung tâm nghiên cứu bệnh tự kỷ (autism) tại Đại Học Cambridge đang đem lại khả thể khám phá ra các trẻ thơ chưa sinh mắc chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu này tìm thấy mối liên kết giữa mức độ cao về testosterone trong nước ối (amniotic fluid) của phụ nữ mang thai với các đặc điểm tự kỷ nơi 235 trẻ em được họ nghiên cứu.
Nhân dịp này, Giáo Sư Simon Baron-Cohen, Giám Đốc nhóm nghiên cứu, đặt câu hỏi với Báo Guardian: “Nếu có việc thử nghiệm tiền sinh để tìm ra bệnh tự kỷ, thì liệu việc ấy có nên làm hay không? Ta sẽ mất gì nếu các trẻ em mắc xáo trộn tự kỷ bị loại khỏi dân số?”.
Theo tờ báo này, các thử nghiệm về bệnh tự kỷ trước khi sinh đưa lại nhiều hiệu quả tích cực. Theo Hội Tự Kỷ Quốc Gia, chúng giúp các bậc cha mẹ biết cách chuẩn bị và tìm được trợ giúp cho đứa con của họ.
Kèm theo bản tin trên, tờ Guardian có cho đăng tải lời chứng của Charlotte Moore, người hiện nuôi dạy hai con trai mắc chứng tự kỷ là George and Sam. Bà Moore nhìn nhận gánh nặng do việc nuôi dạy trẻ tự kỷ đem tới cho các bậc cha mẹ, và bà sợ rằng nhiều bà mẹ sẽ trục thai những đứa trẻ như thế nếu biết đứa con của mình bị các thử nghiệm này xác nhận mang bệnh, một điều hiện đang xẩy ra cho các trẻ có hội chứng Down.
Tuy nhiên, bản thân bà không bao giờ nghĩ đến việc trục thai đứa con mắc chứng tự kỷ. Bà cho rằng: “Cuộc sống gia đình của chúng tôi vẫn phong phú và có ý nghĩa như bất cứ cuộc sống gia đình nào khác; cuộc đời các con trai tôi dĩ nhiên có điều thảm hại, và cả cuộc đời của chính tôi cũng thế. Nhưng một xã hội đặt thành mục tiêu phải loại bỏ mọi biến tố có thể làm cho cuộc đời trở thành phức tạp một cách ly kỳ là một xã hội tôi không muốn sống trong đó”.
Thoát khỏi bệnh ung thư
Các tin tức liên quan đến bệnh tự kỷ trên đây đã xuất hiện liền ngay sau việc công bố tại Anh về sự ra đời của đứa trẻ đầu tiên được lựa chọn về phương diện di truyền để sinh ra mà hoàn toàn thoát khỏi các “gene” (gien) có liên quan tới bệnh ung thư vú. Theo tường trình ngày 10 tháng 1 vừa qua của nhật báo Scotsman, một cặp vợ chồng được điều trị bệnh hiếm muộn tại Đại Học Luân Đôn và bào thai của họ kinh qua diễn trình chẩn đoán di truyền tiền cấy ghép (pre-implantation genetic diagnosis) để bảo đảm bào thai này không mang gien BRCA1. Phụ nữ mang loại gien này có nguy cơ phát triển ung thư vú tới 80% xác suất.
Tờ Scotsman cũng tường trình các cảm nghĩ của Michaela Aston, hiện đang phục vụ tại cơ sở bác ái Sự Sống. Bà này cho hay: “Cơ sở Sự Sống vui mừng đối với mọi sự sống mới, nên xin chào mừng em nhỏ mới chào đời này. Tuy nhiên, chúng tôi hết sức quan tâm đối với việc vứt bỏ các bào thai bị coi là không đáng sống. Ta cần nhớ rằng ta không phải chỉ là một mớ gien mà thôi”.
Tin tức trên cũng lôi cuốn sự chú ý của William Saletan, người hiện viết cho tờ báo điện tử Slate. Trong lời bình luận ngày 14 tháng 1 vừa qua, Saletan cho thấy sự không trung thực về ngôn từ trong thông cáo báo chí của Trường Đại Học Luân Đôn. Theo Saletan, các cuộc thử nghiệm này đã được thực hiện lúc em bé còn đang ở trạng thái phôi thai, và em bé vừa được hạ sinh là một trong 11 phôi thai được thử nghiệm, trong đó, 9 phôi thai bị vứt bỏ, 2 phôi thai được cấy ghép, mang lại kết quả là em bé đang nhắc tới.
Chơi chữ
Saletan cho rằng: “Bây giờ ta gọi các cuộc thử nghiệm ấy là ‘tiền thụ thai’ (pre-conception). Điều ấy chỉ có nghĩa là ta đã hạ giá từ từ chính các phôi thai. Người ta gọi các phôi thai ở thời kỳ đầu là ‘tiền phôi thai’ (pre-embryos) để việc sử dụng chúng trong các thí nghiệm khoa học dễ được chấp nhận hơn, và thế là ta thay đổi luôn cả ý nghĩa của hạn từ thụ thai. (Họ bảo) Đừng lo lắng về sáu cái trứng chúng tôi cho thụ tinh, sau đó vứt bỏ, xả nước cho mất đi để lựa được em bé này. Những cái trứng kia có bao giờ được thụ thai thực sự đâu. Mà thực ra chúng đâu có phải là các phôi thai!”.
Sau đó, Saletan nhấn mạnh rằng nếu em bé được thụ thai cách tự nhiên, em có 50% xác suất mang gien xấu. Và nếu em nhận được gien xấu, em có xác suất từ 50 tới 85% mắc bệnh ung thư vú. Nhưng ngay trong trường hợp ấy, bệnh này vẫn có thể được khám phá và chữa chạy. Saletan cho hay: việc thử nghiệm loại này đang trên đường phát triển nhanh. Chỉ mấy ngày sau đó, tức ngày 18 tháng 1, Tô Cách Lan thông báo rằng hàng trăm cặp vợ chồng Tô Cách Lan sẽ được thử nghiệm để bảo đảm có được những đứa con mong ước, không mắc các chứng bệnh di truyền.
Một sở thử nghiệm của Tô Cách Lan sẽ được Trung Tâm Y Khoa Sinh Nở của Glasgow phát động vào cuối năm nay. Các phôi thai sẽ được thử nghiệm để khám phá ra một trong 200 gien thuộc loại di truyền các bệnh hiểm nghèo như ung thư và xơ hóa nang (cystic fibrosis). Trung tâm này sẽ chỉ cấy các phôi thai nào có bảo đảm không mắc các bệnh di truyền đặc thù, với thù lao chữa trị lên đến 5,500 bảng Anh. Hiện nay, dịch vụ này mới chỉ có ở Anh, chứ chưa có ở phía bắc của biên giới.
Một phát ngôn viên ẩn danh của Giáo Hội Công Giáo Tô Cách Lan cho tờ báo hay: “Đó không phải là việc điều trị một chứng bệnh nào hết, mà chỉ là phương cách hủy diệt những ai bị mắc nạn vào thời kỳ đầu hết của sự sống. Điều ấy hoàn toàn vô đạo đức và không nên được ủng hộ”.
Đường dốc trượt
Một bài báo khác đề cập tới các cuộc thử nghiệm trên trẻ chưa sinh khiến người ta sợ rằng việc hủy diệt các mạng sống chưa sinh mỗi ngày một trầm trọng hơn. Ngày 25 tháng 1, tờ Sunday Times tường trình rằng các cuộc thử nghiệm để xác định phụ quyền đang được tiến hành trên các trẻ chưa sinh tại một số phòng thí nghiệm DNA.
Bài báo trên cho hay những cuộc thử nghiệm như thế giúp các bà mẹ trục thai đứa con của mình nếu họ chắc mẩm đứa con đó là kết quả của một cuộc tình vụng trộm bên ngoài hôn nhân.
Theo bài báo trên, cơ sở “Giải Pháp DNA” (DNA Solutions), một cơ sở cung cấp các cuộc thử nghiệm di truyền lớn nhất ở Vương Quốc Hiệp Nhất Anh, hiện đang thực hiện tới 500 cuộc thử nghiệm phụ quyền một năm. Tờ Sunday Times cũng cho hay: chính công ty này nhìn nhận rằng một số phụ nữ sử dụng các cuộc thử nghiệm của họ sau đó sẽ trục thai đứa con của họ nếu họ thấy nó có người cha ‘sai lầm’.
Josephine Quintavalle, sáng lập viên cơ sở “Bình Luận về Đạo Đức Học Sinh Nở”, phát biểu rằng: “Điều này quả đáng lo ngại hết sức. Hiển nhiên là những người chịu thử nghiệm như thế sẽ sẵn sàng phá thai. Những người cung cấp cuộc thử nghiệm loại này quả đang khuyến khích ‘các giải pháp’ thuộc loại này”.
Các phụ nữ đang chịu thử nghiệm để khám phá ra các vấn đề di truyền hay phụ quyền nên suy nghĩ lời chứng của Victoria Lambert, người đã viết một bài trên nhật báo Daily Mail vào ngày 3 tháng 1 vừa qua, mô tả lại kinh nghiệm trục thai đứa con tàn tật của mình.
Đứa con của bà mắc hội chứng Patau, cũng được gọi là trisomy 13 (3 nhiễm sắc thể, giống bệnh Down là loại trisomy 21), và mặc dù phần đông các trẻ mang hội chứng này đều chết lúc mới sinh hay sau đó ít lâu, nhưng một vài em vẫn có thể sống sót đến đầu đời trưởng thành. Trục thai con mình là một kinh nghiệm để lại trong bà nhiều vết thương thật sâu. Bà viết: “Nói một cách đơn giản, quyết định của tôi và các hậu quả của quyết định này tiếp tục hành hạ tôi suốt chín năm qua”.
Sau đó, Lambert mô tả tiếp về những lần sẩy thai mấy năm sau đó, lúc bà đã gần 40 tuổi. Khi người ta đề nghị soi cắt lớp (scan) cho bà, bà đã từ chối. Theo bà, “Dần dần tôi hiểu rõ: một khi đã quyết định không để người ta làm những cuộc thử nghiệm để khám phá ra bệnh Down hay bất cứ điều gì khác, tôi hết còn lo lắng về việc đứa con mình sẽ ra sao nữa. Đàng nào nó cũng là con của mình, miễn là nó sinh ra mà còn sống là được, mọi điều khác đều có thể lo liệu được”.
Bà Lambert nhận định rằng: dù các cuộc thử nghiệm tiền sinh đang làm các khoa học gia hứng khởi, nhưng chúng rất nguy hiểm, vì các thử nghiệm ấy càng dễ và càng đơn giản bao nhiêu, thì các quyết định về sống và chết càng dễ dàng bấy nhiêu, và dĩ nhiên càng làm cho người ta hối tiếc bấy nhiêu.
Ở đây, tưởng cũng nên nhắc lại điều Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (số 2268) giảng dạy: “Quan tâm về giống tốt (eugenics) hay về y tế công cộng không thể biện minh được việc giết người”. Oái oăm thay, trong khi công luận đang càng ngày càng chống lại án tử hình dành cho các phạm nhân có tội, thì người ta lại cho phép ‘kết án tử’ các trẻ thơ vô tội chưa sinh ra đời.
Theo Cha John Flynn LC (Zenit ngày 1 tháng 2 năm 2009)
Báo của Tòa thánh phát biểu về Darwin
Phụng Nghi
15:52 03/02/2009
Vatican (CatholicCulture.org) - Vào những ngày đầu của Năm tôn vinh Darwin – dành riêng để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông và 150 năm ngày phát hành cuốn sách Origin of the Species (Nguồn gốc Muôn loài) – nữ ký giả kiêm sử gia Lucetta Scaraffia nói rằng tầm quan trọng của nhà khoa học này nằm ở chỗ ông đã cung ứng một khuôn khổ những ý niệm về cơ may và nhu cầu, nhưng thiếu vắng ý thức về chủ đích của thần linh.
Ghi nhận rằng một số đông người Mỹ vẫn còn chưa tin vào thuyết tiến hoá, bà cho rằng ảnh hưởng gia tăng của chủ thuyết sáng tạo trong Hồi giáo có liên hệ chặt chẽ với những người Hoa kỳ theo chủ thuyết sáng tạo.
Bà Scaraffia nhận thấy rằng Giáo hội chưa bao giờ đặt cuốn sách của Darwin vào Danh sách những Sách bị Cấm đọc, và nhắc lại những lời tuyên bố của các vị giáo hoàng như Piô XII và Gioan Phaolô II về thuyết tiến hóa.
Phát biểu thêm rằng tác phẩm của Darwin đã bị lợi dụng làm công cụ có lợi cho chủ nghĩa vô thần, bà nói Giáo hội chưa bao giờ tin rằng khoa học và tôn giáo không tương hợp với nhau, đơn cử tấm gương của nhà khoa học Dòng Tên là linh mục Pierre Teilhard de Chardin, người đã gây ra bao nhiêu điều tranh cãi.
Một cuốn tiểu sử mới đây viết về cuộc đời của Darwin do người trong dòng tộc của ông tên là Randal Keynes đã truy nguyên chủ nghĩa vô thần của Darwin không phải là do tác phẩm của ông mà là phản ứng do cái chết của đứa con gái thân yêu tên là Annie.
Bà kết luận rằng vấn nạn chính ngày nay không phải là sự liên hệ giữa khoa học và Kinh Thánh, mà là giữa khoa học và chính ý niệm về đức tin: thần kinh học, tâm lý học tiến hóa, và những khuynh hướng trong các khoa học xã hội chủ trương rằng văn hóa và luân lý đạo đức của con người chỉ là sản phẩm của khoa sinh học.
Toàn bài văn của bà đã đăng trên báo của Tòa thánh L'Osservatore Romano hôm 1 tháng 2 và có thể truy cập tại:
http://www.vatican.va/news_services/or/or_quo/commenti/2009/026q01b1.html
Charles Darwin |
Ghi nhận rằng một số đông người Mỹ vẫn còn chưa tin vào thuyết tiến hoá, bà cho rằng ảnh hưởng gia tăng của chủ thuyết sáng tạo trong Hồi giáo có liên hệ chặt chẽ với những người Hoa kỳ theo chủ thuyết sáng tạo.
Bà Scaraffia nhận thấy rằng Giáo hội chưa bao giờ đặt cuốn sách của Darwin vào Danh sách những Sách bị Cấm đọc, và nhắc lại những lời tuyên bố của các vị giáo hoàng như Piô XII và Gioan Phaolô II về thuyết tiến hóa.
Phát biểu thêm rằng tác phẩm của Darwin đã bị lợi dụng làm công cụ có lợi cho chủ nghĩa vô thần, bà nói Giáo hội chưa bao giờ tin rằng khoa học và tôn giáo không tương hợp với nhau, đơn cử tấm gương của nhà khoa học Dòng Tên là linh mục Pierre Teilhard de Chardin, người đã gây ra bao nhiêu điều tranh cãi.
Một cuốn tiểu sử mới đây viết về cuộc đời của Darwin do người trong dòng tộc của ông tên là Randal Keynes đã truy nguyên chủ nghĩa vô thần của Darwin không phải là do tác phẩm của ông mà là phản ứng do cái chết của đứa con gái thân yêu tên là Annie.
Bà kết luận rằng vấn nạn chính ngày nay không phải là sự liên hệ giữa khoa học và Kinh Thánh, mà là giữa khoa học và chính ý niệm về đức tin: thần kinh học, tâm lý học tiến hóa, và những khuynh hướng trong các khoa học xã hội chủ trương rằng văn hóa và luân lý đạo đức của con người chỉ là sản phẩm của khoa sinh học.
Toàn bài văn của bà đã đăng trên báo của Tòa thánh L'Osservatore Romano hôm 1 tháng 2 và có thể truy cập tại:
http://www.vatican.va/news_services/or/or_quo/commenti/2009/026q01b1.html
Các Chủ Chăn trên thế giới khẳng định việc Giáo Hội tôn trọng người Do Thái
Bùi Hữu Thư
23:39 03/02/2009
Các Chủ Chăn trên thế giới khẳng định việc Giáo Hội tôn trọng người Do Thái
Hoa Thịnh Đốn ngày 3 tháng 2, 2009 (Zenit.org).- Nếu các giám mục thuộc nhóm Lefèbvre muốn thi hành việc mục vụ trong Giáo Hội Công Giáo, họ phải đáp ứng những đòi hỏi giống như bất cứ một giám mục Công Giáo nào khác: tuân hành các giáo huấn của Giáo Hội, kể cả Vatican II.
Lời khẳng định này đã được đạt tới qua sự thăm dò các Hội Đồng Giám Mục thế giới và Tổng Hội Các Bề Trên Cả các tu hội và hội dòng về quyết định của Đức Thánh Cha ngày 21 tháng 1, là giải tỏa vạ tuyệt thông cho bốn giám mục của Hội Dòng Thánh Piô X.
Bốn giám mục này đã bị tuyệt thông vì được tấn phong giám mục không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, bởi người sáng lập Hội Dòng Thánh Piô X, Marcel Lefèbvre.
Một trong bốn vị này là giám mục Richard Williamson, đã gây nên một dư luận sôi nổi cũng như là một loạt những lời giải thích – kể cả của Đức Giáo Hoàng -- vì ngài tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn là 6 triệu người Do Thái đã không bị giết hại bằng hơi độc trong thảm họa Holocaust. Cuộc phỏng vấn này được quay phim vào tháng Mười Một, và được phát hình ngay trước khi việc giải vạ tuyệt thông được công bố.
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Francis George, nói, việc giải tỏa vạ tuyệt thông của Đức Giáo Hoàng “là một hành động xót thương và là một mối quan tâm cá nhân của ngài đối với các linh mục và giáo dân của Hội Dòng này” – lời phân tích này trùng hợp với chính lời giải thích của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI rằng quyết định của ngài nhắm hàn gắn một nứt rạn trong sự hiệp nhất của Giáo Hội.
Đức Hồng Y George tiếp: "Việc giải vạ tuyệt thông của Đức Thánh Cha chỉ là bước đầu cho việc tiếp nhận bốn vị giám mục này, và các linh mục phục vụ dưới quyền các ngài, hoàn toàn trở lại hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Nếu các giám mục này muốn thi hành mục vụ của họ như những thầy giảng và chủ chăn chân chính của Giáo Hội Công Giáo, họ cũng như các giám mục Công Giáo, phải thỏa thuận chấp nhận tất cả những gì Giáo Hội tuyên xưng, kể cả các giáo huấn của Công Đồng Vatican II."
Đức Hồng Y nói những lời bình luận của giám mục Williamson "hết sức tai hại và hoàn toàn sai trái," và đã “gây nên những phẫn uất dễ hiểu bên trong Cộng Đồng Do Thái và cả trong các cộng đồng Công Giáo nữa."
Ngài nói, "Không bao giờ một người Công Giáo nào, dù là giáo dân, linh mục hay giám mục có thể chối bỏ ký ức về thảm họa Shoah (tiếng Do Thái cho danh từ Holocaust), cũng như không bao giờ một người Công Giáo nào có thể chấp nhận những lời phát biểu chống Do Thái hay kỳ thị tôn giáo.."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư Mục Vụ của GM Kontum gửi Liên Tu Sĩ GP Kontum nhân ngày Lễ Nến
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
04:55 03/02/2009
Kontum ngày 27 tháng 01 năm 2009,
Ngày mồng 2 Tết Kỷ Sửu.
Kính gửi
Anh chị em Tu Sĩ
Gia đình Liên Tu Sĩ Giáo Phận Kontum.
Anh chị em thân mến,
Ngày Quốc Tế Đời Tận Hiến 2009 đã gần. Rất tiếc trong dịp này, chúng tôi ở phương xa. Xin gửi tới anh chị em Bức tâm thư chuyển mang lời chúc mừng tốt đẹp cùng một chút tâm tình chia sẻ.
1. Ngày tận hiến, ngày tạ ơn và ngày hăng say tiếp bước.
Xin dâng lời cảm tạ Chúa đã thương gửi anh chị em lên truyền giáo trên mảnh đất Tây Nguyên này. Xin cảm ơn anh chị em và các Hội Dòng đã mau mắn và quảng đại đáp lại lời mời gọi “lên đường”. Giáo phận Kontum vẫn còn là miền đất truyền giáo rộng lớn, đang cần tới con số cả ngàn tu sĩ. Tại nhiều xứ đạo, nhất là tại những vùng sâu vùng xa, nhiều chị em nữ tu đã và đang “là mẹ, là chị” giữa cộng đoàn. Khắp nơi đang chìa tay xin gửi các tu sĩ, các linh mục đến với họ.
Chúng ta đang đứng trước một cánh đồng mang nhiều sắc thái như:
(1) Về diện tích: Một vùng rộng lớn. Hiện còn tới 3 huyện “trắng”. Nhiều huyện khác vẫn “chỉ mới bắt đầu”. Các huyện này cũng sắp được chia tách vì số di dân ngày càng tăng nhanh.
(2) Về số người cần được phục vụ: Dân số tăng nhanh. Họ đói khát chân lý, đói khát tình thương, đói khát niềm tin và đang đứng trước nhiều cám dỗ hấp dẫn của nền văn minh “phàm tục và sự chết”.
(3) Về số “người phục vụ”: Khắp nơi thấy xuất hiện những đoàn người hăng hái gieo rắc một thứ “tin mừng khác” với Tin Mừng của Chúa Giêsu. Họ thuộc các giáo phái hoặc nhóm tam điểm. Trong khi đó những người thợ mà Chúa thuê thì “quá ít ỏi” đang đứng trước sức tấn công vũ bão bằng những phương tiện dồi dào có sức “mê hoặc” ngay cả nhiều anh chị em tín hữu.
(4) Phương thái và tâm thức làm việc: Còn chúng ta, những người môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta đang “ngồi một chỗ” để “gỡ rối” hoặc “chờ người đến gõ cửa cầu cứu” với những phương thức “có phần cũ kỹ hoặc mất sức sống” hay chính chúng ta đa phần cũng đang có mặt trên cánh đồng rộng lớn này? Lối đào tạo nhân sự của chúng ta có nặng về mặt sứ vụ hay sứ mệnh này không?
2. Với một cái nhìn rộng lớn và một tâm thức giàu tình thương.
Trước cánh đồng rộng lớn, chúng ta có thể làm gì và cần làm gì ngay trong khi nhu cầu mục vụ tại các xứ đạo lại quá lớn lao? Không thể chọn một bỏ một. Cần làm sao vừa chăm sóc đoàn chiên vừa chu toàn lời mời gọi truyền giáo. Phải chăng chúng ta dùng truyền giáo để giải toả phần lớn công việc mục vụ. Biến xứ đạo thành trung tâm truyền giáo và đào tạo nhà truyền giáo. Biến các sinh hoạt hằng ngày nhuần thấm tinh thần truyền giáo. Cụ thể chúng ta có thể nghĩ tới và nghiên cứu mấy vấn đề sau:
(1) Nhìn lại phía sau : Cùng nhau nhìn lại quãng đường của người tu sĩ cũng như cộng đoàn chúng ta trong thời gian qua. Rà xét xem đời tu và đời hoạt động của chúng ta và cộng đoàn có đậm tinh thần truyền giáo không? Muốn đẩy mạnh công việc truyền giáo, chúng ta có cần phải điều chỉnh lại cách phân phối nhân sự hoặc cách tổ chức sinh hoạt của cộng đoàn không? “Nếu có ai bảo” “hình như ít lâu nay’ nhiều cộng đoàn hay nhiều hình thức sinh hoạt của chúng ta mang tính nội bộ hoặc “bị khép kín” nhiều hơn là “mở rộng và đi tới”, chúng ta nghĩ sao?
(2) Nhìn tới phía trước. Chúng tôi xin nêu vài câu hỏi để cùng suy nghĩ và trao đổi.
* Trước nhu cầu truyền giáo cấp bách và rộng khắp, cộng đoàn chúng ta có cần điều chỉnh sắp xếp lại việc phân bổ các nhân sự như thế nào?
* Trong tiến trình đào tạo ơn gọi: môn truyền giáo có chỗ đứng thích đáng và đáp ứng với thực tế cấp bách đang đòi hỏi không? Các Hội Dòng có thể đưa ra một hình thức đào tạo chung nào không?
* Những kinh nghiệm truyền giáo trong thời gian qua, chúng ta có thể đúc kết để thúc đẩy tinh thần và việc truyền giáo của các Cộng đoàn và Giáo phận?
Anh chị em thân mến,
Hướng tới Ngày tận hiến, hình ảnh và tấm gương Chúa Giêsu, Nhà truyền giáo vĩ đại và tuyệt vời, cần được làm nổi bật trước mắt chúng ta. Ngài đã rong ruổi khắp nơi, suốt ngày để “rao giảng và chữa lành”. Ngài “không dừng lại một chỗ”, cũng “không ngồi chờ đón” mà tự nguyện “ra đi” và “đi đến” với anh chị em “trong nhà” cũng như “dân ngoại”. Điều này có thể gợi hứng và thôi thúc chúng ta “phát triển” hoặc “nếu cần thay đổi” tâm thức cũng như phương thức công việc mục vụ và phục vụ ngày nay của chúng ta? Xin Ngài nói với mỗi chúng ta cách đặc biệt trong Ngày gặp mặt truyền thống này.
Hiệp thông cùng anh chị em thuộc Gia Đình Liên Tu Sĩ Giáo Phận trong tâm tình tôn vinh, cảm tạ và lắng nghe Thầy Giêsu nói với mỗi chúng ta trong đời tận hiến của mình.
Giám Mục Giáo Phận Kontum.
Xuân Yêu Thương và Hy Vọng tại London
TTMV London
15:48 03/02/2009
LONDON - Tết Kỷ Sửu về tại Luân Đôn, nhớ câu thơ:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai.
Cơn mưa tuyết không ngăn nổi đoàn người công giáo tiến về ngôi thánh đường Việt Nam để dâng lên Chúa những ước nguyện đầu năm và cầu chúc cho nhau trong năm Kỷ Sửu được an bình và may mắn. Có lẽ đối với những người công giáo Việt Nam ở London và các vùng phụ cận, mùa xuân năm nay đến khá muộn màng bởi vì mãi đến mùng 7 tết mọi người mới thực sự được hưởng cái tết truyền thống dân tộc trong bầu khí vui tươi và ấm áp.
Ngôi thánh đường hôm nay bỗng sáng rực bởi những nhành mai và ánh linh lung. Các cụ, các cô và các bé thiếu nhi súng sính trong trang phục truyền thống như điểm tô cho sắc xuân thêm rộn ràng. Ðặc biệt thánh lễ đầu năm có hiện diện và chủ tế của Ðức Giám mục Alan Hopes của giáo phận Westminster và Ðức ông Thomas Fallon đến từ giáo phận Birmingham.
Bắt đầu thánh lễ, Cha Tuyên úy cộng đoàn London Phaolô Huỳnh Chánh đã chào đón cộng đoàn và nói lên ý nghĩa của Tết nguyên Ðán, Ðức Giám mục ngỏ lời “Chuc Mung Nam Moi’ đến quý cha và cộng đoàn. Trong bài giảng, Ngài gửi gắm “Mặc dù cuộc sống hiện tại vẫn còn những khó khăn và thử thách, nhưng bắt đầu mỗi mùa xuân, bắt đầu một năm mới chúng ta có quyền hy vọng vào tương lai tươi sáng bởi vì Thiên Chúa là mùa xuân bất diệt”. Lời ca thánh thót và du dương của ca đoàn đã đưa mọi người vào tình yêu huyền diệu của Chúa Xuân: “Xuân đã về trên quê hương và khắp ruộng đồng … Xin Chúa Trời cho quê hương Việt Nam thanh bình. Ðể mọi người cùng hiệp nhất trong niềm tin yêu”. Các em nhỏ đại diện cộng đoàn dâng lên Chúa những lễ vật đầu năm thật đơn sơ nhưng tràn đầy ý nghĩa. Kết thúc thánh lễ, hương xuân được gửi đến mỗi người, Ðức Giám Mục tận tay trao ‘Lộc Xuân Lời Chúa’ đến từng người và từng nhà:“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng dẫn đường con đi”.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, tiếng trống lân, tiếng pháo râm ran giục giã mời gọi mọi người nhanh chân vào hội trường cộng đoàn để chung vui văn nghệ với chủ đề: Xuân Yêu Thương và Hy Vọng. Ðó là sự kết hợp nhịp nhàng giữa các Thầy Cô, các em thiếu nhi ở Trường Giáo Lý và ca đoàn Sao Biển qua các tiết mục ca múa nhạc kịch đã đưa mọi người về lại với truyền thống, giúp mọi người vơi bớt những u phiền mệt mỏi của năm cũ, hướng tới một năm mới yêu thương và hy vọng. Hòa chung niềm vui của cộng đoàn, Ðức Giám Mục và Ðức ông không quên tặng cộng đoàn bài “Happy New Year”, có lẽ giọng ca không chuyên nghiệp và ngọt ngào như các ca sĩ nhưng đượm thấm tình hiền phụ và tình mục tử. Kết thúc chương trình là phần quan trọng “Lì Xì”, năm nay Cha Tuyên Úy và Ban Mục Vụ quyết định làm cử chỉ đẹp với tất cả mọi người: Từ nhỏ đến lớn đều được lì xì ‘của ít lòng nhiều’. Mọi người đều hoan hỉ: Lộc của Chúa, lộc của cha.
Chia tay ra về mọi người vẫn quyến luyến. Xuân tha hương sao mà chan hòa sao mà nồng ấm. Tình quê hương, tình đồng bào một lần nữa được nối kết. Từng cử chỉ, từng nụ cười mọi người trao cho nhau lời chúc tốt đẹp hy vọng rằng năm Kỷ Sửu ‘với sức kéo mới, với sự đồng thuận mới’ sẽ gắt hái được nhiều điếu tốt đẹp.
Hẹn năm sau chúng ta gặp lại, hẹn năm sau chúng ta sum vầy.
Xuân về lòng nguyện Chúa xuân đổ tràn phúc ân vào lòng chúng nhân còn nhiều vương vấn.
Xuân về người người chúc nhau cuộc đời bớt đau, sự lành đến mau, hưởng quê đời sau.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Ngoài sân đêm trước một đóa mai.
Cơn mưa tuyết không ngăn nổi đoàn người công giáo tiến về ngôi thánh đường Việt Nam để dâng lên Chúa những ước nguyện đầu năm và cầu chúc cho nhau trong năm Kỷ Sửu được an bình và may mắn. Có lẽ đối với những người công giáo Việt Nam ở London và các vùng phụ cận, mùa xuân năm nay đến khá muộn màng bởi vì mãi đến mùng 7 tết mọi người mới thực sự được hưởng cái tết truyền thống dân tộc trong bầu khí vui tươi và ấm áp.
Ngôi thánh đường hôm nay bỗng sáng rực bởi những nhành mai và ánh linh lung. Các cụ, các cô và các bé thiếu nhi súng sính trong trang phục truyền thống như điểm tô cho sắc xuân thêm rộn ràng. Ðặc biệt thánh lễ đầu năm có hiện diện và chủ tế của Ðức Giám mục Alan Hopes của giáo phận Westminster và Ðức ông Thomas Fallon đến từ giáo phận Birmingham.
Bắt đầu thánh lễ, Cha Tuyên úy cộng đoàn London Phaolô Huỳnh Chánh đã chào đón cộng đoàn và nói lên ý nghĩa của Tết nguyên Ðán, Ðức Giám mục ngỏ lời “Chuc Mung Nam Moi’ đến quý cha và cộng đoàn. Trong bài giảng, Ngài gửi gắm “Mặc dù cuộc sống hiện tại vẫn còn những khó khăn và thử thách, nhưng bắt đầu mỗi mùa xuân, bắt đầu một năm mới chúng ta có quyền hy vọng vào tương lai tươi sáng bởi vì Thiên Chúa là mùa xuân bất diệt”. Lời ca thánh thót và du dương của ca đoàn đã đưa mọi người vào tình yêu huyền diệu của Chúa Xuân: “Xuân đã về trên quê hương và khắp ruộng đồng … Xin Chúa Trời cho quê hương Việt Nam thanh bình. Ðể mọi người cùng hiệp nhất trong niềm tin yêu”. Các em nhỏ đại diện cộng đoàn dâng lên Chúa những lễ vật đầu năm thật đơn sơ nhưng tràn đầy ý nghĩa. Kết thúc thánh lễ, hương xuân được gửi đến mỗi người, Ðức Giám Mục tận tay trao ‘Lộc Xuân Lời Chúa’ đến từng người và từng nhà:“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước là ánh sáng dẫn đường con đi”.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, tiếng trống lân, tiếng pháo râm ran giục giã mời gọi mọi người nhanh chân vào hội trường cộng đoàn để chung vui văn nghệ với chủ đề: Xuân Yêu Thương và Hy Vọng. Ðó là sự kết hợp nhịp nhàng giữa các Thầy Cô, các em thiếu nhi ở Trường Giáo Lý và ca đoàn Sao Biển qua các tiết mục ca múa nhạc kịch đã đưa mọi người về lại với truyền thống, giúp mọi người vơi bớt những u phiền mệt mỏi của năm cũ, hướng tới một năm mới yêu thương và hy vọng. Hòa chung niềm vui của cộng đoàn, Ðức Giám Mục và Ðức ông không quên tặng cộng đoàn bài “Happy New Year”, có lẽ giọng ca không chuyên nghiệp và ngọt ngào như các ca sĩ nhưng đượm thấm tình hiền phụ và tình mục tử. Kết thúc chương trình là phần quan trọng “Lì Xì”, năm nay Cha Tuyên Úy và Ban Mục Vụ quyết định làm cử chỉ đẹp với tất cả mọi người: Từ nhỏ đến lớn đều được lì xì ‘của ít lòng nhiều’. Mọi người đều hoan hỉ: Lộc của Chúa, lộc của cha.
Chia tay ra về mọi người vẫn quyến luyến. Xuân tha hương sao mà chan hòa sao mà nồng ấm. Tình quê hương, tình đồng bào một lần nữa được nối kết. Từng cử chỉ, từng nụ cười mọi người trao cho nhau lời chúc tốt đẹp hy vọng rằng năm Kỷ Sửu ‘với sức kéo mới, với sự đồng thuận mới’ sẽ gắt hái được nhiều điếu tốt đẹp.
Hẹn năm sau chúng ta gặp lại, hẹn năm sau chúng ta sum vầy.
Xuân về lòng nguyện Chúa xuân đổ tràn phúc ân vào lòng chúng nhân còn nhiều vương vấn.
Xuân về người người chúc nhau cuộc đời bớt đau, sự lành đến mau, hưởng quê đời sau.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ls Lê Trần Luật: Luật Pháp của CSVN chứa đựng nhiều điều vô lý, lạc hậu
Hiền Vy
14:46 03/02/2009
Trong năm 2008, tại Việt Nam đã có những phiên tòa xét xử các nhà báo phanh phui tham nhũng, đã có nhiều nhà dân chủ bị bắt giam mà chưa được xét xử. Theo dõi những vụ việc này, giới quan sát cho rằng dường như tại Việt Nam không có sự độc lập giữa Hành pháp và Tư pháp.
Tại Hà Nội, vào ngày 29 tháng 12 năm 2008, trong hội nghị của ngành tư pháp về triển khai công tác tư pháp năm 2009, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã nói: "Việc điều hành của chính phủ phải theo luật pháp, người dân, các doanh nghiệp cũng phải làm theo luật pháp, nhưng luật pháp còn nhiều vướng mắc. Nếu chúng ta không quyết liệt tháo gỡ sẽ khó khăn trong điều hành. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện tốt công tác tư pháp năm 2009 của Bộ Tư pháp sẽ góp phần cùng Chính phủ giải quyết tốt khâu điều hành, giải quyết những khó khăn của đất nước".
Từ Sài Gòn, luật sư Lê Trần Luật của văn phòng luật sư pháp quyền đã trả lời những câu hỏi của Hiền Vy về lời phát biểu đó.
Hiền Vy: Trong bài nói chuyện vào ngày 29 tháng 12 năm 2008 tại Hà Nội, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã nói: "Việc điều hành của Chính phủ phải theo luật pháp, người dân, các doanh nghiệp cũng phải làm theo luật pháp, nhưng luật pháp còn nhiều vướng mắc. Theo luật sư thì luật pháp Việt Nam có những vướng mắc như thế nào mà ông Dũng muốn tháo gỡ ?
LS Lê Trần Luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam rất lộn xộn chứ không phải vướng mắc. Nếu hiểu ở cấp độ pháp lý thì vướng mắc có nghĩa là những điều luật bị mâu thuẫn lẫn nhau. Theo tôi nhận định thì hệ thống pháp luật Việt Nam khá lộn xộn. Vấn đề nó nằm trong tư duy của những nhà quản lý, tư duy của nhà cầm quyền. Trong tư duy họ tự mâu thuẫn lẫn nhau giữa quyền lực và một hệ thống pháp luật dân chủ bên ngoài.
Chính sự vướng mắc trong tư duy của họ đã dẫn đến việc khi họ tiến hành làm luật hay khi họ tiến hành thực hiện những điều luật đã quy định nó trở nên lộn xộn và không có một trật tự nào hết. Nói như thủ tướng là vướng mắc thì chưa chính xác mà phải nói là luật pháp Việt Nam còn rất nhiều lộn xộn. Hay nói là một hệ thống pháp luật còn rất là mong muội, sơ khai.
Hiền Vy: Xin luật sư nói rõ hơn về cái mà luật sư mới bảo là luật pháp Việt Nam không chỉ là vướng mắc mà là lộn xộn, thưa luật sư, cái lộn xộn đó như thế nào?
LS Lê Trần Luật: Cái căn nguyên của sự lộn xộn đó là ở trong tư tưởng của những nhà lãnh đạo. Đó là tư tưởng tham quyền và một cái bên ngoài cần một hệ thống pháp luật dân chủ. Dưới cái sự tham quyền lực này với cái ý niệm dân chủ là 2 cái đã mâu thuẫn với nhau. Còn về lộn xộn thì lộn xộn ngay từ cái khâu làm luật. Như khi chuẩn bị trình cho quốc hội một dự án luật thì chính quyền lại giao cho cơ quan chủ quản về cái luật đó để thực hiện cái dự thảo luật.
Ví dụ như khi họ làm luật doanh nghiệp thì lại giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư làm, như thế thì theo nguyên lý, cơ quan hành pháp tự tạo ra một dự thảo luật thì họ luôn luôn có khuynh hướng là dành lấy quyền luật cho cơ quan hành pháp. Ngay từ ban đầu nó đã chứa đựng sự lộn xộn và cái cách thức làm luật.
Cái thứ hai là những vấn đề về Đại biểu Quốc hội của Việt Nam. Có thể nói rằng đại biểu quốc hội là một đại biểu không chuyên. Nhận định của họ có thể nói là thiếu chiều sâu hay là thiếu góc độ pháp lý đủ sâu sắc để mà đánh giá từng điều luật một. Ngay khâu làm luật đã thể hiện một cách tiến hành lộn xộn. Khi cách thức tiến hành lộn xộn thì chắc chắn điều luật sẽ không ổn được
Một căn nguyên nữa đó là, lâu nay nhà nước Việt Nam không có tôn trọng những qui luật khách quan khi làm luật. Một khi mà họ còn nghĩ rằng pháp luật là ý chí của nhà cầm quyền thì khi đó họ sẽ không làm luật được, bởi vì, pháp luật có một bản chất quan trọng là bản chất khách quan, hay nói đúng hơn là pháp luật không có mục đích tự thân mà pháp luật phải dựa trên những nhu cầu khách quan của xã hội, chứ không phải dựa theo ý chí của nhà cầm quyền.
Khi mà pháp luật dựa trên ý chí của nhà cầm quyền thì nó sẽ xung đột với nhu cầu khách quan và sẽ không bao giờ được áp dụng trôi chảy trong thực tế, hay nói đúng hơn là khi đó nó sẽ rất là lộn xộn khi áp dụng điều luật trong thực tế bởi vì nhu cầu khách quan không cần điều đó nhưng nhà làm luật muốn ép cái khách quan, ép cái nhu cầu của xã hội vào trong ý muốn của mình thì không bao giờ thực hiện được.
Phải hủy bỏ Điều 4
Hiền Vy: Căn bản luật pháp của VN dựa trên luật pháp tây phương, mà luật pháp tây phương thì dựa trên sự phân quyền rõ rệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thưa, trong điều kiện chính trị tại Việt Nam, làm cách nào để có sự phân định đó?
LS Lê Trần Luật: Trong điều kiện Việt Nam, chỉ có một cách thức là cho đa nguyên, đa đảng thì khi đó mới có thể thực hiện được sự phân quyền một cách rõ rệt. Khi khoa học về pháp lý người ta nghĩ ra được cách phân quyền, đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sở dĩ người ta phân quyền như thế là vì quyền lực được tách ra làm 3 nhóm. Ba nhóm quyền lực này đối trọng và hạn chế lẫn nhau để tránh dẫn đến một chế độ độc tài. Còn ở Việt Nam, nói là có phân quyền nhưng phân quyền một cách tập trung, có nghĩa là 3 quyền này vẫn nằm trong một thế lực lãnh đạo. Nhà nước bảo rằng có lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng cả 3 quyền này chỉ được phân trên mặt hình thức thôi còn nội dung thì vẫn nằm trong tay đảng cộng sản.
Vấn đề đặt ra là nhà cầm quyền có thực sự muốn phân bố quyền lực của mình theo cách của khoa học pháp lý phương tây đã làm hay không? Tôi cho rằng, ở ViệtNam, đảng cộng sản không muốn phân chia quyền lực, bằng cách họ đã ghi hẳn trong điều 4 hiến pháp rằng đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước.
Điều đó có nghĩa là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp đều nằm trong tay đảng cộng sản. Như thế thì không có sự phân quyền ở đây. Còn làm thế nào để có sự phân quyền thì theo tôi chỉ có một giải pháp duy nhất là cho đa đảng
Hiền Vy: Làm sao để xây dựng một nhà nước pháp quyền cho ViệtNam ?
LS Lê Trần Luật: Trước hết cần phải hiểu tư tưởng nhà nước pháp quyền ViệtNam. Về mặt nội dung, pháp luật phải tôn trọng những qui luật khách quan, hay nói đúng hơn là trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo phải nghĩ rằng pháp luật là một nhu cầu khách quan. Pháp luật không có mục đích tự thân của mình mà pháp luật phải tương thích và phù hợp với những nhu cầu khách quan, chứ pháp luật không thể là ý chí của giai cấp cầm quyền được.
Nhà cầm quyền Việt Nam hay nói là làm sao để cho chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đi vào đời sống. Tôi cho rằng, tư duy như thế là phản khoa học. Chúng ta cần phải tư duy ngược lại, là làm sao cho đời sống xã hội đi vào trong chính sách của đảng và đi vào trong pháp luật của nhà nước, chứ không phải là luật pháp đi vào trong đời sống. Khi có tư duy phù hợp với khoa học như thế thì họ mới xây dựng được nhà nước pháp quyền ở mặt nội dung.
Về mặt hình thức, nhà nước pháp quyền phải bảo vệ tính tối cao của pháp luật, tính thượng tôn của pháp luật. Tính thượng tôn của pháp luật chỉ có thể được bảo đảm khi mà không còn một đảng lãnh đạo.
Một đảng lãnh đạo thì sẽ không tôn trọng những qui định của pháp luật nên cần phải có một chế độ đa nguyên, đa đảng để làm đối trọng quyền lực. Sự đối trọng quyền lực bắt buộc những người lãnh đạo phải tuân theo pháp luật. Tất nhiên là còn nhiều vấn đề khác nhưng trong lần này tôi chỉ có thể nói đến 2 vấn đề lớn đó.
Hiền Vy: Xin cảm ơn luật sư Lê Trần Luật.
(Nguồn: RFA, ngày 2.2.2009)
Tại Hà Nội, vào ngày 29 tháng 12 năm 2008, trong hội nghị của ngành tư pháp về triển khai công tác tư pháp năm 2009, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã nói: "Việc điều hành của chính phủ phải theo luật pháp, người dân, các doanh nghiệp cũng phải làm theo luật pháp, nhưng luật pháp còn nhiều vướng mắc. Nếu chúng ta không quyết liệt tháo gỡ sẽ khó khăn trong điều hành. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện tốt công tác tư pháp năm 2009 của Bộ Tư pháp sẽ góp phần cùng Chính phủ giải quyết tốt khâu điều hành, giải quyết những khó khăn của đất nước".
Từ Sài Gòn, luật sư Lê Trần Luật của văn phòng luật sư pháp quyền đã trả lời những câu hỏi của Hiền Vy về lời phát biểu đó.
Hiền Vy: Trong bài nói chuyện vào ngày 29 tháng 12 năm 2008 tại Hà Nội, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã nói: "Việc điều hành của Chính phủ phải theo luật pháp, người dân, các doanh nghiệp cũng phải làm theo luật pháp, nhưng luật pháp còn nhiều vướng mắc. Theo luật sư thì luật pháp Việt Nam có những vướng mắc như thế nào mà ông Dũng muốn tháo gỡ ?
LS Lê Trần Luật: Hệ thống pháp luật Việt Nam rất lộn xộn chứ không phải vướng mắc. Nếu hiểu ở cấp độ pháp lý thì vướng mắc có nghĩa là những điều luật bị mâu thuẫn lẫn nhau. Theo tôi nhận định thì hệ thống pháp luật Việt Nam khá lộn xộn. Vấn đề nó nằm trong tư duy của những nhà quản lý, tư duy của nhà cầm quyền. Trong tư duy họ tự mâu thuẫn lẫn nhau giữa quyền lực và một hệ thống pháp luật dân chủ bên ngoài.
Chính sự vướng mắc trong tư duy của họ đã dẫn đến việc khi họ tiến hành làm luật hay khi họ tiến hành thực hiện những điều luật đã quy định nó trở nên lộn xộn và không có một trật tự nào hết. Nói như thủ tướng là vướng mắc thì chưa chính xác mà phải nói là luật pháp Việt Nam còn rất nhiều lộn xộn. Hay nói là một hệ thống pháp luật còn rất là mong muội, sơ khai.
Hiền Vy: Xin luật sư nói rõ hơn về cái mà luật sư mới bảo là luật pháp Việt Nam không chỉ là vướng mắc mà là lộn xộn, thưa luật sư, cái lộn xộn đó như thế nào?
LS Lê Trần Luật: Cái căn nguyên của sự lộn xộn đó là ở trong tư tưởng của những nhà lãnh đạo. Đó là tư tưởng tham quyền và một cái bên ngoài cần một hệ thống pháp luật dân chủ. Dưới cái sự tham quyền lực này với cái ý niệm dân chủ là 2 cái đã mâu thuẫn với nhau. Còn về lộn xộn thì lộn xộn ngay từ cái khâu làm luật. Như khi chuẩn bị trình cho quốc hội một dự án luật thì chính quyền lại giao cho cơ quan chủ quản về cái luật đó để thực hiện cái dự thảo luật.
Ví dụ như khi họ làm luật doanh nghiệp thì lại giao cho Bộ Kế hoạch Đầu tư làm, như thế thì theo nguyên lý, cơ quan hành pháp tự tạo ra một dự thảo luật thì họ luôn luôn có khuynh hướng là dành lấy quyền luật cho cơ quan hành pháp. Ngay từ ban đầu nó đã chứa đựng sự lộn xộn và cái cách thức làm luật.
Cái thứ hai là những vấn đề về Đại biểu Quốc hội của Việt Nam. Có thể nói rằng đại biểu quốc hội là một đại biểu không chuyên. Nhận định của họ có thể nói là thiếu chiều sâu hay là thiếu góc độ pháp lý đủ sâu sắc để mà đánh giá từng điều luật một. Ngay khâu làm luật đã thể hiện một cách tiến hành lộn xộn. Khi cách thức tiến hành lộn xộn thì chắc chắn điều luật sẽ không ổn được
Một căn nguyên nữa đó là, lâu nay nhà nước Việt Nam không có tôn trọng những qui luật khách quan khi làm luật. Một khi mà họ còn nghĩ rằng pháp luật là ý chí của nhà cầm quyền thì khi đó họ sẽ không làm luật được, bởi vì, pháp luật có một bản chất quan trọng là bản chất khách quan, hay nói đúng hơn là pháp luật không có mục đích tự thân mà pháp luật phải dựa trên những nhu cầu khách quan của xã hội, chứ không phải dựa theo ý chí của nhà cầm quyền.
Khi mà pháp luật dựa trên ý chí của nhà cầm quyền thì nó sẽ xung đột với nhu cầu khách quan và sẽ không bao giờ được áp dụng trôi chảy trong thực tế, hay nói đúng hơn là khi đó nó sẽ rất là lộn xộn khi áp dụng điều luật trong thực tế bởi vì nhu cầu khách quan không cần điều đó nhưng nhà làm luật muốn ép cái khách quan, ép cái nhu cầu của xã hội vào trong ý muốn của mình thì không bao giờ thực hiện được.
Phải hủy bỏ Điều 4
Hiền Vy: Căn bản luật pháp của VN dựa trên luật pháp tây phương, mà luật pháp tây phương thì dựa trên sự phân quyền rõ rệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thưa, trong điều kiện chính trị tại Việt Nam, làm cách nào để có sự phân định đó?
LS Lê Trần Luật: Trong điều kiện Việt Nam, chỉ có một cách thức là cho đa nguyên, đa đảng thì khi đó mới có thể thực hiện được sự phân quyền một cách rõ rệt. Khi khoa học về pháp lý người ta nghĩ ra được cách phân quyền, đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Sở dĩ người ta phân quyền như thế là vì quyền lực được tách ra làm 3 nhóm. Ba nhóm quyền lực này đối trọng và hạn chế lẫn nhau để tránh dẫn đến một chế độ độc tài. Còn ở Việt Nam, nói là có phân quyền nhưng phân quyền một cách tập trung, có nghĩa là 3 quyền này vẫn nằm trong một thế lực lãnh đạo. Nhà nước bảo rằng có lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng cả 3 quyền này chỉ được phân trên mặt hình thức thôi còn nội dung thì vẫn nằm trong tay đảng cộng sản.
Vấn đề đặt ra là nhà cầm quyền có thực sự muốn phân bố quyền lực của mình theo cách của khoa học pháp lý phương tây đã làm hay không? Tôi cho rằng, ở ViệtNam, đảng cộng sản không muốn phân chia quyền lực, bằng cách họ đã ghi hẳn trong điều 4 hiến pháp rằng đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước.
Điều đó có nghĩa là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp đều nằm trong tay đảng cộng sản. Như thế thì không có sự phân quyền ở đây. Còn làm thế nào để có sự phân quyền thì theo tôi chỉ có một giải pháp duy nhất là cho đa đảng
Hiền Vy: Làm sao để xây dựng một nhà nước pháp quyền cho ViệtNam ?
LS Lê Trần Luật: Trước hết cần phải hiểu tư tưởng nhà nước pháp quyền ViệtNam. Về mặt nội dung, pháp luật phải tôn trọng những qui luật khách quan, hay nói đúng hơn là trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo phải nghĩ rằng pháp luật là một nhu cầu khách quan. Pháp luật không có mục đích tự thân của mình mà pháp luật phải tương thích và phù hợp với những nhu cầu khách quan, chứ pháp luật không thể là ý chí của giai cấp cầm quyền được.
Nhà cầm quyền Việt Nam hay nói là làm sao để cho chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước đi vào đời sống. Tôi cho rằng, tư duy như thế là phản khoa học. Chúng ta cần phải tư duy ngược lại, là làm sao cho đời sống xã hội đi vào trong chính sách của đảng và đi vào trong pháp luật của nhà nước, chứ không phải là luật pháp đi vào trong đời sống. Khi có tư duy phù hợp với khoa học như thế thì họ mới xây dựng được nhà nước pháp quyền ở mặt nội dung.
Về mặt hình thức, nhà nước pháp quyền phải bảo vệ tính tối cao của pháp luật, tính thượng tôn của pháp luật. Tính thượng tôn của pháp luật chỉ có thể được bảo đảm khi mà không còn một đảng lãnh đạo.
Một đảng lãnh đạo thì sẽ không tôn trọng những qui định của pháp luật nên cần phải có một chế độ đa nguyên, đa đảng để làm đối trọng quyền lực. Sự đối trọng quyền lực bắt buộc những người lãnh đạo phải tuân theo pháp luật. Tất nhiên là còn nhiều vấn đề khác nhưng trong lần này tôi chỉ có thể nói đến 2 vấn đề lớn đó.
Hiền Vy: Xin cảm ơn luật sư Lê Trần Luật.
(Nguồn: RFA, ngày 2.2.2009)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày Quốc Tế Dành Cho Các Bệnh Nhân: Giới thiệu Đền Thánh Đức Mẹ Bullsbrook
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
14:33 03/02/2009
Tôi đến Perth đã gần ba tháng, chưa được đi thăm thú nhiều nơi. Hôm nay có người gọi phone rủ: đi viếng Đức Mẹ ở Bullsbrook không? Như đất chờ mưa hạn, tôi hăm hở gật đầu cái rụp, khăn gói lên đường, xem hành hương Đức Mẹ ở xứ Kangaroo có khác với Việt Nam không.
1g trưa, từ Perth chúng tôi đi về hướng bắc, hơn một giờ đồng hồ đến nơi. Nhiệt độ ngoài trời lúc đó rất nóng, 39 độ C, mùa hè ở đất nước chuột túi này nóng khủng khiếp. Tuy thế, tôi đã thấy có nhiều gia đình đến bên đền Mẹ đọc kinh, trong đó có một gia đình Việt Nam. Lân la làm quen với gia đình anh Khanh và chị Thùy này, tôi được biết: anh chị vẫn lên đây thường xuyên để cầu nguyện, dù lái xe đi xa. Không những thế anh chị còn cho hai con đi cùng. Lúc ở đền Đức Mẹ sau khi cùng gia đình anh chị đọc kinh, cậu con trai 7 tuổi hỏi xin Mẹ tiền để bỏ vào thùng thông công. Tôi buột miệng khen cậu bé còn nhỏ mà đã biết sống chia sẻ, nhưng chị Thùy nói, gia đình thường xuyên lên đây và đó là thói quen của bé rồi. Một thói quen tốt lành và thánh thiện ngay từ lúc nhỏ...
Mặc dù trời nóng, nhưng giáo dân đến khá đông. Tôi ngồi ở chỗ không thể quay lên quay xuống ngang dọc để chụp được những tấm hình ưng ý, nhưng tiếng thưa kinh trong lúc cha đặt Mình Thánh Chúa và đọc 50 Kinh Mân Côi trong giờ Chầu thì nhịp nhàng và đông người. Sau nửa tiếng đồng hồ Chầu Thánh Thể, cha tiếp tục dâng lễ lúc 2g 30. Nóng khủng khiếp, nhưng hình như không ai cảm thấy nóng khi ngồi bên Mẹ. Khi chiêm ngưỡng Mẹ khiêm nhường hai tay cầm quyển Kinh Thánh trước ngực cúi xuống nhìn đoàn con cái.
Trên đường hành hương, anh chị Vượng – Hồng, người đưa chúng tôi đi kể rằng: đầu thập niên 80, một số người đến bên hang đá Mẹ cầu nguyện và họ thấy hiện tượng lạ là mặt trời quay và chuỗi mân côi trên tay họ đổi màu, rồi nhiều người khỏi bệnh nhờ uống nước suối bên cạnh nhà thờ. Trước đây có người bị đau chân hay bị tật ở chân gì đó, phải mang nạng suốt đời, nhưng khi đến với Mẹ Bullsbrook, anh được khỏi và anh đã để lại cái nạng để làm chứng... đó chỉ là những lời kể của nhiều người được ơn của Mẹ. Tôi không biết thực hư ra sao, nhưng tôi biết chắc chắn rằng: Mẹ không bao giờ bỏ quên con cái của mình. Mẹ không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn của những đứa con ngày ngày luôn đến bên Mẹ để dâng lời tạ ơn qua kinh Kính Mừng... Có lẽ thế mà nhiều người vẫn thường xuyên đến với Mẹ dù đi đường xa. Tôi có hỏi gia đình anh chị Khanh – Thùy. Anh chị đã được ơn gì chưa? Anh trả lời ngay: chúng con cứ xin xỏ, nhưng chưa được gì, tuy vậy con vẫn cứ xin. Chị Thùy nói ngay, vợ con mạnh khỏe rồi còn đòi gì nữa. Lúc đó, cắc cớ tôi hỏi thêm: Vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng còn xin Mẹ điều gì nữa. Thì xin Mẹ cái gì mà còn thiếu. Anh Khanh vừa trả lời vừa cười. À thì ra thế, người ta chạy đến với Mẹ không chỉ xin những cái gì là vật chất, là ấm no, mà mình còn nhận ra thiêu thiếu một cái gì đó nữa tận trong sâu thẳm trái tim của mình.
Khi đến bên hang đá nho nhỏ trước ngôi thánh đường, tôi nhìn thấy có rất nhiều tờ giấy được gấp thật nhỏ, nhét trong các kẽ của hang đá. Có những tờ giấy đã vàng ố, những làn gấp đã mục, có những tờ giấy có lẽ khi mở ra sẽ trở thành những vụn nhỏ...có nhưng tò giấy vẫn còn mới nguyên... tất cả được gấp lại, để bên Mẹ như là tâm tình của những người con hiếu thảo nhỏ to tâm sự với Mẹ.
Dù đường xa, dù mệt nhọc, dù nắng nóng gay gắt cũng không làm nản lòng bước chân của con Mẹ. Và tôi nhận ra, bất cứ nơi nào thì con của Mẹ vẫn hướng lòng về Mẹ và Mẹ sẽ không bao giờ làm ngơ trước lời “xin xỏ” tha thiết tự thâm sâu con người của những người con.
Tôi cũng được may mắn tiếp xúc với chị Hương và anh Khiêm là hai người được Mẹ chữa lành. Được nghe chính miệng hai nhân chứng này nói lên tình thương của Mẹ dành cho anh chị qua biến cố bệnh tật của mình. Tôi cũng được gặp gỡ thân nhân của hai anh chị này khi họ đến để tạ ơn Mẹ. Hai gia đình đều chung một chứng từ là Mẹ đã nâng đỡ và can thiệp rất nhiều vào đời sống đức tin của gia đình.
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng ĐaMinh Rosa Lima
1g trưa, từ Perth chúng tôi đi về hướng bắc, hơn một giờ đồng hồ đến nơi. Nhiệt độ ngoài trời lúc đó rất nóng, 39 độ C, mùa hè ở đất nước chuột túi này nóng khủng khiếp. Tuy thế, tôi đã thấy có nhiều gia đình đến bên đền Mẹ đọc kinh, trong đó có một gia đình Việt Nam. Lân la làm quen với gia đình anh Khanh và chị Thùy này, tôi được biết: anh chị vẫn lên đây thường xuyên để cầu nguyện, dù lái xe đi xa. Không những thế anh chị còn cho hai con đi cùng. Lúc ở đền Đức Mẹ sau khi cùng gia đình anh chị đọc kinh, cậu con trai 7 tuổi hỏi xin Mẹ tiền để bỏ vào thùng thông công. Tôi buột miệng khen cậu bé còn nhỏ mà đã biết sống chia sẻ, nhưng chị Thùy nói, gia đình thường xuyên lên đây và đó là thói quen của bé rồi. Một thói quen tốt lành và thánh thiện ngay từ lúc nhỏ...
Mặc dù trời nóng, nhưng giáo dân đến khá đông. Tôi ngồi ở chỗ không thể quay lên quay xuống ngang dọc để chụp được những tấm hình ưng ý, nhưng tiếng thưa kinh trong lúc cha đặt Mình Thánh Chúa và đọc 50 Kinh Mân Côi trong giờ Chầu thì nhịp nhàng và đông người. Sau nửa tiếng đồng hồ Chầu Thánh Thể, cha tiếp tục dâng lễ lúc 2g 30. Nóng khủng khiếp, nhưng hình như không ai cảm thấy nóng khi ngồi bên Mẹ. Khi chiêm ngưỡng Mẹ khiêm nhường hai tay cầm quyển Kinh Thánh trước ngực cúi xuống nhìn đoàn con cái.
Trên đường hành hương, anh chị Vượng – Hồng, người đưa chúng tôi đi kể rằng: đầu thập niên 80, một số người đến bên hang đá Mẹ cầu nguyện và họ thấy hiện tượng lạ là mặt trời quay và chuỗi mân côi trên tay họ đổi màu, rồi nhiều người khỏi bệnh nhờ uống nước suối bên cạnh nhà thờ. Trước đây có người bị đau chân hay bị tật ở chân gì đó, phải mang nạng suốt đời, nhưng khi đến với Mẹ Bullsbrook, anh được khỏi và anh đã để lại cái nạng để làm chứng... đó chỉ là những lời kể của nhiều người được ơn của Mẹ. Tôi không biết thực hư ra sao, nhưng tôi biết chắc chắn rằng: Mẹ không bao giờ bỏ quên con cái của mình. Mẹ không bao giờ ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn của những đứa con ngày ngày luôn đến bên Mẹ để dâng lời tạ ơn qua kinh Kính Mừng... Có lẽ thế mà nhiều người vẫn thường xuyên đến với Mẹ dù đi đường xa. Tôi có hỏi gia đình anh chị Khanh – Thùy. Anh chị đã được ơn gì chưa? Anh trả lời ngay: chúng con cứ xin xỏ, nhưng chưa được gì, tuy vậy con vẫn cứ xin. Chị Thùy nói ngay, vợ con mạnh khỏe rồi còn đòi gì nữa. Lúc đó, cắc cớ tôi hỏi thêm: Vợ đẹp con khôn, nhà cao cửa rộng còn xin Mẹ điều gì nữa. Thì xin Mẹ cái gì mà còn thiếu. Anh Khanh vừa trả lời vừa cười. À thì ra thế, người ta chạy đến với Mẹ không chỉ xin những cái gì là vật chất, là ấm no, mà mình còn nhận ra thiêu thiếu một cái gì đó nữa tận trong sâu thẳm trái tim của mình.
Khi đến bên hang đá nho nhỏ trước ngôi thánh đường, tôi nhìn thấy có rất nhiều tờ giấy được gấp thật nhỏ, nhét trong các kẽ của hang đá. Có những tờ giấy đã vàng ố, những làn gấp đã mục, có những tờ giấy có lẽ khi mở ra sẽ trở thành những vụn nhỏ...có nhưng tò giấy vẫn còn mới nguyên... tất cả được gấp lại, để bên Mẹ như là tâm tình của những người con hiếu thảo nhỏ to tâm sự với Mẹ.
Dù đường xa, dù mệt nhọc, dù nắng nóng gay gắt cũng không làm nản lòng bước chân của con Mẹ. Và tôi nhận ra, bất cứ nơi nào thì con của Mẹ vẫn hướng lòng về Mẹ và Mẹ sẽ không bao giờ làm ngơ trước lời “xin xỏ” tha thiết tự thâm sâu con người của những người con.
Tôi cũng được may mắn tiếp xúc với chị Hương và anh Khiêm là hai người được Mẹ chữa lành. Được nghe chính miệng hai nhân chứng này nói lên tình thương của Mẹ dành cho anh chị qua biến cố bệnh tật của mình. Tôi cũng được gặp gỡ thân nhân của hai anh chị này khi họ đến để tạ ơn Mẹ. Hai gia đình đều chung một chứng từ là Mẹ đã nâng đỡ và can thiệp rất nhiều vào đời sống đức tin của gia đình.
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Dòng ĐaMinh Rosa Lima
Thông Báo
Từ điển thuật ngữ báo chí Công Giáo: Aachen - Aggiornamento
Nguyễn Trọng Đa
14:58 03/02/2009
Bản sơ thảo để xin ý kiến quý cha và anh chị em.
Kính thưa qúi vị
Khoảng gần một năm trước đây, chúng tôi đã đưa ra dự án "Từ điển thuật ngữ báo chí Công giáo" và đã qui tụ được khoảng 50 vị tham gia trong công tác nêu trên. Công việc tiến triển rất khả quan vì được sự tham gia nhiệt tình của nhiều linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Đáng lý ra thì công tác đã hoàn thành sau 5 tháng, nhưng vì những biến cố liên quan tới Giáo hội Việt nam dồn dập xẩy tới, nên chúng tôi đã phải gác lại dự án này lại vì không có đủ thời giờ chu toàn mọi thứ cùng một lúc.
Nay, sau khi những bản dịch và đóng góp ý kiến cho bản thảo đã được một Ủy Ban gồm một số nhỏ các anh chị em bỏ thời giờ để duyệt xét lại, nên chúng tôi cho đăng lên trên trang VietCatholic để mọi người cùng đóng góp thêm ý kiến một lần nữa trước khi chúng tôi đúc kết và hệ thống hóa, và phát hành thành CD Rom cho tiện sử dụng.
Chúng tôi tha thiết xin qúi vị thức giả, các chuyên gia và những người có kinh nghiệm và hiểu biết về các lãnh vực chuyên môn của mình: góp ý, sửa sai, hiệu đính, và gửi ý kiến của qúi vị về cho chúng tôi qua email conggiao@gmai.com.
Xin chân thành cám ơn tất cả qúi vị. LM Trần Công Nghị
Aachen (Shrine)
Đền thánh Aachen. Đền thánh do vua Charlemagne xây cất tại Aix-la-Chapelle (Aachen), xa 64km về phía tây nam của Cologne, nơi vua Charlemagne qua đời năm 814. Đó là một nhà nguyện trong nhà thờ chính tòa Aachen chứa bốn thánh tích của các vị được cho là thuộc về thời kinh thánh. Các thánh tích này chưa bao giờ được trưng bày trước thế kỷ 14, và sau thế kỷ này, thỉnh thỏang mới được trưng bày. Các thánh tích này gồm có tã vấn của Chúa Giê su Hài đồng; áo của Đức Mẹ; áo khố của Đức Kitô trên thập giá; và tấm vải chứa thủ cấp của Gioan Tẩy giả sau khi bị chặt đầu. Các hòm đựng thánh tích này cũng là các công trình nghệ thuật quý. Nhiều đòan hành hương đến Aachen để kính viếng các thánh tích vào tháng Bảy, cứ bảy năm một lần, khi các thánh tích được trưng bày.
Aaron
Aaron. Người sáng lập và là vị thượng tế đầu tiên của hàng tư tế Do thái trong gần 40 năm. Là con trai của Amram và Jochebed, Aaron là anh của Moses và Miriam (Xh 6:20). Ngài kết hôn với cô Elisheba, và một trong các con trai của ngài là Eleazar kế vị ngài cầm đầu hàng tư tế. Aaron cộng tác với Moses trong mọi công việc lớn (Xh 6:23) và hành xử như là phát ngôn viên của em mình nhờ tài ăn nói (Xh 4:16). Trong các trình thuật đầu của Ngũ thư, vai trò của ngài được nêu ra có liên quan đến việc Xuất hành, dựng con bò vàng, và mắng nhiếc Moses vì cưới vợ người Ethiopia. Dường như ngài bị trừng phạt do nghi ngờ Chúa có khả năng làm cho nước vọt ra từ tảng đá ở Meribah. Sau cuộc đời dài, ngài qua đời và an táng ở núi Hor (Ds 20:27-29).
A.B..
Artium Baccalaureus
Cử nhân văn chương
Ab
Abbas
Viện phụ, đan viện trưởng, linh mục
Absam (Shrine)
Đền Đức mẹ Absam. Đây là đền thờ dâng kính Đức mẹ ở Tyrol, Áo. Tháng 1-1797 một cô gái 18 tuổi có linh cảm rằng thân phụ của cô gặp tai nạn trong một mỏ muối nơi ông làm việc. Trong cơn lo lắng, cô nhìn ra cửa sổ và nhìn thấy dung mạo Đức Mẹ xuất hiện trên mặt kính cửa sổ. Thân phụ cô gái cho biết là có tai nạn lớn ở mỏ chiều hôm ấy, nhưng ông không sao cả. Phần kính cửa sổ được tháo ra, đem rửa và chùi mạnh nhằm xóa hết hình ảnh Đức mẹ trên đó, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. Tấm kính quý báu ấy được đặt trong một nhà nguyện gần đó, và người ta cứ thắp sáu ngọn nến sáng trước hình tượng, và nơi đây trở thành một địa điểm hành hương.
A.C..
Ante Christum
Trước công nguyên
A.D..
Ante diem
Ngày trước đó
Anno Domini,
Năm theo công nguyên
Ad Gentes Divinitus
Sắc lệnh Ad Gentes Divinitus. Là sắc lệnh của Công đồng chung Vatican II về họat động truyền giáo của Giáo hội. Sứ mệnh của Giáo hội được định nghĩa là “rao giảng Phúc Âm và trồng Giáo Hội vào các dân tộc hay những nhóm người mà Giáo Hội còn chưa bén rễ” (chương 1). Trong số các đề nghị gây ngạc nhiên, có đề nghị rằng các Giáo hội địa phương trẻ trung “rất nên tham gia vào công cuộc truyền giáo phổ quát của Giáo Hội càng sớm càng hay” bằng cách “sai chính những nhà truyền giáo của mình đi rao giảng Phúc Âm khắp nơi trên hoàn cầu, dù mình còn thiếu giáo sĩ” (chương 3). Sắc lệnh nhấn mạnh đến việc huấn luyện đầy đủ cho các nhà truyền giáo, đời sống thánh thiện của họ, và sự hợp tác của họ trong công tác tông đồ. (ngày 7-12-1965)
Ad Hominem
Kháng địch luận, đối phương luận chứng. Trong triết học kinh viện, đây là lập luận nhằm thu hút cảm tình của người ta hơn là trí hiểu biết của người ấy. Cũng được hiểu là sự tấn công cá nhân vào tính tình của người nào đó, và như thế hơi làm mờ vấn đề thật sự đang thảo luận.
Ad Libitum
Tùy ý, tự do lựa chọn. Từ ngữ được áp dụng cho nhiều sự lựa chọn trong phụng vụ Thánh thể và Phụng vụ các Giờ Kinh, khi có sự lựa chọn thỏai mái về lời nguyện hoặc nghi thức.
Ad Limina Apostolorum
Viếng mộ hai thánh Tông đồ. Là cuộc hành hương đến mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, theo đòi hỏi của Giáo luật đối với các Giám mục mỗi 3-10 năm/một lần. Trong chuyến thăm này, Giám mục tường trình đầy đủ về giáo phận của mình với Đức giáo hòang. Nếu ngài không thể thực hiện chuyến đi với các lý do hợp lệ, ngài phải đề cử một vị đại diện thay cho mình. Cụm từ trên thường được viết tắt là chuyến thăm “ad limina”.
Adm. Rev..
Admodum Reverendus
Cha rất Đáng kính
Ad Majorem Dei Gloriam
A.M.D.G. The motto of the Society of Jesus, but commonly used by christians everywhere.
Để vinh quang Thiên Chúa cả sáng hơn. Viết tắt là A.M.D.G. là khẩu hiệu của Dòng Tên, thường được Kitô hữu bất cứ nơi đâu sử dụng.
Administration
Quản trị, quản lý. Việc quản trị và quản lý tài sản Giáo hội bởi những người có khả năng thực hiện theo Luật giáo hội. Tại các quốc gia nào mà Giáo hội bị cản trở trong việc sở hữu, bán hoặc chuyển quyền sở hữu, việc quản lý được thực hiện ít nhất một phần bởi những người không phải là giáo sĩ hoặc tu sĩ. Khi giáo dân được chỉ định làm người quản lý tài sản Giáo hội, họ phải chịu trách nhiệm trước hàng giáo phẩm hoặc bề trên các dòng tu.
Ad Nutum Sanctae Sedis
Tùy tôn ý của Tòa Thánh; tạm thời. Sự quy chiếu đến bất cứ trường hợp nào liên quan đến một xung đột của thẩm quyền Giáo hội, khi Tòa thánh quyết định vấn đề theo thẩm quyền riêng của mình và dành cho mình quyền lấy quyết định sau cùng về vấn đề.
Adolescence
Thời thiếu niên, thời thanh niên. Là thời kỳ phát triển thể xác từ lúc dậy thì đến khi trưởng thành. Nhưng xét về mặt thần học, họat động của ơn Chúa là độc lập với tiến trình phát triển thể xác này. Thanh thiếu niên không những có thể sống một đời sống đức tin sâu sắc, mà còn có thể đạt đỉnh cao sự thánh thiện, như được chứng minh qua việc Giáo hội phong thánh cho một số người trẻ, như thánh Stanislaus Kostka (1550-68), thánh Dominic Savio (1842-57), và thánh nữ Maria Goretti (1890-1902). ((Từ nguyên latinh adolescentia, thời trẻ tuổi; từ tuổi 15 đến tuổi 30, giữa puer (thiếu nhi) và iuvenis (người trung niên).))
Adonijah
Adonijah. Là con trai thứ tư của vua David và là anh của Solomon. Ông muốn kế vị thân phụ để làm vua, mặc dầu ông biết rằng em trai ông đã được hứa cho làm vua rồi. Biết được tham vọng của ông, các bạn hữu của Solomon thúc giục thân mẫu của Solomon là Bathsheba thuyết phục vua David ngăn chặn âm mưu này. Vua David đồng ý và sắp đặt để đưa Solomon đi theo vua đến Gihon, nơi đó Solomon được xức dầu, tấn phong làm vua và ngồi lên ngai vàng. Solomon không ngay lập tức trừng phạt Adonijah vì âm mưu chống vua, nhưng khi vua được thân mẫu là Bathsheba cho biết rằng Adonijah tìm cách kết hôn với Abishag, và cuộc hôn nhân này có thể đe dọa ngai vàng của Solomon, vua liền ra lệnh giết chết anh trai mình. (1Vua 1, 2).
Adoption, Canonical
Nhận làm con nuôi; ngăn trở vì dưỡng nghĩa; chấp thuận, thông qua. Hành vi của một người, với sự chấp thuận của chính quyền, để nhận con người khác làm con của mình. Khi nào dân luật xét có ngăn trở hôn nhân vì dưỡng nghĩa, Giáo hội chấp thuận điều khỏan này và cấm hôn nhân ấy, hoặc là bất hợp lệ hoặc là bất hợp pháp, tùy theo dân luật. Tuy nhiên việc miễn chước có thể được ban cho theo các lý do chính đáng.
Adoption, Supernatural
Dưỡng nghĩa siêu nhiên. Hành động của lòng lành Chúa nhận chúng ta làm con của Người, làm cho chúng ta trở nên người thừa tự của hạnh phúc Nước Trời. Không như sự dưỡng nghĩa theo luật, sự dưỡng nghĩa siêu nhiên biến đổi các người được chọn làm con trở nên giống Đức Kitô, và nhờ ân sủng làm cho họ trở nên đồng thừa tự với Đức Kitô ở Nước Trời.
Adoptionism
Nghĩa tử thuyết, phái dưỡng tử. Phái lạc giáo này cho rằng Đức Kitô chỉ là con nuôi của Chúa Trời. Phái này được Elipandus of Toledo và Félix of Urgel cổ vũ, nhưng bị Đức Giáo hoàng Adrian I kết án năm 785 và lần sau vào năm 794. Khi Peter Abelard (1079-1142) đổi mới thuyết này vào thế kỷ 12, thuyết đã bị Đức Giáo hoàng Alexander III kết án năm 1177, như một thuyết do Peter Lombard đã nêu ra.
Adoration
Thờ phượng, thờ lạy, tôn thờ. Hành vi thờ phượng qua đó Thiên Chúa được nhìn nhận như đấng duy nhất đáng được tôn thờ, bởi vì Chúa là hoàn hảo vô song, có quyền cai trị tối cao đối với con người, và con người có quyền lệ thuộc hoàn toàn vào Đấng tạo thành. Đây là một hành vi của trí tuệ và ý chí, tự diễn tả qua các kinh nguyện thích hợp, thái độ ngợi khen và hành vi tôn kính và việc hy sinh. (Từ nguyên latinh ad- to + orare, cầu nguyện; hoặc os, oris, miệng, tử tập tục ngoại giáo về diễn tả lòng tôn kính vị thần bằng cách hôn tượng ảnh: adoratio, thờ phượng, kính tôn.)
Adoration Of The Eucharist
Thờ lạy Thánh Thể; chầu Thánh Thể, chầu Mình thánh. Đây là sự nhận biết rằng, vì Đức Kitô trọn vẹn hiện diện Mình Thánh Chúa, Người được tôn thờ trong phép Thánh Thể như là Thiên Chúa nhập thể. Cách thức tỏ lòng tôn kính này là khác nhau giữa các dân tộc, và đã thay đổi qua dòng thời gian. Luật lệ hậu Công đồng của nghi lễ Latinh đòi hỏi rằng Mình Thánh Chúa, dù là trong nhà tạm hoặc được trưng trên bàn thờ, phải được tôn kình bằng cách quỳ một gối.
Adoro Te Devote
Thánh thi Adoro Te Devote (Con thờ lạy Chúa). Là thánh thi ca ngợi phép Thánh Thể, do thánh Tôma Aquinas biên soạn. Không như các thánh thi khác của thánh Tôma, thánh thi này lúc đầu không được sáng tác riêng cho lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Cho đến cải cách phụng vụ sau Công đồng Vatican II, thánh thi này thuộc nhóm các kinh tùy chọn trong sách Lễ và sách Thần vụ cho linh mục đọc sau thánh lễ. Khổ đầu của thánh thi là “Adoro te devote, latens Deitas, quae sub his figuris vere latitas: tibi se cor meum totum subiicit, quia te contemplans totum deficit.” (Con sốt sắng thờ lạy Ngài, ôi Thiên Chúa ẩn mình...)
Ad Pascendum
Tông thư Ad Pascendum. Tông thư của Đức Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập qui định mới cho chức phó tế, cho người đàn ông khấn đức trong sạch và chuẩn bị chức linh mục, và cho những người đàn ông, dù độc thân hay đã lập gia đình, muốn tiến tới chức phó tế vĩnh viễn. Cũng có cac điều khoản dành cho thừa tác vụ đọc sách và thừa tác vụ giúp lễ, cũng dành cho người nam. Tông thư được ký ngày 15-8-1972.
Ad Totam Ecclesiam
Tập chỉ nam Ad Totam Ecclesiam do Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu xuất bản. Mục tiêu chính của Tập chỉ nam này là nêu ra thành qui định đặc biệt một số lĩnh vực quan trọng của nỗ lực đại kết và liên lạc đại kết, vốn đã được Công đồng chung Vatican II xác định ngắn gọn. 63 qui định đã được nêu ra, trong đó một số qui định có nhiều đọan, về: 1. thành lập các ủy ban đại kết trong giáo phận; 2. hiệu lực của phép rửa được thực hiện bởi mục sư của các giáo phái Tin lành không Công giáo; 3. tính đại kết thiêng liêng trong Giáo hội công giáo; 4. sự cộng tác với các anh em Tin lành. Tập chỉ nam công bố ngày 14-5-1967 (Lễ Hiện xuống).
Adult
Người trưởng thành, người thành niên, người khôn lớn. Là một người đạt tới tuổi trưởng thành. Trong từ ngữ Giáo hội, tuổi này có thay đổi: 16 tuổi là trưởng thành đối với nam giới và 14 tuổi đối với nữ giới để được phép kết hôn. Nhưng phép rửa tội người lớn hiểu rằng người đó đã đến tuổi khôn. Một người là vị thành niên theo giáo luật (điều 88) cho đến khi trọn 21 tuổi.
Adultery
Ngoại tình, gian dâm, thông dâm. Là quan hệ tính dục giữa một người đã có gia đình và một người không phải là chồng hoặc vợ người ấy. Việc này bị cấm bởi điều rằn thứ sáu, và Đức Kitô mở rộng ý nghĩa của giới răn này khi Người cấm ly dị với quyền tái hôn trong khi người phối ngẫu hợp pháp vẫn còn sống. (Từ nguyên Latinh adulterium, ngoại tình thể xác hoặc tư tưởng.)
Adv
Adventus.
Mùa Vọng
Advent
Mùa Vọng. Là thời kỳ cầu nguyện chuẩn bị cho Lễ Chúa Giáng sinh, gồm có bốn Chủ nhật, và chủ nhật đầu tiên là gần nhất với lễ thánhg Anrê, ngày 30-11. Mùa này khởi đầu cho năm lịch phụng vụ mới. Việc sử dụng đàn organ và các nhạc cụ khác bị giới hạn trong chức năng phụng vụ. Tuy nhiên, được phép sử dụng đàn 1. trong các nghi lễ ngòai phụng vụ, 2. trong khi chầu Mình Thánh Chúa, 3. hỗ trợ hát, và 4. trong chủ nhật Gaudate (Mừng vui lên), các lễ trọng, và trong các nghi lễ ngọai thường. Bàn thờ không được chưng hoa. Trong lễ hôn nhân, vẫn có lời chúc phúc cho đôi tân hôn. Nhưng đôi tân hôn được khuyên chú ý tới tính cách đặc biệt của mùa phụng vụ. Lễ cho các nhu cầu khác và lễ ngọai lịch dành cho người qua đời là không được phép trừ ra khi có nhu cầu đặc biệt. (Từ nguyên Latinh adventus, sự gần tới).
Advent Wreath
Vòng hoa mùa Vọng. Là một vòng lá xanh, chung quanh có bốn cây nến có thể bọc trong kiếng, và được thắp sáng lần lượt trong bốn tuần của mùa Vọng. Các cây nến này tượng trưng cho việc mừng lễ Giáng sinh sắp tới, khi Đức Kitô Ánh sáng Trần gian ra đời tại Bê Lem. Vòng hoa mùa Vọng phát sinh ở nước Đức, và tại một số quốc gia, có nghi thức đặc biệt riêng, với lời kinh tiếng hát, cùng với việc thắp sáng các cây nến trong các chủ nhật mùa Vọng.
Advocate
Đấng cầu bầu, Đấng bầu chữa. Một danh hiệu của Đức Kitô, vì Người được gọi là “Đấng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha” (I Ga 2:1). Đây cũng là một danh hiệu của Chúa Thánh Thần, đôi khi được gọi là Đấng Phù Trợ, mà Đức Kitô hứa gửi đến với các môn đệ của Người ( Ga 14:16). Đức Kitô là Đấng Cầu Bầu của chúng ta, Người bênh vực chính nghĩa của các tín hữu chống lại tên tố cáo là ma quỷ (Kh 12). Chúa Thánh Thần là Đấng Cầu Bầu của chúng ta, như “một người được gọi đến bên cạnh” để củng cố và bênh vực chính nghĩa của chúng ta, với sự bao hàm rằng chúng ta tìm thấy sự trợ giúp công hiệu nơi Người. (Từ nguyên latinh advocatus, người bầu chữa, người được mời gọi bênh đỡ.)
Advocatus Dei
Trạng sư của Chúa. Một người được phép xem xét các nhân đức và báo cáo các phép lạ của một người, mà án phong chân phước đã được đệ trình với Tòa thánh. Cũng còn gọi là người Thỉnh nguyện viên án phong chân phước.
Aeon
Aeon; Thời đại, niên kỷ; thần linh trung gian. Là một thời kỳ lâu dài. Trong ngộ đạo thuyết, đó là một trong các thần linh phát sinh bởi sinh xuất từ Hữu thể thiên linh và tạo ra pleroma (nơi viên mãn) hoặc thế giới vô hình, để phân biệt với kenoma (thế giới hỗn mang), đó là thế giới vật chất và hữu hình. Đây là từ ngữ quen thuộc dành cho Đức Kitô, trong các phái lạc giáo đầu tiên có nguồn gốc là ngộ đạo thuyết.
Affability
Tính hòa nhã, niềm nở, lịch sự. Tính hòa nhã chia sẻ đức công bằng trong nghĩa là một người thích ứng với các người khác, tôn trọng nhau cho xứng hợp. Nhưng đức ái cũng đi vào tính hòa nhã, bởi vì việc làm bạn với người khác thường đòi hỏi thực hành tình thương vị kỷ, chứ không chỉ công bằng mà thôi. (Từ nguyên latinh affabilitas, dễ thương, hòa nhã, thân thiện, lịch sự.)
Affected Ignorance
Vô tri giả vờ. Trong luật Giáo hội, vô tri giả vờ là sự cố ý trực tiếp không biết một luật hoặc hình phạt của luật này, hoặc không biết cả hai. Sự vô tri giả vờ này không miễn cho một người khỏi các hình phạt tự động (latae sententiae), nghĩa là hình phạt ngay sau khi vi phạm luật.
Affections
Cảm tình, luyến ái, trìu mến. Là một lọat tình cảm con người, được phân biệt với các cảm nghiệm của trí tuệ hoặc của nhận thức. Các cảm tình gắn liền với ý chí, ước muốn, cảm xúc, nghĩa là các họat động hướng ngọai. Trong đời sống thiêng liêng, chúng được đồng hóa với các chuyển động của linh hồn để đi đến với Chúa và với thế giới vô hình của thiên thần và các thánh. Cảm tình là các hành vi của đức cậy và đức mến. (Từ nguyên latinh affectus, điều kiện, tình hình; xu hướng, trạng thái tình cảm; khả năng ước muốn.)
Affiliation
Sự sáp nhập, chi nhánh. Trong luật Giáo hội, đây là sự sáp nhập của một nhóm nhỏ hơn, kém hơn với một nhóm lớn hơn, mạnh hơn. Mọi sự sáp nhập phải được giáo quyền sở tại chấp thuận, và trong trường hợp các tu hội, phải được Tòa thánh chuẩn thuận.
Affinity
Quan hệ thân tộc, tôn thuộc. Quan hệ thân tộc là một ngăn trở vô hiệu hóa cho hôn nhân với một số người bà con gần của người phối ngẫu đã qua đời, trừ khi có phép chuẩn. Không phép chuẩn nào được đưa ra cho hôn nhân trong trực hệ, tức với bất cứ tổ tiên nào hoặc hậu duệ nào của người phối ngẫu. Trong bàng hệ, ngăn trở kéo đến đời thứ hai – bác, chú, cô, cháu trai, cháu gái – và sự chuẩn được trao cho cả đời thứ nhất và đời thứ hai của dòng lệ thuộc. (Từ nguyên latinh affinitas, mối quan hệ, thân cận; từ chữ affinis, bên cạnh, bà con gần.)
Affirmation
Khẳng định, quả quyết. Là phán đóan tuyên bố bản sắc khách quan giữa chủ từ và thuộc từ, hặoc giữa bẳng chứng và kềt luận. Mọi tuyên bố về đức tin là sự khẳng định rằng điều gì Chúa đã mặc khải là đúng sự thật.
Affusion
Rửa tội trên đầu. Phép rửa rội bằng cách đổ nước trên đầu, được thực hiện ngay từ thế kỷ thứ nhất của thời đại Kitô giáo, như sách Didache đã chứng minh.
Africa, Our Lady Of
Đức Mẹ châu Phi. Một đền thờ cổ ở Algiers, dâng kính Đức mẹ Vô nhiễm. Thuở đầu đây là một tượng nhỏ Đức Mẹ, đặt trong một khung vỏ sò tại một nơi được các tên trộm Barbary thường đến viếng. Các ngư dân cũng đến đó cầu nguyện cho việc ra khơi bình an. Dần dà, cái hang nhỏ trở thành một nhà nguyện, rồi một nhà thờ lớn. Một phép lạ lớn xảy ra làm cho nhà thờ càng trở nên nổi tiếng hơn. Tổng giám mục Lavigerie của tổng giáo phận Algiers đang trên đường về Roma cùng với bảy trăm binh lính, linh mục và một đan viện phụ dòng Trappist, thì con tàu của họ gặp một cơn bão lớn. Tòan bộ số người thất vọng vể độ an tòan của con tàu. Đức Tổng giám mục hứa với Mẹ Chúa Trời là sẽ thực hiện chuyến hành hương về đền thờ “Đức Mẹ châu Phi” nếu Đức Mẹ cứu giúp họ. Đúng sau đó là con tàu được cứu và lời hứa được thực hiện. Năm 1872 một ngôi thánh đường lớn được cung hiến và hiện có tượng triều thiên Đức Mẹ trong đó. Đức Gíao hoàng Pius IX hiến tặng vương miện vàng với đá quý mà tượng Đức Mẹ “Đấng an ủi kẻ âu lo” vẫn còn đội. Có nhiều người hành hương là người Hồi giáo hoặc Tin lành đến viếng đền thờ này. Đới với tín hữu Hồi giáo, Đức Mẹ là "Lala Meriem," Đấng ban ơn. Tòa thánh giao phó việc chăm nom đền thánh này cho Tu hội Nữ tu áo trắng châu Phi.
Age, Canonical
Tuổi luật định. Là tuổi khôn, do giáo luật qui định, khi một người được phép hoặc được yêu cầu lãnh nhận các bí tích. Tuổi này thay đổi tùy theo từng bí tích. Đối với bí tích hòa giải và bí tích Thánh thể, người lãnh nhận là người đến tuổi khôn. Còn đối với việc khấn Dòng và giữ các chức vụ trong Giáo hội, phải là tuổi luật định trừ phi có sự thay đổi đặc biệt khác.
Agent
Tác nhân. Trong triết học và thần học kinh viện, đây là một nguyên nhân tác thành, được gọi tên như vậy vì hoạt động của nguyên nhân này tạo ra sự hiện hữu hoặc sự thay đổi trong một vật khác. (Từ nguyên latinh agens, làm, hành động; cũng là nguyên nhân, tác nhân; từ chữ agere, làm, hướng dẫn.)
Agent Intellect
Trí tuệ tác nhân. Trong triết học của thánh Tôma Aquinas, đây là trí tuệ trong hành động rút ra từ trí tưởng tượng để tạo ra ý niệm khả tri.
Age Of Aquarius
Thời đại Bảo Bình, tuổi Bảo Bình. Từ ngữ phái sinh từ chiêm tinh học để mô ta thời đại mới của tự do trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, và của hoà bình không có chiến tranh giữa con người với nhau. Từ ngữ này phần nào phát sinh từ niềm tin thời Trung cổ rằng sự giao hội của một số hành tinh là dấu hiệu của thời kỳ mới trong lịch sử nhân lọai. Nó cũng liên quan đến lời của một số nhà chiêm tinh cho rằng những người tuổi Bảo Bình thì thân thiện và sôi nổi niềm nở, vì Thời dại Bảo Bình (vừa mới bắt đầu) sẽ là một thời đại của tình huynh đệ đại đồng.
Age Of Discretion
Tuổi ý thức. Đôi khi tuổi này được xem là tuổi mà một người đạt đến tuổi trưởng thành và có thế lấy các quyết định cho đời mình, nhất là liên quan đến bậc sống của mình. Nhưng từ này thường được dùng chỉ độ tuổi mà một trẻ em có thể làm các hành vi tự do của ý chí, và do đó trở nên chịu trách nhiệm cho hành động của mình về mặt luân lý. Đây là cách hiểu của Đức giáo hoàng Pius X về tuổi có thể xưng tội lần đầu và rước lễ. Nói chung, tuổi này là khỏang bảy tuổi.
Age Of Reason
Tuổi khôn. Đây là tuổi mà một người chịu trách nhiệm về luân lý và có thể phân biệt điều đúng điều sai. Tuổi này thường là trọn bảy tuổi, mặc dầu có thề sớm hơn. Với người chậm phát triển tinh thần, tuổi này là muộn hơn.
Age Quod Agis
Hãy làm tốt việc bạn đang làm. Một câu mệnh lệnh cách trong các tác giả tu đức để nêu ra gía trị của việc không tản mạn các lực luân lý của mình, nhưng cần tập trung vào công việc hiện tại mà mình đang chịu trách nhiệm.
Agere Contra
Hành động chống lại, hành động ngược lại. Một từ ngữ trong văn chương tu đức nhằm mô tả một nỗ lực mà người ta cố gằng làm để vượt qua xu hướng làm điều xấu, bằng cách làm điều ngược lại với điều mình đang có hướng chiều về đó.
Aggiornamento
Cập nhật hóa, tu nghiệp. Từ ngữ này được công giáo sử dụng nhiều dưới triều Đức Giáo hoàng Gioan XXIII, và có hai nghĩa khác nhau. Nó có nghĩa là canh tân nội tâm, và sự thích nghi (cập nhật hóa) của luật và cơ cấu của Giáo hội với thời đại.
Kính thưa qúi vị
Khoảng gần một năm trước đây, chúng tôi đã đưa ra dự án "Từ điển thuật ngữ báo chí Công giáo" và đã qui tụ được khoảng 50 vị tham gia trong công tác nêu trên. Công việc tiến triển rất khả quan vì được sự tham gia nhiệt tình của nhiều linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Đáng lý ra thì công tác đã hoàn thành sau 5 tháng, nhưng vì những biến cố liên quan tới Giáo hội Việt nam dồn dập xẩy tới, nên chúng tôi đã phải gác lại dự án này lại vì không có đủ thời giờ chu toàn mọi thứ cùng một lúc.
Nay, sau khi những bản dịch và đóng góp ý kiến cho bản thảo đã được một Ủy Ban gồm một số nhỏ các anh chị em bỏ thời giờ để duyệt xét lại, nên chúng tôi cho đăng lên trên trang VietCatholic để mọi người cùng đóng góp thêm ý kiến một lần nữa trước khi chúng tôi đúc kết và hệ thống hóa, và phát hành thành CD Rom cho tiện sử dụng.
Chúng tôi tha thiết xin qúi vị thức giả, các chuyên gia và những người có kinh nghiệm và hiểu biết về các lãnh vực chuyên môn của mình: góp ý, sửa sai, hiệu đính, và gửi ý kiến của qúi vị về cho chúng tôi qua email conggiao@gmai.com.
Xin chân thành cám ơn tất cả qúi vị. LM Trần Công Nghị
Aachen (Shrine)
Đền thánh Aachen. Đền thánh do vua Charlemagne xây cất tại Aix-la-Chapelle (Aachen), xa 64km về phía tây nam của Cologne, nơi vua Charlemagne qua đời năm 814. Đó là một nhà nguyện trong nhà thờ chính tòa Aachen chứa bốn thánh tích của các vị được cho là thuộc về thời kinh thánh. Các thánh tích này chưa bao giờ được trưng bày trước thế kỷ 14, và sau thế kỷ này, thỉnh thỏang mới được trưng bày. Các thánh tích này gồm có tã vấn của Chúa Giê su Hài đồng; áo của Đức Mẹ; áo khố của Đức Kitô trên thập giá; và tấm vải chứa thủ cấp của Gioan Tẩy giả sau khi bị chặt đầu. Các hòm đựng thánh tích này cũng là các công trình nghệ thuật quý. Nhiều đòan hành hương đến Aachen để kính viếng các thánh tích vào tháng Bảy, cứ bảy năm một lần, khi các thánh tích được trưng bày.
Aaron
Aaron. Người sáng lập và là vị thượng tế đầu tiên của hàng tư tế Do thái trong gần 40 năm. Là con trai của Amram và Jochebed, Aaron là anh của Moses và Miriam (Xh 6:20). Ngài kết hôn với cô Elisheba, và một trong các con trai của ngài là Eleazar kế vị ngài cầm đầu hàng tư tế. Aaron cộng tác với Moses trong mọi công việc lớn (Xh 6:23) và hành xử như là phát ngôn viên của em mình nhờ tài ăn nói (Xh 4:16). Trong các trình thuật đầu của Ngũ thư, vai trò của ngài được nêu ra có liên quan đến việc Xuất hành, dựng con bò vàng, và mắng nhiếc Moses vì cưới vợ người Ethiopia. Dường như ngài bị trừng phạt do nghi ngờ Chúa có khả năng làm cho nước vọt ra từ tảng đá ở Meribah. Sau cuộc đời dài, ngài qua đời và an táng ở núi Hor (Ds 20:27-29).
A.B..
Artium Baccalaureus
Cử nhân văn chương
Ab
Abbas
Viện phụ, đan viện trưởng, linh mục
Absam (Shrine)
Đền Đức mẹ Absam. Đây là đền thờ dâng kính Đức mẹ ở Tyrol, Áo. Tháng 1-1797 một cô gái 18 tuổi có linh cảm rằng thân phụ của cô gặp tai nạn trong một mỏ muối nơi ông làm việc. Trong cơn lo lắng, cô nhìn ra cửa sổ và nhìn thấy dung mạo Đức Mẹ xuất hiện trên mặt kính cửa sổ. Thân phụ cô gái cho biết là có tai nạn lớn ở mỏ chiều hôm ấy, nhưng ông không sao cả. Phần kính cửa sổ được tháo ra, đem rửa và chùi mạnh nhằm xóa hết hình ảnh Đức mẹ trên đó, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. Tấm kính quý báu ấy được đặt trong một nhà nguyện gần đó, và người ta cứ thắp sáu ngọn nến sáng trước hình tượng, và nơi đây trở thành một địa điểm hành hương.
A.C..
Ante Christum
Trước công nguyên
A.D..
Ante diem
Ngày trước đó
Anno Domini,
Năm theo công nguyên
Ad Gentes Divinitus
Sắc lệnh Ad Gentes Divinitus. Là sắc lệnh của Công đồng chung Vatican II về họat động truyền giáo của Giáo hội. Sứ mệnh của Giáo hội được định nghĩa là “rao giảng Phúc Âm và trồng Giáo Hội vào các dân tộc hay những nhóm người mà Giáo Hội còn chưa bén rễ” (chương 1). Trong số các đề nghị gây ngạc nhiên, có đề nghị rằng các Giáo hội địa phương trẻ trung “rất nên tham gia vào công cuộc truyền giáo phổ quát của Giáo Hội càng sớm càng hay” bằng cách “sai chính những nhà truyền giáo của mình đi rao giảng Phúc Âm khắp nơi trên hoàn cầu, dù mình còn thiếu giáo sĩ” (chương 3). Sắc lệnh nhấn mạnh đến việc huấn luyện đầy đủ cho các nhà truyền giáo, đời sống thánh thiện của họ, và sự hợp tác của họ trong công tác tông đồ. (ngày 7-12-1965)
Ad Hominem
Kháng địch luận, đối phương luận chứng. Trong triết học kinh viện, đây là lập luận nhằm thu hút cảm tình của người ta hơn là trí hiểu biết của người ấy. Cũng được hiểu là sự tấn công cá nhân vào tính tình của người nào đó, và như thế hơi làm mờ vấn đề thật sự đang thảo luận.
Ad Libitum
Tùy ý, tự do lựa chọn. Từ ngữ được áp dụng cho nhiều sự lựa chọn trong phụng vụ Thánh thể và Phụng vụ các Giờ Kinh, khi có sự lựa chọn thỏai mái về lời nguyện hoặc nghi thức.
Ad Limina Apostolorum
Viếng mộ hai thánh Tông đồ. Là cuộc hành hương đến mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, theo đòi hỏi của Giáo luật đối với các Giám mục mỗi 3-10 năm/một lần. Trong chuyến thăm này, Giám mục tường trình đầy đủ về giáo phận của mình với Đức giáo hòang. Nếu ngài không thể thực hiện chuyến đi với các lý do hợp lệ, ngài phải đề cử một vị đại diện thay cho mình. Cụm từ trên thường được viết tắt là chuyến thăm “ad limina”.
Adm. Rev..
Admodum Reverendus
Cha rất Đáng kính
Ad Majorem Dei Gloriam
A.M.D.G. The motto of the Society of Jesus, but commonly used by christians everywhere.
Để vinh quang Thiên Chúa cả sáng hơn. Viết tắt là A.M.D.G. là khẩu hiệu của Dòng Tên, thường được Kitô hữu bất cứ nơi đâu sử dụng.
Administration
Quản trị, quản lý. Việc quản trị và quản lý tài sản Giáo hội bởi những người có khả năng thực hiện theo Luật giáo hội. Tại các quốc gia nào mà Giáo hội bị cản trở trong việc sở hữu, bán hoặc chuyển quyền sở hữu, việc quản lý được thực hiện ít nhất một phần bởi những người không phải là giáo sĩ hoặc tu sĩ. Khi giáo dân được chỉ định làm người quản lý tài sản Giáo hội, họ phải chịu trách nhiệm trước hàng giáo phẩm hoặc bề trên các dòng tu.
Ad Nutum Sanctae Sedis
Tùy tôn ý của Tòa Thánh; tạm thời. Sự quy chiếu đến bất cứ trường hợp nào liên quan đến một xung đột của thẩm quyền Giáo hội, khi Tòa thánh quyết định vấn đề theo thẩm quyền riêng của mình và dành cho mình quyền lấy quyết định sau cùng về vấn đề.
Adolescence
Thời thiếu niên, thời thanh niên. Là thời kỳ phát triển thể xác từ lúc dậy thì đến khi trưởng thành. Nhưng xét về mặt thần học, họat động của ơn Chúa là độc lập với tiến trình phát triển thể xác này. Thanh thiếu niên không những có thể sống một đời sống đức tin sâu sắc, mà còn có thể đạt đỉnh cao sự thánh thiện, như được chứng minh qua việc Giáo hội phong thánh cho một số người trẻ, như thánh Stanislaus Kostka (1550-68), thánh Dominic Savio (1842-57), và thánh nữ Maria Goretti (1890-1902). ((Từ nguyên latinh adolescentia, thời trẻ tuổi; từ tuổi 15 đến tuổi 30, giữa puer (thiếu nhi) và iuvenis (người trung niên).))
Adonijah
Adonijah. Là con trai thứ tư của vua David và là anh của Solomon. Ông muốn kế vị thân phụ để làm vua, mặc dầu ông biết rằng em trai ông đã được hứa cho làm vua rồi. Biết được tham vọng của ông, các bạn hữu của Solomon thúc giục thân mẫu của Solomon là Bathsheba thuyết phục vua David ngăn chặn âm mưu này. Vua David đồng ý và sắp đặt để đưa Solomon đi theo vua đến Gihon, nơi đó Solomon được xức dầu, tấn phong làm vua và ngồi lên ngai vàng. Solomon không ngay lập tức trừng phạt Adonijah vì âm mưu chống vua, nhưng khi vua được thân mẫu là Bathsheba cho biết rằng Adonijah tìm cách kết hôn với Abishag, và cuộc hôn nhân này có thể đe dọa ngai vàng của Solomon, vua liền ra lệnh giết chết anh trai mình. (1Vua 1, 2).
Adoption, Canonical
Nhận làm con nuôi; ngăn trở vì dưỡng nghĩa; chấp thuận, thông qua. Hành vi của một người, với sự chấp thuận của chính quyền, để nhận con người khác làm con của mình. Khi nào dân luật xét có ngăn trở hôn nhân vì dưỡng nghĩa, Giáo hội chấp thuận điều khỏan này và cấm hôn nhân ấy, hoặc là bất hợp lệ hoặc là bất hợp pháp, tùy theo dân luật. Tuy nhiên việc miễn chước có thể được ban cho theo các lý do chính đáng.
Adoption, Supernatural
Dưỡng nghĩa siêu nhiên. Hành động của lòng lành Chúa nhận chúng ta làm con của Người, làm cho chúng ta trở nên người thừa tự của hạnh phúc Nước Trời. Không như sự dưỡng nghĩa theo luật, sự dưỡng nghĩa siêu nhiên biến đổi các người được chọn làm con trở nên giống Đức Kitô, và nhờ ân sủng làm cho họ trở nên đồng thừa tự với Đức Kitô ở Nước Trời.
Adoptionism
Nghĩa tử thuyết, phái dưỡng tử. Phái lạc giáo này cho rằng Đức Kitô chỉ là con nuôi của Chúa Trời. Phái này được Elipandus of Toledo và Félix of Urgel cổ vũ, nhưng bị Đức Giáo hoàng Adrian I kết án năm 785 và lần sau vào năm 794. Khi Peter Abelard (1079-1142) đổi mới thuyết này vào thế kỷ 12, thuyết đã bị Đức Giáo hoàng Alexander III kết án năm 1177, như một thuyết do Peter Lombard đã nêu ra.
Adoration
Thờ phượng, thờ lạy, tôn thờ. Hành vi thờ phượng qua đó Thiên Chúa được nhìn nhận như đấng duy nhất đáng được tôn thờ, bởi vì Chúa là hoàn hảo vô song, có quyền cai trị tối cao đối với con người, và con người có quyền lệ thuộc hoàn toàn vào Đấng tạo thành. Đây là một hành vi của trí tuệ và ý chí, tự diễn tả qua các kinh nguyện thích hợp, thái độ ngợi khen và hành vi tôn kính và việc hy sinh. (Từ nguyên latinh ad- to + orare, cầu nguyện; hoặc os, oris, miệng, tử tập tục ngoại giáo về diễn tả lòng tôn kính vị thần bằng cách hôn tượng ảnh: adoratio, thờ phượng, kính tôn.)
Adoration Of The Eucharist
Thờ lạy Thánh Thể; chầu Thánh Thể, chầu Mình thánh. Đây là sự nhận biết rằng, vì Đức Kitô trọn vẹn hiện diện Mình Thánh Chúa, Người được tôn thờ trong phép Thánh Thể như là Thiên Chúa nhập thể. Cách thức tỏ lòng tôn kính này là khác nhau giữa các dân tộc, và đã thay đổi qua dòng thời gian. Luật lệ hậu Công đồng của nghi lễ Latinh đòi hỏi rằng Mình Thánh Chúa, dù là trong nhà tạm hoặc được trưng trên bàn thờ, phải được tôn kình bằng cách quỳ một gối.
Adoro Te Devote
Thánh thi Adoro Te Devote (Con thờ lạy Chúa). Là thánh thi ca ngợi phép Thánh Thể, do thánh Tôma Aquinas biên soạn. Không như các thánh thi khác của thánh Tôma, thánh thi này lúc đầu không được sáng tác riêng cho lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Cho đến cải cách phụng vụ sau Công đồng Vatican II, thánh thi này thuộc nhóm các kinh tùy chọn trong sách Lễ và sách Thần vụ cho linh mục đọc sau thánh lễ. Khổ đầu của thánh thi là “Adoro te devote, latens Deitas, quae sub his figuris vere latitas: tibi se cor meum totum subiicit, quia te contemplans totum deficit.” (Con sốt sắng thờ lạy Ngài, ôi Thiên Chúa ẩn mình...)
Ad Pascendum
Tông thư Ad Pascendum. Tông thư của Đức Giáo hoàng Phaolô VI thiết lập qui định mới cho chức phó tế, cho người đàn ông khấn đức trong sạch và chuẩn bị chức linh mục, và cho những người đàn ông, dù độc thân hay đã lập gia đình, muốn tiến tới chức phó tế vĩnh viễn. Cũng có cac điều khoản dành cho thừa tác vụ đọc sách và thừa tác vụ giúp lễ, cũng dành cho người nam. Tông thư được ký ngày 15-8-1972.
Ad Totam Ecclesiam
Tập chỉ nam Ad Totam Ecclesiam do Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hợp nhất Kitô hữu xuất bản. Mục tiêu chính của Tập chỉ nam này là nêu ra thành qui định đặc biệt một số lĩnh vực quan trọng của nỗ lực đại kết và liên lạc đại kết, vốn đã được Công đồng chung Vatican II xác định ngắn gọn. 63 qui định đã được nêu ra, trong đó một số qui định có nhiều đọan, về: 1. thành lập các ủy ban đại kết trong giáo phận; 2. hiệu lực của phép rửa được thực hiện bởi mục sư của các giáo phái Tin lành không Công giáo; 3. tính đại kết thiêng liêng trong Giáo hội công giáo; 4. sự cộng tác với các anh em Tin lành. Tập chỉ nam công bố ngày 14-5-1967 (Lễ Hiện xuống).
Adult
Người trưởng thành, người thành niên, người khôn lớn. Là một người đạt tới tuổi trưởng thành. Trong từ ngữ Giáo hội, tuổi này có thay đổi: 16 tuổi là trưởng thành đối với nam giới và 14 tuổi đối với nữ giới để được phép kết hôn. Nhưng phép rửa tội người lớn hiểu rằng người đó đã đến tuổi khôn. Một người là vị thành niên theo giáo luật (điều 88) cho đến khi trọn 21 tuổi.
Adultery
Ngoại tình, gian dâm, thông dâm. Là quan hệ tính dục giữa một người đã có gia đình và một người không phải là chồng hoặc vợ người ấy. Việc này bị cấm bởi điều rằn thứ sáu, và Đức Kitô mở rộng ý nghĩa của giới răn này khi Người cấm ly dị với quyền tái hôn trong khi người phối ngẫu hợp pháp vẫn còn sống. (Từ nguyên Latinh adulterium, ngoại tình thể xác hoặc tư tưởng.)
Adv
Adventus.
Mùa Vọng
Advent
Mùa Vọng. Là thời kỳ cầu nguyện chuẩn bị cho Lễ Chúa Giáng sinh, gồm có bốn Chủ nhật, và chủ nhật đầu tiên là gần nhất với lễ thánhg Anrê, ngày 30-11. Mùa này khởi đầu cho năm lịch phụng vụ mới. Việc sử dụng đàn organ và các nhạc cụ khác bị giới hạn trong chức năng phụng vụ. Tuy nhiên, được phép sử dụng đàn 1. trong các nghi lễ ngòai phụng vụ, 2. trong khi chầu Mình Thánh Chúa, 3. hỗ trợ hát, và 4. trong chủ nhật Gaudate (Mừng vui lên), các lễ trọng, và trong các nghi lễ ngọai thường. Bàn thờ không được chưng hoa. Trong lễ hôn nhân, vẫn có lời chúc phúc cho đôi tân hôn. Nhưng đôi tân hôn được khuyên chú ý tới tính cách đặc biệt của mùa phụng vụ. Lễ cho các nhu cầu khác và lễ ngọai lịch dành cho người qua đời là không được phép trừ ra khi có nhu cầu đặc biệt. (Từ nguyên Latinh adventus, sự gần tới).
Advent Wreath
Vòng hoa mùa Vọng. Là một vòng lá xanh, chung quanh có bốn cây nến có thể bọc trong kiếng, và được thắp sáng lần lượt trong bốn tuần của mùa Vọng. Các cây nến này tượng trưng cho việc mừng lễ Giáng sinh sắp tới, khi Đức Kitô Ánh sáng Trần gian ra đời tại Bê Lem. Vòng hoa mùa Vọng phát sinh ở nước Đức, và tại một số quốc gia, có nghi thức đặc biệt riêng, với lời kinh tiếng hát, cùng với việc thắp sáng các cây nến trong các chủ nhật mùa Vọng.
Advocate
Đấng cầu bầu, Đấng bầu chữa. Một danh hiệu của Đức Kitô, vì Người được gọi là “Đấng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha” (I Ga 2:1). Đây cũng là một danh hiệu của Chúa Thánh Thần, đôi khi được gọi là Đấng Phù Trợ, mà Đức Kitô hứa gửi đến với các môn đệ của Người ( Ga 14:16). Đức Kitô là Đấng Cầu Bầu của chúng ta, Người bênh vực chính nghĩa của các tín hữu chống lại tên tố cáo là ma quỷ (Kh 12). Chúa Thánh Thần là Đấng Cầu Bầu của chúng ta, như “một người được gọi đến bên cạnh” để củng cố và bênh vực chính nghĩa của chúng ta, với sự bao hàm rằng chúng ta tìm thấy sự trợ giúp công hiệu nơi Người. (Từ nguyên latinh advocatus, người bầu chữa, người được mời gọi bênh đỡ.)
Advocatus Dei
Trạng sư của Chúa. Một người được phép xem xét các nhân đức và báo cáo các phép lạ của một người, mà án phong chân phước đã được đệ trình với Tòa thánh. Cũng còn gọi là người Thỉnh nguyện viên án phong chân phước.
Aeon
Aeon; Thời đại, niên kỷ; thần linh trung gian. Là một thời kỳ lâu dài. Trong ngộ đạo thuyết, đó là một trong các thần linh phát sinh bởi sinh xuất từ Hữu thể thiên linh và tạo ra pleroma (nơi viên mãn) hoặc thế giới vô hình, để phân biệt với kenoma (thế giới hỗn mang), đó là thế giới vật chất và hữu hình. Đây là từ ngữ quen thuộc dành cho Đức Kitô, trong các phái lạc giáo đầu tiên có nguồn gốc là ngộ đạo thuyết.
Affability
Tính hòa nhã, niềm nở, lịch sự. Tính hòa nhã chia sẻ đức công bằng trong nghĩa là một người thích ứng với các người khác, tôn trọng nhau cho xứng hợp. Nhưng đức ái cũng đi vào tính hòa nhã, bởi vì việc làm bạn với người khác thường đòi hỏi thực hành tình thương vị kỷ, chứ không chỉ công bằng mà thôi. (Từ nguyên latinh affabilitas, dễ thương, hòa nhã, thân thiện, lịch sự.)
Affected Ignorance
Vô tri giả vờ. Trong luật Giáo hội, vô tri giả vờ là sự cố ý trực tiếp không biết một luật hoặc hình phạt của luật này, hoặc không biết cả hai. Sự vô tri giả vờ này không miễn cho một người khỏi các hình phạt tự động (latae sententiae), nghĩa là hình phạt ngay sau khi vi phạm luật.
Affections
Cảm tình, luyến ái, trìu mến. Là một lọat tình cảm con người, được phân biệt với các cảm nghiệm của trí tuệ hoặc của nhận thức. Các cảm tình gắn liền với ý chí, ước muốn, cảm xúc, nghĩa là các họat động hướng ngọai. Trong đời sống thiêng liêng, chúng được đồng hóa với các chuyển động của linh hồn để đi đến với Chúa và với thế giới vô hình của thiên thần và các thánh. Cảm tình là các hành vi của đức cậy và đức mến. (Từ nguyên latinh affectus, điều kiện, tình hình; xu hướng, trạng thái tình cảm; khả năng ước muốn.)
Affiliation
Sự sáp nhập, chi nhánh. Trong luật Giáo hội, đây là sự sáp nhập của một nhóm nhỏ hơn, kém hơn với một nhóm lớn hơn, mạnh hơn. Mọi sự sáp nhập phải được giáo quyền sở tại chấp thuận, và trong trường hợp các tu hội, phải được Tòa thánh chuẩn thuận.
Affinity
Quan hệ thân tộc, tôn thuộc. Quan hệ thân tộc là một ngăn trở vô hiệu hóa cho hôn nhân với một số người bà con gần của người phối ngẫu đã qua đời, trừ khi có phép chuẩn. Không phép chuẩn nào được đưa ra cho hôn nhân trong trực hệ, tức với bất cứ tổ tiên nào hoặc hậu duệ nào của người phối ngẫu. Trong bàng hệ, ngăn trở kéo đến đời thứ hai – bác, chú, cô, cháu trai, cháu gái – và sự chuẩn được trao cho cả đời thứ nhất và đời thứ hai của dòng lệ thuộc. (Từ nguyên latinh affinitas, mối quan hệ, thân cận; từ chữ affinis, bên cạnh, bà con gần.)
Affirmation
Khẳng định, quả quyết. Là phán đóan tuyên bố bản sắc khách quan giữa chủ từ và thuộc từ, hặoc giữa bẳng chứng và kềt luận. Mọi tuyên bố về đức tin là sự khẳng định rằng điều gì Chúa đã mặc khải là đúng sự thật.
Affusion
Rửa tội trên đầu. Phép rửa rội bằng cách đổ nước trên đầu, được thực hiện ngay từ thế kỷ thứ nhất của thời đại Kitô giáo, như sách Didache đã chứng minh.
Africa, Our Lady Of
Đức Mẹ châu Phi. Một đền thờ cổ ở Algiers, dâng kính Đức mẹ Vô nhiễm. Thuở đầu đây là một tượng nhỏ Đức Mẹ, đặt trong một khung vỏ sò tại một nơi được các tên trộm Barbary thường đến viếng. Các ngư dân cũng đến đó cầu nguyện cho việc ra khơi bình an. Dần dà, cái hang nhỏ trở thành một nhà nguyện, rồi một nhà thờ lớn. Một phép lạ lớn xảy ra làm cho nhà thờ càng trở nên nổi tiếng hơn. Tổng giám mục Lavigerie của tổng giáo phận Algiers đang trên đường về Roma cùng với bảy trăm binh lính, linh mục và một đan viện phụ dòng Trappist, thì con tàu của họ gặp một cơn bão lớn. Tòan bộ số người thất vọng vể độ an tòan của con tàu. Đức Tổng giám mục hứa với Mẹ Chúa Trời là sẽ thực hiện chuyến hành hương về đền thờ “Đức Mẹ châu Phi” nếu Đức Mẹ cứu giúp họ. Đúng sau đó là con tàu được cứu và lời hứa được thực hiện. Năm 1872 một ngôi thánh đường lớn được cung hiến và hiện có tượng triều thiên Đức Mẹ trong đó. Đức Gíao hoàng Pius IX hiến tặng vương miện vàng với đá quý mà tượng Đức Mẹ “Đấng an ủi kẻ âu lo” vẫn còn đội. Có nhiều người hành hương là người Hồi giáo hoặc Tin lành đến viếng đền thờ này. Đới với tín hữu Hồi giáo, Đức Mẹ là "Lala Meriem," Đấng ban ơn. Tòa thánh giao phó việc chăm nom đền thánh này cho Tu hội Nữ tu áo trắng châu Phi.
Age, Canonical
Tuổi luật định. Là tuổi khôn, do giáo luật qui định, khi một người được phép hoặc được yêu cầu lãnh nhận các bí tích. Tuổi này thay đổi tùy theo từng bí tích. Đối với bí tích hòa giải và bí tích Thánh thể, người lãnh nhận là người đến tuổi khôn. Còn đối với việc khấn Dòng và giữ các chức vụ trong Giáo hội, phải là tuổi luật định trừ phi có sự thay đổi đặc biệt khác.
Agent
Tác nhân. Trong triết học và thần học kinh viện, đây là một nguyên nhân tác thành, được gọi tên như vậy vì hoạt động của nguyên nhân này tạo ra sự hiện hữu hoặc sự thay đổi trong một vật khác. (Từ nguyên latinh agens, làm, hành động; cũng là nguyên nhân, tác nhân; từ chữ agere, làm, hướng dẫn.)
Agent Intellect
Trí tuệ tác nhân. Trong triết học của thánh Tôma Aquinas, đây là trí tuệ trong hành động rút ra từ trí tưởng tượng để tạo ra ý niệm khả tri.
Age Of Aquarius
Thời đại Bảo Bình, tuổi Bảo Bình. Từ ngữ phái sinh từ chiêm tinh học để mô ta thời đại mới của tự do trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, và của hoà bình không có chiến tranh giữa con người với nhau. Từ ngữ này phần nào phát sinh từ niềm tin thời Trung cổ rằng sự giao hội của một số hành tinh là dấu hiệu của thời kỳ mới trong lịch sử nhân lọai. Nó cũng liên quan đến lời của một số nhà chiêm tinh cho rằng những người tuổi Bảo Bình thì thân thiện và sôi nổi niềm nở, vì Thời dại Bảo Bình (vừa mới bắt đầu) sẽ là một thời đại của tình huynh đệ đại đồng.
Age Of Discretion
Tuổi ý thức. Đôi khi tuổi này được xem là tuổi mà một người đạt đến tuổi trưởng thành và có thế lấy các quyết định cho đời mình, nhất là liên quan đến bậc sống của mình. Nhưng từ này thường được dùng chỉ độ tuổi mà một trẻ em có thể làm các hành vi tự do của ý chí, và do đó trở nên chịu trách nhiệm cho hành động của mình về mặt luân lý. Đây là cách hiểu của Đức giáo hoàng Pius X về tuổi có thể xưng tội lần đầu và rước lễ. Nói chung, tuổi này là khỏang bảy tuổi.
Age Of Reason
Tuổi khôn. Đây là tuổi mà một người chịu trách nhiệm về luân lý và có thể phân biệt điều đúng điều sai. Tuổi này thường là trọn bảy tuổi, mặc dầu có thề sớm hơn. Với người chậm phát triển tinh thần, tuổi này là muộn hơn.
Age Quod Agis
Hãy làm tốt việc bạn đang làm. Một câu mệnh lệnh cách trong các tác giả tu đức để nêu ra gía trị của việc không tản mạn các lực luân lý của mình, nhưng cần tập trung vào công việc hiện tại mà mình đang chịu trách nhiệm.
Agere Contra
Hành động chống lại, hành động ngược lại. Một từ ngữ trong văn chương tu đức nhằm mô tả một nỗ lực mà người ta cố gằng làm để vượt qua xu hướng làm điều xấu, bằng cách làm điều ngược lại với điều mình đang có hướng chiều về đó.
Aggiornamento
Cập nhật hóa, tu nghiệp. Từ ngữ này được công giáo sử dụng nhiều dưới triều Đức Giáo hoàng Gioan XXIII, và có hai nghĩa khác nhau. Nó có nghĩa là canh tân nội tâm, và sự thích nghi (cập nhật hóa) của luật và cơ cấu của Giáo hội với thời đại.
Văn Hóa
Hội Hoa Tao Đàn Saigòn có Phật, không có Chúa?
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh
14:24 03/02/2009
Cha giáo Gioan Baotixita Bùi Chu Thi luôn luôn gieo vào tâm khảm đám học trò của ngài tư tưởng và hành động truyền giáo. Giờ học nào (Thần học luân lý, Tu đức, Thuyết giảng, Mục vụ …) đều có câu truyện về Truyền giáo. Dịp Tết, nói về “môn thịt”, ngài nói sang “thịt chó”, nói tới bác đồ tể: người làm thịt chó nhìn bất kỳ con chó nào đều “cân” đựợc con chó đó nặng bao nhiêu ký, thịt ngon ở mức độ nào, nấu với gia vị nào mới ngon. Truyền giáo cũng vậy, nói chuyện vơi ai, ở môi trường nào có thể nói về Chúa cho họ bằng cách nào (nghĩa là phải có một “bén nhảy” như có một giác quan nơi người làm thịt chó cũng như nơi nhà truyền giáo).
Nhiều lần đi tham quan Hội Hoa Xuân tại Công viên văn hóa Tao đàn Saigòn, kẻ hèn nầy vẫn có một câu hỏi “làm sao nói về Chúa ở đây ” mà người ta có thể chấp nhận đựơc?. Hội Hoa Xuân Bính Tuất Tao đàn năm 2006, đi đến quầy “thư pháp”, kẻ nầy thấy người ta trổ tài viết chữ “rồng bay phượng múa “ tuyệt đẹp, họ cũng trưng bày thư pháp “mười lăm điều Đức Phật dạy “. Ai bảo họ dám “truyền đạo ở đây?”. Qua các quầy quảng cáo trà, kẻ nầy mua “Trà dược thảo “ nhãn hiệu Thiên sơn, Công ty THHH Hồng vương, có thư giới thiệu của Linh mục Bề trên Bêđa Ngô Minh Thuý. Kể ra cũng có một thứ hơi “nhà đạo” ở đây ?!
Tết Đinh Hợi, Hội Hoa Xuân Tao đàn phong phú hơn năm trước và mở nhiều ngày hơn (12-02-2007 – 24-02-2007), nhiều nơi tham dự. Một khu vực khá lớn, ngoài dề bảng: Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Huế, (dưới) Trung tâm công viên cây xanh Huế, có một căn nhà gỗ tuyệt đẹp của Huế đập vào mắt khách tham quan. Những câu đối treo trên cột gỗ, chữ nghĩa treo la liệt ở vách trong. Âm thanh của một bà đọc lên: Phật tâm, lúc kẻ nầy đang học viết trên tay hai chữ nầy. Dưới hai chữ Phật tâm, có tờ giấy đề: vế trên: Phật tại thế gian thường cứu khổ, vế dưới: Phật Tâm vô xứ bất từ bi, Duy Dũng Tác.
Một câu đối gỗ viết bốn dòng chữ Hán, có dịch ra: Đặt Ma Sư Tổ: Kiến tiên thành Phật, Trực chỉ nhân tâm, Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự.
Căn nhà gỗ của xứ Huế chịu ảnh hưởng Phật giáo được trưng bày trong Hội Hoa Xuân Tao đàn Saigon, có thể trên nửa triệu nguời khắp nơi tới chiêm ngắm, ai bảo họ có ý truyền bá Đạo Phật tại đây ? Ngược lại ai bảo họ không nói về Đạo Phật?
Còn nhớ Hội Sách tháng ba năm 2004 tại 111 đường Huyện Thanh Quan, quận 3, Saigòn, rất nhiều nhà xuất bản trưng bày các tác phẩm in ấn của mình. Đi qua một quầy hàng sách Tôn giáo, cảnh chợ chiều vì ít người tới, lưa thưa mấy quyển Thánh Kinh, cũng dễ hiểu thôi vì người trong cuộc không làm, nhân viên Hội Sách làm lấy để cho có đủ lễ bộ. Dịp nầy linh mục Nguyễn Hữu Triết được giải thưởng vì có quyển sách quý hiếm mà ngài sưu tập được. Kẻ nầy mua quyển Từ điển Tôn giáo của Nhà xuất bản Khoa học xã hội để làm kỷ niệm.
Tết Mậu Tý năm 2008, dân Saigon yêu thích chữ NHẪN, số người xin chữ nầy khoảng tám mươi phần trăm. Tại Hội Hoa Xuân Tao đàn, vườn thư pháp trưng bày chữ NHẪN và chữ MẸ nhiều nhất như hình đề ca tụng các bà mẹ nước ta sống và làm công việc cách kiên nhẫn, nhẫn nại, nhẫn nhục. Chữ “nhẫn” là chữ Hán, gồm có: chữ nhẫn ở trên, chỉ cách đọc, nhưng cũng có nghĩa: cái gai, mũi nhọn của dao, chữ tâm ở dưới. Đọc kỹ những giải thích, người ta cũng nói tới Phật Quan âm Thị Kính.
Năm nay (2009), đi xem Hội Hoa Xuân Tao đàn mừng năm Con Trâu, cảnh vật càng phong phú hơn trước, có cả nghệ nhân Hàn quốc và Nhật bổn góp sức, tôi đi vào Khu Trưng bày trong Bộ Tiểu cảnh: tác phẩm thật là “tiểu cảnh” (cây cảnh) đặt trên “mâm”, dài, ngắn, rộng theo cây cảnh.
Tác phẩm “Xuân bình an” được huy chương vàng: một cây Sam (Xam) núi mọc từ trong một tảng đá (cao chừng 50 cm, với khoảng 16cm x 22cm) vươn ra tỏa bóng dài).
Tác phẩm “Rưng chiều” huy chương bạc gồm chín cây Linh Sam, như hình nghệ nhân có tài tách thân một cây thành chín cây.
Tác phẩm “Cảnh chiều” đươc huy chương đồng la một cây Mai chiếu thủy ở trên đồi phủ hết khu vực.
Tác phẩm “Cây đa bến đò xưa”, “ Dấu ấn thời xưa”, không cần thấy, chỉ cần đọc ta có thể hình dung ra được, nhưng thật ra trăm nghe không bằng một thấy đâu nhé. Thật tuyệt !
Và tôi để ý tới tác phẩm “Niệm Phật”: cây bồ đề mọc trên gò đất, phát triển mạnh, bao phụ ngọn đồi, phía dưới một vị tăng ngồi thiền.
Lạy Chúa, khi nào thì “tác phẩm về Chúa” có mặt tại đây. Như hình công việc truyền giáo ở ta không để ý và nắm bắt thời cơ để hoà mình với dân chúng. Tiếng nói của mình chỉ trong nhà thờ và dành cho người có Đạo, nếu không muốn nói là không có sáng kiến “bung ra”. Thí dụ, mỗi năm người ta vận động có 25 bài hát nói về thành phố, không có một bài nhạc nào của linh mục nhạc sỹ, hoặc giáo dân nhạc sỹ đóng góp để ca tụng tình người trên thành phố (không có chút chính trị nào). Có làm cũng chỉ dành riêng cho người có đạo hát trong nhà thờ.
Đi vào các nhà sách ở Saigon, chi thấy có các sách của Phật giáo, có một vài quyển của ngươi công giáo viết (Ông Hoàng xuân Việt). Còn các sách Đạo chỉ bán nơi các nhà sách Đạo và chỉ phục vụ cho người có Đạo. Vào nhà sách Nhân dân, cầm quyển Việt nam phong tục của Phan kế Binh, do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1997, tôi giở ra đọc đoạn tác giả viết vê Gia tô giáo, tôi thầm cám ơn tác giả: cụ ơi! ít nhất là có cụ nói về đạo chúng tôi trong Nhà sách nầy, mặc dầu cụ nói không đúng mấy.
Về ngôi Nhà thờ nhỏ bé mang tiếng là “xây dựng” nhưng chưa xây, chưa dựng được, mặt tiền Nhà thờ, một tấm biển cao 4 mét, rộng 6 mét, hình Đức Mẹ Nữ vương bồng Chúa Con, một bên có cây mai khoe màu vàng tươi và bên kia cây đào khoe sắc hồng đào, phía trên có vần chữ Latinh tên thông điệp thứ hai của Đức Bênêdictô 16: SPE SALVI FACTI SUMUS và được dịch là: Nhờ hy vọng, chúng ta được cứu độ, bên dưới có câu: chúc mừng năm mới, câu đối mau trắng in chồng lên hai cây hoa: Xuân đất trời phúc lộc thọ, Tết người thế từ nhân tâm . Rõ ràng đất trời tạo ra bốn mùa, hay nói theo khoa học, vì quả đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục một vòng mất 365 ngày và quay quanh mình một vòng mất 24 giờ và quanh chênh với đường tâm nên tạo thành bốn mùa, và nếu lần tới nguyên nhân tối cao sáng tạo mặt trời, quả đất thì vũ trụ nầy tự nói chính là Thiên Chúa tạo thành. Tết người thế vì con người lập ra cái Tết: hiện nay, Trung hoa, Việt nam ăn Tết vào mồng một tháng giêng Âm lich, Thái lan ăn Tết vào tháng khác, đồng bào Khờ me ăn Tết vào tháng khác … Ba chữ: PHÚC (may mắn, tốt lành), LỘC (bổng lộc, lương bổng, chỉ tiền của), THỌ (sống lâu), và thường được ghép thành: phúc thọ, phúc lộc, lộc thọ. Nếu lộc nhiều, thọ lâu (trường thọ) mà không có phúc thì …. Nếu lộc nhiều mà chết yểu … Nếu sống thọ mà không có điều kiện sống thì đa thọ đa nhục. Ba chữ: TỪ NHÂN TÂM được ghép thành: từ nhân, từ tâm, nhân tâm. Từ phản nghĩa với ác: ác nhân, ác tâm.Nhưng nếu có nhân, có tâm tốt mà không có từ nhân (lettré) tức là không có học thức, không có kiến thức thì dễ rơi vào sai lầm. Ngày Xuân, xin lãm bàn lấy vui, mong các bậc thức giả miễn thứ cho.
Hai câu đối trên chứa đựng một ước mong, một hy vọng cho một đời người. Nếu tôi biết đặt hy vọng vào Thiên Chúa, nếu tôi biết cậy trông vào Thiên Chúa và với nỗ lực của tôi, tôi sẽ được Thiên Chúa cứu độ tôi và giúp ích cho tha nhân nữa.
Mồng Ba Tết Kỷ Sửu (28-01-2009)
Nhiều lần đi tham quan Hội Hoa Xuân tại Công viên văn hóa Tao đàn Saigòn, kẻ hèn nầy vẫn có một câu hỏi “làm sao nói về Chúa ở đây ” mà người ta có thể chấp nhận đựơc?. Hội Hoa Xuân Bính Tuất Tao đàn năm 2006, đi đến quầy “thư pháp”, kẻ nầy thấy người ta trổ tài viết chữ “rồng bay phượng múa “ tuyệt đẹp, họ cũng trưng bày thư pháp “mười lăm điều Đức Phật dạy “. Ai bảo họ dám “truyền đạo ở đây?”. Qua các quầy quảng cáo trà, kẻ nầy mua “Trà dược thảo “ nhãn hiệu Thiên sơn, Công ty THHH Hồng vương, có thư giới thiệu của Linh mục Bề trên Bêđa Ngô Minh Thuý. Kể ra cũng có một thứ hơi “nhà đạo” ở đây ?!
Tết Đinh Hợi, Hội Hoa Xuân Tao đàn phong phú hơn năm trước và mở nhiều ngày hơn (12-02-2007 – 24-02-2007), nhiều nơi tham dự. Một khu vực khá lớn, ngoài dề bảng: Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Huế, (dưới) Trung tâm công viên cây xanh Huế, có một căn nhà gỗ tuyệt đẹp của Huế đập vào mắt khách tham quan. Những câu đối treo trên cột gỗ, chữ nghĩa treo la liệt ở vách trong. Âm thanh của một bà đọc lên: Phật tâm, lúc kẻ nầy đang học viết trên tay hai chữ nầy. Dưới hai chữ Phật tâm, có tờ giấy đề: vế trên: Phật tại thế gian thường cứu khổ, vế dưới: Phật Tâm vô xứ bất từ bi, Duy Dũng Tác.
Một câu đối gỗ viết bốn dòng chữ Hán, có dịch ra: Đặt Ma Sư Tổ: Kiến tiên thành Phật, Trực chỉ nhân tâm, Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự.
Căn nhà gỗ của xứ Huế chịu ảnh hưởng Phật giáo được trưng bày trong Hội Hoa Xuân Tao đàn Saigon, có thể trên nửa triệu nguời khắp nơi tới chiêm ngắm, ai bảo họ có ý truyền bá Đạo Phật tại đây ? Ngược lại ai bảo họ không nói về Đạo Phật?
Còn nhớ Hội Sách tháng ba năm 2004 tại 111 đường Huyện Thanh Quan, quận 3, Saigòn, rất nhiều nhà xuất bản trưng bày các tác phẩm in ấn của mình. Đi qua một quầy hàng sách Tôn giáo, cảnh chợ chiều vì ít người tới, lưa thưa mấy quyển Thánh Kinh, cũng dễ hiểu thôi vì người trong cuộc không làm, nhân viên Hội Sách làm lấy để cho có đủ lễ bộ. Dịp nầy linh mục Nguyễn Hữu Triết được giải thưởng vì có quyển sách quý hiếm mà ngài sưu tập được. Kẻ nầy mua quyển Từ điển Tôn giáo của Nhà xuất bản Khoa học xã hội để làm kỷ niệm.
Tết Mậu Tý năm 2008, dân Saigon yêu thích chữ NHẪN, số người xin chữ nầy khoảng tám mươi phần trăm. Tại Hội Hoa Xuân Tao đàn, vườn thư pháp trưng bày chữ NHẪN và chữ MẸ nhiều nhất như hình đề ca tụng các bà mẹ nước ta sống và làm công việc cách kiên nhẫn, nhẫn nại, nhẫn nhục. Chữ “nhẫn” là chữ Hán, gồm có: chữ nhẫn ở trên, chỉ cách đọc, nhưng cũng có nghĩa: cái gai, mũi nhọn của dao, chữ tâm ở dưới. Đọc kỹ những giải thích, người ta cũng nói tới Phật Quan âm Thị Kính.
Năm nay (2009), đi xem Hội Hoa Xuân Tao đàn mừng năm Con Trâu, cảnh vật càng phong phú hơn trước, có cả nghệ nhân Hàn quốc và Nhật bổn góp sức, tôi đi vào Khu Trưng bày trong Bộ Tiểu cảnh: tác phẩm thật là “tiểu cảnh” (cây cảnh) đặt trên “mâm”, dài, ngắn, rộng theo cây cảnh.
Tác phẩm “Xuân bình an” được huy chương vàng: một cây Sam (Xam) núi mọc từ trong một tảng đá (cao chừng 50 cm, với khoảng 16cm x 22cm) vươn ra tỏa bóng dài).
Tác phẩm “Rưng chiều” huy chương bạc gồm chín cây Linh Sam, như hình nghệ nhân có tài tách thân một cây thành chín cây.
Tác phẩm “Cảnh chiều” đươc huy chương đồng la một cây Mai chiếu thủy ở trên đồi phủ hết khu vực.
Tác phẩm “Cây đa bến đò xưa”, “ Dấu ấn thời xưa”, không cần thấy, chỉ cần đọc ta có thể hình dung ra được, nhưng thật ra trăm nghe không bằng một thấy đâu nhé. Thật tuyệt !
Và tôi để ý tới tác phẩm “Niệm Phật”: cây bồ đề mọc trên gò đất, phát triển mạnh, bao phụ ngọn đồi, phía dưới một vị tăng ngồi thiền.
Lạy Chúa, khi nào thì “tác phẩm về Chúa” có mặt tại đây. Như hình công việc truyền giáo ở ta không để ý và nắm bắt thời cơ để hoà mình với dân chúng. Tiếng nói của mình chỉ trong nhà thờ và dành cho người có Đạo, nếu không muốn nói là không có sáng kiến “bung ra”. Thí dụ, mỗi năm người ta vận động có 25 bài hát nói về thành phố, không có một bài nhạc nào của linh mục nhạc sỹ, hoặc giáo dân nhạc sỹ đóng góp để ca tụng tình người trên thành phố (không có chút chính trị nào). Có làm cũng chỉ dành riêng cho người có đạo hát trong nhà thờ.
Đi vào các nhà sách ở Saigon, chi thấy có các sách của Phật giáo, có một vài quyển của ngươi công giáo viết (Ông Hoàng xuân Việt). Còn các sách Đạo chỉ bán nơi các nhà sách Đạo và chỉ phục vụ cho người có Đạo. Vào nhà sách Nhân dân, cầm quyển Việt nam phong tục của Phan kế Binh, do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1997, tôi giở ra đọc đoạn tác giả viết vê Gia tô giáo, tôi thầm cám ơn tác giả: cụ ơi! ít nhất là có cụ nói về đạo chúng tôi trong Nhà sách nầy, mặc dầu cụ nói không đúng mấy.
Về ngôi Nhà thờ nhỏ bé mang tiếng là “xây dựng” nhưng chưa xây, chưa dựng được, mặt tiền Nhà thờ, một tấm biển cao 4 mét, rộng 6 mét, hình Đức Mẹ Nữ vương bồng Chúa Con, một bên có cây mai khoe màu vàng tươi và bên kia cây đào khoe sắc hồng đào, phía trên có vần chữ Latinh tên thông điệp thứ hai của Đức Bênêdictô 16: SPE SALVI FACTI SUMUS và được dịch là: Nhờ hy vọng, chúng ta được cứu độ, bên dưới có câu: chúc mừng năm mới, câu đối mau trắng in chồng lên hai cây hoa: Xuân đất trời phúc lộc thọ, Tết người thế từ nhân tâm . Rõ ràng đất trời tạo ra bốn mùa, hay nói theo khoa học, vì quả đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục một vòng mất 365 ngày và quay quanh mình một vòng mất 24 giờ và quanh chênh với đường tâm nên tạo thành bốn mùa, và nếu lần tới nguyên nhân tối cao sáng tạo mặt trời, quả đất thì vũ trụ nầy tự nói chính là Thiên Chúa tạo thành. Tết người thế vì con người lập ra cái Tết: hiện nay, Trung hoa, Việt nam ăn Tết vào mồng một tháng giêng Âm lich, Thái lan ăn Tết vào tháng khác, đồng bào Khờ me ăn Tết vào tháng khác … Ba chữ: PHÚC (may mắn, tốt lành), LỘC (bổng lộc, lương bổng, chỉ tiền của), THỌ (sống lâu), và thường được ghép thành: phúc thọ, phúc lộc, lộc thọ. Nếu lộc nhiều, thọ lâu (trường thọ) mà không có phúc thì …. Nếu lộc nhiều mà chết yểu … Nếu sống thọ mà không có điều kiện sống thì đa thọ đa nhục. Ba chữ: TỪ NHÂN TÂM được ghép thành: từ nhân, từ tâm, nhân tâm. Từ phản nghĩa với ác: ác nhân, ác tâm.Nhưng nếu có nhân, có tâm tốt mà không có từ nhân (lettré) tức là không có học thức, không có kiến thức thì dễ rơi vào sai lầm. Ngày Xuân, xin lãm bàn lấy vui, mong các bậc thức giả miễn thứ cho.
Hai câu đối trên chứa đựng một ước mong, một hy vọng cho một đời người. Nếu tôi biết đặt hy vọng vào Thiên Chúa, nếu tôi biết cậy trông vào Thiên Chúa và với nỗ lực của tôi, tôi sẽ được Thiên Chúa cứu độ tôi và giúp ích cho tha nhân nữa.
Mồng Ba Tết Kỷ Sửu (28-01-2009)
Buồn mà chi, Mẹ Việt Nam ơi!
HQ. Lệ Chi Viên
14:27 03/02/2009
Đừng khóc nữa, mẹ ơi, đừng khóc nữa,
Ngậm ngùi mãi chi một thuở lưu đầy !
Con cái Sion đang bện thừng mây,
Bờ Babilon đìu hiu gầy cỏ trắng !...
Dòng lịch sử pha ngọt bùi cay đắng,
Trôi vẫn trôi đằng đẵng nhịp tim nồng !
Dân Việt tô tem: con cháu tiên rồng ?!
Phấn khích ảo giống Lạc Hồng lận đận !...
Con suối chảy tiếng pha lê đều đặn,
Thủy triều trầm tư mằn mặn biển Đông !
Chiến tranh nào không chinh phụ ngóng chồng,
Hòa bình phải đâu không tiếng súng ?!!
Tổ Quốc ơi, ta yêu người không nao núng,
Giải đất thiêng chữ “S” vững như đồng !
Quyết giữ gìn từng thửa ruộng mom sông.
Đâu dễ để Cộng cướp quyền xong…phá sản ?!!!
Cạn mực nghiên, tân sử xanh biên soạn,
Dân tộc bốn nghìn năm nào thác loạn “vượn người” ?!
Việt Nam Tự do – Dân chủ, đẹp tươi,
Cộng sản Tự diệt – cuối trời mây xám !!!...
Lưu lạc trở về trong bình minh sáng lạn,
Khúc hoan ca nâng ly cạn chén mừng !
Mẹ Việt yên lòng nước mắt rưng rưng,
Cơn ác mộng một thời tưởng chừng “chưa hề có” !!!... `
(Vào năm mới 2009)
Ngậm ngùi mãi chi một thuở lưu đầy !
Con cái Sion đang bện thừng mây,
Bờ Babilon đìu hiu gầy cỏ trắng !...
Dòng lịch sử pha ngọt bùi cay đắng,
Trôi vẫn trôi đằng đẵng nhịp tim nồng !
Dân Việt tô tem: con cháu tiên rồng ?!
Phấn khích ảo giống Lạc Hồng lận đận !...
Con suối chảy tiếng pha lê đều đặn,
Thủy triều trầm tư mằn mặn biển Đông !
Chiến tranh nào không chinh phụ ngóng chồng,
Hòa bình phải đâu không tiếng súng ?!!
Tổ Quốc ơi, ta yêu người không nao núng,
Giải đất thiêng chữ “S” vững như đồng !
Quyết giữ gìn từng thửa ruộng mom sông.
Đâu dễ để Cộng cướp quyền xong…phá sản ?!!!
Cạn mực nghiên, tân sử xanh biên soạn,
Dân tộc bốn nghìn năm nào thác loạn “vượn người” ?!
Việt Nam Tự do – Dân chủ, đẹp tươi,
Cộng sản Tự diệt – cuối trời mây xám !!!...
Lưu lạc trở về trong bình minh sáng lạn,
Khúc hoan ca nâng ly cạn chén mừng !
Mẹ Việt yên lòng nước mắt rưng rưng,
Cơn ác mộng một thời tưởng chừng “chưa hề có” !!!... `
(Vào năm mới 2009)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Việt
Josephhoa Phạm - vnuspa
06:11 03/02/2009
BÉ VIỆT
Ảnh của Josephhoa Phạm
Em bé Việt Nam thèm đi học
Em chỉ có một bộ đồ: cái áo vá vai
Và cái quần cộc mốc cời….
(Trích bài ca Em Bé Việt Nam của Vũ Thi An)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền