Ngày 25-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 25/01/2014
KHÔN NGOAN CỦA GIAI ĐIỆU
N2T

Không ai biết Gia Khỏa sau khi từ biệt nhà vua thì đi đâu, quả thật không ai nhìn thấy ông ta đâu cả, câu chuyện về ông ta như sau:
Gia Khỏa là người Nhật đầu tiên đến Trung Quốc học thiền, ông ta không đi du hành đây đó, mà chỉ chú tâm suy niệm, đến khi mọi người phát hiện ra ông ta và mời ông ta giảng đạo, thông thường thì ông ta chỉ nói mấy câu rồi quay lưng đi vào trong rừng sâu ở một nơi mà không ai có thể tìm thấy.
Sau khi ông ta trở về Nhật, thiên hoàng nghe mọi người nói bèn mời ông ta đến hoàng cung làm thiền sư cho mình và cho các gia đình qúy tộc trong hoàng cung. Gia Khỏa đứng yên tĩnh trước mặt nhà vua, sau đó lấy trong tay áo ra một ống tiêu thổi một âm điệu và quỳ bái nhà vua một bái thật sâu rồi đi mất.

Suy tư:
Người yêu thích sự bên ngoài thì giống như người thích nghe nhạc mà không biết âm nhạc, cho nên họ chỉ nghe mà không biết thưởng thức cái hay của giai điệu, giống như ông vua chỉ nghe biết Gia Khỏa là vị thiền sư giỏi, nhưng ông ta không biết thiền sư là gì !
Người đắc đạo không phải là người học nhiều đạo pháp, nhưng là người biết vận dụng đạo pháp trong cuộc sống của mình. Người Ki-tô hữu có ảnh hưởng lớn nhất với người khác không phải là vì họ thuộc làu Kinh Thánh hoặc giáo lý, nhưng là người biết áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống của mình.
Một linh mục hấp dẫn giáo dân của mình không phải bằng lời rao giảng uyên bác mà chính bằng đời sống cầu nguyện và gương sáng của mình...
Khôn ngoan thật (khôn ngoan của Thiên Chúa) là ở đó, không tìm hư vinh bên ngoài.
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 25/01/2014
Chúa Nhật 3 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 4, 12-23.
“Đức Chúa Giê-su đến ở Ca-pha-na-um, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a”.


Anh chị em thân mến,
Nội dung toàn bộ sách Tin Mừng đều nói lên tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi, và Đức Chúa Giê-su –Thiên Chúa làm người- đã cho chúng ta thấy được tình yêu ấy nơi chính con người của Ngài, khi Ngài rao giảng tin mừng về Nước Trời và mời gọi nhân loại hối cải để được sống. Trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em một điểm duy nhất sau đây, đó là: hối cải.

Hối cải để thấy mình rõ hơn.
Ai đã từng sống trong tội mà được ơn hối cải, thì mới thấy sự hối cải là một hồng ân rất lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho họ, và suốt đời họ sẽ không bao giờ quên được hồng ân ấy do lòng thương xót của Thiên Chúa.

Hối cải là nhận ra mình thật yếu đuối và đầy tội lỗi, để thông cảm và chấp nhận những thiếu sót và những khuyết điểm của anh chị em; là nhìn thấy những bất toàn của tha nhân hôm nay, cũng chính là những bất toàn của mình ngày hôm qua và ngày mai.

Hối cải là một hành vi từ bóng tối qua ánh sáng, từ lỗi lầm qua hoàn lương, từ sự ác qua sự thiện của một tâm hồn biết nhìn thấy tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ, khiến cho họ cũng nhìn thấy sự sáng nơi mỗi anh chị em khi họ lỗi lầm, bởi vì thế lực của tội lỗi không thể mạnh hơn hồng ân của Thiên Chúa, ngoại trừ khi họ cương quyết chối từ hồng ân của Ngài.

Hối cải để được tha thứ.
Không một ai được tha thứ lỗi lầm nếu họ không biết hối cải, bởi vì hối cải là sự trở về nhà Cha của đứa con hoang đàng; bởi vì hối cải không chỉ là một sự trở về mà thôi, nhưng còn là một sự thay đổi toàn diện cuộc sống của mình.

Thiên Chúa là Đấng hay thương xót những người tội lỗi, và vì lòng thương xót ấy mà Đức Chúa Giê-su –Con Một của Ngài- đã giáng trần mặc lấy thân phận con người để cứu chuộc nhân loại, do đó khi có một người hối cải thì cả thiên đàng vui mừng, vui mừng là bởi vì máu của Đức Chúa Giê-su đã không đổ ra cách vô ích, vui mừng là vì sự hối cải này làm cho nhân loại nhận ra tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ.

Anh chị em thân mến,
Như đứa con ngỗ nghịch trở về nhà sau những năm tháng đi bụi, cha mẹ rất vui mừng và tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của nó.

“Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”, là lời của Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy hối cải.

Nước Trời chính là Ngài –Đức Chúa Giê-su- Ngài đã đến để kêu gọi tất cả mọi người hối cải để được thứ tha và được sống. Ngài đã đến, Ngài đã giảng dạy, và Ngài đã chữa lành, chúng ta hãy mau mau đón nhận lời của Ngài và đem thực hành trong cuộc sống, bằng không thì chính lời của Ngài sẽ phán xét chúng ta trong ngày tận thế.

Gợi ý suy tư :
- Bạn đã có lần nào cảm nghiệm sự hối cải là một hồng ân của Thiên Chúa dành cho bạn ?
- Sau khi phạm tội thì tâm hồn thường bất an, bạn nghĩ thế nào nếu bạn chết khi chưa được làm hòa với Thiên Chúa ?
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 25/01/2014
N2T

11. Địa vị của linh mục quả thật cao quý, bởi vì đó là việc mà các thiên thần không thể làm, nhưng các ngài (linh mục) thì có thể làm.

(sách Gương Chúa Giê-su)
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 25/01/2014
PHÁ BỎ CỔ LỆ
Cha sở và ban hành giáo họp cuối năm để chuẩn bị cho chương trình ba ngày tết. Không thấy cha sở đề ra mồng một tết Chúa, mồng hai tết ông bà.v.v...một thành viên thắc mắc hỏi cha sở:
- “Thưa cha, năm nay trong thánh lễ minh niên mồng một tết Chúa, có bỏ thùng tiền lì xì cho Chúa như cha sở cũ vẫn làm không ? ”
Cha sở cười nói:
- “Chúng ta đừng đem Chúa biến thành ông vua trần gian phải cống nạp đầu năm cho Ngài, nhưng Chúa muốn tất cả con cái của Ngài đi lễ ngày đầu năm, để tán tụng ca ngợi và cảm tạ tình yêu Ngài ban cho chúng ta trong năm cũ, và cầu xin Ngài ban ơn cho chúng ta trong năm mới là Ngài vui rồi.”
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Bạn làm gì khi Đức Giêsu bảo: ''Hãy theo tôi.''
Lm Jude Siciliano OP
05:23 25/01/2014
Chúa Nhật III THƯỜNG NIÊN - A
Isaia 8: 23-9:3; T.vịnh 27; 1 Côrintô 1: 10-13; Matthêu 4: 12-23

BẠN LÀM GÌ KHI ĐỨC GIÊSU BẢO: “HÃY THEO TÔI”

Có rất nhiều khoa địa lý trong Kinh Thánh ngày nay. Nhưng công việc mô tả chính yếu của thánh Mátthêu không phải là của một người viết mật mã. Khi khởi sự Tin Mừng, thánh sử không có ý định phác thảo những bản đồ của vùng cận Đông cổ đại. Ngài là một tác giả Phúc Âm và có cả Tin Mừng trong biểu đồ địa lý của ngài.

Đức Giêsu khởi đầu công cuộc rao giảng ở miền Bắc, đồng thời qua việc cho chúng ta thấy địa điểm này, thánh Mátthêu đang khai triển một đề tài lớn về Tin Mừng của mình, đó là: có cả dân ngoại trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Đức Giêsu ở trong “địa hạt Dơvulun và Náptali”, ngôn sứ Isaia cho chúng ta biết nơi đây đã bị “hạ nhục”. Vương quốc phía Bắc đã bị những kẻ xâm lược Assyri trừng phạt. Hệ quả của cuộc ngoại xâm là cư dân xuất hiện nhiều dân ngoại và ngôn sứ Isaia coi họ như một dân “lần bước giữa tối tăm”.

Nếu một người đang tìm kiếm một cộng đoàn tôn giáo đáng kính và xứng đáng để cho Thiên Chúa viếng thăm, thì chúng ta sẽ phải trông chờ vào Giêrusalem ở phía Nam. Nhưng đây, Thiên Chúa lại luôn thực hiện những gì Người đã vạch ra, nên Người viếng thăm những dân không cho mình là xứng đáng, nhưng cần sự can thiệp của Thiên Chúa. Đó là những gì ngôn sứ Isaia đã hứa: “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”. Thiên Chúa sẽ khôi phục dân tộc ngồi trong cảnh tối tăm.

Thánh Lễ của chúng ta là một lời nguyện tạ ơn. Việc lắng nghe lời hứa của vị ngôn sứ về sự khôi phục và canh tân hôm nay có thể khơi gợi những lý do để tạ ơn tại buổi lễ này, vì chúng ta sẽ nhớ lại cách thức Thiên Chúa đã chiếu sáng trên “vùng đất tăm tối” của chúng ta. Chẳng hạn, một cô bạn đã thất nghiệp 5 tháng, nay tìm được một công việc, và hiện giờ có thể nuôi hai đứa con của mình. Phương thuốc chữa trị của một người bạn khác cuối cùng đã có tác dụng và anh ta không còn phải chiến đấu với bệnh trầm cảm. Một cặp vợ chồng nọ, trước kia suýt nữa là ly dị, đã được tôi và một gia đình khuyên bảo giúp đỡ. Một thiếu niên lập đội bóng đá và có cả một nhóm bạn mới. Hôm nay, vị ngôn sứ khơi lên lời nguyện tạ ơn của chúng ta: “Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. …Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Mađian”. Vì vậy, chúng ta có lý do để cử hành Thánh Lễ.

Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ trong phần đất hạng hai, nơi dân cư được coi là những người Do Thái ít thuần chủng hơn; hoặc chỉ đơn thuần là Dân ngoại. Ánh sáng của Đức Giêsu sẽ chiếu rọi vào vùng bóng tối tử thần. Ở đó, Người khởi sự công cuộc rao giảng, chữa lành bệnh tật, và Người sẽ chọn những môn đệ tiên khởi từ những kẻ bé mọn nhất. Những môn đệ được gọi đầu tiên này sẽ không có quyền đòi hỏi lễ giáo riêng, cũng như việc xứng đáng có được thân phận đặc biệt. Nhưng cũng “một ánh sáng sẽ chiếu rọi” trên các ông, và như các vị Đạo sĩ, các ông sẽ hăm hở đi theo ánh sáng đó suốt hành trình tới Giêrusalem và xa hơn nữa.

Đức Giêsu đã vừa trải qua hai sự kiện mở đầu: Người được thánh Gioan Tẩy giả làm phép rửa trong dòng sông Giođan và chịu cám dỗ trong sa mạc. Giờ đây, Người bắt đầu sứ vụ công khai của mình ở Galilê. Thánh Gioan đã bị bỏ tù và sự kiện này đã tạo nên một bầu khí căng thẳng cho Đức Giêsu, Người được thánh Gioan Tẩy giả làm phép rửa. Phải chăng Đức Giêsu cũng sợ bị bỏ tù? Đối với Người, rút lui và cân nhắc những chọn lựa của mình chẳng phải là điều khôn ngoan sao?

Đang khi sự kiện chưa xảy ra ngay, thì sứ vụ của Đức Giêsu đã bị lời đe doạ tống giam làm cho lu mờ. Hình bóng cây thập giá sớm xuất hiện trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu.

Tuy nhiên, hãy nhớ lời hứa chúng ta nghe hôm nay qua ngôn sứ Isaia rằng: “Đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”. Đức Giêsu vẫn tiếp tục sứ vụ của mình, dù chính Người phải trả giá, vì Thiên Chúa muốn giữ lời hứa, thế nên, thông qua Đức Giêsu, ánh sáng sẽ chiếu rọi vào đêm tối. Đức Giêsu đã bắt đầu khơi lên những nguồn sáng: Người rao giảng và mời gọi dân trở về với Thiên Chúa. “Hãy sám hối, vì nước Thiên Chúa đã đến gần”. Họ phải thay đổi hoàn toàn, thay vì bước theo những ánh sáng của họ, những thứ ánh sáng chỉ dẫn đưa họ ngày càng dấn sâu vào trong bóng tối. Họ phải quay về với Đức Giêsu, Người là ánh sáng và sẽ dẫn đưa họ trở về với Thiên Chúa.

Họ sẽ phải hối lỗi từ những vấn đề gì khác nữa? Thưa rằng, họ có thể hối lỗi từ những ý nghĩ, và tư tưởng xấu xa cho rằng Thiên Chúa đã bỏ mặc họ. Đức Giêsu là lời chứng thực rằng Thiên Chúa đã không bỏ mặc họ. Họ có thể hối lỗi từ tình trạng bị cô lập, tự mình loay hoay trở về với Thiên Chúa. Đức Giêsu đang mời gọi họ vào “Nước Thiên Chúa”, một cộng đoàn tương thân tương ái, nơi đó họ sẽ có những người bạn đồng hành mỗi khi biết nỗ lực tìm kiếm những đường lối của Thiên Chúa.

Đức Giêsu không đến trần gian chỉ để chết; Người đến để sống với chúng ta và trở thành bàn tay nối dài của Thiên Chúa đang vẫy chào chúng ta. Nếu Người chỉ đến để chết thì điều này đã xảy ra ngay sau khi Người mới được sinh ra. Thay vào đó, Người hoàn trọn lời Thiên Chúa đã hứa từ xa xưa thông qua các ngôn sứ, như ngôn sứ Isaia, để xua tan bóng tối và nỗi u sầu, đồng thời giúp chúng ta thoát khỏi cảnh nô lệ để được tự do, như Thiên Chúa đã thực hiện cho dân Do Thái.

Mỗi tác giả Tin Mừng đều có cách diễn tả riêng về lời mời gọi của những môn đệ tiên khởi. Chẳng hạn trong bài tường thuật của thánh Mátthêu, không có mẻ cá kỳ lạ nào trước đó cả. Thay vào đó, Đức Giêsu đi dọc bờ biển Galilê, Người trông thấy hai anh em Simon và Anrê đang đánh cá và bảo với họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. Họ lập tức đi theo Người.

Thánh Mátthêu đang nhấn mạnh một vấn đề. Đó là lời mời gọi trở thành môn đệ, lời mời gọi đó rốt cuộc sẽ thay đổi cuộc sống của những người này, và đã trở thành lời mời gọi đơn sơ mộc mạc. Thế họ có đáp lời không? “Họ lập tức bỏ lại chài lưới và đi theo Người”. Mặt khác, chúng ta còn vài vấn đề lưỡng lự: “Chúng tôi sẽ theo Ngài cách nào? Chúng tôi sẽ đi đâu? Mất thời gian bao lâu? Làm sao chúng tôi có thể tự nuôi sống mình?”. Ấy vậy, họ lại tín thác hoàn toàn vào một Đấng đang gửi tới lời mời gọi để đặt trọn vẹn đời sống của họ trong tay Người mà không chút ngập ngừng. Đâu là điều mà thánh Mátthêu đang mời gọi chúng ta thực hiện, không biết bao nhiêu lần, khi chúng ta hối lỗi về những thoả hiệp mà chúng ta đã gây ra trong vai trò môn đệ Đức Giêsu, và nhiều cách thức lớn nhỏ, chúng ta đã không tín thác vào Người?

Chúng ta đang ở trong Chúa Nhật thứ ba mùa Thường niên. Chúng ta gọi là “mùa thường niên”, dựa vào hạn từ “số thứ tự”, nghĩa là chúng ta đang đếm các Chúa Nhật. Nhưng trong tiếng Anh “số thứ tự” ám chỉ con người hay sự việc không đặc biệt lắm. Ai lại muốn được mời gọi trở thành một cầu thủ bóng rổ, một sinh viên hay một nhà giảng thuyết bình thường? Rất nhiều lần trong các giáo xứ nơi tôi rao giảng, có người đọc thông báo trước khi Thánh Lễ Chúa Nhật bắt đầu. Họ đưa ra lời chào vắn tắt và thông báo một vài điều đại loại như thế này: “Hôm nay là Chúa Nhật thứ ba trong mùa Thường niên”. Phải chăng gợi ý đó dành cho dân chúng sắp cử hành Thánh Lễ rằng, hôm nay “chỉ là Chúa Nhật Thường niên như các Chúa Nhật khác?” Họ sẽ nghe thông báo này hoặc đọc nó trong những bản tin của họ suốt hơn 30 tuần.

Hôm ấy, các ông Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan thức dậy đi ra biển đánh cá như bao ngày khác, vì họ thường làm thế, hôm đó có lẽ giống như một “ngày bình thường”. Nhưng hôm đó, Đức Giêsu đã phá vỡ thói thường của họ và đề nghị họ theo lời mời gọi sẽ giúp họ thay đổi đời sống, và cuối cùng phá vỡ thói thường của chúng ta. Hôm nay có thể là “Chúa Nhật thứ ba trong mùa Thường niên” nhưng không có gì “bình thường” liên quan tới ngày này. Vì vào ngày này, Đức Giêsu bước vào cuộc đời chúng ta và mời gọi chúng ta lần nữa quay về với Người, và bước theo ánh sáng Người cung cấp cho mỗi chúng ta, qua việc chúng ta lắng nghe Lời, đồng thời đón nhận mình và máu hằng sống của Người trong Thánh Lễ tạ ơn này.

Cho dù chúng ta là những người tiếp tân, là nhạc sĩ, người đọc sách, người trao Mình Thánh, nhà giảng thuyết, linh mục hay phó tế thì cũng không làm cho ngày này giống như “bình thường”. Đây không phải là Chúa Nhật khác trong một chuỗi những Chúa Nhật của “mùa Thường niên”. Là những thừa tác viên phụng vụ, chúng ta phải chu toàn nhiệm vụ của mình tốt nhất, ngõ hầu chúng ta và cộng đoàn quy tụ trong sự tôn kính, sẽ nghe lại lần nữa lời mời gọi của Đức Giêsu ngỏ lời với mỗi người trong chúng ta và với toàn thể cộng đoàn rằng: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp


3rd Sun in Ordinary Time (A)
Isaiah 8: 23-9:3; Psalm 27; I Corinthians 1: 10-13; Matthew 4: 12-23

There is a lot of geography in today’s gospel. But Matthew’s primary job description is not that of a cryptographer. As he begins his gospel he is not setting out to draw up maps of the ancient near East. He is an evangelist and there is good news in his geographical plotting.

Jesus is beginning his preaching in the north and by giving us this location Matthew is developing a major theme of his gospel: the Gentiles are also included in God’s plan of salvation. Jesus is in the "land of Zebulun and Naphtali," which Isaiah tells us was "degraded." The northern kingdom took a beating from the Assyrian invaders. As a result of foreign intrusion the population had many Gentiles and Isaiah describes them as a people who "walked in darkness."
If one were looking for a more respectable and acceptable religious community for God to visit, we would have to look to Jerusalem in the south. Instead, God does what God always does, visits people who can’t claim merit for themselves, but need God’s intervention. That’s what Isaiah promised, "The people who have walked in darkness have seen a great light, upon those who dwelt in the land of gloom light has shone." God will restore the people who sit in darkness.

Our Eucharist is a prayer of thanksgiving. Hearing the prophet’s promise of restoration and renewal today might stir up reasons to give thanks at today’s celebration, as we call to mind how God has shone a light upon our own "land of gloom." For example – A friend, unemployed for five months, finds a job and can now support her two children. Another’s medications have finally kicked in and he’s no longer losing the battle with depression. A couple, once on the verge of divorce, are helped my counseling and a supportive family. A teenager makes the soccer team and is included in a circle of new friends. The prophet stirs our prayer of thanksgiving today, "You have brought them abundant joy and great rejoicing....For the yoke that burdened them, the poll on their shoulder and the rod of their taskmaster you have smashed, as on the day of Midian." For this we have reason to celebrate Eucharist.

Jesus begins his ministry in a second-class part of the land where the inhabitants were considered less pure Jews, or merely pagan Gentiles. In the land of gloom overshadowed by death, Jesus’ light will shine. There he begins his preaching, healing and, from the least likely, he will choose his first disciples. These first-called, will not be able to claim their own religious propriety, or their being deserving of special status. But on them too "a light will shine" and, like the Magi, they will pick up and follow that light all the way to Jerusalem and beyond.

Jesus had just experienced two inaugural events: he was baptized by John the Baptist in the Jordan and underwent his temptations in the desert. Now he’s ready to begin his public ministry in Galilee. John has been arrested and that would have created an air of tension for Jesus, who was baptized by John. Is Jesus also under threat of arrest? Wouldn’t it be wise for him to withdraw and consider his options?

While it may not happen immediately, Jesus’ ministry is already overshadowed by the threat of his own arrest. The shadow of the cross comes early in this gospel.

But remember the promise we heard today through the prophet Isaiah, "Upon those who dwelt in the land of gloom a light has shone." Jesus goes forward with his ministry, despite the costs to himself, because God wants to keep a promise and so, through Jesus, light will shine in the darkness. Jesus has begun to turn on the lights: he preaches and invites people back to God. "Repent, for the kingdom of God is at hand." They are to make 180° turn, instead of following their own lights, which only will lead them further into darkness. They are to turn to Jesus, the light, and he will guide them back to God.

From what else shall they repent? They could repent from their gloomy thoughts, thinking God had given up on them. Jesus was proof God hadn’t. They could repent from their isolation, trying to make it back to God on their own. Jesus was inviting them into the "kingdom of God," a community of mutual support, where they will have company as they seek to discern God’s ways.

Jesus didn’t come to earth just to die; he came to live with us and be God’s outstretched, welcoming hand towards us. If he had just come to die that could have happened right after his birth. Instead, he is God’s fulfillment of a promise made long ago through prophets, like Isaiah, to dispel darkness and gloom and accompany us, as God had done for the Jews, out of slavery to freedom.

Each evangelist has his own way of depicting the call of the first disciples. In Matthew’s account, for example, there is no prior miraculous catch of fish. Instead, Jesus walks along the Sea of Galilee, sees two brothers, Simon and Andrew, fishing and says to them, "Come after me and I will make you fishers of people." Their response is immediate.


Matthew is making a point. The call to discipleship, that will eventually change these men’s lives, comes with a simple and bare invitation. Their response? "At once they left their nets and followed him." We, on the other hand, might have some hesitant questions: "How will we follow you? Where are we going? How long will it take? How will we support ourselves?" Instead, they trust the one extending the invitation enough to put their lives entirely in his hands without pausing. Which is what Matthew is inviting us to do, again and again, as we repent the compromises we have made as Jesus’ disciples and the many ways, big and small, we have withdrawn our trust in him.

We’re at the Third Sunday in Ordinary Time. We call it "ordinary time," based on the word "ordinal" – meaning we are counting the Sundays. But in English "ordinary" suggests someone or something not very special. Who wants to be called an ordinary basketball player? An ordinary student? An ordinary preacher? Etc. In a lot in parishes where I have preached someone makes announcements before Sunday Mass begins. They give a brief welcome and announce something like this, "Today is the third Sunday in ordinary time." Does that suggest to people, about to celebrate Mass, that today "is just another, ordinary Sunday?" They will hear this announcement, or read it in their bulletins, for over 30 weeks.

When Peter and Andrew, James and John, got up that day to go out fishing, as they always did, it may have felt like an "ordinary day." But on this day Jesus broke their routine and offered them an invitation that would change their lives and reach all the way down to ours. Today may be the "Third Sunday in Ordinary Time," but there’s nothing "ordinary" about it. For on this day Jesus comes into our lives and invites us again to turn towards him and follow the light he provides for each of us – through the Word we hear and his living body and blood we receive at this celebration of thanksgiving.

It’s up to us greeters, musicians, lectors, Eucharistic ministers, preachers, priests and deacons not to make this day look and sound "ordinary." This is not just another Sunday in a long line of Sundays in "Ordinary Time." We liturgical ministers must do our best so that we and our community gathered in worship, will hear afresh Jesus’ invitation addressed to each of us and to the whole community, "Come after me and I will make you fishers of people."
 
Lịch phụng vụ tháng 2 năm 2014
LM. Anphong Trần Đức Phương
11:44 25/01/2014
Trong tháng 2 này chúng ta sẽ mừng Lễ Chúa Nhật 4, 5, 6, 7 mùa Thường Niên (Năm A). Ngoài ra chúng ta cũng mừng Lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh (Trùng vào Chúa Nhật 4), Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Lễ kính Tông Tòa Thánh Phêrô.

LỄ DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THÁNH (Ngày 2/2; năm nay trùng vào Chúa Nhật 4): Thánh Lễ hôm nay kỷ niệm việc Đức Mẹ và Thánh Giuse đưa Hài Nhi Giêsu " lên Đền Thánh Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa theo luật Môisê: "Mỗi con trai đầu lòng được gọi là người thánh thuộc về Chúa..." Thánh Lễ hôm nay cũng thường được gọi là "Lễ Nến" vì có phần làm phép nến và rước nến trước Thánh Lễ.

Trong Bài Đọc 1 (Malaki 3:1-4), Tiên Tri Malaki nói tiên tri về ngày Đấng Cứu Thế đến. Trong Bài Đọc 2 (Do Thái 2:14-18), Thánh Phaolô tường thuật việc Chúa Giêsu đã được sinh ra như một hài nhi, từ nhỏ đã được hiến dâng cho Thiên Chúa và giữ đầy đủ các lề luật, rồi "Chính Ngài đã chịu đau khổ và chịu mọi thử thách (và chịu chết để cứu chuộc chúng ta), nên người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách."

Bài Phúc Âm (Luca 2:22-40) ghi lại việc Thánh Giuse và Đức Mẹ đưa Chúa Con lên Đền Thánh Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa "theo luật Môisê" và đã được ông già Simeon, một người thánh thiện, và bà Tiên Tri Anna chúc tụng và nói tiên tri về "Hài Nhi Giêsu" mà " Thánh Giuse và Mẹ Maria đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người." Khi hai ông bà đã chu toàn mọi lề luật của Chúa (cho Hài Nhi Giêsu), thì trở về xứ sở của mình là Nagiaret (thuộc miền Galilêa), và "Con Trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người."

Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy phó dâng linh hồn và xác chúng ta trong tay Chúa, xin Chúa gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.

Chúa Nhật 5 THƯỜNG NIÊN (Ngày 9 tháng 2): Bài Đọc 1 (Isaia 58:7-10) ghi lại Lời Chúa, qua Tiên Tri Isaia, nói với dân chúng : không được "hăm dọa, áp bức những ngừời cùng khổ;" trái lại hãy thương yêu giúp đỡ những người nghèo khó, đói rách, thì Chúa sẽ thương yêu và nhận lời khi họ cầu xin với Chúa" và ban cho họ những ngày tươi sáng, hạnh phúc. Trong Bài Đọc 2 (1 Côrintô 2: 1-5), Thánh Phaolô nói với chúng ta là Ngài chỉ luôn suy ngắm về "cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đanh," và trong khi rao giảng, Ngài không "dựa vào sự khôn ngoan của loài người;" nhưng chỉ "dựa vào sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa."

Trong Bài Phúc Âm (Matthêu 5; 13-16), Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ và mọi người chúng ta phải là muối ướp cho đời, phải là ánh sáng chiếu soi thế gian. Chúng ta phải luôn giữ cho "muối đó được mặn...cho ánh sáng đó được tỏa sáng chung quanh chúng ta và làm gương sáng cho mọi người.

Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ, Thánh Giuse và các Thánh chuyển cầu, ban ơn thánh hóa chúng ta, để chúng ta luôn sống xứng đáng những tín hữu của Chúa và biết làm gương sáng cho mọi người chung quanh chúng ta.

LỄ ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI LỘ ĐỨC (Ngày 11 tháng 2): Thánh Lễ hôm nay kỷ niệm lần thứ nhất Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (ngày 11/2/1858) với Bernadette Soubirous (1844-1879). Đức Mẹ đã hiện ra tất cả 18 lần trong năm đó và xưng mình là "Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội." (Bốn năm trước đó, Đức Giáo Hoàng đã tuyên bố Tin Điều Đức Mẹ vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8/12/1854). Đức Mẹ đã kêu gọi siêng năng lần Chuỗi Mân Côi để cầu cho những kẻ có tội ăn năn trở lại.

Giáo Hội đã chính thức công nhận việc Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức và lập lễ kính vào ngày 11/2 hằng năm cho toàn Giáo Hội.

Linh Địa Lộ Đức đã trở nên một nơi hành hương nổi tiếng khắp thế giới. Hằng năm có nhiều triệu khách hành hương, thuộc các tôn giáo khác nhau, đến kính viếng và cầu nguyện. Có những bệnh nhân đã được chữa lành.

Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho các bệnh nhân.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 ( 1 Các Vua 8: 22-23,27-30). Bài Phúc Âm (Marcô 7:1-13).

Trong Thánh Lễ hôm nay, qua lời bầu cử của Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên tội, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các người tội lỗi được ơn sám hối ăn năn trở về với Chúa, cho các bệnh nhân và cho những người đau khổ trên thế giới, cho mỗi người chúng ta luôn biết sống xứng đáng đẹp lòng Chúa.

Chúa Nhật 6 THƯỜNG NIÊN (Ngày 16 tháng 2):Bài Đọc 1 (Trích trong sách Đức Huấn Ca 15:15-20) nói đến việc chúng ta phải giữ các giới răn của Chúa. Ai kính sợ Chúa thì giữ các giới răn của Chúa và được Chúa thương xót. Thiên Chúa là Đấng "không cho phép ai phạm tội." Trong Bài Đọc 2 (Trích trong thơ 1Corintô 2:6-10), Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta hãy sống khôn ngoan, đây không phải là sự khôn ngoan theo thế gian, sự khôn ngoan "của vua Chúa thế trần"; nhưng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để "làm điều lành và xa tránh tội lỗi." Bài Phúc Âm (Matthêu 5: 17-37) tiếp nối tư tưởng của Bài Đọc 1 về việc giữ các giới răn Chúa. Chúa Giêsu dạy chúng ta giữ các giới răn Chúa một cách cụ thể : Không giữ lòng thù ghét ai; nhưng luôn sống hòa thuận yêu thương với mọi người; không phạm tội ngoại tình, dù chỉ bằng con mắt và lòng ước muốn; không phạm tội ly dị, nhưng vợ chồng phải sống chung thủy với nhau cho đến trọn đời; không thề gian nói dối, nhưng "những lời nói của chúng ta phải có thì nói có, không thì nói không."

Chúa Nhật THỨ 7 THƯỜNG NIÊN (Ngày 23 tháng 2): Bài đọc 1 (Trích trong Sách Lêvi 19:1-2,17-18) nói đến việc thực hành đức Bác Ái để nên thánh, như Chúa dạy chúng ta "Các con hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh": không thù ghét ai, nhưng hãy khuyên nhủ mọi người. Đừng lấy oán báo oán; nhưng hãy yêu thương bạn hữu như chính mình. Trong Bài Đọc 2 (1 Côrintô 3: 16-23), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: Chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần của Thiên Chúa ngự trong chúng ta; vì thế chúng ta đừng sống theo sự khôn ngoan của thế gian; nhưng hãy sống theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa do Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Trong bài Phúc Âm (Matthêu 5: 38-48): Chúa Giêsu nói đến lòng Bác Ái tích cực: chẳng những không thù oán, "lấy mắt đền mắt" nhưng còn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, cầu nguyện cho mọi người, kể cả những người thù ghét chúng ta, bắt bớ chúng ta. Đó là sống bác ái theo gương Chúa, vì "Ngài cho mặt trời mọc lên trên người lành cũng như trên kẻ dữ. Cho mưa trên người công chính cũng như kẻ bất lương..." Như vậy là chúng ta đã cố gắng để "nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành."

Vậy chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau để mọi người chúng ta đều là những con người yếu đuối, nhưng được ơn Chúa thương giúp đỡ, chúng ta cố gắng mỗi ngày nên trọn lành hơn, để xứng đáng làm con của Chúa là cha chúng ta là Đấng trọn lành.

Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh thương cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để mọi người chúng ta luôn là ngọn nến cháy sáng để chiếu soi ánh sáng của Chúa đến cho mọi người chung quanh chúng ta, trong gia đình , ở sở làm, trong cộng đòan.

Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa thương xót chúng ta.

 
Một cánh rừng đang mọc
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
22:25 25/01/2014
Một cánh rừng đang mọc

(Chúa Nhật III thường niên A)

Trong những ngày cuối năm Quý Tỵ, chúng ta có dịp để nhìn lại bức tranh xã hội Việt Nam trong suốt một năm qua. Dĩ nhiên, cuộc sống nào, quê hương nào, xã hội nào cũng dan xen bao nhiêu chuyện buồn vui, nụ cười và nước mắt, thất bại hay thành công, thánh thiện hay tội lỗi…Tuy nhiên, điều làm chúng ta bức xúc và thoáng buồn đó là trên quê hương Việt Nam chúng ta, trên đất nước chúng ta, trong năm qua đã xảy ra lắm chuyện đau thương : nào vụ bác sĩ thẩm mỹ Cát Tường vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng, nào người bảo mẫu hành hạ trẻ em được giao chăm sóc cho đến chết, nào thiếu nữ bị người chính người yêu chém và tưới xăng thiêu cho chết…; và ngay trong những ngày cận Tết nầy, với hai gia đình trẻ Tây Nguyên, chỉ trong 30 phút lơ là, đã đánh mất 3 đứa con dại chết nước dưới ao…

Quả thật, trong thế giới mà chúng ta đang sống, trong xã hội mà chúng ta đang có mặt, vẫn còn nhiều bóng tối : bóng tối của tội ác, bóng tối của lầm lạc, bóng tối của đau thương, bóng tối của lầm than, khổ ải…

Nhưng niềm tin đã chỉ dạy chúng ta, những người được mệnh danh là “con cái sự sáng” rằng : chính trong thế giới nầy, chứ không một thế giới nào khác, Con Thiên Chúa đã xuống thế làm nguời, đã cắm lều cư ngụ giữa chúng ta :

- Ngài sinh ra trong chế độ của một bạo chúa : Hêrôđê.

- Ngài lớn lên trong một đất nước đang bị ngoại bang xâm lăng : It-ra-en đang thời bị đế quốc Rôma đô hộ.

- Ngài sống trong một xã hội mà tôn giáo đang xuống cấp và phân rẽ, bạo lực gia tăng, giàu nghèo cách biệt, bệnh hoạn tật nguyền tràn ngập khắp nơi…

Chính Tin mừng Matthêô hôm nay đã ấn chứng thêm điều đó khi tường thuật việc Chúa Giêsu đến với vùng dân ngoại bên kia bờ sông Giođan, dân Náp-ta-li, dân Dơ-vu-lon, để loán báo tin Mừng cho họ. Phải chăng đó cũng chính là điều mà bài đọc 1 hôm nay, I-sa-ia đã tiên báo : “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi…”

Chính trong bối cảnh đó, Đức Giêsu thành Na-da-rét đã công bố một Tin Vui : “Nước Thiên Chúa đã đến đây rồi”, “lời ngôn sứ hứa hẹn tiên báo ngày xưa nay đã trở thành hiện thực”. Và điều kiện để gặp được, để đi vào Vương Quốc đó lại chính là một cuộc “cách mạng nội tâm”, một cuộc “đổi đời từ căn bản”, một cuộc hoán cải trở lại, metanoia dứt dạc, tận cùng từ trái tim đến hành động, từ quan niệm đến thực hành :

- Thay vì ích kỷ thủ lợi cho mình hãy biết quảng đại cho đi.

- Thay vì tham lam thu vén cho đầy túi hãy biết gạt bỏ để sống siêu thoát, khó nghèo giản đơn.

- Thay vì nhầy nhụa vẫn đục dâm ô, hãy vươn cao với cõi lòng thanh tao trong sáng.

- Thay vì khao khát nắm quyền để đàn áp bóc lột, cầm quyền sinh sát, hãy biết quỳ xuống khiêm hạ rửa chân và phục vụ anh em.

- Thay vì bạo loạn, gây hấn, chuốc oán hận thù, hãy làm lành làm phúc, xây dựng hòa bình…

Cứ chấp nhận những đòi hỏi ấy đi, cứ thực hành các nguyên tắc của “Tám Mối phúc thật” đi, tức khắc một thế giới mới sẽ được khai sinh, một nhân loại mới sẽ được cứu chuộc. Bóng tối sẽ bị đẩy lùi để nhường chỗ cho một thế giới ngập tràn ánh sáng.

Kể từ buổi chiều Thứ Sáu cách đây 2000 năm trên ngọn đồi Can-Vê ngoại thành Giê-ru-sa-lem, khi Đức Kitô công bố Tin Vui cuối cùng : “Hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với ta”, thì mỗi giờ, mỗi ngày đều có một thế giới mới được khai sinh, một “vương quốc của sự thật, sự sống, công bình và yêu thương” dần dần ló dạng ở cuối chân trời.

- Vâng, một thế giới mới khai sinh cùng với Hội Thánh khi Hội Thánh họp nhau cử hành cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Ki-tô ; chính nơi cuộc nhọp mừng nầy, “nguồn ánh sáng và ơn cứu độ” đã bừng lên cho những ai đã một lần giã từ bóng tối khi đi lên từ giếng nước Rửa Tội.

- Một thế giới mới được khai sinh cùng với bao tâm hồn thánh thiện đã sống trọn vẹn con đường của Phúc âm, cho dù phải trả giá bằng những hy sinh và từ bỏ, có khi bằng cả mạn sống mình.

- Một thế giới mới sẽ tiếp tục được khai sinh với bao thế hệ chứng nhân tông đồ hăng say lên đường thực thi sứ vụ truyền giáo, cùng với những người thành tâm thiện chí biết quảng đại quên mình phục vụ tha nhân và cồng đồng xã hội.

- Và một thế giới được khai sinh cùng với bao cuộc đời âm thầm khiêm hạ chắt chiu từng giọt mến Chúa, từng giây yêu người trong những tăm tối đời thường nhưng vẫn hân hoan trong niềm tin yêu hy vọng…

Vâng, bao lâu còn có những người Kitô hữu, còn có những con người biết sống xả kỷ yêu thương, biết phục vụ quên mình, biết trung thành với ơn gọi và sứ mệnh là bấy lâu bóng tối của sự dữ sẽ bị đẩy lùi để nhường chỗ cho một thế giới mới tràn ngập ánh vinh quang của Thiên Chúa.

Sứ điệp phụng vụ hôm nay không cho phép chúng ta sống tiêu cực và nản lòng trước một thế giới đầy thương tích, một cuộc sống vẫn dở dang, một môi trường bầy hầy ô nhiễm…Bởi vì, như câu ngạn ngữ của người Trung Hoa : “Một cây đỗ thì ồn ào hơn cả cánh rừng đang mọc” ; và bởi vì Thiên Chúa không thể cứu độ con người theo kiểu “mì ăn liền”, mà Ngài gọi mời chúng ta cọng tác, dấn thân và lao mình về phía trước. Điều quan trọng cũng cần chúng ta lưu ý mà thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Cô-rinh-tô trong bài đọc hôm nay đang nhắc khéo đó chính là : phải hiệp nhất, yêu thương, nên một, phải liên kết như cành nho trong thân nho, như chi thể trong thân thể, để làm nên một sức mạnh tổng hợp, một thế đứng mạnh mẽ. Bởi vì không phải A-pô-lô hay Phaolô nhưng chính Thiên Chúa và công cuộc cứu độ của Ngài mới là cùng đích.

Sau hết, nếu chúng ta đã cố gắng hết mình mà sao thấy cuộc đời nầy, thế giới nầy vẫn chưa có gì chuyển biến, thì ta hãy học kinh nghiệm này của Ludovic Giraud qua mấy dòng cuối của lời kinh của ông :

Và khi trên cánh đồng truyền giáo

Con đã không ngừng gieo vãi

Thế mà không thấy gì mọc lên,

Thì xin Chúa cho con giữ trọn niềm vui,

Xác tín rằng một ngày nào đó,

Vào giờ của Chúa

Nhờ lời nói và những cố gắng của con,

Rốt cuộc thì Chúa sẽ thống trị trên vũ hoàn. Amen.


LM. Giuse Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi tăng cường sự hiện diện và hoạt động của phụ nữ
LM. Trần Đức Anh OP
10:25 25/01/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi tăng cường sự hiện diện và hoạt động của phụ nữ trong các lãnh vực của Giáo Hội và xã hội dân sự.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 25-1-2014, dành cho 300 tham dự viên hội nghị toàn quốc do Trung Tâm Phụ Nữ Italia tổ chức, một trung tâm được thành lập cách đây gần 70 năm với mục đích huấn luyện và thăng tiến con người.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, sau khi nhắc đến giáo huấn của các vị tiền nhiệm về vai trò quan trọng của phụ nữ, ĐTC khẳng định rằng: ”Cả tôi cũng đã từng nhắc đến sự đóng góp không thể thiếu được của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là với sự nhạy cảm và trực giác của phụ nữ đối với tha nhân, người yếu thế và người vô phương thế tự vệ; tôi vui mừng khi thấy nhiều phụ nữ chia sẻ một số trách nhiệm mục vụ với các LM, qua việc tháp tùng các cá nhân, gia đình và nhóm, cũng như trong việc suy tư thần học. Và tôi cầu mong không gian dành cho sự hiện diện của phụ nữ được mới rộng một cách sâu rộng và quan trọng hơn trong Giáo Hội”.

ĐTC không quên vai trò quan trọng, không thể thay thế được, của phụ nữ trong gia đình. Ngài nói: ”Những năng khiếu tế nhị, đặc biệt nhạy cảm và dịu dàng, mà tâm hồn phụ nữ vốn rất phong phú, không những là một sức mạnh chân thực cho đời sống gia đình, làm lan tỏa bầu không khí thanh thản và hòa hợp, nhưng còn là một thực tại mà nếu không có, thì ơn gọi của con người không thể thực hiện được”.

Sau cùng, ĐTC nhắc nhở bí quyết để chị em phụ nữ hiện diện và tăng trưởng trong bao nhiêu lãnh vực công cộng, thế giới lao động và tại những nơi đề ra những quyết định quan trọng, cũng như trong gia đình, đó là sự siêng năng và kiên trì cầu nguyện. Ngài nói: ”Chính trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa, được Lời Chúa soi sáng, được ơn thánh của các bí tích tưới gội, mà phụ nữ Kitô luôn tìm cách đáp lại tiếng Chúa gọi trong hoàn cảnh cụ thể của mình.” (SD 25-1-2014)
 
Cảm nghiệm truyền giáo: Paraguay - Một kỳ mục vụ hè 2014
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
11:38 25/01/2014
PARAGUAY – MỘT KỲ MỤC VỤ HÈ 2014 THÚ VỊ

Sau ngày mồng Một Tết dương lịch 2014, chúng tôi chuẩn bị cho kỳ mục vụ Hè 2014.

Trong khi các quốc gia như vùng Bắc Mỹ và Việt Nam năm nay thời tiết lạnh thấu xương và có những vùng tuyết đóng băng dày đặt khiến nhiều người không thể đến sở làm hay đi du ngoạn như mọi năm, thì các quốc gia vùng Nam Mỹ và Paraguay thời tiết lại nóng kinh khủng. Có những vùng thời tiết nắng nóng đến nỗi đất nứt nẻ ra và nhiều nơi phải mua nước để dùng trong sinh hoạt. Người ta bắt đầu cầu trời cho mưa xuống để chuẩn bị cho vụ mùa.

Tháng Một cũng là cao điểm tháng Hè của người dân Nam Mỹ nên người ta đã tranh thủ đi nghỉ Hè và thăm người thân. Chính vì thế mà các hoạt động mục vụ ở giáo xứ thị thành đều ngưng lại vì các linh mục chính xứ đều tranh thủ nghỉ Hè.

Năm nào cũng vậy, cứ sau những ngày Tết dương lịch là chúng tôi có kỳ mục vụ Hè ở những giáo điểm truyền giáo xa xôi mà lâu lâu mới có các linh mục đến giúp. Năm nay chúng tôi cùng với 10 em chủng sinh người Paraguay đang trong giai đoạn Triết đến các giáo điểm miền núi thuộc vùng Đông Bắc của Paraguay có một cái tên Guaraní rất lãng mạng “Yasy Cañy” (Trăng Khuyết).

Các em chủng sinh đã có gần 1 tháng nghỉ Hè trước với gia đình từ đầu tháng 12 nên chúng tôi đã hẹn nhau tại địa điểm mục vụ trong tháng 1 này để các em hiểu thêm về sứ vụ truyền giáo trước khi trở thành những nhà truyền giáo thực thụ trong tương lai.

Từ Chủng Viện đến các giáo điểm truyền giáo chúng tôi phải đi mất hơn 1 ngày hành trình vì đường vào các giáo đểm truyền giáo ngoằn ngoèo, gập ghềnh rất xấu và bụi mịt mù khi các xe tải đi qua để vận chuyển hàng hóa. Chính các em chủng sinh người Paraguay đã phải than thở sao mà xa và đường xấu quá. Chúng tôi chỉ biết trấn an các em để các em vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình vì nếu không các em mà ngại khó không tiếp tục nữa thì kế hoạch mục vụ năm nay coi như phá sản.

Khi chúng tôi đến nơi thì trời đã chập tối. Chúng tôi đã chia nhau thành 5 nhóm mỗi nhóm 2 người và đến ở các nhà dân trong những ngày này. Bản thân chúng tôi cũng tá túc tại nhà của ông trưởng làng để cùng đồng hành với các em chủng sinh và người dân vùng truyền giáo.

Ngày mới bắt đầu. Chúng tôi đã nói với các em chủng sinh rằng mình đến đây không phải là để ban phát vì mình đâu có gì mà cho họ ngoài nụ cười, sự yêu thương và sự càm thông. Hãy đến thăm các nhà dân và nói chuyện với họ bằng chính ngôn ngữ bản xứ là tiếng Guaraní, hỏi han và thăm viếng họ như là những người thân và cùng nhau đọc một kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh là những kinh nguyện đơn sơ và thông dụng nhất mà tất cả người Công Giáo nào cũng thuộc lòng, rồi trước khi kết thúc hãy đọc một đoạn Kinh Thánh với họ. Nhà nào nếu có người già và người bệnh thì báo lại để chúng tôi cùng ông trưởng làng viếng thăm và làm các bí tích.

Có 10 giáo điểm truyền giáo trong vùng này và mỗi giáo điểm đều có một nhà nguyện đơn sơ để mỗi Chúa Nhật người dân đến họp nhau cầu nguyện. Thật tội nghiệp cho họ vì họ thiếu thốn đủ điều từ vật chất đến tinh thần. Nhà cửa thì lẹp xẹp trống trước, trống sau và chỉ có một phòng cho tất cả các sinh hoạt. Nhà vệ sinh không có mà họ chỉ đào một cái hố và có một tấm ván bắt qua giống như thời sau năm 1975 ở Việt Nam tại các vùng nông thôn. Nhà tắm lộ thiên và chỉ cần 1, 2 xô nước là đủ. Gà heo và các vật nuôi sống chung và có thể vào nhà bất cứ lúc nào vì nhà rất thấp. Chúng tôi ở chung với gia đình ông trưởng làng có hai con nhỏ và họ đã nhường chiếc giường duy nhất cho tôi trong khi họ và 2 cháu nhỏ phải nằm dưới đất. Quả thực chúng tôi rất ngại vì không đành nào để cả gia đình này vì mình mà nằm dưới đất nên đã hỏi mượn một chiếc võng để nằm ngủ dưới các bóng cây vì trong nhà quá nóng mà không có quạt trần hay quạt đứng gì cả. Cũng may mà không có muỗi, chỉ có ruồi vào ban ngày, và ban đêm thì mấy con chim rừng ngủ trên cây thỉnh thoảng cứ vô tư phóng uế xuống đất và có lúc dính ngay vào người mình. Tuy họ khổ về vật chất nhưng chưa bao giờ chúng tôi nghe họ than thở vì họ luôn có miếng ăn là hoa màu mà họ trồng như bắp, đâu phộng, khoai mì… Triết lí sống của họ rất đơn giản là “ăn nhiều chứ ở bao nhiêu” nên họ không quan tâm đến nhà cao, cửa rộng và phương tiện hiện đại. Thấy vậy mà họ sướng và ít khổ tâm hơn chúng ta vì họ sống đơn giản và không bon chen. Chỉ có những nơi rừng rú như thế này ở Paraguay mới thấy còn sót lại những con người chân thật, dễ gần và đúng là những người mà Chúa Giê-su đã từng nói trong bài giảng trên núi: “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ” (Xc Mt 5,3).

Về phương diện tinh thần thì họ lại càng thiếu thốn nhiều hơn vì tuy là những người đã được rửa tội nhưng rất nhiều người từ lâu rồi chưa bao giờ gặp được linh mục vì một năm chỉ có một lần linh mục đến dâng lễ nhưng nếu trúng vào ngày họ bị bệnh hay trời mưa thì khó mà ra khỏi nhà được. Một anh em linh mục phụ trách giáo xứ truyền giáo này phải trông coi đến hơn 80 giáo họ nên không thể trách ngài được vì đường xá quá xa xôi và ngài không chỉ lo về các bí tích mà còn lo quản trị nhiều việc khác nữa tại Nhà Xứ. Phần lớn Nhà Nguyện của các giáo điểm chỉ là những cái chòi đơn sơ và bên trong có kê một cái bàn để đặt tượng thánh bổn mạng của giáo điểm hay khi linh mục đến dâng thánh lễ. Nghĩ lại ở Việt Nam quê mình nói là nghèo nhưng nhà thờ nào cũng thấy hoành tráng và thậm chí một số linh mục khi được chuyển về xứ mới đã phá bỏ nhà thờ cũ để xây nhà thờ mới đẹp hơn, khang trang hơn để được người đời gọi là nhà thờ mang tên mình. Khi dâng lễ trong các nhà nguyện đơn sơ này, chúng tôi nhớ lại lời Kinh Thánh khi Chúa Giê-su nói chuyện với người phụ nữ Samari, Chúa Giê-su đã yêu cầu con người phải thờ phượng Thiên Chúa một cách mới mẻ hơn, cao cấp hơn. Ngài nói: «Đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem (…) Giờ đã đến – và chính là lúc này đây – những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật. (…) Thiên Chúa là thần khí, nên những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật» (Xc. Ga 4,22-24).

Các em chủng sinh đi từng hai người một để thăm từng nhà như lời hướng dẫn của chúng tôi trong khi chúng tôi thăm viếng những bệnh nhân và người già yếu và mỗi ngày phải dâng 3 thánh lễ ở 3 giáo điểm khác nhau để người dân có dịp tham dự thánh lễ. Trời nắng, nóng và khá mệt vì phải di chuyển nhiều và đường xá quá xấu nhưng lại thấy vui vì mình làm được gì đó có ích. Chính các em chủng sinh cũng cảm thấy thích thú khi người dân mở lòng và đón tiếp họ như những sứ giả của Chúa và người dân đã ùn ùn kéo nhau tham dự thánh lễ. Cũng may mà tiếng Guaraní của chúng tôi cũng không quá tệ và các em chủng sinh cũng giúp phần giảng giải Lời Chúa nên người dân tham dự rất tích cực.

Có một điều mà chúng tôi muốn chia sẻ nơi đây trong chuyến mục vụ truyền giáo mùa Hè này mà đến giờ mỗi khi nhớ lại chúng tôi vẫn còn nổi da gà. Số là trong lúc chúng tôi đi thăm bệnh nhân với sự hướng dẫn của ông trưởng làng, chúng tôi có vào một gia đình có mấy bà góa phụ và mấy cháu nhỏ. Khi vào chúng tôi hỏi ai là bệnh nhân để chúng tôi Xức Dầu Thánh và Trao Mình Thánh Chúa. Bà chủ nhà mới gọi người em của bà đến. Nhìn bà em độ tuổi khoảng trên dưới 50 rất khỏe mạnh nhưng thái độ tỉnh bơ chẳng thèm chào hỏi gì cả. Thông thường người dân quê ở Paraguay khi gặp linh mục mà họ gọi là Pa’í (Ông trời con, theo tiếng Guaraní) là họ chắp hai tay xin phép lành. Tuy nhiên, bà nhà quê này lại không chào hỏi mà lại còn nhìn chằm chằm như muốn nuốt chửng chúng tôi nữa... Tôi cũng lấy làm lạ không hiểu tình trạng bà này ra sao, và các chủng sinh cũng không báo cho biết trước về bệnh tình của người này... Tuy nhiên đã đến là phải thi hành nhiệm vụ nên chúng tôi miễn cưỡng Xức Dầu và Trao Mình Thánh Chúa cho bà này. Trước khi Trao Mình Thánh Chúa, chúng tôi mời gọi mọi người hiện diện đọc Kinh Lạy Cha và dâng mình Thánh Chúa với lời nguyện: “Đây Chiên Thiên Chúa…” Khi mọi người xướng: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh”. Chúng tôi vừa trao Mình Thánh Chúa và đọc: “Mình Thánh Chúa Ki-tô”, người đàn bà liền thè lưỡi ra đón lấy thì tự nhiên chúng tôi thấy một cái lưỡi rất dài và trước khi rước lấy Mình Thánh Chúa thì chúng tôi lại thấy cái gì như một làn khói với hình thù rất ghê gớm từ trong người bà xuất ra khiến chúng tôi nổi da gà. Người đàn bà đã nhìn trừng trừng vào chúng tôi với đôi mắt thật hoang dã. Tuy cũng hơi rùng mình nhưng chúng tôi cũng cố gắng hoàn tất việc trao Mình Thánh Chúa và lời nguyện kết thúc. Đây là một kinh nguyện mục vụ đáng nhớ của chúng tôi và qua kinh nghiệm này chúng tôi vững tin hơn vào Thánh Thể Chúa và hứa với lòng mình là khi làm việc gì với tư cách là linh mục thì không nên làm chiếu lệ và miễn cưỡng vì như thế sẽ không đem lại hiệu quả gì mà còn có hại cho người khác.

Chính trong những ngày mục vụ vùng xâu vùng xa với những người dân nghèo về cả hai phương diện đã giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về những lời rao giảng mà khi xưa Chúa Giê-su đã sai các môn đệ ra đi truyền giáo. Nếu linh mục chỉ ngồi một chỗ thì sẽ không biết nhiều những chuyện xảy ra ở thế giới bên ngoài mà nếu có biết thì chỉ qua những lời kể. Khi thăm những gia đình nghèo và người già yếu, bệnh tật, chúng tôi nhận thấy không có nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào, mỗi gia đình đều có thánh giá riêng phải tự vác lấy và không ai có thể vác thay cho họ. Chính các em chủng sinh cũng nhận thấy mình trưởng thành hơn trong những ngày mục vụ ngắn ngủi này.

Hôm nay là ngày lễ Thánh Phao-lô Tông đồ trở lại, kết thúc tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất các Ki-tô hữu và cũng là những ngày cuối năm Quí Tỵ trước khi bước qua Tết Giáp Ngọ 2014. Hòa cùng không khí đón Tết tại quê nhà Việt Nam, xin cầu chúc các ân nhân, thân nhân, gia đình cùng bạn hữu xa gần một Năm Mới Giáp Ngọ 2014 phát tài phát lộc. Và cũng nhân dịp đón ngựa chiến, tiễn rắn vàng, chúc tất cả mọi người luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, xin Thiên Chúa của mùa Xuân vĩnh cửu ban nhiều ơn lành cho tất cả trong Năm Mới được mưa thuận gió hòa và mọi người luôn sống hiệp nhất với nhau. Feliz Año Nuevo 2014.

Paraguay, 25 tháng 01 năm 2014 – Lễ Thánh Phao-lô Tông Đồ Trở Lại

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Đức Thánh Cha chủ sự kinh chiều bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất Kitô
LM. Trần Đức Anh OP
18:51 25/01/2014
ROMA. Lúc 5 giờ rưỡi chiều ngày 25-1-2014 lễ Thánh Phaolô trở lại, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành ở Roma, để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Tuần này đã tiến hành từ 18 đến 25-1 vừa qua với chủ đề ”Chúa Kitô bị phân rẽ sao” (Xc 1 Cr 1,1-17).

Hiện diện tại buổi cầu nguyện, ngoài hàng chục HY, còn có các GM, giáo sĩm tu sĩ và giáo dân Roma, nhiều đại diện của các cộng đoàn Kitô khác, nhất là Đức TGM Gennadios Zervos, Đại diện tòa Thượng Phụ chung của Chính Thống giáo, đặc trách các tín hữu Chính Thống tại Italia, Malta và miền nam Âu Châu, ĐGM David Moxon người New Zealand, đại diện Đức Giáo Chủ Anh giáo tại Roma.

Trước khi kinh chiều bắt đầu, ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, đã đại diện mọi người hiện diện chào mừng và cám ơn ĐTC đã đến chủ sự Kinh Chiều này.

Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn chủ đề tuần cầu nguyện hiệp nhất năm nay, rút từ thứ thứ I của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cộng đoàn Corinto đang bị chia rẽ, người thì quả quyết mình thuộc về Phaolô, người khác nói mình thuộc về Apollo, cũng có người nói mình thuộc về Chúa Kitô. Tình trạng đó cho thấy ”kinh nghiệm riêng của mỗi người, sự tham chiếu một số nhân vật quan trọng của cộng đoàn, đã trở thành thước đo để phán đoán đức tin của người khác.. Trong tình trạng chia rẽ ấy, thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Corinto, ”vì danh Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tất cả hãy đồng tâm nhất chí trong lời nói, để giữa họ không có chia rẽ, trái lại được hiệp nhất trọn vẹn với nhau trong tư tưởng và cảm thức”.

ĐTC cũng nói rằng: ”Các bạn thân mến, Chúa Kitô không thể bị phân rẽ! Xác tín này phải khích lệ và nâng đỡ chúng ta khiêm tốn và tín thác tiếp tiến bước trong hành trình tiến về sự hiệp nhất hữu hình giữa mọi tín hữu của Chúa Kitô”.

ĐTC nhắc đến sự nghiệp của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm từ Đức Gioan 23 đến Phaolô 6 và Gioan Phaolô 2 trong nỗ lực đại kết, Người đã đề nghị đối thoại đạt kết như một chiều kích thông thường và không thể tách rời khỏi đời sống của mỗi Giáo Hội địa phương.

Ngài nói thêm rằng: ”Hoạt động của các vị Giáo Hoàng làm cho chiều kích đối thoại đại kết trở thành một khía cạnh thiết yếu trong sứ vụ của Giám Mục Roma, đến độ ngày nay người ta không thể hiểu trọn vẹn sứ vụ của Phêrô mà không bao gồm trong đó cả sự đợi mở đối thoại với tất cả những người tin nơi Chúa Kitô. Chúng ta có thể nói rằng hành trình đại kết đã giúp đào sâu sự hiểu biết về sứ vụ của người Kế vị Thánh Phêrô và chúng ta phải tín thác rằng Người sẻ tiếp tục hành động theo nghĩa đó cả trong tương lai”. (SD 25-2-2-2014)
 
Canh thức phò sự sống, bài giảng của Đức TGM Chaput
Vũ Văn An
23:37 25/01/2014
Cuộc diễn hành phò sự sống hàng năm để phản đối phán quyết Roe v. Wade năm 1973, tức phán quyết hợp pháp hóa việc phá thai, thường ít được báo chí và truyền thông thế tục tường trình. Nhưng năm nay có khác, nó lôi cuốn 600,000 người, bất chấp thời tiết lạnh cóng, đã từ khắp các tiểu bang tụ về Washington D.C. để lớn tiếng nói với các nhà lãnh đạo Mỹ điều họ nghĩ về việc hợp pháp hóa phá thai tại Hoa Kỳ.

Hơn nữa, điều thực sự lôi cuốn chú ý của báo giới và truyền thông là chủ tịch Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Cộng Hòa, Reince Priebus, đã quyết định hoãn cuộc họp mùa đông của Ủy Ban này mấy tiếng đồng hồ để ông cùng toàn thể Ủy Ban tham dự cuộc diễn hành. Ông nói: “Chúng tôi sẽ có mặt ở đó để gửi đi một thông điệp: chúng tôi là đảng phò sự sống. Sự sống là một ơn phúc cần được bảo vệ”.

Cuộc diễn hành năm nay cũng khiến có sự thay đổi nơi truyền thông xã hội: một áp dụng gọi là March For Life (Diễn Hành Phò Sự Sống) đã được thiết dựng và một “cuộc diễn hành ảo” trên Facebook đã được lập để những ai, không diễn hành thực sự được, có thể biểu lộ sự ủng hộ bằng cách đăng tải hình cuộc diễn hành phò sự sống năm trước làm “hình bìa” của mình.

Phải chăng một phần nhờ Buổi Canh Thức của cả nước cầu nguyện cho sự sống tại Đền Thánh Quốc Gia ở Hoa Thịnh Đốn. Trong Thánh Lễ kết thúc vào ngày 22 tháng Giêng, đáng lẽ Đức TGM Charles J. Chaput, O.F.M. Cap., sẽ tới giảng thuyết, nhưng vì thời tiết xấu, ngài đã không tới được. Thay vào đó, Đức Ông Walter Rossi, cha sở Đền Thánh, đã đọc bài giảng sau đây do chính Đức TGM gửi tới.

"Hôm nay là ngày kỷ niệm năm thứ 41 vụ Roe v Wade, là vụ thực tế đã hợp pháp hóa việc phá thai theo yêu cầu. Cuộc tranh đấu chống phá thai của 4 thập niên qua dạy ta một bài học rất hữu ích. Sự ác nói khá nhiều tới “khoan dung” khi nó yếu. Khi nó mạnh, sự khoan dung đích thực bị nó đẩy ra khỏi cửa. Và lý do thật đơn giản. Sự ác không thể chịu đựng được phản chứng của sự thật. Nó sẽ không sống chung một cách hòa bình với điều thiện, vì sự ác nằng nặc đòi được coi là đúng, và được thờ phượng như là điều đúng. Bởi thế, điều tốt phải bị biến thành điều đáng ghét và sai lầm.

"Chính sự hiện hữu của những người nhất định không chấp nhận sự ác và luôn tìm cách hành động hợp nhân đức đang làm những ai không sống như thế tức tối. Và do đó, quả là hợp luận lý khi những người diễn hành, vận động và lên tiếng bênh vực trẻ sơ sinh sẽ bị và đang bị xỉ vả bởi các nhà lãnh đạo, giới truyền thông và những người đấu tranh cho phá thai, là những người đang biến quyền giết trẻ chưa sinh thành đền thờ của chọn lựa bản thân.

"Bẩy mươi năm trước đây, phá thai là một tội phạm chống lại nhân loại. Bốn thập niên sau, những người ủng hộ phá thai nói tới 'thảm kịch' phá thai và nhu cầu phải làm cho nó an toàn và họa hiếm đi. Điều ấy nay không còn nữa. Hiện nay, phá thai không phải chỉ là một quyền, mà là một quyền đòi được có phẩm giá tích cực, được phép quỉ quái hóa đối phương, được ưu tiên can thiệp vào các bảo đảm của hiến pháp đối với tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo. Ta không còn khoan dung việc phá thai nữa. Ta đang thờ kính nó như một vật tổ.

"Đôi lúc, người ta hỏi tôi, trong tư cách tín hữu, ta có thể lạc quan được không về tương lai xứ sở. Câu trả lời của tôi trước sau như một. Lạc quan và bi quan đều nguy hiểm đối với Kitô hữu vì cả Thiên Chúa lẫn ma quỉ đều đầy ngạc nhiên. Nhưng đức cậy lại là chuyện khác. Giáo Hội dạy ta phải sống bằng đức cậy và đức cậy hay hy vọng là một tạo vật khác hẳn với lạc quan. Văn hào Công Giáo Pháp là Georges Bernanos định nghĩa đức cậy là “thất vọng được chinh phục”. Đức cậy là xác tín rằng quyền tối cao, vẻ đẹp và vinh quang của Thiên Chúa vẫn tồn tại bất chấp mọi yếu đuối và mọi thất bại của ta. Đức cậy là ơn biết tin tưởng rằng Thiên Chúa là Đấng y như Người nói Người là, và khi phụng sự Người, ta đã làm một điều phong phú và quí giá để đổi mới thế giới.

"Đời ta quan trọng theo mức độ ta cho nó đi để phục vụ Thiên Chúa và giúp đỡ tha nhân. Đời ta quan trọng không phải vì ta là ai. Nó quan trọng vì Thiên Chúa là ai. Lòng thương xót, đức công chính, tình yêu của Người, tất cả đều là những điều đang chuyển vần các thiên hà và vươn tới tử cung chạm tới đứa trẻ chưa sinh, lúc ấy đã có nét cao cả của một hữu thể nhân bản. Và chúng ta càng trở nên nhân bản hơn nhờ nhìn thấy nhân tính nơi người nghèo, người yếu đuối và trẻ chưa sinh để rồi tranh đấu cho nhân tính ấy.

"Suốt 41 năm qua, phong trào phò sự sống từng bị báo chí gạch bỏ như đã chết rất nhiều lần không đếm xuể. Ấy thế nhưng chúng ta vẫn hiện diện ở đây, hết năm này qua năm nọ, làm thất vọng những người chỉ trích ta và nhất định ta không chịu chết. Tại sao thế? Vì Lời Chúa và công trình của Người vẫn tồn tại. Không phán quyết nào, không luật lệ nào và không một vận động chính trị nào có thể thay đổi sự thật về việc lúc nào thì sự sống con người bắt đầu cũng như sự thánh thiêng mà Thiên Chúa vốn gắn chặt vào mỗi sự sống và mọi sự sống nhân bản.

"Sự thật về phẩm giá con người nhân bản đã bừng cháy trong tâm hồn ta nhờ ngọn lửa tình yêu Thiên Chúa. Ta chỉ có thể xử lý với sức nóng của tình yêu này bằng hai cách. Ta có thể biến trái tim ta thành đá. Hay biến nó và biến chứng tá của ta thành nguồn ánh sáng cho thế gian. Ai trong anh chị em có mặt ở đây hôm nay hẳn đã chọn lựa. Điều nghịch thường một cách kỳ diệu là bất chấp giá lạnh và mưa tuyết Tháng Giêng, tại ngôi thánh đường vĩ đại này vẫn không hề có những điều như mùa đông. Đây là nhà Thiên Chúa. Tại nơi này, chỉ có thể có sự ấm áp của Nhan Chúa và của Dân Chúa. Tại nơi này, không hề có chỗ cho sợ sệt hay bối rối hoặc tuyệt vọng, vì Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Người, và tình yêu của Người luôn luôn chiến thắng.

"Mỗi người chúng ta đều được Chúa dựng nên và tuyển chọn vì một mục đích, y như cách Đavít đã được tuyển chọn; chính đây là lý do tại sao thánh vịnh gia đã nói như sau với mỗi người chúng ta ở đây hôm nay:

"Lạy Thiên Chúa, Con sẽ ca Ngài một bài ca mới;
Với cây đàn lia mười dây, con sẽ hát ca ngợi Ngài,
Đấng đã ban chiến thắng cho vua chúa,
Và giải thoát Đavít, tôi tớ Ngài khỏi giáo gươm.

"Thánh vịnh gia viết những lời trên không phải trong thời hòa bình hạnh phước thần thông, mà là giữa cuộc đấu tranh gian khổ của dân Do Thái để sống còn và để trung thành với giao ước Thiên Chúa, giữa lúc bị kẻ thù bao vây và bị phân hóa trong nội bộ. Đó cũng là loại thời khắc của chính chúng ta hiện nay. Tất cả chúng ta hiện diện nơi đây vì yêu quê hương xứ sở và muốn quê hương xứ sở này hiện thân hóa các lý tưởng cao đẹp nhất của các vị lập quốc, trong luật lệ và trong thực hành. Nhưng các quốc gia có sinh có thịnh, rồi suy rồi tàn. Và quốc gia ta cũng sẽ như thế. Ngay một Xêda tốt cũng vẫn chỉ là Xêda. Chỉ có Giêsu Kitô mới là Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới vững bền. Việc ta phải làm là làm một cách chăm chỉ bao nhiêu có thể, là làm một cách hân hoan bao nhiêu có thể, và bao lâu có thể để khuyến khích việc tôn kính sự sống con người trên xứ sở ta và bảo vệ tính thánh thiêng của con người nhân bản, bắt đầu với trẻ chưa sinh.

“Chúng ta còn một nhiệm vụ khác: sống hy vọng; tin tưởng rằng Thiên Chúa thấy rõ sự yếu ớt của những kẻ tự đắc và quyền thế; và sự mạnh mẽ của những người trong sạch và yếu đuối. Bài đọc của Sách Samuen hôm nay nhắc ta nhớ rằng Đavít hạ đo ván tên khổng lồ Gôliát chỉ bằng chiếc ná và viên đá nhẵn, đơn sơ lấy từ suối cạn. Còn điều tôi thấy ở đây trước mắt tôi hôm nay không phải 'năm viên đá nhẵn từ suối cạn' mà là hàng trăm và hàng trăm viên đá như thế. Nhiệm vụ của ta là hạ sát tội phá thai và chiếm lại những người đàn ông và đàn bà đang bị cầm tù trong nền văn hóa bạo động mà tội kia đã tạo ra. Về lâu về dài, điều đúng sẽ tạo ra sức mạnh, chứ không ngược lại. Về lâu về dài, sự sống sẽ mạnh hơn sự chết, và lòng can đảm của anh chị em, sự kiên trì của anh chị em, lòng cảm thương của anh chị em sẽ phụng sự Thiên Chúa sự sống, cả đối với những kẻ nhạo báng anh chị em.

"Tin Mừng hôm nay cho ta hay: Chúa Giêsu có uy lực đối với bệnh tật và dị dạng. Nhưng một cách triệt để hơn nữa, nó nhắc nhở ta rằng Giêsu là Chúa của chính ngày Sabát, một ngày được dành riêng mỗi tuần để tôn kính Tác Giả mọi tạo vật. Như Chúa Giêsu nói đâu đó trong Tin Mừng, ngày Sabát là vì con người, chứ con người không vì ngày Sabát. Cũng thế, nhà nước, các tòa án và luật lệ của nó là vì con người, chứ con người không vì nhà nước. Con người nhân bản là chủ thể sự sống và là chủ thể lịch sử; họ bất tử và vô cùng quí giá trước con mắt Thiên Chúa; chứ không phải một tùy thể hóa học, không hề là tay chơi, cũng không phải đồ vật vô hồn để kẻ quyền thế và ích kỷ muốn khẳng nhận hay vứt bỏ ra sao tùy ý.

"Nếu Giêsu là Chúa của ngày Sabát, thì Người cũng là Chúa của lịch sử. Và chẳng chóng thì chày, bất chấp sự yếu đuối của bằng hữu Người và sự mạnh mẽ của kẻ thù Người, ý Người sẽ được thể hiện, dù phe Biệt Phái và Hêrốt tân thời có chấp nhận hay không".
 
Top Stories
Pope Francis encourages increased participation of women in Church
Vatican Radio
11:33 25/01/2014
2014-01-25 Vatican- Pope Francis earlier today met with participants at a national conference sponsored by the Italian Women’s Centre, which is due to celebrate the 70th anniversary of its foundation in October of this year. The Italian Women’s Centre (Centro Italiano Femminile, or CIF) was set up in 1944 as a federation of Catholic women’s associations. It was established in response to the need for guidance on civic and social issues which arose at the end of the Second World War, when Italy introduced universal suffrage and millions of women were called to vote for the first time ever.

Pope Francis opened his address by giving thanks for the organisation’s work over the past 70 years and for its value as witness to the changing role of women within Catholic communities and Italian society as a whole. In recent decades, the Pope said, within the context of other cultural and societal developments, the role of women has been greatly transformed, their participation and responsibilities have increased. It is with great joy, he added, that I see many women sharing pastoral responsibilities with priests, both in theological reflection and by supporting individuals, families and communities, and I hope the space for women to contribute incisively to the life of our Church may continue to increase.

If the contribution of women to the public or professional sphere is important, Pope Francis went on, their contribution to family life is even more vital. But at this point, he said, the question arises naturally – how is it possible for any woman to develop an incisive presence in the many areas of public and professional life where important decisions are made, and at the same time to maintain a special presence within the family? This, the Pope said, is the field of discernment, which requires assiduousness and perseverance in prayer, as well as reflection on the reality of women within society.

It is in dialogue with God, Pope Francis concluded, that Christian women must answer his call – a dialogue which is always supported by Mary. May she – who cherished her divine son, who propitiated his first miracle at the wedding in Cana, who was present on Calvary and at Pentecost – show you the path to understanding the role of women within society.
 
Văn Hóa
Anh Joseph
Martin Trà Nguyễn
11:33 25/01/2014
ANH JOSEPH

Anh tên là Joseph,làm tại nhà hàng bán thức ăn nhanh-McDonald’s , tại bệnh viện Texas Children’s Hospital. Với dáng đi châm rãi, nói năng từ từ, gặp ai cũng chào hỏi: ”Hi,how are you..?” , “ are you ok?”…anh làm công việc tưởng chừng như rất bình thường với mọi người: lau dọn bàn ăn, thu rác…, nhưng đối với anh là cả một sự phấn đấu không ngừng, vì trong anh có một căn bệnh, mà có lẽ các bạn sẽ nhận ra một sự rất đăc trưng, là khuôn mặt những người mang bệnh này rất giống nhau, va trong số họ, có những người mắc bệnh tim, hoặc thiểu năng về nhận thức nào đó.

Gặp tôi, hay bạn, hay bất cứ người nào, anh đều chào hỏi tử tế, tay bắt mặt mừng. Anh đã làm trong nhà hàng McDonald’s được 18 năm. Anh hãnh diện khoe với tôi những mề-đan ( medal) anh được thưởng. Có lẽ không phải anh nhận được vì những đóng góp về ý tưởng làm tăng doanh thu, hoặc cũng chẳng vì anh giỏi giang , mà chính là anh đã làm tròn nhiệm vụ được giao, còn hơn thế nữa, anh mang niềm vui, sự bình an, yêu thương đến mọi người…

Anh biết một chút tiếng Mễ ( Mexico), anh giải thích với tôi, người Spanish gọi tên anh là Hô-Sê( Jose). Khoe lòng bàn tay , anh nói, anh hãnh diện vì có Thiên Chúa trong con người của anh, nhìn kỹ, tôi thấy chỉ tay của anh có dường cắt chéo hình Thánh giá , anh giải thích, đó là “ Dấu ấn yêu thương hình Thánh giá của Chúa Giê su trong anh”. Và vì mang tên thánh Giu-se ( Joseph), anh nói với tôi, thánh Giu-se trong “ Bible”, bảo vệ gia đình , và là người tốt. Anh nói rằng, “ Ba Mẹ tôi rất hãnh diện về tôi”. Quả thật, tôi mường tượng sự hi sinh vất vả của cha mẹ anh, những lần đưa anh đi khám bệnh, đến trường học, cho anh hòa nhập xã hội để anh lo cho bản thân, và xã hội. Và xã hội Hoa Kỳ, thật xứng đáng để tự hào, vì đã đào tạo và lo cho những người thiệt thòi, bệnh tật trong xã hội. Sau đó còn cho họ một Nhân phẩm, được đi làm như một người bình thường, hòa nhập với xã hội.

Nhìn về Quê hương dấu yêu, tôi cầu mong sao, có một ngày, bao nhiêu mảnh đời bệnh tật, thiệt thòi, oan khiên, bị chà đạp… sẽ có một ngày mai tương sáng.

Cám ơn Thiên Chúa, cám ơn anh Giu-se ( Joseph),giữa bao khó khăn của đời sống, anh vẫn cháy sáng một tình yêu.

Chiều nay, khi rời bệnh viện để đón xe bus, tôi cũng bắt gặp anh , xếp hàng để lên xe, vẫn với dáng đi khoan thai, châm rãi, trong bóng chiều, anh để lại trong tôi sự bình an thật thanh thoát.

Houston 1-2014.

Martin Tra Nguyen
 
Giải viết văn đường trường 2014 - Bản tin số 2
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
16:31 25/01/2014
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014

BẢN TIN 02


Thưa quý độc giả và quý tác giả,

Trước thềm năm mới Giáp Ngọ, Ban tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường xin kính chúc quý Ban Biên Tập các trang Truyền Thông Công Giáo, quý tác giả và độc giả bốn phương một cái Tết vui tươi đầm ấm và một Năm Mới an bình hạnh phúc trong Chúa.

Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của các trang truyền thông Công Giáo, cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ 2 (2014) được biết đến khá rộng rãi, hứa hẹn sẽ có nhiều tác giả tham gia. Tới nay chúng tôi đã nhận được 35 tác phẩm dự thi. Dưới đây chúng tôi hân hạnh giới thiệu 5 truyện ngắn đầu tiên được chọn vào vòng sơ khảo.

Nhằm tìm kiếm và xây dựng các tài năng văn xuôi cho văn học Công Giáo, Giải Viết Văn Đường Trường được tổ chức liên tục từng năm và trao giải trong 6 năm liền (2013-2018) dành cho những truyện ngắn có nội dung Kitô giáo, đồng thời sẽ ấn hành giới thiệu các tuyển tập truyện ngắn cho các tác giả đạt giải.

Hiện nay cuộc thi lần thứ 2 (2014) vẫn đang tiếp tục nhận bài dự thi. Ước mong quý vị và các bạn giúp giới thiệu chương trình này thật rộng rãi.

Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường

tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/

Xin chân thành cám ơn.

Qui Nhơn, ngày 25-01-2014

Thay lời Ban Tổ chức

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ


BÀI DỰ THI

Mã số 14-001

HÀNH TRÌNH CỦA MỘT CUỘC TRỞ VỀ!

…Ừ, tôi là đồ bỏ đi, tôi là đồ xếp xó, tôi là đồ vô dụng thì đã sao nào? Trong cơn giận dữ, Nó bỗng thốt lên những lời đó. Nhưng Nó cũng không biết Nó đang nổi giận với ai, với chính bản thân Nó hay với một ai khác? Dù thế nào thì Nó cũng hy vọng sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi gào lên những lời đó. Vậy mà, Nó đã sai. Đã hét, đã gào lên rồi, hả được cơn giận hay không thì không biết nhưng hơn lúc nào hết Nó thấy trong lòng Nó một sự trống trải dường như dài vô tận không có lối ra.

Ngoài kia, những cơn giông mùa bão vẫn đang thi nhau ùa về. Chốc chốc lại kéo những cành cây hai bên đường ngả bên này nghiêng bên kia, tạo nên những tiếng huýt dài dữ tợn. Cả tuần nay, trời lúc nào cũng tối sầm. Mưa rả rích cả ngày lẫn đêm. Căn phòng chứa đồ vốn đã chật chội nay lại ngột ngạt hơn vì mùi ẩm mốc.

Đó là một căn phòng nhỏ nằm ngay bên hông phải của nhà thờ. Bên trong căn phòng chứa rất nhiều đồ đạc cần dùng của giáo xứ. Ngay bên cạnh cửa vào là một cái hòm bằng gỗ đã khá cũ. Nó được đặt ở trong cái hòm đó đã khá lâu rồi. Những ngày này, Nó cảm thấy khó chịu, bứt rứt lắm! Càng nghĩ Nó lại càng tủi cho thân phận mình. Nó nghĩ lại những ngày tháng trước đây, khi mà vị linh mục vẫn còn dùng đến Nó trong những buổi chầu Thánh Thể của giáo xứ.

Lúc ấy, Nó hãnh diện vì bản thân lắm. Nó hãnh diện bởi vì nhỏ bé như Nó đấy, mà Nó được diễm phúc Mình Thánh Chúa ngự vào. Cứ những ngày đầu của tháng, vị linh mục long trọng đặt Mình Thánh Chúa vào cung lòng Nó và đặt giữa bàn thờ cho cộng đoàn giáo xứ thờ phượng ngợi khen Chúa. Khi đó, nhà thờ vang câu kinh, người lớn, con nít đồng thanh hát xướng, hạnh phúc và thiêng liêng biết bao! Nó sẽ chẳng bao giờ có thể quên được dĩ vãng nhiều kỷ niệm ấy. Nghĩ mà Nó thấy nhớ những ngày tháng xa xưa. Nó thấy hối hận. Hơn lúc nào hết, lúc này đây Nó muốn khóc. Nó muốn khóc cho những tháng ngày lầm lỗi. Nó muốn được quay lại với những ngày tháng đó để lại được Chúa ngự vào lòng. Nghĩ vậy, Nó bỗng cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường, bởi vì Nó biết Thiên Chúa là Cha nhân hiền vẫn luôn luôn trông ngóng sự trở về của tất cả mọi hối nhân như Nó… Đúng vậy, mình sẽ giũ bỏ bụi bặm của những năm tháng qua để lại được đón Chúa vào lòng mình như xưa. Nó thầm nghĩ như vậy.

Trước đây, Nó đã để cho mạng nhện giăng đầy. Bụi trần đã bao bọc Nó. Vậy mà Nó chẳng nhận ra, chẳng chịu thanh tẩy bản thân. Chẳng mấy chốc, Nó trở nên hoen ố. Nó đã và đang đeo bám vào quá nhiều thứ, chẳng còn khoảng trống nào cho Chúa nữa. Còn Chúa thì vẫn yêu thương và đợi chờ Nó ngày ngày. Tình yêu thì đã cho đi rồi đấy, nhưng phải có “người nhận” thì mới là một tình yêu trọn vẹn. Tình yêu cho đi mà không người nhận, thì tình yêu ấy sẽ lại trở về với “người đã trao ban”. Thiên Chúa là Cha đã coi Nó như bạn hữu của Ngài (x. Ga 15,15), vậy mà Nó lại ngoảnh mặt đi, khước từ lời mời gọi yêu thương của Ngài để làm bạn với tội lỗi. Mặc dầu vậy, Ngài vẫn ở đó trông ngóng và chờ đợi sự trở về của Nó.

…Người thanh niên đọc được câu chuyện về chiếc Mặt Nhật, anh ta gặp thấy hình ảnh mình trong đó. “Đúng vậy, mỗi lần rước Mình Thánh Chúa vào lòng là ta trở nên chiếc Mặt Nhật để chiếu rọi tình yêu của Chúa cho những người anh em xung quanh.

Vậy mà, tháng ngày qua ta bỏ quên Chúa để bám víu vào tội lỗi. Ta thường xuyên để cho sự ích kỷ và lòng tham giăng kín tâm hồn. Cuộc sống của ta toàn là những toan tính về tiền tài, danh vọng. Hơn thế nữa, những bụi bẩn của sự nhỏ nhoi, của lòng ghen tị kéo ta ra xa Chúa. Tất cả những thứ đó làm đầy tràn quả tim nhỏ bé của ta. Chẳng nhẽ cả đời ta cứ theo đuổi những thứ hư vô đó ư? Vậy thì ta đâu còn khoảng trống nào để dành cho Chúa. Ta thật khờ dại”. Người thanh niên thầm nói với mình như vậy.

Thinh lặng một hồi lâu… Anh ta quyết đứng lên trở về với Chúa, để lại được nép mình vào trái tim yêu thương của Ngài. Người thanh niên ấy đã tìm đến với bí tích Giao Hòa. Ánh mắt anh ta rướm lệ vì hạnh phúc. Và rồi sau cơn giông trời lại hửng nắng chứa chan hy vọng, cỏ cây tươi xanh. Một mùa xuân thiêng liêng mới đang nở. Hương nắng mới chan hòa ấm cúng trong lòng người.

Hương vị của Tình Yêu vẫn tiếp tục tỏa lan khắp nơi, làm ấm lòng mọi trái tim những ai đang thổn thức. Muôn vạn thuở Ngài vẫn là Tình Yêu (X. 1Ga 4, 8). Ngài vẫn còn ở đó chờ đợi và gọi mời.

MÃ SỐ: 14-003

NẮNG MỚI


Ngôi làng nằm lọt thỏm giữa rừng thông xanh trải dài thăm thẳm. Chiều tàn! Những con chim kéo nhau về tổ, để lại bầu trời trơ trọi với gam màu tối. Những ánh lửa le lói sáng lên giữa màu đen của đại ngàn chiều hôm. “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ” , hi vọng ánh lên từ đêm đen!

Trong căn nhà nhỏ mới dựng tạm bợ sơ sài ở một góc làng, cha Tâm đang trầm tư trước Thánh thể. Dường như cha đang suy nghĩ nhiều lắm. Một tuần nay, cứ đêm về, khi những công việc bộn bề của một ngày kết thúc, cha Tâm lại ngồi trầm tư thất thần như vậy. Cha đang nói gì với Chúa? Có lẽ chỉ có cha và Chúa biết thôi. Ngoài kia, nhóm giáo dân ít ỏi đang tập trung cầu nguyện chung ở đài Đức Mẹ được đặt ngay giữa làng. Họ có biết những suy nghĩ của cha lúc này chăng?

– Cha, sao mấy hôm nay cha không cầu nguyện chung với bà con?

– Già đó hả! Già hướng dẫn mọi người đọc kinh giúp con, mấy nay con…con…

– Cha bị bệnh sao hả? Tui kêu mấy thằng thanh niên chở cha đi bệnh viện nghen!

– Không sao đâu già, con hơi mệt chút thôi! Cám ơn già!

– Dạ! Cha nghỉ ngơi, tui ra với bà con!

Tiếng của ông già Lý làm cha Tâm giật mình quay lại, trên gương mặt vẫn còn chút bần thần. Điều đó làm cho ông già lo vị linh mục trẻ bị bệnh nên mới hỏi “Cha bị bệnh sao hả? Tui nói mấy thằng thanh niên chở cha đi bệnh viện nghen?” Có lẽ ông không biết những ưu tư đang đan xen trong tâm hồn vị linh mục lúc này thật. Nhìn ông già lọm khọm bước về phía bà con giáo dân, cha thấy thương! Cha Tâm không biết nói sao với bà con đây! “Có nên nói cho họ suy nghĩ của mình không”, câu hỏi đó cứ vang mãi trong đầu vị linh mục trẻ. Nó bắt cha Tâm phải đắn đo, phải suy nghĩ, phải dằn vặt, phải lựa chọn! Giá như không xảy ra cơ sự như thế này thì…

Ngôi làng nhỏ, nơi cha Tâm về gieo hạt giống Tin Mừng vốn dĩ bình yên, người dân tuy nghèo nhưng chung sống với nhau chan hòa, đoàn kết. Hơn năm năm cha về đây, không có một cuộc ẩu đả, có chăng là ánh mắt hờn giận, vài lời nặng nhẹ giữa mấy chị em phụ nữ rồi thôi. Tưởng như cuộc sống êm ả trôi…. Ai ngờ đâu vào một ngày trung tuần tháng tư, một bọn côn đồ ở đâu đến đây, hà hiếp, cướp bóc tài sản của bà con nghèo. Nghĩ đến mà cha Tâm còn giật mình: Tiếng la hét thất thanh của chị em phụ nữ, tiếng ré khóc của mấy đứa trẻ, người già cầm tràng chuỗi lo lắng cầu xin cùng Đức Mẹ. Chỉ có đàn ông, trai tráng của làng ra chống cự với bọn chúng, nhưng cũng không làm gì được, bởi bọn chúng quá đông lại hung hãn. Lúc đó, đang cầu nguyện, cha cũng đành bỏ tràng chuỗi chạy ra ngoài xem có việc gì. Thấy cha, chúng bỏ đi. Đó là lần đầu tiên chúng đến gây sự.

Trời về khuya, mọi người đã về ngủ từ khi nào, ngôi làng chìm vào thinh lặng, chỉ còn nghe tiếng côn trùng rả rích, tiếng thở đều đặn của những con người hiền lành đang say ngủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Có lắng tai tập trung lắm mới nhận ra tiếng thở đều đặn an nhiên ấy. Con cún nhà ai ngủ mớ kêu ăng ẳng! Vòm trời về đêm, trong trong, đôi ba chòm sao lấp lánh dõi về nhân thế, vạn vật. Một làn gió mát, êm dịu thổi qua làm cha Tâm cảm thấy dễ chịu hơn chút. Giá như cứ mãi thanh bình như đêm nay thì hay biết mấy! Đời là hạnh phúc khi ta vui vẻ đón nhận, là hạnh phúc khi ta thấy hạnh phúc. Vị linh mục trở về chiếc giường của mình, nhưng ngài không thể nào chợp mắt. Những hình ảnh đau thương, những tiếng hét thất thanh, tiếng trẻ con khóc lại kéo về chật tâm trí của vị mục tử trẻ. Nó làm đầu ngài đau buốt!

Sau cái lần đầu tiên ấy, thi thoảng chúng lại đến cướp phá xóm nghèo, lần sau hung hăng hơn lần trước! Có lần, chúng đánh cả cha Tâm, chỉ vì cha cố sức can ngăn không cho chúng hạ tượng Đức Mẹ, may mà thời còn ở chủng viện, cha có tham gia câu lạc bộ võ thuật nên không bị sao. Một hôm, cha gợi ý với dân làng chuyển đi nơi khác lập nghiệp, thì ngay đêm ấy, vừa ăn tối xong, già Lý xin gặp:

– Thưa cha, tui muốn thưa cha chuyện này, tui để trong bụng không được cha hà!

– Già cứ nói, con nghe hết!

– Hồi trưa, cha có gợi cho dân làng đi nơi khác lập nghiệp, nhưng mà…!

– Nhưng mà sao già?

– Cha cho tui nói thì tui mới dám nói

– Già cứ nói đi, con nghe mà, tuy mọi người gọi con là “cha” nhưng với con, con coi mọi người là anh chị em, già như ngoại của con vậy.

– Dạ, cám ơn cha, tụi tui ở đây thôi, không đi đâu cha à!

– Sao vậy?! (Cha Tâm tỏ vẻ ngạc nhiên)

– Thực sự dân làng không thể xa cái nương, cái rẫy, con nước được cha à! Huống hồ chi ở đây còn mồ mả ông cha mấy đời. Bỏ đi, tội các cụ lắm cha à.

– …..

– Tui biết, cha thương dân làng, cha sợ dân làng chịu khổ cực, mất mát bởi lũ mất dạy kia. Nhưng mà ông cha à, dân làng tụi tui không sợ khổ cực, không sợ chúng, mình còn Chúa, còn Đức Mẹ, có Chúa là có hết. Tui tin mình sẽ thắng cha hà!

– Cám ơn già, nghe già nói con cũng thấy vui chút đỉnh.

Hàn huyên với cha chán, ông già về, chỉ còn lại mình cha Tâm. Một ánh lửa vui lóe lên trong trái tim của vị mục tử trẻ, ngài thầm cầu nguyện “Tạ ơn Chúa, con không ngờ dân làng có đức tin vững vàng đến vậy”.

Dân làng không đi, cha Tâm cũng ở lại với bà con. Họ cùng sống trong Đức Tin, cùng đấu tranh chống lại côn đồ quấy rối. Đã mấy lần cha nhờ chính quyền can thiệp. Họ cũng đã đến trợ giúp vài lần, rồi thì họ cũng nản. Một lần ông Tư Bòn, bí thư xã, đến nói với cha:

– Chuyện của ông cha và giáo dân của ông cha, ông cha tự giải quyết đi, chúng tôi mệt rồi. Chúng tôi không can thiệp chuyện Giáo Hội của ông nữa đâu. Chúng tôi còn nhiều việc phải lo lắm. Ông cha thông cảm nghen!

Không phải cái thiện lúc nào cũng chiến thắng, có khi cái thiện phải thất bại, thất bại tạm thời, cái ác chiến thắng, chiến thắng tạm thời. Những cuộc “vật lộn” giữa chính và tà ngày một nhiều hơn. Xóm nhỏ không còn chút bình yên vốn có, không còn những đêm bình an cầu nguyện. Bọn côn đồ đó quá hung hăng, có lần chúng gọi cha Tâm bằng “thằng” và chúng dọa, nếu cha không đi khỏi cái làng này, nếu cha còn ở đây và can ngăn thì chúng sẽ san bằng nhà nguyện của cha. Một thằng trong bọn còn lộng ngôn thách thức “để thử Chúa của thằng Tâm mạnh hơn hay cái búa của tao mạnh hơn”. Vậy là chúng nhằm vào cha! Nhưng cha có thù oán với ai đâu, hay là chúng ghét bởi cha đã cảm hóa nhiều thanh niên hư hỏng, giúp các em hoàn lương?!

Những tưởng chúng chỉ nói rồi thôi, ai ngờ! Cũng vào một buổi chiều như chiều nay, khi những con chim bắt đầu bay về tổ. Cha Tâm đang dọn bàn thánh chuẩn bị cho thánh lễ thì nghe huyên náo, tiếng chửi bới, tiếng hỉgì sắp xảy ra. Chúng lại đến! Từ trong nhà nguyện, cha bình tĩnh bước ra và… Một cú đấm bất ngờ như trời giáng vô giữa mặt người mục tử, ngài ngã xuống. Đâu chỉ thế, chúng còn thi nhau đá vào người cha Tâm, vừa đá vừa văng tục. Cha chỉ còn biết ôm đầu quằn quại. Nhóm giáo dân ít ỏi, những hoa quả đầu mùa của cha như tức nước vỡ bờ, nhào lên chống chọi với chúng, số khác hối hả đưa cha về nhà già Lý, băng bó vết thương, những kỹ năng sơ cứu người bị thương mà cha đã từng dạy họ trước đó và đưa cha đi bệnh viện. Khi cha xuất viện về thì mọi sự đã rồi, ngôi nhà nguyện nhỏ giờ chỉ còn là một đống gạch vụn nát. Thế là hết! Mọi công sức của những con người lam lũ nơi đây bỏ ra vì yêu Chúa… thế là hết! Cha Tâm nhớ lại, lúc đó cha như không thể đứng trên đôi chân của mình nữa khi nhóm giáo dân ít ỏi của cha rơi những giọt nước mắt

– Chúng đông quá cha à, mình chống không lại (bà Sáu thưa)

– Con đã cố hết sức để bảo vệ nhà nguyện nhưng…(Anh Tư Sậu ngậm ngùi)

– Đám thanh niên cũng bị chúng đánh tơi tả, thằng A Nay bị gãy tay, thằng An mấy nay còn ê ẩm mình mẩy… ( già Lý nói)

Đây quả là một cú sốc lớn đối với một linh mục trẻ! Lúc đó, vòm trời như thể đổ sập xuống đầu cha Tâm. Ngày còn ở đệ tử viện cho đến khi được trao thánh chức linh mục, cha Tâm vẫn mơ về một tương lai đẹp đẽ, một hành trình truyền giáo theo lý tưởng của riêng mình. Cha vẫn mơ về ngôi làng, tiếng trẻ con đọc kinh ê a, người lớn hăng say cầu nguyện. Ở nơi đó, cha sẽ truyền đạt cho giáo dân hết những gì cha hiểu, cha học khi còn ở nhà dòng. Nhưng sự thật, công cuộc truyền giáo khó khăn hơn nhiều với suy nghĩ của cha. Nơi cha đến cũng có tiếng trẻ ê a kinh kệ, mọi người cũng hăng say cầu nguyện. Nhưng cha đâu lường trước được những khó khăn, những tai ương, những thử thách đón đường cha bất cứ lúc nào.

Tiếng đồng hồ tít tít báo mười hai giờ khuya, cha vẫn không thể ngủ được, tất cả những sự việc diễn ra mấy tháng nay cứ ám ảnh cha, cứ mỗi lần chợp mắt là những hình ảnh đau thương ấy lại hiện về. Nó làm đầu cha đau, nó làm cha có cảm giác như khó thở, thiếu oxi trong lồng ngực và nhói lên như một vết dao cứa vào con tim. Lá đơn xin thuyên chuyển đi nơi khác đã để sẵn trên bàn. Một tuần nay, cha cứ đắn đo mãi. Chiều nay, trong một phút chùng lòng, cha Tâm đã viết nó. “Ta không thể ở lại đây nữa, nếu ở đây, với cái đà này, ta có thể bị mất mạng bất cứ lúc nào. Dân làng không đi, ta sẽ ra đi. Ở đâu mà không truyền đạo được chứ!” cha đã thầm nghĩ như vậy. Nằm vắt tay lên trán, cha Tâm thầm mơ về một chân trời đầy tương lai, có nhà thờ, nhà xứ đàng hoàng “ngày mai, mình sẽ gởi đơn này lên xin với bề trên”.

Tiếng ông già Lý hôm nào chợt vang lên mơ hồ trong tâm trí: “mình còn Chúa, còn Đức Mẹ, có Chúa là có hết” làm cha Tâm chợt khựng lại và cảm thấy xấu hổ với những suy nghĩ của mình, “Sao mình đê hèn đến vậy! Sao mình ích kỉ vậy! Sao mình có thể…! Không thể được, mình phải ở lại…”. Hai khóe mắt cha chợt nhòe ướt. Lương tâm một mục tử của Chúa, không cho phép vị mục tử thoái lui trước khó khăn. Những hình ảnh của quá khứ lại kéo về đầy tâm trí của vị linh mục, trước mắt cha là hình ảnh của chính mình hơn năm năm về trước. Cái ngày được lãnh nhận thiên chức linh mục thật đẹp biết bao. Cha nhớ lại tất cả, những cử chỉ, những lời tuyên hứa. Lời nguyện thầm khi sấp mình trước cung thánh rõ như in “Chúa ơi, con mỏng dòn yếu đuối, nhưng con sẽ sẵn sàng đem tình yêu của Chúa đến với mọi người, con không sợ áp bức, con không sợ khó khăn, con chỉ sợ con lùi bước. Chúa ơi gìn giữ con.” Rồi cái ngày đầu tiên mới về ngôi làng nhỏ đơn sơ này, những ánh mắt lạ lẫm của trẻ thơ, những lời chào xã giao, câu làm quen, những phút giây bị “khớp” khi nói về Chúa cho mọi người... Thật dễ thương biết bao! Rồi những đêm cầu nguyện chung, những ngày cùng bà con gánh nước khiêng cây xây nhà nguyện, tiếng bi bô của mấy đứa trẻ tập nói…Tất cả những hình ảnh đó hiện lên trong cha rõ nét. Hình ảnh thằng cu Tin làm cha bật cười một mình. Thằng cu Tin thương “ông cố” lắm. lúc nào cũng chạy qua nhà “ông cố” để chơi, để chọc con nhồng kiểng của cha. Nó chưa gọi được “ông cố” bằng cái giọng ngọng líu của trẻ con ba tuổi, nó gọi cha là “ông chó”. Nhưng được cái nó ngoan ngoãn và vâng lời. Một điều đặc biệt làm cha nhớ mãi, đó là cái ngày cha xuất viện sau trận đánh nhau kinh hoàng kia. Đứng trước ngôi làng tan hoang vì bị phá, đứng trước ngôi nhà của Chúa bị đập nát, cha quặn thắt lòng. Một bạn trẻ ngập ngừng nhìn cha rồi nói:

– Con xin lỗi, con không thể bảo vệ nhà Chúa. Nhưng, cha yên tâm, nhà nguyện mất ta sẽ dựng lại, nhà bị phá, ta sẽ xây lai, còn niềm tin là còn tất cả, còn Chúa là còn tất cả cha à. Con tin Chúa, dân làng mình tin Chúa. Con tin Ngài không bỏ rơi chúng ta. Ông Trời có mắt cha à!

Nghĩ lại, cha thấy vừa xấu hổ vừa thấy vui! Nhìn lên tượng Giêsu chịu nạn, nhìn nét hiền dịu của Mẹ Maria, cha cảm thấy bình an hơn bao giờ hết. Từ giây phút đó, cha Tâm thấy mình có tất cả dù cha vừa mất tất cả. Câu nói của người thanh niên hôm nào cứ vang mãi trong tim, nó như quyện hòa vào máu vị linh mục, nó trở thành điều xác tín “còn niềm tin là còn tất cả, còn Chúa là còn tất cả”. Cha nhẹ nhàng xé lá đơn trên bàn và thiếp đi trong bình an.

Cha Tâm nghe có tiếng chim hót ngoài kia, tiếng trẻ con cười, tiếng ông già Lý hô một hai cho mấy đứa con nít tập thể dục. Cha Tâm tỉnh giấc, hơn tháng nay, cha mới có được một giấc ngủ ngon đến vậy. Cha nhìn lại mình, vừa xấu hổ, vừa hi vọng. Rồi đây, cha và bà con sẽ xây lại nhà nguyện mới, sẽ lại phải chống chọi với côn đồ kia. Nhưng điều đó có sao, có Chúa là có tất cả. Cha mở cửa, bước ra ngoài. Thằng Tin không biết từ đâu chạy đến bi bô “ông chó ơi ông chó, xíu nữa ông chó ạy con làm ấu Ánh Giá như anh hai hen ông chó”. Cha Tâm mỉm cười: “Ừ, ông cố sẽ dạy Tin làm dấu…” Mặt trời đã lên cao, những tia nắng của một ngày mới lại bắt đầu, những tia nắng chứa đựng hạnh phúc và hy vọng.

MÃ SỐ: 14-005

TÔI LÀ MỘT CỤC THAN LẺ LOI


Vào một ngày đen tối trong cuộc đời, với nỗi thất vọng, chán chường vì lời cầu nguyện của mình không được Chúa đoái nhận, Chúa dường như trở nên xa lạ trong tâm trí tôi. Tai Người như điếc lác đến nỗi không còn có thể nghe lời thống thiết kêu xin. Mắt Người xem ra chỉ còn thấy tội lỗi con người mà chấp tội. Những cám dỗ ấy cứ đeo bám tôi mãi khiến toàn thân tôi rã rời không hồi cứu vãn. Tôi chúi đầu, cặm cụi để đọc ngấu đọc nghiến những trang sách về Tâm lý trị liệu của Anselm Grun, một tác giả người Đức, viết rất hay về đời sống tâm linh mà tôi ưa thích. Nhưng lúc này nó trở thành một phế phẩm cho tâm hồn tôi. Sự trống rỗng của tâm hồn, sự đen tối của tâm linh cộng thêm một buổi chiều mưa khiến lòng tôi trở nên lạnh lùng và lạc lõng, lẻ loi và lầm lạc. Tôi đã quyết định tìm đến vị linh hướng trong nhà dòng. Tôi đến phòng riêng của ngài như những lần có vấn đề trước kia. Vừa gặp ngài, tinh thần tôi phấn chấn, tâm hồn được bình an và tấm lòng tôi cởi mở, tôi đã thổ lộ với ngài tất cả. Trầm lắng một hồi lâu, ngài ôn tồn lên tiếng:

– Điểm rối của con đó là thiếu sự nâng đỡ đức tin.

Rồi ngài kể cho tôi câu chuyện này:

Ở một Giáo xứ kia, có một cha xứ rất tận tụy, yêu thương hết tình chăm sóc quan tâm từng con chiên: ai dự lễ thường xuyên mỗi ngày, ai dự lễ Chúa Nhật…Cha nhận thấy có một ông cụ đã lâu không đến nhà thờ; hỏi ra mới biết ông có chuyện không hay với một ông trùm trong xứ nên bỏ lễ hai tuần nay. Cha xứ quyết định đích thân đến nhà ông xem sao. Vừa vào đến nhà, cha xứ chào ông, ông không nói lời nào. Thay vì mời cha vào nhà khách, ông lại kéo ghế đến lò sưởi, cả hai không nói một lời nhưng như hiểu hết mọi chuyện. Trong một chốc ngẫu hứng, vị linh mục đã làm một hình ảnh biểu tượng gây tác động mạnh lên tâm trí ông: ngài gắp ra một cục than rồi để trần trên đất, cả hai cùng quan sát. Một lát sau, cục than như mất lửa rồi tàn dần. Ngài lại gắp cục than đem về chỗ cũ trong lò lửa. Thế là nó cháy rực lên đến nỗi không còn thấy rõ nguyên hình cục than nữa. Ông như nhận ra con người mình trong hành động biểu tượng ấy. Ông như nhận ra thân phận mình là cục than lẻ loi, nước mắt giọt vắn giọt dài, ôm chầm lấy cha xứ và nói trong nghẹn ngào: “Thưa cha, từ nay con sẽ không bao giờ bỏ Chúa bỏ Mẹ nữa!”

Quay lại nhìn tôi, cha nói:

– Thân con như cục than đen đủi và khô khốc phải được đặt trong lò lửa vĩ đại là Giáo Hội. Hơn nữa, nó phải được đốt cháy trong lò lửa đại dương yêu thương của Thiên Chúa là Cha.

Tạm biệt ngài, tôi về phòng dọc theo hành lang, trong trí vẫn ám ảnh hình tượng cục than… Thình lình, tôi nghe tiếng vỡ vụn của một cái ly rơi xuống đất. Tôi trở lại phụ người anh em lượm lại những mảnh vụn, nhưng chẳng may, miểng sành đâm vào tay khiến tôi chảy máu. Anh hỏi:

– Có sao không ?

– Không sao. Tôi trả lời.

Về đến phòng, anh ấy mang đến cho tôi một bình oxy già. Tôi cám ơn và quay vào phòng, lòng tự nhủ: “Đúng là đức tin không có việc làm là đức tin chết, cục than không đặt vào lò lửa là một cục than trơ trọi, lẻ loi, không sức sống”. Và dần dà, tôi mới hiểu đức tin phải được diễn tả bằng hành động, cục than đốt cháy phải biết tỏa lan sức nóng cho mọi người. Chính hành động bác ái của người anh em trong dòng đã kích động niềm cảm thức thuộc về một cộng đồng trong tôi, rằng tôi không phải là một cục than lẻ loi. Cuối cùng, tôi đã được tái sinh từ khi nhận ra mình là cục than vô duyên.

Quả thật, tôi là cục than đen đủi, trơ trọi bước vào đời. Thánh vương David thật có lý khi nói:

“Lúc chào đời con đã vương lầm lỗi,

Đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 50,7)

Thế rồi, tôi đã được lãnh Bí tích Rửa tội. Cũng như bao kitô hữu khác, tôi được đặt trong lòng Giáo Hội là lò lửa vĩ đại; được đốt cháy trong tình yêu đại dương của Thiên Chúa là Cha. Mặc dù, tôi chẳng cảm nhận gì nhưng không vì thế mà lửa ấy lại không sưởi ấm lòng tôi. Tình Yêu nhưng không là thế! Vượt qua khỏi mọi cản trở của nhân loại để đến với nó và sống trong nó.

Trong những lúc gặp thử thách bị cám dỗ muốn bỏ Chúa, đức tin của tôi như vỡ vụn làm vương hại bản thân như mảnh vỡ và làm vương hại Giáo Hội cách nào đó. Hồng ân đức tin tôi đã lãnh nhận nhưng vẫn còn cần tái sinh từng ngày. Biểu tượng cục than, hay chiếc ly vỡ là những dấu chỉ Chúa đặt để trong hành trình đức tin hầu ta nhận ra dấu chứng tình thương của Chúa. Giờ đây, tôi mới hiểu phần nào câu nói của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu: “Tất cả là hồng ân”. Khởi đi từ hồng ân đức tin rồi kéo dài suốt đời sống tôi là những dấu chứng và qua các Bí tích, tôi được tái sinh hằng ngày. Những lúc tôi phạm tội đã có Bí tích Giao Hòa gắn kết; những lúc tôi yếu mệt đã có Bí tích Thánh Thể tăng sức; những khi đau bệnh, liệt bại tôi đã có Bí tích Xức Dầu nâng đỡ… Tóm lại, Giáo Hội với vai trò là mẹ luôn có mặt trong mọi cảnh huống của cuộc đời tôi. Điều còn lại là cách mỗi người đáp trả với những nghĩa cử của Mẹ Giáo Hội.

Như thế, có thể nói, đức tin của mỗi người chỉ được sinh dưỡng và tăng trưởng trong lòng Mẹ Giáo Hội, như cục than chỉ được đốt cháy và lan tỏa trong lò lửa vĩ đại. Nếu đức tin được sinh động nhờ đức ái thì cũng là do Tình Yêu Thiên Chúa bao bọc chở che. Quả thật, không một nơi nào có dấu vết con người mà lại không có sự hiện diện yêu thương và ơn cứu độ của Thiên Chúa.

MÃ SỐ: 14-006

MÓN QUÀ BẤT NGỜ


Hai mẹ con Tèo sống tại một Giáo họ nhỏ, ở một vùng quê cách xa ánh đèn đô thị. Nay hai mẹ con phải mang lấy một cái tang bất ngờ: người chồng, người cha của họ ra đi lần cuối trong một cơn cảm lạnh do say rượu. Ông ra đi để lại người vợ và đứa con thơ chưa tròn 10 tuổi cùng với những tổn thương của “một ngôi nhà mất nóc”. Từ đây, hình ảnh một người đàn ông say rượu luôn là nỗi ám ảnh trong cuộc đời của Tèo.

Mỗi lần thấy Tèo trầm ngâm suy nghĩ, mẹ lại trấn an:

– Tương lai đang còn phía trước, không gì có thể cản bước tiến của con. Mẹ sẽ làm tất cả cho con khôn lớn thành người…

Câu nói ấy đã giúp Tèo lớn lên; xóa đi những mặc cảm thiệt thòi, quên đi những quá khứ đau thương và lấp đầy nỗi trống vắng thiếu cha. Những lời tâm nguyện ấy chưa kịp thấm vào tâm trí của một đứa trẻ hướng nội dễ mủi lòng thì tang thương lại đến.

Kể từ ngày bố mất đã được 3 năm, mẹ có nhiều giờ để đến sinh hoạt với hội đoàn của Giáo họ. Mỗi lần đi họp về, mẹ đều có quà: hôm thì cái bánh ngọt, lúc thì hộp chuối khô…Hỏi ra mới biết, trong lúc họ dùng bánh, mẹ xin phép về sớm hơn vì lý do có con nhỏ nhưng… thật ra, vì mẹ hy sinh không ăn, dành phần bánh cho con. Cũng như mọi ngày, trong lúc học bài, Tèo trông ngóng mẹ về. Nhưng lần này là một hung tin: mẹ đã bị đập đầu xuống đất ngất xỉu do một tên nhậu say tông vào.

Nỗi đau chồng chất nỗi khổ, tổn thương tiếp nối thê lương, như búa tạ trăm cân giáng xuống nền đất cũ, nay càng tan nát thê lương. Đời Tèo kéo lê một chuỗi ngày vô vọng, lời mẹ khi xưa lại vọng về: Mẹ sẽ làm tất cả cho con khôn lớn thành người…

Đúng hơn, sự ra đi của mẹ làm con không lớn nỗi thành người. Tèo tự nhủ thế và thiếp đi trong sự rã rời thống thiết. Sau đó, Tèo được các cô chú trong hội đoàn nâng đỡ và kể lại những điều mẹ Tèo rất hãnh diện về Tèo…Nhờ đó, Tèo dễ dàng vượt qua và tha thứ cho kẻ đã tông mẹ mình và làm cho mình đau khổ. Từ đây, Tèo lại có một người bố nuôi là vị “ân nhân” của mẹ mình.

Mặc dù, lo cho con ăn học nhưng ông vẫn chứng nào tật nấy; sớm say rượu, chiều say sưa, tối nằm bừa. Cảnh tượng ấy lại gợi Tèo nhớ về người cha năm xưa, hai mảnh đời hằn lên một vết thương. Thay vì cúi đầu chấp nhận số phận, Tèo quyết chí đứng lên, thoát ra khỏi cảnh “bóng rượu, hình men”. Cậu quyết định lên Sài gòn để tiếp tục con đường trí thức. Cậu đã đậu trường đại học Luật và một vị ân nhân giấu tên hứa sẽ giúp cậu ăn học thành tài. Tèo chia tay với bố nuôi nhưng lòng muốn cự tuyệt “men rượu”. Ông thương con nhưng không một lời biện hộ, chỉ cầu mong con sớm được như lòng sở nguyện.

Hơn 4 năm trôi qua, nay Tèo đã trở thành luật sư Lã Quốc Đạt, mở một trung tâm tư vấn chuyên về việc cai nghiện bằng phương pháp đọc Kinh Thánh do một linh mục dòng Chúa Cứu Thế đỡ đầu. Sự nghiệp ổn định, đã đến lúc anh cần một tình yêu sánh vai. Đạt đã cố đi tìm cho được người con gái như người mẹ lý tưởng năm xưa. Cuối cùng, anh đã quyết định kết hôn với Liên, một cô gái sâu sắc, chịu khó chịu nhọc, lại đồng cảnh ngộ với anh vì mất bố sớm. Sắp đến ngày cưới anh quyết định tổ chức tại Sài gòn cho tiện và chỉ mời một số người trong làng nhưng không báo cho bố nuôi tại quê nhà biết. Liên đã dùng nhiều lời thuyết phục Đạt:

– Anh yêu ! Em là một cô gái mất cha từ nhỏ. Điểm tựa của niềm tin và sự tự tin vào cuộc sống vắng bóng trong cuộc đời của em. Em đã vượt qua bằng cách ngắm nhìn những người cha của những đứa bạn mà tự an ủi mình. Trong số họ, cũng chẳng gương mẫu gì, nhưng sự hiện diện của người cha trong gia đình luôn là động lực giúp những đứa con sống hy sinh và quên mình. Chính khi những đứa con ấy thành đạt, những người cha này lại thay đổi cách sống vì vinh dự làm bố của “ông nọ bà kia”. Anh có quyền hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn. Anh có thể…

Đạt tỏ ra bối rối và lo lắng, Liên tiếp tục tâm sự với sự hiểu biết và đồng cảm với trường hợp của người yêu:

– Hơn nữa, anh biết không ! Vị ân nhân gởi tiền hàng tháng cho anh ăn học là ai ?

Đạt cảm thấy bất lực vì không hiểu điều Liên vừa nói, ngỡ ngàng xen lẫn với lòng tự trọng, Đạt lắng nghe Liên tiếp tục giải bày:

– Vị ân nhân ấy chính là bố anh…còn tên trên bì thư là quí danh của một dì phước trong giáo xứ. Xin lỗi anh, em đã giấu anh điều này vì sợ anh bị chi phối bởi tình cảm mà không tiến xa được trên đường công danh. Anh đừng dập tắt tim đèn đang còn leo lét. Anh đừng dập tắt niềm hy vọng còn lại trong cuộc đời anh. Người cha phải là niềm vinh dự và hy vọng cho con cái. Bố anh là món quà Chúa trao trong cuộc đời bất hạnh của anh…Nhưng anh không phải là người bất hạnh vì anh đã có cha, rồi sẽ có vợ có con. Con anh cần một người để gọi là ông. Anh cần phải tôn trọng bố anh để con anh cũng biết cách tôn trọng anh. Bố anh là người đáng được kính trọng…

Đạt đã khóc như chưa từng được ai đồng cảm sâu sắc như vậy. Anh nghẹn ngào:

– Anh thật sự hạnh phúc vì có bố và có em.

Trong lúc mọi người tưng bừng, vui mừng để chuẩn bị cho ngày hạnh phúc. Cả cơ quan của Đạt và Liên rất đổi phấn khởi chúc mừng hai đứa xứng đôi vừa lứa. Điện thoại tự ngoài quê cũng liên tục gởi lời chúc mừng. Đến ngày cưới, mọi người đều tề tựu đông đủ nhưng lại không thấy sự hiện diện của bố. Chỉ thấy một lá thư chuyển tay gởi đến: hai con Đạt và Liên. Cuối ngày, sau khi tiệc rượu đã tàn, hai vợ chồng mới ngồi lại đếm tiền mừng rồi dừng lại khi bắt gặp lá thư của bố:

– Hai con Đạt và Liên thương nhớ ! Bố không thể hiện diện được trong ngày vui của hai con. Bố có chút quà gởi mừng hai con là một cái chân bị gẫy vì nhậu say ngã té và một lời hứa: tự nay, bố sẽ không bao giờ uống rượu nữa. Chào hai con. Hãy đón nhận món quà này và tha thứ cho bố…

Hai vợ chồng ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc khi nhận được món quà bất ngờ.

Vài tuần sau, hai vợ chồng thu xếp về quê. Nỗi nhớ đắp đổi niềm vui, niềm vui kéo dài hạnh phúc và hạnh phúc vì đã thỏa lòng nhớ mong. Bố ôm con sau bao năm gặp lại…Đạt và Liên ở lại ít ngày để sống chung với bố và đi cảm ơn những người đã đến dự lễ cưới. Tay trong tay, bố con không cầm được nước mắt. Ngẹn ngào hồi lâu, Đạt lên tiếng:

– Cảm ơn bố cho chúng con món quà bất ngờ trong ngày cưới và giờ đây, càng ngạc nhiên hơn khi bố trở thành trưởng ban phòng chống cai nghiện rượu…Bố là niềm vinh dự cho chúng con !

Mã số: 14-007

SỢI DÂY CHUYỀN KHÔNG THÁNH GIÁ


Đêm cuối tuần, Sài Gòn như náo nhiệt hơn! Người vội vã trở về sau ca làm việc, kẻ hối hả xuống đường đi dạo phố. Tuấn hẹn tôi đêm nay tới vũ trường làm quen với anh Phương, trưởng phòng nhân sự công ty truyền thông CCM mà tôi đang dự tuyển. Thú thực, một người vừa tốt nghiệp như tôi khó có cơ hội vào làm việc cho một công ty lớn như CCM. Dù vậy, tôi vẫn nộp hồ sơ, với chút hy vọng cầu may. Vả lại, từ mấy tuần qua tôi đã rơi vào tình trạng chẳng còn gì để mất. Không kiếm được việc làm, tháng tới tôi biết lấy gì trang trải tiền nhà trọ, tiền điện nước, ăn uống sinh hoạt…. Lòng tôi rối bời trăn trở.

– Linh, gỡ ngay sợi dây chuyền ra khỏi cổ. - Tuấn đột nhiên yêu cầu tôi, giọng điệu như ra lệnh.

Tôi ngơ ngác.

– Sao lại phải như vậy? Nó chỉ là sợi dây bạc thôi mà!

– Nhưng tao nói mày bỏ ra hoặc mày đeo sợi dây đó thì cất cây thánh giá đi. Mày phải biết rằng chưa có ai theo đạo làm việc trong CCM. Hơn nữa, đi vũ trường, mày mang cây thánh giá như thế, người ta sẽ nghĩ gì về mày?

Tôi lưỡng lự:

– Thôi được. Tất cả vì công việc. Như thế này được chưa? Tao để cây thánh giá vào túi rồi đó.

– Ok!

¯¯¯

Cửa vũ trường Diamond lấp lánh đèn hoa. Tôi cùng Tuấn bước vào giữa tiếng nhạc đệm, tiếng nói cười của các cặp nam nữ. Trên sàn nhảy, hai cô gái đang múa cột uốn éo theo điệu nhạc.

– Xoảng…!

Hai thằng chạc 17 tuổi gây gổ gì đó, một thằng đập vỡ cái chai cầm nhăm nhăm trên tay. Nhìn cảnh tượng đó, tôi bàng hoàng, hai tay tôi hơi run rẩy, miệng thốt lên theo phản xạ tự nhiên: "Lạy Chúa!"

Vũ trường vẫn huyên náo. Mọi hoạt động tiếp diễn. Chuyện đánh đấm nhau ở đây là bình thường. Tôi lùi lại sau Tuấn, quyết định quay gót ra về.Thôi kệ, ngày mai đi phỏng vấn được thì được, không việc gì phải cầu cạnh người này người kia mà sa chân vào chốn vũ trường này.

Tôi chạy như bay ra phố, vẫy taxi trở về nhà trọ.

¯¯¯

– Anh là người Công Giáo? - Một phụ nữ trẻ dáng vẻ sang trọng trong số những người tuyển nhân viên hôm ấy hỏi tôi.

– Vâng, thưa chị! Tôi trả lời trong tâm trạng hồi hộp pha chút ngạc nhiên.

– À, không có gì! Vì tôi nhìn thấy anh mang thánh giá. Không ít người đeo thánh giá cho đẹp, nhưng nhìn anh, tôi nghĩ anh không như thế. Tại sao anh chọn công ty của chúng tôi?

– Vì công việc ở đây hợp với chuyên ngành của tôi.

– Anh đã từng viết cho tờ báo hay trang Web nào chưa?

– Tôi mới ra trường. Thời sinh viên, tôi mới chỉ viết vài ba bài cho trang Web của trường.

....

Chị nhìn tôi, trầm ngâm một lát rồi đột nhiên quay sang mấy người ngồi bên:

– Tôi chọn anh này. Anh ta sẽ làm việc cho văn phòng của tôi.

Mọi người ngẩn ra trước quyết định nhanh chóng của chị.

Vài hôm sau, qua Tuấn, người đã làm ở công ty này gần một năm, tôi biết chị chính là chủ tịch hội đồng quản trị. Ngày tôi dự tuyển, đích thân chị xuống phỏng vấn để tìm một thư ký riêng.

¯¯¯

Thời gian trôi đi, tôi quen dần với công việc và bắt đầu tích luỹ những kinh nghiệm trong ngành truyền thông. Ngày kia, sau buổi làm việc, tôi mở email và nhận được một thư điện tử, nội dung như sau:

Tôi cảm ơn anh rất nhiều! Anh là người tôi chưa biết mặt nhưng cũng là người đã đánh động con gái tôi từ bao năm bỏ quên nhà thờ, lãng quên Thiên Chúa, thậm chí không còn nhớ mình là người Công Giáo. Từ khi gặp anh, con gái tôi hồi tâm trở lại. Bây giờ nó tới nhà thờ dự lễ hàng tuần.

Con gái tôi đã viết cho tôi những dòng này:

"Con biết từ lâu mẹ mong con tới nhà thờ, mong con can đảm nhận mình là người tín hữu. Thật bất ngờ mẹ ạ! Từ khi tuyển anh chàng sinh viên Công Giáo mới ra trường vào làm việc cho công ty, nhìn cây thánh giá anh ta mang trên người, con đã thực sự suy nghĩ và tự hỏi: Tại sao anh ta không ngần ngại công khai đời sống tôn giáo? Là người Công Giáo có gì xấu mà bao lâu nay mình không dám tỏ lộ? Lần đầu tiên các nhân viên công ty thấy con nhận người Công Giáo vào làm việc. Họ không hề biết con cũng theo đạo. Anh chàng kia chẳng có gì chống lưng mà còn can đảm tuyên xưng Thiên Chúa, trong khi con có đầy đủ, mà vẫn sợ công khai đức tin của mình. Con cảm thấy hối tiếc! Phải chăng bao năm qua, những thành công của con đều do bàn tay Chúa sắp đặt? Vậy mà con đã lãng quên. Lẽ ra con phải hiểu điều này sớm hơn. Mẹ ạ, chắc chắn tuần sau con sẽ tới nhà thờ. Mẹ an tâm và giữ gìn sức khỏe, Giáng sinh này con sẽ sang thăm Mẹ!"

Anh biết không, tôi đã òa khóc vì sung sướng. Nhiều năm qua con gái tôi chỉ lo làm ăn, kiếm tiền và càng thành công thì dường như nó càng xa Chúa. Con gái tôi sợ công khai mình là người Công Giáo sẽ ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ làm ăn.

Tôi cảm ơn anh nhiều. Cảm ơn anh đã mang sợi dây chuyền có cây thánh giá đến công ty của con gái tôi. Cầu chúc anh luôn giữ vững niềm tin và thành đạt trong công việc!

Tôi ra về, lòng ngổn ngang suy nghĩ. Thì ra người gửi thư là mẹ của sếp, bà định cư ở Mỹ mà một vài lần sếp tôi nhắc đến. Thảo nào lúc đó chị nhìn tôi đầy tư lự, cái giây phút mà tôi lo lắng không biết mình có được nhận vào làm việc hay không. Tôi chợt nhớ thời sinh viên, tôi đã từng không dám nhận mình là người theo đạo. Một lần tôi về thăm nhà bạn ở miền quê; hôm đó, tôi ở lại ăn trưa cùng gia đình bạn. Gia đình vốn hiếu khách, thấy bạn của con từ thành phố về chơi nên thết đãi tươm tất. Nhà bạn tôi không cùng tôn giáo, nên tôi loay hoay tìm cơ hội âm thầm làm dấu thánh, đọc kinh trước bữa ăn. Chẳng lẽ tôi phải nói cả nhà đợi tôi đọc kinh cầu nguyện rồi mới ăn cơm? Tôi đành có một "sáng kiến": giả bộ chạy ra cầu ao rửa tay, lén lút làm dấu, rồi nhẩm thầm kinh Lạy Cha. Trời đất ơi! cứ như thời bách hại đạo vậy!

Xét cho cùng, con người ta ai cũng có lúc yếu đuối, nhưng tôi không hiểu sao mình yếu đuối tới mức phải che giấu niềm tin tôn giáo. Mãi khi gần tốt nghiệp, có lần nhân tiện nói về tôn giáo, tôi bộc lộ với bạn tôi mình là người Công Giáo. Với giọng điệu khá nghiêm túc pha chút cảm thông, anh bạn hỏi tôi: Đi đạo thì có gì là xấu mà cậu không dám nói? Từ đó, tôi không còn phải lo che giấu cây thánh giá mang trên người.

Tôi không nghĩ mình đã góp phần thay đổi đời sống tâm linh của sếp tôi. Chắc chắn sức tôi không thể làm được; nhưng đó là việc của Chúa, ngay cả chuyện của tôi cũng thế, mọi việc xảy ra luôn luôn qua một trung gian nào đó. Trong trường hợp của tôi, thông qua câu nói của người bạn không cùng tôn giáo, Chúa đã giúp tôi thay đổi cách sống đạo.

¯¯¯

Chiều cuối tuần được nghỉ việc, tôi theo anh bạn ngược về Quy Nhơn tham dự cuộc triển lãm tranh. Quy Nhơn đẹp hơn những gì tôi mường tượng. Con đường Trần Hưng Đạo dẫn lối vào nhà thờ Chính toà với những tà áo tha thướt đi về hướng giáo đường dự lễ. Ngắm những tán lá phượng xanh biếc xen giữa những chùm hoa rực lửa, rủ xuống hai bên đường, tôi thấy lòng mình xôn xao đến lạ. Không thơ mộng như Hà Nội, không ồn ã như Sài Gòn, Thành phố này có nét đặc trưng rất riêng mà anh bạn hoạ sĩ gọi là "rất Quy Nhơn". Nhịp theo từng bước chân, tôi lắng nghe tiếng chuông nhà thờ thong thả đổ hồi.

Nhìn theo những tà áo dài thấp thoáng trước mặt, tôi chợt nhận ra bóng dáng một phụ nữ quen quen, giống như chị trưởng phòng kế hoạch của công ty.

– Chị Tân! - Tôi gọi tên chị.

Đúng là chị Tân rồi. Chị quay lại nhìn tôi:

– Sao cậu ở đây?

– Em đi cùng anh bạn này, cuộc triển lãm tranh về thành phố Qui Nhơn ngày mai có tác phẩm của cậu ấy. Thế còn chị, sao chị lại ở đây?

– Đây là quê tôi. Tôi về dự lễ cưới của một người bà con trong họ; ngày mốt tôi trở lại Sài Gòn.

– Thế Chị đang đi ...!?

– Đi lễ. Tôi cũng là người Công Giáo như cậu đó. Nhưng ở công ty, tôi không dám để mọi người biết. Từ khi có cậu vào làm, tôi nhận ra sếp của mình cũng theo đạo. Thế là tôi không cần che giấu nữa.

Thì ra thế! Biết đâu trong công ty mình còn nhiều người theo đạo, tôi thầm nghĩ trong lòng.

– Hai cậu còn ở lại Quy Nhơn lâu không, tôi mời đến nhà chơi và thăm thành phố?

– Chắc không kịp chị ạ. Ngày mai triển lãm, tối mai chúng em trở lại Sài Gòn để bắt đầu tuần làm việc. Chúng em mời chị tới dự triển lãm ngày mai!

– Chắc chắn tôi sẽ tới. Và tôi cũng hy vọng trong tương lai các cậu không chỉ vẽ những tác phẩm nghệ thuật bên ngoài mà còn vẽ và triển lãm cả những tác phẩm tôn giáo nữa!

Tôi đưa chị tấm thiệp triển lãm. Cả ba chúng tôi cùng sải bước về hướng nhà thờ Chính toà. Niềm vui bừng sáng như nắng ấm lan toả trong tôi. Điều chị Tân mong ước, cả tôi và anh bạn hoạ sĩ có lẽ chưa bao giờ nghĩ tới.

¯¯¯

Đêm trên đất Quy Nhơn không khí thật trong lành. Gió biển lồng lộng thổi vào căn gác. Ca khúc "Biển Nhớ" từ góc phố xa xa vang vọng tới phòng tôi. Tôi trở mình qua lại. Không ngủ được. Tiếng chân người trên sàn nhà. Tiếng cọ quét trên giấy. Có lẽ anh bạn tôi đang mải mê vẽ phố biển Quy Nhơn. Tôi rón rén bước xuống cầu thang.

– Không ngủ à Phong? Mày đang vẽ thành phố Quy Nhơn hả?

– Không. Tao đang hoạ lại bức chân dung ông thánh Anrê Phú Yên mà hôm nay tao nhìn thấy ở nhà thờ. Mày không nhớ chị Tân nói gì sao? Chị hy vọng sẽ có những tranh vẽ tôn giáo trong triển lãm lần tới.

Ừ nhỉ! Tôi không nghĩ câu nói của chị có thể khơi nguồn cảm hứng cho anh bạn của mình. Tôi trở về phòng. Nghe câu hát phố biển lúc gần lúc xa. Đêm nghe phố Quy Nhơn thanh bình đến lạ. Tôi ngồi dậy viết thư cho mẹ, kể về chuyện cây thánh giá và sợi dây chuyền mà mẹ đã đeo vào cổ tôi từ những năm học cuối cấp. Tôi cũng kể cho mẹ biết về Qui Nhơn, thành phố biển thanh bình mà lần đầu tôi tới đã thấy thật thân thương. Chắc giờ này mẹ tôi đã ngủ sau khi lần chuỗi Mân côi. Ước gì tôi đang ở bên mẹ, tôi sẽ kể mẹ nghe thật nhiều chuyện cuộc sống của tôi.

Đêm. Quy Nhơn thật an bình!