Ngày 09-01-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ta Hài Lòng Về Con
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:32 09/01/2019
Ta Hài Lòng Về Con

Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa

Cả ba Tin Mừng Nhất Lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “ Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11 ; Lc 3,22). Chúa Cha hài lòng với Chúa Chúa Giêsu về chuyện gì đây? Dĩ nhiên là về chuyện Chúa Giêsu tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Thế nhưng Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người hoàn toàn thanh sạch thế mà Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.

Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người chúng ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cãi đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thiên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Chúa Cha.

Nhiều nhà Kitô học nhìn nhận rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang chìm dưới sông nước. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.

Để cứu độ nhân loại khỏi vũng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn chung phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện chung thân, đồng phận với nhau. Chung thân, đồng phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô (x.Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11).

Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:

1.Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.

Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.

2.Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và có khi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.

Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân: cúi mình để cho Gioan làm phép rửa là điểm khởi đầu và điểm kết thúc là thân phận một tội nhân trên thập giá.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Lễ Chúa chịu Phép Rữa -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
21:58 09/01/2019
Isaia 40: 1-5, 9-11; Tvịnh 28; TĐCV 10: 34-38; Mátcô 1: 7-11

Chủ đề chính trong sách Isaia là Thiên Chúa là Đấng luôn giữ lời hứa của ngài. Thiên Chúa không bao giờ xét lại xem lời Ngài đã thực hiện, ngay cả khi dân chúng không trung thành với lời giao ước họ đã hứa thực hiện với Thiên Chúa. Và đó là điều dân chúng thường làm.

Bạn hãy thử nói về một đoạn Kinh Thánh nào bạn thích nhất. Với tôi, đoạn tôi thích nhất là bài trích sách của ngôn sứ Isaia đọc hôm nay. Lời văn nghe như như điệu ru êm ái của một bậc cha mẹ nói với một đứa con vừa bị tai nạn, hay hoặc với một đứa con không trung thành. Ngôn sứ Isaia truyền rao một thông điệp cho dân chúng đang bị lưu đày ở Babylon. Họ tại sao đến đó vậy? Họ nghĩ họ trung thành với lời giao ước mà họ hứa thực hiện với Thiên Chúa cơ mà. Bởi thế họ xem việc họ bị lưu đày là một sự trừng phạt do họ không trung thành vời giao ước Thiên Chúa đã thực hiện trên họ. Các ngôn sứ đã nói rõ cho họ hiểu là họ đáng bị trừng phạt. Nhưng, ngôn sứ như ông Isaia lại có lời khuyên họ, là những người đang bị lưu đày, nên chờ đợi Thiên Chúa sẽ đến giúp họ.

Bối cảnh của đoạn văn này là tòa án trên thiên đình. Các thiên sứ của Thiên Chúa đang họp nhau trước tòa Thiên Chúa để đợi bản phán xét cho dân chúng. Nếu chúng ta là những thiên sứ đó thì chúng ta chờ đợi điều gì nơi Đức Chúa sẽ phán xét cho những người Israel cứng đàu cứng cổ? Chúng ta có muốn nói với họ thay mặt Đức Chúa là "Các bạn sẽ chịu xét xứ đúng theo điều các bạn đáng chịu" hay là "chẳng phải tôi đã báo tin là các bạn đừng lừa dối tôi với các thần giả dối của các bạn, và điều các bạn cam kết với các dân tộc ngoại giáo?" Chúng ta thường nói như vậy với những người đã xúc phạm chúng ta, và coi thường chúng ta. Và làm chúng ta thất vọng trong khi chúng ta làm điều phải lẻ ngay?

Nhưng, nếu chúng ta là những thiên sứ của Đức Chúa đang chờ đợi lời của Ngài pháni về dân chúng. Và chúng ta sẽ ngạc nhiên về những lời mà Đức Chúa đã nói với họ "Hãy an ủi, an ủi dân Ta... Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Giêrusalem đã đền xong". Hãy đợi chút, vậy đâu là công lý trong lời nói đó! Thật thế, đó không phải là công lý của loài người, mà là công lý đang chờ đợi dấu chỉ ăn năn sám hối và hứa sẽ đền bù những khoản nợ hoặc đang nợ. Không đâu, đây là sự công chính của Đức Chúa. Nói một cách khác, đây là lòng thương xót của Ngài đã ban nhưng không cho những kẻ không đáng được hưởng.

Đó là những lời các nhân viên sẽ loan báo cho những người đang ở nơi lưu đày. Tôi tớ của Đức Chúa có công việc thể xác phải làm: Họ phải mở một con đường, lấp đầy mọi thung lũng, và phải bạt xuống mọi núi đồi. Vì sao? Vì Đức Chúa sẽ mau đến để giúp dân Ngài. Và không thể nào có những chỗ gây trở ngại trên chặng đường Đức Chúa đi. Đức Chúa sẽ làm gì khi Ngài đến? Ngài sẽ tập trung cả đoàn chiên dưới cành tay Ngài và dẫn dắt họ đi từ nơi lưu đày về đất nước của họ.

Đấy, chính là chủ đề của sách Isaia: Lời Đức Chúa là lời đáng tin cậy. Đức Chúa không để chúng ta sống trong cảnh lưu đày, hay để chúng ta sống trong cô đơn, nhưng Ngài đến giúp chúng ta. Đức Chúa đối với chúng ta như thế nào? Ngài là vị mục tử hằng thương yêu, lo lắng, và che chở chúng ta. Ngài sẽ ôm ấp chúng ta trong vòng tay Ngài, và dẫn đưa chúng ta về nhà. Lời cuối cùng là: Đức Chúa có cánh tay hùng mạnh để giúp dân chúng. Cánh tay Ngài đưa lên trong vinh quang chiến thắng, và hạ xuống trong sự êm ái dịu dàng. Đoạn văn này không nói đến việc dân chúng có đáng được Đức Chúa giúp hay không, hay họ có cầu nguyện hay không. Nhưng, điều rõ ràng là, trong bất kỳ cuộc lưu đày nào, Đức Chúa cũng sẽ thấy được những điều chúng ta cần, và tự Ngài sẽ đến giúp chúng ta.

Đức Chúa đã giữ lời Ngài hứa thực hiện cho dân Israel qua ngôn sứ Isaia là đân chúng sẽ được thoát khỏi cảnh lưu đày. Họ sẽ được trở về quê hương, xây dựng lại đất nước và Đền Thờ của họ. Và cón gì nữa không? Đức Chúa hứa như vậy với tất cả chúng ta, những người bị lưu đày bằng cách này hay cách khác: như thói quen thờ ơ, chán nản, ngu dốt hay bị nghiện. Cũng như Đức Chúa đã làm cho dân Israel, Ngài sẽ dùng tay hùng mạnh của Ngài để làm như vậy cho chúng ta, để giúp chúng ta thoát khỏi những gì kiềm hãm chúng ta. Và Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta về nhà như một mục tử nhân hiền.

Vậy đó chẳng phải là một tin mừng. biết Đức Chúa nhân từ chừng nào đối với chúng ta phải không? Chúng ta nghĩ người khác tử tế với chúng ta vì chúng ta có tài năng, có diện mạo khôi ngô, có trí thông minh, hay vì chúng ta làm việc chăm chỉ. Đó là sự thật khi chúng ta phán đoán một người khác. Nhưng, Đức Chúa rất khác chúng ta. Điều đó chẳng phải là điều làm chúng ta ngạc ngiên và tự hỏi khi chúng ta nghe đến hay sao? Mặc dù việc chúng ta đã làm, xứng đáng hay không, Đức Chúa vẫn nhìn chúng ta một cách yêu thương, và Ngài sẵn sàng đến giúp chúng ta.

Trong bài trích sách Isaia, chúng ta được nhắc đến việc Đức Chúa lo lắng bội phần cho mỗi người trong chúng ta. Nhưng không phải Ngài chỉ lo cho chúng ta mà thôi. Trong bí tích rửa tội chúng ta được mời gọi trở nên ngôn sứ. Đó là ngôn sứ gì, và tin chúng ta loan báo là gì? Ngôn sứ loan báo sự công chính của Đức Chúa. Và điều đó rõ ràng trong bài đọc hôm nay, khi Đức Chúa loan báo sự công chính, Ngài hướng mắt yêu thương nâng đỡ về phía chúng ta.

Trong bài đọc thứ hai, thánh Phêrô, người có địa vị đặc biệt trong các tông đồ của Chúa Giêu, lại cứng lòng nghĩ là Đức Chúa có tính thiên vị đối với các dân ngoại. Phêrô đến nhà ông Coneliô, một đại đội trưởng người Rôma, một người được xem là đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (Cv 10:1). Ông Phêrô đến đó như một sứ giả của Đức Chúa sai đến để chấp nhận việc Thiên Chúa đón chào người ngoại không phải là Do thái vào cộng đoàn Kitô hữu. Ông Phêrô đã được gởi đến để chấp nhận tình thương yêu cúa Thiên Chúa cho ông Coneliô và gia đình ông ta. Phêrô cho ông Coneliô biết là Phêrô đã có thị kiến gì (Cv 10:9...) "Thật ra, tôi thấy Thiên Chúa không có thiên vị người nào. Đúng ra hể ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành thì bất cứ người đó thuộc dân tộc nào, cũng đều được Thiên Chúa tiếp nhận". Đấy thật là tin của ngôn sứ Isaia, và là điều được xác nhận qua sự sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Thiên Chúa đã tỏ ra ưu ái, và Ngài mời gọi tất cả vào nhà Ngài.

Chúa Giêsu thực hiện điều ngôn sứ Isaia đã loan báo. Ngài là "cánh tay hùng mạnh của Thiên Chúa". Ngài đã vượt qua tội lỗi là nguồn gốc đã làm cho chúng ta bị lưu đày. Chúa Giêsu cũng là vị mục tử nhân lành đã đón nhận chúng ta vào cộng đoàn – một cộng đoàn Ngài đang dẫn dắt trên đường đi về nhà Thiên Chúa.

Vậy làm thế nào chúng ta trở nên sứ giả của Thiên Chúa được gởi đi loan báo tin đó cho hàng xóm láng giềng, bạn bè cùng lớp, cùng sở làm của chúng ta và toàn thế giới. Chúng ta đã chịu phép rửa tội với cùng một Thần Khí đã ngự xuống trên Chúa Giêsu trong ngày Ngài chịu phép rửa, Chúng ta biết Thiên Chúa thương yêu chúng ta. Vậy chúng ta làm gì với Thần Khí đó để đem ánh sáng yêu thương đến với người khác để họ, chấp nhận và cảm thông nhau?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


BAPTISM OF THE LORD (C)
Isaiah 40: 1-5, 9-11;Psalm 29; Acts 10:34-38; Mark 1: 7-11

A central message in the whole book of Isaiah is that God keeps God’s word. God does not go back on the promises God has made, even when the people have broken their covenant with God. And that’s what they did time after time.

List your favorite and most comforting scriptural passages. On the top of my list would be the one we hear from Isaiah today. It has the tone of a gentle and loving parent speaking to an injured or, in this case, a disloyal child. The prophet is delivering the message to the people who are in Babylonian exile. How did they get there? They were faithfulness to the covenant with God. Therefore, they interpreted their exile as a punishment for their disloyalty to God’s covenant with them. The prophets made it quite clear that they deserved their punishment. But prophets, like Isaiah, also had words of encouragement for those in exile waiting for God to come to help them.

The setting for the passage is the heavenly court. God’s messengers are assembled before God’s throne waiting to receive a message for the people. If we were those messengers what would we expect God to say to the recalcitrant Israelites? Would we have to tell them on God’s behalf, "You’re getting just what you deserve!" Or, "Didn’t I warn you not to betray me with your false gods and alliances with pagan nations?" We tend to say such things to people who have offended, or let us down. And don’t we feel justified when we do?

But, if we were among God’s messengers awaiting a word for the people we would be taken aback by what God has to say to them. "Comfort, give comfort to my people….Speak tenderly to Jerusalem and proclaim to her that her service is at an end, her guilt is expiated." Wait a minute! Where is the justice in that! Well, it certainly isn’t human justice, which expects and waits for signs of repentance and promises to make up what debt we are owe, or are owed. No, it’s God’s justice. To put another word on it, it’s God’s mercy – given freely and unearned.

That is the word the messengers are to deliver to the exiles. God’s servants also have physical work to do. They are to make a straight road, fill in every valley and level every mountain. Why? Because God is swiftly coming to help the people and there are to be no obstacles in God’s way. What will God do when God arrives? God will lead the people home from exile, back to their own country.

Thus, Isaiah is restating the central theme: God’s word can be relied on. God will not leave us in exile, or on our own, but is coming to help us. What is God’s disposition toward us? God is a loving, caring and protective shepherd who will carry us in loving arms and lead us home. Bottom line… God has a powerful, mighty arm with which to help the people. It is raised in victory and then lowered in tenderness. The passage does not even emphasize the people’s worthiness, or their sincere prayers. But what is clear is that, in whatever exile we find ourselves, God will see our need, take the initiative and will come to help us.

God did keep the promise God made to Israel through Isaiah: the nation was freed, they returned to their homeland, rebuilt their nation and their Temple. And what else? God is making the same promise to any of us who find ourselves held captive in any way by habit, indifference, discouragement, ignorance, or addiction. As God acted for Israel, God will act for us with a strong arm to deliver us from whatever holds us captive and will then lead us home, like a gentle shepherd.

Isn’t it good news to know how God favors us? We think people favor us because of our talents, looks, intelligence, or hard work. That’s true for how we evaluate one another. But God is infinitely different from us. Doesn’t it cause us surprise and wonder when we hear that, despite what we have done, or deserve, God looks kindly on us and is ready to come to our aid.

In our Isaiah reading we are reminded how much God cares and is concerned for each of us. But not just for us. At our baptism we were called to be prophets. What kind of prophets and what will our message be? Prophets announce God’s justice and, it is plain from today’s reading, when God proclaims justice God is turning a favorable eye towards us.

In our second reading Peter, who held a special place among Jesus’ disciples, has stubbornly come to realize that God is showering favor on the Gentiles. He has arrived at the house of Cornelius, a Roman centurion, described in Acts as "religious and God-fearing" (10:1). Peter is there as a messenger of God to confirm God’s welcome of non-Jews into the Christian community. He has been sent to confirm God’s love for Cornelius and his household. Peter shares the vision he has received (10:9 ff) with Cornelius. "In truth, I see that God shows no partiality. Rather in every nation whoever fears God and acts uprightly is acceptable to God." There you have it! The message of God in Isaiah and the confirmation of that word through Jesus’ life, death and resurrection – God has shown favor and invited all into God’s household.

Jesus fulfills Isaiah’s prophecy: he is the "strong right hand of the Lord," that has overcome the sin that has caused our exile. He is also the gentle shepherd who welcomes us into this community – a people he is leading safely home to our God.

How shall we messengers of God’s word convey that to our neighbors, classmates, coworkers and the world? We have been baptized with the same Spirit that descended on Jesus at his baptism. We know the favor God has shown us. How shall we, empowered by that same Spirit, shed the light of love, acceptance and compassion on others?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sau 525 năm, Cộng hòa Dominican phải “loan báo đức tin với can đảm và sống yêu thương”
LM Nguyễn Tất Thắng, OP
09:59 09/01/2019
Dân chúng Haiti còn tiếp tục bị đau khổ nhiều là lý do cần quan tâm. Họ được Giáo Hội Công Giáo đón tiếp tại nước Cộng hòa Dominican vì “họ là anh chị em cần được cảm nghiệm rằng họ là thành phần của gia định”. Đức Hồng Y Gregorio Rosa Chavez, Giám Mục Phụ Tá của San Salvador, diễn tả những tâm tình này trong bài giảng của ngài vào ngày 5 tháng giêng tại Puerto Plata, và nhắc đến Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại Mỹ Châu vào ngày 6 tháng giêng 1494, cách đây 525 năm.

Đức Hồng Y với tư cách là Đặc phái viên của Đức Thánh Cha, đã chủ trì lễ kỷ niệm ở đền thờ Las Americas, tại Isabela, tỉnh Puerto Plata, Cộng hòa Dominican, cùng với Hội Đồng Giám mục Cộng hòa Dominican, trước sự chứng kiến ​​của Tổng thống Danilo Medina và Đệ nhất phu nhân Cándida Montilla, cùng các quan chức nhà nước và hàng ngàn tín hữu.

Buổi lễ tôn giáo bắt đầu bằng một bài phát biểu chào mừng của Đức Giám Mục Giáo phận Puerto Plata, Đức Cha Julio César Corniel Amaro, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng lịch sử của sự kiện đức tin này, không chỉ đối với Cộng hòa Dominican, mà còn đối với tất cả các nước Châu Mỹ La tinh. Đức Hồng Y Rosa Chavez đã chào các tín hữu nhân danh Đức Thánh Cha và kêu gọi họ hãy luôn "tuyên xưng đức tin Công Giáo một cách can đảm và sống với tình yêu", như lời đề nghị của chính Đức Thánh Cha trong bức thư bổ nhiệm ĐHY làm Đặc sứ cho dịp này. Lễ kỷ niệm cũng kết thúc Năm Thánh Thể 2018.

Sau Thánh lễ, Đức Hồng Y đã tổ chức một cuộc họp báo ngắn với các nhà điều hành truyền thông, ngài đã bình luận về tình hình khó khăn ở Nicaragua. Tình hình phức tạp ở Venezuela mời mọi người cầu nguyện và làm việc trong nước để đạt được hòa bình thực sự.

Về các đoàn người lữ hành di cư Trung Mỹ, ngài nói rằng những người này bị lôi cuốn vì nghèo đói và chúng ta cần thay đổi nhiều thứ để mọi người có thể thấy quyền lợi của họ, hiện nay bị từ chối, được tôn trọng ở đất nước họ. Cuối cùng, Đức Hồng Y Rosa Chavez yêu cầu mọi người cam kết chống lại tham nhũng, có lẽ là tội ác lớn nhất trên lục địa: "đó là một căn bệnh ung thư hủy diệt tất cả mọi người"

LM Nguyễn Tất Thắng, OP
 
Nhận định và phản ứng đối với bài diễn văn đầu năm của Đức Phanxicô trước ngoại giao đoàn
Vũ Văn An
17:57 09/01/2019
Nói về nhận định, thiết nghĩ nên xem tân giám đốc biên tập của Bộ Truyền Thông, Andrea Tornielli, nói gì về bài diễn văn trên.

Nhận định



Tornielli chọn chủ điểm Trung Hoa để nhận định và coi đó là con đường phục vụ thiện ích của Giáo Hội.

Tuy nhiên, trong Thỏa Thuận tạm thời với Trung Hoa, cựu ký giả này nhìn thấy “bước lịch sử căn bản đầu tiên của một nẻo đường chưa kết thúc và vẫn còn đòi hỏi nhiều thời gian”.

Thực vậy, Tornielli nhắc lại quan tâm của Tòa Thánh muốn các giám mục được mình nhìn nhận nhưng chưa được nhà nước Trung Hoa thừa nhận.

Đó là điều, theo Tornielli, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh trong bài diễn văn với ngoại giao đoàn. Thực thế, Đức Thánh Cha không quên sự tiến bộ dự kiến phải có đối với tự do tôn giáo tại Trung Hoa. Ngài nói: “chúng tôi hy vọng rằng việc theo đuổi các cuộc tiếp xúc về việc thực thi Thỏa Thuận Tạm Thời đã được ký kết sẽ góp phần giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ và bảo đảm các lãnh vực cần thiết cho việc hưởng thụ hữu hiệu quyền tự do tôn giáo”.

Theo Tornielli, nhân dịp này, Đức Phanxicô đã dành một số dòng có ý nghĩa để nói đến việc ký kết Thỏa Thuận Tạm Thời. Những dòng này rất quan trọng vì một lần nữa, nó nhấn mạnh tới ý hướng khiến Tòa Thánh dấn thân vào “một cuộc đối thoại định chế lâu dài và đầy cân nhắc” mà hoa trái đầu tiên của nó chính là Thỏa Thuận Tạm Thời.

Theo Tornielli, thỏa thuận này không có tính cách chính trị, mà chủ yếu là trả lại Đức Giáo Hoàng quyền bổ nhiệm các giám mục và việc này hoàn toàn nói lên tính liên tục trong hành động của các vị giáo hoàng nhằm cổ vũ sự hợp nhất của người Công Giáo. Các vị giáo hoàng gần đây nhất và các cộng sự viên của các ngài không dấn thân vì các mục tiêu chính trị hay ngoại giao mà là để cổ vũ sự hợp nhất của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa và sự hợp nhất của các giám mục Trung Hoa và vị kế nhiệm Thánh Phêrô, nghĩa là, để bảo đảm các yếu tố căn tính nhất của đời sống các cộng đồng Công Giáo”.

Mục tiêu hiệp thông ấy đã được Đức Phanxicô nhắc lại trong bài diễn văn với ngoại giao đoàn rằng ngài đã nhận vào hiệp thông trọn vẹn các giám mục “chính thức” từng được thụ phong mà không có ủy quyền của Đức Giáo Hoàng, trong khi “mời gọi các ngài làm việc một cách quảng đại cho việc hòa giải người Công Giáo Trung Hoa và cho một đà truyền giảng Tin Mừng mới”.

Đức Phanxicô còn nói đến dấu chỉ hiệp thông hữu hình qua việc tham dự Thượng Hội Đồng mới đây về tuổi trẻ của 2 giám mục trước đây bị gọi là “chính thức” hay “quốc doanh”.

Phản ứng

Trong khi đó, theo Elise Harris và John Allen của tạp chí Crux, các tác nhân nhỏ trên diễn đàn thế giới hoan hô chính sách ngoại giao đa phương của Đức Giáo Hoàng.

Dĩ nhiên, ý niệm “đa phương” hay hợp tác giữa các quốc gia vào sự tình thế giới là một ý niệm lôi cuốn đối với bất cứ ai. Nhưng điều hiển nhiên là nó lôi cuốn các quốc gia nhỏ là những quốc gia thấy mình ít có cơ hội ảnh hưởng đến nghị trình quốc tế. Chính vì thế, đại sứ Barry Desker của Singapore tỏ ra rất phấn khởi về bài diễn văn của Đức Phanxicô với ngoại giao đoàn vào hôm thứ Hai, trong đó, ngài hết lòng cổ vũ ý niệm này.

Đại Sứ Desker cho rằng “điều tôi nghĩ có ý nghĩa khi thảo luận khía cạnh này là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra lời chỉ trích đối với chủ nghĩa dân túy và các đòi hỏi duy quốc gia, là các điều đang phá hoại hệ thống đa phương”.

Theo ông “Ngài đã nêu bật điều này: có những đòi hỏi đang được đưa ra mà thực chất chỉ là nhắc lại thời kỳ giữa hai thế chiến, điều tôi nghĩ đã phản ảnh một quan tâm nào đó đối với ngài”.

Đại sứ, sau đó, nói đến vai trò của Vatican. Các liên hệ ngoại giao với Vatican là một điều có nghĩa vì “quanh thế giới, trong đó có phần của tôi, ở Đông Nam Á, Vatican và đoàn ngoại giao của nó được coi là các nhà ngoại giao rất có khả năng, họ hiểu rõ những điều đang diễn ra tại các nước họ đặt nhiệm sở”.

Đại sứ cho rằng: kinh nghiệm tự biến mình từ một bần cố tài chánh thành một người đặt để bước đi cho hoàn cầu về tính minh bạch có thể cống hiến nhiều bài học cho diễn trình cải tổ kinh tế của Vatican.

Ông nói: “chúng tôi không tự coi mình như một khuôn mẫu, nhưng điều chúng tôi nghĩ có thể hữu ích để họ làm là quan sát các thực hành tốt nhất ở những nơi khác, và rồi Vatican có thể lựa chọn điều họ nghĩ là hệ thống thích đáng cho trường hợp của họ”.

Cuối cùng, Ông Desker hy vọng một ngày kia Đức Phanxicô sẽ viếng thăm Singapore, một quốc gia gồm 5.6 triệu dân trong đó có 300,000 người Công Giáo, đại diện dưới 6 phần trăm tổng dân số.

Ông Desker nói rằng lời mời đã được gửi tới Đức Phanxicô từ năm 2015, nhưng cho tới nay, chưa có bước cụ thể nào được đưa ra.



Một thừa tác vụ nhân danh nhân loại

Thiết tưởng cũng nên nhắc đến diễn từ của Đại sứ Đảo Sýp, nhân danh ngoại giao đòan, chúc mừng năm mới Đức Phanxicô. Ông cám ơn ngài vì “thừa tác vụ nhân danh nhân loại” của ngài.

Theo Seàn-Patrick Lovett của VaticanNews, đây là lần đầu tiên, Đại Sứ Đảo Sýp, Ông George Poulides, ngỏ lời với Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tư cách niên trưởng ngoại giao đoàn bên cạnh Tòa Thánh.

Hầu như trọn diễn từ của Đại Sứ Poulides nhắm vào Đức Phanxicô và “cam kết không mệt mỏi của ngài để bênh vực nhân phẩm”. Ông gọi cam kết này là “viên đá góc trên đó xây dựng một thế giới thực sự công chính, tự do và hòa bình”.

Nói bằng tiếng Pháp, Niên trưởng Ngoại Giao Đoàn xác nhận vẫn còn nhiều điều cần phải làm để bảo đảm các nhân quyền. Ông liệt kê: nghèo, đói, tranh chấp vũ trang, các hình thức tân nô lệ, giới hạn tự do tôn giáo, xuống cấp môi sinh, và đe dọa hạt nhân.

Đại sứ Poulides nhìn nhận Đức Giáo Hoàng từng mời gọi các chính phủ và các chính trị gia “can thiệp bằng các chính sách cụ thể trong việc giải quyết các vấn nạn này”. Việc giải quyết này, theo Đại Sứ, cần được đưa ra dựa vào việc xem xét nhân loại trong tính toàn diện của nó, bằng cách “cổ vũ thiện ích cá nhân và tập thể” qua điều Giáo Hội vốn gọi là “việc phát triển con người toàn diện”.

Niên Trưởng tiếp tục nhắc tới việc Đức Giáo Hoàng đề cao “việc lắng nghe và nghinh đón” coi chúng như phản cực của cả “nền văn hóa vứt bỏ” lẫn “việc hoàn cầu hóa lòng dửng dưng”

Các đóng góp

Đại Sứ Poulides nói rằng Gia Đình Ngoại Giao “thừa nhận sự đóng góp lớn lao của Tòa Thánh trong việc cổ vũ hành động hữu hiệu trong lãnh vực di dân hoàn cầu”, qua 4 động từ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt tên: nghinh đón, che chở, cổ vũ và hội nhập. Đại sứ nói đến công trình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hướng tới xây dựng “một nền văn hóa hòa bình”, tìm hòa giải qua đối thoại. “Ngài đã thiết lập các cây cầu đối thoại giữa các tôn giáo... trong khi duy trì nguyên vẹn các căn tính khác nhau”.

Trẻ và già

Cuối cùng, Đại Sứ Poulides cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì thừa tác vụ của ngài nhân danh nhân loại và ông nhắc lại sự quan tâm đặc biệt của ngài đối với giới trẻ. Ông nói: “Ngài đã mời họ mơ về một tương lai đầy hy vọng, một tương lai biết trân qúy túi khôn tổ tiên của ông bà họ. Người trẻ và người già cùng nhau có thể xây dựng một tương lai trên qui mô nhân bản”
 
Sứ Điệp Hòa Bình 2019 Của Đức Thánh Cha
Hà Minh Thảo
18:56 09/01/2019
Sứ Điệp Hòa Bình 2019 Của Đức Thánh Cha

Nhân cuộc họp báo ngày 18.12.2018, Ðức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phát triển nhân bản toàn diện đã công bố Sứ điệp Ðức Thánh Cha Phanxicô Ngày Hòa Bình Thế Giới cử hành ngày 01.01.2019 với chủ đề ‘Chính trị tốt phục vụ Hòa bình’.

1. ‘Bình an cho nhà này!’.

Ðức Thánh Cha nhắc khi sai các môn đệ đi truyền giáo, Ðức Kitô dặn họ: « Khi vào bất kỳ nhà nào, trước tiên các con hãy nói: ‘Bình an cho nhà này!’. Nếu tại đó có một người con của hòa bình, thì bình an của các con sẽ xuống trên người ấy, nếu không an bình ấy sẽ trở lại trên các con ». (Lc 10,5-6).

Tặng nhau hòa bình là sứ mạng môn đệ Ðức Kitô, món quà được gửi đến mọi người khao khát hòa bình các thảm trạng và bạo lực. ‘Nhà’ đây là mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn, mỗi quốc gia, … với những đặc thù và lịch sử họ, không phân biệt hay kỳ thị. Là ‘căn nhà chung’ chúng ta, là trái đất trên đó Thiên Chúa đã đặt để chúng ta cư ngụ và phải ân cần chăm sóc trái đất ấy.

2. Thách đố chính trị tốt

Hòa bình giống như là hy vọng, như một nụ hoa mong manh đang tìm cách nở ra giữa những hòn đá bạo lực. Sự tìm kiếm quyền lực bằng mọi giá đưa tới những lạm dụng và bất công. Chính trị là phương thế cơ bản để kiến tạo cộng đoàn xã hội và các công trình nhân loại, nhưng khi họ không thực thi chính trị như một công tác phục vụ tập thể con người, thì nó có thể trở thành một dụng cụ đàn áp, gạt ra ngoài lề và thậm chí nó được dùng để tàn phá.

Chúa Giêsu dạy: « Nếu ai muốn trở thành người làm đầu thì hãy trở thành người rốt cùng và làm đầy tớ mọi người” (Mc 9,35). Thực vậy, chức năng và trách nhiệm chính trị là một thách đố trường kỳ đối với những ai được ủy nhiệm phục vụ đất nước mình, bảo vệ mọi người sống trong đó và làm việc để xây dựng một tương lai xứng đáng và công chính. Khi được thực thi trong niềm tôn trọng cơ bản đối với sự sống, tự do và nhân phẩm, thì chính trị có thể thực sự trở thành một hình thức cao nhất của Ðức Ái.

3. Ðức Ái và các đức tính nhân bản cần để có một nền chính trị phục vụ Nhân quyền và Hòa bình.

Ðức Biển Đức 16 nhắc « Kitô hữu được mời thực thi Ðức Ái, theo ơn gọi và khả năng ảnh hưởng trong ‘chánh trị’. Khi được Ðức Ái linh hoạt thì sự dấn thân cho Công ích có một giá trị cao hơn giá trị sự dấn thân chỉ có đặc tính đời và chính trị. Con người hoạt động trên trái đất, khi được Ðức Ái soi sáng và nâng đỡ, góp phần vào việc kiến tạo xã hội phổ quát của Thiên Chúa mà lịch sử nhân loại đang hướng tới ». Trong chương trình này, các chính trị gia có thể theo đuổi, bất luận họ thuộc văn hóa hoặc tôn giáo nào, khi họ cùng nhau mong ước hoạt động cho thiện ích của gia đình nhân loại, bằng một nền chính trị tốt: công bằng, tôn trọng nhau, thành thực, lương thiện và trung tín.

Về vấn đề này, hãy nhắc đến những ‘mối phúc của chính trị gia’ đã được Ðức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đề xứng…

(Xin phép được ghi đầy đủ chi tiết về văn kiện này để tưởng nhớ Ngài)

Ngày 03.05.2002, Đức Hồng Y (ĐHY) đã diễn thuyết lần cuối cùng, một ngày trước khi nhập viện để chịu giải phẩu. Hôm đó, sau khi trình bày về sự thành hình, mục đích và hoạt động của Hội Đồng Giáo Hoàng Công lý và Hòa bình, với tư cách Chủ tịch Hội Đồng nầy trước các chính khách tại Padova, miền Bắc nước Ý. Sau đó, ĐHY đã nhấn mạnh: tôi chỉ phát biểu như một Mục tử khi ĐHY phát biểu về ‘TÁM MỐI PHÚC THẬT CHO CÁC CHÁNH TRỊ GIA’ :

1. Phúc cho những Chánh trị gia nào ý thức cao độ và hiểu biết sâu rộng về vai trò của mình. Công đồng chung Vatican II đã định nghĩa Chánh trị là một Nghệ thuật cao quý và khó khăn. Ngày nay, gần 40 năm sau, và giữa thời đại hoàn vũ hóa, định nghĩa nầy lại càng được cũng cố hơn khi chúng ta nhận thấy rằng người ta chỉ có thể đáp ứng sự yếu kém và mong manh của hệ thống kinh tế với kích thước toàn cầu bằng sức mạnh của Chánh trị hoàn vũ kiên cố và đặt nền tảng trên những giá trị được mọi người nhìn nhận.

2. Phúc cho Chánh trị gia nào biết phản ảnh uy tín qua nhân cách của chính mình. Trong thời đại chúng ta, chánh trị thế giới có biết bao tham nhũng, lạm quyền dính liền với chi tiêu quá cao trong các chiến dịch tranh cử. Tình trạng tiêu cực nầy ngày càng gia tăng khiến cho các nhà chánh trị ngày càng mất uy tín. Để lật ngược tình thế, cần phải đưa ra một trả lời vững chắc. Một câu trả lời bao gồm cả nổ lực canh tân và sửa đổi để phục hồi hình ảnh phải có của nhà Chánh trị.

3. Phúc cho Chánh trị gia nào biết hoạt động cho Công ích chứ không chỉ lo cho tư lợi. Để sống Phúc thật nầy, Chánh trị gia phải tự vấn lương tâm, tự hỏi tôi đang lo việc cho dân tộc hay cho riêng tôi. Tôi có đang làm việc cho Tổ quốc, cho văn hóa hay không? Tôi có đang làm việc để đề cao Luân lý, Đạo đức hay không? Tôi có phục vụ chân thành cho nhân loại hay không?

4. Phúc cho Chánh trị gia nào biết trung thành sống phù hợp với Niềm Tin của mình. Niềm Tin đi đôi với đời sống dấn thân hoạt động chính trị. Cần tôn trọng những điều mình đã hứa, lời nói đi đôi với việc làm.

5. Phúc cho Chánh trị gia nào thực hiện và bảo vệ sự Hiệp nhất bằng cách đặt Chúa Giêsu là trọng tâm. Chúa Giêsu vốn là trọng tâm Hiệp nhất. Sở dĩ, phải hành động như thế vì chia rẽ là tự hủy. Ở Pháp, người ta nói các tín hữu Công Giáo Pháp không bao giờ cùng đứng chung với nhau trừ lúc nghe đọc Phúc Âm. Theo tôi, câu nói bình dân nầy cũng có thể áp dụng cho nhiều dân tộc các nước khác được.

6. Phúc cho Chánh trị gia nào dấn thân thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc rễ. Sự thay đổi như thế xảy ra khi người ta cố gắng tranh đấu chống lại sự sa đọa trí thức như nhất quyết không gọi là Thiện những gì là Ác. Không xếp Tôn giáo vào xó riêng của cuộc sống tư riêng, nhưng biết ý thức những ưu tiên trong những chọn lựa của mình dựa trên Đức Tin có một Đại Hiến chương là Phúc Âm.

7. Phúc cho Chánh trị gia nào biết lắng nghe. Biết lắng nghe tiếng dân trước, trong và sau cuộc bầu cử. Biết lắng nghe Lời Chúa qua kinh nguyện. Hoạt động của Chánh trị gia ấy sẽ đạt được nhiều chắc chắn, an ninh và hữu hiệu.

8. Phúc cho Chánh trị gia nào không sợ hãi. Trước hết, vị đó không sợ ở trong Chân lý. Đức Gioan Phaolô II đã nói: người ta không bầu Chân lý. Một Chánh trị gia chỉ nên sợ chính mình mà thôi, vì chỉ có mình biết mình. Chánh trị gia không nên sợ các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong cuộc phán quyết sau hết, Chánh trị gia sẽ phải trả lẽ hành động của mình trước Thiên Chúa, chớ không phải các phương tiện truyền thông đại chúng.

Mỗi khi có sự thay đổi các chức vụ dân cử, mỗi hạn kỳ bầu cử, mỗi giai đoạn trong đời sống công cộng, đều là những dịp để trở về với nguồn mạch và những tham chiếu soi sáng công lý và luật pháp. Điều này; nền chính trị tốt phục vụ hòa bình; nó tôn trọng và thăng tiến các nhân quyền cơ bản, đây cũng như những nghĩa vụ hỗ tương, để giữa các thế hệ hiện tại và tương lai có một liên hệ tín nhiệm và biết ơn.

4. Những tật xấu của chính trị gia.

Bên các đức tính tốt nơi chính trị gia, họ còn có không ít các tật xấu, do thiếu khả năng hay do biến chất trong môi trường và qua cơ chế. Người ta thấy rõ những tật xấu của họ làm cho các chế độ chính trị bị mất uy tín, làm suy yếu lý tưởng một nền dân chủ chân chính, là điều ô nhục cho đời sống công cộng và khiến hòa bình xã hội bị lâm nguy, như nạn tham nhũng, chiếm đoạt trái phép của công, lạm dụng tha nhân, phạm luật và quy tắc cộng đồng, làm giàu bất hợp pháp,…

5. Chính trị tốt cổ võ sự tham gia của người trẻ và lòng tín nhiệm tha nhân.

Khi việc thực thi quyền bính chỉ nhắm bảo tồn lợi lộc một số kẻ có đặc ân, thì tương lai bị thương tổn và người trẻ có thể bị cám dỗ không còn tín nhiệm, vì họ bị kết án ở ngoài lề xã hội, không có cơ hội tham gia vào một dự án tương lai. Trái lại, khi nền chính trị được thể hiện cụ thể qua việc khích lệ những người trẻ có tài và ơn gọi đòi được thực thi, thì hòa bình lan tỏa trong các lương tâm và trên các khuôn mặt. Nó trở thành một sự tín nhiệm năng động, nghĩa là 'tôi tín nhiệm bạn và tôi tin bạn’, có thể cộng tác với nhau cho Công ích. Vì thế chính trị phục vụ hòa bình được diễn tả qua việc nhìn nhận những đoàn sủng và khả năng của mỗi người.

Mỗi người đóng góp viên đá mình cho việc xây dựng căn nhà chung. Nền chính trị chân chính dựa trên luật pháp và trên sự đối thoại chân thành giữa mọi người, được đổi mới nhờ xác tín rằng mỗi người, mỗi thế hệ đều có trong mình một lời hứa có thể làm bùng lên những nghị lực mới, những nghị lực tương quan, trí tuệ, văn hóa và tinh thần. Một niềm tín thác như thế không bao giờ là điều sống dễ dàng, vì tương quan giữa con người với nhau thật là phức tạp, trong một thời đại mà bầu không khí nghi kỵ nẩy sinh từ thái độ sợ hãi người lạ, lo sợ mất các lợi thế của mình, và biểu lộ cả ở mặt chính trị, qua các thái độ khép kín hay quốc gia chủ nghĩa.

6. Không chấp nhận chiến tranh và chiến lược sợ hãi.

Trăm năm sau Thế Chiến I, khi tưởng niệm những người trẻ đã ngã gục trong các trận chiến và các thường dân chết tan xác, bây giờ hơn trước kia, chúng ta thuộc bài học kinh khủng ‘chiến huynh đệ tương tàn’, hòa bình không bao giờ có thể bị thu hẹp vào sự quân bình các lực lượng và sợ hãi. Ðe dọa người khác có nghĩa là thu hẹp họ vào trạng thái một đồ vật và phủ nhận phẩm giá họ. Sự gia tăng dọa nạt và làm lan tràn các võ khí không kiểm soát được là điều trái ngược với luân lý. Sự kinh hoàng gây ra cho những người dễ bị tổn thương góp phần làm cho dân chúng phải di tản, tìm kiếm nơi an bình hơn. Ðừng biện minh các diễn văn chính trị cáo buộc những di dân về mọi tai ương và làm cho người nghèo mất hy vọng. Trái lại, cần tái khẳng định hòa bình dựa trên sự tôn trọng người khác, dù lai lịch họ thế nào. Ðặc biệt, hãy nghĩ đến các trẻ em sống trong các vùng xung đột, và những người đang dấn thân để cuộc sống và các quyền của các em được bảo vệ.

7. Một dự phóng lớn về hòa bình.

Trong khi kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, hãy nhớ đến nhận xét của Thánh Giáo hoàng Gioan 23: « Khi con người ý thức về các quyền của họ, thì trong lương tâm họ nhất thiết nảy sinh ý thức về các nghĩa vụ tương ứng: các quyền của họ, trước tiên chúng giống như những biểu hiện phẩm giá mà họ phải làm nổi bật, và tất cả những người khác có nghĩa vụ nhìn nhận và tôn trọng các quyền ấy ».

Ðúng vậy, Hòa bình là kết quả của một dự phóng chính trị lớn dựa trên trách nhiệm hỗ tương và sự lệ thuộc nhau của con người. Nhưng nó cũng là một thách đố đòi phải được đón nhận ngày qua ngày. Ðó là một sự hoán cải tâm hồn, qua ba chiều kích không tách rời của hòa bình nội tâm và cộng đoàn ấy:

- hòa bình với chính mình, từ bỏ thái độ khăng khăng nhất mực, hãy thực thi dịu dàng đối với bản thân, để cống hiến dịu dàng đối với người khác;

- hòa bình với tha nhân, dám gặp gỡ và lắng nghe sứ điệp của họ;

- hòa bình với thiên nhiên, tái khám phá sự cao cả của hồng ân Thiên Chúa và phần trách nhiệm mỗi người chúng ta, trong tư cách là người dân của thế giới, công dân và là tác nhân xây dựng tương lai.

Một nền chính trị công chính, với những con người mong manh đảm nhận nó, chúng ta hãy kín múc từ tinh thần bài ca Magnificat mà Đức Maria, Mẹ Chúa Kitô và là Nữ Vương Hòa bình, hát nhân danh mọi người: « Từ đời này đến đời kia, lòng thương xót Chúa đổ xuống trên những kẻ kính sợ Người. Chúa đã giơ cánh tay uy quyền mạnh mẽ, đập tan những kẻ kiêu căng, Người lật đổ những kẻ quyền hành khỏi tòa cao và nâng người hèn mọn lên; [...], Người nhớ lại lòng thương xót, như đã phán cùng Cha ông chúng ta, với Abraham và cho con cháu đến muôn đời ». (Lc 1,50-55)

Từ Quê hương Việt Nam, Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận tân lập Hà Tĩnh, trả lời Vatican Radio, cho biết : « Tôi có nhiều ưu tư, ưư tư về Hòa bình, ưu tư về Nhân quyền, ưu tư về con người. Tôi rất cảm động khi Ðức Thánh Cha, trong Sứ điệp Ngày Hòa bình, đã nhắc đến ‘Mói phúc cho các Chính trị gia’ của Ðức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Trong đó, ÐHY có nói : « Phúc cho nhà chính trị nào có ý thức cao và hiểu biết sâu về vai trò của mình, có được sự tín nhiệm, có hoạt động cho Công ích chứ không gì tư lợi, có lời nói đi đôi với việïc làm, biết hoạt động cho sự hiệp nhất, cho sự thay đổi quyết liệt, có khả năng lắng nghe và không sợ hãi. Nhắc lại các tật xấu của họ mà Ðức Thánh Cha đã nói, Ðức cha còn nêu thay vì phục vụ lợi ích Quốc gia, tiền đồ Dân tộc, họ bảo vệ đảng và ý thức hệ.

Hà Minh Thảo
 
Hơn 5 triệu người tham dự lễ hội “Traslacion” rước tượng Chúa Giê-su Na-gia-rét Đen tại Manila.
LM Nguyễn Tất Thắng, OP
18:59 09/01/2019
Hơn 5 triệu người tham dự lễ hội “Traslación” mỗi năm, rước tượng Chúa Giê-su Na-gia-rét Đen (Black Nazarene) bắt đầu vào ngày 9 tháng giêng với buổi canh thức cầu nguyện suốt đêm. Lễ hội là một cách biểu lộ lòng sùng kính bình dân tại Phi Luật Tân đã có hơn bốn thế kỷ với hàng triệu người sùng kính đặt hy vọng của họ nơi Chúa Ki-tô đau khổ. Chủ đề của Traslación 2019 là: “Những người sùng kính Chúa Giê-su Na-gia-rét dược chọn để phục vụ Ngài”. Đỉnh cao của chương trình là cuộc rước kiệu truyền thống qua các đường phố Manila, tượng Chúa Giê-su Na-gia-rét, bằng gỗ đen, đang vác thánh giá về đồi Calvariô. Hàng ngàn tín đồ khắp nơi trên đất nước hội tụ tại Manila để tham dự lễ hội này. Tượng Chúa Giê-su Na-gia-rét Đen được mang từ Mễ Tây Cơ đến Manila vào năm 1607 do các nhà truyền giáo Dòng thánh Augustine.

Người ta cũng tin rằng tượng đã bị đốt cháy một phần trở thành mầu đen khi chiếc tầu chở tượng bị bốc cháy trong chuyến đi xuyên Thái Bình Dương từ Mexico, là một thuộc địa khác của Tây Ban Nha vào thời điểm đó. Đức ông Hernando Coronel, Giám đốc Nhà thờ thánh Gioan Tẩy Giả ở quận Quiapo thuộc Manila, đã giải thích với cơ quan Fides rằng: “Lễ hội Chúa Giêsu Đen xoay quanh sự sùng kính đối với Chúa Kitô đau khổ, người Philippines đồng hóa chính họ với Ngài trong cuộc đời của họ được đánh dấu bởi nghèo đói và đau khổ hàng ngày. Cuộc rước kéo dài 24 giờ, bắt đầu tại Quirino Grandstand trong Công viên Rizal ở trung tâm Manila và kết thúc khi bức tượng tới Nhà thờ Quiapo."

Trong thánh lễ cử hành tại nhà thờ, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục Manila, nói với các tín hữu rằng "lòng sùng kính đối với tượng Chúa Giê-su Na-gia-rét Đen là biểu lộ tình yêu dành cho Chúa Giê-su và đó không phải là sự cuồng tín". Một người sùng kính thực sự thì yêu mến: bản chất của sự sùng kính là yêu mến. Những kẻ cuồng tín chỉ bám vào thứ gì đó mang lại giá trị cho chính họ. Người sùng kính yêu mến Chúa Giêsu. Người cuồng tín không yêu mến”

LM Nguyễn Tất Thắng, OP
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội cựu học sinh trường Phụng Sự Thánh Minh xứ Tân Phú mừng lễ Thánh Gia
Phương Nga
10:09 09/01/2019
“ Còn Đức Giê su ngày càng khôn ngoan ,thêm cao lớn, thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta “ ( Lc 2,52 )

“ Trường Phụng Sự là nơi ta trau giồi kiến thức,trường Phụng Sự là nơi ta tu đức thành công tiến lên ta cùng vui thi đua,đắp xây cho ngày mai sáng ngời..”Đó là những lời ca của các ACE cựu học sinh trường Phụng Sự Thánh Minh trong buổi họp mặt Truyền Thống tại Hoa viên gx Tân Phú sau khi tham dự thánh lễ mừng Thánh Gia Thất vào lúc 18g45 ngày 02-01-2019 tại thánh đường gx Tân Phú.

Trước đó,vào lúc 17g45,Cha Phó xứ Giuse Phạm Công Minh đã chủ sự thánh lẽ cầu nguyện cho cộng đoàn,đặc biệt quý ACE cựu học sinh Phụng Sự - Thánh Minh đã nhận Thánh Gia Thất làm bổn mạng và họp mặt truyền thống mỗi năm vào ngày 31-12.Cha chia sẻ với cộng đoàn: Hôm nay là thứ Tư đầu tháng,sau Chúa Nhật lễ Thánh Gia Thất.Chúng ta họp nhau đây để tạ ơn Chúa và đặc biệt cầu nguyện cho quý ACE Gia đình Thăng tiến Hôn nhân cuối năm và quý ACE trường Phụng Sự Thánh Minh trong lễ bổn mạng và họp mặt Truyền thống.

Xem Hình

Theo bài Tin Mừng Thánh Luca (2,41-52) Cha diễn giảng:Chúa Nhật vừa qua chúng ta đã cùng với Giáo hội mừng lễ Thánh Gia Thất,chúng ta cũng vẫn còn trong mùa Giáng Sinh.Nếu có dịp nhìn thấy những tranh ảnh mổ tả về gia đình Thánh gia chúng ta sẽ thấy đó là một gia đình đầm ấm vì Thánh cả Giuse cầm cưa gỗ,Mẹ Maria khâu vá còn Chúa Giêsu thì cầm đục để phụ cha của mình.Như vậy,phải chăng gia đình Thánh gia không có một thử thách nào trong đời sống? Thưa không! không những có thử thách mà còn quá nhiều khác.Không có gì khổ hơn cảnh nghèo,phải sinh con trong chuồng súc vật hôi tanh không chăn màn giữa dêm đông giá buốt và cảnh chạy trốn vì Vua Herode truy sát do lo sợ mất ngai vàng.

Hơn nữa còn sự hiểu lầm nhau vì chỉ mới đính hôn thôi mà Mẹ Maria đã mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần,rồi khi dưa con lên đền thờ dự lễ thì lại lạc mất con ba ngày.Thế nhưng,các Ngài vẫn luôn vượt qua sóng gió và gian nan.Vậy nhờ bí quyết nào mà các Ngài làm được điều đó ? Thưa! đó là vì các Ngài đã từ bỏ ý riêng và vâng phục Thiên Chúa.Ngày nay,đang có những gia đình bạo hành nhau,tẩm xăng đốt nhau,chém giết không thương tiếc;nhiều gia đình thì con cái xì ke ,ma túy,bỏ học du đãng do chúng ta không nghe lời Thiên Chúa Khi gặp hoạn nạn thì không cầu xin cùng Cúa mà lại mê tín dị đoan,cao ngạo và bắt người khác làm theo ý mình.

Gia đình là một vườn ươm cho con cái ăn học;gia đình là một bầu khí quyển cho mọi người hít thở,gia đình còn là con đường dịnh hướng cho con cái chúng ta.Nếu đúng thì con cái tốt,nếu sai thì con cái hư hỏng...Có những hủ tục của gia đình thì chúng ta nên bỏ,nhưng những truyền thống tốt đẹp thì nên giữ như xin lễ cho Ông bà Cha mẹ trong tháng 11,hay như Cựu học sinh Phụng Sự Thánh Minh.đã duy trì truyền thống tốt đẹp vì khi Cha đọc tấm thiệp do anh Vũ Quốc Thắng(Hội trưởng) trao thì Cha rất cảm động vì những dòng thơ dưới đây:

Dẫu đi khắp bốn phương trời

Những lời Thày dạy suốt đời vấn vương

Sống trong vàng bạc kim cương

Sao bằng sống giữa thân thương bạn bè

Chúc cho các Anh chị luôn yêu thương và xum họp nhau khi có điều kiện và chúc gia đình các Thày cùng các Anh chị Cựu học sinh luôn nhiều ơn Chúa nhất là trong Năm Mới này.

LƯỢC SỬ TRƯỜNG PHỤNG SỰ THÁNH MINH GIÁO XỨ TÂN PHÚ

(Viết theo lời kể của Thày Đinh Thanh Thái- Thày giáo tiền nhiệm từ năm 1963 đã 85 tuổi)

Khi Cha cố Đaminh Tiên khởi Đình Xuân Hải nhận bài sai về thành lập gx Tân Phú năm 1963 và chỉ với 83 hộ gia đình sinh sống nên Cha mượn tạm nhà ông Trùm Tiệm(Họ Mông Triệu) để cử hành các Bí tích cho đến năm 1965 mới có nhà thờ tạm và một số phòng học bằng gỗ lợp tôn dạy các lớp Tiểu học với hai Thày kỳ cựu Đinh Thanh Thái và Đinh Mẫn tại khu đất phía sau đường Nguyễn Hậu (kế chợ Tân Phú).

Năm 1966 Cha cố Đaminh cho xây dựng mới ngôi Thánh đường cùng với trường Phụng Sự (địa chỉ 35 Độc Lập-phường Tân Thành-quận Tân Phú) kiên cố với một dãy phòng dài một lầu,một trệt bao gồm cả Văn phòng và nơi sinh hoạt chung để tổ chức giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 9 trên cương vị Cha là Giám đốc và Thày Đinh Xuân Diệm là Hiệu Trưởng.Năm 1972 Cha cố Đaminh Đinh Xuân Hải dời ra xứ Mạc Tin bàn giao cho Cha Đaminh Vũ Nguyên Thiều về quản xứ và điều hành Trường Phụng Sự trên cương vị Giám đốc và Cha Giáo Giuse Vũ Viết Hà là Hiệu Trưởng.

Vì đã có nhiều kinh nghiệm khi làm Hiệu trưởng Trường Cấp 3 Nguyễn Bá Tòng B,nên khi tiếp nhận trường Cha cố Thiều đã nâng cấp trường lên một bậc là dạy từ lớp 6 đến lớp 12 và đổi tên mới là Trung học Đệ nhị cấp Thánh Minh.Sau năm 1975 trường được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Trung học Cơ sở Phan Bội Châu...qua nhiều vị quản lý đến năm 1995 khi Bà Lê Hoài Ngọc Thu về làm Hiệu Trưởng đã cho xây thêm hai dãy nhà song song và nâng cấp lên nhiều tầng để đáp ứng việc dân số ngày càng đông và nhu cầu giáo dục ngày càng cao.

.Hiện nay,các con em thuộc thế hệ thứ 3 và thứ 4 của bà con bản địa đang được theo học tại ngôi trường này và Trường THCS Phan Bội Châu cũng là một trong những ngôi trường được yêu mến nhất vì sự ấm cúng và vị trí tọa lạc giữa khu dân cư, có đường xá thông thoáng thuận tiên cho việc phụ huynh đưa đón con em của mình.Được biết,đây cũng là ngôi trường đã sản sinh nhiều linh mục tu sĩ,trí thức và công chức để phục vụ cho Giáo hội và Xã hội.

Đến năm 2018 thì các Anh chị Cựu học sinh đã rời trường hơn 43 năm nhưng không bao giờ quên được công ơn của những vị Sáng lập,những vị Điều hành và các Thày cô đã giảng dạy cùng tình bạn thắm thiết cũng không bao giờ phai nhạt.Hội Cựu học sinh được thành lập cách đây 20 năm do anh Giuse Nguyễn Công Trung (Nguyên chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ) khởi xướng.Hội viên đăng ký khoảng 100,nhưng hoạt động thường xuyên là 50 người.Hiện tại còn ba Thày kỳ cựu ở tuổi Thất thập đến Bát thập là Thày:Đinh Thanh Thái,Thày Nguyễn Văn Năm và Thày Ngô Văn Lục luôn theo sát các sinh hoạt của Hội.Ngoài việc chăm lo hiếu hỷ cho các thành viên;Hội cũng đóng góp cho các công trình của giáo xứ như xây Nhà Giáo lý.Linh đài Đức Mẹ vv

Phương Nga
 
Phóng sự Giáng Sinh tại Vatican: Thăm viếng Thánh Cecilia quan thầy các ca đoàn và các di tích Việt Nam ở Roma
Trần Mạnh Trác
18:35 09/01/2019
Xem hình ảnh

Lộ trình nửa ngày:

Thánh Cecilia đã từng là một thánh nữ được aí mộ nhất cuả Roma, là quan thầy cuả các Nhạc Sĩ, tên cuả Ngài được nhắc tới trong kinh Tiền Tụng cuả Thánh Lễ…cho đến thập niên 1960 khi mà niên lịch Phụng Vụ cuả Giáo Hội đổi ngày lễ cuả Ngài thành ra Lễ Nhớ mà thôi.

Chúng tôi sẽ bàn về sự tích và những vấn đề chung quanh ‘nhân vật lịch sử Cecilia’ để cung cấp tài liệu cho những độc giả nào muốn sưu tầm thêm, nhưng bây giờ thì chúng tôi xin giới thiệu một lộ trình dành cho những ca đoàn VN đi hành hương ở Roma, đó là đi thăm những di tích có liên hệ đếnViệt Nam và kết thúc với một cuộc thăm viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Cecilia, quan thầy cuả các ca đoàn. Trong album đính kèm, chúng tôi xin đăng thêm một số hình ảnh cuả cuộc hành hương VietCatholic tại Roma vào cuối tháng 10 vừa qua ở những nơi liên hệ .

Đây là một lộ trình dài 2.9 km (1.8 mile,) bắt đầu từ Công Trường Thánh Phêrô, đi bộ rất gần để thăm thủ cấp Á Thánh Anrê Phú Yên được lưu giữ tại Nhà Tổng Quyền cuả dòng Tên (Curia Generalizia Compagnia di Gesu,) rồi tản bộ theo bờ sông Tiber để thăm mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ở nhà thờ Chiesa Santa Maria Della Scala, và kết thúc ở nhà thờ Basilica di Santa Cecilia trong phố Trastevere. Số giờ đi bộ là 37 phút theo Google Map.

Trong muà Giáng Sinh vừa qua, chúng tôi đã bỏ ra một nửa ngày từ buổi trưa, dong chơi trên bờ sông Tiber, la cà các hàng quán tiểu công nghệ vừa nhỏ vừa xinh ở khu phố Trastevere, đợi chờ thức ăn và ngồi chơi dông dài ở một quán vệ đường đông khách và rẻ, và dành cho mỗi nhà thờ trên nửa giờ để cầu nguyện và chụp hình lưu niệm. Đó là chưa kể ghé qua nhà thờ Church of the Holy Spirit in Sassia, là trụ sở thế giới cuả phong trào Lòng Thương Xót Chuá (nằm cạnh dòng Tên,) và Nhà Thờ Basilica of Our Lady in Trastevere, là nhà thờ tôn kính Đức Mẹ đầu tiên và cổ nhất cuả Roma (gần nơi HY Thuận, trên đường tới nhà thờ Thánh Cecilia.)

Trước nhà thờ Thánh Cecilia có một công trường nhỏ, Piazza di Santa Cecilia, mà xe buýt có thể đưa đón khách hành hương một cách thong thả.

Một điều cần ghi nhớ đó là nhà thờ Thánh Cecilia nằm trong khuôn viên của một tu viện kín cho nên giờ mở cửa giới hạn từ 10.00-13.00 / 16.00-19.0.

Sự tích thánh Cecilia

Như đã nói trên, Thánh Cecilia đã từng là một thánh nữ được aí mộ nhất cuả Roma và là quan thầy cuả các Nhạc Sĩ cho đến thập niên 1960.

Nhưng người ta đã không thể chứng minh được câu chuyện cuộc đời cuả Ngài là có thực.

Xin minh định một điều quan trọng ở đây, đó là ‘nhân vật’ Cecilia là một ‘nhân vật lịch sử’ không thể chối cãi, chưa hề có ai đặt vần đề này cả, và lịch sử cũng cho thấy rằng Ngài là vị thánh đầu tiên mà xác đã được Chuá quan phòng không cho hư rưã và những văn bản giám định về tình trạng ‘xác không bị tiêu hủy’ cuả Ngài được xem là đầy đủ và chi tiết, không hề có nghi ngờ.

Chỉ có một điều, là câu chuyện cuộc đời cuả Ngài đã được viết ra khoàng năm 600, tức là trên 300 năm sau khi Ngài qua đời, và người ta đã không tìm được một bút tích nào khác viết về Ngài trước đó cả.

Cho đến khi tìm được một ‘dấu vết lịch sử’ nào đó (hoặc trong thời cuả Ngài, hoặc trong lúc những nhân chứng cùng thời với ngài còn sống) để chứng minh, thì câu chuyện cuộc đời cuả Ngài phải xem như là một sự tích ‘truyền khẩu dân gian’ mà thôi.

Mà đây lại là một câu chuyện rất huyền diệu, như sau:

Người ta không rõ năm sinh của Thánh Cecilia, nhưng người ta tin rằng việc tử đạo cuả Ngài đã diễn ra trong thời Hoàng Đế Alexander Severus, vào khoảng năm 222-230.

Cecilia là một ‘công nương’ của một gia đình La Mã giàu có và danh giá. Mặc dù Ngài ước ao dâng mình cho Chuá nhưng theo thói tục cuả giới quyền quí thì Ngài được gả cho một nhà quý tộc trẻ tên là Valerian. Vào đêm tân hôn Thánh Cecilia đã thuyết phục được người chồng sau khi cho chồng thấy vị thiên thần hộ mệnh đang đứng bên cạnh mình.

Người anh trai của chồng là Tiburtius cũng được thánh Cecilia cải đạo. Cả hai sau đó đã bị bắt vì tội theo Kitô giáo, bị chặt đầu (theo truyền thống qúi tộc La Mã không bị đóng đinh) và bị chôn dọc theo đường Appian. Trước khi tử đạo, Valerian và Tiburtius cũng đã thuyết phục được ông đội trưởng là Maximus theo đạo và được hưởng phúc tử đạo với họ.

Cecilia bị bắt vì đã đem thi thể của họ đi chôn và vì đó là một tội ác chống lại Hoàng Đế cho nên Cecilia phải lựa chọn, hoặc tế lễ cho các vị thần ngoại đạo hoặc bị xử chết. Cecilia đã kiên quyết với đức tin cuả mình và chọn cái chết.

Bởi vì là một công nương quý tộc trẻ đẹp, vị quan toà đã quyết định xử tử thánh Cecilia một cách kín đáo để tránh những lời dị nghị của dân. Vị thánh đã bị nhốt kín trong căn phòng nấu nước cuả hồ tắm trong nhà cho chết ngạt. Nhưng qua một ngày một đêm trong môi trường ngạt thở như vậy, Ngài vẫn không hề hấn gì.

Một tay đao phủ lão luyện đã được sai tới để chặt đầu, nhưng hình như hắn đã mất can đảm vì phải giết một người phụ nữ xinh đẹp như vậy, hắn đã chém tới ba nhát đao theo luật La Mã mà không thành công. Hắn đã chạy trốn, và để Thánh Cecilia nằm gục bên hồ tắm, nửa đầu bị cắt đứt.

Thánh Cecilia nằm nghiêng phía bên phải, hai bàn tay của Ngài đan chéo theo thế cầu nguyện. Đầu gục xuống đất và nằm ở vị trí đó qua ba ngày đêm. Vị trí của những ngón tay, ba ngón mở rộng trên tay phải và một bên trái, như là dấu chỉ lòng tin về Chúa Ba Ngôi trong khi Ngài không còn có thể nói ra được nữa.

Những người Kitô hữu bấy giờ phủ lên Ngài một chiếc áo choàng bằng lụa có thêu chỉ vàng và đặt Ngài vào một quan tài làm bằng gỗ bách, vẫn giữ nguyên tư thế như khi chết. Dưới chân ngài, họ đặt các tấm khăn và vải trùm đầu đã được sử dụng để thấm máu.

Ngài được đem chôn trong hầm mộ Thánh Callistus bời vị Giám mục cuả Ngài, sau này là Giáo hoàng Urban I, là người đã rửa tội cho chồng và anh rể cuả Ngài.

Vào năm 822, sau khi tân trang ngôi nhà thờ tôn kính Ngài, Đức Giáo Hoàng Pascal I đã ước ao muốn cải mộ cuả Ngài về nhà thờ nhưng lúc đó không có ai còn nhớ vị trí ngôi mộ cuả Ngài ở đâu nữa. Trong lúc đang buồn rầu và cầu nguyên thì Thánh Cecilia đã hiện ra với vị Giáo Hoàng và chỉ cho biết vị trí cuả ngôi mộ ở đâu.

Khi khai quật ngôi mộ, lúc đó người ta mới biết xác cuả Ngài đã không hề bị hư nát.

Đức Giáo Hoàng Pascal I đã cải táng 4 ngôi mộ, cuả Thánh Cecilia, xương của chồng, cuả anh rể, và cuả thánh tử đạo Maximum, mà chôn dưới bàn thờ.

770 năm sau đó, khi ngôi nhà thờ cần phải sửa sang thì Đức Hồng Y SPaolo Emilio fondrato đã ra lệnh cải mộ một lần nữa, và lần này ngài đã ra lệnh ghi chép cẩn thận, và đã trở thành một hồ sơ khai quật chi tiết nhất trong năm 1599.

Theo hồ sơ thì vào ngày 20 tháng 10, khi đào bới dưới bàn thờ, người ta đã tìm được 2 chiếc quách bằng đá cẩm thạch trắng, phù hợp với những tại liệu mô tả cuả thời Giáo Hoàng Pascal I về các cỗ quan tài chứa các xác thánh.

Đức Hồng Y đã mở chiếc quách trước nhiều nhân chứng đáng tin. Sau khi chiếc nắp cẩm thạch được gỡ ra, thì chiếc quan tài bằng gỗ bách vẫn còn tốt cũng lộ ra. Đức Hồng Y, với cảm xúc run rẩy mà ai cũng có thể hiểu được, đã nâng nắp hòm lên, để lộ ra thân xác vẫn còn nguyên vẹn kể từ thời các vị Giáo Hoàng Urban và Pascal.

Xác cuả Ngài vẫn nằm ở cùng một vị thế cuả 1500 năm trước. Nhìn qua tấm màn lụa che, ngươì ta vẫn có thể thấy được chiếc váy thêu chỉ vàng, thấy vết chém ở cổ và những bộ quần áo thấm máu đặt dưới chân.

Đức Giáo Hoàng Clement VIII đã được thông báo nhưng đã không thể đến thăm ngôi mộ ngay lập tức vì đang bị bệnh gút phát tán, ngài đã gửi tới Đức Hồng Y Baronius, và ông Antonio Bosio, là nhà bác học đang nghiên cứu về hầm mộ ở Roma, và họ đã để lại cho chúng ta những tài liệu vô giá mô tả sự kiện khai quật này.

Nhìn qua tấm màn che, họ mô tả Thánh Cecilia là một phụ nữ mảnh mai và cái đầu thì quay xuống đất che mất khuôn mặt, nhưng do "sự tôn kính các thánh," họ không thực hiện thêm một sự kiểm tra nào khác nữa. Ông Bosio thì ghi thêm ý kiến của mình rằng xác vị Thánh vẫn giữ nguyên một vị thế như khi mới chết.

Một nhà điêu khắc trẻ lúc đó là Stefano Maderno, được thuê để bảo quản các hình tượng trong nhà thờ, đã khắc ra một bức tượng của thánh Cecilia, và trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất cuả nước Ý. Bức tượng được cho là đã mô tả chính xác cơ thể của Thánh Cecilia. Bức tượng này vẫn được đặt trong một hòm kiếng trước bàn thờ bằng đá cẩm thạch màu đen. Việc thiết kế như một quan tài đang mở cuả Maderno đã trở thành một cái mẫu cho nhiều thiết kế danh tiếng sau này.

Ngày nay khi đi thăm hầm mộ Thánh Callistus, người ta cũng thấy ngay tại vị trí ngôi mộ cũ cuả Thánh Cecilia có một bức tượng cuả Ngài, sao chép y hệt bức tượng nguyên thủy ở Nhà Thờ.

Nhà thờ ‘Vương Cung Thánh Đường’ Thánh Cecilia được xây trên vị trí cuả ngôi biệt thự cuả gia đình Ngài. Một nhà nguyện bên phải cuả Thánh Đường, gọi là Caldarium là nơi mà Thánh Cecilia đã bị xử tử. Tại đây vẫn còn dấu vết cuả một hồ tắm La Mã cổ xưa; những bể nước chung quanh hồ tắm là những nơi chứa nước nấu nóng lấy từ các hầm bên dưới. Phiến đá cẩm thạch dùng làm mặt bàn cho bàn thờ được coi là phiến đá mà Thánh Cecilia đã nằm trong lúc bị nhốt kín cho chết ngạt, và cũng có thể là phiến đá mà Ngài đã gục xuống khi bị đao phủ chém.

Trong nhà thờ, ngoài bức tượng Thánh Cecilia, còn nhiều tác phẩm nổi danh nữa, như sau:

Bức hình Ngày Tận Thế (The Last Judgment) cuả Pietro Cavallini (c. 1293) và caí trướng trên bàn thờ do Arnolfo di Cambio (1200s).

Nhà Thờ hầm (The Crypt) thiết kế theo kiểu trang trí thời Trung Cổ gọi là Cosmati là nơi chứa hầm mộ cuả Thánh Cecilia và chồng là thánh Valerian.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tươi Cười 40 Năm Cao Miên- Cúi Mặt 40 Năm Tầu Cộng
Phạm Trần
19:15 09/01/2019


Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức kỷ niệm 40 năm để khoe công đã cứu nhân dân Cao Miên thoát chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer đỏ, nhưng lại không dám tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tầu ngày 17/02/1979.

Dấu mốc lịch sử 40 năm của hai cuộc chiến chỉ cách nhau 30 ngày. Tại Cao Miên, bắt đầu từ ngày 23/12/1978, khoảng 200,000 quân Việt Nam đã vượt biên giới để tấn công mở đường và yểm trợ lực lượng 20,000 lính của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, do Heng Samrin lãnh đạo và được Việt Nam yểm trợ, chiếm Thủ đô Nam Vang ngày 07/01/1979.

Mười ngày sau, 17/01/1979, quân Việt Nam là chính, đã kiểm soát gần hết lãnh thổ xứ Chùa Tháp. Pol Pot và Khmer đỏ, dù có Trung Cộng đứng sau lưng, đã phải rút quân về cố thủ dọc biên giới Thái Lan.

Để trả đũa thay cho Pol Pot, ngày 17/02/1979, lãnh tụ Trung Cộng Đặng Tiểu Bình, đã tung 600,000 quân vượt biên giới đánh vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu. Họ Đặng gọi cuộc hành quân là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

CHIẾN TRANH HỦY DIỆT

Ngày 14/3/1979, Trung Cộng rút hết quân về nước, nhưng sau đó lại mở mặt trận đẫm máu thứ hai ở vùng biên giới, đặt trọng tâm vào Vỵ Xuyên (Tỉnh Hà Tuyên) từ 1984 đến 1990 để chiếm hai vị trí chiến lược núi Lão Sơn (Laoshan, điểm cao 1059, Việt Nam gọi là núi Đất) và Giả m Sơn (điểm cao 1250,Việt Nam gọi là đồi 722) và các điểm cao chiến lược khác dọc biên giới hai nước. Việt Nam đã mất vĩnh viễn phần lãnh thổ quan trọng này kể từ ngày 14/07/1984.

Vậy thương vọng đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao ?

Phóng viên Hòang Thùy của Việtnam Express viết ngày 25/07/2014:”Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc….”

Thương vong của phiá quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khỏang 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.

Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên :”“Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”. (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)

Chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.

Đó là khi :”Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá - Anh hùng Nông Văn Pheo, năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực lượng với quân xâm lược.

Để bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần gây tổn thất nặng nề cho quân địch.

Nhưng đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.

Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá huỷ hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi.”

(báo Dân Việt , ngày 17/02/2018 )

Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người cả dân thường và bộ đội Việt Nam.

Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018:”Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có 3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ. Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng.”

“Pháo đài Đồng Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của gần 400 người Việt Nam.”

(Tuần Việt Nam, ngày 10/02/2018)

Cuộc chiến biên giới Việt -Trung dài 11 năm đã gây tổn thất cho cả hai phía, nhưng so với thiệt hại và thất bại chính trị của Trung Cộng thì sự phá hoại và tàn bạo của lính Trung Cộng để lại cho nhân dân 6 tỉnh đã vượt qua sự chịu đựng của người Việt Nam.

Theo thống kê bán chính thức của Bách khoa Toàn thư mở thì Việt Nam thừa nhận có 10,000 thường dân thiệt mạng, nhưng không công bố tổn thất quân sự. Các chuyên gia quân sự Tây phương ước tính có 20,000 quân lính Việt Nam chết và bị thương. Tây phương cũng phỏng định có lối 28,000 quân Trung Cộng tử thương và hàng chục ngàn lính bị thương.

Thế nhưng, đáng tiếc nhưng phải lên án đảng CSVN đã vì sợ bị Trung Cộng trừng phạt mà không dám tổ chức tưởng niệm và ghi công những công dân và người lính đã hy sinh trong cuôc chiến bảo vệ Tổ quốc chống quân Tầu xâm lược từ 1979 đến 1990.

NGHĨA VỤ CHO AI, VÌ AI ?

Trong khi đó tại chiến trường Cao Miên, ngược với trông đợi Việt Nam sẽ rút quân sau khi đánh bật Pol Pot ra khỏi Nam Vang, quân Việt Nam đã sa lầy ở đó đến 10 năm. Cho đến khi sức cùng lực kiệt Việt Nam đã buộc phải rút quân từ tháng 06 năm 1989, trước áp lực cấm vận của Quốc tế và là điều kiện bắt buộc của Bắc Kinh nếu Hà Nội muốn nối lại bang giao.

Vậy Việt Nam đã được gì sau cuộc chiến gọi là “nghĩa vụ quốc tế” của lực lượng “tình nguyện” ở Cao Miên ? Hà Nội chẳng được gì, dù đã tổn thất khoảng 100,000 mạng sống gồm chết, bị thương và mất tích. Đất nước Cao Miên ngày nay, tuy quyền hành nằm trong tay cựu Trung đoàn trưởng Hun Sen, người được quân Việt Nam cứu và đưa trở lại Nam Vang nắm quyền sau Heng Samrin, đã nằm gọn trong tay Trung Cộng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hoa Tập Cận Bình đã có ảnh hưởng chính trị tuyệt đối với Cao Miên hơn cả Hoa Kỳ.

Ông Hun Sen đã nắm quyền lãnh đạo Campuchia 33 năm, sẽ tiếp tục được Bắc Kinh ủng hộ để thực hiện kế hoạch bành trướng “một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình, nhưng đồng thời cũng bao vây Việt Nam ở phía tây.

Một bài viết phổ biến trên Internet cho biết:”Là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Campuchia, Trung Quốc đã hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương trong năm nay. Ở chiều ngược lại, chính phủ Campuchia mở cửa cho làn sóng đầu tư chưa từng có của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hiện đã có 30 sòng bạc của doanh nghiệp Trung Quốc đi vào hoạt động ở Campuchia và 70 sòng bạc khác đang trong quá trình xây dựng.

Số lượng khách du lịch Trung Quốc đổ tới Sihanoukville, thành phố vốn chỉ có 90.000 dân, tăng gấp đôi trong vòng hai năm 2016-2017. Mọi nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, cửa hàng mua sắm miễn thuế, siêu thị và ngân hàng ở Sihanoukville đều trưng biển hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc.”

Theo thống kê, năm 2017 Việt Nam đã dầu tư ở Cao Miên 184.5 triệu Mỹ kim, so với 501.5 triệu của Trung Cộng.

Ngoài mất ảnh hưởng chính trị vì không có khả năng kinh tế và tài chính bao bọc cho Hun Sen bằng Trung Cộng, đảng cầm quyền CSVN còn phải đối phó với mối hiềm khích lịch sử dai dẳng với Cao Miên về tranh chấp lãnh thổ và chủng tộc. Dù ngoài mặt thân thiện, nhưng trong thâm tâm, người Miên vẫn lạnh nhạt với người Việt Nam. Nó giống hệt như mối thù tiềm ẩn không bao giờ ra khỏi máu người Việt đối với Trung Quốc mỗi khi người Việt nhớ đến cuộc tấn công vào 6 Tỉnh biên giới của Đặng Tiểu Bình năm 1979 để không quên rằng Việt Nam đã từng bị người Tầu đô hộ 1,000 năm trong nhiều Thế kỷ trước.

Do đó, khi tổ chức kỷ niệm chiến thắng Pol Pot-Khmer đỏ tại Hà Nội ngày 05/01/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đã ngụ ý kỷ niệm chiến thắng quân Khmer đỏ ở mặt trận biên giới Tây Nam là chính, sau đó mới đến chuyện đánh bật Pol Pot và Khmer đõ khỏi Thủ đô Nam Vang ngày 07/01/1979.

Ông Phúc muốn lồng 2 hành động vào một khung là muốn tránh mở lại vết thương xung đột với Trung Cộng vì Bắc Kinh đã để mất quân bài Pol Pot trước cuộc tấn công của quân Việt Nam.

Hơn nữa khi Thủ tướng Việt Nam gọi lễ kỷ niệm là “Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979- 07/01/2019)” còn ngụ ý muốn thanh minh quân Việt Nam vượt biên vào Cao Miên 40 năm trước không phải là hành động “xâm lược chiếm đóng” như đã có lần bị chính Nhà vua Norodom Sihanouk tố cáo tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ông Phúc muốn mọi người hiểu rằng Việt Nam chỉ phản công hành động đánh phá của Pol Pot-Khmer đỏ, và tình nguyện giúp người Miên thoát khỏi chế độ diệt chủng.

Ông Phúc nói:”Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam - Việt Nam của Tập đoàn phản động Pôn Pốt, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng đất nước. Đến ngày 7/1/1979 thủ đô Phnôm Pênh đã được giải phóng. Đây là Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại, từ đó nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, dựng xây đất nước.”

Nhóm chữ “cách mạng Campuchia” mà ông Phúc nhắc đến là tổ chức “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia” được Việt Nam yểm trợ thành lập do Heng Samrin lãnh đạo và Hun xen là Ủy viên.

Báo chí Việt Nam, theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, đã viết bài ca tụng quân đội Việt Nam đã “hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang.”

Nhưng trong khi kỷ niệm 40 năm chiến thắng mặt trận biên giới Tây Nam và giải phóng Cao Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot được tổ chức cấp nhà nước thì trong 39 năm qua, những hy sinh cao cả và đẫm máu của quân-dân 6 tỉnh biên giới trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược 1979-1990 đã bị đảng cầm quyền CSVN cố tình làm ngơ.

Chẳng những đớn hèn như thế mà Chính phủ còn ra lệnh chống phá, ngăn cấm mọi cố gắng tự phát của cựu chiến binh và người dân muốn tổ chức truy điệu và dâng hương ghi ơn quân-dân đã nằm xuống trong cuộc chiến hào hùng này.

Không có bất cứ lời giải thích nào từ phía Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam cho thái độ vô ơn bạc nghĩa này, nhưng nếu 40 năm sau ngày Quân Tầu xâm lược 17/02/1979 mà hương khói vẫn lạnh tanh ở biên giới Việt-Trung thì vong linh của trên 45,000 quân-dân làm sao mà thảnh thơi nơi chín suối ? -/-

Phạm Trần

(01/019)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đôi Bạn
Đặng Đức Cương
09:31 09/01/2019
ĐÔI BẠN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cùng sát cánh nhé bạn của tôi ơi
Những người bạn bên đời tôi thân mến
(KD)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/01/2019: 2019 - một năm bận rộn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:00 09/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa ra tối hậu thư cho tòa Constantinople

Trong một lá thư với những lời lẽ hết sức nặng nề, Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã ra tối hậu thư cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô phải ngưng ngay tiến trình ban cấp Tomos (hay quyền tự trị) cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Tưởng cũng nên nhắc lại trước ngày 15/12/2018, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Trong phiên họp ngày 15/12/2018, hai nhóm sau, cùng với hai vị Giám Mục của nhóm thứ nhất đã quyết định nhập lại thành một Giáo Hội duy nhất gọi là Chính Thống Giáo Ukraine dưới sự lãnh đạo của Đức Thượng Phụ Serhii Petrovych Dumenko, nguyên là Tổng Giám Mục Pereyaslavsky và Bila Tserkva của Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev.

Theo dự trù, Đức Thượng Phụ Serhii Petrovych Dumenko sinh ngày 3 tháng Hai, 1979 mới 39 tuổi sẽ được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trao cho Tomos vào tháng Giêng này.

Trong tối hậu thư Đức Thượng Phụ Kirill của Nga đe dọa sẽ bác bỏ tư cách Thượng Phụ Đại Kết của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nếu tòa Constantinope tiến hành việc ban cấp Tomos.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 28 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Alfeev Hilarion phụ trách Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sẽ thành lập các giáo phận và giáo xứ Chính Thống Giáo Nga tại tất cả các lãnh thổ theo giáo luật là thuộc tòa Constantinople; và cuộc tranh chấp giữa hai tòa Mạc Tư Khoa và Constantinople sẽ mở rộng ra trên toàn thế giới và như thế Chính Thống Giáo không bao giờ trở lại như trước đây.

2. Diễn biến lịch sử: Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô ban cấp Tomos cho Ukraine

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Chủ tịch Quốc Hội Andriy Parubiy đã đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự nghi thức ký kết và ban cấp quyền tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine diễn ra trong hai ngày 5 và 6 tháng Giêng.

Thông cáo báo chí của quốc hội Ukraine cho biết:

“Vào ngày 5 tháng Giêng, các thành viên của phái đoàn chính phủ Ukraine sẽ tham dự lễ ký kết Tomos do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô chủ sự và nghi thức cầu nguyện tại Nhà thờ Chính tòa Thánh George của Tòa Thượng Phụ Constantinope. Sau khi kết thúc các thủ tục ký kết Tomos, sẽ có diễn từ của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine, và Tổng thống Petro Poroshenko.”

Nghi lễ ký kết Tomos được truyền hình trực tiếp từ Istanbul về Ukraine vào lúc 10g30 sáng theo giờ địa phương Kiev.

Cũng trong ngày 5 tháng Giêng, Chủ tịch Quốc hội Parubiy, và Tổng thống Poroshenko sẽ có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan. Hai vị được tường thuật là sẽ nhân dịp này cám ơn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã không chiều theo các yêu cầu của Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ gây áp lực lên Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhằm cản trở việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Thông cáo báo chí của quốc hội Ukraine cho biết tiếp như sau:

“Vào ngày 6 tháng Giêng, Tổng thống Petro Poroshenko, Chủ tịch Quốc Hội Andriy Parubiy và các thành viên của phái đoàn sẽ tham gia vào nghi thức trao Tomos trong Phụng vụ Thánh do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Epiphaniy. Phái đoàn Ukraine cũng sẽ tham dự nghi thức làm phép nước tại vịnh Golden Horn.”

Sau nghi thức này, Chính Thống Giáo Ukraine tân lập trở thành một Giáo Hội độc lập và ngang hàng với 14 Giáo Hội Chính Thống Giáo trên thế giới.

Toàn bộ các nghi thức lịch sử trong ngày 6 tháng Giêng được truyền hình trực tiếp về Kiev lúc 8:30 sáng.

Trong nghi thức làm phép nước tại vịnh Golden Horn, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ ném một thánh giá xuống vịnh và các tay bơi sẽ đua nhau giành lấy thánh giá.

Sau nghi thức này các thành viên trong phái đoàn đến viếng thăm lăng mộ của ông Volodymyr Vasilievich Mursky. Ông sinh ngày 10 tháng 11, 1888 và qua đời ngày 19 tháng 7 năm 1935 tại Istanbul. Mursky là một ký giả, một nhà văn và là một chính trị gia cổ súy độc lập cho Ukraine và chiến đấu chống ách xâm lược Liên Sô.

Ông qua đời tại Istanbul trong khi giữ vai trò đại diện cho chính phủ lưu vong Ukraine.

Mursky là người Công Giáo nên được chôn cất tại nghĩa trang Công Giáo của tổng giáo phận Istanbul.

3. Đức Giám Mục Hương Cảng đột ngột qua đời

Đức Cha Micae Dương Minh Chương (楊鳴章, Yeung Ming- cheung) đã qua đời hôm thứ Năm 3 tháng Giêng, sau khi lãnh đạo giáo phận chỉ được mới 17 tháng.

Vị giám mục 73 tuổi đã qua đời tại bệnh viện Hương Cảng Canossa sau khi gan của ngài có biến chứng do bị xơ gan. Tang lễ của ngài sẽ được cử hành vào ngày 11 tháng Giêng.

Các báo cáo cho biết Đức Cha Chương đã có một số vấn đề sức khỏe trong nhiều năm qua nhưng ngài kiểm tra sức khỏe thường xuyên và các vấn đề xem ra đã được kiểm soát.

Tối ngày thứ Tư 2 tháng Giêng, một số phương tiện truyền thông Hương Cảng nói Đức Cha Chương đã qua đời. Tuy nhiên, giáo phận Hương Cảng dựa trên các chẩn đoán của bệnh viện đã bác bỏ các nguồn tin này và cho biết tình trạng của ngài được mô tả là ổn định. Một số các linh mục và anh chị em giáo dân đã tuôn đến bệnh viện để thăm hỏi và cầu nguyện cho ngài.

Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành (夏志誠, Ha Chi-shing) là Giám Mục Phụ Tá Hương Cảng cho biết ngài cảm thấy đau buồn vì Đức Cha Chương đã qua đời vào lúc 1g30 chiều thứ Năm chỉ vài giờ sau khi bệnh viện nói tình trạng của ngài đã ổn định.

Tuần trước, Đức Cha Chương vẫn còn khỏe mạnh để thi hành một chương trình phụng vụ dày đặc cho lễ Giáng Sinh. Ngài đã cử hành thánh lễ đêm Giáng sinh tại Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và trước đó vào ngày 19 tháng 12, ngài đã đưa ra một thông điệp video nhân dịp lễ Giáng sinh 2018.

Đức Cha Micae Dương Minh Chương sinh tại Thượng Hải vào ngày 1 tháng 12 năm 1945. Ngài được thụ phong linh mục tại Hương Cảng vào ngày 10 tháng 6 năm 1978. Cùng năm đó, ngài nhận được bằng Cử nhân Thần học tại Đại học Giáo hoàng Urbanô ở Rôma, Ý.

Từ tháng 8 năm 2003, ngài là người đứng đầu Caritas Hương Cảng và từ năm 2009 là cha Tổng đại diện.

Ngài tiếp tục học và lấy bằng thạc sĩ về truyền thông từ Đại học Syracuse và bằng thạc sĩ giáo dục tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ.

Ngài cũng nhận được bằng tiến sĩ danh dự về Khoa học xã hội từ Đại học Mở Hương Cảng và một bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Công Giáo Úc.

Ngài là một linh mục của Dòng Malta Hương Cảng và là giảng viên Đại học Thần học và Triết học Thánh Linh của Hương Cảng.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá của Hương Cảng vào ngày 11 tháng 7 năm 2014 và nghi lễ tấn phong Giám Mục đã diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm đó.

Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Phó vào ngày 13 tháng 11 năm 2016 và sau đó kế vị Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cai quản giáo phận Hương Cảng vào ngày 1 tháng 8 năm 2017.

4. Bức thư của Bộ Giám Mục ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ bị rò rỉ ra ngoài

Hôm mùng một tháng Giêng, thông tấn xã AP đã công bố bức thư của Bộ Giám Mục ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ về các chính sách liên quan đến việc cải tổ các chính sách đối phó với tai ương lạm dụng tính dục.

Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã nhóm phiên khoáng đại mùa thu 2018 tại Baltimore từ ngày 12 đến 14 tháng 11.

Theo dự trù, cuộc họp khoáng đại mùa thu của các Giám Mục Hoa Kỳ bắt đầu với một diễn từ của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston và là Chủ tịch USCCB. Sau đó là diễn từ của Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, là Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre.

Sau khi nghe hai diễn từ này, các giám mục tĩnh tâm tại nhà nguyện ngay trong khuôn viên của địa điểm này trong suốt một ngày để suy tư và cầu nguyện. Ngày tĩnh tâm sẽ được kết thúc bằng một Thánh lễ vào tối thứ Hai 12/11.

Ngày thứ Ba, các giám mục thảo luận và bỏ phiếu về một loạt các biện pháp cụ thể để đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng, bao gồm hai mục quan trọng là tiêu chuẩn trách nhiệm của các giám mục đối với các vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong giáo phận của các ngài, và việc hình thành một ủy ban đặc biệt do giáo dân điều hành để nhận khiếu nại chống lại các giám mục.

Tuy nhiên, vào “giờ thứ 11”, Tòa Thánh đã yêu cầu các Giám Mục Hoa Kỳ không bỏ phiếu về hai mục quan trọng này.

Trong lá thư, bị rò rỉ ra ngoài, đề ngày 11 tháng 11, Đức Hồng Y Marc Ouellet – Tổng trưởng Bộ Giám Mục - đã yêu cầu Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, chủ tịch USCCB, hoãn việc bỏ phiếu về các cải cách được đề xuất, và giải thích rằng Vatican đã không được dành thời gian thích hợp để đánh giá các đề xuất này.

Bức thư bị rò rỉ mâu thuẫn với tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel DiNardo, theo đó ngài chỉ biết quyết định của Vatican vào ngày hôm trước. Đức Hồng Y Ouellet chỉ ra rằng ngài đã đưa ra lời khuyên đó vài ngày trước, cụ thể là vào ngày 6 tháng 11.

Đức Hồng Y Ouellet nói: “Sẽ có ích hơn nếu có thời gian tham khảo ý kiến” trước khi các giám mục Hoa Kỳ bỏ phiếu về các kế hoạch này.

Sự can thiệp của Vatican, ngăn chặn hành động được nhiều người trông đợi của hàng giáo phẩm Hoa Kỳ, đã gây ra các phản ứng giận dữ từ người Công Giáo Mỹ. Bức thư của Đức Hồng Y Ouellet, đưa ra một lý do cho sự can thiệp đó, đã nhấn mạnh sự khác biệt về quan điểm giữa các Giám Mục Hoa Kỳ và các viên chức tại Rôma.

Đức Hồng Y DiNardo nói với hãng tin AP rằng Vatican đã được thông báo về kế hoạch của các Giám Mục Mỹ vài tuần trước cuộc họp tháng 11. Ngài nói rằng ngài không thấy cần thiết phải chia sẻ chi tiết chính xác của kế hoạch vì cuối cùng Tòa Thánh vẫn giữ quyền phê chuẩn hay phủ quyết.

5. Các Giám Mục Hoa Kỳ bắt đầu tuần tĩnh tâm tại Chicago

Các Giám Mục trên toàn cõi Hoa Kỳ đã bắt đầu năm mới 2019 với một tuần tĩnh tâm tại chủng viện Mundelein ở Chicago từ ngày 2 đến ngày 8 tháng Giêng. Vị giảng thuyết trong dịp này là cha Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng.

Chủ đề của tuần tĩnh tâm này là “Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng” (Mc 3:14).

Tuần tĩnh tâm này là sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn các Giám Mục Hoa Kỳ tạm dừng mọi việc để cầu nguyện trong khi Giáo Hội tìm cách đáp lại các dấu chỉ của thời đại.

Theo chương trình, tuần tĩnh tâm sẽ nhấn mạnh đến việc suy tư trong yên lặng, bao gồm cả việc yên lặng trong khi dùng bữa và thời gian cầu nguyện lặng lẽ trước Thánh Thể của cá nhân và các nhóm. Bên cạnh đó, còn có các thánh lễ, chầu Thánh Thể và xưng tội. Các Giám Mục được yêu cầu tắt hết điện thoại và không đảm nhận bất cứ công việc nào khác thuộc trách nhiệm của các ngài trong suốt thời gian tĩnh tâm.

Cuộc họp tiếp theo của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ dự kiến diễn ra vào tháng 6 năm 2019.

Đức Hồng Y DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi vị giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng đến trong dịp này; và cảm ơn đặc biệt Đức Hồng Y Blase Cupich đã đăng cai tuần tĩnh tâm tại Tổng Giáo Phận Chicago. Ngài yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho đất nước Hoa Kỳ trong năm mới 2019 và cho các Giám Mục trong suốt thời gian tĩnh tâm.

Ngài nói:

“Tôi biết ơn Đức Thánh Cha đã kêu gọi các giám mục và chính tôi lui vào nơi thanh vắng và bước vào thời điểm lắng nghe tiếng Chúa này để chuẩn bị đáp lại các vấn đề căng thẳng đang đặt ra trước chúng ta trong những tuần lễ và những tháng sắp tới. Tôi cũng khiêm tốn yêu cầu anh chị em giáo dân, các linh mục và tu sĩ của chúng ta cầu nguyện cho các giám mục anh em tôi và chính tôi khi chúng ta cùng nhau hiệp nhất trong việc tìm kiếm sự khôn ngoan và sự hướng dẫn từ Chúa Thánh Thần. Xin cũng cầu nguyện cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục để những đau khổ của họ có thể tăng cường sức mạnh cho tất cả chúng ta trước nghĩa vụ khó khăn là làm sao nhổ tận gốc tội lỗi kinh hoàng này khỏi Giáo Hội và xã hội chúng ta.”

Từ ngày 21 đến 24 tháng 2 năm 2019, Đức Hồng Y DiNardo sẽ tham gia cùng các vị chủ tịch các hội đồng giám mục trên thế giới trong một phiên họp khoáng đại tại Vatican về các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em và đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Sáng kiến này đã được Đức Thánh Cha công bố vào tháng 9 năm ngoái khi ngài kêu gọi tất cả các vị chủ tịch của các hội đồng giám mục, những vị đứng đầu các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và đại diện các dòng tu về Vatican họp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Cha Cantalamessa được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo hoàng vào năm 1980. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thánh Cha Phanxicô lưu nhiệm ngài ở vị trí này trong triều Giáo Hoàng của các ngài.

Chủng viện Mundelein, nằm trong khuôn viên của Đại Học St. Mary of the Lake. Chủng viện này là đại chủng viện và trường thần học đào tạo các linh mục cho Tổng giáo phận Chicago. Đây là chủng viện Công Giáo lớn nhất tại Hoa Kỳ và hiện có 200 chủng sinh từ 34 giáo phận trên cả nước. Một số chủng sinh từ các quốc gia khác cũng đang theo học tại đây.

6. Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho các Giám Mục Hoa Kỳ

Các Giám Mục trên toàn cõi Hoa Kỳ đã bắt đầu năm mới 2019 với một tuần tĩnh tâm tại chủng viện Mundelein ở Chicago từ ngày 2 đến ngày 8 tháng Giêng. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi cho các Giám Mục Hoa Kỳ một bức thư trong đó ngài thúc giục một tinh thần “hoán cải” và “hiệp thông huynh đệ”, hơn là dựa thuần tuý vào các giải pháp hành chính đơn thuần.

Bức thư của Đức Thánh Cha dài 8 trang, tuy nhiên ngài khiêm tốn bắt đầu lá thư với những lời sau: “Với một vài dòng, tôi muốn gần gũi chư huynh đệ như một người anh em”.

Đức Thánh Cha cho biết ngài muốn khích lệ các Giám Mục gia tăng lời cầu nguyện, tập chú và sáng suốt trong những bước các ngài thực hiện để chống lại thứ “văn hóa lạm dụng” và đối phó với cuộc khủng hoảng về uy tín.

Hãy tập chú và sáng suốt

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “vào thời điểm bối rối và bất định này”, chúng ta cần phải tập chú và sáng suốt, để giải phóng con tim chúng ta khỏi những thỏa hiệp và những giả định sai lầm, để lắng nghe những gì Chúa yêu cầu chúng ta trong sứ mệnh mà Ngài đã trao cho chúng ta.

Đức Thánh Cha cũng cảnh báo rằng dù nhiều hành động có thể là “hữu ích, tốt và cần thiết”, chúng có thể không có “hương vị” của Tin Mừng. “Nói một cách đơn sơ là chúng ta phải cẩn thận để phương dược chữa trị không trở nên tồi tệ hơn căn bệnh”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng uy tín của Giáo Hội đã bị sút giảm nghiêm trọng bởi “sự lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục”, nhưng uy tín của Giáo Hội còn xuống thấp hơn nữa bởi những nỗ lực che giấu và phủ nhận những lạm dụng này. Nỗ lực che đậy những tội lỗi và tội ác như thế, đã cho phép chúng tiếp tục xảy ra và gây hại lớn hơn.

Một cách tiếp cận mới

Theo Đức Thánh Cha, “cuộc chiến chống văn hóa lạm dụng, chống lại sự sa sút uy tín, những hoang mang và lầm lạc từ những điều này cùng với sự thiếu thuyết phục trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội khẩn thiết đòi hỏi nơi chúng ta một giải pháp mới và quyết liệt,” không chỉ đơn thuần là đưa ra “các sắc lệnh cứng rắn”, hay “tạo ra các ủy ban mới hoặc cải tiến các quy trình”. Nói cách khác, “giai đoạn mới này của Giáo Hội cần đến các Giám Mục là những người có khả năng dạy bảo những người khác làm thế nào phân định sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử dân Người chứ không chỉ đơn thuần là các nhà quản trị.” Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng, nhiệm vụ chính của chúng ta là nuôi dưỡng tinh thần phân định chia sẻ với nhau. Điều này, theo Đức Thánh Cha, “sẽ cho phép chúng ta đắm sâu trong thực tế, tìm cách đánh giá và lắng nghe thực tế từ nội tại của nó, mà không sa lầy trong nó”.

Sự đổi mới mà Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi liên quan đến “một nhận thức đồng đoàn rằng chúng ta là những người tội lỗi cần phải liên tục hoán cải,” điều này “sẽ cho phép chúng ta tham gia vào sự hiệp thông thân ái với người dân của mình.” Phương thức này đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt từ bỏ tật chê bai, làm mất uy tín, đổ thừa hoặc la mắng trong các mối quan hệ của chúng ta, để có thể nhường chỗ cho làn gió nhẹ mà chỉ Tin Mừng mới có thể mang lại.

Uy tín và lòng tin cậy

Đức Thánh Cha khẳng định rằng uy tín “được phát sinh từ lòng tin cậy, và lòng tin cậy được sinh ra từ sự phục vụ chân thành, khiêm tốn và quảng đại cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt cho những người thân yêu nhất với trái tim Chúa”.

“Nhiệm vụ này cao cả biết bao. Chúng ta không thể giữ im lặng hoặc xem thường nó vì những hạn chế và lỗi lầm của chúng ta.” Trích lời Mẹ Têrêxa thành Calcutta, Đức Thánh Cha kết luận rằng “Vâng, tôi có nhiều lỗi lầm và thất bại của nhân loại thường tình, nhưng Chúa cúi xuống và sử dụng chúng ta, các chư huynh đệ và tôi, để trở nên tình yêu và lòng thương xót của Ngài cho thế giới; Ngài gánh lấy những tội lỗi, những vấn nạn và lỗi lầm của chúng ta.”

7. Thư của các Giám Mục Hoa Kỳ gởi Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám mục Galveston-Houston và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), đã gửi một lá thư đến Đức Thánh Cha Phanxicô thay mặt cho các giám mục Hoa Kỳ tham dự tuần tĩnh tâm kéo dài từ 2 đến 8 tháng Giêng tại chủng viện Mundelein ở Chicago.

Toàn văn lá thư như sau:

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Khi các giám mục Hoa Kỳ tập hợp ngày hôm nay trong lời cầu nguyện, chúng con khiêm tốn cầu xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho chúng con để chúng con có thể xích lại gần nhau và gần với Chúa Giêsu là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta. Trong sự gần gũi này, chúng con cố gắng tìm ra sự khôn ngoan và sức mạnh cần thiết để đáp ứng những thách thức to lớn phía trước. Chúng con mang theo bên mình trong những ngày này nỗi đau và hy vọng của tất cả những ai có thể đã cảm thấy thất vọng trước Giáo Hội. Tuy nhiên, chúng con cảm thấy biết ơn vì lời nhắc nhở rằng tương lai không hệ tại bởi bất kỳ một cá nhân đơn lẻ nào trong chúng con, mà thuộc về Chúa. Hy vọng sẽ được tìm thấy nơi Chúa Kitô. Trong Ngài, hy vọng trở nên không thể lay chuyển được.

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Chúng con cũng đến gần Đức Thánh Cha hơn trong lời cầu nguyện và sứ vụ. Chứng tá của ngài đối với những người đau khổ trên khắp thế giới củng cố chúng con. Cầu xin cho những ngày chúng con ở bên nhau phản ảnh sự hiệp thông của Giáo hội hoàn vũ.

+ Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo

Chủ tịch USCCB

8. Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý đào tẩu

Cơ quan tình báo Nam Hàn tường trình trước Quốc Hội nước này rằng đại sứ Bắc Triều Tiên tại Ý đã biến mất. Nhà ngoại giao hàng đầu của Bình Nhưỡng ở Ý đã xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây không được nêu tên.

Quan chức Triều Tiên đào tẩu đã được xác định là Đại sứ Jo Song-gil. Ông là đại sứ lâm thời của Bắc Triều Tiên tại Rôma và là con trai và con rể của hai quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên.

Cơ quan tình báo Nam Hàn tường trình trước các nhà lập pháp ở Hán Thành hôm thứ Năm 3 tháng Giêng rằng Jo đã đào tẩu trốn cùng với vợ vào tháng 11 trước khi nhiệm kỳ của ông ở Ý kết thúc.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Ý cho biết không nhận được đơn xin tị nạn của Jo Song-gil. Có lẽ ông đã trốn sang một quốc gia thứ ba cho chắc ăn.

Nhà ngoại giao cao cấp cuối cùng đã đào tẩu là phó đại sứ tại London, ông Thae Yong-ho. Thae đã đào tẩu vào năm 2016, cùng với vợ và các con. Ông hiện cư trú tại Nam Hàn.

Thae cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Hàn Quốc hôm thứ Năm rằng Đại sứ quán Ý rất quan trọng đối với Triều Tiên vì họ giữ nhiệm vụ đàm phán với Chương trình Lương thực Thế giới về các khoản viện trợ lương thực cho Triều Tiên và là trung tâm buôn lậu các mặt hàng xa xỉ cho giới cầm quyền Bắc Triều Tiên.

Thae là người đã tố cáo một mưu toan thất bại của Bắc Hàn làm một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng để lùa gạt Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.

Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những người cộng sản cực đoan giả dạng làm người Công Giáo.

9. Đức Hồng Y Pietro Parolin nói: Giáo Hội đã có những bước tiến rất lớn trong cuộc chiến chống lạm dụng tính dục

Giáo Hội phải thực hiện “mọi thứ có thể, và thậm chí cả những điều xem ra là không thể”, để chống lại tai ương lạm dụng tính dục. Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn với mạng truyền hình Ý TV2000 hôm mùng 3 tháng Giêng.

Đồng thời, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cũng lên tiếng bảo vệ những phản ứng của Giáo Hội cho đến nay.

“Chúng ta phải công nhận rằng Giáo Hội đã đạt được những tiến bộ to lớn. Ngay tại thời điểm này, Giáo Hội đã phát triển một nhận thức tiến bộ về vấn đề này, cũng như về sự tàn phá mà những hành vi này tạo ra nơi các nạn nhân, và Giáo Hội đã cố gắng phản ứng chống lại.”

Ngài nhấn mạnh rằng “Chắc chắn, chúng ta là con người và chúng ta không phải lúc nào cũng đạt được kết quả thập toàn thập mỹ, nhưng tôi tin rằng có một sự cam kết với quyết tâm trong vấn đề này.”

Liên quan đến hội nghị thượng đỉnh diễn ra từ 21 đến 24 tháng 2 sắp tới về cuộc khủng hoảng lạm dụng, quy tụ các chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục trên toàn thế giới, Đức Hồng Y Parolin đã mô tả hội nghị như một dấu chỉ khác theo chiều hướng này.

“Theo tôi, hội nghị là một sự xác nhận cam kết ủng hộ các nạn nhân và lắng nghe để tránh mọi kiểu che đậy và tạo ra một môi trường an toàn. Chủ đề của cuộc họp, trên hết, sẽ là bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương.”

Đức Hồng Y Parolin thừa nhận rằng các tai tiếng lạm dụng tính dục đã làm tổn hại đến thẩm quyền luân lý của Giáo Hội.

“Chắc chắn, nó đã làm suy yếu uy tín của Giáo Hội.” Đức Hồng Y bày tỏ thất vọng rằng uy tín của Giáo Hội như một thể chế bị phương hại nghiêm trọng, nhưng ngài còn âu lo hơn vì những tai tiếng này cản trở việc loan báo Tin Mừng.

“Chúng ta phải phục hồi uy tín và thẩm quyền của Giáo Hội. Giáo Hội đã thực hiện các bước đáng kể, nhưng chúng ta còn nhiều việc phải làm để các tín hữu và những ai đã chịu phép Rửa Tội có thể tìm thấy một lần nữa nơi Giáo Hội sức sống và chứng tá.”

10. Chương trình dầy đặc của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2019

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bận rộn với những chuyến tông du và các hội nghị trong năm 2019 như các chuyến tông du đến Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Panama, Marốc, Bulgaria và Macedonia, cùng với các cuộc họp thượng đỉnh của Tòa thánh trước vấn nạn lạm dụng tình dục, Thượng hội đồng vùng Amazon và các cuộc họp cải tổ Giáo triều Roma.

Gặp gỡ ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Hôm thứ Hai 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ thường niên với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Trong dịp này, ngài đã đọc một thông điệp quan trọng. Các thông điệp của Đức Thánh Cha trước ngoại giao đoàn luôn được chú ý rộng rãi vì nó phản ảnh nhận định của Tòa Thánh đối với tình hình thế giới hiện nay. Chẳng hạn như thông điệp năm ngoái 2018, năm thế giới kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền, Đức Thánh Cha đã dùng dịp này để nhắc nhở toàn thế giới về tình trạng vi phạm quyền con người trong thiên niên kỷ thứ ba này, đặc biệt là quyền sống.

Đại Hội Giới Trẻ ở Panama

Từ ngày 23 đến 28 tháng Giêng Đức Thánh Cha sẽ đi Panama tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34. Trong một sứ điệp video ngắn được công bố hồi tháng 11 năm ngoái, Đức Thánh Cha đã mời gọi những người trẻ hãy rời bỏ nơi chốn an vị mà cùng với các bạn trẻ khác khắp nơi trên thế giới nhóm lên những ước mơ, lý tưởng với lòng can đảm.

Tại Panama, ngài sẽ gặp gỡ những người trẻ tuổi không thể tham dự các lễ hội: một số người sống trong tù và một số người bị nhiễm HIV.

Ngài cũng sẽ cung hiến bàn thờ của một ngôi thánh đường 400 năm tuổi mới được trùng tu tại Panama, gặp gỡ các giám mục từ Trung Mỹ và ăn trưa với một số thanh niên tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Panama từ 23-28 tháng Giêng sẽ là chuyến tông du thứ 26 của ngài bên ngoài nước Ý. Trong chuyến thăm này, ngài sẽ đọc 7 diễn từ, và 4 bài giảng trong các Thánh Lễ và trong một buổi phụng vụ sám hối.

Tông du Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

Tháng Hai sẽ là tháng đặc biệt bận rộn của Đức Thánh Cha. Từ ngày 3 đến 5 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Chủ đề trọng tâm của chuyến tông du này xoay quanh các cuộc đối thoại liên tôn và sự đoàn kết giữa các thành viên của các tín ngưỡng khác nhau. Các nhà lãnh đạo của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố năm 2019 là một Năm của sự khoan dung, với mục tiêu thúc đẩy một nền văn hóa bình đẳng tôn giáo.

Hội đồng Hồng Y và Cải cách Giáo triều

Từ ngày 18 đến 20 tháng 2, cuộc họp lần thứ 28 của Hội đồng Hồng Y sẽ diễn ra tại Vatican. Trọng tâm là việc tu chính Tông Hiến Pastor Bonus về hoạt động của Giáo triều Rôma. Một bản thảo Tông Hiến mới với tiêu đề “Praedicate evangelium” (Rao giảng Tin Mừng) đã được đệ trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 12 năm ngoái. Tiêu đề này phản ảnh những nỗ lực giúp cho các cơ quan trong giáo triều Rôma nhạy bén hơn trước những nhu cầu của một Giáo Hội truyền giáo.

Cuộc họp tháng Hai bàn về chống lạm dụng

Có lẽ sự kiện mà Đức Thánh Cha đang chờ đợi nhất trong năm 2019 sẽ diễn ra tại Vatican vào các ngày từ 21 đến 24 tháng Hai khi Đức Thánh Cha Phanxicô gặp tất cả các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục để thảo luận về các phương thế ngăn chặn lạm dụng trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương.

Đây là cuộc họp quan trọng trong cuộc chiến chống lại tai ương lạm dụng tình dục, cũng như lạm dụng quyền lực và lương tâm, do một số thành viên của Giáo Hội gây ra. Trong buổi tiếp kiến dành cho giáo triều Rôma nhân dịp Giáng Sinh vừa qua, Đức Thánh Cha cho biết không có lý do gì mà Giáo Hội lại không hành xử theo con đường của chân lý và công lý.

Tông du Bảo Gia Lợi và Macedonia

Sau ít ngày nghỉ ngơi, vào cuối tháng Tư, Đức Thánh Cha lại lên đường qua Biển Adriatic để thăm viếng Bảo Gia Lợi, hay còn gọi là Bulgaria, và vào những ngày đầu tháng Năm, ngài sẽ thăm Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ.

Tại Bảo Gia Lợi, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm các thành phố Sofia và Rakovski. Sau đó, ngài đến thành phố Skopje của Macedonia, nơi Mẹ Têrêsa thành Calcutta, người sáng lập Dòng Bác ái Truyền giáo, được sinh ra. Người Công Giáo ở hai quốc gia Balkan này chỉ là một thiểu số rất nhỏ so với đại đa số dân chúng theo Chính thống giáo, vì vậy việc thúc đẩy đại kết là một trong những điểm nhắm đến của Đức Thánh Cha.

Đức Thánh Cha ao ước tới thăm Nhật Bản

Mặc dù chưa có một công bố chính thức nào nhưng Đức Thánh Cha đã công khai nói với một nhóm hành hương Nhật Bản đến Vatican rằng ngài hy vọng sẽ đến Nhật Bản vào năm 2019.

Hôm thứ Tư 12 tháng 9, 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các đại biểu của Hiệp hội Tensho Kenoho Shisetsu Kenshokai trước buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần, và bày tỏ mong muốn được đến thăm Nhật Bản vào năm tới.

Hiệp hội Nhật Bản này được biết đến qua các dự án đề cao văn hóa và tình đoàn kết. Đức Thánh Cha đã gặp nhóm này trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục, và nhắc nhở họ về một hành trình dài nữa mà những người Nhật đã thực hiện để gặp được một vị Giáo Hoàng.

Ngài nhắc nhớ chuyến viếng thăm cách đây hơn 400 năm, vào năm 1585, khi bốn thanh niên Nhật Bản đến Rôma, cùng với một số nhà truyền giáo Dòng Tên, và được triều yết Đức Giáo Hoàng Gregôriô XIII.

Đức Giáo Hoàng nhận xét rằng đó là lần đầu tiên một nhóm đại diện từ Nhật Bản đến châu Âu và ngài mô tả đây là một cuộc họp lịch sử giữa hai nền văn hóa và truyền thống tâm linh lớn đáng được ghi nhớ.

Đặc biệt, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến người lãnh đạo của nhóm bốn thanh niên đến thăm Tòa Thánh vào năm 1585, là anh Mancio Ito, người sau đó đã trở thành một linh mục, và anh Julian Nakaura, giống như nhiều người khác, đã bị hành quyết trên ngọn đồi nổi tiếng của các vị tử đạo Nagasaki và đã được tuyên phong Chân Phước.

Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha ghi nhận những nỗ lực của Hiệp hội “để thành lập quỹ đào tạo thanh thiếu niên và trẻ mồ côi, nhờ sự đóng góp của các công ty nhạy cảm với vấn đề của họ”.

Đức Thánh Cha nói thêm rằng, mong muốn của họ cho thấy tôn giáo, văn hóa và nền kinh tế có thể làm việc cùng nhau một cách hòa bình để tạo ra một thế giới nhân đạo hơn được đánh dấu bởi một hệ sinh thái tích hợp, hoàn toàn phù hợp với những gì chính Đức Thánh Cha vẫn hằng mong muốn.

Trong khi chào hỏi những người hiện diện, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ hy vọng sẽ được thăm Nhật Bản vào năm 2019 và mong rằng sau cuộc gặp gỡ, các thành viên trong nhóm được khích lệ trở lại đất nước mình trong tư cách là các đại sứ thiện chí của tình hữu nghị và là những người đề cao các giá trị nhân bản và Kitô.

Thượng Hội Đồng Giám mục vùng Amazon

Vào tháng 10, Thượng hội đồng Giám mục vùng Amazon sẽ được nhóm họp để thảo luận về các vấn đề của vùng lưu vực sông Amazon. Đức Thánh Cha đã đề ra các chủ đề về Amazonia như là những con đường mới cho Giáo hội và một hệ sinh thái thích hợp cho toàn cầu. Nhiều chủ đề khác không bị giới hạn vào các lãnh vực sinh thái sẽ trở thành những tâm điểm cho 7 Hội Đồng Giám mục và 9 quốc gia trong vùng Amazon tham dự Thượng Hội Đồng này.