Ngày 22-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Phaolô Tông Đồ
Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
12:39 22/01/2012
Thánh Phaolô Tông Đồ

“ Không thể có tình yêu nào nữa
Lớn hơn tình yêu của những người
Hiến thân thí cả cuộc đời
Cho người nghĩa thiết với nơi chính mình” (Ga.15,13 )

Đây cả một mối tình thánh thiện
Một chứng nhân thực hiện Tin Mừng
Tông đồ dân ngoại lẫy lừng
Phaolô đại thánh vang lừng bốn phương

Sinh Tác-sê quê hương muôn thuở
Một vài năm sau Chúa Giêsu
Tuổi thơ náo nức chí tu
Sa-lem theo học danh sư bậc thầy

Một chiến sĩ tràn đầy nhiệt huyết
Theo tinh thần phe Biệt phái nên
Ghi tâm khắc cốt ngày đêm
Trung thành giữ luật Môi-sen đến cùng

Với nghĩa khí anh hùng giữ luật
Ngộ nhận luôn sự thật Giêsu
Con người Do thái Saolê
Đồng tình ném đá Pha-nô ( Stêphanô) ngoại thành

Đường Đa-mát muôn năm lịch sử
Còn khắc ghi hai chữ Phaolô
Hung hăng bách hại Kitô
Chủ trương kiên quyết xoá mờ thánh danh

Lĩnh sắc lệnh đến thành Đa-mát
Vào Hội đường lùng bắt giáo dân
Ngựa phi đang gấp bất thần
Hào quang chiếu toả toàn thân thể Người.

Luồng ánh sáng từ trời huyền bí
Khiến Sao-lê ngã quỵ xuống đường
Từ nơi ánh sáng khôn lường
Sao-lê nghe tiếng phi thường phán ra:

“ Sao-lê hỡi nghe Ta phán hỏi
Tại sao ngươi lại đuổi bắt Ta”
Sao-lê hốt hoảng nhận ra
Uy quyền trong ánh chói loà thiên linh.

Vội xin Đầng thần linh cho biết:
“ Người là ai sự việc ra sao?”
“Ta là chính Đấng tối cao
Giêsu ngươi muốn dùng đao giết Người

Hãy gấp rút vào nơi Đa-mát
Ta chỉ cho trước mắt làm chi”
Sao-lê chỗi dậy bước đi
Mắt nhìn nhưng chẳng thấy gì xung quanh..

Nhờ người dắt vào thành Đa-mát
Suốt ba ngày tối mắt không ăn
Khát mong được Chúa viếng thăm
Và soi cho biết thực hành sao đây?

Thiên Chúa đã sai ngay tôi tớ:
“ An-na-ni con chớ ngại tâm
Hãy vào thành nội kế gần
Gặp ngay chiên lạc đang cần dẫn đưa

Đích danh gọi Sao-lê ở đó
Chỉ dẫn về đồng cỏ chiên Cha”
Trí lòng bối rối An-na Thân thưa:
“ Lạy Chúa việc ra thế nào

Con người đó biết bao tàn ác
Luôn hung hăng lùng bắt đoàn chiên”.
“ Hỡi An-na cưa giảng khuyên
Người này Ta đã tuyển riêng để thành

Nên khí cụ mang danh Ta đó
Đến muôn dân truyền bá nhiệt thành”
An-na vâng lệnh thi hành
Đặt tay xin Chúa chúc lành Sao-lê:

“ Hỡi anh Chúa Kitô là Đấng
Hiện cùng anh thẩm vấn dọc đường
Ngài sai tôi đến để thương
Cho anh được sáng được ơn Thánh Thần”

An-na vừa ân cần khuyên giải
Nguyện ơn trên hà hải thương người
Tức thì như vảy bong rơi
Mắt nhìn trong sáng, rạng ngời như xưa.

Sao-lê được dư thừa ơn thánh
Phép Rửa xin nhận lãnh từ đây
Hồng ân Thiên Chúa cao dày
Biến người sói dữ thành ngay chiên lành.

Ngài từ đó khởi hành rao giảng
Cho lương dân biết Đấng Cứu tinh
Một đời tận hiến quên mình
Hy sinh gánh chịu cực hình đắng cay

Đây Người đã tỏ bày sự thật:
“ Bị năm lần đánh rất đớn đau
Bởi mưu Do thái hiểm sâu
Mỗi lần ba chín roi hầu thịt tan.

Ba lần bị ngoại bang đánh đập
Bị đắm tàu nguy ngập ba lần,
Một lần ném đá toàn thân
Một ngày đêm dạt phong trần biển khơi

Bao nguy hiểm vì nơi sông nước
Vì lương dân, trộm cướp đồng bào
Trên rừng dưới biển và bao
Anh em phản bội ba đào hiểm nguy

Tôi còn phải thức khuya dạy sớm
Chịu đói ăn khát uống mình trần
Bên ngoài đã vậy tinh thần
Ngày đêm lo lắng giáo dân khắp miền

Tại Đa-mát chính viên tổng trấn
Cho gác thành cẩn thận bắt tôi
Người ta buộc thúng tôi ngồi
Phải ròng cửa sổ xuống nơi an toàn”

Lên Sa-lem gặp đoàn Tông sứ
Tưởng Sao-lê cố thủ nơi đây
Nhưng đang cầu nguyện đắm say
Bỗng nghe tiếng Chúa trao ngay lệnh truyền:

“ Con phải gấp đi liền truyền giáo
Cho các dân, các đảo xa xăm” (Cv 22,21)
“Ôi đẹp thay những bước chân
Người đi loan báo hồng ân Tin Mừng” ( Is. 51.7 )

Đây lịch sử chưa từng xuất hiện
Thì hôm nay đã đến tỏ tường
Sao-lê cất bước lên đường
Hành trình truyền giáo phi thường mở ra.

Lần thứ nhất rảo qua duyên hải
Bẩy giáo đoàn tiên khởi thành hình
Toàn quyền đảo Síp tái sinh
Người ghi nhớ đổi tên mình: Phaolô.

Năm bốn chín Titô phụ tá
Lên Sa-lem với cả niềm tin
Công đồng thứ nhất Sa-lem
Đòi cho dân ngoại khỏi đem cắt bì

Vì phép Rửa đã ghi ấn tín
Tân ước nay đã vĩnh viễn hoàn thành
Cắt Bì - luật cũ thi hành
Từ nay nhập đạo thay bằng Tẩy thanh

Lần thứ nhất bốn năm kết thúc
Lại ba năm tiếp tục lần hai
Miệt mài khuya sớm hôm mai
Thi hành sứ mệnh thiên sai Nước Trời.

“ Tôi rao giảng những lời Thiên Chúa
Chứ không theo lối của loài người” ( Cor 1, 2-4 )
Đức tin cột trụ sáng ngời
Xứng danh khí cụ nước trời Phaolô !

“ Tôi đang sống nhưng tôi không sống
Chính Chúa Trời sống động trong tôi”( Gal.2,20)
Phải là tin mến sục sôi
Mới mong đúc kết những lời như trên

Phaolô đã đi xuyên làng, phố
Trên ba ngàn cây số đường trường
Mang theo hạt giống Tin Mừng
Tung gieo Tiểu á và vùng Cận đông.

Bao dân tộc đợi trông cứu độ
Phaolô không biện hộ sai lầm:
“Khốn cho tôi nếu tôi không
Rao truyền chân lý Phúc âm sáng ngời”

Lần thứ ba cuộc đời truyền giáo
Phaolô đi thăm rảo các miền.
Năm năm tám ( 58 ) đến Sa-lem
Dù rằng biết chết đi kèm ngay bên.

Bị bắt nộp toàn quyền La-mã
Rồi bị giam dòng giã hai năm
Phaolô nại đến quyền năng
Nhà vua xét xử công bằng, phân minh.

Tàu vượt biển hành trình nước ý
Mười bốn ngày đêm bị phong ba
Hai năm giam lỏng Rôma
Nhà vua năm sáu mươi ba tha về

Phaolô chẳng quản nề gian khổ
Lại đi thăm một số giáo đoàn
Nhưng năm sáu bảy ( 67) phũ phàng
Vì tên chỉ điểm, bị giam lại tù

Trong cô độc viết thư tiếp tục
Cho Titô Giám mục - con Ngài
Bức thư tâm phúc khuyên nài
Trao ban tất cả gia tài thiêng liêng.

Sau chín tháng đến phiên xét xử
Giờ mệnh chung án tử thực thi
Pháp trường năm ấy tạc ghi
Phao lô đại thánh chết vì Chúa chiên

Ôi vị thánh trung kiên nhiệt huyết
Mười bốn thư Người viết còn đây
Trụ đồng tin mến quý thay
Hoàn cầu lặng kính bậc thầy muôn dân ! ?

Lạy ơn thánh cả Phao lô
Đoàn con yu kính tung hô danh người.
Người là khí cụ Nước Trời
Tông đồ đặc tuyển muôn đời nhớ ghi
Yêu ai yêu cả đường đi
Chúng con noi bước thực thi cuộc đời
“Sống tôi là Đức Chúa Trời
Chết là mối lợi về nơi thanh nhàn” (Phil 1,21)
“Tôi hằng tràn ngập bình an
Giữa bao thử thách tân toan trăm chiều”(2Cr 7,4)
“Nào ai tách được tình yêu
Giữa tôi với Chúa cao siêu vô ngần
Trời cao vực thẳm Thiên thần
Loài người quyền lực ngàn lần cũng không”(2Cr 8,35-39)
“Không khoe gì nữa khác hơn
Là khoe Thập giá đau thương Chúa Trời (Gl 6,14)
Thánh xưa thay đổi cuộc đời
Cũng xin biến đổi mỗi người chúng con
Đức tin có lúc phai mòn
Được ơn trở lại sắt son vững vàng
Từ lâu đức mến dần ngàn
Được ơn trở lại nồng nàn mến hơn.
Người coi đau khổ đặc ân
Chúng con mong đạt tinh thần quý thay!
Tuổi xuân thánh hoá mọi ngày
Tuổi xuân theo Chúa mê say Tin Mừng
Mê say đại thánh anh hùng
Mê say, say mãi chẳng cùng Amen.
 
Đi theo
Lm Vũđình Tường
06:50 22/01/2012
Chúa Nhật 3 thường niên năm B
Mc 1, 14-20

Người đi theo bao giờ cũng nhàn hạ, an toàn hơn người mở đường. Nhìn đoàn người đi trong hoang địa để nhận biết rõ cái vất vả, hiểm nguy của người mở đường. Người khai phá phải vin cành, vạch cỏ, rẽ lối cho từng bước chân. Muốn tiến tới mỗi bước chân đều phải cố gắng, vạch ra được một lối đi, dù nhỏ, thô sơ nhưng tạm đủ an toàn để bước chân tiến lên. Thỉnh thoảng người đó phải vung tay chém đứt cành cây cản đường. Trong trường hợp khó xử, cây to cản lối, hố sâu ngăn đường, dốc cao che hướng, người khai phá cần thời gian nhìn, ngắm, suy nghĩ, đắn đo lung lắm mới quyết định tiến bước. Phải cẩn thận như thế vì mỗi bước tiến đều có thể là bước nguy hiểm, nhẹ thì chông gai, nặng thì thiệt mạng. Không bước chân nào thiếu hiểm nguy.

Đoàn người theo sau cứ bước chân người trước tiến tới mà không sợ gặp nguy hiểm bởi người đi trước đã khai phá, mở đường. Theo sau càng nhiều bước chân người đi trước càng cảm thấy an toàn hơn, vì đường đi, không biết lúc nào, đã biến thành đường mòn bởi dấu chân người. Để chắc chắn an toàn người theo sau cần tuân thủ theo một số nguyên tắc chung của người khai phá, mở đường đề ra, có như thế mới tránh khỏi lầm đường, lạc lối.

Đức Kitô mời gọi chúng ta không phải đi tiên phong mà đi theo, theo dấu chân của Ngài. Bời vì theo chân nên ít nhiều mất chút tự do. Một trong những tự do đó là không thể tự biên, tự diễn cho bước đường của mình. Nếu tự biên, tự diễn thì không phải là đi theo mà chính là khai sáng hay sáng tạo.

Nguyên tắc căn bản nhất phải có chính là niềm tin vào người sáng tạo con đường. Tin gì? Tin vào người lãnh đạo, sáng tạo sáng suốt. Tin vào chỉ dẫn, hướng dẫn của người sáng tạo con đường cho ta bước theo. Thiếu niềm tin này thì không thể bước theo, theo chân. Vì thế điều kiện cần và tiên quyết trước khi trở thành môn đệ đi theo Đức Kitô chính là niềm tin. Thiếu điều kiện căn bản này sẽ không thể bước theo, nếu có thì cũng theo cách hững hờ, theo cho có lệ nhiều hơn là quyết tâm tuân theo.

Nguyên tắc căn bản thứ hai cần có là nhận biết đi theo để được tốt hơn, trở nên tốt hơn, hoàn hảo hơn. Con đường giúp chúng ta đi theo để trở nên tốt hơn, sống lành thánh hơn và hưởng sự sống đời đời, Đức Kitô gọi đường đó là Tin Mừng.

Nguyên tắc căn bản thứ ba cần có chính là nhận biết Tin Mừng đó rất gần trong tầm tay, bước theo sau Ngài chắc chắn ngày gần đây sẽ nhận được Tin Mừng tốt lành đó. Đây không phải là mơ ước hão huyền, thiếu căn bản mà chính là một sự thực, một thực tế rõ ràng, chắc chắn cho bất cứ ai thành tâm, tin theo và bước theo con đường đó sẽ nhận được Tin Mừng của Đức Kitô.

Nguyên tắc thứ tư chính là từ bỏ. Muốn theo con đường mới nhất định phải từ bỏ con đường cũ. Không ai có thể cùng lúc bước trên hai con đường, ngoại trừ nằm ụ tại ngã ba đường. Nếu là nằm ụ thì không thể theo. Con đường đi theo Chúa chính là từ bỏ con đường cũ, con đường quen thuộc để bước vào con đường mới, con đường Chúa đã đi qua.

Nguyên tắc thứ năm là theo với một tâm tình tự do, tự nguyện, phó thác mà không phải theo vì bắt buộc, vì hoàn cảnh hay vì tư lợi. Chính vì thế mà Đức Kitô đưa ra lời mời gọi, kêu gọi ‘hãy theo Ta’, mà không ép buộc phải đi theo con đường Ngài vạch ra.

Chúng ta cầu xin ơn biết từ bỏ con đường cũ, phó thác đời ta, bước đi trên con đường tin yêu Đức Kitô mời gọi. Hãy Theo Ta.

Lm Vũđình Tường
Tiếng Chuông
 
Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe
Lm Jude Siciliano, OP
21:18 22/01/2012
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN – B

I Samuen 3: 3b-10, 19; Tv. 40: 2-4, 7-10; I Cor. 6: 13c-15a, 17-20; Gioan 1: 35-42

Câu chuyện về cậu bé Samuel đang ngủ trong Đền Thờ là một câu chuyện quen thuộc trong Kinh thánh, nhưng với một số chi tiết khác. Câu chuyện đó vừa cổ xưa vừa mới mẻ. Câu bé Samuel đang ngủ trong Đền Thờ. Chúa đang thực sự hiện diện với cậu nhưng cậu không nhận ra điều đó. Chúng ta được cho biết rằng, “Bấy giờ Samuel chưa biết Đức Chúa.” Samuel không được mô tả như một người đặc biệt đạo đức khiến Đức Chúa phải lưu tâm. Nhưng điều đó không làm cho Thiên Chúa dừng tay. Đứa trẻ có thể đang ngủ, nhưng Thiên Chúa đã khuấy động và làm điều Người muốn. Thiên Chúa hằng sống: không ngừng chuyển động, luôn chọn lựa, và mời gọi. Như tôi đã nói, cũng là một câu chuyện đó nhưng luôn luôn mới.

Câu chuyện Samuel là một ẩn dụ về đời sống thiêng liêng và nó khơi lên một thắc mắc mà chúng ta phải tự vấn chính mình: “Chúng ta có đang ngủ đối với Thiên Chúa?” Chúng ta không giống như đang buồn ngủ. Thực ra, chúng ta xem ra khá bận rộn và có lẽ, như phần lớn dân Mỹ, chúng ta đang thiếu ngủ. Cũng vậy, chúng ta ngái ngủ đối với Thiên Chúa.

Bước đầu tiên trong các truyền thống tôn giáo là “thức tỉnh”. Thức tỉnh có thể diễn ra bằng nhiều cách khác nhau. Chúng ta đọc một đoạn Kinh thánh, hay nghe một thông điệp trong bài giảng và để nó đâm rễ trong chúng ta – chúng ta thức tỉnh. Một dự án thất bại hay một giấc mơ tan vỡ và chúng ta nhận ra cần phải điều chỉnh lại những ưu tiên của chúng ta – chúng ta thức tỉnh. Hôn nhân của chúng ta hay một mối tương quan thân thiết đổ vỡ và chúng ta thấy mình chưa đủ lưu tâm đến những người quan trọng trong cuộc đời – chúng ta thức tỉnh.

Hoặc, như trong trường hợp của thi sĩ Mark Nepo, chúng ta giật mình và tỉnh giấc vì chúng ta bị ung thư, hay mắc một căn bệnh nguy hiểm khác. Bạn của Mark, Wayne Muller, nói rằng “Mang trong mình căn bệnh ung thư, Mark đã có được cái nhìn của người đang chết dần chết mòn với lòng cảm kích chỉ vì được thở.” (Trích trong quyển “The Book of Awakening” của Mrk Nepo, Conari XB năm 2000). Tuy nhiên, dù nó xảy ra cách nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, chúng ta thức tỉnh – nếu chúng ta cũng làm như Samuel, tìm cách hiểu thông điệp mà chúng ta đang nghe được trong những bí ẩn của đời mình.

Chúng ta có đang thức tỉnh hay không? Chúng ta có cảm thấy có cái gì đó hay Ai Đó đang gọi chúng ta hay không? Chúng ta có thể cảm thấy có gì đó giật mạnh chúng ta trong Thánh lễ này, khuấy lên một khát mong nhiều hơn nữa cho cuộc sống chúng ta. Hoặc là, chúng ta nhìn vào đôi mắt của trẻ thơ và cảm nhận được mầu nhiệm. Chúng ta đi bộ vào buổi sớm và sợ hãi khi nhìn những áng mây nhuốm sắc tím của ánh mặt trời. Hay, có người nói yêu chúng ta và chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của một Thiên Chúa trao ban và yêu thương. Dù bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta tỉnh dậy từ cơn ngủ mê và chúng ta cố gắng hết sức để đáp lại.

Dẫu cho, như Samuel, những đáp trả đầu tiên của chúng ta chẳng mang lại kết quả gì. Bất kể điều gì, chúng ta cũng thức dậy và chúng ta phải kiên trì trong việc kiếm tìm những nguồn gốc của lời mời gọi tỉnh thức. Khi mà Samuel thức dậy vào lần gọi thứ tư của Chúa, cậu đã quay về Thiên Chúa và sống trọn phần đời còn lại của mình như tôi tớ Thiên Chúa. Chẳng lẽ quý vị lại không thấy khoan khoái khi biết điều đó sao, dù cho chúng ta có lỡ mất lần ngỏ lời đầu tiên của Chúa, nhưng Chúa không đầu hàng, mà còn cố gắng lập đi lập lại để chúng ta chú ý – để đánh thức chúng ta khỏi cơn mê ngủ?

Một khi chúng ta thức dậy, chúng ta có thể làm gì? Chẳng có gì trong lần đầu chúng ta trả lời, ngoại trừ việc lắng nghe. Hãy tìm cách lắng nghe cuộc sống của chúng ta. Chú tâm đến những khoảnh khắc của sự tĩnh lặng. Hãy biết lắng nghe những tiếng nói khôn ngoan quanh chúng ta, như Samuel đã làm, khi Êli cuối cùng cũng nhận ra sự việc đang diễn ra và cho cậu lời khuyên khôn ngoan.

Chúng ta có thể lấy lời khuyên của Êli và dùng lời ấy như một lời tụng niệm liên nỉ trong những ngày chúng ta lắng nghe. “Lạy Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe”. Và chúng ta cố gắng hết sức để lắng nghe từ những biến cố trong cuộc sống, tiếng nói êm nhẹ của Thiên Chúa. Chúng ta có thể không nhận được câu trả lời cho vấn nạn mà mình đang phải đối diện – thế giới hiện đại của chúng ta cần có câu trả lời. Nhưng chúng ta có thể học điều khôn ngoan; đó là tiến trình của cuộc sống. Từng chút một, sự khôn ngoan sẽ hướng dẫn chúng ta qua những quyết định lớn, nhỏ mà chúng ta phải đưa ra. Sự khôn ngoan cũng dạy chúng ta biết kiên trì và tin tưởng, khi chúng ta học cách sống với mầu nhiệm của đời sống của Thiên Chúa trong ta.

Câu chuyện của Samuel là câu chuyện về ơn gọi của chúng ta. Trong câu chuyện này, chúng ta học biết rằng nếu chúng ta muốn lắng nghe tiếng Chúa, chúng ta cần phải học cách trở thành những thính giả cẩn trọng. Có quá nhiều tiếng ồn, có quá nhiều tiếng nói đầy quyến rũ từ thế giới đến bên tai chúng ta. Vì thế, sẽ thật khó mà phân định tiếng Chúa giữa những âm thanh hỗn tạp này. Chúng ta cần phải biết ơn vì Thiên Chúa luôn kiên nhẫn. Chúng ta cũng phải nhận rằng mình cần sự giúp đỡ của những người khác nữa, những người thực hiện những cố gắng để chú tâm đến tiếng Chúa trong thế giới. Những thính giả chuyên nghiệp này có thể giúp chúng ta hiểu hơn việc Thiên Chúa đang gọi chúng ta thế nào.

Tôi đã có được những tiếng nói hướng dẫn này trong đời mình và tôi tin Thiên Chúa dưỡng nuôi tôi qua những thiên thần được chúc phúc của Lời Thiên Chúa. Ai là những tiếng nói này dành cho quý vị? Ai là nhân vật thông thái của quý vị? Ai trong cách thế độc nhất của họ, đã giúp quý vị nghe được tiếng Chúa khi quý vị đang tìm kiếm? Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn vì những ân huệ trong đời mình.

Bài trích sách Samuel và bài Tin mừng nói về tiếng Chúa gọi. Chúng ta đang ở trong những ngày đầu năm mới, một khoảnh khắc tốt đẹp để dừng lại và suy tư về lời mời gọi Thiên Chúa dành cho ta. Chúng ta có ý thức rằng mỗi người, qua Phép Rửa của mình, đã được mời gọi vào trong sự phục vụ của Thiên Chúa. Có thể chúng ta quá bận rộn với cuộc mưu sinh, phải giữ vững cho tài chính của mình trong những ngày này, đến nỗi chúng ta đã ngủ quên trước lời mời gọi của Thiên Chúa trong cuộc đời mình – nhất là giữa những hỗn độn và rối ren. Chúng ta có thể cần phải tỉnh thức với việc Thiên Chúa đang nói với chúng ta ra sao, ngay nơi chúng ta sống.

Việc suy tư về Chúa Ba Ngôi, chúng ta có thể theo cách này. Thiên Chúa là một người cha/mẹ yêu thương mời gọi chúng ta đến sự thánh thiện và phục vụ. Đức Giêsu mời gọi chúng ta làm môn đệ và nói với chúng ta: “Hãy đến mà xem”. Thiên Chúa, Thánh Thần, mòi gọi chúng ta vào trong cộng đoàn. Thánh Phaolô hôm nay nhắc nhở, chúng ta là “thành phần của Đức Kitô”. Chúng ta là thành viên của cộng đoàn Giáo hội và chúng ta nhận ra, không chỉ với tư cách cá nhân, nhưng như những thừa tác viên trong cộng đoàn của chúng ta, thành viên của hội đồng, nhân viên, … làm thế nào tất cả chúng đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa.

Samuel phục vụ trong Đền Thờ, nơi cực thánh của phụng tự dành cho dân Dothái. Nhưng có một nơi mà người ta nên mong ước được thị kiến và thông điệp của Thiên Chúa, đó là trong thinh lặng. Phải chăng đó là vì sự yếu kém của nhà Êli? Hay là những yếu đuối của Êli đã làm gì đó? Mắt ông đã mù, và ông có những giới hạn. Vì thế, Êli không thể thấy được ngọn đèn chầu, và ông cũng không trông coi được hòm bia nơi mà Thiên Chúa có lẽ đã nói với ông.

Bài đọc kết thúc với việc khẳng định rằng Samuel, “Sa-mu-en lớn lên. ĐỨC CHÚA ở với ông và Người không để cho một lời nào của Người ra vô hiệu”. Câu bé lớn lên và tên của cậu gắn liền với sự khôn ngoan. Đó là sự khôn ngoan mà cậu nhận được vì cả đời cậu luôn cố gắng thức tỉnh để lắng nghe Lời của Chúa. Đó là điều mà chúng ta hy vọng như hướng sống của đời ta.

Đâu là những mối quan tâm mà sự gắn liền Êli-Samuel khuấy lên? Suy nghĩ về những giới hạn của Êli và việc Samuel đang ngủ trong Đền Thờ, chúng ta cầu xin Thiên Chúa đánh thức những người khôn ngoan trong Giáo hội của chúng ta. Xin cho họ trở nên những người giữ lửa, để ánh lửa của Thiên Chúa không tắt ngúm trong cộng đoàn của chúng ta vì những khác biệt, lề thói, tinh thần uể oải, những bê bối tình dục, hay những dạng thức khác của việc vô cảm với Lời Chúa vốn đang sống động và linh hoạt giữa dân Chúa.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp

2nd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)

I Samuel 3: 3b-10, 19; Ps. 40: 2-4, 7-10; I Cor. 6: 13c-15a, 17-20; John 1: 35-42

The story of Samuel asleep in the Temple is the same story, with different details, found throughout the Bible. It is both an ancient and a new story. The boy Samuel is asleep in the Temple. He is in the very presence of God, but doesn’t realize it. We are told, "At that time Samuel was not familiar with the Lord." Samuel isn’t described as particularly virtuous to attract God’s attention. But that doesn’t stop God. The boy may be asleep, but God is stirring and doing what God does. God is alive: moving, choosing and calling. As I said, it’s the same and always new story.

The story of Samuel is a metaphor for the spiritual life and it raises the question we might ask ourselves: "Are we asleep to God?" We don’t look like we are asleep. In fact, we appear quite busy and probably are, along with the majority of Americans, sleep-deprived. But still, we may be asleep to God.

The first step in all religious traditions is "waking up." Waking up can happen in many ways. We read a passage of scripture, or hear a message in a preaching and it takes root in us – we wake up. A project fails or a dream dissolves and we realize we have to readjust our priorities – we wake up. Our marriage or a close relationship shatters and we realize we have not paid enough attention to important people in our lives – we wake up.

Or, as in the case of the poet Mark Nepo, we are shaken awake because we get cancer, or some other dreadful disease. Mark’s friend, Wayne Muller, says, "Having survived his cancer, Mark brings with him the eyes of a dying person who is grateful simply to breathe." (From the Forward to, "The Book of Awakening," by Mark Nepo, Conari Press, 2000) However it happens, gently or rudely, we wake up – if we do as Samuel did, seek to understand the message we are hearing in the mystery of our lives.

Are we awake? Do we sense something, or Someone, calling out to us? We might feel something tugging at us at this Eucharist, stirring up a yearning for more in our lives. Or, we look into the eyes of a newborn and sense the mystery. We go for a walk early in the morning and are in awe when we see clouds tinted pink by the rising sun. Or, someone tells us that they love us and we sense the presence of a gift-giving and loving God. Whatever the occasion, we are awakened from sleep and we want to do our best to respond.

Even if, like Samuel, our initial responses seem fruitless. No matter, we have been awakened from sleep and we must persist in our search for the source of our awakening call. When Samuel finally woke up to God’s fourth call, he turned himself to God and spent the rest of his life as God’s servant. Don’t you find it comforting to know that, even if we should miss God’s first overtures, God doesn’t give up on us, but tries again to get our attention – to wake us from sleep?

Once we begin to wake up what can we do? Nothing – might be our first response, nothing but listen. Find ways to listen to our life. Cultivate some moments of silence. Listen to wise voices around us, as Samuel did, when Eli finally figured out what was going on and had some wisdom for him.

We could take Eli’s advice and make his words a mantra we repeat through our listening days. "Speak Lord, for your servant is listening." Then we could do our best to listen within the events of our lives for the gentle voice of God. We probably won’t get answers for the problems we face – our modern world needs to have answers. But we might learn wisdom; it’s a life-long process. Little by little wisdom will guide us through the small and large decisions we must make. Wisdom will also teach us patience and trust, as we learn to live with the mystery of God’s life in us.

The story of Samuel is the story of our vocation. In it we learn that if we want to listen to God we need to learn how to be careful listeners. There’s so much noise, so many other alluring voices shouting out to us from our world. So, it can be hard to discern God’s voice amid all the cacophony. We can be grateful that God is persistent. We can also acknowledge that we need help from others, people who make it their practice to try to be attentive to God’s voice in the world. These practiced listeners can help us better understand how God is calling us.

I have had those guiding voices in my life and I believe God has nurtured me through those blessed angels of God’s Word. Who have been those voices for you? Who were your wisdom figures? Who in their unique ways, helped you listen to God when you went searching? Let us give thanks for those gifts in our lives at this Eucharist.

The Samuel reading and the gospel are about God’s call. We are at the beginning of our new year, a good moment to pause and reflect on God’s call to us. Are we even aware that each of us, through our baptism, has been called into God’s service? Perhaps we are so busy making a living and keeping our financial heads above water these days that we have been asleep to God’s call in our lives – especially in the chaos and confusion. We may need to wake up to how God is speaking right now, where we are.

Reflecting on our Triune God we might put it this way. God is a loving parent who calls us to holiness and service. Jesus invites us into discipleship and says to us, "Come and you will see." God, the Spirit, calls us into community. Paul reminds us today, we are "members of Christ." We are members of a church community and so we discern, not only as individuals, but as ministers in our congregation, members of committees, staff, etc., how we are all responding to God’s call.

Samuel was doing service in the Temple, the holiest place of worship for the Jewish people. But in the place one would expect visions and messages from God, there was silence. Was that because of the misconduct of the house of Eli? Or, did Eli’s infirmities have something to do with it? His eyes were failing him and he had other limitations. So, Eli was not tending the sanctuary flame, nor was he keeping watch by the ark where God might have spoken to him.

Our reading ends by stating that Samuel, "grew up and the Lord was with him, not permitting any word of his to be without effect." The boy would mature and his name would be synonymous with wisdom. It was a wisdom he gained because his lifetime disposition was to try to stay awake and listen to God’s Word. Which, we hope, is our lifetime disposition as well.

What concerns does the Eli-Samuel incident stir up? Reflecting on Eli’s limitations and Samuel asleep in the Temple, we pray for God to raise up wise men and women in the midst of our church. May they be light keepers, so that the flame of God is not extinguished in our community because of indifference, routine, dullness of spirit, sexual scandal, or any form of obtuseness to God’s Word which is alive and active among the people of God.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chính quyền Obama từ chối thay đổi sắc lệnh ngừa thai
Phaolô Phạm Xuân Khôi
10:55 22/01/2012
Washington DC,ngày 20 tháng1, năm 2012 (CNA / EWTN News) .- Chính quyền Obama công bố ngày 20 tháng 1 rằng sẽ không mở rộng điều khoản miễn trừ cho các nhóm tôn giáo chống lại việc đòi hỏi bảo hiểm sức khỏe phải bao gồm việc triệt thai và nghừa thai - kể cả các loại thuốc có thể gây phá thai - một cách miễn phí.

Kathleen Sebelius, Tổng Trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, cho biết trong một lời tuyên bố ngày 20 tháng 1 rằng các chủ nhân tôn giáo, là những cơ quan phản đối việc cung cấp loại bảo hiểm này sẽ phải tuân hành điều luật mới này kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2013, một năm trễ hơn hạn chót lúc đầu.

Sebelius ghi nhận rằng có "những mối quan tâm quan trọng" đã được "nói lên về tự do tôn giáo".

Những cơ quan lên tiếng chống lại sắc lệnh này bao gồm nhiều tổ chức Công Giáo, như các trường học, bệnh viện và các cơ quan xã hội, phục vụ tất cả mọi người túng thiếu, không phân biệt tôn giáo của họ.

Trong giai đoạn thu góp ý kiến ngay sau khi công bố sắc lệnh, chính quyền đã nhận được rất nhiều ý kiến phê bình từ các tín hữu thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.

Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Chủ tịch ủy ban phò sự sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã lý luận chống lại sắc lệnh, cảnh báo rằng chính Chúa Giêsu sẽ không đủ điều kiện để được miễn trừ về tôn giáo.

Trong tháng mười hai, một nhóm hơn 60 nhà lãnh đạo của phái Truyển Đạo (Evangelical), Baptist và Do Thái giáo đã lên tiếng phản đối sắc lệnh này trong một bức thư gửi cho Tổng Thống Obama. Họ đã nhận xét rằng "các tổ chức tôn giáo ngoài cộng đồng Công Giáo cũng phản đối một cách sâu xa về luân lý" sắc lệnh được đề ra.

Sebelius nói rằng những sự quan tâm ấy đã được "xem xét rất cẩn thận" và khẳng định rằng điều luật cuối cùng "đã có sự cân bằng thích hợp giữa việc tôn trọng sự tự do tôn giáo và gia tăng việc dễ dàng nhận được các dịch vụ phòng ngừa quan trọng".

Trong khi sắc lệnh này sẽ có hiệu lực đối với hầu hết các chủ nhân vào ngày 1 tháng 8 năm 2012, Sebelius nói rằng những chủ nhân (những cơ quan) vô vị lợi mà hiện nay không cung cấp việc ngừa thai trong chương trình bảo hiểm của họ vì niềm tin tôn giáo sẽ được một năm "trì hoãn tuân hành" sắc lệnh.

Bà nói, "Một năm này sẽ cho phép các tổ chức ấy thời gian và sự uyển chuyển để thích ứng với sắc lệnh mới này".

Sebelius nói thêm rằng những chủ nhân này sẽ buộc phải thông báo cho nhân viên "là các dịch vụ nghừa thai đang có sẵn tại các địa điểm như trung tâm y tế cộng đồng, trạm y tế công cộng, và các bệnh viện với sự hỗ trợ dựa trên lương bổng."

Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cảnh báo về "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với quyền tự do tôn giáo ở Mỹ.

Trong một huấn dụ dành cho một nhóm Giám Mục Hoa Kỳ viếng thăm Vatican, Đức Giáo Hoàng đã nói lên sự lo ngại lớn về “một nỗ lực chắc chắn đang được thực hiện nhằm hạn chế quyền tự do được ưa chộng nhất của các quyền tự do của dân Mỹ, là tự do tôn giáo. "

Ngài đã nói rằng điều "khẩn thiết" cho “toàn thể cộng đồng Công Giáo” tại Hoa Kỳ là nhận ra rằng những đe dọa này là "thù nghịch với Kitô giáo."

Mối quan tâm về tự do làm theo lương tâm đã được đặt ra vào tháng 8 năm 2011, khi Sebelius ban hành một luật tạm thời cuối cùng đề ra những đòi buộc về “những dịch vụ y tế dự phòng" ban đầu.

Mặc dù quy luật tạm thời bao gồm một miễn trừ đối với những chủ nhân tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo nói rằng sự miễn trừ này quá hạn hẹp và không bao gồm nhiều thừa tác vụ của tôn giáo.

Để hội đủ điều kiện miễn trừ, một chủ nhân phải có mục đích giảng dạy các giá trị tôn giáo, cùng phải thuê và phục vụ chỉ những người chia sẻ cùng niềm tin tôn giáo với mình.

Sở Y tế và Dịch Vụ Nhân Sinh hiện đang bị kiện bởi các luật sư của Becket Fund trong các vụ kiện riêng biệt đại diện cho Đại Học Belmont Abbey College và Đại học Colorado Christian.

Ông Hannah Smith, cố vấn pháp lý cao cấp cho Becket Fund, đã gọi hành đông này là "một nỗ lực vô liêm sỉ để trì hoãn trong một năm bầu cử".

Ông Smith nói rằng chính quyền Obama biết rằng sắc lệnh này "không thể sống sót được khi bị điều nghiên cẩn thận theo hiến pháp" và do đó họ "cố gắng trì hoãn ngày phán xét không thể tránh được” của nó.

Michelle Bauman (CAN News)
 
Công Bố của ĐHY DiNardo về Sắc Lệnh Triệt Sản và Ngừa Thai của Bộ Y Tế
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:58 22/01/2012
Đức Hồng Y Daniel DiNardo đã đưa ra công bố này liên quan đến thông báo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh ngày 20 tháng 1 rằng Bộ sẽ không thay đổi sắc lệnh về đòi buộc phải bao gồm việc triệt sản, các loại thuốc có khả năng phá thai và ngừa thai (miễn phí) trong hầu như tất cả các chương trình bảo hiểm sức khỏe:

Là mục tử của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston và chủ tịch của Ủy ban Giám mục Hoa Kỳ về các hoạt động Phò Sự Sống, tôi đau lòng khi biết rằng sắc lệnh của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân Sinh về đòi buộc phải bao gồm việc triệt sản, các thuốc có khả năng phá thai và ngừa thai trong hầu như tất cả các chương trình bảo hiểm sức khỏe sẽ được duy trì. Sắc lệnh này phương hại đến quyền tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng.

Sắc lệnh ngừa thai/triệt sản này mà Bộ Y tế và Dịch Vụ Nhân Sinh áp đặt trên những chương trình bảo hiểm sức khỏe vi phạm tự do tôn giáo, là điều được đảm bảo bởi Tu Chính Án Thứ Nhất và một số luật liên bang. Buộc tất cả chủ nhân phải mua bảo hiểm triệt sản và ngừa thai, kể các loại thuốc gây ra phá thai, là xâm nhập tận gốc quyền tự do tôn giáo và tự do làm theo lương tâm.

Sắc lệnh của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh bao gồm một khỏa miễn trừ vô cùng hạn hẹp cho "những chủ nhân tôn giáo" để bảo vệ hầu như không ai cả. Không thể bắt buộc những cơ quan bảo trợ, mua và cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe phải vi phạm xác tín luân lý và tôn giáo sâu xa của họ để tham gia trong hệ thống chăm sóc y tế hoặc cung cấp cho các nhu cầu của gia đình, nhân viên của họ hoặc những người đang thiếu thốn nhất.

Thông báo hôm nay rằng sắc lệnh này và điều khoản miễn rất hẹp của nó sẽ không thay đổi là điều vô cùng đáng thất vọng đối với tôi. Như Đức Hồng Y tân cử Timothy Dolan, chủ tịch của Đồng Giám Mục Công giáo Hoa Kỳ, đã nói: " Việc bắt buộc các công dân Hoa Kỳ phải chọn lựa giữa việc làm trái với lương tâm hay không được quyền chăm sóc y tế (bảo hiểm) là ‘tán tận lương tâm một cách trắng trợn’. Nó vừa là một cuộc tấn công vào vấn đề chăm sóc y tế vừa là một cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo".

Tôi hợp cùng các Giám Mục anh em của tôi, các đồng bào Công Gíao và tất cả mọi người thiện tâm, là những người coi quyền tự do tôn giáo như một đá tảng của cuộc sống chung của chúng ta bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ sắc lệnh của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh.

Hồng Y Daniel DiNardo

Tổng Giáo Phận Galveston-Houston
 
Đức Thánh Cha chúc các Dân tộc mừng Tết Nguyên Đán một năm đầy Công lý và Hòa bình
Linh Tiến Khải
12:01 22/01/2012
Đức Thánh Cha chúc các Dân tộc mừng Tết Nguyên Đán một năm đầy Công lý và Hòa bình

VATICAN. Như thường lệ trưa Chúa nhật 22-1-2012, Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Truyền Tin chung với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu. Nhân dịp Tân Xuân Nhâm Thìn Đức Thánh Cha đã chúc Tết các dân tộc Viễn Đông như sau:

Anh chị em thân mến, trong các ngày này nhiều dân tộc Viễn Đông tươi vui mừng Năm Mới Âm Lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một năm mới thực sự ghi dấu công lý và hòa bình, đem lại thoa dịu cho người khổ đau; tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới.

Trước đó, trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc tới Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô mà Giáo Hội đang cử hành trên toàn thế giới trong các ngày từ 18 đến 25 tháng Giêng. Ngài mời gọi mọi người kết hiệp với lời cầu mà Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha trước cuộc khổ nạn: “Xin cho chúng nên một, để thế gian tin” (Ga 17,21). Năm nay một cách đặc biệt suy niệm của chúng ta trong Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất quy hướng về một văn bản của thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô được chọn làm khẩu hiệu: “Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi bởi chiến thắng Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1 Cr 15,51-58). Đức Thánh Cha quảng diễn văn bản này như sau:

Chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa Kitô trên tội lỗi, nghĩa là sự phục sinh của Người, như một biến cố biến đổi một cách triệt để những ai tin nơi Người, và mở ra cho họ con đường dẫn tới một cuộc sống không thể hư nát và bất tử. Nhận biết và tiếp nhận sức mạnh biến đổi của đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô cũng nâng đỡ các Kitô hữu trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất tràn đầy giữa họ với nhau.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Năm nay các tài liệu của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu đã do một nhóm Ba Lan soạn thảo. Thật thế, nước Ba Lan đã có một lịch sử dài các đấu tranh can đảm chống lại nhiều nghịch cảnh, và đã nhiều lần minh chứng cho sự cương quyết được đức tin linh hoạt. Vì thế, các lời làm thành đề tài như mới nhắc tới trên đây có sự vang vọng và định đoạt đặc biệt tại Ba Lan. Dọc dài các thế kỷ, các Kitô hữu Ba Lan đã trực giác được chiều kích tinh thần trong ước muốn tự do của họ, và họ đã hiểu rằng chiến thắng đích thật chỉ có thể đạt được, nếu được đi kèm bởi một sự hoán cải nội tâm sâu xa. Họ nhắc cho chúng ta biết rằng cuộc tìm kiếm sự hiệp nhất của chúng ta có thể được hướng dẫn một cách thực tiễn, nếu sự thay đổi xảy ra trước hết trong chính chúng ta và nếu chúng ta để cho Thiên Chúa hoạt động, nếu chúng ta để cho mình được biến đổi theo hình ảnh của Chúa Kitô, nếu chúng ta bước vào trong cuộc sống mới trong Chúa Kitô, Đấng là sự chiến thắng đích thật của chúng ta. Đức Thánh Cha mói thêm trong bài huấn dụ:

Sự hiệp nhất hữu hình của tất cả mọi Kitô hữu luôn luôn là công trình đến từ bên trên, từ Thiên Chúa. Công trình này đòi hỏi sự khiêm tốn thừa nhận sự yếu đuối của chúng ta và tiếp nhận ơn thánh. Tuy nhiên, để lấy lại một kiểu nói mà Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường sử dụng, mỗi ơn thánh cũng trở thành dấn thân. Như thế, sự hiệp nhất đến từ Thiên Chúa đòi buộc dấn thân thường ngày của chúng ta rộng mở cho nhau trong tình bác ái.

Từ nhiều thập niên qua, Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô làm thành yếu tố trung tâm sinh hoạt đại kết của Giáo Hội. Thời gian mà chúng ta dành cho lời cầu nguyện cho sự hiệp thông tràn đầy giữa các môn đệ Chúa Kitô, sẽ cho phép chúng ta hiểu một cách sâu đậm hơn chúng ta sẽ được biến đổi như thế nào bởi vinh quang của Người, bởi quyền năng sự sống lại của Người.

Thứ Tư tới đây, như thường lệ, chúng ta sẽ kết thúc Tuần cầu nguyện với buổi cử hành Kinh Chiều trọng thể lễ thánh Phaolô trở lại, trong đền thờ thánh Phaolô ngoại thành, với sự hiện diện của đại diện các Giáo Hội và các cộng đoàn Kitô. Tôi chờ đợi đông đảo anh chị em trong buỗi gặp gỡ phụng vụ này, để chúng ta cùng nhau canh tân lời cầu nguyện với Chúa, là suối nguồn của sự hiệp nhất. Với tình con thảo chúng ta hãy phó thác ngay từ bây giờ cho lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Ý. Trong tiếng Pháp, ngài đặc biệt chào các vị lãnh đạo cộng đoàn thánh Egidio, có các thành viên can đảm hoạt động cho việc loan báo Tin Mừng, nhất là bên Phi châu và châu Mỹ Latinh. Đức Thánh Cha nói mọi Kitô hữu đều có nhiệm vụ đáp trả lại sứ mệnh Chúa đã giao phó cho các Tông Đồ, và loan báo Tin Mừng trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện.

Bằng tiếng Đức, Đức Thánh Cha đã nhắc đến cảnh Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên, và họ tức khắc bỏ hết mọị sự để theo Người. Ngài nói ơn gọi của chúng ta cũng là từ bỏ các thói quen và bước vào trong sự không hay biết đồng thời cũng là niềm hy vọng, trong tình yêu thương xót và sự chở che của Thiên Chúa.

Linh Tiến Khải
 
Top Stories
Pope: Best wishes to the peoples of the Far East for the Lunar New Year
AsiaNews
10:29 22/01/2012
Pope invites large turn-out for Vespers of January 25 in the Basilica of St. Paul Outside the Walls for the conclusion of the Week for Christian unity. Christian unity comes from God, but requires our daily commitment

Vatican City (AsiaNews) - "The visible unity of all Christians is always the work of above, of God, a work that requires the humility to recognize our weakness and to welcome the gift. However, to use an expression frequently expressed by Blessed Pope John Paul II, every gift becomes commitment. The unity that comes from God requires, therefore, our daily commitment to be open to one another in love” is the message of Benedict XVI in his reflection before the Sunday Angelus with pilgrims gathered in St Peter's Square.

The pope wanted to devote his own short address to unity, as this Sunday falls during the Week of Prayer for Christian Unity (January 18-25), inviting everyone to participate in "large numbers" in the vespers that will be held on the 25th in the Basilica of St. Paul Outside the Walls, where representatives of other Christian Churches will also be present.

Benedict XVI also briefly commented on this year's theme: "All shall be changed by the victory of our Lord Jesus Christ (cf. 1 Cor 15.51-58). "We are called - he said - to contemplate Christ's victory over sin and death, his resurrection as an event that transforms those who believe in Him and opens them up to an incorruptible and immortal life. Recognizing and accepting the transforming power of faith in Jesus Christ, sustains Christians in their search for full unity. "

This year, the theme and reflection for the week was chosen and prepared by a Polish group. "The words of the aforementioned theme - explained the pope - have a particular resonance and relevance for Poland. Over the centuries, Polish Christians have spontaneously understood a spiritual dimension in their desire for freedom and have realized that the true victory can only come if accompanied by a profound inner transformation. They remind us that our search for unity can be conducted in a realistic way if the change takes place primarily in ourselves if we allow God to act, if we allow ourselves to be transformed to the image of Christ, if we enter into new life in Christ, which is the real victory . The visible unity of all Christians is always the work that comes from above, from God, which requires humility to recognize our weakness and to accept the gift".

"For many decades - he added - the Week of Prayer for Christian unity is a central element in the ecumenical activity of the Church. The time we devote to prayer for the full communion of the disciples of Christ will enable us to understand more deeply how we can be transformed by his victory, the power of his resurrection. "

Recalling the appointment of January 25 in the Basilica of St. Paul Outside the Walls, Benedict XVI concluded: "I invite you in great numbers to this encounter so that together we can renew our liturgical prayer to the Lord, source of unity. We entrust this from the outset, with filial confidence, to the intercession of the Blessed Virgin Mary, Mother of the Church. "

After the Marian prayer, the pontiff expressed his best wishes to the peoples of the Far East who tomorrow will celebrate the Lunar New Year, which this year is under the sign of the Dragon. "In these days - he said - various countries of the Far East will celebrate the Lunar New Year with joy. In the present world situation of economic and social crisis, for all those people I hope that the new year is marked by justice and peace, bringing relief to those who suffer, and that especially young people, with their enthusiasm, ideals and drive, can offer new hope to the world. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Bông Hồng Xanh công tác xã hội tại Bình Long và Mộc Hóa
Maria Vũ Loan
09:41 22/01/2012
Những ngày giáp Tết, nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi tiếp tục đi chia quà Tết tại Bình Long (tỉnh Bình Phước) ở miền đông và Mộc Hóa (tỉnh Long An) của miền tây. Xin giới thiệu hai địa danh mà chúng tôi đã đến chia sẻ tình thương được gom góp từ độc giả Vietcatholic.

An Khương, giáo họ vùng sâu của đồng rừng Xem hình ảnh phát quà tại An Khương

Chúng tôi lên xe khi Sài Gòn đang rộn rã sắm Tết ở nhiều mức độc khác nhau: người giàu có, kẻ xa sỉ, người “vừa đủ xài”! Đến giáo họ An Khương lần này, chúng tôi chỉ có 80 phần quà nhưng cha xứ yêu cầu “ngắt” ra thành 110 phần để gia đình nào cũng có. Thế là một bạn trẻ Bông Hồng Xanh bù đắp vào, quà có đủ mà không cần “xén nhỏ” ra!

Thật ra, vào đầu tháng 12/ 2011, chúng tôi đã đến vùng đất đỏ khô khan làm cây lá ít xanh tươi này để dự lễ rửa tội của 200 anh chị em dân tộc ở đây; nhìn thấy vẻ chân thành của họ, chúng tôi “ấp ủ” một chuyến trở lại đây và điều này đã thành sự. Hôm đó, thật xúc động khi 200 con người được gia nhập Hội Thánh. Nhìn sâu vào mắt họ, chúng tôi đọc được một sự chân thành chứ không phải là điều gì khác. Dùng cơm trưa cùng với họ, trò chuyện với đội đánh chiêng cồng, chụp hình Đức Cha Tước với các em lễ sinh ở đây, chúng tôi càng thấy thương thương nơi này. (Xem video kênh mariavuloan)

Hôm nay, xe vừa đến nơi, chúng tôi được chứng kiến giáo dân đang dự thánh lễ sáng Chúa nhật trong một ngôi nhà nhỏ. Cuối thánh lễ, cha xứ giới thiệu nhóm chúng tôi với cộng đoàn và ca đoàn thanh niên múa tặng chúng tôi một bài. Sau đó cha mời mỗi gia đình một người đại diện ở lại nhận quà. Chúng tôi định chia quà bên vệ đường nhưng Ban Hành Giáo mời vào lòng nhà thờ tuy rất chật chội. Thiếu nhi nhận kẹo và bóng ở ngoài sân. Vì nắng gắt nên chúng tôi trao quà rồi các em về ngay, chẳng hát hò vui chơi gì cả. Mỗi người một việc, chỉ một thoáng là ổn định. Ông trùm chánh tuyên bố lý do, rồi trưởng nhóm Bông Hồng Xanh chúc mừng năm mới bà con cô bác và sau đó là phát quà theo danh sách. Mọi việc nhịp nhàng, tốt đẹp. Nghĩ cũng buồn cười, phát đến chuyến đi thứ ba là chúng tôi nhuần nhuyễn “nhà nghề” quá! Có một ông ăn xin ở đâu đến, may mà chúng tôi có mang thêm 50 cái áo pull người lớn và số bánh cố tình mua dư nên ông cũng có quà. Kinh nghiệm cho biết bao giờ cũng có người “xin thêm ngoài rìa!”

Đến thăm một số nhà giáo dân, chúng tôi mới hiểu thêm về đời sống dân chúng ở đây.

Giáo họ An Khương, thuộc giáo xứ Phú Lương chỉ có 500 giáo dân kể cả người lớn và trẻ em. Mỗi tuần có một thánh lễ sáng Chúa nhật, chiều thứ bảy giáo dân tụ tập lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa. Ban Hành Giáo chia thành bảy nhóm, có ông trưởng ông phó. Chỉ có một ca đoàn thanh niên do quí thầy của một tu đoàn, ở cách đó vài cây số, coi sóc. “Nhà nguyện” dã chiến của dân có từ ba năm nay, trước đó chẳng có lễ lạc gì ở khu này cả. Ở đây, đa số là dân tộc S’tiêng. Người dân làm lúa, trồng khoai mì, bắp. Lúa phơi khô xong là bán ngay (không bán gạo); nhổ củ khoai mì lên là bán tươi cho lái buôn; còn bắp thì tẽ hạt ra rồi mới bán. Số người có đất thì còn khá, những người không có đất chiếm khoảng 30% đi làm mướn ăn qua ngày. Những người này khi không có ai mướn thì lên suối kiếm cá, vào rừng tìm nấm, măng… Đặc sản của họ vẫn là cơm nấu trong ống tre. Trò chuyện với họ, vẻ chân thật toát ra pha lẫn sự hiếu khách làm chúng tôi xúc động. Cách đó 2 km có một thác tên là Thác số 4, ở trong một khu du lịch. Khi có dịp đến đây, quí vị có thể tham quan.

Cũng khá bất ngờ khi chúng tôi được dùng cơm trưa tất niên cùng với 60 em nam nữ trong nhóm ơn gọi của giáo hạt Bình Long do cha xứ Phú Lương phụ trách. Thật quí hóa cho một vùng đất đỏ!

Ra về khi trời còn nắng gắt, chúng tôi tạm biệt nhiều nụ cười vì chuyến đi này, cả cái giáo họ nhỏ bé ấy ai cũng có quà, từ quí ông trùm khu đến ca đoàn và cả quí thầy nữa. Niềm vui chan hòa cho một chuyến đi.

Xóm người Việt hồi hương ở Mộc Hóa, Long An Xem hình ảnh phát quà tại Mộc Hóa

Rồi lại một ngày giáp Tết, chúng tôi đến thị trấn Mộc Hóa, cách Sài Gòn 130 km để tặng 100 phần quà. Như những chiến sĩ “du kích” của Chúa, chúng tôi sắn tay áo chia quà ngay trước sân nhà thờ. Quà bày dưới đất, “bạt” giăng trên cây. Cha sở tuyên bố lý do rồi chúc mừng năm mới, sựviệc diễn ra nhanh gọn. Ai có phiếu là lãnh quà. Chúng tôi hỏi một chị còn trẻ, chị trả lời giọng rặt miền Nam: “Con đi lãnh dùm cho bố chồng con. Ổng bị liệt, yếu lắm, con mang dzìa cho tía con dzui!”. Cha sở giải thích vì ở đây cha biết từng gia cảnh nên “chọn rất kỹ!”

Dùng cơm trưa xong, chúng tôi lên ghe đi trên sông Vàm Cỏ Tây vào khu nghèo của nhà dân. Cái ghe nhỏ quá làm chúng tôi sợ nên tất cả đều mặc áo phao. Có nhiều sự việc “đáng tiếc” khi người ta “coi thường” sông nước, có đúng không? Có chỗ bèo mọc đầy ven sông nên vào khu này khá khó khăn cho người điều khiển ghe, dù là ghe máy. Dọc hai bên bờ là những ngôi nhà lá che chắn tạm bợ. Trên một bãi đất bồi ven sông, một đại gia đình kia có đến 22 người gồm cả ông bà, cha mẹ, dâu rể, con cháu sống quanh khu đó. Cả đoàn chúng tôi thăm nhà ông bố, nhìn thấy mà thương. Nhà con rể ông treo một con cá khô bên hiên nhà, thấy lạ, chúng tôi bèn chụp hình. Một gia đình khác cũng thuộc đại gia đình ấy chỉ sống trên ghe, cạnh đám bèo già.

Những người sống ở đây làm lòng chúng tôi trĩu nặng khi ghe quay đầu đi, rẽ vào Kinh Cầu Cá Rô, để cho quà một vài gia đình khác ở sâu bên trong.

Và thật là ngạc nhiên, sau đó chúng tôi được đến thăm khu những người Việt hồi hương từ Biển Hồ Campuchia về, sống trong một khu đất ruộng với những căn nhá lá nghèo nàn dựng trên cọc. Cây cầu gỗ miếng vuông miếng nhọn chắp vá đưa chúng tôi vào thăm một phần khu này. (Phần ở bên ngoài cầu là những nhà lá dọc theo con đường nhựa, có phần nhỉnh hơn một chút). Tính từ sau chiếc cầu, chỉ có nhà ông trùm khu là xây sạch đẹp, còn lại thì chỉ nhà lá nhà gỗ chắp vá mà thôi. Khoảng hai mươi đứa trẻ chạy ùa ra. Chúng đưa hai bàn tay nhỏ nhận kẹo và bóng. Những bàn tay không được sạch vì lấm đất bùn, có đứa mặt mũi tèm lem, mặc quần rách. Mùi hôi quanh đó bốc lên làm chúng tôi muốn nín thở, thế mà họ hít thở quanh năm bầu khí ô nhiễm của một nơi bùn lầy thế này! Không ô nhiễm sao được khi họ tắm táp giặt giũ bằng nước sông. Ai bảo đảm được “chất thải” của họ không “chan hòa” nơi này? Mùa nước nổi thì họ khốn khổ hơn, đi lại bằng ghe, sống chung với nước ngập… Chúng tôi chia làm hai ba tốp để tặng quà, hỏi thăm, chụp hình.

Xin giới thiệu với tất cả những ai quan tâm đến những kẻ khốn cùng, một khu người Việt hồi hương từ Biển Hồ Campuchia, gồm 160 gia đình - trong đó có 60 gia đình Công giáo - đang sống ở vũng ruộng lầy thuộc xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Họ rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng vì con em họ không được đi học khi không có hộ khẩu và giấy khai sinh (ban ngày chúng chơi loanh quanh ở đó hoặc đi mò cua bắt ốc với cha mẹ); vì những người Việt này chưa xin nhập tịch lại để được sống “đầy đủ giấy tờ” trên đất Việt Nam. Nói chung, việc dân trí dân sinh của họ rất cần được chú ý. Nhóm chúng tôi chỉ gặp gỡ ở mức an ủi và “khám phá” dùm cho những tổ chức từ thiện lớn hơn và những ai có quan tâm đến vùng sâu vùng xa. (Mùa chay, Bông Hồng Xanh chúng tôi sẽ trở lại đây để an ủi yêu thương và sẵn sàng làm cầu nối cho những ai có tấm lòng với khu này).

Cả mấy chuyến đi, chúng tôi đều mua “nhu yếu phẩm” làm quà Tết. Thật tình mà nói, Tết Nguyên Đán mà không có bánh mứt thịt thà sẽ chẳng gọi là ngày Tết. Thôi thì nhận quà Tết để biết rằng mùa xuân đã đến, tiết trời mát mẻ hoa cỏ tươi vui, bắt đầu một năm mới. Dẫu bận rộn và mệt một chút, chúng tôi thấy vui. Chưa bao giờ chúng tôi thấy câu nói từ bục giảng trong thánh lễ hay như thế này: “Có hai con đường ngắn nhất lên thiên đàng là TỬ ĐẠO và LÀM VIỆC BÁC ÁI”.
 
Thánh lễ đón giao thưà Năm Nhâm Thìn tại Cộng đoàn CGVN tại Melbourne
FX. Trần Văn Minh
09:46 22/01/2012
Melbourne - Vào lúc 20 giờ Ngày 22 Tháng 1 Năm 2012, nhằm Ngày 29 Tháng Chạp Năm Tân Mão.

Tại hầu hết các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại TGP. Melbourne đều có tổ chức Thánh lễ đón Giao thưà mừng năm mới Năm Nhâm Thìn, vào lúc 20 giờ Ngày 22 Tháng 1 Năm 2012.

Xem hình ảnh

Riêng tại nhà thờ Saint Martino, hai Cộng đoàn Công giáo Giáo xứ Our Lady và Martino đã cùng nhau tổ chức Thánh lễ đón giao thưà chung cuả hai cộng đoàn tại nhà thờ Saint Martino.

Chiều 29 tết trời trở nóng nhè nhẹ với những làn gió Bắc từ sa mạc thổi về. Trong giây phút thiêng liêng giao hoà giưã đất trời chuyển từ muà đông qua muà xuân, khởi đầu cho một năm mới ở quê nhà. Với tất cả tâm tình biết ơn và cảm tạ, rất đông giáo dân hai cộng đoàn đã hân hoan về tham dự Thánh lễ đón giao thưà từ rất sớm. Những tà áo dài lại được dịp khoe sắc thắm cùng muôn hoa chào đón xuân quê hương trong chiều Hè xứ Úc. Từ các cụ ông, cụ bà cho đến các em nhỏ, với trang phục đẹp đẽ và ưng ý nhất. Ai cũng mừng vui cùng nhau đến để dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chuá đã ban muôn ơn lành đến cộng đoàn trong những tháng ngày trong năm đã qua.

Buổi lễ đón giao thưà năm nay được Linh mục Philip Lê Văn Sơn thuộc Cộng đoàn Công giáo khu vực miền Tây thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne tổ chức cho giáo dân trong khu vực cùng tham dự đón tết cổ truyền dân tộc. Đáp lời mời cuả Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý cộng đoàn. Các linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Cha Lê Trọng Bình, Cha Tony Kerin chánh xứ Martino và cha phó Adaikkalu đã đồng dâng Thánh lễ đón giao thưà, tạ ơn Thiên Chuá và Mẹ Maria rất thánh đã gìn giữ công đoàn trong năm qua, và cầu xin ơn bình an cho mọi người trong năm mới Nhâm Thìn.

Thánh lễ đón giao thưà Nhâm Thìn năm nay. Trên cung thánh, Một cây mai vàng rực rỡ, được trang hoàng những phong bao nhỏ màu đỏ cùng với những bóng đèn màu nổi bật như báo hiệu muà Xuân dân tộc đã tới.

Buổi lễ đã được liên ca đoàn Nữ Vương và Martino với đông đảo ca viên đã làm cho buổi lễ giao thưà năm nay thật long trọng, với những bài ca xuân ngợi khen Thiên Chuá, Chuá cuả muà Xuân.

Mở đầu trước khi thánh lễ bắt đầu, quý cha đồng tế đã đứng trước bàn Thánh để chúc mừng năm mới Thiên Chuá, Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh. Sau mỗi lời chúc tụng, cả cộng đoàn đã cung kính bái lạy cùng dâng lên Thiên Chuá, Mẹ Maria lời chúc tụng và cảm tạ Thiên Chuá qua lời cầu bầu cuả Mẹ Maria đã ban bình an cho cộng đoàn trong suốt năm qua.

Trong phần chia sẻ lời Chuá, LM Lê Trọng Bình đã qua bài phúc âm Thánh Mathêu nói về Tám mối phúc thật. Qua đó con người được Thiên Chuá ban cho những con người biết sống khôn ngoan theo lời Chuá dậy

Sau thánh lễ, là lời cám ơn tặng quà và chúc Xuân đến các cha và cộng đoàn cuả ông đại diện hai cộng đoàn, sau đó, cộng đoàn đã lên nhận lộc Xuân bằng lời Chuá qua kinh thánh do các linh mục đồng tế ban phát. Đặc biệt linh mục Lê Thành Nhân đã mang muà Xuân là những lộc hoa từ Giáo xứ ngài đang phục vụ về để làm quà Xuân cho giáo dân hai cộng đoàn.

Sau khi kết thúc Thánh Lễ đón giao thưà. Ca đoàn đã vui hát bản “Xuân nguyện”. Trong niềm hân hoan cùng nắm tay nhau, để cùng chung tay chúc mừng năm mới, và cùng nhau tiến lên nhận hoa, món quà mừng Xuân cuả Linh mục Lê Thành Nhân tặng qua tiếng pháo dòn dã cuả muà Xuân.

Ra khỏi giáo đường, ban tổ chức mời mọi người qua bên hội trường để dự tiệc và văn nghệ mừng Xuân. Những lời chúc Xuân cùng những tiếng cười vui, và không quên trao tặng nhau những lời chúc thật vui tươi đón mừng năm mới. Xuân dân tộc, Xuân cuả mọi người và ai ai cũng đều cảm thấy cái không khí đón giao thưà ngày nào trên quê hương yêu dấu, với tết yêu thương, phúc lộc.

Buổi văn nghệ mừng Xuân tuy đơn sơ nhưng thật đặc sắc, thêm phần sổ xố may mắn làm cho bầu không khí mừng Xuân thêm phần vui nhộn.
 
Thánh lễ Giao Thừa Tết Nhâm Thìn 2012 tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:51 22/01/2012
SYDNEY - Tối Chúa Nhật 22/01/2012 (30 Tết Âm Lịch) khoảng 4000 người (kể cả những người không Công Giáo) đã đến Công Viên Paul Keating Park Bankstown Sydney tham dự Thánh lễ mừng đón Giao Thừa Xuân Nhâm Thìn 2012.

Xem hình ảnh

Khai mạc Thánh lễ với 3 hồi chiêng trống cổ truyền, quý Cha từ cuối công viên tiến lên Lễ đài đứng trước bàn thờ. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn dâng lời nguyện đầu Năm Mới Nhâm Thìn 2012 lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney, kế tiếp Cha Tuyên uý Trưởng, Cha Paul Văn Chi và Cha Nguyễn Văn Tuyết đến trước bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam có Hài Cốt của Các Thánh Tử Đạo dâng lên nén hương kính nhớ các bậc Tổ Tiên và các Tiền Nhân Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.

Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng ngỏ lời chúc mừng Năm Mới đến với mọi người, và Cha giới thiệu với toàn thể mọi người Thánh lễ mừng đón Giao Thừa Năm Mới Nhâm Thìn hôm nay có quý Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Mai Đào Hiền, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Phan Trọng Huy, Cha Nguyễn Văn Vượng, Cha Nguyễn Văn Hùng (từ Đài Loan) Cha Nguyễn Văn Quang (từ Xuân Lộc) Cha Nguyễn Hoàng Chương (từ Bà Rịa) cùng hiệp dâng Thánh lễ và Thầy Phó tế Nguyễn Đình Phán phụ giúp Lễ. Cha cũng ngỏ lời chào mừng ông bà Kerry Chủ bút tờ báo Catholic Weekly của TGP Sydney đến tham dự Thánh lễ mừng đón Giao Thừa Năm Mới.

Trong bài giảng Cha Tuyên uý Trưởng nói về 12 con Giáp, thì con Rồng là vật linh thiêng đối với người Á Châu. Riêng với người Việt Nam thì mang sắc thái truyền thống dân tộc là con Rồng cháu Tiên, và năm nay là năm con Rồng, chính là năm tốt lành loan báo Tin Mừng mà bài phúc âm của Thánh Marcô hôm nay nói Chúa Giêsu kêu gọi những người đang chài lưới cá đi theo Chúa để làm sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân. (Mc. 1: 14-20)

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Năm Mới đến quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney và tất cả mọi người một năm an lành trong ơn Chúa. Ông cũng ngỏ lời cám ơn Ca đoàn Ngôi Ba, Giáo đoàn Mt. Pritchard đã phối hợp với dàn nhạc giao hưởng hát rất hay tạo cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng và long trọng. Sau cùng ông thông báo ngày mai Thứ Hai Mùng Một Tết Hành Hương Minh Niên trên Trung Tâm Bringelly với nghi thức Tạ Ơn lúc 10 giờ sáng tiếp nối với Thánh lễ và tiệc liên hoan Mừng Xuân.

Thánh lễ kết thúc, quý Cha rời Lễ đài đến mới mọi người vừa chúc Tết vừa phát Lộc Thánh đầu năm rất vui tươi và niềm nở trong tình yêu của Chúa Giêsu Kitô “Chúa của Mùa Xuân.”
 
Lời Chúc Tết Nhâm Thìn của Ban Giám Đốc VietCatholic từ Catalina, California
Lm Gioan Trần Công Nghị
10:35 22/01/2012
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Năm hết Tết đến là một dịp để chúng ta tạ ơn những hồng ân của Thiên Chúa và bày tỏ những tâm tình tri ân với nhau. Đó cũng là dịp để hướng về tương lai với những quyết tâm mới.

Năm vừa qua đánh dấu 15 năm hoạt động của VietCatholic trên mạng lưới điện toán toàn cầu cũng là 15 năm chúng tôi nhận được những giúp đỡ về mọi mặt của Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Giám Mục, Quý Linh Mục, Tu Sĩ đặc biệt là quý vị ký giả và cộng tác viên để qua các phương tiện truyền thông hiện đại đem lại những cách thế mới để đưa con người đối diện với thông điệp của Tin Mừng, để phổ biến những dư luận ngay chính, và bảo vệ Giáo Hội.

Trong năm sắp tới đây, trong quyết tâm Tân Phúc Âm Hoá của toàn Giáo Hội, Năm Đức Tin sẽ được tổ chức từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 là ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô 2 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 nhân lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Tông Thư Porta Fidei của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đề nghị các cơ quan thông tin sử dụng các ngôn ngữ mới mẻ trong lãnh vực truyền thông, phim ảnh để phổ biến đức tin, các tài liệu có tính chất hộ giáo, và quảng bá các hoạt động liên quan đến Năm Đức Tin. Trong bối cảnh đó, chắc chắn chúng tôi càng cần đến sự giúp đỡ quảng đại của quý vị và anh chị em để canh tân mạnh mẽ hơn và phục vụ cộng đoàn dân Chúa hiệu quả hơn.

Trước thềm Năm Mới Nhâm Thìn 2012, xin kính chúc

Quý Đức Hồng Y
Quý Đức Tổng Giám Mục và Giám Mục
Quý Linh Mục, Tu Sĩ
Quý vị ký giả và cộng tác viên
Và anh chị em độc giả

Một Năm Mới Nhâm Thìn dồi dào Thánh Ân, Phước, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Một Năm Thành Công, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng.

Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh em
Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em
Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em (Dân Số 6, 24-26)

Xin tri ân và xin Chúa trả công bội hậu cho những thương yêu, nâng đỡ về mọi mặt của Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và anh chị em. Xin tiếp tục nâng đỡ và cầu nguyện cho chúng con.
 
Họ Đạo Đức Mẹ La Vang ở Fresno mừng Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn
Margarita Nguyễn Phương Lan
18:53 22/01/2012
FRESNO - Sáng Chúa Nhật III Quanh Năm ngày 22/01/2012, tại Nhà Thờ Họ Đạo Đức Mẹ La Vang Fresno, Cha Quản Nhiệm Giuse Nguyễn Công Hoán đã long trọng dâng thánh lễ mừng Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn tức cũng là ngày cuối cùng của năm Tân Mão, có Thầy Phó Tế Giuse Nguyễn Phi Hùng phụ lễ.

Xem hình ảnh

Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu bình an cho năm mới, cho hòa bình thế giới và cho mọi thành phần dân Chúa trong Họ Đạo tràn đầy phúc lộc của Thiên Chúa An khang-Thành đạt-Hạnh phúc. Họ Đạo cũng không quên cầu nguyện cho quý thân nhân, quý ân nhân và mọi người sống cũng như đã qua đời.

Cuối thánh lễ, Cha Quản Nhiệm chúc tết và cảm ơn hết mọi thành phần dân Chúa trong Họ Đạo được phát triển và thăng tiến như hôm nay. Ngài cũng không quên lì xì đầu năm mới cho các em thiếu nhi. Sau đó, vị đại diện của Hội Đồng Mục Vụ để chúc tết và mừng tuổi đến Cha Quản Nhiệm cùng Thầy Phó Tế. Cầu chúc các Ngài trong năm mới nhiều sức khỏe, an bình và càng hăng say nhiệt thành trong công việc giảng dạy, để giúp Họ Đạo vượt qua những khó khăn của thế giới trong năm 2012.

Niềm hân hoan gặp gỡ trong những ngày đầu năm được tiếp nối bằng bữa tiệc mừng xuân sau tiếng pháo dồn dã cùng hòa vui với nhịp điệu múa lân do Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno phụ trách. Nguyện xin Chúa và Mẹ La Vang luôn tiếp tục yêu thương và chúc lành cho Họ Đạo chúng con trong Năm Mới Nhâm Thìn này ngày càng đi lên trong ân nghĩa của Chúa và của Mẹ.
 
Thông Báo
Lời Chúc Tết Nhâm Thìn của Ban Giám Đốc VietCatholic từ Avalon, California
Lm. Gioan Trần Công Nghị
14:06 22/01/2012
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Năm hết Tết đến là một dịp để chúng ta tạ ơn những hồng ân của Thiên Chúa và bày tỏ những tâm tình tri ân với nhau. Đó cũng là dịp để hướng về tương lai với những quyết tâm mới.

Năm vừa qua đánh dấu 15 năm hoạt động của VietCatholic trên mạng lưới điện toán toàn cầu cũng là 15 năm chúng tôi nhận được những giúp đỡ về mọi mặt của Quý Đức Hồng Y, Quý Đức Giám Mục, Quý Linh Mục, Tu Sĩ đặc biệt là quý vị ký giả và cộng tác viên để qua các phương tiện truyền thông hiện đại đem lại những cách thế mới để đưa con người đối diện với thông điệp của Tin Mừng, để phổ biến những dư luận ngay chính, và bảo vệ Giáo Hội.

Trong năm sắp tới đây, trong quyết tâm Tân Phúc Âm Hoá của toàn Giáo Hội, Năm Đức Tin sẽ được tổ chức từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 là ngày kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô 2 và kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 nhân lễ Chúa Kitô là Vua Vũ Trụ. Tông Thư Porta Fidei của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đề nghị các cơ quan thông tin sử dụng các ngôn ngữ mới mẻ trong lãnh vực truyền thông, phim ảnh để phổ biến đức tin, các tài liệu có tính chất hộ giáo, và quảng bá các hoạt động liên quan đến Năm Đức Tin. Trong bối cảnh đó, chắc chắn chúng tôi càng cần đến sự giúp đỡ quảng đại của quý vị và anh chị em để canh tân mạnh mẽ hơn và phục vụ cộng đoàn dân Chúa hiệu quả hơn.

Trước thềm Năm Mới Nhâm Thìn 2012, xin kính chúc

Quý Đức Hồng Y
Quý Đức Tổng Giám Mục và Giám Mục
Quý Linh Mục, Tu Sĩ
Quý vị ký giả và cộng tác viên
Và anh chị em độc giả

Một Năm Mới Nhâm Thìn dồi dào Thánh Ân, Phước, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Một Năm Thành Công, Hạnh Phúc và Thịnh Vượng.

Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh em
Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em
Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em (Dân Số 6, 24-26)

Xin tri ân và xin Chúa trả công bội hậu cho những thương yêu, nâng đỡ về mọi mặt của Đức Hồng Y, quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và anh chị em. Xin tiếp tục nâng đỡ và cầu nguyện cho chúng con.
 
Văn Hóa
Chuyện lì xì
Trầm Thiên Thu
10:26 22/01/2012
Từ tuổi trung niên trở lên, không ai lại không biết câu đối rất phổ biến:

Đêm Ba mươi, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa
Sáng mồng Một, giơ tay bồng ông Phú vào nhà


Vì “bần hàn” mà bị gọi là “thằng”, và vì “phú quý” nên được gọi là “ông”. Cùng là đại từ chỉ ngôi thứ hai, nhưng lại mang ý nghĩa cách biệt một trời một vực! Cái “phú quý” thường được hiểu theo nghĩa “tiền bạc” và “vật chất”, hiếm có người nghĩ tới cái “phú quý” theo nghĩa tinh thần.

Ngày Tết, ngày Xuân, hai tiếng “lì xì” rất thường được nhắc tới, và người ta nghĩ ngay tới bao giấy nhỏ màu đỏ, bên trong có một hoặc vài tờ tiền mới. Những năm gần đây, người ta “kiểu cách” hơn còn chuộng tờ 2 USD để lì xì cho “ra vẻ”.

Theo nhà nghiên cứu Cao Sơn, “lì xì” có tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành “lê-i-xị”, chỉ số tiền được cho (tặng, biếu) trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa – chứ không chỉ bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán. Ở Việt Nam, “lì xì” được hiểu một cách đơn giản là “tiền mừng tuổi”. Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc người nhận quanh năm sung mãn, may mắn, phát đạt. Như vậy, ý nghĩa chính của “tiền lì xì” mang không nằm ở “tiền” mà ở “tình”, tức ở lòng mong ước cầu chúc con cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì “nặng” hay “nhẹ” (nhiều hay ít tiền) không phải là điều đáng lưu tâm. Đó là một nét văn hóa. Nhưng ngày nay, văn hóa lì xì đang bị lạm dụng thái quá, bị “biến tướng”. Do đó, người lì xì cảm thấy phải… “nghĩ ngợi”!

Nếu định nghĩa cho vui thì lì xì là vì người kia “lì” quá nên đành phải “xì” tiền ra thôi! Lì xì cũng có thể là “lì xì ngược” và “lì xì xuôi”.

Chuyện đời vốn dĩ nhiêu khê, phú quý sinh lễ nghĩa. Lễ nghĩa một chút cũng tốt, nhưng hễ điều gì “thái quá” thì cũng hóa “bất cập”, gây phiền toái cho nhau. Người ta thường nói: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Có tiền thì người ta nói ngang, nói dọc gì chũng không bị bắt bẻ. Người không có tiền không dám ăn, không dám nói – dù có thể “trình độ” người nghèo hơn hẳn người giàu. Quả thật, “miệng nhà quan có gang, có thép”. Còn miệng nhà nghèo? Chắc là “miệng nhà nghèo bép xép, lôi thôi”!

Chuyện đời là thế đã đành. Chuyện “nhà đạo” cũng không khá hơn. Nói là một chuyện, làm là chuyện khác!

Ở GP Xuân Lộc thấy có linh nọ “chịu khó” đi chúc tuổi mỗi dịp Tết Nguyên Đán, nhưng đi là cốt để nhận những phong bì – càng “nặng” càng… tốt. Suốt khoảng 10 năm, linh mục này đi “chúc tết” như vậy. Linh mục là chủ chăn, bổn phận là quan tâm chăm sóc đoàn chiên, đi chúc tết các gia đình là nhiệm vụ, tạo sự gần gũi và hiểu nhau hơn, vậy mà sao lại “đòi” phải có phong bì? Có những người đã từng phải đóng cửa, tránh né để không phải tiếp người đến chúc tết nhà mình. Chuyện “lạ” thật và… buồn thật!

Cũng tại GP Xuân Lộc, một linh mục khác nói rằng mọi năm đi chúc tết các gia đình thì không nhận lì xì, nhưng năm nay (Nhâm Thìn, 2012) thì “xin được nhận”. Linh mục này nói thêm: “Chúng tôi không nhận cho bản thân, chỉ nhận cho giáo xứ, lý do là giáo xứ còn thiếu khi phải tổ chức thứ này hoặc thứ nọ”. Nói như vậy có điều gì đó vẫn “tiêu cực”. Giáo xứ này thuộc vùng quê, còn nhiều người nghèo, chắc chắn những người nghèo phải “nghĩ ngợi” lắm lắm. Phải chi linh mục này nói thêm rằng quý vị đừng ngại, ít nhiều gì cũng được, không có cũng không sao, cái chính là chúng ta chúc tết nhau, như vậy thì những người “thiếu điều kiện” sẽ đỡ tủi thân hơn. Và chắc rằng đó là điều Chúa muốn, vì “Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ” (Mt 14:14), và lần khác, Đức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn” (Mt 15:32). Rõ ràng là Chúa luôn cảm thấy chạnh lòng thương những người nghèo. Thiết tưởng Phúc âm tường trình quá rõ ràng, không cần nói gì thêm!

Đi chúc tết trong 2 ngày (mùng 2 và 3, hoặc mùng 3 và 4), mà số gia đình khoảng gần 2.000 hộ thì thời gian “ngồi đối thoại với nhau” quá ít, thể hiện “nghi thức” cũng hết thời gian rồi!

Tại TGP Saigon, một linh mục mới về nhận xứ mới gần năm nay, linh mục này không đi chúc tết đúng ngày Xuân mà đi trước Tết cả tháng trời, linh mục này đến thăm hỏi và tạo sự thân thiện giữa chủ chăn và đoàn chiên, mỗi tuần đi một khu, nhờ vậy mà thời gian “ngồi đối thoại với nhau” nhiều hơn.

Cũng tại TGP Saigon, một linh mục chưa qua ngũ tuần xây dựng một nhà thờ thuộc loại “nổi bật” với một ý xanh rờn: “Chưa thấy Rôma thì cứ tới đây”. Xây nhà thờ xong thì nợ vài tỷ đồng. Rồi thuê “ca sĩ” về làm show với giá vé 200.000 đồng để “cứu vãn”. Hàng tuần, có những ngày giáo dân phải “nghĩ ngợi” nhiều vì “xin tiền” tới 3 lần: Mỗi giáo dân tới dự lễ đều nhận 1 thư ngỏ, giữa lễ thì có xóc giỏ, sau lễ lại có những người cầm giỏ đứng ở các cửa và cổng để chờ “lòng hảo tâm”. Hết ý! Giáo dân “than phiền” nhiều nhưng… vô ích. Được biết, Tết Nhâm Thìn này, các gia đình cũng “bị” linh mục chính xứ đi chúc tết, và vấn đề chính vẫn là “chuyện lì xì”!

Ngày xưa người ta nói: “Đi chùa tốn gạo, đi đạo tốn công”. Điều đó cho thấy một “thực tế”, vì các thiện nam và tín nữ đi chùa thường có những “thói quen” như làm công quả, bố thí, phát tâm cúng dường Tam Bảo và cúng dường Trai Tăng,… nghĩa là “tốn công và tốn của”. Nhưng “đi đạo”, ý nói theo đạo Công giáo, chỉ tốn công sức (dự lễ, xưng tội, đọc kinh, cầu nguyện…). Tuy nhiên, ngày nay không còn “thuần túy” như vậy vì nhiều lý do “thực tế”! Ngày xưa, khi Đức TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình (TGP Saigon) còn sống, ngài đã có thư chung nói về việc “xây dựng nhà thờ”.

Người viết không có ý “bới bèo ra bọ” hoặc “vạch lá tìm sâu”, cũng không có ý tiêu cực mà có ý tích cực xây dựng. Theo lẽ thường thì niềm vui người ta không nhớ lâu, thậm chí là dễ quên, nhưng nỗi buồn thì luôn làm người ta nhớ rất lâu. Thật vậy, khi cơ thể bạn bình thường, không hề thấy gì “khó chịu”, nhưng khi bạn bị một vết thương, dù nhỏ như đạp gai, bạn rất dễ nhận thấy “cái đau”.

Theo thánh Phaolô, chúng ta đều là những người “từ cõi chết trở về”, chẳng ai hơn ai: “Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa” (Rm 6:13).
 
Minh niên khai bút
Jos. Tú Nạc, NMS
12:24 22/01/2012
Minh niên khai bút, bút khai tâm,
Thiên địa giao hòa, tâm hòa trí,
Bất vi bản ngã, trí vong tâm,
Phục Đức Chí Nhân khắc thiện tâm.

Xuân Nhâm Thìn 2012
 
Xuân về nhớ Mẹ
Luu Thanh Nga
18:41 22/01/2012
Xuân về Mẹ có nhớ con?
Nghĩa trang vắng lạnh nát tan cõi lòng.
MAI đây, CÚC đây, con dâng Mẹ,
Chưng, Tét, Gừng, Sen, Mẹ thích ưa.
Đốt nén hương thơm ngồi cạnh Mẹ,
Mong mõi Mẹ về, vui Tết với con.

Mới hôm nao Mẹ còn đó,
Mẹ con ta bao ngày quanh quẩn,
Đến bây giờ con nếm khổ đau.
Làm sao, làm sao tìm lại Mẹ?
Mất Mẹ rồi, Mất cả thế gian!

Bao đêm không ngủ Mẹ ơi,
Lệ tuôn không dứt, ruột buồn tái tê.
Bức tóc ôm đầu....... hy vọng ảo
Thiết đến đêm về…… thấy Mẹ chăng?
Những tưởng 50 ngoài, it' khổ!

Nào ngờ sầu buốt thấu Tim Gan.
Mẹ thương con hơn trời biển,
Ngàn năm chưa đủ đáp đền hiếu trung.
Vũ trụ bao la sao vật đổi,
Nhớ hình bóng Mẹ sẽ không thay!
Ước nguyện yên vui bên Mẹ mãi,
Ai ngờ một sớm đã cách xa.

Mẹ ra đi không trở lại
Nhớ nhung luyến tiếc để lòng các con.
Cửu tuyền Tiên cảnh Mẹ an nghĩ
Trần gian đen tối phủ đời con
Mẹ oi, sao đời quá oan nghiệt?
Xuân này VÔ VỊ vắng Mẹ Yêu!

Con nhớ Mamie quá Mamie ơi!

Con Gái Cưng của Mẹ.