Ngày 15-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Kitô Hữu, Nhà Tiếp Thị Tin Mừng
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:25 15/01/2012
KITÔ HỮU, NHÀ TIẾP THỊ TIN MỪNG

(Chúa Nhật II TN B - 2012)

Quảng cáo - Tiếp thị - Vận động... đó là một dịch vụ, một công việc, một chiến dịch gần như không thể thiếu trên thương trường và trong xã hội cuộc sống hôm nay.

Ngày 15.10.2011, hãng Honda đã bỏ ra 990.000.000 USD để có được một mẫu quảng cáo cho dòng xe Honda Accord.

Ông Obama, để được ngồi vào Nhà Trắng đã phải chi phí cho cuộc vận động tranh cử ít nhất cũng trên 100 triệu USD.

Trong khi đó trên màn ảnh nhỏ, chương trình quảng cáo luôn là "show diễn" trung thành và đều đặn nhất của mọi kênh.

Từ chuyện quảng cáo, vận động, tiếp thị, chúng ta hãy liên tưởng tới nhân vật Giêsu Kitô, Vị Cứu Chúa của chúng ta. Cách đây 2000 năm, kể từ sau biến cố thảm sầu vào chiều thứ Sáu trên đồi Sọ, quả thật, nếu không có một “chiến dịch tiếp thị” khôn ngoan và can đảm, một chương trình giới thiệu đầy xác tín và nhiệt tình của các môn sinh, thì e rằng thế giới chẳng mấy người biết được một Đức Giêsu Thiên Chúa làm người và là Đấng Cứu độ chúng sinh.

Chúng ta không phủ nhận quyền năng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần luôn là yếu tố cốt lõi và quyết định. Tuy nhiên, “sự giới thiệu”, lời loan báo, cuộc sống chứng nhân của các Kitô hữu về Chúa Kitô không phải là không quan trọng. Chính vì thế, ngày từ buổi bình minh Kitô giáo, Đức Kitô đã ra lệnh cho các môn sinh : “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, rao giảng Tin Mừng cho muôn loài thụ tạo” (Mc 16,15), “Chính anh em là những chứng nhân về những điều nầy” (Lc 24,48). Thánh Phaolô, một nhà truyền giáo vĩ đại đã thấm thía chân lý nầy nên đã nói : “Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe ? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? “ (Rm 10,14)

Sự kiện đầu tiên và cuối cùng mà trích đoạn Tin Mừng Gioan vừa được công bố hôm nay nhấn mạnh chính là “lời giới thiệu về Đức Kitô của Gioan Tẩy Giả” : Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36), và cuộc “dẫn dụ” của Anrê, bào huynh của Phêrô : Trước hết, ông gặp em mình là là ông Si-mon và nói : “Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia”. Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giêsu. (Ga 1,40-42)

Với lòng xác tín mãnh liệt, với kiến thức sâu sắc và chín chắn, với con tim chân thật đầy trách nhiệm…, lời giới thiệu về Đức Kitô của Gioan Tẩy Giả đã tức khắc mang lại hiệu quả : Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Đức Giêsu (Ga 1,37). Riêng Anrê, chắc chắn đã rất vui mừng vì người em Si-mon đã được chọn cách đặc biệt : Đức Giêsu nhìn ông Si-mon và nói : “Anh là Si-mon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (Tức là Phê-rô) (Ga 1,42). Sau đó khoảng 3 năm, người chài lưới trên biển hồ Galilê, tức Tông đồ Cả Phêrô, tới phiên mình, cũng có một bài giới thiệu khá dài về Đức Giêsu và đã mang về một thành công vang dội : Vậy những ai đón nhận lời ông, đều chịu phép rửa. Và hôm ấy đã có thêm khoảng ba ngàn người theo đạo. (Cv 2,41).

Và những gì đã diễn ra sau đó : cả đế quốc Rôma, cả vùng Địa Trung Hải, rồi lan dần sang Châu Phi, châu Âu, lan rộng sang châu Mỹ, đi tới những đại lục mênh mông của Á Châu, Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài đã không còn xa lạ. Cho đến hôm nay, đã có một phần ba nhân loại nhận biết, yêu mến và tôn thờ Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ.

Điều gì đã làm nên chuyện lạ lùng đó. Phải chăng đó chính là “cuộc truyền giáo” của cả Hội Thánh, là công cuộc giới thiệu Đức Kitô của muôn thế hệ Kitô hữu, là một chiến dịch “tiếp thị Tin Mừng” xuyên suốt và không ngừng nghỉ suốt 2000 nay của toàn thể Dân Chúa.

Nhưng, để có 1 phần 3 nhân loại được nhận biết Đức Kitô, Dân Chúa đã “chi phí” không biết bao nhiêu máu xương và nước mắt, hy sinh và nguyện cầu, sự thánh thiện và ân sủng, việc lành phúc đức và các phương tiện truyền thông, kinh Mân Côi và thánh lễ…

Riêng tại giáo xứ Tuy Hòa chúng ta, để giới thiệu Chúa Giêsu cho anh em lương dân trong dịp Giáng Sinh 2011 vừa qua đã mất đứt hơn 90 triệu đồng.

Nói như thế để chúng ta thấy rằng, việc giới thiệu Chúa Kitô, việc loan báo Tin Mừng phải luôn chiếm ưu tiên hàng đầu trong sinh hoạt sống đạo hôm nay và ngày mai. Đáng tiếc, ngày hôm nay, có nhiều người trong chúng ta quá coi trọng và đầu tư cho những công cuộc “tiếp thị sản phẩm trần tục” mà lại lãnh đạm và thờ ơ với sứ mệnh chứng nhân, truyền giáo.

Hội Thánh sẽ ra sao, nếu Dân chúa không còn tìm thấy những con người như Gioan Tẩy Giả, như Anrê, như Phêrô, như F.X, như Anrê Phú Yên ?

Thiên Chúa, Đức Kitô vẫn không ngừng mời gọi : “Hãy đến mà xem”. Nhưng để có được nhiều người "đến xem và ở lại với Chúa", với Giáo Hội, thì chính chúng ta phải là những trung gian, những nhà tiếp thị, những chiếc cầu nối. Vâng, theo ngôn ngữ của xã hội hôm nay, người Kitô hữu phải là những "nhà tiếp thị Tin Mừng".

LM. Giuse Trương Đình Hiền

.
 
Nghi thức Tôn vinh và mừng tuổi Chúa ngày đầu Xuân
LM Thái Nguyên
12:25 15/01/2012
Nghi thức Tôn vinh và mừng tuổi Chúa ngày đầu Xuân

CHUẨN BỊ

• Thánh Giá – Đèn hầu (3)
• Thiếu nhi (Thiếu nữ) múa
Đại diện các giới
• Thiếu Nhi (2) (nhang)
• Giới Trẻ (2) (nhang)
• Gia Trưởng (1) (nhang)
• Hiền Mẫu (1) (nhang)
• 4 Giúp lễ (Cầm sẵn nhang cho Chủ Tế và Thiếu nhi múa)
• Chủ Tế
Vị trí : đứng dưới cuối Nhà thờ.

* Lời mở đầu của Chủ Tế …(nếu có)

Dẫn Lễ
Nhâm Thìn Năm mới Hồng Ân
Tin yêu Phục vụ chứng nhân giữa đời
Tình yêu Thiên Chúa cao vời
Cho đi nhận lãnh một đời yêu thương
Xuân về trên khắp quê hương
Xuân đem Tình Chúa, tình thương cho đời.

Vâng, trong nắng xuân tươi, cảnh vật như bừng lên sức sống, lòng người hoan hỉ đón chào ánh xuân với niềm biết ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban năm tháng ngày giờ, như một hồng ân cao quý, để con người chung sức dựng xây Giáo hội, và kiến tạo xã hội trong công bình thánh đức.

Trong những giờ phút linh thiêng của ngày đầu Năm mới, chúng ta hiệp dâng Thánh lễ đầu Xuân với ước nguyện đựơc Chúa ban cho vui hưởng Một Năm Mới Nhâm Thìn – An Bình Thánh Đức, luôn sống an vui hạnh phúc và thành đạt những ước vọng cao đẹp, cùng nhau đón nhận 366 ngày hồng phúc, với sức sống và niềm vui mới, như một món quà đầu xuân. Chúng ta hãy hiến dâng cuộc đời trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu luôn được thái bình thịnh vượng, người người no ấm an vui, và trong cương vị một Kitô hữu, xin cho chúng ta biết sống Phúc âm giữa lòng dân tộc, đem tình bác ái gieo rắc mọi nơi, để tạo sự hiệp nhất yêu thương. Mong sao mọi người luôn sống an vui hạnh phúc, chờ ngày tận hưởng mùa xuân vĩnh cửu trên Nứơc Trời.

Giờ đây, chúng ta hãy cùng với Chủ Tế, Đại diện các giới và các em Thiếu Nhi Mừng đón Chúa Xuân.

Ca đoàn hát Nhập Lễ : …

Đoàn rước tiến vào nhà thờ :

• Thánh Giá – Đèn hầu : tiến thẳng vào phòng thánh
• Thiếu nhi tiến lên Cung thánh múa
• Chủ Tế + Giúp Lễ + Đại diện các giới : Đứng ở đường giữa.

Dẫn : (Múa hoa mai)
Hoa Mai khoe sắc vàng tươi
Người người vui Tết nụ cười trên môi
Kính thờ Chúa Tể Càn khôn
Ngày xuân dâng Chúa Chí Tôn Mai vàng
Khấn xin ban phúc bình an
Sáng tươi hy vọng chứa chan ơn lành.

Mở nhạc : - Mùa Xuân đã đến
(Bài số 2 – CD : Xuân Tình Yêu – Thái Nguyên)
- Hoặc bài : Mừng Chào Mùa Xuân
(Bài số 4 – CD: Dâng Chúa Mùa Xuân - Gia Ân)
Hay một bài Thánh ca Xuân tùy thích.

Kết bài múa Thiếu Nhi gắn hoa mai lên bàn thờ Đức Mẹ & Thánh Giuse)
Xuống giúp lễ nhận nhang
Đứng xếp 2 hàng dọc, chờ nghe dẫn bài múa nhang

Dẫn : Múa Nhang
Hương trầm nghi ngút tỏa bay
Là lời tạ lỗi những ngày tháng qua
Con sống tội lỗi bê tha
Cúi đầu bái lạy xin Cha thương tình
Như hương bay tới Thiên Đình
Dâng Cha Họ đạo Gia đình chúng con.

Mở nhạc : - Thắp nén hương xuân
(Bài số 5 – CD: Dâng Chúa Mùa Xuân - Gia Ân)
- Hoặc bài : Lễ dâng Mùa Xuân 2
(Bài số 2 – CD: Dâng Chúa Mùa Xuân - Gia Ân)
Hay một bài khác phù hợp với dâng hương.
Cuối bài múa Thiếu Nhi chưa cắm nhang, đi xuống rước Chủ Tế tiến lên Cung Thánh để bái nhang chung.

MỞ ĐẦU NGHI THỨC TÔN VINH

Tân Niên vinh chúc Thiên ân
Mừng Xuân Tân Mão Phúc ân chan hòa
Tình Yêu Ân sủng Ngôi Cha
Ngôi Hai Thiên Tử, Ngôi Ba Thánh Thần

Thương ban hồng phúc vô ngần
Đoàn con cảm mến Tri ân suốt đời
Kính thờ Chúa cả cao vời
Cúc cung bái lạy vang lời tụng ca.



(Chủ Tế và Thiếu Nhi – Đại diện các giới bái hương xong …….. cắm hương)

Trong lúc cắm hương Ca đoàn hát 1 trong 2 bài được gợi ý sau đây :

ĐK : Lời con như trầm hương bay lên tới Thiên đường, bay lên tới Thiên đường cho lung linh ánh nhiệm mầu (lên tới Thiên đường nhiệm mầu) Thiết tha là như cánh vạc kêu sương Chúa ơi ! lòng con chân thành dâng vinh quang Chúa muôn vàn không gian mấy tơ vàng đây cao siêu lễ tôn thờ. Khấn cầu là Chúa hãy dủ thương ban muôn hồng ân.

Hoặc bài : Lễ dâng mùa xuân (Nguyễn Duy) Sách TCCĐ 550
Xin phép Tác giả được đổi lời cho phù hợp trong lúc cắm hương như sau :

1. Xin dâng lên Ngài trầm hương, trầm hương ngát thơm
Xin dâng lên Ngài trầm hương ngát bay thiên đường.
Ngày xuân con xin dâng lên,
Ngày xuân mới ân phúc thánh đức
cùng mơ ước mến yêu cậy tin
Nguyện xin Chúa ghé mắt chúc phúc
và nhận lấy hương thơm con dâng
từ cuộc sống chan hòa hương xuân.

ĐK: Xin dâng Chúa hương trầm,
một năm mới Nhâm Thìn
Chúa ban dư đầy thánh ân của Ngài,
để hương xuân mãi tỏa bay.
con dâng Chúa hương trầm,
một năm mới Nhâm Thìn
Ngày xuân thắm ân tình
và ngát thơm như trầm hương.

(Hát lập lại cho đến Khi cắm hương xong.)

Tiếp theo là phần nghi thức kính bái :
- Chúa Ba Ngôi
- Đức Mẹ
- Thánh Giuse
- Các Thánh
- Kính nhớ Tổ Tiên

TÔN VINH CHÚA BA NGÔI (giữa Cung Thánh)

Dẫn : (Kính mời cộng đoàn quỳ)

Tân niên vinh chúc Ngôi Cha
Ngôi Hai Thiên Tử – Ngôi Ba Thánh Thần
Một năm hồng phúc vô ngần
Đoàn con kính bái tri ân Tình Ngài
Kính dâng hiện tại tương lai
Quá khứ tội lỗi xin Ngài nhận cho
Xuân về hạnh phúc ấm no
Chúa ban phúc lộc chẳng lo sợ gì.



TÔN VINH ĐỨC MẸ (trước Tòa Đức Mẹ)

Maria ! Mẹ ơi !
Mẹ là Mùa Xuân tô thắm cuộc đời
Mẹ là Mùa Xuân tươi sáng rạng ngời
Mẹ nguồn Tình yêu cho hết mọi người

Mẹ là niềm vui chan hòa khắp nơi
Con chúc tụng Mẹ – Người Mẹ tuyệt vời
Con kêu xin Mẹ – máng chuyển Ơn Trời
Con tri ân Mẹ – suốt đời con yêu.



TÔN VINH THÁNH GIUSE (trước tòa Thánh Giuse)

Giuse Cha Thánh thật thà
Giuse nhân đức nhất là lặng thinh
Cha nuôi của Đấng Cứu Tinh
Là người Công chính đức tin rạng ngời

Mẫu gương Gia trưởng tuyệt vời
Cần cù lao động một đời hy sinh
Bổn mạng Họ đạo An Bình
Đoàn con kính bái trọn tình Tri ân.



TÔN VINH CÁC THÁNH (Trở về giữa Cung Thánh)

Cùng với Các Thánh hiển vinh
Hôm nay được hưởng Thiên Đình vinh quang
Đoàn con ở chốn trần gian
Xin cho biết sống chứa chan ân tình

Ngày đêm sớm tối hy sinh
Siêng năng Dự lễ đọc kinh nguyện cầu
Lãnh nhận Bí tích nhiệm mầu
Mai sau ước được về chầu Thiên Nhan.



KÍNH NHỚ TỔ TIÊN (Trở về giữa Cung Thánh- quay xuống)

Phút giây Năm Mới linh thiêng
Đoàn con kính nhớ Tổ Tiên Ông Bà
Tri ân Nghĩa Mẹ Tình Cha
Sinh thành dưỡng dục chan hòa yêu thương
Xuân về Đạo Hiếu thắp hương
Nguyện cầu Ơn Chúa yêu thương đổ đầy
Thưởng người còn sống phúc thay
Cho người đã khuất hưởng ngay Thiên Đàng.

Bái xong Chủ Tế về Ghế Chủ Tế
Thiếu Nhi về chỗ : 2 hàng ghế đầu tiên
Đại diện các giới về các hàng ghế tiếp theo.

Dẫn kết thúc :

Xuân về gieo Tình Chúa khắp nơi
Xuân về đem Tin Mến cho đời
Xuân về cho sáng ngời Hy vọng
Xuân về con cất giọng ca vang

Xuân về ôi chứa chan hồng phúc
Xuân về con hạnh phúc khôn vơi
Xuân về con dâng lời cảm tạ
Xuân về con hết dạ tri ân..



Nghi thức Tôn vinh chấm dứt
Thánh lễ bắt đầu với Kinh vinh danh.
 
Tâm sự về Truyền giáo
+GM. Gioan B. Bùi Tuần
18:17 15/01/2012
1. Những ngày đầu năm là thời gian gia đình đoàn tụ. Dịp này, những người cao niên của gia tộc, như ông bà, cha mẹ, thường kể cho con cháu những chuyện xưa, mà bản thân mình cho là tha thiết nhất.

Đầu năm Nhâm Thìn này, tôi được nhiều người gọi là ông nội, ông ngoại. Đó là một cách gọi thân thương dành cho một người cha thiêng liêng 85 tuổi.

Với tư cách đó, tôi xin tâm sự về một công việc, mà ơn gọi Giám mục của tôi đã từng gắn bó hết mình. Công việc đó là Truyền giáo.

Truyền giáo phải như thế nào? Tôi có thể học hỏi nghiên cứu vấn đề đó trong rất nhiều tài liệu. Nhưng, Chúa đã dạy tôi qua vài biến cố riêng tư.

2. Một đêm sau ngày thụ phọng Giám mục, 30 tháng 4 năm 1975, tôi chiêm bao đi. giữa cánh đồng lúa chín. Đột nhiên, tôi nhìn thấy một người từ bờ ruộng đi lên. Khi gặp người lạ đó, tôi nhận ra ngay, người đó là Chúa Giêsu.

Chúa cầm tay tôi dẫn vào một thành phố đông người. Người đưa tôi thẳng vào một bệnh viện lớn. Tôi thấy bệnh nhân nằm la liệt. Tôi như cảm được những đau đớn của họ. Những đau đớn ấy đang khẩn thiết kêu gọi và đợi chờ được giải cứu. Tôi bừng tỉnh dậy. Trong lòng tôi chỉ còn tâm tình xót thương dâng trào. Lập tức, tôi hiểu: Đi truyền giáo là đến với mọi người với lòng thương xót. Xót thương của tình yêu tự nhiên và tình yêu siêu nhiên. Xót thương của tôi cộng với xót thương của Chúa trong tôi.

3. Đó là bài học thứ nhất Chúa dạy tôi để truyền giáo. Thêm vào đó là bài học thứ hai.

Chúa để tôi trở thành người bệnh. Bệnh cả về thân xác, bệnh cả về tâm hồn. Mang các thứ bệnh trong mình, tôi cảm thấy mình yếu đuối, vật lộn với những cơn đau. Đau đớn thường gây nên cô đơn. Trong tình trạng như thế, tôi rất biết ơn đối với những ai xót thương tôi. Thứ xót thương, mà người bệnh như tôi đợi chờ, là thứ xót thương được diễn tả bằng những gì là cụ thể.

Khi nói đến xót thương cụ thể, tôi nhớ tới dụ ngôn Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm về người bị kẻ cướp trấn lột, đánh trọng thương, nằm ở vệ đường. Thầy tư tế đi qua thấy nạn nhân, nhưng vô tâm bỏ đi. Thầy luật sĩ đi qua, cũng thấy nạn nhân, nhưng dửng dưng bỏ đi. Chỉ có người ngoại giáo Samaria thấy nạn nhân, đã dừng lại, chăm sóc, không ngại hao tiền, tốn công, hy sinh thời giờ. Tôi đã được nhiều người xót thương con người yếu đuối của tôi như vậy.

4. Nhưng, trong rất nhiều trường hợp, nếu tôi không cầm lấy bàn tay Chúa kéo tôi đứng dậy, mà chỉ cậy vào sự nâng đỡ của người trần, chắc chắn tôi không thể được giải cứu. Đó là bài học thứ ba.

Cầm lấy bàn tay Chúa là một việc của đức tin. Tôi nghe Chúa gọi. Tôi tin vào Chúa một cách tuyệt đối. Rồi với tất cả sự tự do cùng với sự cương quyết tôi cầm lấy tay Chúa.

Tôi hiểu đó mới chỉ là bước đầu đi theo Chúa. Sẽ còn những bước tiếp theo. Tôi phải sẵn sàng đi từng bước, từng chặng. Trong truyền giáo, tôi phải tôn trọng những chặng đường. Nôn nóng có thể sẽ phá hoại truyền giáo.

5. Qua các bài học trên đây, tôi xác tín điều Chúa muốn dạy tôi về truyền giáo, là phải giàu lòng xót thương. Xót thương không chỉ trong lòng, mà còn phải diễn tả bằng những gì là cụ thể. Tình xót thương ấy sẽ nhận được từ chính Chúa, miễn là tôi biết gắn bó với Chúa, cầm lấy tay Chúa, kiên trì bước đi từng bước, vượt qua từng chặng trong khiêm nhường phó thác.

Thực sự, những gì tôi học được trên đây cũng đã được ghi trong Phúc Âm. Nhưng khi được Chúa dạy thêm qua những bài học riêng tư, tôi được thêm tin tưởng rằng: Ơn gọi của tôi trong thời điểm và địa phương tôi được sai đến sẽ phải nhấn mạnh đến xót thương tế nhị. Đó là ý Chúa.

Với xác tín đó, tôi làm những việc cụ thể sau đây.

6. Tiếp xúc. Khi tiếp xúc với bất cứ ai, nhất là với những người ngoài công giáo, tôi cầu nguyện rất nhiều. Tôi tin Chúa ở giữa chúng tôi. Với người này, tôi khuyến khích họ làm những việc xót thương. Với người kia, tôi thực hiện lòng xót thương của tôi một cách cụ thể, cách này cách khác. Càng tiếp xúc, tôi càng thấy người môn đệ của tình xót thương Chúa không bao giờ thiếu việc. Rất nhiều tiếp xúc đã cho thấy Chúa giàu lòng thương xót đang hiện diện và hoạt động mạnh mẽ trong nhiều tâm hồn và trong nhiều lãnh vực, kể cả trong những tâm hồn và lãnh vực ngoài phạm vi Hội Thánh.

Khi tiếp xúc, tôi đã gặp được nhiều người cộng tác để làm việc truyền giáo. Họ sẵn sàng cùng với tôi dọn đường cho Chúa đến, bằng những việc xót thương. Làm mà không coi đó là lập thành tích. Nhưng làm rồi, mà vẫn nhận mình là đầy tớ vô ích.

Khi tiếp xúc, tôi đã gặp được nhiều người trước đây bỏ đạo, nay trở về với Chúa. Họ sống niềm vui Tin Mừng một cách hân hoan giữa muôn vàn khó khăn trắc trở. Họ là những nhân chứng sống động của lòng thương xót Chúa.

Khi tiếp xúc, tôi nhận thấy sự xây dựng những quan hệ tốt là một điều hữu ích cho truyền giáo.

7. Giảng giải. Tôi giảng giải bằng lời nói và bằng chữ viết. Để soạn một bài giảng, tôi phải cầu nguyện, và suy tư rất nhiều, cộng với những việc hãm mình, hy sinh. Những bài giảng của tôi thường giới thiệu Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Không thiếu trường hợp, khi dọn bài giảng, tôi đã cầu nguyện với “ông thánh trộm lành”. Ông là một tội nhân bị đóng đinh bên hữu Chúa Giêsu. Ông không hề nghiên cứu Kinh Thánh, không biết giáo lý. Thành tích ông có là tội ác. Thế mà, trước khi chết, ông đã đón nhận được tình yêu xót thương Chúa cứu chuộc. Tôi hiểu chính sự khiêm nhường của ông đã giúp ông nhận ra Chúa là Đấng Cứu chuộc, để rồi với tay không, ông đã được Chúa đưa lên thiên đàng với Chúa. Vì thế, tôi hay nhắc đến sự khiêm nhường khi xót thương và để được xót thương.

8. Tôi biết chắc thời gian Chúa dành cho tôi có hạn. Sẽ đến lúc tôi sẽ không còn tiếp xúc, không còn rao giảng, không còn viết bài. Nhưng tôi vẫn tiếp tục truyền giáo bằng cách biến con người của tôi thành của lễ dâng lên Thiên Chúa giàu tình yêu thương xót. Của lễ tôi dâng là tình yêu bé nhỏ với tinh thần cầu nguyện trong mầu nhiệm thánh giá.

Tôi nhận biết tôi chẳng là gì, chẳng có gì, chẳng đáng gì. Hơn nữa, tôi chỉ là kẻ tội lỗi, hèn mọn. Nhưng tôi tin tôi được Chúa thương. Người cứu tôi. Người gọi tôi. Người chọn tôi. Người sai tôi. Tôi coi đó là một đặc ơn Chúa ban. Tôi hân hoan ca ngợi và tạ ơn Chúa đến muôn đời.
 
Top Stories
Pope clarifies true nature of Justice and Peace
Zenit
12:49 15/01/2012
Remembers Christians Paying for Fidelity With Their Lives

VATICAN CITY, JAN. 13, 2012 (Zenit.org).- Justice is not a mere human convention and peace is not the mere absence of war, Benedict XVI affirmed today.

The Pope said this when he received members of the General Inspectorate for Public Security in the Vatican in a traditional meeting that takes place every year in January for the exchange of New Year greetings.

"Defending public order, especially in an area so heavily frequented by tourists and pilgrims from all over the world, is no simple task," he said, according to the Vatican Information Service. "The See of Peter is the center of Christianity, and many Catholics wish to come here at least once in their lives to pray at the tombs of the Apostles. The presence, both of the Holy See and of such large numbers of cosmopolitan visitors who come to be at the heart of the Catholic Church, is certainly not a problem for the city of Rome or for Italy as a whole; rather, it is a source of richness and a reason to be proud."

The Holy Father went on to note parts of the globe where Christians do not enjoy peace, and are "paying their adherence to Christ and the Church with their lives."

"In my message for the World Day of Peace this year, I underlined the importance of educating young people in justice and peace, two terms much used in our world, though often inappropriately," he recalled.

"Justice," the Holy Father explained, "is not a mere human convention. When, in the name of supposed justice, the criteria of utility, profit and material possession come to dominate, the value and dignity of human beings can be trampled underfoot. Justice is a virtue which guides the human will, prompting us to give others what is due to them by reason of their existence and their actions. Likewise, peace is not the mere absence of war, or the result of man's actions to avoid conflict; it is, above all, a gift of God which must be implored with faith, and which has the way to its fulfillment in Jesus. True peace must be constructed day after day with compassion, solidarity, fraternity and collaboration on everyone's part."

"As policemen and women," the Bishop of Rome told his audience, "always be true promoters of justice and sincere builders of peace. Let us pray to the Mother of God, Queen of Peace, to support our intentions and activities with her maternal intercession. To her we entrust this year of 2012, that everyone may live in mutual respect and strive after the common good, in the hope that no act of violence will be committed in the name of God, supreme guarantor of justice and peace."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành hương về bên Mẹ Tàpao ngày đầu năm
Hồng Hương
10:30 15/01/2012
Hành Hương Về Bên Mẹ Tàpao Ngày Đầu Năm 2012

Đến Tàpao bước hành hương rộn rã
Về bên Mẹ Tin – Cậy – Mến đậm đà.


Hôm nay, ngày 13.01, ngày 13 hành hương đầu tiên trong năm mới 2012, đông đảo khách hành hương nao nức tìm về bên Mẹ Tàpao trong tâm tình tạ ơn một năm đã qua và dâng năm mới cho Mẹ để xin Mẹ tiếp tục bảo trợ cầu bầu cùng Chúa ban bình an cho thế giới, gia đình và chính bản thân.

Xem hình ảnh

Hôm nay cũng là ngày toàn thể Linh mục Giáo phận Phan Thiết về đây dâng Thánh lễ Tạ ơn kết thúc tuần tĩnh tâm năm 2012 (từ 09/01 – 13/01). Trong Thánh lễ đồng tế cùng với sự hiện diện tôn quý của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết, Đức Cha Nicôla và Đức Cha Phaolô, còn có Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Phó GP Quy Nhơn,Vị giảng phòng của Tuần tĩnh tâm linh mục.

Tiếp nối tâm tình của giờ lần chuỗi Mân Côi và chầu Thánh Thể tối 12, trong giờ khấn Đức Mẹ sáng nay, biết bao tâm tình tạ ơn và xin ơn bình an trong năm mới được dâng lên Mẹ. Sau những phút giây cầu nguyện riêng tư với Mẹ, hòa với giọng hát thánh thót của ca đoàn các nữ tu Hội dòng MTG Phan Thiết, cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ Mừng Mẹ Thiên Chúa sốt sắng.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Giuse thay mặt Quý Đức Cha, Quý linh mục và Ban điều hành Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao chào và chúc mừng Năm Mới đến toàn thể Quý khách hành hương. Ngài thay mặt cộng đoàn chúc mừng lễ Bổn Mạng của Đức Cha Phaolô với những tâm tình và lời cầu chúc tốt đẹp.

Đức Cha Matthêô trong bài chia sẻ Tin Mừng Lc 2,16-21 đã gợi nhớ cho cộng đoàn những giai đoạn của Giáo hội khi công bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Về hồng ân quá cao trọng mà Thiên Chúa ban cho Mẹ, Đức Cha diễn giải rằng “ Đây là đặc ân lớn nhất mà Mẹ là người duy nhất trong nhân loại đã nhận được, và đó cũng là nền tảng của những đặc ân khác như: vô nhiễm nguyên tội, đồng trinh trọn đời và lên trời cả hồn lẫn xác”. Và “với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria trở thành cao sang tuyệt vời vượt trên mọi thần thánh trên trời và mọi người dưới thế”. Dù được làm Mẹ Ngôi Hai, nhưng Mẹ Maria vẫn luôn sống trong tâm tình khiêm hạ và vâng phục Thiên Chúa. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa thì cũng là Mẹ Hội Thánh và là Mẹ của mỗi người chúng ta, một cách đặc biệt, Đức Mẹ cũng là Mẹ của các linh mục.

Đức Cha mời gọi cộng đoàn hướng lòng về Mẹ để nhìn ngắm và bắt chước vì: “Nơi Đức Maria, tước hiệu Mẹ Hội Thánh được gắn liền với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được Thiên Chúa cất nhắc lên một địa vị cao sang làm Mẹ Thiên Chúa là để Mẹ có nhiều thần thế hầu trợ giúp chúng ta cách hữu hiệu hơn. Vì thế, cùng với lòng tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cũng hãy yêu mến Mẹ là mẹ thật của chúng ta, luôn noi gương Mẹ để biết lắng nghe và thực hành thánh ý Thiên Chúa. Đó là cách tốt nhất để chúng ta thực hiện được “giấc mơ đẹp” của người kitô hữu đúng với tên gọi Tà Pao: đó là mơ một ngày nào đó được về bên Mẹ để cùng Mẹ vui hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa”.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Tổng Đại Diện GB Hoàng Văn Khanh đại diện Quý linh mục và cộng đoàn hành hương dâng lời tri ân và mừng tuổi Quý Đức Cha, cách đặc biệt chúc mừng Lễ Bổn Mạng Đức Cha Phaolô ngày 25.1 sắp đến. Tất cả tâm tình được thể hiện trong những bông hoa tươi muôn sắc gới đến Quý Đức Cha.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Cha đặc trách Trung Tâm Tàpao thông báo chương trình hành hương đặc biệt hướng về ngày quốc tế Bệnh nhân (11.02) vào tối 12 và sáng ngày 13.02.2012 sắp đến, trong thánh lễ có nghi thức xức dầu dành cho các bệnh nhân. Sau thánh lễ, Đức Cha Matthêu đã lên linh đài kính viếng và cầu nguyện với Đức Mẹ Tàpao cùng với khách hành hương.

Mỗi tháng về với Mẹ Tàpao, khách hành hương đều thấy cảnh vật có nét đổi mới là đẹp hơn và thuận tiện hơn như thảm cỏ xanh ngát bao phủ quảng trường và triền đồi, đường lên xuống linh đài rộng rãi an toàn, hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ. v.v. Tất cả là từ sự quảng đại đóng góp vào công trình chung của tất cả mọi người thể hiện lòng yêu mến của đoàn con dâng lên Mẹ Nhân Lành mà Trung Tâm Tàpao mỗi ngày một hoàn thiện hơn.

Từ trên Linh đài, thánh tượng Mẹ Tàpao với màu trắng tinh khôi nổi bật giữa màu xanh cây lá. Mẹ đứng đó chờ đợi và nhìn ngắm đoàn con từ muôn phương tìm về để lãnh nhận bao nhiêu ơn lành của Chúa qua đôi tay Mẹ. Giữa biết bao lo toan trong cuộc sống đời thường xô bồ và nhiều cám dỗ, tìm về với Mẹ hôm nay, mỗi người đều tranh thủ có những phút giây thân tình với Mẹ để bộc bạch bao nỗi niềm, đặc biệt xin Mẹ tiếp tục ban ơn trợ lực trong năm mới với niềm xác tín:

“Đến cùng Đức Mẹ Tàpao
Vững lòng trông cậy lẽ nào về không”.


BÀI GIẢNG LỄ KÍNH ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA
cùa Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi
Tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ Tàpao, Giáo phận Phan Thiết
Ngày 13-01-2012
(Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21)

Hàng tháng cứ đến ngày 13, cộng đoàn Dân Chúa từ khắp nơi hành hương về đây, tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao này, để tham dự thánh lễ do Đức Giám Mục giáo phận cử hành để tôn vinh, cầu nguyện và tạ ơn Đức Mẹ. Hôm nay, ngày 13 của tháng đầu tiên trong năm mới 2012, sau 4 ngày tĩnh tâm sốt sắng, toàn thể các linh mục giáo phận tụ hội về đây để cùng với cộng đoàn tín hữu cử hành lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, để đặt toàn thể năm mới trong cánh tay từ mẫu của Mẹ và cầu xin Mẹ giúp mọi người biết noi gương Mẹ sống thời gian Chúa ban cách trọn vẹn nhất.

Năm 431, các nghị phụ đã họp công đồng Êphêxô để chống lại lạc thuyết Nestorius và khẳng định Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Công đồng long trọng tuyên bố: “Đấng Emmanuel thật sự là Thiên Chúa và vì lý do này Đức Trinh Nữ thật sự là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sinh ra, về mặt thể xác, Ngôi Lời nhập thể, Đấng xuất phát từ Thiên Chúa”. Sau lời tuyên bố của công đồng, các kitô hữu tại Êphêxô đã tổ chức một cuộc rước đèn vĩ đại và lớn tiếng kêu lên rằng: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Lời cầu khẩn này đã được toàn thể dân Chúa khắp hoàn cầu không ngừng lặp đi lặp lại mỗi ngày trong kinh Kính Mừng. Hôm nay đây, lời cầu nguyện ấy cũng đang được vang lên từ hàng ngàn trái tim của những người con hết lòng yêu mến Mẹ đang tụ họp tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao này.

Công đồng Vaticanô II, trong hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium cũng đã dạy: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa” (LG 61). “Thực vậy, khi sứ thần truyền tin, Đức Trinh Nữ Maria đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn cùng thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian, nên được công nhận và tôn kính là Mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Thế” (LG 53).

Đã mặc lấy xác phàm thì từ bậc vua chúa cho đến hàng lê thứ ai ai cũng có một người mẹ. Vì thế khi giáng sinh làm người với tấm thân nhân loại, Ngôi Hai Thiên Chúa cũng được sinh ra bởi một bà mẹ trần gian, đó là Đức Maria. Trong bài đọc II trích thư gửi giáo đoàn Galát, thánh Phaolô đã viết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Cũng như một người mẹ trần gian chỉ sinh ra thân xác của đứa con, nhưng vẫn được gọi là mẹ của một con người toàn diện cả xác và hồn, cũng vậy, tuy Đức Maria chỉ cung cấp chất liệu làm nên thân xác của Chúa Giêsu, nhưng bởi vì thân xác ấy gắn liền một cách bất khả phân ly với linh hồn và thiên tính của Chúa Giêsu trong một ngôi vị duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa, nên Mẹ cũng được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đây là đặc ân lớn nhất mà Mẹ là người duy nhất trong nhân loại đã nhận được, và đó cũng là nền tảng của những đặc ân khác như: vô nhiễm nguyên tội, đồng trinh trọn đời và lên trời cả hồn lẫn xác.

Với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria trở thành cao sang tuyệt vời vượt trên mọi thần thánh trên trời và mọi người dưới thế. Với tước hiệu cao cả ấy, có thể nói một cách khá nghịch lý rằng Đức Maria đã đạt tới biên giới của vô cùng. Và các thánh giáo phụ cũng thường ví Mẹ như vực thẳm của hồng ân, như đại dương của ơn thánh. Mẹ đã ý thức được hồng ân đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ, nên Mẹ thường xuyên suy gẫm, không những để dâng lời tạ ơn, mà còn để tìm mọi cách thực hiện trọn vẹn vai trò như ý Chúa muốn để đáp lại tình thương của Người.

Như chúng ta đã nghe trong đoạn Tin Mừng hôm nay, đứng trước mầu nhiệm Giáng Sinh và những sự kiện xảy ra chung quanh, Đức Maria “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19). Đó là thái độ của niềm tin. Chính niềm tin và sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa đã khiến cho Mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế trong tâm hồn trước khi cưu mang Ngài trong thân xác. Vì lẽ đó điều trước tiên khiến cho Đức Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, thành người có phúc nhất trong các phụ nữ, chính là niềm tin và việc hiến dâng tâm hồn để vâng phục thánh ý Chúa, chứ không phải chỉ vì Đức Mẹ cưu mang cách thụ động Đấng Cứu Thế trong thân xác mình. Quả thế, công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Thiên Chúa không thu dụng Đức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài” (LG 56).

Điều này càng trở nên sáng tỏ hơn khi một hôm có người phụ nữ vì quá ngưỡng mộ Đức Giêsu nên đã buột miệng thốt lên trước mặt Ngài: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!”, nhưng Ngài đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Nói thế, Chúa Giêsu không có ý hạ bệ Mẹ Ngài, nhưng trái lại đã nâng bệ Mẹ Ngài lên một tầm cao mới. Trước mắt người phụ nữ trong câu chuyện hôm nay, Mẹ của Đức Giêsu được ngưỡng mộ trên một bệ tự nhiên là bệ lý lịch máu huyết, bệ của công khó cưu mang, của công trạng dưỡng dục. Nhưng Đức Giêsu đã không coi đó là đủ và xứng đáng đối với người mẹ yêu quí và đáng kính trọng của Ngài. Mẹ Ngài còn phải được ngưỡng mộ trên một cái bệ cao hơn thế nữa, đó là cái bệ của lòng tin và thi hành thánh ý Thiên Chúa. Đây không phải là bệ rồng, bệ ngọc, là thứ bệ mà người ta cố bám víu vào để nắm giữ quyền lực, hương thụ giàu sang vinh quang, nhưng đây là bệ phóng, từ đó Đức Mẹ đã phóng mình theo thánh ý của Thiên Chúa bằng những bước nhảy vọt của niềm tin, nhờ đó Mẹ đã đạt đến tầm cao tuyệt đỉnh với thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa.

Với tư cách là siêu mẫu của Hội Thánh, Đức Maria cũng muốn mỗi người chúng ta bắt chước Mẹ để cùng đạt đến tầm cao của Mẹ. Đó không phải là điều không tưởng, nhưng có thật, một sự thật của Tin Mừng. Đúng vậy, một ngày nọ khi Chúa Giêsu đang giảng dạy, thì có người đến nói với Ngài: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy”. Ngài đáp lại: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,20-21). Như vậy, bất kỳ ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành đều có thể được Ngài nhìn nhận và thực sự trở nên chẳng những anh em mà còn như mẹ của Ngài. Cũng như Đức Maria nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa nên đã cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa cho trần gian, thì mỗi người chúng ta nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa cũng làm cho Chúa được cưu mang trong lòng chúng ta và sinh ra cho thế giới.

Hơn nữa, nếu Đức Maria đã được Thiên Chúa tiền định làm Mẹ Đức Kitô là Ngôi Hai nhập thể, thì Ngài cũng là Mẹ của Hội Thánh là Nhiệm Thể của Đức Kitô. Chính vì thế, từ trên thánh giá, Đức Kitô đã trối Đức Mẹ làm mẹ của thánh Gioan là đại diện của toàn thể Hội Thánh. Đặc biệt, với tư cách là tông đồ của Đức Kitô, đã từng dựa đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly và chứng kiến hy tế của Ngài trên thập giá, thánh Gioan cũng đại diện cho các linh mục là những người bước theo sát gót Đức Kitô và thể hiện hy tế thập giá của Ngài mỗi ngày trên bàn thờ. Và vì thế, một cách đặc biệt, Đức Mẹ cũng là Mẹ của các linh mục. Nơi Đức Maria, tước hiệu Mẹ Hội Thánh được gắn liền với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được Thiên Chúa cất nhắc lên một địa vị cao sang làm Mẹ Thiên Chúa là để Mẹ có nhiều thần thế hầu trợ giúp chúng ta cách hữu hiệu hơn. Vì thế, cùng với lòng tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cũng hãy yêu mến Mẹ là mẹ thật của chúng ta, luôn noi gương Mẹ để biết lắng nghe và thực hành thánh ý Thiên Chúa. Đó là cách tốt nhất để chúng ta thực hiện được “giấc mơ đẹp” của người kitô hữu đúng với tên gọi Tà Pao: đó là mơ một ngày nào đó được về bên Mẹ để cùng Mẹ vui hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa.
 
Đức giám mục Hải Phòng gửi thư hiệp thông với gia đình ông Đoàn Văn Vươn
Gm. Vũ Văn Thiên
12:31 15/01/2012


Đức giám mục Hải Phòng viết thư hiệp thông với gia đình ông Đoàn Văn Vươn
 
Lễ mừng thọ và xức dầu các cụ cao niên giáo xứ Phủ Cam
Trương Trí
17:14 15/01/2012
HUẾ - Sáng hôm nay, Chúa Nhật thứ 2 thường niên, chỉ còn dung một tuần lễ là Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn. Theo truyền thống hàng năm, giáo xứ chính tòa Phủ Cam dâng Thánh Lễ Mừng Thọ và xức dầu cho các cụ già từ 75 tuổi trở lên, trong đó có những người đã từng nhiều năm góp sức xây dựng giáo xứ, cũng có các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá là những người đã cộng tác rất tận tâm với giáo xứ trong công việc mục vụ.

Xem hình ảnh

Trong lời dẫn nhập trước khi đi vào Thánh Lễ, Ban Phụng Vụ hướng cộng đoàn Dân Chúa cùng với các cụ cao niên hãy cảm tạ Thiên Chúa về những hồng ân Chúa đã ban, để càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan, càng thêm thánh thiện nhân đức, như các cụ cao niên mà hôm nay cộng đoàn giáo xứ mừng thọ. Phận làm con cháu, xin Chúa cho mỗi một người chúng ta biết giữ vẹn toàn đạo hiếu, biết đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục.

Sau bài giảng lễ, cha phó xứ Giuse Lê Văn Hồng chủ tế Thánh Lễ, đã chia sẽ: Thánh Lễ hôm nay, Đại Gia Đình Giáo xứ chúng ta mừng thọ các cụ cao niên. Các cụ là những người đã nhiều năm dày công xây dựng giáo xứ ngày một vững mạnh. Có những cụ mặc dù đã cao tuổi, nhưng vẫn nhiệt tình tham gia HĐGX, Ban trị sự các Khu vực cũng như các Hội đoàn.Trong những ngày giáp Tết Nguyên Đán này, với những cơn giá rét của mùa Đông xứ Huế, có một số cụ vì tuổi già hay bệnh tật đã không thể tham dự Thánh Lễ mừng thọ, cộng đoàn chúng ta dang lời cầu nguyện cho các cụ.

Trước khi vào phần phụng vụ Thánh Lễ, cha chủ tế cùng với cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh và cha phó Bênêđictô Ngô Văn Hài đã xức Dầu Thánh cho tất cả các cụ tham dự Thánh Lễ.

Sau Thánh Lễ, cụ Võ Đình Tý, một cao niên đã trên 80 tuổi mà nhiệt huyết vẫn còn tràn đầy để đảm nhận Khu Vực trưởng khu vực Fatima, thay mặt các cụ cao niên dâng lời cảm tạ cha quản xứ, hai cha phó, ban Thường vụ HĐGX và toàn thể cộng đoàn đã yêu quí những người cao niên để tổ chức Lễ Mừng thọ hôm nay.

Cuối cùng, cha chủ tế đã thay mặt giáo xứ trao quà mừng tuổi cho các cụ với một tâm tình quý mến.

Lễ mừng thọ năm nay, có 248 cụ cao niên trên 75 tuổi, trong đó có 31 cụ trên 90 tuổi. Được sự giúp đở của các ân nhân và đồng hương Phủ Cam trong và ngoài nước, giáo xứ đã trao tặng mỗi cụ một phần quà rất giá trị.
 
Thân Hữu Taxi mời Bạn bè lương giáo dự Tiệc Xuân giúp các em mồ côi và khuyết tật ở Việt Nam
Trần Văn Cảnh
17:44 15/01/2012
LIÊN ĐỚI NIỀM TIN

Thân Hữu Taxi mời Bạn bè lương giáo dự Tiệc Xuân giúp các em mồ côi và khuyết tật ở Việt Nam

Paris. Tối thứ bảy 14/01/2012, Thân hữu Taxi biểu lộ Liên đới Niềm Tin, mở « Tiệc Xuân Thân Hữu giúp các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam ». Hơn 300 thân hữu đã tới tham dự.

1. THÂN HỮU TAXI PARIS

Ðược thành lập vào năm 1996, nhờ sự dìu dắt của Cha Mai Ðức Vinh, nhóm qui tụ trên bốn chục anh chị em nhóm viên hành nghề taxi. Mục đích, như danh hiệu của nhóm, THÂN HỮU TAXI, là xây dựng tình thân, kết tình bằng hữu, kính trọng, đoàn kết, tương trợ, yêu thương giúp đỡ nhau trong tinh thần đồng nghiệp, đồng hương để xây dựng cuộc sống vui tươi lành mạnh ; nhằm vươn lên không ngừng với niềm tin và bác ái, là chuẩn mực cho mọi sinh hoạt.

Sáng kiến của các anh em taxi đã như một luồng gió mới, lôi kéo nhiều nhóm nghề nghiệp khác. Bốn nhóm liên đới của các ngành nghề khác đã thành hình. Và vào năm 2000, một phong trào Liên đới nghề nghiệp đã được thiết lập tại Giáo Xứ Việt Nam Paris. Phong trào gồm 5 ngành nghề : Chuyên gia với các nghề Y-nha-dược, giáo sư, kỹ sư, quán trị gia, luật sư, tâm lý gia, kiến trúc sư ; Dịch vụ qui tụ các chuyên viên ngân hàng, vi tính, điện tử, cơ khí, kế toán, thủ kho, bán hàng, thâu ngân, may mặc, thư ký, công chức ; Xây dựng với các nghề chỉnh trang, điện, nước, sưởi, khoá, mộc, sơn ; Doanh thương qui tụ các nghề nhà hàng, tiệm may mặc, giặt ủi, sửa xe, tiệm hàng hoá ; Và Thân hữu taxi. Thân hữu Taxi là nhóm kỳ cựu nhất, đông đảo và có lẽ có tinh thần « liên đới » cụ thể và hữu hiệu hơn cả.

2. BIỂU LỘ LIÊN ĐỚI NIỀM TIN

THÂN HỮU TAXI là một trong năm nhóm LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP đã sớm nhất và đầy đủ nhất tái tạo lại được trên đất Pháp cái phong hoá tương thân tương ái « bách nghệ » của phong tục xã hội Việt Nam. Ðiều này thành rất hiển nhiên và rõ rệt khi ta đọc lại lời kể của PHAN KẾ BÍNH, trong VIỆT NAM PHONG TỤC về « HỘI BÁCH NGHỆ » : « Dân làng thường hay có hội bách nghệ. Hội bách nghệ là bao nhiêu người trong làng làm chung một nghề gì, hoặc thợ mộc, hoặc thợ nề, hoặc thợ sơn, thợ sắt, v. v…. Người làm nghề nào vào hội ấy, cho cử một người làm trưởng hội hoặc mỗi năm cắt lượt nhau làm trưởng một lần, để chứa việc hội….

Tục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để bênh vực nhau, cứu giúp nhau. Vậy thì cái chủ ý cũng hay mà lại có thể sinh lợi để làm được sự công ích nữa » (1).

THÂN HỮU TAXI khởi đầu là LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP, nhưng đã sớm vượt trên nghề nghiệp, để đi vào LIÊN ĐỚI XÃ HỘI, mà tiến lên LIÊN ĐỚI NIỀM TIN. Nhóm chọn thánh Christophe làm quan thầy thánh sư, như một tấm gương cho tinh thần phục vụ và yêu thương. Tinh thần này là nền tảng và hướng đi cho mọi sinh hoạt của nhóm. Hàng tháng nhóm họp nhau cầu nguyện chung tại Giáo Xứ. Hàng năm hai lần, dịp thánh quan thầy vào tháng 9, và dịp đầu xuân vào tháng 1 hay 2, nhóm cùng nhau tham dự thánh lễ và chung tiệc thân tình trong nhóm với nhau, bữa tiệc ấm cúng với những món ăn đặc sắc, ngon miệng do các chị trong gia đình taxi chiêu đãi. Rồi, từ 1998, hàng năm một buổi tiệc to hơn, tổ chức tại nhà hàng, bữa cơm thân hữu xuân, mở rộng cho mọi người ngoài nhóm, ngoài xứ đạo công giáo, ngoài cộng đoàn việt nam, ngoài lãnh thổ cư trú nước Pháp. Lời nhắn nhủ của Đức Gioan Phaolô II ngày 30 tháng 12 năm 1987 trong Thông
điệp QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ XÃ HỘI như đang viết vào thủ bản của Thân Hữu Taxi : « Dưới ánh sáng đức tin, tình liên đới phải vượt lên trên bản chất của mình, để mang lấy những chiều kích đặc thù của Kitô giáo là hoàn toàn vô vị lợi, tha thứ và hòa giải. Lúc đó tha nhân không phải chỉ là một con người với những quyền lợi và sự bình đẳng căn bản đối với mọi người, mà còn trở nên hình ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được máu Đức Kitô cứu chuộc và là đối tượng hoạt động của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, tha nhân phải được yêu thương ngay khi còn là thù địch, bằng tình yêu thương mà Chúa đã yêu thương họ và người ta phải sẵn sàng hy sinh cho họ, dù phải hy sinh đến cùng : “Hiến mạng sống cho anh em mình” (x 1Ga 3,16) (2).

3. MỞ TIỆC TIỆC XUÂN THÂN HỮU GIÚP CÁC EM MỒ CÔI VÀ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Hôm nay là lần thứ 15, Nhóm Thân hữu Taxi đã liên tục tổ chức « Tiệc Xuân Thân Hữu » cho các thân hữu đạo đời lương giáo, mà đa số là lương, để gặp gỡ vui xuân và gây quĩ giúp các hội thiện ở quê hương Việt Nam. 1998 hơn 300 thân hữu đã đến dự tiệc giúp quĩ xây dựng Thánh Ðịa La Vang. 1999, giúp hai trại cùi Kontum và Nghệ An. 2000, trên 500 thân hữu đẵ hưởng ứng tiệc xuân giúp các trại cùi Nha Trang, Pleiku, Cái sắn, Banmêthuột và Nghệ An. 2001, giúp các trại mồ côi Phú Nhuận, Củ Chi và Xuân Lộc. 2002, giúp các trại mồ côi Phú Nhuận, Củ Chi và Xuân Lộc. 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011 giúp các trại mồ côi , khuyết tật, ở Việt Nam. Trên thềm XUÂN NHÂM TUẤT 2012, Thân hữu taxi, gia đình thân hữu Taxi, bạn bè thân hữu taxi, người Việt có, người Lào có, người Miên có, người Tầu có, người Tây có,…tất cả đều ngồi lại chúc tuổi nhau, mừng năm mới với nhau, đồng thời làm một nghĩa cử, gây quĩ gởi về giúp các trung tâm mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam.

Mở đầu buổi tiệc, một Ðại diện Thân Hữu Taxi, rồi Đức Ông Tuyên Úy của nhóm đã chào mừng quan khách và trình bày mục đích giúp các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam. « Chúng tôi xin chào mừng tất cả quý vị quan khách và thân hữu đã đến dự TIỆC XUÂN THÂN HỮU với chúng tôi hôm nay.

Chúng tôi rất cảm động trước sự hiện diện đông đảo của quí vị trong bữa Tiệc Xuân Thân Hữu này. Đối với chúng tội, đêm nay không chỉ là đêm thân hữu, mà còn là đêm của Tình Thương và Nhân Ái. Chính sự hiện diện của quí vị đã nói lên tấm lòng bao dung mà quí vị đã dành cho các em mồ côi và những người kém phần may mắn bên quê nhà.

Anh em Thân Hữu Taxi chúng tôi chỉ là gạch nối của quí vị, để đem tình yêu thương của quí vị đến cho các em mồ côi và khuyết tật bên nhà. Chính quí vị mới là những người giúp đỡ, mang lại cho các em những nụ cười và sự hồn nhiên của tuổi thơ, nhất là trong những ngày đón xuân này ».

Xin chúc các thân hữu Taxi mọi thành đạt trong công việc xã hội tương thân tương ái « liên đới xã hội » và « liên đới niềm tin ». Xin chúc các em nhỏ thiếu may mắn, nhờ lòng hảo tâm của những người may mắn hơn, được hưởng một XUÂN NHÂM THÌN 2012 vui tươi hạnh phúc. Xin chúc các bạn bè của Nhóm Thân Hữu Taxi một tiệc xuân thân vui và ngon miệng.

Trần Văn Cảnh

Paris, ngày 15 thánh 01 năm 2012

Ghi chú :

(1). Phan Kế Bính ; Việt Nam phong tục, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1995, tr. 147-148.

(2). Gioan Phaolô II, Sollicitudo rei socialis, số 40
 
Thánh Lễ Liên Đới Niềm Tin Trong Ngày Hội Tết Nhâm Thìn Tại Giáo Xứ Việt Nam Paris
Lê Đình Thông
19:03 15/01/2012
Thánh Lễ Liên Đới Niềm Tin Trong Ngày Hội Tết Nhâm Thìn Tại Giáo Xứ Việt Nam Paris

Giáo Xứ Việt Nam tại Paris đã chọn chủ nhật thứ hai mùa thường niên, nhằm ngày 22 tháng Chạp Tân Mão, để mở đầu Hội Tết Cộng đoàn.

Phần phụng vụ lời Chúa hôm nay hướng về ơn gọi. Bài Phúc âm trình thuật lời mời gọi của các tông đồ đầu tiên của Đức Giêsu, dội lại ơn gọi của Samuel là ngôn sứ đầu tiên: ‘‘lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tá Ngài đang lắng nghe.’’

Thánh vịnh 39(40) : ‘‘Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi thánh ý Ngài.

Đức Ông Giám đốc Giáo xứ Mai Đức Vinh đã triển khai ý nghĩa ơn gọi trong khuôn khổ năm Liên đới Niềm tin của Tổng giáo phận Paris. Ngài nhắc lại vào thời lập quốc Do Thái, Samuel nhận lãnh sứ mệnh kêu gọi các vị vua đầu tiên, từ Saul đến David. Thuở đó chưa có Đền thánh Giêrusalem, bà Anna vốn hiếm muộn, sinh con đặt tên là Samuel. Bà dẫn con trẻ đến ngủ tại một đền thờ ở Silo. Chúa gọi Samuel ba lần mà Samuel vần không biết là tiếng Chúa gọi. Sau cùng, ông Êli dặn Samuel: ‘‘Hễ có ai gọi con thì con thưa : ‘‘Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.’’

Tin mừng theo thánh Gioan thuật lại rằng: ‘‘Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: ‘‘Đây là Chiên Thiên Chúa.’’ Trong cổ ngữ araméen, ‘‘ebed’’ vừa có nghĩa là chiên, lại vừa có nghĩa là tôi tớ. Vì vậy, nhiều nhà chú giải Kinh thánh cho rằng thánh Gioan muốn nói đến ‘‘tôi tới Đức Yahvé.’’ Khi Chúa phán : ‘‘Đến mà xem’’ là chung cho cộng đoàn, và ‘‘Anh sẽ được gọi là Kêpha.’’, là riêng cho Phêrô và mỗi người.

Nhờ phép rửa, Thiên Chúa mời gọi mỗi người hiệp nhất với Ngài và sống trong đức mến, biết chia sẻ, kết hiệp với người khác, sống liên đới niềm tin. Mỗi người trở thành chi thể của Giáo hội. Người tín hữu được mời gọi sống trong giao ước mới, theo gương Chúa Giêsu Kitô.

Liên đới còn mang chiều kích đối thần (dimension théologale). Từ ngữ ‘‘diakonia’’ (sứ vụ) có nghĩa là người được Chúa gọi để rao giảng Tin mừng, trong lien đới đức tin. Đức Bênêdictô XVI đã diễn giảng ý nghĩa liên đới niềm tin là ‘‘phục vụ người khác trong tinh thần cộng đoàn.’’ Sách Công vụ các Tông đồ đã nói đến liên đới niềm tin giữa các thành phần trong Giáo hội.

Vì vậy, tổng giáo phận Paris đã chọn năm 2012 là năm Liên đới Niềm tin. ĐHY André Vingt-Trois đã cho rằng : ‘‘Chúng ta sống vừa là kết hợp với cộng đoàn, vừa là riêng cá nhân. Nhờ phép Thánh thể, ta trở thành một Thân thể và một Dân Chúa. Nhờ vậy, chúng ta sống liên đới niềm tin.’’

Tinh thần liên đới đức tin được thể hiện qua lời nguyện giáo dân :

‘‘Lạy Đức Kitô, Chúa đã thiết lập Giáo hội để tiếp tục công cuộc cứu độ của Ngài. Xin Chúa đoái nhìn và ban cho Giáo hội được bình an và hợp nhất trước mọi âm mưu công kích của ác thần.

‘‘Lạy Chúa nhân lành, ở nhiều nơi trên thế giới và trên quê hương Việt Nam, như tại Giáo Xứ Thái Hà, Giáo hội đang gặp nhiều khó khăn, bách hại. Nhiều người bị ngục tù oan khuất, trong số có 17 thanh niên công giáo . Xin Chúa đoái thương ban ơn bình an để họ trung thành với Đức Tin, trên bước đường xây dựng Công lý và Hòa bình.’’

Trong phần kết lễ, ca đoàn Giáo xứ đã dâng lên Thiên Chúa là Chúa Xuân hoa trái hiệp nhất liên đới đức tin của cộng đoàn Giáo xứ qua bản thánh ca ‘‘Ngày xuân chút tình dâng Cha’’ của Lê Tín :

‘‘Dâng lên một mùa xuân bao ước mong
Mong cho ngày xuân vui không lắng lo
Và nguyện dâng lên, Cha thương cho ai đang khó nghèo
Ngày xuân có Chúa bên đời.’’


Paris, ngày 15/01/2012

Lê Đình Thông
 
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
05:22 15/01/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống

“Anh đã đón tình em bay phất phới,”

“Như hương trăng đằm thắm cõi không gian”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Mc 1: 14-20

“Đằm thắm cõi không gian”, đấy chốn miền có Chúa hiện diện. Có thánh Máccô bày tỏ tình Chúa đối với con người bằng trình thuật, rất hôm nay.

Trình thuật hôm nay, thánh Máccô tỏ bày bằng ngôn ngữ ngắn, gọn và chân tình theo lối đối thoại giữa người nói và người nghe, vẫn gần gũi. Bằng giọng văn đối đáp trực thọai, thánh sử tóm tắt sứ điệp Chúa nhắn nhủ mọi người chớ nên nghĩ về mình nữa, nhưng hãy đổi thay tầm nhìn sự sống của mình không mang tính kiêu sa/mầu mè, cũng chẳng nên khách sáo/đẩy đưa kiểu người đời, ở nhiều nơi.

Nhiều nơi như New York cách nay không lâu, truyền thông báo Đạo đã giới thiệu một thuật truyện mang tựa đề “Tiểu Thuyết Họa Đồ”, rất năng nổ. Phải nói, đây là bi hài kịch viết theo kiểu Tin Mừng thánh Máccô qua đó tác giả đính kèm dáng dấp của trào lưu khác thường thật hiện thực, khiến mọi người phải lưu tâm. Trong khi đó, Tin Mừng thánh Mác-cô, là áng văn lạ viết về đời hoạt động của Đức Chúa quyết chấp nhận mọi sự vào mình để Ngài lại đến với con người theo cung cách thực tế, rất giống thế.

Từ đầu, “Tiểu Thuyết Họa Đồ” trưng dẫn cho người đọc thấy tính chất rất mực của người bình thường, tức: những người luôn phải giáp mặt với thực tại, giống như ta sống đời thường nhật của con người gồm những tháng ngày đầy tranh đấu giữa sinh lực của sự sống chống lại mãnh lực của tà thần/sự dữ có những sầu buồn, ỉ ôi, với nỗi chết. Và, các nhà chú giải đã đánh giá cao cuốn này, coi đó như sách viết về Đạo, tuyệt diệu lại rất “Máccô”.

Nhận định như thế, là bởi sách viết này tạo ra nhân vật chính giống hệt Đức Giêsu ở điểm: vai trò của nhân vật chính cũng dầm mình trong cõi chết, khi Ngài thuận để thánh Gioan Tiền Hô thanh tẩy Ngài, nơi giòng chảy xuyên suốt. Thêm vào đó, còn sự kiện khác nữa là Ngài đã đi vào chốn khô cằn, sỏi đá đầy chết chóc; để rồi sau 40 ngày trầm lặng trong thanh tịnh, Ngài đã ra khỏi chốn miền đầy chết chóc ấy hầu lướt vượt tà thần/sự dữ bằng một trỗi dậy hiền từ, đôn hậu.

“Tiểu Thuyết Họa Đồ”, lại đã diễn tả thực tế duy thực-tại khác khi tác giả tạo nhiều nhân vật giống người thường ở đời, giống như ta. Giống, nghĩa là: ai cũng phải giáp mặt/đối đầu thực tại ở đời thường. Vốn mang trong mình phản ứng cụ thể và thực tế như sách, tác giả sử dụng chủ từ “Chúng tôi” nhằm nói lên đặc trưng/đặc thù của mỗi người, và mọi người. Bằng vào cụm từ “Chúng tôi”, tác giả tạo nhấn mạnh tính “kết thân” giữa mọi nhân vật ở trong sách. Đặc biệt hơn, ngôn từ sử dụng còn mang tính lịch lãm/thanh tao giống lối viết của thánh Máccô ở trình thuật. Tóm lại, điểm tương đồng giữa hai sách lại như sau:

“Khi ấy, một số người quây quần bên nhau qua tư thế nhìn xuống, miệng ngậm câm, tay cầm bút viết cẩn thận nhưng lại ghi sai tên tuổi của mỗi người; những người mà tác giả gọi là: kẻ nghèo hèn hoặc vô gia cư, cùng trạng huống.

“Chúng tôi” để ý thấy có những người như thế, nhưng cứ bảo: điều đó chẳng dính dự đến “Chúng tôi”. Bởi, “Chúng tôi” chỉ biết đóng thuế, biết giữ gìn mồm miệng để không ai bị lôi vào vấn đề gì, và cũng sẽ chẳng sao. Là người da trắng, “Chúng tôi” không đặt nặng chuyện kỳ thị. Vốn vừa khỏe lại vừa trẻ, “Chúng tôi” thuộc giới thợ lại có thêm chút kiến thức, nên “Chúng tôi” vẫn luôn tin vào bản năng và phẩm chất của riêng mình. Từ bục cao, hễ nhìn thấy bắt gặp kẻ vô gia cư/nghèo hèn nào, “Chúng tôi” thấy mình được nhiều ơn phúc lạ, hơn người khác. Bởi thế nên, ơn lành thừa kế do Trên ban vẫn dành cho “Chúng tôi”, suốt cuộc đời.

“Chúng tôi” chẳng hề bị người đời coi như kè nghèo hèn lang thang đây đó hoặc thuộc lớp người cùng khổ, cũng không bị ai mang thành kiến, nên “Chúng tôi” sống rất tin tưởng. Tin, bằng niềm tin vượt lên trên nhận thức rất quí giá nên nghĩ rằng: sở dĩ người nghèo hèn bị chèn ép, là bởi chẳng ai đoái hoài để họ có cơ hội vãn than thân phận bọt bèo của mình. Riêng “Chúng tôi” lại tin rằng mình luôn gắn bó với Chúa, nên nhờ đó được Ngài đỡ nâng. Bởi thế nên,”Chúng tôi” chẳng khi nào tự coi mình như đám “trâu chậm uống nước đục”, nhưng vẫn biết quì lạy tỏ bày lòng cảm kích biết ơn Ngài vì Ngài đã gửi đến với mình đường lối dẫn dắt hầu đem “Chúng tôi” đến với Nước Trời, ở trần thế.

Ở “Tiểu Thuyết (rất) Họa Đồ” cũng có nhân vật Gioan Tẩy Giả là nhân vật thủ đóng vai trò của đấng-chuyên-nhận-nước-dìm-người cũng từng đồng hành với “Chúng tôi”. Gioan Tiền Hô từng nói: “Chúng tôi” gồm tòan những người chuyên bịt mắt mình nên không nhìn ra những gì đang xảy đến. Và, “Chúng tôi” vốn là phạm nhân, nên phải tự tháo xích xiềng vây quấn than mình. Thánh nhân đề nghị “Chúng tôi” hãy theo ông để ông chỉ dẫn con đường thoát khỏi ách nô lệ ràng buộc.

“Chúng tôi” hỏi: phải chăng ông là đấng thánh chưa từng làm hại một ai hoặc từng có mục tiêu đem người vào chốn tối tăm, lầm đường; hoặc, là tay cách mạng lật đổ và trừ khử giới cầm quyền của “Chúng tôi”? Và chúng tôi tự hỏi: phải chăng ông cũng hãi sợ rằng chính mình rồi ra cũng bị cầm giữ? Ông trả lời: “Ông chẳng là gì cả ngòai kẻ đi bước trước hô to lên rằng: có Vị đến sau ông còn quý trọng hơn ông nhiều. Vài người trong số “Chúng tôi” cũng dấn bước đi theo nên được ông tẩy sạch mọi tì vết. “Chúng tôi” ăn vận áo sống sơ sài trên đó ghi đôi giòng chữ “Tôi từng có mặt ở giòng sông” nhưng lại cứ tự bịt mắt mình nên mãi mãi chẳng nhìn xa trông rộng được bao lăm. Chính Đức Giêsu cũng được thánh Gioan Tiền Hô thanh tẩy bằng giòng chảy ở nơi đó. Và khi bước khỏi giòng sông tẩy rửa, Ngài được Thần Khí Chúa hiện thân qua dạng chim câu hiền lành, đã ở lại cùng Ngài mãi mãi. Gia đình Ngài vốn ái ngại nhiều hậu quả, nên đã bỏ Ngài lại một mình không có Gioan Tiền Hô ở cùng. Nhưng bất cứ nơi nào Ngài đặt chân đến, Ngài đều đánh động lên chúng dân, và chữa lành cho họ.

Một số người “Chúng tôi” là những kẻ có tài kinh bang tổ chức đã nói với Ngài rằng “Chúng tôi” sẽ bỏ lại mọi thân chủ cùng cơ sở kinh doanh để cùng chúng tôi Ngài hoàn tất thứ gì Ngài muốn như: chữa lành người bệnh ,cứu sống kẻ đói nghèo, và giải quyết mọi bất công hoặc thứ gì khác. Ngài có hỏi: “ Còn cái chết thì sao?”. Và, bởi “Chúng tôi” không muốn chết nên đã bỏ Ngài lại rồi yêu cầu Ngài hãy bảo dân con đồ đệ đến gọi người của “Chúng tôi” mỗi khi Ngài cần gì. Ngài bèn nói: “Dân con của Ta ư? Ta chẳng có ai là con dân hết”.

Đặt chân đên vùng biển, Ngài gặp tay lái buôn sừng sỏ tên là Zeb, yêu cầu anh tìm cho Ngài một số người. Zeb hỏi: “Tìm được ai bây giờ? Bởi, mọi người ở đây đều chán ngán chuyện vớ vẩn họ cứ phải nghe dạy suốt ngày. Vì thế nên, họ đã ném đá vào đầu những người ấy”. Đức Giêsu bảo: “Họ sẽ bắt đầu làm việc ấy thôi”. Và, Zeb dẫn một số người đi theo anh đến gặp Ngài.

Đức Giêsu hỏi tên tuổi những người ấy là gì? Anh nói: “Chúng tôi” có cả ngàn vạn tên và họ khác nhau: người anh hùng, kẻ đần độn, đây người nổi loạn, kia kẻ khùng điên… Nhưng, chúng tôi cũng có tên thật của mình. Nghe thế, Ngài liền nói: “Hãy theo Ta! Rồi các ngươi sẽ thấy”.

Khi Gioan Tiền Hô bị hãm hại, Đức Giêsu bảo với dân con Ngài rằng:“ Hãy cởi bỏ lớp vải che bịt lòng cứng tin đi. Ngài còn nói: “Đừng sợ! Có thể, việc ấy làm các con đau khổ lúc đầu đến khi mắt các con quen dần với ánh sáng, rồi sẽ hết”. “Chúng tôi” bèn phản ứng thưa cùng Ngài: “Ông sẽ không được đón tiếp ở đây đâu. Ông hãy đi xa đi đừng để “Chúng tôi” nổi đóa nữa. “Chúng tôi” biết Ông là Ai và là Gì rồi.” Nghe đến đó, Ngài bèn tống ác thần/sự dữ ra khỏi chúng tôi. Và ác thần công nhận Ngài là Đấng Nhân Hiền Duy Nhất, Con của Chúa.

Một hôm, Ngài gặp nhạc mẫu ông Phêrô lên cơn sốt sắp về chốn miên trường đầy xa cách, Ngài bèn ra lệnh cho cơn nóng xuất khỏi con người bà; rồi ban cho bà sự sống và bảo: “Hãy chấm dứt, không ai được cách ly người bệnh khỏi nhóm mình”. Sau đó, Ngài thấy người bệnh phung cũng bị chia cách nên đã ôm hôn anh và đem anh về lại chốn an toàn như lúc trước. “Chúng tôi” nói: “Hôm nay Ngài đến đây, thật rất vui. Và, nay Ngài đến với mọi người, đã cứu vớt cả và thế gian mà chẳng cần đến lời cảm kích từ một ai”. Và, dân con đồ đệ kể cả Simôn Phêrô cùng bạn bè đã bắt đầu quảng bá tiếp cận Ngài. Đồ đệ tập họp đám nghèo hèn/tật bệnh thành từng nhóm và trao cho mỗi người số thứ tự rồi hô lớn: “Trỗi dậy đi, bà con! Đừng ngại nữa. Vì quyền năng chữa lành mọi sự nay hiện tỏ cách lạ thường. Tại đây. Ở thôn xóm nhỏ này! Hãy đứng lên hành động đừng chậm trễ! Hãy nhanh chóng hành động. Bởi, Ngài sẽ đi thôi”.

Xem như thế, một Người Con đã đến với thế gian tự bao giờ. Trước Ngài không thấy ai như thế. Ngài là Con Người Mới rất đích thực. Và, mọi việc sẽ ra như thế.

Trong cảm kích đón nhận Ngài, cũng nên về với thi ca mà thưởng ngọan lời thơ nay vẫn hát:

“Anh đã gặp hồn em đương chới với,

Bến Mê Hà trên giải nước mênh mang.

Anh đã đón tình em bay phất phới,

Như hương trăng đằm thắm cõi không không gian”

(Hàn Mạc Tử - Sáng Láng)



Vâng. Mê Hà là đây, chốn mênh mang, hồn đã gặp. Gặp cả “Tiểu Thuyết Họa Đồ” vẫn đồ họa tình Ngài trải rộng mãi ở muôn nơi. Suốt mọi thời.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá phỏng dịch.

“Khi em viết, tôi biến thành giấy bút”
“Bút tương tư, mực nhớ đến ai kìa?
Giấy từ cây, bút từ gỗ xa xưa
Mực từ nhựa, tôi từ em sống lại.”

(Nguyên Bích/Du Tử Lê – Hiến Chương Yêu)

(1Ga 4: 1)

Mấy ai biết, lời thơ anh viết những là viết bằng bút/bằng mực trên giấy/gỗ, lâu rồi biến thành “Hiến chương yêu”? Có người bảo: tình tự nơi thi ca/âm nhạc đầy “nhựa/mực” khiến cho tôi “từ em sống lại”, rất êm ái. Tôi, từ “Em sống lại” hay “biến thành giấy” lời thơ vui giúp tôi viết. Viết, để em ngâm. Ngâm, đôi ca từ ý nhị ở bài hát:



“Khi em lạnh, tôi biến thành ngọn lửa,
Đốt thương yêu, than nóng hực ân tình.
Khi em đọc, tôi biến thành chữ viết,
Cả nghìn chương, chỉ chép chuyện đôi ta.”

(Nguyên Bích/Du Tử Lê – bđd)



“Chỉ chép chuyện đôi ta”, là những chuyện mà bần đạo vốn những xục xạo đôi giòng chảy nhạc tình vẫn cứ trôi vào lời thơ đến phờ phạc. Để rồi, bạn bè thấy vậy, bèn bảo ban: “Sao bạn lại hành hạ mình đến như thế?”

Thật chẳng rõ, bần đạo đây lâu nay có tự hành hạ mình bằng giòng chảy uốn éo nhiều câu kéo, có vậy không? Nhưng, bần đạo xin thưa với bầu bạn là đấng bậc đang đọc những giòng này, rằng: nếu không có âm nhạc và lời thơ gửi từ bạn bè, thì bầy tôi nay cũng “bù trớt” chẳng làm sao có được nguồn hứng mà dông dài những phiếm cùng luận, vẫn rất bận.

Bận đến độ, có dịp là biến thành giấy/bút để hát tiếp lời ca da diết với ý nhạc:



“Khi em chết - cõi đời này phải hết
Không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời
Muông thú xa rừng,
Chim lạnh từng đôi,
Bao thế hệ vì em mà tàn phai.”

(Nguyên Bích/Du Tử Lê – bđd)



Thật ra, đã mấy người hiểu rằng: một khi nhà thơ đặt bút viết những lời như “khi em chết, là tất cả cõi đời này cũng phải hết”. Thì, bằng giòng chảy tâm tư, ta đem vào đó những tình tự đê mê đến là mệt mỏi! Như bần đạo, khi đã đặt bút phiếm loạn và phiếm bậy đôi lời, cũng chỉ hí hoáy đôi ba giòng cho hết chuyện, chứ nào dám bảo: “khi em chết”, đời anh cũng như cuộc đời của nhiều người sẽ hết chuyện để mà phiếm và kể lể! Bởi, ngoài tình yêu đôi lứa của những anh và em, còn nhiều thứ tình khác cũng khó tàn phai. Thế nên, bần đạo xin được ghi chép ở đây một truyện kể để mua vui và minh hoạ, trước khi ta đi vào đề tài phiếm. Truyện rằng:



“Bông hồng dù đỏ hay trắng cho Ngày của Mẹ, đối với tôi chỉ là biểu tượng, chẳng ép phê gì. Ký ức về mẹ, dù gần hay xa, mới là điều nhức nhối. Tuổi càng cao, càng dễ quên chuyện trước mắt, nhưng lại hay nhớ chuyện xa xôi. Tuổi đời, tình đời trải miết nay nhớ về mẹ, thôi thì với bao điều thiếu sót và ray rứt, cứ giá mà… giá mà….



Hai mươi năm trước, ông tổng giám đốc công ty tôi mất mẹ. Lúc đương quyền, ông đem mẹ vào Sàigòn ở với ông. Khi ông về hưu, bà đòi về quê ở ngoại ô Hà Nội và mất ở đó.



Tôi đến thăm khi ông trở lại Sàigòn được vài tháng. Tuổi già được về quê sống những năm tháng cuối đời, rồi mất nhẹ nhàng như thế thì còn gì bằng, nên tôi an ủi:

- Mất mẹ, tớ cảm thấy như thiêu thiếu thế nào ấy…

- Thiếu cái gì?

- Tớ muốn trồng dàn bầu hay dàn mướp ở sau nhà cho mát, trồng cây nào hay hơn vì tớ sợ kiến… Tớ vẫn hay hỏi bà những chuyện lặt vặt như thế. Tớ sinh ra ở quê, nhưng có sống ở quê đâu. Bây giờ bà mất, tớ chẳng biết hỏi ai… Hồi đó tôi mới xấp xỉ U 40, còn mẹ, thấy cái thiêu thiếu của ông đúng là lẩm cẩm. Mấy chuyện vặt đó hỏi đâu chẳng được. Bây giờ thì tôi cảm được cái thiêu thiếu của ông thế nào rồi.



Tôi có thằng bạn hồi trung học. Tay này quậy phá thầy cô dàn trời. Trường đuổi học, mời phụ huynh đến thông báo. Mẹ nó đến, đứng khoanh tay như người phạm tội, nhẫn nhục nghe thầy tổng giám thị trút cơn thịnh nộ, hài tội thằng con gần nửa tiếng đồng hồ. Mẹ nó chảy nước mắt:

-Nhà cháu nghèo, chạy cơm từng bữa cho anh em nhà nó có cái ăn. Nhà cháu lại không biết chữ, biết thế nào mà dạy nó. Nhờ thầy cô thương đến mà dạy dỗ. Đuổi học, thì nó học ở đâu? Ra trường tư làm gì có tiền. Trăm sự nhờ thầy thương cháu, roi vọt cho cháu nên người. Để rồi tối về, nhà cháu răn đe nó…



Cơn thịnh nộ trôi qua, dường như thương cảm với người đàn bà quê mùa trước mặt, thầy tổng giám thị rồi cũng bỏ qua. Tôi và thằng ông mãnh đó lấp ló ngoài văn phòng theo dõi. Nó cười hi hí khi biết mình tai qua nạn khỏi. Chưa hết, hôm sau nó hớn hở nói:

-May quá, bà già tao giấu biệt chuyện này với ông già, nếu không thì… hì…hì…”.



Nó tiếp tục quậy phá, nhưng kín đáo hơn, quậy phá cho đến khi vào lính vẫn còn, nên lãnh “củ” đều đều. Lần này thì chẳng ai nhẫn nhục thay cho nó. Hôm rồi, thằng ông mãnh về nhà sau ca đêm, ngồi uống rượu một mình, lướt “net”, đọc được bài “Cá bống kho tiêu” nào đó, gọi phone cho tôi từ Mỹ, nói rằng, tự nhiên nhớ mẹ, rồi khóc hu…hu… qua điện thoại:

-Cả đời tao làm khổ bà già. Bà già bệnh, tao bận việc, cứ hẹn lần hẹn lữa, không về chăm sóc được. Bà già mất, tao về, không kịp nhìn mặt… Tiền bạc bây giờ có ích gì…



Mẹ nó mất cũng gần 10 năm rồi… Càng quậy phá, càng mềm nhũn. Nguôi ngoai gì nổi! Mẹ tôi mất hồi đầu năm. Thấy tôi buồn, thằng bạn học rủ về quê nó ở Châu Đốc chơi cho khuây khỏa. Chén thù chén tạc, say túy lúy, cả bọn chuệnh choạng kéo nhau đi hát… karaoke. Thằng bạn cầm micro nói:

-Xin giới thiệu với anh em miệt Châu Đốc, thằng bạn tôi đây ở Sàigòn vừa mất mẹ. Tôi xin hát tặng nó bài… “Bông hồng cài áo”… Rồi nó say sưa hát, động tác biểu diễn như một ca sĩ chuyên nghiệp. Bỗng nhiên giọng hát run run… Nó khóc nấc lên.



Cách đây 2 năm, tôi ghé Châu Đốc dự đám tang mẹ nó… Lại một chuyện khác, lần này không phải thằng, mà là …bà già. Tôi có cô bạn người Ý cũng trạc tuổi như tôi, mỗi lần về Milan, ra nghĩa trang thăm mẹ, mang theo thỏi chocolate, ngày xưa bà thích ăn (mà cô ta cũng thích nữa), bẻ chocolate, cùng ăn với cái… bóng mẹ. Chocolate Tây thay cho nhang đèn Ta, cũng chỉ là tấm lòng. Mẹ cô ta mất cũng 10 năm rồi.

Lại có thằng, có thức ăn hay trái cây nào hay hay, lại mang để trên bàn thờ mẹ, và đặc biệt chỉ thích món ăn lấy từ bàn thờ mẹ. Khách đến chơi, thân thiết lắm, mới mang đồ cúng mẹ xuống đãi. Hỏi vì sao? Ừ, thì cũng như hồi xưa bà cho mình ăn vậy, có đồ gì ngon cũng để dành cho mình…



Mà có thằng con nào, dù có làm tới cái ông gì vĩ đại đến đâu, mà trưởng thành dưới con mắt của mẹ mình đâu nhỉ? Có thằng 6 bó rồi, xách xe ra khỏi nhà, vẫn bị gọi lại “Lại quên mang nón (bảo hiểm)”. Mùa mưa, trời chưa mưa, ngồi một chỗ, nhưng vẫn gọi vói thêm thằng con «Mang theo áo mưa».

Tôi có thằng bạn trẻ người Đức chừng… 50, ra ngoài đường cũng bị bà già vói theo “Alex, quên mang dù!” Thằng này lúc nào cũng vênh váo tự hào vì còn mẹ. Nó khoe: “Từ hồi tôi qua Việt Nam, mẹ tôi lấy làm lạ vì tôi quan tâm tới bả khác xưa nhiều lắm. Bả vui!”. Alex làm ăn ở Việt Nam hơn 12 năm rồi.



Bông hồng đỏ hay trắng cho Ngày của Mẹ, với tôi chỉ là biểu tượng, chẳng ép phê gì. Ký ức về mẹ, dù gần hay xa, mới là điều nhức nhối. Tuổi càng cao, càng dễ quên chuyện trước mắt, nhưng càng nhớ chuyện xa xưa. Tuổi đời, tình đời trải miết, nay nhớ về mẹ, thôi thì với bao điều thiếu sót và ray rứt, cứ giá mà… giá mà…. Nụ cười của người già, dù là nghễnh ngãng, dù là mù lòa… nhớ lại, sao mà dễ thương chi lạ, nhớ xoáy tận đáy lòng. Ray rứt và ân hận là thế! Ước gì thời gian lùi lại, sẽ tìm cách ghẹo bà, để có nhiều hơn nụ cười móm mém như thế. Nụ cười của mẹ già là nụ cười mãn nguyện, con cháu chưa quên bà, vẫn ở bên bà. Tôi viết bài này, tặng cho các bạn trẻ U 30, 40.. gì đó. Các bạn hẳn có nhiều cơ may còn mẹ. Hãy biết trân trọng thời gian bên mẹ.

Tôi biết (cũng như tôi ngày xưa), cách biện minh dễ nhất là bận việc và cứ hẹn lần. Thời gian chắc gì đã làm nguôi ngoai nỗi nhớ? Nhà thơ Nguyễn Khuyến có câu thơ khóc bạn: «Tuổi già giọt lệ như sương, hơi đâu ứa lấy hai hàng chứa chan».

Ừ, nếu giọt lệ già này mà nhớ mẹ, thì ray rứt biết chừng nào !” (trích bài viết có tựa đề “Những thằng già nhớ mẹ” qua điện thư cũng như trên mạng)



Thật ra thì, nơi cõi đời rất muốn “phiếm” này, người người vẫn cứ kể. Kể về chuyện còn hay mất mẹ, cũng đều kể về chuyện của mình. Của chúng mình. Hôm nay, bần đạo lục lọi ký ức để sẽ phiếm. Phiếm loạn về chuyện chúng mình, về anh về em, về những chuyện thoạt nghe thấy giống ca từ ở giòng nhạc bên dưới:



“Chuyện của hai người, chuyện của lứa đôi
Mặc kệ ai cười, mặc người bĩu môi
Có gì đâu, ta sẽ chết
Nhưng tình ta không chết
Vì mở đầu nhân loại: cuộc chơi riêng.”

(Nguyên Bích/Du Tử Lê – bđd)



Phiếm, câu chuyện của hai người hay nhiều người, bần đạo đây chẳng bao giờ chuyên trách những chuyện mách giúp này nọ, chỉ dám xin bạn/xin tôi, ta miễn cho nhau phần đáp trả. Chỉ xin phiếm nhẹ về đời mình/đời người và cuộc sống chung đụng của lứa đôi, tác hại hơn ly thân, lẫn ly dị.

Bởi muốn phiếm, nên vừa rồi, có khảo sát về đám trẻ vẫn sống bên mẹ mình, nhưng mẹ lại cứ sống chung với người khác, khiến tình huống nơi trẻ lại sẽ tồi tệ, rất nhiều bề. Khảo sát mang tựa đề: “Hôn nhân, sao trở thành vấn đề?” do Trung tâm Nghiên cứu về Gia đình Người Mỹ đặt địa bàn tại Đại Học đường Virginia, Hoa Kỳ có đôi ba nhận xét rất như sau:



“Xảy ra sự kiện là: hôn nhân ngày nay bớt liên kết vào với chuyện sinh con đẻ cái hơn thời trước, nên đám trẻ hôm nay chừng như rơi vào tình thế quay vòng vòng hết ở với người này lại bay qua ở với bậc trưởng thượng khác, các vị cứ đi ra rồi lại đi vào cuộc đời của chúng, đến chóng cả mặt.



Khảo sát phát hiện rằng: có đến 24% số trẻ sinh từ cặp phối ngẫu sống cùng giường, tức là trẻ nào sinh tự các cặp nam nữ chung với nhau vẫn nhiều hơn là tự người mẹ đơn chiếc, sống ở vậy.



Chuyên gia khảo sát là Bradford Wilcox thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ đã tường trình là hiện tượng này còn cho thấy: bà mẹ nào chung sống với bạn khác, thì con của bà ít thấy mình được tin tưởng và ít thấy an toàn về cảm xúc trong quan hệ với nhiều người. Các em thiếu hoặc mất đi tính chung thuỷ về tình dục. Theo tác giả khảo sát thì kết quả cho thấy nhiều điều tồi tệ đem đến với cuộc sống của trẻ. Tác giả còn nói: giả như bậc cha mẹ trên lại sống như thể không cần hôn thú hoặc thủ tục này khác, thì cuộc sống của trẻ dễ bị sói mòn và không an toàn.



Đồng thời, qua phỏng vấn với phóng viên tờ Catholic News Service ở Denver cho thấy tình trạng sống của cha mẹ đã ly dị nay ở chung với người khác trong gia đình đang gia tăng đáng kể. Nhiều người lại cũng trải nghiệm chuyện ly dị của một thành viên trong gia đình và/hoặc thấy bạn bè từng ly thân ly dị cũng khá nhiều, đã khiến họ ngần ngại chuyện hôn nhân, hơn trước rất nhiều. Tuy thế, cũng có người thấy bậc cha mẹ tuy đã ly dị , nay lại quyết tâm xử sự khác đi bằng cách dấn thân hơn vào chuyện lập gia đình. Những người như thế nay gia tăng phấn đấu chuẩn bị cho hôn nhân của mình kỹ hơn bậc cha mẹ từng làm vào thời trước.” (x. Mark Pattison, National Catholic Reporter 25/8/2011)



Đọc những cảm nghiệm do nhà khảo sát kiêm tác giả Bradford Wilcox là phải nghe thêm lời ca ta vẫn nghe hát để không bị phân tâm bởi các hiện tượng xảy ra ở Mỹ. Chỉ khi nào mấy chuyện như thế xảy đến trên quê nhà người mình, thì khi ấy mới thấy bận tâm cần xem xét sự việc. Nói thế, là để chào mời bạn bè/người thân nghe tiếp đôi ba ca từ của nghệ sĩ vừa trích dẫn, rằng:



“Khi em khóc tôi biến thành nước mắt
Chảy giùm em - cho cạn nỗi ưu tư
Để mắt em xanh - để môi em mềm
Tôi thành lá giữa khi chiều sắp tối.”

(Nguyên Bích/Du Tử Lê – bđd)



Nghe nghệ sĩ hát lời đau buốt, có “nước mắt chảy giùm em” tưởng cũng nên nghe tiếp lời phát biều của học giả khác có tên là Garcia, Thư ký Trưởng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trả lời phỏng vấn trên tờ Catholic News Service đôi nhận xét sau:



“Ít năm gần đây, bà con thấy rõ sự kiện hôn nhân ở Mỹ có khoảng cách đáng kể. Nói khoảng cách, ý tôi muốn nói đến hiện tượng người có học hoặc khá giả đã có chiều hướng nay kết hôn nhiều hơn là những người không có lợi thế như họ. Nói cho ngay, thì người thuộc tầng lớp lao động ít có khuynh hướng lo chuyện cưới hỏi như lớp người nói ở trên. Về kinh tế, việc cưới hỏi vợ chồng cũng đem lại nhiều điều lợi. Thành thử, giả như giới lao động không đánh giá cao chuyện hôn nhân như trước, thì đấy mới thành vấn đề. Bởi, hôn nhân là cơ sở từ thiện giúp ta xây đắp giàu sang, lành mạnh cho chính mình.” (x. Mark Pattison, bđd)



Nói thế, là nói theo bản tường trình của Hội đồng Giám mục ở Mỹ. Còn, nói như bài viết có tựa đề nổi cộm như: “Sao chuyện vợ chồng lại trở thành vấn đề, đến như thế?” thì nói như thế này:



“Hôn nhân là quan hệ cần thiết rất tốt lành cho chúng dân. Nhưng nếu liên kết với các điều lợi về kinh tế, sức khoẻ, giáo dục và an toàn phúc lợi giúp chính quyền cấp lớn nhỏ từ địa phương cho chí tiểu bang và liên bang có thể phục vụ lợi ích chung cho những người đi đến hôn nhân nay trải dài đến người lao động, nghèo túng hoặc thiểu số trong 4 thập niên qua, thì ta sẽ thấy con số các vị có gia đình đã trở nên ngày càng suy yếu nhiều trong cộng đồng mọi giới.” (x. bđd)



Hội thánh vẫn giáo dục con dân mình rằng: mọi quan hệ dục tình ngoài hôn nhân đều mang tính phạm pháp, rất có tội. Giả như nam nhân nữ phụ nào sống chung với nhau tìm cách đi đến hôn nhân theo khuôn khổ luật buộc, theo cung cách chuẩn bị đi đến hôn nhân như giáo phận đề bạt, thì các thừa tác viên/mục tử cũng nên khích lệ các cặp nam thanh nữ tú nên sống riêng rẽ cho đến ngày cưới, mới là phải phép.

Thống kê của Uỷ ban Hôn nhân và Đời sống Gia đình cùng Giới trẻ thuộc Hội đồng Giám mục Mỹ cũng cho biết: “Hầu hết các cặp nam thanh nữ tú đến với Hội thánh Công giáo chuẩn bị hôn nhân đều đã có quan hệ gần gũi rất chung sống.” Thông kê chính thức của Giáo hội ở Mỹ cũng cho biết: vào năm 1974, có 406,908 cặp nam thanh nữ tú lập gia đình theo luật Hội thánh Công giáo. Năm 2011, số các cặp nam nữ lập gia đình theo luật buộc xuống thấp chỉ còn 170,172 cặp, mà thôi. Ngoài ra, khảo sát còn cho biết:



“Các cặp nam thanh nữ tú nay không theo qui tắc hôn nhân an toàn nữa, điều này không có nghĩa là vì sự việc như thế gây hại cho con trẻ sống với mình. Dù việc chung sống được nhìn theo khía cạnh gây nguy cơ tạo ảnh hưởng lên con cái về tâm lý và xã hội đi nữa, điều này không có nghĩa là các trẻ ở vào trường hợp như thế đều có kinh nhgiệm tồi tệ, hết.



Thống kê năm nay cho thấy: với lứa tuổi từ 6 đến 11, thì chỉ có chừng 16% số trẻ sống với cha mẹ không hôn phối đã có vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc. Dù sao, thì tỷ lệ này vẫn cao hơn số các trẻ sống với gia đình có cha hoặc mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi đi đến hôn nhân đàng hoàng, chỉ hơn có 4% thôi.” (x. bđd)



Tóm lại, lập trường của Hội đồng Giám mục Mỹ cho thấy: gia đình cưới hỏi đàng hoàng theo luật buộc sống an mạnh về sinh lý vẫn là tiêu chuẩn bằng vàng đối với các gia đình sống ở Mỹ. Lớp trẻ ở đây chừng như đang phấn đấu để sống đúng chức năng về kinh tế, xã hội lẫn tâm lý với gia đình theo cung cách chính đáng.

Nói cho cùng, thì phán đoán bài bản và chính mạch như đấng bậc nhà Đạo bao giờ chả phán và bảo như thế. Như thế cũng như thể chẳng quan tâm nhiều đến ý kiến phản hồi của bạn đọc trong tuần, như sau:



“Quả là phát giác kinh khủng. Tuy nhiên, có thể đây là trường hợp thống kê nói quá đáng về những tác hại do ly thân/ly dị hoặc do cha mẹ đơn chiếc gây ra, thôi. Thống kê thông thường do viện IIRC cho biết, thì 10% số trẻ sống với gia đình không bị gãy đổ cũng đang gặp rắc rối. Trong khi đó, có đến 15% số trẻ sống trong gia đình có bố hoặc mẹ đơn chiếc sống một mình cũng đang gặp khốn khó, thấy rất rõ. Khoảng cách biệt 50% cũng đáng để ta quan tâm. Dù gì đi nữa, thống kê khác cho thấy cũng có nhu liệu đích đáng để bảo rằng phần đông 90% lớp trẻ sống vui vẻ là thuộc gia đình không bị hề hấn vì chuyện ly thân ly dị.



Tiếp tục ý kiến phản hồi rất chầm chậm trên báo, lại có lập trường của người khác, như sau:



“Thế, chuyện xách nhiễu tình dục trẻ em thì sao? Nhiều trẻ vẫn bị các nam nhân đang chung sống cứ là gạ gẫm mó sờ nhiều hơn người dưng nước lã sống ở ngoài, thì sao đây?”



Người đọc có hỏi nhiều như thế, cũng chỉ là hỏi để mà hỏi, chứ đã nào nhận được câu đáp trả từ đâu đó. Hỏi, cũng chỉ để tự nhắc nhở mình về những khuyên hoặc bàn luận từ đấng thánh nhân hiền, vẫn cứ bảo:



“Anh em đừng cứ thần khí nào cũng tin,
nhưng hãy nghiệm xét các thần khí xem có phải bởi Thiên Chúa không,
vì có lắm ngôn sứ giả xuất hiện trên thế gian này.”

(1Ga 4: 1)



Nói như thánh nhân không phải là nghi kỵ hết mọi ý kiến của khảo sát thống kê hay báo cáo với tường trình, mà là cẩn trọng với mọi đường lối hoặc cung cách thăng tiến lẫn nhau. Thăng tiến, trong tình thương yêu nên có Chúa hướng dẫn và ngự trị. Cẩn trọng và xem xét cho kỹ, rồi nghe thêm lời trần tình của nghệ sĩ, mà ngâm nga, những là ca hát:



“Chuyện của hai người, chuyện của lứa đôi,

mặc kệ ai cười, mặc người bĩu môi.

Có gì đâu, ta sẽ chết,

nhưng tình ta không chết

vì mở đầu nhân loại: cuộc chơi riêng.”

(Nguyên Bích/Du Tử Lê – bđd)



Chao ôi! Sao lại tình tứ thế nhỉ? Dù người tình có chết đi, nhưng tình người đâu chết được, mà chỉ là mở đầu bằng cuộc chơi riêng, mà thôi. Cuộc chơi riêng, có là cuộc đời của riêng ai, một mình hoặc qua chung sống, vẫn là cuộc chơi của người đời. Của tôi. Của bạn. Rất để đời.



Trần Ngọc Mười Hai

lâu nay từng ngẫm nghĩ:

chẳng cuộc chơi nào là riêng rẽ.

nhưng cứ là ân huệ Bề Trên gửi đến vẫn cho tôi.

Cho mọi người.

Ở đời.
 
Những Lễ Tết Việt Nam
Lê-Ngọc Châu
10:49 15/01/2012
Lời mở đầu: Nói đến Tết Việt Nam thì có rất nhiều bậc thức giả, trưởng thượng hiểu rõ nguồn cội, phong tục Tết hơn người sưu tầm. Thêm vào đó vì là một bài tóm lược nên không tránh khỏi thiếu sót, mong quý đọc giả hoan hỉ cho cũng như trân trọng đón nhận sự chỉ giáo của quý vị.

Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...

* Tết Nguyên Đán có từ bao giờ?

Theo Nguyễn Đình Khang, nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần.

Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.
Qua nhà Chu (1050-256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết.

Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau.

Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần.
Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười.

Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy.

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu ...

Dựa theo tài liệu sưu tầm trên Internet và của trang Web Hà Phương Hoài, chúng tôi lần lượt giới thiệu tóm lược những cái Tết trong năm nói trên:

* Tết Khai Hạ (Mồng bảy tháng giêng)

Người giàu khai hạ, tớ khai bị
Hết rượu cho nên mới ngủ khì
(Vô danh)

Tết Khai Hạ có nghĩa là Tết mở đầu một ngày vui để chào đón một ngày Xuân mới. Theo cách bói toán của người xưa thì tuy tháng đầu năm, ngày mồng một ứng vào Gà, mồng Hai: Chó, mồng Ba: Lợn, mồng Bốn: Dê, mồng Năm: Trâu, mồng Sáu: Ngựa, mồng bảy: Người, mồng Tám: Lúa.

Trong tám ngày đầu năm, hễ ngày nào khô ráo, sáng sủa thì giống nào thuộc về ngày ấy, có năm được tốt. Cho nên, đến ngày mồng bảy thấy trời nắng ráo thì người ta tin rằng cả năm người được mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn tốt lành. Mồng bảy hạ cây nêu để "bế mạc" Tết Nguyên Đán thì người ta mở ngày tết khai hạ để mong mỏi một năm dài tốt lành, vui vẻ.

* Tết Rằm tháng giêng (Tết Thượng Nguyên)

"Lễ vật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Đó là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, là Tết rằm tháng giêng hay Tết Thượng Nguyên. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía Phật tổ Adiđà. Thiện nam, tín nữ đi lễ rất đông.

* Tết Hàn Thực (Mồng ba tháng ba)

Hàn thực có nghĩa là đồ ăn nguội. Gốc Tết này vốn ở Trung Quốc thời Xuân - Thu cổ đại. Tích cũ kể: Vua Văn Công nhà Tấn khi gặp cảnh long đong hoạn nạn được người hiền sĩ Giới Từ Thôi hết lòng phù hộ. Khi vua Văn Công đói quá, Giới cắt thịt đùi mình nấu cháo dâng vua ăn. Trải qua 19 năm trời nay trú Tề, mai náu Sở, một ngày Văn Công lại về làm vua Tấn. Mọi người có công giúp vua đều được ban thưởng nhưng rủi thay vua lại quên mất Giới Từ Thôi đang cùng mẹ ở ẩn trong núi Điền Sơn. Khi vua Tấn nhớ ra, cho người vào tìm, mời mãi Giới không chịu rời núi. Vua bèn cho đốt rừng, hy vọng Giới sẽ ra, nhưng Giới Tử Thôi đã cùng mẹ già chịu chết cháy trong đó. Vua vô cùng thương xót Giới, cho lập đền thờ trên núi. Và cứ mỗi năm vào ngày mồng ba tháng ba, ngày giỗ Giới, có nước lại tổ chức cúng ông. Hôm đó, kiêng đốt lửa, ăn thì dùng đồ nguội đã nấu sẵn từ hôm trước.

Từ thời Thăng Long Đại Việt, nhân dân ta đã ăn Tết này. người ta làm bánh trôi, bánh chay, thay cho đồ nguội, cúng gia tiên là chính, chứ ít ai biết đến ông Giới Từ Thôi.

* Tiết Thanh Minh (Mồng chín tháng ba)

Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Nguyễn Du

Thanh minh có nghĩa trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Ta cũng nhân dịp ấy mà đi thăm mộ những người trong dòng họ đã mất. Tết thanh minh là lễ tảo mộ. Đi thăm mộ thấy có rậm thì phát quang đất khuyết thì bồi đắp, rồi về nhà thắp hương cúng gia tiên.

* Tết Đoan Ngọ Mồng 5 Tháng 5

Còn gọi là Tết Đoan Dương cho nên mới có câu thơ:

Chưa ăn bánh tết Đoan Dương
Áo bông chẳng dám khinh thường cởi ra.


Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai Lễ Tết đó.

* Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy)

Tiết tháng bảy ma dầm sùi sụt
Toát hơi mây lạnh buốt xương khô
Nguyễn Du

Tết rằm tháng bảy có tên khác là Tết Trung Nguyên, người xưa gọi là ngày "xá tội vong nhân". Do đó vào ngày này, tại các chùa thờ phật thường làm chay chân tế và cầu kinh Vu Lan. Còn các nhà thì bày cỗ cúng gia tiên, đốt vàng mã và các đồ dùng bằng vàng mã để người ở âm ty dùng.

* Tết Trung Thu (Rằm tháng tám)

Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng gặp nhau để trà, tửu, ngâm thơ, ngắm trăng gọi là "thưởng nguyệt". Cổ thưởng nguyệt (trông trăng) có chiếc bánh nướng hình trăng tròn, bưởi, hồng và nhiều thứ hoa quả khác. Đáng chú ý là các đồ chơi của các em như tiến sĩ giấy, voi, đèn kéo quân, ngựa hồng, các loại mặt nạ, đèn ông sao .... và tối đến trước khi phá cỗ là trò chơi múa rồng, múa sư tử, xem đèn kéo quân.

* Tết Trùng Cửu (Mồng chín tháng chín)

Tết này có nguồn gốc ở Trung Quốc, ra đời vào thời kỳ thịnh hành của đạo Lão. Chuyện xưa kể rằng: có người tên là Hoàn Cảnh muốn học được phép tiên. Học mãi đến ngày cuối cùng thì thầy bảo hãy may mỗi người một cái túi, hái hoa cúc bỏ vào rồi lên núi ẩn náu. Quả nhiên ngày hôm ấy, mồng chín tháng chín mưa to, ngập hết cả mặt đất. người chết đuối rất nhiều, còn gia đình Hoàn Cảnh thì vẹn nguyên.
Thời kỳ Lý - Trần, nho sĩ Việt Nam theo tích đó cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương. Bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu.

* Tết Trùng Thập (Mồng mười tháng mời)

Tết này các ông thày thuốc thường làm rất lớn. Theo sách cổ Dược lễ thì vào mồng mười tháng mười, các thầy thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (xuân-hạ-thu-đông) và dùng thật tốt. Ở nông thôn gọi là Tết Cơm Mới, có bánh dày, chè kho, gà luộc dùng cúng tổ tiên mừng được mùa lúa.

* Tết ông Táo (Tết hai mươi ba tháng chạp)

Tương truyền là ngày ông Táo (Táo quân, vua bếp) lên chầu trời để tâu việc làm ăn cả xứ của mỗi gia đình với Ngọc Hoàng. Chuyện cũ kể rằng: Xưa có hai vợ chồng vì nghèo quá phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được chồng giàu, một hôm đang đốt hàng mã thì thấy một kẻ đến ăn xin. Người vợ nhận ra người ăn xin ấy chính là chồng xưa của mình, thương cảm bèn đem cho rất nhiều gạo thóc, tiền bạc. Người chồng mới nghi ngờ vợ, vợ ức quá đâm đầu vào bếp chết. Thương vợ cũ người ăn xin cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Ân hận và đau khổ, người chồng mới cũng nhảy vào bếp lửa đó chết. Thượng đế nghe chuyện thương cảm ba con người có nghĩa kia, bèn phong họ làm vua bếp.

Ca dao cổ có câu:

Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà.


Theo tích ấy, vào ngày 23 tháng chạp, người ta mua hai mũ đàn ông một mũ đàn bà bằng hàng mã cùng một con cá chép để vua bếp lên chầu trời. Cá chép thường là cá tươi, rất to, khi cúng, cúng cả con ... Và bây giờ mỗi khi vẽ ông Táo, người ta thường vẽ ông đội mũ cỡi cá bay trong mây, nhưng rất tiếc lại không có .... quần.

Bởi vậy mới có bài thơ vui:

Hăm ba ông táo dạo chơi xuân
Đội mũ mang hia chẳng mặc quần
Thượng đế hỏi rằng sao chướng vậy
Tâu rằng: Hạ giới nó duy tân.


Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế cho nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh, hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam có hoa Mai, hoa Ðào, hoa Mai tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài cành Ðào, cành Mai, mấy ngày Tết người ta còn "chơi" thêm cây Quất chi chít trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc...

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bành trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc.

Và sau cùng, chúng tôi xin giới thiệu đến quý thính giả ý nghĩa Tết Nguyên Đán và những nét đặc thù của ngày Lễ Tết này:

* Tết Nguyên Đán

Ngày Tết ở đây tức là nói tắt Lễ Tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm), còn gọi là Tết Cả vì thế to nhất.
Các Lễ Tết trên có nơi tổ chức có nơi không, với nhiều hình thức nội dung khác nhau. Còn Lễ Tết Nguyên Đán thì khắp nơi trong cả nước, từ đầu núi đến cuối sông, từ thành thị đến nông thôn, từ biên cương đến hải đảo đều tổ chức gần giống nhau. Chỉ khác nhau ở mức sang hèn của từng gia đình hay các loại hoa quả, bánh trái, cơm nước của từng vùng, miền.

Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình. Theo tập quán, dầu ai bất cứ ở đâu, làm bất cứ nghề gì, hàng năm mỗi khi Tết đến cũng mong muốn tha thiết được trở về nhà sum họp gia đình trong ba ngày Tết. Tết Việt Nam là ngày nhớ nhau, ngày hội đoàn tụ, đoàn viên ấm cúng.

* Ngày Tết có những phong tục gì?

Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ... Từ trẻ tới già ai ai cũng biết, sau đây là một vài phong tục đáng được duy trì phát triển:

Tống cựu nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng.

Con cháu trong nhà từ phút giao thừa trở đi được nhắc nhở là không được nghịch nghợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy... anh chị, cha mẹ cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở, chúc nhau những điều tốt lành.

Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xúy xoá hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

Hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ, thành đạt hơn năm cũ. Nhiều nhà tự đi hái lộc ở chốn đình chùa, nơi tôn nghiêm về nhà, tự xông nhà hay dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, sáng mùng Một ít khách.

Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ. Ông bà cũng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc Tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc. Nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

Phong tục ta ngày Tết biếu quà, tỏ ân nghĩa tình cảm, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ... quà biếu v..v…

Lễ mừng thọ: ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần... Ngày Tết cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

Cũng vào dịp đầu Xuân, người có chức tước khai ấn, học trò, sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán mở hàng lấy ngày. Sĩ, Nông, Công, Thương "Tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thông, làm ăn suôn sẻ. Sau ngày mùng Một, dù có mải vui tết cũng chọn ngày "Khai nghề", "Làm lấy ngày". Nếu như mùng Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu.

Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì người bố cho phép vui chơi. Tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm... ai thích trò nào chơi trò ấy. Ðến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm ….

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết: Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyên, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Một hôm, nhân ngày mùng Một Tết, Âu Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày Tết cũng vì sự tích này.

Trên đây là điểm qua mười một lễ Tết trong năm.

Cũng có rất nhiều vần thơ ”trào phúng” liên quan đến Tết Nguyên Đán. Tôi từng nghe quý cụ nói "mỗi người Việt là một thi sĩ". Thật vậy, người Việt Nam chúng ta hầu như ai cũng có tâm hồn thi sĩ, không nhiều thì ít và chuyện gì cũng làm thơ được, đặc biệt cho ngày Tết thì vô số ... nhưng tôi chỉ giới thiệu với quý đọc giả vài bài tiêu biểu:

* Năm hết Tết đến, bài thơ sau đây phản ảnh rõ nét những chuyện xảy ra trong năm:

Một năm chia mười hai kỳ
Thiếp ngồi thiếp tính làm gì chẳng ra
Tháng giêng ăn Tết ở nhà
Tháng hai rõi rãi quay ra nuôi tằm.
Tháng ba đi bán vải thâm
Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về.
Tháng sáu em đi buôn chè
Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô.
Chín mười cắt rạ đồng mùa
Một chạp vớ được anh đồ dài lưng.
Anh ăn, rồi anh lại nằm.
Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.
Chẳng thà lấy chú lực điền
Gạo bồ thóc đống, còn phiền nỗi chi!


* Mượn Tết để làm bài thơ tả tình, tả chân về người đàn bà

“Đàn bà như hạt mưa sa, mưa đâu mát đấy ….” như bài thơ kế tiếp thì “quá tuyệt”:

Tháng giêng là tiết mưa xuân
Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra
Đàn bà như hạt mưa sa
Mưa đâu mát đấy biết là đâu hơn.
Tháng năm, tháng sáu mưa trận mưa cơn
Bước sang tháng bảy rập rờn mưa ngâu
Thương thay cho vợ chồng Ngâu
Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần....


* Cuối cùng, bài thơ ngắn sau đây cho ta thấy hạnh phúc, quan hệ vợ chồng rất quan trọng…

Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
Ai ơi cùng vợ cùng chồng
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay!


2012 là Năm Con Rồng. Để kết thúc bài giới thiệu tổng quát về Tết, như là một hình thức "Tống Cựu Nghinh Tân" (tiễn đưa năm Tân Mão, chào đón Nhâm Thìn) người viết xin được trích dẫn vài câu ca dao sưu tầm theo truyền khẩu nhân gian.

Thay cho lời tỏ tình một cách khéo léo, người đời đã mượn "Rồng" làm cảnh:

Tình cờ đó lại gặp đây,
Như cá gặp nước như mây gặp rồng

Hay phản ảnh sự trêu ghẹo lãng mạn của đàn ông :

Rồng giao đầu, Phụng giao đuôi
Gặp nhau hỏi thiệt, em có thương tui nói liền ?


Diễn tả nỗi mơ ước thầm kín của người phụ nữ:

Thiếp như cá ở biển đông
Chờ khi nước cạn hóa rồng lên mây
Phải chi anh có phép thần thông
Ngăn mây cưỡi gió, bắt rồng cưỡi chơi !


hoặc để ví von "sự quan hệ giữa vợ chồng":

Vợ có chồng như Rồng có mây
Chồng có vợ như cây có rừng!


(Nam Đức_Cuối Năm Tân Mão 2011)

* Tài liệu tham khảo:
- Ca dao sưu tầm theo truyền khẩu nhân gian.
- Internet, Trang Web Hà Phương Hoài
 
Ảo ảnh
Minh Tâm
10:52 15/01/2012
Cuối năm, tôi soạn lại đống hồ sơ bề bộn trên bàn viết, một bức ảnh đen trắng lộ ra. Ảnh chân dung của tôi đây mà. Ảnh trắng đen, một tác phẩm hơn bốn mươi năm rồi. Tôi xăm soi nhìn thật kỹ bức chân dung như lâu ngày gặp lại hình ảnh của một người bạn xa cách. Thật vậy, ảnh chân dung này quá khác biệt với bức ảnh tôi vừa chụp trong lễ cưới của cô gái út nhà tôi, cách nay vài tháng.

Chúng không chỉ khác biệt về kỹ thuật hay màu sắc, hoa lá lung linh của tác phẩm nhiếp ảnh hiện đại. Nhưng hai tấm ảnh của một con người lại khác nhau một trời một vực như hai tấm ảnh của hai con người nào đó khác nhau về dòng tộc, huyết thống, tâm lý, giáo dục, môi trường…

Một tấm ảnh của một thanh niên hai mươi xuân xanh, chưa lập gia đình. Tấm kia là ảnh của cụ ông sáu mươi nhăm, ông nội cũng là ông ngoại của một lũ nhóc tì. Mới đây đã bốn mươi lăm năm trôi qua. Nhanh thật!

Bà nhà tôi nói:

- Mau quá hả ông. Mới Giáng sinh đây, bây giờ lại Giáng sinh. Mới tết Con Mèo Tân, giờ lại tết Con Nhâm Rồng.

Một năm nhanh thật, nhưng bốn mươi năm nhanh hơn. Tôi mường tượng như vừa diện bộ cánh trẻ trung này và chụp bức ảnh trắng đen mới sáng hôm qua đây thôi. Suy nghĩ của tôi hiện giờ không khác suy nghĩ của tôi cách đây 45 năm là mấy. Nhân sinh quan, vũ trụ quan… của tôi ngày nay cũng không có gì khác. Chỉ có khác ở chỗ ngày xưa còn bé, tôi thường mang kính màu hồng. Giờ già rồi, do tia cực tím của thời gian, màu hồng thắm ấy đã ngả sang sậm màu một tí. Thế thôi. Tôi chợt nhớ đến lời của một giảng sư triết đã nói: "Chủ thể tâm hồn của con người không bao giờ thay đổi. Cái thay đổi là hình thức bên ngoài mà thôi."

Mỗi lần tắm gội, kỳ cọ tay chân, tôi thấy rất nhiều tế bào chết của cơ thể mình đào thải ra ngoài dưới dạng cáu bẩn. Khoa học cho biết theo chu kỳ bảy năm, tất cả tế bào trong cơ phận con người thay mới hoàn toàn. Cũng gương mặt này, cũng tay chân này… vào ngày này bảy năm sau được đổi thay mới hoàn toàn. Dĩ nhiên tiến trình lột da sống đời ấy xảy ra rất tiệm tiến và âm thầm, nên tôi không cảm nhận được lộ trình ấy.

Người ta thường châm biếm: Già mà như con nít. Nhưng đó là một thực tế khó tránh. Một người bạn vừa đến thăm tôi sau hơn ba mươi năm xuất ngoại. Anh cũng như ngày nào. Cũng cậu tớ, cũng ngôn từ têu tếu như ngày chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường với nhau. Giang sơn thay đổi, bản tánh khó dời. Nhưng hình dáng bên ngoài có khác. Khác nhiều lắm. Trước khi về nước mấy tháng, anh ấy có gửi cho tôi một bức ảnh chụp chung với nhiều người bạn trong công ty. Tôi không tài nào nhận ra người bạn nối khố của mình ngày xưa, đứng ở góc nào trong ảnh. Bạn của tôi ngày nào có mái tóc đen nhánh, bồng bềnh đầy nghệ sĩ tính, ôm lấy gương mặt căng hồng bầu bĩnh, giờ tóc anh đã ngả bạc khói lam chiều và hơi hói một tí…

Già lão, tóc bạc da mồi là qui luật Tạo hóa. Nhưng con người lại muốn lách luật như thường quen lách luật dân sự, luật hình sự… Quý ông, quý bà rủ nhau tắm bùn, tắm nắng, tắm sữa… nhuộm tóc, nhuộm da, căng da mặt, treo mày, cấy mi, nối mi, cắt mắt, cắt cằm, độn mũi, độn ngực… Người già không muốn người ta thấy mình già, họ luôn tránh né lệnh truy nã của thần thời gian.

Sài Gòn vào cuối thập niên tám mươi, thế kỷ trước, sau năm 1975, nhiều loại hình giải trí đã bị xóa sổ: bi da, đua ngựa, tennis, võ thuật, chiếu bóng, ca nhạc, hòa tấu… duy nhất còn lại là sân khấu Cải lương. Một buổi tối, sau xuất diễn dài tại rạp cải lương Cao Đồng Hưng, cạnh chợ Bà Chiểu, vợ chồng tôi theo chân đám khán giả mộ điệu ào đến cửa hậu trường để đón lỏng cô đào chính nổi tiếng tại đất Sài Thành này từ thập niên 60. Cô đào vừa bước ra khỏi cửa, cố lách đi giữa đám fan mộ điệu, bỗng có tiếng của một phụ nữ thốt lên rõ mồn một: Già rồi!

Nụ cười xinh xắn trên môi cô đào vụt biến mất. Cô sa sầm nét mặt, hét lên: Bảo vệ đâu hết rồi. Lập tức có hai thanh niên vạm vỡ đến vén đám đông và đưa cô đào nhanh ra xe hơi chờ sẵn trước cổng rạp, vọt mất. Già theo tuổi là quy luật. Tiếng nhạc ngũ âm, ánh đèn bảy màu, lớp phấn son trên mặt ngôi sao, dễ dàng đánh lừa khán giả. Nhưng khi ánh đèn sân khấu vụt tắt đi thì sự thật phũ phàng lại phơi bày nguyên vẹn. Cách đây vài tháng, ngôi sao màn bạc Liz Taylor vừa qua đời trong tuổi U 80. Tôi không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy bức chân dung bà ngồi trên chiếc xe lăn. Cũng con người này, cách đây hơn 40 năm, trong vai nữ hoàng Cléopatre, Ai Cập, đã làm hàng triệu triệu quả tim trai trẻ mơ mệt.

Già theo tuổi là nỗi đau của người già. Nhưng trong những tháng cuối năm, báo chí phát giác tại Việt Nam có những trường hợp già không theo tuổi. Một quái bệnh đã làm sưng rộp, chảy xệ da mặt cô gái 25 tuổi, tại xứ dừa Bến Tre. Bỗng chốc cô gái biến thành bà lão 65 tuổi, y như những câu chuyện cổ tích thần kỳ có mụ phù thủy áo đen chuyên phù phép hại người vô tội. Những bệnh nhân mắc căn bệnh quái ác ấy phải đau khổ đến mức độ nào? Chỉ có họ mới thấu. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Ngày xưa còn bé, tết đến, xun xoe trong bộ quần áo mới thơm, xanh xanh đỏ đỏ, tôi chúc tết Ông Bà và Ba Mẹ tôi sống đến đầu bạc răng long. Bây giờ tết đến, lũ cháu con của tôi cũng chúc tôi như vậy. Kinh Thánh cũng viết: “Người đầu bạc thì đáng được kính trọng”. Nhưng từ hơn ba năm nay tôi phải nhuộm tóc vì bà nhà tôi nói: Để tóc bạc nhìn phản cảm lắm! Mới đây, báo chí lại đưa tin: Liệt não vì thuốc nhuộm tóc. Phải chăng đó là lời cảnh tỉnh cho người già nhuộm tóc đen, người trẻ nhuộm tóc đỏ.

Tôi không còn răng long, vì tôi đã nhổ tất trước khi chúng long ra. Giờ tôi đã có hai hàm răng giả cứng chắc hơn răng thật. Các cụ thích sống lâu, nhưng không thích đầu bạc răng long.

Cụ Tú Xương khuyên thiên hạ chớ: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Vì ông sợ: Bống bế nhau lên nó ở non.

Cụ cũng khuyên chớ: Chúc nhau bạc tiền đầy mâm, xài không hết.

Vì ông sợ: Phen này chắc hẳn gà ăn bạc.

Gà ăn bạc, gà phải chết. Ông không còn mồi để chén thù chén tạc với chiến hữu của mình.

Tiền bạc ai cũng ham. Gặp nhau đầu năm người ta luôn miệng chúc nhau: Năm mới phát tài hơn năm cũ. Suốt một đời làm lụng vất vả, đầu tắt mặt tối, chấp nhận bán rẻ lương tâm, dẫm đạp lên đồng nghiệp, miễn sao có tiền, vàng đầy két. Của công cũng mạnh tay vơ vét, mặc cho quốc dân đồng bào khốn khổ. Có tiền rồi cũng không dám xài. Ky cóp, nhịn ăn, nhịn mặc cho có đồng dư. Không dám du lịch đó đây, thăm viếng thân bằng quyến thuộc cũng rất hạn chế. Đi lễ Chúa nhật, luôn tìm đồng lẻ bỏ vào giỏ. Đến tuổi về hưu, lắm tiền, thì sụm bà chè, không đi đâu được nữa. Lên mâm cơm, thịt cá ê hề, nhưng không gắp được miếng nào cho bao tử. Bộ tiêu hóa đã lão suy trước tuổi rồi. Ai cũng cảm nhận đời là bể khổ, nhưng ai cũng muốn sống lâu trăm tuổi.

Cụ Nguyễn Công Trứ đã thốt lên:

“Đã sinh ra thì đà khóc chóe.
Đời có vui sao chẳng cười khì”.


Thời trung học, trường nội trú tôi theo học rất kỷ luật. Tết về sum họp với gia đình vỏn vẹn chỉ hai tuần chẵn. Sáng mồng một tết, chúng tôi mừng tuổi Bà trước rồi mới đến Ba Mẹ. Năm nào Bà cũng rơm rớm nước mắt nói: “Không biết tết năm sau bà có còn sống với các cháu hay không”. Mọi người lặng thinh, trân trọng lời tâm sự đầu năm của bà. Thằng Xuân, con dì út, là tay nghịch ngợm nhất, lúc đó cũng đứng yên há mồm trố mắt nhìn chằm chằm vào mắt bà, quên mất mai vàng, dưa đỏ, bánh chưng xanh. Thương Bà quá, tôi không rời Bà nửa bước trong buổi sáng mồng một. Bà còn tâm sự với tôi nhiều điều khó quên: “Sau một ngày, sau một năm là càng bước gần đến mồ cháu ạ. Con người cần sống sao cho có ý nghĩa, để khi nằm xuống thì yên lòng nhắm mắt, không còn gì để hối tiếc.”

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của Chúa, tôi phải chấp nhận. Có người vừa sinh ra, chưa bệnh, chưa lão, đã tử. Buồn hơn, vì bố mẹ sợ mất chức vụ, mất bạc tiền, nên có người chưa sinh ra đã tử trong lòng mẹ ruột mình. Sinh: khổ, bệnh: khổ, lão: khổ, tử: khổ. Nhưng không ai muốn chết trẻ. Con cháu hãnh diện khi cha mẹ mình hưởng thọ 60, 70, 80… Không ai muốn bảng cáo phó của cha mẹ chỉ ghi hưởng dương, 30, 40, 50. Thọ là Phúc lớn nhất của con người. Phúc – Lộc – Thọ tóm lại chỉ còn là hai điều ước trên hết của con người đó là LỘC và THỌ. Do đó, tết đến người người luôn chúc nhau - Thịnh vượng -An khang.

Tan hợp – hợp tan, kiết hung – hung kiết, vui buồn – sướng khổ, sinh ly – tử biệt, sinh – bệnh – lão… tôi đã trải qua. Tôi cảm nhận một ngày sống là một món quà quý giá mà Thiên Chúa trao ban cho mình. Dĩ nhiên ngày nào cũng đều có niềm vui và nỗi khổ của ngày ấy. Tôi mãn nguyện vì Chúa đã cho phép tôi hưởng thọ hơn sáu mươi năm, dù cuộc đời tôi đã hằn đậm nhiều vết đắng cay giữa chốn trần ai này.

Sài Gòn, cuối năm Tân Mão 2011
 
Cầu Nguyện Trước Thánh Thể.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:48 15/01/2012
Cầu Nguyện Trước Thánh Thể.

Trong buổi tiếp kiến hơn 5,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 11-1-2012, Đức Thánh Cha Biển Đức đã khẳng định: "Việc tham dự bí tích Thánh Thể là điều không thể thiếu đối với cuộc sống Kitô, phải luôn là điểm cao nhất trong toàn lời cầu nguyện của chúng ta." (Theo Vietcatholic.net)

Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên với Chúa. Việc nâng tâm hồn ấy có khi làm tôi ngây ngất, hồn tôi như bay bổng lên cao để được kết hợp mật thiết với Chúa. Tôi cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trước mặt tôi cũng như tình yêu bao la mà Ngài đã dành sẵn cho tôi từ thuở nào. Những lúc ấy giá mà tôi xin gì thì Chúa cũng ban cho, nhưng mà tôi lại quên không muốn xin gì cả. Tôi chỉ muốn luôn được ở gần Chúa trong trạng thái say đắm tuyệt vời ấy mà thôi. Tôi cũng chẳng nói được lời nào, nhưng tâm tư thì như được giải bày tất cả. Chúa thấu hiểu mọi băn khoăn trong tôi và thế là tôi không còn gì phải ưu tư nữa ...|

Tôi no đủ vì Chúa thì rất giàu có, tôi an bình thảnh thơi vì Chúa làm chủ vũ trụ này, tôi không còn lo sợ gì vì "Chúa là thành lũy bảo vệ tôi, tôi khiếp gì ai nữa?"(Tv 27,1)

Thật hạnh phúc thay, những giây phút cầu nguyện trong nhà tạm, bên Thánh Thể để cảm nhận được sự hiện diện yêu thương của Chúa.

Trong những giây phút cầu nguyện sốt sắng như thế, tôi chỉ muốn được yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn mình. Thế là đủ cho tôi vì có Chúa là có tất cả.

Trong đời sống hằng ngày, tôi vẫn kết hợp với Chúa trong mọi lúc. Khi gặp khó khăn hay lúc chan hòa hạnh phúc, tôi luôn có Chúa đồng hành. Tôi đến với Chúa và tâm sự với Ngài như tôi tâm sự với Cha tôi. Tôi thưa với Chúa về những băn khoăn, tôi khoe với Chúa về những thành công, tôi xin Chúa cho tôi biết việc phải làm... Tôi tin là Chúa đã lắng nghe và ban những ơn cần thiết để tôi luôn được trung thành với Chúa.

Không những Chúa chỉ ban các ơn cần thiết, mà Chúa còn ban cho tôi những ơn mà chẳng bao giờ tôi dám xin và cũng không bao giờ dám nghĩ đến. Chúa đã chọn phần tốt nhất cho tôi.

Khi tôi bị đi tù cải tạo, niềm mơ ước duy nhất của tôi là được trở về xum họp với gia đình, dù rằng những năm tháng trong đời sống quân ngũ, việc giữ đạo của tôi chẳng ra gì. Tôi không có Chúa trong những năm tháng của tuổi xuân ấy. Khi đi hành quân, gặp lúc nguy hiểm, tôi cũng nghĩ đến Chúa, nhưng chỉ như cầu cứu một ông thần hộ mạng thôi, chứ tình yêu tôi dành cho Chúa thì nguội lạnh lắm. Chúa vẫn kiên nhẫn với tôi để rồi sau một thời gian dài tôi chờ đợi như vô vọng, Chúa đã dẫn tôi về nhà với cha mẹ, vợ con tôi. Chúa còn giúp tôi có việc làm, lại còn sắp xếp để tôi và gia đình được định cư tại xứ Mỹ này. Sống ở Mỹ, tôi lại có dịp đi học, làm lại cuộc đời, có việc làm ổn định. Đến nay thì tôi chỉ biết cúi đầu mà thưa với Chúa rằng: Chúa ơi! con không dám xin gì nữa, con đã có tất cả rồi.

Bây giờ thì tôi chỉ còn mỗi một việc phải làm là tạ ơn Chúa. Tôi nhận ra mình thật hạnh phúc vì Chúa đã luôn ôm tôi trong vòng tay yêu thương và tình Ngài sưởi ấm cuộc đời tôi. Chúa ơi, con biết " Chúa đã khắc tên con trong lòng bàn tay Chúa" (Is 49,16)

Tôi chợt nghĩ đến bao người trong lúc nguy khốn đã được Chúa ra tay cứu giúp nhưng không nhận ra lòng thương xót của Chúa. Có khi họ xin Chúa một điều, mà vì phần rỗi của mình, Chúa lại ban cho họ điều khác. Uớc mong ai cũng cảm nghiệm được ơn Chúa đã thương ban cho mình thì chắc là Chúa vui lắm.

Chúa yêu tôi chẳng phải vì tôi mà vì Chúa là Tình Yêu; cho nên dù tôi có là đứa con ngoan, Chúa vẫn yêu tôi; tôi là đứa con hoang đàng, Chúa vẫn yêu tôi và luôn mở rộng vòng tay đón tôi trở về nhà .

Do lòng yêu thương rộng rãi của Chúa, Người ban ơn cho tôi một cách nhưng không, chứ chẳng phải tôi làm được một vài việc đạo đức, tham gia hội đoàn này phong trào nọ, đọc kinh thật nhiều, giúp đỡ cho người nghèo, hay có những đóng góp cho Giáo Hội mà Chúa mới ban ơn.

Chúa ban ơn cho những tâm hồn biết khiêm nhường nhận ra những yếu đuối của mình và cậy nhờ vào lòng thương xót của Chúa. Tình yêu Chúa cao vời, ơn lành của Chúa nhiều như mưa sa, tôi chỉ cần mở lòng ra là có thê đón nhận đầy tràn.

Nếu tôi cậy vào sức mình để đáng được Chúa ban ơn thì tôi thật là dại dột. Tôi không còn là con của Chúa nữa , mà đã biến mình thành kẻ đầy tớ hay người làm công cho Chúa. Đầy tớ hay người làm công chỉ nhận được sự ban ơn tương xứng với việc mình đã làm cho ông chủ mà thôi.

Người làm công lãnh được một số tiền sau một tuần lễ làm việc cho ông chủ. Người con của ông chủ cũng sẽ được cho số tiền bằng tiền của người làm công hay nhiều hơn nữa dù không làm gì cả nhưng chỉ vì người đó là con. Được ơn làm con cái Chúa là ơn cao vời nhất của đời tôi.

Sự liên hệ giữa tôi và Chúa không phải là sự liên hệ chủ tớ mà là tình Cha và Con. Cho nên khi cầu xin, tôi không cần phải nhiều lời, cứ nép vào bên Chúa với một tâm tình cậy trông phó thác là đủ, vì "Khi cầu nguyện, đừng lải nhải như dân ngoại, họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời" (Mt.6,7).

Chúa thông biết mọi sự và Chúa luôn đồng hành với tôi cho nên tôi cứ thảnh thơi vui sống trong mọi hoàn cảnh. Chúa là niềm vui nên đời tôi tràn ngập lời ca khen, cảm tạ Chúa.

Khi gặp lúc bệnh hoạn ốm đau, thất vọng hay chán nản. Tôi không cầu xin Chúa cho tôi khỏi bệnh, cho tôi thoát khỏi những lo lắng mà tôi xin Chúa nâng đỡ để tôi được vâng theo Thánh Ý Chúa và thế là tôi thấy tâm hồn rất bình an. Tôi cũng chuẩn bị cho giờ phút tôi được Chúa gọi về mỗi ngày. Có khi tôi cũng thấy lòng nao nức chờ đợi giây phút ấy.

Trong lúc cầu nguyện, tôi không xin Chúa điều gì cho tôi, mà chỉ dâng lên Chúa các linh hồn tổ tiên, linh hồn mới qua đời, linh hồn mồ côi. Tôi dâng lên Chúa bao người thân yêu, thanh niên nam nữ, bạn hữu, người tôi quen biết và cả người không quen, người đang bách hại giáo hội, người đang gây khó khăn cho tôi...

Tôi cũng dâng lên Chúa những người đang bị bách hại, người không nhà, người đói khát, người già yếu, kẻ neo đơn, người đang bị giam cầm, gia đình đang gặp khó khăn,quý linh mục, tu sĩ và giáo dân đang dấn thân cho hòa bình, công lý.

Với ý cầu xin chân thành và tinh thần phó thác trong sự quan phòng của Chúa , tôi tin chắc là Chúa đã lắng nghe tâm tình của tôi và sẽ ban ơn theo lòng nhân hậu bao la của Ngài. Lòng tin của tôi lại thêm vững mạnh khi Chúa phán " Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được" (Mt 21,22)

Để tránh lo ra cũng như giúp dòng suy tư của mình luôn hướng về Chúa trong các buổi cầu nguyện, tôi luôn tìm đến nhà tạm, nơi đặt Mình Thánh Chúa. Trước sự hiện diện của Chúa, trong không khí thinh lặng, thánh thiện, tâm hồn tôi rất dễ rung động để đến gần Chúa. Kinh Lạy Cha là kinh tôi vẫn đọc một cách thật sốt sáng trong khi cầu nguyện. Tôi biết rằng đây là kinh chính Chúa Giêsu đã dạy, khi các môn đệ xin Ngài dạy cầu nguyện. Kinh Lạy Cha còn được tuyên đọc trong các Thánh Lễ Misa với lời mời gọi của linh mục chủ tế." Vâng lệnh Chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng ".

Qua kinh Lạy Cha, Chúa dạy chúng ta cách ca tụng Chúa, cách cầu xin đẹp lòng Chúa.

Đọc kinh lạy Cha một cách có ý thức, một cách chậm trãi, thả hồn vào lời nguyện tôi thấy mình được phúc nâng lên làm con của Chúa và được vui mừng gọi Chúa là Cha. Vâng, Cha ơi! con quỳ đây bên Cha của con, và mọi người trên thế gian này đều là anh em " Lạy Cha chúng con ở trên trời". Không phải Cha của con ở trên trời, mà là Cha của chúng con ở trên trời.

Đọc câu này thôi mà cảm nghiệm được thì đã thấy nghẹn ngào rồi và cứ để cái nghẹn ngào ấy hoà nhập với tình yêu bao bọc của Chúa… thì tôi sẽ không còn muốn ước ao sự gì thêm nữa. Hạnh phúc bây giờ là được ca khen, chúc tụng Chúa. Mọi sự của tôi, linh hồn tôi, thân xác tôi và tất cả những gì thuộc về tôi, xin dâng lên Chúa để tôn vinh tình yêu của Ngài. Tất cả vinh quang và danh dự đều thuộc về Chúa là Cha Toàn Năng và xin cho Thánh Ý Chúa được thực hiện dưới đất cũng như trên trời. Trời cao và đất thấp đã gặp nhau trong giây phút huyền nhiệm này.

Chúa dạy tôi biết bằng lòng với những gì đang có, lương thực đủ dùng cho ngày hôm nay. Chúa cũng nhắc tôi rộng tay với bao người thiếu ăn thiếu mặc, chia sẻ buồn vui với anh em đồng loại.

Chúa dạy tôi học theo cách tha thứ của Chúa bằng cách " tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con". Chúa dạy tôi cảm nghiệm ơn tha thứ để có thể thực hiện tha thứ cho anh em mình.

Cuối cùng, Chúa biết tôi yếu đuối, dễ bị cám dỗ bởi thế gian nên Chúa luôn bảo vê tôi ngày đêm để chống lại ba thù. Trong kinh Lạy Cha, Chúa nhắc nhở tôi cầu nguyện " Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ" và " Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối." (Mc 14,38).

Chúa vẫn hằng đợi tôi nơi nhà tạm trong phép Thánh Thể. Vì yêu tôi, Chúa đã tự biến mình thành " Tù Nhân Của Tình Yêu" như Chúa đã tỏ lộ cho nữ tu Jasepha Menendez (sách Tiếng Gọi Tình Yêu).

Bao nhiêu lần cầu nguyện trước Thánh Thể là bấy nhiêu lần tôi lại có những cảm nghiệm tuyệt vời khác nhau về ân tình Chúa đã dành cho tôi. Ngày nào không đến được với Chúa là tôi lại thấy hình ảnh đợi chờ của Chúa và lòng tôi lại sao xuyến không yên.

Lạy Chúa, con yêu mến Chúa thật nhiều.

Giuse Thẩm Nguyễn

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Xuân
Vũ đình Huyến, Lm CMC
22:21 15/01/2012
NỤ XUÂN
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm CMC
Ơn hoa thương nỗi người xa xứ
Thèm chút mưa phùn đón tết thôi.
(Trích thơ của Trần Mạnh Hảo)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền