Phụng Vụ - Mục Vụ
Làm cho người ta khát, một kiểu gặp gỡ mới mẻ
Lm. Minh Anh
00:05 10/01/2022
LÀM CHO NGƯỜI TA KHÁT, MỘT KIỂU GẶP GỠ MỚI MẺ
‘Lập tức bỏ lưới, bỏ cha’, “Các ông theo Ngài!”.
Thất vọng vì không bán được một món hàng lớn, anh bán hàng trẻ tuổi than thở với người quản lý, “Thật đúng, người ta có thể dắt ngựa đi uống nước, nhưng không thể bắt nó uống!”. Viên quản lý trả lời, “Con trai! Công việc của bạn không phải là bắt ai đó uống; mà là làm cho người ta khát!”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Làm cho người ta khát’, ‘một kiểu gặp gỡ mới mẻ’ mà Chúa Giêsu đã áp dụng cho bốn môn đệ đầu tiên của Ngài qua Tin Mừng hôm nay. Như vậy, bất cứ một cuộc gặp gỡ nào ‘làm cho người ta khát’, giữa hai hay nhiều người, đều có khả năng trở nên một sự kiện Tin Mừng!
Thật thú vị, khởi đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã gặp Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan theo ‘kiểu gặp gỡ mới mẻ’ vốn ‘làm cho người ta khát’ này. Đây là cuộc gặp gỡ giữa trời với đất, giữa Chúa với người, giữa Đấng Cứu Độ với các tội nhân; và giữa Đấng xây dựng toà nhà Hội Thánh mai ngày với những trụ cột. Đúng thế, chính Thiên Chúa trong con người Chúa Giêsu đã hiện diện với họ, gõ cửa lòng họ, ngỏ với họ những lời đầy quyền năng. Quyền năng nơi Chúa Giêsu khi đến với bốn ngư phủ lưng trần miền Galilê này là quyền năng của tình yêu; một tình yêu trước hết, kêu gọi họ ăn năn như sứ điệp mở đầu của Ngài, “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng!”. Và quyền năng tình yêu này còn lôi kéo họ về phía Chúa Cha, Đấng luôn tha thứ, chữa lành và sai đi; một quyền năng sẽ ban cho họ một sứ mệnh mới, “Hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”, một sứ mệnh vốn sẽ thay đổi hoàn toàn con người và cuộc đời của họ!
Bất cứ một cuộc gặp gỡ nào ‘làm cho người ta khát’, giữa hai hay nhiều người, đều có khả năng trở thành một sự kiện Tin Mừng. Bài đọc thứ nhất hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ của Elcana với vợ ông, một phụ nữ son sẻ, “Anna, sao em khóc? Với em, anh lại không hơn mười đứa con trai sao?”. Còn hơn một sự kiện Tin Mừng, vì rồi đây, phụ nữ này sẽ là mẹ của Samuel Chúa ban cho bà; bà sẽ vui mừng để không chỉ “Dâng lễ tế tạ ơn Ngài” như lời Thánh Vịnh đáp ca, nhưng còn dâng chính con trai mình cho Ngài, để nó trở thành ngôn sứ ‘làm cho người ta khát’ chính Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Thiên Chúa, Đấng luôn ‘làm cho người ta khát!’. Dẫu chúng ta là ai, sang hèn hay quyền quý, Thiên Chúa vẫn luôn làm cho trái tim chúng ta mải khát khao. Vậy mà, chỉ một mình Chúa Giêsu mới chỉ cho chúng ta biết phải khát điều gì, và nơi đâu để tìm được dòng suối để thoả mãn cơn khát vô biên đó. Chính Ngài! Ngài là nguồn suối bất tận và càng ngụp lặn trong Ngài, chúng ta lại càng khát khao Ngài hơn, yêu Ngài nhiều hơn, muốn nên giống Ngài hơn và thuộc trọn hoàn toàn về Ngài hơn. Đây là ‘một kiểu gặp gỡ mới mẻ’ mà Tin Mừng mang lại; và đây cũng là điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta khám phá Ngài trong muôn vàn kiểu thức của ngày sống, khi chúng ta liên lỉ tìm kiếm Ngài và được sai đi để ‘làm cho người ta khát’ chính Ngài. Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành những tông đồ “lưới người như lưới cá”; Ngài mời gọi mỗi chúng ta trở thành một Giêsu khác cho tha nhân, ‘làm cho người ta khát’ chính Ngài; trở thành thân thể mầu nhiệm của Ngài trong thế giới; tức là trở nên những đôi mắt, đôi tai, đôi chân, đôi tay và miệng lưỡi của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để bất cứ cuộc gặp gỡ nào của con với bất cứ ai trở nên hời hợt, nhưng là một cuộc gặp gỡ làm nên một sự kiện Tin Mừng, ‘một kiểu gặp gỡ mới mẻ’, vốn ‘làm cho người ta khát’ chính Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
‘Lập tức bỏ lưới, bỏ cha’, “Các ông theo Ngài!”.
Thất vọng vì không bán được một món hàng lớn, anh bán hàng trẻ tuổi than thở với người quản lý, “Thật đúng, người ta có thể dắt ngựa đi uống nước, nhưng không thể bắt nó uống!”. Viên quản lý trả lời, “Con trai! Công việc của bạn không phải là bắt ai đó uống; mà là làm cho người ta khát!”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Làm cho người ta khát’, ‘một kiểu gặp gỡ mới mẻ’ mà Chúa Giêsu đã áp dụng cho bốn môn đệ đầu tiên của Ngài qua Tin Mừng hôm nay. Như vậy, bất cứ một cuộc gặp gỡ nào ‘làm cho người ta khát’, giữa hai hay nhiều người, đều có khả năng trở nên một sự kiện Tin Mừng!
Thật thú vị, khởi đầu sứ vụ, Chúa Giêsu đã gặp Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan theo ‘kiểu gặp gỡ mới mẻ’ vốn ‘làm cho người ta khát’ này. Đây là cuộc gặp gỡ giữa trời với đất, giữa Chúa với người, giữa Đấng Cứu Độ với các tội nhân; và giữa Đấng xây dựng toà nhà Hội Thánh mai ngày với những trụ cột. Đúng thế, chính Thiên Chúa trong con người Chúa Giêsu đã hiện diện với họ, gõ cửa lòng họ, ngỏ với họ những lời đầy quyền năng. Quyền năng nơi Chúa Giêsu khi đến với bốn ngư phủ lưng trần miền Galilê này là quyền năng của tình yêu; một tình yêu trước hết, kêu gọi họ ăn năn như sứ điệp mở đầu của Ngài, “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng!”. Và quyền năng tình yêu này còn lôi kéo họ về phía Chúa Cha, Đấng luôn tha thứ, chữa lành và sai đi; một quyền năng sẽ ban cho họ một sứ mệnh mới, “Hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”, một sứ mệnh vốn sẽ thay đổi hoàn toàn con người và cuộc đời của họ!
Trong cuộc gặp gỡ vắn vỏi với bốn môn đệ tiên khởi này, chúng ta có sự bắt đầu của Hội Thánh. Và Chúa Giêsu sẽ tiếp tục lôi kéo những người khác vào cộng đồng nhỏ bé ấy, đàn ông và phụ nữ, mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và quốc gia. Việc hình thành một cộng đồng các môn đệ là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Chúa Giêsu. Ngày nay, là thành viên của cộng đồng này, thành viên của Hội Thánh, thân thể Chúa Kitô… chúng ta không theo Ngài với tư cách những cá nhân mà là thành viên của một cộng đồng đức tin. Chính trong cộng đồng đó, chúng ta gặp gỡ Chúa và Chúa gặp gỡ chúng ta; ở đó, Chúa phục vụ chúng ta và chúng ta phục vụ Ngài, một ‘kiểu gặp gỡ mới mẻ’ hoàn toàn, để từ đó, chúng ta được sai đi ‘làm cho người ta khát’.
Bất cứ một cuộc gặp gỡ nào ‘làm cho người ta khát’, giữa hai hay nhiều người, đều có khả năng trở thành một sự kiện Tin Mừng. Bài đọc thứ nhất hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ của Elcana với vợ ông, một phụ nữ son sẻ, “Anna, sao em khóc? Với em, anh lại không hơn mười đứa con trai sao?”. Còn hơn một sự kiện Tin Mừng, vì rồi đây, phụ nữ này sẽ là mẹ của Samuel Chúa ban cho bà; bà sẽ vui mừng để không chỉ “Dâng lễ tế tạ ơn Ngài” như lời Thánh Vịnh đáp ca, nhưng còn dâng chính con trai mình cho Ngài, để nó trở thành ngôn sứ ‘làm cho người ta khát’ chính Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Thiên Chúa, Đấng luôn ‘làm cho người ta khát!’. Dẫu chúng ta là ai, sang hèn hay quyền quý, Thiên Chúa vẫn luôn làm cho trái tim chúng ta mải khát khao. Vậy mà, chỉ một mình Chúa Giêsu mới chỉ cho chúng ta biết phải khát điều gì, và nơi đâu để tìm được dòng suối để thoả mãn cơn khát vô biên đó. Chính Ngài! Ngài là nguồn suối bất tận và càng ngụp lặn trong Ngài, chúng ta lại càng khát khao Ngài hơn, yêu Ngài nhiều hơn, muốn nên giống Ngài hơn và thuộc trọn hoàn toàn về Ngài hơn. Đây là ‘một kiểu gặp gỡ mới mẻ’ mà Tin Mừng mang lại; và đây cũng là điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta khám phá Ngài trong muôn vàn kiểu thức của ngày sống, khi chúng ta liên lỉ tìm kiếm Ngài và được sai đi để ‘làm cho người ta khát’ chính Ngài. Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành những tông đồ “lưới người như lưới cá”; Ngài mời gọi mỗi chúng ta trở thành một Giêsu khác cho tha nhân, ‘làm cho người ta khát’ chính Ngài; trở thành thân thể mầu nhiệm của Ngài trong thế giới; tức là trở nên những đôi mắt, đôi tai, đôi chân, đôi tay và miệng lưỡi của Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để bất cứ cuộc gặp gỡ nào của con với bất cứ ai trở nên hời hợt, nhưng là một cuộc gặp gỡ làm nên một sự kiện Tin Mừng, ‘một kiểu gặp gỡ mới mẻ’, vốn ‘làm cho người ta khát’ chính Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Cùng Mẹ vững tin vào lòng Chúa thương xót
Lm. Đan Vinh
02:40 10/01/2022
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN C
Is 62,1-5; 1 Cr 12,4-11; Ga 2,1-11
CÙNG MẸ VỮNG TIN VÀO LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Ga 2,1-11
(1) Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới, có thân mẫu Đức Giê-su. (2) Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự. (3) Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người : “Họ hết rượu rồi”. (4) Đức Giê-su đáp : “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và Con? Giờ của Con chưa đến. (5) Thân mẫu Người nói với gia nhân : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. (6) Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. (7) Đức Giê-su bảo họ : “Các anh đổ đầy nước vào chum đi !” và họ đổ đầy tới miệng. (8) Rồi Người nói với họ : “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc”. Họ liền đem cho ông. (9) Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại (10) và nói : “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon cho đến mãi bây giờ”. (11) Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê, và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
2. Ý CHÍNH :
Đức Giê-su và các môn đệ đã cùng với Mẹ Ma-ri-a đến tham dự một bữa tiệc cưới tại thành Ca-na miền Ga-li-lê. Bữa tiệc mới được nửa chừng thì rượu sắp hết. Mặc dù chưa tới Giờ hành động, nhưng do lời Mẹ Ma-ri-a cầu bầu mà Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên biến nước lã thành rượu ngon. Qua dấu lạ cảm thông và giàu lòng thương xót này mà các môn đệ của Đức Giê-su đã tin Người thực là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa.
3. CHÚ THÍCH :
- C 1-2 : + Có thân mẫu Đức Giê-su : Tin mừng Gio-an 2 lần nhắc đến sự hiện diện của Mẹ Ma-ri-a trong thời gian Đức Giê-su ra giảng đạo : Lần đầu khi Đức Giê-su bắt đầu đi thi hành sứ vụ Thiên Sai, Mẹ Ma-ri-a đã hiện diện trong bữa tiệc cưới tại thành Ca-na và đã can thiệp xin Đức Giê-su làm phép lạ biến nước lã thành rượu ngon, dù chưa đến Giờ của Người. Lần hai nhắc đến việc Mẹ Ma-ri-a đứng dưới chân thập giá trong cuộc tử nạn của Đức Giê-su, để hiệp công với Người cứu độ loài người.
- C 3-5 : + Thiếu rượu : Người Do thái vẫn thường ăn uống tiết độ. Nhưng trong dịp cưới xin, họ lại hay uống quá chén. Vì thế bữa tiệc cưới này mới nửa chừng đã bị hết rượu. + Thân mẫu Đức Giê-su nói với Người : “Họ hết rượu rồi” : Mẹ Ma-ri-a tỏ ra nhạy cảm trước nhu cầu của đôi tân hôn, nên đã nói nhỏ với Đức Giê-su rằng : “Họ hết rượu rồi” với hy vọng Người sẽ giải quyết giúp cho đôi tân hôn.
+ Thưa Bà : Ở đây và trên cây thập giá (x Ga 19,26), Đức Giê-su đều dùng từ “Bà” (gune) để gọi thân mẫu của Người, giống như bà E-và xưa cũng đã được gọi là “Bà” (x. St 3,15.20). Điều này ngầm ám chỉ Mẹ Ma-ri-a là “E-và Mới” thời Tân ước, là Mẹ của “nhân loại mới” được cứu độ. + Chuyện đó can gì đến Bà và Con? : Đây là một kiểu nói Do thái nhằm từ chối một sự can thiệp không đúng lúc (x. 2 Sm 16,10). + Giờ của Con chưa đến : Đức Giê-su không làm gì trước Giờ của Người (x. Ga 7,30). Ở đây có ý nói rằng : tuy Giờ được tôn vinh chưa đến, vì Người chưa trải qua cuộc tử nạn và phục sinh, nhưng ngay bây giờ Người muốn biểu lộ Giờ ấy cho các môn đệ thấy, hầu họ tin vào Người, khi họ chứng kiến Giờ chịu tử nạn của Người sau này. +“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” : Trực giác khiến Mẹ Ma-ri-a tin chắc Đức Giê-su sẽ can thiệp, nên Mẹ đã căn dặn gia nhân hãy làm theo lệnh Người truyền. Câu này nhắc lại lời Pha-ra-on vua Ai Cập thời tổ phụ Gia-cóp và Giu-se xưa : “Cứ đến với Giu-se. Ông bảo gì, các ngươi hãy làm theo” (St 41,55).
- C 6-8 : + Sáu cái chum đá dùng vào việc thanh tẩy : Theo phong tục Do thái, người ta thường để những cái chum đựng nước trong sân trước hay sân sau nhà mỗi khi có đám tiệc, để khách mới đến có thể rửa tay rửa mặt theo tục lệ rửa tay trước khi dùng bữa (x. Mt 15,2). Ở đây có 6 chum đá, mỗi chum chứa được hai hay ba thùng 40 lít, tức vào khỏang từ 80 đến 120 lít nước ! + “Các anh đổ đầy nước vào chum đi !” và họ đổ đầy tới miệng : Đức Giê-su ra lệnh cho gia nhân đổ đầy nước vào sáu cái chum đá. “Đổ đầy tới miệng” cho thấy ơn Chúa được ban cho đôi tân hôn cách dư đầy. Với khoảng 600 lít rượu thì cả làng sẽ được uống rượu thỏa thích !
- C 9-11 : + Dấu lạ đầu tiên : Dấu lạ là một việc làm khác thường, diễn tả một điều thiêng liêng đang ẩn dấu. Dấu lạ đầu tiên tại tiệc cưới Ca-na này để tỏ bày vinh quang và quyền năng của Đức Giê-su trước nặt các môn đệ (c 11b), giúp các ông vững tin vào Người là Đấng Thiên Sai (x. Ga 2,11c).
4. CÂU HỎI :
1) Qua việc nhắc đến Mẹ Ma-ri-a vào lúc đầu và cuối thời gian rao giảng Tin mừng của Đức Giê-su, thánh Gio-an muốn nói gì về vai trò của Đức Giê-su và thân mẫu của Người trong công trình cứu độ?
2) Tại sao Đức Giê-su lại dùng tiếng “Bà” khi thưa chuyện với Mẹ Ma-ri-a?
3) Qua câu “Giờ Con chưa đến”, Đức Giê-su muốn nói gì về sứ mệnh Thiên Sai của Người?
4) Tại sao Mẹ Ma-ri-a lại dạy gia nhân làm theo lệnh truyền của Đức Giê-su?
5) Đức Giê-su làm phép lạ đầu tiên này tại tiệc cưới Ca-na nhằm mục đích gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5).
2. CÂU CHUYỆN :
1) SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA THÁNH HÓA GIA ĐÌNH :
Cách đây ít lâu, có một phụ nữ đã kể lại câu chuyện xảy ra trong gia đình bà như sau : “Từ trước đến nay hai vợ chồng tôi luôn nhất trí trong việc mua sắm và trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, gần đây, chồng tôi tự nhiên mang về một khung ảnh Thánh Tâm Chúa Giê-su bằng kiếng, có kích thước 40x50 cm, bên trong có thiết kế ánh sáng đèn điện. Mỗi khi đèn sáng thì hình Thánh Tâm Chúa lại sáng lên trông rất đẹp mắt. Ông chồng tôi đòi treo bức ảnh này ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách. Theo ý tôi thì không nên treo tại phòng khách vì nhà chúng tôi có nhiều khách lạ thường hay lui tới. Nhưng lần này chồng tôi quyết tâm bảo vệ ý muốn của mình. Trong lúc tranh cãi, tự nhiên lời Chúa xuất hiện trong tâm trí tôi : “Ai nhìn nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10,32). Cuối cùng tôi đã thuận theo ý của chồng tôi. Giờ đây sau thời gian mấy năm, tôi thực sự không hối tiếc gì về việc đã chiều theo ý muốn của chồng. Vì bức ảnh Thánh Tâm Chúa đã phát sinh hiệu quả tốt trong gia đình chúng tôi và các khách đến thăm nhà chúng tôi. Ngày nọ, có một ông khách, sau khi chăm chú nhìn vào bức hình, đã phát biểu suy nghĩ của ông như sau : “Bà biết không? Khi nhìn vào khuôn mặt Đức Giê-su trên bức hình này, tôi có cảm tưởng như Người đang nhìn thấu qua tâm hồn tôi !”. Rồi vào một buổi tối kia, một bà bạn sau khi ngắm bức hình khá lâu cũng đã thốt lên : “Mỗi lần đến đây, tôi luôn cảm thấy trong nhà chị chan chứa bình an”... Nói chung, khi nhìn vào hình Chúa Giê-su, thì tâm hồn của khách dến chơi đều được nâng cao ! Có thể mọi người sẽ cười nhạo những nhận xét này của tôi, nhưng tôi không quan tâm. Theo thiển ý của tôi : Một khi bạn mời Chúa vào nhà, chắc chắn bạn sẽ được Người ban ơn biến đổi nên tốt hơn !”.
2) GIÁ TRỊ LỜI CẦU BẦU CỦA MỘT BÀ MẸ :
Linh mục Syl-va-no và mục sư Tin lành Hen-ri cùng nhau đến lâu đài Pa-xi-an để xin hoàng tử trợ giúp tài chính cho dự án của mình. Linh mục Syl-va-no có ý định xin tiền để xây nhà thờ. Còn mục sư Hen-ri thì xin tiền để xây trường học.
Đến nơi, họ được hoàng tử Au-gus-te tiếp kiến riêng từng người một. Người được vào trước là mục sư Hen-ri. Nhưng chỉ vài phút sau người ta thấy mục sư bước ra với vẻ mặt buồn thiu, vì dự án của ông đã không được hoàng tử chấp nhận.
Mục sư ngồi nán lại chờ linh mục Syl-va-no cùng về chung. Ông hết sức ngạc nhiên khi thấy linh mục bước ra khỏi phòng tiếp kiến của hoàng tử với vẻ mặt hớn hở, tay xách một túi tiền khá nặng. Mục sự Hen-ri liền thắc mắc hỏi :
- Tại sao linh mục lại được tài trợ như thế?
Linh mục Syl-va-no trả lời :
- Dĩ nhiên là như vậy. Thoạt đầu hoàng tử chối từ lời xin của tôi. Nhưng khi nhìn sang bên cạnh thấy có hoàng thái hậu, tôi liền đến trước hoàng thái hậu để xin ngài bầu cử cho. Và hoàng tử đã đổi ý kiến Sau khi nghe lời cầu bầu của hoàng thái hậu, hoàng tử đã thưa với mẹ rằng : ”Nếu mẹ đã đồng ý thì con cũng đồng ý thôi”.
(D. Wahrheit, Món quà giáng sinh, 79-80).
3) MỘT BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐỨC MẸ GIÚP ĐÓN NHẬN ĐỨC TIN :
Cha J.B BON-SO-LI người nước Ý đã đi truyền giáo bên Ấn độ. Suốt 20 năm Ngài đã rửa tội cho 20.000 người. Ngài đã kể lại câu chuyện như sau :
“Hôm đó tôi rời địa điểm truyền giáo Đam-ma để đi một vòng bằng xe đạp. Khi đi được khoảng 30 Km thì tôi bị lạc vào một khu rừng. Càng đi thì cây cối càng rậm rạp thêm.Tôi vừa đi vừa sợ khi nghe thấy những tiếng hú của những con báo trong đó. Trời đã gần tối tôi thầm cầu nguyện xin Đức Mẹ giúp tôi. Đi thêm khoảng 5 cây số nữa thì tới một con đường nhỏ và tôi nhìn thấy một ngôi nhà lụp xụp, tồi tàn. Tôi dừng xe lại, dựng bên cạnh một gốc cây rồi lên tiếng hỏi : "Có ai trong nhà không?"
Có tiếng nói từ trong nhà vọng ra : "Có. Nhưng xin ông đừng vào nhà vì tôi bị bệnh cùi". Dù biết như vậy, nhưng tôi vẫn mở cửa bước vào trong nhà. Trước mặt tôi là một người đàn ông đang nằm trên giường co quắp người lại vì đau đớn. Hỏi ra mới biết trước kia người này là một thầy cúng. Rồi trong cuộc nói chuyện sau đó, ông ta nói : "Con biết là con sẽ được rửa tội."
- Làm sao ông biết điều đó? Ai đã nói điều đó với ông? Có phải là một giáo lý viên không?" Tôi hỏi lại.
Ông đáp : "Cách đây hai tháng có một bà mặc áo đẹp lắm vào căn nhà này và nói với con : “Con chịu đau khổ nhiều nhưng con đừng nản lòng. Ta sẽ sai một linh mục đến thăm viếng và đổ nước thanh tẩy tâm hồn con, rồi ta sẽ đến đưa con lên thiên đàng".
Tôi đưa tay vào túi áo lấy ra mẫu ảnh “Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu” đưa cho ông ta xem. Vừa thấy bức ảnh ông đã kêu lên : "Đúng rồi. Đúng là bà này. Chính bà đã đến thăm con khoảng hai tháng trước". Sau đó tôi đã dạy ông các điều căn bản về đức tin trước khi ban phép rửa tội theo ý nguyện của ông.
Mỗi người chúng ta hãy dành cho Mẹ Ma-ri-a một vị trí quan trọng trong cuộc đời chúng ta :
Trong niềm vui ngày cưới hay lễ kỷ niệm của gia đình : Hãy mời Mẹ đến chung vui với chúng ta.
Khi bị sầu buồn vì mất người thân. Nếu được Mẹ an ủi, chắc chắn nỗi buồn của chúng ta sẽ qua mau.
Chúng ta sẽ không còn cô đơn, nếu có Mẹ ở bên.
Khi có Mẹ dẫn đường, chắc chúng ta sẽ không bị lạc lối.
Nếu được Mẹ trợ giúp, mọi việc chắc chắn sẽ thành công.
3. THẢO LUẬN :
Một người kia có dịp nghỉ hè tại nhà một anh bạn thân. Sau kỳ nghỉ anh ta đã viết thư cám ơn bạn ấy. Trong thư anh nhận xét về gia đình của bạn như sau : “Tôi cảm thấy gia đình bạn là một gia đình công giáo đạo đức thực sự : Cách bài trí trong nhà của bạn thật ấn tượng, với những tranh ảnh đạo, được treo trên tường thay vì những tranh lịch người mẫu ăn mặc hở hang. Tôi không quên được những lời cầu nguyện sốt sắng của các thành viên trong gia đình bạn trước các bữa ăn. Tôi cảm thấy một bầu khí đầm ấm yêu thương và bình an chan hòa trong ngôi nhà của bạn : Mọi người đều quan tâm săn sóc cho nhau. Tôi chưa bao giờ nghe thấy sự tranh cãi to tiếng, những lời tục tĩu, hay những lời chỉ trích người vắng mặt trong ngôi nhà của bạn”...
Còn gia đình của mỗi người chúng ta hiện nay ra sao? Gia đình chúng ta có những phẩm chất đạo đức giống như gia đình trong câu chuyện trên hay không?
4. SUY NIỆM :
1) VỮNG TIN VÀO CHÚA :
Khi biết tiệc cưới nửa chừng sắp bị hết rượu, Mẹ Ma-ri-a đã nói với Chúa Giê-su : “Họ hết rượu rồi”. Dù nghe Chúa trả lời : “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà và Con? Giờ Con chưa đến”, nhưng Mẹ Ma-ri-a vẫn vững tin vào tình thương của Chúa nên mạnh dạn nói với những người giúp việc : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Ngày nay, Mẹ cũng nói với Chúa : “Họ hết rượu rồi” để làm cho tình yêu của nhiều đôi vợ chồng đang bị nhạt phai được nồng thắm lại; Để bao gia đình đang thiếu vắng hạnh phúc được trên thuận dưới hòa; Để bao tâm hồn đang bị chao đảo được lấy lại được niềm tin yêu vào Chúa.
Người ta tính trung bình hiện nay trên thế giới, cứ mỗi tiếng đồng hồ lại có cả trăm đôi vợ chồng đưa nhau ra tòa xin ly hôn. Con số các đôi vợ chồng ly hôn lại còn tăng mạnh hơn tới 50% tại các nước phương Tây, nghĩa là cứ hai cặp vợ chồng kết hôn, thì có một cặp bị thất bại chỉ sau một thời gian chung sống.
Nếu ngày xưa Chúa Giê-su đã biến Luật Mô-sê đã bị nhạt như nước lã, trở thành Tin Mừng yêu thương thắm đỏ như rượu nồng, thì ngày nay, Người cũng muốn các gia đình chúng ta biến đổi cuộc sống chung lạt lẽo vô vị trở nên hạnh phúc chứa chan tình “mến Chúa, yêu người”. Nhất là nếu chúng ta biết tin cậy cầu xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa Giê-su cho gia đình chúng ta.
2) HỌC SỐNG LỜI CHÚA :
Cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta hôm nay cũng không thiếu những sự cố bất ngờ. Tuy nhiên, nếu biết tin vào tình thương cầu bầu của Mẹ Ma-ri-a thì chắc chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, với điều kiện làm theo Lời Chúa như Mẹ dạy : “Giê-su bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5).
Mỗi gia đình tín hữu hãy mời Chúa và Mẹ đến nhà bằng việc lập bàn thờ Chúa tại phòng khách và tổ chức đọc kinh tối gia đình hằng ngày hay ít nhất hằng tuần. Trong giờ kinh tối, các thành viên cùng nghe Lời Chúa và cầu nguyện cho nhau, luôn ứng xử với nhau cách lịch sự tế nhị và sẵn sàng cảm thông tha thứ lỗi lầm cho nhau như lời thánh Phao-lô : “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Col 3,12-13).
3) HÃY MỜI CHÚA VÀ MẸ ĐẾN NHÀ :
Trong Tin mừng, những ai đón Đức Giê-su đến nhà đều được Người ban ơn lành. Chẳng hạn :
- Si-mon đón Đức Giê-su đến nhà và Người đã cho nhạc mẫu của ông được khỏi bệnh (x. Mt 1,29.31);
- Người cũng đến nhà ông Giai-a và đã cho con gái ông mới chết được sống lại (x. Mc 5,22.38-43);
- Người đến nhà viên thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu dự tiệc và đã chữa lành một bệnh nhân bị bệnh phù thũng (x. Lc 14,1-4);
- Người cũng đã đến ở trọ nhà của viên trưởng thu thuế Gia-kêu và đã biến ông từ một kẻ tham lam thành người lương thiện, trở lại làm con cháu của tổ phụ Áp-ra-ham (x. Lc 19,8-10);
- Người đã vào ở trọ nhà hai môn đệ ở làng Em-mau, và qua việc “bẻ bánh” trong bữa ăn, hai ông đã nhận ra Người từ cõi chết sống lại (x. Lc 24,13-32)...
Tin mừng hôm nay cũng cho thấy Đức Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đã đến dự tiệc cưới tại thành Ca-na và nhờ lời Mẹ cầu bầu, Đức Giê-su đã làm phép lạ đầu tiên là biến nước lã thành rượu ngon giúp cho đôi tân hôn. Nhờ chứng kiến phép là đầu tiên này, các môn đệ đã tin Thầy mình chính là Đấng Thiên Sai.
4) “NÀY, TA ĐỨNG NGOÀI CỬA MÀ GÕ” :
Ðức Giê-su đã đến dự tiệc cưới tại thành Ca-na, để chia sẻ niềm vui với đôi tân hôn. Các đôi vợ chồng tín hữu đừng để Người đứng ngoài hạnh phúc của chúng ta. Nếu chúng ta vâng lời Người dạy là đổ nước tin yêu vào các chum rỗng là tâm hồn của chúng ta, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được niềm vui ơn cứu độ do Người ban cho..
Ngày nay Đức Giê-su vẫn đang đứng ngòai cửa linh hồn của nhiều người và gõ. Những ai mở cửa đón Người vào nhà, Người sẽ vào và dùng bữa tối với kẻ ấy, và kẻ ấy sẽ dùng bữa với Người (x Kh 3,20). Vậy chúng ta có sẵn sàng mở cửa lòng đón Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a vào nhà linh hồn mình, hầu nhận được ơn cứu độ của Người không? Chúng ta có sẵn lòng cảm thông với các gia đình bất hạnh gần bên và giúp họ thêm lòng tin yêu Chúa để vượt qua hoàn cảnh khó khăn không?
5. NGUYỆN CẦU :
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin hãy đến chúc phúc cho gia đình chúng con. Ước chi cánh cửa nhà chúng con luôn rộng mở để tiếp đón những kẻ không nhà. Xin chúc lành cho ngôi nhà của chúng con được luôn có Chúa hiện diện, qua việc trưng bày các tượng ảnh của Chúa và Mẹ Ma-ri-a trên bàn thờ gia đình. Nhất là qua cách ứng xử lịch sự yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Xin cho chúng con biết hiệp cùng Mẹ Ma-ri-a để mở tai lắng nghe Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình và quyết tâm thực thi Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày của chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Niềm vui của hôn ước mới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:52 10/01/2022
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
NIỀM VUI CỦA HÔN ƯỚC MỚI
Is 62,1-5; 1Cr 12,4-11; Ga 2,1-11
Tin Mừng hôm nay trình thuật lại sự kiện Chúa Giêsu đến dự lễ cưới của một người thân ở Cana và phép lạ Chúa hóa nước thành rượu. Đây là dấu lạ đầu tiên trong bảy dấu lạ mà Chúa Giêsu thực hiện để bày tỏ vinh quang của Người cho các Tông Đồ. Theo Gioan, các dấu lạ này là những dụ ngôn bằng hành động giúp khám ý nghĩa về mầu nhiệm Con Thiên Chúa. Có hai hình ảnh lôi kéo sự chú ý của chúng ta: đó là tiệc cưới và nước lã hóa thành rượu. Chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
1- Từ hôn phối tự nhiên đến “hôn phối thiêng liêng”
Đối với Chúa Giêsu, hôn phối giữa người nam và người nữ là điều rất tốt đẹp, cao trọng, được Thiên Chúa mong muốn và chúc phúc. Người tỏ ra rất trân trọng cuộc tình tự nhiên này, nên đã đến để tham dự tiệc cưới và chia sẻ niềm vui với họ trong ngày cưới. Hơn nữa, Người còn can thiệp khi họ hết rượu bằng cách làm phép lạ hóa nước lã thành rượu ngon để niềm vui tiệc cưới được nên trọn vẹn. Từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ, để họ kết hợp nên vợ chồng, yêu thương nhau và để nối dõi tông đường. Chúa Giêsu thiết lập hôn phối tự nhiên này thành một bí tích trong bảy bí tích.
Tuy nhiên, từ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cuộc hôn phối này, thánh Gioan muốn ám chỉ đến một cuộc hôn phối thiêng liêng khác giữa Thiên Chúa và loài người, được các ngôn sứ loan báo từ xưa, nay đã được thực hiện và thành toàn nhờ Chúa Giêsu Kitô.
Quả thế, Cựu Ước đã diễn tả giao ước hôn phối giữa Thiên Chúa và loài người bằng nhiều cách thế khác nhau. Trích đoạn trong Bài đọc I của Is 62,1-5 là một minh họa lý thú về mối tình này: “Vì ngươi sẽ được Chúa đem lòng sủng ái, và Chúa thiết lập hôn ước cùng xứ sở ngươi. Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.”
Trong sách Hôsê, chúng ta tìm thấy một minh họa khác về chủ đề này: “Ta sẽ thiết lập hôn ước với ngươi vĩnh cửu, Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương; Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa” (Hs 2,21-22).
Nhưng phải đợi đến sự xuất hiện của Con Thiên Chúa, lời hứa về “giao ước mới và vĩnh cửu” được thực hiện. Tại Cana, biểu tượng và thực tại gặp gỡ nhau: hôn phối nhân loại của hai người trẻ là cơ hội để biểu thị hôn phối giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, mà nó sẽ được thành toàn trong “giờ của Người” ở trên thập giá. Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, được sai đến trong thế gian để ký kết giao ước hôn phối với loài người qua mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh.
Trong ý nghĩa này, thánh Phaolô có những lời rất ý nghĩa: “Người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5,31-32). Chính Đức Kitô đã yêu thương Hội Thánh và đã hiến mình cho Hội Thánh. Người đã thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để có một Hội Thánh xinh đẹp và lộng lẫy, không tỳ ố (x. Ep 5,26-27).
Bởi thế, Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Lumen Gentium, số 6, trình bày Hội Thánh như là Hiền Thê của Đức Kitô và là Nhiệm Thể của Người: “Hội Thánh được mô tả như Hiền Thê tinh tuyền của Con Thiên Chúa... Sau khi thanh tẩy Hiền Thê, Chúa Kitô muốn Hiền Thê ấy kết hợp và vâng phục mình trong tình yêu và trung tín.”
Như thế, từ hôn phối tự nhiên này, thánh Gioan muốn đưa chúng ta tới giao ước hôn phối giữa Thiên Chúa và loài người qua đại diện “hai họ” là Chúa Giêsu như là tân lang và Giáo Hội như tân nương của giao ước mới.
2- Rượu cũ và rượu mới
Chúng ta trở lại với hình ảnh nổi bật thứ hai đó là rượu cưới. Một sự cố không may xảy ra cho hôn lễ là hết rượu khi tiệc cưới chưa kết thúc. Đức Maria đã nhạy bén phát hiện ra điều đó và thưa với Chúa: “Họ hết rượu rồi.” Từ sự kiện không ai muốn Chúa đưa tới sự lành. Chúa truyền người ta đổ nước vào sáu chum. Rồi người làm phép lạ hóa nước thành rượu ngon. Người quản tiệc bất ngờ và thắc mắc: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến giờ này” (Ga 2,10). Nước hóa thành rượu ngon làm vui lòng khách mời. Vậy, hình ảnh rượu được dùng ở đây để ám chỉ điều gì?
Theo truyền thống Kinh Thánh, rượu, thịt và sữa được dùng trong bữa tiệc do Thiên Chúa thiết đãi dân Người. “Thịt thì béo, rượu thì ngon” (Is 25,6). Rượu mang lại niềm vui cho những tâm hồn, vì rượu làm hoan hỷ lòng người (x. Is 55). Rượu cũng là biểu tượng của Luật Chúa (Torah). Ai đào sâu và suy gẫm Luật Chúa thì được ví như người “giặt áo mình trong rượu” (St 49,11). Tin Mừng Nhất Lãm ví giáo huấn của Đấng Mêsia với rượu mới, tượng trưng cho Tin Mừng của Người. Rượu này nguyên chất, hảo hạng, ngon hơn so với “rượu cũ” của Do Thái giáo (Mt 9,14-17; Mc 2,18-22; Lc 5,33-39). Tại Cana, rượu cũ không còn nữa, người ta cần một thứ rượu mới. Đức Kitô cung cấp thứ rượu mới này được lấy từ “nước” của Do Thái giáo và thay thế cho thứ rượu bị thiếu. Như thế, Lời Đức Kitô vượt quá Luật Môsê cả chất lượng lẫn số lượng.
Nhưng, rượu mới này còn là hình ảnh ám chỉ về Chúa Thánh Thần mà Đấng Phục Sinh sẽ ban cho Giáo Hội trong ngày Lễ Hiện Xuống. Nếu rượu mang lại niềm vui và sự hoan hỷ cho khách dự tiệc, thì Chúa Thánh Thần chính là niềm vui, niềm hoan lạc và tình yêu của Thiên Chúa được đổ vào lòng chúng ta như thánh Phaolô nói: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần và Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5). “Thần Khí làm cho cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta kêu lên: Abba! Cha ơi!” (Rm 8,15). Thánh Thần được ban trong giao ước mới một cách dồi dào và phong phú. Nếu đời sống Giáo Hội không có Chúa Thánh Thần thì chẳng khác gì tiệc cưới không có rượu. Không có Chúa Thánh Thần có nghĩa là hết tình yêu, hết niềm vui, hết sự nhiệt thành. Nhờ Thánh Thần, các Tông Đồ đã hăng hái rao giảng Tin Mừng, nói được tiếng lạ, chữa lành bệnh tật (x. Cv 2,1-11).
3- Kitô hữu kết duyên với Đức Kitô
Khi được rửa tội, chúng ta ký kết giao ước với Thiên Chúa, được tháp nhập vào Hội Thánh, Thân Thể và Hiền Thê của Chúa Kitô. Nhờ đó, chúng ta được nên một với Thiên Chúa. Trở thành Kitô hữu không phải là một chọn lựa luân lý, nhưng là một cuộc gặp gỡ và gắn bó đích thực với một con Người, chính là Đức Giêsu Kitô, Đấng ban cho cuộc sống một chân trời mới để bước đi.
Trong truyền thống tu đức, các Giáo Phụ và các bậc thầy tu đức gọi đời sống kết hợp với Thiên Chúa chính là “cuộc hôn phối thiêng liêng” giữa Thiên Chúa và chúng ta (x. Gioan Thánh Giá, Linh Ca). Trở thành Kitô hữu chính là thuộc về Thiên Chúa, sống yêu mến và kết hợp nên một với Người như là đối tượng lớn nhất của đời mình. Không có gì trong đời ta mà không thuộc về Chúa Kitô. Như thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã yêu mến Chúa với tình yêu nồng nàn như một cặp tình nhân yêu nhau. Ngài yêu Chúa với tất cả tâm hồn mình, đến nỗi bất luận ở đâu cũng được, miễn là ở đó mình được yêu Chúa. Chân Phước Êlisabét Chúa Ba Ngôi diễn tả hôn ước này trong một lá thư gửi cho mẹ ngài: “Tân nương thuộc về tân lang; tân lang của con đã cưới con; Ngài muốn con thêm cho Ngài một nhân tính.”
Chúng ta chỉ có thể yêu mến Thiên Chúa khi chúng ta biết đón nhận thứ rượu mới là Lời Chúa bằng việc suy gẫm và thực hành Lời đó mỗi ngày. Chúng ta chỉ có thể yêu mến Thiên Chúa khi chúng ta có Chúa Thánh Thần. Vì chỉ có Người mới liên kết chúng ta nên một với Thiên Chúa trong Đức Kitô. Chính Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta tới dự tiệc cưới Con Chiên trong ngày cánh chung. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tiệc cưới Giao ước mới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:53 10/01/2022
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN
TIỆC CƯỚI GIAO ƯỚC MỚI
Is 62,1-5; 1Cr 12,4-11; Ga 2,1-11
Đề tài hôn phối là một đề tài được Kinh Thánh nói nhiều. Phép lạ Cana xảy ra trong một tiệc cưới. Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã nhiều lần dùng hình ảnh hôn lễ hay giao ước hôn phối để diễn tả tình yêu giữa Thiên Chúa và dân Người.
1- Từ cuộc hôn phối xưa
Trích đoạn trong Bài đọc I của Is 62,1-5 là một minh họa lý thú về mối tình này: “Vì ngươi sẽ được Chúa đem lòng sủng ái, và Chúa thiết lập hôn ước cùng xứ sở ngươi. Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.”
Thiên Chúa đã ký kết một giao ước với dân Người như một người nam kết hôn với một người nữ. Thiên Chúa chính là chú rể. Đoạn văn (Is 62,1-5) là một minh họa rất lý thú phối hợp đề tài xuất hành với một đề tài trong sách Hôsê, đó là Giuđa được coi như người bạn trăm năm của Thiên Chúa. Với từ hôn ước này, Thiên Chúa sắp hoàn lại tước vị “hôn thê” cho dân Người: “Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho Thiên Chúa ngươi thờ.” Niềm vui của Giáo Ước giữa Thiên Chúa và dân Người tiên báo niềm vui thời Mêsia, niềm vui dạt dào như rượu mới trong tiệc cưới Cana.
2- Đến cuộc hôn phối mới
Sự hiện diện của Chúa Giêsu ở tiệc cưới Cana, mở màn cho hôn nhân Kitô giáo trong một kỷ nguyên mới. Đây là lễ hôn phối đầu tiên trong đạo mới. Thánh Gioan giới thiệu với chúng ta ở trong trình thuật này: Chính Chúa Giêsu là Chú Rể của tiệc cưới giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người, mà đại diện đó là Mẹ Maria và các Tông Đồ.
Phép lạ Cana diễn ra trong một bữa tiệc. Bữa tiệc là hình ảnh được dùng để diễn tả niềm vui vào ngày Đấng Mêsia đến. Bữa tiệc này dồi dào rượu ngon. Điều được loan báo trong lời sấm đã được thực hiện: “Ngày ấy trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon.” Chúa Giêsu nhiều lần dùng hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời. Người ví mình là chú rể, là tân lang. Chúa Giêsu ví giáo huấn của Người là rượu mới không thể chứa trong bầu da cũ.
Chúa Giêsu xuất hiện như Chú Rể đích thực của nhân loại. Người biến nước thành rượu, biến nước Cựu Ước thành rượu Tân Ước. Rượu của Người vừa ngon vừa nhiều, có cả phẩm lẫn lượng. Hình ảnh này cho thấy ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang đến thật là nguồn ơn quý giá và dư đầy.
Tiệc cưới Cana là biểu tượng Tiệc Cưới Con Thiên Chúa với loài người. Tin Mừng Gioan không nói đến cô dâu và chú rể mà tập trung vào hai nhân vật chính là Đức Giêsu và Mẹ Maria. Theo các nhà chú giải: Đức Giêsu là Chú Rể mới và Đức Maria là hình ảnh của Cô Dâu Mới, tức là Giáo Hội, Hiền Thê của Đức Kitô. Đức Maria chỉ nói 2 câu ngắn gọn, một câu với Chúa Giêsu: “Con ơi, họ hết rượu rồi,” và một câu khác với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ làm theo.” Dù Mẹ nói rất ít lời, nhưng lời chuyển cầu của Mẹ rất có thần thế trước mặt Chúa.
3- Niềm vui của người dự tiệc
Như thế, phép lạ nước hoá thành rượu đem lại niềm vui cho người dự tiệc loan báo về mầu nhiệm Thánh Thể: bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô đem lại nguồn vui ơn cứu độ cho con người. Mỗi lần dự lễ là một lần dự tiệc thánh, dự tiệc cưới: Tiệc Lời Chúa và Tiệc Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là một phép lạ xảy ra hàng ngày trên bàn thờ, bánh và rượu nên Mình Máu Thánh Chúa. Chúng ta tin vào mầu nhiệm Thánh Thể, vì biết rằng Chúa yêu chúng ta, Người trở nên Bánh Hằng Sống nuôi chúng ta. Cả hai bàn lương thực thần thiêng nuôi dưỡng chúng ta trong hành trình tiến về nhà Cha dự tiệc cưới Thiên Đàng. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Ngày 11/01: Chúa Giêsu là Đấng Thánh - Suy Niệm: Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
04:29 10/01/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Tại thành Ca-phác-na-um, ngày sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy: Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.
Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:39 10/01/2022
38. Linh hồn con người không thoát khỏi tình ý riêng của mình, thì thánh đức của họ cũng không thể cho là vững chắc được.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:41 10/01/2022
63. LỜI NÓI KINH HỒN CỦA PHÚ ÔNG
Ở cố hương của tôi có một phú ông, thường ngày thích nói lời quá đáng.
Một lần nọ, ông ta nói như sau:
- “Tiền bạc là người làm thuê của tôi, các công nhân có tài nghệ là con cháu của tôi, các quan sứ thân hào nhân sĩ cũng là con cháu của tôi”.
Có người hỏi ông ta tại sao, phú ông trả lời:
- “Tôi dùng tiền tài chi phối các con cháu, có đứa nào không dám nghe lời tôi chứ?”
(Lữ Viên Tùng Thoại)
Suy tư 63:
“Tiền là tiên là phật” cho nên có thể đem lại niềm vui cho những ai có tiền; “tiền là sức bật của tuổi trẻ” nên có những nữ sinh viên ngoài giờ lên lớp thì cặp bồ với các đại gia để có tiền ăn chơi; “tiền là sức khỏe của tuổi già” nên có nhiều đại gia đã gần đất xa trời rồi mà vẫn còn đi nhà hàng máy lạnh tươi mát...
Tiền bạc đúng là tiên là phật của những người thờ tiền bạc, cho nên dù là quan to hay quan nhỏ, quan thấp hay quan cao đều là con cháu của tiền bạc, hay nói cách khác là con cháu của người có tiền, bởi vì người có tiền thì muốn sai “con cháu” nào cũng được.
Người Ki-tô hữu thì không để cho tiền sai khiến, họ càng không thể là “con cháu” của tiền bạc, nhưng là ông chủ của tiền bạc, bởi vì họ biết rằng, sự giàu có nhất ở đời này chính là ân sủng của Thiên Chúa, và Thiên Chúa chính là gia nghiệp muôn đời của họ...
Và bởi vì Đức Chúa Giê-su dạy rằng: không ai có thể làm tôi hai chủ, không thể vừa làm con cái Thiên Chúa lại còn làm con cháu của tiền bạc..
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở cố hương của tôi có một phú ông, thường ngày thích nói lời quá đáng.
Một lần nọ, ông ta nói như sau:
- “Tiền bạc là người làm thuê của tôi, các công nhân có tài nghệ là con cháu của tôi, các quan sứ thân hào nhân sĩ cũng là con cháu của tôi”.
Có người hỏi ông ta tại sao, phú ông trả lời:
- “Tôi dùng tiền tài chi phối các con cháu, có đứa nào không dám nghe lời tôi chứ?”
(Lữ Viên Tùng Thoại)
Suy tư 63:
“Tiền là tiên là phật” cho nên có thể đem lại niềm vui cho những ai có tiền; “tiền là sức bật của tuổi trẻ” nên có những nữ sinh viên ngoài giờ lên lớp thì cặp bồ với các đại gia để có tiền ăn chơi; “tiền là sức khỏe của tuổi già” nên có nhiều đại gia đã gần đất xa trời rồi mà vẫn còn đi nhà hàng máy lạnh tươi mát...
Tiền bạc đúng là tiên là phật của những người thờ tiền bạc, cho nên dù là quan to hay quan nhỏ, quan thấp hay quan cao đều là con cháu của tiền bạc, hay nói cách khác là con cháu của người có tiền, bởi vì người có tiền thì muốn sai “con cháu” nào cũng được.
Người Ki-tô hữu thì không để cho tiền sai khiến, họ càng không thể là “con cháu” của tiền bạc, nhưng là ông chủ của tiền bạc, bởi vì họ biết rằng, sự giàu có nhất ở đời này chính là ân sủng của Thiên Chúa, và Thiên Chúa chính là gia nghiệp muôn đời của họ...
Và bởi vì Đức Chúa Giê-su dạy rằng: không ai có thể làm tôi hai chủ, không thể vừa làm con cái Thiên Chúa lại còn làm con cháu của tiền bạc..
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sống đạo trong mọi hoàn cảnh
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
22:14 10/01/2022
Sống đạo trong mọi hoàn cảnh
Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước nào cũng có ảnh hưởng trên người dân sống trong nước đó về mọi phương diện. Vì thế, sông trong hoàn cảnh nào phải dựa vào hoàn cảnh đó mà sống cho phù hợp. Vậy phải có những điều kiện nào để được như thế?
1. Chấp nhận những bất trắc
Điều kiện thứ nhất là chấp nhận những bất trắc xẩy ra ngoài ý muốn. Điều này đúng không phải cho bây giờ mà cho mọi thời, vì con đường của những người “có đạo” không phải lúc nào cũng dễ đi mà trái lại, nhiều khi có những chỗ rất gập ghềnh, khúc khuỷu. Đó là định luật muôn đời của những người muốn đi theo Chúa : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo” (Mt 16,24)
Kinh nghiệm bản thân của mỗi người cũng cho thấy rằng có những trường hợp đi theo Chúa rất gay go đòi hỏi, làm cho mình phải mất mát thiệt thòi.
2. Thờ Chúa trong tinh thần và chân lý
Nhiều người dựa vào câu này trong Tin Mừng theo thánh Gio-an (Ga 4, 23-24) chủ trương đạo tại tâm chứ không hệ tại những hình thức bên ngoài như đọc kinh, đi lễ. Điều này cũng có phần đúng, theo nghĩa phải trọng phẩm chất hơn số lượng. Nhưng không phải vì thế mà có thể coi nhẹ hay bỏ qua mọi hình thức, cử chỉ, lễ nghi bên ngoài.
Người theo Nho Giáo cũng nói : “Dĩ lễ tồn tâm”, lấy lễ nghĩa bên ngoài để bảo tồn cái tâm ở bên trong. Vậy, phải hiểu thờ Chúa trong tinh thần và chân lý thế nào? Thưa trong chân lý có nghĩa là lấy cái gì cao quí nhất, giống Chúa hơn cả, phù hợp với ý Chúa Cha, do Chúa Giê-su chỉ dạy. Do đấy, thờ phượng trong tinh thần và chân lý không nguyên có nghĩa là đạo tại tâm, tùy ở lòng mình mà chính là lấy Chúa Giê-su làm mẫu mực cho việc kính thờ.
Vì thế, Chúa Giê-su phải là hệ điểm cho người có đạo xoay quanh, mỗi khi nói đến việc thờ phượng. Do đấy, cùng với Chúa Ki-tô, trong Chúa Ki-tô và nhờ Chúa Ki-tô mà tín hữu dâng lên Chúa Cha mọi lời tôn vinh chúc tụng. Và khí không có điều kiện hay hoàn cảnh để biểu lộ lòng thờ kính đó ra bên ngoài thì đừng quên rằng : “Đã đến thời người ta thờ Chúa không phải trên ngọn núi này hay ở Giê-ru-sa-lem” (Ga 4,21) nghĩa là không còn tùy thuộc ở nơi chốn, mà nội tại trong tinh thần, không lệ thuộc ở giới hạn của thời gian và không gian nữa.
3. Xác tín về lòng tin của mình
Có những lúc những người tin Chúa không dễ gì giữ được lòng tin đó, vì bên trong thì bị khủng hoảng, bên ngoài thì gặp trở ngại, hoặc do hoàn cảnh, hoặc do công việc làm ăn sinh sống, hoặc do những gì khác. Cần phải biết như vậy, để khi những sự việc đó xẩy ra, thì không lấy làm lạ và tỏ ra xao xuyến, mà lại càng thêm xác tín về lòng tin của mình, nghĩa là nhớ lại tại sao mình tin, lòng tin của mình dựa trên nền tảng nào. Điều này rất cần để tránh được những mặc cảm, khi bị người ta cho mình là ấu trĩ, mê tín, ngu dốt như có những người nhân danh lý luận triết học kiểu Feuerbach hay Nietzsche mà coi người có đạo là như thế. Thật vậy, đã có những người đi đạo cảm thấy ngột ngạt và ái ngại trước những phê phán tương tự. Chẳng qua đó là do thiên kiến và suy luận cá nhân, còn thực ra nếu khách quan và thẳng thắn, thì phải nhận rằng đã có nhiều người là đại trí thức và bác học tin theo đạo như Louis Pasteur, Henri Bergson chẳng hạn.
Đi đạo thì phải sống đạo một cách hiên ngang và ý thức. Thái độ này có được là khi người đi đạo hiểu biết kỹ lưỡng và chắc chắn về đạo mình theo. Và như vậy, bó buộc phải hiểu đạo để sống đạo, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, mới xứng danh là những tín hữu ý thức và trưởng thành.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước nào cũng có ảnh hưởng trên người dân sống trong nước đó về mọi phương diện. Vì thế, sông trong hoàn cảnh nào phải dựa vào hoàn cảnh đó mà sống cho phù hợp. Vậy phải có những điều kiện nào để được như thế?
1. Chấp nhận những bất trắc
Điều kiện thứ nhất là chấp nhận những bất trắc xẩy ra ngoài ý muốn. Điều này đúng không phải cho bây giờ mà cho mọi thời, vì con đường của những người “có đạo” không phải lúc nào cũng dễ đi mà trái lại, nhiều khi có những chỗ rất gập ghềnh, khúc khuỷu. Đó là định luật muôn đời của những người muốn đi theo Chúa : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo” (Mt 16,24)
Kinh nghiệm bản thân của mỗi người cũng cho thấy rằng có những trường hợp đi theo Chúa rất gay go đòi hỏi, làm cho mình phải mất mát thiệt thòi.
2. Thờ Chúa trong tinh thần và chân lý
Nhiều người dựa vào câu này trong Tin Mừng theo thánh Gio-an (Ga 4, 23-24) chủ trương đạo tại tâm chứ không hệ tại những hình thức bên ngoài như đọc kinh, đi lễ. Điều này cũng có phần đúng, theo nghĩa phải trọng phẩm chất hơn số lượng. Nhưng không phải vì thế mà có thể coi nhẹ hay bỏ qua mọi hình thức, cử chỉ, lễ nghi bên ngoài.
Người theo Nho Giáo cũng nói : “Dĩ lễ tồn tâm”, lấy lễ nghĩa bên ngoài để bảo tồn cái tâm ở bên trong. Vậy, phải hiểu thờ Chúa trong tinh thần và chân lý thế nào? Thưa trong chân lý có nghĩa là lấy cái gì cao quí nhất, giống Chúa hơn cả, phù hợp với ý Chúa Cha, do Chúa Giê-su chỉ dạy. Do đấy, thờ phượng trong tinh thần và chân lý không nguyên có nghĩa là đạo tại tâm, tùy ở lòng mình mà chính là lấy Chúa Giê-su làm mẫu mực cho việc kính thờ.
Vì thế, Chúa Giê-su phải là hệ điểm cho người có đạo xoay quanh, mỗi khi nói đến việc thờ phượng. Do đấy, cùng với Chúa Ki-tô, trong Chúa Ki-tô và nhờ Chúa Ki-tô mà tín hữu dâng lên Chúa Cha mọi lời tôn vinh chúc tụng. Và khí không có điều kiện hay hoàn cảnh để biểu lộ lòng thờ kính đó ra bên ngoài thì đừng quên rằng : “Đã đến thời người ta thờ Chúa không phải trên ngọn núi này hay ở Giê-ru-sa-lem” (Ga 4,21) nghĩa là không còn tùy thuộc ở nơi chốn, mà nội tại trong tinh thần, không lệ thuộc ở giới hạn của thời gian và không gian nữa.
3. Xác tín về lòng tin của mình
Có những lúc những người tin Chúa không dễ gì giữ được lòng tin đó, vì bên trong thì bị khủng hoảng, bên ngoài thì gặp trở ngại, hoặc do hoàn cảnh, hoặc do công việc làm ăn sinh sống, hoặc do những gì khác. Cần phải biết như vậy, để khi những sự việc đó xẩy ra, thì không lấy làm lạ và tỏ ra xao xuyến, mà lại càng thêm xác tín về lòng tin của mình, nghĩa là nhớ lại tại sao mình tin, lòng tin của mình dựa trên nền tảng nào. Điều này rất cần để tránh được những mặc cảm, khi bị người ta cho mình là ấu trĩ, mê tín, ngu dốt như có những người nhân danh lý luận triết học kiểu Feuerbach hay Nietzsche mà coi người có đạo là như thế. Thật vậy, đã có những người đi đạo cảm thấy ngột ngạt và ái ngại trước những phê phán tương tự. Chẳng qua đó là do thiên kiến và suy luận cá nhân, còn thực ra nếu khách quan và thẳng thắn, thì phải nhận rằng đã có nhiều người là đại trí thức và bác học tin theo đạo như Louis Pasteur, Henri Bergson chẳng hạn.
Đi đạo thì phải sống đạo một cách hiên ngang và ý thức. Thái độ này có được là khi người đi đạo hiểu biết kỹ lưỡng và chắc chắn về đạo mình theo. Và như vậy, bó buộc phải hiểu đạo để sống đạo, dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, mới xứng danh là những tín hữu ý thức và trưởng thành.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Đang là chính mình
Lm. Minh Anh
23:15 10/01/2022
ĐANG LÀ CHÍNH MÌNH
“Tôi đã giãi bày tâm sự tôi trước nhan thánh Chúa”.
Chuyện kể về một thiếu nữ đã tin nhận Chúa. Ngày kia, một giáo sư hỏi cô, “Bạn có phải là một tội nhân trước khi tin nhận Chúa?”; “Vâng, thưa ngài!”, cô trả lời. “Bây giờ, cô vẫn là một tội nhân?”. “Thành thật mà nói, tôi cảm thấy mình là một tội nhân hơn bao giờ hết!”. “Vậy thì có gì thay đổi đâu?”. “Có chứ! Tôi không biết phải giải thích thế nào”, cô nói, “Ngoại trừ tôi đã từng là một tội nhân chạy theo tội lỗi; nhưng bây giờ, tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân đang chạy trốn tội lỗi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Sẽ khá bất ngờ khi các bài đọc Lời Chúa hôm nay cho thấy một lần nữa, điều cô gái thú nhận, cũng là điều tuyệt vời Thiên Chúa chờ đợi nơi mỗi người chúng ta. Ngài chờ đợi sự chân thành! Bà Anna ‘đang là chính mình’, người bị thần ô uế ám ‘đang là chính mình’; và thú vị thay, Chúa Giêsu, cũng ‘đang là chính mình’.
Bài đọc Samuel tường thuật câu chuyện lên đền thờ đầy cảm xúc của bà Anna, một người cùng đường. Với bà, cầu nguyện không cần được đo lường, và phải chỉn chu; đôi khi, nó có thể được bộc phát thẳng thừng. Từ sâu thẳm của nỗi đau và phẫn uất, bà nức nở với Chúa những lời đứt đoạn, không thành tiếng, chẳng thành lời. Thầy cả Hêli nghĩ, bà say; nhưng bà cho biết, bà ‘đang là chính mình’ trước nhan Chúa, đang trút cho Ngài sự tức giận và buồn bã trong trái tim, trong linh hồn. Bà héo hắt và vô phúc vì vô sinh! Vậy mà Thiên Chúa lại yêu thích sự bộc bạch đó, Ngài không trách cứ khi bà nói khó với Ngài, cằn nhằn Ngài. Cầu nguyện không cần phải chải chuốt, tìm lời hoa mỹ; không cần quanh co. Như vậy, không có gì trong cuộc sống nằm ngoài giới hạn của lời cầu nguyện. Thiên Chúa có thể đối phó với bất cứ điều gì chúng ta ném vào Ngài. Không lời cầu nào được gọi là thô thiển, thiếu văn minh nơi một người ‘đang là chính mình!’. Chúa nhậm lời Anna, ban cho bà một mụn con là Samuel, để bà cất lên bài Magnificat đầu tiên qua lời Thánh Vịnh đáp ca mà Đức Maria sẽ làm vọng lại, “Tâm hồn con hoan hỷ vì Chúa, là Đấng cứu độ con!”.
Tương tự như thế, người bị quỷ ám trong Tin Mừng nói với Chúa Giêsu theo cách bà Anna đã nói. Người ấy thét vào Chúa Giêsu, “Hỡi Giêsu Nazareth, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?”. Đó là những câu hỏi đầy giận dữ tạt vào Ngài. Tuy nhiên, như Đấng ngự trong đền thờ không lấy làm điều và cảm thấy thoải mái với sự oán giận của Anna, Chúa Giêsu cũng không cho là vấn đề với cơn thịnh nộ cực độ, ma quái nơi người đàn ông ‘đang là chính mình’ này. Ngài đáp lại bằng một lời răn đe, giải phóng anh khỏi quỷ ám. Bất cứ khi nào chúng ta mở lòng, tiết lộ cho Chúa những gì đang có, kể cả những cảm xúc đen tối nhất, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện chữa lành và xoa dịu đầy xót thương của Ngài.
Chúa Giêsu trừ quỷ, “Mọi người kinh ngạc hỏi nhau, ‘Cái gì vậy? Một giáo lý mới ư?’”. Nhận xét của dân chúng ở đây cũng rất thật, họ ‘đang là chính mình’. Và bản thân Chúa Giêsu cũng thế, lời Ngài nói, việc Ngài làm, chứng tỏ Ngài ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, Ngài đang thể hiện quyền năng Thiên Chúa, Ngài cho biết Ngài là ai, là Thiên Chúa; Ngài nói với uy lực Thiên Chúa, nói theo cách để mọi người biết rằng, lời Ngài là Lời biến đổi, Lời làm cho sống. Điều này xảy ra, không phải vì Ngài muốn, nhưng Ngài phải như thế, “Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền!”.
Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Đó là mệnh căn không suy suyển của mỗi người chúng ta; đó là lý do Chúa Giêsu xuống thế làm người; và đó là ý thức cốt lõi tiên thiên nơi mỗi người để Chúa Giêsu có thể cứu lấy họ. Ý thức mình là một tội nhân, có nghĩa là tôi đang cần Thiên Chúa; đang cần Thiên Chúa đồng nghĩa ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, đến bao giờ chúng ta mới hết cần đến lòng thương xót của Ngài? Vậy, liệu chúng ta có ‘đang là chính mình’ hay ‘đang là một ai khác’ khi cầu nguyện? Đừng quên, Thiên Chúa thấu suốt tâm hồn, dò xét tâm can từng gang tấc; Ngài thấy hết bên dưới những gì chúng ta vô tình hay cố ý che chắn. Trước Ngài, không ai được coi là xứng đáng, kể cả các thánh; tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Chính lúc đó, Thiên Chúa mới có thể làm một điều tương tự như đã làm cho Anna, cho người quỷ ám, để chữa lành chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội. Xin cho con ghi nhớ, đó là lời cầu nguyện của một người ‘đang là chính mình’ nhất, cũng là lời cầu nguyện Chúa yêu thích nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi đã giãi bày tâm sự tôi trước nhan thánh Chúa”.
Chuyện kể về một thiếu nữ đã tin nhận Chúa. Ngày kia, một giáo sư hỏi cô, “Bạn có phải là một tội nhân trước khi tin nhận Chúa?”; “Vâng, thưa ngài!”, cô trả lời. “Bây giờ, cô vẫn là một tội nhân?”. “Thành thật mà nói, tôi cảm thấy mình là một tội nhân hơn bao giờ hết!”. “Vậy thì có gì thay đổi đâu?”. “Có chứ! Tôi không biết phải giải thích thế nào”, cô nói, “Ngoại trừ tôi đã từng là một tội nhân chạy theo tội lỗi; nhưng bây giờ, tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân đang chạy trốn tội lỗi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Sẽ khá bất ngờ khi các bài đọc Lời Chúa hôm nay cho thấy một lần nữa, điều cô gái thú nhận, cũng là điều tuyệt vời Thiên Chúa chờ đợi nơi mỗi người chúng ta. Ngài chờ đợi sự chân thành! Bà Anna ‘đang là chính mình’, người bị thần ô uế ám ‘đang là chính mình’; và thú vị thay, Chúa Giêsu, cũng ‘đang là chính mình’.
Bài đọc Samuel tường thuật câu chuyện lên đền thờ đầy cảm xúc của bà Anna, một người cùng đường. Với bà, cầu nguyện không cần được đo lường, và phải chỉn chu; đôi khi, nó có thể được bộc phát thẳng thừng. Từ sâu thẳm của nỗi đau và phẫn uất, bà nức nở với Chúa những lời đứt đoạn, không thành tiếng, chẳng thành lời. Thầy cả Hêli nghĩ, bà say; nhưng bà cho biết, bà ‘đang là chính mình’ trước nhan Chúa, đang trút cho Ngài sự tức giận và buồn bã trong trái tim, trong linh hồn. Bà héo hắt và vô phúc vì vô sinh! Vậy mà Thiên Chúa lại yêu thích sự bộc bạch đó, Ngài không trách cứ khi bà nói khó với Ngài, cằn nhằn Ngài. Cầu nguyện không cần phải chải chuốt, tìm lời hoa mỹ; không cần quanh co. Như vậy, không có gì trong cuộc sống nằm ngoài giới hạn của lời cầu nguyện. Thiên Chúa có thể đối phó với bất cứ điều gì chúng ta ném vào Ngài. Không lời cầu nào được gọi là thô thiển, thiếu văn minh nơi một người ‘đang là chính mình!’. Chúa nhậm lời Anna, ban cho bà một mụn con là Samuel, để bà cất lên bài Magnificat đầu tiên qua lời Thánh Vịnh đáp ca mà Đức Maria sẽ làm vọng lại, “Tâm hồn con hoan hỷ vì Chúa, là Đấng cứu độ con!”.
Tương tự như thế, người bị quỷ ám trong Tin Mừng nói với Chúa Giêsu theo cách bà Anna đã nói. Người ấy thét vào Chúa Giêsu, “Hỡi Giêsu Nazareth, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?”. Đó là những câu hỏi đầy giận dữ tạt vào Ngài. Tuy nhiên, như Đấng ngự trong đền thờ không lấy làm điều và cảm thấy thoải mái với sự oán giận của Anna, Chúa Giêsu cũng không cho là vấn đề với cơn thịnh nộ cực độ, ma quái nơi người đàn ông ‘đang là chính mình’ này. Ngài đáp lại bằng một lời răn đe, giải phóng anh khỏi quỷ ám. Bất cứ khi nào chúng ta mở lòng, tiết lộ cho Chúa những gì đang có, kể cả những cảm xúc đen tối nhất, chúng ta cũng sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện chữa lành và xoa dịu đầy xót thương của Ngài.
Chúa Giêsu trừ quỷ, “Mọi người kinh ngạc hỏi nhau, ‘Cái gì vậy? Một giáo lý mới ư?’”. Nhận xét của dân chúng ở đây cũng rất thật, họ ‘đang là chính mình’. Và bản thân Chúa Giêsu cũng thế, lời Ngài nói, việc Ngài làm, chứng tỏ Ngài ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, Ngài đang thể hiện quyền năng Thiên Chúa, Ngài cho biết Ngài là ai, là Thiên Chúa; Ngài nói với uy lực Thiên Chúa, nói theo cách để mọi người biết rằng, lời Ngài là Lời biến đổi, Lời làm cho sống. Điều này xảy ra, không phải vì Ngài muốn, nhưng Ngài phải như thế, “Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền!”.
Anh Chị em,
“Tôi ‘đang là chính mình’, một tội nhân!”. Đó là mệnh căn không suy suyển của mỗi người chúng ta; đó là lý do Chúa Giêsu xuống thế làm người; và đó là ý thức cốt lõi tiên thiên nơi mỗi người để Chúa Giêsu có thể cứu lấy họ. Ý thức mình là một tội nhân, có nghĩa là tôi đang cần Thiên Chúa; đang cần Thiên Chúa đồng nghĩa ‘đang là chính mình’. Bởi lẽ, đến bao giờ chúng ta mới hết cần đến lòng thương xót của Ngài? Vậy, liệu chúng ta có ‘đang là chính mình’ hay ‘đang là một ai khác’ khi cầu nguyện? Đừng quên, Thiên Chúa thấu suốt tâm hồn, dò xét tâm can từng gang tấc; Ngài thấy hết bên dưới những gì chúng ta vô tình hay cố ý che chắn. Trước Ngài, không ai được coi là xứng đáng, kể cả các thánh; tất cả chúng ta đều là những tội nhân. Chính lúc đó, Thiên Chúa mới có thể làm một điều tương tự như đã làm cho Anna, cho người quỷ ám, để chữa lành chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội. Xin cho con ghi nhớ, đó là lời cầu nguyện của một người ‘đang là chính mình’ nhất, cũng là lời cầu nguyện Chúa yêu thích nhất”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một số linh mục Dòng Tên Mỹ đã làm Đảng Dân chủ nghiêng hẳn về phò phá thai
Vũ Văn An
00:47 10/01/2022
Rất nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao các chính trị gia Công Giáo Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ lại trâng trâng tráo tráo ủng hộ phá thai một cách triệt để, triệt để hơn cả các đảng viên khác thuộc cùng đảng với họ, mà vẫn vỗ ngực cho rằng mình là người Công Giáo tốt, xứng đáng tiếp tục được rước lễ. Nhân dịp phát hành cuốn sách xuất bản sau khi tác giả của nó qua đời, của Cha Paul Mankowski, Dòng Tên, Cha de Suza của tạp chí Convivium, cho ta một vài soi sáng: một số linh mục Dòng Tên Hoa Kỳ đã khiến các chính trị gia này nghiêng hẳn về phía phó phá thai và kéo luôn cả đảng của họ dứt khoát chọn con đường chống lại tín lý muôn thuở của Giáo Hội Công Giáo.
Cha de Souza (https://www.ncregister.com/commentaries/priest-s-book-tells-sad-tale-of-jesuits-abortion-complicity-in-the-us) thẳng thừng cho rằng một số linh mục Dòng Tên Hoa Kỳ đã đồng loã trong chiến dịch sát hại thai nhi tại đất nước của họ. Và người tố cáo chuyện này không ai khác mà chính là một linh mục Dòng Tên nổi tiếng khác, Cha Paul Mankowski, người cùng xuất thân từ Đại Học Oxford với các nhân vật như Tony Abbott, cựu Thủ tướng Úc và Đức Hồng Y George Pell, cựu Bộ trưởng Kinh tế của Vatican.
Cha de Souza cho rằng Cha Paul Mankowski biết rất rõ một số linh mục anh em và các bề trên của ngài đã phản bội Dòng Tên ra sao. Chính họ đã che chở, làm thuẫn đỡ cho các chính khác Công Giáo Hoa Kỳ bỏ phiếu dy trì và mở rộng quyền phá thai. Trong hơn 50 năm qua, các Cha Dòng Tên Hoa Kỳ đã có sẵn người cho vai trò đó. Quả là một tai tiếng trầm trọng nơi một trong những dòng tu đáng kính nhất của Giáo Hội.
Cha Pat Conroy, Dòng Tên, làm tuyên úy Hạ Viện Mỹ từ năm 2011 tới năm 2021, vừa dành cho tờ The Washington Post một cuộc phỏng vấn, trong đó, ngài bênh vực các chính trị gia Công Giáo cổ vũ quyền phá thai. Ngài đi xa đến nỗi trích dẫn cả Thánh Tôma Aquinô về lương tâm để bênh vực cho quan điểm của mình, một điều, theo cha de Souza, “vừa gây bối rối vừa không xứng đáng với phẩm giá đào tạo thích đáng của Dòng Tên”.
Thực ra, quan điềm của Cha Conroy vẫn chưa ăn nhằm gì so với quan điểm của một linh mục Dòng Tên đàn anh của ngài là Cha Robert Drinan. Thực vậy, cách nay đúng 15 năm, Cha Drinan lại ra ánh đèn sân khấu một lần nữa. Người ta còn nhớ rõ 2007, Nancy Pelosi trở thành Nữ Chủ tịch Hạ viện đầu tiên, một thành tích sáng chói trong sự nghiệp chính trị. Sự kiện 15 năm sau, bà ta chiếm lại ghế Chủ tịch Hạ viện một lần nữa càng chứng tỏ sức mạnh chính trị ghê gớm của người đàn bà này.
Pelosi, hiểu rõ cột mốc bà ta đạt được năm 2007, đã tổ chức 4 ngày liên hoan để đánh dấu việc mình chiếm ghế chủ tịch Hạ Viện. Cuộc liên hoan này bắt đầu bằng một thánh lễ “để thừa nhận Chủ tịch Hạ viện Đắc cử Nancy D’Alesandro Pelosi” tại trường mẹ là Đại Học Trinity ở Washington, D.C. Chủ tế và giảng thuyết là Cha Drinan, lúc ấy 86 tuổi. Đó là biến cố công cộng cuối cùng của ngài, ngài qua đời cuối tháng đó.
Cha de Souza cho rằng, “đó chính là câu chuyện tai tiếng của việc Dòng Tên đồng loã với việc phá thai tại Hoa Kỳ, một câu chuyện được thuật lại một cách đầy đủ trong một cuốn sách mới quan trọng của một tu sĩ Dòng Tên quá cố, Cha Paul Mankowski”.
Cha Robert Drinan là một người hết sức có tài, ngay đối với các tiêu chuẩn cao mà thế hệ Dòng Tên thuộc thập niên 1960 từng được biết đến. Ngài là khoa trưởng trường luật của Cao đẳng Boston lúc mới có 36 tuổi và lãnh đạo khoa này đạt tới chiều cao mới suốt 14 năm trường. Năm 1970, ngài tranh cử vào Quốc hội Mỹ đại diện cho Tiểu bang Massachusetts và được tái cử nhiều lần trong tư cách đảng viên Đảng Dân chủ, liên tiếp phục vụ từ năm 1971 tới năm 1981.
Tháng 5, 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra lệnh cho ngài không được tranh cử nữa, Cha đã vâng lời nên đã rời Hạ Viện tháng 1, 1981.
Năm 1970, Cha Drinan tranh cử với cương lĩnh phản đối chiến tranh Việt-Nam và là dân biểu đầu tiên soạn thảo điều khoản đàn hạch Tổng thống Richard Nixon. Sau phán quyết phá thai Roe v. Wade năm 1973, ngài bênh vực phán quyết và là lá phiếu đáng tin cậy ủng hộ việc mở rộng quyền phá thai, bao gồm cả việc phá thai với tài trợ của người nạp thuế, suốt thời gian ngài phục vụ tại Hạ Viện.
Vị linh mục Dòng Tên nói trên là cha đỡ đầu của các đảng viên Dân Chủ đang trở thành đảng phá thai, một biến thái do các đảng viên Dân Chủ Công Giáo lãnh đạo: Ted Kennedy, Joe Biden, Mario Cuomo và sau này chính Pelosi. Không linh mục Công Giáo nào làm nhiều hơn để cổ vũ phá thai hợp pháp bằng Cha Drinan.
Thánh lễ cách đây đúng 15 năm là một thông điệp phù hợp để truyền cây gậy tiếp sức chính trị phò phá thai cho Pelosi, người vốn coi ngài như một nguồn cảm hứng cho việc một người Công Giáo trung thành có thể cổ vũ quyền phá thai ra sao.
Khi ngài qua đời, Pelosi nói rằng “Cha Drinan là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trong Quốc hội, không những chỉ những người phục vụ với ngài mà cả những người đến sau chúng ta. Tôi được vinh dự đặc biệt là vào đầu tháng này, Cha Drinan đã chủ trì một thánh lễ tại trường cũ của tôi, Đại học Trinity, trước khi tôi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch. Ngài đã cử hành Thánh lễ đó để vinh danh các trẻ em Darfur và Katrina; [trong Thánh lễ] ngài giảng rằng ‘các nhu cầu của mọi trẻ em là nhu cầu của chính Chúa Giêsu Kitô’. Trong suốt cuộc đời ngài, Cha Drinan không những rao giảng thông điệp đó về công lý và nhân quyền; ngài đã hiện thân nó”.
Đúng vậy, biến cố công cộng cuối cùng của Cha Drinan là tuyên bố rằng “các nhu cầu của mọi đứa trẻ là nhu cầu của chính Chúa Giêsu Kitô” trong khi lại tán thành Chủ tịch Hạ viện phò phá thai nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Trong suốt thập niên 1970, người ta thường thắc mắc làm thế nào Cha Drinan lại có thể phục vụ trong Quốc hội với tư cách là một linh mục, chứ đừng nói đến việc một linh mục đã sử dụng lá phiếu lập pháp và vị thế công cộng của mình để cổ vũ việc phá thai. Cha Drinan và các cộng sự Dòng Tên của ngài nhiều lần gây ấn tượng là ngài đã nhận được sự chấp thuận của các bề trên Dòng Tên và các giám mục địa phương của mình.
Đó là một dối trá.
Nay chúng ta biết điều đó một cách đầy đủ hơn, nhờ Cha Mankowski, một tu sĩ Dòng Tên thậm chí còn xuất sắc hơn Cha Drinan, người đã đột ngột qua đời vào tháng 9 năm 2020.
Nhà xuất bản Ignatius, được thành lập bởi Cha Joseph Fessio, một tu sĩ Dòng Tên khác mong muốn sự thật được biết đến, đã xuất bản gần đây cuốn Jesuit At Large: Essays and Reviews of Paul V. Mankowski, S.J. (Một Tu sĩ Dòng Tên Tại đào: Các Tiểu luận và Duyệt sách của Paul V. Makowski, Dòng Tên), do George Weigel chủ biên.
Bộ sưu tập di cảo trên cung cấp một số bài tiểu luận và duyệt sách hấp dẫn của Cha Mankowski, đôi khi vừa gay gắt vừa vui nhộn. Bộ sưu tập là dẫn nhập xứng đáng cho những ai chưa đọc Cha Mankowski - và là nguyên nhân hối tiếc vì họ đã không đọc ngài sớm hơn.
Phần đáng chú ý nhất của cuốn sách là một giác thư chưa từng được xuất bản trước đó từ tháng 4 năm 2007, do Cha Mankowski gửi cho một số bạn bè của ngài, có tựa đề: “The Drinan Candidacy and the New England Province Archives” (Tư cách ứng cử viên của Drinan và Văn khố của Tỉnh Dòng New England)”. Mặc dù chưa bao giờ tự mình công bố nó, vì những rắc rối của ngài với các bề trên Dòng Tên, ngài rõ ràng muốn có một hồ sơ chính xác để lưu lại cho hậu thế.
Hồ sơ đó hiện nay có sẵn. Nó minh xác điều được nhiều người Công Giáo coi như một tai tiếng vào thập niên 1970 thực sự còn tồi tệ hơn nhiều. Cha Mankowski lúc đó đang nghiên cứu trong kho lưu trữ của Dòng Tên ở New England vào đầu thập niên 1990. Ngài đã xem qua hồ sơ của Cha Drinan. Ngài yêu cầu và được cho phép sao chép tài liệu cho một bài báo nói về việc Cha Drinan phục vụ tại Quốc hội.
Cha Mankowski phát hiện ra rằng, thay vì không hề cho phép ứng cử vào Quốc hội, Bề trên cả Dòng Tên, Cha Pedro Arrupe, đã nhiều lần ngăn cấm. Cha Drinan và Cha William Guindon của Dòng Tên, thuộc tỉnh dòng New England, đã âm mưu ủng hộ việc ứng cử của Cha Drinan và làm hỏng mệnh lệnh của Cha Arrupe. Các hồ sơ cung cấp rất chi tiết những lời nói dối và trốn tránh của cả Cha Drinan lẫn Cha Guindon trong nhiều năm.
Cha Mankowski biết rằng tài liệu này sẽ sửa sai ấn tượng cho rằng toàn bộ dòng Tên nói chung rất hài lòng với việc Cha Drinan thúc đẩy việc phá thai trong Quốc hội. Nó cũng tiết lộ các tu sĩ Dòng Tên cao cấp ở New England đã hoạt động lừa đảo ra sao trong thập niên 1970.
Lúc đó, Cha Mankowski đã quyết định không viết bài báo về việc ứng cử của Cha Drinan. Đó là một công việc cực kỳ không thoải mái, và Cha Drinan xem ra đã là một người “hết sức mạnh rồi”.
Cho đến tháng 6 năm 1996, Tờ New York Times đã đăng một bài góp ý của Cha Drinan “trong tư cách một linh mục Dòng Tên,” ca ngợi việc Tổng thống Bill Clinton phủ quyết lệnh cấm phá thai một thai nhi đã sinh ra một phần (partial-birth abortion). Việc một linh mục muốn giữ cho hợp pháp việc phá thai một thai nhi đã một phần được sinh đã gây sốc ngay cả những người có thiện cảm với ngài.
Đức Hồng Y John O’Connor đã rất tức giận, viết ở chuyên mục của ngài trên tờ Catholic New York: “Thưa Cha Drinan, tôi vô cùng ân hận, nhưng cha đã sai, đã hết sức sai lầm. Đáng lẽ Cha nên cất tiếng nói có ảnh hưởng to lớn của cha cho sự sống; cha lại lên tiếng cho sự chết. Khó lòng là vai trò của một luật sư. Chắc chắn không phải là vai trò của một linh mục”.
Cha Mankowski cho rằng việc Cha Drinan trở lại với tranh cãi công cộng đòi hỏi sự thật phải được nói ra. Ngài đã đưa tài liệu của mình cho giáo sư James Hitchcock, nhà sử học nổi tiếng tại Đại học St. Louis của Dòng Tên. Hitchcock đã xuất bản tài liệu này trong một bài báo vào mùa hè năm đó trên tờ Catholic World Report, "Sự nghiệp chính trị kỳ lạ của Cha Drinan".
Các tu sĩ Dòng Tên hết sức phẫn nộ. Không phải đối với Cha Drinan vì chủ trương của ngài, không phải đối với các tu sĩ Dòng Tên đã cho phép nó, không phải đối với các bề trên đã che đậy các dối trá. Giới lãnh đạo Dòng Tên Hoa Kỳ hạ búa bổ xuống Cha Mankowski, người không che giấu vai trò của mình trong việc cung cấp tài liệu lưu trữ cho Giáo sư Hitchcock.
Weigel viết trong phần dẫn nhập của chủ biên: “Kết quả của tất cả những điều này đối với Paul Mankowski thật là hà khắc. Ngài đã bị cấm trong nhiều năm, không được xuất bản dưới chính tên ngài. Ngài đã bị hạn chế trong công việc mục vụ của mình. Ngài thường bị coi như một hạ dân (pariah). Và mặc dù cuối cùng ngài được phép thực hiện các lời khấn cuối cùng của một tu sĩ và trở thành một ‘Trợ lý tâm linh' trong Dòng Tên, Mankowski đã bị từ chối ‘hội nhập trọn vẹn' vào Dòng (liên quan đến 'lời thề thứ tư' nổi tiếng của Dòng Tên về việc tuân phục Đức Giáo Hoàng liên quan đến việc truyền giáo)”.
Theo Weigel, việc xuất bản giác thư của Cha Mankowski với tài liệu hỗ trợ là “rất cần thiết cho việc minh oan cho Cha Mankowski sau khi qua đời”, từ lâu vốn bị bao vây bởi một số anh em cùng dòng Tên của ngài, trong khi họ đặt những lời ca ngợi hậu hĩ nhất lên Cha Drinan.
Mười lăm năm kể từ ngày Cha Drinan ban phép lành cuối cùng cho Pelosi, cả Chủ tịch Hạ viện lẫn Tổng thống Joe Biden đều quay sang các tu sĩ Dòng Tên để tìm sự che đậy chính trị cho nền chính trị phá thai của họ. Gần đây, cả hai đều tìm cách yết kiến vị giáo hoàng đầu tiên của Dòng Tên, với Biden cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận cho ông tiếp tục Rước Lễ tại giáo xứ Dòng Tên ở Washington mà ông ta tham dự.
Bản thân là một cựu giám tỉnh Dòng Tên và là người ngưỡng mộ Cha Arrupe, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn sẽ cảm thấy chướng tai - nếu không muốn nói là ngạc nhiên - khi biết mức độ đồng lõa của Dòng Tên trong tai tiếng khủng khiếp là sự nghiệp quốc hội của Cha Robert Drinan.
Các tu sĩ Dòng Tên như vậy đã trở thành nổi tiếng đến mức nào trong việc đồng lõa che đậy cho những người Công Giáo cổ vũ quyền phá thai?
Hãy xem bài báo năm 1997 của Maureen Dowd trên tờ The New York Times; bà vốn là một người Công Giáo ủng hộ các đạo luật phá thai tự do. Bà viết về Nothing Sacred, một chương trình truyền hình trong đó một “linh mục trẻ tuổi sành điệu, lanh lợi, dễ thương” thúc đẩy hối nhân đi phá thai:
Dowd viết, “Tôi không nghĩ rằng chương trình phản ánh quan điểm của giới giải trí ưu tú hay, như một số nhà phê bình đã ca ngợi, về các nhà sản xuất Do Thái ‘không hành đạo’. Tôi nhận ra quan điểm của giới tinh hoa Dòng Tên. Các tu sĩ Dòng Tên là những “flyboys” (bay nhẩy?) của Giáo Hội, giới trí thức giảng dạy có nhiều xác suất bắt gặp uống rượu đắt tiền và đi du lịch nước ngoài và nghĩ ra những cách giải thích giáo điều của Giáo Hội”.
Trong “Năm Inhaxiô” đặc biệt này do Dòng Tên tuyên bố, ưu tiên của Thánh Inhaxiô trong việc kiểm tra lương tâm xem ra phù hợp với hoạt động chính trị của Cha Drinan, nay được giác thư của Cha Mankowski tiết lộ một cách hoàn chỉnh hơn.
Trong một bài trước, Cha de Souza đã viết về nỗ lực thất bại của Thánh Gioan Phaolô II trong việc cải tổ Dòng Tên vào tháng 10 năm 1981. Chắc chắn trường hợp tai tiếng của Cha Drinan, và sự bất lực rõ ràng của Cha Arrupe, đã góp phần vào kết luận của Đức Gioan Phaolô rằng giới lãnh đạo Dòng Tên không có khả năng tự cải cách.
Về điều đó, Cha Mankowski cũng đồng tình. Trong một lá thư năm 2004 được đăng trong Jesuit at Large, ngài viết cho một thanh niên hỏi về việc gia nhập Dòng:
"Tôi tin chắc rằng, hiện tại, Dòng Tên là một dòng thoái hóa. Điều đó có nghĩa là Dòng có những nan đề nghiêm trọng trong mọi nỗ lực của mình ở mọi bình diện thẩm quyền, và quan trọng hơn, nó đã đánh mất khả năng tự sửa chữa bằng chính nguồn lực nội tại của mình.… Tôi phải thành thực nói rằng, hiện tại, tôi không thấy có dấu hiệu nào cho thấy bất cứ khả năng hay sự sẵn sàng nào của ban lãnh đạo Dòng Tên La Mã trong việc giải quyết và khắc phục các nan đề này”.
Dù vậy, Cha Mankowski không mất hy vọng, và biết rằng đặc sủng của Thánh Inhaxiô đã được đổ vào các bình đất. Ngài đã truyền lại lời khuyên này, bất chấp tình trạng ảm đạm của Dòng: "Nói thế rồi, nếu tôi phải làm lại tất cả, dù biết những gì tôi biết lúc này, ngày mai tôi vẫn sẽ vào Dòng Tên".
Người ta hy vọng rằng giờ đây, Cha Mankowski vẫn đang nỗ lực hết mình cho việc cải tổ Dòng Tên, và lúc này, các bề trên chả làm được gì để làm nản lòng sứ mệnh thiết yếu đó.
Đức Thánh Cha rửa tội cho 16 trẻ em trong nhà nguyện Sistina
Đặng Tự Do
04:32 10/01/2022
Mười sáu trẻ nhỏ đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa tội vào sáng Chúa Nhật, ngày 9 tháng Giêng. Các em bé này là những đứa trẻ sơ sinh của các nhân viên Tòa thánh và Giáo triều Rôma.
Các nghi thức lễ rửa tội này, diễn ra trong Thánh lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa do Đức Giáo Hoàng cử hành giữa các bức bích họa lộng lẫy của Michelangelo, duy trì một truyền thống được thiết lập bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ năm 1981.
Như vậy, trong bốn mươi năm qua, hàng trăm trẻ em đã bước vào đời sống Kitô, hân hạnh được Đức Giáo Hoàng rửa tội, ở một nơi mà vẻ đẹp và sự thánh khiết hòa làm một.
Nhà nguyện Sistina là một nơi trang trọng và vượt thời gian, một nơi linh thiêng vượt qua nhiều thế kỷ. Đó là nơi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Hồng Y Đoàn trong Cơ Mật Viện bầu Người kế vị tương lai của Thánh Phêrô.
Khung cảnh hoành tráng của các cuộc bầu cử giáo hoàng, một kiệt tác thời Phục hưng đón gần năm triệu khách du lịch mỗi năm, cũng kín đáo và thân mật trở thành địa điểm cho một loại khán giả hoàn toàn khác là một hơn một chục trẻ sơ sinh và gia đình của họ.
Những em bé được chính Đức Giáo Hoàng rửa tội là con của các nhân viên của Tòa Thánh và Giáo triều Rôma theo truyền thống được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thiết lập vào ngày 11 tháng Giêng năm 1981. Ban đầu, buổi lễ diễn ra trong Nhà nguyện Pauline của Dinh Tông Tòa, và sau đó kể từ năm 1983, trong Nhà nguyện Sistina gần đó.
Ban đầu, lễ rửa tội ở Nhà nguyện Sistina chỉ dành cho con cái của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ nhưng sau đó được mở rộng cho con cái của các viên chức giáo dân của Giáo triều.
Mario Galgano, một nhân viên người Thụy Sĩ của Bộ Truyền thông Tòa thánh, nói:
“Trong một ngày, nhà nguyện của Michelangelo trở thành giáo xứ của chúng tôi. Bầu không khí rất giống gia đình, và Đức Giáo Hoàng cảm thấy rất thoải mái trong vai trò linh mục quản xứ này. Ngài còn đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ trẻ.”
Mario nói từ kinh nghiệm khi đứa con gái bé bỏng của cô, là Sofia, được Đức Thánh Cha Phanxicô rửa tội trong nhà nguyện Sistina vào tháng Giêng năm 2014. Đây là “lần đầu tiên” vị Giáo hoàng người Á Căn Đình, lên ngôi vào năm trước, cử hành nghi thức này trong nhà nguyện Sistina.
Buổi lễ rửa tội này được giám sát bởi Văn phòng Các Cử hành Phụng vụ của Đức Giáo Hoàng, và được áp dụng cho con cái của các đôi vợ chồng kết hôn trong Giáo Hội theo nghi thức Công Giáo. Để đủ điều kiện, đứa trẻ phải dưới một tuổi.
Mỗi trẻ em có thể được đi cùng với bốn khách: cha mẹ, cha đỡ đầu và mẹ đỡ đầu; những người còn lại trong gia đình có thể theo dõi buổi lễ trực tiếp thông qua Vatican Media và các đài phát thanh và truyền hình đối tác.
Sau buổi diễn tập trang phục không có mặt của Đức Giáo Hoàng, buổi lễ thực sự diễn ra khá trang trọng, nhờ phần đệm âm nhạc tuyệt vời của ca đoàn Nhà nguyện Sistina.
Khung cảnh lộng lẫy có tuổi đời năm thế kỷ này tràn ngập không khí ấm áp, tươi trẻ của những gia đình hạnh phúc. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang lên dưới hầm của Michelangelo, và một đống xe đẩy chiếm một góc của nhà nguyện.
Và như Mario Galgano tiết lộ, thậm chí còn có một dãy bàn thay tã cho trẻ nhỏ được đặt gần đó tại một trong các phòng của điện Tông Tòa. Sau cùng, đây là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn, thể hiện qua lời trấn an của ngài đối với các bậc cha mẹ của những trẻ được rửa tội vào năm 2020 khi ngài nói với họ “hãy để con họ khóc và la hét” trong Thánh lễ.
Đức Thánh Cha nói:
“Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục nghi thức Rửa tội. Hãy ghi nhớ điều này: nghĩa vụ của anh chị em là thông truyền đức tin cho con em, truyền bá đức tin tại gia đình, bởi vì cũng chính ở đó, anh chị em đã học được đức tin, rồi anh chị em mới học trong các lớp giáo lý.
Nhưng trước khi tiếp tục, tôi muốn nói một điều khác nữa: các hài nhi hôm nay thấy mình ở một môi trường xa lạ.. có thể là chúng cảm thấy nóng quá, quần áo, khăn tã quấn quanh nhiều quá. Có lẽ chúng cảm thấy nhiệt độ tăng vọt. Chúng khóc vì những lý do này.
Chúng cũng khóc vì đói. Kiểu khóc thứ ba: là khóc ‘phòng ngừa’. Đó không phải là một chuyện lạ. Chúng không biết điều gì sẽ xảy ra. Một đứa bắt đầu nghĩ ‘Mình phải khóc ré lên trước’ cho chắc ăn. Đó là một động thái phòng thủ. Điều quan trọng là chúng cảm thấy thoải mái. Hãy cẩn thận đừng quấn quanh chúng nhiều quá khiến chúng bị nóng.
Nếu chúng khóc vì đói, hãy cho chúng ăn uống. Đối với các bà mẹ, tôi nói điều này: đừng sợ cho các em bé bú để giữ cho bầu khí được yên tĩnh. Chúa muốn điều này, bởi vì khi có nguy hiểm, có một tiếng gọi đa âm hưởng. Một đứa bắt đầu khóc, rồi đứa khác khóc theo, những đứa khác bắt chước khóc ré lên. Khi đó, nó sẽ là một dàn đồng ca những tiếng khóc.
Chúng ta sẽ tiếp tục buổi lễ này, trong yên bình, với một nhận thức được đặt trên vai anh chị em, đó là hãy thông truyền đức tin cho con cái mình.”
Source:Vatican News
Người mẹ nói cuộc gặp gỡ bất chợt giữa con trai bà với Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn đến phép lạ
Đặng Tự Do
04:33 10/01/2022
Hôm 8 tháng Giêng, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài “Mom says son’s impromptu encounter with Pope Francis led to ‘miracle’”, nghĩa là “Người mẹ nói cuộc gặp gỡ bất chợt giữa con trai bà với Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn đến ‘phép lạ’.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đó là một trong những khoảnh khắc của Vatican được lan truyền rất nhanh vào năm 2021: một cậu bé mặc bộ đồ thể thao màu đen, đeo kính và đeo khẩu trang y tế thản nhiên bước đến chào Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở giữa một cuộc tiếp kiến chung.
Nhưng có nhiều điều hơn những gì được chứng kiến trong cuộc gặp gỡ bất chợt vào tháng 10: cậu bé 10 tuổi mắc chứng động kinh và tự kỷ. Sức khỏe của cậu bé trước lúc xảy ra biến cố đã giảm sút nghiêm trọng khiến các bác sĩ lo ngại cậu có thể có một khối u trong não.
Paolo Bonavita đã ở Rome vào ngày hôm đó để kiểm tra y tế. Mẹ của anh, Elsa Morra, nói với CNA rằng sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng tình trạng của con trai bà đã có một sự cải thiện không thể giải thích được.
“Đó là một phép lạ,” bà nói. “Đó là một phép lạ, cho chúng tôi, cho gia đình tôi.”
'Chúa đã ở với chú bé vào ngày hôm đó'
Khi bắt đầu buổi tiếp kiến được phát trực tiếp vào ngày 20 tháng 10, Bonavita bất ngờ bước lên bậc thềm hướng về phía Đức Giáo Hoàng tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican.
“Paolo không đủ sức để bước lên. Trên thực tế, khi Paolo lên xuống cầu thang, cậu bé cần một người hỗ trợ, một bàn tay hoặc một tay vịn. Nhưng ngày hôm đó cậu bé đã có thể đi lên một mình”, Morra nói trong một cuộc phỏng vấn với CNA thông qua mạng nhắn tin tức thời.
“Cháu vấp ngã một chút, hai hoặc ba lần, nhưng ngay lập tức cháu có thể tự mình đứng dậy trở lại. Chúa đã ở với cháu vào ngày hôm đó, gần kề, Ngài đã chìa bàn tay ra cho cháu, tôi tin chắc về điều đó”.
Khi Paolo đến gần Đức Phanxicô, vị giáo hoàng mỉm cười và nắm chặt tay cậu bé.
Đức Ông Leonardo Sapienza, nhiếp chính của Phủ Giáo hoàng, người ngồi bên phải Đức Thánh Cha trong các buổi tiếp kiến chung, đứng dậy và nhường ghế cho Bonavita. Những người hành hương vỗ tay và Paolo cũng tham gia cùng họ, nhiệt tình vỗ tay.
Cậu bé ngồi trên tay mình được một lúc, trước khi đứng trước mặt Đức Giáo Hoàng một lần nữa và kiễng chân lên. Chiếc mũ zucchetto của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hút sự chú ý của cậu bé và cậu bé chỉ chiếc mũ sọ cho Đức Ông Sapienza, lúc này đang ngồi sau Đức Giáo Hoàng.
Sau đó, Paolo dẫn một linh mục sắp đọc sách đến trước Đức Giáo Hoàng để chỉ cho ngài xem chiếc mũ sọ màu trắng của Đức Giáo Hoàng. Cuối cùng, cậu bé bước xuống sân khấu một cách tự hào trong khi đội chiếc zucchetto của riêng mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm ơn Bonavita trong những lời phát biểu đầu tiên khi bắt đầu bài diễn văn chung của ngài.
Ngài nói: “Sự can đảm đến gần Chúa, cởi mở với Chúa, không sợ hãi Chúa: Tôi cảm ơn đứa trẻ này vì bài học mà chú bé đã mang đến cho tất cả chúng ta”
“Và xin Chúa giúp cậu bé trong sự hạn chế của cậu, trong sự trưởng thành của cậu bởi vì cậu ấy đã mang đến cho chúng ta lời chứng này đến từ trái tim của mình. Trẻ em không có một phiên dịch tự động từ trái tim sang cuộc sống: trái tim đi trước”.
'Không có gì là không thể đối với bạn'
Morra, sống ở miền đông nam nước Ý, đang ở cùng Paolo tại một khách sạn gần quảng trường Thánh Phêrô. Vào buổi sáng của buổi tiếp kiến chung, họ ăn sáng và rời khách sạn, dự định đón một chuyến xe buýt mui trần để thăm cảnh quan của thành phố Rôma.
Khi đi ngang qua Vatican, họ nhận thấy một hàng dài người. Khi Morra hỏi chuyện gì đang xảy ra, cô ấy được trả lời rằng đó là hàng đợi dành cho cuộc tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng. Cô muốn tham dự nhưng được thông báo rằng không thể nếu không xin vé trước.
Một người qua đường nhận thấy rằng Paolo đang bực bội và đến gần Morra, hỏi có chuyện gì. Mẹ anh giải thích rằng Paolo rất thất vọng vì cậu bé muốn gặp Đức Giáo Hoàng trong nhiều năm.
Tình cờ người phụ nữ ấy là một nhà lãnh đạo trong nhóm Unitalsi, một hiệp hội của Ý giúp đỡ những người ốm yếu, người già và người tàn tật đi hành hương. Cô ấy nói rằng cô ấy có thể đưa họ vào buổi tiếp kiến chung.
Ban đầu hai mẹ con ngồi ở hàng ghế thứ tư trong Đại Thính Đường, nhưng họ đã được mời di chuyển lên phía trước.
Morra cởi mũ, khăn quàng cổ và áo khoác của Paolo. Trong khi bà quay lại đặt áo khoác của mình vào lưng ghế thì con trai bà bắt đầu bước lên bậc thềm của khán đài về phía giáo hoàng.
Bà ấy gọi, “Paolo, lại đây!” Nhưng những người lính cận vệ Thụy Sĩ gần đó bảo đảm với bà rằng Đức Giáo Hoàng rất vui khi đứa trẻ đến gần ngài.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Morra. Ngài nắm lấy tay bà và nói: “Signora, forza! Điều không thể không tồn tại đối với cô. Tôi sẽ gần gũi với cô trong lời cầu nguyện. Tiếp tục đi. Cô đã làm rất nhiều cho con trai của cô. Cô là một người mẹ siêu đẳng”.
Các kết quả xét nghiệm đáng kinh ngạc
Morra nhận được một cuộc điện thoại vào tối hôm đó, yêu cầu cô ấy đưa Paolo đi xét nghiệm tại thành phố quê hương Bari của họ vào ngày hôm sau.
Các bác sĩ lo ngại rằng Paolo có lượng prolactin rất cao, đó là một loại protein được tiết ra từ tuyến yên, có thể tăng lên sau các cơn co giật động kinh.
Hai mẹ con tham dự cuộc hẹn vào ngày 21 tháng 10. Ba ngày sau, một bác sĩ gọi cho Morra để nói với bà rằng mức prolactin của Paolo đã giảm từ mức cao 157 xuống 106, mặc dù các bác sĩ không biết bằng cách nào hoặc tại sao lại được như thế.
Morra nói rằng bà và Paolo trở lại Rôma vào ngày 5 tháng 11 để kiểm tra thêm. Bà giải thích:
“Trong vòng hai tuần mức prolactin của Paolo giảm xuống 26, tức là thấp hơn 80 điểm nữa”
Cậu bé cũng được ghi nhận đã tăng lượng hemoglobin, đó là một loại protein vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, điều này rất quan trọng đối với Paolo vì cậu mắc chứng rối loạn máu thalassemia.
Morra nói rằng các bác sĩ đã có thể loại trừ những giả thuyết cho rằng Paolo đang bị một khối u hoặc chứng xơ cứng, một vết sẹo trong não.
Đây là một thở phào nhẹ nhõm rất lớn cho mẹ cậu bé, bà lo lắng rằng con trai mình có thể không chịu được sự khắc nghiệt của cuộc phẫu thuật. Bà sợ rằng một ca phẫu thuật sẽ dẫn đến việc Paolo phải ngồi trên xe lăn, hoặc thậm chí có thể tử vong.
Phát biểu với CBS News vào tháng 11 năm ngoái, Morra được hỏi rằng bà muốn nói gì với Đức Thánh Cha Phanxicô sau cuộc gặp thay đổi cuộc đời với con trai mình.
Bà nói: “Cảm ơn vì điều kỳ diệu”
Source:Catholic News Agency
Brazil xây một bức tượng Chúa Giêsu lớn hơn tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc
Đặng Tự Do
16:07 10/01/2022
Một bức tượng Chúa Kitô đang được xây dựng ở Brazil sẽ lớn hơn bức tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc mang tính biểu tượng ở Rio de Janeiro.
Bức tượng được xây dựng từ năm 2019 sẽ được gọi là Cristo Protetor, nghĩa là Chúa Kitô Đấng Bảo Vệ và đang được dựng trên Cerro de las Antenas, một ngọn đồi gần Encantado ở bang Rio Grande do Sul.
Dự án được lên kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2021, nhưng vì đại dịch coronavirus, chính quyền bang đã gia hạn đến cuối tháng Giêng năm nay.
Cristo Protetor, theo tiếng Bồ Đào Nha, sẽ cao 140 feet, tức là 43m, tính luôn cả đế tượng. Tượng Cristo Redentor, Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc, ở Río de Janeiro, cao 98 feet, tức là 30m. Nếu tính luôn cả đế tượng, tượng Cristo Redentor cao 38m. Như thế, vẫn thua tượng mới 5m.
Chiều ngang từ bàn tay này sang bàn tay kia của tượng mới là 118 feet, tức là 36m. Tượng cũ là 28m. Sau khi hoàn thành, du khách sẽ có thể đi thang máy bên trong bức tượng đến trái tim trên ngực bức tượng, từ đây họ sẽ có cái nhìn toàn cảnh về Encantado, Hồ Garibaldi và Thung lũng Taquari.
Với kích thước này, bức tượng Chúa Kitô Đấng Bảo Vệ vượt qua tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc, được xây dựng vào năm 1931 bằng bê tông cốt thép.
Tượng Cristo Redentor có ngân sách hoàn thành khoảng 364,000 đô la và được tài trợ bởi cộng đồng địa phương, đặc biệt là “Amigos de Cristo”, một hiệp hội phi lợi nhuận tìm cách thúc đẩy “đức tin và lòng sùng mộ” với dự án hoành tráng này.
Theo hãng thông tấn Tây Ban Nha EFE, tượng Cristo Redentor được thiết kế bởi nhà điêu khắc Genésio Gomes de Moura và con trai ông, Moisés Markus Moura.
Vào cuối tháng 12, thống đốc của Río Grande do Sul, Eduardo Leite, đã ký một thỏa thuận với thị trưởng Valle de Taquari về việc mở những con đường cho phép du khách đến được với tượng Cristo Redentor.
Công trình sẽ cải thiện con đường dài 1.4 dặm, tức là 2.2km, để đến bức tượng mới. Thành phố cũng sẽ xây dựng một con đường cho người đi bộ.
Source:Catholic News Agency
Chính sách cấm giáo dân đến nhà thờ nếu chưa tiêm chủng của một giáo xứ vấp phải phản ứng mạnh
Đặng Tự Do
16:07 10/01/2022
Một giáo xứ ở Anh đã yêu cầu người Công Giáo đừng tham dự Thánh lễ nếu họ “chưa được tiêm phòng hoặc không đeo khẩu trang”.
Giáo xứ Thánh Gia, ở East Nottingham, miền trung nước Anh, đã đưa ra yêu cầu này gần đây nhất trong một bản tin ngày 26 tháng 12.
Dưới tiêu đề “Giữ an toàn”, giáo xứ yêu cầu những người tham dự Thánh lễ sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn và đeo khẩu trang y tế khi tham dự thánh lễ tại ba nhà thờ của giáo xứ.
“Nếu bạn chưa được chủng ngừa hoặc không đeo khẩu trang y tế, vui lòng đừng đến tham dự Thánh lễ”.
Giáo xứ cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự trong các bản tin của mình vào ngày 19 tháng 12 và Ngày Giáng Sinh, nhưng trong bản tin mới nhất vào ngày 2 tháng Giêng, yêu cầu đó biến mất sau các phản ứng dữ dội của anh chị em giáo dân và Tòa Giám Mục.
Chính sách này đã bị chỉ trích trên mạng xã hội. Một linh mục Công Giáo mô tả chính sách này là “tai tiếng, nham hiểm và phản Kitô”.
Khi được hỏi liệu Đức Cha Patrick McKinney, Giám mục địa phương, có ủng hộ lập trường của giáo xứ hay không, một phát ngôn viên của Giáo phận Nottingham nói rằng tình trạng tiêm chủng không nên là một “rào cản” đối với những người Công Giáo tham dự Thánh lễ.
“Luật pháp quy định rằng việc đeo khẩu trang y tế là bắt buộc trong Thánh lễ trừ khi bạn được miễn trừ và chúng tôi tin tưởng tất cả các giáo xứ của chúng tôi bảo đảm rằng yêu cầu pháp lý này được thực hiện với lòng bác ái và lịch sự,” người phát ngôn cho biết vào ngày 4 tháng Giêng.
“Trong khi nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo ở Anh và xứ Wales và hơn thế nữa đã lên tiếng khuyến khích các tín hữu tiêm vắc-xin COVID-19 để bảo vệ chính họ và bảo vệ những người khác, lựa chọn này cuối cùng là vấn đề của lương tâm cá nhân.”
“Quyết định từ chối vắc-xin không nên là một rào cản đối với việc lãnh nhận các bí tích hoặc tham dự Thánh lễ.”
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết giáo xứ, được thành lập gần đây sau khi hợp nhất các giáo xứ Thánh Augustinô, Đức Mẹ & Thánh Edward, và Thánh Tâm, cung cấp khẩu trang miễn phí cho người đi lễ và không kiểm tra tình trạng tiêm chủng của những người tham dự Thánh lễ.
Điều phối viên cộng đồng giáo xứ Diane Williams nói với CNA vào ngày 4 tháng Giêng rằng yêu cầu này nhằm bảo vệ các thành viên của cộng đồng khỏi bị nhiễm trùng và nhập viện.
Bà cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để bảo vệ cộng đồng khỏi nhập viện, đặc biệt là những người cao tuổi và dễ bị tổn thương, và Dịch vụ Y tế Quốc gia phải làm việc quá sức ở một thành phố nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước”.
Bà chỉ ra dữ liệu của chính phủ cho thấy trong khu vực chính quyền địa phương Nottingham, 36.4% người từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm liều tăng cường hoặc liều thứ ba của vắc-xin COVID-19. Ở một số khu vực khác, con số này lên tới 70%.
Tuy nhiên, biến thể omicron được báo cáo là lây lan nhanh chóng ngay cả trong số những người được tiêm chủng đầy đủ.
Ước tính cứ 15 người ở Anh thì có 1 người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút này vào tuần cuối cùng của năm 2021. Nhưng chính phủ cho đến nay vẫn loại trừ một đợt đóng cửa trên toàn quốc khác.
Tháng trước, Vatican nhấn mạnh sự ủng hộ đối với vắc xin COVID-19 trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể omicron.
“Đức Thánh Cha đã định nghĩa tiêm chủng là 'một hành động của tình yêu thương', vì nó nhằm mục đích bảo vệ mọi người chống lại COVID-19”, phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết vào ngày 22 tháng 12.
Sự can thiệp của Vatican được đưa ra khi các quốc gia trên thế giới áp đặt các hạn chế mới nhằm làm chậm sự lây lan của biến thể omicron, được cho là lây lan dễ dàng hơn so với virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Các biện pháp này đã gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở một số nước châu Âu.
Cảnh sát chống bạo động Hà Lan đã phá vỡ một cuộc biểu tình chống lock down với sự tham gia của hàng nghìn người ở Amsterdam vào ngày 2 tháng Giêng.
Ước tính có khoảng 44,000 người đã tham dự một cuộc biểu tình chống lại vắc xin bắt buộc ở Vienna vào ngày 11 tháng 12, sau khi chính phủ thông báo rằng Áo sẽ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên áp dụng tiêm chủng bắt buộc chống lại COVID-19 từ tháng 2 năm 2022.
Ý đã chứng kiến các cuộc đình công và biểu tình để phản ứng với quyết định của chính phủ về việc nước này bắt buộc phải có Thẻ xanh đối với người lao động. Thẻ Xanh chứng minh rằng chủ sở hữu đã được tiêm chủng, xét nghiệm âm tính sau mỗi 48 giờ, hoặc gần đây đã hồi phục sau COVID-19.
Tuyên bố tháng trước của Vatican không đề cập đến cuộc tranh luận về việc tiêm chủng bắt buộc. Sự can thiệp gần đây nhất của Vatican về chủ đề này là vào năm 2020.
Bộ Giáo lý Đức tin cho biết trong “Lưu ý về đạo đức của việc sử dụng một số loại vắc xin chống COVID-19,” được phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2020, rằng “tiêm chủng không phải là nghĩa vụ đạo đức, do đó, nó phải là tự nguyện”.
Source:Catholic News Agency
Các tín hữu Chính Thống Giáo đón Giáng Sinh trong bối cảnh lo ngại về virus
Đặng Tự Do
16:08 10/01/2022
Các tín hữu Chính Thống Giáo ở Nga, Serbia và các quốc gia khác đã cử hành lễ Giáng Sinh vào hôm thứ Sáu trong bối cảnh các hạn chế nhằm làm giảm sự lây lan của coronavirus, nhưng không mấy người tỏ ra quan tâm khi họ đến các nhà thờ vào đêm Giáng Sinh.
Phần lớn các tín hữu Chính thống giáo tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 7 tháng Giêng, đặc biệt là thánh lễ lúc nửa đêm. Các nhà thờ ở Rumani, Bảo Gia Lợi hay còn gọi là Bulgaria, Ukraine, Síp và Hy Lạp cử hành Lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 cùng với các tín hữu Công Giáo và các Kitô Hữu khác.
Giáo Hội Chính thống Nga, là cộng đoàn Chính thống giáo lớn nhất thế giới, cho biết những vị đồng tế cần phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách xã hội trong các cử hành Giáng Sinh. Tại Nhà thờ Chúa Cứu thế khổng lồ ở Mạc Tư Khoa, Đức Thượng Phụ Kirill, lãnh đạo Giáo Hội và các linh mục mặc áo choàng vàng khác đã đọc kinh cầu nguyện và xông hương chúc lành cho các tín hữu trong một buổi lễ lúc nửa đêm.
Video của buổi lễ là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây cho thấy khoảng một nửa số người tham dự không đeo khẩu trang y tế hoặc có đeo thì kéo xuống cằm trong khi tham dự thánh lễ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng không đeo khẩu trang y tế, đã tham dự một buổi lễ tại Nhà thờ Tượng Chúa Cứu Thế Không Có Bàn Tay ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Mạc Tư Khoa.
Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày của Nga đã giảm khoảng một nửa so với tháng trước, xuống còn khoảng 15,000 ca vào hôm thứ Năm. Tuy nhiên, mối quan tâm mạnh mẽ là biến thể omicron rất dễ lây lan có thể đang có chỗ đứng trong nước.
Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko cho biết hôm thứ Năm rằng các quan chức đã phát hiện nhiễm trùng omicron ở những người chưa hề đi du lịch bên ngoài nước Nga.
Tại thủ đô Belgrade của Serbia, hàng trăm tín hữu Chính Thống Giáo đã tập trung bên ngoài Đền Thánh Sava, là nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất của Serbia, để đốt những cành sồi khô tượng trưng cho khúc gỗ Yule theo truyền thống. Nhà thờ cũng cử hành một buổi lễ đêm Giáng Sinh vào lúc nửa đêm.
Không có biện pháp chống vi rút cụ thể nào được công bố cho các nghi lễ tôn giáo của Serbia mặc dù sự gia tăng rất lớn các các nhiễm coronavirus dường như được thúc đẩy bởi biến thể omicron. Hôm thứ Năm, Serbia báo cáo hơn 9,000 trường hợp mắc mới hàng ngày, là con số cao nhất trong một ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Các biện pháp y tế ở Serbia bao gồm bắt buộc sử dụng khẩu trang trong nhà và giới hạn tụ tập, nhưng các quy tắc này vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ. Thẻ tiêm chủng được yêu cầu đối với các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ vào buổi tối nhưng không bắt buộc đối với nhà thờ hoặc các địa điểm trong nhà khác.
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, Thượng phụ Giáo hội Chính thống Serbia Porfirije đã ca ngợi các nhân viên y tế vì công việc của họ trong thời kỳ khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Ngài nói: “Tôi cầu nguyện cho những người bệnh sớm khỏi bệnh và chúng ta sớm thoát khỏi dịch bệnh đã tấn công thế giới”.
Ở Kazakhstan, cộng đồng Chính thống giáo khá lớn không thể tổ chức lễ Giáng Sinh trong các nhà thờ. Tất cả các dịch vụ tôn giáo đã bị hủy bỏ trong tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc được áp dụng sau các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát ở một số thành phố. Khoảng 20% người dân ở quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi xác định mình là các tín hữu Chính thống giáo.
Source:AP
Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn và chia sẻ những thách thức lớn mang tính toàn cầu của thời đại
Thanh Quảng sdb
19:01 10/01/2022
Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn và chia sẻ những thách thức lớn mang tính toàn cầu của thời đại.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc bài diễn văn thường niên về “tình trạng thế giới” khi tiếp phái đoàn ngoại giao của Tòa thánh vào đầu năm.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Bài phát biểu về “tình trạng thế giới đương đại” của Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật các vấn đề quan trọng về các mối quan tâm của con người và địa vị chính trị trên toàn thế giới, xoay quanh một thực thể “chúng ta là một gia đình nhân loại”, sống trong một ngôi nhà chung hầu có thể giải quyết các vấn đề cấp bách của thời đại, chúng ta cần phục hồi ý thức về sự thống nhất sâu sắc của tất cả vấn đề trên.
Phát biểu trước các thành viên của Phái đoàn ngoại giao được Tòa thánh công nhận đang tụ họp tại Vatican để tiếp kiến ĐTC hàng năm, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng mục tiêu quan trọng của họ là giúp giải quyết các bất đồng và thúc đẩy sự hòa hợp.
Đầu tiên, ĐTC nhấn mạnh đến đại dịch vẫn còn đang diễn ra và những ảnh hưởng trực tiếp và phụ thuộc của nó đối với nhân loại! ĐTC cho rằng cuộc khủng hoảng về sức khỏe là “vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực đáng kể nhất của tất cả mọi người”.
ĐTC chia sẻ cuộc chiến chống lại vi rút đã bị phân hóa trong nhiều trường hợp bởi những chia rẽ về hệ tư tưởng “cắt đứt mối liên hệ giữa lý trí con người với thực tế khách quan của sự vật.”
Đối phó với đại dịch "trực diện"
ĐTC kêu gọi các vị lãnh đạo và người dân cần đối diện với các vấn đề một cách “trực diện”, Đức Thánh Cha nói cần có một cam kết chính trị để theo đuổi lợi ích của người dân nói chung thông qua các biện pháp phòng ngừa và chủng ngừa. Ngài còn nói thêm rằng "một cam kết toàn diện của cộng đồng quốc tế thì cần thiết để toàn bộ dân số thế giới có thể tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc y tế và chích vắc xin cần thiết."
ĐTC kêu gọi các chính phủ và các tổ chức tư nhân liên quan hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm, “phát triển phối hợp ở mọi cấp độ (địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu), thông qua các mô hình đoàn kết mới và các công cụ để tăng cường khả năng của những quốc gia có nhu cầu lớn nhất.” Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tất cả các quốc gia hãy “áp dụng chính sách chia sẻ rộng rãi như một nguyên tắc chính để đảm bảo rằng mọi người đều được tiếp cận với các công cụ chuẩn đoán, chích vắc xin và thuốc men”.
Các cuộc viếng thăm của ĐTC và sự đau khổ của Liban
Như thường lệ trong bài phát biểu quan trọng hàng năm này, Đức Thánh Cha đề cập đến một số khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi xung đột, chia rẽ chính trị, tác động của biến đổi khí hậu và nghèo đói.
Ngài nói về nỗi đau của người dân Lebanon, đang thống thiết kêu gọi cần có “những cải cách cần thiết và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế”, điều mà ĐTC nói sẽ “giúp cho đất nước kiên trì theo đúng bản sắc của mình là một mô hình biết sống chung hòa bình trong tình anh chị em giữa các tôn giáo khác nhau.. ”
ĐTC cũng đề cập đến các chuyến thăm Tông du của ngài được thực hiện trong năm 2021, Ngài đề cập tới các chuyến tông du đến Iraq, Budapest, Slovakia, Cyprus và Hy Lạp. Ngài cho rằng đây là những khoảnh khắc gặp gỡ và chia sẻ quý giá và là cơ hội để đối thoại đại kết và liên tôn.
Di cư
ĐTC chia sẻ chuyến thăm viếng đảo Lesbos ở Hy Lạp là một dịp để Ngài chứng kiến tấm lòng dấn thân của tất cả những người đang làm việc để đón tiếp và giúp đỡ cho những người di cư, những người khốn khổ đòi buộc phải rời bỏ quê hương và những người thân yêu của họ, vượt qua những nguy hiểm của những cuộc hành trình đầy hiểm nguy và nỗi lo âu về một tương lai vô định.
ĐTC nói: “Trước những khuôn mặt đó, chúng ta không thể thờ ơ hay ẩn núp sau những bức tường và hàng rào thép gai với lý do bảo vệ an ninh hay bảo toàn đất nước của chúng ta”.
ĐTC thừa nhận những khó khăn mà một số quốc gia đang phải khi đối diện với một số người di cư ồ ạt, Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi của mình đối với các chính phủ và Liên minh châu Âu hãy “áp dụng một hệ thống thống duy nhất và toàn diện để điều phối các chính sách về di cư và tị nạn, nhằm chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người di cư, xem xét các nhu cầu xin tị nạn, phân bổ và hội nhập những người được nhập cư, “thực hiện các mô hình hợp lý cho một hình thức tiếp cận vượt xa hơn những thách đố toàn cầu…”
Tuy nhiên, sự chú ý của ĐTC không chỉ dành cho những người đến từ bờ biển châu Âu để tìm kiếm sự an toàn, mà còn dành cho những người đã chạy trốn khỏi Syria, Afghanistan và các phong trào di cư lớn ở lục địa Mỹ châu," một điều đang diễn ra có nhiều áp lực ở biên giới Mexico và Mỹ. Nhiều người trong số những người di cư đó là người Haiti, chạy trốn khỏi những thảm kịch đã xảy ra cho đất nước của họ trong những năm gần đây”.
ĐTC cũng nói: “Vấn đề di cư, cùng với đại dịch và biến đổi khí hậu, minh chứng rõ ràng rằng chúng ta không thể cứu chúng ta một mình được! những thách thức lớn của thời đại chúng ta đều mang tính toàn cầu”.
Giá trị của chủ nghĩa đa phương
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục một “ý thức về bản sắc chung như một gia đình nhân loại duy nhất”, và Ngài cho cuộc khủng hoảng của việc ngoại giao đa phương đang dẫn đến “sự giảm sút uy tín của xã hội, chính phủ và liên chính phủ”.
Đức Thánh Cha bày tỏ quan ngại về thực tế là các nghị quyết, tuyên bố và quyết định, thường đưa ra mà không có một quá trình đàm phán thực sự, ở đó tất cả các quốc gia đều có tiếng nói. Ngài cho rằng điều này đưa đến sự mất cân bằng, gây ra sự bất bình đối với các cơ quan quốc tế và làm suy yếu "hệ thống đa phương nói chung, và kết quả là cơ quan quốc tế ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn trong việc đối đầu với các thách thức toàn cầu."
ĐTC kêu gọi một nền ngoại giao đa phương “thực sự bao trùm, không hủy bỏ những khác biệt và những dấu ấn của lịch sử của các dân tộc khác nhau, chỉ với cách này “tổ chức quốc tế mới lấy lại được uy tín và hiệu năng khi đối diện với những thách thức sắp tới, đòi hỏi nhân loại phải liên kết với nhau như một đại gia đình, với những quan điểm khác nhau, nên cần một khả năng tìm ra được những giải pháp chung vì lợi ích của tất cả mọi người.”
ĐTC nói các giá trị cơ bản của nhân loại được xây dựng bằng đối thoại và đồng thuận, nhận ra rằng chúng ta vượt lên trên cả sự đồng thuận: “Ở đây, ĐTC đặc biệt đề cập đến quyền được sống, từ khi thụ thai cho đến kết liễu một cách tự nhiên và quyền tự do tôn giáo.”
Chăm sóc cho Ngôi nhà chung của chúng ta
Một thỏa thuận đạt được ở Đại Hội Khí Hậu Tòan Cầu ở Glasgow tại COP26 đã kêu gọi các quốc gia cam kết nhiều hơn đối với việc chăm sóc cấp thiết cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Trong dịp đó, Đức Thánh Cha nói đã đề cập tới một số bước đã được thực hiện “mặc dù là ít ỏi trước mức độ nghiêm trọng của vấn đề phải đối diện.” ĐTC cũng bày tỏ hy vọng rằng các quyết định ấy sẽ được củng cố hơn nữa trong bối cảnh của Đại Hội Khí Hậu Tòan Cầu COP27, đã được lên kế hoạch nhóm họp ở Ai Cập vào tháng 11 năm nay với chủ đề: “Vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Các điểm nóng trên thế giới
Nhắc lại niềm tin của mình rằng nỗi đau của người dân trên toàn cầu là mối quan tâm của toàn thể gia đình nhân loại, Đức Thánh Cha kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy “giải quyết nhu cầu cấp bách là tìm ra giải pháp cho những cuộc xung đột bất tận mà đôi khi đó là những cuộc chiến tranh qui ước mà thôi”.
ĐTC đề cập đến Syria, nơi mà hiến pháp và chính trị cần được cải tổ hầu đất nước được tái sinh, và với “việc áp đặt các biện pháp trừng phạt không nên áp đặt trực tiếp lên cuộc sống thường ngày, nhằm mang lại tia hy vọng cho người dân nói chung, đang bị đè bẹp bời sự nghèo đói."
ĐTC gọi cuộc xung đột ở Yemen là “một thảm kịch của con người đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay một cách âm ỉ tránh xa sự chú ý của truyền thông và sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế, ngay cả khi nó đàn áp người dân, đặc biệt phụ nữ và trẻ em.”
ĐTC cũng đau buồn nêu nên sự thiếu tiến bộ trong tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine, hy vọng hai dân tộc có thể “chung sống ở hai quốc gia, bên cạnh nhau, trong hòa bình và an ninh, không có thù hận và oán giận, nhưng được hàn gắn và cảm thông tha thứ cho nhau.”
Các vấn đề quan tâm khác mà ĐTC đề cập đến “là căng thẳng ở Libya, các thế lực của chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở khu vực Sahel, và các cuộc xung đột nội bộ ở Sudan, Nam Sudan và Ethiopia.”
Đức Thánh Cha cũng chú ý đến “những tình huống sâu sắc về bất bình đẳng, bất công, nạn tham nhũng phổ biến và các hình thức nghèo đói khác nhau, chà đạp nhân phẩm của con người qua các cuộc xung đột xã hội trên lục địa Hoa Kỳ, nơi mà sự phân cực ngày càng tăng không giúp giải quyết các vấn đề thực tế và những vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt là những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất”.
Với cái nhìn về châu Âu, ĐTC kêu gọi các giải pháp lâu dài cho Ukraine, nam Caucasus và Balkan.
ĐTC nói: “Đối thoại và tình huynh đệ là tất cả những điều cần thiết để đối phó một cách khôn ngoan và hiệu quả cho cuộc khủng hoảng cả năm nay đang ảnh hưởng đến đất nước Myanmar; các đường phố từng là nơi gặp gỡ, bây giờ là các bãi chiến trường không ngừng nghỉ đã và dang diễn ra ngay cả ở các nơi thờ phượng nữa!”
Giải trừ quân bị
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng những xung đột ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự phát minh tối tân của vũ khí và “sự vô lương tâm của những người cung cấp chúng”.
ĐTC kêu gọi hãy giải trừ quân bị và bày tỏ hy vọng về những cam kết mới giữa các quốc gia với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhẽ ra đang được tổ chức tại New York trong những ngày này nhưng “một lần nữa bị hoãn lại vì đại dịch”.
ĐTC nói: “Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là có thể và cần thiết, và Ngài nhắc lại lập trường của Tòa thánh “trong thế kỷ XXI, vũ khí hạt nhân là phương tiện phản ứng không phù hợp và không thích hợp trước các mối đe dọa an ninh và việc sở hữu chúng là trái đạo đức, đe dọa sự tồn vinh của nhân loại. "
Giáo dục và lao động
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại Thông điệp của ngài về Ngày Hòa bình Thế giới được cử hành vào ngày 1 tháng Giêng, nêu bật các yếu tố mà ngài cho là cần thiết để thúc đẩy một nền văn hóa đối thoại và tình huynh đệ.
ĐTC nói: Giáo dục có một vị trí đặc biệt. Nó là "phương tiện chính của sự phát triển toàn diện con người, vì nó làm cho các cá nhân ý thức được tự do và trách nhiệm."
ĐTC cũng không quên đề cập và lên án tội lạm dụng tình dục đã xảy ra trong lãnh vực giáo dục mà Giáo Hội Công Giáo điều hành, Đức Thánh Cha nói “không xã hội nào có thể thoái thác trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục. Tuy nhiên, đáng tiếc là ngân sách quốc gia thường chi nhỏ giọt cho nguồn lực giáo dục, vốn bị cho là một khoản chi phí hơn là khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai”.
ĐTC cũng đề cập đến thông điệp ngày 1 tháng Giêng của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh lao động “một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình”, ĐTC lưu ý rằng nó đã bị khủng khoảng một cách nghiêm trọng bởi đại dịch khiến nhiều người lao động bị mất việc, bị bóc lột và bất ổn về kinh tế.
ĐTC nói: “Số người thuộc loại nghèo cùng cực đã tăng lên một cách rõ rệt.
“Ở đây,” Đức Thánh Cha kết luận, “cần có sự hợp tác nhiều hơn giữa tất cả các thành phần quốc tế từ cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.” ĐTC bày tỏ hy vọng rằng những năm tới sẽ là thời cơ” để củng cố mối quan hệ huynh đệ của một gia đình nhân loại với nhận thức rằng không ai có thể được cứu một mình.
Đoàn ngoại giao được Tòa thánh công nhận
Hiện có 183 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, trong số này phải kể đến Liên minh Châu Âu và Quân đội có quyền thống nhất ở đảo quốc Malta.
Có 87 Đại sứ quán có trụ sở tại Rome, bao gồm các cơ quan của Liên minh Châu Âu và Quân đội có quyền thống nhất ở đảo quốc Malta. Các văn phòng của Lãnh sự quán các quốc gia Ả Rập, Tổ chức Di cư Quốc tế và Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn cũng có trụ sở tại Rome.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc bài diễn văn thường niên về “tình trạng thế giới” khi tiếp phái đoàn ngoại giao của Tòa thánh vào đầu năm.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Bài phát biểu về “tình trạng thế giới đương đại” của Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu bật các vấn đề quan trọng về các mối quan tâm của con người và địa vị chính trị trên toàn thế giới, xoay quanh một thực thể “chúng ta là một gia đình nhân loại”, sống trong một ngôi nhà chung hầu có thể giải quyết các vấn đề cấp bách của thời đại, chúng ta cần phục hồi ý thức về sự thống nhất sâu sắc của tất cả vấn đề trên.
Phát biểu trước các thành viên của Phái đoàn ngoại giao được Tòa thánh công nhận đang tụ họp tại Vatican để tiếp kiến ĐTC hàng năm, Đức Thánh Cha nhắc nhở họ rằng mục tiêu quan trọng của họ là giúp giải quyết các bất đồng và thúc đẩy sự hòa hợp.
Đầu tiên, ĐTC nhấn mạnh đến đại dịch vẫn còn đang diễn ra và những ảnh hưởng trực tiếp và phụ thuộc của nó đối với nhân loại! ĐTC cho rằng cuộc khủng hoảng về sức khỏe là “vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực đáng kể nhất của tất cả mọi người”.
ĐTC chia sẻ cuộc chiến chống lại vi rút đã bị phân hóa trong nhiều trường hợp bởi những chia rẽ về hệ tư tưởng “cắt đứt mối liên hệ giữa lý trí con người với thực tế khách quan của sự vật.”
Đối phó với đại dịch "trực diện"
ĐTC kêu gọi các vị lãnh đạo và người dân cần đối diện với các vấn đề một cách “trực diện”, Đức Thánh Cha nói cần có một cam kết chính trị để theo đuổi lợi ích của người dân nói chung thông qua các biện pháp phòng ngừa và chủng ngừa. Ngài còn nói thêm rằng "một cam kết toàn diện của cộng đồng quốc tế thì cần thiết để toàn bộ dân số thế giới có thể tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc y tế và chích vắc xin cần thiết."
ĐTC kêu gọi các chính phủ và các tổ chức tư nhân liên quan hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm, “phát triển phối hợp ở mọi cấp độ (địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu), thông qua các mô hình đoàn kết mới và các công cụ để tăng cường khả năng của những quốc gia có nhu cầu lớn nhất.” Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tất cả các quốc gia hãy “áp dụng chính sách chia sẻ rộng rãi như một nguyên tắc chính để đảm bảo rằng mọi người đều được tiếp cận với các công cụ chuẩn đoán, chích vắc xin và thuốc men”.
Các cuộc viếng thăm của ĐTC và sự đau khổ của Liban
Như thường lệ trong bài phát biểu quan trọng hàng năm này, Đức Thánh Cha đề cập đến một số khu vực bị ảnh hưởng nhiều bởi xung đột, chia rẽ chính trị, tác động của biến đổi khí hậu và nghèo đói.
Ngài nói về nỗi đau của người dân Lebanon, đang thống thiết kêu gọi cần có “những cải cách cần thiết và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế”, điều mà ĐTC nói sẽ “giúp cho đất nước kiên trì theo đúng bản sắc của mình là một mô hình biết sống chung hòa bình trong tình anh chị em giữa các tôn giáo khác nhau.. ”
ĐTC cũng đề cập đến các chuyến thăm Tông du của ngài được thực hiện trong năm 2021, Ngài đề cập tới các chuyến tông du đến Iraq, Budapest, Slovakia, Cyprus và Hy Lạp. Ngài cho rằng đây là những khoảnh khắc gặp gỡ và chia sẻ quý giá và là cơ hội để đối thoại đại kết và liên tôn.
Di cư
ĐTC chia sẻ chuyến thăm viếng đảo Lesbos ở Hy Lạp là một dịp để Ngài chứng kiến tấm lòng dấn thân của tất cả những người đang làm việc để đón tiếp và giúp đỡ cho những người di cư, những người khốn khổ đòi buộc phải rời bỏ quê hương và những người thân yêu của họ, vượt qua những nguy hiểm của những cuộc hành trình đầy hiểm nguy và nỗi lo âu về một tương lai vô định.
ĐTC nói: “Trước những khuôn mặt đó, chúng ta không thể thờ ơ hay ẩn núp sau những bức tường và hàng rào thép gai với lý do bảo vệ an ninh hay bảo toàn đất nước của chúng ta”.
ĐTC thừa nhận những khó khăn mà một số quốc gia đang phải khi đối diện với một số người di cư ồ ạt, Đức Thánh Cha nhắc lại lời kêu gọi của mình đối với các chính phủ và Liên minh châu Âu hãy “áp dụng một hệ thống thống duy nhất và toàn diện để điều phối các chính sách về di cư và tị nạn, nhằm chia sẻ trách nhiệm tiếp nhận người di cư, xem xét các nhu cầu xin tị nạn, phân bổ và hội nhập những người được nhập cư, “thực hiện các mô hình hợp lý cho một hình thức tiếp cận vượt xa hơn những thách đố toàn cầu…”
Tuy nhiên, sự chú ý của ĐTC không chỉ dành cho những người đến từ bờ biển châu Âu để tìm kiếm sự an toàn, mà còn dành cho những người đã chạy trốn khỏi Syria, Afghanistan và các phong trào di cư lớn ở lục địa Mỹ châu," một điều đang diễn ra có nhiều áp lực ở biên giới Mexico và Mỹ. Nhiều người trong số những người di cư đó là người Haiti, chạy trốn khỏi những thảm kịch đã xảy ra cho đất nước của họ trong những năm gần đây”.
ĐTC cũng nói: “Vấn đề di cư, cùng với đại dịch và biến đổi khí hậu, minh chứng rõ ràng rằng chúng ta không thể cứu chúng ta một mình được! những thách thức lớn của thời đại chúng ta đều mang tính toàn cầu”.
Giá trị của chủ nghĩa đa phương
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết phải khôi phục một “ý thức về bản sắc chung như một gia đình nhân loại duy nhất”, và Ngài cho cuộc khủng hoảng của việc ngoại giao đa phương đang dẫn đến “sự giảm sút uy tín của xã hội, chính phủ và liên chính phủ”.
Đức Thánh Cha bày tỏ quan ngại về thực tế là các nghị quyết, tuyên bố và quyết định, thường đưa ra mà không có một quá trình đàm phán thực sự, ở đó tất cả các quốc gia đều có tiếng nói. Ngài cho rằng điều này đưa đến sự mất cân bằng, gây ra sự bất bình đối với các cơ quan quốc tế và làm suy yếu "hệ thống đa phương nói chung, và kết quả là cơ quan quốc tế ngày càng trở nên kém hiệu quả hơn trong việc đối đầu với các thách thức toàn cầu."
ĐTC kêu gọi một nền ngoại giao đa phương “thực sự bao trùm, không hủy bỏ những khác biệt và những dấu ấn của lịch sử của các dân tộc khác nhau, chỉ với cách này “tổ chức quốc tế mới lấy lại được uy tín và hiệu năng khi đối diện với những thách thức sắp tới, đòi hỏi nhân loại phải liên kết với nhau như một đại gia đình, với những quan điểm khác nhau, nên cần một khả năng tìm ra được những giải pháp chung vì lợi ích của tất cả mọi người.”
ĐTC nói các giá trị cơ bản của nhân loại được xây dựng bằng đối thoại và đồng thuận, nhận ra rằng chúng ta vượt lên trên cả sự đồng thuận: “Ở đây, ĐTC đặc biệt đề cập đến quyền được sống, từ khi thụ thai cho đến kết liễu một cách tự nhiên và quyền tự do tôn giáo.”
Chăm sóc cho Ngôi nhà chung của chúng ta
Một thỏa thuận đạt được ở Đại Hội Khí Hậu Tòan Cầu ở Glasgow tại COP26 đã kêu gọi các quốc gia cam kết nhiều hơn đối với việc chăm sóc cấp thiết cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Trong dịp đó, Đức Thánh Cha nói đã đề cập tới một số bước đã được thực hiện “mặc dù là ít ỏi trước mức độ nghiêm trọng của vấn đề phải đối diện.” ĐTC cũng bày tỏ hy vọng rằng các quyết định ấy sẽ được củng cố hơn nữa trong bối cảnh của Đại Hội Khí Hậu Tòan Cầu COP27, đã được lên kế hoạch nhóm họp ở Ai Cập vào tháng 11 năm nay với chủ đề: “Vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Các điểm nóng trên thế giới
Nhắc lại niềm tin của mình rằng nỗi đau của người dân trên toàn cầu là mối quan tâm của toàn thể gia đình nhân loại, Đức Thánh Cha kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy “giải quyết nhu cầu cấp bách là tìm ra giải pháp cho những cuộc xung đột bất tận mà đôi khi đó là những cuộc chiến tranh qui ước mà thôi”.
ĐTC đề cập đến Syria, nơi mà hiến pháp và chính trị cần được cải tổ hầu đất nước được tái sinh, và với “việc áp đặt các biện pháp trừng phạt không nên áp đặt trực tiếp lên cuộc sống thường ngày, nhằm mang lại tia hy vọng cho người dân nói chung, đang bị đè bẹp bời sự nghèo đói."
ĐTC gọi cuộc xung đột ở Yemen là “một thảm kịch của con người đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay một cách âm ỉ tránh xa sự chú ý của truyền thông và sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế, ngay cả khi nó đàn áp người dân, đặc biệt phụ nữ và trẻ em.”
ĐTC cũng đau buồn nêu nên sự thiếu tiến bộ trong tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine, hy vọng hai dân tộc có thể “chung sống ở hai quốc gia, bên cạnh nhau, trong hòa bình và an ninh, không có thù hận và oán giận, nhưng được hàn gắn và cảm thông tha thứ cho nhau.”
Các vấn đề quan tâm khác mà ĐTC đề cập đến “là căng thẳng ở Libya, các thế lực của chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở khu vực Sahel, và các cuộc xung đột nội bộ ở Sudan, Nam Sudan và Ethiopia.”
Đức Thánh Cha cũng chú ý đến “những tình huống sâu sắc về bất bình đẳng, bất công, nạn tham nhũng phổ biến và các hình thức nghèo đói khác nhau, chà đạp nhân phẩm của con người qua các cuộc xung đột xã hội trên lục địa Hoa Kỳ, nơi mà sự phân cực ngày càng tăng không giúp giải quyết các vấn đề thực tế và những vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt là những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất”.
Với cái nhìn về châu Âu, ĐTC kêu gọi các giải pháp lâu dài cho Ukraine, nam Caucasus và Balkan.
ĐTC nói: “Đối thoại và tình huynh đệ là tất cả những điều cần thiết để đối phó một cách khôn ngoan và hiệu quả cho cuộc khủng hoảng cả năm nay đang ảnh hưởng đến đất nước Myanmar; các đường phố từng là nơi gặp gỡ, bây giờ là các bãi chiến trường không ngừng nghỉ đã và dang diễn ra ngay cả ở các nơi thờ phượng nữa!”
Giải trừ quân bị
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng những xung đột ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự phát minh tối tân của vũ khí và “sự vô lương tâm của những người cung cấp chúng”.
ĐTC kêu gọi hãy giải trừ quân bị và bày tỏ hy vọng về những cam kết mới giữa các quốc gia với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhẽ ra đang được tổ chức tại New York trong những ngày này nhưng “một lần nữa bị hoãn lại vì đại dịch”.
ĐTC nói: “Một thế giới không có vũ khí hạt nhân là có thể và cần thiết, và Ngài nhắc lại lập trường của Tòa thánh “trong thế kỷ XXI, vũ khí hạt nhân là phương tiện phản ứng không phù hợp và không thích hợp trước các mối đe dọa an ninh và việc sở hữu chúng là trái đạo đức, đe dọa sự tồn vinh của nhân loại. "
Giáo dục và lao động
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại Thông điệp của ngài về Ngày Hòa bình Thế giới được cử hành vào ngày 1 tháng Giêng, nêu bật các yếu tố mà ngài cho là cần thiết để thúc đẩy một nền văn hóa đối thoại và tình huynh đệ.
ĐTC nói: Giáo dục có một vị trí đặc biệt. Nó là "phương tiện chính của sự phát triển toàn diện con người, vì nó làm cho các cá nhân ý thức được tự do và trách nhiệm."
ĐTC cũng không quên đề cập và lên án tội lạm dụng tình dục đã xảy ra trong lãnh vực giáo dục mà Giáo Hội Công Giáo điều hành, Đức Thánh Cha nói “không xã hội nào có thể thoái thác trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục. Tuy nhiên, đáng tiếc là ngân sách quốc gia thường chi nhỏ giọt cho nguồn lực giáo dục, vốn bị cho là một khoản chi phí hơn là khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai”.
ĐTC cũng đề cập đến thông điệp ngày 1 tháng Giêng của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh lao động “một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình”, ĐTC lưu ý rằng nó đã bị khủng khoảng một cách nghiêm trọng bởi đại dịch khiến nhiều người lao động bị mất việc, bị bóc lột và bất ổn về kinh tế.
ĐTC nói: “Số người thuộc loại nghèo cùng cực đã tăng lên một cách rõ rệt.
“Ở đây,” Đức Thánh Cha kết luận, “cần có sự hợp tác nhiều hơn giữa tất cả các thành phần quốc tế từ cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.” ĐTC bày tỏ hy vọng rằng những năm tới sẽ là thời cơ” để củng cố mối quan hệ huynh đệ của một gia đình nhân loại với nhận thức rằng không ai có thể được cứu một mình.
Đoàn ngoại giao được Tòa thánh công nhận
Hiện có 183 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, trong số này phải kể đến Liên minh Châu Âu và Quân đội có quyền thống nhất ở đảo quốc Malta.
Có 87 Đại sứ quán có trụ sở tại Rome, bao gồm các cơ quan của Liên minh Châu Âu và Quân đội có quyền thống nhất ở đảo quốc Malta. Các văn phòng của Lãnh sự quán các quốc gia Ả Rập, Tổ chức Di cư Quốc tế và Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn cũng có trụ sở tại Rome.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục với giáo dân
Lm. Giuse Tạ Xuân Hòa
09:59 10/01/2022
Trong tuần tĩnh tâm linh mục, một người anh em cùng lớp với tôi đã tâm sự với tôi rằng nhiều lúc anh cảm thấy mình chẳng làm gì được cho giáo dân. Anh có nhắc lại với tôi câu chuyện Thánh Phaolô đã tự làm việc để nuôi sống bản thân. Còn linh mục chúng ta thì chỉ làm những việc thiêng liêng mà quên hẳn luôn khía cạnh làm việc để có của ăn nuôi sống. Cuối cùng anh bảo tôi lúc nào viết một chút về đề tài này cũng thú vị đấy.
Có lẽ tôi cũng chung quan điểm với anh. Nhiều khi các linh mục về một cộng đoàn giáo xứ với những lời tung hô có cánh ca ngợi chức linh mục. Linh mục là người mang Chúa Kitô đến cho anh em. Linh mục hằng ngày dâng lễ tế lên Thiên Chúa để đền tội mình và đền tội thay cho dân. Linh mục là người giảng Lời Chúa cho giáo dân. Linh mục là người điều hành quản trị để kết nối anh chị em giáo dân với nhau, xây dựng sự hiệp nhất và bình an trong giáo xứ. Linh mục là một Chúa Kitô khác….Có thể nói rằng chúng tôi được ca ngợi và tung hô như những vị thánh. Thế nhưng chúng tôi cũng chỉ là con người với những giới hạn, mong manh và yếu đuối. Những tâm sự của người anh em linh mục không phải không có lý. Tôi chia sẻ với anh chút tâm tình của tôi. Tôi thấy Linh mục chúng tôi nhiều khi thi hành các bổn phận thiêng liêng nhưng lại không có đời sống nội tâm tương xứng. Chúng tôi làm các việc như một cỗ máy vô hồn. Đôi lúc, chúng tôi giống như một công chức làm việc hành chính. Chúng tôi chất lên vai anh em gánh nặng về tiền bạc bởi những công trình xây dựng tốn phí. Chúng tôi tra tấn anh chị em giáo dân bằng những lời không xứng với linh mục trong các bài giảng. Chúng tôi hành xử làm khó dễ anh chị em trong các bí tích nhất là bí tích hôn phối. Tóm lại là chúng tôi không mang lại niềm vui cho anh chị em. Chúng tôi chưa thực sự thương anh chị em giáo dân của mình. Tôi vẫn còn nhớ như in lời của một cha giáo lớn tuổi trong chủng viện. Mỗi lần gặp gỡ chúng tôi bao giờ ngài cũng nói: “khi nào các ông ra trường, các ông nhớ thương giáo dân nhé”.
Phải chăng tôi và anh bạn tôi có cái nhìn hơi bi quan quá về linh mục chăng? Cũng có thể là chúng tôi hơi bi quan. Vẫn còn nhiều linh mục tuyệt vời đem lại niềm vui hạnh phúc cho cộng đoàn mà các ngài hiện diện. Nhưng thực sự, chúng tôi thấy nêu ra vấn đề để chúng tôi biết nhìn lại chính mình mà sám hối. Nếu chúng tôi đã lãnh nhận mọi sự nhưng không thì cũng phải cho đi nhưng không như vậy. Nếu chúng tôi chưa thực sự thương giáo dân, chúng tôi cũng đừng mong người giáo dân thương mình. Gieo cái gì thì sẽ gặt cái đó thôi. Quy luật của cuộc sống luôn là như vậy. Chúng tôi hiện diện ở một cộng đoàn mà không chuyển hoá được những người chúng tôi có trách nhiệm để họ sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn thì chắc hẳn chúng tôi chưa hoàn thành được sứ mạng Chúa trao.
Sáng nay, sau khi dâng lễ chúa nhật cho thiếu nhi xong, tôi vẫn còn trong phòng thánh thì có một bà giáo dân tới gặp tôi. Bà đưa cho tôi một số tiền và nói đây là tiền xin lễ, còn đây là tiền con tạ ơn Chúa và cám ơn cha. Tôi hỏi lại lý do bà tạ ơn Chúa và cám ơn tôi là gì? Bà kể cho tôi rằng bà đã lên xin tôi cầu nguyện cho hai người cháu của bà. Cả hai đều đã được Chúa ban ơn cho. Một người thì xảy ra trục trặc với gia đình nên bỏ đi. Nhưng người đó đã trở về đoàn tụ với gia đình. Còn một người cháu bị nhiễm Covid trong Sài Gòn. Khi bà lên xin tôi cầu nguyện là lúc người đó đang trong giai đoạn nguy kịch. Bà bảo trong phòng có 3 người nguy kịch thì hai người chết còn cháu bà thì được ơn Chúa thương cho sống. Anh năm nay 41 tuổi. Bà nói với tôi rằng nhờ cha cầu nguyện mà Chúa đã nhậm lời. Trong lời nói và ánh mắt của bà, tôi biết bà rất tin tưởng vào lời cầu nguyện của tôi.
Nghe xong tâm sự của bà, thú thực lòng tôi vui mừng vô hạn. Tôi vui không phải vì mình đã làm được một cái gì đó cho cuộc đời này. Tôi vui vì thấy lòng tin của bà thật mạnh mẽ. Có lẽ chính lòng tin của bà mà Chúa thực hiện những điều tốt đẹp cho hai người cháu của bà. Tôi chỉ là một người trung gian, một chất xúc tác để tạo thêm niềm tin cho bà mà thôi. Trong Tin mừng, Chúa đã từng nói: “nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi thì dù anh em có bảo núi này “rời đi khỏi đây, qua bên kia” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20). Quả thực đã nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định lòng tin của con đã cứu con. Chính lòng tin là điều làm nên những phép lạ thực sự trong cuộc sống hằng ngày. Khi trở về quê hương, Chúa đã không thể thực hiện được phép lạ nào bởi vì những người dân quê hương của Chúa không có lòng tin.
Câu chuyện của bà cụ làm cho tôi cảm thấy xác tín hơn vào ơn gọi và sứ mạng của linh mục. Nếu các linh mục chúng tôi chuyên chăm cầu nguyện và có một đời sống nội tâm sâu sắc thì sự hiện diện của chúng tôi luôn là niềm vui cho cộng đoàn. Trái lại, nếu chúng tôi thi hành sứ vụ linh mục như kiểu thế gian thì quả là một thảm hoạ cho cộng đoàn dân Chúa. Tuy nhiên, là con người, chúng tôi vẫn dễ dàng sa ngã phạm tội mất lòng Chúa. Ước gì mỗi lần chúng tôi vấp ngã là mỗi lần chúng tôi thêm mạnh để hoàn toàn tín thác vào lòng thương xót của Chúa. Nhờ vậy, chúng tôi ngày một nên giống Chúa Giêsu mục tử, Đấng luôn yêu thương và săn sóc đàn chiên của mình, Đấng đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Lm. Giuse Tạ Xuân Hòa
Nguồn https://www.tonggiaophanhanoi.org/linh-muc-voi-giao-dan/
Có lẽ tôi cũng chung quan điểm với anh. Nhiều khi các linh mục về một cộng đoàn giáo xứ với những lời tung hô có cánh ca ngợi chức linh mục. Linh mục là người mang Chúa Kitô đến cho anh em. Linh mục hằng ngày dâng lễ tế lên Thiên Chúa để đền tội mình và đền tội thay cho dân. Linh mục là người giảng Lời Chúa cho giáo dân. Linh mục là người điều hành quản trị để kết nối anh chị em giáo dân với nhau, xây dựng sự hiệp nhất và bình an trong giáo xứ. Linh mục là một Chúa Kitô khác….Có thể nói rằng chúng tôi được ca ngợi và tung hô như những vị thánh. Thế nhưng chúng tôi cũng chỉ là con người với những giới hạn, mong manh và yếu đuối. Những tâm sự của người anh em linh mục không phải không có lý. Tôi chia sẻ với anh chút tâm tình của tôi. Tôi thấy Linh mục chúng tôi nhiều khi thi hành các bổn phận thiêng liêng nhưng lại không có đời sống nội tâm tương xứng. Chúng tôi làm các việc như một cỗ máy vô hồn. Đôi lúc, chúng tôi giống như một công chức làm việc hành chính. Chúng tôi chất lên vai anh em gánh nặng về tiền bạc bởi những công trình xây dựng tốn phí. Chúng tôi tra tấn anh chị em giáo dân bằng những lời không xứng với linh mục trong các bài giảng. Chúng tôi hành xử làm khó dễ anh chị em trong các bí tích nhất là bí tích hôn phối. Tóm lại là chúng tôi không mang lại niềm vui cho anh chị em. Chúng tôi chưa thực sự thương anh chị em giáo dân của mình. Tôi vẫn còn nhớ như in lời của một cha giáo lớn tuổi trong chủng viện. Mỗi lần gặp gỡ chúng tôi bao giờ ngài cũng nói: “khi nào các ông ra trường, các ông nhớ thương giáo dân nhé”.
Phải chăng tôi và anh bạn tôi có cái nhìn hơi bi quan quá về linh mục chăng? Cũng có thể là chúng tôi hơi bi quan. Vẫn còn nhiều linh mục tuyệt vời đem lại niềm vui hạnh phúc cho cộng đoàn mà các ngài hiện diện. Nhưng thực sự, chúng tôi thấy nêu ra vấn đề để chúng tôi biết nhìn lại chính mình mà sám hối. Nếu chúng tôi đã lãnh nhận mọi sự nhưng không thì cũng phải cho đi nhưng không như vậy. Nếu chúng tôi chưa thực sự thương giáo dân, chúng tôi cũng đừng mong người giáo dân thương mình. Gieo cái gì thì sẽ gặt cái đó thôi. Quy luật của cuộc sống luôn là như vậy. Chúng tôi hiện diện ở một cộng đoàn mà không chuyển hoá được những người chúng tôi có trách nhiệm để họ sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn thì chắc hẳn chúng tôi chưa hoàn thành được sứ mạng Chúa trao.
Sáng nay, sau khi dâng lễ chúa nhật cho thiếu nhi xong, tôi vẫn còn trong phòng thánh thì có một bà giáo dân tới gặp tôi. Bà đưa cho tôi một số tiền và nói đây là tiền xin lễ, còn đây là tiền con tạ ơn Chúa và cám ơn cha. Tôi hỏi lại lý do bà tạ ơn Chúa và cám ơn tôi là gì? Bà kể cho tôi rằng bà đã lên xin tôi cầu nguyện cho hai người cháu của bà. Cả hai đều đã được Chúa ban ơn cho. Một người thì xảy ra trục trặc với gia đình nên bỏ đi. Nhưng người đó đã trở về đoàn tụ với gia đình. Còn một người cháu bị nhiễm Covid trong Sài Gòn. Khi bà lên xin tôi cầu nguyện là lúc người đó đang trong giai đoạn nguy kịch. Bà bảo trong phòng có 3 người nguy kịch thì hai người chết còn cháu bà thì được ơn Chúa thương cho sống. Anh năm nay 41 tuổi. Bà nói với tôi rằng nhờ cha cầu nguyện mà Chúa đã nhậm lời. Trong lời nói và ánh mắt của bà, tôi biết bà rất tin tưởng vào lời cầu nguyện của tôi.
Nghe xong tâm sự của bà, thú thực lòng tôi vui mừng vô hạn. Tôi vui không phải vì mình đã làm được một cái gì đó cho cuộc đời này. Tôi vui vì thấy lòng tin của bà thật mạnh mẽ. Có lẽ chính lòng tin của bà mà Chúa thực hiện những điều tốt đẹp cho hai người cháu của bà. Tôi chỉ là một người trung gian, một chất xúc tác để tạo thêm niềm tin cho bà mà thôi. Trong Tin mừng, Chúa đã từng nói: “nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi thì dù anh em có bảo núi này “rời đi khỏi đây, qua bên kia” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20). Quả thực đã nhiều lần Chúa Giêsu khẳng định lòng tin của con đã cứu con. Chính lòng tin là điều làm nên những phép lạ thực sự trong cuộc sống hằng ngày. Khi trở về quê hương, Chúa đã không thể thực hiện được phép lạ nào bởi vì những người dân quê hương của Chúa không có lòng tin.
Câu chuyện của bà cụ làm cho tôi cảm thấy xác tín hơn vào ơn gọi và sứ mạng của linh mục. Nếu các linh mục chúng tôi chuyên chăm cầu nguyện và có một đời sống nội tâm sâu sắc thì sự hiện diện của chúng tôi luôn là niềm vui cho cộng đoàn. Trái lại, nếu chúng tôi thi hành sứ vụ linh mục như kiểu thế gian thì quả là một thảm hoạ cho cộng đoàn dân Chúa. Tuy nhiên, là con người, chúng tôi vẫn dễ dàng sa ngã phạm tội mất lòng Chúa. Ước gì mỗi lần chúng tôi vấp ngã là mỗi lần chúng tôi thêm mạnh để hoàn toàn tín thác vào lòng thương xót của Chúa. Nhờ vậy, chúng tôi ngày một nên giống Chúa Giêsu mục tử, Đấng luôn yêu thương và săn sóc đàn chiên của mình, Đấng đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
Lm. Giuse Tạ Xuân Hòa
Nguồn https://www.tonggiaophanhanoi.org/linh-muc-voi-giao-dan/
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền người tiểu đệ khó nghèo.
Phó Tế Phạm Bá Nha
10:38 10/01/2022
Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền người tiểu đệ khó nghèo. (1921-1988)
Phạm Bá Nha
Cha Charles De Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước 13-11-2005 và phong Hiển Thánh vào 15.5.2022. Nhiều người VN đã theo Dòng của Cha. Trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là người VN đầu tiên theo tu Dòng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người dầu tiên trong Dòng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám Mục Ngài chọn là ‘‘Mọi sự cho mọi người’’ (Omnia omnibus). Trong khi lý tưởng của Dòng Lm. Charles de Foucault là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần : ‘‘Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại’’. Một vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam và của Dòng Tiểu Đệ.
Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đã làm tròn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và còn ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế : Đã có những giám mục chịu chết vì bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài còn xác định quyết tâm : ‘‘Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.’’ Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA
Phần đầu cuộc đời của ĐC Nguyễn Kim Điền theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, đuợc ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn tu Dòng Tiểu Đệ đến làm giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa, một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm nổi bật trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân tình với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lý tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường bình dị của cuộc sống để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.
Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đình chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập tu chủng viện Sàigòn. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sàigòn. Đến năm 1949, Cha làm giám đốc chủng viện.
Năm 1955, với hoài bão chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Cha Charles de Foucault. Chủng viện Sàigòn hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu dòng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, bên Phi Châu. Nơi đây, Cha Charles de Foucault sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận ‘‘Áo Dòng Tiểu Đệ Phúc Âm’’. Trong nhật ký, Cha ghi : Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, vì đã đặt mọi người trước sự đã rồi, nhận áo dòng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đã vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo.
Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng, ở Di Linh. Thời gian ở Sàigòn, tiếng thơm và lòng đạo đức của linh mục khó nghèo này, được nhiều người biết, nên cha được mời giảng phòng cho nhiều dòng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sàigòn.
Từ 1959-1960 : về Bình Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập dòng. Nhật ký tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ : Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sàigòn về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành. Từ đây, người Tiểu Đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.
Anh em Tiểu Đệ đang vui trong nếp sống đơn sơ, khó nghèo. Hôm ấy, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám Mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đã trưởng thành, Tòa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN : Hànội, Huế và Sàigòn. ĐGH Gioan 23, đã chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn Bình lên làm TGM Sàigòn. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Sàigòn. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ, ngày 3-4-1961. Bút ký ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn, và viết : ‘‘Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn : tôi được chọn làm giám mục Cần Thơ thế ĐC Bình trở thành TGM Sàigòn, vì HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục. Chân thành mà nói tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hãy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi mãi mãi là một tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.’’
TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH
Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, ĐTGM Martino Ngô Đình Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Tòa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm giám quản giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. Tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn, Tết Mậu Thân (1968) và mùa hè đỏ lửa (1972) và biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.
Sau 1975, cộng sản đã gán ghép và coi ‘‘người Công Giáo là công dân hạng hai’’. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đã lên tiếng bênh vực : Quyền tự do tín ngưỡng : trong hai thư 19-4-1977, và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ý kiến và di chúc gởi tổng giáo phận Huế, 19-10-1985.
. Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979, và ngày 15-12-1979.
. Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang), thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).
. Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Dòng MTG Thừa Sai Trương Thị Lý.
. Sự nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế
. Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch quốc hội, ngày 11-4-1986.
Những gì xảy ra sau 1975?
1.Trung tâm hành hương La Vang là cái gai của chính quyền. Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng Tư-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội : không xin phép, và chống lại, không thi hành quyết nghị tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự họp đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), vì lý do ‘‘không tích cực với cách mạng’’.
Từ đây, công an tìm cách ngăn chận không cho ai đến kính viếng hay cầu kinh. Điển hình ba trường hợp sau :
- Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Dòng CCT hướng dẫn.
- Ngày 20-11-1982, mười chủng sinh đi hành hương La Vang, bị bắt và kết án tù ba năm.
- Ngày 13-8-1987, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Nguyễn Văn Hoàng dẫn một số giáo dân từ Đốc Sơ, Huế ra hành hương La Vang bị công an chận lại bắt trở về.
2. Cộng sản âm mưu lập ‘‘Giáo Hội Tự Trị’’.
Từ 10 đến 14-11-1984, Đại hội ‘‘Các người Công Giáo yêu nước’’ đã họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đã ngăn cấm Cha Bính. Nhưng cha này cứ đi. Nên ĐC đã treo chén cha Bính.
Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập ủy ban này, ‘‘nhưng phần đông không dám ra mặt’’ (Actualité Religieuse dans le monde, N. 21, Mars 1985). ĐTGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC dã viết lá thư phản đối vụ này, gừi Lm. Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).
3. Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.
Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống còn của các chủng viện : hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, công tác thủy lợi, chứng mình nhân dân ‘‘công dân tốt’’. Chương trình và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh : số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979) : chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu bị phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.
4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lý và Trương Thị Nông.
Trên đường về Sàigòn, ngày 17-10-1985, công an Bình trị Thiên đã lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lý, bề trên dòng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Dòng ở 55 Trần Phú và Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội ‘‘gián điệp’’. Chị Lý bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và tôi rất làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xữ lý vì tôn giáo vì nhân quyền (Thư số 7/86 TTGMH, 3-7-1986).
CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)
Trước thái độ cứng rắn này, công an đã làm khó dễ, dọa nạt, tìm cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an Bình Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc về ba cáo trạng : chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động, và tỏ ra lòng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong giáo phận. Trong thư gửi giáo phận, 19-10-1985, ĐC viết : Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng, thì như trong biên bản làm với công an Bình Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đã khẳng định : ‘‘Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.’’ Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù tội và chết chóc... Giờ đây, chỉ còn một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…
Ngày 3-7-1966, ngài viết thơ cho UB ND thành phố Huế về lý do thông tin cho Tòa Thánh và HĐ GM VN : ‘‘Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Tòa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, thì tôi cho rằng tôi bị bách hại vì lý do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền.
Thư thứ ba gửi cho giáo phận, viết 17-10-1984, phổ biến 21-10-1984, sau 120 ngày ‘‘làm việc’’ ĐC viết : Mặc dầu tôi không xứng đáng, nhưng Thần Khí khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa (Cv 20, 23-24).
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐC bị quản thúc tại tòa giám mục vì không chịu nhượng bộ đòi hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên không được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, Ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ : Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công Giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ? Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.
Tháng 7-1988, ĐTGM được phép vào Sàigòn chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên ngài xin trú tại tòa giám mục Sàigòn, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, vì tình trạng sức khỏe yếu kém và sa xút trầm trọng, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy.
ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-8-988, lúc 12g20, vì bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, máu cao và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng TĐ VN, bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Tòa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp, thì ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu dòng MTG Chọ Quán là Nguyễn Thị Thủy (Dì Sáu) luôn có mặt.
THÁNH LẼ AN TÁNG
Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại tỏa tổng giám mục Sàigòn. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào 5 giờ chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, di quan ngài được rước ra nhà thờ chính tòa Sàigòn để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng với 8 Giám Mục, một Đan Viện, và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4 giờ chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, thắp đuốc và đoàn rước vĩ đãi về tòa tổng giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều, 5g, di quan đến nhà thờ chính tòa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam, để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các xứ có chỗ vào trong nhà thờ. Còn dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt vào lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên phải phía trong nhà thờ để chôn cất. Nhưng vì giáo dân quá sùng bái, mãi 3 giờ chiều mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.
Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền, trong những ngày chào mừng Thánh Charles de Foucault. Nhận thấy nơi Đức Cha, người con của Thánh Nhân, có nhiều điểm giống nhau : Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Với niềm hy vọng và nguyện xin ‘‘Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng’’. Bởi vì ĐC đã làm tròn sứ mệnh được trao phó : ‘‘Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất’’ (Cv 1, 7-8).
Theo Lm. Paul Cheval, bạn dòng và cùng khấn một lượt với Ngài đã chứng minh : ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục vẫn luôn là Tiểu Đệ, để phục vụ cho chân lý và công bình trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước, ai cũng biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tuebingen, bên Đức, đã trao tặng ĐTGM Nguyễn Kim Điền bằng tiến sỹ danh dự, vì Ngài đã chứng minh cuộc sống của mình qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. ĐC bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang. ĐC Điền vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC phụ tá Franz Josef Kuehnle, giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr.3).
Tài liệu viết bài
- Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, ttr. 21-23. Thư của Đ.TGM Nguyễn Kim Điền. Viết năm 1985 và 1986.
- Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đ. TGM Nguyễn Kim Điền
- LM Hồng Phúc. Kính nhờ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, ttr. 25-27.
- Lm Paul Đào. Chứng nhân tử đạo : Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.
- Eglise d’Asie, số 49, 15-6-1988.
Phạm Bá Nha
Cha Charles De Foucauld (Pháp, 1858-1916) được phong Chân Phước 13-11-2005 và phong Hiển Thánh vào 15.5.2022. Nhiều người VN đã theo Dòng của Cha. Trong đó có Đức TGM Nguyễn Kim Điền. Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền là người VN đầu tiên theo tu Dòng Tiểu Đệ (1955) và cũng là người dầu tiên trong Dòng được chọn làm giám mục (1960). Khẩu hiệu Giám Mục Ngài chọn là ‘‘Mọi sự cho mọi người’’ (Omnia omnibus). Trong khi lý tưởng của Dòng Lm. Charles de Foucault là sống và phục vụ người nghèo theo tinh thần : ‘‘Hiện diện với Chúa và hiện diện với nhân loại’’. Một vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam và của Dòng Tiểu Đệ.
Cả đời và nhất là sau 1975, ĐTGM Nguyễn Kim Điền đã làm tròn nhiệm vụ người chủ chăn, như lời phát biểu của ngài trong thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ở Roma (1971) và còn ghi lại trong bức tâm thư gửi cho linh mục tu sỹ và giáo dân Huế : Đã có những giám mục chịu chết vì bênh vực quyền lợi Hội Thánh. Nhưng ngày nay có giám mục nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi con người không? (Thư mục vụ 19-10-1985). Hơn nữa, cũng trong thư này, Ngài còn xác định quyết tâm : ‘‘Như các Tông Đồ ngày xưa và các Thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp của con người.’’ Đáng thán phục con người quả cảm cao thượng, nên gương sáng cho thế hệ hôm nay.
TRÊN ĐƯỜNG THEO CHÚA
Phần đầu cuộc đời của ĐC Nguyễn Kim Điền theo thời gian từ đi tu tới làm linh mục, đuợc ghi nhận là người đạo đức, khiêm tốn, xuất sắc. Phần sau, từ khi chọn tu Dòng Tiểu Đệ đến làm giám mục, ĐC càng nổi bật hơn nữa, một người rất mực chân tu và cương nghị trong chức vụ tông đồ. Hai điểm nổi bật trong đời tu của ngài là say mê Thánh Thể và sống khó nghèo. Chầu Thánh Thể là cử chỉ thân tình với Chúa, là lẽ sống, sức mạnh và là lý tưởng cuộc sống. Con đường chứng nhân Tin Mừng giữa người nghèo, ước nguyện trở thành anh em của mọi người trong cái tầm thường bình dị của cuộc sống để chia sẻ thông cảm với những người bị bỏ quên.
Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền sinh ngày 21-3-1921, tại Long Đức, Trà Vinh. Cụ thân sinh là viên chức trong hội đồng giáo xứ. Năm 1928, gia đình chuyển về sinh sống ở Gia Định. Năm 1985, tại Gia Định, bà cố ngài qua đời, nhưng ĐC không được về dự đám táng. Năm 1930, chú Philipphê Điền nhập tu chủng viện Sàigòn. Thụ phong linh mục ngày 21-9-1947. Sau đó, được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Sàigòn. Đến năm 1949, Cha làm giám đốc chủng viện.
Năm 1955, với hoài bão chia sẻ với người nghèo, Cha Điền xin gia nhập Dòng Tiểu Đệ của Cha Charles de Foucault. Chủng viện Sàigòn hết sức bỡ ngỡ và kính phục về quyết định tu dòng của cha giám đốc. Cha được gởi sang làm tập sinh bên sa mạc Sahara, bên Phi Châu. Nơi đây, Cha Charles de Foucault sống tu rất khổ hạnh và qua đời. Sau thời gian tu luyện ở El-Abiodh (Sahara) và Saint Maximin, ngày 12-11-1956, Cha Điền chính thức nhận ‘‘Áo Dòng Tiểu Đệ Phúc Âm’’. Trong nhật ký, Cha ghi : Tôi tạ lỗi cùng hết thảy, vì đã đặt mọi người trước sự đã rồi, nhận áo dòng với Paul và đồng tuyên khấn tại hang toại đạo thánh nữ Domitille, trước mặt ĐC de Provenchère, Cha Voillaume, Chị Madeleine, Chị Jeanne và 10 Chị Tiểu Muội khác. Thú thật nghi lễ này và niềm phúc lạc kia đã vượt ngoài sự ước đoán của tôi. Tôi chỉ biết vâng theo.
Năm 1957 Cha Điền trở về VN, sống ẩn dật chung với anh em, lúc ở Bàn Cờ, đạp xe ba bánh, quanh khu chợ Cầu Muối, hay làm khu khuân vác ở bến tàu. Có thời gian cha lên Kata giúp đồng bào thượng, ở Di Linh. Thời gian ở Sàigòn, tiếng thơm và lòng đạo đức của linh mục khó nghèo này, được nhiều người biết, nên cha được mời giảng phòng cho nhiều dòng tu, chủng viện, ngay cho cả tuần tĩnh tâm của các linh mục Sàigòn.
Từ 1959-1960 : về Bình Thủy, Cần Thơ, cha dựng một căn nhà lá, trách nhiệm hướng dẫn anh em mới nhập dòng. Nhật ký tháng 2-1957, ngài viết về những ngày đầu ở Cần Thơ : Hôm ấy là ngày 7-2, một xe nhỏ đưa bốn anh em Minh, Tân, Tạo và tôi từ Sàigòn về Cần Thơ và bỏ chúng tôi trước căn nhà trống, không vách cửa, cất vội trên thửa đất nhà chung. Với vài mảnh ván mang từ Bảo Lộc về, chúng tôi dựng tạm một bàn thờ để dâng thánh lễ. Qua ngày sau, chúng tôi thuê đất trồng trọt, sửa soạn lại nhà cửa. Sau một tuần nhà huynh đệ được hoàn thành. Từ đây, người Tiểu Đệ Phúc Âm Nguyễn Kim Điền rao giảng bằng đời sống giữa đồng bào nghèo với nghề đạp xích lô và xe ba bánh.
Anh em Tiểu Đệ đang vui trong nếp sống đơn sơ, khó nghèo. Hôm ấy, anh em đang kéo lưới bắt cá ven sông, Cha Điền nhận được điện thư chọn ngài làm Giám Mục. Đó là ngày 24-11-1960, đánh dấu GHVN đã trưởng thành, Tòa Thánh thiết lập 3 giáo tỉnh tại VN : Hànội, Huế và Sàigòn. ĐGH Gioan 23, đã chọn và đặt cử Cha Philipphê Điền làm Giám Mục Cần Thơ, thay ĐC Nguyễn Văn Bình lên làm TGM Sàigòn. Ngày 22-1-1961, ĐC thụ phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Sàigòn. Và nhận chức cai quản giáo phận Cần Thơ, ngày 3-4-1961. Bút ký ngày 8-12-1960, việc được chọn làm giám mục, ngài cho là tin buồn, và viết : ‘‘Hôm nay tôi báo cho anh chị em biết một tin buồn : tôi được chọn làm giám mục Cần Thơ thế ĐC Bình trở thành TGM Sàigòn, vì HĐGM được thiết lập tại VN... Một Tiểu Đệ được chọn làm giám mục. Chân thành mà nói tôi khổ tâm và không thể hiểu nổi. Đại diện giáo quyền nói rằng tôi không thể khước từ. Tôi xin chấp nhận sứ mệnh này như lời mời đón nhận Thánh Giá... Anh em thân mến, hãy cầu nguyện hơn bao giờ hết cho tôi lúc này. Mong anh chị em hiểu rằng tôi mãi mãi là một tiểu đệ của anh chị em. Lại thêm một lần đơn độc.’’
TRÁCH NHIỆM, BỔN PHẬN VÀ THỬ THÁCH
Từ 11-1963, sau cuộc đảo chính, ĐTGM Martino Ngô Đình Thục phải sống lưu vong. Ngày 30-9-1964 Tòa thánh đặt cử ĐC Nguyễn Kim Điền làm giám quản giáo phận Huế. Và ngày 11-3-1968, Ngài được bổ nhiệm làm TGM Huế. Tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt. Huế trải qua ba lần khói lửa điêu tàn, Tết Mậu Thân (1968) và mùa hè đỏ lửa (1972) và biến cố 1975. Đức Cha luôn tại chỗ, và đứng ra tổ chức cứu trợ đồng bào không phân biệt tôn giáo.
Sau 1975, cộng sản đã gán ghép và coi ‘‘người Công Giáo là công dân hạng hai’’. Đặc biệt về mặt tư tưởng, trước chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền, ĐTGM đã lên tiếng bênh vực : Quyền tự do tín ngưỡng : trong hai thư 19-4-1977, và 24-4-1977, ghi lại những lời tuyên bố trong hai buổi tham khảo ý kiến và di chúc gởi tổng giáo phận Huế, 19-10-1985.
. Quyền tự do đào tạo linh mục. Các thư ngày 17-5-1979, và ngày 15-12-1979.
. Quyền tự do đi lại. Thư 10-1981 (hành hương La Vang), thư ngày 25-3-1988 (đi Roma ad limina).
. Quyền tự do tư tưởng và thông tin. Thư ngày 3-7-1986 về buổi làm việc với công an nhà nước về vụ bề trên Dòng MTG Thừa Sai Trương Thị Lý.
. Sự nguy cơ của Giáo Hội. Thư ngày 19-10-1983 gửi Lm Nguyễn Thế Vịnh, và thư gửi cho tổng Giáo Phận Huế
. Nhân quyền, quyền được hiến pháp nhà nước bảo vệ. Thư gửi chủ tịch quốc hội, ngày 11-4-1986.
Những gì xảy ra sau 1975?
1.Trung tâm hành hương La Vang là cái gai của chính quyền. Từ 8-1981, công an bắt đầu cấm hành hương La Vang. Tháng Tư-1981, ĐC viết thư cho giáo dân, cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ và tổ chức hành hương La Vang vào tháng 5 và tháng 8. Sau các cuộc hành hương này, ĐC bị công an hạch tội 4 lần và gán ghép tội : không xin phép, và chống lại, không thi hành quyết nghị tôn giáo 297 của nhà nước. Sau đó, được biết tháng 10-1981, nhà nước không cho phép ĐC qua Roma tham dự họp đại hội do Bộ Truyền Giáo tổ chức (13-10-1981), vì lý do ‘‘không tích cực với cách mạng’’.
Từ đây, công an tìm cách ngăn chận không cho ai đến kính viếng hay cầu kinh. Điển hình ba trường hợp sau :
- Ngày 12 và 14-8-1982, công an chận giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp do một cha Dòng CCT hướng dẫn.
- Ngày 20-11-1982, mười chủng sinh đi hành hương La Vang, bị bắt và kết án tù ba năm.
- Ngày 13-8-1987, Cha Nguyễn Văn Lý và Cha Nguyễn Văn Hoàng dẫn một số giáo dân từ Đốc Sơ, Huế ra hành hương La Vang bị công an chận lại bắt trở về.
2. Cộng sản âm mưu lập ‘‘Giáo Hội Tự Trị’’.
Từ 10 đến 14-11-1984, Đại hội ‘‘Các người Công Giáo yêu nước’’ đã họp tại Hà Nội, với 299 đại biểu toàn quốc. Hà Nội có 25 người, Miền Nam có 38, Huế chỉ có Lm. Nguyễn Văn Bính. Bản điều lệ được toàn thể chấp nhận. Một ủy ban chỉ đạo gồm 75 người. ĐC đã ngăn cấm Cha Bính. Nhưng cha này cứ đi. Nên ĐC đã treo chén cha Bính.
Các Giám Mục VN rất dè dặt về việc thành lập ủy ban này, ‘‘nhưng phần đông không dám ra mặt’’ (Actualité Religieuse dans le monde, N. 21, Mars 1985). ĐTGM Philipphê Điền nghĩ rằng trong những vấn đề quan trọng, GH phải chối bỏ tất cả hợp tác có nguy hiểm cho GH trong tương lai. Nên ngài công khai lên tiếng chống đối việc thành lập ủy ban này. ĐC dã viết lá thư phản đối vụ này, gừi Lm. Nguyễn Thế Vịnh, chủ tịch Ủy ban chuẩn bị đại hội này (19-10-1983).
3. Chủng viện Hoan Thiện bị đóng cửa vào tháng 12-1979.
Từ 1977, nhiều quyết định của nhà nước gây khó khăn sự sống còn của các chủng viện : hạn chế đi lại, áp đặt hộ khẩu, công tác thủy lợi, chứng mình nhân dân ‘‘công dân tốt’’. Chương trình và giáo sư do nhà nước kiểm soát... Ủy ban nhân dân Bình Trị Thiên ban hành hai sắc lệnh : số 284/Qd/NC (ngày 16-3-1979) và số 2342/QD/UB (ngày 13-12-1979) : chủng viện Hoan Thiện bị hoán đổi thành trường của nhà nước. Mặc dầu bị phản đối, ngày 19-12-1979 chủng viện bị tịch thu.
4. Trường hợp hai nữ tu Trương Thị Lý và Trương Thị Nông.
Trên đường về Sàigòn, ngày 17-10-1985, công an Bình trị Thiên đã lục soát túi và bắt một số thư trong túi của nữ tu Trương Thị Lý, bề trên dòng MTG Thừa Sai Huế và nữ tu Trương Thị Nông, cùng đi. Đồng thời công an đột nhập trụ sở Dòng ở 55 Trần Phú và Đoàn Hữu Trưng, tịch thu sách vở và tư trang. Hai chị bị kết án tội ‘‘gián điệp’’. Chị Lý bị giam 8 tháng, Chị Nông 10 tháng. ĐC Điền lên tiếng xác nhận hai nữ tu này có trách nhiệm chuyển thư của ngài. Những thư này hoàn toàn thông tin và thuần túy tôn giáo. Hai nữ tu này chỉ là người thừa lệnh. ĐC cho rằng đây là một bắt bớ tôn giáo, vi phạm nhân quyền và tôi rất làm vinh dự nhận lãnh tất cả biện pháp xữ lý vì tôn giáo vì nhân quyền (Thư số 7/86 TTGMH, 3-7-1986).
CHỨNG NHÂN ANH HÙNG CỦA CHÚA KITÔ (2Tm 2,3)
Trước thái độ cứng rắn này, công an đã làm khó dễ, dọa nạt, tìm cách hạn chế sinh hoạt mục vụ Giám mục của Ngài. Ngày 11-4-1984, ĐC viết thư cho Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Quốc Hội cho biết ngài bị công an Bình Trị Thiên gọi đi làm việc trong 120 ngày, với sở công an từ 5-4-1988 đến 15-10-1984. Nội dung những ngày làm việc về ba cáo trạng : chống đối quyền hành nhà nước, có thái độ phản động, và tỏ ra lòng tự kiêu quá đáng. ĐC bị quản thúc tại nhà, không có quyền đi lại trong giáo phận. Trong thư gửi giáo phận, 19-10-1985, ĐC viết : Tuy nhiên, nếu luật pháp đi ngược với ý Trời, chà đạp các quyền của con người, trong đó quyền tối thượng, thì như trong biên bản làm với công an Bình Trị Thiên ngày 15-10-1984, tôi đã khẳng định : ‘‘Như các thánh Tông Đồ ngày xưa và các thánh Tử Đạo trải qua các đời, tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn luật pháp con người.’’ Dĩ nhiên hậu quả sẽ là tù tội và chết chóc... Giờ đây, chỉ còn một việc là tôi tha thiết xin anh chị em cám ơn Chúa với tôi, đồng thời tăng thêm và tiếp tục cầu cho tôi được tuyệt đối trung thành với Chúa và trung thành cho đến hơi thở cuối cùng…
Ngày 3-7-1966, ngài viết thơ cho UB ND thành phố Huế về lý do thông tin cho Tòa Thánh và HĐ GM VN : ‘‘Là con cái của GH và với cương vị TGM, tôi có quyền và bổn phận thông báo tin tức về sinh hoạt địa phận, tin tức anh em... cho Tòa Thánh. Đây là quyền làm người của tôi và cũng là thi hành bổn phận giám mục của tôi. Nếu nhà nước cho việc này là phạm luật pháp nhà nước, thì tôi cho rằng tôi bị bách hại vì lý do tôn giáo và là nạn nhân của việc không tôn trọng nhân quyền.
Thư thứ ba gửi cho giáo phận, viết 17-10-1984, phổ biến 21-10-1984, sau 120 ngày ‘‘làm việc’’ ĐC viết : Mặc dầu tôi không xứng đáng, nhưng Thần Khí khuyến cáo tôi rằng xiềng xích và gian truân đang chờ đợi tôi. Nhưng mạng sống tôi, tôi coi thật chẳng đáng giá gì, miễn sao tôi đi hết chặng đường, chu toàn chức vụ tôi nhận từ Chúa Giêsu, là long trọng làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa (Cv 20, 23-24).
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
ĐC bị quản thúc tại tòa giám mục vì không chịu nhượng bộ đòi hỏi của chính quyền. Dĩ nhiên không được phục hồi quyền công dân. Tháng 5-1987, ĐC vẫn không được ra khỏi thành phố Huế. Lá thư cuối cùng ngày 25-3-1988, Ngài viết cho tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, về những khó khăn mục vụ : Với tư cách là TGM Huế, tôi có phận sự thăm viếng các Giám Mục thuộc giáo khu của tôi. Tôi có trách nhiệm vùng đất từ Lăng Cô đến Đồng Hới. Thế mà từ 1984, sau khi bị làm việc 120 ngày, tôi không được ra khỏi chu vi thành phố, để ban phép Thêm Sức và để thăm viếng con chiên theo bổn phận chính yếu của một Giám Mục. Từ tháng 5-1987, tôi tưởng được hồi phục mọi quyền công dân. Ngờ đâu trong thực tế, tôi vẫn không được ra khỏi thành phố Huế để hoàn tất bổn phận một Giám Mục. Làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Công Giáo dưới quyền tôi về chính sách tự do của chính phủ? Thư gửi đi. Không có trả lời. Và sau đó ĐC được Chúa gọi về trời thưởng công xứng đáng.
Tháng 7-1988, ĐTGM được phép vào Sàigòn chữa bệnh, nhưng Ngài cảm thấy e ngại lo lắng, nên ngài xin trú tại tòa giám mục Sàigòn, có bác sỹ riêng. Trước khi qua đời một tuần, vì tình trạng sức khỏe yếu kém và sa xút trầm trọng, ĐTGM Nguyễn Kim Điền được đưa vào bệnh viện Nguyễn Trãi (4-6-1988), rồi chuyển qua Thống Nhất (7-6) và sau cùng vào Chợ Rẫy.
ĐC qua đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, thứ Tư 8-8-988, lúc 12g20, vì bệnh tim. Trước đây, ĐC có bệnh thận, máu cao và đau nhức cột sống. ĐC qua đời 10 ngày trước khi đại lễ phong Thánh cho 117 Anh Hùng TĐ VN, bên Roma (19-6-1988). ĐC hưởng thọ 67 tuổi, với 41 năm linh mục và 25 năm giám mục, trong đó 22 năm phục vụ giáo phận Huế. Được biết ngày 6-6-1988, Bộ Truyền Giáo nhận được thư của ĐC Điền xin Tòa Thánh giúp nếu ngài được phép sang Âu châu chữa bệnh. Bộ Truyền Giáo trả lời thuận. Chưa kịp, thì ĐC qua đời (8-6-1988). Trong thời gian ở bệnh viện và bên giường lúc qua đời, người em của ĐC là nữ tu dòng MTG Chọ Quán là Nguyễn Thị Thủy (Dì Sáu) luôn có mặt.
THÁNH LẼ AN TÁNG
Linh cữu của Đức TGM chuyển từ nhà thương Chợ Rẫy về quàn tại tỏa tổng giám mục Sàigòn. Ngay tại đây có thánh lễ đồng tế, vào 5 giờ chiều. Sáng thứ bảy, 11-6, di quan ngài được rước ra nhà thờ chính tòa Sàigòn để làm lễ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng với 8 Giám Mục, một Đan Viện, và 300 linh mục đồng tế. Sau lễ, xe tang chở linh cữu về Huế. Trên đường về, nghỉ tại đèo Cù Mông. Về đến Lăng Cô, lúc 4 giờ chiều 12-6. Hai bên đường giáo dân ứng trực đọc kinh kính viếng. Tới Đá Bạc có đoàn xe đạp hộ tống và đến Phú Bài có đoàn xe honda tiếp nối. Lúc 18g, xe tang tới An Cựu, thắp đuốc và đoàn rước vĩ đãi về tòa tổng giám mục. Các linh mục tu sỹ làm giờ canh thức. Sáng 13-6, giáo phận phục tang. Các giáo xứ lần lượt đến kính viếng. Chiều, 5g, di quan đến nhà thờ chính tòa Huế. Từ đây, mỗi giờ có một thánh lễ cho đến 24 giờ ngày 14-6. Giáo dân khắp nơi kéo về nhà thờ Phú Cam, để dự lễ an táng vào 15-6. Thánh lễ bắt đầu 9 giờ. ĐTGM Nguyễn Văn Bình chủ lễ, cùng đồng tế có 8 Đức Cha và hơn 100 linh mục. Nhà thờ dẹp hết ghế để đại diện các xứ có chỗ vào trong nhà thờ. Còn dân chúng đứng ngoài. Thánh lễ, điếu văn... chấm dứt vào lúc 11 giờ. Sau đó, quan tài rước qua bên phải phía trong nhà thờ để chôn cất. Nhưng vì giáo dân quá sùng bái, mãi 3 giờ chiều mới hạ huyệt. Tang lễ thật nghiêm trang và cảm động, chưa bao giờ thấy ở Huế.
Viết lại đôi nét về ĐTGM Nguyễn Kim Điền, trong những ngày chào mừng Thánh Charles de Foucault. Nhận thấy nơi Đức Cha, người con của Thánh Nhân, có nhiều điểm giống nhau : Khó nghèo và luôn tranh đấu cho công bằng xã hội. Với niềm hy vọng và nguyện xin ‘‘Kẻ gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui mừng’’. Bởi vì ĐC đã làm tròn sứ mệnh được trao phó : ‘‘Anh em sẽ nhận sức mạnh Thần Khí của Người ngự xuống trên anh em. Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp miền Giudê, Samaria và cho đến tận cùng trái đất’’ (Cv 1, 7-8).
Theo Lm. Paul Cheval, bạn dòng và cùng khấn một lượt với Ngài đã chứng minh : ĐTGM Philipphê Nguyễn Kim Điền đã hiến dâng cả mạng sống như là chủ chăn giám mục vẫn luôn là Tiểu Đệ, để phục vụ cho chân lý và công bình trong những hoàn cảnh khó khăn của quê hương Việt Nam. Sau 1975, dư luận trong và ngoài nước, ai cũng biết đến tinh thần hy sinh bất khuất của ĐTGM Nguyễn Kim Điền. Như ngày 19-6-1985, phân khoa đại học Tuebingen, bên Đức, đã trao tặng ĐTGM Nguyễn Kim Điền bằng tiến sỹ danh dự, vì Ngài đã chứng minh cuộc sống của mình qua nhiều thử thách gian lao trong sự nghiệp phụng vụ quê hương và Giáo Hội. ĐC bị phao vu kết án là gián điệp cho ngoại bang. ĐC Điền vắng mặt trong buổi nhận bằng, nên ĐC phụ tá Franz Josef Kuehnle, giáo phận Stutgart Rottenburg, đại diện nhận thay (Báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận Hội Công Giáo VN tại Đức Số 3, 1-1986, tr.3).
Tài liệu viết bài
- Nguyệt san DCÂC, số 54. 11-1986, ttr. 21-23. Thư của Đ.TGM Nguyễn Kim Điền. Viết năm 1985 và 1986.
- Nguyệt san DCÂC, số 75. 10-1988, tr. 15. Lễ an táng Đ. TGM Nguyễn Kim Điền
- LM Hồng Phúc. Kính nhờ ĐC Nguyễn Kim Điền. DCÂC, số 76. 11-1988, ttr. 25-27.
- Lm Paul Đào. Chứng nhân tử đạo : Tranh đấu cho tự do tôn giáo. DCÂC. Số 231, 1-2002. ttr. 28-31.
- Eglise d’Asie, số 49, 15-6-1988.
Văn Hóa
Đạo Công Giáo có cho phép thủy táng không ?
Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
00:19 10/01/2022
ĐẠO Công Giáo CÓ CHO PHÉP THỦY TÁNG KHÔNG?
Cách đây một thời gian, khi ca sĩ Phi Nhung mới qua đời, con gái của ca sĩ là cô Wendy chia sẻ trên các kênh truyền thông rằng, cô muốn để tro cốt của mẹ mình ở tịnh xá cho đến lúc mãn tang, sau đó cô sẽ mang tro cốt của mẹ đến Hawaii để thủy táng. Cô cho biết thêm, vì lúc còn sống, mẹ của cô rất thích đi du lịch, nhất là thích các chuyến đi chơi ở biển.
Khi nghe con gái Phi Nhung chia sẻ như vậy nhiều người Công Giáo cũng có sự đồng cảm và thích thú. Trong nhiều cuộc trò chuyện gần đây tôi cũng nghe nhiều người bàn thảo về chủ đề này, tuy nhiên họ cũng đặt lại câu hỏi với tôi về nguyên tắc của tôn giáo mình đối với việc thủy táng. Họ hỏi rằng, là một người theo đạo Công Giáo, chúng ta có được lựa chọn phương pháp thủy táng hay rắc tro trên đất hoặc dưới gốc cây không?
Đây là những câu hỏi hết sức thú vị và cũng rất quan trọng đối với người Công Giáo chúng ta. Trước khi trả lời cho những câu hỏi này, tôi xin khẳng định, tôi hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của cô Wendy và những người bạn không cùng tôn giáo với tôi. Bài viết này cũng không có ý định tranh luận với ai vì tôi biết vốn hiểu biết về giáo lý và truyền thống của các tôn giáo bạn của tôi rất giới hạn. Bởi thế, trong bài viết này, tôi chỉ muốn trình bày một vài quan điểm theo hướng dẫn của đức tin Hội Thánh Công Giáo, hầu giúp mọi người hiểu được vấn đề.
VẤN ĐỀ SỰ SỐNG ĐỜI SAU
Tôi cũng mong độc giả hiểu rõ mỗi tôn giáo có một khái niệm khác nhau về sự chết, nhất là vấn đề sự sống sau cái chết. Có thể có nhiều người cho rằng chết là hết, nhưng đức tin của người Công Giáo dạy chúng ta rằng chết không phải là hết, nhưng chết là “lìa bỏ thân xác để trở về với Chúa” (2 Cr 5, 8).
Chính Chúa Giêsu đã chết và phục sinh thì mỗi Ki-tô hữu chúng ta, nhờ tin vào Chúa, không ai tránh được sự chết, tuy nhiên trong ngày sau hết chúng ta lại được sống lại một cách vinh quang như Người. Điều này được lý giải trong thư của Thánh Phaolô tông đồ gửi cho tín hữu Côrintô: “Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết, là hoa quả đầu mùa trong số những người đã an nghỉ [...] mọi người phải chết nơi Ađam thế nào, thì mọi người cũng sẽ được sống trong Đức Kitô như vậy” (1Cr 15, 20-22).
Bởi nền tảng đức tin này, trong Sách Lễ Rôma có đoạn viết: “Lạy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì họ lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời” (Kinh Tiền Tụng Lễ Cầu cho Tín Hữu Qua Đời). Chính vì thế, trong Huấn Thị Về Việc Mai Táng và Lưu Giữ Tro Hỏa Táng, Đức Hồng Y Gerhard Müller đã giải thích: “Khi con người chết, linh hồn rời khỏi thân xác, nhưng khi sống lại, thân xác chúng ta sẽ được Thiên Chúa ban cho sự sống bất diệt, được biến đổi khi liên kết lại với linh hồn” (số 2).
Như vậy, Giáo Hội đã tin và không ngừng rao giảng rằng về sự sống đời đời. Giáo Hội luôn “tin xác loài người ngày sau sống lại” (Kinh Tin Kính). Hơn nữa Giáo Hội hoàn toàn tôn trọng thân xác của người đã qua đời, cho nên tiếp tục cổ võ việc địa táng. Dĩ nhiên, ngày nay vì lý do vệ sinh, kinh tế hay xã hội, Giáo Hội đã cho phép được hỏa táng thi hài các tín hữu, tuy nhiên Giáo Hội cũng đưa ra một số nguyên tắc rất quan trọng liên quan đến việc an táng, chúng ta sẽ tiếp tục bàn thỏa sau đây.
NÊN CHÔN CHẤT NGƯỜI QUA ĐỜI Ở ĐÂU?
Theo Bộ Giáo luật, điều 1176, Giáo Hội mong muốn thi hài người qua đời được an táng trong các nghĩa trang và những địa điểm linh thiêng. Bởi vì, theo Huấn Thị Về Việc Mai Táng và Lưu Giữ Tro Hỏa Táng của Tòa Thánh: “Ngôi mộ trong nghĩa trang hay ở những nơi thánh thiêng, thật xứng hợp với thái độ tôn kính hay sự quý trọng dành cho thân xác của các tín hữu đã qua đời, thân xác đã trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần nhờ Bí tích Thánh Tẩy” (Số 3).
Nếu chúng ta sống ở Châu Âu, Châu Úc hay ở Hoa Kỳ, nhiều giáo xứ xây dựng nghĩa trang ở ngay bên cạnh nhà thờ, trong khuôn viên nhà hưu dưỡng hoặc các Hội Dòng. Các nghĩa trang này đều được thiết kế và xây dựng rất trang hoàng và đẹp mắt. Hằng năm cứ vào dịp lễ các đẳng linh hồn hay nhiều dịp lễ quan trọng khác, Giáo Hội thường tổ chức thánh lễ tại các nghĩa trang. Ngoài ra còn tổ chức nhiều chương trình âm nhạc, cầu nguyện chung để tưởng nhớ các linh hồn đã khuất. Chúng ta còn thấy nhiều cá nhân hoặc gia đình còn tổ chức các buổi gặp gỡ hay toàn tụ gia đình bên phần mộ của người thân yêu của họ.
CÓ ĐƯỢC ĐỂ TRO TRONG TƯ GIA HAY KHÔNG?
Ngày nay nhiều gia đình vì nhiều lý do chọn cách hỏa táng. Như đã nêu trên, điều này được Giáo Hội cho phép nhưng theo Huấn Thị Về Việc Mai Táng và Lưu Giữ Tro Hỏa Táng thì “tro hoả táng có thể được lưu giữ tại một nơi xứng đáng, chẳng hạn tại nghĩa trang, hoặc trong một số trường hợp, tại thánh đường hoặc một nơi dành riêng, được cung hiến bởi thẩm quyền Giáo Hội” (Số 5). Hiện nay chúng ta thường thấy nhiều giáo xứ ở các thành phố lớn, vì lý do không có đất để xây nghĩa trang nên xây các “Nhà Trông Đợi Phục Sinh” để đặt tro của các người qua đời sau khi thi thể của họ được thiêu.
Như vậy sau khi hỏa táng không ai được mang tro về để trong tư gia hay một nơi nào bất kỳ ngoài việc chôn cất nơi nghĩa trang hay đặt vào những nơi được Giáo Hội quy định. Vì theo truyền thống, các giáo hữu luôn cầu nguyện và tưởng nhớ những anh chị em tín hữu đã qua đời tại các phần mộ. Việc cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời tại nghĩa trang hay những nơi thánh thiêng giúp cho những người đã ly trần không bị lãng quên.
Ngoài ra việc cầu nguyện này cũng giúp chúng ta suy niệm về một Giáo Hội hiệp thông, hiệp thông giữa những người đã qua đời, những người đang sống trên trần gian như chúng ta và các thánh trên thiên đàng. Như lời dạy trong Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo: “Có sự hiệp thông giữa toàn thể các tín hữu Chúa Kitô, những người đang trên đường lữ hành trần thế, những người đang trải qua thời gian thanh luyện, và những người đang hưởng phúc thiên đàng, tất cả làm nên một Hội Thánh duy nhất” (Số 961).
NGƯỜI Công Giáo CÓ ĐƯỢC THỦY TÁNG KHÔNG?
Dựa vào những phân tích trên, Giáo Hội Công Giáo không cho phép chúng ta đưa tro của người thân của mình đi đổ xuống biển (thủy táng), rải trên mặt đất hay gốc cây (lục táng). Giáo Hội cũng không cho phép giữ tro cốt hoả táng trong các kỷ vật, đồ trang sức hay vật dụng nào khác. Thời nay, nhiều gia đình vì lý do sống phân tán, mỗi người sống một phương, nhất là có người ở hải ngoại có người ở trong nước, nên họ muốn phân chia tro hỏa táng cho các nhóm thành viên khác nhau trong gia đình, nhưng xin nhắc lại, điều này vẫn không được Giáo Hội cho phép (Huấn Thị, số 6).
Như vậy, đối với những ai công khai bày tỏ ý muốn phải được thiêu xác và tro hoả táng phải được tung rắc phân tán vì những lý do nghịch với đức tin Kitô Giáo, Giáo Hội có quy định rất nghiêm khắc, rằng “không được cử hành nghi lễ an táng Kitô Giáo cho người ấy, theo như Giáo luật quy định” (Bộ Giáo luật, điều 1184).
Trên đây là những câu trả lời và lý giải rất quan trọng đến việc hỏa táng và cho những câu hỏi liên quan dưới tinh thần của đạo Công Giáo. Các tư liệu chủ yếu dựa vào Kinh Thánh, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo và nhất là Huấn Thị Ad Resurgendum Cum Christo Về Việc Mai Táng Và Lưu Giữ Tro Hỏa Táng của Văn phòng Bộ Giáo Lý Đức Tin, công bố ngày 15 tháng 8 năm 2016. Trước đó, Huấn Thị này cũng được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phê duyệt vào ngày 18 tháng 3 năm 2016.
Hy vọng đây là những kiến thức thực tế và bổ ích cho các tín hữu Công Giáo và những ai quan tâm việc an táng và nhiều vấn đề liên quan trong Giáo Hội. Cảm ơn sự ủng hộ của quý độc giả và mong được trở lại tiếp chuyện với quý vị trong các đề tài sau.
Washington DC, ngày 09/01/2022.
VietCatholic TV
ĐGH làm phép lạ: Đứa bé khỏi bệnh không thể giải thích về mặt y khoa sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với ĐGH
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
04:32 10/01/2022
1. Đức Thánh Cha rửa tội cho 16 trẻ em trong nhà nguyện Sistina
Mười sáu trẻ nhỏ đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa tội vào sáng Chúa Nhật, ngày 9 tháng Giêng. Các em bé này là những đứa trẻ sơ sinh của các nhân viên Tòa thánh và Giáo triều Rôma.
Các nghi thức lễ rửa tội này, diễn ra trong Thánh lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa do Đức Giáo Hoàng cử hành giữa các bức bích họa lộng lẫy của Michelangelo, duy trì một truyền thống được thiết lập bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ năm 1981.
Như vậy, trong bốn mươi năm qua, hàng trăm trẻ em đã bước vào đời sống Kitô, hân hạnh được Đức Giáo Hoàng rửa tội, ở một nơi mà vẻ đẹp và sự thánh khiết hòa làm một.
Nhà nguyện Sistina là một nơi trang trọng và vượt thời gian, một nơi linh thiêng vượt qua nhiều thế kỷ. Đó là nơi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Hồng Y Đoàn trong Cơ Mật Viện bầu Người kế vị tương lai của Thánh Phêrô.
Khung cảnh hoành tráng của các cuộc bầu cử giáo hoàng, một kiệt tác thời Phục hưng đón gần năm triệu khách du lịch mỗi năm, cũng kín đáo và thân mật trở thành địa điểm cho một loại khán giả hoàn toàn khác là một hơn một chục trẻ sơ sinh và gia đình của họ.
Những em bé được chính Đức Giáo Hoàng rửa tội là con của các nhân viên của Tòa Thánh và Giáo triều Rôma theo truyền thống được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thiết lập vào ngày 11 tháng Giêng năm 1981. Ban đầu, buổi lễ diễn ra trong Nhà nguyện Pauline của Dinh Tông Tòa, và sau đó kể từ năm 1983, trong Nhà nguyện Sistina gần đó.
Ban đầu, lễ rửa tội ở Nhà nguyện Sistina chỉ dành cho con cái của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ nhưng sau đó được mở rộng cho con cái của các viên chức giáo dân của Giáo triều.
Mario Galgano, một nhân viên người Thụy Sĩ của Bộ Truyền thông Tòa thánh, nói:
“Trong một ngày, nhà nguyện của Michelangelo trở thành giáo xứ của chúng tôi. Bầu không khí rất giống gia đình, và Đức Giáo Hoàng cảm thấy rất thoải mái trong vai trò linh mục quản xứ này. Ngài còn đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ trẻ.”
Mario nói từ kinh nghiệm khi đứa con gái bé bỏng của cô, là Sofia, được Đức Thánh Cha Phanxicô rửa tội trong nhà nguyện Sistina vào tháng Giêng năm 2014. Đây là “lần đầu tiên” vị Giáo hoàng người Á Căn Đình, lên ngôi vào năm trước, cử hành nghi thức này trong nhà nguyện Sistina.
Buổi lễ rửa tội này được giám sát bởi Văn phòng Các Cử hành Phụng vụ của Đức Giáo Hoàng, và được áp dụng cho con cái của các đôi vợ chồng kết hôn trong Giáo Hội theo nghi thức Công Giáo. Để đủ điều kiện, đứa trẻ phải dưới một tuổi.
Mỗi trẻ em có thể được đi cùng với bốn khách: cha mẹ, cha đỡ đầu và mẹ đỡ đầu; những người còn lại trong gia đình có thể theo dõi buổi lễ trực tiếp thông qua Vatican Media và các đài phát thanh và truyền hình đối tác.
Sau buổi diễn tập trang phục không có mặt của Đức Giáo Hoàng, buổi lễ thực sự diễn ra khá trang trọng, nhờ phần đệm âm nhạc tuyệt vời của ca đoàn Nhà nguyện Sistina.
Khung cảnh lộng lẫy có tuổi đời năm thế kỷ này tràn ngập không khí ấm áp, tươi trẻ của những gia đình hạnh phúc. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang lên dưới hầm của Michelangelo, và một đống xe đẩy chiếm một góc của nhà nguyện.
Và như Mario Galgano tiết lộ, thậm chí còn có một dãy bàn thay tã cho trẻ nhỏ được đặt gần đó tại một trong các phòng của điện Tông Tòa. Sau cùng, đây là điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn, thể hiện qua lời trấn an của ngài đối với các bậc cha mẹ của những trẻ được rửa tội vào năm 2020 khi ngài nói với họ “hãy để con họ khóc và la hét” trong Thánh lễ.
Đức Thánh Cha nói:
“Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục nghi thức Rửa tội. Hãy ghi nhớ điều này: nghĩa vụ của anh chị em là thông truyền đức tin cho con em, truyền bá đức tin tại gia đình, bởi vì cũng chính ở đó, anh chị em đã học được đức tin, rồi anh chị em mới học trong các lớp giáo lý.
Nhưng trước khi tiếp tục, tôi muốn nói một điều khác nữa: các hài nhi hôm nay thấy mình ở một môi trường xa lạ.. có thể là chúng cảm thấy nóng quá, quần áo, khăn tã quấn quanh nhiều quá. Có lẽ chúng cảm thấy nhiệt độ tăng vọt. Chúng khóc vì những lý do này.
Chúng cũng khóc vì đói. Kiểu khóc thứ ba: là khóc ‘phòng ngừa’. Đó không phải là một chuyện lạ. Chúng không biết điều gì sẽ xảy ra. Một đứa bắt đầu nghĩ ‘Mình phải khóc ré lên trước’ cho chắc ăn. Đó là một động thái phòng thủ. Điều quan trọng là chúng cảm thấy thoải mái. Hãy cẩn thận đừng quấn quanh chúng nhiều quá khiến chúng bị nóng.
Nếu chúng khóc vì đói, hãy cho chúng ăn uống. Đối với các bà mẹ, tôi nói điều này: đừng sợ cho các em bé bú để giữ cho bầu khí được yên tĩnh. Chúa muốn điều này, bởi vì khi có nguy hiểm, có một tiếng gọi đa âm hưởng. Một đứa bắt đầu khóc, rồi đứa khác khóc theo, những đứa khác bắt chước khóc ré lên. Khi đó, nó sẽ là một dàn đồng ca những tiếng khóc.
Chúng ta sẽ tiếp tục buổi lễ này, trong yên bình, với một nhận thức được đặt trên vai anh chị em, đó là hãy thông truyền đức tin cho con cái mình.”
Source:Vatican News
2. Người mẹ nói cuộc gặp gỡ bất chợt giữa con trai bà với Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn đến phép lạ
Hôm 8 tháng Giêng, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài “Mom says son’s impromptu encounter with Pope Francis led to ‘miracle’”, nghĩa là “Người mẹ nói cuộc gặp gỡ bất chợt giữa con trai bà với Đức Thánh Cha Phanxicô đã dẫn đến ‘phép lạ’.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Đó là một trong những khoảnh khắc của Vatican được lan truyền rất nhanh vào năm 2021: một cậu bé mặc bộ đồ thể thao màu đen, đeo kính và đeo khẩu trang y tế thản nhiên bước đến chào Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở giữa một cuộc tiếp kiến chung.
Nhưng có nhiều điều hơn những gì được chứng kiến trong cuộc gặp gỡ bất chợt vào tháng 10: cậu bé 10 tuổi mắc chứng động kinh và tự kỷ. Sức khỏe của cậu bé trước lúc xảy ra biến cố đã giảm sút nghiêm trọng khiến các bác sĩ lo ngại cậu có thể có một khối u trong não.
Paolo Bonavita đã ở Rome vào ngày hôm đó để kiểm tra y tế. Mẹ của anh, Elsa Morra, nói với CNA rằng sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng tình trạng của con trai bà đã có một sự cải thiện không thể giải thích được.
“Đó là một phép lạ,” bà nói. “Đó là một phép lạ, cho chúng tôi, cho gia đình tôi.”
'Chúa đã ở với chú bé vào ngày hôm đó'
Khi bắt đầu buổi tiếp kiến được phát trực tiếp vào ngày 20 tháng 10, Bonavita bất ngờ bước lên bậc thềm hướng về phía Đức Giáo Hoàng tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican.
“Paolo không đủ sức để bước lên. Trên thực tế, khi Paolo lên xuống cầu thang, cậu bé cần một người hỗ trợ, một bàn tay hoặc một tay vịn. Nhưng ngày hôm đó cậu bé đã có thể đi lên một mình”, Morra nói trong một cuộc phỏng vấn với CNA thông qua mạng nhắn tin tức thời.
“Cháu vấp ngã một chút, hai hoặc ba lần, nhưng ngay lập tức cháu có thể tự mình đứng dậy trở lại. Chúa đã ở với cháu vào ngày hôm đó, gần kề, Ngài đã chìa bàn tay ra cho cháu, tôi tin chắc về điều đó”.
Khi Paolo đến gần Đức Phanxicô, vị giáo hoàng mỉm cười và nắm chặt tay cậu bé.
Đức Ông Leonardo Sapienza, nhiếp chính của Phủ Giáo hoàng, người ngồi bên phải Đức Thánh Cha trong các buổi tiếp kiến chung, đứng dậy và nhường ghế cho Bonavita. Những người hành hương vỗ tay và Paolo cũng tham gia cùng họ, nhiệt tình vỗ tay.
Cậu bé ngồi trên tay mình được một lúc, trước khi đứng trước mặt Đức Giáo Hoàng một lần nữa và kiễng chân lên. Chiếc mũ zucchetto của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hút sự chú ý của cậu bé và cậu bé chỉ chiếc mũ sọ cho Đức Ông Sapienza, lúc này đang ngồi sau Đức Giáo Hoàng.
Sau đó, Paolo dẫn một linh mục sắp đọc sách đến trước Đức Giáo Hoàng để chỉ cho ngài xem chiếc mũ sọ màu trắng của Đức Giáo Hoàng. Cuối cùng, cậu bé bước xuống sân khấu một cách tự hào trong khi đội chiếc zucchetto của riêng mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảm ơn Bonavita trong những lời phát biểu đầu tiên khi bắt đầu bài diễn văn chung của ngài.
Ngài nói: “Sự can đảm đến gần Chúa, cởi mở với Chúa, không sợ hãi Chúa: Tôi cảm ơn đứa trẻ này vì bài học mà chú bé đã mang đến cho tất cả chúng ta”
“Và xin Chúa giúp cậu bé trong sự hạn chế của cậu, trong sự trưởng thành của cậu bởi vì cậu ấy đã mang đến cho chúng ta lời chứng này đến từ trái tim của mình. Trẻ em không có một phiên dịch tự động từ trái tim sang cuộc sống: trái tim đi trước”.
'Không có gì là không thể đối với bạn'
Morra, sống ở miền đông nam nước Ý, đang ở cùng Paolo tại một khách sạn gần quảng trường Thánh Phêrô. Vào buổi sáng của buổi tiếp kiến chung, họ ăn sáng và rời khách sạn, dự định đón một chuyến xe buýt mui trần để thăm cảnh quan của thành phố Rôma.
Khi đi ngang qua Vatican, họ nhận thấy một hàng dài người. Khi Morra hỏi chuyện gì đang xảy ra, cô ấy được trả lời rằng đó là hàng đợi dành cho cuộc tiếp kiến chung của Đức Giáo Hoàng. Cô muốn tham dự nhưng được thông báo rằng không thể nếu không xin vé trước.
Một người qua đường nhận thấy rằng Paolo đang bực bội và đến gần Morra, hỏi có chuyện gì. Mẹ anh giải thích rằng Paolo rất thất vọng vì cậu bé muốn gặp Đức Giáo Hoàng trong nhiều năm.
Tình cờ người phụ nữ ấy là một nhà lãnh đạo trong nhóm Unitalsi, một hiệp hội của Ý giúp đỡ những người ốm yếu, người già và người tàn tật đi hành hương. Cô ấy nói rằng cô ấy có thể đưa họ vào buổi tiếp kiến chung.
Ban đầu hai mẹ con ngồi ở hàng ghế thứ tư trong Đại Thính Đường, nhưng họ đã được mời di chuyển lên phía trước.
Morra cởi mũ, khăn quàng cổ và áo khoác của Paolo. Trong khi bà quay lại đặt áo khoác của mình vào lưng ghế thì con trai bà bắt đầu bước lên bậc thềm của khán đài về phía giáo hoàng.
Bà ấy gọi, “Paolo, lại đây!” Nhưng những người lính cận vệ Thụy Sĩ gần đó bảo đảm với bà rằng Đức Giáo Hoàng rất vui khi đứa trẻ đến gần ngài.
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Morra. Ngài nắm lấy tay bà và nói: “Signora, forza! Điều không thể không tồn tại đối với cô. Tôi sẽ gần gũi với cô trong lời cầu nguyện. Tiếp tục đi. Cô đã làm rất nhiều cho con trai của cô. Cô là một người mẹ siêu đẳng”.
Các kết quả xét nghiệm đáng kinh ngạc
Morra nhận được một cuộc điện thoại vào tối hôm đó, yêu cầu cô ấy đưa Paolo đi xét nghiệm tại thành phố quê hương Bari của họ vào ngày hôm sau.
Các bác sĩ lo ngại rằng Paolo có lượng prolactin rất cao, đó là một loại protein được tiết ra từ tuyến yên, có thể tăng lên sau các cơn co giật động kinh.
Hai mẹ con tham dự cuộc hẹn vào ngày 21 tháng 10. Ba ngày sau, một bác sĩ gọi cho Morra để nói với bà rằng mức prolactin của Paolo đã giảm từ mức cao 157 xuống 106, mặc dù các bác sĩ không biết bằng cách nào hoặc tại sao lại được như thế.
Morra nói rằng bà và Paolo trở lại Rôma vào ngày 5 tháng 11 để kiểm tra thêm. Bà giải thích:
“Trong vòng hai tuần mức prolactin của Paolo giảm xuống 26, tức là thấp hơn 80 điểm nữa”
Cậu bé cũng được ghi nhận đã tăng lượng hemoglobin, đó là một loại protein vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, điều này rất quan trọng đối với Paolo vì cậu mắc chứng rối loạn máu thalassemia.
Morra nói rằng các bác sĩ đã có thể loại trừ những giả thuyết cho rằng Paolo đang bị một khối u hoặc chứng xơ cứng, một vết sẹo trong não.
Đây là một thở phào nhẹ nhõm rất lớn cho mẹ cậu bé, bà lo lắng rằng con trai mình có thể không chịu được sự khắc nghiệt của cuộc phẫu thuật. Bà sợ rằng một ca phẫu thuật sẽ dẫn đến việc Paolo phải ngồi trên xe lăn, hoặc thậm chí có thể tử vong.
Phát biểu với CBS News vào tháng 11 năm ngoái, Morra được hỏi rằng bà muốn nói gì với Đức Thánh Cha Phanxicô sau cuộc gặp thay đổi cuộc đời với con trai mình.
Bà nói: “Cảm ơn vì điều kỳ diệu”
Source:Catholic News Agency
3. Tường trình của thông tấn xã Fides về tình hình nghiêm trọng tại Kazakhstan. Nga đưa quân vào đàn áp
Khi cảnh sát Kazakhstan bắt giữ cựu giám đốc tình báo và các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục diễn ra, một linh mục từng truyền giáo ở quốc gia này cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng mang tính chính trị và có thể biến thành một chiến dịch dân tộc chủ nghĩa và chống phương Tây.
Các cuộc biểu tình bạo lực nhấn chìm Kazakhstan đại diện cho một “cuộc khủng hoảng chính trị thực sự” và không phải là cuộc nổi dậy đơn giản chống lại việc tăng giá nhiên liệu.
Cha Edoardo Canetta đã đưa ra lập trường trên về tình hình đầy biến động ở quốc gia Trung Á trong nhận xét với hãng thông tấn Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Vị linh mục Công Giáo người Ý đã có 20 năm ở Kazakhstan với tư cách là nhà truyền giáo, trong đó có 5 năm là Tổng đại diện của Trung Á, và hiện là giáo sư tại Học viện Thánh Ambrosiô ở Milan.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra vào ngày 2 tháng Giêng tại thị trấn Zhanaozen sau khi chính phủ loại bỏ giới hạn đối với giá khí hóa lỏng, gọi tắt là LPG, khiến giá LPG tăng gấp đôi.
Chính phủ sau đó đã lùi lại, áp đặt lại mức giá ban đầu trong 6 tháng, nhưng lúc đó đã quá muộn, các cuộc biểu tình đã nhấn chìm cả quốc gia, đặc biệt là trung tâm tài chính Almaty.
Nói chuyện với Fides, Cha Canetta chỉ ra rằng những người Kazakhstan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá nhiên liệu là những người thuộc tầng lớp trung lưu mới, vì nhiều công dân nghèo hơn, chiếm một nửa dân số, không có xe hơi.
Ngài nhấn mạnh rằng “Cho đến năm ngoái, nhiên liệu ở Kazakhstan được bán với giá 40 xu một lít, là một mức giá thấp đến mức không tưởng tượng nổi ở Ý. Ngày nay mức giá đó đã tăng lên gấp đôi, đồng thời lạm phát đã lên đến những đỉnh rất cao”.
Những yếu tố này làm chao đảo những người Kazakhstan có xe hơi, những người mà ngài nói rằng không hiểu “tại sao một quốc gia sống nhờ khí đốt và dầu mỏ lại phải trả nhiều tiền cho dầu và khí đốt như vậy”.
Kazakhstan có trữ lượng dầu và khí đốt lớn, nhưng khoảng 3/4 sản lượng được xuất khẩu.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, Kazakhstan rơi vào cảnh nghèo đói khủng khiếp và phải ký các hợp đồng dài hạn với các công ty dầu khí với giá phải trả là những lợi nhuận trong tương lai.
Các hợp đồng đó vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, và các công ty nước ngoài chỉ trả một phần nhỏ lợi nhuận từ việc khai thác dầu và khí đốt cho đất nước.
“Các công ty nước ngoài lớn đã làm giàu từ hoạt động này được thực hiện trên lãnh thổ Kazakhstan, mặt khác, họ đã hỗ trợ đầu tư và mang lại công nghệ, nghiên cứu và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, người dân Kazakhstan không hiểu lý do của những thỏa thuận này và tiếp tục đòi quyền sở hữu các tài nguyên của quốc gia”.
Khi những người biểu tình trở nên bạo lực, đốt cháy xe hơi và các tòa nhà của nhà nước, chính phủ đã phát động một cuộc đàn áp tàn bạo. Tổng thống ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình mà không cần cảnh báo trước.
Hàng chục người đã bị giết và hàng nghìn người bị giam giữ. Internet nhanh chóng bị tắt và các kết nối điện thoại lúc có lúc không.
Cha Guido Trezzani, Giám đốc Caritas Kazakhstan, nói với Fides rằng nhân viên của ngài đã không thể đến văn phòng của họ ở Almaty.
Ngài cho biết: “Chúng tôi cách tòa nhà chính phủ khoảng một km rưỡi, và chúng tôi nghe thấy tiếng súng,”
Ngài nói thêm rằng nhân viên Caritas hiện đang an toàn nhưng điều tốt nhất lúc này là ở nhà.
Những người biểu tình giận dữ đã xông vào tòa thị chính ở Almaty, thành phố lớn nhất của Kazakhstan. Những người biểu tình cũng đột nhập và đốt các tòa nhà công cộng khác, Cả dinh tổng thống cũng bị đốt.
Nhưng lực lượng an ninh đã phản ứng gay gắt. Một nữ phát ngôn viên của cảnh sát nói rằng hàng chục kẻ tấn công đã bị “thanh lý”. Thanh lý là từ ngữ mà cô ta dùng.
Các nhà chức trách cũng nói rằng ít nhất một chục cảnh sát đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn, và hàng trăm người bị thương.
Một cảnh sát được cho là đã bị chặt đầu, trong bối cảnh các dấu hiệu cho thấy các cuộc đụng độ leo thang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với sự cai trị độc tài ở quốc gia Trung Á này.
Nga đã đưa quân vào đàn áp cuộc biểu tình. Họ nói là để gìn giữ hòa bình. Kazakhstan từng là một quốc gia trong khối Liên Sô trước khi giành được độc lập sau khi Liên Sô tan rã.
Source:Vatican News
4. Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Chúa Nhật 9 tháng Giêng, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, trong lúc dân chúng đang mong đợi, và mọi người tự hỏi trong lòng rằng: “Gioan có phải là Ðấng Kitô không?”, Gioan lên tiếng bảo mọi người rằng: “Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Ðấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!” Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay cho chúng ta thấy khung cảnh mà cuộc đời công khai của Chúa Giêsu bắt đầu: Người là Con Thiên Chúa và là Đấng Mêsia. Ngài đi đến bờ sông Giođan và được Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép rửa. Sau khoảng ba mươi năm sống ẩn dật, Chúa Giêsu không xuất hiện với phép lạ nào đó hay nhào lên bục giảng để giảng dạy. Ngài xếp hàng chung với những người sắp nhận phép rửa từ Thánh Gioan. Bài đáp ca trong phụng vụ hôm nay nói rằng dân chúng đã khiêm tốn đến chịu phép rửa bằng tâm hồn và đôi chân trần của họ. Đó là thái độ tốt đẹp khi chúng ta đến với Chúa với một tâm hồn đơn sơ và đôi chân trần. Và Chúa Giêsu chia sẻ thân phận của chúng, những người tội lỗi, Người xuống với chúng ta: Người xuống sông như xuống với lịch sử bị thương tổn của nhân loại, Người lao vào dòng nước của chúng ta để chữa lành, Người lao xuống với chúng ta, ở giữa chúng ta. Chúa không vượt lên trên chúng ta, nhưng đi xuống về phía chúng ta, với một tâm hồn đơn sơ, với đôi chân trần, giống như mọi người. Người không đi một mình, cũng không đi với một nhóm được đầy thế giá, không, Ngài đi với mọi người. Người thuộc về dân chúng và đi với dân chúng để được rửa tội, đi với những người khiêm nhường.
Chúng ta hãy dừng lại ở một điểm quan trọng: vào lúc Chúa Giêsu lãnh nhận Phép Rửa, bản văn cho biết “Người đang cầu nguyện” (Lc 3:21). Thật tốt cho chúng ta khi suy ngẫm điều này: Chúa Giêsu cầu nguyện. Nhưng tại sao? Ngài, là Con Thiên Chúa, cũng cầu nguyện như chúng ta à? Thưa: Đúng thế, các sách Tin Mừng lặp lại nhiều lần rằng Chúa Giêsu dành nhiều thời gian cho việc cầu nguyện: vào đầu mỗi ngày, thường là vào ban đêm, trước khi đưa ra những quyết định quan trọng... Lời cầu nguyện của Ngài là một cuộc đối thoại, một mối quan hệ với Chúa Cha. Như vậy, trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có thể thấy “hai chuyển động” trong cuộc đời của Chúa Giêsu: một đàng, Người đi xuống hướng về chúng ta, xuống nước sông Giođan; đàng khác, Ngài nâng tầm nhìn và trái tim của mình lên khi cầu nguyện với Chúa Cha.
Đó là một bài học lớn cho chúng ta: tất cả chúng ta đều đắm chìm trong những vấn đề của cuộc sống và trong nhiều tình huống phức tạp, chúng ta phải đối mặt với những khoảnh khắc khó khăn và những lựa chọn kéo chúng ta xuống. Nhưng, nếu không muốn bị đè bẹp, chúng ta cần nâng mọi thứ lên. Và đây chính là điều mà lời cầu nguyện thực hiện, đó không phải là một lối thoát, cầu nguyện không phải là một nghi thức ma thuật hay sự lặp đi lặp lại những câu kinh đã học thuộc lòng. Không. Cầu nguyện là cách để Thiên Chúa hành động trong chúng ta, để nắm bắt những gì Ngài muốn truyền đạt cho chúng ta ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, để xin cho có sức mạnh ngõ hầu có thể tiến về phía trước. Nhiều người cảm thấy họ không thể tiến bước được và cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho con sức mạnh để đi tiếp”. Chúng ta cũng đã làm điều đó nhiều lần. Cầu nguyện giúp ích cho chúng ta vì nó liên kết chúng ta với Thiên Chúa, mở ra cho chúng ta cuộc gặp gỡ với Người. Vâng, cầu nguyện là chìa khóa mở trái tim chúng ta ra cho Chúa. Cầu nguyện là đang đối thoại với Thiên Chúa, đang lắng nghe Lời Người, đang tôn thờ và trong thinh lặng, phó thác cho Người những gì chúng ta đang sống. Và đôi khi chúng ta cũng kêu lên với Ngài như Ông Gióp, trút ra mọi tâm sự với Ngài. Hét lên như Ông Gióp. Chúa là một người cha, Người rất hiểu chúng ta. Ngài không bao giờ nổi giận với chúng ta. Và Chúa Giêsu cầu nguyện.
Chúng ta hãy dùng một hình ảnh đẹp đẽ của Tin Mừng hôm nay, cầu nguyện “mở ra thiên đàng” (xem câu 21). Lời cầu nguyện mở ra thiên đàng: nó cung cấp oxy cho cuộc sống, nó mang lại hơi thở ngay cả khi đang gặp khó khăn và làm cho mọi thứ được nhìn bao quát hơn. Trên hết, cầu nguyện cho phép chúng ta có kinh nghiệm giống như Chúa Giêsu tại sông Giođan: cầu nguyện khiến chúng ta cảm thấy mình như những đứa trẻ được Chúa Cha yêu thương. Đối với chúng ta, khi chúng ta cầu nguyện, Chúa Cha đã nói như đã nói với Chúa Giêsu trong Tin Mừng: “Con là con yêu dấu của Cha” (xem câu 22). Chúng ta bắt đầu được làm con cái Chúa từ ngày Rửa tội, là ngày làm cho chúng ta chìm đắm trong Chúa Kitô và trở nên thành phần dân Chúa, làm cho chúng ta trở nên con cái yêu dấu của Chúa Cha. Chúng ta đừng quên ngày Rửa tội của chúng ta! Nếu bây giờ tôi hỏi mỗi người trong số các bạn: ngày Rửa tội của các bạn là ngày nào? Có thể một số không nhớ nó. Đây là một điều tuyệt vời: hãy nhớ lại ngày làm phép Rửa của chúng ta, bởi vì đó là sự tái sinh của chúng ta, thời điểm mà chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa cùng với Chúa Giêsu. Và khi anh chị em trở về nhà - nếu anh chị em không biết - hãy hỏi mẹ, dì hoặc ông bà của anh chị em: “Con được rửa tội khi nào?”, Và tìm hiểu ngày lễ đó để cử hành, để tạ ơn Chúa. Và hôm nay, vào lúc này, chúng ta hãy tự hỏi: lời cầu nguyện của tôi diễn ra như thế nào? Tôi cầu nguyện theo thói quen, tôi cầu nguyện một cách miễn cưỡng, chỉ bằng cách đọc thuộc các công thức, hay lời cầu nguyện của tôi là một cuộc gặp gỡ với Chúa? Tôi là một người tội lỗi, tôi có luôn ở giữa dân Chúa, và không bao giờ bị cô lập không? Tôi có nuôi dưỡng sự thân mật với Chúa, đối thoại với Ngài, lắng nghe lời Ngài không? Trong số rất nhiều việc chúng ta làm trong ngày, chúng ta đừng bỏ qua việc cầu nguyện: chúng ta hãy dành thời gian cho việc đó, hãy sử dụng những lời khẩn cầu ngắn được lặp đi lặp lại thường xuyên, hãy đọc Tin Mừng mỗi ngày. Lời cầu nguyện mở ra thiên đàng.
Và bây giờ chúng ta hướng về Đức Mẹ, Đức Trinh Nữ đang cầu nguyện cùng Đấng đã làm cho cuộc đời Mẹ trở thành một bài thánh ca ngợi khen Thiên Chúa.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Tôi đau đớn biết được rằng có những nạn nhân trong các cuộc biểu tình nổ ra trong những ngày gần đây ở Kazakhstan. Tôi cầu nguyện cho họ và cho gia đình của họ, và tôi hy vọng rằng sự hòa hợp xã hội sẽ được tìm thấy càng sớm càng tốt thông qua công cuộc tìm kiếm đối thoại, công lý và lợi ích chung. Tôi giao cho người dân Kazakhstan sự bảo vệ của Đức Mẹ, Nữ vương Hòa bình của Oziornoje.
Và tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả anh chị em, những tín hữu đến từ Rôma và những người hành hương từ Ý và từ các quốc gia khác. Đặc biệt, tôi chào nhóm đến từ Frattamaggiore, gần Napoli.
Sáng nay, theo thông lệ vào ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, tôi đã rửa tội cho một số trẻ em, con của các nhân viên Vatican. Bây giờ tôi muốn mở rộng lời cầu nguyện và phước lành của tôi cho tất cả trẻ sơ sinh đã hoặc sẽ lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong thời gian này. Xin Chúa phù hộ cho các em và Đức Mẹ bảo vệ các em.
Và với tất cả anh chị em, tôi khuyên anh chị em: hãy tìm hiểu ngày Rửa tội của mình. Tôi được rửa tội ở đâu? Tôi được rửa tội khi nào? Điều này bạn không được quên, và hãy nhớ ngày đó như một ngày kỷ niệm.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt.
Source:Holy See Press Office
Kỳ quan: Brazil khánh thành tượng Chúa Kitô lớn nhất thế giới. Chính Thống tưng bừng đón Giáng Sinh
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
16:04 10/01/2022
1. Brazil xây một bức tượng Chúa Giêsu lớn hơn tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc
Một bức tượng Chúa Kitô đang được xây dựng ở Brazil sẽ lớn hơn bức tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc mang tính biểu tượng ở Rio de Janeiro.
Bức tượng được xây dựng từ năm 2019 sẽ được gọi là Cristo Protetor, nghĩa là Chúa Kitô Đấng Bảo Vệ và đang được dựng trên Cerro de las Antenas, một ngọn đồi gần Encantado ở bang Rio Grande do Sul.
Dự án được lên kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2021, nhưng vì đại dịch coronavirus, chính quyền bang đã gia hạn đến cuối tháng Giêng năm nay.
Cristo Protetor, theo tiếng Bồ Đào Nha, sẽ cao 140 feet, tức là 43m, tính luôn cả đế tượng. Tượng Cristo Redentor, Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc, ở Río de Janeiro, cao 98 feet, tức là 30m. Nếu tính luôn cả đế tượng, tượng Cristo Redentor cao 38m. Như thế, vẫn thua tượng mới 5m.
Chiều ngang từ bàn tay này sang bàn tay kia của tượng mới là 118 feet, tức là 36m. Tượng cũ là 28m. Sau khi hoàn thành, du khách sẽ có thể đi thang máy bên trong bức tượng đến trái tim trên ngực bức tượng, từ đây họ sẽ có cái nhìn toàn cảnh về Encantado, Hồ Garibaldi và Thung lũng Taquari.
Với kích thước này, bức tượng Chúa Kitô Đấng Bảo Vệ vượt qua tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc, được xây dựng vào năm 1931 bằng bê tông cốt thép.
Tượng Cristo Redentor có ngân sách hoàn thành khoảng 364,000 đô la và được tài trợ bởi cộng đồng địa phương, đặc biệt là “Amigos de Cristo”, một hiệp hội phi lợi nhuận tìm cách thúc đẩy “đức tin và lòng sùng mộ” với dự án hoành tráng này.
Theo hãng thông tấn Tây Ban Nha EFE, tượng Cristo Redentor được thiết kế bởi nhà điêu khắc Genésio Gomes de Moura và con trai ông, Moisés Markus Moura.
Vào cuối tháng 12, thống đốc của Río Grande do Sul, Eduardo Leite, đã ký một thỏa thuận với thị trưởng Valle de Taquari về việc mở những con đường cho phép du khách đến được với tượng Cristo Redentor.
Công trình sẽ cải thiện con đường dài 1.4 dặm, tức là 2.2km, để đến bức tượng mới. Thành phố cũng sẽ xây dựng một con đường cho người đi bộ.
Source:Catholic News Agency
2. Chính sách cấm giáo dân đến nhà thờ nếu chưa tiêm chủng của một giáo xứ vấp phải phản ứng mạnh
Một giáo xứ ở Anh đã yêu cầu người Công Giáo đừng tham dự Thánh lễ nếu họ “chưa được tiêm phòng hoặc không đeo khẩu trang”.
Giáo xứ Thánh Gia, ở East Nottingham, miền trung nước Anh, đã đưa ra yêu cầu này gần đây nhất trong một bản tin ngày 26 tháng 12.
Dưới tiêu đề “Giữ an toàn”, giáo xứ yêu cầu những người tham dự Thánh lễ sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn và đeo khẩu trang y tế khi tham dự thánh lễ tại ba nhà thờ của giáo xứ.
“Nếu bạn chưa được chủng ngừa hoặc không đeo khẩu trang y tế, vui lòng đừng đến tham dự Thánh lễ”.
Giáo xứ cũng đã đưa ra yêu cầu tương tự trong các bản tin của mình vào ngày 19 tháng 12 và Ngày Giáng Sinh, nhưng trong bản tin mới nhất vào ngày 2 tháng Giêng, yêu cầu đó biến mất sau các phản ứng dữ dội của anh chị em giáo dân và Tòa Giám Mục.
Chính sách này đã bị chỉ trích trên mạng xã hội. Một linh mục Công Giáo mô tả chính sách này là “tai tiếng, nham hiểm và phản Kitô”.
Khi được hỏi liệu Đức Cha Patrick McKinney, Giám mục địa phương, có ủng hộ lập trường của giáo xứ hay không, một phát ngôn viên của Giáo phận Nottingham nói rằng tình trạng tiêm chủng không nên là một “rào cản” đối với những người Công Giáo tham dự Thánh lễ.
“Luật pháp quy định rằng việc đeo khẩu trang y tế là bắt buộc trong Thánh lễ trừ khi bạn được miễn trừ và chúng tôi tin tưởng tất cả các giáo xứ của chúng tôi bảo đảm rằng yêu cầu pháp lý này được thực hiện với lòng bác ái và lịch sự,” người phát ngôn cho biết vào ngày 4 tháng Giêng.
“Trong khi nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo ở Anh và xứ Wales và hơn thế nữa đã lên tiếng khuyến khích các tín hữu tiêm vắc-xin COVID-19 để bảo vệ chính họ và bảo vệ những người khác, lựa chọn này cuối cùng là vấn đề của lương tâm cá nhân.”
“Quyết định từ chối vắc-xin không nên là một rào cản đối với việc lãnh nhận các bí tích hoặc tham dự Thánh lễ.”
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết giáo xứ, được thành lập gần đây sau khi hợp nhất các giáo xứ Thánh Augustinô, Đức Mẹ & Thánh Edward, và Thánh Tâm, cung cấp khẩu trang miễn phí cho người đi lễ và không kiểm tra tình trạng tiêm chủng của những người tham dự Thánh lễ.
Điều phối viên cộng đồng giáo xứ Diane Williams nói với CNA vào ngày 4 tháng Giêng rằng yêu cầu này nhằm bảo vệ các thành viên của cộng đồng khỏi bị nhiễm trùng và nhập viện.
Bà cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để bảo vệ cộng đồng khỏi nhập viện, đặc biệt là những người cao tuổi và dễ bị tổn thương, và Dịch vụ Y tế Quốc gia phải làm việc quá sức ở một thành phố nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước”.
Bà chỉ ra dữ liệu của chính phủ cho thấy trong khu vực chính quyền địa phương Nottingham, 36.4% người từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm liều tăng cường hoặc liều thứ ba của vắc-xin COVID-19. Ở một số khu vực khác, con số này lên tới 70%.
Tuy nhiên, biến thể omicron được báo cáo là lây lan nhanh chóng ngay cả trong số những người được tiêm chủng đầy đủ.
Ước tính cứ 15 người ở Anh thì có 1 người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi-rút này vào tuần cuối cùng của năm 2021. Nhưng chính phủ cho đến nay vẫn loại trừ một đợt đóng cửa trên toàn quốc khác.
Tháng trước, Vatican nhấn mạnh sự ủng hộ đối với vắc xin COVID-19 trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể omicron.
“Đức Thánh Cha đã định nghĩa tiêm chủng là 'một hành động của tình yêu thương', vì nó nhằm mục đích bảo vệ mọi người chống lại COVID-19”, phòng báo chí của Tòa Thánh cho biết vào ngày 22 tháng 12.
Sự can thiệp của Vatican được đưa ra khi các quốc gia trên thế giới áp đặt các hạn chế mới nhằm làm chậm sự lây lan của biến thể omicron, được cho là lây lan dễ dàng hơn so với virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Các biện pháp này đã gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở một số nước châu Âu.
Cảnh sát chống bạo động Hà Lan đã phá vỡ một cuộc biểu tình chống lock down với sự tham gia của hàng nghìn người ở Amsterdam vào ngày 2 tháng Giêng.
Ước tính có khoảng 44,000 người đã tham dự một cuộc biểu tình chống lại vắc xin bắt buộc ở Vienna vào ngày 11 tháng 12, sau khi chính phủ thông báo rằng Áo sẽ trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên áp dụng tiêm chủng bắt buộc chống lại COVID-19 từ tháng 2 năm 2022.
Ý đã chứng kiến các cuộc đình công và biểu tình để phản ứng với quyết định của chính phủ về việc nước này bắt buộc phải có Thẻ xanh đối với người lao động. Thẻ Xanh chứng minh rằng chủ sở hữu đã được tiêm chủng, xét nghiệm âm tính sau mỗi 48 giờ, hoặc gần đây đã hồi phục sau COVID-19.
Tuyên bố tháng trước của Vatican không đề cập đến cuộc tranh luận về việc tiêm chủng bắt buộc. Sự can thiệp gần đây nhất của Vatican về chủ đề này là vào năm 2020.
Bộ Giáo lý Đức tin cho biết trong “Lưu ý về đạo đức của việc sử dụng một số loại vắc xin chống COVID-19,” được phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2020, rằng “tiêm chủng không phải là nghĩa vụ đạo đức, do đó, nó phải là tự nguyện”.
Source:Catholic News Agency
3. Các tín hữu Chính Thống Giáo đón Giáng Sinh trong bối cảnh lo ngại về virus
Các tín hữu Chính Thống Giáo ở Nga, Serbia và các quốc gia khác đã cử hành lễ Giáng Sinh vào hôm thứ Sáu trong bối cảnh các hạn chế nhằm làm giảm sự lây lan của coronavirus, nhưng không mấy người tỏ ra quan tâm khi họ đến các nhà thờ vào đêm Giáng Sinh.
Phần lớn các tín hữu Chính thống giáo tổ chức lễ Giáng Sinh vào ngày 7 tháng Giêng, đặc biệt là thánh lễ lúc nửa đêm. Các nhà thờ ở Rumani, Bảo Gia Lợi hay còn gọi là Bulgaria, Ukraine, Síp và Hy Lạp cử hành Lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 cùng với các tín hữu Công Giáo và các Kitô Hữu khác.
Giáo Hội Chính thống Nga, là cộng đoàn Chính thống giáo lớn nhất thế giới, cho biết những vị đồng tế cần phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách xã hội trong các cử hành Giáng Sinh. Tại Nhà thờ Chúa Cứu thế khổng lồ ở Mạc Tư Khoa, Đức Thượng Phụ Kirill, lãnh đạo Giáo Hội và các linh mục mặc áo choàng vàng khác đã đọc kinh cầu nguyện và xông hương chúc lành cho các tín hữu trong một buổi lễ lúc nửa đêm.
Video của buổi lễ là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây cho thấy khoảng một nửa số người tham dự không đeo khẩu trang y tế hoặc có đeo thì kéo xuống cằm trong khi tham dự thánh lễ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng không đeo khẩu trang y tế, đã tham dự một buổi lễ tại Nhà thờ Tượng Chúa Cứu Thế Không Có Bàn Tay ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Mạc Tư Khoa.
Số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày của Nga đã giảm khoảng một nửa so với tháng trước, xuống còn khoảng 15,000 ca vào hôm thứ Năm. Tuy nhiên, mối quan tâm mạnh mẽ là biến thể omicron rất dễ lây lan có thể đang có chỗ đứng trong nước.
Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko cho biết hôm thứ Năm rằng các quan chức đã phát hiện nhiễm trùng omicron ở những người chưa hề đi du lịch bên ngoài nước Nga.
Tại thủ đô Belgrade của Serbia, hàng trăm tín hữu Chính Thống Giáo đã tập trung bên ngoài Đền Thánh Sava, là nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất của Serbia, để đốt những cành sồi khô tượng trưng cho khúc gỗ Yule theo truyền thống. Nhà thờ cũng cử hành một buổi lễ đêm Giáng Sinh vào lúc nửa đêm.
Không có biện pháp chống vi rút cụ thể nào được công bố cho các nghi lễ tôn giáo của Serbia mặc dù sự gia tăng rất lớn các các nhiễm coronavirus dường như được thúc đẩy bởi biến thể omicron. Hôm thứ Năm, Serbia báo cáo hơn 9,000 trường hợp mắc mới hàng ngày, là con số cao nhất trong một ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Các biện pháp y tế ở Serbia bao gồm bắt buộc sử dụng khẩu trang trong nhà và giới hạn tụ tập, nhưng các quy tắc này vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ. Thẻ tiêm chủng được yêu cầu đối với các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ vào buổi tối nhưng không bắt buộc đối với nhà thờ hoặc các địa điểm trong nhà khác.
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, Thượng phụ Giáo hội Chính thống Serbia Porfirije đã ca ngợi các nhân viên y tế vì công việc của họ trong thời kỳ khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Ngài nói: “Tôi cầu nguyện cho những người bệnh sớm khỏi bệnh và chúng ta sớm thoát khỏi dịch bệnh đã tấn công thế giới”.
Ở Kazakhstan, cộng đồng Chính thống giáo khá lớn không thể tổ chức lễ Giáng Sinh trong các nhà thờ. Tất cả các dịch vụ tôn giáo đã bị hủy bỏ trong tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc được áp dụng sau các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát ở một số thành phố. Khoảng 20% người dân ở quốc gia chủ yếu theo đạo Hồi xác định mình là các tín hữu Chính thống giáo.
Source:AP