Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:27 02/01/2012
ĐÀN TỲ BÀ NỞ HOA
Người nọ đem dâng cho huyện lịnh một sọt trái tì bà(枇杷), nhưng lại viết sai là “đàn tỳ bà(琵琶)” (1) , huyện lịnh đọc xong thì bất giác cười, nói:
- “Trái tì bà” chứ không phải là “đàn tỳ bà” này, chỉ giận là đồng niên chữ nghĩa quá kém”.
Vừa lúc ấy thì có khách đang ngồi bên cạnh, bèn thêm bên dưới một câu:
- “Nếu có thể làm cho “đàn tỳ bà” kết trái, thì tất cả các ống tiêu trong thành đều nở hoa”.
Huyện lệnh nghe xong thì tán thưởng hết lời.
Suy tư:
Thời đại e-mail phát triển, đánh chữ tiếng Việt mà không có dấu thì càng “khốn khổ” vô cùng, vì người nhận thư email phải vừa đọc vừa đoán cho đúng nghĩa của nó, thế mới biết viết chữ Việt không có dấu và sai chính tả, thì niềm vui của người nhận thư e-mail mất đi một nửa.
Tinh thần tu đức của người Ki-tô hữu, nếu tu luyện không đến nơi đến chốn thì giống như viết sai chữ vậy, hoặc viết chữ Việt không có dấu, chẳng hạn như:
- Họ học giáo lý từ thuở xa xưa, rồi giữ đạo theo kiểu đi nhà thờ sớm tối, nhưng khi về nhà thì chửi rủa con cái, hết xoi mói người hàng xóm chuyện này, lại xì xầm người kia chuyện nọ, làm mất tình bác ái láng giềng với nhau.
- Họ học kinh thánh rất nhiều theo truyền thống của Giáo Hội, nhưng lại thực hành và giải thích theo ý riêng có lợi cho mình, chứ không theo tinh thần vốn có của Phúc Âm mà họ học hỏi.v.v...
Với chữ tiếng Hoa đồng âm khác nghĩa thì rất nhiều, cho nên khi nói chuyện với nhau thì có khi người nghe hiểu qua nghĩa khác, nhưng không thể lầm lẫn được khi viết chữ. Cũng vậy, người ta có thể hiểu lầm nghe lầm khi nghe người Ki-tô hữu nói về Chúa, giải thích về kinh thánh, nhưng người ta sẽ không lầm lẫn khi thấy ngôn ngữ hành vi của người Ki-tô hữu...!
(1) Trái tì bà枇杷 và đàn tỳ bà琵琶 đều phát âm “pi-pa” giống nhau, đồng âm khác nghĩa.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người nọ đem dâng cho huyện lịnh một sọt trái tì bà(枇杷), nhưng lại viết sai là “đàn tỳ bà(琵琶)” (1) , huyện lịnh đọc xong thì bất giác cười, nói:
- “Trái tì bà” chứ không phải là “đàn tỳ bà” này, chỉ giận là đồng niên chữ nghĩa quá kém”.
Vừa lúc ấy thì có khách đang ngồi bên cạnh, bèn thêm bên dưới một câu:
- “Nếu có thể làm cho “đàn tỳ bà” kết trái, thì tất cả các ống tiêu trong thành đều nở hoa”.
Huyện lệnh nghe xong thì tán thưởng hết lời.
Suy tư:
Thời đại e-mail phát triển, đánh chữ tiếng Việt mà không có dấu thì càng “khốn khổ” vô cùng, vì người nhận thư email phải vừa đọc vừa đoán cho đúng nghĩa của nó, thế mới biết viết chữ Việt không có dấu và sai chính tả, thì niềm vui của người nhận thư e-mail mất đi một nửa.
Tinh thần tu đức của người Ki-tô hữu, nếu tu luyện không đến nơi đến chốn thì giống như viết sai chữ vậy, hoặc viết chữ Việt không có dấu, chẳng hạn như:
- Họ học giáo lý từ thuở xa xưa, rồi giữ đạo theo kiểu đi nhà thờ sớm tối, nhưng khi về nhà thì chửi rủa con cái, hết xoi mói người hàng xóm chuyện này, lại xì xầm người kia chuyện nọ, làm mất tình bác ái láng giềng với nhau.
- Họ học kinh thánh rất nhiều theo truyền thống của Giáo Hội, nhưng lại thực hành và giải thích theo ý riêng có lợi cho mình, chứ không theo tinh thần vốn có của Phúc Âm mà họ học hỏi.v.v...
Với chữ tiếng Hoa đồng âm khác nghĩa thì rất nhiều, cho nên khi nói chuyện với nhau thì có khi người nghe hiểu qua nghĩa khác, nhưng không thể lầm lẫn được khi viết chữ. Cũng vậy, người ta có thể hiểu lầm nghe lầm khi nghe người Ki-tô hữu nói về Chúa, giải thích về kinh thánh, nhưng người ta sẽ không lầm lẫn khi thấy ngôn ngữ hành vi của người Ki-tô hữu...!
(1) Trái tì bà枇杷 và đàn tỳ bà琵琶 đều phát âm “pi-pa” giống nhau, đồng âm khác nghĩa.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 02/01/2012
N2T |
2. Nếu con không thể chấp nhận những đau khổ lớn, thì đau khổ của luyện ngục con làm sao chấp nhận được chứ ?
(sách Gương Chúa Giê-su)Theo ánh sao lạ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
20:59 02/01/2012
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA HIỂN LINH
Mt 2, 1-12
Cứ mỗi lễ Hiển Linh, ngôi sao lạ dẫn đương cho ba nhà Đạo sĩ Phương Đông đến tìm gặp Hài Nhi Giêsu lại hiện rõ trong trí tưởng tượng của mỗi người. Và người ta vẫn thắc mắc tại sao một ngôi sao lại có thể dẫn đường cho ba nhà Đạo sĩ tìm gặp triều bái Vua Giêsu ? Ngôi sao có thật hay không hay chỉ là câu chuyện huyền thoại, câu truyện cổ tích của dân Do Thái ? Tin Mừng thánh Matthêu hôm nay viết rất rõ :” Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại “ ( Mt 2, 9 ).
Câu chuyện ngôi sao dẫn đường chỉ lối cho ba nhà Đạo sĩ hay nói chính xác hơn ba nhà chiêm tinh dân ngoại. Họ khao khát ơn cứu độ. Họ là dân ngoại nhưng lại có niềm tin. Họ đại diện cho mọi dân tộc trên thế giới. Thấy ánh sao là dấu chỉ trong vũ trụ thiên nhiên. Họ được thúc đẩy bởi tiếng gọi thiêng liêng. Họ lên đường. Họ đã liều lĩnh chấp nhận ra đi, bỏ lại tất cả và chấp nhận bước đi trong đêm tối. Và các nhà Đạo sĩ này chỉ theo ánh sao lạ khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ. Các nhà đạo sĩ đã có một niềm tin thật vững chắc, do đó, các ngài mới dám dựa, dám cậy trông vào một dấu chỉ xem ra mỏng manh như thế ! Với một đức tin phi thường, họ đã dám vui mừng :” Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria “. Các nhà Đạo sĩ thực tế đã có một đức tin kiên vững, đức tin mạnh mẽ, họ mới dám tin rằng một Vị Vua Giêsu mà lại nằm trong hang đá máng lừa và rồi họ rất khiêm tốn, bái lạy Hài Nhi Giêsu, rồi mở bão tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến ( Mt 2, 11 ).
Câu chuyện của ba nhà Đạo sĩ xưa vậy là câu chuyện của mỗi người chúng ta hôm nay.Ánh sao khi ẩn, ánh sao khi mất. Ba nhà Đạo sĩ đã tìm lại ánh sao khi nó xuất hiện và họ hết sức phấn khởi, hạnh phúc. Chúng ta cũng được mời gọi nhìn lên ánh sao của niềm tin, của hy vọng. Trong cuộc đời thường ngày có rất nhiều ánh sao dẫn chúng ta tới Chúa chẳng hạn một cử chỉ đẹp, thông cảm, yêu thương của người nào, một nụ cười của một người đánh tan căng thẳng, một lời khuyên thành thực chân thành, một nghĩa cử bác ái, một gương sáng khiến chúng ta cảm động, một câu Kinh Thánh đánh động chúng ta. Chúng ta cũng phải trở nên những ngôi sao sáng chỉ đường, dẫn người khác tới Chúa.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới mừng lễ Hiển Linh rất long trọng và lớn hơn cả lễ Giáng Sinh. Bởi vì, lễ Hiển Linh là lễ Chúa tự tỏ mình ra cho muôn dân, tỏ mình cho dân ngoại trên khắp thế giới. Lễ Giáng Sinh là lễ Chúa tỏ mình ra cho dân Do Thái, lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình ra cho chư dân. Đức Giêsu đã rao giảng Nước Trời khi Ngài bắt đầu sứ mạng công khai và Ngài đã thực hiện sứ vụ ấy trong suốt cuộc đời của Ngài ở trần thế này. Công việc của Chúa cũng phải được chúng ta tiếp tục mãi mãi. Chúa Giêsu đã thiết lập Nước yêu thương, công bình và hạnh phúc, một Nước mà trong đó những người nghèo được quan tâm, được yêu thương và mọi người sống với nhau như anh em. Đó là Tin Mừng. Đó là sứ điệp lễ Hiển Linh chúng ta phải công bố.
Éliot đã viết một câu chí lý :” Nếu bạn không thể là ngôi sao sáng,
Thì hãy là ánh lửa non cao.
Nếu không là ánh lửa non cao,
Xin hãy làm ánh nến tỏa sáng trong gia đình “.
Xin được tóm tắt sứ điệp lễ Hiển Linh bằng một hình ảnh rất sống động :
“ Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,
khi ngôi sao trên bầu trời đã biến mất,
khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,
khi các mục đồng và đàn súc vật đã trở về,
thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu,
để tìm lại những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đã gẫy đổ,
để người đói được ăn no,
để tù nhân được giải phóng,
để các nước xây dựng lại,
để đem lại hòa bình cho mọi người,
và để hòa nhạc bằng trái tim “ .
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con mau mắn giới thiệu Nước Trời cho nhiều người . Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ba nhà Đạo sĩ là ai ?
2.Họ thuộc các nước nào ? Họ đại diện cho ai ?
3.Họ mang gì theo ?
4.Họ đã gặp Hài Nhi Giêsu ở đâu ?
5.Tại sao các nhà Đạo sĩ không trở về Giêrusalem ?
Mt 2, 1-12
Cứ mỗi lễ Hiển Linh, ngôi sao lạ dẫn đương cho ba nhà Đạo sĩ Phương Đông đến tìm gặp Hài Nhi Giêsu lại hiện rõ trong trí tưởng tượng của mỗi người. Và người ta vẫn thắc mắc tại sao một ngôi sao lại có thể dẫn đường cho ba nhà Đạo sĩ tìm gặp triều bái Vua Giêsu ? Ngôi sao có thật hay không hay chỉ là câu chuyện huyền thoại, câu truyện cổ tích của dân Do Thái ? Tin Mừng thánh Matthêu hôm nay viết rất rõ :” Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại “ ( Mt 2, 9 ).
Câu chuyện ngôi sao dẫn đường chỉ lối cho ba nhà Đạo sĩ hay nói chính xác hơn ba nhà chiêm tinh dân ngoại. Họ khao khát ơn cứu độ. Họ là dân ngoại nhưng lại có niềm tin. Họ đại diện cho mọi dân tộc trên thế giới. Thấy ánh sao là dấu chỉ trong vũ trụ thiên nhiên. Họ được thúc đẩy bởi tiếng gọi thiêng liêng. Họ lên đường. Họ đã liều lĩnh chấp nhận ra đi, bỏ lại tất cả và chấp nhận bước đi trong đêm tối. Và các nhà Đạo sĩ này chỉ theo ánh sao lạ khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ. Các nhà đạo sĩ đã có một niềm tin thật vững chắc, do đó, các ngài mới dám dựa, dám cậy trông vào một dấu chỉ xem ra mỏng manh như thế ! Với một đức tin phi thường, họ đã dám vui mừng :” Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria “. Các nhà Đạo sĩ thực tế đã có một đức tin kiên vững, đức tin mạnh mẽ, họ mới dám tin rằng một Vị Vua Giêsu mà lại nằm trong hang đá máng lừa và rồi họ rất khiêm tốn, bái lạy Hài Nhi Giêsu, rồi mở bão tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến ( Mt 2, 11 ).
Câu chuyện của ba nhà Đạo sĩ xưa vậy là câu chuyện của mỗi người chúng ta hôm nay.Ánh sao khi ẩn, ánh sao khi mất. Ba nhà Đạo sĩ đã tìm lại ánh sao khi nó xuất hiện và họ hết sức phấn khởi, hạnh phúc. Chúng ta cũng được mời gọi nhìn lên ánh sao của niềm tin, của hy vọng. Trong cuộc đời thường ngày có rất nhiều ánh sao dẫn chúng ta tới Chúa chẳng hạn một cử chỉ đẹp, thông cảm, yêu thương của người nào, một nụ cười của một người đánh tan căng thẳng, một lời khuyên thành thực chân thành, một nghĩa cử bác ái, một gương sáng khiến chúng ta cảm động, một câu Kinh Thánh đánh động chúng ta. Chúng ta cũng phải trở nên những ngôi sao sáng chỉ đường, dẫn người khác tới Chúa.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới mừng lễ Hiển Linh rất long trọng và lớn hơn cả lễ Giáng Sinh. Bởi vì, lễ Hiển Linh là lễ Chúa tự tỏ mình ra cho muôn dân, tỏ mình cho dân ngoại trên khắp thế giới. Lễ Giáng Sinh là lễ Chúa tỏ mình ra cho dân Do Thái, lễ Hiển Linh là lễ Chúa tỏ mình ra cho chư dân. Đức Giêsu đã rao giảng Nước Trời khi Ngài bắt đầu sứ mạng công khai và Ngài đã thực hiện sứ vụ ấy trong suốt cuộc đời của Ngài ở trần thế này. Công việc của Chúa cũng phải được chúng ta tiếp tục mãi mãi. Chúa Giêsu đã thiết lập Nước yêu thương, công bình và hạnh phúc, một Nước mà trong đó những người nghèo được quan tâm, được yêu thương và mọi người sống với nhau như anh em. Đó là Tin Mừng. Đó là sứ điệp lễ Hiển Linh chúng ta phải công bố.
Éliot đã viết một câu chí lý :” Nếu bạn không thể là ngôi sao sáng,
Thì hãy là ánh lửa non cao.
Nếu không là ánh lửa non cao,
Xin hãy làm ánh nến tỏa sáng trong gia đình “.
Xin được tóm tắt sứ điệp lễ Hiển Linh bằng một hình ảnh rất sống động :
“ Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,
khi ngôi sao trên bầu trời đã biến mất,
khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,
khi các mục đồng và đàn súc vật đã trở về,
thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu,
để tìm lại những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đã gẫy đổ,
để người đói được ăn no,
để tù nhân được giải phóng,
để các nước xây dựng lại,
để đem lại hòa bình cho mọi người,
và để hòa nhạc bằng trái tim “ .
Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con mau mắn giới thiệu Nước Trời cho nhiều người . Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Ba nhà Đạo sĩ là ai ?
2.Họ thuộc các nước nào ? Họ đại diện cho ai ?
3.Họ mang gì theo ?
4.Họ đã gặp Hài Nhi Giêsu ở đâu ?
5.Tại sao các nhà Đạo sĩ không trở về Giêrusalem ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Bênêđictô XVI – Cầu Nguyện trong Đời Sống Thánh Gia ở Nadareth.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
07:52 02/01/2012
“Hãy học hơn bao giờ hết để nói bằng toàn thể con người của mình: ‘Lạy Cha’”
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành ngày 28 tháng 12, 2011 trong buổi triều yết chung được tổ chức tại Đại Sảnh Phaolô VI. Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện. Lần này ngài suy niệm về cầu nguyện trong đời sống của Thánh Gia ở Nadareth.
* * *
Anh chị em thân mến,
Cuộc gặp gỡ hôm nay diễn ra trong bầu không khí Giáng Sinh, thấm nhuần niềm vui thân mật trong việc ra đời của Đấng Cứu Độ. Chúng ta vừa cử hành mầu nhiệm này, và tiếng vọng của nó còn vang lên trong các nghi thức phụng vụ trong suốt những ngày này. Đó là một mầu nhiệm ánh sáng mà người của mọi thời đại có thể sống lại trong đức tin và cầu nguyện. Chính nhờ cầu nguyện mà chúng ta có thể đến gần Thiên Chúa một cách thân mật và sâu xa. Vì lý do này, khi nhớ lại chủ đề về cầu nguyện mà tôi đang phát triển ở thời gian này trong các bài giáo lý, hôm nay tôi muốn mời anh chị em suy niệm về vai trò của cầu nguyện trong đời sống Thánh Gia tại Nadareth. Thực ra, gia đình Nadareth là một trường cầu nguyện, nơi đó chúng ta học cách lắng nghe, suy niệm và thâm nhuần ý nghĩa sâu xa của sự tỏ mình ra của Con Thiên Chúa, rút ra mẫu gương của chúng ta từ Đức Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và Chúa Giêsu.
Diễn từ của Vị Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI trong chuyến viếng thăm Nadareth vẫn còn đáng nhớ [về vấn đề này]. Đức Thánh Cha nói rằng, trong trường của Thánh Gia, “chúng ta hiểu sự cần thiết của việc rèn luyện tinh thần, nếu chúng ta muốn thực hành giáo huấn của Tin Mừng và trở thành những môn đệ Đức Kitô.” Và ngài nói thêm: “Trước hết, nó dạy chúng ta im lặng. Ôi! Điều đó sẽ tái sinh trong chúng ta lòng quý trọng sự im lặng, bầu không khí tuyệt vời và không thể thiếu được của tinh thần: trong khi chúng ta bị điếc tai bởi rất nhiều tiếng ồn ào, âm thanh và tiếng nói rền vang trong thời đại điên cuồng và hỗn loạn của cuộc sống hiện đại. Ôi! Sự im lặng Nadareth, dạy chúng ta phải kiên quyết trong những ý tưởng tốt, theo đuổi đời sống nội tâm, sẵn sàng lắng nghe những linh hứng bí mật của Thiên Chúa và những lời khuyên nhủ của các bậc thầy chân chính “(Diễn từ tại Nadareth, ngày 5 Tháng 1 năm 1964).
Chúng ta có thể thu lượm được nhiều hiểu biết về cầu nguyện và về mối quan hệ với Thiên Chúa của Thánh Gia từ các tường thuật của Tin Mừng về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể bắt đầu với việc Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Thánh Luca cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse, “khi đến ngày thanh tẩy của hai mẹ con theo luật ông Môsê, ông bà đem Người lên Giêrusalem, để dâng cho Chúa” (2:22). Như tất cả các gia đình Do Thái tuân giữ Lề Luật, cha mẹ Chúa Giêsu đi lên Đền Thờ để thánh hiến con đầu lòng cho Thiên Chúa và để dâng lễ hy sinh. Được đánh động bởi lòng trung thành vời những quy định của Lề Luật, các ngài đi từ Bethlehem lên Giêrusalem với Chúa Giêsu, khi ấy được bốn mươi ngày. Thay vì một con chiên con một tuổi, các ngài dâng lễ vật của những gia đình nghèo, là một cặp chim bồ câu non. Cuộc hành hương của Thánh Gia là một cuộc hành hương đức tin, dâng lễ vật, một biểu tượng của cầu nguyện, và gặp gỡ Chúa, mà Mẹ Maria và Thánh Giuse đã nhìn thấy trong Chúa Giêsu, Con mình.
Việc chiêm ngưỡng Đức Kitô có khuôn mẫu vô song nơi Đức Mẹ Maria. Dung nhan Chúa Con thuộc về Mẹ một cách đặc biệt, vì Người đã được hình thành trong chính cung lòng Mẹ, có những nét giống con người của Mẹ. Không ai đã dấn thân trong việc chiêm ngắm Chúa Giêsu một cách tận tụy bằng Đức Mẹ Maria. Cái nhìn tâm hồn của Mẹ đã tập trung vào Người ngay từ lúc Truyền Tin, khi Mẹ thụ thai Người nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần; trong những tháng sau đó, Mẹ cảm thấy sự hiện diện của Người mỗi ngày một gia tăng, cho đến ngày giáng sinh của Người, khi mắt Mẹ có thể ngắm nhìn, bằng sự dịu hiền của người Mẹ, khuôn mặt Con Mẹ, trong khi quấn Người bằng tã vải và đặt Người trong máng cỏ.
Những kỷ niệm về Chúa Giêsu – được in trong tâm trí và trong trái tim Mẹ - đánh dấu mọi giây phút trong đời Mẹ. Mẹ sống với cặp mắt nhìn ngắm Đức Kitô và Mẹ giữ kỹ mỗi Lời của Người. Thánh Luca nói: “Về phần mình Mẹ Maria giữ tất cả những điều này, suy đi nghĩ lại trong lòng” (2:19) và theo cách này, ngài mô tả thái độ của Đức Mẹ trước Mầu Nhiệm Nhập Thể, một thái độ kéo dài suốt đời Mẹ: giữ kỹ tất cả những điều này, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Thánh Luca là Thánh Sử làm cho chúng ta biết trái tim và đức tin của Mẹ, (x. 1:45), niềm hy vọng và sự vâng phục của Mẹ (x. 1:38), trên hết là đời sống nội tâm và cầu nguyện của Mẹ (x. 1:46-56) cùng sự tự nguyện gắn bó với Đức Kitô của Mẹ (x. 1:55). Và tất cả những điều này phát sinh từ hồng ân Chúa Thánh Thần là Đấng ngự xuống trên Mẹ (x. 1:35) như Ngài sẽ ngự xuống trên các Tông Đồ theo lời hứa của Đức Kitô (x. Cv 1:8).
Hình ảnh Đức Maria của Thánh Luca trình bày Đức Mẹ như một mẫu gương cho mỗi tín hữu, những người giữ và đứng trước lời nói và hành động của Chúa Giêsu, một cuộc chạm trán luôn luôn liên quan đến việc lớn lên trong sự hiểu biết về Chúa Giêsu. Theo Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (x. Tông Thư Rosarium Virginis Mariae), chúng ta có thể nói rằng lời cầu nguyện của Kinh Mân Côi được lấy mẫu từ Đức Maria, vì nó hệ tại ở việc chiêm ngắm những Mầu Nhiệm của Đức Kitô trong sự kết hợp tinh thần với Mẹ của Chúa.
Khả năng để sống nhờ việc chiêm ngắm Thiên Chúa của Đức Mẹ Maria, như Mẹ đã làm, là điều hay lây. Người đầu tiên có kinh nghiệm này là Thánh Giuse. Tình yêu khiêm tốn và chân thành của ngài đối với vị hôn thê của mình, và quyết định kết hợp đời mình với đời của Đức Mẹ Maria, cũng đã lôi cuốn và đưa ngài, một “người công chính” (Mt 1:19), vào sự mật thiết đặc biệt với Thiên Chúa. Thực ra, cùng với Đức Mẹ Maria - và trên hết, với Chúa Giêsu – ngài đi vào một con đường mới trong sự liên hệ với Thiên Chúa, đón rước Chúa vào cuộc đời mình, tham gia vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa bằng cách thực hiện Thành Ý Ngài. Sau khi đã tín thác tuân theo những chỉ thị của Thiên sứ “đừng sợ nhận Maria làm vợ” (Mt 1:20) – ngài đã nhận Đức Mẹ Maria làm của mình và chia sẻ cuộc sống của ngài với Mẹ, ngài thực sự đã tự hiến hoàn toàn cho Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu, và điều này đã dẫn ngài đến việc đáp trả hoàn hảo với ơn gọi mà ngài đã nhận được.
Tin Mừng, như chúng ta biết, không ghi lại một lời nào của Thánh Giuse: Ngài là một người im lặng, nhưng trung tín, hiện diện liên tục và tích cực. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng ngài cũng như bạn trăm năm của ngài, và trong sự hòa hợp mật thiết với Mẹ, sống những năm vui hưởng thời thơ ấu và thiếu niên của Chúa Giêsu, cùng sự hiện diện của Người trong gia đình các ngài. Thánh Giuse hoàn toàn làm tròn vai trò làm cha của mình về mọi khía cạnh. Chắc chắn rằng ngài đã cùng Đức Mẹ Maria giáo dục Chúa Giêsu trong việc cầu nguyện. Một cách đặc biệt, ngài đem [Chúa Giêsu] với mình đến hội đường trong ngày Sabbath cũng như lên Giêrusalem vào những dịp đại lễ của dân Israel. Thánh Giuse - theo truyền thống Do Thái – chắc đã phải hướng dẫn gia đình cầu nguyện trong cuộc sống hàng ngày -- vào buổi sáng, buổi tối và bữa ăn -- cũng như những cuộc cử hành đại lễ tôn giáo. Như vậy, trong nhịp điệu của tháng ngày qua đi ở Nadareth, giữa nơi cư ngụ đơn giản và xưởng làm của Thánh Giuse, Chúa Giêsu đã học được cách luân phiên giữa cầu nguyện và làm việc, và cũng học được cách dâng lên Thiên Chúa những vật lộn trong việc kiếm lương thực cần thiết cho gia đình.
Và cuối cùng, một cảnh khác mà chúng ta thấy Thánh Gia Nadareth tụ họp với nhau cầu nguyện: Chúa Giêsu, như chúng ta đã nghe - khi lên 12 tuổi - đi cùng cha mẹ lên Đền Thờ Giêrusalem. Như Thánh Luca nhấn mạnh, cảnh này xảy ra trong bối cảnh của cuộc hành hương: “Hằng năm, cha mẹ Người đi Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người lên mười hai tuổi, các ngài lên đền, theo tục lệ ngày lễ” (2:41-42).
Cuộc hành hương là một cách diễn tả tôn giáo vừa được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, và vừa nuôi dưỡng việc cầu nguyện. Ở đây chúng ta đang nói về cuộc hành hương lễ Vượt Qua, và Thánh Sử đã cho chúng ta thấy rằng gia đình Chúa Giêsu tham dự mỗi năm để các ngài có thể tham gia vào các nghi lễ trong Thành Thánh. Gia đình Do Thái, như gia đình Kitô giáo, cầu nguyện trong bầu không khí thân mật của ngôi nhà, mà cũng cầu nguyện với cộng đồng – coi mình như phần tử của dân Thiên Chúa lữ hành - và cuộc hành hương diễn tả một cách chính xác việc dân Thiên Chúa đang trên một cuộc hành trình. Lễ Vượt Qua là trung tâm và tột đỉnh của tất cả, cùng liên quan đến chiều kích gia đình cũng như chiều kích phụng vụ và thờ phượng công cộng.
Trong cảnh Chúa Giêsu lên 12 tuổi, lời đầu tiên của Chúa Giêsu cũng được ghi lại: “Tại sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con phải ở nhà của Cha con sao?” (2:49). Sau ba ngày tìm kiếm, cha mẹ Người tìm thấy Người trong Đền Thờ đang ngồi giữa các vị thầy vừa lắng nghe họ vừa hỏi họ những câu hỏi (x. 2:46). Khi được hỏi tại sao Người đã làm điều ấy với cha và mẹ Người, Người trả lời rằng Người chỉ làm điều mà một người Con nên làm: đó là, được ở gần Chúa Cha. Bằng cách này, Người đã ám chỉ ai là Cha thật của Người, nhà thật của Người là gì, rằng Người đã không làm gì kỳ lạ hoặc không vâng lời. Người ờ lại nơi mà Chúa Con đã ở, nghĩa là, gần Chúa Cha, và Người nhấn mạnh Cha của Người là ai.
Từ “Cha” là trọng tâm của câu trả lời này và toàn thể mầu nhiệm của Kitô học xuất hiện. Do đó, từ này mở ra mầu nhiệm; nó là chìa khóa của mầu nhiệm về Đức Kitô, Chúa Con là ai, và nó cũng mở ra chìa khóa về mầu nhiệm của chúng ta như những Kitô hữu -- chúng ta là những người con trong Chúa Con. Đồng thời, Chúa Giêsu dạy chúng ta làm thế nào để thành con cái - chính là bằng cách ở với Chúa Cha trong cầu nguyện. Mầu nhiệm của Kitô học, mầu nhiệm của đời Kitô hữu, là gắn bó mật thiết và được thành lập trên cầu nguyện. Chúa Giêsu một ngày nào đó sẽ dạy các môn đệ của Người cầu nguyện, bằng cách bảo họ: khi các con cầu nguyện, hãy thưa “Lạy Cha.” Và, đương nhiên, đừng chỉ nói bằng lời, mà nói bằng cuộc sống của mình, hãy học hơn bao giờ hết để nói với toàn thể con người của mình: “Lạy Cha” - do đó anh em sẽ thành những người con thật sự trong Chúa Con, những Kitô hữu đích thực.
Ở đây, khi Chúa Giêsu vẫn còn hoàn toàn là một phần tử của đời sống của gia đình Nadareth, điều quan trọng cần lưu ý là sự vang dội mà việc nghe tiếng “Cha” từ miệng Chúa Giêsu gây ra trong lòng Mẹ Maria và Thánh Giuse, [nghe Người] mặc khải và nhấn mạnh Chúa Cha là ai, và nghe lời này phát ra từ miệng của Người trong ý thức của Con Một, Đấng trong câu chuyện này đã muốn ở lại ba ngày trong Đền Thờ, “nhà của Chúa Cha.”
Từ đó, chúng ta có thể tưởng tượng, cuộc sống trong Thánh Gia đã được tràn đầy hơn với lời cầu nguyện, vì từ trái tim của Trẻ Giêsu -- và sau đó từ thiếu niên và thanh niên -- ý nghĩa sâu sắc này của mối quan hệ với Thiên Chúa Cha không ngừng đổ ra, và được Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse suy nghĩ trong lòng. Cảnh này cho chúng ta thấy hoàn cảnh thật sự là bầu không khí được ở cùng Chúa Cha. Vì vậy, gia đình Nadareth là mô hình đầu tiên của Hội Thánh, trong đó được tập họp chung quanh sự hiện diện của Chúa Giêsu và nhờ sự hòa giải của Người - tất cả mọi người sống mối liên hệ con thảo cùng Thiên Chúa Cha, là điều cũng biến đổi các mối liên hệ giữa con người với nhau.
Các bạn thân mến, vì những khía cạnh khác nhau mà tôi đã vắn tắt vạch ra trong ánh sáng của Tin Mừng, Thánh Gia là biểu tượng của Hội Thánh tại gia, là Hội Thánh được mời gọi cùng nhau cầu nguyện. Gia đình là Hội Thánh tại gia và phải là trường học cầu nguyện đầu tiên. Trong gia đình, trẻ em - từ tuổi thơ ấu nhất - có thể học cách nhận thức cảm giác về Thiên Chúa, nhờ sự dạy dỗ và gương sáng của cha mẹ: sống trong một bầu không khí được đánh dấu bởi sự hiện diện của Thiên Chúa. Một nền giáo dục Kitô giáo đích thực không thể không quan tâm đến kinh nghiệm về cầu nguyện. Nếu chúng ta không học cách cầu nguyện trong gia đình, thì sẽ khó mà lấp đầy được chỗ trống này. Và vì lý do này mà tôi muốn mời gọi anh chị em tái khám phá vẻ đẹp của việc cùng nhau cầu nguyện như một gia đình ở trường của Thánh Gia Nadareth. Bằng cách này, anh chị em sẽ thật sự trở nên đồng tâm nhất trí, một gia đình thật sự. Cảm ơn anh chị em.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành ngày 28 tháng 12, 2011 trong buổi triều yết chung được tổ chức tại Đại Sảnh Phaolô VI. Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện. Lần này ngài suy niệm về cầu nguyện trong đời sống của Thánh Gia ở Nadareth.
* * *
Anh chị em thân mến,
Cuộc gặp gỡ hôm nay diễn ra trong bầu không khí Giáng Sinh, thấm nhuần niềm vui thân mật trong việc ra đời của Đấng Cứu Độ. Chúng ta vừa cử hành mầu nhiệm này, và tiếng vọng của nó còn vang lên trong các nghi thức phụng vụ trong suốt những ngày này. Đó là một mầu nhiệm ánh sáng mà người của mọi thời đại có thể sống lại trong đức tin và cầu nguyện. Chính nhờ cầu nguyện mà chúng ta có thể đến gần Thiên Chúa một cách thân mật và sâu xa. Vì lý do này, khi nhớ lại chủ đề về cầu nguyện mà tôi đang phát triển ở thời gian này trong các bài giáo lý, hôm nay tôi muốn mời anh chị em suy niệm về vai trò của cầu nguyện trong đời sống Thánh Gia tại Nadareth. Thực ra, gia đình Nadareth là một trường cầu nguyện, nơi đó chúng ta học cách lắng nghe, suy niệm và thâm nhuần ý nghĩa sâu xa của sự tỏ mình ra của Con Thiên Chúa, rút ra mẫu gương của chúng ta từ Đức Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và Chúa Giêsu.
Diễn từ của Vị Tôi Tớ Thiên Chúa Phaolô VI trong chuyến viếng thăm Nadareth vẫn còn đáng nhớ [về vấn đề này]. Đức Thánh Cha nói rằng, trong trường của Thánh Gia, “chúng ta hiểu sự cần thiết của việc rèn luyện tinh thần, nếu chúng ta muốn thực hành giáo huấn của Tin Mừng và trở thành những môn đệ Đức Kitô.” Và ngài nói thêm: “Trước hết, nó dạy chúng ta im lặng. Ôi! Điều đó sẽ tái sinh trong chúng ta lòng quý trọng sự im lặng, bầu không khí tuyệt vời và không thể thiếu được của tinh thần: trong khi chúng ta bị điếc tai bởi rất nhiều tiếng ồn ào, âm thanh và tiếng nói rền vang trong thời đại điên cuồng và hỗn loạn của cuộc sống hiện đại. Ôi! Sự im lặng Nadareth, dạy chúng ta phải kiên quyết trong những ý tưởng tốt, theo đuổi đời sống nội tâm, sẵn sàng lắng nghe những linh hứng bí mật của Thiên Chúa và những lời khuyên nhủ của các bậc thầy chân chính “(Diễn từ tại Nadareth, ngày 5 Tháng 1 năm 1964).
Chúng ta có thể thu lượm được nhiều hiểu biết về cầu nguyện và về mối quan hệ với Thiên Chúa của Thánh Gia từ các tường thuật của Tin Mừng về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể bắt đầu với việc Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Thánh Luca cho chúng ta biết rằng Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse, “khi đến ngày thanh tẩy của hai mẹ con theo luật ông Môsê, ông bà đem Người lên Giêrusalem, để dâng cho Chúa” (2:22). Như tất cả các gia đình Do Thái tuân giữ Lề Luật, cha mẹ Chúa Giêsu đi lên Đền Thờ để thánh hiến con đầu lòng cho Thiên Chúa và để dâng lễ hy sinh. Được đánh động bởi lòng trung thành vời những quy định của Lề Luật, các ngài đi từ Bethlehem lên Giêrusalem với Chúa Giêsu, khi ấy được bốn mươi ngày. Thay vì một con chiên con một tuổi, các ngài dâng lễ vật của những gia đình nghèo, là một cặp chim bồ câu non. Cuộc hành hương của Thánh Gia là một cuộc hành hương đức tin, dâng lễ vật, một biểu tượng của cầu nguyện, và gặp gỡ Chúa, mà Mẹ Maria và Thánh Giuse đã nhìn thấy trong Chúa Giêsu, Con mình.
Việc chiêm ngưỡng Đức Kitô có khuôn mẫu vô song nơi Đức Mẹ Maria. Dung nhan Chúa Con thuộc về Mẹ một cách đặc biệt, vì Người đã được hình thành trong chính cung lòng Mẹ, có những nét giống con người của Mẹ. Không ai đã dấn thân trong việc chiêm ngắm Chúa Giêsu một cách tận tụy bằng Đức Mẹ Maria. Cái nhìn tâm hồn của Mẹ đã tập trung vào Người ngay từ lúc Truyền Tin, khi Mẹ thụ thai Người nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần; trong những tháng sau đó, Mẹ cảm thấy sự hiện diện của Người mỗi ngày một gia tăng, cho đến ngày giáng sinh của Người, khi mắt Mẹ có thể ngắm nhìn, bằng sự dịu hiền của người Mẹ, khuôn mặt Con Mẹ, trong khi quấn Người bằng tã vải và đặt Người trong máng cỏ.
Những kỷ niệm về Chúa Giêsu – được in trong tâm trí và trong trái tim Mẹ - đánh dấu mọi giây phút trong đời Mẹ. Mẹ sống với cặp mắt nhìn ngắm Đức Kitô và Mẹ giữ kỹ mỗi Lời của Người. Thánh Luca nói: “Về phần mình Mẹ Maria giữ tất cả những điều này, suy đi nghĩ lại trong lòng” (2:19) và theo cách này, ngài mô tả thái độ của Đức Mẹ trước Mầu Nhiệm Nhập Thể, một thái độ kéo dài suốt đời Mẹ: giữ kỹ tất cả những điều này, và suy đi nghĩ lại trong lòng. Thánh Luca là Thánh Sử làm cho chúng ta biết trái tim và đức tin của Mẹ, (x. 1:45), niềm hy vọng và sự vâng phục của Mẹ (x. 1:38), trên hết là đời sống nội tâm và cầu nguyện của Mẹ (x. 1:46-56) cùng sự tự nguyện gắn bó với Đức Kitô của Mẹ (x. 1:55). Và tất cả những điều này phát sinh từ hồng ân Chúa Thánh Thần là Đấng ngự xuống trên Mẹ (x. 1:35) như Ngài sẽ ngự xuống trên các Tông Đồ theo lời hứa của Đức Kitô (x. Cv 1:8).
Hình ảnh Đức Maria của Thánh Luca trình bày Đức Mẹ như một mẫu gương cho mỗi tín hữu, những người giữ và đứng trước lời nói và hành động của Chúa Giêsu, một cuộc chạm trán luôn luôn liên quan đến việc lớn lên trong sự hiểu biết về Chúa Giêsu. Theo Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (x. Tông Thư Rosarium Virginis Mariae), chúng ta có thể nói rằng lời cầu nguyện của Kinh Mân Côi được lấy mẫu từ Đức Maria, vì nó hệ tại ở việc chiêm ngắm những Mầu Nhiệm của Đức Kitô trong sự kết hợp tinh thần với Mẹ của Chúa.
Khả năng để sống nhờ việc chiêm ngắm Thiên Chúa của Đức Mẹ Maria, như Mẹ đã làm, là điều hay lây. Người đầu tiên có kinh nghiệm này là Thánh Giuse. Tình yêu khiêm tốn và chân thành của ngài đối với vị hôn thê của mình, và quyết định kết hợp đời mình với đời của Đức Mẹ Maria, cũng đã lôi cuốn và đưa ngài, một “người công chính” (Mt 1:19), vào sự mật thiết đặc biệt với Thiên Chúa. Thực ra, cùng với Đức Mẹ Maria - và trên hết, với Chúa Giêsu – ngài đi vào một con đường mới trong sự liên hệ với Thiên Chúa, đón rước Chúa vào cuộc đời mình, tham gia vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa bằng cách thực hiện Thành Ý Ngài. Sau khi đã tín thác tuân theo những chỉ thị của Thiên sứ “đừng sợ nhận Maria làm vợ” (Mt 1:20) – ngài đã nhận Đức Mẹ Maria làm của mình và chia sẻ cuộc sống của ngài với Mẹ, ngài thực sự đã tự hiến hoàn toàn cho Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu, và điều này đã dẫn ngài đến việc đáp trả hoàn hảo với ơn gọi mà ngài đã nhận được.
Tin Mừng, như chúng ta biết, không ghi lại một lời nào của Thánh Giuse: Ngài là một người im lặng, nhưng trung tín, hiện diện liên tục và tích cực. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng ngài cũng như bạn trăm năm của ngài, và trong sự hòa hợp mật thiết với Mẹ, sống những năm vui hưởng thời thơ ấu và thiếu niên của Chúa Giêsu, cùng sự hiện diện của Người trong gia đình các ngài. Thánh Giuse hoàn toàn làm tròn vai trò làm cha của mình về mọi khía cạnh. Chắc chắn rằng ngài đã cùng Đức Mẹ Maria giáo dục Chúa Giêsu trong việc cầu nguyện. Một cách đặc biệt, ngài đem [Chúa Giêsu] với mình đến hội đường trong ngày Sabbath cũng như lên Giêrusalem vào những dịp đại lễ của dân Israel. Thánh Giuse - theo truyền thống Do Thái – chắc đã phải hướng dẫn gia đình cầu nguyện trong cuộc sống hàng ngày -- vào buổi sáng, buổi tối và bữa ăn -- cũng như những cuộc cử hành đại lễ tôn giáo. Như vậy, trong nhịp điệu của tháng ngày qua đi ở Nadareth, giữa nơi cư ngụ đơn giản và xưởng làm của Thánh Giuse, Chúa Giêsu đã học được cách luân phiên giữa cầu nguyện và làm việc, và cũng học được cách dâng lên Thiên Chúa những vật lộn trong việc kiếm lương thực cần thiết cho gia đình.
Và cuối cùng, một cảnh khác mà chúng ta thấy Thánh Gia Nadareth tụ họp với nhau cầu nguyện: Chúa Giêsu, như chúng ta đã nghe - khi lên 12 tuổi - đi cùng cha mẹ lên Đền Thờ Giêrusalem. Như Thánh Luca nhấn mạnh, cảnh này xảy ra trong bối cảnh của cuộc hành hương: “Hằng năm, cha mẹ Người đi Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. Khi Người lên mười hai tuổi, các ngài lên đền, theo tục lệ ngày lễ” (2:41-42).
Cuộc hành hương là một cách diễn tả tôn giáo vừa được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện, và vừa nuôi dưỡng việc cầu nguyện. Ở đây chúng ta đang nói về cuộc hành hương lễ Vượt Qua, và Thánh Sử đã cho chúng ta thấy rằng gia đình Chúa Giêsu tham dự mỗi năm để các ngài có thể tham gia vào các nghi lễ trong Thành Thánh. Gia đình Do Thái, như gia đình Kitô giáo, cầu nguyện trong bầu không khí thân mật của ngôi nhà, mà cũng cầu nguyện với cộng đồng – coi mình như phần tử của dân Thiên Chúa lữ hành - và cuộc hành hương diễn tả một cách chính xác việc dân Thiên Chúa đang trên một cuộc hành trình. Lễ Vượt Qua là trung tâm và tột đỉnh của tất cả, cùng liên quan đến chiều kích gia đình cũng như chiều kích phụng vụ và thờ phượng công cộng.
Trong cảnh Chúa Giêsu lên 12 tuổi, lời đầu tiên của Chúa Giêsu cũng được ghi lại: “Tại sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con phải ở nhà của Cha con sao?” (2:49). Sau ba ngày tìm kiếm, cha mẹ Người tìm thấy Người trong Đền Thờ đang ngồi giữa các vị thầy vừa lắng nghe họ vừa hỏi họ những câu hỏi (x. 2:46). Khi được hỏi tại sao Người đã làm điều ấy với cha và mẹ Người, Người trả lời rằng Người chỉ làm điều mà một người Con nên làm: đó là, được ở gần Chúa Cha. Bằng cách này, Người đã ám chỉ ai là Cha thật của Người, nhà thật của Người là gì, rằng Người đã không làm gì kỳ lạ hoặc không vâng lời. Người ờ lại nơi mà Chúa Con đã ở, nghĩa là, gần Chúa Cha, và Người nhấn mạnh Cha của Người là ai.
Từ “Cha” là trọng tâm của câu trả lời này và toàn thể mầu nhiệm của Kitô học xuất hiện. Do đó, từ này mở ra mầu nhiệm; nó là chìa khóa của mầu nhiệm về Đức Kitô, Chúa Con là ai, và nó cũng mở ra chìa khóa về mầu nhiệm của chúng ta như những Kitô hữu -- chúng ta là những người con trong Chúa Con. Đồng thời, Chúa Giêsu dạy chúng ta làm thế nào để thành con cái - chính là bằng cách ở với Chúa Cha trong cầu nguyện. Mầu nhiệm của Kitô học, mầu nhiệm của đời Kitô hữu, là gắn bó mật thiết và được thành lập trên cầu nguyện. Chúa Giêsu một ngày nào đó sẽ dạy các môn đệ của Người cầu nguyện, bằng cách bảo họ: khi các con cầu nguyện, hãy thưa “Lạy Cha.” Và, đương nhiên, đừng chỉ nói bằng lời, mà nói bằng cuộc sống của mình, hãy học hơn bao giờ hết để nói với toàn thể con người của mình: “Lạy Cha” - do đó anh em sẽ thành những người con thật sự trong Chúa Con, những Kitô hữu đích thực.
Ở đây, khi Chúa Giêsu vẫn còn hoàn toàn là một phần tử của đời sống của gia đình Nadareth, điều quan trọng cần lưu ý là sự vang dội mà việc nghe tiếng “Cha” từ miệng Chúa Giêsu gây ra trong lòng Mẹ Maria và Thánh Giuse, [nghe Người] mặc khải và nhấn mạnh Chúa Cha là ai, và nghe lời này phát ra từ miệng của Người trong ý thức của Con Một, Đấng trong câu chuyện này đã muốn ở lại ba ngày trong Đền Thờ, “nhà của Chúa Cha.”
Từ đó, chúng ta có thể tưởng tượng, cuộc sống trong Thánh Gia đã được tràn đầy hơn với lời cầu nguyện, vì từ trái tim của Trẻ Giêsu -- và sau đó từ thiếu niên và thanh niên -- ý nghĩa sâu sắc này của mối quan hệ với Thiên Chúa Cha không ngừng đổ ra, và được Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse suy nghĩ trong lòng. Cảnh này cho chúng ta thấy hoàn cảnh thật sự là bầu không khí được ở cùng Chúa Cha. Vì vậy, gia đình Nadareth là mô hình đầu tiên của Hội Thánh, trong đó được tập họp chung quanh sự hiện diện của Chúa Giêsu và nhờ sự hòa giải của Người - tất cả mọi người sống mối liên hệ con thảo cùng Thiên Chúa Cha, là điều cũng biến đổi các mối liên hệ giữa con người với nhau.
Các bạn thân mến, vì những khía cạnh khác nhau mà tôi đã vắn tắt vạch ra trong ánh sáng của Tin Mừng, Thánh Gia là biểu tượng của Hội Thánh tại gia, là Hội Thánh được mời gọi cùng nhau cầu nguyện. Gia đình là Hội Thánh tại gia và phải là trường học cầu nguyện đầu tiên. Trong gia đình, trẻ em - từ tuổi thơ ấu nhất - có thể học cách nhận thức cảm giác về Thiên Chúa, nhờ sự dạy dỗ và gương sáng của cha mẹ: sống trong một bầu không khí được đánh dấu bởi sự hiện diện của Thiên Chúa. Một nền giáo dục Kitô giáo đích thực không thể không quan tâm đến kinh nghiệm về cầu nguyện. Nếu chúng ta không học cách cầu nguyện trong gia đình, thì sẽ khó mà lấp đầy được chỗ trống này. Và vì lý do này mà tôi muốn mời gọi anh chị em tái khám phá vẻ đẹp của việc cùng nhau cầu nguyện như một gia đình ở trường của Thánh Gia Nadareth. Bằng cách này, anh chị em sẽ thật sự trở nên đồng tâm nhất trí, một gia đình thật sự. Cảm ơn anh chị em.
ĐTC: “Giáo dục giới trẻ trong công lý và hòa bình”
Jos. Tú Nạc, NMS
07:51 02/01/2012
Một buổi sáng Roma giá lạnh nhưng không gi ngăn cản bước chân của những khách hành hương, những du khách, gia đình và con trẻ chật ních trong Vương Cung Thánh Đường của Công trường Thánh Phê-rô sáng ngày 1 tháng Một, 2012 trong Thánh Lễ cộng đồngđầu tiên của năm mới được Đức Thánh Cha cử hành. Thánh đánh dấu cả hai Ngày Lễ kính và sự tưởng nhớ quốc tế - như những tường trình Seàn-Patrik Lovett.
Vào ngày đầu Năm Mới, Giáo Hội hướng tới Đức Mẹ Đồng Trinh, dâng hiến ngày 1 tháng một cho Maria Mẹ Thiên Chúa. Dó cũng là ngày mà Đức Thánh cha mời gọi chúng ta để đem đến đề tài hòa bình. Ngày 1 tháng Một, 2012 đánh dấu lần thứ 45 Ngày Hòa bình Thế giới và vì vậy Mẹ Maria và Hòa bình là trọng tâm bài giảng của Đức thánh Cha trong Thánh Lễ cử hành tại Vương Cung Thánh Đường công trường Thánh Phê-rô sáng Chúa Nhật vừa qua.
ĐTC Benedict nói: “Maria là Thánh Mẫu và là mẫu gương của Giáo Hội, người mà đã chấp nhận Lời thiêng bằng đức tin và tự mình dâng cho Thiên Chúa … giống như Mẹ maria, Giáo Hội là trung gian hòa giải ân phúc của Thiên Chúa dành cho thế giới: Mẹ chấp nhận điều đó trong việc đón nhận Chúa Giê-su và Mẹ chuyển giao nó qua sự thai sinh Chúa Giê-su. Người là ân sủng và là hòa bình mà thế giới của tự thân không the63ban phát được và it nhất điều đó cần như cần lương thực.”
Đức Thánh Cha cũng đã phản ảnh đề tài nay cho Ngày Hòa bình Thế giới năm nay: “Giáo dục giới trẻ trong công lý và hòa bình,” Ngài nói, “sự khao khát giáo dục và đào tạo chưa được cho là khả dĩ. Hiển nhiên bóng tối đã che khuất chân trời của thế giới hôm nay, thừa nhận trách nhiệm dành cho việc giáo dục giới trẻ bằng nhận thức của chân lý, bằng những giá trị và phẩm hạnh thiết yếu, là hướng tới tương lai cùng hy vọng. Và bằng lời cam kết với một nền giáo dục và hình thành nhân cách liên đới trong công lý và hòa bình phải có một vị trí.”
Đức Thánh Cha đã kết luận phản ảnh của Ngài bằng một trích dẫn từ Thánh vịnh 84 mời gọi tất cả chúng ta hãy “lắng nghe Thiên Chúa nói gì … thiên Chúa đã nói với chúng ta bằng Giê-su Con Một của Người …một âm thanh nói về an thái.”
Vào ngày đầu Năm Mới, Giáo Hội hướng tới Đức Mẹ Đồng Trinh, dâng hiến ngày 1 tháng một cho Maria Mẹ Thiên Chúa. Dó cũng là ngày mà Đức Thánh cha mời gọi chúng ta để đem đến đề tài hòa bình. Ngày 1 tháng Một, 2012 đánh dấu lần thứ 45 Ngày Hòa bình Thế giới và vì vậy Mẹ Maria và Hòa bình là trọng tâm bài giảng của Đức thánh Cha trong Thánh Lễ cử hành tại Vương Cung Thánh Đường công trường Thánh Phê-rô sáng Chúa Nhật vừa qua.
ĐTC Benedict nói: “Maria là Thánh Mẫu và là mẫu gương của Giáo Hội, người mà đã chấp nhận Lời thiêng bằng đức tin và tự mình dâng cho Thiên Chúa … giống như Mẹ maria, Giáo Hội là trung gian hòa giải ân phúc của Thiên Chúa dành cho thế giới: Mẹ chấp nhận điều đó trong việc đón nhận Chúa Giê-su và Mẹ chuyển giao nó qua sự thai sinh Chúa Giê-su. Người là ân sủng và là hòa bình mà thế giới của tự thân không the63ban phát được và it nhất điều đó cần như cần lương thực.”
Đức Thánh Cha cũng đã phản ảnh đề tài nay cho Ngày Hòa bình Thế giới năm nay: “Giáo dục giới trẻ trong công lý và hòa bình,” Ngài nói, “sự khao khát giáo dục và đào tạo chưa được cho là khả dĩ. Hiển nhiên bóng tối đã che khuất chân trời của thế giới hôm nay, thừa nhận trách nhiệm dành cho việc giáo dục giới trẻ bằng nhận thức của chân lý, bằng những giá trị và phẩm hạnh thiết yếu, là hướng tới tương lai cùng hy vọng. Và bằng lời cam kết với một nền giáo dục và hình thành nhân cách liên đới trong công lý và hòa bình phải có một vị trí.”
Đức Thánh Cha đã kết luận phản ảnh của Ngài bằng một trích dẫn từ Thánh vịnh 84 mời gọi tất cả chúng ta hãy “lắng nghe Thiên Chúa nói gì … thiên Chúa đã nói với chúng ta bằng Giê-su Con Một của Người …một âm thanh nói về an thái.”
ĐTC thăm Mexicô và Cuba từ 23-28/3
LM Trần Đức Anh OP
10:47 02/01/2012
MÊHICÔ - HĐGM Mêhicô và Cuba chính thức thông báo: ĐTC Biển Đức 16 sẽ viếng thăm Mêhicô từ ngày 23 đến 25-3 tới đây, sau đó tại Cuba từ 26 đến 28-3-2012.
Hôm 2-1-2012, các GM Mêhicô cho biết ĐTC đã phê chuẩn chương trình do HĐGM và chính phủ Mêhicô đề nghị, theo đó ngài sẽ đến Phi trường thành phố León bang Guanajuato chiều thứ sáu, 23-3 và sẽ được Tổng thống Felipe Calderón Hinojosa, HĐGM Mêhicô và Đức Cha José Guadalupe Martín Rábago, TGM León sở tại tiếp đón.
Trong thời gian lưu lại Mêhicô, ngài sẽ trú ngụ tại nhà của các Nữ Tu có Học viện Miraflores ở León. Chiều thứ bẩy, 24-3, ĐTC sẽ trụ sở chính quyền bang Guanajuato để chính thức gặp gỡ tổng thống Calderón và phái đoàn chính phủ. Sau đó ngài sẽ chào thăm và chúc lành cho các trẻ em và tín hữu tại Quảng trường Hòa bình ở địa phương.
Sáng chúa nhật 25-3, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại Công viên 200 năm, ở thành phố Silao, dưới chân đồi Cubileta trên đỉnh đó có tượng Chúa Kitô Vua, cũng là một trong những đền thánh quan trọng nhất của Mêhicô. Khu vực hành lễ có thể tiếp nhận 700 ngàn người. Trong dịp đó, ngài sẽ gặp các tín hữu đại diện 91 giáo phận toàn quốc.
Ban chiều cùng ngày 25-3, ĐTC sẽ chủ sự Kinh chiều tại Nhà thờ chính tòa Leon, và gửi sứ điệp tới tất cả các GM Mêhicô cũng như đại diện của hàng GM Mỹ châu la tinh và quần đảo Caraibí.
Sáng thứ hai, 26-3, ĐTC sẽ rời Mêhicô, bay sang Cuba để viếng thăm cho đến ngày 28-3.
HĐGM Cuba cho biết chiều ngày 26-3, ngài sẽ đến thành phố Santiago cách thủ đô La Habana 900 cây số về hướng nam và là nơi có đền thánh Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng, bổn mạng của Cuba. Ngài sẽ được chủ tịch Raul Castro, HĐGM và Đức TGM Dionisio Guillermo García Ibanez sở tại tiếp đón. Cùng buổi chiều hôm đó, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng Antonio Maceo. Sau thánh lễ, ngài sẽ về trọ tại Trung tâm dành cho các Linh Mục ở Đền thánh Đức Mẹ ở Mỏ Đồng.
Sáng hôm sau, 27-3, ĐTC sẽ kính viếng Đền thánh Đức Mẹ và ra phi trường đáp máy bay về thủ đô La Habana. Tại phi trường ngài sẽ được ĐHY Jaime Ortega và giáo quyền, chính quyền tiếp đón, rồi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Ban chiều cùng ngày, ĐTC sẽ đến thăm chính thức Chủ tịch Raul Castro và sau đó sẽ gặp gỡ các GM Cuba tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Sáng ngày 28-3, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng José Martí ở thủ đô La Habana. Sau đó ngài về Tòa Sứ Thần, và ban chiều ngài sẽ ra phi trường để đáp máy bay trở về Roma.
ĐTC đến thăm 2 nước trên đây nhân dịp kỷ niệm 200 năm độc lập của Mêhicô và 400 năm tìm được tượng Đức Mẹ Bác Ái ngoài khơi mỏ đồng ở Santiago de Cuba. Sở dĩ ĐTC đến Léon thay vì thành phố Mêhicô vì tình trạng sức khỏe của ngài không chịu được cao độ như ở vùng thủ đô. León ở cao độ 1.800 mét trong khi thủ đô Mêhicô có cao độ 2.420 mét so với mặt biển (SD 2-1-2012)
Hôm 2-1-2012, các GM Mêhicô cho biết ĐTC đã phê chuẩn chương trình do HĐGM và chính phủ Mêhicô đề nghị, theo đó ngài sẽ đến Phi trường thành phố León bang Guanajuato chiều thứ sáu, 23-3 và sẽ được Tổng thống Felipe Calderón Hinojosa, HĐGM Mêhicô và Đức Cha José Guadalupe Martín Rábago, TGM León sở tại tiếp đón.
Trong thời gian lưu lại Mêhicô, ngài sẽ trú ngụ tại nhà của các Nữ Tu có Học viện Miraflores ở León. Chiều thứ bẩy, 24-3, ĐTC sẽ trụ sở chính quyền bang Guanajuato để chính thức gặp gỡ tổng thống Calderón và phái đoàn chính phủ. Sau đó ngài sẽ chào thăm và chúc lành cho các trẻ em và tín hữu tại Quảng trường Hòa bình ở địa phương.
Sáng chúa nhật 25-3, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại Công viên 200 năm, ở thành phố Silao, dưới chân đồi Cubileta trên đỉnh đó có tượng Chúa Kitô Vua, cũng là một trong những đền thánh quan trọng nhất của Mêhicô. Khu vực hành lễ có thể tiếp nhận 700 ngàn người. Trong dịp đó, ngài sẽ gặp các tín hữu đại diện 91 giáo phận toàn quốc.
Ban chiều cùng ngày 25-3, ĐTC sẽ chủ sự Kinh chiều tại Nhà thờ chính tòa Leon, và gửi sứ điệp tới tất cả các GM Mêhicô cũng như đại diện của hàng GM Mỹ châu la tinh và quần đảo Caraibí.
Sáng thứ hai, 26-3, ĐTC sẽ rời Mêhicô, bay sang Cuba để viếng thăm cho đến ngày 28-3.
HĐGM Cuba cho biết chiều ngày 26-3, ngài sẽ đến thành phố Santiago cách thủ đô La Habana 900 cây số về hướng nam và là nơi có đền thánh Đức Mẹ Bác Ái mỏ đồng, bổn mạng của Cuba. Ngài sẽ được chủ tịch Raul Castro, HĐGM và Đức TGM Dionisio Guillermo García Ibanez sở tại tiếp đón. Cùng buổi chiều hôm đó, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng Antonio Maceo. Sau thánh lễ, ngài sẽ về trọ tại Trung tâm dành cho các Linh Mục ở Đền thánh Đức Mẹ ở Mỏ Đồng.
Sáng hôm sau, 27-3, ĐTC sẽ kính viếng Đền thánh Đức Mẹ và ra phi trường đáp máy bay về thủ đô La Habana. Tại phi trường ngài sẽ được ĐHY Jaime Ortega và giáo quyền, chính quyền tiếp đón, rồi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh. Ban chiều cùng ngày, ĐTC sẽ đến thăm chính thức Chủ tịch Raul Castro và sau đó sẽ gặp gỡ các GM Cuba tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
Sáng ngày 28-3, ĐTC sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng José Martí ở thủ đô La Habana. Sau đó ngài về Tòa Sứ Thần, và ban chiều ngài sẽ ra phi trường để đáp máy bay trở về Roma.
ĐTC đến thăm 2 nước trên đây nhân dịp kỷ niệm 200 năm độc lập của Mêhicô và 400 năm tìm được tượng Đức Mẹ Bác Ái ngoài khơi mỏ đồng ở Santiago de Cuba. Sở dĩ ĐTC đến Léon thay vì thành phố Mêhicô vì tình trạng sức khỏe của ngài không chịu được cao độ như ở vùng thủ đô. León ở cao độ 1.800 mét trong khi thủ đô Mêhicô có cao độ 2.420 mét so với mặt biển (SD 2-1-2012)
Cơ quan thông tấn Vatican nói có ít nhất 26 nhân viên của giáo hội bị giết trong năm 2011
Bùi Hữu Thư
17:52 02/01/2012
VATICAN (CNS) -- Một cơ quan thông tấn Vatican nói: Có ít nhất 26 nhân viên Công Giáo lo việc mục vụ bị sát hại tại các miền đất truyền giáo hay trong các cộng đồng nghèo khổ nhất của xã hội, mặc dù họ thường khi trở thành nạn nhân của các tội ác bạo tàn thay vì bị đàn áp vì đức tin của họ.
Hàng năm, hãng thông tấn Fides, cơ quan ngôn luận của Thánh Bộ Truyền Giáo phổ biến một danh sách các nhân viên lo việc mục vụ bị chết thảm hại. Danh sách năm 2011 được phổ biến ngày 30 tháng 12.
Cơ quan Fides nói trong năm qua có 18 linh mục, bốn nữ tu và bốn giáo dân đã bị giết. Năm 2010 có 25 nhân viên giáo hội bị tử thương -- một con số đã giảm từ con số 37 nhân viên bị ám sát năm 2009.
Trong ba năm liền, Châu Mỹ, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh có nhiều vụ ám sát nhất với 13 linh mục và hai giáo dân: 7 người tại Colombia, 5 người tại Mexico và 1 người tại mỗi quốc gia sau đây: Brazil, Paraguay và Nicaragua. Sáu nhân viên lo việc mục vụ bị giết hại tại Phi Châu, bốn người tại Á Châu, và một linh mục bị ám sát tại Âu Châu.
Fides nói: Trong sự tận hiến phục vụ nhu cầu của tha nhân, những người nam và nữ này đã xếp việc an ninh của họ vào ưu tiên cuối cùng.
Cơ quan thông tấn Fides nói: Cũng như các năm khác, "nhiều người bị giết trong các vụ âm mưu cướp bóc hay bắt cóc bị thất bại, hay bị lũ trộm cướp đi tìm những tài sản tưởng tượng bắt gặp ngay trong nhà của họ. Nhiều người khác bị giết vì danh Chúa Kitô bởi những kẻ chống lại tình yêu bằng hận thù, hy vọng bằng tuyệt vọng, đối thoại bằng bạo lực, và tự cho họ quyền tiếp diễn những sự lạm dụng."
Danh sách những người bị giết gồm có:
-- Một nữ tu có tên là Sơ Angelina, bị các du kích quân của phong trào du kích Uganda, giết hại trong khi sơ đang chuyển vận các thuốc men cứu trợ cho các người tị nạn ở Nam Sudan.
-- Maria Elizabeth Macias Castro, một thành viên của Phong Trào Giáo Dân Scalabrinia tại Nuevo Laredo, Mexico, bị bọn buôn lậu ma túy bắt cóc và giết trong khi bà đang trợ giúp cho các người di cư.
-- Nữ tu Valsha John thuộc Dòng Các Sơ Bác Ái Giêsu và Maria bị giết trong tư gia tại Bắc Ấn Độ. Bà giúp cho việc che chở cho các cộng đồng bản xứ khỏi bị xua đưổi ra khỏi miền đất đai của họ bởi các công ty khai thác mỏ than. Bà đã nhiều lần bị các tên tội phạm đe dọa không được can thiệp, chính quyền được báo cáo nhưng đã bỏ qua lời yêu cầu giúp đỡ của bà, và bỏ mặc bà không có sự bảo vệ của họ..
Cơ quan Fides nói danh sách tạm thời của họ chỉ liệt kê các nhân viên lo việc mục vụ, chứ không kê khai nhiều người Công Giáo đã bị chết vì đức tin của họ năm nay như Bộ Trưởng Bộ Dân Thiểu Số Pakistan là ông Shahbaz Bhatti, và những người bị thiệt mạng trong vụ nổ bom tại các thánh đường Kitô giáo tại Nigeria ngày Lễ Giáng Sinh.
Hàng năm, hãng thông tấn Fides, cơ quan ngôn luận của Thánh Bộ Truyền Giáo phổ biến một danh sách các nhân viên lo việc mục vụ bị chết thảm hại. Danh sách năm 2011 được phổ biến ngày 30 tháng 12.
Cơ quan Fides nói trong năm qua có 18 linh mục, bốn nữ tu và bốn giáo dân đã bị giết. Năm 2010 có 25 nhân viên giáo hội bị tử thương -- một con số đã giảm từ con số 37 nhân viên bị ám sát năm 2009.
Trong ba năm liền, Châu Mỹ, nhất là tại Châu Mỹ La Tinh có nhiều vụ ám sát nhất với 13 linh mục và hai giáo dân: 7 người tại Colombia, 5 người tại Mexico và 1 người tại mỗi quốc gia sau đây: Brazil, Paraguay và Nicaragua. Sáu nhân viên lo việc mục vụ bị giết hại tại Phi Châu, bốn người tại Á Châu, và một linh mục bị ám sát tại Âu Châu.
Fides nói: Trong sự tận hiến phục vụ nhu cầu của tha nhân, những người nam và nữ này đã xếp việc an ninh của họ vào ưu tiên cuối cùng.
Cơ quan thông tấn Fides nói: Cũng như các năm khác, "nhiều người bị giết trong các vụ âm mưu cướp bóc hay bắt cóc bị thất bại, hay bị lũ trộm cướp đi tìm những tài sản tưởng tượng bắt gặp ngay trong nhà của họ. Nhiều người khác bị giết vì danh Chúa Kitô bởi những kẻ chống lại tình yêu bằng hận thù, hy vọng bằng tuyệt vọng, đối thoại bằng bạo lực, và tự cho họ quyền tiếp diễn những sự lạm dụng."
Danh sách những người bị giết gồm có:
-- Một nữ tu có tên là Sơ Angelina, bị các du kích quân của phong trào du kích Uganda, giết hại trong khi sơ đang chuyển vận các thuốc men cứu trợ cho các người tị nạn ở Nam Sudan.
-- Maria Elizabeth Macias Castro, một thành viên của Phong Trào Giáo Dân Scalabrinia tại Nuevo Laredo, Mexico, bị bọn buôn lậu ma túy bắt cóc và giết trong khi bà đang trợ giúp cho các người di cư.
-- Nữ tu Valsha John thuộc Dòng Các Sơ Bác Ái Giêsu và Maria bị giết trong tư gia tại Bắc Ấn Độ. Bà giúp cho việc che chở cho các cộng đồng bản xứ khỏi bị xua đưổi ra khỏi miền đất đai của họ bởi các công ty khai thác mỏ than. Bà đã nhiều lần bị các tên tội phạm đe dọa không được can thiệp, chính quyền được báo cáo nhưng đã bỏ qua lời yêu cầu giúp đỡ của bà, và bỏ mặc bà không có sự bảo vệ của họ..
Cơ quan Fides nói danh sách tạm thời của họ chỉ liệt kê các nhân viên lo việc mục vụ, chứ không kê khai nhiều người Công Giáo đã bị chết vì đức tin của họ năm nay như Bộ Trưởng Bộ Dân Thiểu Số Pakistan là ông Shahbaz Bhatti, và những người bị thiệt mạng trong vụ nổ bom tại các thánh đường Kitô giáo tại Nigeria ngày Lễ Giáng Sinh.
Top Stories
Pope stresses importance of Education at start of New Year
Zenit
09:31 02/01/2012
Reflects on Joy in Knowing Everlasting God Entered Our History
VATICAN CITY, JAN. 1, 2012 (Zenit.org).- Benedict XVI says it can seem astonishing how "ultimately short and ephemeral life is," but he affirms that what gives meaning to our days is "written on the face of a Child who was born in Bethlehem 2,000 years ago, and is today the Living One, risen for ever from the dead."
The Pope offered that reflection last evening at vespers for today's feast of Mary, Mother of God.
"From within the fabric of humanity, rent asunder by so much injustice, wickedness and violence, there bursts forth in an unforeseen way the joyful and liberating novelty of Christ our Saviour, who leads us to contemplate the goodness and tenderness of God through the mystery of his Incarnation and Birth," the Holy Father said. "The everlasting God has entered our history and he remains present in a unique way in the person of Jesus, his incarnate Son, our Saviour, who came down to earth to renew humanity radically and to free us from sin and death, to raise us to the dignity of God's children."
At today's Mass, which also marks the 45th World Day of Peace, the Holy Father highlighted points from his message for the day.
He said that peace "in the fullest and highest sense, is the sum and synthesis of all blessings."
Referring to the message theme, the Holy Father added: "'Educating Young People in Justice and Peace' is a task for every generation, and thanks be to God, after the tragedies of the two great world wars, the human family has shown increasing awareness of it."
He said the Church in recent times has articulated a demand to "respond to a decisive challenge that consists precisely in education."
"Why is this a 'challenge?'" the Pope asked. "For at least two reasons: in the first place, because in the present age, so strongly marked by a technological mentality, the desire to educate and not merely to instruct cannot be taken for granted, it is a choice; in the second place, because the culture of relativism raises a radical question: does it still make sense to educate? And then, to educate for what?"
The Pontiff affirmed that today, "to assume responsibility for educating young people in knowledge of the truth, in fundamental values and virtues, is to look to the future with hope."
Benedict XVI called for an education of conscience, and said it begins in the home. "It is essentially about helping infants, children and adolescents to develop a personality that combines a profound sense of justice with respect for their neighbour, with a capacity to address conflicts without arrogance, with the inner strength to bear witness to good, even when it involves sacrifice, with forgiveness and reconciliation. Thus they will be able to become people of peace and builders of peace."
VATICAN CITY, JAN. 1, 2012 (Zenit.org).- Benedict XVI says it can seem astonishing how "ultimately short and ephemeral life is," but he affirms that what gives meaning to our days is "written on the face of a Child who was born in Bethlehem 2,000 years ago, and is today the Living One, risen for ever from the dead."
The Pope offered that reflection last evening at vespers for today's feast of Mary, Mother of God.
"From within the fabric of humanity, rent asunder by so much injustice, wickedness and violence, there bursts forth in an unforeseen way the joyful and liberating novelty of Christ our Saviour, who leads us to contemplate the goodness and tenderness of God through the mystery of his Incarnation and Birth," the Holy Father said. "The everlasting God has entered our history and he remains present in a unique way in the person of Jesus, his incarnate Son, our Saviour, who came down to earth to renew humanity radically and to free us from sin and death, to raise us to the dignity of God's children."
At today's Mass, which also marks the 45th World Day of Peace, the Holy Father highlighted points from his message for the day.
He said that peace "in the fullest and highest sense, is the sum and synthesis of all blessings."
Referring to the message theme, the Holy Father added: "'Educating Young People in Justice and Peace' is a task for every generation, and thanks be to God, after the tragedies of the two great world wars, the human family has shown increasing awareness of it."
He said the Church in recent times has articulated a demand to "respond to a decisive challenge that consists precisely in education."
"Why is this a 'challenge?'" the Pope asked. "For at least two reasons: in the first place, because in the present age, so strongly marked by a technological mentality, the desire to educate and not merely to instruct cannot be taken for granted, it is a choice; in the second place, because the culture of relativism raises a radical question: does it still make sense to educate? And then, to educate for what?"
The Pontiff affirmed that today, "to assume responsibility for educating young people in knowledge of the truth, in fundamental values and virtues, is to look to the future with hope."
Benedict XVI called for an education of conscience, and said it begins in the home. "It is essentially about helping infants, children and adolescents to develop a personality that combines a profound sense of justice with respect for their neighbour, with a capacity to address conflicts without arrogance, with the inner strength to bear witness to good, even when it involves sacrifice, with forgiveness and reconciliation. Thus they will be able to become people of peace and builders of peace."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho: Lễ đặt viên đá đầu tiên xây nhà nguyện tỉnh dòng
Bảo Lộc
07:49 02/01/2012
MỸ tHO - Ngày 01 tháng 01 năm 2012, một ngày đáng ghi nhớ đối với các Nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, Tỉnh Dòng Mỹ Tho. Đó là ngày đầu năm dương lịch 2012, tôn vinh Mẹ Maria với tước hiệu Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là ngày toàn thể Giáo Hội cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Nhân dịp này, Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho chọn làm ngày LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN xây dựng Nguyện Đường của Tỉnh Dòng.
Xem hình ảnh
Tuy vất vả với bao công việc chuẩn bị cho cuộc lễ, nhưng niềm vui tỏ lộ trên nét mặt của các chị em nữ tu, vì Tỉnh Dòng sẽ có một Nguyện Đường mới, thay thế cho Nguyện Đường cũ chật hẹp, xuống cấp vì được xây dựng từ hơn 50 năm. Niềm mong ước lâu nay của toàn thể chị em trong Tỉnh Dòng sắp thành hiện thực.
Trong bầu khí vui tươi của ngày đầu năm mới, từ sáng sớm những hồi trống do các em Thanh tuyển, Dự tu biểu diễn đã đồng thanh vang lên rộn rã để đón chào quý khách. Những nụ cười rạng rỡ, những cái bắt tay chân tình, những lời chào chúc nhau dịp đầu năm… Tất cả như quyện vào nhau để hoà chung với niềm vui của Tỉnh Dòng.
Đúng 9 giờ 30 phút, tại khuôn viên trong sân của Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho số 14 Hùng Vương, P.7, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám Mục Giáo phận Mỹ Tho – đã chủ sự Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, đồng thời cầu xin Mẹ trợ giúp để việc xây dựng Nguyện Đường của Tỉnh Dòng được bình an và tốt đẹp. Đồng tế với Đức Cha Phaolô, có 27 linh mục thuộc Giáo phận Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ. Tham dự Thánh lễ có khoảng 300 người gồm : Quý Soeurs Phaolô Tỉnh Dòng Mỹ Tho, quý Soeurs Phaolô Tỉnh Dòng Sài Gòn, quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An, đông đảo quý ân nhân, thân nhân của chị em trong Tỉnh Dòng, quý thân hữu Phaolô cũng đã đến hiệp dâng thánh lễ và chia sẻ niềm vui.
Qua bài giảng, Đức Cha cầu chúc cho Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho, nhờ sự gắn bó và tin tưởng tuyệt đối vào Mẹ Maria, sẽ xây dựng thành công ngôi Thánh Đường mới, cầu chúc cho cả Tỉnh Dòng trở thành một ngôi Thánh Đường sống động, nơi mọi người đều có thể gặp Chúa trong tin yêu và hy vọng, như ước mong của chính Thánh Phaolô Tông Đồ, Quan Thầy của Nhà Dòng và cũng là Bổn Mạng của ngôi Nhà Nguyện mới.
Sau bài giảng, Đức Cha làm phép diện tích Nguyện Đường mới và Đặt Viên Đá đầu tiên xây dựng Nhà nguyện; Nghi thức diễn ra cách trang trọng và sốt sắng. Rồi đây, Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho sẽ có được một Nguyện Đường khang trang, đủ rộng để các chị em có thể cùng tề tựu về đây tham dự Thánh Lễ vào những dịp quan trọng của Hội Dòng mà không còn phải đứng ngoài hành lang như trước đây.
Trước khi Thánh Lễ kết thúc, Soeur Augustin – Bề trên Giám Tỉnh – thay mặt Nhà Dòng cảm ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý khách đã đến hiệp dâng Thánh Lễ, đã góp công góp của để xây dựng Nguyện Đường dâng kính Thánh Phaolô. Đặc biệt, Soeur Giám Tỉnh dâng lên Đức Cha tâm tình tri ân sâu sắc của toàn thể các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho bởi sự động viên, nâng đỡ tế nhị và kín đáo của Đức Cha. Soeur Giám Tỉnh cám ơn cách riêng Cha sở Nhà thờ Chánh toà Mỹ Tho là người đầu tiên khuyến khích Tỉnh Dòng xây dựng ngôi Thánh Đường mới. Soeur Giám Tỉnh cũng xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để công trình xây dựng được diễn tiến tốt đẹp và sớm hoàn tất trong bình an.
Nhân ngày đầu năm mới, các nữ tu Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho kính dâng lên Đức Cha những đoá hoa tươi thắm thể hiện lòng biết ơn và lòng hiếu thảo của những người con của Thánh Phaolô.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút. Sau thánh lễ, cộng đoàn chia sẻ niềm vui với Nhà Dòng trong bữa tiệc Agapé được tổ chức tại khuôn viên nhà Giám Tỉnh.
Thánh Lễ đã kết thúc, tiệc vui đã xong. Giờ đây là bước khởi đầu của công trình. Chắc chắn còn rất nhiều điều phải làm và cần có sự cộng tác, chung tay góp sức của các chị em trong Tỉnh Dòng và của quý Ân Nhân xa gần. Nguyện Đường mới hy vọng sớm được hoàn thành và niềm vui của các nữ tu Phaolô Mỹ Tho mới đựơc trọn vẹn. Những khó khăn đang ở phía trước, nhưng vững tin vào Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Cha thánh Phaolô Quan Thầy, chúng con tin rằng ước nguyện của chúng con, sẽ được Chúa thương đoái nhận.
Hôm nay, khởi đầu một Năm mới, một Nguyện Đường mới, một niềm hy vọng mới. Tất cả các nữ tu Phaolô Mỹ Tho, cùng một ý một lòng, nỗ lực xây dựng ngôi Thánh Đường này để trở thành Bêtania, nơi Chúa Giêsu yêu ngự đến.
Xem hình ảnh
Tuy vất vả với bao công việc chuẩn bị cho cuộc lễ, nhưng niềm vui tỏ lộ trên nét mặt của các chị em nữ tu, vì Tỉnh Dòng sẽ có một Nguyện Đường mới, thay thế cho Nguyện Đường cũ chật hẹp, xuống cấp vì được xây dựng từ hơn 50 năm. Niềm mong ước lâu nay của toàn thể chị em trong Tỉnh Dòng sắp thành hiện thực.
Trong bầu khí vui tươi của ngày đầu năm mới, từ sáng sớm những hồi trống do các em Thanh tuyển, Dự tu biểu diễn đã đồng thanh vang lên rộn rã để đón chào quý khách. Những nụ cười rạng rỡ, những cái bắt tay chân tình, những lời chào chúc nhau dịp đầu năm… Tất cả như quyện vào nhau để hoà chung với niềm vui của Tỉnh Dòng.
Đúng 9 giờ 30 phút, tại khuôn viên trong sân của Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho số 14 Hùng Vương, P.7, TP. Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám Mục Giáo phận Mỹ Tho – đã chủ sự Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, đồng thời cầu xin Mẹ trợ giúp để việc xây dựng Nguyện Đường của Tỉnh Dòng được bình an và tốt đẹp. Đồng tế với Đức Cha Phaolô, có 27 linh mục thuộc Giáo phận Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ. Tham dự Thánh lễ có khoảng 300 người gồm : Quý Soeurs Phaolô Tỉnh Dòng Mỹ Tho, quý Soeurs Phaolô Tỉnh Dòng Sài Gòn, quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An, đông đảo quý ân nhân, thân nhân của chị em trong Tỉnh Dòng, quý thân hữu Phaolô cũng đã đến hiệp dâng thánh lễ và chia sẻ niềm vui.
Qua bài giảng, Đức Cha cầu chúc cho Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho, nhờ sự gắn bó và tin tưởng tuyệt đối vào Mẹ Maria, sẽ xây dựng thành công ngôi Thánh Đường mới, cầu chúc cho cả Tỉnh Dòng trở thành một ngôi Thánh Đường sống động, nơi mọi người đều có thể gặp Chúa trong tin yêu và hy vọng, như ước mong của chính Thánh Phaolô Tông Đồ, Quan Thầy của Nhà Dòng và cũng là Bổn Mạng của ngôi Nhà Nguyện mới.
Sau bài giảng, Đức Cha làm phép diện tích Nguyện Đường mới và Đặt Viên Đá đầu tiên xây dựng Nhà nguyện; Nghi thức diễn ra cách trang trọng và sốt sắng. Rồi đây, Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho sẽ có được một Nguyện Đường khang trang, đủ rộng để các chị em có thể cùng tề tựu về đây tham dự Thánh Lễ vào những dịp quan trọng của Hội Dòng mà không còn phải đứng ngoài hành lang như trước đây.
Trước khi Thánh Lễ kết thúc, Soeur Augustin – Bề trên Giám Tỉnh – thay mặt Nhà Dòng cảm ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu sĩ và Quý khách đã đến hiệp dâng Thánh Lễ, đã góp công góp của để xây dựng Nguyện Đường dâng kính Thánh Phaolô. Đặc biệt, Soeur Giám Tỉnh dâng lên Đức Cha tâm tình tri ân sâu sắc của toàn thể các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho bởi sự động viên, nâng đỡ tế nhị và kín đáo của Đức Cha. Soeur Giám Tỉnh cám ơn cách riêng Cha sở Nhà thờ Chánh toà Mỹ Tho là người đầu tiên khuyến khích Tỉnh Dòng xây dựng ngôi Thánh Đường mới. Soeur Giám Tỉnh cũng xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để công trình xây dựng được diễn tiến tốt đẹp và sớm hoàn tất trong bình an.
Nhân ngày đầu năm mới, các nữ tu Tỉnh Dòng Phaolô Mỹ Tho kính dâng lên Đức Cha những đoá hoa tươi thắm thể hiện lòng biết ơn và lòng hiếu thảo của những người con của Thánh Phaolô.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 30 phút. Sau thánh lễ, cộng đoàn chia sẻ niềm vui với Nhà Dòng trong bữa tiệc Agapé được tổ chức tại khuôn viên nhà Giám Tỉnh.
Thánh Lễ đã kết thúc, tiệc vui đã xong. Giờ đây là bước khởi đầu của công trình. Chắc chắn còn rất nhiều điều phải làm và cần có sự cộng tác, chung tay góp sức của các chị em trong Tỉnh Dòng và của quý Ân Nhân xa gần. Nguyện Đường mới hy vọng sớm được hoàn thành và niềm vui của các nữ tu Phaolô Mỹ Tho mới đựơc trọn vẹn. Những khó khăn đang ở phía trước, nhưng vững tin vào Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Cha thánh Phaolô Quan Thầy, chúng con tin rằng ước nguyện của chúng con, sẽ được Chúa thương đoái nhận.
Hôm nay, khởi đầu một Năm mới, một Nguyện Đường mới, một niềm hy vọng mới. Tất cả các nữ tu Phaolô Mỹ Tho, cùng một ý một lòng, nỗ lực xây dựng ngôi Thánh Đường này để trở thành Bêtania, nơi Chúa Giêsu yêu ngự đến.
Hòa Bình Thế Giới: Cảm Nghĩ Ðầu Năm 2012
LM. Vũ Khởi Phụng
10:41 02/01/2012
Hòa Bình Thế Giới : Cảm Nghĩ ÐẦu Năm 2012
Giáng Sinh vừa qua, Dân Chúa khắp nơi được thấy cảnh Ðức Bênêđictô XVI tiến vào Ðền Thánh Phêrô trên chiếc bục có bánh xe. Lại nhớ những năm cuối đời Ðức Gioan Phaolô II cũng dùng cái bục ấy. Các giới chức ở Vatican nói rằng Ðức Thánh Cha biết tuổi tác và sức lực của mình, nên Ngài cũng lo tổ chức cuộc sống sao cho tương hợp. Một cụ già đã gần tuổi 85, tóc đã bạc phơ từ nhiều năm trước và gánh vác trách nhiệm về một cộng đoàn hơn một tỷ người, quả là một kỳ công. Thời gian là của Chúa, thời gian chẳng kiêng nể hay chờ đợi ai, tuổi già sức yếu là lẽ thường. Với người tin Chúa thì thời gian là đường, là tiến trình, thời gian đi về mầu nhiệm, thời gian cũng là mầu nhiệm. Trong Sứ Ðiệp Hòa Bình Thế Giới 2012, Ðức Bênêđictô nói: mỗi tuổi mới, “mỗi năm mới là một quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại”. Rồi Ngài trích Thánh Vịnh 130: người tin chờ đợi Chúa “hơn người canh đêm mong đợi bình minh”. Vị Giáo Hoàng già năm nay không còn sải bộ suốt chiều dài Ðền Thánh Phêrô hẳn là đã ở trong tâm trạng “chờ đợi bình minh”. Nhưng khi nhìn lại cái thế giới mênh mông mà Ngài vẫn đang gánh vác, nhìn lại những người sẽ gánh vác tương lai, Ngài gửi đến mọi người một sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay: GIÁO DỤC CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH CHO GIỚI TRẺ. Ngày đầu năm, ta cũng nên suy nghĩ về sứ điệp này.
Thế giới vẫn còn nhiều cảnh bi đát, ở Nigeria, đúng ngày mừng Thiên Chúa giáng sinh, khủng bố đã nổ ra ngay bên cạnh nhà thờ, gần 40 người chết. Các tín hữu ở Bắc Phi và Trung Ðông, từ Lybia, Iraq đến Ai Cập, Syria đang sống trong nơm nớp lo sợ không biết các chính quyền mới dưới ảnh hưởng của Hồi Giáo sẽ cư xử với mình thế nào. Ở Việt Nam, ở Trung Quốc, xã hội cũng như giáo hội còn phải đối mặt với những thách thức lớn. Và khủng hoảng kinh tế lan tràn đến mức bà Giám Ðốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde đã phải lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế về một “tình trạng hiểm nghèo”. Ở đâu cũng có những yếu tố khiến người ta xao xuyến, bi quan.
Ðức Thánh Cha nhìn nhận thực tế ấy: “Năm vừa qua, cảm giác đắng cay thua thiệt đã gia tăng, do cơn khủng hoảng đánh vào xã hội, vào giới lao động và nền kinh tế...... Dường như một tấm màn âm u đã bao phủ thời đại chúng ta, không cho ta nhìn thấy ánh sáng thanh thiên bạch nhật.” Nhưng đức tin chính là ở chỗ không chán chường thất vọng. Ðức Thánh Cha nói rằng “căn nguyên của khủng hoảng là từ trong văn hóa và nhân sinh quan” và Ngài vẫn kỳ vọng ở lòng người: “Trong u tối, lòng người vẫn không nguôi chờ đợi bình minh như tác giả Thánh Vịnh đã nói”.
“Sự chờ đợi ấy đặc biệt sắc nét tỏ tường nơi những người trẻ, vì thế tôi nghĩ đến họ …. Cho nên tôi muốn được trình bày Sứ Ðiệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 trong viễn tượng giáo dục: Giáo dục công lý và hòa bình cho người trẻ.”
Hiển nhiên đó là một sứ mệnh vĩ đại. Và trong thế giới mà bất công và bạo lực còn hoành hành như ta thấy, đó cũng là một sứ mạng khó khăn. Vì thế sứ điệp của Ðức Thánh Cha muốn huy động mọi nguồn lực. Ngài kêu gọi “các bậc cha mẹ, các gia đình, mọi thành phần tham gia sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cũng như mọi người hữu trách trong các giới tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông”.
Nghe Ðức Thánh Cha kêu gọi, ta vừa thấy hay mà vừa ngẩn ngơ. Hay vì nhìn thấy trước mắt một mục đích cao đẹp, nhưng ngẩn ngơ vì còn nhiều trở ngại quá, không biết phải mất bao nhiêu tâm huyết để cuộc sống của ta có thể ngang tầm với nhiệm vụ.
Trước nhất Ngài ngỏ lời với các gia đình: “Gia đình là nơi trẻ học được những giá trị nhân bản và Kitô giáo, dạy người ta sống chung trong tinh thần xây dựng và hòa bình. Sống trong gia đình ta biết được tình liên đới giữa các thế hệ, biết tôn trọng quy luật, biết tha thứ và đón nhận người khác. Gia đình là trường học đầu tiên giáo dục ta về công lý và hòa bình.”
Tối hôm qua nhà thờ chúng tôi mừng Lễ Thánh Gia Thất. Hai cặp vợ chồng xin lễ tạ ơn kỷ niệm 30 năm và 25 năm hôn phối, và ba gia đình mới được thành lập trong bí tích. Nhìn hai cặp vợ chồng đã cùng nhau lên thác xuống ghềnh chẳng mấy chốc mà đã một phần tư thế kỷ, hôm nay cùng với con cháu về đây dâng lễ tạ ơn trọng thể, cộng đoàn hiểu rằng dù cuộc đời khó khăn thì họ cũng đã hài lòng với gia đình của mình, nếu có thể đi ngược thời gian họ cũng bằng lòng cùng nhau đi lại con đường đã đi. Ðó là sự thành công, là một lời chứng âm thầm cho ba gia đình mới. Những lứa đôi này phải có một dự phóng nghiêm cẩn thế nào với nhau thì mới" đưa nhau đến trước bàn thờ để được Thiên Chúa chúc lành”. Những gia đình ấy là mầm hy vọng không chỉ cho đôi uyên ương, mà còn cho các thế hệ tương lai, cho xã hội, cho Hội Thánh. Nói thế không phải là cuộc sống gia đình không có những khó khăn. Ðức Thánh Cha ghi nhận: “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà gia đình, và cả sự sống nữa, liên tục bị đe dọa và cũng hay đổ vỡ. Ðiều kiện lao động nhiều khi không thích hợp với các trách nhiệm gia đình, những lo lắng về tương lai, nhịp sống thì hối hả dồn dập, rồi lại phải di cư để tìm phương độ thân, thậm chí nhiều khi chỉ để sinh tồn qua ngày, tất cả những sự thể ấy dồn lại khiến cho khó có thể bảo đảm cho trẻ thơ một trong những ơn huệ quý báu nhất: đó là được có cha mẹ ở bên mình; sự hiện diện ấy khả dĩ cho phép đi chung đường, để chia sẻ với nhau ngày một sâu sắc hơn kinh nghiệm và những xác tín do nhiều tháng năm tích tụ, những sự ấy chỉ có thể truyền thụ được khi có thời gian chung sống với nhau.”
Vâng, trong số những người đông đúc đang cùng dự lễ với năm gia đình trong nhà thờ đấy, có nhiều người di dân về thành phố. Những anh taxi hay xe ôm vợ con còn ở dưới quê, những chị đồng nát lên thành phố bươn chải, thiếu thốn tình cảm …. Cuộc sống dồn dập hối hả như Ðức Thánh Cha nói có thể biến người ta thành bố bụi, mẹ bụi, con bụi. Và nếu chỉ có thế, thưa Ðức Thánh Cha, thì vẫn còn là may. Xã hội chúng con bây giờ loạn lắm. Người ta xôn xao chuyện vợ đốt chồng ở Long An, con giết bố ở Lào Cai, cháu giết bà nội ở đâu đó …. Nhiều gia đình không còn là môi trường giáo dục như Ngài mong nữa rồi. Người ta nói rằng “con có cha như nhà có nóc”, nhưng lại cũng có lời nói rằng “nhà dột từ nóc”.
Tất nhiên đi nhà thờ thì cũng được Hội Thánh Chúa giữ gìn cho nhiều bề, tránh được nhiều thảm kịch. Nhưng như chính Lời Người dạy: “căn nguyên là do văn hóa và nhân sinh quan” của từng chốn, từng thời. Cho nên trong suốt bức thông điệp, nói gì rồi Ngài cũng quay về điều cốt yếu. Ngài kêu gọi các bậc phụ huynh “đừng mất can đảm! Bằng gương sáng đời sống, hãy khuyến khích con cái biết đặt trông cậy trước tiên nơi Thiên Chúa, chỉ ở nơi Ngài công lý và hòa bình chân thực mới trổ sinh.” Ðây là cả một tiếng gọi cao vời cho mục vụ hôn nhân, mục vụ gia đình.
Nhưng gia đình không chưa đủ. Ðức Bênêđictô lên tiếng kêu gọi mọi người có trách nhiêm giáo dục, xin họ hãy “lấy hết tinh thần trách nhiệm lo sao cho phẩm giá mọi người đựợc tôn trọng và phát huy trong mọi hoàn cảnh. Xin hãy quan tâm để mọi người trẻ phát hiện được ơn gọi của riêng mình, xin hãy đồng hành để những ơn Chúa ban cho người trẻ được sinh hoa kết quả. Xin hãy bảo đảm cho các gia đình rằng con em họ được thụ hưởng một quá trình đào tạo không có gì mâu thuẩn với lương tâm và niềm tin tôn giáo của họ”.
Lại một lần nữa, Thông Ðiệp Hòa Bình đề ra những hướng đi lớn và những đỉnh cao giáo dục. Lần này Ðức Thánh Cha kêu gọi các cơ sở đào tạo, chính quyền, các giới truyền thông. Ngài mong các cơ sở đào tạo thành “những nơi rộng mở cho cõi siêu việt và rộng mở với người khác mình; một chốn đối thoại, gắn bó với nhau và lắng nghe nhau, ở đây người trẻ cảm thấy những tiềm năng riêng của mình, những phong phú nội tâm của mình được nảy nở, và học biết thực tâm quý trọng anh em mình”, môi trường giáo dục cũng nhằm dạy người trẻ “niềm vui hàng ngày vẫn trào ra từ sự sống, trong lòng yêu mến và cảm thông với đồng loại, trong sự tích cực tham gia xây dựng một xã hội nhân đạo hơn, thân ái hơn”.
Cái khó, cái thách thức ở đây là nhu cầu “mở rộng cho cõi siêu việt”. Ở rất nhiều nước, trong đó có nước ta, cõi siêu việt xem ra xa vắng với mái nhà trường. Một lần đã khá lâu, có lẽ cũng đã gần 20 năm trước, một nhà văn (không biết có phải ông Nguyên Ngọc?) đặt vấn đề vì sao học sinh ngày nay chán môn văn, dốt môn văn, và ông ấy trả lời đại khái đó là vì học sinh ngày nay “không biết Kinh Thánh, không biết kinh Phật, mà chỉ học văn của chúng tôi”. Từ đó đến nay lâu rồi vẫn chưa thấy Kinh Thánh với kinh Phật đâu trong chương trình học, lại càng không có một sự giải thích đúng đắn về những truyền thống tâm linh đó. Ở Châu Âu gần đây cũng có những nhà tư tưởng đòi nhà trường phải trang bị cho học sinh các kiến thức tôn giáo, không phải là để dạy giáo lý, nhưng để người trẻ hiểu được, thưởng thức được những kho tàng văn hóa nghệ thuật của quá khứ lẫy lừng. Ðành rằng kể cả khi dạy Kinh Thánh, kinh Phật, hay các kiến thức tôn giáo thì đó cũng chưa phải là cõi siêu việt nhưng đó có thể là những cánh cửa đưa người ta vào con đường tìm thấy siêu việt.
Rộng mở cho siêu việt đưa đến rộng mở với người khác. Có lẽ sự thiếu vắng siêu việt cũng vẫn để lại một cảm giác hụt hẫng thế nào đó, cho nên gần đây người ta kêu gọi lại phải dạy đức dục, công dân giáo dục cho học sinh. Trong các nhà trường và các môi trường giáo dục, có một khẩu hiệu từ xưa truyền lại , nay vẫn được đề cao: “Tôn sư trọng đạo”. Chỉ phiền một nỗi hình như khi hỏi: đạo là gì để trọng? hình như ai nấy đều lúng túng, chả ai đưa ra được một giáo trình, vì thế đạo đã không biết đâu mà trọng, thi sư cũng chẳng tôn, và cũng chả việc gì phải kính nể đồng môn trong trường và đồng bào trên quê hương đất nước. Một mảnh đất tốt được tạo ra cho bất công, tham tàn, bạo lực hoành hành.
Giới trẻ nhiều khi ồn ào đấy, vui chơi xả láng đấy, dật gân nhộn nhịp đấy, nhưng xem ra đó không phải là “niềm vui hàng ngày phát xuất từ sự sống” mà Ðức Thánh Cha gợi lên đó. Bởi nếu chính là niềm vui ấy, thì người ta chẳng cần gì phải tìm đến ma túy, chả cần phải đua xe bạt mạng, chả cần phải thủ ác trắng trợn, v..v… Những cảm giác mạnh đó tìm đến để thay thế cho sự trống vắng niềm vui lạ lùng kia. Tiếc thay, sau những phấn khích ấy, chúng sớm để lộ bộ mặt hủy diệt nhân tính ……
Gần đây dấy lên các lời ca thán về chất lượng giáo dục. Các bậc thức giả nói nhiều về “triết lý giáo dục”. Các vị bảo rằng nếu không có một triết lý giáo dục, thì sẽ không sao có được một chương trình đào tạo con người đúng nghĩa. Nói đã nhiều, nhưng cũng chưa tổng hợp được. Phải chăng những gơi ý của Thông Ðiệp Hòa Bình năm nay có thể là những đóng góp hết sức quý báu cho đại cuộc giáo dục nước ta. Các thầy cô giáo nghĩ sao? Có nên ngồi lại với nhau để suy nghĩ không? Có nên phản ảnh những quan điểm này với các vị hữu trách, với Bộ Giáo Dục không? Có nên chia sẻ những tư tưởng này với những anh chị em hoạt động trong ngành truyền thông như Ðức Thánh Cha mong muốn không?
Mấy ý tưởng trên đây không dám có tham vọng diễn giải ngọn nguồn nội dung Thông Ðiệp Hòa Bình 2012. Chỉ là đọc và cảm nghĩ từ một góc nhỏ của cuộc sống, của xã hội và của thế giới. Biết đâu nếu muốn thực hành lại chẳng phải đi từ những góc nhỏ đó?
LM. Vũ Khởi Phụng
Thế giới vẫn còn nhiều cảnh bi đát, ở Nigeria, đúng ngày mừng Thiên Chúa giáng sinh, khủng bố đã nổ ra ngay bên cạnh nhà thờ, gần 40 người chết. Các tín hữu ở Bắc Phi và Trung Ðông, từ Lybia, Iraq đến Ai Cập, Syria đang sống trong nơm nớp lo sợ không biết các chính quyền mới dưới ảnh hưởng của Hồi Giáo sẽ cư xử với mình thế nào. Ở Việt Nam, ở Trung Quốc, xã hội cũng như giáo hội còn phải đối mặt với những thách thức lớn. Và khủng hoảng kinh tế lan tràn đến mức bà Giám Ðốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Christine Lagarde đã phải lên tiếng cảnh báo cộng đồng quốc tế về một “tình trạng hiểm nghèo”. Ở đâu cũng có những yếu tố khiến người ta xao xuyến, bi quan.
Ðức Thánh Cha nhìn nhận thực tế ấy: “Năm vừa qua, cảm giác đắng cay thua thiệt đã gia tăng, do cơn khủng hoảng đánh vào xã hội, vào giới lao động và nền kinh tế...... Dường như một tấm màn âm u đã bao phủ thời đại chúng ta, không cho ta nhìn thấy ánh sáng thanh thiên bạch nhật.” Nhưng đức tin chính là ở chỗ không chán chường thất vọng. Ðức Thánh Cha nói rằng “căn nguyên của khủng hoảng là từ trong văn hóa và nhân sinh quan” và Ngài vẫn kỳ vọng ở lòng người: “Trong u tối, lòng người vẫn không nguôi chờ đợi bình minh như tác giả Thánh Vịnh đã nói”.
“Sự chờ đợi ấy đặc biệt sắc nét tỏ tường nơi những người trẻ, vì thế tôi nghĩ đến họ …. Cho nên tôi muốn được trình bày Sứ Ðiệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 trong viễn tượng giáo dục: Giáo dục công lý và hòa bình cho người trẻ.”
Hiển nhiên đó là một sứ mệnh vĩ đại. Và trong thế giới mà bất công và bạo lực còn hoành hành như ta thấy, đó cũng là một sứ mạng khó khăn. Vì thế sứ điệp của Ðức Thánh Cha muốn huy động mọi nguồn lực. Ngài kêu gọi “các bậc cha mẹ, các gia đình, mọi thành phần tham gia sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cũng như mọi người hữu trách trong các giới tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông”.
Nghe Ðức Thánh Cha kêu gọi, ta vừa thấy hay mà vừa ngẩn ngơ. Hay vì nhìn thấy trước mắt một mục đích cao đẹp, nhưng ngẩn ngơ vì còn nhiều trở ngại quá, không biết phải mất bao nhiêu tâm huyết để cuộc sống của ta có thể ngang tầm với nhiệm vụ.
Trước nhất Ngài ngỏ lời với các gia đình: “Gia đình là nơi trẻ học được những giá trị nhân bản và Kitô giáo, dạy người ta sống chung trong tinh thần xây dựng và hòa bình. Sống trong gia đình ta biết được tình liên đới giữa các thế hệ, biết tôn trọng quy luật, biết tha thứ và đón nhận người khác. Gia đình là trường học đầu tiên giáo dục ta về công lý và hòa bình.”
Tối hôm qua nhà thờ chúng tôi mừng Lễ Thánh Gia Thất. Hai cặp vợ chồng xin lễ tạ ơn kỷ niệm 30 năm và 25 năm hôn phối, và ba gia đình mới được thành lập trong bí tích. Nhìn hai cặp vợ chồng đã cùng nhau lên thác xuống ghềnh chẳng mấy chốc mà đã một phần tư thế kỷ, hôm nay cùng với con cháu về đây dâng lễ tạ ơn trọng thể, cộng đoàn hiểu rằng dù cuộc đời khó khăn thì họ cũng đã hài lòng với gia đình của mình, nếu có thể đi ngược thời gian họ cũng bằng lòng cùng nhau đi lại con đường đã đi. Ðó là sự thành công, là một lời chứng âm thầm cho ba gia đình mới. Những lứa đôi này phải có một dự phóng nghiêm cẩn thế nào với nhau thì mới" đưa nhau đến trước bàn thờ để được Thiên Chúa chúc lành”. Những gia đình ấy là mầm hy vọng không chỉ cho đôi uyên ương, mà còn cho các thế hệ tương lai, cho xã hội, cho Hội Thánh. Nói thế không phải là cuộc sống gia đình không có những khó khăn. Ðức Thánh Cha ghi nhận: “Chúng ta đang sống trong một thế giới mà gia đình, và cả sự sống nữa, liên tục bị đe dọa và cũng hay đổ vỡ. Ðiều kiện lao động nhiều khi không thích hợp với các trách nhiệm gia đình, những lo lắng về tương lai, nhịp sống thì hối hả dồn dập, rồi lại phải di cư để tìm phương độ thân, thậm chí nhiều khi chỉ để sinh tồn qua ngày, tất cả những sự thể ấy dồn lại khiến cho khó có thể bảo đảm cho trẻ thơ một trong những ơn huệ quý báu nhất: đó là được có cha mẹ ở bên mình; sự hiện diện ấy khả dĩ cho phép đi chung đường, để chia sẻ với nhau ngày một sâu sắc hơn kinh nghiệm và những xác tín do nhiều tháng năm tích tụ, những sự ấy chỉ có thể truyền thụ được khi có thời gian chung sống với nhau.”
Vâng, trong số những người đông đúc đang cùng dự lễ với năm gia đình trong nhà thờ đấy, có nhiều người di dân về thành phố. Những anh taxi hay xe ôm vợ con còn ở dưới quê, những chị đồng nát lên thành phố bươn chải, thiếu thốn tình cảm …. Cuộc sống dồn dập hối hả như Ðức Thánh Cha nói có thể biến người ta thành bố bụi, mẹ bụi, con bụi. Và nếu chỉ có thế, thưa Ðức Thánh Cha, thì vẫn còn là may. Xã hội chúng con bây giờ loạn lắm. Người ta xôn xao chuyện vợ đốt chồng ở Long An, con giết bố ở Lào Cai, cháu giết bà nội ở đâu đó …. Nhiều gia đình không còn là môi trường giáo dục như Ngài mong nữa rồi. Người ta nói rằng “con có cha như nhà có nóc”, nhưng lại cũng có lời nói rằng “nhà dột từ nóc”.
Tất nhiên đi nhà thờ thì cũng được Hội Thánh Chúa giữ gìn cho nhiều bề, tránh được nhiều thảm kịch. Nhưng như chính Lời Người dạy: “căn nguyên là do văn hóa và nhân sinh quan” của từng chốn, từng thời. Cho nên trong suốt bức thông điệp, nói gì rồi Ngài cũng quay về điều cốt yếu. Ngài kêu gọi các bậc phụ huynh “đừng mất can đảm! Bằng gương sáng đời sống, hãy khuyến khích con cái biết đặt trông cậy trước tiên nơi Thiên Chúa, chỉ ở nơi Ngài công lý và hòa bình chân thực mới trổ sinh.” Ðây là cả một tiếng gọi cao vời cho mục vụ hôn nhân, mục vụ gia đình.
Nhưng gia đình không chưa đủ. Ðức Bênêđictô lên tiếng kêu gọi mọi người có trách nhiêm giáo dục, xin họ hãy “lấy hết tinh thần trách nhiệm lo sao cho phẩm giá mọi người đựợc tôn trọng và phát huy trong mọi hoàn cảnh. Xin hãy quan tâm để mọi người trẻ phát hiện được ơn gọi của riêng mình, xin hãy đồng hành để những ơn Chúa ban cho người trẻ được sinh hoa kết quả. Xin hãy bảo đảm cho các gia đình rằng con em họ được thụ hưởng một quá trình đào tạo không có gì mâu thuẩn với lương tâm và niềm tin tôn giáo của họ”.
Lại một lần nữa, Thông Ðiệp Hòa Bình đề ra những hướng đi lớn và những đỉnh cao giáo dục. Lần này Ðức Thánh Cha kêu gọi các cơ sở đào tạo, chính quyền, các giới truyền thông. Ngài mong các cơ sở đào tạo thành “những nơi rộng mở cho cõi siêu việt và rộng mở với người khác mình; một chốn đối thoại, gắn bó với nhau và lắng nghe nhau, ở đây người trẻ cảm thấy những tiềm năng riêng của mình, những phong phú nội tâm của mình được nảy nở, và học biết thực tâm quý trọng anh em mình”, môi trường giáo dục cũng nhằm dạy người trẻ “niềm vui hàng ngày vẫn trào ra từ sự sống, trong lòng yêu mến và cảm thông với đồng loại, trong sự tích cực tham gia xây dựng một xã hội nhân đạo hơn, thân ái hơn”.
Cái khó, cái thách thức ở đây là nhu cầu “mở rộng cho cõi siêu việt”. Ở rất nhiều nước, trong đó có nước ta, cõi siêu việt xem ra xa vắng với mái nhà trường. Một lần đã khá lâu, có lẽ cũng đã gần 20 năm trước, một nhà văn (không biết có phải ông Nguyên Ngọc?) đặt vấn đề vì sao học sinh ngày nay chán môn văn, dốt môn văn, và ông ấy trả lời đại khái đó là vì học sinh ngày nay “không biết Kinh Thánh, không biết kinh Phật, mà chỉ học văn của chúng tôi”. Từ đó đến nay lâu rồi vẫn chưa thấy Kinh Thánh với kinh Phật đâu trong chương trình học, lại càng không có một sự giải thích đúng đắn về những truyền thống tâm linh đó. Ở Châu Âu gần đây cũng có những nhà tư tưởng đòi nhà trường phải trang bị cho học sinh các kiến thức tôn giáo, không phải là để dạy giáo lý, nhưng để người trẻ hiểu được, thưởng thức được những kho tàng văn hóa nghệ thuật của quá khứ lẫy lừng. Ðành rằng kể cả khi dạy Kinh Thánh, kinh Phật, hay các kiến thức tôn giáo thì đó cũng chưa phải là cõi siêu việt nhưng đó có thể là những cánh cửa đưa người ta vào con đường tìm thấy siêu việt.
Rộng mở cho siêu việt đưa đến rộng mở với người khác. Có lẽ sự thiếu vắng siêu việt cũng vẫn để lại một cảm giác hụt hẫng thế nào đó, cho nên gần đây người ta kêu gọi lại phải dạy đức dục, công dân giáo dục cho học sinh. Trong các nhà trường và các môi trường giáo dục, có một khẩu hiệu từ xưa truyền lại , nay vẫn được đề cao: “Tôn sư trọng đạo”. Chỉ phiền một nỗi hình như khi hỏi: đạo là gì để trọng? hình như ai nấy đều lúng túng, chả ai đưa ra được một giáo trình, vì thế đạo đã không biết đâu mà trọng, thi sư cũng chẳng tôn, và cũng chả việc gì phải kính nể đồng môn trong trường và đồng bào trên quê hương đất nước. Một mảnh đất tốt được tạo ra cho bất công, tham tàn, bạo lực hoành hành.
Giới trẻ nhiều khi ồn ào đấy, vui chơi xả láng đấy, dật gân nhộn nhịp đấy, nhưng xem ra đó không phải là “niềm vui hàng ngày phát xuất từ sự sống” mà Ðức Thánh Cha gợi lên đó. Bởi nếu chính là niềm vui ấy, thì người ta chẳng cần gì phải tìm đến ma túy, chả cần phải đua xe bạt mạng, chả cần phải thủ ác trắng trợn, v..v… Những cảm giác mạnh đó tìm đến để thay thế cho sự trống vắng niềm vui lạ lùng kia. Tiếc thay, sau những phấn khích ấy, chúng sớm để lộ bộ mặt hủy diệt nhân tính ……
Gần đây dấy lên các lời ca thán về chất lượng giáo dục. Các bậc thức giả nói nhiều về “triết lý giáo dục”. Các vị bảo rằng nếu không có một triết lý giáo dục, thì sẽ không sao có được một chương trình đào tạo con người đúng nghĩa. Nói đã nhiều, nhưng cũng chưa tổng hợp được. Phải chăng những gơi ý của Thông Ðiệp Hòa Bình năm nay có thể là những đóng góp hết sức quý báu cho đại cuộc giáo dục nước ta. Các thầy cô giáo nghĩ sao? Có nên ngồi lại với nhau để suy nghĩ không? Có nên phản ảnh những quan điểm này với các vị hữu trách, với Bộ Giáo Dục không? Có nên chia sẻ những tư tưởng này với những anh chị em hoạt động trong ngành truyền thông như Ðức Thánh Cha mong muốn không?
Mấy ý tưởng trên đây không dám có tham vọng diễn giải ngọn nguồn nội dung Thông Ðiệp Hòa Bình 2012. Chỉ là đọc và cảm nghĩ từ một góc nhỏ của cuộc sống, của xã hội và của thế giới. Biết đâu nếu muốn thực hành lại chẳng phải đi từ những góc nhỏ đó?
LM. Vũ Khởi Phụng
Tổng kết sự kiện quan trọng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2011 (tiếp theo)
Lã Thụ Nhân
16:07 02/01/2012
Tổng kết sự kiện quan trọng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2011 (tiếp theo)
II. Các bổ nhiệm giám mục và các giám mục qua đời
1. Giám Mục Hưng Hóa và Đà Lạt
Ngày 01/03/2011, Toà Thánh đã công bố việc Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục giáo phận Hưng Hoá, làm giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt. Đồng thời, ĐTC bổ nhiệm Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá, hiệu toà Tisiduo, làm Giám mục chính toà Giáo phận Hưng Hoá. Thánh Lễ nhậm chức Giám Mục Giáo phận Đà Lạt của Đức cha Antôn Vũ Huy Chương được cử hành tại nhà thờ chính toà Đà Lạt vào ngày 17/03/2011 và Thánh Lễ nhậm chức Giám Mục Giáo phận Hưng Hóa của Đức cha Gioan Maria Vũ Tất đã được cử hành tại nhà thờ chính toà Hưng Hóa vào ngày 22/03/2011.
2. Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước
Ngày 14/03/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám đốc Trung tâm đào tạo ứng sinh linh mục của Giáo phận Phú Cường làm Giám Mục Phó Giáo phận Phú Cường. Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước sinh ngày 22/09/1958 tại Chánh Hiệp, tỉnh Bình Dương, thuộc giáo xứ Mỹ Hảo, giáo phận Phú Cường. Từ năm 1971-1978, ngài học Tiểu Chủng Viện Phú Cường, từ 1980-1988 học Đại chủng viện Phú Cường. Ngài được phong chức linh mục ngày 04/04/1991 và nhập tịch Giáo Phận Phú Cường, sau đó ngài có hơn 6 năm du học tại Pháp. Lễ tấn phong Giám Mục của ngài diễn ra ngày 29/04/2011 tại Nhà Chung Giáo phận Phú Cường với sự hiện diện của 32 giám mục của 26 giáo phận trong nước và Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli. Huy hiệu Giám Mục của Đức Giám Mục Giuse được xây dựng trên khẩu hiệu “ NGÀI PHẢI LỚN LÊN” (Ga 3, 30).
3. Tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long
Ngày 20/5/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm linh mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Phó Tổng quyền Dòng Phanxicô, làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne (Úc). Cha Vinh Sơn sinh ngày 03/12/1961 tại Gia Kiệm, Giáo phận Xuân Lộc. Năm 1983, anh Long gia nhập Dòng Phanxicô và khấn tạm ngày 08/12/1984. Khấn trọn đời ngày 14/01/1989 và được thụ phong linh mục ngày 30/12/1989. Sau đó, ngài được gửi sang Rôma du học tại trường Giáo hoàng học viện St. Bonaventura và được cấp bằng về Kitô học và Linh đạo. Năm 2005, Cha Long được bầu làm Bề trên Tổng Quản Dòng Phanxicô tại Úc, từ năm 2008, Cha được chọn sang Roma làm Phó Tổng Quyền của Nhà Dòng, đặc trách về Á châu và Đại Dương Châu. Lễ phong chức Đức Tân Giám Mục được cử hành ngày 23/06/2011 tại nhà thờ chính tòa Melbourne, Úc.
Tin tức về việc bổ nhiệm này đã lan truyền nhanh chóng trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu và trên toàn thế giới. Trên khắp mạng lưới truyền thông người ta bắt gặp một cái tít đầy ấn tượng: “Từ thuyền nhân trở thành Giám Mục Melbourne”, vì ngài đã trốn thoát cộng sản vào năm 1980 ở tuổi 18 khi thấy không có chút hy vọng trở thành linh mục tại Việt Nam. Phó thác hoàn toàn vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa, ngài bỏ lại tất cả sau lưng, ra đi trên một chiếc thuyền mong manh đầy những người đi tìm tự do. Huy hiệu của Đức Giám Mục Vinh Sơn được xây dựng dựa trên Khẩu hiệu "DUC IN ALTUM" tiếng La-tinh nghĩa là "Hãy ra khơi!" (Lc 5:4)
4. Năm 2011 có 3 giám mục được Chúa gọi về:
- Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tích Đức, Nguyên Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột qua đời ngày 23/05/2011, hưởng thọ 73 tuổi, 44 năm linh mục (1967-2011), 11 năm giám mục (2000-2011).
- Đức giám mục Giuse Trịnh Chính Trực, nguyên Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột qua đời ngày 23/09/2011, hưởng thọ 86 tuổi, 57 năm Linh mục (1954-2011), 30 năm Giám mục (1981-2011).
- Đức giám mục Alexis Phạm Văn Lộc, Nguyên Giám Mục Giáo phận Kon Tum, qua đời ngày 17/11/2011, hưởng thọ 92 tuổi, với 60 năm linh mục (1951-2011) và 36 năm Giám Mục (1975-2011).
5. Số giám mục Việt Nam hiện nay là 49 vị, bao gồm: 32 giám mục đang coi sóc giáo phận, 13 giám mục nghỉ hưu, 4 giám mục hải ngoại. Các vị Giám Mục hải ngoại gồm:
- Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, hiệu tòa Rusticiana, được bổ nhiệm Tổng Giám Mục ngày 25/11/2002, hiện nay là sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica.
- Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, hiệu tòa Cebarades, được bổ nhiệm làm Giám Mục ngày 25/04/2003, hiện là Giám Mục Phụ tá Giáo phận Orange, bang California, Hoa Kỳ.
- Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, hiệu tòa Ammaedara, được bổ nhiệm làm Giám mục ngày 06/11/2009, hiện là Giám mục Phụ tá Giáo phận Toronto, Canada.
- Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, hiệu tòa Thala, được bổ nhiệm làm Giám mục ngày 20/05/2011, hiện là Giám mục Phụ tá Giáo phận Melbourne, Úc.
III. Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam
Ngày 13/01, ngay khi được bổ nhiệm là Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã gửi cho Đức Hồng y Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn bức thư “để diễn tả niềm vui sâu xa của tôi đối với sứ vụ mới” và đoan chắc “sẵn sàng phục vụ và cộng tác vì ích lợi của Giáo Hội”, “là khí cụ hiệp thông giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Hội Thánh, cũng như giữa đồng bào Việt Nam”.
Từ khi được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã thi hành sứ vụ này với những chuyến viếng thăm mục vụ Giáo Hội Việt Nam một cách đều đặn. Tổng cộng, Đức TGM Girelli đã đến Việt Nam 5 lần và đã đặt chân đến tất cả 26 giáo phận của Việt Nam:
Trong cuộc viếng thăm lần thứ nhất từ ngày 18/04/2011 đến ngày 01/05/2011, ngài đã đặt chân đến 7 giáo phận, gồm Tổng giáo phận Hà Nội, Tổng giáo phận Sài Gòn và 5 giáo phận khác thuộc giáo tỉnh Sài Gòn (Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Xuân Lộc và Phú Cường), gặp gỡ và trao đổi với hầu hết các giám mục tại Việt Nam vì đây là dịp Hội đồng Giám mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên, với đông đảo linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo dân. Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã tham dự và cử hành Tuần Thánh tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, tham dự Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục, dự nghi lễ đặt viên đá đầu tiên cho Trụ sở của HĐGM VN tại Sài Gòn, dự lễ tấn phong Đức Giám mục phó Giuse Nguyễn Tấn Tước tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường...
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã trở lại Việt Nam lần thứ hai để thi hành sứ vụ của ngài từ ngày 05 đến 16/06/2011 tại 5 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội: Bắc Ninh (5-7/6); Lạng Sơn (7-9/6); Hải Phòng (9-12/6); Bùi Chu (12-15/6) và Thái Bình (14-16/6).
Trong lần thứ ba đến Việt Nam từ ngày 03 đến 16/09/2011 Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam viếng thăm mục vụ các giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế của Giáo hội Việt Nam: Huế (3-5/9); Đà Nẵng (5-7/9); Quy Nhơn (7-9/9); Kon Tum (9-12/9); Ban Mê Thuột (12-14/9) và Nha Trang (14-16/9). Lần này, ngài đã thăm các Trung tâm hành hương: Trung tâm Thánh Mẫu La Vang (Tổng giáo phận Huế), Đền thánh Anrê Phú Yên, Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu (giáo phận Đà Nẵng) và Đức Mẹ Măng Đen (giáo phận Kon Tum).
Một sự kiện đáng lưu ý khi ngài đến thăm Giáo phận Kontum, theo lịch trình, ngày 09/09/2011, Đức Tổng Giám Mục Girelli và phái đoàn sẽ ngủ qua đêm tại nhà thờ Pleichuet, thuộc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhưng chính quyền nhất quyết từ chối dù Ðức Cha Micae Hoàng Ðức Oanh, Giám Mục Kontum, đã bảo đảm tăng cường bảo vệ an ninh, không cần chính quyền bận tâm. Khi ĐTGM đi viếng Ðức Mẹ Măng Ðen, công an Kontum đã ngăn chặn giáo dân đi theo, gây rối loạn giao thông. Nhiều giáo dân phải tìm đường vòng, băng đường tắt để được đi. Những người khác đã phải tranh luận với công an, để đòi quyền đi lại của công dân.
Lúc 17:30 chiều ngày 10/09/2011, Đức TGM đã đến chào thăm UBND tỉnh Gia Lai. Sau khi nghe nội dung phát biểu của ông Đào Xuân Liên, phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai toàn tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng, Đức TGM Leopoldo đã lịch sự đáp lời và cám ơn đại diện chính quyền tỉnh Gia Lai. Trước khi kết lời, ngài đã đề nghị chính quyền cần quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Tại Giáo Phận Nha Trang, ĐTGM Girelli được đón tiếp long trọng tại Quảng trường Ave Maria, Nhà thờ Chính toà Nha Trang. Cũng cần nói thêm, Quảng trường Ave Maria được xây dựng kéo dài trong nhiều năm vì bị chính quyền ngăn cản, làm khó dễ. Trong dịp Giáng Sinh vừa qua, cũng có tin là chính quyền không cho tổ chức Lễ Vọng Giáng Sinh ở Quảng Trường, tuy nhiên, có lẽ do sức ép của dư luận, cuối cùng Thánh Lễ cũng đã được tổ chức long trọng ngoài Quảng Trường.
Các giáo phận trong chương trình thăm viếng lần thứ tư của Đức Tổng Giám Mục Girelli đến Việt Nam từ ngày 02 đến 14/10/2011 gồm: Long Xuyên (2-3/10), TP. HCM (3-7/10), Bà Rịa (8-9/10), Phan Thiết (10-11/10) và Đà Lạt (12-14/10). Như vậy trong 4 lần đến Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Girelli đã đến thăm 21 trong 26 giáo phận của Giáo Hội Việt Nam.
Chương trình viếng thăm mục vụ lần thứ năm của Đức TGM Girelli bao gồm các giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội: Hưng Hóa (25-28/11), Phát Diệm (28-30/11), Thanh Hóa (1-3/12) và Vinh (3-6/12). Ngoài ra trong dịp này, Vị Đại diện Tòa Thánh cũng tham dự lễ kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận Thái Bình - đồng thời mừng thượng thọ bát tuần Đức cha Phanxicô Xaviê nguyên giám mục giáo phận (ngày 1/12) và Thánh lễ cung hiến và công bố tước hiệu tiểu Vương cung thánh đường cho nhà thờ Sở Kiện, Tổng giáo phận Hà Nội (ngày 8/12).
Một điều đáng lưu ý là ngay trước khi ĐTGM Girelli đến thăm Giáo phận Vinh, nhà cầm quyền đã tấn công Giáo điểm Con Cuông (30/11) và Giáo xứ Mỹ Lộc (22/11) của Giáo phận Vinh.
Qua 5 lần đến thăm Việt Nam Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã thăm khắp các giáo phận của Việt Nam, hy vọng rằng ngài đã hiểu hiện tình Giáo Hội Việt Nam và có phương thế giúp đỡ cho Giáo Hội phát triển vững mạnh và vượt qua những khó khăn để sống chứng tá theo Giáo huấn của Giáo Hội.
IV. Tranh đấu cho tài sản của Giáo Hội, đấu tranh vì sự thật: những áp bức bách hại
1. Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Sóc Trăng
Ngày 25/06/1976, Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam cho nhà nước mượn nhà, đất cô nhi viện thuộc Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng, nhưng sau khi mượn được cô nhi viện, nhà nước lại yêu cầu Dòng cho mượn luôn một phần đất và vật kiến trúc khác của Dòng Chúa Quan Phòng là khu A, B, C, D, E: nhà nước sử dụng tầng dưới còn tầng trên nhà dòng đang ở thì vẫn được sử dụng bình thường. Việc nhà nước sử dụng 05 khu nhà đất này từ trước đến nay không có quyết định hay giấy tờ nào của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam cũng không cho hay hiến tặng bằng bất cứ hình thức nào.
Ngày 23/02/2010 Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam nhận được quyết định số 01/QĐKN-CTUBND ngày 19/01/2010 của Chủ tịch UBND Tỉnh Sóc Trăng bác bỏ đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Rỡ, địa chỉ số 190 đường Tôn Đức Thắng Khóm 2, Phường 8, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng vì cho rằng không có cơ sở. Trong khi nhà dòng vẫn còn đang tiếp tục khiếu kiện thì ngày 07/10/2010 chính quyền lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường tiểu học phường 8, thành phố Sóc Trăng nằm ngay giữa khuôn viên Tu Viện và dính liền với các dãy nhà khác.
Ngày 23/01/2011, Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã đến thăm Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, tại tỉnh Sóc Trăng (trực thuộc Giáo phận Cần Thơ). Chuyến viếng thăm này của Đức cha chủ tịch mang ý nghĩa quan trọng đối với hồ sơ khiếu kiện vụ việc nhà và đất của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, tiếp theo sau văn thư số 02/ST-UBCL-HB ngày 23/12/2010 của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình gửi Chủ tịch UBND và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, cho đến nay, vụ việc Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, tại tỉnh Sóc Trăng gần vẫn chưa có tin tức gì sáng sủa. Xin lưu ý thêm là Phó Thủ Tướng Đức Philipp Roesler đã có thời thơ ấu sống trong cô nhi viện của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux Sóc Trăng.
2. 49 Giáo dân Cồn Dầu đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn
Theo tin của Uỷ ban cứu trợ thuyền nhân vượt biển, một số đồng bào người Việt tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, Việt Nam xin tị nạn tại Thái Lan đã được văn phòng Cao Uỷ về người tị nạn (UNHCR) tại Bangkok cấpquy chế tị nạn.
Trong số 55 người Cồn Dầu xin tị nạn, hiện đã có 39 trường hợp đã được nhận quy chế tị nạn ngày 26/04/2011. Còn lại 9 người đến sau chưa làm xong thủ tục phỏng vấn. Việc 39 người Cồn Dầu được cấp quy chế tị nạn vì lý do bị đàn áp tôn giáo đã cho cả thế giới biết rằng: Hiện nay ở Việt Nam, nhà cầm quyền tiếp tục ngang nhiên vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo. Bởi vì trongquá trình phỏng vấn và điều tra trường hợp cụ thể của nhóm tị nạn Cồn Dầu, UNHCR đã tìm được các bằng chứng nhà nước Việt Nam Cộng Sản hôm nay vẫn chà đạpnhân quyền, ngăn cấm quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
3. Tu Viện Kín Camêlô - 72 Nguyễn Thái Học - Hà Nội
Ngày 20/05/2011, Tòa TGM Hà Nội đã gửi Đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp do Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 16 tháng 05 năm 2011 đến Sở Y Tế Hà Nội, Bệnh Viện Xanh Pôn (Saint Paul), và các cấp chính quyền liên hệ. Dòng Thánh Phaolô cũng đã gửi Đơn Khiếu Nại khẩn cấp đến các cấp chính quyền về Tu Viện Kín Camêlô.
Ngày 27/05/2011, Tòa TGM Hà Nội nhận được văn thư trả lời của Văn Phòng Thành Ủy Hà Nội hứa xem xét và giải quyết về vụ việc khiếu nại của Tòa TGM Hà Nội. Ngày 30/05/2011, TTGM Hà Nội nhận được văn thư của UBND TP Hà Nội ký ngày 27/05/2011, gửi Thanh Tra Thành Phố và Ban Tôn Giáo Thành Phố, “kiểm tra đơn, có ý kiến đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo xem xét, trả lời ông Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và các Nữ tu Dòng Phaolô Hà Nội theo qui định của pháp luật”. Thế nhưng ngày 31/05/2011, công ty xây dựng vẫn tiếp tục phá hủy tường và mái của tòa nhà Tu Viện Kín có Thánh Giá. TTGM Hà Nội đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần thứ 2. Từ đó đến nay, xem như TTGM Hà Nội và các nữ tu bất lực trước vụ chính quyền phá sập và chính thức cưỡng chiếm tòa nhà của Dòng Thánh Phaolô cho mục đích của họ.
4. Thanh niên Công Giáo bị bắt, đa số vì tội hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79 Bộ Luật Hình Sự)
Nhà nước Việt Nam đã gia tăng các biện pháp đàn áp và sách nhiễu các thanh niên Công Giáo, rất nhiều các vụ bắt bớ theo kiểu “bắt cóc” đã diễn ra trong tháng Bảy và tháng Tám năm nay. Những thanh niên Công Giáo bị bắt là những người rất tích cực trong các sinh họat của nhà thờ và các họat động từ thiện như Hội Doanh Trí, ứng viên của Chủng viện Vinh Thanh, hoạt động thông tin, tham gia viên của các buổi thắp nến cầu nguyện cho Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình, là những người tuần hành ôn hòa để chống Trung Quốc Xâm Lược, thành viên của Hội Gioan Phaolô II Bảo Vệ Sự Sống, cộng tác viên của Truyền Thông Sự Thật, và thành viên của Nhóm Ve Chai. Dưới đây là danh sách những người bị bắt giữ một cách bất công:
1. Anh Fx Đặng Xuân Diệu, 34 tuổi, doanh nhân Công Giáo, Hạt Nhân Hòa - Giáo Phận Vinh bị bắt tại Sài Gòn, ngày 30/7/2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79); Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội, Cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
2. Anh Pet Hồ Đức Hòa, 37 tuổi - nhà hoạt động Công Giáo, Hạt Thuận Nghĩa - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Sài Gòn, ngày 30/7/2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
3. Anh Gioan Nguyễn Văn Oai, 31 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Thuận Nghĩa - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại TPHCM, ngày 30.7.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
4. Anh Pet Trần Hữu Đức, 23 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Vạn Lộc - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Hà Nội, ngày 02/08/2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An.
5. Anh Antôn Đậu Văn Dương, 25 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Vạn Lộc - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Nghệ An, ngày 02/08/2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An, cựu học viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
6. Anh Antôn Chu Mạnh Sơn, 22 tuổi - thanh niên Công giáo, Hạt Đông Tháp - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Nghệ An, ngày 03/08/2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An; Cựu học viên Truyền thông Chúa Cứu Thế;
7. Anh Paulus Lê Văn Sơn (Paulus Lê Sơn), 26 tuổi, thanh niên Công Giáo, bị bắt tại Hà Nội, ngày 03/08/2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội. Anh là phóng viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
8. Anh Nông Hùng Anh, 23 tuổi - thanh niên Tin Lành, bị bắt tại Hà Nội, ngày 05/08/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
9. Anh JB Nguyễn Văn Duyệt, 31 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Thuận Nghĩa - Giáo Phận Vinh bị bắt tại Nghệ An, ngày 07/08/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội; Cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
10. Anh Phêrô Nguyễn Xuân Anh, 29 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Cầu Rầm - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Nghệ An, ngày 07/08/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
11. Anh Thái Văn Dung, 23 tuổi - thanh niên Công Giáo, bị bắt tại Hà Nội, ngày19/08/2011, bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), hiện bị giam ở B14, Thanh Trì, Hà Nội, cựu học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
12. Anh Paul Trần Minh Nhật (Paul Minh Nhật), 23 tuổi - thanh niên Công Giáo, bị bắt trong trường đại học tại Sài Gòn, ngày 27/08/2011, bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), đang bị tạm giam ở 237 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM. Cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
13. Anh Hồ Văn Oanh, 26 tuổi - thanh niên Công Giáo, bị bắt tại Sài Gòn ngày 27/8/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), đang bị tạm giam ở 237 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM. Cựu học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
14. Chị Tạ Phong Tần, 43 tuổi - blogger, bị bắt tại Sài Gòn, ngày 05/09/2011; Hiện bị tạm giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, chưa rõ tội danh cáo buộc, Cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
15. Anh Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi - giáo dân và ca viên xóm 7, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - DCCT Sài Gòn. Người nhiệt thành phục vụ Chúa qua lời ca tiếng hát, tham gia các hoạt động bác ái, từ thiện, đã bị bắt ngày 19/09/2011, tại gia đình ở hẻm 14 đường Kỳ Đồng.
Vào những ngày cuối năm, theo tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế, khoảng 4 giờ chiều ngày 24/12/2011, công an TP. Vinh đã xâm nhập nhà ông Khoa ở xóm 7, phường Nghi Phú, TP. Vinh để bắt anh Phêrô Nguyễn Đình Cương, một thanh niên Công giáo hoạt động tích cực trong giáo xứ Yên Đại và Trung tâm Bảo vệ Sự sống Gioan Phaolô 2.
Tương tự như thế, 10 giờ sáng ngày 29/12/2011, anh G.B. Hoàng Phong, ngụ tại Thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị một nhóm người lạ mặt lừa ra bưu điện huyện Quỳnh Lưu và bắt cóc anh đưa đi đâu không ai biết. Sau đó, công an gọi điện về cho gia đình anh và xác nhận họ đã bắt anh. Hồi tháng 8/2011, anh cũng đã từng bị bắt và được thả ra.
5. Giáo dân Cầu Rầm phản đối chính quyền cướp đất
Lúc 8h30 ngày 07/08/2011, sau thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Cầu Rầm, gần 5.000 giáo dân giáo hạt Cầu Rầm đã xuống đường tuần hành nhằm phản đối quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc lấy khu đất nhà thờ Cầu Rầm cũ làm nơi xây dựng đài tưởng niệm liệt sỹ, công viên công cộng… Cuộc tuần hành xuất phát từ nhà thờ Cầu Rầm trên quãng đường 7km tới Thạch Đài Đức Mẹ Lộ Đức tại giáo xứ Yên Đại. Nguyên do là ngày 27/07/2011 của UBND Tỉnh Nghệ An gửi công văn một chiều đơn phương thông báo lấy khu đất Nhà thờ Cầu Rầm có từ thế kỷ XIX sau nhiều lần bán đi bán lại cho tư nhân.
Ngày 09/09/2011, hơn 1000 giáo dân đã bất ngờ kéo đến trụ sở UBND TP để yêu cầu làm việc, nhưng chính quyền đùn đẩy quanh con và cuối cùng hẹn làm việc vào ngày 12/09.
Từ 6h sáng ngày 12/09/2011, hàng ngàn giáo dân Cầu Rầm tiếp tục kéo đến trụ sở tiếp dân - UBND TP Vinh nhằm biểu dương tinh thần đoàn kết, đồng thời yêu cầu chính quyền trả lời dứt khoát về tương lai khu đất của nhà thờ Cầu Rầm đang bị cưỡng chiếm phi pháp. Lần này 12 người đại diện cho giáo dân được vào làm việc với lãnh đạo TP và kết quả buổi làm việc lần này là lại "hẹn" và "khất". 9h30 tất cả giáo dân đã cùng nhau về nhà thờ, cha quản hạt cầu rầm F.x Hoàng Sĩ Hướng đã gặp giáo dân để động viên tinh thần và kêu gọi giáo dân cùng hiệp thông với nhau, để cầu nguyện cho công lý - hòa bình.
6. Nhà nguyện giáo điểm Con Cuông bị tấn công
Vào khoảng quá nửa đêm 30/11/2011, lúc 0 giờ 30, hai kẻ lạ mặt đã đi xe máy đến ném mìn vào Nhà nguyện Giáo điểm Con Cuông, thuộc giáo xứ Quan Lãng, hạt Bột Đà, Giáo phận Vinh. Quả mìn tự chế đã làm hỏng trần nhà, cửa sổ và nền nhà nguyện. Đây là lần thứ hai, sau đợt gây rối lúc 2 giờ chiều ngày 13/11/2011, khi Lm. Phạm Ngọc Quang và Lm. Nguyễn Đình Thục đang dâng lễ, một nhóm khoảng 300 người đã được huy động kéo đến tụ tập trước cửa nhà nguyện, dùng loa phóng thanh công suất cao hô khẩu hiệu đả đảo, dùng còi báo động, đánh trống gây náo động, chửi bới linh mục, giáo dân, ném đá vào nhà nguyện… gây cản trở không cho linh mục và giáo dân cử hành thánh lễ. Những hành động này, một lần nữa đã cho chúng ta thấy tính cách công khai, trắng trợn của những người muốn chống phá Giáo Hội.
7. Nhà cầm quyền tấn công Giáo xứ Mỹ Lộc
Ngày 22/11/2011, Giáo xứ Mỹ Lộc, thuộc Giáo hạt Văn Hạnh, GP Vinh nằm ở Xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh bị tấn công nhân lúc linh mục đi tĩnh tâm, nhà cầm quyền đã cho nhóm côn đồ tấn công giáo dân bằng nhiều cách, họ đã ném đá, đánh đập giáo dân, và hậu quả là khoảng 7-8 người bị trọng thương phải đi cấp cứu và nhiều người khác bị thương tích, trong đó có 1 người bị hôn mê.
Trước đó, lợi dụng việc đào mương thủy lợi do xã đào nếu đi thẳng theo tuyến thì sẽ không đụng đến Nhà xứ mới xây, nhưng đến khu vực gần nhà xứ đã bị bẻ cong, do vậy sẽ đi sát móng nhà xứ, Ban hành giáo đã đề nghị UBND xã cho đào thẳng để không ảnh hưởng đến Nhà xứ và ngăn cản suốt một tuần. Trong khi đó, nhà cầm quyền còn thâm độc hơn khi dùng loa phát thanh của xã để rêu rao cha xứ và giáo dân giáo xứ đang âm mưu chiếm đoạt đất đai của nhà nước.
Trước sức ép của truyền thông khi những hình ảnh đàn áp được truyền đi, ngày 26/11/2011, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Trần Minh Kỳ, đã chỉ thị cho chính quyền xã Bình Lộc phải cải chính công khai trên phương tiện truyền thông về nội dung buổi phát thanh sáng ngày 16/11/2011 là, đã dùng những lời lẽ xúc phạm đến linh mục quản xứ và giáo dân giáo xứ Mỹ Lộc, xuyên tạc sự thật dẫn đến sự hiểu nhầm giữa người lương dân đối với giáo dân… Nhưng đó cũng chỉ là chiêu xoa diệu dư luận vì chính quyền xã Bình Lộc đã không thực hiện lệnh trên.
Chiều ngày 02/12/2011, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của giáo phận Vinh, đã về thăm hỏi động viên cha quản xứ và bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Lộc đang phải sống trong hoàn cảnh đau thương, đặc biệt là các nạn nhân trong đợt bị tấn công. Trong bài giảng Lễ được dâng tại giáo xứ, ngài đã lên tiếng kiên quyết đấu tranh cho công lý và sự thật, nhưng đồng thời cũng không giữ hận thù trong trái tim: “đối với chúng ta, những người Công giáo, những người con Chúa, thì một mặt chúng ta đòi hỏi công lý, đòi được đối xử một cách hợp tình hợp lý, và cũng yêu cầu những người có trách nhiệm trong vụ này phải có một lời xin lỗi nào đó hay phải đính chính những thông tin sai lạc. Tuy nhiên, mặt khác, giáo huấn xã hội của Công giáo, cũng như tình yêu của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải biết mở rộng tấm lòng. Chúng ta phải là những con người của Tin Mừng và phải tích cực kiến tạo hòa bình. Dĩ nhiên, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh cho công lý và sự thật, nhưng đồng thời cũng không giữ hận thù trong trái tim để mau chóng thiết lập lại cuộc sống hài hòa xưa kia”.
8. Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà - Hà Nội tiếp tục bị bách hại và bị xâm hại tài sản.
Năm 2008, công luận thế giới đã chứng kiến sự bách hại của chính quyền cộng sản ở Hà Nội với những thủ đoạn, tấn công, bách hại, vu cáo nhằm cưỡng chiếm bằng được đất đai Tòa Khâm Sứ của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà với hai dự án siêu tốc độ được gọi là vườn hoa Hàng Trống (Tòa Khâm Sứ) và vườn hoa 1-6 (Thái Hà). Sự bách hại đi đến đỉnh điểm là sự ra đi của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và việc bắt giữ 8 giáo dân Thái Hà với những bản án bất công qua 2 phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Từ đó đến nay, Dòng Chúa Cứu Thế luôn là điểm nhắm của chính quyền với những cản trở, gây khó khăn cho các cha như chính quyền tìm mọi cách làm áp lực để Dòng Chúa Cứu Thế không được tham dự Đại Hội Dân Chúa năm 2010, cha Giuse Lê Quang Uy và một số cha luôn bị chiếu cố, gây khó dễ.
Cụ thể, vào ngày 10/07/2011, Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, trên đường thực thi sứ mạng của Dòng tại Singapore, đã bị công an thành phố Sài Gòn ngăn chặn tại Phi trường Tân Sơn Nhất. Sau đó, Hội nghị các Giám tỉnh DCCT lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Việt Nam vào ngày 15/07/2011. Tương tự, ngày 12/07, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh Văn phòng tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam bị công an cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh ngăn chận không cho xuất cảnh sang Campuchia.
Lặp lại điệp khúc cưỡng chiếm đất đai, từ tháng 9/2011, nhà cầm quyền đã chuẩn bị để thực hiện dự án Trung tâm xử lý nước thải cho bệnh viện Đống Đa trên trên diện tích 2.000m2 đất hợp pháp của DCCT Thái Hà - Hà Nội. Để làm được điều này, từ ngày 01 đến 04/10/2011, loa phóng thanh của phường Quang Trung, quận Đống Đa đã liên tục phát thông báo cho biết nhà cầm quyền sẽ thực hiện dự án. Những ngày sau đó, đại diện bệnh viện Đống Đa, UBND Phường Quang Trung cũng thông báo cho Giáo xứ Thái Hà nội dung tương tự.
Trước tình hình đó, Giáo xứ Thái Hà đã lập tức gửi đến các cơ quan hữu quan kiến nghị ngưng tiến hành dự án xây dựng trạm xử lý nước thải, đồng thời trả lại giáo xứ khu nhà đất mà nhà nước đang mượn. DCCT đã trưng bảng điện tử để thể hiện nguyện vọng của mình trên chỗ cao nhất của tu viện: “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà”.
Trước những phản ứng của Giáo xứ Thái Hà đối với dự án, ngày 03/11/2011 nhà cầm quyền Hà Nội đã đưa hàng trăm côn đồ với sự hỗ trợ của công an và truyền thanh truyền hình vào phá phách, chửi bới các linh mục tu sĩ tại Thái Hà. Ngày 08/11/2011, nhà nước cho người đến sinh sự với ông Dũng, một giáo dân trung kiên của giáo xứ, rồi công an lấy cớ đến bắt giam ông Dũng một cách vô cớ.
Sau khi nhận được tường trình của Giáo xứ Thái Hà, ngày 04/11/2011, Linh mục Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã gửi văn thư hiệp thông đến Giáo xứ Thái Hà, trong đó có đoạn: “Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn khẳng định và tôn trọng quyền sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế trên khu đất 61.455 m2 của tu viện tại 180 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, bao gồm cả cơ sở và những phần đất mà các cơ quan nhà nước đang sử dụng trên phần đất này”. Văn thư cũng lên án những lời lẽ xúc phạm, gây hấn và hành vi bạo lực của toán côn đồ.
Tối ngày 16/11/201,1 nhà cầm quyền Hà Nội đã đưa cảnh sát cơ động, công an, an ninh các loại và nhiều thiết bị, xe cộ vào khu vực Tu viện của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, nhằm bắt đầu chiến dịch làm thay đổi dấu tích, xóa bỏ tu viện đã mượn, với mục đích chiếm cướp lâu dài.
Sáng ngày 18/11/2011, 13 linh mục và khoảng 200 giáo dân giáo xứ Thái Hà đã đến Ủy ban nhân dân TP Hà Nội để nộp đơn khiếu nại để phản đối việc thi hành “dự án nước thải” của chính quyền Hà Nội. Vào lúc 15 giờ 20 cùng ngày, ông Michael Orana, tùy viên của Toà Đại Sứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã đến thăm các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Thái Hà. Ông cho biết rất ngỡ ngàng vì trước đó 1 tuần tại Washington, D.C vị đại diện nhà cầm quyền Việt Nam đã báo cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam được tôn trọng, nhưng những việc vừa xảy ra tại giáo xứ Thái Hà thì hoàn toàn ngược lại những gì được báo cáo.
Chiều ngày 20/11/ 2011, vào lúc 4 giờ 45, chính quyền đưa dân phòng tên Mai Quyết Chiến vào nhà thờ trong thánh lễ dành cho các cháu thiếu nhi nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, tên côn đồ mang áo dân phòng lầm lì tiến lên cung thánh nhà thờ Thái Hà. Tay cầm điếu thuốc bốc khói, định dí vào mặt linh mục Vũ Đồng Tùng đang dâng lễ.
Sau khi gởi đơn kiện lần 1 mà không nhận được hồi âm trong khi “dự án nước thải” vẫn được ngày đêm thi công. ngày 02/12/2011, các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã tiếp tục đi nộp đơn kiện lần 2. Trên đường nộp đơn khiếu nại trở về trong trật tự thì họ bị áp bức, đánh đập, bắt giữ trái pháp luật. Nhà cầm quyền đã đưa vào tạm giữ tại trại Phục hồi nhân phẩm ở Lộc Hà hay còn gọi là Trung tâm lưu trú Lộc Hà.” Đây thực chất là trại để giam giữ gái mại dâm, chứng tỏ nhà cầm quyền thành phố Hà Nội không từ bỏ bất cứ dã tâm nào trong việc triệt hạ tôn giáo một cách tinh vi.
Ngay khi tin tức về cuộc tấn công và bắt bớ các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà, từ Hà Nội loan truyền trên các cơ quan thông tin Công Giáo Việt Nam trong và ngoài nước, cùng với những đêm thắp nến cầu nguyện từ trong nước đến hải ngoại, từ Hoa Kỳ, Úc đến các nước Âu Châu, các vị lãnh đạo Giáo Hội và nhiều tổ chức đã cất lên tiếng nói hiệp thông với Thái Hà.
Ngày 02/12/2011, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Kontum đã lên tiếng: “Bất cứ trường hợp nào không tôn trọng sự thật và công bằng thì đó là điều bất chính, và do vậy, điều đó chúng ta không thể chấp nhận được. Tôi nghĩ rằng, bao giờ cũng thế, phải sống thật với nhau, phải tôn trọng nhau, nhất là chính quyền phải tôn trọng người dân”.
Ngay khi tin tức về cuộc tấn công và bắt bớ các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà, từ Hà Nội loan truyền trên các trang mạng truyền thông, ngày 02/12/2011, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, vị giám mục can trường, nhiệt thành với quê hương, yêu mến Giáo Hội Việt Nam đã có thư bày tỏ và hiệp thông với Dòng Chúa Cứu Thế và Thái Hà: “Tôi rất xúc động trước những biến cố đang liên tục xảy đến cho các anh em và giáo dân tai GX Thái Hà, nhất là sự kiện công an Hanoi tấn công, bắt bớ và hành hung dã man đối với các anh em và giáo dân trong khi biểu tình ôn hòa vì những bất công mà chính chính phủ Hanoi là thủ phạm. Tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông sâu xa đến mọi nạn nhân và mọi người đang can đảm tranh đấu trước bạo quyền”
Cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế đã bày tỏ tâm tình hiệp thông: “Chúng tôi rất khâm phục sự dấn thân của Tỉnh Dòng Việt Nam, cách riêng sự dấn thân của chính Cha Giám tỉnh, để cổ vũ cho những nỗ lực kiến tạo công lý và hòa bình cho những anh chị em tại Việt Nam, là những người đang chịu đau khổ vì bạo lực, vì bất công, và vì những nỗ lực của chế độ cộng sản, một thể chế luôn vi phạm hay xem thường các quyền con người”.
Cha Bernado Cervellera, giám đốc thông tấn xã Công Giáo Asia-News viết từ Rôma, thủ đô của Giáo Hội Công Giáo: “Tôi cầu nguyện cho anh em và toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam trong thời khắc đầy thách đố và khó khăn này”.
Ngày 10/11/2011, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam ra thông cáo báo chí nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi khủng bố tại giáo xứ Thái Hà và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam: 1) Chấm dứt những hành vi khủng bố Giáo Xứ Thái Hà; 2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các tôn giáo; 3) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính họ ban hành và trả lại tất cả tài sản đã chiếm đoạt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và của các tôn giáo bạn; 4) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.
Năm 2011 trôi qua với những sự kiện vui, buồn, đau đớn, bị bách hại nơi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Tất cả đã trôi qua và trong năm 2012, những người con Chúa vẫn tiếp tục làm chứng tá giữa đời theo gương các Thánh, nhất là theo gương trung kiên của các Thánh Tử Đạo Việt Nam để gìn giữ, bảo tồn đức tin Công Giáo, tuân theo lệnh truyền của Chúa Kitô loan báo Tin Mừng cho mọi người, mọi nơi. Cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng giữ gìn chúng con, chúng con xin phó thác vào sự quan phòng của Chúa.
Lã Thụ Nhân.
II. Các bổ nhiệm giám mục và các giám mục qua đời
1. Giám Mục Hưng Hóa và Đà Lạt
Ngày 01/03/2011, Toà Thánh đã công bố việc Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám Mục giáo phận Hưng Hoá, làm giám mục chính tòa Giáo phận Đà Lạt. Đồng thời, ĐTC bổ nhiệm Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá, hiệu toà Tisiduo, làm Giám mục chính toà Giáo phận Hưng Hoá. Thánh Lễ nhậm chức Giám Mục Giáo phận Đà Lạt của Đức cha Antôn Vũ Huy Chương được cử hành tại nhà thờ chính toà Đà Lạt vào ngày 17/03/2011 và Thánh Lễ nhậm chức Giám Mục Giáo phận Hưng Hóa của Đức cha Gioan Maria Vũ Tất đã được cử hành tại nhà thờ chính toà Hưng Hóa vào ngày 22/03/2011.
2. Tân Giám Mục Giuse Nguyễn Tấn Tước
3. Tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long
Ngày 20/5/2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm linh mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Phó Tổng quyền Dòng Phanxicô, làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne (Úc). Cha Vinh Sơn sinh ngày 03/12/1961 tại Gia Kiệm, Giáo phận Xuân Lộc. Năm 1983, anh Long gia nhập Dòng Phanxicô và khấn tạm ngày 08/12/1984. Khấn trọn đời ngày 14/01/1989 và được thụ phong linh mục ngày 30/12/1989. Sau đó, ngài được gửi sang Rôma du học tại trường Giáo hoàng học viện St. Bonaventura và được cấp bằng về Kitô học và Linh đạo. Năm 2005, Cha Long được bầu làm Bề trên Tổng Quản Dòng Phanxicô tại Úc, từ năm 2008, Cha được chọn sang Roma làm Phó Tổng Quyền của Nhà Dòng, đặc trách về Á châu và Đại Dương Châu. Lễ phong chức Đức Tân Giám Mục được cử hành ngày 23/06/2011 tại nhà thờ chính tòa Melbourne, Úc.
4. Năm 2011 có 3 giám mục được Chúa gọi về:
- Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Tích Đức, Nguyên Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột qua đời ngày 23/05/2011, hưởng thọ 73 tuổi, 44 năm linh mục (1967-2011), 11 năm giám mục (2000-2011).
- Đức giám mục Giuse Trịnh Chính Trực, nguyên Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột qua đời ngày 23/09/2011, hưởng thọ 86 tuổi, 57 năm Linh mục (1954-2011), 30 năm Giám mục (1981-2011).
- Đức giám mục Alexis Phạm Văn Lộc, Nguyên Giám Mục Giáo phận Kon Tum, qua đời ngày 17/11/2011, hưởng thọ 92 tuổi, với 60 năm linh mục (1951-2011) và 36 năm Giám Mục (1975-2011).
5. Số giám mục Việt Nam hiện nay là 49 vị, bao gồm: 32 giám mục đang coi sóc giáo phận, 13 giám mục nghỉ hưu, 4 giám mục hải ngoại. Các vị Giám Mục hải ngoại gồm:
- Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, hiệu tòa Rusticiana, được bổ nhiệm Tổng Giám Mục ngày 25/11/2002, hiện nay là sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica.
- Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, hiệu tòa Cebarades, được bổ nhiệm làm Giám Mục ngày 25/04/2003, hiện là Giám Mục Phụ tá Giáo phận Orange, bang California, Hoa Kỳ.
- Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, hiệu tòa Ammaedara, được bổ nhiệm làm Giám mục ngày 06/11/2009, hiện là Giám mục Phụ tá Giáo phận Toronto, Canada.
- Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, hiệu tòa Thala, được bổ nhiệm làm Giám mục ngày 20/05/2011, hiện là Giám mục Phụ tá Giáo phận Melbourne, Úc.
III. Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam
Ngày 13/01, ngay khi được bổ nhiệm là Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã gửi cho Đức Hồng y Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn bức thư “để diễn tả niềm vui sâu xa của tôi đối với sứ vụ mới” và đoan chắc “sẵn sàng phục vụ và cộng tác vì ích lợi của Giáo Hội”, “là khí cụ hiệp thông giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Hội Thánh, cũng như giữa đồng bào Việt Nam”.
Từ khi được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã thi hành sứ vụ này với những chuyến viếng thăm mục vụ Giáo Hội Việt Nam một cách đều đặn. Tổng cộng, Đức TGM Girelli đã đến Việt Nam 5 lần và đã đặt chân đến tất cả 26 giáo phận của Việt Nam:
Trong cuộc viếng thăm lần thứ nhất từ ngày 18/04/2011 đến ngày 01/05/2011, ngài đã đặt chân đến 7 giáo phận, gồm Tổng giáo phận Hà Nội, Tổng giáo phận Sài Gòn và 5 giáo phận khác thuộc giáo tỉnh Sài Gòn (Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Xuân Lộc và Phú Cường), gặp gỡ và trao đổi với hầu hết các giám mục tại Việt Nam vì đây là dịp Hội đồng Giám mục Việt Nam họp Hội nghị thường niên, với đông đảo linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo dân. Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã tham dự và cử hành Tuần Thánh tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, tham dự Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục, dự nghi lễ đặt viên đá đầu tiên cho Trụ sở của HĐGM VN tại Sài Gòn, dự lễ tấn phong Đức Giám mục phó Giuse Nguyễn Tấn Tước tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường...
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã trở lại Việt Nam lần thứ hai để thi hành sứ vụ của ngài từ ngày 05 đến 16/06/2011 tại 5 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội: Bắc Ninh (5-7/6); Lạng Sơn (7-9/6); Hải Phòng (9-12/6); Bùi Chu (12-15/6) và Thái Bình (14-16/6).
Trong lần thứ ba đến Việt Nam từ ngày 03 đến 16/09/2011 Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam viếng thăm mục vụ các giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế của Giáo hội Việt Nam: Huế (3-5/9); Đà Nẵng (5-7/9); Quy Nhơn (7-9/9); Kon Tum (9-12/9); Ban Mê Thuột (12-14/9) và Nha Trang (14-16/9). Lần này, ngài đã thăm các Trung tâm hành hương: Trung tâm Thánh Mẫu La Vang (Tổng giáo phận Huế), Đền thánh Anrê Phú Yên, Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu (giáo phận Đà Nẵng) và Đức Mẹ Măng Đen (giáo phận Kon Tum).
Lúc 17:30 chiều ngày 10/09/2011, Đức TGM đã đến chào thăm UBND tỉnh Gia Lai. Sau khi nghe nội dung phát biểu của ông Đào Xuân Liên, phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai toàn tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng, Đức TGM Leopoldo đã lịch sự đáp lời và cám ơn đại diện chính quyền tỉnh Gia Lai. Trước khi kết lời, ngài đã đề nghị chính quyền cần quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Tại Giáo Phận Nha Trang, ĐTGM Girelli được đón tiếp long trọng tại Quảng trường Ave Maria, Nhà thờ Chính toà Nha Trang. Cũng cần nói thêm, Quảng trường Ave Maria được xây dựng kéo dài trong nhiều năm vì bị chính quyền ngăn cản, làm khó dễ. Trong dịp Giáng Sinh vừa qua, cũng có tin là chính quyền không cho tổ chức Lễ Vọng Giáng Sinh ở Quảng Trường, tuy nhiên, có lẽ do sức ép của dư luận, cuối cùng Thánh Lễ cũng đã được tổ chức long trọng ngoài Quảng Trường.
Các giáo phận trong chương trình thăm viếng lần thứ tư của Đức Tổng Giám Mục Girelli đến Việt Nam từ ngày 02 đến 14/10/2011 gồm: Long Xuyên (2-3/10), TP. HCM (3-7/10), Bà Rịa (8-9/10), Phan Thiết (10-11/10) và Đà Lạt (12-14/10). Như vậy trong 4 lần đến Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Girelli đã đến thăm 21 trong 26 giáo phận của Giáo Hội Việt Nam.
Chương trình viếng thăm mục vụ lần thứ năm của Đức TGM Girelli bao gồm các giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội: Hưng Hóa (25-28/11), Phát Diệm (28-30/11), Thanh Hóa (1-3/12) và Vinh (3-6/12). Ngoài ra trong dịp này, Vị Đại diện Tòa Thánh cũng tham dự lễ kỷ niệm 75 năm thành lập giáo phận Thái Bình - đồng thời mừng thượng thọ bát tuần Đức cha Phanxicô Xaviê nguyên giám mục giáo phận (ngày 1/12) và Thánh lễ cung hiến và công bố tước hiệu tiểu Vương cung thánh đường cho nhà thờ Sở Kiện, Tổng giáo phận Hà Nội (ngày 8/12).
Một điều đáng lưu ý là ngay trước khi ĐTGM Girelli đến thăm Giáo phận Vinh, nhà cầm quyền đã tấn công Giáo điểm Con Cuông (30/11) và Giáo xứ Mỹ Lộc (22/11) của Giáo phận Vinh.
Qua 5 lần đến thăm Việt Nam Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli đã thăm khắp các giáo phận của Việt Nam, hy vọng rằng ngài đã hiểu hiện tình Giáo Hội Việt Nam và có phương thế giúp đỡ cho Giáo Hội phát triển vững mạnh và vượt qua những khó khăn để sống chứng tá theo Giáo huấn của Giáo Hội.
IV. Tranh đấu cho tài sản của Giáo Hội, đấu tranh vì sự thật: những áp bức bách hại
1. Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Sóc Trăng
Ngày 23/02/2010 Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, Tỉnh Dòng Việt Nam nhận được quyết định số 01/QĐKN-CTUBND ngày 19/01/2010 của Chủ tịch UBND Tỉnh Sóc Trăng bác bỏ đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Rỡ, địa chỉ số 190 đường Tôn Đức Thắng Khóm 2, Phường 8, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng vì cho rằng không có cơ sở. Trong khi nhà dòng vẫn còn đang tiếp tục khiếu kiện thì ngày 07/10/2010 chính quyền lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường tiểu học phường 8, thành phố Sóc Trăng nằm ngay giữa khuôn viên Tu Viện và dính liền với các dãy nhà khác.
Ngày 23/01/2011, Đức Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã đến thăm Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, tại tỉnh Sóc Trăng (trực thuộc Giáo phận Cần Thơ). Chuyến viếng thăm này của Đức cha chủ tịch mang ý nghĩa quan trọng đối với hồ sơ khiếu kiện vụ việc nhà và đất của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, tiếp theo sau văn thư số 02/ST-UBCL-HB ngày 23/12/2010 của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình gửi Chủ tịch UBND và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, cho đến nay, vụ việc Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, tại tỉnh Sóc Trăng gần vẫn chưa có tin tức gì sáng sủa. Xin lưu ý thêm là Phó Thủ Tướng Đức Philipp Roesler đã có thời thơ ấu sống trong cô nhi viện của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux Sóc Trăng.
2. 49 Giáo dân Cồn Dầu đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn
Theo tin của Uỷ ban cứu trợ thuyền nhân vượt biển, một số đồng bào người Việt tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, Việt Nam xin tị nạn tại Thái Lan đã được văn phòng Cao Uỷ về người tị nạn (UNHCR) tại Bangkok cấpquy chế tị nạn.
Trong số 55 người Cồn Dầu xin tị nạn, hiện đã có 39 trường hợp đã được nhận quy chế tị nạn ngày 26/04/2011. Còn lại 9 người đến sau chưa làm xong thủ tục phỏng vấn. Việc 39 người Cồn Dầu được cấp quy chế tị nạn vì lý do bị đàn áp tôn giáo đã cho cả thế giới biết rằng: Hiện nay ở Việt Nam, nhà cầm quyền tiếp tục ngang nhiên vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo. Bởi vì trongquá trình phỏng vấn và điều tra trường hợp cụ thể của nhóm tị nạn Cồn Dầu, UNHCR đã tìm được các bằng chứng nhà nước Việt Nam Cộng Sản hôm nay vẫn chà đạpnhân quyền, ngăn cấm quyền tự do tín ngưỡng của người dân.
3. Tu Viện Kín Camêlô - 72 Nguyễn Thái Học - Hà Nội
Ngày 20/05/2011, Tòa TGM Hà Nội đã gửi Đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp do Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 16 tháng 05 năm 2011 đến Sở Y Tế Hà Nội, Bệnh Viện Xanh Pôn (Saint Paul), và các cấp chính quyền liên hệ. Dòng Thánh Phaolô cũng đã gửi Đơn Khiếu Nại khẩn cấp đến các cấp chính quyền về Tu Viện Kín Camêlô.
Ngày 27/05/2011, Tòa TGM Hà Nội nhận được văn thư trả lời của Văn Phòng Thành Ủy Hà Nội hứa xem xét và giải quyết về vụ việc khiếu nại của Tòa TGM Hà Nội. Ngày 30/05/2011, TTGM Hà Nội nhận được văn thư của UBND TP Hà Nội ký ngày 27/05/2011, gửi Thanh Tra Thành Phố và Ban Tôn Giáo Thành Phố, “kiểm tra đơn, có ý kiến đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo xem xét, trả lời ông Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và các Nữ tu Dòng Phaolô Hà Nội theo qui định của pháp luật”. Thế nhưng ngày 31/05/2011, công ty xây dựng vẫn tiếp tục phá hủy tường và mái của tòa nhà Tu Viện Kín có Thánh Giá. TTGM Hà Nội đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần thứ 2. Từ đó đến nay, xem như TTGM Hà Nội và các nữ tu bất lực trước vụ chính quyền phá sập và chính thức cưỡng chiếm tòa nhà của Dòng Thánh Phaolô cho mục đích của họ.
4. Thanh niên Công Giáo bị bắt, đa số vì tội hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79 Bộ Luật Hình Sự)
Nhà nước Việt Nam đã gia tăng các biện pháp đàn áp và sách nhiễu các thanh niên Công Giáo, rất nhiều các vụ bắt bớ theo kiểu “bắt cóc” đã diễn ra trong tháng Bảy và tháng Tám năm nay. Những thanh niên Công Giáo bị bắt là những người rất tích cực trong các sinh họat của nhà thờ và các họat động từ thiện như Hội Doanh Trí, ứng viên của Chủng viện Vinh Thanh, hoạt động thông tin, tham gia viên của các buổi thắp nến cầu nguyện cho Công Lý, Sự Thật và Hòa Bình, là những người tuần hành ôn hòa để chống Trung Quốc Xâm Lược, thành viên của Hội Gioan Phaolô II Bảo Vệ Sự Sống, cộng tác viên của Truyền Thông Sự Thật, và thành viên của Nhóm Ve Chai. Dưới đây là danh sách những người bị bắt giữ một cách bất công:
1. Anh Fx Đặng Xuân Diệu, 34 tuổi, doanh nhân Công Giáo, Hạt Nhân Hòa - Giáo Phận Vinh bị bắt tại Sài Gòn, ngày 30/7/2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79); Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội, Cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
2. Anh Pet Hồ Đức Hòa, 37 tuổi - nhà hoạt động Công Giáo, Hạt Thuận Nghĩa - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Sài Gòn, ngày 30/7/2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
3. Anh Gioan Nguyễn Văn Oai, 31 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Thuận Nghĩa - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại TPHCM, ngày 30.7.2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
4. Anh Pet Trần Hữu Đức, 23 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Vạn Lộc - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Hà Nội, ngày 02/08/2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An.
5. Anh Antôn Đậu Văn Dương, 25 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Vạn Lộc - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Nghệ An, ngày 02/08/2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An, cựu học viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
6. Anh Antôn Chu Mạnh Sơn, 22 tuổi - thanh niên Công giáo, Hạt Đông Tháp - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Nghệ An, ngày 03/08/2011, chưa biết bị bắt vì tội gì. Hiện bị giam tại trại Nghi Kim, Nghệ An; Cựu học viên Truyền thông Chúa Cứu Thế;
7. Anh Paulus Lê Văn Sơn (Paulus Lê Sơn), 26 tuổi, thanh niên Công Giáo, bị bắt tại Hà Nội, ngày 03/08/2011, Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội. Anh là phóng viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
8. Anh Nông Hùng Anh, 23 tuổi - thanh niên Tin Lành, bị bắt tại Hà Nội, ngày 05/08/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
9. Anh JB Nguyễn Văn Duyệt, 31 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Thuận Nghĩa - Giáo Phận Vinh bị bắt tại Nghệ An, ngày 07/08/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội; Cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
10. Anh Phêrô Nguyễn Xuân Anh, 29 tuổi - thanh niên Công Giáo, Hạt Cầu Rầm - Giáo Phận Vinh, bị bắt tại Nghệ An, ngày 07/08/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79). Hiện bị giam tại trại B14, Thanh Trì, Hà Nội.
11. Anh Thái Văn Dung, 23 tuổi - thanh niên Công Giáo, bị bắt tại Hà Nội, ngày19/08/2011, bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), hiện bị giam ở B14, Thanh Trì, Hà Nội, cựu học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
12. Anh Paul Trần Minh Nhật (Paul Minh Nhật), 23 tuổi - thanh niên Công Giáo, bị bắt trong trường đại học tại Sài Gòn, ngày 27/08/2011, bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), đang bị tạm giam ở 237 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM. Cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
13. Anh Hồ Văn Oanh, 26 tuổi - thanh niên Công Giáo, bị bắt tại Sài Gòn ngày 27/8/2011. Bị cáo buộc với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (điều 79), đang bị tạm giam ở 237 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM. Cựu học viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
14. Chị Tạ Phong Tần, 43 tuổi - blogger, bị bắt tại Sài Gòn, ngày 05/09/2011; Hiện bị tạm giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, chưa rõ tội danh cáo buộc, Cộng tác viên của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
15. Anh Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi - giáo dân và ca viên xóm 7, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - DCCT Sài Gòn. Người nhiệt thành phục vụ Chúa qua lời ca tiếng hát, tham gia các hoạt động bác ái, từ thiện, đã bị bắt ngày 19/09/2011, tại gia đình ở hẻm 14 đường Kỳ Đồng.
Vào những ngày cuối năm, theo tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế, khoảng 4 giờ chiều ngày 24/12/2011, công an TP. Vinh đã xâm nhập nhà ông Khoa ở xóm 7, phường Nghi Phú, TP. Vinh để bắt anh Phêrô Nguyễn Đình Cương, một thanh niên Công giáo hoạt động tích cực trong giáo xứ Yên Đại và Trung tâm Bảo vệ Sự sống Gioan Phaolô 2.
Tương tự như thế, 10 giờ sáng ngày 29/12/2011, anh G.B. Hoàng Phong, ngụ tại Thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An bị một nhóm người lạ mặt lừa ra bưu điện huyện Quỳnh Lưu và bắt cóc anh đưa đi đâu không ai biết. Sau đó, công an gọi điện về cho gia đình anh và xác nhận họ đã bắt anh. Hồi tháng 8/2011, anh cũng đã từng bị bắt và được thả ra.
5. Giáo dân Cầu Rầm phản đối chính quyền cướp đất
Ngày 09/09/2011, hơn 1000 giáo dân đã bất ngờ kéo đến trụ sở UBND TP để yêu cầu làm việc, nhưng chính quyền đùn đẩy quanh con và cuối cùng hẹn làm việc vào ngày 12/09.
Từ 6h sáng ngày 12/09/2011, hàng ngàn giáo dân Cầu Rầm tiếp tục kéo đến trụ sở tiếp dân - UBND TP Vinh nhằm biểu dương tinh thần đoàn kết, đồng thời yêu cầu chính quyền trả lời dứt khoát về tương lai khu đất của nhà thờ Cầu Rầm đang bị cưỡng chiếm phi pháp. Lần này 12 người đại diện cho giáo dân được vào làm việc với lãnh đạo TP và kết quả buổi làm việc lần này là lại "hẹn" và "khất". 9h30 tất cả giáo dân đã cùng nhau về nhà thờ, cha quản hạt cầu rầm F.x Hoàng Sĩ Hướng đã gặp giáo dân để động viên tinh thần và kêu gọi giáo dân cùng hiệp thông với nhau, để cầu nguyện cho công lý - hòa bình.
6. Nhà nguyện giáo điểm Con Cuông bị tấn công
Vào khoảng quá nửa đêm 30/11/2011, lúc 0 giờ 30, hai kẻ lạ mặt đã đi xe máy đến ném mìn vào Nhà nguyện Giáo điểm Con Cuông, thuộc giáo xứ Quan Lãng, hạt Bột Đà, Giáo phận Vinh. Quả mìn tự chế đã làm hỏng trần nhà, cửa sổ và nền nhà nguyện. Đây là lần thứ hai, sau đợt gây rối lúc 2 giờ chiều ngày 13/11/2011, khi Lm. Phạm Ngọc Quang và Lm. Nguyễn Đình Thục đang dâng lễ, một nhóm khoảng 300 người đã được huy động kéo đến tụ tập trước cửa nhà nguyện, dùng loa phóng thanh công suất cao hô khẩu hiệu đả đảo, dùng còi báo động, đánh trống gây náo động, chửi bới linh mục, giáo dân, ném đá vào nhà nguyện… gây cản trở không cho linh mục và giáo dân cử hành thánh lễ. Những hành động này, một lần nữa đã cho chúng ta thấy tính cách công khai, trắng trợn của những người muốn chống phá Giáo Hội.
7. Nhà cầm quyền tấn công Giáo xứ Mỹ Lộc
Ngày 22/11/2011, Giáo xứ Mỹ Lộc, thuộc Giáo hạt Văn Hạnh, GP Vinh nằm ở Xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh bị tấn công nhân lúc linh mục đi tĩnh tâm, nhà cầm quyền đã cho nhóm côn đồ tấn công giáo dân bằng nhiều cách, họ đã ném đá, đánh đập giáo dân, và hậu quả là khoảng 7-8 người bị trọng thương phải đi cấp cứu và nhiều người khác bị thương tích, trong đó có 1 người bị hôn mê.
Trước đó, lợi dụng việc đào mương thủy lợi do xã đào nếu đi thẳng theo tuyến thì sẽ không đụng đến Nhà xứ mới xây, nhưng đến khu vực gần nhà xứ đã bị bẻ cong, do vậy sẽ đi sát móng nhà xứ, Ban hành giáo đã đề nghị UBND xã cho đào thẳng để không ảnh hưởng đến Nhà xứ và ngăn cản suốt một tuần. Trong khi đó, nhà cầm quyền còn thâm độc hơn khi dùng loa phát thanh của xã để rêu rao cha xứ và giáo dân giáo xứ đang âm mưu chiếm đoạt đất đai của nhà nước.
Trước sức ép của truyền thông khi những hình ảnh đàn áp được truyền đi, ngày 26/11/2011, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Trần Minh Kỳ, đã chỉ thị cho chính quyền xã Bình Lộc phải cải chính công khai trên phương tiện truyền thông về nội dung buổi phát thanh sáng ngày 16/11/2011 là, đã dùng những lời lẽ xúc phạm đến linh mục quản xứ và giáo dân giáo xứ Mỹ Lộc, xuyên tạc sự thật dẫn đến sự hiểu nhầm giữa người lương dân đối với giáo dân… Nhưng đó cũng chỉ là chiêu xoa diệu dư luận vì chính quyền xã Bình Lộc đã không thực hiện lệnh trên.
Chiều ngày 02/12/2011, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của giáo phận Vinh, đã về thăm hỏi động viên cha quản xứ và bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Lộc đang phải sống trong hoàn cảnh đau thương, đặc biệt là các nạn nhân trong đợt bị tấn công. Trong bài giảng Lễ được dâng tại giáo xứ, ngài đã lên tiếng kiên quyết đấu tranh cho công lý và sự thật, nhưng đồng thời cũng không giữ hận thù trong trái tim: “đối với chúng ta, những người Công giáo, những người con Chúa, thì một mặt chúng ta đòi hỏi công lý, đòi được đối xử một cách hợp tình hợp lý, và cũng yêu cầu những người có trách nhiệm trong vụ này phải có một lời xin lỗi nào đó hay phải đính chính những thông tin sai lạc. Tuy nhiên, mặt khác, giáo huấn xã hội của Công giáo, cũng như tình yêu của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải biết mở rộng tấm lòng. Chúng ta phải là những con người của Tin Mừng và phải tích cực kiến tạo hòa bình. Dĩ nhiên, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh cho công lý và sự thật, nhưng đồng thời cũng không giữ hận thù trong trái tim để mau chóng thiết lập lại cuộc sống hài hòa xưa kia”.
8. Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà - Hà Nội tiếp tục bị bách hại và bị xâm hại tài sản.
Cụ thể, vào ngày 10/07/2011, Cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, trên đường thực thi sứ mạng của Dòng tại Singapore, đã bị công an thành phố Sài Gòn ngăn chặn tại Phi trường Tân Sơn Nhất. Sau đó, Hội nghị các Giám tỉnh DCCT lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Việt Nam vào ngày 15/07/2011. Tương tự, ngày 12/07, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh Văn phòng tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam bị công an cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh ngăn chận không cho xuất cảnh sang Campuchia.
Lặp lại điệp khúc cưỡng chiếm đất đai, từ tháng 9/2011, nhà cầm quyền đã chuẩn bị để thực hiện dự án Trung tâm xử lý nước thải cho bệnh viện Đống Đa trên trên diện tích 2.000m2 đất hợp pháp của DCCT Thái Hà - Hà Nội. Để làm được điều này, từ ngày 01 đến 04/10/2011, loa phóng thanh của phường Quang Trung, quận Đống Đa đã liên tục phát thông báo cho biết nhà cầm quyền sẽ thực hiện dự án. Những ngày sau đó, đại diện bệnh viện Đống Đa, UBND Phường Quang Trung cũng thông báo cho Giáo xứ Thái Hà nội dung tương tự.
Trước tình hình đó, Giáo xứ Thái Hà đã lập tức gửi đến các cơ quan hữu quan kiến nghị ngưng tiến hành dự án xây dựng trạm xử lý nước thải, đồng thời trả lại giáo xứ khu nhà đất mà nhà nước đang mượn. DCCT đã trưng bảng điện tử để thể hiện nguyện vọng của mình trên chỗ cao nhất của tu viện: “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà”.
Trước những phản ứng của Giáo xứ Thái Hà đối với dự án, ngày 03/11/2011 nhà cầm quyền Hà Nội đã đưa hàng trăm côn đồ với sự hỗ trợ của công an và truyền thanh truyền hình vào phá phách, chửi bới các linh mục tu sĩ tại Thái Hà. Ngày 08/11/2011, nhà nước cho người đến sinh sự với ông Dũng, một giáo dân trung kiên của giáo xứ, rồi công an lấy cớ đến bắt giam ông Dũng một cách vô cớ.
Sau khi nhận được tường trình của Giáo xứ Thái Hà, ngày 04/11/2011, Linh mục Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đã gửi văn thư hiệp thông đến Giáo xứ Thái Hà, trong đó có đoạn: “Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn khẳng định và tôn trọng quyền sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế trên khu đất 61.455 m2 của tu viện tại 180 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, bao gồm cả cơ sở và những phần đất mà các cơ quan nhà nước đang sử dụng trên phần đất này”. Văn thư cũng lên án những lời lẽ xúc phạm, gây hấn và hành vi bạo lực của toán côn đồ.
Tối ngày 16/11/201,1 nhà cầm quyền Hà Nội đã đưa cảnh sát cơ động, công an, an ninh các loại và nhiều thiết bị, xe cộ vào khu vực Tu viện của Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, nhằm bắt đầu chiến dịch làm thay đổi dấu tích, xóa bỏ tu viện đã mượn, với mục đích chiếm cướp lâu dài.
Sáng ngày 18/11/2011, 13 linh mục và khoảng 200 giáo dân giáo xứ Thái Hà đã đến Ủy ban nhân dân TP Hà Nội để nộp đơn khiếu nại để phản đối việc thi hành “dự án nước thải” của chính quyền Hà Nội. Vào lúc 15 giờ 20 cùng ngày, ông Michael Orana, tùy viên của Toà Đại Sứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã đến thăm các linh mục, tu sĩ và giáo dân giáo xứ Thái Hà. Ông cho biết rất ngỡ ngàng vì trước đó 1 tuần tại Washington, D.C vị đại diện nhà cầm quyền Việt Nam đã báo cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam được tôn trọng, nhưng những việc vừa xảy ra tại giáo xứ Thái Hà thì hoàn toàn ngược lại những gì được báo cáo.
Chiều ngày 20/11/ 2011, vào lúc 4 giờ 45, chính quyền đưa dân phòng tên Mai Quyết Chiến vào nhà thờ trong thánh lễ dành cho các cháu thiếu nhi nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, tên côn đồ mang áo dân phòng lầm lì tiến lên cung thánh nhà thờ Thái Hà. Tay cầm điếu thuốc bốc khói, định dí vào mặt linh mục Vũ Đồng Tùng đang dâng lễ.
Sau khi gởi đơn kiện lần 1 mà không nhận được hồi âm trong khi “dự án nước thải” vẫn được ngày đêm thi công. ngày 02/12/2011, các linh mục, tu sĩ và giáo dân đã tiếp tục đi nộp đơn kiện lần 2. Trên đường nộp đơn khiếu nại trở về trong trật tự thì họ bị áp bức, đánh đập, bắt giữ trái pháp luật. Nhà cầm quyền đã đưa vào tạm giữ tại trại Phục hồi nhân phẩm ở Lộc Hà hay còn gọi là Trung tâm lưu trú Lộc Hà.” Đây thực chất là trại để giam giữ gái mại dâm, chứng tỏ nhà cầm quyền thành phố Hà Nội không từ bỏ bất cứ dã tâm nào trong việc triệt hạ tôn giáo một cách tinh vi.
Ngay khi tin tức về cuộc tấn công và bắt bớ các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà, từ Hà Nội loan truyền trên các cơ quan thông tin Công Giáo Việt Nam trong và ngoài nước, cùng với những đêm thắp nến cầu nguyện từ trong nước đến hải ngoại, từ Hoa Kỳ, Úc đến các nước Âu Châu, các vị lãnh đạo Giáo Hội và nhiều tổ chức đã cất lên tiếng nói hiệp thông với Thái Hà.
Ngày
Ngay khi tin tức về cuộc tấn công và bắt bớ các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà, từ Hà Nội loan truyền trên các trang mạng truyền thông, ngày 02/12/2011, Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, vị giám mục can trường, nhiệt thành với quê hương, yêu mến Giáo Hội Việt Nam đã có thư bày tỏ và hiệp thông với Dòng Chúa Cứu Thế và Thái Hà: “Tôi rất xúc động trước những biến cố đang liên tục xảy đến cho các anh em và giáo dân tai GX Thái Hà, nhất là sự kiện công an Hanoi tấn công, bắt bớ và hành hung dã man đối với các anh em và giáo dân trong khi biểu tình ôn hòa vì những bất công mà chính chính phủ Hanoi là thủ phạm. Tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông sâu xa đến mọi nạn nhân và mọi người đang can đảm tranh đấu trước bạo quyền”
Cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế đã bày tỏ tâm tình hiệp thông: “Chúng tôi rất khâm phục sự dấn thân của Tỉnh Dòng Việt Nam, cách riêng sự dấn thân của chính Cha Giám tỉnh, để cổ vũ cho những nỗ lực kiến tạo công lý và hòa bình cho những anh chị em tại Việt Nam, là những người đang chịu đau khổ vì bạo lực, vì bất công, và vì những nỗ lực của chế độ cộng sản, một thể chế luôn vi phạm hay xem thường các quyền con người”.
Cha Bernado Cervellera, giám đốc thông tấn xã Công Giáo Asia-News viết từ Rôma, thủ đô của Giáo Hội Công Giáo: “Tôi cầu nguyện cho anh em và toàn thể Giáo Hội tại Việt Nam trong thời khắc đầy thách đố và khó khăn này”.
Ngày 10/11/2011, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam ra thông cáo báo chí nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi khủng bố tại giáo xứ Thái Hà và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam: 1) Chấm dứt những hành vi khủng bố Giáo Xứ Thái Hà; 2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các tôn giáo khác. Bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các tôn giáo; 3) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính họ ban hành và trả lại tất cả tài sản đã chiếm đoạt của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và của các tôn giáo bạn; 4) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.
Năm 2011 trôi qua với những sự kiện vui, buồn, đau đớn, bị bách hại nơi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Tất cả đã trôi qua và trong năm 2012, những người con Chúa vẫn tiếp tục làm chứng tá giữa đời theo gương các Thánh, nhất là theo gương trung kiên của các Thánh Tử Đạo Việt Nam để gìn giữ, bảo tồn đức tin Công Giáo, tuân theo lệnh truyền của Chúa Kitô loan báo Tin Mừng cho mọi người, mọi nơi. Cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng giữ gìn chúng con, chúng con xin phó thác vào sự quan phòng của Chúa.
Lã Thụ Nhân.
Liên Đới Niềm Tin Trong Gia Đình: Cầu cho các bậc Cao Niên và những Phụ Huynh kỷ niệm Hôn Phối
Trần Văn Cảnh
16:16 02/01/2012
Liên Đới Niềm Tin Trong Gia Đình
Cầu cho các bậc Cao Niên và những Phụ Huynh kỷ niệm Hôn Phối
Paris. 01.01.2012, Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, theo tinh thần « Liên đới Niềm Tin trong Gia Đình », cầu cho các bậc Cao Niên và những Phụ Huynh kỷ niệm Hôn Phối.
Về các sinh hoạt Mục Vụ Gia Ðình, Giáo xứ Việt Nam Paris đã nghe theo lời chỉ dậy của Giáo Hội, đặc biệt là « Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay » Phần 2, Chương 1, của Công Đồng Vatican II, năm 1965, « Tông Huấn Gia Ðình » của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1981 và Thơ chung mục vụ « Thánh Hoá Gia đình » của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 2002. Tuân theo những chỉ dậy ấy, Giáo Xứ đã lần lượt tổ chức, theo thứ tự thời gian, bốn sinh hoạt sau đây :
1- Nhóm Gia Đình Trẻ. Từ 1992, các buổi hội họp giao lưu và hội học đã được tổ chức cho các gia đình trẻ, dưới sự hướng dẫn tuyên úy của cha Mai Ðức Vinh, rồi cha Trần Anh Dũng. Nhóm Gia Ðình Trẻ này qui tụ trung bình khoảng từ 10 đến 17 cặp vợ chồng trẻ. Họ họp nhau trung bình từ 2 đến 3 lần trong năm phụng vụ, để trao đổi và học hỏi với nhau về những vấn đề và kinh nghiệm của cuộc sống lứa đôi và cuộc sống gia đình. Sinh hoạt này phát triển mạnh hơn từ năm 1998, với cuộc họp chung ngày 17.04.1998 qui tụ khoảng 80 phụ huynh trẻ, đã lấy một tên mới là Ngày Gia Ðình. Từ ngày ấy, hằng năm, mỗi năm một lần, Ngày Gia Ðình được một nhóm gia đình trẻ nòng cốt tổ chức. Trung bình số người tham dự di dịch từ 40 đến 80 người.
2- Khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân. Từ 1995, Ban Giám Đốc Giáo Xứ đã quyết định khai giảng khoá chuẩn bị hôn nhân, dành cho các thanh niên nam nữ muốn chuẩn bị lập gia đình. Từ đó đến nay, mỗi năm 2 khóa, một vào mùa Phục Sinh, một vào mùa Giáng Sinh, đã được tổ chức. Mỗi khóa, 10 đề tài đã được giảng dậy do 10 giảng viên chuyên môn : Mục đích và đặc tính của Bí Tích Hôn Phối (LM Mai Đức Vinh) ; Gia đình với dân luật của Pháp (Ls Lê Đình Thông) ; Đời sống sinh lý vợ chồng (Bs Nguyễn Văn Ái) ; Đời sống đạo đức của gia đình (Gs Nguyễn Văn Thạch) ; Giáo dục con cái (Gs Trần Văn Cảnh) ; Phương pháp dưỡng thai và dưỡng nhi (Bs Tạ Thanh Minh) ; Vấn đề tài chánh trong gia đình (Gs Phạm Bá Nha) ; Người chồng tốt (Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh) ; Người vợ tốt (Bà Gs Tạ Thanh Minh Khánh) ; Phụng vụ hôn nhân (Lm Đinh Đồng Thượng Sách)
3- Khánh nhật Kỷ Niệm Hôn Nhân. Tứ 1996, thêm vào với những sinh hoạt mục vụ gia đình dành cho những người vừa và sắp bước vào đời sống gia đình trên đây, còn có một sinh hoạt mục vụ gia đình khác dành cho toàn thể cộng đoàn, mà người chủ chốt hoạt náo là những cặp hôn nhân trưởng thành, đã lập gia đình được 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60,.. năm. Ðó là khánh nhật kỷ niệm hôn nhân, khởi đầu từ lễ Thánh Gia 29.12.1996. Khánh nhật hôn nhân đã được tổ chức liên tục 8 lần, vào các lễ Thánh Gia 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003. Tất cả có 143 cặp vợ chồng đã ghi tên tham dự ngày khánh nhật hôn nhân này. Năm nhiều nhất có 40 cặp, năm ít nhất có 10 cặp. Trung bình mỗi lần có gần 18 cặp tham dự. Trong những lễ khánh nhật này, số người tham dự thánh lễ lên tới cả 1000. Từ 2004, khánh nhật kỷ niệm hôn nhân không được tổ chức trong một số năm, vì không có người ghi tên tham dự. Nhưng, hằng năm, trong Lễ Thánh Gia hay Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đức Ông Giám Đốc vẫn dâng lễ cầu nguyện cho các bậc phụ huynh. Năm nay, 01.01.2012, Lễ khánh nhật hôn nhân đã được tổ chức lại cho hai cặp hôn nhân.
4. Khánh Nhật Chúc Mừng Lễ Thọ. Từ 1999, dựa vào lòng tôn kính các bậc trưởng lão của văn hoá Việt Nam, một sinh hoạt mục vụ gia đình cho toàn cộng đoàn khác là khánh nhật chúc mừng thượng thọ, đã được tổ chức. Lần thứ nhất vào ngày 31.12.1999 với hơn 150 vị cao niên đến tham dự. Lần thứ hai vào ngày 31.12.2006 với khoảng 200 vị cao niên, từ 70 tuổi trở lên, đã đáp lời mời của Ban Giám Ðốc Giáo Xứ, đến dự lễ. Những năm khác, Lễ Chúc Mừng Thượng Thọ đã không được tổ chức, vì số người ghi tên tham dự quá ít. Nhưng trong lễ Thánh Gia, hay lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Vị chủ tế vẫn dâng lễ cầu nguyện cho các bậc Cao Niên.
Như vậy, thực tế, hằng năm hai sinh hoạt vẫn được đều đặn tổ chức, là Ngày Gia Đình Trẻ và các Khóa Chuẩn bị Hôn Nhân. Hai sinh hoạt khác, là Khánh nhật Kỷ niệm Hôn nhân và Khánh nhật Chúc mừng Lễ Thọ, thì chỉ được tổ chức theo nhu cầu.
Liên đới Niềm Tin trong Gia Đình, 01.01.2012. Theo chiều hướng mục vụ « Liên Đới Niềm Tin », ngày Lể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa năm nay, 01.01.2012, Đức Ông Giám Đốc đã cùng cha Đinh Đồng Thượng Sách và ba thầy phó tế Nguyễn Văn Thạch, Phạm Bá Nha và Nguyễn Sơn cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Các Bậc Cao Niên và Những Phụ Huynh, đặc biệt cho hai cặp phụ huynh kỷ niệm Hôn Phối 40 năm và 20 năm.
Đó là cặp Ông Mathêu Vũ Ngọc Hiện và bà Anna Vũ Thị Nguyệt, kỷ niệm 40 năm hôn phối. Và cặp ông Giuse Nguyễn Văn Chiến và bà Anna Dương Bích Liên, kỷ niệm 20 năm hôn phối. Sau khi đã nghe Lời Chúa qua thánh thư và phúc âm, cộng đoàn đã được hai cặp phụ huynh chia sẻ tình yêu và niềm vui hạnh phúc gia đình.
Chia sẻ của ông Vũ Ngọc Hiện. Đứng bên vợ mình trên bục sách thánh, Ông Vũ Ngọc Hiện đã đặc biệt nói về hạnh phúc gia đình : 1- trong sự hòa thuận vợ chồng, hiệp nhất tinh thần và liên đới giúp đỡ nhau vào những lúc gian nan, xa cách ; 2- trong việc thống nhất đường hướng và ý chí giáo dục con cái trong đời sống đức tin, tôn trọng tính khí cá nhân của mỗi đứa con, mà rèn tập cho chúng biết sống theo giáo lý và luân lý của phúc âm, đều đặn đọc kinh dự lễ và biết góp công của mình vào việc bác ái và việc giảng đạo ; 3- Và trong sự thuận vợ thuận chồng, làm việc công quả trong các hội đoàn giáo xứ.
Chia sẻ của bà Dương Bích Liên. Cùng đứng với chồng mình trên bục sách thánh, bà Dương Bích Liên đã chia sẻ ba ước nguyện trước đây trên 20 năm, khi còn là một cô gái « đi chùa theo phật », bắc kỳ, nhưng đã theo học giáo lý hôn nhân với Đức Ông Mai Đức Vinh. Ba điều ước đó là : lấy được chồng không bắc kỳ, con một và là công giáo.
Rồi bà chia sẻ niềm vui lớn từ 20 năm nay, từ ngày kết hôn cùng chồng mình là ông Giuse Nguyễn Văn Chiến. Niềm vui ấy là chồng bà, dẫu là người bắc kỳ như bà, dẫu là con trong một gia đình đông con, nhưng ông là công giáo. Chỉ một nét ấy, bà cũng vui mừng và mãn nguyện lắm rồi : chồng bà là công giáo. Hôm nay, cùng chồng công giáo, bà đã trở lại công giáo và đã có hai người con công giáo.
Sau thánh lễ, một Đại Diện Hội Đồng Mục Vụ đã chúc mừng hai cặp Phụ Huynh kỷ niệm Hôn Phối 40 và 20 năm hôm nay. Xin cho hai gia đình luôn mãi được hạnh phúc. Yêu thương nhau trong gia đình, phục vụ Giáo Gội và Xã Hội qua Cộng Đoàn. Ông cũng không quên chúc các bậc cao niên trong Công Đoàn, cũng như Ban Giám Đốc và toàn thể Cộng Đoàn MỘT NĂM MỚI 2012 ĐẦY ƠN CHÚA và HẠNH PHÚC.
Ca đoàn cất bài ca kết lễ : « Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo thủa xưa,…Cho người cha,..Cho người thân mẫu,…Cho đoàn thơ ấu,… »
Paris, ngày 02.01.2012
GS Trần Văn Cảnh
Cầu cho các bậc Cao Niên và những Phụ Huynh kỷ niệm Hôn Phối
Paris. 01.01.2012, Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, theo tinh thần « Liên đới Niềm Tin trong Gia Đình », cầu cho các bậc Cao Niên và những Phụ Huynh kỷ niệm Hôn Phối.
Về các sinh hoạt Mục Vụ Gia Ðình, Giáo xứ Việt Nam Paris đã nghe theo lời chỉ dậy của Giáo Hội, đặc biệt là « Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay » Phần 2, Chương 1, của Công Đồng Vatican II, năm 1965, « Tông Huấn Gia Ðình » của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1981 và Thơ chung mục vụ « Thánh Hoá Gia đình » của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam năm 2002. Tuân theo những chỉ dậy ấy, Giáo Xứ đã lần lượt tổ chức, theo thứ tự thời gian, bốn sinh hoạt sau đây :
1- Nhóm Gia Đình Trẻ. Từ 1992, các buổi hội họp giao lưu và hội học đã được tổ chức cho các gia đình trẻ, dưới sự hướng dẫn tuyên úy của cha Mai Ðức Vinh, rồi cha Trần Anh Dũng. Nhóm Gia Ðình Trẻ này qui tụ trung bình khoảng từ 10 đến 17 cặp vợ chồng trẻ. Họ họp nhau trung bình từ 2 đến 3 lần trong năm phụng vụ, để trao đổi và học hỏi với nhau về những vấn đề và kinh nghiệm của cuộc sống lứa đôi và cuộc sống gia đình. Sinh hoạt này phát triển mạnh hơn từ năm 1998, với cuộc họp chung ngày 17.04.1998 qui tụ khoảng 80 phụ huynh trẻ, đã lấy một tên mới là Ngày Gia Ðình. Từ ngày ấy, hằng năm, mỗi năm một lần, Ngày Gia Ðình được một nhóm gia đình trẻ nòng cốt tổ chức. Trung bình số người tham dự di dịch từ 40 đến 80 người.
3- Khánh nhật Kỷ Niệm Hôn Nhân. Tứ 1996, thêm vào với những sinh hoạt mục vụ gia đình dành cho những người vừa và sắp bước vào đời sống gia đình trên đây, còn có một sinh hoạt mục vụ gia đình khác dành cho toàn thể cộng đoàn, mà người chủ chốt hoạt náo là những cặp hôn nhân trưởng thành, đã lập gia đình được 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60,.. năm. Ðó là khánh nhật kỷ niệm hôn nhân, khởi đầu từ lễ Thánh Gia 29.12.1996. Khánh nhật hôn nhân đã được tổ chức liên tục 8 lần, vào các lễ Thánh Gia 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003. Tất cả có 143 cặp vợ chồng đã ghi tên tham dự ngày khánh nhật hôn nhân này. Năm nhiều nhất có 40 cặp, năm ít nhất có 10 cặp. Trung bình mỗi lần có gần 18 cặp tham dự. Trong những lễ khánh nhật này, số người tham dự thánh lễ lên tới cả 1000. Từ 2004, khánh nhật kỷ niệm hôn nhân không được tổ chức trong một số năm, vì không có người ghi tên tham dự. Nhưng, hằng năm, trong Lễ Thánh Gia hay Lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đức Ông Giám Đốc vẫn dâng lễ cầu nguyện cho các bậc phụ huynh. Năm nay, 01.01.2012, Lễ khánh nhật hôn nhân đã được tổ chức lại cho hai cặp hôn nhân.
Như vậy, thực tế, hằng năm hai sinh hoạt vẫn được đều đặn tổ chức, là Ngày Gia Đình Trẻ và các Khóa Chuẩn bị Hôn Nhân. Hai sinh hoạt khác, là Khánh nhật Kỷ niệm Hôn nhân và Khánh nhật Chúc mừng Lễ Thọ, thì chỉ được tổ chức theo nhu cầu.
Liên đới Niềm Tin trong Gia Đình, 01.01.2012. Theo chiều hướng mục vụ « Liên Đới Niềm Tin », ngày Lể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa năm nay, 01.01.2012, Đức Ông Giám Đốc đã cùng cha Đinh Đồng Thượng Sách và ba thầy phó tế Nguyễn Văn Thạch, Phạm Bá Nha và Nguyễn Sơn cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Các Bậc Cao Niên và Những Phụ Huynh, đặc biệt cho hai cặp phụ huynh kỷ niệm Hôn Phối 40 năm và 20 năm.
Chia sẻ của ông Vũ Ngọc Hiện. Đứng bên vợ mình trên bục sách thánh, Ông Vũ Ngọc Hiện đã đặc biệt nói về hạnh phúc gia đình : 1- trong sự hòa thuận vợ chồng, hiệp nhất tinh thần và liên đới giúp đỡ nhau vào những lúc gian nan, xa cách ; 2- trong việc thống nhất đường hướng và ý chí giáo dục con cái trong đời sống đức tin, tôn trọng tính khí cá nhân của mỗi đứa con, mà rèn tập cho chúng biết sống theo giáo lý và luân lý của phúc âm, đều đặn đọc kinh dự lễ và biết góp công của mình vào việc bác ái và việc giảng đạo ; 3- Và trong sự thuận vợ thuận chồng, làm việc công quả trong các hội đoàn giáo xứ.
Chia sẻ của bà Dương Bích Liên. Cùng đứng với chồng mình trên bục sách thánh, bà Dương Bích Liên đã chia sẻ ba ước nguyện trước đây trên 20 năm, khi còn là một cô gái « đi chùa theo phật », bắc kỳ, nhưng đã theo học giáo lý hôn nhân với Đức Ông Mai Đức Vinh. Ba điều ước đó là : lấy được chồng không bắc kỳ, con một và là công giáo.
Sau thánh lễ, một Đại Diện Hội Đồng Mục Vụ đã chúc mừng hai cặp Phụ Huynh kỷ niệm Hôn Phối 40 và 20 năm hôm nay. Xin cho hai gia đình luôn mãi được hạnh phúc. Yêu thương nhau trong gia đình, phục vụ Giáo Gội và Xã Hội qua Cộng Đoàn. Ông cũng không quên chúc các bậc cao niên trong Công Đoàn, cũng như Ban Giám Đốc và toàn thể Cộng Đoàn MỘT NĂM MỚI 2012 ĐẦY ƠN CHÚA và HẠNH PHÚC.
Ca đoàn cất bài ca kết lễ : « Giuse trong xóm nhỏ khó nghèo thủa xưa,…Cho người cha,..Cho người thân mẫu,…Cho đoàn thơ ấu,… »
Paris, ngày 02.01.2012
GS Trần Văn Cảnh
Một đóa hoa cho Dalat: ngôi nhà thờ Thánh Tâm
Trần Mạnh Trác
19:04 02/01/2012
Một đóa hoa cho Dalat: ngôi nhà thờ Thánh Tâm
Có lẽ những "Ai lên xứ hoa đào" ngày nay, khó có người còn được nghe tiếng "thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như tiếng tơ," (Hòang Nguyên) hoặc đến bên hồ mà "để nghe dưới nước đáy hồ reo, để nghe tơ liễu run trong gió," (Hàn Mặc Tử) vì một lý do giản dị, Dalat đã chứng kiến nhiều đổi thay cực kỳ to lớn, từ một đào nguyên lãng mạn trở thành một địa chỉ giải trí cuối tuần.
Một khu Hòa Bình với những căn nhà tạp chủng chồng chất lên nhau, một khu chợ rác rến ngập tràn, một hồ Than Thở (hay chỉ là cái ao?) núi lở bùn lầy sơ xác, một hồ Xuân Hương nước xanh lè, sùi bọt vữa.(1)
Và nhiều con đường nhộn nhịp, không vì bóng dáng yểu điệu của những nữ sinh Bùi Thị Xuân, nhưng chen chúc những "khẩu trang" trên những chiếc xe gắn máy hỗn hào.
Tuy thế, một người "thiện tâm" vẫn có thể tìm được sự tĩnh lặng tâm hồn trong một khung cảnh núi hồ nhiều hoa tươi cỏ lạ: Thiền Viện Trúc Lâm; hoặc dưới mái rồng ngũ sắc giữa những cây xanh rì rào: nhà thờ xứ Du Sinh; hoặc trong nét hài hòa Âu Á của một nguyện đường trên đỉnh đồi lộng gió: Domaine de Marie.
Và hơn nữa bây giờ, khách thanh lịch sẽ có thể thưởng ngọan một 'bông hoa mới trong những công trình kiến trúc' của xứ hoa đào: ngôi nhà thờ Thánh Tâm.
Cách đây hơn 3 năm khi công trình xây dựng chưa bắt đầu thì ít người bên ngòai biết về nhà thờ Thánh Tâm bởi vì nơi đây là một tu viện khiêm nhường, tu viện thánh Vinh Sơn.
Xem hình nhà thờ Thánh Tâm Đà Lạt
Có một thời, người ta gọi nơi đó là "biệt thự Thánh Tâm của cha Gagnon"; vị linh mục DCCT gốc Canada 'nói tiếng Việt rành hơn cả người Việt' này đã mượn trụ sở của tu viện (từ năm 1955 đến 1970) để huấn luyện các cán bộ tông đồ giáo dân trong các giáo phận miền Nam.
Trong thời gian xây dựng thánh đường mới, để có chỗ cử hành thánh lễ, một cái 'trái' đã được dựng lên bằng hằng trăm tấm tôn đủ cỡ, đầy lỗ đinh, rỉ sét, vá víu vào nhau cách sơ sài, dùng 2 mặt tường của căn nhà làm chỗ nương tựa.
'Mưa rơi giọt vắn giọt dài từ trên sống mái, gío lạnh từng hồi rít qua kẽ vách' là hiện tượng thông thường. Cho nên việc xây dựng đã được "chạy nước rút" để có thể dùng kịp cho dịp Noel, và vào ngày 28 thàng 12 vừa qua, ngôi nhà thờ đã được cung hiến, chính thức sử dụng vào công việc thờ phượng.
...
Những ai đã đi thăm nguyện đường Domaine de Marie thì sẽ có cảm giác 'quen quen' khi đứng trước ngôi nhà thờ Thánh Tâm mới. Cả hai là những kiến trúc kết hợp 2 nền văn hóa Đông và Tây với những vòm cửa kiểu 'gothic' nhẹ nhàng, một bản sắc đặt thù của thế kỷ 17 bên trời Âu, và với một mái nhọn vút cao, bản sắc của những ngôi 'nhà ròng' vùng Cao Nguyên Việt Nam.
Cả hai ngôi thánh đường là những tinh hoa cho một cố gắng hài hòa Âu Á rất 'Dalat'.
Và hình như để khoe thêm vẻ đẹp thiên phú của vùng cao nguyên mát mẻ này, nhiều vườn hoa màu sắc đã được thiết kế quanh nhà thờ Thánh Tâm, tạo cảnh quan cho một ốc đào bình an.
Một khung cảnh thóat trần giữa một đô thị ồn ào, nằm ngay cạnh trung tâm thành phố, là nét thu hút của ngôi nhà thờ mới. Với địa chỉ 40 đường Trần Phú (Yersin cũ), người ta có thể tản bộ 5 phút từ trung tâm Dalat, hoặc 5 phút từ ngôi nhà thờ Chính Tòa (nhà thờ Con Gà) đi về phía thác Cam Ly.
Trên đường tới gần nhà thờ, người ta dễ dàng nhận ra những vòm cửa trắng trên một mái đỏ, giống như những cánh hoa huệ đang nở ra để hứng lấy ánh sáng từ trời cao.
Nếu Domaine de Marie gạch đỏ đứng bệ vệ trên đồi cao, tạo cảm tưởng của một thành trì vững vàng làm chỗ nương tựa cho những mảnh đời lộng gió, thì nhà thờ Thánh Tâm màu áo lụa trắng, ẩn hiện dưới những tàn lá thông tươi mát trong thung lũng, đem lại hình ảnh của một thiên sứ loan tin mừng cho những linh hồn lạc lõng.
Ước mong rằng, nhiều tâm hồn khát khao sẽ tìm thấy dưới mái nhà thờ Thánh Tâm này những vui mừng hy vọng của một mùa Giáng Sinh và nhiều mùa sau nữa...
(1) Quan chức thành phố cho biết hồ Xuân Hương bị nạn "Tảo", một lọai rong rêu sinh sản quá nhanh vì việc sử dụng phân bón quá độ ở thượng nguồn.
Trần Mạnh Trác
Một khu Hòa Bình với những căn nhà tạp chủng chồng chất lên nhau, một khu chợ rác rến ngập tràn, một hồ Than Thở (hay chỉ là cái ao?) núi lở bùn lầy sơ xác, một hồ Xuân Hương nước xanh lè, sùi bọt vữa.(1)
Và nhiều con đường nhộn nhịp, không vì bóng dáng yểu điệu của những nữ sinh Bùi Thị Xuân, nhưng chen chúc những "khẩu trang" trên những chiếc xe gắn máy hỗn hào.
Tuy thế, một người "thiện tâm" vẫn có thể tìm được sự tĩnh lặng tâm hồn trong một khung cảnh núi hồ nhiều hoa tươi cỏ lạ: Thiền Viện Trúc Lâm; hoặc dưới mái rồng ngũ sắc giữa những cây xanh rì rào: nhà thờ xứ Du Sinh; hoặc trong nét hài hòa Âu Á của một nguyện đường trên đỉnh đồi lộng gió: Domaine de Marie.
Và hơn nữa bây giờ, khách thanh lịch sẽ có thể thưởng ngọan một 'bông hoa mới trong những công trình kiến trúc' của xứ hoa đào: ngôi nhà thờ Thánh Tâm.
Cách đây hơn 3 năm khi công trình xây dựng chưa bắt đầu thì ít người bên ngòai biết về nhà thờ Thánh Tâm bởi vì nơi đây là một tu viện khiêm nhường, tu viện thánh Vinh Sơn.
Xem hình nhà thờ Thánh Tâm Đà Lạt
Có một thời, người ta gọi nơi đó là "biệt thự Thánh Tâm của cha Gagnon"; vị linh mục DCCT gốc Canada 'nói tiếng Việt rành hơn cả người Việt' này đã mượn trụ sở của tu viện (từ năm 1955 đến 1970) để huấn luyện các cán bộ tông đồ giáo dân trong các giáo phận miền Nam.
Trong thời gian xây dựng thánh đường mới, để có chỗ cử hành thánh lễ, một cái 'trái' đã được dựng lên bằng hằng trăm tấm tôn đủ cỡ, đầy lỗ đinh, rỉ sét, vá víu vào nhau cách sơ sài, dùng 2 mặt tường của căn nhà làm chỗ nương tựa.
'Mưa rơi giọt vắn giọt dài từ trên sống mái, gío lạnh từng hồi rít qua kẽ vách' là hiện tượng thông thường. Cho nên việc xây dựng đã được "chạy nước rút" để có thể dùng kịp cho dịp Noel, và vào ngày 28 thàng 12 vừa qua, ngôi nhà thờ đã được cung hiến, chính thức sử dụng vào công việc thờ phượng.
...
Những ai đã đi thăm nguyện đường Domaine de Marie thì sẽ có cảm giác 'quen quen' khi đứng trước ngôi nhà thờ Thánh Tâm mới. Cả hai là những kiến trúc kết hợp 2 nền văn hóa Đông và Tây với những vòm cửa kiểu 'gothic' nhẹ nhàng, một bản sắc đặt thù của thế kỷ 17 bên trời Âu, và với một mái nhọn vút cao, bản sắc của những ngôi 'nhà ròng' vùng Cao Nguyên Việt Nam.
Cả hai ngôi thánh đường là những tinh hoa cho một cố gắng hài hòa Âu Á rất 'Dalat'.
Và hình như để khoe thêm vẻ đẹp thiên phú của vùng cao nguyên mát mẻ này, nhiều vườn hoa màu sắc đã được thiết kế quanh nhà thờ Thánh Tâm, tạo cảnh quan cho một ốc đào bình an.
Một khung cảnh thóat trần giữa một đô thị ồn ào, nằm ngay cạnh trung tâm thành phố, là nét thu hút của ngôi nhà thờ mới. Với địa chỉ 40 đường Trần Phú (Yersin cũ), người ta có thể tản bộ 5 phút từ trung tâm Dalat, hoặc 5 phút từ ngôi nhà thờ Chính Tòa (nhà thờ Con Gà) đi về phía thác Cam Ly.
Trên đường tới gần nhà thờ, người ta dễ dàng nhận ra những vòm cửa trắng trên một mái đỏ, giống như những cánh hoa huệ đang nở ra để hứng lấy ánh sáng từ trời cao.
Nếu Domaine de Marie gạch đỏ đứng bệ vệ trên đồi cao, tạo cảm tưởng của một thành trì vững vàng làm chỗ nương tựa cho những mảnh đời lộng gió, thì nhà thờ Thánh Tâm màu áo lụa trắng, ẩn hiện dưới những tàn lá thông tươi mát trong thung lũng, đem lại hình ảnh của một thiên sứ loan tin mừng cho những linh hồn lạc lõng.
Ước mong rằng, nhiều tâm hồn khát khao sẽ tìm thấy dưới mái nhà thờ Thánh Tâm này những vui mừng hy vọng của một mùa Giáng Sinh và nhiều mùa sau nữa...
(1) Quan chức thành phố cho biết hồ Xuân Hương bị nạn "Tảo", một lọai rong rêu sinh sản quá nhanh vì việc sử dụng phân bón quá độ ở thượng nguồn.
Trần Mạnh Trác
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
11:04 02/01/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
“Tuổi mười lăm em lớn lên từng ngày,”
“Một buổi sáng, bỗng thành thiếu nữ.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Phan Hách)
Lc 2: 16-21
Tuổi 15, em lớn lên thành thiếu nữ. Với thiếu nữ Maria, tuổi 15 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Tuy mới chỉ 15, Mẹ đã được thần sứ đến báo tin Mẹ trở thành Mẹ Đức Giêsu. Trở thành Mẹ của Chúa, như thánh Luca ghi lại ở trình thuật.
Trình thuật thánh Luca ghi, là ghi về sự kiện thôn làng Bê-Lem nay có Chúa, có Mẹ hiền, có niềm vui Chúa Giáng hạ làm Con của Mẹ, Đức Maria. Trình thuật thánh sử ghi, chỉ đôi điều về Mẹ Thiên Chúa, nhưng Tin Mừng hôm nay, thánh sử viết: Đức Maria giữ mọi điều trong lòng mà suy nghĩ. Suy đi nghĩ lại nhiều, nên Mẹ đã hiểu điều thâm sâu của vấn đề. Và, Mẹ không chỉ thực hiện vai trò làm Mẹ của Thiên Chúa thôi, nhưng còn sống nhiệm tích làm Mẹ Chúa cách sâu sắc hơn.
Mẹ Thiên Chúa, đây không chỉ là danh xưng như mọi danh hiệu để tuyên xưng Mẹ mà Hội thánh tặng ban. Khi tặng danh hiệu này, Hội thánh còn muốn nói: thôn nữ trẻ, xuất thân từ thôn làng chẳng ai biết đến, lại hết lòng khiêm hạ sống trong thế hệ lịch sử được Chúa đoái hoài, nay cưu mang Đức Chúa nơi cung lòng của Mẹ và hạ sinh Con Thiên Chúa.
Được tặng ban danh hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, Mẹ sống đúng ý nghĩa của nhiệm tích này suốt đời Mẹ. Bởi, đời Mẹ không chỉ tạo sự sống cho và dưỡng nuôi Con mà thôi, nhưng Mẹ còn hiến trọn cuộc sống cho Chúa để Chúa thực hiện ơn cứu độ. Thế nên, Mẹ là Mẹ Đức Giêsu, Đấng đích thực và rất mực là Thiên Chúa. Ngài không là “Đức Chúa” trong ngoặc kép. Ngài cũng không theo cung cách nửa người nửa Chúa, như thơ văn ngoài đời vẫn đề cao, mà là Người Con độc nhất của Chúa Cha. Phận nữ tử Maria được gọi là Mẹ Thiên Chúa vì Đức Giêsu, Con của Mẹ đích thực là Chúa.
Trí tuệ con người khó có thể diễn tả nhiệm tích Mẹ Thiên Chúa, bằng ngôn ngữ. Bởi, phần đông ai cũng thấy khó mà có được ý niệm về một Đức Chúa sinh từ cô thôn nữ nhỏ bé là Maria còn rất trẻ. Người người thảy đều quan niệm rằng: Thiên Chúa không là thành phần của thời gian, không gian hoặc nền văn hóa nào, dù đặc biệt. Nhưng Đức Chúa của ta, lại là Thiên Chúa trải rộng khắp muôn nơi. Thế nên, chẳng một ai có thể lại nghĩ ra một Đức Chúa sinh từ nữ phụ trẻ người Palestin hai ngàn năm trước. Vì thế nên, mọi người vẫn được khuyên là: đừng tìm tòi để hiểu về mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa. Mà, hãy chỉ nên cảm tạ Chúa vì quà tặng niềm tin Ngài ban cho ta thật cao cả để mà tin.
Và, để ta tin một cách đích đáng mà không sợ lầm lẫn, hãy bỏ qua một bên các chi tiết thần học cho các đấng bậc học về thần thiêng, để rồi sẽ nghe rõ tiếng của Mẹ đang nói với ta về niềm tin Mẹ có về nhập thể. Chúa nhập thể làm người, hiểu cho đúng, không có nghĩa bảo rằng Chúa trở thành người và sinh bởi Đức Maria cách đơn thuần, nhưng Ngài trở nên nghèo hèn và được thiếu nữ thấp hèn làm Mẹ. Điều đó có nghĩa là: Thiên Chúa trở thành người Do thái nghèo, nên Ngài đến với thế gian qua cung lòng của thiếu phụ trẻ gốc nguồn Galilê. Và Ngài đã làm như thế, để thực sự thành kẻ nghèo hèn của thế gian. Trở thành con người ở giữa chúng ta, thuộc về chúng ta trong cung cách rất giới hạn, xác thực và rất mực như Ngài thuộc về Mẹ nơi cung lòng giới hạn của Mẹ Ngài.
Và, Đức Maria khi sinh Chúa, Mẹ khẩn nài mọi người hãy thay đổi ý nghĩ xưa nay có về Thiên Chúa. Và, hãy khám phá ra Chúa theo phương cách khác hẳn, dù đó là lần đầu tiên ta nghĩ thế. Đôi khi ta vẫn nghĩ mình bị cuốn hút bởi sự cao cả của Thiên Chúa. Hãy cứ quên chuyện ấy đi, để rồi mình chỉ bị ngập tràn bởi sự nhỏ bé của trẻ bé, nơi Con của Mẹ. Và, nay trẻ-bé-Con-của-Mẹ thuộc về một người như chúng ta.
Giả như trẻ bé Giêsu không đích thực và rất mực là một bản thể như chúng ta và giữa sự thấp hèn của chúng ta, thì chẳng thể nào có được sự nhập thể vẹn toàn được. Nếu Ngài không là trẻ bé thấp hèn như một người ở giữa chúng ta, thì Ngài không thể nào cứu rỗi chúng ta được. Và hơn nữa, nếu Ngài không trở nên thấp hèn như chúng ta và trong chúng ta, thì Ngài không thể trỗi dậy chấp nhận hậu quả của thập giá. Và, cũng không thể ra khỏi mồ trống vào lễ Vượt Qua được. Vì, một khi Ngài không thể vượt qua được nỗi chết mà sống lại thì không thể đưa ta về với Cha, là nguồn mạch ơn cứu độ được nữa. Vì thế nên, bằng vào vai trò là Mẹ Chúa Cứu Thế, Đức Maria đã chứng tỏ cho ta thấy Đức Giêsu đích thực là người như chúng ta và trong chúng ta. Bởi, Ngài đích thực là con của Đức Maria và chính Mẹ lại là một người trong chúng ta, như chúng ta.
Khi nói ta tin vào Chúa, tức là nói: ta không đi vào khuôn phép kỳ lạ không ý nghĩa gì ngoài tính cách tôn giáo. Khi nói ta hiệp thông với Chúa, ta không có ý bảo rằng ta đang có cảm giác diệu kỳ/thần bí hoặc thứ gì đang tuôn chảy bên trong để rồi đưa ta đến chốn thiên đường nào hết. Nhưng, khi nói ta tin vào Chúa, tức ta thực sự muốn nói ta tin vào Ngài vì ta tin Mẹ. Ta vẫn tin –nói đúng hơn ta biết rõ- cả Mẹ và Ngài đều thuộc về chúng ta và ta thuộc về các Ngài, Mẹ và Chúa, theo nghĩa trần thế, đích thực con người. Và, nếu không có cơ sở của Mẹ sinh ra Chúa, và nếu Chúa không thực sự là Đức Chúa rất khác biệt, thì sẽ không có Đạo Chúa. Không có Tin Vui An Bình, và cũng chẳng có ơn cứu độ nào hết. Điều này không là triết thuyết, bởi con người không sáng tạo ra nhiệm tích, mà chỉ là thành phần của nhiệm tích ấy mà thôi. Nói cho cùng, Chúa đang có mặt ở đây. Vì, chính Mẹ đang ở đây. Và, Mẹ là người đã cưu mang và đem Chúa đến cho ta. Nói cách khác, Chúa là Đức Chúa, rất Maria.
Theo truyền thống, ngày đầu năm dương lịch là ngày để mọi người nguyện cầu cho hòa bình đến với thế giới. Hòa bình bén rễ sâu trong cuộc sống của mỗi người, và mặc lấy xác phàm làm người. Sự an hòa và bình yên, không đến để mọi người chui đầu vào đám mây mù mịt với tư tưởng thần học rồi có cảm giác lâng lâng ở bên trên. Mà, an hòa và bình yên đến với mọi người, để mỗi người nhận ra chuyện của thế trần vẫn là chuyện thực tế rất dân gian. Chuyện của những thăng trầm trong cuộc sống, có Đức Maria sắp xếp chấp nhận để Thiên Chúa đến với dân gian nhận làm con của Mẹ, hầu ở giữa dân gian loài người. Với con người.
Vẫn còn đó, lời Chúa phán rất rõ: “Bình an ta ban cho anh em. Bình an của Ta nay trao ban cho anh em….” Bởi thế nên, hãy cùng nhau nguyện cầu như Aaron xưa từng cầu nguyện: “Xin Ngài hãy hướng nhìn về phía chúng tôi. Xin Ngài đoái hoài nhìn xuống chúng tôi, và ban cho chúng tôi bình an của Ngài…” Lời cầu ấy, đã được Ngài lắng tai nghe. Và hôm nay, bằng vào nhiệm tích Ngài chấp nhận làm Con Đức Mẹ, sự thể ấy đã thành hiện thực, nơi bản chất Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, rất Maria.
Trong tinh thần cảm kích rất tin tưởng, ta lại sẽ cất cao lời thơ vui mà ngâm rằng:
“Tuổi mười lăm, em lớn lên từng ngày,
Một buồi sáng bỗng thành thiếu nữ.
Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ,
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ.”
(Nguyễn Phan Hách – Hoa Sữa)
Thơm ngát bên hồ loài hoa sữa, khi mẹ chấp nhận trở thành Mẹ Thiên Chúa. Đó là điều mọi người cần nhớ suốt đời. Nhớ mầu nhiệm thánh để cảm nhận, chứ không biện luận bằng ngôn ngữ của dân gian loài người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
“Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn”
“Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm”
“Trên mùa lá xanh,
“ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm ”
(Trịnh Công Sơn – Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng)
(Mt 6: 5)
Một lần nọ, có một bạn gọi điện về hỏi bần đạo: sao truyện phiếm của anh lúc nào cũng thấy trích cả thơ lẫn nhạc ngoài đời, như lời ru? Ru cho lắm, người đọc đi vào chốn ngủ vùi, rồi “thăng” cho mà xem. Nghe bảo thế, bần đạo đây chả dám thốt lên lời mà “thanh minh thanh nga” về đường lối vẫn rất phiếm. Khi về nhà, lục lọi bộ nhớ khá cũ kỹ để trả lời/trả vốn, bần đạo lại gặp được câu hát ru của nghệ sĩ họ Trịnh cứ văng vẳng bên tai:
“Thôi ngủ đi em,
mưa ru em ngủ,
tay em kết nụ nuôi trọn một đời, nuôi một đời người.
Mùa Xuân vừa đến xin mãi ăn năn mà thôi.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Có ru hay không, thì người em mình đâu nào đi vào chốn dễ ngủ. Ngủ vùi, ngủ gục hoặc vẫn cứ “trắng con mắt đen”, nên người em mình đâu nào muốn nói chỉ một lời ru, như nghệ sĩ cứ hát:
“Còn lời ru mãi,
Vang vọng một trời.
Mùa xanh lá vội, ru em miệt mài.
Còn lời ru mãi, còn lời ru hoài,
Ngàn năm ru hoài, ngàn đời ru ai.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Hồi thập niên ’60, bần đạo nghe đài thấy có vị cứ hát đi hát lại mãi một lời ca rất dễ ru hồn người vào chốn ngủ vùi với ngủ gục ở nhà thờ mà nhiều đấng thánh rất ít thấy. Gật gù đồng ý ở nhà thờ, đâu có là động thái những ngủ vùi hay ngủ gục. Có gật gù đồng ý tí chút, cũng chỉ là động thái ngủ gà ngủ gật ít phút giây đến khi đức thày chấm dứt bài chia sẻ, sẽ tỉnh ngay thôi. Nói thế nghĩa là: dân con nhà Đạo ngồi nghe dức thày giảng giải dù rất hứng, vẫn thấy cái gì đó rất không ổn, nên mới như vậy.
Sống Đạo chốn chợ đời, cũng có điệu ru cho dễ ngủ ở bài chia sẻ tuy không khô, nhưng sao đầu óc người nghe vẫn cứ “đi đâu lang thang cho đời mỏi mệt”. Vì mỏi mệt, nên kịp khi tỉnh giấc điệp có lời ru nhẹ, đã thấy khác. Khác nhiều nên biết sợ, bèn thư về đức thày ở Sydney nhờ giải đáp nỗi thắc mắc xem như thế có là lỗi/tội gì không?
Hỏi, là hỏi thế chứ đức thày nhà mình quyết nhận lời mà giảng giải những điều từng nói rất nhiều nhưng chưa thông. Vì người hỏi vẫn chưa thông, nên hôm nay đức thày lập lại những điều mình vẫn nói và nói chứ không ru, cho dù đó có là ru ngủ hay “ru em từng ngón xuân nồng” bằng những lời như sau:
“Câu hỏi của anh/chị, là một trong những thắc mắc mà nhiều người còn để trong đầu, dù từng có rất nhiều đấng bậc trả lời khá xuyên suốt. Theo tôi nghĩ, thì vấn đề anh/chị đặt ra rất dễ trở thành cố tật mà nhiều vị nay vuớng mắc. Gọi là cố tật, hay thói quen cứ bối rối về những lo ra, chia trí rất khó nghĩ. Lo ra, là thành phần có sẵn nơi bản chất con người. Gọi là lo ra hay chia trí, chỉ là những xao lãng/đãng trí như động thái dẫn vào tưởng tượng mang cho ta ý tưởng hoặc hình ảnh khác những gì ta đang tập trung, tìm kiếm.
Là dân thường ngoài đời, chắc bạn và tôi, ta sẽ cứ là hay chạy đến với thi ca/âm nhạc mà hát và hò, để có bạn đạo nào đó lại sẽ cho rằng mình vẫn cứ lo ra, sa đà nhiều chia trí. Thật ra thì, có đãng trí lo ra hay không, cũng chỉ để thư giãn đôi phút mỗi khi nghe bài chia sẻ nào cao siêu, nhiệm màu nên mới chán. Thế nên, có bạn đạo lại phút chốc quay về với lời ca như bài ru ở dưới, hát rằng:
Ru mãi ngàn năm, từng phiến môi mềm,
Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm.
Cho vừa nhớ nhung, có em dỗi hờn
nên mãi ru thêm ngàn năm.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Sợ có dỗi hờn ở đâu đó, nay bần đạo đây xin quay về với lời đáp của đức thày ở nhà Đạo rất Sydney lại phán tiếp:
“Càng lo ra/chia trí nhiều, ta càng bận rộn rất không ít. Bận đến độ, ta ít đi vào chuyện vãn với Chúa trong nguyện cầu hơn là khấu láo chuyện vãn huyên thuyên không dứt với bạn cùng sở hoặc với những giải khuây, ngay khi ngủ.
Việc trước tiên ta có thể làm được để ngăn chặn, là tự ra biện pháp kỷ luật cho những chuyện tưởng tượng đi ra ngoài mục tiêu cầu nguyện. Nếu cứ để nó chạy rông như ở chỗ không người mỗi khi ta làm việc hay nghỉ ngơi hoặc chuyện vãn với người nào, thì chuyện dễ thấy nhất là ta sẽ khó mà kiểm soát được nó trong lúc cầu nguyện. Chuyện này có nghĩa là, ta phải nỗ lực mà tập trung tư tuởng vào những gì mình đang làm mà quên đi những điều làm ta đãng trí. Một khi ta quên nó đi, thì chắc chắn nó sẽ bỏ đi, không quấy rầy nữa.
Ngược lại, nếu ta cứ để đầu óc đi đây đi đó mà lo ra chia trí mỗi khi nó xuất hiện, thì chẳng chóng thì chày ta sẽ mất đi hiệu năng/ý chí, lãng phí nghị lực và đầu óc sẽ bị sói mòn hoặc tản mác đi nơi khác. Chính vì thế, ta nên học cách tập trung đầu óc vào những điều mình đang làm và quên đi mọi đãng trí, với lo ra.
Kỷ luật tâm thần ta đạt được theo cách này sẽ giúp ta nhiều thứ, cả việc tập trung mà nguyện cầu nữa. Nói đến lo ra đãng trí khi cầu nguyện, là bao gồm nhiều hình thức cầu nguyện, trong đó có cả chuyện suy tư tụng niệm, lần chuỗi hạt Mân Côi, dự Tiệc Thánh Thể, hoặc đọc các bài sách thánh, lẫn tu đức…
Điều cần nhớ, là: lo ra và đãng trí tự nó không là tội. Mà là, thành phần của tình trạng sống nơi con người, tức hoa trái của óc tưởng tuợng. Chúng có thể làm cho ta bị phân hoá như dịch tễ như thể đàn nhặng cứ bay loanh quanh bên mình, vào mọi lúc. Thế nhưng, một khi ta không tình nguyện định cư nơi đó, thì cũng chẳng sao, cũng chẳng là tội. Cả khi đầu óc ta bị lôi kéo ra khỏi công việc mình đang làm, dù trong phút chốc có định cư nơi chia trí, nếu không ý thức hoặc tình nguyện, cũng chẳng là tội.
Nhưng nếu ta cứ để cho những chuyện lo ra/đãng trí nán lại dù trong chốc lát rồi chủ tâm mở cửa tâm hồn cho nó ngự trị, như đang lúc lần chuỗi Mân Côi mà lại tạt ngang chia trí, thì việc này thường dẫn đến tình trạng bất hoàn chỉnh, để vụt mất lòng mình yêu Chúa nhất thời, chứ chưa thành tội.
Những chuyện như thế, không cần thiết phải tỏ bày cho cha giải tội mà xưng thú. Bởi đó vẫn là tình trạng bình thường trong cuộc sống. Chỉ khi nào ta thích chí quyết ở lại với vụ việc lo ra rất thiện nguyện suốt thời gian dài, nghiêm chỉnh trong đời mình, như thời khắc sau khi rước Chúa vào lòng, thì đó có thể là tội. Cho nên, cách hay nhất để chống chọi lại lo ra chia trí là quên nó đi mà nhất mực tập trung vào chuyện nguyện cầu đang đang thực hiện mới được. Nếu nó cứ dai dẳng không dứt như thường thấy ở nhiều trường hợp, thì Chúa lòng lành biết là ta có cố gắng tập trung hướng về Ngài, thì Ngài vẫn vui lòng.
Thêm nữa, nếu đãng trí lo ra cứ kéo dài không dứt lại khiến ta nói điều buồn phiền đến Chúa, hậu quả của việc đầu óc mình lang thang đây đó một cách không có chủ đích khi cầu nguyện hoặc vào giờ lễ, thì hành xử này vẫn làm Chúa vui lòng. Thế có nghĩa là, lo ra chia trí vẫn có thể là cách thức để nên thánh. Bởi, nó đốc thúc ta dốc toàn lực ra mà chiến đấu trong cuộc sống thiêng liêng. Và, nội cái cố gắng của ta thôi, cũng sẽ làm Chúa vui lòng rồi.
Nếu chuyện chia trí xâm nhập lúc ta suy niệm nguyện cầu bắt ta cứ phải quan tâm đến những vụ việc quan trọng như đang có khó khăn trong việc giảng hoà với người nhà, thì cũng nên chuyển đề tài của kinh nguyện và cầu Chúa soi sáng để ta có thể giải quyết vấn đề đó, trong thành tựu. Thay vào đó, cũng có thể trao sự việc để Chúa lo và xin Ngài ban thêm cho mình nhiều ân huệ để giải quyết vấn đề, vào khi khác.
Những khi cầu nguyện theo hình thức khác như lần chuỗi hạt Mân Côi hoặc dự thánh lễ, cũng đừng nên lái đầu óc hoặc tư tưởng vào chuyện lo ra chia trí hoặc cứ tự hỏi sao mình hay lo ra đến như thế, rồi tự chuốc lấy phiền toái hoặc càm ràm, chẳng tới đâu. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo có đoạn viết: Ngõ hầu đánh gục mọi chia trí/lo ra để mình không bị rơi vào bẫy cạm của nó. Cần nhất là hãy quay trở về với tâm can của mình, bởi lo ra chia trí chứng tỏ cho ta thấy rõ mình thường dính bén vào chuyện gì. Và, nếu biết khiêm nhu tự hạ trước mặt Chúa để ta tỉnh thức mà đặt tình thương yêu trọn vẹn vào nơi Ngài sẽ giúp ta dân trọn tâm can mình cho Chúa để Ngài thánh hoá biến nó trở nên tinh sạch. Nơi nào có sự phấn đấu mãnh liệt, nơi đó sẽ buộc ta phải có chọn lựa chỉ làm tôi vị chủ nào đáng để ta phục vụ, thôi.” (x. GLHTCG đoạn #2729)
Với đức thày nhà Đạo rất chuyên nghiệp về chuyện đạo hạnh, ra như thế. Ra như thế, tức rất như là cung cách chính mạch của đấng bậc, ở trên cao. Còn, với dân thường ở huyện dưới, thì ra như thế cũng chưa hẳn là rất dễ để thi hành. Nói cách khác, với dân thường ở huyện nhà Đạo, thì chuyện đãng trí với lo ra nhiều lúc cũng không đơn giản như những chuyện ta bàn luận.
Đơn giản chuyện ở đời, là những chuyện người đời ở huyện dưới thường hay nói theo cung cách thơ văn, nhiều thực tế. Thực tế, như phương châm để đời, mà nhiều người còn nhớ đến. Nhớ, như vẫn tuởng và vẫn nhớ câu vè/câu thơ rất hạp vận mà người xưa thường nghe thấy, như:”Hãy nói cho tôi biết anh đọc sách nào, tôi sẽ cho anh/chị biết anh/chị là người thế nào”, tức là ai. Và rồi, từ lập trường đó, có người lại đổi thành câu tương tự:“Hãy cho tôi biết anh/chị thường hay lân la với loại thơ văn/âm nhạc nào, tôi sẽ bảo: anh/chị là ai, là người nào.”
Là ai hay lai rai người nào, đâu nào liên can đến những lo ra và chia trí? Rất đúng thế, nhưng nếu bạn và tôi, ta áp dụng phuơng châm trên vào lối giữ đạo hoặc sinh hoạt ở nhà Đạo theo cung cách rất đời mà không Đạo, ta cũng sẽ chia trí với lo ra, thật không ít.
Về lo ra và chia trí khi sinh hoạt trong lễ lạy ở nhà Đạo, bần đạo lại nhớ đến cung cách mà người thường ở huyện nhà Đạo nay thấy có nhiều nghi thức phụng vụ dù ở nhà thờ, vẫn mang tính rất đời, chứ không Đạo. Rất đời, là ở điểm: sinh hoạt tuy mang tính tế tự, tiệc thánh nhưng lại rất nặng phần trình diễn hơn là nguyện cầu trong lặng thinh, êm ả. Dù có lẽ và có thể, việc trình diễn ấy rõ ràng chỉ vụ hình thức chứ nào nâng lòng ta lên với Chúa.
Nói rõ hơn, thì nói như thế này: dù sinh hoạt tế lễ hay tiệc thánh mà sao nhiều người/nhiều vị cứ chủ trương “vụ hình thức” nhiều hơn nguyện cầu trong im ắng. Lặng thinh. Nói rõ hơn, là bảo rằng: nguyện cầu tập thể trong tiệc thánh không chỉ mỗi việc: kiệu rước linh đình, hay hoạt náo thánh kinh, ca và hát có trống có kèn lớn hơn lời ca và ý tứ, vv. Nguyện và cầu qua nghi thức phụng vụ, thật ra là cùng nguyện và cầu cho nhau không mang tính phô trương, đánh bóng, mà chỉ cốt nâng lòng mình về chốn suy tư, tụng niệm có Chúa, có anh em. Nói rõ hơn, là nói và bảo rằng phụng vụ thánh là phụng sự trong phục vụ có đấng thánh tập trung chung vui, nhưng không để trình diễn. Và, nói rõ hơn là hỏi rằng, khi cử hành phụng vụ, ta có phụng sự và phục vụ thánh hội trong nguyện cầu giùm giúp nâng lòng nhau lên với Chúa. Hay chỉ để phô trương chất giọng hoặc tài năng hiếm có, để người người trầm trồ, thích thú.
Nói rõ hơn, là nói nhỏ, và nói ít, nhưng người nghe nói lại hiểu nhiều để ta kiểm định lại cung cách thực hiện phụng vụ Đạo Chúa, sau Công Đồng Vatican 2, hay không? Nói nhỏ và nói ít, để rồi ta tự suy đi và nghĩ lại xem đó có là vấn đề để vấn nạn cộng đoàn nhỏ của ta, ở đây. Bây giờ? Nói nhỏ và nói ít, nhưng hiểu nhiều để mỗi người ra soát lại xem cung cách ta phụng sự và phục vụ có gì là hình thức. Bề ngoài, chỉ để khoa trương, trình diễn rất kỳ khú?
Nói ít nhưng hiểu nhiều, là nói theo cung cách của truyện kể, rất như sau:
“Truyện rằng:
Thời buổi này, người trẻ và giới trẻ nói với nhau không bằng ngôn ngữ của người thường, theo cách thức thông thường của thường dân ở huyện làng như khi trước. Nhưng truyền thông/đối thoại giữa người trẻ hôm nay, lại đã ra như thế vầy. Như chàng và nàng, thay vì nói to nói nhỏ, lại chỉ gửi cho nhau những thông điệp/lời nhắn rất vắn tắt rằng:
-Anh yêu của em ơi. Anh đang làm gì đó? Nếu đang ngủ, thì xin anh gửi cho em toàn bộ giấc mộng đẹp của anh đi.Anh yêu ơi. Nếu anh đang cười, thì anh hãy gửi đến cho em nụ cười nhẹ, rất mỉm chi được hay không?Anh yêu ơi, nếu anh đang khóc thì anh cứ gửi cho em những giọt nước mắt ngà, để em cũng cùng khóc với anh, cho vui…
-Ấy ấy. Anh chẳng khóc, chẳng cười, cũng chẳng ngủ gà ngủ gật gì đâu. Chả là, anh đang ở nhà thờ cầu kinh. Thế, em có muốn anh gửi qua di động cho em cả chuỗi hạt Mân Côi những 5 sự thương, hay sự mừng. Thôi đừng gửi lời nhắn cho anh nữa làm gì, để anh còn tập trung suy nghĩ về năm sự vui, nhé em!”
Năm sự Vui, sự Thương hay sự Mừng, cũng đều là ngắm đều đọc rất nhiều kinh. Người trẻ ở trên dù đang đọc những kinh rất “Kính Mừng” nhưng nào đã chắc gì là mình đang nguyện cầu, cùng Chúa. Và, với Chúa. Bởi, nguyện và cầu, đâu phải chỉ có nhắn hoặc có ngắm rất nhiều sự, như: Vui, Thương, Mừng, Sáng. Nguyện cầu khá đích thực là nguyện và cầu như thánh nhân hiền lành ở nhà Đạo từng nhắn nhủ. Như sau:
“Còn anh, khi cầu nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại,
và cầu nguyện cùng Cha của anh,
Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Và Cha của anh,
Đấng thấu suốt những gì kín đáo,
sẽ trả lại cho anh.”
(Mt 6: 5)
Như thế thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta cứ nghe đấng thánh hiền nhà Đạo chỉ dẫn lẫn khuyên nhủ. Để, có được cung cách tập trung suy tư, nguyện cầu không sao lãng. Đãng trí. Như vẫn nhất mực làm đẹp lòng Chúa. Đẹp lòng, hết mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
xin đuợc nhủ mình và nhủ người
những lời khuyên của thánh nhân
rất hôm trước.
“Tuổi mười lăm em lớn lên từng ngày,”
“Một buổi sáng, bỗng thành thiếu nữ.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Phan Hách)
Lc 2: 16-21
Tuổi 15, em lớn lên thành thiếu nữ. Với thiếu nữ Maria, tuổi 15 còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế. Tuy mới chỉ 15, Mẹ đã được thần sứ đến báo tin Mẹ trở thành Mẹ Đức Giêsu. Trở thành Mẹ của Chúa, như thánh Luca ghi lại ở trình thuật.
Trình thuật thánh Luca ghi, là ghi về sự kiện thôn làng Bê-Lem nay có Chúa, có Mẹ hiền, có niềm vui Chúa Giáng hạ làm Con của Mẹ, Đức Maria. Trình thuật thánh sử ghi, chỉ đôi điều về Mẹ Thiên Chúa, nhưng Tin Mừng hôm nay, thánh sử viết: Đức Maria giữ mọi điều trong lòng mà suy nghĩ. Suy đi nghĩ lại nhiều, nên Mẹ đã hiểu điều thâm sâu của vấn đề. Và, Mẹ không chỉ thực hiện vai trò làm Mẹ của Thiên Chúa thôi, nhưng còn sống nhiệm tích làm Mẹ Chúa cách sâu sắc hơn.
Mẹ Thiên Chúa, đây không chỉ là danh xưng như mọi danh hiệu để tuyên xưng Mẹ mà Hội thánh tặng ban. Khi tặng danh hiệu này, Hội thánh còn muốn nói: thôn nữ trẻ, xuất thân từ thôn làng chẳng ai biết đến, lại hết lòng khiêm hạ sống trong thế hệ lịch sử được Chúa đoái hoài, nay cưu mang Đức Chúa nơi cung lòng của Mẹ và hạ sinh Con Thiên Chúa.
Được tặng ban danh hiệu “Mẹ Thiên Chúa”, Mẹ sống đúng ý nghĩa của nhiệm tích này suốt đời Mẹ. Bởi, đời Mẹ không chỉ tạo sự sống cho và dưỡng nuôi Con mà thôi, nhưng Mẹ còn hiến trọn cuộc sống cho Chúa để Chúa thực hiện ơn cứu độ. Thế nên, Mẹ là Mẹ Đức Giêsu, Đấng đích thực và rất mực là Thiên Chúa. Ngài không là “Đức Chúa” trong ngoặc kép. Ngài cũng không theo cung cách nửa người nửa Chúa, như thơ văn ngoài đời vẫn đề cao, mà là Người Con độc nhất của Chúa Cha. Phận nữ tử Maria được gọi là Mẹ Thiên Chúa vì Đức Giêsu, Con của Mẹ đích thực là Chúa.
Trí tuệ con người khó có thể diễn tả nhiệm tích Mẹ Thiên Chúa, bằng ngôn ngữ. Bởi, phần đông ai cũng thấy khó mà có được ý niệm về một Đức Chúa sinh từ cô thôn nữ nhỏ bé là Maria còn rất trẻ. Người người thảy đều quan niệm rằng: Thiên Chúa không là thành phần của thời gian, không gian hoặc nền văn hóa nào, dù đặc biệt. Nhưng Đức Chúa của ta, lại là Thiên Chúa trải rộng khắp muôn nơi. Thế nên, chẳng một ai có thể lại nghĩ ra một Đức Chúa sinh từ nữ phụ trẻ người Palestin hai ngàn năm trước. Vì thế nên, mọi người vẫn được khuyên là: đừng tìm tòi để hiểu về mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa. Mà, hãy chỉ nên cảm tạ Chúa vì quà tặng niềm tin Ngài ban cho ta thật cao cả để mà tin.
Và, để ta tin một cách đích đáng mà không sợ lầm lẫn, hãy bỏ qua một bên các chi tiết thần học cho các đấng bậc học về thần thiêng, để rồi sẽ nghe rõ tiếng của Mẹ đang nói với ta về niềm tin Mẹ có về nhập thể. Chúa nhập thể làm người, hiểu cho đúng, không có nghĩa bảo rằng Chúa trở thành người và sinh bởi Đức Maria cách đơn thuần, nhưng Ngài trở nên nghèo hèn và được thiếu nữ thấp hèn làm Mẹ. Điều đó có nghĩa là: Thiên Chúa trở thành người Do thái nghèo, nên Ngài đến với thế gian qua cung lòng của thiếu phụ trẻ gốc nguồn Galilê. Và Ngài đã làm như thế, để thực sự thành kẻ nghèo hèn của thế gian. Trở thành con người ở giữa chúng ta, thuộc về chúng ta trong cung cách rất giới hạn, xác thực và rất mực như Ngài thuộc về Mẹ nơi cung lòng giới hạn của Mẹ Ngài.
Và, Đức Maria khi sinh Chúa, Mẹ khẩn nài mọi người hãy thay đổi ý nghĩ xưa nay có về Thiên Chúa. Và, hãy khám phá ra Chúa theo phương cách khác hẳn, dù đó là lần đầu tiên ta nghĩ thế. Đôi khi ta vẫn nghĩ mình bị cuốn hút bởi sự cao cả của Thiên Chúa. Hãy cứ quên chuyện ấy đi, để rồi mình chỉ bị ngập tràn bởi sự nhỏ bé của trẻ bé, nơi Con của Mẹ. Và, nay trẻ-bé-Con-của-Mẹ thuộc về một người như chúng ta.
Giả như trẻ bé Giêsu không đích thực và rất mực là một bản thể như chúng ta và giữa sự thấp hèn của chúng ta, thì chẳng thể nào có được sự nhập thể vẹn toàn được. Nếu Ngài không là trẻ bé thấp hèn như một người ở giữa chúng ta, thì Ngài không thể nào cứu rỗi chúng ta được. Và hơn nữa, nếu Ngài không trở nên thấp hèn như chúng ta và trong chúng ta, thì Ngài không thể trỗi dậy chấp nhận hậu quả của thập giá. Và, cũng không thể ra khỏi mồ trống vào lễ Vượt Qua được. Vì, một khi Ngài không thể vượt qua được nỗi chết mà sống lại thì không thể đưa ta về với Cha, là nguồn mạch ơn cứu độ được nữa. Vì thế nên, bằng vào vai trò là Mẹ Chúa Cứu Thế, Đức Maria đã chứng tỏ cho ta thấy Đức Giêsu đích thực là người như chúng ta và trong chúng ta. Bởi, Ngài đích thực là con của Đức Maria và chính Mẹ lại là một người trong chúng ta, như chúng ta.
Khi nói ta tin vào Chúa, tức là nói: ta không đi vào khuôn phép kỳ lạ không ý nghĩa gì ngoài tính cách tôn giáo. Khi nói ta hiệp thông với Chúa, ta không có ý bảo rằng ta đang có cảm giác diệu kỳ/thần bí hoặc thứ gì đang tuôn chảy bên trong để rồi đưa ta đến chốn thiên đường nào hết. Nhưng, khi nói ta tin vào Chúa, tức ta thực sự muốn nói ta tin vào Ngài vì ta tin Mẹ. Ta vẫn tin –nói đúng hơn ta biết rõ- cả Mẹ và Ngài đều thuộc về chúng ta và ta thuộc về các Ngài, Mẹ và Chúa, theo nghĩa trần thế, đích thực con người. Và, nếu không có cơ sở của Mẹ sinh ra Chúa, và nếu Chúa không thực sự là Đức Chúa rất khác biệt, thì sẽ không có Đạo Chúa. Không có Tin Vui An Bình, và cũng chẳng có ơn cứu độ nào hết. Điều này không là triết thuyết, bởi con người không sáng tạo ra nhiệm tích, mà chỉ là thành phần của nhiệm tích ấy mà thôi. Nói cho cùng, Chúa đang có mặt ở đây. Vì, chính Mẹ đang ở đây. Và, Mẹ là người đã cưu mang và đem Chúa đến cho ta. Nói cách khác, Chúa là Đức Chúa, rất Maria.
Theo truyền thống, ngày đầu năm dương lịch là ngày để mọi người nguyện cầu cho hòa bình đến với thế giới. Hòa bình bén rễ sâu trong cuộc sống của mỗi người, và mặc lấy xác phàm làm người. Sự an hòa và bình yên, không đến để mọi người chui đầu vào đám mây mù mịt với tư tưởng thần học rồi có cảm giác lâng lâng ở bên trên. Mà, an hòa và bình yên đến với mọi người, để mỗi người nhận ra chuyện của thế trần vẫn là chuyện thực tế rất dân gian. Chuyện của những thăng trầm trong cuộc sống, có Đức Maria sắp xếp chấp nhận để Thiên Chúa đến với dân gian nhận làm con của Mẹ, hầu ở giữa dân gian loài người. Với con người.
Vẫn còn đó, lời Chúa phán rất rõ: “Bình an ta ban cho anh em. Bình an của Ta nay trao ban cho anh em….” Bởi thế nên, hãy cùng nhau nguyện cầu như Aaron xưa từng cầu nguyện: “Xin Ngài hãy hướng nhìn về phía chúng tôi. Xin Ngài đoái hoài nhìn xuống chúng tôi, và ban cho chúng tôi bình an của Ngài…” Lời cầu ấy, đã được Ngài lắng tai nghe. Và hôm nay, bằng vào nhiệm tích Ngài chấp nhận làm Con Đức Mẹ, sự thể ấy đã thành hiện thực, nơi bản chất Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, rất Maria.
Trong tinh thần cảm kích rất tin tưởng, ta lại sẽ cất cao lời thơ vui mà ngâm rằng:
“Tuổi mười lăm, em lớn lên từng ngày,
Một buồi sáng bỗng thành thiếu nữ.
Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ,
Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ.”
(Nguyễn Phan Hách – Hoa Sữa)
Thơm ngát bên hồ loài hoa sữa, khi mẹ chấp nhận trở thành Mẹ Thiên Chúa. Đó là điều mọi người cần nhớ suốt đời. Nhớ mầu nhiệm thánh để cảm nhận, chứ không biện luận bằng ngôn ngữ của dân gian loài người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
“Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn”
“Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm”
“Trên mùa lá xanh,
“ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm ”
(Trịnh Công Sơn – Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng)
(Mt 6: 5)
Một lần nọ, có một bạn gọi điện về hỏi bần đạo: sao truyện phiếm của anh lúc nào cũng thấy trích cả thơ lẫn nhạc ngoài đời, như lời ru? Ru cho lắm, người đọc đi vào chốn ngủ vùi, rồi “thăng” cho mà xem. Nghe bảo thế, bần đạo đây chả dám thốt lên lời mà “thanh minh thanh nga” về đường lối vẫn rất phiếm. Khi về nhà, lục lọi bộ nhớ khá cũ kỹ để trả lời/trả vốn, bần đạo lại gặp được câu hát ru của nghệ sĩ họ Trịnh cứ văng vẳng bên tai:
“Thôi ngủ đi em,
mưa ru em ngủ,
tay em kết nụ nuôi trọn một đời, nuôi một đời người.
Mùa Xuân vừa đến xin mãi ăn năn mà thôi.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Có ru hay không, thì người em mình đâu nào đi vào chốn dễ ngủ. Ngủ vùi, ngủ gục hoặc vẫn cứ “trắng con mắt đen”, nên người em mình đâu nào muốn nói chỉ một lời ru, như nghệ sĩ cứ hát:
“Còn lời ru mãi,
Vang vọng một trời.
Mùa xanh lá vội, ru em miệt mài.
Còn lời ru mãi, còn lời ru hoài,
Ngàn năm ru hoài, ngàn đời ru ai.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Hồi thập niên ’60, bần đạo nghe đài thấy có vị cứ hát đi hát lại mãi một lời ca rất dễ ru hồn người vào chốn ngủ vùi với ngủ gục ở nhà thờ mà nhiều đấng thánh rất ít thấy. Gật gù đồng ý ở nhà thờ, đâu có là động thái những ngủ vùi hay ngủ gục. Có gật gù đồng ý tí chút, cũng chỉ là động thái ngủ gà ngủ gật ít phút giây đến khi đức thày chấm dứt bài chia sẻ, sẽ tỉnh ngay thôi. Nói thế nghĩa là: dân con nhà Đạo ngồi nghe dức thày giảng giải dù rất hứng, vẫn thấy cái gì đó rất không ổn, nên mới như vậy.
Sống Đạo chốn chợ đời, cũng có điệu ru cho dễ ngủ ở bài chia sẻ tuy không khô, nhưng sao đầu óc người nghe vẫn cứ “đi đâu lang thang cho đời mỏi mệt”. Vì mỏi mệt, nên kịp khi tỉnh giấc điệp có lời ru nhẹ, đã thấy khác. Khác nhiều nên biết sợ, bèn thư về đức thày ở Sydney nhờ giải đáp nỗi thắc mắc xem như thế có là lỗi/tội gì không?
Hỏi, là hỏi thế chứ đức thày nhà mình quyết nhận lời mà giảng giải những điều từng nói rất nhiều nhưng chưa thông. Vì người hỏi vẫn chưa thông, nên hôm nay đức thày lập lại những điều mình vẫn nói và nói chứ không ru, cho dù đó có là ru ngủ hay “ru em từng ngón xuân nồng” bằng những lời như sau:
“Câu hỏi của anh/chị, là một trong những thắc mắc mà nhiều người còn để trong đầu, dù từng có rất nhiều đấng bậc trả lời khá xuyên suốt. Theo tôi nghĩ, thì vấn đề anh/chị đặt ra rất dễ trở thành cố tật mà nhiều vị nay vuớng mắc. Gọi là cố tật, hay thói quen cứ bối rối về những lo ra, chia trí rất khó nghĩ. Lo ra, là thành phần có sẵn nơi bản chất con người. Gọi là lo ra hay chia trí, chỉ là những xao lãng/đãng trí như động thái dẫn vào tưởng tượng mang cho ta ý tưởng hoặc hình ảnh khác những gì ta đang tập trung, tìm kiếm.
Là dân thường ngoài đời, chắc bạn và tôi, ta sẽ cứ là hay chạy đến với thi ca/âm nhạc mà hát và hò, để có bạn đạo nào đó lại sẽ cho rằng mình vẫn cứ lo ra, sa đà nhiều chia trí. Thật ra thì, có đãng trí lo ra hay không, cũng chỉ để thư giãn đôi phút mỗi khi nghe bài chia sẻ nào cao siêu, nhiệm màu nên mới chán. Thế nên, có bạn đạo lại phút chốc quay về với lời ca như bài ru ở dưới, hát rằng:
Ru mãi ngàn năm, từng phiến môi mềm,
Bàn tay em trau chuốt thêm cho ngàn năm.
Cho vừa nhớ nhung, có em dỗi hờn
nên mãi ru thêm ngàn năm.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Sợ có dỗi hờn ở đâu đó, nay bần đạo đây xin quay về với lời đáp của đức thày ở nhà Đạo rất Sydney lại phán tiếp:
“Càng lo ra/chia trí nhiều, ta càng bận rộn rất không ít. Bận đến độ, ta ít đi vào chuyện vãn với Chúa trong nguyện cầu hơn là khấu láo chuyện vãn huyên thuyên không dứt với bạn cùng sở hoặc với những giải khuây, ngay khi ngủ.
Việc trước tiên ta có thể làm được để ngăn chặn, là tự ra biện pháp kỷ luật cho những chuyện tưởng tượng đi ra ngoài mục tiêu cầu nguyện. Nếu cứ để nó chạy rông như ở chỗ không người mỗi khi ta làm việc hay nghỉ ngơi hoặc chuyện vãn với người nào, thì chuyện dễ thấy nhất là ta sẽ khó mà kiểm soát được nó trong lúc cầu nguyện. Chuyện này có nghĩa là, ta phải nỗ lực mà tập trung tư tuởng vào những gì mình đang làm mà quên đi những điều làm ta đãng trí. Một khi ta quên nó đi, thì chắc chắn nó sẽ bỏ đi, không quấy rầy nữa.
Ngược lại, nếu ta cứ để đầu óc đi đây đi đó mà lo ra chia trí mỗi khi nó xuất hiện, thì chẳng chóng thì chày ta sẽ mất đi hiệu năng/ý chí, lãng phí nghị lực và đầu óc sẽ bị sói mòn hoặc tản mác đi nơi khác. Chính vì thế, ta nên học cách tập trung đầu óc vào những điều mình đang làm và quên đi mọi đãng trí, với lo ra.
Kỷ luật tâm thần ta đạt được theo cách này sẽ giúp ta nhiều thứ, cả việc tập trung mà nguyện cầu nữa. Nói đến lo ra đãng trí khi cầu nguyện, là bao gồm nhiều hình thức cầu nguyện, trong đó có cả chuyện suy tư tụng niệm, lần chuỗi hạt Mân Côi, dự Tiệc Thánh Thể, hoặc đọc các bài sách thánh, lẫn tu đức…
Điều cần nhớ, là: lo ra và đãng trí tự nó không là tội. Mà là, thành phần của tình trạng sống nơi con người, tức hoa trái của óc tưởng tuợng. Chúng có thể làm cho ta bị phân hoá như dịch tễ như thể đàn nhặng cứ bay loanh quanh bên mình, vào mọi lúc. Thế nhưng, một khi ta không tình nguyện định cư nơi đó, thì cũng chẳng sao, cũng chẳng là tội. Cả khi đầu óc ta bị lôi kéo ra khỏi công việc mình đang làm, dù trong phút chốc có định cư nơi chia trí, nếu không ý thức hoặc tình nguyện, cũng chẳng là tội.
Nhưng nếu ta cứ để cho những chuyện lo ra/đãng trí nán lại dù trong chốc lát rồi chủ tâm mở cửa tâm hồn cho nó ngự trị, như đang lúc lần chuỗi Mân Côi mà lại tạt ngang chia trí, thì việc này thường dẫn đến tình trạng bất hoàn chỉnh, để vụt mất lòng mình yêu Chúa nhất thời, chứ chưa thành tội.
Những chuyện như thế, không cần thiết phải tỏ bày cho cha giải tội mà xưng thú. Bởi đó vẫn là tình trạng bình thường trong cuộc sống. Chỉ khi nào ta thích chí quyết ở lại với vụ việc lo ra rất thiện nguyện suốt thời gian dài, nghiêm chỉnh trong đời mình, như thời khắc sau khi rước Chúa vào lòng, thì đó có thể là tội. Cho nên, cách hay nhất để chống chọi lại lo ra chia trí là quên nó đi mà nhất mực tập trung vào chuyện nguyện cầu đang đang thực hiện mới được. Nếu nó cứ dai dẳng không dứt như thường thấy ở nhiều trường hợp, thì Chúa lòng lành biết là ta có cố gắng tập trung hướng về Ngài, thì Ngài vẫn vui lòng.
Thêm nữa, nếu đãng trí lo ra cứ kéo dài không dứt lại khiến ta nói điều buồn phiền đến Chúa, hậu quả của việc đầu óc mình lang thang đây đó một cách không có chủ đích khi cầu nguyện hoặc vào giờ lễ, thì hành xử này vẫn làm Chúa vui lòng. Thế có nghĩa là, lo ra chia trí vẫn có thể là cách thức để nên thánh. Bởi, nó đốc thúc ta dốc toàn lực ra mà chiến đấu trong cuộc sống thiêng liêng. Và, nội cái cố gắng của ta thôi, cũng sẽ làm Chúa vui lòng rồi.
Nếu chuyện chia trí xâm nhập lúc ta suy niệm nguyện cầu bắt ta cứ phải quan tâm đến những vụ việc quan trọng như đang có khó khăn trong việc giảng hoà với người nhà, thì cũng nên chuyển đề tài của kinh nguyện và cầu Chúa soi sáng để ta có thể giải quyết vấn đề đó, trong thành tựu. Thay vào đó, cũng có thể trao sự việc để Chúa lo và xin Ngài ban thêm cho mình nhiều ân huệ để giải quyết vấn đề, vào khi khác.
Những khi cầu nguyện theo hình thức khác như lần chuỗi hạt Mân Côi hoặc dự thánh lễ, cũng đừng nên lái đầu óc hoặc tư tưởng vào chuyện lo ra chia trí hoặc cứ tự hỏi sao mình hay lo ra đến như thế, rồi tự chuốc lấy phiền toái hoặc càm ràm, chẳng tới đâu. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo có đoạn viết: Ngõ hầu đánh gục mọi chia trí/lo ra để mình không bị rơi vào bẫy cạm của nó. Cần nhất là hãy quay trở về với tâm can của mình, bởi lo ra chia trí chứng tỏ cho ta thấy rõ mình thường dính bén vào chuyện gì. Và, nếu biết khiêm nhu tự hạ trước mặt Chúa để ta tỉnh thức mà đặt tình thương yêu trọn vẹn vào nơi Ngài sẽ giúp ta dân trọn tâm can mình cho Chúa để Ngài thánh hoá biến nó trở nên tinh sạch. Nơi nào có sự phấn đấu mãnh liệt, nơi đó sẽ buộc ta phải có chọn lựa chỉ làm tôi vị chủ nào đáng để ta phục vụ, thôi.” (x. GLHTCG đoạn #2729)
Với đức thày nhà Đạo rất chuyên nghiệp về chuyện đạo hạnh, ra như thế. Ra như thế, tức rất như là cung cách chính mạch của đấng bậc, ở trên cao. Còn, với dân thường ở huyện dưới, thì ra như thế cũng chưa hẳn là rất dễ để thi hành. Nói cách khác, với dân thường ở huyện nhà Đạo, thì chuyện đãng trí với lo ra nhiều lúc cũng không đơn giản như những chuyện ta bàn luận.
Đơn giản chuyện ở đời, là những chuyện người đời ở huyện dưới thường hay nói theo cung cách thơ văn, nhiều thực tế. Thực tế, như phương châm để đời, mà nhiều người còn nhớ đến. Nhớ, như vẫn tuởng và vẫn nhớ câu vè/câu thơ rất hạp vận mà người xưa thường nghe thấy, như:”Hãy nói cho tôi biết anh đọc sách nào, tôi sẽ cho anh/chị biết anh/chị là người thế nào”, tức là ai. Và rồi, từ lập trường đó, có người lại đổi thành câu tương tự:“Hãy cho tôi biết anh/chị thường hay lân la với loại thơ văn/âm nhạc nào, tôi sẽ bảo: anh/chị là ai, là người nào.”
Là ai hay lai rai người nào, đâu nào liên can đến những lo ra và chia trí? Rất đúng thế, nhưng nếu bạn và tôi, ta áp dụng phuơng châm trên vào lối giữ đạo hoặc sinh hoạt ở nhà Đạo theo cung cách rất đời mà không Đạo, ta cũng sẽ chia trí với lo ra, thật không ít.
Về lo ra và chia trí khi sinh hoạt trong lễ lạy ở nhà Đạo, bần đạo lại nhớ đến cung cách mà người thường ở huyện nhà Đạo nay thấy có nhiều nghi thức phụng vụ dù ở nhà thờ, vẫn mang tính rất đời, chứ không Đạo. Rất đời, là ở điểm: sinh hoạt tuy mang tính tế tự, tiệc thánh nhưng lại rất nặng phần trình diễn hơn là nguyện cầu trong lặng thinh, êm ả. Dù có lẽ và có thể, việc trình diễn ấy rõ ràng chỉ vụ hình thức chứ nào nâng lòng ta lên với Chúa.
Nói rõ hơn, thì nói như thế này: dù sinh hoạt tế lễ hay tiệc thánh mà sao nhiều người/nhiều vị cứ chủ trương “vụ hình thức” nhiều hơn nguyện cầu trong im ắng. Lặng thinh. Nói rõ hơn, là bảo rằng: nguyện cầu tập thể trong tiệc thánh không chỉ mỗi việc: kiệu rước linh đình, hay hoạt náo thánh kinh, ca và hát có trống có kèn lớn hơn lời ca và ý tứ, vv. Nguyện và cầu qua nghi thức phụng vụ, thật ra là cùng nguyện và cầu cho nhau không mang tính phô trương, đánh bóng, mà chỉ cốt nâng lòng mình về chốn suy tư, tụng niệm có Chúa, có anh em. Nói rõ hơn, là nói và bảo rằng phụng vụ thánh là phụng sự trong phục vụ có đấng thánh tập trung chung vui, nhưng không để trình diễn. Và, nói rõ hơn là hỏi rằng, khi cử hành phụng vụ, ta có phụng sự và phục vụ thánh hội trong nguyện cầu giùm giúp nâng lòng nhau lên với Chúa. Hay chỉ để phô trương chất giọng hoặc tài năng hiếm có, để người người trầm trồ, thích thú.
Nói rõ hơn, là nói nhỏ, và nói ít, nhưng người nghe nói lại hiểu nhiều để ta kiểm định lại cung cách thực hiện phụng vụ Đạo Chúa, sau Công Đồng Vatican 2, hay không? Nói nhỏ và nói ít, để rồi ta tự suy đi và nghĩ lại xem đó có là vấn đề để vấn nạn cộng đoàn nhỏ của ta, ở đây. Bây giờ? Nói nhỏ và nói ít, nhưng hiểu nhiều để mỗi người ra soát lại xem cung cách ta phụng sự và phục vụ có gì là hình thức. Bề ngoài, chỉ để khoa trương, trình diễn rất kỳ khú?
Nói ít nhưng hiểu nhiều, là nói theo cung cách của truyện kể, rất như sau:
“Truyện rằng:
Thời buổi này, người trẻ và giới trẻ nói với nhau không bằng ngôn ngữ của người thường, theo cách thức thông thường của thường dân ở huyện làng như khi trước. Nhưng truyền thông/đối thoại giữa người trẻ hôm nay, lại đã ra như thế vầy. Như chàng và nàng, thay vì nói to nói nhỏ, lại chỉ gửi cho nhau những thông điệp/lời nhắn rất vắn tắt rằng:
-Anh yêu của em ơi. Anh đang làm gì đó? Nếu đang ngủ, thì xin anh gửi cho em toàn bộ giấc mộng đẹp của anh đi.Anh yêu ơi. Nếu anh đang cười, thì anh hãy gửi đến cho em nụ cười nhẹ, rất mỉm chi được hay không?Anh yêu ơi, nếu anh đang khóc thì anh cứ gửi cho em những giọt nước mắt ngà, để em cũng cùng khóc với anh, cho vui…
-Ấy ấy. Anh chẳng khóc, chẳng cười, cũng chẳng ngủ gà ngủ gật gì đâu. Chả là, anh đang ở nhà thờ cầu kinh. Thế, em có muốn anh gửi qua di động cho em cả chuỗi hạt Mân Côi những 5 sự thương, hay sự mừng. Thôi đừng gửi lời nhắn cho anh nữa làm gì, để anh còn tập trung suy nghĩ về năm sự vui, nhé em!”
Năm sự Vui, sự Thương hay sự Mừng, cũng đều là ngắm đều đọc rất nhiều kinh. Người trẻ ở trên dù đang đọc những kinh rất “Kính Mừng” nhưng nào đã chắc gì là mình đang nguyện cầu, cùng Chúa. Và, với Chúa. Bởi, nguyện và cầu, đâu phải chỉ có nhắn hoặc có ngắm rất nhiều sự, như: Vui, Thương, Mừng, Sáng. Nguyện cầu khá đích thực là nguyện và cầu như thánh nhân hiền lành ở nhà Đạo từng nhắn nhủ. Như sau:
“Còn anh, khi cầu nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại,
và cầu nguyện cùng Cha của anh,
Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Và Cha của anh,
Đấng thấu suốt những gì kín đáo,
sẽ trả lại cho anh.”
(Mt 6: 5)
Như thế thì, hỡi bạn và hỡi tôi, ta cứ nghe đấng thánh hiền nhà Đạo chỉ dẫn lẫn khuyên nhủ. Để, có được cung cách tập trung suy tư, nguyện cầu không sao lãng. Đãng trí. Như vẫn nhất mực làm đẹp lòng Chúa. Đẹp lòng, hết mọi người.
Trần Ngọc Mười Hai
xin đuợc nhủ mình và nhủ người
những lời khuyên của thánh nhân
rất hôm trước.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Trăng Mùa Đông
Đặng Đức Cương
22:16 02/01/2012
ĐÊM TRĂNG MÙA ĐÔNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Đêm đêm tắt điện tắt đèn
Nhìn lên thấy một màn đêm tuyệt vời
Có sao có cả hồn tôi.
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Đặng Đức Cương
Đêm đêm tắt điện tắt đèn
Nhìn lên thấy một màn đêm tuyệt vời
Có sao có cả hồn tôi.
(Trích thơ của Trầm Tĩnh Nguyện)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền