Ngày 01-01-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:15 01/01/2017
93. BỊ PHẠT LÀM THƠ.
Âu Dương Tu và hai người nữa cùng đố nhau để uống rượu, mỗi người kể hai câu thơ, nội dung nhất định phải là chuyện phạm tội bị tống ngục và bị hình phạt.
Một người nói trước:
- “Cầm dao bịp quả phụ, xuống biển cướp thuyền người.”
Người thứ hai nói:
- “Giết người đêm trăng tối, phóng lửa ngày gió to.”
Âu Dương Tu nói:
- “Rượu dính áo lần nữa, ghét hoa vành mũ lệch.”
Người bên cạnh hỏi:
- “Như thế có gì liên quan với phạm tội và bị tống ngục chứ ?”
Âu Dương Tu nói:
- “Khi uống rượu say, nếu so với tội bị tống ngục thì càng nặng hơn nữa, vậy mà họ cũng cứ uống !”
(Phủ Chưởng lục)

Suy tư 93:
Những người thích ăn uống nậu nhẹt thì luôn có đủ lý do đến uống, và nếu không có lý do, thì cũng moi óc tìm cho ra để có cớ mà uống, gọi là “uống rượu hợp pháp”, các bợm nhậu thường đưa ra câu đố để ai thắng thì trả tiền uống rượu, đó là cách thông thường nhất của họ, bởi vì ở không là cội rễ mọi sự dữ.
Trong giáo xứ có những lớp học giáo lý, thánh kinh để bồi dưỡng đức tin cho giáo dân, nhưng có hai hạng giáo dân rất ít khi đến tham dự: hạng thứ nhất là các tín hữu lớn tuổi, hạng thứ hai là các tín hữu thanh niên nam nữ, họ rất ít khi tham dự bởi vì họ có rất nhiều lý do để từ chối, mà câu từ chối thông thường nhất là bận việc không rảnh; thế nhưng ở đâu có tiệc tùng nhậu nhẹt thì hai hạng người này đều có mặt tương đối đông đủ và rất “tích cực” tham gia...
Học hỏi đố vui giáo lý để mở mang kiến thức cũng như để bồi dưỡng đời sống đạo thì không mấy ai thích, nhưng chuyện rượu chè nhậu nhẹt thì ai cũng thích nó, bởi vì đường dẫn đến sự sống thì chật hẹp, mà đường dẫn đến sự chết thì rộng thênh thang.
Ai có tai thì hãy nghe và ai có óc thì hãy suy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:17 01/01/2017

6. Suy niệm là một sợi dây xích trói buộc linh hồn chúng ta với Thiên Chúa.

(Thánh nữ Paula)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha chủ sự kinh chiều Te Deum cuối năm 2016
VietCatholic Network
05:13 01/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vào lúc 5h chiều thứ Bẩy 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma, 7 Giám Mục phụ tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Phụng Vụ ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: “Hỡi các con, giờ đã tận” (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về “sự viên mãn của thời gian” (Gl 4: 4). Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, “một thời để được sinh ra và một thời để chết” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.

Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

“Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử.” (Gal 4:4-5)

Những lời này của Thánh Phaolô thật mạnh mẽ. Một cách ngắn gọn và súc tích, những lời ấy giới thiệu kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta: Ngài muốn chúng ta sống như con cái của Ngài. Toàn bộ lịch sử cứu độ vang lên trong những lời này. Ngài là Đấng không sống dưới Lề Luật, nhưng vì tình yêu, đã trút bỏ mọi đặc quyền và giáng sinh trong một nơi bất ngờ nhất để giải thoát chúng ta là những người sống dưới Lề Luật. Điều đáng ngạc nhiên là Thiên Chúa thực hiện điều này thông qua sự nhỏ bé và dễ bị tổn thương của một hài nhi mới sinh. Ngài tự quyết định đến gần chúng ta và trong thân xác của Ngài để ôm lấy thân xác của chúng ta; trong sự yếu đuối của Ngài để đón nhận sự yếu đuối của chúng ta; trong sự bé nhỏ của Ngài để bao bọc sự bé nhỏ của chúng ta. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa không đeo mặt nạ con người; nhưng thay vào đó, Ngài trở nên một phàm nhân và chia sẻ hoàn toàn tình trạng con người của chúng ta. Thiên Chúa không muốn chỉ là một ý tưởng hoặc một bản chất trừu tượng, nhưng Ngài muốn được gần gũi với tất cả những ai cảm thấy đang lạc lối, bị sỉ nhục, tổn thương, chán nản, buồn rầu và sợ hãi. Ngài muốn gần gũi với tất cả những ai đang mang trong thân xác họ những gánh nặng của ly thân và cô đơn, để tội lỗi, xấu hổ, đau đớn, tuyệt vọng và loại trừ sẽ không có tiếng nói chung cuộc trong đời sống của con cái Ngài.

Máng cỏ nhắc nhở chúng ta phải biến “luận lý” này của Thiên Chúa thành “luận lý” của chúng ta. Đó không phải là một thứ luận lý tập trung vào đặc quyền đặc lợi, loại trừ hay ưa chuộng nhưng là thứ luận lý của gặp gỡ và gần gũi. Máng cỏ cũng mời gọi chúng ta phá vỡ cái thứ luận lý dành ngoại lệ cho người này trong khi lại khó khăn với những người khác. Thiên Chúa đến để phá vỡ các chuỗi đặc quyền luôn gây ra sự loại trừ, để giới thiệu với chúng ta sự vuốt ve của lòng từ bi mang đến sự bao gồm, và làm cho phẩm giá của mỗi người được tỏa sáng. Một hài nhi được quấn trong tã cho chúng ta thấy quyền năng của Thiên Chúa là Đấng đã cách tiếp cận chúng ta như một món quà, một trao ban, một thứ men và một cơ hội để hình thành một nền văn hóa gặp gỡ.

Chúng ta không thể cho phép bản thân mình ngây thơ. Chúng ta biết rằng chúng ta đang bị cám dỗ dưới những hình thức khác nhau để áp dụng cái luận lý đặc quyền đang phân cách, loại trừ và đóng kín chúng ta lại, trong khi tách biệt, loại bỏ và dập tắt những ước mơ và cuộc sống của biết bao anh chị em chúng ta.

Hôm nay, trước hài nhi bé nhỏ thành Bethlehem, chúng ta nên thừa nhận rằng chúng ta cần Chúa soi sáng cho chúng ta, bởi vì tất cả chúng ta cũng quá thường khi hẹp hòi hay là tù nhân của thái độ “tất cả hoặc không có gì” trong đó buộc người khác phải cúc cung tùng phục ý kiến riêng của chúng ta. Chúng ta cần ánh sáng này, là điều giúp chúng ta học hỏi từ những sai lầm của chúng ta và những nỗ lực bất thành ngõ hầu có thể cải thiện bản thân chúng ta và vượt thắng chính mình; ánh sáng này được phát sinh từ ý thức khiêm tốn và lòng can đảm của những ai tìm thấy sức mạnh, hết lần này đến lần khác, để đứng lên và bắt đầu lại.

Khi thêm một năm nữa đã đến hồi kết thúc, chúng ta hãy dừng lại trước máng cỏ và bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta với Thiên Chúa vì tất cả những dấu chỉ hào phóng của Ngài trong cuộc sống chúng ta và trong lịch sử của chúng ta, thể hiện nơi cơ man những chứng tá của những người lặng lẽ gánh lấy rủi ro. Một lòng biết ơn không phải là một sự nhìn lại chẳng sinh ơn ích gì hay một ký ức trống rỗng về một quá khứ được lý tưởng hóa và xa vời, nhưng là một ký ức sống động, một ký ức giúp hình thành nên sự sáng tạo cá nhân và cộng đoàn khi chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Chúng ta hãy dừng lại trước máng cỏ để chiêm ngưỡng Thiên Chúa đã hiện diện thế nào trong suốt năm nay và để nhắc nhở bản thân chúng ta rằng mọi thời đại, mọi thời điểm đều mang những dấu ấn của ân sủng và ơn lành của Ngài. Máng cỏ thách thức chúng ta đừng tuyệt vọng trước bất cứ điều gì hay trước bất cứ người nào. Nhìn vào máng cỏ có nghĩa là tìm kiếm sức mạnh để đặt mình trong lịch sử mà không than phiền, bực bội, không đóng kín trong bản thân mình, hay tìm kiếm một lối thoát, tìm kiếm các con đường tắt theo ích lợi riêng của mình. Nhìn vào máng cỏ có nghĩa là nhận ra thời gian trước mắt đòi hỏi phải có các sáng kiến táo bạo và đầy hy vọng, cũng như từ bỏ sự tự cao huyễn hoặc và những lo lắng bất tận vẻ bề ngoài của chúng ta.

Nhìn vào máng cỏ có nghĩa là nhận ra cách thế Thiên Chúa mời gọi chúng ta tham gia, và biến chúng ta thành một phần trong kỳ công của Ngài, mời gọi chúng ta chào đón tương lai một cách can đảm và dứt khoát.

Khi nhìn vào máng cỏ, chúng ta gặp khuôn mặt của Thánh Giuse và Mẹ Maria, những khuôn mặt trẻ trung đầy hy vọng và ước mong, đầy những câu hỏi. Những khuôn mặt trẻ trung ấy đang nhìn về tương lai ý thức về nghĩa vụ khó khăn là giúp Chúa Hài Đồng lớn lên. Không thể nói về tương lai mà không chiêm ngưỡng những khuôn mặt trẻ trung ấy và đảm nhận trách nhiệm của chúng ta đối với những người trẻ; xa hơn là một trách nhiệm; từ ngữ đúng ra phải là món nợ; vâng, món nợ mà chúng ta nợ họ. Nói về năm cùng tháng tận nghĩa là cảm thấy nhu cầu phải suy tư xem chúng ta đã quan tâm thế nào về vị trí của người trẻ trong xã hội chúng ta.

Chúng ta đã kiến tạo một nền văn hóa ca tụng sự trẻ trung, tìm cách làm cho nó thành vĩnh cửu. Nhưng đồng thời, nghịch lý thay, chúng ta lại kết án những người trẻ của chúng ta, không cho họ có một không gian để thực sự hội nhập vào, vì dần dần chúng ta gạt họ ra ngoài đời sống công cộng, buộc họ phải xuất cư hoặc phải ăn xin những công việc không còn nữa, hoặc thất bại không mang đến được cho họ một lời hứa cho tương lai. Chúng ta dành ưu tiên cho sự đầu cơ thay vì những công việc xứng đáng và chân thực để giúp người trẻ trở thành những người tích cực dự phần trong đời sống xã hội chúng ta. Chúng ta mong đợi nơi người trẻ và đòi họ phải trở thành men tương lai, nhưng chúng ta lại kỳ thị họ, buộc họ phải gõ những cánh cửa tiếp tục khép kín.

Chúng ta được yêu cầu trở nên những người khác hơn là các chủ nhà trọ tại Bethlehem là những kẻ đã nói với cặp vợ chồng trẻ: không có chỗ ở đây. Không có chỗ cho cuộc sống, cho tương lai. Mỗi người chúng ta được yêu cầu phải gánh lấy một số trách nhiệm, dù nhỏ đi chăng nữa, để giúp những người trẻ tìm thấy, ở đây, ngay trên miền đất của họ, trên quốc gia của chính họ, những khả thể thực sự để xây dựng một tương lai. Đừng để mình bị tước mất sức mạnh nơi bàn tay của họ, tâm trí của họ, và khả năng của họ nói tiên tri những giấc mơ của tổ tiên của mình (xem Giô-ên 2:28). Nếu chúng ta muốn đảm bảo một tương lai xứng đáng cho họ, chúng ta phải vạch ra một sự bao gồm chân thực trong đó cung cấp công việc xứng đáng, miễn phí, sáng tạo, dự phần và liên đới (x Diễn từ trong buổi trao giải thưởng Charlemagne, 6 May 2016).

Nhìn vào máng cỏ thách thức chúng ta giúp những người trẻ đừng trở nên tuyệt vọng bởi sự non nớt của chúng ta, và thúc đẩy họ để họ có thể mơ ước và chiến đấu cho những ước mơ của họ, để họ có khả năng phát triển và trở thành những người cha và người mẹ.

Khi chúng ta dần đến thời điểm cuối cùng của năm nay, chúng ta hãy chiêm ngưỡng Hài Nhi-Thiên Chúa! Làm như thế nhắc nhớ chúng ta trở về nguồn gốc và cội rễ đức tin của chúng ta. Trong Chúa Giêsu, đức tin trở thành niềm hy vọng; nó trở thành một chất men và một phước lành. “Với một sự dịu dàng không bao giờ làm ta thất vọng, nhưng luôn có khả năng khôi phục lại niềm vui của chúng tôi, Chúa Kitô làm cho chúng ta có thể ngước mặt lên và bắt đầu lại” (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 3)

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.

Nội dung thánh thi Te Deum như sau:

Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.

“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.”
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Ngày Đầu Năm kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và cầu cho hòa bình thế giới
J.B. Đặng Minh An dịch
08:17 01/01/2017
Lúc 10h sáng thứ Chúa Nhật 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 50 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dịp này, đã được công bố hôm 12 Tháng 12, có chủ đề là “Bất bạo động: một hình thái chính trị vì hòa bình”

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Tham dự thánh lễ cũng có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:


“Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19) Trong những lời này, Thánh Luca mô tả thái độ của Đức Mẹ sau khi đã trải qua mọi sự trong những ngày đó. Vượt xa cố gắng để hiểu và làm chủ được tình hình, Đức Mẹ là người phụ nữ có thể lưu giữ, có thể nói được là, bảo vệ và giữ gìn trong trái tim Mẹ, đường lối của Chúa trong đời sống dân Ngài. Thẳm sâu trong lòng, Mẹ đã học cách lắng nghe nhịp tim của Con Mẹ, và điều đó lại dạy cho Mẹ, trong suốt cuộc đời mình, cách khám phá nhịp tim của Thiên Chúa trong lịch sử. Mẹ học được cách trở thành một người mẹ, và trong tiến trình học tập đó Mẹ đã cho Chúa Giêsu được trải nghiệm vẻ đẹp khi nhận ra làm một người con có nghĩa là gì. Nơi Mẹ Maria, Ngôi Lời vĩnh cửu không chỉ trở thành xác phàm, nhưng còn học biết sự dịu dàng từ mẫu của Thiên Chúa. Với Đức Maria, Hài Nhi-Thiên Chúa học cách lắng nghe những khát vọng, những long đong, những niềm vui và hy vọng của dân giao ước. Với Đức Maria, Ngài nhận ra chính mình là một người Con trong dân trung tín của Thiên Chúa.

Trong Phúc Âm, Đức Maria xuất hiện như một người phụ nữ kín tiếng, không có những bài phát biểu vang dội hay những hành động to tát, nhưng Mẹ có một cái nhìn chăm chú có thể bảo vệ cuộc sống và sứ mạng của Con Mẹ, và qua đó, là tất cả mọi thứ mà Ngài yêu mến. Mẹ đã có thể trông nom cho sự khởi đầu của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, và nhờ đó, Mẹ học được kinh nghiệm để trở thành mẹ của một đám đông. Mẹ đã gần gũi với các tình huống đa dạng nhất để gieo hy vọng. Mẹ đồng hành cùng những thập giá được vác âm thầm trong tâm hồn những con cái Mẹ. Cơ man những việc sùng kính, những đền thờ và nhà nguyện ở những nơi xa xôi nhất, và cơ man những ảnh tượng trong các ngôi nhà của chúng ta, nhắc nhở chúng ta về sự thật lớn lao này. Đức Maria đã cho chúng ta sự ấm áp của một người mẹ, sự ấm áp chúng ta có thể nương náu trong gian truân, sự ấm áp của Mẹ khiến bất cứ điều gì hay bất cứ ai cũng không thể dập tắt trong lòng Giáo Hội cuộc cách mạng đã được Con Mẹ khai mào. Nơi đâu có một người mẹ, nơi đó có sự dịu dàng. Qua tình mẫu tử của mình, Mẹ cho chúng ta thấy sự khiêm tốn và dịu dàng không phải là những đức tính của những kẻ yếu đuối nhưng là của những người mạnh mẽ. Mẹ dạy chúng ta rằng chúng ta không cần phải ngược đãi những người khác để cảm thấy mình là quan trọng (x. Niềm Vui Phúc Âm, 288). Dân thánh của Thiên Chúa đã luôn thừa nhận và ca ngợi Mẹ là Mẹ Thánh của Thiên Chúa.

Cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta vào thời khắc bắt đầu một năm mới nghĩa là nhắc lại một xác tín luôn đồng hành trong đời chúng ta: đó là chúng ta có một người mẹ; chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi.

Các bà mẹ là loại thuốc giải độc mạnh nhất để chữa trị khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân và sự tự cao tự đại của chúng ta, để chữa trị sự thiếu cởi mở và thờ ơ của chúng ta. Một xã hội mà không có các bà mẹ thì không chỉ là một xã hội lạnh lùng, nhưng còn là một xã hội đánh mất con tim, và mất đi “cảm giác của gia đình.” Một xã hội mà không có các bà mẹ sẽ là một xã hội tàn nhẫn, một xã hội trong đó con tim chỉ có chỗ cho những tính toán và đầu cơ. Bởi vì người mẹ, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất, vẫn có thể làm chứng cho sự dịu dàng, cho sự hy sinh chính mình vô điều kiện, và cho sức mạnh của niềm hy vọng. Tôi đã học được rất nhiều từ những người mẹ có con em đang ở trong tù, hoặc nằm trên giường bệnh, hoặc dính líu với ma túy, nhưng, dù nóng, dù lạnh, dù mưa, dù nắng, không bao giờ ngừng đấu tranh cho những gì là tốt nhất cho con em họ. Hay những bà mẹ trong các trại tị nạn, hay thậm chí trong chiến tranh, không ngừng ôm ấp và nâng đỡ những đau khổ cuả con em họ. Có cả các bà mẹ thực sự hy sinh mạng sống của mình để không một đứa con nào của mình bị hư mất. Nơi nào có một người mẹ, nơi đó có sự hiệp nhất, có sự thuộc về nhau như những đứa con của cùng một mẹ.

Khi bắt đầu năm mới bằng cách nhắc lại sự tốt lành của Thiên Chúa nơi khuôn mặt từ mẫu của Đức Maria, khuôn mặt từ mẫu của Giáo Hội, và khuôn mặt các bà mẹ của chính chúng ta, chúng ta được bảo vệ khỏi một căn bệnh bào mòn chúng ta là bệnh “mồ côi tinh thần”. Đó là cảm giác mồ côi mà linh hồn trải qua khi nó cảm thấy không có mẹ và thiếu vắng sự dịu dàng của Thiên Chúa, khi cảm giác thuộc về một gia đình, một dân tộc, một đất nước, hay thuộc về Thiên Chúa trở nên mờ nhạt. Cảm giác mồ côi này chôn kín trong một con tim duy ngã chỉ có thể thấy chính bản thân mình và những lợi ích riêng của mình. Nó phát triển khi chúng ta quên mất rằng cuộc sống là một món quà mà chúng ta đã nhận được và còn nợ những người khác - một món quà mà chúng ta được mời gọi để chia sẻ trong ngôi nhà chung này.

Chính cái tình cảnh mồ côi tự coi mình là trung tâm ấy đã khiến Cain hỏi: “Tôi là người giữ em tôi à?” (St 4: 9). Hệt như muốn nói rằng: Nó không thuộc về tôi; Tôi không biết nó. Thái độ mồ côi tinh thần này là một căn bệnh ung thư âm thầm ăn mòn và làm băng hoại linh hồn chúng ta. Chúng ta trở thành hèn hạ hơn tới tận cùng, khi không ai thuộc về chúng ta và chúng ta cũng chẳng thuộc về ai. Tôi làm hư hỏng trái đất vì nó không thuộc về tôi; tôi làm băng hoại người khác vì họ không thuộc về tôi; tôi sỉ nhục Thiên Chúa bởi vì tôi không thuộc về Người, và cuối cùng chúng ta làm băng hoại chính bản thân chúng ta, vì chúng ta quên chúng ta là ai và quên cả cái “họ” (family name) linh thánh của chúng ta. Sự mất mát những mối giây ràng buộc chúng ta, rất tiêu biểu trong nền văn hóa bị phân mảnh và chia rẽ của chúng ta, làm gia tăng cảm giác mồ côi này, và kết quả là một cảm giác hư vô và cô đơn lớn lao. Thiếu các tiếp xúc vật lý (chứ không phải là ảo) sẽ đóng kín tâm hồn chúng ta (x Laudato Si ', 49) và làm cho chúng ta đánh mất đi khả năng dịu dàng, và ngạc nhiên, cảm thương và từ bi. Mồ côi tinh thần làm chúng ta quên đi những gì có nghĩa là con, cháu, cha mẹ, ông bà, bạn bè và các tín hữu. Nó làm cho chúng ta quên đi tầm quan trọng của chơi đùa, ca hát, mỉm cười, nghỉ ngơi, và biết ơn.

Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa làm cho chúng ta mỉm cười một lần nữa khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một dân tộc, chúng ta thuộc về nhau, và rằng chỉ khi chúng ta thuộc về một cộng đồng, một gia đình, chúng ta mới có thể tìm thấy “sự ấm cúng”, một “sự ấm áp” cho phép chúng ta phát triển trong tình nhân loại, chứ không phải là đối tượng để “tiêu thụ hay bị tiêu thụ”. Mừng lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là một món đồ có thể trao đổi trong thương trường hay trong các bộ xử lý thông tin. Chúng ta là con cái, chúng ta là một gia đình, chúng ta là dân Thiên Chúa.

Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa dẫn chúng ta đến việc tạo ra và chăm sóc cho những nơi công cộng có thể cung cấp cho chúng ta một cảm giác thuộc về nhau, có cùng cội nguồn, cảm giác ở nhà trong các thành phố của chúng ta, trong các cộng đồng hiệp nhất và hỗ trợ chúng ta (x Laudato Si', 151).

Chúa Giêsu, vào giây phút tự hiến tột cùng, trên thập tự giá, khi không còn giữ lại điều gì cho riêng mình, và sắp thở hơi cuối cùng, đã bàn giao Mẹ Ngài cho chúng ta. Ngài đã nói với Đức Maria: Đây là con trai của Mẹ; đây là con cái của Mẹ. Chúng ta cũng muốn tiếp rước Mẹ vào nhà mình, vào gia đình của chúng ta, cộng đồng và quốc gia của chúng ta. Chúng ta muốn gặp gỡ cái nhìn từ mẫu của Mẹ. Cái nhìn ấy giải phóng chúng ta khỏi tình trạng mồ côi; cái nhìn đó nhắc chúng ta rằng chúng ta đều là anh chị em, rằng tôi thuộc về bạn, và bạn thuộc về tôi, rằng chúng ta là cùng một xương một thịt. Cái nhìn đó dạy chúng ta rằng chúng ta phải học cách chăm sóc cho cuộc sống với cùng một sự dịu dàng như Mẹ, nghĩa là, bằng cách gieo niềm hy vọng, bằng cách gieo một cảm giác thuộc về nhau trong tình huynh đệ.

Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc chúng ta rằng chúng ta có mẹ. Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có mẹ. Cùng nhau tất cả chúng ta hãy tuyên xưng chân lý này. Tôi mời các bạn tung hô ba lần, xin tất cả cùng đứng, như các tín hữu Êphêsô đã từng làm: Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa.
 
Đức Hồng Y Timothy Dolan được mời dâng lời cầu nguyện trong lễ tuyên thệ nhận chức Tổng Thống Hoa kỳ của ông Donald Trump.
Nguyễn Long Thao
20:40 01/01/2017
Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York sẽ là một trong sáu giới chức tôn giáo Hoa Kỳ được mời đọc lời cầu nguyện trong buổi lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump vào ngày 20 tháng Giêng năm 2017

Đức Hồng Y tuyên bố "Tôi lấy làm vinh dự được yêu cầu đọc lời nguyện trong lễ nhậm chức tổng thống sắp tới, và tôi xin Thiên Chúa toàn năng hướng dẫn tân Tổng Thống và tiếp tục ban phước lành cho quốc gia vĩ đại này"

Các nhà lãnh đạo tôn giáo khác cùng tham dự buổi lễ tuyên thệ nhân chức cúa ông Donald Trump là Mục Sư. Franklin Graham, Giáo Sĩ Do Thái Giáo Marvin Hier, Mục Sư. Wayne Jackson, Mục sư Samuel Rodriguez, và nhà Truyền Giáo Phúc Âm Paula White

Tưởng cũng nên nhắc lại trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, Đức Hồng Y Dolan công khai chỉ trích ông này về lập trường di dân.

Nguyễn Long Thao
 
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án vụ tấn công khủng bố kinh hoàng trong Đêm Giao Thừa tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Đặng Tự Do
21:50 01/01/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án vụ tấn công khủng bố vào đêm Giao Thừa rạng sáng ngày Mùng Một Tết Dương Lịch tại một hộp đêm ở thủ đô Istanbul, của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lúc 1:30 sáng giờ địa phương, một tay súng có dáng dấp của một người miền Trung Á, đã xả súng bắn bừa bãi vào những người đang đón năm mới trong hộp đêm Reina, giết chết ít nhất 39 người và làm bị thương khoảng 70 người khác. Con số thương vong có thể còn lên cao hơn vì một số người bị thương đang trong tình trạng thập tử nhất sinh.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa với các tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha ngỏ lời chia buồn với các nạn nhân và gia đình của họ, cũng như nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức Thánh Cha nói:

“Với nỗi buồn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự gần gũi của tôi với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, tôi cầu nguyện cho đông đảo các nạn nhân và những người bị thương và cho cả dân tộc đang than khóc, và tôi cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ tất cả những người thiện chí đang dũng cảm xắn tay áo lên đối diện với bệnh dịch khủng bố và những vết máu đang bao trùm toàn thế giới trong bóng tối của sợ hãi và hoang mang.”

Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng hung thủ là một thành viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, là những kẻ muốn áp đặt một thứ Hồi Giáo quá khích trong đó thù ghét mọi hình thức vui chơi giải trí. Reina là một hộp đêm nổi tiếng tại Istanbul nơi các danh ca và các cầu thủ túc cầu thường hay lui tới.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Phước Sàigòn Mừng bổn mạng
Văn Minh
09:37 01/01/2017
Giáo xứ Tân Phước: Mừng bổn mạng

Thánh lễ mừng kính trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa – bổn mạng giáo xứ Tân Phước, đã diễn ra lúc 17g30 thứ Bảy ngày 31.12.2016, do cha Giuse Vũ Minh Danh, chánh xứ giáo xứ Tân Phước – chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Phêrô Dương Đình Tảo, nhà Vãng Lai Phát Diệm, cha Antôn Nguyễn Thánh Hà, Dòng Ngôi Lời, cha phó Giuse Nguyễn Duy Khương, và quý cha khách mời.

Xem Hình

Đến tham dự Thánh lễ có quý vị ân nhân, quý vị khách mời, cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.

Trước Thánh lễ, quý cha, đại diện các đoàn thể cung nghinh tượng Đức Mẹ xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát “Xin vâng”.

Đầu lễ, cha xứ ngỏ lời chào mừng quý cha, quý vị khách mời cùng mọi thành phần dân Chúa đã cùng nhau quy tụ về giáo xứ hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn hôm nay bằng một tràng pháo tay thật ròn rã.

Trong phần giảng lễ, cha Antôn Nguyễn Thanh Hà chia sẻ cho các em thiếu nhi cùng cộng đoàn: Hôm nay, cộng đoàn chúng ta cùng nhau qui tụ về ngôi thánh đường này để tạ ơn Đức Maria, là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ của chúng ta. Đức Mẹ là người phụ nữ như bao người phụ nữ khác trên trần gian này, vậy tại sao chúng ta lại gọi Mẹ là Mẹ Thiên Chúa? Bởi vì, ngay từ khi còn nằm trong cung lòng của người mẹ thì Mẹ đã không mắc tội nguyên tổ, và được Thiên Chúa chọn Mẹ là trung gian vào trong chương trình cứu chuộc nhân loại. Cuộc sống ngày nay, người ta chạy theo lối sống thực dụng, tranh dành địa vị quyền lợi, và dẫn đến hận thù chém giết lẫn nhau.

Bước sang năm mới này, Giáo Hội mừng lễ kính Đức Trinh Nữ Maria, để cho mọi người nhận ra thiên chức và quyền năng của Mẹ với lời nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy biết siêng năng chạy đến với Mẹ, với lòng trông cậy, phó thác, để ngày một trở nên đẹp lòng Chúa, và làm vui lòng Mẹ trong năm mới này.

Sau phần hiệp lễ, cha xứ Giuse thay mặt giáo xứ cảm ơn quý cha, quý khách, cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ được sốt sắng. Năm nay, giáo xứ không tổ chức tiệc mừng như mọi năm, thay vào đó là món quà của ít lòng nhiều giúp cho bà con giáo dân ngoài Miền Trung đang gặp thiên tai lũ lụt vừa qua.

Thánh lễ khép lại lúc 19g00. Sau Thánh lễ, quý cha, quý chức trong HĐMVGX, đại diện các đoàn thể cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm.
 
Giáo xứ Phong Cốc : Thánh lễ tuyên xưng đức tin của 35 em rước lễ trọng thể
Nguyễn Hữu Lộc
09:48 01/01/2017
Giáo xứ Phong Cốc: Thánh lễ tuyên xưng đức tin của 35 em rước lễ trọng thể

Vào lúc 7g00 Chúa Nhật 01/01/2017, trong bầu khí cùng với Giáo Hội toàn cầu, mừng “Mẹ là Mẹ Thiên Chúa”, Cha Dom Lương Đức Toàn Giáo xứ Phong Cốc chủ sự Thánh lễ cho 35 Em trong Giáo xứ “Tuyên hứa Bao đồng”

Xem hình

Trời sáng Chúa Nhật hôm nay thật đẹp, trong sân nhà thờ các em thiếu nhi cùng cộng đoàn giáo xứ đã đứng xếp hàng thành đội ngũ chỉnh tề, trang trọng rước Đoàn đồng tế tiến vào Ngôi thánh đường.

Mở đầu Thánh lễ, Cha Chánh xứ Đm chúc mừng tất cả các em được Rước Lễ Bao Đồng hôm nay cũng như ý nghĩa của nghi thức hôm nay, đồng thời ngài mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp ý cầu nguyện để các em Tuyên xưng Đức tin hôm nay ý thức được lời Tuyên hứa quyết lòng chọn Chúa của Mình.

Trong phần giảng lễ, Cha Dom chia sẽ với các em cùng cộng đoàn về mục đích và ý nghĩa của Mầu nhiệm “Mẹ là Mẹ Thiên Chúa” là mầu nhiệm quan trọng nhất, và nghi thức tuyên hứa của các em Rước lễ trọng thể hôm nay cũng rất là quan trọng trong cuộc đời của Người Ki tô hữu, bởi lẽ: Vì chính ngày hôm nay, các em đích thân nói lên lời tuyên xưng đức tin mà trước đây, khi các em lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Cha mẹ và người đỡ đầu đã tuyên xưng thay cho các em.

Trong phần nghi thức Tuyên hứa Bao đồng. Tính cách trọng thể của lễ nghi này nằm ở chỗ các em sẽ cầm nến sáng trên tay, đích thân nói lên lời tuyên xưng đức tin mà trước đây, khi các em lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Cha mẹ và người đỡ đầu đã tuyên xưng thay cho các em. Qua lời tuyên hứa “Quyết tâm theo Chúa Giêsu đến trọn đời để trở nên người Kitô hữu trọn lành và sốt sắng.”

Với Nến sáng trên tay, xếp hàng ngay ngắn, cùng với cộng đoàn, các em nói lên quyết tâm từ bỏ tội lỗi, ma quỷ và những quyến rũ của chúng; đồng thời tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa Ba Ngôi và Giáo Hội của Người. Các em hứa trung thành với Chúa Giêsu, giữ trọn lề luật, thánh hoá ngày Chúa Nhật, giữ mùa Phục Sinh, cầu nguyện sáng tối, vâng lời cha mẹ và yêu thương anh chị em. Đó là một quyết tâm đến trọn đời.

Sau đó, từng em tiến lên, xưng tên của mình và đặt tay lên Phúc Âm để cam kết điều này: “ Con xin cam kết và thề hứa với Thiên Chúa, con luôn trung thành tin theo Chúa Giêsu Kitô và Hội Thánh của Người, để yêu thương và phục vụ mọi người cho đến trọn đời. Amen.”

Sau đó Cha chủ tế đã trao cho từng em quyển Kinh Thánh; từng Thánh giá và Chuổi mân côi.

Cuối thánh lễ, một em đại diện đã nói lên tâm tình của mình trong ngày trọng đại hôm nay và nói lên lời cảm ơn sâu sắc tới Cha chánh xứ, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên. Em nói: “Ngày hôm nay, chúng con thật hạnh phúc vì được chính bản thân mỗi người chúng con đã dám Tuyên xưng trước Chúa và quyết lòng chọn Chúa, và nhất là được trưởng thành trong niềm tin yêu của Thiên Chúa giàu lòng xót thương. Niềm vui này sẽ kéo dài mãi trong suốt cuộc đời mỗi chúng con. Để có niềm vui trọng đại này, chúng con đã được quý Cha, quý Dì, quý Thầy và quý Thầy cô Giáo lý viên dìu dắt, dạy dỗ và hướng dẫn trong nhiều năm tháng qua. Chúng con xin chân thành cảm tạ.” Các em cũng không quên nói lời tri ân bố mẹ, những người đã, đang và sẽ luôn ở bên các em. “Chúng con không biết nói thế nào để có thể diễn tả hết công lao to lớn của bố mẹ. Giờ đây chúng con chỉ biết dâng lời cảm tạ, tri ân và cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc xuống trên bố mẹ.”

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Cha Dom có đôi lời cám ơn và chào chúc cộng đoàn.

Thánh lễ kết thúc lúc 09g30. Mọi người ra về trong hân hoan vì được tham dự thánh lễ rất long trọng do tay vị chủ chăn của Giáo xứ. Kể từ nay Các em sẽ là chiến sĩ của Chúa Kitô, làm chứng cho Ngài giữa lòng thế giới hôm nay.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc
 
Họp Mặt Đồng Hương Thân Hữu Hưng Hóa Miền Nam Lần Thứ 5
Tôma Đỗ Lộc Sơn
18:27 01/01/2017
Họp Mặt Đồng Hương Thân Hữu Hưng Hóa Miền Nam Lần Thứ 5

Trước đây (1954) và sau này (1990), đã có nhiều bà con gốc Hưng Hóa (Giáo phận Hưng Hóa) di cư vào Nam lập nghiệp, họ sống tập trung khắp các tỉnh thành phía Nam. Giáo sứ Sơn Lộc thuộc Giáo phận Phú Cường là một địa điểm có nhiều bà con sống quây quần từ nhiều năm nay cho cả cũ và mới.

Xem Hình

Được sự chấp thuận của Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa, ban Đại diện Hội đồng hương Hưng Hóa đã chọn Giáo xứ Sơn Lộc là điểm họp mặt lần thứ 5. Ngày giờ được tổ chức là 8 giờ 30 ngày 31 tháng 12 năm 2016.

Đức Cha Anphongso Nguyễn Hữu Long - Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đã về Giáo xứ Sơn Lộc rất sớm, Đức Cha cùng ban Đại diện và bà con giáo dân giáo xứ ra viếng mộ các linh mục, tu sĩ và giáo dân gốc Hưng Hóa đã an nghỉ tại nghĩa trang giáo xứ. Nơi đây một vị đại diện đã đọc tiểu sử cùng các công tác mục vụ của các ngài. Sau khi cầu nguyện và thắp hương, Đức Giám Mục đã ban phép lành cho mọi người hiện diện.

Trên đường đi bộ trở về nhà thờ (500 mét), Đức Giám Mục đã có dịp quan sát đời sống của bà con nơi đây và thăm hỏi với một nữ tu Hưng Hóa đang tu học tại Hội Dòng Mẹ Nhân Ái.

Sau lời khai mạc, cha Giuse Phan Trọng Quang - Đặc trách đồng hương, đã có lời chào mừng Đức Cha Anphong, cha xứ Sơn Lộc, quý cha Hưng Hóa và đồng hương cùng bà con giáo dân khắp mọi miền đã về tham dự buổi họp mặt lần thứ 5 này. Trong dịp này, Đức Cha Anphong đã có lời chúc mừng đến cha xứ Sơn Lộc Simon Nguyễn Văn Thu - Tân Tổng Đại diện Giáo phận Phú Cường và trao tặng cha bó hoa tươi thơm.

Tiếp theo chương trình họp mặt, quý đồng hương đã được nghe chia sẻ của các đại diện khắp nơi quy tụ về đây như: Phú Ninh (Tây Ninh), Nỗ Lực (TP. HCM) và nhiều nơi nữa. Đặc biệt, vị đại diện Giáo xứ Sơn Lộc đã chia sẻ tóm tắt tiểu sử hình thành phát triển giáo xứ trong 60 năm qua. Bản chia sẻ đã được bà con vỗ tay tán thưởng. Đan xen với các báo cáo chia sẻ, là các tiết mục văn nghệ của quý soeur thuộc Hội dòng Mẹ Nhân Ái.

Đức Cha Anphong đã có hơn 30 phút để chia sẻ về sự phát triển của Giáo phận Hưng Hóa trong hơn 20 năm qua. Qua chia sẻ của Đức Cha, mọi người có thể hiểu được là:

Giáo phận Hưng Hóa đã được Thiên Chúa ban cho nhiều ơn lành qua lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Trong năm qua, giáo phận Hưng Hoá đã có thêm một giáo xứ mới, đó là Giáo xứ Điện Biên và tương lai gần sẽ có thêm một giáo xứ nữa được công nhận, đó là Giáo xứ Mường Nhé. Toàn Giáo phận Hưng Hoá đã có 117 linh mục và nhiều chủng sinh, tập sinh đang tu học trong và ngoài giáo phận.

Với một địa bàn rộng lớn gồm 10 tỉnh, trước đây chỉ có 20 linh mục nên việc giữ đạo tốt là điều không thể, nhiều người bỏ đạo hoặc thờ ơ. Việc tái truyền giáo là việc cần thiết và đã đạt được nhiều kết quả tốt, đã có hàng chục ngàn người trở về. Bên cạnh đó, số người tin yêu Chúa ngày một thêm đông nên việc duy trì, phát triển cần nhiều nỗ lực.

Cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn - Chánh xứ Giáo xứ Điện Biên, cũng có những chia sẻ về giáo xứ mới vừa được công nhận. Như lời cha Giuse, Giáo xứ Điên Biên được hình thành từ con số 0, nghĩa là không nhà thờ, không nhà xứ. Nhưng cha và bà con nơi đây thật vui mừng vì đức tin đã được công nhận và mong muốn có một nơi phụng thờ Thiên Chúa một cách xứng đáng.

Và trong dịp này, ngày cuối năm dương lịch, Đức Cha Anphongso đã dâng lễ cầu bình an với phụng vụ Lời Chúa cuối tuần Bát nhật Giáng sinh.

Cùng hiệp dâng lễ có cha Simon Nguyễn Văn Thu - Chánh xứ Sơn Lộc, cha Giuse Phan Trọng Quang - Đặc trách đồng hương, cha Phêrô Võ Thức - Đồng hương cao niên, cha Giuse Nguyễn Văn Thanh - Chánh xứ Bình Thuận, cha Đa Minh Hoàng Minh Tiến - Văn phòng Tòa Giám mục Hưng Hóa, cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn - Chánh xứ Điện Biên (Hưng Hóa). Tham dự Thánh lễ còn có quý tu sỹ thuộc Hội dòng Mẹ Nhân Ái, Dòng Mân Côi Chí Hòa, Tỉnh dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam, Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ, Dòng Trinh Vương, v.v. cùng bà con giáo dân đồng hương ước khoảng 350 người.

Qua bài giảng thứ Bảy trong tuần Bát nhật Giáng sinh, Đức Cha Anphong đã thao thức với đoạn Tin Mừng (Ga. 1.1-18): "Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận". Đức Cha đã nghẹn lời khi chia sẻ: Người nhà là những người đã nhận biết Chúa, Chúa đã đến không như những gì người nhà mong đợi, vì thế, họ khước từ Chúa. Theo họ, Thiên Chúa đến phải là Đấng đầy quyền uy và để họ cùng được hưởng uy với người khác. Ngày nay, Thiên Chúa cũng đang bị khước từ bởi lòng tham hưởng thụ của con người. Đức Cha mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện nhiều hơn nữa để cho Lời Chúa thấm đượm vào mỗi người để mọi người có cuộc sống yêu thương, khiêm nhường như lòng Chúa mong muốn.

Sau phần nguyện hiệp lễ, cha Giuse Phan Trọng Quang - Đại diện đồng hương, đã có lời cảm ơn Đức Cha Anphong, cha Simon và quý cha, quý tu sĩ cùng bà con tham dự buổi họp mặt và tham dự Thánh lễ sốt sáng và để cho buổi họp mặt này thành công tốt đẹp. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng con.

Thánh lễ kết thúc, cộng đoàn cúi đầu nhận phép lành trọng thể từ tay Đức Giám Mục Anphongso.

Được biết, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương - Giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng về tham dự buổi họp mặt này nhưng vì lý do đường xa nên ngài đến trễ. Trong bữa cơm thân mật, Đức Cha Antôn đã có lời chúc mừng và mong muốn các buổi họp mặt được duy trì mãi trong tình hiệp thông chia sẻ.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Thánh lễ đêm giao thừa 20117 và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa tại Tà Pao, Phan Thiết
Ngọc Lợi
18:59 01/01/2017
THÁNH LỄ GIAO THỪA TẠ ƠN VÀ CHÚC TỤNG CHÚA XUÂN BÊN MẸ TÀPAO 31/12/2016

Ngày hôm nay cũng như ngày hôm qua chỉ là 24 giờ nối tiếp nhau, nhưng 24 giờ của ngày hôm qua so với 24 giờ hôm nay đã khác nhau... đó là phút giao thừa. Đó là lời chia sẻ về khoảnh khắc giao thừa của Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống trong bài giảng thánh lễ Giao thừa ngày 31/12/2016.

Xem Hình

Tối ngày 31/12/2016, Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã diễn ra đêm canh thức và thánh lễ đêm giao thừa (Thánh lễ Mừng Kính Mẹ Thiên Chúa – Cầu cho hòa bình thế giới). Dòng người bắt đầu tuôn về mỗi lúc một đông hơn.

19 giờ, bắt đầu giờ canh thức cầu nguyện với chủ đề: “Cùng Mẹ Tàpao đến với Lòng Chúa Thương Xót”. Cùng nhìn lại một năm qua, biết bao biến động của mỗi người trong gia đình và xã hội, sự vô cảm của con người đã gây ra biết bao đau thương cho môi trường: hiện tượng băng tan, nước lũ, xã lũ đập vô trách nhiệm, xả thải gây hưởng tới đời sống và môi trường; vì nhu cầu vật chất mà con người bất chấp mọi thứ sống gian dối, lừa dối nhau để đạt được...

Dưới sự hướng dẫn của Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót TGP Sài Gòn (giáo xứ Chí Hòa TGP Sài Gòn) giúp cộng đoàn nhìn lại bản thân của mỗi người và lời tạ tội với Chúa. Để mở ra cho một năm mới với chủ đề “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân” đây là dịp mà cộng đoàn theo gương gia đình Thánh Gia biết sống phó thác cuộc đời và để Thiên Chúa là chủ thời gian dẫn dắt vượt qua biến cố trong cuộc đời.

21 giờ Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống chủ sự nghi thức rước kiệu Đức Mẹ. Cha hạt trưởng hạt Đức Tánh khai mạc và giới thiệu các giáo xứ tham gia đêm diễn nguyện.

Giờ diễn nguyện gồm 3 phần do các giáo xứ Thanh Hải, Vinh Tân, Vinh Thanh, Võ Đắt, Tư Tề, Vũ Hòa biểu diễn. Phần mở đầu: Lời Tạ ơn nhìn lại và cảm tạ Chúa về một năm qua. Phần thứ 2: Chúc tụng Chúa Xuân hướng đến một năm mới những điều tốt lành và nhiều ơn Chúa. Phần thứ 3: Sống noi gương Mẹ giúp cộng đoàn hướng lên Mẹ nói lời xin vâng, luôn phó thác những ngày tháng sắp tới và cùng ca đoàn hát vang lời tạ ơn Đức Mẹ Tàpao.

23 giờ, thánh lễ giao thừa do Đức Giám Mục Giuse chủ tế, cùng đồng tế có cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Xuân Anh cùng quý cha trong và ngoài giáo phận.

Trong bài giảng Đức Cha Giuse đã chia sẻ cùng với cộng đoàn những tâm tình trong giờ phút linh thiêng giao thừa: Ngày hôm nay cũng như ngày hôm qua chỉ là 24 giờ nối tiếp nhau, nhưng 24 giờ của ngày hôm qua so với 24 giờ hôm nay đã khác nhau... đó là phút giao thừa.

Tâm tình đầu tiên của mỗi người con đang hiện diện về bên Mẹ là lời cầu xin cho một năm mới và nhìn lại Ngài đã gửi đến mọi người bài thơ.

Giao thừa dương lịch hằng năm

Lễ mẹ Thiên Chúa ta ăn lễ mừng

Mọi người xum họp tưng bừng

Câu kinh tiếng hát vang lừng nơi nơi

Họp nhau cảm tạ ơn Trời

Qua tay Mẹ đến với người trần gian

Họp nhau tiên khấn nài van

Mẹ nâng đỡ sống bình an tháng ngày.

Mỗi người cần hướng tới sự “hòa bình” mà ngày nay chúng ta đang cần, ngài nhấn mạnh đến sứ điệp hòa bình năm 2017 Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ “loại trừ bạo động ra khỏi cách cư xử của con người với nhau”, qua đó, ngài mời gọi mỗi người góp phần, xây dựng và kiến tạo những cộng đoàn phi bạo lực. Trong tâm tình năm mới Ngài cũng cầu chúc mọi người chữ “An” mà ai ai đều cần tới trong cuộc sống này, mong cho năm mới luôn được bình an trong Tình yêu của Thiên Chúa.

Năm 2017 cũng là năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Ngài nhắc lại 3 mệnh lệnh Fatima: cải thiện đời sống, việc lần chuỗi mân côi, tôn sùng Trái tim Mẹ; và mời gọi mọi người cùng đến với Đức Mẹ, Mẹ sẽ luôn dẫn dắt bảo vệ chúng ta trên mọi nẻo đường.

Cuối cùng, Ngài cầu chúc cộng đoàn những tháng ngày đang tới được tràn đầy yêu thương, với các bạn giới trẻ sẽ có những đáp số cho tương lai; nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Tàpao ban muôn ơn phúc lành và bình an cho năm mới.

Cuối thánh lễ Cha hạt trưởng hạt Đức Tánh gửi lời chúc mừng năm mới đến Đức Cha, Quý Cha đồng tế và toàn thể cộng đoàn lời chúc an khang, hạnh phúc trong tình yêu của Chúa và Đức Mẹ Tàpao. Đồng thời, cảm ơn ca đoàn Giáo xứ Hàng Xanh, các Giáo xứ tham gia biểu diễn trong đêm diễn nguyện.

“Vui xuân bên Mẹ Tàpao muôn hoa rừng khoe sắc màu, muôn ngàn lượn bay trong gió, chim đàn tung tăng líu lo...” Lời hát kết lễ vang lên như lời tạ ơn của mỗi người con thảo dâng lên Mẹ hiền trong ngày đầu mùa xuân Thánh Ân. Thánh lễ kết thúc lúc 0g50 mọi người ra về mang theo những ước mong một năm mới an lành và hạnh phúc.

NGỌC LỢI
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Ban Mai
Thérésa Nguyễn
20:23 01/01/2017
NẮNG BAN MAI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Một đóa hồng là đủ cho bình minh.

One rose is enough for the dawn.
(Edmond Jabes)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 02/12/2017: Lễ Mẹ Thiên Chúa - Ngày Hòa Bình Thế Giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:29 01/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngày đầu năm mới 2017, Giáo Hội kỷ niệm Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dịp này, đã được công bố hôm 12 Tháng 12, có chủ đề là “Bất bạo động: một hình thái chính trị vì hòa bình”

Các sứ điệp trước đó của Đức Thánh Cha vào những năm 2014, 2015, và 2016 lần lượt có các chủ đề là “Tình huynh đệ, nền tảng và lộ trình dẫn đến Hòa bình”, “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau” và “Vượt qua sự thờ ơ và dành lấy hòa bình”.

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã tóm tắt giáo huấn Công Giáo về hòa bình và chiến tranh chính đáng trong phần thứ ba của các cuộc thảo luận liên quan đến điều răn thứ năm, và cuốn Hợp tuyển các Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo thảo luận về giáo huấn Công Giáo về hòa bình trong chương 11.

Trong khoảng thời gian giữa năm 1914 và 1968, năm vị Giáo Hoàng đã ban hành 21 thông điệp về hòa bình. Kể từ năm 1968, giáo huấn của các vị giáo hoàng về hòa bình đã được thể hiện chủ yếu qua các thông điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Thánh Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

Trong sứ điệp ngày hòa bình thế giới lần đầu tiên, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết, “Mong muốn của chúng tôi là mỗi năm sau đây, lễ kỷ niệm này sẽ được lặp đi lặp lại như một niềm hy vọng và như một lời hứa, vào lúc bắt đầu của một tờ lịch mới, mà con người dùng để đo lường và phác thảo con đường của cuộc sống theo thời gian, chúng ta nhắc lại rằng hòa bình, với sự cân bằng chính đáng và có ích, phải chiếm ưu thế trong sự phát triển của các sự kiện sắp diễn ra.”

Trong ý hướng đó, lúc 10h sáng thứ Chúa Nhật 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 50 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

“Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19) Trong những lời này, Thánh Luca mô tả thái độ của Đức Mẹ sau khi đã trải qua mọi sự trong những ngày đó. Vượt xa cố gắng để hiểu và làm chủ được tình hình, Đức Mẹ là người phụ nữ có thể lưu giữ, có thể nói được là, bảo vệ và giữ gìn trong trái tim Mẹ, đường lối của Chúa trong đời sống dân Ngài. Thẳm sâu trong lòng, Mẹ đã học cách lắng nghe nhịp tim của Con Mẹ, và điều đó lại dạy cho Mẹ, trong suốt cuộc đời mình, cách khám phá nhịp tim của Thiên Chúa trong lịch sử. Mẹ học được cách trở thành một người mẹ, và trong tiến trình học tập đó Mẹ đã cho Chúa Giêsu được trải nghiệm vẻ đẹp khi nhận ra làm một người con nghĩa là gì. Nơi Mẹ Maria, Ngôi Lời vĩnh cửu không chỉ trở thành xác phàm, nhưng còn học biết sự dịu dàng mẫu tử của Thiên Chúa. Với Đức Maria, Hài Nhi-Thiên Chúa học cách lắng nghe những khát vọng, những long đong, những niềm vui và hy vọng của dân giao ước. Với Đức Maria, Ngài nhận ra chính mình là một người Con trong dân trung tín của Thiên Chúa.

Trong Phúc Âm, Đức Maria xuất hiện như một người phụ nữ kín tiếng, không có những bài phát biểu vang dội hay những hành động to tát, nhưng Mẹ có một cái nhìn chăm chú có thể bảo vệ cuộc sống và sứ mạng của Con Mẹ, và qua đó, là tất cả mọi thứ mà Ngài yêu mến. Mẹ đã có thể trông nom cho sự khởi đầu của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, và nhờ đó, Mẹ học được kinh nghiệm để trở thành mẹ của một đám đông. Mẹ đã gần gũi với các tình huống đa dạng nhất để gieo hy vọng. Mẹ đồng hành cùng những thập giá được vác âm thầm trong tâm hồn những con cái Mẹ. Cơ man những việc sùng kính, những đền thờ và nhà nguyện ở những nơi xa xôi nhất, và cơ man những ảnh tượng trong các ngôi nhà của chúng ta, nhắc nhở chúng ta về sự thật lớn lao này. Đức Maria đã cho chúng ta sự ấm áp của một người mẹ, sự ấm áp chúng ta có thể nương náu trong gian truân, sự ấm áp của Mẹ khiến bất cứ điều gì hay bất cứ ai cũng không thể dập trong lòng Giáo Hội cuộc cách mạng đã được Con Mẹ khai mào. Nơi đâu có một người mẹ, nơi đó có sự dịu dàng. Qua tình mẫu tử của mình, Mẹ cho chúng ta thấy sự khiêm tốn và dịu dàng không phải là những đức tính của những kẻ yếu đuối nhưng là của những người mạnh mẽ. Mẹ dạy chúng ta rằng chúng ta không cần phải ngược đãi những người khác để cảm thấy mình là quan trọng (x. Niềm Vui Phúc Âm, 288). Dân thánh của Thiên Chúa đã luôn thừa nhận và ca ngợi Mẹ là Mẹ Thánh của Thiên Chúa.

Cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta vào thời khắc bắt đầu một năm mới nghĩa là nhắc lại một xác tín luôn đồng hành trong đời chúng ta: đó là chúng ta có một người mẹ; chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi.

Các bà mẹ là loại thuốc giải độc mạnh nhất để chữa trị khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân và sự tự cao tự đại của chúng ta, để chữa trị sự thiếu cởi mở và thờ ơ của chúng ta. Một xã hội mà không có các bà mẹ thì không chỉ là một xã hội lạnh lùng, nhưng còn là một xã hội đánh mất con tim, và mất đi “cảm giác của gia đình.” Một xã hội mà không có các bà mẹ sẽ là một xã hội tàn nhẫn, một xã hội trong đó con tim chỉ có chỗ cho những tính toán và đầu cơ. Bởi vì người mẹ, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất, vẫn có thể làm chứng cho sự dịu dàng, cho sự hy sinh chính mình vô điều kiện, và cho sức mạnh của niềm hy vọng. Tôi đã học được rất nhiều từ những người mẹ có con em đang ở trong tù, hoặc nằm trên giường bệnh, hoặc dính líu với ma túy, nhưng, dù nóng dù lạnh, dù mưa dù nắng, không bao giờ ngừng đấu tranh cho những gì là tốt nhất cho con em họ. Hoặc những bà mẹ trong các trại tị nạn, hoặc thậm chí trong chiến tranh, không ngừng ôm ấp và nâng đỡ những đau khổ cuả con em họ. Có cả các bà mẹ thực sự hy sinh mạng sống của họ để không một đứa con nào của mình bị hư mất. Nơi nào có một người mẹ, nơi đó có sự hiệp nhất, có sự thuộc về nhau như những đứa con của cùng một mẹ.

Khi bắt đầu năm mới bằng cách nhắc lại sự tốt lành của Thiên Chúa nơi khuôn mặt từ mẫu của Đức Maria, khuôn mặt từ mẫu của Giáo Hội, và khuôn mặt các bà mẹ của chính chúng ta, chúng ta được bảo vệ khỏi một căn bệnh bào mòn chúng ta là bệnh “mồ côi tinh thần”. Đó là cảm giác mồ côi mà linh hồn trải qua khi nó cảm thấy không có mẹ và thiếu vắng sự dịu dàng của Thiên Chúa, khi cảm giác thuộc về một gia đình, một dân tộc, một đất nước, hay thuộc về Thiên Chúa trở nên mờ nhạt. Cảm giác mồ côi này chôn kín trong một con tim duy ngã chỉ chỉ có thể thấy chính bản thân mình và những lợi ích riêng của mình. Nó phát triển khi chúng ta quên mất raằng cuộc sống là một món quà mà chúng ta đã nhận được và còn nợ những người khác - một món quà mà chúng ta được mời gọi để chia sẻ trong ngôi nhà chung này.

Chính cái tình cảnh mồ côi tự coi mình là trung tâm ấy đã khiến Cain hỏi: “Tôi là người giữ em tôi à?” (St 4: 9). Hệt như muốn nói rằng: Nó không thuộc về tôi; Tôi không biết nó. Thái độ mồ côi tinh thần này là một căn bệnh ung thư âm thầm ăn mòn và làm băng hoại linh hồn chúng ta. Chúng ta trở thành hèn hạ hơn tới tận cùng, khi không ai thuộc về chúng ta và chúng ta cũng chẳng thuộc về ai. Tôi làm hư hỏng trái đất vì nó không thuộc về tôi; tôi làm băng hoại người khác vì họ không thuộc về tôi; tôi sỉ nhục Thiên Chúa bởi vì tôi không thuộc về Người, và cuối cùng chúng ta làm băng hoại giá bản thân chúng ta, vì chúng ta quên chúng ta là ai và quên cả cái “họ” (family name) linh thánh của chúng ta. Sự mất mát những mối giây ràng buộc chúng ta, rất tiêu biểu trong nền văn hóa bị phân mảnh và chia rẽ của chúng tôi, làm gia tăng cảm giác mồ côi này, và kết quả là một cảm giác hư vô và cô đơn lớn lao. Thiếu các tiếp xúc vật lý (chứ không phải là ảo) đóng kín tâm hồn chúng ta (x Laudato Si ', 49) và làm cho chúng ta mất khả năng dịu dàng, và ngạc nhiên, cảm thương và từ bi. Mồ côi tinh thần làm chúng ta quên đi những gì có nghĩa là con, cháu, cha mẹ, ông bà, bạn bè và các tín hữu. Nó làm cho chúng ta quên đi tầm quan trọng của chơi đùa, ca hát, mỉm cười, nghỉ ngơi, và biết ơn.

Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa làm cho chúng ta mỉm cười một lần nữa khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một dân tộc, chúng ta thuộc về nhau, và rằng chỉ khi chúng ta thuộc về một cộng đồng, một gia đình, chúng ta mới có thể tìm thấy “sự ấm cúng”, một “sự ấm áp” cho phép chúng ta phát triển trong tình nhân loại, chứ không phải là đối tượng để “tiêu thụ hay bị tiêu thụ”. Mừng lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là một món đồ có thể trao đổi trong thương trường hay trong các bộ xử lý thông tin. Chúng ta là con cái, chúng ta là một gia đình, chúng ta là dân Thiên Chúa.

Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa dẫn chúng ta đến việc tạo ra và chăm sóc cho những nơi công cộng có thể cung cấp cho chúng ta một cảm giác thuộc về nhau, có cùng cội nguồn, cảm giác ở nhà tại các thành phố của chúng ta, trong các cộng đồng hiệp nhất và hỗ trợ chúng ta (x Laudato Si', 151).

Chúa Giêsu, vào giây phút tự hiến tột cùng, trên thập tự giá, khi không còn giữ lại điều gì cho riêng mình, và sắp thở hơi cuối cùng, đã bàn giao cho chúng ta Mẹ Ngài. Ngài đã nói với Đức Maria: Đây là con trai của Mẹ; đây là con cái của Mẹ. Chúng ta cũng muốn tiếp rước Mẹ vào nhà mình, vào gia đình của chúng ta, cộng đồng và quốc gia của chúng ta. Chúng ta muốn gặp gỡ cái nhìn từ mẫu của Mẹ. Cái nhìn ấy giải phóng chúng ta khỏi tính trạng mồ côi; cái nhìn đó nhắc chúng ta rằng chúng ta đều là anh chị em, rằng tôi thuộc về bạn, và bạn thuộc về tôi, rằng chúng ta là cùng một xương một thịt. Cái nhìn đó dạy chúng ta rằng chúng ta phải học cách chăm sóc cho cuộc sống với cùng một sự dịu dàng như Mẹ, nghĩa là, bằng cách gieo niềm hy vọng, bằng cách gieo một cảm giác thuộc về nhau trong tình huynh đệ.

Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc chúng ta rằng chúng ta có mẹ. Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có mẹ. Cùng nhau tất cả chúng ta hãy tuyên xưng chân lý này. Tôi mời các bạn tung hô ba lần, xin tất cả cùng đứng, như các tín hữu Êphêsô đã từng làm: Mẹ Thánh Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa.