Ngày 31-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vui mừng vì được chữa lành
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:59 31/01/2012
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 1, 29-39

Sống trên trần gian này quả thực con người không lúc nào được yên thân.Người ta đấu tranh để sống : lương thực, vật chất, tiền của luôn là những vấn đề sống còn của con người. Tuy nhiên, vấn đề bệnh hoạn, tật nguyền vẫn là vấn đề đeo đuổi cả kiếp người. Hết bệnh này được chữa trị, thì bệnh khác quái ác hơn lại xuất hiện. Y khoa đã tìm ra được nhiều loại thuốc để chữa trị bệnh nhưng tìm được loại vi trùng này thì lại có loại vi trùng khác quái ác hơn xuất hiện. Y khoa luôn phải cố gắng và sáng chế, tìm kiếm không ngừng. Tin Mừng Chúa nhật V thường niên, năm B cho thấy hôm nay Chúa Giêsu chữa cảm sốt cho bà nhạc gia Ông Simon Phêrô…

Tin Mừng thuật rằng, hôm ấy vừa ra khỏi hội đường Capharnaum, Chúa Giêsu và các môn đệ đi đi đến nhà hai ông Simon và Anrê ( Mc 1, 29 ). Bà nhạc gia ông Simon Phêrô bị sốt, nằm trên giường. Bệnh sốt không phải là một căn bệnh nan y nhưng thực tế bị sốt nặng con người sẽ không dậy được, những cơn rét run lên nếu không được chữa trị kịp thời vẫn gây ra những hậu quả không tốt. Đức Giêsu lúc nào cũng đem an bình, và niềm vui đến cho con người, đặc biệt là những con người đau khổ, bệnh hoạn, tật nguyền. Ngài đem niềm vui lớn đến cho bà nhạc gia ông Simon và cả gia đình của ông Simon và Anrê. Bởi vì với một cử chỉ nhẹ nhàng, Ngài lại gần bà nhạc gia của ông Simon, cầm lấy tay bà và đỡ dậy, cơn sốt dứt ngay và bà đứng dậy, đi lại và phục vụ các ngài. Đức Giêsu không nói một lời nào, Ngài chỉ dùng một cử chỉ thân ái, cầm tay bà nhạc gia của ông Simon, tức thì cơn sốt biến mất. Quả thực một cách chữa trị quá đơn giản, một cử chỉ nhẹ nhàng, thân ái…Vâng, Chúa Giêsu đã từng cầm lấy tay đức con trai ông trưởng hội đường, cậu bé đã chết, liền trỗi dậy và được cứu sống. Chúa cầm tay một cậu bé bị động kinh nằm trên đất và cậu đứng dậy, được chữa lành. Chúa Giêsu cầm lấy tay Phêrô khi ông thiếu lòng tin, nghi ngờ Chúa, nên ông sắp sụp xuống dưới nước.

Tin Mừng lại thuật tiếp, nghe tin đó, rất nhiều người chiều tối cũng đem những người bị đủ mọi chứng bệnh đến để xin Chúa Giêsu chữa trị. Căn nhà của Simon có lẽ có chật hẹp, do đó, nhiều người phải nằm, phải đứng ở ngoài sân. Người ta không biết Chúa Giêsu đã chữa biết bao thứ bệnh nhưng có lẽ Ngài đã chữa rất nhiều người khỏi bệnh hoạn thể xác hoành hành. Ngài đã chạm đến những nỗi đau khổ nhất của con người, và Ngài đã xoa dịu nỗi khổ của con người cả thể xác lẫn tinh thần, Ngài xua trừ ma quỷ. Đúng biển khổ của con người luôn còn đó, nhưng Chúa Giêsu đã làm cho vơi đi những điều mệt mỏi, những sự đau khổ chồng chất của con người.

Thế giới chúng ta đang sống vẫn luôn phải đương đầu với nhiều thứ bệnh nguy hiểm như ung thư, sơ gan cổ trướng, siđa, Hiv, tim mạch, áp huyết vv…Nhân loại luôn cần những thầy thuốc giỏi, tận tâm vì nghề nghiệp, vì yêu thương. Con người luôn cần những khám mới lạ và hiệu nghiệm của y khoa để chữa trị bệnh hoạn, tật nguyền…
Một ngày mệt nhọc và hết sức bận rộn với dân chúng, Chúa Giêsu thức dậy rất sớm sáng hôm sau khi các môn đệ còn ngủ vùi, Ngài đi tới một chỗ vắng đề cầu nguyện. Chúa luôn yêu thích sự cầu nguyện vì cầu nguyện giống như hơi thở của Ngài. Chúa Giêsu cầu nguyện để tạ ơn Thiên Chúa Cha, Ngài cầu nguyện để kết hợp với Chúa Cha và gần gũi Cha. Chúa Giêsu cầu nguyện để xin Chúa Cha cảm thông với nhân loại vì những đau khổ thể xác,tâm hồn họ phải gánh chịu và cuộc chiến đấu một còn một mất giữa họ và quyền lực sự dữ. Chúa Giêsu cầu nguyện để đến với loài người, với con người và làm việc, chữa lành để Ngài đến với Cha của Ngài.

Chúa cầu nguyện lâu giờ, Simon và các môn đệ đi tìm Ngài và cho Ngài hay :” Mọi người đang tìm Thầy “. Đúng thật, nhiều người đang rất cần Chúa Giêsu. Nhưng Chúa không chỉ dừng lại ở Capharnaum, mà Ngài còn phải đi nhiều nơi khác để rao giảng, để chữa lành. Tin Mừng phải được loan báo mọi nơi. Ơn cứu độ phải được tung vãi cho mọi người. Chính vì thế, Chúa và các môn đệ lại tiếp tục lên đường.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một quả tim mới để chúng con luôn biết nhạy cảm trước những đau khổ của con người. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa Giêsu chữa bệnh sốt cho bà nhạc gia ông Simon Phêrô làm sao ?
2.Bệnh sốt có phải là bệnh nan y không ?
3.Cử chỉ cầm tay nói lên gì ?
4.Tại sao khi chữa bệnh Chúa không nói gì ?
5.Ma quỉ có sợ Chúa không ?
6.Tại sao thành công ở Capharnaum, Chúa lại không dừng ở nơi đó ?
7.Chúa lên đường có nghĩa gì ?
 
Nước Trời
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:09 31/01/2012
Chúa Nhật 5B quanh năm (Job 7, 1-4.6-7; 1Cor 9, 16-19.22-23; Mc 1, 29-39)

Câu truyện cuộc đời của ông Giób là một bài học quý giá cho những ai đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Một cuộc đời có những thăng trầm năm chìm bảy nổi. Có khi giầu sang phú quý, rồi có lúc bị tước đoạt tất cả. Sông có khúc, người có lúc. Ông được hưởng những tháng ngày vui xướng ngập tràn, nhưng rồi bỗng một ngày ông trở thành trắng tay và rơi vào cơn cùng khốn. Khi khỏe mạnh cường tráng cũng như bị bị bệnh tật yếu đau, ông Giób luôn một niềm cậy trông vào Chúa. Ông diễn tả cuộc đời rất thật, chân chạm đất với những nỗi lo âu sầu khổ. Ông Giób không chạy trốn thực tại nhưng đối diện với cuộc sống trong thời gian thử thách. Sự mong ước thúc đẩy niềm hy vọng vào một ngày mới tươi đẹp. Ông luôn luôn ý thức rằng đời sống chỉ là một hơi thở qua mau.

Phúc âm thánh Mátcô kể rằng Chúa Giêsu ra rao giảng Tin Mừng khắp xứ Galilêa. Chúa chữa lành cảm sốt cho bà nhạc của ông Simon và tất cả các bệnh nhân mà người ta mang đến cho Ngài. Chúa đã chữa trị cả những người bị quỷ ám và xua trừ ma qủy. Tin mừng cứu độ được khai mở, đó là Nước Chúa. Cả bốn thánh sử Matthêu, Mátcô, Luca và Gioan dùng từ Nước Chúa (Kingdom of God). Riêng thánh sử Matthêu dùng cả hai từ Nước Chúa và Nước Trời (Kingdon of Heaven). Chúng ta không phải chờ đợi Nước Trời đến gần mà là Nước Trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Ngày xưa Chúa mời gọi dân chúng ăn năn sám hối vì Nước Trời đã gần đến. Năm Hồng Ân đã đến rồi. Chúa Giêsu đã đón nhận nhiều tâm hồn vào Nước của Chúa. Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để diễn tả về Nước Trời như dụ ngôn người gieo giống, hạt cải, cỏ lùng, men trong bột, kho báu và viên ngọc quý và chiếc lưới thả xuống biển…

Không phải đến ngày tận thế, chúng ta mới gia nhập vào Nước Trời. Nước của Chúa khởi đi ngay từ trong cuộc sống trần thế này và kết thúc trong Nước Hằng Sống. Những ai tin và sống thực hành lời Chúa là đang vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Hằng ngày chúng ta được lắng nghe lời Chúa, được lãnh nhận các ân sủng, được tham dự vào các Bí Tích, được rước Chúa vào lòng và được chia sẻ niềm vui của cộng đoàn dân Chúa. Đó là chúng ta đang sống trong Nước Trời tại thế.

Nước Chúa đang lan rộng khắp nơi. Mọi thời đều cần nhiều chứng nhân và thợ lành nghề làm việc trong vườn nho của Chúa. Trong thơ gởi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã giảng rằng: Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc âm. Thánh Phaolô đã đi cùng khắp để mang tin vui đến cho mọi người. Ngài được mang danh hiệu là Tông đồ Dân Ngoại. Ngài đã chịu khổ cực trăm bề để nên nhân chứng cho Đấng đã hiến mình vì nhân loại. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả chỉ vì phần rỗi của chúng nhân. Phaolô đã nhiệt thành rao giảng lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Ngài chịu bắt bớ, đánh đạp, tù đầy, giam giữ cùng mọi sự khốn khó trên đường truyền đạo. Niềm cậy trông vào ơn cứu độ thật mãnh liệt. Phaolô đã viết thơ giảng dạy, an ủi và khuyến khích các giáo đoàn giữ vững niềm tin.

Điều quan trọng là mỗi người chúng ta hãy sống tinh thần Nước Trời ngay trong hoàn cảnh hiện tại. Hãy an hưởng tất cả những phúc lộc của cuộc sống. Chúng ta không biết ngày giờ Chúa lại đến nhưng chúng ta chắc rằng Chúa sẽ đến đón chúng ta vào ngày sau hết. Chúa mời gọi chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng và tỉnh thức. Trong cuộc lữ hành, sự chuẩn bị sám hối lúc nào lúc cần thiết. Chúng ta không phải đợi nước đến chân rồi mới nhảy. Mỗi ngày sống chúng ta đều có cơ hội lắng nghe và thực hành lời Chúa. Chúng ta không cần phải lo lắng, chao đảo hay run sợ qua những tin đồn thất thiệt về ngày Chúa đến.

Ngày nay, trong thời đại của chúng ta đây cũng không thiếu các tiên tri giả xuất hiện kêu gọi và loan tin ngày cùng của thế giới. Họ cũng kêu gọi sám hối và cải đổi đời sống chờ ngày phân xử. Cách đây không lâu, ông Harold Camping người lãnh đạo thông tin của Nhóm Tin Lành đã loan báo ngày phán xét xảy ra vào ngày 21 tháng 5, 2011 và ngày đó đã không xảy ra. Rồi sau đó, nhóm lại thông tin là 5 tháng sau vào ngày 21 tháng 10, 2011, ngày này cũng đã qua đi và không xảy ra sự cố nào. Cho nên những lời tiên báo gây nên sự nghi ngờ cho nhiều người và trở thành sự đàm tiếu nhàm chán cho thiên hạ. Năm mới, lịch Maya 2012, nói đến ngày tận cùng của thế giới là 21 tháng 12 năm 2012 vì ngày này sẽ chấm dứt cuốn lịch. Hoặc có nguồn khác do Nostradamus tiên báo rằng thế giới sẽ tận cùng vào năm 2012. Nghe những tiên báo này, nhiều người nghĩ đây cũng chỉ là một tin vịt. Mọi tiên báo rồi cũng rơi vào quên lãng. Chẳng gây ảnh hưởng chi tới cuộc sống hưởng thụ này. Đúng thế, ngày giờ sẽ tới, chẳng có ai biết trước được nhưng ngày đó chắc chắn sẽ đến với mỗi người.

Không phải ngày đó chưa xảy ra mà chúng ta có quyền vui sống thỏa thuê. Ngày ấy chưa xảy đến và chúng ta cũng không biết ngày đó sẽ đến khi nào. Tốt nhất là chúng ta sống trong tư thế tỉnh thức. Mỗi người tự đứng trên đôi chân của mình. Không nên dựa dẫm vào uy tín, thành qủa, niềm tin và nhân đức của người khác. Mỗi người chịu trách nhiệm về chính cuộc sống riêng của mình. Sẽ tới ngày mỗi người sẽ được trình diện trước ngai tòa Chúa. Tự vấn riêng mình, nếu hôm nay hay ngày mai Chúa gọi tôi về, tôi có sẵn sàng hành trang chưa? Sống Nước Trời tại thế là sống bình an tự tại trong ân sủng của Chúa. Chúng ta cùng chung hưởng nguồn sống thiêng liêng từ Chúa Kitô là Đầu Nhiệm Thể.

Có một số người chủ trương rằng cuộc sống vắn vỏi, chúng ta phải sống hưởng thụ và thỏa mãn mọi nhu cầu trước đã. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho ngày mai. Không cần phải bận tâm suy nghĩ và lo lắng chi về tương lai. Thế là cuộc sống bị buông thả theo dòng chảy của thời gian. Lý tưởng bị hỏa mù và cùng đích cuộc đời cũng bị rơi vào sự nghi ngờ vô định. Nhiều khi chúng ta bị lạc lõng trong cuộc lữ hành trần thế. Vì thế, muốn tiến được tới đích cùng, chúng ta cần phải có hướng đi và có mục đích đế đạt tới. Điều này chúng ta đã đang thực hành mỗi ngày. Trong đời sống, mỗi ngày khi thức dậy, chúng ta biết việc gì phải làm, nơi nào phải đi và ý nào phải thực hiện.

Đời sống của người Kitô hữu cũng thế, chúng ta đã biết đường đi và cùng đích là vui hưởng trong Nước Chúa. Sống tinh thần của Nước Trời từng giây phút trong đời sống, chúng ta sẽ tìm được nguồn bình an và thánh thiện. Có Chúa Kitô là Thầy, là đường, là sự thật và là sự sống dẫn đường. Phó thác, cậy trông và bám chặt lấy giáo lý của Chúa Kitô, chúng ta không sợ bị lầm lạc. Ngài chính là ngôi sao dẫn đường tới quê thật. Hãy ngước nhìn lên chiêm ngắm thập giá nơi Chúa Kitô đã hy sinh chết vì yêu, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho tất cả mọi vấn nạn trong đời. Dù đường đời nổi trôi, năm chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh, chúng ta vẫn có nơi tựa nương và phó thác cuộc đời.

Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con vô bờ. Chúa đã hạ thân đem tin vui Cứu Độ cho nhân loại. Xin cho chúng con học theo thánh Phaolô biết xả thân đem tin mừng ơn cứu độ đến cho mọi người. Niềm vui hạnh phúc là mọi người nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa cùng yêu thương nhau như anh chị em để mai sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Năm Đức Tin Là Câu Trả Lời của ĐTC đối với ‘cuộc khủng hoảng trầm trọng'
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:28 31/01/2012
Vatican, ngày 27 tháng 1 năm 2012 (Tin CNA / EWTN). Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói khi nhắn nhủ thành viên văn phòng giáo lý cao nhất của Hội Thánh vào ngày 27 tháng 1 rằng "Năm Đức Tin" 2012-2013 sắp tới tìm cách để thức tỉnh nhân loại tại một thời điểm quan trọng.

"Trong những vùng rộng lớn của trái đất, đức tin có nguy cơ bị dập tắt, như một ngọn lửa không còn nhiên liệu," ĐTC nói với những thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tụ họp để gặp ngài sau phiên họp khoáng đại vào thứ Sáu.

"Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Hội Thánh ngày nay."

ĐTC hy vọng Năm Đức Tin, sẽ kéo dài từ ngày 11 Tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013, sẽ góp phần vào việc "khôi phục lại sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới này, và cung cấp cho người ta con đường đi đến đức tin, giúp họ có thể phó thác cho Thiên Chúa là Đấng đã yêu chúng ta đến cùng trong Đức Chúa Giêsu Kitô".

ĐTC công bố, "Như thế việc canh tân đức tin phải là một ưu tiên cho toàn thể Hội Thánh trong thời đại chúng ta."

Lời nhắn nhủ của Ngài với Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin xảy ra hai ngày sau khi lễ Thánh Phaolô Trở Lại, ngày cuối cùng của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô giáo.

ĐTC đã nói về nhiệm vụ hiệp nhất tất cả các Kitô hữu, cùng thừa nhận rằng những nỗ lực đại kết đã không luôn luôn phục vụ việc củng cố đức tin của các tín hữu.

Cùng với “nhiều hoa quả tốt đã thu lượm được từ cuộc đối thoại đại kết," cũng có "những nguy cơ do chủ thuyết trung dung và chủ thuyết hộ giáo hòa đồng sai lạc gây ra” – chúng tạo ra một vẻ hiệp nhất bề ngoài, mà không để tâm đến chân lý.

ĐTC nhận xét rằng trong thế giới ngày nay có một nhận thức "càng ngày càng lan rộng rằng con người không dễ tiếp cận với chân lý, và do đó, chúng ta phải tự giới hạn vào việc tìm ra những quy tắc để cải thiện thế giới này."

Ngài ghi nhận rằng "Trong cảnh này, đức tin bị thay thế bằng chủ thuyết đạo đức nông cạn" có thể làm cho cuộc đối thoại giữa các nhóm Kitô hữu trở nên hời hợt.

"Ngược lại, cốt lõi của phong trào đại kết chân chính là đức tin, trong đó con người gặp chân lý được mặc khải trong Lời Chúa."

ĐTC Bênêđictô XVI đã nói với các thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Thánh Bộ mà ngài đã lãnh đạo trước khi được bầu làm giáo hoàng, rằng không thể coi nhẹ hoặc bỏ qua những vấn đề gây tranh cãi trong cuộc đối thoại giữa Hội Thánh Công Giáo và những giáo hội cùng những cộng đồng Kitô giáo khác.

Ngài nói rẳng các vấn đề đức tin và luân lý "phải được đương đầu với một cách can đảm, trong khi luôn luôn duy trì tinh thần huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau... Trong các cuộc đối thoại của chúng ta, chúng ta không thể bỏ qua các câu hỏi luân lý quan trọng về sự sống con người, gia đình, phái tính, đạo đức sinh học, tự do, công lý và hòa bình."

Ngài nhận xét rằng bằng cách bảo vệ truyền thống đích thực của Hội Thánh, "chúng ta bảo vệ con người và bảo vệ tạo vật”
 
Đức Thánh Cha thành lập Qũy Tài Trợ Giáo Hoàng về 'Khoa Học và Đức Tin
Bùi Hữu Thư
08:40 31/01/2012
VATICAN, ngày 30 tháng 1, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI thành lập một Ngân Qũy mới có tên là Qũy tài trợ "Khoa Học và Đức Tin", (Science and Faith Foundation), sẽ được đặt dưới sự hướng dẫn của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và nhiều Giáo Hoàng Học Viện.

Vào đầu tháng này, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Tổng Trưởng Bộ Ngoại Giao của Đức Thánh Cha đã tuyên bố là Đức Thánh Cha đã thành lập Qũy Tài Trợ này, đặt trụ sở tại Vatican, và có đầy đủ quyền hạn về giáo luật và dân luật.

Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa đã cổ võ cho Qũy Tài Trợ này. Qũy Tài Trợ này sẽ giúp cho có sự tiếp diễn của "Dự Án Khoa Học, Thần Học và Hữu Thể Học (Ontology)" được biết theo chữ viết tắt bằng tiếng anh là Dự Án STOQ ("Science, Theology and Ontological Quest Project.")

Dự án này, là kết quả của các cuộc nghiên cứu của Uỷ Ban Galileo Galilei, được Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thành lập năm 2003. Trong thời gian hoạt động uỷ ban này đã cổ võ cho việc đối thoại giữa thần học, tâm lý học và các khoa học thiên nhiên, qua các học hỏi về văn hóa, các cuộc nghiên cứu và các sinh hoạt công cộng. Uỷ ban cũng được nhiều tổ chức yểm trợ, kể cả Qũy Tài Trợ John Templeton Foundation.

Qũy Tài Trợ "Khoa Học và Đức Tin", là tổ chức đầu tiên thuộc loại này của Vatican, sẽ tiếp tục sự hợp tác lâu bền giữa Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và nhiều Giáo Hoàng Học Viện, kể cả các đại học Lateran, Gregorian, Angelicum, Salesian, Urbaniana và Holy Cross, và Athenaeum Regina Apostolorum.

Qũy Tài Trợ này sẽ được đặt dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, nhưng sẽ được tự do để theo đuổi các dự án của mình.
 
Huấn Từ của ĐTC dành cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:34 31/01/2012
"Trung tâm của việc Đại Kết Thật là. .. Đức Tin mà trong đó Con Người Gặp Gỡ Chân lý"

VATICAN CITY, ngày 30 tháng 1, 2012 - Dưới đây là bản dịch huấn từ của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành ngày Thứ Sáu tại buổi họp khoáng đại của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.


* * *


Trọng kính các Đức Hồng Y,

Các hiền huynh đáng kính trong hàng giám mục và linh mục,

Anh chị em thân mến!

Thật là một niềm vui cho tôi được gặp gỡ anh chị em nhân dịp phiên họp khoáng đại của anh chị em và bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với việc phục vụ mà anh chị em đang làm cho Hội Thánh và đặc biệt là cho người Kế Vị Thánh Phêrô trong chức năng củng cố anh em trong đức tin (x. Lc 22:32). Tôi xin cám ơn Đức Hồng Y Levada vì lời chào mừng thân mật của ngài, trong đó ngài đã nhắc lại một số công tác quan trọng mà Thánh Bộ đã hoàn thành trong những năm gần đây. Và tôi đặc biệt biết ơn Thánh Bộ vì những việc làm với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Tân Phúc Âm Hóa trong việc chuẩn bị cho Năm Đức Tin, bằng cách nhận ra ở đó một thời điểm thuận lợi để tái đề nghị tất cả hồng ân đức tin vào Đức Kitô Phục Sinh, giáo huấn rành mạch của Công Đồng Vaticanô II và tổng hợp giáo lý quý giá được cung cấp bởi Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo.

Như chúng ta biết, ở những vùng rộng lớn của thế giới, đức tin đang có nguy cơ bị dập tắt, như một ngọn lửa không còn nhiên liệu. Chúng ta đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo, là điều tạo thành một thách thức lớn nhất của Hội Thánh ngày nay. Như thế, việc canh tân đức tin phải là việc ưu tiên trong các công việc của toàn thể Hội Thánh trong thời đại chúng ta. Ước muốn của tôi là, với sự cộng tác chân thành của toàn thể dân Chúa, Năm Đức tin đóng góp vào việc làm cho Thiên Chúa tái hiện diện trong thế gian này và mở ra cho con người đường đến đức tin, để họ phó thác chính cho Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta đến cùng (x. Ga 13:1) trong Đức Chúa Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh. Chủ đề của sự hiệp nhất các Kitô hữu được gắn liền với nhiệm vụ này. Vì vậy, tôi muốn suy tư về một số khía cạnh tín lý của con đường đại kết của Hội Thánh, là đối tượng của những suy nghĩ sâu sắc trong phiên họp khoáng đại này, trùng hợp với ngày kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô Giáo. Thực ra, tinh thần của công việc đại kết phải bắt đầu với "nguyên tắc đại kết thiêng liêng," với "linh hồn của toàn bộ phong trào đại kết" ấy ("Unitatis redintegratio," 8), được tìm thấy trong tinh thần cầu nguyện để "tất cả được nên một "(Ga 17:21).

Sự đồng nhất của công tác đại kết với giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II và với toàn thể truyền thống đã là một trong những lĩnh vực mà Thánh Bộ, phối hợp với Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ Hiệp nhất Kitô hữu, đã quan tâm đến. Hôm nay chúng ta có thể nhận thấy rằng nhiều hoa quả tốt đã được phát sinh từ các cuộc đối thoại đại kết, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý rằng nguy cơ của một chủ thuyết hộ giáo hòa đồng sai lạc (irenicism) giả tạo và của chủ thuyết trung dung (indifferentism), là những điều hoàn toàn xa lạ với tinh thần của Công Đồng Vaticanô II, đòi hỏi sự cảnh giác của chúng ta. Chủ thuyết trung dung này gây ra bởi ý kiến, vẫn còn tiếp tục lan truyền, rằng con người không thể đến gần chân lý được cho nên chúng ta cần phải tự giới hạn để tìm ra những quy luật cho một tập quán có thể có khả năng cải thiện thế giới. Và theo cách này, đức tin sẽ bị thay thế bằng một chủ thuyết đạo đức không có nền tảng sâu sắc nào. Ngược lại, trung tâm của phong trào đại kết thực sự phải là đức tin mà trong đó con người gặp gỡ Chân Lý được mâc khải trong Lời Chúa. Nếu không có đức tin thì toàn bộ phong trào đại kết sẽ chỉ còn là một hình thức "hợp đồng xã hội" được tán thành vì lợi ích chung, một “môn nghiên cứu về hành động và cách cư xử của con người” (praxeology) nhằm mục đích tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Lý luận của Công Đồng Vaticanô II hoàn toàn khác: việc theo đuổi sự hiệp nhất hoàn toàn của các Kitô hữu là một động năng được linh hoạt bằng Lời Chúa, bằng Chân Lý của Thiên Chúa nói với chúng ta trong Lời này.

Như thế, vấn đề rất quan trọng trong tất cả các cuộc đối thoại đại kết là vấn đề cấu trúc của mạc khải – sự liên hệ giữa Thánh Kinh, Truyền Thống sống động của Hội Thánh và chức năng của những người kế vị các Thánh Tông Đồ như những nhân chứng cho đức tin chân chính: và ở đây, gián tiếp ám chỉ chủ đề của Giáo Hội Học, là một phần của vấn đề này: là Chân Lý của Thiên Chúa đến với chúng ta như thế nào. Việc phân biệt giữa Truyền Thống với một chữ "T" hoa [Thánh Truyền] và các truyền thống, trong những điều khác, là điều cơ bản ở đây. Tôi không muốn đi vào chi tiết nhưng chỉ đưa ra một nhận xét. Một bước quan trọng trong việc phân biệt như thế được thực hiện trong việc chuẩn bị và áp dụng những điều khoản cho các nhóm tín hữu đến từ Anh giáo, những người muốn hiệp thông trọn vẹn với Hội Thánh, muốn nhập vào sự hiệp nhất của Thánh Truyền phổ quát và thiết yếu của Thiên Chúa, trong khi duy trì những truyền thống linh đạo, phụng vụ và mục vụ của riêng họ, là những điều phù hợp với đức tin Công giáo (x. "Anglicanorum coetibus, phần III). Thực ra, có một sự phong phú tinh thần trong những tuyên xưng đức tin Kitô giáo khác nhau, là những cách diễn tả một đức tin duy nhất và một món quà để cùng nhau chia sẻ và khám phá trong Truyền Thống của Hội Thánh.

Như thế, ngày nay một trong những câu hỏi cơ bản được đặt ra liên quan đến vấn đề những phương pháp thích hợp trong các cuộc đối thoại đại kết. Những phương pháp này cũng phải phản ảnh ưu tiên về đức tin. Biết được Chân Lý là quyền của tất cả những người tham gia trong một cuộc đối thoại thực sự. Đây là đòi hỏi của chính đức ái đối với anh chị em của chúng ta. Theo nghĩa này, cho dù cần phải trực diện với những câu hỏi gây ra tranh luận, và làm như thế với lòng can đảm, luôn luôn trong tinh thần huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau. Hơn nữa, điều quan trọng là, để cung cấp một giải thích chính xác về "trật tự hay ‘phẩm trật’ của các chân lý trong giáo lý Công giáo" được sắc lệnh "Unitatis redintegratio" (s. 11) nói đến, là điều không làm cho Kho Táng Đức Tin bị suy giảm một chút nào, nhưng làm cho cấu trúc hữu cơ nội tại của nó được rõ ràng hơn. Các tài liệu nghiên cứu được đưa ra bởi những cuộc đối thoại đại kết khác nhau cũng có giá trị thích hợp rất lớn. Những văn bản như thế không thể bị bỏ qua vì chúng tạo thành một hoa quả quan trọng, dù tạm thời, của suy tư chung được phát triển trong nhiều năm. Tuy nhiên, ý nghĩa đúng của chúng phải được nhìn nhận như những đóng góp được đệ trình lên giới Hữu Trách của Hội Thánh, là người được gọi để lượng giá chúng một cách dứt khoát. Việc gán cho những văn bản như thế một giá trị có tính bắt buộc hay hầu như chung cuộc cho các vấn đề hóc búa của cuộc đối thoại mà không có sự đánh giá cần thiết bởi Thẩm Quyền Hội Thánh, trong phân tích cuối cùng, thì không giúp gì cho con đường đi đến hiệp nhất trọn vẹn trong đức tin.

Một câu hỏi chót mà tôi muốn đề cập đến cuối cùng là vấn đề luân lý, một thách thức mới cho cuộc hành trình đại kết. Trong các cuộc đối thoại, chúng ta không thể bỏ qua những câu hỏi luân lý quan trọng về sự sống con người, gia đình, phái tình, đạo đức sinh học, tự do, công lý và hòa bình. Điều rất quan trọng là phải nói về những chủ đề này bằng một tiếng nói duy nhất, rút ra từ nền tảng của Thánh Kinh và Truyền Thống sống động của Hội Thánh. Truyền Thống này giúp chúng ta giải mã ngôn ngữ của Đấng Tạo Hóa trong việc tạo dựng của Ngài. Khi bảo vệ những giá trị cơ bản của Truyền Thống cao cả của Hội Thánh, chúng ta cũng bảo vệ con người và bảo vệ tạo vật.

Để kết luận những suy tư này, tôi hy vọng sự hợp tác chặt chẽ và huynh đệ của Thánh Bộ với Hội đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ sự Hiệp Nhất Kitô Giáo với mục tiêu thúc đẩy cách hiệu quả việc tái lập sự hiệp nhất hoàn toàn giữa các Kitô hữu. Thực ra, sự chia rẽ giữa các Kitô hữu không những chỉ công khai làm ngược lại ý muốn của Đức Kitô, nhưng còn là một gương mù cho thế gian và phương hại đến mục tiếu linh thánh nhất của các mục tiếu: rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo" ("Unitatis redintegratio," 1). Do đó, sự hiệp nhất không những chỉ là hoa quả của đức tin mà còn là một phương tiện và gần như một phỏng định trước về việc công bố đức tin một cách đáng tin cậy hơn bao giờ hết cho những người không biết Đấng Cứu Độ. Chúa Giêsu đã cầu nguyện: "lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng nên một trong Chúng Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con" (Ga 17:21).

Trong khi nhắc lại lòng biết ơn của tôi đối với việc phục vụ của anh chị em, tôi đảm bảo cùng anh chị em về sự luôn luôn gần gũi anh chị em về tinh thần của tôi, và từ trái tim tôi ban Phép Lành Toà Thánh cho anh chị em. Cảm ơn.

+ĐTC Bênêđictô XVI
 
Satan, nguồn gốc mọi xung khắc bạo lực giữa con người
Linh Tiến Khải
12:09 31/01/2012
Phỏng vấn triết gia Claudio Tardini, về phương pháp hoạt động của Satan, nguồn gốc của mọi xung khắc chiến tranh và bạo lực giữa con người với nhau trên thế giới

Năm 1999 triết gia René Girard người Pháp cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Đã thấy Satan từ trời rơi xuống như ánh chớp”, trong đó ông áp dụng cho Belzebul ”lý thuyết vật hiến tế”, dựa trên hiến tế của người vô tội để chuộc sự dữ. Mới đây một trong những môn sinh của ông là triết gia Claudio Tardini, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Ma qủy, có lẽ thế. Suy tư trở lại Satan ngày nay”. Mục đích là thử thành lập một ”khoa ma qủy học hữu lý” và trao ban trở lại quyền công dân cho Satan trong tư tưởng ngày nay, bằng cách trốn chạy chủ trương nghi hoặc duy lý cũng như các lo sợ của thuyết duy tín.

Triết gia René Girard sinh năm 1923 tại Avignon miền nam nước Pháp, du học tại Hoa Kỳ và dậy môn văn chương so sánh tại đại học Stanford cho tới khi về hưu năm 1995. Ông chuyên nghiên cứu về lãnh vực nhân chủng triết lý, và có ảnh hưởng lớn trên ngành phê bình văn chương, tâm lý, lịch sử, xã hội học và thần học. Giáo sư cũng là tác giả của trên 30 cuốn sách. Các suy tư của ông tập trung vào ba đề tài chính: ước muốn bắt chước, guồng máy của con dê đền tội, và khả năng của Thánh Kinh vén mở cho thấy cả hai. Trong các sách của ông có cuốn ”Bạo lực và sự thánh thiêng” đề cập tới nguồn gốc việc hiến tế.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của triết gia Claudio Tardini, môn sinh của ông, về phương pháp hoạt động của Satan, nguồn gốc của mọi xung khắc chiến tranh và bạo lực giữa con người với nhau trên thế giới.

Hỏi: Thưa giáo sư Tardini, trong cuốn sách ”Suy tư trở lại Satan ngày nay”, giáo sư cho rằng cần phải tái thành lập một ngành ”ma qủy học hữu lý”, nghĩa là tái trao ban cho ma qủy quyền công dân trong tư tưởng ngày nay, và tránh xa khuynh hướng hoài nghi duy lý cũng như các sợ hãi của chủ trương duy đức tin. Lý thuyết này không đơn giản. Giáo sư có thể giải thích thêm một chút hay không?

Đáp: Tôi đã chỉ lấy lại tư tưởng của triết gia René Girard. Giáo sư Girard giải thích trở lại guồng máy bắt chước nạn nhân trong các từ ngữ của khoa ma qủy học. Luận thuyết chính của ông là các cạnh tranh giữa con người đều bị các tiến trình Satan tháp nhập vào.

Trong thực tiễn theo giáo sư Girard, tất cả mọi người đều ước mong một cái gì đó, nhưng điều đó lại được gợi ý bởi một kẻ nào khác. Nghĩa là chúng ta luôn luôn bắt chước một mô thức, và thực tại đó phù hợp với Satan là kẻ quyền rũ, cám đỗ con người với hình ảnh của sự thành công. Nhưng tiến trình này tạo ra sự cạnh tranh không thể tránh được, trong nghĩa nếu tôi ước muốn điều thuộc về người khác, thì đối tượng bị tranh giành giữa nhiều địch thủ khác nhau. Như thế xảy ra một chướng ngại mà ông Girard gọi là ”xìcăngđan”, và một khía cạnh khác quen thuộc của ma qủy được vén mở lên, trong nguồn gốc của nó là ”kẻ chia rẽ”. Không phải vô tình mà trong đoạn Phúc Âm trong đó Đức Giêsu mắng ông Phêrô ”Satan hay xéo ra sau Ta”, Satan được kết hiệp với việc gây vấp phạm.

Hỏi: Và chính khi đó bùng nổ bạo lực, có đúng thế không? Giáo sư có thể đơn cử vài thí dụ không?

Đáp: Đúng vậy. Và khi các cạnh tranh trở thành toàn cầu, thì chúng thường tự giải quyết bằng sự trục xuất, bằng cách chuyển đi sự gian ác của tất cả mọi người chống lại một người: đó là con dê đền tội. Xem ra đó là việc đội triều thiên cho hệ thống của Satan: khiến cho kẻ vô tội trở thành qủy dữ. Bởi vì chúng ta thường rất giỏi, khi chỉ trích các giáo phái tôn thờ Satan, là một thiểu số, nhưng lại quên rằng trên bình diện sâu xa hơn chúng ta tất cả đều là bà con với cùng một thứ luận lý đó của Satan.

Thí dụ như phong trào săn bắt các nữ phù thủy, hay cuộc diệt chủng Do thái và chủ thuyết bài người Semít. Triết gia Girard giải thích chúng như là guồng máy satan, kể cả phong trào khủng bố tôn giáo, nảy sinh từ sự đối kháng giữa nền văn hóa Hồi giáo và thế giới Tây Phương. Trên bình diện thường ngày hơn, chỉ cần nghĩ tới biết bao nhiêu sự kiện được đăng tải trên các phương tiện tryền thông xã hội thì đủ hiểu, trong đó lỗi lầm rơi trên đầu kẻ đến sau cùng, trên người ngoại quốc, trên người yếu đuối nhất và như thế dễ bị tố cáo nhất.

Hỏi: Tuy nhiên chính nhờ thế mà người ta xả các căng thẳng như là một cái van an ninh... Như vậy nhân loại nhờ có Satan mà được hưởng trật tự như nó đang hưởng, có phải vậy không thưa giáo sư?

Đáp: Chính ở điểm này có một văn bản khác của Phúc Âm trở thành hiển nhiên hơn. ”Satan đánh đuổi Satan” và ”nước của nó bị chia rẽ trong chính mình”. Ma qủy hành xử như một ký sinh trùng: nó tạo ra các xung khắc, nhưng khi các xung khắc đạt tột đỉnh, thì nó lại tháp vào một hệ thống tự bảo vệ; bởi vì nếu xã hội bị hủy hoại, thì ma qủy cũng sẽ chết. Vì thế để cầm cự, nó phải tự trục xuất chính mình.

Hỏi: Nhưng giáo sư Girard lại cho rằng guồng máy ấy đã bị Chúa Kitô bẻ gẫy rồi, thưa giáo sư?

Đáp: Thật thế, tiến trình phá hủy phương pháp của Satan đã bắt đầu trong Thánh Kinh Cựu Ước, nhưng việc loại bỏ nó đã xảy ra với Đức Giêsu Kitô, đặc biệt là qua cuộc Khổ Nạn của Người, là văn bản đầu tiên được viết ra từ phía bình diện của nạn nhân. Để bẻ gẫy cái vòng ấy, cần phải có một hy lễ có hình thức giống các hy lễ của các tôn giáo kỳ cựu. Trong Phúc Âm thượng tế Caipha nói rõ điều này: ”Nên để cho một người chết thay cho dân thì hơn”. Tuy nhiên, với việc từ chối nổi loạn, nạn nhân lại tháo bỏ bản lề của nó và vén mở cho thấy hệ thống con dê đền tội tự nó là satan.

Hỏi: Và đến đây thì Satan bị thua trận?

Đáp: Không. Người ta kiểm chứng là có sự lộn ngược của toàn hệ thống, nhưng không phải là sự hủy hoại nó. Trái lại, một cách mâu thuẫn, Kitô giáo khiến cho Satan trở thành dữ tợn hơn nữa, trong nghĩa Kitô giáo không cho phép Satan tự đuổi chính nó, và vì thế cho thấy cái bạo lực của nó. Trong lúc nó bị thua, ma qủy cũng được tháo xích: không có sự thánh thiêng làm phanh hãm như trước đó nữa.

Hỏi: Chính vì vậy mà giáo sư viết rằng ma qủy không ở trong hỏa ngục, nhưng ở trên trái đất này, có phải thế không?

Đáp: Vâng, với biến cố đóng đanh Đức Kitô, để còn sống Satan phải gia tăng các hoạt động thù nghịch liên tục của nó. Và trái đất trở thành hỏa ngục.

Hỏi: Nhưng như thế hậu qủa là Kitô giáo gây thiệt hại cho hòa bình hay sao thưa giáo sư?

Đáp: Điều Chúa Giêsu đã nói trong Phúc Âm được thực hiện: ”Các con đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo” (Mt 10,34). Nhưng đàng khác, Chúa Kitô là Đấng duy nhất cống hiến cho con người khả thể tự giải thoát một cách vĩnh viễn khỏi guồng máy của Satan. Người là Đấng duy nhất có thể được noi gương mà không tạo ra sự cạnh tranh, nghĩa là không tạo ra bạo lực. Với việc phổ biến Kitô giáo, cả khi một cách chậm chạp và với nhiều trơn trượt, việc săn sóc các nạn nhân đã phát triển.

Hỏi: Thưa giáo sư, đúng ra thì các người cho mình là “đời” nói ngược lại: họ tố cáo rằng chính các tôn giáo yêu sách nắm giữ chân lý tuyệt đối, đã làm nảy sinh ra bạo lực. Riêng giáo sư thì giáo sư nghĩ sao?

Đáp: Chắc chắn là Satan cũng hoạt động trong các tôn giáo nữa, trong lúc các tôn giáo tự giải thích trở lại trong từ vựng hy tế. Nếu chân lý được khẳng định như là sự chiếm hữu, thì nó rất có thể trở thành khí giới chống đối các chân lý khác... Đàng khác, sẽ là điều rất vĩ đại rồi, nếu mỗi truyền thống tôn giáo ý thức được các con dê đền tội của mình.

Hỏi: Thưa giáo sư, cả các tôn giáo khác nữa cũng đã thử tìm trừ qủy ước muốn trong nhiều cách thế khác nhau. Chúng ta hãy nghĩ tới Phật giáo, hay vài tôn giáo đông phương khác chẳng hạn.

Đáp: Thật ra triết gia Girard chấp nhận khả thể các tôn giáo lớn có nguồn gốc không bạo động. Tôi đã không nới rộng việc phân tích, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ là một phương thế tuyệt diệu để thành lập phong trào đại kết.

Hỏi: Giáo sư còn khẳng định rằng tư tưởng phê bình trong thực tế là một hệ thống ma qủy: Satan hoạt động tại các ngõ ngách sâu thẳm nhất trong nền văn hóa của chúng ta? Có thật vậy không?

Đáp: Kiểu lý tính thiên quang luận của chúng ta che dấu cái luận lý của việc trục xuất khiến cho truyền thống tây phương đã bỏ ra ngoài tất cả những gì là mâu thuẫn. Trái lại, Kitô giáo, ngoài lý trí khoa học, còn cống hiến cho con người một sự hiểu biết bao gồm cả các biến cố, mà lý trí không thể thống trị được, trong đó có bạo lực.

(Avvenire 25-1-2012)
 
Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Mêhicô và Cuba
Lm. Trần Đức Anh OP
12:10 31/01/2012
VATICAN - Hôm 31-1-2012, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chính thức chuyến viếng thăm của ĐTC tại Mêhicô và Cuba từ ngày 23 đến ngày 29-3 tới đây.

Đây sẽ là chuyến viếng thăm thứ hai của ngài tại Mỹ châu la tinh, sau Brazil hồi năm 2007 và là chuyến viếng thăm thứ 23 của ngài tại nước ngoài trong 6 năm làm Giáo Hoàng.

Ngài sẽ rời Roma lúc 9 giờ rưỡi sáng thứ sáu, 23-3, bằng máy bay Boeing 777 của hãng Alitalia, và đến phi trường quốc tế Guanajuato ở thành phố Silao, miền trung Mêhicô, lúc 4 giờ rưỡi chiều cùng ngày, sau 14 giờ bay.
Sáng hôm sau, thứ bẩy 24-3, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Học viện Miraflores của các nữ tu lúc 8 giờ sáng. Ngài sẽ không có hoạt động nào cho đến 6 giờ chiều cùng ngày, là giờ ngài sẽ đến viếng thăm Tổng thống Felipe Calderón của Mêhicô tại Nhà ”Bá tước Rul” là trụ sở chính quyền địa phương và gặp gỡ các trẻ em tại quảng trường Guanajuato sau đó.

Chúa nhật 25-3, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Công viên kỷ niệm 200 năm độc lập tại thành phố Silao gần León. Hiện diện trong thánh lễ sẽ có hàng trăm ngàn tín hữu đến từ 91 giáo phận toàn quốc. Địa điểm cử hành thánh lễ ở dưới chân đồi Cublete, nơi có Đền thánh Chúa Kitô Vua, một trong những Đền thánh quan trọng nhất tại Mêhicô.

Ban chiều lúc 6 giờ ngài sẽ chủ sự kinh chiều với các GM Mêhicô và Mỹ châu la tinh tại Nhà Thờ chính tòa Đức Mẹ Ánh sáng của giáo phận León.

Sáng thứ hai, 26-3, ĐTC sẽ giã từ Mêhicô bay tới thành phố Santiago de Cuba lúc 2 giờ chiều cùng ngày sau 3 giờ 30 phút bay. Sau nghi thức đón tiếp tại phi trường ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Antonio Maceo ở Santiago nhân dịp kỷ niệm 400 năm tìm thấy ảnh tượng Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng.

Vào năm 1612, 3 ngư phủ đã đã tìm được tượng Đức Mẹ nhỏ bằng gỗ do một tù trưởng thổ dân bỏ rơi một thế kỷ trước đó. Nơi tìm được tượng gần mỏ đồng đầu tiên của Cuba.

Sáng thứ ba, 27-3, lúc 9 giờ rưỡi, ĐTC sẽ kính viếng Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ đồng, bổn mạng Cuba, rồi đáp máy bay về thủ đô La Habana cách đó lối 900 cây số và sẽ đến nơi vào lúc 12 giờ trưa.

Ban chiều, lúc 5 giờ rưỡi ngài sẽ tham Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba, ông Raul Castro, tại dinh Cách Mạng.

Sau đó, lúc 7 giờ 15, ĐTC sẽ gặp gỡ và dùng bữa tối với các GM Cuba và đoàn tùy tùng tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh.

Sáng thứ tư, 28-3 vào lúc 9 giờ, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô. Ban chiều lúc 4 giờ rưỡi, ngài giã từ Cuba để trở về Roma, dự kiến sẽ tới phi trường Ciampino lúc 10 giờ 15 phút sáng ngày thứ năm, 29-3, sau khoảng 10 giờ bay.

Theo dự kiến, ĐTC sẽ đọc 9 diễn văn và bài giảng trong chuyến viếng thăm lần này. (SD 31-1-2012)
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho hòa bình và xem con bồ câu bay trở lại căn phòng của ngài
Bùi Hữu Thư
18:53 31/01/2012
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Mamma mia," khi một con bồ câu bay trên đầu ngài và quay trở về căn phòng của ngài ngày 29 tháng 1 sau khi ngài và hai học sinh người Ý đã thả con bồ câu như một biểu tượng của hòa bình.

Đức Thánh Cha và các đại diện của phân bộ trẻ em của Công Giáo Tiến Hành Ý đã thả các con bồ câu trong bài giảng của ngài lúc đọc kinh Truyền Tin vào cuối tháng 1 hàng năm. Và hầu như mỗi năm, ít nhất cũng có một con chim bay trở lại căn phòng của Đức Thánh Cha.

Khoảng 2.000 trẻ em từ 4 đến 14 tuổi đã diễn hành dọc theo đại lộ dẫn tới Quảng Trường Thánh Phêrô mang theo các biểu ngữ làm tại nhà, kêu gọi hòa bình trên thế giới và bình an trong các gia đình và trường học của chúng.

Trong bài giảng lúc đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Benedict cũng nhắc đến Ngày Phong Cùi Thế Giới và Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Hòa Bình tại Đất Thánh.

Đức Thánh Cha nói: "Trong sự hiệp thông sâu xa với Giáo Phụ La Tinh tại Giêrusalem và các tu sĩ Phanxicô quản nhiệm Đất Thánh, chúng ta cầu xin ân sủng hòa bình được ban xuống cho miền đất này đã được Thiên Chúa chúc lành."

Trong lời ngắn gọn ngài đề cập đến Ngày Phong Cùi Thế Giới, Đức Thánh Cha không chỉ cầu nguyện cho những người mắc bệnh Hansen và những người đang chăm sóc cho họ, nhưng ngài còn kêu gọi một cam kết lớn mạnh hơn để "tiêu trừ nạn nghèo đói và tình trạng sống bên lề xã hội, là những nguyên nhân đích thực" khiến cho bệnh phong cùi tiếp tục lan truyền.
 
Chính quyền Obama nói với giới Công Giáo: “to hell with you'' ?
Trần Mạnh Trác
20:40 31/01/2012
(CNS) Chì một tuẩn sau khi Bộ "Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh" ra phán quyết cưỡng chế việc hổ trợ phá thai, là một sự việc giống như một gầu nước lạnh tạt thẳng vào mặt mọi người Công Giáo, và theo như sự diễn giải của một vị Giám Mục, có vẻ như nói rằng "đếch cần chúng mày nữa!" ( “to hell with you,”), tòan thể các Giám Mục Hoa Kỳ đã vận dụng guồng máy vĩ đại của Giáo Hội để chiến đấu bảo vệ đức tin.

Trên khắp đất nước, mọi nhà thờ Công Giáo đã đọc các bức thư của vị Giám Mục sở tại yêu cầu mọi giáo hữu hãy lên tiếng đấu tranh và cầu nguyện cho sự thu hồi phán quyết đó.

Nhắc lại bà Bộ Trưởng Bộ Y Tế Kathleen Sebelius đã ra quyết định ngày 20 tháng 1 vừa qua đòi hỏi tất cà mọi cơ sở và mọi cá nhân đang sử dụng người lao động phải cung cấp bảo hiểm khử trùng và tránh thai miễn phí cho nhân viên, bắt đầu từ ngày 1 tháng 8 2013. Quyết định này bao gồm các lọai thuốc triệt sản và phá thai.

Các cơ sở thờ phượng, chẳng hạn như nhà thờ, giáo đường Do Thái và đền thờ Hồi Giáo, sẽ được miễn, nhưng các trường học, bệnh viện và các dịch vụ xã hội của tôn giáo sẽ không được miễn.

Nói cách khác, bệnh viện và các trường đại học Công Giáo sẽ bị buộc phải cung cấp các dịch vụ trực tiếp mâu thuẫn với giáo lý và đức tin Công Giáo.

Có lẽ phản ứng mạnh nhất đã đến từ Đức Giám Mục David A. Zubik của Pittsburgh , trong một cột báo có tiêu đề "đếch cần chúng mày nữa", ngài cho rằng bà Sebelius và chính quyền Obama "đã chửi vào mặt các tín hữu Công Giáo của Hoa Kỳ," Đức Giám Mục Zubik viết "Đếch cần với đức tin của chúng mày. Đếch cần với sự tự do tôn giáo. Đếch cần với tự do lương tâm. Chúng tao sẽ cho chúng mày đủ một năm trước khi chúng mày phải gục xuống." (“To hell with your religious beliefs. To hell with your religious liberty. To hell with your freedom of conscience. We’ll give you a year, they are saying, and then you have to knuckle under.”)

Ngài kêu gọi mọi người Công Giáo trong giáo phận Pittsburgh phải "làm hết sức mình để hủy bỏ" phán quyết phá thai bằng cách viết cho Tổng Thống Barack Obama, cho bà Sebelius và cho các dân biểu Quốc Hội đế phản đối sự can thiệp chưa từng có của Liên Bang "vào quyền của người Công Giáo trong việc phục vụ cộng đồng mà không vi phạm niềm tin đạo đức cơ bản."

Còn Đức Giám Mục Daniel R. Jenky của Peoria, tiểu bang Illinois, thì ví cuộc chiến này giống như cuộc chiến thời Khai Thiên Lập Địa giữa thiên thần và ác quỉ, ngài gọi đây là "cuộc tấn công chưa từng thấy của chính phủ chống lại niềm tin của chúng ta," và ngài kêu gọi giáo dân hãy cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ban sức hộ phù.

Trong bức thư đề ngày 24 tháng Một cho tờ báo Peoria Catholics, Ngài truyền lệnh mỗi giáo xứ, mỗi trường học, mỗi bệnh viện, mỗi trung tâm Newman và mỗi nhà dòng trong giáo phận phải cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae "cho sự tự do của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ" trong mọi thánh lễ Chủ Nhật.

Lời cầu nguyện như sau: "Xin hãy bảo vệ chúng con khỏi sự gian ác và cạm bẫy của ma quỷ" và "xin quăng xuống lửa hỏa ngục bọn Satan và tất cả bầy ma quỷ, để chúng không còn tung hòanh trên thế giới mà mưu tìm sự hủy hoại các linh hồn."

"Tôi thật sự kinh hoàng khi phải nhìn thấy quốc gia mà tôi luôn yêu thương đã đi đến bước hận thù và bất khoan dung với tôn giáo như thế này," Đức Giám Mục Jenky cho biết.

"Mặc dù đây là phận sự của giáo dân phải đóng vai chủ yếu trong các hoạt động chính trị và pháp lý, nhưng là Giám Mục của quí vị, trách nhiệm rõ ràng của tôi là phải triệu tập các nhà thờ địa phương của chúng ta vào việc chiến đấu trên cả hai mặt tinh thần và thế tục để bảo vệ Kitô Giáo," ngài viết tiếp. "Tôi hy vọng quí vị không sờn lòng trứơc các chính trị gia cực đoan và những ác ý của nền văn hóa thế tục đang dàn trận chống lại chúng ta."

Về phần Đức Giám Mục Thomas J. Olmsted của Phoenix, trong một lá thư ngày 25 tháng 1, Ngài thẳng thừng tuyên bố: "Chúng tôi không có thể - chúng tôi sẽ không tuân theo diều luật bất công này."

"Cha mẹ và ông bà của chúng tôi đã không đến những bờ biển này để giúp xây dựng các thành phố và thị trấn của nước Mỹ, xây dựng cơ sở hạ tầng và các tổ chức, doanh nghiệp và văn hóa, mà hậu quả chỉ là để cho hậu duệ bị tước bỏ những quyền căn bản mà chính Thiên Chúa đã ban cho mình", Đức Giám Mục Olmsted cho biết.

"Trong những thế hệ trước, Giáo Hội đã luôn luôn nhờ vào lớp tín hữu để bảo vệ quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình . Tôi hy vọng và tin tưởng Giáo Hội ấy vẫn có thể tin tưởng vào thế hệ Công Giáo này sẽ làm được như vậy."

Các Giám Mục Công giáo của các địa phận Dallas và Fort Worth, Texas, trong một tuyên bố chung cho biết rằng họ "không thể đứng yên" trước những phô bày của những gì họ gọi là "một chương trình lọai bỏ quyền tự do tôn giáo tại Hoa Kỳ chưa từng có và không thể biện minh được."

"Đây là một đọan của một đường hướng suy thoái ở Hoa Kỳ từ việc công nhận các tôn giáo là tốt và bổ ích cho xã hội tới việc tôn giáo bị phân biệt đối xử và bị trừng phạt", lời tuyên bố mang chữ ký của Đức Giám Mục Kevin J. Farrell của Dallas và Kevin W Vann của Fort Worth và các Giám Mục phụ tá của Dallas là J. Douglas Deshotel và Mark J. Seitz.

Các ngài kêu gọi gần 2 triệu người Công Giáo ở vùng Bắc Texas, hãy sát cánh cùng với "những người thiện tâm khác", để tham gia "bằng cách lên tiếng bảo vệ quyền lương tâm và tự do tôn giáo là những điều cần thiết cho lợi ích chung của đất nước và phù hợp với các quyền cơ bản của con người đã hằng được thể hiện trong lối sống của người Hoa Kỳ."

Đức Tổng Giám Mục Allen H. Vigneron của Detroit, trong một tuyên bố ngày 21 tháng 1, kêu gọi các nhà lập pháp ở Washington hãy "nhanh chân, đi thẳng vào, việc bảo vệ các quyền công dân của đồng bào họ, chống lại một lệnh thực sự là vô lương tâm của chính phủ."

Ngài nói thêm: "Cuộc chiến chống lại những lạm dụng quyền hành của chính phủ Liên Bang là cuộc chiến mà tất cả mọi người phải tham gia."

Đức Tổng Giám mục Aymond của New Orleans, hiện đang ở Rome để thi hành cuộc viếng thăm "ad Limina" với đức Giáo hoàng Benedict XVI, đã gửi một lá thư cho Quốc Hội đế ngày 26 Tháng Một cho biết rằng ngài phản đối quyết định của Bộ Y Tế và dự kiến ​​các tín hữu Công Giáo sẽ hành động.

"Đây là lúc quan trọng và chúng ta cần phải đối thoại công cộng", ngài viết. "Chúng ta không thể đứng yên và cho phép sự việc này diễn biến thêm mà không có đối thọai."

Đức Tổng Giám mục Aymond nói rằng người Công Giáo "phải sống thông điệp của Chúa Kitô ở tại Hoa Kỳ và sống theo lương tâm".

"Chúng ta không đòi hỏi người khác phải sống theo các giá trị Kitô giáo của chúng ta, nhưng chúng ta có quyền sống những giá trị ấy." ngài nhấn mạnh.

Ngài gửi một lá thư khẩn về giáo phận với lời lẽ :" Đây là một cuộc tấn công chưa từng thấy trên sự tự do tôn giáo của chúng ta, vốn là một cột trụ của quốc gia này"

Đức Giám Mục Lynch của St. Petersburg trong lá thư cho giáo phận đề ngày 6 tháng 2 tới, nhưng đã được gửi trước cho tờ báo Tampa Bay Times, ngài viết :"Bức tường kiên cố ngăn cách giữa Tôn Giáo và Nhà Nước đã bị đạp đổ"

"Nếu việc này bị bỏ qua, thì không ai có thể biết được Chính Quyền sẽ làm những gì tiếp theo" bức thư tiếp. "Người ta sẽ bắt buộc phá thai trong tương lai nếu chúng ta không thách thức sự thi hành thể thức này".

Viết trên tờ The Wall Street Journal ngày 25 Tháng 1, Đức Hồng Y tương lai Timothy M. Dolan của New York, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, cho biết quyết định của Bộ Y Tế đã gạt bỏ "lời kêu gọi mạnh mẽ" của "hàng trăm tổ chức tôn giáo và hàng trăm ngàn công dân" trong giai đoạn góp ý ​​bắt đầu từ tháng Tám năm ngoái.

Ngài cho biết thật là ngây thơ khi nghĩ rằng ngừa thai và triệt sản là "miễn phí" theo chương trình của Bộ Y tế.

"Không có bữa ăn nào là miễn phí, và bạn có thể chắc chắn rằng không có một vụ phá thai hoặc triệt sản nào là miễn phí cả, mọi việc," ngài viết. "Sẽ cần một nguồn góp vốn: đó chính là tiền của bạn"

Phát biểu tại Đại Học Fordham ở New York, vị Tổng Giám Mục nói với các phóng viên rằng Tổng Thống Obama đã mời ngài đến vào buổi sáng ngày 20 tháng 1 "để cho tôi biết những tin tức ảm đạm" trước khi quyết định của Bộ Y tế được công bố.

Ngài cho biết đã cảm thấy "bị phản bội, thất vọng và buồn rầu một cách khủng khiếp" và không thể hòa giải với những lời lẽ mà Tổng Thống đã nói với ngài trong cuộc họp hồi tháng Mười "rằng ông ta coi quyền lương tâm là thiêng liêng, rằng ông ta không muốn chính quyền của ông làm bất cứ điều gì để cản trở công việc của giáo hội mà ông ta rất coi trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, từ thiện và công lý."
 
Top Stories
Mongolie intérieure: arrestation de cinq prêtres « clandestins » du diocèse de Suiyuan
Eglises d'Asie
11:07 31/01/2012
Cinq prêtres de la partie « clandestine » du diocèse de Suiyuan (Hohhot), en Mongolie intérieure, ont été arrêtés par la police le 30 janvier dernier. Si le motif de ces arrestations est inconnu, la Sécurité publique locale se refusant à tout commentaire, celles-ci interviennent dans un diocèse où, depuis plusieurs années, la communauté « clandestine » menait une existence aussi discrète qu’active.

Selon des « sources ecclésiales » citées par l’agence Ucanews (1), les arrestations ont eu lieu à Erenhot, ville proche de la frontière avec la Mongolie, située sur la route reliant Hohhot à Oulan-Bator. Le P. Joseph Zhang, administrateur diocésain, le P. Joseph Ban, recteur du séminaire « clandestin », et trois prêtres, curés de paroisse, les PP. Ding, Wang et Zhao, s’étaient réunis à la tombée de la nuit chez un fidèle afin, semble-t-il, de discuter de nouvelles affectations paroissiales. C’est à ce moment qu’une trentaine de policiers et de fonctionnaires ont investi les lieux et emmené les cinq prêtres.

Les autorités n’ont donné aucune explication quant à la raison de ces arrestations, rapportent les sources locales, et les responsables laïcs des communautés concernées ont appelé les fidèles à prier pour obtenir le retour rapide de leurs prêtres.

Toujours selon les mêmes sources, la descente de police à Erenhot présente un caractère surprenant dans la mesure où, ces dernières années, les communautés « clandestines » de Suiyuan menaient une existence paisible ; la trentaine de prêtres qui étaient à leur service œuvraient dans la plus grande discrétion, hébergés par les familles et effectuant leur ministère de façon cachée.

Le diocèse de Suiyuan couvre un vaste territoire qui s’étend du centre au sud-ouest de la province de Mongolie intérieure. Jusqu’en juin 2002, le diocèse avait à sa tête Mgr Joseph Li Congzhe, mort à l’âge de 87 ans. Depuis, c’est le P. Joseph Zhang qui en assume la direction en tant qu’administrateur diocésain. Aux yeux des autorités chinoises, le diocèse de Suiyuan, qui avait rang d’archidiocèse dans la hiérarchie de l’Eglise en Chine mise en place en 1946, n’existe plus. En effet, au début des années 1980, lorsque les autorités ont redessiné la carte des diocèses pour la faire correspondre avec celle des circonscriptions administratives civiles, le diocèse de Suiyuan a été intégré à celui de Hohhot, capitale de la province.

Depuis le 18 avril 2010, Hohhot compte un évêque « officiel », en la personne de Mgr Paul Meng Qinglu, 47 ans, ordonné évêque avec l’accord du Saint-Siège et l’aval des autorités (2). A la mort de Mgr Johannes Wang Xixian, évêque « officiel » de Hohhot, le 25 mai 2005, c’était le P. Paul Meng qui avait assumé la direction du diocèse, en lien étroit avec un prêtre plus âgé, le P. John Gao Feilin.

(1) Ucanews, 31 janvier 2012.
(2) Voir dépêche EDA du 19 avril 2010 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/mongolie-interieure-le-nouvel-eveque-du-diocese-de-hohhot-a-ete-ordonne-par-des-eveques-en-communion-avec-rome.

(Source: Eglises d'Asie, 31 janvier 2012)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sa mạc Huấn luyện huynh trưởng cấp II tại giáo xứ Suối Mơ, giáo hạt Bảo Lộc
Nguyễn Xuân
11:16 31/01/2012
Sa mạc Huấn luyện huynh trưởng cấp II tại giáo xứ Suối Mơ, giáo hạt Bảo Lộc, giáo phận Đà Lạt, từ ngày 28/01/2012 đến 30/01/2012.

Chuẩn bị

Từ lâu hạt giống phong trào Thiếu nhi Thánh Thể đã được gieo trồng, được bén rễ và được phát triển tại mảnh đất Bảo Lộc. Nay, với mục đích: thống nhất các sinh hoạt tại các giáo xứ trong giáo hạt, cha tuyên úy hiệp đoàn Bảo Lộc đã mời Liên đoàn Anrê Phú Yên giáo phận Tp HCM đến tổ chức Sa mạc Huấn luyện Huynh trưởng cấp II. Mỗi giáo xứ có 5 đại diện là thành phần trong ban chấp hành hoặc những người có trách nhiệm.

Từ 16 giờ ngày 28/0/2012, 124 sa mạc sinh (SMS)- trong đó các sơ trợ úy- thuộc 27 giáo xứ đã hiện diện đầy đủ. Thành phần đa số ở vào độ tuổi 40 đến 60, số ít còn lại hơn 20 tuổi. Mọi người nhanh chóng làm thủ tục nhập sa mạc, tập nghi thức, dựng lều và chuẩn bị cơm tối.

Xem hình

Nghi thức khai mạc

Vào lúc 18g30, cha Sa mạc trưởng Sa mạc và là Chánh xứ Suối Mơ, Gioan Trương Đức Liêm tuyên bố khai mạc sa mạc. Ngài kêu gọi các huynh trưởng xem lại những kiến thức đã biết và đã thực hiện, đồng thời học hỏi thêm những kiến thức mới. Trong tương lai, theo như ý muốn của Đức cha và quý cha, giáo phận sẽ khởi động đồng nhất phong trào Thiếu nhi Thánh Thể trong các xứ, và giáo hạt Bảo Lộc sẽ là giáo hạt tiên phong trong công tác này.

Cha Giuse Trần Đức Thái, trưởng đoàn huấn luyện viên Anrê Phú Yên, biểu lộ niềm vui được hiện diện nơi đây, cùng chia sẻ thao thức của cha quản hạt và quý cha, trong sứ mệnh giúp cho thiếu nhi nên thánh theo lời mời gọi của Chúa Giêsu Thánh Thể, qua việc sống Tôn chỉ của phong trào là Cầu nguyên, Rước lễ, Hy sinh, Làm tông đồ.

Cha Quản hạt Bảo Lộc, Giuse Nguyễn Hữu Duyên, bày tỏ thao thức của mình: Xuất phát từ thực tiễn của xã hội hôm nay, thiếu nhi ít có thời gian đến nhà thờ, ngược lại các cha không thể sinh hoạt ngoài nhà thờ. Do đó, thiếu nhi ít được nâng đỡ về tinh thần và đời sống đạo. Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể có một phương giáo dục rất hay là phương pháp Hàng đội tự trị. Vì thế qua phương pháp này, ngài mong muốn khởi động lại phong trào để đào tạo những tông đồ có khả năng đến từng khu vực nhỏ, gần gũi các em, truyền đạt cho các em tinh thần của Chúa Giêsu Thánh Thể. Cha nhắn nhủ các xứ đoàn đồng tâm nhầt trí tìm hiểu và phát huy phương pháp hàng đội trong hoàn cảnh xã hội hiện nay để đem Tin Mừng và Nguồn Sống mới cho thiếu nhi.

Cha Tuyên úy Sa mạc, Gioan Đỗ Minh Chúc, tuyên bố ý lực ngày hôm nay của sa mạc là Hiệp nhất và yêu thương. Mọi người cùng hát vang bài Bài ca hiệp nhất. Cha thánh hóa sa mạc và mọi người hăng hái bước vào sa mạc

Diễn tiến sa mạc

Sau khi chia sẻ bữa cơm tối đầu tiên do chính các SMS nấu, sa mạc bước vào bài khóa I: Ngày Sống Thánh Thể. Tiếp theo, Giờ Chầu Thánh Thể kèm theo nghi thức Sám Hối giúp các SMS thanh thản tâm hồn, có được những giây phút Bên Chúa Giêsu, để lắng nghe Ngài bảo ban dạy bảo, qua các giờ Sưởi Thánh Thể và qua lời của các cha tuyên úy và huấn luyện viên.

Trong đêm, chính Chúa gửi đến các SMS bài khóa: phải có tinh thần sẵn sàng và hy sinh bằng một cơn mưa lớn. Các SMS, tuy ứng phó kịp thời, nhưng cũng phải hy sinh chịu rét ướt. Có một vài “trinh nữ dại khờ” bị cảm nhưng cũng may chỉ cần một viên paracétamol là có thể tiếp tục hành trình sa mạc.

Các bài khóa được các SMS chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận rất tích cực. Trong tinh thần hiệp thông, Ban huấn luyện và SMS tìm phương án tốt nhất phù hợp với hiện trạng xã hội hiện nay để có thể đem lại kết quả hữu hiệu trong việc gíao dục đức tin cho các em. Bài khóa: sinh hoạt của giờ giáo lý cần thiết phải xoáy vào chiều sâu giáo lý để nội dung giáo lý trở thành thực tế áp dụng vào đời sống của các em. Giáo lý không phải là lý thuyết suông nhưng phải diễn tả tình yêu của Chúa, phải làm sao cho các em cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa dành cho các em. Chúa Giêsu là Thầy dạy duy nhất mà các huynh trưởng cần phải học hỏi. Ngày xưa Chúa Giêsu đi rao giảng luôn có các thiếu nhi đi theo. Ngài dùng những hình ảnh, những câu chuyện những dụ ngôn rất dễ hiểu… Các SMS cần làm giàu kho tàng kiến thức của mình bằng các bài hát, băng reo, trò chơi Thánh kinh để giúp các em sống và dễ nhớ những kiến thức giáo lý và thánh kinh được truyền đạt, nhờ đó các em mới có thể sống đạo.

Qua ba ngày sa mạc, với tinh thần học tập cao, tinh thần hy sinh chịu khó các SMS đạt nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, không phải một ngày hay một tháng tham gia sa mạc là có thể trở thành huynh trưởng giỏi, cha Sa mạc trưởng khuyên các bạn cố gắng tự đào luyện thêm trên nền tảng những kiến thức đã tiếp thu.

Nguyện xin Chúa Giêsu là Huynh trưởng Tối cao của phong trào luôn đồng hành với các bạn.

Nguyễn Xuân
 
Chút suy tư - Làm từ thiện
Kim Hoa
17:27 31/01/2012
Cuộc sống của người dân Việt Nam chúng ta mỗi ngày một đi xuống. Năm nay đi chúc Tết gặp gỡ bạn bè, người quen, lối xóm … ai ai cũng than thở … “Một năm qua, thật quá khó khăn”.

Người giàu có thì hùn hạp làm ăn thất thoát, nợ nần không đòi được. Người nghèo khó thì làm đâu thất bại đó. Như cô bạn của tôi ở Phan Rang năm trước cũng tìm hiểu, học hỏi để nuôi con Nhông, vay mượn một số vốn không nhỏ, cuối cùng bạn lắc đầu đau khổ “Lỗ quá, bạn ơi!”. Qua năm sau cũng cố làm ăn “Thua keo này, bày keo khác”. Thấy người ta trồng hành sao trúng mùa quá. Sẳn có mấy sào đất nhà, cả nhà kinh doanh trồng hành. Tính ra thì … không những có lời mà còn cứu gỡ được sự thua lỗ của năm trước.

Thế mà, trước Tết bạn ấy có chuyện vào Sài Gòn, ghé nhà chơi lại cái câu than vãn muôn thuở “Lỗ nữa rồi cậu ơi! Dân trồng hành năm nay te tua quá đỗi, mình thâm thêm nợ, mà nhìn mọi người thua lỗ nên chẳng dám than thở với ai”.

Thế đó chẳng hiểu sao cuộc sống cứ bấp bênh như thế? Nợ năm này chồng chất với nợ năm trước riết rồi suy cho cùng: “hình như những người không làm gì, lại ít mang nợ hơn những người ra công làm việc?”

Và vì thế sự khổ cứ oằn lên vai người dân, làm ăn không được, nợ nần chồng chất …Nhưng miếng ăn thì phải có hằng ngày, họ đổ xô ra đường mưu sinh, bỏ ruộng đồng, làng mạc, xa nhà, xa gia đình, xa con cái…. Dù biết rằng bao hệ lụy của sự ra đi này, sẽ gây ra mối bận tâm không nhỏ cho họ, họ cũng buộc lòng ra đi.

Càng thương thêm cho những cảnh đời đã khổ, lại mang thêm những căn bệnh nan y. Vào bệnh viện Ung Bướu quý vị sẽ thấy biết bao nhiêu lao động đang làm việc, thì đổ ra đủ thứ bịnh, tiền làm ra không đủ ăn, nay lại phải đi lên Sài Gòn chửa bịnh, bao nhiêu của cải trong nhà bán đi để chạy thuốc. Đến miếng ruộng, cái vườn, rồi cuối cùng căn nhà để ở cũng phải bán đi … Họ tin tưởng và hy vọng “còn người là còn tất cả”. Hay “còn nước còn tát” để rồi nhìn lại cả nhà đã trắng tay..,

Họ chỉ còn biết khóc, chỉ còn biết trông vào lòng từ thiện của ai đó cứu lấy họ, cứu lấy gia đình họ.

Chẳng ai nhìn đến những cảnh đời khốn khổ ấy mà không dủ lòng thương. Và vì thế mọi người phải nghĩ ra cách giúp đỡ cho nhau.

Tôi cũng có bà chị họ từ Đà Nẵng vào nằm bệnh viện Ung Bướu. Lúc rảnh vào thăm chị, chị hay kể cho tôi nghe:

- Lúc nảy có phái đoàn họ đến giường cho chị phong bì 100.000$. Ai họ cũng cho, vì đa số nằm ở đây là người nghèo.

Có hôm chị lại nói:

- Chị lúc này hay được lãnh phiếu ăn miễn phí của hội Từ Thiện …, khỏi phải đi mua thức ăn ở căn-tin, đỡ tốn tiền.

Càng ngày, càng có nhiều hội Từ Thiện xuất hiện giúp đỡ các bệnh nhân. Nếu một hôm nào đó đi trên đường Nơ Trang Long quý vị nhìn thấy đoàn người rồng rắn xếp hàng ở nơi nào đó gần bệnh viện, thì đúng là nơi đó họ đang phát quà từ thiện cho bệnh nhân. Nhìn thấy nhiều cách làm từ thiện đến được tay người nghèo, tôi vô cùng cảm động. Mình không có gì san sẻ cho họ, thấy người khác rộng lòng mình cảm kích vô cùng. Cũng như thấy bộ mặt vui vẻ của người nghèo khi nhận quà, mình cũng muốn vui với họ, cũng cảm thấy hạnh phúc với họ như chính mình được nhận quà.

Bây giờ các Xơ (các Soeur) còn có nhiều cách làm từ thiện thiết thực hơn, như số bịnh nhân quá nghèo không có tiền đủ cho toa thuốc Hóa Trị, hoặc Xạ Trị, các Xơ liên lạc trực tiếp với Bác sĩ điều trị nhận Toa thuốc gởi đến những nơi Từ Thiện, họ sẽ trả trực tiếp vào tài khoản của bệnh viện. Đa số những thiếu nhi trong bệnh Viện Ung Bướu được những suất trả tiền thuốc như thế, từ các ngân hàng, các công ty, mà các Xơ đã liên hệ kêu gọi từ trước.

Tôi đọc được mấy bài viết trên mạng, buồn phiền vì những chuyến đi làm việc Từ Thiện tại Việt Nam bị thất bại. Quà không đến tay người nghèo. Các phần quà lại bị chia năm xẻ bảy. Hoặc vừa cho quà xong, khi quay lại thì các món quà ấy đã bị tịch thu một cách trắng trợn… Có người còn mạnh miệng la lên “Một đồng cũng không cho, không làm Từ Thiện cho Việt Nam nữa.

Điều ấy nghe thật đau lòng, là anh em với nhau sao lại nói những lời độc địa như thế? Nhất là nói đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, những người đau khổ, bịnh tật, nghèo đói, đang phải nhờ vào lòng Từ Thiện của người khác?

Vào chiều 25 Tết vừa qua, tôi đi ngang qua Bệnh viên Ung Bướu, thấy từ trong sân Bệnh viện chạy ra cổng, một chiếc xe khách 50 chổ ngồi, trên xe có treo một băng rôn “Đoàn Từ thiện đến Cà Mau”. Tôi dừng xe lại nhìn, tự nhiên nước mắt muốn trào ra. Đây là đoàn xe đi làm từ Thiện ở Tỉnh Cà Mau, kết hợp chuyến đi, họ làm thêm một việc vô cùng hữu ích, là cho một số bịnh nhân nghèo quá giang về Cà Mau ăn Tết. Tôi đã chứng kiến, quá nhiều người lo nghĩ không biết làm sao có tiền để về Quê ăn Tết. Tìm tiền đã khó, mà mua được vé xe lại càng khó hơn, việc làm này tôi xem như là một sáng kiến quá hay mà tôi chưa hề nghĩ đến. Nhìn chuyến xe từ từ xa bệnh viện đầy kín chổ ngồi, tôi cũng vui như chính mình cũng được ngồi trên xe về quê ăn Tết như họ.

Có biết bao cách Từ Thiện giúp được người nghèo mà sao họ không nghĩ ra? để bao nhiêu tiền bạc giúp người nghèo bị thất thoát?

Đây là một bằng chứng, các cuộc Từ Thiện từ nước ngoài gởi về đã thành công. Bạn bè trong nước và ngoài nước kết hợp với nhau làm từ thiện

Người nước ngoài của ít lòng nhiều, nhiều người gom góp lại. Người trong nước bỏ công tìm hiểu, lên danh sách và trao tận tay người thật sự cần giúp đỡ … công việc không khó lắm, chỉ cần có một tý tấm lòng là mọi sự đều thành công tốt đep.

Thời gian trước chúng tôi thường xin quần áo cũ đưa đến những vùng xa xôi, hoặc bị thiên tai lũ lụt.. Sau này chúng tôi không làm việc ấy nữa, vì tiền chuyên chở cao quá. Số tiền ấy có thể làm được nhiều việc đúng nhu cầu người nhận, hơn là cho một xe quần áo cũ.

Sáng mồng một chúng tôi vào thăm nhà hưu dưỡng người gìa neo đơn của các Xơ Vinh Sơn Bình Lợi. Nghe một cụ bà phàn nàn vì không được giữ tiền do các nhóm từ thiện đến cho, tôi hỏi:

- Thế bác giữ tiền làm gì khi bác không đi được?
- Gởi cho anh Sơn mua.
- À, bác gởi bác Sơn (xe ôm) mua giùm hả?
- Vậy bác thích mua cái gì cháu mua cho bác?

Bác ấy cười bẻn lẽn, chẳng biết muốn mua gì. Sau cùng bác nói:
- Mua bánh.

Thế đó, người già nằm một chỗ cũng thích giữ tiền trong người, thích những cái mà không thể chìu được...



Còn biết bao cảnh đời thương tâm hơn nữa trong đồng bào của chúng ta. Một tý hy sinh, một lần nhìn ăn, nhịn mua sắm, chúng ta có thể đem lại cho anh em của ta một niềm hạnh phúc, một nụ cười mãn nguyện, sao ta không nhận thấy? Sao lại nở lòng nói những lời tuyệt tình khi chưa đứng trước những nghịch cảnh buồn đau của anh em mà chính mình cũng không cầm được nước mắt.

Sài Gòn Mùng 9 năm Nhâm Thìn
 
Lễ chúc thọ tại Giáo xứ CTTĐVN Seattle xuân Nhâm Thìn.
Nguyễn An Qúy
18:05 31/01/2012
Lễ chúc thọ tại Giáo xứ CTTĐVN Seattle xuân Nhâm Thìn.

SEATTLE. Nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle hôm nay Mồng Bảy Tết Nhâm Thìn tức Chúa Nhật ngày 29 tháng 01 năm 2011 lại trở nên nhộn nhịp. Mới hơn 11 giờ, tuy ngoài trời mưa hơi nhiều, tôi thấy có nhiều cụ ông, cụ bà, vị nào cũng mặc quần áo khá đẹp với nhiều màu sắc , nào đỏ, nào xanh nào hồng, đủ màu, có cả khăn đóng nữa , có vị ngồi xe lăn cũng được con cháu đưa đến dâng thánh lễ. Cảm động nhất là có nhiều vị tuổi đã cao sức thì yếu, đi đứng khó khăn nhưng cũng đứng vào hàng ngủ để tham gia nghi đoàn cùng với các cha cung nghinh Thánh giá tiến lên bàn thánh.

Đúng 12 giờ, anh Đỗ Tuyến, phó chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ của Giáo xứ là vị xướng ngôn viên đọc lời dẫn lễ nói về ý nghĩa của thánh lễ hôm nay, thánh lễ chúc thọ cho quý vị cao niên trong giáo xứ:

Xem hình

“Kính Thưa Cộng Đoàn dân Chúa.

Dân tộc Viêt Nam luôn có một truyền thống rất tốt đẹp, đó là hình ảnh con, cháu quây quần mừng tuổi Ông Bà Cha Mẹ, và tưởng nhớ đếnTổ Tiên vào mỗi dịp Tết đến.

Thât vậy, cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ, có tông. Từ tâm tình đó, cứ mỗi độ xuân về, Tết đến. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle, cũng có thông lệ tổ chức lễ chúc thọ , để chúc mừng tuổi thọ, cùng với lòng tri ân những bậc cao niên còn sống trong giáo xứ.

Hôm nay, trong bầu khí vui tươi của những ngày đầu năm Nhâm Thìn, vui tươi khi nhìn thấy những người con, người cháu, đưa các cụ đến nhà thờ dâng thánh lễ. Trong niềm vui này, và với lòng tri ân quý cụ, c ùng cha phụ tá Phanxic ô-Xaviê Nguyễn Sơn Miên. Giáo xứ hân hoan chào đón Quý cụ cao niên đến với giáo xứ trong thánh lễ Tạ ơn này, đây là những vị đang được hưởng tuổi thọ mà Chúa đã ban cho quý ngài được hưởng từ bảy mươi, tám mươi, chín mươi tuổi và cao hơn nữa.

Quý cụ là những trụ cột của giáo xứ, đã bao năm tháng dài trên chặng đường 37 năm ly hương quý cụ luôn luôn lan toả hương thơm về những phúc đức cho con cháu noi theo, nhất là đã dầy công trong việc xây dựng cộng đoàn giáo xứ từ khi còn một cộng đoàn nhỏ bé và đã được lớn mạnh như hôm nay.

Dâng Thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa ban cho quý cụ được an khang trường thọ . Xin Chúa chúc lành và ban cho cha phụ tá được an mạnh hồn xác, cho quý cụ luôn được tràn đầy phúc, lộc, chan hòa trên đàn con, đàn cháu và an vui trong tuổi già.

( xin ba hồi chiêng trống) Tiếng chiếng trống ngân vang kéo dài làm tăng phần trang trọng cho thánh lễ. Tiếng chiếng trống vừa dứt MC nói:

“Mời Cộng đoàn đứng để hiệp dâng thánh lễ”.

Ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cung nghinh Thánh Giá với gần cả 100 cụ ông, cụ bà cùng tiến lên cung thánh theo tiếng hát ca ngợi Chúa.

Thánh lễ chúc thọ do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế cùng với linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế.

Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời chào mừng Cộng đoàn dâng lễ ngài nói: “Xin hân hoan chào đón quý ông bà cố, quý cụ ông, cụ bà đến với giáo xứ trong thánh lễ chúc thọ hôm nay. Trong thánh đường với sự hiẹn diện của quý cụ từ tuổi bảy, tám mươi, chín mươi và cao hơn, có cả cha Miên của chúng ta cũng đã hưởng tuổi thọ khá cao và ngài cũng đón nhận nghi thức xức dầu Thánh hôm nay nữa, có nhiều cụ sức khỏe yếu, chắc khi ở nhà chẳng bao giờ ngồi lâu, nhưng hôm nay cũng cố gắng đến sớm, đứng lâu để chờ đợi nữa, xin cám ơn quý cụ, xin cho một tràng pháo tay để chào đón quý cụ cũng như chào đón nhau trong niềm vui những ngày đầu xuân..” Tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu.

Trong bài giảng cha chủ tế đã nhấn mạnh đến ngày lễ chúc thọ cho các cụ cao niên trong giáo xứ, ngài nói: “Quý cụ quả đúng là những trụ cột của giáo xứ, quý cụ là cây cao bóng mát cho đàn con, đàn cháu noi theo gương của quý cụ từ đạo đến đời, nhất là gương sáng trong việc xây dựng Cộng Đoàn Đức Tin khi còn là Cộng Đồng, nay được lên hàng Giáo Xứ, quý cụ đang hổ trợ, đang kêu gọi con cháu tích cực đóng góp xây dựng giáo xứ, trong đó kể cả cha già Nguyễn Sơn Miên, ngài đang là trụ cột trong việc vận động gây quỹ cho giáo xứ. Xin Chúa chúc lành cho cha, cho quý cụ trong năm mới được anh khang trường thọ…”

Thánh lễ được tiếp nối bằng nghi thức chúc thọ và xức dầu thánh cho từng vị một, mở đầu nghi thức chúc thọ, cha già Nguyễn Sơn Miên được cha chủ tế choàng vòng hoa màu đỏ thắm tượng cho tuổi thọ khá cao và ngài cũng đã lảnh nhận dầu thánh từ tay cha chánh xứ, tiếp đến lần lượt từng vị tiến lên nhận nghi thức chúc thọ của quý cha qua việc xức dầu thánh rất trịnh trọng và mỗi vị được quàng vòng hoa theo hạng tuổi, màu vàng từ bảy mươi đến tám mưoi, màu hồng dành cho những cụ ông, cụ bà trên tám chục tuổi.Trông nhiều vị tuy đã già yếu nhưng nét mặt ai nấy đều vui tươi, tràn đầy hy vọng nhờ luôn cậy trông vào lòng từ bi nhân hậu của Chúa.

Sau lời nguyện kết lễ, hai em bé đại diện cho thế hệ cháu chắt lên đọc lời chúc thọ quý cụ với giọng đọc tiếng Việt của hai bé nghe rất Mỹ con. Tiếp đến bà Nguyễn Thị Trinh Hội Các Bà Mẹ Công Giáo cũng lên chúc thọ với bài ca vọng cổ khá tuyệt vời cũng với giọng lên xuống khi trầm khi bổng đã được giáo dân vỗ tay khen thưởng nhiều lần và sau cùng là lởi chúc thọ qúy cụ của anh Chủ Tịch Hội Đồng Giaó Xứ.

Thánh lễ kết thúc lúc 1 giờ 45 , mọi người gặp nhau trong tay bắt mặt mừng và ai nấy đều nói lời chúc nhau năm mới tốt đẹp trước khi từ giả nhau.

Nguyễn An Quý.
 
Thông Báo
Phân ưu cùng Anh Chị Vincentê Bùi Văn Muôn
Class '71 Roma
11:48 31/01/2012
PHÂN ƯU
"Thầy đi về trời để dọn chỗ cho các con"
Được tin buồn
Anh Vincentê Bùi Xuân Phúc Felix
(Con cả của Anh Chị Vincentê Bùi Văn Muôn)
đã trở về với Chúa lúc 12g trưa thứ Bảy ngày 28.1.2012
tại bệnh viện Orange Coast Memorial Hospital, Orange, California, Hoa Kỳ.

Vincentê Bùi Xuân Phúc Felix
Sinh ngày 30-1-1980 tại Orange, California, Hoa Kỳ
Tốt nghiệp Trung học Westminster HS năm 1998
Tốt nghiệp cử nhân Toán học sư phạm tại ĐH Cal State Long Beach năm 2008.

Tang lễ lúc 6:30 sáng thứ Bảy ngày 4.2.2012
tại nhà thờ Blessed Sacrament, 14072 S. Olive St., Westminster, California
Sau đó được an táng tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành.

Anh em cùng lớp học với anh Vincentê Muôn tại Trường Truyền Giáo Roma (1966-1971)
xin thành kính phân ưu cùng tang quyến và nguyện xin các Thiên Thần đón tiếp
linh hồn Vincentê Phúc Felix vào Thiên Quốc.
 
Văn Hóa
Tháng Tết Du Xuân
Trầm Hương Thơ
09:47 31/01/2012
Tháng Tết Du Xuân

Mồng một Tết kính Chúa Cha
Mồng hai kính nhớ Ông bà Tổ tiên
Mồng ba Cô, Bác, Thầy, liền
Mồng bốn công phúc chút tiền dựng xây

Mồng năm viếng kẻ tù đầy
Mồng sáu giúp kẻ đói gầy chút cơm
Mồng bảy chút thảo chút thơm
Mồng tám ta lại chia cơm cho người

Mồng chín vẫn thấy đào tươi
Mồng mười rượu nếp thơm cười với xuân
Mười một mai thắm đầu tuần
Mười hai một tá ngày xuân vừa tròn

Mười ba hương tết hãy còn
Mười bốn vừa đúng trăng tròn tháng giêng
Mười lăm ngắm ánh trăng nghiêng
Mười sáu kính Mẹ linh thiêng hoa hồng

Mười bảy lộc trổ khắp đồng
Mười tám những búp căng phồng hương xuân
Mười chín gia thất quây quần
Hai mươi họp mặt vẫn xuân như thường

Hăm mốt hòa nhã yêu thương
Hăm hai Lời Chúa Là Đường ta theo
Hăm ba giúp kẻ đơn nghèo
Hăm bốn bỗng thấy vui reo trong hồn

Hăm lăm hòa nhã xóm thôn
Hăm sáu đi lễ kính tôn Ơn Ngài
hăm bảy xuân còn lai rai
Hăm tám tả lại viết bài mọi nơi

Hăm chín tạ ơn Xuân Trời
Ba mươi hết tháng ăn chơi xuân đời

Trầm Hương Thơ 31.01.2012
 
Tháng Tết du Xuân
Trầm Hương Thơ
11:08 31/01/2012
Mồng một Tết kính Chúa Cha
Mồng hai kính nhớ Ông bà Tổ tiên
Mồng ba Cô, Bác, Thầy, liền
Mồng bốn công phúc chút tiền dựng xây

Mồng năm viếng kẻ tù đầy
Mồng sáu giúp kẻ đói gầy chút cơm
Mồng bảy chút thảo chút thơm
Mồng tám ta lại chia cơm cho người

Mồng chín vẫn thấy đào tươi
Mồng mười rượu nếp thơm cười với xuân
Mười một mai thắm đầu tuần
Mười hai một tá ngày xuân vừa tròn

Mười ba hương tết hãy còn
Mười bốn vừa đúng trăng tròn tháng giêng
Mười lăm ngắm ánh trăng nghiêng
Mười sáu kính Mẹ linh thiêng hoa hồng

Mười bảy lộc trổ khắp đồng
Mười tám những búp căng phồng hương xuân
Mười chín gia thất quây quần
Hai mươi họp mặt vẫn xuân như thường

Hăm mốt hòa nhã yêu thương
Hăm hai Lời Chúa Là Đường ta theo
Hăm ba giúp kẻ đơn nghèo
Hăm bốn bỗng thấy vui reo trong hồn

Hăm lăm hòa nhã xóm thôn
Hăm sáu đi lễ kính tôn Ơn Ngài
hăm bảy xuân còn lai rai
Hăm tám tả lại viết bài mọi nơi

Hăm chín tạ ơn Xuân Trời
Ba mươi hết tháng ăn chơi xuân đời

31.01.2012
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đào
Joseph Ngọc Phạm
22:14 31/01/2012
HOA ĐÀO
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Em như cánh anh đào luôn mãi mới
Hương mật đời, nhụy thắm của yêu thương.
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền