Ngày 16-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:29 16/01/2015
CON DIỀU TRONG TÂM
N2T

Một buổi sáng trời quang đãng, có hai đứa bé nhìn thấy anh hai chúng nó đứng trên đồng cỏ cứ ngước đầu nhìn lên trên không, hai em bé cảm thấy rất lạ, thế là chúng nó hỏi:
- “Anh hai, anh đứng đây coi cái gì thế ?”
Anh nó trả lời:
- “Anh đang thả diều.”
Đứa bé hoài nghi hỏi:
- “Anh đang thả diều ư, có thể như thế được sao ? Rõ ràng là em không nhìn thấy con diều của anh ở đâu cả, trên không cái gì cũng không có.”
Anh hai nói:
- “Anh cũng không nhìn thấy nhưng trong tay anh nắm sợi dây, anh có thể cảm thấy nó triển khai sức mạnh, cho nên anh có thể biết con diều tồn tại và xác định vị trí nó trước mắt mình.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Khi luyện khí công thì phải có ba yếu tố hợp lại thì mới có thể thành công và phát huy sức mạnh, ba yếu tố đó là hình, quyền và ý, ba yếu tố này hợp lại sẽ làm cho người luyện tập dễ dàng thành công, nhưng quan trọng nhất đó là ý. Ý là dùng sự tưởng tượng phong phú để điều khiển hơi thở và “thấy” được nó đang di chuyển trong thân mình, đó cũng là bí quyết luyện khí công hay nội công.
Anh hai của em bé đã “thấy” được con diều của mình đang bay trên bầu trời, dù anh hai không thả diều, nhưng việc thích nhìn con diều bay và lòng đam mê thả diều đã làm cho anh hai có một ý tưởng tượng phong phú như mình đang thả diều thật vậy.
Cầu nguyện đúng cách là phải có ba yếu tố, đó là đức tin, đức cậy và đức mến, nhưng đức tin là quan trọng nhất, bởi vì nếu không có đức tin thì không thể có yêu mến và cậy trông; nếu không có đức tin thì sẽ không nhìn thấy Thiên Chúa ở nơi người anh em, không có đức tin thì không thể như thấy Chúa đang hiện diện với mình trong cuộc sống, và nếu không có đức tin thì thánh lễ, Thánh Thể và các bí tích khác chỉ là...vô ích mà thôi.
Dùng đức tin để thấy bàn tay quyền năng của Thiên Chúa đang điều khiển vũ trụ, và đang săn sóc từng người một trong chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:31 16/01/2015
N2T

7. Yêu thì không có cảm giác là trách nhiệm nặng nề, không sợ lao nhọc, nhưng nó tự nguyện thực hành những việc vượt qua năng lực của nó.

(Sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Trở nên môn đệ Chúa trong cuộc sống hằng ngày
Lm. Jude Siciliano, OP
15:05 16/01/2015
Chúa Nhật II THƯỜNG NIÊN (B)
I Samuen 3: 3b-10, 19; Tv. 39: 2-4, 7-10; I Cr. 6: 13c-15a, 17-20; Gioan 1: 35-42

TRỞ NÊN MÔN ĐỆ CHÚA TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

Thánh Gioan Tẩy Giả được giới thiệu rất sớm trong phúc âm của thánh Gioan tông đồ. "Có người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng để mọi người nhờ ông mà tin..." (Ga 1:6). Hôm nay ông Gioan Tẩy Giả đã hoàn thành sứ mệnh của ông ta khi ông ta chỉ cho 2 môn đệ của ông ta về phía Chúa Giêsu "Đây là Chiên Thiên Chúa".

Tôi tự hỏi hai môn đệ ông Gioan Tẩy Giả nghĩ gì khi họ nghe ông ta nói về Chúa Giêsu vừa đi qua "Đây là Chiên Thiên Chúa"? Các môn đệ đó đã biết theo truyền thống là con chiên đã bị giết để tế lễ trong Đền Thờ rồi bị quăng ra ngoài hoang địa vì con chiên đó đã đầy tội lỗi của cộng đoàn đã nuôi nó. Con chiên cũng được nói đến trong sách Xuất Hành trong việc cử hành nghi lễ Vượt Qua (Xh 12) Các lễ nghi nhắc lại ngày dân Israel thoát cảnh nô lệ ở Ai Cập. Con chiên được tế lễ và cứu dân chúng khỏi Thần Sứ sự chết - như Chúa Giêsu hiến tế Ngài trên cây thánh giá. Con chiên được ăn trong lễ Vượt Qua - như thân xác Chúa Giêsu sẽ được ban cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly. Sách Khải Huyền cũng nói đến con chiên thắng trận.

Vậy thì, nếu hai môn đệ đã chọn theo ông Tẩy Giả khi thấy ông ta chỉ về Chúa Giêsu và nói "Chiên Thiên Chúa: thì họ đã biết được những khó khăn sẽ đến và cả sự thắng trận khi họ chọn "đi theo" Chúa Giêsu lúc Chúa Giêsu mời gọi họ các ông" hãy đến mà xem" là một lời hứa sẽ thay đổi đời họ.

Ông An-rê và môn đệ kia (theo truyền thống được cho là ông Gioan) đến gần Chúa Giêsu. Họ theo Chúa Giêsu cho đén khi Chúa Giêsu quay lại hỏi họ "Các anh tìm gì thế?" Chúa Giêsu không mất thời gian, Ngài đi thẳng vào vấn đề. Ngài không hỏi, "Các anh là ai?" "Tên của anh là gì?" Nhưng "Anh đang tìm gì?" Họ trả lời bằng cách bắt đầu với từ "Rabbi", mà Thánh Gioan nói với chúng ta có nghĩa là "Thầy" câu trả lời là "Thưa Rabbi (nghĩa là thưa Thầy) Thầy ở đâu?". Trong câu hỏi đó có ý muốn biết lối sống của Chúa Giêsu và lời Ngài sẽ dạy và chia sẻ với họ.

Chúa Giêsu đặt câu hỏi với chúng ta "anh em tìm gì?". Ngài hỏi một câu cặn kẻ, để chúng ta nghĩ đến cốt lõi đời sống của chúng ta. Những giá trị căn bản của chúng ta là gì? Chúng ta tìm những giá trị đó ở đâu? Những giá trị đó có dựa trên nền tảng Chúa Giêsu và lời giảng dạy của Ngài hay không? Và nó có ảnh hưởng ra sao đến lối sống của chúng ta? Những lựa chọn hằng ngày của chúng ta có phản ảnh được Đấng mà chúng ta đang đi theo hay không?

Theo Chúa Giêsu là cả một cuộc đời để nghe, để học hỏi, và để hành động. Và khi cần, để ăn năn hối cãi. Thời gian học tập này có thể là ý thánh Gioan nghĩ khi Chúa Giêsu mời gọi hai môn đệ đi tìm. "Hãy đến mà xem". Hai ông đó đi theo Chúa Giêsu và ở lại với Ngài. Trong ba phúc âm Nhất Lãm Chúa Giêsu đi tìm các môn đệ. Trong phúc âm thánh Gioan các môn đệ đi tìm Chúa Giêsu. Vậy đâu là sự thật? Cả hai loại phúc âm đều có sự thật. Tuỳ lúc và tuỳ trường hợp khác nhau, chúng ta nghe Chúa Giêsu gọi hãy theo Ngài. Đó có thể là một lời gọi căn bản để thay đổi chiều hướng lối sống của chúng ta. Hay là, lời mời gọi để đáp lại một cách riêng biệt cho việc gì cần phải làm hôm nay.

Lúc khác, như các môn đệ, chúng ta cảm thấy lòng mơ ước khát khao tìm Thiên Chúa và chúng ta lên đường tìm kiếm.(Lòng mơ ước khát khao này được diễn tả trong thánh vịnh 63 và 42). Chúng ta có thể quyết định đi với người nào mà chúng ta biết là khôn ngoan hiểu điều chúng ta nóng lòng khao khát. Hay hoặc chúng ta đọc một quyển sách khuyên chúng ta làm việc đó. Hoặc nữa, chúng ta dự một dịp tỉnh tâm, hay đi bộ một chặng đường dài dể suy gẩm. Trong những lúc này chúng ta cùng với các môn đệ đã hỏi: "Thưa Ráp-bi... Thầy ở đâu?". Theo cách này hay cách khác, việc chúng ta mong ước tìm tòi kết quả đến việc chọn ở lại lâu hơn với Chúa Giêsu để chúng ta có thể học hỏi nơi Chúa Giêsu "cư ngụ".

Khi hai người tìm tòi hỏi Chúa Giê su "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?", thánh Gioan dùng từ "MENEIN" là từ dùng trong chương 15 nói về Cây Nho Thật và cành nho. Trong chương đó Chúa Giêsu hứa là "ai ở lại trong Thầy" và người đó sẽ ở lại trong tình thương của Chúa Giêsu và tình thương của Chúa Cha. Phúc âm của thánh Gioan có những ý nghĩa sâu đậm hơn là ý nghĩa ngoài hình dáng của từ ngữ. Khi Chúa Giêsu trả lời câu hỏi của hai môn đệ của Gioan Tẩy Giả "anh em hãy đến mà xem", Chúa Giê su không chỉ nói đến nhà nơi Ngài sống. Chúa Giêsu mời gọi họ đến để cảm nghiệm với Ngài một cách sâu đậm hơn - để tìm hiểu nơi Ngài sinh sống với Thiên Chúa.

Chúng ta thường nghĩ đến những dịp đặc biệt bằng cách nhắc đến ngày giờ dịp đó đã xãy ra. Thánh Gioan nói với chúng ta "lúc đó vào khoảng giờ thứ mười" khi Chúa Giêsu bảo hai môn đệ "đến mà xem". Tôi tự hỏi hai ông An-rê và Gioan đã lập đi lập lại bao nhiêu lần câu chuyện họ gặp Chúa Kitô lần đầu tiên và kết luận là "lúc đó vào khoảng giờ thứ mười"? Chúng ta không cần biết việc mời gọi đó xãy vào giờ nào. Nhưng đối với hai môn đệ đó thì lúc đó rất quan trọng vì giờ đó bắt đầu chặng đường đi đã thay đổi mãi mãi đời sống các ông. Họ cho chúng ta biết giờ nào các ông được mời đến ở lại với Chúa Giêsu và bởi thế phúc âm nhấn mạnh tầm quan trọng của giờ đó đối với hai ông. Thánh Gioan hình như cũng muốn nhấn mạnh lời mời gọi đó kéo dài suốt cả đời chúng ta. Lời mời đi theo Chúa Kitô và "ở lại" với Ngài đã là, hay là dịp chúng ta thay đổi đời sống.

Những người đọc phúc âm thánh Gioan nhớ không có cảnh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Chúa Giê su. Ba phúc âm Nhất Lãm kể việc Chúa Giê su chịu phép rửa có tầng trời mở ra, Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán rằng "Đây là Con yêu dấu của Ta" Phúc âm thánh Gioan chỉ có việc ông Gioan Tẩy Giả làm chứng bản tính Chúa Giê su thôi. Ông ta nói "Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn". Không có những dấu chỉ đặc biệt nào để chứng nhận lời làm chứng đó. Hôm sau Chúa Giê su đi ngang qua và Gioan Tẩy Giả chỉ Chúa Giêsu cho hai môn đệ của ông ta: Đó là Người. Hai môn đệ tin Gioan Tẩy Giả là người làm chứng thật sự và họ chấp nhận lời nói của Gioan Tẩy Giả. Thật là một việc đơn sơ: một người làm chứng đáng tin tưởng mặc dù không có dấu chỉ chứng thật cho việc làm chứng đó, người đó làm chứng điều ông ta đã trông thấy và nghe. Ai tin ông ta , chấp nhận lời ông ta và thay đổi đời sống của người đó theo việc làm chừng đó.

Cha mẹ muốn các con mình tin Chúa Giê su và sống đức tin. Chúng ta muốn bạn bè và những người chúng ta biết cùng chia sẻ đức tin và cùng chấp nhận đời sống Thiên Chúa ban cho chúng ta. Giáo Hội là cộng đoàn của các đệ tử Chúa Giêsu đã "ở lại " và đã "trông thấy" Chúa Giêsu ở đâu. Nhiệm vụ của chúng ta, từng cá nhân, và bởi Giáo Hội kêu gọi chúng ta theo Chúa Giêsu, là phải mời người khác "hãy dến và sẽ trông thấy". Người khác sẽ đến để biết Chúa Giêsu qua sự làm chứng của chúng ta về Ngài.

Sẽ không có dấu chỉ nào từ trời để giúp lời chứng của chúng ta. Nhưng nếu, như Gioan Tẩy Giả, lời chứng của chúng ta trung trực tỏ bằng chứng Thần Khí đã thổi hơi trên chúng ta, thì lời chứng mỏng manh của chúng ta sẽ nên mạnh mẻ để thu hút người khác "đến mà xem".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



2nd SUNDAY (B) -
I Samuel 3: 3b-10, 19; Ps. 40: 2-4, 7-10; I Cor. 6: 13c-15a, 17-20; John 1: 35-42


John the evangelist introduced the Baptist very early in his gospel. "There was a man named John sent by God, who came as a witness to testify to the light, so that through him all people might believe…." (1:6). Today the Baptist is fulfilling his mission as he points his disciples in Jesus’ direction, "Behold, the Lamb of God."

I wonder what went through the minds of John’s disciples when they heard him refer to Jesus, who was passing by – "Behold, the Lamb of God"? They knew from their tradition that the lamb was slaughtered in the Temple and was sent into the wilderness after having been loaded with the sins of the community that had raised
it. The lamb is also a reference to the book of Exodus which recalls the Passover lamb (Ex 12) and the ritual that celebrated the Israelites’ liberation from the Egyptians. The lamb was sacrificed and saved the people from the Angel of death – as Jesus will do on the cross. It will be consumed at the Passover meal – as the body of Jesus will be offered to his disciples at the Last Supper. The book of Revelation also presents the victorious lamb.

So, if the two disciples choose to follow the one the Baptist is pointing out and naming "the Lamb of God," they are already receiving hints of the difficulties that lie ahead and also the ultimate victory they will have in choosing to "stay" with Jesus. Jesus’ invitation to the disciples, "Come and you will see," was a promise and would be a life-changing event for them.

Andrew and the other disciple, traditionally thought to be John, first made tentative steps towards Jesus. They follow him for a while until Jesus turns and asks them, "What you looking for?" Jesus doesn’t waste time, he gets to the core of the issue. He doesn’t ask, "Who are you?" "What are your names?" But, "What are you looking for?" The disciples’ response to Jesus’ question begins with the title "Rabbi," which John tells us means "Teacher". The disciples ask where Jesus is "staying" and, implied in their question, is the desire for the life Jesus will teach and share with them.

Jesus’ question is put to us. "What are you looking for?" He is asking a root question, getting us to focus on the core of our lives. What are our priorities? Where did we get them? Are they based on Jesus and his teaching? If so, how do they affect the course of our lives? Do our daily choices reflect the one we have chosen to follow?

Following Jesus takes a lifetime of listening, learning, acting and, when necessary, repenting. This period of learning may be what John is suggesting when Jesus invites the searchers to, "Come and you will see." They go with the Teacher and stay with him. In the synoptic Gospels Jesus goes in search of disciples. In John the disciples search for Jesus. So where’s the truth? It’s in both descriptions. At times and in different circumstances, we hear Jesus’ call to follow him. It might be a fundamental call to change the direction of our lives. Or, the invitation may be to respond in a specific way to something we must do today.

At other times, like the disciples, we experience a longing or hunger for God and so we go searching. (This longing is expressed in Psalms like 63 and 42.) We may decide to talk with someone we know to be wise concerning our restlessness. Or, we pick up a book that has been recommended to us. Perhaps we go on a retreat, or take long walks to mull things over. At these times we join the disciples who asked Jesus, "Rabbi… where are you staying?" In one form or another our longing and searching result in our choosing to spend more time with Jesus so we can learn where he "stays."

When the two searchers ask Jesus, "Where are you staying?" the word John uses for staying ("menein") is the same word he uses in chapter 15 in the parable of the vine and the branches. There Jesus promises that those who "stay," or "remain" in him will have the indwelling of Jesus and his Father. John’s gospel has deeper layers than the mere physical meaning of the words. When Jesus responds to the Baptist’s disciples, "Come and you will see," he is not speaking of the house where he lives. He is inviting them to come to experience him on a deeper level – to discover where he has life with God.

We tend to remember special moments by recalling the date and the time they happen. John tells us, "It was about four in the afternoon," when the disciples received their invitation from Jesus. I wonder how many times Andrew and John repeated the story of their first encounter with Christ and concluded their witness with, "It was about four in the afternoon"? We don’t need to know the time of the day the call happened. But for Andrew and John that moment was very important because it began the journey that would forever change their lives. By giving us the time they were invited to go and stay with Jesus and so the gospel is underlining the importance of that moment for the disciples. The evangelist also seems to be suggesting the importance of the call each of us has received. It may not have been at a particular moment but, even if we experienced the call spread out over our lifetime, the invitation to go with Christ and "stay" with him has been, or should be, life-altering.

The reader of John’s Gospel will note there is no scene when John the Baptist baptizes Jesus. The Synoptics narrate Jesus’ baptism replete with the skies opening; the Holy Spirit descending in the form of a dove; the voice from heaven declaring Jesus to be, "My beloved Son." But, in John’s Gospel, what we have is the Baptist testifying to Jesus’ identity. There aren’t any special signs or wonders to back up his testimony. Jesus passes by and John points him out to his disciples. That’s it. They trust John to be a reliable witness and they accept his testimony about Jesus. It’s as simple as that: a reliable person, without visible proofs, testifies to what he has seen and heard. Those who trust him take him at his word and change their lives accordingly.

Parents want their children to believe in Jesus and practice their faith. We want our friends and those we know to share our faith and receive the life it gives us. The church is a community of Jesus’ disciples who have "stayed" with and have "seen" where he lives. Our responsibility, as individuals and as a church called to follow Jesus, is to invite others to "Come and you will see." People will come to know Jesus through our witness and testimony about him.

There will be no special signs from heaven to back up what we say but if, like John the Baptist, our life has integrity and shows signs that the Spirit has been breathed upon us, then our often fragile testimony will be more than enough to attract others to "Come and see."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô trong bài giảng cho hàng Giáo sĩ Phi luật tân: Hãy sửa soạn những nẻo đường cho Trtuyền giáo Á châu
Vũ Van An
10:52 16/01/2015
Cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Chính Tòa Manila hôm nay, thứ Sáu, 16 tháng Giêng, Đức GH Phanxicô thúc giục người Công Giáo Phi Luật Tân trở thành các đại sứ của Chúa Kitô và thừa tác viên của hòa giải, bằng cách loan báo Tin Mừng về tình yêu, lòng thương xót và cảm thương vô biên của Thiên Chúa. Nói với các giám mục, linh mục, tu sĩ và chủng sinh tụ tập tại Nhà Thờ Chính Tòa, Đức Giáo Hoàng nói rằng Giáo Hội tại Phi Luật Tân được mời gọi thừa nhận và đấu tranh chống các nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng và bất công lâu đời từng làm hoen ố bộ mặt của xã hội Phi Luật Tân, hiển nhiên đi ngược lại giáo huấn của Chúa Kitô.

Giữa lúc người Phi Luật Tân chuẩn bị mừng 5 thế kỷ Giáo Hội du nhập vào quốc gia Á Châu này, Đức Giáo Hoàng nói rằng người Công Giáo phải xây dựng trên di sản quá khứ một xã hội được gây hứng bởi sứ điệp đức ái, tha thứ và liên đới của Tin Mừng để phục vụ ích chung.

Sau đây là nguyên văn bài giảng của Đức GH Phanxicô tại Nhà Thờ Chính Tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm, Manila


“Con có yêu mến Thầy không?... Hãy chăm sóc đoàn chiên của Thầy” (Ga 21:15-17). Lời Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô trong Tin Mừng hôm nay là những lời đầu tiên tôi thưa với anh chị em, các hiền huynh giám mục và linh mục, các tu sĩ nam nữ, và các chủng sinh trẻ trung. Những lời này nhắc ta nhớ tới một điều chủ yếu. Mọi thừa tác mục vụ đều phát sinh từ tình yêu. Mọi đời sống tận hiến đều là dấu chỉ tình yêu hòa giải của Chúa Kitô. Giống Thánh Têrêxa, trong tính đa dạng của ơn gọi, mỗi người chúng ta đều được mời gọi, cách nào đó, trở thành tình yêu giữa lòng Giáo Hội.

Tôi chào kính mọi anh chị em bằng một tâm tình âu yếm bao la. Và tôi xin anh chị em đem tình âu yếm này tới mọi anh chị em cao niên và bệnh hoạn của anh chị em, và tới mọi người không thể tham gia với chúng ta hôm nay. Giữa lúc Giáo Hội tại Phi Luật Tân hướng về lễ kỷ niệm 5 trăm năm truyền giảng Tin Mừng của nó, chúng ta cảm thấy biết ơn đối với di sản do không biết bao nhiêu giám mục, linh mục và tu sĩ của những thế hệ đã qua truyền lại. Họ lao nhọc không những để truyền giảng Tin Mừng và xây đắp Giáo Hội tại xứ sở này, mà còn tạo nên một xã hội được gợi hứng bởi sứ điệp bác ái, tha thứ và liên đới của Tin Mừng nhằm phục vụ ích chung. Ngày nay, anh chị em đang tiếp nối công trình yêu thương ấy. Giống như họ, anh em được mời gọi xây dựng những chiếc cầu, chăm nuôi đoàn chiên của Chúa Kitô, và chuẩn bị những con đường tươi mát cho Tin Mừng tại Á Châu vào lúc bình minh của một thời đại mới.

“Tình yêu Chúa Kitô thúc ép chúng ta” (2Cor 5:14). Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Thánh Phaolô dạy ta rằng tình yêu mà ta được mời gọi công bố là một tình yêu hòa giải, phát sinh từ trái tim Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh. Chúng ta được mời gọi trở thành “các đại sứ của Chúa Kitô” (2Cor 5:20). Thừa tác vụ của chúng ta là thừa tác vụ hòa giải. Chúng ta công bố Tin Mừng về tình yêu, lòng thương xót và cảm thương vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta công bố niềm vui của Tin Mừng. Vì Tin Mừng quả là lời hứa ơn thánh của Thiên Chúa, là sức mạnh duy nhất, một mình nó có thể đem lại sự toàn vẹn và lành lặn lại cho thế giới tan vỡ của chúng ta. Nó có thể gợi hứng cho việc xây dựng một trật tự xã hội thực sự công bằng và được cứu chuộc.

Trở thành đại sứ của Chúa Kitô, trước nhất, có nghĩa mời gọi mọi người tiến tới việc đích thân gặp gỡ một cách đổi mới với Chúa Giêsu (Niềm Vui Tin Mừng, số 3). Lời mời gọi này phải nằm ở cốt lõi việc anh chị em kỷ niệm công cuộc truyền giảng Tin Mừng tại Phi Luật Tân. Nhưng Tin Mừng cũng là lời mời gọi hồi tâm, tự vấn lương tâm ta, trong tư cách cá nhân và trong tư cách một dân tộc. Như các giám mục Phi Luật Tân đã rất đúng trong lời giảng dạy của mình, Giáo Hội Phi Luật Tân được mời gọi thừa nhận và đấu tranh chống các nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng và bất công lâu đời từng làm hoen ố bộ mặt của xã hội Phi Luật Tân, hiển nhiên đi ngược lại giáo huấn của Chúa Kitô. Tin Mừng mời gọi các cá nhân Kitô hữu sống cuộc sống trung thực, liêm chính và quan tâm tới ích chung. Nhưng nó cũng kêu gọi các cộng đồng Kitô Giáo tạo ra “các qũy đạo liêm chính”, các hệ thống liên đới có thể mở rộng để bao gồm và biến cải xã hội bằng chứng tá tiên tri của mình.

Là các đại sứ của Chúa Kitô, chúng ta, các giám mục, các linh mục và các tu sĩ, phải là những người đầu tiên chào đón ơn hoà giải vào trái tim mình. Thánh Phaolô giải thích rõ ý nghĩa của điều này. Nó có nghĩa từ bỏ các lối nhìn phàm tục, để nhìn mọi sự cách mới mẻ dưới sự soi sáng của Chúa Kitô. Nó có nghĩa phải là những người đầu tiên biết xét lương tâm mình, biết thừa nhận các thiếu sót và tội lỗi của ta, và tiếp nhận con đường hồi tâm liên lỉ. Làm thế nào công bố được nét mới mẻ và sức mạnh giải thoát của Thánh Giá cho người khác, nếu chính chúng ta từ khước không để lời Chúa lay động sự tự mãn của ta, nỗi sợ thay đổi của ta, những thỏa hiệp ti tiện của ta với cung cách của thế gian này, nghĩa là “tính phàm trần thiêng liêng” của ta (xem Niềm Vui Tin Mừng, số 93)?

Với chúng ta, các linh mục và người tận hiến, quay trở về với nét mới mẻ của Tin Mừng bao hàm hàng ngày phải gặp gỡ Chúa trong cầu nguyện. Các thánh dạy ta rằng đây là nguồn của mọi nhiệt thành tông đồ! Đối với các tu sĩ, sống nét mới mẻ của Tin Mừng cũng có nghĩa là tìm ra như mới trong đời sống và việc tông đồ của cộng đoàn các sáng kiến để càng ngày càng kết hợp mật thiết hơn với Chúa trong một tình yêu hoàn hảo. Đối với tất cả chúng ta, nó có nghĩa phải sống những cuộc sống phản ảnh được đức nghèo khó của Chúa Kitô; trọn cuộc đời của Người đã tập chú vào việc thực thi thánh ý Chúa Cha và phục vụ người khác. Dĩ nhiên, nguy cơ lớn lao đối với việc này là chủ nghĩa duy vật chất có thể len lỏi vào đời ta và xâm hại chứng tá ta đưa ra. Chỉ bằng cách trở nên nghèo, bằng cách tước bỏ tính tự mãn của ta, ta mới có thể đồng hóa với những người nhỏ bé nhất trong anh chị em mình. Ta sẽ nhìn sự vật dưới một ánh sáng mới và nhờ đó, giải đáp được một cách trung thực và liêm chính thách đố của việc công bố tính triệt để của Tin Mừng trong một xã hội đã trở nên thoải mái với chính sách loại bỏ, phân cực và bất bình đẳng xã hội đầy tai tiếng.

Ở đây, tôi muốn ngỏ mấy lời đặc biệt với các linh mục, các tu sĩ và chủng sinh trẻ đang hiện diện giữa chúng ta. Cha yêu cầu các con chia sẻ niềm vui và niềm phấn khích trong tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội của các con với mọi người, nhất là với những người cùng trang lứa với các con. Hãy hiện diện với những người trẻ có thể đang bối rối và nản lòng, nhưng vẫn tiếp tục coi Giáo Hội là bằng hữu trên đường lữ thứ và là nguồn hy vọng. Các con hãy hiện diện với những người, vì phải sống giữa một xã hội trĩu nặng vì nghèo đói và thối nát, nên đã tan nát trong tinh thần, toan tính đầu hàng, bỏ trường, sống ngoài đường phố. Hãy loan báo vẻ đẹp và sự thật của sứ điệp Kitô Giáo cho một xã hội đang bị cám dỗ bởi những trình bày dối trá về tính dục, hôn nhân và gia đình. Như các con đã biết, các thực tại này mỗi ngày mỗi bị tấn công nhiều hơn bởi các lực lượng mạnh mẽ đe doạ làm méo mó kế hoạch của Thiên Chúa dành cho tạo vật và phản bội chính các giá trị từng gây hứng và lên khuôn cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trong nền văn hóa của các con.

Thực vậy, nền văn hóa Phi Luật Tân vốn được lên khuôn bởi óc tưởng tượng của đức tin . Người Phi Luật Tân ở khắp nơi vẫn nổi danh về tình yêu Chúa, lòng đạo đức sốt sắng của họ và lòng sùng kính đầy ấm áp của họ đối với Đức Mẹ và kinh mân côi của ngài. Di sản vĩ đại này chứa đựng một tiềm năng truyền giáo mạnh mẽ. Đó là cung cách nhân dân các con đã hội nhập văn hóa Tin Mừng và tiếp tục duy trì sứ điệp của nó (xem Niềm Vui Tin Mừng, số 122). Trong các cố gắng chuẩn bị mừng 5 trăm năm của các con, hãy xây dựng trên nền tảng vững chắc này.

Chúa Kitô đã chết cho mọi người để, sau khi chết cho Người, chúng ta sẽ không còn sống cho chính mình nữa mà là cho Người (xem 2Cor 5:15). Các hiền huynh giám mục, các linh mục và tu sĩ thân yêu, tôi cầu xin Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, tiếp nhận cho tất cả anh chị em ơn nhiệt thành, để anh chị em dành chính anh chị em cho việc phục vụ anh chị em của mình cách vô vị kỷ. Bằng cách này, xin tình yêu hòa giải của Chúa Kitô càng ngày càng thấm sâu trọn vẹn hơn vào cơ cấu xã hội Phi Luật Tân và qua anh chị em, tới những vùng xa xôi nhất của thế giới.

 
Đức Thánh Cha thăm các trẻ em bụi đời ở Manila
Đặng Tự Do
10:49 16/01/2015
Sau thánh lễ lúc 11:15 sáng thứ Sáu với các Giám Mục, linh mục và tu sĩ Phi Luật Tân tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm của thủ đô Manila, trên đường về Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, Đức Thánh Cha đã đến thăm một trung tâm trẻ bụi đời do một linh mục người Pháp coi sóc.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết hoạt động này của Đức Thánh Cha không có trong chương trình chính thức. Tại trung tâm trẻ bụi đời TNK-Anak, Đức Giáo Hoàng đã dành một gần một nửa giờ với 320 trẻ em mừng vui được ngài ghé thăm với những bài hát và điệu nhảy, những cái ôm và trao đổi những lời ngắn gọn.

Cha Lombardi cho biết các em được tập trung trong sân của trung tâm để gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô. "Đó là một khoảnh khắc rất cảm động," Cha Lombardi nói. Các em đã tặng Đức Thánh Cha những món quà nhỏ, trong đó có một tượng Đức Mẹ bằng gỗ - một phiên bản thu nhỏ của một tượng Đức Mẹ được đặt trong nhà nguyện của trung tâm, một bức ảnh trong đó các trẻ em nhặt rác đang chầu Mình Thánh Chúa, và một tấm phù điêu làm từ những mảnh giấy màu bởi một em bụi đời.

Trung tâm này được điều hành bởi cha Mathieu, một linh mục người Pháp, và là nơi trú ngụ của 20 trẻ em. 300 trẻ em khác đã được chở từ các nơi khác đến đây để chào đón Đức Giáo Hoàng.

Trung tâm trẻ bụi đời TNK-Anak đã tung ra một chiến dịch viết thư xin Đức Thánh Cha ghé thăm vào cuối tháng chín năm ngoái. Trong một chuyến thăm Vatican vào đầu tháng Mười, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, tổng giám mục Manila, đã cầm theo hàng ngàn lá thư của các trẻ em bụi đời, và một đoạn video về cuộc sống của trẻ em đường phố và trình lên Đức Thánh Cha.

Dù lịch trình của ngài rất bận rộn, vào giờ chót, Đức Thánh Cha cho biết ngài sẽ nhận lời ghé thăm các em trước khi dùng bữa trưa tại Tòa sứ thần ở Manila. Ban chiều, ngài có một cuộc họp với các gia đình tại một sân vận động trong nhà.
 
Thánh lễ với hàng giáo phẩm, giáo sĩ và tu sĩ Phi: nét dí dỏm của Đức Phanxicô
Vũ Van An
17:06 16/01/2015
Thánh lễ với hàng giáo phẩm, giáo sĩ và tu sĩ Phi tại Nhà Thờ Chính Toà Đức Mẹ Vô Nhiễm Manila diễn ra thật trang trọng, nghiêm trang và sốt sắng với sự tham dự của số đông tín hữu tụ tập ở phía ngoài nhà thờ trong trật tự.

Nhưng với vị giáo hoàng của bất ngờ, một chuyện bất ngờ đầy thích thú đã diễn ra khiến chính ngài cũng phải bất ngờ một cách khoái chí. Số là trong bài giảng lễ, khi ngài vừa đọc câu Chúa Giêsu hỏi Thánh Phêrô: “con có yêu Thầy không?”, cả nhà thờ bỗng vang lên câu trả lời: Có!

Nghe thấy vậy, Đức GH Phanxicô cũng “tinh nghịch” không kém, nói lại: “vậy thì cám ơn anh chị em rất nhiều!”.

Trận cười của mọi người, trong đó có cả Đức Phanxicô, quả là tự phát và tràn ngập.

‘không bài bản’

Linh mục Jesse Gragasin, chính xứ Giáo Xứ Thánh Sebastian, Tarlac City, cho hay “Chuyện này không có bài bản. Không ai ngờ nó xẩy ra.

“Chữ có bỗng nhiên phát ra từ tôi. Có lẽ cảm giác vốn đã trào dâng trong chúng tôi rồi và tự nhiên nó buột ra”

Một linh mục khác ở Tarlac, Cha Cris Lozano, thuộc giáo xứ Thánh Phanxicô Assidi, cho hay: “hết thẩy chúng tôi đều ngạc nhiên khi hô to chữ có!”

Nhưng theo cha Lozano, điều càng làm ngạc nhiên những người tham dự Thánh Lễ chính là phản ứng của Đức Phanxicô.

Đức Giáo Hoàng cười đỏ cả mặt

“Chúng tôi thấy mặt Đức GH Phanxicô biến thành mầu đỏ, mỉm cười, như thể hết sức phấn khích và thích thú khi nghe các linh mục và tu sĩ đáp lại ngài như thế. Nói cách khác, tôi càng xúc động hơn khi thấy Đức Giáo Hoàng xúc động ra sao”.

Cha Ricardo Bie, chính xứ Giáo Xứ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, cũng thuộc Tarlac, cho hay: “Còn hơn lời lẽ trong bài giảng của Đức GH, chính nhân tính của ngài làm chúng tôi xúc động”.

Cha nói thêm “Ngài là hiện thân của ‘Niềm Vui Tin Mừng’. Tôi thấy ngài tiến tới các linh mục và tu sĩ mắc bệnh và cao niên và ôm hôn họ. Với tình âu yếm hết sức rõ rệt như thế của Đức Giáo Hoàng, đến người què cũng có thể bước đi trở lại”

Đức GH Phanxicô vốn được gọi là vị giáo hoàng của các bất ngờ, nhưng trong biến cố này, không biết ai làm ngạc nhiên ai!
 
Diễn từ của ĐTC trong cuộc gặp gỡ các gia đình tại Asian Arena
J.B. Đặng Minh An dịch
07:02 16/01/2015
Sau thánh lễ lúc 11:15 sáng thứ Sáu 16 tháng Giêng với các Giám Mục, linh mục và tu sĩ Phi Luật Tân tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm của thủ đô Manila, lúc 5:30 chiều, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các gia đình Phi Luật Tân trong khuôn khổ của một buổi kinh chiều tại sân vận động có mái che mang tên Asian.

Trong diễn từ trước các gia đình, Đức Thánh Cha nói:


Các gia đình thân mến,
Các bạn thân mến trong Chúa Kitô,


Tôi rất biết ơn sự hiện diện của anh chị em ở đây tối nay và những chứng tá tình yêu của anh chị em dành cho Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người. Tôi cám ơn Đức Giám Mục Reyes, Chủ tịch Ủy ban Giám mục về gia đình và sự sống về những lời chào mừng ngài nói thay mặt cho anh chị em. Cách riêng, tôi cảm ơn những người đã trình bày những chứng tá và chia sẻ cuộc sống đức tin của họ với chúng ta.

Kinh Thánh ít khi đề cập đến Thánh Giuse, nhưng những lúc đề cập đến ngài, Kinh Thánh thường cho chúng ta thấy ngài đang nghỉ ngơi, chẳng hạn như khi một thiên thần báo mộng cho ngài biết thánh ý Thiên Chúa. Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, chúng ta thấy Thánh Giuse nghỉ ngơi không phải một lần mà là hai lần. Tối nay tôi muốn được nghỉ ngơi trong Chúa với tất cả anh chị em, và suy tư cùng anh chị em về hồng ân gia đình.

Sự nghỉ ngơi của Thánh Giuse đã giúp ngài thấu hiểu thánh ý Chúa dành cho ngài. Trong lúc nghỉ ngơi trong Chúa này, khi chúng ta tạm ngưng những nghĩa vụ và các hoạt động hàng ngày của chúng ta, Thiên Chúa cũng nói với chúng ta. Ngài nói với chúng ta trong bài đọc chúng ta vừa nghe, trong lời cầu nguyện và trong chứng tá của chúng ta, và trong sự yên tĩnh của tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ về những gì mà Chúa đang nói với chúng ta, đặc biệt là trong bài Phúc âm buổi tối này. Có ba khía cạnh của đoạn văn này mà tôi muốn yêu cầu anh chị em suy nghĩ: nghỉ ngơi trong Chúa, chỗi dậy với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và trở nên một tiếng nói tiên tri.

Nghỉ ngơi trong Chúa. Nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khỏe của tâm trí và thể xác chúng ta, và thường rất khó khăn để có thể nghỉ ngơi vì nhiều yêu cầu đặt lên vai chúng ta. Nhưng nghỉ ngơi cũng là điều cần thiết cho sức khỏe tinh thần của chúng ta, để chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa và hiểu những gì Chúa yêu cầu chúng ta. Thánh Giuse đã được Thiên Chúa lựa chọn trở nên dưỡng phụ của Chúa Giêsu và là phu quân của Mẹ Maria. Là Kitô hữu, anh chị em cũng được mời gọi, như Thánh Giuse, để làm một ngôi nhà cho Chúa Giêsu. Anh chị em hãy kiến tạo ngôi nhà ấy trong trái tim mình, trong gia đình, giáo xứ và cộng đồng của anh chị em.

Để nghe và chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa, để kiến tạo cho Chúa Giêsu một ngôi nhà, anh chị em phải có khả năng biết nghỉ ngơi trong Chúa. Anh chị em phải dành thời gian mỗi ngày để cầu nguyện. Nhưng anh chị em có thể nói với tôi: Thưa Đức Thánh Cha, con muốn cầu nguyện lắm, nhưng có quá nhiều việc phải làm! Con phải chăm sóc cho con cái mình; Con phải lo công việc nhà; Con mệt mỏi đến mức ngủ ngon hồi nào không biết. Điều này có thể đúng, nhưng nếu chúng ta không cầu nguyện, chúng ta sẽ không biết điều quan trọng nhất trong tất cả mọi sự: đó là Thánh Ý Chúa dành cho chúng ta. Và dù cho chúng ta có làm bao nhiêu chuyện, có tất bật đến cỡ nào, nếu không cầu nguyện chúng ta sẽ hoàn thành được được rất ít.

Nghỉ ngơi trong cầu nguyện là đặc biệt quan trọng đối với gia đình. Chính gia đình là nơi chúng ta học biết cách cầu nguyện lần đầu tiên. Ở đó chúng ta biết đến Thiên Chúa, ở đó chúng ta lớn lên thành những tín hữu nam nữ, ở đó chúng ta thấy mình là thành viên của một gia đình lớn hơn của Thiên Chúa, là Giáo Hội. Trong gia đình, chúng ta học cách yêu thương, tha thứ, quảng đại và cởi mở, không khép kín và ích kỷ. Chúng ta học cách vượt qua nhu cầu riêng của chúng ta, để gặp gỡ người khác và chia sẻ cuộc sống của chúng ta với họ. Đó là lý do tại sao cầu nguyện như là một gia đình là rất quan trọng! Đó là lý do tại sao gia đình là rất quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa dành cho Giáo Hội!

Tiếp theo, là chỗi dậy với Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Những khoảnh khắc quý giá của nghỉ ngơi, nghỉ ngơi với Chúa trong lời cầu nguyện, là những khoảnh khắc chúng ta mong có thể kéo dài hơn. Cũng như Thánh Giuse, một khi chúng ta đã nghe tiếng nói của Thiên Chúa, chúng ta phải chỗi dậy từ giấc ngủ của mình; chúng ta phải đứng lên và hành động (Rm 13:11). Đức tin không mang chúng ta ra khỏi thế giới, nhưng lôi kéo chúng ta đi sâu hơn vào thế giới. Mỗi người trong chúng ta, trên thực tế, có một vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị cho sự tái quang lâm của vương quốc Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta.

Hồng ân Thánh Gia đã được giao phó cho Thánh Giuse thế nào thì hồng ân gia đình và vị trí của nó trong kế hoạch của Thiên Chúa cũng được trao phó cho chúng ta như thế. Thiên thần Chúa đã mặc khải cho Thánh Giuse những nguy hiểm đang đe dọa Chúa Giêsu và Mẹ Maria, buộc họ phải chạy trốn sang Ai Cập và sau đó định cư tại Nazareth. Trong thời đại chúng ta, Thiên Chúa cũng kêu gọi chúng ta nhận ra những nguy hiểm đang đe dọa gia đình riêng của chúng ta để chúng ta bảo vệ gia đình mình khỏi bị tổn hại.

Những áp lực trong cuộc sống gia đình hiện nay rất nhiều. Ở đây, tại Phi Luật Tân này vô số gia đình vẫn còn bị ảnh hưởng của thiên tai. Tình hình kinh tế đã phân rẽ các gia đình khi phải di cư hay tìm kiếm công ăn việc làm, và các vấn nạn tài chính cũng gây căng thẳng cho nhiều gia đình. Trong khi có quá nhiều người phải sống trong nghèo đói cùng cực, thì những người khác lại bị lôi cuốn vào một cuộc sống coi trọng vật chất và những lối sống đang phá hoại đời sống gia đình và các đòi buộc cơ bản nhất của luân lý Kitô giáo. Các gia đình cũng đang bị đe dọa bởi những nỗ lực ngày càng tăng của một số người muốn xác định lại các định chế của hôn nhân, bởi thuyết tương đối, bởi thứ văn hóa phù du, bởi một sự thiếu cởi mở với sự sống.

Thế giới chúng ta cần những gia đình tốt và mạnh mẽ để vượt qua những mối đe dọa! Phi Luật Tân cần những gia đình thánh thiện và yêu thương để bảo vệ vẻ đẹp và sự thật của các gia đình trong kế hoạch của Thiên Chúa và trở thành một sự hỗ trợ và là gương mẫu cho các gia đình khác. Mọi đe dọa cho gia đình cũng là một mối đe dọa cho xã hội. Tương lai của nhân loại, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nói, là thông qua các gia đình (x Familiaris Consortio, 85). Vì vậy, hãy bảo vệ gia đình anh chị em! Hãy nhìn thấy nơi những gia đình kho báu vĩ đại nhất của đất nước anh chị em và hãy luôn luôn nuôi dưỡng gia đình bằng lời cầu nguyện và ân sủng của các bí tích. Các gia đình sẽ luôn luôn có những thử thách, nhưng xin anh chị em đừng bao giờ chồng chất thêm những thử thách cho gia đình! Thay vào đó, hãy là những tấm gương sống động về tình yêu, sự tha thứ và chăm sóc lẫn nhau. Hãy là những nơi thánh thiêng tôn trọng sự sống, tuyên bố sự thánh thiêng của sự sống con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Thật là một hồng ân lớn lao cho xã hội, nếu mỗi gia đình Kitô hữu sống trọn vẹn ơn gọi cao quý của nó! Vì vậy, hãy chỗi dậy với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và khởi hành trên con đường Chúa vẽ ra cho mỗi người trong anh chị em.

Cuối cùng, Tin Mừng chúng ta vừa nghe nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ Kitô của mình là trở nên tiếng nói tiên tri ở giữa các cộng đồng của chúng ta. Thánh Giuse lắng nghe thiên thần Chúa và đáp lại tiếng gọi của Chúa chăm sóc cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Bằng cách này, ngài đã đóng trọn vai trò của mình trong kế hoạch của Thiên Chúa, và trở thành một phước lành không chỉ cho Thánh Gia, nhưng là một phước lành cho tất cả nhân loại. Cùng với Đức Maria, Thánh Giuse là một gương mẫu cho cậu bé Giêsu khi Ngài lớn lên trong khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng (x Lk 2:52). Khi các gia đình đưa những con trẻ vào thế giới này, hãy dạy dỗ họ trong đức tin và các giá trị lành thánh, và dạy cho họ biết đóng góp cho xã hội, để họ trở thành một phước lành trong thế giới chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa trở nên hữu hình và tích cực bởi cách thức chúng ta yêu thương và bằng những việc thiện chúng ta làm. Chúng ta hãy mở rộng vương quốc Chúa Kitô trong thế giới này. Và khi làm việc này, chúng ta trung tín với sứ mệnh tiên tri đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội.

Trong năm nay, năm mà các giám mục của anh chị em đã dành làm Năm của Người Nghèo, tôi yêu cầu anh chị em, trong tư cách là các gia đình, hãy lưu tâm đặc biệt đến ơn gọi của chúng ta là những môn đệ truyền giáo của Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa là sẵn sàng đi xa hơn ngôi nhà của mình để chăm sóc cho những anh chị em chúng ta đang cần đến chúng ta nhất. Tôi xin anh chị em đặc biệt quan tâm đến những người không có một gia đình riêng của mình, đặc biệt là những người già và trẻ em mồ côi. Đừng bao giờ để cho họ cảm thấy bị cô lập, lẻ loi và bị bỏ rơi, nhưng giúp họ nhận ra rằng Thiên Chúa không quên họ. Chính anh chị em có thể rất nghèo về phương diện vật chất, nhưng anh chị em vẫn dư dật những hồng ân để trao tặng cho Chúa Kitô và cộng đoàn Giáo Hội của Người. Đừng che giấu đức tin của mình, đừng giấu Chúa Giêsu đi, nhưng hãy đưa Ngài vào thế giới và hãy trao ra những chứng tá đời sống gia đình của anh chị em!

Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, hãy biết rằng tôi luôn cầu nguyện cho anh chị em! Tôi cầu nguyện xin Chúa tiếp tục làm cho tình yêu của anh chị em dành cho Ngài sâu sắc hơn, và xin cho tình yêu này có thể được thể hiện trong tình yêu anh chị em dành cho nhau và cho Giáo Hội. Hãy cầu nguyện thường xuyên và mang những hoa trái lời cầu nguyện của anh chị em vào thế giới, để tất cả có thể nhận biết Chúa Giêsu Kitô và tình yêu thương xót của Ngài. Xin cũng hãy cầu nguyện cho tôi, vì tôi thực sự cần lời cầu nguyện của anh chị em và luôn cần đến những lời cầu nguyện này!
 
Cuộc họp báo của Đức Thánh Cha trên chuyến bay Colombo - Manila
VietCatholic Network
07:54 16/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngày thứ Năm 15 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã đáp một chuyên cơ của hãng hàng không Sri Lanka để bay từ Colombo sang Manila. Trên chuyến bay kéo dài hơn 6 giờ đồng hồ với 76 ký giả tháp tùng, Đức Thánh Cha đã có cuộc họp báo bàn về một loạt những vấn đề từ tự do ngôn luận, báo chí, cho đến Thông điệp ngài sắp công bố về môi sinh, vấn đề hòa giải tại Sri Lanka, và nạn lạm dụng trẻ em..

Chống lạm dụng tự do ngôn luận để mạ lỵ tôn giáo

Trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp xin ngài nhận định về những vụ khủng bố gần đây tại Paris, và tương quan giữa tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, Đức Thánh Cha nói:

“Cả hai tự do này đều là những quyền căn bản của con người. Kẻ nào chủ trương giết người nhân danh Thiên Chúa thì rơi vào lầm lạc, và những kẻ nào xúc phạm tôn giáo nhân danh quyền được nói những gì mình muốn cũng là sai lầm. Về tự do ngôn luận: mỗi người không những có tự do và có quyền, nhưng còn có nghĩa vụ nói điều mà mình nghĩa có thể giúp xây dựng công ích. Nếu một đại biểu không nói điều mà họ nghĩ là con đường chânthực phải theo, thì không cộng tác vào công ích”.

“Nhưng chắn chắn là không thể dùng bạo lực để phản ứng lại sự xúc phạm, nhưng cũng không thể khiêu khích.. Không thể mạ lỵ tín ngưỡng của người khác, không thể chế nhạo đức tin, vì tự do ngôn luận có một giới hạn, đó là phẩm giá của mỗi tôn giáo”.

Đức Thánh Cha cũng nói rằng người ta có nguy cơ bị những phản ứng xấu khi lăng mạ điều thánh thiêng đối với người khác, tương tự như thế, người ta có nguy cơ trở thành nạn nhân của thiên nhiên khi khai thác thiên nhiên thái quá.

Thông điệp về môi sinh

Đó cũng là một đề tài được đề cập đến trong cuộc họp báo: thông điệp về môi sinh mà Đức Thánh Cha loan báo sẽ công bố. Thông điệp này sẽ hoàn tất vào tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay. Ngài cho biết cuối tháng 3 sắp tới, ngài sẽ dành một tuần để kết thúc dự thảo thông điệp. Sau dự thảo thứ I do Đức Hồng Y Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đệ trình cho ngài, ngài đã duyệt lại dự thảo thứ II với sự cộng tác của các chuyên gia, và dự thảo thứ III được soạn với sự đóng góp của các nhà thần học và những đóng góp xây dựng khác từ Bộ giáo lý đức tin, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và linh mục thần học gia tại Phủ giáo hoàng. Thông điệp này sẽ là một đóng góp cho Hội nghị thượng định sắp tới ở Paris về việc bảo vệ môi sinh. Hội nghị thượng đỉnh lần trước tại Peru đã làm ngài thất vọng vì ”thiếu can đảm”.

Phong thánh theo thể thức tương đương

Được hỏi về việc phong thánh ở Sri Lanka, Đức Thánh Cha giải thích tại sao gần đây ngài dành ưu tiên cho việc phong hiển thánh theo thể thức tương đương, trong trường hợp đó là những vị chân phước đã được tôn kính từ nhiều thế kỷ, như trường hợp Chân phước Joseph Vaz Tông đồ tại Sri Lanka. Còn trong trường hợp các chân phước Angela da Foligno, Pierre Favre SJ, Anchieta SJ và những vị khác, ngài quyết định phù hợp với quan điểm của ngài Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm (Evangelii gaudium): ngài muốn ”những nhà đại truyền giáo”. Cũng vậy trong cuộc viếng thăm vào tháng 9 tới đây tại Hoa Kỳ, ngài sẽ tôn phong hiển thánh cho chân phước Junipero Serra, dòng Phanxicô, là vị đã mang Tin Mừng vào miền tây nước Mỹ.

Chống lạm dụng trẻ em trong các vụ khủng bố tự sát

Đức Thánh Cha mạnh mẽ chống lại việc lạm dụng ngày càng gia tăng đối với các trẻ em nam nữ trong các vụ khủng bố tự sát, một thảm trạng cũng đã từng xảy ra tại Sri Lanka trong thời nội chiến. Ngoài những vấn đề tâm lý, Đức Thánh Cha coi đó là là một sự thiếu quân nơi những người tự sát để giết người. Một kẻ khủng bố tự sát là một người hiến mạng sống nhưng làm không đúng, trái ngược với tấm gương của bao nhiêu thừa sai, cũng hiến mạng sống, nhưng là để xây dựng. Vì thế, đối với ĐGH, đặt bom ở lưng một trẻ em không là gì khác hơn là một cách thức kinh khủng biến em ấy thành một nô lệ.

Vatican có thể bị khủng bố?

Trả lời câu hỏi về vấn đề: có thể có khủng bố chống bản thân ngài và Vatican hay không, Đức Thánh Cha mỉm cười nói ngài chỉ sợ cho sự an toàn tính mạng của những ngừơi đến gặp ngài. Ngài cho biết là ngài đối đầu với nguy hiểm này bàng ”một liều 'vô thức'! Cách tốt nhất để đáp lại bạo lực là sự dịu dàng.

Viếng thăm chùa Phật giáo

Trả lời câu hỏi tại sao ngài bất ngờ đến viếng chùa Phật giáo chiều ngày thứ tư, 14-1-2015 ở Colombo, Đức Thánh Cha cho biết đó là một cuộc viếng thăm đáp lễ đối với vị sư trụ trì chùa ấy. Vị sư đã ra phi trường chào đón ngài. Ngoài ra ngài cũng muốn nhìn nhận giá trị của sự liên tôn.. đặc tính này cũng được biểu lộ ở Đền thánh Đức Mẹ Madhu ở miền bắc Sri Lanka, đây không phải chỉ là nơi gặp gỡ và cầu nguyện của các tín hữu Công Giáo mà thôi.

Ủng hộ ủy ban sự thật và hòa giải

Được hỏi về việc ngài ủng hộ Ủy ban sự thật và hòa giải trên thế giới, như Ủy ban ở Sri Lanka, Đức Thánh Cha cho biết ở Argentina, ngài cũng đã từng ủng hộ tất cả những cố gắng quân bình giúp mọi người đồng ý với nhau, và không tìm kiếm sự báo thù. Đức Thánh Cha nhắc lại lời tân tổng thống Sirena của Sri Lanka và cho biết ngài ngưỡng mộ ý tưởng của Tổng thống muốn đi đến cùng công việc kiến tạo hòa bình và hòa giải, nhất là kiến tạo sự hòa hợp nơi dân chúng ở Sri Lanka.. Nhưng để đạt được mục tiêu này cần phải ”đi vào tâm hồn dân chúng
 
Đức Thánh Cha gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phi Luật Tân và ngoại giao đoàn
VietCatholic Network
13:31 16/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 9:15 sáng thứ Sáu Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ chính thức với tổng thống Benigno Aquino và các thành viên trong chính phủ Phi Luật Tân tại dinh Malacañang.

Phi Luật Tân có 108 triệu dân trong đó 82.9% là người Công Giáo. Kế đó là người Hồi Giáo chiếm 5%.

Người ta ước lượng hiện có 10 triệu người Phi Luật Tân sống tại ngoại quốc và họ có khuynh hướng đem đức tin tới bất cứ nơi nào họ tới.

Nước này cũng vẫn đang còn bàng hoàng về cơn bão Hải Yến, xảy ra hồi tháng Mười Một năm 2013, một trong những cơn bão mạnh nhất xưa nay, từng giết hơn 6,000 người và phá hủy hơn 1 triệu 1 trăm ngàn ngôi nhà khiến cho 4 triệu 1 trăm ngàn người màn trời chiếu đất.

Đức Phanxicô sẽ tới thăm vùng bị bão tàn hại hơn cả để an ủi những người rời cư và làm phép một trung tâm dành cho người nghèo. Ngài sẽ dùng bữa trưa với khoảng 30 nạn nhân sống sót.

Mục đích của Đức Thánh Cha đến thăm nước này là để kỷ niệm 500 năm Tin Mừng đến được với quần đảo này. Đó cũng là thời gian hình thành nên thủ đô Manila.

Thật vậy, thưa quý vị và anh chị em,

Manila là thủ đô của Philippines từ năm 1591, nằm trên bờ biển phía đông đảo Luzon, là đảo lớn nhất của quần đảo Philippines gồm hơn 7.100 đảo. Cấu trúc thành phố có từ thời Tây Ban Nha đô hộ với các bức tường của thành cổ có pháo đài gọi là Intramuros. Manila hiện có 1,5 triệu dân cư và là trung tâm của một vùng thành phố khác là Metro Manila bao gồm 17 thành phố chung quanh có tổng cộng 12 triệu dân. Ở mạn nam Intramuros là công viên Rizal, nơi ĐTC sẽ cử hành thánh lễ cho tín hữu ngày 18 tháng hai. Manila có nhiều nơi phụng tự Công Giáo trong đó có nhà thờ chính toà nơi ĐTC sẽ cử hành thánh lễ cho hàng giáo sĩ và tiểu vương cung thánh đường Thánh Sebastian kiểu gô tích hoàn toàn bằng thép. Manila cũng có khoảng 30 đại học, học viện và viện cao học bách khoa, kỹ thuật, nổi tiếng nhất là Đại học giáo hoàng thánh Toma, nơi ĐTC sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo và giới trẻ Philippines.

Tổng giáo phận Manila có từ năm 1595, có 3 triệu 484 ngàn dân trong đó có 3 triệu 49 ngàn người Công Giáo, tức chiếm 88%. Giáo phận có 88 giáo xứ, 260 nhà thờ hay cứ điểm truyền giáo, 271 linh mục giáo phận, 369 linh mục dòng, 529 tu huynh, 899 nữ tu khấn trọn, 89 đại chủng sinh và 1 thầy sáu vĩnh viễn. Giáo Hội điều khiển 204 cơ sở giáo dục và 38 trung tâm bác ái.

Sau cuộc hội kiến với tổng thống, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Phi Luật Tân, cùng với các vị đại sứ các nước trong ngoại giao đoàn.

Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:

Kính thưa quí bà và qúi ông,

Tôi xin cám ơn ngài, thưa tổng thống, về sự nghinh đón tốt đẹp và những lời chào mừng của ngài nhân danh các nhà cầm quyền và nhân dân Phi Luật Tân, cũng như các thành viên lỗi lạc của ngoại giao đoàn. Tôi hết sức biết ơn đối với lời ngài mời tôi tới thăm Phi Luật Tân. Chuyến viếng thăm của tôi trước nhất có tính mục vụ. Nó diễn ra trong lúc Giáo Hội tại đất nước này đang chuẩn bị cử hành năm thế kỷ công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô tại những bờ biển này. Sứ điệp Kitô Giáo vốn có một ảnh hưởng lớn lao đối với nền văn hóa Phi Luật Tân. Tôi hy vọng rằng lễ kỷ niệm quan trọng này sẽ nói lên hoa trái liên tục của sứ điệp ấy và tiềm năng gợi hứng của nó đối với một xã hội rất xứng đáng với lòng tốt, phẩm giá và ước vọng của nhân dân Phi Luật Tân.

Một cách đặc biệt, chuyến viếng thăm này nhằm nói lên sự gần gũi của tôi với các anh chị em từng chịu đau khổ, mất mát và tàn phá gây ra bởi trận bão Yolanda. Cùng với nhiều người trên khắp thế giới, tôi vốn ngưỡng phục sức mạnh anh hùng, đức tin và sự dẻo dai do rất nhiều người Phi Luật Tân chứng tỏ trước thiên tai này, và rất nhiều thiên tai khác. Các đức tính này, nhờ bắt nguồn không ít từ niềm hy vọng và tình liên đới do đức tin Kitô Giáo gợi hứng, đã tạo nên một dòng suối lòng tốt và đại lượng, nhất là nơi rất nhiều người trẻ. Trong giờ phút khủng hoảng quốc gia đó, không biết bao nhiêu người đã chạy tới giúp đỡ người lân cận đang cần đến của mình. Bằng một hy sinh lớn lao, họ đã dành thì giờ và tài nguyên của họ để tạo ra cả một hệ thống trợ giúp hỗ tương và cùng làm việc cho ích chung.

Điển hình liên đới trên trong công trình tái thiết dạy ta một bài học quan trọng. Giống như một gia đình, mọi xã hội đều rút tỉa từ các tài nguyên sâu sắc nhất của mình để đương đầu với các thách đố. Ngày nay, Phi Luật Tân, cùng với nhiều quốc gia khác tại Á Châu, đang đương đầu với thách đố phải xây dựng cho bằng được một xã hội hiện đại trên các nền tảng vững chắc, một xã hội biết tôn trọng các giá trị nhân bản chân chính, bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền do Thiên Chúa ban, và sẵn sàng đương đầu với các nan đề chính trị và đạo đức mới mẻ và phức tạp. Như nhiều tiếng nói tại quốc gia của ngài từng chỉ rõ, nay là lúc, hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo chính trị cần phải nổi bật về lòng trung thực, đức liêm chính và sự dấn thân phục vụ ích chung. Bằng cách này, họ sẽ giúp duy trì các tài nguyên nhân bản và thiên nhiên phong phú mà Thiến Chúa đã chúc lành ban cho xứ sở này. Nhờ thế, họ sẽ có khả năng điều phối được các tài nguyên tinh thần cần thiết cho việc đương đầu với các đòi hỏi của hiện tại, và truyền lại cho các thế hệ đang đến một xã hội thực sự công bình, liên đới và hòa bình.

Điều chủ yếu để đạt được các mục tiêu quốc gia nói trên là bổn phận luân lý đòi phải đảm bảo công bình xã hội và tôn trọng nhân phẩm. Truyền thống vĩ đại của Thánh Kinh buộc mọi người có bổn phận phải lắng nghe tiếng nói của người nghèo. Nó mời gọi ta phá tan mọi lòi tói bất công và áp bức từng phát sinh ra những bất bình đẳng xã hội tỏ tường, và hết sức tai tiếng. Việc canh tân các cơ cấu xã hội từng duy trì cái nghèo khôn nguôi và việc loại bỏ người nghèo, trước nhất, đòi phải hồi tâm hồi trí. Các giám mục Phi Luật Tân từng yêu cầu rằng năm nay phải được dành làm “Năm Người Nghèo”. Tôi hy vọng rằng lời kêu gọi có tính tiên tri này sẽ thách đố mọi người, ở mọi trình độ xã hội, chịu bác bỏ mọi hình thức thối nát từng làm chệch hướng các tài nguyên không đến với người nghèo, và chịu đồng lòng cố gắng làm sao cho mọi người nam nữ và cả trẻ em nữa được bao gồm vào đời sống cộng đồng.

Dĩ nhiên, phải dành cho gia đình và nhất là người trẻ một vai trò nền tảng trong việc đổi mới xã hội. Điểm nổi bật trong chuyến viếng thăm của tôi sẽ là các cuộc gặp gỡ các gia đình và người trẻ tại Manila này. Các gia đình có một sứ mệnh không thể thiếu trong xã hội. Chính trong gia đình, trẻ em được huấn luyện trong các giá trị lành mạnh, các lý tưởng cao đẹp và biết thực sự quan tâm tới người khác.

Nhưng giống mọi ơn phúc của Thiên Chúa, gia đình cũng có thể bị biến dạng và tiêu hủy. Nó cần được ta hỗ trợ. Ta biết rằng đối với các nền dân chủ ngày nay của ta, thật khó có thể duy trì và bảo vệ các giá trị nhân bản nền tảng như tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của mỗi con người nhân bản, tôn trọng các quyền luơng tâm và tự do tôn giáo, và tôn trọng quyền sống bất khả nhượng, bắt đầu với quyền sống của trẻ chưa sinh và trải dài tới quyền sống của người cao niên và bệnh hoạn. Vì lý do này, các gia đình và các cộng đồng địa phương phải được khích lệ và trợ giúp trong các cố gắng của họ nhằm thông truyền cho người trẻ của chúng ta các giá trị và viễn kiến có thể giúp đem lại một nền văn hóa liêm chính, một nền văn hóa biết tôn kính sự thiện, sự chân, lòng trung thành và tình liên đới làm nền tảng vững chắc và chất keo tinh thần hòng giữ cho xã hội gắn bó với nhau.

Kính thưa tổng thống,

Kính thưa các nhà cầm quyền lỗi lạc,

Các bạn thân mến,

Ở lúc bắt đầu chuyến viếng thăm đất nước này, tôi không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của Phi Luật Tân trong việc cổ vũ sự hiểu biết nhau và hợp tác với nhau giữa các quốc gia Á Châu. Tôi cũng xin được nhắc đến sự đóng góp thường bị quên lãng nhưng rất thực của người Phi Luật Tân ở ngoại quốc vào đời sống và phúc lợi của các xã hội nơi họ sinh sống. Chính dưới ánh sáng di sản văn hóa và tôn giáo phong phú mà xứ sở của quí vị vốn tự hào, tôi xin tạm biệt quí vị bằng một thách đố và một khích lệ đầy tính cầu nguyện. Ước chi các giá trị thiêng liêng sâu sắc nhất của nhân dân Phi Luật Tân tiếp tục tìm được biểu thức nơi các cố gắng của quí vị nhằm cung cấp cho các đồng công dân của qúi vị một nền phát triển nhân bản toàn diện. Bằng cách này, mỗi người đều sẽ có khả năng thể hiện trọn vẹn tiềm năng của mình, và do đó, góp phần một cách khôn ngoan và tốt đẹp vào tương lai đất nước. Tôi tin tưởng rằng các cố gắng đáng khen nhằm cổ xúy đối thoại và hợp tác giữa tín hữu các tôn giáo khác nhau sẽ chứng tỏ hữu hiệu trong việc theo đuổi mục tiêu cao thượng này. Cách riêng, tôi xin bày tỏ lòng tin tưởng của tôi rằng tiến bộ đã thực hiện được trong việc đem hòa bình cho miền nam của xứ sở sẽ đem lại các giải pháp công bình phù hợp với các nguyên tắc thành lập quốc gia và tôn trọng các quyền bất khả nhượng của mọi người, trong đó, có người bản địa và các nhóm thiểu số tôn giáo.

Tôi xin thân ái khẩn cầu phúc lành dồi dào của Thiên Chúa xuống trên mọi quí vị, và trên mọi người nam nữ của quốc gia quí yêu này.
 
Chuyện bên lề chuyến Tông Du: Một món quà bất ngờ cho ĐTC ở trên trời cao, thánh Têrêsa !
Têrêsa Thu Lan
14:22 16/01/2015




Những người mang tên thánh Têrêsa lại có thêm một lý do để mà yêu mến đấng cha chung, vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người rất yêu mến thánh nữ Têrêsa thành Lisieux, còn được gọi là thánh Têrêsa hài đồng Giêsu hay là thánh Têrêsa hoa hồng nhỏ, và ĐTC cũng thường hay xin Nữ Thánh gửi bông hồng cho mình đúng như lời đã hưá "Từ Trời, tôi sẽ tung một cơn mưa rào bông hồng xuống" ("I will let fall from Heaven. ..a shower of roses")

Trên chuyến bay đến Phi Luật Tân, Ngài cho biết đã thường xuyên cầu nguyện cùng thánh Têrêsa mỗi khi gặp sự khó xử.

"Tôi có thói quen, khi không biết sự việc ra sao, thì cầu nguyện cùng thánh Têrêsa hài đồng Giêsu, để xin Ngài tận tay lo liệu, hay là làm một việc gì đó, như gửi cho tôi một bông hồng," Đức Giáo Hoàng nói như vậy trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Sri Lanka đến Phi Luật Tân.

Ngài đề cập đến thánh Têrêsa sau khi bất ngờ được một nhà báo Pháp, bà Caroline Pigozzi cuả tờ Paris Match, trao tặng một bức phù điêu có thêu hình nổi cuả thánh Têrêsa hài đồng Giêsu.

"Tôi cũng đã cầu xin Ngài cho chuyến đi này, là hãy tận tay lo liệu mọi công việc và gửi tới cho tôi một bông hồng. Nhưng thay vì một bông hồng, Ngài đã đích thân đến chào đón tôi ở đây," Đức Giáo Hoàng nhìn vào bức hình với một cặp mắt sáng rỡ mà nói.



Thánh Têrêsa là một nữ tu dòng Camêlô, sinh tại Alençon ở Pháp vào năm 1873, dâng mình vào Nhà Chuá lúc mới 15 tuổi và sống một cuộc đời đơn sơ và thánh thiện, làm tất cả mọi thứ vì lòng yêu mến Chuá và đặt niềm tin vào Chúa như một trẻ thơ.

Mặc dù thánh Têrêsa đã gặp nhiều thử thách trong cuộc sống ở tu viện, nhưng Ngài đã nỗ lực yêu mến tất cả mọi người, đặc biệt là những người Ngài không ưng ý.

Vị thánh thực hiện nhiều hành vi từ thiện nho nhỏ suốt ngày, và hy sinh hãm mình trong mọi việc dù cho việc đó là không quan trọng. Những hành vi như thế đã giúp cho Ngài hiểu biết sâu sắc hơn về ơn gọi của mình.

Ngài qua đời vì bệnh lao phổi vào lúc mới có 24 tuổi, và được Đức Giáo Hoàng John Paul II tuyên bố là Tiến Sĩ Hội Thánh vào năm 1997 (nhân dịp kỷ niệm 100 năm sau khi chết.) Ngài là vị thánh nữ thứ ba nhận được danh hiệu Tiến Sĩ Hội Thánh, trước đó là các thánh Catherine thành Siena và thánh Têrêsa Avila.

Có hàng triệu người vẫn noi theo linh đạo cuả thánh Têrêsa, tức là cách sống đạo qua những việc 'nho nhỏ' làm trong tâm tình yêu mến Chúa và tha nhân.

Ngài đã thực hiện nhiều phép lạ, đúng như lời hứa cuả Ngài là "Tôi sẽ dành cuộc sống trên Thiên đàng để làm những việc lành cho trái đất." (“My Heaven will be spent doing good on Earth.”)

Ngài đã viết rằng "Chúa không nhìn vào sự vĩ đại của các hành động nơi chúng ta, thậm chí Ngài cũng không đánh giá việc làm đó là dễ hay khó, nhưng Ngài chỉ lưu tâm tới mức độ yêu mến khi chúng ta làm những việc ấy."

Trong lúc sinh thời, thánh Têrêsa vẫn hằng ao ước được đi truyền giáo ở Việt Nam, Ngài đã xin chuyển qua nhà dòng Camêlô ở Hanoi, nhưng trước khi được đi thì Ngài lâm bệnh và qua đời vào ngày 30 tháng 9 năm 1897.
 
Bài giảng Thánh lễ với các Giám Mục, linh mục và tu sĩ Phi Luật Tân tại VCTĐ Đức Mẹ Vô Nhiễm Manila
VietCatholic Network
16:01 16/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau cuộc gặp gỡ tại dinh tổng thống với các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Phi Luật Tân, cùng với các vị đại sứ các nước trong ngoại giao đoàn, lúc 11:15 sáng thứ Sáu 16 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ với các Giám Mục, linh mục và tu sĩ Phi Luật Tân tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm của thủ đô Manila.

Tổng giáo phận Manila được thành lập từ năm 1595, hiện có 3 triệu 484 ngàn dân trong đó có 3 triệu 49 ngàn người Công Giáo, tức chiếm 88%. Tổng giáo phận có 88 giáo xứ, 260 nhà thờ hay cứ điểm truyền giáo, 271 linh mục triều, 369 linh mục dòng, 529 tu huynh, 899 nữ tu khấn trọn, 89 đại chủng sinh và 1 thầy sáu vĩnh viễn. Giáo Hội điều khiển 204 cơ sở giáo dục và 38 trung tâm bác ái.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

"Anh em có yêu mến thầy không ... Hãy chăn dắt chiên của thầy?" (Ga 21: 15-17). Những lời Chúa Giêsu nói với tông đồ Phêrô trong Tin Mừng hôm nay cũng là những lời đầu tiên tôi muốn thưa với anh chị em, các giám mục và linh mục, nam nữ tu sĩ, và các chủng sinh trẻ rất thân mến. Những lời này nhắc nhở chúng ta về một điều gì đó rất quan trọng. Tất cả sứ vụ mục tử đều được phát sinh từ tình yêu. Toàn bộ đời sống thánh hiến là một dấu chỉ cho tình yêu hoà giải của Chúa Kitô. Giống như Thánh Têrêxa, trong sự đa dạng của ơn gọi của chúng ta, mỗi người chúng ta được mời gọi, một cách nào đó, để trở thành tình yêu trong trái tim của Giáo Hội.

Tôi chào đón tất cả anh chị em với tình cảm trìu mến. Và tôi xin anh chị em chuyển tình cảm của tôi tới tất cả các anh chị em những người già và đau yếu của anh chị em, và tất cả những ai không thể tham gia với chúng ta ngày hôm nay. Trong thời điểm Giáo Hội tại Philippines đang trông đợi ngày kỷ niệm 500 năm được Phúc âm hóa này, chúng ta cảm thấy một lòng biết ơn sâu xa đối với những di sản của rất nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ của các thế hệ đi trước chúng ta. Các vị đã lao động không chỉ để rao giảng Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội ở đất nước này, nhưng còn là để tạo nên một xã hội lấy cảm hứng từ Tin Mừng bác ái, sự tha thứ và tình liên đới trong việc phục vụ công ích. Hôm nay anh chị em tiếp tục gánh vác công việc tình yêu này. Cũng như các vị, anh chị em đang được kêu gọi để xây dựng những nhịp cầu, chăn dắt đàn chiên của Chúa Kitô, và chuẩn bị cho những nẻo đường mới cho Tin Mừng tại châu Á vào buổi bình minh của một thời đại mới.

"Tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta" (2 Cor 5:14). Bài đọc thứ nhất trong ngày hôm nay của Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng tình yêu mà chúng ta được mời gọi để loan báo là một tình yêu hoà giải, tuôn trào ra từ trái tim của Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh. Chúng ta được mời gọi là "những đại sứ cho Chúa Kitô" (2 Cor 5:20). Sứ vụ của chúng ta là một sứ vụ hòa giải. Chúng ta loan báo Tin Mừng về tình yêu vô hạn của Thiên Chúa, lòng thương xót và từ bi của Ngài. Chúng ta loan báo niềm vui của Tin Mừng. Tin Mừng là lời hứa ban ân sủng của Thiên Chúa, là điều duy nhất có thể mang lại sự viên mãn và sự chữa lành cho thế giới tan nát của chúng ta. Vì thế, Tin Mừng có thể truyền cảm hứng cho việc xây dựng một xã hội công chính trong đó trật tự được tái lập.

Để trở thành một đại sứ cho Chúa Kitô, trên tất cả có nghĩa là mời gọi mọi người đến với một cuộc gặp gỡ cá vị được đổi mới với Chúa Giêsu (Niềm Vui Phúc Âm, 3). Lời mời gọi này phải là cốt lõi trong lễ kỷ niệm Phúc Âm Hoá Phi Luật Tân. Nhưng Tin Mừng cũng là lời hiệu triệu cho việc hoán cải, cho việc duyệt xét lại lương tâm chúng ta, từng cá nhân, cũng như toàn dân tộc. Các Giám Mục của Phi Luật Tân đã dạy rất đúng rằng Giáo Hội tại Phi Luật Tân được mời gọi để nhìn nhận và chống lại tất cả những nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng và bất công đang làm u mờ diện mạo của xã hội Phi Luật Tân, và mâu thuẫn triệt để với giáo huấn của Đức Kitô. Tin Mừng kêu gọi cá nhân Kitô hữu phải sống một cuộc sống trung thực, liêm chính và quan tâm đến công ích. Nhưng Tin Mừng cũng kêu gọi cộng đồng Kitô hữu hình thành nên những "vòng liêm chính", những mạng lưới đoàn kết có thể mở rộng để ôm ấp toàn bộ xã hội và biến đổi nó bằng những chứng tá tiên tri của họ.

Là đại sứ cho Chúa Kitô, chúng ta, các giám mục, linh mục và tu sĩ, phải là những người đầu tiên chào đón ân sủng hòa giải của Ngài vào tâm hồn chúng ta. Thánh Phaolô đã làm rõ ý nghĩa của điều này. Nó có nghĩa là bác bỏ những quan điểm trần tục và nhìn tất cả mọi thứ một cách mới mẻ trong ánh sáng của Chúa Kitô. Nó có nghĩa là, trước hết, duyệt xét lại lương tâm của chúng ta, thừa nhận những thiếu sót và tội lỗi của mình, và sau đó chấp nhận con đường hoán cải liên tục. Làm thế nào chúng ta có thể công bố sự mới mẻ và năng lượng giải phóng của Thập giá với những người khác, nếu chúng ta từ chối cho phép lời của Thiên Chúa lay động sự tự mãn của chúng ta, sự sợ hãi thay đổi của chúng ta, những thỏa hiệp nho nhỏ của chúng ta với đường lối thế gian, và "tinh thần thế gian" của chúng ta (x. Niềm Vui Phúc Âm, 93)?

Đối với chúng ta là các linh mục và những người sống đời thánh hiến, hoán cải để vươn tới sự mới mẻ của Tin Mừng đòi hỏi một cuộc gặp gỡ hàng ngày với Chúa trong lời cầu nguyện. Các thánh dạy chúng ta đó là nguồn mạch của tất cả lòng nhiệt thành tông đồ! Đối với các tu sĩ, sống sự mới mẻ của Tin Mừng cũng có nghĩa là không ngớt tìm kiếm trong từng con đường của đời sống cộng đoàn và các việc tông đồ tập thể một sự linh hứng cho sự gần gũi hơn bao giờ với Chúa trong đức ái hoàn hảo. Đối với tất cả chúng ta, nó có nghĩa là, sống một cuộc sống phản ảnh sự khó nghèo của Chúa Kitô, là Đấng mà toàn bộ cuộc sống được tập trung vào việc thực hiện thánh ý Chúa Cha và phục vụ người khác. Nguy hiểm rất lớn cho điều này, tất nhiên, là một hình thái của chủ nghĩa vật chất nhất định nào đó, có thể len lỏi vào cuộc sống của chúng ta và hủy hoại các chứng tá chúng ta đưa ra. Chỉ bằng cách tự trở nên người nghèo, tước bỏ sự tự mãn của mình, chúng ta mới có khả năng đồng hoá với những anh chị em hèn kém nhất của chúng ta. Chúng ta sẽ thấy mọi thứ trong một ánh sáng mới, và như thế, có thể đáp trả một cách trung thực và liêm chính trước những thách đố trong việc công bố tính triệt để của Tin Mừng trong một xã hội ngày càng quen thuộc hơn với sự loại trừ nhau, với sự phân cực và bất bình đẳng đầy tai tiếng.

Ở đây tôi muốn đề cập một vài lời dành riêng cho các linh mục, nam nữ tu sĩ và chủng sinh trẻ giữa chúng ta. Tôi yêu cầu anh chị em hãy chia sẻ niềm vui và sự nhiệt thành trong tình yêu mà anh chị em dành cho Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là với đồng nghiệp của anh chị em. Hãy hiện diện với những người trẻ, những người có thể đang hoang mang và thất vọng, nhưng vẫn tiếp tục coi Giáo Hội như một người bạn trên hành trình cuộc đời và như một nguồn hy vọng của họ. Hãy hiện diện với những ai, đang sống giữa một xã hội bị nhận chìm trong nghèo đói và tham nhũng, tan vỡ trong tinh thần, bị cám dỗ để buông xuôi, bỏ học và sống lang thang trên hè phố. Hãy giới thiệu vẻ đẹp và sự thật của sứ điệp Kitô giáo cho một xã hội đang bị cám dỗ bởi những trình bày đầy lung lạc về tình dục, hôn nhân và gia đình. Như anh chị em đã biết, những thực tại này đang ngày càng bị tấn công từ các thế lực rất mạnh đang đe dọa làm biến dạng kế hoạch của Thiên Chúa dành cho kỳ công sáng tạo của Ngài; và phản bội lại chính những giá trị đã truyền cảm hứng và hình thành nên tất cả những gì là tốt đẹp nhất trong nền văn hóa của anh chị em.

Nền văn hóa Phi Luật Tân trên thực tế đã được hình thành bởi trí tưởng tượng của đức tin. Người Phi Luật Tân ở khắp mọi nơi trên thế giới đều nổi tiếng với tình yêu của họ dành cho Thiên Chúa, lòng nhiệt thành và mộ mến dành cho Đức Mẹ và chuỗi Mân Côi. Di sản tuyệt vời này chứa đựng một tiềm năng truyền giáo mạnh mẽ. Di sản vĩ đại này chứa đựng một tiềm năng truyền giáo mạnh mẽ. Đó là cung cách người dân anh chị em đã hội nhập văn hóa Tin Mừng và tiếp tục đón nhận những sứ điệp của Tin Mừng (xem Niềm Vui Phúc Âm, số 122). Các cố gắng chuẩn bị mừng 500 năm của anh chị em nên được xây dựng trên nền tảng vững chắc này.

Chúa Kitô đã chết cho mọi người để, sau khi chết cho Người, chúng ta sẽ không còn sống cho chính mình nữa mà là cho Ngài (xem 2 Cor 5:15). Các hiền huynh giám mục, các linh mục và tu sĩ thân mến, tôi cầu xin Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, khẩn cầu cùng Chúa tuôn đổ trên tất cả anh chị em lòng nhiệt thành, để anh chị em tận hiến mình cho việc phục vụ anh chị em của mình cách vô vị kỷ. Xin tình yêu hòa giải của Chúa Kitô nhờ thế càng ngày càng thấm sâu trọn vẹn hơn vào cơ cấu xã hội Phi Luật Tân và qua anh chị em, tới những vùng xa xôi nhất của thế giới.
 
Ngày đầu đầy đủ trên đất Phi của Đức Phanxicô
Vũ Van An
20:48 16/01/2015
Ngày đầu tiên Đức Phanxicô sống trọn trên đất Phi tuy không tạo nên một chủ đề gì có tính bao trùm, nhưng quả không thiếu những khúc rẽ và truyện bên lề đáng lưu ý.

Cuồng nhiệt đối với Đức Giáo Hoàng

Người Phi vốn nổi tiếng mộ mến Đức Giáo Hoàng, bất cứ vị giáo hoàng nào. Thực vậy, năm 1970, họ kéo nhau từng đoàn ra nghinh đón Đức Phaolô VI. Và mặc dù ngải chỉ lưu lại chưa đầy 48 tiếng đồng hồ, chuyến viếng thăm của ngài vẫn được các nhà báo Phi coi là biến cố tin tức hàng đầu trong năm. Đức Gioan Phaolô II tới đây hai lần: năm 1981 và năm 1995. Và ở lần thứ hai, ngài lôi cuốn đến 5 triệu người tham dự thánh lễ, cho tới nay, vẫn là một kỷ lục.

Lần này, có người tiên đoán còn hơn thế nữa. Từng đoàn lũ người say sưa kéo nhau qua các phố mong được thoáng thấy Đức Phanxicô, vị giáo hoàng được tờ Philippine Star chạy hàng tít gọi là “Giáo Hoàng Của Dân”.

Một người chủ một mục báo đã tóm tắt tâm tư người dân trong một bài tựa là “Làm thế nào bạn lại không có cảm tình với vị giáo hoàng này được?”

Có lúc, chính Đức Phanxicô cảm thấy buộc phải hãm cái đà phấn khích của người dân Phi. Vì trước khi ngài tới đây, lộ trình dự trù của ngài ngập các hình ảnh đủ loại về ngài: treo trên cột đèn, cửa tiệm, mái nhà, bất cứ chỗ nào có thể treo được.



Vatican âm thầm cho Manila hay Đức Phanxicô thích người ta tập chú vào Thiên Chúa hơn là vào ngài, nên phần lớn các hình ảnh về ngài đã được gỡ xuống và lộ trình ngài đi được trang trí bằng cờ Tòa Thánh và cờ Phi Luật Tân.

Nỗi sợ cho rằng lòng mộ mến cuồng nhiệt đối với Đức Phanxicô có thể chuyển xoay thành nguy hiểm đã được biểu lộ rõ rệt trong các biện pháp an ninh chặt chẽ, trong đó có việc sử dụng các máy nhiễu loạn điện tử khiến người ta không sử dụng được điện thoại di động để khởi động bom.

Ngay buổi chiều thứ Năm, các điện thoại di động đã không sử dụng được tại các khu vực Đức GH sẽ đi qua, nghĩa là nhiều khu vực rộng lớn của trung tâm Manila. Cả các nhà báo đi theo Đức Phanxicô cũng không sử dụng được điện thoại di động cả một tiếng đồng hồ sau khi máy bay đáp xuống để thông báo nội dung cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô trên chuyến bay.

Dù vẫn còn ba ngày nữa, nhiều người Phi đã chuẩn bị để tham dự thánh lễ ngoài trời của ngài tại Quảng Trường Rizal ở Manila vào hôm Chúa Nhật. Người ta nghĩ rằng thánh lễ này sẽ có tới 6 triệu người tham dự, vượt con số kỷ lục của Đức Gioan Phaolô II.

Joan Fernandez, 45 tuổi, cho hay bà và cô con gái 16 tuổi đã chuẩn bị sẵn sàng để cuốc bộ xa bằng cách suốt tuần đi ngủ sớm lấy sức. Bà nói: “ngắm ngài trên TV có lẽ thoải mái hơn, nhưng mẹ con tôi muốn thấy ngài bằng xương bằng thịt. Có thể phải 20 năm nữa mới lại có chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Tôi không biết lúc ấy mình còn hay không, nên không muốn lỡ dịp”.

Thối nát

Dù Đức Phanxicô tới Phi Luật Tân trước nhất để bày tỏ cảm thương đối với các nạn nhân của trận bão Yolanda năm 2013, từng sát hại 6,000 người và làm hơn 1 triệu người khác màn trời chiếu đất, nhưng điều này không có nghĩa Đức GH không can dự vào các vấn đề xã hội và chính trị khác.

Phi Luật Tân là môi trường thuận lợi đối với nghị trình xã hội của Đức GH. Các vị giám mục ở đây đã công bố năm 2015 là “Năm Người Nghèo” nhằm thúc đẩy cả chính phủ lẫn Giáo Hội tăng cường các cố gắng vươn tới người nghèo, người bị hất hủi, nạn nhân của áp bức.

Buổi sáng thứ Sáu, Đức Phanxicô gặp gỡ TT Benigno “Noynoy” Aquino, rồi đọc diễn văn trước các viên chức chính phủ và ngoại giao đoàn. Đối với lỗ tai người Phi, câu quan trọng nhất trong bài diễn văn này hiển nhiên là câu ngài kêu gọi các viên chức công từ bỏ “mọi hình thức thối nát từng làm chệch hướng các tài nguyên, không đến được với người dân”.

Có người cho đây chỉ là văn hoa cho có mẽ, nhưng quả là một văn hoa can đảm khi dám chỉ tay vào con voi trong phòng, vì quả tình Phi Luật Tân vốn được xếp hàng cao trên bậc thang thối nát của Á Châu, đôi khi dưới những hình thức hết sức lộ liễu.

Dù sao, đây cũng là một đất nước có tới 2 tổng thống liên tiếp, Gloria Macapagal Arroyo và Joseph Estrada, ra tòa về tội tham nhũng. Estrada bị kết án biển thủ 80 triệu dollars công quĩ và bị tù chung thân, chỉ được ân xá bởi chính Macapagal Arroyo.

Dù Giáo Hội Phi lên tiếng thường xuyên chống tham nhũng, nhưng không luôn luôn được lắng nghe.

Trong lời nhận xét của ông về bài diễn văn của Đức Phanxicô, TT Aquino nhắc lại vai trò lãnh đạo của Giáo Hội thời phong trào Sức Mạnh Nhân Dân thập niên 1980, từng lật nhào Ferdinand Marcos, nhưng rồi bị tố cáo là “im lặng trước các vi phạm của chính phủ trước” tức chính phủ Arroyo.

Ngày nay, Giáo Hội Phi đã trở lại với vai trò lãnh đạo của mình. Đức HY Luis Antonio Tagle, mà người bình dân gọi là “Chito”, vào năm ngoái đã phát động chiến dịch chống tham nhũng với các áo thung mang hàng chữ “Chớ lấy của người!”.

Trong chiều hướng ấy, việc Đức Phanxicô thẳng thừng răn đe tham nhũng chắc chắn được người ta nghe như một thách thức trực tiếp đối với giai cấp cầm quyền Phi và là một nhắc nhở để các giám mục tiếp tục lớn tiếng chống tham nhũng, và cũng là một khích lệ lớn đối với Đức HY Tagle. Người ta thấy rõ giữa Đức Phanxicô và Đức HY Tagle, có một mối thâm tình nếu không bạn bè thì cũng là cha con, qua những cái ôm tha thiết, và những nụ cười thật thoải mái, mỗi lần gặp nhau.

Tổng Thống Phi không thân thiện lắm đối với Giáo Hội

Gia đình Aquino cũng tương tự như gia đình Kennedy ở Mỹ, một thứ thị tộc chính trị nổi tiếng của đất nước. Thượng nghị sĩ Benigno Aquino Jr. vốn là người mạnh mẽ chỉ trích chế độ Marcos trước khi bị ám sát tại phi trường Manila trên đường biệt xứ hồi hương năm 1983. Qủa phụ của ông, Corazon Aquino, sau đó trở thành tổng thống và đương kim tổng thống chính là con trai của họ.

Cũng như gia đình Kennedy, gia đình Aquino theo Công Giáo lâu đời, nhưng đôi lúc tạo vấn đề cho hàng giáo phẩm. Hôm thứ Sáu, chúng ta nghe được các vang vọng của những căng thẳng này trong bài diễn văn chào đón Đức Phanxicô của đương kim tổng thống.

Ông bắt đầu nhắc lại rằng Giáo Hội vốn ủng hộ việc người Tây Ban Nha đô hộ xứ sở. Ông bảo: mỗi lần người dân ta thán về bất công, Giáo Hội thường chỉ nói “Nước Thiên Chúa không thuộc thế gian này”.

Ông cho hay phần lớn các thái độ ấy đã thay đổi kể từ Công Đồng Vatican II và ông ca ngợi vai trò được nhiều giáo sĩ đảm nhiệm thời nổi dậy chống Marcos. Ông bảo: “Nhất là trong các năm Thiết Quân Luật, Giáo Hội của người nghèo và người bị áp bức đã tỏa sáng một cách sống động”.

Như đã ghi trên đây, TT Aquino phàn nàn rằng tiếng nói có tính tiên tri đã bị lu mờ dưới thời Arroyo và cho hay các nhà lãnh đạo Giáo Hội hiện nay xem ra chỉ biết khiếu nại… “thậm chí một vị giáo phẩm còn quở trách tôi về chuyện tóc tai, như thể đó là một tội trọng”.

TT Aquino ca ngợi bài diễn văn mới đây của Đức Phanxicô với Giáo Triều, gọi ngài là “cùng tông tinh thần” (kindred spirit) và rồi trích dẫn câu nói của George Bernard Shaw, câu nói vốn được gia đình Kennedy ưa thích: “nhiều người nhìn sự việc hiện có, và nói tại sao; tôi mơ những sự việc chưa bao giờ có, và nói tại sao không?”

Dù không phải là bất thường khi các chính trị gia cấp tiến Công Giáo thỉnh thoảng chống lại một số bộ phận trong Giáo Hội, nhưng sử dụng chuyến viếng thăm của một vị giáo hoàng để nói lên các ý nghĩ trái ngược là điều họa hiếm. Chắc chắn bài diễn văn này sẽ được các giới Công Giáo Phi phân tích cặn kẽ.

Tòa Thánh minh xác nhận định của Đức Phanxicô về các cuộc tấn công tại Paris

Đức Phanxicô gây ra tranh cãi trước khi đặt chân lên Phi Luật Tân. Vì trong cuộc họp báo trên không, ngài có nhận định về các vụ tấn công của khủng bố tại Paris nhắm vào tờ Charlie Hebdo, mà có người coi như một bán biện hộ đối với chúng.

Mười hai người bị giết bởi những người mang súng miệng hô các khẩu hiệu duy Hồi Giáo để trả đũa việc tờ báo này vẽ hí họa xâm phạm tới vị tiên tri sáng lập đạo của họ.

Trong cuộc họp báo trên, Đức Phanxicô được một nhà báo Pháp hỏi ngài nghĩ gì về mối liên hệ giữa tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Thấy nhà báo này là người Pháp, Đức Phanxicô bảo: “ông là người Pháp, vậy ta nói tới Paris đi, nói cho rõ ràng”.

Sau đó, ngài cho hay: giết người nhân danh Thiên Chúa luôn là điều xấu, nhưng tự do ngôn luận cũng có các giới hạn của nó. Cách riêng, theo ngài, ta không nên “khiêu khích”, “xúc phạm” hay “đùa bỡn với” các tình cảm tôn giáo của người khác.

Chỉ vào Alberto Gasparri, người giáo dân có nhiệm vụ sắp xếp chuyến đi của ngài, Đức Phanxicô nói rằng ngay ông bạn thân mà dám nhục mạ mẹ anh ta, chắc chắn anh ta sẽ cho cú đấm vào mặt.

Một số báo chí sau đó đã bóp méo câu truyện với tựa đề “Đức Giáo Hoàng ủng hộ bạo lực” buộc Tòa Thánh phải minh xác. Một thông cáo báo chí vào sáng sớm cho hay “lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng không hề có ý định được giải thích như là một biện minh cho bạo lực và khủng bố đã diễn ra tại Paris tuần rồi. Lời của ngài có nghĩa: có những giới hạn cho hài hước và châm biếm nhất là trong cung cách ta đề cập tới các vấn đề đức tin và tín ngưỡng”.

Thông cáo viết thêm: “phong thái phát biểu tự do của Đức Giáo Hoàng, nhất là trong các hoàn cảnh như họp báo chẳng hạn, cần được xem sét trong bối cảnh của nó, không nên bóp méo hay thao túng”.

Bình tâm mà xét, lời nhận định của ngài không thể có nghĩa ủng hộ bạo lực, mà là lên án việc nhục mạ xác tín tôn giáo của người ta.

Trái bom xì

Vào hôm thứ Năm, trong một lúc ngắn ngủi, xem ra chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô có nguy cơ bị hoen ố vì một tường trình nóng hổi của tờ Daily Mail ở Anh cho hay: các trẻ em bụi đời tại Manila bị nhốt và chịu nhiều đối xử tàn tệ ngõ hầu làm cho Manila dễ coi hơn.

Đây quả là câu truyện giật gân với cả hình ảnh trẻ em bị nhốt và bị hành hạ. Rất may, theo nguồn tin chính phủ và tường trình báo chí địa phương, câu truyện này chỉ là phóng đại.

Tổng thư ký bộ an sinh và phát triển xã hội, Corazón Soliman, nói với các phóng viên rằng một trong các trẻ em có hình trong tường trình tên là Federico, nay đã lên kí và không còn bị giam nữa. Hiện em đang được một cơ quan phi chính phủ chăm sóc.

Dù không chối cãi việc một số trẻ em được di chuyển khỏi đường phố bởi nhân viên của chính quyền địa phương, bà nhấn mạnh rằng mục đích là để bảo vệ chứ không dấu diếm các em.

Hơn nữa, chính Đức Phanxicô đã gặp gỡ nhiều trẻ em đường phố trong ngày 16 tháng Giêng.

Soliman kết luận: “chúng tôi đâu có dấu diếm các em. Thực vậy, hơn 400 trẻ em đường phố sẽ ca hát khi tiễn chân Đức GH vào hôm thứ Hai”.
 
Tường thuật Thánh lễ với các Hồng Y, Giám Mục, linh mục và tu sĩ Phi Luật Tân tại VCTĐ Manila
VietCatholic Network
22:18 16/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sau cuộc gặp gỡ tại dinh tổng thống với các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự của Phi Luật Tân, cùng với các vị đại sứ các nước trong ngoại giao đoàn, lúc 11:15 sáng thứ Sáu 16 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ với các Giám Mục, linh mục và tu sĩ Phi Luật Tân tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm của thủ đô Manila.

Vừa bước vào Vương Cung Thánh Đường Đức Thánh Cha đã ưu ái bắt tay các chủng sinh giúp lễ hôm naỵ

Ca đoàn gồm hơn 500 ca viên đang hát những bài thánh ca trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha.

Cùng đồng tế trong thánh lễ này có các vị Hồng Y, Giám Mục đi cùng với Đức Thánh Cha như Đức Hồng Y Pietro Parolin, Đức Hồng Y Robert Sarah, Đức Hồng Y Oswald Gracias của tổng giáo phận Mumbai Ấn Độ. Về phiá Phi Luật Tân có Đức Hồng Y Luis Tagle của tổng giáo phận Manila, Đức Tổng Giám Mục Socrates Villegas, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, Đức Tổng Giám Mục Giuseppe Pinto, Sứ Thần Tòa Thánh tại Phi Luật Tân, đông đảo các Giám Mục Phi Luật Tân hơn 800 linh mục, 1400 nam nữ tu sĩ và chủng sinh.

Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Manila, được coi là mẹ của tất cả các thánh đường ở Phi Luật Tân. Thánh đường nguyên thủy tại đây được kiến thiết cách đây 434 năm, tức là vào năm 1581, bằng tre và lá dừa. Qua dòng lịch sử nhà thờ đã bị hủy hoại nhiều lần vì bão tố và hỏa hoạn, động đất và bom đạn trong thời thế chiến thứ II. Nhà thờ hiện nay có từ thập niên 1950 và được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 nâng lên hàng tiểu vương cung thánh đường.

Cách đây 3 năm, tức là hồi tháng 2 năm 2012, Nhà thờ chính tòa bị đóng cửa để tu bổ, nhất là để củng cố, thiết lập hệ thống an ninh cần thiết chống động đất. Phí tổn 1 triệu rưỡi mỹ kim đã được các xí nghiệp lớn và các tín hữu tài trợ.

Đức Thánh Cha đã bắt đầu thánh lễ với lời nguyện sau:

Anh chị em thân mến, chúng ta tụ họp ngày hôm nay bởi sức thánh hiến của Bí Tích Rửa Tội, thừa tác vụ linh mục, và lời khấn tu sĩ, để công bố những công trình kỳ diệu của Chúa và tạ ơn Chúa Cha, Đấng nơi Con Ngài, là Chúa Giêsu Kitô, chúng ta đã được "lựa chọn để nên một chủng tộc thánh thiện, tư tế vương giả, là dân thánh, là dân tộc chính Người đã chọn cho riêng mình. "

Dù chúng ta bất xứng, Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và cho chúng ta được thông phần phần trong sứ mệnh của Con Ngài như các thành viên của nhiệm thể Ngài, là Giáo Hội.

Chúng ta hãy cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa vì tình yêu cao cả và lòng từ bi vô hạn của Ngài.

Chúng ta hãy nài xin sự tha thứ vì sự bất trung thành với tình yêu của Ngài.

Và chúng ta hãy xin Chúa ban cho sức mạnh để trung thành với ơn gọi của chúng ta: là làm chứng nhân trung thành của Ngài trong thế giới này.

Trong phần Phụng Vụ Lời Chúa cộng đoàn đã nghe Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô Tông Đồ gởi các tín hữu Côrintô bằng tiếng Tagalog

Tình yêu Ðức Kitô thôi thúc chúng tôi, vì chúng tôi nghĩ rằng: nếu một người đã chết thay cho mọi người, thì mọi người đều chết. Ðức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Ðấng đã chết và sống lại vì mình.

Vì thế, từ đây chúng tôi không còn biết một ai theo quan điểm loài người. Và cho dù chúng tôi đã được biết Ðức Kitô theo quan điểm loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Người như vậy nữa. Cho nên, phàm ai ở trong Ðức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa, là Ðấng đã nhờ Ðức Kitô mà cho chúng ta được hòa giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hòa giải. Thật vậy, trong Ðức Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hòa giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hòa giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Ðức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Ðức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa

Kế đến, một thầy phó tế đã hát bài Tin Mừng bằng tiếng Anh:

Khi các môn đệ ăn xong, Ðức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". Người lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy". Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã kêu gọi hàng giáo sĩ, tu sĩ Philippines xa tránh chủ nghĩa duy vật, sống thanh bần, liêm chính và quan tâm giúp đỡ người nghèo.

Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng câu Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô

“Anh có yêu mến Thầy không?”

Tiếng Việt thì rõ ràng như thế, nhưng vì Đức Thánh Cha dùng Anh Ngữ nên khi ngài hỏi

“Do you love me?” cộng đoàn có chút bỡ ngỡ nên nhiều người la to: “Yes, I love you”.

Đức Thánh Cha nhanh trí nhận ra sự ngộ nhận này, ngài nói:

“Cám ơn rất nhiều, nhưng tôi đang lặp lại lời Chúa Giêsu”.

Linh mục Jesse Gragasin, chính xứ Giáo Xứ Thánh Sebastian, Tarlac City, cho hay “Chuyện này không có bài bản. Không ai ngờ nó xẩy ra.

“Chữ Yes bỗng nhiên phát ra từ miệng tôi. Có lẽ cảm giác vốn đã trào dâng trong chúng tôi rồi và tự nhiên nó buột ra”

Một linh mục khác ở Tarlac, Cha Cris Lozano, thuộc giáo xứ Thánh Phanxicô Assidi, cho hay: “hết thẩy chúng tôi đều ngạc nhiên khi hô to chữ Yes!”

Nhưng theo cha Lozano, điều càng làm ngạc nhiên những người tham dự Thánh Lễ chính là phản ứng của Đức Phanxicô.

“Chúng tôi thấy mặt Đức GH Phanxicô biến thành mầu đỏ, mỉm cười, như thể hết sức phấn khích và thích thú khi nghe các linh mục và tu sĩ đáp lại với ngài như thế. Nói cách khác, tôi càng xúc động hơn khi thấy Đức Giáo Hoàng xúc động ra sao”.

Cha Ricardo Bie, chính xứ Giáo Xứ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, cũng thuộc Tarlac, cho hay: “Còn hơn lời lẽ trong bài giảng của Đức GH, chính nhân tính của ngài làm chúng tôi xúc động”.

Trong phần lời nguyện, cộng đoàn đã dâng lên Chúa những ý nguyện sau:

Cầu cho Đức Thánh Cha,

Chúng ta hãy cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian và là đấng kế vị Thánh Phêrô, để ngài kiên định trong quyết tâm dẫn dắt đoàn chiên Chúa trên con đường tình yêu và khiêm tốn phục vụ nhau.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa.

Cầu cho tất cả các giám mục

Chúng ta hãy cầu cho sự viên mãn của chức linh mục được ghi dấu trên các ngài có thể là nguồn mạch cho sự thánh thiện của các ngài, và thúc đẩy các ngài bắt chước Chúa Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành

Chúng ta hãy cầu xin Chúa.

Cầu cho tất cả các linh mục

Chúng ta hãy cầu cho tất cả các linh mục để nhờ lời cầu bầu của Thánh Gioan Marie Vianney, các ngài có thể lớn lên trong tình yêu nhiệt thành và trong trách vụ chăm sóc mục vụ của những người làm việc trong vườn nho của Chúa.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa.

Cầu cho tất cả các nam nữ tu sĩ

Chúng ta hãy cầu cho tất cả các nam nữ tu sĩ để thông qua việc rao giảng Tin Mừng, đức khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, các vị có thể đóng góp vào việc xây dựng nước Chúa trên trái đất này.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa.

Cầu cho tất cả các linh mục và tu sĩ đang trải qua những cuộc chiến đấu và khủng hoảng dưới mọi hình thái.

Chúng ta hãy cầu nguyện để các vị có thể tìm thấy lòng thương xót của Thiên Chúa qua sự tốt lành của những người đồng hành với họ giữa các thử thách truân chuyên của cuộc hành trình.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa.

Cầu cho tất cả các linh mục và tu sĩ đã ra đi trước chúng ta.

Chúng ta hãy cầu nguyện để họ có thể thừa hưởng những phần thưởng Chúa đã hứa cho những người trung thành đến cùng, và được hưởng bàn tiệc muôn đời trên thiên quốc.

Chúng ta hãy cầu xin Chúa.

Đức Thánh Cha đáp:

Chúng con cầu xin lòng thương xót của Chúa, lạy Chúa, xin hãy hiện diện với dân Chúa đang kêu cầu Ngài, để những gì họ khẩn khoản nài xin có thể được đáp lại bằng sự quảng đại lúc nào cũng sẵn sàng của Chúa.

Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng ta.
 
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ cho các người sống sót bão Hải Yến tại Tacloban
Vũ Van An
22:52 16/01/2015
Sáng 17 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ cho những người sống sót trận bão Hải Yến năm 2013 tại Tacloban, giữa lúc mưa như trút và gió khá mạnh. Đức Giáo Hoàng đã mặc áo mưa cử hành Thánh Lễ rút gọn và không cho rước lễ. Bỏ qua một bên bài giảng dọn sẵn bằng tiếng Anh, Đức Giáo Hoàng đã ứng khẩu nói bằng tiếng Tây Ban Nha, được một thông dịch viên cùng một lúc dịch sang tiếng Anh.

Sau đây là bản dịch bài giảng của ngài:


Chúng ta có vị thượng phẩm có khả năng có thiện cảm với các yếu đuối của ta. Chúa Giêsu giống chúng ta. Người sống như ta và như ta về mọi phương diện, chỉ trừ tội lỗi vì Người không phải là người tội lỗi. Nhưng để giống chúng ta hơn, Người đã mang lấy thân phận và tội lỗi chúng ta. Người tự làm mình thành người có tội. Đó là điều Thánh Phaolô dạy ta. Và Chúa Giêsu luôn đi trước ta và khi ta trải qua một kinh nghiệm, một thánh giá, Người trải qua trước chúng ta. Và nếu hôm nay, chúng ta thấy mình còn ở đây sau 14 tháng, đúng 14 tháng sau khi trận bão Yolanda tàn phá, chính là vì chúng ta có sự an toàn nhờ biết rằng chúng ta sẽ không yếu đức tin vì Chúa Giêsu đã ở đây trước chúng ta. Trong cuộc Khổ Nạn của Người, Người đã mang lấy mọi đau đớn của ta. Cho nên, Người có khả năng hiểu chúng ta, như ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất.

Cha muốn kể cho chúng con nghe một điều rất thân thiết với trái tim cha. Lúc ở Rôma, khi cha thấy thiên tai này, cha (thầm nhủ) mình phải ở đó. Và trong những ngày ấy, cha đã quyết định sẽ tới đây. Nay cha đang ở đây với các con, hơi trễ một chút, nhưng đang ở đây. Cha tới để nói với các con rằng Chúa Giêsu là Chúa. Và Người không bao giờ để ta thất vọng. Thưa cha, các con có thể nói với cha, chúng con thất vọng vì mất mát nhiều thứ, nhà cửa, sinh kế. Các con nói thế thì đúng thôi và cha tôn trọng tâm tư của chúng con. Nhưng Chúa Giêsu đang ở kia, chịu đóng đinh vào thập giá, và từ đó, Người không để chúng ta thất vọng. Người đã được thánh hiến làm Chúa trên chiếc ngai kia và ở đó, Người trải nghiệm mọi tai ương mà ta đang trải nghiệm. Chúa Giêsu là Chúa. Và Chúa trên thập giá đang hiện diện ở kia vì các con. Như chúng ta trong mọi sự. Đó là lý do tại sao ta có một vị Chúa khóc với chúng ta và bước đi với chúng ta trong những giây phút khó khăn nhất trong đời.

Nhiều người trong chúng con quả mất hết mọi sự. Cha không biết phải nói sao với các con. Nhưng Chúa biết phải nói gì với các con. Một số trong các con mất một phần gia đình. Điều duy nhất cha có thể làm là giữ thinh lặng và bước đi với tất cả các con bằng một trái tim thinh lặng. Nhiều người trong các con hỏi Chúa: tại sao, lạy Chúa? Và với mỗi người các con, với trái tim các con, Chúa Kitô trả lời tự đáy lòng Người từ trên thập giá: Cha không có lời nào để nói với các con. Ta hãy nhìn lên Chúa Kitô. Người là Chúa. Người hiểu chúng ta vì Người đã trải qua mọi thử thách mà ta, mà các con, đã trải qua. Và dưới chân thập giá, còn có Mẹ Người nữa. Ta như đứa trẻ thơ trong những giờ phút có quá nhiều đau đớn đến không còn hiểu gì nữa. Điều duy nhất ta có thể làm là nắm chặt lấy tay Đức Mẹ mà nỉ non “Mẹ ơi”, y hệt một đứa trẻ trong cơn sợ sệt. Có lẽ đó là lời duy nhất ta có thể thốt ra trong những lúc khó khăn, “mẹ ơi”.

Ta hãy dành một phút im lặng với nhau và ngước nhìn lên Chúa Kitô trên thập giá. Người hiểu chúng ta vì Người đã chịu đựng mọi sự. Ta hãy ngước nhìn lên Đức Mẹ và, như đứa trẻ thơ, ta hãy níu lấy tà áo Mẹ và với một trái tim thành thực thưa với Mẹ “Mẹ ơi”. Trong thinh lặng, các con hãy nói với Mẹ các con những gì các con đang cảm nhận trong lòng. Ta hãy biết rằng ta có một Bà Mẹ, là Đức Maria, và người Anh Cả, là Chúa Giêsu. Ta không cô đơn. Ta cũng có nhiều anh chị em mà trong giờ phút thiên tai này họ sẵn sàng tới giúp ta. Và vì vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng cảm thấy như là anh chị em vì chúng ta giúp đỡ lẫn nhau.

Đó là những điều phát xuất từ trái tim cha. Xin các con tha thứ cho cha nếu cha không còn lời nào khác để nói ra. Xin các con vui lòng biết cho rằng Chúa Giêsu không bao giờ để các con thất vọng. Các con nên biết rằng tình âu yếm dịu dàng của Đức Mẹ không bao giờ để các con thất vọng. Và níu lấy tà áo Mẹ cũng như với quyền lực xuất phát từ tình yêu Chúa Giêsu trên thập giá, ta hãy tiên lên và cùng nhau tiến bước như anh chị em trong Chúa Kitô.
 
Top Stories
Philippines: A la cathédrale de Manille, le pape François appelle le clergé philippin « à préparer de nouvelles voies à l’Evangile en Asie »
Eglises d'Asie
09:38 16/01/2015
Ce 16 janvier, devant deux mille prêtres, religieux et religieuses, séminaristes et évêques réunis à la cathédrale de Manille, le pape François, dans une homélie au ton à la fois ferme et tendrement paternel, a invité le clergé philippin « à préparer de nouvelles voies à l’Evangile en Asie à l’aube d’une ère nouvelle ».

Sur les bases d’« une culture philippine (…) pétrie par la créativité de la foi », riche d’un héritage « au fort potentiel missionnaire », l’Eglise qui est aux Philippines doit pénétrer « encore plus pleinement dans le tissu de la société philippine et, à travers vous (le clergé), jusqu’aux recoins les plus lointains du monde », a affirmé le pape, rappelant que le pays fêterait en 2021 le 500ème anniversaire de son évangélisation et que le clergé d’aujourd’hui était, comme celui des générations passées, appelé « à construire des ponts » pour faire connaître l’Evangile en Asie.

S’exprimant en anglais, improvisant à quelques reprises pour souligner tel ou tel aspect de son propos, le pape a évoqué la force transformatrice de l’Evangile, qui « peut inspirer la construction d’un ordre social vraiment juste et racheté ». Toutefois, afin de proclamer « la joie de l’Evangile », « être ambassadeur du Christ signifie avant tout inviter chacun à une rencontre renouvelée avec le Seigneur Jésus », a dit le pape, insistant sur l’importance de « la rencontre personnelle » avec le Christ. Se convertir passe par « un examen de conscience, comme individu et comme peuple », a continué le pape François, déclarant que « nous (le clergé) devions être les premiers à reconnaître nos échecs et nos chutes ».

Le pape a alors exhorté les prêtres et religieux philippins à une intense vie de prière, sans quoi la menace est grande « de tomber dans un certain matérialisme qui peut s’insinuer dans nos vies et compromettre le témoignage que nous donnons ». Invitant fermement chacun « à devenir pauvres », il s’est particulièrement adressé aux jeunes prêtres, religieux et séminaristes, leur demandant d’« être proches de ceux qui, en vivant au milieu d’une société alourdie par la pauvreté et par la corruption, sont découragés en esprit, tentés de tout laisser tomber, d’arrêter l’école et de vivre dans les rues ».

A l’issue de la messe, le pape a joint le geste à la parole, se rendant à pied dans l’un des centres de la fondation ANAK-Tnk, qui vient en aide aux enfants des rues. Le centre visité par le pape jouxte la cathédrale et abrite en temps normal des jeunes filles, dont bon nombre ont été victimes d’abus et de violences dans le cercle familial ou à l’extérieur de celui-ci. La visite du pape n’était pas inscrite au programme officiel ; il a été accueilli par quelque 300 enfants des différents centres de la fondation.

Dirigée par le P. Matthieu Dauchez, 39 ans, prêtre français incardiné dans l’archidiocèse de Manille, la fondation avait envoyé un millier de lettres et de dessins d'enfants au pape pour l’inviter à les rencontrer. Accompagné par le cardinal Tagle, archevêque de Manille, le pape a salué les enfants, avant d’écouter une brève présentation de la fondation par son directeur. Selon l’agence I.Media, le pape a affirmé : « Ces enfants, pauvres parmi les pauvres, sont le trésor de notre Eglise, ils sont nos maîtres. »

Créée par un jésuite français pour accueillir les enfants des rues, la fondation ANAK-Tnk travaille auprès de près de 3 000 enfants, dont certains ont connu la prostitution ou la drogue, les autres étant issus des bidonvilles et victimes de la pauvreté. Le P. Dauchez a confié à I.Media que « la visite du pape a mis en acte ce dont le pape François parle sans cesse : son invitation à se mettre à l’école des pauvres » ; les quelque 15 minutes passées sur place par le Souverain Pontife auront permis aux 300 enfants présents « de voir le chef de l’Eglise venir jusqu’à eux, ce qui leur donnera une force incroyable ».

Pour cette première vraie journée de son voyage aux Philippines (le pape a atterri à Manille hier, 15 janvier, en fin d’après-midi), le Saint-Père avait commencé la matinée par une visite de courtoisie au président de la République, Benigno Aquino, et aux autorités constituées. La rencontre a pris place au palais présidentiel de Malacanang. Le pape y a déclaré qu’il était « maintenant plus que jamais nécessaire que les dirigeants politiques se distinguent par leur honnêteté, leur intégrité et leur responsabilité envers le bien commun ».

Devant un président élu en 2010 sur un programme ‘Pas de corruption, pas de pauvres’, mais dans un pays pourtant marqué par une profonde corruption (trois sénateurs, sur les 24 membres du Sénat, ont été récemment mis en prison pour des faits de corruption et un retentissant scandale au sujet du détournement à des fins personnelles de subventions pourtant destinées à l’aide aux plus pauvres agite le pays depuis des mois), le pape a relevé que les évêques philippins avaient demandé que l’année 2015 soit proclamée ‘Année des pauvres’ ; il a ajouté espérer « que cette requête prophétique provoquera en chacun, à tous les niveaux de la société, le refus ferme de toute forme de corruption qui détourne les ressources destinées aux pauvres, et décidera la volonté d’un effort concerté pour inclure tout homme, toute femme et tout enfant dans la vie de la communauté ».

Enfin, insistant sur l’importance qu’il accorde aux jeunes et aux familles, le pape a affirmé que la famille, qui peut souffrir d’« être défigurée et détruite », a besoin d’être soutenue. « Nous savons combien il est difficile aujourd’hui pour nos démocraties de préserver et de défendre ces valeurs humaines de base que sont le respect de la dignité inviolable de toute personne humaine, le respect des droits à la liberté de conscience et de religion, le respect du droit inaliénable à la vie, depuis celle des enfants qui ne sont pas encore nés jusqu’à celle des personnes âgées et des malades », a-t-il exposé, avant de « lancer un défi et un encouragement » aux autorités philippines : « Puissent les profondes valeurs spirituelles du peuple philippin continuer de trouver leur expression dans l’effort pour procurer à vos concitoyens un développement humain intégral. » (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 16 janvier 2015)
 
Vibrant appel du pape aux Philippins à dénoncer la « colonisation idéologique » qui menace de détruire la famille
Eglises d'Asie
09:39 16/01/2015
« Comme nous avons su dire non à la colonisation politique, nous devons dire non à toute forme de colonisation idéologique qui viserait à détruire la famille. » C’est par ces mots prononcés avec force que le pape François a exhorté les Philippins « à reconnaître les dangers qui menacent nos propres familles et à les protéger du mal ». Ce 16 janvier après-midi, le pape s’exprimait devant quelques 20 000 personnes, réunies dans un stade couvert de Manille pour un temps de « rencontre avec les familles ».

Développant une méditation autour du thème de la Sainte Famille et disant son attachement à la figure de Saint Joseph qui, dans son sommeil, reçoit d’un ange la volonté de Dieu, le pape a exhorté les familles des Philippines à rester unies et fermes dans la foi, par une vie de prière commune, pour résister aux pressions, qui « aujourd’hui sont nombreuses ». Ici, aux Philippines, d’innombrables familles souffrent des conséquences des catastrophes naturelles, a développé le pape. « La situation économique a provoqué la désintégration des familles avec l’émigration et la recherche d’un emploi (…). Tandis que trop de personnes vivent dans la pauvreté extrême, d’autres sont saisies par le matérialisme et des styles de vie qui détruisent la vie familiale et les exigences les plus fondamentales de la vie chrétienne », a-t-il poursuivi, avant d’affirmer : « La famille est aussi menacée par les efforts croissants de certains pour redéfinir l’institution même du mariage à travers le relativisme, la culture de l’éphémère et un manque d’ouverture à la vie. »

S’excusant alors de son anglais par trop hésitant, le pape a alors quitté des yeux son texte pour poursuivre son exhortation en espagnol, sa langue maternelle. « Soyez attentifs, adroits et forts pour dire non à toute tentative de colonisation idéologique de la famille », a-t-il affirmé, louant « le courage » dont avait su faire preuve le pape Paul VI pour défendre, au cours de son pontificat et malgré les avis contraires, « l’ouverture à la vie ».

Le pape François n’a cité pas nommément l’encyclique Humanae Vitae (juillet 1968), mais, improvisant à nouveau, il a fait référence, l’air grave, au fait que Paul VI, « au moment de ce grand défi de la croissance démographique », avait certes recommandé aux confesseurs « la compassion » pour « les cas particuliers » vécus par les familles, mais que ce pape, « bon pasteur, prévenant l’Eglise du loup qui la menaçait », avait aussi su voir « la menace de destruction de la famille » que faisait peser sur elle le fait « d’être privée d’enfants ».

« Notre monde a besoin de bonnes et fortes familles pour vaincre » les menaces qui pèsent sur elles, a insisté le pape François, affirmant encore que si « les familles auront toujours leurs épreuves, elles n’[avaient] pas besoin qu’on leur en rajoute d’autres ! ».

« Soyez des sanctuaires de respect pour la vie, en proclament la sacralité de chaque vie humaine depuis la conception jusqu’à la mort naturelle. Quel grand don ce serait pour la société si chaque famille chrétienne vivait pleinement sa noble vocation ! », a-t-il ensuite lancé, appelant chacun à « être des voix prophétiques au sein de nos communautés », à « être des disciples missionnaires de Jésus ». Disant l’émotion qui avait été la sienne le matin même lors de sa visite à un centre d’accueil d’enfants des rues, le Saint-Père a demandé à ce que chacun « s’intéresse spécialement à ceux qui n’ont pas leur propre famille, en particulier à ceux qui sont âgés et aux enfants privés de leurs parents ».

Sans jamais évoquer l’actualité particulière qui est celle des Philippines, le fait notamment que l’Eglise locale s’est longuement opposé ces dernières années à une loi, finalement votée et promulguée, visant à promouvoir la diffusion des moyens de contraception dans la société, le pape a manifestement touché le cœur des familles réunies dans l’enceinte du Mall of Asia Arena, la foule l’acclamant au son de ‘We love you, Pope Francis’.

Après un long bain de foule en papamobile à l’extérieur de l’enceinte, le pape avait parcouru à pied l’enceinte sportive en prenant le temps de saluer et de bénir les fidèles réunis pour l’accueillir, multipliant les gestes de tendresse à l’attention des petits enfants, des enfants malades ou handicapés, de leurs parents ou encore des personnes âgées. Avant de prononcer son discours, il avait écouté les témoignages de quatre familles, l’une confrontée à la pauvreté, l’autre faisant face aux difficultés nées de l’émigration du chef de famille pour trouver un emploi, une autre encore ayant pu élever quatre enfants malgré le handicap dont souffrait les parents, sourds tous deux. (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 16 janvier 2015)
 
Pope Francis: Put the poor at centre of Filipino Church
Vatican Radio
21:03 16/01/2015
(Vatican 2015-01-16) Pope Francis received a warm welcome from bishops, priests, men and women religious and seminarians as he arrived in Manila’s Metropolitan Cathedral on Friday. In his homily at Mass there, the Pope challenged his listeners to show God’s mercy and compassion and become prophetic witnesses to the Gospel in order to transform Filipino society. If the Church fails to put the poor at the centre of its ministry, the Pope stressed, we fail to understand the message of Christ.

The head of Vatican Radio’s English Section, Sean Patrick Lovett is in Manila for the papal visit and tells us more about this first Mass on Filipino soil….

I could begin this report on the Pope’s Mass in Manila Cathedral with bishops, priests, men and women religious and seminarians, by telling you the numbers relative to each category present here in the Philippines. Not that you’d remember. But just in case you are dying of curiosity, here they are:

There are 131 bishops (of whom around 100 are active and the others retired), over 9,000 priests (about two thirds of them are diocesan and one third religious), around 1,500 men religious and over 12,500 women religious belonging to dozens of different orders and congregations. All of them are extremely active in an incredible diversity of ministries and pastoral activities that range from education and health care, to assisting the poorest and neediest members of Filipino society up and down the 7,100 islands that make up this complex archipelago.

And when I say “assisting”, I mean the hands-on kind of assistance involved in helping fishermen rebuild their boats after the latest tropical storm has swept everything out to sea, or playing with children dying of cancer in paediatric wards, or sewing vestments for parish priests who are too poor to buy any for themselves…

So when Pope Francis told them that “all pastoral ministry is born of love”, they knew exactly what he was talking about. They are the hearts and hands that express the “mercy and compassion” that is the theme and leitmotif of this papal visit. “The Gospel”, he said, “calls individual Christians to live lives of honesty, integrity and concern for the common good” and to create “networks of solidarity which can…transform society by their prophetic witness”. Occasionally departing from his prepared homily to reinforce his message, the Pope challenged his listeners to be ”the first to examine our consciences, to acknowledge our failings and sins”. How can we proclaim the newness of the Gospel, he asked, if we ourselves “refuse to allow the word of God to shake our complacency, our fear of change…our spiritual worldliness?”.

Speaking off the cuff, Pope Francis insisted that the Church in the Philippines put “the poor at the centre”. If we fail to do so, he added, “we fail to understand the message of Christ”.

The Pope himself set the warm, familiar tone of the celebration at the very beginning of his homily when he quoted the Gospel passage from John chapter 21 where Jesus asks Peter: “Do you love me?”…Only, in this case, Pope Francis was asking a direct question and referring to the congregation and himself. Needless to say, the response was a resounding “Yes” – accompanied by some rather timid giggles.

I mean it’s not every day a Pope asks you if you love him. Whether you are a religious or not.
 
Pope calls on Filipino Church to combat inequality and injustice
Vatican Radio
21:04 16/01/2015
(Vatican 2015-01-16) Celebrating Mass in Manila's Cathedral on Friday, Pope Francis urged Catholics in the Philippines to be ambassadors for Christ and ministers of reconciliation, proclaiming the Good News of God's infinite love, mercy and compassion. Speaking to bishops, priests, religious and seminarians gathered in the Cathedral, the Pope said the Church in the Philippines is called to acknowledge and combat the causes of the deeply rooted inequality and injustice which mar the face of Filipino society, plainly contradicting the teaching of Christ.

As Filipinos prepare to mark the fifth century of the arrival of the Church in the Asian nation, the Pope said Catholics must build on that legacy of the past by building a society inspired by the Gospel message of charity, forgiveness and solidarity in the service of the common good.

Please find below the full text of Pope Francis' homily for the Mass in Manila's Cathedral (Mass with Bishops, Priests and Religious in Manila's Cathedral of the Immaculate Conception, 16 January 2015)

“Do you love me?… Tend my sheep” (Jn 21:15-17). Jesus’ words to Peter in today’s Gospel are the first words I speak to you, dear brother bishops and priests, men and women religious, and young seminarians. These words remind us of something essential. All pastoral ministry is born of love. All consecrated life is a sign of Christ’s reconciling love. Like Saint Therese, in the variety of our vocations, each of us is called, in some way, to be love in the heart of the Church.

I greet all of you with great affection. And I ask you to bring my affection to all your elderly and infirm brothers and sisters, and to all those who cannot join us today. As the Church in the Philippines looks to the fifth centenary of its evangelization, we feel gratitude for the legacy left by so many bishops, priests and religious of past generations. They labored not only to preach the Gospel and build up the Church in this country, but also to forge a society inspired by the Gospel message of charity, forgiveness and solidarity in the service of the common good. Today you carry on that work of love. Like them, you are called to build bridges, to pasture Christ’s flock, and to prepare fresh paths for the Gospel in Asia at the dawn of a new age.

“The love of Christ impels us” (2 Cor 5:14). In today’s first reading Saint Paul tells us that the love we are called to proclaim is a reconciling love, flowing from the heart of the crucified Savior. We are called to be “ambassadors for Christ” (2 Cor 5:20). Ours is a ministry of reconciliation. We proclaim the Good News of God’s infinite love, mercy and compassion. We proclaim the joy of the Gospel. For the Gospel is the promise of God’s grace, which alone can bring wholeness and healing to our broken world. It can inspire the building of a truly just and redeemed social order.

To be an ambassador for Christ means above all to invite everyone to a renewed personal encounter with the Lord Jesus (Evangelii Gaudium, 3). This invitation must be at the core of your commemoration of the evangelization of the Philippines. But the Gospel is also a summons to conversion, to an examination of our consciences, as individuals and as a people. As the Bishops of the Philippines have rightly taught, the Church in the Philippines is called to acknowledge and combat the causes of the deeply rooted inequality and injustice which mar the face of Filipino society, plainly contradicting the teaching of Christ. The Gospel calls individual Christians to live lives of honesty, integrity and concern for the common good. But it also calls Christian communities to create “circles of integrity”, networks of solidarity which can expand to embrace and transform society by their prophetic witness. The poor... The poor are at the centre of the Gospel, are at the heart of the Gospel. If we take away the poor from the Gospel, we cannot understand the whole message of Jesus Christ.

As ambassadors for Christ, we, bishops, priests and religious, ought to be the first to welcome his reconciling grace into our hearts. Saint Paul makes clear what this means. It means rejecting worldly perspectives and seeing all things anew in the light of Christ. It means being the first to examine our consciences, to acknowledge our failings and sins, and to embrace the path of constant conversion. Constant conversion, everyday conversion. How can we proclaim the newness and liberating power of the Cross to others, if we ourselves refuse to allow the word of God to shake our complacency, our fear of change, our petty compromises with the ways of this world, our “spiritual worldliness” (cf. Evangelii Gaudium, 93)?

For us priests and consecrated persons, conversion to the newness of the Gospel entails a daily encounter with the Lord in prayer. The saints teach us that this is the source of all apostolic zeal! For religious, living the newness of the Gospel also means finding ever anew in community life and community apostolates the incentive for an ever closer union with the Lord in perfect charity. For all of us, it means living lives that reflect the poverty of Christ, whose entire life was focused on doing the will of the Father and serving others. The great danger to this, of course, is a certain materialism which can creep into our lives and compromise the witness we offer. Only by becoming poor ourselves, by stripping away our complacency, will we be able to identify with the least of our brothers and sisters. We will see things in a new light and thus respond with honesty and integrity to the challenge of proclaiming the radicalism of the Gospel in a society which has grown comfortable with social exclusion, polarization and scandalous inequality.

Here I would like to address a special word to the young priests, religious and seminarians among us. I ask you to share the joy and enthusiasm of your love for Christ and the Church with everyone, but especially with your peers. Be present to young people who may be confused and despondent, yet continue to see the Church as their friend on the journey and a source of hope. Be present to those who, living in the midst of a society burdened by poverty and corruption, are broken in spirit, tempted to give up, to leave school and to live on the streets. Proclaim the beauty and truth of the Christian message to a society which is tempted by confusing presentations of sexuality, marriage and the family. As you know, these realities are increasingly under attack from powerful forces which threaten to disfigure God’s plan for creation and betray the very values which have inspired and shaped all that is best in your culture.

Filipino culture has, in fact, been shaped by the imagination of faith. Filipinos everywhere are known for their love of God, their fervent piety and their warm devotion to Our Lady and her rosary. This great heritage contains a powerful missionary potential. It is the way in which your people has inculturated the Gospel and continues to embrace its message (cf. Evangelii Gaudium, 122). In your efforts to prepare for the fifth centenary, build on this solid foundation.

Christ died for all so that, having died in him, we might live no longer for ourselves but for him (cf. 2 Cor 5:15). Dear brother bishops, priests and religious: I ask Mary, Mother of the Church, to obtain for all of you an outpouring of zeal, so that you may spend yourselves in selfless service to our brothers and sisters. In this way, may the reconciling love of Christ penetrate ever more fully into the fabric of Filipino society and, through you, to the farthest reaches of the world.
 
Pope Francis to families: be examples of holiness, prayer
Vatican Radio
21:06 16/01/2015
(Vatican 2015-01-16) - Pope Francis told families in the Philippines Friday that they should take time to rest and to pray together and to be examples of holiness. On the second day of his five day trip to the Asian archipelago, Pope Francis told tens of thousands of people gathered for a meeting with families that the world “needs good and strong families” to overcome threats of poverty, materialism, destructive lifestyles, and those caused by separation due to migration.

In his discourse, delivered at the “Mall of Asia Arena,” Manila’s principle sports arena, the Pope said “the Philippines needs holy and loving families to protect the beauty and truth of the family in God’s plan.”

Below, please find the the full text of the Pope's adress (including his off-the cuff remarks in Spanish which were translated into English)

Dear Families,
Dear Friends in Christ,

I am grateful for your presence here this evening and for the witness of your love for Jesus and his Church. I thank Bishop Reyes, Chairman of the Bishops’ Commission on Family and Life, for his words of welcome on your behalf. And, in a special way, I thank those who have presented testimonies and have shared their life of faith with us.

The Scriptures seldom speak of Saint Joseph, but when they do, we often find him resting, as an angel reveals God’s will to him in his dreams. In the Gospel passage we have just heard, we find Joseph resting not once, but twice. This evening I would like to rest in the Lord with all of you, and to reflect with you on the gift of the family.

It is important to dream in the family. All mothers and fathers dream of their sons and daughters in the womb for 9 months. They dream of how they will be. It isn’t possible to have a family without such dreams. When you lose this capacity to dream you lose the capacity to love, the capacity to love is lost. I recommend that at night when you examine your consciences, ask yourself if you dreamed of the future of your sons and daughters. Did you dream of your husband or wife? Did you dream today of your parents, your grandparents who carried forward the family to me? It is so important to dream and especially to dream in the family. Please don’t lose the ability to dream in this way. How many solutions are found to family problems if we take time to reflect, if we think of a husband or wife, and we dream about the good qualities they have. Don’t ever lose the memory of when you were boyfriend or girlfriend. That is very important.

Joseph’s rest revealed God’s will to him. In this moment of rest in the Lord, as we pause from our many daily obligations and activities, God is also speaking to us. He speaks to us in the reading we have just heard, in our prayer and witness, and in the quiet of our hearts. Let us reflect on what the Lord is saying to us, especially in this evening’s Gospel. There are three aspects of this passage which I would ask you to consider: resting in the Lord, rising with Jesus and Mary, and being a prophetic voice.

Resting in the Lord. Rest is so necessary for the health of our minds and bodies, and often so difficult to achieve due to the many demands placed on us. But rest is also essential for our spiritual health, so that we can hear God’s voice and understand what he asks of us. Joseph was chosen by God to be the foster father of Jesus and the husband of Mary. As Christians, you too are called, like Joseph, to make a home for Jesus. You make a home for him in your hearts, your families, your parishes and your communities.

To hear and accept God’s call, to make a home for Jesus, you must be able to rest in the Lord. You must make time each day for prayer. But you may say to me: Holy Father, I want to pray, but there is so much work to do! I must care for my children; I have chores in the home; I am too tired even to sleep well. This may be true, but if we do not pray, we will not know the most important thing of all: God’s will for us. And for all our activity, our busy-ness, without prayer we will accomplish very little.

Resting in prayer is especially important for families. It is in the family that we first learn how to pray. And don’t forget when the family prays together, it remains together. This is important. There we come to know God, to grow into men and women of faith, to see ourselves as members of God’s greater family, the Church. In the family we learn how to love, to forgive, to be generous and open, not closed and selfish. We learn to move beyond our own needs, to encounter others and share our lives with them. That is why it is so important to pray as a family! That is why families are so important in God’s plan for the Church!

I would like to tell you something very personal. I like St Joseph very much. He is a strong man of silence. On my desk I have a statue of St Joseph sleeping. While sleeping he looks after the Church. Yes, he can do it! We know that. When I have a problem or a difficulty, I write on a piece of paper and I put it under his statue so he can dream about it. This means please pray to St Joseph for this problem.

Next, rising with Jesus and Mary. Those precious moments of repose, of resting with the Lord in prayer, are moments we might wish to prolong. But like Saint Joseph, once we have heard God’s voice, we must rise from our slumber; we must get up and act (cf. Rom 13:11). Faith does not remove us from the world, but draws us more deeply into it. Each of us, in fact, has a special role in preparing for the coming of God’s kingdom in our world.

Just as the gift of the Holy Family was entrusted to Saint Joseph, so the gift of the family and its place in God’s plan is entrusted to us so we can carry it forward. To each one of you and us because I too am the son of a family.

The angel of the Lord revealed to Joseph the dangers which threatened Jesus and Mary, forcing them to flee to Egypt and then to settle in Nazareth. So too, in our time, God calls upon us to recognize the dangers threatening our own families and to protect them from harm. We must be attentive to the new ideological colonization.

Beware of the new ideological colonization that tries to destroy the family. It’s not born of the dream that we have from God and prayer – it comes from outside and that’s why I call it a colonization. Let us not lose the freedom to take forward the mission God has given us, the mission of the family. And just as our peoples were able to say in the past “No” to the period of colonization, as families we have to be very wise and strong to say “No” to any attempted ideological colonization that could destroy the family. And to ask the intercession of St Joseph to know when to say “Yes” and when to say “No”….

The pressures on family life today are many. Here in the Philippines, countless families are still suffering from the effects of natural disasters. The economic situation has caused families to be separated by migration and the search for employment, and financial problems strain many households. While all too many people live in dire poverty, others are caught up in materialism and lifestyles which are destructive of family life and the most basic demands of Christian morality. The family is also threatened by growing efforts on the part of some to redefine the very institution of marriage, by relativism, by the culture of the ephemeral, by a lack of openness to life.

I think of Blessed Paul VI in the moment of that challenge of population growth, he had the strength to defend openness to life. He knew the difficulties families experience and that’s why in his encyclical (Humanae Vitae) he expressed compassion for specific cases and he taught professors to be particularly compassionate for particular cases. And he went further, he looked at the people on the earth and he saw that lack (of children) and the problem it could cause families in the future. Paul VI was courageous, a good pastor and he warned his sheep about the wolves that were approaching. And from the heavens he blesses us today.

Our world needs good and strong families to overcome these threats! The Philippines needs holy and loving families to protect the beauty and truth of the family in God’s plan and to be a support and example for other families. Every threat to the family is a threat to society itself. The future of humanity, as Saint John Paul II often said, passes through the family (cf. Familiaris Consortio, 85). So protect your families! See in them your country’s greatest treasure and nourish them always by prayer and the grace of the sacraments. Families will always have their trials, but may you never add to them! Instead, be living examples of love, forgiveness and care. Be sanctuaries of respect for life, proclaiming the sacredness of every human life from conception to natural death. What a gift this would be to society, if every Christian family lived fully its noble vocation! So rise with Jesus and Mary, and set out on the path the Lord traces for each of you.

Finally, the Gospel we have heard reminds us of our Christian duty to be prophetic voices in the midst of our communities. Joseph listened to the angel of the Lord and responded to God’s call to care for Jesus and Mary. In this way he played his part in God’s plan, and became a blessing not only for the Holy Family, but a blessing for all of humanity. With Mary, Joseph served as a model for the boy Jesus as he grew in wisdom, age and grace (cf. Lk 2:52). When families bring children into the world, train them in faith and sound values, and teach them to contribute to society, they become a blessing in our world. God’s love becomes present and active by the way we love and by the good works that we do. We extend Christ’s kingdom in this world. And in doing this, we prove faithful to the prophetic mission which we have received in baptism.

During this year which your bishops have set aside as the Year of the Poor, I would ask you, as families, to be especially mindful of our call to be missionary disciples of Jesus. This means being ready to go beyond your homes and to care for our brothers and sisters who are most in need. I ask you especially to show concern for those who do not have a family of their own, in particular those who are elderly and children without parents. Never let them feel isolated, alone and abandoned, but help them to know that God has not forgotten them.

I was very moved after the Mass today when I visited that shelter for children with no parents. How many people in the Church work so that that house is a home, family? This is what it means to take forward, prophetically, the meaning of family. You may be poor yourselves in material ways, but you have an abundance of gifts to offer when you offer Christ and the community of his Church. Do not hide your faith, do not hide Jesus, but carry him into the world and offer the witness of your family life!

Dear friends in Christ, know that I pray for you always! I pray that the Lord may continue to deepen your love for him, and that this love may manifest itself in your love for one another and for the Church. Pray often and take the fruits of your prayer into the world, that all may know Jesus Christ and his merciful love. Please pray also for me, for I truly need your prayers and will depend on them always!
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội nghị trung ương 10 : Đầu voi - đuôi con gì?
Phạm Trần
09:28 16/01/2015
HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 10-ĐẦU VOI ĐUÔI CON GÌ ?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã coi thường người dân và đảng viên khi quyết định không công khai kết qủa bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại kỳ họp Trung ương 10 (từ 05 – 12/01/2014).

Việc làm không trong sáng này của ông Trọng chỉ làm cho ông và Ban Chấp hành Trung ương mất đi niềm tin , vốn đã sa sút trong đảng và nhân dân trước thềm Đại hội đảng XII đấu năm 2016.

Ai cũng biết uy tín và khả năng lãnh đạo của ông Trọng đã xuống thấp nhất từ sau hai Hội nghị Trung ương 6 (từ 01-10 đến ngày 15-10-2012) và 7 (từ 02-5 đến ngày 11-5-2013)

Tại Hội nghị 6, ông Trọng đã thất bại trong nỗ lực kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã có những sai phạm trong lãnh đạo. Và tại Hội nghị 7, Trung ương đã bác hai ứng viên vào Bộ Chính trị do ông Trọng cơ cấu là Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ, trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Vì vậy khi ông Trọng, người có lá phiếu quyết định trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị không công khai kết qủa thì sự nghi ngờ “có vấn đề” trong cuộc bỏ phiếu ngày 11/01 càng lên cao trong dư luận.

Người dân và đảng viên chỉ được ông Trọng cho biết : “Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, xem xét, tiếp tục giới thiệu bổ sung Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; lấy phiếu tín nhiệm của Trung ương đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội nghị,...” (Trích Diễn văn Bế mạc, 12/01/2015)

Nhưng tại sao lại phải giấu kết qủa bỏ phiếu và nhằm mục đích gì khi ông Trọng đã khoe trong Diễn văn bế mạc rằng : “ Với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, trước nhân dân và đất nước, các đồng chí Uỷ viên Trung ương đã tiến hành các công việc này rất nghiêm túc, đúng với quy định của Đảng, đạt mục đích, yêu cầu đề ra, trong không khí thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất.”

Rồi ông tự khen : “Với những kết quả nêu trên, chúng ta có cơ sở để khẳng định, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thành công tốt đẹp.”

Nếu đã nói “thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất” và “thành công tốt đẹp” mà vẫn cứ giấu kín việc kiểm điểm bản thân thì hành động khuất tất này phải có lý do không bình thường, nếu uy tín lãnh đạo trước đảng và dân vẫn tốt.

Vậy có phải vì cuộc bỏ phiếu ngày 11/1 (015) có dính đến ông Nguyễn Phú Trọng nên ông không muốn “vạch áo cho người xem lưng” , hay nhiều Ủy viên trong tập thể lãnh đạo cao nhất đã bị cho điểm xấu nên cần giấu nhẹm cho đỡ mất mặt ?

Trong 2 cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hay bổ nhiệm được phổ biến công khai trong hai năm 2013 và 2014 không có tên ông Nguyễn Phú Trọng vì ông không thuộc thẩm quyền của Quốc hội mà do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lên.

Ba chóp bu lãnh đạo gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có tên trong danh sách Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.

NHẠY CẢM VỚI AI ?

Vậy hai cách bỏ phiếu khác nhau ở chỗ nào ?

Quốc hội là cơ quan Lập pháp do dân bầu ra, tuy vẫn do đảng cử các ứng cử viên để cho dân chọn (cho có vẻ dân chủ) nên Quốc hội có trách nhiệm với dân là trên hết, dù không bao giờ được vượt quyền điều khiển của Bộ Chính trị.

Ngược lại đảng CSVN không do dân chọn hay bầu mà là một tập thể tự lập và tự cho mình quyền lãnh đạo nên muốn làm gì tùy ý và tùy hứng theo Điều lệ đảng là chính dù Điều lệ đảng cũng quy định “ Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Do đó, công khai hay giữ kín việc đảng làm là do Lãnh đạo đảng quyết định nên không ai ngạc nhiên khi thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rào trước đón sau trong Diễn văn khai mạc Hội nghị 10 ngày 5/1/2015 : “ Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư - là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, lại được tiến hành lần đầu, cho nên rất hệ trọng và nhạy cảm, liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng. Bộ Chính trị đề nghị các đồng chí Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và xây dựng, nghiên cứu thật kỹ Quy định và Tờ trình của Bộ Chính trị, các báo cáo công tác của từng đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thể hiện chính xác chính kiến của mình qua mỗi lá phiếu, góp phần bảo đảm việc lấy phiếu thật sự dân chủ, khách quan, công tâm, xây dựng, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng chống phá.”

Nhưng chính ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành đã mở cửa khuyết điểm cho mọi người thấy, không cần gì “các thế lực xấu, thù địch” phải vạch lá tìm sâu.

Bởi vì, theo ông Trọng nói thì Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã “tiến hành kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2014 “ , rồi ông lại tự khen : “Các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư giữ gìn phẩm chất đạo đức; kiên định, vững vàng, tận tuỵ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, làm việc có hiệu quả.”

Như vậy thì có phải ông đã đặt “cầy trước trâu” khiến cho 175 Ủy viên chính thức có quyền bỏ phiếu tín nhiệm phải đặt quyền lợi của đảng trên hết, dù có muốn quyết ngược lại cũng không được.

KINH TẾ LÙI MÃI

Chẳng hạn như ông tự bôi son trét phấn cho hai cơ cấu lãnh đạo tối cao của đảng trong diễn văn khai mạc: “ Năm 2014, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, đất nước ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của cả hệ thống chính trị, các lĩnh vực của đời sống xã hội và đạt được những kết quả quan trọng.”

Nhưng cũng từ “khúc nhạc dạo đầu” này, Ông Trọng lại mâu thuẫn khi báo cáo công lao của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong công tác điều hành nền kinh tế.

Ông nói: “ Nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực hơn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, kinh tế tăng trưởng cao hơn năm 2013; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm; cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.”

Ngay sau đó ông lại lội ngược dòng : “ Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên một số lĩnh vực có mặt còn hạn chế. Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định vững chắc; việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, bội chi ngân sách, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn.”

Những điều ông Trọng thừa nhận không mới mà chỉ lập lại chung chung như đã xác nhận trong báo cáo tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, ngày 20/10/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Dũng nói : “ Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc. Bội chi ngân sách còn cao. Nợ công tăng nhanh. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%) nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì khoảng 26,2%. Tổng cầu tăng chậm. Tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Nợ xấu còn cao, xử lý còn chậm. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc. Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá hiệu quả chưa cao.”

Tuy nhiên, ông Trọng lại không nói gì đến tình trạng, trong năm 2014, đã có nhiều Doanh nghiệp phải đóng cửa và nạn 70% sinh viên có bằng Cử nhân không tìm được việc làm.

Theo báo cáo chính thức thì trong năm 2014, cả nước: “Có tới 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn, buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số thuế doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Trong số này bao gồm 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước.

Có 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 46.599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.” (Báo Dân Trí, 27/12/2014)

Đối với các Danh nghiệp Nhà nước (DNNN) thì sao ?

Hãy đọc tin của báo Pháp Luật TpHCM (Thành phố Hồ Chí Minh) ngày 02/08/2014: “ Những DNNN càng kinh doanh càng lỗ “khủng” được Kiểm toán Nhà nước điểm mặt là: công ty mẹ Cienco 5 lỗ đầu tư tài chính 11,4 tỷ đồng; 5/50 công ty do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư thua lỗ 3.702 tỷ đồng và 11/31 công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư thua lỗ 6.342 tỷ đồng, Ngoài ra, 7/24 công ty do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) đầu tư lỗ lũy kế 339,6 tỷ đồng; 6/57 công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lỗ 118,3 tỷ đồng; 3/8 công ty liên doanh, liên kết do Công ty mẹ Tổng Công ty Sông Đà đầu tư thua lỗ và 5/24 công ty liên doanh, liên kết do Tổng công ty ô tô đầu tư thua lỗ.

Tiếp sau là danh sách các công ty kinh doanh tới mức âm vốn chủ sở hữu như 3/10 công ty thuộc Cienco 5 (âm 53,7 tỷ đồng); công ty Thực phẩm Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Thuốc lá (âm 166,74 tỷ đồng). Tình trạng lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ/vốn đầu tư của chủ sở hữu gồm hàng loạt các công ty liên doanh vốn Việt Nam và nước ngoài, thuộc ngành bất động sản, xây dựng và cả tài chính, với tỷ lệ lỗ gấp 1,3 đến 3 lần vốn chủ.”

Báo này cũng trích lời Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hải, Phó Trưởng khoa Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) nhận định: “Hiện DNNN bao gồm các tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế như: ngân hàng, năng lượng, cơ khí, hóa chất..., tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được kỳ vọng…. DNNN hiện chiếm 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn nhà nước, 60% tín dụng, 79% tổng nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại và 70% vốn ODA, thế nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng GDP. Đây là một con số vô cùng khiêm tốn, chúng ta cần suy ngẫm”.

BỎ PHIẾU HAY BỎ BÙA ?

Như vậy thì khi bỏ phiếu, các Ủy viên Trung ương căn cứ vào đâu để quyết định và ai là người chịu trách nhiệm về nền kinh Kinh tế đang làm cho dân sống dở chết dở ?

Chẳng lẽ lại đổ hết lên đầu ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nội các vì ông Dũng chỉ là người thừa hành theo quyết định của tập thể lãnh đạo Bộ Chính trị 16 người và Ban Bí thư 11 người ?

(Ban Bí thư có 4 người không đồng thời là Ủy viên Bộ Chính trị gồm : Thượng tướng Ngô Xuân Lịch,Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội ; ông Trương Hòa Bình,Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao ; Bà Hà Thị Khiết,Trưởng Ban Dân vận Trung ương và ông Trần Quốc Vượng,Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).

Vậy ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm gì không, hay lại bảo “những thiếu sót là do lỗi hệ thống” nên không ai phải chịu trách nhiệm mà cả tập thể xin nhận lỗi trước đảng và trước nhân dân để cho huề cả làng ?

Với tư duy lãnh đạo “cứ đổ rác ra cho dân hốt” như thế thì Quy định lấy phiếu tín nhiệm của đảng chỉ còn là tờ giấy rác.

Quy định 165-QĐ/TW ngày 18/02/2013 của Văn phòng Trung ương ấn định thủ tục “về việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” đã quy định “Việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm” theo kiểu “ đóng cửa nói cho nhau nghe”.

Điều 10 chứng minh:

10.1- Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đối với tập thể và cá nhân sau:

- Thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm của hội nghị lấy phiếu tín nhiệm.

- Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp (cấp có thẩm quyền quản lý, quyết định đối với cán bộ).

- Cá nhân cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm

10.2 Cách thức công khai kết quả phiếu tín nhiệm

-Việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố tại các hội nghị lấy phiếu tín nhiệm có thành phần ghi phiếu tín nhiệm nêu tại Điều 5 của Quy định này.”

Thành phần ghi phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại Hội nghị 10 ngày 11/01/2015 thuộc về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư.

Và Hội nghị Trung ương 10 đã được nghe báo cáo kết qủa bỏ phiếu rồi thảo luận tại Tổ về kết qủa này, nhưng không một ai dám hé răng thì đủ biết tính “bù nhìn” của các Ùy viên Trung ương hiện ra như thế nào ?

(Điều 5. Đối tượng ghi phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý

5.1- Các chức danh cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

1. Tổng Bí thư và đồng chí Thường trực Ban Bí thư:

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.)

Điều 10 cũng viết thêm rằng: “ Căn cứ vào tình hình cụ thể, cấp có thẩm quyền quyết định công khai tín nhiệm đối với cán bộ ở phạm vi, đối tượng khác.”

Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng và 174 Ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương đã không cho dân và đảng viên biết kết qủa nên cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015 trở nên trơ trẽn, là trò chơi tháu cáy mạo danh dân chủ của đảng.

Vớ vẩn hơn, không giống như Quốc hội buộc các chức danh lấy phiếu tín nhiệm phải “kê khai tài sản” thì đảng lại “tha” cho những lãnh đạo không phải khai báo.

Quyết định “dân chủ gỉa tạo” này ghi trong Khỏan 1, Điều 7 : “

Nội dung lấy phiếu tín nhiệm: căn cứ vào các tiêu chí sau:

1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức.

- Tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình.

- Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật.

- Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

2) Năng lực thực tiễn

- Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công.

- Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách.

- Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách.

- Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.

- Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc.

- Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.

Tuyệt nhiên, chuyện tài sản tư của mỗi Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư không được đụng chạm đến.

Ngòai ra cách thức thẩm định người được bỏ phiếu cũng làm theo cách của Quốc hội theo 3 mức độ : “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp” như ghi trong Khỏan 2, Điều 7 (Phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm) nên cuối cùng, dù kết qủa không công khai thì ai cũng có thể đóan ra cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015 của Ban Chấp hành Trung ương không làm cho ai bị “sức môi, bể mũi”.

CÓ GÌ ĐÁNG NÓI ?

Ngoài những điểm nói to nhưng rỗng tuếch như trên, Hội nghị 8 ngày của Trung ương 10, tuy được ông Nguyễn Phú Trọng “mạ kền” là quan trọng vì đã thảo luận những Báo cáo sẽ trình ra trước Đại hội đảng Khoá XII, nhưng tựu trung đảng vẫn loay hoay như con rối trước trận bão đòi dân chủ và chống đảng độc quyền lãnh đạo, đồng thời không che dấu được tình trạng rối loạn thần kinh trên con đường được gọi là “qúa độ lên xã hội chủ nghĩa” với mớ lý luận huyên thuyên.

Điều quan trọng nhất của Bài diễn văn bế mạc của ông Trọng đã tập trung vào việc phải duy trì quyền lực cho đảng và sự tồn tại của chế độ theo Chủ nghĩa Cộng sản.

Ông kêu gọi Ban Chấp hành: “ Phải nắm vững và khẳng định : đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta.”

Theo ông Trọng, đổi mới phải tập trung vào : “ Đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức công tác, lề lối làm việc, cải cách hành chính, chống tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây phiền hà cho dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”

Tất cả những thứ phải “đôi mới” này xưa như trái đất vì đảng đã làm từ năm 1986 thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng không những vẫn tồn tại như cũ mà còn lan rộng, ăn sâu trong đội ngũ cán bộ đảng viên tham nhũng đến nỗi nhân dân phải ta thán “càng cải cách càng hành dân”.

Nghị quyết Trung ương 4 phổ biến ngày 18/01/2012 đã chứng minh rằng: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”

Như thế đã thấy rõ, càng chậm chuyển hướng từ độc tài sang dân chủ, từ độc quyền báo chí, kiểm soát dư luận sang tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền đình công để bảo vệ quyền lợi cho dân thì đảng CSVN càng sa lầy, càng đẩy đất nước vào vòng khống chế của Trung Quốc.

Vì vậy mà, một lần nữa ông Trọng đã hô hào:”Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, nhất là tiếp tục thực hiện kiên trì, quyết liệt hơn Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức trong Đảng và trong xã hội; giữ vững, kiên định bản chất cách mạng và vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên…..”

Nhưng “suy thoái tư tưởng chính trị” để “tự diễn biến và “tự chuyển hoá” trong đảng không còn là nguy cơ nữa mà đã lan nhanh và ăn sâu trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên từ 4 năm qua.

Hiện tượng người dân, một bộ phận lớn trong quân đội và công an không còn tin vào báo chí và bộ máy tuyên truyền của đảng đã khiến cho Ban Tuyên giáo Trung ương và Cục Chính trị Quân đội bối rối.

Do đó không có gì ngạc nhiên khi Hội nghị Trung ương 10 phải thảo luận công tác tăng cường kiểm soát báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử, bao gồm cả các mạng báo tự do đang phát triển nhanh và đã vượt khỏi tầm tay kiểm soát của hai Bộ Công an và Thông tin và Truyền thông.

Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đã phải nói công khai : “ Không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.”

Nhưng càng xiết chặt, càng định hướng và càng kiểm soát bao nhiêu thì sự kiên quyết thực hiện quyền tự do tư tưởng của dân càng lên cao như đã thấy từ năm 2011.

Rối ren trong đảng còn được chứng minh về sự loay hoay bằng đường lối cố bám lấy Chủ nghĩa phá sản Cộng sản và chủ trương nửa nạc nửa mỡ làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và do nhà nước làm chủ.

Trung ương 10 đã thể hiện tình trạng hoang mang không biết xoay sở ra sao với cụm từ “xã hội chủ nghĩa” trong Thông báo cuối Hội nghị:” Trung ương đã thảo luận, cơ bản nhất trí với nội dung của Dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới và đóng góp nhiều ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo; tập trung đánh giá, phân tích thành tựu, hạn chế, nguyên nhân trên các mặt nhận thức, thực tiễn, tập trung ở 9 vấn đề : (1) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; (2) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; (3) Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam; (4) Giải quyết các vấn đề xã hội; (5) Quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc; (6) Đường lối và chính sách đối ngoại; hội nhập quốc tế; (7) Phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; (8) Xây dựng Đảng; (9) Nhận thức và giải quyết 8 mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.”

Nhưng 9 vấn đề lý luận này cũng xưa như những chuyện huyền thọai về hồ Gươm và con đê Yên Phụ. Càng kể chuyện thì hồ Gươm và ông thần Rùa càng thấy linh thiêng, dù thực tế dân gian chưa bao giờ thấy. Cũng như những bóng ma lững lờ trong màn sương Yên Phụ vào mỗi đêm Giao thừa có ai nhìn thấy mặt người đâu, nhưng cũng cứ tin và đồn thổi càng đi xa.

Câu chuyện lý luận “tịt ngòi” chả thấy đâu là đường ra của “Xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam cũng thế. Có bao giờ đảng dám tranh luận “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tốt hơn gấp vạn lần một “Nhà nước biết thượng tôn luật pháp” của Chủ nghĩa Tư bản ?

Hay một Nhà nước tự do, dân chủ và biết tôn trọng quyền làm chủ đất nước của dân luôn luôn chậm tiến và tụt hậu sau nhiều năm so với mức tiến như rùa bò của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?

Sự lúng túng trong tư duy lãnh đạo của đảng CSVN còn là lực cản của dân và của nước khi Lãnh đạo cứ mãi ca bài con cá nhàm tai “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” , nhưng dân thì cứ mãi trắng tay mà lãnh đạo thì giầu sang phú qúy hơn mọi thời đại.

Đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường, hay mặt trái của chế độ mà Hội nghị Trung ương 10 vẫn chưa nhận thấy khi khai mạc là con voi mà đến khi kết thúc thì cái đuôi cũng không còn của voi nữa thì là đuôi con gì ? -/-

Phạm Trần

(01/015)
 
Văn Hóa
Huyền nhiệm một ơn gọi
Micae Bùi Thành Châu
20:44 16/01/2015
HUYỀN NHIỆM MỘT ƠN GỌI

Mỗi cuộc đời là mỗi huyền nhiệm, mỗi một đời là một ơn gọi mà Thiên Chúa trao ban. Có những ơn gọi hết sức đặc biệt. Đó là những bài học rất thực tế trong đời của ta.

Như một mối duyên và một sự tình cờ, tôi được quen Cha Andre Hồng Anh Kiệt - Giáo Phận Cần Thơ.

Dần dần theo năm tháng, Cha chia sẻ chuyện đời, chuyện người khi có thể.

Bản thân tôi, nhiều khi do va đập của cuộc đời, có khi cảm thấy mình nản lòng, có khi mình yếu đuối để rồi qua những dòng sẻ chia của Cha tôi lấy lại được thăng bằng.

Chuyện "bí mật" về cuộc đời của Cha hôm nay được "bật mí".

Trong tâm tình sẻ chia, Cha mới kể rằng cha là một linh mục tân tòng.

Chuyện là ngày đó cách đây hơn hai chục năm, vào những ngày luyện thi đại học, cha tiện đường ghé vào Tòa Giám Mục để ôn bài. Tình cờ trong sân của Tòa Giám Mục Cha đã bắt gặp cụ già thân thương khi ấy là giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang của Giáo Phận mà Ngài đang sống.

Chẳng biết lời qua tiếng lại như thế nào đó để rồi cha và vị cha chung của giáo phận "bén duyên". Cha không chỉ cảm được lòng của vị giám mục già mà còn cảm luôn cả cái đạo Kitô giáo nữa.

Thế là từ đó bén duyên sinh tình. Từ đó, Cha khao khát trở thành người Kitô hữu và hơn thế nữa, Cha đã tìm hiểu ơn gọi và bước theo lời mời của Chúa.

Cha chia sẻ rằng để bước chân vào đạo và bước chân vào nhà tu và bước chân lên bàn Thánh quả là một hành trình đầy gian nan thử thách. Thế nhưng, giữa những khó khăn thử thách ấy, Cha luôn có Chúa ở cùng. Chúa ở cùng Cha, đồng hành với Cha trong hành trình theo đạo, hành trình đi tu qua 3 đời giám mục địa phận. Cha cũng nói rằng vị giám mục hiện tại luôn luôn lắng nghe tâm tư, chia sẻ của Cha như một người con trong gia đình giáo phận.

Vì là con độc nhất trong gia đình nên chuyện đi theo Chúa là chuyện không tưởng của nhiều người, nhất là họ hàng bà con. Cha kể lại rằng khi theo đạo thì bị gia đình từ một số. Đến ngày chịu chức linh mục thì bị từ thêm một số nữa bởi vì dòng họ của Cha đều là những sư, những thầy bên Phật. Cha nói là đau lắm nhưng đâu ai hiểu được ơn gọi của Cha. Nhờ ơn Chúa, Cha vẫn tiến bước trong hành trình làm con Chúa và là một vị mục tử của Chúa.

Nói về những khủng hoảng của Giáo Hội trong thời gian này, Cha nói rằng chính trong lúc này, trong thời gian này Chúa thương yêu ấp ủ Giáo Hội cách riêng Giáo Hội Việt Nam hơn bao giờ hết. Những lúc khó khăn như thế này chính là lúc mà Chúa thương yêu chúng ta hơn cả.

Trong thân tình, Cha khiêm tốn: "Con là người tân tòng nên con cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót kinh khủng lắm ! Con thích câu chuyện "dấu chân trên cát" lắm ! Câu chuyện đó muốn nói với con cũng như mọi người rằng Chúa luôn luôn ẵm chúng ta trong tay của Ngài. Con đây coi cái họ đạo thôi cũng đủ thứ chuyện, các giám mục coi cả giáo phận còn khó khăn hơn biết bao nhiêu. Vì thế con chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện. Con tin ơn Chúa Thánh Thần luôn tuôn đổ trên Giáo Hội, tuôn đổ trên mọi người chúng ta. ..Con nghĩ rằng trong cuộc sống nếu mình không bằng lòng những gì mình có nghĩa là mình chưa yêu mến Chúa đủ. Vinh quang của Chúa không phải là tiến vào Giêrusalem mà tiến lên cây thập giá và Chúa nói "xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm". .."

Câu chuyện đang hấp dẫn thì Cha xin phép chào tạm biệt bởi lẽ Cha đến giờ kinh gia đình. Cha nói rằng trong họ đạo của Cha, mỗi tối Cha đến từng gia đình thay phiên nhau để cùng nhau đọc kinh tối.

Tiếc rằng dòng chia sẻ đặc biệt là chia sẻ về đức tin của một vị linh mục tân tòng bị cắt ngang. Vẫn hy vọng một ngày nào đó được Cha chia sẻ thêm về cảm nghiệm sống đức tin của mình.

Chia tay Cha nhưng lòng vẫn cảm mến, kính phục một vị linh mục can đảm bỏ nhiều cái dính đến đời mình để theo Chúa nhất là trong hình ảnh của người con duy nhất của gia đình. Đặc biệt một bài học đức tin hết sức sống động của một chàng thanh niên đã theo Chúa và sống ơn gọi linh mục.

Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc đời, đời sống đức tin của ta có thể lung lay, có thể chao đảo để rồi Chúa cho ta bắt gặp hình ảnh của một cuộc đời, một huyền nhiệm ơn gọi như vị linh mục thân quen để ta được hun đúc niềm tin của ta. Nhìn vào cuộc đời của vị linh mục tân tòng, quả là một bài học đức tin sống động để ta noi theo Cha để bước theo Chúa Kitô trong hành trình làm con Chúa của ta.

Micae Bùi Thành Châu
 
Mục tử nhân từ
Đinh Văn Tiến Hùng
20:24 16/01/2015
Mục Tử Nhân Từ

“ Humanity (nhân từ)- Humitily (khiêm tốn)- Humour (khôi hài) : 3 đặc điểm nổi bật của ĐTC Phan-xi-cô.
Đó là nhận xét của ĐGM Mylo Vergara, đặc trách truyền thông Hội đồng Giám mục Phi- luật- tân khi ĐTC đến thăm ngày 15/1/15 “


Mục Tử người nghèo, Giáo Hoàng nhân hậu,
Điểm nổi bật nơi Đức Phan-xi-cô,
Mà thế giới luôn ngưỡng mộ trầm trồ,
Sự cuốn hút của Vị đứng đầu Giáo Hội.

Người Cha Chung đã mở đường khai lối,
Cuộc sống đơn sơ mẫu mực hàng ngày,
Lòng Nhân từ, Khiêm tốn, lại Khôi hài,
Để đời sống không nặng nề nhàm chán.

Nhân từ vì luôn quan tâm săn sóc,
Không ngại ngùng vào ngõ hẻm bùn nhơ,
Không lánh xa người nghèo khổ bơ vơ,
Mong đem đến một tình yêu chân thật.

Chúa phán : “Khi làm cho người hèn nhất,
Là các con đã làm cho chính Ta,
Bởi vì các con có cùng một Cha,
Hãy nhớ những lời mà Ta truyền dạy.”

Khiêm nhường là khi mình nhìn thấy,
Sự yếu hèn dễ sa ngã từng giờ,
Như con thuyền trôi dạt xa bến bờ,
Quá nhỏ bé giữa trùng dương sóng cả.

Trong ngày đăng quang dẫn đầu Giáo Hội,
Đức Phan-xi-cô khiêm tốn ngỏ lời :
‘Xin cầu cho tôi trước mặt Chúa Trời,
Vì tôi là người thấp hèn tội lỗi.’

Khi dạy dỗ Ngài luôn luôn tìm lối,
Cho mọi người vui chấp nhận thấy hay :
‘Không thích Giám mục, Linh mục máy bay,
Đạo bán thời gian không phải tín hữu.’ (*)

Khôi hài thấy nhiều lúc lại hữu hiệu,
Hơn những lời nghiêm khắc hay răn đe,
Vì không cần phải lưỡng lự e dè,
Mà đối tượng dễ vui lòng đón nhận.

Mục Tử người nghèo, Giáo Hoàng nhân hậu,
Điểm nổi bật nơi Đức Phan-xi-cô,
Mà thế giới luôn ngưỡng mộ trầm trồ,
Sự cuốn hút của Vị đứng đầu Giáo Hội.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

- Ghi chú: (*) Nhắc lại lới ĐTC khiển trách hàng GM, LM và Tín hữu.
Bài viết gợi ý theo Mạng Dòng Chúa Cứu thế VN.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tạ Ơn
Tấn Đạt
22:27 16/01/2015
TẠ ƠN
Ảnh của Tấn Đạt
Thiên nhiên là tác phẩm của Thượng Đế.

Nature is a volume of which God
is the author.
(William Harvey)