Ngày 22-01-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự thánh thiện vẫn hằng sống động trong lịch sử đời sống.
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:38 22/01/2011
Sự thánh thiện vẫn hằng sống động trong lịch sử đời sống.

Ngày 03.09.2000 đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô I I. trong bài giảng lễ phong Á Thánh cho hai vị tiền nhiệm của mình, cố Giáo Hoàng Pio IX.và Gioan XXIII., đã nêu lên ý nghĩa việc phong Á Thánh cho hai vị qua những tâm tình chan chứa như sau:

“ Sự thánh thiện vẫn hằng sống động trong lịch sử đời sống. Và không vị Thánh nào do sự hạn chế cùng ảnh hưởng của nhân loại bị đẩy vào quên lãng cùng bị xóa tên. Giáo Hội khi phong Á Thánh cho con cái mình không muốn nêu ra việc làm khác thường mang chiều kích lịch sử, nhưng muốn tôn vinh ca ngợi vì những nhân đức của họ, cùng khuyến khích mọi người sống theo gương sáng tốt lành đó. Việc tôn phong Á Thánh cho họ lồng khung trong ý nghĩa làm vinh danh Thiên Chúa, Đấng luôn tỏa sáng qua đời sống của những vị được phong lên hàng Á Thánh”

Đức đương kim Giáo Hoàng Benedictô XVI. ngày 01.05.2011, sẽ phong vị tiền nhiệm được mộ mến của mình, cố giáo hòang Gioan Phaolô II. lên hàng Á Thánh không phải vì thành tích lịch sử ngài đã làm Giáo hoàng suốt trên 26 năm, cũng không phải vì vị Giáo Hoàng vĩ đại Gioan Phao lô I I. đã sống vượt trải qua thành công lạ lùng ngoạn mục những biến cố khó khăn trong lịch sử đời sống Giáo Hội cũng như trong đời sống xã hội nhân loại.

Phong vị Giáo Hoàng vĩ đại Gioan Phaolo I I. lên hàng Á Thánh mang chiều kích đạo đức thiêng liêng. Chính chiều kích đó trong đời sống của ngài là lý do cho việc tôn vinh ngài. Phong Á Thánh cho ngài vì nhân đức anh hùng và đời sống thánh thiện của ngài đã tỏa sáng ra. Nhờ lời bầu cử của ngài, phép lạ chữa lành bệnh Parkinson cho nữ tu Marie Simon Pierre đã được khảo nghiệm khoa học đạo đời công nhận là một chứng cớ minh bạch.

Đời sống đầy tin tưởng phó thác vào Chúa, chan hòa niềm vui sự hy vọng tình nghĩa con người, sự chịu đựng đau khổ vì bệnh tật và sau khi qua đời của vị Giáo Hoàng vĩ đại Gioan Phaolo I I. là những điều đã tạo gây lên sự tin tưởng liên kết tình nghĩa thiêng liêng cha con, lòng yêu mến ngưỡng mộ cùng sự tôn kính nhờ cầu thay nguyện giúp cho trước tòa Thiên Chúa, nói lên sự thánh thiện hằng sống động trong đời sống.

Vì thế dựa trên những điều đó tiến trình phong Á Thánh cho ngài đựơc tiến hành mau lẹ, như lời viết trên biểu ngữ cùng những tiếng hô vang kên của giới trẻ ngày lễ an táng ngài năm xưa: Santo subito - Phong Thánh ngay cho đức Giáo Hoàng của chúng ta!

Hay lời tâm tình đầy lòng tin tưởng của Đức Hồng Y Giuse Ratzinger giảng trong thánh lễ an táng: „ Chúng ta có thể tin chắc rằng, Đức Giáo Hoàng thân yêu của chúng ta giờ đây đang đứng nơi cửa sổ ngôi nhà Thiên Chúa Cha chúng ta trên trời, ngài đang nhìn chúng ta và chúc lành cho chúng ta.“

Tôn phong Đức cố giáo hòang Gioan Phaolo I I. lên hàng Á Thánh Giáo Hội, muốn nêu gương sáng về đời sống làm chứng cho Chúa Giêsu trong đời sống Giáo Hội cũng như trong thế giới trần gian còn đang trên đường hành hương về nhà Chúa. Trên đường đi hành hương đó, đức tin vào Chúa là hành trang điểm tựa cho đời sống. Việc tôn phong Á Thánh cho ngài không phải vì mục đích cho chính ngài cũng như cho việc làm của Giáo Hội, nhưng trước hết và sau hết để làm vinh danh Thiên Chúa.

Xưa kia đức cố giáo hoàng Gioan Phaolo I I. đã có suy tư khi phong Á Thánh cho hai vị tiền nhiệm của mình:” Sự thánh thiện vẫn hằng sống động trong lịch sử đời sống”.

Ngày này ngài được tôn vinh lên hàng Á Thánh cũng vì sự thánh thiện qua đời sống của ngài vẫn hằng luôn sống động trong lịch sử đời sống.

Giáo Hội hằng luôn tươi trẻ và Thiên Chúa hằng cùng luôn đồng hành với cùng là tuổi xuân xanh đời sống con người cùng Giáo Hội!
 
''Sao cho họ nên một''
Lm. Giuse Trần Đình Long, SSS
09:58 22/01/2011
Hàng năm vào ngày 18 đến 25 tháng Giêng, trước lễ kính Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại, Giáo Hội vẫn dành một tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hiệp nhất. Cầu nguyện cho những người anh em cùng đọc một Kinh Lạy Cha, cùng tin một Chúa, cùng chịu một phép rửa, được hiệp nhất với nhau, không chỉ trong tình thân ái xã giao mà trong một thân mình mà Đức Kitô Giêsu là đầu, đó là ước nguyện tha thiết của Đức Giêsu trước giờ tử nạn: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, ĐỂ TẤT CẢ NÊN MỘT, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ ĐƯỢC NÊN MỘT như chúng ta là một.” (Ga 17, 20 -22)

Thánh Phao lô đã khuyến cáo sự chia rẽ trong hàng ngũ giáo dân Côrintô (1Cr 1, 12-13): người thì nói “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô”, kẻ thì nói “Tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô”. Đến nỗi Phaolô phải kêu lên: “Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ?”

Trong những ngày cuối năm Canh Dần, chuẩn bị bước sang năm mới Tân Mão, “cuối năm ngồi tính lại sổ đời”, nhìn người rồi lại nghĩ đến mình. Chúng ta cũng cần phải cầu nguyện cho sự hiệïp nhất của mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn. Kinh Thánh khẳng định: Chỉ một Đức Giêâsu Kitô (không phải ai khác), đã chịu đóng đinh thập giá vì chúng ta. Chính Đức Giêsu làm cho chúng ta liên kết yêu thương nhau trong một thân mình nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Người.

Chúng ta đang ở trong những ngày cuối cùng của năm Canh Dần. Chu kỳ của trái đất đến đây là giáp một vòng quay quanh mặt trời, và như thế là tròn một năm trên trái đất chúng ta đang ở. Những người cao niên đã thấy rõ thời gian đang kéo con người đi theo chu kỳ của nó, và cũng nhận thấy rằng đời người thật ngắn ngủi, ngắn như hoặc ngắn hơn một cái chớp mắt nữa.

Trong một ngày cuối năm, ông Tản Đà, một thi sĩ thời tiền chiến, khi nhìn vào thân phận mình đã ngán ngẩm mà thốt lên:

“Vèo trông lá rụng đầy sân,
Công danh ngắn ngủi có ngần ấy thôi”


Ngày đời của người ta, danh vọng tiền tài thoáng qua nhanh như vệt rơi của một chiếc lá lìa cành, nằm khô héo, bất động cô đơn trên sân nắng.

Tuy nhiên, có một sự nghịch lý trong đời mỗi con người chúng ta mà Kinh Thánh đã nói đến trong thư Rôma đoạn 7 từ câu 15 đến câu 25. Đó là: Thực sự ai cũng biết được cái ngắn ngủi như “bóng câu qua cửa sổ” của đời người. Ai cũng biết được cái “phù vân, tất cả chỉ là phù vân” của tiền tài danh vọng. Thế nhưng éo le thay, không một ai có thể thoát ra khỏi cái vòng kiềm tỏa của mãnh lực đó. Nó dai dẳng như những vòi của con bạch tuộc, đeo đẳng cho đến ngày cuối cùng, khi con người nằm hẳn xuống không còn cục cựa được nữa mới thôi.

Những tấm gương trước mắt như ông chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước Rômani ngày nào. Tiền của, bạc vàng đã làm ông mờ con mắt, tối lương tri. Khi hai vợ chồng ông bị chết co quắp dưới làn đạn của phe đối nghịch, người ta mới khám phá ra kho vàng bạc của ông còn lớn hơn kho tàng trong chuyện thần thoại Alibaba nữa.

Ông Marcos, một tổng thống Công Giáo người Philippines, sau khi bị thất thế phải chạy sang đảo Hạ Uy Di. Khi ông chết, số tiền bất chính của vợ chồng ông được kiểm kê lên tới hàng mấy trăm triệu, có khi hàng tỷ đôla Mỹ.

Mỗi người chúng ta, sống trên cõi đời này, trong thẳm sâu tâm não luôn có 2 tiếng gọi:

1- Tiếng gọi của tiền bạc.
2- Tiếng gọi của Thánh Thần Thiên Chúa.

Tiếng gọi coi tiền của bạc vàng như là Chúa của mình là tiếng gọi của Satan. Tiếng gọi của Thánh Thần là tiếng gọi của lương tâm, của Thần Khí Đức Kitô, và là của chính Đức Kitô.

Gốc của con người chúng ta là tội. Chìm đắm trong tội lụy, chúng ta dễ nghiêng về, dễ bị cuốn hút về tiếng gọi của tiền của. Cho dù là con người thời cổ xưa, hay con người văn minh điện tử thời @ ngày nay cũng vậy. Khẩu hiệu của thế giới, nhất là của những nước nghèo, vẫn là: “Làm giàu trước hết!” Vì vậy không một ai có thể tự mình biết được đường lối của Thiên Chúa, ngoại trừ những kẻ được Thiên Chúa gọi, mà Thiên Chúa thì Ngài gọi hết mọi người. Đây là một chân lý của đức tin, Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Isia đã nói rõ vấn đề này, và bài tin mừng theo thánh Mátthêô (4,16) cũng lập lại: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong bóng tối của tử thần nay được thấy ánh sáng bừng lên chiếu dọi.”

Chính loài người chúng ta là những dân đang ngồi trong tối tăm. Xứ sở của thế gian là xứ sở của tham sân xi, của mãnh lực tiền bạc, háo danh, háo lợi, ganh ghét, kiêu căng, chia rẽ và hỗn loạn. Ai ở trong vòng kiềm tỏa của những thế lực này là ở trong tối tăm và loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng mình.

Khi Đức Giêsu đến, chính Người là sự sáng. Aùnh sáng của Đức Kitô chiếu dọi vào trong tối tăm, không phải tối tăm của thế gian chung chung, mà vào sâu thẳm trong tấm lòng mọi người để xua đuổi tối tăm của Satan và kêu mời dẫn đưa người ta vào vương quốc của ánh sáng Thiên Chúa.

Nếu Đức Giêsu không gọi Andrê, Simon Phêrô, Giacôbê, Gioan thì các ông này muôn đời cũng chỉ là những người chài lưới bình thường, làm bạn với cá tôm biển hồ như trăm nghìn người chài lưới khác, làm sao các ông có thể trở thành những người ngư phủ sắt người được (Mc 1,18)?

Suốt chiều dài lịch sử cứu độ, kể từ Adam, không một ai có thể tự mình đến cùng Thiên Chúa. Tất cả phải được mời gọi, lôi kéo. Ađam Evà phạm tội thì chạy trốn và đi ẩn mình trong cỏ cây tạo vật (không ẩn mình vào Thiên Chúa!). Thiên Chúa phải đi tìm, đi gọi để cứu Adam và cứu cả loài người. Trong suốt lịch sử nhân loại, Thiên Chúa phải đi tìm, đi gọi từng người. Từ Abraham, Môsê, Đavít, cho đến các vị thánh, và tất cả chúng ta, nếu không được lôi kéo thì tất cả vẫn cứ nằm trong tối tăm, u buồn của Satan và sự chết. Tất cả chỉ là ơn. Nhận thức rõ được sự thật này mới dễ giữ đạo và mới sống đạo tốt được.

Không ai dám hãnh diện là mình trưởng thành trong việc sống đạo. Cũng không ai phải tự ti là mình ấu trĩ trong việc giữ đạo. Tất cả chỉ mù tịt trong việc giữ đạo mà thôi ! Phải xác tín rằng đạo Công Giáo không phải là một tôn giáo đầy dẫy những lý thuyết tốt lành, thần học cao siêu, mà đạo chúng ta là “một con người” sờ được, đụng được. Đó là Đức Giêsu Kitô. Ai ở trong con người ấy và chỉ ở trong con người ấy mới có đạo. Mọi sự cao siêu tốt lành đều chỉ phát xuất từ con người đó mà thôi.

Khi Con Thiên Chúa bắt đầu rao giảng tin mừng về nước Thiên Chúa thì Người đi tìm và mời gọi người ta. Tất cả chúng ta là những người được hưởng ơn gọi như Anrê, như Simon, Phêrô. Vì đạo của Đức Kitô là đạo mặc khải, đạo từ trời đem xuống, không phải là đạo từ đất mọc lên, do con người ta sáng chế ra. Thiên Chúa có mặc khải cho ai thì người ấy mới có được đạo, như chính Đức Chúa Giêâsu nói: “Cha trên trời chỉ mặc khải cho những kẻ bé mọn”. Nhưng ở trần gian này, từ Adam đến con người cuối cùng ngày tận thế, chẳng có ai bé mọn. Chỉ có con người từ trời xuống là Đức Giêsu mới là người bé mọn trước mắt Cha là Thiên Chúa. Vì thế chỉ có một Đức Giêsu là người có đạo đích thực và giữ đạo hoàn toàn tốt lành trọn hảo. Còn tất cả chúng ta giữ đạo một cách méo mó, dễ bị phân hóa, chia rẽ, bè đảng. Ai cũng mong tìm vinh dự, tranh đấu cho quyền lợi ảnh hưởng của nhóm mình, của tổ chức, đoàn hội của mình. Không ai chịu nhường ai. Cánh nào cũng muốn “chơi nổi”. Không chịu “xấu chung hơn tốt lỏi” đi đến chỗ “đoàn kết để chia rẽ”! Như thế vô hình chung chúng ta đã loại trừ nhau, không nhận nhau là anh em mặc dù miệng vẫn rộn rã đọc “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Như thế chúng ta không biết Cha, mà cũng chẳng biết Con làm sao chúng ta giữ đạo. Đức Giêsu nói: “Không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.” (Mt, 11,27)

Vậy tất cả loài người, không trừ một ai, muốn giữ đạo cho đích thực, muốn hiệp nhất yêu thương, phải giữ đạo, phải hiệp nhất vơiù Đức Kitô, và trong Đức Kitô.

Trong những ngày cuối năm Canh Dần và trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất này, xin Đức Giêsu Kitô cho mỗi người chúng ta nhận ra rằng: trên mặt đất này, dù giàu có, vinh quang hay nghèo hèn khốn khổ, tất cả chỉ nằm trong hai thế lực: một là thế lực của tối tăm chia rẽ do Satan điều khiển; hai là mãnh lực của sự sáng hiệp nhất trong quyền năng của Đức Kitô Phục Sinh. Hôm nay tuy là Kitô hữu nhưng tôi đang chịu dưới quyền điều khiển nào ? Đức Giêsu Kitô Phục Sinh đang làm chủ đời tôi để tôi biết sống hiệp nhất với anh em, hay mãnh lực tiền bạc, kiêu căng, danh vọng, đam mê, thế gian làm chủ tôi, làm tôi gâyxáo trộn, chia rẽ, phân hóa, xa rời anh em.

Hai ông Giacôbê, Anrê, đã làm môn đồ của Đức Giêsu rồi mà còn đặt mình dưới sự điều khiển của tiền bạc và danh vọng: “Xin thầy cho anh em chúng tôi một người ngồi bên tả, một người ngồi bên hữu trong vinh quang của thầy.” (Mc10,37)

Ông Phêrô, đại đệ tử, môn đồ số một của Đức Kitô mà còn đặt mình dưới quyền điều khiển của Satan. Đức Giêsu phải lớn tiếng mắng ông: “Satan ! Lui lại đàng sau Thầy !” (Mc8, 33).

Chỉ đến khi tất cả các ông khiêm tốn quỳ xuống mở lòng ra đón nhận lấy thần khí Đức Kitô, các ông để Đức Giêsu làm chủ đời mình, lúc đó các ông mới hết loạng quang, mới biết sống hiệp nhất, mới trở thành người Kitô hữu đích thực.

Ngày Tết Tân Mão sắp tới, là một Kitô hữu nếu nằm trong ánh sáng Đức Kitô tôi sẽ ăn một cái Tết tưng bừng, vui vẻ, tràn đầy hồng ân của tình thương Đức Kitô và của mọi người trong tình hiệp nhất yêu thương, nên một với nhau.

Ngược lại, cho dù là một Kitô hữu, mà tôi lại nằm trong tối tăm của Satan, thì tôi sẽ ăn một cái Tết xa xỉ kiêu căng, trong pháo đỏ rượu hồng, trong ăn nhậu say xỉn, trong bài bạc và trong chia rẽ ganh ghét bè phái mà mãnh lực thế gian sẽ đưa dẫn tôi đến. Như thế chắc chắn sự bình an sẽ không có ở đó, vì Thiên Chúa sẽ không bao giờ hiện diện trong những mầm mống cạnh tranh chia rẽ đó, và ơn gọi Kitô hữu của tôi không phải để làm những cái đó.

Lạy Đức Kitô Giêsu là ánh sáng, là nguồn bình an và là sự hiệp nhất yêu thương của con, của mọi gia đình, mọi cộng đoàn chúng con, xin làm chủ tâm hồn, làm chủ gia đình, làm chủ cộng đoàn chúng con trong những ngày cuối năm Canh Dần và trong dịp Tết Tân Mão này.
 
Thánh Phaolô Tông Đồ - Chứng Nhân Trở Lại
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:00 22/01/2011
Là vị tông đồ không thuộc Nhóm Mười Hai, nhưng Thánh Phaolô được nhắc đến như cột trụ của Giáo hội sơ khai và mãi là nòng cốt của Giáo hội trên đường lữ hành Đức tin. Cuộc trở lại phi thường của “vị tông đồ dân ngoại” không chỉ nói lên tình yêu của Thiên Chúa đã dẫn đưa thánh nhân trở về, mà còn cho cho thấy nỗ lực đáp trả nồng nhiệt của Ngài, khi minh chứng cho Đức Kitô Phục Sinh.

1. Trở lại nhờ ánh sáng tình yêu Chúa

Mầu nhiệm tình yêu Phục Sinh đã thực sự lan toả sau cuộc trỗi dậy vinh hiển của Đức Kitô. Nó có giá trị biến đổi bao tâm hồn đang trong cảnh nô lệ sự dữ, biết mau mắn trở về nhận lãnh và sống hồng ân cứu độ.

Thánh Phaolô được mời gọi đón nhận ánh tình yêu Phục sinh một cách sung mãn nhất. Chính thánh nhân đã công khai bày tỏ suy nghĩ về ơn gọi của mình:

“Tôi tạ ơn Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm và gọi tôi đến phục vụ Người…..Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng….Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giêsu muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người để được sống muôn đời” (1Tm 1, 12.15 – 17).

Biến cố Damas như một nét son thắm nhất trong cuộc đời Thánh Phao-lô. Nó toát lộ gương mặt đại lượng đầy yêu thương của một Thiên Chúa đang đến sát con người để nâng họ dậy từ cơn mê của những lầm tưởng thế gian.

Việc Thánh Phaolô được biến đổi đã tôn thêm vẻ đẹp của tình yêu Thập giá. Nếu trên Thánh giá, Đức Kitô đã xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ làm hại mình; thì trong sự kiện Damas, chính Ngài đã khoan thứ đến cùng trước kẻ đang ra tay truy bách thân mình mầu nhiệm của Ngài. Điều này chỉ có thể lý giải bởi tình yêu của Đức Kitô có sức cảm hoá và vực dậy tất cả những gì tưởng chừng đã mất.

Thánh Phaolô đã thực sự bị chinh phục bởi “luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống” (Cv 22, 6b). Đó là ánh sáng đến từ Đấng Phục Sinh – Ánh sáng của tin vui cứu độ phổ quát. Phaolô là chứng nhân cho tin vui ấy.

2. Chứng nhân cho Đức Kitô Phục Sinh

Nhờ tác động bởi tình yêu Chúa, Phaolô đã được hoàn toàn biến đổi con người cũ để trở nên chứng nhân nhiệt thành, trung kiên cho Đức Kitô Phục Sinh. Lời thân thưa của ngài với “Đấng đang nói” (Cv 22, 9) bao hàm một thái độ sẵn sàng đáp trả cách trọn vẹn: “ Lạy Chúa, con phải làm gì ?” (Cv 22, 10)

Đức Kitô trở thành trung tâm cuộc sống và lời rao giảng của Thánh Phaolô. Chúng ta nghiệm thấy một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các Thư Phaolô, “đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 1, 3). Phục Sinh là sự kiện đỉnh cao trong các huấn giáo đức tin của Phaolô.

“Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15, 3-4).

Luận chứng thuyết phục về cuộc Phục sinh mà Thánh Phaolô đưa ra cho chúng ta thấy tầm trí tuệ cao sâu nơi Ngài, đã đặt nền tảng cho khoa thần học. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta cảm nghiệm thái độ nội tâm xác tín triệt để của thánh nhân vào cuộc Phục Sinh của Đức Kitô.

“Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả của Thiên Chúa, bởi vì đã chống lại Thiên Chúa mà làm chứng rằng Người đã cho Đức Kitô trỗi dậy, trong khi thật sự Người đã không cho Đức Kitô trỗi dậy, nếu quả thật kẻ chết không trỗi dậy…” (1Cr 15, 14 – 15).

Thánh Phaolô ý thức được cuộc trở lại nơi mình là hệ quả của cuộc Phục sinh của Đức Kitô, được khởi đi từ Thập giá. Do vậy, thánh nhân đã không ngừng gắn kết mật thiết đời chứng nhân của mình với sự đau khổ của Thập giá.

“Đối với tôi, sống là Chúa Kitô và chết là một mối lợi: thập giá Đức Kitô là vinh quang duy nhất của tôi”; “Với Đức Kitô, tôi đã bị đóng đinh; không còn phải là tôi sống, nhưng là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 19 -20).

3. Con đường hoán cải và sự trở lại của chúng ta

Cuộc trở lại của Thánh Phaolô đã mở ra con đường hoán cải.

Con đường này được khởi đi từ việc nhận diện “mầu nhiệm Đức Kitô hiện diện và sống động trong Hội Thánh. Đức Giêsu hiện diện trong Hội Thánh và qua Hội Thánh…Khám phá đầu tiên của kẻ trở lại chính là sự hiện diện của Đức Kitô trong Hội thánh Người” (Enzo Lodi, Chư Thánh Theo Lịch Roma I, Bản dịch của các linh mục Hạt Xóm Chiếu).

Kinh nghiệm về sự hoán cải của Thánh Phaolô hướng chúng ta lên Thập giá của Đức Kitô và cuộc Phục Sinh của Người. Ở đó, chúng ta sẽ nhận được ánh sáng của Sự Thật – Tình Thương, không ngừng “chiếu xuống” mỗi người chúng ta và giữa lòng Hội Thánh.

Sống theo gươngThánh Phaolô, chúng ta sẽ lạc quan trên hành trình tìm Chúa. Đó là con đường lâu dài và và thử thách, để từ đó, ta có thể khám phá Thiên Chúa và ý định của Ngài qua những dấu chỉ trên bản thân và cộng đồng. Vấn đề là, ta hãy để cho Thiên Chúa hành động và mau mắn đáp trả tích cực lời mời gọi sống đời chứng nhân Tin Mừng.

Con đường hoán cải chỉ có thể kết nở hoa thiêng đẹp đẽ, khi chúng ta vui vẻ chấp nhận bước đi trên hành trình của Thập giá, biết đón nhận Thập giá làm “vinh quang duy nhất” như Thánh Phaolô.

Một khi đã gắn bó với Đức Kitô, chúng ta biết đặt Ngài làm mục tiêu tối hậu trong cuộc chinh phục tâm linh. Biết sống cho giây phút hiện tại bằng niềm tin tuyệt đối: Thiên Chúa sẽ hành động ! Như lời Thánh Phaolô đã chia sẻ:

“Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa đã dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Đức Kitô Giêsu” (Pl 3, 13 – 14).
 
Môn đệ đầu tiên, những con người sám hối
Lm. Minh Anh
10:02 22/01/2011
Chúa Nhật TN III A

Khởi đầu sứ vụ công khai, Đức Giêsu cất tiếng: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần” (Mt); và với Tin Mừng theo thánh Marcô, cũng một sứ điệp tương tự: “Anh em hãy sám hối tin vào Tin Mừng”.

Và chiều hôm nay, một buổi chiều trong những chiều cuối năm, cũng sứ điệp đó, “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”, Đức Giêsu lại nói với chúng ta, đồng thời Người mời chúng ta chiều nay cùng Người bách bộ ra bờ biển. Ở đó, chúng ta sẽ gặp lại những môn đệ đầu tiên, cũng là những kẻ, trước hết, đã sám hối và tin vào Tin Mừng.

Với trình thuật Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe toàn chuyện ghe gọ, lưới chài, tôm mực và cá mú… cũng ngửi thấy ở đó mùi tanh của rong biển, cái rít rát của nước, cái chơn chất nơi những chàng Vọi của Tự Lực Văn Đoàn, những chàng Vọi miền Palestine với những tấm lưng trần rám nắng...

Cái mặn của muối, cái mênh mông của biển, cái êm ả của chiều…đưa chúng ta về lại câu chuyện Nàng Muối.

Một chiều cuối đông, đang khi rảo bước trên bờ cát, ngỡ ngàng trước quang cảnh hùng vĩ của đại dương, Nàng Muối bé bỏng thầm hỏi: “Hỡi biển, người là ai?”. Đáp lại lời cô, chỉ là tiếng sóng vỗ rì rào cùng tiếng quác quác của đàn hải âu đang lờ lượn trên không.

Rụt rè tiến lại lớp sóng bạc đầu vừa xoả nhẹ lên bờ cát trắng, Nàng Muối mạnh dạn cất tiếng một lần nữa: “Hỡi biển, Người là ai?”. Lúc ấy, có tiếng vọng lại: “Hãy ngâm mình vào biển, con sẽ biết Ta là ai?”. Lời mời gọi vừa tha thiết vừa linh diệu khiến Nàng Muối quên bao sợ hãi để can đảm lao mình vào dòng nước trong xanh. Nàng Muối từ từ tan dần giữa sóng…và kìa, một ngọn triều dâng cao cuốn Nàng Muối ra xa thật xa, Muối bồng bềnh trong hạnh phúc, dập dồn trong hoan lạc và trước khi tan biến hoàn toàn, Nàng Muối kịp reo lên trong hân hoan: “Giờ đây, tôi biết, biển chính là tôi, và tôi được về biển”.

Quý Anh Chị và các bạn trẻ thân mến,

Câu chuyện thật đẹp và dịu êm biết bao khi nó để lại trong chúng ta một cái gì có thể cảm nhận nhưng khó nói nên lời… như một ánh mắt, như một nụ cười của cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Phải chăng đó cũng là điều đã xảy đến cho các môn đệ với kỷ niệm khó quên chiều ngày gặp gỡ Đức Giêsu? Họ đã tiếp cận, đã dõi theo và đúng hơn đã lao mình vào đại dương Giêsu để rồi… trở nên bạn nghĩa thiết của Người; và cũng từ trong Người, họ bước ra, họ trở nên muối men ướp mặn trần đời.

Thế nhưng, trước khi trở nên bạn tâm giao của Đức Giêsu, thì không chỉ bốn ngư phủ đầu tiên mà là cả nhóm mười hai môn đệ toàn là những người ăn với sóng, nói với gió: miệng bằng tay tay bằng miệng như Phêrô, ngờ vực như Tôma, nóng nảy như Gioan, lý sự như Nathanaen, mờ ám như Giuđa và khôn ngoan thế gian như Matthêu người thu thuế… tất cả phải đổi thay. Phải, làm sao có thể trở nên muối men cho đời, thành sứ giả rao giảng thống hối nếu trước tiên họ không là những con người ăn năn?

Giona, một nhân vật Cựu Ước mà chúng ta gặp trong bài đọc thứ nhất của CN năm B cũng vậy, trước khi kêu gọi Ninivê sám hối, ông đã phải ăn năn. Giona không chỉ bị ném cho sóng cả ba đào nhưng ông còn phải lao vào đại dương yêu thương của Thiên Chúa như hạt muối phải dìm mình và tan biến trong dòng nước vô biên.

Vậy thì, sám hối là gì nếu không phải là lao vào lòng từ ái của Thiên Chúa, là trở về với Cha; ở đó sẽ là thanh tẩy, sẽ là luyện lọc và tan chảy để rồi như Nàng Muối đã kịp reo lên “biển chính là tôi, và tôi được về biển”. Các môn đệ đầu tiên cũng như chúng ta, cũng phải reo lên cùng Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi”.

Vậy khi lao xuống biển nếu muối chính là biển, biển cũng chính là muối thì mỗi chúng ta trong đại dương yêu thương của bí tích Thanh Tẩy cũng là một Alter Christus, một Kitô khác, để rồi như muối từ biển đi lên đem sức sống cho người, thì chúng ta từ Đức Kitô cất bước cũng sẽ ướp mặn cho đời như Lời Người đã nói: “Anh em là muối cho thế gian”.

Vậy các thánh là ai? Những tông đồ đầu tiên là ai? Augustinô là ai? Charles de Foucauld là ai? Thưa, đó là những con người ít nữa một lần trong đời đã lắng nghe và sống sứ điệp “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Phần chúng ta, trong những ngày cuối năm, chớ gì mỗi người cũng biết ngồi lại tính sổ với Chúa trong một năm qua.

Với bao ơn lành Chúa ban, lạy Chúa, con đã làm gì cho Chúa? Chúa có sống trong con và con có sống trong Chúa không? Con đang sống trong nhà Cha hay đang vất vưởng trên các nẻo đường? Con đang là cột muối dạo chơi trên bờ cát hay con đang chần chờ khi phải lao mình vào đại dương? Và một lần nữa, Lời Chúa hôm nay thật mới mẻ cho con: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.
 
Tỉnh thức
+GM Gioan B. Bùi Tuần
16:28 22/01/2011
Có những bất ngờ gây nên đổ vỡ tan hoang. Có những bất ngờ xé nát mọi chương trình, mọi kế hoạch, mọi dự kiến. Như thể đã xảy ra trong lịch sử xưa. Như thể cũng mới xảy ra trong quá khứ gần. Xảy ra cho những cá nhân. Xảy ra cho những cộng đoàn. Cũng xảy ra cho những vùng rộng lớn.

Những bất ngờ như thế đã được Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm, như những cảnh báo.

1. Mấy cảnh báo quan trọng

Về cảnh báo nhắm vào xã hội, Chúa Giêsu nhắc lại cảnh hồng thuỷ thời ông Nôe. "Quả thế, thời ông Nôe thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ gả chồng, mãi cho đến ngày ông Nôe vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thuỷ ập tới, cuốn đi tất cả. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy" (Mt 24,37-39).

Lời cảnh báo trên đây được áp dụng cho nhiều biến cố đã xảy ra tại vô số lãnh thổ. Mất mát, điêu tàn ập tới lúc không ngờ. Đột nhiên Đấng Xét Xử tới.

Về cảnh báo nhắm vào những người có trách nhiệm lo cho cộng đoàn, Chúa Giêsu đưa ra ví dụ người chủ và đầy tớ: "Vậy thì ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan, mà ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc? Phúc cho đầy tớ ấy nếu chủ về, mà thấy anh ta đang làm như vậy... Nhưng nếu đầy tớ xấu xa nghĩ bụng: Chủ ta còn lâu mới về, rồi hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn, và chè chén với những bọn say sưa. Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết. Chủ sẽ loại hắn ra, bắt hắn phải chung số phận với những tên đạo đức giả" (Mt 24,45-51).

Lời cảnh báo trên đây cho thấy những người được trao trách nhiệm chăm sóc cộng đoàn cũng có thể trở thành hư hỏng, lạm dụng quyền lợi để áp bức và hưởng thụ thay vì phục vụ tuân theo ý Chúa. Nhưng mọi lạm dụng sẽ phải chấm dứt. Chấm dứt vào lúc bất ngờ, không kịp sám hối. Kết quả phải hứng chịu là không những mất hết mà còn bị phạt nặng nề.

Về cảnh báo nhắm vào từng cá nhân, Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn những nén bạc: "Người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ của mình đến, mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm nén, lấy số tiền ấy làm ăn buôn bán, và gây lời được năm nén khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai nén, gây lời được hai nén khác. Còn người đã lãnh một nén, thì đào lỗ chôn giấu" (Mt 25,14-18).

Sau một thời gian dài, ông chủ về, và đòi các đầy tớ tính sổ. Người được trao năm nén đã làm lời thêm được năm nén. Người được trao hai nén cũng đã làm lời thêm được hai nén. Hai đầy tớ đó được ông chủ khen và được trọng thưởng. Còn người được trao một nén mà không làm lời, thì bị ông chủ mắng, bị lấy bạc lại và bị phạt (x. Mt 25,19-30).

Với cảnh báo trên đây, Chúa dạy mỗi người phải biết dùng mọi ơn Chúa ban để nên người tốt hơn. Nhận ơn Chúa mà không dùng là tiêu cực. Không làm việc lành khi có thể làm là thiếu sót. Tiêu cực và thiếu sót cũng là lầm lỗi. Thời gian để làm việc lành mà không tận dụng, sẽ chấm dứt có thể bất ngờ, không kịp tỉnh ngộ.

Về cảnh báo chung cho mọi người, Phúc Âm ghi lại mẩu chuyện sau đây: "Khi Đức Kitô vừa trong đền thờ đi ra, thì các môn đệ của Người lại gần, chỉ cho Người xem công trình kiến trúc đền thờ. Nhưng Người nói: Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó, phải không? Thầy bảo thật anh em, tại đây sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào, tất cả đều sẽ bị phá đổ" (Mt 24,1-2).

Với cảnh báo trên đây, Chúa Giêsu muốn đưa lòng trí các môn đệ lên cao hơn. Đừng tự đắc về thành công, uy tín, nhưng hãy tìm những giá trị đời đời bền vững. Những giá trị trần thế rồi cũng có lúc đổ vỡ tan tành.

2. Có Đấng trên trời xét xử

Mấy cảnh báo vừa trình bày mang hai ý nghĩa. Một là đời sống mỗi người sẽ có lúc chấm dứt. Hai là mọi người đều sẽ bị xét xử sau khi chết. Đây là điều hết sức quan trọng nên được suy nghĩ thêm.

Ai xét xử chúng ta? Thưa không phải bất cứ ai ở trần gian này, cũng không phải lương tâm ta, nhưng là chính Chúa.

Đấng xét xử chúng ta ở ngoài lịch sử, và ở trên chúng ta. Chúa xét xử theo luật đạo đức hướng thượng. Nghĩa là một luật đạo đức quy chiếu về Đấng Tối Cao là Đấng Tạo Thành. Chỉ có Đấng ấy mới công minh, thấu suốt mọi việc từng người.

Chúa Giêsu hay nhắc đến Đấng ngự trên trời trong việc sống đạo. Thí dụ: "Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh em bố thí được kín đáo. Và Cha trên trời, Đấng thấu suốt những kín đáo, sẽ trả công cho anh em" (Mt 6,3).

"Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh em" (Mt 6,6).

"Khi ăn chay, anh em nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh em ăn chay, trừ Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Vì Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh em" (Mt 6,17).

Có một Đấng Tối Cao nhìn thấu suốt đời sống mỗi người, từ tư tưởng, tình cảm, ước muốn, lời nói, việc làm thiếu sót, và mọi hoàn cảnh cụ thể của họ. Đó là một an ủi lớn lao cho những người yếu đuối bé mọn sống âm thầm với những việc lành nhỏ. Nhưng đó cũng lại là một răn đe cho những ai đạo đức giả, hoặc tuyệt đối chỉ quy chiếu về những luật trần thế do con người làm ra.

Một thoáng nhìn về tỉnh thức Phúc Âm vừa trình bày, cho phép chúng ta suy nghĩ rằng: Ngày hết, tháng hết, năm hết, nhưng con người không hết trách nhiệm về thời gian đã qua của mình. Có Đấng hằng sống vô hình đã nhìn thấu suốt. Người sẽ xét xử.

Nhận thức trên đây sẽ giúp chúng ta biết nhìn lại đời mình với lòng sám hối, cảm tạ và khấn nguyện.

Thiết tưởng những việc đạo đức đó cũng sẽ là một tỉnh thức cuối năm. Tỉnh thức này có nhiều khả năng làm mới lại lương tâm chúng ta, với những giá trị thiêng liêng cao đẹp.
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời - suy tư từ Lời Chúa - Chúa nhật 3 Quanh Năm
Trần Ngọc Mười Hai
21:57 22/01/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời - suy tư từ Lời Chúa - Chúa nhật 3 Quanh Năm

“Lìa nhau, cho tim bốc cháy”

thù sâu lan khắp, lan khắp địa cầu

Lìa nhau, cho nhau giá buốt,

tình thương chôn dưới, chôn dưới hận sầu.”

(Nguyễn Đức Quang – Lìa nhau)

(Lc 21: 25-36)

Chắc một điều, là: khi nghe những lời ca tương tự, hẳn bạn và tôi, ta cũng sẽ phát biểu ít là đôi ba tiếng, rất ngán ngẫm. Bởi, một khi “thù sâu, (đã) lan khắp địa cầu” rồi, thì ta cũng lại đoan chắc một điều khác nữa, đó là: “tình thương (sẽ) chôn dưới hận sầu.”

Người đời sống rất thực. Dù, chưa hẳn là ai cũng nắm bắt sự thực, ở đời. Về đời người. Và người đời. Sự thực ở đời, vẫn là những điều luôn nhắn mọi người:

“Lìa nhau, mây đen lớp lớp,

về đây che khuất, che khuất mẹ hiền

Mẹ buồn, nhìn đời khốn khó,

đàn con, gieo thêm lắm, thêm lắm ưu phiền.

(Nguyễn Đức Quang – bđd)

Quả có thế! Sở dĩ, người đời vẫn cứ “lìa nhau”, chắc vì họ thấy rất rõ nhiều sự thực. Và, cũng biết rạch ròi về cuộc sống của người đời. Và, tình đời. Biết rằng, có thứ tình rất dễ “lìa nhau” và xa nhau rất “hai năm rõ mười”. Là tình “bồng bềnh”. Mộng tưởng. Đời chẳng ra đời. Đạo chẳng là Đạo. Cứ hờn căm. Thù hận. Rất “lìa nhau”. Người ở vị thế khác lạ, chẳng thể nào tiên đoán rồi ra đời mình sẽ ra sao. Đành ngao ngán. Thúc thủ.

Vào những lúc buồn chán/thúc thủ, có người lại nhớ đến lời ca của nghệ sĩ ở trên, nên đã hát:

“Lìa nhau, đem theo đói khát nhục nhằn,

Lìa nhau, cho giấc dài trở trăn.

Lìa nhau, cho gian nan,

Lìa nhau, cho bẽ bàng.

Lìa nhau, cho gian dối lan tràn,

(Nguyễn Đức Quang – bđd)

Hôm nay đây, vào lúc thấy mình ưu tư/buồn chán đến như thế, có người trẻ cũng đã hơn một lần như anh thanh niên nào đó, từng hỏi Chúa: “Lạy Thầy, làm thế nào để con được sống đời đời?” (Mt 19: 16)

Nghe hỏi, hẳn có bạn lại nghĩ đến câu hát rất “lìa nhau” được chọn làm mào đầu câu chuyện, tựa miếng trầu của người xưa: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, để rồi ta đi ngay vào vấn nạn khác, khá ưu tư. Trăn trở. Vấn nạn, là những vấn cật về nạn khủng bố ở khắp nơi, nhân danh tôn giáo. Tức, dựa vào danh nghĩa tôn giáo, như tay trùm Osama Bin Laden truyên bố ngay sau ngày 11 tháng 9, ở New York: “Khủng bố là điều phải lẽ, đối với đạo của Allah.” “Phải lẽ” đây, cốt ý bảo rằng: hãy làm thế, nếu bạn tin nơi đạo của Allah, Đấng thánh hiền (?”).

Với người Hồi giáo nói chung, đây là điều bỉ ổi. Đáng xấu hổ. Nhưng có người lại cứ lật ngược câu nói mà hỏi: nếu vậy, ta lấy gì làm nền cho cuộc sống đạo đức của loài người? Chí ít, là những người theo chân Đức Môhamét, mà thờ Allah? Vậy, đâu là nhãn quan của các ngài?

Với nghệ sĩ du ca từng có lời ca tiếng hát ở trên, thì đây là lời đáp trả:

“Lìa nhau cho nhau luống đất,

ngày nay không lúa, không lúa không mầu

Triều sông dâng theo uất ức,

tràn lan trôi khắp, trôi khắp quê sầu.

Lìa nhau đem theo tiếng nói ngọt ngào

Lìa nhau cho chút lòng làm cao.”

(Nguyễn Đức Quang – bđd)

Thật ra, có là ngôn sứ ở đời thủ đắc vai trò của người làm thơ hay viết nhạc, thì bạn và tôi, ta cũng chẳng dám quyết đoán là như thế. Bởi, quê mình vẫn sầu vẫn đau, dù ta có sống ở dưới đất hay cứ lâng lâng phía trên đầu. Dù, người anh em của ta có thuộc nhà đạo Môhamét đấy, cũng đâu dám cứ bảo là “đem theo tiếng nói ngọt ngào”, để “lìa nhau”. Và, cũng chẳng dám hát: “Lìa nhau, cho chút lòng làm cao”, đâu. Có chăng, cũng chỉ là nhận định của ai đó khi ta và người nhớ lại Lời Chúa khi xưa từng nói:

“Cũng vậy,

khi các ngươi thấy các điều ấy xảy đến,

các ngươi hãy biết là

Nước Thiên Chúa đã gần bên.”

(Lc 21: 31)

Thông thường, hễ thấy “các điều ấy”, tức hiện tượng rất “lìa nhau” xảy đến, như:

“Các điềm lạ nơi mặt trời, mặt trăng và tinh tú.

Dưới đất các dân hồi hộp vì biển gầm sóng vỗ.

Người ta mất vía vì sợ,

vì không biết những gì sẽ giáng xuống trên thiên hạ

bởi chưng các quyền năng từng trời bị lay chuyển…”

(Lc 21: 25-26)

thì người người vẫn cứ liên tưởng đến lời tiên tri năm nào, về những hiện tượng còn dễ sợ hơn, đang trờ tới. Với con người. Có những lời ca chẳng bao giờ là lời “sấm” với tiên tri, cũng đã làm cho nhiều người nặng mối ưu tư, khắp đầy mình. Như lời ca, ta hát tiếp:

Lìa nhau, mây đen lớp lớp,

về đây che khuất, che khuất mẹ hiền.

Mẹ buồn, nhìn đời khốn khó,

đàn con gieo thêm lắm, thêm lắm ưu phiền.”

(Nguyễn Đức Quang – bđd)

“Đàn con gieo thêm lắm ưu phiền”, cho nhau. Khiến “mây đen che khuất” Bà Mẹ Đất. Thật rất đúng. Thôi thì, hãy để qua một bên những biện luận về lời và lẽ ở trên, cũng đừng hỏi đó có là lời tiên tri hay sấm “trạng” rất huê dạng, mà chỉ coi đó như ý/từ thức tỉnh về tình trạng sống Đạo ở đời, thôi.

Sống Đạo ở đời, hôm nay, hẳn bạn và tôi, ta vẫn thấy những điều gây thức tỉnh cả người bàng quan chẳng ưu tư gì về những dấu hiệu tỉnh thức xuất xứ từ ai đó, để rồi gọi nó là tiên tri hay sấm/sét. Duy có điều, là: bạn và tôi, ta chỉ muốn biết về thực trạng cuộc đời ta đang sống, nhân đọc cuốn “Hết rồi, đầu óc dân con đạo Hồi!”, của tác giả Robert R. Reilly, vừa nêu trên.

Thông điệp, mà tác giả Robert R. Reilly chuyển tới người đọc hôm nay, không phải để ta đánh bật gốc cơn hăng say/cuồng nhiệt về đạo đức. Nhưng, vì hiện có ý kiến sục sôi về thần học của đạo Hồi, đang tạo chấn động về tri thức, làm rung chuyển rất nhiều “sự”.

Có sự thể gây chộn rộn những người sống ở trời Tây rất nhiều, khi họ nhận ra rằng có những hiểu biết và giải thích về Kinh Koran rất thánh của đạo Hồi, đã tạo ra điều mà người đời gọi đó là cuộc thánh chiến “jihad” đối với kẻ không tin vào Kinh. Bởi, một số người đang tin vào đạo Hồi thì ý niệm thánh chiến “jihad” là một ý niệm rất mù mờ. Có người giải thích đó là một chiến đấu về mặt đạo đức, chức năng tinh thần. Kẻ, lại coi đây như một lệnh truyền cần sử dụng bạo lực để giải quyết mọi sự. Lập trường khác biệt của mỗi người tuỳ vào vị thế cũng như chỗ đứng của họ khi cầm Kinh Koran để đọc, hay để phê phán.

Điều mà tác giả Robert R. Reilly muốn nói, là: nếu dựa vào sự thông thái của con người ngày nay đang lĩnh hội, thì trường phái thần học nguyên thủy từng phát triển một cách thật sung mãn, thì phải nhắc đến nhóm Mu’talizites. Theo tác giả Robert R. Reilly, nhóm Mu’talizites rất coi thường cơn hăng say bạo động của đám Bin Laden. Đây cũng là thảm trạng đã xảy đến với đạo Hồi một thời bị nhóm này khuấy động, nên chỉ có thể phát triển vào thế kỷ thứ 9, thứ 10 qua ảnh hưởng của đám Abbasadis ở Irak, lúc ấy. Sau đó, họ bị coi là bè rối, nên đã chấm dứt.

Giáo huấn của kinh Koran đôi chỗ không được rõ nghĩa. Một phần, có những câu như: “khi anh bắn giết ai, thì đó không phải là anh đã bắn đã giết, mà chính là Thượng Đế đã làm thế!” Câu này được người đạo Hồi sử dụng để hỗ trợ cho chủ thuyết “tự mình quyết định mọi chuyện”. Nhưng, ở chỗ khác, có câu kinh không chủ trương như thế. Chẳng hạn như câu: “Mỗi linh hồn tự tạo nên con người mình.” Xem thế, thì làm sao người Hồi giáo nguyên thủy có thể đương đầu với tình huống như thế? Phải chăng lời Kinh kia chẳng thể nào đổi thay, hay vẫn có thể cho con dân của Ngài tùy nghi ghi chép, và chú thích?

Nhóm Mu’talizites là nhóm chịu ảnh hưởng triết lý Hy Lạp vẫn quan niệm rằng Thượng Đế là do Kinh Koran lập ra, ở vào lúc nào đó, vẫn là đề mục để dân con loài người có thể uốn nắn, giải thích. Bởi theo họ, Thượng Đế đã ban cho con người lý trí để hiểu biết các trật tự đạo đức. Với người Hồi giáo, dùng lý trí để biện giải là điều rất cần để trở thành tín đồ đích thực. Cũng tựa như bên Đạo Chúa có thánh Tôma Akinô từng làm cột trụ cho theo Đạo Chúa dựa vào, thì Triết gia Averroes và Avicenna cũng thế, nhưng hai vị này lại thuộc trường phái nói ở đây.

Thế kỷ thứ 12, nhóm Mu’talizites bị huỷ diệt, nhường chỗ cho đám người vừa toàn thắng nắm trọn quyền là nhóm Ash’arites. Nhóm này đoan quyết cách chắc nịch rằng: những điều được Kinh Koran mạc khải đều tuyệt đối. Lý trí con người chẳng là gì. Lý trí không có khả năng phán đoán những điều tốt/xấu. Ý Thượng Đế là quyền uy tối thượng. Không có gì để bàn cãi.

Nhóm Ash’arites quan niệm: thánh ý của Thượng Đế tạo tư duy cho người Hồi giáo. Thượng Đế quyền uy đến độ mỗi khoảnh khắc đến với con người là phép lạ Ngài ban. Xem thế thì, khoa học trở nên vô dụng. Bởi, chẳng có luật tự nhiên nào quản cai vũ trụ, mà tất cả đều do Thượng Đế quyết định, rồi cứ từ từ mà đổi mới. Tiến tới. Để người đọc hiểu rõ hơn, có học giả đã tóm tắt mọi điều bằng giải thích như sau: “Nếu ta mải mê kiếm tìm mọi lý lẽ để giải thích cùng đích của Thượng Đế, thì chỉ là mưu toan vô bổ, có khi còn phản lại ý của Ngài. Hành động như thế là một tội rất nặng.”

Thôi thì, cũng chẳng nên có ý định ấy, nhưng hãy dùng lời ca mà suy nghĩ, hát rằng:

Đàn trâu đi bơ vơ,

Bên nhà xiêu nước mắt mờ.

Lìa nhau, cho kiếp sống xác xơ.”

(Nguyễn Đức Quang – bđd)

Nói như thế, không có ý bảo rằng: quan niệm của nhóm Ash’arites rất mông lung, bạo động, để ta cứ rập khuôn mà theo nhóm ấy. Nếu hỏi họ: thế nào là đạo đức, với người phàm? Câu trả lời của nhóm cũng rất dễ. Họ khẳng định: “Thượng Đế ở bên trên ý niệm tốt/xấu.” Nói cách khác, các lệnh truyền do Thượng Đế đưa ra, đối với người Hồi giáo, là điều tốt. Những gì Ngài ngăn cấm, chính là sự dữ. Ác độc.

Để cho rõ nghĩa hơn, có học giả còn cắt nghĩa rằng: đối với người đạo Hồi, chẳng có gì gọi là luân lý đối với con người, hết. Điều nào được Đấng Allah cho phép, thì đó là luân lý. Điều Ngài cấm đoán, đó là bất luân. Từ đó, ta lại có thêm vấn nạn nữa: thế thì, tự do tư tưởng sẽ ra sao? Quyền sử dụng lý trí để biện luận, thì thế nào? Câu trả lời, theo họ, lại cũng rất dễ: không ai được phép nổi loạn chống lại phán quyết của Thượng Đế. Chẳng ai có quyền kháng cáo quyết định hoặc lệnh truyền mà Thượng Đế đã đưa. Làm thế, là vô luân. Vô thức.

Thật sự, thì tư duy/xã hội người Hồi giáo chừng như ở vào triền dốc đang đi xuống, rất bi thảm. Chí ít, là sau khi người trong Đạo chịu ảnh hưởng của nhóm Ash’arites. Nói cách khác, thời vàng son của Đạo Hồi khi khoa học, triết lý, y khoa và kỹ thuật Hồi giáo, nay đã hết. Nếu ta so sánh số lượng sách vở và ấn phẩm được thực hiện ở Tây Ban Nha ngày nay, thì số lượng các sách dịch mà nước này có trong một năm, vẫn nhiều hơn số sách mà toàn thể thế giới Hồi giáo sở hữu suốt ngàn năm cộng lại. Người Hồi giáo lâu nay chẳng thắc mắc gì về khoa học. Thế giới Ả Rập hiện đang ở dưới đáy tầng của mọi phát triển nhân bản, của loài người.

Chính trị của khối Ả Rập cũng thế. Chính trị Hồi giáo, đang mang dấu ấn của một triết lý rút tỉa từ tư duy do nhóm Ash’arites định vị. Với họ, chính trị không thoát khỏi con đường của độc tài, toàn trị. Bởi, nó đặt quyền lực lên trên cả lý trí, lẫn tư duy. Nhóm dân quân Kashmire có lần từng quả quyết: “Khái niệm về quyền dân chủ chẳng có ý nghĩa gì, với Hồi giáo. Chỉ Allah mới là Đấng có quyền tối thượng, trên hết mọi sự. Mọi người. Nhân quyền, với Hồi giáo, là chuyện phi lý. Vô bổ.”

Theo Ali Allawi, một cựu bộ trưởng thuộc chính quyền Irak có lần nói: “Mọi cố gắng dựng xây quyền căn bản của con người đều xuất phát từ cá nhân, ngang qua lý thuyết phàm tục về chính trị. Tất cả chỉ như vật lạ từ hành tinh khác bay đến, chui tọt vào cơ cấu lý luận của người Hồi giáo, có thế thôi.” Nói thế, có nghĩa là: nhóm khủng bố Hồi giáo đã tìm ra đất màu mỡ cho triết thuyết của họ mau chóng bén rễ, mà đi vào hiện thực, bằng hành vi bạo động. Hủy hoại.

Cuối cùng tác giả Robert R. Reilly cũng viết: “Không phải tự thân đạo Hồi, đã có lối hiểu biết về Đạo mình khiến cho sự thể về bạo lực trở thành hiện thực. Trớ trêu thay, chiều hướng giải thích sự việc theo cách trên, nay thống lĩnh khắp nơi. Những gì ta tư duy hôm nay, lại là hậu quả rất “đối đế” của hành động xoá bỏ lý trí của con người. Làm thế, con người đánh mất đi tính “nhân-quả” khi các phe nhóm Hồi giáo đang chơi trò quảng bá một thứ văn hoá lụn bại do họ đặt ra, để rồi phổ biến cho toàn thể thế giới Hồi giáo cứ theo đó mà thực thi. Áp dụng.”

Với người chủ trương cực đoan, thì sự việc biến bạo lực thành qui luật đạo đức, vẫn là bước dễ bước. Dễ thực hiện. Thực thi ý định của Allah để biến ý định của Đấng thánh hiền thành qui luật mà hiện thực, thì dù có tàn bạo hay phi lý cách mấy đi nữa, thì đối với các phe nhóm Hồi giáo, vẫn là việc tạo chính nghĩa. Qui luật về đạo đức. Lẫn tri thức.

Ngày nay, nhiều học giả Hồi giáo đang kêu gọi người đạo Hồi quay về với tư duy/lập trường của cựu nhóm Mu’tazilites. Tuy nhiên, những người như thế đang lưu lạc ở trời Tây. Đau lòng một chuyện, là: hậu duệ của nhóm Ash’arites đang thống lĩnh khắp đó đây, chứ không phải nhóm Mu’talizilites.

Câu hỏi chót: Có chăng một hy vọng dù nhỏ nhoi cho một đổi thay không? Câu trả lời từ sách của Robert R. Reilly đem lại rất ít hy vọng, nếu không muốn nói là chẳng có hy vọng nào như thế. (x. Michael Cook, The closing of the Muslim Mind, Mercatornet 29/10/2010)

Với dân con Đạo Chúa hiền lành, chắc chẳng ai lại đặt những câu tươ7o5ng tự, để mà hỏi! Nhưng, có điều chắc, là: sẽ có đề nghị để bạn và tôi, ta cứ ngâm nga lời người nghệ sĩ du ca họ Nguyễn ở trên vẫn cứ hát, làm kết đoạn:

“Mẹ khuyên, khuyên con tiếng nấc nghẹn ngào:

à ơi con hỡi đừng lìa nhau.

Đạn bay trên non cao,

Hay đạn tuôn về xóm nghèo,

Lìa nhau, cho non nước tiêu điều.”

(Nguyễn Đức QUang – bđd)

Nước non người đi Đạo, có buồn cũng chẳng vì “đạn bay trên non cao”, rất tiêu điều. Nhưng, nỗi buồn của nước non người nhà Đạo hôm nay, vẫn cứ là “tiếng nấc nghẹn ngào” của Mẹ Hiền ở trên cao, là Đức Chúa vẫn cứ khuyên: “À ơi, con hỡi đừng lìa nhau.”

Con của Mẹ, hôm nay, dù khác biệt chính kiến. Triết thuyết. Hoặc, cung cách thực hiện Lời truyền dạy của Vua Cha, là Thượng Đế, cũng đừng có mà “lìa nhau”. Nhưng, hãy về với lệnh truyền căn bản của Đức Chúa rất Mẹ Hiền, là: hãy cứ thương yêu nhau, như anh em một nhà. Con của Mẹ. Rất ngoan hiền.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ lai rai

nhớ hoài,

lời khuyên ấy.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com )
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:36 22/01/2011
TIÊN NỮ GIÁNG PHÀM

N2T


Đổng Vĩnh luôn giữ trọn hiếu thảo, nên ngọc hoàng đại đế bèn ra lịnh cho một tiên nữ giáng phàm để kết hôn với Đổng Vĩnh, các tiên nữ đều đến tiễn biệt.

Mọi người đều nhao nhao nói với tiên nữ ấy:

- “Lần này chị xuống trần gian, nếu mà nghe được ở đâu có người thực hành hiếu thảo, thì tiên vàn nhớ báo tin cho chúng tôi nhé”.

Suy tư:

Điều răn thứ tư của đạo Đức Chúa Trời là thảo kính cha mẹ. Tại sao lại phải thảo kính cha mẹ mà không thảo kính Thiên Chúa ?

Thưa là vì Thiên Chúa đã trao quyền sinh sãn, nuôi dưỡng và giáo dục con cái cho cha mẹ, do đó mà con cái phải có bổn phận thảo kính cha mẹ mình, và khi thảo kính cha mẹ thì chính là thảo kính Thiên Chúa rồi vậy. Bởi vì ai không thảo kính cha mẹ thì chắc chắn cũng không yêu mến Thiên Chúa, bởi vì khi con cái thảo kính cha mẹ cũng sẽ làm cảm động Thiên Chúa và các thánh nam nữ trên trời, bởi vì Chúa Giê-su đã vâng lời và thảo kính cha mẹ mình khi ở trong gia đình Na da rét, và các thánh nam nữ cũng là những người đã thảo kính cha mẹ mình khi còn ở thế gian này.

Thánh Phao-lô tông đồ trong thư gửi cho tính hữu Ê-phê-sô đã dạy rằng: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”.

Câu chuyện ngọc hoàng thượng đế đem tiên nữ thưởng cho người con có hiếu ở trần gian trên đây, tuy là không có, nhưng cũng dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa rất yêu mến và chúc lành cho những ai có hiếu với cha mẹ của mình, khi các ngài còn sống cũng như khi đã qua đời.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:39 22/01/2011
N2T


12. Con người ta đều có tội, nhưng người cố tình không tĩnh ngộ thì là ma quỷ.

(Thánh nữ Catha rine)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC tiếp kiến Tòa Thượng Thẩm Rota và kêu gọi: chú ý hơn đến khía cạnh giáo luật trong việc chuẩn bị hôn nhân
LM Trần Đức Anh OP
11:54 22/01/2011
VATICAN -. Sáng ngày 22-1-2011, ĐTC đã tiếp kiến các thẩm phán, luật sư và nhân viên tòa Thượng Thẩm Rota ở Roma, nhân dịp khai mạc năm tư pháp. Ngài kêu gọi chú ý hơn đến khía cạnh giáo luật trong việc chuẩn bị hôn nhân.

Tòa Thượng Thẩm Rota có nhiệm vụ xét xử các vụ án từ cấp hai trở lên được đệ trình về Tòa Thánh cũng như xử những vụ do giáo luật và ĐTC ủy nhiệm. Hiện nay, đoàn thẩm phán của tòa này gồm hơn 20 vị thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, dưới sự hướng dẫn của vị niên trưởng là Đức Cha Antoni Stankiewicz, người Ba Lan. Các phán quyết của Tòa này được coi là án lệ cho các tòa án hôn phối trong Giáo Hội và diễn văn của ĐTC dành cho Tòa Rota cũng được coi là chỉ dẫn cho tất cả các tòa án hôn phối của Giáo Hội.

Trong buổi tiếp kiến, ĐTC nói về quan hệ giữa giáo luật và mục vụ. Ngài bác bỏ quan niệm sai lầm cho rằng hai chiều kích này trái nghịch nhau, hoặc quan niệm coi nhẹ chiều kích giáo luật. Ngài nói: ”Thực tế là trong các khóa chuẩn bị hôn nhân, các vấn đề giáo luật chỉ chiếm một chỗ rất khiêm nhượng, nếu không muốn nói là không có gì quan trọng, vì người ta có xu hướng nghĩ rằng các đôi vợ chồng tương lai chỉ quan tâm rất ít tới những vấn đề dành cho các chuyên gia”.

ĐTC cũng phê bình não trạng theo đó việc sát hạch các đôi vợ chồng sắp cưới, việc rao hôn phối cũng như những phương thế khác để điều tra cần thiết trước hôn phối (Xc GL 1067) chỉ là những thủ tục hình thức, và vì thế, người ta quan niệm rằng các vị mục tử phải tiến hành một cách rộng rãi vì phải tôn trọng quyền tự nhiên của con người là quyền kết hôn.

ĐTC mạnh mẽ bác bỏ quan niệm sai trái này và nhấn mạnh rằng: ”Khía cạnh pháp lý gắn liền nội tại với yếu tính của hôn phối.. và quyền kết hôn, jus connubii, cần phải được nhìn trong viễn tượng đó. Đây không phải là một đòi hỏi chủ quan mà các vị mục tử phải thỏa mãn, qua việc chứng nhận theo hình thức để họ kết hôn, bất chấp nội dung thực sự của sự kết hôn giữa hai người. Quyền kết hôn giả thiết người ta có thể và muốn cử hành hôn phối đích thực, trong sự thật về bản chất hôn phối như Giáo Hội đã dạy. Không ai có thể đòi hỏi quyền được một lễ cưới. Quyền kết hôn ở đây có nghĩa là quyền được cử hành một hôn phối đích thực”.

ĐTC nhắc lại điều ngài đã viết trong Tông Huấn về phép Thánh Thể, dựa trên đề nghị số 40 của các nghị phụ, theo đó ”Cần chăm sóc rất kỹ lưỡng về mục vụ trong việc huấn luyện những người sắp kết hôn và trong việc kiẩm chứng trước những xác tín của họ về các nghĩa vụ hôn nhân để bí tích hôn phối được hữu hiệu” (Tông huấn Sacramentum caritaris, 22, 2-2007).

Tóm lại, ĐTC kêu gọi kiểm chứng làm sao để nơi các đôi chuẩn bị hôn nhân, không có gì chống lại việc cử hành hôn phối một cách hữu hiệu và hợp pháp. ”Khía cạnh pháp lý ở đây không phải chỉ là một hình thức, như thể phải qua một thủ tục bàn giấy, điền một mẫu đơn dựa trên những câu hỏi hình thức.. Vị mục tử cần tìm cách giúp đương sự nghiêm túc đặt mình trước sự thật về chính bản thân cũng như về ơn gọi của họ tiến tới hôn nhân, như một con người và như một Kitô hữu”. (SD 22-1-2011)
 
Tuyển tập thứ hai của Đức Thánh Cha sẽ được phát hành vào ngày 15 tháng 3
Bùi Hữu Thư
14:19 22/01/2011
Vatican, ngày 20 ntháng 1, 2011(CNA/EWTN News).- Vượt qua mọi khó khăn tại nhà xuất bản, tuyển tập thứ hai của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong số hai tuyển tập nghiên cứu về Kinh Thánh, “Chúa Giêsu Thành Nazareth” sẽ được phát hành trong Mùa Chay.

Amazon.com liệt kê danh sách phát hành cuốn sách này vào ngày 15 tháng 3, sẽ được nhà Xuất Bản Hoa Kỳ Ignatius Press ấn hành và chú trọng vào thời kỳ từ lúc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để mừng Lễ Vượt Qua đến khi Chúa sống lại từ cõi chết.

Tuyển tập này tiếp tục cuộc phỏng vấn để viết sách thành công của Đức Thánh Cha với nhà báo người Đức Peter Seewald.

Được phát hành vào tháng 11 vừa qua “Ánh Sáng của Lời Chúa: Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội, và các Dấu Chỉ của Thời Đại” đã bán được gần 1 triệu ấn bản trong thời gian không đầy hai tháng, tờ báo đứng đầu của Vatican gọi đây là một thành công về “phẩm” và “lượng.”

"Ánh Sáng của Lời Chúa” cung cấp cho độc giả sản phẩm của 20 tiếng đồng hồ phỏng vấn giữa Đức Thánh Cha Benedict XVI và ông Seewald.

Trong một cuộc đối thoại giữa linh mục Giuseppe Costa, giám đốc cơ sở xuất bản Vatican, và tuần báo Vatican L'Osservatore Romano, ngài nói là cuốn sách đã được tiếp nhận rất tốt đẹp sau tám tuần bầy bán và được rất nhiều người đón đọc.

Tờ báo coi đó là một thành công về “lượng” vì gần 1 triệu ấn bản bằng 20 thứ tiếng đã được bán ra. Và đã có ấn bản lần thứ hai được phát hành vì ấn bản thứ nhất đã bán hết trên các quầy hàng của các tiệm sách. Cơ sở xuất bản đã có giao kèo với 14 nhà xuất bản khác, và các nhà xuất bản đang thương lượng để sách được phiên dịch thêm sang 11 ngôn ngữ khác nữa.

Báo L'Osservatore Romano cũng nhận xét vế sự thành công về “phẩm” của cuốn sách, và nhắc đến khả năng cuốn sách “thu hút và làm cho độc giả mê say vì lời văn giản dị, trực tiếp và có tính cách đối thoại.”

Cha Costa nói, cơ sở xuất bản đã nhận được rất nhiều lá thư của các bạn đọc yêu thích khác nhau. “Có biết bao nhiêu độc giả, kể cả những người ngoài Kitô giáo đã cảm thấy có nhu cầu phải nói lên lời cảm ơn sau khi đọc xong cuốn sách.”

Cha tiếp: Các phụ huynh đã tặng cho con em cuốn sách, cũng như các con cái tặng sách này cho cha mẹ, và nhiều người đã mua sách để tặng cho bạn bè và các thân nhân. Cuốn sách này vô song vì trình bầy được “gương mặt nhân bản” của một Giáo Hoàng được biết là “kín đáo.”

Vị giám đốc cơ sở xuất bản Vatican nói: Nhưng, “điều này đi song song với sự tự do kỳ diệu của Đức Thánh Cha Benedict XVI, là người không thoái lui trước bất cứ câu hỏi nào.”

Đối với cha Costa, "'Ánh sáng của Lời Chúa’ được ưa chuộng nhiều vì trên một tầm nhìn rộng lớn, sách đã chạm đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Kitô hữu, trở nên một con đường chính thật và thiêng liêng, và điều này làm cho cuốn sách không bị giới hạn trong một mùa, và trở thành một cuốn sách “bán chạy mãi mãi.”

Đối với những ai theo dõi sát những lời nói và các bản văn của Đức Thánh Cha, cha Costa có một lời tuyên bố khác được mọi người hoan nghênh: Cơ sở xuất bản dang chuẩn bị trình bầy “Chúa Giêsu thành Nazareth, Phần II. Tuần Thánh: Từ lúc vào thành GIêrusalem đến lúc Phục Sinh” vào tháng Ba này.

Ngài nói: "Tôi vừa mới gửi bản viết cho các nhà xuất bản sáng nay.” Cha đã ký hợp đồng với 20 nhà xuất bản và đang thương lượng với 5 cơ sở khác.

Những ai đã thích thú đọc Tập I nói về cuộc đời Chúa GIêsu từ lúc chịu phép rửa đến lúc biến hình, đã chờ đợi từ năm 2007 để được đọc phần kế tiếp.
 
Top Stories
Marrying in Church is a right only for those who believe in Christian marriage, says Pope
Asia-News
11:09 22/01/2011
The importance of the canonical and pastoral preparation for marriage focus of words addressed by Pope Benedict XVI to the Roman Rota. The bride and groom should be aware of and want this act that ultimately aims to holiness of life. This also to avoid future annulments.

Vatican City (AsiaNews) - Getting married in church is a right only if you believe in "true marriage” that is, an act for the realization of the “integral good, human and Christian, of the spouses and of their future children, ultimately projected towards the holiness of their lives". From here, follows the importance of preparation for Christian marriage, also to avoid annulments, which were at the heart of Benedict XVI address delivered today to members of the Tribunal of the Roman Rota, received at the beginning of the judicial year.

"The canonical dimension of marriage preparation – began the Pope - is perhaps not an immediately perceived element" both because the preparation phase holds "a very modest, if not insignificant, place ", and because "there is a widespread mentality that the examination of the spouses, the publication of banns and other appropriate means to carry out the necessary pre-marital investigations, of which marriage preparation courses are a part, are purely formal obligations. In fact, it is often assumed that, in admitting the couples for marriage, pastors should proceed with speed, as it regards the natural right of people to marry".

The fact, however, is that "there is no marriage of lives and another of law: there is only one marriage, which is constitutionally a real legal bond between a man and a woman, a bond based on the true dynamics of conjugal life and love. The marriage celebrated by the spouses, the marriage that is dealt with both pastorally and in canonical doctrine, are one single natural and salvific reality, the wealth of which certainly gives rise to a variety of approaches, however without ever losing its essential identity. The legal aspect is intrinsically linked to the essence of marriage. This is understandable in light of a non-positivistic concept of law, but considered from the perspective of relationality according to justice. "

Therefore, the "right" to marriage in church, "presupposes that the individuals can and intend to really celebrate it, in the truth of its essence as taught by the Church. No one has the right to a wedding ceremony", as the right to marry "it refers to the right to celebrate an authentic marriage". The "right to marry, then, would be denied "where it was obvious that the basis for its exercise are absent, where the required capacity to marry is obviously lacking, or where the will poses an objective that is in contrast to the natural reality of marriage. "

Marriage preparation, therefore, is an issue that requires "the greatest pastoral care" in the formation of the couple and in "testing their convictions regarding the obligations required for the validity of the Sacrament of Marriage. Serious discernment in this matter will avoid impulsive decisions or superficial reasons that lead two young people to take on responsibilities that they will not know how to honour".

Given the different means available for a "careful preparation and examination” among which " the pre-marital exam stands out", an effective pastoral action aimed at preventing marriage annulments can be developed. All efforts must be made to stop, as much as possible, the vicious circle that often occurs in the granting of admission to marriage, without adequate preparation or a serious examination of the requirements for its celebration, and a judicial declaration that sometimes just as easily, but of an opposite nature, considers marriage invalid solely on the basis of finding in favour of failure. It is true that not all reasons for a possible declaration of nullity can be detected or perceived in preparation for marriage, but, equally, it would be wrong to hinder access to marriage on the basis of unfounded assumptions, such as, believing that nowadays, people are generally incapable or have only an apparent matrimonial will”. For this reason, even though canon law requires specific and particular knowledge, all those committed in the pastoral field must be aware of their responsibilities in this area.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Marrying-in-Church-is-a-right-only-for-those-who-believe-in-Christian-marriage,-says-Pope-20576.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Một giờ bên Cha Thánh Don Bosco
Paul Minh Thế
10:58 22/01/2011
SAIGÒN - Sau bao nhiêu thời gian chuẩn bị với sự cộng tác giữa Dòng Nữ Đức Mẹ Phù Hộ (FMA ) Tam Hà và cộng Đoàn Giáo Xứ Tam Hà.

Xem hình ảnh

Chuyển thăm viếng của Thánh Quan Don Bosco đã đến và ở tại FMA Tam Hà vừa tròn 24h và khi đến cũng như khi từ biệt, mọi sự diễn ra một cách tốt đẹp, trang nghiêm và thánh thiện.và sự trộng cậy phó thác sau gần 12h hiện diện tại giáo xứ.

Cộng đoàn Gx Tam Hà đã có một thánh lễ dành riêng cho mình cùng với Cha Thánh dưới sự Chủ Tế của Cha Giuse Chánh Xứ vào lúc 18h ngày 21/1/2011 với sự hiện diện của hơn 2000 người trong giáo xứ, cha nói: Chúng ta cần phải cảm ơn Cha Thánh không phải ngày hôm nay lúc này đây khi Ngài đang hiện diện giữa chúng ta mà chúng ta phải cảm ơn và tiếp sức cho công việc của Ngài qua sự cộng tác với con cái của Ngài đang hiện diện cùng cộng đoàn Gx chúng ta gần 50 năm qua …

Những lời đầu thánh lễ của Cha Giuse, đã dẫn cộng đoàn phụng vụ tham dự đi vào thánh lễ một cách trang nghiêm và thánh thiện với bao nhiêu tâm tư thầm kín cầu mong cho mình,người thân và cộng đoàn Gx sẽ nhận được sự cầu bầu cùng Chúa cho ý nguyện của mình lâu nay hằng mong ước. Phần phụng vụ Lời Chúa và đáp ca được những người đã từng là học sinh của nhà Dòng. Bài đọc 2 được một ông Cố của một Sơ là người con của Gx hiện đang dâng mình làm con cái của Cha Thánh.

Sau phần công bố tin mừng, Cha Giuse đã dẫn mọi người hiểu sâu hơn về Cha Thánh cũng như công việc của Ngài và Những người con của Ngài hiện nay trên toàn thế giới, tại Việt nam, cũng như tại Gx chúng ta. Cha Chánh xứ cũng kêu gọi mọi người cầu nguyện thật nhiều và cống hiến thật nhiều cho công cuộc giáo dục của Hội Dòng mà còn cho cả việc Truyền giáo của Hội dòng trên thế giới, các vùng miền chưa biết tới Chúa, mà Giáo xứ chúng ta cũng đã rất vinh dự được đóng góp những Người con cho công cuộc dẫn dắt mọi người nên thánh hiện Gx ta cũng đã có 2 người con đại diện đang thực hiện công việc truyền giáo của Hội Dòng trên thế giới chúng ta phải cầu nguyện và cầu nguyện nhiều hơn nữa cho Họ vượt qua mọi khó khăn thử thách trong công việc kết thúc phần chia sẽ Ngài đã nhắc lại một lời nói của Cha Thánh: "Xin cho Con các linh hồn, còn mọi sự khác cứ lấy đi…"

Thánh lễ bước qua phần lời nguyện giáo dân và người đọc lại là một ông Cố có con dâng mình cho nhà Dòng, đại diện cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa qua lời chuyển cầu Của Cha Thánh lên tới Ba Ngôi Thiên Chúa.

Hòa chung niềm vui của Hội Dòng và để lãnh nhận trong vẹn ơn toàn xá qua sự kiện trong đại này gần như toàn bộ người tham dự lên đón nhận Mình Thánh Chúa qua nhiều điểm trao ban mọi người ai cũng chuẩn bị cho mình một tâm hồn trong sạch để xứng đáng và hòa mình cùng Hội Thánh Người

Mọi người được hướng dẫn chuẩn bị đón nhận phép lành Tòa Thánh và đón nhận phép lành qua sự trao ban từ Cha Chánh Xứ Tam hà như một món quà vô giá của Cha Thánh ban tặng cuối cùng là phần được chờ đợi nhất là được viếng Thánh quan sau gần 2h chờ đợi và thánh lễ cộng đoàn được dẫn qua hai hàng bên Thánh quan và không thể đáp ứng được lòng mong mỏi của mọi người ai cũng muốn dừng lại để có những lời cầu nguyện gần nhất và lâu nhất bên Ngài.

Cộng đoàn ra về với một niềm tin tưởng trong đợi nhờ lời chuyển cầu của Cha Thánh nhất định chúng con sẽ luôn có sự quan phòng của Thiên Chúa.
 
Tu Sĩ và Ban Thường Vụ HĐMVGX GP Phan Thiết mùng Lễ Tất Niên
Mary Nguyễn
11:36 22/01/2011
PHAN THIẾT - Sáng ngày 22.1.2011, trong tuần lễ Hiệp Nhất các Kitô hữu, Ban Thường Vụ HĐMV của các giáo xứ, giáo họ biệt lập, đại diện Chủng Sinh, các Dòng Tu, Tu Hội, Tu Đoàn trên khắp GP Phan Thiết hân hoan quy tụ về Nhà thờ Chính Tòa dâng lễ Tạ ơn Tất Niên và chúc tuổi Đức Cha Giuse, Đức Cha Nicôla, Đức Cha Phaolô, Quý cha Đặc trách Giáo hạt.

Xem hình ảnh

Phần khai mạc trước lễ, cha FX Phạm Quyền, hạt trưởng Phan Thiết, phụ trách HĐMVGX của giáo phận, đã chúc mừng năm mới đại diện Liên tu sĩ, BTV HĐMVGX và các thành viên trong giáo phận. Sau bài ca nhập lễ, ông Phó Chủ Tịch HĐMVGX Chính Tòa, đại diện cộng đoàn dâng tâm tình hiếu kính và chúc Tết Quý Đức Cha.

Đức Cha Giuse bắt đầu Thánh lễ với lời chào mừng Quý vị Đại diện đã trở về Mái Nhà Chung của Giáo Phận. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp dâng tạ ơn và cầu nguyện cho Đức Cha Phaolô trong ngày mừng Lễ Bổn Mạng (25.1) sắp đến.

“Trở về mái nhà chung Giáo Phận” là tâm tình được Đức Cha Giuse lặp lại nhiều lần trong bài giảng. Từ hình ảnh Chúa Giêsu trong Phúc âm Mc 3, 20-21 “cùng các môn đệ trở về nhà”, Chúa Giêsu quy tụ các môn đệ trở về để sống với Chúa, để được Chúa dạy dỗ, chăm sóc, rồi lại được sai đi thi hành sứ vụ của người Loan Tin Mừng. Là người Tông đồ trong vai trò Ban Thường Vụ HĐMV hay người tu sĩ phục vụ tại các giáo xứ, hôm nay trở về mái nhà chung để gặp gỡ, chúc mừng nhau và nhất là cùng hiệp lời Tạ ơn Thiên Chúa đã ban nhiều ơn lành cho Giáo Phận trong năm qua, rồi lại trở về tiếp tục thực thi sứ vụ tông đồ mà mình đã được Chúa chọn gọi và giao phó. Đức Cha cám ơn sự dấn thân phục vụ của mọi người tại các giáo xứ trong năm qua và chúc cộng đoàn một Năm Mới An Lành trong tình thương của Chúa và Mẹ Maria.

Đức Cha Giuse bày tỏ sự vui mừng qua 1 năm về số Giáo dân trong Giáo phận đã tăng lên khoảng 4.600 người, 2 nhà thờ sắp khánh thành, 7 nhà thờ đang xây dựng và một số nhà thờ đang chuẩn bị khởi công, trong đó có nhà thờ cho Giáo họ ngoài đảo Phú Quý. Ngài nhắn gởi, với con số 70 Giáo xứ, 37 Giáo họ, và tổng số giáo dân là 166.803, các thành phần trong Giáo phận phải nỗ lực nhiều hơn trong thực thi tốt vai trò của mình để tiếp tục xây dựng, phát triển Giáo xứ và Giáo phận trong tinh thần của Năm Truyền Giáo này.

Sau thánh lễ, cộng đoàn dự tiệc Tất Niên tại Tòa Giám Mục. Đức Cha Giuse cũng gởi đến từng vị quyển sách Kinh Mân Côi như món quà đầu năm.
 
Thánh quan Don Bosco đến Giáo xứ Phước Lộc Giáo Phận Bà Rịa
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
12:52 22/01/2011
VŨNG TẦU - sáng nay vào lúc 05h15 thứ bảy ngày 22 tháng 01 năm 2011, tại Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Tam Hà (số 57 Đường Số 4, Tam Phú, Quận Thủ Đức) đã tổ chức thánh lễ tạ ơn và cử hành nghi thức tiễn Thánh quan Don Bosco đi đến Giáo xứ Phước Lộc Giáo Phận Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Sài Gòn khoảng 80 km.

Xem hình ảnh

Đúng 09h00, chiếc xe Iveco chở Thánh quan Don Bosco đến trung tâm dạy nghề Phước Lộc (Huyện Tân Thành, Xã Phước Hòa) trung tâm dạy nghề do các anh em Saladiêng điều hành. Cha Giuse Ngô Văn Quang, Giám đốc cộng đoàn Saladiêng và cũng là hiệu trưởng trung tâm dạy nghề Phước Lộc, cùng quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, các anh em Saladiêng, các em thanh thiếu niên chào đón Thánh quan Don Bosco ngay trước cửa trung tâm dạy nghề và trong sân bằng những tràng pháo tay thật giòn giã, lẫn vui sướng trong tiến reo hò “hân hoan chào đón Don Bosco, Cha đến và ở lại với chúng con”. Khi Thánh quan Don Bosco được đưa vào hội truờng trung tâm dạy nghề, quý cha cùng với quý tu sĩ nam nữ và các em thanh thiếu niên đã thắp nhang và cầu nguyện với Ngài. Sau đó đúng 10h30, tiễn Thánh quan đi qua Giáo xứ Phước Lộc gần đó, và Cha Giám Đốc cùng với cộng đoàn Giáo xứ Phước Lộc đã long trọng cử hành nghi thức tiếp đón Thánh quan ngay trong nhà thờ.

Chương trình tiếp đón và kính viếng Thánh quan Don Bosco tại Giáo xứ Phước Lộc.

Thứ bảy ngày 22.01.2011
10h30: nghênh đón Thánh quan tại sân trước nhà thờ.
Nghi thức đón tiếp trong nhà thờ.
11h00: Thánh lễ - kính viếng Thánh quan.
13h00: Thánh lễ - kính viếng Thánh quan.
14h00: Thánh lễ - kính viếng Thánh quan.
15h00: Thánh lễ - kính viếng Thánh quan.
16h30: Thánh lễ đồng tế trọng thể.
Kính viếng Thánh quan.
19h00: Thánh lễ - kính viếng Thánh quan.
20h00: Canh thức với Don Bosco.
Kính viếng Thánh quan.

Chúa nhật, 23.01.2011.
04h20: Lễ kính Thánh Gioa Bosco và tiễn Thánh quan đi Đức Huy Giáo Phận Xuân Lộc, tại Cộng thể Mẹ Phù Hộ Đức Huy.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đâu là giá trị thật?
Gioan Lê Quang Vinh
10:47 22/01/2011
Mấy hôm nay dư luận râm ran về chuyện tự đánh bóng, tự đề cao của một số nhân vật trong xã hội và chuyện đánh giá của người dân đối với họ. Trong một xã hội mà mọi người đều là anh hùng, là đỉnh cao thì chuyện ai cao hơn ai cũng là điều bình thường thôi mà. Hơn kém gì thì cũng đã cao, đã anh hùng.

Cái gì làm cho con người có giá trị, dường như không ai quan tâm lắm. Giáo dục Việt nam lâu nay dạy cho người ta tìm kết quả hơn tìm nỗ lực, tìm lời khen hơn tìm hành động, tìm nhãn mác hơn tìm giá trị thật của chính mình.

Điều ấy cũng dễ hiểu. Nếu hỏi một học sinh, kể cả sinh viên đại học, cái gì làm cho con người có giá trị, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là bằng cấp, nghề nghiệp và vị trí xã hội. Vị trí ấy được qui định do tiền bạc hay chỗ ngồi và quyền lực.

Như thế có nghĩa là trong xã hội này không có chỗ cho người không có bằng cấp, không có tiền và không có địa vị. Kết quả là người ta chạy đi tìm bằng cấp thay vì tìm kiến thức, tìm tiền bạc thay vì tìm xây dựng cuộc đời, tìm địa vị thay vì tìm phục vụ.

Đầu và cuối các học kỳ, các trường học đều giương khẩu hiệu: “Sinh viên không quay cóp khi làm bài”. Ở các trường sư phạm còn có thêm mấy từ “sinh viên sư phạm không gian lận”. Báo chí thỉnh thoảng đăng tin “Tài xế taxi trả lại hành lý bỏ quên cho khách”, “Học sinh trường A, B… trả lại tiền nhặt được”. Thấy thế, đồng nghiệp tôi có người bảo: “Xã hội bắt đầu khá lên”.

Thế nhưng có đúng là khá lên không? Chẳng lẽ giá trị con người chỉ có chừng ấy? Người ta hô hào “Năm nay sinh viên quyết tâm không quay cóp”, nghĩa là người ta thừa nhận thực trạng gian lận ấy đã tràn lan. Thỉnh thoảng báo chí đăng chuyện trả lại của rơi, nghĩa là chuyện trả lại của rơi là điều hiếm khi xảy ra nên mới đặc biệt đến thế?

Chịu khó ngồi suy nghĩ, chúng ta sẽ bật cười nếu có khẩu hiệu: “Sinh viên quyết tâm đi ra bằng cửa chính, không phải cửa sổ”, hoặc chúng ta sẽ ngất xỉu nếu báo đăng tin: “Sáng nay có một học sinh ngồi im lặng chép bài”. Sao lại bật cười hay ngất xỉu? Vì khi đưa tin như thế, người ta thừa nhận chuyện ấy là bất bình thường. Vậy người ta ở các nước văn minh nghĩ gì khi đọc khẩu hiệu hay tin tức của chúng ta về chuyện quay cóp, trả lại của rơi?

Giá trị con người được đặt chưa đúng chỗ và tiêu chí định giá cũng chưa hợp lý. Chúa Giêsu dạy cho môn đệ Người giá trị và tiêu chí khác thế gian lắm. Khi Người gọi các môn đệ đầu tiên, Người đã cho con người thấy tiêu chí định giá là chính nhân vị của họ. Nhân vị ấy Thiên Chúa trao cho con người cùng với sự hiện hữu của họ trên đời này. Chúa Giêsu trả lại cho con người nhân vị và phẩm giá bằng cái Chết và sự Phục Sinh của Người.

Theo tin từ Tòa Thánh, khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được chọn là quan thầy của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid sau khi việc phong chân phước của ngài được dự trù vào ngày 1 tháng 5 sắp tới, thì tất cả cử tọa hiện diện đã tiếp nhận lời tuyên bố này một lòng cảm xúc sâu xa và một tràng pháo tay thật lâu dài.

Tại sao con người, đặc biệt là giới trẻ, yêu thương và kính trọng vị Cha chung đến như thế? Ngài có địa vị cao quí trong lòng nhân loại vì ngài đã sống theo Đức Kytô và dấn thân cho Hội Thánh và cho xã hội.

Việc giáo dục cho con người nhận ra giá trị thật của mình và sống đúng với nhân phẩm mình không phải là điều dễ dàng, nhất là trong một xã hội mà mọi thứ đều đảo lộn trật tự. Sống trong xã hội như thế, ngay cả người Công giáo cũng chịu ảnh hưởng. Cứ cho người trẻ xác định vị thứ của các giá trị, chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của xã hội vật chất và loại trừ Thiên Chúa không phải là nhỏ.

Điều đắng cay là đối với những người trẻ được đào luyện lương tâm để nhận ra giá trị thật của mình, lắm khi họ hoang mang vì chính những người họ tin tưởng lại không sống đúng như họ mong đợi. Người trẻ nghĩ gì khi thấy những người đàn anh của họ sống cho công lý, cho sự thật và hòa bình lại bị phân biệt đối xử? Người trẻ nghĩ gì khi những nỗ lực vì một xã hội sống theo lý tưởng Tin Mừng lại gặp nhiều trắc trở?

Sẽ không có phát triển và tiến bộ nếu các giá trị không được đặt lại cho đúng chỗ. Và sẽ là vô ích khi đòi bình đẳng nếu nhân vị và phẩm giá con người chưa được nhìn nhận đúng như Đức Giêsu Kytô đã đem lại cho con người. Mọi nỗ lực đề cao người này người nọ cũng là vô ích nếu họ chưa “sống và hành động theo tiêu chí và đòi hỏi của Tin Mừng”.

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã khởi xướng phong trào Đại Hội Giới Trẻ thế giới, xin cho chúng con nhận ra đâu là giá trị thật của cuộc đời mình để có thể sống hết mình cho Đức Giêsu Kytô là Chúa và cũng là người bạn của giới trẻ.g