Ngày 02-02-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kháng chiến Công giáo Pháp không phản bội lý tưởng Kitô
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:55 02/02/2008
KHÁNG CHIẾN CÔNG GIÁO PHÁP KHÔNG PHẢN BỘI LÝ TƯỞNG KITÔ

Ngày 9-6-1944, Fernand Belot - kháng chiến kiêm bác sĩ Công Giáo Pháp - gục ngã dưới họng súng của bọn mật vụ đức quốc xã. Năm ấy bác sĩ Belot 27 tuổi.

Fernand Belot chào đời năm 1917 tại Besancon (Đông Trung nước Pháp) và là quí tử của một sĩ quan. Lúc nhỏ, Fernand là cậu bé rất náo động và tinh nghịch. Khi thế chiến thứ hai (1939-1945) bùng nổ, Fernand đang là sinh viên tại phân khoa y học của đại học thành phố Nancy (Đông Bắc nước Pháp). Trước đó, chàng gia nhập phong trào Thanh-Lao-Công và là thành viên nhiệt thành trong việc phổ biến báo chí dân chủ - THIÊN CHÚA Giáo. Chàng không ngần ngại bênh vực trước bạn bè ”lý tưởng sống trinh khiết trước khi thành hôn”. Tháng 3 năm 1940, chàng viết trong nhật ký lời cầu nguyện:

- Lạy Chúa, xin ban cho con ơn can đảm, tiếp tục chiến đấu để mang sứ điệp của Chúa đến cho một số bạn bè. Xin giúp con biết nghiêm chỉnh hành nghề bác sĩ, đúng với ơn gọi Chúa kêu mời. Xin cho con trở thành dụng cụ khiêm tốn trong đôi tay Thầy Chí Thánh, và dù cho chuyện gì xảy ra, trong bất cứ hoàn cảnh nào, xin Chúa cũng giúp con sống xứng đáng.

Mùa thu năm 1940 Fernand Belot chuyển đến thành phố Lyon (Đông Trung Pháp) và tiếp tục học ngành bác sĩ. Tại đây, chàng gia nhập nhóm kháng chiến, hoạt động chống lại cuộc xâm lăng của quân đức quốc xã. Chàng giữ việc phân phát các nhật báo in lậu. Năm sau, Fernand Belot trở thành một trong ba người đầu tiên chuyên việc phổ biến ngầm ”Tập Chứng Tá Kitô - Cahiers du témoignage chrétien”.

”Tập Chứng Tá Kitô” in lậu nhưng nội dung phong phú, có đầy đủ các bài viết mang tính chất huấn giáo, trí thức và dồi dào tài liệu lịch sử. Tập san do các Linh Mục dòng Tên người Pháp chủ biên, trong đó có Cha Henri de Lubac (1896-1991), nhà thần học nổi tiếng, sau này được vinh thăng Hồng Y (1983). Tập san là tài liệu nhằm hỗ trợ tinh thần cho các tín hữu Công Giáo trong trận chiến chống lại nhóm quốc-gia xã-hội quá khích và quân xâm lăng đức quốc xã.

Fernand Belot dần dần trở nên một trong những thành viên cốt cán có nhiệm vụ phổ biến sâu rộng Tập Chứng Tá Kitô. Cùng thời gian này bác sĩ Belot bắt đầu hành nghề và lập gia đình với thanh nữ Công Giáo tên Raymonde.

Cuối năm 1943, bọn mật vụ đức quốc xã GESTAPO đưa được người của họ vào hàng ngũ điều hành và phổ biến Tập Chứng Tá Kitô. Ý thức hiểm nguy đang rình chờ, bác sĩ Belot nói với vợ hiền:

- Anh thà chết chứ không thà làm hại bất cứ người vô tội nào!

Sau cùng, bác sĩ Belot bị bọn mật vụ đức quốc xã bắt cùng với vợ trẻ và Song Thân. Dưới áp lực của những trận tra tấn dã man, bác sĩ Belot vẫn cương quyết im lặng, không hé môi tiết lộ danh tánh người nào khiến người đó bị nguy hại đến tánh mạng.

Trong tù, bác sĩ Fernand Belot nhiều lần bí mật trao đổi tin tức với hiền phụ - đại tá Belot - bị giam nơi nhà tù Montluc. Lá thư cuối cùng gửi thân sinh, bác sĩ Fernand viết:

- Chúng ta không nên than thân trách phận, bởi lẽ, chúng ta chẳng thay đổi được gì hết! Trái lại càng làm cho tình huống thêm trầm trọng hơn. Chi bằng chúng ta sẵn lòng chấp nhận đau khổ và dâng lên THIÊN CHÚA, thì cuộc sống chúng ta sẽ tươi vui và đẹp đẽ hơn nhiều. Cha Mẹ hằng hiện diện trong tâm trí và trong lời cầu nguyện con dâng THIÊN CHÚA từng giờ, từng ngày. Và đó là điều duy nhất con có thể làm trong cảnh tù đày, mà không một ai có thể cấm cản được con. Con kính chúc Cha Mẹ nhiều can đảm, nhiều ơn lành hồn xác và cùng hiệp nhất trong lời cầu nguyện. THIÊN CHÚA không bao giờ bỏ rơi chúng ta và lời cầu nguyện cùng những đau khổ của chúng ta góp phần cứu chuộc thế giới. Con hôn Ba thật đậm đà, thật thắm thiết và con hôn Ba nghìn cái! Khi có thể, xin Ba nhớ trả lời thư cho con.

Ngày 9-6-1944, bọn mật vụ đức quốc xã di chuyển các kháng chiến quân Pháp đến một trại tập trung đức quốc xã. Nhưng trên đường đi họ đổi ý và dùng súng sát hại 19 tù nhân, trong đó có bác sĩ trẻ Fernand Belot. Năm đó, bác sĩ gần tròn 27 tuổi.

... Đức Chúa GIÊSU phán: ”Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy” (Gioan 12,23-26).

(”Famille Chrétienne”, n.856, 9 Juin 1994, trang 51)
 
Mùa Chay Thánh Lại Về
Nam Giao
12:10 02/02/2008

Mùa Chay Thánh Lại Về



Mùa chay năm nay là một Mùa Chay tuyệt vời cho tôi.

Lời Chúa vang vọng trong tôi: “Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta”.

Hôm nay con quyết tâm trở về cùng Cha.

Lạy Cha, xin cho con đừng mơ tới những hy sinh và những chay tịnh phi thường, nhưng biết thẳng thắn chấp nhận tha nhân trong giao tế của con.

Xin giúp con đừng đòi hỏi, đừng cứng cỏi, đừng đay nghiến khó chịu. Chớ gì đây là một dịp từ bỏ các tranh chấp cải cọ, là điều cần thiết hơn sự kiêng ăn, kiêng uống.

Một ngày đẹp ý Chúa, có thể là ngày không phải con ăn chay, nhưng là ngày con biết yêu thương và tha thứ người làm khổ đời con. Họ cáo gian con, họ vu khống con nhưng con vẫn làm thinh.

Nhìn Chúa Kitô khi bị xử án, con thấy tâm hồn con đau, cái đau không phải nghĩ về phận mình, nhưng là nghĩ đến cái đau mà Chúa Giêsu Kitô im lặng chấp nhận vì yêu thương nhân loại.

Lạy Thầy Chí Thánh, nhìn lên ánh mắt Thầy, con vững bước tin yêu. Lời Thầy dạy con trong Mùa Chay Thánh này, xin cho con được nhận thức và thực hành.

Lạy Cha, vì công nghiệp Chúa Giêsu, Con yêu quý của Cha, con van xin Cha, xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.

Cầu nguyện xong, tôi thấy lòng tôi vui trong một niềm vui khó tả.

Lạy Cha, con không xin công bằng của Cha che chở cho con, vì như thế, con làm phản lại tình yêu và gương sáng của Thầy Chí Thánh đã dạy con.

Lạy Cha, xin thêm sức cho con biết tha thứ và sống thuận hòa như lòng Cha mong muốn. Không tha thứ cho kẻ ở gần mình, ở ngay trong gia đình mình, thì làm sao yêu thương người ở xa được?

Con người lớn lên về tinh thần, không phải bằng chiều cao thể xác, bằng chiều cao trí thức, nhưng bằng chiều cao đạo đức

Tôi thực sự tự do khi tôi làm chủ được chính mình, kiểm soát được chính mình, không vì giận mà bất nhân, không vì run mà mất dũng, không vì lợi mà bỏ tín, không vì đói mà mất nhân phẩm, không vì ham muốn mà mất tiết độ.

Mùa Chay Thánh nhắc nhở con hình ảnh của Thầy Chí Thánh vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện.

Theo thánh Augustinô: “Năng cầu nguyện tốt, cũng biết sống tốt”. Trong đời sống của tôi, thờ phượng Chúa phần lớn ở tại âm thầm làm tròn bổn phận hằng ngày, nhưng cũng có những giây phút tôi tạm gác công việc trần gian để chỉ sống cho Chúa.

Để tình yêu Chúa tồn tại trong tâm hồn tôi, âm thầm với việc nhà không tên chưa đủ, tôi còn cố gắng và đang cố gắng năng gặp gỡ chuyện trò với Chúa, vì thế, một giờ viếng Thánh Thể của tôi là một hồng ân.

Lời Thầy vang vọng bên tai tôi: Tình yêu đáp trả tình yêu. Được như thế, Thầy sẽ trở nên như lòng con mong ước. Nếu con cư xử với Thầy như người xa lạ thì Thầy sẽ trở nên quan tòa xét xử con. Nếu con tin cậy ở Thầy, thì Thầy sẽ là vị cứu tinh của con.

Con sẽ sống trong tình yêu của Thầy để Thầy trở nên bạn tình đầy yêu thương, luôn hiện diện trong lòng con.

Lạy Cha, con đã cảm nhận được điều Thầy Chí Thánh dạy con.

Con chỉ việc nắm bàn tay Chúa trong đêm tối của đời con. Trong bàn tay của Chúa, con cảm biết được tình Chúa thương con thật là kỳ diệu cho đời con khi chiều tà bóng ngã.

Ôi hồng ân cao quý, con xin dâng lời cảm tạ. Tình Chúa cao vời biết bao, nào con biết lấy chi đáp đền. Đền cho cân xứng Chúa ơi ! Đền cho cân xứng Chúa ơi !

Xin Cho Con Biết Sống Mùa Chay Thánh

Xin cho con biết nguyện cầu,

Để lời tâm niệm lên hầu Chúa Cha.

Con là con của Cha mà!

Lòng Cha rộng lượng hải hà vì thương.

Hãy luôn giử đức khiêm nhừơng,

Là điều chính thật, Chúa thường ước mong.

Cho con sống thật trắng trong,

Tâm hồn hướng thượng, tinh ròng như hương.

Sống trong ánh mắt tựa nương,

Tình yêu Thiên Chúa, chính đường con đi.

Xin đừng đánh mất lương tri,

Vâng lời Thầy dạy thực thi hàng đầu.

Có giờ, con hãy đi chầu,

Thầy thời ở đó, con hầu cậy trông.

Cho lòng con được ôn tồn,

Mới mong diệt được tâm hồn kiêu căng.

Đừng làm cho nó hăng say,

Hào quang trần thế, gẩm suy được gì.

Thế gian, vạn sự qua đi,

Khi chết, có ôm được gì mang theo.

Có tiền mà để mà treo,

Giờ chết, nhìn nó như neo tử thần.

Thương mình khờ dại muôn phần,

Khi mà thức tỉnh, tấm thân rả rời.

Cúi đầu thầm lặng nhìn trời,

Cha tôi, chính thật Chúa Trời trên cao.

Ăn năn lòng thấy nao nao,

Cả đời bạc bẽo, làm sao quay về.

Tâm hồn con thật ê chề,

Khi con nhớ Chúa tái tê dâng mình.

Vì thương nhân thế sinh linh,

Chết treo thập giá khổ hình vi ta.

Tình thương, Thiên Chúa bao la,

Từ nay con quyết vang ca tình Ngài.

Sống Mùa Chay Thánh hòa hài,

Tấm thân cát bụi, van nài được yêu.

Mùa Chay nhắc nhở nhiều điều,

Ăn năn hết dạ vì yêu mến Thầy.

Thương người như thể thân nầy.

Đồng tiền, bát gạo, đong đầy yêu thương.

Đời người tín hữu là hương.

Làm con của Chúa được vươn tới trời.

Giờ chết, con được thảnh thơi,

Gặp Thầy Chí Thánh, rạng ngời hân hoan!
 
Ngày 3 tháng 2: Kính Thánh Blaise.
PhóTế Huỳnh Mai Trác
15:25 02/02/2008
Nhiều người Công giáo Hoa Kỳ nhớ ngày kính thánh Blaise bởi vì ngày hôm đó Giáo Hội Hoa kỳ có nghi thức làm Phép Chữa Lành Bệnh Cổ Họng. Hai cây đèn sáp đã được làm phép, được đặt vào hai bên cổ khi đọc kinh chúc lành. Vị ban phép lành cầu xin thánh Blaise che chở và chữa lành các bệnh cổ họng cho giáo dân. Theo như lời truyền tụng thì có một đứa bé bị mắc xương cá trong cổ. Ðứa bé không thở được sắp chết cha mẹ nó mang đến cho thánh Blaise và ngài đã chữa lành cho nó.

Có rất ít tài liệu nói về thánh Blaise. Nhưng có điều chắc chắn là ngài đã được đề cử làm Giám mục thành Sebasta, ở Armenia, bị tử đạo duới thời vua Licinius trong thế kỷ thứ 4. Câu chuyện truyền tụng về cưộc đời thánh Blaise được loan truyền rộng rải vào thế kỷ thứ 8 rằng, ngài sinh trưởng trong một gia đình quý phái và gìàu có và có truyền thống Công giáo. Sau khi ngài làm Giám mục thì cuộc bạch hại người Công giáo trong xứ Arménia lại bắt đầu.

Ngài được Thiên Chúa báo cho biết trước nên đã trốn vào núi để tránh cuộc bách hại. Sau đó có nhiều thợ săn vào rừng săn bắn đã thấy nhiều loài vật đang đau ốm nằm la liệt quanh hang động nơi ngài đang trú ẩn. Thánh Blaise đang chữa bệnh cho chúng. Sau khi nhận biết ngài là Giám Mục của thành Sebasta chúng liền bắt ngài và đem về giao nạp cho quan tổng trấn. Viên quan này đã xử giam đói ngài cho đến chết, nhưng có một bà nhớ ơn vì đã được ngài chữa lành bệnh nên đã lẻn mang thực phẩm và hai cây đèn sáp đến cho ngài làm phép chữa bệnh. Sau đó viên tổng trấn đã ra lệnh cho quân lính giết chết ngài.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 02/02/2008
BẠCH CÔNG THẮNG SUY NGHĨ LÀM LOẠN

N2T


Bạch Công Thắng người nước Sở muốn đánh nước Trịnh để báo thù cho phụ thân, nhưng người chấp chánh là Tử Tây không muốn xuất binh. Công Tôn Thắng bèn nảy sinh ý niệm làm loạn, muốn phát động chính biến để nước Sở xuất binh.

Tất cả tâm tư của ông ta đều tập trung vào việc làm loạn, khi đến triều đình nghị sự thì tâm không ở đấy, khi thoái triều thì roi ngựa trên tay lại cầm ngược, roi nhọn hướng lên đâm vào hai má, máu chảy giọt trên đất nhưng ông ta cũng không có cảm giác gì.

Nhà vua nước Trịnh nghe được chuyện như thế thì buồn bực thở thở dài nói: “Chuyện máu trên má chảy xuống thì có thể quên được, thế thì tại sao không đem các mưu lược khác mà quên đi chứ ?”

(Liệt tử: Thuyết phù; Hàn Phi tử: Dụ lão)

Suy tư:

Con người ta khi đã có ý đồ ăn cướp thì sẽ quyết tâm ăn cướp khi có cơ hội đến, có ý đồ làm hại người khác thì sẽ làm hại khi cơ hội đến, có ý đồ chơi xấu người khác là sẽ chơi xấu khi có cơ hội. Ý đồ là tên nội công bên trong tâm hồn và cơ hội là tên ngoại công bên ngoài bởi hoàn cảnh, cả hai đều là sản phẩm của ma quỷ tạo nên để làm cho con người trở thành công cụ chống lại tình yêu của Thiên Chúa nơi con người và trong vũ trụ.

Có những người đang sống tốt lành bổng nhiên trở thành kẻ độc ác, bởi vì những bất công đang đè nặng trên họ và gia đình; có những người thường hay giúp đỡ người khác nhưng đột nhiên trở thành kẻ ích kỷ, bởi vì lòng tốt của họ bị lợi dụng cách trắng trợn; có những người vui vẻ hoạt bát nhưng đột nhiên trở thành kẻ trầm uất cau có, bởi vì họ thấy những bất công do những người vô tài bất tướng gây ra hằng ngày trong xã hội này...

Người Ki-tô hữu biết dùng Lời Chúa để soi sáng tâm linh và cuộc sống của mình, cho nên họ không để nội tâm bị chi phối bởi hoàn cảnh xấu bên ngoài, nhưng luôn làm theo lời dạy của Chúa, để chính họ trở thành công cụ đem lại hòa bình và hạnh phúc giữa một xã hội luôn có nhiều bất công và hận thù.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 02/02/2008
N2T


23. Để làm một người thật phục tùng, không chỉ bản thân phục tùng, mà ở nơi thái độ phục tùng phải sãng khoái. Dù cho mệnh lệnh không dễ như các lịnh khác, nhưng vẫn vui vẻ làm tốt việc của mệnh lệnh ấy.

(Thánh Philip Neri)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức tin và lý trí phải hoà quyện vào nhau
Nguyễn Hoàng Thương
01:03 02/02/2008
Trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần hôm 30/01/2008, Đức Thánh Cha đã giải thích về Thánh Augustinô, nhấn mạnh đến các nỗ lực kiên định của ngài trong việc tìm kiếm đức tin, và ý nghĩa của các phát biểu: “tin là để hiểu biết”, nhưng cũng không tách rời với “hiểu biết để mà tin”.

“Tôi tin là để hiểu biết” và “hướng con người quay về với niềm hy vọng tìm kiếm đức tin”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại những phát biểu này của Thánh Augustinô, để minh hoạ cho vị giám mục của thành Hippo và nhấn mạnh đến chủ đề đặc biệt đối với ngài, mối quan hệ giữa đức tin và lý trí. “Những chủ đề này không đối nghịch nhau, nhưng luôn song hành với nhau”, để có thể đến được với sự thật.

Lại một lần nữa, Đức Thánh Cha suy niệm về Thánh Augustinô trong huấn từ của ngài trước 6.000 người hành hương hiện diện trong buổi triều yết chung. Ngài là một vị thánh thông thái bộc lộ một hành trình tâm linh “một kiểu mẫu của mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, một đề tài trung tâm cho tình cảm và số phận của mỗi con người”. Hai chiều kích này “không thể bị tách rời hay đối nghịch, nhưng đúng hơn là phải được hoà quyện vào nhau”: vì thế chúng là “hai tác động dẫn đưa chúng ta đến tri thức”.

Cặp đôi đức tin và lý trí trở thành trung tâm của đời sống và suy nghĩ của Thánh Augustinô: ngài đã học đức tin từ một trẻ thơ và đã bị bác bỏ như một thiếu niên “vì ngài không thấy được sự hợp lý nơi đức tin và điều đó không biểu lộ nơi lý trí của ngài”, nghĩa là sự thật. “ Việc kiếm tìm đức tin của ngài quá quyết liệt đến nỗi ngài không cảm thấy được thoả mãn với những triết lý không dẫn đến Thiên Chúa”, vì Thiên Chúa “không là giả thuyết về vũ trụ học nhưng là Thiên Chúa ban tặng sự sống”.

Vì thế, đức tin và lý trí không là những đề tài đối nghịch nhau, nhưng phải luôn song hành. Thánh Augustinô nói rằng chúng là hai động lực cần thiết cho sự hiểu biết, được biểu lộ bằng những câu nói nổi tiếng mà trong đó ngài bày tỏ “sự tổng hợp chặt chẽ giữa đức tin và lý trí: ‘tin để hiểu biết’ và cũng không tách rời được với ‘hiểu biết để mà tin’ ”, đối với Đức Thánh Cha thì điều đó “diễn tả với hiệu quả tức thì và với đầy đủ sự sâu xa để Giáo Hội Công Giáo thấy được sự biểu lộ của cuộc hành trình chính bản thân mình”. Những huấn dụ này cho ta thấy rằng: “Thiên Chúa không cách xa lý trí chúng ta và đời sống chúng ta”, “ngược lại Ngài gần gũi mỗi người chúng ta và Ngài là sự gần gũi con tim cũng như lý trí”
 
Hội nghị quốc tế kỷ niệm 20 năm Tông Thư về ơn gọi và phẩm giá người Nữ
Nguyễn Hoàng Thương
01:04 02/02/2008
Vatican (VIS 01/02/2008) - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Tông Thư về phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ “Mulieris dignitatem” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo dân sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế từ ngày 7 đến 9 tháng Hai với chủ đề: “Người Nam và người Nữ, ‘con người’ trong tổng thể của mình”.

Theo thông cáo báo chí do Hội đồng công bố thì hội nghị sẽ diễn ra với sự tham dự của 260 người từ 49 quốc gia thuộc khắp năm châu lục, gồm các đại biểu từ 40 Hội đồng giám mục, các đại diện từ 28 phong trào và các cộng đoàn mới, 16 hội phụ nữ Công Giáo, 9 đoàn thể tôn giáo phụ nữ và lãnh đạo phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau về văn hoá.

Trong ba ngày, hội nghị sẽ khảo sát các vấn đề như: thiên chức làm mẹ, tư cách người cha và tầm quan trọng của 2 chiều kích này trong gia đình và trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; sự cân bằng giữa đời sống gia đình và công việc; sự cần thiết cho sự xuất hiện hơn nữa của phụ nữ trong đời sống công cộng và việc đảm đương trách nhiệm thuộc về giáo hội và xã hội dân sự.

Mục tiêu chính của hội nghị là nhìn lại quá trình 20 năm qua trong lĩnh vực tiến bộ phụ nữ và công nhận phẩm giá của họ; mở ra suy tư trong ánh sáng của việc khám phá kiểu mẫu văn hoá mới và những khó khăn mà người phụ nữ Công Giáo phải đối mặt trong đời sống theo đúng phẩm giá của họ và trong sự cộng tác tương hỗ sinh hoa quả với người nam trong việc xây dựng Giáo Hội và xã hội; nhắc nhớ người Nữ về vẻ đẹp của ơn gọi thiêng liêng, khuyến khích họ đáp trả ơn gọi đó bằng việc trở thành chứng nhân hơn nữa và đóng vai trò truyền giáo cho Giáo Hội, vai trò phục vụ tông đồ, gia đình, nơi làm việc và văn hoá, bằng tất cả sự phong phú thuộc về “đặc tính” của phụ nữ.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các GM Ucraine Đông Phương
LM. Trần Đức Anh, OP.
01:08 02/02/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM Công Giáo Ucraine nghi lễ Đông phương tăng cường việc đào tạo linh mục, giúp các tu sĩ nam nữ sống ơn gọi thánh hiến, và cộng tác với các GM Công Giáo la tinh.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm qua 1-2, dành cho 16 GM Công Giáo Ucraine Đông phương, về Roma hành hương dưới sự hướng dẫn của vị TGM trưởng là ĐHY Lubomyr Husar của giáo phận Lvov. Đây là lần đầu tiên từ 71 năm nay (1937) các GM Ucraine Đông phương về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Trong bài huấn dụ, ĐTC ghi nhận nỗ lực của các GM Ucraine trong việc củng cố và luôn kiểm chứng sự đoàn kết và cộng tác giữa lòng các cộng đoàn Giáo Hội địa phương để có thể đương đầu với các thách đố mục vụ.

ĐTC nhắc đến các LM là những người cộng tác với các GM và nói rằng: ”Anh em hãy khuyến khích các LM, trong các sáng kiến khác nhau để cập nhật, đừng chạy theo những sự mới mẻ của thế gian, trái lại hãy mang lại cho xã hội những câu trả lời mà chỉ có Chúa Kitô mới có thể trao ban để đáp lại những mong đợi công lý và hòa bình trong tâm hồn con người. Vì thế cần có một sự chuẩn bị thích hợp về trí thức và tu đức, đòi hỏi một hành trình huấn luyện trường kỳ, bắt đầu từ chủng viện và được nối tiếp trong những năm thi hành sứ vụ”.

Cụ thể hơn, ĐTC kêu gọi các GM Ucraine gia tăng các cuộc tĩnh tâm cho các linh mục, các lớp thường huấn và canh tâm về thần học và mục vụ, trong sự cộng tác với hàng GM Công Giáo la tinh nếu có thể.. Sự cộng tác giữa hai nghi lễ sẽ gia tăng sự hòa hợp trong tâm hồn giữa những người cùng phục vụ một Giáo Hội duy nhất. Nhờ thái độ nội tâm ấy, có thể dễ dàng giải quyết những hiểu lầm nếu có, với ý thức rằng cả hai nghi lễ, Đông phương và la tinh, đều thuộc về một cộng đoàn Công Giáo duy nhất.

ĐTC ghi nhận có một số khó khăn trong đời sống thánh hiến, đặc biệt là trong lãnh vực huấn luyện, liên quan đến sự vâng phục theo tinh thần trách nhiệm của các tu sĩ nam nữ và sự cộng tác của các tu sĩ vào các nhu cầu của Giáo Hội. Ngài nói: ”Anh em hãy giúp các tu sĩ vun trồng tinh thần các Mối Phúc thật và trung thành tuân giữ các lời khấn thanh bần, khiết tịnh và vâng phục, với lòng trung thành theo Tin Mừng, để họ có thể làm chứng tá tiêu biểu trong Giáo Hội cho những người yêu cầu họ”. (SD 1-2-2008)

Các GM Ucraine về Roma từ 28-1 đến 2-2-2008. Với hơn 5 triệu tín hữu, Giáo Hội Công Giáo Ucraine đông nhất trong số 21 Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Cách đây 4 tháng, các GM Công Giáo Ucraine nghi lễ la tinh chủ chăn của hơn 800 ngàn tín hữu, đã được ĐTC tiếp kiến nhân dịp các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican, ĐHY Husar cho biết Giáo Hội Công Giáo Ucraine đông phương hiện đang phát triển tốt đẹp, nhất là tại miền tây nước này. Tuy nhiên tại miền đông, miền bắc và nam Ucraine giáp giới với Nga, Giáo Hội vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy những người vô thần đấu tranh và công khai không còn nữa, và dân chúng cởi mở đối với việc tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng Giáo Hội còn thiếu nhiều cơ cấu. Ngoài ra, nhiều giáo phái tràn vào và tìm cách lấp đầy khoảng trống, tạo nên nhiều khó khăn cho Giáo Hội Chính Thống cũng như Công Giáo. (SD 1-2-2008)
 
Top Stories
Letter of Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of Hanoi
+ Joseph Ngo Quang Kiet, Archbishop of Hanoi
05:13 02/02/2008
Letter of Archbishop of Hanoi

To priests, religious, seminarians, and lay people of Hanoi archdiocese

Hanoi, 1st of February 2008

Dear Brothers and Sisters in Christ,

Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt
During the last forty days we have lived a new Pentecost. The community of believers has been of one heart and mind, focusing on prayers, devoting to preaching the Gospel of Peace passionately despite challenges and hardship, and living in a spirit of communion not limited within the archdiocese but extended worldwide. The sentiments of fervent devotion and deep attachment to the Church are more intense than ever before. The loving relationship between pastor and flock is more intimate, while amicable relations between faithful are stronger than ever. Devout prayers to the Lord for the common good of the Church are more earnest than ever. All are a great gift of Grace from the Lord. I do not cease giving thanks for God and my brothers and sisters for that precious gift.

Your earnest prayers have brought about a great result. After tensions, there came a dialogue between the See of Hanoi, Vietnam Conference of Catholic Bishops, and Vietnam leaderships at the highest levels for a good solution. The solution will be carried out step by step under a mutual respect as suggested by the Vatican's Secretary of State. The first step has just been completed in which the noodle shop [on the site near the cathedral] was closed, and our ecclesial community removed camping tents and carried the cross in procession back [to the St. Joseph Cathedral]. This step is appropriate as now it is breezily cold and you have to prepare for the celebration of Tet [(lunar new year)]. I can no longer bear seeing you braving cold in this frigid winter.

Even if you are not sitting constantly close to the statue of the Virgin Mary [in the nunciature], please be persistent in your prayers. Please devote yourselves to the prayers insistently and persistently. You can trust that I and our brothers and sisters around the world always be with you. Through the letter of communion from the Vatican's Secretary of State, you also learn that Pope Benedict and the Holy See are always with you. And the final result will definitely beautiful as you have wished.

I warmly praise your courage in facing hardship, your fervent devotion in prayers, your spirit of charity and peace, and your strong and lively faith. On the occasion of the new Mau Ty lunar year, I wish you a happy new year, a year filled abundantly with Lord's grace, a year of peace with the trust that the Lord will grant us all things we are praying earnestly.

With my heartfelt good wishes!

[signed] + Joseph Ngo Quang Kiet, Archbishop of Hanoi

Translated from Vietnamese by J.B. An Dang
 
Vietnam Catholics end vigils over disputed land
Reuters
06:34 02/02/2008
HANOI (Reuters) - Vietnamese Catholics have ended more than a month of protests in Hanoi aimed at pressing the Communist government for the return of church land seized 50 years ago.

After talks between church and government officials, the protesters removed on Friday a cross and tents from a one hectare (2.5-acre) piece of mostly-vacant land about a block from St. Joseph's Cathedral.

Workers on Saturday were repainting a fence surrounding the site, which once housed the Vatican embassy before the Communists ended French colonial rule in 1954.

Catholics had also gathered in two other places in the capital, demanding return of a presbytery and land that has been used for a textile factory they say also belonged to the church.

The vigils began on December 18 and attracted more than 1,000 people at times, despite Hanoi authorities telling church leaders the activities were illegal and should be stopped.

After meeting with Hanoi's People's Committee this week, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet said parishioners had agreed to dismantle the cross and tents while authorities closed a noodle shop on the site near the cathedral.

The church had argued no business should be conducted on the site while it was in dispute.

"This first step is appropriate as now it is very cold and you, brothers and sisters, will need to prepare for Tet," Kiet said referring to the Lunar New Year holiday in a letter posted on the Web site www.vietcatholic.net.

Hanoi police are investigating some of the protesters for "destroying state property and causing disorder," state-owned newspapers reported this week.

Religion remains under state supervision in the mostly Buddhist country and there are about six million Catholics among its 85 million people.

Public displays of criticism or disagreement with the ruling Communist Party are rare, but over the past decade, peasant farmers have also challenged the government over land use.

The Hanoi government is working toward establishing formal diplomatic relations with the Vatican. Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the Pope at the Vatican a year ago.

(Editing by Darren Schuettler and David Fox)
 
Arcivescovo di Hanoi conferma il ritorno della nunziatura: “Grazie al Papa”
Asia-News
07:05 02/02/2008
di J.B. An Dang

In una lettera aperta, mons. Joseph Ngô Quang Kiệt ha confermato la concessione del governo di far tornare alla Chiesa l'uso del palazzo che ospitava la Nunziatura apostolica, requisito dai comunisti nel 1959. Un ringraziamento particolare al Papa ed al card. Bertone, che hanno seguito “da vicino e con attenzione” gli eventi di Hanoi.

Hanoi (AsiaNews) – L’arcivescovo di Hanoi ha confermato nella serata di ieri che il governo vietnamita concede il ritorno alla Chiesa cattolica dell’uso del palazzo che ospitava la nunziatura apostolica. In una lettera aperta indirizzata ai sacerdoti, i religiosi, i seminaristi ed i fedeli laici dell’arcidiocesi, il presule ha sottolineato il suo apprezzamento per la solidarietà ricevuta “non soltanto dai fedeli dell’arcidiocesi di Hanoi, ma da tutto il mondo”.

In particolare, mons. Joseph Ngô Quang Kiệt ha voluto ringraziare Benedetto XVI ed il Segretario di Stato vaticano, card. Bertone, che “hanno seguito da vicino e con attenzione” gli eventi che si sono verificati ad Hanoi. Dalla lettera inviata nei giorni scorsi dal card. Bertone, scrive mons. Quang, “tutti voi avete appreso che il Papa e la Santa Sede vi sono vicini. Credo che la Santa Sede farà sempre sentire al governo la sua voce per le legittime aspirazioni dei cattolici vietnamiti”.

Dal 18 dicembre scorso, migliaia di fedeli cattolici vietnamiti hanno protestato con veglie di preghiera giornaliere davanti alla ex nunziatura di Hanoi per chiedere al governo di concederne di nuovo l’uso alla Chiesa. Il palazzo era stato confiscato dalla leadership comunista nel 1959. In questi 40 giorni di proteste, scrive ancora l’arcivescovo, “abbiamo vissuto una nuova Pentecoste: siamo stati uniti e devoti alla preghiera, nonostante sfide e difficoltà”.

Infatti, “sotto la pioggia fredda ed il vento pungente, non si può che ammirare la devozione fervente ed il profondo attaccamento alla Chiesa, il legame fra pastore e gregge, i rapporti amichevoli fra i fedeli e le devote preghiere al Signore. Questi sono tutti un dono di grazia da parte di Dio”.

Ora però, aggiunge l’arcivescovo, “le nostre preghiere sono state esaudite. Il ristorante [che doveva prendere il posto della Nunziatura ndr] è stato chiuso, e la nostra comunità ha tolto le tende con cui aveva affrontato i giorni di protesta. La grande croce [portata dai fedeli sul luogo della protesta e posizionata accanto alla statua della Vergine ndr] è stata riportata in processione nella cattedrale di S. Giuseppe. Tutto questo avviene al momento giusto: non ce la facevo più a vedervi affrontare questo freddo inverno”.

La protesta dei cattolici vietnamiti è stata seguita da diversi organi di informazione cattolici, fra cui AsiaNews, e tramite questi da tutto il mondo. In conclusione, mons. Ngô ringrazia “tutto il popolo vietnamita e quello mondiale, per le loro preghiere ed il loro sostegno” ed augura a tutti “un buon anno lunare, pieno di abbondanti grazie da parte di Dio”.
 
河内总主教确认因“教宗的面子”前宗座代表处旧址得以回归教会
Asia-News
07:15 02/02/2008
河内总主教确认因“教宗的面子”前宗座代表处旧址得以回归教会

若翰 鄧明安

河内总主教吴光杰蒙席在一份公开信中肯定了政府答应将共产党在一九五九年所占领的前宗座代表处的教产归还给教会。他特别感谢教宗和国务卿贝尔托尼枢机主教,因为他们在最近河内事件期间一直“表达了与该地教会的亲近与特别的关注”。

河内(亚洲新闻)- 昨天晚上,河内总主教确认了越南政府答应将前宗座代表的住所退还给教会。总主教在一份给信友们的公开信中特别对“河内总主教区和世界各地教友们”所表达的团结表示感谢和欣赏”。

吴光杰总主教也特别感谢教宗本笃十六世和梵蒂冈国务卿贝尔托纳枢机主教,因为他们在最近河内事件期间一直“表达了与该地教会的亲近与特别的关注”。鉴于几天前梵蒂冈国务卿所写给吴总主教的信,总主教说:“你们都知道梵蒂冈和教宗都与你们团结在一起。我相信圣座还会继续向政府提及有关他对越南天主教教友合法的期望”。

自从去年十二月十八日起, 成千上万的越南教友通过在河内前宗座代表住所前日夜的祈祷来表示抗议,要求政府将这块地方退还给教会。总主教在信中写到,该建筑物是在一九五九年被共产党领导人所占据的。四十年来我们一直为此提出抗议,“我们度过了一个新的五旬节:我们大家都在祈祷中表达了彼此的团结,同时在挑战和困难面前也同样团结”。

事实上,“无论是暴雨还是风寒都阻挡不了人们的渴望之情和对教会接近之心,在牧人和羊群,信友和信友之间存在着一种非常亲密友好的关系,人们都在诚恳的祈求天主。所有这些都是来自天主的一份恩赐”。

在越南教友们组织抗议活动期间,一直有不同的天主教媒体机构做跟踪报道, 其中借着亚洲新闻通讯社的报道,该消息被传播到世界各地。最后,吴总主教感谢“所有的越南人和世界各地借着祈祷和不同方式支持他们的人们”并祝所有的人“新年快乐,主恩满溢”。
 
Archbishop of Hanoi confirms restitution of nunciature, thanks Pope
Asia-News
07:39 02/02/2008
Archbishop of Hanoi confirms restitution of nunciature, thanks pope

by J.B. An Dang

In an open letter, Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt has confirmed the government's agreement to return to the Church the use of the building that housed the apostolic nunciature, which the communists took over in 1959. He expressed special thanks to the pope and to Cardinal Bertone, who followed the events in Hanoi "closely and attentively".

Hanoi (AsiaNews) - The archbishop of Hanoi confirmed yesterday evening that the Vietnamese government is restoring to the Catholic Church the use of the building that housed the apostolic nunciature. In an open letter addressed to the priests, religious, seminarians, and lay faithful of the archdiocese, the archbishop emphasized his appreciation for the solidarity shown "not only by the faithful of the archdiocese of Hanoi, but by the entire world".

Since last December 18th, thousands of Vietnamese Catholic faithful had protested in daily prayer vigils before the former nunciature of Hanoi, to ask the government to return it to the Church. The building had been confiscated by the communist leadership in 1959. In these 40 days of protests, the archbishop continued, "We have lived a new Pentecost. We have been united and devoted ourselves to the prayers, despite challenges and hardship”.

In fact, "under the frigid rain and the biting wind, one cannot help but admire the fervent devotion and the profound attachment to the Church, the bond between pastor and flock, the friendship among the faithful, and the devoted prayers to the Lord. These are all a gift of grace from God".

But now, the archbishop and added, "our prayers have been heard. The restaurant [editor's note: which was to replace the nunciature] has been closed, and our community has taken down the tents that it had set up during the days of protest. The large cross [editor's note: carried by the faithful to the place of the protest and set beside a statue of the Virgin Mary] was carried back in procession to the Cathedral of St Joseph. All of this took place at the right time: I could no longer bear to watch you face this frigid winter".

The protest of the Vietnamese Catholics was followed by various Catholic news outlets, including AsiaNews, and through these by the entire world. In conclusion, Archbishop Ngô thanked "the entire Vietnamese people and the people of the world for their prayers and their support", and he wished all "a happy lunar new year, full of God's abundant graces".
 
Hanoi Archbishop praises the solidarity of Catholics in Vietnam and around the world
Catholic News Agency
19:34 02/02/2008
Hanoi, Feb 2, 2008 / 12:17 pm (CNA).- In an open letter dated February 1, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi officially confirms the concession from government to return the nunciature and praises the solidarity of Catholics in Vietnam and around the world.

Since December 18, thousands of Catholics in Hanoi and other dioceses have been organizing daily prayer vigils outside the former nunciature in Hanoi, pleading for return of the building that had been confiscated by the Communist leadership in 1959. Their protest has resulted in a stunning victory with the agreement from the government to turn the building over to Church leaders.

During 40 days of protest, “We have lived a new Pentecost,” the prelate writes. “We have been united and devoted ourselves to the prayers…despite challenges and hardship”.

The prelate expresses his appreciation to the solidarity which “is not limited within the archdiocese of Hanoi but extended world wide”. Daily reports in various languages from Asia-News, Catholic News Agency, Catholic World News, Independent Catholic News, VietCatholic News Agency and others has drawn great attention of Catholics around the world. The protest also has garnered international media attention with extensive coverage by secular media.

In particular, the prelate thanks the Holy Father and Cardinal Tarcisio Bertone, the Vatican’s Secretary of State, who have closely and attentively followed events in the diocese. He trusts that the Holy See will always raise its voice for the legitimate aspirations of Vietnamese Catholics before the government.

Recalling challenges of the protest and the hardship that Hanoi clergy and faithful have faced during the protest in cold rains and biting winds, the prelate praises the sentiments of fervent devotion and deep attachment to the Church, the deep loving relationship between pastor and flock, amicable relations between faithful, and devout prayers to the Lord. He appreciates them as "a gift of grace from the Lord".

In conclusion, the prelate thanks all people in Vietnam and around the world for their prayers and their support and wishes them a very happy new lunar year filled abundantly with Lord’s grace
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài Chia Sẻ trong Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Phaolô - Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri
07:25 02/02/2008
Kính thưa Cộng đoàn phụng vụ,

Đặc biệt là Chị Giám Tỉnh và các nữ tu Tỉnh Dòng Thánh PhaoLô Đà Nẵng quí mến !

Nhà thờ Chính Toà hôm nay rực một màu trắng, màu tu phục đại lễ của Chị Em Dòng Thánh Phaolô, không phải chỉ tại Giáo Phận Đà Nẵng, nhưng khắp nơi trên thế giới, Hội Dòng Chị em Thánh Phaolô vào dịp mừng Lễ quan thầy năm nay, cũng khai mạc năm thánh Phaolô cho đến ngày này sang năm.

Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cũng đã mời gọi toàn Hội Thánh cử hành Năm Thánh Phaolô nhân kỷ niệm 2000 năm ngày sinh của Ngài, bắt đầu từ ngày 28/6 sắp tới.

Giáo Hội hay Hội Dòng, không chỉ nhằm tôn vinh Ngài cách đặc biệt trong năm này. Điều quan trọng hơn, Giáo Hội muốn chúng ta nhìn ngắm Ngài để tìm cho Hội Thánh nói chung và cho Hội Dòng nói riêng, một hướng đi trong giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng này. Thánh Phaolô, vị Tông Đồ Dân Ngoại, quả là một bức gương để mỗi người chúng ta soi ngắm mình trong hành trình sống, rao giảng và làm chứng cho Đức tin vào Đức Kitô Cứu Thế. Ngài không những là nhà giảng thuyết biệt tài, một nhà hoạt động lỗi lạc, một nhà văn tầm cỡ, một nhà truyền giáo không biết mệt mỏi, nhưng trên hết và trước hết, Ngài là một Vị linh hướng sâu sắc đầy kinh nghiệm về Thiên Chúa sau biến cố trên đường Damas.

Chàng Saolô quá nhiệt thành đã bị “ngã ngựa”. Đức Kitô Phục Sinh đã chạm vào gáy chàng. Lời Ngài đã mở tai chàng. Ánh sáng của Ngài đã mở đôi mắt mù quáng của Chàng. Tình yêu của Ngài đã mở lòng Chàng, giục giã đôi chân Chàng hăng hái lên đường đến với dân ngoại. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh đã thôi thúc chàng, giúp chàng can trường vượt qua bao nhiên là gian nan thử thách trên đường truyền giáo. Chàng Saolô trẻ tuổi nhiệt thành ấy chính là Thánh Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Không biết Ngài đã ra tay bách hại được bao nhiêu Kitô hữu, nhưng trong suốt hành trình đến với dân ngoại, Ngài đã cứu vớt hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn, hàng triệu người, để học cũng được “ngã ngựa”, cũng được Chúa mở mắt, mở tai, mở lòng qua Bí Tích Rửa tội.

Kinh nghiệm Damas của Ngài chính là linh đạo cho mỗi chúng ta ngày hôm nay. Chúa vật ngã Ngài nhưng không giết chết Ngài, mà làm cho “sống và sống dồi dào”. Ngài đã biết từ bỏ những ý riêng ngông cuồng của lòng nhiệt thành mù quáng, để tìm thánh ý Thiên Chúa: “ Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?”. Chắc chắn, trong suốt đời tông đồ, Ngài không chỉ “ ngã ngựa” một lần tại Đamas. Nhưng từ lẫn ngã đầu tiên đó, Ngài đã “ngã ngựa” nhiền lần trong những hoàn cảnh và cách thức khác nhau, để kinh nghiệm Đamas được tái hiện và để Thánh Ý Thiên Chúa được sáng tỏ trong sứ vụ của mình trong suốt cuộc đời. Vâng, “Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì?” không phải chỉ được thốt ra một lần, nhưng trong mọi hoàn cảnh của người tông đồ.

Bất cứ ai trong chúng ta sống đời tông đồ, chúng ta ít nhiều cũng có kinh nghiệm Đamas của Tông Đồ Phaolô. Điều quan trọng là chúng ta có đủ tỉnh thức và cầu nguyện để cảm nhận được kinh nghiệm này hay không. Có những cú “ngã ngựa” công khai đau điếng, gây tiếng tăm và cả sự hoang mang bối rối, nhưng cũng có những lần té ngã kín đào nhẹ nhàng, chỉ có ta với mình và ta với Chúa. Có những lúc “ngã ngựa” vì quá nhiệt thành mạnh mẽ đến nóng nảy mù quáng, quyết định làm một việc gì đó với bất cứ giá nào, nhưng cũng có khi do chính sự yếu đuối bất toàn của thân phận con người, ngay cả con người đã được thánh hiến. Chúng ta có thể “ngã ngựa” do sự bất cẩn của mình, nhưng nhiều khi người khác làm cho ta “ngã ngựa”. Khi bị người ta chống đối, vu oan giáng họa; đau lắm chứ! khi bị bề trên hiểu lầm, xử sự bất công; đau lắm chứ! khi hết quả học hành không tốt, công việc không như ý, sức khoẻ, danh dự, tài sản bị tổn thất. .. đau lắm chứ ! Cả khi chính ta “gieo gió” và tự “gặt bão”, gieo hoạ, họa mang”. .. đau lắm chứ! tất cả không chỉ là tình cờ, không chỉ là bất cẩn. Kinh nghiệm Damas của Thánh Phaolô mà chúng ta phải học hỏi chính là nhận biết ai đã làm mình “ngã ngựa”, và tin tưởng chìa tay cho người ấy giúp mình chỗi dậy và dẫn lối đưa đường. Không ai khác, người ấy chính là Đức Kitô Phục Sinh.

Như thế, biến cố ngã ngựa của Thánh Phaolô mới đáng được Giáo hội trân trọng và nhắc nhớ mừng lễ ngày hôm nay với tên gọi “ Thánh Phaolô Tông Đồ trở Lại”. Kinh nghiệm Đamas của Thánh Phaolô cũng chính là kinh nghiệm trở lại, kinh nghiệm hoán cải, kinh nghiệm lên đường, và quan trọng nhất, chính là kinh nghiệm về Thiên Chúa nơi mỗi tâm hồn, mỗi con tim chúng ta trong đời sống giáo dân cũng như đời tận hiến của linh mục tu sĩ.

Cùng Chị Em Dòng Thánh Phaolô Tỉnh Dòng Đà Nẵng thân mến,

Xin chúc mừng các Chị vì các bậc tiền bối của các Chị đã chọn Thánh Tông Đồ Phaolô làm Thánh Quan Thầy của Hội Dòng và chọn đường lối hoạt động tông đồ của Ngài làm tôn chỉ cho linh đạo và hoạt động của Hội Dòng mình: “nên mọi sự cho mọi người”. Xin chúc mừng Đại lễ Quan Thầy của Hội Dòng ngày hôm nay. Xin chúc mừng ngày khai mạc Năm Thánh Phaolô hôm nay, với cả một năm mà toàn Hội Dòng quyết tâm suy tư và đổi mới theo nguồn mạch tông đồ từ chính vị Thánh Quan Thầy của Hội Dòng mình, với cả kho tàng giáo huấn mục vụ và truyền giáo bao la của Ngài. Mến chúc Chị Em đạt tới đích mình nhắm đến.

Tôi may mắn đọc được sứ điệp “ Tiếng Vang Phaolô” của Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thánh Phaolô, nữ tu Myriam Kitcharoen, viết từ Rôma vào cuối năm dương lịch vừa qua. Mẹ đã mời gọi Chị Em trong Hội Dòng, dùng những tâm tình của Thánh Tông Đồ Phaolô trong thư 1 Cô-rin-tô, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì “những công trình kỳ diệu của tình yêu Người, nhưng điều kỳ diệu được thực hiện mỗi ngày, cả khi chúng ta không hay biết, cho Giáo Hội và thế giới, cho mỗi người chúng ta và trong năm nay cho Tổng Công Hội vừa qua của Hội Dòng”.

Mẹ cũng coi năm 2008 này là Năm Hồng ân cho toàn hội Dòng, khi Đức Giáo Hoàng Bê-nê-dic-tô XVI công bố Năm Thánh Phaolô trong toàn Hội Thánh, từ ngày 28/6/2008 đến 29/8/2009, nhân kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của Vị Tông Đồ Dân Ngoại này. Toàn Hội Dòng cùng nhau ra sức học hỏi và theo gương Thánh Quan Thầy, như là “nguồi mạch thường xuyên của suy tư và đổi mới”. Chính vị Tông Đồ thời danh này chiêu tập môn đệ không phải để tự tôn mình lên bậc thầy, nhưng để Thầy Kitô được mọi người tìm đến: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi đã bắt chước Đức Kitô”.

Tôi đọc được những quyết tâm của Hội Dòng, của Tỉnh Dòng Đà Nẵng và mỗi người trong Chị em khấn sinh sinh, tập sinh, thỉnh sinh, tuyển sinh và cả những Chị Em trong nhà hưu dưỡng. Tôi rất tâm đắc, ủng hộ, cầu nguyện và cộng tác với Hội Dòng, Tỉnh Dòng khi có thể và trong khả năng, về những định hướng của Tổng Công Hội thứ 46 vừa qua của Hội Dòng:

1- Canh tân chân trời sứ mạng của Hội Dòng.

2- Chuẩn bị cho Hội Dòng hôm nay một linh đạo vững mạnh.

3- Xây dựng những cộng đoàn huynh đệ đích thực.

4- Đồng lãnh trách nhiệm về sự hiệp nhất và tương lai của Hội Dòng.

Bốn định hướng này khi được thực hiện sẽ hoàn toàn lột xác Hội Dòng để thích ứng với thời đại mới, nhiệm vụ mới, với một tinh thần vừa về nguồn, vừa không ngừng thăng tiến và thích nghi.

Với gia đình Giáo Phận, đây cũng là cơ hội để chúng tôi nói lên lòng biết ơn của chúng tôi đối với Tỉnh Dòng. Chị Em đã hiện diện trong Giáo Phận này từ trước khi Giáo Phận được khai sinh. Như một tiền định để Chị Em gắn bó với Giáo Phận này, khi Chị Em đã được đặt tên là Tỉnh Dòng Đà Nẵng, khi Đà Nẵng chỉ còn là tên của một Giáo Xứ thuộc Giáo Phận Qui Nhơn. Chúng tôi trân trọng ghi nhận sự hợp tác tích cực và hữu hiệu của Chị Em trong cánh đồng mục vụ truyền giáo của Giáo Phận Đà Nẵng này. Các Chị Em đã đồng hành cùng chúng tôi dọc suốt lịch sử của Giáo Phận, hôm qua, hôm nay cũng như ngày mai. Chúng tôi cũng hãnh diện và cũng vui mừng với Tỉnh Dòng vì sự phát triển của Tỉnh Dòng ngày nay đã lan ra trên lãnh thổ 13 Giáo Phận. Tên Giáo Phận Đà Nẵng cùng với Tỉnh Dòng Đà Nẵng, cũng được vinh dự nhắc đến trên bất cứ địa phương nào mà Chị Em đặt chân đến. Vì thế, chúng tôi cũng có mặt trong tất cả những lãnh thổ và lãnh vực mà Chị Em phục vụ, hiện diện trong mỗi người mà Chị Em quan tâm chăm sóc.

Mừng Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại hôm nay, xin cho chúng ta một ý một lòng xây dựng Hội Thánh. Thao thức và hăng say, xác tính trong sứ mệnh truyền giáo như Thánh Phaolô: “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm”. Để không chỉ mình Ngài, mà mỗi chúng ta cũng xứng đáng được mang danh hiệu “TÔNG ĐỒ DÂN NGOẠI”, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và sự chuyển cầu đắc lực của Đức Maria và Thánh Phaolô Tông Đồ. Thánh Thể Chúa Kitô mà chúng ta đang cử hành là một bảo đảm chắc chắn cho những ước mơ của chúng ta thành hiện thực. Amen

Ngày 25 tháng 01 năm 2008

Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri,

Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Đà Nẵng
 
Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh Phaolô - Giáo Phận Đà Nẵng
Lm. Lý Phan Sinh
07:29 02/02/2008
Trời Đà Nẵng cả tuần nay mặc dù mưa liên tục nhưng không làm chùng chân những người viễn khách muốn đến viếng thăm Giáo Phận Đà Nẵng…

Sáng hôm nay thứ bảy 25.1.2008, trời vẫn tiếp tục mưa nhưng nhẹ hạt hơn những ngày trước đây, từ khuôn viên Nhà Dòng Mẹ ở đường Yên Bái của Tu Viện Thánh Phaolô Đà Nẵng, chúng tôi đã nhìn thấy những lo toan chuẩn bị của các chị Nữ Tu Dòng Thánh Phaolô trong việc tiếp đón khách thập phương, không phải chỉ có sáng hôm nay mà là cả mấy ngày trước đây nữa. Vì năm nay không phải chỉ mừng Lễ Quan Thầy của Hội Dòng như hằng năm mà là Ngày Khai Mạc Năm Thánh Phaolô của Hội Dòng trên khắp thế giới.

Xe cộ ra vào tấp nập, kẻ đưa người đón rộn hẳn lên, các Sơ nhà lịch sự tiếp khách bên nhà Dòng rồi hướng dẫn khách sang nhà thờ Chính Tòa. Dù (ô) che mưa cho khách rất lịch lãm… Sáng hôm nay, trong bữa ăn điểm tâm tại nhà ăn chính của Dòng, chúng tôi được nghe ‘lóm’… lời dặn dò các Chị Em trong Dòng của Chị Bề Trên Tổng Phụ Trách… “Phải tiếp đón khách lịch sự… ân cần che dù (ô) cho khách từ Nhà Dòng sang Nhà Thờ Chính Tòa và nhớ kỹ một điều là các chị em phải cầm dù (ô) che cho khách khỏi ướt và nhớ đừng để cho kháck cầm dù (ô) kẻo khách để đâu đó lạc mất… Chúng tôi còn nghe loáng thoáng - không biết có đúng nguyên văn không - Chị Bề Trên Tổng Phụ Trách còn dặn kỹ càng rằng: “Thà Lạc Khách Chứ Không Lạc Dù”. Chúng tôi thấy các chị Dòng thi hành rất nghiêm chỉnh lệnh của Chị Tổng trước và sau Thánh Lễ rất chu đáo. Hy vọng rằng không có cây dù hay ô nào bị lạc sau dịp Đại Lễ vừa qua…

Đây quả thật là một Ngày Hội Lớn cho Hội Dòng, vì ngày 28.06.2007 tại Đền Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđictô thứ 16 đã long trọng tuyên bố, sẽ cử hành ‘Năm Thánh Phaolô’ từ ngày 28.06.2008 đến ngày 28.06.2009 - nhân dịp kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của Người. Hòa chung với Giáo Hội hoàn vũ, theo quyết định của Tổng Công Hội 46 - Năm Thánh Phaolô của Hội Dòng cũng sẽ chính thức khai mạc vào chính ngày hôm nay 25.01.2008 trên khắp Năm Châu... Hy vọng năm nay sẽ là năm tràn đầy Thần Khí cho Giáo Hội, cho Hội Dòng, là năm đầy Ân Sủng, năm Sám Hối, năm của Niềm Cậy Trông và cũng là năm Canh Tân đời sống Tông Đồ.

Trong niềm vui tràn đầy ý nghĩa của ngày kết thúc tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Giáo Hội và cũng là ngày mừng kính lễ Thánh Phaolô tông đồ trở lại, Cộng Đoàn của Quý Chị Em của Hội Dòng Thánh Phaolô đã quy tụ trong Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận, để long trọng cử hành lễ kính Thánh Phaolô Trở Lại - Quan Thầy của Hội Dòng mến yêu, Thánh lễ mừng kính Quan Thầy Phaolô và Khai Mạc Năm Thánh Phaolô được cử hành do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Đà Nẵng, cùng đồng tế có sự hiện diện của Đức Đan Viện Phụ Phước An, Huế và đông đảo Anh Em Linh Mục trong và ngoài Giáo Phận cùng với Cộng Đoàn Dân Chúa và Thân Hữu thân yêu và đặc biệt là sự chủ tọa vinh dự của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, Nguyên Giám Mục Chính Tòa của Giáo Phận

Trong tình hiệp nhất của Đại Gia Đình Dòng Thánh Phaolô, Quý Chị Em đã dâng lên những tâm tình Tri Ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội một Thánh Phaolô đầy nhiệt tâm trong sứ mạng Tông đồ, một chứng nhân tiên khởi và sáng giá của Đức Kitô Phục Sinh. Tri ân Thiên Chúa đã ban cho Hội Dòng một Thánh Phaolô là Quan Thầy dũng cảm, sống chết vì Đức Kitô Giêsu, trở nên mẫu gương cho Hội Dòng, để các Chị Em biết sống mầu nhiệm Tử Nạn - Phục Sinh của Đức Kitô trong Hội Dòng. Nhưng khởi đầu của những danh xưng này, liên kết với ngày lễ mừng kính hôm nay, Hội Dòng ước mong được nhìn Phaolô, một con người của Sám Hối, danh xưng Phaolô mãi mãi như một kinh nghiệm của hàng trình biến đổi.

Tất nhiên trong sự biến đổi hoàn toàn nơi đời sống thánh Phaolô, không thể không nghĩ đến sự can thiệp của Thánh Thần, vốn là tác nhân mọi sự đổi mới và là nguồn mạch canh tân mọi sự. Thật vậy, Thánh Phaolô từ giây phút gặp gỡ ban đầu trên đường Đamas, đã một lòng theo sự hướng dẫn của Thần Khí, bước theo Đức Kitô, sống tình thân với Người và chia sẻ trọn vẹn sứ mệnh của Người. Cả ngày hôm nay nữa, đối với mỗi người chúng ta cũng cần mở lòng ra và ngoan ngoãn với hoạt động của Thần Khí, một hoạt động luôn mới mẻ và có tính sáng tạo. Chính sự mới mẻ, canh tân bên trong của đời sống thiêng liêng, sẽ cho phép chúng ta khởi hành lại từ Đức Kitô và trở nên những tông đồ nhiệt tâm theo gương Thánh Phaolô.

Ước chi Hiệp dâng Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng xin thánh Phaolô, trong năm Hồng Phúc nầy - Năm Thánh Phaolô - được ơn Chúa biến đổi, canh tân đời sống thiêng liêng theo Thần Khí hướng dẫn trên những nẻo đường mới, nẻo đường đến tương lai, nẻo đường đầy hy vọng, nhận được đà tiến từ tinh thần dũng cảm truyền giáo của Thánh Phaolô.

Với bài chia sẻ Đức Giám Mục của Giáo Phận đã làm nổi bậc chân dung của Thánh Phaolô và đưa những điểm cụ thể để áp dụng cho Cộng Đoàn Phụng Vụ nói chung và các Chị Em của Hội Dòng Thánh Phaolô nói riêng. Nội dung của bài chia sẻ cũng đã được đăng kèm theo bản tin nầy.

Sau thánh lễ, Đức Cha Giuse cũng đã đưa ra một số điểm cụ thể trong công việc Mục Vụ của Ngài trong Năm Thánh Phaolô như một sự đồng hành của Ngài với Chị Em của Hội Dòng Thánh Phaolô như chủ sự những lễ nghi An Táng cho Những Chị Em của Hội Dòng ‘sẽ’ qua đời trong Năm Thánh Phaolô. Ngoài ra, Ngài cũng sẽ sắp xếp thời gian trong tuần và tháng để đến những Cộng Đoàn của Các Chị Em để dâng Thánh Lễ, Ngài cũng mời gọi những Linh Mục - Giáo Xứ có sự hiện của Hội Dòng duới một cách thức cụ thể nào đó thực hiện những công việc Phụng Vụ - Lễ Nghi Đặc Biệt đánh dấu Năm Thánh Phaolô nầy.

Ngày Kính Quan Thầy Năm Nay của Hội Dòng không phải đuợc diễn ra trong khuôn viên của Nhà Mẹ như mọi năm nhưng đã đuợc Khai Mạc Long Trọng tại Nhà Thờ Chính Tòa của Giáo Phận đồng thời cũng Khai Mạc Năm Thánh Phaolô.

Sự hiện của Quý Đức Cha, Đức Đan Viện Phụ và đông đảo Quý Cha, Quý Đại Diện của Các Dòng Tu Nam Nữ đã phần nào nói lên sự đồng hành của Các Ngài với Hội Dòng Thánh Phaolô tại Đà Nẵng. Ngảy Đại Lễ được kết thúc bằng bữa tiệc thân mật trong khuôn viên của Hội Dòng.

Buổi chiều tối cùng ngày, sau khi ánh hoàng hôn buông xuống trên bầu trời với những hạt mưa nhè nhẹ còn vấn vương như luyến tiếc một Ngày Hồng Ân, Chị Tổng Phụ Trách cùng với Các Chị Em trong Ngôi Nhà Mẹ dành ra môt Giờ Chầu Thánh Thể để dâng lên Chúa Kitô - Thầy Chí Thánh - Tâm Tinh Tạ Ơn - Te Deum - Hát Ca Khen Hồng Ân Chúa - để rổi ngày hôm sau, Cộng Đoàn Các Chị Em của Hội Dòng thánh Phaolô Đà Nẵng sẽ cùng với tất cả Những Chị Em của Hội Dỏng trên thế giới sẽ bất đầu Ngày Thứ II của Năm Thánh Phaolô.

Vâng, Các Chị Em sẽ tiếp tục ra đi làm Chứng Nhân - Dõi Theo Bước Chân của Vị Thánh Quan Thầy Phaolô Tiền Bối - Mượn lại lời của Thánh Phaolô đuợc diễn đạt qua Thánh Vịnh 116 đã được dùng trong phần Phụng Vụ Lời Chúa của ngày lễ thay cho lời kết của bài viết nầy:

“Hãy đi khắp bốn phương thiên hạ

Mà loan báo Tin Mừng cho muôn dân

Anh Em hãy nên Nhân Chứng của Thầy

Cho đến tận cùng trái đất”.

Kỷ Niệm Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại - 25.01.2008
 
Kỷ Niệm 25 Năm Gieo Hạt Ươm Mầm… Linh mục Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển
Lm. Lý Phan Sinh
07:38 02/02/2008
“Hai Mươi Lăm Năm Gieo Hạt Ươm Mầm Vâng Ý Chúa

Hai Mươi Lăm Năm Làm Men Làm Muối Với Thầy Giêsu”

Sáng hôm nay, khi bước chân vào Nhà Thờ Họ Cái Bè, thuộc Giáo Phận Mỹ Tho, chắc hẳn ai cũng nhìn thấy 2 câu trên đây được treo trên gian cung thánh.

Trên 70 Linh mục đã tiến vào Nhà Thờ trong màu áo lễ vàng sặc sỡ của ngày đại lễ dưới ánh nắng ban mai - chắc là đã được chuẩn bị trước - càng làm cho ngày lễ thêm long trọng khi Linh Mục Đoàn từng đôi bước lên cung thánh giữa tiếng hát cất cao của Ca Đoàn vọng lại âm vang của Thiên Chức Linh Mục - Bài Ca Linh Mục - mà mỗi người trong chúng tôi có một cảm nghiệm không phải lời ca tiếng hát hôm nay dâng lên trong bài ca Nhập Lễ chỉ dành cho Linh mục Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển mà phần nào đó cũng cho chính chúng tôi là những Linh Mục Của Chúa - Giáo Hội - Giáo Phận Mỹ Tho Thân Yêu.

Vâng:

“Chúa muốn dùng con như khí cụ của Chúa…

để thông truyền sức sống vô biên,

chứng tá trung kiên,

làm tấm bánh thơm ngon,

được Bẻ Ra Hiến Trao Muôn Người”

Có lẽ với bài ca Nhập Lễ đã phần nào đó đã phần nào dẫn vào tâm tình chia sẻ - Ngắn-Gọn - của Vị Mục Tử Giáo Phận là Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc. Ngài đã triển khai về Thiên Chức Linh Mục trong Thánh Lễ Kỷ Niệm Ngân Khánh Linh Mục của Cha sở họ Cái Bè - như tôi đã nói - không chỉ dành riêng cho Cha Bênêđictô Tuyển mà còn cho tất cả Anh Em Linh Mục hiện diện rất đầy ý nghĩa. Bài chia sẻ rất xúc tích với lối kết thật bất ngờ làm cho Cộng Đoàn Phụng Vụ sửng sờ… Nếu những ai vì đường xa mà phải thức khuya dậy sớm như Quý Cha, Anh Chị Em Giáo Dân của những họ đạo Rạch Cầu, Cồn Bà, Hòa Bình, Gò Công, Giuse, Thủ Ngữ… để đến họ Cái Bè tham dự lễ Ngân Khánh Cha Bênêđictô Tuyển sẽ không thể ngủ gục được…

Trong bài giảng - ngắn gọn - Đức Cha Phaolô đã làm nổi bậc những điểm chính của Thiên Chức Linh Mục như Chiều Sâu của Lòng Đạo Đức là đời sống Nội Tâm qua sự Cầu Nguyện, hướng lòng lên cùng Thiên Chúa. Noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu luôn chu toàn thánh ý Thiên Chúa, luôn tìm vinh danh Thiên Chúa Cha.

Linh mục luôn phải có mối tương quan mật thiết với Chúa Kitô - tôn kính Phép Thánh Thể - đây là một gương tốt cho các tín hữu. Ngoài ra, người Linh mục luôn học hỏi trao dồi Kinh Thánh, về Chúa Kitô để có thể trao ban Chúa Kitô cho Dân Chúa.

Với tư cách là trung gian của Chúa Kitô - Bạn Thiết Nghĩa - Linh mục được mời gọi phải săn sóc họ đạo là Hiền Thê của mình. Vì thế, Linh mục luôn yêu mến Giáo Hội - Hiền Thê của Chúa Kitô - Điểm cụ thể nhất mà Đức Cha Phaolô đã nhấn mạnh nơi đây, là Họ Đạo Cái Bè đã được Đức Cha - thay mặt Giáo Hội - giao phó trong tay Cha Bênêđictô coi sóc. Cha là một Mục Tử của Đàn Chiên Cái Bè phải lo chăm sóc họ đạo là Hiền Thê của Giáo Hội Thu Hẹp. Đức Cha nhấn mạnh thêm Cha Bênêđictô chỉ có Một Hiền Thê Duy Nhất là họ đạo Cái Bè mà thôi. Vì thế, chính Cha Bênêđictô hay Anh Em Linh Mục phải Yêu Mến Phục Vụ Một Hiền Thê Duy Nhất mà Giáo Hội Mẹ Thánh đã trao cho chăm sóc thay cho Mẹ Giáo Hội là Địa Phận Thu Hẹp.

Trong phần đáp từ, Cha Bênêđictô đã nhắc đến một quá trình lâu dài Vui Buồn Phục Vụ với tâm tình Tri Ân Những Vì Tiền Bối đã vun xới đời Linh mục của Cha để trong cuộc sống Cha đã và đang phản ảnh phần nào tính cương nghị của Cố Giám Mục Giuse Trần Văn Thiện, đức khiêm tốn của Đức Cha Anrê Nguyễn Văn Nam và tâm tình biết ơn được tỏ bày nơi Đức Cha Phaolô đương nhiệm.

Với một đôi phút ngắn ngủi trong phần Tri Ân, Cha sở Cái Bè đã không quên gợi lại những hình ảnh thân yêu của Quý Linh Mục Tiền Nhiệm những Bậc Quân Sư đã uốn nắn vun trồng Ơn Gọi - Thiên Chức Linh Mục trong đó có Cha Mẹ và Bà Con Thân Thuộc ở họ đạo Thủ Ngữ và bước đuờng Phục Vụ đã được nhắc đến qua những nẻo đường từ Chủng Viện - Cơ Sở Dệt Chiếu Xuất Khẩu Thanh Bình, Mỹ Tho - rồi họ đạo Rạch Cầu, Cồn Bà, Hoà Bình... rồi Cái Bè hiện nay…

Cuộc đời Linh Mục 25 năm của Cha Bênêđictô không phải là một cuộc hành trình quá ngắn cũng không phải là một chặng đường quá dài, nhưng đây là một cuộc hành trình Phục Vụ đã qua. Hôm nay Cha Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển có dịp cùng với Đức Giám Mục của Địa Phận và với Anh Em Linh Mục dừng chân để cùng tạ ơn Thiên Chúa với Dân Thánh Chúa đã đến từ khắp nơi như Thủ Ngữ, Rạch Cầu, Cồn Bà, Hoà Bình, Gò Công, Tiển Giang…. Để cùng với Cha và Cộng Đoàn Dân Chúa của họ đạo Cái Bè mà Cha đang là Mục Tử của họ đề dâng lên Thiên Chúa Tâm Tinh Tri Ân và Cảm Tạ 25 Hồng Phúc - Ngân Khánh Linh Mục – không phải chỉ để Tri Ân với những ngưởi đang hiện diện hôm nay mà là Khơi Lại Tâm Tình Tri Ân không những đối với những ai đã làm nên hình hài và vun xới Ơn Gọi mà nay đã Ly Trần mà còn đối với những ai đang và cùng đồng hành với Cha trên quãng đường kế tiếp mà qua Thiên Chức Linh Mục Cha sẽ tiếp tục Phục Vụ.

Sau Thánh Lễ, trong phần tiệc mừng, Cha Tuyển đã đi đến từng bàn để thăm hỏi và cám ơn Thân Bằng Quyến Thuộc và Giáo Dân Xa Gần đã đến với Cha từ khắp nơi mà qua Thiên Chức Linh Mục Cha đã phục vụ trong 25 năm làm Muối Men Với Chúa Kitô, Cha đã chạm đến cuộc sống của họ qua Bí Tích Cha đã cử hành và qua Mục Vụ Cha đã tiếp xúc.

Tất Cả Là Hồng Ân… ngày Ngân Khánh 25 Linh Mục của Cha Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển được kết thúc không phải là những bữa tiệc thịnh soạn mà là Giờ Kinh Tạ Ơn - Kinh Chiều - với Giờ Chầu Thánh Thể. Khi viết đến đây, một trong những tư tưởng mà Đức Cha Phaolô đã chia sẻ trong Thánh Lễ Mừng Ngân Khánh Linh Mục của Cha Bênêđictô lại hiện đến trong tâm trí tôi, xin được mượn lại để làm đoạn kết cho một bài viết về một bậc đàn Anh quý mến trong ngày đáng ghi nhớ của thiên chức Linh mục… Linh mục phải có mối tương quan mật thiết với Chúa Kitô. Luôn tôn thờ Chúa Kitô qua Phép Thánh Thể. Đây là gương sống tốt cho giáo dân… Với ánh hoàng hôn đang dần buông xuống, Cha Bênêđictô đã cùng với giáo dân của Cha đã vào Nhà Thờ quỳ trước Thánh Thể, Chầu Chúa Giêsu – Tôn Kính Chúa Kitô - đang ngự trong Hào Quang trên bàn thờ. Ngưởi mục tử cùng với đông đảo con chiên của họ đạo Cái Bè cùng cảm tạ Ngày Hồng Ân qua Giờ Chầu Thánh Thể…

Xin mượn lại một vài đoạn trong những bài Thánh Ca đã được chọn cho Ngày Hồng Phúc Tạ Ơn để kết thay những gì đã viết về Ngày Mừng Ngân Khánh của Cha Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển, Cha Sở Họ Đạo Rạch Cầu. Xin cầu chúc Cha sẽ luôn tiếp tục là Muối là Men với Thầy Chí Thánh Giêsu Linh Mục Đời Đời. Xin cho Anh Em Linh Mục sẽ luôn là khí cụ của Chúa, luôn là “Tấm Bánh Được Bẻ Ra Hiến Trao Muôn Người…”

“Chúa ghi vào hồn con Dấu Ấn của Ngài

Chúa ghi vào đời con êm ái tuyệt vời…

Ôi ân huệ tình yêu cao quý khôn lường

Chúa dắt dìu hồn con qua tháng năm trường

Sớt chia buồn vui ủi an phù giúp

Dẫu con là Tôi Tớ Tay Trắng khốn cùng…

Hồng Ân Chúa tràn trề tháng năm

Hồng Ân Chúa Vô Biên Vô Tận

Tim con nhỏ bé nhưng hãy còn vơi…”

Kỷ Niệm Ngân Khánh Lm Bênêđictô Nguyễn Công Tuyển

Cha Sở Họ Đạo Cái Bè - Giáo Phận Mỹ Tho

(27.01.1983 - 27.01.2008)
 
Trại phong Thanh Hóa nống ấm tình xuân
Hương Đăng
13:30 02/02/2008
TRẠI PHONG THANH HOÁ NỒNG ẤM TÌNH XUÂN

GIỮ LỜI ƯỚC HẸN

Trong dịp mang “hơi ấm Noel” đến cho các bệnh nhân tại trại phong Cẩm Thuỷ Thanh Hoá vào ngày 11.12.07 vừa qua, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã hứa với họ sẽ trở lại thăm vào cuối năm để giúp họ có đầy đủ những hương vị của ba ngày tết. Giữ đúng hẹn, ngài đã cho chuẩn bị chuyến uỷ lạo vào ngày 31.01.08 với một phái đoàn khá quy mô, gồm: Ban Thường vụ và 45 chú Ứng sinh thuộc Tiểu Chủng viện Lê Bảo Tịnh, quí thầy, qúi Srs. Dòng MTG Thanh Hoá, một số đệ tử Dòng Phaolô Đà Nẵng, nhóm sinh viên Công giáo của Thanh Hoá đang theo học tại các Đại học Sài Gòn và Hà Nội về nghỉ tết, đặc biệt có một người Mỹ gốc Việt trong dịp về thăm và vui xuân tại Thanh Hoá, tất cả trên 70 người. Tuy nhiên, vào giờ chót, vì bận công tác đột xuất, ngài đã giao trách nhiệm trưởng đoàn cho cha Giuse Nguyễn Đức Thanh- Trưởng Ban Thường vụ Tiểu Chủng viện.

Trước khi lên đường, Đức Cha Giuse đã gặp gỡ và ân cần dặn dò mọi người trong phái đoàn hãy làm cho các bệnh nhân thật sự ấm lòng bằng tình thương và lòng nhân ái, chứ không chỉ bằng những món quà.

Sau khi nhận phép lành của Vị cha chung giáo phận, phái đoàn đã hăng hái lên đường vào lúc 7g45’ sáng mặc cho khí trời giá buốt kèm theo cơn mưa lạnh thấu xương. Nhưng chỉ vài phút đồng hồ sau, không khí đã nóng hẳn lên trên những chuyến xe đầy ắp tiếng cười, đầy ắp sức sống của tuổi trẻ hăng nồng phục vụ. Ngoài những món quà và thức ăn trưa cho các bệnh nhân cùng phái đoàn, còn có những chiếc xô, chổi, khăn lau bụi và lau sàn nhà; bên cạnh đó là những bộ phận âm thanh và đàn chuẩn bị cho buổi văn nghệ giao lưu “nối vòng tay lớn” với các bệnh nhân.

“TRỜI MƯA THÌ MẶC TRỜI MƯA”

Với 2 tiếng đồng hồ “trèo non vượt suối” qua những đoạn đường lầy lội vì những cơn mưa, đoàn đã đến nơi. Tuy hơn 2/3 số người trong phái đoàn lần đầu tiên trong đời gặp gỡ bệnh nhân phong, nhưng trên khuôn mặt mọi người không hề có chút ngỡ ngàng, cử chỉ không chút dè dặt. Từ linh mục, chủng sinh, nữ tu, ứng sinh, sinh viên và …Việt kiều, đều bày tỏ những cử chỉ thân thiện với các bệnh nhân, ân cần hỏi han và không ngần ngại nắm lấy những bàn tay co quắp, cụt ngủn. Sự ngỡ ngàng, cảm động đã hiện lên trên nét mặt những bệnh nhân…

Sau khi gặp gỡ và chúc Tết Ban giám đốc trại phong, Cha Thường vụ TCV đã ngỏ lời với các bệnh nhân. Ngài đã gởi đến họ tâm tình phụ tử của Đức Cha Giuse và sự mong ước của ngài được đến viếng thăm họ nhưng không thể. Cha ân cần nói với họ:

“Chúng con là những linh mục, chủng sinh, nữ tu, ứng sinh, sinh viên và giáo dân Công giáo, thay mặt Đức Cha Giuse đến đây để mừng xuân mới quý ông bà và anh chị em. Ước mong cuộc gặp gỡ này sẽ lưu lại một dấu tích tình thương trong lòng kẻ ở, người đi. Và ước mong cuộc hội ngộ này là sự khai mở cho một tương lai nối kết tình thân với những cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa phái đoàn và mọi người tại trại phong Cẩm Thuỷ”.

Một vị đại diện bệnh nhân đáp từ bày tỏ niềm vui được đón tiếp và lòng biết ơn sâu xa đối với Đức cha Giuse và phái đoàn.

Mọi người trong đoàn, từng 2 người một, trân trọng trao cho các bệnh nhân phần quà gồm: Rượu, mứt, kẹo, bánh chưng, nước mắm, bột ngọt, thịt “chà bông”và một bì thư tiền. Giây phút này tôi chợt cảm nghiệm rất sâu câu nói: “cách cho trọng hơn của cho”, bởi tôi nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt những con người đau khổ. Họ ôm vai, cầm tay, áp má nhau để chụp hình, để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Bàn tay tôi cầm máy ảnh run lên vì cảm động, có thể những bức hình bên ngoài không còn rõ nét, nhưng trong tâm tư mọi người và trong lòng tôi sẽ mãi in đậm những khuôn mặt trẻ trung tươi cười bên những khuôn mặt đã bị biến dạng vì căn bệnh quái ác. Có người vui vẻ để các chú Ứng sinh ẵm bế mình trên tay để chụp hình lưu niệm.

XOÁ BỎ RANH GIỚI

Tiếng đàn, tiếng hát đã vang dội trong khuôn viên trại phong vốn dĩ bình lặng. Mọi người khoác vai nhau cùng nhảy theo tiếng hát của các Ứng sinh, đệ tử, sinh viên và cả bệnh nhân. Những giọng ca “cây nhà lá vườn” nhưng đầy chất lượng của một ca sĩ thực thụ với những nhạc phẩm mang âm hưởng của mùa xuân. Không còn chỗ cho nỗi buồn tủi vì thiệt thòi mất mát, không còn chỗ cho những mặc cảm của căn bệnh. Hàng rào ngăn cách đã bị xoá bỏ. Nơi đây chỉ còn lại nét đẹp của tình yêu thương hiệp nhất và lòng nhân ái của những môn đệ của Đức Kitô. Quả thật, chỉ trong Ngài, mọi bức tường của sự kỳ thị, e dè đã bị phá đổ.

Trước giờ ăn, mọi người đã cùng hát “Giáo Phận Ca” của Thanh Hoá: “Lạy Cha xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một….”. Buổi ăn trưa “dã chiến” với bánh mì và xôi thịt, phái đoàn cùng ăn chung với ban Giám đốc và các bệnh nhân. Đẹp biết mấy hình ảnh của các chủng sinh, ứng sinh, nữ tu, sinh viên “bón” thức ăn cho những người không thể cầm được nắm xôi, ổ bánh. Thực sự là một bữa “agapé” nồng ấm tình người…

Tình yêu lại được cụ thể hoá qua hình ảnh mọi người dắt dìu nhau về nơi ở của các gia đình để dọn nhà đón tết. Các bệnh nhân ban đầu là ngại ngùng, rồi vui mừng, rồi cảm động… Họ bước thấp, bước cao dành xách những xô nước cho những người trong phái đoàn lau chùi, quét dọn.

Những giây phút ấm áp bên nhau rồi cũng qua. Một bệnh nhân phong đã nói với tôi: “Con cảm thấy rất phấn khởi. Chưa khi nào con cảm thấy vui như hôm nay. Và cũng chưa khi nào chúng con được mọi người dọn dẹp nhà cửa như vậy. Cho chúng con gởi lời cám ơn và chúc tuổi Đức Cha Linh cũng như bà con giáo dân hết thảy. Nều được, xin hãy tiếp tục đến thăm chúng con”.

Giờ chia tay, mọi người vây quanh cột cờ giữa sân, cầm tay nhau múa bài: “Vòng tròn Đức Kitô”; và cả cử điệu “mình đấm đấm đấm là mình xoa xoa” lưng cho nhau. Tôi nhìn thấy nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mọi người. Dù đứng giữa trời mưa phùn lạnh giá, nhưng tôi cảm nhận được một sức ấm, sức ấm của tình người đang lan toả…

ĐIỂM HẸN TÌNH YÊU

“Gặp nhau đây rồi chia tay, ngày dài như đã vụt qua trong phút giây… Đường trường sông núi hẹn mai ta sum vầy”. Lời hát ấy có từ lâu lắm, ai cũng thuộc nhằm lòng, nhưng giờ đây dường như rất mới, như lời ước hẹn đầu tiên của mọi người dành cho nhau. Nơi đây sẽ trở thành “điểm hẹn” của tình thương, của sự cảm thông chia sẻ. Ước gì mỗi người chúng ta cùng chung niềm thao thức làm cho những con người kém may mắn này thấy rằng, tuy họ khốn nhưng không khổ. Để họ không chỉ cảm thấy mình đang “tồn tại” trong thế giới này, mà hãy làm cho họ được “sống và sống dồi dào” ngay giữa những mất mát, đau thương, giữa những sa mù của cuộc đời…
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
CWN loan tin: Chính quyền đã nhượng bộ người Công Giáo Việt Nam
Nguyễn Long Thao
10:56 02/02/2008
CWN loan tin: Chính quyền đã nhượng bộ người Công Giáo Việt Nam

Hanoi, 1/2/08 –Bản tin của cơ quan thông tấn Tin Tức Công Giáo Thế Giới (CWN) với tựa đề: Chính quyền nhượng bộ người Công Giáo Việt Nam (Viet Catholics win concession from government) loan tin: chính quyền Việt Nam đã miễn cưỡng đồng ý trả lại cơ sở tòa Khâm Sứ cho giáo phận Hà Nội.

Theo bản tin thì đây là một thắng lợi ngạc nhiên đối với những người Công Giáo tổ chức các buổi canh thức cầu nguyện bên ngoài tòa Khâm Sứ để yêu cầu chính quyền trả lại cơ sở này bị nhà nước tịch thu từ năm 1959. Chính quyền đã thỏa thuận trả lại cơ sở cho các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Cũng theo bản tin, chính quyền Việt Nam đã nhượng bộ vụ Tòa Khâm Sứ chỉ vài giờ sau khi Tòa Giám Mục Hà Nội công bố lá thư của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gửi Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt thúc giục người Công Giáo Hà Nội tránh đương đầu với công an. Nguồn tin từ Hà Nội cho biết chính quyền đã đồng ý để tổng Giáo Phận Hà Nội sử dụng lại cơ sở tòa Khâm Sứ và để đổi lại, tổng Giáo Phận hứa sẽ chấm dứt các buổi canh thức cầu nguyện tại tòa Khâm Sứ.

Thỏa ước chính thức giữa chính quyền và tổng Giáo Phận Hà Nội chưa được công bố nhưng các giới chức đã nói với cơ quan tin tức Á Châu (AsiaNews) rằng chỉ vài ngày nữa sẽ có thỏa ước.

Bản tin của CWN viết rằng chính quyền không định nhượng bộ giáo dân trước cáo buộc chính quyền lấy tài sản cách bất hợp pháp. Nhưng để giữ thể diện, các viên chức chính quyền dự định loan báo họ cho phép tổng Giáo Phận Hà Nội quyền sử dụng cơ sở tòa Khâm Sứ như một hành động tỏ thiện chí đối với Tòa Thánh Vatican.

Trong lá thư đề ngày 30 tháng Giêng, đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhân vật số 2 sau Đức Giáo Hoàng, đã cam kết với đức TGM Ngô Quang Kiệt rằng Tòa Thánh sẽ gây áp lực để chính quyền cho giáo phận sử dụng lại Tòa Khâm Sứ. Theo bản tin, sáng kiến ngoại giao của Tòa Thánh đã gây được hiệu quả tức thời.

Các nhà lãnh đạo Công Giáo Việt Nam trong nhiều năm đã liên tục yêu cầu chính quyền trả lại tòa Khâm Sứ. Nhưng vấn đề trở nên sôi bỏng từ khi giáo dân bắt đầu chiến dịch canh thức cầu nguyện trước tòa Khâm Sứ vào trung tuần tháng 12 vừa qua. Và vào cuối tháng Giêng những cuộc biểu dương hàng ngày của giáo dân đã trở thành biến cố quan trọng. Chính quyền địa phương tỏ ra bực bội với những giáo dân cầu nguyện. Họ đưa ra lời đe dọa sẽ truy tố đức Tổng Giám Mục và các giáo sĩ ra trước tòa án.

Tưởng cũng nên nhấn mạnh ở đây rằng tất cả các cơ quan thông tấn quốc tế hàng đầu như AFP, AP, REUTERS và các cơ quan tin tức Công Giáo như Catholic World News, Catholic News Agency, AsiaNews, Independent Catholic News đều đã loan tin chính quyền Việt Nam trả lại tòa Khâm Sứ cho giáo phận Hà Nội.
 
Cung Nghinh Thánh Giá về ''Sóng Lộc Triều Nguyên'' (* rất hay)
VietCatholic - Hoàng Nguyên
10:57 02/02/2008
 
Chính quyền nhượng bộ trước các cuộc cầu nguyện của Giáo dân? RFA phỏng vấn LM Nguyễn Văn Khải tại Hà Nội
Trà Mi
17:48 02/02/2008
Chính quyền nhượng bộ trước các cuộc cầu nguyện của Giáo dân?

Bản tin của tờ Asia News ngày 1 tháng 2 loan tin chính quyền Hà Nội đã có những biểu hiện nhượng bộ đối với các buổi cầu nguyện tập thể của giáo dân tại Toà Khâm Sứ kéo dài hơn tháng nay để yêu cầu nhà nứơc trả lại đất đai chiếm dụng của nhà thờ.

Để kiểm chứng thông tin này, Trà Mi đã lập tức liên lạc với Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải thuộc Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, giáo xứ Thái Hà, của Tổng Giáo Phận Hà Nội.


Trà Mi: Thưa Linh Mục, chúng tôi sáng nay nhận được tin phía chính quyền Hà Nội đã có một vài dấu hiệu nhượng bộ sẽ trả lại đất cho Toà Khâm Sứ thì chúng tôi muốn được kiểm chứng lại thông tin này, không biết Linh Mục có thể giúp chúng tôi tìm hiểu thêm sự việc được không?

LM Nguyễn Văn Khải: Vâng. Chúng tôi sẵn sàng thông tin cho quý vị biết trong mức độ mà chúng tôi có thể biết được. Theo chúng tôi ở đây thấy thì cũng đúng là như thế. Chính quyền cũng có một vài nhượng bộ, cụ thể thì từ hôm qua chính quyền đã cho đóng cửa quán phở, đóng cửa quán cà phê ở trong khu vực đất Toà Khâm Sứ, và hôm nay thì chính quyền đang cho lợp lại mái toà nhà khâm sứ và sẽ cho làm lại cái sàn bằng gỗ lim ở trong Toà Khâm Sứ.

Trà Mi: Về khả năng mà chính quyền có thể giao trả lại khu đất số 42 Nhà Chung, có nhiều hy vọng điều đó sẽ xảy ra hay không?

LM Nguyễn Văn Khải: Theo như chúng tôi nghĩ thì chính quyền sẽ cấp hay giao trả lại phần đất đấy cho Giáo Hội thôi, và chúng tôi nghĩ rằng chắc cũng sẽ diễn ra trong thời gian tới, có lẽ là đầu Năm Mới thì chính quyền sẽ có những quyết định rõ ràng hơn, nhưng vấn đề cuối cùng là khu nhà đất ấy sẽ thuộc về quyền quản lý, sử dụng của Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Trà Mi: Thưa, sự tin tưởng của Linh Mục là một dự đoán hay là dựa trên cơ sở nào, có sự chắc chắn nào chăng?

LM Nguyễn Văn Khải: Tôi thấy là có sự chắc chắn đấy.

Trà Mi: Và những dấu hiệu của sự chắc chắn đó tới nay là gì, thưa Linh Mục?

LM Nguyễn Văn Khải: Bởi vì tôi thấy rằng sau khi giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà Nội đoàn kết nhất trí xung quanh Đức Tổng Giám Mục để cầu nguyện cho công lý được thực thi, sự hiệp nhất của giáo dân đã gây ra một tiếng vang rất lớn trong nước lẫn ngoài nước. Những gì mà giáo dân thể hiện trong hơn một tháng

Theo chúng tôi được biết, trước đây để phân giải chuyện này, cấp có tiếng nói quyết định là Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nhưng bây giờ thì UBND-TP.Hà Nội không còn cái quyền đấy nữa, và trực tiếp chính phủ đã lãnh lấy nhiệm vụ giải quyết rồi. Chúng tôi thấy đấy là một dấu hiệu chắc chắn đấy.

Trà Mi: Thưa Linh Mục, chúng tôi được biết là vào ngày Chủ Nhật vừa qua đã có một tối hậu thư từ phía UBND-Hà Nội, trong đó kèm theo những lời cảnh cáo rằng nếu như không lập lại trật tự trong khu vực Toà Khâm Sứ thì chính quyền sẽ dùng biện pháp theo đúng pháp luật để mà xử lý. Thế thì từ bấy đến nay tình hình ở đó ra sao, thưa Linh Mục?

LM Nguyễn Văn Khải: Đến cái thời điểm mà xác định đó thì chẳng có chuyện gì xảy ra cả, chính quyền không làm một động thái nào. Ngay chiều hôm đấy, đúng 17 giờ, mọi người vẫn cầu nguyện trong khu vực Toà Khâm Sứ bình thường, số người đến lại đông hơn.

Trà Mi: Vâng. Và cho tới nay cũng đã gần một tuần, bà con ở đó vẫn tụ tập cầu nguyện trong sự bình an, không có bất cứ một sự phiền hà nào khác, phải không ạ?

LM Nguyễn Văn Khải: Đúng là như thế, thưa chị. Mọi ngưòi cầu nguyện ngày đêm cho đến sớm hôm nay các lều bạt đã được cất đi, thánh giá cũng đã được rước về bên Toà Giám Mục, thế nhưng tượng Đưc Mẹ Sầu Bi và thánh giá gỗ thì cũng vẫn còn tại chỗ.

Trà Mi: Những động thái của phía giáo dân như vậy là do đáp ứng lại lời yêu cầu của phía chính quyền hay là do một động lực nào khác, thưa Linh Mục?

LM Nguyễn Văn Khải: Chủ yếu là họ thấy chính quyền có những động thái tích cực, có những dấu hiệu chứng tỏ thiện chí, đấy là lý do chính. Mình cầu nguyện thì vẫn tiếp tục cầu nguyện, chưa lúc nào là chấm dứt cầu nguyện cả, nhưng cầu nguyện theo giờ xong rồi về nhà.

Suốt ngày hôm nay giáo dân vẫn tập trung cầu nguyện, chỉ có không có lều bạt thôi. Cho đến tối thì tôi thấy giáo dân cũng vẫn đến đó đứng ở trước tượng Đức Mẹ Sầu Bi cầu nguyện. Hôm nay thì vẫn vài trăm người vào những giờ buổi sớm tối, nhưng mà giữa buổi chiều hay là sau buổi tối thì số nguời ít hơn.

Trà Mi: Thưa Linh Mục, hồi đầu Linh Mục có cho biết có một số động thái tích cực biều hiện thiện chí của chính quyền, nhưng mà ngoài những hành động đó ra thì phía chính quyền đã có một dấu hiệu nào ngỏ ý bằng lời hoặc bằng văn bản hứa hẹn là họ sẽ trả lại khu dất đó, hay là mình chỉ mới dự đoán thôi?

LM Nguyễn Văn Khải: Tôi thấy tỏ tường là họ làm những việc như tôi vừa kể với chị, còn họ hứa hẹn thế nào với Đức Tổng Giám Mục thì chúng tôi cũng chưa được thông báo. Có điều chúng tôi biết đó là chính phủ đã họp với Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao và Ban Tôn Giáo Trung Ương. Họ họp khẩn cấp.

Theo nguồn tin hành lang, các cán bộ cho chúng tôi biết rằng chính quyền đã quyết định trả lại. Vấn đề bây giờ chỉ có là thời gian thôi. Mà chúng tôi nghĩ rằng nhà nước mà có quyết định giao trả lại đất đấy thì cuối cũng ra là cũng giáo phận Hà Nội quản lý, sử dụng thôi.

Trà Mi: Những biểu hiện thiện chí từ phía chính quyền nóí chung và phía UBND-Hà Nội nói riêng chỉ thấy xuất hiện sau khi có sự can thiệp từ phía Toà Thánh Vatican thì phải chăng đây là một yếu tố góp phần nào đó tác động và ảnh hưởng trong tình hình hiện nay?

LM Nguyễn Văn Khải: Tôi không nghĩ rằng Toà Thánh can thiệp với chính quyền Việt Nam là yếu tố để cho chính quyền thay đổi quyết định trong vấn đề giao trả lại đất Toà Khâm Sứ đâu. Cái bức thư mà Đức Hồng Y Bertone - Quốc Vụ Khanh Toà Thánh gửi cho Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt thì tôi thấy là bức thư đấy rất là khách quan và rất là dung hoà cho cả phía chính quyền lẫn phía Toà Tổng Giám Mục.

Tôi vẫn tin rằng nhân tố chủ yếu có tính cách quyết định, đấy là do giáo dân đã đoàn kết nhất trí cầu nguyện, can đảm bày tỏ mong ước công lý được thực thi. Chúng tôi cũng nghĩ rằng có sự tác động áp lực cách nào đấy của giới truyền thông quốc tế; họ đưa tin nhiều khiến cho chính quyền thấy là cũng phải xem xét lại thái độ ứng xử của mình. Và có lẽ vì thế mà chính phủ phải họp khẩn cấp để tìm phương pháp giải quyết.

Trà Mi: Mặc dù là chưa có những quyết định chính thức, nhưng với những dấu hiệu ban đầu chứng tỏ thiện chí của phía chính quyền như vậy, chúng ta cũng hy vọng sắp tới đây sẽ nhìn thấy đựoc những động thái tích cực hơn nữa của phía chính quyền Việt Nam.

LM Nguyễn Văn Khải: Vâng. Tôi cũng lạc quan như chị. Tôi tin rằng điều ấy sẽ sớm trở thành hiện thực, mang lại niềm tin, niềm hy vọng cho những người thấp cổ bé miệng đang đấu tranh để tìm công bằng công lý. Điều đấy cũng tốt cho dân tộc Việt Nam trong xu hướng mở cửa và hội nhập lúc này.

Trà Mi: Dạ vâng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Linh Mục Ngưyễn Văn Khải đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

LM Nguyễn Văn Khải: Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn chị và Ban Việt Ngữ của Đài Á Châu Tự Do. Nhờ cái việc đưa tin của quý vị thì cái tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng, tiếng nói yếu ớt của chúng tôi cũng được ít nhiều người trên thế giớí biết tới mà bày tỏ lòng thông cảm với chúng tôi.
 
Thắp nến cầu cho Giáo Hội và Quê Hương tại giáo xứ St Callistus, Tam Biên, Nam Cali
LM Nguyễn Văn Tuyên
18:17 02/02/2008
NAM CALI -- Vào lúc 8 giờ tối ngày mùng 1 tháng Hai năm 2008, một buổi Thắp Nến Cầu Nguyện trong sương lạnh và giá rét, nhưng gần 500 đồng bào và giáo dân đã đến Giáo Xứ St. Callistus – Tam Biên, giáo phận Orange, Nam California, để dâng lời cầu nguyện hiệp thông với giáo dân tại Việt Nam, nhất là giáo dân thủ đô Hà Nội. Muôn người như một rất hăng say lắng nghe Lời Chúa, chia sẻ Tin Mừng, hát kinh và rước Đức Mẹ Lavang, hát Kinh Hòa Bình rất sốt sắng.

Hiện diện trong buổi cầu nguyện có Linh Mục Chánh Xứ Nguyễn Văn Tuyên, Linh Mục Mai Khải Hòan, Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, Linh Mục Nguyễn Kim Long, Linh Mục Phạm Ngọc Hùng, Chánh Xứ Giáo Xứ La Purisima, Linh Mục Nguyễn Thế Phiên,GX LaVang, Linh Mục Ben Trần, GX St. Callistus, Linh Mục Ismael Silva, Phó Xứ St. Callistus, Linh Mục giảng thuyết Nguyễn Thái, nhà thờ St. Columban, Thày Sáu Nguyễn Khiết, các Sơ Nữ Tỳ Chúa Kitô Linh Mục, và rất nhiều giáo dân, trong đó có Ban Thường Vụ Cộng Đòan Tam Biên với Ô. Chủ Tịch Phạm Thanh Long, giáo dân và các ca viên, Ông Nguyễn Quang Lương đại diện Cộng Đồng và các đại diện các cộng đoàn bạn.

Bài giảng của Linh Mục Nguyễn Thái được đánh giá rất cao vì đã nói lên mặt trái của chế độ và sự gian trá lừa đảo, bóc lột của nhà cầm quyền Việt Nam đối với chính con dân nước mình. Sau bài giảng của ngài, tất cả nhà thờ đã đồng ý và vỗ tay rất lâu để cám ơn nội dung của bài chia sẻ.

Buổi cầu nguyện bắt đầu với những bài hát thánh ca và nghe Lời Chúa trong nhà thờ. Sau đó, đoàn người dừng lại phía cuối nhà thờ bên cây Thánh Giá và tượng Mẹ Sầu Bi để nhận đèn nến. Ca đoàn hát trong đêm tối, và đoàn rước tiến đi vòng quanh sân đậu xe. Những ánh nến trong màn đêm lung linh vươn lên trời giá lạnh, mong hiệp thông với anh chị em đang lạnh lẽo nguyện cầu trước Tòa Khâm Sứ Hà Nội.

Trở lại cuối nhà thờ sau khi đi vòng sân đậu xe, tiếng hát của Ca nhạc sĩ Việt Dũng và ca sĩ Hương Thơ đã làm nức lòng các tham dự viên. Ai nấy đều hiện diện cho đến phút chót.

Buổi cầu nguyện kết thúc lúc 10:30 tối. Hẹn gặp nhau tại Trung Tâm Công Giáo, tại nhà thờ St. Polycarp. Mọi người sẽ hiệp ý bám lấy Mẹ Lavang trong những kinh nguyện và nhìn lên cây Thánh Giá dưới chân có Mẹ Sầu Bi ẵm con yêu của Mẹ. Ai nấy quyết tâm sẽ nghe lời của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt là “sẽ cầu nguyện liên lỉ”, cầu cho đạt được ước nguyện, và cầu tạ ơn khi ước nguyện được nhận lời, cầu cho tự do được tôn trọng, cầu cho tài sản của các tôn giáo được trả lại. Cầu cho đến khi tự do trở về trên quê hương Việt Nam.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vươn tới cái độc nhất
Lm Nguyễn Hữu Thy
11:51 02/02/2008
Đọc sách triết gia Plotin: Enneaden

Vươn lên tới cái độc nhất


«Noli foras ire, in te ipsum redi…» - Đừng đi ra bên ngoài, hãy quay trở về trong chính mình. Đây là một câu nói thời danh của thánh Augustinô, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của thế giới Kitô giáo. Tuy nhiên, câu nói đó không đặt nặng về nghĩa luân lý hay như là một cảnh báo trước tình trạng bị phân hóa trong những sự vật thuộc ngoại giới, nhưng là một sự hướng dẫn giúp thấu triệt sự thành công trong công trình tri thức được hệ thống hóa. Và đúng 1200 năm sau, nội dung tư tưởng đó lại tái xuất hiện trong ý niệm về ‘sum cogitans’: «Cogito ergo sum» - Tôi tư duy, nên tôi hiện hữu - như một phương pháp tri thức chắc chắn nhất - của triết gia René Descartes, người sáng lập tân học thuyết duy lý trong thời tân đại.

Nhưng cũng chính với mục đích nhằm tới đó, và với những lời sau đây của thánh Augustinô: «Trong nội tâm con người có chân lý ngự trị…» - câu nói trên cho thấy hoàn toàn trùng hợp với khuynh hướng tư tưởng của triết gia Plotin (Enneanden I 6,9,7), người sáng lập tân chủ thuyết Platon và là nhà tư tưởng ngoại giáo vĩ đại cuối cùng của thời hậu cổ đại. Khuynh hướng tư tưởng của Plotin (204-270) đã từng một thời đóng vai trò chủ động trong lịch sử triết học nhân loại và soi sáng cho nền tư tưởng Tây Phương, tạo nên một đường hướng ngược dần về đến Platon, với sự thâm tín rằng bản thể của thực tại có thể nắm bắt được bằng tinh thần, bởi vì chính thực tại được cấu thành một cách bản thể bằng tinh thần. Qua đó, Plotin đã công khai đóng vai trò người «chú giải» Platon một cách chân chính. Tuy nhiên, người ta đã có lý khi gắn liền con đường «hướng nội» của Plotin với khả năng thần bí và tôn giáo đặc biệt của ông. Chính dựa trên nền tảng khả năng đó, Plotin đã nối kết học thuyết Platon một cách đặc biệt với chủ thuyết về tinh thần (Nous) của Aristote cũng như với tư tưởng đạo đức của phái khắc kỷ Stoa và của khoa thần bí học duy trí.

Triết gia Plotin
Chính đường hướng đó đã làm cho ông trở thành người đại diện cho khoa siêu hình học về cái tuyệt đối, và là thầy dạy về ba cấp của thực tại chân chính, bắt đầu từ đệ nhất hay duy nhất tuyệt đối (Hen: cũng có nghĩa là sự thiện hảo hay Thiên Chúa hoàn toàn siêu việt), bất khả diễn tả. Từ đệ nhất tuyệt đối đó phát xuất ra tinh thần (Nous) như là cấp thứ hai của bản thể (Hypotastase) trong một luồng sáng thứ nhất (Emanation), «như ánh sáng phát xuất từ mặt trời», tiếp đến từ tinh thần lại xuất phát ra linh hồn của vũ trụ (Psyche) như là cấp thứ ba. Còn các linh hồn cá nhân của từng người đều tham phần vào linh hồn của vũ trụ, và ngoài linh hồn của vũ trụ, linh hồn từng cá nhân còn tham phần vào tinh thần và sau cùng vào Duy Nhất Tuyệt Đối như là nguyên ủy sản sinh ra tất cả mọi sự.

Vì nhập thể vào trong vật chất, vào trong thế giới giác quan, nghĩa là sống trong thân xác trần gian, con người với phần linh hồn hạ đẳng của mình hoàn toàn cách biệt khỏi nền tảng bản thể. Để có thể quay trở lại với nền tảng bản thể - đương nhiên phải lần tìm lại con đường hướng nội, chìm sâu vào trong chính nền tảng của mình, cho đến khi đạt tới con người thượng cấp – thì đòi hỏi phải có sự nhất trí thực sự của linh hồn. Trong sự vươn tới này, trong sự hợp nhất (Henosis) mang tính cách suy niệm, suất thần và huyền bí với Duy Nhất Tuyệt Đối như với thế giới thần linh, linh hồn có thể đạt tới được hạnh phúc của mình cũng như sự nhận thức thực sự của hữu thể.

Plotin đã công khai đề xướng học thuyết này hơi muộn, tức lúc ông đã 40 tuổi, nhân dịp thiết lập một ngôi trường tại Roma, và khi ông 50 tuổi thì mới thực sự bắt đầu trình bày rõ ràng trên văn bản. Học trò của ông là Porphyrios đã qui tụ lại thành 54 tập khảo luận, và về sau lại sắp xếp thành 9 nhóm, mỗi nhóm gốm 6 tập. Do đó toàn bộ tác phẩm mang tên của nó như chúng ta thấy ngày nay là Enneande («Cửu Trụ»). Toàn bộ tác phẩm được hệ thống hóa như sau:

- Enneanden I: Nội dung bàn về đạo đức học.

- Enneanden II-III: Nội dung bàn về triết học tự nhiên.

- Enneanden IV: Nội dung bàn về linh hồn.

- Enneanden V-VI: Nội dung bàn về tinh thần và về duy nhất thể.

Một số bản chuyễn ngữ từ bản gốc bằng tiếng Hy-lạp rất nổi danh. Vì thế, từ rất sớm việc chuyễn sang tiếng La-tinh qua Marius Victorimus - một Kitô hữu và là đồ đệ của tân phái Platon, người cùng thời với thánh Augustinô – người đã hoàn toàn chấp nhận ông: Trong sự phối hợp đó lại trở nên mẫu mực cho sự tổng hợp tư tưởng Kitô giáo và tư tưởng Hy-lạp. Điểm đặc biệt ở đây là từ tinh thần của phái Platon, ông đã có một ảnh hưởng mạnh trong khoa Giáo Phụ và trong thời tiền trung cổ. Một bản dịch quan trọng khác chính là bản dịch của Marcilio Ficino, một học giả thời phục hưng. Và từ đây, bản dịch của Ficino đã trở thành khởi điểm cho sự tiếp nhận tư tưởng của Plotin một cách rộng rãi, có khi vô ý thức và mang tính cách «thế tục», trong thời tân đại (Neuzeit), chẳng hạn như nơi Goethe, Novalis, Hegel, Schelling và những học giả khác.

Tính cách phát khởi của tất cả mọi cái hữu và của tất cả mọi thực tại đều do từ «Hen», một nguyên lý độc nhất về một sự cao cả và tối thượng bất khả tri. Đó là trọng tâm của tư tưởng Plotin. Bởi vậy, người ta không còn lấy lạ khi những nhà tư tưởng Kitô giáo nhìn thấy hệ thống tư tưởng Plotin – cũng như tư tưởng của Platon – một sự chuẩn bị cho sự mặc khải ơn cứu độ mang tính cách lịch sử đối với thế giới ngoại giáo thời cổ đại. Một quan niệm hoàn toàn đúng đắn về một Vị Thiên Chúa như là Đấng Sáng Tạo mọi hữu thể như thế, có thể còn phong phú hóa cho cả đức tin của các tín đồ Do-thái giáo về Đấng mà họ tôn thờ như là Thiên Chúa duy nhất và giúp họ cảm nhận được sự cao cả của Thiên Chúa như thế nào: vượt lên trên mọi hữu thể, trên mọi thụ tạo trong vũ trụ. Chính đây là điểm mở đường dẫn tới quan niệm độc thần, và tiếp đến, lý thuyết của Plotin về bản thể cũng cung cấp cho các nhà thần học Kitô giáo những ý niệm suy luận về Ba Ngôi Thiên Chúa.

Dĩ nhiên, khi Plotin tìm cách giải thích về Tam Vị cũng như sự đa phức của vũ trụ một cách tổng quát như là «sự xuất phát» từ cái duy nhất, hay người ta cũng có thể gọi đó là một sự rò chảy vô ngã (a-personale) từ một nguyên ủy, thì điều đó không hề có nghĩa là người ta có thể dễ dàng hoặc áp dụng vào sự mặc khải của một Thiên Chúa bản vị hoặc vào vai trò quan trọng đặc biệt của Đức Giêsu, hay vào giáo huấn về «Creatio ex nihilo» – sự tạo dựng từ hư không.

Cả đến quan niệm của Plotin về linh hồn con người như một phần của linh hồn vũ trụ (Thuyết Nhất Tính), thì dựa theo Aristote, không thể hòa hợp với giáo lý Kitô giáo được. Vậy, tại sao tân học thuyết Platon, chẳng hạn đối với thánh Augustinô, lại quan trọng như thế? Lúc bấy giờ thánh nhân đã nhận ra được rằng, tân học thuyết Platon là thẩm quyền duy nhất trong thời hậu cổ đại, đã bảo vệ chống lại chủ thuyết duy vật tiềm ẩn của trực quan thuyết và chống lại ý niệm Logos đầy tính cách bán phiếm thần của phái Khắc Kỷ Stoa cũng như chống lại ý niệm tinh thần thuần tuý. Đó cũng là điều đang tạo ra cho chúng ta ngày nay nhiều vấn đề. Và chúng ta cũng tỏ ra không còn có thể nắm bắt được trọn vẹn ý nghĩa hai chữ «tinh thần» có nghĩa là gì nữa và như thế đã đánh mất đi phần nào sự «rộng rãi bao la» của lý trí mà Đức Bênêđíctô XVI đã thường đề cập tới, đặc biệt trong bài diễn văn thời danh của ngài tại đại học Regensburg/Đức quốc. Và đương nhiên chính chúng ta sẽ không tránh khỏi được những hậu quả tiêu cực của tình trạng đó.

Để nhận diện được Plotin như là vị thầy và như người nhắc nhở đứng phía sau, chúng ta hãy đọc những dòng sau đây của ông: «Bởi vì khi một người ngưỡng mộ một điều gì và tìm đuổi bắt điều đó, thì đã tự thú nhận (…) mình thua kém hơn điều đó. Nhưng khi chính con người tự cho mình là vô giá trị và hay chết hơn các sự vật khác vốn thấp kém hơn mình, thì con người sẽ không bao giờ có thể có được tư tưởng về bản thể và sức mạnh của Thiên Chúa. Như vậy, đối với con người có một quan điểm như thế thì chỉ có thể đưa tới một lý luận lưỡng diện, tức nếu người ta muốn hướng dẫn họ đi trên con đường ngược lại để tiến tới cái Đệ Nhất và tiếp tục hướng dẫn tới cái Tối Cao, tức cái Độc Nhất và Đệ Nhất. Nhưng cả hai là gì? (….) Một cái chỉ cho thấy sự vô giá trị của cái thuộc về linh hồn giờ đây có giá trị (…) Và một cái khác giáo huấn linh hồn và kêu gọi linh hồn hổi tưởng lại, là theo nguồn gốc và giá trị của mình, linh hồn cao cả như thế nào (…) về điều đó bây giờ chúng ta muốn hành động…» (Enneanden V 1,1)

__________________

Sách tham khảo:

Plotin: Enneanden. Studienausgabe, griech.-dt. ausgewählte Einzelschriften, besonders Heft 3: Seele, Geist, Eines. Enneanden VI 8, V 4, V 6, V 3, hrsg. von Klaus Kremer. Felix Meiner Verlag, Hamburg 1990.
 
Thừa sai hải ngoại Paris: Đức Cha Lambert De La Motte lên đường đi Việt Nam
GS. Trần Văn Cảnh
20:02 02/02/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS

350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 5)

Ðức Cha Lambert lên đường đi Vìệt Nam[i]



Ðược bổ nhiệm làm Ðại Diện Tông Tòa ngày 29.07.0658, hai Giám Mục Giám Quản Ðịa Phận Ðàng Trong và Ðịa Phận Ðàng Ngoài có gần hai năm để chuẩn bị hành trang. Mùa hè 1660 cuộc hành trình lên đường đã có thể nghĩ tới. Trong thực tế, Ðức cha Lambert đã tiên phong đi trước (1960); Ðức Cha Pallu đi sau (1662); Cả hai Ðức cha Lambert (1662) và Pallu (1664) đều đừng chân ở Ayuthia, Thái Lan, địa chỉ đầu tiên của Tòa Giám Mục Ðàng Trong.

1. Có hai đường đi Viễn Ðông, đường thủy do Bồ Ðào Nha kiểm soát và đường bộ qua lồi Syrie và Ba Tư. Thánh bộ Truyền Giáo rõ rệt muốn các phái đoàn thừa sai đi đường bộ. Ðức cha Pierre Lambert de la Motte là người đầu tiên lên đường.

Ðược bổ nhiệm làm giám mục hiệu tòa cùng một lúc với Ðức Cha Pallu, Ðc Lambert de la Motte, giám mục hiệu tòa Bérythe muốn tỏ ra vâng phục những chỉ dẫn về tính kín đáo của Thánh Bộ Truyền Giáo, đã rút về miền Normandie, và chỉ đã được tấn phong giám mục vào ngày 11.06.1660 tại nhà thờ Sainte-Marie, đường Saint-Antoine, Paris, do Ðức Cha Victor de Bouthillier, Tổng Giám Mục Tours, chủ phong.

2. Vài ngày sau khi được tấn phong, Ðc Lambert đã tĩnh tâm gần một tuần lễ, rồi không kèn trống, không loan báo cho bạn bè, không từ giã bà con, kín đáo bỏ Paris, ngày 18.06.1660, mang theo cha Jacques de Bourges (Gia), tiến si- thần học, và một giáo dân giúp việc là ông Nicolas Legras, lên đường.

Mười ngày sau, 28.06.1660, ba người lữ hành đến Lyon. Bất chợt Ðc Lambert bị sốt nặng. May thay, hai ngày sau, cơn sốt thuyên giảm, và vài ngày sau, ngài đã bình phục. Các ngài tới Marseille vào ngày 09.09.1660. Trong thời gian chờ đợi tầu, phái đoàn thừa sai sống trong cầu nguyện và tĩnh tâm, và được tăng cường thêm một linh mục mới. Ðó là cha François Deydier (Phan).

Hai tháng sau, ngày 27.11.1660, rời Marseille, Ðc Lambert, 36 tuổi, cùng với cha Jacques de Bourges, 30 tuổi, cha François Deydier, 26 tuổi và giáo dân giúp việc Nicolas Legras, tạo thành phái đoàn thừa sai đầu tiên xuống tầu. Bỏ Marseille, cũng như bỏ lại cả một thời tâm linh phát khởi, đang từ từ lui vào hậu trường. Nghị định 1960 cấm không được hoạt động, những hội đoàn không được ngự chỉ cho phép, trong đó có Hội Thánh Thể. Cha thánh Vincent de Paul, một trong những hội viên lừng danh, qua đời năm 1660; Mẫu hậu Anne d’Autriche, người bảo trợ quan trọng của hội, lui về Val de Grâce, rồi từ trần năm 1666; Blaise Pascal mất vào năm 1662,..; Một thời rực sáng mới đang mọc lên: Vua Mặt Trời, Vua Louis XIV, Vua Louis Cả,… trong đó, các loại đối lập đều bị thủ tiêu; tôn giáo trở thành một dụng cụ của quyền hành chính trị; công việc của các đại diện tông tòa không còn có những tâm hồn mộ đạo ủng hộ như lúc đầu nữa, mà bị các cạnh tranh quyền hành chen lấn,… sứ mệnh rao giảng tin mừng cho lương dân, tự nó đã khó, nay càng khó hơn.

3. Hai tháng sau, ngày 11.01.1661, đoàn thừa sai tới Alexandrette, sau khi đã ghé Malte và Chypre. Họ đi tiếp đến Alep, một thành phố Syrie. Ở đây họ được Lãnh Sự Pháp tiếp đón, nghỉ lại ít hôm, rồi, ngày 25.01.1661, lên đường, băng qua sa mạc, và ngày 04.03.1661 đến Bagdad. Cuộc hành trình thực là gian khổ. Cha Jacques Bourges, trong tập « Ký sự hành trình », kể rằng « Từ sáng sớm, cỡi ngựa hay lạc đà cho đến tối, dừng lại dùng bữa. Ðãy là bữa ăn duy nhất trong ngày. Mỗi người thủ sẵn ít biscuit và mấy trái cây khô, hòng nhấm nhút lúc mệt trong ngày. Chỉ đến tối, mới được dừng chân, đốt lửa, làm bếp, làm bếp theo nghĩa là nấu cơm với bơ ». Ðc Lambert thì ghi « mệt nhọc hầu như cả ngày, chỉ uống nước, ngủ ngoài trời, hầu như chẳng ăn thịt cá gì,.. » và nhớ đến việc Chúa ăn chay 40 ngày đêm trong sa mạc.

Từ đó, họ lấy thuyền dọc sông Tigre, đến Bassora, lên tới Ispahan, thủ đô nước Ba Tư, ngày 11.06.1661. Phái đoàn thừa sai nhớ đến cha thừa sai Ðắc Lộ đã từ trần ở đây, cách nay 7 tháng, ngày 05.11.1960, và cuốn sách của ngài nói về việc truyền giáo tràn đầy hy vọng ở Ba Tư. Thực tế, trước mắt, họ khám phá ra cộng đoàn công giáo ở đây, vỏn vẹn chỉ có mấy gia đình tiểu công nghệ hay buôn bán; và các thừa sai ngoại quốc ở đây, gồm dòng chiêm niệm, dòng augustinô, dòng capucinô và dòng Tên chỉ lo việc khảo cứu ngôn ngữ và khoa học, chứ không lo gì đến việc truyền giáo. Nói chuyện và nghe các thừa sai ở đây, một vấn nạn nghi nan xâm lấn tâm tư Ðc Lambert: chả nhẽ những điều các cha dòng Tên tường thuật chỉ là hoang đường, đựng lên để làm đẹp lòng những tâm hồn mộ đạo người Pháp ? Vậy thì những ký sự khác viết về Nam Việt và Bắc Việt có hoang đường giống như vậy không ? Nếu giống như vậy, thì có nên đặt lại vấn đề về sứ mệng của Ðại Diện Tông Tòa Ðàng Trong và Ðàng Ngoài không ? Thất vọng vì những khám phá sự thật này, nhưng không nản chí, vì như lời Ðc viết cho Thánh Bộ Truyền giáo « Chúng tôi quyết theo ý Chúa và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình để thực hiện lệnh truyền của Tòa Thánh và của Thánh Bộ »; nhưng Ðc Lambert hiểu rõ hơn lời dặn dò của Thánh Bộ phải cẩn thận với các cha dòng Tên và rõ rệt ý thức được những nguy hiểm mà những người Bồ Ðào Nha muốn bảo vệ Chế Ðộ Bảo Trợ có thể gây nên.

Ngày 26.09.1661, rời Ispahan, nhập bọn với người Anh và theo hướng dẫn của họ, Ðc Lambert và các thừa sai đồng hành đi về Surate. Tới đây, họ được hai cha capucinô người Pháp, Ambroise de Preuilly và Gilles de Bourges, tiếp đón. Họ cũng được hai cha này cho hay rằng vào tháng sáu 1661 vừa qua, một lệnh từ thủ đô Lisbonne truyền đến Goa đòi bắt các giám mục Pháp và giải về Âu Châu. Việc cẩn trọng tránh đụng độ với các nhân viên Chế dộ Bảo trợ, dân sự hay giáo sĩ, thành ra càng khẩn thiết hơn. Ðể tránh người Bồ Ðào Nha, tốt nhất là đi với người Hòa Lan hay người Anh. Ði với người Hòa lan, thì người Bồ đào nha tránh xa, vì là địch thủ đáng gờm, nhưng họ quá tham lam thương mại, và hay mở thơ xem lén. Người Anh coi bộ lương thiện hơn và rầt lịch thiệp.

4. Ngày 25.01.1662, rời Surate, lên đường, đi vượt qua Ấn độ, từ Tây qua Ðông, qua Oletabal, Noringabal, Beder, Golconde, đến Massulipatam, ngày 06.03.1662. Bốn mươi ngày hành trình này cũng là dịp để các thừa sai gặp gỡ, khám phá và hiểu biết về tôn giáo Á châu. Trước hết, họ thán phục trí lý luận sắc bén của một số người, họ gặp được « đồng thanh, đồng khí » về những tâm tình tôn giáo, họ thấy được lòng đạo đức và việc cầu nguyện chân thành của người hồi giáo, họ chứng kiến cuộc sống khó nghèo, đơn sơ và chân thành của các sư sãi ấn giáo. Từ đó, họ thấy có nhiều thiện cảm với đời sống tôn giáo của dân chúng và các nhà sư Ấn độ. Họ bắt đầu khám phá ra tâm tình tôn giáo của người Á Ðông. Và họ phàn nàn cho cách sống đạo ngược ngạo của người công giáo âu châu ở đây: « Ðược lãnh nhận Chân lý mạc khải, người kitô hữu Âu Châu không sống đúng đức tin mà họ rao truyền; tác phong đạo đức thua kén người Á châu và như vậy chẳng những không truyền đạo, mà lại là chứng tá phản đạo ». Ở Ba Tư, họ đã thấy sự nói dối và lạm dụng lòng tin của các cha dòng Tên, ở Án Ðộ, họ chứng kiến sự buông thả luân lý và sự đầu cơ tài phiệt của các tu sĩ truyền giáo, nhất là các tu sĩ dòng Tên, vì họ chiếm số đông. Ðức cha Lambert cảm thấy thất vọng vô ngần về cuộc sống mà ngài gọi là « phản bội không thể tha thứ được » này của các cha dòng Tên.

Ngày 26.03.1662, xuống tầu qua vịnh Bengale, tới Mergui ngày 28.04.1662, rồi thẳng đường, đi vào Thái Lan

5. Ngày 19.05.1662, họ tới Tenasserim, đất Thái Lan. Ở đây họ ở trọ nhà cha Cardoso, dòng Tên, người Bồ Ðào Nha. Cha Cordoso lợi dụng dịp may, xin Ðc Lambert làm phép thêm sức cho bổn đạo của ngài. Ðc Lambert và hai cha thừa sai lợi dụng dịp này, quan sát dân tình. Về phía giáo dân, các cộng đoàn công giáo chính yếu gồm người Bồ Ðào Nha, Nhật và Việt Nam. Có khoảng 100 người ở Tamasserim và Mergui; trên dăm ba chục ở Nakon Sri Thammarat và ở Phuket. Số còn lại ở Ayuthia. Tự do tôn giáo hầu như hoàn toàn. Nhà thờ mở cửa to rộng, hát xường kinh nguyện tự do, giảng thuyết tha hồ. Về phía dân bản địa, họ gặp gỡ các nhà sư phật giáo. Tất cả các nhà sư đều thuộc quyền vương quốc. Không có trường học. Nhưng các chùa đích thực là những trung tâm giáo dục và luân lý. Ðích thân vua Phra Narai đặt để các chủ trì điều hành chùa. Trong mỗi chùa, có rất đông sư sãi, chú tiểu,.. và người giúp việc. Cha mẹ thường hay gởi con vào học trong chùa, đặc biệt học tiếng pali và phật đạo. Số sư sãi trên nước Thái Lan vào hậu bán thế kỷ XVII kể có đến cả mấy trăm ngàn.

Dừng lại đây một tháng, hơn, ngày 30.06.1662, phái đoàn thừa sai tiếp tục hành trình, lấy thuyền đi đến Tha Phrik, Kuiburi, Pranburi, Petchaburi,..

6. Ngày 22.08.1662, họ đến Ayuthia. Từ ngày rời Paris, 18.06.1660, hai năm, hai tháng, bốn ngày sau, họ đã tới Ayuthia bình an. Tạ ơn Chúa !

Ayuthia, thủ đô Thái Lan hồi ấy là một trung tâm giao thông thương mại Á châu quan trọng. Nhiều người Âu Châu không có phép vào Trung hoa hay Nhật bản, đến đây mua bán những hàng hoá đến từ hoặc gửi cho Nhật và Tầu. Cả vài chục thứ tiếng được nói, nghe ở đây. Người ngoại quốc được tiếp đón tử tế và cư ngụ trong những khu trại chung quanh thành phố. Người Tầu, người Nhật, Người Việt, người Mã lai,… ở kế cận bên người Bồ đào Nha, đến đây từ thế kỷ XVI, hay người Hòa Lan hoặc người Anh, mới đến từ năm 1610. Có cả 4, 5 người Pháp, làm thuê cho hãng « Compagnie de Hollande ».

Về phần Giáo Hội Công Giáo ở đây, thì theo lời kể của Ðc Lambert: « Chúng tôi thấy có ở đây 11 linh mục. Ba linh mục triều rất thô bạo và say đắm trong nết xấu, bốn linh mục dòng Chúa Giêsu, trong đó một vị ở riêng để dễ bề làm việc buôn bán cho cửa hiệu riêng của ông,…. nhưng ngay trong nhà dòng người ta cũng công khai làm thương mại; ngoài ra có hai cha dòng Ða Minh, mỗi người ở mỗi nhà và lo làm những việc trần tục và những việc xáu hơn và đáng cấm. Sau cùng, có hai cha Phanxicô cũng sống ngoài cộng đoàn của họ ». Còn về phần giáo dân, thì « Họ đã hư hỏng đến độ đời sống tồi tệ của họ trở thành nguy hiểm ngăn cản lương dân trở lại đạo ». Dẫu được người thủ lãnh trại Bồ Ðào Nha tiếp đón tử tế và tìm cho nhà ở cạnh nhà ông, Ðc Lambert và các thừa sai đồng hành cũng muốn tỏ ra không bằng lòng với những thói quen này của các giáo sĩ sở tại. Ngài quyết định cấm phòng 40 ngày và như vậy không liên lạc với họ trong thời gian này. Tình hình coi bộ căng thẳng với Người Bồ Ðào Nha.

7. Ngày 10.10.1662, vừa ra phòng, Ðc Lambert vội vã viết một loạt thơ để nhờ thuyền trưởng Hòa Lan mang về Âu Châu. Ðc thực tế cắt đứt liên lạc với người Bồ Ðào Nha, nhưng lại rất thân tình với người trưởng nhóm Hòa Lan. Một bữa nọ, ông mời các giáo sĩ Pháp dùng cơm và giới thiệu với họ hai người Nam Việt để dậy tiếng việt cho họ. Qua liên lạc với hai người nam việt này, các ngài bắt đầu học tiếng việt và lo làm việc tông đồ cho cộng đoàn việt nam vừa mới được thành lập trên đất Thái này.

Từ tháng giêng 1663, Một số lễ rửa tội đã được thực hiện một cách công khai, trước mắt các tu sĩ Bồ Ðào Nha, lại càng làm cho căng thẳng giữa hai nhóm thừa sai căng thêm. Từ tháng 12 1662, khi nhóm Bồ Ðào Nha nhận được lệnh từ Goa gởi tới đòi họ phải tìm đủ cách ngăn cản các giám mục Pháp. Từ đó Người Bồ Ðào Nha lại càng có lý do để tìm cách loại trừ những người tiếm vị này. Họ phao tin thất thiệt về quyền hành và về thân thế Ðức cha. Họ hạch hỏi đức cha phải trình giấy tờ chứng minh. Thậm chí họ mang lính đến bắt đức cha. May thay nhóm giáo hữu Việt Nam đã kịp đến giải vây và đưa ngài về trại của họ. Từ đó, Ðc Lambert lập địa sở thường trực ở đây và đặt tên là trại Thánh Giuse. Ta có thể bảo rằng đây là địa chỉ đầu tiên của Tòa Giám Mục Ðịa phận Ðàng Trong.

Vào tháng 10.1663, cộng đoàn công giáo (đầu tiên) sinh hoạt với các thừa sai hải ngoại Paris đếm được khoảng 150 người, mà đa số là Việt Nam và Nhật Bản.

Paris, ngày 02 tháng 02 năm 2008

Ðính chính: trong bài 3, ở cuối trang 8, xin đọc « Ngày 11-06-1660, cha Lambert được tấn phong giám mục tại Paris », thay vì « Ngày 2.6.1660,.. . »

--------------------------------------------------------------------------------

Chú thích

[i] [i] Toàn bài này đã được dựa vào 3 tài liệu chính yếu sau dây:

· VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. 60-74, 86-98.

· FAUCONNET-BUZELIN, Françoise: Aux sources des Missions Étrangères: Pierre Lambert de la Motte; Editions PERRIN, 2006, 360 trang, tr. 76-104

· Ð ÀO QUANG TOẢN, Đức cha Lambert với chế độ bảo trợ truyền giáo Bồ Đào Nha. trong

http://fr.blog.360.yahoo.com/blog-SQMu_Aw1eqlqM9wPBUMWZMI-?cq=1&bid=41&yy=2007&mm=11
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đoá Hoa Đầu Xuân
Lm. Tâm Duy
00:25 02/02/2008

ĐÓA HOA ĐẦU XUÂN



Ảnh của Lm. Tâm Duy

Vườn ai nắng ấm chan hoà

Sáng nay bỗng ướm cành hoa vào mùa

Đầy vườn lộc biết cây tơ

Năm đi chưa hết đã ngờ xuân đâu

Bỗng dưng một đoá hoa đầu..

(Trích thơ Hoa Đào Nở Sớm của Chế Lan Viên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền