Ngày 04-01-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mùa Giáng Sinh, Mùa Siêu Sao
Nguyễn Trung Tây
00:39 04/01/2017
□ Nguyễn Trung Tây
Mùa Giáng Sinh, Mùa Siêu Sao



Thông thường đại hội dạ vũ văn nghệ lôi kéo được rất nhiều người. Đặc biệt mỗi lần có siêu sao nổi tiếng trình diễn ở nơi đâu, người yêu văn nghệ dạ vũ bỏ qua tất cả mọi sinh hoạt bận rộn thường nhật, bỏ ra nhiều tiền, lùng kiếm mua cho bằng được vé hạng nhất để ngồi ngay phía trước sân khấu.

Khi nghe tin có siêu sao xuất hiện, người người nô nức rủ nhau lên đường, lái xe về đại hí trường hoặc thành phố nơi có đại nhạc hội, với mơ ước được diện kiến dung nhan, xin được chữ ký, hoặc chụp hình chung với siêu sao.

Khi Đức Giêsu sinh ra, theo như thánh sử Luca, có những người mục đồng của thôn làng Bethlehem đã vội vàng lên đường tìm kiếm Siêu Sao. Tờ quảng cáo cho Đại Hội Dạ Vũ Giáng Sinh đầu tiên của nhân loại, theo như thánh sử Luca 2:1-20, không có hình cây thông xanh với những giây kim tuyến sáng lấp lánh, hoặc ông già Noel mặc áo đỏ, tay ôm những gói quà bọc giấy mầu sặc sỡ. Trên tờ quảng cáo của Luca, người ta nhìn thấy Siêu Sao Giêsu ngây thơ nằm trên máng cỏ. Vây bọc chung quanh Siêu Sao là Nữ Vương Thiên Đàng, thánh Giuse, thiên thần, đạo binh thiên quốc, và những người chăn chiên thôn làng Bethlehem. Người thông báo cho những mục đồng năm xưa biết tin tức và ngày giờ của Đại Hội Dạ Vũ, đồng thời cũng chính là M.C. của Siêu Sao Giêsu là Sứ thần Thiên Chúa. Tiếp theo tin mừng của sứ thần là liên khúc Vinh Danh Thiên Chúa và Bình An Dưới Thế, do đạo binh thiên quốc hòa bè, ngọt ngào du dương cất lên chào mừng và giới thiệu Siêu Sao Giêsu tới khán giả (Luke 2:1-15).

Đặc biệt hơn nữa, theo như thánh sử Mátthêu 2:1-12, trong thời gian Siêu Sao Giêsu sinh ra tại thôn làng Bethlehem, có những nhà Tu Sĩ từ phương Đông rủ nhau lên đường hành hương về đất thánh. Cũng giống như những mục đồng, những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã nhận được tờ quảng cáo đặc biệt của Đêm Dạ Vũ Tình Yêu từ trời cao gửi xuống. Trên tờ quảng cáo Dạ Vũ Tình Yêu của Matthew, người ta nhìn thấy túp lều tranh đơn sơ đang bừng sáng rực rỡ dưới ánh sáng của ngôi sao lạ; và xa xa là hình dạng của những nhà Tu Sĩ đang cưỡi lạc đà, mắt dõi nhìn về túp lều tranh. Theo như Bài Tin Mừng của Chúa Nhật Hiển Linh (Matt 2:1-12), ánh sao rực rỡ chiếu tỏa trời cao đã thông báo cho các nhà Tu Sĩ biết về sự xuất hiện của Siêu Sao Giêsu và Đại Nhạc Hội Dạ Vũ Giáng Sinh đang tưng bừng trống kèn, đốt đèn hoa đăng bên thành phố Bethlehem. Và thế là, từ phương Đông, các nhà Tu Sĩ Trung Đông hăm hở lên đường đi thẳng tới kinh thành Giêrusalem để thờ lạy vị Hoàng Đế Do Thái mới hạ sinh (Matt 2:1-2).

Nhưng rất tiếc, vị Hoàng Đế mà mấy ông Tu Sĩ đang đi tìm kiếm lại không sinh ra ở thủ đô chính trị của nước Do Thái. Cho nên mấy người khách hành hương của phương Đông bị lạc đường ngay tại kinh thành Giêrusalem. Bản tin về sự xuất hiện của vị tân hoàng đế người Do Thái rồi cũng tới tai của hoàng đế đương nhiệm, Vua Hêrôđê. Và đương nhiên, Vua Hêrôđê giật mình, bàng hoàng, và lo sợ cho sự tồn vong của ngai vàng. Sau khi khám phá ra địa danh của thôn làng cưu mang Tân Hoàng Đế Giêsu, để chuẩn bị cho một kế hoạch thâm độc, Vua Hêrôđê kêu gọi những nhà Tu Sĩ Trung Đông lên đường, làm sứ giả dọn đường đi trước. Ngay khi các ngài chuẩn bị hành trang lên đường, ngôi sao lạ tái xuất hiện trên bầu trời kinh thành Giêrusalem. Lần này, ngôi sao lạ đích thân dẫn dắt các ngài tới tận căn nhà, nơi có Hài Nhi Thánh đang say nồng giấc ngủ Thiên Đàng bên người Mẹ Thiên Đàng Maria (Matt 2:11).


Suy Niệm
Cuộc sống đức tin nào cũng là một hành trình, hoặc ngắn hoặc dài, của lên đường tìm kiếm Siêu Sao Giêsu. Từ những ngày đầu tiên khi chào đời, hăm hở bước đi những bước chân đầu tiên, cho đến khi chúng ta dừng bước, thoải mái ngồi xuống cái ghế có con số thích hợp với cái vé vào cửa của riêng mình, ai trong chúng ta chẳng có những lúc lạc đường, bơ vơ, và lạc loài trên con đường hành hương?

Những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã từng lạc đường ngay giữa kinh thành Giêrusalem. Nhưng các ngài không nản lòng, mất hy vọng, và mất niềm tin vào Thiên Chúa, bỏ dở cuộc hành hương tìm kiếm Siêu Sao Giêsu thành Nazareth. Bởi thế, các ngài mở miệng hỏi thăm tin tức về Hài Nhi Thánh. Hành động mở miệng của những nhà Tu Sĩ Trung Đông đã hoán chuyển, thay đổi tình trạng bế tắc, bởi cuối cùng bức màn che kín tên của địa danh nơi có Tân Tiểu Hoàng Đế cũng được kéo lên. Sau cùng Giavê Thiên Chúa lại còn sai ngôi sao lạ tái xuất hiện trên vòm trời thủ đô. Lần này, ngôi sao lạ đích thân dẫn dắt các ngài tới thẳng căn nhà của Tân Hoàng Đế Giêsu.

Bởi lòng kiên trì và niềm tin vào Thiên Chúa, những nhà Tu Sĩ Trung Đông của Chúa Nhật Hiển Linh đã trở thành một gương sáng cho bạn và tôi trên con đường hành hương về Nước Trời. Noi theo gương của các nhà Tu Sĩ năm xưa, vào những giây phút lạc đường, mất niềm tin vào mình, vào tha nhân, và vào đời sống, chúng ta hãy mở miệng thưa chuyện với Thiên Chúa, chúng ta hãy mở miệng năn nỉ xin Giavê Thiên Chúa tiếp tục soi đường dẫn lối. Nếu chúng ta cầu xin, Thiên Chúa sẽ đích thân dọi đèn chiếu sáng lối đi cho chúng ta tới thẳng ghế ngồi hạng nhất, để bạn và tôi có dịp chiêm ngưỡng và lắng nghe Siêu Sao Giêsu hát bài Tình Ca Muôn Thuả, “Oh, my love, my darling, I hunger for your touch”.


Lời Nguyện
Lạy Chúa, trong Mùa Giáng Sinh, xin dạy con tiếp tục bước tới trên con đường hành hương tìm kiếm Siêu Sao Giêsu thành Nazareth, dù rằng con vẫn còn đang bước đi những bước xiêu vẹo vấp té và khập khiễng lao đao.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Đơn sơ và thông thái
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:34 04/01/2017
Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Linh, năm A
Is 60,1-6 Ep 3,2-3a.5-6 Mt 2, 1-12

Đơn sơ và thông thái

Thiên Chúa đã làm người, đã sinh ra trong hình hài một trẻ thơ, với cha mẹ là Giuse và Maria. Đó là Tin Mừng Giáng Sinh. Vĩnh cửu đã đi vào trong thời gian.Vô hạn đã trở thành hữu hạn.Trời đã nối với đất và đất đã gặp gỡ trời!
Sau các mục đồng Do thái, đến lượt các Đạo sĩ phương Đông được mạc khải về Chúa Hài Đồng Giêsu. Các đạo sĩ, có lẽ là các nhà Chiêm tinh học Babylon hoặc Ba Tư đã vất vả vượt đường xa, lặn lội tìm kiếm nơi Hài Nhi giáng sinh để bày tỏ lòng yêu mến đối với một Vị Vua của nhân loại vừa ra đời. Kiến thức uyên thâm cùng với lòng khao khát tìm kiếm đã thúc đẩy các vị, từ những phương hướng khác nhau, cùng đi tới trong một ý hướng để tiến dâng lễ vật với tấm lòng thành.

Ðức Cha Fulton Sheen đã gọi các mục đồng các đạo sĩ những người đơn sơ và những người thông thái.

Khi các mục đồng canh giữ chiên ở ngọn đồi Bêlem, họ bỡ ngỡ vì vẽ đẹp của thiên thần: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành của vua Ðavit, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa” (Lc 2,10-12).

Còn các đạo sĩ ở bên kia xứ phương Đông, nghiên cứu bầu trời và thấy một ngôi sao lạ xuất hiện. Họ theo ánh sao tìm đến hang đá Bêlem gặp Hài Nhi: “Bấy giờ, ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng.Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến” (Mt 2,9-12).

Như những cánh bướm bị thu hút bởi ngọn lửa, các mục đồng và các đạo sĩ tiến đến ngai vàng chỉ là một hang đá, đến với Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Thiên Chúa Hài Nhi ngước nhìn từ máng cỏ chỉ thấy hai hạng người tìm gặp Ngài và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian. Ðó là các mục đồng và các đạo sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.

Các mục đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trong là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Ðêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng. Thiên Thần cho biết Ðấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong hang đá Bêlem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Ðấng Chăn Chiên của họ

Các đạo sĩ tìm gặp Ðấng Cứu Thế là những người thông thái. Họ không là những vua chúa. Họ không phải là những người nghiên cứu nông cạn mà là những bậc thầy hoàng vương, những nhà tinh thông về vũ trụ và họ đã khám phá ra một ngôi sao lạ. Ðối với khoa học và tôn giáo họ được liệt vào hàng đầu trong nước của họ. Các vua chúa bàn hỏi với họ trước khi xuất chinh. Các nông dân hỏi ý kiến họ trước khi trồng tỉa. Hàng ngàn người đã thấy ngôi sao, nhưng sự uyên bác của ba đạo sĩ làm cho họ lên đường khám phá. Chính nhà bác học Newton đã thốt lên khi quan sát vũ trụ: Tôi thấy Thiên Chúa đi qua kính viễn vọng của tôi. Ðối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người thông thái đó là một dấu chỉ thời đại, một tác phẩm của Thiên Chúa. Thế nên các đạo sĩ đã đi theo ánh sáng ngôi sao với bao gian lao, đầy mạo hiểm. Ðến nơi, mặc phẩm phục và quỳ trên nệm rơm, các đạo sĩ chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp được điều gì. Họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian. Tặng phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng, vì Hài Nhi sẽ là vua. Nhũ hương, vì Ngài sẽ là Tư Tế. Mộc dược, vì Ngài sẽ chết như mọi người. Các Ðạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng khôn ngoan.

Chỉ có các mục đồng và các đạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng Cứu Thế. Trong khi đó các người nổi nang trong đạo Do thái không gặp được Ngài. Bởi lẽ: Các luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Các kỳ lão chỉ lo lắng về truyền thống. Hêrôđê cũng là con người tìm tòi, ông đã cặn kẽ điều tra nơi Hài Nhi ở, không phải để đến thờ lạy mà tìm cách hủy diệt. Loại người nào cũng tự mãn trong những cơ chế phức tạp cứng nhắc (Ðức Cha Bùi Tuần).

Thời nay cũng thế, đầy dẫy những triết gia, những nhà khoa học, những người vô thần theo thuyết bất khả tri... nhưng không ai trong họ đã nhìn thấy một thiên thần hay ánh sáng một ngôi sao. Dòng dõi của những Hêrôđê kiêu ngạo cho tới thời nay đã không tìm thấy Thiên Chúa vì họ muốn dùng lý trí để nắm bắt siêu việt. Họ quá phức tạp nên không hiểu lời xác quyết đơn sơ của các mục đồng, quá đầy kiến thức khoa học để lãnh hội chân lý do các đạo sĩ đem đến. Dòng dõi này che đậy tính kiêu ngạo và đi tới chỗ coi Giáo Hội là một thể chế đã lỗi thời cần loại bỏ.

Ðiều kiện tiên quyết để gặp được Thiên Chúa, đó là lòng khiêm nhường, chung cho cả người đơn sơ lẫn người thông thái. Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng mới gặp được Thiên Chúa bởi họ ý thức mình không biết gì cả. Những người thông thái đích thực như các đạo sĩ gặp được Thiên Chúa bởi vì họ ý thức mình không biết gì cả.

Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng. Ngài đã Giáng sinh trong hang đá, nơi người ta phải cúi mình để đi vào. Ðó là một cử chỉ khiêm nhường. Các mục đồng và các đạo sĩ đủ đơn sơ để nghiêng mình xuống. Khi làm như vậy, họ thấy mình ở trong hang đá. Tại đó, một người nữ diễm lệ, đầu đội mặt trời, chân đạp mặt trăng và đôi tay ẵm lấy Hài Nhi, Ðấng dùng những ngón tay bé nhỏ của mình nâng đỡ trái đất. Khi các mục đồng và các đạo sĩ quỳ gối, có lẽ các đạo sĩ ghen với các mục đồng vì con đường của các mục đồng ngắn hơn, họ tìm thấy sự khôn ngoan là chính Thiên Chúa mau hơn.

Ngày nay, Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo cả nhân loại đến với Con Một của Ngài là Ðức Giêsu Kitô. Ngài vẫn không ngừng cho những ánh sao dẫn đường. Không phải là ánh sao trên trời cao mà là ánh sáng Ngài gieo vào lòng người. Mỗi người cần phải trung thành với ánh sáng đó, dấn bước trên hành trình đức tin đầy mạo hiểm của mình.

Các Thượng tế, các kinh sư thông hiểu Thánh kinh, họ cắt nghĩa cho Hêrôđê rất chính xác nhưng họ vẫn ngồi yên tại chỗ. Họ tìm Ðấng Thiên Sai trong Thánh Kinh, nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ.

Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng, những tâm hồn cởi mở khao khát chân lý như các đạo sĩ lại được hạnh phúc nhận biết Người. Phúc âm Luca nói đến người đơn sơ và người thông thái: “Khi ấy, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng đã tỏ cho những kẻ đơn sơ. Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế. - Cha đã trao cho Con mọi sự. Không ai biết Con là ai, ngoài Cha ra; cũng không ai biết Cha là Đấng nào, ngoài Con, và những người được Con muốn tỏ cho biết”. (Lc 10, 21-22). Chúa Giêsu ngợi khen Cha trên trời, vì đã giấu những bí ẩn của Người đối với kẻ thông thái mà lại tỏ ra cho ai đơn sơ. Xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng điều này tỏ lộ sự khôn ngoan của Thiên Chúa.“Những người nhỏ bé, đơn sơ” là dấu hiệu cho thấy rõ ràng về việc cứu rỗi của Thiên Chúa.Những người đơn sơ theo Thánh Kinh là những người hiểu hơn ai hết tình cảnh của mình. Họ tìm Thiên Chúa với niềm phó thác và biết rằng Thiên Chúa không hề bỏ rơi một ai trong sự thất vọng. Tuy nhiên, nói như trên không có nghĩa là “những người khôn ngoan và thông thái” bị loại ra khỏi lối vào mầu nhiệm Thiên Chúa. Điều mà “những con người khôn ngoan”cần phải biết là họ chỉ có thể hiểu được Thiên Chúa - Đấng Vô hình bắt đầu từ những gì đơn sơ nhất. Sự khôn ngoan, thông thái và niềm kiêu hãnh vì có “đầy kinh nghiệm cuộc sống” hay vì mãn nguyện với “thẩm quyền trí tuệ và thần học”đã ngăn cản nhiều người khám phá kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, kìm giữ bước chân họ trong “khung trời riêng”của mình mà không hội nhập vào sự năng động của ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang đến (x.donboscoviet.net).

Các đạo sĩ thông thái có đủ khiêm nhường để đến gặp gỡ và thờ lạy Chúa Hài Nhi. Các mục đồng và đạo sĩ thật có phúc như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật các con: Có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều các con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe” (Lc 10,24).

Thiên Chúa từ trời cao đã làm người trần thế và làm một Hài Nhi để ta có thể gặp được Ngài. Thiên Chúa vĩ đại, quyền uy đã trở nên một trẻ thơ bọc tã, nằm trong máng cỏ, để cho ta có thể gần gũi Ngài. Lễ Giáng Sinh và lễ Hiển Linh chính là lễ hội những cuộc gặp gỡ. Thiên Chúa đến với con người và con người nhận biết Ngài nơi Hài Nhi Giêsu. Chỉ có người đơn sơ và người thông thái với đức khiêm nhường mới gặp được Người.Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh kinh, qua Giáo Hội, qua các Bí tích, qua cuộc sống hàng ngày. Ðể gặp Ngài, chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn lối cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gặp gỡ các nạn nhân những trận động đất ở miền Trung Italia
Đặng Tự Do
03:42 04/01/2017
Thứ Năm 5 tháng Giêng, Vọng Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có cuộc gặp gỡ tại Vatican với các nạn nhân của trận động đất tàn phá miền trung Italia trong cả năm qua.

Gần 300 người đã thiệt mạng trong một trận động đất xảy ra gần thị trấn Amatrice vào ngày 24 tháng 8. Chỉ hơn hai tháng sau đó, một loạt các trận động đất khác đã xảy ra trong cùng khu vực, nghiêm trọng nhất là trận động đất cường độ 6.6 vào ngày 30 tháng 10. Đó là trận động đất lớn nhất xảy ra tại Italia trong hơn ba mươi năm qua. May mắn là chỉ có hai người chết trong các trận động đất này, mặc dù một số thị trấn, trong đó có thị trấn Norcia, nơi sinh của hai Thánh Biển Đức và Scholastica, đã bị thiệt hại nghiêm trọng.

Đức Cha Renato Boccardo, là Tổng Giám Mục Spoleto-Norcia, cho biết cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng “được dành đặc biệt cho những ai bị mất người thân, nhà cửa, sinh kế, hay phải di dời đến các nơi khác.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài muốn chào đón đặc biệt những người, dưới nhiều hình thức khác nhau, bị thương tổn bởi các trận động đất, và những người đang tìm kiếm “niềm an ủi và hy vọng.”

Tham dự cuộc gặp gỡ này có khoảng 800 người từ các giáo phận, được tháp tùng bởi các giám mục, và linh mục địa phương. Đại diện các cơ quan dân sự đã cứu giúp người tị nạn hay đang xây dựng lại các thị trấn cũng có mặt trong buổi tiếp kiến.
 
Dân Biểu Quốc hội Hoa Kỳ đa số vẫn là người Kitô giáo
Đồng Nhân
10:16 04/01/2017
WASHINGTON - Quốc Hội Hoa Kỳ nhậm chức vào thứ ba vừa qua vẫn còn gần như đa số áp đảo là Kitô giáo gần giống như năm 1960 trước đây, ngay cả trong khi tỷ lệ người Mỹ trưởng thành người tự gọi mình là Kitô hữu đã giảm, theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew.

Một báo cáo từ nhóm trung lập nói rằng 91% các nhà lập pháp trong Quốc hội thứ 115 kỳ này là người đảng Cộng Hòa và nói mình là Kitô hữu, giảm nhẹ so với 95% trong Quốc hội thứ 87 vào năm 1961 và 1962, những năm đầu tiên có dữ liệu để so sánh.

Ngược lại, phần lớn người Mỹ tự gọi mình là Kitô giáo đã giảm xuống 71% trong năm 2014, báo cáo của Pew cho biết. Trong khi Pew không có con số cho năm 1960, một cuộc khảo sát của Gallup từ thời điểm đó cho thấy rằng 93% người Mỹ đã mô tả mình là Kitô hữu.

Aleksandra Sandstrom, tác giả chính của báo cáo, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng: "Điều thú vị nhất là Quốc hội đã thay đổi rất ít trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là so với công chúng nói chung"

Khoảng cách lớn nhất giữa Quốc hội và người Mỹ là số những người nói rằng họ không có tôn giáo. Chỉ có một nghị sĩ, đại diện đảng Dân chủ bà Kyrsten Sinema Arizona, cho mình là không liên kết với tôn giáo nào cả. Nhưng theo cuộc khảo sát của Pew cho thấy 23% người Mỹ cho rằng mình không thuộc tôn giáo nào cả.

Tỷ lệ phần trăm người Mỹ không tôn giáo đã phát triển, nhưng phần cử tri trong các cuộc thăm dò cho rằng họ không có tôn giáo thì thấp hơn so với những chia sẻ của công chúng, ông Greg Smith, một chuyên gia Pew về bức tranh tôn giáo tại Hoa Kỳ nhận định như vậy.

Trong số 293 dân biểu Cộng Hòa được bầu vào Quốc hội mới, tất cả là Kitô hữu trừ 2 người Do Thái Cộng Hòa là ông Lee Zeldin của New York và ông David Kustoff ở Tennessee.

242 dân biểu đảng Dân chủ trong Quốc hội, 80% họ là Kitô hữu, còn lại có 28 người Do Thái, 3 người Phật tử, 3 người theo đạo Hindu, 2 người Hồi giáo và 1 một tin vào vũ trụ phổ quát.

Số dân biểu người Tin Lành trong Quốc hội nay đã giảm xuống 56% so với 75% trong năm 1961, trong khi dân biểu người Công Giáo trong Quốc hội đã tăng lên đến 31% từ 19% vào năm 1960.

Dân số Hoa Kỳ trong năm 2014 là 46,5% người Tin Lành và 21% người Công Giáo theo như cuộc khảo sát của Pew cho thấy.

Cuộc khảo sát được dựa trên dữ liệu thu thập bởi CQ Roll Call thông qua các câu hỏi và các cuộc gọi điện thoại cho các Dân biểu và qua các văn phòng của các cử tri.

(Nguồn theo Báo cáo của Ian Simpson; Editing by Scott Malone và Grant McCool, và đựợc đăng trên http://www.reuters.com/article/us-usa-congress-religion-idUSKBN14O16X)
 
32 triệu người theo dõi Twitter của ĐGH Phanxicô
Nguyễn Long Thao
11:43 04/01/2017
Đầu năm 2017 tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô có 32 triệu theo dõi. Qua tài khoản Twitter, Đức Thánh Cha gửi sứ điệp ngắn, giống như ngày Tết dương lich năm 2017 Ngài đã viết: "Chúng ta hãy phó thác năm mới cho Đức Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, để hòa bình và lòng thương xót có thể phát triển trên toàn thế giới"; hoặc cuối năm 2016: Ngài viết "Khi chúng ta kết thúc năm cũ, chúng ta hãy nhớ những ngày, tuần và tháng, chúng tôi đã sống để tạ ơn và dâng lên Chúa tất cả mọi thứ"

Đa số những người theo dõi tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha là những người nói tiếng Tây Ban Nha. Sau đây là con số những người theo dõi tài khoản Twitter của ĐGH xếp theo ngôn ngữ:

Tây Ban Nha: 12.500.000

Tiếng Anh: 10,2 triệu

Ý: 4.100.000

Bồ Đào Nha: 2.440.000

Ba Lan: 751.000

Latin: 735.000

Pháp: 717.000

Đức: 412.000

Ả Rập: 350.000

Đức Giáo Hoàng Benedictô thứ 16 đã mở tài khoản Twitter một vài tháng trước khi Ngài từ chức. Còn tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha Phanxicô được chính thức khai mạc tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vào ngày 3 tháng 12, năm 2012. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tài khoản Pontifex ngay sau khi đắc cử. Ngày 17 tháng 3 năm 2013 ngài gửi ra Twit đầu tiên "Các bạn thân mến, từ trái tim của tôi tôi cảm ơn bạn và yêu cầu bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi”
 
Đức Thánh Cha Phanxicô bàng hoàng trước số tù nhân bị thiệt mạng trong vụ nổi loạn trong tù tại Brazil, nhiều người bị chặt đầu
Đặng Tự Do
18:12 04/01/2017
Nhà tù Anisio Jobim tại Manaus
Hôm thứ Tư, 4 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ “nỗi buồn và sự âu lo” của ngài khi được tin về cuộc nổi dậy trong một nhà tù tại Brazil. Ít nhất 56 tù nhân đã bị thiệt mạng, trong đó có nhiều người bị chặt đầu. Đây là cuộc bạo loạn đẫm máu nhất tại Brazil trong hai thập kỷ qua.

Vụ nổi loạn đã diễn ra vào chiều Chúa Nhật 1 tháng Giêng và kéo dài trong suốt 17 giờ tại nhà tù Anisio Jobim tại Manaus, thủ phủ của bang Amazon, Brazil. Những tù nhân nổi loạn đã bắt giữ 12 nhân viên nhà tù làm con tin. Chưa rõ có bao nhiêu tù nhân đã trốn thoát.

Điều đáng âu lo là vụ nổi loạn này đã được tiên báo trước bởi các nhân viên trong trại tù Anisio Jobim khi căng thẳng giữa hai băng nhóm mua bán ma túy càng lúc càng tăng và con số tù nhân càng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trước các báo cáo của ban giám đốc trại giam, bộ Tư Pháp Brazil đã giữ im lặng.

Các nhân chứng cho biết hai băng buôn bán ma túy, một có bản doanh tại Sao Paolo, và bên đối phương có bản doanh tại Rio De Janeiro, đã có những căng thẳng và xô xát từ nhiều tháng trước.

Vụ nổi loạn xảy ra khi hai phe tìm cách thanh toán nhau trong tù. Nhiều tù nhân đã bị phanh thây và chặt đầu, nhiều người bị thiêu.

Trong buổi tiếp kiến chung vào ngày thứ Tư, Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện “cho những người đã chết, cho gia đình, cho tất cả các tù nhân trong các nhà tù, và cho những người làm việc ở đó.”

Đức Thánh Cha cũng lặp lại lời kêu gọi “các nhà tù phải là nơi cải tạo và tái hội nhập vào xã hội; và điều kiện sống của các tù nhân phải xứng đáng với phẩm giá con người.”

Trong bài phát biểu ứng khẩu cuối buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng dẫn cầu nguyện cho những tù nhân tham gia vào vụ bạo loạn, cả những người còn sống và những người đã chết, và cho tất cả các tù nhân trên khắp thế giới. Ngài cầu nguyện với Đức Maria, Mẹ của tù nhân, để các nhà tù đừng quá đông đúc, nhưng có thể là nơi phục hồi chức năng.

Hôm thứ Ba 3 tháng Giêng, Bộ trưởng Tư Pháp của Brazil đã đề xuất một cải tổ hệ thống nhà tù tại nước này nhằm giải quyết tình trạng các nhà tù quá đông. Sau khi đến thăm nhà tù tại thành phố Manaus, Bộ trưởng Alexandre de Moraes nói rằng nước ông cần thiết phải cải thiện điều kiện trong các nhà tù, là nơi có khoảng 600,000 tù nhân đang bị giam giữ.
Các thân nhân âu lo
 
Giám Mục Brazil kêu gọi cầu nguyện và cải tạo các điều kiện trong tù trước âu lo bạo loạn lan rộng
Đặng Tự Do
18:36 04/01/2017


Một giám mục địa phương đã kêu gọi các nỗ lực cầu nguyện và cải tạo nhà tù sau cuộc nổi dậy tại nhà tù Anisio Jobim ở thành phố Manaus, bang Amazon Brazil, khiến ít nhất 56 người chết.

Vụ việc này là “một tình huống rất buồn và đáng sợ”, Đức Cha José Alburquerque de Araujo, Giám mục phụ tá của Manaus nói. Ngài yêu cầu tất cả dân chúng Brazil hiệp nhất trong lời cầu nguyện.

Vào chiều Chúa Nhật 1 tháng Giêng, vụ nổi loạn đã diễn ra khi hai băng buôn bán ma túy tìm cách thanh toán nhau. Một băng có bản doanh tại São Paolo, và bên đối phương có bản doanh tại Rio De Janeiro.

Dư luận tại Brazil lo sợ các tù nhân trốn thoát khỏi nhà tù và những câu chuyện tàn sát kinh hoàng trong đó nhiều tù nhân bị phanh thây và chặt đầu có thể dẫn đến những vụ bạo động tại Sao Paolo và Rio De Janeiro.

Trong cuộc nổi dậy, 12 người cai tù bị bắt làm con tin, nhưng họ đã được trả tự do không hề hấn gì sau khi nhà chức trách đàm phán với những tù nhân nổi loạn.

Đây là các cuộc bạo loạn nhà tù đẫm máu thứ hai ở Brazil, chỉ thua cuộc bạo động năm 1992 tại Carandiru, bang São Paulo, nơi 111 tù nhân chết.

Hệ thống nhà tù Brazil hiện nay quá đông. Khu liên hợp nhà tù Anísio Jobim chỉ có khả năng chứa 454 tù nhân, nhưng hiện chứa đến 1,224 tù nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với Radio Vatican, Đức Cha Albuquerque de Araújo nói:

“Giáo Hội tại Manaus thở dài với một nỗi buồn sâu sắc về những gì đã xảy ra. Tất cả chúng tôi hiệp nhất trong lời cầu nguyện: các linh mục, phó tế, nhân viên mục vụ, các giám mục và những người phục vụ trong các nhà tù”.

Ngài nói thêm:

“Đây là một tình huống rất buồn, một thách thức lớn đối với chúng tôi là làm sao cải thiện các điều kiện trong các nhà tù để các tù nhân có thể hưởng được sự thanh thản và công lý, nhân quyền của họ được tôn trọng. Cố gắng trước mắt là mang lại hòa bình trong các nhà tù”
 
Kiệt tác của Amnesty International phơi bày sự thật về luật báng bổ của Pakistan
Đặng Tự Do
20:06 04/01/2017
Trong một báo cáo dày 68 trang, Amnesty International đã phơi bày sự thật về luật báng bổ của Pakistan mà nạn nhân của nó từ năm 1987 đến nay là 633 người Hồi giáo, 494 người Ahmadis (1), 187 Kitô hữu và 21 người theo Ấn Giáo.

Báo cáo của Amnesty International có tựa đề “As Good as Dead”, nghĩa là “Cũng như là Chết”, trong đó ghi lại tình trạng của những người bị tố cáo là báng bổ tiên tri Muhammad. Họ sống cũng như là chết trước cơ man những hình thái bạo lực về tinh thần và thể xác chống lại họ.

Trong lời nói đầu, Amnesty International nói thẳng thừng rằng:

“Luật báng bổ của Pakistan đã được cẩn thận viết theo lối mở rộng cửa cho những lạm dụng.

Người ta cố tình không đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ cho những điều khoản trong luật này được diễn đạt đúng đắn như thường thấy trong hệ thống luật pháp của một quốc gia. Điều này có nghĩa là các bị cáo có rất ít phương tiện để tự bảo vệ mình.

Luật báng bổ của Pakistan thể hiện một sự xuyên tạc hệ thống tư pháp, trong đó các bị cáo thường bị xem là có tội, dù có rất ít hoặc chẳng có bằng chứng nào cả.

Báo cáo này ghi lại cẩn thận các trường hợp nhằm minh họa cho những vi phạm nhân quyền và lạm dụng trên một phạm vi rất rộng, để làm nổi bật sự cần thiết phải bãi bỏ một cách cấp bách luật này – và trong khi chờ đợi luật này bị bãi bỏ - chúng tôi muốn nêu bật sự cần thiết là chính quyền Pakistan phải đưa ra các thủ tục bảo vệ hiệu quả cho những người vô tội”.

Viện dẫn các phán quyết của tòa án, Amnesty International tố cáo trước công luận quốc tế rằng:

“Đa số các trường hợp bị tố cáo là phạm thượng dựa trên những cáo buộc sai lầm xuất phát từ những tranh chấp quyền sở hữu hoặc những bất hòa giữa các cá nhân hoặc giữa các gia đình, chứ không phải là thật sự báng bổ [tiên tri Muhammad], và chắc chắn những cáo buộc như thế sẽ dẫn đến hàng loạt những vụ bạo động trên quy mô toàn bộ cộng đồng”.

Toàn bộ báo cáo của Amnesty International có thể xem tại đây. Pakistan: “As Good as Dead”: The Impact of the Blasphemy Laws in Pakistan

[1]. Ahmadis là một nhánh Hồi Giáo chỉ có ở Ấn Độ và Pakistan. Họ tin rằng vị tiên tri cuối cùng của Hồi Giáo là Mirza Ghulam Ahmad, là người sáng lập ra hệ phái này vào năm 1889 và qua đời năm 1908. Người Hồi Giáo Sunni hay Shiite tin rằng vị tiên tri cuối cùng của Hồi Giáo là Muhammad qua đời năm 632.
 
Ngày đầu Năm Mới Tòa Giám Mục bị cướp tại Venezuela
Đặng Tự Do
20:31 04/01/2017
Mới ngày đầu Năm, một Tòa Giám Mục tại Venezuela đã bị cướp trong khi Đức Giám Mục cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa ngay kế bên.

Sáng Chúa Nhật 1 tháng Giêng, trong khi Đức Cha Rafael Conde Alfonzo của giáo phận Maracay đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, sát ngay bên cạnh Tòa Giám Mục, một băng đảng tội phạm đã dỡ ngói chui vào Tòa Giám Mục, đánh cắp máy tính xách tay, các vật dụng văn phòng, và hè nhau khiêng đi một két sắt.

Khi ngài trở về Tòa Giám Mục sau Thánh Lễ, ngài vẫn còn nhìn thấy một trong những tên cướp. Thấy ngài y mới bỏ chạy.

Venezuela đang trải qua một cuộc khủng hoảng tồi tệ về kinh tế và chính trị. Dân chúng đau khổ trước tình trạng thiếu một cách trầm trọng các nhu yếu phẩm. Các hàng dài những người phải xếp hàng chờ đợi mua bánh mì và sữa. Họ phải đối diện với một tương lai bất định gây ra bởi hiện trạng siêu lạm phát tiền Venezuela.

Tòa Thánh đã làm trung gian hòa giải giữa chính phủ và phe đối lập tại Venezuela từ hôm 30 tháng 10 năm ngoái. Các cuộc đàm phán đã được công bố hôm 25 tháng 10 chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela đã có một cuộc họp bất ngờ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán diễn ra trên đảo Margarita, ngoài khơi bờ biển Venezuela, cho đến nay vẫn không đi đến đâu.

Người ta lo ngại các cuộc đàm phán này chỉ là động tác giả của Nicolas Maduro nhằm câu giờ hơn là thực tâm muốn giải quyết các cuộc khủng hoảng.
 
Các Giám Mục Slovenia bày tỏ nỗi buồn trước việc phạm thánh tại Ljubljana
Đặng Tự Do
21:00 04/01/2017
Hôm 2 tháng Giêng, một nhà nguyện trên núi gần Ljubljana đã bị phạm thánh. Kẻ gian đập phá các ảnh tượng và xịt sơn những khẩu hiệu Hồi Giáo như “Allahu Akhbar” (Thiên Chúa thật vĩ đại) lên tường.

Phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Slovenia đã ra một tuyên bố bày tỏ sự buồn phiền trước hành vi mạo phạm này.

Cha Tadej Strehovec, phát ngôn nhân của Hội Đồng Giám Mục Slovenia mô tả hành động này như một mưu toan “nhằm chống lại sự cùng tồn tại hòa bình giữa các cộng đồng tôn giáo ở Slovenia.”

Ngài cũng hoan nghênh một tuyên bố từ cộng đồng Hồi giáo quốc gia kêu gọi cảnh sát lùng bắt cho được thủ phạm.

Theo thống kê hồi tháng 7 năm 2016, Slovenia có 1,978,000 dân trong đó 58% là người Công Giáo. Người Hồi Giáo chỉ chiếm 2.3%. Giáo Hội tại Slovenia được chia làm 4 giáo phận và 2 tổng giáo phận. Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zore coi sóc tổng giáo phận thủ đô Ljubljana cũng là giáo chủ Công Giáo tại quốc gia này.
 
Top Stories
Philippines: L’année 2017 déclarée « Année de la paroisse » par la Conférence épiscopale philippine
Eglises d'Asie
11:02 04/01/2017
La Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) a déclaré l’année 2017 « Année de la paroisse, source de communion pour les communautés ». Cette initiative pastorale a été lancée officiellement dans toutes les paroisses catholiques des Philippines le 27 novembre 2016, début de la nouvelle année liturgique, avec trois priorités : communion, participation et mission. Son but : que les paroisses catholiques deviennent davantage sources de miséricorde et de renouveau missionnaire, en préparation au 500e anniversaire de l’évangélisation de l’archipel philippin, qui sera célébré en 2021.

« En célébrant l’année 2017 comme l’Année de la paroisse, source de communion pour les communautés, nous sommes mis au défi de discerner avec davantage de profondeur nos modes de gouvernance dans nos diocèses et nos paroisses. Nous sommes appelés à approfondir notre vie de foi, notre appartenance et notre participation au sein de la communauté paroissiale, notre sens de la communion avec les autres membres de notre communauté. Nous avons à nous concentrer sur l’édification d’une paroisse qui soit véritablement fondée sur une communauté priante, immergée dans la vie de ses membres. Aux Philippines, notre vision de l’Eglise source de communion peut aujourd’hui s’incarner en développant les communautés chrétiennes de base », peut-on lire dans l’exhortation pastorale de la CBCP.

Vivre et partager la communion au sein des communautés

Aux Philippines, comme dans un certain nombre de pays d’Asie du Sud-Est, les « communautés ecclésiales de base » (BEC, Basic Ecclesial Communities) sont au cœur de la vie et de l’action de l’Eglise catholique. Réunies au sein d’une BEC, les familles catholiques d’une même paroisse ou d’un même quartier se réunissent régulièrement pour un partage d’Evangile, pour prier ou organiser des actions caritatives. Selon la vision d’une « Eglise participative » définie en 1991 lors du second concile plénier de l’Eglise des Philippines, les BEC s’efforcent de refléter la communauté des débuts, celle de Jérusalem. Aujourd’hui, ce sont sur ces communautés que les évêques catholiques philippins souhaitent s’appuyer pour renouveler et renforcer la vitalité des paroisses. « Les BEC, plus petites communautés chrétiennes après la famille, seront les témoins incarnés de notre foi », a déclaré le P. Gilbert Urbina, vicaire épiscopal de l’archidiocèse de Palo.

Un appel à la prière, à l’Eucharistie et à la pénitence

« Mais comment pouvons-nous renouveler nos communautés paroissiales afin qu’elles répondent au défi de recentrer l’essentiel de nos actions sur le Christ ? », interrogent les évêques philippins. « En se mettant à l’écoute du message de la Vierge Marie, à Fatima, qui, en 1917, a demandé aux trois enfants visionnaires de suivre les trois chemins que sont la prière, la communion quotidienne et la pénitence », ont répondu les évêques. « Le message de Fatima raisonne de manière limpide pour nous tous. Si nous rêvons de renouveau dans notre Eglise, alors retournons à la prière, allons recevoir son Fils dans l’Eucharistie et offrons des pénitences en réparation de nos péchés. Si nous souhaitons que chaque communauté paroissiale devienne la famille des familles et soit source de communion pour nos communautés, alors vivons du message de Notre Dame de Fatima, afin qu’elle nous aide à incarner notre vision », a déclaré Mgr Socrates villegas, archevêque de Lingayen-Dagupan et président de la CBCP. Cent ans après les apparitions à Fatima, c’est un véritable appel à la conversion personnelle à la suite de la Vierge Marie que lancent les évêques philippins, dans cet archipel où la présence mariale joue un rôle majeur dans le cœur et la foi des fidèles catholiques.

Conforter le rôle missionnaire des laïcs

« Avant d’évangéliser à notre tour, nous devons nous-mêmes avoir été évangélisés en ayant vécu une conversion personnelle, en ayant fait l’expérience d’avoir résisté au mal », a affirmé le P. Amado Picardal, secrétaire général du Comité épiscopal des communautés chrétiennes de base auprès de la CBCP. Il a notamment encouragé les paroisses à développer « des initiatives durables et pérennes qui vont plus loin que la simple formation catéchétique, en s’impliquant dans les problèmes de société rencontrés par les fidèles, que ce soit la protection de l’environnement, la prévention des catastrophes naturelles ou des initiatives locales en faveur de la protection des enfants et des femmes ».

Dans le diocèse de Novaliches (banlieue nord de Manille), des fidèles ont déjà pu expérimenter les fruits de ces communautés chrétiennes centrées sur la prière et la proximité, grâce aux initiatives lancées en 2016, durant l’Année jubilaire de la miséricorde. « Personnellement, l’Année jubilaire de la miséricorde restera mémorable. Grâce à la création de BEC au sein de ma paroisse, je me suis rapproché de Dieu. Grâce à ces rencontres régulières entre paroissiens, nous nous connaissons mieux et il est plus facile d’œuvrer ensemble. On sent la présence de Dieu parmi nous et j’ai constaté que notre paroisse est devenue très vivante », a confié à CBCP News Abet Jaramillos, un fidèle de la paroisse du Christ-Roi de Batasan Hills, à Quezon City.

« Développer des BEC qui soient vecteurs de communion, de participation et de mission est un appel à l’action pour tous les membres de nos paroisses, pour toutes les communautés de base et les associations. Ensemble, nous pourrons construire une communauté paroissiale où l’esprit de communion, la mission d’évangélisation dans la sanctification et la célébration eucharistique, seront vécus au quotidien et où notre mission de transformation sociale pourra s’exercer pleinement, en faisant en sorte que le règne de Dieu – un royaume de justice, de paix, d’harmonie et de liberté – devienne réalité », ont appelé les évêques philippins.

Après le Congrès eucharistique mondial, organisé à Cebu fin janvier 2016, l’Eglise catholique des Philippines s’apprête également à accueillir, du 16 au 20 janvier 2017, le Congrès mondial de la miséricorde. C’est le cardinal Philippe Barbarin, archevêque de Lyon, qui sera l’envoyé spécial du pape. (eda/nfb)

(Source: Eglises d'Asie, le 4 janvier 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tổng giáo phận Sài Gòn –Gia đình Phúc Âm Mừng bổn mạng –Lễ Thánh Gia Thất
Phương Nga
10:02 04/01/2017
Tổng giáo phận Sài Gòn –Gia đình Phúc Âm Mừng bổn mạng –Lễ Thánh Gia Thất

“Này ông,hãy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập,và cứ ở đó cho đến khi Tôi báo lại,vì Vua Herode đang tìm giết Hài Nhi đấy” (Mt 2,13)

Trong niềm hân hoan cùng Giáo Hội toàn cầu Gia đình Phúc Âm TGP Sài Gòn cũng mừng kính lễ Thánh Gia là Bổn mạng của Hội và kỷ niệm 13 năm thành lập vào lúc 7g30 Thứ Sáu 30-12-2016 tại thánh đường gx Tân Phú-hạt Tân Sơn Nhì.

Xem Hình

Đến dự có Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng,đặc trách Tông đồ Đoàn thể TGP Sài Gòn,Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh Linh giám GĐPA TGP,Cha Phêrô Lê Hoàng Chương Phó Lg GĐPA TGP,Cha Gioan B.M Phạm Văn Phương,Phó xứ Nghĩa Hòa,Cha Giuse Đỗ Đức Hạnh Phó xứ Tân Việt,Cha Vinh Sơn Nguyễn Minh Huấn Chánh xứ Tử Đình,Cha Giuse Phạm Công Minh và Cha Giuse Kiều Hoàng An Phó xứ Tân Phú,Ban Chấp hành Tiền nhiệm GĐPA TGP,Ban Chấp hành Đương nhiệm HHGĐPA TGP cùng toàn thể BCH và Hội viên GĐPA của 11 Xứ đoàn thuộc GĐPA TGP Sài Gòn là: Hoàng Mai,Nghĩa Hòa,Tân Việt,Tân Thái Sơn,Tân Phú,Tử Đình,Bạch Đằng,Trung Mỹ Tây,Vinh Sơn 6,Xây Dựng và Nam Hòa.

Sau khi đã ổn định Anh Giuse Phạm Đức Long Trưởng BCH đã mời đại diện 11 Xứ đoàn lên báo cáo về hoạt động của Hội mình,tóm tắt công tác nổi bật của TGP và các Xứ đoàn như:

- GĐPA TGP: Phát triển HV mới,tổ chức hành hương hàng năm kết hợp công tác bác ái,thăm giáo điểm Truyền giáo,thăm các Xứ đoàn 9/11,Xin lễ tháng linh hồn cho HV qua đời,thăm hỏi gđ và viếng xác Hội viên qua đời tại các giáo xứ.

- GĐPA các Xứ đoàn: Chia sẻ và sống Lời Chúa,học hỏi Lời Chúa,phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ,lần chuỗi,viếng xác, chầu thánh thể,hát lễ,chầu thay Địa phận,thăm hỏi bệnh nhân H.I.V,già yếu,Ủy lạo đồng bào lũ lụt và bà con nghèo Dân tộc vùng sâu, vùng xa..

Cha LG Giuse ban huấn từ,Cha xin lỗi vì gx của Cha kỷ niệm 50 năm nên bận rộn tham dự họp cùng Tân BCH,Cha cũng chia sẻ về kinh nghiệm của các HV GĐPÂ dù lớn tuổi nhưng lại rất dày kinh nghiệm sống và trải nghiệm về hoạt động,nên vấn đề tuổi tác không quan trọng.Năm nay mừng lễ Thánh Gia Thất cũng là Năm Thánh về Niềm vui-Tình yêu-Gia đình,chúng ta lại chuẩn bị cho năm 2017 kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với 3 mệnh lệnh:Ăn năn Xám hối,Lần hạt Mân côi và Tôn sùng Trái tim Đức Mẹ nên năm này rất quan trọng.

Gia đình Phúc Âm thành lập năm 2003 tính đến nay là 14 năm với nhiều ý nghĩa,chúng ta hãy lấy Lời Chúa là kim chỉ nam,là đường soi dẫn chúng ta đi là nguồn ân sủng,là nguồn sống nuôi dưỡng chúng ta,tháng 10 cừa qua HĐGMVN đã đưa ra đường hướng phục vụ cho 3 năm liền:

2017- Chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân

2018-Đồng hành với các gia đình

2019- Quan tâm đến các gđ đang bên bờ vực thẳm đổ vỡ và rạn nứt.

Tuy là 3 đường hướng,nhưng cũng tựu trung về một điểm là cái tâm:Tình Yêu,Cha nghe những người lương nói với người Công Giáo ”Đạo Công Giáo tốt quá! Vì có bí tích Hôn Phối,còn chúng tôi ở ngoài đời bị các trào lưu,xu hướng hiện đại lôi kéo nên hôn nhân thật mong manh và nhiều thử thách” Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng phụ trách về di dân TGP cho biết, dân số nhập cư đã đẩy thành phố HCM lên 13 triệu người,mà không có nơi dạy giáo lý cho lương dân,vì vậy sắp tới đây Đức TGM Phaolo bắt buộc những đôi hôn phối Chuẩn khác đạo,cũng phải học giáo lý Hôn Nhân cả hai vợ chồng.

Cha Phêrô LG cũng trao đổi một số ý đó là: Cha quan tâm đến Xứ đoàn Vinh Sơn sinh hoạt yếu kém, vì vậy đề nghị anh Trưởng BCH khuyến khích,nhắc nhở HV đi sinh hoạt, nếu không có địa điểm thì chọn nhà một vị nào trong Hội, tập trung học hỏi Lời Chúa,đọc Thủ Bản,nhưng phải báo cho Cha Xứ.thời Giáo Hội sơ khai, các tông đồ phải họp lén trong phòng kín, vậy mà Giáo Hội vẫn tồn tại đến ngày nay;cũng không cần phải tập trung quá đông mà có thể chia nhỏ làm 5 nhóm đọc kinh và học hỏi ở nhiều nơi,như vậy cũng tốt;các gia đình trong Hội và cả trong gx chúng ta hãy tổ chức kinh gia đình và Lời Chúa phải là trọng tâm vì ngày nay có những giáo phái đã đi rủ rê tặng quà và kêu gọi nhiều người trong đó có cả các Kito hữu cũng đi theo và sinh hoạt với họ.

Để chuẩn bị bước vào thánh lễ,toàn thể 11 Xứ đoàn đã mang cờ hiệu vào nhà xứ rước đoàn đồng tế do Cha Ernest chủ sự thánh lễ cùng Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh LG và Quý Cha đồng tế lên bàn thánh,anh Giuse Long thay mặt cộng đoàn chào mừng Cha chủ sự Đặc trách TGP,Cha Linh giám Giuse,Quý Cha LG các Xứ đoàn,Quý Sơ và Cộng đoàn lược sử từ năm 2003,Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn đã phê chuẩn và ban sắc lệnh cùng quy chế Gia Đình Phúc Âm,Đức TGM Phaolo,Quý Cha cũng đã nâng đỡ và dìu dắt nên mới có ngày Đại hội hôm nay,Anh cũng nhắc lại công ơn của hai Cha cố G.B và Cha Giuse. Maria là những bậc tiền nhiệm LG,và thay mặt CĐ dâng lời tri ân về sự hiện diện của Cha chủ sự và Quý Cha hôm nay,cảm tạ Cha Xứ Tân Phú Giuse đã cho phép GĐPA tổ chức lễ tại thánh đường này.Kính chúc Cha chủ sự,Cha LG Giuse cùng Quý Cha một năm Dương lịch và một Tết Âm lịch tràn đầy hồng ân Chúa.Cha Ernest chủ sự đáp từ:

Hôm nay, chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ Thánh Gia Thất,khi nói tới gia đình thì ta biết gia đình là nền tảng của Giáo Hội,và đặc tính của gđ Kitô giáo là luôn có Chúa Giê su ỡ giữa,mà khi có Chúa hiện diện thì gọi là gia đình Thánh.Xin Chúa ở cùng chúng ta,những gia đình Thánh của Giáo Hội.

Bài Tin mừng theo Thánh Mattheu,Cha Phêrô Phó LG chia sẻ:

Anh chị em GĐPA hãy sống Lời Chúa và biến gia đình mình thành gia đình Thánh,Lời Chúa phải là nền tảng"Còn Bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2, 19);trong cuộc sống gia đình cha mẹ là những người đầu và là tấm gương cho con cái như tại gia đình Nazaret đã có một trật tự và niềm tin tưởng nơi nhau nên mới có sự bình an.

Giả sử gia đình chúng ta,một đêm nào đó người chồng gọi vợ con dậy và đi đến một nơi khác, liệu rằng những người vợ có làm theo không?hay chúng ta phản đối;và trong Kinh Thánh có đến 3 lần Sứ thần hiện ra gọi Thánh Giuse dậy và một lần phải trốn sang Ai Cập,đó là sự tin tưởng và phó thác hoàn toàn;Hay gia đình Thánh Gia có tài sản lớn,nhà lầu xe hơi và kẻ hầu người hạ vv.thì vướng bận,làm sao ra đi ngay được;nhưng ở đây Thánh Giuse và Mẹ Maria chỉ có một tài sản cao quý nhất là Hài Nhi Giêsu,nên nghe Sứ thần nói đi là đi ngay,niềm tin của Thánh Gia luôn diễn ra trong sự bác ái và yêu thương.

Mẹ Maria thì hoàn toàn tin tưởng nơi Gia trưởng là Thánh Giuse, nên các gia đình Ki tô giáo mà noi gương được sự tin tưởng này nơi nhau: Vợ tin tưởng chồng,chồng tin tưởng vợ,cha mẹ tin tưởng nơi con cái và con cái cũng hoàn toàn tin tưởng vào cha mẹ thì gia đình ấy đã hoàn toàn sống phó thác và dễ nên Thánh.

Trước khi ban phép lành,có nghi thức trao Bằng Tưởng lệ cho BCH Tiền nhiệm,Ủy nhiệm thư và bằng Ân nhân cho BCH đương nhiệm,Cộng đoàn cùng dâng lời tri ân lên Cha Ernest chủ sự,Cha LG Giuse,cha Phó LG Phêrô cùng Quý Cha bằng những món quà nhỏ lưu niệm.

Buổi lễ kết thúc lúc 13g cùng ngày sau bữa cơm huynh đệ của Quý Cha cùng cộng đoàn,và những lời căn dặn của Cha chủ sự ”Hãy sống Lời Chúa,học hỏi Lời Chúa để gia đình trở thành gia đình Thánh luôn ghi khắc trong lòng mọi người.

Phương Nga

Truyền thông gx Tân Phú
 
Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Họ Hòa Minh-Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
10:22 04/01/2017
Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Họ Biệt Lập Hòa Minh-Giáo Phận Đà Nẵng

Lúc 16 giờ ngày 3 /1/2017, Cộng Đoàn Hòa Minh vui mừng đón Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận Đà Nẵng viếng thăm mục vụ, dâng Thánh lễ và làm nghi thức khánh thành nhà mục vụ. Có rất nhiều Ân nhân, Quý Khách, Đại diện Chính quyền cùng đến chung chia niềm vui với Hòa Minh; từ nay ngôi nhà Mục vụ 4 tầng, diện tích xây dựng 225 m2, gần 1000m2 sàn, khang trang, đẹp và tiện nghi được đưa vào sử dụng, trong khuôn viên nhà thờ Hòa Minh, số 2 đường Nguyễn Chích, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.

Xem Hình

Ngay trước Thánh lễ tạ ơn, Đức Cha đã chủ sự nghi thức làm phép Tượng Thánh Giuse và Đức Mẹ bằng đá cẩm thạch, cao khoảng 1,5m, được đặt hai bên mặt trước của nhà mục vụ. Đức Giám Mục và Cha Quản nhiệm đã làm phép ảnh tượng khác và ngôi nhà. “ ….ngôi nhà là nơi huấn giáo, sẻ chia, đồng hành, cộng tác …..của tất cả mỗi người…..niềm vui của mổi người, xin Chúa biến đổi mỗi người, mỗi người được sai đi để sẻ chia yêu thương giữa lòng Hội Thánh và nhân loại”. Đức Cha đã huấn từ cộng đoàn hiện diện.

Tiếp đó, đoàn rước đi đầu là sách Lời Chúa, Thánh giá, Đại diện các ban ngành hội đoàn, Đoàn Linh mục và Đức Cha Giuse, từ sân trước nhà mục vụ tiến vào nhà thờ.

Hôm nay, toàn thể Giáo Hội cử hành lể Thánh danh Chúa Giê-su, cách riêng phung vụ Dòng Tên mừng lễ Thánh Danh Chúa Giê-su, đây được xem như Thánh lễ khai sinh ra Dòng, Dòng mang tên Chúa Giê-su “ Vì giữa họ không có ai là thủ lãnh hay bề trên, ngoài Đức Giê-su Ki-tô là Đấng duy nhất mà họ ao ước được phục vụ, nên họ thấy nên mang Danh thánh Ngài. Vì thế, họ đã chọn danh hiệu Đoàn Giê-su cho nhóm của mình, nhóm những người bạn đường của Đức Giê-su”

Cùng Đồng tế trong Thánh lễ tạ ơn với Đức Cha Giuse, còn có Cha Phê-rô Trương Văn Phúc- Quản nhiệm Hòa Minh, Quý Cha Dòng Tên và Quý Cha của Giáo phận Đà Nẵng.

Tạ ơn Chúa vì muôn ơn Thiên Chúa ban cho Hòa Minh, sau gần 8 tháng thi công, nhiều Ân nhân đã âm thầm cộng tác bằng nhiều cách khác nhau, những đóng góp về vật chất hay lời cầu nguyện của bao người và sự hy sinh góp tâm, góp tay của người Giáo dân trong cộng đoàn, ngôi nhà Mục vụ được hình thành.

Trong bài chia sẻ, Đức Cha huấn từ xoáy vào trọng tâm: “Ngôi nhà là nơi huấn giáo của Hội Thánh. Cuộc đời chúng ta hoàn thành danh Thánh Chúa nơi cuộc đời để Danh Chúa được cả sáng, Danh Chúa hiện diện trong cuộc đời, Danh Chúa xuyên qua cuộc đời, làm sáng lên tinh thần khiêm hạ yêu thương, chia sẻ tha thứ….Qua ngôi nhà, mỗi người trong cộng đoàn biết chia sẻ cảm thông, biết kiến tạo yêu thương, gắn bó phục vụ với sự cao thượng, học hỏi Lời Chúa….Nhà mục vụ là nơi gặp gỡ trong tinh thần hiệp nhất trong Đức tin, Đức ái …. Trong Chúa. Và xin Chúa cho mỗi người là men là muối cho cuộc đời, đã nhận được Hồng ân của Chúa, cũng biết chia sẻ Hồng ân Chúa cho mọi người bằng chính đời sống là chứng nhân yêu thương của Chúa cho anh chị em sống xung quanh nơi mình đang sống và làm việc.

Cuối Thánh lễ, ông Phê-rô Trương Ngọc Lân – Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ, cảm tạ Chúa hằng luôn ban muôn ơn trên từng thành viên của Giáo họ. Ông đã cám ơn Đức Cha, đã yêu thương nâng đỡ hướng dẫn Giáo họ Hòa Minh, cám ơn quý Cha tiền nhiệm và đương nhiệm Giáo xứ Hòa Khánh ( Giáo xứ mẹ của Giáo họ biệt lập Hòa minh), Cha Quản nhiệm, Quý Cha Đồng tế, Dòng và Quý Cha Dòng Tên….Quý Ân nhân, bằng nhiều cách khác nhau đã cộng tác giúp đỡ cho sự phát triển của Giáo họ Biệt lập Hòa Minh có cơ sở khang trang để triển khai và chương trình huấn giáo, cũng như các sinh hoạt mục vụ cho tất cả các thành viên trong Giáo họ. Ông cũng không quên cám ơn Chính quyền, cám ơn từng người trong Giáo họ đã hy sinh cộng tác, dâng cúng sức người, sức của để Giáo họ có một công trình Đức tin sống động, một cơ sở được chúc lành va đưa vào sử dụng. Trước lúc kết lời, Ông đã Đại diện cộng đoàn mừng lễ kính Thánh danh Chúa Giê-su- tước hiệu Dòng Tên đến quý Cha, quý Thầy Dòng Tên…. cầu chúc bình an và nhiều điều tốt đẹp nhất đến Với Đức Cha, quý cha và tất cả mỗi người, trong năm mới 2017.

Với bó hoa tươi thắm, gói gém lòng biết ơn, cộng đoàn đã dâng tặng Đức Cha.

Xin cho mỗi thành viên trong Giáo họ, biết xây ngôi nhà cuộc đời của mình trên nền đá tảng vững chắc là Lời Chúa và nơi chính mẫu gương cuộc đời Chúa Ki-tô…. Nhờ đó có thể đem Chúa đến cho anh em xung quanh bằng chính đời sống chứng nhân suốt cả cuộc đời, trong chính môi trường mình đang sống và làm việc.

Sau Thánh lễ, Đức Cha và quý Cha chụp hình lưu niệm. một số anh chị em cũng tranh thủ làm vài tấm hình kỷ niệm dịp quan trọng này, và một cuộc liên hoan chia sẻ niềm vui của tất cả mọi người ngay tại sân nhà mục vụ thật là vui.

Toma Trương Văn Ân

Nhà thờ Hòa Minh khởi công xây dựng ngày 3/12/2013 (Lễ Thánh Phan-xi-cô Xavie) và khánh thành ngày 11/10/2014 (lần đầu tiên lịch phụng vụ mừng Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII),

Ngôi nhà thờ Hòa Minh hai tầng, xây theo kiến trúc Gothic với những đường cong hình quả trám mềm mại nhẹ nhàng hai bên hành lang, kết hợp với kiến trúc tân thời mặt tiền và bên trong, mái vòm đúc, tạo vẻ đẹp nhẹ nhàng uy nghiêm thánh thiện. Nhà thờ có chiều ngang 15m và chiều dài 31m, tổng diện tích xây dựng 950m2, chiều cao 23m, nền cao 1,2m so với vỉa hè, xung quanh là những dãy bậc tam cấp xuống đến sân.
 
Cha Pherô Trương Văn Khoa bị tai nạn xe qua đời tại Nam Cali, Hoa Kỳ
William Nguyễn
11:37 04/01/2017
NAM CALI - Cha Pherô Trương Văn Khoa năm nay 60 tuổi thuộc địa phận Ban mê thuột được phép Đức Cha Bản cho đi chữa bệnh, hôm mùng 2 tháng 1 đã bị bị tai nạn xe cùng với người lái xe là bà Anna Hứa thị Kim và tử nạn tại góc đường Beach và Madson. Xe khác dụng vào xe bà Kim cũng do người Việt lái cũng bị thương.

Lễ an táng cho Cha Khoa sẽ được cử hành tại Giáo xứ La Vang. Tuy nhiên hiện nay cảnh sát còn đang điều tra và đến thứ sáu mới giao thi hài cho người thân quen. Chúng tôi sẽ đua tin tức thêm khi có chương trình đầy đủ.

Thành kính phân ưu cùng Đức Cha và Giáo phận Ban mê thuột, gia đình và bạn bè xa gần của Cha Phêro. Cũng xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha Phêrô và bà Anna được Chúa ban cuộc sống vỉnh cửu trên Thiên quốc.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Giáo hoàng đeo Chiếc Nhẫn Ngư Phủ của chính thánh Phêrô phải không?
Nguyễn Trọng Đa
10:26 04/01/2017
Giải đáp phụng vụ: Giáo hoàng đeo Chiếc Nhẫn Ngư Phủ của chính thánh Phêrô phải không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong một bài viết năm 2008 về "Thánh giá Rước kiệu của Giáo Hoàng”, cha đã đề cập đến chiếc Nhẫn Ngư Phủ. Khi con còn bé, con nhớ cha con đã nói với con rằng chiếc Nhẫn Ngư Phủ là chiếc nhẫn mà Thánh Phêrô đã từng mang, và đó là lý do tại sao nó được gọi là chiếc Nhẫn Ngư Phủ. Thưa cha, liệu chiếc nhẫn Ngư Phủ của Đức Giáo Hoàng hiện nay thực sự thuộc về Thánh Phêrô chăng, hoặc là một chiếc nhẫn mới cho mỗi vị Giáo Hoàng mới? - R. W., Evansville, Indiana, Hoa Kỳ.


Đáp: Thật không may là thân phụ của độc giả này đã có thông tin sai lạc về sự tồn tại của bất kỳ chiếc nhẫn nào mà Thánh Phêrô đã mang.

Ngoài một số xương của thánh Phêrô, Tòa Thánh Rôma cho biết đã bảo tồn một đồ vật cụ thể liên quan đến vị Giáo Hoàng đầu tiên. Thí dụ, một chiếc ghế mà Ngài được cho là đã sử dụng, được lưu giữ ở "Bàn thờ có chiếc ghế" của Bernini trong hậu cung của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Ngoài ra, một số dây xich trong thời gian Ngài ở tù được lưu giữ tại nhà thờ thánh Phêrô Bị Xích Xiềng. Và ngục tối thật sự của Nhà tù Mamertine, nơi Ngài và thánh Phaolô bị giam giữ, bây giờ cũng là một nhà thờ. Một phần của chiếc bàn, mà trên đó Thánh Phêrô đã cử hành Thánh Lễ, được tìm thấy trong một nhà nguyện cạnh của nhà thờ thánh Pudenziana, một trong các địa điểm lâu đời nhất của phụng tự Kitô giáo ở Rôma (được xây dựng giữa năm 140 và năm 155 trên địa điểm của một nhà thờ). Phần còn lại của chiếc bàn được nhập chung vào bàn thờ của nhà thờ Thánh Gioan Latêranô, nhà thờ chính tòa của Rôma.

Tuy nhiên, không có gì đề cập đến chiếc Nhẫn Ngư Phủ của thánh Phêrô cả.

Chiếc nhẫn của Đức Thánh Cha có thể nảy sinh cùng với việc các Giám mục thực hành việc đeo nhẫn nói chung. Có bằng chứng về việc Giám mục đeo nhẫn từ khoảng năm 610. Nó thường được kết hợp với chiếc gậy Giám mục như là biểu tượng của chức Giám mục, và thường được xem là tượng trưng cho cuộc đính hôn thần bí của một Giám mục với Giáo phận của ngài. Như vậy, qua nhiều thế kỷ, việc trao nhẫn cho một Giám mục mới được tấn phong trở thành một phần cố định của nghi thức tấn phong Giám Mục.

Có lẽ vì là biểu tượng hôn nhân, cũng như vì các lý do phụng vụ thực tế, tập tục thường là Giám mục đeo nhẫn ở ngón tay đeo nhẫn, tức ngón tay thứ tư. Bởi vì nhẫn thường được đeo trên găng tay giám mục, nó cũng là khá lớn, hoặc có hệ thống khóa để điều chỉnh nó cho vừa ngón tay.

Trong lịch sử, chiếc nhẫn Giám mục thường là một chiếc nhẫn vàng khá lớn, có cẩn đá thạch anh tím. Trong thời gian gần đây, chiếc nhẫn này có xu hướng là đơn giản, với một biểu tượng Kitô giáo được khắc trên chiếc nhẫn. Một số Giám mục chỉ sử dụng nó một lần, trong khi các vị khác giữ chiếc nhẫn tinh vi và phức tạp hơn, để sử dụng trong các cử hành phụng vụ trọng thể.

Các tân Hồng Y cũng nhận được chiếc nhẫn từ tay Đức Giáo Hoàng, và chính Giáo Hoàng quyết định thiết kế được sử dụng trong từng trường hợp.

Vì vậy, chiếc nhẫn của Giáo hoàng là cơ bản một chiếc nhẫn Giám mục, với các biểu tượng phản ánh sứ vụ đặc biệt của chức Giáo hoàng. Nó thường có một hình tượng Thánh Phêrô đang thả lưới, do đó có tên là "chiếc nhẫn Ngư Phủ", và có thêm danh hiệu của Giáo hoàng.

Một chiếc Nhẫn Ngư Phủ mới được thực hiện cho một vị Giáo hoàng mới. Trong một giai đoạn lịch sử bắt đầu từ khoảng năm 1250, chiếc Nhẫn Ngư Phủ được sử dụng để đóng dấu lên các tài liệu riêng của Giáo hoàng, và từ khoảng năm 1400 được đóng dấu lên các thư và đoản sắc của Giáo hoàng. Việc thực hành này đã ngưng từ năm 1842, nhưng là nguyên nhân của tập tục phá hủy chiếc Nhẫn Ngư Phủ, khi Giáo Hoàng qua đời, để ngăn chặn sự lạm dụng chiếc nhẫn. Tập tục phá hủy chiếc nhẫn này vẫn tồn tại, nhưng không còn được thực hiện với một cái búa; nói đúng hơn, chiếc nhẫn chỉ đơn giản được tẩy xóa hình ảnh, bằng cách người ta dùng cái đục khắc hình Thánh giá trên mặt chiếc nhẫn.

Mỗi Giáo hoàng sử dụng chiếc Nhẫn Ngư Phủ theo tiêu chuẩn riêng của mình. Hầu hết các Giáo hoàng đã không sử dụng nó hàng ngày. Một số vị, chẳng hạn Đức Thánh Cha Piô XII, không bao giờ đeo nhẫn sau khi kết thúc buổi lễ đăng quang của mình, và thói quen này đã được tuân giữ bởi các đấng kế vị Ngài, trong đó có Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các Giáo hoàng này, hoặc sử dụng một chiếc nhẫn thường ngày của vị tiền nhiệm, hoặc một chiếc nhẫn mà các ngài đã sử dụng khi còn là Giám mục.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chọn đeo chiếc Nhẫn Ngư Phủ của mình hàng ngày. Đức Thánh Cha Phanxicô chủ yếu trở lại với tập tục cũ là đeo một nhẫn cá nhân hàng ngày, mặc dù ngài sử dụng một chiếc nhẫn khác cho một số cử hành phụng vụ. Chiếc Nhẫn Ngư Phủ của ngài đã được thiết kế cho Đức Thánh Cha Phaolô VI sử dụng, nhưng đã không bao giờ được đúc bằng kim loại trước đó. (Zenit.org 3-1-2017)

Nguyễn Trọng Đa
 
Người giáo dân và cuộc tranh luận quanh việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ (3)
Vũ Văn An
22:57 04/01/2017
6. Đức Giáo Hoàng có ý định thay đổi kỷ luật bí tích

Qua tháng Tám, một giáo sư người Áo, Josef Seifert, viện trưởng sáng lập của Hàn Lâm Viện Triết Học Quốc Tế, đưa ra một phê phán dài tới 28 trang nhằm yêu cầu Đức Phanxicô rút lại các “tuyên bố lạc giáo” của Niềm Vui Yêu Thương.

Ông nhấn mạnh rằng lời phê bình của ông được viết ra với lòng khiêm nhường và trung thành, không hề có mưu toan “tấn công Đức Giáo Hoàng, gây hại cho ngài hay bác bỏ tính hợp pháp của ngài”. Ông chỉ nhằm “hỗ trợ ngài và phụ giúp ngài trong bổn phận nền tảng của ngài là giảng dậy sự thật”.

Theo ông, một số đoạn của NVYT ít nhất xem ra đối nghịch với Lời Chúa và giáo huấn của Thánh Giáo Hội Công Giáo về trật tự luân lý, về điều xấu từ trong nội tại và các hành vi vô trật tự, về các giới răn của Thiên Chúa và khả năng chu toàn chúng của ta với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa, về nguy cơ bị phạt đời đời, về tính bất khả tiêu của hôn nhân và tính thánh thiện của các bí tích Thánh Thể và Hôn Phối, cũng như về kỷ luật bí tích và việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội phát sinh từ Lời Chúa và truyền thống 2000 năm của Giáo Hội.

Ông cho rằng các tuyên bố sai hoặc xem ra sai của Đức Giáo Hoàng đều cần phải khẩn cấp được sửa sai vì tính “tối thượng của sự thật”, một tính tối thượng từng buộc Thánh Phaolô công khai sửa sai vị giáo hoàng đầu tiên tức Thánh Phêrô.

Theo ông, có những tuyên bố trong NVYT hàm hồ một cách nguy hiểm cần được soi sáng, nhưng nhiều tuyên bố khác đơn thuần là sai lầm cần được Đức Giáo Hoàng rút lại.

Cũng như Pierantoni, Seifert khởi sự phân tích vấn đề chính tức: những cặp nào là “những cặp sống trong các tình huống bất hợp lệ” được NVYT cho phép lãnh nhận các bí tích như được đề xuất tại ghi chú 351? Và ông đưa ra bốn câu trả lời: không cặp nào cả, mọi cặp, một ít cặp và chỉ những cặp bước vào một “cuộc hôn nhân lương tâm” nghĩa là tuy không thể nhận được án vô hiệu, nhưng tin thật trong lòng rằng mình có đủ cơ sở để được án này.

Đối với câu trả lời đầu tiên, không như Đức Hồng Y Gerhard Muller, Đức Hồng Y Raymond Burke và Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput, Seifert cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý định “thay đổi một điều gì đó trong kỷ luật bí tích” khi ở ghi chú 351, ngài cho phép một số cặp được lãnh nhận các bí tích trong khi cho tới nay họ tuyệt đối bị cấm. Nhưng điều này không thể xẩy ra vì vấn đề này thuộc truyền thống giáo huấn 2000 năm của Giáo Hội và nó trực tiếp phát sinh từ Lời Chúa.

Seifer cho câu trả lời thứ hai là của những người như Cha Antonio Spadaro, S.J., Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, Đức Tổng Giám Mục (nay là Hồng Y) Blaise Cupich, cũng như Đức Hồng Y Christoph Schönborn. Ông gọi đây là chủ trương “triệt để, mâu thuẫn và tuyêt đối đi ngược lại giáo huấn truyền thống”. Vì nếu thế, thì có thể cho phép cả những người phá thai và các bác sĩ và y tá trợ giúp phá thai được rước lễ.

Ông cho chủ trương này “hoàn toàn làm mất hết ý nghĩa của NVYT” và do đó “một tuyên bố rất rõ ràng và mau chóng của Đức Giáo Hoàng rằng lối giải thích này hoàn toàn sai lầm một cách triệt để là điều khẩn trương cần thiết và hết sức khẩn trương, nếu ta muốn tránh hỗn loạn hoàn toàn”.

Seifert cũng bác bỏ cả hai lối trả lời sau. Ông không cho là thích đáng khi một linh mục đơn độc lại có thể là người phán định liệu một người về chủ quan có thiếu khả năng nhận ra tội mình phạm hay không. Ông cũng không tán thành ý niệm cho rằng có những cặp chỉ cần dựa vào lương tâm của mình để quyết định liệu cuộc hôn nhân bí tích đầu tiên có thành sự hay không. Cả hai đều dẫn tới chủ nghĩa duy chủ quan, gương xấu công khai và hỗn loạn.

Giáo sư Seifert tỏ ra hết sức lo ngại, khi NVYT không hề nhắc đến những răn đe như “không kẻ ngoại tình nào được vào Nước Trời?”, “ai ăn và uống Mình và Máu Chúa Kitô cách bất xứng, là ăn và uống án phạt của riêng mình”. Trái lại chỉ biết tâng bốc những người ly dị tái hôn dân sự là “chi thể sống động của Giáo Hội”.

Ông bảo “không nhắc một chữ đến răn đe, thậm chí còn chối bỏ chúng, là trực tiếp mời gọi các cặp đang sống một cách trực tiếp mâu thuẫn với Giáo Hội này ở lỳ trong sự mâu thuẫn này và nếu còn bảo đảm với họ thêm rằng ‘không ai bị án phạt đời đời’ nữa, thì, theo tôi, đây quả không phải là một hành vi thương xót mà là một hành vi bạo tàn”.

Giáo sư Seifert, nhân dịp này, bênh vực việc một giáo dân phê phán một giáo hoàng. Ông đưa ra nhiều điển hình trong lịch sử Giáo Hội cho thấy người giáo dân giúp tay chống lại các lạc giáo.

Điển hình là Hoàng Đế Constantine, người, theo giáo luật, chỉ là một giáo dân, nhưng năm 325, đã triệu tập Công Đồng Nixêa, công đồng chung đầu tiên của Giáo Hội, và đã tích cực tham dự, thuyết phục đa số các vị giám mục lúc ấy chịu ảnh hưởng của Ariô chấp nhận giáo huấn chính thống thừa nhận thần tính của Chúa Giêsu Kitô, qua việc từ bỏ công thức sai lầm cho rằng Chúa Kitô chỉ tương tự (homoiousios) như Chúa Cha, để công nhận công thức chân thực rằng Người đồng bản tính (homoousios) với Chúa Cha. Do đó, nhờ lời phê phán đa số các giám mục của một giáo dân mà tín lý chủ yếu của toàn bộ đức tin Kitô Giáo đã được duy trì.

Điều cũng được Giáo Sư trưng dẫn là lúc ấy, Thánh Anatasiô, dù mới là phó tế, chưa là giáo sĩ hoàn toàn, cũng đã cùng vị giám mục của mình, trở thành người chủ đạo chống lại lạc giáo Ariô tại Công Đồng Nixêa và là người hết lòng ủng hộ chủ trương của Hoàng Đế Constantine tại Công Đồng này. Giáo Hội Coptic còn tin rằng chính Phó Tế Anatasiô đã soạn ra Kinh Tin Kính Nixêa.

Sau này, Hoàng Đế Constantine thay đổi lập trường, muốn đưa ra một thỏa hiệp giữa phe Ariô và các Kitô hữu Nixêa, Thánh Anatasiô đã can đảm chống lại, dù không thành công và sau đó còn bị con trai của Constantine là Constantius II ép buộc các giám mục dự công đồng Arles phạt tuyệt thông. Ngược với Đức Liberiô, dù trước đây cực lực lên án Ariô, nhưng khi bị Constantius II bỏ tù, đã thỏa hiệp với Phe Ariô bác bỏ công thức của Nixêa và phạt tuyệt thông Anatasiô. Dù thế Anatasiô vẫn kiên trì, với 7 lần bị phát vãng và tuyệt thông, hàng ngũ giáo dân đã tiếp tục lên tiếng và nhờ thế các sai lầm đã được sửa chữa.

Thánh nữ Catarina thành Sienna cũng đã sắc sảo nhưng dịu dàng phê phán các vị giáo hoàng Grêgôriô XI và Urbanô VI. Ngài viết cho Đức Giáo Hoàng Urbanô VI rằng: “người con thấy rõ rằng cha mình, người có bổn phận cai quản một gia đình lớn, chỉ có thể nhìn như một người nhìn, không hơn không kém. Nên nếu con cái hợp pháp của ông không sốt sắng quan tâm đến danh dự và phúc lợi của ông, chắc hẳn ông sẽ bị lừa nhiều lần. Thưa Đức Thánh Cha, sự thường là thế. Đức Thánh Cha là cha và là chúa của toàn bộ Kitô Giáo; chúng con ở dưới cánh thánh thiện của Đức Thánh Cha: về thẩm quyền, Đức Thánh Cha có thể làm mọi sự, nhưng về việc nhìn, Đức Thánh Cha chỉ có thể nhìn như một người nhìn; nên con cái Đức Thánh Cha cần phải trông chừng và quan tâm với những tấm lòng trong trắng và không sợ sệt của kẻ nô dịch trước những gì có lợi cho danh dự Thiên Chúa cũng như sự an toàn và danh dự của Đức Thánh Cha và của đoàn chiên dưới quyền săn sóc của Đức Thánh Cha. Và con biết Đức Thánh Cha rất muốn có người giúp đỡ Đức Thánh Cha; nhưng Đức Thánh Cha phải kiên nhẫn lắng nghe họ”.

Thành thử khi thấy giám mục Rôma mắc sai lầm, người giáo dân, như Thánh Tôma Aquinô đã dậy ở trên đây, có quyền và nghĩa vụ phải phê phán “bằng tình yêu sự thật và Giáo Hội”. Chính Đức Phanxicô, ở ngay đầu triều giáo hoàng của ngài, cũng đã thúc giục mọi người đừng xu nịnh ngài hay nói dối ngài hoặc bênh vực các tuyên bố sai lầm.

7. Năm điều hồ nghi

Đến tháng Chín, 4 vị Hồng Y chính thức nhập cuộc yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô làm sáng tỏ 5 điều hồ nghi (dubia) mà các ngài e ngại Niềm Vui Yêu Thương đang hướng dẫn sai một cách trầm trọng và gây ra lẫn lộn sâu xa.

Các Đức Hồng Y Carlo Caffarra, Raymond Burke, Walter Brandmüller và Joachim Meisner, cũng theo khuôn khổ của nhóm 45 học giả, bằng cách gửi lên Đức Giáo Hoàng và Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin một tài liệu gồm 5 câu hỏi và một lá thư đính kèm vào ngày 19 tháng Chín.

Dubia (các điều hoài nghi) là các câu hỏi chính thức đệ lên Đức Giáo Hoàng nhằm để ngài trả lời “có” hay “không”, không cần phải lập luận thần học. Thực hành này vốn có từ xưa trong Giáo Hội Công Giáo nhằm đạt được sự rõ ràng sáng sủa về giáo huấn của Giáo Hội.

Bốn Hồng Y cho hay: mục tiêu của các ngài là muốn được soi sáng “các lối giải thích trái ngược nhau” về các đoạn 300-305 của chương 8 trong Niềm Vui Yêu Thương, là các đoạn gây tranh cãi nhiều nhất liên quan đến việc cho phép một số người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ khước trả lời 5 câu hỏi trên, khiến bốn vị Hồng Y liên hệ quyết định công bố hai tài liệu của mình vào tháng Mười Một. Các ngài cho rằng: các ngài đọc “quyết định tối thượng của ngài (Đức Phanxicô) như một lời mời tiếp tục cuộc suy tư và thảo luận, một cách thanh thản và kính trọng” do đó, đã quyết định thông tri “cho toàn thể Dân Chúa biết sáng kiến của chúng tôi và cung hiến cho họ mọi tài liệu của chúng tôi”.

Nhờ thế, mọi người được hay: câu hỏi đầu là câu hỏi thực tiễn liên quan tới các người ly dị và tái hôn dân sự; bốn câu hỏi sau liên quan tới các vấn đề nền tảng của đời sống Kitô hữu.

a. Câu hỏi đầu hỏi: có phải “nay đã có thể” nhận cho chịu các bí tích các người ly dị tái hôn, dù họ vẫn tiếp tục các mối liên hệ tình dục, không “chu toàn các điều kiện” được dự liệu trong các giáo huấn trước đây, phần lớn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, như tông huấn Familiaris Consortio năm 1981 của ngài về gia đình. Câu hỏi cũng hỏi thêm rằng liệu kiểu nói “trong một số trường hợp”, tìm thấy ở Ghi Chú số 351 (Đoạn 305) của Niềm Vui Yêu Thương có nên được áp dụng vào những người ly dị hiện sống trong một cuộc kết hợp mới và vẫn tiếp tục sống more uxorio (theo lối vợ chồng) không.

b. Câu hỏi thứ hai hỏi: liệu giáo huấn ở số 79, trong thông điệp Veritatis Splendor năm 1993 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “về sự hiện hữu của các qui luật luân lý tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xấu từ bên trong và có tính trói buộc không trừ ai” có còn giá trị không.

c. Câu hỏi thứ ba hỏi rằng liệu, sau Niềm Vui Yêu Thương, ta “còn có thể quả quyết” rằng một người “quen sống mâu thuẫn với giới điều của luật Thiên Chúa, như giới điều ngăn cấm ngoại tình” chẳng hạn có đang sống trong một tình thế tội trọng liên miên một cách khách quan hay không.

d. Câu hỏi thứ bốn hỏi rằng liệu, dưới sự soi sáng của Niềm Vui Yêu Thương, giáo huấn của Veritatis Splendor rằng “các hoàn cảnh hay ý hướng không bao giờ có thể biến đổi một hành vi xấu từ bên trong nhờ đối tượng của nó thành một hành vi tốt ‘theo chủ quan’ hay như một lựa chọn có thể bào chữa được” có còn giá trị hay không.

e. Câu hỏi cuối cùng hỏi liệu số 56 của Veritatis Splendor, tức số dạy “rằng việc nhấn mạnh rằng lương tâm không bao giờ được phép hợp pháp hóa các ngoại lệ đối với các qui luật luân lý tuyệt đối vốn ngắn cấm các hành vi xấu từ bên trong nhờ các đối tượng của chúng” có còn giá trị nữa hay không.

Trong tuyên bố ngày 14 tháng Mười Một, bốn vị Hồng Y nhấn mạnh: các ngài hành động vì công lý và đức ái. Công lý, vì qua 5 điều hoài nghi này, các ngài tuyên xưng thừa tác vụ hợp nhất và củng cố đức tin của thừa tác vụ Phêrô; đức ái, vì các ngài muốn “trợ giúp Đức Giáo Hoàng ngăn ngừa các chia rẽ và tranh chấp trong Giáo Hội, khi yêu cầu ngài đánh tan mọi hàm hồ”.

Các vị cũng cho hay các vị thi hành bổn phận của mình phù hợp với Điều 349 Bộ Giáo Luật: giúp Đức Giáo Hoàng ‘săn sóc Giáo Hội hoàn vũ’. Và các vị yêu cầu đừng coi sáng kiến của các vị “theo mô hình cấp tiến/bảo thủ”.

Động lực của các vị là “lợi ích đích thực của các linh hồn, luật pháp tối cao của Giáo Hội chứ không cổ vũ bất cứ hình thức chính trị nào trong Giáo Hội”.

Các vị nài nỉ: “chúng tôi hy vọng không ai phê phán chúng tôi một cách bất công, như những kẻ thù của Đức Thánh Cha và là những người thiếu lòng thương xót. Điều chúng tôi đã và đang làm có gốc rễ sâu xa trong lòng âu yếm hợp đoàn vốn hợp nhất chúng tôi với Đức Giáo Hoàng và sự hết lòng quan tâm tới lợi ích của các tín hữu”.

Trong lá thư gửi Đức Giáo Hoàng, các ngài muốn được soi sáng vì “các nhà thần học và các học giả đã đề xuất các lối giải thích” chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương “không những khác nhau mà còn mâu thuẫn với nhau”.

Thêm vào đó, truyền thông “nhấn mạnh tới cuộc tranh luận này, do đó gây ra bất trắc, lẫn lộn và mất hướng nơi nhiều tín hữu”. Vả lại, “nhiều giám mục và linh mục” còn nhận được “nhiều lời yêu cầu của tín hữu thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau muốn có lời giải thích chính xác” về chương này.

Các ngài cảm thấy “bị thúc đẩy trong lương tâm” phải hành động vì “trách nhiệm mục vụ” của mình và vì các ngài muốn “thi hành nhiều hơn tính công đồng mà Đức Thánh Cha vốn thúc giục chúng con”.

Kết thúc bức thư, các vị kêu gọi Đức Thánh Cha “củng cố anh em mình trong đức tin, giải quyết các bất trắc và đem lại sự rõ ràng, từ nhân trả lời các câu hồ nghi mà chúng con đính kèm thư này”.

Kỳ sau: 8. Một cuộc khủng hoảng gây di căn
 
Văn Hóa
Chuyện Peter, Michelle, Andy: Đại Hội Văn Nghệ Hiển Linh
Nguyễn Trung Tây
00:51 04/01/2017
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Peter, Michelle, Andy: Đại Hội Văn Nghệ Hiển Linh


□ Peter, Michelle, Andy ba anh em đang sống ở Mỹ. Andy sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ.


Michelle mặt nhìn hào hứng như người trúng loto, gõ cửa phòng đại ca,

— Hey, Peter...

Peter ló đầu ra,

What's up, little sis?

Michelle lúc lắc mái tóc mới cắt ngắn,

— Đại ca thấy tóc tui làm sao? Nhìn được không?

Peter cộ mắt,

— Dư tiền bạc quá hen... Tốn nhiêu vậy?

Michelle bĩu môi dài cả tấc,

— Tiền đâu ra mà dư, đại ca... Để dành mấy tháng trời mới được mấy đồng...

Bị đại ca cự nự, Michelle chù u một cục,

— Đại ca nói chuyện dễ xa nhau... Mà thôi... Cuối tuần, có đại hội văn nghệ dưới phố. Nhiều ca sĩ lắm. Đi coi không?

Peter ngập ngừng,

— Cuối tuần này? Chết rồi, tau lỡ mua vé show Mỹ Tâm với Quang Dũng rồi. Mà lại là vé VIP, hơn $100 đô lận… Giờ sao dám bỏ!

Michelle không bỏ qua, ăn miếng trả miếng,

— Wow! Vé VIP. Chơi bạo nghen! Đại ca kỳ này dư tiền bạc quá hen... Quăng tiền qua cửa sổ chỗ nào, nói tui biết, tui đứng bên ngoài cầm rổ hứng...

Peter cự em gái,

— Mi nói chuyện tào lao! Có mà dư tiền quăng qua cửa sổ cho mi cầm rổ hứng...

Michelle làm mặt lơ, quay sang Andy,

— Hey Andy! Đại ca đi với mi hả?

Andy lắc đầu,

Nope, not with me.

Andy nhìn Peter,

— Wow! Tui biết rồi. Đại ca đi chơi với girl friend.

Peter mặt ửng đỏ,

Nope! I go by myself.

Làm mặt lạnh, Michelle vừa đánh vừa xoa,

— Nếu đại ca có bồ, thì tụi tui chúc mừng. Làm chi mà phải chối lia lịa như vậy.

Quay sang Andy,

— Mà thôi, Andy, để cho đại ca Peter làm ăn. Đừng phá đại ca nữa. Tau với mi đi coi văn nghệ xem mặt Như Quỳnh. Tao biết mi khoái Như Quỳnh lắm mà.

Andy ngạc nhiên,

— Sao you biết tui khoái Như Quỳnh?

Michelle lườm em út,

— Ông tướng! Poster Như Quỳnh to tướng mi treo trong phòng... Có đui mới không nhìn thấy.

Andy ngần ngại, gãi tóc,

Well... But...I have no money. You know... You phải mua vé cho mi đó.

Michelle trợn mắt, dớt liền,

— Khỏi phải xưng tội. Nhìn mặt là biết nghèo kiết xác rồi.

Andy tiếp tục gãi gãi, mặt nhăn lại,

— Nghèo kiết xác. Nghèo I know. Nghèo means poor, but what does “kiết xác” mean?

Michelle cự nự,

What does “kiết xác” mean? Mi lười học tiếng Việt. Nói chuyện với mi tau phải giải thích. Mệt quá đi! Kiết xác means you’re “nghèo” seeing mama? Hiểu chưa?

Andy trợn mắt, lạc đường mùa chay,

— Hả? What does it mean nghèo seeing mama?

Michelle gõ đầu Andy,

— Seeing là thấy. Mama là mẹ đó. Hiểu chưa?

Nhìn mặt Andy vẫn còn ngơ ngác, Michelle nắm tay Andy kéo ra cửa,

— Thằng ông nội! Bỏ đi, mi chở tau xuống phố, tụi mình mua vé, tiện đường ghé vào ăn Bún Bò Huế...

Michelle trấn an Andy,

Hakuna Matata! Tau bao...

Andy lại nhăn mặt,

— Hà ku na mà tá ta? What?

Michelle mất kiên nhẫn, mắng em út,

— Thằng...quỷ! Mi đã coi The Lion King chưa? Nói chuyện với mi mệt seeing daddy?

Michelle giải thích luôn,

— Daddy là tiá đó, ông nội...

Andy tươi nét mặt,

— Wow! Tui hiểu rồi. Sư tỷ muốn nói, "Mệt thấy tiá". Đúng không?

Michelle cười tươi,

— Lâu lâu cũng thấy mi thông minh đột xuất?

Andy lại nhăn nhăn mặt,

— Đột xuất? What does it mean?

Michelle vừa kéo vừa đẩy Andy ra xe,

— Thằng giặc... Tau lạy mi! Mi có muốn ăn Bún Bò hay đứng đây học lớp Việt Ngữ?



Suy Niệm
I. Giới thiệu 1: Tối Chúa Nhật Hiển Linh, sân khấu tại rạp Bethlehem được xây dựng rộng lớn tầm cỡ quốc tế. Đúng 7 giờ tối, chương trình văn nghệ bắt đầu.

Từ trong hậu trường giọng trầm ấm của nam MC cất lên,

MC Nam: …Hôm nay Chúa Nhật Hiển Linh, bắt chước Peter, Michell, và Andy, người người tín hữu tấp nập lên đường kéo về phố nhỏ Bethlehem để chiêm ngưỡng dung nhan thiên đàng và lắng nghe tiếng hát mê hồn của một celebrity, một superstar, một đại tài tử tại rạp Bethlehem…

II. Giới thiệu 2: Người nữ MC mặc áo dài trắng toát óng ánh kim tuyến của thiên thần bước ra sân khấu. Đèn spotlight chiếu thắng vào nữ MC.

MC Nữ: Theo như thánh sử Matthêu 2:1-12, nhận được bản tin về sự xuất hiện bất ngờ của đại tài tử Giêsu trong chương trình văn nghệ Giáng Sinh tổ chức tại thị trấn Bethlehem, những nhà Tu Sĩ Trung Đông hăm hở rủ nhau lên đường về miền đất thánh để chiêm ngắm dung nhan và lắng nghe giọng hát ngàn vàng của nam tài tử kiêm danh ca Giêsu Nazareth. Dù lối mòn dẫn về phố nhỏ Bethlehem trăn trở với lạc đường mất dấu, các nhà Tu Sĩ Trung Đông vẫn hăm hở lên đường tìm kiếm.

Và để bắt đầu đại dạ hội văn nghệ Hiển Linh đêm nay, xin được giới thiệu đến quý vị nam tài tử kiêm danh ca... Kính thưa quý vị, chúng tôi muốn nói đến danh ca Giêsu thành Nazareth... Xin mọi người vỗ tay chào mừng nam danh ca Ngôi Lời Nhập Thể...

(Tiếng vỗ tay từ phiá khán giả.)

III. Đêm thánh vô cùng: MC nữ biến mất sau cánh gà. Màn nhung sân khấu từ từ kéo lên. Đèn spotlight chiếu thắng vào máng cỏ đơn sơ có Chúa Hài Đồng ngây thơ đang nằm trên máng cỏ. Nhạc đệm Đêm Thánh Vô Cùng của Franz Gruber nhè nhẹ nổi lên…

Đêm thánh vô cùng,
Giây phút tưng bừng.
Đất với trời,
Xe chữ đồng…


IV. Chúa Nhật Hiển Linh: Nhạc Đêm Thánh Vô Cùng vừa chấm dứt, MC Nam bước ra trong y phục áo chùng đen của Linh Mục.

MC Nam (Nói trong dáng điệu của một linh mục trên tòa giảng): Chúa Nhật Hiển Linh, mời bạn, chúng ta hãy,

— Hãy hăm hở rủ nhau lên đường tìm kiếm Đại Tài tử Giêsu;
— Hãy cất trong bóp trong ví tấm hình Siêu Tài tử Con Trời;
— Hãy treo trong phòng khách và phòng ngủ poster của đại danh ca kiêm siêu sao tên gọi Ngôi Lời.

Những khi bơ vơ lạc đường mất lối trên con đường hành hương,
— Mời bạn nhìn lên poster của Siêu Sao Ngôi Lời...

Những nhà Tu Sĩ Trung Đông hồi xưa khi lạc lối, họ đã mở miệng hỏi đường, và ngôi sao lạ đã xuất hiện giữa bầu trời dẫn dắt họ tới thẳng căn nhà của Hài Nhi Giêsu.

Nếu bạn, những nhà tu sĩ Trung Đông hôm nay cầu nguyện với Nam Tài Tử Con Trời. Nếu bạn có lòng, có quyết tâm, Con Trời gửi tới trần gian ngôi sao lạ xuất hiện giữa trời dẫn bạn tiếp tục bước đi những bước hành hương.


Lời Nguyện
Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã gửi đến trần gian đại tài tử Con Trời Giêsu.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đầu Đông
Richard Drysdale
19:07 04/01/2017
ĐẦU ĐÔNG
Ảnh của Richard Drysdale
Mới đây trời đã vào Đông
Núi cao tuyết trắng dưới đồng đá khô.
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 29/12/2016 – 04/01/2017: 28 thừa sai bị thảm sát trong năm 2016
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:05 04/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Bức họa ‘Đức Mẹ có tài có phép’ được trưng bày tại Vatican dịp cuối năm

Bức họa ‘Đức Mẹ có tài có phép’ của danh họa Domenico Bartolini đã được trưng bày trên sân khấu Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục trong buổi tiếp kiến chung Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho các tín hữu hôm 28 tháng 12.

Tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết bức họa cũng được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô khi Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Kinh Chiều Tạ Ơn vào ngày 31 tháng 12, và trong Lễ Kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vào ngày 01 Tháng Giêng.

Bức họa, thường được đặt tại nhà thờ Sant'Andrea delle Fratte tại Rôma, có ý nghĩa kỷ niệm cuộc hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria với Marie-Alphonse Ratisbonne (1814-1884) trong nhà thờ này vào tháng Giêng năm 1842. Ratisbonne, là một người Do Thái, đã theo đạo Công Giáo, và đã hứa hôn. Biến cố Đức Mẹ hiện ra đã thay đổi cuộc đời anh. Anh trở thành một linh mục dòng Tên, và thành lập Hội dòng Đức Mẹ Sion.

Cha Francesco Trebisonda, linh mục giáo xứ Sant'Andrea delle Fratte nói với tờ Quan Sát Viên Rôma rằng bức họa xuất hiện tại Đền Thờ Thánh Phêrô “là một cách trang trọng để bắt đầu việc cử hành Năm Thánh Mẫu nhân 175 năm Đức Mẹ hiện ra tại giáo xứ này.”

2. Sứ điệp của Đức Thánh Cha gởi các bạn trẻ tham dự cuộc gặp gỡ đại kết ở Riga, Latvia

Cuộc gặp gỡ giới trẻ Kitô Âu Châu lần thứ 39, do Tu viện đại kết Taizé tổ chức, đã khai diễn tại thành phố Riga, thủ đô Cộng hòa Latvia hôm 28 tháng 12 và kéo dài đến ngày 1 tháng Giếng. Theo thống kê sơ khởi, có hơn 10 ngàn bạn trẻ Công Giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống tuổi từ 17 đến 35, đã đến với cuộc gặp gỡ này từ các nước Âu Châu, đặc biệt là từ các nước láng giềng với Latvia như Ukarine, Belarus, Ba Lan và Nga.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi sứ điệp sau đến các tham dự viên:

Các bạn trẻ thân mến,

Hàng ngàn bạn trẻ đến từ tất cả các miền của châu Âu, và từ một số châu lục khác đang quây quần với nhau tại Riga, Latvia, trong cuộc gặp gỡ lần thứ 39 do cộng đồng Taizé tổ chức và lãnh đạo. Với chủ đề “làm chứng cho niềm hy vọng” được đặt nơi trung tâm các suy tư và cầu nguyện, Đức Giáo Hoàng Phanxicô gần gũi cách riêng với các bạn vì ngài thường xuyên kêu gọi các bạn đừng để cho bất cứ ai cướp đi niềm hy vọng của mình. Trong buổi canh thức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Kraków, ngài mạnh mẽ nhấn mạnh thực tại thiết yếu này của đức tin Kitô: “Tại thời điểm khi Chúa kêu gọi chúng ta, Ngài nhìn vào tất cả những gì chúng ta có thể làm được, và tất cả tình yêu chúng ta có thể chia sẻ. Ngài luôn đặt cược vào tương lai, vào ngày mai. Chúa Giêsu kêu gọi các bạn hướng tới các chân trời, chứ không bao giờ hướng tới những bảo tàng viện”(Diễn từ 30 tháng 7 năm 2016).

Đức Thánh Cha cám ơn các bạn đã chọn rời khỏi ngôi nhà tiện nghi của mình để sống cuộc hành hương tín thác này như một đáp trả trước lời mời gọi của Chúa Thánh Thần.

Các bạn trẻ Chính thống, Tin lành và Công Giáo, khi sống những ngày này trong tình huynh đệ, đang thực sự thể hiện mong muốn của mình được là những nhân vật chính của lịch sử chứ không để cho những người khác quyết định thay tương lai của mình. Đức Thánh Cha khuyến khích các bạn đứng vững trong niềm hy vọng bằng cách đặt để Chúa nơi con tim và cuộc sống hàng ngày của các bạn. Với Chúa Giêsu, người bạn trung thành không bao giờ làm ta thất vọng, các bạn sẽ có thể tiến bước trên con đường hướng tới tương lai với niềm vui, trong khi cống hiến tài năng và khả năng cho thiện ích chung của tất cả mọi người.

Hôm nay, nhiều người đang chán nản và lúng túng bởi bạo lực, bất công, đau khổ và chia rẽ. Họ có ấn tượng rằng sự ác mạnh hơn bất cứ điều gì. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn hãy thể hiện bằng lời nói và việc làm của mình rằng sự ác không có tiếng nói chung cuộc trong lịch sử của chúng ta vì “đây là thời của lòng thương xót cho mỗi người và cho tất cả, không ai có thể nghĩ rằng mình bị cắt đứt khỏi sự gần gũi của Thiên Chúa và quyền năng tình yêu nhân hậu của Ngài” (Tông Thư, Misericordia và Misera, phần 21).

Đức Thánh Cha hy vọng rằng những ngày này mang các bạn lại với nhau tại Riga sẽ giúp các bạn đừng sợ những giới hạn của mình nhưng tăng trưởng niềm tin vào Chúa Giêsu, Đấng Kitô và là Chúa chúng ta, Đấng tin tưởng và hy vọng nơi các bạn. Cầu xin cho các bạn, với chứng tá về sự đơn sơ của Thầy Roger, sẽ xây dựng các cầu nối của tình huynh đệ và thể hiện cho thế giới thấy tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Từ sâu thẳm tâm hồn mình, Đức Thánh Cha gởi những lời chúc lành của ngài đến các bạn, là những người đang tham dự cuộc gặp gỡ này, và đến với các sư huynh Taizé, cũng như đến tất cả mọi người đang chào đón bạn ở Riga và các khu vực xung quanh.

3. Các vị Thượng Phụ Công Giáo Đông phương bày tỏ âu lo về tương lai của các tín hữu Kitô Trung Đông

Kitô hữu ở Trung Đông tiếp tục chịu đựng sự ngược đãi nghiêm trọng, các vị Thượng Phụ Công Giáo Đông phương tại Trung Đông đã đồng thanh nhận định như trên trong các thông điệp Giáng Sinh riêng biệt.

Đức Hồng Y Bechara Boutros al-Rahi của Công Giáo nghi lễ Maronite cảnh báo rằng những kẻ khủng bố đang “giết chết và làm ly tán các gia đình Kitô, cũng như tước đoạt nhân quyền và phẩm giá của họ”. Ngài kêu gọi Liên Hiệp Quốc bảo đảm hòa bình trong khu vực và hoạt động đắc lực hơn cho các Kitô hữu tị nạn có thể trở về quê hương của họ.

Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph Yonan của Công Giáo nghi lễ Syriac thì nói:

“Vì trung thành với Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ, các Kitô hữu Syria và Iraq đã phải chịu đựng những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh, bạo lực, và tất cả các sách lược khủng bố”.

Đức Thượng Phụ nhấn mạnh rằng:

“Điều khá rõ ràng là người dân của chúng tôi bị bách hại vì hận thù tôn giáo. Nhưng họ bị quên lãng vì thứ chủ nghĩa cơ hội chính trị của các siêu cường trên thế giới”.

Với một cung giọng lạc quan hơn, Đức Thượng Phụ nói thêm: “Chúng tôi tiếp tục hy vọng rằng các chính phủ trong khu vực và các nhà lãnh đạo quốc tế sẽ trục xuất những kẻ khủng bố và khôi phục lại an ninh và hòa bình”.

Ngài lên tiếng ca ngợi đích danh Dân Biểu Chris Smith của New Jersey và nói rằng hy vọng của ngài chưa tàn lụi là vì “còn có nhiều chính trị gia Công Giáo ở phương Tây không thể đồng ý với đường lối dửng dưng của các chính phủ trước hoàn cảnh của các Kitô hữu tại Trung Đông.”

Trong khi đó, Đức Thượng phụ Gregory III Laham của Công Giáo nghi lễ Melkite Đông Phương cảnh báo rằng “ngày nay ở Trung Đông, là cái nôi của Kitô giáo, sự hiện diện của Kitô giáo đang bị đe dọa ... Chiến tranh làm gia tăng các cuộc di cư kinh hoàng trong đó đa số những người phải chạy giặc là các Kitô hữu.”

4. Dòng Salêdiêng Bangalore xác nhận video về cha Tom Uzhunnalil là xác thực

Cơ quan thông tin của Dòng Salêdiêng Bangalore xác nhận video về cha Tom Uzhunnalil do bọn khủng bố Hồi Giáo đưa lên mấy ngày trước đây là xác thực.

Thông báo của Dòng Salêdiêng Bangalore nhấn mạnh rằng:

“Anh em Salêdiêng ở Bangalore đã quan sát kỹ khuôn mặt và giọng nói của người bị bắt cóc và đồng thanh xác nhận đó chính là cha Tom”.

Cha Tom Uzhunnalil, 56 tuổi, một linh mục dòng Salêdiêng, Ấn Độ, là người bị bắt cóc ở Yemen vào đầu tháng Ba, đã cầu xin sự giúp đỡ trong một đoạn video được đăng tải trên Youtube vào ngày 26 tháng 12.

Cha Tom Uzhunnalil đã bị bắt giữ bởi những kẻ khủng bố khi chúng bắn chết bốn nữ tu của Dòng Thừa Sai Bác Ái trong cuộc tấn công ngày 04 tháng 3 tại một nhà dưỡng lão ở Aden, Yemen. Kể từ thời điểm đó đến nay vẫn chưa có tin tức rõ ràng về số phận của ngài.

“Tôi rất chán nản. Sức khỏe của tôi xấu đi rất nhanh”, Cha Tom nói trong video. Ngài than phiền rằng chẳng có gì đã được thực hiện để bảo đảm việc trả tự do cho ngài, mặc dù những kẻ bắt cóc đã liên lạc với chính phủ Ấn Độ.

Những lời của cha Tom dấy lên một làn sóng bất bình về cách hành xử của chính phủ Ấn.

Hôm 2 tháng Tư, một phái đoàn từ Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã có cuộc gặp gỡ với Sushma Swaraj, bộ trưởng ngoại giao của Ấn, để thảo luận về mối quan tâm của các ngài cho số phận của Cha Uzhunnalil, “đặc biệt là bây giờ, khi những tin đồn khủng khiếp đang được lan truyền.” Vị bộ trưởng chính phủ “bảo đảm dứt khoát với phái đoàn rằng cha Tom Uzhunnalil đang được an toàn”. Tuy nhiên, ông Swaraj từ chối tiết lộ bất kỳ thông tin chi tiết nào về cuộc đàm phán giữa chính phủ Ấn Độ và những kẻ bắt giữ ngài.

Thông báo của Dòng Salêdiêng Bangalore trấn an mọi người rằng:

Vị linh mục bị bắt cóc “nói bằng một ngôn ngữ chậm và do dự. Trong tình trạng bị cô lập của ngài, chắc chắn là ngài không biết gì về những nỗ lực mà chính phủ, và toàn thể Giáo Hội và các cơ quan cứu trợ nhân đạo đang thực hiện để ngài được trả tự do.”

Thông báo kết luận rằng:

“Nếu Cha Tom vẫn còn sống, chúng ta có bổn phận phải gia tăng những lời cầu nguyện cho ngài.”

5. Đức Cha Tadeusz Kondrusiewicz phê phán chính phủ Belarus cố tình bôi xấu Công Giáo

Nhà lãnh đạo hàng đầu của Công Giáo tại Belarus, là Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz của tổng giáo phận Minsk-Mogilev, phê phán chính phủ nước này đang có mưu toan bôi xấu Giáo Hội Công Giáo qua các con số thống kê ngụy tạo.

Trong những năm gần đây, các cơ quan truyền thông tại Belarus, còn được gọi là Bạch Nga, đã có một thói quen là đưa ra các số liệu thống kê về số người Công Giáo tham dự các thánh lễ vào dịp Giáng Sinh và Phục Sinh.

Trong một kháng thư đề ngày 27 tháng 12, gởi cho Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Igor Shunevich, và Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Kondrusiewicz chỉ ra rằng các báo cáo theo đó chỉ có 40,000 người Thánh Lễ Giáng Sinh 2016, là hoàn toàn sai sự thật. Con số thực tế “lớn hơn gấp nhiều lần.”

Đức Tổng Giám mục Kondrusiewicz bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Belarus đang cố gắng vẽ ra một bức tranh sai sự thật về cái gọi là “sự sụt giảm đáng kể người Công Giáo tham dự lễ Giáng Sinh” từ 240,000 năm 2011 xuống còn 83,000 năm 2013 và chỉ còn 40,000 trong năm 2016.

Belarus có có 9.6 triệu dân trong đó 48% theo Chính thống giáo, Công Giáo chiếm 7% dân số, và 41% nói mình là người vô thần. Giáo Hội Công Giáo tại Belarus có 3 giáo phận và một tổng giáo phận.

Tổng giáo phận Minsk-Mogilev do Đức Cha Kondrusiewicz coi sóc có 610,000 người Công Giáo sinh hoạt trong 222 giáo xứ và được coi sóc bởi 57 linh mục triều và 65 linh mục dòng.

Đức Tổng Giám mục Tadeusz Kondrusiewicz được nhiều người đánh giá là một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Năm 1976, ở tuổi 30, ngài vào chủng viện và 5 năm sau được thụ phong linh mục. Trong thời cộng sản, ngài hoạt động mục vụ tại Lithuania và năm 1988 được bổ nhiệm làm cha sở một giáo xứ ở Belarus.

Những hoạt động hăng say của ngài lọt đến tai Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngày 20 tháng 10 năm 1989, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đích thân tấn phong Giám Mục cho ngài tại Đền Thờ Thánh Phêrô và bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa Minsk, Belarus.

Tận dụng thời cơ cộng sản vừa sụp đổ, ngài thành lập một chủng viện, cấp tốc đào tạo các linh mục để mở lại 100 nhà thờ vừa đòi lại được. Ngài cũng thành lập ủy ban dịch kinh sách ra tiếng Belarus làm cơ sở cho các hoạt động truyền giáo.

Ngày 13 tháng 4 năm 1991, Tòa Thánh thiết lập 2 miền Phủ Doãn Tông Tòa tại Nga. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lại cử ngài làm Giám Quản Tông Tòa miền Nga Âu.

Năm 2002, Tòa Thánh chia Giáo Hội Công Giáo tại Nga thành 4 giáo phận. Đức Cha Tadeusz Kondrusiewicz được thăng Tổng Giám Mục tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa tại Mạc Tư Khoa.

Ngài đã giữ chức chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nga trong 2 nhiệm kỳ cho đến khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Minsk-Mogilev vào ngày 21 tháng 9 năm 2007.

6. Thông điệp chúc mừng Giáng Sinh của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa

Chủ tịch của Vụ Đối ngoại Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã gửi lời chúc mừng Giáng Sinh đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tổng giám mục Anh Giáo thành Canterbury, các nhà lãnh đạo của cộng đồng Lutheran ở Đức, và các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô không thuộc khối các Giáo Hội Chính thống.

Các Giáo Hội thuộc khối Chính thống dùng lịch Julian, và do đó, sẽ mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 6 tháng Giêng, chứ không phải là ngày 25 tháng 12 như Giáo Hội Công Giáo, Tin Lành và các Giáo Hội dùng lịch Gregorian khác.

Cầu chúc Đức Giáo Hoàng và các nhà lãnh đạo Kitô giáo “sức khỏe tốt và ân sủng của Thiên Chúa cho sứ vụ cao cả được trao phó,” Đức Giám Mục Trưởng Hilarion của giáo phận Volokolamsk nhắc nhớ mầu nhiệm Nhập Thể và nói thêm rằng:

Trong thời của chúng ta khi “các tai ương ngày càng ngặt nghèo” (Tv. 24:17) và trái đất càng lúc càng nhiều các “tội ác đẫm máu” (Ez. 7:23), điều có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân loại là quy hướng về Đấng Cứu Thế, vì chỉ một mình Ngài mới có thể đem lại ủi an cho các linh hồn đau khổ.

7. 28 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm 2016

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vừa đưa ra báo cáo thường niên về các trường hợp nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết trong năm qua.

Trong năm 2016, 28 nhân viên chăm sóc mục vụ của Giáo Hội đã bị thiệt mạng trên toàn thế giới. Điều đáng lo ngại là liên tiếp trong 8 năm qua, Mỹ Châu tiếp tục là miền đất xảy ra nhiều vụ thảm sát nhất. Có đến 9 nhân viên mục vụ của Giáo Hội bị giết tại đại lục này trong năm 2016 vừa kết thúc; nghĩa là gần gấp đôi con số hồi năm 2015.

Theo những số liệu do Fides thu thập được, trong năm 2016, 14 linh mục, 9 nữ tu, một chủng sinh, 4 giáo dân đã bị chết thảm. Ở Mỹ Châu có 12 nhân viên chăm sóc mục vụ đã bị giết; trong đó có 9 linh mục và 3 nữ tu. Tại Phi Châu 8 vị đã bị giết gồm 3 linh mục, 2 nữ tu, một chủng sinh, cùng với 2 giáo dân. 7 vị tại Á châu đã bị giết chết gồm 1 linh mục, 4 nữ tu, và 2 giáo dân. Tại Âu châu có một linh mục đã bị khủng bố Hồi Giáo giết chết.

Phần lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ đã bị giết trong năm 2016 là do các vụ cướp đã cố gắng, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.

Trong nhiều trường hợp, các linh mục, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói, nhân danh Tin Mừng. Cha José Luis Sánchez Ruiz, thuộc Giáo Phận San Andres Tuxtla, thuộc bang Veracruz, Mễ Tây Cơ là một trong những nạn nhân bị bắt cóc và sau đó người ta tìm thấy thi thể của ngài với những “dấu hiệu rõ ràng của sự tra tấn”. Trong những ngày trước khi xảy ra vụ bắt cóc, ngài đã nhận được nhiều lời đe dọa, vì những lời chỉ trích nghiêm khắc của ngài trước tệ nạn tham nhũng và tội phạm tràn lan.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại trong ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.

Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.

Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế.

Hiện vẫn còn nhiều quan ngại về số phận của nhân viên chăm sóc mục vụ khác bị bắt cóc hoặc đã biến mất, trong đó Giáo Hội không có bất kỳ tin tức nào như trường hợp của cha Tom Uzhunnalil.

8. Đức Thánh Cha gặp gỡ các nạn nhân những trận động đất ở miền Trung Italia

Thứ Năm 5 tháng Giêng, Vọng Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha Phanxicô có cuộc gặp gỡ tại Vatican với các nạn nhân của trận động đất tàn phá miền trung Italia trong cả năm qua.

Gần 300 người đã thiệt mạng trong một trận động đất xảy ra gần thị trấn Amatrice vào ngày 24 tháng 8. Chỉ hơn hai tháng sau đó, một loạt các trận động đất khác đã xảy ra trong cùng khu vực, nghiêm trọng nhất là trận động đất cường độ 6.6 vào ngày 30 tháng 10. Đó là trận động đất lớn nhất xảy ra tại Italia trong hơn ba mươi năm qua. May mắn là chỉ có hai người chết trong các trận động đất này, mặc dù một số thị trấn, trong đó có thị trấn Norcia, nơi sinh của hai Thánh Biển Đức và Scholastica, đã bị thiệt hại nghiêm trọng.

Đức Cha Renato Boccardo, là Tổng Giám Mục Spoleto-Norcia, cho biết cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng “được dành đặc biệt cho những ai bị mất người thân, nhà cửa, sinh kế, hay phải di dời đến các nơi khác.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài muốn chào đón đặc biệt những người, dưới nhiều hình thức khác nhau, bị thương tổn bởi các trận động đất, và những người đang tìm kiếm “niềm an ủi và hy vọng.”

Tham dự cuộc gặp gỡ này có khoảng 800 người từ các giáo phận, được tháp tùng bởi các giám mục, và linh mục địa phương. Đại diện các cơ quan dân sự đã cứu giúp người tị nạn hay đang xây dựng lại các thị trấn cũng có mặt trong buổi tiếp kiến.

Cảnh Giáng Sinh tại Vatican năm nay có một bổ sung khác thường đó là một cây thánh giá từ ngọn tháp của Vương Cung Thánh Đường Thánh Biển Đức tại Norcia, cùng với một số gạch đất từ trong những đống đổ nát, đã được đặt bên cạnh Cảnh Giáng Sinh với những pho tượng có kích thước to như người thật. Thiết kế này nhằm khuyến khích các tín hữu và khách hành hương đóng góp cho việc trùng tu các ngôi thánh đường trong vùng này.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô lên án vụ tấn công khủng bố kinh hoàng trong Đêm Giao Thừa tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án vụ tấn công khủng bố vào đêm Giao Thừa rạng sáng ngày Mùng Một Tết Dương Lịch tại một hộp đêm ở thủ đô Istanbul, của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lúc 1:30 sáng giờ địa phương, một tay súng có dáng dấp của một người miền Trung Á, đã xả súng bắn bừa bãi vào những người đang đón năm mới trong hộp đêm Reina, giết chết ít nhất 39 người và làm bị thương khoảng 70 người khác. Con số thương vong có thể còn lên cao hơn vì một số người bị thương đang trong tình trạng thập tử nhất sinh.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa với các tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha ngỏ lời chia buồn với các nạn nhân và gia đình của họ, cũng như nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức Thánh Cha nói:

“Với nỗi buồn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự gần gũi của tôi với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, tôi cầu nguyện cho đông đảo các nạn nhân và những người bị thương và cho cả dân tộc đang than khóc, và tôi cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ tất cả những người thiện chí đang dũng cảm xắn tay áo lên đối diện với bệnh dịch khủng bố và những vết máu đang bao trùm toàn thế giới trong bóng tối của sợ hãi và hoang mang.”

Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng hung thủ là một thành viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, là những kẻ muốn áp đặt một thứ Hồi Giáo quá khích trong đó thù ghét mọi hình thức vui chơi giải trí. Reina là một hộp đêm nổi tiếng tại Istanbul nơi các danh ca và các cầu thủ túc cầu thường hay lui tới.

10. Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả

Hôm 28 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Stanislaw Rylko làm Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả. Đây là một trong 4 đại đền thờ ở Rôma.

Đức Hồng Y Rylko, người Ba Lan, năm nay 71 tuổi, sẽ thay thế cho Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló, 81 tuổi, từng là Giám Quản Đền Thờ Đức Bà Cả kể từ năm 2011.

Đức Hồng Y Rylko đã được chính Đức Gioan Phaolô II, lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục Kraków, phong chức linh mục vào năm 1969.

Năm 1995, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm cha Rylko làm thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân và năm sau đó, ngài được tấn phong giám mục.

Năm 2003, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 2007.

Với việc thành lập Thánh Bộ Giáo dân, gia đình và cuộc sống, gần đây, Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân không còn tồn tại từ ngày 01 tháng 9, và Đức Hồng Y Rylko đang chờ một nhiệm vụ mới.

11. Nga tổ chức quốc tang cho 92 người bị thiệt mạng trong tai nạn máy bay

Hôm 26 tháng 12, một ngày sau khi một máy bay quân sự của Nga trên đường bay sang Syria bị rơi xuống Biển Đen giết chết tất cả 92 người trên máy bay, Nga đã tổ chức một ngày quốc tang cho các nạn nhân, và mở rộng các hoạt động tìm kiếm để cố gắng phục hồi thi thể của các hành khách và chiếc hộp đen của chiếc máy bay phản lực TU-154.

Chiếc máy bay của Bộ Quốc phòng Nga, chở hàng chục ca sĩ, vũ công và các thành viên trong dàn nhạc Alexandrov của quân đội Nga, đã dự định bay đến phi trường Latakia của Syria để trình diễn cho các binh sĩ Nga tham chiến tại Syria trong thời gian năm mới.

Trên chuyến bay này cũng có chín phóng viên Nga, cùng với bà Elizaveta Glinka, một thành viên nổi bật của Hội đồng cố vấn nhân quyền cho Tổng thống Vladimir Putin.

Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lời chia buồn của ngài với nhân dân Nga trong diễn từ sau kinh Truyền Tin ngày 26 tháng 12, kính thánh Stêphanô Tử Đạo tiên khởi.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Tôi bày tỏ lời chia buồn chân thành của tôi trước những tin tức bi thảm liên quan đến chiếc máy bay Nga bị rơi tại Biển Đen. Nguyện xin Chúa an ủi người dân Nga thân yêu và gia đình của các hành khách trên chiếc máy bay bao gồm các nhà báo, và dàn hợp xướng nổi danh của các lực lượng vũ trang Nga”

“Xin Đức Trinh Nữ Maria nâng đỡ các hoạt động tìm kiếm đang diễn ra.”

Đức Thánh Cha cho biết thêm:

“Năm 2004, dàn hợp xướng này đã trình diễn tại Vatican vào năm thứ 26 triều đại giáo hoàng của Thánh Gioan Phaolô II. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ”.

12. 4 triệu người tham dự các buổi tiếp kiến chung với Đức Thánh Cha, 21.2 triệu người hành hương về Rôma trong năm 2016

Nhân dịp cuối năm, hôm 29 tháng 12, Phủ Giáo Hoàng đã công bố con số các tín hữu và du khách hành hương gặp gỡ Đức Thánh Cha trong các buổi tiếp kiến chung trong năm 2016.

Tính chung các buổi tiếp kiến thường lệ ngày thứ Tư hàng tuần, các buổi tiếp kiến đặc biệt ngày thứ Bẩy trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, những cử hành phụng vụ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô hay trước quảng trường bên ngoài đền thờ này, các buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và các buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trong mùa Phục sinh, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 4 triệu người.

Tháng Ba và tháng Chín là những tháng có đông tín hữu gặp gỡ Đức Thánh Cha nhất. Tháng Ba có Tuần Thánh và Lễ Phục sinh, trong khi tháng Chín có lễ phong thánh cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta.

Con số 4 triệu người gặp gỡ Đức Thánh Cha chưa kể đến những người gặp gỡ ngài trong các buổi tiếp kiến riêng bên trong Vatican, các chuyến viếng thăm mục vụ tại giáo phận Rôma, những chuyến đi bên trong nước Ý và các chuyến tông du hải ngoại nơi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ hàng triệu người khác.

Trong khi đó, Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa cho biết đã có 21,292, 926 khách hành hương về Rôma ghi danh tham dự các biến cố trong Năm Thánh Lòng Thương Xót kéo dài từ ngày 8 tháng 12 năm 2015 đến ngày 20 tháng 11 năm 2016.

13. Đức Tổng Giám Mục José Gomez cử hành lễ Giáng Sinh trong nhà tù trung tâm Los Angeles

Lúc 9h sáng Chúa Nhật Giáng Sinh 25 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục José Gomez đã cử hành thánh lễ trong nhà tù dành cho nam giới ở trung tâm của thành phố Los Angeles.

150 tù nhân đã tham dự thánh lễ này. Các tù nhân đã thay phiên nhau đọc các bài sách thánh và cùng hát những bài thánh ca với sự phụ hoạ của ca đoàn nhà thờ Thánh Agatha.

Trong bài giảng, bằng tiếng Anh, xen lẫn với tiếng Tây Ban Nha, Đức Tổng Giám Mục nói: “Thiên Chúa yêu thương bạn, Thiên Chúa yêu thương tôi một cách cá vị. Ngài yêu thương mỗi một người trong chúng ta, không phải một cách chung chung, nhưng là từng người trong chúng ta.”

Cảnh sát trưởng Los Angeles Agustin Del Valle là người tích cực tham gia trong việc tổ chức thánh lễ này nói: “Thánh lễ Giáng sinh hàng năm là một cái gì đó mà tất cả mọi người sống trong tù đều hết sức mong muốn. Thánh lễ đã mang lại cho các tù nhân một sự khích lệ lớn và một bầu khí hướng về Thiên Chúa”.

Sau thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục còn đi thăm các tù nhân khác tận phòng giam của họ, trao tặng qùa và sách báo.

14. Tuyên bố của miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập về trường hợp cha Tom Uzhunnalil

Tòa Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập đã ra một tuyên bố về một video được tung lên Youtube hôm 26 tháng 12 liên quan đến Cha Tom Uzhunnalil, một linh mục Ấn Độ bị khủng bố Hồi Giáo bắt cóc tại Aden, Yemen, hồi tháng Ba.

Cũng như các linh mục tu sĩ dòng Salêdiêng quen biết với cha Tom, Tòa Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập tin rằng người nói trong video chính thực là vị linh mục bị bắt cóc, nhưng cảnh báo rằng “nguồn của video, ngày video được quay và quay trong hoàn cảnh nào vẫn là những điều chưa được rõ ràng.”

Tòa Giám Quản nói thêm:

“Mặc dù chúng tôi không có thông tin nào về nơi ở hiện nay của Cha Tom, chúng tôi có những dấu chỉ mạnh mẽ để tin rằng ngài vẫn còn sống. Đức Giám Mục Phaolô Hinder, Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập, đang liên lạc với các nhóm khác nhau những người đang làm việc và đang chỉ đạo các cuộc đối thoại với bọn khủng bố để bảo đảm việc trả tự do an toàn cho ngài. Các thông tin chi tiết hơn chưa thể được công bố vào lúc này.”