Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:59 08/01/2025
18. Bước đầu của thánh đức là: luôn nghĩ mình là một người cuối hết nên ở dưới mọi người.
(Thánh Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:05 08/01/2025
34. THỢ VẼ KHÔNG ĐẸP
Có một họa sĩ chuyên vẽ chân dung làm nghiệp chính, nhưng kỹ thuật vẽ không đẹp.
Một hôm, ông ta vẽ cho người anh họ một bức tranh, và nghĩ rằng phải vẽ cho được bức tranh như thật treo trên cửa để câu khách đến nhờ vẽ.
Kết quả là chẳng có ai cho rằng đó là bức hình anh họ của ông ta, có người viết một câu thơ pha dầu trên bức tranh:
- "Không biết vẽ truyền thần không nên vẽ, tả anh tình tiết thật không giống anh; ruột thịt nhà mình mà vẽ như thế, huống chi là vẽ khách lạ qua đường !”
Người biết chuyện không ai là không nín cười !
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 34:
Họa sĩ mà vẽ không giống thì không phải là họa sĩ, thợ sơn mà sơn không đều tay là thợ dỏm, thợ may mà may áo quần không đúng kích thước là thợ may vụng về.v.v...
Có người theo đạo vì thời thế nên giữ đạo kiểu thời thế, khi thời thế xoay chuyển thì bỏ đạo; có người theo đạo vì để được ưu đãi, đến khi cái ưu đãi ấy bị mất đi thì đức tin cũng mất tiêu; có người theo đạo nhưng không biết các lễ nghi trong đạo là gì, họ theo đạo gượng ép để làm vừa lòng một vài người bảo trợ cho họ vật chất.v.v...
Họa sĩ mà tay nghề yếu thì sẽ vẽ người ra ngợm, mang danh là Ki-tô hữu mà sống ươn ươn dở dở không nóng không lạnh thì như người bị ma ám, vì cuộc sống của họ làm cho người khác không nhìn thấy được “mùi vị” bác ái công bằng phục vụ của người Ki-tô hữu.
Còn tôi khi giữ đạo ơ thờ, thích phê bình các linh mục, coi thường việc tham dự thánh lễ và sống như người không có đạo, thì sẽ bị người ta cho là đồ phá đạo, là ăn cơm Chúa làm tôi ma quỷ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một họa sĩ chuyên vẽ chân dung làm nghiệp chính, nhưng kỹ thuật vẽ không đẹp.
Một hôm, ông ta vẽ cho người anh họ một bức tranh, và nghĩ rằng phải vẽ cho được bức tranh như thật treo trên cửa để câu khách đến nhờ vẽ.
Kết quả là chẳng có ai cho rằng đó là bức hình anh họ của ông ta, có người viết một câu thơ pha dầu trên bức tranh:
- "Không biết vẽ truyền thần không nên vẽ, tả anh tình tiết thật không giống anh; ruột thịt nhà mình mà vẽ như thế, huống chi là vẽ khách lạ qua đường !”
Người biết chuyện không ai là không nín cười !
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 34:
Họa sĩ mà vẽ không giống thì không phải là họa sĩ, thợ sơn mà sơn không đều tay là thợ dỏm, thợ may mà may áo quần không đúng kích thước là thợ may vụng về.v.v...
Có người theo đạo vì thời thế nên giữ đạo kiểu thời thế, khi thời thế xoay chuyển thì bỏ đạo; có người theo đạo vì để được ưu đãi, đến khi cái ưu đãi ấy bị mất đi thì đức tin cũng mất tiêu; có người theo đạo nhưng không biết các lễ nghi trong đạo là gì, họ theo đạo gượng ép để làm vừa lòng một vài người bảo trợ cho họ vật chất.v.v...
Họa sĩ mà tay nghề yếu thì sẽ vẽ người ra ngợm, mang danh là Ki-tô hữu mà sống ươn ươn dở dở không nóng không lạnh thì như người bị ma ám, vì cuộc sống của họ làm cho người khác không nhìn thấy được “mùi vị” bác ái công bằng phục vụ của người Ki-tô hữu.
Còn tôi khi giữ đạo ơ thờ, thích phê bình các linh mục, coi thường việc tham dự thánh lễ và sống như người không có đạo, thì sẽ bị người ta cho là đồ phá đạo, là ăn cơm Chúa làm tôi ma quỷ...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 09/01: Năm Thánh 2025 và ý nghĩa – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:15 08/01/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca
Khi ấy, Chúa Giê-su trở về Ga-li-lê-a trong quyền năng của Thánh Thần và danh tiếng Người đồn khắp miền xung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và ai nấy đều ca tụng Người. Người đến Na-da-rét là nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, Người vào hội đường ngày Sa-bát, và đứng dậy đọc sách. Người ta trao cho Người cuốn sách Tiên tri I-sai-a. Người mở sách và gặp chỗ có chép rằng: “Thánh Thần Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng tin mừng cho người nghèo khó, chữa lành những người sầu khổ trong tâm hồn, loan tin giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được thấy, giải thoát người bị áp chế, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa”.
Người xếp sách lại, trao cho viên phụ trách, đoạn ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều đưa mắt chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ rằng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai các ngươi vừa nghe”. Và ai nấy đều công nhận lời Người và ngạc nhiên vì những lời hấp dẫn thốt ra từ miệng Người.
Đó là lời Chúa
Trời mở ra, Cửa Thánh mở
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:13 08/01/2025
SUY NIỆM LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
(Lc 3, 15-16. 21-22)
Trời mở ra, Cửa Thánh mở
Để niềm vui và ơn thánh được tràn đầy, tiếp liền sau Lễ Giáng Sinh đến Lễ Hiển Linh, Giáo hội cử hành Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Ơn làm con Chúa được phục hồi
Ngày Chúa Giêsu bước xuống dòng song Gio đan chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả, đánh dấu cuộc đời công khai sứ mạng Cứu Thế của mình. Khi thấy Gioan làm phép rửa sám hối, Chúa Giêsu ý thức sứ mệnh gánh tội trần gian của mình, nên đã chịu phép rửa để đại diện cả nhân loại tỏ lòng thống hối trước mặt Thiên Chúa. Hành động này đã làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha, khiến Chúa Cha ban Thánh Thần đến dưới hình chim câu, đồng thời công khai xác nhận Người là Con chí ái.
Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa cũng nhắc nhở chúng ta về Bí Tích rửa tội của mình. Chúng ta đã được tái sinh để trở nên con Thiên Chúa. Qua Bí tích Rửa tội, mỗi người trong chúng ta đã trở nên người mới, được Thiên Chúa yêu thương và được yêu mến Thiên Chúa.
Ađam đã phạm tội bất tuân lời Chúa. Chúng ta bằng cách vâng nghe lời Con Yêu Dấu của Chúa Cha, tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến như Chúa Cha mời gọi để lấy lại ơn gọi làm con Thiên Chúa.
Lời nguyện nhập lễ hôm nay muốn chúng ta ý thức cầu xin rằng: Khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan và Thánh Thần ngự xuống trên Người, Chúa đã long trọng tuyên bố Người là Con chí ái, xin Chúa cho chúng ta là đoàn nghĩa tử được tái sinh bởi nước và Thánh Thần, hằng biết thi hành ý Chúa.
Trời mở ra
“Chính lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” (Lc 3,21-22).
Hỏi: Điều gì đã xẩy ra vào lúc Chúa Giêsu xin chịu Phép Rửa bởi Ông Gioan?
Thưa: Trước hành động của tình yêu khiêm nhường này từ phía Con Thiên Chúa, "trời mở ra" và Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu mà hiện xuống trên Chúa Giêsu, cùng lúc đó tiếng Chúa Cha từ trời vọng xuống công nhận Con Một của Mình: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” (Lc 3,22). Đây là sự mặc khải nhãn tiền về Thiên Chúa Ba Ngôi, và Thiên tính của Chúa Giêsu, Người là Đấng Mesia, được Thiên Chúa sai đến để giải thoát và cứu chuộc dân Người.
Tin Mừng thánh Luca tường thuật lại: “Đức Giêsu chịu phép rửa xong và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra” (Lc 3,22). Chúa là Đấng vô tội đến xin Gioan làm phép rửa. Chúa muốn thánh hoá kẻ sắp làm phép rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người Ađam cũ trong dòng nước. Nên, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hoá sông Giođan, dù Gioan đã can ngăn “Chính tôi phải được Ngài rửa”(Trích bài giảng của thánh ghê- rô-ri-ô, giám mục Na-di-en).
Trời mở ra. Tại sao các tầng trời lại mở ra?
Thưa, vì tội của Ađam khiến khiến cửa Thiên Đàng đóng lại, ông bà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Cửa ấy, chính Ađam đã đóng lại, không cho mình và con cháu được vào. Nay nhờ Chúa Giêsu mà cửa trời được mở ra. Trời mở ra, còn mạc khải cho Gioan Tẩy Giả và những người Do Thái biết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Bước lên khỏi nước là Chúa Giêsu nâng chúng ta lên và dẫn chúng ta tới mức độ thật cao bên ngai Thiên Chúa Cha.
Chúa Thánh Thần lại lấy hình một con chim bồ câu hiện xuống. Chim bồ câu cũng nhắc cho chúng ta một sự kiện trong Cựu Ước, lúc ấy chim bồ câu ngậm cành ôlui xuất hiện để báo sự chấm dứt của cơn đại hồng thủy, tin vui hòa bình cho toàn thế giới.'
Cửa Năm Thánh đã mở
“Cửa Thánh” [Porta Sancta]: cửa là nơi ra vào. Thánh có nghĩa là thuộc về Thiên Chúa. Cửa Thánh thuộc về Chúa và là cửa dẫn ta chúng ta đến với Chúa để được cứu độ. Cho đến nay, bốn Cửa Thánh tại bốn Vương cung Thánh đường Giáo hoàng ở Rôma đã mở. Riêng Năm Thánh 2025, Đức Phanxicô mở thêm một Cửa Thánh tại nhà tù Rebibbia thông qua tông Sắc chỉ “Spes Non Confundit” (Niềm Hy vọng không gây thất vọng).
Dịp mở Năm Thánh lệ thường 1975, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI viết: “Cửa Thánh” [Porta Sancta] mà chính tôi sẽ mở vào đêm Vọng Giáng Sinh sẽ là dấu chỉ của con đường mới dẫn đến Đức Kitô, Đấng duy nhất là Con Đường và là Cửa, là dấu chỉ của tình yêu thương hiền phụ (Trích Tông Thư Apostolorum Limina 1975).
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Cửa Thánh” [Porta Sancta] mà chính tôi sẽ mở tại Đại vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican vào ngày 25 tháng 3 [1983] tới đây là dấu chỉ và là biểu tượng của một lối vào mới đến với Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại (Trích Tông Thư Aperite Portas Redemptori 1983).
Điều đặc biệt ý nghĩa là với Cửa Thánh chúng ta chỉ có thể bước vào và không có thể bước ra từ đó. Thực ra, bước qua Cửa Thánh có nghĩa là bày tỏ ước muốn được đi vào trái tim Chúa Kitô, cùng cảm thức với Người, để đón nhận vòng tay thương xót của Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu.
Ước gì đối với mọi người Năm Thánh là một năm thanh luyện và thánh hóa, năm đời sống nội tâm và đền tạ, năm của sự trở lại và tha thứ. Amen.
(Lc 3, 15-16. 21-22)
Trời mở ra, Cửa Thánh mở
Để niềm vui và ơn thánh được tràn đầy, tiếp liền sau Lễ Giáng Sinh đến Lễ Hiển Linh, Giáo hội cử hành Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Ơn làm con Chúa được phục hồi
Ngày Chúa Giêsu bước xuống dòng song Gio đan chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy Giả, đánh dấu cuộc đời công khai sứ mạng Cứu Thế của mình. Khi thấy Gioan làm phép rửa sám hối, Chúa Giêsu ý thức sứ mệnh gánh tội trần gian của mình, nên đã chịu phép rửa để đại diện cả nhân loại tỏ lòng thống hối trước mặt Thiên Chúa. Hành động này đã làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha, khiến Chúa Cha ban Thánh Thần đến dưới hình chim câu, đồng thời công khai xác nhận Người là Con chí ái.
Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa cũng nhắc nhở chúng ta về Bí Tích rửa tội của mình. Chúng ta đã được tái sinh để trở nên con Thiên Chúa. Qua Bí tích Rửa tội, mỗi người trong chúng ta đã trở nên người mới, được Thiên Chúa yêu thương và được yêu mến Thiên Chúa.
Ađam đã phạm tội bất tuân lời Chúa. Chúng ta bằng cách vâng nghe lời Con Yêu Dấu của Chúa Cha, tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Chúa Cha sai đến như Chúa Cha mời gọi để lấy lại ơn gọi làm con Thiên Chúa.
Lời nguyện nhập lễ hôm nay muốn chúng ta ý thức cầu xin rằng: Khi Đức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan và Thánh Thần ngự xuống trên Người, Chúa đã long trọng tuyên bố Người là Con chí ái, xin Chúa cho chúng ta là đoàn nghĩa tử được tái sinh bởi nước và Thánh Thần, hằng biết thi hành ý Chúa.
Trời mở ra
“Chính lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra và “Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” (Lc 3,21-22).
Hỏi: Điều gì đã xẩy ra vào lúc Chúa Giêsu xin chịu Phép Rửa bởi Ông Gioan?
Thưa: Trước hành động của tình yêu khiêm nhường này từ phía Con Thiên Chúa, "trời mở ra" và Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu mà hiện xuống trên Chúa Giêsu, cùng lúc đó tiếng Chúa Cha từ trời vọng xuống công nhận Con Một của Mình: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha” (Lc 3,22). Đây là sự mặc khải nhãn tiền về Thiên Chúa Ba Ngôi, và Thiên tính của Chúa Giêsu, Người là Đấng Mesia, được Thiên Chúa sai đến để giải thoát và cứu chuộc dân Người.
Tin Mừng thánh Luca tường thuật lại: “Đức Giêsu chịu phép rửa xong và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra” (Lc 3,22). Chúa là Đấng vô tội đến xin Gioan làm phép rửa. Chúa muốn thánh hoá kẻ sắp làm phép rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người Ađam cũ trong dòng nước. Nên, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hoá sông Giođan, dù Gioan đã can ngăn “Chính tôi phải được Ngài rửa”(Trích bài giảng của thánh ghê- rô-ri-ô, giám mục Na-di-en).
Trời mở ra. Tại sao các tầng trời lại mở ra?
Thưa, vì tội của Ađam khiến khiến cửa Thiên Đàng đóng lại, ông bà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Cửa ấy, chính Ađam đã đóng lại, không cho mình và con cháu được vào. Nay nhờ Chúa Giêsu mà cửa trời được mở ra. Trời mở ra, còn mạc khải cho Gioan Tẩy Giả và những người Do Thái biết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Bước lên khỏi nước là Chúa Giêsu nâng chúng ta lên và dẫn chúng ta tới mức độ thật cao bên ngai Thiên Chúa Cha.
Chúa Thánh Thần lại lấy hình một con chim bồ câu hiện xuống. Chim bồ câu cũng nhắc cho chúng ta một sự kiện trong Cựu Ước, lúc ấy chim bồ câu ngậm cành ôlui xuất hiện để báo sự chấm dứt của cơn đại hồng thủy, tin vui hòa bình cho toàn thế giới.'
Cửa Năm Thánh đã mở
“Cửa Thánh” [Porta Sancta]: cửa là nơi ra vào. Thánh có nghĩa là thuộc về Thiên Chúa. Cửa Thánh thuộc về Chúa và là cửa dẫn ta chúng ta đến với Chúa để được cứu độ. Cho đến nay, bốn Cửa Thánh tại bốn Vương cung Thánh đường Giáo hoàng ở Rôma đã mở. Riêng Năm Thánh 2025, Đức Phanxicô mở thêm một Cửa Thánh tại nhà tù Rebibbia thông qua tông Sắc chỉ “Spes Non Confundit” (Niềm Hy vọng không gây thất vọng).
Dịp mở Năm Thánh lệ thường 1975, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI viết: “Cửa Thánh” [Porta Sancta] mà chính tôi sẽ mở vào đêm Vọng Giáng Sinh sẽ là dấu chỉ của con đường mới dẫn đến Đức Kitô, Đấng duy nhất là Con Đường và là Cửa, là dấu chỉ của tình yêu thương hiền phụ (Trích Tông Thư Apostolorum Limina 1975).
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Cửa Thánh” [Porta Sancta] mà chính tôi sẽ mở tại Đại vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican vào ngày 25 tháng 3 [1983] tới đây là dấu chỉ và là biểu tượng của một lối vào mới đến với Đức Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại (Trích Tông Thư Aperite Portas Redemptori 1983).
Điều đặc biệt ý nghĩa là với Cửa Thánh chúng ta chỉ có thể bước vào và không có thể bước ra từ đó. Thực ra, bước qua Cửa Thánh có nghĩa là bày tỏ ước muốn được đi vào trái tim Chúa Kitô, cùng cảm thức với Người, để đón nhận vòng tay thương xót của Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu.
Ước gì đối với mọi người Năm Thánh là một năm thanh luyện và thánh hóa, năm đời sống nội tâm và đền tạ, năm của sự trở lại và tha thứ. Amen.
Thế tục &Thần Khí
Lm Minh Anh
15:26 08/01/2025
THẾ TỤC & THẦN KHÍ
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”.
“Một Kitô hữu là gì?”. Trong một lá thư gửi Diognetus - thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên - một nhà văn mô tả một ‘dân tộc’ kỳ lạ, những người ở trong thế giới này nhưng không thuộc về thế giới này. “Họ yêu thương mọi người, nhưng bị mọi người ngược đãi. Họ bị giết chết nhưng lại được sống. Họ nghèo nhưng lại làm cho nhiều người giàu có!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Họ yêu thương mọi người". Lời Chúa hôm nay cho biết, ai sống yêu thương, người ấy không sống theo tinh thần 'thế tục' nhưng sống theo ‘Thần Khí’.
Tin Mừng tường thuật việc Chúa Giêsu về lại quê nhà, Ngài vào hội đường, đọc sách ngôn sứ Isaia, trong đó có câu, “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. “Kẻ nghèo hèn” ở đây - theo nghĩa rộng - là tất cả “tha nhân”, bất luận họ là ai, người giàu, kẻ nghèo; người sang, kẻ hèn; người quyền thế, kẻ cùng đinh.
Để yêu mến Thiên Chúa cách cụ thể, người ta phải yêu thương tha nhân. Yêu mến Thiên Chúa là chị em sinh đôi với yêu thương tha nhân. “Yêu thương tha nhân là cầu nguyện cho họ - những người có cảm tình lẫn những người khó ưa - cả những kẻ thù. Chúng ta không được phép tạo không gian cho ghen tuông và đố kỵ, cũng không được phép bôi nhọ người khác” - Phanxicô. Vì “Ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng họ không trông thấy” - bài đọc một. Vì thế, đừng yêu thương cách giả tạo, nhưng cách cụ thể những con người chúng ta trông thấy, sờ đụng; đó là thực tế, chứ không phải tưởng tượng.
Gioan còn đi xa hơn, “Ai yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối!”. Đó là con đẻ của tinh thần ‘thế tục’, kẻ nói dối thuần tuý, lừa đảo thuần tuý. Sẽ thật tốt cho chúng ta nếu luôn suy nghĩ rằng: liệu tôi có yêu mến Chúa hay không? Nhưng hãy đến với ‘viên đá thử’ để coi xem liệu tôi có yêu thương anh chị em mình thật không? Tôi yêu thương họ thế nào!
Tinh thần ‘thế tục’ sẽ bị vượt thắng bằng tinh thần đức tin. Tin rằng, Thiên Chúa đang ở trong anh chị em tôi. Sự chiến thắng mà nó vượt thắng thế gian, chính là đức tin. Chỉ với đức tin, người ta mới có thể đi theo con đường của ‘Thần Khí’. Trí tuệ giúp đỡ rất nhiều, nhưng không giúp gì trong cuộc chiến này. Chỉ đức tin mới trao cho chúng ta khả năng yêu thương tha nhân, biết cầu nguyện cho mọi người, kể cả cho kẻ thù, cũng như không để cảm giác ghen tương và đố kỵ được lớn lên.
Anh Chị em,
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. Suốt một đời, Chúa Giêsu đã để ‘Thần Khí’ dẫn dắt. ‘Thần Khí’ đẩy Ngài vào hoang địa cho đến khi Ngài trút ‘Thần Khí’; rồi lại ban ‘Thần Khí’. Như Ngài, mỗi chúng ta được ‘Thần Khí’ ngự trị và sai đi. Lời của chúng ta chỉ là hơi thở rỗng nếu không là lời của Chúa Kitô; việc làm của chúng ta không có hồi kết và luống công nếu không phải là việc làm của Chúa Kitô. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người”, khả năng thay đổi trái tim con người mới xảy ra; và chúng ta cũng chỉ có thể làm điều tương tự khi chính Chúa Kitô ra tay!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để thù hận ghen ghét nhân lên trong con! Khi những đố kỵ ‘thế tục’ này nhân lên, chúng chỉ huỷ diệt và giết chết. Bấy giờ, ‘Thần Khí’ trong con sẽ di cư!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”.
“Một Kitô hữu là gì?”. Trong một lá thư gửi Diognetus - thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên - một nhà văn mô tả một ‘dân tộc’ kỳ lạ, những người ở trong thế giới này nhưng không thuộc về thế giới này. “Họ yêu thương mọi người, nhưng bị mọi người ngược đãi. Họ bị giết chết nhưng lại được sống. Họ nghèo nhưng lại làm cho nhiều người giàu có!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Họ yêu thương mọi người". Lời Chúa hôm nay cho biết, ai sống yêu thương, người ấy không sống theo tinh thần 'thế tục' nhưng sống theo ‘Thần Khí’.
Tin Mừng tường thuật việc Chúa Giêsu về lại quê nhà, Ngài vào hội đường, đọc sách ngôn sứ Isaia, trong đó có câu, “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. “Kẻ nghèo hèn” ở đây - theo nghĩa rộng - là tất cả “tha nhân”, bất luận họ là ai, người giàu, kẻ nghèo; người sang, kẻ hèn; người quyền thế, kẻ cùng đinh.
Để yêu mến Thiên Chúa cách cụ thể, người ta phải yêu thương tha nhân. Yêu mến Thiên Chúa là chị em sinh đôi với yêu thương tha nhân. “Yêu thương tha nhân là cầu nguyện cho họ - những người có cảm tình lẫn những người khó ưa - cả những kẻ thù. Chúng ta không được phép tạo không gian cho ghen tuông và đố kỵ, cũng không được phép bôi nhọ người khác” - Phanxicô. Vì “Ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng họ không trông thấy” - bài đọc một. Vì thế, đừng yêu thương cách giả tạo, nhưng cách cụ thể những con người chúng ta trông thấy, sờ đụng; đó là thực tế, chứ không phải tưởng tượng.
Gioan còn đi xa hơn, “Ai yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối!”. Đó là con đẻ của tinh thần ‘thế tục’, kẻ nói dối thuần tuý, lừa đảo thuần tuý. Sẽ thật tốt cho chúng ta nếu luôn suy nghĩ rằng: liệu tôi có yêu mến Chúa hay không? Nhưng hãy đến với ‘viên đá thử’ để coi xem liệu tôi có yêu thương anh chị em mình thật không? Tôi yêu thương họ thế nào!
Tinh thần ‘thế tục’ sẽ bị vượt thắng bằng tinh thần đức tin. Tin rằng, Thiên Chúa đang ở trong anh chị em tôi. Sự chiến thắng mà nó vượt thắng thế gian, chính là đức tin. Chỉ với đức tin, người ta mới có thể đi theo con đường của ‘Thần Khí’. Trí tuệ giúp đỡ rất nhiều, nhưng không giúp gì trong cuộc chiến này. Chỉ đức tin mới trao cho chúng ta khả năng yêu thương tha nhân, biết cầu nguyện cho mọi người, kể cả cho kẻ thù, cũng như không để cảm giác ghen tương và đố kỵ được lớn lên.
Anh Chị em,
“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn”. Suốt một đời, Chúa Giêsu đã để ‘Thần Khí’ dẫn dắt. ‘Thần Khí’ đẩy Ngài vào hoang địa cho đến khi Ngài trút ‘Thần Khí’; rồi lại ban ‘Thần Khí’. Như Ngài, mỗi chúng ta được ‘Thần Khí’ ngự trị và sai đi. Lời của chúng ta chỉ là hơi thở rỗng nếu không là lời của Chúa Kitô; việc làm của chúng ta không có hồi kết và luống công nếu không phải là việc làm của Chúa Kitô. “Chính nhờ Người, với Người và trong Người”, khả năng thay đổi trái tim con người mới xảy ra; và chúng ta cũng chỉ có thể làm điều tương tự khi chính Chúa Kitô ra tay!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để thù hận ghen ghét nhân lên trong con! Khi những đố kỵ ‘thế tục’ này nhân lên, chúng chỉ huỷ diệt và giết chết. Bấy giờ, ‘Thần Khí’ trong con sẽ di cư!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Tệ nạn lao động trẻ em
Vũ Văn An
13:50 08/01/2025
Theo tin Tòa Thánh, sáng nay, 8 tháng giêng, 2025, trong buổi tiếp kiến chung tại hội trường Phao-lô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trình bầy bài giáo lý của ngài về trẻ em với việc nhấn mạnh tới thảm trạng bóc lột các em qua lao động.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý tuần này của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Tôi muốn dành bài giáo lý này và bài giáo lý tiếp theo cho trẻ em, và đặc biệt suy gẫm về tệ nạn lao động trẻ em.
Ngày nay, chúng ta muốn hướng sự chú ý của mình về sao Hỏa hoặc thế giới ảo, nhưng chúng ta phải vật lộn mới nhìn vào mắt một đứa trẻ bị bỏ lại bên lề và bị bóc lột hoặc lạm dụng. Thế kỷ này đẻ ra trí khôn nhân tạo và lập kế hoạch cho sự tồn tại đa hành tinh nhưng vẫn chưa tính sổ tệ nạn tuổi thơ bị sỉ nhục, bóc lột, bị tử thương. Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này.
Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi: Thánh Kinh đã truyền cho chúng ta thông điệp gì về trẻ em? Điều kỳ lạ là nhận ra rằng chữ xuất hiện thường xuyên nhất trong Cựu Ước, sau tên thánh Gia-vê, là chữ ben, nghĩa là "con trai": gần năm ngàn lần. "Chắc chắn, con trai (ben) là một món quà từ Chúa, hoa trái của lòng mẹ, một phần thưởng" (Tv 127: 3). Con cái là một món quà từ Thiên Chúa. Thật không may, món quà này không phải lúc nào cũng được đối xử một cách tôn trọng. Bản thân Kinh thánh dẫn chúng ta qua những con đường của lịch sử, nơi những bài ca vui mừng vang lên, nhưng cũng có tiếng kêu của những nạn nhân được gióng lên. Ví dụ, trong sách Ai Ca, chúng ta đọc: "Lưỡi trẻ thơ dính chặt vào vòm miệng vì khát; trẻ con xin bánh, nhưng không ai cho chúng một miếng" (4: 4); và tiên tri Na-khum, nhớ lại những gì đã xảy ra ở các thành phố cổ Thebes và Nineveh, đã viết: "Ngay cả những đứa con nhỏ của bà cũng bị đập tan thành từng mảnh ở góc mỗi đường phố" (3:10). Hãy nghĩ đến bao nhiêu trẻ em ngày nay đang chết vì đói và túng thiếu, hoặc bị bom đạn xé xác.
Cơn bão bạo lực của Hê-rốt, kẻ đã tàn sát những đứa trẻ sơ sinh ở Bêlem, đã bùng nổ lập tức cả đối với Chúa Giêsu mới sinh. Một thảm kịch ảm đạm lặp lại dưới nhiều hình thức khác trong suốt chiều dài lịch sử. Và ở đây, đối với Chúa Giêsu và cha mẹ Người, là cơn ác mộng trở thành người tị nạn ở một đất nước xa lạ, như vẫn xảy ra ngày nay với nhiều người, nhiều trẻ em (x. Mt 2:13-18). Sau khi cơn bão qua đi, Chúa Giêsu lớn lên trong một ngôi làng không bao giờ được nhắc đến trong Cựu Ước, Na-da-rét; Người học nghề thợ mộc từ người cha hợp pháp của mình, Thánh Giu-se (x. Mc 6:3; Mt 13:55). Theo cách này, "Đứa trẻ lớn lên và trở nên mạnh mẽ, đầy khôn ngoan; và ân sủng của Thiên Chúa ở trên Người" (Lc 2:40).
Trong cuộc sống công khai của mình, Chúa Giêsu đã đi rao giảng từ làng này sang làng khác cùng với các môn đệ của Người. Một ngày nọ, một số bà mẹ đến gần Người và dâng con cái của họ cho Người để chúc phúc; nhưng các môn đệ đã khiển trách Người. Vì vậy, Chúa Giêsu, phá vỡ truyền thống trong đó trẻ em chỉ được coi là những đối tượng thụ động, đã gọi các môn đệ đến với Người và nói: "Hãy để trẻ em đến với Ta và đừng ngăn cản chúng; vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng". Và do đó, Người chỉ ra những đứa trẻ như một hình mẫu cho người lớn. Và Người long trọng nói thêm: "Amen, Ta bảo các ngươi, bất cứ ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một đứa trẻ thì sẽ không được vào đó" (Lc 18:16-17).
Trong một đoạn tương tự, Chúa Giêsu gọi một đứa trẻ, đặt nó vào giữa các môn đệ và nói: "Nếu các ngươi không trở lại và trở nên như trẻ nhỏ, các ngươi sẽ không được vào Nước Thiên Chúa" (Mt 18:3). Và sau đó, Người cảnh cáo: "Bất cứ ai làm cho một trong những kẻ bé mọn này tin vào Ta phạm tội, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và quăng xuống đáy biển còn hơn" (Mt 18:6).
Anh chị em thân mến, các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô không bao giờ được phép để trẻ em bị bỏ bê hoặc ngược đãi, bị tước đoạt quyền lợi, không được yêu thương hoặc bảo vệ. Người Kitô hữu có bổn phận phải ngăn chặn và lên án mạnh mẽ tình trạng bạo lực hoặc lạm dụng trẻ em.
Ngày nay, đặc biệt, có quá nhiều trẻ em bị ép buộc phải làm việc. Nhưng một đứa trẻ không biết cười, một đứa trẻ không có ước mơ thì không thể biết hoặc nuôi dưỡng tài năng của mình. Ở mọi nơi trên thế giới, có những đứa trẻ bị bóc lột bởi một nền kinh tế không tôn trọng sự sống; một nền kinh tế khi làm như vậy, sẽ tiêu thụ hết kho hy vọng và tình yêu lớn nhất của chúng ta. Nhưng trẻ em chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim Thiên Chúa, và bất cứ ai làm hại trẻ em sẽ phải chịu trách nhiệm trước Người.
Anh chị em thân mến, những người nhận ra mình là con cái Thiên Chúa, và đặc biệt là những người được sai đi để mang tin mừng của Phúc âm đến với người khác, không thể thờ ơ; họ không thể chấp nhận rằng những người chị em và anh em bé nhỏ của chúng ta, thay vì được yêu thương và bảo vệ, lại bị cướp mất tuổi thơ, giấc mơ, trở thành nạn nhân của sự bóc lột và gạt ra ngoài lề.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa mở rộng trí khôn và trái tim chúng ta để biết quan tâm và dịu dàng, và để mọi bé trai và bé gái có thể lớn lên về tuổi tác, sự khôn ngoan và ân sủng (x. Lc 2:52), đón nhận và trao ban tình yêu. Cảm ơn anh chị em.
Những điểm mù đạo đức
Vũ Văn An
14:44 08/01/2025
Randall Smith, trên The Catholic Thing, Thứ Ba, ngày 7 tháng 1 năm 2025, nhận định rằng Kinh nghiệm cho thấy, và nhiều nghiên cứu cho thấy, người ta không hành động có đạo đức như họ nghĩ. Việc tưởng tượng mình công bằng và anh hùng dễ hơn là công bằng và anh hùng. Nhưng đôi khi vấn đề không phải là thiếu tính cách, mà là sự lệch lạc trong cách nhìn sự vật.
Josef Pieper, trong cuốn sách tuyệt vời của mình The Four Cardinal Virtues [bốn nhân đức chính], bắt đầu chương về sự thận trọng khôn ngoan bằng đoạn trích này từ Tin mừng Mát-thêu (6:22): “Nếu mắt bạn khỏe, toàn thân bạn sẽ tràn đầy ánh sáng”, đoạn tiếp theo: “nhưng nếu mắt bạn không khỏe, toàn thân bạn sẽ đầy bóng tối. Vậy thì nếu ánh sáng trong bạn là bóng tối, thì bóng tối ấy lớn biết bao!”
Vậy thì, một câu hỏi quan trọng là làm thế nào chúng ta tự làm mù mình trước bản chất đạo đức của hành động và bước vào bóng tối đó. Thông thường, điều đó phụ thuộc vào cách vấn đề được lên khuôn.
Trong một trường hợp, chúng ta có thể tập chú vào hành động. Nhưng sau đó, chúng ta phải đối diện với những hậu quả tiềm ẩn. Rồi sau đó chúng ta có thể bắt đầu thực hiện việc phân tích "chi phí-lợi ích". (Trong đạo đức, điều này đôi khi được gọi là "chủ nghĩa hậu quả", "chủ nghĩa vị lợi" hoặc "chủ nghĩa tỷ lệ"). Đúng vậy, tôi nghĩ rằng việc thử nghiệm tế bào gốc từ thai nhi bị phá thai là sai, nhưng nếu việc này có thể chữa khỏi bệnh Alzheimer thì sao? Bây giờ cán cân đạo đức bắt đầu nghiêng về phía có lợi. Lối suy nghĩ duy hậu quả có thể làm cho sự vô đạo đức của hành động mờ dần.
Những vấn đề loại trên làm chúng ta nghĩ tới sự khôn ngoan của Thánh Tôma Aquinô, người đã yêu cầu chúng ta cân nhắc không những hậu quả của hành động, không những các ý định tốt mà chúng ta cho rằng mình đang hành động - một điều mà chúng ta dễ dàng tự lừa dối mình - mà còn cả mục đích của hành động đạo đức, tức là: chúng ta thực sự đang làm gì.
Tuy nhiên, ngay cả ở đây, chúng ta cũng dễ bị che mắt. Một cách phổ biến để làm điều này là tạo ra các loại hành động "phi đạo đức". Chủ tịch mới của một công ty cắt giảm hàng nghìn việc làm, khiến hàng nghìn người mất việc và gây tổn hại đến gia đình họ, rồi sau đó nói: "Đây là quyết định kinh doanh". “Quyết định kinh doanh” cũng nhất thiết là những quyết định đạo đức liên quan đến con người. Chúng ta tự làm mình mù quáng nếu không nhận ra sự thật này.
Có thể có những quyết định không có nhiều trọng lượng về mặt đạo đức, như việc chọn sô cô la hay vani – mặc dù ngay cả ở đây, nó có thể có trọng lượng về mặt đạo đức nếu không có đủ sô cô la cho tất cả mọi người. Nhưng tốt nhất là cho rằng mọi quyết định đều là quyết định đạo đức và mọi lựa chọn đều tốt về mặt đạo đức hoặc không. Và tốt nhất nữa là chúng ta đảm bảo rằng mình đang xem xét con người chứ không chỉ là các thể chế hoặc hệ tư tưởng. Bạn không muốn nói những điều như, “Đúng vậy, rất nhiều người sẽ bị giết, nhưng nhà nước công nhân cộng sản không tưởng đang được thành lập”.
Nhưng để tôi không mắc phải lỗi thường gặp là cô lập thể chế và hệ tư tưởng của riêng mình khỏi những lời chỉ trích và phê bình mà tôi sẵn sàng đưa ra đối với người khác – những học giả sống trong nhà kính thích ném đá – hãy để tôi đưa ra một ví dụ khác gần gũi hơn.
Giả sử một trường đại học cần nhiều tiền hơn. (Họ luôn cần nhiều tiền hơn.) Và giả sử cách họ kiếm được nhiều tiền hơn là bằng cách nhận những sinh viên chưa sẵn sàng cho công việc trình độ đại học: không thể đọc văn xuôi nghiêm túc, viết câu mạch lạc hoặc làm toán cơ bản. Nhiều sinh viên trong số này sẽ trượt, nhưng bạn vẫn có thể nhận được một, thậm chí là hai năm học phí từ họ. Hoặc bạn có thể cho họ đỗ đạt, nhận thêm nhiều năm học phí và những sinh viên sau đại học đã trả rất nhiều tiền nhưng không thể đọc, viết hoặc làm toán cơ bản.
Bây giờ, giả sử một nhóm giảng viên đến gặp chủ tịch và nói rằng, "Chúng tôi đang nhận những sinh viên không thể làm công việc trình độ đại học và họ đang thi trượt, vì vậy chúng tôi cần giải quyết vấn đề này." Có hai cách để giải quyết vấn đề này. Một là ngừng nhận những sinh viên này. Cách còn lại là thuê những người hướng dẫn dành nhiều giờ để thực hiện loại hình đào tạo khắc phục cá nhân mà những sinh viên này cần để thành công và sau đó yêu cầu chúng tham gia.
Nhưng điều đó tốn kém, và mục đích chính là để kiếm được nhiều hơn. Vậy hãy nói rằng thay vào đó, chủ tịch nói: "Nếu chúng ta ngừng nhận những đứa trẻ này, đây là số lượng vị trí giảng viên mà tôi sẽ phải cắt giảm". Đây có phải là một "quyết định kinh doanh" đơn giản không?
Phản ứng của chủ tịch với các giảng viên cho thấy rằng "thỏa thuận" này liên quan đến tiền bạc, không phải liên quan đến sinh viên và việc học của họ. Mặc dù chủ tịch có thể đã tự làm mình ra mù trước vấn đề này bằng cách tưởng tượng rằng các ý định tốt của mình là "cho những đứa trẻ này một cơ hội" sẽ giải quyết được mọi vấn đề, nhưng các ý định tốt đó sẽ không giải quyết được vấn đề. Không có cách nào để bù đắp cho mười hai năm học kém trong một học kỳ. Giống như yêu cầu một huấn luyện viên đưa những đứa trẻ hầu như không biết trượt băng và chuẩn bị cho chúng trong vài tuần để tham gia môn khúc côn cầu tại Thế vận hội. Điều này chỉ xảy ra trong phim.
Điều thực sự đang xảy ra là chủ tịch đã làm điều tương đương về quản trị với việc làm cho định chế của mình nghiện ma túy. Doanh thu học phí đã tăng đột biến một cách không đáng có bằng cách nhận những sinh viên có cơ sẽ thi trượt, và chủ tịch không muốn làm những gì cần thiết để giúp họ thành công. Họ đang bị đối xử như những con bò sữa, không phải là những sinh viên có nhu cầu đặc biệt cần được đáp ứng.
Chắc chắn, điều đó là vô đạo đức, nhưng mọi người đều hài lòng. Học sinh vào được đại học, vì vậy họ hài lòng. Cha mẹ hài lòng (cho đến khi bảng điểm và hóa đơn học phí đến). Và các nhà quản trị hài lòng với doanh thu. Nhiều giảng viên nhìn thấy vấn đề nhưng không có thẩm quyền để giải quyết. Ngay cả khi đề cập đến nó cũng sẽ bị lên án từ mọi phía ("Không có ích gì!").
Vì vậy, hành động tốt nhất có vẻ là tiếp tục mù quáng như thể nó không xảy ra, giống như cách mà rất nhiều người làm trong các tập đoàn "xấu xa", "tham lam". Nhưng chúng ta sẽ phải nói gì với chính mình nếu chúng ta đóng khung điều này như một câu hỏi đạo đức về từng cá nhân thay vì là một quyết định hành chính hoặc kinh doanh về một định chế?
Tốt hơn là mở to mắt và sắp xếp các ưu tiên một cách thẳng thắn. Điều đó giúp cơ thể và linh hồn khỏe mạnh hơn.
Đức Thánh Cha cảnh báo tai họa lao động trẻ em
Thanh Quảng sdb
16:32 08/01/2025
Đức Thánh Cha cảnh báo "tai họa" lao động trẻ em
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành bài suy tư trong Buổi tiếp kiến chung (8/1/2025) để cảnh báo "tai họa" lao động trẻ em, ĐTC nhấn mạnh là những người Công Giáo "không thể thờ ơ" khi trẻ em "thay vì được yêu thương và bảo vệ, lại bị cướp mất tuổi thơ và trở thành nạn nhân của sự bóc lột và bị gạt ra ngoài lề xã hội".
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Giáng sinh là thời điểm thích hợp để suy ngẫm về tình trạng của trẻ em, Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu tại Buổi tiếp kiến chung, giải thích rằng ngài dành hai bài giáo lý hàng tuần đặc biệt cho "tai họa" lao động trẻ em.
ĐTC than thở rằng "thế kỷ tạo ra trí tuệ nhân tạo và lập kế hoạch cho sự tồn tại đa hành tinh vẫn chưa tính đến tai họa của tuổi thơ bị sỉ nhục, bóc lột, bị thương đến chết".
Trước tiên, hãy xem Kinh thánh, Đức Thánh Cha nêu ra rằng danh từ "con" được xuất hiện trong Cựu Ước gần 5.000 lần. Ngài nói "Con cái là món quà của Chúa", trích dẫn các thánh vịnh, nhưng "thật không may, món quà đó không phải lúc nào cũng được tôn trọng". Trong suốt chiều dài lịch sử, Cựu Ước không chỉ cho thấy “những bài ca vui mừng” mà còn có “tiếng kêu van của các nạn nhân”: “Hãy nghĩ đến bao trẻ em, ngày nay, đang chết vì khát hoặc đói, hoặc bị bom đạn dày xé”.
Với Tân Ước, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại vụ thảm sát những trẻ em vô tội của Hêrôđê khi Chúa Kitô chào đời: “một thảm kịch ảm đạm bị lặp lại dưới nhiều hình thức trong suốt chiều dài lịch sử”. Chúa Giêsu, cùng với Đức Maria và Thánh Giuse buộc phải trải qua những “cơn ác mộng, trở thành người tị nạn ở một vùng đất xa lạ, như vẫn xảy ra với nhiều người ngày nay”.
Và trong suốt sứ vụ công khai của Chúa, trẻ em được đưa đến với Chúa Giêsu, Người đã phá vỡ truyền thống coi trẻ em “chỉ là những đồ vật” và bảo các tông đồ hãy để trẻ em đến với Người. Thậm chí, Đức Thánh Cha nói, Chúa Giêsu còn đề xuất trẻ em trở thành mẫu gương cho người lớn noi theo”.
Nhấn mạnh đến hoàn cảnh khốn khổ của “quá nhiều” trẻ em bị buộc phải lao động, bị bóc lột bởi một nền kinh tế “không tôn trọng sự sống”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “những ai nhìn mình là con cái Thiên Chúa không thể thờ ơ, họ không thể chấp nhận cho những người chị em và anh em bé nhỏ của chúng ta, thay vì được yêu thương và bảo vệ, lại bị cướp mất tuổi thơ, cướp đi ước mơ, để trở thành nạn nhân của những bóc lột và bị gạt ra ngoài lề xã hội”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý bằng lời cầu xin Thiên Chúa “mở rộng tâm trí và trái tim chúng ta để biết quan tâm và dịu hiền”, và cho “tất cả trẻ em đều được lớn lên trong sự khôn ngoan và ân sủng, được đón nhận và trao ban tình yêu thương”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành bài suy tư trong Buổi tiếp kiến chung (8/1/2025) để cảnh báo "tai họa" lao động trẻ em, ĐTC nhấn mạnh là những người Công Giáo "không thể thờ ơ" khi trẻ em "thay vì được yêu thương và bảo vệ, lại bị cướp mất tuổi thơ và trở thành nạn nhân của sự bóc lột và bị gạt ra ngoài lề xã hội".
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Giáng sinh là thời điểm thích hợp để suy ngẫm về tình trạng của trẻ em, Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu tại Buổi tiếp kiến chung, giải thích rằng ngài dành hai bài giáo lý hàng tuần đặc biệt cho "tai họa" lao động trẻ em.
ĐTC than thở rằng "thế kỷ tạo ra trí tuệ nhân tạo và lập kế hoạch cho sự tồn tại đa hành tinh vẫn chưa tính đến tai họa của tuổi thơ bị sỉ nhục, bóc lột, bị thương đến chết".
Trước tiên, hãy xem Kinh thánh, Đức Thánh Cha nêu ra rằng danh từ "con" được xuất hiện trong Cựu Ước gần 5.000 lần. Ngài nói "Con cái là món quà của Chúa", trích dẫn các thánh vịnh, nhưng "thật không may, món quà đó không phải lúc nào cũng được tôn trọng". Trong suốt chiều dài lịch sử, Cựu Ước không chỉ cho thấy “những bài ca vui mừng” mà còn có “tiếng kêu van của các nạn nhân”: “Hãy nghĩ đến bao trẻ em, ngày nay, đang chết vì khát hoặc đói, hoặc bị bom đạn dày xé”.
Với Tân Ước, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại vụ thảm sát những trẻ em vô tội của Hêrôđê khi Chúa Kitô chào đời: “một thảm kịch ảm đạm bị lặp lại dưới nhiều hình thức trong suốt chiều dài lịch sử”. Chúa Giêsu, cùng với Đức Maria và Thánh Giuse buộc phải trải qua những “cơn ác mộng, trở thành người tị nạn ở một vùng đất xa lạ, như vẫn xảy ra với nhiều người ngày nay”.
Và trong suốt sứ vụ công khai của Chúa, trẻ em được đưa đến với Chúa Giêsu, Người đã phá vỡ truyền thống coi trẻ em “chỉ là những đồ vật” và bảo các tông đồ hãy để trẻ em đến với Người. Thậm chí, Đức Thánh Cha nói, Chúa Giêsu còn đề xuất trẻ em trở thành mẫu gương cho người lớn noi theo”.
Nhấn mạnh đến hoàn cảnh khốn khổ của “quá nhiều” trẻ em bị buộc phải lao động, bị bóc lột bởi một nền kinh tế “không tôn trọng sự sống”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “những ai nhìn mình là con cái Thiên Chúa không thể thờ ơ, họ không thể chấp nhận cho những người chị em và anh em bé nhỏ của chúng ta, thay vì được yêu thương và bảo vệ, lại bị cướp mất tuổi thơ, cướp đi ước mơ, để trở thành nạn nhân của những bóc lột và bị gạt ra ngoài lề xã hội”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giáo lý bằng lời cầu xin Thiên Chúa “mở rộng tâm trí và trái tim chúng ta để biết quan tâm và dịu hiền”, và cho “tất cả trẻ em đều được lớn lên trong sự khôn ngoan và ân sủng, được đón nhận và trao ban tình yêu thương”.
Đối đầu với làn sóng ‘dân túy’, Giáo hoàng có nguy cơ phơi bày xương xẩu của Giáo hội
Vũ Văn An
16:44 08/01/2025
Charles Collins, giám đốc điều hành của Crux, ngày 8 tháng 1 năm 2025, nhận định rằng: Đối đầu với làn sóng ‘dân túy’, Đức Giáo Hoàng có nguy cơ phơi bày xương xẩu của Giáo hội
Thực vậy, sau khi Donald Trump đắc cử, các chuyên gia đã suy đoán về cách Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phản ứng lần này với một tổng thống Hoa Kỳ phản đối quan điểm của ngài về vấn đề nhập cư và nhiều cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới.
Đối với nhiều người, câu hỏi này đã được giải đáp bằng việc bổ nhiệm Hồng Y Robert McElroy làm Tổng giám mục mới của Washington, DC. McElory, người đã phục vụ với tư cách là Giám mục San Diego kể từ năm 2015, là một trong những thành viên lãnh đạo của phe cấp tiến trong Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ và thường phản đối các chính sách của Trump về vấn đề nhập cư và ủng hộ các vấn đề LGBTQ+ trong Giáo hội.
Trump đã nói rằng ông sẽ trục xuất những người nhập cư chưa đăng ký và hứa sẽ yêu cầu Quốc hội thiết lập việc chỉ có hai giới tính được công nhận ở cấp liên bang, điều này bị phản đối bởi những người ủng hộ "sự khẳng định chuyển giới".
Việc bổ nhiệm McElroy vào tòa Washington là điều bất ngờ đối với nhiều người, những người cho rằng Đức Phanxicô sẽ đưa ra lựa chọn mang tính hòa giải hơn cho chức vụ này, xét đến chiến thắng lớn của Trump vào tháng 11.
Vị Hồng Y này không tỏ ra hiếu chiến với vị Tổng thống sắp nhậm chức ngay lập tức, nhưng dù sao cũng đã đưa ra những dấu hiệu về khả thể phản kháng.
"Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một quốc gia có quyền kiểm soát biên giới của mình và mong muốn của quốc gia chúng ta làm điều đó là một nỗ lực chính đáng", McElroy trả lời một câu hỏi từ Crux.
"Đồng thời, chúng ta luôn được kêu gọi phải có ý thức về phẩm giá của mỗi con người, và do đó, các kế hoạch đã được thảo luận ở một số bình diện về việc trục xuất rộng rãi, không phân biệt đối xử, hàng loạt trên khắp đất nước sẽ là điều không phù hợp với giáo lý Công Giáo", ngài nói.
Các nhà bình luận Công Giáo đã không bỏ qua khuynh hướng của người đứng đầu mới của tòa Washington.
"Đức Hồng Y McElroy có một trí tuệ thông minh, trái tim của một mục tử và một bản năng tiên tri. Một sự bổ nhiệm hoàn hảo trong thời đại Trump: Tin mừng không tô vẽ (sine glossa) để chống lại sự biến thái của chủ nghĩa duy dân tộc Ki-tô giáo", nhà viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng Austen Ivereigh đã viết trên X (trước đây gọi là Twitter).
Trong khi đó, nhà bình luận Công Giáo bảo thủ Philip Lawler cho biết có hai "hậu quả có thể dự đoán được" của việc bổ nhiệm McElroy vào tòa Washington.
"1) Ông sẽ là một nhà phê bình nổi tiếng chính quyền Trump. 2) Ông sẽ bị chỉ trích vì mối quan hệ của mình với 'Chú Ted' McCarrick", Lawler cho biết trên X, ám chỉ đến những cáo buộc McElroy che đậy các cáo buộc lạm dụng đối với cựu Hồng Y và cựu linh mục.
"Những lời chỉ trích của ngài đối với Nhà Trắng có thể hoặc không thể gây tổn hại cho Trump. Nhưng lời chỉ trích McElroy chắc chắn sẽ làm tổn hại đến uy tín của phẩm trật Công Giáo. Vì vậy, việc bổ nhiệm ngài cho bạn biết đôi điều về các ưu tiên hiện tại của giới lãnh đạo Vatican,” ông nói tiếp.
Lawler có lý khi cho rằng có hai vấn đề chính mà triều Giáo hoàng Phanxicô phải đối đầu trong những năm tháng suy yếu của vị giáo hoàng 88 tuổi này.
Đầu tiên là mối quan ngại của Đức Phanxicô về sự hưng thịnh của những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu trong các nền dân chủ trên thế giới.
Năm 2023, ngài cáo buộc Giáo hội Hoa Kỳ có "thái độ phản động, có tổ chức và rất mạnh mẽ".
Phát biểu tại Trieste năm ngoái, Đức Giáo Hoàng cho biết nền dân chủ "không thực sự khỏe mạnh trên thế giới ngày nay", đồng thời nói thêm rằng mọi người phải "phát triển ý thức phê phán về những cám dỗ về ý thức hệ và dân túy".
Ngài nói điều này khi những người bảo thủ giành được nhiều quyền lực hơn ở phương Tây, với thủ tướng Hungary là Viktor Orban và Giorgia Meloni lãnh đạo Ý.
Ngay cả chiến thắng của Đảng Lao động ở Anh dường như cũng không đại diện cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa tự do Anh. Chiến thắng của đảng diễn ra khi đảng Bảo thủ bị cáo buộc là không "đủ bảo thủ" và mức độ ủng hộ của Đảng Lao động đang giảm nhanh chóng trong các cuộc thăm dò.
Ngay trước khi Đức Phanxicô bổ nhiệm McElory vào tòa Washington, thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố từ chức, hy vọng sẽ ngăn chặn chiến thắng dự kiến của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử liên bang vào tháng 10.
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm McElroy cũng chỉ ra một vấn đề khác mà Đức Phanxicô phải đối đầu trong những năm cuối đời: Cuộc khủng hoảng lạm dụng không hồi kết trong Giáo hội.
Vị Hồng Y này bị cáo buộc là không giải quyết thỏa đáng những cáo buộc mà chuyên gia về lạm dụng tình dục của giáo sĩ Richard Sipe đưa ra vào năm 2016. (Sipe qua đời vào năm 2018.)
Bản thân giáo hoàng từ lâu đã bị ám ảnh bởi những cáo buộc mà ngài có xu hướng tin vào những lời phản đối vô tội của giáo sĩ đối với những cáo buộc từ các nạn nhân.
Đức Phanxicô đã nghe theo lời của Giám mục người Chile Juan Barros, Gustavo Óscar Zanchetta người Argentina và Theodore McCarrick về sự phản đối của các nạn nhân, trước khi đảo ngược hướng đi sau sự phẫn nộ của công chúng.
Kể từ những năm 1950, các chính trị gia bảo thủ ở phương Tây nói chung vốn tôn trọng Vatican, thường sợ mất phiếu bầu của người Công Giáo. Các nhà lãnh đạo dân túy mới – những người thường có sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người Công Giáo đi lễ – ít có khả năng sợ xúc phạm đến giới lãnh đạo Giáo hội bằng cách nêu ra những điểm yếu của Vatican khi họ cảm thấy bị giáo hoàng tấn công.
Vài năm tới có thể sẽ đáng lưu ý.
Các giáo sĩ cấp cao của phong trào thức tỉnh đang sụp đổ trên khắp thế giới
Vũ Văn An
18:49 08/01/2025
John Macleod trên Daily Mail ngày 9 tháng Giêng, 2025, nhận định rằng Có rất ít người có thể rớt nước mắt trước sự sụp đổ của thủ tướng Canada, Justin Trudeau. Trong suốt một thập niên tại vị, ông đã phá hủy nền kinh tế của đất nước mình, chủ trì một vụ bùng nổ nhập cư, sử dụng luật khẩn cấp một cách thái quá đối với những người lái xe tải biểu tình, chi tiêu tiền công như một thủy thủ say rượu và thản nhiên hợp pháp hóa các dàn xếp an tử lạnh lẽo. Giá nhà và sưởi ấm hiện không ai trả nổi ở hầu hết các tỉnh của Canada. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán NAFTA quan trọng với Hoa Kỳ và Mexico, Trudeau đã bỏ qua cốt lõi của vấn đề - thương mại – chỉ hô hào việc công nhận chi tiết về quyền của giới tính và người bản địa trong thỏa thuận được sửa đổi.
Bạn có thể lập luận rằng ông chỉ đơn giản là đã nắm quyền quá lâu. Nhà báo chính trị tiên phong, James Margach, đã lập luận rằng không có nhiệm kỳ thủ tướng nào thực sự kéo dài quá bốn đến sáu năm.
Tony Blair đã nói một cách ngắn gọn hơn - 'Sau bảy năm, tất cả họ đều ghét bạn.' Nhưng ít nhất, nhiệm kỳ của ông là một trường hợp điển hình của cuộc nổi loạn chính trị. Ngược lại, Trudeau xuất thân từ một triều đại huy hoàng.
Người cha quá cố của ông, Pierre, đã thống trị nền chính trị Canada từ năm 1969 đến năm 1984. Người vợ xa cách của Pierre, Margaret - mẹ của Justin - là một người theo chủ nghĩa hippy-dippy và đến năm 1980, trở thành một trong những người phụ nữ khét tiếng nhất thế giới.
Nhưng trên hết, Justin Trudeau là người thức tỉnh (woke). Đứng ngang hàng với một nhóm đàn ông và đàn bà thống trị nền chính trị phương Tây trong thập niên qua.
Chính xác nhất về chính trị. Tự cho mình là tử tế. Được những người hâm mộ cuồng nhiệt trên mạng xã hội ca ngợi, thích thú với những bức ảnh tự sướng với những người như Sir David Attenborough và có sự chắc chắn đáng sợ về nhiều vấn đề - biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc có cấu trúc, tự nhận dạng giới tính, v.v. – đến nỗi, lúc một lý thuyết hay một ý tưởng bị thực tế kiểm chứng, nó đã uốn cong những nhà lãnh đạo này bởi chủ nghĩa độc đoán và kiểm duyệt.
Chúng ta có thể nói 'cong' ở thì quá khứ vì các cử tri phương Tây ngày càng nổi loạn chống lại kiểu lãnh đạo chải chuốt này. Jacinda Ardern của New Zealand đã hết hơi vào đầu năm 2023. Nicola Sturgeon, trong một bầu không khí cuối cùng của các đại từ không mạch lạc, đã không còn sống lâu. Taoiseach của Ireland, Leo Varadkar, đã gục ngã vào năm ngoái ở Dublin như một chiếc ấm trà sô cô la và ở Paris, Tổng thống Macron có thể vẫn còn tại vị, nhưng ông không còn nắm giữ bất cứ quyền kiểm soát có ý nghĩa nào nữa. Các nhà sử học cũng có thể kết luận rằng tuần này là bước ngoặt đối với thẩm quyền – chính là uy tín – của Thủ tướng của chúng ta, khi ông một lần nữa bôi nhọ mối quan tâm công khai hoàn toàn hợp pháp, bằng cách nào đó, là những âm mưu của 'cực hữu'. Nói về việc không đọc được suy nghĩ của mọi người. Nhưng vấn đề với tư thế nhân từ, bình tĩnh là mặt nạ dễ bị tuột ra. Nỗ lực tranh cử Tổng thống năm 2016 của Hilary Clinton không bao giờ phục hồi sau khoảnh khắc bà lên án những người ủng hộ điển hình của Donald Trump là 'một rổ những kẻ đáng khinh'.
Nicola Sturgeon đã tự biến mình thành trò hề tại một cuộc biểu tình ở Quảng trường George, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019, khi bà hét lên rằng 'Scotland cởi mở, chào đón, đa dạng và hòa nhập... và không một đảng viên Bảo thủ nào được phép thay đổi điều đó'.
Điều đó có thể đã thành công hơn nếu nét mặt của Thủ tướng không bị bóp méo vì lòng căm thù.
Một số điều nhất định đóng dấu thế hệ lãnh đạo phi thường này. Sự khinh thường của họ đối với những người có trình độ học vấn kém hơn. Sự khinh miệt của họ đối với Kitô giáo và gia đình truyền thống.
Sự khinh miệt kỳ lạ của họ đối với đất nước và lịch sử của chính họ: lên án hàng thế kỷ tiến bộ và doanh nghiệp chẳng khác gì 'chủ nghĩa thực dân' bóc lột. Quỳ gối. Quỳ gối trước một hệ thống phân cấp kỳ lạ của 'áp bức' - với những cậu bé da trắng nghèo được coi là những người kém xứng đáng nhất - và căm ghét, chỉ đơn giản là căm ghét nước Anh.
Và ở Ireland những ngày này, và ở một mức độ phi thường, căm ghét cả người Do Thái. Thật khó để giúp ích khi các phương tiện truyền thông phương Tây đã từ bỏ chính mình để hoạt động theo đảng phái và ra vẻ đạo đức.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống gần đây của Hoa Kỳ, nhiều cơ quan truyền thông không hề tỏ ra trung lập và BBC đã rất miễn cưỡng, cách đây vài tháng, khi đưa tin về một số tuyên bố bịa đặt trắng trợn trong sơ yếu lý lịch của Bộ trưởng Ngân khố.
Nhưng kết quả bầu cử chung gần đây của chúng ta - thành lập một chính phủ Lao động với đa số phiếu bầu áp đảo, phải thừa nhận là chỉ đạt 32% số phiếu bầu - thì, xét về tổng thể, lại là một trường hợp ngoại lệ. Ở châu Âu, các cử tri ngày càng phản đối cánh tả theo chủ nghĩa bản sắc. Nước Mỹ đã quyết liệt quay lưng lại với Kamala Harris, bất chấp mọi sự ủng hộ của người nổi tiếng; Đảng Tự do của Justin Trudeau đang tụt dốc với 16% trong các cuộc thăm dò ý kiến. Chúng ta đã mệt mỏi với các chính trị gia đưa ra những điều vô nghĩa hiển nhiên: ví dụ, một người về mặt giải phẫu và thực sự là một người đàn ông về mặt nhiễm sắc thể có thể tự mình tuyên bố rằng anh ta là phụ nữ - và do đó, theo quyền, được phép bước vào bất cứ không gian nào chỉ dành cho phụ nữ. Chúng ta lo ngại về sự chính trị hóa ngày càng gia tăng của phạm vi công cộng. Từ các bảo tàng của chúng ta, thông qua các trường học và trường đại học của chúng ta, đến National Trust hoặc Royal
Hội Văn học, ngày càng có ít bối cảnh mà chúng ta không chỉ trích chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chứng sợ người chuyển giới và tất cả những nỗi ám ảnh khác của phe cánh tả ngày nay.
Ngay cả bóng đá chuyên nghiệp – một trong số ít bộ phận của nền kinh tế thực sự, ở đất nước này, đang hoạt động tốt – giờ đây cũng sẽ được Nhà nước quản lý. Nhưng đó là một khía cạnh kỳ lạ khác của trật tự cai trị này: sự coi thường sự xuất sắc.
Ví dụ, các nhà xuất bản nên tập trung vào một điều: viết tuyệt vời. Thay vào đó, các tác giả ngày càng bị thúc ép phải tôn vinh 'sự đa dạng', các cuốn sách thiếu nhi kinh điển bị kiểm duyệt và các nhà văn được cảnh báo 'hãy giữ đúng lằn đường của mình'.
Trong khi đó, ở phía nam, Bộ Giáo dục sắp cắt giảm toàn bộ kinh phí cho việc giảng dạy tiếng Latinh trong các trường công lập – ngay cả khi một ủy ban do một người phụ nữ từng chỉ trích chính quyền Tony Blair lãnh đạo đang soạn thảo một chương trình giảng dạy quốc gia mới.
Sau đó là nỗi sợ hãi ngày càng bao trùm nhiều hơn đời sống công cộng. Sự miễn cưỡng khi nói ra suy nghĩ thực sự của mình, kẻo bạn bị treo cổ trên mạng xã hội hoặc, còn lạnh lùng hơn, bị ‘triệt tiêu’- ngày càng nhiều nam nữ bị truy đuổi khỏi công việc, bị tước danh dự và bị đuổi khỏi các tổ chức phi chính phủ, vì họ đã phạm thượng với các nguyên tắc của thời đại hoặc chỉ lỡ lời.
Nhưng bị những người thức tỉnh đe dọa là một chuyện. Nhưng một chuyện khác là khi các giáo sĩ cấp cao của họ - chẳng hạn như theo đuổi 'năng lượng xanh' - thực sự đang làm bạn trở nên nghèo đói.
Aberdeen đang bị khoét rỗng bởi quyết tâm rõ ràng của chính phủ mới trong việc chấm dứt khai thác dầu Biển Bắc. Tất cả chúng ta đều bị sốc bởi hóa đơn tiền gas và điện tăng cao.
Mạng lưới phà Hebridean hiện đã giảm xuống mức độ tin cậy của Thế giới thứ ba và, từ việc lê bước trên những cải tiến đường bộ vùng Cao nguyên vô cùng cần thiết cho đến thuế đậu xe tại nơi làm việc, người ta gần như có thể ngửi thấy mùi ác ý đối với người lái xe ở nông thôn.
Nhưng, từ sự trở lại đáng kinh ngạc của Donald Trump cho đến sự ủng hộ ngày càng tăng đối với Cải cách, tình hình đang bắt đầu thay đổi.
Chúng ta có thể xử lý một nhà lãnh đạo dễ gặp tai nạn, như Rishi Sunak bất hạnh. Chúng ta có thể, khi thời thế đòi hỏi, sống chung với một người hống hách và thô lỗ như Margaret Thatcher.
Nhưng chúng ta sẽ không chịu đựng được sự cai trị của những điều vô lý trong thời gian dài.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành hương năm thánh ở Roma: đến viếng Đền Thánh có một sự tích bi hùng của Thánh Cecilia cũng được hưởng ơn Tòan Xá
Trần Mạnh Trác
14:02 08/01/2025
Xem hình ảnh
Những người Công Giáo VN hành hương đến Roma trong Năm Thánh 2025 chắc chắn sẽ đến thăm ít nhất một trong bốn đền thờ giáo hoàng là Đền Thờ Thánh Phêrô, đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đền Thờ Đức Bà Cả và đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành để được hưởng Ơn Toàn Xá.
Ngòai ra, nhiều người Việt Nam khi thăm viếng đền thánh Phêrô sẽ không thể bỏ qua những nơi liên hệ đến Việt Nam ngay sát cạnh đấy, như Nhà Tổng Quyền dòng Tên (Curia Generalizia Compagnia di Gesu,) nơi lưu giữ thủ cấp của vị tử đạo tiên khởi VN là Á Thánh Anrê Phú Yên và, có thể đi bộ thong thả một chút nữa về hướng Nam, là ngôi mộ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong nhà thờ Chiesa Santa Maria Della Scala.
Nhưng đã bỏ công đi thăm mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, thì tại sao không thong thả đi thêm 15 phút nữa mà tới viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Cecilia ở Trastevere, nơi tôn kính thánh bổn mạng của các Ca Đoàn? Đồng thời cũng được hưởng thêm một ơn Toàn Xá nữa mà dành cho các đẳng linh hồn?
Trong năm thánh này, tòa Ân Giải Tối Cao đã ban Ơn Toàn Xá đặc biệt cho những ai hành hương đến các nhà thờ lịch sử ở Roma tôn kính các vị thánh nữ vĩ đại của Giáo Hội là Thánh Catherine thành Siena, Thánh Brigid của Thụy Điển, Thánh Teresa thành Avila, Thánh Têrêsa thành Liseux, Thánh Cecilia ở Trastevere và Thánh Monica.
Cụ thể, các nơi nói trên là những nhà thờ sau đây:
-Vương cung thánh đường Santa Maria Sopra Minerva (có lăng mộ của Thánh Catherine thành Siena)
-Nhà thờ Thánh Brigid ở Campo de' Fiori (Là Nhà thờ đầu tiên xây lên để tôn kính Thánh Brigid của Thụy Điển)
-Nhà thờ Santa Maria della Vittoria (có bức tranh nổi tiếng tên là ‘the Ecstasy of Saint Teresa’ của Gian Lorenzo Bernini mô tả cảnh Ngất Trí của Thánh Teresa Avila)
-Nhà thờ Trinità dei Monti (gần Spanish Steps, có lưu giữ ký ức 'Bông hoa nhỏ' của Thánh Teresa thành Lisieux)
-Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere (Có tượng và mộ Thánh Cecilia)
-Vương cung thánh đường Sant'Augustino ở Campo Marzio (Có nguyên đường và mộ Thánh Monica)
Lộ trình:
Chúng tôi sẽ bàn về sự tích và những vấn đề chung quanh ‘nhân vật lịch sử Cecilia’ để cung cấp tài liệu cho những độc giả nào muốn sưu tầm thêm, nhưng bây giờ thì chúng tôi xin giới thiệu lộ trình dành cho những ai tổ chức (hoặc đi tự túc) hành hương ở Roma, sẽ đi qua những di tích liên hệ đến Việt Nam, và kết thúc là Vương Cung Thánh Đường Thánh Cecilia.
(Trong album đính kèm, chúng tôi đăng lại nhiều hình cuả cuộc hành hương VietCatholic ở Roma vào cuối tháng 10 năm 2018 do Cha cố Trần Công Nghị tổ chức, đã đi qua nhiều địa điểm trong bài này.)
Đây là một lộ trình đi bộ chỉ dài 2.9 km (1.8 mile,) bắt đầu từ Công Trường Thánh Phêrô, đi bộ rất gần để thăm thủ cấp Á Thánh Anrê Phú Yên được lưu giữ tại Nhà Tổng Quyền cuả dòng Tên (Curia Generalizia Compagnia di Gesu,) rồi tản bộ theo bờ sông Tiber để thăm mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong nhà thờ Chiesa Santa Maria Della Scala, và kết thúc là đền thánh Basilica di Santa Cecilia trong phố Trastevere. Tổng số giờ đi bộ là 37 phút theo Google Map.
Lộ trình có thể co dãn thành nửa ngày để bao gồm nhiều giây phút dong chơi trên bờ sông Tiber lãng mạn, la cà các gian hàng tiểu công nghệ vừa nhỏ vừa xinh kiểu Bohemian trên các con đường quanh co bình yên của khu phố Trastevere, là khu phố đứng thứ 3 nhửng nơi đáng thăm của Roma (Sau #1 Centro Storico và #2 Trevi, Spanish Steps và Tridente), hoặc làm thực khách ngồi chơi dông dài ở các quán vệ đường vừa đông vừa rẻ, mà nhâm nhi món khoai tây cắt nhỏ trộn bơ, nướng lò với hành tỏi muối tiêu, dậy mùi thơm phưng phức… Và chắc chắn nhiều người cũng sẽ muốn lưu lại các nhà thờ một nửa giờ để cầu nguyện và chụp hình. Không kể thêm là trên lộ trình sẽ có người còn muốn ghé qua nhà thờ Church of the Holy Spirit in Sassia, là trụ sở thế giới cuả phong trào Lòng Thương Xót Chuá (nằm cạnh dòng Tên,) và Nhà Thờ Basilica of Our Lady in Trastevere, là nhà thờ đầu tiên được xây lên để tôn kính Đức Mẹ và nay là nhà thờ cổ kính nhất cuả Roma (gần nơi HY Thuận.)
Trước nhà thờ Thánh Cecilia có một công trường nhỏ tên là Piazza di Santa Cecilia, mà xe buýt có thể đưa đón khách hành hương một cách thong thả.
Một điều cần ghi nhớ đó là nhà thờ Thánh Cecilia nằm trong khuôn viên của một tu viện kín, cho nên giờ mở cổng giới hạn từ 10.00g sáng đến 13.00 trưa và từ 16.00g chiều đến 19.00g tối.
Sự tích bi hùng của thánh Cecilia
Thánh Cecilia đã từng là một thánh nữ được aí mộ nhất cuả Roma, là quan thầy cuả các Nhạc Sĩ, trước năm 1960, qua trên một ngàn năm, tên cuả Ngài được nhắc tới trong kinh Tiền Tụng cuả Thánh Lễ…Đến thập niên 1960 thì niên lịch Phụng Vụ cuả Giáo Hội đã đổi ngày lễ cuả Ngài thành ra Lễ Nhớ mà thôi.
Vấn đề là người ta đã không thể chứng minh được câu chuyện về cuộc đời cuả Ngài là có thực.
Xin minh định một điều quan trọng ở đây, đó là ‘nhân vật’ Cecilia là một ‘nhân vật có thực’ không thể chối cãi, chưa hề có ai đặt vần đề này cả, và lịch sử cũng cho thấy rằng Ngài là vị thánh đầu tiên mà xác đã được Chuá quan phòng không để cho hư rưã và những văn bản giám định về tình trạng ‘xác không bị tiêu hủy’ cuả Ngài được xem là đầy đủ chi tiết, không hề có sự nghi ngờ.
Chỉ có một điều là, câu chuyện cuộc đời cuả Ngài đã được viết ra khoàng năm 600, tức là 300 năm sau khi Ngài qua đời, và người ta đã không tìm được một bút tích nào khác viết về Ngài trước đó cả.
Cho đến khi tìm được một ‘dấu vết lịch sử’ nào đó (hoặc trong thời cuả Ngài, hoặc trong lúc những nhân chứng cùng thời với ngài còn sống) để chứng minh, thì câu chuyện cuộc đời cuả Ngài phải xem như là một sự tích ‘truyền khẩu dân gian’ mà thôi.
Mà đây lại là một sự tích bi hùng và huyền diệu, như sau:
Người ta tin rằng việc tử đạo cuả Ngài đã diễn ra trong thời Hoàng Đế Alexander Severus, vào khoảng năm 222-230.
Cecilia là một ‘công nương’ của một gia đình La Mã giàu có và danh giá. Mặc dù Ngài ước ao dâng mình cho Chuá nhưng theo thói tục cuả giới quyền quí thì Ngài được gả cho một nhà quý tộc trẻ tên là Valerian. Vào đêm tân hôn Thánh Cecilia đã thuyết phục được người chồng sau khi cho chồng thấy vị thiên thần hộ mệnh đang đứng bên cạnh mình.
Người anh trai của chồng là Tiburtius cũng được thánh Cecilia cải đạo. Cả hai sau đó đã bị bắt vì tội theo Kitô giáo, bị chặt đầu (theo truyền thống thì những qúi tộc La Mã không bị đóng đinh) và bị phơi xác dọc theo con đường Appian. Trước khi tử đạo, Valerian và Tiburtius cũng đã thuyết phục được ông đội trưởng là Maximus theo đạo và được hưởng phúc tử đạo với họ.
Cecilia bị bắt vì đã lén lút lấy đi và đem chôn thi thể của họ và đó trở thành một tội ác chống lại Hoàng Đế cho nên Cecilia phải lựa chọn, hoặc phải tế lễ cho các vị thần ngoại đạo hoặc bị xử chết. Cecilia đã kiên quyết chọn cái chết.
Bởi vì là một công nương quý tộc trẻ đẹp, vị quan toà đã quyết định hành hình thánh Cecilia một cách kín đáo để tránh những lời ai oán của dân chúng. Vị thánh bị nhốt vào cái lò nấu nước của hồ tắm cho chết ngạt. Nhưng qua một ngày một đêm, Ngài vẫn không hề hấn gì.
Một tay đao phủ lão luyện được sai tới để chặt đầu, nhưng hắn mất can đảm khi phải đối diện với vị thánh nữ, hắn đã chém tới ba nhát đao là số chém tồi đa theo luật La Mã mà không xong và hắn đã phải bỏ trốn để giữ lấy mạng mình.
Thánh Cecilia nằm gục bên hồ tắm, nửa cổ bị cắt, nằm ngiêng về phía bên phải, hai bàn tay của Ngài đan chéo nhau trong tư thế cầu nguyện và nằm ở vị trí đó qua ba ngày đêm. Vị trí của những ngón tay, ba ngón mở rộng bên tay phải và một ngón chỉ vào từ bên tay trái, như là dấu chỉ vào lòng tin về Chúa Ba Ngôi trong lúc Ngài không còn có thể nói lên được nữa.
Sau khi chết, những Kitô hữu lúc bấy giờ phủ lên Ngài một chiếc áo choàng bằng lụa có thêu chỉ vàng và đặt Ngài vào một cỗ quan tài bằng gỗ bách, họ vẫn giữ nguyên tư thế của Ngài như khi chết. Dưới chân Ngài, họ đặt các tấm khăn và vải trùm đầu đã được sử dụng để thấm máu.
Ngài được đem chôn một cách lén lút trong hang toại đạo Thánh Callistus bời vị Giám mục cuả Ngài, sau này trở thành Giáo hoàng Urban I, và cũng là người đã từng rửa tội cho chồng và anh rể cuả Ngài.
Cũng Đức Giáo Hoàng Urban I đã bí mật dựng lên một nguyện đường tôn kính Thánh Cecilia ngay trong ngôi biệt thự của gia đình Ngài.
Vào năm 822 sau này, sau khi tân trang ngôi nguyện đường tôn kính Ngài, Đức Giáo Hoàng Pascal I đã ước ao muốn cải táng ngôi mộ cuả Ngài về nhà thờ mới nhưng lúc đó không có ai còn nhớ vị trí ngôi mộ trong hang toại đạo ở đâu nữa. Trong lúc đang buồn rầu và cầu nguyên thì Thánh Cecilia đã hiện ra với vị Giáo Hoàng và chỉ cho biết vị trí đích xác cuả ngôi mộ ở đâu.
Khi khai quật ngôi mộ, lúc đó người ta mới biết xác cuả Ngài đã không hề bị hư nát.
Đức Giáo Hoàng Pascal I đã cải táng 4 ngôi mộ, cuả Thánh Cecilia, xương của chồng, cuả anh rể, và cuả thánh tử đạo Maximus (ông đội trưởng), mà chôn lại dưới bàn thờ.
770 năm sau nữa, khi ngôi nhà thờ cần phải sửa chữa những chỗ hư hỏng thì Đức Hồng Y Paolo Emilio Fondrato đã ra lệnh cải táng thêm một lần nữa, và lần này ngài ra lệnh phải ghi chép cẩn thận, và đã trở thành một hồ sơ khai quật chi tiết nhất năm 1599.
Theo hồ sơ thì vào ngày 20 tháng 10, khi đào bới dưới bàn thờ, người ta đã tìm được 2 chiếc quách bằng đá cẩm thạch trắng, phù hợp với những tài liệu dưới thời Giáo Hoàng Pascal I.
Đức Hồng Y đã mở chiếc quách trước nhiều nhân chứng đáng tin. Sau khi chiếc nắp cẩm thạch được gỡ ra, thì chiếc quan tài bằng gỗ bách trông vẫn còn tốt cũng lộ ra. Đức Hồng Y, với cảm xúc run rẩy mà ai cũng có thể hiểu được, đã nâng nắp hòm lên, để lộ ra một thân xác vẫn còn nguyên vẹn như xưa.
Xác cuả Ngài vẫn nằm ở cùng một vị thế cuả 1500 năm trước. Nhìn qua tấm màn lụa che, ngươì ta có thể thấy được chiếc váy thêu chỉ vàng, thấy vết chém ở cổ và những vải thấm máu đặt dưới chân.
Đức Giáo Hoàng Clement VIII đã gửi Đức Hồng Y Baronius và ông Antonio Bosio, là nhà bác học nghiên cứu về hầm mộ ở Roma, tới điều tra, và họ đã để lại cho chúng ta những tài liệu vô giá mô tả sự kiện khai quật này.
Nhìn qua tấm màn che, họ mô tả Thánh Cecilia là một phụ nữ mảnh mai và cái đầu thì quay xuống đất che mất khuôn mặt, nhưng do "sự tôn kính các thánh," họ không thực hiện thêm một sự kiểm tra nào khác nữa. Ông Bosio thì ghi thêm ý kiến của mình rằng xác vị Thánh vẫn giữ nguyên một vị thế như khi mới chết.
Một nhà điêu khắc trẻ lúc đó là Stefano Maderno, là người đang bảo quản các hình tượng trong nhà thờ, đã khắc ra một bức tượng của thánh Cecilia, và bức tượng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất cuả nước Ý. Bức tượng, mô tả chính xác cơ thể của Thánh Cecilia, nay được đặt trong hòm kiếng dưới bàn thờ bằng đá cẩm thạch đen. Việc thiết kế bàn thờ như là một quan tài đang mở cuả Maderno đã trở thành một cái mẫu cho nhiều thiết kế danh tiếng sau này.
Ngày nay trong hang toại đạo Thánh Callistus, người ta cũng đặt tại vị trí ngôi mộ cũ cuả Thánh Cecilia một bức tượng sao chép y hệt bức tượng cuả Maderno ở Nhà Thờ.
Nhà thờ ‘Vương Cung Thánh Đường’ Thánh Cecilia được xây trên vị trí cuả ngôi biệt thự gia đình, nay là Tu Viện Biển Đức Nữ. Một nhà nguyện bên phải cuả Thánh Đường, gọi là Caldarium ghi dấu nơi mà Thánh Cecilia đã bị xử tử. Tại đây vẫn còn dấu vết cuả hồ tắm La Mã cổ xưa; những bể nước chung quanh hồ tắm chứa nước nấu xôi từ các hầm bên dưới. Phiến đá cẩm thạch dùng làm mặt bàn thờ được coi là phiến đá mà Thánh Cecilia đã nằm trong lúc bị nhốt cho chết ngạt, và cũng có thể là phiến đá mà Ngài đã gục xuống khi bị đao phủ chém.
Trong nhà thờ, ngoài bức tượng của Thánh Cecilia, còn có nhiều tác phẩm nổi danh khác nữa, như sau:
Bức hình Ngày Tận Thế (The Last Judgment) cuả Pietro Cavallini (c. 1293) và caí trướng trên bàn thờ do Arnolfo di Cambio (1200s).
Nhà Thờ hầm (The Crypt) thiết kế theo kiểu trang trí thời Trung Cổ gọi là Cosmati là nơi chứa hầm mộ cuả Thánh Cecilia và chồng là thánh Valerian.
Những người Công Giáo VN hành hương đến Roma trong Năm Thánh 2025 chắc chắn sẽ đến thăm ít nhất một trong bốn đền thờ giáo hoàng là Đền Thờ Thánh Phêrô, đền thờ Thánh Gioan Latêranô, Đền Thờ Đức Bà Cả và đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành để được hưởng Ơn Toàn Xá.
Ngòai ra, nhiều người Việt Nam khi thăm viếng đền thánh Phêrô sẽ không thể bỏ qua những nơi liên hệ đến Việt Nam ngay sát cạnh đấy, như Nhà Tổng Quyền dòng Tên (Curia Generalizia Compagnia di Gesu,) nơi lưu giữ thủ cấp của vị tử đạo tiên khởi VN là Á Thánh Anrê Phú Yên và, có thể đi bộ thong thả một chút nữa về hướng Nam, là ngôi mộ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong nhà thờ Chiesa Santa Maria Della Scala.
Nhưng đã bỏ công đi thăm mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, thì tại sao không thong thả đi thêm 15 phút nữa mà tới viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Cecilia ở Trastevere, nơi tôn kính thánh bổn mạng của các Ca Đoàn? Đồng thời cũng được hưởng thêm một ơn Toàn Xá nữa mà dành cho các đẳng linh hồn?
Trong năm thánh này, tòa Ân Giải Tối Cao đã ban Ơn Toàn Xá đặc biệt cho những ai hành hương đến các nhà thờ lịch sử ở Roma tôn kính các vị thánh nữ vĩ đại của Giáo Hội là Thánh Catherine thành Siena, Thánh Brigid của Thụy Điển, Thánh Teresa thành Avila, Thánh Têrêsa thành Liseux, Thánh Cecilia ở Trastevere và Thánh Monica.
Cụ thể, các nơi nói trên là những nhà thờ sau đây:
-Vương cung thánh đường Santa Maria Sopra Minerva (có lăng mộ của Thánh Catherine thành Siena)
-Nhà thờ Thánh Brigid ở Campo de' Fiori (Là Nhà thờ đầu tiên xây lên để tôn kính Thánh Brigid của Thụy Điển)
-Nhà thờ Santa Maria della Vittoria (có bức tranh nổi tiếng tên là ‘the Ecstasy of Saint Teresa’ của Gian Lorenzo Bernini mô tả cảnh Ngất Trí của Thánh Teresa Avila)
-Nhà thờ Trinità dei Monti (gần Spanish Steps, có lưu giữ ký ức 'Bông hoa nhỏ' của Thánh Teresa thành Lisieux)
-Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere (Có tượng và mộ Thánh Cecilia)
-Vương cung thánh đường Sant'Augustino ở Campo Marzio (Có nguyên đường và mộ Thánh Monica)
Lộ trình:
Chúng tôi sẽ bàn về sự tích và những vấn đề chung quanh ‘nhân vật lịch sử Cecilia’ để cung cấp tài liệu cho những độc giả nào muốn sưu tầm thêm, nhưng bây giờ thì chúng tôi xin giới thiệu lộ trình dành cho những ai tổ chức (hoặc đi tự túc) hành hương ở Roma, sẽ đi qua những di tích liên hệ đến Việt Nam, và kết thúc là Vương Cung Thánh Đường Thánh Cecilia.
(Trong album đính kèm, chúng tôi đăng lại nhiều hình cuả cuộc hành hương VietCatholic ở Roma vào cuối tháng 10 năm 2018 do Cha cố Trần Công Nghị tổ chức, đã đi qua nhiều địa điểm trong bài này.)
Đây là một lộ trình đi bộ chỉ dài 2.9 km (1.8 mile,) bắt đầu từ Công Trường Thánh Phêrô, đi bộ rất gần để thăm thủ cấp Á Thánh Anrê Phú Yên được lưu giữ tại Nhà Tổng Quyền cuả dòng Tên (Curia Generalizia Compagnia di Gesu,) rồi tản bộ theo bờ sông Tiber để thăm mộ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong nhà thờ Chiesa Santa Maria Della Scala, và kết thúc là đền thánh Basilica di Santa Cecilia trong phố Trastevere. Tổng số giờ đi bộ là 37 phút theo Google Map.
Lộ trình có thể co dãn thành nửa ngày để bao gồm nhiều giây phút dong chơi trên bờ sông Tiber lãng mạn, la cà các gian hàng tiểu công nghệ vừa nhỏ vừa xinh kiểu Bohemian trên các con đường quanh co bình yên của khu phố Trastevere, là khu phố đứng thứ 3 nhửng nơi đáng thăm của Roma (Sau #1 Centro Storico và #2 Trevi, Spanish Steps và Tridente), hoặc làm thực khách ngồi chơi dông dài ở các quán vệ đường vừa đông vừa rẻ, mà nhâm nhi món khoai tây cắt nhỏ trộn bơ, nướng lò với hành tỏi muối tiêu, dậy mùi thơm phưng phức… Và chắc chắn nhiều người cũng sẽ muốn lưu lại các nhà thờ một nửa giờ để cầu nguyện và chụp hình. Không kể thêm là trên lộ trình sẽ có người còn muốn ghé qua nhà thờ Church of the Holy Spirit in Sassia, là trụ sở thế giới cuả phong trào Lòng Thương Xót Chuá (nằm cạnh dòng Tên,) và Nhà Thờ Basilica of Our Lady in Trastevere, là nhà thờ đầu tiên được xây lên để tôn kính Đức Mẹ và nay là nhà thờ cổ kính nhất cuả Roma (gần nơi HY Thuận.)
Trước nhà thờ Thánh Cecilia có một công trường nhỏ tên là Piazza di Santa Cecilia, mà xe buýt có thể đưa đón khách hành hương một cách thong thả.
Một điều cần ghi nhớ đó là nhà thờ Thánh Cecilia nằm trong khuôn viên của một tu viện kín, cho nên giờ mở cổng giới hạn từ 10.00g sáng đến 13.00 trưa và từ 16.00g chiều đến 19.00g tối.
Sự tích bi hùng của thánh Cecilia
Thánh Cecilia đã từng là một thánh nữ được aí mộ nhất cuả Roma, là quan thầy cuả các Nhạc Sĩ, trước năm 1960, qua trên một ngàn năm, tên cuả Ngài được nhắc tới trong kinh Tiền Tụng cuả Thánh Lễ…Đến thập niên 1960 thì niên lịch Phụng Vụ cuả Giáo Hội đã đổi ngày lễ cuả Ngài thành ra Lễ Nhớ mà thôi.
Vấn đề là người ta đã không thể chứng minh được câu chuyện về cuộc đời cuả Ngài là có thực.
Xin minh định một điều quan trọng ở đây, đó là ‘nhân vật’ Cecilia là một ‘nhân vật có thực’ không thể chối cãi, chưa hề có ai đặt vần đề này cả, và lịch sử cũng cho thấy rằng Ngài là vị thánh đầu tiên mà xác đã được Chuá quan phòng không để cho hư rưã và những văn bản giám định về tình trạng ‘xác không bị tiêu hủy’ cuả Ngài được xem là đầy đủ chi tiết, không hề có sự nghi ngờ.
Chỉ có một điều là, câu chuyện cuộc đời cuả Ngài đã được viết ra khoàng năm 600, tức là 300 năm sau khi Ngài qua đời, và người ta đã không tìm được một bút tích nào khác viết về Ngài trước đó cả.
Cho đến khi tìm được một ‘dấu vết lịch sử’ nào đó (hoặc trong thời cuả Ngài, hoặc trong lúc những nhân chứng cùng thời với ngài còn sống) để chứng minh, thì câu chuyện cuộc đời cuả Ngài phải xem như là một sự tích ‘truyền khẩu dân gian’ mà thôi.
Mà đây lại là một sự tích bi hùng và huyền diệu, như sau:
Người ta tin rằng việc tử đạo cuả Ngài đã diễn ra trong thời Hoàng Đế Alexander Severus, vào khoảng năm 222-230.
Cecilia là một ‘công nương’ của một gia đình La Mã giàu có và danh giá. Mặc dù Ngài ước ao dâng mình cho Chuá nhưng theo thói tục cuả giới quyền quí thì Ngài được gả cho một nhà quý tộc trẻ tên là Valerian. Vào đêm tân hôn Thánh Cecilia đã thuyết phục được người chồng sau khi cho chồng thấy vị thiên thần hộ mệnh đang đứng bên cạnh mình.
Người anh trai của chồng là Tiburtius cũng được thánh Cecilia cải đạo. Cả hai sau đó đã bị bắt vì tội theo Kitô giáo, bị chặt đầu (theo truyền thống thì những qúi tộc La Mã không bị đóng đinh) và bị phơi xác dọc theo con đường Appian. Trước khi tử đạo, Valerian và Tiburtius cũng đã thuyết phục được ông đội trưởng là Maximus theo đạo và được hưởng phúc tử đạo với họ.
Cecilia bị bắt vì đã lén lút lấy đi và đem chôn thi thể của họ và đó trở thành một tội ác chống lại Hoàng Đế cho nên Cecilia phải lựa chọn, hoặc phải tế lễ cho các vị thần ngoại đạo hoặc bị xử chết. Cecilia đã kiên quyết chọn cái chết.
Bởi vì là một công nương quý tộc trẻ đẹp, vị quan toà đã quyết định hành hình thánh Cecilia một cách kín đáo để tránh những lời ai oán của dân chúng. Vị thánh bị nhốt vào cái lò nấu nước của hồ tắm cho chết ngạt. Nhưng qua một ngày một đêm, Ngài vẫn không hề hấn gì.
Một tay đao phủ lão luyện được sai tới để chặt đầu, nhưng hắn mất can đảm khi phải đối diện với vị thánh nữ, hắn đã chém tới ba nhát đao là số chém tồi đa theo luật La Mã mà không xong và hắn đã phải bỏ trốn để giữ lấy mạng mình.
Thánh Cecilia nằm gục bên hồ tắm, nửa cổ bị cắt, nằm ngiêng về phía bên phải, hai bàn tay của Ngài đan chéo nhau trong tư thế cầu nguyện và nằm ở vị trí đó qua ba ngày đêm. Vị trí của những ngón tay, ba ngón mở rộng bên tay phải và một ngón chỉ vào từ bên tay trái, như là dấu chỉ vào lòng tin về Chúa Ba Ngôi trong lúc Ngài không còn có thể nói lên được nữa.
Sau khi chết, những Kitô hữu lúc bấy giờ phủ lên Ngài một chiếc áo choàng bằng lụa có thêu chỉ vàng và đặt Ngài vào một cỗ quan tài bằng gỗ bách, họ vẫn giữ nguyên tư thế của Ngài như khi chết. Dưới chân Ngài, họ đặt các tấm khăn và vải trùm đầu đã được sử dụng để thấm máu.
Ngài được đem chôn một cách lén lút trong hang toại đạo Thánh Callistus bời vị Giám mục cuả Ngài, sau này trở thành Giáo hoàng Urban I, và cũng là người đã từng rửa tội cho chồng và anh rể cuả Ngài.
Cũng Đức Giáo Hoàng Urban I đã bí mật dựng lên một nguyện đường tôn kính Thánh Cecilia ngay trong ngôi biệt thự của gia đình Ngài.
Vào năm 822 sau này, sau khi tân trang ngôi nguyện đường tôn kính Ngài, Đức Giáo Hoàng Pascal I đã ước ao muốn cải táng ngôi mộ cuả Ngài về nhà thờ mới nhưng lúc đó không có ai còn nhớ vị trí ngôi mộ trong hang toại đạo ở đâu nữa. Trong lúc đang buồn rầu và cầu nguyên thì Thánh Cecilia đã hiện ra với vị Giáo Hoàng và chỉ cho biết vị trí đích xác cuả ngôi mộ ở đâu.
Khi khai quật ngôi mộ, lúc đó người ta mới biết xác cuả Ngài đã không hề bị hư nát.
Đức Giáo Hoàng Pascal I đã cải táng 4 ngôi mộ, cuả Thánh Cecilia, xương của chồng, cuả anh rể, và cuả thánh tử đạo Maximus (ông đội trưởng), mà chôn lại dưới bàn thờ.
770 năm sau nữa, khi ngôi nhà thờ cần phải sửa chữa những chỗ hư hỏng thì Đức Hồng Y Paolo Emilio Fondrato đã ra lệnh cải táng thêm một lần nữa, và lần này ngài ra lệnh phải ghi chép cẩn thận, và đã trở thành một hồ sơ khai quật chi tiết nhất năm 1599.
Theo hồ sơ thì vào ngày 20 tháng 10, khi đào bới dưới bàn thờ, người ta đã tìm được 2 chiếc quách bằng đá cẩm thạch trắng, phù hợp với những tài liệu dưới thời Giáo Hoàng Pascal I.
Đức Hồng Y đã mở chiếc quách trước nhiều nhân chứng đáng tin. Sau khi chiếc nắp cẩm thạch được gỡ ra, thì chiếc quan tài bằng gỗ bách trông vẫn còn tốt cũng lộ ra. Đức Hồng Y, với cảm xúc run rẩy mà ai cũng có thể hiểu được, đã nâng nắp hòm lên, để lộ ra một thân xác vẫn còn nguyên vẹn như xưa.
Xác cuả Ngài vẫn nằm ở cùng một vị thế cuả 1500 năm trước. Nhìn qua tấm màn lụa che, ngươì ta có thể thấy được chiếc váy thêu chỉ vàng, thấy vết chém ở cổ và những vải thấm máu đặt dưới chân.
Đức Giáo Hoàng Clement VIII đã gửi Đức Hồng Y Baronius và ông Antonio Bosio, là nhà bác học nghiên cứu về hầm mộ ở Roma, tới điều tra, và họ đã để lại cho chúng ta những tài liệu vô giá mô tả sự kiện khai quật này.
Nhìn qua tấm màn che, họ mô tả Thánh Cecilia là một phụ nữ mảnh mai và cái đầu thì quay xuống đất che mất khuôn mặt, nhưng do "sự tôn kính các thánh," họ không thực hiện thêm một sự kiểm tra nào khác nữa. Ông Bosio thì ghi thêm ý kiến của mình rằng xác vị Thánh vẫn giữ nguyên một vị thế như khi mới chết.
Một nhà điêu khắc trẻ lúc đó là Stefano Maderno, là người đang bảo quản các hình tượng trong nhà thờ, đã khắc ra một bức tượng của thánh Cecilia, và bức tượng đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất cuả nước Ý. Bức tượng, mô tả chính xác cơ thể của Thánh Cecilia, nay được đặt trong hòm kiếng dưới bàn thờ bằng đá cẩm thạch đen. Việc thiết kế bàn thờ như là một quan tài đang mở cuả Maderno đã trở thành một cái mẫu cho nhiều thiết kế danh tiếng sau này.
Ngày nay trong hang toại đạo Thánh Callistus, người ta cũng đặt tại vị trí ngôi mộ cũ cuả Thánh Cecilia một bức tượng sao chép y hệt bức tượng cuả Maderno ở Nhà Thờ.
Nhà thờ ‘Vương Cung Thánh Đường’ Thánh Cecilia được xây trên vị trí cuả ngôi biệt thự gia đình, nay là Tu Viện Biển Đức Nữ. Một nhà nguyện bên phải cuả Thánh Đường, gọi là Caldarium ghi dấu nơi mà Thánh Cecilia đã bị xử tử. Tại đây vẫn còn dấu vết cuả hồ tắm La Mã cổ xưa; những bể nước chung quanh hồ tắm chứa nước nấu xôi từ các hầm bên dưới. Phiến đá cẩm thạch dùng làm mặt bàn thờ được coi là phiến đá mà Thánh Cecilia đã nằm trong lúc bị nhốt cho chết ngạt, và cũng có thể là phiến đá mà Ngài đã gục xuống khi bị đao phủ chém.
Trong nhà thờ, ngoài bức tượng của Thánh Cecilia, còn có nhiều tác phẩm nổi danh khác nữa, như sau:
Bức hình Ngày Tận Thế (The Last Judgment) cuả Pietro Cavallini (c. 1293) và caí trướng trên bàn thờ do Arnolfo di Cambio (1200s).
Nhà Thờ hầm (The Crypt) thiết kế theo kiểu trang trí thời Trung Cổ gọi là Cosmati là nơi chứa hầm mộ cuả Thánh Cecilia và chồng là thánh Valerian.
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh: Chương Mười Hai, tiếp
Vũ Văn An
17:41 08/01/2025
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương Mười hai: Loạt bài về việc củng cố cuộc hôn nhân của bạn, tiếp
12.4. Vai trò của người chồng trong việc phục tùng
• Eph. 5:25-33 -Bổn phận của người chồng đối với vợ mình trong sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội thánh và giữa vợ chồng.
• (Eph. 5:29-33) Học thuyết về sự kết hợp huyền nhiệm giữa Chúa Kitô và Hội thánh.
• (Eph. 4:21-25) Ý tưởng nổi bật là tình yêu của người chồng đối với và dành cho vợ mình. Sự phục tùng là phần của người vợ, tình yêu là phần của người chồng. Để duy trì sự hòa thuận, bình an và thống nhất trong gia đình, người vợ phải để mắt đến yếu tố phục tùng, trong khi người chồng phải để mắt đến tình yêu thương.
• (2 Tm. 1:7) Người chồng là người lãnh đạo và có thẩm quyền. Để giữ chàng khỏi trở thành bạo Thiên Chúa, sức mạnh này phải được tôi luyện bằng tình yêu. Sự cai trị của người chồng là sự thống trị và cai trị của tình yêu vốn đòi hỏi một tâm trí lành mạnh, kỷ luật và tự chủ.
Bản chất của tình yêu
• Eros: Về cơ bản là yêu nếu được yêu lại. Thế giới hiện hữu bởi loại tình yêu này.
• Phileo: Tình anh em, hay đơn giản là quý mến nhau.
• Agape: Tình yêu vô điều kiện, không kèm điều kiện, không cảm tính, không khêu gợi, không chỉ qúy mến nhau mà sinh hoa trái giống tình yêu Thiên Chúa. (Gl. 5:22)
Eros và phileo là tự nhiên và ổn ở chỗ của chúng; đàn ông và phụ nữ nên bị thu hút về thể chất và lẫn nhau. Eros, tình dục, là một phần của bản chất con người. Phileo tượng trưng cho tình đồng bạn. Kitô hữu phải trải qua cả ba tình yêu này.
Chúng ta không say sưa với mọi loại cảm xúc (Eph. 5:18), nhưng tràn đầy Chúa Thánh Thần. Theo tinh thần này, người chồng phải đáp lại vợ mình như một điều đương nhiên. Agape là tình yêu cao nhất và cần được tìm kiếm (1Cr.13:13).
Yêu vợ như Thiên Chúa yêu Hội Thánh
Chúa Kitô yêu thương hội thánh bất chấp những khiếm khuyết của hội thánh. Chúa Kitô đã phó chính Người cho Hội thánh. Sự hy sinh là đặc điểm của loại tình yêu này. Chúa Kitô đã phó sự sống của Người và mối quan tâm hiện tại của Người là cho sự hạnh phúc và sự hoàn hảo của Hội thánh. Tương tự như vậy, người chồng cũng phải đối mặt với những thiếu sót, khó khăn - những điều mà chàng cảm thấy có thể chỉ trích ở vợ mình. Người chồng phải thể hiện tình yêu cho đi, không phải vì những gì chàng có thể nhận được mà chủ yếu tìm cách mang lại lợi ích cho vợ mình, che chắn, bảo vệ và canh giữ nàng (Xem Phần 5.3, “Điều gì làm một người đàn ông thành đàn ông”).
• (Ga. 14:21) Tình yêu phải được thể hiện bằng hành động, việc làm; không chỉ ở lời nói mà còn ở việc làm.
• (Phil. 2:5) Thiên Chúa không xem xét đến Người, Người trở thành tôi tớ, Người không tính phí tổn, sự sỉ nhục; nhưng Người đến để làm cho hội thánh nên hoàn hảo. Tương tự như vậy, người chồng phải bỏ qua lỗi lầm của vợ và cho nàng những gì nàng cần chứ không phải những gì nàng xứng đáng.
• Thiên Chúa để Hội thánh riêng ra cho chính Người; chúng ta là tài sản đặc biệt của Người, cô dâu của Người. Chúng ta có bản chất ô uế, những ham muốn của tâm trí và xác thịt - một bệnh nhiễm trùng. Chúng ta được thanh tẩy bởi Chúa Thánh Thần bên trong Đấng hoạt động qua Lời Thiên Chúa. Thông qua Lời Thiên Chúa, chúng ta dần dần được thanh lọc khỏi sự ô uế và được đưa vào trạng thái mà cuối cùng chúng ta sẽ trở nên hoàn hảo - không có đốm hoặc nếp nhăn.
• (Gcb.1:21; 1Pr.1:23) Sự tái sinh là công việc của Chúa Thánh Thần, Đấng thực hiện công việc của Người qua Lời Thiên Chúa. Khi chúng ta vâng phục, điều này mang lại cho Chúa Thánh Thần một điều gì đó để thực hiện, khiến chúng ta trở nên giống Thiên Chúa.
• (Pl. 2:12-16) Chúa Kitô đang thanh tẩy hội thánh của Người qua Chúa Thánh Thần mà Người đã sai đến và là Đấng sử dụng Lời Người để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta phải tìm ra những gì Chúa Thánh Thần hoạt động bên trong. Thiên Chúa chỉ có thể thánh hóa chúng ta khi chúng ta đáp lại những thử thách trong cuộc sống theo Kinh Thánh.
• (Is. 6:3; Cl.1:10-11) Đừng bắt đầu từ nhu cầu, vấn đề của bạn. Hãy bắt đầu với Thiên Chúa, hữu thể Người, bản chất Người, đặc tính của Thiên Chúa. Tăng trưởng trong sự hiểu biết về Thiên Chúa dẫn đến sự thánh thiện và thánh hóa. Thực hành sùng đạo và cầu nguyện hàng ngày là chìa khóa để phát triển tâm linh (Xem Phần A.12, “Các đăng tải đáng tin cậy”).
• (Eph. 1:3-4; Eph. 5:27-28) Chúng ta được rửa tội trong Thiên Chúa Giêsu Kitô. Do đó, quá trình thánh hóa bắt đầu từ sự kết hợp của chúng ta với Người và dẫn đến việc Người đến lần thứ hai. Tương tự như vậy, người chồng phải để riêng người vợ ra để thăng tiến nàng trong quá trình thanh lọc. Người chồng phải dẫn đầu trong việc tách gia đình ra khỏi những ảnh hưởng bại hoại của hệ thống thế gian bằng cách thiết lập các nguyên tắc vương quốc trong đơn vị gia đình.
• (Eph. 5:30-32) Giáo lý về sự kết hợp huyền nhiệm giữa Chúa Kitô và Giáo hội giúp chúng ta hiểu được sự kết hợp giữa vợ và chồng. "Mầu nhiệm" có nghĩa là một điều gì đó mà tâm trí con người không thể tiếp cận được; sự thật tâm linh mà chỉ người được tái sinh mới hiểu được. Mầu nhiệm liên quan đến Chúa Kitô và Hội thánh, không phải vợ chồng; nhưng nó làm sáng tỏ hôn nhân giữa vợ và chồng.
• (Eph. 1:18) Hiểu được những lẽ mầu nhiệm này là lý do Thiên Chúa ban cho chúng ta năm thừa tác vụ để hướng dẫn chúng ta theo đó. Hội thánh là “thân thể” của Chúa Kitô; do đó, vợ chồng không chỉ đơn thuần là mối quan hệ bên ngoài mà còn là sự “xây dựng chính mình trong tình yêu” bên trong. “Các thành viên trong thân thể Người”, bằng thịt, xương của Người - có sự thống nhất hữu cơ, sống còn.
• (St. 2:23) Khi Ađam ngủ, đàn bà được lấy ra từ đàn ông; vì vậy, “thân thể”, hội thánh, đã được lấy ra từ Chúa Giêsu, Ađam thứ hai, tại thập giá - mầu nhiệm. Điểm nhấn mạnh ở đây là chúng ta là một phần bản chất của Chúa Kitô cũng như Evà là một phần của đàn ông. Khi đàn ông chú ý đến “thân thể” Evà của mình, chàng đang chú ý đến chính mình. Chàng không thể ly dị chính mình; những gì chàng làm cho "cơ thể" của mình, chàng làm cho chính mình.
• ( 2Pr. 1:4 ) Là “những người dự phần vào bản chất thiêng liêng,” Chúng ta dẫn khởi sự sống, chính hữu thể của chúng ta từ Người. Chúng ta thực sự là một phần của Người khi chúng ta sống bằng Lời Người vốn là xác thịt của Người.
Một Xác Thịt
(Eph. 5:31-32; St. 2:24) Người phụ nữ được lấy ra từ bản thể đàn ông. Theo một nghĩa nào đó, bây giờ họ là hai; theo một nghĩa khác, họ không phải là hai. Như vậy, hai và một cùng một lúc, sự nên một này, ý tưởng này về “một xác thịt”.
(Eph. 1:23) Ađam không thể trọn vẹn nếu không có Evà. Vì vậy, nàng tạo nên sự trọn vẹn của Ađam. Tương tự như vậy, hội thánh tạo nên sự trọn vẹn của Chúa Kitô. Khi vợ chồng hoàn thành vai trò và chức năng của mình theo các nguyên tắc của Vương quốc bằng cách hoàn thiện lẫn nhau theo sự chỉ dẫn của Thiên Chúa, bằng cách gia tăng các nhân đức hợp ý Thiên Chúa, bằng cách ngày càng tách mình ra khỏi hệ thống của thế gian, và do đó, gia tăng sự Hiện diện của việc họ kết hợp với Chúa Kitô, Nước Thiên Chúa và ý muốn của Người được thành lập trên trái đất cũng như trên thiên đàng.
Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn :(Pl. 2:12-13)
(Các) câu Kinh Thánh để nhớ: Gl. 6:1-2
Việc sùng kính: Chọn những câu Kinh Thánh của riêng bạn từ tờ này và thực hiện Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh về ít nhất ba câu.
Cởi bỏ/Mặc vào: Đọc Đơn vị 3 của cuốn Củng cố Hôn nhân của Bạn [15] [Mack1]. Ôn lại Phần 9.2, “Tội lỗi, Bản ngã, Đau khổ”. Tiếp tục giải quyết vấn đề qua Phần A.4, “Bảng câu hỏi Chiến thắng Tội lỗi”.
12.5. Đặc quyền của Cô dâu
Giải thích cuối cùng về tình trạng của thế giới là tình trạng của hội thánh.
• (Cl 3:4) Người là "sự sống của chúng ta". Điều này có nghĩa là chúng ta là những người chia sẻ sự sống của Người, là chi thể của thân thể Người... là thịt của Người... là xương của Người.
• (2 Cr 3:15-16) Chúng ta là những tạo vật mới trong cõi siêu nhiên của Chúa Thánh Thần: chia sẻ sự sống của Người trên mặt đất.
• (Ga 17:22) "thế đứng", phẩm giá, địa vị thuộc về chú rể cũng thuộc về cô dâu.
• (2 Cr 4:15-18) "Mọi vật đều thuộc về chúng ta". Chúng ta đang chia sẻ tài sản, quyền lợi, kế hoạch, mục đích của Người. Tương tự như vậy, người chồng kể cho vợ mình mọi điều, mọi ham muốn, mọi tham vọng, mọi hy vọng, mọi suy nghĩ. Vợ của anh là một với anh. Vì vậy, chúng ta là cô dâu của Người, chúng ta là "người giúp đỡ" của Người. Chúng ta chia sẻ gánh nặng của Người và rao giảng Tin mừng theo cùng một cách mà người vợ là "người giúp đỡ" cho chồng mình.
• (Cl 3:4) Cuối cùng, chúng ta chia sẻ vinh quang của Người.
Nhiệm vụ của người chồng
Có ba nguyên tắc cơ bản cần được xem xét như sau:
1.Nguyên tắc thứ nhất: Chúng ta phải nhận ra rằng liên quan đến hôn nhân, cũng như mọi thứ khác trong đời sống Ki-tô hữu, bí quyết thành công là "suy nghĩ, hiểu biết". Không có điều gì xảy ra tự động. Nếu bạn không suy nghĩ và hiểu biết, bạn sẽ quay trở lại với các thế lực cơ bản được chi phối bởi bản năng và xung lực như tức giận, sợ hãi, bệnh tật, lòng tham, sự yếu đuối, v.v. Những nhân tố này tấn công bạn trước khi bạn có thể suy nghĩ. Cảm xúc sẽ thống trị, lý trí con người sẽ thắng thế và sự thật của Thiên Chúa sẽ bị lãng quên.
2. Nguyên tắc thứ hai: Quan niệm về hôn nhân phải tích cực để được nâng lên vị trí của mối quan hệ giữa Thiên Chúa và giáo hội của Người. Những câu hỏi bạn cần tự hỏi mình hàng ngày (Mt 5:48):
• Cuộc sống hôn nhân của tôi có tương ứng và được chi phối bởi lý tưởng của Thiên Chúa không?
• Cuộc hôn nhân của tôi có đang ngày càng phù hợp và đạt đến lý tưởng không?
3. Nguyên tắc thứ ba: Nguyên nhân thực sự của sự thất bại, cuối cùng, trong hôn nhân là "bản ngã" và những biểu hiện khác nhau của bản ngã. Đây là rắc rối cơ bản trong và của thế giới. Là một Ki-tô hữu, việc phủ nhận bản ngã phải được thực hành hàng ngày cho đến khi vợ chồng trở thành "một thịt".
Khái niệm Một thịt
1.Trong hôn nhân, hai là một; nghĩa là, hai trở thành một thịt. Khi hai trở thành hai, vấn đề sẽ phát sinh.
2. Người vợ là thân thể của người chồng, cũng như giáo hội là thân thể của Chúa Kitô.
3. Người chồng phải tuân theo nguyên tắc này rằng vợ mình là một phần của chính mình, không phải là hai mà là một. Nàng không chỉ là một người bạn đời, nàng (hoàn chỉnh trong chính mình) là một nửa còn lại của người đàn ông.
4. Do đó, "Người yêu vợ mình, yêu chính mình". Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, anh đang yêu chính mình.
5. Toàn bộ suy nghĩ của người chồng phải bao gồm cả vợ mình, không bao giờ bao gồm chính mình trong sự cô lập hay tách biệt. Chàng phải bao gồm nàng không những về mặt thể chất mà còn về mặt trí thức và tâm linh.
6. Ngược lại, đàn ông tự làm hại và làm tổn thương chính mình khi họ suy nghĩ và hành động một cách tách biệt. Sự tách biệt này phá vỡ mối liên kết hôn nhân, cho phép nỗi sợ hãi và sự bất an xâm nhập.
Sự hợp nhất - Nguyên tắc cốt lõi của hôn nhân
Sự hợp nhất: Hai người sẽ trở nên một thịt.
Một vì mọi người và mọi người vì một. Sự hợp nhất là chìa khóa ( Eph. 5:31-32 ).
Ly dị: Tính cá nhân được nhấn mạnh ở đây. Hai người đang khẳng định quyền của mình. Kết quả là xung đột, bất hòa và chia ly.
Lìa bỏ, gắn bó, đan xen:
• ( Eph. 5:33 ) Cả chồng và vợ đều tôn trọng và phục tùng cha mẹ tương ứng của mình. Bây giờ người chồng phải đảm nhận quyền làm chủ và người vợ phải phục tùng chồng. Đây là khởi đầu của một đơn vị mới. Cha mẹ không còn kiểm soát họ nữa, nhưng Thiên Chúa là Thiên Chúa. Cha mẹ không phải là Thiên Chúa.
• ( Cl 3:19 ) Người chồng có xu hướng thống trị. Chàng được cảnh cáo là không được khắc nghiệt. Nếu chàng không khắc nghiệt với chính mình, chàng cũng sẽ không khắc nghiệt với vợ mình.
• (Eph.5:18) Đừng say sưa với những ý tưởng của riêng mình, nhưng hãy đầy dẫy Chúa Thánh Thần. Một nơi tốt để bắt đầu áp dụng sự khôn ngoan của Thiên Chúa là trong gia đình. Là người đứng đầu gia đình, người chồng không được lạm dụng hoặc sử dụng sai thẩm quyền bằng cách khắc nghiệt, không tử tế hoặc bất công. Hành động theo cách này cho thấy sự thiếu vắng Chúa Thánh Thần.
Sự tôn kính của vợ: Như giáo hội phục tùng Thiên Chúa Ki-tô, thì vợ cũng phục tùng chồng mình.
• (1 Pr 3:2) Nàng phải tôn trọng, kính trọng, tôn vinh, quý trọng, ngưỡng mộ, khen ngợi và tận tụy với chồng. Trên hết, nàng phải khuyến khích chồng - không bao giờ hạ thấp. Mỗi người có trách nhiệm với Thiên Chúa phải thay đổi cuộc sống của mình để tuân theo các nguyên tắc ngoan đạo bất kể phản ứng của người kia như thế nào. Bằng những phản ứng ngoan đạo, chúng ta có thể ảnh hưởng, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới có thẩm quyền và quyền năng để thay đổi tấm lòng, động cơ của người khác.
• (1 Pr 3:6) Sa-ra nhận ra quan điểm Kinh thánh về hôn nhân - người chồng là người đứng đầu của một đơn vị mới. Là người đứng đầu, chàng cho vợ mình hay bằng suy nghĩ và hành động rằng nàng được coi trọng, rằng chàng không thể sống thiếu nàng. Đổi lại, nàng coi chồng mình với sự tôn trọng và danh dự lớn lao. Người chồng, trên hết, không được coi vợ mình là điều hiển nhiên. Chàng phải cho vợ mình thấy, trong tinh thần và hành động, rằng nàng là 'cần thiết'. Người vợ cần biết rằng nàng được cần đến một cách trọn vẹn, nếu không sẽ có cảm giác tách biệt và xa cách mở cánh cửa cho sự sợ hãi.
• (Tv 45:10) Người vợ trước đây nợ cha mẹ mình sự tôn trọng, giờ đây cô ấy nợ chồng mình, nhưng cả hai đều không bị cha mẹ kiểm soát. Người vợ không bao giờ là người đứng đầu. Tuy nhiên, việc ra quyết định phải được phối hợp. Khi Sa-ra gọi Áp-ra-ham là "Thiên Chúa", bà đã công nhận và tôn vinh thẩm quyền chính là thẩm quyền của Thiên Chúa. Chính thẩm quyền do Thiên Chúa ban cho này mà nàng tôn trọng, không không phải chỉ là người đàn ông. Nàng phục tùng chàng, để chàng được trọn vẹn, không cạnh tranh hay đấu tranh với chàng.
Chủ nghĩa thế tục so với Ki-tô giáo
Chủ nghĩa thế tục luôn nói về những điều chung chung. Cá nhân bị lãng quên.
Ki-tô giáo nhận ra rằng quần chúng, quốc gia, không là gì khác mà là một tập hợp các cá nhân. Vì vậy, khi các cá nhân được sửa đổi thì một quốc gia được sửa đổi. Không phải bằng cách tham dự các hội nghị giải trừ binh bị hoặc dân số, hội nghị thượng đỉnh về trái đất, v.v., mà bằng cách áp dụng học thuyết Ki-tô giáo vào cách sống thực tế sẽ thay đổi một quốc gia. Một trong những phương tiện chính là đơn vị gia đình, mối quan hệ hôn nhân.
(Phl. 2:5) Trên hết, yếu tố tối cao là mỗi người phải xem xét mối quan hệ cá nhân của mình với Chúa Giêsu Ki-tô. Và khi họ làm như vậy, mối quan hệ giữa người chồng và người vợ với nhau sẽ phát triển và tràn đầy ân sủng và sự đơm hoa kết trái. Khi mỗi người tập trung vào Chúa Ki-tô, hai người trở nên một trong tâm trí và trong phán đoán.
Khái niệm thẩm quyền
Lòng kiêu hãnh của Lucifer đã thách thức thẩm quyền của Thiên Chúa. Hắn không muốn khuất phục, dẫn đến sự nổi loạn và hỗn loạn.
Thiên Chúa đã thiết lập lại chuỗi thẩm quyền của Người trong vườn địa đàng. Với chuỗi này là sức mạnh và khả năng sống theo các nguyên tắc của Thiên Chúa, bắt đầu bằng một hành động khuất phục. Điều này đòi hỏi phải từ bỏ bản thân, một hành động khiêm nhường cần thiết để nuốt trọn lòng kiêu hãnh của Lucifer và tội lỗi, sự bại hoại của sự lừa dối và ham muốn mà nhờ vậy thế gian đã tồn tại và vận hành.
Là các Ki-tô hữu, chúng ta không còn độc lập đối với Thiên Chúa trong suy nghĩ và hành động của mình nữa, nhưng mọi suy nghĩ và mọi việc chúng ta làm đều phụ thuộc vào Thiên Chúa và Lời Người. Khi chúng ta chuyển từ việc yêu bản thân sang yêu người khác, chúng ta thực hành chính bản chất của Thiên Chúa.
Do đó, trong sự khiêm nhường và phụ thuộc vào Thiên Chúa, chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Thiên Chúa đã định ban đầu trong vườn, tức là trở nên giống hình ảnh của Con Thiên Chúa và trong Người để hủy diệt công việc của ma quỷ. Bằng cách làm như vậy, chúng ta đang thiết lập vương quốc của Thiên Chúa, sự công chính của Người và ý muốn của Người trên mặt đất.
Tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn: (Phl 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Rm 12:1-2
Việc sùng kính: Thực hiện ít nhất ba câu Kinh Thánh, thông qua Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh.
Cởi bỏ/mặc vào:
Đọc Đơn vị 4 và 5 của Củng cố hôn nhân của bạn [15][Mack1]. Xem lại Mục 9.1, “Tẩy rửa và thanh lọc tâm hồn”. Tiếp tục lập danh sách nhật ký về những thất bại và giải quyết những thất bại này.
Còn tiếp
VietCatholic TV
Hoan hô: F-16 Ukraine bắn hạ cả 6 hỏa tiễn hành trình của Nga. Putin cử hàng tướng lụn bại đến Kursk
VietCatholic Media
02:18 08/01/2025
1. Lần đầu tiên trong lịch sử, một phi công F-16 của Ukraine đã bắn hạ sáu hỏa tiễn hành trình của Nga
Một phi công người Ukraine lái chiến đấu cơ F-16 do phương Tây cung cấp đã bắn hạ một loạt hỏa tiễn hành trình của Nga trong sự kiện được Kyiv mô tả là lần đầu tiên trong lịch sử.
Sau thời gian dài chờ đợi, vào tháng 8 năm 2024, Ukraine tuyên bố đã nhận được lô máy bay F-16 đầu tiên với hy vọng rằng chúng sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến của Kyiv chống lại Nga so với các máy bay cũ thời Liên Xô mà họ từng dựa vào.
Do lo ngại về thời gian đào tạo phi công, ban đầu đã có một trở ngại sau khi một phi công Ukraine thiệt mạng ngay sau khi giao máy bay F-16, nên việc sử dụng thành công máy bay thế hệ thứ tư sẽ nâng cao tinh thần cho lực lượng Ukraine.
Hôm Thứ Ba, 07 Tháng Giêng, không quân Ukraine cho biết một máy bay phản lực do Ukraine vận hành đã bắn hạ sáu hỏa tiễn hành trình của Nga trong một nhiệm vụ duy nhất.
“Lần đầu tiên trong lịch sử Fighting Falcon, một chiến đấu cơ F-16 đã phá hủy sáu hỏa tiễn hành trình của Nga trong một nhiệm vụ chiến đấu”, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 07 Tháng Giêng.
Đại Tá Ihnat cho biết vụ đánh chặn diễn ra trong cuộc không kích của Nga bằng gần 200 máy bay điều khiển từ xa và 94 hỏa tiễn vào ngày 13 tháng 12 năm 2024.
“Họ nói rằng ngay cả người Mỹ cũng không thể tin anh đã làm được điều đó”, Ihnat nói. “Do đó, Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh cần một thời gian xem xét các chứng cứ từ video để xác nhận chiến tích oanh liệt này.”
Phi công cho biết, sau khi được huấn luyện bởi các huấn luyện viên Hoa Kỳ, anh đã tiếp cận một nhóm hỏa tiễn hành trình và khóa mục tiêu, bất chấp các biện pháp đối phó tác chiến điện tử, gọi tắt là EW của Nga.
Phi công đã bắn hạ một cặp hỏa tiễn của Nga bằng hỏa tiễn tầm trung và một cặp khác bằng hỏa tiễn tầm ngắn.
Phi công đã được triệu hồi khỏi khu vực nhưng phát hiện hai hỏa tiễn khác đang hướng về Kyiv với tốc độ khoảng 400 dặm một giờ nên đã phản ứng bằng cách cố gắng đánh chặn nó bằng pháo hỏa lực của máy bay.
Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine cho biết các phi công của họ đã học cách bắn hạ hỏa tiễn bằng pháo trên máy bay trong máy bay mô phỏng nhưng chưa từng học trong chiến đấu thực tế.
Đại Tá Ihnat cho biết: “Chúng tôi có xác nhận 100% rằng, lần đầu tiên trong lịch sử trong chiến đấu phòng không, một chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đã bắn hạ sáu hỏa tiễn có cánh, trong đó có hai hỏa tiễn được bắn bằng pháo phòng không”.
Trước khả năng tuyệt vời này của các phi công Ukraine, Kyiv có thể sẽ tăng cường kêu gọi cung cấp thêm máy bay F-16 từ các đồng minh Âu Châu, với Bỉ cung cấp 30 chiến đấu cơ vào cuối năm 2028, theo RBC-Ukraine.
Ukraine sẽ tiếp tục kêu gọi các máy bay cũng như máy bay tiên tiến hơn. “Hãy tưởng tượng xem lực lượng kiềm chế to lớn ở trung tâm Âu Châu sẽ trở thành như thế nào khi bao gồm những phi công Ukraine dày dạn kinh nghiệm chiến tranh, khi vũ khí của Không quân sẽ đến thật dồi dào, chẳng hạn như bao gồm cả F-35!”, Ihnat nói.
[Newsweek: Ukraine's F-16 Pilot Downs Six Russian Cruise Missiles in Historic First]
2. Reuters đưa tin Hoa Kỳ sẽ đưa ra ‘gói trừng phạt lớn’ đối với hạm đội ngầm của Nga, và các cá nhân
Reuters đưa tin vào ngày 6 tháng Giêng, trích dẫn các nguồn tin thân cận với vấn đề này, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Tổng thống Joe Biden có kế hoạch đưa ra một “gói trừng phạt lớn” đối với hạm đội ngầm và các cá nhân của Nga.
Bất chấp những nỗ lực của phương Tây nhằm cắt giảm thu nhập của Nga từ nguồn dầu mỏ tài trợ cho cuộc chiến chống Ukraine, Mạc Tư Khoa vẫn có thể lách lệnh trừng phạt và bán dầu của Nga với mức giá cao hơn mức giá trần áp dụng là 60 đô la một thùng bằng cách xây dựng một đội tàu cũ kỹ có chủ sở hữu đáng ngờ.
Reuters đưa tin, các lệnh trừng phạt mà Washington dự kiến áp dụng sẽ nhắm vào các tàu chở dầu của Nga vượt quá mức giá trần áp đặt và các cá nhân tham gia vào các kế hoạch bán dầu thô vượt quá mức giá trần.
“Đây sẽ là một gói viện trợ lớn”, một trong những nguồn tin được hãng thông tấn trích dẫn cho biết.
Trong một quyết định vào cuối năm 2022, các nước G7, cùng với Liên Hiệp Âu Châu và Úc, đã áp đặt các quy định đối với các nhà khai thác phương Tây, chỉ cho phép họ bảo hiểm và vận chuyển dầu của Nga nếu giá bán dưới ngưỡng đã định là 60 đô la một thùng.
Điều đó thúc đẩy Nga chuyển hướng dòng chảy của mình sang Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia sẵn sàng mua dầu vượt quá mức giới hạn, bằng cách sử dụng hàng trăm tàu chở dầu cũ cũng gây ra rủi ro nghiêm trọng cho môi trường. Reuters đưa tin, Hoa Kỳ chỉ trừng phạt một số ít trong số đó.
Trong một sáng kiến riêng, các nước G7 đã thảo luận vào cuối năm 2024 về khả năng hạ giá trần xuống còn 40 đô la một thùng, nhưng không đạt được sự đồng thuận vì dự báo cho thấy giá dầu sẽ giảm vào năm 2025.
Ukraine cũng nhắm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Nga thông qua các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, làm gián đoạn thêm hoạt động sản xuất.
Một số nhà máy lọc dầu của Nga, bao gồm các nhà máy ở Tuapse, Ilyich và Novoshakhtinsk, đã giảm hoặc tạm dừng hoạt động do tác động kết hợp của lệnh trừng phạt và các cuộc tấn công của Ukraine.
Ngành này buộc phải bán nhiên liệu với giá chiết khấu và hoạt động với lãi suất cao, gây thêm áp lực cho hoạt động kinh doanh.
[Kyiv Independent: US to introduce 'big package' of sanctions on Russia’s shadow fleet, individuals, Reuters reports]
3. Putin cử tướng cao cấp đến Kursk khi xe tăng NATO của Ukraine tiến vào
Putin đã cử Thứ trưởng Quốc phòng Yunus-Bek Yevkurov, một trong những vị tướng hàng đầu của ông ta, tới Kursk trong bối cảnh Ukraine đang có cuộc tấn công mới vào khu vực phía tây nước Nga.
Các blogger quân sự Nga cũng đưa tin rằng Kyiv đã điều động xe tăng do Anh, thành viên NATO, cung cấp tại Kursk như một phần của cuộc tấn công bất ngờ, diễn ra gần sáu tháng sau khi cuộc tấn công ban đầu của Ukraine thành công trong việc chiếm được một phần lớn lãnh thổ.
Các báo cáo mới nhất cho biết Putin đang cố gắng kiểm soát nhanh chóng tình hình ở Kursk, là nơi dự kiến sẽ đóng vai trò trong các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra giữa Ukraine và Nga sau khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng.
Các khu vực biên giới của Nga đã nhiều lần bị lực lượng Kyiv tấn công kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Yevkurov đã đến khu vực Kursk vào hôm Chúa Nhật, 05 Tháng Giêng, để họp với các quan chức địa phương, ngay sau khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng Ukraine đã mở một cuộc tấn công xuyên biên giới mới nhất vào Kursk. Quyền giám đốc khu vực Alexander Khinshtein cho biết một “cuộc họp làm việc” đã được tổ chức, mà không giải thích thêm.
Khinshtein cho biết ông sẽ không đi sâu vào chi tiết cuộc trò chuyện “vì những lý do hiển nhiên”.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết Yevkurov đã đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán trong nỗ lực nổi loạn năm 2023 do cố giám đốc Tập đoàn Wagner của Nga, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo, cuối cùng đã thất bại và dẫn đến việc giải thể hiệu quả nhóm bán quân sự từng mờ ám này.
Khi Ukraine lần đầu điều động quân vào Kursk vào tháng 8 năm 2024, Putin và Bộ Quốc phòng của ông đã tìm cách hạ thấp quy mô tiến công của Ukraine trong khu vực.
“Như các bạn đã biết, chính quyền Kyiv đã thực hiện một hành động khiêu khích quy mô lớn khác, bắn bừa bãi bằng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả hỏa tiễn, vào các tòa nhà dân sự, nhà ở và xe cứu thương”, ông phát biểu tại một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an vào thời điểm đó.
Trong khi đó, các blogger quân sự Nga trên kênh truyền thông xã hội Telegram cho biết xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Anh - được cung cấp cho Ukraine để chống lại lực lượng Nga - đã được phát hiện ở Kursk.
Rybar cho biết hôm Chúa Nhật rằng giao tranh đang diễn ra gần làng Berdin ở phía đông bắc Sudzha, “nơi có mức độ hoạt động của đối phương cao nhất được ghi nhận cho đến nay”.
Quy mô hoạt động của Ukraine tại Kursk kể từ Chúa Nhật vẫn chưa rõ ràng, nhưng tính đến ngày 4 tháng Giêng, Ukraine đã kiểm soát 493 km2 khu vực Kursk, theo dự án OSINT DeepState của Ukraine.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng Ukraine trong khu vực.
Quyền giám đốc vùng Kursk Alexander Khinshtein cho biết trên kênh Telegram của mình: “Chúng tôi đã có cuộc họp làm việc với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Đại tướng Lục quân Yunus-Bek Yevkurov.”
Andriy Yermak, chánh văn phòng của Zelenskiy, đã cho biết vào Chúa Nhật: “Kursk, tin tốt đây, Nga đang nhận được những gì họ đáng nhận”.
Andriy Kovalenko, một quan chức của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine cho biết trên Telegram: “Người Nga ở Kursk đang vô cùng lo lắng vì họ bị tấn công từ nhiều hướng và điều này khiến họ bất ngờ. Các lực lượng phòng thủ đang làm việc.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu với các phóng viên tại Hán Thành hôm thứ Hai rằng lập trường của Ukraine tại Kursk “là một vấn đề quan trọng vì chắc chắn đó là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra trong năm tới”.
[Newsweek: Putin Sends Top General to Kursk as Ukraine's NATO Tanks Roll In]
4. ‘Ông ta đang gửi những chàng trai 18 tuổi’ vào cửa tử — Zelenskiy nói Putin không yêu đất nước mình
Putin không yêu đất nước và nhân dân của mình khi ông đưa thanh niên Nga vào cuộc chiến tranh xâm lược, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình podcast người Mỹ Lex Fridman được công bố vào ngày 5 tháng Giêng.
“Ông ấy không yêu người dân của mình. Ông ấy chỉ yêu những người thân cận của mình,” Zelenskiy nói khi đáp lại lời gợi ý của Fridman rằng Putin là “một người nghiêm chỉnh và yêu đất nước của mình.”
“Quốc gia của ông ta là gì? Ông ta tình cờ coi Ukraine là quốc gia của mình,” tổng thống trả lời trong cuộc phỏng vấn dài ba giờ, chỉ ra rằng Putin trước đây cũng đã phát động một cuộc chiến tranh tàn phá chống lại Chechnya, hiện là một nước cộng hòa thành viên của Liên bang Nga.
Putin lên nắm quyền trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai vào năm 1999-2000, khi Nga cưỡng chế khuất phục khu vực này và chiếm thủ đô Grozny sau một cuộc bao vây tàn khốc.
“Người Chechnya là ai? Một dân tộc khác: Một đức tin khác… Một ngôn ngữ khác. Một triệu người bị loại bỏ…. Ông ta đã giết họ như thế nào – bằng tình yêu?” Zelenskiy hỏi một cách khoa trương.
Nhà lãnh đạo nhà nước Ukraine cũng nhấn mạnh rằng cuộc chiến tranh toàn diện của Nga chống lại Ukraine đã khiến 780.000 binh lính của nước này thiệt mạng hoặc bị thương, đồng thời nói thêm rằng Putin “gọi tất cả họ là người Nga, ngay cả những người không biết nói tiếng Nga, trên lãnh thổ Nga của ông ta, tất cả những gì họ đã nô dịch”.
“Ông ấy (Putin) gửi những cậu bé 18 tuổi (đi chết trong chiến tranh)... Không phải là bọn phát xít đã đến đất nước của ông ấy, và ông ấy cần phải bảo vệ nó. Ông ấy đã đến đất nước của chúng ta, và ông ấy gửi chúng đi,” Zelenskiy tiếp tục, đưa ra những ví dụ khác về các cuộc chiến tranh và can thiệp quân sự của Mạc Tư Khoa ở Syria, Chechnya, Georgia và Phi Châu.
Mặc dù khó có thể xác định chính xác tổn thất của Nga trong cuộc xâm lược toàn diện, tờ The Economist viết rằng tổn thất này đã vượt xa tổn thất trên chiến trường của Mạc Tư Khoa trong tất cả các cuộc chiến tranh sau năm 1945 cộng lại.
[Kyiv Independent: 'He's sending 18-year-old boys' to die — Zelensky says Putin doesn't love his country]
5. Quân đội Ukraine cho biết lực lượng tại Kursk đã đẩy lùi gần 100 cuộc tấn công của Nga trong một ngày
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine báo cáo ngày 7 Tháng Giêng rằng lực lượng Ukraine đã đẩy lùi 94 cuộc tấn công trên bộ của Nga vào Tỉnh Kursk của Nga trong ngày qua trong bối cảnh giao tranh leo thang trong khu vực.
Con số này tương ứng với gần một nửa số cuộc giao tranh trong ngày qua, khi quân đội báo cáo có 218 cuộc đụng độ trên toàn mặt trận.
Vào ngày 5 tháng Giêng, Ukraine đã tiến hành các hoạt động tấn công mới ở khu vực thuộc Nga, được coi là rất quan trọng cho bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào có thể diễn ra.
Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc vào ngày 6 Tháng Giêng rằng bước tiến của quân Ukraine đã bị chặn lại và các đơn vị chủ lực của Ukraine đã bị tiêu diệt gần Berdin, một thị trấn dọc theo con đường dẫn về phía đông bắc đến thành phố Kursk.
Ukraine không bình luận về những tuyên bố này và chỉ cung cấp thông tin hạn chế về hoạt động này.
Viện nghiên cứu chiến tranh, gọi tắt là ISW có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết từ ngày 5 đến ngày 6 tháng Giêng, quân đội Ukraine đã tiến vào miền nam Berdin, miền trung Russkoye Porechnoye và miền trung Novosotnitsky, tất cả đều ở phía đông bắc Sudzha, một thị trấn quan trọng do Ukraine kiểm soát trong khu vực.
Các nhà phân tích ISW suy đoán rằng những cuộc tấn công này “có thể là giai đoạn khởi đầu của một chiến dịch phối hợp của Ukraine tại Tỉnh Kursk hoặc nơi khác trên chiến trường”.
Trong khi đó, lực lượng Nga đã lợi dụng hoạt động của Ukraine để tấn công vào những nơi khác trong khu vực Kursk, dường như đang tiến về phía tây Malaya Loknya, theo ISW.
Lực lượng Ukraine đã phát động một chiến dịch quy mô lớn ở Kursk vào đầu tháng 8, được cho là đã chiếm được tới 1.300 kilômét vuông, hay 500 dặm vuông, đất Nga. Kể từ đó, Nga đã điều động quân tiếp viện — bao gồm cả lính Bắc Hàn — trong khu vực và được cho là đã chiếm lại được khoảng một nửa lãnh thổ đã mất.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Antony Blinken cho biết vào ngày 6 Tháng Giêng rằng các vị trí của Ukraine tại Tỉnh Kursk của Nga có thể đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán có thể xảy ra với Nga.
Triển vọng đàm phán vào năm 2025 đang được thảo luận sôi nổi trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump cam kết đưa Kyiv và Mạc Tư Khoa vào bàn đàm phán.
[Kyiv Independent: Ukrainian forces in Kursk Oblast fend off almost 100 Russian assaults in a day, military says]
6. Kẻ cầm dao bị bắt bên ngoài văn phòng Thủ tướng Bỉ
Một người đàn ông có vũ trang bằng dao đã bị cảnh sát Bỉ bắt giữ bên ngoài văn phòng thủ tướng Bỉ tại Brussels vào sáng thứ Hai.
“Một người đàn ông cầm dao đã bị cảnh sát quân sự khống chế”, phát ngôn nhân của Thủ tướng Alexander De Croo cho biết hôm thứ Hai. “Người đàn ông đã được chuyển đến đồn cảnh sát. Các sĩ quan cảnh sát quân sự không bị thương trong vụ việc”, ông nói thêm.
Cảnh sát địa phương xác nhận vụ bắt giữ và cho biết người đàn ông này đã đe dọa quân nhân đồn trú tại địa điểm này, nhưng theo truyền thông địa phương, họ vẫn chưa xác định được động cơ của người đàn ông này.
Barend Leyts, giám đốc truyền thông của thủ tướng, cho biết De Croo “rất sốc trước vụ việc”.
“Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các sĩ quan cảnh sát quân sự. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình cùng với cảnh sát. Chúng tôi nhẹ nhõm vì không có ai bị thương trong vụ việc”, De Croo cho biết thông qua giám đốc truyền thông của mình.
7. Đặc phái viên hòa bình Ukraine hoãn chuyến thăm Kyiv cho đến sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, Reuters đưa tin
Đặc phái viên hòa bình về Ukraine của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump, Keith Kellogg, đã hoãn chuyến thăm Kyiv cho đến sau khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, Reuters đưa tin vào ngày 6 tháng Giêng, trích dẫn bốn nguồn tin biết về chuyến đi.
Theo nguồn tin nói với Reuters, ngày mới vẫn chưa được ấn định và hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao chuyến đi bị hoãn lại.
Theo một phóng viên của tờ Kyiv Independent, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước đó đã xác nhận với các nhà báo tại Brussels vào ngày 19 tháng 12 rằng Kellogg sẽ đến thăm Ukraine trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng Giêng.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine Heorhii Tykhyi cho biết vào ngày 20 tháng 12 rằng Ukraine và Hoa Kỳ ban đầu đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về ngày Kellogg đến thăm Kyiv — mặc dù ngày đó chưa bao giờ được tiết lộ công khai.
Reuters đưa tin vào ngày 18 tháng 12 rằng Kellogg có kế hoạch đến thăm Kyiv và một số thủ đô Âu Châu trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 Tháng Giêng như một phần trong nỗ lực của chính quyền mới nhằm giải quyết cuộc chiến toàn diện của Nga chống lại Ukraine.
Các nguồn tin xác nhận vào ngày 6 Tháng Giêng rằng Kellogg vẫn cam kết ghé thăm các thủ đô khác của Âu Châu, bao gồm Rôma và Paris.
Kellogg, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Mike Pence, là một nhân vật quen thuộc với Ukraine và “đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ... trong những năm gần đây” với Kyiv, Tykhyi cho biết vào ngày 28 tháng 11.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về cách thức ông dự định thực hiện điều đó.
Zelenskiy gần đây cho biết đất nước phải làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh thông qua các biện pháp ngoại giao vào năm 2025, đồng thời nói thêm rằng chiến tranh sẽ “kết thúc nhanh hơn” dưới thời chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump.
[Kyiv Independent: Incoming Ukraine peace envoy postpones visit to Kyiv until after Trump's inauguration, Reuters reports]
8. Máy bay điều khiển từ xa của Nga tấn công xe buýt ở Kherson, làm 1 người thiệt mạng, và làm bị thương 8 người
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 07 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga đã nhắm vào một chiếc xe buýt ở khu vực Kherson vào ngày 6 tháng Giêng, khiến một người thiệt mạng và tám người khác bị thương.
Người đàn ông bị giết là Volodymyr Shum, 50 tuổi, là chuyên gia trong bộ phận dịch vụ đô thị và cảnh quan thuộc sở kinh tế đô thị của Hội đồng thành phố Kherson.
Trong số những người bị thương có bảy phụ nữ, độ tuổi từ 29 đến 58, và một nam thanh niên 21 tuổi, tất cả đều phải vào bệnh viện do bị thương do vụ nổ và đang được đánh giá y tế.
Kherson và các thị trấn trên bờ tây sông Dnipro phải chịu các cuộc tấn công hàng ngày của Nga khi lực lượng Mạc Tư Khoa duy trì quyền kiểm soát bờ đông của con sông. Prokudin báo cáo rằng các cuộc tấn công gia tăng khi quân đội Nga cố gắng củng cố vị trí của họ trong khu vực.
Kherson và các khu vực xung quanh đã được giải phóng trong cuộc phản công mùa thu năm 2022 của Ukraine nhưng vẫn thường xuyên bị pháo kích. Theo chính quyền địa phương, một cuộc tấn công vào xe buýt đưa đón ở Kherson vào ngày 1 tháng 12 đã khiến ba người thiệt mạng và tám người bị thương.
[Kyiv Independent: Russian drone attack against bus in Kherson, kills 1, injures 8]
9. Macron nói Ukraine cần phải “thực tế” về các vấn đề lãnh thổ
Hôm Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Ukraine cần phải có lập trường “thực tế” về các vấn đề lãnh thổ khi động lực chính trị dường như đang tập hợp lại để ủng hộ việc mở các cuộc đàm phán hòa bình với Nga.
Đây là lần đầu tiên Macron ám chỉ rằng Kyiv nên cân nhắc nhượng bộ lãnh thổ, sau khi trước đây ông nhiều lần kêu gọi bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến tranh.
“Người Ukraine cần có những cuộc thảo luận thực tế về các vấn đề lãnh thổ, điều mà chỉ họ mới có thể làm được,” ông phát biểu trong bài phát biểu trước các đại sứ Pháp tụ họp tại Paris.
Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và kể từ khi phát động cuộc tấn công toàn diện vào năm 2022, hiện đang kiểm soát các vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Đông Ukraine.
Bình luận của tổng thống Pháp được đưa ra trong bối cảnh Âu Châu đang chuẩn bị cho Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump, người đang thúc đẩy việc nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng.
Macron cũng cho biết Hoa Kỳ nên giúp đưa Nga vào bàn đàm phán và Âu Châu nên cung cấp cho Ukraine các bảo đảm an ninh như trách nhiệm của họ.
Tuy nhiên, tổng thống Pháp cũng cảnh báo không nên hy vọng vào việc giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột.
“Sẽ không có giải pháp nhanh chóng nào cả”, ông nói. “Không có giải pháp nhanh chóng nào ngụ ý rằng sự đầu hàng của Ukraine sẽ tốt cho người Âu Châu hoặc cho Hoa Kỳ”.
[Politico: Macron says Ukraine needs to be ‘realistic’ on territorial issues]
10. Moldova cho biết Nga đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng năng lượng ở Transnistria nhằm mục đích tuyên truyền, gây bất ổn
Hôm Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, Phát ngôn nhân của chính phủ Moldova Daniel Voda cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng ở Transnistria, xảy ra do Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt vào ngày 1 tháng Giêng, là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Nga nhằm thao túng và phát tán tuyên truyền.
Ông cho biết: “Tuyên truyền của Nga cố gắng tạo ra một câu chuyện trong đó Moldova trở thành 'nhân tố gây rắc rối', mặc dù chính phủ đã đề xuất các giải pháp rõ ràng để tránh cuộc khủng hoảng”.
Gazprom, gã khổng lồ năng lượng do nhà nước Nga kiểm soát, đã dừng cung cấp khí đốt cho Moldova, với lý do Moldovagaz bị cáo buộc nợ chưa trả. Các quan chức Moldova đã phản đối những tuyên bố này, lưu ý rằng một cuộc kiểm toán quốc tế đã không xác minh được các khoản nợ.
Transnistria, một khu vực bị Nga tạm chiếm từ đầu những năm 1990, phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga và đã phải đối mặt với sự sụp đổ công nghiệp do tình trạng mất điện và hỏng hệ thống sưởi ấm trên quy mô lớn.
Voda cho biết cuộc khủng hoảng phản ánh nỗ lực cố ý của Nga nhằm tạo ra nỗi sợ hãi và bất ổn. “Cuộc khủng hoảng năng lượng này không chỉ là vấn đề kinh tế — mà là một phần của kế hoạch thao túng và tuyên truyền lớn hơn của Nga được thiết kế để tạo ra nỗi sợ hãi và bất mãn ở cả hai bờ sông Dnister.”
Theo Vadim Krasnoselsky, lãnh đạo chính quyền khu vực được Nga hậu thuẫn, gần 72.000 ngôi nhà và 1.500 tòa nhà cao tầng ở Transnistria không có hệ thống sưởi ấm hoặc nước nóng.
Moldova trước đó đã đề nghị giúp Transnistria mua khí đốt thông qua các nền tảng Âu Châu, nhưng chính quyền địa phương được Nga hậu thuẫn đã từ chối đề xuất này, với lý do giá năng lượng của phương Tây “cao hơn và không ổn định”.
Phát ngôn nhân chỉ trích việc từ chối, gọi đó là sự thất bại trong việc “hợp tác vì lợi ích của người dân”. Voda cho biết, tuyên truyền của Nga đã tìm cách đổ lỗi cho Chisinau về cuộc khủng hoảng, cáo buộc chính quyền Moldova cố tình gây mất điện để trừng phạt khu vực này.
Trong khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine hết hạn vào cùng ngày, Gazprom vẫn khẳng định rằng các khoản nợ của Moldova, chứ không phải các vấn đề trung chuyển, đã thúc đẩy việc đình chỉ.
Trong khi phần còn lại của Moldova đã chuyển sang nguồn cung cấp năng lượng từ Âu Châu thông qua Rumani, Transnistria vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga.
[Kyiv Independent: Russia fueling Transnistria energy crisis for propaganda, destabilization, Moldova says]
11. Tổng thống Azerbaijan tăng cường áp lực lên Putin về vụ tai nạn máy bay
Hôm thứ Hai Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev một lần nữa đổ lỗi cho các quan chức Nga về vụ tai nạn máy bay khiến 38 người thiệt mạng vào ngày Giáng Sinh và kêu gọi trừng phạt họ.
“ Tôi có thể tự tin nói rằng trách nhiệm về việc công dân Azerbaijan thiệt mạng trong thảm họa này thuộc về đại diện của Liên bang Nga”, Aliyev phát biểu hôm thứ Hai tại cuộc họp với gia đình của những người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay.
“Chúng tôi yêu cầu công lý, chúng tôi yêu cầu trừng phạt những người chịu trách nhiệm, chúng tôi yêu cầu sự minh bạch hoàn toàn và hành vi nhân đạo”, nhà lãnh đạo Azerbaijan nói thêm.
Lời chỉ trích gay gắt của Aliyev báo hiệu sự rạn nứt trong mối quan hệ hữu nghị trước đây giữa Mạc Tư Khoa và Baku, thủ đô của Azerbaijan, nơi không đứng về phe nào trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Azerbaijan là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mạc Tư Khoa ở Nam Kavkaz, và mức độ thương mại giữa hai nước — đặc biệt là trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch — đã tăng lên khi Liên minh Âu Châu cố gắng cai nghiện khí đốt của Nga.
Putin đã xin lỗi về thảm họa này trong cuộc điện đàm với Aliyev, nói rằng hệ thống phòng không đã hoạt động trong khu vực vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, nhưng không nhận trách nhiệm về vụ bắn rơi.
Lời xin lỗi là một trong ba yêu cầu mà Baku đưa ra với Nga, hai yêu cầu còn lại là thừa nhận tội lỗi và bồi thường cho cả nhà nước và nạn nhân.
Aliyev một lần nữa vào thứ Hai đã cáo buộc các cơ quan chính phủ Nga cố gắng “bưng bít sự việc và bảo vệ những phiên bản vô lý” về cách sự việc xảy ra. Ban đầu, Nga cho rằng vụ tai nạn là do một đàn chim gây ra.
Vụ tai nạn máy bay khiến 38 người thiệt mạng vào ngày Giáng Sinh. | Stringer/Getty Images
Azerbaijan đã gửi hộp đen của máy bay đến Brazil để phân tích, nơi các chuyên gia bắt đầu phân tích dữ liệu vào ngày 3 tháng Giêng.
Chiếc máy bay dân dụng này bay từ Baku đến Grozny ở Cộng hòa Chechnya của Nga vào ngày 25 tháng 12. Sau khi hành khách báo cáo nghe thấy một tiếng nổ, máy bay đã chuyển hướng hàng trăm km so với lộ trình đã định và bị rơi gần thành phố Aktau ở Kazakhstan; 38 người đã thiệt mạng trong khi 29 người sống sót.
[Politico: Azerbaijan president ramps up pressure on Putin over deadly plane crash]
12. Động cơ hư hỏng khiến hai máy bay chở khách của Nga phải hạ cánh ngay sau khi cất cánh, truyền thông địa phương đưa tin
Hai máy bay chở khách của Nga đã buộc phải quay trở lại phi trường khởi hành do hỏng động cơ ngay sau khi cất cánh, tờ Moscow Times đưa tin vào ngày 4 tháng Giêng, trích dẫn nguồn tin từ truyền thông Nga.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không của nước này. Bị cắt khỏi các bộ phận và sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất phương Tây, các hãng hàng không Nga đã phải vật lộn để bảo dưỡng máy bay.
Một chiếc Airbus A321neo do Ural Airlines khai thác đã gặp sự việc động cơ bên trái ở độ cao 4.500 mét, hay 2,7 dặm, vào ngày 4 Tháng Giêng khi đang bay từ Sharm el-Sheikh, Ai Cập, đến Yekaterinburg. Phi hành đoàn đã báo cáo sự việc và quay trở lại phi trường khởi hành.
Tương tự, một chiếc Boeing 737 thuộc hãng hàng không NordStar Airlines đã bị hỏng động cơ bên trái ở độ cao 11.300 mét, hay 7 dặm, trong chuyến bay từ Volgograd đến Yekaterinburg vào ngày 2 tháng Giêng, khiến phi hành đoàn phải quay trở lại phi trường Gumrak ở Volgograd.
Các hãng hàng không xác nhận rằng cả hai máy bay đều bị đình chỉ để kiểm tra kỹ thuật và đánh giá tình trạng.
Theo tờ báo Izvestia của Nga, tính đến ngày 13 tháng 11, khoảng 30 hãng hàng không Nga - chiếm 26% lượng hành khách nội địa - có nguy cơ phá sản vào năm 2025 do nợ chồng chất và khó khăn trong việc thuê máy bay nước ngoài.
Trong khi đó, Nga đang phải vật lộn để giảm sự phụ thuộc vào máy bay chở khách do nước ngoài sản xuất, như đã thấy trong vụ tai nạn chết người vào tháng 7 năm 2024. Một chiếc Sukhoi Superjet 100 do trong nước sản xuất đã rơi xuống một khu rừng gần Mạc Tư Khoa trong chuyến bay thử nghiệm sau khi bảo dưỡng theo lịch trình, khiến cả ba thành viên phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
[Kyiv Independent: Engine failures ground two Russian airliners shortly after takeoff, local media reports]
ĐHY Dolan chủ trì cầu nguyện ở lễ nhậm chức của TT Trump. Liên xô cài gián điệp vào Vatican ra sao?
VietCatholic Media
17:11 08/01/2025
1. Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York sẽ chủ trì buổi cầu nguyện tại lễ nhậm chức của Ông Donald Trump
Đức Hồng Y Timothy Dolan sẽ chủ trì buổi cầu nguyện mở đầu cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Dolan, Tổng giám mục New York, đã tuyên bố ngài sẽ tham dự lễ nhậm chức trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức địa phương WPIX vào ngày 24 tháng 12. Đức Hồng Y Dolan cũng đã đọc lời cầu nguyện mở đầu trong lễ nhậm chức năm 2017 của Tổng thống đắc cử Donald Trump sau chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
“Tổng thống đã tử tế yêu cầu tôi làm lời cầu nguyện mở đầu,” Đức Hồng Y Dolan nói với WPIX. “Ông ấy cũng đã yêu cầu tôi làm điều đó vào năm 2016, vì vậy khi ông ấy yêu cầu tôi lần này, tôi đã nói, 'Ồ, tôi đã làm điều đó tám năm trước; Tôi hy vọng điều này sẽ hiệu quả.'“
Đức Hồng Y Dolan cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng ngài đã thảo luận về các vấn đề đức tin với Tổng thống đắc cử Donald Trump, một người theo Kitô giáo không theo giáo phái nào. Đức Hồng Y đã từng nói rằng cựu tổng thống “rất coi trọng đức tin Kitô của mình”.
“Tôi tin Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump và tôi tin rằng đức tin đang được khơi dậy,” vị Hồng Y nói. “Tôi tin rằng ông ấy có thể đã được thắp lại một chút. Alleluia, vì tôi không biết làm sao bất kỳ ai có thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ mà không có đức tin sâu sắc.”
Đức Hồng Y Dolan cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump “biết có điều gì đó bí ẩn đã xảy ra trong hai vụ ám sát” trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bị bắn vào tai tại một cuộc biểu tình ngày 13 tháng 7 ở Pennsylvania trong một vụ ám sát khiến một người thiệt mạng và sáu người khác bị thương. Vào tháng 9, một người đàn ông đã bị buộc tội cố gắng ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump khi ứng cử viên này đang chơi golf ở Florida nhưng đã bị phát hiện trước khi bắn bất kỳ phát súng nào.
“Tôi nhắc ông Donald Trump rằng khi Ronald Reagan đến thăm Đức Gioan Phaolô II cả hai đều là nạn nhân của những vụ ám sát tàn bạo và may mắn thoát chết. Và Ronald Reagan nói, 'Thưa Đức Thánh Cha, Mẹ Teresa đã nói với tôi rằng Chúa đã cứu mạng tôi vì Người có điều gì đó quan trọng để tôi hoàn thành' và Đức Gioan Phaolô II cười với ông ấy và nói, 'Thưa Tổng thống, Mẹ Teresa cũng nói với tôi điều tương tự, vậy tại sao hai chúng ta không cùng nhau làm việc và hoàn thành một điều gì đó trên thế giới?'“
Đức Hồng Y nói thêm rằng ngài tin rằng hai vụ ám sát này có thể “có liên quan đến” việc đức tin của tổng thống đắc cử ngày càng tăng.
“Bạn không bao giờ biết được vì tất cả đều là hành động của Chúa; không phải của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan nói. “Vì vậy, đức tin là một món quà do Chúa đưa ra sáng kiến. Không phải năng lượng của chúng ta tạo ra nó. Chúng ta phải hợp tác; chúng ta phải nắm lấy nó.”
Khi Đức Hồng Y Dolan đọc lời cầu nguyện mở đầu trong lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump năm 2017, vị Hồng Y đã đọc lời cầu nguyện của Vua Solomon trong Sách Khôn ngoan.
“Xin ban cho chúng con sự khôn ngoan, vì chúng con là tôi tớ của Chúa, yếu đuối và ngắn ngủi, thiếu hiểu biết về phán quyết và luật lệ. Thật vậy, mặc dù một người có thể hoàn hảo giữa loài người, nhưng nếu thiếu sự khôn ngoan đến từ Chúa, chúng con chẳng có giá trị gì cả”.
Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, lời cầu nguyện mở đầu đã được cựu hiệu trưởng Đại học Georgetown, linh mục dòng Tên Leo J. O'Donovan đọc.
“Chúng ta thú nhận những thất bại trong quá khứ của mình khi sống theo tầm nhìn về bình đẳng, hòa nhập và tự do cho tất cả mọi người,” Cha O'Donovan cầu nguyện. “Tuy nhiên, chúng ta vẫn kiên quyết cam kết đổi mới tầm nhìn, chăm sóc lẫn nhau bằng lời nói và hành động, đặc biệt là những người kém may mắn nhất trong chúng ta, và do đó trở thành ánh sáng cho thế giới.”
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng sẽ tổ chức một buổi lễ liên tôn vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng Giêng, một ngày trước lễ nhậm chức.
Source:National Catholic Register
2. Trudeau từ chức để lại di sản chống Công Giáo
Hôm Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, thủ tướng Canada, Justin Trudeau, một người Công Giáo, đã tuyên bố từ chức lãnh đạo Đảng Tự do Canada và Thủ tướng Canada. Tờ National Catholic Register có bài nhận định nhan đề “Trudeau Leaves Behind an Anti-Catholic Legacy”, nghĩa là “Trudeau từ chức để lại di sản chống Công Giáo”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Trong suốt chín năm làm thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã ủng hộ những mục đích trái ngược hoàn toàn với giáo lý Công Giáo cơ bản liên quan đến sự sống con người và thực hiện nhiều hành động khác gây tổn hại đến Giáo hội địa phương.
Tuy nhiên, chuỗi dài các chính sách gây tổn hại của ông dường như sắp kết thúc. Với các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Tự do của ông đang phải đối mặt với những cơn gió ngược gần như không thể vượt qua trong cuộc bầu cử sắp tới, nhà lãnh đạo Công Giáo đã tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng vào thứ Hai, để lại di sản được đánh dấu bằng sự phản đối rõ ràng đối với giáo lý và các ưu tiên của Công Giáo. Đáng chú ý nhất là các chính sách và sự ủng hộ của ông đối với việc thúc đẩy quyền phá thai và an tử đã biến Canada trở thành quốc gia đi đầu toàn cầu về văn hóa cái chết. Ngoài ra, vai trò của ông trong việc duy trì câu chuyện về “những ngôi mộ tập thể” của Canada, liên quan đến những tuyên bố vô căn cứ rằng hàng trăm trẻ em bản địa đã bị chôn vùi một cách bí mật tại các trường nội trú Công Giáo, đã dẫn đến sự gia tăng các tội ác thù hận của người Công Giáo và một loạt các vụ đốt nhà thờ.
Trudeau, 53 tuổi, sẽ vẫn giữ chức thủ tướng cho đến khi Đảng Tự do bầu ra một nhà lãnh đạo mới, điều này phải diễn ra trước cuộc triệu tập Quốc hội vào ngày 24 tháng 3.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã phản đối mạnh mẽ một số hành động này, đặc biệt là liên quan đến chương trình Hỗ trợ y tế khi chết, gọi tắt là MAID của chính phủ ông.
“Khổ đau và cái chết thực sự đáng sợ và bản năng né tránh nỗi đau là phổ biến. Nhưng an tử và tự tử có sự hỗ trợ không phải là câu trả lời”, Tổng giám mục Richard Gagnon của Winnipeg, Manitoba, đã viết trong một lá thư gửi Trudeau năm 2020 liên quan đến nỗ lực của chính phủ nhằm mở rộng hơn nữa việc tự tử có sự hỗ trợ y tế. “Vào thời điểm này trong lịch sử Canada, chúng ta nên tự hỏi, với sự chính trực và trung thực, rằng chúng ta đang để lại nền văn hóa nào cho các thế hệ tương lai”.
Văn hóa của cái chết
Sau phán quyết năm 2015 của Tòa án Tối cao Canada rằng luật hiện hành cấm trợ tử là vi hiến, MAID đã được Quốc hội Canada thông qua vào năm 2016 với sự ủng hộ hoàn toàn của Trudeau.
“Có những người cho rằng chúng ta nên tiến xa hơn với dự luật này; có những người cho rằng chúng ta đã đi quá xa rồi,” Trudeau nói về việc thông qua dự luật năm 2016. “Chúng tôi tập trung vào việc thực hiện bước đầu tiên này một cách có trách nhiệm, thận trọng, cân bằng giữa việc bảo vệ người dân Canada dễ bị tổn thương và bảo vệ các quyền và tự do, và tôi tin rằng chúng tôi đã cân bằng đúng cách.”
Dự luật đã đi xa đến mức nào trong việc thúc đẩy việc thực hành trợ tử y tế? Thưa: Từ năm 2016 đến năm 2022, số lượng các trường hợp tăng vọt, tăng trung bình 31% mỗi năm. Vào năm 2021, MAID đã được mở rộng để bao gồm những người mắc các bệnh nan y, mặc dù không phải là giai đoạn cuối.
Đến năm 2023, cứ 20 ca tử vong ở Canada thì có 1 ca tử vong do tự tử có sự hỗ trợ của y tế. Các kế hoạch mở rộng chương trình MAID để bao gồm những cá nhân mắc bệnh tâm thần đã bị hoãn lại vì, theo Bộ trưởng Y tế Mark Holland, hệ thống y tế Canada chưa sẵn sàng để thực hiện bước nhảy vọt này.
“Hệ thống cần phải sẵn sàng, và chúng ta cần phải làm đúng”, Holland nói với các phóng viên. “Rõ ràng từ các cuộc trò chuyện mà chúng ta đã có rằng hệ thống chưa sẵn sàng, và chúng ta cần thêm thời gian”.
Lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre, người có đảng đang dẫn trước đảng Tự do cầm quyền trong các cuộc thăm dò dư luận hiện tại, đã dẫn đầu phong trào phản đối nỗ lực mới nhất nhằm mở rộng MAID.
“Sau tám năm của Justin Trudeau, mọi thứ đều tan vỡ và mọi người đều tan vỡ. Đó là lý do tại sao nhiều người đang phải chịu đựng chứng trầm cảm và họ đang mất hy vọng,” Poilievre gần đây đã nói với các phóng viên. “Nhiệm vụ của chúng tôi là biến nỗi đau của họ trở lại thành hy vọng — để điều trị các vấn đề về bệnh tâm thần thay vì kết thúc cuộc sống của mọi người.”
Phá thai
Trudeau cũng là người ủng hộ mạnh mẽ quyền phá thai. Và mặc dù phá thai thường được coi là “vấn đề đã giải quyết” ở Canada do sự ủng hộ rộng rãi của công chúng và sự phản đối chính trị ít ỏi — Poilievre đã nhiều lần nói rằng ông sẽ không hạn chế quyền phá thai nếu được bầu — sự ủng hộ của Trudeau đã được tuyên bố.
“Chúng tôi khẳng định lại một cách rõ ràng quyền của mọi phụ nữ trong việc đưa ra quyết định về cơ thể, cuộc sống và tương lai của họ,” Trudeau phát biểu vào tháng 9. “Chúng tôi suy ngẫm về những quyền tự do mà phụ nữ đã giành được. Chúng tôi cam kết thực hiện tiến trình mà chúng tôi không thể mạo hiểm đánh mất. Và chúng tôi đấu tranh — bằng cả xương bằng thịt — để bảo vệ quyền lựa chọn của phụ nữ.”
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Canada đã nhắm vào các trung tâm mang thai vì cung cấp những gì ông gọi là “tư vấn không trung thực”. Và vào tháng 11, ông đã đưa ra luật sửa đổi luật thuế của Canada để buộc các trung tâm mang thai phải tiết lộ liệu họ có cung cấp dịch vụ phá thai hay biện pháp kiểm soát sinh đẻ hay không, nếu không sẽ có nguy cơ mất tư cách miễn thuế bác ái.
Trudeau, người thường tự gọi mình là một nhà nữ quyền, cũng thường tham gia vào cuộc tranh luận về phá thai ở Hoa Kỳ. Tại Hội nghị thượng đỉnh công dân toàn cầu năm 2023 tại New York, Trudeau đã than thở về những nỗ lực ủng hộ quyền được sống sau sự sụp đổ của phán quyết Roe v. Wade.
“Khi nào chúng ta mới có thể ngừng phải kiện tụng lại vấn đề này?” ông hỏi. “Phụ nữ vẫn phải đấu tranh cho những quyền cơ bản đáng lẽ đã được và đã được công nhận từ lâu rồi.”
Vào đầu nhiệm kỳ thủ tướng của Trudeau, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada, Đức Cha Douglas Crosby, đã viết một lá thư cho Trudeau chỉ trích những nỗ lực của chính phủ ông nhằm thúc đẩy phá thai ở các quốc gia khác.
“Một chính sách như vậy là một ví dụ đáng chê trách về chủ nghĩa đế quốc văn hóa phương Tây và là một nỗ lực áp đặt những 'giá trị' không đúng chỗ nhưng được gọi là của Canada lên các quốc gia và người dân khác”, Đức Cha Crosby nói với Trudeau trong lá thư tháng 3 năm 2017. “Nó bóc lột phụ nữ khi họ cần được chăm sóc và hỗ trợ nhất”, ông nói, “và thật đáng buồn là làm suy yếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi sinh thực sự”.
Những tuyên bố về các ngôi mộ tập thể vô căn cứ
Sau thông báo năm 2021 của một Quốc gia Bản địa Đầu tiên ở miền Nam British Columbia rằng hơn 200 ngôi mộ không có bia mộ của trẻ em Bản địa đã được phát hiện tại một trường nội trú Công Giáo trước đây, một loạt các phương tiện truyền thông ở Canada và những nơi khác đã đăng tải những câu chuyện tuyên bố rằng đây là một trong số nhiều “ngôi mộ tập thể” của trẻ em đã được chôn cất bí mật bên cạnh những ngôi trường như vậy, hoạt động trong hơn một thế kỷ ở Canada. Hơn ba năm sau, không có bằng chứng nào được tìm thấy xác nhận sự tồn tại của những “ngôi mộ tập thể” như vậy.
Mặc dù không có bằng chứng hỗ trợ, Trudeau vẫn chỉ trích mạnh mẽ Giáo hội sau tuyên bố ban đầu về những ngôi mộ không có tên ở miền nam British Columbia.
Cùng với lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc, thủ tướng đã kêu gọi “với tư cách là một người Công Giáo” Đức Thánh Cha Phanxicô phải đến Canada để xin lỗi “người Canada bản địa trên đất bản địa” về những gì đã xảy ra tại các trường học nội trú của đất nước này. Trudeau cũng đã có chuyến thăm được công khai rộng rãi đến một nghĩa trang của người bản địa, trong đó ông đã được chụp ảnh đang quỳ xuống và trông buồn bã trên một ngôi mộ với một chú gấu bông trên tay.
Sự phản đối dữ dội của công chúng nhắm vào người Công Giáo đã dẫn đến tỷ lệ tội phạm thù hận chống lại người Công Giáo ở Canada tăng 260% vào năm 2021. Hơn 120 nhà thờ Công Giáo đã bị phá hoại, đốt cháy hoặc thiêu rụi kể từ khi cuộc tranh cãi nổ ra.
Đáp lại sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động chống Công Giáo, Trudeau gọi hành vi này là “không thể chấp nhận được” nhưng cũng “hoàn toàn dễ hiểu”.
“Các nhà thờ đang bị đốt cháy và phá hoại,” Terry O'Neill, một nhà báo Công Giáo Canada nổi tiếng, nói với Register, “và ông ấy gọi đó là 'điều dễ hiểu'. Đó là sự thiếu lãnh đạo đáng kinh ngạc ngay tại đó. Đó là một khoảnh khắc buồn trong lịch sử Canada.”
Mặc dù không có ngôi mộ tập thể nào được tìm thấy mặc dù đã khai quật nhiều lần, Trudeau và chính phủ của ông chưa bao giờ xin lỗi hoặc sửa đổi những bình luận ban đầu của mình.
Đức Giám Mục Fred Henry quá cố, người từng giữ chức giám mục của Calgary từ năm 1998 đến năm 2017, đã lên án mạnh mẽ những cáo buộc vô căn cứ về “mộ tập thể” chống lại Giáo hội trong một email gửi cho The Catholic Register, tờ báo của Tổng giáo phận Toronto vào năm 2023.
Ông hỏi: “Tại sao Giáo Hội Công Giáo không yêu cầu chính quyền liên bang cung cấp bằng chứng chứng minh rằng thậm chí chỉ một đứa trẻ trong trại trẻ mồ côi thực sự mất tích theo nghĩa là cha mẹ của đứa trẻ không biết chuyện gì đã xảy ra với đứa trẻ vào thời điểm đứa trẻ qua đời?”
Theo vị giám mục quá cố, những sự xuyên tạc như vậy chỉ làm suy yếu những nỗ lực của Canada nhằm thúc đẩy hòa giải với người dân bản địa Canada.
“Liệu Giáo Hội Công Giáo có giúp người dân bản địa trên khắp Canada có cuộc sống tốt đẹp hơn không nếu Giáo Hội Công Giáo đi xa đến mức chịu trách nhiệm về vụ giết người và chôn cất bí mật hàng ngàn trẻ em trong trường nội trú nhân danh sự hòa giải?” Đức Giám Mục Henry viết. “Không, sẽ không. Sẽ không cải thiện được cuộc sống của người dân bản địa một chút nào nếu lời vu khống khủng khiếp đó chống lại các tu sĩ dòng Oblates, các nữ tu dòng Thánh Ann, các nữ tu dòng Grey và những người khác trở thành 'sự thật' được chấp nhận ở Canada.”
Source:National Catholic Register
3. Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục người Ba Lan làm giám mục mới cho giáo phận Tây Úc
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha George Kolodziej, SDS, làm giám mục mới của một giáo phận rộng lớn ở Tây Úc, Vatican thông báo hôm thứ Hai. SDS là chữ viết tắt của Societas Divini Salvatoris, nghĩa là Dòng Chúa Cứu Chuộc.
Vị tu sĩ Dòng Chúa Cứu Chuộc gốc Ba Lan, hiện đang giữ chức bề trên tỉnh dòng Úc Đại Lợi, sẽ trở thành giám mục thứ năm của Giáo phận Bunbury, bao gồm toàn bộ khu vực phía tây nam của Tây Úc.
Ngài kế nhiệm Đức Giám Mục Gerard Holohan, người đã lãnh đạo giáo phận trong 22 năm cho đến khi được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2023 ở tuổi 75.
Giáo phận Bunbury trải dài khoảng 184.000 kilômét vuông — một khu vực rộng gấp rưỡi nước Anh — và bao gồm 26 giáo xứ. Giáo phận này phục vụ hơn 57.000 người Công Giáo, chiếm khoảng 20% tổng dân số trong khu vực.
Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, Dòng Salêsiêng, của Perth, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc — là người từng giữ chức Giám Quản Tông Tòa giáo phận sau khi Đức Cha Holohan nghỉ hưu — đã ca ngợi linh đạo Dòng Chúa Cứu Chuộc là “sâu sắc” và kinh nghiệm mục vụ phong phú của vị tân giám mục.
“Cha George sẽ mang theo nhiều kinh nghiệm trong mục vụ giáo xứ, mục vụ giới trẻ, cũng như sự đồng hành về mặt tinh thần và mục vụ cho sứ mệnh mới mà Chúa đã kêu gọi ngài,” Đức Tổng Giám Mục cho biết.
Sinh ra tại Dobra, Ba Lan, vào năm 1968, Kolodziej gia nhập Dòng Chúa Cứu Chuộc vào năm 1987 và tuyên khấn trọn đời vào năm 1992. Ngài được Đức Hồng Y Franciszek Macharski, lúc đó là Tổng giám mục Krakow, truyền chức linh mục vào năm 1994.
Sau khi thụ phong, ngài được gửi đến Úc, nơi ngài phục vụ trong nhiều vai trò mục vụ khác nhau, bao gồm mục vụ giáo xứ, mục vụ trường học và mục vụ thanh thiếu niên. Ngài có bằng thạc sĩ về thần học và chăm sóc mục vụ/trị liệu tâm lý và bằng sau đại học về nghiên cứu nghiện ngập.
Vị giám mục vừa được bổ nhiệm điều hành Trung tâm Linh đạo Dòng Chúa Cứu Chuộc ở Perth và từng là tuyên úy cho Cơ quan Giáo dục Công Giáo Tây Úc kể từ năm 2019. Kinh nghiệm của ngài bao gồm công tác tư vấn và hỗ trợ cho những người đang phục hồi sau chứng nghiện.
Lễ tấn phong và nhậm chức dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3.
Source:Catholic News Agency
4. Liên Sô cài gián điệp vào Vatican ra sao?
Trong cuốn “The End and the Beginning” – “Kết thúc và Khởi đầu”, sử dụng các tài liệu gốc từ các kho lưu trữ của KGB, Stasi của Đức, SB của Ba Lan, và các tổ chức khác, Tiến sĩ George Weigel đã trình bày các thủ đoạn do thám Tòa Thánh của cộng sản Liên Sô. Chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em trong một dịp khác.
Trong chương trình này, xin giới thiệu một chi tiết đã được ghi lại trong cuốn “Spies in the Vatican: The Soviet Union's Cold War Against the Catholic Church”, nghĩa là “Các gián điệp tại Vatican: Chiến tranh lạnh của Liên Sô Chống Lại Giáo Hội Công Giáo”, của John O. Koehler. Ở trang 25, tác giả nhận định rằng:
Việc Hồng Y Casaroli ký các hiệp ước với Hung Gia Lợi năm 1964 và Nam Tư năm 1966 là lần đầu tiên Tòa thánh mở cửa theo cách này đối với các chế độ Cộng sản, là chế độ đã giết chết rất nhiều người Công Giáo kể từ khi lên nắm quyền. Mặc dù cuốn hồi ký năm 2000 của Hồng Y Casaroli vẽ nên một người đàn ông thù địch với chủ nghĩa Cộng sản, nhưng kỹ năng ngoại giao đáng nể của ngài đã khiến sự thù địch này dường như không tồn tại.
KGB và các “cơ quan anh em” của nó ở Đông Âu đã biết rõ về ý kiến và ảnh hưởng thực sự của Hồng Y Casaroli. Do đó, văn phòng của ngài là một trong những mục tiêu gián điệp chính bên trong Vatican.
KGB đã được hỗ trợ trong việc này bởi chính cháu trai của Đức Hồng Y, tên Marco Torreta, và người vợ Tiệp Khắc của Torreta là Irene Trollerova. Theo các quan chức tình báo Ý, Torreta là người cung cấp thông tin cho KGB từ năm 1950.
Irene trở về từ Tiệp Khắc vào đầu những năm 1980, với một bức tượng bằng gốm Đức Mẹ Đồng trinh, cao khoảng 10 inch, một tác phẩm tuyệt đẹp của nghệ thuật gốm nổi tiếng của Tiệp. Hai vợ chồng đã tặng bức tượng cho Đức Hồng Y Casaroli. Ngài đã đón nhận với lòng biết ơn. Nhưng đó chính là một sự phản bội của chính đứa cháu ruột của mình! Bên trong biểu tượng tôn giáo được tôn kính này là một “con bọ”, một máy phát siêu nhỏ nhưng mạnh mẽ, được giám sát từ bên ngoài tòa nhà bởi những người phụ trách cặp vợ chồng này từ Đại sứ quán Liên Sô ở Rôma. Bức tượng đã được đặt trong một chiếc tủ trong phòng ăn gần văn phòng của Hồng Y Casaroli. Một thiết bị nghe lén khác bên trong một mảnh gỗ hình chữ nhật được giấu trong cùng một chiếc tủ này. Cả hai đều không được phát hiện cho đến năm 1990 trong một cuộc điều tra lớn do Thẩm phán Rosario Priore khởi xướng sau vụ ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Các “con bọ” đã nghe lén liên tục cho đến thời điểm đó.
John O. Koehler, Spies in the Vatican: The Soviet Union's Cold War Against the Catholic Church, Pegasus Books, 2009. Page 25.
5. Huyền thoại Casaroli – Nhận định của Tiến Sĩ George Weigel
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Hôm 29 tháng 9, ông đã có một bài nhận định nhan đề “The Casaroli Myth”, nghĩa là “Huyền thoại Casaroli” đăng trên tờ First Things về chính sách ngoại giao Ostpolitik.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ngày 14 tháng 2 năm 1997, tôi đã gặp Đức Hồng Y Agostino Casaroli, kiến trúc sư của Tòa thánh về cách Vatican tiếp cận nhẹ nhàng với các chế độ cộng sản ở Đông và Trung Âu trong những năm 1960 và 1970. Bầu khí của cuộc gặp gỡ là hết sức thân mật. Khi đó, tôi đang chuẩn bị tập đầu tiên trong bộ tiểu sử của tôi về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “Chứng nhân hy vọng”. Khi yêu cầu một buổi gặp gỡ với vị Hồng Y đã nghỉ hưu, tôi nhấn mạnh hai điểm: Tôi muốn hiểu lý thuyết đằng sau chính sách Ostpolitik, và tôi rất háo hức muốn tìm hiểu ấn tượng của Đức Hồng Y Casaroli về Đức Hồng Y Karol Wojtyła trước khi vị tổng giám mục Kraków trở thành giáo hoàng. Chúng tôi đã nói chuyện trong gần hai giờ, và khi tôi nhìn lại những ghi chép của mình từ cuộc gặp gỡ đó, tôi vẫn thấy hấp dẫn trước những quan sát của vị Hồng Y.
Điều thú vị là, ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, người được phong chân phước vào ngày 12 tháng 9 vừa qua. Hai người đã xung khắc với nhau trong nhiều năm — Đức Wyszyński nghĩ rằng chính sách Ostpolitik là một sự cố vấn hết sức tồi tàn — nhưng Đức Casaroli đã hết lời khen ngợi vị Giáo Chủ Ba Lan, là người mà ngài gọi là “Một hoàng tử thực sự... mặc dù Đức Wyszyński xuất thân từ một gia đình khá nghèo”. Nhưng xem ra điều mà nhà ngoại giao Vatican ngưỡng mộ ở Đức Wyszyński chỉ là ý thức chiến thuật nhạy bén của nhà ngoại giao này. Thành ra, tại một thời điểm, vị Hồng Y lại cho rằng vị Giáo Chủ “giống như một trong những món đồ chơi của lũ trẻ mà bạn quay tròn” —và sau đó nó dừng lại ngay trước khi tan tành, một động tác mà Hồng Y Casaroli minh họa bằng cách rê rê ngón tay đến mép bàn cà phê giữa chúng tôi. Đối với người đã bổ nhiệm ngài làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Hồng Y Casaroli nghĩ “Ba Lan quá nhỏ so với nhân cách lớn của Hồng Y Wojtyła, là điều phù hợp hơn với một giáo hoàng.”
Đức Hồng Y Casaroli đã thảo luận rất lâu về mối quan hệ của ngài với Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, những bức chân dung và ảnh của vị Giáo Hoàng được trưng bày khắp căn hộ của vị Hồng Y ở Palazzina dell'Arciprete. Chính sách Ostpolitik mà Hồng Y Casaroli tiến hành cho Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bắt đầu với một tiền đề và một câu hỏi: Việc cứu lấy Giáo hội đằng sau Bức màn sắt đòi hỏi người Công Giáo phải tiếp cận với các bí tích; nhưng làm thế nào tốt nhất để duy trì quyền truy cập đó dưới chế độ toàn trị? Câu trả lời của Ostpolitik là: Việc tiếp cận các bí tích bắt buộc phải có các linh mục; phong chức linh mục bắt buộc phải có giám mục; có được các giám mục có nghĩa là phải thực hiện các giao dịch với các chế độ cộng sản; đạt được những giao dịch đó có nghĩa là tránh những cuộc đối đầu ồn ào. Đức Phaolô Đệ Lục hiểu rằng đây “không phải là một chính sách vinh quang”, như ngài đã từng nói với Casaroli. Đức Hồng Y Casaroli nhớ lại rằng: “Thật khó nếu Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục không lên tiếng công khai và mạnh mẽ” để bảo vệ quyền tự do tôn giáo; tự kiểm duyệt là một “cực hình đối với ngài.” Đức Phaolô Đệ Lục thường nói về những tình huống bắt bớ khác nhau đằng sau Bức màn Sắt, “Điều này là không thể, tôi phải nói điều gì đó.” Nhưng vị giáo hoàng vẫn “trung thành với tầm nhìn” của Ostpolitik, mặc dù điều đó Hồng Y Casaroli đôi khi phải “kiềm chế” ngài, và “đây là một sự đau đớn cho chúng tôi.” Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hồng Y Casaroli gọi cuốn hồi ký được xuất bản sau khi hồi hưu của mình là “The Martyrdom of Patience” – “Sự Yên Lặng Tử Đạo”.
Dù ý định của nó là gì, chiến lược đó đã thất bại trong việc tạo ra một tình huống Công Giáo khả thi đằng sau Bức màn Sắt. Và tuyên bố vẫn được nghe ở Rôma rằng chính sách Ostpolitik của Hồng Y Casaroli là một thành công lớn, mở đường cho Cách mạng bất bạo động năm 1989 và sự sụp đổ của cộng sản ở Đông Trung Âu, không có cơ sở trong thực tế lịch sử. Ostpolitik đã biến Giáo Hội Công Giáo ở Hung Gia Lợi thành một công ty con của đảng và nhà nước cộng sản Hung Gia Lợi. Chính sách Ostpolitik đã làm mất tinh thần các bộ phận sinh hoạt của Giáo Hội ở miền đất khi đó là Tiệp Khắc. Nó làm phức tạp tình hình của Giáo hội Ba Lan một cách không cần thiết. Và nó đã tạo cơ hội cho các tổ chức Công Giáo giả mạo bao gồm những người ủng hộ và những người đồng hành với các chế độ cộng sản. Đó là những thực tiễn. Mọi sinh viên nghiêm túc của thời kỳ này đều biết điều đó.
Ostpolitik cũng tạo cơ hội cho các cơ quan tình báo cộng sản xâm nhập vào Vatican và làm tổn hại thêm các quan điểm đàm phán của Tòa thánh: một chuyện tồi tệ mà tôi đã ghi lại trong tập thứ hai của bộ tiểu sử Đức Gioan Phaolô II, “The End and the Beginning” – “Kết thúc và Khởi đầu”, sử dụng các tài liệu gốc từ các kho lưu trữ của KGB, Stasi của Đức, SB của Ba Lan, và các tổ chức khác.
Tôi biết ơn sự nhã nhặn của Đức Hồng Y Casaroli khi chúng tôi gặp nhau hai mươi bốn năm trước. Và trong khi tôi nhìn nhận rằng, không giống như bài bình luận gần đây của ngài về Giáo Hoàng, tôi thấy cuốn hồi ký của ngài không có thông tin, tôi không hiềm thù gì ngài. Tuy nhiên, cách thức người Rôma vẫn đang xem chính sách Ostpolitik của Hồng Y Casaroli như một chiến thắng cho chính sách ngoại giao của Vatican và là một khuôn mẫu cho tương lai hoàn toàn chỉ là chuyện thêu dệt huyền thoại - và chuyện thêu dệt huyền thoại này là nguy hiểm. Vì huyền thoại đó đã định hình nên các chính sách làm quen dần và “đối thoại” của Vatican trong thế kỷ 21, hạ giảm chứng tá luân lý của Giáo Hội Công Giáo chống lại sự đàn áp ở Hương Cảng, Trung Quốc, Venezuela, Belarus, Cuba, Nicaragua và những nơi khác.
Giáo hội bị bách hại xứng đáng được đối xử tốt hơn. Một thế giới đang rất cần sự minh bạch về luân lý cũng xứng đáng được đối xử tốt hơn.
First Things
https://www.firstthings.com/web-exclusives/2021/09/the-casaroli-myth