Ngày 01-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Lễ Hiển Linh
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
17:10 01/01/2011
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỄ CHÚA HIỂN LINH / LỄ BA VUA

CHÚA TỎ MÌNH CHO DÂN NGOẠI – BA VUA ĐI TÌM KIẾM CHÚA

Cần cho Gia đình - Qúy chức – Nhóm - Hội đoàn - Phong trào *Chúa đã tỏ mình cho dân ngoại, vì thế lễ Hiển Linh có thể được coi là lễ Giáng sinh của người ngoại.

* Ba Vua đến từ phương Đông, họ vào nhà thấy Hài Nhi, Mẹ Maria, thánh Giuse gợi tôi nhớ bài hát:

* *Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn thuở xưa, miền Nazaret Thánh Gia Người vui sống, nêu gương cho tất cả gia đình cần lao, tình yêu tha thiết Thánh gia Người sống nghèo… Chuyện vui có thật: Một nhạc sĩ kia chia sẻ: Tôi năm nay 80 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh, đi đây đi đó vui vẻ để sinh hoạt; nhưng bà xã tôi không kêu ca gì, chỉ dặn tôi là: ông đi đâu thì thì đi; nhưng tối nhớ về với Gia đình là được rồi !!!

Vậy hôm nay tôi cần tìm Chúa ngay trong Gia đình, vì là nơi Thiên Chúa gặp gỡ và ớ với con người.

• BÀI ĐỌC 1: Isaia 60, 3= Vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước.

• BÀI ĐỌC 2: Êphêxô 3, 6= Các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái,

• TIN MƯNG: Mat 2, 11= Thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người.

A- Tôi Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên: (Some points of Reflection, live out and share)

1/ Tin Mừng Mt 2, 2: Chúa kêu gọi dân ngoại: Chúa Kitô là Ngôi sao sáng để dân ngoại là ba vua đi tìm Ngài: “Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.”. Các vị chiêm tinh và dân ngoại đã nhìn nhận Đấng Mê-si-a, họ là lớp người trí thức của thời đại, thuộc hàng tư tế và làm cố vấn cho các vua. Lòng trí tôi u tối không nhận ra Chúa đến trong biến cố cuộc đời, nên ánh sáng Chúa đã hướng về dân ngoại. Tôi đã tỏ ra quyết tâm tìm Chúa bằng cách nào?

2/ Mt 2, 10-11: Ba vua tìm Chúa trong gia đình nghèo hèn: Họ được Sao Sáng của Chúa dẫn đường đến gặp được Ngài: “Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là Bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người…” Ba nhà đạo sĩ đã cho bạn thấy sự thờ ơ của dân Do thái với Hài nhi Giêsu và lòng tin mau mắn của dân ngoại. Các thượng tế và kinh sư đã không nhận ra Chúa, trong khi người ngoại sống đạo tốt hơn bạn. Chia sẻ những yếu kém về Sống Đức tin của bạn?

3/ Thư Êp 3, 6: Dân ngoại cùng thừa kế: Thánh Phaolô đã ví mình như người tù của Chúa để phục vụ anh em dân ngoại nhờ Thánh Thần: “Các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.” Kế hoạch đã có từ trước, nay được Chúa mạc khải và thực hiện, đó là dân ngoại được đón nhận ơn cứu độ. Nhiệm vụ của tôi là hòa giải với người khác, để làm thành một thân thể. Cho biết sự hòa hợp của bạn về các tôn giáo bạn?

4/ Isaia 60, 6: Mọi dân tộc tìm về Ánh sáng: Tiên tri Iasia cho biết: mây và bóng tối đã bao trùm mặt đất, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa: “Chư dân đi về phía Ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước”. (Is 6, 3) - Các nhà chiêm tinh đã đến “bái lạy Chúa” danh từ này được Mát-thêu dùng 13 lần (cả Tân ước 57 lần). Điểm cao nhất của các tông đồ là bái lạy Chúa phục sinh. Đời sống là tìm kiếm và gặp Chúa từ trong gia đình. Tôi quan tâm tới những người thân thế nào?

B- Câu Kinh Thánh thúc đẩy tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này: (The Best God’s Word)

HỌ VÀO NHÀ, THẤY HÀI NHI VỚI THÂN MẪU LÀ BÀ MARIA, LIỀN SẤP MÌNH BÁI LẠY NGƯỜI. --Thực hành: Tôi tìm gặp Chúa trong Kinh Thánh- Trong Gia đình- Qua người ngoại v..v…

C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: Lạy Cha, các nhà đạo sĩ đã tìm gặp và bái lạy Chúa Hài Nhi với vàng, nhũ hương và mộc dược; các dân ngoại đã cùng thừa kế gia nghiệp, làm thành một thân thể. Xin cho con biết tìm đến Chúa trong mọi người không phân biệt tôn giáo,chủng tộc…Con luôn sống khiêm tốn, nghèo khó như Mẹ Maria để lúc nào cũng nhìn thấy Thánh Gia hiện diện trong Gia đình con. Amen.

Lời hay ý đẹp: TÌNH YÊU BẠN DÀNH CHO NGƯỜI LÂN CẬN LÀ CHỨNG CỚ TÌNH YÊU BẠN DÀNH CHO CHÚA – Your love for your neighbor is proof of your love for God.

Phó tế: JB. Maria Nguyễn Định/ Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com *
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
22:27 01/01/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy tư từ Lời Chúa Lễ Hiển Linh

“Ta vẫn thương người yêu dấu cũ”

dù hồn chơi vơi dù nhạc buông lơi tàn rồi

Người còn mai sau thôi lạc kiếp mãi chờ nhau.

(Ngô Thụy Miên – Từ Giọng Hát Em)

(1 Ga 4: 7)

Trong chuỗi ngày dài những viết và lách của bần đạo, có hai sự kiện rất ư là tiêu biểu. Một là, bần đạo thường tự hỏi: làm sao tìm cho ra đề tài thích và hợp, để tản mạn. Hai nữa, là: tìm được rồi, lại phải nhẹ nhàng rong bước chân âm thầm vào chốn thi ca/âm nhạc để đầu óc cho thanh thản du hồn mình vào với thế giới thần tiên, chốn miền của nhận thức.

Thế nên, đề tài mà bần đạo rong phiếm hôm nay, là chuyện mà người ca sĩ từng bộc bạch:

“Rồi từ giọng hát em chợt vút cao vút cao

một trời một trời

Bài ca thánh đêm vang lên trong ngày dài

mệt nhoài một phận đời.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Cũng từ giọng hát em chợt vút cao ấy, người tình nào mà cũng dông dài kể cho nhau nghe giai điệu cuộc đời, chắc sẽ tính toán như bạn đời nọ vừa có thư tình lòng thòng kiểu “hành chánh”, như sau:

“Người Tình của tôi thân mến,

Tôi rất hân hạnh thông báo cho cô biết, là: tôi đã phải lòng yêu cô từ những năm tháng dài cuộc đời, sau cuộc gặp gỡ giữa cô và tôi lúc 3 giờ chiều ngày 14 tháng chạp, năm ấy. Tôi nhận thấy mình có dư tiêu chuẩn để trở thành người tình đầy triển vọng của cô. Và, để tiện cho việc tiến tới giai đoạn tìm hiểu nhau sau này, tôi có vài đề nghị như sau:

Tình yêu của chúng ta sẽ trải qua một hạn dài thử thách là 3 tháng. Và, tuỳ vào sự tương đồng giữa đôi ta, mà tôi sẽ quyết định có nên tiếp tục quan hệ thường xuyên nữa hay không. Dĩ nhiên, sau khi thời hạn thử thách đã hết, ta sẽ lại xúc tiến kế hoạch để chuyển từ giai đoạn tình yêu sang hôn nhân, rất gần.

Chi phí cho mọi khoản cà phê, trà bánh lúc ban đầu, tôi đề nghị mình sẽ chia đôi, rất sòng phẳng. Về sau, nếu kết quả của tình yêu cô thể hiện cho tôi dồi dào đủ, thì ta sẽ gánh vác thêm một ít chi phí khác. Mặc dầu thế, tôi là người rộng lượng đủ để đón nhận sự quan tâm lưu ý của cô xem có xứng hợp với khoản chi tiêu, cô bỏ ra không.

Tôi trông đợi cô sẽ vui lòng hồi đáp thư này trong vòng 30 ngày kể từ lúc nhận được thư. Nếu không, đề nghị tôi đưa ra sẽ bị coi như không khả thi. Lúc ấy, không cần phải có thư thông báo, tôi sẽ đi tìm người yêu khác. Dù rằng thế, tôi rất vui lòng nếu được cô chuyển thư này đến người em gái dấu yêu của cô, ở vào trường hợp nếu cô không xem xét một cách tích cực mọi đề nghị rất ưu ái, của tôi.

Trước khi chấm dứt lá thư đầy tình cảm này, xin cô nhận nơi đây lòng thành kính biết ơn của tôi.

Thân ái,

Ký tên,

Người yêu giống nhân vật Rômêo đang tìm kiếm Juliét.

Chỉ biết là, vào thời đó, Rômêô cũng đã khi đi tìm Juliét ở cõi chết, anh cóg mang theo những lời ca sang sảng đến muộn phiền, như sau không?

“Ôi biết bao giờ ta đốt hết, từng lời ca êm

mặn nồng trong tim muộn phiền

Người đem giá băng về trên tuổi đá buồn

Ta chết theo ngày em cất tiếng

Nhạc còn buông xuôi người còn chơi vơi tìm người

Người còn xa xôi cho mùa thu úa tàn theo.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Thú thật là, bần đạo đây xưa nay chưa từng lần nào biết “chết theo ngày em cất tiếng”, hết bao giờ. Bởi “người em” của bần đạo có bao giờ chịu cất tiếng, dù chỉ là một chút du ca. Đạo ca. Hay, thiền ca đâu. Bởi thế nên, lâu nay bần đạo vẫn cứ ê a thêm một đoạn nhạc, như bên dưới:

”Thấy tiếc nuối người yêu ơi xin em một lời

Tạ từ nhau thôi cho mưa bay ngút ngàn phương trời

Ta theo lời hát đó như theo ngàn mây trôi

đẫm ướt trên bờ môi

Trời còn làm mưa rơi

cho tình mình còn thắm tươi nồng nàn.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Hôm nay đây, khi nghĩ về “tình mình còn thắm tươi nồng nàn”, các vị cứ là ngâm nga hát lên lời ca trên, rồi sẽ bảo:

”Còn chờ ngàn kiếp sau

một tiếng ca tiếng ca tạ từ, tạ từ

Bàn tay đã như xanh xao đan

cuộc tình mù lòa trọn đời mình.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Đã là cuộc tình, thì tình nào mà chẳng mù lòa? Tình nào mà không muốn trọn đời mình. Chí ít, là tình đôi lứa. Rất vợ chồng. Và thêm nữa, là tình anh em như chi thể một thân mình, là Đức Chúa. Chẳng thế mà, thánh nhân khi xưa vẫn từng khuyên:

“Trên hết mọi đức tính,

anh em phải có lòng bác ái:

đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.

Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô

điều khiển tâm hồn anh em,

vì trong một thân thể duy nhất,

anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó.”

(Cl 3: 14-15)

Rất nhiều vị, vẫn nghĩ rằng: cụm từ “bác ái” ôm trọn rất nhiều nghĩa, không chỉ là “tình mù loà”, của lứa đôi. Mà thôi. Ví thử như, vợ chồng/chồng vợ và đôi lứa cứ áp dụng tình bác ái rất “mùa loà”, “trọn đời mình”, thì tình ấy chắc hẳn thể nào cũng là “tình mình thắm tươi nồng nàn”. Chẳng lo gì hai chữ “tạ từ, tạ từ”, hoặc: “xanh xao”, “chờ ngàn kiếp sau”…

Có bạn nọ, từng đánh đố bần đạo một câu để hỏi cho biết: cớ làm sao người Việt mình, hay cứ là bắt chước người Tây người Mỹ nay đã biết ly thân, tần ngần ly cách người mà mình từng thề hứa sẽ “ở với nhau đến bạc đầu”? Thú thật là, bần đạo rất ngại trả lời những câu hỏi theo kiểu “đố vui để học”, hoặc “học rồi sẽ đố”, cho vui. Nghe hỏi, chứ không phải bị đố, bần đạo cũng lại theo kiểu xưa là cứ “tầm thầy học đạo”, để cho biết mà thưa thốt. Nếu không, cũng đành “dựa cột mà nghe” thôi!

Và, cũng vì phương sách “học thày, không tày học bạn”, chí ít là những bạn nối khố hoặc chí thân, nên bần đạo cũng dám lân la, la cà hỏi bạn bè. Có bạn lại cứ lanh chanh cho rằng: ở quê nhà, các đức ông chồng vẫn có thói quen một thân nuôi của nhà, nên vẫn làm vua. Khi đi Tây các vị nữ lưu được chiều chuộng, nên lên nước làm “đệ nhất phu nhân”, bèn coi rẻ.

Một bạn khác lại “xí xọn” bon chen thêm ý nghĩa, cứ bảo rằng: đó là do các luật sư xúi giục ly thân với ly dị là để có quyền thừa hưởng phân nửa gia tài, dù rất lớn. Tuy thế, phần đông bạn bè (tức bạn nhiều hơn bè) lại nhỏ nhẹ bảo với bần đạo rằng: sở dĩ có chuyện ấy, là vì người ta (tức người và ta, hoặc ta là người) vẫn cứ quên lời dặn dò của thân nhân, buổi hôm trước. Thế thôi.

Thánh nhân, cũng rất nhiều thánh có người đưa ý kiến, có người không. Thôi thì, ta cứ tìm hiểu đôi ba lẽ, để xem sao. Một lẽ thường rất hay thấy, thời bây giờ, không cứ ở bên Tây hoặc ao nhà bên ta, là: các đức ông chồng và bà chúa cứ là chê không chịu thay đổi trong cách sống cho phù hợp với xã hội. Vẫn bổ cũ soạn lại, rất khó khăn.

Vì, sao mà coi được nếu mang tiếng là vợ chồng mà chẳng sẻ chia một chút trách nhiệm nuôi nấng con cái. Cũng chẳng biết tôn trọng và cảm thông cho nhau.

Thật sự thì bần đạo chẳng bao giờ dám “vơ đũa cả nắm”, nhưng chừng như ngày nay người ta (tức ta và người), dễ chừng quên khá nhiều lời khuyên của đấng thánh, vẫn có câu, như sau:

“Anh em hãy cẩn thận xem xét cách ăn nết ở của mình,

đừng sống như kẻ khờ dại,

nhưng hãy sống như người khôn ngoan,

biết tận dụng thời buổi hiện tại,

vì chúng ta đang sống những ngày đen tối…

Chớ say sưa rượu chè,

vì rượu chè đưa tới truỵ lạc,

nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí. “

(Êp 5: 15-18)

Thêm vào đó, cái khó và cái khổ của thời hôm nay, là: có nhiều thứ mà người thời nay tìm ra hoặc tạo ra, còn khiêu khích/hấp dẫn hơn những là “say sưa chè chén”, cũng khá nhiều. Người có kinh nghiệm, sẽ bảo là: chính đó: sắc dục, cờ bạc, “bột trắng”, nhạc kích động, “ghêm” kích dục, đầy bạo lực. Và, còn nhiều nữa.

Tuy nhiên, có một yếu tố khác, cũng nằm trong lời khuyên của thánh nhân khi xưa mà người thời nay, đà quên mất. Đó là lập trường chín chắn được thánh Phao-lô khi xưa vẫn nhủ khuyên:

“Là vợ chồng,

anh chị em hãy tòng phục lẫn nhau

trong sự kính sợ Đức Kitô,

như Hội thánh vẫn phục tòng Thiên Chúa.”

(Êp 5: 21-26)

Tương quan chồng vợ/vợ chồng, thật sự nằm ở cụm từ “tòng phục”. Tòng phục, là tòng và phục ở đôi bên chứ không chỉ một phía. Không phải, cứ thuyết phục người phối ngẫu để người ấy tâm phục/khẩu phục rồi bắt người ấy phục dịch mình, cũng không phải cứ bắt mình phục vụ người ấy, như đã tuyên hứa lúc kết hôn. Và, tòng phục gồm hai ý nghĩa: vừa tòng vừa phục. Tòng, như tòng quân. Tòng Đạo. Không tính chuyện “đào ngũ”. Và, phục, theo nghĩa tuân theo. Chịu để mình khuất phục, mà phục vụ.

Thật sự, thì: với những vị đang chịu cảnh gãy đổ tương quan đôi lứa, thì có vị cho rằng có những tình huống khả dĩ giúp một trong hai người trở về nhận lãnh ân huệ Trên ban. Ân huệ ấy, có thể là cơ hội gặp lại Thiên Chúa, qua người phối ngẫu bên kia. Để biết rằng, người ấy/bên ấy cũng từng kinh qua một khổ đau, sầu buồn như chính Chúa. Khổ đau không chỉ về thể xác, mà có thể là thần tính. Tức, tính thần thiêng, hoặc chính sự lạnh nhạt về tình yêu, cũng không chừng.

Chẳng ai dám tự hào mình thuộc loại “mình đồng da sắt” vẫn lướt thắng mọi thử thách, của thời gian. Chẳng một ai dám tự bảo mình không cần gì đến sự trợ giúp của đệ tâm nhân. Chí ít, là chính Chúa. Chúa, không ở trên cao. Nhưng vẫn hiện diện trong tâm can, của người khác. Có lúc là chính người phối ngẫu, phía bên kia. Có khi, là đệ tam nhân. Rất người trần.

Đến với người khác, dù người kia ấy, hay đệ tam nhân, chắc chắn sẽ cảm nhận được sức mạnh của Tình thương, đang hoạt động nơi mình. Nơi người. Để được thế, điều quan trọng là mỗi người/mỗi bên, hãy nhớ rằng: mình từng hứa sống thực với lòng mình. Mà lòng mình, bao giờ cũng chăm chú kiếm tìm sự thật và sự sống. Với Đạo Chúa, sự sống rất thật ấy, còn đó vẫn hiện diện ở Tiệc Thánh. Tức, tiệc của lòng mến mà cả hai đã từng cam kết những hứa và thề, với Bề Trên.

Về với “lòng mến” có Tiệc hay không, hãy tưởng nhớ đến lời ca hôm nào mình vẫn hát:

“Rồi từng ngày tháng vui,

tìm bước qua bước qua một lần thật gần

Người ta dấu yêu xin em, cho một lời

miệt mài trọn đời mình.”

(Ngô Thụy Miên – bđd)

Vấn đề là như thế. Khi vui thì “tìm bước qua thật gần”. Thật gần. Khi có vấn đề, lại cứ xin, dù chỉ là “miệt mài”, một lời”, “trọn đời mình”. Lời miệt mài ấy, thấy nhiều ở những cặp trai gái. Lứa đôi. Hoặc, thôi không còn trẻ nữa, như lời của cặp “tình già, vẫn viết thư cho nhau, dù ở tuổi 90, như sau:

“Anh ngồi bấu tay vào thành giường nhìn ra ngoài trời. Hình như mưa. Mắt anh mấy ngày nay thấy nắng loà nhoà lại tưởng mưa, thấy mưa thì nhìn như đang nắng xuống. Thằng chắt nội nói, mắt cụ nhìn không rõ nữa, cụ đi đâu để cháu dắt. Nó nói thật em nhỉ, nhưng mình cần gì nó dắt, ví thử có em đến ngoài ngõ kia, anh chẳng nhìn thấy rõ mồn một sao.

Anh vẫn khoẻ. Mỗi ngày các cháu nó cho ăn năm bữa, mỗi bữa một bát cháo đã nát nhừ. Anh chỉ dám viết thư cho em mà không dám gọi điện vì tiếng của anh nói em chỉ có thể nghe như tiếng rừng phi lao xào xạc.

Sáng nào anh cũng đi thể dục, đi từ mép giường ra tới bậc cửa sổ, vị chi là bốn bước. Bốn bước mà đi mất hai giờ, mồ hôi đổ vã ra, sảng khoái ghê! Nay con cháu đông rồi, anh không phải đánh máy như ngày xửa ngày xưa nữa, các cháu giúp ông. Nhưng khi viết thư cho em, anh phải tự đánh máy lấy. Thư này anh viết từ mùa hè, giữa hè, đến đúng mùa đông thì xong, mỗi ngày anh viết quần quật được hai dòng. Ngày nào viết đến ba dòng thì phải truyền một lọ đạm. Nhớ cách đây chừng 50 năm em nhỉ, chúng mình chạy ào ào trên bãi biển. Em thì lúc nào cũng hét lên: Thích quá cơ. Còn anh thì chạy theo sau nhìn em, thấy đôi chân em trắng loáng trong ánh chiều hoàng hôn ở bãi biển mà nhớ mãi.

Giờ vẫn nhớ đấy. Hôm rồi, nhớ em quá bảo đứa cháu nó đưa ra biển. Định nhấc chân bước, định hổn hển nhắc lại lời em nói, thích quá cơ, nhưng suýt nữa người anh đổ chúi xuống vì gió biển thổi. Nhận được tin em đã hết ốm, đã ăn được mỗi bữa năm thìa cháo bột mà mừng quá. Ăn năm thìa là tốt rồi, ăn nhiều quá không nên em ạ. Anh khoẻ thế này mà chỉ ăn bốn thìa thôi là thấy no căng. Nhớ ngày xửa ngày xưa vẫn thích ăn cơm nguội với nước cá kho. Vừa rồi, tự dưng thèm cơm nguội cá kho, ăn một chút thôi mà miệng anh như ăn phải đá hộc, đau tê tái.

Anh nhắc nhé, nếu ngoài trời có gió là em không được ra ngoài. Hôm qua, mấy đứa cháu bảo ông ơi, ra sân hóng mát, gió nồm mát lắm ông ạ. Theo chân nó vừa ra tới sân, ngọn gió nồm suýt thổi anh bay lên nóc nhà, may có hai thằng cháu giữ chặt.

Sắp tới ngày sinh nhật em nhỉ. Thế là em đã tròn tuổi 80. Hôm đó anh sẽ cố gắng điện thoại. Nhưng anh nói trước, nếu em nghe tiếng xào xào tức là anh nói rằng em đấy hả. Khi nghe tiếng thùm thùm tức là anh đang chúc em sinh nhật vui vẻ. Đến khi nghe tiếng phù phù nhiều lần là anh đang hôn em. Nhớ hồi ấy, anh đưa hai tay lên nhấc bổng em quay mấy vòng giữa trời, em cười rất to. Giờ anh nhìn lại đôi tay mình, hình như tay ai, nhìn rất tội. Hôm qua anh cố nhấc con búp bê bé tý lên cao mà nghe tiếng xương cốt kêu răng rắc, sợ quá nên thôi.

Em ngủ ngon không?

Anh chợp mắt từ chập tối. đến khoảng 9 giờ là dậy, ngồi, nhìn ra trời đêm. Mấy đứa cháu nói ông ngủ ít quá. Anh bảo, thì đến khi ông ra đi, xuống đất, ông ngủ cả ngày lo gì. Thỉnh thoảng, anh vẫn mở máy tính, xem lại mấy bài viết trên blog hồi ấy, thấy rất vui. Chắc giờ mấy ông, mấy bà blogger cũng không còn mấy ai nữa, lâu chẳng thấy ai vào blog nữa. Lũ cháu hỏi, ông ơi, blog là gì. Chúng nó bây giờ chẳng có blog. Ngồi bô đi ị mà vẫn có màn hình máy tính ở miệng bô, thích thật. Thời buổi giờ hiện đại quá, mình chẳng biết gì. Nhà anh, có cái máy giặt, con cháu nó đi làm, điều khiển từ xa, điều khiển cả rôbốt. Anh ngồi, rôbốt nó đến, nó cởi áo anh ra, nó gội đầu cho anh, tắm táp, rồi còn mang áo quần đi giặt. Lũ trẻ bây giờ yêu nhau cũng nhờ rôbốt làm hộ. Máy chữ không cần đánh, muốn viết gì, chỉ cần đọc là máy tính tự gõ chữ. Nhưng tiếng anh phì phèo quá nên máy chữ nó đánh sai hết cả. Ai đời anh viết, em ơi, anh nhớ em lắm nhưng vì miệng anh móm mém phì phò nên máy nó nghe không rõ, nó đánh thành: Phem phơi, phanh phớ phem phắm. Thế mới bực!

Anh không muốn gọi em là bà. Cứ gọi nhau bằng anh, bằng em thế nghe ngọt ngào. Hai ngày nữa anh tròn 90 tuổi. Anh đợi thư em. Mà nếu không gửi được thư thì bảo rôbốt nó mang thư đến cho anh em nhé.

Anh dừng bút.

Thằng chắt nội đang mang chén cháo bột đến để cho anh ăn. Chúc em ngủ ngon nhé. Nhớ đừng ra gió.

Êu em !!!!

Thơ tình, hay tình thơ. Thứ nào cũng là tình như thơ. Dù tình ấy nay đã cửu tuần. Dù ngày tháng ấy, nay nào được như xưa. Được hay không, cứ hãy nhớ rằng: đã có lần thánh nhân nhà Đạo vẫn từng bảo:

“Anh chị em thân mến

chúng ta hãy yêu thương nhau,

vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa.

Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra,

và người ấy biết Thiên Chúa.”

(1 Ga 4: 7)

Hiểu đuợc như thế, ắt hẳn người người sẽ không còn tìm cách chỉ bắt người khác những là tòng và phục chỉ mình mình mà thôi. Bởi như thế, đâu còn là Nước trời ở trần gian, ta đang sống. Phải không bạn, phải không tôi? Những tôi và tớ, vẫn là bạn. Của nhau. Suốt đời. Và trong đời.

Trần Ngọc Mười Hai

Cứ hay nhắn và vẫn nhủ

những tôi và bạn

rất hôm nay.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lịch năm 2011 của Đức giáo hoàng đầy ắp công việc
Phụng Nghi
07:41 01/01/2011
VATICAN CITY (CNS) - Đối với Đức giáo hoàng Benedict XVI, cuốn lịch 2011 đã ghi đầy những buổi họp, các nghi lễ phụng vụ và những cuộc tông du nước ngoài.

Điều không có trên cuốn lịch – ít ra cho tới lúc này – là chưa thấy ghi “năm đặc biệt của” hoặc “năm đặc biệt dành cho”, như 2008-2009, Đức giáo hoàng tuyên bố là Năm Thánh Phaolô, và chỉ định 2009-2010 là Năm Linh mục.

Có lẽ 2011 sẽ được ghi là “Năm Hoạt động như Thường lệ” của vị giáo hoàng người nước Đức sẽ bước vào tuổi 84 tháng 4 này.

Khác với ba năm qua, sẽ không có Thượng hội đồng các giám mục tổ chức trong 2011. Cũng không ai trông đợi sẽ có mật nghị hồng y năm nay, vì không có dấu hiệu gì cho thấy Đức giáo hoàng dự tính triệu tập các vị hồng y trên khắp thế giới đến Vatican vì những lý do gì khác.

Điều nhiều người ít hiểu rõ là triều đại giáo hoảng không phải chỉ là những năm dành để tưởng niệm và những cuộc họp thượng đỉnh các hồng y. “Hoạt động như thường lệ” đối với giáo hoàng có nghĩa là một loạt đều đặn những công việc, khởi đầu bằng Thánh lễ đầu năm đánh dấu Ngày Hòa bình Thế giới và chấm dứt với nghi thức cầu nguyên “Te Deum” để tạ ơn vào ngày 31 tháng 12.

Chen vào giữa là hàng trăm cuộc gặp gỡ với các cá nhân và đoàn thể, từ các vị quốc trưởng cho đến trẻ em.

Nửa đầu tháng giêng là những ngày tiêu biểu. Sau Thánh lễ đầu năm, Đức giáo hoàng chủ sự lễ Hiển linh vào ngày 6 tháng giêng. Rồi ngài cử hành lễ Chúa chịu phép rửa ngày 9 tháng giêng tại Nguyện đường Sistine, đích thân rửa tội cho hơn 10 em nhỏ.

Ngày kế tiếp, ngài đọc thông điệp “tình trạng thế giới” hàng năm trước ngoại giao đoàn tại Vatican. Người ta trông đợi ngài sẽ nhấn mạnh đến các mối quan ngại của ngài về những hành động bạo lực và kỳ thị đối với người Kitô giáo thiểu số trên khắp thế giới, đó cũng là một chủ đề chính trong thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm nay..

Và với thế, Giáo hoàng Benedict bắt đầu lên đường…

Trong năm 2010, Đức giáo hoàng đã chủ tọa trên 50 nghi lễ phụng vụ lớn. Các buổi cử hành tương tự như thế cũng đã được ghi trên cuốn lịch 2011, cả ở nhà cũng như ở ngoại quốc, từ những nghi thức cầu nguyện một tiếng đồng hồ cho đến những thánh lễ truyền chức lâu đến 3 giờ, và thông thường có ít nhất hai nghi thức tuyên thánh, một vào mùa xuân và một vào mùa thu. Trong danh sách các vị có thể được tuyên thánh năm 2011 có tên của Chân phước Guido Conforti là đáng sáng lập tu hội các Cha Truyền Giáo Xavier.

Lễ Phục sinh năm 2011 đến rất trễ - mãi 24 tháng 4 – và là tuần lễ nặng nề nhất về phụng vụ và xuất hiện công cộng của Đức giáo hoàng. Trước Phục sinh, Tòa thánh dự định xuất bản tập mới trong bộ sách về cuộc đời Chúa Cứu thế của Đức giáo hoàng Benedict, nhan đề “Giêsu Nazareth: Phần II, Tuần Thánh: Từ vào thành Giêrusalem cho đến Phục sinh”, nối tiếp với phần đầu của cuốn sách bán chạy nhất này.

Đối với các giám mục Hoa kỳ, 2011 sẽ bắt đầu một loạt những cuộc hội kiến với Đức giáo hoàng và các phụ tá của ngài, đó là những cuộc thăm viếng “ad limina” dài ngày sẽ bắt đầu vào tháng 11. Các giám mục trong Vùng I (đông bắc Hoa kỳ) sẽ là nhóm đầu tiên đến Vatican ngày 7 tháng 11, tiếp theo là Vùng II (New York) ngày 24 tháng 11, và Vùng III (New Jersey, Pennsylvania) ngày 1 tháng 12. Lần chót các giám mục Mỹ đến Roma trong các cuộc thăm viếng “ad limina” là năm 2004, do đó đối với nhiều vị, đây sẽ là lần đầu tiên gặp gỡ chính thức với Đức giáo hoàng Benedict.

Suốt năm, Đức giáo hoàng cũng sẽ gặp những giám mục đến từ các nước khác trong các cuộc viếng thăm “ad limina”: Phi luật tân, Ấn độ, Indonesia, Angola, New Zealand và vùng Thái bình dương.

Đức giáo hoàng sẽ rời Vatican trong 4 chuyến tông du nước ngoài: Từ 4 đến 5 tháng 6 đến Croatia; từ 18 đến 21 tháng 8 đến Madrid dự Ngày Giới trẻ Thế giới; từ 22 đến 25 tháng 9 đến Đức, cả thủ đô Berlin; và từ 18 đến 20 tháng 11 đến quốc gia Benin ở Tây Phi châu. Riêng trong nước Ý, ngài sẽ có 3 cuộc viếng thăm trong năm, và một lần đến đến Venice 2 ngày.

Tại Vatican, Đức giáo hoàng tiếp tục cho triều yết hàng tuần mỗi thứ Tư, mỗi lần ngài đếu phác họa tiểu sử ngắn gọn các vị thánh thời giáo hội sơ khai, các thánh đã trước tác và các nhà thần bí. Ít nhất mỗi tuần ngài đều xuất hiện từ cửa sổ phòng của ngài vào giữa trưa các ngày Chủ nhật để chào đón khách hành hương

Ngoài sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới, Đức giáo hoàng thường gửi đi những thông điệp hoặc thư trong nhiều biến cố khác trong năm – cho người di dân và tỵ nạn, cho người đau yếu, cho các tu sĩ, cho ơn gọi linh mục, cho các nhà truyền giáo, cho người trẻ, cho người đói khát và cho giới truyền thông.

Tuy Giáo hoàng Benedict được dư luận coi như kém “tầm cỡ” hơn Gioan Phaolô II, nhưng những phát biểu của ngài mỗi năm lại thật đồ sộ: khoảng 300 bài diễn từ hay nói chuyện, hơn 50 bài giảng thánh lễ và gần 100 phát biểu khác với mức độ dài ngắn hoặc quan trọng khác nhau.

Trong cuộc phỏng vấn dài mới đây, Đức giáo hoàng Benedict có nói rằng thời biểu ngày vào ngày ra trong triều đại giáo hoàng quả có ảnh hưởng lên những người cao tuổi như ngài. Ngài đã công khai nói về năng lực ngày càng giảm và đễ lộ ra khả năng có thể có một cuộc về hưu của giáo hoàng – nhưng nhìn cuốn lịch năm 2011 của ngài ta thấy rõ rằng ngài chưa sẵn sàng cho chuyện về hưu như thế.
 
ĐTC chủ sinh Kinh Chiều và Kinh Te Deum -- Tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành
Linh Tiến Khải
08:26 01/01/2011
VATICAN - Lúc 6 giờ chiều 31-12 Đức Thánh Cha Biến Đức XVI đã chủ sự buổi hát Kinh Chiều I lễ trọng kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa, nhân dịp kết thúc năm dương lịch 2010.

Trong số hàng ngàn tín hữu hiện diện tại Đền Thờ Thánh Phêrô còn có Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Roma, các Giám Mục phụ tá, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với ông Đô trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng ngài cảm tạ Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Chúa đã rộng ban, và nhất là Chúa Giêsu Kitô, hiện thân Ân Sủng của Thiên Chúa và là Con yêu dấu của Người. Các ơn thánh Chúa ban giúp khám phá ra rằng thời gian là ơn cứu độ, vì có sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa. Đấng Vĩnh Cửu bước vào thời gian và canh tân nó tận gốc rễ, bằng cách giải thoát con người khỏi tội lỗi và cho nó trở thành con Thiên Chúa. Với biến cố Chúa Giêsu đến trần gian và với ơn cứu độ của Người chúng ta đang sống thời viên mãn. Lễ Giáng Sinh nhắc nhớ cho chúng ta thời viên mãn đó. Thời gian của loài người chúng ta tràn đầy sự dữ, khổ đau, và đủ mọi thảm cảnh - các thảm cảnh do sự gian ác của con người gây ra cũng như các thản cảnh do các biến cố thiên nhiên gây ra - nhưng từ nay chúng chứa đựng sự mới mẻ tươi vui và giải phóng của Chúa Kitô Cứu Thế một cách vĩnh viễn và không thể xóa nhòa được nữa. Lễ Giáng Sinh làm cho chúng ta tìm thấy Thiên Chúa trong thịt xác khiêm hạ yếu đuối của một trẻ thơ. Nó là một lời mời gọi chúng ta tìm lại sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu trao ban sự cứu rỗi của Ngài trong các giờ phút ngắn ngủi và mệt nhọc của cuộc sống thường ngày. Nó là một lời mời gọi khám phá ra rằng thời gian của loài người, cả trong những lúc khó khăn và nặng nề, cũng không ngừng được phong phú với các ơn thánh Chúa ban, còn hơn thế nữa với Thánh Sủng là chính Chúa.

Đức Thánh Cha cũng đã khích lệ giáo phận Roma đẩy mạnh việc đọc hiểu, sống

lời Chúa và cử hành bí tích Thánh Thể, làm tái sinh và củng cố các ”trung tâm lắng nghe Tin Mừng” trong các chung cư, tại các nhà thương, nơi làm việc và đào tạo các thế hệ trẻ. Ngài cũng khuyến khích các cha sở thành lập và huấn luyện các nhóm linh hoạt các buổi cử hành phụng vụ. Sau cùng Đức Thánh Cha mời mọi người nhìn tương lai với cái nhìn hy vọng, vì cánh tay và con tim của Mẹ Maria tiếp tục cống hiến Chúa Giêsu cho thế giới và từ Chúa ơn cứu độ và hòa bình đến với mọi người (SD 31-12-2010)
 
Đức Thánh Cha kêu gọi xây dựng hòa bình và tôn trọng các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo
Linh Tiến Khải
14:05 01/01/2011
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ cử hành tại đền thờ thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng 1-1-2011, lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới.

Tham dự thánh lễ đã có hàng chục Hồng Y và Giám Mục, cũng như hàng trăm linh mục tu sĩ nam nữ, nhân viên ngoại giao đoàn cạnh Tòa thánh và khoảng 10.000 tín hữu. Các ca đoàn thiếu nhi đã phụ trách thánh ca trong thánh lễ.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc phụng vụ. Bài đọc một là lời chúc lành mà các tư tế đọc trên tín hữu Israel trong các dịp lễ trọng. Nó gợi lên các ơn thánh phong phú và sự bình an mà Thiên Chúa ban cho con người.

Đức Thánh Cha nói: Ngày hôm nay Giáo Hội lắng nghe lại các lời này trong khi cầu xin Chúa chúc lành cho năm mói vừa bắt đầu, với ý thức rằng trước các biến cố thê thảm ghi dấu lịch sử, trước các luận lý của chiến tranh chưa được thắng vượt hoàn toàn, chỉ có Thiên Chúa mới có thể đánh động tận cùng thẳm tâm hồn con người và bảo đảm hy vọng và hòa bình cho nhân loại. Trong ngày đầu năm, Giáo Hội, rải rác đó đây trên toàn thế giới, nâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để khẩn nài ơn hòa bình... Hôm nay chúng ta muốn đón nhận tiếng kêu khóc của biết bao nhiêu người nam nữ, trẻ em và người gìa, nạn nhân của chiến tranh, là gương mặt kinh khủng và bạo lực của lịch sử loài người. Ngày hôm nay chúng ta cầu nguyện để hòa bình, mà các thiên thần đã loan báo cho các mục đồng xưa kia, có thể đến với khắp mọi nơi. Vì thế, với lời cầu nguyện, một cách đặc biệt chúng ta muốn trợ giúp mọi người và mọi dân tộc, cách riêng các vị hữu trách của chính quyền, ngày càng biết bước đi trên con đường hòa bình hơn.

Trong bài đọc thứ hai thánh Phaolô tóm tắt công trình cứu chuộc do Chúa Kitô thành toàn trong chức làm nghĩa tử bao gồm gương mặt của Đức Maria. Nhờ Mẹ, Con Thiên Chúa là Đấng ”đã được sinh ra từ một người đàn bà” (Gl 4,4) đã có thể đến trần gian như người thật vào thời viên mãn. Trong Ngôi Lời nhập thể Thiên Chúa đã nói lên Lời cuối cùng và vĩnh viễn của Ngài. Trước thềm năm mới vang lên lời mời gọi tiến bước với niềm vui hướng về ánh sáng ”đến từ trời cao” (Lc 1,78), vì trong viễn tượng kitô toàn thời gian có Thiên Chúa hiện diện. Không có tương lai nào mà không hướng về Chúa Kitô, và ngoài Chúa Kitô ra không có sự viên mãn. Chúa Giêsu là điểm tham chiếu, là trung tâm của mầu nhiệm như được kể lại trong Phúc Âm, mà Mẹ Maria thinh lặng suy niệm trong lòng và các mục đồng vinh danh chúc tụng Thiên Chúa vì mọi điều mắt thấy tai nghe. Chính Chúa Giêsu khiến cho chức làm mẹ của Đức Maria trở thành chức làm mẹ thiên chúa. Thật thế, Đức Maria là Mẹ thật của Thiên Chúa, do tương quan hoàn toàn của mẹ với Chúa Kitô. Tước hiệu là ”Mẹ Thiên Chúa” nêu bật sứ mệnh duy nhất của Đức Trinh Nữ Thánh trong lịch sử cứu độ. Mẹ Maria nhận lãnh ơn của Thiên Chúa cho toàn nhân loại. Đấng đã ban sự sống trần gian cho Con Thiên Chúa tiếp tục trao ban cho loài người sự sống thiên linh, là chính Chúa Giêsu và Thánh Thần của Người. Vì thế, mẹ được coi là mẹ của mọi người sinh ra trong Ơn Thánh, và mẹ cũng được khẩn cầu như là Mẹ của Giáo Hội.

Tiếp tục bài giảng thánh lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Ngày hòa bình thế giới lần thứ 44, Đức Thánh Cha tái khặng định rằng Giáo Hội liên lỉ dấn thân trong hoạt động để cống hiến một gia tài tinh thần chắc chắn, bao gồm các giá trị và nguyên tắc trong việc liên tục kiếm tìm hòa bình. Hòa bình là ơn cứu thế, hoa trái đầu tiên của bác ái mà Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta, là sự hòa giải và giảng hòa chúng ta với Thiên Chúa. Hòa bình cũng là một gia trị nhân bản cần thực hiện trên bình diện xã hội và chính trị, nhưng nó có gốc rễ nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô (GS 77-90).

Trong sứ điệp cho Ngày hòa bình thế giới năm nay tựa đề ”Tự do tôn giáo, con đường cho hòa bình”, tôi đã viết: ”Thế giới cần Thiên Chúa. Nó cần các giá trị luân lý đạo đức và tinh thần, đại đồng và được chia sẻ. Và tôn giáo có thể cống hiến một đóng góp qúy báu trong việc tìm kiếm chúng, cho việc xây dựng một trật tự xã hội và quốc tế công bằng và hòa bình” (s. 15). Vì thế tôi nhấn mạnh rằng ”tự do tôn giáo là yếu tố không thể gạt bỏ của một Nhà Nước pháp quyền; người ta không thể từ chối nó mà không đồng thời tấn công tất cả các quyền và sự tự do nền tảng khác, vì tự do tôn giáo là tổng kết và là tột đỉnh của các quyền ấy” (. s. 5).

Nhân loại không thể chịu trận trước sức mạnh tiêu cực của sự ích kỷ và bạo lực; không thể nhờn quen với các xung đột gây ra các nạn nhân và gây nguy hiểm cho tương lai của các dân tộc. Và Đức Thánh Cha gióng lên lời kêu gọi khẩn thiết sau đây: Trước các căng thẳng đe dọa hiện nay, đặc biệt trước các kỳ thị, các sách nhiễu và bất khoan nhượng tôn giáo, ngày nay một cách đặc biệt đang tấn công các kitô hữu, một lần nữa tôi khẩn thiết mời gọi đừng nhượng bộ chán nản và chịu trận. Tôi khích lệ tất cả mọi người cầu nguyện để cho các cố gắng đưa ra từ nhiều phía đạt kết qủa giúp thăng tiến và xây dựng hòa bình trên thế giới. Đối với nhiệm vụ khó khăn này các lời nói thôi không đủ, mà phải có sự dấn thân cụ thể và liên tục của các người hữu trách các Quốc gia, và nhất là mọi người phải được linh hoạt bởi tinh thần hòa bình đích thực, mà chúng ta luôn phải khẩn cầu trong lời cầu nguyện và sống trong các tương quan hằng ngày, trong mọi môi trường.

Lời nguyện giáo dân cầu cho các nhu cầu của Giáo Hội và thế giới đã được đọc bằng các thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Pháp và Swahili. Năm mươi linh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho giáo dân rước Mình Thánh Chúa.

Lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc Kinh Truyền Tin chung với gần 100.000 tín hữu tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ ngắn Đức Thánh Cha đã chúc mọi người năm mới 2011 tràn đầy an bình và hạnh phúc. Ngài nói: Chúng ta hãy xin Mẹ Maria phúc lành và Mẹ chúc lành cho chúng ta bằng cách cho chúng ta thấy Con Mẹ: thật thế, chính Người là Phúc Lành. Khi ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã cho chúng ta tất cả: tình yêu của Người, sự sống của Người, ánh sáng chân lấy, ơn tha tội; Người đã cho chúng ta sự bình an. Phải, Chúa Giêsu Kitô là sự bình an của chúng ta (Ep 2,14). Người đã đem vào thế giới hạt giống tình yêu và hòa bình, mạnh mẽ hơn hạt giống của thù hận và bạo lực. Mạnh mẽ hơn vì Danh Chúa Giêsu cao vượt hơn mọi danh hiệu khác...

Nhắc đến Ngày hòa bình thế giới như dịp giúp suy tư về các thách đố lớn của nhân loại ngày nay, Đức Thánh Cha nói tự do tôn giáo là một trong các thách đố đó. Vì thế, ngài đã chọn đề tài cho sứ điệp hòa bình năm nay là ”Tự do tông giáo, con đường cho hòa bình”. Và ngài nhận định như sau: Ngày nay chúng ta chứng kiến hai khuynh hướng trái nghịch nhau, cả hai đều thái qúa và tiêu cực: một đàng là khuynh hướng duy đời, với cách thức thường ngấm ngầm, gạt bỏ tôn giáo ra ngoài và giới hạn nó trong lãnh vực riêng tư; đàng khác là khuynh hướng cuồng tín, dùng sức mạnh áp đặt tôn giáo cho tất cả mọi người. Thật ra, ”Thiên Chúa mời gọi nhân loại đến với Ngài với một dự án tình yêu. Trong khi nó lôi cuốn toàn con người vào trong chiều kíck tự nhiên và tinh thần, nó yêu cầu con người tương ứng với nó một cách tự do và có tinh thần trách nhiệm, với tất cả con tim và toàn con người mình, cá nhân cũng như cộng đoàn” (Sứ điệp 8). Ở đâu sự tự do tôn giáo được tôn trọng thực sự, thì ở đó phẩm giá con người cũng được tôn trong trong gốc rễ của nó, và qua một sự tìm kiếm sự thực và sự thiện, lương tâm luân lý được củng cố, và các cơ cấu và sự chung sống dân sự cũng được củng cố (ibid 5). Vì thế, tự do tôn giáo là con đường ưu tiên để xÂy dựng hòa bình.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh đầu năm cho mọi người.

Sau kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha cho biết vào tháng 10 năm nay ngài sẽ hành hương Assisi, nhân kỷ miệm 25 năm Đức Gioan Phaolo II triệu tập Ngày quốc tế cầu nguyện cho hòa bình tại Assisi hồi năm 1986. Ngài mời gọi mọi kitô hữu cũng như tín hữu các tôn giáo khác trên thế giới và tất cả mọi người hiệp nhất với ngài trên con đường hành hương này.

Đức Thánh Cha cũng cảm ơn và khích lệ tất cả những ai trong Giáo Hội đã cầu nguyện cho hòa bình và tự do tôn giáo từ ngày 31 tháng 12. Ở Italia có cuộc đi bộ cho hòa bình do Hội Đồng Giám Mục, tổ chức Hòa Bình Chúa Kitô và Caritas phát động tại Ancona, nơi sẽ diễn ra Đại hội Thánh Thể quốc gia vào tháng 9 năm nay. Tại Roma và nhiều thành phố khác, có phong trào ”Hòa bình tại mọi vùng đất” do sáng kiến của cộng đoàn thánh Egidio, cũng như phong trào Tình yêu gia đình canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại quảng trường thánh Phêrô và L'Aquila tối mùng một tháng giêng.
 
Đức Thánh Cha rất xúc động vì vụ tấn công người Coptic tại Ai Cập
Bùi Hữu Thư
18:11 01/01/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI lên án hành động bạo tàn này đối với những người vô tội

ROME, Thứ bẩy 1, tháng 1, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Theo một bản tin đài phát thanh Vatican hôm nay: “Đức Thánh Cha rất xúc động vì vụ tấn công người Coptic tại Ai Cập.”

Nguồn tin này cho hay: “Được thông báo về vụ tấn công bằng bom gài trong xe hơi đã làm thiệt mạng trên hai mươi tín hữu Chính Thống Giáo Coptic trước nhà thờ Các Thánh Al-Qiddissine tại Alexandria, Ai Cập, Đức Thánh Cha đã tỏ ra hết sức xúc động, ngài lên án vụ bạo hành đã được dự trù và tính toán trước.”

Đài Phát Thanh Vatican cho biết thêm các chi tiết chính xác về biến cố này. Theo linh mục Lombardi, giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tức thì lên tiếng kết án hành động bạo tàn này đối với nhựng người vô tội.

Tại Ai Cập, trong khu phố Sidi Bechr phía đông Alexandria, hàng trăm kitô hữu bầy tỏ sự phẫn nộ. Sau vụ nổ của một chiếc xe trước một nhà thờ sau Thánh Lễ đêm 31 tháng 12 rạng ngày 1 tháng 1, đầu năm – một vụ tấn công đã giết hại trên hai mươi tín đồ - các kitô hữu Chính Thống Giáo Coptic đã ném đá và chai lọ vào lực lượng công quyền được gửi đến khu vực ngày thứ bẩy 1 tháng 1, 2011.

Cảnh sát, bị những người phản đối lên án là đã không biết ngăn chặn vụ tấn công, đã trả đũa bằng những trái lựu đạn cay và những viên đạn cao xu.

Vụ tấn công nhà thờ Alexandria vẫn chưa có ai công nhận là tác giả, nhưng đã xẩy ra hai tháng sau khi có các vụ đe dọa của chi bộ Al-Qaïda tại Iraq đối với người Coptic tại Ai Cập; cũng gần một năm sau khi có 6 người Coptic bị các nhóm vũ trang giết hại tại Miền Bắc Ai Cập đêm Vọng Giáng Sinh.

Đối với Đức Cha William Kirillos, Giám mục Công Giáo Coptic tại Assiout ở trung tâm Ai Cập, đã nói trên micro của đài phát thanh Vatican: vụ tấn công này là một “cú sốc” nhưng không phải là “một sự ngạc nhiên.”
 
Ngày đầu năm tại London, lể tiếp nhận tín đồ Anh Giáo lần đầu tiên
Trần Mạnh Trác
21:45 01/01/2011
Thứ Bảy đầu năm vừa qua, nhà thờ chính tòa Westminster nhộn nhịp với số giáo dân mới từ 20 giáo xứ Anh Giáo đổ về trong một buổi lễ tiếp nhận họ vào Công Giáo.

Trong số giáo dân mới đó, có 3 giám mục.

Đây là làn sóng đầu tiên được tiếp nhận sau khi Đức Giáo Hoàng Benedict ban hành Tông hiến thành lập một qui chế đặc biệt cho giáo hội Anh Giáo. Họ sẽ trực thuộc vào những 'hạt tòng nhân' độc lập, duy trì những nghi lễ và truyền thống đặt biệt của Anh giáo.

Vị tổng giám mục Canterbury của Anh giáo, Tiến sĩ Rowan Williams, đã thừa nhận việc chuyển đổi này đưa ngài vào một "thế khó xử," nhưng gần đây ngài tuyên bố sẽ tôn trọng quyết định của những người ra đi.

Ngòai 50 giáo sĩ dự kiến sẽ trở về với Giáo Hội Công Giáo, người ta còn dự đoán trong những tháng tới sẽ có hàng ngàn tín đồ tham gia cuộc 'di cư,' đặc biệt nếu họ bị đặt dưới quyền của một giám mục nữ.

Tuy sự chống đối việc truyền chức giám mục cho phụ nữ là một lý do gây ra những chuyển đổi của các tín đồ Anh Giáo, tuy nhiên theo ĐGM Alan Hope, người chịu trách nhiệm cho chương trình chuyển đổi tại Anh Quốc, thì "hầu hết những tín đồ Anh Giáo này đã thực hiện một cuộc hành trình đức tin, họ đi tìm sự sung mãn của sự thật, và họ tìm thấy nó trong Giáo Hội Công Giáo".

Nhửng tiếng tung hô vang dội đã bừng phát khi 3 vị cựu giám mục Anh Giáo, John Broadhurst, Andrew Burnham và Keith Newton được lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Đây là các cựu giám mục đã từ nhiệm chức vụ của họ tại các giáo phận Anh Giáo Fulham, Ebbsfleet và Richborough.

Các cựu giám mục này bây giờ sẽ trở thành linh mục Công Giáo. Họ miêu tả cơ hội mà Đức Giáo Hòang tạo ra cho họ là một "câu trả lời cho lời cầu nguyện của họ."

Hai trong số những người vợ của các vị cựu giám mục cũng đã được nhận vào Công giáo ngày hôm qua, cùng lúc với ba nữ tu Anh giáo là những người đã bị bắt buộc phải trú ẩn ở một tu viện Công giáo sau khi bị đuổi ra khỏi tu viện Anh Giáo Walsingham Abbey trước đây.

Sự ra đi của họ hầu như làm xụp đổ cộng đồng tu sĩ Walsingham, tại đây bây giờ chỉ còn lại bốn nữ tu đã lớn tuổi, trong khi những nữ tu trẻ khác cũng đang ở trong một giai đoạn lưỡng lự chưa quyết định.

Một trong những nữ tu Công Giáo mới, Sơ Wendy Renata, cho biết cảm tưởng là "tuyệt vời" sau khi được chính thức gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

"Tôi đã ước muốn điều này trong nhiều năm. Cuối cùng tôi đã đạt được ước nguyện," Sơ nói.

Trong vài tuần tới, sẽ có thêm nhiều nhóm nữa được nhận vào Giáo Hội Công Giáo, và trong tháng này một thời biểu chính xác cho sự ra mắt của 'Hạt' sẽ được công bố.

Với 50 giáo sĩ Anh Giáo sẽ được thụ phong linh mục vào dịp lễ Phục Sinh và các cấu trúc mới bắt đầu hình thành, thì sẽ có nhiều giáo xứ Anh Giáo bị điêu đứng vì nạn thiếu giáo sĩ.

Tổng giám mục Anh Giáo Williams đã bày tỏ sự hối tiếc về những đơn từ chức của các giáo sĩ và cảnh báo rằng họ sẽ gặp nhiều thách thức khi họ thành lập giáo xứ mới của họ.

"Tôi nghĩ rằng sẽ có những thử thách trong việc chia sẻ việc sử dụng các nhà thờ, trong việc giậy dỗ giáo dân và tất nhiên bên Anh Giáo chúng tôi cũng sẽ có một số giáo xứ không có linh mục - chúng tôi sẽ có những thách đố thực tế đây đó," ngài cho biết.

Việc các giáo sĩ Anh Giáo trở về với Công Giáo và trở thành linh mục không phải là hiếm. Mặc dù các linh mục Công giáo không được phép kết hôn, nhưng ngay từ những năm 90 đã có một số giám mục Anh giáo có vợ đã gia nhập hàng giáo sĩ Công giáo.

"Họ được đặc miễn về điều khỏan độc thân và được thụ phong linh mục Công giáo," theo lời Đức Giám Mục Hope.

Bình luận về lời của Tổng Giám mục Anh giáo Williams, Đức Giám mục Hope cho biết ngài rất hiểu được cái cảm giác không hài lòng ấy.

"Nhưng tôi cũng biết rằng ngài (TGM Williams) hiểu rằng tất cả chúng ta đang thực hiện một cuộc hành trình đức tin, và đôi khi những hướng đi của chúng ta dùng những nẻo đường khác nhau."

"Và nếu bạn thật sự tin rằng bạn đã tìm thấy sự viên mãn chân lý trong Giáo Hội Công Giáo, thì bạn không thể làm gì khác hơn là việc này."

"Bạn phải trở thành một người Công Giáo."

Chính đức cha Hope cũng từng là một giáo sĩ Anh giáo, ngài đã trở về với Giáo hội Công giáo vào năm 1994.
 
Top Stories
Bomb hits Egypt church at New Year's Mass, 21 dead
Maggie Michael, AP
08:24 01/01/2011
ALEXANDRIA, Egypt – A powerful bomb, possibly from a suicide attacker, exploded in front of a Coptic Christian church as a crowd of worshippers emerged from a New Years Mass early Saturday, killing at least 21 people and wounding nearly 80 in an attack that raised suspicions of an al-Qaida role.

The attack came in the wake of repeated threats by al-Qaida militants in Iraq to attack Egypt's Christians. A direct al-Qaida hand in the bombing would be a dramatic development, as the government of President Hosni Mubarak has long denied that the terror network has a significant presence in the country. Al-Qaida in Iraq has already been waging a campaign of violence against Christians in that country.

The bombing enraged Christians, who often complain of discrimination at the hands of Egypt's Muslim majority and accuse the government of covering up attacks on their community. In heavy clashes Saturday afternoon, crowds of Christian youths in the streets outside the Saints Church and a neighboring hospital hurled stones at riot police, who opened fire with rubber bullets and tear gas.

Egypt has seen growing tensions between its Muslim majority and Christian minority — and the attack raised a dangerous new worry, that al-Qaida or militants sympathetic to it could be aiming to stoke sectarian anger or exploit it to gain a foothold.

Nearly 1,000 Christians were attending the New Year's Mass at the Saints Church in the Mediterranean port city of Alexandria, said Father Mena Adel, a priest at the church. The service had just ended, and some worshippers were leaving the building when the bomb went off about a half hour after midnight, he said.

"The last thing I heard was a powerful explosion and then my ears went deaf," Marco Boutros, a 17-year-old survivor, said from his hospital bed. "All I could see were body parts scattered all over — legs and bits of flesh."

Blood splattered the facade of the church, as well as a mosque directly across the street. Bodies of many of the dead were collected from the street and kept inside the church overnight before they were taken away Saturday by ambulances for burial.

Some Christians carried white sheets with the sign of the cross emblazoned on them with what appeared to be the blood of the victims.

Health Ministry official Osama Abdel-Moneim said the death toll stood at 21, with 79 wounded. It was not immediately known if all the victims were Christians. It was the deadliest violence involving Christians in Egypt since at least 20 people, mostly Christians, were killed in sectarian clashes in a southern town in 1999.

Police initially said the blast came from an explosives-packed vehicle parked about four meters (yards) from the church.

But the Interior Ministry said later in a statement that there was no sign that the epicenter was a car. That "makes it likely that the explosives. .. were carried on the person of a suicide attacker who died with the others," it said.

Around six severely damaged vehicles remained outside the church, but there was little sign of a crater that major car bombs usually cause. Bits of flesh were stuck to nearby walls.

Both car bombs and suicide attackers are hallmark tactics of al-Qaida, and they have rarely been used in Egypt. Most recent attacks on Christians or churches have been by less sophisticated means — mainly shootings.

The last major terror attacks in Egypt were between 2004-2006, when bombings — including some suicide attackers — hit three tourist resorts in the Sinai peninsula, killing 125 people. Those attacks raised allegations of an al-Qaida role, but the governments strongly denied a connection, blaming them on local extremists.

Hours after the blast, President Mubarak went on state TV and vowed to track down those behind the attack, saying "we will cut off the hands of terrorists and those plotting against Egypt's security."

Aiming to prevent sectarian divisions, he said it was attack against "all Egypt" and that "terrorism does not distinguish between Copt and Muslim."

But Christians at the church unleashed their fury at authorities they often accuse of failing to protect them. Soon after the explosion, angry Christians clashed with police, chanting, "With our blood and soul, we redeem the cross," witnesses said. Some broke in to the mosque across the street, throwing books into the street and sparking stone- and bottle-throwing clashes with Muslims, an AP photographer at the scene said.

Police fired tear gas to break up the clashes. But in the afternoon, new violence erupted in a street between the church and the affiliated Saints Hospital. Some of the young protesters waved kitchen knives. One, his chest bared and a large tattoo of a cross on his arm, was carried into the hospital with several injuries from rubber bullets.

"Now it's between Christians and the government, not between Muslims and Christians," shouted one Christian woman at the hospital.

In a reflection of the deepening mistrust between Egypt's communities, many in the crowd believed police would not fully investigate the bombing, reflecting Christians' suspicions that authorities often overlook attacks on their community.

Archbishop Arweis, the top Coptic cleric in Alexandria, said police want to blame a suicide bomber instead of a car bomb so they can write it off as a lone attacker. He denounced what he called a lack of protection.

"There were only three soldiers and an officer in front of the church. Why did they have so little security at such a sensitive time when there's so many threats coming from al-Qaida?" he said, speaking to the AP.

Christians, mainly Orthodox Copts, are believed to make up about 10 percent of Egypt's mainly Muslim population of nearly 80 million people, and they have grown increasingly vocal in complaints about discrimination. In November, hundreds of Christians rioted in the capital, Cairo, smashing cars and windows after police violently stopped the construction of a church. The rare outbreak of Christian unrest in the capital left one person dead.

Alexandria governor Adel Labib immediately blamed al-Qaida, pointing to recent threats by the terror group to attack Christians in Egypt.

He offered no evidence to support his claim, but a recent spate of attacks blamed on al-Qaida against Christians in Iraq have an unusual connection to Egypt.

Al-Qaida in Iraq says it is attacking Christians there in the name of two Egyptian Christian women who reportedly converted to Islam in order to get divorces, prohibited by the Orthodox Coptic Church.

The women have since been secluded by the church, prompting Islamic hard-liners to hold frequent protests in past months, accusing the Church of imprisoning the women and forcing them to renounce Islam.

Al-Qaida in Iraq says its attacks on Christians would continue until Egyptian Church officials release the two women. The Church denies holding the women against their will.

Egypt faced a wave of Islamic militant violence in the 1990s, that peaked with a 1997 massacre of nearly 60 tourists at a pharoanic temple in Luxor. But the government suppressed the insurgency with a fierce crackdown, and militant violence all but stopped until the bombings in the Sinai reports of Dahab, Taba and Sharm el-Sheikh in the mid-2000s.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20110101/)
 
Pontiff Stresses Urgent Need for Religious Freedom
Zenit
20:37 01/01/2011
Decries Extremes of Secularism, Fundamentalism

VATICAN CITY, JAN. 1, 2011 (Zenit.org).- Benedict XVI is stressing the need for religious freedom throughout the world as the way of building peace.

The Pope stated this today before praying the midday Angelus with the pilgrims gathered in St. Peter's Square. He recalled in particular today's celebration of the World Day of Peace as well as the Solemnity of Mary the Mother of God.

"I invite all of you to join in heartfelt prayer to Christ the Prince of Peace for an end to violence and conflict wherever they are found," the Pontiff said.

He continued: "Yes, Jesus is our peace.

"He brought to the world the seed of love and peace, stronger than the seed of hatred and violence; stronger because the name of Jesus is superior to any other name, containing all the dominion of God."

This World Day of Peace, the Holy Father noted, is an "opportunity to reflect together on the great challenges facing humankind in our time."

"One of these, dramatically urgent today, is that of religious freedom," he added.

Benedict XVI acknowledged, "Today we see two opposite trends, both negative extremes: on one side secularism, which often in hidden ways marginalizes religion to confine it to the private sphere; on the other side fundamentalism, which in turn would like to impose itself on all by force."

"Religious freedom is the privileged way to build peace," he said.

The Pope affirmed that "peace is the work of consciences that open themselves to truth and love."

He concluded, "May God help us progress in this way in the new year that he has given us to live."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh Trung Tâm Hành Hương La Vang sáng ngày 1.1.2011
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
08:41 01/01/2011

Hồ Đức Mẹ (Hồ bên mặt khi rẽ vào Linh Địa)



Công Trường Mân Côi

Nhiều khách hành hương đang đổ về La Vang...

Linh Đài Đức Mẹ La Vang

(Nguồn: tonggiaophanhue.net)
 
Thánh lễ cầu nguyện cho Quý ân nhân của Đại Chủng Viện thánh Giuse Hà Nội
ĐCV Hà Nội
11:17 01/01/2011
HÀ NỘI: Hôm nay, 31 tháng 12 năm 2010, Thánh lễ cầu nguyện cho cho Quý ân, thân nhân của Đại chủng viện Hà Nội đã được cử hành long trọng vào hồi 18h00 tại nhà thờ Chính toà Hà Nội. Thánh lễ do Đức cha giám đốc Lô-ren-sô chủ tế, cùng đồng tế với ngài có Đức cha Đominco Mai Thanh Lương – Giám mục Phụ tá giáo phận Orange – quý cha trong Ban đào tạo và quý thầy chủng sinh khoa Thần học. Đặc biệt, tham dự Thánh lễ cũng có sự hiện diện của phái đoàn ân nhân đến từ hải ngoại và đông đảo cộng đồng dân Chúa.

Xem hình ảnh

Mở đầu Thánh lễ, Đức cha giám đốc mời gọi cộng đoàn cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì tình thương Ngài dành cho Đại Chủng Viện trong những năm qua. Tình thương yêu ấy được thể hiện cách cụ thể qua sự cộng tác giúp đỡ của quý ân, thân nhân xa gần. Trước tiên là các đấng bậc tiền nhân đã cống hiến cho công cuộc xây dựng và đào tạo của Đại chủng viện từ những ngày tháng khó khăn cho đến hôm nay. Bên cạnh đó là sự cộng tác, giúp đỡ của bao người bằng lời cầu nguyện, bằng những đóng góp về vật chất để xây dựng Đại chủng viện. Và đặc biệt, Đại chủng viện cũng đề cao tinh thần hy sinh, lòng quảng đại của quý ông bà cố đã sẵn sàng hiến dâng những người con cho Chúa. Với tất cả những gợi mở như thế, Đức cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho những người cộng tác với Đại chủng viện trong Thánh lễ này.

Lấy ý tưởng từ bài Tin mừng lễ Mẹ Thiên Chúa, Đức cha Dominico Mai Thanh Lương đã chia sẻ những cảm nghiệm về mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa. Theo ngài, mầu nhiệm Nhập Thể và mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa không tách biệt nhưng gắn kết và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính thái độ khiêm tốn lắng nghe và suy niệm Lời Chúa với đức vâng phục trọn hảo, Mẹ đã cộng tác đắc lực vào mầu nhiệm Nhập Thể của Thiên Chúa. Cũng theo Đức cha, nói về Đức Mẹ thì không bao giờ cùng. Mẹ là trung gian chân thật và chắc chắn nhất để đưa chúng ta đến cùng Chúa Giêsu. Đức Mẹ cũng là môn đệ trung tín nhất của Đức Kitô trong thái độ lắng nghe và thực thi Lời. Cuối bài chia sẻ, Đức cha mời gọi mọi người cùng noi gương Đức Maria trong thai độ khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa và suy niệm trong lòng để Lời Chúa có thể sinh hoa trái trong cuộc sống mỗi người.

Sau Thánh lễ, Đại chủng viện đã tổ chức bữa tiệc nhẹ chào đón Đức Cha Đominico cùng Phái đoàn ân nhân hải ngoại và chào đón Năm Mới 2011 tại nhà cơm Đại Chủng Viện Hà Nội.

Tưởng cũng nên biết, tinh thần “uống nước nhớ nguồn” luôn được đề cao trong công cuộc đào tạo và tự đào tạo của Đại chủng viện Hà Nội. Tinh thần ấy không những được nhẩm đi, nhắc lại trong các bài huấn đức, các chia sẻ hằng ngày nhưng còn đựơc cụ thể hoá qua việc cầu nguyện. Hằng tuần, Ban giám đốc và chủng sinh luôn dành ngày thứ ba để dâng lễ cầu nguyền cho Quý ân, thân nhân. Hằng năm, Đại chủng viện tổ chức Thánh lễ họp mặt và cầu nguyện cách đặc biệt cho những người đã và đang cộng tác giúp đỡ mình. Và đặc biệt, mỗi khi có vị ân nhân qua đời, gia đình chủng viện cũng dâng thánh lễ cầu hồn để cầu nguyện cách đặc biệt cho linh hồn đó.

Thánh lễ cầu nguyện cho Quý ân, thân nhân hôm nay là một trong các hoạt động thể hiện lòng tri ân, cảm mến của Ban giám đốc và anh em chủng sinh dành cho những người đã cộng tác và giúp đỡ cho công cuộc xây dựng và đào tạo tại Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội.
 
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh và kỉ niệm 110 năm Phát Diệm
Teresa Avila Thùy Chi
11:22 01/01/2011
PHÁT DIỆM – Sáng nay, mồng 1 tháng 1 năm 2011, ngày lễ Đức Mẹ Thiên Chúa, Giáo phận Phát Diệm Bế Mạc Năm Thánh 2010, kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, kỷ niệm 350 năm hạt giống Tin Mừng được gieo xuống trên non sông Đất Việt và đồng thời cũng khai mạc một năm SỐNG LỜI CHÚA để tạ ơn về lịch sử 110 năm kỷ niệm thành lập Giáo Phận Phát Diệm của mình. Điều ước mong lớn lao nhất của Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Giáo phận đó là: Năm 2011, năm SỐNG LỜI CHÚA là thời điểm thích hợp để mỗi tâm hồn kế thừa và phát triển sứ mạng loan báo Tin Mừng.

Xem hình ảnh

Trong lịch sử truyền giáo hơn 400 năm tại Việt Nam, từ năm 1627, năm cha Alexandre de Rhode dòng Tên đặt chân lên Cửa Bạng tỉnh Thanh Hoá và Van No (tức xứ Hảo Nho thuộc Giáo phận Phát Diệm bây giờ), và đặc biệt từ khi lập hai địa phận Tông toà Đàng Trong và Đàng Ngoài ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo phận Phát Diệm đã được thành lập ngày mồng 2.4.1901 và phát triển qua các thời kỳ, trải qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử. Nhưng chính trong những thăng trầm ấy biểu lộ sự quan phòng diệu vời của Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương gìn giữ và chăm sóc cho mảnh đất được gieo trồng hạt giống Tin Mừng đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam. Dòng lịch sử Phát Diệm cũng đẹp như chính tên Phát Diệm, nghĩa là TOẢ RA VẺ ĐẸP có thể trích dẫn tới từng chi tiết.

Năm 1933 đã đi vào mốc son của lịch sử Phát Diệm với sự kiện Đức Cha Gioan Baptixita Nguyễn Bá Tòng, Giám mục tiên khởi Việt Nam làm Giám mục Giáo phận Phát Diệm. Năm 1940 lại thêm một trang sử mới nữa: Giám mục người Phát Diệm tiên khởi là Đức cha Gioan Maria Phan Đình Phùng được tấn phong. Dịp lễ trọng thể này có quan toàn quyền Đông Dương về dự, và những sự kiện quan trọng đã diễn ra. Giáo phận Phát Diệm đã trải qua biến cố di cư năm 1954 với nhiều xáo trộn. Năm 1972, Nhà thờ Phát Diệm cũng bị bom tàn phá tang thương. Nhưng dưới thời Đức cha Phaolô Bùi Chu Tạo, gần một nửa thế kỷ đã trôi qua trong kiên nhẫn và tín thác. Cuối cùng nhân sự lại được phục hồi và Nhà thờ Chính toà Phát Diệm được sửa chữa, bảo tồn. Đức cha Giuse Nguyễn Năng, vị Giám mục thứ 100 của hàng Giám mục Việt Nam trở thành Giám mục đương nhiệm của giáo phận Phát Diệm. Một lần nữa dấu ấn lịch sử được dành cho Phát Diệm, từ Giám mục thứ nhất tiên khởi Việt Nam, đến Giám mục thứ 100 của hàng Giám mục Việt Nam đều thuộc về Phát Diệm.

Trước thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 vào lúc 10 giờ sáng do Đức cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận chủ sự là tiết mục hoạt kịch ngắn mang tựa đề “PHÁT DIỆM HƠN TRĂM NĂM DẤU ẤN” do tập thể các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và các anh chị em trong Ban Chấp Hành Giáo xứ thực hiện. Trong khuôn khổ thời lượng 45' tiểu phẩm ngắn này đã diễn lại lịch sử giáo phận bằng ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu thì chỉ có thể điểm xuyết những mốc lịch sử căn bản, phần còn lại đi vào trái tim và khối óc của mỗi tâm hồn Phát Diệm. Hiện diện trong ngày trọng đại hôm nay có cha Giuse Trần Ngọc Văn, Tổng Đại Diện Giáo phận Phát Diệm; cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, Trưởng Ban Năm Thánh; quí cha linh mục đoàn Phát Diệm, quí cha quí thầy thuộc dòng Châu Sơn, quí thầy Tiểu Chủng Viện, quí Hội Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, quí khách, quí chức cùng đông đảo gần 10.000 anh chị em giáo dân cũng như lương dân tại 9 giáo hạt của giáo phận Phát Diệm đã về nơi đây tham dự Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010. Và trước khi Đức cha giáo phận ban Phép Lành Tòa Thánh cho những ai đang hiện diện tại Nhà thờ Chính tòa Phát Diệm được lĩnh Ơn Toàn Xá là nghi thức Sai Đi bước vào một năm mới – NĂM SỐNG LỜI CHÚA. Năm Sống Lời Chúa sẽ được bế mạc vào ngày 24 tháng 11 năm 2011.

Hoà cùng Giáo Hội Việt Nam trong lễ Bế Mạc Năm Thánh được diễn ra vào ngày Lễ Hiển Linh, ngày mồng 6 tháng 1 năm 20011, giáo dân Giáo phận Phát Diệm đã có một thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh của Giáo phận mình thật sốt sắng và đầy ơn thánh. Xin tạ ơn và chúc tụng danh Chúa tới muôn đời.
 
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh tại TGP Hà Nội
Gioan Đinh Sơn
11:26 01/01/2011
HÀ NỘI - Hòa chung niềm vui với tòa thể Giáo Hội mừng kính trọng thể lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình (năm thứ 46 kể từ khi thiết lập); với sự kiện bế mạc năm thánh 2010 của Tổng Giáo Phận Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn vào hồi 9 giờ 30 phút ngày 1 tháng 1 năm 2011, tại nhà thờ Chính tòa Hà Nội.

Xem hình ảnh

Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Đaminh Mai Thanh Lương, Giám mục phụ tá Giáo phận Orange- là giáo phận kết nghĩa với Giáo phận Hà Nội, Đức Cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha trong linh mục đoàn, quý nam nữ tu sĩ và đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo phận.

Trước khi bước vào Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô có lời chúc mừng đầu năm tới toàn thể cộng đoàn. Ngài chúc mọi người dồi dào ơn Chúa, chu toàn mọi việc trong ơn gọi, nhiệm vụ của mình theo thánh ý Thiên Chúa. Ngài cũng không quên nhắc mọi người tạ ơn Thiên Chúa vì bao nhiêu hồng ân Ngài đã ban, nhất là trong dịp năm thánh vừa qua. Ngài nói: sự kiện bế mạc năm thánh để mở ra cho chúng ta một thời kì mới, thời kì đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết sức để thực hiện những gì mà Thiên Chúa đã ban ơn, soi sáng, hướng dẫn chúng ta trong suốt năm thánh vừa qua…

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục khởi đi từ niềm vui của ngày thứ tám trong tuần Bát nhật Giáng Sinh, trước kia gọi là Lễ Đặt Tên. GIÊSU là một Danh thần linh, Danh duy nhất mang lại ơn cứu độ, và từ nay mọi người có thể kêu cầu Danh của Người, bởi vì qua việc Nhập Thể, chính người đã tự kết hợp với tất cả mọi người…. xin phúc lành của Chúa Cứu Thế tuôn tràn trên thế giới như lời sách Dân số đã ghi nhận.

Hơn nữa, ngày đầu năm là ngày thế giới hướng về hòa bình, cầu nguyện cho hòa bình nên Giáo Hội đặt Đức Maria là Nữ Vương ban sự bình an vì người là thân mẫu của Đức Giêsu, Hoàng Tử hòa bình…

Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn- Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ban phép lành Tòa Thánh với ơn toàn xá cùng với Đức Cha Đaminh Mai Thánh Lương và Đức Cha Phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong dịp ngày đầu năm 2011.

Dưới đây là toàn văn bài giảng lễ của Đức Tổng Giám Mục Phêrô:

Phụng vụ ngày đầu Năm dương lịch 2011 hôm nay thực phong phú và đầy ý nghĩa: Giáo Hội cử hành ngày thứ tám trong tuần Bát nhật Giáng Sinh (mà trước kia, chúng ta thường gọi là lễ Đặt Tên) cùng với lễ Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, trong khi Tổng giáo phận chúng ta cử hành lễ bế mạc Năm Thánh 2010 và cùng với Giáo Hội toàn cầu cầu nguyện cho Hòa Bình thế giới trong ngày đầu năm dương lịch.

Trước hết chúng ta hãy để các bài đọc Kinh Thánh soi sáng cho chúng ta.

1. Ngày thứ tám là ngày mà Hài Nhi được sinh hạ tại Bêlem có một tên gọi như mọi em bé khác. Tên của em là GIÊSU (Lc 2,21tt), có nghĩa là "Thiên Chúa Cứu Độ", Đấng muôn dân trông đợi. Khi Truyền tin, thiên thần Gabriel dạy đặt tên cho con trẻ là GIÊSU, tên gọi này vừa diễn tả Người là ai, vừa diễn tả sứ vụ của Người (x. Lc 1,31). Người là Con yêu dấu đã được "Thiên Chúa sai đến, sinh làm con một người phụ nữ và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta được ơn làm nghĩa tử" ( Gl 4, 4-5). GIÊSU là một Danh thần linh, Danh duy nhất mang lại ơn cứu độ, và từ nay mọi người có thể kêu cầu Danh của Người, bởi vì qua việc Nhập Thể, chính người đã tự kết hợp với tất cả mọi người, đến độ "dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ" (Cv 4,12)" [GLHTCG 432].

2. Giáo Hội liên kết ngày đặt tên cho Hài Nhi GIÊSU với ngày đầu Năm mới dương lịch, để cầu xin phúc lành của Chúa Cứu Thế tuôn tràn trên thế giới như lời sách Dân số trong Bài đọc I ghi nhận. Thiên Chúa truyền cho các thầy tư tế chúc lành cho con cái Israel: "Nguyện xin Chúa chúc lành cho anh em và gìn giữ anh em; xin Chúa tỏ nhan thánh cho anh em và thương xót anh em. Xin Chúa ghé mặt lại cùng anh em và ban bình an cho anh em" (Ds 6,24-26). Sự bình an đích thực, chỉ có, là khi chúng ta nhận lãnh từ nơi Thiên Chúa mà Thiên Chúa thì luôn “để lại bình an cho chúng ta, luôn ban bình an cho chúng ta” như chúng vẫn tuyên xưng trong mỗi khi cử hành thánh lễ. Và từ hơn 40 năm qua, từ năm 1968 Giáo Hội cũng chọn ngày này làm Ngày quốc tế hòa bình và cầu xin cho hòa bình thế giới, hòa bình mà Con Chúa giáng trần đã ban cho những người Chúa thương tức là mọi người. Năm nay, Đức thánh cha Bênêđictô XVI kêu mời: "… Tôi kêu gọi mọi người nam cũng như nữ có thiện chí hãy canh tân tinh thần dấn thân nhằm xây dựng một thế giới trong đó mọi người được tự do tuyên xưng tôn giáo hoặc niềm tin của mình, và sống tình yêu của mình cho Thiên Chúa với tất cả trái tim, tất cả tâm hồn và với tất cả tinh thần (x. Mt 22,37). Đó là tâm tình định hướng cho Sứ điệp nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 44 này, với chủ đề: Tự do tôn giáo, đường dẫn tới hòa bình".

3. Hướng về hòa bình, chúng ta vẫn thường kêu cầu Đức Maria là Nữ Vương ban sự bình an, người là thân mẫu của Đức Giêsu, Hoàng Tử hòa bình (x. Is 9,5). [Tượng Thánh Mẫu trước nhà thờ chúng ta có dòng chữ Regina pacis, Nữ vương Hòa bình]. Chúng ta vẫn hay lặp đi lặp lại lời kêu cầuThánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời để tuyên xưng điều đã được Hội Thánh tuyên xưng từ rất lâu đời. Tại Công Đồng Êphêsô năm 431, các Nghị Phụ đã công bố: "Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa… không phải vì bản tính của Ngôi Lời và thần tính của Ngài đã bắt đầu được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ rất thánh, nhưng vì từ Đức Trinh Nữ đã sinh ra thân xác thánh thiêng đó, do một linh hồn có lý trí làm cho sống động, và Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hợp với thân xác đó theo Ngôi Vị, nên có thể nói Ngôi Lời đã được sinh ra theo xác phàm" [DS 251; GLHTCG 466]. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo còn nói thêm: "Trong các sách Tin Mừng, Đức Maria được gọi là mẹ Chúa Giêsu (Ga 2,1; 19,15). Cả trước khi Con Mẹ chào đời, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã được gọi là "Mẹ Chúa tôi" (Lc 1,43). Quả thật, Đấng mà Mẹ đã cưu mang làm người bởi phép Chúa Thánh Thần, Đấng thật sự là Con Mẹ theo xác phàm, chính là Con vĩnh cửu của Chúa Cha, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh. Vì vậy, Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria thật sự là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos)" (DS 251; GLHTCG 495]

4. Hôm nay, chúng ta cũng bế mạc Năm Thánh 2010 ở cấp Giáo phận.

“ Năm 2010 ghi dấu những sự kiện quan trọng trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam: 350 năm thiết lập hai giáo phận tông toà Đàng Ngoài và Đàng Trong (1659-2009), 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt Nam (1960-2010). Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa”.

Qua việc hành hương của các giáo xứ trong TGP vào các ngày thứ năm ở bốn nhà thờ Chánh tòa, Từ Châu, Vĩnh Trị và Sở Kiện cũng như qua các buổi học hỏi, hội thảo và cầu nguyện của thiếu nhi và các giới tại Sở kiện với những đề tài đã được ban giáo lý soạn thảo về ý nghĩa của Năm Thánh 2010, và học hỏi gương các Thánh Tử Đạo của Tổng giáo phận Hà Nội, qua cuộc Hội ngộ linh mục của hơn 500 linh mục của Giáo Tỉnh miền Bắc, qua việc phái đoàn TGP tham dự Đại Hội lần thứ I của UBGM về Truyền Giáo tại Xuân Lộc, qua các Đại diện tham dự Đại Hội Dân Chúa Toàn quốc tại Saigon, cũng như qua việc 4 lần UBBA Caritas TGP đi cưu trợ lũ lụt tại Miền Trung và nhiều sinh hoạt đạo đức khác, nói lên phần nào TGP chúng ta quyết tâm học hỏi và sống tinh thần và sứ điệp của Năm Thánh.

Bế mạc Năm thánh không có nghĩa là chấm dứt Năm Thánh, chấm dứt những ngày tháng nổ lực sống thánh thiện, hoán cải và canh tân, nhưng hãy coi đây là “thời gian phát động” nhường chổ cho “thời gian sống” những mầu nhiệm, những chân lý, những suy tư, những quyết tâm thánh thiện… đã được tìm hiểu, học hỏi, chia xẻ … Hiểu được rằng Giáo Hội mà Đức Kitô sáng lập là một Giáo hội mầu nhiệm, thì chúng ta dần dần lột bỏ những tính cách trần tục được phủ lên gương mặt của Giáo hội. Hiểu được rằng Giáo hội của Đức Kitô là hiệp thông, chúng ta phải cố gắng sống đoàn kết hơn, biết chấp nhận những giới hạn của nhau và sẵn sàng tha thứ cho nhau như Chúa đã luôn yêu thương và tha thứ cho chúng ta. Hiểu được rằng Đức Kitô đã xây dựng Giáo Hội là để phục vụ, chúng ta hãy nổ lực chia xẻ Tin Mừng cứu độ của ngài cho mọi người anh em như lời nhắn nhủ của ĐTC Bênêđictô XVI: “loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Kitô như nét đặc thù và việc phục vụ cao nhất mà mình có thể hiến tặng cho đồng bào, và qua đó góp phần vào việc phát triển nhân bản và tâm linh của con người, đồng thời đóng góp cho sự phát triển đất nước”. Và cùng với tâm nguyện của Giáo Hội CGVN trong ngày bế mạc Năm thánh tại Lavang: cùng với Mẹ Lavang, chúng ta hãy ra khơi thả lưới, xin cho mọi người trong TGP của chúng ta quyết tâm sống chứng tá Tin Mừng để xây dựng tại Việt Nam một Giáo hội Mầu nhiệm – Hiệp thông và Sứ vụ.
 
Giáo phận Phan Thiết bế mạc Năm Thánh và mừng lễ Bổn mạng
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:31 01/01/2011
PHAN THIẾT - Ngày đầu năm mới Dương lịch 01 tháng 01 năm 2011 là ngày ba trong một của Giáo phận Phan thiết. Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lễ Bổn Mạng Giáo Phận, Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 tại Giáo Phận.

Xem hình ảnh

Thánh Lễ cử hành lúc 9g sáng tại Nhà thờ Chính Toà. Gia đình Giáo phận cùng hiệp thông tạ ơn và cầu nguyện.

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống cùng với Đức Cha Nicolas, Đức Cha Phaolô, hân hạnh gởi lời chào mừng năm mới đến đại gia đình Giáo phận: Linh mục đoàn, các Thầy Chủng viện Nicolas, Đại Chủng viện Xuân Lộc, các Nữ tu thuộc nhiều hội dòng, Ban thường vụ Hội đồng giáo xứ, các đoàn thể: Gia Trưởng, Bà Mẹ Công Giáo, Giới trẻ, Thiếu Nhi, Lêgiô, Phan Sinh, Têrêxa. Đại gia đình Giáo phận quy tụ lại dưới mái giáo đường Chính tòa để tôn vinh Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Giáo phận đã có một năm gặt hái được những thành quả phong phú cả về phương diện thiêng liêng lẫn tổ chức sinh hoạt thể hiện trong hội đoàn của các giáo xứ. Cùng 25 Giáo phận khác, Phan thiết tổ chức lễ bế mạc Năm thánh. Khép lại Năm thánh là lúc mở ra mở ra một chân trời mới trong nhãn giới truyền giáo. Ngày Quốc Tế Hòa Bình, chung lời cầu với Giáo hội năm châu cho hòa bình tự do tôn giáo khắp nơi được tôn trọng.

Đức Cha Giuse giảng lễ, suy niệm về ba nét đặc biệt của ngày lễ.

Ngày đầu năm dương lịch 01/01/2011 hôm nay là một ngày đặc biệt. Đặc biệt vì hôm nay khởi đầu năm mới lại là ngày kết thúc năm thánh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, được đồng loạt cử hành tại 26 Giáo Phận trên toàn quốc. Đặc biệt cũng vì này kính mừng lễ Mẹ Thiên Chúa theo lịch Công Giáo, bổn mạng Giáo Phận Phan Thiết, lại trùng hợp với ngày thứ bảy đầu tháng kính dâng Đức Maria theo truyền thống đạo đức của nhiều tâm hồn. Và có lẽ còn đặc biệt hơn nữa vì hôm nay, ngày hòa bình thế giới, Giáo Hội Công Giáo thiết tha chung lời cầu nguyện cho quyền tự do tôn giáo của con người được mọi quốc gia tôn trọng. Tự do tôn giáo là nẻo đường dẫn tới hòa bình đích thực và lâu dài.

1. Ngày kết thúc Năm Thánh 2010.

Nghi thức mang tính toàn quốc được tổ chức tại Sở Kiện trước, còn nghi thức tại các giáo phận tiếp theo sau, thì bế mạc Năm thánh theo thứ tự ngược lại. Hôm nay được tổ chức tại các Giáo Hội địa phương, nhưng mãi đến tuần sau ngày 06/01/2011 nghi thức quốc gia mới diễn ra tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, thuộc Giáo Tỉnh Huế. Năm thánh 2010, kỷ niệm 350 thành lập Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và 50 năm thiết lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chắc đã để lại cho cộng đoàn tín hữu nhiều dấu ấn khó quên, không chỉ là những tổ chức bên ngoài vào những cao điểm Khai Mạc, Bế mạc hay Đại Hội Dân Chúa, mà thật ra là nội dung bên trong nhằm giúp mọi thành viên Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ý thức hơn về vị trí của mình, để một mặt canh tân đời sống và mặt khác phát huy khả năng tham gia xây dựng Giáo Hội tại địa phương.

Trong Giáo Hội, dù nhìn theo nhãn giới Ba Ngôi như là “Dân Thiên Chúa, Thân Mình Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần”, hoặc theo nhãn giới Nước Thiên Chúa, mọi tín hữu Việt Nam cũng như mọi tín hữu Kitô ở khắp nơi trên thế giới đều được mời gọi ý thức đón nhận, góp phần thể hiện và nỗ lực phát huy sự sống mầu nhiệm, tinh thần hiệp thông và thao thức sứ vụ bằng chính bậc sống, đời sống và hoàn cảnh cụ thể của mình. Năm thánh qua đi, nhưng sức sống của Năm Thánh ấy hy vọng sẽ tồn tại như một vốn liếng thiêng liêng giúp Giáo Hội canh tân và như một tiền đề để thúc đẩy Giáo Hội trên đà thăng tiến, không chỉ về số lượng mà còn về phẩm chất nữa. Nếu lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 350 năm được dệt bằng gương sáng của các vị tử đạo, thì tương lai Giáo Hội khởi đi từ tín hữu chúng ta, cũng phải là những chứng nhân đức tin không mỏi mệt trên quê hương thân yêu này.

2. Ngày kính mừng Bổn Mạng Giáo Phận

Hôm nay, kết thúc tuần bát nhật Giáng Sinh, cũng là lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng Giáo Phận Phan Thiết. “Mẹ Thiên Chúa” là một phẩm tước cao quý nhất Đức Maria nhận được từ hồng ân tuyển chọn của Thiên Chúa, gói ghém trong lời chào “đầy ơn phúc” của sứ thần Gariel gửi đến Mẹ vào ngày truyền tin (x. Lc 1,28). Nếu khởi đầu hiện hữu của Mẹ, việc “đầy ơn phúc” thể hiện qua đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì kết thúc cuộc đời trần thế, việc “đầy ơn phúc” lại kết tinh trong đặc ân Hôn Xác Lên Trời. Đây chính là nội dung đức tin của giáo lý Công giáo, cũng là nội dung niềm vui của đại gia đình Giáo Phận Phận Thiết.

Nhưng “Mẹ Thiên Chúa” đâu chỉ là đối tượng của lòng tin, dẫu lòng tin ấy được cử hành trọng thể khắp nơi trong Giáo Hội hôm nay, mà đó còn là một phẩm tước mở ra vận hành của tình yêu mến. Tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa chẳng làm cho ơn phúc của Mẹ được tăng thêm, bởi tình trạng ân sủng nơi Mẹ luôn đầy tràn và ngàn đời sẽ mãi còn ca ngợi như chính Mẹ đã khẳng định qua kinh Magnificat “từ nay đến hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc 1, 48); mà tôn vinh Mẹ là cách diễn tả tình yêu đằm thắm con cái dành cho Mẹ mình. “Đầy ơn phúc”, Mẹ uy quyền bên cạnh Thiên Chúa, nhưng “đầy ơn phúc”, Mẹ cũng đầy tình thương bên cạnh các con cái của Mẹ. Mẹ uy quyền do ân sủng, Mẹ nhân hiền bởi trái tim. Chính vì thế, trong ngày mừng kính Mẹ là bổn mạng, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vì muôn phúc lộc nhờ Mẹ mà Giáo Phận đã nhận được, với Mẹ mọi người được thánh hóa và trong Mẹ các giáo xứ đã được chở che giữ gìn; đồng thời xin dâng lên Mẹ năm mới, nguyện Mẹ luôn thương yêu bảo vệ và xin cho mọi thành viên trong gia đình Giáo Phận cũng luôn biết gắn bó niềm cậy tin yêu mến nơi Mẹ mỗi ngày mỗi bền chặt hơn.

3. Ngày hòa bình thế giới

Ngày đầu năm mới còn là ngày Giáo Hội Công Giáo khắp nơi dành riêng để cầu nguyện cho nền hòa bình thế giới. Trong Mùa Giáng Sinh, chúng ta đã nghe điệp khúc thiên thần “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người thiện tâm” (Lc 2, 14) để thấm thía rằng: Thiên Chúa chỉ thật sự được vinh danh qua việc nhân thế sống an hòa với nhau, và khi con người chăm lo xây dựng an bình nơi trần thế chính là lúc họ góp phần làm rạng danh Thiên Chúa chốn trời cao. Trẻ thơ Giêsu bé bỏng bọc trong khăn đặt nằm trong máng cỏ, hình ảnh của một sự dập vùi trong tiết trời lạnh giá giữa vòng quay nghiệt ngã của thế sự và phận người, nhưng lại là những nết rất thật về chân dung của vị Hoàng Tử hòa bình, Con Thiên Chúa, Đấng làm người để cứu người, nhập thế để cứu thế.

Năm nay, ngày hòa bình thế giới trở về giữa bối cảnh của một thế giới bị tục hóa tràn lan, chẳng trừ một châu lục nào, từ châu Âu thừa hưởng nền văn hóa Kitô giáo lâu đời cho đến châu Á giàu di sản truyền thống, thể hiện qua việc những biểu tượng hoặc những điểm quy chiếu tôn giáo bị xâm phạm dưới nhiều hình thức, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong sứ điệp hòa bình đã kêu gọi những người thiện chí và các tín hữu hãy suy nghĩ cầu nguyện với chủ đề: “tự do tôn giáo, nẻo đường dẫn tới hòa bình”. Hòa bình là ơn ban của Thiên Chúa nhưng cũng là công trình vun đắp của con người; tự do tôn giáo là nội dung then chốt thuộc về học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo nhưng cũng là nhu cầu căn bản thuộc về bản chất của con người mọi thời. Khi biết tôn trọng quyền tự do tôn giáo, người ta sẽ gặp được bình an cho chính mình và khi đóng góp bảo vệ quyền này, người ta sẽ trở nên những công cụ kiến tạo hòa bình cho người khác nữa. “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5, 9).

Như vậy, ý nghĩa có ba ngày nhưng về thời gian lại chỉ có một ngày, khiến hôm nay trở thành một ngày đặc biệt. Xin tạ ơn vì muôn hồng ân trong Năm Thánh. Xin tạ tội vì nhiều lỗi lầm thiếu sót. Xin dâng năm mới lên Chúa với cả tin yêu. Và nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, xin cho gia đình Giáo Phận Phan Thiết luôn hiệp nhất yêu thương thăng tiến. Và xin cho khắp nơi được hưởng tự do tôn giáo và niềm bình an đích thực.

Cuối thánh lễ cử hành nghi thức sai đi. Hai Thầy phó tế kiệu nến Phục sinh ra trước bàn thờ.

Đức Cha Giuse dâng lời cầu nguyện:Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ chúng con. Chúa đã đến và chiếu giải ánh sáng Phục Sinh vào trần gian, để xua tan bóng đêm tội lỗi, dẫn đưa chúng con vào nguồn sống mới của Thiên Chúa. Xin cho chúng con trở nên ánh sáng của trần gian, để Danh Chúa ngày càng rạng rỡ. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Ngài trao nến Phục sinh cho Thầy Phó tế. Đại diện các thành phần Dân Chúa tiến lên châm lửa từ nến Phục sinh và trao ánh sáng của Chúa Kitô cho đoàn thể của mình để ánh sáng Chúa Kitô phục sinh không ngừng lan rộng và lan xa trong dòng đời hôm nay. Cộng đòan đưa cao ánh sáng Chúa Kitô phục Sinh và cùng hòa vang bài ca“Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa”.

Sau phép lành, cộng đoàn cùng bày tỏ tâm nguyện được “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng”.
 
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại giáo phận Mỹ Tho
Lm Giuse Nguyễn Tuấn Hải
11:40 01/01/2011
MỸ THO - Vào lúc 09 giờ 30 sáng ngày 01.01.2010, tại lễ đài Đức Mẹ trong khuôn viên Tòa Giám mục và nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho số 32 Hùng Vương, P.7, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Thánh lễ Bế mạc Năm Thánh của Giáo phận Mỹ Tho. Trong khuôn viên vẫn còn nguyên vẹn những trang trí rất đẹp mắt của dịp Đại lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, nên Ban tổ chức cũng đỡ một phần vất vả; tuy nhiên, Ban Tổ Chức cũng trang trí thêm những bình hoa tươi đẹp cho lễ đài, và những băng-rôn có chữ “Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh” ở chung quanh.

Xem hình ảnh

Thánh lễ do Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo phận chủ sự; cùng đồng tế với Đức Cha có 68 linh mục trong giáo phận thuộc 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp; tham dự thánh lễ có quý nữ tu của Dòng Mến Thánh Giá Tân An, Dòng Thánh Phaolô tỉnh dòng Mỹ Tho, các chủng sinh và giáo dân trong giáo phận.

Trong năm 2010 vừa qua có nhiều sự kiện và đại lễ diễn ra cấp giáo phận nên Đức Cha thương giáo dân ở xa xôi đi lại nhiều vất vả, vì thế trong thông báo về thánh lễ bế mạc năm thánh của giáo phận gởi đến quý cha, và được đăng tải trên giaophanmytho.net chỉ xin “quý cha báo cho anh chị em giáo dân biết để cùng hiệp thông cầu nguyện, và nếu có thể được đến tham dự Thánh lễ…”; thế nhưng có những giáo dân ở những giáo xứ rất xa đang vào vụ mùa cấy lúa của tỉnh Đồng Tháp cũng đã đến tham dự thánh lễ như: Mỹ Long, An Long, Cao Lãnh,… Số giáo dân dự lễ phần đông còn lại là ở tỉnh Tiền Giang tập trung gần thành phố Mỹ Tho. Tổng số giáo dân tham dự thánh lễ khoảng 2.000 người.

Trong thánh lễ có sự góp mặt rất đặc biệt của Đội trống, gồm khoảng 40 nữ tu và tu sinh của Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho, đã làm cho thánh lễ thêm long trọng. Khi đoàn đồng tế từ Tòa giám mục tiến ra lễ đài, thì Đội trống đánh một bài vừa sôi nổi vừa trầm hùng tạo nên bầu khí sống động, mạnh mẽ và phấn khởi cho cộng đoàn tham dự thánh lễ. Khi tiếng trống vừa dứt, ca đoàn tổng hợp gồm các ca viên của các giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, Bình Tạo, An Đức và Chánh Tòa do cha Giuse Bùi Văn Hoàng đánh nhịp, và cộng đoàn do cha Giuse Nguyễn Văn Nhạn đánh nhịp đã cùng nhau sốt sắng hát vang bài ca nhập lễ “Nữ Vương Hòa Bình” của tác giả Hải Linh: “Kính mừng Nữ Vương, Nữ Vương Hòa Bình. Đây bao tâm hồn thao thức. Dân con đất Việt nao nức…”

Khởi đầu thánh lễ, Đức Cha hướng ý cộng đoàn như sau: “Xin kính chào cha Tổng Đại Diện, các cha Quản Hạt, quý cha, quý nữ tu, các chủng sinh và toàn thể anh chị em giáo dân. Hôm nay là ngày đầu năm dương lịch, và hôm nay chúng ta tụ nhau lại đây để cử hành cách trọng thể lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, bế mạc Năm Thánh trong giáo phận chúng ta, vậy chúng ta hãy hân hoan cử hành thánh lễ này với tất cả tình yêu dành cho Chúa, cho Mẹ Maria và cho Hội Thánh…”

Cùng ý hướng trên, trong bài giảng Đức Cha nói rằng: “Hôm nay vừa là ngày đầu năm dương lịch, vừa là ngày lễ “Đức Maria là Mẹ Chúa Trời”. Hôm nay chúng ta long trọng bế mạc Năm Thánh trong Giáo phận chúng ta. Tâm tình đầu tiên của chúng ta là hân hoan vui sướng. Vui vì chúng ta đã lãnh nhận biết bao ơn lành từ Thiên Chúa trong năm qua. Dù đã trải qua nhiều sóng gió bên trong và bên ngoài, Giáo Hội của Chúa Kitô tại Việt Nam vẫn được bình an và vững vàng tiến bước. Chúa đã yêu thương và gìn giữ Giáo Hội trong tình yêu và sự trung thành với Chúa. Cùng với Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã thương yêu chăm sóc chúng ta, từng người và mọi người. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa và Mẹ Maria.”

Kế đến, Đức Cha đề cao vai trò của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ và sự cao trọng của Người. Và Đức Cha cũng nhắc đến một điều quan trọng nữa là “Chỉ có một Chúa Giêsu, Đấng Cứu độ duy nhất” và Đức Maria là Mẹ của Người.

Kết thúc bài giảng, Đức Cha mở ra một viễn ảnh tốt đẹp cho tương lai con người, gia đình, xã hội và thế giới: “Năm mới dương lịch được mở ra với lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, cũng mở ra cho nhân loại chúng ta một niềm hy vọng mới. Dù tội lỗi của con người có ngập tràn, dù sự độc ác của con người có ghê sợ đến mấy, Tình Yêu và Quyền Năng của Thiên Chúa vẫn lớn hơn tội lỗi và sự chết. Và đó mới là tiếng nói cuối cùng, tiếng nói quyết định về vận mệnh của loài người và của mỗi người chúng ta. Nhưng khốn cho ai lạm dụng lòng thương xót của Chúa, và phúc cho ai đưa lòng thương xót ấy vào trong cuộc đời, trong gia đình, xã hội và “ngôi nhà thế giới.”

Sau đó thánh lễ tiếp diễn trong bầu khí thánh thiêng, long trọng và sốt sắng. Mặc dù trời có mưa rất nhỏ và thoáng qua, nhưng mọi người tiếp tục dự lễ một cách vui tươi, như vừa được “hồng ân mưa móc” của Thiên Chúa tưới gội thêm trong ngày Bế Mạc Năm Thánh vậy. Thời tiết thật mát mẻ và dễ chịu cũng góp phần làm cho mọi người thêm trang nghiêm và sốt sắng.

Trước khi long trọng ban phép lành toàn xá vào cuối lễ, Đức Cha ban huấn từ cho cộng đoàn như sau: “Chúng ta bước sang năm mới rồi, điều đầu tiên trong năm mới mà chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, vui vẻ, may mắn; mà người có đạo chúng ta còn chúc cho nhau được đầy tràn ơn của Chúa, niềm vui của Chúa. Đó là điều mà tôi cầu chúc cho tất cả mọi người trong ngày đầu năm này, cũng là ngày bế mạc Năm Thánh và là ngày lễ lớn của Mẹ Maria, Mẹ chúng ta. Mẹ Maria chắc chắn sẽ gìn giữ và bảo vệ chúng ta trong năm mới và sẽ an ủi nếu có những điều không may mắn xảy ra cho chúng ta, và sẽ gìn giữ chúng ta nếu có những cám dỗ lôi kéo chúng ta xa rời đức tin của chúng ta. Giờ đây tôi ban phép lành toàn xá có thể nói lần cuối cùng, vì hôm nay bế mạc Năm Thánh rồi, ở trong Giáo phận chúng ta.”

Thánh lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 20 phút với bài thánh ca Năm Thánh “Mùa hồng ân” rất hùng hồn: “Đây mùa hồng ân/ trời mới đất mới chói chang, Giáo Hội Việt Nam/ hân hoan đón mừng Năm Thánh…”

Giáo phận Mỹ Tho đã hoà chung nhịp sống Năm Thánh với Giáo hội Việt Nam năm 2010, Mừng 350 thiết lập hai giáo phận Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài, Mừng 50 năm Thiết Lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam, và Mừng 50 năm thiết lập Giáo phận Mỹ Tho. Giáo phận đã hân hoan khai mạc Năm Thánh vào ngày 27 tháng 11 năm 2009 tại giáo xứ Ba Giồng. Nhìn lại chặng đường Năm Thánh đã qua trong Giáo phận với biết bao hồng ân được lãnh nhận từ Thiên Chúa. Theo như nhận định của Đức Cha thì mọi thành phần trong giáo phận đã sống tốt và tích cực trong Năm Thánh, đã tìm hiểu, học hỏi và sống tinh thần hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam và với Giáo phận; chỉ còn một vài giáo xứ ở những vùng rất xa xôi trong Giáo phận thì còn bị hạn chế do điều kiện khách quan. Nhìn chung, mọi thành phần trong Giáo phận đã sống Năm Thánh rất ý thức, vui tươi, đoàn kết và cộng tác tích cực với Đức Cha, các linh mục và tu sĩ để cùng xây dựng và phát triển Giáo phận về nhiều mặt theo tinh thần Giáo Hội, và như lòng Chúa mong ước. Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Trinh Nữ Rất Thánh Maria, tuôn đổ muôn hồn phúc và ơn lành cho Giáo phận chúng con, để chúng ta tiếp tục sống tinh thần hiệp nhất, yêu thương và phục vụ lẫn nhau trong tình yêu Chúa.
 
Thánh lễ bế mạc Năm Thánh 2010 và khai mạc Năm Giới Trẻ tại Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
11:44 01/01/2011
BẮC NINH - Ngày 1.1.2011, ngày Tết dương lịch và cũng là ngày lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, giáo phận Bắc Ninh đã long trọng tổ chức lễ Bế Mạc Năm Thánh và Khai Mạc Năm Giới Trẻ tại quảng trường tòa giám mục Bắc Ninh. Gần năm mươi linh mục trong và ngoài giáo phận cùng đồng tế với đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt. Ước chừng khoảng 4.000 tu sĩ và giáo dân đa số là các bạn trẻ tham dự buổi lễ. Cũng nên biết rằng: năm nay, Bắc Ninh là giáo phận chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX sẽ chính thức diễn ra vào ngày 11.11.2011. Đây là đại hội diễn ra hàng năm luân phiên các giáo phận, và qui tụ hàng chục ngàn bạn trẻ từ khắp 10 giáo phận Miền Bắc tham dự.

Xem hình ảnh

Ngay từ sáng sớm hàng ngàn bạn trẻ từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã nô nức kéo về tòa giám mục. Đúng 8g30, Đức cha Cosma tiến lên lễ đài để chính thức long trọng tuyên bố bế mạc Năm Thánh và khai mạc Năm Giới Trẻ. Sau đó là phần chia sẻ theo chủ đề của Năm Giới Trẻ: “Thầy gọi anh em là bạn” (Ga 15,15) xen kẽ những tiết mục ca múa cùng những cử điệu sinh hoạt hết sức sinh động trẻ trung.

Tiếp đó, đúng 9g00, đoàn rước đoàn đồng tế từ tòa giám mục tiến ra lễ đài. Trong bài giảng, đức cha kêu mời mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, noi gương Mẹ Maria luôn mang Chúa Giêsu trong lòng dạ mình và lấy Lời Chúa làm lẽ sống, làm kim chỉ nam cho mọi hướng đi trong cuộc đời.

Sau thánh lễ, đức cha chính thức trao thánh giá luân lưu của giới trẻ giáo tỉnh miền Bắc cho giáo hạt Tây Nam, và giáo xứ Tư Đình là giáo xứ đầu tiên được vinh hạnh đón thánh giá. Kể từ đây, thánh giá sẽ được cung nghinh lần lượt tới tất cả các giáo xứ trong giáo phận theo lịch trình từ giáo hạt Tây Nam lên giáo hạt Tây Bắc, rồi vòng sang giáo hạt Bắc Giang và trở về kết thúc tại giáo hạt Bắc Ninh.

Tưởng cũng nên nói đôi điều về Logo của Năm Giới Trẻ Bắc Ninh. Nền Logo là hình chiếc nón quai thao cách điệu vừa diễn tả văn hóa Quan Họ Bắc Ninh, vừa như biểu tượng của mặt trời Công Chính là Đức Giêsu Kitô đang soi sáng cho đời sống của mọi người, nhất là người trẻ. Mười hình bạn trẻ đủ các sắc màu tượng trưng cho mười giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội đang dang rộng đôi tay đón nhận ánh sáng mặt trời Chúa Giêsu Kitô và thánh giá được diễn tả như cây tre trúc. Tre trúc là cây mọc nhiều ở giáo phận Bắc Ninh và ngày xưa, Thánh Gióng đã nhổ những cây tre đánh đuổi kẻ thù, dựng xây công lý. Ngoài cùng của logo là dòng chữ chủ đề: “Thày gọi anh em là bạn” trích từ Phúc Âm thánh Gioan.

Xin sự sống và tình thương của Chúa Giêsu thấm đẫm vào từng trái tim mỗi người trẻ, để họ có đủ năng lực và nhiệt huyết làm chứng cho Tin Mừng giữa cuộc đời trăm vạn nẻo đường của xã hội Việt Nam hôm nay.
 
Don Bosco thánh du Việt Nam
Francesco Đức Thịnh, SDB
11:53 01/01/2011
Xuân Hiệp – Thủ Đức 01/01/2011 -- Đầu tháng 07 năm 1846, Don Bosco đã mắc phải cơn bệnh hiểm nghèo: sưng phổi, ho ra máu và sốt cao, trong tám ngày Don Bosco tưởng chừng như đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, ngài đã được trao ban của Ăn Đàng và xức dầu bệnh nhân, ngài rất đau buồn vì phải bỏ lại đám thanh thiếu niên nghèo khổ mà ngài đang chăm sóc, giáo dục và dạy dỗ các em. Khi tin tức Don Bosco bệnh nặng được loan truyền đến tai các thanh thiếu niên thì giữa các em nỗi đau buồn cũng lan ra đến độ không tin nổi, các em khóc và hỏi nhau về tin tức của Don Bosco.

Xem hình ảnh

Tình cảm dành cho Don Bosco đã khiến một số em tuyên bố sẽ làm những việc hy sinh rất anh hùng để cầu nguyện cho Don Bosco được mau lành bệnh, các hy mà các em sẵn lòng thực hiện như: ăn chay, hy sinh, và thay phiên nhau cầu nguyện cho Don Bosco trong Đền thánh Đức Mẹ An ủi, nhiều em có giờ đã tới Đền Thánh Đức Mẹ cả ngày và còn lưu lại cho tới tận khuay để cầu nguyện cho Don Bosco, có nhiều em đã hứa với Đức Mẹ sẽ lần hạt trọn một tháng, có em trọn một năm, một số em suốt cả đời. Ngay cả có em hứa sẽ ăn chay chỉ có bánh và nước lã trong nhiều tháng, nhiều năm hay cả đời để cầu nguyện cho Don Bosco. Các em đã cầu nguyện và khẩn cầu Mẹ Thiên Chúa gìn giữ mạng sống Don Bosco đáng thương của các em. Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Maria đã nhậm lời cầu nguyện của các em.

Chỉ 3 tháng sau qua một đêm ngủ ngon giấc, khi thức dậy Don Bosco cảm thấy khỏe và không còn đau mệt nữa. Các Bác Sỹ Botta và Caffasso buổi sáng khi trở lại thăm Don Bosco, chứng kiến việc lành bệnh của Ngài họ nói với Don Bosco hãy tạ ơn Đức Mẹ vì Ngài đã nhận được ơn lành bệnh. Tin tức đem lại niềm vui dạt dào cho các thanh thiếu niên của Don Bosco, khi thấy Don Bosco chống gậy đi tới Nguyện Xá, các em ca hát và rơi nước mắt khi tiếp đón Don Bosco, các em hát bài thánh ca tạ ơn Thiên Chúa và bao trùm lấy Don Bosco bằng những tiếng hò reo phấn khởi. Nhìn các em với lòng xúc động Don Bosco đã nói: “Cha mắc nợ các con, đời Cha là để sống cho các con, Cha đã nguyện hứa với Chúa là cho đến hơi thở cuối cùng, Cha vẫn luôn sống cho các trẻ nghèo khổ của Cha”.

Đây là lời xác quyết của Thánh Gioan Bosco khi còn sống và nhất là khi nhận được ơn lành bệnh nhờ lời cầu nguyện của các thanh thiếu niên nghèo khổ.

Trung thành với Sứ Mệnh Giáo dục và phục vụ các thanh thiếu niên, đặc biệt những em nghèo khổ nhất. Nhân kỷ niệm 150 năm thành lập Tu Hội Salêdiêng Don Bosco 1859 -2009 và hướng tới kỷ niệm 200 năm Sinh Nhật của Thánh Gioan Bosco 1815 – 2015, Cha Bề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng Don Bosco Cha Pascual Chvez Villanueva đã có sáng kiến đưa Thánh Quan Don Bosco Thánh Du đến 5 châu lục trên 130 Quốc Gia trong đó có 98 Tỉnh Dòng Salêdiêng trên toàn thế giới, nơi các con cái của Ngài là các Anh Em Salêdiêng Don Bosco đang phục vụ cho Sứ Mệnh Giáo Dục Giới trẻ, cách riêng những em nghèo khổ và bị bỏ rơi.

Theo ý của Cha Bề Trên Cả Tu Hội Salêdiêng, Thánh Quan Don Bosco sẽ được rước tới 98 Tỉnh Dòng trên khắp thế giới, Thánh Quan mang theo hình ảnh của Cha Thánh Gioan Bosco đến và hiện diện cùng đồng hành với các con cái của ngài đang phục vụ cho Sứ mệnh Salêdiêng trên khắp thế giới.

Được biết, từ ngày 25 tháng 04 năm 2009, từ Italia Thánh Quan Don Bosco đã lên đường khởi sự cuộc Thánh Du trên khắp 5 Châu, bắt đầu từ vùng Nam Mỹ, sau đó đến vùng Bắc Mỹ, Đông Á Châu Đại Dương (trong đó có Việt Nam), tiếp đến là vùng Nam Á, Châu Phi và Madagasca, Tây Âu, Bắc Âu và cuối cùng là Vùng Nước Ý và Trung Đông. Ngày 31 tháng 01 năm 2015 là ngày Lễ Giáo Hội Mừng Kính Thánh Gioan Bosco và cũng là dịp kỷ niệm 200 năm Sinh Nhật của Thánh Don Bosco, Thánh Quan sẽ được rước trở về lại Torino – Italia Quê Hương của Thánh Nhân.

Theo lịch trình đã được sắp xếp, Thánh Quan Don Bosco đã được rước tới một số Quốc Gia vùng Châu Mỹ và Châu Mỹ La tinh như: Hoa Kỳ, Canada, Brazin, Venezuela,, Peru, Bolivia, Ecuado và 11 Tỉnh Dòng của Ấn Độ.

Từ tháng 11/2010 cho đến tháng 04/2011 Thánh Quan Don Bosco sẽ Thánh Du Vùng Đông Á Châu Đại Dương. Thánh Quan đã thánh du đến các Nước như: Hàn Quốc (Korea) Trung Hoa (Cina), Thai Lan, Philippin miền Bắc và Miền Nam. Từ ngày 16/01/2011 đến 01/02/2011 Thánh Quan Don Bosco sẽ đến Việt Nam sau khi hoàn tất cuộc thánh du tại Phi Luật Tân.

Thánh Quan Don Bosco là một hòm kính bên trong có chứa “Tượng Thi Thể” Don Bosco được làm bằng fiberglass trong tư thế nằm an nghỉ đúng với kích thước Tượng Thi Thể Don Bosco hiện đang đặt tại Đền Thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu ở Torino - Italia. Bên trong tượng thi thể có hộp đựng Xương Thánh Don Bosco, đây là xương bàn tay phải của Thánh Gioan Bosco, bàn tay mà chính Don Bosco đã từng làm nhiều phép lạ cũng như đã từng ban phép lành cho dân chúng và cho các con cái của ngài khi ngài còn sống. Thánh Quan nặng 820 ký, hòm kính dài 2 mét 53, rộng 1 mét 08 và cao 1 mét 32.

Theo đơn xin đề ngày 06 tháng 05 năm 2010, Cha Giuse Trần Hòa Hưng SDB, Bề Trên Giám Tỉnh - Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã đại diện Tỉnh Dòng gửi đến Ban Tôn Giáo Chính Phủ để xin phép cho Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco được rước và cung nghinh Xương Thánh Don Bosco đến một số cơ sở của Tỉnh Dòng tại Việt Nam.

Văn thư phúc đáp của Ban Tôn Giáo Chính Phủ số 809/TGCP – HTQT do Ông Phó Trưởng Ban Thường Trực điều hành Nguyễn Thanh Xuân ấn ký đề ngày 29 tháng 09 năm 2010 với nội dung như sau: Kính gửi Linh Mục Trần Hòa Hưng Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Don Bosco. Ban Tôn Giáo Chính Phủ trân trọng thông báo để Quý Linh Mục được biết Thủ Tướng Chính Phủ đã đồng ý cho phép Tỉnh Dòng Saledieng Don Bosco được cung nghinh Xương thánh Don Bosco từ ngày 16/01 – 01/02/2011 đến một số cơ sở của Tỉnh Dòng…… (xin xem thêm chi tiết nơi bản văn đính kèm).

Như vậy, ngày 16/01/2011 Thánh Quan Don Bosco sau thời gian thánh du tại Manila Philippin sẽ đáp chuyến bay từ Manila đến Việt Nam qua cảng hàng không sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất, Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam sẽ cung nghinh rước Thánh Quan đến một vài cơ sở của Tỉnh Dòng nằm trên các địa bàn: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai và Lâm Đồng Đà Lạt. Cuộc thánh du Thánh Quan của Don Bosco tới Việt Nam sẽ là một dịp đặc biệt cho các thành phần của Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco, cách riêng cho Anh Em Salêdiêng Don Bosco Việt Nam nhằm hun đúc và kiện cường tinh thần và lòng trung thành với Sứ Mệnh Salêdiêng là giáo dục và phục vụ Thanh thiếu niên, đặc biệt những em nghèo khổ và bị bỏ rơi trên Quê Hương Việt Nam.

Để di chuyển Thánh Quan Don Bosco từ Sân Bay Tân Sơn Nhất về trụ sở của Tỉnh Dòng và di chuyển đến một vài cơ sở của Tỉnh Dòng. Ngày 10 tháng 12 năm 2010 Tỉnh Dòng Thánh Gioan Bosco Việt Nam đã nhận chiếc xe tải thiết kế một cách đặc biệt từ hãng xe hơi FIAT của Italia dùng vào việc chuyên chở và di chuyển Thánh Quan Don Bosco đến những nơi khác nhau cho việc hành hương kính viếng Don Bosco. Hiện nay, Thánh Quan Don Bosco đang Thánh Du tại Manila – Philippin từ ngày 23 tháng 12 năm 2010 cho đến ngày 15 tháng 01 năm 2011, sau đó Thánh Quan Don Bosco sẽ từ Manila Philippin chuyển đến Việt Nam qua Cửa Khẩu Hàng Không Sân Bay Tân Sơn Nhất – Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình chi tiết cho cuộc hành hương kính viếng Thánh Quan Don Bosco tại những cơ sở của Tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam cũng như những hình ảnh về Thánh Quan Don Bosco đã được đăng trên website với địa chỉ: www.thanhquan.donboscoviet.org, Hoặc: www.donboscoviet.org.vn

Ngày 20 tháng 01 năm 2011 sẽ là ngày đặc biệt dành riêng cho Giới Trẻ của Vùng Sài Gòn Hành Hương và Kính viếng Don Bosco tại Trụ Sở của Tỉnh Dòng Don Bosco Xuân Hiệp Thủ Đức với Thánh Lễ do Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh chủ tọa. Các Bạn Trẻ của các Giáo Xứ trong Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh có thể tham dự Thánh Lễ và kính viếng Don Bosco, xin liên hệ với các Vị trong Ban Tổ chức qua số điện thoại: Linh mục Phêrô Phạm Huy Hoàng, SDB qua số điện thoại 0918105201 và Linh Mục Giuse Trần Văn Hiển, SDB qua số điện thoại 0913155304. Ngoài ra các nhóm và các hội đoàn khác nhau trong các Giáo Xứ cũng có thể đăng ký đến hành hương và kính viếng Thánh Quan Don Bosco tại Trụ Sở của Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam.
 
Sứ điệp Hòa Bình 2011: Trường hợp Việt Nam
Hà Minh Thảo
17:45 01/01/2011
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhân ngày hoà bình thế giới 01.01.2011, mang chủ đề ‘Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình’ ký ngày 08.12.2010, được giới thiệu với giới truyền thông trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh ngày 16.12.2010 bởi Đức Hồng y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình, và Đức Cha Mario Toso SDB, Tổng thư ký.

Nhân cơ hội này, chúng ta hãy nhìn lại sự thực thi Tự do tôn giáo trên Quê hương để thấy Việt Nam chưa có Hòa bình, một nền Hòa bình như Đức Thánh Cha định nghĩa trong phần cuối Sứ điệp: « … hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, … Trái lại, hòa bình là kết quả của một tiến trình thanh tẩy và nâng cao văn hóa, luân lý và tinh thần của mỗi người và mỗi dân tộc, trong đó phẩm giá con người được hoàn toàn tôn trọng. »

I. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2011.

1. Sau khi gởi lời chúc mừng Bình An đến mọi người nhân dịp Năm Mới, Đức Thánh Cha lấy làm tiếc vì, năm qua, đã có những cuộc bách hại, kỳ thị về tôn giáo, như vụ khủng bố tại Nhà thờ chính tòa ‘Mẹ Hằng Cứu Giúp’ ở Baghdad, giết 2 linh mục và hơn 50 giáo hữu trong khi dâng Thánh Lễ, ngày 31.10.2010. Tại nhiều miền trên thế giới, người ta không thể tuyên xưng tôn giáo của mình, vì nguy cơ bị mất mạng. Ở những miền khác, có những hình thức âm thầm và tinh vi hơn qua những thành kiến và chống đối các tín hữu và các biểu tượng tôn giáo. Do đó, Đức Thánh Cha mời chúng ta suy tư về ‘Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình’.

2. Quyền tự do tôn giáo có cội nguồn từ phẩm giá con người, là bản tính siêu việt của con người vì Thiên Chúa đã dựng nên con người nam nữ theo hình ảnh giống Ngài (x. Sáng thế 1,27). Do đó, phẩm giá con người được Thiên Chúa dựng nên chỉ kém thần linh, với quyền thánh thiêng là có một cuộc sống vẹn toàn về phương diện tinh thần. Tự do tôn giáo giúp con người có khả năng

tìm kiếm chân lý về Thiên Chúa và về chính mình để kiến tạo một xã hội trần thế công bằng, hòa bình và hạnh phúc. Như vậy, việc bảo vệ tự do tôn giáo trong thế giới đa văn hóa, đa tôn giáo và bị tục hóa ngày nay như một trong những cách thức để bảo vệ hòa bình thế giới.

3. Tự do tôn giáo, nhờ hướng về chân lý và sự thiện, mang lại phẩm giá trọn vẹn cho mỗi người và bảo đảm sự tôn trọng giữa con người với nhau vì ‘luật luân lý buộc mọi người và mọi nhóm xã hội, khi thi hành các quyền của mình, phải để ý tới các quyền của người khác, cũng như tới những nghĩa vụ của mình đối với người khác và công ích của mọi người’. Chúng ta cần phải biết cả hai chiều kích trong con người: chiều kích tôn giáo và chiều kích xã hội. Như thế, không thể chấp nhận chủ trương các tín hữu ‘phải loại bỏ một phần, thí dụ đức tin của mình, để trở thành công dân tốt; không cần phủ nhận Thiên Chúa để có thể hưởng các quyền của mình’.

4. Nếu tự do tôn giáo là con đường dẫn đến hòa bình, thì giáo dục tôn giáo là con đường ưu tiên để giúp giới trẻ có khả năng nhận biết tha nhân là anh chị em của mình, cùng tiến bước và cộng tác để tất cả mọi người và cảm thấy mình là những phần tử sinh động của cùng một gia đình nhân loại mà không ai bị loại khỏi gia đình này.

Gia đình, trường dạy tự do và tôn giáo, xây dựng trên hôn nhân, do sự kết hiệp thân mật và bổ túc giữa người một người nam và một người nữ. Đây là trường học đầu tiên để huấn luyện và làm tăng trưởng con cái về mặt xã hội, văn hóa, luân lý và tinh thần. Chúng phải luôn luôn có thể tìm được nơi cha mẹ những chứng nhân đầu tiên về một cuộc sống hướng tới sự tìm kiếm chân lý và tình thương Thiên Chúa. Cha mẹ phải luôn được tự do và với tinh thần trách nhiệm thông truyền gia sản đức tin, các giá trị và văn hóa của mình cho con cái mà không bị cưỡng bách. Gia đình, tế bào đầu tiên của xã hội loài người, vẫn là môi trường đầu tiên để huấn luyện về những quan hệ hòa hợp ở mọi cấp độ của sự sống chung giữa con người, quốc gia và quốc tế. Đây là con đường phải theo một cách khôn ngoan để xây dựng một xã hội vững chắc và liên đới, để chuẩn bị người trẻ đảm nhận trách nhiệm của họ trong cuộc sống, giữa một xã hội tự do, trong một tinh thần cảm thông và an bình.

5. Khi tự do tôn giáo được nhìn nhận, thì phẩm giá con người được tôn trọng trong căn cội của nó và luân lý cũng như các định chế của các dân tộc được củng cố. Nếu làm trái đi tức xúc phạm đến phẩm giá con người thì công lý và hòa bình bị đe dọa vì trật tự xã hội không được xây dựng dưới ánh sáng của Sự Thật và Sự Thiện Tối Cao. Qui định quốc tế nhìn nhận rằng các quyền về tôn giáo có cùng qui chế như quyền sống và tự do cá nhân, vì đó là các quyền phổ quát và tự nhiên không ai có thể chối bỏ. Tự do tôn giáo không là độc quyền của các tín hữu mà là của mọi người, là một yếu tố không thể thiếu trong một Nhà nước pháp quyền. Tự do này là thước đo để kiểm chứng mức tôn trọng các nhân quyền khác. Đồng thời nó tạo nên tiền đề cần thiết để thực hiện sự phát triển toàn diện con người.

6. Tự do tôn giáo tuy ở trong lãnh vực bản thân, nhưng cũng được thực hiện trong tương quan với tha nhân, vì không có tính chất cộng đoàn thì chỉ là một tự do không đầy đủ. Đặc tính có quan hệ là một yếu tố quyết định của tự do tôn giáo để thúc đẩy cộng đoàn các tín hữu thực thi tình liên đới để mưu cầu công ích. Mỗi người giữ nguyên tính đặc thù của mình và đồng thời được bổ túc để đạt tới sự trọn vẹn, củng cố sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập và liên đới. Tự do tôn giáo không chỉ thu hẹp vào việc tự do phụng tự. Không thể phủ nhận là sự đóng góp mà cộng đoàn tôn giáo mang lại cho xã hội. Điều quan trọng là sự đóng góp của tôn giáo về luân lý đạo đức trong lãnh vực chính trị. Một đóng góp giá trị cho sự thăng tiến công ích. Trong viễn tượng này cần lưu ý đến chiều kích tôn giáo của văn hóa, được hình thành qua bao thế kỷ nhờ những đóng góp của tôn giáo về mặt xã hội và nhất là về luân lý đạo đức. Nó không gây nên một sự kỳ thị những người không chia sẻ cùng một tín ngưỡng, trái lại nó củng cố sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập và liên đới.

Phủ nhận quyền được tuyên xưng tôn giáo nơi công cộng và chân lý đức tin để nâng đỡ đời sống xã hội sẽ đưa tới những hậu quả tiêu cực cho sự phát triển thực sự. Việc thực thi quyền tự do tôn giáo như con đường dẫn đến hòa bình bao hàm việc nhìn nhận sự hòa hợp cần phải có giữa hai lãnh vực và hình thức cuộc sống: riêng tư và công cộng, cá nhân và cộng đoàn. Một tín hữu Công giáo không phải chỉ là một chủ thể có quyền tự do tôn giáo, nhưng còn là thành phần của một tập thể, nên khi tùng phục tập thể ấy không phải là mất tự do. Đây là sự trung thành với tập thể và chính là sự phát triển tự do.

7. Sự lợi dụng tự do tôn giáo vì những lợi lộc, như chiếm hữu tài nguyên hay duy trì quyền bính cho một phe nhóm, tạo nên những tai hại lớn cho xã hội. Sự cuồng tín hoặc hành động trái với phẩm giá con người không bao giờ có thể biện minh được và càng không thể nhân danh tôn giáo. Vì thế, các quốc gia và các cộng đồng con người không bao giờ được quên rằng tự do tôn giáo là điều kiện để tìm kiếm sự thật và không thể bị áp đặt sự thật bằng bạo lực nhưng bằng ‘sức mạnh của chính sự thật’. Theo ý nghĩa đó, tôn giáo là sức mạnh tích cực và là động lực thúc đẩy xây dựng xã hội dân sự và chính trị. Trong xã hội hoàn cầu hóa, Kitô hữu cần góp phần vào công trình cho công lý, cho sự phát triển toàn diện con người và cho trật tự đúng đắn của các thực tại con người. Sự loại trừ tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng thì khó hướng xã hội về những nguyên tắc luân lý đạo đức và khó thiết lập các trật tự quốc gia và quốc tế trong đó các quyền và tự do cơ bản được nhìn nhận và thực thi, như mục tiêu của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Tuy nhiên, các mục tiêu ấy không được tôn trọng đầy đủ.

8. Sự lên án mọi hình thức cuồng tín và tôn giáo cực đoan cũng cần phải chống lại mọi hình thức thù nghịch chống lại tôn giáo, chúng giới hạn vai trò công cộng của các tín hữu trong đời sống dân sự và chính trị. Xã hội nào muốn dùng bạo lực để áp đặt hay phủ nhận tôn giáo là một xã hội bất công đối với con người và Thiên Chúa, và đối với cả chính mình. Xã hội không thể thiết lập các luật lệ và định chế mà không lưu ý tới niềm tin tôn giáo của các công dân.

9. Sự tôn trọng chiều kích công cộng của tôn giáo phải đi kèm với niềm tôn trọng đặc tính đời tích cực của các tổ chức quốc gia. Với mục đích đó, một điều cơ bản là phải thiết lập sự đối thoại lành mạnh giữa các tổ chức dân sự và tôn giáo để phát triển toàn diện con người và sự hòa hợp xã hội.

10. Thế giới hoàn cầu hóa tạo cho xã hội ngày càng thêm đa chủng tộc và đa tôn giáo. Các tôn giáo lớn có thể là một yếu tố quan trọng giúp đoàn kết và mang lại hòa bình cho gia đình nhân loại. Từ những xác tín tôn giáo của mình và tìm kiếm công ích hợp lý, tín đồ các tôn giáo được mời sống dấn thân với tinh thần trách nhiệm trong một bối cảnh tự do tôn giáo. Giữa các nền văn hóa tôn giáo khác nhau, cần loại bỏ những gì trái ngược phẩm giá người nam và người nữ, và đối lại, cần phải đón nhận tất cả những gì là tích cực cho sự sống chung dân sự như một kho tàng quí giá về một ‘cuộc sống tốt đẹp’.

11. Đối với Giáo hội, việc đối thoại giữa tín đồ các tôn giáo khác nhau là một điều kiện quan trọng để cộng tác với tất cả các cộng đoàn tôn giáo hầu mưu cầu công ích. Giáo hội cũng không loại bỏ những gì là chân thật và thánh thiêng trong các tôn giáo khác. Thực vậy, Giáo hội loan báo và bó buộc phải loan báo Đức Kitô ‘là đường, là sự thật và là sự sống’ (Ga 14,6). Điều này không loại bỏ đối thoại và sự cùng nhau tìm kiếm sự thật trong các lãnh vực sinh tử, như một câu nói thường được thánh Tômasô Aquinô sử dụng ‘Mọi chân lý, bất kỳ do ai nói lên, đều đến từ Thánh Linh’.

12. Chính trị và ngoại giao phải nhìn gia sản luân lý và tinh thần do các tôn giáo lớn trên thế giới mang lại để công nhận và khẳng định chân lý, các nguyên tắc và các giá trị phổ quát của phẩm giá con người. Trong thực hành, thăng tiến sự thật luân lý trong giới chính trị và ngoại giao có nghĩa là hành động theo tinh thần trách nhiệm từ nhận thức khách quan và đầy đủ về các sự kiện, tức là giải tỏa các ý thức hệ chính trị đảo lộn chân lý và phẩm giá con người, và muốn cổ võ các giá trị giả tạo dưới chiêu bài hòa bình, phát triển và bảo vệ các quyền con người và tạo điều kiện thuận tiện cho sự dấn thân liên lỷ để thiết lập các luật lệ tích cực dựa trên các nguyên tắc của luật tự nhiên như phê chuẩn trong Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945.

13. Con người cần Thiên Chúa, những giá trị luân lý đạo đức và tinh thần. Tôn giáo giúp chúng ta tìm kiếm các giá trị ấy để xây dựng một trật tự xã hội công chính và hòa bình, trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Hòa bình là một hồng ân của Thiên Chúa và là một tiến trình cần phải thực hiện, dù không bao giờ hoàn tất trọn vẹn. Một xã hội biết hòa giải với Thiên Chúa thì gần gũi với hòa bình hơn, và hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, không chỉ là thành quả của sự thống trị kinh tế hoặc chính trị và càng không phải là kết quả của những gian xảo lừa đảo hoặc những lèo lái khéo léo. Trái lại, hòa bình là kết quả của một tiến trình thanh tẩy và nâng cao văn hóa, luân lý và tinh thần của mỗi người và mỗi dân tộc, trong đó phẩm giá con người được hoàn toàn tôn trọng.

Đức Thánh Cha mời chúng ta xây dựng hòa bình bằng lắng nghe tiếng nói trong nội tâm để tìm thấy nơi Thiên Chúa điểm tham chiếu vững bền hầu đạt tới tự do chân chính, sức mạnh vô tận để định hướng thế giới với một tinh thần mới mẻ, có khả năng không tái phạm những lỗi lầm quá khứ. ‘Trước tiên cần mang lại cho hòa bình những vũ khí khác, không phải những vũ khí nhắm giết hại và tàn sát nhân loại. Nhất là cần những võ khí tinh thần, mang lại sức mạnh và uy tín cho công pháp quốc tế; trước tiên là tuân giữ các hiệp ước’. Tự do tôn giáo đề cao giá trị và làm cho những phẩm tính và tiềm năng sâu xa nhất của con người được kết quả, có khả năng thay đổi và cải tiến thế giới.

II. TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM.

1.- Sau khi người cộng sản chiếm miền Bắc nước Việt năm 1955, những hình thức bách hại các tôn giáo, nhất là Công giáo, được du nhập từ Liên xô và các quốc gia chư hầu. Xin ghi lại vài trường hợp:

a- Các Cha và Thầy Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách mục vụ tại Thái Hà đã phải chịu bách hại dã man của Nhà nước vô thần:

- ngày 07.05.1955, Thầy Marcel Nguyễn tấn Văn bị bắt và bị kết án 15 năm khổ sai và, ngày 09.07.1959, qua đời trong tù, kiệt sức lúc 31 tuổi. Hồ sơ Phong Chân phước cho Thầy Marcel Văn đang có tại Toà Thánh.

- Thầy Clément Phạm văn Đạt bị bắt hôm 09.10.1963 và qua đời trong trại giam Yên Bái ngày 07.10.1970.

b. Tuy thế, người cộng sản luôn muốn thế giới thấy là ở Việt Nam, người Công giáo tự do hành đạo qua các tổ chức những lễ nghi long trọng, tưng bừng. Dịp Lễ Chúa Giáng sinh, họ tự động cho người đến trang hoàng đèn quanh Nhà Thờ Lớn. Sau đó, đòi nhà xứ Hà Nội phải thanh toán một số tiền chi phí lớn về vật liệu và tiền công.

Năm 1958, họ cũng làm thế, Cha xứ Trịnh Văn Căn không đồng ý, nhưng họ cứ làm. Cha Căn cho kéo chuông nhà thờ cấp báo và giáo dân kéo đến rất đông ủng hộ Cha xứ. Khi hai bên to tiếng, Cha Căn nhờ Cha Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh ra can thiệp. Không kết quả, cha Vinh kéo nhân viên Nhà nước để chính Cha leo lên thang, đưa cao hai tay trước mặt, hai bàn tay nắm lại, hai cườm tay đặt cho nhau, làm dấu hiệu còng tay số 8, và nói lớn: ‘Tự do thế này!’.

Sau đó, hai Cha Căn và Vinh cùng một số giáo dân bị cơ quan an ninh thẩm vấn, đem ra xét xử. Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án: Cha Căn chịu án 12 tháng tù treo. Cha Vinh bị 18 tháng tù giam vì ‘Vô cớ tập hợp quần chúng trái phép, phá rối trị an, cố tình vu khống, xuyên tạc chế độ, gây chia rẽ trong nhân dân”(!).

Cha Vinh bị đưa đi giam ở Hỏa Lò, rồi Chợ Ngọc, Yên Bái và Cổng Trời, nơi dành riêng cho các tù nhân tử tội. Khi đến trại Yên Bái, Cha Vinh được ở chung với các tù nhân khác, nên nhiều giáo dân, chủng sinh, tu sĩ đến xin cha giải tội, vì thế Cha bị kỷ luật, phải biệt giam, bị cùm chân trong xà lim tối. Mấy tháng sau khi được ra, Cha lại ban phép giải tội. Cán bộ hỏi: ‘Tại sao bị cùm, bị kỷ luật, được ra, anh tiếp tục phạm quy?’. Cha đáp: ‘Cấm là việc của các ông, giải tội là việc của tôi, còn sống ngày nào, tôi phải làm bổn phận mình!’. Ở tù đói rét là đương nhiên, nhưng khi Cha Vinh nhận gói bưu kiện do cha Cương, quản lý Nhà Chung Hà Nội, gửi lên, trong đó có ít thức ăn, lương khô và vài đồ dùng cá nhân, Cha đem chia sẻ cho anh em trong nhóm, cả Công giáo lẫn lương dân.

Cha Vinh can đảm bảo vệ người bị áp bức, có lần một tổ trưởng đánh đập tù nhân, Cha lên tiếng bênh vực, liền bị người tổ trưởng này xông đến giang tay đánh, Cha đưa tay gạt, anh ta ngã khụy. Từ đó trong trại có tiếng đồn Cha Vinh giỏi võ, mọi người phải nể vì.

Một cán bộ cao cấp Hà Nội lên Cổng Trời gặp Cha, nói: « Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn thế Vịnh (Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Công giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi ». Cha đáp: « Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi ». Do đó, bản án cho Cha từ 18 tháng tù giam, không qua một thủ tục pháp lý án lệnh nào, đã biến thành 12 năm tù kiên giam, xà lim biệt giam và án tử cho vị Linh mục của Đức Kitô. Năm 1971, khi Cha lìa trần không ai được biết, một năm sau, chính quyền mới báo cho Đức cha Khuê và Cha Cương quản lý Nhà Chung: « Ông Vinh đã chết. Không được làm lễ áo đỏ cho ông Vinh! ».

Nước Việt mất một danh tài, Nước Trời đón nhận một linh hồn thánh thiện.

2.- Sau khi chiếm được Nam nước Việt năm 1957, người cộng sản đã thành lập ‘Ủy ban Liên lạc Công giáo’ với nhiều danh xưng khác nhau và, cuối cùng mang tên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam như hiện nay. Dưới sự điều khiển của Linh mục Huỳnh công Minh, Đức Khâm sứ Toà Thánh Henri Lemaitre, hai Đức Tổng Gíám mục Nguyễn văn Thuận và Nguyễn kim Điền đều là nạn nhân của Nhóm linh mục và tu sĩ quốc doanh nầy. Linh mục Minh giữ chức Tổng đại diện Tổng Giáo phận Sài gòn vì cưởng bách Đức Tổng Giám mục, chứ không phải vi tài đức. Bằng cớ, khi Đức cha Huỳnh văn Nghi giữ nhiệâm vụ Giám quản đã cử Cha Phan văn Thăm cùng là Tổng đại diện. Linh mục Minh nhờ tay Nhà nước tạo bao nhiêu khó khăn cho Đức cha Nghi. Giờ đây, khi Linh mục còn sống, bao nhiêu người chạy theo. Mai kia, khi qua đời thì cũng sớm được quên như linh mục Trương bá Cần vậy thôi.

3.- Trong năm 2010, những cuộc đàn áp đã leo thang với cái chết dã man của Anh Nguyễn Năm do công an đánh đập.

a. Sáng sớm ngày 06.01.2010, nhiều trăm công an cộng sản hạ xuống và phá tan Thánh Giá trên Núi Thờ (Đồng Chiêm). Họ không ngần ngại dùng võ khí đã thương các giáo dân ngăn cản hành động chống lại biểu tượng Đạo Công giáo chỉ 24 ngày sau khi ông Nguyễn minh Triết đến Vatican và nói với Đức Thánh Cha là Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Sau đó, chúng còn hành hung nhiều giáo dân và tu sĩ hành hương đến Giáo xứ Đồng Chiêm.

b. Sự kiện Đức cha Giuse Ngô quang Kiệt phải từ chức Tổng Giám mục Hà nội đã cho thấy sự thiếu đoàn kết trong Hội đồng Giám mục đúng như ý muốn của người cộng sản. Thế hệ mai sau sẽ tìm hiểu và kết luận.

c. Tính chất tôn giáo trong vụ Cồn Dầu. Giáo dân bị cưởng bách rời khỏi giáo đường mà cha ông họ đã bỏ tiền ra tu bổ. Họ phải đau lòng, nhất là họ biết khi không còn giáo dân thì nhà thờ còn ai đến cầu nguyện, dâng Thánh Lễ. Khi đó, nếu nhà thờ không bị san bằng thì cũng dùng làm nơi nuôi trâu bò… Trong Thông cáo của Tòa Giám mục Đà nẳng vế Cồn Dầu ngày 01.02.2010, với Linh mục Chưởng ấn Hoàng gia Thành đồng ký, có viết: « Hai tiêu chuẩn cho mọi hành động tương quan của con người là công bằng và công ích. Nếu chỉ đề cập đến công bằng mà coi nhẹ tính công ích, thì sẽ đẩy xã hội dân sự đến đường cùng. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng trong Thông điệp Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI vừa ban hành vào cuối năm ngoái ». Khu du lịch sinh thái Hòa Xuân này có tính cách Công Ích không, hay chỉ phục vụ cho người giàu? Vì bất công quá rõ ràng và được các giáo dân vô tội gõ cửa, Đức cha Nguyễn thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, ngày 22.10.2010, đã gởi văn thư cho giới thẩm quyền Đà nẳng để xin giải đáp một số ‘uẩn khúc’ và đề nghị: hoãn việc xét xử, đối thoại giữa những gia đình bị giải tỏa và Công ty Mặt Trời với sự tham dự của đại diện Nhà nước và Giáo hội. Đức cha không nhân được trả lời. Hiện nay, các giáo dân đang lo sợ sự đàn áp của lực lượng công an võ trang đầy đủ.

d. Chúa nhật ngày 07.11.2010, Đức cha Micae Hoàng đức Oanh đến dâng lễ đầu tiên tại xã Yang Trung (Gialai), Giáo phận Kontum thuộc thẩm quyền của mình. Sau thánh lễ, Đức cha bị Công An huyện đến đe doạ rằng nếu lần sau còn làm lễ sẽ bị bắt. Sau đó, Đức cha đến dâng lễ ở xã An Trung. Cán bộ xã đến lập biên bản, Đức cha ký vào. Buổi chiều, Đức cha vào xã Sơn Lang, nhưng bị một đám “quần chúng tự phát” khoảng 40-50 tên, tay cầm dùi cui để chặn đường… Đức cha đành quay trở về Pleiku khoảng 10 giờ đêm.

Bản tin Vietcatholic ngày 26.12.2010 loan tin Đức Giám mục Kontum đã bị cấm dâng Thánh Lễ Giáng Sinh với đồng bào Thượng ở làng Lang Son.

Ngoài tiếng Pháp và tiếng Anh, Đức cha còn nói các ngôn ngữ người Thượng (Bana, Jarai, Sedang. ..), và đã có làn sóng người Thượng theo đạo ào ạt: 30000 trong năm 2008 và 20000 năm 2009.

e. Thực hiện tình liên đới như Đức Thánh Cha đề cập trong Sứ điệp, ngày 10.12.2010, Cha Vinh sơn Phạm trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đến làm việc với bà Nguyễn Thị Lệ, chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 3, và 4 cộng sự viên. Cùng đi với Cha Giám tỉnh có Cha Giuse Đinh hữu Thoại, Thư ký Hội đồng Quản trị Tỉnh, và thầy Phêrô Phạm Công Thuận, Quản lý Tu viện. Lúc đầu, họ đặt giới hạn: « Chúng ta làm việc trên tinh thần công khai, cởi mở nhưng có một số quy định. Vì trong thư bà Lệ chủ tịch chỉ mời linh mục Phạm trung Thành làm việc, nên những vị đi cùng với linh mục Giám tỉnh chỉ được phát biểu khi có sự đồng ý của bà chủ tịch. ». Tiếp theo, họ cáo buộc một số linh mục, tu sĩ DCCT VN có một số hoạt động vi phạm Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, vi phạm Nghị định 22/2005, Nghị định 97/2008, gắn liền với trách nhiệm của linh mục Giám tỉnh. Nhưng khi đối đáp, hai Cha đã thay phiên trả lời và khi họ không tìm được lý lẽ thì đề nghị ký biên bản, Cha Giám tỉnh không ký vì Cha không cần giữ.
 
Chút cảm nhận về ca đoàn và giáo họ Mẫu Tâm, xứ Vĩnh Hội, Sàigòn
Maria Têrêsa Đặng Thị Mỹ Hạnh
22:27 01/01/2011
Chút cảm nhận về ca đoàn và giáo họ Mẫu Tâm, xứ Vĩnh Hội, Sàigòn

Ca đoàn Ave Maria, giáo họ Mẫu Tâm, Giáo xứ Vĩnh Hội, Sài Gòn được thành lập năm 1979. Từ đó đến nay, qua biết bao nhiêu thế hệ ca viên, đến rồi lại đi nhưng thầy ca trưởng Giuse Nguyễn Ý Nam vẫn gắn bó với ca đoàn bên cây đàn guitar đệm cho ca đoàn hát hàng tuần. Là một giáo họ nhỏ bé nên ca đoàn chỉ hát lễ vào ngày Chúa Nhật và các ngày lễ lớn do cha Clémenté Trần Thế Minh, linh mục dòng Phanxicô đến dâng lễ.

Nhà thờ giáo họ Mẫu Tâm là một nhà thờ rất nhỏ bé, chỉ hơn 60 m2 trong một khu lao động rất nghèo nàn tại Cù Lao Nguyễn Kiệu, quận 4, kề cận Trung tâm của thành phố Sài Gòn, nơi đã trở thành khu đất béo bở cho thành phố để chuẩn bị xây dựng các dự án.

Những năm trở lại đây chính quyền địa phương đã ra lệnh giải tỏa toàn bộ khu đất này để triển khai dự án cho thành phố. Và đã nhiều năm nay người dân ở khu vực này sống rất bất an vì chỗ ở, nơi mà họ đã gắn bó bao lâu nay với xóm giềng, giờ không biết phải đi đâu khi mà số tiền đền bù của nhà nước hoàn toàn không tương xứng, không thể mua lại nổi một căn nhà khác tương tự gần trung tâm thành phố, mặc khác cũng ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người dân nơi đây, trong đó có rất nhiều giáo dân.

Xem hình ca đoàn

Hiện giáo dân nơi đây đã di tán đi nơi khác rất nhiều do sự hối thúc của nhà nước, họ đã về các vùng sâu vùng xa thì mới có cơ may mua được nhà để ở và đa số là gặp trở ngại về công ăn việc làm.

Ông Nguyễn Văn Sinh là “ông trùm” của nhà thờ họ Mẫu Tâm, tuy đã lớn tuổi nhưng đã cống hiến tất cả thời gian cho các công việc của nhà thờ, đảm đương tất cả các công việc. Tuy nhà thờ nhỏ bé nhưng cũng đầy đủ các sinh hoạt, nhất là sinh hoạt giới trẻ, thiếu nhi Thánh Thể, … thế nhưng vừa qua do nhà nước làm áp lực ông cũng đã di cư sang tận quận 12, và thế là các công việc ở nhà thờ nhỏ đã ít người phục vụ nay lại mất đi người đứng đầu về mục vụ cho nhà thờ. Ngày ông thông báo ra đi có biết bao nước mắt buồn tiếc, nhất là các em nhỏ.

Nay các công việc mục vụ của nhà thờ đã được chuyển giao lại cho chú Hùng, mặc dù gia đình chú cũng đã chuyển sang sinh sống ở quận 7, nhưng chú vẫn đến giúp nhà thờ chu toàn mọi việc. Cùng chung sức với chú còn có các bà lớn tuổi khác trong họ đạo giúp đỡ, đồng hành.

Bản thân tôi là một tân tòng, lấy chồng là anh ca viên của ca đoàn Mẫu Tâm, mặc dù đã di dời nơi ở về hướng Nhà Bè nhiều năm. Chúng tôi rất yêu thương ngôi nhà thời nhỏ bé này, nơi mà lần đầu tiên tôi được nghe giảng về Lời Chúa. Ngày ấy tôi còn hơi ương ngạnh về giáo lý, rất yếu đuối về đức tin, nhưng nhờ ông xã, nhờ bõ đỡ đầu của anh cũng là ca trưởng của ca đoàn và cha Clémenté nơi đây, để ngày mỗi ngày tôi đã vâng lời cha “trở nên như bé thơ” để tìm hiểu Lời Chúa, và mỗi ngày một thấm nhuần giáo lý của Thiên Chúa Tình Yêu.

Nơi đây có một vị cha già nay đã 82 tuổi và bệnh tật ngặt nghèo nhưng cứ mỗi sáng chủ nhật hằng tuần, cha Clémenté vẫn từ nhà thờ Thánh An Tôn, cộng đoàn Phanxicô Cầu Ông Lãnh một mình chạy xe gắn máy sang dâng Thánh lễ và cha đã làm việc đó hơn 10 năm nay. Cha đã đến với nhà thờ nhỏ bé nhưng rất ấm cúng này, nơi mà tôi tin có Chúa luôn hiện diện cùng chúng tôi. Với hoàn cảnh khó khăn này, cha Clémenté vẫn kiên trì: “Dù có khó khăn đến mấy, dù hiện nay giáo dân hầu hết đã di chuyển tứ xứ, tôi vẫn xin Chúa cho tôi được còn sức khỏe để đến dâng lễ hằng tuần tại nơi này.” Chúng tôi rất cảm kích cha, và ca đoàn chúng tôi cũng như giáo dân chúng tôi luôn cầu nguyện cho Cha luôn được khỏe mạnh, bình an.

Nhà thờ với số giáo dân rất khiêm tốn, xưa chỉ trên dưới khoảng 200 giáo dân, và nay lại càng khiêm tốn hơn vỏn vẹn chừng 30. Vì nhà nước đang giải tỏa khu vực này nên số giáo dân ở đây giờ đã di tán đi nơi khác gần hết, có hôm số giáo dân dự lễ còn ít hơn số ca viên của ca đoàn!. Nơi đây có một người bõ đáng kính, mặc dù sức khỏe kém nhưng vẫn đều đặn tập hát và đánh đàn guitar, dạy guitar cho ca viên ca đoàn chúng tôi cũng như chia sẻ những diễn biến của Giáo Hội đang gặp phải những khó khăn gì, sau đó chúng tôi cùng hiệp thông cầu nguyện và đồng hành với Giáo Hội Việt Nam, cũng như cầu cho các bạn trẻ, các gia đình Công Giáo qua chục kinh mân côi hàng tuần dâng lên Đức Mẹ Maria.

Gia đình tôi nay đã chuyển về một nơi tương đối xa, nhưng hằng tuần cả nhà vẫn cố gắng đến đây để dự lễ, để cùng hiệp thông cầu nguyện cách đặc biệt cho các giáo dân nơi này giờ họ phải di dời đi rất xa, rất xa, đa số là những vùng ven, và hầu hết là gặp trở ngại về công ăn việc làm… Nguyện xin Chúa chúc lành và giữ gìn cho những giáo dân nơi đây.

Cùng đồng hành với chúng tôi cũng có một gia đình trẻ khi xưa cũng ở gần nhà thờ Mẫu Tâm, cũng trong ca đoàn của chúng tôi, nay đã chuyển về hướng Bình Chánh, nhưng hằng tuần gia đình trẻ này cũng cùng 02 con nhỏ đến dự lễ tại nhà thờ tiện thể về thăm gia đình bên ngoại. Và chúng tôi lại được cảm giác ấm cúng hơn.

Các ông bà anh chị em là giáo dân cũ ở đây, giờ đã chuyển nhà sang nơi khác ở, vẫn thi thoảng đến dự thánh lễ và cùng hiệp ý cầu nguyện cho Giáo Hội, đặc biệt là cho ngôi nhà thờ nhỏ bé này cũng như những giáo dân còn đang hiện diện nơi đây.

Thông thường, sau thánh lễ, các ca viên chúng tôi và các giáo dân nơi này không quên đọc kinh cầu nguyện cho cha, cho giáo dân, cho các cặp gia đình và cho Giáo Hội.

Tôi đã trưởng thành về tâm linh tại nơi này. Cảm ơn Chúa vì tất cả những gì Chúa đã ban cho tôi và cho gia đình tôi. Cảm ơn cha Clémenté và cảm ơn thầy Nguyễn Ý Nam - là ca trưởng của ca đoàn Mẫu Tâm.

Cầu nguyện:

Nguyện xin Thiên Chúa luôn giữ gìn cha Clémenté trong mọi sự.

Nguyện xin Thiên Chúa cũng luôn đồng hành cùng ca đoàn Mẫu Tâm cũng như cùng với giáo dân nơi nhà thờ giáo họ bé nhỏ này.

Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con biết xin vâng như Mẹ đã từng xin vâng, xin hãy sử dụng miệng lưỡi chúng con để ca ngợi Thiên Chúa với tất cả tấm lòng. Thánh nhạc là một phần căn bản trong phụng vụ, có giá trị lớn lao hơn bất cứ nghệ thuật nào khác, xin cho ca đoàn chúng con mỗi ngày mỗi lớn lên trong thần khí Chúa.

Trong tâm tình yêu thương, tôn kính và cảm nhận về Đức Mẹ Maria. Chúng con nguyện xin Mẹ hãy cầu bầu cùng Chúa và chúng con cúi xin Chúa đoái nghe chúng con cầu xin.

Lạy Chúa Giêsu, trước những người chưa nhận biết Chúa hoặc còn đang lạc lối.

Xin cho chúng con được thay thế những lời kết án bằng những lời lẽ yêu thương.

Xin cho chúng con biết thay đổi cái nhìn khinh khi bằng cái nhìn tôn trọng.

Xin cho chúng con biết thay thế thái độ xa lánh bằng thái độ tiếp đón ân cần…

Và nhờ đó, chúng con sẽ tạo cơ hội cho nhiều anh em lầm lỗi có cơ may phục thiện và đổi mới cuộc đời. Amen.


Sàigòn, Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mẹ Maria, Đấng duy nhất được lãnh nhận ơn Tiền Cứu Rỗi (4)
Lm Nguyễn Hữu Thy
02:45 01/01/2011
Mẹ Maria, Đấng duy nhất được hưởng ơn Tiền Cứu Rỗi

(Tiếp theo)

5. Cuộc sống Mẹ Maria được hoàn tất trong ơn phục sinh

Về phương diện lịch sử, người ta không thể có được những chứng cứ chắc chắn về nơi chốn, về thời gian và về cách thức Mẹ Thiên Chúa đã qua đời như thế nào. Nhưng về phương diện thần học thì chỗ đề cập cuối cùng về Mẹ Maria trong Tân Ước mang một ý nghĩa quan trọng, vì đã nói cho chúng ta biết được Mẹ Thiên Chúa đã cùng với các Môn Đệ, Giáo Hội tiên khởi bé nhỏ của Chúa, chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự xuống như thế nào. Sách Tông Đồ Công Vụ viết: „Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện với mấy người phụ nữ, với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu và các anh em của Đức Giêsu“ (Cv 1,14).

Sự xác tín cho rằng cái chết của Mẹ Thiên Chúa mang một ý nghĩa mặc khải về đức tin, chắc chắn được xuất phát từ nội dung những phát biểu tổng quát của Kinh Thánh về số phận những người đã quá cố, chẳng hạn: „Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giêsu“ (1Tx 4,14).

Ơn được trở nên giống Đức Giêsu, được trở nên đồng hình đồng dạng với Người qua cái chết và sự sống lại (x. Pl 3,11tt; Ep 2,5; Cl 3,3) và được chiêm ngắm Thiên Chúa nhãn tiền, – nghĩa là „Người thế nào chúng ta sẽ thấy người như vậy“ (x. 1Cr 13,12; 1Ga 3,2) –, được gói ghém trọn vẹn trong tín điều về sự đồng trinh sạch sẽ và thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ Maria, cũng như với sự nhận thức được rằng Mẹ Maria được liên kết chặt chẽ một cách đặc biệt với công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, đã dẫn tới sự nhận thức thần học này, đó là:

• Mẹ Maria, với tư cách là một con người, một thành phần thực sự của gia đình nhân loại, đã hoàn tất cuộc lữ hành dương thế của mình một cách trọn vẹn và toàn diện trong vinh quang Thiên Chúa, tức Mẹ Maria đã được lên trời cả hồn lẫn xác.

• Những gì Thiên Chúa đã cho xảy ra và ghi dấu trên cuộc đời Mẹ Maria, vì Mẹ đã tự nguyện chấp nhận sự an bài của Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ thực hiện như thế trên cuộc sống của những ai tin tưởng và tín thác vào sự an bài đầy yêu thương của Người(1).

Ngay từ đầu, sự xác tín đức tin về biến cố Mẹ Maria được lên trời cả hồn lẫn xác đã được gắn liền với lòng trông cậy vào sự bầu cử của Mẹ trước tòa Chúa Giêsu, Con Mẹ, vì Mẹ là Đấng Trung Gian giữa Chúa Giêsu và con cái loài người và Mẹ hằng nâng đỡ và trợ giúp Giáo Hội đang trên đường lữ thứ trần gian được đạt tới sự kết hiệp muôn đời với Chúa Kitô trong vinh quang Nước Trời.

Ở Tây phương, qua phái Kinh Viện(2), sự xác tín cho rằng thân xác Mẹ Thiên Chúa, Đấng đã cưu mang Logos, đã cưu mang Ngôi Lời Thiên Chúa, thì nói chung, dù phải trải qua sự chết, cũng không thể chịu cảnh hư nát do Nguyên tội gây nên được (Thomas Aquinô). Trong khi bác bỏ những lý thuyết cho rằng trước khi chết, Mẹ Maria đã được cất về trời, đa số các nhà thần học xác tín rằng Mẹ Maria đã chết một cách tự nhiên. Nhưng cái chết của Mẹ Maria cũng tương tự như một giấc ngủ ngắn trong giây lát, vì ngay liền sau khi chết, Mẹ lại sống lại và được rước về Thiên đàng cả hồn lẫn xác. Bởi vì, sự chết không chỉ là hậu quả của Nguyên tội, nhưng còn là một thực tại nhân chủng học đã được gắn liền với bản tính tự nhiên của con người. Chính thực tại ấy, tức sự chết, chuyển đổi sự tự do sau cùng của con người vào trong hình thức hoàn hảo nhất của nó, đó là sự chiêm ngưỡng đời đời thánh nhan Thiên Chúa.

Trong phạm vi triết học nghi vấn về linh hồn-thể xác được đặt ra là làm thế nào với những phương tiện thực nghiệm người ta lại có thể hiểu và nắm bắt được một thực tại vượt khỏi các phạm trù hiểu biết của trí năng tự nhiên của con người, tức sự hoàn tất cuộc sống trong vinh quang bất diệt một cách toàn diện và trọn vẹn. Đồng thời người ta cũng nêu lên nghi vấn về số phận của thi thể Mẹ Maria trong bối cảnh ngày thế mạt một cách tổng quát. Trong khi đó, tính cách đồng nhất giữa thân xác trần thế của Chúa Giêsu (khi còn sống) và thân xác đã được biến đổi nên sáng láng của Người (sau khi sống lại) đã quá rõ ràng và không cần phải đặt thành nghi vấn nữa, bởi vì qua dữ kiện mặc khải về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Chúa Cha đã biểu lộ sự đồng nhất giữa Chúa Giêsu phục sinh và Chúa Giêsu khi còn tại thế, khi Người hiện ra với các Môn đệ sau khi Người đã sống lại từ cõi chết với chính thân xác của Người.

Còn tính cách đặc biệt về sự hoàn tất trọn vẹn và toàn diện – gồm cả hồn lẫn xác – của cuộc sống Mẹ Maria trong vinh quang chân thật và vĩnh cửu của Nước Trời, tất nhiên không thể được hiểu là do tự sức riêng của Mẹ, nhưng là do sự liên kết chặt chẽ có một không hai giữa cuộc sống của Mẹ và Chúa Cứu Thế và công trình cứu độ phổ quát của Con Mẹ.

Sự tuyên tín bày tỏ đức tin mang tính cách quyết định của „Assumpa-Dogma“, của tín điều „Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời“, được diễn tiến như sau: Bởi vì, Mẹ Maria liên kết và gắn bó với công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu một cách chặt chẽ hoàn toàn ngoại thường, nên Mẹ cũng được tham phần vào sự phục sinh vinh hiển của Con Mẹ như một người được tiền cứu rỗi và được cứu rỗi một cách trọn vẹn. Vì thế, Mẹ Maria là kiểu mẫu về sự quy phục toàn diện của con người đối với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và là Đấng hoàn tất mọi sự. Sự khác biệt giữa Mẹ Maria và các Thánh khác là ở chỗ:

• với sự tương quan sâu nhiệm và chặt chẽ với công cuộc cứu độ của chính Con Mẹ, Mẹ Maria là người được cứu rỗi mang tính cách gương mẫu hay tượng trưng cho nhân loại, nghĩa là mọi con cái loài người cũng sẽ được cứu rỗi như Mẹ;

• về sự hoàn tất trong vinh quang của tất cả các tín hữu trong ngày quang lâm của Chúa Giêsu, thì lời bầu cử của Mẹ Maria mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Mẹ Maria là hình ảnh nguyên thủy của Giáo Hội và, do thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Maria là một chi thể quan trọng nhất trong Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Do đó, thánh công đồng Vatican II đã phát biểu: Mẹ Maria được „Thiên Chúa tôn vinh làm Nữ Vương Trời Đất để nên giống Con Một Người một cách trọn vẹn hơn, là Chúa của các Chúa, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết“ (LG, số 59).

5.1. Nền tảng Kinh Thánh

Đức tin vào sự hoàn tất mang tính cách cánh chung của Mẹ Maria trong vinh quang của Thiên Chúa có thể không trực tiếp dựa trên những lời của Kinh Thánh. Nhưng lại được chứng thực bởi những bằng cứ hàm chứa định tín về đức tin ấy, như trong trường hợp vô nhiễm thai của Mẹ Maria. Trước hết, ở đây cần nêu đích danh sự xác tín về đức tin, đó là Thiên Chúa „không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của người sống“ (Mc 12,27). Ngoài ra còn những bản văn quan trọng nói lên sự tương quan nội tại giữa sự kén chọn, sự ân thưởng và sự vinh quang của con người trong sự an bài của ân sủng Thiên Chúa. Trong Thư Roma, thánh Phaolô đã đề cập đến điều đó một cách rõ ràng: „Những ai Thiên Chúa đã tiền định…, thì Người cũng làm cho nên công chính, những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang“ (Rm 8,30; x. Ep 1,3-6). Sự liên kết với Đức Kitô của những người tín hữu đạo hạnh thì sẽ tìm gặp được sự viên mãn trong hạnh phúc được chiêm ngưỡng Thiên Chúa nhãn tiền (x. Cl 3,3-4; Ep 2,5). Những đoạn Kinh Thánh đề cập đến sự liên kết chặt chẽ của Mẹ Maria với Con Mẹ và với sứ vụ cứu độ của Người, đã đóng một vai trò quyết định trong việc định hướng được rằng đức tin vào ơn được tuyển chọn và được sống lại của Kitô giáo trong thời Giáo Hội tiên khởi, được cụ thể hóa trong con người của Mẹ Maria (x. Lc 1,45.48). Và trong lời cầu nguyện của Chúa Cứu Thế cho các Môn đệ trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn thập giá, tất nhiên Mẹ Maria cũng được bao hàm trong đó: „Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con“ (Ga 17,24).

Qua những lời Kinh Thánh trên đây, người ta có thể khẳng định được rằng sự hoàn tất cuộc đời dương thế của Mẹ Maria trong vinh quang Nước Trời một cách trọn vẹn và toàn diện, tức cả xác lẫn hồn, là một chân lý đức tin.

5.2. Những phát triển trong lịch sử thần học

Những bằng chứng đầu tiên, vốn được coi là chứng tích chắc chắn cho thấy rằng Giáo Hội trong những thế kỷ đầu đã phát triển đức tin phục sinh của mình bằng sự tham chiếu đặc biệt nơi nhân thân Mẹ Maria, thì người ta đã khám phá ra được ở những nơi các tín hữu xưng tụng Mẹ Maria là Đấng luôn hiện diện sống động trong Cộng đoàn Đức Kitô và kêu cầu Mẹ trong khi cầu nguyện. Cũng như các chứng nhân tử đạo, Mẹ Thiên Chúa vinh hiển được tin kính và xưng tụng là Mẹ của Giáo Hội. Những chứng tích này bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ III, ví dụ trong lời nguyện ở Alexandria có viết: „dưới sự che chở phù trì của Mẹ“(3). Còn ở Tây phương, thánh Augustinô lần đầu tiên đã trực tiếp kêu cầu sự bầu cử của Mẹ Maria trong khi cầu nguyện(4). Và tiếp đến, vào thế kỷ IV thì hai thánh Êphräm người Syrie và Gregor thành Nazianz cũng đã nêu danh Mẹ Maria trong các kinh nguyện như là Đấng trung gian chuyển cầu trước tòa Chúa Giêsu.

Trong việc phát triển này người ta cũng phải kể đến vai trò quan trọng của những lễ Đức Mẹ trong niên lịch Phụng Vụ của Giáo Hội. Ở Giê-ru-sa-lem ngay từ thế kỷ V các tín hữu đã cử hành Lễ An Nghỉ (Dormitio) và Lễ An Táng hay Lễ Táng Trong Mồ (Depositio) của Mẹ Maria. Đặc biệt vào thế kỷ VI, Lễ Dormitio đã được cử hành ở khắp cả Đông phương. Còn ở Tây phương, mãi đến thế kỷ VIII Lễ Dormitio hay Lễ An Nghỉ của Mẹ Maria mới cử hành một cách rộng rãi với tên gọi mới là Lễ „Lên Trời của Đức Trinh Nữ Maria“. Trong các bài giảng khi cử hành Lễ này, trước hết người ta chỉ nhắc đến cái chết của Mẹ Thiên Chúa; từ từ về sau người ta càng ngày càng đề cập tới đến sự hoàn tất cuộc sống đầy vinh quang của Mẹ cũng như vai trò trung gian của Mẹ trên Thiên đàng.

Riêng thánh Giám Mục Epiphanius Salamis (khoảng 315-403) đã công phu nghiên cứu và tìm kiếm một truyền thống có tính cách Kinh Thánh về sự hoàn tất cuộc sống trần thế của Mẹ Maria trong kho tàng thiêng liêng của Giáo Hội. Nhưng tiếc thay, ngài đã không tìm thấy. Nhưng qua những nghiện cứu của thánh Epiphanius(5), người ta đã khám phá ra rằng hoàn toàn không có bất cứ một bằng cứ chắc chắn nào về cái chết của Mẹ Maria cả. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu và tìm hiểu của nhà thần học này đồng thời cũng cho thấy rằng trong thời đại của ngài người ta đã suy tư về sự vinh hiển của Mẹ Maria rồi. Từ thế kỷ V cho tới thế kỷ VII đã xuất hiện nhiều huyền thoại về Mẹ Maria – như một loại văn chương đặc biệt – trình bày hiện tượng Mẹ Maria đã vượt qua khỏi cái chết và được rước lên Thiên đàng trong vinh quang vĩnh cửu.

Trong các thời đại tiếp theo sau đó, các suy tư thần học đã phát triển mạnh và đã đạt được nhiều tiến bộ hơn. Vì thế những thêu dệt mang tính cách huyền thoại về cái chết và sự vinh hiển của Mẹ Maria bị đẩy lùi vào quá khứ. Thánh Isidor Tổng Giám Mục Sevilla (560-636) đã nói rằng ngài không biết gì về các điều kiện và hoàn cảnh có liên quan đến cái chết của Mẹ Thiên Chúa và ngài còn nêu ra cả nghi vấn là liệu Mẹ Maria có thực sự chết hay không(6). Còn thánh Tiến sĩ Giáo Hội Beda Venerabilis (672-735), một Thầy Dòng Biển Đức, thì tuyên bố rằng ngài hoàn toàn không biết gì về vấn đề này(7).

Vào tiền bán thế kỷ XI xuất hiện một khảo lược mạo danh thánh Augustinô với tựa đề „De Assumptione Beatae Mariae Virginis“ – (Về vấn đề lên trời của Đức Trinh Nữ Maria)(8) được coi như là tài liệu thần học đầu tiên ở Tây phương về sự kiện „Đức Mẹ Lên Trời“. Vì lý do thiếu những chứng tích trực tiếp và rõ ràng trong các văn bản chính thức và đồng thời không muốn tham chiếu các ngụy thư cũng như các huyền thoại, một số tác giả không rõ danh tính(9) đã cố gắng xác định một cách có hệ thống theo phương diện thần học sự vinh hiển của Mẹ Maria dựa vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu. Theo lược khảo này, thì do thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa của ngài, Mẹ Maria luôn liên kết chặt chẽ với Chúa Giêsu, Con Mẹ. Và chứng cứ được nêu lên là chính lời Chúa Cứu Thế đã phán trong Phúc Âm thánh Gioan: „Thầy ở đâu thì kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó“ (Ga 12,26). Ngoài ra, tác giả còn cho rằng qua việc Mẹ Maria được lên trời trong vinh quang cả hồn lẫn xác, Chúa Giêsu đã chu toàn Điều Răn Thứ Bốn trong Mười Điều Răn Thiên Chúa, tức bổn phận làm con của Người đối với Mẹ Maria. Sau cùng, những lý do trên đây cũng như những lý do khác đã chứng minh sự chắc chắn của đức tin được phản ảnh từ đời sống của Giáo Hội, đó là: trong sự thông hiệp vĩnh cửu với Chúa Giêsu trên Thiên quốc, Mẹ Maria luôn bầu cử cho Giáo Hội.

Cũng như ở Tây phương, ở Đông phương người ta cũng nỗ lực phát triển mỗi ngày một rộng rãi hơn quan điểm thần học về sự hoàn tất cuộc sống của Mẹ Maria trong vinh quang Nước Trời. Hai nhà thần học nổi danh được nêu tên trong phong trào phát huy thần học này ở Đông phương là thánh Gioan thành Đa-mát (650-754) và Đức Thượng Phụ Germanus von Konstantinopel (645-740). Đối với hai nhà thần học thời danh này, thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa là lý do cơ bản cho sự sống lại và được lên trời của Mẹ Maria. Vì thế, người ta có thể nói được rằng công trạng của hai Giáo phụ tài danh này là đã nối kết được những chân lý đức tin liên quan đến Mẹ Maria lại với nhau một cách chặt chẽ, hợp lý và đúng đắn. Các ngài đã nhìn thấy được sự tham phần của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ cúa Chúa Kitô ở dương thế và sự trung gian hay sự bầu cử của Mẹ trên trời cho sự cứu rỗi của nhân loại, được đồng nhất thành một. Như thế, „lý do thần học sâu xa nhất và đồng thời là nền tảng chắc chắn trong mặc khải“(10) của tín điều đã được nêu lên.

Đối với những triển khai khác của giáo huấn „Vô Nhiễm Thai“ của Mẹ Maria, thì những ý niệm siêu hình học được sử dụng trong khoa nhân chủng học của Kinh Viện đóng một vai trò rất quan trọng. Đúng vậy, ý niệm về „thân xác“ và „linh hồn“ là tiêu biểu cho một con người duy nhất và toàn diện, một thực thể hiện hữu vừa về phần thể xác hữu hình và vừa phần linh hồn thiêng liêng vô hình. Bởi vì, trong các tạo vật Thiên Chúa đã dựng nên, thì con người là một thực thể duy nhất gồm có linh hồn và thân xác. Trong khi đó, các Thiên thần chỉ có linh hồn thiêng liêng vô hình và ngược lại, các loài vật lại chỉ có thể xác hữu hình mà thôi.

Do đó, khi mục đích cuối cùng cuộc lữ hành trần thế của con người được hoàn tất trong vinh quang bất diệt một cách trọng vẹn và toàn diện theo nghĩa nhân chủng học, thì tất nhiên phải hiểu là con người toàn diện gồm linh hồn và thể xác. Và cụ thể, đó chính là trường hợp Mẹ Maria, Đấng đã được lên trời cả hồn lẫn xác ngay sau khi Mẹ đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế của mình. Còn tất cả các con cái loài người khác còn phải chờ đợi cho đến ngày tận thế, ngày mọi xác phàm sẽ được sống lại và đoàn tụ lại với linh hồn để chịu phán xét chung.

Thánh Bonaventura, vốn chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng truyền thống của phái triết học Platon, khi bàn về sự hoàn tất vinh hiển của Mẹ Maria, đã lý luận rằng: Bởi vì, một khi người ta chết, thì linh hồn hồn lìa ra khỏi xác, và như vậy không còn là con người trọn vẹn và thật sự nữa. Nếu thế, thì sự hoàn tất trong vinh quang của Mẹ Maria cũng chưa thể được hiểu là trong một chiều kích trọn vẹn và hoàn toàn được. Nói cách khác, Mẹ Maria chỉ mới được hưởng vinh quang phần linh hồn mà thôi, nếu như thân xác Mẹ chưa được sống lại(11). Và Thánh Thomas Aquinô cũng có suy tư tương tự(12). Theo các nhà thần học phái Kinh Viện – Bonavventura, Thomas Aquinô, v.v…, – thì Mẹ Maria đã được rước về Thiên dàng „cả linh hồn lẫn thể xác“, nghĩa là Mẹ Maria đã được trở về bên Chúa Giêsu, Con Cực Thánh của Mẹ, một cách trọn vẹn và toàn diện, chứ hồn-xác Mẹ không bị phân tách. Điều đó muốn khẳng định rằng thân xác Mẹ Maria đã được sống lại ngay sau khi cuộc lữ hành dương thế của Mẹ chấm dứt và cùng với linh hồn được rước về Thiên đàng hưởng hạnh phúc bất diệt bên Chúa Giêsu, Con Mẹ, chứ thân xác Mẹ không phải chịu cảnh hư nát trong mộ và không phải chờ đến ngày tận thế mới được sống lại như tất cả các người khác

_______________________

1. x. A. Ziegenaus, Die leibliche Aufnahme Mariens in den Himmel im Spannungsfeld heutiger theologischer Strömungen, trong: Forum Katholische Theologie 1 (1986, 1-19; K. Rahner, Zum Sinn des Assumpta-Dogmas, trong: ders., Schriften zur Theologie. Bd. 1, Einsiedeln 6. Aufl. 1962, trang 239-252.

2. Phái Kinh Viện kéo dài từ 1200 đến 1340, gồm các triết gia và thần học gia thời danh, như: Albertus Magnus, Thomas von Aquin, Bonaventura, Duns Scotus, William of Ockham, Raimundus Lullus, Roger Bacon, Siger von Branbant, Meister Eckhart, v.v… Đây là một trường phái tư tưởng dựa theo khuynh hướng triết học thực tiển (Realismus) của đại triết gia Aristote và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng không ít tư tưởng Ả-rập qua các triết gia Averroes và Avicenne, và tư tưởng Do-thái qua triết gia Maimonides. Kinh Viện là trường phái tư tưởng có một ảnh hưởng sâu rộng trong Giáo Hội, nếu không nói là đồng nhất với quan điểm của Giáo Hội trong hầu hết các vấn đề thuộc triết học và thần học.

3. x. Courth, Texte, số 30.

4. x. Augustinus, Serm. 291,6.

5. Panarion 78, 11; x. Courth, Texte, số 45.

6. x. De ortu et obitu Patrum 67; PL 83, 148tt.

7. x. Retr.in Act. Ap. 8; PL. 92, 1014 D.

8. PL. 40, 1141-1148: x. Courth, Texte, số 85.

9. Theo sự tìm hiểu thì người ta đã phỏng đoán là Ambrosius Autpertus, Ratramnus von Corbie và Alkui.

10. x. Georg. Söll, Mariologie (HDG III/4, Freiburg 1978, trang 129.

11. x. De Assumptatione Beatae Mariae Virginis, Serm. 2.

12. x. Summa Th. I, q. 29, a. 1, ad 5.

(Còn tiếp)
 
Tết Tây nói chuyện ''Okay, OK''
Jos. Tú Nạc, NMS
12:27 01/01/2011
NGUỒN GỐC CỦA TỪ OKAY (OK) LÀ GÌ?

Có rất nhiều giả thuyết đưa ra về nguồn gốc của từ “okay”. Đây là vài giả thuyết về chúng:

- Nó bắt nguồn từ “okeh”, một từ Ấn Độ của dân Choctaw nghĩa là “yes.”

- Nó là chữ viết tắt của Obediah Kelly, một đại lý chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt, người đã dùng những chữ cái đầu tiên để viết tắt trên những tờ giấy dán và cho dấu hiệu rằng mọi thứ đã được cho phép.

- Nó đến từ tên của cảng Aux Cayes ở Haiti, mà nó được phát âm là “okay.” Người ta nói rằng thị trấn Aux Cayes nổi tiếng trong số những thủy thủ dùng rượu rum của thị trấn này. Họ đã nhiễm thói quen với câu, “Bạn biết đấy, đây thật sự là chất liệu Aux Cayes” – có nghĩa là chất lượng hảo hạng.

Chúng ta có thể tiếp tục, nhưng bạn nắm bắt ý tưởng này:

Sự giải thích đúng đắn được khám phá bởi một giáo sư Đại học Columbia, Allen Walker Read. Ông đã chứng minh rằng từ “OK” được viết tắt từ căn tự “oll korrect,” một cách viết khôi hài của “all correct.”

Cuối thập niên 1830, nó dường như là một mốt thời trang trong số những người viết báo phát minh những chữ cái đầu tiên hài hước để dùng trong những câu chuyện của họ. Điều này ngày nay chẳng phải là một ý tưởng khôi hài đặc biệt, nhưng người ta đã nếm những mùi vị đơn giản đã qua đó rồi.

Nhiều chứ cái đầu tiên của một từ đã liên quan đến việc đánh vần sai. Bạn đa gặp OK, “oll correct”; KY, “know yuse” (no use); KG, “know go” (no go); NS, “nuff said” (enough said); vân vân …

Hầu hết những chữ cái đầu tiên khôi hài kéo dài chẳng bao lâu. OK lại khác, một phần vì nó tiện lợi trong hội thoại. Nhưng nó cũng còn một lý do khác.

Vào năm 1840, Martin Van Buren tranh cử tổng thống, người ta gọi ông là “Old Kinderhood,” theo thị trấn nơi ông sinh ra ở New York. Nhưng chữ cái đầu tiên của “Old Kinderhood,” tất nhiên là “OK.”

Những người ủng hộ Van Buren gọi câu lạc bộ chính trị của họ là “OK Club” và “OK” trở thành khẩu hiệu của họ. Họ cũng hô khẩu hiệu này tại những cuộc tuần hành. Bất cứ ở đâu họ cũng hô to để áp đảo đối thủ của họ. Đó là phương pháp phổ biến của chiến dịch tranh cử trong những ngày đó.

Những đối thủ của Van Buren, cùng lúc, bắt đầu tìm cách dùng “OK” để chống lai ông. Họ nói nó là chữ viết tắt bởi “Orfully Konfused,” hoặc “Often Kontradicts,” hoặc “Out of Kast, Out of Credit, and Out of Klothes.” Vào lúc hết chiến dịch tranh cử, mọi người đã nghe quen từ “OK” và nhiều người đa dùng nó với nghĩa “all right,” y như ngày nay. Nhưng họ đa quên mất thuật ngữ này đã bắt nguồn từ đâu và được viết tắt từ chữ gì.

Bây giờ bạn biết rồi nhé. Đừng để bất kỳ ai kể khác đi – được chứ (okay)?

(Know It All!)
 
Văn Hóa
Cảm nghĩ đầu năm
Trầm Thiên Thu
12:21 01/01/2011
Mùa Đông còn bịn rịn
Như chưa muốn chia tay
Chút hơi sương còn lạnh
Lá vàng vẫn bay bay.

Mùa Xuân về gõ cửa
Đánh thức giấc ngủ Đông
Đóa hoa Xuân vừa nở
Kìa nàng Bướm, chàng Ong!

Trời dịu dàng vạt nắng
Cô gái cười làm duyên
Cây xòe lá xanh thắm
Không gian thật bình yên.

Chợt thấy người hành khất
Đứng lặng, mắt nhìn xa
Mùa Xuân đã về thật
Sao có người còn lo?

Có ai mời vé số
Nghe nhẹ như tiếng ca
Thì ra một đứa trẻ
Đang cố nài người mua.

Có người sướng, người khổ
Dù ai cũng một đời
Tại sao lại như thế
Cuộc đấu hay cuộc chơi?

Ngày đầu năm 2011
 
Con hướng về Mẹ La Vang
Giuse Nguyễn Hữu Đạt
12:22 01/01/2011
CON HƯỚNG VỀ MẸ LA VANG

La Vang chưa đến một lần
Mà sao con thấy rầt gần La Vang.

Thật lòng con rất muốn sang
Kinh dâng lên Mẹ tấm lòng hành hương
Lòng con hòa với muôn phương
Tuốn về thánh địa, xin thương đoái nhìn
Cầu ban hồng phúc Chúa Chiên
Đức tin sống đẹp, ngoan hiền, bình yên…
Dù đời thường lắm muộn phiền
Giáo xứ có Mẹ gắn liền La vang.

Bản tình ca êm ái ngân
Tháng hoa tươi ngát hòa kinh Kính mừng.
Xa xôi vẫn một Mẹ lành La Vang.

TÌM HOA DÂNG KÍNH MẸ

Yếu đuối dường bao con thế gian
Hoa đời xấu xí bụi tro than !
Tìm đâu hoa đẹp dâng lên Mẹ
Thoang thoảng sớm chiều muôn sắc tàn ?
Con cố đi tìm Hoa Thập Tự
Chúa thương từng cánh yêu nồng nàn.
Đóa hoa Cứu chuộc kính về Mẹ
Mười bốn chặng đường hương tỏa lan …

TỪNG NGÀY HOA DÂNG MẸ

Từng ngày thơm ngát hoa thời gian
Nhuộm thẫm không gian Hoa thánh vàng.
Lấp lánh tơ trời muôn sắc thắm
Rắc rơi, tô điểm chốn thiên đàng.
Thánh linh Chúa hứa ơn Phù trợ
Tình Mẹ hương trầm thương nở tràn.
Hoa nắng sớm chiều con tiến kính …
Hoa vàng hòa quyện Trăng đêm sang.

HOA ĐAM MÊ DÂNG MẸ

Một chùm Hoa mỏng manh đam mê
Con cũng xin cùng được gửi về.
Chúa ngự Bê lem Đêm thánh sử
Giáng sinh Hoa rạng rỡ thôn quê.
Tàn thu Hoa tuyết khắp muôn nẻo
Sáng tỏa trời cao phủ sơn khê.
Xin nhuộm đam mê trần thế nhỏ
Thành hoa dâng Mẹ, Mẹ đừng chê …
 
Thị kiến Giáng Sinh
Đan sĩ LM Trần An, osb
13:35 01/01/2011
Chúa sinh ra làm con bối rối
Vì con đây tội lỗi Chúa ơi!
Vàng hương mộc dược con chẳng có
Biết lấy gì dâng Chúa Bé Thơ?

Giữa đêm nguyện cầu con gặp Chúa
Chúa hỏi con: “dâng gì mừng Chúa?”
Con lòng thành hái vội quả tim
Chúa nhận rồi, và Chúa hỏi thêm:

“Có gì hơn thế nữa không con?”
Tôi thẹn thùng trao Chúa nụ hôn
Chút hương lòng và những gì tôi có
Chúa nhận, nhưng Chúa vẫn làm ngơ

Chúa nói: “Ta mong điều khác nữa!”
Tôi ngỡ rằng Hài Nhi nũng nĩu
Tôi nói đùa: “Chúa lấy tội không,
Con xin dâng mừng Ngài một đống?”

Ôi, nghẹn ngào phút giây cảm động!
Người ôm tôi trong vòng tay thông cảm
Người nâng niu từng mảnh tội đời tôi
Ôi Giêsu, Chúa làm con khóc!
 
Nhạc Phẩm Mẹ La Vang của Nước Việt Nam của Lê Hà
Lê Hà
21:28 01/01/2011
Xin giới thiệu nhạc phẩm Mẹ La Vang của Nước Việt Nam của N.S. Lê Hà. Xin bấm vào các link dưới đây để xem bản nhạc dạng pdf và nghe audio file.

Mẹ La Vang của Nước Việt Nam